Để làm tròn bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí

Có nhiều người thực hiện bổn phận một, hai năm, hoặc ba đến năm năm liền bị đào thải. Nguyên nhân chính là gì? Có thể nói rằng chủ yếu là do những người đó không có lương tâm hoặc lý trí, và không có nhân tính. Họ chẳng những không đón nhận lẽ thật, mà thực hiện bổn phận còn có thể gây nhiễu loạn và gián đoạn, luôn qua loa chiếu lệ. Dù được thông công về lẽ thật thế nào đi nữa, họ cũng không nghe, khi bị tỉa sửa thì không phục và phản kháng. Cuối cùng, không còn cách nào khác, chỉ có thể thanh trừ và đào thải họ. Điều này nói rõ vấn đề gì? Để thực hiện bổn phận, chí ít người ta phải có lương tâm và lý trí; nếu không, sẽ khó mà đứng vững. Bởi vì người không có lương tâm và lý trí đều không có nhân tính và không thể đón nhận lẽ thật, nên Đức Chúa Trời không có cách nào cứu rỗi họ, và dù họ có đem sức lực phục vụ đi nữa cũng sẽ không đạt tiêu chuẩn. Đây là một vấn đề mà các ngươi phải thấy rõ. Sau này phát hiện những người không có lương tâm hoặc lý trí – nghĩa là những người không có nhân tính – các ngươi phải thanh trừ họ càng sớm càng tốt.

Một số người không có trách nhiệm gì khi thực hiện bổn phận của mình, họ luôn qua loa chiếu lệ. Mặc dù họ có thể nhìn thấy vấn đề nhưng họ không muốn tìm kiếm giải pháp và sợ làm mất mặt mọi người, và do đó họ cứ vội vàng cho qua chuyện, kết quả là công việc phải được làm lại. Vì ngươi đang thực hiện bổn phận này, ngươi phải chịu trách nhiệm về nó. Tại sao ngươi không nghiêm túc với nó? Tại sao ngươi lại qua loa chiếu lệ? Và có phải ngươi chểnh mảng trong trách nhiệm của mình khi thực hiện bổn phận theo cách này không? Bất kể ai là người chịu trách nhiệm chính thì những người khác cũng đều có trách nhiệm để mắt tới mọi việc, mọi người đều phải có sự gánh vác này và tinh thần trách nhiệm này – nhưng không ai trong số các ngươi chú ý gì cả, các ngươi thực sự làm chiếu lệ, các ngươi không có lòng trung thành, các ngươi tắc trách trong bổn phận của mình! Không phải là các ngươi không thể nhìn thấy vấn đề, mà là không sẵn lòng chịu trách nhiệm – cũng như khi ngươi nhìn thấy vấn đề, ngươi cũng không muốn để ý gì đến vấn đề này, ngươi chỉ cần “đủ tốt” là được. Qua loa chiếu lệ theo cách này chẳng phải là lừa dối Đức Chúa Trời sao? Khi Ta làm công tác và thông công về lẽ thật với các ngươi, nếu Ta chỉ làm cho đủ tốt thôi, rồi tùy vào tố chất và sự mưu cầu của mỗi người các ngươi, thì các ngươi có thể thu nhặt được gì từ đó? Nếu Ta cũng có thái độ như các ngươi, các ngươi sẽ chẳng thể đạt được gì. Tại sao Ta lại phán điều này? Phần là vì ngươi không làm việc gì nghiêm túc cả, và phần là vì ngươi có tố chất khá kém, khá tê dại. Đó là vì Ta thấy tất cả các ngươi đều tê dại và không có tình yêu đối với lẽ thật, và không mưu cầu lẽ thật, cùng với tố chất kém cỏi của các ngươi, nên Ta phải phán cụ thể. Ta phải giảng giải chi tiết, chia nhỏ mọi lẽ và phân mảnh chúng trong lời Ta phán, và phán từ mọi góc độ, mọi cách thức. Chỉ khi đó các ngươi mới hiểu được một chút. Nếu Ta làm qua loa với ngươi, và phán mỗi chủ đề một chút, bất cứ khi nào Ta cảm thấy thích, cũng không chú tâm suy nghĩ hay chịu khó, không để tâm, không phán khi không thấy thích, thì các ngươi có thể đạt được gì chứ? Với tố chất như của các ngươi thì các ngươi sẽ không hiểu được lẽ thật. Các ngươi sẽ không đạt được gì, huống gì là đạt được sự cứu rỗi. Nhưng Ta không thể làm như thế mà phải nói chi tiết, và đưa ra các ví dụ về trạng thái của từng loại người, thái độ mà người ta có đối với lẽ thật, và từng loại tâm tính bại hoại; chỉ khi đó, các ngươi mới hiểu thấu những gì Ta đang nói và hiểu những gì các ngươi nghe. Bất kể khía cạnh nào của lẽ thật được thông công, Ta cũng nói qua nhiều phương tiện khác nhau, với các phong cách thông công cho người lớn và trẻ nhỏ, và dưới các hình thức đạo lý và chuyện kể nữa, sử dụng lý thuyết và thực hành, và nói về những trải nghiệm, để mọi người có thể hiểu lẽ thật và bước vào thực tế. Bằng cách này, những người có tố chất và có tấm lòng sẽ có cơ hội hiểu, chấp nhận lẽ thật và được cứu rỗi. Nhưng thái độ của các ngươi đối với bổn phận của mình luôn là thái độ qua loa chiếu lệ, thái độ rề rà, và ngươi không quan tâm đến việc mình gây chậm trễ bao lâu. Các ngươi không phản tỉnh về cách tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, không suy nghĩ về cách làm tốt bổn phận để có thể chứng thực cho Đức Chúa Trời. Điều này là bỏ bê bổn phận. Do đó sự sống của các ngươi tăng trưởng rất chậm, nhưng các ngươi không lo ngại đã lãng phí bao nhiêu thời gian. Trên thực tế, nếu các ngươi thực hiện bổn phận của mình một cách tận tâm và có trách nhiệm, thì thậm chí chưa đến năm hoặc sáu năm, các ngươi đã có thể nói về trải nghiệm của mình và làm chứng cho Đức Chúa Trời, và các công việc khác nhau sẽ được thực hiện với hiệu quả tuyệt vời – nhưng các ngươi không sẵn lòng quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, cũng như không cố gắng hướng tới lẽ thật. Có một số điều các ngươi không biết phải làm thế nào, vì vậy Ta cho các ngươi những sự chỉ dẫn chính xác. Các ngươi không cần phải suy nghĩ, chỉ cần lắng nghe và tiến hành với nó. Đó là chút trách nhiệm duy nhất mà các ngươi phải đảm nhận – nhưng ngay cả điều đó cũng vượt quá khả năng của các ngươi. Lòng trung thành của các ngươi ở đâu? Chẳng thấy đâu cả! Tất cả những gì các ngươi làm là nói những điều nghe có vẻ dễ chịu. Trong thâm tâm, các ngươi biết mình nên làm gì, nhưng đơn giản là các ngươi không thực hành lẽ thật. Đây là phản nghịch Đức Chúa Trời, và về gốc rễ, đây là không có tình yêu đối với lẽ thật. Các ngươi biết rất rõ trong lòng mình cách hành động phù hợp với lẽ thật – chỉ là các ngươi không đưa nó vào thực hành. Đây là một vấn đề nghiêm trọng; các ngươi đang nhìn chằm chằm vào lẽ thật mà không đưa nó vào thực hành. Các ngươi hoàn toàn không phải là người thuận phục Đức Chúa Trời. Để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, điều chí ít mà các ngươi phải làm là tìm kiếm và thực hành lẽ thật và hành động phù hợp với các nguyên tắc. Nếu không thể thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình thì ngươi có thể thực hành nó ở đâu? Và nếu không thực hành bất kỳ lẽ thật nào, thì ngươi là một kẻ chẳng tin. Thực sự thì mục đích của ngươi là gì nếu ngươi không chấp nhận lẽ thật – càng không thể thực hành lẽ thật – và chỉ đang sống qua ngày trong nhà Đức Chúa Trời? Các ngươi muốn biến nhà Đức Chúa Trời trở thành viện dưỡng lão hay trại tế bần của các ngươi ư? Nếu vậy, các ngươi đã nhầm – nhà Đức Chúa Trời không chăm lo cho những kẻ ăn bám, những kẻ ăn không ngồi rồi vô tích sự. Bất cứ ai có nhân tính kém cỏi, không vui vẻ thực hiện bổn phận của mình, không thích hợp để thực hiện bổn phận, thì tất cả đều phải bị thanh trừ; tất cả những kẻ chẳng tin không hề chấp nhận lẽ thật đều phải bị đào thải. Một số người hiểu lẽ thật nhưng không thể đưa nó vào thực hành khi thực hiện bổn phận của mình. Khi họ thấy được vấn đề, họ không giải quyết nó, và khi họ biết điều gì đó là trách nhiệm của họ, họ không làm hết mình. Nếu ngươi thậm chí không thực hiện những trách nhiệm mà mình có thể đảm nhận, thì việc thực hiện bổn phận của ngươi có thể có giá trị hay tác dụng gì? Tin Đức Chúa Trời theo cách này có ý nghĩa không? Ai đó hiểu lẽ thật nhưng không thể thực hành nó, không thể chịu đựng những khó khăn mà họ phải chịu đựng – một người như vậy không thích hợp để thực hiện bổn phận. Một số người thực hiện bổn phận thật ra làm vậy chỉ để được cho ăn. Họ là những kẻ ăn xin. Họ nghĩ rằng nếu họ làm một vài công việc trong nhà Đức Chúa Trời thì chuyện ăn ở của họ sẽ được lo, rằng họ sẽ được chu cấp mà không cần phải kiếm việc làm. Có thứ gì là món hời như vậy không? Nhà Đức Chúa Trời không chu cấp cho kẻ lười nhác. Nếu bất cứ ai là người hoàn toàn không thực hành lẽ thật, là người luôn qua loa chiếu lệ trong việc thực hiện bổn phận của mình, nói rằng họ tin Đức Chúa Trời, liệu Đức Chúa Trời có thừa nhận họ không? Tất cả những người như vậy đều là những kẻ chẳng tin và như cách nhìn của Đức Chúa Trời với họ, họ là những kẻ hành ác.

Những người thực sự tin Đức Chúa Trời thực hiện bổn phận của mình một cách sẵn lòng, không tính toán được mất. Bất kể ngươi có là người theo đuổi lẽ thật hay không thì ngươi cũng phải dựa vào lương tâm, lý trí của mình và nỗ lực khi thực hiện bổn phận. Nỗ lực nghĩa là gì? Nếu ngươi đơn thuần hài lòng với việc thực hiện chút nỗ lực và chịu một chút khó khăn thể chất, nhưng ngươi không hề nghiêm túc với bổn phận của mình hay tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, thì điều này không gì khác hơn là qua loa chiếu lệ – đó không phải là thực sự nỗ lực. Điều cốt yếu để thực hiện một nỗ lực là để tâm vào nó, kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng ngươi, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, sợ hãi việc phản nghịch Đức Chúa Trời và làm tổn thương Đức Chúa Trời, và chịu bất kỳ sự gian khổ nào để làm tròn bổn phận của mình và đáp ứng Đức Chúa Trời: nếu ngươi có lòng yêu kính Đức Chúa Trời theo cách này thì ngươi sẽ có thể làm tốt bổn phận. Nếu trong lòng ngươi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời, ngươi sẽ không có trọng trách khi thực hiện bổn phận của mình, sẽ không hứng thú với nó, và chắc chắn sẽ qua loa chiếu lệ, không tạo ra bất kỳ hiệu quả thực tế nào – đây không phải là thực hiện bổn phận. Nếu ngươi thực sự có ý thức trọng trách và cảm thấy rằng việc thực hiện bổn phận là trách nhiệm cá nhân của ngươi, và rằng nếu không thực hiện bổn phận thì ngươi không đáng sống, và là một con thú, rằng chỉ khi ngươi làm tốt bổn phận, ngươi mới xứng đáng được gọi là một con người và có thể đối mặt với lương tâm của chính mình – nếu ngươi có ý thức trọng trách này khi thực hiện bổn phận của mình – thì ngươi sẽ có thể làm mọi thứ một cách có lương tâm, sẽ có thể tìm kiếm lẽ thật và làm mọi việc theo nguyên tắc, và do đó sẽ có thể làm tốt bổn phận và thỏa mãn Đức Chúa Trời. Nếu ngươi xứng đáng với sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, với tất cả những gì Đức Chúa Trời đã hy sinh cho ngươi và những sự kỳ vọng của Ngài về ngươi, thì đây mới là thực sự nỗ lực. Bây giờ ngươi đã hiểu chưa? Nếu ngươi chỉ đơn thuần qua loa trong việc thực hiện bổn phận của mình và không theo đuổi kết quả chút nào, thì ngươi là một kẻ giả hình, một con sói đội lốt cừu. Ngươi có thể lừa mọi người, nhưng ngươi không thể lừa được Đức Chúa Trời. Nếu không thật sự bỏ công sức và không có lòng trung thành khi ngươi thực hiện bổn phận của mình, thì điều đó không đạt tiêu chuẩn. Nếu ngươi không thật sự bỏ công sức với đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận; nếu ngươi luôn muốn làm qua loa đại khái và hành động chiếu lệ, thì giống như người ngoại đạo làm việc cho ông chủ của họ; nếu ngươi chỉ ra sức, không dùng tâm trí, làm việc ngày nào xong ngày đấy, thấy vấn đề cũng chẳng hề báo cáo, thấy chuyện xấu xảy ra cũng chẳng thèm để tâm, và cẩu thả gạt bỏ tất cả mọi thứ không có lợi cho mình, thì chẳng phải điều này có vấn đề sao? Làm sao một người như thế này có thể là thành viên của nhà Đức Chúa Trời? Những người như thế là người ngoại đạo; họ không thuộc về nhà Đức Chúa Trời. Không một ai trong số họ được Đức Chúa Trời ghi nhận. Việc ngươi thực hiện bổn phận có thật lòng, có bỏ công sức hay không, Đức Chúa Trời đều ghi lại, và thật ra trong lòng ngươi cũng biết rõ. Vậy, các ngươi đã bao giờ thực sự bỏ công sức để thực hiện bổn phận của mình chưa? Ngươi đã bao giờ nghiêm túc với nó chưa? Ngươi đã coi nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngươi chưa? Ngươi đã làm nó như làm chuyện thuộc bổn phận của mình chưa? Ngươi phải phản tỉnh đúng đắn và biết những vấn đề này, và điều này sẽ giúp ngươi dễ dàng giải quyết những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện bổn phận của mình, và sẽ có lợi cho lối vào sự sống của ngươi. Nếu ngươi luôn thiếu trách nhiệm khi thực hiện bổn phận, không báo cáo với lãnh đạo và người làm công khi ngươi phát hiện ra vấn đề, cũng như không tìm kiếm lẽ thật để tự mình giải quyết, luôn nghĩ “càng ít rắc rối càng tốt”, luôn sống dựa vào các triết lý xử thế, luôn qua loa chiếu lệ khi thực hiện bổn phận, không có một chút lòng trung thành nào, và không hề tiếp nhận lẽ thật khi bị tỉa sửa – nếu ngươi thực hiện bổn phận của mình theo cách này, ngươi sẽ gặp nguy hiểm; ngươi là một trong những người đem sức lực phục vụ. Những người đem sức lực phục vụ không phải là thành viên của nhà của Đức Chúa Trời, mà là những người lao động, những công nhân được thuê. Khi công việc kết thúc, họ sẽ bị đào thải, và đương nhiên sẽ rơi vào thảm họa. Những người trong nhà Đức Chúa Trời thì khác; khi họ thực hiện bổn phận, đó không phải để kiếm tiền, ra sức hay được phúc. Họ nghĩ: “Tôi là thành viên của nhà Đức Chúa Trời. Những vấn đề liên quan đến nhà Đức Chúa Trời thì liên quan đến tôi. Việc của nhà Đức Chúa Trời là việc của tôi. Tôi nên để tâm vào nhà Đức Chúa Trời”. Vì vậy, họ bận tâm và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến nhà Đức Chúa Trời. Họ có trách nhiệm với mọi thứ họ có thể nghĩ ra và nhìn thấy. Mắt họ tìm kiếm các sự việc, và họ ghi nhớ các vấn đề. Đây là những người trong nhà Đức Chúa Trời. Các ngươi có giống y như vậy không? (Thưa, không.) Nếu chỉ ham muốn những tiện nghi xác thịt, thấy nhà Đức Chúa Trời có chuyện cũng không quản, chai dầu bị rơi cũng không nhặt, và trong lòng ngươi biết là có vấn đề nhưng lại không muốn giải quyết, thì ngươi không coi nhà Đức Chúa Trời là nhà của mình. Có phải các ngươi là như vậy không? Nếu là như vậy, thì các ngươi đã sa ngã đến mức không có sự khác biệt gì với người ngoại đạo. Nếu không ăn năn, thì các ngươi phải bị coi là ở ngoài nhà Đức Chúa Trời; các ngươi phải bị gạt sang một bên và đào thải. Sự thật là lòng Đức Chúa Trời mong muốn coi ngươi như thành viên trong gia đình Ngài, nhưng ngươi không tiếp nhận lẽ thật, luôn qua loa chiếu lệ và thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện bổn phận của mình. Ngươi không ăn năn, bất kể lẽ thật được thông công với ngươi như thế nào. Chính ngươi đã đặt mình bên ngoài nhà Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi và biến các ngươi thành những thành viên của nhà Ngài, nhưng các ngươi không chấp nhận điều đó. Vậy thì các ngươi đang ở bên ngoài nhà Ngài; các ngươi là những người ngoại đạo. Ai không tiếp nhận một chút lẽ thật nào thì chỉ có thể bị xử lý như một người ngoại đạo. Chính ngươi là người đã thiết lập kết quả và vị trí của chính mình. Ngươi đã thiết lập nó bên ngoài nhà Đức Chúa Trời. Ngoài ngươi ra thì còn trách được ai về điều đó chứ? Ta thấy nhiều người như động vật vô hồn vậy: ngày nào cũng chỉ biết ăn và làm việc, chứ không bao giờ ăn hay uống lời Đức Chúa Trời, cũng chẳng bao giờ thông công lẽ thật. Họ không hiểu chút nào về những chuyện thuộc linh sự sống, và lúc nào cũng sống như người ngoại đạo; họ chính là kẻ mặt người dạ thú. Người như thế hoàn toàn vô dụng, thậm chí còn không thể sử dụng cho việc đem sức lực phục vụ. Họ chính là phế vật, nên bị đào thải và nhanh chóng đuổi đi, một người cũng không được để lại. Những người thực sự tin Đức Chúa Trời là những người có thể tiếp nhận lẽ thật, những người mà, bất kể được thông công lẽ thật như thế nào, hoặc bị tỉa sửa ra sao, họ đều có thể thuận phục; họ là những người có ý thức này, và cũng có thể nghe lời và thuận phục khi họ thực hiện bổn phận của mình. Bất kể họ đang thực hiện bổn phận gì, họ đều có khả năng chịu trách nhiệm, thực hiện bổn phận một cách đúng đắn, và đảm nhận công việc này. Chỉ những người như vậy mới phù hợp để được gọi là người, và chỉ những người này mới là thành viên của nhà của Đức Chúa Trời. Những người đem sức lực phục vụ chỉ là những kẻ ăn bám, họ bị Đức Chúa Trời ghét bỏ, họ không phải là anh chị em, và họ là những kẻ chẳng tin. Nếu ngươi đối đãi với họ như anh chị em, thì ngươi thật mù quáng và ngu ngốc. Hiện tại là thời điểm tập hợp tất cả mọi người theo chủng loại của họ. Đây chính là thời điểm Đức Chúa Trời tỏ lộ và đào thải con người. Nếu các ngươi là người tin Đức Chúa Trời chân chính, thì các ngươi phải mưu cầu lẽ thật cho tốt và làm tốt bổn phận của mình. Nếu ngươi có thể nói ra chứng ngôn trải nghiệm, thì chứng tỏ ngươi là người yêu thích lẽ thật và ngươi có chút thực tế lẽ thật. Nhưng nếu ngươi không thể nói ra bất kỳ chứng ngôn trải nghiệm nào, thì ngươi là người đem sức lực phục vụ và có nguy cơ bị đào thải. Nếu ngươi làm tốt bổn phận, ngươi có tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành, thì ngươi là người đem sức lực phục vụ trung thành và có thể ở lại. Bất kỳ ai không phải là người đem sức lực phục vụ trung thành đều phải bị đào thải. Vì thế, làm tốt bổn phận của mình mới có thể đứng vững trong nhà Đức Chúa Trời và sống sót trong tai họa lớn. Làm tốt bổn phận là điều cốt yếu. Chí ít, người của nhà Đức Chúa Trời phải là người trung thực. Họ là người đáng tin cậy trong việc thực hiện bổn phận, có thể tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận trung thành. Nếu con người không có đức tin chân chính, không có lương tâm và lý trí, nếu họ không có lòng kính sợ và thuận phục Đức Chúa Trời, thì họ không phù hợp để thực hiện bổn phận. Dù có thực hiện được bổn phận, họ cũng làm qua loa chiếu lệ. Họ là người đem sức lực phục vụ – người không thực sự ăn năn. Những người đem sức lực phục vụ như thế này sớm muộn gì cũng phải bị đào thải. Chỉ những người đem sức lực phục vụ trung thành mới có thể sống sót. Mặc dù những người đem sức lực phục vụ trung thành không có thực tế lẽ thật, nhưng họ có lương tâm và lý trí, họ có thể thật lòng thực hiện bổn phận, và Đức Chúa Trời cho phép họ được sống sót. Những người có thực tế lẽ thật và có thể chứng thực một cách vang dội cho Đức Chúa Trời là dân của Ngài, sẽ sống sót cũng như được đưa vào vương quốc của Ngài.

Hiện tại, xét thái độ thực hiện bổn phận, hiệu suất làm việc và những kết quả trong việc thực hiện bổn phận của các ngươi, thì các ngươi vẫn chưa thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn. Đó là bởi vì thành phần qua loa chiếu lệ của các ngươi, cách làm để cho có, chỗ các ngươi không để tâm và biểu hiện tuân thủ quy định còn quá nhiều. Nguyên nhân của việc này là gì? Có phải nó liên quan đến tố chất và việc mưu cầu của các ngươi không? Người có tố chất kém và kẻ ngu muội đều thực hiện bổn phận như thế, phàm là những ai không mưu cầu lẽ thật cũng thực hiện bổn phận như thế. Vậy chính xác thì các ngươi đều đang mưu cầu cái gì? Các ngươi có phải là người mưu cầu lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Chuyện này rất rõ ràng rồi, các ngươi không phải là người mưu cầu lẽ thật. Đối với các ngươi mà nói, lấy vóc giạc hiện tại của các ngươi, dù hiểu lẽ thật sâu hay nông đến đâu, dù hiểu được bao nhiêu, các ngươi cũng nên thực hành ra được – điều này có dễ dàng không? Xét từ hoàn cảnh bên ngoài và các nhân tố chủ quan, thì có lẽ các ngươi đều có một số khó khăn. Tuy nhiên, các ngươi không phải là kẻ ác, không phải là kẻ địch lại Đấng Christ, và nhân tính của các ngươi không quá tệ. Hơn nữa, mặc dù hầu hết các ngươi có tố chất bình thường, nhưng chắc hẳn vẫn có thể đạt được lẽ thật. Như vậy có thể đảm bảo việc các ngươi mưu cầu lẽ thật sẽ không có độ khó cao. Những lẽ thật sâu sắc hơn một chút có thể vượt quá tầm với các ngươi, nhưng nếu Ta phán cụ thể và chi tiết hơn một chút, thì các ngươi sẽ có thể nghe hiểu và đạt đến chúng. Chỉ cần có thể hiểu lẽ thật, bất kể nông sâu, và chỉ cần có con đường, thì các ngươi sẽ biết cách thực hành. Đây là một điều kiện cơ bản để đạt đến mưu cầu và thực hành lẽ thật, và cũng là điều kiện mà các ngươi đều có. Theo đó, các ngươi hẳn là đều có thể mưu cầu và thực hành lẽ thật. Vậy tại sao các ngươi lại chưa thể thực hành lẽ thật? Có gì đó cản trở sao? Chắc hẳn không có gì cản trở, chắc hẳn các ngươi đều có thể đạt đến thực hành lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc trong phạm vi thực hiện bổn phận của mình. Đây là cơ hội tốt biết bao, thế mà các ngươi lại không thể làm được. Điều này chứng minh cái gì? Thứ nhất, các ngươi không yêu thích lẽ thật và không hứng thú với lẽ thật. Thứ hai, các ngươi không có nhận thức chân chính về cách mưu cầu và thực hành lẽ thật, vẫn không nhận thức được thực hành lẽ thật nghĩa là gì, ý nghĩa và giá trị của việc thực hành lẽ thật là gì, cũng như việc thực hành lẽ thật quý giá ở chỗ nào. Không biết được những điều này, các ngươi chỉ đang làm việc mơ mơ hồ hồ, không có hứng thú với lẽ thật hay việc thực hành lẽ thật, trong lòng còn nhủ thầm: “Làm việc theo nguyên tắc và thực hành lẽ thật thì có ích lợi gì chứ?”. Trong lòng có ý nghĩ này chứng tỏ các ngươi chưa nhận thức được giá trị của lẽ thật, chưa đích thân trải nghiệm lợi ích của việc làm việc theo nguyên tắc và thực hành lẽ thật, và không cảm nhận được ý nghĩa trong chuyện này, cho nên các ngươi không có hứng thú thực hành lẽ thật. Mặc dù đối với việc nghe giảng đạo, các ngươi còn có chút hứng thú, mang theo cả lòng hiếu kỳ, nhưng nói đến việc thực hành lẽ thật thì hứng thú không còn nhiều nữa. Có những người sẵn lòng nghe giảng đạo và đọc lời Đức Chúa Trời, cũng như sẵn lòng thực hành lẽ thật trong khi làm việc, nhưng khi thực sự thực hành lẽ thật thì lại làm phiên phiến. Những sở thích và triết lý xử thế của họ liền xuất hiện, và những tâm tính bại hoại của họ đều bộc lộ ra ngoài, chẳng hạn như lười biếng, tham hưởng an nhàn, giở trò giả dối và tranh giành địa vị. Họ không hề chịu trách nhiệm trong việc thực hiện bổn phận và không hề làm việc theo nguyên tắc lẽ thật. Họ chỉ ra sức làm công, không chịu khổ là được, việc gì cũng không nghiêm túc. Dù có biết mình chưa thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, họ cũng không phản tỉnh, mà chỉ thực hiện bổn phận qua loa chiếu lệ như thế. Lâu dần, họ trở nên tê liệt, trì độn và không có phản ứng gì. Đây chính là tình trạng của người đem sức lực phục vụ.

Nhiều người muốn thực hiện bổn phận, và một số người sẵn lòng thực hiện bổn phận, nhưng tại sao ai cũng cảm thấy việc thực hành lẽ thật khó? Tại sao thậm chí họ còn không thể đưa những lẽ thật mà mình hiểu được vào thực hành? Chuyện này rốt cuộc là thế nào? Các ngươi nói xem, thực hành lẽ thật có khó không? (Thưa, không.) Vậy tại sao các ngươi lại không thể thực hành được? (Thưa, vì chúng con không yêu thích lẽ thật.) Việc không yêu thích lẽ thật liên quan đến điều gì? (Thưa, bản tính của con người.) Nó liên quan đến nhân tính và bản tính của con người. Người không có nhân tính thì không có lương tâm hay lý trí, không thể yêu thích lẽ thật và cảm thấy lẽ thật không có tác dụng gì. Họ cũng cho rằng thực hành lẽ thật thì chịu thiệt, và làm người trung thực là kẻ ngu, nên họ cảm thấy không cần phải mưu cầu lẽ thật. Chẳng hạn như có những người, nếu bị người khác xúc phạm thì trong lòng họ sẽ nghĩ: “Mình phải làm gì đó để trả thù và cho họ biết sự lợi hại của mình”. Trong lòng nghĩ như vậy, thì họ nhất định sẽ làm như thế sao? Có ác niệm bởi vì họ bị bản tính của mình chi phối, nhưng có phải ai cũng có thể làm theo và nghe theo những ác niệm của mình khi chúng xuất hiện không? (Thưa, chưa chắc.) Trong chuyện này, có bao nhiêu trường hợp? (Thưa, đôi khi hoàn cảnh không cho phép, nên người ta không thể thực hiện theo ác niệm của mình. Cũng có thể là họ có lương tâm và lý trí, có thể biết rằng chúng là điều ác và có ý thức kiểm soát chúng.) Đúng vậy, có những người có thể đi theo ác niệm trong lòng và có thể hành ác để thỏa mãn bản thân ngay khi có cơ hội – đó chính là kẻ ác. Dù trong lòng kẻ ác có ác niệm nào, họ cũng cảm thấy là đúng và muốn tìm cơ hội để thực hiện nó. Nghĩa là họ biến những ác niệm của mình thành hành động, chuyển hóa từ ý niệm trong lòng thành những hành động thực tế để đạt được mục đích của mình. Họ không có lý tính, không tăng cường kiềm chế và không trói buộc bản thân bằng lương tâm, cũng không phản tỉnh bản thân và nhìn xem hành động của mình có thích hợp hay không, hậu quả sẽ thế nào, có thể gây ảnh hưởng hoặc tổn thương gì cho bản thân hoặc người khác. Họ không để ý đến những điều này. Họ nghĩ thế nào làm thế đó, lại còn cộng thêm một điều, chính là: “Không hiểm độc thì đâu phải trượng phu. Con người ta phải ác và tàn độc, bởi nếu không tàn độc sẽ bị mọi người ức hiếp, ai cũng sợ kẻ ác”. Càng nghĩ, họ càng cảm thấy mình nghĩ như vậy là đúng, sau đó họ liền làm như thế. Hành vi của họ có chịu sự ràng buộc của lý tính và lương tâm không? (Thưa, không.) Nó không chịu sự ràng buộc đó. Vẫn còn một loại người khác cũng sẽ nghĩ như vậy, và trong khi nghĩ vậy, họ có thể đập phá đồ đạc để phát tiết một chút, nhưng bảo họ biến những tư tưởng của mình thành hành động, thì họ lại không làm như vậy. Tại sao không làm như vậy? (Thưa, bởi vì lương tâm và lý trí của họ có thể ràng buộc được sự hành ác của họ.) Họ có lương tâm và lý trí, cũng như khả năng phân biệt đúng sai, và họ có thể phân biệt được rằng: “Mình làm như vậy là không được, hậu quả của việc làm như vậy, một mặt là gây tổn thương người khác, ngoài ra bản thân mình cũng chịu tổn thất. Làm như vậy có thể gặp báo ứng không?”. Họ có thể phân biệt tư tưởng của mình là đúng hay sai, thiện hay ác. Sau khi nổi giận một trận, họ sẽ suy ngẫm: “Có thể tha cho người thì nên tha. Thôi bỏ qua đi; sau này không giao thiệp với người đó nữa là được. Mình sẽ rút ra bài học và cố gắng sau này không để bị lừa lần nữa. Không cần trả thù nữa”. Họ nhẫn nhịn. “Sự nhẫn nhịn” này được xây dựng dựa trên nền tảng nào? Nó được xây dựng dựa trên nền tảng họ có lương tâm và lý tính, có khả năng phân biệt điều gì đúng, điều gì sai, có giới hạn làm người, cũng như lựa chọn và khuynh hướng của họ. Khuynh hướng của họ là gì? Họ không có khuynh hướng lấy oán báo oán, mà là không làm chuyện xấu, chuyện ác, nên cuối cùng họ quyết định nhẫn nhịn và không làm chuyện đó. Tuy họ cũng tức giận, và trong cơn tức giận, họ cũng nghĩ ra một số chiêu tàn độc hoặc nói một số lời tàn độc. Nhưng đến lúc thật sự bảo họ làm thì họ lại thu tay, dừng bước và không làm. Cái ác được giới hạn trong phạm vi tư tưởng của họ và không biến thành hành động hay sự thật. Cả hai loại người này đều có ác niệm, vậy thì sự khác biệt về bản tính giữa loại người này và loại người làm việc theo ác niệm của mình chúng ta vừa nói đến là gì? (Thưa, loại người này có bản tính hướng thiện, nên ác niệm không thể khống chế được họ.) Có sự khác biệt giữa bản tính của hai loại người này. Có những người, khi bị người khác phê bình, vạch trần hoặc tỉa sửa, thì trong lòng tràn đầy thù hận, bất tuân và bất mãn, mang thái độ trả thù. Nhưng lại có những người có thể đối đãi một cách đúng đắn và lý tính, nếu điều người ta nói là đúng, thì họ có thể tiếp nhận, sau đó rút ra bài học, họ có thái độ thuận phục và tiếp nhận. Trong hai loại người này, loại người nào có thể thực hành lẽ thật? (Thưa, loại người có lương tâm, và có thể tiếp nhận lẽ thật cũng như thuận phục Đức Chúa Trời.) Tại sao ngươi lại nói rằng loại người này có chút lương tâm? (Thưa, bởi vì lương tâm có tác dụng đối với họ, khống chế những ác niệm của họ.) Đúng vậy, chính là như vậy. Lương tâm có tác dụng đối với họ, có thể khống chế, chỉ dẫn và khơi thông tư tưởng của họ; nó có tác dụng. Lương tâm của loại người kia có tác dụng không? Không, nó không có tác dụng. Những người đó chỉ thỉnh thoảng nghĩ một chút, nhưng về sau nên làm thế nào thì vẫn làm như thế. Lương tâm của họ chỉ là đồ làm cảnh, họ không có lương tâm. Trong hai loại người này, loại người nào tương đối có nhân tính? (Thưa, loại người mà lương tâm và lý trí có thể có chút tác dụng.) Những người mà lương tâm có tác dụng thì có khả năng phân biệt đúng sai và có thể khống chế sự hành ác của mình. Loại người này có thể thực hành lẽ thật và đạt đến mưu cầu lẽ thật. Có những người, khi ngươi bảo họ làm việc tốt hoặc làm việc theo nguyên tắc lẽ thật, thì lương tâm họ không có tác dụng. Biết là chuyện đúng cũng không làm, mà chỉ làm những gì mình thích. Họ sẵn lòng bàn tán thị phi, xét đoán và tâng bốc, nịnh nọt người khác, họ làm những chuyện này không cần nghĩ ngợi. Các ngươi là loại người nào? (Thưa, con cảm thấy con là người thật thà.) Người thật thà có chịu sự ràng buộc của lương tâm và lý tính không? Họ có thể phân biệt đúng sai không? (Thưa, con cảm thấy thực ra người thật thà có thể phân biệt ai đúng, ai sai, nhưng họ không có tinh thần chính nghĩa, không bảo vệ công tác của hội thánh, và các triết lý Sa-tan của họ khá nghiêm trọng. Chẳng hạn như khi ai đó hỏi thăm con về chuyện gì đó, nếu người trong cuộc không có mặt, thì con có thể ăn ngay nói thật; nhưng nếu họ ở đó, thì lời đến cửa miệng con cũng sẽ giữ lại ba phần và không nói thẳng như vậy.) Nhiều người, dù không yêu thích lẽ thật hoặc mưu cầu lẽ thật, nhưng thực ra vẫn hiểu rõ đôi chút về những tình trạng khác nhau của mình. Hiện tại không quan tâm ngươi rốt cuộc có yêu thích lẽ thật hay không và có thể đưa lẽ thật vào thực hành hay không; trước tiên hãy cải thiện và thay đổi những tình trạng bại hoại mà ngươi có thể nhận thức được từng bước một. Như vậy, ngươi sẽ có thể dần dần đi vào nề nếp. Hãy bắt đầu thay đổi từ những điều ngươi có tri giác – nghĩa là những điều mà lương tâm và lý tính của ngươi có thể cảm giác được, hoặc những tình trạng, lời nói, tâm tư ý niệm và quan điểm không đúng mà tư tưởng có thể ý thức được, có thể phân biệt ra được – hãy bắt đầu bắt tay vào thay đổi những phương diện ngươi có thể ý thức được này. Nếu những điều này có thể đạt đến thay đổi, thì ngươi cũng đã thu hoạch được rất nhiều rồi. Chí ít, ngươi sẽ là người có lương tâm và lý trí, ngươi sẽ làm việc có lý tính, sẽ có thể phân định được những tình trạng sai lầm của chính mình và sẽ có thể vươn tới lẽ thật. Như thế, ngươi sẽ có thể đạt đến làm việc có nguyên tắc và có thể bước vào thực tế lẽ thật. Vậy thì việc thực hiện bổn phận của ngươi có thể đạt đến đạt tiêu chuẩn. Nếu ngươi có thể hiểu lẽ thật và giải quyết những vấn đề thực tế trong việc thực hiện bổn phận của mình, thì khó khăn của người sẽ ngày càng ít. Chẳng hạn như trước đây, trong lòng luôn có điều gì đó cản trở ngươi nói chuyện, phát hiện người khác có vấn đề cũng không nói thẳng. Thay vào đó, ngươi luôn vòng vo bằng những lời êm tai vì sợ làm tổn thương người khác và luôn lo lắng đến thể diện, tình cảm và mối quan hệ giữa người với người. Giờ đây, ngươi không còn vòng vo nữa; khi có vấn đề, ngươi có thể nói thẳng thắn và rõ ràng về nó, ngươi có thể chỉ ra những vấn đề của người khác và làm hết trách nhiệm của mình. Trong lòng, ngươi không còn những lo lắng hoặc khó xử nữa, và khi mở miệng, ngươi có thể nói thẳng lời trong lòng mà không bị ảnh hưởng hay kìm kẹp bởi bất kỳ nhân tố nào khác. Giờ đây, ngươi biết rằng ngươi phải làm việc theo nguyên tắc và không được sống dựa vào các triết lý xử thế, rằng ngươi phải buông bỏ thể diện và giữ vững nguyên tắc. Những điều này ngày càng rõ ràng, và thể diện không còn quan trọng như trước, ngươi có thể nói mà không bị thể diện hoặc tình cảm của mình kìm kẹp. Ngươi có thể nói một số lời công bằng và trong lòng không còn khó chịu nữa. Nói cách khác, những thứ có thể quấy nhiễu ngươi ngày càng ít đi; ngươi có thể phá vỡ chúng, buông bỏ chúng và không chịu sự khống chế của chúng. Khi ngươi thực hành lẽ thật, làm việc và nói chuyện theo nguyên tắc, ngươi sẽ không bị kìm kẹp bởi những tâm tính bại hoại, và lòng ngươi sẽ không còn thống khổ nữa. Ngược lại, ngươi còn cảm thấy làm như vậy thật tự nhiên, lương tâm ngươi bình an, cảm giác mình làm vậy là chuyện đương nhiên. Biểu cảm và động tác của ngươi sẽ tự nhiên, và những khó khăn không còn to lớn nữa. Chẳng phải đây là sự thay đổi sao?

Đối nhân xử thế phải dựa trên lời Đức Chúa Trời; đây là nguyên tắc xử sự cơ bản nhất của con người. Làm sao con người có thể thực hành lẽ thật nếu họ không hiểu được các nguyên tắc xử sự của con người? Thực hành lẽ thật không phải là nói những lời sáo rỗng hay hô hào khẩu hiệu, mà là bất kể gặp phải chuyện gì trong cuộc sống, miễn là nó liên quan đến các nguyên tắc làm người, quan điểm nhìn nhận sự việc, hoặc vấn đề thực hiện bổn phận của mình, thì họ phải đối mặt với sự lựa chọn, và họ nên tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm cơ sở và nguyên tắc trong lời Đức Chúa Trời, và sau đó tìm một con đường thực hành. Những người có thể thực hành theo cách này là những người mưu cầu lẽ thật. Có thể mưu cầu lẽ thật theo cách này cho dù người ta gặp phải khó khăn lớn đến đâu là bước đi con đường của Phi-e-rơ, con đường mưu cầu lẽ thật. Ví dụ: về cách để chung sống với người khác, cần tuân theo nguyên tắc nào? Có lẽ quan điểm ban đầu của ngươi là dĩ hòa vi quý và một điều nhịn chín điều lành, rằng ngươi nên giữ hòa khí, tránh làm người khác mất mặt, và không xúc phạm ai, bởi đó đạt được những mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Bị kìm kẹp bởi quan điểm này, ngươi liền giữ im lặng khi nhìn thấy người khác làm việc xấu hoặc vi phạm các nguyên tắc. Ngươi thà để công tác của hội thánh chịu thiệt hại, còn hơn đắc tội với bất kỳ ai. Bất kể chung sống với ai, ngươi cũng duy trì sự hòa hợp êm thấm. Khi nói chuyện, ngươi chỉ chú ý đến ân tình và thể diện, luôn nói những lời êm tai để làm vui lòng người. Dù có phát hiện ai đó có vấn đề đi nữa, ngươi cũng chọn cách nhẫn nại, chỉ nói về chuyện đó sau lưng họ, còn trước mặt họ thì lại giữ hòa khí và duy trì mối quan hệ. Các ngươi nghĩ sao về cách làm người như thế? Đó chẳng phải là kẻ ba phải? Không phải là rất khéo đưa đẩy sao? Nó vi phạm các nguyên tắc làm người. Làm người như thế chẳng phải là thấp hèn sao? Những ai hành động như thế không phải là người tốt, làm người như thế là không cao quý. Bất kể ngươi đã chịu khổ bao nhiêu, bất kể ngươi đã trả giá đắt đến đâu, nếu không có nguyên tắc trên phương diện làm người, thì ngươi đã thất bại trên phương diện này, và ở trước Đức Chúa Trời ngươi sẽ không được Ngài công nhận, nhớ đến hay chấp thuận. Sau khi nhận ra vấn đề này, ngươi có cảm thấy buồn không? (Thưa, có.) Nỗi buồn này chứng tỏ điều gì? Nó chứng tỏ rằng ngươi vẫn còn yêu thích lẽ thật, ngươi có lòng yêu thích lẽ thật và nguyện vọng yêu thích lẽ thật. Nó chứng tỏ rằng lương tâm ngươi vẫn còn có tri giác, lương tâm ngươi chưa chết hẳn. Dù ngươi có bại hoại sâu sắc đến đâu, hay có bao nhiêu tâm tính bại hoại đi nữa, thì trong nhân tính, ngươi vẫn có thực chất yêu thích lẽ thật và những điều tích cực. Chỉ cần ngươi có tri giác, biết trong phương diện nhân tính, tâm tính, trong phương diện thực hiện bổn phận và đối đãi với Đức Chúa Trời của mình còn tồn tại những vấn đề nào, tức là khi nói chuyện làm việc có liên quan đến quan điểm, lập trường và thái độ, ngươi đều có tri giác, và có thể ý thức được quan điểm của mình là sai lầm, không hợp với lẽ thật hoặc tâm ý Đức Chúa Trời, nhưng không dễ gì từ bỏ, ngươi muốn thực hành lẽ thật nhưng lại không thể thực hành được, và trong lòng ngươi đấu tranh, đau khổ, chịu dằn vặt, ngươi cảm thấy mắc nợ – thì đây là một biểu hiện của việc yêu thích những điều tích cực trong nhân tính. Đây là tri giác của lương tâm. Nếu trong nhân tính của ngươi có tri giác lương tâm, và thành phần yêu thích lẽ thật cùng những điều tích cực, thì ngươi sẽ có những cảm giác này. Việc có những cảm giác này chứng tỏ rằng ngươi có khả năng phân biệt đối với điều tích cực và điều tiêu cực, đối với những điều này, ngươi không có thái độ coi thường hay thờ ơ; ngươi không tê dại hoặc không có tri giác, mà ngươi có tri giác. Và bởi vì ngươi có tri giác, nên ngươi có khả năng phân biệt giữa phải và trái, giữa điều tích cực và điều tiêu cực. Nếu ngươi có tri giác và khả năng phân biệt, thì chẳng phải ngươi sẽ dễ dàng đạt đến căm ghét những điều tiêu cực này, những quan điểm sai lầm này và những tâm tính bại hoại này sao? Điều đó sẽ tương đối dễ dàng. Nếu hiểu được lẽ thật, thì chắc chắn ngươi sẽ có thể căm ghét những điều tiêu cực và những thứ thuộc về xác thịt, bởi vì ngươi có cái tối thiểu và căn bản nhất: tri giác lương tâm. Có tri giác lương tâm là quá quý giá, có khả năng phân biệt đúng sai là quá quý giá, và có tinh thần chính nghĩa trong việc yêu thích những điều tích cực là quá quý giá. Ba điều này là những điều đáng học hỏi và quý giá nhất trong nhân tính bình thường. Nếu ngươi có ba điều này, thì chắc chắn ngươi sẽ có thể thực hành được lẽ thật. Ngay cả khi chỉ có một hoặc hai điều trên, ngươi vẫn có thể thực hành được một vài lẽ thật. Chúng ta hãy nói về tri giác lương tâm. Ví dụ: nếu ngươi gặp phải một kẻ ác gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, liệu ngươi có thể nhìn ra được không? Liệu ngươi có thể nhìn ra được những việc ác rõ ràng không? Tất nhiên là ngươi có thể. Kẻ ác làm chuyện xấu, người tốt làm việc tốt; người thường có thể nhìn ra được chỉ bằng một ánh mắt. Nếu ngươi có tri giác lương tâm, chẳng phải bên trong ngươi sẽ có cảm giác và cách nhìn nhận sao? Nếu ngươi có cảm giác và cách nhìn nhận, thì ngươi có một trong những điều kiện cơ bản nhất để thực hành lẽ thật. Nếu ngươi có thể nhìn ra và cảm giác được rằng người này đang hành ác, và ngươi có thể phân định ra được, sau đó vạch trần người này, và khiến dân được Đức Chúa Trời chọn phân định chuyện này, thì chẳng phải sẽ giải quyết được vấn đề sao? Đây chẳng phải là thực hành lẽ thật và giữ vững nguyên tắc sao? Sử dụng những cách làm nào để thực hành lẽ thật ở đây? (Thưa, vạch trần, tố giác và ngăn chặn việc hành ác.) Đúng vậy. Làm như vậy là thực hành lẽ thật, và ngươi đã làm hết trách nhiệm của mình rồi. Khi gặp phải loại chuyện này, nếu ngươi làm theo các nguyên tắc lẽ thật mà mình hiểu được, thì đây chính là thực hành lẽ thật, đây là đạt đến làm việc có nguyên tắc. Nhưng nếu ngươi không có tri giác lương tâm, thì khi thấy kẻ ác hành ác, liệu ngươi có tri giác không? (Thưa, không.) Và người không có tri giác sẽ nghĩ thế nào? “Người đó mà có hành ác thì cũng liên quan gì đến mình chứ? Họ không làm hại đến mình, vậy mình đắc tội với họ làm gì? Có nhất thiết phải thế không? Làm thế thì được lợi gì chứ?”. Những người như thế này có vạch trần, tố giác và ngăn chặn kẻ ác hành ác không? Chắc chắn là không. Họ hiểu được lẽ thật, nhưng lại không thể thực hành lẽ thật. Loại người này có lương tâm và lý trí không? Họ không có lương tâm cũng như lý trí. Tại sao Ta nói vậy? Bởi vì họ hiểu được lẽ thật, nhưng lại không thực hành lẽ thật; đây chính là không có lương tâm lý trí, đây chính là phản nghịch Đức Chúa Trời. Họ chỉ chú trọng bảo toàn lợi ích của bản thân khỏi bị xâm phạm; họ không quan tâm công tác của hội thánh có chịu thiệt hại hay không, cũng chẳng quan tâm lợi ích của dân được Đức Chúa Trời chọn có bị tổn hại hay không. Họ chỉ vì bảo toàn bản thân, phát hiện vấn đề cũng mặc kệ. Dù có thấy ai hành ác, họ cũng nhắm mắt làm ngơ, chỉ cần nó không phương hại gì đến lợi ích của họ là được. Bất kể người khác làm gì thì có vẻ như cũng chẳng liên quan gì đến họ; họ không hề có ý thức trách nhiệm, và lương tâm chẳng có tác dụng gì đối với họ. Nhìn những biểu hiện này, thì những người này có nhân tính không? Người không có lương tâm và lý trí là người không có nhân tính. Những người không có lương tâm và lý trí đều là kẻ ác, mặt người dạ thú, chuyện gì xấu xa cũng có thể làm.

Loại người không có tri giác lương tâm này có thể phân định việc lành và việc ác không? Họ có bất kỳ quan niệm phải, trái, hay đúng, sai nào không? (Thưa, không.) Vậy họ đối đãi với người khác như thế nào? Họ nhìn nhận nhân loại bại hoại như thế nào? Họ cho rằng hết thảy nhân loại đều khá xấu xa, bản thân họ không phải là người xấu xa nhất trong nhân loại, đa số mọi người còn xấu xa hơn họ. Nếu ngươi bảo họ rằng con người phải có lương tâm và lý tính, con người nên chuẩn bị những việc lành, thì họ sẽ nói rằng đó là nói dối và không tin những điều này. Cho nên, trong lòng loại người không có tri giác lương tâm này sẽ không bao giờ nhận thức được ý nghĩa và giá trị của việc thực hành lẽ thật. Vậy có thể đạt đến việc khiến loại người này yêu thích lẽ thật được không? (Thưa, không thể.) Trong thực chất bản tính của họ không có thành phần yêu thích lẽ thật, nên họ sẽ không thể đạt đến yêu thích lẽ thật. Loại người này sẽ không bao giờ nhận thức được lẽ thật là gì, thiện là gì, ác là gì. Trong lòng họ, những điều tích cực là tiêu cực, những điều tiêu cực là tích cực; hai khái niệm này được nói nhập vào làm một. Nguyên tắc làm việc của họ là gì? Họ không phân biệt được phải, trái, hay thiện, ác, và họ không quan tâm chuyện báo ứng hay phần thưởng; bất kể họ nói hay làm gì cũng chỉ cần có lợi cho bản thân là được. Về quan điểm, họ thay đổi quan điểm tùy theo hoàn cảnh, thế nào có lợi cho bản thân thì thay đổi như thế. Họ bám giữ vào những quan điểm có lợi cho mình đến khi đạt được mục đích và nguyện vọng của bản thân. Tâm tính này và thực chất bản tính thế này, có thể thực hành lẽ thật được không? (Thưa, không thể.) Để đạt đến thực hành lẽ thật, con người phải có điều gì? (Thưa, tri giác lương tâm, khả năng phân định phải, trái, và lòng yêu thích chính nghĩa cùng những điều tích cực.) Trong số này, các ngươi có những điều nào? Trong ba điều này, để đạt đến hai điều là có được khả năng phân định phải, trái, và có thể yêu thích chính nghĩa cùng những điều tích cực thì có lẽ hơi tốn sức. Đối với những ai không yêu thích lẽ thật, hai điều này rất khó đạt được. Nhưng nếu là người có lương tâm và lý trí thì tiêu chuẩn tối thiểu cũng phải là làm việc theo lương tâm và lý trí, tối thiểu là không làm tổn hại người khác, không vì lợi ích của bản thân mà gây hại cho người khác, và không làm chuyện ác hay làm những chuyện táng tận lương tâm – như thế, lương tâm họ mới có thể thanh thản. Nếu họ thật lòng tin Đức Chúa Trời, thì chí ít họ cũng phải làm người trung thực, và làm việc gì cũng phù hợp với lương tâm và lý trí. Đó là những tiêu chuẩn làm người tốt. Nếu họ có chút tố chất và có thể với tới lẽ thật thì càng tốt; khi đó, họ có thể tìm kiếm lẽ thật trong mọi việc mình làm, và thường phản tỉnh xem bản thân có vi phạm nguyên tắc hay không. Sâu trong nội tâm ngươi có một tiêu chuẩn đánh giá nào không? Nếu ngươi làm chuyện gì sai trái hoặc vi phạm nguyên tắc, nếu ngươi qua loa chiếu lệ, hoặc nếu ngươi giữ gìn mối quan hệ xác thịt của mình, thì ngươi có tri giác được điều đó không? Nếu có, thì ngươi còn có chút lương tâm. Nếu ngươi không có tri giác lương tâm, thì rắc rối rồi đấy. Chí ít ngươi phải có tri giác lương tâm thì mới có hy vọng được cứu rỗi; nếu đến tri giác lương tâm cũng không có, thì các ngươi sẽ gặp nguy hiểm, bởi vì Đức Chúa Trời không cứu rỗi những kẻ vô nhân tính. Tri giác lương tâm có tác dụng gì trong nhân tính của ngươi? Ngươi phải nhờ vào lương tâm của mình để đánh giá sự đúng sai của những gì ngươi đích thân trải nghiệm, những gì ngươi tận mắt nhìn thấy và tận tai nghe thấy, những gì ngươi nghĩ trong lòng, những gì ngươi dự định làm và những gì ngươi đã làm được rồi. Ngươi làm người, làm việc chí ít phải có ranh giới. Ví dụ, ngươi thấy ai đó khá mưu cầu, nhưng lại rất thật thà, và ngươi luôn xem thường họ, luôn muốn ức hiếp họ và dùng lời lẽ mỉa mai, chế nhạo họ. Nội tâm ngươi có những ý nghĩ này, và thỉnh thoảng cũng bộc lộ ra một số hành vi như thế – liệu trong lòng ngươi có tri giác được điều đó không? Liệu ngươi có biết nghĩ như vậy, làm như vậy là sai trái và rất khó coi không? Liệu ngươi có thể ý thức được tính chất của việc ngươi làm như thế là gì không? (Thưa, có thể.) Nếu có thể, thì nghĩa là ngươi có tri giác lương tâm. Nếu thậm chí ngươi còn không thể phân định được liệu những quan điểm của mình đối với con người, sự việc và sự vật, hay những gì mình nghĩ trong sâu thẳm nội tâm rốt cuộc là khó coi hay tốt đẹp, nếu trong lòng ngươi không có tiêu chuẩn đánh giá, thì ngươi không có nhân tính. Người không có lương tâm thì không có nhân tính. Đến nhân tính tối thiểu cũng không biết, thì ngươi không có chút giá trị gì và không thể được cứu rỗi. Tại sao Đức Chúa Trời lại an bài cho Giu-đa vai bán đứng Chúa? Ngài làm vậy dựa trên bản tính của Giu-đa. Giu-đa là loại bán Chúa cầu vinh, và Đức Chúa Trời không cứu rỗi những kẻ như thế. Giu-đa đã có thể ăn trộm tiền, thì ông còn có lương tâm không? (Thưa, không.) Đây chính là không có lương tâm. Nhất là ông dám trộm tiền của Chúa, có nghĩa ông là thứ không có lương tâm và lý trí; ông là ma quỷ, làm việc xấu mà không chịu bất cứ ràng buộc nào. Ông không có tri giác lương tâm và không thể ràng buộc được, nên đã có thể tiêu xài trộm của lễ của Đức Chúa Trời. Nếu người ta có thể tiêu xài trộm của lễ của Đức Chúa Trời, thì họ có kiểu nhân tính gì? (Thưa, nhân tính của kẻ ác.) Họ không có nhân tính. Dấu hiệu đầu tiên của việc không có nhân tính là không có tri giác lương tâm và làm việc gì cũng không chịu sự chi phối của lương tâm. Thậm chí Giu-đa còn không có điều cơ bản nhất này, có nghĩa là ông không có nhân tính, nên việc ông làm ra chuyện này là bình thường. Cho nên, Đức Chúa Trời an bài cho Giu-đa đóng vai bán đứng Chúa và khiến ông phục vụ là thích hợp nhất; không có nguyên liệu nào của Đức Chúa Trời bị lãng phí cả, mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng. Khi Giu-đa ăn trộm tiền trong túi tiền, và không ai biết chuyện đó, ông liền cảm thấy Đức Chúa Trời cũng không thấy được. Ông không có tri giác lương tâm và cho rằng không ai biết cả. Kết quả thế nào? Cuối cùng, ông đã phạm phải tội lớn là bán đứng Chúa, phản bội Chúa và thành tội nhân thiên cổ. Vì thế, ông đã treo cổ tự vẫn và chết trong tình trạng vỡ bụng. Một kẻ như thế có đáng tiếc không? Một kẻ súc sinh vô nhân tính bị trừng phạt như thế thì không đáng tiếc chút nào.

Người có nhân tính làm mọi việc dựa vào lương tâm và lý trí của mình. Ranh giới hành xử của họ chí ít cũng không thấp hơn tiêu chuẩn của lương tâm. Nếu họ có thể ý thức được là chuyện sai trái, thì họ sẽ có thể ràng buộc hành vi của mình. Lương tâm có thể cho con người biết làm việc thế nào là thích hợp, nên người có lương tâm có thể nói chuyện và hành động dựa trên lương tâm. Sau khi tin Đức Chúa Trời, lương tâm của họ tiếp tục phát huy tác dụng như trước. Vì thế, khi có nhiều điều họ không thể nhìn thấu, thì chí ít họ vẫn phải đối đãi và xử lý dựa trên lương tâm của mình. Nếu trên cơ sở này, họ còn hiểu được lẽ thật, thì họ sẽ đối đãi theo các nguyên tắc lẽ thật; về việc rốt cuộc có hợp với nguyên tắc lẽ thật hay không, lương tâm cũng sẽ có tri giác và có thể có tác dụng. Nếu con người vi phạm nguyên tắc và bảo vệ lợi ích xác thịt của mình, thì đó là do sự chi phối của những tâm tính bại hoại, và người có lương tâm phải có tri giác. Nếu người ta hiểu được lẽ thật, nhưng lại không thực hành lẽ thật, liệu lương tâm có lên án không? Trong lòng họ có bình yên không? Con người đều có thể lĩnh hội được. Trong cuộc sống thường ngày của các ngươi, dù là đối đãi với con người hay làm việc, thì tri giác lương tâm của các ngươi có rõ ràng không? Đôi khi các ngươi có cảm thấy mắc nợ hoặc tự trách không? Đôi khi nội tâm các ngươi có cảm thấy bất an hoặc cắn rứt, hoặc là nội tâm cảm thấy đau khổ và vật vã không? Các ngươi có bao giờ có những cảm giác này không? Nếu có thì còn đỡ, chứ nếu không có thì các ngươi sẽ rất nguy hiểm đấy. Bất kể ngươi là ai đi nữa, nếu ngươi không có cảm giác của lương tâm, thì ngươi không phải người thật lòng tin Đức Chúa Trời. Có những người hỏi: “Cái này thì liên quan gì đến việc đức tin của người ta là thật hay giả?”. Các ngươi nói xem, mối quan hệ giữa chúng là gì? (Thưa, khi người có tri giác lương tâm làm chuyện gì sai trái, thì cảm giác tự trách, khó chịu, ân hận và mắc nợ đều đến từ Đức Chúa Trời. Việc họ có thể cảm nhận được sự trách cứ của Đức Chúa Trời chứng minh trong lòng họ có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời. Có những người không hề có tri giác này, chứng tỏ trong lòng họ hoàn toàn không tin rằng Đức Chúa Trời đang dò xét mọi sự. Khi làm chuyện gì sai trái, họ không cảm thấy mắc nợ; họ không có loại tri giác này.) Ngươi nói đúng một phần. Còn gì nữa không? (Thưa, người có lương tâm thừa nhận rằng có Đức Chúa Trời, và khi làm chuyện gì sai trái, họ biết cầu nguyện với Đức Chúa Trời và phản tỉnh bản thân, đồng thời tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Khi người không có lương tâm gặp chuyện, họ sẽ không có sự ảnh hưởng của lương tâm; trong lòng họ căn bản không có chỗ cho Đức Chúa Trời, và họ sẽ không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề. Họ không tin lẽ thật là điều họ cần, nên họ sẽ không thực hành lẽ thật. Những ai tin Đức Chúa Trời nhưng lại không thực hành lẽ thật là người không tin.) Người có đức tin chân thật, bất kể gặp phải chuyện gì, một mặt họ có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, và như vậy trong lương tâm của họ khi đối mặt với phải, trái, hay tốt, xấu cũng sẽ có tri giác. Quan trọng hơn nữa, họ tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại và họ tin lời Ngài. Họ giữ trong lòng những lời Đức Chúa Trời mà mình nghe được, sau đó trong lòng họ có tiêu chuẩn đánh giá khi đối nhân xử thế, cũng như khi làm mọi việc. Tiêu chuẩn này là gì? Bất kể có hiểu được lẽ thật hay không, phần lớn thời gian họ sẽ lấy lời Đức Chúa Trời làm tiêu chuẩn, bởi vì họ tin Đức Chúa Trời, họ tin Ngài tồn tại và họ tin lời Ngài là lẽ thật. Vì tin lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nên khi gặp chuyện, họ đương nhiên sẽ sử dụng lời Ngài để đánh giá. Chí ít họ cũng biết những tư tưởng và quan niệm riêng của mình không phải là lẽ thật. Vì thế, khi gặp chuyện, tri giác lương tâm sẽ nói cho họ biết phải căn cứ vào lời Đức Chúa Trời, nếu họ không thể đạt đến được và không thể đưa vào thực hành, thì lương tâm họ sẽ không thể bình yên và bị dằn vặt. Chẳng hạn như làm sao để con người biết rằng những cái như giữ gìn mối quan hệ xác thịt với người khác, tham hưởng an nhàn và làm người ba phải, là những điều tiêu cực? (Thưa, bởi vì nó được vạch rõ trong lời Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, nếu ngươi đánh giá những điều đó theo lời Đức Chúa Trời, thì chúng đều là điều tiêu cực, là sự bộc lộ của tâm tính bại hoại, và do bản tính của con người gây ra. Khi họ bộc lộ những điều đó, thì trong lòng họ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hay khó chịu, đau khổ? Bên trong họ là sự đau khổ và vùng vẫy, giống như đang bị con dao đâm xoáy vào. Mỗi khi gặp phải những chuyện này, khi họ không thể làm việc theo các nguyên tắc lẽ thật hoặc phá vỡ được sự kìm kẹp của tình cảm, thì nội tâm họ đau khổ. Nỗi đau khổ này sinh ra như thế nào? Nó sinh ra trong điều kiện họ có tri giác lương tâm và sau khi hiểu được lẽ thật của lời Đức Chúa Trời. Khi họ nảy sinh những nỗi đau khổ, tự trách và cắn rứt như thế, thì sâu trong nội tâm, họ căm ghét và ghê tởm chính mình, thậm chí xem thường chính mình, nói rằng: “Có thể ngoài miệng mình nói rất hay, rằng mình muốn yêu kính Đức Chúa Trời và muốn thỏa mãn Đức Chúa Trời, hô hào rõ to những khẩu hiệu này, nhưng khi có chuyện xảy đến, mình lại chỉ chú ý đến thể diện của bản thân. Dù thử bao nhiêu lần, mình cũng không thể phá vỡ được sự kìm kẹp này. Mình không sẵn lòng đắc tội với người khác, mà lại luôn đắc tội với Đức Chúa Trời”. Dần dà, sâu trong nội tâm họ có một cách nhìn về chính mình – đó là gì? Họ không cảm thấy họ là người tốt; họ biết họ có thể làm nhiều chuyện xấu, và họ thấy mình rất giỏi giả bộ, mình là kẻ giả hình. Trong tình huống này, họ bắt đầu phủ nhận bản thân và không còn tin vào chính mình nữa. Những hiệu quả này đạt được như thế nào? Chúng đạt được trên cơ sở hiểu được lời Đức Chúa Trời, khi lương tâm của họ có tri giác và phát huy được tác dụng.

Những người thật lòng tin Đức Chúa Trời là người có đức tin chân thực nơi Đức Chúa Trời. Họ có những cảm giác của lương tâm và lý trí; từ trong lòng, họ có thể tin rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật; họ tin rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng và đều là để cứu rỗi cũng như làm tinh sạch con người. Bất kể nó có phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người hay không, thì cũng đều có lợi cho họ. Những người không thật lòng tin Đức Chúa Trời thì không có lương tâm và lý trí, cũng chẳng nói về lương tâm hay lý trí. Họ luôn giữ thái độ nửa tin, nửa ngờ đối với lời Đức Chúa Trời; trong lòng họ không thể cảm thấy lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Vậy quan điểm của họ đối với sự tồn tại của Đức Chúa Trời là gì? Trong lòng họ tự nhủ: “Nếu Đức Chúa Trời tồn tại, thì Ngài ở đâu? Mình đâu có thấy Ngài. Chẳng biết Đức Chúa Trời rốt cuộc có tồn tại hay không nữa. Dẫu sao nếu tin Ngài tồn tại thì Ngài tồn tại; nếu không tin Ngài tồn tại thì Ngài không tồn tại”. Đây là quan điểm của họ. Nhưng họ lại ngẫm nghĩ: “Bao nhiêu người tin Đức Chúa Trời như thế và đã làm chứng cho Ngài. Có lẽ là thực sự có Đức Chúa Trời. Hy vọng là có, nếu có thì mình sẽ có thể chiếm hời và được phước rồi. Có lẽ mình sẽ gặp may”. Họ mang theo tâm lý đặt cửa, đánh cược để tham gia cho vui; họ cảm thấy cho dù họ có không được phước thì cũng chẳng thiệt gì, bởi vì họ chưa trả cái giá nào cả. Quan điểm và thái độ của họ đối với sự tồn tại của Đức Chúa Trời là: “Đức Chúa Trời có thực sự tồn tại không? Không thể cảm giác được. Đức Chúa Trời ở đâu? Mình không rõ lắm. Bao nhiêu người làm chứng như vậy là thật hay giả? Cũng không rõ nữa”. Trong lòng họ đặt một dấu hỏi về những chuyện này; họ không thể xác định được câu trả lời, nên cứ hoài nghi như vậy. Họ mang loại thái độ hoài nghi, mang theo quan điểm sai lầm mà tin Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời phán và bày tỏ lẽ thật, thái độ của họ đối với lời Ngài là gì? (Thưa, hoài nghi và không tin.) Đó không phải là quan điểm chính của họ; các ngươi chưa nhìn thấu việc này. Họ có xem lời Đức Chúa Trời là lẽ thật không? (Thưa, không.) Họ nghĩ thế nào? “Nhiều người thích đọc lời Đức Chúa Trời như thế, vậy tại sao mình lại không thấy hứng thú nhỉ? Đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu lẽ thật thì có thể có được gì chứ? Có thể có lợi ích gì chứ? Liệu có thể thực sự vào thiên quốc không? Con người không thể thấy thiên quốc. Theo mình thấy thì khi tin Đức Chúa Trời, phải bàn một chút về lợi ích thực tế, phải có một chút cái lợi thực tế”. Họ lo lắng nếu họ không hiểu được lẽ thật thì sẽ bị đào thải, nên thỉnh thoảng họ cũng nghe giảng đạo. Nhưng rồi họ lại ngẫm nghĩ: “Họ nói rằng lời Đức Chúa Trời có thẩm quyền và năng lực, vậy tại sao mình lại không nghe ra được hay cảm thấy được thế nhỉ? Họ nói lời Đức Chúa Trời có thể thay đổi con người, vậy tại sao lời Ngài chưa thay đổi được mình? Mình vẫn còn tham hưởng an nhàn xác thịt nhiều như thế; thích ăn, thích mặc; tính khí vẫn tệ như thế; vẫn sợ hãi khi bị con rồng lớn sắc đỏ bức hại. Tại sao mình vẫn chưa có đức tin nhỉ? Đức Chúa Trời bảo con người làm người trung thực; Ngài bảo họ làm người có lẽ thật và nhân tính. Chẳng phải người trung thực là kẻ ngu sao? Đức Chúa Trời bảo con người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, nhưng có mấy ai có thể làm được điều đó? Bản tính của con người là ích kỷ. Nếu thuận theo bản tính của con người, thì phải nghĩ cách có được phước lành cho chính mình. Phải mưu toan cho lợi ích của chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt. Phải nắm chắc vận mệnh trong tay mình; phải tranh thủ hạnh phúc cho chính mình. Đó mới là thực tế nhất. Nếu con người không tranh, không đoạt cho mình, nếu con người không sống vì danh lợi, vì lợi ích, thì sẽ chẳng có được gì cả. Sẽ chẳng có ai chủ động tặng những lợi ích này cho anh đâu. Chẳng bao giờ có chuyện lộc từ trên trời rơi xuống cả!”. Đó là tư tưởng, quan điểm của họ, triết lý xử thế của họ, cũng như lô-gic và quy tắc sinh tồn của họ. Người có những tư tưởng, quan điểm này có phải là người không tin không? Đó chính xác là tâm thái của người không tin đối với lẽ thật. Trong lòng họ không biết lẽ thật là gì, không biết thẩm quyền và năng lực của lời Đức Chúa Trời được thể hiện ở đâu, cũng chẳng biết Đức Chúa Trời an bài kết cục của con người như thế nào. Họ chỉ sùng bái quyền thế và mưu cầu lợi ích ngay trước mắt. Họ cho rằng tin Đức Chúa Trời và được phước là chuyện đương nhiên, và nếu Đức Chúa Trời ban phúc phần cho con người, khiến cuộc sống của họ đầy đủ sung túc, và khiến cuộc sống của họ hạnh phúc, thì đó mới là con đường thật. Họ không tin lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và không tin Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, càng không tin lời Đức Chúa Trời có thể thay đổi tâm tính hoặc vận mệnh của con người. Vì thế, trong khi tin Đức Chúa Trời, họ không bao giờ mưu cầu lẽ thật. Tóm lại, bởi vì họ không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời như là sự sống và mục tiêu cuộc đời của mình, nên đức tin nơi Đức Chúa Trời của họ ngày càng yếu; họ không có hứng thú đọc lời Đức Chúa Trời hay nghe giảng đạo, thậm chí còn ngủ gật trong khi lẽ thật được thông công. Ngoài ra, họ cảm thấy thực hiện bổn phận là thêm một gánh nặng và họ đang làm việc không công. Trong lòng họ trông ngóng khi nào công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, khi nào có được một câu nói quyết định, xem xem rốt cuộc mình có thể có được phước lành hay không. Nếu họ thực sự xác định rằng tin Đức Chúa Trời như vậy chắc chắn sẽ không có được phước lành, chắc chắn sẽ bị đào thải và vẫn sẽ chết trong tai họa như cũ, thì ngay bây giờ họ có thể rút lui. Mặc dù ngoài miệng họ nói tin Đức Chúa Trời, nhưng trong lòng họ lại hoài nghi Ngài. Miệng họ nói lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng trong lòng họ lại không tin lẽ thật. Họ không bao giờ đọc lời Đức Chúa Trời, cũng chẳng bao giờ thật lòng nghe giảng đạo. Họ không bao giờ thông công lẽ thật, và không bao giờ tìm kiếm lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận; họ chỉ ra sức mà thôi. Đây là người không tin chính gốc. Họ không khác gì người ngoại đạo.

Mặc dù người không tin thừa nhận rằng Đức Chúa Trời tồn tại, nhưng họ không tin lẽ thật và không tiếp nhận lẽ thật. Trong lòng họ biết Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người không tin, vậy tại sao họ vẫn ở lại trong nhà Đức Chúa Trời không đi? (Thưa, để được phước.) Để được phước; nó liên quan đến lợi ích của họ. Trong lòng những người không tin mong đợi được phước, và họ tưởng rằng chỉ cần họ tin Đức Chúa Trời, thừa nhận Ngài, và không hoài nghi hay rời bỏ Ngài, thì đến cuối cùng, chắc chắn có thể có được phước lành. Vì thế, được mang theo “đức tin” như vậy gửi lại trong nhà Đức Chúa Trời, nói thế nào cũng không rời đi. Trong lòng, cái gì họ cũng hiểu, họ không hề ngu ngốc chút nào; chỉ là họ không hiểu được lẽ thật thôi. Họ tưởng rằng chỉ cần họ không làm chuyện xấu hoặc làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, thì họ sẽ không bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi hội thánh, và chờ đợi cho đến ngày công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, thì họ sẽ thắng và có thể được phước. Họ có những tính toán của mình, nhưng có một điều mà họ không thể thay đổi: bởi vì họ không tin rằng Đức Chúa Trời nhập thể là Đức Chúa Trời thật duy nhất, và họ hoài nghi sự tể trị vạn vật của Đức Chúa Trời, nên họ sẽ không bao giờ tiếp nhận lẽ thật. Cuối cùng, kết quả của những người không thể tiếp nhận lẽ thật là gì? (Thưa, họ bị đào thải.) Đúng vậy, tất cả họ đều bị đào thải. Những người không tin này không có hứng thú với lẽ thật nhưng từ đầu đến cuối đều ôm hy vọng với chuyện được phước. Cách hiểu và định nghĩa của họ về sự công chính của Đức Chúa Trời trộn lẫn những tưởng tượng và mong đợi riêng của họ, và họ bắt lấy câu “Đức Chúa Trời công chính” như bắt lấy cọng rơm cứu mạng, ôm chặt không chịu buông. Họ ôm chặt câu này không chịu buông nghĩa là gì? Nó có nghĩa là họ luôn có những thành kiến và hiểu sai về sự công chính của Đức Chúa Trời. Họ cho rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, nếu Ngài đã công chính, thì Ngài nên đối đãi với mọi việc con làm theo sự công chính này. Con chưa từng hành ác, cũng chưa gây gián đoạn và nhiễu loạn, Ngài nên tỏ lòng thương xót bao la với con và cho con ở lại”. Đây là cọng rơm cứu mạng của họ. Họ nghĩ như thế có khách quan và thực tế không? (Thưa, không thực tế.) Tại sao nó không thực tế? Họ không hoàn toàn tin vào sự công chính của Đức Chúa Trời, họ mang theo tâm lý ăn may muốn đánh cược một phen, nhưng lại mong muốn Đức Chúa Trời sẽ thực hiện theo ý nguyện của họ. Chẳng phải đó chỉ là mơ tưởng của họ thôi sao? Họ không biết tâm tính công chính của Đức Chúa Trời rốt cuộc là như thế nào, họ không tìm kiếm lẽ thật, họ không tìm kiếm để biết Đức Chúa Trời, và càng không tìm kiếm lời Đức Chúa Trời. Họ chỉ đang nghĩ như vậy một cách mơ tưởng, và mang theo tâm lý ăn may. Tại sao họ lại có thể nghĩ như vậy? Bởi vì nghĩ như vậy có lợi cho họ, đây là cọng rơm cứu mạng của họ, là tia hy vọng cuối cùng mà họ đặt cược hết vào. Khi đặt cược cả tính mạng của mình vào đây, họ có hy vọng thua cuộc không? (Thưa, không.) Bình thường người đặt cược thường hy vọng thắng cuộc, vậy những người này phải bám lấy điều gì mới có thể khiến họ cảm thấy mình có thể thắng cuộc, cảm thấy nắm chắc phần thắng? Đó chính là câu: “Đức Chúa Trời công chính”. Loại người không tin này nói rằng Đức Chúa Trời công chính, lẽ nào họ thực sự tin rằng Ngài công chính sao? Họ có thực sự tin rằng Ngài sẽ báo ứng mỗi người dựa trên những gì người ta làm không? Sự công chính của Đức Chúa Trời như họ hiểu có giống với sự công chính thực sự của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Họ có biết chúng không giống nhau không? (Thưa, có.) Vậy tại sao họ vẫn cứ nói rằng “Đức Chúa Trời công chính”? Trong lời họ nói mang theo thành phần nào? Mang theo ý định gì? (Thưa, họ muốn sử dụng những lời như vậy để khiến Đức Chúa Trời thỏa mãn yêu cầu của họ, cho phép họ sống sót và bước vào thiên quốc.) Đúng vậy, có một mục đích đằng sau lời họ nói: họ đang uy hiếp Đức Chúa Trời bằng lời này, ý họ là: “Chẳng phải Ngài công chính sao? Con đã trả giá nhiều như vậy, vì thế Ngài hãy làm việc theo sự công chính của Ngài đi. Con đã bôn ba nhiều như vậy và chịu khổ nhiều như vậy, con nên được phước gì đây?”. Đây là uy hiếp, dọa dẫm và kêu gào. Họ tưởng rằng phải uy hiếp và lấy lòng người ta, tưởng rằng làm như vậy, họ có thể được phước và được như ý nguyện. Đức Chúa Trời sẽ làm như thế sao? Ngài sẽ không làm như thế. Chính vì họ không tin rằng Đức Chúa Trời tồn tại, và không tin vào tâm tính của Ngài, càng không tin lời Ngài là lẽ thật, nên họ mới dám trắng trợn kêu gào với Đức Chúa Trời, tính toán với Ngài và dám đánh cược như vậy. Chính vì họ là người không tin, nên họ mới làm những chuyện như vậy. Người không tin sẽ có những biểu hiện này, luôn luôn nói: “Tôi đã chịu khổ nhiều như vậy, và tôi có được gì?”, hoặc “Đức Chúa Trời công chính, và tôi có đức tin nơi Đức Chúa Trời, chứ không phải nơi con người”. Những người không tin thường nói những lời này, bộc lộ tâm tính như vậy và có những biểu hiện này; đây chính là thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời. Họ không tin vào sự tồn tại của Ngài, nhưng vẫn muốn lấy lòng Đức Chúa Trời bằng cách ra sức và trả giá, sử dụng lời của Đức Chúa Trời, câu chữ và đạo lý, cùng những lý luận này để uy hiếp và tố cáo Đức Chúa Trời, hòng đạt được mục đích có được phước lành của mình. Nhưng chẳng phải họ đang phạm sai lầm khi chỉ tính toán theo ý mình sao? Cuối cùng, họ đặt cược như vậy liệu có thể thắng không? (Thưa, không thể.) Và họ có biết họ sẽ thua không? Họ có biết rằng họ đang đặt cửa và đánh cược không? (Thưa, họ biết.) Các ngươi sai rồi. Họ hoàn toàn không biết, và họ còn cho rằng đức tin của họ là chân thật. Tại sao họ lại cho rằng đức tin của họ là chân thật? Nói Ta nghe, làm cách nào con người mới có thể đạt đến nhận thức được những tình trạng và tâm tính này? Nếu họ sống trong thế giới người ngoại đạo và học một số tác phẩm kinh điển của văn hóa truyền thống như “Luận ngữ của Khổng Tử” và “Đạo Đức Kinh”, liệu họ có thể nhận thức được những hành vi và thực chất này không? (Thưa, không thể.) Họ sẽ không bao giờ có thể nhận thức được. Con người phải làm gì mới có thể đạt đến nhận thức được những vấn đề này trong bản tính thực chất của họ? (Thưa, tiếp nhận lời Đức Chúa Trời.) Đầu tiên, họ phải tiếp nhận lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Họ phải tin rằng mọi lời của Đức Chúa Trời đều đúng, phải tiếp nhận được lời Đức Chúa Trời và xem lời Ngài như tấm gương để soi mình vào. Chỉ khi đó, họ mới có thể nhận thức được những tình trạng và quan điểm bên trong mình, cũng như vấn đề tâm tính bại hoại tồn tại trong bản tính của họ. Nếu họ không tiếp nhận lẽ thật hay xem lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, liệu tấm gương này có tồn tại đối với họ không? (Thưa, không.) Nó sẽ không bao giờ tồn tại đối với họ. Khi sâu trong nội tâm họ đương đầu và kêu gào với Đức Chúa Trời trắng trợn như vậy, liệu họ có thể ý thức được đây là vấn đề không? Họ sẽ không bao giờ ý thức được. Họ cho rằng mình nghĩ như vậy, làm như vậy là đúng, là hợp tình hợp lý. Họ nên làm thế nào thì vẫn làm thế ấy, nên tin thế nào thì vẫn tin thế ấy, không cần mổ xẻ hay buông bỏ bất kỳ quan điểm hiện có nào của mình, và không cần tiếp nhận sự tỉa sửa, phán xét, hình phạt hoặc vạch rõ của lời Đức Chúa Trời. Họ sống cho chính mình, sống trong thế giới nội tâm của chính mình. Họ làm gì cũng không liên quan đến lời Đức Chúa Trời. Họ muốn nghĩ sao thì nghĩ, và những gì họ nghĩ ra, những gì họ cho là đều là đúng, là lẽ thật. Căn cứ vào thái độ của họ đối với lời Đức Chúa Trời, họ sẽ không bao giờ nhận thức được những vấn đề tồn tại sâu trong nội tâm mình. Khi họ trả giá và bôn ba mỗi ngày, họ đang bôn ba vì ai, vì điều gì? Họ chịu sự chi phối của cái gì? Động lực của họ là gì? Một mặt, họ không có đức tin chân thực nơi Đức Chúa Trời, mà muốn đánh cược một lần với Ngài dựa trên tâm lý ăn may. Mặt khác, họ bị chi phối bởi dục vọng có được phước lành của mình. Mỗi khi nghĩ đến việc bản thân phải có được phước lành, đến việc phải nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời, họ liền bôn ba hăng say hơn. Sâu trong nội tâm họ nở rộ niềm vui, có những người còn xúc động đến mức rơi lệ, cảm thấy Đức Chúa Trời đã ban cho họ quá nhiều và Ngài thật đáng mến. Đó chẳng phải là những ảo giác sao? Những tình trạng và cảm giác này có vẻ giống như những gì mà người mưu cầu lẽ thật cảm thấy sâu trong nội tâm khi trải nghiệm sự đánh đòn, sửa dạy và quở trách của Đức Chúa Trời. Người mưu cầu lẽ thật cũng sẽ rơi lệ và cảm tạ Đức Chúa Trời, nhưng hai loại người này khác nhau về tính chất như thế nào? Khi người mưu cầu lẽ thật đau đớn và khổ sở, thì đó là bởi vì họ cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời và không xứng đáng nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời, không xứng đáng được phước. Họ cảm thấy rất hạnh phúc khi được Đức Chúa Trời ban cho quá nhiều rồi, nhưng sâu trong nội tâm họ thực ra lại buồn vì cảm thấy mình chưa làm đủ nhiều và mắc nợ Đức Chúa Trời. Đôi khi họ xúc động và rơi lệ, nhưng đó là bởi vì họ đang cảm tạ Đức Chúa Trời vì ân điển, sự thương xót và bao dung mà Ngài ban cho. Khi họ thấy Đức Chúa Trời không nhìn vào những vi phạm, hay sự phản nghịch và bại hoại của họ, mà vẫn thương xót và bao dung với họ như vậy, vẫn dẫn dắt họ và ban ân điển cho họ như vậy, thì họ thực sự cảm thấy mắc nợ và đau khổ sâu trong nội tâm. Họ có một loại tình trạng ân hận, ăn năn, đến nỗi còn không dám nghĩ đến việc mình có hy vọng có được phước lành hay không, vì họ cảm thấy không xứng đáng. Khi người không tin rơi lệ, thì tính chất là gì? Ta sẽ miêu tả cho các ngươi để các ngươi xem chuyện có phải vậy không. Khi có chuyện xảy đến với họ, và họ thấy công tác lớn của Đức Thánh Linh cũng như ân điển mà Đức Chúa Trời ban cho họ, khi họ được Đức Thánh Linh làm cho cảm động, được Đức Chúa Trời chỉ dẫn, khai sáng, và công việc của họ có kết quả, thì họ cảm thấy hạnh phúc, sâu trong nội tâm họ cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, cảm tạ Ngài đã ban phước và chỉ dẫn cho con. Tất cả sự vinh hiển này đều thuộc về Ngài”. Sâu trong nội tâm, họ cảm thấy rất vui vẻ, và nghĩ: “Đức Chúa Trời vẫn chưa rời bỏ mình. Trước đây cảm thấy không có đức tin chân thực với Đức Chúa Trời, giống như người không tin, nhưng giờ đây xem ra mình vẫn được Đức Chúa Trời ban phước và Ngài chưa rời bỏ mình. Điều đó có nghĩa là niềm hy vọng và phần thắng của việc có được phước lành và đích đến tốt đẹp của mình đang ngày càng lớn. Xem ra mình lựa chọn tin Đức Chúa Trời là quyết định đúng; mình đã được Đức Chúa Trời chọn”. Khi nghĩ đến đây, trong lòng họ có cảm thấy mắc nợ không? Họ có nhận thức về chính mình không? Họ có thực sự căm ghét bản tính Sa-tan và tâm tính kiêu ngạo của mình không? (Thưa, không.) Họ có cảm thấy thực sự biết ơn công tác mà Đức Chúa Trời đã làm đối với họ không? (Thưa, không.) Dù họ có cảm ơn một chút ngoài mặt, thì thực ra sâu trong nội tâm họ vẫn cảm thấy: “Chắc chắn đúng là Đức Chúa Trời đã chọn mình. Nếu Ngài không chọn mình, làm sao mình có thể tin Ngài được?”. Cuối cùng, họ quy hết việc có được hồi báo cho tất cả những khổ đau họ đã chịu đựng và những cái giá họ đã trả, việc họ có được phước lành là mười phần chắc chín. Họ không cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, họ không có nhận thức về bản thân, càng không có sự biết ơn chân thực đối với Đức Chúa Trời, đồng thời, dục vọng có được phước lành của họ càng thêm mãnh liệt. Sự khác biệt giữa loại người mà dục vọng có được phước lành càng thêm mãnh liệt và những người cảm thấy không xứng đáng có được phước lành, không xứng đáng nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời, và không xứng đáng được Đức Chúa Trời chỉ dẫn, dẫn dắt như vậy nằm ở đâu? Một bên thì lùi về phía sau, không muốn tranh giành và cảm thấy không xứng đáng có được phước lành; trong khi bên kia thì luôn muốn tranh giành, luôn lên kế hoạch và tính toán để tính sổ với Đức Chúa Trời: “Mình đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy và chịu nhiều đau khổ như vậy, thì phần thắng trong việc có được phước lành của mình lớn đến đâu nhỉ? Liệu sau này Đức Chúa Trời có ban phước lành cho mình không?”. Sự khác biệt này quá lớn: một bên thì tranh giành, trong khi bên kia cảm thấy không xứng đáng. Trong hai loại người này, loại người nào có lương tâm và lý trí? (Thưa, loại người cảm thấy không xứng đáng có được phước lành.) Loại người cảm thấy không xứng đáng có được phước lành nhận thức được tình hình thực tế. Họ cảm thấy rằng một loài thọ tạo nhỏ bé không xứng đáng có được phước lành trước mặt Đấng Tạo Hóa. Họ có sự mắc nợ và ân hận, cũng có nhận thức chân thực và sâu trong nội tâm càng có sự biết ơn thực sự đối với Đức Chúa Trời. Họ đã tìm đúng vị trí của mình rồi. Loại người kia thì tranh giành: tranh giành vì đích đến, vì địa vị và vì phước lành. Mục đích họ chịu đựng hết thảy những khổ đau này và trả hết thảy những cái giá này là gì? Họ muốn dùng những điều đó để đổi lấy phước lành và đích đến. Họ muốn bán sức lao động của chính mình để kiếm được phần thưởng từ Đức Chúa Trời. Một kẻ như vậy có phải là loài thọ tạo chân chính trong mắt Đức Chúa Trời không? Đây có phải là loài thọ tạo mà Đức Chúa Trời muốn không? (Thưa, không.) Đức Chúa Trời có bao giờ nói rằng nhất định phải tự tranh giành mới có thể có được phước lành hay phần thưởng chưa? (Thưa, chưa.) Vậy Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì đối với con người? (Thưa, đó là chúng con phải làm tốt bổn phận của loài thọ tạo một cách trung thực.) (Thưa, đó là chúng con phải làm người trung thực.) Đó là các yêu cầu cụ thể, còn gì nữa? (Thưa, chúng con phải làm theo lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời.) (Thưa, chúng con phải thực hành mọi lẽ thật mà mình hiểu được.) Những cái đó không phải là tôn chỉ. Các ngươi luôn không nắm bắt được mấu chốt. Đến bây giờ, các ngươi vẫn không biết Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì đối với con người. Yêu cầu của Ngài thực ra rất đơn giản: nghe lời Ngài và thuận phục Ngài. Đó là yêu cầu của Đức Chúa Trời với con người. Nghe lời Đức Chúa Trời có nghĩa là thực hành theo những yêu cầu của Ngài đối với con người. Ngoài những yêu cầu mà các ngươi vừa nói, thực ra vẫn còn rất nhiều yêu cầu khác. Còn về việc thuận phục Đức Chúa Trời thì sao? Không phải lúc nào ngươi cũng hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, nhưng ngươi có thể thuận phục Ngài được không? Nó liên quan đến thái độ của loài thọ tạo đối với Đấng Tạo Hóa. Đôi khi ngươi không hiểu được lời Đức Chúa Trời sau khi nghe xong, vì Ngài chỉ cho ngươi khẩu lệnh – thì ngươi có nghe theo không? Ngươi phải nghe theo mà không hỏi đúng hay sai hoặc nguyên do. Chỉ cần là điều Đức Chúa Trời phán hay nói cho ngươi, hay dặn dò ngươi, thì ngươi đều phải nghe theo; đó chính là thuận phục. Có thể đạt đến thuận phục, ngươi mới là loài thọ tạo trong mắt Đức Chúa Trời. Nghe lời và thuận phục Đức Chúa Trời: đó là những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Ngoài ra còn một câu khác: tuân theo con đường của Đức Chúa Trời. Việc “tuân theo” này nghĩa là gì? Nó có nghĩa là thực hành theo lời Đức Chúa Trời, sống dựa vào lời Ngài và làm người tuân theo con đường của Ngài. Con đường của Ngài là gì? Đó chính là lời Ngài. Thực ra, hai câu “nghe lời và thuận phục Đức Chúa Trời” và “tuân theo con đường của Đức Chúa Trời” có cùng một ý nghĩa, và người Đức Chúa Trời muốn chính là người như thế. Đức Chúa Trời có nói cho con người rằng: “Ngươi không cần nghe lời Ta đâu. Cứ mưu cầu có được phước lành là được rồi. Luôn nhớ là ngươi có thể có được phước lành nhé. Vì thế ngươi phải vứt bỏ mọi sự, chịu khổ nhiều hơn, trả giá nhiều hơn và bôn ba nhiều hơn” không? Đức Chúa Trời có yêu cầu như thế không? Trong lời Ngài có lời như thế không? (Thưa, không.) Những lời đó có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Chẳng phải việc những người không tin xem những lời này là lẽ thật là phản nghịch sao? Sao họ lại xem những lời này là lẽ thật? Những lời này có lợi cho họ, đó chính là sự mưu cầu và dã tâm của họ. Trong lòng họ có nhớ được những điều Đức Chúa Trời yêu cầu con người đạt đến không? Họ có thể tuân theo hay làm được những yêu cầu này không? (Thưa, họ không thể.) Tại sao họ không thể? Bởi vì ngay khi họ làm như vậy – nghe lời Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài – thì có nghĩa là họ phải buông bỏ dục vọng được phước cũng như quyền mưu cầu phước lành và phần thưởng. Phước lành và phần thưởng là mệnh căn của họ, bảo họ từ bỏ mệnh căn, họ có đồng ý không? (Thưa, không.) Những điều đó là chính mạng sống của họ, nên nếu từ bỏ chúng, họ sẽ không còn linh hồn và cuộc sống của họ sẽ không còn ý nghĩa. Họ sống để có được phước lành, ngươi bảo họ từ bỏ việc có được phước lành, thì tức là bảo họ đi ngược lại những nguyên tắc và phương hướng làm người của họ, chống lại chính họ, họ không thể tiếp nhận được. Cho nên bảo họ thực hành lẽ thật, nghe lời Đức Chúa Trời và thuận phục Ngài đơn giản là quá khó đối với họ, thậm chí còn vất vả hơn cả bắt bò già leo cây. Chính bản tính của họ quyết định rằng họ không có cách nào làm được những việc này.

Các ngươi mong muốn sống dựa vào dục vọng và ý định có được phước lành, hay mong muốn làm tốt bổn phận của mình đến nơi đến chốn, làm loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, và là người nghe lời Đức Chúa Trời cũng như thuận phục Ngài? Các ngươi mong muốn làm loại người nào? (Thưa, con mong muốn làm loài thọ tạo đến nơi đến chốn.) Có những người không sẵn lòng làm người như thế. Họ nói: “Làm người như thế quá ngột ngạt. Không bằng chết hay là không tin nữa còn hơn. Không có chút dục vọng có được phước lành, không có chút dã tâm nào, thì con người không có động lực. Tôi không thể nào sống được như thế; nó quá ngột ngạt”. Có ai trong các ngươi như vậy không? (Thưa Đức Chúa Trời, đôi khi con cũng như thế. Thỉnh thoảng con cũng có tình trạng như thế.) Tình trạng này có phổ biến không? Các ngươi thường xuyên hay thỉnh thoảng có? Cái nào lớn hơn một chút: dục vọng có được phước lành của các ngươi, hay là ý chí làm một loài thọ tạo? Có ai vừa nói từ bỏ mọi dục vọng có được phước lành và thực hiện bổn phận đến nơi đến chốn liền giống như quả bóng xì hơi, cảm thấy sống không còn ý nghĩa, làm việc gì cũng không hứng thú, và không thể lấy lại được tinh thần không? (Thưa, con chính là người như thế.) Vậy tình trạng này có nghiêm trọng không? Ngươi thỉnh thoảng sẽ có chút thôi thúc nho nhỏ hay trạng thái bình thường của ngươi là như vậy? Các ngươi là trường hợp nào? Các ngươi có biết hiện giờ mình là người tin Đức Chúa Trời thực sự hay là người không tin không? Nếu ngươi cảm thấy rằng mọi tình trạng và biểu hiện của mình đều là của người tin Đức Chúa Trời thực sự, chứ không phải là của người không tin, và ngươi thật sự tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, cũng như sẵn lòng tiếp nhận lời Ngài, chỉ là có một chút dục vọng, một chút lòng ham hư vinh, và hy vọng có được phước lành, thì không thành vấn đề; ngươi vẫn có thể được cứu rỗi và vẫn có thể thay đổi. Nếu ngươi là người không tin với dục vọng có được phước lành đặc biệt mạnh mẽ, thì ngươi gặp rắc rối rồi. Những người như thế này đang đi về phía con đường nào? (Thưa, con đường của kẻ địch lại Đấng Christ.) Nếu họ có thể đi về phía con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, thì cuối cùng mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời sẽ đối mặt với một tình trạng như thế nào? (Thưa, tình trạng đối địch với Đức Chúa Trời.) Liệu các ngươi có thể phát triển đến mức đó, có thể đối địch với Đức Chúa Trời không? (Thưa, con không muốn đối địch Ngài.) Không muốn chỉ là ý nguyện của ngươi. Những điều này có trong thực chất bản tính của ngươi không? Ngươi có thể đi lên con đường đó không? (Thưa, nếu con không dốc sức vào lẽ thật, thì con rất dễ dàng đi lên con đường đó, nhưng nếu trong lòng con có ý thức này và muốn thay đổi, muốn xoay chuyển và không muốn đi con đường đó, thì có thể sẽ tốt hơn một chút.) Việc có ý thức chứng minh trong lòng ngươi vẫn còn tri giác, ngươi vẫn có nguyện vọng, ngươi vẫn muốn vươn tới lẽ thật, nhưng những tâm tính bại hoại đã thâm căn cố đế trong lòng ngươi, nên trong lòng ngươi phải luôn đấu tranh. Trong từng bước các ngươi đi về phía lẽ thật, và mỗi khi các ngươi tiếp nhận lẽ thật, trong lòng các ngươi đều đang đấu tranh, và các ngươi luôn sống trong giai đoạn vùng vẫy. Người mới tin Đức Chúa Trời chính là như vậy. Có đấu tranh là chuyện rất bình thường và muốn mưu cầu lẽ thật thì phải đấu tranh. Cuộc chiến này sẽ khép lại khi họ đạt được lẽ thật, khi Sa-tan bị đánh bại, khi những tâm tính, triết lý và lô-gic Sa-tan của họ bị tiêu diệt, và khi lẽ thật chiếm thế thượng phong, ngự trị trong lòng họ. Những người không mưu cầu lẽ thật, sống dựa vào những tâm tính Sa-tan của mình, thì trong lòng cảm thấy bình an vô sự, không hề có cuộc chiến nào cả. Họ tê liệt và trì độn, là một trong những kẻ đã chết; những ai không tiếp nhận lẽ thật đều là kẻ đã chết. Việc có sự đấu tranh trong lòng có lợi ích gì? Chẳng hạn như nếu trong tư tưởng của ngươi, có một nửa là tiêu cực và một nửa là tích cực, thì những tư tưởng tích cực đó sẽ cho ngươi cơ hội lựa chọn đi theo con đường mưu cầu lẽ thật sau khi đấu tranh, có nghĩa là ngươi có 50% hy vọng được cứu rỗi. Những tư tưởng tiêu cực có thể khiến ngươi đi theo những ý niệm, ý nghĩ xác thịt của mình trong thời gian đấu tranh, hoặc đi theo những ý định, động cơ và quan điểm riêng của mình. Nó có thể khiến ngươi đi đến con đường của kẻ địch lại Đấng Christ và khiến ngươi đi đến con đường đối địch Đức Chúa Trời. Nhưng nếu lòng yêu thích lẽ thật của ngươi lớn và ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật, cũng như chống lại Sa-tan, thì cơ hội được cứu rỗi của ngươi cũng lớn. Hãy xem liệu ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật và sử dụng lẽ thật để làm tinh sạch những tâm tính bại hoại của bản thân hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ngươi, không ai có thể giúp ngươi được; đó là việc riêng của ngươi. Ngươi có yêu thích lẽ thật hay không là việc riêng của ngươi, và khi có cuộc chiến sâu trong nội tâm ngươi, thì không ai có thể giúp ngươi lựa chọn lẽ thật hay thỏa mãn dục vọng ích kỷ của mình khi cuộc chiến đi đến hồi kết, đó là chuyện của nội tâm ngươi. Người khác chỉ có thể chỉ dẫn ngươi thông qua việc thông công và khuyên nhủ; nhưng cuối cùng, ngươi lựa chọn con đường nào là việc của ngươi. Mọi người nên hiểu điều này.

Ngày 22 tháng 8 năm 2019

Trước: Muốn làm tròn bổn phận đòi hỏi phải có sự hợp tác hài hòa

Tiếp theo: Nguyên tắc nên có trong hành xử

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger