“Phúc cho những kẻ có tinh thần khó nghèo” Người như thế nào là người có tinh thần khó nghèo

26/05/2021

Mai Quyên

Một hôm, trong lúc tĩnh nguyện tôi thấy Đức Giêsu nói: “Phúc cho những kẻ có tin thần khó nghèo, vì nước trời là của họ(Matthêô 5:3). Tôi bắt đầu suy ngẫm: “Thiên Chúa yêu thích và chúc phúc cho những người có tinh thần khó nghèo. Những người có tinh thần khó nghèo mới được vào vương quốc thiên đàng. Nhưng những người có tinh thần khó nghèo là những người như thế nào? Có phải là người có vẻ ngoài khiêm tốn, nhẫn nại với người khác thì là những người có tinh thần khó nghèo hay không?” Tôi suy ngẫm được một lúc nhưng cũng không có ánh sáng gì. Tôi nhớ đến trưa có buổi nhóm họp, tôi có thể cùng giao lưu và thảo luận với anh chị em về vấn đề này.

Sự cầu nguyện giả dối của người Pharisêu

Trong lúc nhóm, tôi đã đặt câu hỏi và anh Phương đã nói sau khi nghe được: “Loại người nào là người có tinh thần khó nghèo’ đây là câu hỏi đáng để bàn luận, đây là đại sự và liên quan đến việc liệu chúng ta có thể vào vương quốc thiên đàng hay không. Tôi nghĩ chúng ta không thể chỉ dựa vào bên ngoài của một người có sự khiêm tốn, và có tình thương người hay không để đánh giá, mà phải xem thái độ của người đó đối với Thiên Chúa và đối với sự thật, đánh giá như vậy mới chính xác. Vì một số người bên ngoài trông có vẻ khiêm tốn, nhẫn nại, và có tình thương người, nhưng trong lòng lại kiêu ngạo, tự cao, không thể thuận phục Thiên Chúa và sự thật. Khi công tác của Thiên Chúa không phù hợp với quan niệm của anh ta, anh ta không những không có tinh thần khó nghèo để đi tìm cầu, mà còn có thể dựa vào tâm tính kiêu ngạo giữ quan điểm của riêng mình, từ chối, phản kháng và thậm chí định tội chống đối công tác của Thiên Chúa. Ngay cả khi một người như thế này bên ngoài trông có vẻ khiêm tốn, kiên nhẫn và có tình thương người như thế nào, cũng không thể nói họ là người có tinh thần khó nghèo. Cũng giống như những người Pharisêu hồi đó, họ thường giảng giải Kinh thánh cho những tín hữu Do Thái giáo, cố tình đứng ở nhà thờ và ngã tư đường cầu nguyện rất dài, còn bố thí làm việc thiện ở phố xá, nhìn bên ngoài trông có vẻ khá là khiêm tốn, tin kính, và cũng có tình thương người, nhưng khi Đức Giêsu đến làm việc, họ đã nghe được lời nói của Đức Giêsu có thẩm quyền và quyền năng, và cũng thấy Đức Giêsu đã làm nhiều dấu kỳ phép lạ, nhưng không có chút tấm lòng tìm cầu sự thật nào, mà còn cực kỳ kiêu ngạo và tự cho mình là đúng, dựa vào quan niệm tưởng tượng cho rằng Đức Giêsu không phải là Đức Kitô, nếu Ngài không được gọi là Đấng Mê-si-a. Họ thậm chí còn giới hạn lời nói và việc làm của Thiên Chúa trong Kinh Thánh Cựu Ước, định tội lời nói và việc làm của Đức Giêsu vượt ra ngoài Kinh Thánh Cựu Ước, phủ nhận công tác và lời nói của Đức Giêsu. Không những thế, những người Pharisêu còn không chấp nhận rằng Đức Giêsu là sự xuất hiện của Thiên Chúa, và họ xét đoán rằng Đức Giêsu là một con người bình thường, nói rằng, ‘Ông ấy không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ ông không phải có tên là Maria’ (Matthêô13:55). v.v ... Người Pharisêu đặc biệt kiêu ngạo, tự cho mình đúng, không thể vâng phục lẽ thật, ngoan cố tuân thủ quan niện của mình không không bỏ. Thậm chí, vì muốn duy trì địa vị và bát cơm của mình, họ còn đem tín hữu Do Thái giáo khống chế chặc chẽ dưới quyền của họ, còn làm chứng giả, bịa đặt tin đồn, định tội điên cuồng và báng bổ Đức Giêsu, cuối cùng kết hợp với chính quyền La Mã để đóng đinh Đức Giêsu nhân từ vào thánh giá, phạm một tội ác tày trời, xúc phạm tâm tính của Thiên Chúa, và bị Thiên Chúa trừng phạt. Điều này cho chúng ta thấy rằng dù bên ngoài có khiêm tốn, và tình thương người đến đâu, nhưng người ấy không có sự thuận phục thật sự đối với Thiên Chúa và sự thật, thì những người như vậy không phải là người có tin thần khó nghèo, vì sự khiêm tốn, nhẫn nại của anh ta là giả dối và tình thương người đều là ngụy tạo mà ra, hoàn toàn là để lừa dối, mê hoặc và che đậy mọi người, là vì để giành được sự tôn trọng và ngưỡng vọng của người khác. Một người như vậy bên ngoài trông có vẻ khiêm tốn, nhẫn nại, và nói yêu thương, nhưng nội tâm lại đầy sự xảo trá, quỷ quyệt và độc ác, và thực chất là những kẻ lừa dối”.

Sau khi nghe lời thông công của anh Phương, tôi đã hiểu một chút. Hóa ra một người có tinh thần khó nghèo không thể đánh giá qua vẻ bề ngoài có khiêm tốn, kiên nhẫn và hay không. Điều quan trọng là phải xem thái độ đối đãi với Thiên Chúa và sự thật của anh ta. Cũng giống như những người Pharisêu, tuy bên ngoài trông có vẻ khiêm tốn, tin kính, cũng có một số hành vi tốt, nhưng khi Đức Giêsu đến làm việc, họ không những không có tinh thần khó nghèo đi tìm cầu mà còn mù quáng tuân giữ theo quan niệm tưởng tượng của bản thân, và điên cuồng chống đối và định tội Đức Giêsu. Cuối cùng đóng đinh Đức Giêsu vào thánh giá, vậy đâu phải là một người có tinh thần khó nghèo chứ, rõ ràng là một kẻ kiêu ngạo tự đại và là kẻ thù của Thiên Chúa!

Người có tinh thần khó nghèo có những biểu hiện nào?

Lúc này, anh Phương tiếp tục nói: “Sau khi con người chúng ta bị Satan làm cho bại hoại, đều đã trở nên đặc biệt kiêu ngạo tự đại, tự cao luôn cho mình là đúng, luôn cho rằng sự lĩnh hội và nhận biết của mình là đúng không bao giờ sai. Nhưng một số người tuy cũng có sự kiêu ngạo, nhưng khi có việc gì đó xảy đến, anh ta có thể tìm cầu sự thật và thuận phục công tác của Thiên Chúa. Khi công tác của Thiên Chúa không phù hợp với quan niệm của mình, dù anh ta không hiểu, nhưng cũnng sẽ không xét đoán hay chống đối, mà anh ta sẽ hạ mình, tìm cầu tâm ý của Thiên Chúa với một tinh thần khó nghèo và khi hiểu được sự thật, anh ta có thể chấp nhận, thuận phục, người như vậy mới là người có tinh thần khó nghèo thật sự. Cũng giống như Nathanaen đã ghi chép lại trong Kinh thánh, khi Philip làm chứng về Đức Giêsu cho ông, ông dựa vào quan niệm tưởng tượng và nói: “Nathanael đáp lại: ‘Tự Nazaret, thì có thể nảy ra gì tốt được!’ Philihp bảo ông: ‘Thì hãy đến mà xem!’ Ðức Yêsu thấy Nathanael đến với Ngài, thì Ngài nói về ông: ‘Này đây đích thật một người Israel, trong mình không có gian dối’. Nathanael thưa Ngài: ‘Bởi đâu mà Ngài biết tôi?’ Ðức Yêsu bảo ông: ‘Trước khi Philip gọi ngươi, Ta đã thấy ngươi ở dưới cây vả!’ Nathanael đáp lại Ngài: ‘Rabbi, Ngài là Con Thiên Chúa, Ngài là Vua Israel!’” (Yoan 1:46-49). Từ trong đây có thể thấy rằng mặc dù ngay từ đầu Nathanaen có quan niệm về Đức Giêsu và cho rằng Đấng Mê-si-a không nên được sinh ra ở Nazaret, nhưng ông ta không tuân theo quan niệm tưởng tượng của mình, mà còn có thể tìm cầu với một tinh thần khó nghèo và lắng nghe lời của Đức Giêsu. Khi nghe Đức Giêsu nói ra những việc ông đang cầu nguyện dưới gốc cây vả, ông cảm thấy rằng Thiên Chúa là Đấng toàn năng và toàn tri, và rằng Đức Giêsu có thể nhìn thấu tâm can của con người, và hoàn toàn khác với người thường, nên ông đã đặt để quan niệm của mình xuống, và thừa nhận rằng Đức Giêsu là Đấng Mê-si-a cần đến, vả lại còn tiếp nhận Chúa Giêsu, và nhận được ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

Anh Chiêm gật đầu và nói: “Chà, những ai đối xử với Thiên Chúa như Nathanaen và coi công việc của Thiên Chúa có thể khiêm tốn tìm kiếm, chấp nhận và vâng theo lời của Đức Giêsu, là những người có tinh thần khó nghèo! Tôi cũng nghĩ đến Ai Cập. Câu chuyện về hoạn quan Kanđakê. tiếp nhận phúc âm của Đức Giêsu, Kinh thánh ghi lại: Viên hoạn quan nói với Philip: ‘Ðáp lại viên hoạn quan nói với Philip: “Mạn phép hỏi ngài, tiên tri nói thế về ai, về chính mình hay về ai khác?” Philip mở miệng nói, và bắt đầu từ lời Kinh thánh mà giảng cho ông Tin Mừng về Ðức Yêsu. Ruổi theo đường trường, họ đến một chỗ có nước, viên hoạn quan mới nói: “Kìa có nước! Có gì ngăn trở tôi chịu thanh tẩy không?” Philip nói: “Nếu Ngài tin hết lòng, thì được phép”. Ông ấy đáp: “Tôi tin Ðức Yêsu Kitô là Con Thiên Chúa!”’ (Công Vụ Các Tông Ðồ 8:34-3). Mặc dù hoạn quan Kanđakê có quyền lực và địa vị to lớn, nhưng ông ta không hề bị ảnh hưởng bởi những điều này dù chỉ là nhỏ nhất, cũng không tự cho mình là có thân phận hoặc kiến thức Kinh thánh mà ông ta đã học được. Ông ta đặc biệt yêu thích sự thật, khao khát sự thật, với thái độ khiêm tốn và tìm cầu, sau khi nghe Philip giảng về những việc làm của Đức Giêsu, ông đã tin rằng Đức Giêsu là Đức Kitô và vui vẻ nhận Đức Giêsu là Cứu Chúa của mình. Những người như thế này là những người có tinh thần khó nghèo”.

Sau khi nghe sự thông công của anh Phương và anh Chiêm, tôi rất tán thành và vội vàng nói: “Hóa ra là người có tinh thần khó nghèo không khư khư ý kiến của chính mình, đối với điều đến từ Thiên Chúa, bất luận có phù hợp với quan niệm của mình hay không đều có thể có tinh thần khó nghèo đi tìm cầu, khi hiểu được sự thật rồi thì họ có thể đặt để quan niệm của mình xuống, và chấp nhận, thuận phục theo công tác của Thiên Chúa, người như vậy là người thuần khiết và trung thực, có tấm lòng yêu sự thật và khao khát sự thật, đây mới là người mà Thiên Chúa yêu thích. Tạ ơn Thiên Chúa! Bây giờ cuối cùng tôi cũng đã hiểu rồi, người có tin thần khó nghèo không chỉ khiêm tốn, kiên nhẫn và hoà nhã ở bên ngoài. Điều quan trọng nhất là anh ta có lòng kính sợ Thiên Chúa, có thể có tin thần khó nghèo tìm cầu mọi thứ, tuân phục sự thật và không tuỳ tiện xét đoán hoặc định quy công tác của Thiên Chúa.

Chị Dương tiếp tục nói: “Đúng vậy, những người có tinh thần khó nghèo có lòng kính sợ Thiên Chúa. Bất kể công việc của Thiên Chúa có phù hợp với quan niệm của con người hay không, họ có thể hạ mình và tìm cầu tâm ý của Thiên Chúa với một tinh thần khó nghèo. Những người như vậy mới có thể nghênh tiếp được Chúa. Còn những người có bên ngoài trông có vẻ khiêm tốn nhưng thực chất lại rất kiêu ngạo tự đại và là người không chấp nhận sự thật, một khi công tác của Thiên Chúa không phù hợp với quan niệm của họ, họ bắt đầu xét đoán, chống đối và định tội, mà không có một chút thái độ tìm cầu và khảo sát nào, và cuối cùng chỉ có thể bị Thiên Chúa chán ghét, căm hận, người như vậy là không có phần trong vương quốc thiên đàng”.

Sau khi nghe anh chị em thông công, tôi chợt nghĩ đến lời Ya-vê nói trong Kinh thánh: “không phải người phàm nhìn sao, Thiên Chúa cũng nhìn thế, bởi người phàm chỉ trông thấy (điều lộ trước) mắt, còn Yavê trông thấy (điều ẩn đáy) lòng(1 Samuel 16:7), tiếp tục nói: “Con người chúng ta nhìn con người bằng vẻ bề ngoài, trong khi Thiên Chúa nhìn vào lòng và thực chất của con người. Trước đây, tôi không có sự phân biệt, nhìn bề ngoài có một số hành vi tốt, thích làm việc thiện, hay bố thí, khoan dung, nhẫn nại, nói chuyện ôn hòa, tốt bụng nên tôi nghĩ họ là những người khiêm tốn. Tôi nghĩ rằng một người như vậy là đẹp lòng Chúa, giờ nghĩ lại, quan điểm của tôi về vấn đề này khá vô lý!”

Anh Phương nói: “A-men! Chúng ta có thể có những hiểu biết này ngày hôm nay, đó là sự soi sáng và hướng dẫn của Thiên Chúa! Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào Đức Giêsu đã nói: ‘Phúc cho những kẻ có tin thần khó nghèo, vì nước trời là của họ(Matthêô 5:3). Câu này còn minh bạch hơn nữa, nhất là bây giờ là thời cuối của thời kỳ sau hết, cũng là thời điểm quan trọng để chào đón Đức Giêsu quang lâm. Chúng ta phải là những người khiêm tốn, bỏ đi những quan niệm và tưởng tượng của mình, hãy chấp nhận và tuân theo sự thật, theo cách này để đẹp lòng Thiên Chúa và nghênh tiếp được sự quang lâm của Thiên Chúa. Hãy nhớ rằng Đức Giêsu từng nói: ‘Ta còn lắm điều phải nói với các ngươi, nhưng hiện giờ, các ngươi không mang nổi. Song khi nào Ngài đến, vì là Thần khí sự thật, Ngài sẽ đưa các vào tất cả sự thật; vì không phải tự mình mà Ngài nói, nhưng nghe gì Ngài sẽ nói ra, và Ngài sẽ loan báo cho các ngươi những điều sẽ đến(Yoan 16:12-13). Còn có sách Khải Huyền chương 2 câu 3 tiên tri rằng: ‘Này Ta đã đứng bên cửa và Ta gõ! Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào với nó, và Ta sẽ dùng bữa tối với nó và nó với Ta’. Và sách Khải Huyền chương 2 câu 7 tiên tri: ‘Ai có tai thì hãy nghe Thần khí phán dạy gì cho các hội thánh’. Từ những câu Kinh thánh này, chúng ta có thể thấy rằng Chúa sẽ cất tiếng nói khi Ngài đến trong thời kỳ sau hết, nói tất cả sự thật và những điều mầu nhiệm cho chúng ta. Khi chúng ta nghe về một hội thánh nào làm chứng Thiên Chúa đã quang lâm và cất tiếng nói, hoặc ai đó làm chứng về sự quang lâm của Thiên Chúa với chúng ta, chúng ta phải từ bỏ quan niệm của chúng ta và tìm cầu một cách khiêm tốn để xem liệu những lời này có thể cung cấp nhu cầu tâm linh của chúng ta và giải quyết vấn đề thực tế của chúng ta, chỉ ra con đường thực hành không. Miễn là được xác định rằng đó là tiếng nói của Thiên Chúa, là sự bày tỏ của sự thật, chúng ta sẽ chấp nhận sự thật và tuân theo công tác của Thiên Chúa, điều này chắc chắn sẽ nghênh tiếp được sự trở lại của Thiên Chúa, ngược lại, nếu chúng ta không có lòng khiêm tốn tìm kiếm, phàm là không phù hợp với quan niệm của chúng ta thì từ chối một cách ngu muội, không tìm cầu khảo sát, như vậy chúng ta rất dễ đi trên con đường chống đối Thiên Chúa như người Pharisêu. Như vậy, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội nghênh tiếp sự quang lâm của Thiên Chúa, đây có phải là một việc rất đáng buồn không”.

Tôi đồng ý và nói: “A-men! Chỉ khi chúng ta làm một người có tinh thần khó nghèo, có thể tìm cầu sự thật, miễn là chúng ta chắc chắn rằng đó là tiếng của Thiên Chúa và là sự bày của sự thật, thì tiếp nhận và thuận phục, như vậy mới là một người khôn ngoan. Tôi sẵn sàng làm người có tinh thần khó nghèo để tìm cầu, chú ý đến tiếng của Thiên Chúa và nghênh đón sự trở lại của Ngài!”

“Tạ ơn Thiên Chúa!”

“Mối thông công hôm nay rất tốt, là đến từ sự khai sáng và dẫn dắt của Chúa Thánh Thần!”

Biên tập viên tiếp tục giới thiệu cho bạn: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn” trải nghiệm của một vị linh mục được cất lên trước ngôi của Thiên Chúa, dẫn bạn tìm được dấu chân của Chúa!

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger