Bài bàn thêm 5: Tổng kết về phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 2)
II. Sự khác biệt giữa phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính
Lần trước, chúng ta đã tóm tắt về phẩm chất nhân tính của những kẻ địch lại Đấng Christ. Các ngươi hãy nói xem các phẩm chất nhân tính đó là gì? (Thứ nhất là nói dối thành thói, thứ hai là nham hiểm độc ác, thứ ba là vô liêm sỉ và không biết xấu hổ, thứ tư là ích kỷ và đê tiện, thứ năm là bám lấy kẻ mạnh và áp bức kẻ yếu, và thứ sáu là dục vọng về vật chất cao hơn người bình thường.) Tổng cộng có sáu phẩm chất nhân tính. Đánh giá từ sáu phẩm chất nhân tính này, thì phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ là không có nhân tính, lương tâm và lý trí. Họ có nhân cách thấp kém, còn phẩm chất nhân tính của họ thì xấu xa. Nếu ngươi không biết hoặc không thể nhìn thấu tâm tính của một người, hay không biết tâm tính họ tốt hay xấu, nhưng thông qua việc tìm hiểu về phẩm chất nhân tính của họ, ngươi phát hiện ra họ có phẩm chất nhân tính đáng ghê tởm, chẳng hạn như nói dối thành thói, vô liêm sỉ, hoặc nham hiểm độc ác, thì ngươi có thể xác định sơ bộ rằng họ là người không có lương tâm, tâm địa thiện lương hay phẩm chất nhân tính cao quý, mà là người có nhân tính xấu xa, độc ác, và cực kỳ tệ hại. Nếu những người như vậy không có địa vị, thì chúng ta có thể tạm thời coi họ là kẻ ác; xét theo phẩm chất nhân tính của họ, liệu chúng ta có thể xác định hoàn toàn và triệt để rằng họ là những kẻ địch lại Đấng Christ không? Nếu chỉ đánh giá từ những biểu hiện này trong nhân tính của họ, chúng ta có thể xác định chắc chắn 80% rằng họ là những kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không chỉ có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, và cũng không đơn giản là có nhân tính độc ác, xấu xa và tệ hại, cho nên chúng ta có thể xác định sơ bộ rằng họ là kẻ địch lại Đấng Christ. Không ai trong số những người được xác định là kẻ địch lại Đấng Christ có nhân tính tốt, sự thành thực, thiện lương, đơn thuần, chính trực, sự chân thành đối với người khác hay liêm sỉ; không ai có những phương diện này trong phẩm chất nhân tính mà lại là kẻ địch lại Đấng Christ. Trên hết và trước tiên, nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ rất tệ hại. Họ không có lương tâm và lý trí, lại càng không có phẩm chất nhân tính của những người có nhân tính và nhân cách cao quý. Do đó, đánh giá từ phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ, nếu họ không có địa vị và chỉ là một người đi theo bình thường hoặc thành viên bình thường trong một nhóm đang thực hiện bổn phận của mình, nhưng phẩm chất nhân tính của họ lại rất tệ hại và họ có những đặc điểm trong phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ, thì chúng ta có thể xác định sơ bộ rằng họ là kẻ địch lại Đấng Christ. Vậy chúng ta nên làm gì đối với những người mà chúng ta không thể nhìn thấu đó? Chúng ta không nên đề bạt hoặc trao địa vị cho họ. Có thể một số người sẽ nói: “Chẳng phải chúng ta có thể xác định việc họ có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay không bằng cách trao địa vị cho họ hay sao?”. Câu nói này có đúng không? (Thưa, không.) Nếu chúng ta trao địa vị cho những người như vậy, họ sẽ làm những chuyện mà kẻ địch lại Đấng Christ làm, và sẽ làm bất cứ chuyện gì mà kẻ địch lại Đấng Christ có khả năng làm. Đầu tiên, họ sẽ xây dựng những vương quốc độc lập. Ngoài ra, họ sẽ khống chế mọi người. Liệu loại người này có làm những chuyện hữu ích cho nhà Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Một khi loại người này có được địa vị, họ có thể xây dựng những vương quốc độc lập, làm xằng làm bậy, gây gián đoạn và quấy nhiễu, kéo bè kéo cánh, và làm tất cả những việc mà kẻ ác làm. Việc này cũng chẳng khác nào đưa con cáo vào vườn nho, đưa những người được Đức Chúa Trời chọn vào tay kẻ ác, và giao họ cho ma quỷ và Sa-tan. Một khi loại người này lên nắm quyền, thì việc họ là kẻ địch lại Đấng Christ là kết quả có thể đoán trước và chắc như đinh đóng cột. Nếu chúng ta chỉ xác định một người có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay không dựa trên phẩm chất nhân tính của họ thì có vẻ hơi quá đáng với nhiều người không hiểu chân tướng sự thật, không hiểu hoặc không thể phân biện thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Có thể họ sẽ nghĩ: “Tại sao lại hoàn toàn gạt bỏ hoặc lên án một người chỉ dựa trên điều này? Gán cho họ là kẻ địch lại Đấng Christ khi họ chưa hề làm gì thì có vẻ hơi bất công”. Tuy nhiên, đánh giá từ thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, họ tuyệt đối không có nhân tính tốt. Đầu tiên, họ tuyệt đối không phải là người theo đuổi lẽ thật; thứ hai, họ tuyệt đối không yêu lẽ thật; thêm nữa, họ tuyệt đối không phải loại người vâng phục lời Đức Chúa Trời, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Đối với người không có những phẩm chất này thì việc phẩm chất nhân tính của họ cao quý hay đê tiện, tốt hay xấu là chuyện rất hiển nhiên.
Trong cuộc họp mặt lần trước, chúng ta đã thông công về các hành vi khác nhau, cách nói chuyện và cách xử sự, v.v. được biểu hiện qua phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu không thể nhận định chính xác một người có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay không dựa trên phẩm chất nhân tính của họ, thì chúng ta cần thông công thêm về thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Bằng cách đánh giá và phân biện hai phương diện, một là phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ và hai là thực chất tâm tính của họ, rồi kết hợp hai phương diện này, chúng ta có thể nhận định liệu một người chỉ có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ hay thực sự là kẻ địch lại Đấng Christ. Hôm nay, chúng ta hãy tóm tắt thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Đây là một phẩm chất riêng trọng yếu hơn, có thể giúp chúng ta dễ dàng nhìn rõ, phân biện hoặc xác định liệu một người có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay không.
Về tâm tính, chúng ta đã tổng kết cụ thể trước đó – tâm tính bại hoại của con người là gì? (Cương ngạnh, kiêu căng, giả dối, chán ghét lẽ thật, hung ác và tà ác.) Đại khái là có sáu tâm tính này. Ngoài ra còn có những kiến giải khác về các tâm tính, như ích kỷ và đê tiện, có phần liên quan hoặc tương tự với một trong sáu tâm tính này. Hãy nói Ta nghe, có sự khác biệt nào giữa phẩm chất nhân tính và thực chất tâm tính của một người không? Sự khác biệt đó là gì? Phẩm chất nhân tính chủ yếu được đánh giá dựa trên lương tâm và lý trí. Trong đó, chúng ta cần đánh giá xem liệu một người có nhân cách không, nhân cách của họ có cao quý không, họ có tôn nghiêm không, họ có đạo đức của con người không, chuẩn mực đạo đức của họ ra sao, họ có điểm mấu chốt và nguyên tắc trong cách đối nhân xử thế không, nhân tính của họ là thiện hay ác, cũng như họ có đơn thuần và thành thực không – những phương diện này đều liên quan đến phẩm chất nhân tính của con người. Phẩm chất nhân tính về cơ bản được tạo thành từ những lựa chọn và khuynh hướng đối với thiện và ác, sự việc tích cực và tiêu cực, cũng như đúng và sai mà con người biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày – đây chính là những gì mà phẩm chất nhân tính liên quan đến. Việc này về cơ bản không liên quan đến lẽ thật mà chỉ được đánh giá theo tiêu chuẩn về lương tâm cùng với nhân tính thiện và ác, đồng thời không thực sự đạt đến mức độ của lẽ thật. Nếu liên quan đến tâm tính thì phải đánh giá dựa trên thực chất của một người. Liệu họ thích thiện hay ác, khi đứng trước chính nghĩa và sự tà ác cũng như sự việc tích cực và tiêu cực thì biểu hiện, lựa chọn, tâm tính mà họ thực sự bộc lộ, và phản ứng của họ là gì – tất cả những thứ này phải được đánh giá dựa trên lẽ thật. Nếu phẩm chất nhân tính của một người tương đối thiện lương, nếu họ có lương tâm và lý trí, thì liệu chúng ta có thể nói rằng họ không có tâm tính bại hoại không? (Thưa, không.) Nếu một người hết sức thiện lương, thì liệu họ có thể có tính cách kiêu căng hay không? (Thưa, có.) Nếu một người hết sức thành thực, thì liệu họ có thể có tâm tính cương ngạnh hay không? (Thưa, có.) Có thể nói rằng bất luận phẩm chất nhân tính của một người tốt đến đâu, bất luận nhân cách của họ cao quý đến đâu, thì cũng không có nghĩa là họ không có tâm tính bại hoại. Phải chăng việc một người có lương tâm và lý trí có nghĩa là họ không bao giờ chống đối Đức Chúa Trời hay phản nghịch Ngài? (Thưa, không phải.) Vậy sự phản nghịch này nảy sinh như thế nào? Nguyên nhân là vì con người có tâm tính bại hoại, và trong thực chất tâm tính của họ có sự cương ngạnh, kiêu căng, tà ác, v.v. Do đó, bất luận phẩm chất nhân tính của một người tốt đến đâu thì cũng không có nghĩa là họ có lẽ thật, không có nghĩa là họ không có tâm tính bại hoại, và không có nghĩa là họ có thể tránh được việc chống đối, phản bội và phản nghịch Đức Chúa Trời cũng như có thể vâng phục Ngài mà không theo đuổi lẽ thật. Việc họ có phẩm chất nhân tính tốt và là người tương đối đơn thuần, thành thực, chính trực, tâm địa thiện lương, và có liêm sỉ chỉ có nghĩa là họ có thể tiếp nhận lẽ thật, yêu lẽ thật và vâng phục những gì Đức Chúa Trời làm, bởi vì họ có một phẩm chất nhân tính có thể tiếp nhận lẽ thật.
Phẩm chất nhân tính tốt hay xấu được đánh giá dựa trên những điều kiện cơ bản như lương tâm, đạo đức và nhân cách. Tuy nhiên, thực chất tâm tính của một người phải được đánh giá dựa trên sáu tâm tính bại hoại mà chúng ta đã đề cập trước đó. Nếu một người có chuẩn mực đạo đức cao, có nhân cách, lương tâm, lý trí và tâm địa thiện lương, thì chúng ta chỉ có thể nói rằng phẩm chất nhân tính của họ tương đối tốt chứ điều này không có nghĩa là họ hiểu lẽ thật, có lẽ thật, hay có thể giải quyết công việc theo nguyên tắc lẽ thật. Việc này chứng thực điều gì? Mặc dù họ có phẩm chất nhân tính tốt, có nhân cách tương đối cao thượng, và có chuẩn mực đạo đức cao trong cách hành sự và cư xử, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có tâm tính bại hoại, không có nghĩa là họ có lẽ thật, và không có nghĩa là tâm tính của họ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nếu một người không thay đổi tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật, thì cho dù phẩm chất nhân tính của họ có tốt đến đâu, họ cũng không phải là người tốt thực sự. Giả sử một người có sự thay đổi tương đối về tâm tính, tức là họ tìm kiếm lẽ thật khi làm việc, chủ động giải quyết công việc theo nguyên tắc lẽ thật, vâng phục lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời, thì mặc dù tâm tính bại hoại của họ thỉnh thoảng vẫn bộc lộ, như sự kiêu căng, giả dối và nghiêm trọng hơn là tâm tính hung ác, nhưng nhìn chung, ngọn nguồn, phương hướng và mục tiêu làm việc của họ đều dựa trên nguyên tắc lẽ thật và họ tìm kiếm, vâng phục lẽ thật khi làm việc. Vậy chúng ta có thể nói rằng phẩm chất nhân tính của họ cao quý hơn những người không hề thay đổi tâm tính hay không? (Thưa, có.) Nếu phẩm chất nhân tính của một người chỉ tốt theo bẩm sinh và trong mắt người khác họ có nhân tính tốt, nhưng họ lại không hiểu lẽ thật chút nào, vẫn tràn ngập những quan niệm, tưởng tượng về Đức Chúa Trời, không biết cách trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, không biết cách tiếp nhận sự sắp đặt và an bài của Ngài, chứ đừng nói đến cách vâng phục mọi việc Ngài làm, thì người này có phải là một người tốt thực sự không? Nói đúng ra, họ không phải là một người tốt thực sự. Nhưng có thể nói một cách chính xác rằng phẩm chất nhân tính của họ khá tốt. Vậy phẩm chất nhân tính khá tốt nghĩa là sao? Phẩm chất nhân tính khá tốt nghĩa là có nhân cách tương đối tốt, tương đối công bằng và công chính trong cách làm việc và chung sống với người khác, không chiếm hời của người khác, tương đối thành thực, không gài bẫy hay làm hại người khác, làm việc có lương tâm, và có chuẩn mực đạo đức nhất định chứ không chỉ dừng lại ở việc không vi phạm pháp luật và vi phạm nhân luân – đó là chuẩn mực cao hơn một chút so với hai chuẩn mực này. Khi chung sống với một người như vậy, mọi người sẽ cảm thấy đó là người tương đối chính trực. Khi ở bên người đó, mọi người sẽ cảm thấy không cần phòng bị bởi vì người đó sẽ không gài bẫy hay làm hại người khác. Mọi người có thể yên tâm bất cứ khi nào chung sống với người đó. Người có những phẩm chất này được xem là người khá tốt. Nhưng so với những người hiểu lẽ thật, có thể thực hành lẽ thật và vâng phục lẽ thật, thì nhân tính này không có gì cao quý. Nói cách khác, nhân tính của một người dù tốt đến đâu cũng không thể thay thế việc hiểu và thực hành lẽ thật, chứ đừng nói đến việc thay đổi tâm tính.
Phẩm chất nhân tính là lương tâm, đạo đức và nhân cách của con người. Để đánh giá phẩm chất nhân tính của một người, chúng ta cần đánh giá lương tâm, đạo đức và nhân cách của họ. Nhưng tâm tính là gì và được đánh giá như thế nào? Tâm tính được đánh giá bằng lẽ thật, bằng lời Đức Chúa Trời. Giả sử một người có phẩm chất nhân tính rất tốt về mọi phương diện, ai cũng tin rằng họ là người tốt, và có thể nói rằng họ là người hoàn mỹ, trọn vẹn trong mắt những kẻ bại hoại, dường như không có khuyết điểm và không thể bắt bẻ được gì, nhưng khi đánh giá bằng lẽ thật thì cái gọi là điểm tốt của họ căn bản không đáng nhắc tới. Khi xem xét tâm tính của họ, người ta có thể thấy họ kiêu căng, cương ngạnh, giả dối, tà ác, đến nỗi chán ghét lẽ thật và thậm chí là có biểu hiện của tâm tính hung ác. Đây chẳng phải là sự thật sao? (Thưa, phải.) Làm thế nào để đánh giá thực chất tâm tính của một người? Chúng ta sẽ đánh giá bằng lẽ thật, bằng cách đánh giá thái độ của họ đối với lẽ thật và Đức Chúa Trời. Bằng cách này, tâm tính bại hoại của người đó sẽ bộc lộ hoàn toàn và rõ rệt. Mặc dù trong mắt mọi người, họ có thể là người có lương tâm, nhân cách và chuẩn mực đạo đức cao, họ được tôn sùng là thánh nhân và là con người toàn vẹn giữa mọi người, nhưng khi đến trước lẽ thật và Đức Chúa Trời, tâm tính bại hoại của họ hoàn toàn lộ rõ, họ không có bất cứ giá trị đáng khen ngợi nào, và được cho là có cùng tâm tính bại hoại như những người còn lại trong nhân loại. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật, xuất hiện trước con người và thực hiện công tác, loại người này biểu hiện tất cả các tâm tính bại hoại giống như những người khác, như cương ngạnh, kiêu căng, giả dối, chán ghét lẽ thật, tà ác và hung ác. Chẳng phải họ là người hoàn mỹ sao? Chẳng phải họ là thánh nhân sao? Chẳng phải họ là người tốt sao? Họ chỉ là người tốt trong mắt người khác; bởi vì con người không có lẽ thật và đều có tâm tính bại hoại như nhau, nên tiêu chuẩn mà con người dùng để đánh giá người khác chỉ dựa trên lương tâm, nhân cách và đạo đức, chứ không dựa trên lẽ thật. Phẩm chất nhân tính của một người sẽ bộc lộ như thế nào nếu không được đánh giá dựa trên lẽ thật? Liệu họ có phải là người tốt thực sự không? Rõ ràng là không, bởi vì một người được người khác đánh giá và nhận xét là người tốt cũng không thiếu bất cứ tâm tính bại hoại nào. Vậy thì tâm tính bại hoại của con người sẽ nảy sinh và bộc lộ như thế nào? Khi Đức Chúa Trời không bày tỏ lẽ thật hay xuất hiện trước nhân loại, tâm tính bại hoại của con người dường như không tồn tại. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật và xuất hiện trước nhân loại, thì tâm tính bại hoại của những người được gọi là thánh nhân hay người hoàn mỹ trong mắt người khác sẽ bộc lộ toàn bộ. Từ quan điểm này, tâm tính bại hoại của con người và phẩm chất nhân tính của họ cùng tồn tại. Không phải là con người chỉ có tâm tính bại hoại khi Đức Chúa Trời xuất hiện; mà là khi Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật, xuất hiện và thực hiện công tác giữa nhân loại, tâm tính bại hoại và trò hề của họ mới bị phơi bày. Khi đó, mọi người mới hay biết và phát hiện ra rằng thì ra đằng sau phẩm chất nhân tính tốt đẹp còn có một tâm tính bại hoại. Người tốt, người toàn vẹn, hay thánh nhân trong mắt người khác cũng có tâm tính bại hoại giống như bao người khác, và không kém bất cứ ai. Tâm tính bại hoại của loại người này thậm chí còn được giấu kín hơn những người khác và có khả năng mê hoặc cao hơn. Vậy tâm tính bại hoại chính xác là gì? Và thực chất tâm tính là gì? Tâm tính bại hoại của một người là thực chất của người đó; phẩm chất nhân tính của một người chỉ đại biểu cho một số khuôn sáo đối nhân xử thế bên ngoài, chứ không đại biểu cho thực chất nhân tính của họ. Nói đến thực chất nhân tính của một người là nói đến tâm tính của người đó. Còn nói đến phẩm chất nhân tính của một người là ta đang đề cập đến những phương diện rõ ràng như họ có thiện ý không, có tâm địa thiện lương không, nhân cách của họ ra sao, và họ có chuẩn mực đạo đức không. Giờ các ngươi đã hiểu phẩm chất nhân tính và thực chất nhân tính là gì hay chưa? Đây là chuyện chỉ có thể lĩnh hội trong lòng chứ không thể định nghĩa bằng một từ hay một câu, và là chuyện rất phức tạp. Nếu định nghĩa và giải thích quá phiến diện thì tưởng chừng như hợp quy phạm, nhưng thật ra lại không rõ ràng. Ta sẽ không áp dụng định nghĩa nào mà chỉ giải thích theo cách này, và nếu các ngươi lĩnh hội trong lòng thì các ngươi sẽ hiểu.
Tổng cộng có sáu tâm tính bại hoại của con người: cương ngạnh, kiêu căng, giả dối, chán ghét lẽ thật, hung ác và tà ác. Trong sáu tâm tính này, tâm tính nào tương đối nghiêm trọng? Tâm tính nào bình thường hoặc phổ biến hơn, có mức độ không sâu và tình tiết nhẹ hơn? (Thưa, đó là tâm tính cương ngạnh, kiêu căng và giả dối.) Đúng vậy. Có vẻ như các ngươi vẫn có chút cảm giác và nhận thức đối với các biểu hiện khác nhau về tâm tính bại hoại của con người. Mặc dù ba tâm tính vừa nêu cũng nằm trong số những tâm tính bại hoại của nhân loại bị Sa-tan làm cho bại hoại và về thực chất cũng bị Đức Chúa Trời căm ghét, không phù hợp với lẽ thật, và chống đối Đức Chúa Trời, nhưng chúng có mức độ tương đối nhẹ và không sâu, tức là đại trà hơn; mọi thành viên trong nhân loại bại hoại đều có ba tâm tính này ở các mức độ khác nhau. Ngoài ba tâm tính này, thì chán ghét lẽ thật, hung ác và tà ác có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu ba tâm tính đầu tiên được xem là tâm tính bại hoại bình thường, thì ba tâm tính sau là tâm tính bại hoại đặc biệt, có mức độ nghiêm trọng hơn. Nghiêm trọng hơn nghĩa là sao? Nghĩa là ba tâm tính này nghiêm trọng hơn về tình tiết, thực chất và mức độ con người chống đối, phản nghịch và đối kháng với Đức Chúa Trời. Ba tâm tính này là những tâm tính nghiêm trọng hơn mà con người bộc lộ qua việc trực tiếp phủ nhận lẽ thật, phủ nhận Đức Chúa Trời, kêu gào chống lại Đức Chúa Trời, công kích Đức Chúa Trời, thăm dò Đức Chúa Trời, xét đoán Đức Chúa Trời, v.v. Sự khác biệt giữa ba tâm tính bại hoại này và ba tâm tính đầu tiên là gì? Ba tâm tính đầu tiên đại trà hơn và là đặc trưng của tâm tính bại hoại mà tất cả nhân loại bại hoại đều có, tức là tất cả mọi người bất kể già hay trẻ, nam hay nữ, nơi sinh, chủng tộc hay dân tộc nào đều có ba tâm tính đầu tiên. Ba tâm tính sau sẽ hiện diện trong mỗi người ở những mức độ khác nhau, hoặc nhiều hoặc ít, tùy thuộc vào thực chất của họ. Nhưng trong nhân loại bại hoại, chỉ có kẻ địch lại Đấng Christ mới có ba tâm tính này – tức là tà ác, chán ghét lẽ thật và hung ác – ở mức độ nghiêm trọng nhất. Ngoại trừ kẻ địch lại Đấng Christ, nhân loại bại hoại bình thường chỉ bộc lộ tâm tính tà ác, chán ghét lẽ thật và hung ác ở một mức độ nhất định và trong hoàn cảnh nhất định hoặc bối cảnh đặc thù. Cho dù họ có những tâm tính này thì họ cũng không phải là kẻ địch lại Đấng Christ. Thực chất của họ không tà ác hay hung ác, và chắc chắn không chán ghét lẽ thật. Điều này liên quan đến phẩm chất nhân tính của họ. Kiểu người này có tâm địa tương đối thiện lương, họ có nhân cách, chính trực, có liêm sỉ, v.v. Phẩm chất nhân tính của họ tương đối tốt. Do đó, đối với ba tâm tính bại hoại nghiêm trọng về sau, họ chỉ thỉnh thoảng bộc lộ hoặc chỉ bộc lộ trong những hoàn cảnh và bối cảnh nhất định. Tuy nhiên, những tâm tính này không chi phối thực chất của họ. Ví dụ, nếu người có tâm tính bại hoại bình thường làm việc qua loa chiếu lệ trong quá trình thực hiện bổn phận và đối mặt với sự sửa dạy của Đức Chúa Trời, trong lòng họ có thể sẽ không phục: “Những người khác cũng làm việc qua loa chiếu lệ, tại sao họ lại không bị sửa dạy? Tại sao mình lại là người bị sửa dạy và sửa phạt như thế này?”. Việc họ không phục trong lòng là loại tâm tính gì? Đó rõ ràng là tâm tính hung ác. Họ oán trách rằng Đức Chúa Trời thật bất công và đối xử thiên vị, mà hành động này lại có phần giống với việc đối kháng và kêu gào chống lại Đức Chúa Trời – đây là một tâm tính hung ác. Tâm tính hung ác của loại người này sẽ bộc lộ trong những tình huống như vậy, nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ loại người này có tâm địa thiện lương, tri giác về lương tâm, nhân cách và tương đối chính trực. Khi họ oán trách Đức Chúa Trời và bộc lộ tâm tính hung ác, lương tâm của họ sẽ phát huy tác dụng. Khi phát huy tác dụng, lương tâm của họ sẽ chiến đấu chống lại tâm tính tà ác, và một số suy nghĩ sẽ nảy sinh trong tâm trí họ: “Mình không nên nghĩ như vậy. Đức Chúa Trời đã ban phước cho mình rất nhiều và cho mình thấy ân điển. Mình nghĩ như vậy thì chẳng phải là không có lương tâm sao? Như vậy chẳng phải là chống đối Đức Chúa Trời và khiến Ngài thương tâm sao?”. Đây chẳng phải là tác dụng của lương tâm sao? Vào lúc này, phẩm chất nhân tính tốt đẹp của họ đã phát huy tác dụng. Ngay khi lương tâm của họ bắt đầu phát huy tác dụng, cơn giận dữ, sự oán trách và không phục của họ cũng phai nhạt, và được buông bỏ, tiêu trừ từng chút một. Đây chẳng phải là tác dụng của lương tâm sao? (Thưa, phải.) Vậy họ có bộc lộ tâm tính hung ác không? (Thưa, có.) Họ đang bộc lộ tâm tính hung ác, nhưng bởi vì kiểu người này có lương tâm và nhân tính nên lương tâm của họ có thể át chế tâm tính hung ác và khiến họ trở nên lý trí. Khi trở nên lý trí và bình tĩnh lại, họ sẽ phản tỉnh và nhận thức được rằng họ cũng có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Lúc này, cảm giác mắc nợ và ân hận sẽ vô thức nảy sinh trong lòng họ: “Vừa rồi mình quá bốc đồng. Mình đã chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời. Chẳng phải sự sửa dạy của Đức Chúa Trời có nghĩa là Ngài yêu thương mình hay sao? Đây chẳng phải là sự thiên vị của Ngài hay sao? Tại sao mình lại tỏ ra thô lỗ như vậy? Chẳng phải mình đã làm Ngài tức giận hay sao? Mình không thể tiếp tục làm như vậy. Mình phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời, hối cải, buông bỏ cái ác trong tay và không được phản nghịch nữa. Nếu như đã thừa nhận rằng mình làm việc qua loa đại khái, thì mình không được qua loa đại khái nữa, phải làm một cách nghiêm túc, và tìm cách thể hiện lòng trung thành thông qua hành động, cũng như khám phá xem các nguyên tắc thực hiện bổn phận của mình là gì”. Đây chẳng phải là tác dụng từ phẩm chất nhân tính tốt đẹp của họ hay sao? Không còn nghi ngờ gì nữa, loại người này cũng có tâm tính hung ác, nhưng thông qua tác dụng của lương tâm và cân nhắc mọi việc bằng lý trí, cuối cùng thì phẩm chất nhân tính tốt đẹp và yêu lẽ thật đã chiến thắng. Trong các tâm tính bại hoại của loại người này có sự hung ác, vậy chúng ta có thể nói rằng vì thế mà họ có thực chất hung ác không? Có thể nói rằng thực chất của họ là hung ác không? Không thể. Nói một cách khách quan, mặc dù tâm tính bại hoại mà họ bộc lộ có sự hung ác, nhưng vì họ có lương tâm, lý trí và họ tương đối yêu lẽ thật nên sự hung ác của họ chỉ là một loại tâm tính bại hoại chứ không phải thực chất. Tại sao đó lại không phải thực chất của họ? Lý do là vì tâm tính bại hoại này có thể thay đổi. Mặc dù họ bộc lộ tâm tính bại hoại như vậy và có khả năng chống đối, phản nghịch Đức Chúa Trời, bất kể trong thời gian dài hay ngắn, nhưng tác dụng của lương tâm, nhân cách, lý trí, v.v. trong phẩm chất nhân tính của họ sẽ ngăn cản tâm tính hung ác chi phối hành vi hoặc thái độ của họ đối với lẽ thật. Kết quả cuối cùng là gì? Họ có thể nhận tội, hối cải, hành động theo nguyên tắc lẽ thật, vâng phục lẽ thật, và tiếp nhận sự sắp đặt của Đức Chúa Trời mà không hề oán thán. Mặc dù họ bộc lộ tâm tính hung ác, nhưng kết quả cuối cùng là họ không phản nghịch Đức Chúa Trời hay đối kháng quyền tể trị của Ngài. Họ vâng phục. Đây là biểu hiện của một người bại hoại bình thường. Loại người này chỉ có tâm tính bại hoại chứ không có thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Điều này là chính xác.
Hãy lấy tâm tính tà ác làm ví dụ: Tâm tính tà ác nhất mà con người bộc lộ trước Đức Chúa Trời là gì? Đó chính là thử thách Đức Chúa Trời. Một số người lo lắng rằng họ sẽ không có đích đến tốt đẹp và kết cục của họ sẽ không được đảm bảo vì họ đã từng lạc lối, làm một số việc ác và có rất nhiều lần vi phạm sau khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ lo rằng mình sẽ bị đày xuống địa ngục và nơm nớp lo sợ về kết cục cũng như đích đến của mình. Họ luôn luôn bận tâm và suy nghĩ: “Liệu kết cục và đích đến sau này của mình có tốt đẹp hay không? Mình sẽ xuống địa ngục hay lên thiên đường? Mình là một trong những người dân của Đức Chúa Trời hay là người phục vụ? Mình sẽ bị diệt vong hay được cứu rỗi? Mình cần tìm xem lời nào của đức chúa trời nói về phương diện này”. Họ thấy lời Đức Chúa Trời đều là lẽ thật, đều vạch trần tâm tính bại hoại của con người, và họ không tìm được đáp án mong muốn. Do đó, họ luôn luôn suy nghĩ xem phải đi đâu để hỏi thăm. Về sau, khi họ tìm thấy cơ hội được đề bạt và trọng dụng, họ muốn thăm dò ý tứ của Bề trên: “Bề trên có cách nhìn như thế nào về mình? Nếu họ có cách nhìn tốt thì chứng tỏ là đức chúa trời không nhớ việc ác mà mình đã làm trong quá khứ và những lần vi phạm của mình, đồng thời chứng tỏ rằng ngài vẫn sẽ cứu rỗi mình, rằng mình vẫn có hi vọng”. Sau đó, theo cách nhìn của chính mình, họ mở miệng nói thẳng: “Ở chỗ chúng tôi, đa số các anh chị em không tinh thông nghiệp vụ cho lắm và họ chỉ mới tin vào đức chúa trời một thời gian ngắn. Tôi là người tin vào đức chúa trời trong thời gian dài nhất. Tôi đã từng vấp ngã và thất bại. Tôi đã có một số kinh nghiệm và rút ra được một số bài học. Nếu được trao cơ hội, tôi nguyện ý gánh vác gánh nặng và quan tâm đến tâm ý của đức chúa trời”. Họ dùng những lời này để thăm dò xem Bề trên có ý đề bạt họ không, hoặc có vứt bỏ họ không. Kỳ thực họ không thật sự muốn gánh vác trách nhiệm hay gánh nặng này; mục đích của họ khi nói những lời này chỉ là để ném đá dò đường, xem họ còn có hi vọng được cứu rỗi hay không. Đây chính là hành động thăm dò. Tâm tính phía sau phương pháp thăm dò này là gì? Đó là một tâm tính tà ác. Cho dù họ đã bộc lộ phương pháp này bao lâu, họ làm như thế nào, hay họ đã thực hiện đến mức độ nào thì trong mọi trường hợp, tâm tính họ bộc lộ chắc chắn là tâm tính tà ác vì họ có quá nhiều tâm tư, nỗi bận tâm và sự lo lắng trong khi làm việc này. Khi bộc lộ tâm tính tà ác này, họ làm gì để chứng thực họ là người có nhân tính và khả năng thực hành lẽ thật? Họ làm gì để chứng thực rằng họ chỉ có tâm tính bại hoại này chứ không phải thực chất tà ác? Sau khi làm và nói những điều như vậy, người có lương tâm, lý trí, nhân cách và tôn nghiêm sẽ cảm thấy khó chịu và thống khổ trong lòng. Họ sẽ bị dằn vặt và nghĩ rằng: “Mình đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm như vậy, tại sao mình lại có thể thử thách Ngài? Tại sao mình vẫn nhớ mãi không quên đích đến của bản thân và dùng phương thức này để bẫy Đức Chúa Trời và khiến Ngài phải cho mình một đáp án chính xác? Hành động này thật quá đê tiện!”. Trong thâm tâm họ cảm thấy bất an, nhưng việc thì đã làm và lời cũng đã nói, họ không thể rút lại được nữa. Khi đó, họ hiểu rằng: “Tuy có chút lòng hảo tâm và ý thức về chính nghĩa nhưng mình vẫn có thể làm những chuyện đê tiện như vậy; đây là thủ đoạn của kẻ đê tiện! Làm vậy chẳng phải là đang thử thách Đức Chúa Trời hay sao? Chẳng phải là đang bắt chẹt Ngài hay sao? Thật đê tiện và vô sỉ!”. Cách làm hợp tình hợp lý trong tình huống này là gì? Có phải là đến trước Đức Chúa Trời để cầu xin, nhận tội? Hay khăng khăng cứng cổ làm theo phương pháp của mình? (Thưa, đó là cầu xin và nhận tội.) Vậy trong toàn bộ quá trình, từ khi bắt đầu nghĩ ra ý này đến khi hành động, và sau đó nữa là cầu xin và nhận tội, đâu là giai đoạn thường bộc lộ tâm tính bại hoại, đâu là giai đoạn lương tâm có tác dụng, và đâu là giai đoạn lẽ thật được đưa vào thực hành? Giai đoạn từ khi nghĩ ra đến khi hành động bị chi phối bởi tâm tính tà ác. Vậy thì chẳng phải giai đoạn suy ngẫm bị chi phối bởi tác dụng của lương tâm hay sao? Họ bắt đầu tự kiểm điểm bản thân, cảm thấy làm như vậy là sai – cảm giác này do tác dụng của lương tâm chi phối. Sau đó là giai đoạn cầu xin và nhận tội, cũng do tác dụng của nhân cách, lương tâm và phẩm chất nhân tính chi phối. Họ có thể cảm thấy ân hận, hối cải, cảm thấy mình mắc nợ Đức Chúa Trời. Họ cũng có thể phản tỉnh và nhận thức được nhân tính và tâm tính bại hoại của bản thân, đạt được khả năng thực hành lẽ thật. Chẳng phải là có ba giai đoạn sao? Từ bộc lộ tâm tính bại hoại đến tác dụng của lương tâm, rồi đến khả năng buông bỏ việc ác đang làm, hối cải, buông bỏ dục vọng và suy nghĩ xác thịt, chống lại tâm tính bại hoại của bản thân, và thực hành lẽ thật – đây là ba giai đoạn mà những người bình thường có nhân tính và tâm tính bại hoại nên đạt được. Bởi vì loại người này có tri giác về lương tâm và nhân tính tương đối tốt nên họ có thể thực hành lẽ thật. Có thể thực hành lẽ thật có nghĩa là họ có hi vọng được cứu rỗi. Nói cách khác, những người có nhân tính tốt có xác suất được cứu rỗi tương đối cao.
Sự khác biệt giữa kẻ địch lại Đấng Christ và người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Ở giai đoạn đầu tiên, những gì mà kẻ địch lại Đấng Christ bộc lộ về cơ bản cũng giống như bất cứ con người bại hoại nào ở bề ngoài, nhưng hai giai đoạn sau thì khác. Ví dụ, nếu một người bộc lộ tâm tính bại hoại và hung ác khi được tỉa sửa, thì bước tiếp theo sẽ đòi hỏi lương tâm của họ phải phát huy tác dụng. Tuy nhiên, kẻ địch lại Đấng Christ lại không có lương tâm, vậy thì họ sẽ nghĩ gì? Họ sẽ có biểu hiện gì? Họ sẽ oán trách rằng Đức Chúa Trời thật bất công, rằng Ngài lúc nào cũng bắt tội họ, làm khó và hạch sách họ. Tiếp đó, họ sẽ vẫn kiên quyết không hối cải, không chịu nhận ngay cả những lỗi lầm hoặc tâm tính bại hoại rõ ràng nhất, không bao giờ thừa nhận lỗi sai của mình, thậm chí còn ngày càng táo tợn và tìm mọi cách để tiếp tục việc làm của mình trong âm thầm. Đánh giá từ tâm tính bại hoại mà kẻ địch lại Đấng Christ bộc lộ, phẩm chất nhân tính của họ là gì? Họ không có lương tâm, họ không biết tự kiểm điểm bản thân, và họ bộc lộ sự hung ác, ác độc, đả kích và trả thù. Họ bịa ra những lời nói dối để che đậy sự thật, đẩy trách nhiệm cho người khác; họ bày mưu hãm hại người khác, để các anh chị em không biết được chân tướng; họ cũng cực lực trình bày và đưa ra những lời biện hộ cho bản thân, lan truyền lý lẽ của họ khắp nơi. Đây là sự tiếp nối của tâm tính hung ác trong họ. Họ không những không có tri giác về lương tâm, không biết tự kiểm điểm, phản tỉnh và nhận thức bản thân, mà còn ngày càng táo tợn và tiếp tục bộc lộ tâm tính hung ác, kêu gào chống đối nhà Đức Chúa Trời, kêu gào chống đối và đối kháng với các anh chị em, thậm chí là chống đối Đức Chúa Trời. Sau một thời gian, khi sự việc lắng xuống, liệu họ có hối cải và nhận tội không? Mặc dù sự việc đã trôi qua, chân tướng đã rõ như ban ngày, ai ai cũng biết trách nhiệm thuộc về họ và họ phải đảm đương trách nhiệm này – nhưng liệu họ có thể thừa nhận hay không? Liệu họ có thể cảm thấy ân hận và mắc nợ hay không? (Thưa, không.) Họ vẫn không ngừng đối kháng: “Dù sao thì tôi cũng không làm gì sai, mà nếu có làm gì sai đi chăng nữa thì tôi cũng có ý tốt. Dù tôi có làm gì sai thì đó cũng không phải lỗi của riêng tôi. Tại sao không đổ lỗi cho người khác mà lại nhắm vào tôi? Tôi sai ở chỗ nào? Tôi không cố ý làm gì sai cả. Tất cả các người đều có lỗi, tại sao không truy cứu trách nhiệm của bản thân? Vả lại, có ai lại không phạm phải một số sai lầm trong đời cơ chứ?”. Họ có hối cải không? Họ có cảm thấy mắc nợ không? Họ không hề cảm thấy mắc nợ và cũng không hối cải. Có người còn nói: “Tôi đã trả cái giá cao như vậy, sao không ai trong các người nhận thấy? Sao không ai khen ngợi tôi? Sao tôi không được thưởng gì? Khi có chuyện gì xảy ra, các người luôn đổ lỗi cho tôi và bắt tội tôi. Không phải là các người chỉ muốn nắm thóp để lợi dụng tôi hay sao?”. Đây là tâm lý và trạng thái của họ. Đây rõ ràng là tâm tính hung ác – họ kiên quyết không hối cải, không chịu thừa nhận sự thật bày ra trước mắt, và không ngừng đối kháng. Tuy ngoài miệng họ có thể không chửi rủa ai, nhưng trong lòng chắc hẳn đã chửi rủa không biết bao nhiêu lần. Họ chửi rủa lãnh đạo mù quáng, chửi rủa anh chị em không phải là người tốt, khi họ có địa vị thì nịnh bợ nhưng giờ họ mất địa vị rồi thì không ai thèm để ý đến họ, thông công với họ hay thậm chí là tươi cười với họ. Trong lòng họ còn chửi rủa Đức Chúa Trời, còn xét đoán Ngài bất công. Từ đầu đến cuối, họ bộc lộ tâm tính hung ác, không có một chút tác dụng nào của lương tâm và không hề có ý hối cải hay ân hận. Họ chắc chắn không có ý định quay đầu lại, tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, đến trước mặt Đức Chúa Trời để nhận tội và hối cải, hay vâng phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ không ngừng nói phải trái, đối kháng và oán trách. Cả kẻ địch lại Đấng Christ và những người có thể hối cải đều bộc lộ tâm tính bại hoại giống nhau, nhưng chẳng phải những sự tỏ lộ này có sự khác biệt về tính chất hay sao? Nhóm nào trong số này có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, và nhóm nào có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ? (Thưa, những người không hối cải là người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ.) Ai là người có thể hối cải? Đó là những con người bại hoại có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng không phải kẻ địch lại Đấng Christ. Những người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ mới là kẻ địch lại Đấng Christ, còn người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thì chỉ là những người bại hoại bình thường. Giữa hai nhóm này, nhóm nào bao gồm những kẻ ác? (Thưa, đó là nhóm có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ.) Ngươi có khả năng phân biện hai nhóm này phải không? Điều đó tùy thuộc vào việc khi làm sai và đối mặt với những hoàn cảnh như bị tỉa sửa, bị thay thế hoặc bị sửa dạy, v.v., nhóm nào không hề cho thấy dấu hiệu bị lương tâm buộc tội, vẫn cứ nói phải trái mà không quay đầu lại hay phản tỉnh, cũng như trắng trợn xét đoán và lan truyền lý lẽ của mình. Nếu không có ai hạn chế họ, liệu họ có thể dừng tay không? Không thể. Trong lòng họ sẽ tràn ngập sự tiêu cực và đối kháng. Họ sẽ nói: “Vì mọi người đối xử bất công với tôi và đức chúa trời không cho tôi ân huệ gì hay làm chủ thay tôi nên tôi sẽ chỉ làm cho có lệ khi thực hiện bổn phận của mình trong tương lai. Ngay cả khi làm tốt tôi cũng không được thưởng, không ai khen ngợi tôi, và tôi sẽ vẫn bị tỉa sửa, vậy nên tôi sẽ chỉ làm qua loa chiếu lệ thôi. Mà cũng đừng nghĩ đến chuyện yêu cầu tôi làm việc theo nguyên tắc, thương lượng và phối hợp với người khác trong khi làm việc hay tìm kiếm lẽ thật! Tôi sẽ vẫn không nóng không lạnh, không kiêu ngạo không siểm nịnh. Nếu anh bảo tôi làm thì tôi sẽ làm; còn nếu anh không bảo tôi làm thì tôi sẽ rời đi. Anh thích làm thế nào thì làm; dù sao thì tôi cũng chỉ thế này thôi. Đừng yêu cầu quá cao ở tôi; nếu anh yêu cầu cao, tôi sẽ không thèm để ý”. Đây có phải là sự tiếp nối của tâm tính hung ác không? Liệu những người như vậy có thể hối cải không? (Thưa, không thể.) Đây là biểu hiện của những người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Tương tự, khi kẻ địch lại Đấng Christ bộc lộ tâm tính tà ác, họ cũng không bao giờ phản tỉnh bởi vì họ không có lương tâm. Bất kể họ bộc lộ tâm tính bại hoại nào hay có ý định, dục vọng và dã tâm gì khi có chuyện xảy đến với họ, họ cũng không bao giờ chịu sự ràng buộc của lương tâm. Do đó, khi đến thời cơ thích hợp và có lợi, họ sẽ làm theo ý muốn của mình. Bất luận kết quả việc họ làm sau này ra sao, họ vẫn bất chấp tất cả, vẫn giữ vững quan điểm, vẫn giữ nguyên dã tâm, dục vọng và ý định, cũng như giữ nguyên phương pháp và phương thức làm việc mà họ vẫn luôn sử dụng mà không hề tự trách. Tại sao họ lại không cảm thấy tự trách? Bởi vì loại người này không có lương tâm, vô liêm sỉ, và không biết xấu hổ; trong toàn bộ nhân tính của loại người này, không có gì có thể ràng buộc tâm tính bại hoại của họ, và cũng không có gì giúp họ đánh giá xem tâm tính bại hoại mà họ bộc lộ là đúng hay sai. Vì vậy, khi loại người này bộc lộ tâm tính tà ác, cho dù người khác nghĩ gì hay quá trình thế nào và kết quả ra sao, thì từ đầu đến cuối họ cũng không hề cảm thấy tự trách, buồn bã, ân hận, mắc nợ, và trong lòng họ chắc chắn không quay lại. Đây chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Đánh giá từ hai ví dụ này, đặc trưng rõ ràng nhất của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? (Thưa, họ không có lương tâm và lý trí.) Việc họ không có lương tâm và lý trí dẫn đến biểu hiện gì? Tâm tính họ bộc lộ dẫn đến kết quả gì? (Họ không thể phản tỉnh hay hối cải.) Liệu những người không thể phản tỉnh hay hối cải có thể thực hành lẽ thật không? Không bao giờ!
Một người chỉ có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thôi thì chưa thể được phân loại là kẻ địch lại Đấng Christ về thực chất. Chỉ những ai có thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ mới là kẻ địch lại Đấng Christ đích thực. Chắc chắn là có sự khác biệt trong nhân tính của hai loại người này, và dưới sự chi phối của các kiểu nhân tính khác nhau, thái độ của những người đó về lẽ thật cũng không giống nhau – và khi thái độ về lẽ thật không giống nhau, con đường người ta chọn sẽ khác nhau; con đường người ta chọn khác nhau dẫn đến các nguyên tắc và hệ quả gây ra bởi hành động của họ cũng có sự khác biệt. Bởi vì một người chỉ có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thôi thì vẫn còn có lương tâm, có lý trí, có liêm sỉ và tương đối yêu lẽ thật, khi họ bộc lộ tâm tính bại hoại, trong lòng họ có sự quở trách. Những lúc đó, họ có thể tự kiểm điểm bản thân và biết mình, đồng thời có thể thừa nhận tâm tính bại hoại của mình cũng như việc họ bộc lộ sự bại hoại, từ đó giúp họ phản bội xác thịt cùng tâm tính bại hoại của mình, bắt đầu thực hành được lẽ thật và vâng phục Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, với một kẻ địch lại Đấng Christ thì không phải vậy. Bởi vì chúng không có lương tâm khi làm việc hay ý thức về lương tâm, càng không có liêm sỉ, nên khi chúng bộc lộ tâm tính bại hoại, chúng không đánh giá được theo lời Đức Chúa Trời xem sự bộc lộ của chúng đúng hay sai, hay sự bộc lộ của chúng là tâm tính bại hoại hay nhân tính bình thường, hay có phù hợp với lẽ thật không. Chúng không bao giờ suy ngẫm về những điều này. Vậy chúng hành xử như thế nào? Chúng luôn khăng khăng rằng tâm tính bại hoại chúng bộc lộ và con đường chúng chọn là đúng. Chúng nghĩ rằng bất cứ điều gì chúng làm đều đúng, bất cứ điều gì chúng nói đều đúng; chúng một mực giữ vững quan điểm của mình. Và thế là dù cho chúng có thể làm sai nghiêm trọng đến đâu, dù cho chúng có thể bộc lộ tâm tính bại hoại nghiêm trọng đến mức nào đi nữa, chúng cũng không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề và chắc chắn không nhận thức được tâm tính bại hoại mình đã bộc lộ. Tất nhiên, chúng cũng sẽ không gạt những ham muốn của mình sang một bên hay phản bội dã tâm và tâm tính bại hoại để chọn một con đường như con đường vâng phục Đức Chúa Trời và lẽ thật. Từ hai kết cục khác biệt này có thể thấy rằng nếu một người có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ yêu lẽ thật trong lòng, thì họ sẽ có cơ hội hiểu lẽ thật, thực hành lẽ thật và được cứu rỗi, trong khi loại người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ không thể hiểu hay thực hành lẽ thật, cũng như không thể được cứu rỗi. Đó là sự khác biệt giữa hai loại người này.
III. Thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ
Trọng điểm của mối thông công hôm nay chủ yếu vẫn là tổng kết xem thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ rốt cuộc là gì. Trong sáu tâm tính bại hoại của con người mà chúng ta vừa thông công, ba phương diện nào được sử dụng chính xác hơn để xác định người có thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ? (Thưa, là chán ghét lẽ thật, hung ác, và tà ác.) Vì chúng ta đã thu hẹp phạm vi còn ba phương diện này, nên ba phương diện đầu tiên sẽ không có trong mối thông công hôm nay. Vậy, có phải người có thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thì không có tâm tính bại hoại cương ngạnh, kiêu ngạo, và giả dối không? (Thưa, không phải.) Vậy tại sao không sử dụng ba phương diện đầu tiên để xác định thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ? (Thưa, bởi vì nhân loại bại hoại phổ thông cũng có ba phương diện đầu tiên, và những phương diện này không đại diện cho thực chất của một người.) Nói khái quát như vậy rất chính xác. Về chủ đề thực chất tâm tính, ba tâm tính bại hoại đầu tiên có mức độ tương đối nhẹ trong khi các phương diện có thể thực sự khái quát thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là ba tâm tính sau – chán ghét lẽ thật, hung ác, và tà ác. Ba tâm tính bại hoại này có thể xác định chính xác hơn về thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Mặc dù không được dùng để xác định thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng cả ba tâm tính bại hoại đầu tiên đều có ở kẻ địch lại Đấng Christ, và nghiêm trọng hơn ở người bình thường. Chán ghét lẽ thật, hung ác, và tà ác đều có thể được dùng để khái quát và xác định sự cương ngạnh của họ, cũng như mô tả mức độ cương ngạnh của họ. Ngoài ra, ba tâm tính sau này cũng có thể được dùng để khái quát và xác định sự kiêu ngạo và giả dối của họ. Rõ ràng, những đặc trưng chính trong thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là chán ghét lẽ thật, hung ác, và tà ác.
A. Tà ác
Trong ba tâm tính bại hoại này – chán ghét lẽ thật, hung ác, và tà ác – thì tà ác là sự khái quát toàn diện nhất về một tâm tính trong thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, cũng là tâm tính phổ biến nhất trong thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Tại sao sự tà ác được dùng để mô tả thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ? Nếu nói rằng kẻ địch lại Đấng Christ rất tà ác, thì xét theo tư tưởng của họ, điều gì mà họ nghĩ, nói và làm hằng ngày có thể chứng minh họ là người có thực chất tà ác? Đây có phải là vấn đề cần nghiền ngẫm không? (Thưa, phải.) Vậy thì chúng ta nên bắt đầu phân tích và quan sát từ suy nghĩ, lời nói và cử chỉ của họ cũng như cách họ đối nhân xử thế để phán đoán xem thực chất tà ác có thực sự tồn tại trong những người này hay không. Trước tiên, chúng ta hãy xem những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ gì mỗi ngày. Có một số người nghĩ trong lòng: “Trong nhóm người này, mình không được xem là người có kỹ năng nhất, cũng không phải là người có ân tứ cao nhất, vậy làm sao mình có thể nổi tiếng hơn, được mọi người xem trọng, làm rạng rỡ tổ tông, và có hào quang trên đầu? Làm sao mình có thể thuyết phục người khác, khiến họ lắng nghe và ngưỡng vọng mình? Có vẻ như có địa vị là một chuyện tốt. Một số người thực sự nói chuyện có uy tín, người khác có chuyện gì đều tìm đến họ – tại sao không có ai tìm đến mình? Tại sao không có chú ý đến mình? Mình có đầu óc, tư tưởng, làm việc có suy nghĩ, và có năng lực phán đoán sự việc – tại sao không ai để ý hoặc đánh giá cao mình? Khi nào mình sẽ vượt trội so với người khác? Khi nào mọi người sẽ tìm đến mình nhờ giúp đỡ và ủng hộ mình?”. Những người này đang nghĩ về điều gì? Họ đang nghĩ về điều tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là điều tiêu cực.) Khi một số người thấy những người khác có mối quan hệ tốt với nhau, họ nghĩ: “Sao mối quan hệ của họ tốt như vậy? Mình phải tìm cách gây xích mích và khiến họ trở nên bất hòa; làm như vậy thì mình sẽ không bị cô lập và sẽ có người bầu bạn”. Những người này đang làm gì vậy? Bất kể họ dùng cách thức nào thì tất cả đều quy về việc gây xích mích. Khi thấy người khác thực hiện bổn phận một cách nhiệt tình, hăng hái, và làm chuyện gì khi thực hiện bổn phận cũng có được hào quang, họ trở nên đố kỵ và suy nghĩ cách kéo người này xuống, cách dội gáo nước lạnh vào họ và khiến họ cảm thấy tiêu cực. Dù họ có làm những chuyện mình nghĩ hay không, thì những suy nghĩ này đều là tiêu cực. Cũng có người nghĩ rằng: “Lãnh đạo mới được bầu nhìn nhận mình như thế nào? Mình phải gần gũi với lãnh đạo này hơn. Họ không có mối quan hệ tốt, cũng không thân thiết với mình, vậy làm thế nào để có thể nịnh nọt họ? Mình có chút tiền trong thay, nên mình sẽ tìm hiểu xem họ cần gì rồi mua cho họ. Nhưng nếu họ cần máy tính, thì mình không muốn chi nhiều tiền như vậy; nếu sau này họ không còn là lãnh đạo, thì chẳng phải số tiền đó sẽ lãng phí sao? Nếu họ cần những thứ như găng tay, quần áo, thì mình có thể mua được, chi tiêu như vậy đáng tiền. Tiền nên được chi cho việc quan trọng, không được lãng phí. Mình cũng phải nịnh nọt và làm hài lòng lãnh đạo không chỉ bằng lời nói suông mà bằng hành động thực tế – mình cần quan sát xem lãnh đạo này thích gì. Ngoài ra, mình sẽ lấy đồ ăn cho họ mỗi ngày và rửa bát khi họ ăn xong. Nếu lãnh đạo chỉ trích ai đó, mình sẽ hưởng ứng; nếu lãnh đạo khen ngợi ai đó, mình sẽ nhanh chóng tiến cử và khen ngợi đức tính của họ”. Những người này đang nghĩ gì về điều gì? (Thưa, là lấy lòng và nịnh nọt lãnh đạo.) Cũng có một số người, trong khi làm việc trong nhà Đức Chúa Trời, nghĩ: “Những người khác làm việc rất chăm chỉ và nghiêm túc; mình phải thông minh, không được ngu ngốc, không được làm việc quá sức. Nếu sau này nhà đức chúa trời không cần mình, thì chẳng phải nỗ lực này sẽ là vô ích sao? Chẳng phải mình làm việc chăm chỉ một cách vô ích sao? Nhưng nếu mình không làm gì cả, thì nhà đức chúa trời sẽ đuổi mình đi. Vậy, mình nên làm gì? Khi có mặt lãnh đạo, mình sẽ ra sức làm việc đến đổ mồ hôi để lãnh đạo thấy; khi họ vắng mặt, mình sẽ vào nhà vệ sinh, uống nước, đi dạo hoặc tìm một góc để thư giãn. Nếu người khác đào ba xẻng đất, mình sẽ đào nửa xẻng; nếu người khác khiêng đồ ba hoặc năm lần, mình sẽ chỉ khiêng một lần. Mình sẽ nghỉ ngơi và làm biếng bất cứ khi nào có thể. Mình không nên quá thật thà; nếu mình bị ốm hoặc kiệt sức vì làm việc quá sức thì ai sẽ thương mình? Ai sẽ trị bệnh cho mình? Liệu lãnh đạo có chăm sóc không? Liệu đức chúa trời có chăm sóc không? Liệu đức chúa trời có thể chịu trách nhiệm cho những chuyện này không? Cho nên, khi làm việc thì mình phải nghĩ xem nên làm ở đâu để người khác dễ thấy nhất; khi muốn làm biếng thì ở đâu ít bị phát hiện nhất, ít bị chú ý nhất”. Những người này đang nghĩ gì về điều gì? (Thưa, là ngồi mát ăn bát vàng và giở trò.)
1. Những gì kẻ địch lại Đấng Christ làm với con người
Phẩm chất nhân tính của người suốt ngày chỉ có suy nghĩ tà ác là gì? Đó là nhân cách thấp hèn và nham hiểm. Xét theo tâm tính của họ thì là gì? (Thưa, là sự tà ác.) Có bất kỳ điều gì ngay thẳng trong tính chất của những chuyện mà họ nghĩ đến không? Có bất kỳ điều gì khiến mọi người thấy cao quý, quang minh chính đại không? Có bất kỳ điều gì lương thiện không? (Thưa, không có.) Cho nên, tóm lại, điều đầu tiên biểu hiện trong tâm tính tà ác của người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ là suốt ngày họ chỉ nghĩ đến điều ác, bất kể họ gặp chuyện lớn hay nhỏ, suy nghĩ của họ cũng chứa đầy điều ác. Cụ thể, họ làm những chuyện nhất định đối với con người, họ cũng có những biểu hiện và cách làm khác nhau đối với Đức Chúa Trời. Vậy, họ làm những gì đối với con người? Họ nảy sinh những cách làm nào trong tư tưởng của mình? Trong một số ví dụ vừa đề cập, các ngươi có thể thấy loại người này không ngừng mưu tính chống lại người khác không? Họ liên tục mưu tính và bất cứ ai giao lưu, tiếp xúc với họ thì đều là đối tượng mà họ mưu tính. Thứ hai, mặc dù đôi khi họ không nói khi làm việc, nhưng cách thức, phương pháp và ngọn nguồn cho hành động của họ là không thật, và họ không thực hành lẽ thật – đó chỉ là vẻ ngoài giả tạo. Tính chất của chuyện này và cách làm này là gì? Là lừa gạt, nguỵ trang, đồng thời thăm dò người khác. Nếu như họ có thể nguỵ trang và lừa gạt mọi người, liệu họ cũng có thể dụ dỗ và mê hoặc mọi người không? (Thưa, họ có thể.) Ngoài ra, loại người này không ngừng tranh giành với người khác về địa vị, danh vọng, thể diện và lợi ích của bản thân. Họ tranh giành vì danh vọng, vì quyền ra quyết định cuối cùng, vì ai có nhiều ý kiến hơn, vì chủ kiến của ai khôn ngoan hơn và hợp lý hơn, vì ai được nhiều người ủng hộ hơn, và vì ai có thể đạt được nhiều lợi ích hơn – họ tranh giành những thứ này. Ngay cả khi không có địa vị, họ vẫn mưu tính như thế này đối với mọi người; vậy, nếu họ có địa vị thì sao? Khi đó, người dưới quyền thống trị của họ sẽ liên tục bị trừng trị; họ lôi kéo và mua chuộc những người không yêu lẽ thật, đả kích và bài xích những người có thể tiếp nhận lẽ thật, nhằm mục đích khiến mọi người nghe lời họ và thuận phục họ; họ luôn kéo bè kéo cánh, gieo rắc sự bất hoà trong nhóm, và cuối cùng họ khiến mọi người thuộc về họ. Tất cả những điều này đều nằm trong phạm vi trừng trị của họ. Kẻ địch lại Đấng Christ suốt ngày chỉ nghĩ đến điều ác, và mọi tâm tính họ bộc lộ cũng là điều ác. Vậy, nói rằng tâm tính của những người như vậy là tà ác thì có đúng không? (Thưa, đúng.) Trong một nhóm người, mọi người đều an phận thủ thường, làm công việc của mình và làm những chuyện nên làm, ngay khi kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện, họ gây xích mích từ bên trong, nói xấu người A trước mặt người B và ngược lại, khiến hai bên lục đục. Đây chẳng phải là hậu quả của việc gây xích mích sao? Vậy, một số biểu hiện trong sự mưu tính của kẻ địch lại Đấng Christ là gì? Ví dụ, khi có cuộc bầu cử trong hội thánh, những người bình thường không có dã tâm có thể nghĩ: “Mình sẽ thuận phục bất cứ ai được bầu; mình sẽ ủng hộ bất cứ ai được Đức Chúa Trời cho phép làm lãnh đạo, và mình sẽ không gây phiền hà hay gây rối”. Nhưng những người có ý đồ xấu lại không nghĩ như vậy. Khi thấy mình không còn hi vọng được bầu trong cuộc bầu cử này, họ bắt đầu tính toán trong lòng: “Mình cần mua thứ gì đó tốt đẹp cho mọi người. Hiện tại hội thánh đang thiếu thứ gì? Mình sẽ mua một chiếc máy lọc không khí và đặt ở nơi mọi người tụ họp, để khi mọi người hít thở không khí trong lành thì sẽ nghĩ đến mình. Bằng cách này, đến khi bầu cử, chẳng phải mình sẽ là ứng cử viên đầu tiên mà họ nghĩ đến sao? Cho nên, mình sẽ không hành động hoặc tiêu tiền vô ích”. Nghĩ đến đây, họ nhanh chóng mua chiếc máy lọc không khí rẻ nhất và có hình thức đẹp nhất. Ngoài ra, họ cũng nghĩ: “Trong giai đoạn này, mình cần cẩn thận, không được nói sai, không được nói những lời tiêu cực và không mang tính xây dựng cho mọi người; mình phải nói những lời nịnh hót bất cứ khi nào gặp mọi người và thường xuyên khen ngợi người khác bằng những điều như: ‘Anh trông rất đẹp! Anh thực sự đang theo đuổi lẽ thật! Mặc dù anh tin vào Đức Chúa Trời không lâu bằng tôi, nhưng anh theo đuổi lẽ thật nhiều hơn tôi. Nhân tính của anh rất tốt, và những người có nhân tính tốt như anh có thể được cứu rỗi – không giống như tôi’. Mình không những phải tỏ ra khiêm tốn mà còn phải khen ngợi người khác tốt hơn mình về mọi mặt, để người khác cảm thấy họ được tôn trọng hết mức”. Đây chẳng phải là mưu tính sao? Kẻ địch lại Đức Chúa Trời làm những chuyện này một cách dễ dàng; người bình thường không thể mưu tính nổi họ. Người ngoại đạo có câu nói nào? (Thưa, là bị bán mà vẫn giúp đếm tiền.) Những kẻ địch lại Đấng Christ làm loại chuyện như thế này và hầu hết mọi người đều là đối tượng bị họ phản bội và mưu tính.
Các ngươi nói xem, những kẻ địch lại Đấng Christ có tiếp nhận việc bị tỉa sửa không? Họ có thừa nhận rằng họ có tâm tính bại hoại không? (Thưa, không thừa nhận.) Họ không thừa nhận mình có tâm tính bại hoại nhưng sau khi bị tỉa sửa, họ vẫn giả vờ như họ biết chính mình. Họ nói rằng mình là ma quỷ và Sa-tan, không có nhân tính và có tố chất kém, rằng họ không thể suy nghĩ thấu đáo, không thể đảm nhiệm những công tác mà hội thánh an bài, và họ không thực hiện tốt bổn phận của mình. Sau đó, trước mặt phần lớn mọi người, họ thừa nhận tâm tính bại hoại của mình, thừa nhận rằng họ là ma quỷ. Cuối cùng, họ cũng nói rằng đây là sự tinh luyện và cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho họ, cho mọi người thấy họ có thể tiếp nhận sự tỉa sửa và thuận phục lẽ thật đến mức nào. Họ không nói tại sao mình bị tỉa sửa hay chuyện họ làm đã gây ra tổn hại và tổn thất gì cho công tác của hội thánh. Họ tránh nói những điều này mà chỉ nói suông, nói đạo lý, nguỵ biện và phân bua, khiến mọi người hiểu sai rằng việc nhà Đức Chúa Trời tỉa sửa họ là không phù hợp và không công bằng, như thể họ phải chịu đựng quá nhiều oan ức. Sau khi bị tỉa sửa, họ vẫn cảm thấy không phục trong lòng, không thừa nhận bất kỳ việc ác nào mình làm. Vậy, tất cả những lời họ thông công về việc thừa nhận tâm tính bại hoại của mình, sẵn sàng tiếp nhận lẽ thật, và có thể thuận phục việc tỉa sửa là gì? Đây có phải là những lời thật lòng của họ không? Hoàn toàn không. Tất cả đều là dối trá, nguỵ trang, và là lời ma quỷ để mê hoặc và dụ dỗ mọi người. Họ mê hoặc mọi người nhằm mục đích gì? (Thưa, để mọi người sùng bái và đi theo họ.) Đúng vậy, chính là để mê hoặc và dụ dỗ mọi người đi theo và nghe lời họ, khiến mọi người nghĩ rằng họ đúng và tốt. Bằng cách này, không ai nhìn thấu hay phản đối họ. Ngược lại, mọi người cho rằng họ tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận sự tỉa sửa và có thể hối cải. Vậy, tại sao họ không thừa nhận việc ác mình làm hay tổn thất mà họ gây ra cho công tác của nhà Đức Chúa Trời? Tại sao họ không đưa những chuyện này ra công khai để thông công? (Thưa, nếu họ nói những điều này, mọi người sẽ phân biệt được họ.) Nếu mọi người phân biệt được họ, nhìn thấu họ, và nhìn thấu nhân tính cũng như thực chất tâm tính của họ, thì mọi người sẽ rời bỏ họ. Liệu người ta có còn bị họ lừa gạt và mê hoặc không? Có còn xem trọng họ không? Có còn tâng bốc họ không? Có còn sùng bái họ không? Người ta sẽ không làm như vậy nữa. Những kẻ địch lại Đấng Christ giả vờ biết chính mình, nhưng thực ra họ đang nguỵ biện và phân bua để mê hoặc mọi người và khiến mọi người đứng về phía họ, đó là mục đích thầm kín của họ. Họ tránh nói về vấn đề quan trọng và nói nhẹ nhàng về việc biết mình cũng như tiếp nhận sự tỉa sửa để mê hoặc và dụ dỗ mọi người, để mọi người xem trọng và sùng bái họ. Cách làm này chẳng phải khá tà ác sao? Một số người thực sự đã bị mắc bẫy và sau khi bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc, những người này nói: “Người đó nói rất hay – tôi đã được truyền cảm hứng rất nhiều. Tôi đã khóc nhiều lần!”. Khi đó, những người này đặc biệt sùng bái và xem trọng họ nhưng sau cùng lại không ngờ rằng họ là kẻ địch lại Đấng Christ; đây là hậu quả của việc kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc và dụ dỗ người khác. Kẻ địch lại Đấng Christ có thể mê hoặc mọi người theo cách này, và chắc chắn sẽ có nhiều người bị mắc bẫy và bị lừa. Ai có thể phân biệt kẻ địch lại Đấng Christ trong chuyện này thì mới là người hiểu lẽ thật và biết phân biệt.
Những kẻ địch lại Đấng Christ thường trừng trị con người. Họ có câu nói nổi tiếng rằng: “Này nhóc, ngươi không phục ta thì ta sẽ bắt ngươi quỳ lạy và phục sát đất chỉ với vài chiêu – khi đó, ngươi không phục ta thì ta sẽ giết ngươi!”. Kẻ địch lại Đấng Christ muốn làm gì? Họ muốn trừng trị con người. Họ muốn trừng trị loại người nào? Nếu ngươi theo, nịnh nọt, và sùng bái họ, thì họ có trừng trị ngươi không? Nếu ngươi phục tùng họ, nếu họ thấy ngươi không phải là mối đe doạ, rằng ngươi chỉ là kẻ bất tài hoặc nô lệ, thì họ sẽ không bận tâm chuyện trừng trị ngươi. Nếu họ làm chuyện xấu hoặc những chuyện ác, và thấy có người phân biệt được họ, có thể vạch trần và tố giác họ, có thể hạ bệ địa vị của họ, có thể huỷ hoại danh tiếng và chuyện tốt của họ, thì họ sẽ nghĩ cách trừng trị người đó. Kẻ địch lại Đấng Christ không trừng trị con người theo ý thích; thay vào đó, họ liên tục quan sát và thăm dò, xem ai đang nói xấu sau lưng họ, ai không phục họ, ai phân biệt được chuyện họ làm, ai luôn phớt lờ họ, và ai không muốn lại gần họ. Sau một thời gian quan sát và thấy hai hoặc ba người như vậy, họ bắt đầu thông công về vấn đề của những người này trong các buổi tụ họp. Nhìn bề ngoài thì những gì họ nói là đúng, nhưng thực tế là có chủ đích, nguyên nhân và mục đích. Nguyên nhân là gì? Họ đã điều tra rõ ràng nguyên nhân; những người này không phục họ, phân biệt được họ, luôn muốn vạch trần và tố giác để bãi miễn họ. Họ nói những điều này nhằm mục đích cảnh tỉnh, cảnh cáo những người này. Nếu những người này lùi bước và không dám tiếp tục, mọi chuyện diễn ra theo ý muốn của kẻ địch lại Đấng Christ thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không để ý đến. Nhưng nếu những người này tiếp tục như trước, không muốn lại gần họ và vẫn muốn vạch trần, tố giác họ với Bề trên, cũng như muốn bãi miễn họ, thì những người này sẽ là mục tiêu tiếp theo mà kẻ địch lại Đấng Christ trừng trị. Họ nghĩ đến các biện pháp khác, dùng những thủ đoạn cứng rắn và lợi hại hơn, cố tìm ra cách nắm thóp và tìm cơ hội để trừng trị người ta, không dừng lại cho đến khi những người này bị đuổi khỏi hội thánh. Kẻ địch lại Đấng Christ đối đãi với những người bất đồng chính kiến theo cách trừng trị này, và sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục đích. Thủ đoạn mà kẻ địch lại Đấng Christ dùng để trừng trị mọi người thì rất độc ác. Họ bắt đầu bằng cách tìm cớ và chụp mũ mọi người, rồi bắt đầu trừng trị họ, không dừng lại cho đến khi những người này hoàn toàn phục tùng và thuận phục họ, nếu không thì mọi chuyện sẽ không kết thúc. Trong hội thánh, kẻ địch lại Đấng Christ luôn gây chia rẽ và gieo rắc sự bất hoà, kéo bè kéo cánh, mục đích là tạo ra phe phái để khống chế hội thánh. Đây chẳng phải là hiện tượng phổ biến sao? Kẻ địch lại Đấng Christ kéo bè kéo cánh, gieo rắc sự bất hoà, lôi kéo thế lực, cấu kết với những người có lợi cho họ, có thể lên tiếng thay cho họ, che đậy việc ác mà họ làm, và bào chữa cho họ vào những thời điểm quan trọng. Họ khiến những người này làm việc cho họ, thậm chí báo cáo về những người khác và là người truyền tin của họ. Nếu họ có địa vị, thì băng nhóm này là vương quốc độc lập của họ. Nếu họ không có địa vị, thì họ và băng nhóm sẽ tạo ra thế lực trong hội thánh, làm nhiễu loạn và can thiệp trật tự bình thường của hội thánh, cũng như làm nhiễu loạn cuộc sống và công tác bình thường của hội thánh.
Biểu hiện phổ biến nhất trong thực chất tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ là họ đặc biệt giỏi nguỵ trang và giả nhân giả nghĩa. Mặc dù họ có tâm tính đặc biệt hung ác, nham hiểm độc ác, và kiêu ngạo, nhưng bề ngoài thì họ tỏ ra đặc biệt khiêm tốn và hiền lành. Đây chẳng phải là nguỵ trang sao? Những người này hằng ngày đều suy ngẫm trong lòng: “Mình nên mặc trang phục gì để trông giống Cơ Đốc nhân hơn, nghiêm túc hơn, có hiểu biết thuộc linh hơn, có khả năng gánh trọng trách hơn, và giống lãnh đạo hơn? Mình nên ăn như thế nào để mọi người cảm thấy mình đủ lịch sự, phong độ, chững chạc và cao sang? Mình nên có dáng đi nào để mọi người cảm thấy mình có phong thái và khí chất lãnh đạo, để mình xuất hiện như một người ưu tú chứ không phải người bình thường? Khi nói chuyện với người khác, mình nên dùng giọng điệu, từ ngữ, ánh mắt, biểu cảm gì để khiến họ cảm thấy mình là người cao quý, như tầng lớp tinh hoa trong xã hội hoặc tri thức cấp cao? Làm sao trang phục, phong cách, lời lẽ và cử chỉ của mình có thể khiến người khác xem trọng mình, để lại ấn tượng không phai trong họ và có thể sống mãi trong lòng họ? Mình nên nói gì để mua chuộc và làm ấm lòng người, cũng như để lại ấn tượng sâu sắc? Mình phải làm nhiều hơn để giúp đỡ người khác và nói tốt về họ, thường xuyên nói về lời đức chúa trời và dùng một số thuật ngữ thuộc linh trước mặt mọi người, đọc nhiều lời đức chúa trời hơn cho họ, cầu nguyện nhiều hơn cho họ, hạ giọng khi nói để khiến mọi người kề sát tai và nghe mình nói, cũng như khiến họ cảm thấy mình dịu dàng, chu đáo, có tình yêu thương, rộng lượng và bao dung”. Đây chẳng phải là nguỵ trang sao? Những điều này đều là suy nghĩ trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ. Những thứ lấp đầy suy nghĩ của họ chính là các trào lưu của người ngoại đạo, hoàn toàn cho thấy những suy nghĩ và quan điểm của họ thuộc về thế giới và Sa-tan. Một số người sau lưng thì ăn mặc như gái mại dâm hoặc thậm chí như người đàn bà phóng đãng; quần áo họ mặc phục vụ cụ thể cho các trào lưu tà ác và đặc biệt thời trang. Tuy nhiên, khi đến hội thánh, ở giữa anh chị em, họ lại có trang phục và diện mạo hoàn toàn khác. Có phải họ thực sự giỏi nguỵ trang không? (Thưa, phải.) Những gì những kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ trong lòng, chuyện họ làm, các biểu hiện khác nhau của họ, và tâm tính mà họ bộc lộ đều chứng minh rằng thực chất tâm tính của họ là tà ác. Kẻ địch lại Đấng Christ không suy ngẫm về lẽ thật, những điều tích cực, con đường đúng đắn, hoặc yêu cầu của Đức Chúa Trời. Những suy nghĩ, và cách làm, phương thức, và mục tiêu mà họ chọn đều là tà ác – tất cả đều đi chệch khỏi con đường đúng đắn và không phù hợp với lẽ thật, thậm chí là đi ngược lại lẽ thật, và nói chung những chuyện này được khái quát là việc ác; tính chất việc ác này là tà ác nên được gọi chung là sự tà ác. Họ không nghĩ đến việc làm người trung thực, đơn thuần và cởi mở, hoặc trung thành và thật thà mà chỉ nghĩ đến những cách làm tà ác. Ví dụ, một người có thể cởi mở về chính mình một cách đơn thuần thì đây là điều tích cực và là đang thực hành lẽ thật. Kẻ địch lại Đấng Christ có làm như vậy không? (Thưa, không.) Họ làm gì? Họ liên tục ngụy trang, một khi họ làm chuyện xấu và bắt đầu sơ hở, thì họ điên cuồng che giấu, phân bua và chống chế cũng như che đậy sự thật – rồi cuối cùng đưa ra lý do của mình. Có bất kỳ cách làm nào trong số này xứng đáng với thực hành lẽ thật không? (Thưa, không có.) Có bất kỳ điều nào trong số này phù hợp với nguyên tắc lẽ thật không? Lại càng không.
Những gì chúng ta vừa thông công và mổ xẻ là phẩm chất đầu tiên trong thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ – sự tà ác. Chúng ta đã bắt đầu mổ xẻ về những gì kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ suốt ngày, mổ xẻ tâm tính tà ác của họ từ suy nghĩ, quan điểm cũng như cách thức và phương pháp mà họ ứng đối với nhiều vấn đề khác nhau. Chúng ta cũng mổ xẻ tính chất của nhiều chuyện khác nhau mà kẻ địch lại Đấng Christ làm, dựa trên những gì tồn tại trong suy nghĩ của họ. Đồng thời, chúng ta đã đưa ra một số ví dụ để mổ xẻ thực chất tâm tính của họ được bộc lộ thông qua những ví dụ này. Về những ví dụ này, các ngươi có thấy ai có những hành vi và tâm tính này mà có nhân tính tương đối tốt không? Khi nói đến người có những bộc lộ và biểu hiện như vậy, phẩm chất nhân tính của họ có sự trung thực, lương thiện, đơn thuần, chân thành, chính trực, v.v. không? (Thưa, không có.) Rõ ràng, họ không có những phẩm chất này. Ngược lại, phẩm chất nhân tính của họ là nham hiểm độc ác, nói dối thành thói, ích kỷ, đê tiện, và không biết xấu hổ. Những đặc trưng này trong phẩm chất nhân tính của họ khá rõ ràng. Có thể nói chính xác rằng những người có suy nghĩ tà ác suốt ngày, và người có thể làm nhiều chuyện tà ác, đều có phẩm chất nhân tính rất tệ. Tệ đến mức nào? Là không có lương tâm, không có nhân cách, càng không có lý trí bình thường. Những người không có những phẩm chất nhân tính này có thể được coi là con người không? Có thể nói chắc chắc rằng người không có những phẩm chất nhân tính này thì không phải là con người; họ chỉ khoác lên vỏ bọc con người mà thôi. Một số người có thể hỏi: “Chẳng phải là sói đội lốt cừu sao?”. Đó chỉ là phép ẩn dụ. Sói đội lốt cừu là gì? Về bản chất, chúng là sói. Có sự phân biệt về thực chất nào giữa sói và ma quỷ hay kẻ địch lại Đấng Christ không? Sói săn, ăn thịt gia súc và cừu không phải vì lòng tham mà là một phần của bản chất do Đức Chúa Trời quy định. Tuy nhiên, sói có một thứ mà kẻ địch lại Đấng Christ không có. Nếu có người nhận nuôi và nuôi dưỡng hoặc cứu mạng sói, nó sẽ không bao giờ làm tổn thương người đó, mà sẽ báo ân. Ngược lại, kẻ địch lại Đấng Christ hưởng thụ ân điển, sự lãnh đạo của Đức Chúa Trời cũng như sự cung cấp lời Đức Chúa Trời, nhưng họ luôn mưu tính chống lại Đức Chúa Trời trong mọi chuyện, luôn chống đối và đối đầu với Ngài. Họ không thể thuận phục bất cứ điều gì Đức Chúa Trời làm, không thể nói a-men mà muốn làm trái lại. Nói những kẻ địch lại Đấng Christ là sói đội lốt cừu thì có phù hợp không? Phép ẩn dụ này có chính xác không? (Thưa, không chính xác.) Trước đây, trong tôn giáo, ai bị gắn mác là kẻ địch lại Đấng Christ hoặc kẻ ác đều bị coi là sói đội lốt cừu. Đây chỉ là phép ẩn dụ được mọi người đưa ra khi họ không hiểu lẽ thật cũng như thực chất nhân tính và tâm tính của nhiều loại người. Nhưng khi lẽ thật được thông công đến mức độ này thì việc sử dụng phép ẩn dụ như vậy đã không còn chuẩn xác. Ma quỷ là ma quỷ, và những kẻ địch lại Đấng Christ cũng giống như ma quỷ, không xứng đáng được so sánh với tất cả những sinh linh mà Đức Chúa Trời tạo ra. Có bất kỳ sinh vật nào mà Đức Chúa Trời tạo ra, như sói hoặc các loài ăn thịt khác, từng chống đối hoặc phản bội Đức Chúa Trời chưa? Chúng có kêu gào hay đối đầu với Ngài không? Chúng có nhận định, định tội hay tấn công bất cứ lời nào Đức Chúa Trời phán không? Chúng không làm những chuyện này; chúng chỉ sống theo bản năng và trong môi trường sinh tồn mà Đức Chúa Trời chỉ định. Đức Chúa Trời tạo ra chúng như thế nào thì chúng là như vậy, không hề nguỵ trang. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ thì khác: Họ có bản tính của Sa-tan, chuyên chống lại những điều tích cực và lẽ thật. Cũng giống như con rồng lớn sắc đỏ, họ chuyên đối đầu với Đức Chúa Trời.
2. Những gì kẻ địch lại Đấng Christ làm với Đức Chúa Trời
Sau khi thông công về những biểu hiện tà ác khác nhau mà kẻ địch lại Đấng Christ nhắm vào con người, hãy thông công về những biểu hiện mà kẻ địch lại Đấng Christ nhắm vào Đức Chúa Trời khi họ suốt ngày chỉ nghĩ về những chuyện tà ác. Trước đây, chúng ta đã bàn nhiều về phương diện này, nên hãy tổng kết lại. Chúng ta sẽ bắt đầu với những trường hợp nhẹ hơn, rồi dần dần chuyển sang các trường hợp nghiêm trọng hơn. Đầu tiên là nghi hoặc, tiếp theo là nghiên cứu Đức Chúa Trời, cũng như có sự ngờ vực, đề phòng, đòi hỏi, và đổi chác. Còn gì nữa không? (Thưa, là thử thách Đức Chúa Trời.) Tính chất của hành vi này là rất nghiêm trọng. Từ đó trở đi, tính chất của mỗi hành vi ngày càng nghiêm trọng – phủ nhận, lên án, xét đoán, báng bổ, chửi rủa, tấn công, kêu gào, và đối đầu. Mặc dù xét bề ngoài thì một số từ trong số này dường như có phần tương tự nhau về nghĩa, nhưng khi truy xét kỹ hơn thì chiều sâu hoặc trọng điểm của chúng là khác nhau. Xét từ các góc độ khác nhau hoặc đánh giá cách làm khác nhau của những kẻ địch lại Đấng Christ, chúng ta có thể phân biệt được tính chất của những từ này.
a. Nghi hoặc
Nghi hoặc, nghiên cứu, và ngờ vực là những biểu hiện tương đối sơ bộ. Một số người chỉ nghi hoặc trong lòng rằng: “Sự nhập thể này có phải là Đức Chúa Trời không? Ngài có vẻ giống một con người như mình. Tất cả lời Ngài có phải là lẽ thật không? Câu nào trong số đó có vẻ giống với lẽ thật? Một số lời Ngài phán có thể con người không nói ra được và không biết đến. Có thể con người không giải thích được rõ ràng những lời huyền bí và tiên tri, nhưng những nhà tiên tri cũng không thể nói những điều này sao? Người ta nói Đức Chúa Trời là công chính, nhưng Ngài công chính như thế nào? Người ta nói Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, nhưng tại sao Sa-tan luôn làm những chuyện xấu? Khi Sa-tan bắt giữ và bức hại chúng ta, tàn sát chúng ta, tại sao Đức Chúa Trời không quan tâm? Ngài ở đâu? Đức Chúa Trời có thật hay không?”. Khi con người không có đức tin chân thật, không nhận biết sự tể trị của Đức Chúa Trời, không nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời, hoặc thực chất của Đức Chúa Trời, và không hiểu lẽ thật, thì những nghi hoặc này sẽ nảy sinh trong lòng họ. Tuy nhiên, khi con người dần dần trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật, nhận biết sự tể trị của Đức Chúa Trời, thì những nghi hoặc này sẽ dần dần được giải quyết, và chuyển thành đức tin chân thật. Đây là con đường duy nhất cho tất cả những ai theo Đức Chúa Trời. Nhưng với kẻ địch lại Đấng Christ có thực chất tà ác, liệu những nghi hoặc của họ có thể thay đổi không? (Thưa, không thể thay đổi.) Tại sao họ không thể thay đổi? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ là người không tin, họ không thừa nhận Đức Chúa Trời.) Về lý thuyết, họ là người không tin nên họ luôn nghi hoặc Đức Chúa Trời. Nguyên nhân khách quan là những người như thế này vốn không tiếp nhận lẽ thật và điều tích cực, mà mọi việc Đức Chúa Trời làm đều là tích cực và lẽ thật. Bởi vì kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét và thù hằn lẽ thật, ngay cả khi mọi người công nhận rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời làm đều là sự thật, rằng tất cả đều dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, và rằng sự tể trị của Đức Chúa Trời – cũng như Đức Chúa Trời – chắc chắn tồn tại, thì kẻ địch lại Đấng Christ cũng không thừa nhận hay tiếp nhận những điều này là sự thật. Trong lòng họ, những nghi hoặc về Đức Chúa Trời sẽ tồn tại mãi mãi. Rõ ràng, những điều này là sự thật và mọi người đều thấy được, và ngay cả những người thường có ít đức tin nhất cũng đã loại bỏ nghi hoặc về Đức Chúa Trời sau khi trải nghiệm công tác của Ngài trong nhiều năm, và có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời. Chỉ kẻ địch lại Đấng Christ mới không thể thay đổi những nghi hoặc về Đức Chúa Trời. Nói một cách khách quan, về mặt lý thuyết thì những người này là người không tin và không tiếp nhận lẽ thật, nhưng trên thực tế, đó là vì kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét lẽ thật và có thực chất tà ác – đây là nguyên nhân cơ bản. Cho dù có bao nhiêu người chứng thực hoặc chứng kiến những gì Đức Chúa Trời đã làm, hoặc có bao nhiêu sự thật bày ra trước mắt, thì kẻ địch lại Đấng Christ vẫn không tin vào thực chất của Đức Chúa Trời hay việc Đức Chúa Trời tể trị vạn vật – điều này quá tà ác. Có thể minh hoạ điều này bằng một chuyện: Khi kẻ địch lại Đấng Christ thấy sự thật lớn lao và hiển nhiên rằng Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, thì họ không tin cũng không thừa nhận, mà còn nghi hoặc Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi người ngoại đạo, ma quỷ và tà linh nói về việc làm của cái gọi là Đức Phật hoặc thần tiên – những việc mà kẻ địch lại Đấng Christ chưa từng nhìn thấy, và vô căn cứ – thì họ lại tin. Chuyện này đặc biệt tà ác. Cho dù Đức Chúa Trời có làm chuyện lớn lao hay kinh thiên động địa đến đâu thì kẻ địch lại Đấng Christ vẫn nghi hoặc và coi thường, luôn nghi ngờ trong lòng. Thế nhưng, khi ma quỷ hoặc Sa-tan làm bất cứ chuyện gì kỳ dị, họ sẽ bị chinh phục và bái phục sát đất. Cho dù Đức Chúa Trời có làm chuyện lớn lao đến đâu, họ cũng không thể kính sợ hay có đức tin chân thật vào Ngài. Ngược lại, họ sẵn sàng tin vào mọi sự bịa đặt của Sa-tan và sùng bái chúng sát đất. Đây chính là sự tà ác. Thực tế là sẽ luôn tồn tại những kẻ địch lại Đấng Christ nghi hoặc Đức Chúa Trời. Họ không bao giờ tin rằng Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, không bao giờ thừa nhận rằng Ngài là lẽ thật; cho dù có bao nhiêu người làm chứng hoặc có bao nhiêu bằng chứng chứng minh cho những chuyện này, thì họ cũng không thể thừa nhận hay tin tưởng. Một mặt, điều này là do thực chất tâm tính tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ, mặt khác, có thể thấy loại người này thực sự không phải là con người vì họ không có tư duy của nhân tính bình thường. Không có tư duy của nhân tính bình thường nghĩa là gì? Nghĩa là họ không có sự phán đoán và lĩnh hội đúng đắn về những điều tích cực, lẽ thật, cũng như thực chất và nguồn gốc của mọi chuyện. Ngay cả khi đọc lời Đức Chúa Trời, nghe giảng, trải nghiệm và thể nghiệm lời Ngài, thì họ cũng không thể xác nhận hoặc tin mà luôn nghi hoặc. Rõ ràng, những người này không có tư duy của nhân tính bình thường. Những người không có tư duy của nhân tính bình thường, không thể tiếp nhận lẽ thật, lời Đức Chúa Trời cũng như những điều tích cực và sự thật, thì có phải là con người không? (Thưa, không phải là con người.) Không phải con người nhưng cũng không thể gọi họ là động vật, vì động vật không có tâm tính tà ác; vì những người này có tâm tính tà ác, nên có thể nói rằng: Những người này chính là kẻ địch lại Đấng Christ đích thực, có bản tính ma quỷ. Nghi hoặc là một trạng thái trong suy nghĩ mà kẻ địch lại Đấng Christ biểu hiện khi đối đãi với Đức Chúa Trời, và cũng là loại thực chất tâm tính được bộc lộ trong hành vi của họ, đây là biểu hiện rõ ràng, cơ bản, dễ thấy và phổ biến nhất.
b. Nghiên cứu
Trong lòng, kẻ địch lại Đấng Christ đầy nghi hoặc về Đức Chúa Trời. Vậy, họ có thực sự tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, tâm tính và công tác của Ngài không? Họ có thực sự thuận phục tất cả những điều này không? Họ có thực sự đi theo Đức Chúa Trời không? Rõ ràng, câu trả lời là không. Vậy điều gì sẽ xảy ra? Khi những người này đến nhà Đức Chúa Trời, họ nghĩ: “Đức chúa trời ở đâu? Mình không nhìn thấy ngài mà chỉ nghe được giọng nói. Qua giọng nói, có vẻ là giọng phụ nữ; qua lời nói, có vẻ ngài có văn hoá, không phải mù chữ; nhưng qua cách nói và nội dung của lời ngài thì ngài đang nói gì vậy? Tại sao nghe mơ hồ như vậy? Nhiều người nghe xong thì nói đó là lẽ thật, nhưng sao mình không thấy như vậy? Tất cả đều là về chuyện nhân tính, tâm tính nhân tính, các tình trạng khác nhau mà con người bộc lộ trong hành động của họ – liệu trong điều này có sự sống và con đường không? Mình thực sự không hiểu. Sau khi nghe, mọi người nói rằng họ nên trung thành thực hiện bổn phận, làm hài lòng đức chúa trời, và theo đuổi sự cứu rỗi. Nhiều người còn viết các bài lời chứng trải nghiệm và làm chứng. Người này có phải là đức chúa trời không? Trông có giống đức chúa trời không? Mình chưa từng nhìn thấy mặt ngài; nếu gặp, có lẽ mình có thể nhìn mặt và có câu trả lời chắc chắn. Bây giờ, chỉ nghe giọng nói và nội dung ngài phán thì mình vẫn thấy có chút không chắc chắn”. Họ đang làm gì? Họ đang nghiên cứu, thử thách, cố gắng nắm bắt tình hình thực tế, xem đây có thực sự là Đức Chúa Trời không, sau đó quyết định xem có đi theo Ngài không, đi theo Ngài như thế nào, và xác định xem liệu họ có thể tìm được câu trả lời ở người này cho các phước lành và đích đến mà họ muốn đạt được, cũng như cho dục vọng của họ không, và từ người này thì liệu họ có thể biết chính xác Đức Chúa Trời trên trời như thế nào không, Ngài có thực sự tồn tại không, tâm tính của Ngài là gì, phương pháp và thái độ của Ngài với con người là gì, cũng như kỹ năng, bản lĩnh, và thẩm quyền của Ngài là gì. Đây chẳng phải là nghiên cứu Đức Chúa Trời sao? Rõ ràng là như vậy.
Khi nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, kẻ địch lại Đấng Christ có thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời như sự sống của họ, và coi lời Ngài như kim chỉ nam và mục tiêu cho cuộc sống hằng ngày và hành động của họ không? (Thưa, không thể.) Người bại hoại phổ thông, sau khi nghiên cứu Đức Chúa Trời một thời gian, sẽ cho rằng: “Con đường này sai rồi, mình cảm thấy bất an; mình không thể tìm câu trả lời khi nghiên cứu Đức Chúa Trời như vậy. Làm sao một người tin Đức Chúa Trời lại có thể nghiên cứu Ngài? Nghiên cứu Ngài thì đạt được điều gì? Khi người tin Đức Chúa Trời nghiên cứu Ngài, Ngài sẽ ẩn mặt khỏi họ, và họ không thể đạt được lẽ thật. Người ta nói rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và con người có thể tìm ra con đường cũng như đạt được sự sống từ lời Ngài. Mình làm như thế này không tốt chút nào – mình không thể tiếp tục nghiên cứu Ngài nữa”. Khi nghe các bài giảng và đọc lời Đức Chúa Trời, họ dần phát hiện ra rằng con người có tâm tính bại hoại. Họ cũng dần nhận ra rằng họ không thể phù hợp với Đức Chúa Trời, thực hiện tốt bổn phận của mình, hoặc làm tốt bất cứ điều gì, nếu tâm tính bại hoại của họ không được giải quyết. Họ dần phát hiện ra rằng con người không thể thực hiện tốt bổn phận của mình là vì tâm tính bại hoại và sự phản nghịch đang cản trở họ, vì họ đang hành động theo tâm tính bại hoại của mình, và không thể xử lý mọi chuyện theo nguyên tắc lẽ thật. Tiếp theo, họ bắt đầu nghĩ: “Làm thế nào để hành động theo nguyên tắc lẽ thật? Làm thế nào để giải quyết khi tâm tính bại hoại của mình bộc lộ?”. Giải pháp tốt nhất cho tâm tính bại hoại của con người là lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Cách trực tiếp nhất để con người bước vào lẽ thật là họ tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, và tìm các nguyên tắc cho mọi chuyện họ làm. Làm như vậy sẽ thiết lập các mục tiêu, phương hướng, lộ trình, và phương pháp thực hành. Sau khi những điều này được thiết lập, con người có con đường để đi theo; khi hành động, họ ít có khả năng vi phạm các sắc lệnh quản trị, bộc lộ tâm tính bại hoại, hay gây gián đoạn và làm nhiễu loạn, cũng như họ ít có khả năng chống đối Đức Chúa Trời. Sau trải nghiệm như vậy, họ cảm thấy đã tìm được con đường phù hợp cho đức tin vào Đức Chúa Trời, đây là con đường họ cần, con đường họ nên bước vào, con đường đúng đắn cho đức tin vào Đức Chúa Trời và cho cuộc sống, và rằng con đường đó tốt hơn nhiều so với việc nghiên cứu Đức Chúa Trời và luôn xem chừng Ngài. Họ nhận ra rằng nghiên cứu Đức Chúa Trời là vô ích, dù có nghiên cứu Ngài đến đâu thì cũng sẽ không giải quyết được những tâm tính bại hoại khác nhau mà họ bộc lộ, hoặc vấn đề nảy sinh khi họ thực hiện bổn phận của mình. Do đó, họ dần chuyển từ nghiên cứu Đức Chúa Trời sang con đường tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật. Đây là cách thức bước vào và quá trình trải nghiệm bình thường của nhân loại bại hoại phổ thông. Tuy nhiên, đối với kẻ địch lại Đấng Christ thì lại khác. Ngay từ ngày đầu họ bước vào nhà Đức Chúa Trời và bước qua ngưỡng cửa, họ cho rằng: “Mọi thứ trong nhà đức chúa trời thật thú vị, mọi thứ đều rất mới mẻ, khác với thế giới của người ngoại đạo. Trong nhà đức chúa trời, mọi người đều phải trung thực; nơi này giống như một đại gia đình, và rất náo nhiệt!”. Sau khi nghiên cứu, làm quen và hiểu rõ anh chị em, đã đến lúc họ nghiên cứu Đức Chúa Trời. Họ nghĩ: “Đức chúa trời ở đâu? Ngài đang làm gì? Ngài làm như thế nào? Nghiên cứu đức chúa trời trên trời thì khó, khó mà hiểu thấu và không thể làm được. Nhưng bây giờ, đã có con đường thuận tiện – đức chúa trời đã đến trái đất và thật dễ dàng để nghiên cứu ngài”. Một số người trong số họ đủ may mắn được tiếp xúc với Đức Chúa Trời trên trái đất, tận mắt thấy người này, khiến việc họ nghiên cứu Ngài càng thuận tiện hơn. Họ nghiên cứu như thế nào? Họ nghiên cứu các cuộc trò chuyện vui vẻ của Đức Chúa Trời trên trái đất, trong chuyện nào thì Ngài dùng cách nói này và trong chuyện nào thì Ngài dùng cách nói khác, bối cảnh mà Ngài cười và vui vẻ, và ngài nói gì vào những lúc đó, cũng như Ngài nói gì khi không vui hoặc khi tức giận. Họ nghiên cứu hoàn cảnh nào Ngài phớt lờ hoặc khá hoà hợp với con người, khi nào Ngài tỉa sửa con người và khi nào không, Ngài chú ý đến chuyện gì và không quan tâm chuyện gì, cũng như liệu Ngài có biết khi con người nghiên cứu, lừa gạt hoặc làm tổn thương Ngài sau lưng không. Sau khi nghiên cứu phương hướng chung, kẻ địch lại Đấng Christ nghiên cứu những điều cụ thể, như Đức Chúa Trời trên trái đất ăn gì, mặc gì, thói quen hằng ngày là gì, Ngài thích gì, thích đi đâu, thậm chí cả màu sắc Ngài thích hoặc không thích, liệu Ngài thích trời nắng hay trời có mây, và liệu Ngài có ra ngoài khi thời tiết xấu không – tất cả những chi tiết cụ thể này. Từ đầu đến cuối, kẻ địch lại Đấng Christ luôn nghiên cứu nhưng lại phớt lờ việc người mang thân phận Đức Chúa Trời này đến đây để làm gì. Họ nói: “Tôi không quan tâm anh đến đây làm gì; chỉ cần tôi nhìn thấy anh thì anh sẽ là đối tượng nghiên cứu của tôi”. Mục đích nghiên cứu của họ là gì? Họ nghĩ: “Nếu tôi xác nhận được anh thực sự là đức chúa trời thì tôi mới có thể yên ổn và một lòng một dạ bỏ hết mọi thứ để đi theo anh. Bởi vì tin đức chúa trời giống như đặt cược, và vì anh nhận mình là đức chúa trời và là đức chúa trời nhập thể, nên tin vào anh cũng giống như đặt cược vào anh. Làm sao tôi không nghiên cứu anh cho được? Nếu không nghiên cứu anh thì không công bằng với tôi. Nếu không nghiên cứu anh, tôi sẽ vô trách nhiệm với đích đến, tiền đồ và vận mệnh của mình. Tôi phải nghiên cứu anh đến cùng”. Sau khi nghiên cứu, cho đến tận ngày nay, họ vẫn không chắc chắn: “Người này có thực sự là đấng christ không? Có thực sự là đức chúa trời nhập thể không? Thật không rõ ràng. Dù sao thì có nhiều người đi theo anh ta và tình hình mở rộng phúc âm tương đối tốt. Theo đà này thì phúc âm có thể mở rộng hơn nên mình không được phép tụt lại phía sau. Nhưng mình vẫn cần tiếp tục nghiên cứu anh ta”. Họ không thể sửa đổi được.
Kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính tà ác, nên họ không bao giờ ngừng nghiên cứu. Trong một đơn vị hoặc tập thể những người ngoại đạo, họ nghiên cứu và lợi dụng mọi loại người, nghiên cứu xem cấp trên thích gì, có điểm yếu gì, sau đó “đúng bệnh bốc thuốc” và thuận theo sở thích của cấp trên để lấy lòng. Khi đến nhà Đức Chúa Trời, bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ vẫn không thay đổi – họ tiếp tục nghiên cứu. Họ không hiểu rằng nghiên cứu Đức Chúa Trời không phải là con đường mà người tin Ngài nên đi theo. Khi nghiên cứu Đức Chúa Trời, họ sẽ không bao giờ hiểu việc Ngài làm, hoặc thấy rằng mọi điều Ngài bày tỏ là lẽ thật, hay hiểu rằng tất cả lẽ thật và việc Ngài làm đều nhằm cứu rỗi nhân loại. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ nhận biết điều này. Họ chỉ thấy rằng những người được Đức Chúa Trời chọn liên tục bị Sa-tan bức hại và truy bắt. Họ chỉ thấy kẻ ác làm chuyện ác và quấy nhiễu trong hội thánh, và các thế lực của kẻ địch lại Đấng Christ trong giới tôn giáo không ngừng phỉ báng và lên án Đức Chúa Trời, trong khi Đức Chúa Trời chưa từng giải quyết bất kỳ chuyện gì trong số này. Cho nên, kẻ địch lại Đấng Christ cứ bám chặt vào quan niệm và tưởng tượng của riêng mình, kiên quyết từ chối tiếp nhận bất kỳ lẽ thật nào mà Đức Chúa Trời bày tỏ. Kết quả là gì? Quan niệm và tưởng tượng của họ trở thành bằng chứng cho sự chống đối Đức Chúa Trời. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, những cái gọi là bằng chứng này là lý do khiến họ không tin hoặc không thừa nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời. Chính vì họ không tiếp nhận lẽ thật nên họ sẽ không bao giờ thấy được lẽ thật đằng sau những sự thật này, lẽ thật mà con người nên hiểu và nhận biết, cũng như tâm ý của Đức Chúa Trời. Đây là kết quả cho việc nghiên cứu của họ. Cũng trước những sự thật này, những người theo đuổi lẽ thật, yêu mến lẽ thật và có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời, cho dù có chuyện gì xảy ra trong nhà Đức Chúa Trời, cũng có thể tiếp nhận mọi chuyện từ Đức Chúa Trời và đối đãi đúng đắn, và họ có thể chờ đợi Ngài, yên lặng trước Ngài và cầu nguyện trước Ngài, tìm kiếm để nắm bắt tâm ý của Ngài, đồng thời tiếp nhận và nhận biết rằng đằng sau tất cả những chuyện này là ý tốt của Đức Chúa Trời. Để vạch trần và tiêu diệt kẻ ác, Đức Chúa Trời làm nhiều điều mà con người không nghĩ tới. Đồng thời, để hoàn thiện những người được Đức Chúa Trời chọn, cho phép họ có được sự phân biệt và học các bài học, Ngài cũng dùng những kẻ ác và việc ác của họ để phục vụ cho công tác này. Một mặt, Đức Chúa Trời vạch trần và tiêu diệt họ; mặt khác, Ngài cho phép người được Ngài chọn thấy đâu là tích cực và đâu là tiêu cực, ai được Ngài khen ngợi, ai bị Ngài chán ghét, ai bị Ngài đào thải, và ai được Ngài ban phước. Đây là tất cả những bài học mà người được Đức Chúa Trời chọn cần học, các kết quả tích cực mà người theo đuổi lẽ thật nên đạt được, cũng như lẽ thật mà con người nên hiểu. Tuy nhiên, do thực chất tâm tính tà ác, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ có được những điều quý báu nhất này. Cho nên, họ chỉ có một trạng thái – khi ở trước mặt Ngài, ngoài nghi hoặc thì họ còn liên tục nghiên cứu Ngài. Ngay cả khi không thể hiểu rõ, họ vẫn tiếp tục nghiên cứu Ngài. Nếu ngươi hỏi họ có mệt không, thì họ nói: “Không mệt chút nào. Nghiên cứu đức chúa trời rất vui, thú vị, hứng thú và hấp dẫn!”. Đây chẳng phải là lời xằng bậy sao? Họ có diện mạo của Sa-tan, cũng như thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không có ý định tiếp nhận lẽ thật hay sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời; họ ở đây chỉ để nghiên cứu Đức Chúa Trời.
c. Ngờ vực
Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về sự ngờ vực của kẻ địch lại Đấng Christ đối với Đức Chúa Trời. Theo nghĩa đen, ngờ vực có nghĩa là gì? Có một số biểu hiện, suy nghĩ, và hành vi cụ thể về việc nghiên cứu Đức Chúa Trời, và hoàn toàn đúng khi nói rằng sự ngờ vực cũng vậy. Sau khi nghiên cứu Đức Chúa Trời, một số người vẫn không biết tâm tính của Đức Chúa Trời thực sự là gì hay cảm xúc hỉ nộ ái ố của Đức Chúa Trời là gì, và họ không thể xác định liệu Đức Chúa Trời có thực sự tồn tại hay không. Họ càng không thể xác định liệu người phổ thông này có phải là Đấng Christ hay không hoặc liệu Ngài có thực chất của Đức Chúa Trời hay không. Họ không hiểu và không rõ về những chuyện này. Sau này, khi có cơ hội sống chung với Đức Chúa Trời, họ nghĩ: “Đấng christ đã thông công với mình về chuyện con người thực hiện bổn phận một cách miễn cưỡng; có thể nào đã có người nói về việc mình thực hiện bổn phận một cách miễn cưỡng và đấng christ biết được điều đó không? Đó có phải là lý do ngài nói về chuyện này khi gặp mặt mình không? Chắc chắn là vì có người đã tố cáo mình và sau khi đấng christ biết được thì ngài đã nhắm vào mình để vạch trần. Đấng christ có còn thích mình không, có biết mình là người như vậy không? Ngài có chán ghét mình không, hay ngài có chướng mắt với mình không? Ngài có đang chuẩn bị thay thế mình không?”. Sau khi chờ một thời gian và thấy mình chưa bị thay thế, họ nghĩ: “Ôi, mình sợ chết khiếp. Mình đã nghĩ rằng đấng christ hẹp hòi nhưng ngài không làm vậy. Giờ thì mình có thể yên tâm rồi”. Một số người có thể nói: “Trong lần gặp đấng christ gần đây nhất, mình đã nói năng lộn xộn, giống như một người không được học hành, và lời nói không đâu vào đâu. Mình đã bộc lộ bản chất thật. Liệu đấng christ có ấn tượng xấu về mình không? Ngài sẽ đào thải mình chứ? Không gặp ngài thì không sao, nhưng khi gặp ngài là có chuyện xảy ra. Mình phải không gặp lại ngài nữa, phải tránh mặt khi nhìn thấy ngài, tránh càng xa càng tốt, và tuyệt đối không được giao tiếp, sống chung, tiếp xúc gần với đấng christ. Nếu không, ngài sẽ chướng mắt với mình”. Những cách nghĩ và cách làm này là gì? (Thưa, là ngờ vực.) Đây là sự ngờ vực. Cũng có những người nói: “Trong lần tụ họp gần đây nhất, đức chúa trời đã hỏi một câu đơn giản, nhưng tôi trả lời không tốt, làm lộ khuyết điểm của mình. Liệu đức chúa trời có cho rằng tôi không có tố chất tốt, và sau này ngài sẽ không bồi dưỡng tôi không? Lần trước, có người vạch trần chuyện tôi làm, nói rằng tôi ngu muội và làm việc thiếu suy xét. Nếu đức chúa trời biết chuyện này, liệu sau này ngài có hoàn thiện tôi không? Địa vị của tôi trong lòng đức chúa trời là cao thay thấp, tốt hay xấu? Tôi thuộc đẳng cấp nào. Sau này, bất cứ khi nào nói chuyện với đức chúa trời, tôi cần soạn bản thảo, không thể nói chuyện tuỳ tiện hoặc nghĩ gì nói nấy. Tôi phải nghĩ trong lòng nhiều hơn, động não nhiều hơn, suy xét nhiều hơn, sắp xếp lời nói thật tốt, và thể hiện phương diện sở trường và ưu tú nhất về bản thân với đấng christ. Điều này tuyệt vời và hoàn hảo biết bao!”. Đây cũng là sự ngờ vực.
Ngờ vực là một đặc điểm khác trong tâm tính tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Ngoài nghi hoặc và nghiên cứu, kẻ địch lại Đấng Christ cũng có sự ngờ vực. Tóm lại, dù họ tập trung vào điều nào trong suy nghĩ của mình, thì cũng không có gì liên quan đến việc thực hành và tìm kiếm lẽ thật. Vậy, liệu những cách làm, cách nghĩ hoặc phuơng thức này có thể xác nhận rằng thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ là tà ác không? (Thưa, có thể.) Cho dù kẻ địch lại Đấng Christ nghi hoặc, nghiên cứu, hay có sự ngờ vực đối với Đức Chúa Trời, thì trong trường hợp nào họ cũng luôn không chú trọng vào lẽ thật, không bao giờ quay đầu, và họ liên tục dùng những phương thức này để suy nghĩ về những chuyện liên quan đến Đức Chúa Trời và đối đãi với Đức Chúa Trời, mà không hề tìm kiếm lẽ thật. Bất kể làm những chuyện này sẽ mệt mỏi và đau khổ như thế nào, họ vẫn không ngần ngại làm và lặp đi lặp lại. Bất kể họ đã nghiên cứu hoặc ngờ vực Đức Chúa Trời trong bao lâu, hoặc có kết quả hay không, thì họ vẫn đi theo con đường này, trước sau như một, tiếp tục làm theo cách này và lặp đi lặp lại. Họ không bao giờ tự kiểm điểm rằng: “Đây có phải là phương thức và thái độ mà loài thọ tạo nên đối đãi với Đức Chúa Trời không? Tính chất của cách mình đối đãi với Đức Chúa Trời là gì? Tâm tính mình đang bộc lộ là gì? Đối đãi với Đức Chúa Trời theo cách này có phù hợp với lẽ thật không? Đức Chúa Trời có chán ghét không? Nếu mình tiếp tục làm những điều Đức Chúa Trời chán ghét, thì kết quả cuối cùng là gì? Liệu mình có bị Ngài vứt bỏ và đào thải không? Vì sẽ có hậu quả tiêu cực, tại sao mình không thể làm và thực hành theo lời Đức Chúa Trời và yêu cầu của Ngài?”. Họ có phản tỉnh về những chuyện này không? (Thưa, không.) Tại sao họ không phản tỉnh? Bởi vì họ không có lương tâm và lý trí trong phẩm chất nhân tính. Họ không có lương tâm, nên họ làm những chuyện vô lý và hoang đường như vậy mà không hay biết. Thiếu lý trí khiến họ không bao giờ biết mình là ai, hay vị trí, góc độ và địa vị nên đảm nhận là gì. Họ không bao giờ cảm thấy rằng họ là một người phổ thông, một người bại hoại, hoặc là giống loài và hậu duệ của Sa-tan mà Đức Chúa Trời chán ghét. Những điều con người nên tiếp nhận là lời Đức Chúa Trời, yêu cầu của Ngài và lẽ thật mà Ngài cung cấp cho họ; họ không nên nghiên cứu Ngài như thể họ ngang vai ngang vế với Ngài, không nên chuyện trò vui vẻ với Ngài như thể họ sống chung với người khác – đây chẳng phải là những chuyện mà kẻ không phải con người sẽ làm sao? Lúc này, phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ bộc lộ, và thực chất tâm tính bại hoại của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ điều khiển họ khiến họ không ngần ngại làm những chuyện vô giá trị và vô nghĩa mà gây hại cho người khác và không mang lại lợi ích gì cho bản thân. Nhưng, họ không thể buông bỏ; họ vẫn không nhận thức được sai lầm của con đường này và tính chất đằng sau việc làm những chuyện này. Bất kể họ có đổ bao nhiêu công sức, chịu đựng bao nhiêu đau khổ và thất bại bao nhiêu lần trong chuyện này, thì họ không cảm thấy tự trách móc, không buộc tội, không mắc nợ. Họ khăng khăng muốn ngang vai ngang vế với Đức Chúa Trời, thậm chí nghiên cứu và coi thường Đức Chúa Trời bằng thái độ trịch thượng, hết lần này đến lần khác đều nghi hoặc và ngờ vực Ngài. Bất kể họ đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm, thái độ và cách họ đối đãi với Ngài không bao giờ thay đổi. Nếu không nghi hoặc thì họ nghiên cứu Ngài, nếu không nghiên cứu thì họ ngờ vực Ngài. Họ giống như bị bỏ bùa mê hoặc quỷ ám – đây là một số biểu hiện về thực chất tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ về bản chất là tà ác; một số người không thể nhìn thấu thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ nói: “Anh không thể ngừng nghiên cứu Đức Chúa Trời sao? Không thể ngừng nghi hoặc Ngài sao? Không thể ngừng ngờ vực Ngài sao? Nếu ngừng làm những chuyện này, anh sẽ có thể hiểu lẽ thật, đối đãi với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời, danh chính ngôn thuận trở thành người được Đức Chúa Trời chọn; anh sẽ có cơ hội trở thành loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, và chẳng phải anh sẽ xứng với danh là người được Đức Chúa Trời chọn sao? Chuyện này thật tốt biết bao!”. Tuy nhiên, kẻ địch lại Đấng Christ lại nói: “Tôi không ngốc đến thế. Trở thành loài thọ tạo đủ tiêu chuẩn thì có ích gì? Thật nhàm chán. Chỉ có nghi hoặc, nghiên cứu và ngờ vực đức chúa trời thì tôi mới thấy thú vị!”. Biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ giống những gì con rồng lớn sắc đỏ nói: “Đấu người, đấu trời đều vui vô cùng”. Đây là định nghĩa chính xác và miêu tả chân thực về thực chất bản tính tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Tóm lại, kẻ địch lại Đấng Christ quá tà ác, họ tà ác vô cùng. Người tin Đức Chúa Trời nhưng không hề tiếp nhận lẽ thật thì đều là người tà ác. Nhiều người luôn muốn cho kẻ địch lại Đấng Christ cơ hội hối cải, nghĩ rằng một ngày nào đó họ sẽ hối cải – cách làm này có đúng không? Có câu nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Cho nên, ngươi không thể đối đãi hoặc yêu cầu kẻ địch lại Đấng Christ bằng các tiêu chuẩn và phương thức giống như với con người. Họ chính là như vậy. Nếu họ không nghiên cứu, nghi hoặc hay ngờ vực Đức Chúa Trời thì họ sẽ thấy khó chịu, vì họ bị bản tính tà ác của mình điều khiển.
d. Đề phòng
Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về sự đề phòng. Kẻ địch lại Đấng Christ có suy nghĩ và quan điểm nổi trội nhất và rõ ràng nhất. Họ nói: “Con người không được để đức chúa trời kiểm soát hoặc tể trị vận mệnh của họ; nếu đức chúa trời kiểm soát vận mệnh của một người, thì mọi chuyện đã kết thúc với họ. Con người phải kiểm soát chính mình để đạt được hạnh phúc, cũng như để được ăn nhậu chơi bời mà không lo lắng. Đức chúa trời không cho con người ăn nhậu chơi bời, không cho họ sống tốt; ngài chỉ khiến con người chịu đựng đau khổ. Cho nên, chúng ta phải nắm lấy hạnh phúc của mình, không thể giao vận mệnh của mình vào tay đức chúa trời, hay thụ động chờ đợi mọi thứ hoặc để đức chúa trời chuẩn bị, khai sáng và lãnh đạo chúng ta – chúng ta không thể là loại người đó. Chúng ta có nhân quyền, có quyền hành động tự chủ, và ý chí tự do. Chúng ta không cần báo cáo mọi chuyện cho đức chúa trời và tìm kiếm ngài về mọi chuyện bởi làm như vậy khiến chúng ta trông thật bất tài; chỉ những kẻ ngốc mới làm thế!”. Họ đang làm gì vậy? (Thưa, là đề phòng Đức Chúa Trời.) Một số người nói: “Nếu anh thề trước đức chúa trời thì phải cẩn thận; hãy nghĩ kỹ về lời nói của mình. Người đang làm, trời đang nhìn!”. Một số người cầu nguyện: “Lạy chúa, con dành cả đời và thanh xuân cho ngài; con sẽ không tìm bạn đời hay kết hôn”. Nhưng sau khi nói xong, họ hối hận và nghĩ: “Liệu đức chúa trời có thể thực hiện lời mình nói không? Nếu mình thực sự cần người bạn đời hoặc muốn kết hôn thì sao? Đức chúa trời sẽ trừng phạt mình chứ? Điều này thật tệ!”. Từ đó trở đi, họ trầm cảm và buồn rầu, tránh xa người khác giới và sợ bị trừng phạt. Họ đang làm gì vậy? (Thưa, là đề phòng Đức Chúa Trời.) Một loại người khác nói rằng: “Dâng mình cho đức chúa trời không hề dễ dàng, cũng không đơn giản. Anh cần có kế hoạch dự phòng và chuẩn bị đường lui cho mình trước khi dâng mình cho đức chúa trời. Nếu không, khi anh không còn gì thì đức chúa trời sẽ không quan tâm đến anh! Dâng mình cho đức chúa trời là chuyện của anh còn đức chúa trời tể trị vạn vật lại là chuyện khác. Đức chúa trời tể trị vạn vật thì ngài có quan tâm đến một người nhỏ bé như anh không? Đức chúa trời chỉ quan tâm đến chuyện lớn lao chứ không quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt này. Cho nên, anh phải lên kế hoạch và chuẩn bị đường lui cho mình; nếu sau này ngài không cần anh nữa và đuổi anh đi, ngài sẽ không tỏ chút lòng thương xót nào”. Đây là cách nghĩ gì? (Thưa, là đề phòng Đức Chúa Trời.) Con người thật tính toán. Một số người sau khi trở thành lãnh đạo đã trả giá một chút và thực sự đã dâng mình một chút, nhưng vì nhân tính xấu xa, tâm tính tồi tệ và có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ mà họ đã gây ra tổn thất đáng kể cho nhà Đức Chúa Trời. Kết quả là họ bị đuổi đi. Từ đó trở đi, họ học cách đối diện sự thật và thu mình, không thổ lộ với bất cứ ai, rằng: “Tôi từng luôn thổ lộ với mọi người, để mọi người đều biết chuyện gì thực sự đang xảy ra với tôi, nhưng sau đó có người phản ánh với nhà đức chúa trời và tôi bị đuổi đi. Cho nên, tôi phải học cách khép mình lại, bao bọc mình, tự vệ và bảo vệ chính mình. Tôi phải thận trọng khi tâm sự với mọi người và không nên thổ lộ với đức chúa trời. Tôi không còn tin rằng đức chúa trời là lẽ thật hay thành tín nữa, huống chi là tin anh chị em. Không ai đáng để tôi tin tưởng, ngay cả người nhà hay họ hàng của tôi, chứ đừng nói đến những người theo đuổi lẽ thật”. Họ đang làm gì vậy? (Thưa, họ đang đề phòng.) Khi kẻ địch lại Đấng Christ trải nghiệm sự tỉa sửa, thất bại, sa ngã và bị vạch trần, họ tổng kết bằng câu nói: “Không nên có lòng hại người, nhưng phải có lòng phòng người”. Trên thực tế, họ đã làm hại người khác rất nhiều, và cuối cùng, họ nguỵ trang và tổng kết bằng lời lẽ sai trái này. Sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời và trải nghiệm rất nhiều thất bại, sai lầm, cũng như sự mặc khải và tỉa sửa của Đức Chúa Trời, trong tình huống bình thường, con người nên phản tỉnh và nhận biết chính mình qua bài học từ những thất bại này, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, tìm ra nguyên nhân của sự thất bại và sa ngã trong lời Đức Chúa Trời, cũng như tìm ra con đường thực thành mà họ nên đi. Tuy nhiên, kẻ địch lại Đấng Christ không làm như vậy. Sau nhiều lần vấp ngã và thất bại, hành vi của họ ngày một tệ hơn, sự nghi hoặc của họ về Đức Chúa Trời ngày càng nhiều và nghiêm trọng, sự nghiên cứu của họ về về Đức Chúa Trời ngày càng mãnh liệt, sự ngờ vực của họ về Đức Chúa Trời ngày càng sâu sắc, và tương tự, lòng họ đầy sự đề phòng đối với Đức Chúa Trời. Sự đề phòng của họ đầy những lời trách móc, tức giận, không phục, bất bình, thậm chí dần dần sinh ra sự phủ nhận, xét đoán và lên án Đức Chúa Trời. Chẳng phải họ ngày càng nguy hiểm sao? (Thưa, phải.)
Xét theo thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với Đức Chúa Trời, đối với môi trường, con người, sự việc và sự vật mà Đức Chúa Trời sắp đặt, đối với sự mặc khải và sửa dạy của Đức Chúa Trời dành cho họ, v.v. thì liệu họ có chút ý định nào tìm kiếm lẽ thật không? Họ có chút ý định nào thuận phục Đức Chúa Trời không? Họ có chút tin tưởng nào rằng tất cả những điều này không phải là ngẫu nhiên mà là dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời không? Họ có sự nhận biết và nhận thức này không? Rõ ràng là không. Có thể nói, sự đề phòng trong họ có căn nguyên là sự nghi hoặc về Đức Chúa Trời. Cũng có thể nói, sự ngờ vực trong họ có căn nguyên là sự nghi hoặc về Đức Chúa Trời. Kết quả từ việc nghiên cứu Đức Chúa Trời khiến họ càng ngờ vực Ngài, cũng như càng đề phòng Ngài. Xét theo những suy nghĩ và quan điểm khác nhau nảy sinh từ tư tưởng của kẻ địch lại Đấng Christ, cũng như các cách làm và hành vi khác nhau được tạo ra từ sự điều khiển của những suy nghĩ và quan điểm này, thì những người này quả thật là vô lý; họ không thể hiểu lẽ thật, không thể nảy sinh đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời, không thể hoàn toàn tin tưởng và thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời, không thể tin tưởng và thừa nhận rằng Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, rằng Ngài tể trị mọi thứ. Tất cả những điều này đều do thực chất tâm tính tà ác của họ gây ra.
Ngày 19 tháng 12 năm 2020