Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (4)

Mục 5. Kịp thời nắm rõ và hiểu rõ hiện trạng cũng như tiến độ của các hạng mục công tác, có thể kịp thời giải quyết những vấn đề tồn tại, chỉnh đốn các sai lệch xuất hiện và bù đắp cho những sai sót xuất hiện trong công tác, để cho công tác được tiến triển thuận lợi

Mối thông công hôm nay là về trách nhiệm thứ năm của lãnh đạo và người làm công: “Kịp thời nắm rõ và hiểu rõ hiện trạng cũng như tiến độ của các hạng mục công tác, có thể kịp thời giải quyết những vấn đề tồn tại, chỉnh đốn các sai lệch xuất hiện và bù đắp cho những sai sót xuất hiện trong công tác, để cho công tác được tiến triển thuận lợi”. Chúng ta sẽ tập trung vào trách nhiệm này để mổ xẻ các biểu hiện khác nhau của lãnh đạo giả, để xem lãnh đạo giả có làm tròn trách nhiệm của họ trong công việc này hay không, có giữ vững bổn phận của họ và làm tốt công việc hay không.

Lãnh đạo giả tham hưởng an nhàn và không thâm nhập cơ sở để hiểu rõ công việc

Trách nhiệm thứ năm của lãnh đạo và người làm công đầu tiên đề cập đến việc “kịp thời nắm rõ và hiểu rõ hiện trạng cũng như tiến độ của các hạng mục công tác”. “Tiến độ của các hạng mục công tác” nói đến điều gì? Nó nói đến tình trạng hiện tại của một hạng mục công tác là như thế nào? Ở đây lãnh đạo và người làm công nên hiểu điều gì? Chẳng hạn như: nhân viên đang làm những nhiệm vụ cụ thể nào, họ bận rộn với những hoạt động nào, những hoạt động này có cần thiết hay không, có phải là những nhiệm vụ chính, quan trọng không, hiệu suất công việc của những nhân viên này như thế nào, công việc có tiến triển thuận lợi không, số lượng nhân sự có phù hợp với khối lượng công việc không, mỗi người đã được giao đủ nhiệm vụ chưa, có trường hợp quá nhiều nhân sự cho một nhiệm vụ – quá nhiều nhân sự nhưng lại quá ít công việc, đa số mọi người rảnh rỗi – hoặc trường hợp khối lượng công việc quá lớn nhưng lại quá ít nhân sự, và người phụ trách không chỉ huy hiệu quả, dẫn đến hiệu suất công việc thấp và tiến độ chậm hay không. Đây đều là những tình huống mà lãnh đạo và người làm công nên hiểu. Ngoài ra, trong khi thực hiện từng hạng mục công tác, liệu có ai gây nhiễu loạn hoặc phá hoại hay không, liệu có ai làm cản trở tiến độ hoặc phá ngầm hay không, liệu có bất kỳ hình thức quấy nhiễu hoặc qua loa chiếu lệ nào xảy ra hay không – đây cũng là những điều mà lãnh đạo và người làm công nên hiểu rõ. Vậy thì họ hiểu rõ những vấn đề này bằng cách nào? Có những lãnh đạo có thể thỉnh thoảng gọi điện thoại hỏi: “Hiện các anh chị em có bận rộn không?” Nghe đầu kia nói rất bận rộn, họ có thể đáp: “Tốt, các anh chị em bận rộn thì tôi an tâm rồi”. Các ngươi nghĩ sao về cách làm việc này? Các ngươi nghĩ sao về câu hỏi này? Đây có phải là một câu hỏi quan trọng, cần thiết để hỏi không? Đây chính là đặc điểm làm việc của lãnh đạo giả – họ chỉ làm chiếu lệ. Họ hài lòng với việc làm một chút công việc bề nổi để xoa dịu lương tâm họ một chút, chứ không tập trung làm công việc thực tế, càng không đi xuống cơ sở, xuống từng đội nhóm, để tìm hiểu hiện trạng công việc. Chẳng hạn như việc sắp xếp nhân sự có phù hợp hay không, công việc đang được thực hiện như thế nào, có vấn đề gì nảy sinh hay không – những vấn đề thực tế này lãnh đạo giả không hỏi, mà thay vào đó tìm một nơi không ai chú ý để ăn, uống, hưởng thụ, không phải phơi gió, phơi nắng. Họ chỉ đơn thuần gửi thư và giao cho ai đó hỏi thay họ, cho rằng như thế là làm công tác. Thậm chí các anh chị em còn không thấy họ đâu trong mười ngày, nửa tháng. Khi các anh chị em được hỏi: “Lãnh đạo của các anh chị em đang bận rộn việc gì? Họ có làm công việc cụ thể không? Họ có hướng dẫn và giải quyết vấn đề cho các anh chị em không?”, thì họ đáp: “Nói gì đến mấy việc đó, chúng tôi còn cả tháng nay chưa gặp lãnh đạo. Từ lần nhóm họp trước họ tổ chức cho chúng tôi, họ không bao giờ đến nữa, và bây giờ chúng tôi có nhiều vấn đề mà không có ai giúp giải quyết. Không còn cách nào khác; người phụ trách nhóm và các anh chị em chúng tôi đành phải tụ họp để cầu nguyện và tìm kiếm nguyên tắc, thảo luận và phối hợp làm việc. Ở đây người lãnh đạo không hiệu quả; chúng tôi bây giờ không có lãnh đạo”. Người lãnh đạo này làm công việc của họ tốt đến đâu? Bề trên hỏi người lãnh đạo này: “Sau khi hoàn thành bộ phim lần trước, anh có nhận được kịch bản mới nào không? Hiện các anh đang quay nội dung gì? Công việc tiến triển như thế nào?”. Người lãnh đạo đáp: “Tôi không biết. Sau bộ phim lần trước, tôi có một cuộc nhóm họp với họ, sau đó hết thảy họ đều tràn đầy năng lượng, không tiêu cực và không có khó khăn nào cả. Từ đó trở đi, chúng tôi chưa gặp lại. Nếu anh muốn biết tình hình hiện tại của họ, tôi có thể gọi hỏi cho anh”. “Sao anh không gọi để tìm hiểu tình hình sớm hơn?”. “Bởi vì tôi bận quá, tham dự nhóm họp khắp nơi. Chưa đến lượt họ. Lần tới nhóm họp với họ, tôi mới có thể tìm hiểu tình hình”. Đây chính là thái độ của họ đối với công tác của hội thánh. Rồi Bề trên nói: “Anh không biết tình hình hiện tại hay những vấn đề tồn tại trong công tác điện ảnh truyền hình, vậy thì tiến độ công tác phúc âm như thế nào rồi? Công tác phúc âm của quốc gia nào mở rộng tốt nhất, lý tưởng nhất? Người dân của quốc gia nào có tố chất tương đối tốt và lĩnh hội nhanh? Quốc gia nào có đời sống hội thánh tương đối tốt?”. “À, tôi chỉ tập trung nhóm họp thôi, quên không hỏi về những điều này”. “Vậy thì trong bộ phận phúc âm, bao nhiêu người có thể làm chứng? Bao nhiêu người được bồi dưỡng để làm chứng? Ai chịu trách nhiệm và theo dõi công tác của hội thánh và đời sống hội thánh ở quốc gia nào? Ai chăm tưới và chăn dắt? Những thành viên hội thánh mới từ các quốc gia khác nhau đã bắt đầu sống đời sống hội thánh chưa? Các quan niệm và tưởng tượng của họ đã được giải quyết triệt để chưa? Bao nhiêu người đã bén rễ trên con đường thật, không còn bị dân người theo đạo mê hoặc nữa? Bao nhiêu người có thể làm bổn phận sau khi tin Đức Chúa Trời một, hai năm? Anh có hiểu và nắm được những việc này không? Khi vấn đề nảy sinh trong công việc, ai có thể giải quyết? Trong bộ phận phúc âm, các nhóm hoặc cá nhân nào có trách nhiệm với công và có kết quả thực tế, anh có biết không?”. “Tôi không biết. Nếu anh muốn biết thì tôi có thể hỏi cho anh. Nếu anh không vội, thì khi nào có thời gian, tôi sẽ hỏi; tôi vẫn đang bận!”. Người lãnh đạo này có làm bất kỳ công biệt cụ thể nào không? (Thưa, không.) Việc gì họ cũng nói “Tôi không biết”; lúc nào được hỏi, họ mới hỏi thăm tình hình, vậy thì họ bận rộn làm gì? Dù họ đến đội nhóm nào để nhóm họp hay kiểm tra công việc, họ cũng không xác định được vấn đề trong công việc và không biết cách giải quyết. Nếu họ không thể nhìn thấu ngay được tình trạng và nhân cách của các loại người, thì ít nhất họ cũng nên theo dõi, tìm hiểu và nắm bắt những vấn đề tồn tại trong công việc, những công việc nào đang được thực hiện, và tiến độ đến giai đoạn nào rồi, chẳng phải sao? Nhưng các lãnh đạo giả thậm chí còn không làm những việc này; chẳng phải họ đui mù sao? Cho dù họ có đi đến các đội nhóm khác nhau trong hội thánh để theo dõi và kiểm tra công việc, thì họ cũng không hề hiểu tình hình thực tế, không xác định được vấn đề mấu chốt, và cho dù có phát hiện được chút vấn đề, họ cũng không giải quyết được.

Trước đây, có một bộ phận điện ảnh truyền hình chuẩn bị quay một bộ phim rất khó, thuộc thể loại họ chưa từng làm thử. Liệu họ có phù hợp để đảm nhận kịch bản phim này hay không, liệu đạo diễn và cả đoàn phim có năng lực hoàn thành công việc này hay không – lãnh đạo của họ không ý thức được những tình huống này, mà chỉ nói: “Các anh chị em vừa tiếp nhận kịch bản mới. Vậy thì hãy tiến hành quay. Tôi sẽ hỗ trợ và theo dõi các anh chị em. Hãy làm hết sức mình, và khi khó khăn nảy sinh, hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời và giải quyết theo lời Đức Chúa Trời”. Rồi họ bỏ đi. Người lãnh đạo này không thể nhìn thấy hay xác định được bất kỳ khó khăn tồn tại nào; như thế có thể làm tốt công việc được không? Sau khi bộ phận điện ảnh truyền hình nhận được kịch bản này, đạo diễn và các thành viên bộ phận thường phân tích cốt truyện và thảo luận về trang phục và dàn dựng, nhưng không biết quay bộ phim này thế nào; họ không thể chính thức bắt đầu sản xuất phim. Đây chẳng phải là tình trạng hiện tại sao? Đây chẳng phải là những vấn đề tồn tại sao? Đây chẳng phải là những vấn đề mà người lãnh đạo nên giải quyết sao? Ngày nào người lãnh đạo cũng nhóm họp cả ngày, sau nhiều ngày nhóm họp vẫn không giải quyết được vấn đề thực tế nào, và việc quay phim vẫn không thể được tiến hành bình thường. Người lãnh đạo này có tác dụng gì không? (Thưa, không.) Họ chỉ hô khẩu hiệu để thúc đẩy tinh thần: “Chúng ta không thể ngồi không, chúng ta không thể cứ ăn bám nhà Đức Chúa Trời!”. Thậm chí họ còn lên lớp mọi người: “Mấy người không có lương tâm, ăn bám nhà Đức Chúa Trời mà không có cảm giác gì – mấy người không biết xấu hổ sao?”. Sau khi họ nói vậy, lương tâm của tất cả mọi người đều có chút trách cứ: “Đúng vậy, công việc tiến triển chậm quá, mà chúng ta vẫn ăn ba bữa một ngày như thế này – như vậy chẳng phải là ăn bám sao? Chúng ta chưa thực sự làm được công việc gì. Vậy thì ai sẽ giải quyết những vấn đề này nảy sinh trong công việc? Chúng ta không thể giải quyết nên chúng ta hỏi lãnh đạo, nhưng lãnh đạo chỉ bảo chúng ta chăm chỉ cầu nguyện, đọc lời Đức Chúa Trời và phối hợp hài hòa, mà không thông công cách giải quyết những vấn đề này”. Người lãnh đạo tổ chức nhóm họp tại hiện trường mỗi ngày, nhưng những vấn đề này vẫn không giải quyết được. Dần dần, đức tin của một số người trở nên nguội lạnh, và tình trạng của họ trở nên sa sút tinh thần bởi vì họ không thấy con đường phía trước và không biết làm sao để tiến hành quay phim. Họ đặt niềm hy vọng cuối cùng vào lãnh đạo, hy vọng lãnh đạo có thể giải quyết một số vấn đề thực tế, nhưng than ôi, vị lãnh đạo này gần như đui mù, không học hỏi về nghiệp vụ, cũng chẳng thông công, thảo luận hay tìm kiếm với những người hiểu nghiệp vụ. Họ thường xuyên cầm sách lời Đức Chúa Trời và nói: “Tôi đang đọc lời Đức Chúa Trời để tĩnh nguyện. Tôi đang trang bị lẽ thật cho mình. Đừng ai quấy rầy nhé, tôi đang bận!”. Cuối cùng, ngày càng nhiều vấn đề tích tụ, dẫn đến công việc ở trong tình trạng bán tê liệt, thế nhưng lãnh đạo giả vẫn nghĩ họ đang làm rất tốt công việc. Tại sao? Họ tin rằng bởi vì họ đã tổ chức nhóm họp, hỏi han tình hình công việc, xác định vấn đề, chia sẻ lời Đức Chúa Trời, chỉ ra tình trạng của mọi người, và tất cả mọi người đều soi mình vào những tình trạng này, quyết tâm làm tốt bổn phận, thì trách nhiệm lãnh đạo của họ đã tròn, và họ đã làm tất cả những gì có thể mong đợi ở họ – nếu nhiệm vụ cụ thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ không thể được quản lý tốt, thì không phải là việc của lãnh đạo. Đây là loại lãnh đạo gì? Công tác của hội thánh rơi vào tình trạng bán tê liệt, mà họ không hề ưu lo hay sầu khổ. Nếu Bề trên không hỏi han hoặc đốc thúc, thì họ cứ lề mề, không bao giờ đề cập đến tình hình bên dưới, không giải quyết được vấn đề nào. Dạng lãnh đạo này đã làm tròn trách nhiệm lãnh đạo của họ chưa? (Thưa, chưa.) Vậy thì suốt ngày họ nói gì trong các cuộc nhóm họp? Họ nói chuyện phiếm, chỉ giảng đạo lý và hô khẩu hiệu. Lãnh đạo không giải quyết các vấn đề thực tế trong công việc, không giải quyết các tình trạng qua loa chiếu lệ và tiêu cực của mọi người, và không biết cách giải quyết vấn đề trong công việc của mọi người theo các nguyên tắc lẽ thật. Kết quả là cả dự án đi vào đình trệ và không thể thấy sự tiến triển nào trong một thời gian dài. Thế nhưng lãnh đạo không hề ưu lo. Đây chẳng phải là biểu hiện của lãnh đạo giả không làm công việc thực tế sao? Biểu hiện này của lãnh đạo giả thực chất là gì? Chẳng phải là một sự lơ là bổn phận nghiêm trọng sao? Lơ là nghiêm trọng trong công việc, không làm tròn trách nhiệm của mình – đây chính là những gì mà lãnh đạo giả làm. Họ ở hiện trường chỉ để cho có, chứ không giải quyết vấn đề thực tế. Họ ở hiện trường chỉ để lừa gạt mọi người, chứ không làm bất kỳ công việc thực tế nào, dù họ có ở đó suốt cũng chẳng làm được gì. Các loại vấn đề nảy sinh trong công việc và trong các khía cạnh nghiệp vụ, trong đó có những vấn đề họ có thể giải quyết nhưng lại không giải quyết – đây đã là một sự lơ là bổn phận nghiêm trọng rồi. Hơn nữa, họ còn mù mắt, mù tâm: có khi phát hiện ra vấn đề, họ cũng không thể nhìn thấu thực chất của nó. Họ không thể giải quyết vấn đề, nhưng lại giả vờ có thể xử lý, gần như không chống đỡ được nhưng lại nhất quyết không chịu thông công hoặc hỏi ý kiến những người thực sự hiểu lẽ thật, cũng chẳng báo cáo hay tìm kiếm từ Bề trên. Tại sao vậy? Có phải họ sợ bị tỉa sửa không? Có phải họ sợ Bề trên biết sự thật về họ và thay thế họ không? Đây chẳng phải là chú trọng địa vị mà không hề giữ vững công tác của nhà Đức Chúa Trời chút nào sao? Với dạng tâm lý này, làm sao có thể làm tốt bổn phận được?

Bất kể công việc quan trọng nào mà lãnh đạo hay người làm công thực hiện, và bản chất của công việc này là gì, thì ưu tiên số một của họ cũng là hoàn toàn hiểu rõ công việc đang diễn ra thế nào. Họ phải có mặt trực tiếp để theo dõi mọi thứ và đặt câu hỏi, nhận thông tin trực tiếp. Họ không được đơn thuần nghe gì tin nấy, hoặc nghe báo cáo của người khác; thay vào đó, họ phải tận mắt quan sát xem nhân viên đang làm việc như thế nào, công việc đang tiến triển ra sao, và tìm hiểu về việc đang có những khó khăn nào, có bất kỳ lĩnh vực nào trái với yêu cầu của Bề trên hay không, liệu các nhiệm vụ chuyên môn có vi phạm nguyên tắc hay không, có bất kỳ sự nhiễu loạn hay phá vỡ nào hay không, liệu có thiếu thiết bị hay tài liệu hướng dẫn cần thiết cho một nhiệm vụ nhất định hay không – họ phải kiểm soát được tất cả những điều này. Bất kể bao nhiêu báo cáo mà họ nghe được, hoặc bao nhiêu thông tin họ có được từ việc nghe ngóng, thì không điều nào trong số này có thể sánh bằng đích thân đi xem tận mắt cả. Việc tận mắt chứng kiến sự việc sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn; một khi họ đã quen với tình hình, họ sẽ nắm bắt tốt về những gì đang diễn ra. Điều quan trọng hơn nữa là phải nắm bắt rõ ràng và chính xác ai là người có tố chất tốt và đáng để bồi dưỡng, và điều này rất quan trọng nếu các lãnh đạo và người làm công định thực hiện công việc của họ một cách đúng đắn. Các lãnh đạo và người làm công nên có một đường lối về cách nuôi dưỡng và đào tạo những người có tố chất tốt, họ nên có sự nắm bắt tốt và hiểu rõ về các loại vấn đề và khó khăn khác nhau xảy ra trong khi làm việc, và biết cách giải quyết những khó khăn này, và họ cũng nên có những ý tưởng và đề xuất của riêng họ về việc công việc sẽ tiến triển thế nào, hoặc triển vọng tương lai của nó. Nếu họ có thể nhắm mắt mà nói rành mạch về những điều như thế mà không ngờ vực hay nghi ngại gì, thì công việc này sẽ dễ thực hiện hơn nhiều. Và khi làm điều này, lãnh đạo sẽ sống theo trách nhiệm của họ, không phải sao? Họ phải nắm chắc cách giải quyết những vấn đề nêu trên trong công việc, và họ phải thường xuyên suy ngẫm về những điều này. Khi gặp khó khăn, họ phải thông công và thảo luận về những điều này với tất cả mọi người, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Làm công việc thực tế với sự sáng suốt, thực tế như vậy, thì không có khó khăn nào là không giải quyết được. Lãnh đạo giả có biết cách làm như vậy không? (Thưa, không.) Lãnh đạo giả chỉ biết giả vờ và lừa gạt mọi người, không hiểu nhưng lại ra vẻ hiểu, không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề thực tế nào và chỉ bận rộn không đâu. Khi được hỏi họ đang bận rộn việc gì, họ nói: “Chỗ ở của chúng tôi thiếu mấy cái đệm, bộ phận điện ảnh truyền hình thiếu tấm vải để may trang phục, nên tôi đi mua. Lúc thì bếp hết nguyên liệu, đầu bếp không rời khỏi bếp được, nên tôi phải ra ngoài mua, tiện đường mua mấy gói bột mì. Tất cả những việc này tôi đều phải tự làm”. Họ thật bận rộn quá. Chẳng phải họ đang bỏ bê nhiệm vụ chính của mình sao? Công việc thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của mình thì họ không hề quan tâm, không hề gánh trọng trách, chỉ làm đối phó. Vấn đề tố chất của bản thân họ rất kém và họ mù mắt, mù tâm đã đủ nghiêm trọng rồi, thế mà họ còn không gánh trọng trách và tham hưởng an nhàn, thường xuyên ở nơi ấm cúng nào đó trong vài ngày. Ai có vấn đề tìm họ xin giải pháp thì không sao tìm được, không ai biết họ thực sự đang làm gì. Họ quản lý thời gian của chính mình. Tuần này, họ tổ chức nhóm họp cho một đội nhóm vào một buổi sáng, buổi chiều nghỉ ngơi, sau đó buổi tối, họ họp với những người phụ trách việc chung để bàn việc. Tuần sau, họ họp với những người phụ trách ngoại vụ, hỏi bâng quơ: “Có khó khăn gì không? Các anh chị em đã đọc lời Chúa Trời trong giai đoạn này chưa? Các anh chị em có bị kìm kẹp hoặc quấy nhiễu khi tiếp xúc với người ngoại đạo không?”. Sau khi hỏi mấy câu này, họ kết thúc cuộc họp. Một tháng trôi qua trong chớp mắt. Họ đã làm được công việc gì? Mặc dù họ tổ chức nhóm họp lần lượt cho mỗi đội nhóm, nhưng họ không biết gì về tình hình công việc của bất kỳ đội nhóm nào, cũng chẳng tìm hiểu hay hỏi han, càng không tham gia hay chỉ đạo công việc trong từng đội nhóm. Họ không tham gia, theo dõi hoặc định hướng công việc, nhưng có mấy việc họ làm đúng giờ: ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ và tổ chức nhóm họp đúng giờ. Cuộc sống của họ rất đều đặn, họ chăm sóc tốt cho bản thân, nhưng thực hiện công việc thì chẳng ra sao.

Có những lãnh đạo không hề làm tròn trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, không làm công tác cốt lõi của hội thánh, mà chỉ tập trung vào mấy việc chung râu ria. Họ chuyên môn quản lý bếp ăn, luôn hỏi: “Hôm nay ăn gì? Có trứng chưa? Còn bao nhiêu thịt? Nếu hết, tôi sẽ đi mua”. Họ xem công tác bếp ăn là cực kỳ quan trọng, không có việc gì liền lang thang vào bếp, luôn nghĩ đến chuyện ăn thêm cá, ăn thêm thịt, tận hưởng thêm, ăn đến yên tâm thoải mái. Trong khi mọi người trong mỗi đội nhóm đang bận rộn làm việc, tập trung làm tốt bổn phận của họ, thì những lãnh đạo này chỉ tập trung ăn ngon, sống cuộc sống thật dễ chịu. Từ khi làm lãnh đạo, họ không những không quan tâm đến công tác của hội thánh và tránh mọi sự lao khổ, mà họ còn quan tâm nuôi mình đến trắng hồng, mập mạp. Mỗi ngày họ làm cái gì? Họ bận chút công việc chung, chút việc lặt vặt, mà không làm tốt bất kỳ công việc thực tế nào hay giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào. Thế mà trong lòng, họ không cảm thấy hối hận. Tất cả các lãnh đạo giả đều không làm công việc then chốt của hội thánh, cũng không giải quyết bất định kỳ vấn đề thực tế nào. Kể từ khi làm lãnh đạo, họ nghĩ: “Chỉ cần tìm mấy người làm công việc cụ thể là được, như thế mình sẽ không cần phải tự làm”. Họ tin rằng một khi họ đã sắp xếp được người phụ trách cho từng hạng mục công tác, thì bản thân họ không còn gì để làm. Họ tin rằng đây là làm công việc của lãnh đạo, và sau đó họ có quyền tận hưởng phúc lợi của địa vị. Họ không tham gia vào bất kỳ công việc thực tế nào, không theo dõi hay định hướng, cũng chẳng tìm hiểu hay nghiên cứu để giải quyết vấn đề. Họ có làm tròn trách nhiệm lãnh đạo không? Như thế có thể thực hiện tốt công tác của hội thánh được không? Khi Bề trên hỏi họ về tình hình công việc, họ nói: “Công tác của hội thánh đều bình thường cả. Từng hạng mục công tác đều có người phụ trách xử lý”. Nếu được hỏi thêm rằng có vấn đề gì trong công việc hay không, họ đáp: “Tôi không biết. Chắc là không có vấn đề gì!”. Đây chính là thái độ của một lãnh đạo giả đối với công việc. Là lãnh đạo, họ cho thấy một sự vô trách nhiệm hoàn toàn đối với công việc được giao; tất cả đều được giao phó cho người khác mà không có sự theo dõi, hỏi han hay trợ giúp giải quyết vấn đề nào từ phía họ. Họ chỉ ngồi như một người đốc công rảnh tay. Chẳng phải họ lơ là bổn phận của mình sao? Chẳng phải họ làm việc như quan lại sao? Không làm bất kỳ công việc cụ thể nào, không theo dõi công việc, không giải quyết vấn đề thực tế – chẳng phải lãnh đạo này chỉ là đồ trang trí sao? Đây chính là điển hình của một lãnh đạo giả. Công việc của lãnh đạo giả chỉ là nói suông và ra lệnh, mà không thực sự tham gia hay theo dõi công việc, cũng không tìm kiếm hay xác định vấn đề trong công việc. Cho dù có xác định được vấn đề, họ cũng không giải quyết. Họ chỉ làm như người đốc công rảnh tay, cho rằng như thế là làm công tác. Ấy thế mà việc lãnh đạo kiểu này lại không hề làm xáo trộn sự bình yên trong tâm họ; ngày nào họ cũng sống thoải mái, luôn luôn vui vẻ. Làm sao họ vẫn còn có thể cười được nhỉ? Ta phát hiện ra một sự thật: dạng người này hoàn toàn vô liêm sỉ. Là lãnh đạo, họ không làm công việc thực tế nào, chỉ sắp xếp mấy người làm nhiệm vụ là coi như xong. Ngươi không bao giờ thấy họ ở nơi làm việc; họ không biết gì về tiến độ hay kết quả công tác của hội thánh, thế mà vẫn nghĩ mình tài giỏi và đạt tiêu chuẩn lãnh đạo. Đây chính là điển hình của lãnh đạo giả, không hề làm công việc thực tế. Lãnh đạo giả không gánh trọng trách về công tác của hội thánh, dù bao nhiêu vấn đề nảy sinh cũng không lo lắng hay ưu lo; họ hài lòng với việc làm chút việc chung, rồi nghĩ rằng họ đã làm công việc thực tế. Dù Bề trên có vạch trần lãnh đạo giả như thế nào, họ cũng không cảm thấy tồi tệ trong lòng, cũng chẳng thấy mình trong sự vạch trần; họ không có một chút phản tỉnh hay ăn năn nào. Dạng người này chẳng phải không có lương tâm và lý trí sao? Người thực sự có lương tâm và lý trí có đối xử với công tác của hội thánh như vậy không? Chắc chắn là không.

Nói chung, những người mà có dù chỉ một chút lương tâm và lý trí, khi nghe vạch trần các biểu hiện khác nhau của lãnh đạo giả và soi mình vào những mô tả này, sẽ có thể ít nhiều thấy chút gì đó của bản thân họ trong đó. Họ sẽ đỏ mặt và trở nên bồn chồn, lòng bất an, cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời và sẽ âm thầm quyết tâm: “Trước đây, mình tham hưởng an nhàn xác thịt, không làm tốt công việc, không làm tròn trách nhiệm, không làm công việc thực tế, hỏi gì cũng không biết, luôn muốn trốn tránh, luôn muốn giả vờ, sợ một khi người khác thấy tình trạng thực của mình, thì mình sẽ mất danh vọng và địa vị, cũng như không giữ được vị trí lãnh đạo. Bây giờ mình mới thấy rằng hành vi như thế thật đáng xấu hổ và không thể tiếp diễn. Mình phải hành động nghiêm túc hơn một chút, và dốc sức. Nếu mình tiếp tục không làm tốt thì sẽ không thể bào chữa được – sẽ bị lương tâm buộc tội!”. Những lãnh đạo giả như thế này vẫn còn có chút nhân tính và lương tâm; ít nhất, lương tâm của họ cũng ý thức được. Sau khi nghe Ta vạch trần, họ thấy bản thân mình trong những lời này và cảm thấy khổ sở; họ phản tỉnh: “Đúng là mình chưa làm công việc thực tế nào hoặc giải quyết được vấn đề thực tế nào. Mình không xứng đáng với sự ủy thác của Đức Chúa Trời hay chức danh lãnh đạo. Vậy mình nên làm gì? Mình phải đền bù; từ giờ trở đi, mình phải bắt tay vào giải quyết vấn đề thực tế, tham gia vào mọi nhiệm vụ cụ thể, đừng trốn tránh, đừng giả vờ, và làm hết khả năng của mình. Đức Chúa Trời dò xét lòng người và tâm tư sâu kín nhất của họ, Đức Chúa Trời biết giới hạn thực sự của từng người; dù mình làm tốt hay tệ, thì làm hết lòng là quan trọng nhất. Nếu thậm chí mình còn không làm được điều này, thì mình còn có thể được gọi là con người không?”. Có thể phản tỉnh về bản thân như vậy gọi là có lương tâm. Người không có lương tâm, thì dù ngươi vạch trần họ thế nào, họ cũng không đỏ mặt hay cảm thấy tim đập, cứ tiếp tục muốn sao làm vậy. Cho dù họ có thấy bản thân mình trong những điều Đức Chúa Trời vạch trần, họ cũng cảm thấy thờ ơ, nghĩ bụng: “Dù sao cũng không nhắc tên tôi. Sợ gì? Tố chất của tôi tốt, tôi có tài; nhà Đức Chúa Trời không thể thiếu tôi được! Vậy tôi không làm công việc thực tế thì đã làm sao? Tôi không đích thân làm, nhưng giao cho người khác làm, nên dù sao cũng hoàn thành, chẳng phải sao? Dù sao đi nữa, mọi nhiệm vụ anh giao cho tôi làm, tôi đều hoàn thành cho anh, bất kể tôi sắp xếp ai làm. Tố chất của tôi tốt, nên tôi làm việc thông minh. Sau này, tôi vẫn cứ làm cho xong và tận hưởng cuộc sống như mong muốn”. Dù Ta có mổ xẻ và vạch trần lãnh đạo giả về việc không làm công việc thực tế như thế nào, thì những đối tượng được đề cập vẫn vậy, hoàn toàn không ý thức được: “Người khác muốn nghĩ sao thì nghĩ, muốn thấy sao thì thấy – tôi cứ không làm vậy đấy!”. Dạng lãnh đạo giả này có lương tâm không? (Thưa, không.) Đây là lần thứ tư chúng ta thông công về việc vạch trần các biểu hiện khác nhau của lãnh đạo giả, và mỗi lần Ta đều vạch trần những cá nhân như vậy. Những người còn dù chỉ một chút lương tâm cũng cảm thấy như ngồi trên bàn chông, trong lòng bất an vì không làm tốt công việc của mình, và âm thầm quyết tâm nhanh chóng ăn năn, quay đầu. Trong khi đó, những người không có lương tâm thì quá vô liêm sỉ, không cảm thấy gì cả. Cho dù Ta có thông công như thế nào, họ cũng cứ tiếp tục sống tháng ngày của mình như bình thường, tận hưởng cuộc sống như mong muốn. Khi ngươi hỏi họ: “Có những người phụ trách công tác phúc âm, có những người phụ trách công tác biên dịch, và có những người phụ trách công tác điện ảnh truyền hình – anh phụ trách công tác cụ thể nào?”, thì họ nói: “Mặc dù tôi không làm công tác cụ thể nào, nhưng tôi giám sát mọi thứ. Tôi tổ chức nhóm họp cho họ”. Nếu sau đó ngươi hỏi: “Anh tổ chức bao nhiêu cuộc nhóm họp mỗi tháng?”, họ sẽ đáp: “Ít nhất mỗi tháng cũng có một cuộc nhóm họp lớn, và cứ nửa tháng lại một cuộc họp nhóm họp nhỏ”. Và khi ngươi hỏi: “Ngoài tổ chức nhóm họp, anh làm công việc cụ thể nào?”, họ sẽ đáp: “Tôi tổ chức nhóm họp đã luôn bận lắm rồi, còn làm được công việc cụ thể nào nữa? Hơn nữa, phạm vi tôi quản lý rất rộng, không có thời gian làm công việc cụ thể”. Những lãnh đạo giả này cảm thấy họ hoàn toàn đúng đắn – họ trở thành người lãnh đạo rất vững vàng, ổn định! Dù bị vạch trần hay tỉa sửa thế nào, họ cũng không hề khó chịu. Nếu Ta được yêu cầu làm một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như nấu ăn cho năm người, nhưng Ta chỉ làm đủ cho bốn người, thì Ta sẽ cảm thấy khó chịu về việc nấu không đủ, và cảm thấy có lỗi vì đã không phục vụ đồ ăn đầy đủ cho mọi người. Sau đó, Ta sẽ nghĩ cách đền bù, đảm bảo tính toán đúng lần sau để ai cũng ăn no. Và nếu ai đó nói rằng thức ăn quá mặn, Ta cũng sẽ cảm thấy tồi tệ. Ta sẽ hỏi món nào quá mặn, rồi hỏi những người khác xem gia vị đã phù hợp chưa. Mặc dù làm dâu trăm họ, nhưng Ta vẫn phải thử mọi cách có thể để làm tốt phần việc của mình. Đây gọi là làm tròn trách nhiệm của mình; đây là lý trí mà con người phải có. Ngươi luôn luôn phải làm tròn trách nhiệm của mình; dù nhiệm vụ là gì, ngươi cũng phải đích thân tham gia. Nếu ai đưa ra ý kiến khác – bất kể là ai – và sau khi nghe, ngươi nhận ra mình sai và cảm thấy tồi tệ, thì ngươi phải sửa đổi và sau này đặt hết tâm huyết vào việc mình làm, làm cho tốt cho dù có đồng nghĩa với việc chịu khổ một chút. Lãnh đạo giả không có cảm giác này, nên không chịu được chút khổ cực nào. Sau khi nghe những sự thật này về việc vạch trần lãnh đạo giả, họ không hề cảm thấy gì, vẫn ăn ngon, ngủ ngon và tận hưởng cuộc sống hết mình, tâm trạng vẫn vui vẻ mỗi ngày, và không cảm thấy gánh trọng trách nặng nề trên vai, hay sự dằn vặt của tội lỗi trong lòng. Đây là loại người gì? Dạng người này có vấn đề về nhân cách: họ không có lương tâm, họ không có lý trí, và nhân cách họ thấp hèn. Sau khi vạch trần các biểu hiện khác nhau của lãnh đạo giả trong một thời gian dài như thế – cả từ góc độ tích cực, cung dưỡng và thông công, lẫn từ góc độ tiêu cực, vạch trần và mổ xẻ – nhưng một bộ phận lãnh đạo giả vẫn không thể nhận ra vấn đề của chính mình, cũng không bao giờ có ý định phản tỉnh và ăn năn. Nếu không có sự giám sát hay đốc thúc từ Bề trên, họ vẫn mặc sức làm đối phó trong công việc, mà không hề đổi hướng. Dù Ta vạch trần họ thế nào, họ vẫn ngồi điềm nhiên, hoàn toàn không ý thức được. Chẳng phải họ quá đỗi vô liêm sỉ sao? Dạng người này không phù hợp làm lãnh đạo hay người làm công; nhân cách thấp hèn đến mức không biết xấu hổ! Người bình thường dù chỉ nghe ai đó đề cập đến khuyết điểm, thiếu sót hay bất kỳ điều gì không phù hợp hoặc đi ngược lại nguyên tắc liên quan đến việc họ đã làm – chưa nói đến việc bị vạch trần cụ thể – cũng đã khó chịu đựng rồi, họ sẽ cảm thấy khó chịu, xấu hổ, và sẽ nghĩ cách thay đổi, sửa mình. Trong khi đó, những lãnh đạo giả này làm rối tinh rối mù công việc mà vẫn sống với một lương tâm trong sạch, không cảm thấy lo lắng hay ưu lo, và vẫn hoàn toàn không ý thức được dù bị vạch trần thế nào đi nữa – thậm chí còn tìm nơi ở ẩn thư giãn và tìm kiếm sự thanh nhàn, lúc nào cũng không thấy đâu cả. Đúng là không biết xấu hổ!

Lãnh đạo hội thánh ít nhất phải có lương tâm, lý trí, cũng như hiểu chút lẽ thật – thì mới có thể cảm nhận được trọng trách. Biểu hiện của việc cảm nhận được trọng trách là gì? Nếu họ thấy có những người tiêu cực, có những người lĩnh hội sai lệch, có những người lãng phí tài vật của nhà Đức Chúa Trời, có những người làm công việc qua loa chiếu lệ, có những người khi làm bổn phận không giải quyết việc chính, có những người luôn hót hay nhưng không làm công việc thực tế…, phát hiện thấy quá nhiều vấn đề tồn tại trong hội thánh cần được giải quyết, thấy quá nhiều công việc chưa được thực hiện, thì trong lòng họ liền sinh ra ý thức trọng trách. Từ khi trở thành lãnh đạo, trong họ cảm giác như có đống lửa luôn thiêu đốt; nếu phát hiện ra vấn đề và không thể giải quyết, họ trở nên lo lắng, ưu lo, ăn không ngon, ngủ không yên. Trong các cuộc nhóm họp, khi có những người báo cáo vấn đề trong công việc mà người lãnh đạo không thể nhìn thấu và giải quyết ngay được, thì người lãnh đạo không từ bỏ, cảm thấy họ phải giải quyết vấn đề này. Sau khi cầu nguyện và tìm kiếm, suy ngẫm trong hai ngày, một khi biết cách giải quyết, họ liền nhanh chóng giải quyết vấn đề. Sau khi giải quyết vấn đề, họ nhanh chóng kiểm tra các hạng mục công việc khác và phát hiện thấy một vấn đề khác là quá nhiều người tham gia vào một hạng mục công việc, cần phải cắt giảm nhân sự. Thế là họ nhanh chóng triệu tập cuộc nhóm họp, có được bức tranh rõ ràng về tình hình, cắt giảm nhân sự và đưa ra những sắp xếp hợp lý, từ đó giải quyết được vấn đề. Bất kể đang kiểm tra nhiệm vụ công việc nào, những lãnh đạo biết gánh vác trọng trách sẽ luôn có thể xác định các vấn đề. Đối với bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kiến thức về một kỹ năng chuyên môn cụ thể, hoặc liên quan đến việc vi phạm các nguyên tắc thì họ sẽ có thể xác định, hỏi han, hiểu rõ, và khi phát hiện ra vấn đề, họ sẽ giải quyết kịp thời. Những lãnh đạo và người làm công thông minh chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc của hội thánh, kiến thức chuyên môn và các nguyên tắc của lẽ thật. Họ không hề để ý đến những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Họ trông nom mọi khía cạnh của công tác rao truyền Phúc Âm mà Đức Chúa Trời đã ủy thác. Họ hỏi han và kiểm tra bất kỳ vấn đề nào mà họ có thể nhận thức hoặc phát hiện. Nếu họ không thể tự mình giải quyết vấn đề tại thời điểm đó thì họ sẽ nhóm họp với các lãnh đạo và người làm công khác, thông công với họ, tìm kiếm các nguyên tắc của lẽ thật, và nghĩ cách giải quyết. Nếu họ gặp phải một vấn đề lớn mà họ hiển nhiên không thể giải quyết được thì họ sẽ nhanh chóng tìm sự trợ giúp của Bề trên, để Bề trên xử lý và giải quyết. Những lãnh đạo và người làm công như vậy là những người có nguyên tắc trong công việc. Cho dù có vấn đề gì, chỉ cần nhìn thấy, họ sẽ không cho qua; họ nhất định phải hiểu đầy đủ những vấn đề này, rồi giải quyết từng cái một. Cho dù chưa giải quyết triệt để thì cũng có thể đảm bảo những vấn đề này không tái phát. Đây chính là làm bổn phận hết lòng, hết sức và hết trí khôn, làm tròn trách nhiệm của mình. Những lãnh đạo và người làm công giả đó không làm công việc thực tế hoặc tập trung giải quyết vấn đề thực tế thì không thể phát hiện ra vấn đề trong tầm mắt và không biết nên làm công việc gì. Chỉ cần thấy các anh chị em bận rộn làm bổn phận, họ liền hoàn toàn hài lòng, cảm thấy đây chính là kết quả của công việc thực tế họ làm; họ cho rằng hết thảy mọi khía cạnh công việc đều khá tốt và không có nhiều việc cần họ tự làm hay bất kỳ vấn đề gì cần họ giải quyết, thế nên họ chuyên tâm hưởng thụ phúc lợi của địa vị. Họ luôn muốn thể hiện và khoe khoang về bản thân giữa các anh chị em. Mỗi khi gặp các anh chị em, họ đều nói: “Hãy là một tín hữu tốt. Làm cho tốt bổn phận của mình. Đừng qua loa chiếu lệ. Quậy phá, gây sự là tôi thay thế!”. Họ chỉ biết khẳng định địa vị của mình và lên lớp mọi người. Trong các cuộc nhóm họp, họ luôn hỏi những vấn đề nào tồn tại trong công việc, hỏi bên dưới có ai có khó khăn nào không, nhưng khi người khác bày tỏ vấn đề và khó khăn, họ lại không giải quyết được. Thế mà họ vẫn vui vẻ, vẫn tiếp tục sống với lương tâm trong sạch. Nếu các anh chị em không đưa ra khó khăn hay vấn đề nào, họ sẽ cảm thấy mình đang làm rất tốt công việc, trở nên tự mãn. Họ nghĩ hỏi thăm công việc chính là công việc họ được giao, đến khi vấn đề nảy sinh và Bề trên quy trách nhiệm ngược lại cho họ, họ mới ngớ người. Những người khác bày khó khăn và vấn đề trong công việc ra trước mặt họ, mà họ vẫn phàn nàn tại sao mọi người không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Bản thân họ không giải quyết vấn đề thực tế, lại đùn đẩy trách nhiệm cho những người phụ trách phía dưới, quở trách gay gắt những người làm nhiệm vụ cụ thể. Quở trách như vậy giúp họ giải tỏa cơn giận, và họ càng tin với lương tâm trong sạch rằng họ đang làm công việc thực tế. Họ không bao giờ cảm thấy lo lắng hay ưu lo về việc không thể phát hiện hoặc giải quyết vấn đề, cũng không bao giờ vì thế mà không thể ăn ngon, ngủ yên – họ không bao giờ chịu đựng dạng khổ sở này.

Mỗi khi thăm một hội thánh nông trại, Ta lại giải quyết một số vấn đề. Mỗi lần Ta đi không phải vì Ta đã phát hiện ra một vấn đề cụ thể cần giải quyết, mà chỉ là có chút thời gian rảnh rỗi thì đi dạo xem tình hình công việc của các đội nhóm khác nhau trong hội thánh như thế nào, và tình trạng của mọi người trong từng đội nhóm như thế nào. Ta nhóm họp với những người phụ trách để nói chuyện, hỏi trong giai đoạn này, họ đang làm công việc gì, và những có những vấn đề gì, để cho họ đưa ra một số vấn đề, rồi Ta thông công về cách giải quyết với họ. Khi thông công với họ, Ta cũng có thể phát hiện ra một số vấn đề mới. Một loại vấn đề là các vấn đề liên quan đến cách làm công việc của các lãnh đạo và người làm công; và một loại nữa là các vấn đề trong công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Ngoài ra, Ta cũng trợ giúp và hướng dẫn họ cách làm công việc cụ thể, cách thực hiện công việc, công việc nào cần làm, rồi lần sau theo dõi, hỏi họ công việc được giao lần trước đến đâu rồi. Sự giám sát, đốc thúc và theo dõi như thế là cần thiết. Mặc dù không có gióng trống khua chiêng gào thét, dùng loa phóng thanh thông báo, nhưng những công việc và nhiệm vụ cụ thể này vẫn được truyền đạt và thực hiện thông qua một số lãnh đạo và người làm công có thể làm công việc thực tế. Vì thế, công tác của mỗi đội nhóm trở nên có trật tự và tiến triển, hiệu suất công việc được cải thiện, và kết quả tốt hơn. Cuối cùng, tất cả mọi người trong mỗi đội nhóm đều có thể giữ vững bổn phận của chính mình, biết nên làm gì và làm như thế nào. Ít nhất, tất cả mọi người cũng đều đang thực hiện bổn phận thích đáng của họ, đều có nhiệm vụ trong tay, và những việc họ làm được thực hiện theo yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời, cũng như có thể được thực hiện theo nguyên tắc. Như vậy chẳng phải là đạt được chút kết quả sao? Lãnh đạo già có biết cách làm việc như vậy không? Lãnh đạo giả sẽ suy ngẫm: “Vậy thì đây là cách Bề trên thực hiện công việc: triệu tập một số người lại để trò chuyện, tất cả mọi người ghi chú vào sổ nhỏ, và sau khi họ ghi chú là công việc của Bề trên hoàn thành. Nếu đây là cách Bề trên thực hiện công việc, thì chúng ta cũng sẽ làm tương tự”. Thế là lãnh đạo giả bắt chước cách này. Họ bắt chước bề ngoài, nhưng cuối cùng, họ không hề làm bất kỳ công việc thực tế nào, không thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được yêu cầu, chỉ nói chuyện tào lao giết thời gian. Thỉnh thoảng, Ta cũng đến các ruộng rau và nhà kính để xem cây giống phát triển như thế nào, hoặc tìm hiểu xem trong mùa đông, có thể trồng được bao nhiêu chu kỳ cây trồng trong nhà kính và tần suất tưới nước như thế nào. Những nhiệm vụ này, dù lớn hay nhỏ, đều liên quan đến các vấn đề kỹ thuật trồng rau, và chỉ cần siêng năng là có thể làm được. Lãnh đạo giả chủ yếu thể hiện sự giả dối của họ ở đâu? Điều dễ thấy nhất là không làm công việc thực tế; họ chỉ làm một số nhiệm vụ cho họ chút mặt mũi là coi như xong, sau đó họ bắt đầu hưởng thụ phúc lợi của địa vị. Kiểu công việc này dù họ có làm bao nhiêu đi chăng nữa cũng có đồng nghĩa họ đang thực hiện công việc thực tế không? Hầu hết lãnh đạo giả đều lĩnh hội lẽ thật không thuần khiết, chỉ hiểu một số câu chữ và đạo lý, nên rất khó làm tốt công việc thực tế. Một bộ phận lãnh đạo giả thậm chí còn không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến việc chung; rõ ràng họ có tố chất kém và không có hiểu biết thuộc linh. Bồi dưỡng họ tuyệt đối không có giá trị. Một số lãnh đạo giả có chút tố chất, nhưng họ không làm công việc thực tế, và họ thèm muốn an nhàn xác thịt. Những kẻ thèm muốn an nhàn xác thịt thì không khác gì nhiều lũ lợn. Lợn hàng ngày chỉ ăn và ngủ. Chúng chẳng làm gì cả. Tuy nhiên sau một năm vất vả nuôi chúng, khi cả gia đình ăn thịt chúng vào cuối năm, thì chúng được coi là đã có ích. Nếu một lãnh đạo giả được nuôi như lợn, mỗi ngày ăn uống ba lần miễn phí, béo khỏe, nhưng họ không làm công việc thực tế và là kẻ vô tích sự, thì chẳng phải việc nuôi họ là hoài công sao? Nuôi có ích gì không? Họ chỉ hữu ích làm vật làm nền cho công tác của Đức Chúa Trời và phải bị đào thải. Thực sự, thà nuôi một con lợn còn tốt hơn nuôi một lãnh đạo giả. Lãnh đạo giả có thể mang chức danh “lãnh đạo”, họ có thể chiếm vị trí này, ăn ngon ba bữa một ngày, hưởng nhiều ân điển của Đức Chúa Trời, và vào cuối năm, họ đã ăn đến béo ú – nhưng công việc thì đã tiến triển ra sao? Hãy nhìn lại tất cả những gì đã được hoàn thành trong công việc của ngươi vào năm nay: ngươi có thấy kết quả trong một số lĩnh vực công tác trong năm nay chưa? Ngươi đã đã làm công tác thực tế nào? Nhà Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi làm mọi công việc một cách hoàn hảo, mà ngươi phải làm tốt công tác chính yếu – ví dụ như công tác Phúc Âm hoặc công tác nghe nhìn, công tác dạng văn bản, v.v.. Tất cả những việc này đều phải đạt kết quả. Thường thì sau ba đến năm tháng, hầu hết công việc sẽ có một số kết quả và thành quả; nếu sau một năm mà không có thành quả gì thì sẽ là vấn đề nghiêm trọng. Trong phạm vi trách nhiệm của họ, những công việc nào có nhiều thành quả nhất? Những công việc nào mà họ đã trả giá nhiều nhất và chịu khổ nhiều nhất trong suốt năm qua? Họ nên đưa ra thành quả này, và phản tỉnh xem họ có đạt được bất kỳ thành quả giá trị nào không từ một năm tận hưởng ân điển của Đức Chúa Trời; trong lòng, họ nên có ý thức rõ ràng về điều này. Trong khi ăn cơm nhà Đức Chúa Trời và tận hưởng ân điển của Đức Chúa Trời trong suốt thời gian này, chính xác thì họ đang làm gì? Họ đã đạt được gì chưa? Nếu chưa đạt được gì, thì họ chỉ đang kiếm sống qua ngày; họ là lãnh đạo giả đích thực. Dạng lãnh đạo này có nên thay thế và đào thải không? (Thưa, có.) Khi gặp dạng lãnh đạo giả này, các ngươi có thể phân định được không? Các ngươi có thể thấy họ là lãnh đạo giả, chỉ làm chiếu lệ để được ăn cơm chùa không? Họ ăn cho đến khi miệng bóng loáng dầu mỡ, mà không bao giờ có vẻ lo lắng hay ưu lo gì về công việc, không tham gia hay hỏi han về bất kỳ nhiệm vụ cụ thể nào. Cho dù họ có hỏi thì cũng có lý do; họ chỉ làm vậy khi bị Bề trên ép kết quả, nếu không cũng chẳng bận tâm. Họ luôn đắm chìm trong sự hưởng thụ, hay xem phim và chương trình truyền hình. Họ giao phó công việc, và trong khi tất cả mọi người khác đang bận rộn làm bổn phận, thì họ nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nếu có vấn đề và ngươi cố gắng tìm họ để xử lý, thì không thấy họ đâu, nhưng họ không bao giờ đi ăn trễ. Và sau khi ăn, khi tất cả mọi người khác đều trở lại công việc, thì họ lại đi ngủ để có thêm thời gian nghỉ. Nếu ngươi hỏi họ: “Tại sao anh không đi ra ngoài kiểm tra công việc? Tất cả mọi người đều đang đợi chỉ đạo của anh, đợi sự sắp xếp công việc của anh!”, thì họ nói: “Tại sao phải đợi tôi? Mọi người đều làm được mà, mọi người đều biết cách làm mà – tôi không ở đó thì cũng có khác gì đâu, chẳng phải sao? Tôi không thể nghỉ ngơi một lúc được hay sao?”. “Đó mà là nghỉ ngơi sao? Anh chỉ xem phim mà!”. “Tôi đang học kỹ năng nghiệp vụ, tôi đang học cách quay phim”. Thậm chí họ còn viện cớ nữa. Họ xem hết bộ phim này đến bộ phim khác, và buổi tối, khi tất cả mọi người nghỉ ngơi thì họ cũng nghỉ ngơi. Ngày nào họ cũng cứ làm chiếu lệ qua ngày như thế, nhưng đến mức độ nào? Ai cũng thấy họ khó ưa, họ khiến ai cũng cảm thấy khó chịu, và cuối cùng, chẳng ai để ý gì đến họ. Nói Ta nghe, nếu lãnh đạo này không phụ trách, công việc vẫn có thể tiến triển được không? Không có họ, Trái Đất có ngừng quay không? (Thưa, Trái Đất vẫn quay.) Vì thế, nên vạch trần họ để tất cả mọi người đều có thể thấy rằng người này không chuyên tâm vào việc chính của họ, để không ai bị họ kìm kẹp. Phải vạch trần và mổ xẻ lãnh đạo giả không chuyên tâm vào việc chính này để tất cả mọi người đều phân định được, sau đó nên bãi nhiệm họ để họ đứng sang một bên! Khi gặp dạng lãnh đạo giả này, các ngươi có thể phân định được không? Không có lãnh đạo giả, tất cả các ngươi có cảm thấy mình như thủy thủ không có thuyền trưởng không? Các ngươi có hoàn thành công việc và làm xong nhiệm vụ một cách độc lập không? Nếu không thì các ngươi lâm nguy. Gặp phải dạng lãnh đạo giả này, không làm tốt bổn phận, không lãnh đạo bằng cách làm gương, và tán gẫu trên mạng giết thời gian – trong kiểu tình huống này, các ngươi có sự phân định không? Các ngươi có bị ảnh hưởng bởi họ rồi cũng tham gia tán gẫu và trì hoãn bổn phận của mình không? Các ngươi vẫn có thể đi theo dạng lãnh đạo giả này không? (Thưa, không.)

Có những lãnh đạo giả tham ăn, lười làm, thích nhàn hạ hơn vất vả. Họ không muốn làm việc, cũng chẳng lo lắng, trốn tránh nỗ lực và trách nhiệm, chỉ muốn tham hưởng an nhàn. Họ thích ăn chơi và rất lười biếng. Trước đây có một lãnh đạo giả, buổi sáng sau khi tất cả mọi người ăn sáng xong, họ mới ra dậy, và buổi tối, trong khi tất cả mọi người đang nghỉ ngơi, họ vẫn xem phim truyền hình. Một anh chị em phụ trách nấu ăn không chịu nổi nữa và chỉ trích họ. Theo các ngươi, họ có nghe một người làm bếp không? (Thưa, không.) Giả sử một lãnh đạo hoặc người làm công trách cứ họ, nói: “Anh cần phải chăm chỉ hơn chứ; công việc cần làm thì phải làm. Là lãnh đạo, anh phải làm tròn trách nhiệm của mình dù công việc là gì; anh phải đảm bảo không có vấn đề gì. Bây giờ phát hiện ra vấn đề mà anh không có mặt để giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến công việc. Nếu anh cứ luôn làm việc như vậy, thì chẳng phải là trì hoãn công tác của hội thánh sao? Anh có gánh nổi trách nhiệm này không?”. Liệu họ có nghe không? Chưa chắc. Đối với dạng lãnh đạo này, nhóm ra quyết định nên nhanh chóng thay thế và sắp xếp công việc khác cho họ, việc gì họ có khả năng làm thì cho họ làm. Nếu họ là kẻ vô tích sự, đi đâu cũng muốn ăn bám, không làm nổi việc gì, thì đuổi, đừng cho làm bổn phận nào. Họ không xứng đáng làm bổn phận; họ không phải là con người, họ không có lương tâm, lý trí của nhân tính bình thường, họ vô liêm sỉ. Đối với dạng lãnh đạo giả như kẻ vô công rồi nghề như thế, một khi nhìn thấu, nên thẳng tay thay thế; không cần phải cố gắng khuyên nhủ họ, và không nên cho họ bất kỳ cơ hội chịu sự theo dõi nào, cũng không cần phải thông công về lẽ thật với họ. Chẳng phải họ đã nghe đủ lẽ thật rồi sao? Nếu bị tỉa sửa, liệu họ có thể thay đổi không? Không thể. Nếu ai đó có tố chất kém, thỉnh thoảng có những quan điểm vô lý, hoặc không thấy được bức tranh toàn cảnh do ngu muội, nhưng siêng năng, gánh trọng trách và không lười biếng, thì người như thế, dù khi làm bổn phận có những lệch lạc, cũng có thể ăn năn khi bị tỉa sửa. Ít nhất, họ cũng biết trách nhiệm của lãnh đạo và biết nên làm gì, họ có lương tâm và tinh thần trách nhiệm, và họ có tấm lòng. Nhưng những kẻ lười biếng, thích nhàn hạ hơn vất vả, và không gánh trọng trách, thì không thể thay đổi được. Trong lòng họ không có trọng trách; dù bị ai tỉa sửa cũng vô ích. Có những người nói: “Vậy nếu sự phán xét, hình phạt, thử luyện và tinh luyện của Đức Chúa Trời đến với họ thì có thay đổi được vấn đề họ không gánh trọng trách không?”. Cái này không thay đổi được; nó do bản tính của người ta quyết định rồi, giống như chó không thể thay đổi thói quen ăn bẩn. Hễ thấy ai lười biếng và không gánh trọng trách, lại còn làm lãnh đạo, thì ngươi có thể chắc chắn rằng họ là lãnh đạo giả. Một số người có thể nói: “Làm sao gọi họ là lãnh đạo giả được? Họ có tố chất tốt, khôn khéo, có thể nhìn thấu và có thể lên kế hoạch. Trong thế tục, họ quản lý doanh nghiệp, làm tổng giám đốc, am hiểu, từng trải, lõi đời!”. Những phẩm chất này có thể giải quyết được vấn đề lười biếng và không gánh trọng trách của họ không? (Thưa, không.)

Những người quá lười biếng thể hiện loại hành vi và đặc điểm nào? Thứ nhất là, trong bất cứ việc gì họ làm, họ đều hành động chiếu lệ, làm cho có, lề mề, làm với tốc độ nhẩn nha, nghỉ ngơi và trì hoãn bất cứ khi nào có thể. Thứ hai là, họ không để tâm đến công tác của hội thánh. Với họ, ai thích thì cứ làm. Họ thì không. Khi họ chú tâm đến việc gì thì đó là vì danh tiếng và địa vị của chính họ – tất cả những gì quan trọng đối với họ là việc họ có thể hưởng thụ ích lợi của địa vị. Thứ ba là, họ không thể chấp nhận công việc của họ trở nên mệt mỏi hơn dù chỉ một chút; họ trở nên rất oán hận và không cam lòng chịu gian khổ hay hy sinh. Thứ tư là, họ không thể kiên trì trong công việc, luôn bỏ cuộc giữa chừng và không thể làm cho đến cùng. Làm điều gì mới mẻ trong chốc lát thì họ có thể chấp nhận coi là vui vẻ, nhưng nếu việc gì đòi hỏi sự tận tâm lâu dài và khiến họ bận rộn, phải suy nghĩ nhiều và thể xác mệt mỏi thì theo thời gian, họ sẽ bắt đầu cằn nhằn. Chẳng hạn, một số lãnh đạo khi phụ trách công tác hội thánh, lúc đầu thì thấy tươi mới. Họ rất có động lực khi thông công về lẽ thật và khi các anh chị em gặp vấn đề thì họ có thể giúp đỡ và giải quyết. Nhưng khi vô số vấn đề liên tục nảy sinh và họ không thể giải quyết hết sau khi đã kiên trì công tác được một thời gian thì họ không thể kiên trì được nữa và muốn đổi sang việc dễ hơn. Họ không cam lòng chịu gian khổ, và họ thiếu kiên trì. Thứ năm là, một đặc điểm khác để phân biệt kẻ lười biếng là việc họ không muốn làm công việc thực tế. Ngay khi thể xác họ chịu khổ là họ viện cớ và tìm lý do để né và trốn việc, giao cho người khác làm việc đó thay họ. Khi người đó làm xong việc thì họ hưởng công. Đây là năm đặc điểm chính của kẻ lười biếng. Các ngươi nên kiểm tra xem trong số các lãnh đạo và người làm công trong các hội thánh có những kẻ lười biếng như vậy không. Nếu tìm thấy thì phải sa thải họ ngay lập tức. Liệu kẻ lười biếng có thể làm tốt với tư cách là lãnh đạo không? Dù họ có tố chất gì hay phẩm chất nhân tính của họ thế nào nhưng nếu lười biếng thì họ sẽ không thể làm tốt công việc của mình. Họ sẽ làm đình trệ công việc và đại dự án. Công tác của hội thánh gồm nhiều mặt; mỗi dự án gồm nhiều phần nhỏ và đòi hỏi sự thông công về lẽ thật để giải quyết các vấn đề hầu có thể hoàn thành được tốt. Nếu không hành động đầy đủ thì mọi việc sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Do đó, các lãnh đạo và người làm công phải siêng năng – hàng ngày họ phải nói nhiều và làm nhiều để đảm bảo hiệu quả công việc. Nếu họ nói quá ít hoặc không làm đủ việc thì sẽ không có kết quả. Vì vậy, nếu một lãnh đạo hoặc người làm công là kẻ lười biếng, họ chắc chắn là lãnh đạo giả và không có khả năng làm công việc thực tế. Kẻ lười biếng không làm công việc thực tế, càng không đích thân đến hiện trường công tác, và họ không muốn giải quyết vấn đề hay tham gia vào bất cứ công việc cụ thể nào cả. Họ không có chút hiểu biết hay nắm bắt được các vấn đề trong bất cứ dự án gì. Họ chỉ làm đối phó bằng cách nghe những gì người khác nói, hiểu biết hời hợt về những chuyện đang xảy ra, và rao giảng một chút giáo lý. Các ngươi có thể phân định loại lãnh đạo này không? Các ngươi có thể thấy được họ là các lãnh đạo giả không? (Ở một mức độ nào đó.) Những kẻ lười biếng thì làm chiếu lệ và qua loa cho có trong bất cứ bổn phận nào mà họ làm. Dù là bổn phận gì thì họ cũng thiếu lòng kiên trì, làm việc thất thường, và khi gặp phải chút gian khó thì phàn nàn suốt ngày. Họ đả kích bất cứ ai chỉ trích hoặc xử lý họ, giống như chuột chù kêu rít ngoài đường, luôn muốn trút giận và không thực hiện bổn phận. Việc họ không thực hiện bổn phận cho thấy điều gì? Điều này cho thấy rằng họ không mang gánh nặng, không sẵn lòng gánh vác trách nhiệm và là kẻ lười biếng. Họ không muốn chịu gian khổ hay hy sinh. Đặc biệt, nếu các lãnh đạo và người làm công không mang gánh nặng, liệu họ có thể làm tròn trách nhiệm của một lãnh đạo và người làm công không? Tuyệt đối không.

Lãnh đạo giả không theo dõi hoặc chỉ đạo công việc

Chúng ta vừa thảo luận về khía cạnh này trong trách nhiệm thứ năm của lãnh đạo và người làm công: “Kịp thời nắm rõ và hiểu rõ hiện trạng của các hạng mục công tác”. Bằng cách thảo luận về khía cạnh này, chúng ta đã vạch trần một số biểu hiện cụ thể của lãnh đạo giả, cũng như nhân tính và nhân cách của họ. Bây giờ, hãy cùng xem xét khía cạnh “kịp thời nắm rõ và hiểu rõ hiện trạng của các hạng mục công tác”. Đương nhiên, tiến độ công tác cũng có phần liên quan đến hiện trạng công tác, và mối quan hệ cũng tương đối mật thiết. Nếu không thể kịp thời hiểu rõ và nắm rõ hiện trạng của một hạng mục công tác, thì cũng không thể kịp thời hiểu rõ và nắm rõ tiến độ công tác được. Chẳng hạn như tiến độ công tác như thế nào, công tác đã tiến triển đến giai đoạn nào, tình trạng của những người liên quan là gì, có khó khăn nào trong các khía cạnh nghiệp vụ không, có lĩnh vực công tác nào không đáp ứng được yêu cầu của nhà Đức Chúa Trời không, những kết quả đã đạt được như thế nào, nếu làm việc mà chưa thành thạo lắm trong khía cạnh nghiệp vụ công tác thì có ai đang học tập không, ai tổ chức việc học tập, họ học tập cái gì, học tập như thế nào, v.v. – những vấn đề cụ thể này đều liên quan đến tiến độ. Ví dụ: chẳng phải công tác sáng tác thánh ca rất quan trọng sao? Đối với một bài thánh ca, từ việc lựa chọn ban đầu các đoạn lời Đức Chúa Trời kinh điển cho đến khi hoàn thành việc phổ nhạc, thì trong quá trình này, cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào? Đầu tiên, cần phải lựa chọn các đoạn lời Đức Chúa Trời kinh điển phù hợp để làm ca khúc, đồng thời cũng phải có độ dài phù hợp. Bước thứ hai là cần phải cân nhắc xem phong cách giai điệu nào phù hợp với đoạn đó để khi hát lên người ta thấy hay và tận hưởng. Sau đó, phải tìm người phù hợp để hát bài này. Đây chẳng phải là những nhiệm vụ cụ thể sao? (Thưa, phải.) Sau khi bài thánh ca được sáng tác xong, lãnh đạo giả không hề hỏi han xem việc sáng tác có đạt yêu cầu hay không, hoặc phong cách có phù hợp hay không. Thấy không có sự giám sát, người soạn nhạc tự cảm thấy ổn rồi và tiến hành thu âm. Đoạn lời Đức Chúa Trời mà tất cả mọi người đều mong chờ được chuyển thể thành thánh ca cuối cùng cũng được phổ nhạc và chuyển thành thánh ca, nhưng hầu hết mọi người đều thấy khi hát lên vẫn còn những khiếm khuyết. Vấn đề gì xảy ra? Bài thánh ca được sáng tác chưa đạt yêu cầu: thiếu giai điệu và sức hút mà vẫn được thu âm. Sau khi nghe thấy thế, lãnh đạo giả hỏi: “Ai sáng tác bài thánh ca này? Tại sao lại thu âm?”. Khi họ đặt câu hỏi này thì ít nhất một tháng cũng đã trôi qua rồi. Trong một tháng này, chẳng phải người lãnh đạo nên theo dõi và kịp thời nắm bắt tiến độ của công tác này sao? Chẳng hạn như tình hình sáng tác như thế nào? Giai điệu cơ bản đã được xác định chưa? Nó có giai điệu không? Giai điệu và phong cách của bài thánh ca này có phù hợp với lời Đức Chúa Trời không? Những người có kinh nghiệm liên quan có giúp hướng dẫn không? Sau khi sáng tác, bài thánh ca này có được nhiều người hát không? Nó sẽ có tác động gì? Giai điệu có được coi là hay không? Những vấn đề như thế này lãnh đạo giả đều không theo dõi. Và họ có lý do để không theo dõi: “Tôi không hiểu việc sáng tác thánh ca. Làm sao tôi có thể theo dõi việc tôi không hiểu được? Không thể được”. Đây có phải là lý do chính đáng không? (Thưa, không.) Đây không phải là lý do chính đáng; vậy liệu người không quen thuộc với việc sáng tác thánh ca vẫn có thể theo dõi được không? (Thưa, có.) Họ nên theo dõi như thế nào? (Thưa, họ có thể làm việc cùng với các anh chị em, và xét duyệt giai điệu dựa trên nguyên tắc để xem có phù hợp hay không; họ có thể theo dõi công việc một cách thực tế, thay vì phủi tay.) Đặc điểm chính trong công việc của các lãnh đạo giả là ba hoa giáo lý và nhắc đi nhắc lại những câu khẩu hiệu. Sau khi đã ban hành mệnh lệnh của mình, họ đơn thuần phủi tay xong việc. Họ không thắc mắc gì về sự phát triển sau đó của dự án; họ không hỏi liệu có bất kỳ vấn đề gì, sự sai lệch gì, hay khó khăn gì nảy sinh không. Họ xem như nó đã hoàn tất ngay khi họ bàn giao. Trên thực tế, với tư cách là lãnh đạo, sau khi sắp xếp công việc xong, ngươi phải theo dõi tiến độ công việc. Ngay cả khi ngươi không thông thạo lĩnh vực công việc đó – ngay cả khi ngươi không có bất kỳ kiến thức nào về nó – ngươi vẫn có thể tìm được cách thực hiện việc ấy. Ngươi có thể tìm ai đó có kiến thức, là người hiểu công việc được nói đến, để kiểm tra mọi việc và góp ý. Từ những gợi ý của họ, ngươi có thể xác định những nguyên tắc thích hợp, và như thế ngươi sẽ có thể theo dõi công việc. Dù ngươi có thông thạo hay hiểu dạng công việc được nói đến hay không thì chí ít, ngươi cũng phải chủ trì nó, theo dõi nó, thắc mắc và đặt câu hỏi về tiến độ. Ngươi phải duy trì sự nắm bắt về những vấn đề như thế; đây là trách nhiệm của ngươi, là một phần công việc của ngươi. Không theo dõi công tác, không làm gì thêm sau khi đã bàn giao – phủi tay sau khi xong – là cách làm việc của các lãnh đạo giả. Không theo dõi hay chỉ đạo công việc, không hỏi han hay giải quyết vấn đề phát sinh, và không nắm rõ tiến độ hoặc hiệu suất công việc – đây cũng là những biểu hiện của lãnh đạo giả.

Lãnh đạo giả không làm công việc thực tế, làm chậm trễ tiến độ công tác

Bởi vì các lãnh đạo giả không hiểu tình trạng tiến độ công việc, họ không có khả năng xác định kịp thời – càng không giải quyết – những vấn đề nảy sinh trong công việc, và điều này thường dẫn đến việc trì hoãn hết lần này đến lần khác. Trong những công việc nhất định, bởi vì mọi người không nắm bắt các nguyên tắc, và không có người phù hợp để chịu trách nhiệm hay chủ trì, những người đang thực hiện công việc thường ở trong trạng thái tiêu cực, thụ động, và chờ đợi, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công việc. Nếu lãnh đạo thực hiện trách nhiệm của mình – nếu họ chủ trì công việc, thúc đẩy nó tiến triển, giám sát công việc, và tìm ai đó hiểu lĩnh vực đó để hướng dẫn dự án, thì công việc đã tiến triển nhanh hơn nhiều thay vì cứ trì trệ hết lần này đến lần khác. Vậy thì, đối với các lãnh đạo, điều rất quan trọng là hiểu và nắm bắt tình hình thực tế của công việc. Dĩ nhiên, các lãnh đạo cũng rất cần phải hiểu và nắm bắt công việc diễn tiến thế nào, bởi vì diễn tiến liên quan đến hiệu quả của công việc và những kết quả mà nó phải đạt được. Nếu lãnh đạo và chấp sự không nắm chắc, cũng không theo dõi hay giám sát được tiến độ công tác của hội thánh, thì tiến độ công tác của hội thánh thế nào cũng sẽ chậm lại. Bởi vì đa số những người thực hiện bổn phận đều vô cùng lười biếng, không có ý thức gánh vác, thường hay tiêu cực và bị động, làm việc một cách qua loa chiếu lệ. Nếu không có một người có ý thức gánh vác và có năng lực làm việc đứng ra phụ trách công việc một cách cụ thể, kịp thời hiểu rõ tiến độ công việc, hướng dẫn, giám sát, thêm vào đó là sửa dạy và xử lý đối với những người thực hiện bổn phận, thì hiệu suất làm việc tự nhiên sẽ rất thấp và hiệu quả công việc sẽ rất kém. Nếu đến cả chuyện này mà lãnh đạo và chấp sự cũng không thể nhìn thấu thì họ thật ngu muội và đui mù. Vì vậy, lãnh đạo và chấp sự bắt buộc phải kịp thời hiểu rõ, theo dõi và nắm bắt được tiến độ công việc, hiểu được những người thực hiện bổn phận đang có những vấn đề gì cần giải quyết và giải quyết vấn đề nào thì mới có thể đạt được kết quả tốt hơn. Những điều này đều rất quan trọng, người làm lãnh đạo bắt buộc phải nhìn thấu được chúng. Để làm tròn bổn phận của mình thì tuyệt đối không được giống như những lãnh đạo giả, chỉ làm chút việc bề ngoài rồi tưởng rằng mình đã làm tròn bổn phận. Các lãnh đạo giả thì bất cẩn và ẩu tả trong công việc của mình, họ không có ý thức trách nhiệm, họ không giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh, và cho dù họ có đang làm công việc gì thì họ cũng chỉ lướt qua bề mặt của nó mà thôi. Họ chiếu lệ; họ nói lời hay nhưng sáo rỗng, tuôn ra giáo lý và chỉ làm cho có trong công việc của mình. Nói chung, đây là cách làm việc của các lãnh đạo giả. Mặc dù so với những kẻ địch lại Đấng Christ, các lãnh đạo giả không ra mặt làm điều ác và không cố ý hành ác, nhưng khi nhìn vào hiệu quả công việc của họ thì, công bằng mà xác định, họ là người bất cẩn và chiếu lệ; là người không chịu mang vác gánh nặng, không có ý thức trách nhiệm hay tận tụy với công việc của mình.

Chúng ta vừa thông công về việc lãnh đạo giả không làm công việc thực tế, cũng như không hiểu rõ và nắm rõ tiến độ của các hạng mục công tác. Đối với những khó khăn trong công tác hội thánh, các lãnh đạo giả chỉ chiếu lệ tuôn ra chút giáo lý hay đọc vẹt vài câu khẩu hiệu. Trong tất cả các dự án, người ta sẽ không bao giờ thấy họ tự mình đến nơi làm việc để cố gắng tìm hiểu và theo dõi công việc. Người ta sẽ không thấy họ thông công về lẽ thật để giải quyết những vấn đề ở đó, và càng không thấy họ ở đó đích thân hướng dẫn và giám sát công việc, ngăn ngừa những sai sót và sai lệch xảy ra trong công việc. Đây là hiểu hiện rõ ràng nhất của lối làm việc cẩu thả, chiếu lệ của các lãnh đạo giả. Dù các lãnh đạo giả không làm nhiều công việc thực tế, và dù họ, không giống như những kẻ địch lại Đấng Christ, không có ý định phá vỡ và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, hay làm nhiều điều ác cũng như lập vương quốc riêng của mình, nhưng đủ loại những hành vi bất cẩn và chiếu lệ của họ cũng là trở ngại lớn cho công tác của hội thánh, và gây ảnh hưởng đến tiến độ từng dự án của hội thánh. Vấn đề phát sinh không ngừng và không được giải quyết. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Chẳng phải những lãnh đạo giả như vậy nên bị đào thải sao? Các lãnh đạo giả không chỉ đơn thuần là không thể làm được công việc thực tế – mà bất cứ công việc gì họ làm cũng khởi đầu thì tốt nhưng kết cục đều gây thất vọng. Vai trò của họ là người khai mạc buổi lễ: hô hào khẩu hiểu và rao giảng giáo lý, và khi họ đã giao công việc cho người khác cũng như sắp xếp ai phụ trách việc ấy thì họ đã xong công việc. Họ giống như cái loa phóng thanh thường thấy ở các vùng nông thôn Trung Quốc – vai trò họ đóng chỉ vẻn vẹn như vậy. Họ chỉ làm một chút công việc sơ bộ; phần còn lại của công việc thì chẳng thấy họ ở đâu. Đối với những câu hỏi cụ thể chẳng hạn như mỗi dự án đang thế nào, liệu nó có phù hợp với các nguyên tắc hay không, và liệu nó có hiệu quả hay không – thì họ không biết câu trả lời. Họ không bao giờ đến cấp cơ sở, thăm nơi làm việc để tìm hiểu và nắm bắt sự tiến triển cũng như các chi tiết cụ thể của từng dự án. Do đó, các lãnh đạo giả có thể không có ý gây phá vỡ và nhiễu loạn hay làm nhiều điều ác trong thời gian họ làm lãnh đạo, nhưng nhìn vào thực tế sẽ thấy rằng họ làm tê liệt công tác, gây đình trệ tiến độ của từng dự án của hội thánh, và khiến dân sự được Đức Chúa Trời chọn không thể làm tròn bổn phận và bước vào sự sống. Các lãnh đạo giả lại càng không dẫn dắt được dân sự được Đức Chúa Trời chọn đi đúng đường trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng các lãnh đạo giả không làm bất kỳ công việc thực tế nào và không thể thực hiện được những chức năng đã định của người lãnh đạo và người làm công; họ không thể thực thi lòng trung thành hay trách nhiệm của mình. Họ cũng không theo dõi được công việc mà lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm hay hướng dẫn và giám sát để đảm bảo công tác của hội thánh tiến triển bình thường. Điều này khẳng định rằng các lãnh đạo giả không trung thành trong cách họ thực hiện bổn phận, rằng họ chỉ bất cẩn và chiếu lệ, rằng họ lừa dối Đức Chúa Trời và dân sự được Ngài chọn. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện ý muốn của Ngài. Ai cũng có thể thấy thực tế này. Có thể là một lãnh đạo giả không thực sự phù hợp với công việc; cũng có thể là họ đang né tránh công việc và cố tình bất cẩn, chiếu lệ. Dù là gì thì sự thật vẫn là họ làm rối tung công tác của hội thánh. Không có chút tiến triển nào trong mỗi dự án của hội thánh, và hàng đống vấn đề còn tồn đọng chưa được giải quyết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc truyền bá công tác Phúc Âm mà còn cản trở nghiêm trọng đến lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn. Những thực tế này là đủ để chứng minh rằng các lãnh đạo giả không những không thể làm được công việc thực tế mà còn trở thành chướng ngại vật cho công tác truyền bá Phúc Âm, cũng như là vật cản làm cản trở ý muốn của Đức Chúa Trời được tự do thi hành.

Lãnh đạo giả không làm công việc thực tế và không giải quyết được vấn đề thực tế. Điều này không chỉ làm chậm trễ tiến độ công tác và ảnh hưởng đến kết quả công tác, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho công tác của hội thánh, lãng phí rất nhiều nhân lực, vật lực và tài lực. Vì thế, lãnh đạo giả nên bồi thường thiệt hại kinh tế. Có những người nói: “Nếu các lãnh đạo và người làm công phải bồi thường cho những thiệt hại gây ra do họ không làm tốt công việc, thì sẽ chẳng ai sẵn lòng làm lãnh đạo hay người làm công cả”. Dạng người vô trách nhiệm như thế thì không đủ tư cách làm lãnh đạo hay người làm công. Những người không có lương tâm hoặc lý trí là kẻ ác – kẻ ác mà muốn làm lãnh đạo và người làm công thì chẳng phải phiền toái sao? Bởi vì nhiều công tác của nhà Đức Chúa Trời liên quan đến chi phí kinh tế, nên chẳng phải cần giải trình sao? Của lễ của Đức Chúa Trời có phải là thứ mà con người có thể tùy tiện lãng phí và phung phí được không? Lãnh đạo và người làm công có quyền gì mà phung phí của lễ của Đức Chúa Trời? Gây ra thiệt hại kinh tế thì phải bồi thường; đây là chuyện thiên kinh địa nghĩa, không ai phủ nhận được. Chẳng hạn như giả sử có một công việc mà một người có thể hoàn thành trong một tháng. Nếu mất sáu tháng để làm công việc này, thì chẳng phải chi phí của năm tháng còn lại là thiệt hại sao? Để Ta cho một ví dụ về việc rao truyền phúc âm. Giả sử một người sẵn lòng tìm hiểu con đường thật và có thể được thu phục chỉ trong một tháng, sau đó bước vào hội thánh và tiếp tục nhận sự chăm tưới, cung dưỡng, và trong vòng sáu tháng, họ có thể thiết lập được nền tảng. Nhưng nếu thái độ của người rao truyền phúc âm đối với việc này là xem nhẹ và qua loa chiếu lệ, đồng thời những người lãnh đạo và người làm công cũng phớt lờ trách nhiệm của mình, cuối cùng mất đến nửa năm mới thu phục được người đó, thì chẳng phải nửa năm này là thiệt hại đối với sự sống của họ sao? Nếu họ gặp phải đại họa mà vẫn chưa đặt được nền tảng trên con đường thật, thì họ sẽ lâm nguy, và chẳng phải những người đó đã phụ họ sao? Thiệt hại như thế không có tiền bạc hay vật chất nào đo được. Những người đó đã làm trì hoãn việc hiểu lẽ thật của người đó nửa năm, đã khiến họ bị chậm trễ trong việc thiết lập nền tảng và bắt đầu làm bổn phận nửa năm. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này? Các lãnh đạo và người làm công có gánh nổi trách nhiệm này không? Trách nhiệm đối với việc làm chậm trễ sự sống của ai đó không ai gánh nổi. Vì không ai gánh nổi trách nhiệm này, vậy các lãnh đạo và chấp sự nên làm như thế nào mới là phù hợp? Là bốn chữ: Dốc hết sức mình. Dốc hết sức mình để làm gì? Để làm tròn trách nhiệm của chính mình, việc gì mà mắt mình có thể nhìn thấy, trong lòng mình có thể nghĩ đến và tố chất mình có thể đạt tới thì đều làm cho tới nơi tới chốn. Đây là dốc hết sức mình, đây là trung thành và có trách nhiệm, và đây là trách nhiệm mà các lãnh đạo và chấp sự phải làm. Có những lãnh đạo và người làm công không coi việc rao truyền phúc âm ra gì. Họ nghĩ: “Chiên của Đức Chúa Trời sẽ nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời. Ai tìm hiểu và đón nhận sẽ được ban phước; ai không tìm hiểu và đón nhận sẽ không được ban phước, chết trong thảm họa cũng đáng đời!”. Lãnh đạo giả không quan tâm gì đến tâm ý của Đức Chúa Trời, và không gánh trọng trách đối với công tác phúc âm; họ cũng không có trách nhiệm đối với những người mới đến vừa vào hội thánh, và không xem trọng lối vào sự sống của dân được chọn của Đức Chúa Trời – họ luôn chăm chăm tham hưởng phúc lợi của địa vị. Mặc kệ bao nhiêu người tìm hiểu về con đường thật, họ chẳng hề cảm thấy ưu lo, luôn mang tâm thái kiếm sống, làm bộ như Thái Thượng Hoàng hoặc quan chức. Cho dù công việc có trọng yếu hay cấp bách đến đâu, họ cũng không bao giờ xuất hiện, họ không hỏi han để hiểu rõ tình hình công việc, hay theo dõi công việc và giải quyết vấn đề. Họ chỉ sắp xếp nhiệm vụ là coi như xong việc, phủi tay, và họ tưởng như thế là làm công việc. Đây chẳng phải là qua loa chiếu lệ sao? Đây chẳng phải là dối trên lừa dưới sao? Dạng lãnh đạo và người làm công này có thích hợp để được Đức Chúa Trời sử dụng không? Chẳng phải họ chỉ là quan chức của con rồng lớn sắc đỏ sao? Họ nghĩ: “Làm lãnh đạo hoặc người làm công chính là làm quan, phải tận hưởng phúc lợi của địa vị này chứ. Làm quan cho mình đặc quyền này, không cần phải việc gì cũng có mặt. Nếu lúc nào cũng có mặt, theo dõi công việc và tìm hiểu tình hình thì thật mệt mỏi, thật mất giá! Mệt mỏi như vậy mình chịu không nổi!”. Đây chính là cách làm việc của lãnh đạo giả và người làm công giả, chỉ lo tham hưởng an nhàn và hưởng thụ phúc lợi của địa vị, mà không làm bất kỳ công việc thực tế nào, hoàn toàn không có chút lương tâm hay lý trí nào. Dạng ký sinh trùng này thực sự nên đào thải, và dù có bị trừng phạt cũng đáng! Có những lãnh đạo và người làm công, nhiều năm làm công tác của hội thánh mà vẫn không biết cách rao truyền phúc âm, càng không biết chứng thực. Nếu ngươi bảo họ thông công về tất cả các lẽ thật liên quan đến khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời cho đối tượng phúc âm, họ không làm được. Khi được hỏi: “Anh có bao giờ nỗ lực trang bị cho mình lẽ thật về khải tượng không?”, thì lãnh đạo giả ngẫm nghĩ: “Nỗ lực làm gì? Địa vị của tôi cao như vậy thì cần gì làm việc đó; đầy người làm”. Nói Ta nghe, họ là cái thứ gì? Họ đã làm công tác của hội thánh trong nhiều năm, mà vẫn không biết cách rao truyền phúc âm. Và khi cần chứng thực thì họ phải tìm một người rao giảng phúc âm để làm cho họ. Nếu lãnh đạo và người làm công không biết rao giảng phúc âm, chứng thực hoặc thông công với người ta về các lẽ thật về khải tượng, thì họ biết làm gì? Trách nhiệm của họ là gì? Họ đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa? Có phải họ chỉ đang sống trên vốn liếng sẵn có của mình không? Vốn liếng họ có là gì? Ai cho họ quyền sống trên vốn liếng sẵn có của mình? Có những người phụ trách bộ phận phúc âm thậm chí còn không bao giờ quan sát hay lắng nghe người khác rao giảng phúc âm. Họ không buồn nghe; họ làm biếng nghe, thấy quá phiền phức và không đủ kiên nhẫn. Người ta là lãnh đạo mà – người ta là quan mà – nên người ta không làm những nhiệm vụ cụ thể này, mà giao cho các anh chị em làm. Giả sử một số nhân viên phúc âm tình cờ gặp một người có tố chất cao, sốt sắng tiếp cận mọi thứ và mong muốn hiểu một số lẽ thật cụ thể về khải tượng. Các nhân viên phúc âm không thể thông công trọn vẹn, rõ ràng được, nên nhờ lãnh đạo của họ làm. Lãnh đạo ngớ người, thậm chí còn viện cớ, nói: “Bản thân tôi chưa bao giờ làm công việc này. Các anh chị em làm đi; tôi sẽ hậu thuẫn. Có vấn đề gì, tôi sẽ chỉnh giúp cho; tôi sẽ hỗ trợ các anh chị em. Đừng lo. Chúng ta có Đức Chúa Trời thì có gì phải sợ? Khi có người tìm kiếm con đường thật, các anh chị em có thể chứng thực hoặc thông công về các lẽ thật về khải tượng. Tôi chỉ phụ trách thông công về các lẽ thật về lối vào sự sống thôi. Công tác chứng thực là trọng trách các anh chị em phải gánh vác, đừng dựa vào tôi”. Mỗi khi đến thời khắc quan trọng phải chứng thực khi rao truyền phúc âm, họ liền trốn. Họ biết rõ rằng họ không có lẽ thật, vậy tại sao họ không nỗ lực trang bị lẽ thật cho mình đi? Biết rất rõ họ không có lẽ thật, tại sao họ lại luôn sống chết phấn đấu làm lãnh đạo? Họ không có tài cán gì, nhưng lại có gan đảm nhiệm bất kỳ vị trí cán bộ nào – thậm chí cho làm hoàng đế cũng dám làm nữa – họ quá vô liêm sỉ! Dù nắm giữ cấp bậc lãnh đạo nào, họ cũng không làm được công việc thực tế, thế mà lại dám hưởng thụ phúc lợi của địa vị, mà không cảm thấy chút cắn rứt lương tâm nào. Chẳng phải họ là kẻ hoàn toàn vô liêm sỉ sao? Bảo họ nói tiếng nước ngoài mà họ không nói được thì còn hiểu được, nhưng thông công về các lẽ thật về khải tưởng và tâm ý của Đức Chúa Trời bằng tiếng mẹ đẻ của họ, thì phải được chứ, đúng không? Người mới tin được ba đến năm năm không thể thông công về lẽ thật thì còn có thể tha thứ. Nhưng có những người đã tin Đức Chúa Trời được gần 20 năm mà không hiểu sao vẫn không thể thông công về các lẽ thật về khải tượng – dạng này chẳng phải là kẻ vô dụng sao? Chẳng phải họ là kẻ vô tích sự sao? Ta kinh ngạc khi nghe nói có người đã tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm mà vẫn không biết cách thông công về các lẽ thật về khải tượng. Nghe điều này, tất cả các ngươi cảm thấy thế nào? Chẳng phải là không thể tưởng tượng nổi sao? Trong suốt những năm qua, họ làm công việc như thế nào? Bảo họ hướng dẫn việc làm nhạc thì họ không biết cách làm, và nói rằng lĩnh vực nghiệp vụ này quá khó, không phải là điều mà người bình thường có thể hiểu được. Bảo họ hướng dẫn công tác sản xuất nghệ thật hoặc công tác điện ảnh truyền hình, thì họ kêu là những công việc này đòi hỏi trình độ kỹ thuật quá cao, họ không xử lý được. Bảo họ viết bài chứng ngôn trải nghiệm thì họ nói trình độ văn hóa của họ quá thấp, họ không biết cách viết, cũng chưa bao giờ được đào tạo cách viết. Nếu họ không làm được những kiểu công việc này thì có thể tha thứ được, nhưng công tác phúc âm là một phần cố hữu trong bổn phận của họ. Họ không thể quen thuộc hơn với công tác này – nó phải dễ dàng đối với họ chứ, chẳng phải sao? Khi thông công về các lẽ thật về khải tượng, khía cạnh quan trọng nhất là thông công rõ ràng về lẽ thật về ba giai đoạn công tác. Khi mới làm thì chưa có nhiều kinh nghiệm và có thể chưa thông công tốt lắm, nhưng dần dần qua rèn luyện, càng làm nhiều, càng có thể thông công ngày càng tốt hơn, đến mức có thể nói có cấu trúc, với ngôn từ chính xác, rõ ràng, và cách diễn đạt hay. Đây chẳng phải là một lĩnh vực cụ thể trong công tác nghiệp vụ mà lãnh đạo phải thành thạo sao? Đâu có giống như ép voi bay, đúng không? (Thưa, không.) Nhưng ngay cả phần việc này, những lãnh đạo giả như thế cũng không có năng lực làm. Thế mà họ vẫn còn làm lãnh đạo sao? Họ đang làm cái gì khi vẫn giữ vị trí đó? Có những người nói: “Tôi là người có tư duy hồ đồ và không rõ ràng, thiếu lô-gic, và không giỏi nói về các lẽ thật liên quan đến khải tượng”. Nếu vậy thì ngươi có thể xác định và giải quyết các loại sai sót và lệch lạc xảy ra trong công tác phúc âm được không? Nếu không thể xác định được, thì chắc chắn ngươi cũng không thể giải quyết được. Khi lãnh đạo giả phụ trách công tác phúc âm, họ không đóng bất kỳ vai trò kiểm tra hay giám sát nào; cứ để cho bên dưới tùy ý làm, ai muốn làm sao thì làm, muốn rao truyền cho ai thì rao truyền – hoàn toàn không áp dụng nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào cả. Có những người làm việc tùy hứng, không có lý trí, càng không có nguyên tắc, và làm xằng làm bậy. Những vấn đề này lãnh đạo giả hoàn toàn không phát hiện hay xác định được.

Nghe nói ở Nam Mỹ và Châu Phi, có những người nghèo được đưa vào thông qua công tác phúc âm. Những người này không có thu nhập ổn định, thậm chí chuyện kiếm đủ thức ăn và sinh tồn thôi cũng thành vấn đề. Vậy thì nên làm gì? Có một lãnh đạo nói: “Tâm ý của Đức Chúa Trời là cứu rỗi nhân loại, và để được cứu rỗi, đầu tiên người ta phải đủ ăn đã, đúng không? Chẳng phải nhà Đức Chúa Trời nên cứu tế sao? Nếu họ tin Đức Chúa Trời, chúng ta có thể phát vài cuốn sách lời Đức Chúa Trời cho họ. Họ không có máy tính hay điện thoại, vậy nếu họ muốn xin làm bổn phận, chúng ta nên làm gì? Hãy hỏi thăm một chút xem họ có thành tâm sẵn lòng làm bổn phận hay không”. Qua thăm hỏi thì thấy rằng những người này hiện không có tiền, nhưng nếu họ có tiền và có thể ăn no, thì sẽ sẵn lòng ra ngoài rao truyền phúc âm và làm bổn phận. Sau khi hiểu rõ những trường hợp này, các lãnh đạo bắt đầu cấp tiền cứu tế cho họ, tháng nào cũng cấp. Thức ăn và chỗ ở, thậm chí cả tiền Internet, mua điện thoại, máy tính và các trang thiết bị khác cho những người này, đều được chi trả bằng tiền của nhà Đức Chúa Trời. Việc cấp tiền cho những người này không phải là nhằm mở rộng công tác phúc âm, mà là để cứu tế cho sự sinh tồn của họ. Việc này có phù hợp với nguyên tắc không? (Thưa, không.) Nhà Đức Chúa Trời có quy tắc rằng khi rao truyền phúc âm và gặp người nghèo không có đường sống, chỉ cần họ có thể đón nhận giai đoạn công tác này, thì nên cấp tiền cứu trợ cho họ không? Có nguyên tắc nào như thế không? (Thưa, không.) Vậy thì lãnh đạo này cấp tiền cứu tế cho họ dựa trên nguyên tắc nào? Bởi vì lãnh đạo này nghĩ nhà Đức Chúa Trời có tiền nhưng không biết tiêu vào đâu, hay là bởi vì họ thấy những người này quá đáng thương, hay là bởi vì họ hy vọng rằng những người này sẽ giúp rao truyền phúc âm? Rốt cuộc thì ý định của họ là gì? Họ muốn đạt được mục đích gì? Khi nói đến việc cấp điện thoại, máy tính và sinh hoạt phí, họ tỏ ra rất nhiệt tình; họ thích tham gia vào những công tác mang lại lợi ích cho người khác như thế, vì nó cho phép họ lấy lòng và thu phục lòng những người này, họ đặc biệt đầu tư vào những nhiệm vụ như thế này, ngày càng đi xa mà không có một chút liêm sỉ nào. Đây chính là sử dụng tiền của nhà Đức Chúa Trời để lấy lòng người và mua chuộc lòng người. Thực ra, những người nghèo này không thực sự tin Đức Chúa Trời, họ chỉ tìm cách để ăn no và kiếm sống thôi. Dạng người này không mong cầu có được lẽ thật hay sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời có cứu rỗi những người này không? Có những người, cho dù có sẵn lòng làm bổn phận cũng không thành tâm, mà là do sự thôi thúc của dục vọng muốn có điện thoại và máy tính, muốn có các tiện nghi trong cuộc sống. Nhưng người lãnh đạo giả không quan tâm đến điều này; chỉ cần có người sẵn lòng làm bổn phận thì họ sẽ chăm lo cho người ta, không những chu cấp tiền nhà, tiền ăn, mà còn mua máy tính, điện thoại và các loại trang thiết bị. Nhưng cuối cùng, những người này làm bổn phận không có chút hiệu quả nào. Chẳng phải lãnh đạo giả chỉ đang ném tiền qua cửa sổ sao? Chẳng phải họ đang sử dụng tiền của nhà Đức Chúa Trời để thể hiện mình rộng lượng sao? (Thưa, phải.) Đây có phải là công việc mà lãnh đạo và người làm công nên làm không? (Thưa, không.) Đây chẳng phải là lãnh đạo giả sao? Lãnh đạo giả thích giả vờ tốt đẹp, nhân đức, thiện tâm. Nếu ngươi muốn phát thiện tâm thì tốt thôi, nhưng hãy dùng tiền của chính mình đi! Nếu họ không có đồ mặc thì cởi đồ của ngươi ra cho họ; đừng có tiêu của lễ của Đức Chúa Trời! Của lễ của Đức Chúa Trời chỉ dành cho công tác rao truyền phúc âm, chứ không phải là để phân phát phúc lợi xã hội, càng không phải là để cấp tiền cứu trợ cho người nghèo. Nhà Đức Chúa Trời không phải là tổ chức phúc lợi xã hội. Lãnh đạo giả không có khả năng làm công việc thực tế, càng không có khả năng cung cấp lẽ thật hay sự sống. Họ chỉ chăm chăm sử dụng của lễ của Đức Chúa Trời để phân phát phúc lợi xã hội nhằm lấy lòng người và duy trì danh vọng, địa vị của chính mình. Họ là kẻ phá gia chi tử vô liêm sỉ, chẳng phải sao? Nếu phát hiện ra dạng lãnh đạo này, có ai có thể vạch trần và ngăn chặn họ kịp thời không? Không ai đứng lên ngăn chặn họ cả. Nếu không phải nhờ Bề trên phát hiện và ngăn chặn, thì hoạt động sử dụng tiền của Đức Chúa Trời để cung cấp phúc lợi cho mọi người sẽ không bao giờ chấm dứt. Những người nghèo đó ngày càng chìa tay ra xin nhiều hơn, luôn muốn nhiều hơn. Lòng tham của họ vô đáy, dù ngươi có cho họ bao nhiêu cũng không bao giờ đủ. Những người thành tâm tin Đức Chúa Trời có thể bỏ lại sau lưng gia đình và sự nghiệp của mình, làm bổn phận để được cứu rỗi, và cho dù có phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, họ vẫn có thể tìm cách tự giải quyết, chứ không phải lúc nào cũng đòi hỏi từ nhà Đức Chúa Trời. Việc gì tự giải quyết được thì họ giải quyết, việc gì họ không giải quyết được thì họ cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nương cậy nơi đức tin của mình để trải qua. Những người luôn cầu xin từ Đức Chúa Trời, mong đợi nhà Đức Chúa Trời chu cấp sinh hoạt phí và nuôi sống mình, là hoàn toàn vô lý trí. Họ không muốn làm bất kỳ bổn phận nào, nhưng lại mơ hưởng thụ cuộc sống, chỉ biết chìa tay đòi hỏi từ nhà Đức Chúa Trời, mà dù có được cũng không bao giờ là đủ. Chẳng phải họ là kẻ ăn xin sao? Và lãnh đạo giả – kẻ ngu này – cứ tiếp tục ban phát phúc lợi, không dừng lại, không ngừng lấy lòng người để được họ biết ơn, thậm chí còn nghĩ rằng những hành động như thế làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Đây là những việc mà lãnh đạo giả thích làm nhất. Vậy có ai có thể xác định được những vấn đề này, có thể nhìn thấu được thực chất của những vấn đề này không? Hầu hết lãnh đạo đều nhắm mắt làm ngơ, nghĩ: “Dù sao thì mình cũng không phụ trách công tác phúc âm, quan tâm đến những chuyện này làm gì? Có phải là xài tiền của mình đâu. Chỉ cần tiền trong túi mình không bị động đến là được. Các người muốn cho ai thì cho, liên quan gì đến tôi? Dù sao thì cuối cùng tiền cũng đâu có chảy vào ví tôi”. Dạng người vô trách nhiệm này trên đời đầy, mấy ai có thể giữ vững công tác của nhà Đức Chúa Trời?

Hiện nay, công tác phúc âm hải ngoại đang diễn ra trên toàn thế giới. Một số quốc gia có nhiều người có thể đón nhận lẽ thật hơn, trong khi một số quốc gia, người dân tố chất kém hơn, dẫn đến ít người có thể đón nhận lẽ thật hơn. Một số quốc gia không có tự do tín ngưỡng, tỏ ra chống đối mạnh mẽ đối với con đường thật và công tác của Đức Chúa Trời, và không nhiều người có thể đón nhận lẽ thật. Hơn nữa, người dân của một số quốc gia còn quá lạc hậu và tố chất kém đến mức dù được thông công về lẽ thật như thế nào cũng không thể hiểu được, và có vẻ như người dân ở đó không thể với tới lẽ thật. Ở những nơi như thế, không nên rao truyền phúc âm. Nhưng những người rao truyền phúc âm đó lại không thấy được thực chất của vấn đề; họ không rao truyền cho những người có thể đón nhận lẽ thật, mà thay vào đó cứ nhất định phải tìm cho được ca khó, trong khi bỏ qua ca dễ. Họ không rao truyền phúc âm ở những nơi mà công tác phúc âm đã được truyền bá rồi và dễ rao truyền. Thay vào đó, họ cứ nhất định phải rao truyền phúc âm ở những nơi nghèo đói và lạc hậu đó, rao truyền đến những nhóm người có tố chất kém nhất, không thể lĩnh hội được lẽ thật, cũng như đến các nhóm dân tộc có những quan niệm tôn giáo nặng nề nhất và chống đối Đức Chúa Trời mạnh mẽ nhất. Đây chẳng phải là một sự lệch lạc sao? Chẳng hạn như Do Thái giáo và một số tôn giáo chủng tộc đã ăn sâu bén rễ, xem Cơ Đốc giáo là kẻ thù, thậm chí còn đàn áp Cơ Đốc giáo. Trong trường hợp các quốc gia và nhóm dân tộc như thế này, đơn giản là không nên rao truyền phúc âm. Tại sao lại không nên? Bởi vì có rao truyền cũng vô ích. Cho dù ngươi có dốc hết nhân lực, tài lực và vật lực, thì ba năm, năm năm hoặc thậm chí mười năm có thể trôi qua mà vẫn không thấy được bất kỳ kết quả đáng kể nào. Trước tình hình này, có thể làm gì? Ban đầu, không biết thì có thể thử; nhưng ngay khi thấy rõ tình thế – rằng rao truyền phúc âm cho họ, cái giá rất lớn mà cuối cùng chưa chắc đã mang lại kết quả tốt – thì phải chọn con đường khác, con đường mà có thể có kết quả. Đây chẳng phải là điều mà lãnh đạo và người làm công nên nhìn thấu sao? (Thưa, phải.) Nhưng lãnh đạo giả không hiểu điều này. Khi nói đến việc bắt đầu rao truyền phúc âm hải ngoại ở đâu, có những người nói: “Hãy bắt đầu từ Y-sơ-ra-ên. Vì Y-sơ-ra-ên là căn cứ cho hai giai đoạn công tác đầu tiên của Đức Chúa Trời, nên phải rao truyền phúc âm ở đó. Khó đến mấy, chúng ta cũng phải kiên trì rao truyền cho họ”. Nhưng sau một thời gian dài rao truyền thì không có kết quả đáng kể nào, khiến mọi người thất vọng. Lúc này, lãnh đạo nên làm gì? Nếu là lãnh đạo có tố chất và gánh trọng trách, họ sẽ nói: “Chúng ta rao truyền phúc âm không có nguyên tắc; chúng ta không biết cách ứng phó linh hoạt, mà chỉ nhìn mọi sự dựa trên tưởng tượng của mình – chúng ta quá ngây thơ! Chúng ta không nghĩ tới chuyện những người này ngu muội, ngoan cố và vô lý. Chúng ta nghĩ rằng bởi vì họ đã tin Đức Chúa Trời trong hàng nghìn năm, nên họ hẳn phải là những người đầu tiên được nghe phúc âm của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta nghĩ sai; họ quá vô lý! Thực ra, khi Đức Chúa Trời đang làm công tác cứu chuộc, Ngài đã từ bỏ họ rồi. Chúng ta quay trở lại rao truyền cho họ bây giờ sẽ là tốn công vô ích, sẽ là lao nhọc vô ích, làm việc một cách ngu xuẩn. Chúng ta đã hiểu lầm tâm ý của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không làm, thì con người chúng ta dựa vào cái gì để có thể làm được chứ? Chúng ta đã thử, nhưng dù chúng ta có rao giảng thế nào đi nữa, họ cũng không đón nhận con đường thật. Bây giờ chúng ta nên từ bỏ, gác lại họ và tạm thời không để ý đến họ. Nếu có những người sẵn lòng tìm kiếm, thì chúng ta sẽ chào đón và chứng thực về công tác của Đức Chúa Trời cho họ. Nếu không có ai tìm kiếm, thì chúng ta không cần phải chủ động tìm họ”. Đây chẳng phải là nguyên tắc rao truyền phúc âm sao? (Thưa, phải.) Vậy lãnh đạo giả có thể tuân thủ nguyên tắc được không? (Thưa, không.) Lãnh đạo giả có tố chất kém và không thể nhìn thấu thực chất của vấn đề; họ sẽ nói: “Đức Chúa Trời đã phán rằng dân Y-sơ-ra-ên là dân được chọn của Ngài. Trong bất kỳ thời điểm nào, chúng ta cũng không bao giờ được từ bỏ họ. Nên ưu tiên họ; chúng ta cần phải rao truyền cho họ trước, rồi mới rao truyền cho người dân ở các quốc gia khác. Nếu công tác của Đức Chúa Trời được truyền bá ở Y-sơ-ra-ên, thì thật là một vinh hiển to lớn! Đức Chúa Trời đã mang vinh hiển từ Y-sơ-ra-ên sang phương Đông, chúng ta nên mang vinh hiển đó từ phương Đông trở lại Y-sơ-ra-ên, và cho họ thấy rằng Đức Chúa Trời đã trở lại!”. Đây chẳng phải chỉ là khẩu hiệu sao? Nó có phù hợp với sự thật không? Đây chính là điều mà những người không có hiểu biết thuộc linh sẽ nói. Còn những lãnh đạo giả không làm công việc thực tế đó thì sao? Họ chẳng để ý gì đến những chuyện này. Những người rao giảng phúc âm đã day dứt về chuyện này trong một thời gian dài, giằng xé giữa việc từ bỏ và tiếp tục rao truyền, không chắc nên thực hành thế nào. Lãnh đạo giả hoàn toàn không ý thức được rằng đây là vấn đề. Thấy những người này buồn rầu vì không có con đường, họ nói: “Có gì mà phải lo lắng chứ? Chúng ta có lẽ thật và chứng ngôn trải nghiệm; cứ việc rao truyền cho họ thôi!”. Có người nói: “Anh không hiểu, những người này thực sự rất khó rao truyền”. Khi vấn đề lớn nảy sinh trong công tác cần lãnh đạo giải quyết, thì lãnh đạo vẫn còn đang hô hào khẩu hiệu và nói suông. Đây có phải là hành vi mà lãnh đạo nên có không? Khi được hỏi có nên rao truyền cho những đối tượng phúc âm như thế hay không, họ nói: “Nên giao truyền cho tất cả mọi người, huống gì người Y-sơ-ra-ên, vậy thì càng nên rao truyền cho họ”. Các ngươi có nghe ra vấn đề gì với những lời này không? Họ có biết đây là đây là một sự lệch lạc, một sai sót trong công tác phúc âm mà cần họ xử lý không? Những kẻ vô tích sự này không biết, và vẫn còn ở đó hót hay, hô hào khẩu hiệu, đúng là đồ bỏ đi vô dụng! Thế nhưng, họ lại nghĩ mình thông minh, mình có tố chất và khôn khéo. Một sai sót và lệch lạc lớn như thế đã xuất hiện trong công tác mà họ còn không biết; liệu họ còn có thể bắt đầu giải quyết được không? Càng không thể. Hết thảy những người rao truyền phúc âm đó đều lo lắng phát ốm; công tác phúc âm đã bị ảnh hưởng, cản trở và không thể tiến triển thuận lợi được, còn lãnh đạo giả thì ngạc nhiên thay vẫn không hề biết gì về sự lệch lạc đang xảy ra trong công tác. Hầu hết mọi người, khi gặp phải vấn đề hoặc sự lệch lạc trong công tác, thường không quan tâm, không để ý, và vẫn cố chấp tiếp tục cách tiếp cận sai lầm một cách liều lĩnh bạt mạng. Nếu lãnh đạo và người làm công cũng không kịp thời hiểu rõ và nắm rõ tình hình, đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tiến độ công tác, và hầu hết mọi người có thể phát hiện ra vấn đề, thì lãnh đạo và người làm công mới ngớ người. Đây chính là do sự lơ là bổn phận của lãnh đạo và người làm công gây ra. Vậy làm sao để họ có thể tránh khỏi những hậu quả nghiêm trọng như thế? Lãnh đạo và người làm công phải thường xuyên kiểm tra công tác, và kịp thời hiểu rõ hiện trạng cũng như tiến độ công tác. Nếu phát hiện hiệu suất công tác không cao, họ phải xem khâu nào có sai sót và vấn đề, đồng thời suy ngẫm: “Bây giờ, những người này có vẻ bận rộn, nhưng tại sao lại không có bất kỳ hiệu suất rõ rệt nào? Giống như công tác của bộ phận phúc âm; mỗi ngày, rất nhiều người rao truyền phúc âm và chứng thực, cùng với một số người phối hợp trong công tác này, vậy tại sao mỗi tháng không thu phục được nhiều người? Khâu nào có vấn đề? Ai đang gây ra vấn đề? Sự lệch lạc này sinh ra như thế nào? Nó bắt đầu khi nào? Mình cần phải đi đến từng nhóm để tìm hiểu xem từng người hiện đang làm gì, các đối tượng phúc âm hiện tại như thế nào, và phương hướng rao truyền phúc âm có đúng hay không; mình cần phải tìm hiểu tất cả những điều này”. Thông qua việc tham vấn, thông công và thảo luận, những lệch lạc và sai sót trong công tác dần trở nên rõ ràng. Một khi phát hiện được vấn đề thì không thể để yên, phải giải quyết nó. Vậy kiểu lãnh đạo nào có thể phát hiện được một số vấn đề, lệch lạc và sai sót xuất hiện trong công tác? Những lãnh đạo này cần phải gánh trọng trách, siêng năng, và tham gia vào từng chi tiết của công tác cụ thể; theo dõi, hiểu rõ và nắm rõ từng khâu; xác định mỗi người đang làm gì, nhiệm vụ nào cần bao nhiêu người là phù hợp, những người phụ trách là ai, tố chất của những người này như thế nào, họ có đang làm công tác tốt hay không, hiệu suất của họ như thế nào, công tác đang tiến triển ra sao, v.v. – hết thảy những điều này đều phải xác định được. Ngoài ra, phần trọng yếu nhất của công tác phúc âm là liệu những người rao truyền phúc âm có lẽ thật hay không, liệu họ có thể thông công rõ ràng về các lẽ thật về khải tượng để giải quyết quan niệm và vấn đề của mọi người hay không, liệu họ có thể cung cấp những gì mà đối tượng phúc âm còn khuyết thiếu để khiến họ tâm phục khẩu phục hay không, và liệu họ có thể áp dụng phương thức trò chuyện khi thông công về lẽ thật hay không, để các đối tượng phúc âm có thể nghe được nhiều hơn tiếng Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như nếu một đối tượng phúc âm muốn tìm hiểu về các lẽ thật liên quan đến ý nghĩa sự nhập thể của Đức Chúa Trời, nhưng người rao truyền phúc âm lại cứ luôn nói về ý nghĩa công tác của Đức Chúa Trời và về những quan niệm tôn giáo là gì, thì đây chẳng phải là vấn đề sao? Nếu người ta chỉ muốn tìm hiểu về việc họ có thể được cứu rỗi như thế nào và nội dung kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại là gì, thì chẳng phải đây là lúc để thông công về các lẽ thật về khải tượng liên quan đến ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Nhưng người rao truyền phúc âm này lại cứ nói về hình phạt và sự phán xét của Đức Chúa Trời, cũng như sự vạch trần của Ngài rằng những tâm tính bại hoại của con người bao gồm kiêu ngạo, giả dối và tà ác, cùng các chủ đề tương tự. Bên kia còn chưa đón nhận công tác của Đức Chúa Trời, mà người rao truyền phúc âm đã bắt đầu nói với họ về hình phạt và sự phán xét, vạch trần những tâm tính bại hoại của họ. Kết quả là người đó thấy phản cảm, không nhận được những gì họ mong muốn, và các vấn đề cần giải quyết của họ vẫn chưa được giải quyết; họ mất hứng thú và không muốn tiếp tục tìm hiểu nữa. Đây chẳng phải là vấn đề nơi người rao truyền phúc âm sao? Người rao truyền phúc âm không hiểu lẽ thật, hoặc không có hiểu biết thuộc linh, nên hoàn toàn không biết người kia cần gì, nói chuyện không nêu bật được quan điểm, nói lan man và hoàn toàn không giải quyết được vấn đề của đối tượng phúc âm – rao truyền phúc âm như thế làm sao thu phục người ta được?

Lãnh đạo giả gặp phải vấn đề gì trong công tác cũng bỏ mặc. Dù trong công tác phúc âm nảy sinh vấn đề gì đi nữa, dù kẻ ác làm nhiễu loạn và ảnh hưởng đến công tác này như thế nào đi nữa, họ cũng mặc kệ, như thể không liên quan gì đến họ. Lãnh đạo giả hồ đồ trong công việc; dù người nào làm bổn phận có kết quả gì hay không, hoặc có tuân thủ nguyên tắc hay không, họ cũng không giám sát hay kiểm tra lại, để cho người ta tự do làm, bất chấp hậu quả. Nó khiến cho những lệch lạc và sai sót xuất hiện trong công tác phúc âm không bao giờ được giải quyết, cuối cùng để vuột mất không biết bao nhiêu người tìm kiếm con đường thật, không thể đưa họ đến trước Đức Chúa Trời sớm nhất có thể. Có những người, sau khi bắt đầu đón nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, nói rằng: “Thực ra, cách đây ba năm đã có người rao truyền phúc âm cho tôi. Không phải là tôi không muốn đón nhận hay tôi tin vào những tuyên truyền tiêu cực; mà chính là người rao truyền cho tôi quá vô trách nhiệm. Họ không thể giải đáp những thắc mắc của tôi, và khi tôi tìm kiếm lẽ thật, họ thông công không rõ ràng, chỉ nói mấy lời vô ích. Kết quả là tôi chỉ có thể thất vọng ra về”. Ba năm sau, sau khi tìm hiểu trên mạng, sau đó tìm kiếm và thông công với các anh chị em, những người này đã giải quyết được hết thảy những quan niệm và mơ hồ trong lòng họ, từng cái một, hoàn toàn xác định rằng đây chính là Đức Chúa Trời xuất hiện và làm công tác, và họ liền đón nhận. Đây là họ đón nhận công tác của Đức Chúa Trời thông qua tự tìm kiếm và tìm hiểu. Nếu người rao truyền phúc âm có thể thông công rõ ràng về lẽ thật và giải quyết các quan niệm cũng như thắc mắc của họ ba năm về trước, thì họ đã đón nhận sớm hơn ba năm rồi. Trong ba năm ấy, bao nhiêu sự trưởng thành sự sống đã bị chậm trễ! Đây phải xem là lơ là bổn phận về phần những người rao truyền phúc âm đó và trực tiếp liên quan đến việc họ không hiểu lẽ thật. Có những nhân viên phúc âm đơn giản là không chú trọng trang bị cho mình lẽ thật, chỉ biết tuôn chút đạo lý mà không thể giải quyết được quan niệm hoặc vấn đề thực tế của mọi người. Kết quả là nhiều người khi nghe phúc âm không đón nhận kịp thời, làm chậm trễ sự trưởng thành sự sống của họ mấy năm. Phải nói rằng các lãnh đạo phụ trách công tác phúc âm phải chịu trách nhiệm về việc này do thiếu hướng dẫn và thiếu giám sát. Nếu các lãnh đạo và người làm công thực sự gánh trọng trách và có thể chịu khổ hơn một chút, thực hành thông công về lẽ thật nhiều hơn, và tỏ lòng trung thành nhiều hơn một chút, thông công rõ ràng về mọi khía cạnh lẽ thật, để các nhân viên phúc âm đó có thể thông công về lẽ thật để giải quyết những quan niệm và hoài nghi của mọi người, thì kết quả rao truyền phúc âm sẽ ngày càng tốt hơn. Nó sẽ cho phép nhiều người hơn tìm hiểu con đường thật có thể đón nhận công tác của Đức Chúa Trời sớm hơn và trở về trước Đức Chúa Trời để nhận sự cứu rỗi của Ngài sớm hơn. Công tác của hội thánh bị trì hoãn đơn giản là do các lãnh đạo giả lơ là nghiêm trọng bổn phận của họ, không làm công việc thực tế hoặc không theo dõi, giám sát công việc, và không thể thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề. Đương nhiên, đó cũng là do những lãnh đạo giả này tham hưởng phúc lợi của địa vị, không hề mưu cầu lẽ thật, và không sẵn lòng theo dõi, giám sát hoặc chỉ đạo công tác rao truyền phúc âm – kết quả là công tác tiến triển chậm, và nhiều sự lệch lạc, ngớ ngẩn và làm xằng làm bậy do con người gây ra không được chấn chỉnh và giải quyết kịp thời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả rao truyền phúc âm. Chỉ khi Bề trên phát hiện ra những vấn đề này, và yêu cầu các lãnh đạo và người làm công phải giải quyết, thì chúng mới được khắc phục. Giống như người đui mù, những lãnh đạo giả này không thể phát hiện được bất kỳ vấn đề gì, và làm việc không có một chút nguyên tắc nào, thế nhưng lại không thể nhận ra lỗi lầm của bản thân, chỉ nhận lỗi khi bị Bề trên tỉa sửa. Vậy thì ai gánh nổi trách nhiệm đối với thiệt hại do những lãnh đạo giả này gây ra đây? Cho dù có cách chức họ thì cũng làm sao bù đắp được cho những thiệt hại họ gây ra? Vì thế, khi phát hiện thấy có những lãnh đạo giả không có khả năng làm bất kỳ công việc thực tế nào, thì nên kịp thời cách chức họ. Trong một số hội thánh, công tác phúc âm tiến triển rất chậm, đơn giản là do lãnh đạo giả không làm công việc thực tế, cũng như có quá nhiều chỗ lơ là và phạm sai lầm về phần họ.

Trong tất cả các hạng mục công tác khác nhau mà lãnh đạo giả làm thực ra đều có rất nhiều vấn đề, lệch lạc và sai sót mà họ cần giải quyết, chỉnh đốn và khắc phục. Nhưng bởi vì những lãnh đạo giả này không có tinh thần gánh trọng trách, chỉ tham hưởng phúc lợi của địa vị mà không làm bất kỳ công việc thực tế nào, nên cuối cùng, họ khiến công tác rối tinh rối mù. Trong một số hội thánh, mọi người không đồng tâm, ai cũng nghi kỵ, đề phòng và ngầm phá hoại lẫn nhau, trong khi sợ bị nhà Đức Chúa Trời đào thải. Trước tình hình này, lãnh đạo giả không nhúc nhích để giải quyết, không làm bất kỳ công việc cụ thể, thực tế nào. Công tác của hội thánh đi vào đình trệ, thế nhưng lãnh đạo giả lại không hề vì thế mà cảm thấy day dứt, còn tưởng rằng bản thân họ đã làm rất nhiều công việc và không làm chậm trễ công tác của hội thánh. Dạng lãnh đạo giả này về cơ bản không có khả năng thực hiện công tác cung dưỡng sự sống, cũng không thể giải quyết vấn đề thực tế theo lẽ thật. Họ chỉ thực hiện một chút công việc sự vụ do Bề trên giao và chỉ định cụ thể, như thể công việc của họ chỉ được thực hiện cho Bề trên. Khi nói đến những công tác cơ bản của hội thánh mà Bề trên luôn yêu cầu – chẳng hạn như công tác cung dưỡng sự sống và công tác bồi dưỡng nhân sự – hoặc một số nhiệm vụ đặc biệt do Bề trên chỉ đạo, thì họ không biết làm thế nào và không làm được. Họ chỉ giao những nhiệm vụ này cho người khác liền coi như xong việc. Bề trên chỉ dẫn họ từng nào, họ chỉ làm đúng từng ấy, và chỉ hành động một chút khi bị thúc giục; nếu không thì họ thụ động và qua loa chiếu lệ – đây chính là lãnh đạo giả. Lãnh đạo giả là gì? Tóm lại, đó là người không làm công việc thực tế, không làm công việc lãnh đạo của họ, thể hiện sự lơ là bổn phận nghiêm trọng trong những công tác cơ bản, trọng yếu, và không hành động – đây chính là lãnh đạo giả. Lãnh đạo giả chỉ bận bịu với những sự vụ bề ngoài, lầm tưởng đó là làm công việc thực tế, trong khi thực ra, đối với công việc lãnh đạo của họ và những công tác trọng yếu mà nhà Đức Chúa Trời giao cho họ, thì họ lại không làm tốt. Thêm vào đó, trong các hạng mục công tác khác nhau của hội thánh thường xuyên nảy sinh vấn đề cần lãnh đạo giải quyết, nhưng họ lại không giải quyết được, thường mang thái độ né tránh, và các anh chị em không sao tìm thấy họ khi muốn giải quyết vấn đề. Nếu mãi mới tìm được lãnh đạo, thì lãnh đạo né tránh với lý do quá bận công việc và bảo các anh chị em tự đọc lời Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề một cách độc lập, áp dụng cách tiếp cận không can thiệp. Cuối cùng, nó dẫn đến tình trạng tồn đọng quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết, làm ngừng trệ tiến độ của tất cả mọi hạng mục công tác và khiến công tác của hội thánh đi vào đình trệ. Đây chính là hậu quả của việc lãnh đạo giả không làm công việc thực tế. Lãnh đạo giả không bao giờ sốt sắng hay siêng năng đối với những trách nhiệm cốt lõi của họ, cũng không bao giờ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các loại vấn đề. Điều này đồng nghĩa lãnh đạo giả không có khả năng làm công việc thực tế và giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Điều mà lãnh đạo giả rất giỏi là giảng câu chữ và đạo lý, hô hào khẩu hiệu và khuyên nhủ người khác, chỉ mải bận bịu với công việc sự vụ. Về những công tác cơ bản của hội thánh mà nhà Đức Chúa Trời giao phó cho họ, chẳng hạn như cung dưỡng sự sống và thông công về lẽ thật để giải quyết vấn đề, thì họ không biết cách làm, không tập học cách làm và không giải quyết được bất kỳ vấn đề thực tế nào – đây chính là lãnh đạo giả.

Có những lãnh đạo giả, khi được yêu cầu hướng dẫn công tác biên soạn, chẳng hạn như viết kịch bản, viết bài chứng ngôn trải nghiệm và các nhiệm vụ cụ thể khác, lại nghĩ rằng bởi vì chỉ là hướng dẫn nên họ không phải làm công việc cụ thể nào cả. Thế là thay vào đó, họ chỉ đi dạo loanh quanh, nói: “Anh Trương, bài viết của anh sao rồi?”. “Cũng gần xong rồi”. “Chị Lý, chị viết kịch bản đó có khó khăn gì không?”. “Có, anh có thể giúp tôi giải quyết được không?”. “Tất cả các anh chị em tự thảo luận cùng nhau đi. Cầu nguyện thêm một chút”. Những lãnh đạo giả này không những không hướng dẫn và trợ giúp các anh chị em, mà còn không tập trung thực hiện tốt công việc của chính họ, lúc nào cũng đi dạo lang thang và sống một cuộc sống thanh nhàn, tự tại. Bề ngoài có vẻ như họ đang giám sát công việc, nhưng thực ra họ không giải quyết bất kỳ vấn đề gì – họ đúng là quan bàn giấy! Trong thế giới ngoại đạo, những quan chức có năng lực ở một số quốc gia cũng là con người bại hoại, nhưng thậm chí họ còn vượt trội hơn nhiều so với những lãnh đạo giả này mà không có tinh thần trách nhiệm như họ. Chẳng hạn như sau khi đại dịch bùng phát, các quốc gia trên khắp thế giới bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Cuối cùng, đa số các quốc gia này đều đồng ý rằng những nỗ lực phòng ngừa của Đài Loan có hiệu quả, cho thấy quan chức chính phủ Đài Loan đã thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với đại dịch của họ theo những tiêu chuẩn cao nhất và với sự chi tiết tối đa. Một quốc gia trong thế tục, các quan chức và chính trị gia trong nhân loại bại hoại mà thi hành được một nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn cao nhất và với sự chi tiết như thế quả là đáng ngưỡng mộ. Nhiều quan chức châu Âu sẵn sàng đến thăm và học hỏi Đài Loan; từ góc độ này, quan chức chính phủ Đài Loan vượt trội hơn hẳn so với các quốc gia khác. Cũng bởi vì hầu hết các quan chức của họ có khả năng làm công việc cụ thể và có thể dồn hết tâm huyết vào việc làm tròn trách nhiệm của mình, nên điều đó chứng tỏ rằng những quan chức này đạt tiêu chuẩn. Có những lãnh đạo và người làm công trong hội thánh khi làm bổn phận luôn qua loa chiếu lệ, và dù có bị tỉa sửa như thế nào cũng vô ích. Ta thấy nhân cách của những lãnh đạo và người làm công này thậm chí còn không bằng của các quan chức trong thế giới ngoại đạo có thể làm công việc thực tế. Hầu hết bọn họ, miệng nói tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, nhưng thực tế lại không sẵn lòng trả giá. Có nhiều lẽ thật như vậy đang được cung cấp cho họ, mà họ lại có thái độ như thế đối với việc thực hiện bổn phận của mình. Kết quả là hết thảy họ đều trở thành lãnh đạo và người làm công giả, thua xa so với những quan chức chính phủ vượt trội hơn họ. Yêu cầu của Ta đối với con người thực ra không cao; Ta không yêu cầu con người phải hiểu quá nhiều lẽ thật hay có tố chất quá cao. Tiêu chuẩn tối thiểu là làm có lương tâm và làm tròn trách nhiệm của mình. Ít nhất cũng phải sống cho xứng đáng với miếng ăn hàng ngày và sự ủy thác mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi; thế là đủ. Nhưng công tác của Đức Chúa Trời đã được thực hiện cho đến bây giờ, mà nhiều người có thể làm với lương tâm không? Ta thấy có những quan chức ở các quốc gia dân chủ nói và làm với lòng chân thành. Họ không phóng đại hay nói những lý luận cao siêu, lời nói của họ rất nghiêm túc, chân thật, và họ có thể xử lý nhiều việc thực tế. Công việc của họ thực sự khá tốt, phản ánh đúng nhân cách và nhân tính của họ. Nhìn vào phần đông lãnh đạo và người làm công trong hội thánh bây giờ, trong công việc, họ làm cho có và qua loa chiếu lệ, họ chưa đạt được kết quả tốt lắm, và họ chưa hoàn toàn làm tròn trách nhiệm của mình. Sau khi trở thành trở thành lãnh đạo, họ biến thành quan chức tôn giáo, trịch thượng và ra lệnh, trở thành quan bàn giấy. Họ chỉ chăm chăm tham hưởng phúc lợi của địa vị, và họ thích người người vây quanh họ, xoay quanh họ. Họ hiếm khi thâm nhập các cấp cơ sở của hội thánh để giải quyết vấn đề thực tế. Trong lòng, họ ngày càng xa rời Đức Chúa Trời. Dạng lãnh đạo giả và người làm công giả này hoàn toàn vô phương cứu chuộc! Ta đã thông công về lẽ thật cụ thể vậy, mà những lãnh đạo và người làm công này lại không hấp thụ, họ cố chấp bám vào những tư tưởng sai lầm của mình, và họ không hề lay chuyển. Thái độ của họ đối với bổn phận của mình luôn là qua loa chiếu lệ, và họ không có một chút ý định ăn năn nào. Ta thấy những người này không có lương tâm, không có lý trí và hoàn toàn không phải là con người! Vì thế, Ta suy ngẫm: đối với những loại người này, có còn cần thiết phải thông công nhiều lần về những lẽ thật này không? Ta có cần phải thông công cụ thể như vậy không? Ta có cần phải chịu khổ như vậy không? Những lời này có dư thừa không? Sau khi suy nghĩ một chút, Ta quyết định rằng Ta vẫn phải phán, vì mặc dù những lời này không có tác dụng đối với những người không có một chút lương tâm hay lý trí nào, nhưng vẫn hữu ích đối với những người mà dù tố chất kém hơn một chút, nhưng vẫn có thể đón nhận lẽ thật và thành tâm làm bổn phận. Lãnh đạo giả không làm công việc thực tế và không làm tròn trách nhiệm của mình, nhưng người mưu cầu lẽ thật sẽ rút ra bài học, được truyền cảm hứng và tìm thấy con đường thực hành từ những lời và sự việc này. Việc bước vào sự sống không dễ dàng như vậy đâu, không có ai hỗ trợ và cung dưỡng, không phân tích và làm rõ từng khía cạnh lẽ thật, người ta sẽ rất yếu đuối, thường rơi vào tình trạng bất lực và bối rối, tình trạng tiêu cực và thụ động. Vì thế, nhiều lần, khi thấy những lãnh đạo giả này, Ta nản không muốn thông công với họ. Nhưng khi nghĩ đến những sự khổ cực phải chịu đựng và những cái giá phải trả bởi những người thành tâm tin Đức Chúa Trời và trung thành làm bổn phận, Ta lại đổi ý. Chỉ có vậy thôi chứ không vì lý do nào khác: cho dù 30 đến 50 người – hoặc ít nhất 8 đến 10 người – có thể thành tâm dâng mình và trung thành làm bổn phận, sẵn lòng lắng nghe và thuận phục, thì nói những lời này vẫn đáng giá. Ta sẽ không có động lực bên trong để phán và thông công với những người không có lương tâm và lý trí; nói chuyện với những người này cảm giác rất mệt mỏi và vô ích. Hầu hết các ngươi không mưu cầu lẽ thật và không trả giá trong bổn phận – các ngươi không có gánh trọng trách hay lòng trung thành, chỉ làm cho có và làm miễn cưỡng với hy vọng có được phước lành. Được nghe những lời này thực ra là một ân huệ không xứng đáng đối với các ngươi. Các ngươi đang được hưởng ké những người thành tâm làm bổn phận, những người thực sự trả giá, những người có lòng trung thành và gánh trọng trách, và những người sẵn lòng thực hành lẽ thật. Những lời này là dành cho những người đó, và khi nghe, các ngươi đang có được một ân huệ không xứng đáng. Nếu nhìn từ góc độ này – tức là đa số các ngươi có thái độ chiếu lệ mà không hề sốt sắng trong bổn phận của mình – thì các ngươi không xứng đáng được nghe những lời này. Tại sao các ngươi không xứng đáng? Bởi vì dù các ngươi có nghe cũng đều vô ích; dù có nói bao nhiêu hay chi tiết như thế nào, các ngươi cũng chỉ nghe cho có, nghe xong dù có hiểu bao nhiêu, cũng không thực hành những lời này. Những lời này nên được phán với ai? Ai xứng đáng được nghe? Chỉ những người sẵn lòng trả giá, những người có thể thành tâm dâng mình, và những người trung thành với bổn phận và sự ủy thác của mình mới xứng đáng được nghe. Tại sao Ta lại nói rằng họ xứng đáng được nghe? Bởi vì sau khi nghe, một khi hiểu được chút lẽ thật, họ liền có thể đưa vào thực hành, và họ thực hành những gì họ hiểu được; họ không lươn lẹo và không chểnh mảng; và họ có thái độ thành tâm, khao khát đối với lẽ thật và yêu cầu của Đức Chúa Trời, có thể yêu và đón nhận lẽ thật. Cho nên, sau khi nghe, những lời này sẽ có tác dụng đối với họ và có kết quả.

Ngày 13 tháng 2 năm 2021

Trước: Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (1)

Tiếp theo: Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (9)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger