Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (13)

Trong lần nhóm họp trước, chúng ta đã thông công về trách nhiệm thứ 11 của lãnh đạo và người làm công, đó là trách nhiệm cần làm tròn và công tác nên làm liên quan đến công tác bảo quản của lễ. Trong việc bảo quản của lễ, lãnh đạo và người làm công nên làm công tác nào? (Thưa, thứ nhất là bảo quản, thứ hai là kiểm tra sổ sách, thứ ba là theo dõi, nắm rõ và kiểm tra các khoản chi tiêu xem có phù hợp nguyên tắc hay không. Cần phải kiểm soát nghiêm ngặt, phải hạn chế nghiêm ngặt những chi tiêu không hợp lý, tốt nhất là phải ngăn chặn từ trong trứng nước những việc hoang phí và lãng phí. Nếu để chuyện hoang phí và lãng phí xảy ra rồi thì phải truy cứu trách nhiệm, không chỉ là cảnh cáo, mà còn phải bắt người đó bồi thường.) Cơ bản là mấy điều như vậy. Chủ yếu là bảo quản cho tốt, sau đó thì kiểm kê, rồi theo sát, kiểm tra, sử dụng và chi tiêu cho đúng đắn. Đã thông công xong điều thứ 11, giờ mọi người đã có nhận thức chuẩn xác và hiểu rõ về chuyện của lễ rồi, đồng thời cũng biết công tác mà lãnh đạo và người làm công phải làm trong việc bảo quản của lễ, biết lãnh đạo giả thì làm những gì và có những biểu hiện cụ thể nào trong hạng công tác này. Bất kể là thông công về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, hay là thông công về các loại biểu hiện của lãnh đạo giả, bất kể là thông công theo hướng tích cực hay là vạch trần theo hướng tiêu cực, thì mục đích chính đều là để khiến mọi người hiểu được cách làm tốt công tác bảo quản của lễ, cách ngăn chặn những cách làm bất hợp lý trong việc bảo quản, chi tiêu và phân phối của lễ. Cho dù có phải là lãnh đạo hay người làm công hay không, hết thảy dân được Đức Chúa Trời chọn đều nên làm được trách nhiệm của mình trong việc bảo quản của lễ. Nên làm được trách nhiệm nào? Đó là phải giám sát, phát hiện vấn đề thì phản ánh kịp thời, thực thi vai trò giám sát và phản ánh của mình. Đừng cho rằng “Công tác bảo quản của lễ là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, chẳng liên quan gì đến tín hữu thông thường như mình”. Quan điểm như vậy là sai. Con người đã hiểu những lẽ thật này rồi, thì nên làm tròn trách nhiệm của con người. Đối với những vấn đề mà lãnh đạo và người làm công không phát hiện được, hoặc những chỗ là điểm mù, không dễ phát hiện, nếu có người phát hiện ra điều bất hợp lý hoặc trái nguyên tắc trong việc bảo quản, phân phối và sử dụng của lễ, thì người đó nên phản ánh kịp thời lên lãnh đạo và người làm công, để của lễ được bảo quản, sử dụng và phân phối hợp lý. Đây là trách nhiệm của mỗi một dân được Đức Chúa Trời chọn.

Mục 12. Xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh; chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này (Phần 1)

Đã thông công xong điều thứ 11 rồi, giờ tiếp tục thông công điều thứ 12 trong trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công – “Xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh; chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này”. Nội dung chủ yếu của điều này là gì? Chủ yếu là về việc yêu cầu lãnh đạo và người làm công phải giải quyết các loại con người, sự việc, sự vật và vấn đề xuất hiện trong hội thánh, gây gián đoạn, nhiễu loạn và phá hoại trật tự bình thường của hội thánh. Vậy các lãnh đạo và người làm công trước tiên phải hiểu được điều gì thì mới có thể đạt đến xử lý và giải quyết tốt những vấn đề này, làm được trách nhiệm của mình và làm tốt hạng công tác này? Trách nhiệm này chính là “xác định kịp thời và chính xác những con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời cùng trật tự bình thường của hội thánh”, đây là phạm vi bao quát của hạng công tác này. Có mục tiêu, có phạm vi rồi thì sẽ biết những vấn đề nào cần được giải quyết, biết lãnh đạo và người làm công cần làm công tác gì và có trách nhiệm gì. Trong điều thứ 12 này, yêu cầu đối với lãnh đạo và người làm công chủ yếu là gì? Đó là chặn đứng và hạn chế các loại con người, sự việc và sự vật gây nhiễu loạn và gián đoạn, xoay chuyển cục diện, đồng thời thông công lẽ thật để dân được Đức Chúa Trời chọn phát triển sự phân định và rút ra bài học từ những chuyện này. Tiền đề là gì? Nếu ngươi thấy các loại người, sự việc và sự vật gây gián đoạn, nhiễu loạn và phá hoại trật tự bình thường của hội thánh, mà lại cảm thấy không thành vấn đề, thì phiền phức cho ngươi rồi. Điều này chứng tỏ ngươi không nhìn thấu được thực chất vấn đề là gì, không nhìn thấu được việc gây nhiễu loạn và gián đoạn đời sống hội thánh có thể gây nguy hại ra sao cho công tác của hội thánh, gây hậu quả và ảnh hưởng thế nào cho lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn. Dạng lãnh đạo và người làm công như vậy còn có thể làm tốt công tác của hội thánh không? Còn có thể đạt đến giải quyết vấn đề, xoay chuyển cục diện không? (Thưa, không thể.) Vậy trọng điểm cần thông công trong chuyện này là gì? Chính là lãnh đạo và người làm công, trước hết phải hiểu nguyên tắc lẽ thật thì mới có thể nhìn thấu thực chất của các loại vấn đề, mới có thể giải quyết hữu hiệu các loại vấn đề thực tế. Lãnh đạo và người làm công mà muốn làm tốt công tác của hội thánh, thì trước hết phải biết những vấn đề nào thường xuất hiện trong công tác của hội thánh, sau đó nắm rõ, phân định và phán đoán chuẩn xác xem vấn đề xuất hiện có tính chất thế nào, có ảnh hưởng đến công tác của hội thánh và trật tự bình thường trong đời sống hội thánh hay không, có tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh hay không. Đây là vấn đề quan trọng mà lãnh đạo và người làm công phải hiểu được trước tiên. Hiểu được những điều này rồi thì mới có thể giải quyết hữu hiệu những vấn đề này, mới có thể đạt đến những gì được nói trong điều thứ 12 là “chặn đứng và hạn chế họ, xoay chuyển cục diện”. Tóm lại, khi giải quyết vấn đề, trước tiên ngươi phải hiểu được vấn đề từ đâu mà ra, tình hình và tình trạng thế nào, tính chất của vấn đề này là gì, mức độ nghiêm trọng đến đâu, nên mổ xẻ và phân định thế nào, nên thực hành thế nào cho chuẩn xác. Đây là những điều mà lãnh đạo và người làm công phải hiểu trước tiên. Bởi vì lãnh đạo và người làm công cần hiểu những vấn đề này, nên chúng ta sẽ thông công cụ thể về vài phương diện trong vấn đề này, để lãnh đạo, người làm công và dân được Đức Chúa Trời chọn đều hiểu được rằng khi xuất hiện những vấn đề này thì nên đối diện với chúng thế nào, nên liên hệ và đối chiếu chúng ra sao, nên dùng nguyên tắc lẽ thật để giải quyết thế nào. Làm như vậy thì khi lãnh đạo và người làm công gặp phải khó khăn mà không biết cách giải quyết, thì dân được Đức Chúa Trời chọn đều có thể cùng nhau đối diện chúng, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, còn nữa, khi gặp phải những vấn đề gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh thì tất cả mọi người đều có thể đứng ra chặn đứng và hạn chế, đồng thời thực hành công khai mổ xẻ, phân định và xác định tính chất những con người, sự việc và sự vật tiêu cực, từ đó chặn đứng, hạn chế và diệt trừ tận gốc rễ những vấn đề này. Vậy chúng ta sẽ thông công từ những vấn đề cụ thể nhất.

Các loại người, sự việc và sự vật gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh

Lãnh đạo và người làm công muốn phát hiện ra vấn đề gây gián đoạn, nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời và trật tự bình thường của hội thánh, thì trước tiên nên bắt đầu từ những phương diện nào? Trước tiên, nên nhìn vào đời sống hội thánh để phát hiện ra những vấn đề này. Về những vấn đề thường xuất hiện trong đời sống hội thánh mà có tính chất gây nhiễu loạn và gián đoạn, trong lòng mọi người đều hiểu rõ đôi chút rồi phải không? Bất kể nhân số trong hội thánh ít hay nhiều, số người có thể gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh chắc chắn là không ít lắm đâu. Các ngươi đều có thể hiểu rõ được việc gây gián đoạn và nhiễu loạn bao gồm những chuyện gì rồi phải không? (Thưa, là khi nhóm họp và thông công về lẽ thật, thì luôn lạc đề, không xoay quanh trọng tâm.) (Thưa, còn có luôn nói câu chữ và đạo lý.) Lạc đề khi thông công về lẽ thật. Chẳng hạn như, người ta thông công về chuyện làm thế nào để thực hiện bổn phận một cách trung thành, thì họ thông công về cách hầu hạ vợ chồng, con cái; khi người ta thông công rằng thực hiện bổn phận một cách trung thành là để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời và thuận phục Đức Chúa Trời, thì họ nói rằng làm bổn phận một cách trung thành là vì gia đình của mình, để người thân của mình đều có thể được phúc. Đây chẳng phải là lạc đề sao? (Thưa, phải.) Nếu không ngắt lời họ, thì họ sẽ nói mãi không ngừng, nếu hạn chế họ thì họ sẽ nổi cáu, thẹn quá hóa giận, bất cần mà làm bừa, như vậy là sẽ lên đến mức có tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn rồi. Tính chất này rất nghiêm trọng, mặc dù lạc đề khi thông công về lẽ thật là chuyện thường thấy, nhưng xét về mặt khách quan thì nó có thể có tác dụng gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác hội thánh, đây là điều thứ nhất. Điều thứ hai là nói câu chữ và đạo lý, để biết điều này đã đến mức gây gián đoạn và nhiễu loạn chưa thì phải xem tình tiết nghiêm trọng đến mức độ nào. Có những người nói câu chữ và đạo lý vì họ không có thực tế lẽ thật, họ mà mở miệng ra thì chỉ toàn là câu chữ và đạo lý, lý luận sáo rỗng, nhưng trong lòng họ không có ý định mê hoặc người khác và khiến người khác xem trọng mình. Chỉ cần hạn chế và khuyên răn họ thì họ sẽ tự biết mình, sau này sẽ bớt nói câu chữ và đạo lý, cũng sẽ không làm chậm trễ lối vào sự sống của anh chị em, như vậy thì chưa tính là gây gián đoạn và nhiễu loạn. Tuy nhiên, những ai cố ý nói câu chữ và đạo lý, với ý định mê hoặc người khác, thì họ biết rõ đó là câu chữ và đạo lý mà vẫn muốn nói ra, mục đích là để người khác xem trọng họ, để lôi kéo và mê hoặc người khác, muốn tranh giành địa vị. Như vậy thì tính chất của chuyện này nghiêm trọng rồi, khác với tính chất của việc không hiểu lẽ thật nên chỉ có thể nói câu chữ và đạo lý. Như vậy là cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn rồi. Trong đời sống hội thánh, các loại người, sự việc và sự vật gây gián đoạn và nhiễu loạn có rất nhiều, đâu chỉ có những vấn đề như lạc đề hay nói câu chữ và đạo lý, còn gì nữa nào? (Thưa, chia bè kết phái, gieo rắc bất hòa, đả kích sự tích cực của người khác.) (Thưa, còn có trút ra sự tiêu cực, bày chuyện làm phiền.) (Thưa, một số người có quan niệm về sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, thế là họ lan truyền quan niệm, trút ra sự tiêu cực, khiến người khác cũng nảy sinh quan niệm đối với sự sắp xếp công tác.) Những điều vừa mới nói đã đến mức gây gián đoạn và nhiễu loạn rồi. Kéo bè kết phải là một, gieo rắc bất hòa là hai, trừng trị, đả kích người khác, còn cả lan truyền quan niệm, trút ra sự tiêu cực, loan tin vịt, tranh giành địa vị, đây đều là việc gây gián đoạn và nhiễu loạn. Những vấn đề này có tính chất nghiêm trọng hơn xa việc lạc đề khi thông công về lẽ thật. Còn có một vài vấn đề liên quan đến việc bầu chọn, đến lúc bầu chọn thì xuất hiện loại vấn đề nào có liên quan đến việc gây gián đoạn và nhiễu loạn? Chẳng hạn như việc thao túng lá phiếu, nghĩa là họ đồng ý cho người ta lợi ích gì đó để đối lấy lá phiếu, đây là một cách làm phá hoại việc bầu chọn, là thao tác ám muội – làm công tác tư tưởng sau lưng người ta hòng lôi kéo, mê hoặc người khác, khiến người khác bỏ phiếu cho họ, đây là những vấn đề xuất hiện trong khi bầu chọn. Có phải những việc này đều cấu thành chuyện gây gián đoạn và nhiễu loạn không? (Thưa, phải.) Các vấn đề này hết thảy đều là làm trái nguyên tắc bầu chọn. Một chuyện khác nữa là tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng. Có những người đến nhóm họp vì mấy thứ này, họ không đến để hiểu lẽ thật và thông công lời Đức Chúa Trời, mà đến để làm việc riêng. Vấn đề này có nghiêm trọng không? (Thưa, nghiêm trọng.) Làm như vậy cũng đến mức độ gây gián đoạn và nhiễu loạn rồi.

Giờ chúng ta hãy tổng kết lại một lượt các vấn đề gây gián đoạn và nhiễu loạn xuất hiện trong đời sống hội thánh. Thứ nhất là thường lạc đề khi thông công về lẽ thật; thứ hai là nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người khác và khiến người khác xem trọng mình; thứ ba là tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng; thứ tư là chia bè kết phái; thứ năm là tranh giành địa vị; thứ sáu là gieo rắc bất hòa; thứ bảy là đả kích và trừng trị người khác; thứ tám là lan truyền quan niệm; thứ chín là trút ra sự tiêu cực; thứ mười là loan tin vịt; thứ mười một là làm trái nguyên tắc bầu chọn. Tổng cộng là mười một điều. Mười một biểu hiện này đều là vấn đề gây gián đoạn và nhiễu loạn xuất hiện trong đời sống hội thánh. Trong đời sống hội thánh mà xuất hiện những vấn đề này, thì lãnh đạo và người làm công cần đứng lên ngăn chặn và hạn chế chúng, không được để chúng tự do phát triển. Nếu lãnh đạo và người làm công không hạn chế được chúng, thì hết thảy anh chị em nên cùng nhau đứng lên hạn chế chúng. Nếu nhân tính của người đó không ác, họ không cố ý gây gián đoạn và nhiễu loạn, chỉ là không hiểu lẽ thật mà thôi, thì có thể thông công về lẽ thật để giúp đỡ và hỗ trợ họ. Khi người gây gián đoạn và nhiễu loạn là kẻ ác, nếu tình tiết vụ việc còn nhẹ thì có thể thông công và vạch trần để ngăn chặn và hạn chế họ gây gián đoạn và nhiễu loạn, nếu họ sẵn lòng hối cải, sau này không nói những lời hay làm những việc gây gián đoạn và nhiễu loạn nữa, sẵn lòng làm một người nhỏ bé nhất trong hội thánh, có thể thật thà nghe lời và thuận phục, làm theo mọi điều mà hội thánh sắp xếp, tiếp nhận việc anh chị em hạn chế mình, thì có thể tạm thời cho họ lưu lại hội thánh. Còn nếu họ không tiếp nhận, lại còn đứng lên phản kháng, đối địch với đa số mọi người, thì hãy làm đến bước tiếp theo – thanh trừ. Làm như vậy có thích hợp không? (Thưa, thích hợp.)

1. Thường lạc đề khi thông công về lẽ thật

Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về các loại người, sự việc và sự vật mang tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn xuất hiện trong đời sống hội thánh. Điều thứ nhất là thường lạc đề khi thông công về lẽ thật. Nên xác định thế nào về việc lạc đề khi thông công về lẽ thật? Làm sao để nhìn thấu được những lời thông công lạc đề? Khi thông công về lẽ thật, các ngươi có thường lạc đề không? (Thưa, có.) Vấn đề này phải đến mức nào thì mới tính là có tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn? Nếu hễ lạc đề khi thông công về lẽ thật đều bị xác định tính chất là gây gián đoạn và nhiễu loạn, thì sau này trong đời sống hội thánh, còn có ai dám mở lời hay thông công nữa không? Không dám thông công thì có phải là sẽ không nhìn thấu được vấn đề không? (Thưa, phải.) Nếu xác định cho chuẩn xem kiểu lạc đề nào cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn, thì đa số mọi người sẽ không bị kìm kẹp nữa. Bởi vì các ngươi nói chuyện bình thường mà còn lạc đề, nên chuyện lạc đề khi thông công về lẽ thật càng là chuyện thường. Do đó, để các ngươi không bị kìm kẹp, thì phải thông công chuyện này cho thật thấu tỏ. Khi nhóm họp, đừng vì sợ lạc đề, sợ cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn mà không nói gì, có nhận thức cũng không dám thông công, hoặc muốn thông công cũng phải cân nhắc trước: “Những lời mình muốn nói có liên quan đến chủ đề không nhỉ? Có lạc đề không? Giờ mà nói thì trước hết phải soạn thảo, lập ra dàn bài, dựa vào dàn bài mà nói, tuyệt đối đừng có lạc đề. Nếu lạc đề thì người nghe không được lợi ích gì, làm phí phạm thời gian nhóm họp quý báu, gây ảnh hưởng đến việc anh chị em hiểu lẽ thật, nghiêm trọng thì sẽ gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh”. Vậy nên nhìn nhận thế nào về chuyện lạc đề? Trước hết, phải suy xét xem lạc đề thì có ích lợi gì cho anh chị em không, sau đó còn phải thấy rõ việc lạc đề gây ra hậu quả gì cho đời sống hội thánh, như vậy thì có thể thấy rõ rằng việc lạc đề cũng không phải là vấn đề nhỏ, nghiêm trọng thì còn có thể cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh cũng như công tác của hội thánh. Nếu khi nói về một chủ đề nào đó mà ngươi tìm lời Đức Chúa Trời để thông công về nhận thức và sự lĩnh hội của mình; hoặc khi nói về một chủ đề nào đó mà ngươi thông công rằng qua việc đích thân trải nghiệm chuyện này, mình đã nhận thức được gì, đã hiểu những lẽ thật nào, đã hiểu được phương diện nào trong tâm ý của Đức Chúa Trời; hay khi thông công về chủ đề nào đó mà ngươi nói có chút dông dài, diễn đạt không được rõ ràng cho lắm, nói tới nói lui mấy lần, thì đó có phải là lạc đề không? Như vậy đều không tính là lạc đề. Thế ra sao mới là lạc đề? Lạc đề là chẳng có liên quan chút gì hoặc ít liên quan đến chủ đề đang thông công, là nói nhảm về những chuyện bên ngoài, chẳng xây dựng gì cho người khác, như vậy thì hoàn toàn là lạc đề. Chúng ta hãy nói lại xem, gây gián đoạn và nhiễu loạn là gì? Về chuyện lạc đề khi thông công về lẽ thật, thì nói những lời nào, có những biểu hiện gì sẽ cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn? Thực chất trong vấn đề này là gì? Chuyện lạc đề này cấu thành tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn như thế nào? Chuyện này có đáng để thông công không? Thông công xong những chuyện này rồi thì sẽ hiểu được lạc đề là gì phải không? (Thưa, phải.) Vậy các ngươi hãy trả lời những câu hỏi này đi. (Thưa, khi người ta thông công về những chủ đề chẳng có liên quan gì đến lẽ thật, chẳng hạn như chuyện trò tán gẫu, chuyện vặt trong nhà, còn có những chuyện liên quan đến trào lưu trong xã hội gây nhiễu loạn lòng người, khiến người ta không thể lắng lòng trước mặt Đức Chúa Trời mà suy ngẫm lời Ngài, như vậy chính là lạc đề.) Trong lời này có bao nhiêu trọng điểm? (Thưa, một trọng điểm là chủ đề đó không liên quan gì đến lẽ thật.) Đây là một điểm rất quan trọng: không liên quan gì đến lẽ thật. Một điểm khác nữa là tán gẫu, tám chuyện nhà. Thêm một điểm nữa là đem một vài văn hóa truyền thống, tư tưởng đạo đức của con người và những thứ mà con người cho là cao thượng mà nói như thể đó là lẽ thật. Đây là vấn đề lĩnh hội lệch lạc, chúng chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Chẳng hạn như, lời Đức Chúa Trời phán: “Người trẻ không nên thiếu lý tưởng”, thì có người thông công về những câu “Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên”, “Có chí đâu phải do tuổi tác”. Ngươi nói về cách để kính sợ Đức Chúa Trời, thì họ thông công về “Trên đầu ba thước có thần linh”, “Người đang làm, trời đang nhìn”, “Không làm việc bất chính, sợ gì quỷ gõ cửa”, “Lòng người phải hướng thiện”. Đây chẳng phải là lạc đề sao? Chẳng phải những lời này không liên quan gì đến lẽ thật sao? Những lời này là gì? (Thưa, là triết lý Sa-tan.) Chúng là triết lý Sa-tan, cũng là văn hóa truyền thống của một chủng tộc nào đó. Điểm thứ nhất của lạc đề là chủ đề được nói đến chẳng liên quan gì đến lẽ thật, nói một vài lý luận và triết lý mà người ngoại đạo cho là cao thâm, là đúng đắn, rồi gượng ép liên kết chúng với lẽ thật. Đây chính là lạc đề. Những chủ đề không liên quan gì đến lẽ thật, cái này thì dễ hiểu rồi. Điểm thứ hai, là chủ đề được nói đến gây nhiễu loạn tâm tư người ta. Khi nhóm họp mà không thông công về lẽ thật, lại đi thông công về tri thức, học vấn, triết lý, pháp luật, các hiện tượng trong xã hội hoặc các loại quan hệ phức tạp giữa cá nhân với nhau, thì sẽ gây nhiễu loạn tâm tư người ta. Những vấn đề căn bản không dính dáng đến lẽ thật và chẳng có liên quan gì đến lẽ thật, mà họ lại thông công về chúng như là lẽ thật, khiến tâm tư người ta bị hỗn loạn, người khác nghe xong thì tư duy của họ đi từ việc thông công lẽ thật chuyển sang những chuyện bên ngoài. Người lạc đề sang những chuyện bên ngoài thì có những biểu hiện nào? Họ sẽ chú trọng tri thức và học vấn. Gây nhiễu loạn tâm tư người ta là một chuyện có tính chất nghiêm trọng. Điểm thứ ba chính là nói về những chủ đề khiến người ta hiểu lầm Đức Chúa Trời, dẫn đến mơ hồ về khải tượng. Có những người bản thân không thấu tỏ lẽ thật cho lắm, nhưng lại muốn giả vờ mình hiểu rất thấu tỏ, sau đó khi thông công lẽ thật thì dùng một vài đạo lý cao thâm, đưa vào những đạo lý tôn giáo mà mình từng nghe qua và đã hiểu, nói trên trời dưới biển, người khác nghe xong thì mơ hồ về khải tượng, không biết rốt cuộc họ muốn nói về lẽ thật nào, càng nghe càng hồ đồ, càng nghe thì đức tin vào Đức Chúa Trời càng ít đi, thậm chí còn nảy sinh sự hiểu lầm với Đức Chúa Trời. Người khác nghe xong thì chẳng những không hiểu được lẽ thật, mà tâm tư lại còn bị vẩn đục. Như vậy thì nó có tác dụng tiêu cực, đây chính là hậu quả của việc lạc đề.

Việc lạc đề khi thông công về lẽ thật có một vài biểu hiện, mỗi biểu hiện đều có tính chất cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn lối vào sự sống của người ta. Người ta nghe thông công kiểu này xong thì chẳng những không hiểu thấu tỏ lẽ thật và không có con đường thực hành, mà tâm tư của họ còn bị vẩn đục, càng thêm mơ hồ về lẽ thật, nảy sinh một vài diễn giải sai và hiểu sai. Đây là ảnh hưởng của việc lạc đề khi thông công về lẽ thật, nó gây hậu quả xấu cho người ta. Ba điểm này đều có tính chất khá nghiêm trọng. Chẳng hạn như, điểm thứ nhất, “chủ đề được nói đến chẳng liên quan gì đến lẽ thật”. Nói một vài chuyện tưởng đúng mà sai, đem tri thức, triết lý, lý luận, văn hóa truyền thống của con người cùng những danh ngôn của danh nhân, v.v. hết thảy những thứ thuộc về Sa-tan này đưa vào trong hội thánh mà rao giảng, phân tích, mượn cơ hội thông công về lẽ thật mà mê hoặc người khác, cấu thành việc gây nhiễu loạn người khác, thì việc này có tính chất nghiêm trọng rồi. Người biết phân định mà nghe những lời này thì sẽ nói: “Lời của chị không đúng, đây đâu phải là lẽ thật. Cái chị nói là hành vi và câu nói đạo đức mà người ngoại đạo cho là tốt, là một vài đạo lý nằm trong cách đối nhân xử thế của người ngoại đạo. Chúng căn bản không liên quan gì đến lẽ thật”. Nhưng có người không biết phân định, nghe những luận điệu sai trái này rồi thì thậm chí sẽ phụ họa theo và tuân thủ chúng như là lẽ thật. Những lúc như thế mà lãnh đạo và người làm công không ngăn chặn và hạn chế, không thông công và mổ xẻ để người khác phát triển sự phân định, thì trong dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ có một vài người có thể bị mê hoặc. Bị mê hoặc rồi thì hậu quả sẽ là gì? Đối với những lời nói mà người ta cho là đúng, là tốt đẹp và cao thâm, được các danh nhân ngoại đạo rao truyền, chẳng hạn như ngạn ngữ dân gian, cách ngôn của danh nhân, lý luận về cách làm người, v.v., người bị mê hoặc sẽ xem chúng là đúng, là thuộc về lẽ thật, không khác gì lời Đức Chúa Trời. Đây có phải là mê hoặc người khác rồi không? Nhìn bề ngoài thì có vẻ họ đang thông công lẽ thật, nhưng trên thực tế, chúng lẫn tạp một vài cách nghĩ của con người, một vài triết lý mê hoặc con người của Sa-tan, quá rõ ràng, chúng sẽ cấu thành việc gây nhiễu loạn cho con người. Nếu có người lấy những thứ triết lý Sa-tan và tri thức của con người mà giả mạo là lẽ thật để mê hoặc người khác, thì lãnh đạo và người làm công nên vạch rõ và mổ xẻ chuyện này, để khiến anh chị em phát triển sự phân định, hiểu được rốt cuộc lẽ thật là gì. Đây là công tác mà lãnh đạo và người làm công nên làm. Điểm thứ hai, gây nhiễu loạn tâm tư người ta. Có những người mượn cơ hội thông công về lẽ thật để nói mãi về những thứ tưởng đúng mà sai, đề cao tri thức, học vấn, ân tứ và tài năng của con người, lại còn nói về một vài quy phạm và phép tắc đạo đức, văn hóa truyền thống, v.v.. Họ lấy những thứ đến từ Sa-tan này mà mạo nhận là điều tích cực và lẽ thật, khiến người ta ngộ nhận rằng đây là những thứ con người nên khuyến khích, là những thứ nên được truyền tụng trong hội thánh, cũng là điều mà mỗi một người nên tuân thủ. Họ khiến tâm tư người ta ngày càng có thêm những luận điệu sai trái và tà thuyết tưởng đúng mà sai này, khiến tâm tư người ta hỗn loạn, cảm giác không biết bám vào đâu, không biết rốt cuộc lẽ thật là gì, rồi khi gặp chuyện cũng không biết thực hành thế nào là đúng, đi con đường nào thì mới đúng đắn. Họ khiến lòng người chìm vào tăm tối, đây chính là hậu quả của việc lan truyền tà thuyết và luận điệu sai trái để mê hoặc người ta. Điểm thứ ba thì chúng ta sẽ không thông công chi tiết. Tóm lại, những lời nói lạc đề này, có lời thì liên quan đến tri thức, có lời thì liên quan đến quan niệm của con người, có lời thì liên quan đến một vài hành vi đạo đức tốt của con người, v.v., chúng đều không dính dáng đến lẽ thật, đều trái với lẽ thật. Do đó, khi xuất hiện những vấn đề này thì lãnh đạo và người làm công nên ngăn chặn và hạn chế chúng. Nếu người ta nghe người nào đó thông công xong, mà trong lòng không hiểu thấu tỏ được lẽ thật, thay vào đó lại bị nhiễu loạn, tâm tư ban đầu trong sáng giờ trở nên vẩn đục, không biết nên thực hành thế nào mới thích hợp, thì nên ngăn chặn và hạn chế người thông công đó. Chẳng hạn như khi thông công lẽ thật về phương diện nhân tính bình thường, có người nói: “Điều mà Đức Chúa Trời thích nhất trong nhân tính bình thường của con người chính là việc có thể chịu khổ, không tham những sự hưởng thụ và an nhàn xác thịt. Có đồ ăn ngon cũng không ăn, có thứ nên hưởng và được Đức Chúa Trời chuẩn bị cho cũng không hưởng, còn có thể chống lại và khắc chế hết mọi dục vọng của xác thịt, có thể kỷ luật thân thể, không để xác thịt lấn lướt. Do đó, đến tối mà anh muốn đi ngủ, thì anh phải chống lại xác thịt, chống lại không được thì phải nghĩ biện pháp để khắc chế. Ý chí chống lại xác thịt càng lớn, những lúc chống lại xác thịt càng nhiều, thì chứng tỏ biểu hiện thực hành lẽ thật của anh càng nhiều, càng có lòng trung thành với Đức Chúa Trời. Tôi cho rằng biểu hiện nổi bật nhất và nên được khuyến khích nhất trong nhân tính bình thường chính là phải kỷ luật thân thể, chống lại dục vọng của xác thịt, không tham hưởng sự an nhàn xác thịt, phải tiết kiệm trong việc hưởng thụ vật chất, càng tiết kiệm thì phúc lành tích lũy nơi thiên quốc sẽ càng lớn”. Lời này mới nghe thì cũng khá tích cực nhỉ? Có chỗ nào sai không? Nếu đánh giá theo tư tưởng và lô-gic của con người, theo đạo lý và quan niệm của con người, thì những lời này đều được các đoàn thể tôn giáo và đoàn thể xã hội chấp thuận, ai cũng đưa ngón tay cái ra dấu tán thành với ngươi, bảo rằng ngươi nói đúng lắm, đức tin của ngươi thật tốt đẹp và thuần khiết. Chẳng phải có vài người ở trong hội thánh cũng cho là vậy sao? Đánh giá theo quan niệm của con người thì lời này đúng cả, đúng ở đâu? Có những người nói rằng: “Đức Chúa Trời chính là thích dạng người này, Đức Chúa Trời cũng thắt lưng buộc bụng như vậy mà”. Đây có phải là quan niệm của con người không? Con người có dạng quan niệm này, nếu như thật sự có người thông công kiểu này thì chẳng phải là lựa ý hùa theo quan niệm của đa số sao? (Thưa, phải.) Khi người ta hùa theo quan niệm như thế này, thì chẳng phải họ đồng tình với quan điểm của người nói rồi sao? Khi đã đồng tình và tiếp nhận quan điểm của người nói rồi, chẳng phải ngươi sẽ đồng tình với cách làm của người nói sao? Chẳng phải ngươi sẽ bắt chước làm theo sao? Khi ngươi có thể bắt chước kiểu đó rồi, thì chẳng phải con đường mà ngươi tuân theo và thực hành đã được định hình rồi sao? Định hình nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi đã quy định phải làm như thế, phải thực hành như thế. Bởi vì trong lòng ngươi cho rằng Đức Chúa Trời yêu thích dạng người này, yêu thích việc làm này, cho rằng chỉ có làm như thế này mới là người được Đức Chúa Trời chấp thuận, mới có thể vào thiên quốc và lên thiên đường hưởng phúc, có đích đến tốt đẹp, cho nên ngươi mới xác định rằng mình phải làm như thế. Khi ngươi xác định làm như thế rồi, tâm tư ngươi chẳng phải đã bị dạng tư tưởng và quan điểm này gây nhiễu loạn và mê hoặc rồi sao? Đây là sự thật, hậu quả chính là như vậy. Tâm tư ngươi bị nhiễu loạn rồi mà ngươi còn không biết. Đồng thời, còn có một vấn đề nữa: đó là khi tâm tư ngươi bị dạng tư tưởng và quan điểm này làm tê liệt và nhiễu loạn rồi, chẳng phải ngươi sẽ mơ hồ không rõ về tâm ý và yêu cầu của Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải ngươi sẽ nảy sinh sự hiểu lầm với Đức Chúa Trời và xa cách Ngài sao? Vậy chẳng phải điều này có thể cho thấy rằng ngươi mơ hồ về khải tượng sao? Các ngươi hãy suy ngẫm cho kỹ: Khi ngươi bị gây lầm lạc bởi một dạng tư tưởng và quan điểm mà người ta cho là đúng nhưng thực ra là sai, thì chẳng phải tâm tư ngươi bị nhiễu loạn rồi sao? Lúc đó khải tượng trong tâm tư ngươi còn có thể rõ ràng nữa không? (Thưa, không thể.) Vậy nhận thức của ngươi đối với Đức Chúa Trời là chuẩn xác hay hiểu lầm? Quá rõ ràng, là hiểu lầm. Vậy những thứ mà ngươi hiểu được và cho là đúng, rốt cuộc có phải là lẽ thật không? Không phải, nó tương phản và trái ngược với lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Do đó, dạng lạc đề khi thông công lẽ thật này thực sự gây ra sự nhiễu loạn cho tâm tư con người. Dạng lạc đề này gây nhiễu loạn lớn đến vậy cho tâm tư con người, vậy có thể nói rằng nó gây gián đoạn cho công tác của Đức Chúa Trời không? Nó đưa con người vào trong quan niệm, vào trong lô-gic và triết lý của Sa-tan, thì chẳng phải nó đang lôi con người ra khỏi chốn trước mặt Đức Chúa Trời sao? Khi con người hiểu lầm Đức Chúa Trời, không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, không thể thực hành theo tâm ý và yêu cầu của Đức Chúa Trời, thay vào đó lại thực hành theo lô-gic của Sa-tan và quan niệm của con người, thì con người càng thân cận Đức Chúa Trời hay là càng rời xa Ngài? (Thưa, càng rời xa Ngài.) Nó khiến con người càng rời xa Đức Chúa Trời, vậy thì lúc nhóm họp có nên hạn chế thông công chủ đề này không? (Thưa, nên.) Bởi vì tính chất của dạng lạc đề này là gây nhiễu loạn cho người ta, nên dạng lạc đề này phải bị hạn chế. Nếu không ngăn chặn và hạn chế những lời như thế, thì một số người có tố chất kém, người hồ đồ bị tê dại, nhất là những người không có hiểu biết thuộc linh, sẽ bắt chước và đi theo người nói những lời lạc đề này. Lúc đó, lãnh đạo và người làm công nên kịp thời ngăn chặn, không được để họ tiếp tục nói lạc đề, không được để họ thông công chủ đề đó hầu mê hoặc thêm nhiều người, gây nhiễu loạn tâm tư thêm nhiều người. Đây là trách nhiệm nên làm tròn và tác dụng nên phát huy được của lãnh đạo và người làm công.

Về chủ đề lạc đề khi thông công về lẽ thật, nói đến đó cũng được rồi, tiếp theo chúng ta sẽ tổng kết xem việc lạc đề khi thông công về lẽ thật đến mức độ nào, thông công về những chủ đề nào, thì có tính chất gây gián đoạn và nhiễu loạn. Có những lúc lạc đề rõ ràng, hoàn toàn tách khỏi chủ đề chính, bắt đầu sa vào tán gẫu, tám chuyện nhà, những cái này thì dễ phân định. Chẳng hạn như, mọi người đang thông công về cách làm bổn phận, thì họ lại thông công về quá khứ “huy hoàng” của mình, nói mình đã làm những việc tốt nào, đã giúp đỡ anh chị em như thế nào, v.v.. Mọi người đều không sẵn lòng nghe, càng nghe càng thấy chán ghét, không muốn để tâm đến họ nữa, thế là họ sẽ cảm thấy mất mặt. Chỉ cần đa số mọi người phân định được họ thì họ sẽ không nói tiếp nữa. Đối với dạng lạc đề này thì không cần phải hiểu quá nhiều lẽ thật cũng có thể phân định được. Tán gẫu, tám chuyện nhà, đề cao bản thân, thể hiện bản thân, còn có mượn chủ đề đang bàn để nói một chút về quá khứ “huy hoàng” của mình, những dạng lạc đề này thì dễ phân định. Chúng căn bản không cấu thành sự nhiễu loạn quá lớn, bởi vì đa số mọi người đều thấy ác cảm và không sẵn lòng nghe chúng, đều biết rằng đó là thể hiện bản thân chứ không phải là thông công về lẽ thật, biết rằng đó là lạc đề rồi. Lúc họ đang nói thì mọi người chừa mặt mũi cho họ, nhưng họ mà nói dông dài thì mọi người sẽ thấy ác cảm, không sẵn lòng nghe nữa, cảm thấy thà tự đọc lời Đức Chúa Trời còn hơn. Họ mà nói thêm thì người ta sẽ đứng dậy bỏ đi. Họ thấy được chuyện không hay rồi, mặt mũi cũng không còn, thế là sẽ không nói nữa. Những dạng lạc đề nào đã gây ảnh hưởng không tốt lên người ta mà người ta vẫn không nhìn thấu được nó là thứ tiêu cực, lại còn xem nó là lẽ thật mà dốc lòng dốc trí lắng nghe? Dạng lạc đề này sẽ gây nên sự nhiễu loạn cho người ta, phải phân định được dạng này. Các ngươi hãy nêu ra vài ví dụ về dạng lạc đề này đi. (Thưa, có những người khi bị tỉa sửa thì không phản tỉnh bản thân, chỉ chú trọng nói về sự đúng sai trong chuyện này, kết quả là khiến tâm tư người khác bị quấy nhiễu đến hồ đồ, chẳng những không thể nảy sinh sự phân định, mà còn cảm thấy người này nói rất phù hợp lẽ thật, thấy người này đúng và đều đứng về phía người này.) Họ mượn cớ thông công chủ đề về cách tiếp nhận sự tỉa sửa để phân bua biện bạch cho mình, khiến người khác cho rằng họ bị oan, không nên tỉa sửa họ, khiến người khác đứng về phía họ, đồng tình với họ, ngoài ra còn khiến người khác khâm phục họ vì trong tình huống như vậy mà họ còn có thể thuận phục và tiếp nhận sự tỉa sửa. Đây là mê hoặc người ta, là một dạng lạc đề cố ý và có ý định. Nó khiến người khác nghe xong thì chẳng những không thể thuận phục lúc bị tỉa sửa, không thể tiếp nhận sự tỉa sửa hay phản tỉnh và nhận thức bản thân, mà ngược lại còn đề phòng và chống đối sự tỉa sửa. Mối thông công của họ không khiến người ta hiểu được ý nghĩa của sự tỉa sửa, hiểu được lúc bị tỉa sửa thì nên có thái độ đúng đắn như thế nào, nên tiếp nhận và thực hành ra sao, thay vào đó lại khiến người ta chọn một dạng phương thức khác để tiếp cận sự tỉa sửa. Mà dạng phương thức này không phải là thực hành lẽ thật hay hành động theo nguyên tắc lẽ thật, thay vào đó lại là khiến người ta trở nên ngày càng lươn lẹo. Thông công như vậy là gây mê hoặc cho người khác rồi. Lạc đề khi thông công về lẽ thật là một loại vấn đề xuất hiện trong đời sống hội thánh, nếu loại vấn đề này lên đến mức gây gián đoạn và nhiễu loạn, thì lãnh đạo và người làm công phải đứng ra ngăn chặn, hạn chế, còn phải thông công và mổ xẻ, làm cho đa số mọi người phát triển sự phân định, có được kinh nghiệm, và rút ra bài học.

II. Nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người khác và khiến người khác xem trọng mình

Điều thứ hai trong các loại người, sự việc và sự vật gây gián đoạn và nhiễu loạn xuất hiện trong đời sống hội thánh chính là nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người khác và khiến người khác xem trọng mình. Thường thì đa số mọi người đều biết nói câu chữ và đạo lý, đều từng nói câu chữ và đạo lý rồi. Đối với chuyện nói câu chữ và đạo lý thông thường, thì chúng ta xem như người này có vóc giạc nhỏ và không hiểu lẽ thật, chỉ cần người này không chiếm dụng nhiều thời gian, không cố ý làm vậy, không một mình nói mãi, không yêu cầu mọi người dung túng cho họ nói thoải mái, không yêu cầu mọi người đều phải nghe họ, không mê hoặc người khác và khiến người khác xem trọng họ, thì như vậy không cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn. Bởi vì đa số mọi người đều không có thực tế lẽ thật, nói câu chữ và đạo lý là chuyện như cơm bữa, họ nói chuyện không phù hợp cho lắm thì cũng có thể thông cảm và tha thứ, không cần phải làm căng. Nhưng có một trường hợp ngoại lệ, đó là khi người đó nói câu chữ và đạo lý một cách cố ý. Họ cố ý làm gì vậy? Không phải là cố ý nói câu chữ và đạo lý đâu, bởi vì họ cũng đâu có thực tế lẽ thật, họ nói câu chữ và đạo lý, hô khẩu hiệu, nói lý luận, v.v. thì cũng không khác với mọi người. Tuy nhiên, có một điểm khác, đó là khi nói câu chữ và đạo lý, họ luôn muốn khiến người khác xem trọng họ, luôn muốn so kè với lãnh đạo và người làm công, với những người mưu cầu lẽ thật. Thậm chí, họ càng bất chấp lý lẽ hơn nữa, khi mà dù nói cái gì hay nói thế nào, thì mục đích của họ cũng đều là để lôi kéo người ta, mê hoặc lòng người và khiến người khác xem trọng họ. Mục đích của việc khiến người khác xem trọng mình là gì? Đó là họ muốn có địa vị và uy danh trong lòng người, muốn trở thành người giỏi nhất giữa mọi người, thành chiên đầu đàn, thành người bất tục, bất phàm, thành nhân vật đặc biệt, nói năng có uy quyền. Trường hợp này khác với việc nói câu chữ và đạo lý bình thường, nó sẽ cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn. Nó khác với việc nói câu chữ và đạo lý bình thường ở chỗ nào? Ở chỗ họ luôn muốn nói, có cơ hội là nói, chỉ cần nhóm họp hoặc có người tụ tập lại một chỗ, có người nghe, là họ nói, dục vọng muốn nói của họ cực kỳ lớn. Họ nói, không phải với mục đích thổ lộ tâm tư, đem những thu hoạch, trải nghiệm, nhận thức và thấu suốt của mình chia sẻ cho anh chị em, khiến người khác có nhận thức về lẽ thật và con đường thực hành lẽ thật. Thay vào đó, họ mượn cơ hội nói đạo lý để thể hiện bản thân, khiến người khác biết họ bụng một bồ chữ, có trí óc, có tri thức, có học vấn và cao hơn người thường, khiến người khác biết họ là người có năng lực, không phải là người thường. Rồi sau đó, người ta có chuyện gì cũng tìm đến họ, hỏi ý họ, hội thánh có chuyện gì hay anh chị em có khó khăn gì thì đều nghĩ đến họ đầu tiên, không có họ thì chẳng làm được việc gì, cũng chẳng dám làm việc gì, ai cũng chờ họ nói một lời. Đây là hiệu quả mà họ muốn. Họ nói câu chữ và đạo lý với mục đích lung lạc người khác, khống chế người khác. Với họ, việc nói câu chữ và đạo lý chỉ là một dạng phương thức, một dạng cách làm của họ mà thôi. Tuyệt nhiên không phải vì họ không hiểu lẽ thật nên mới nói câu chữ và đạo lý, mà thay vào đó, họ mượn việc nói câu chữ và đạo lý để khiến lòng người ta khâm phục và ngưỡng vọng họ, thậm chí sợ họ, bị họ kìm kẹp và khống chế. Nói câu chữ và đạo lý mà có tính chất này thì sẽ hình thành nên việc gây gián đoạn và nhiễu loạn. Trong đời sống hội thánh, loại người này nên bị hạn chế, hành vi nói câu chữ và đạo lý của họ cũng nên bị ngăn chặn, không nên để nó phát triển chút nào. Có những người nói: “Loại người này nên bị hạn chế, vậy có nên cho họ cơ hội nói chuyện không?”. Công bằng mà nói thì có thể cho họ cơ hội nói chuyện, nhưng ngay khi họ ngựa quen đường cũ, bắt đầu khoe khoang, dã tâm muốn bộc phát, thì phải nhanh chóng ngắt lời họ, làm cho họ lắng lòng thanh tỉnh lại. Nếu họ thường xuyên khoe khoang như vậy, dã tâm thường xuyên lộ ra, dục vọng rất khó bị áp chế, vậy thì làm thế nào? Hãy trực tiếp hạn chế họ, không cho họ nói. Nếu họ nói mà mọi người đều không muốn nghe, nếu khẩu khí, thần thái, ánh mắt và tư thế của họ khiến mọi người đều thấy ác cảm, thì vấn đề này nghiêm trọng rồi, đã đến mức mọi người đều chán ghét. Loại người đóng vai trò vật làm nền ở trong hội thánh này có nên rời sân khấu hay không? Vai của họ đến lúc rời sân khấu rồi. Vậy chẳng phải nghĩa là việc phục vụ của họ cũng xong rồi sao? Họ phục vụ xong rồi thì nên làm thế nào? Nên thanh lọc họ đi. Hễ mở miệng nói chuyện là họ nói một bộ những lời cũ rích, hạn chế cũng không nổi, ai nghe cũng thấy phiền. Bộ mặt ma quỷ và Sa-tan xấu xí của họ lộ ra rồi. Họ là loại người gì? Họ chính là loại người địch lại Đấng Christ. Nếu thanh trừ họ sớm thì đa số mọi người sẽ có quan niệm và thấy không phục trong lòng, còn nói rằng: “Nhà Đức Chúa Trời chẳng có tình yêu thương, chẳng thèm quan sát chút nào mà đã thanh trừ người ta rồi, chẳng cho người ta chút cơ hội hối cải nào. Người ta nói mấy câu của người ngoài, bộc lộ chút tâm tính bại hoại, có chút kiêu ngạo, nhưng ý định của người ta đâu có xấu. Xử lý như vậy là không công bằng với người ta”. Nhưng nếu đa số mọi người đều có sự phân định, có thể nhìn thấu thực chất của kẻ ác, mà ngươi còn để dạng kẻ ác như vậy làm xằng làm bậy, gây gián đoạn và nhiễu loạn trong hội thánh, thì có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Làm như vậy là không công bằng với anh chị em, trong trường hợp này, cứ thanh trừ họ là xong việc. Họ phục vụ xong rồi, đa số mọi người phân định được họ rồi, ngươi thanh trừ họ thì đa số mọi người sẽ không nói gì, không oán trách, cũng không hiểu lầm Đức Chúa Trời. Nếu còn có người lên tiếng bênh vực cho họ, ngươi hãy nói: “Họ ở trong hội thánh đã làm nhiều việc ác, đã bị xác định tính chất là kẻ địch lại Đấng Christ và bị thanh trừ. Thế mà anh còn đồng tình với họ, còn nghĩ rằng họ từng đối tốt với anh mà đứng ra bênh vực họ, anh quá nặng tình cảm rồi, chẳng có chút nguyên tắc nào cả, như vậy sẽ gây ra hậu quả gì đây? Họ giúp đỡ anh một chút là anh ghi nhớ không quên, họ nói gì anh cũng nghiêm túc nghe theo, luôn muốn báo đáp họ. Bây giờ họ bị thanh trừ rồi, anh có muốn đi theo bầu bạn với họ không? Nếu anh sẵn lòng bị thanh trừ, thì cứ làm vậy đi”. Xử lý như vậy có thích hợp không? Chuyện đến mức độ đó, thì xử lý như vậy là thích hợp. Nếu loại người này trước sau đều nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người, gây nhiễu loạn khiến người khác khổ đến chịu không thấu, chẳng muốn nhóm họp nữa, kết quả này chẳng phải do lãnh đạo và người làm công tê dại và ngớ ngẩn, không biết phân định và không kịp thời xử lý loại người này sao? Như vậy là không biết làm công tác, là thất trách.

Bây giờ, đa số mọi người đã phân định được ít nhiều về loại kẻ địch lại Đấng Christ nói câu chữ và đạo lý. Trừ phi họ không ló đầu ra, chứ chỉ cần ló đầu ra, trình diễn đủ cụ thể mọi phương diện, và các loại biểu hiện của họ đủ để người ta phân định được họ là kẻ địch lại Đấng Christ, thì không thể tiếp tục chần chừ hay do dự nữa, mà phải nhanh chóng hạn chế và cách ly họ, nếu việc phục vụ của họ không còn giá trị nữa, thì phải nhanh chóng thanh trừ họ. Đối với loại kẻ địch lại Đấng Christ giả hình, nói câu chữ và đạo lý này, thì dễ phân định thôi. Bởi vì loại người này rõ ràng là kẻ địch lại Đấng Christ, chỉ là loại kẻ địch lại Đấng Christ này luôn muốn mượn cơ hội nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người, đạt được mục đích nắm quyền. Đây là một biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, biểu hiện này dễ phân định mà. Chủ đề này trước đây đã được giảng nhiều rồi, giờ không giảng chi tiết nữa. Tóm lại, đối với loại người này, lãnh đạo và người làm công phải chú ý sát sao, nắm bắt và hiểu rõ một cách kịp thời và chuẩn xác những động thái, tư tưởng, quan điểm, tính toán và cách làm của họ, cùng những lời lẽ sai lầm mà họ lan truyền, phải kịp thời xử lý tương ứng những việc họ làm. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Do đó, trong công tác này, lãnh đạo và người làm công ít nhất phải nhạy bén về thuộc linh, tỉ mỉ trong tâm tư, không được tê dại và trì độn. Nếu trong thời gian nhóm họp, kẻ địch lại Đấng Christ nói câu chữ và đạo lý, mê hoặc rất nhiều người, mà lãnh đạo hội thánh vẫn không biết đó là kẻ địch lại Đấng Christ, cũng không thể kịp thời vạch trần và xử lý, thì đó chính là thất trách. Nếu quá nhiều người bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc rồi, lúc nhóm họp mà không được nghe kẻ địch lại Đấng Christ nói câu chữ và đạo lý thì cảm thấy vô nghĩa, không sẵn lòng đến nhóm họp nữa, thậm chí không sẵn lòng ăn uống lời Đức Chúa Trời và nghe giảng đạo, mà chỉ sẵn lòng nghe kẻ địch lại Đấng Christ giảng, nếu đến khi họ bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc và khống chế tới mức này thì lãnh đạo hội thánh mới phát hiện ra có chuyện lớn chẳng lành, mới ra tay xử lý và xoay chuyển tình hình, như vậy là làm chậm trễ quá nhiều! Vậy thì lối vào sự sống của nhiều người trong dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ bị tổn hại vì sự tê dại và ngớ ngẩn của lãnh đạo giả này. Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị mổ xẻ, phân định và thanh trừ rồi, một số người có thể bị họ mê hoặc và đi theo họ, thậm chí có người còn nói rằng: “Nếu thanh trừ họ thì chúng tôi không tin Đức Chúa Trời nữa. Bảo họ đi thì chúng tôi cũng sẽ đi luôn!”. Đến lúc này, hoàn toàn rõ ràng là lãnh đạo hội thánh này chẳng làm công tác thực tế nào, đây là thất trách nghiêm trọng.

Trong đời sống hội thánh, việc trên hết mà lãnh đạo và người làm công phải làm chính là nắm rõ tình hình của các loại người. Trong quá trình tiếp xúc, họ phải quan sát kỹ lưỡng và nắm rõ thực chất tâm tính và con đường đi của mỗi một thành viên trong hội thánh, phát hiện và xác định kịp thời, chuẩn xác ai đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, ai có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, sau đó thì tập trung vào những người này, chú ý sát sao, kịp thời nắm bắt và hiểu rõ những quan điểm và lời lẽ họ lan truyền, cùng những việc họ dự tính làm ngay trước mắt. Khi họ muốn mê hoặc, lung lạc và khống chế người khác, thì lãnh đạo và người làm công nên kịp thời đứng ra ngăn chặn họ, chứ không được bị động chờ đợi, chờ Đức Chúa Trời tỏ lộ, chờ đến khi anh chị em bị mê hoặc rồi hoặc có nhận thức và sự phân định rồi mới vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ, như vậy là đã làm chậm trễ mọi chuyện. Do đó, trong chuyện đề phòng kẻ địch lại Đấng Christ, lãnh đạo và người làm công nên chủ động ra tay và có chuẩn bị trước. Trước hết là đề bạt và bắt đầu bồi dưỡng những người tương đối chính trực và có thể mưu cầu lẽ thật, nghĩa là chăm tưới và cung ứng tốt cho những người có tác dụng đi đầu trong các hạng mục công tác, bồi dưỡng họ thành trụ cột trong hội thánh, như vậy mới có thể bảo đảm các hạng mục công tác được tiến triển thuận lợi và không gặp trở ngại, công tác phúc âm mới có thể được mở rộng. Bất kể là hạng mục công tác nào, nếu không có người đứng đầu tốt, thì công tác đó khó mà triển khai. Biểu hiện chính trong sự chống đối Đức Chúa Trời của kẻ địch lại Đấng Christ chính là mê hoặc để dân được Đức Chúa Trời chọn đi theo họ, từ đó đạt đến gây gián đoạn và nhiễu loạn hết thảy mọi công tác của nhà Đức Chúa Trời. Khi ở trong một hội thánh nào đó, việc mà kẻ địch lại Đấng Christ ưu tiên làm trước hết chính là ra tay hạ độc thủ với những người có tinh thần chính nghĩa đang đóng vai trò đi đầu trong các hạng mục công tác. Đối với những ai có thể bị mê hoặc hay khống chế, thì họ sẽ lôi kéo. Còn những ai mà họ không mê hoặc hay khống chế được, thì họ sẽ vu oan hãm hại, lật đổ, cuối cùng là thanh trừ những người này. Làm vậy là dọn đường cho kẻ địch lại Đấng Christ khống chế hội thánh rồi. Họ lật đổ những người có thể mưu cầu lẽ thật và đóng vai trò quan trọng trước, đa số còn lại thì đều là loại gió chiều nào theo chiều đó. Sau đó họ mới chuyên tâm đối phó với lãnh đạo và người làm công thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Lãnh đạo và người làm công mà mất đi sự phối hợp và giúp đỡ của những người mưu cầu lẽ thật, thì cũng giống như một mình tác chiến không có ai tương trợ. Ngươi ở trong sáng, kẻ địch lại Đấng Christ thì ở trong tối, bất kỳ lúc nào cũng có thể ngấm ngầm hại ngươi, vu oan, hãm hại, bịa chuyện vu khống ngươi, lật đổ ngươi đến mức không gượng dậy nổi. Rồi kẻ địch lại Đấng Christ lại tìm thêm người giậu đổ bìm leo, giáng cho ngươi một đòn nữa, thế là ngươi hoàn toàn nản lòng, thất vọng. Do đó, người mưu cầu lẽ thật mà không liên thủ để đối phó với kẻ địch lại Đấng Christ, thì rất khó giải quyết triệt để được kẻ địch lại Đấng Christ. Trong đời sống hội thánh, việc mà lãnh đạo và người làm công phải làm trước hết chính là bảo vệ tốt trật tự bình thường của hội thánh. Trong hội thánh mà tồn tại những kẻ ác đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, thì đời sống hội thánh sẽ không có được hiệu quả tốt đẹp, không dễ dàng đi vào quỹ đạo đúng, đa số mọi người sẽ thường xuyên bị quấy nhiễu và ảnh hưởng. Cho nên, việc phát hiện, hiểu rõ, nắm bắt và tập trung sát sao vào kẻ ác, kẻ địch lại Đấng Christ và người đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, chính là việc quan trọng trên hết trong đời sống hội thánh mà lãnh đạo và người làm công phải làm. Chỉ có hạn chế hoặc thanh trừ những người này thì mới có thể bảo vệ được trật tự bình thường trong đời sống hội thánh, nếu không hạn chế mà để họ tùy ý làm càn, gây nhiễu loạn, thì các hạng mục công tác của hội thánh sẽ bị đình trệ. Bởi vì đa số mọi người không phân định được họ, cũng không nhìn thấu được thực chất của họ, thậm chí còn bị các loại tư tưởng và quan điểm sai lầm của họ gây nhiễu loạn và mê hoặc, nên rất khó để khiến cho dân được Đức Chúa Trời chọn bước vào quỹ đạo đúng trong đời sống hội thánh, bước vào thực tế lẽ thật. Nếu trong thời gian này mà đời sống hội thánh rất bình thường, dân được Đức Chúa Trời đều có thu hoạch và tiến bộ khi ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công về lẽ thật, khó khăn lắm mới có được chút lối vào sự sống và thực tế lẽ thật, nhưng vì bị kẻ địch lại Đấng Christ nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc và quấy nhiều, mà người ta chẳng những mất đi chút lĩnh hội thuần túy và nhận thức chân thực vừa thu hoạch được, lại còn nhận lấy không ít những tà thuyết và luận điệu sai trái tưởng đúng mà sai, thế là người ta nhanh chóng bị quay cuồng, giống như con thuyền ngược dòng, không tiến thì ắt sẽ lùi, như thế thì phiền phức rồi. Con người trưởng thành trong sự sống là chuyện không dễ, qua mấy năm mới thấy được chút tiến bộ, tiến độ cực kỳ chậm. Người ta có được chút vóc giạc là chuyện không dễ dàng gì, rất khó đạt được, thế mà vì bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc và quấy nhiễu, mà chút lĩnh hội thuần túy của người ta cũng không còn. Nghiêm trọng hơn nữa, sau khi bị Sa-tan và kẻ địch lại Đấng Christ quấy nhiễu rồi, con người lại còn đón lấy không ít triết lý, âm mưu và quỷ kế của Sa-tan, còn cả những thứ độc tố Sa-tan truyền cho con người. Những thứ này chẳng những không thể khiến người ta nhận thức và thuận phục Đức Chúa Trời, ngược lại còn khiến người ta nảy sinh quan niệm và hiểu lầm Đức Chúa Trời, xa cách Đức Chúa Trời, khiến tâm tính bại hoại của người ta càng thêm nghiêm trọng, càng có thể phản bội Đức Chúa Trời, hậu quả như vậy là quá nghiêm trọng. Các ngươi nói xem, khi đối diện với hậu quả nghiêm trọng đến vậy, thì ngăn chặn và hạn chế người nói câu chữ và đạo lý để mê hoặc người ta có phải là việc tất yếu hay không? Đây có phải là một công tác quan trọng mà lãnh đạo hội thánh nên làm hay không? (Thưa, phải.) Do đó, hạn chế kẻ ác và kẻ chẳng tin là một công tác quan trọng trong hội thánh. Có vài người nói: “Con không biết phân định, không biết nên làm thế nào”. Thực ra, ngươi chỉ cần có lòng, để tâm quan sát, luôn xét kỹ ý định và động cơ của người khác, thì dần dà sẽ biết phân định thôi. Những kẻ chẳng tin và kẻ ác chỉ cần thò đầu ra là đều có ý định và động cơ, đều muốn khiến người khác xem trọng và sùng bái mình, nghe lời mình, các ngươi nhìn ra được ý định và động cơ của họ thì đã là có được chút phân định rồi. Nếu ngươi không xác định được, thì có thể tìm một vài người tương đối hiểu lẽ thật hơn mình mà thông công về những chuyện này. Trong khi thông công, một mặt ngươi có thể nhờ vào lẽ thật mà mọi người hiểu và các chứng cứ sự thật nắm được mà xác định chuyện này. Mặt khác, ngươi có thể nhờ vào sự khai sáng, chỉ dẫn của Đức Chúa Trời và sự sáng mà Đức Chúa Trời ban trong lúc thông công để xác minh chuyện này, xác minh xem người bị nghi vấn rốt cuộc có phải là kẻ địch lại Đấng Christ không, rốt cuộc có nên bị hạn chế không. Thông qua việc thông công, nếu mọi người đều xác minh được, đều nhất trí đồng ý thông qua rằng người này là kẻ địch lại Đấng Christ và nên bị hạn chế, anh chị em đều có quan điểm thống nhất chung về chuyện này rồi, thì bước tiếp theo mà lãnh đạo và người làm công phải làm chính là dựa theo nguyên tắc lẽ thật mà xử lý và thanh trừ loại người này càng sớm càng tốt, nguyên tắc chính là như vậy. Hiểu được nguyên tắc rồi thì người ta nên làm công tác thực tế. Làm công tác thực tế chính là có trách nhiệm và có lòng trung thành. Hiểu nguyên tắc không phải là để ngươi đem đi rao giảng, cũng không phải là để ngươi lấp đầy trí óc của mình, mà là để ngươi vận dụng nó vào công tác thực tế trong khi làm bổn phận. Trong công tác thực tế, ngươi hiểu nguyên tắc thì sẽ có thể làm tròn trách nhiệm và làm tròn chức trách một cách tốt hơn, triệt để hơn. Cho nên, hạng mục công tác này cũng là công tác thuộc chức vụ của lãnh đạo và người làm công. Để bảo vệ tốt trật tự bình thường trong đời sống hội thánh, để cho các anh chị em có thể sống đời sống hội thánh một cách bình thường, bước vào các hạng mục lẽ thật mà Đức Chúa Trời yêu cầu, thì khi xuất hiện loại kẻ địch lại Đấng Christ nói câu chữ và đạo lý này, lãnh đạo và người làm công trước hết phải đứng ra ngăn chặn và hạn chế họ. Đối với loại kẻ địch lại Đấng Christ nói câu chữ và đạo lý này, không phải họ nói đôi ba lời sai là đã cần bị hạn chế. Thay vào đó, cần thông qua việc quan sát trong thời gian dài hoặc sự phản ánh của đa số mọi người, đồng thời thông qua biểu hiện cụ thể của họ, nếu những điều này đủ để xác định tính chất của họ là loại người địch lại Đấng Christ, thì lãnh đạo và người làm công nên đứng ra ngăn chặn và hạn chế họ, không được buông thả cho họ phát triển. Buông thả cho họ thì cũng tương đương với để cho ma quỷ và Sa-tan, ô quỷ và tà linh tùy ý làm càn trong hội thánh. Lãnh đạo và người làm công như vậy là thất trách, là tương đương với việc làm việc cho Sa-tan. Điều thứ hai trong vấn đề xuất hiện sự gián đoạn và nhiễu loạn trong đời sống hội thánh, thông công đến đây là xong.

III. Tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng

Tiếp theo, chúng ta thông công về điều thứ ba: tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng. Những vấn đề cần thông công trong điều thứ ba này rõ ràng là những điều không nên xuất hiện trong đời sống hội thánh. Khi sống đời sống hội thánh, người ta đến để ăn uống lời Đức Chúa Trời, chia sẻ lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật, thông công những lời chứng trải nghiệm của cá nhân mình, đồng thời cũng ở trong đời sống hội thánh mà tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, tìm kiếm để hiểu lẽ thật. Vậy có nên ngăn chặn và hạn chế vấn đề tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng xuất hiện trong đời sống hội thánh hay không? (Thưa, nên.) Có những người nói: “Hỏi thăm nhau một tiếng mà cũng không được à? Nếu hai người có quan hệ tương đối thân thiết, đã quen nhau từ trước, thì khi gặp nhau trong đời sống hội thánh, tán gẫu mấy câu cũng là tám chuyện nhà ư? Chuyện này mà phải bị hạn chế sao?”. Điều thứ ba có phải là nói đến vấn đề này không? (Thưa, không.) Quá rõ ràng là không, nếu ngay cả những lời chào hỏi mang tính xã giao đơn giản mà cũng bị hạn chế, thì sau này gặp nhau người ta chẳng dám mở miệng nữa. Điều thứ ba: tám chuyện nhà, xây dựng quan hệ và làm việc riêng, mặc dù chỉ có chục chữ, nhưng vấn đề mà chục chữ này nói đến căn bản không phải là những lời hỏi thăm tán gẫu mang tính xã giao đơn giản, mà là những việc ác cấu thành chuyện gây gián đoạn, nhiễu loạn và phá hoại đời sống hội thánh. Bởi vì chúng cấu thành chuyện gây gián đoạn và nhiễu loạn, nên chúng đáng để thông công. Nên thông công những gì? Nên thông công rốt cuộc có những vấn đề nào, những lời nào người ta nói, những việc nào người ta làm, những lời nói cử chỉ nào của người ta có thể đến mức gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh. Chúng ta hãy nói về một vài ví dụ cụ thể, xem thử những vấn đề này có nghiêm trọng không, có cấu thành chuyện giây gián đoạn và nhiễu loạn không, có nên bị ngăn chặn và hạn chế không.

Trong đời sống hội thánh, có những người thường hay đem một vài chuyện vặt trong gia đình, cùng những quan niệm và cách nghĩ của riêng mình ra làm chủ đề thảo luận. Họ nói: “Hiện tại, xã hội quá tối tăm, tiếp xúc và sống cùng một nơi với người ngoại đạo thật mệt mỏi. Người ngoại đạo chuyện gì cũng làm ra được, thật sự không thể sống nổi nữa rồi!”. Vài anh chị em bảo: “Chúng ta tin Đức Chúa Trời, cho dù gặp chuyện gì thì cũng đều phải biết phân định, đều phải tìm kiếm lẽ thật và tìm ra con đường thực hành, sống như vậy sẽ không thấy mệt mỏi”. Họ lại nói: “Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng đâu có vạn năng. Tôi lo chồng mình ngoại tình, kết quả đúng là vậy, anh ta tìm một cô gái trẻ đẹp hơn tôi, chị nói xem, đời này tôi biết sống thế nào đây?”. Cô này tám chuyện một hồi thì đau lòng mà khóc lóc. Cô ấy tám chuyện như thế thì cũng khơi lên chuyện đau lòng của một số người, có người đồng bệnh tương lân với cô, thế là hai người túm tụm lại tám chuyện ngay tại đó. Nhóm họp được hai tiếng rồi, cô này chỉ toàn nói về chuyện sau khi người chồng ngoại tình, hai vợ chồng cãi nhau thế nào, cô ta nghĩ cách di chuyển tài sản ra sao, nhờ luật sư ly hôn tư vấn thế nào để sau này không bị thiệt thòi, v.v.. Họ nói cho rõ ràng tường tận ngọn ngành mấy chuyện này. Đây có phải là chủ đề nên nói trong đời sống hội thánh không? (Thưa, không phải.) Nếu trong nhà ngươi có chuyện chưa xử lý được, làm ngươi không có tâm tư để nhóm họp, thì tốt nhất ngươi đừng đến. Nơi nhóm họp của hội thánh không phải là nơi để ngươi trút ra phẫn nộ của riêng mình, càng không phải là nơi để ngươi tám chuyện nhà. Nhà ngươi có chuyện khó khăn, nếu ngươi không muốn bị những chuyện đó làm vướng mắc, kìm kẹp và hạn chế, nếu ngươi muốn tìm kiếm lẽ thật và hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, muốn buông bỏ hết thảy những chuyện này, thì đến lúc nhóm họp, ngươi có thể đem vấn đề của mình ra mà thông công đơn giản một lượt, để anh chị em thông công về lẽ thật mà giúp đỡ ngươi, khiến ngươi hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, có thể trở nên mạnh mẽ lên, không còn để chuyện đó kìm kẹp, có thể thoát ra khỏi sự tiêu cực và yếu đuối, chọn lấy con đường thích hợp nhất cho ngươi và con đường mà ngươi nên chọn. Đây mới là điều ngươi nên thông công. Tuy nhiên, nếu ngươi đem những chuyện rách rướm trong nhà mình vào đời sống hội thánh mà trút xuống và rao truyền, rồi đa số mọi người vì ngại mà không ngăn cản ngươi, không ngắt lời ngươi, ai cũng nhẫn nại, gồng mình mà nghe những chuyện rách rướm này, như vậy thì có thích hợp không? Như vậy thì có lòng yêu thương không? Như vậy thì có khoan dung và nhẫn nại không? Dạng hành vi này của ngươi đã cấu thành việc gây nhiễu loạn đời sống hội thánh. Trong chuyện này, ai là người bị hại? Chính là dân được Đức Chúa Trời chọn. Nhất là với hoàn cảnh ở Trung Quốc đại lục, mỗi lần nhóm họp đều rất khó khăn, phải trốn đông trốn tây, còn phải trù tính sắp xếp trước, thế mà khi đến nơi nhóm họp lại có người đem những chuyện rách rướm trong nhà ra kể tuốt luốt, bắt mọi người nghe và bình luận, như vậy thì có thích hợp không? Đa số mọi người đến nhóm họp là để hiểu lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời, chứ không phải đến để nghe những chuyện rách rướm này, không phải đến để nghe ngươi tám chuyện nhà. Có những người nói: “Con không có ai thân thiết cả, con nói chuyện với các anh chị em mà cũng không được sao?”. Nói thì được, nhưng phải có lúc, khi nào không nhóm họp mà có người sẵn lòng nghe ngươi nói thì ngươi cứ nói, đấy là tự do của ngươi, nhà Đức Chúa Trời không hạn chế. Nhưng bây giờ ngươi đang nói không đúng chỗ, không đúng lúc, đây là chỗ sinh hoạt của hội thánh, là thời gian nhóm họp, ngươi tùy ý nói chuyện gia đình của ngươi mãi không dứt, liên tục quấy nhiễu anh chị em, thì ngươi nên bị hạn chế. Đây có phải là khuôn phép không? Đây chính là khuôn phép. Không biết khuôn phép thì không được. Không biết khuôn phép thì sẽ có thể làm ra một vài việc thiếu lý trí, sẽ có thể cấu thành việc gây nhiễu loạn cho người khác. Nên hạn chế hành vi, cử chỉ và lời nói cấu thành việc gây nhiễu loạn, đây là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, cũng là trách nhiệm của hết thảy anh chị em. Có những người bình thường không nói câu nào khi nhóm họp, thế mà chỉ cần trong gia đình có chút chuyện là họ kể tuốt luốt mọi chuyện rách rướm trong nhà và bắt người khác phải nghe. Người khác có nghĩa vụ phải nghe sao? Người khác có nghĩa vụ phải phán đoán đúng sai cho ngươi sao? Người khác không có những nghĩa vụ này, đây là chuyện riêng của ngươi, ngươi tự xử lý đi, đừng có đem chuyện riêng ra nói trong thời gian nhóm họp, như vậy là không hợp khuôn phép, là không có lý tính. Loại hành vi này nên bị hạn chế.

Có những người có con học đại học, họ vì tiền đồ của con mà sầu não, tìm kiếm sự giúp đỡ từ các mối quan hệ, trong lòng luôn ngẫm nghĩ: “Nhà mình không có ai làm quan, con mình học đại học rồi thì có thể tìm được việc làm gì đây? Tiền đồ sau này của nó sẽ thế nào? Nó có thể lo cho mình lúc về già không? Mình phải nghĩ cách để nó học đại học xong thì có công việc tốt mới được”. Đến lúc nhóm họp, họ nói: “Con của tôi cũng biết nghe lời, không những ủng hộ tôi tin Đức Chúa Trời, mà còn muốn sau khi học xong đại học cũng sẽ tin Đức Chúa Trời. Nhưng mà có chuyện này, tin Đức Chúa Trời thì vẫn phải ăn, vẫn phải sống, đúng chứ? Mà tôi chẳng biết học đại học xong, nó có tìm được công việc nào không nữa. Bây giờ công việc nào có thu nhập tốt nhỉ? Người chị em à, nghe nói chồng chị là giám đốc, chị có mối quan hệ nào không? Con tôi có học vấn, có kiến thức, tố chất tốt hơn tôi, kỹ thuật máy tính cũng giỏi, sau này có thể làm bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời. Nhưng giờ phải giải quyết chuyện công ăn việc làm trước đã, nếu con tôi không tìm được công việc nào thì nó sẽ phải chịu ấm ức rồi!”. Mỗi lần nhóm họp, họ đều lôi những chuyện này ra, nói mãi không dứt. Thấy ai có thể cảm thông với họ thì họ xây dựng quan hệ với người đó, lúc nhóm họp thì cố thắt chặt quan hệ với người đó, thuận theo sở thích của người đó, thậm chí còn tặng quà, có lúc thì đem cho người đó món ngon, có lúc thì mua mấy thứ nho nhỏ cho người đó. Đây chẳng phải là tạo nền tảng để xây dựng quan hệ sao? Tạo nền tảng như vậy là vì mục đích gì? Chính là để lợi dụng người đó làm việc riêng cho mình, đạt được mục đích của mình. Lúc nhóm họp, anh chị em bàn về lời chứng trải nghiệm, thì họ đều không nghe lọt tai, nhà Đức Chúa Trời sắp xếp công tác gì, họ cũng chẳng thèm để ý, cũng không sẵn lòng nghe khi các anh chị em giúp đỡ và chỉ ra tình trạng của họ, chỉ có chuyện tìm công việc cho con cái là họ đặc biệt nhiệt huyết, nói rồi là nói mãi không thôi. Họ không chỉ gặp mặt người ta mới nói, mà còn nói cả trong những buổi nhóm họp. Tóm lại, họ đặc biệt để tâm và dốc công sức vào chuyện này. Mỗi lần nhóm họp, họ đều chiếm dụng một khoảng thời gian nhất định của anh chị em để nói chuyện này, ngay cả khi thông công về trải nghiệm của bản thân, họ cũng không quên nói ra chuyện này, nói đến nỗi tất cả mọi người đều thấy phiền, thấy ghê tởm, đa số mọi người đều quá ngại nên không ngăn họ lại. Những lúc thế này, lãnh đạo và người làm công nên làm tròn trách nhiệm của mình, nên hạn chế họ, nói rằng: “Chút chuyện của chị, tất cả mọi người đều biết rồi. Nếu có anh chị em nào sẵn lòng giúp, thì đó là chuyện quan hệ riêng của chị và người đó. Nếu người khác không sẵn lòng giúp, chị cũng đừng ép họ. Giúp con chị tìm việc không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm của các anh chị em, đó là chuyện riêng của chị. Đừng chiếm dụng thời gian quý báu để ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật của anh chị em. Đừng để việc thông công chuyện riêng của mình ảnh hưởng người khác ăn uống lời Đức Chúa Trời. Sau buổi nhóm họp mà chị muốn nói chuyện với ai, muốn tìm ai làm gì đó cho mình thì đều có thể. Nhưng tuyệt đối đừng lợi dụng lúc nhóm họp mà nói. Lợi dụng thời gian nhóm họp mà làm việc riêng là thiếu lý trí, là đáng xấu hổ. Nó là việc nằm trong những biểu hiện gây nhiễu loạn đời sống hội thánh. Chuyện này phải dừng tại đây”. Đây là việc mà lãnh đạo và người làm công phải làm.

Lúc nhóm họp, có một vài bà lão phát hiện ra mấy người chị em nhỏ tuổi ở nhà tiếp đãi có ngoại hình không tệ, lại còn rất thành thật, thành tâm tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, thế là họ thích các cô ấy, muốn các cô ấy làm cháu dâu của mình. Họ không những nói mãi chuyện này lúc nhóm họp, mà mỗi lần đến nhóm họp lại làm chút ân huệ nhỏ và quan tâm đặc biệt đến những người chị em trẻ tuổi này. Ngay cả khi các chị em này không đồng ý, họ vẫn cứ quấy rầy mãi không thôi. Đây là dạng người gì? Chẳng phải là người có nhân cách thấp hèn sao? Xét thấy mọi người đều là anh chị em, đa số mọi người chỉ có thể thông công về tâm ý của Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời để giải quyết các vấn đề này. Nhưng có một vài người không có lương tâm và lý trí, cũng không tự biết mình, dục vọng lại cực kỳ lớn, bản thân có ý đồ tư lợi và dục vọng riêng nào cũng muốn được thành sự, chẳng biết xấu hổ là gì. Cho nên có những người trở thành nạn nhân của họ, lúc nhóm họp cùng nhau thì cảm thấy cực kỳ khó chịu. Chuyện này chẳng gây nên sự quấy nhiễu đối với người khác sao? Trong trường hợp này thì nên làm thế nào? Lãnh đạo hội thánh phải đứng ra hạn chế và dẹp sạch khi những chuyện này xuất hiện trong đời sống hội thánh và giữa các anh chị em. Còn có một vài người khi nhóm họp thì đem theo đủ thứ cảm xúc, nào là con cái bất hiếu, con dâu cứ lấy đồ về cho nhà mẹ, xung đột mẹ chồng nàng dâu… mỗi lần nhóm họp, họ đều nói những chuyện rách rướm đó. Lúc nói, họ còn mào đầu rằng: “Lời Đức Chúa Trời chẳng có chút gì là giả, hiện tại nhân loại này đúng là bại hoại! Chị xem đi, con trai và con dâu tôi chẳng có lương tâm, lý trí gì cả. Chúng không có nhân tính, còn không bằng động vật, đúng như Đức Chúa Trời phán. Con dê còn biết quỳ gối bú mớm, thế mà con trai tôi có vợ rồi là quên luôn mẹ nó!”. Mỗi lần nhóm họp là họ lại trút ra những lời càm ràm này. Có những người đến lúc nhóm họp lại nói những chuyện ở công ty mình: nào là ai có thành tích tốt và được thưởng nhiều hơn, ai tháng tới sẽ được thăng chức, còn bản thân họ thì chẳng có hy vọng gì, rồi còn ai biết ăn diện nhất, ai mua nhiều đồ hàng hiệu nhất, ai cưới chồng giàu… Những người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm và có chút nền tảng rồi thì không sẵn lòng nghe những lời này, nghe thì cũng thấy ác cảm. Nhưng một vài người mới tin, còn chưa có nền tảng, chưa có hứng thú với lời Đức Chúa Trời, họ nghe những lời này thì hăng lên, cho rằng đã tìm được một nơi để trao đổi và xây dựng quan hệ rồi. Lúc nhóm họp thì người này nói qua, người kia nói lại, hai người tán gẫu thì thấy tâm tư hợp nhau, xây dựng nên mối quan hệ, giữa họ trở thành mối quan hệ riêng rồi. Nơi nhóm họp đã trở thành nơi giao dịch, thành nơi để người ta tán gẫu, xây dựng quan hệ, làm việc nghiệp vụ, làm việc kinh doanh buôn bán. Lãnh đạo và người làm công nên kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vấn đề này.

Về mục đích khi tham gia nhóm họp, có người đến để kiếm cho mình một công việc tốt, có người đến để giúp chồng mình được thăng chức, có người đến để tìm công việc tốt cho con cái, có người đến để có thể mua chút đồ giảm giá. Lại có người đến để tìm thầy thuốc giỏi cho người bệnh trong nhà mà không cần tặng quà cáp gì nhiều. Tóm lại, họ đều không mưu cầu lẽ thật, họ là kẻ chẳng tin có bụng dạ thâm sâu khó dò, họ xem thời gian nhóm họp của hội thánh là thời gian tốt nhất để xây dựng quan hệ và làm việc riêng. Họ thường mượn danh nghĩa thông công lời Đức Chúa Trời hoặc nhận thức thế giới tà ác, thực chất của nhân loại tà ác, mà nêu ra những khó khăn của mình và những chuyện mình muốn nói, cuối cùng dần dà lộ ra ý đồ vì tư lợi và việc riêng muốn làm của mình. Họ để lộ ra ý định của mình, còn khiến mọi người lầm tưởng rằng họ đang gặp khó khăn, thế là mọi người đều dốc lòng yêu thương, giúp đỡ họ một cách miễn phí và vô điều kiện. Họ mượn danh nghĩa tin Đức Chúa Trời mà lợi dụng đủ mọi kẽ hở, đến nơi nhóm họp thì chỉ toàn tìm bạn bè mà họ muốn kết giao, tìm người có thể làm được việc cho họ. Có những người muốn mua xe với giá nội bộ, thế là họ tìm trong số anh chị em xem có ai đang làm ở chỗ bán xe, ai có quan hệ với ông chủ bán xe, xác định mục tiêu rồi thì họ sẽ ra tay, thắt chặt và xây dựng quan hệ với người đó. Thấy người đó muốn đọc lời Đức Chúa Trời thì họ thường xuyên đến nhà người đó để đọc lời Đức Chúa Trời, lúc nhóm họp thì ngồi kế bên người đó, trao đổi cách thức liên hệ, sau đó thì bắt đầu mở màn tấn công, chưa đạt được mục đích thì chưa dừng tay. Những chuyện như thế đều là những vấn đề thường xuyên xuất hiện trong hội thánh và giữa mọi người. Nếu những vấn đề này xuất hiện ở nơi nhóm họp, trong thời gian nhóm hợp, thì vô hình trung nó cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh, ảnh hưởng đến đời sống hội thánh. Nếu không có đời sống hội thánh trong thời gian dài, thì hội thánh đó biến thành đoàn thể xã hội, thành nơi giao dịch của người ta, thành nơi để người ta xây dựng quan hệ, đi cửa sau và làm việc riêng. Tính chất của nơi này bị thay đổi rồi thì hậu quả sẽ thế nào? Ít nhất sẽ đánh mất đời sống hội thánh, nghĩa là đánh mất thời gian quý báu để anh chị em cùng nhau cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật. Ngoài ra, quan trọng nhất là họ đánh mất cơ hội quý báu để được Đức Thánh Linh công tác và khai sáng cho hiểu lẽ thật, điều này khiến lối vào sự sống của người ta bị tổn hại. Do đó, nếu nghĩ cho lợi ích và lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn, nếu có trách nhiệm đối với sự sống của mọi người, thì phải ngăn chặn và hạn chế loại người này, đây là công tác mà lãnh đạo và người làm công nên làm. Đương nhiên, anh chị em bình thường mà có thể nhìn thấu những người này, những chuyện này, thì cũng nên đứng lên cự tuyệt và nói một tiếng “không” với những người này. Nhất là trong thời gian quan trọng nhất của mọi người, chính là đời sống hội thánh, mà lại chiếm dụng thời gian nhóm họp để nói những chuyện này, làm những việc này, thì anh chị em có quyền mặc kệ họ, lại càng có quyền ngăn chặn và cự tuyệt họ. Làm như vậy có đúng hay không? (Thưa, đúng.) Có những người cho rằng nhà Đức Chúa Trời làm như vậy là không có tình người. Tình người là nhân tính bình thường sao? Tình người có phù hợp với lẽ thật không? Ngươi có tình người, mà ngươi chiếm dụng thời gian nhóm họp để làm việc riêng, lại còn khiến đa số mọi người phải theo ngươi và bảo vệ ngươi, đạt được mục đích làm việc riêng của ngươi, gây nhiễu loạn trật tự bình thường trong việc đọc lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật của dân được Đức Chúa Trời chọn, khiến người khác đánh mất thời gian quý báu đó, làm như vậy thì có công bằng với người khác không? Làm như vậy thì có phù hợp với tình người không? Làm như vậy là cách làm thiếu nhân tính nhất và vô đạo đức nhất, mọi người đều nên đứng ra khiển trách nó. Nếu lãnh đạo và người làm công hèn nhát, là thứ phế vật, không thể kịp thời ngăn chặn và hạn chế cách làm này, không làm công tác thực tế, thì những anh chị em có tinh thần chính nghĩa nên hợp lại mà đứng lên hạn chế dạng hành vi và nếp sống này, để chúng không lan tràn trong hội thánh. Nếu ngươi không muốn đánh mất thời gian quý báu dành cho việc đọc lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật, nếu ngươi không muốn để lối vào sự sống của mình bị gây nhiễu loạn và tổn hại, làm mất đi cơ hội được cứu rỗi của mình, thì ngươi nên đứng lên cự tuyệt, ngăn chặn và hạn chế dạng sự tình này phát sinh. Làm như vậy là thích hợp và hợp tâm ý của Đức Chúa Trời. Có một vài người ngại làm như vậy, ngươi ngại nhưng kẻ xấu đâu có ngại, họ cả gan chiếm dụng thời gian nhóm họp quý báu, chiếm dụng thời gian Đức Thánh Linh công tác, chiếm dụng thời gian Đức Chúa Trời khai sáng cho ngươi. Ngươi mà ngại cự tuyệt họ, thì sự sống của ngươi bị tổn hại cũng đáng đời! Ngươi sẵn lòng thể hiện tình yêu thương với Sa-tan và ma quỷ, sẵn lòng yêu thương và giúp đỡ kẻ chẳng tin, ngươi vì người mà quên mình một cách vô nguyên tắc như thế, rồi sự sống của ngươi bị tổn hại thì biết trách ai đây? Do đó, những chuyện xây dựng quan hệ và làm việc riêng trong đời sống hội thánh đều phải bị ngăn chặn tận gốc, không có ngoại lệ. Nếu có người khăng khăng làm theo ý mình, muốn dùng thời gian nhóm họp để tám chuyện nhà, tán gẫu, làm việc riêng, hoặc là tìm việc làm, tìm đối tượng yêu đương cho người khác, tìm đủ thứ lý do để giết thời gian này, thì nên xử lý họ như thế nào? Trước hết hãy ngăn chặn, nếu họ vẫn không chịu nghe thì hãy cách ly, hạn chế. Nếu họ còn ở sau lưng người ta mà gây nhiễu loạn, trêu hoa ghẹo nguyệt khắp nơi, gây nhiễu loạn đời sống bình thường của anh chị em, thì nên thanh trừ họ đi, đừng xem họ là anh chị em. Họ không có tư cách sống đời sống hội thánh, họ không xứng tham gia nhóm họp. Loại người này nên bị hạn chế và vứt bỏ. Công tác này đương nhiên cũng là một công tác quan trọng mà các lãnh đạo và người làm công nên làm. Khi xuất hiện chuyện thế này, tình huống thế này, thì lãnh đạo và người làm công nên là người đầu tiên đứng ra ngăn chặn họ. Ngăn chặn như thế nào? Hãy nói với họ: “Anh có biết dạng hành vi này của anh cấu thành việc gây nhiễu loạn và gián đoạn đời sống hội thánh không? Đây là chuyện mà mọi anh chị em đều thấy ác cảm và ghê tởm, cũng là chuyện bị Đức Chúa Trời định tội. Anh nên dừng ngay dạng hành vi này. Nếu anh không chịu nghe lời khuyên mà cứ khăng khăng làm theo ý mình, thì phải đình chỉ đời sống hội thánh của anh, tịch thu sách lời Đức Chúa Trời của anh. Trong hội thánh không có người như anh!”. Đương nhiên, một số người có vóc giạc nhỏ và không hiểu lẽ thật, họ chỉ thỉnh thoảng tám chuyện nhà, hoặc thỉnh thoảng xây dựng quan hệ, làm chút việc nhỏ, trường hợp của của họ không quá nghiêm trọng, như vậy thì có ổn không? (Thưa, ổn.) Khi họ không gây ra sự nhiễu loạn cho mọi người, thì anh chị em cứ dùng chút lòng yêu thương mà giúp đỡ và hỗ trợ họ là được. Nhưng mà chúng ta đang thông công về điều gì? Đó là khi những hành vi và cách làm này đã cấu thành việc gây nhiễu loạn và gián đoạn đời sống hội thánh bình thường, thì nên ngăn chặn và hạn chế. Đừng dung túng cho họ tiếp tục gây nhiễu loạn và gián đoạn đời sống hội thánh. Làm như vậy là có ích cho lối vào sự sống của anh chị em. Một số người cũng có loại hành vi này, nhưng tình tiết không nghiêm trọng, cũng không cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn, chỉ là anh chị em giao thiệp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hỏi thăm tin tức nhau một cách bình thường, hoặc là hỏi về một vài thường thức mà bản thân mình không hiểu. Chỉ cần không chiếm dụng thời gian nhóm họp, chỉ cần đôi bên đồng thuận, đều sẵn lòng với nhau, chứ không làm khó cưỡng ép nhau, thì đó đều là những giao thiệp trong phạm vi nhân tính bình thường, đều là chuyện chấp nhận được, hội thánh không hạn chế những chuyện này. Chỉ có một điểm này thôi, đó là khi có người tùy ý nói năng và hành động trong đời sống hội thánh, gây ra sự nhiễu loạn hoặc quấy rầy đối với anh chị em, rồi có một vài người thấy ác cảm và có ý kiến về chuyện này, thì lúc đó lãnh đạo và người làm công nên ra mặt, giải quyết những vấn đề này. Hoặc khi ai đó phản ánh, nói rằng có người lúc nhóm họp thì không thông công lời Đức Chúa Trời, mà chỉ tám chuyện nhà và xây dựng quan hệ, biến nơi nhóm họp thành nơi xây dựng quan hệ và làm việc riêng, khiến người khác làm việc cho họ, thấy ai lợi dụng được thì bám chặt không buông, dạng người này có nhân cách thấp hèn, ích kỷ, đê tiện, và đáng ghê tởm, họ không mưu cầu lẽ thật, mà lúc nào cũng cố chiếm lợi, tìm đủ mọi loại cơ hội để kiếm phúc lợi cho bản thân – loại người này thì nên bị cách ly.

Có những người lợi dụng một vài anh chị em có tiền có thế làm việc gì đó cho họ, nếu người này không chịu làm giúp thì họ sẽ liên tục xét đoán sau lưng, nói người này không có lòng yêu thương, không có đức tin thật, lại còn muốn tố cáo người này. Các ngươi có gặp qua loại người như vậy chưa? Loại người như vậy có nên bị xử lý không? Nếu gặp chuyện như thế này thì nên xử lý ra sao? Lãnh đạo và người làm công nên ra mặt giải quyết, chiếu theo nguyên tắc mà làm, không được để anh chị em bị gây nhiễu loạn. Người ta không làm việc giúp họ là sai sao? Không làm việc giúp họ là không thực hành lẽ thật sao? Là không yêu kính Đức Chúa Trời sao? (Thưa, không phải.) Có làm việc giúp họ hay không là tự do của người ta, người ta có quyền lựa chọn, nhà Đức Chúa Trời cũng không quy định rằng trong đời sống hội thánh thì các anh chị em phải giúp nhau giải quyết các khó khăn gia đình. Đời sống hội thánh không phải là nơi để giải quyết các khó khăn gia đình, mà là nơi nhóm họp để ăn uống lời Đức Chúa Trời và phát triển sự sống. Có những người lợi dụng đời sống hội thánh để giải quyết vấn đề của mình, làm như vậy có thể gây ra hậu quả gì? Có phải sẽ ảnh hưởng đến việc dân được Đức Chúa Trời chọn ăn uống lời Đức Chúa Trời và trang bị lẽ thật không? Vấn đề cuộc sống cá nhân thì có thể tìm riêng anh chị em nào đó mà giải quyết, không cần phải đem vào đời sống hội thánh để giải quyết. Nếu vì để làm việc riêng mà làm ảnh hưởng đến đời sống hội thánh của dân được Đức Chúa Trời chọn, thì hậu quả thế nào, mọi người đều nên biết rõ. Lãnh đạo và người làm công mà phát hiện ra chuyện như thế này thì nên ra mặt giải quyết, bảo vệ những người có thể làm bổn phận bình thường trong hội thánh, bảo vệ những người thực sự mưu cầu lẽ thật, đồng thời hạn chế những kẻ ác này, không để kẻ ác đạt được mục đích. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công. Về cách tiếp cận các trường hợp bình thường nằm trong điều thứ ba này, về những biểu hiện nào cho thấy tính chất và tình tiết nghiêm trọng, những loại hình nào và biểu hiện nào cấu thành việc gây gián đoạn và nhiễu loạn, những điều này các ngươi nên phân biệt cho rõ ràng. Phân biệt rõ ràng mức độ nghiêm trọng của tình tiết vụ việc rồi, thì dựa theo tính chất việc đó mà xử lý. Đây là điều mà lãnh đạo và người làm công cần phải hiểu, cũng là điều mà mỗi một người nên nắm rõ.

IV. Chia bè kết phái

Biểu hiện thứ tư của việc gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh là chia bè kết phái, đây là chuyện có tính chất nghiêm trọng. Những biểu hiện nào là chia bè kết phái? Nếu như có hai người có thời gian tin Đức Chúa Trời gần bằng nhau, tuổi đời và tình trạng gia đình cũng gần giống nhau, hứng thú, tính cách, đủ mọi mặt cũng tương đối tương đồng, hai người mà ở một chỗ thì khá là hợp nhau, lúc nhóm họp thì thường ngồi cùng nhau, khá là thân thiết, như vậy có tính là chia bè kết phái không? (Thưa, không.) Đây là hiện tượng thường thấy trong sự qua lại bình thường giữa người với người, không gây nhiễu loạn gì đối với người khác, vậy thì không tính là chia bè kết phái. Vậy chia bè kết phái mà chúng ta nói đến ở đây là muốn chỉ điều gì? Chẳng hạn như, có năm anh chị em nhóm họp với nhau, ba người làm việc ở thành thị, hai người là nông dân ở nông thôn. Ba người làm việc ở thành thị này thường tụm lại với nhau, nói điều kiện sống ở thành thị tốt, còn điều kiện sống ở nông thôn thì kém, người ở nông thôn không có học vấn, không có kiến thức, không biết khuôn phép, thế là ba người này xem thường hai người nông thôn, khi nói chuyện thì luôn lấn át họ. Hai người nông thôn cảm thấy mình bị xử tệ, luôn muốn phản kháng, thế là họ nói dân thành thị hẹp hòi, cái gì cũng so đo tính toán, dân nông thôn mới rộng rãi. Lúc nhóm họp, họ luôn nói năng không hòa thuận, còn thường nảy sinh những tranh chấp, tranh cãi không cần thiết. Năm người này có chung sống hòa thuận không? Họ có hợp nhất trong lời Đức Chúa Trời không? Họ có tương hợp với nhau không? (Thưa, không tương hợp.) Người thành thị luôn nói: “dân thành thị chúng ta”, còn người nông thôn thì nói “dân vùng quê chúng ta”. Họ đang làm gì vậy? (Thưa, chia bè kết phái.) Đây là điều thứ tư mà chúng ta sẽ thông công: chia bè kết phái. Dạng chia bè kết phải này chính là lập thành bè phái. Bởi vì quan hệ vùng miền, điều kiện kinh tế, tầng lớp xã hội, còn vì quan điểm của mọi người không thống nhất với nhau, mà hình thành nên các dạng băng nhóm, bè phái, v.v.. Đây đều là chia bè kết phái. Bất kể ai là người dẫn đầu chia bè kết phái, tóm lại trong hội thánh mà hình thành các loại băng nhóm và bè phái khác biệt với nhau, hình thành nên những băng nhóm không tương hợp nhau, thì đều là hiện tượng chia bè kết phái. Có nơi, người trong một đại gia tộc đều tin Đức Chúa Trời, khi nhóm họp thì ngoài hai người khác họ, còn lại đều là người trong gia tộc đó. Gia tộc này hình thành nên một bè phái, một băng nhóm, khiến hai người khác họ đó trở thành người ngoài băng nhóm. Ai trong gia tộc này gặp chuyện gì hoặc bị tỉa sửa, chỉ cần có một người lên tiếng oán trách là mọi người khác đều hùa theo. Ai trong gia tộc này làm việc trái nguyên tắc, thì những người khác đều bao che lấp liếm, không cho bất kỳ ai vạch trần, nhắc đến chuyện đó còn không được, chứ đừng nói là tỉa sửa người đó. Đây là vấn đề gì vậy? Như vậy thì có biết phân định không? Người trong gia tộc này mà nhóm lại với nhau thì như thể họ hát cùng tông cùng điệu, họ xem chiều hướng, nghe ngóng tình hình rồi mới nói chuyện. Nếu thủ lĩnh của họ nói năng theo hướng đông, thì họ đều nói theo hướng đông, chẳng ai dám chọc vào họ, cũng không dám nêu ý kiến. Hiện tượng này xuất hiện trong đời sống thánh thì có phải là cấu thành việc gây nhiễu loạn và gián đoạn trật tự bình thường của hội thánh không? Người trong băng nhóm này mà nói hôm nay nhóm họp sẽ đọc đoạn lời Đức Chúa Trời nào đó, thì mọi người khác đều phải nghe, ngay cả lãnh đạo hội thánh cũng phải nể mặt họ, không thể phản đối. Họ quyết định chuyện bầu ai làm lãnh đạo và người làm công. Lãnh đạo hội thánh phải xem ý kiến của họ là ý kiến tham khảo quan trọng nhất, không thể xem nhẹ. Đồng thời, họ còn không ngừng thu nạp “nhân tài”. Họ thấy ai có thể nghe lời họ, ai đáng để họ tin cậy, ai có giá trị lợi dụng, thì đều thu nhận vào trong bè phái của mình để sử dụng, không ngừng mở rộng thế lực. Bè phái của họ muốn khống chế đời sống hội thánh, thủ lĩnh của họ muốn khống chế hội thánh, thế lực của nhóm người này không nhỏ, họ hợp lực với nhau để hành động trong hội thánh. Trong hội thánh có bất kỳ chuyện gì, họ đều muốn can dự, người khác muốn lên tiếng hay quản chuyện gì cũng đều phải nhìn ánh mắt họ, thậm chí mỗi lần nhóm họp ăn uống nội dung gì cũng đều phải nghe họ sắp xếp, dựa theo ý muốn của họ. Ngay cả khi lãnh đạo hội thánh muốn làm việc gì đó thì trước hết cũng phải hỏi ý kiến họ, nghe xem họ có cách nghĩ nào. Đa số anh chị em đều bị họ khống chế, rất nhiều chuyện nằm trong công tác của hội thánh cũng bị họ khống chế. Những người chia bè kết phái này đã gây nên sự nhiễu loạn và gián đoạn nghiêm trọng đối với đời sống hội thánh và công tác của hội thánh. Vấn đề này có nghiêm trọng không? Chuyện này có nên bị hạn chế không? Có nên bị xử lý không? Đối với thủ lĩnh của những bè phái này thì nên bị hạn chế, thanh trừ hoặc khai trừ. Đối với những người hồ đồ mù quáng đi theo thì trước hết hãy thông công và giúp đỡ họ, nếu họ không hối cải, không xoay chuyển, thì phải hạn chế họ, không được khách khí!

Chia bè kết phái là gì – chuyện này có dễ lý giải không? Nếu ai đó nêu ra một vấn đề và có vài người tán đồng, thì đó có tính là chia bè kết phái không? (Thưa, không.) Nếu có những anh chị em mang gánh trọng trách tương đối nhiều hơn, lại có tinh thần chính nghĩa, vì để hoàn thành một công tác quan trọng mà kêu gọi anh chị em làm theo họ, hoặc vì để việc nhóm họp đạt được hiệu quả, vì để mọi người hiểu được lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời trong một chủ đề quan trọng, mà họ đứng ra dẫn dắt mọi người thông công, sau đó mọi người dựa theo đường lối của họ mà thông công và cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời, thì như vậy có tính là chia bè kết phải hay không? (Thưa, không tính.) Vậy trong hội thánh, những người nào dễ chia bè kết phái? Hành vi mang tính chất nào thì là chia bè kết phái? (Thưa, là khi vài người bao che và dung túng cho nhau, đố kỵ và tranh chấp, gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh, như vậy là chia bè kết phái.) Đây là một phương diện. Ở đây có điểm nào quan trọng? Bao che và dung túng cho nhau, hình thành sự gián đoạn và nhiễu loạn, biết rõ làm việc đó là không đúng và không phù hợp nguyên tắc lẽ thật, mà vẫn cố ý che đậy, ngụy biện, không chịu nói ra chân tướng, thà để công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại để bảo vệ thể diện và địa vị của người ta, còn bán đứng lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hòng che đậy cho người làm việc ác và gây gián đoạn, nhiễu loạn – đây chính là chia bè kết phái. Còn có một trường hợp nữa, đó là kích động và dụ dỗ người ta cùng nhau đối đầu với sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, việc này có tính chất nghiêm trọng, làm như vậy cũng là gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời và trật tự bình thường của hội thánh. Mục đích chính của việc chia bè kết phái là gì? Chính là muốn khống chế hội thánh, khống chế dân được Đức Chúa Trời chọn.

Còn có một dạng chia bè kết phái nữa, đó là nói lời thuận tình dễ nghe để mua chuộc nhiều loại người. Nhìn bề ngoài, mỗi một người trong băng nhóm như thế này nói năng đều có vẻ tự do, cũng có thể bày tỏ ý kiến riêng của mình, nhưng xét từ kết quả cuối cùng, thì thực ra họ nghe theo chiều hướng trong lời nói của một người mà thôi, người này chính là cây chỉ hướng gió của họ. Vậy người này lôi kéo người ta như thế nào? Họ thấy những người nào có thể lôi kéo, dễ bị lôi kéo, thì sẽ cho người đó chút ân huệ nhỏ, yêu thương giúp đỡ một chút, sau đó dò la tâm can người đó, hiểu rõ họ thích cái gì, thích nói chuyện gì, tính cách thế nào, sở thích là gì, đồng thời còn thường xuyên nói hùa theo lời người đó để mua chuộc lòng người, cuối cùng từng bước một “cảm hóa” người đó, khiến người đó từ lúc nào không hay đã bước vào trong bè phái của họ, trở thành một thành viên trong đội ngũ của họ. Trong tình huống bình thường thì lợi dụng những lời thuận tình dễ nghe để mua chuộc người ta là phương thức rất mềm dẻo, rất có “tình người”, rất dễ có hiệu quả. Chẳng hạn như, bình thường thì thể hiện lòng thương yêu, nói lời thuận ý người ta, thông cảm và rộng lượng với người ta, thế là chẳng biết từ lúc nào, người ta đã nảy sinh hảo cảm và xích lại gần họ, sau đó bị họ thu phục vào dưới quyền mình. Dạng băng nhóm và bè phái này phát huy tác dụng trong những trường hợp nào? Chính là ngay khi có người trong đám chiến hữu của họ bị vạch trần, chịu ấm ức, hoặc bị người hay sự việc ngoài băng nhóm quấy nhiễu và phá hoại lợi ích, địa vị và danh tiếng, thì loại người này sẽ đứng ra lên tiếng cho người trong bè phái của mình, cố giành lấy lợi ích và quyền lợi cho họ, đây chính là chia bè kết phái. Hai dạng rõ ràng của chia bè kết phái chính là bao che dung túng và cùng nhau đối đầu. Còn dạng chia bè kết phái theo kiểu nói lời thuận tình dễ nghe thì nhìn bề ngoài không có vẻ mạnh mẽ bằng hai dạng kia, bình thường cũng không nhìn ra được gì nơi những người này trong hội thánh. Nhưng ngay khi cần người ta đưa ra chọn lựa, cần người ta có quan điểm rõ ràng, thì dạng bè phái này sẽ có biểu hiện rõ ràng cho người ta nhìn ra. Chẳng hạn như, thủ lĩnh của bè phái nói lãnh đạo hội thánh này có tố chất, thì đám người bên dưới sẽ nhanh chóng nói ra đôi ba biểu hiện cho thấy lãnh đạo này có tố chất. Còn nếu thủ lĩnh bè phái nói lãnh đạo kia không có năng lực công tác, tố chất kém và nhân tính không tốt, thì những thành viên bè phái sẽ thuận theo chiều hướng này mà nói lãnh đạo hội thánh đó vô năng thế này, không biết thông công lẽ thật thế kia, nói câu chữ và đạo lý thế nọ, còn bảo mọi người nên chọn ra người đúng đắn để thay thế. Đây là một dạng bè phái vô hình. Mặc dù ở trong hội thánh, họ không công khai đứng ra đoạt quyền và khống chế người khác, nhưng trong băng nhóm bè phái này, có một lực lượng vô hình đang khống chế đời sống hội thánh, khống chế trật tự của hội thánh, đây là một dạng tình trạng chia bè kết phái ẩn tàng và đáng sợ hơn. Ngoài hai trường hợp chia bè kết phái dễ phân định ở trên vốn là vấn đề mà lãnh đạo hội thánh nên giải quyết, thì tình trạng chia bè kết phải ẩn tàng này càng là việc mà lãnh đạo nên giải quyết và xử lý. Nên giải quyết và xử lý vấn đề này như thế nào? Chính là nắm lấy thủ lĩnh của băng nhóm này mà thông công. Tại sao trước hết cần nắm lấy thủ lĩnh mà thông công? Bề ngoài thì những thành viên trong bè phái này không bị ai khống chế, nhưng thực ra sâu thẳm nội tâm của những thành viên đó đều biết mình nghe lời ai, và họ cũng sẵn lòng nghe theo người đó. Vậy thì nên xử lý và giải quyết người mà họ sùng bái và đang khống chế họ, nên thông công lẽ thật để khiến họ hiểu được tính chất của việc mình làm. Mặc dù tên thủ lĩnh bè phái không công khai đối đầu với nhà Đức Chúa Trời, cũng không kêu gào với lãnh đạo, nhưng họ lại khống chế quyền lên tiếng của các thành viên, khống chế tư tưởng, quan điểm và đường đi của những thành viên đó, họ chính là kẻ địch lại Đấng Christ ẩn tàng. Phải tra cho ra loại người này, sau đó phân định và mổ xẻ họ, nếu họ không hối cải thì hạn chế và cách ly họ. Sau đó, kiểm tra từng thành viên một của họ, xem những thành viên này có ai là loại người như họ. Trước hết hãy chia những người này ra, sau đó thông công với những người bị mê hoặc, rụt rè và hèn nhát, nếu những người này có thể hối cải, từ bỏ việc đi theo kẻ địch lại Đấng Christ, thì có thể giữ họ lại trong hội thánh, còn họ không chịu từ bỏ kẻ địch lại Đấng Christ thì hãy cách ly họ. Làm như vậy có thích hợp không? (Thưa, thích hợp.) Trong hội thánh có hiện tượng này không? Có nên giải quyết dạng vấn đề này không? (Thưa, nên giải quyết.) Tại sao nên giải quyết? Khi nhà Đức Chúa Trời bắt đầu mở rộng phúc âm, thì thế lực của những kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện nhan nhản trong đời sống hội thánh, có rất nhiều dân được Đức Chúa Trời đã bị thế lực của những kẻ địch lại Đấng Christ gây ảnh hưởng, kìm kẹp hoặc khống chế ở nhiều mức độ khác nhau. Bất kể những người này nói gì, làm gì cũng đều không phải làm với trạng thái tự do giải phóng, mà thay vào đó, họ đã chịu sự thao túng, ảnh hưởng, khống chế, lung lạc của một vài tư tưởng và quan điểm của một số người. Họ buộc phải nói như vậy, buộc phải làm như vậy, nếu không làm như vậy thì trong lòng họ sẽ lo lắng, sợ phải gánh chịu hậu quả xuất hiện. Chẳng phải chuyện này ảnh hưởng và gây nhiễu loạn đời sống hội thánh sao? Đây có phải là biểu hiện của đời sống hội thánh bình thường không? (Thưa, không phải.) Đời sống hội thánh như vậy thì không có trật tự bình thường, nó đã bị kẻ ác khống chế rồi. Chỉ cần kẻ ác nắm quyền trong hội thánh, thì hội thánh đó sẽ không phải do lời Đức Chúa Trời hay lẽ thật nắm quyền. Lãnh đạo, người làm công và các anh chị em hiểu lẽ thật sẽ bị chèn ép, hội thánh như vậy đã bị thế lực của những kẻ địch lại Đấng Christ khống chế mất rồi. Đây cũng là một vấn đề và hiện tượng về chuyện gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời và trật tự bình thường của hội thánh. Đối với dạng hiện tượng này, lãnh đạo và người làm công nên xử lý và giải quyết. Có những người khi ở trong băng nhóm của kẻ địch lại Đấng Christ thì sợ mất đi sự tín nhiệm của băng nhóm, sợ mất chỗ dựa, sợ mất bạn bè, rồi khi gặp chuyện sẽ chẳng biết cậy dựa ai, v.v., do đó họ cực lực nghĩ cách bảo vệ chỗ của mình trong băng nhóm của kẻ địch lại Đấng Christ. Trường hợp này có nghiêm trọng không? Có nên giải quyết không? (Thưa, có.) Vậy trong hội thánh mà có trường hợp như vậy, thì đa số mọi người có cảm nhận và phân định được không? Chẳng biết từ lúc nào, họ đã bị kẻ đó khống chế, luôn phải tuân theo tư tưởng và quan điểm của kẻ đó, tuân theo cách nói, cách làm của kẻ đó, tuân theo sự dạy dỗ của kẻ đó, chẳng dám nói ra một chữ “không”, chẳng dám đối chọi với kẻ đó. Thậm chí lúc kẻ đó lên tiếng thì họ còn phải dối lòng mình mà cúi đầu phụ họa, tươi cười hoan nghênh, vì sợ đắc tội với kẻ đó. Có trường hợp như thế không? Trong trường hợp như thế thì có vấn đề gì nên giải quyết? Lãnh đạo hội thánh nên xử lý và giải quyết kẻ thủ lĩnh địch lại Đấng Christ có thể mê hoặc và khống chế người khác. Trước hết nên thông công về lẽ thật để đa số mọi người có sự phân định về họ, sau đó tiến hành hạn chế họ, nếu họ vẫn không hối cải thì phải nhanh chóng thanh trừ, không được để họ tiếp tục gây nhiễu loạn trật tự bình thường của đời sống hội thánh.

Tóm lại, trong đời sống hội thánh bình thường, anh chị em nên có thể tự do thoải mái thông công lời Đức Chúa Trời, thông công những thấu suốt, nhận thức và trải nghiệm của mình, cũng như thông công về những khó khăn của mình. Đương nhiên, đối với những chuyện mà lãnh đạo và người làm công làm trái nguyên tắc, anh chị em cũng có thể nêu ra ý kiến, hoặc chỉ trích, vạch trần, đồng thời cũng có thể giúp đỡ, chỉ ra cho họ. Những chuyện này đều nên được tự do, mọi mặt này đều nên được bình thường, không nên để bất kỳ cá nhân nào khống chế, khiến cho dân được Đức Chúa Trời chọn bị kìm kẹp – nếu như vậy thì đời sống hội thánh không bình thường rồi. Trong đời sống hội thánh, anh chị em nên nói năng, hành động và hành xử như thế nào, nên tạo lập quan hệ giao tế bình thường ra sao, v.v., về những mặt này, nhà Đức Chúa Trời đều có yêu cầu, quy định và nguyên tắc, chứ không phải do bất kỳ cá nhân nào định đoạt. Khi hành động, anh chị em không cần phải nhìn ánh mắt ai cả, không cần nghe ai chỉ huy cả, cũng không cần chịu ai kìm kẹp. Không có cá nhân nào là cây chỉ hướng gió hay bánh lái tàu cả. Chỉ có lời Đức Chúa Trời và lẽ thật mới có thể cung cấp phương hướng cho con người. Do đó, điều mà dân được Đức Chúa Trời chọn phải tuân thủ chính là lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, cũng như nguyên tắc về thông công lẽ thật khi nhóm họp. Nếu người ta luôn bị kìm kẹp, luôn phải nhìn ánh mắt người khác, mở miệng thì phải xem ánh mắt người khác có ổn không, thấy sắc mặt họ chùng xuống không vui thì không dám nói nữa; nếu khi thông công về lời Đức Chúa Trời và nhận thức trải nghiệm cá nhân cũng luôn bị người khác hạn chế, luôn không được thoải mái, không thể dựa vào nguyên tắc lẽ thật mà làm việc, nếu lời nói, sắc mặt, biểu cảm, giọng điệu của người nào đó, cũng như những đe dọa ngụ ý trong lời nói của người đó luôn trói buộc ngươi, thì ngươi đã bị khống chế trong bè phái do người đó cầm đầu. Như vậy thì phiền phức rồi, đây đâu phải là đời sống hội thánh, nó đã trở thành đời sống bè phái do kẻ địch lại Đấng Christ nắm quyền rồi. Đối với loại vấn đề này, một mặt, lãnh đạo và người làm công nên ra mặt giải quyết, mặt khác, anh chị em cũng có nghĩa vụ và quyền lợi bảo vệ trật tự bình thường của hội thánh, đối với những người gây gián đoạn và nhiễu loạn đời sống hội thánh, nhất là những người chia bè kết phái với mong muốn khống chế hội thánh, thì càng nên ngăn chặn, vạch trần và mổ xẻ, để cho tất cả mọi người đều phân định được, đều có thể nhìn thấu thực chất thật sự của vấn đề này: chính là muốn tạo vương quốc độc lập. Hội thánh không cho phép chia bè kết phái và chia rẽ hội thánh với bất kỳ lý do nào. Chẳng hạn như, chiếu theo thân phận địa vị, phường xã, vùng miền, hoặc chi phái tôn giáo mà chia thành băng nhóm, hoặc dựa vào trình độ học vấn cao thấp, đời sống giàu nghèo, màu da sắc tộc mà chia thành băng nhóm, những việc này đều là trái nguyên tắc lẽ thật, đều là chuyện không nên xuất hiện trong đời sống hội thánh. Bất kể lấy lý do nào để phân chia đẳng cấp thứ bậc, bè này phái khác, thì đó đều là việc gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác hội thánh và trật tự bình thường trong đời sống hội thánh, đều là vấn đề mà lãnh đạo và người làm công nên kịp thời giải quyết. Tóm lại, bất kể vì lý do gì mà xuất hiện chuyện chia bè, chia phái, chia băng nhóm, rồi từ đó hình thành nên thế lực nhất định, thì nó sẽ cấu thành việc gây nhiễu loạn công tác hội thánh và trật tự đời sống hội thánh. Chuyện này nên bị ngăn chặn và hạn chế. Nếu như họ không chịu nghe lời khuyên bảo, thì có thể cách ly hoặc thanh trừ kẻ hành ác đó. Việc xử lý những vấn đề này cũng là công tác trong phạm vi chức trách và trách nhiệm mà lãnh đạo và người làm công nên làm. Trong chuyện này, cần hiểu rõ điều gì? Đó là khi có một vài người hình thành nên thế lực trong hội thánh rồi, thì họ có thể đối chọi với lãnh đạo của hội thánh, công tác của hội thánh và lời Đức Chúa Trời, họ có thể gây nhiễu loạn và phá hoại trật tự bình thường của đời sống hội thánh. Dạng hành vi và biểu hiện này, cũng như dạng sự tình này, đều nên bị hạn chế và xử lý kịp thời. Số người chia bè kết phái đông hay ít cũng như nhau cả thôi. Nếu có hai người nói chuyện hợp nhau và không gây nhiễu loạn gì đến hội thánh, thì không cần phải quản. Nhưng ngay khi họ bắt đầu gây nhiễu loạn, hình thành nên thế lực và muốn khống chế hội thánh, thì nên ngăn chặn và hạn chế họ, nếu họ không hối cải thì nên nhanh chóng thanh trừ hoặc khai trừ. Nguyên tắc chính là vậy.

Ngày 22 tháng 5 năm 2021

Trước: Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (9)

Tiếp theo: Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (22)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger