Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 3)

II. Xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể

Lần trước chúng ta đã thông công điều thứ mười trong các loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ – xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Chúng ta chia điều này thành ba phần để thông công chi tiết. Phần thứ nhất là xem thường thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, thứ hai là xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, và thứ ba là xem thường lời Đức Chúa Trời. Dựa theo ba phần này, chúng ta mổ xẻ điều thứ mười trong các loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ. Phần thứ nhất đã được thông công xong, phần thứ hai, xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, được chia thành bốn điều để thông công. Bốn điều này là gì? (Thưa, điều thứ nhất là nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình; điều thứ hai là nghiên cứu và phân tích với sự hiếu kỳ; điều thứ ba là cách họ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng; và điều thứ tư là chỉ lắng nghe những lời Đấng Christ phán, nhưng không phục, cũng không thuận theo.) Hai điều đầu đã được thông công lần trước; lần này, chúng ta sẽ thông công về điều thứ ba.

C. Cách họ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng

Điều thứ ba là “cách họ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng”; hãy nhìn vào đủ loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ từ cụm từ đơn giản này. Trong ấn tượng trong lòng của các ngươi, hoặc từ những gì các ngươi nhìn thấy và trải nghiệm được, chẳng phải nên có một số ví dụ thực tế liên quan đến phương diện này sao? Có vài người nói: “Tôi chưa bao giờ tiếp xúc với Đấng Christ; tôi chỉ nghe Ngài giảng đạo. Tôi không có trải nghiệm thực tế gì, cũng chưa từng thấy người khác có biểu hiện thực tế về phương diện này”. Vậy đối với người có trải nghiệm thực tế về điều này, các ngươi có cảm nhận hay nhận thức gì tương ứng không? Không có sao? Vậy thì chúng ta thực sự cần thông công một cách cặn kẽ rồi, phải không? (Thưa, phải.) Nhìn bề ngoài, điều này liên quan đến các loại thái độ và biểu hiện của con người khi tiếp xúc với Đấng Christ. Trên thực tế, từ điều này, người ta không chỉ có thể thấy các loại biểu hiện và thái độ của con người đối với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, mà từ các loại biểu hiện trong cách mọi người đối xử với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, có thể nhìn thấy thái độ và biểu hiện thực sự của họ đối với Đức Chúa Trời. Nghĩa là, từ đó có thể nhìn thấy con người rốt cuộc có thái độ thế nào khi đối xử với chính Đức Chúa Trời, Đấng có thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, và liệu con người có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, có đức tin và sự thuận phục chân thực vào Ngài hay không. Khi gặp phải những loại sự việc khác nhau, từ các loại thái độ của con người đối với Đấng Christ có thể thấy được thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời mà họ tin rốt cuộc là gì. Khi đối xử với con người bình thường này, đối xử với Đấng Christ, việc ngươi có quan niệm hay không, có đức tin và sự thuận phục chân thực hay không cho thấy ngươi có đức tin và sự thuận phục chân thực vào Đức Chúa Trời mà ngươi tin, vào chính Đức Chúa Trời hay không. Thái độ, quan điểm và điều con người thực sự nghĩ trong cách họ đối xử với Đức Chúa Trời trên trời đều rất mơ hồ, không nhìn thấy được thái độ thực sự của họ đối với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi con người thực sự tiếp xúc với Đức Chúa Trời, nhìn thấy xác thịt có thể sờ được, bằng xương bằng thịt của Đức Chúa Trời nhập thể, thái độ chân thực của họ đối với Đức Chúa Trời mới hoàn toàn được tỏ lộ ra ngoài. Trên thực tế, những lời con người nói, những tư tưởng trong đầu họ, những quan điểm mà họ quy định và giữ trong lòng, cả những ý nghĩ và thái độ trong lòng họ đối với Đấng Christ, tất cả chính là các loại biểu hiện của họ khi đối xử với Đức Chúa Trời. Bởi vì Đức Chúa Trời trên trời không thể thấy được, cũng không thể sờ được, nên đối với cách con người nghĩ về Ngài, cách họ đối xử với Ngài, cách họ quy định về Ngài và liệu họ có thuận phục Ngài hay không, thực ra không có tiêu chuẩn nào ở con người để đánh giá xem những biểu hiện của họ có đúng đắn hay phù hợp với lẽ thật hay không. Nhưng khi Đức Chúa Trời nhập thể trở thành Đấng Christ, tất cả những điều này đều sẽ thay đổi: Sẽ có tiêu chuẩn để đánh giá hết thảy những biểu hiện và thái độ này của con người đối với Đức Chúa Trời, từ đó sẽ có thể nhìn thấy thái độ chân thực của con người đối với Đức Chúa Trời. Nhiều lúc mọi người cho rằng họ vô cùng có lòng tin và có đức tin chân thực nơi Đức Chúa Trời, họ cảm thấy rằng Đức Chúa Trời thật vĩ đại, tối cao và đáng mến. Vậy thì những điều họ nghĩ này rốt cuộc là vóc giạc thực sự của họ hay chỉ đơn thuần là một loại tâm trạng? Thật khó để quy định. Khi con người không thể thấy được Đức Chúa Trời, cho dù họ dựa vào ý tốt như thế nào để đối xử với Ngài, thì bên trong đó vẫn luôn trộn lẫn một vài thứ mơ hồ, rỗng tuếch, thiếu thực tế, và luôn mang theo một vài tưởng tượng rỗng tuếch của con người. Khi mọi người thực sự nhìn thấy và tiếp xúc với Đức Chúa Trời, thì việc rốt cuộc đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời lớn thế nào, rốt cuộc họ có bao nhiêu sự thuận phục đối với Ngài, và liệu họ có tình yêu chân thực dành cho Ngài hay không đều được tỏ lộ. Cho nên, khi Đức Chúa Trời nhập thể, nhất là khi Đức Chúa Trời nhập thể trở thành một con người không thể bình thường hơn được nữa, thì đối với tất cả mọi người mà nói, xác thịt này, con người bình thường này trở thành sự thử luyện cho mỗi người, cũng tỏ lộ đức tin và vóc giạc chân thực của mỗi người. Có lẽ ngươi cũng có thể đi theo Đức Chúa Trời khi bắt đầu thừa nhận là có Đức Chúa Trời, nhưng khi ngươi tiếp nhận Đức Chúa Trời nhập thể, nhìn thấy Đức Chúa Trời trở thành một người bình thường, trong lòng ngươi sẽ đầy quan niệm. Vào lúc này, Đấng Christ mà ngươi tin – con người bình thường này – trở thành thách thức lớn nhất đối với đức tin của ngươi. Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy thông công về ảnh hưởng của con người bình thường này, xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể – Đấng Christ sinh ra đối với con người, và có những biểu hiện chân thực nào của con người đối với con người bình thường này, đối với Đấng Christ tỏ lộ đủ loại thái độ và quan điểm chân thực của họ đối với Đức Chúa Trời.

Nội dung chính yếu của điều thứ ba là con người đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng. Rốt cuộc thì tâm trạng này có nghĩa là gì, đây là trọng tâm và nội dung chính của buổi thông công hôm nay. Đương nhiên, “tâm trạng” này chỉ là một đại danh từ, là một sự khái quát, chứ không hề là một loại tâm trạng, đằng sau nó ẩn chứa đủ loại quan niệm, tưởng tượng, cũng như tâm tính bại hoại của con người, thậm chí là cả thực chất bản tính Sa-tan của họ. Khi mọi người không gặp bất kỳ trở ngại nào khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, cũng không có chuyện gì ảnh hưởng đến tâm trạng của họ và mọi việc đều vô cùng thuận lợi, thì mọi người có thể thường xuyên cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, sống một cuộc sống vô cùng có quy luật, vui vẻ và bình an. Hoàn cảnh xung quanh họ cũng vô cùng suôn sẻ, hầu hết anh chị em đều có thể chung sống hòa thuận với nhau, trong chuyện thực hiện bổn phận và khi học tập nghiệp vụ, Đức Chúa Trời cũng thường hướng dẫn, khai sáng, soi sáng cho họ, về nguyên tắc thực hành thì cũng tương đối rõ ràng – mọi sự đều bình thường và suôn sẻ như vậy. Lúc này, con người cảm thấy mình vô cùng có đức tin vào Đức Chúa Trời, cảm thấy vô cùng thân thiết với Đức Chúa Trời trong lòng, thường xuyên có thể đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và thổ lộ tấm lòng, cảm thấy thân thiết, không có khoảng cách với Đức Chúa Trời và thấy Ngài vô cùng đáng mến. Tâm trạng của họ vô cùng tốt; họ thường sống trong sự bình an và vui vẻ, có thể tích cực phát biểu trong các buổi nhóm họp, có thể cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời và học tập thánh ca đều đặn mỗi ngày. Khi mọi sự đều đang vô cùng tốt đẹp và suôn sẻ, con người không ngừng tạ ơn Đức Chúa Trời ở trong lòng, âm thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, quyết chí muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời suốt cả cuộc đời, dâng hiến mọi thứ mình có, chịu khổ và trả giá để làm tốt bổn phận. Họ cảm thấy Đức Chúa Trời vĩ đại, đáng mến thế đấy, họ cũng có ý chí, nguyện ý dâng mình lên cho Đức Chúa Trời và dâng hiến cả cuộc đời mình cho Ngài. Đây chẳng phải là tình cảnh vô cùng tích cực sao? Từ đây dường như chúng ta có thể thấy được lòng trung thành, sự yêu kính của con người dành cho Đức Chúa Trời và những cái giá mà họ đã trả. Thoạt nhìn, mọi sự đều tốt đẹp, bình yên và suôn sẻ đến thế. Xét từ tất cả những biểu hiện này, con người chỉ đang đơn phương tích cực nỗ lực, phối hợp với công tác của Đức Chúa Trời và những yêu cầu của Ngài mà không có gì xấu cả. Cho nên, trong lòng họ không ngừng tạ ơn Đức Chúa Trời, tạ ơn Đức Chúa Trời trên trời và tạ ơn Đấng Christ trên mặt đất, tràn đầy sự yêu kính và sự tôn kính vô hạn dành cho Đấng Christ. Mỗi khi họ hát thánh ca đến cụm từ “con người nhỏ bé này”, trong lòng họ cảm thấy xúc động vô hạn: “Thật sự là con người nhỏ bé này đã cứu rỗi mình, cho mình cơ hội và cho phép mình hôm nay được làm bổn phận của loài thọ tạo trong nhà Đức Chúa Trời!”. Thậm chí có người còn trực tiếp cầu nguyện: “Thưa Đức Chúa Trời thực tế, Đức Chúa Trời nhập thể và Đấng Christ, con tạ ơn Ngài, con ca ngợi Ngài, là Ngài đã ban cho con hết thảy những phúc lành này, là Ngài đã ban ân điển cho con, Ngài chính là Đức Chúa Trời trong lòng con, chính là Đấng Tạo Hóa, chính là Đấng mà con muốn đi theo. Con nguyện ý dâng mình cho Ngài suốt cả cuộc đời”. Hết thảy những cảnh tượng này bình yên, tốt đẹp và cũng hài hòa đến thế, như thể việc con người được cứu rỗi dễ dàng và nhẹ nhàng như thế. Nhưng liệu sự hài hòa và bình yên này thực sự có thể được duy trì mãi mãi không? Thực sự có thể không thay đổi một khi đã hình thành không? Chuyện không đơn giản như vậy.

1. Biểu hiện của họ khi phải đối mặt với việc bị tỉa sửa

Trong quá trình thực hiện bổn phận của mình, con người khó tránh khỏi việc bộc lộ tâm tính bại hoại, buông lời oán trách trong hoàn cảnh mà mình gặp phải, có quan điểm riêng, càng khó tránh khỏi việc làm việc tùy hứng và làm theo ý mình. Trong dạng tình huống này, mọi người cũng khó tránh khỏi việc bị tỉa sửa. Khi gặp phải sự tỉa sửa, một người đầy nhiệt huyết, đầy tưởng tượng và quan niệm về Đức Chúa Trời liệu có vóc giạc chân thực để có thể đối mặt với tất cả những chuyện này, có thể thực sự trải nghiệm tất cả những chuyện này và có thể thuận lợi vượt qua trong hoàn cảnh như vậy không? Một dấu chấm hỏi được đặt ra, và vấn đề đã đến rồi. Khi con người cảm thấy rằng tất cả những chuyện này tốt đẹp như thế, rằng Đức Chúa Trời đáng mến như thế, rằng Đức Chúa Trời yêu thương con người như thế, rằng tình yêu thương của Ngài vĩ đại và chân thực như thế, rồi họ phải đối mặt với việc bị tỉa sửa và tỏ lộ, những người không hiểu lẽ thật sẽ thường vì thế mà cảm thấy hoang mang và bối rối, hoảng hốt và sợ hãi, như thể đã rơi vào bóng tối trong chớp mắt, nhìn không thấy được con đường phía trước, không biết phải đối mặt với hoàn cảnh mà họ gặp phải trước mắt như thế nào. Khi đến trước Đức Chúa Trời, họ muốn tìm được những cảm giác giống như trước đây, cầu nguyện theo tâm trạng, tư tưởng, quan điểm và thái độ như trước đây. Nhưng lúc này họ cảm thấy mình không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời nữa. Khi họ cảm thấy không thể cảm nhận được Đức Chúa Trời, trong lòng họ nghĩ: “Chẳng lẽ Đức Chúa Trời không cần mình nữa? Có phải Đức Chúa Trời ghét bỏ mình rồi không? Phải chăng vì tâm tính bại hoại của mình mà Đức Chúa Trời không thích mình nữa? Có phải Đức Chúa Trời muốn loại bỏ mình không? Nếu vậy thì chẳng phải là mình xong đời rồi sao? Mình sống còn có ý nghĩa gì nữa? Tin Đức Chúa Trời còn có ý nghĩa gì nữa? Chi bằng mình không tin nữa. Nếu không tin, nói không chừng bây giờ mình còn có thể có được một công việc tốt, một gia đình hòa thuận và một tương lai tốt đẹp! Tin Đức Chúa Trời cho đến nay cũng chưa đạt được cái gì, nhưng nếu mình thực sự không tin nữa, thì chẳng phải là bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển hay sao? Chẳng phải là uổng công trước đây dâng mình và trả giá hay sao?”. Khi nghĩ đến những điều này, họ lập tức thấy thê lương, cả người khó chịu, và cho rằng: “Đức Chúa Trời trên trời xa vời đến thế, còn Đức Chúa Trời trên mặt đất này, ngoài việc thông công và cung ứng lẽ thật, Ngài còn có thể giúp tôi cái gì nữa? Ngài còn có thể ban cho tôi cái gì nữa? Ngài nhỏ bé và không hợp tình hợp lý đến thế. Có một chút tâm tính bại hoại thì đã sao? Nếu xử lý theo cách của con người, Đức Chúa Trời nên bỏ qua những người có một chút tâm tính bại hoại, nên xử lý họ một cách khoan hồng và không nên bám chặt lấy chỗ sơ hở của họ. Tại sao vì một chuyện nhỏ như vậy mà Đức Chúa Trời lại tỉa sửa và sửa dạy tôi, thậm chí Ngài còn phớt lờ tôi như vậy? Việc bộc lộ tâm tính bại hoại thế này trong hoàn cảnh như vậy không có gì to tát, nhưng Đức Chúa Trời lại có thể căm ghét tôi. Rốt cuộc thì Ngài có yêu thương con người hay không? Rốt cuộc thì tình yêu thương của Ngài được tỏ lộ ở đâu? Rốt cuộc thì Ngài yêu thương con người như thế nào? Dù sao, vào giờ phút này, tôi cũng không còn cảm nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời nữa”. Khi không thể cảm nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời, trong lòng họ lập tức cảm thấy rất xa cách với Đức Chúa Trời trên trời, và thậm chí còn xa cách hơn với Đấng Christ trên mặt đất, với con người bình thường này. Khi cảm nhận được sự thê lương trong lòng, họ cầu nguyện và tự an ủi mình nhiều lần: “Đừng sợ, hãy gửi gắm hy vọng vào Đức Chúa Trời trên trời. Đức Chúa Trời là hậu thuẫn của mình, Đức Chúa Trời là sức mạnh của mình, Đức Chúa Trời vẫn yêu thương con người”. Vào giờ phút này, Đức Chúa Trời mà con người nói đến ở đâu? Ở trên trời và giữa vạn vật, Đức Chúa Trời đó mới là Đấng thực sự yêu thương con người, mới là Đức Chúa Trời mà con người ngưỡng vọng và yêu kính, mới có thể hậu thuẫn, có thể giúp đỡ con người bất cứ lúc nào và có thể an ủi tâm hồn họ. Ngài là nơi gửi gắm cho tinh thần, tâm linh và thể xác của họ. Còn những gì mà Đức Chúa Trời trên mặt đất có thể làm, trong lòng con người vào giờ phút này không còn gì gửi gắm nữa. Thái độ của họ biến đổi. Nó biến đổi trong tình huống nào? Khi họ gặp phải sự tỉa sửa, bị tỏ lộ, và bị thất bại, thì đức tin chân thực của họ được tỏ lộ.

Một khi con người gặp phải sự tỉa sửa, cái gọi là đức tin chân thực của họ ngay lập tức được gửi gắm vào Đức Chúa Trời mơ hồ ở trên trời. Đối với Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy trên mặt đất, thái độ của họ là gì? Phản ứng đầu tiên của con người là vứt bỏ, buông bỏ, không còn cậy dựa hay tin nữa mà là muốn trốn tránh, tránh né và lánh xa Ngài. Mọi người có loại tâm trạng như vậy đấy. Khi gặp phải sự tỉa sửa, lẽ thật mà con người hiểu, cái gọi là đức tin, lòng trung thành, sự yêu kính và sự thuận phục của họ trở nên dễ bị tổn thương đến vậy. Khi tất cả những hoàn cảnh này thay đổi, thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời nhập thể cũng thay đổi theo. Những gì họ hy sinh trước đây – cái họ gọi là lòng trung thành, sự dâng mình, cái giá mà họ đã trả, cũng như cái gọi là sự thuận phục, vào giờ phút này bị tỏ lộ ra là không phải lòng trung thành gì cả, cũng không có sự thuận phục chân thực nào cả, mà chỉ là một loại nhiệt huyết mà thôi. Vậy điều gì trộn lẫn trong sự nhiệt huyết này? Nó bị trộn lẫn với cảm xúc của con người, cái tốt của con người và sự nghĩa khí của nhân loại. Sự nghĩa khí này cũng có thể được hiểu thành sự nóng nảy, như “Nếu tôi đi theo ai thì phải có tình anh em nghĩa khí, thì phải bán mạng và ra sức cho họ, liều cả mạng sống cho họ, dâng hiến hết thảy cho họ”, đây là biểu hiện của sự nóng nảy của nhân loại. Những loại biểu hiện này của nhân loại bị tỏ lộ vào giờ phút này. Tại sao chúng bị tỏ lộ? Đó là bởi vì, trong tư tưởng và quan điểm của mọi người, họ dường như đã tiếp nhận rằng người bình thường này là Đức Chúa Trời nhập thể, là Đấng Christ, là Đức Chúa Trời, và rằng Ngài có thân phận của Đức Chúa Trời – nhưng xét từ vóc giạc thực tế của họ, lẽ thật mà họ hiểu, và nhận thức của họ về Đức Chúa Trời, họ chưa thực sự tiếp nhận con người bình thường này, cũng chưa xem người bình thường này như Đấng Christ hay như Đức Chúa Trời. Khi mọi việc thuận lợi và có thể được như ý nguyện, khi con người cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đang chúc phúc, soi sáng, dẫn dắt và ban ân điển cho họ, khi những gì con người đạt được từ Đức Chúa Trời phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của họ, thì họ có thể tiếp nhận con người bình thường mà Đức Chúa Trời làm chứng là Đức Chúa Trời của con người theo ý nguyện chủ quan. Tuy nhiên, khi tất cả những hoàn cảnh này thay đổi, khi Đức Chúa Trời lấy đi tất cả những điều này và khi con người không có nhận thức hay vóc giạc chân thực, thì mọi thứ về họ đều bị tỏ lộ, và những gì họ bộc lộ ra hoàn toàn là thái độ chân thực của họ đối với Đức Chúa Trời. Thái độ chân thực này nảy sinh như thế nào? Căn nguyên nằm ở đâu? Nằm ở chỗ con người có tâm tính bại hoại và không nhận biết Đức Chúa Trời. Tại sao lại nói như vậy? Tâm tính bại hoại của con người ở đây là gì? (Thưa, sau khi bị Sa-tan làm cho bại hoại, bên trong con người có một loại đề phòng và một loại ngăn cách với Đức Chúa Trời. Cho dù Đức Chúa Trời có làm gì, con người đều sẽ nghĩ: “Có phải Đức Chúa Trời muốn làm hại mình không?”.) Có phải giữa con người và Đức Chúa Trời chỉ tồn tại sự ngăn cách thôi không? Chỉ đơn giản như vậy thôi sao? Không chỉ là sự ngăn cách; đây là vấn đề của hai loại thực chất khác nhau. Con người có tâm tính bại hoại – Đức Chúa Trời có tâm tính bại hoại không? (Thưa, không.) Vậy thì tại sao con người lại không hòa hợp được với Đức Chúa Trời và lại đối địch với Ngài? Nguyên nhân nằm ở đâu? Ở Đức Chúa Trời hay là ở con người? (Thưa, ở con người.) Chẳng hạn như, nếu hai người tranh cãi một trận và không nói chuyện với nhau nữa, cho dù có nói thì cũng chỉ là nói chút gì đó ở bên ngoài, còn trong lòng họ thì đã nảy sinh sự ngăn cách rồi. Sự ngăn cách này là như thế nào? Sự ngăn cách giữa người với người nảy sinh là do họ có hai loại quan điểm khác nhau không thể tương hợp được, hơn nữa cũng không ai buông bỏ quan điểm của mình, không thể đạt đến hợp nhất. Nhưng nếu nói giữa con người và Đức Chúa Trời có sự ngăn cách, thì mức độ này phải chăng có chút giảm nhẹ và nói chưa chính xác? Đúng thật là có sự ngăn cách, nhưng nếu chỉ dùng từ “ngăn cách” để giải thích vấn đề về tâm tính bại hoại của con người thì mức độ là quá nhẹ. Bởi vì sau khi con người bị Sa-tan làm bại hoại, con người có tâm tính và thực chất bại hoại của Sa-tan, và thiên tính của họ chính là đối địch với Đức Chúa Trời. Sa-tan đối địch với Đức Chúa Trời. Nó có xem Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời không? Nó có tin hay thuận phục Đức Chúa Trời không? Nó không có đức tin, cũng không có sự thuận phục chân thực – Sa-tan là như vậy đấy. Con người cũng giống như Sa-tan; họ có tâm tính và thực chất bại hoại của Sa-tan, cũng không có đức tin và sự thuận phục chân thực đối với Đức Chúa Trời. Vậy, nếu con người không có đức tin và sự thuận phục chân thực đối với Đức Chúa Trời, thì có thể nói rằng giữa con người và Đức Chúa Trời có sự ngăn cách không? (Thưa, không thể.) Chỉ có thể nói rằng con người đối địch với Đức Chúa Trời. Khi những gì Đức Chúa Trời làm trên con người phù hợp với thị hiếu, tâm trạng và nhu cầu của họ, thỏa mãn sở thích và khiến mọi thứ đều thuận lợi như ý nguyện của họ, thì họ sẽ cảm thấy rằng Đức Chúa Trời quá đáng mến. Nhưng cảm giác Đức Chúa Trời đáng mến tại thời điểm này có chân thực không? (Thưa, không.) Chỉ là người ta được hưởng lợi nên thuận miệng nói một vài lời tử tế; việc này được gọi là được lợi rồi làm ra vẻ. Trong những tình huống như vậy, những lời người ta nói ra là nhận thức chân thực của họ về Đức Chúa Trời sao? Nhận thức này về Đức Chúa Trời là thật hay giả? (Thưa, là giả.) Nhận thức này không phù hợp với lẽ thật, cũng không phù hợp với thực chất của Đức Chúa Trời. Đây không phải là nhận thức chân thực mà là một loại giả tưởng và quan niệm xuất phát từ tình cảm và sự nóng nảy của con người. Khi quan niệm này bị phá vỡ, vạch trần và tỏ lộ, mọi người liền bị vỡ mộng; có nghĩa là tất cả những gì họ mong muốn đạt được đều đã bị lấy đi. Chẳng phải nhận định trước đây của mọi người, rằng Đức Chúa Trời đáng mến và tốt như thế này thế kia, đã bị phê phán và lên án sao? Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì họ tin trước đây. Vậy họ có thể tiếp nhận sự thật này không? (Thưa, không thể.) Khi Đức Chúa Trời không ban gì cho ngươi cả, Ngài chỉ để ngươi sống dựa theo lời Ngài, nói chuyện, làm việc, thực hiện bổn phận, phụng sự Đức Chúa Trời, chung sống với người khác, v.v., khiến ngươi sống dựa theo lời Ngài trong mọi việc. Khi sống dựa theo lời Ngài, ngươi có thể cảm nhận được sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời, có thể thực sự yêu kính và thuận phục Đức Chúa Trời, khi đó, những uế tạp bên trong ngươi sẽ ít đi, và sự đáng mến và thực chất của Đức Chúa Trời mà ngươi cảm nhận được là chân thực.

Khi con người gặp phải sự sửa dạy và tỉa sửa, họ nảy sinh ra những quan niệm, sự oán trách và hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Khi những thứ này xuất hiện, con người lập tức cảm thấy Đức Chúa Trời không hợp tình hợp lý, dường như Ngài không đáng mến như trong họ tưởng tượng: “Mọi người đều nói Đức Chúa Trời đáng mến, nhưng tại sao tôi lại không cảm nhận được? Nếu Đức Chúa Trời đáng mến, thì Ngài nên chúc phúc và an ủi tôi chứ. Khi tôi làm chuyện gì sai, Ngài nên nhắc nhở tôi chứ không nên làm tôi xấu mặt hay để tôi phạm sai lầm! Đức Chúa Trời nên làm những chuyện này trước mặt tôi, không để tôi xảy ra sai sót hoặc đi đường vòng!”. Khi gặp phải nghịch cảnh, những quan niệm và ý nghĩ này đều quay cuồng trong lòng họ. Lúc này, họ nói chuyện, làm việc sẽ không cởi mở như thế nữa. Khi con người gặp phải sự tỉa sửa hay gặp phải nghịch cảnh, tâm trạng của họ không tốt nữa, họ cảm thấy rằng Đức Chúa Trời không yêu thương họ đến vậy, cũng chẳng ban nhiều ân điển cho họ đến vậy, rằng bản thân họ cũng chẳng phải được ưu ái đến vậy. Họ nghĩ trong lòng: “Nếu Đức Chúa Trời không yêu thương mình thì mình còn yêu kính Ngài làm gì? Mình cũng sẽ không yêu kính Đức Chúa Trời nữa”. Trước đây, khi đối thoại với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời hỏi điều gì thì họ trả lời điều đó; họ vô cùng tích cực. Họ luôn muốn nói thêm mấy câu, không bao giờ hết chuyện để nói, trong lòng nghĩ gì cũng đều muốn nói ra, muốn biểu đạt ra và muốn làm tri kỷ của Đức Chúa Trời. Nhưng khi gặp phải sự tỉa sửa, họ cảm thấy Đức Chúa Trời không đáng mến đến vậy nữa, cũng không yêu thương họ đến vậy nữa, và họ cũng không muốn yêu kính Đức Chúa Trời nữa. Khi Đức Chúa Trời hỏi điều gì, họ chỉ đáp lại đơn giản bằng một câu qua loa, hỏi một câu thì trả lời một câu. Đức Chúa Trời hỏi họ: “Gần đây ngươi thực hiện bổn phận của mình thế nào rồi?” “Cũng được”. “Có khó khăn gì không?” “Thỉnh thoảng cũng có”. “Có thể phối hợp hài hòa với các anh chị em không?”. Họ nghĩ thầm: “Hừm, bản thân mình còn lo chưa xong, làm sao có thể phối hợp hài hòa với người khác được?” “Ngươi có thấy yếu đuối không?” “Con vẫn ổn”. Họ chẳng muốn nói lời nào, hoàn toàn là một loại thái độ tiêu cực và oán giận. Cả người trở nên chán nản và suy sụp, tràn đầy oán giận và một loại trạng thái ấm ức, chẳng muốn nói thêm dù chỉ một câu. Tại sao lại như vậy? Bởi vì tâm trạng của họ hiện tại không tốt lắm, tình trạng tương đối chùng xuống, cũng không có tâm trạng nói chuyện với ai. Khi được hỏi: “Gần đây ngươi có cầu nguyện không?” “Con vẫn chỉ cầu nguyện những lời đó thôi”. “Tình trạng của ngươi gần đây không được tốt; ngươi có tìm kiếm lẽ thật khi gặp phải khó khăn chưa?” “Chuyện gì con cũng hiểu cả, chỉ là không thể tích cực nổi thôi”. “Ngươi đã nảy sinh hiểu lầm về Đức Chúa Trời. Ngươi có nhận biết vấn đề của mình nằm ở đâu không? Tâm tính bại hoại nào đang ngăn cản ngươi đến trước Đức Chúa Trời? Vấn đề gì đang khiến ngươi tiêu cực như thế, làm cho ngươi chẳng muốn đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện?” “Con cũng không biết”. Đây là loại thái độ gì vậy? (Thưa, tiêu cực và đối đầu.) Đúng vậy, họ không có chút thuận phục nào mà còn đầy oán giận và ấm ức. Trong thế giới tinh thần và tư tưởng của mình, họ cho rằng Đức Chúa Trời giống như tượng Phật hay Bồ Tát mà con người nói. Bất kể con người làm gì và sống như thế nào, những tượng Phật hay Bồ Tát đó cũng không bao giờ lên tiếng, chỉ mặc cho con người sắp đặt. Họ cho rằng Đức Chúa Trời không thể tỉa sửa họ, càng không thể làm hại họ; dù họ có làm sai bất kỳ chuyện gì, Đức Chúa Trời chỉ có thể vỗ về họ chứ không thể tỉa sửa, vạch trần hay tỏ lộ họ, và càng không thể sửa dạy họ. Họ muốn dựa theo tâm trạng cũng như tâm tính của mình mà tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình, muốn làm thế nào thì làm thế ấy, họ có làm như thế nào thì Đức Chúa Trời cũng phải hài lòng, vui mừng và chấp thuận. Nhưng trái với mong muốn của họ, Đức Chúa Trời không làm việc như vậy. Nên họ cho rằng: “Nếu Đức Chúa Trời không làm việc theo như con người tưởng tượng thì Ngài có còn là Đức Chúa Trời không? Liệu Ngài có còn đáng để tôi hy sinh, dâng mình và trả giá như thế không? Nếu không đáng mà tôi còn dâng hiến lòng chân thành của mình thì chẳng phải là ngu muội sao?”. Cho nên, khi gặp phải sự tỉa sửa, phản ứng đầu tiên của con người không phải là đứng ở góc độ của một loài thọ tạo để lắng nghe Đức Chúa Trời phán gì hoặc Ngài yêu cầu gì, cũng như không lắng nghe những vấn đề, tình trạng hoặc tâm tính của con người mà Đức Chúa Trời vạch rõ là gì, cũng không lắng nghe việc con người nên tiếp nhận, tiếp cận hoặc thuận phục những điều này như thế nào. Con người không nghĩ đến những điều này. Bất kể Đức Chúa Trời nói với con người bằng phương thức nào hoặc Ngài hướng dẫn họ bằng phương thức nào, chỉ cần giọng điệu hoặc cách phán của Ngài không hợp tình hợp lý, không cân nhắc đến tâm tình, thể diện và sự yếu đuối của con người thì con người sẽ có quan niệm, và họ không muốn đối xử với Đức Chúa Trời như là Đức Chúa Trời, cũng không muốn làm loài thọ tạo. Vấn đề lớn nhất ở đây là khi Đức Chúa Trời bày ra hoàn cảnh thuận lợi khiến mọi sự của con người được như ý nguyện, con người sẵn lòng hành động như loài thọ tạo, nhưng khi Đức Chúa Trời bày ra nghịch cảnh để sửa dạy và tỏ lộ con người, để họ có thể học được một bài học, để họ hiểu lẽ thật và biết tâm ý của Ngài từ đó, thì con người bất hòa với Ngài ngay lập tức và không còn mong muốn là loài thọ tạo nữa. Khi một người không muốn là loài thọ tạo, thì từ quan điểm đó và vị trí đó, liệu họ còn có thể thuận phục Đức Chúa Trời không? Liệu họ còn có thể tiếp nhận thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời không? Họ không thể. Từ lúc con người có tâm trạng tốt, trạng thái không tệ và có sự nhiệt tình, từ lúc con người muốn trở thành bạn tâm giao của Đức Chúa Trời đến tận khi con người gặp phải sự tỉa sửa, những hoàn cảnh do Đức Chúa Trời bày ra và muốn từ bỏ Ngài, thì đây là sự chuyển biến lớn thế nào! Rốt cuộc cái nào là thật? Con người nên biết cái gì? Chẳng phải một người, với tư cách là loài thọ tạo, nên biết họ rốt cuộc cần có thái độ nào đối với Đức Chúa Trời? Rốt cuộc những nguyên tắc nào cần được tuân thủ? Là một con người, một loài người bại hoại, thì rốt cuộc nên đứng ở góc độ nào và vị trí nào để đối đãi với mọi thứ mà Đức Chúa Trời ban cho con người và những hoàn cảnh mà Ngài bày ra? Con người nên dùng thái độ gì, dùng cách gì để đối đãi với sự tỉa sửa của Đức Chúa Trời đối với họ? Chẳng phải con người nên suy ngẫm về những chuyện này sao? (Thưa, phải.) Mọi người nên phản tỉnh và suy ngẫm về những chuyện này. Bất kể khi nào và bất kể một người dùng cách gì để đối xử với Đức Chúa Trời, thì trên thực tế, thân phận của họ vẫn không thay đổi; họ luôn luôn là loài thọ tạo. Nếu ngươi không cam lòng làm loài thọ tạo, vậy thì chứng tỏ ngươi rất phản nghịch và còn lâu mới thay đổi tâm tính của mình, mới kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Nếu ngươi bằng lòng làm một loài thọ tạo, thì ngươi nên có thái độ như thế nào đối với Đức Chúa Trời? (Thưa, thuận phục vô điều kiện.) Chí ít, ngươi phải có điều này: sự thuận phục vô điều kiện. Nghĩa là bất kể vào thời điểm nào, thì những gì Đức Chúa Trời làm đều không sai, chỉ có thể là con người có sai lầm mà thôi. Bất kể con người gặp phải hoàn cảnh gì, đặc biệt là khi gặp phải nghịch cảnh, và đặc biệt là khi Đức Chúa Trời tỏ lộ hoặc phơi bày con người – thì điều đầu tiên con người nên làm là đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh bản thân, kiểm điểm lại lời nói và việc làm cũng như tâm tính bại hoại của họ, thay vì xem xét, nghiên cứu và phán xét xem những gì Đức Chúa Trời nói và làm là đúng hay sai. Nếu ngươi có thể giữ được vị trí vốn có của mình, thì ngươi nên biết chính xác ngươi phải làm gì. Con người có tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật. Đây không phải là vấn đề lớn. Nhưng trong tình huống có tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật, mà con người vẫn không tìm kiếm lẽ thật, thì rắc rối này chắc hẳn là lớn rồi đấy. Ngươi có tâm tính bại hoại và không hiểu lẽ thật và ngươi có thể xét đoán Đức Chúa Trời một cách tùy tiện, và đối xử, giao tiếp với Ngài tùy theo tâm trạng, sở thích và cảm xúc của ngươi. Tuy nhiên, nếu ngươi không tìm kiếm và thực hành lẽ thật, thì mọi việc sẽ không đơn giản như vậy nữa. Ngươi không chỉ không thể thuận phục Đức Chúa Trời, mà ngươi còn có thể hiểu lầm và oán trách Ngài, lên án Ngài, chống đối Ngài và thậm chí mắng nhiếc và vứt bỏ Ngài trong lòng, nói rằng Ngài không công chính, rằng những gì Ngài làm chưa chắc đã đúng hết. Chẳng phải là rất nguy hiểm khi ngươi vẫn có thể nảy sinh những thứ này sao? (Thưa, phải.) Điều đó rất nguy hiểm. Không tìm kiếm lẽ thật thì có thể mất mạng đấy! Đó là chuyện xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Đừng nhìn vào việc cảm xúc, tâm chí, nguyện vọng hoặc lý tưởng của ngươi hiện tại đang tăng vọt đến đâu, và trong lòng ngươi hiện tại yêu kính Đức Chúa Trời nhiều đến đâu, đó chỉ là tạm thời thôi. Giống như khi một mục sư chủ trì hôn lễ cho một cặp đôi và hỏi cả hai người: “Con có nguyện ý nhận anh ấy (hoặc cô ấy) làm chồng (hoặc vợ) của mình không? Bất kể gặp bệnh tật, tai họa hay bần cùng v.v., thì con đều nguyện ý cùng anh ấy (hoặc cô ấy) vượt qua chứ?”. Đôi bên đều rưng rưng nước mắt, sóng lòng dâng trào, cùng nhau thề nguyện nguyện ý dâng hiến cả cuộc đời mình cho đối phương và chịu trách nhiệm với đối phương cả đời. Những lời thề non hẹn biển vào thời khắc này là gì? Chúng chỉ là tâm trạng và nguyện vọng nhất thời của con người. Nhưng cả hai người đều có nhân cách như vậy sao? Họ đều có nhân tính như vậy sao? Điều đó vẫn còn là một ẩn số; tương lai mười năm, hai mươi năm hoặc ba mươi năm là sẽ thấy được sự thật. Có người ly hôn sau ba đến năm năm, có người thì sau mười năm, và cũng có người thì sau ba mươi năm, nói ly hôn là ly hôn. Nguyện vọng lúc đầu của họ đã đi đâu mất rồi? Thề non hẹn biển đã đi đâu mất rồi? Chúng đã bị ném lên chín tầng mây từ lâu rồi. Thề non hẹn biển có tác dụng gì? Không có tác dụng gì cả; đó chỉ là nguyện vọng và tâm trạng nhất thời – tâm trạng và nguyện vọng chẳng quyết định được gì cả. Để một đôi vợ chồng có thể thực sự ở cùng nhau cả đời và già đi cùng nhau, thì cần cái gì? Nói một cách lý tưởng thì tối thiểu là cả hai người đều phải có nhân cách thu hút và nhân phẩm phải ngay thẳng. Nói một cách cụ thể, trong cả cuộc đời, họ sẽ gặp phải rất nhiều chuyện lớn nhỏ, tốt xấu, hoạn nạn, thất bại, khó khăn, mười chuyện thì hết tám, chín chuyện là không như ý. Nên đòi hỏi cả hai bên phải có sự bao dung, nhẫn nại, tình yêu thương, sự thông cảm và quan tâm thực sự, có những thứ tương đối tích cực này bên trong nhân tính thì hai người mới có thể dìu đỡ nhau đi đến cuối con đường. Nếu không có những điều này mà chỉ dựa vào lời thề, cũng như những lý tưởng, nguyện vọng và ảo tưởng lúc mới kết hôn, thì chắc chắn họ không thể đi đến cuối con đường. Tin Đức Chúa Trời cũng giống như vậy; nếu không tìm kiếm lẽ thật mà chỉ dựa vào một chút nhiệt huyết và nguyện vọng, thì chắc chắn không thể đứng vững và tuyệt đối không thể đi theo Đức Chúa Trời đến cùng.

Làm sao để một người có thể tin và đi theo Đức Chúa Trời mà không dựa theo tâm trạng và không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh hay tâm trạng của họ? Làm thế nào mới có thể làm được điều này? Người tin Đức Chúa Trời tối thiểu phải có điều gì? Họ phải có thái độ yêu thích và tìm kiếm lẽ thật. Có vài người nói: “Ý chí và phát nguyện có quan trọng hay không?”. Những điều này không có thì cũng không được, tùy thuộc vào từng giai đoạn. Nếu ai đó mới tin một hoặc hai năm, không có những điều này thì không kích thích được nhiệt huyết của họ. Nếu không có nhiệt huyết, người mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời sẽ thờ ơ, không quá mưu cầu cũng không thối lui, bảo làm gì thì làm đó. Người như vậy khó mà tiến bộ và không có thái độ rõ ràng. Cho nên, người mới tin cần có sự nhiệt huyết này. Sự nhiệt huyết này có thể mang lại rất nhiều điều tích cực cho mọi người, cho phép họ nhanh chóng hiểu được lẽ thật, khải tượng và tôn chỉ công tác của Đức Chúa Trời, cũng như có thể nhanh chóng đặt được nền móng. Mặt khác, khi mọi người có thể dâng mình và trả giá một cách tích cực và nhiệt huyết, họ bước vào thực tế lẽ thật nhanh hơn. Người mới tin cần sự nhiệt huyết này, cũng cần có ý chí và lý tưởng. Tuy nhiên, nếu đã tin Đức Chúa Trời hơn ba năm mà một người vẫn dừng lại ở giai đoạn nhiệt huyết này thì e rằng họ sẽ gặp nguy hiểm. Mối nguy hiểm này nằm ở đâu? Mọi người luôn dựa vào tưởng tượng và quan niệm để tiếp cận việc tin Đức Chúa Trời và biến đổi tâm tính, để biết Đức Chúa Trời, để hiểu công tác cũng như những yêu cầu của Ngài đối với con người. Người như vậy có thể bước vào thực tế lẽ thật hay hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Nếu một người không thể hiểu lẽ thật thì vấn đề sẽ đến. Có ai tin Đức Chúa Trời và sống cả đời trong nhà kính, trong ân điển và sự chúc phúc hay không? Không có, sớm muộn gì thì ngươi cũng phải tiếp xúc với đời sống hiện thực và các loại hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã bày ra cho ngươi. Khi tiếp xúc với những hoàn cảnh khác nhau này và đối mặt với đủ loại vấn đề trong đời sống hiện thực, sự nhiệt huyết của ngươi có thể có tác dụng gì? Nó chỉ khiến ngươi khắc chế, trả giá, chịu khổ, chứ không thể khiến ngươi đạt đến hiểu được lẽ thật hoặc tâm ý của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu ngươi tìm kiếm và hiểu lẽ thật thì lại khác. Khác nhau ở đâu? Khi hiểu lẽ thật và gặp phải những chuyện này, ngươi sẽ không còn dựa vào nhiệt huyết hay quan niệm để đối đãi nữa. Khi gặp phải bất kỳ chuyện gì, trước tiên ngươi sẽ đến trước Đức Chúa Trời để tìm kiếm, cầu nguyện và tìm kiếm những nguyên tắc lẽ thật. Ngươi sẽ có thể thuận phục, có ý thức và thái độ như vậy. Thái độ và ý thức này rất then chốt. Có khả năng trong một lần gặp phải sự thử luyện nào đó, ngươi không đạt được gì cả, không đi sâu vào lẽ thật được bao nhiêu và không hiểu thực tế của lẽ thật rốt cuộc là gì. Nhưng trong lần thử luyện này, việc ngươi có được ý thức và thái độ thuận phục như vậy cho phép ngươi thực sự thể nghiệm được việc mà con người, với tư cách là loài thọ tạo, nên làm như thế nào và làm được gì thì mới là bình thường và thỏa đáng nhất trước Đức Chúa Trời. Mặc dù ngươi có thể không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời hoặc không biết chính xác những gì Ngài muốn ngươi đạt được hoặc nhận được trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng ngươi cảm thấy rằng mình có thể thuận phục Ngài và những hoàn cảnh như vậy. Từ sâu thẳm nội tâm, ngươi có thể tiếp nhận hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã bày ra cho ngươi. Ngươi cảm thấy mình đã giữ vững được vị trí vốn có của một loài thọ tạo, không phản nghịch hay đối đầu với Đức Chúa Trời, trong lòng ngươi rất vững vàng. Trong lòng ngươi cảm thấy vững vàng, đồng thời ngươi không có sự cậy dựa mơ hồ vào Đức Chúa Trời trên trời nữa, ngươi cũng không nảy sinh sự xa lánh hay vứt bỏ với Đức Chúa Trời trên mặt đất nữa. Thay vào đó, từ sâu thẳm nội tâm, ngươi có thêm một chút kính sợ như thế với Ngài, đồng thời cũng có thêm một chút thân thiết như thế với Ngài. Hãy nhìn xem, người tìm kiếm lẽ thật, có thể đạt đến thuận phục cùng với người dựa vào nhiệt huyết và chỉ có một chút ý chí – sự khác biệt giữa họ có lớn hay không? Có sự khác biệt rất lớn. Người dựa vào nhiệt huyết và chỉ có ý chí khi gặp chuyện thì sẽ phản kháng, nói phải trái, oán trách và ấm ức, “Tại sao Đức Chúa Trời lại đối đãi với tôi như vậy? Tôi còn trẻ, sao Ngài không dỗ dành tôi? Tại sao Ngài không tính toán một chút xem trước kia tôi đã lập được bao nhiêu công lao? Tại sao Ngài không thưởng mà còn phạt tôi? Tôi mới bao nhiêu tuổi chứ, đã biết gì đâu? Ngay cả cha mẹ ở nhà cũng chưa bao giờ đối đãi với tôi như vậy; họ nâng niu tôi như viên ngọc quý trên tay và như đứa con bé bỏng của họ. Bây giờ tôi đã trưởng thành hơn nhiều sau khi đến nhà Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đối đãi với tôi như vậy cũng quá không hợp tình hợp lý rồi!”. Họ sẽ nói những lập luận phi lý này. Những lập luận phi lý này nảy sinh như thế nào? Nếu con người tìm kiếm và hiểu lẽ thật thì có thể có những lập luận phi lý này không? Nếu lúc thực hiện bổn phận thường ngày, con người hiểu và nhận biết những lẽ thật này, thì khi gặp chuyện, liệu họ còn có thể nảy sinh những oán giận và sự nóng nảy này nữa không? (Thưa, không thể.) Chắc chắn họ sẽ không nói như vậy. Thay vào đó, họ chỉ xem mình là một loài thọ tạo bình thường, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị cao thấp hay sang hèn mà đến trước Đức Chúa Trời, thuận phục và lắng nghe lời Ngài phán. Khi con người có thể lắng nghe những lời Đức Chúa Trời phán và những yêu cầu của Ngài, thì nội tâm họ tồn tại sự thuận phục. Khi một người có thể thuận phục một cách có ý thức và có thái độ thuận phục, họ thực sự đứng ở vị trí của một loài thọ tạo, có sự yêu kính, thuận phục và kính sợ Đức Chúa Trời, chứ không dựa vào tâm trạng hay cảm xúc. Đây là một số phản ứng khi con người gặp phải sự tỉa sửa. Các phản ứng chính yếu là gì? Tâm trạng con người không tốt, bị vỡ mộng, chịu ấm ức và cần được an ủi. Khi không đạt được sự an ủi hay sưởi ấm nào, trong lòng họ oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Họ không còn muốn cầu nguyện với Ngài nữa, và từ sâu thẳm nội tâm, họ muốn vứt bỏ và cách xa Ngài – cả Đức Chúa Trời trên trời lẫn Đức Chúa Trời trên mặt đất. Có người nếu bị Ta tỉa sửa đôi câu, lần sau gặp lại thì họ sẽ luôn trốn tránh và không muốn để ý đến Ta. Thông thường, khi không bị tỉa sửa thì họ luôn đến trước Ta, lát thì bưng trà rót nước, lát thì đến hỏi xem Ta có cần gì hay không, họ có tâm trạng tốt, chịu khó, nói cũng nhiều và có mối quan hệ thân thiết với Đức Chúa Trời. Nhưng một khi bị tỉa sửa thì mọi chuyện không còn như thế nữa – trà nước không có, cũng không thăm hỏi, hỏi thêm mấy câu là họ bỏ đi, không thấy bóng dáng đâu nữa.

Hồi còn ở Trung Quốc đại lục, Ta đã ở nhà của một số anh chị em. Vài người trong số họ có nhân tính không tốt, một số là những người mới tin, một số thì lần đầu tiếp xúc mà đã có vô cùng nhiều quan niệm, họ không hiểu lẽ thật, còn số khác thì căn bản không phải là người mưu cầu lẽ thật. Khi nhìn thấy những người này bộc lộ sự bại hoại, Ta không thể tỉa sửa họ, phán lời cũng phải thật nhẹ nhàng. Nếu ngươi thực sự tỉa sửa họ, họ sẽ có quan niệm và sự phản nghịch, nên ngươi phải dỗ dành và thương lượng với họ, đồng thời thông công lẽ thật nhiều hơn để hướng dẫn họ. Nếu không thương lượng hay thông công mà chỉ trực tiếp đưa ra yêu cầu thì tuyệt đối không được. Chẳng hạn như, ngươi có thể nói: “Bữa cơm này mặn quá; lần sau nấu nhạt hơn đi. Đừng làm mặn như vậy, ăn quá mặn không tốt cho sức khỏe. Người tin Đức Chúa Trời cũng phải chú trọng thường thức chứ không thể ngu muội; anh phải tiếp nhận những điều tích cực. Nếu không tin tôi thì anh có thể hỏi bác sĩ trung y, xem thử ăn quá mặn có phải hại thận hay không”. Thương lượng như thế còn được. Nhưng nếu ngươi nói, “Bữa cơm này nấu mặn thế, muốn mặn chết người ta hay sao? Tại sao lúc nào cũng nấu mặn như vậy chứ? Mặn quá không cách nào ăn nổi! Tại sao anh lại ngu muội đến vậy chứ? Lần sau đừng làm mặn như vậy nữa!”. Nói như thế thì không ổn. Bữa ăn tiếp theo, họ sẽ không bỏ thêm muối vào cho ngươi nữa. Sau đó, ngươi nói: “Tại sao lại nhạt thế?” “Nhạt ư? Không phải anh đã nói là quá mặn sao? Quá mặn thì hại thận, vậy thì dứt khoát không thêm muối nữa chẳng phải là vừa vặn sao, thế thì sẽ không hại thận nữa”. Nói nặng lời thì sẽ không ổn; ngươi cần phải thương lượng và dỗ dành. Nhiều người rất phiền phức, khi nói chuyện với họ, ngươi phải chú ý phương thức và thời điểm nói, cũng phải xem tâm trạng của họ – ngươi phải thương lượng một chút. Đôi khi, nếu ngươi bất cẩn nói hơi nặng lời thì nói không chừng sẽ làm tổn thương họ, và trong lòng họ sẽ chống đối. Ngoài mặt thì có vẻ là không có gì nhưng nội tâm lại khác. Thông thường, khi ngươi bảo họ làm điều gì đó, họ sẽ làm rất nhanh, nhưng nếu ngươi làm tổn thương họ, thì họ làm việc gì cũng sẽ không tích cực như vậy nữa, sẽ lề mề và không hề tự nguyện. Họ nói: “Tâm trạng của tôi không tốt thì có thể đối tốt với anh được sao? Tôi sẽ tốt với anh hơn khi có tâm trạng tốt, nhưng khi tâm trạng không tốt thì tương đối là được rồi”. Con người là thứ gì vậy? Có phải con người rất khó xử lý không? (Thưa, phải.) Con người chính là thứ này, ngang ngạnh và vô lý. Đợi đến khi phản tỉnh xong, họ vừa cúi đầu, nhận lỗi vừa khóc lóc nức nở, nhưng sau đó gặp phải loại chuyện này và bị tỉa sửa thì họ vẫn như thế. Đây có phải là người tìm kiếm lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Đây là loại người gì vậy? Người như vậy tùy hứng và không tiếp nhận lẽ thật chút nào. Đây là loại thái độ của con người đối với Đức Chúa Trời khi họ gặp phải sự tỉa sửa hoặc khi gặp phải nghịch cảnh. Tóm lại, họ không thuận phục, không thể tiếp nhận lẽ thật và một khi bị tổn thương, họ sẽ có thể đối xử với Đức Chúa Trời dựa vào sự nóng nảy của mình. Đây có phải là một vấn đề nghiêm trọng không? Khi Ta tiếp xúc với một số người, còn chưa tỉa sửa họ mà chỉ nói đến vấn đề trước mắt thì họ đã sa sầm mặt, nói năng gắt gỏng, có thái độ không tốt, thậm chí còn ném đồ đạc. Ngươi không thể nói thật với họ mà phải nói vòng vo và khéo léo. Ta có thể nói chuyện vòng vo giống con người không? Bất kể ngươi có tiếp nhận hay không, Ta đều phải ăn ngay nói thật – phải làm việc theo nguyên tắc lẽ thật trong nhà Đức Chúa Trời. Có vài người không có phản ứng gì ngoài mặt khi gặp phải sự tỉa sửa, nhưng trong lòng họ lại hờn dỗi, vậy họ có thể làm tốt bổn phận không? (Thưa, không thể.) Nếu họ không thể làm tốt bổn phận của mình và luôn phạm sai lầm, thì hội thánh phải xử lý họ theo nguyên tắc.

2. Biểu hiện của họ đối với Đấng Christ khi Ngài bị săn lùng, không nơi tựa đầu

Khi tin Đức Chúa Trời và đi theo Ngài ở Trung Quốc đại lục thì ngày nào cũng nguy hiểm. Đó là một hoàn cảnh đặc biệt khắc nghiệt, người ta có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Tất cả các ngươi đều đã trải nghiệm hoàn cảnh bị đuổi bắt – và chẳng phải Ta cũng vậy sao? Ngươi và Ta sống trong cùng một hoàn cảnh, vì vậy trong hoàn cảnh đó, Ta không thể tránh được việc thường xuyên ẩn mình. Có những lúc Ta phải thay đổi địa điểm hai hoặc ba lần trong một ngày; thậm chí có những lúc Ta phải đi đến một nơi mà Ta chưa từng nghĩ tới. Những lúc khó khăn nhất là khi Ta không có nơi nào để đi – Ta nhóm họp vào ban ngày, rồi ban đêm, Ta không biết nơi nào là an toàn. Đôi lúc, đã rất vất vả mới tìm được một chỗ, mà ngày hôm sau Ta lại phải rời đi, bởi vì con rồng lớn sắc đỏ đang truy tìm gắt gao. Trong lòng những người có đức tin chân chính sẽ nghĩ thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng này? “Việc Đức Chúa Trời đến thế gian trong sự nhập thể để cứu rỗi con người là cái giá mà Ngài đã phải trả. Đây là một trong những nỗi khổ mà Ngài đã chịu đựng, và nó hoàn toàn ứng nghiệm lời Ngài phán rằng: ‘Con cáo có hang, chim trời có tổ; nhưng Con người không có chỗ gối đầu’ (Ma-thi-ơ 8:20). Chuyện này là thật – và Đấng Christ nhập thể cũng đích thân trải qua nỗi khổ như vậy, giống y như con người”. Tất cả những ai thực lòng tin Đức Chúa Trời đều có thể thấy công tác cứu rỗi con người của Ngài vô cùng gian khổ, và vì vậy, họ sẽ yêu kính Đức Chúa Trời, và họ sẽ tạ ơn Ngài về cái giá mà Ngài đã trả cho nhân loại. Những người có nhân tính đặc biệt xấu, ác độc, căn bản là không tiếp nhận lẽ thật, cũng như những người đi theo Đấng Christ chỉ xuất phát từ sự hiếu kỳ hoặc muốn thấy phép lạ, khi nhìn thấy cảnh tượng này thì họ sẽ không nghĩ như vậy. Trong lòng họ sẽ nghĩ: “Ngài không có nơi nào để ở ư? Ngài là đức chúa trời, thực hiện công tác cứu rỗi con người, nhưng ngay cả bản thân mình mà ngài cũng không cứu được, ngài không biết ngày mai mình sẽ ở đâu và hiện tại cũng không có chỗ dung thân, làm sao mà con có thể tin và đi theo ngài được?”. Hoàn cảnh càng nguy hiểm, trong lòng họ càng vui mừng: “May mắn là con đã không vứt bỏ hoàn toàn; may mắn là con đã chừa lại đường lui. Thế nào? Bây giờ ngài không có nhà để mà về! Con biết ngài phải đi đến bước này mà – ngài không có cả chỗ để gối đầu, và con còn phải giúp ngài tìm kiếm một nơi để an thân”. Họ đã bị tỏ lộ rồi phải không? Nếu loại người như vậy nhìn thấy cảnh Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập giá, thì biểu hiện của họ sẽ là gì? Khi Đức Chúa Jêsus vác thập giá về phía Đồi Golgotha, những người như vậy ở đâu? Họ có thể tiếp tục đi theo Ngài không? (Thưa, không thể.) Họ phủ nhận thân phận, thực chất và thậm chí là cả sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Họ bỏ trốn mất dạng, tự tìm lối thoát thân và không còn đi theo Đức Chúa Trời nữa. Bất kể trước đây họ đã nghe bao nhiêu bài giảng đạo, thì tất cả đều không còn sót lại chút gì ở trong lòng họ và đều biến mất không còn một dấu vết. Họ tin rằng mọi thứ họ nhìn thấy trước mắt đều chân thật, xuất phát từ con người và không liên quan gì đến Đức Chúa Trời. Họ cảm thấy: “Người này chỉ là một con người, đâu có thân phận hay thực chất của đức chúa trời? Nếu là đức chúa trời, thì liệu ngài có thể trốn tránh, ẩn núp như vậy không, có bị Sa-tan lùng bắt đến nỗi không có nơi gối đầu, không có chỗ an thân không? Nếu là đức chúa trời thì khi bị lùng bắt, ngài phải biến hóa một cách nhanh chóng, biến mất trước mắt mọi người, khiến không ai có thể nhìn thấy được và biết cách tàng hình nữa, vậy mới là đức chúa trời!”. Trong hoàn cảnh nguy hiểm ở Trung Quốc đại lục, có vài anh chị em nhìn thấy Ta đến, đã mạo hiểm tiếp đãi và che chở cho Ta, trong khi vài người khác thì bỏ trốn mất dạng và không thấy bóng dáng. Thậm chí, có vài người còn chế giễu sau lưng và đứng một bên quan sát. Những người này là ai? Đây chính là những kẻ chẳng tin, là những kẻ địch lại Đấng Christ. Khi những người này nhìn thấy Ta không còn chỗ náu mình, họ nhận biết về chuyện này như thế nào? Họ hiểu chuyện này như thế nào? “Đấng christ cũng gặp nguy hiểm và cũng sắp bị bắt. Trời ơi, hội thánh xong rồi, công tác của nhà đức chúa trời cũng xong rồi. Bước công tác này sai rồi, những gì đức chúa trời làm chứng sai rồi – đây không phải là những gì đức chúa trời làm chứng. Mình phải nhanh chóng sống cuộc sống của riêng mình; phải đi làm giàu thôi!”. Đây là hành vi của kẻ địch lại Đấng Christ. Khi Đấng Christ gặp phải sự lùng bắt, không còn chỗ nào để náu mình hay gối đầu, thay vì đồng tâm hợp ý cùng chịu khổ với Đức Chúa Trời và cùng Ngài tiếp tục thực hiện công tác của hội thánh trong hoàn cảnh như vậy, thì họ lại làm những người đứng ngoài quan sát và chế giễu Ngài. Họ thậm chí còn kích động một số người khác phá hủy, làm gián đoạn và nhiễu loạn. Thậm chí, có vài người thấy Ta không còn chỗ để náu mình hay chỗ để ở thì đã nhân cơ hội mà gây nhiễu loạn công tác của hội thánh và chiếm đoạt tài sản của nhà Đức Chúa Trời. Giống như khi Jêsus bị đóng đinh trên thập giá, có không hề ít kẻ chẳng tin và kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng: “Hội thánh kết thúc rồi, công tác của Đức Chúa Trời cũng kết thúc rồi, đã bị Sa-tan phá hủy hoàn toàn rồi. Chúng ta nên nhanh chóng trốn đi và phân chia đồ đạc thôi!”. Bất kể gặp phải hoàn cảnh nào, những kẻ chẳng tin và kẻ địch lại Đấng Christ này đều có thể tỏ lộ tâm tính hung ác và diện mạo kẻ chẳng tin của mình. Một khi hội thánh có biến động nhỏ hoặc gặp phải hoàn cảnh tồi tệ, họ liền muốn bỏ trốn mất dạng, chỉ mong sao các anh chị em đều giải tán, rút lui và không còn đi theo Đấng Christ nữa. Họ chỉ mong sao dòng chảy này là sai, và tốt nhất là công tác của Đức Chúa Trời không được hoàn thành. Đây chính là diện mạo của kẻ địch lại Đấng Christ. Đây là thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với Đấng Christ khi gặp phải hoàn cảnh như vậy.

3. Biểu hiện của họ khi hình thành những quan niệm về Đấng Christ

Vẫn còn một mục khác, đó là những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ khi họ có quan niệm về xác thịt của Đức Chúa Trời nhập thể. Chẳng hạn như, khi họ nhìn thấy Đức Chúa Trời nhập thể làm một số việc hoặc phán những lời rất giống với con người, nhìn không ra một chút dấu vết của Đức Chúa Trời nào, họ nảy sinh sự chống đối, quan niệm cũng như lên án từ sâu thẳm nội tâm của mình: “Người này dù có nhìn như thế nào thì cũng đều không giống đức chúa trời, nhìn thế nào thì cũng chỉ giống một người bình thường mà thôi. Nếu giống con người thì liệu ngài còn có thể là đức chúa trời được không? Nếu ngài là con người, thì chẳng phải tôi đi theo ngài như vậy là quá ngốc nghếch sao?”. Họ có thể nảy sinh quan niệm đối với những lời phán và hành động của Đấng Christ, với phương diện đời sống và cách ăn mặc và diện mạo của Ngài, với cả phương thức, ngữ điệu và cách dùng từ, v.v. của Ngài khi phán lời – họ có thể nảy sinh quan niệm về tất cả những điều này. Khi nảy sinh những quan niệm này, họ cư xử như thế nào? Họ giữ chặt những ý nghĩ này trong lòng, họ cho rằng việc nắm bắt được những quan niệm này chính là nắm bắt được mấu chốt. “Mấu chốt” này đến quá đúng lúc, khi đã có những quan niệm này thì sẽ có điểm yếu, một khi đã có điểm yếu thì sẽ dễ xử lý. Kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ như thế; họ cảm thấy rằng có quan niệm đồng nghĩa với bắt được điểm yếu, họ sẽ có thể phủ nhận Đấng Christ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, cũng như có thể phủ nhận sự thật rằng xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể có thực chất của Đức Chúa Trời. Có vài người nói: “Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ lại có ý định này?”. Các ngươi nói xem, kẻ địch lại Đấng Christ, những kẻ thuộc hội của Sa-tan, có hy vọng công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời hoàn thành hay không? (Thưa, họ không hy vọng điều này.) Tại sao họ không hy vọng điều này? Chúng ta thấy được điều này từ điểm nào? Nhóm những kẻ địch lại Đấng Christ có bản chất chán ghét lẽ thật, mà tất cả những lời Đức Chúa Trời bày tỏ đều là lẽ thật, là những lời mà trong lòng họ triệt để ác cảm, họ không nguyện ý nghe, cũng không nguyện ý tiếp nhận. Những lời vạch rõ và phán xét của Đức Chúa Trời đối với nhân loại đều là lời định tội những kẻ địch lại Đấng Christ và những kẻ ác này, đối với họ, những lời này đều là những lời định tội, phán xét và rủa sả, khiến họ cảm thấy khó chịu và không thoải mái trong lòng. Trong lòng họ nghĩ gì? “Những lời mà đức chúa trời phán này đều đang phán xét và định tội tôi. Xem ra một người như tôi thì không thể được cứu rỗi; nói cách khác, tôi là cái thứ bị đào thải và vứt bỏ. Nếu không còn hy vọng được cứu rỗi thì tôi tin đức chúa trời có ý nghĩa gì nữa? Nhưng trên thực tế thì ngài vẫn là đức chúa trời, là xác thịt mà đức chúa trời nhập thể, ngài còn phán nhiều lời và có nhiều người đi theo như vậy. Tôi phải làm sao bây giờ?”. Họ phát cáu vì chuyện này; nếu họ không đạt được thứ gì thì cũng không muốn cho người khác đạt được thứ đó. Nếu người khác có thể đạt được thứ gì đó mà họ lại không đạt được, thì trong lòng họ sẽ ghét cay ghét đắng và không được vui. Họ hy vọng rằng Đức Chúa Trời nhập thể này không phải là Đức Chúa Trời, rằng công tác mà Ngài làm này là giả và không phải do Đức Chúa Trời làm. Như vậy thì trong lòng họ sẽ cảm thấy cân bằng và vấn đề sẽ được giải quyết từ gốc rễ. Họ nghĩ thầm: “Nếu người này không phải là đức chúa trời nhập thể, thì chẳng phải những người đi theo ngài đều bị lừa dối sao? Nếu như vậy thì sớm muộn gì những người này cũng sẽ giải tán. Nếu họ giải tán và không ai trong số họ đạt được gì, thì dù cho không đạt được gì, tôi vẫn yên tâm thoải mái và cảm thấy cân bằng, không phải sao?”. Đây là tâm tư của họ; họ không đạt được gì nên cũng không muốn người khác đạt được. Biện pháp tốt nhất để không cho người khác đạt được bất kỳ điều gì, chính là phủ nhận Đấng Christ, phủ nhận thực chất của Ngài, phủ nhận công tác mà Ngài thực hiện, và phủ nhận toàn bộ những lời mà Ngài phán. Như vậy thì họ sẽ không bị định tội, sẽ cam tâm và vững vàng với việc không đạt được gì, không cần phải nghĩ đến chuyện này nữa. Thực chất bản tính của loại người địch lại Đấng Christ là như vậy. Vậy họ có quan niệm về Đấng Christ không? Khi có quan niệm thì họ có giải quyết không? Họ có thể buông bỏ chúng được không? Họ không thể. Những quan niệm của họ nảy sinh như thế nào? Họ rất dễ nảy sinh quan niệm: “Khi nói chuyện với ngài, tôi sẽ nghiên cứu ngài, xem ngài phán những lời này có động cơ gì, và chúng đến từ đâu. Chúng là do ngài nghe được, học được, hay là có ai chỉ thị cho ngài phán? Có phải là có người nào đó đã phản ánh hoặc tố cáo với ngài không? Ngài đang vạch trần ai vậy?”. Họ nghiên cứu như vậy đấy. Vậy họ có thể hiểu lẽ thật không? Họ không bao giờ hiểu được lẽ thật; trong lòng họ chống đối lẽ thật. Họ chán ghét lẽ thật, chống đối và căm ghét lẽ thật, họ đến nghe giảng đạo với thực chất bản tính như vậy đấy. Ngoài các lý luận và đạo lý ra, tất cả những gì họ nghe được chỉ là những quan niệm. Những quan niệm gì vậy? “Đấng christ phán lời như vậy đấy, có lúc ngài còn kể chuyện cười; chuyện này chẳng ngoan đạo gì cả! Có lúc ngài còn nói câu nói bỏ lửng; chuyện này không nghiêm túc gì cả! Lời phán của ngài cũng không phải là lưu loát, trình độ văn hóa của ngài cũng không được cao! Có lúc ngài luôn phải cân nhắc và suy nghĩ cách dùng từ, phán lời, ngài đã học đại học chưa? Có lúc ngài phán lời nhằm vào đối tượng nào đó, là nhằm vào ai vậy? Có phải là có ai đã tố cáo rồi không? Đó là ai? Tại sao đấng christ luôn trách móc tôi khi phán lời? Có phải ngài nhìn chằm chằm và quan sát tôi suốt cả ngày không? Có phải ngài ngẫm nghĩ về mọi người cả ngày không? Trong lòng đấng christ nghĩ gì thế? Lời phán của đức chúa trời nhập thể không chắc chắn và có trọng lượng giống lời phán tựa như sét đánh của đức chúa trời trên trời – tại sao những gì ngài biểu hiện ra ngoài nhìn thế nào cũng giống con người như vậy? Bất kể tôi nhìn như thế nào thì ngài vẫn chỉ là một con người thôi. Đức chúa trời nhập thể có yếu đuối không? Trong lòng ngài có hận con người không? Ngài có triết lý xử thế nào khi giao tiếp với mọi người không?”. Những quan niệm này có nhiều hay không? (Thưa, nhiều.) Tất cả những suy nghĩ bên trong tư tưởng của kẻ địch lại Đấng Christ đều không liên quan gì đến lẽ thật, tất cả đều là tư tưởng, lô-gích và triết lý xử thế của Sa-tan. Trong sâu thẳm nội tâm của họ tràn ngập sự tà ác, tràn ngập tình trạng và tâm tính chán ghét lẽ thật. Họ đến để nghiên cứu Đức Chúa Trời chứ không phải để tìm kiếm hay đạt được lẽ thật. Họ nảy sinh quan niệm bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, khi quan sát cũng như khi nghiên cứu, họ đều nảy sinh quan niệm. Quan niệm thành hình khi họ xét đoán và lên án, họ giữ chặt chúng trong lòng. Khi nhìn thấy mặt nhân tính của Đức Chúa Trời nhập thể, họ nảy sinh quan niệm. Khi nhìn thấy mặt thần tính của Ngài, họ nảy sinh sự hiếu kỳ và kinh ngạc, do đó họ cũng nảy sinh quan niệm. Thái độ của họ đối với Đấng Christ và đối với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể không phải là thái độ thuận phục hay thật lòng tiếp nhận từ sâu thẳm nội tâm. Thay vào đó, họ đứng đối diện với Đấng Christ, xem chừng, nghiên cứu ánh mắt, tâm tư và cử chỉ của Ngài, thậm chí quan sát, nghiên cứu mỗi một biểu cảm của Ngài, lắng nghe mỗi một loại giọng điệu, ngữ khí, cách dùng từ khi Ngài phán và hết thảy những gì được chỉ ra trong lời phán của Ngài, v.v.. Khi kẻ địch lại Đấng Christ xem chừng và nghiên cứu Đấng Christ, thái độ của họ không phải là có ý định muốn tìm kiếm được và hiểu được lẽ thật, để sau đó có thể tiếp nhận Đấng Christ là Đức Chúa Trời của họ, tiếp nhận Đấng Christ là lẽ thật và trở thành sự sống của họ. Hoàn toàn ngược lại, họ muốn nghiên cứu con người này, nghiên cứu một cách thấu đáo và rõ ràng. Họ nghiên cứu để hiểu điều gì? Họ nghiên cứu xem người này rốt cuộc giống Đức Chúa Trời ở chỗ nào, nếu Ngài thực sự giống Đức Chúa Trời thì họ sẽ tiếp nhận Ngài. Nếu họ nghiên cứu thế nào mà Ngài vẫn không giống Đức Chúa Trời, thì họ sẽ quyết một lòng, tiếp tục giữ quan niệm về Đức Chúa Trời nhập thể, hoặc là họ cảm thấy không còn hy vọng được phước lành nữa, nên họ tìm cơ hội nhanh chóng rời đi.

Kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh quan niệm về xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể là chuyện rất bình thường. Bởi vì thực chất kẻ địch lại Đấng Christ và thực chất chán ghét lẽ thật của họ, nên họ không có khả năng buông bỏ quan niệm của mình. Khi không có chuyện gì xảy ra, họ đọc sách lời Đức Chúa Trời và xem những lời này là Đức Chúa Trời, nhưng khi tiếp xúc với Đức Chúa Trời nhập thể, vừa thấy Ngài không giống Đức Chúa Trời, thì họ ngay lập tức nảy sinh quan niệm và thái độ cũng khác đi. Khi không tiếp xúc với Đức Chúa Trời nhập thể, họ chỉ cầm sách lời Đức Chúa Trời và xem lời Ngài là Đức Chúa Trời, họ vẫn có thể mang một chút ảo tưởng mơ hồ và ý định nhận phước lành mà miễn cưỡng ra chút sức, làm một ít bổn phận và đảm đương một vai trò nào đó trong nhà Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ngay khi họ tiếp xúc với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, đầu óc họ toàn là quan niệm. Ngay cả khi họ không bị tỉa sửa, thì tinh thần nhiệt huyết thực hiện bổn phận của họ vẫn có thể suy giảm đáng kể. Kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận lời Đức Chúa Trời và xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể như thế đấy. Họ thường tách lời Đức Chúa Trời ra khỏi xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, xem lời Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời và xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể là con người. Khi xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể không phù hợp với quan niệm của họ, hoặc làm trái với quan niệm của họ, thì họ nhanh chóng đến trước lời Đức Chúa Trời mà cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời, áp chế quan niệm của mình một cách gượng ép và chặn chúng lại. Sau đó, họ thờ phượng lời Đức Chúa Trời như thể thờ phượng chính Đức Chúa Trời, cứ như là những quan niệm của họ đã được giải quyết rồi. Trên thực tế, trong sâu thẳm nội tâm của họ, sự không phục và khinh bỉ đối với Đấng Christ không được giải quyết chút nào. Trong việc tiếp cận Đấng Christ, kẻ địch lại Đấng Christ không ngừng nảy sinh quan niệm, hơn nữa còn cố giữ chặt chúng, mãi đến khi chết. Khi không có quan niệm, họ nghiên cứu và phân tích; khi có quan niệm, họ không chỉ nghiên cứu, phân tích mà còn cố giữ chặt chúng. Họ có quan niệm nhưng lại không giải quyết, cũng không tìm kiếm lẽ thật; họ cho rằng bản thân mình đúng, chẳng phải là họ thuộc về Sa-tan sao? (Thưa, phải.) Đây là những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ khi họ có quan niệm về Đức Chúa Trời nhập thể.

4. Biểu hiện của họ khi được đề bạt hoặc bị cách chức

Trong hội thánh, có vài người có chút tố chất và năng lực công tác. Khi được đề bạt, nhiệt huyết của họ rất lớn, họ tích cực thực hiện bổn phận, chịu trách nhiệm, chịu trả giá và còn có lòng trung thành. Nhưng bởi vì không thể gánh vác công tác nên họ bị cách chức và mất địa vị, thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời cũng thay đổi. Khi có địa vị, họ thưa với Đức Chúa Trời thế này: “Các anh chị em nhà chúng ta thế này thế kia, nhà đó của chúng ta cần được sửa sang, sân nhà đó của chúng ta cần được thu dọn…”. Tất cả đều là “nhà chúng ta”. Khi được đề bạt, họ là người của nhà Đức Chúa Trời, họ dường như là một lòng và là người một nhà với Đức Chúa Trời, có thể đồng lòng, sát cánh xử lý công tác của nhà Đức Chúa Trời, và chung sống với Đức Chúa Trời một cách bình đẳng. Khi được đề bạt và trọng dụng, họ cảm thấy vinh hạnh, đồng thời cũng cảm giác được trách nhiệm của mình. Cho dù nói chuyện với Ta hay với các anh chị em, họ đều hay nói “nhà chúng ta”. Ngươi vừa nghe liền cảm thấy rằng người này không tệ, có lòng tốt, có lòng nhiệt tình, xem nhà Đức Chúa Trời như là nhà của chính mình, chuyện gì cũng lo nghĩ và có trách nhiệm như vậy, luôn suy nghĩ trước mọi việc, trông như một người mưu cầu lẽ thật và nhiệt tình trả giá. Nhưng sau khi bị cách chức, họ còn nói như vậy không? Một khi bị cách chức, họ không còn tâm trạng như vậy nữa, thái độ này cũng mất luôn. Họ không còn nói “nhà chúng ta” nữa và nếu tìm họ làm việc gì lần nữa, thì họ sẽ không còn nhiệt tình như thế. Họ nghĩ gì vậy? “Trước đây khi ngài đề bạt tôi, tôi có địa vị và một lòng với ngài. Bây giờ tôi không còn địa vị, không còn là người một nhà nữa, thế thì ngài tự làm đi. Ngài làm như thế nào thì cũng đừng bàn bạc với tôi, cũng đừng cho tôi biết, chuyện không liên quan gì đến tôi nữa. Tôi chỉ chạy việc vặt truyền đạt lời cho ngài là được rồi, ngài bảo tôi làm việc gì thì tôi sẽ chỉ làm chút việc đó, nhưng tôi không còn một lòng với ngài nữa”. Họ xem ngươi như người ngoài rồi. Nếu bảo họ làm việc lần nữa thì bề ngoài họ sẽ qua loa giống như là đang làm công cho người khác. Trước đây họ có thể làm được năm điều, thì bây giờ chỉ làm được một hay hai điều, chỉ làm lấy lệ, làm một cách chiếu lệ, làm một ít công tác mẽ ngoài là xong chuyện. Tại sao lại như vậy? Họ nói: “Trước đây, con một lòng với ngài, giúp ngài làm này làm kia, xem việc của ngài như việc của chính con, như việc chung của chúng ta và làm thay cho ngài. Kết quả là ngài cứ vậy cách chức con mà không hề cân nhắc đến tình cảm và thể diện của con! Ngài không cân nhắc đến tình cảm và thể diện của con – vậy làm sao con có thể thay ngài làm việc được chứ? Nếu ngài đề bạt con và cho con địa vị lần nữa thì còn được. Nhưng nếu ngài không cho con địa vị thì hãy quên đi. Nếu lại muốn tìm con làm việc lần nữa thì không thể dễ dàng sai khiến như trước nữa đâu. Nếu muốn dùng con thì ngài phải cho con danh tiếng và địa vị mới được. Nếu không có địa vị mà chỉ nói một tiếng rồi bảo con đi thực hiện công tác gì đó, thì danh phận ở đâu? Dù sao cũng phải có một câu nói gì đó chứ!”. Bây giờ lời Ta nói không còn tác dụng nữa. Bảo họ làm việc gì đó, thì họ không còn dụng tâm như trước, không hết lòng, hết tâm ý nữa; thái độ của họ đã thay đổi rồi. Nếu Ta hoặc là nhà Đức Chúa Trời bảo họ đi làm việc gì đó lần nữa, thì họ xem đó như một bổn phận được thêm vào và như chuyện của một người ngoài, như thể nếu họ có thể làm được việc đó thì đã là rất nể mặt ngươi rồi. Họ cảm thấy rằng nếu không làm việc đó thì có vẻ không hợp lý, dù sao họ cũng tin Đức Chúa Trời. Nhưng nếu họ làm việc đó thì trong lòng cũng không thấy thoải mái, cứ làm có lệ cho xong chuyện vậy. Tại sao họ lại làm như vậy? Họ cho rằng: “Trước đây tôi đã tin ngài một trăm phần trăm, xem chuyện của ngài như chuyện của chính mình, nhưng ngài nói không cần là không cần tôi luôn, chuyện này đã tổn thương trái tim của tôi và tổn thương lòng tự tôn của tôi, ngài đã lạnh nhạt đối với tôi. Được thôi, nếu ngài bất nhân đối với tôi, thì cũng đừng trách tôi bất nghĩa. Nếu ngài muốn tiếp tục dùng tôi, thì tôi không thể giống như trước nữa, vì mối quan hệ giữa chúng ta đã rạn nứt rồi. Tôi không còn dễ bị sai khiến như thế nữa, không để cho người ta gọi là đến, đuổi là đi nữa. Tôi là ai chứ? Nếu không phải vì tin đức chúa trời, thì liệu tôi có để người khác thao túng mình như thế này không?”. Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị cách chức và mất đi địa vị, thái độ của họ có thể chuyển biến lớn vậy đấy. Khi họ có địa vị, mặc dù họ gọi nhà Đức Chúa Trời là “nhà chúng ta” và thường xuyên nói như vậy, nhưng họ không thực sự xem chuyện của nhà Đức Chúa Trời như chuyện của chính mình mà xử lý. Sau khi bị cách chức và mất địa vị, nếu nhà Đức Chúa Trời lại bảo họ thực hiện bổn phận, thì họ sẽ không nguyện ý làm, mà phải bàn bạc với họ, thậm chí còn phải cho họ một câu nói hay một danh phận nào đó. Thậm chí có vài người còn nói: “Trước đây ngài đã cách chức con, nói không cần là không cần con luôn. Lần này nếu muốn bảo con làm việc gì đó, thì trừ phi là người được đức thánh linh sử dụng tự mình đến nói chuyện với con, bằng không thì chính đức chúa trời nhập thể hãy tự mình đến nói chuyện với con, nếu không thì miễn bàn!”. Họ ra vẻ quá đi mất! Các ngươi nói xem, nhà Đức Chúa Trời có cần dùng người như vậy không? (Thưa, không cần.) Họ nghĩ mình là người quan trọng, nhưng thực ra, nhà Đức Chúa Trời không yêu thích những kẻ như vậy. Cho dù ngươi có tài cán, năng lực lớn đến đâu hay có tài năng lãnh đạo đến đâu, nhà Đức Chúa Trời cũng không thể dùng ngươi. Có người nói rằng: “Có phải vì Ngài không cúi đầu trước kẻ ác không?”. Không phải, đây là sắc lệnh quản trị và nguyên tắc dùng người của nhà Đức Chúa Trời. Nếu kẻ địch lại Đấng Christ nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời thì đối với các anh chị em và đối với hội thánh, đây là chuyện tốt hay xấu? (Thưa, là chuyện xấu.) Nhà Đức Chúa Trời có thể làm chuyện xấu này sao? Tuyệt đối không thể. Lúc chưa tỏ lộ họ là kẻ địch lại Đấng Christ, nhà Đức Chúa Trời đã miễn cưỡng đề bạt để họ đem sức lực phục vụ. Tỏ lộ họ là kẻ địch lại Đấng Christ rồi thì liệu nhà Đức Chúa Trời còn có thể đề bạt cho họ không? Không thể. Họ đang tự ảo tưởng và mơ mộng. Có vài kẻ địch lại Đấng Christ cho là thế này: “Hừm, nhà đức chúa trời không có tôi thì không xử lý được. Không có tôi thì không có ai trong nhà đức chúa trời có thể đảm đương được công tác này. Ai có thể thay thế tôi chứ?”. Kẻ địch lại Đấng Christ muốn khiêu chiến như vậy. Chúng ta hãy cho họ thấy, nếu không có những kẻ địch lại Đấng Christ này thì công tác của Đức Chúa Trời có thể được thông suốt và hoàn thành hay không.

Hiện tại, các hạng mục công tác trong nhà Đức Chúa Trời có thể được tiến hành và triển khai thuận lợi, thì có liên quan gì đến việc thanh trừ, khai trừ hết thảy những kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác ra khỏi hội thánh không? Có liên quan quá đi chứ! Kẻ địch lại Đấng Christ không biết chuyện này; họ không biết rằng chính vì họ đã bị thanh trừ, khai trừ và hạn chế nên công tác của nhà Đức Chúa Trời mới có thể tiến triển thuận lợi – họ còn lên mặt và phàn nàn! Ngươi phàn nàn chuyện gì? Ngươi cho rằng mình có tài cán, trí óc, tố chất và năng lực công tác, nhưng ngươi có thể làm gì trong nhà của Đức Chúa Trời? Vai trò mà những người này đảm đương chỉ là đầy tớ của Sa-tan, gây nhiễu loạn và phá hoại công tác của Đức Chúa Trời. Nếu họ không tồn tại thì đời sống hội thánh, đời sống thực hiện bổn phận và đời sống hàng ngày của dân được Đức Chúa Trời chọn sẽ yên bình hơn, thuận lợi hơn và bình an hơn – đây là điều mà kẻ địch lại Đấng Christ không biết. Những kẻ địch lại Đấng Christ này đã đánh giá quá cao năng lực của mình và không biết bản thân mình là thứ gì. Họ cho rằng nhà Đức Chúa Trời không có họ thì không được, rằng không có họ thì công tác của nhà Đức Chúa Trời không triển khai tiếp được nữa và các hạng mục nghiệp vụ không tiến hành tiếp được nữa. Họ không biết rằng sự công chính và lẽ thật nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời. Tại sao họ không biết? Chuyện đơn giản như vậy mà tại sao kẻ địch lại Đấng Christ lại không thể hiểu rõ? Chuyện này chỉ có thể chứng minh rằng kẻ địch lại Đấng Christ có thực chất chán ghét và thù hằn lẽ thật. Chính vì họ chán ghét và thù hằn lẽ thật mà họ không biết lẽ thật là gì, không biết những điều tích cực là gì. Ngược lại, họ cho rằng đủ loại biểu hiện tà ác, ác độc và chống đối Đức Chúa Trời của họ là tốt, là đúng và không có sai lầm gì. Họ cho rằng chỉ có họ mới hiểu lẽ thật, mới trung thành với Đức Chúa Trời và chỉ có họ mới xứng đáng nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời. Họ đã sai rồi! Chính lẽ thật nắm quyền trong nhà Đức Chúa Trời. Tất cả những kẻ địch lại Đấng Christ đều là đối tượng bị định tội, vứt bỏ và loại bỏ; họ không thể có một vị trí nào trong nhà Đức Chúa Trời và chỉ có thể mãi mãi bị vứt bỏ.

Có vài kẻ địch lại Đấng Christ có chút ân tứ, có chút tố chất, có chút năng lực và biết chơi trò quyền lực. Họ cho rằng mình phải là đối tượng được đề bạt và trọng dụng trong nhà Đức Chúa Trời. Đến hôm nay thì thấy chuyện không phải như vậy. Những người này đều bị định tội, hạn chế, vứt bỏ, thậm chí một số còn bị thanh trừ và khai trừ khỏi hội thánh. Họ không bao giờ ngờ rằng những nhân vật “cao quý” như họ, với năng lực tuyệt vời và tài cán cao siêu như vậy, lại có thể vấp ngã trong nhà Đức Chúa Trời và bị vứt bỏ. Họ nghĩ thế nào cũng không thông suốt. Vậy có cần tiếp tục công tác lên họ không? Không cần thực hiện. Ngươi có thể giảng đạo lý một cách rõ ràng với Sa-tan không? Giảng đạo lý với Sa-tan thì chính là đàn gảy tai trâu, chỉ có một cụm từ để miêu tả Sa-tan thôi, đó là bất chấp lý lẽ. Giống như có người nói: “Đức chúa trời yêu cầu con người phải làm người trung thực, nhưng làm người trung thực thì có gì tốt? Nói dối vài câu hay lừa người thì có gì không tốt? Lươn lẹo và giả dối thì có gì không tốt? Không trung thành thì có gì không tốt? Giở chút trò dối trá, qua loa chiếu lệ thì có gì không tốt? Xét đoán đức chúa trời thì có gì không tốt? Có quan niệm về đức chúa trời thì có làm sao? Phản nghịch đức chúa trời thì có gì không tốt, có phạm sai lầm gì lớn đâu chứ? Chuyện này cũng không được tính là vấn đề nguyên tắc gì cả!”. Thậm chí có người còn nói: “Người có năng lực tạo ra vương quốc độc lập của mình, thì chẳng phải là rất bình thường sao? Trên thế giới này, cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Nếu có năng lực thì nên tạo ra vương quốc độc lập của mình, chuyện này có gì không tốt? Năng lực bao nhiêu thì có bấy nhiêu quyền lực, có bao nhiêu quyền lực thì cai quản bấy nhiêu người!”. Còn có người nói: “Dâm loạn có gì không tốt? Dâm loạn thì làm sao? Chạy theo xu hướng tà ác thì có gì không tốt?” v.v.. Nghe xong các ngươi có cảm nhận gì? (Thưa, kinh tởm.) Chỉ kinh tởm thôi sao? Nghe xong những lời này, người ta liền cảm thấy: “Tất cả đều khoác trên mình bộ da người giống nhau, vậy tại sao có vài người không những không ghê tởm những sự vật tiêu cực này mà còn trân quý chúng vậy? Và tại sao có vài người lại ghê tởm những chuyện này? Giữa người với người, tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy? Tại sao những người chán ghét lẽ thật và những điều tích cực lại không yêu thích những điều tích cực vậy? Tại sao họ lại trân quý những điều tiêu cực đến vậy, thậm chí coi chúng như báu vật? Tại sao họ không thể nhận biết được sự tà ác và đáng ghét của những điều tiêu cực này?”. Những cảm xúc này nảy sinh trong lòng mọi người. Khi nghe thấy những lời này từ kẻ địch lại Đấng Christ, một mặt mọi người cảm thấy kinh tởm, mặt khác thì cảm thấy không nói nên lời. Bản tính của những người như vậy thực sự khó sửa và không thể thay đổi được, cho nên Đức Chúa Trời nói Ngài không cứu rỗi ma quỷ hay Sa-tan. Đức Chúa Trời chỉ cứu rỗi nhân loại, chứ không phải súc vật hay ma quỷ. Loại người như kẻ địch lại Đấng Christ này chính là thứ Đức Chúa Trời gọi là ma quỷ và súc vật; chúng không thể được tính là nhân loại. Các ngươi đã thấy rõ chuyện này rồi phải không?

5. Biểu hiện của họ đối với hội thánh trong các hoàn cảnh khác nhau

Vừa rồi chúng ta đã thông công tổng cộng bao nhiêu mục về chuyện kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với Đấng Christ như thế nào tùy thuộc vào tâm trạng của họ rồi? Mục thứ nhất là khi họ đối mặt với việc bị tỉa sửa, còn gì nữa? (Thưa, khi họ nảy sinh quan niệm về Đức Chúa Trời nhập thể, khi họ được đề bạt hoặc bị cách chức, và khi Đấng Christ bị lùng bắt.) Tổng cộng có bốn mục. Chúng ta hãy tiếp tục thông công thôi. Bởi vì kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét lẽ thật, nên họ tin Đức Chúa Trời không phải để đạt được lẽ thật – họ muốn được phước lành; họ có dự định, ý đồ và mục đích riêng của mình. Hơn nữa, họ thích thế lực và quyền thế, cho nên họ tin Đức Chúa Trời với thái độ mong chờ. Họ mong chờ như thế nào? Có nghĩa là, một mặt thì họ tin, mặt khác thì họ cũng nhìn xem số người trong nhà Đức Chúa Trời có đang gia tăng hay không, tình hình mở rộng công tác phúc âm ra sao, có thuận lợi hay không, và thế lực của nhà Đức Chúa Trời có đang liên tục lớn mạnh hay không. Mặt khác, họ cũng nhìn xem số người thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời có ngày càng nhiều hay không, người cam tâm đem sức lực phục vụ cho Đức Chúa Trời có ngày càng nhiều hay không và người nguyện ý làm việc vì nhà Đức Chúa Trời có ngày càng nhiều hay không. Tiếp theo, họ cũng nhìn xem những người thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời này rốt cuộc có bối cảnh xã hội và văn hóa ra sao, có thân phận và địa vị thế nào trong xã hội. Qua quan sát, họ thấy ngày càng có nhiều người tin Đức Chúa Trời, số người trong nhà Đức Chúa Trời ngày càng tăng, hơn nữa, ngày càng có nhiều người nguyện ý từ bỏ gia đình, công việc và tiền đồ để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời. Khi quan sát thấy những chuyện này, họ cảm thấy mình không thể thờ ơ nữa và cũng nên dấn thân vào công tác của nhà Đức Chúa Trời, dấn thân vào hàng ngũ của những người thực hiện bổn phận, trở thành một thành viên trong đó để sau này khi được phước lành, bản thân họ cũng có phần. Mặc dù có thể thực hiện bổn phận và đảm đương một vai trò trong nhà Đức Chúa Trời, nhưng họ chưa bao giờ từ bỏ tiền đồ và vận mệnh của mình, vẫn không ngừng tính toán trong lòng như cũ. Bởi vì nhóm người địch lại Đấng Christ này có dã tâm và tâm tính như vậy, nên điều này cũng quyết định việc họ thay đổi thái độ đối xử với Đấng Christ và Đức Chúa Trời dựa trên việc địa vị và danh tiếng của nhà Đức Chúa Trời không ngừng tăng cao. Cho nên, trong quá trình thực hiện bổn phận, một mặt thì họ cố hết sức dự định, tính toán và quản lý vì tiền đồ và vận mệnh của mình; mặt khác thì họ cũng đang xem chừng xem tình trạng phát triển của nhà Đức Chúa Trời như thế nào, thế lực ở trong và ngoài nước ra sao, có phải số lượng người đang tăng dần lên hay không, có phải quy mô của hội thánh đang không ngừng được mở rộng hay không, liệu hội thánh có liên lạc được với một số nhân sĩ nổi tiếng trong xã hội hay không, liệu hội thánh đã có được mức độ nổi tiếng nhất định ở phương Tây và có được nền móng nhất định hay chưa. Họ đang không ngừng xem chừng và nghe ngóng về những chuyện này. Thậm chí có vài người căn bản là không tham dự vào công tác của hội thánh và không thực hiện bổn phận, nhưng trong lòng họ cũng thường hay tính toán cho tiền đồ và vận mệnh của mình, họ nảy sinh sự hiếu kỳ cực độ về tình trạng phát triển của hội thánh. Cho nên, một mặt thì họ tra tìm những tin tức này trên trang web của hội thánh, mặt khác thì nghe ngóng về những tin tức này trong hội thánh. Khi nghe ngóng được rằng công tác của nhà Đức Chúa Trời ở nước ngoài đang mở rộng thuận lợi và ngày càng có triển vọng, rằng công tác ở phương Tây được mở rộng càng ngày càng tốt và tình hình cũng càng ngày càng tốt, trong lòng họ cảm thấy vững vàng. Liệu vững vàng có đại diện cho việc họ có sự biến đổi chân thực không? (Thưa, không.) Khi thấy vững vàng thì họ chỉ đang “tôn trọng” cũng như ngưỡng mộ Đức Chúa Trời nhập thể và Đấng Christ hơn một chút, chứ không có sự thuận phục chân thực.

Khi Đấng Christ đang công tác ở Trung Quốc đại lục, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ thường hay suy nghĩ: “Đức chúa trời nhập thể có thể bị bắt không? Liệu ngài có thể rơi vào tay nhà cầm quyền không?”. Khi nghĩ đến những chuyện này, trong lòng họ nảy sinh một chút xem thường đối với “con người nhỏ bé” này. Khi họ nghe nói rằng Đức Chúa Trời nhập thể thường không có nhà để về, cũng thường không có chỗ gối đầu và bị truy đuổi đến mức trốn đông trốn tây, tí xíu sự hiếu kỳ và sự “tôn trọng” rất miễn cưỡng của họ đối với Đức Chúa Trời nhập thể đã hoàn toàn tan vỡ. Tuy nhiên, khi họ nghe nói Đức Chúa Trời nhập thể – Đấng Christ, đang ở Hoa Kỳ, ở đất nước tự do mà nhân loại hướng tới, trong lòng họ nảy sinh hâm mộ với Đức Chúa Trời nhập thể – ở đây không phải tôn trọng mà là hâm mộ. Nhưng khi họ nghe nói ở phương Tây, Đức Chúa Trời nhập thể bị nhân loại vứt bỏ, phỉ báng, lên án và xét đoán, thì sâu thẳm nội tâm kẻ địch lại Đấng Christ lại dậy sóng: “Ngài là đức chúa trời, tại sao nhân loại lại không tiếp nhận ngài? Ngài là đức chúa trời, tại sao giới tôn giáo không tiếp nhận ngài mà lại bịa nhiều tin đồn nhảm cho ngài như thế? Tại sao ngài không ra ngoài để biện bạch? Ngài nên thuê một đội luật sư! Ngài hãy nhìn những lời bôi nhọ và phỉ báng ngài trên mạng mà xem, hãy nhìn những tin đồn nhảm giới tôn giáo tung ra cho ngài mà xem, nói đến nỗi không thể nghe lọt lỗ tai! Chúng tôi đi theo ngài đều cảm thấy xấu hổ và ngại đề cập đến những chuyện này. Ngài bị lên án ở cả phương Đông và phương Tây, bị cả giới tôn giáo, nhân loại và thế giới này vứt bỏ. Chúng tôi cảm thấy không vẻ vang khi đi theo ngài”. Đây là tâm thế của kẻ địch lại Đấng Christ. Trong khi lòng họ cảm thấy không vẻ vang, họ cũng nảy sinh sự khinh bỉ và đồng cảm – một sự đồng cảm rất miễn cưỡng – đối với “người bình thường” trong mắt và trong cảm nhận của họ này. Sự đồng cảm này nảy sinh như thế nào? Trong lòng họ nghĩ: “Ngài đang làm công tác vĩ đại như vậy mà không hề quan tâm đến được và mất của cá nhân, cũng xem như là hiến dâng một cách không vụ lợi, chịu khổ và chịu sỉ nhục lớn đến như vậy, ngài đang mưu toan điều gì? Theo đạo lý mà nói thì ngài cũng là người tốt; nếu không thì làm sao ngài có thể chịu đựng được sự sỉ nhục lớn đến vậy, làm sao ngài có thể chịu đựng những đau khổ này? Thật đáng thương và không hề dễ dàng gì; trong lòng ngài chắc hẳn rất ấm ức?”. Họ nảy sinh chút đồng cảm như vậy đối với Đấng Christ. Họ ngẫm nghĩ: “Nếu là mình, thì mình không thể chịu được đau khổ lớn như vậy đâu. Mình sẽ tìm nhân loại để biện hộ cho bản thân. Một mặt, mình sẽ tìm thuê một đội luật sư, xóa sạch những tin đồn nhảm không có thật trên mạng, mặt khác, mình sẽ làm chút dấu kỳ và phép lạ trong giới tôn giáo, để họ thấy rốt cuộc thì ai là đức chúa trời – ai thật ai giả – để chặn miệng của những kẻ phỉ báng và lên án này, cho họ chịu chút trừng phạt và dạy cho họ một bài học. Chẳng phải là họ sẽ không dám nữa sao? Tại sao ngài lại không làm như vậy? Tại sao ngài chưa bao giờ biện bạch một câu nào cho bản thân? Có phải vì ngài không có năng lực, không có sự dũng cảm hay dũng khí đó không? Rốt cuộc thì chuyện gì đang xảy ra vậy? Chẳng lẽ do ngài nhu nhược sao? Trời ơi, trong lòng ngài cất giấu quá nhiều chuyện, chịu oan khuất lớn đến như vậy mà vẫn nén giận, vẫn mở rộng công tác, tận tình khuyên bảo, phán lời cho những người trong hội thánh và cung ứng cho họ, vậy mà họ lúc nào cũng có quan niệm và phản nghịch. Trong lòng ngài rất cay đắng nhỉ! Xét việc ngài có thể chịu đựng được hết thảy những điều này, thì ngài cũng không tệ và đáng được đồng cảm”. Sự đồng cảm của họ được nảy sinh như vậy. Đây chính là sự đồng cảm của kẻ địch lại Đấng Christ. Từ khi bắt đầu vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ cho đến nay, đây là chút “việc tốt” duy nhất mà họ đã làm. Chút “việc tốt” này được làm như thế nào? Có chân chính không? (Thưa, không chân chính.)

Kẻ địch lại Đấng Christ đi theo Đấng Christ và tiếp nhận những lời phán từ miệng Đấng Christ nhiều năm như thế, nhưng họ chưa bao giờ cảm thấy vinh hạnh vì bản thân có thể tiếp nhận Đấng Christ làm Đấng Cứu Thế của mình trong kiếp này, cũng chưa bao giờ cảm thấy vinh hạnh khi cùng chịu đựng nỗi khổ như thế với Đấng Christ, cùng bị thế gian lên án và vứt bỏ giống như Đấng Christ. Thay vào đó, họ coi hết thảy những nỗi khổ mà Đấng Christ chịu đựng là điểm yếu và chứng cứ để xem thường và phủ nhận Đấng Christ. Họ không có ý nguyện hay thái độ cùng với Đấng Christ chịu đựng hết thảy những nỗi khổ như vậy. Thay vào đó, họ đứng ở góc độ của những người đứng ngoài xem, quan sát hết thảy những nỗi khổ mà Đấng Christ đã chịu đựng, quan sát cách nhân loại đối xử với Đấng Christ, và muốn dựa theo đó mà đối xử với Ngài. Khi danh của Đức Chúa Trời được rao truyền, công tác phúc âm từng bước được mở rộng giữa toàn thể nhân loại và mở ra triển vọng tốt đẹp, thì kẻ địch lại Đấng Christ dần dần đến gần hơn với Đức Chúa Trời nhập thể, trong lòng họ cũng nảy sinh chút tôn kính và hâm mộ với Ngài. Đồng thời, họ cũng cố hết sức đến gần nhà Đức Chúa Trời hơn, cố hết sức muốn trở thành một thành viên trong nhà Đức Chúa Trời và trong việc mở rộng công tác của Đức Chúa Trời. Chỉ vậy thôi sao? Chỉ đơn giản như vậy thôi sao? Không phải, họ sẽ thay đổi thái độ tiếp cận nhà Đức Chúa Trời và Đấng Christ mọi lúc mọi nơi, tùy theo tình hình mở rộng các loại công tác khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu nghe nói một chủng tộc nào đó trong nhân loại, và nhất là ở phương Tây, nói rằng: “Những lời này thực sự là lời của Đức Chúa Trời, chúng thực sự có thẩm quyền! Từ lời Đức Chúa Trời, chúng ta nhìn thấy được thực chất của Đức Chúa Trời, xác định được rằng con người bình thường này chính là Đức Chúa Trời, và rằng con đường này chính là con đường thật”, kẻ địch lại Đấng Christ âm thầm vui mừng trong lòng: “May mắn là mình đã không rời đi; đây thực sự là con đường thật! Xem này, ngay cả người phương Tây cũng đang nói về nơi đức chúa trời nhập thể ở. Mình phải nghe nhiều lời phán của ngài hơn, mình cần phải nhanh chóng nghe giảng đạo!”. Vào giờ phút này, kẻ địch lại Đấng Christ cảm thấy rằng tiếng của Đức Chúa Trời hay đến thế, có thể gột rửa tâm hồn họ đến thế và họ cảm thấy tiếng của Ngài cần được trân quý. Nhưng khi nhà Đức Chúa Trời thỉnh thoảng gặp phải một số thất bại trong việc mở rộng công tác ở nước ngoài và giữa nhân loại, hoặc khi công tác của nhà Đức Chúa Trời gặp phải một số sự nhiễu loạn hay sự ảnh hưởng, bị các thế lực ngoại lai can thiệp, hoặc thậm chí khi nhà Đức Chúa Trời gặp phải một vài khốn cảnh, thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ lại dậy sóng, “Đức chúa trời nhập thể ở đâu? Ngài có phán lời không? Chuyện này được xử lý như thế nào? Liệu đức chúa trời có giải quyết ổn thỏa không? Dân được đức chúa trời chọn có bị hoảng sợ không? Có ai rời khỏi nhà đức chúa trời không? Có nhân sĩ nổi tiếng hay có thâm niên nào ở bên ngoài lên tiếng hay làm việc vì nhà đức chúa trời, hoặc là đứng ra vì nhà đức chúa trời không? Nghe nói là không có ai cả. Vậy thì làm sao đây? Hội thánh của đức chúa trời có phải đã xong rồi không? Tôi có phải mau chóng chạy đi không?”. Cơn sóng lòng này có lớn hay không? Vào giờ phút này, khi nghe lại lời Đức Chúa Trời giảng đạo, họ nghĩ thầm: “Ngài đừng phán những lời sáo rỗng hay nói những lời hoa mỹ suông nữa. Tôi không nghe lời ngài nữa. Nhà của đức chúa trời có thể bị thế giới này thôn tính mọi lúc mọi nơi; ngài phán những lời này thì có ích lợi gì? Những lời này có thể cứu người không? Thế lực của nhà đức chúa trời nói biến mất là biến mất; người trong nhà đức chúa trời nói tan rã là tan rã”. Họ không còn thích nghe những lời Ta phán nữa, vậy thì họ có còn sự tôn kính nào không? Còn sự đồng cảm nào không? (Thưa, không còn nữa.) Vậy họ còn lại gì? Chỉ còn lại sự chế giễu. Có vài người nói xấu sau lưng, nói những lời phá đám và đem chuyện của nhà Đức Chúa Trời ra làm trò cười: “Con thấy sắp xảy ra chuyện rồi, con thấy ngài không thể đứng vững được đâu. Những lẽ thật này của ngài có tác dụng gì không? Những lời phán của ngài có tác dụng gì không? Thế nào? Gặp chuyện rồi phải không?”. Bộ dạng của quỷ ở họ đã xuất hiện. Chẳng phải những gì kẻ địch lại Đấng Christ làm đều là chuyện mà ma quỷ làm sao? Ngay cả đạo đức tối thiểu trong nhân tính mà họ cũng không có; họ quá tà ác, ăn cây táo rào cây sung! Họ ăn cơm của nhà Đức Chúa Trời, hưởng thụ sự cung ứng của lời Đức Chúa Trời, hưởng thụ sự bảo vệ và ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng một khi xảy ra chuyện thì họ quay ra giúp người ngoài, bán đứng lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và đem chuyện của nhà Đức Chúa Trời ra làm trò cười. Họ không phải ma quỷ thì là gì? Họ là ma quỷ, không hơn không kém! Khi thấy nhà Đức Chúa Trời đắc thế, họ quỳ “bịch” xuống trước mặt Đức Chúa Trời nhập thể, như thể họ là người đi theo Đức Chúa Trời. Nhưng khi nhìn thấy nhà Đức Chúa Trời bị Sa-tan bao vây tấn công và lên án, họ không còn phủ phục trước Đức Chúa Trời nữa. Thay vào đó, họ như một người đàn ông đội trời đạp đất, đầu gối dát vàng, làm sao có thể quỳ gối trước người khác? Họ sẽ chờ để đem ngươi ra làm trò cười. Họ nói chuyện với ngươi bằng giọng điệu và ngữ điệu to hơn, bắt đầu nói năng trịch thượng, không còn bình thường nữa, bộ dạng của quỷ nơi họ xuất hiện, biến đổi thật nhanh chóng. Các ngươi nói xem, khi nào thì những người này mới kính sợ Đức Chúa Trời? (Thưa, không bao giờ.) Đúng vậy, lời nói này quá chính xác. Những người này thuộc chủng loại của Sa-tan; họ sẽ không bao giờ kính sợ Đức Chúa Trời, bởi vì họ không tiếp nhận lẽ thật và thuộc về Sa-tan. Đây chính là thực chất bản tính của những kẻ thuộc về Sa-tan, là bộ mặt xấu xí của loại người địch lại Đấng Christ thuộc về Sa-tan này. Họ định bụng đem nhà Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời nhập thể ra làm trò cười mọi lúc mọi nơi, chuẩn bị, thu thập tư liệu để phủ nhận Đấng Christ và phủ nhận thực chất của Đức Chúa Trời mọi lúc mọi nơi, muốn quay ra giúp người ngoài và phản bội lợi ích của nhà Đức Chúa Trời mọi lúc mọi nơi. Càng là lúc nhà Đức Chúa Trời gặp chuyện thì càng là lúc kẻ địch lại Đấng Christ vui mừng và hạnh phúc nhất. Khi các anh chị em vẫn có thể thực hiện bổn phận một cách bình thường và mọi trật tự công tác trong nhà Đức Chúa Trời đều bình thường, trong lòng họ cảm thấy khó chịu và không vừa lòng, chỉ mong sao nhà Đức Chúa Trời nhanh chóng xảy ra chuyện, mong sao công tác của nhà Đức Chúa Trời không tiến triển thuận lợi mà gặp phải thất bại và trở ngại. Tóm lại, nếu hết thảy mọi việc đều tốt đẹp trong nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em có thể thực hiện bổn phận một cách bình thường và đều có thể làm việc theo các nguyên tắc lẽ thật, thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không vui lên được. Khi các anh chị em đều có thể nghe và thực hành theo lời Đức Chúa Trời, có thể tôn vinh Đức Chúa Trời và Đấng Christ là vĩ đại, có thể làm chứng và đề cao Đấng Christ, là lúc mà trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ thấy khó chịu nhất, là lúc mà họ chịu phán xét và giày vò nhất.

Kẻ địch lại Đấng Christ nghe ngóng đủ loại tin tức khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu trong một thời gian dài mà họ không nghe ngóng được xem công tác phúc âm của nhà Đức Chúa Trời đang được mở rộng như thế nào, các hạng mục công tác nghiệp vụ trong nhà Đức Chúa Trời đang tiến triển ra sao, liệu có thuận lợi hay không, liệu số lượng người ở nước ngoài có tăng lên hay không, liệu quy mô của hội thánh có được mở rộng hay không, liệu các quốc gia khác nhau có thành lập hội thánh hay không, hoặc nếu họ không thể nghe ngóng được xem có nhiều người có danh tiếng trong xã hội, người có chí hướng bước vào nhà Đức Chúa Trời hơn không, thì trong lòng họ cảm thấy việc tin Đức Chúa Trời nhập thể không có ý nghĩa và không thú vị. Họ không muốn để ý đến Đức Chúa Trời nhập thể nữa và thậm chí thấy giáo phái nào náo nhiệt và có thế lực lớn thì họ liền muốn đến giáo phái đó. Nếu thỉnh thoảng họ nghe ngóng được một số tin tức tốt lành về nhà Đức Chúa Trời, chẳng hạn như một vài băng hình về lời chứng của các anh chị em được chú ý trong một tổ chức nhân quyền nào đó và thu hút được sự coi trọng cực độ, thì trong lòng họ sẽ vui mừng, tràn đầy hy vọng và vui sướng. Chẳng hạn như, nếu Nhà Đức Chúa Trời được đoàn thể nổi tiếng nào đó chú ý và đưa tin thì trong lòng họ càng vui mừng và dậy sóng hơn: “Xem ra người bình thường này không hề đơn giản; xem ra ngài sắp thành công rồi!”. Nếu hội thánh may mắn được một nhân vật lớn hoặc thậm chí là một vị lãnh tụ nào đó nêu tên, vậy thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ càng dậy sóng hơn: “Trong cuộc đời này, mình đã đưa ra một lựa chọn lớn nhất và chuẩn xác nhất, chính là đi theo đức chúa trời toàn năng. Từ nay về sau, mình quyết định không bao giờ rời xa đức chúa trời toàn năng nữa, xem ngài như đức chúa trời mà đối đãi và tôn kính ngài trong lòng, bởi vì đức chúa trời được vị lãnh tụ kia tôn kính, họ tôn kính ngài thì mình cũng nên tôn kính ngài. Đức chúa trời này đã được các vị lãnh tụ nêu tên và công nhận, vậy mình còn có gì phải tiếc nuối khi tin và đi theo ngài? Không phải mình càng nên đi theo ngài đến cùng sao? Từ nay về sau, mình hạ quyết tâm không bao giờ nghĩ cách rời xa hội thánh của đức chúa trời toàn năng nữa. Mình nhất định phải biểu hiện cho tốt, chịu khổ nhiều hơn, trả giá nhiều hơn, làm chuyện gì cũng bàn bạc nhiều hơn với các anh chị em, bảo làm cái gì thì làm cái đó. Nói không chừng sau này, khi hội thánh mở rộng và có uy tín cao rồi, mình có thể làm một chức vụ cao nào đó và được nổi bật!”. Nghĩ đến đây, trong lòng họ cảm thấy đắc ý: “Mình đã lựa chọn quá tốt, quá chính xác rồi! Sao mình lại thông minh thế chứ! Lúc trước mình còn muốn rời đi – lúc đó mình thật ngốc và ngu muội biết bao! Khi đó mình còn trẻ, dễ bị kích động và dễ đưa ra những lựa chọn và phán đoán sai lầm. Bây giờ lớn tuổi rồi, mình vững vàng hơn và biết ẩn giấu, rốt cuộc cũng thấy được hy vọng. Rất may là mình đã không rời đi, không tin những tin đồn nhảm này và không bị chúng mê hoặc hay chi phối. Thật là nguy hiểm quá! Về sau mình cần phải cẩn thận hơn một chút. Xem ra người này không hề tầm thường, mình phải đối đãi với người này tốt một chút!”. Trong lúc kích động và bốc đồng, họ mua một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe và một số thứ đẹp đẽ để kính dâng lên, viết lên chúng rằng: “Kính dâng lên Đức Chúa Trời thân mến của con, với những thứ sau đây”. Họ ký tên phía dưới: “Đặc biệt kính dâng và trình lên bởi người nào đó vào ngày tháng năm này”. Đây là một lễ vật đặc biệt và rất quý giá, nhưng có ẩn ý, có câu chuyện đằng sau. Có phải các ngươi nghe rồi sẽ nói: “Vậy ra Ngài lý giải việc của lễ mà mọi người dâng lên Đức Chúa Trời thế này sao”? Không phải là Ta lý giải như vậy, không phải tất cả mọi người đều như vậy, cũng không phải tất cả những thứ đó đều có lai lịch như vậy. Nhưng không thể phủ nhận rằng đằng sau việc hiến dâng đồ vật, có vài người chịu ảnh hưởng và bị thúc đẩy bởi những ý định và bối cảnh như vậy. Lý giải này có khách quan không? (Thưa, khách quan.)

Khi kẻ địch lại Đấng Christ tính toán mọi sự việc trong đầu, thì chữ “lợi” đi đầu. Họ ích kỷ, đê tiện và có tính toán riêng trong mọi chuyện. Về tình hình tiến triển của các hạng mục công tác khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời, đa số những người mưu cầu lẽ thật, cũng như mỗi một tín đồ bình thường đều không mong muốn được biết, cũng không nghe ngóng, bởi vì nghe ngóng về những chuyện mang tính nghiệp vụ này không liên quan gì đến việc mưu cầu lẽ thật cả. Ngươi có biết thì cũng vô dụng, có biết cũng không có nghĩa là ngươi có được sự sống hay lẽ thật, ngươi không biết thì cũng không có nghĩa là vóc giạc của ngươi nhỏ bé. Những chuyện này không liên quan chút nào đến lẽ thật, không giúp ngươi hiểu lẽ thật hay đạt đến kính sợ Đức Chúa Trời được chút nào. Đây là mức độ mà người có lý trí có thể đạt đến. Tuy nhiên, kẻ địch lại Đấng Christ lại ngoan cố bám chặt vào những chuyện này, coi chúng là lẽ thật tối cao. Họ nghe ngóng và thu thập tin tức về những chuyện này. Thu thập được tin tức về những chuyện này rồi, chẳng những họ không giữ chúng cho riêng mình mà còn tuyên dương khắp nơi, họ cho rằng các anh chị em ai cũng hiếu kỳ về những chuyện này, thực ra thì có rất nhiều người không nguyện ý quan tâm đến những chuyện này. Bản thân Ta rất ít khi nghe ngóng về những chuyện này. Nếu tiếp xúc được với nhân viên có liên quan thì Ta sẽ tán gẫu một chút nhưng sẽ không đặc biệt tìm người để nghe ngóng về những chuyện này. Chỉ có một loại tình huống, đó là về việc một vài công tác rốt cuộc là làm như thế nào, tình hình công tác của các ngươi tiến triển ra sao, có vấn đề hay lỗ hổng nào không. Chỉ có loại tình huống như vậy thì Ta mới nghe ngóng, ngoài ra Ta tuyệt đối sẽ không vì hiếu kỳ hay quan tâm mà nghe ngóng về những chuyện này. Những tình huống Ta nghe ngóng chỉ có liên quan đến công tác chứ không liên quan đến nguồn gốc của tin tức hay lòng hiếu kỳ. Kẻ địch lại Đấng Christ không yêu thích lẽ thật, họ thích đi sâu nghiên cứu những chuyện này và có mục đích khi làm như vậy. Họ dùng những tình hình và hoàn cảnh bên ngoài, cho đến tình cảnh của hội thánh trong các thời kỳ, tình cảnh giữa các giáo phái, chủng tộc và nhóm dân tộc khác nhau để phán xét xem công tác mà Đức Chúa Trời làm là đúng hay sai, và phán xét chuyện Đấng Christ có phải là Đức Chúa Trời hay không. Họ là thứ gì vậy? Họ có tin Đức Chúa Trời không? Rõ ràng họ chính là kẻ chẳng tin. Cho dù ngươi thông công bao nhiêu lẽ thật, họ cũng không nghe thấy và không hiểu được. Bên ngoài có đánh giá gì về hội thánh, hội thánh có địa vị và tình cảnh gì ở các quốc gia khác nhau, những chuyện này thì họ nghe ngóng rất rõ ràng, hệt như một kẻ chẳng tin. Kẻ chẳng tin với ý đồ riêng sẽ có những biểu hiện này. Xung quanh ngươi có những người như vậy không? Có lẽ các ngươi không chú ý. Mỗi lần chúng ta nhóm họp và vạch trần đủ loại thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, thì chỉ lên án một phần trong số những người này. Sau khi bị vạch trần, đuôi cáo của họ sẽ cụp lại và không dám thò ra nữa. Nhất là lần này, sau khi thông công như vậy, thì có vài người sau này sẽ không dám nghe ngóng nữa. Ở bên ngoài họ không dám nghe ngóng, nhưng sau lưng thì vẫn nghe ngóng tin tức hành lang. Họ không nghe ngóng giữa các anh chị em mà bí mật nghe ngóng trên mạng. Mặt khác, họ còn muốn bằng mọi cách tìm xem người ngoại đạo, các giáo phái và các nước phương Tây đánh giá và nhận định gì về hội thánh của chúng ta, giống như phát điên vậy. Như vậy chẳng phải là thần kinh hơi không bình thường sao? Họ bị quỷ ám và không cưỡng lại được. Người không yêu thích lẽ thật và chán ghét lẽ thật thì ngang ngạnh.

Chúng ta vừa vạch trần chuyện kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận hội thánh và đối xử với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể tùy thuộc vào tình cảnh của hội thánh và tình hình mở rộng công tác của Đức Chúa Trời. Đây là một phương diện biểu hiện về cách kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với Đấng Christ tùy thuộc vào tâm trạng của họ. Những chuyện mà Ta vừa phán có xảy ra trong hội thánh không? Chúng có được coi là những chuyện nghiêm trọng không? Có đáng được nhắc tới không? (Thưa, đáng được nhắc tới.) Giá trị của việc thông công những chuyện này là gì? Có phải là sau khi nghe xong, có vài người không còn dám hỏi thăm về những tình hình này nữa, không còn dám hiếu kỳ về tình hình và tình cảnh của hội thánh nữa không? Chỉ có chút giá trị này thôi sao? (Thưa, không phải.) Vậy thì giá trị của việc vạch trần những chuyện này nằm ở đâu? Mọi người nên hiểu lẽ thật nào ở đây? Nếu hiện tại các ngươi chưa suy nghĩ xong thì có thể không phát biểu. Ta sẽ thông công với các ngươi lần nữa vào cuối buổi. Những chuyện này quá xa vời với các ngươi, cho nên các ngươi không thể nói được trong chốc lát, mà cần phải thu thập suy nghĩ trong đầu, trong lòng và sắp xếp lại ngôn ngữ; ngươi có thể không biết bắt đầu nói từ đâu hoặc có thể diễn đạt không rõ ràng lắm. Những thứ con người hiểu được quá ít, thật là đáng thương. Không thể nói hay giải thích rõ ràng về thực chất và ngọn nguồn của một sự việc chính là không nhìn thấu được sự tình.

Khi mọi người tin Đức Chúa Trời trên trời, dâng mình và thực hiện bổn phận cho Đức Chúa Trời, có thể nói rằng hội thánh, nhà Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời, đối với con người mà nói, cơ bản là cùng một khái niệm. Thực hiện bổn phận trong hội thánh chính là dâng mình cho Đức Chúa Trời; làm việc cho nhà Đức Chúa Trời chính là làm việc cho hội thánh, cũng là trung thành với Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự ủy thác của Ngài. Những chuyện này có thể nhập lại làm một mà nói và là cùng một khái niệm. Nhưng khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và trở thành một người bình thường, đối với hầu hết mọi người thì hội thánh, nhà Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời (tức là Đấng Christ) trở nên rất dễ dàng tách rời. Người ta cho rằng: “Làm việc cho hội thánh chính là làm việc cho nhà Đức Chúa Trời và cho Đức Chúa Trời; làm việc cho nhà Đức Chúa Trời là thực hiện bổn phận. Nhưng làm việc cho Đấng Christ thì có hơi khó nói. Đây chẳng phải có nghĩa là phục vụ một con người sao? Chẳng phải có nghĩa là làm việc cho một con người sao?”. Trong sâu thẳm nội tâm của rất nhiều người, rất khó để phân rõ và kết nối ba đối tượng này lại với nhau. Đối với hầu hết mọi người, khi họ thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, thì đối tượng họ nhắm đến về cơ bản có khái niệm thế này: Khi thực hiện bổn phận trong hội thánh, họ đang làm được bổn phận của mình cho đoàn thể là hội thánh này, cho danh xưng hội thánh này. Vậy thì ai được gọi là người đứng đầu hội thánh đây? Đương nhiên là Đức Chúa Trời trên trời, đây là điều không thể hoài nghi trong lòng mỗi một người. Làm việc cho nhà Đức Chúa Trời được hầu hết mọi người lý giải là làm việc cho danh xưng và tập thể các anh chị em này, đương nhiên là có thể được quy vào phạm trù thực hiện bổn phận; cũng là đang thực hiện bổn phận, đương nhiên đối tượng mà họ nhắm đến cũng là Đức Chúa Trời. Cho nên, trong lòng mọi người thì hội thánh, các anh chị em và nhà Đức Chúa Trời có thể được coi là tương đương nhau, tất cả đều phục vụ cho Đức Chúa Trời mơ hồ trên trời. Ngụ ý là gì? Đối với hầu hết mọi người, dù đang thực hiện bổn phận hay làm việc trong nhà Đức Chúa Trời, đối tượng mà họ nhắm đến là hội thánh – một tổ chức vô hình, là các anh chị em – một tập thể hữu hình, và đặc biệt là Đức Chúa Trời mơ hồ và căn bản không nhìn thấy được trên trời, đây là ba đối tượng mà họ nhắm đến khi thực hiện bổn phận. Về phần Đức Chúa Trời nhập thể, mọi người có thể xem Ngài là thành viên của hội thánh, hoặc là người thủ lĩnh tối cao của các anh chị em, và đương nhiên là có vài người cũng lý giải Đấng Christ thành người phát ngôn hoặc đại diện cho nhà Đức Chúa Trời. Cho nên, rất nhiều người có khái niệm rất mơ hồ về đối tượng mà họ nhắm đến khi thực hiện bổn phận trong hội thánh. Chẳng hạn như, nếu bảo một người làm chuyện gì đó hoặc cung ứng sự phục vụ cho các anh chị em, thì họ rất yên tâm thoải mái mà làm. Hoặc là nếu bảo họ làm chuyện gì đó cho hội thánh hay cho nhà Đức Chúa Trời, thì họ rất vui vẻ, cảm thấy đây là việc mà họ không thể thoái thác. Nhưng nếu Đấng Christ nhập thể căn dặn hoặc giao phó cho họ xử lý một chuyện tương tự, thì trong lòng họ sẽ cảm thấy chán nản: “Làm việc cho một con người sao? Tôi tin đức chúa trời không phải để làm việc cho con người; tôi đến để thực hiện bổn phận chứ không phải để hầu hạ người nào đó, tôi không ở đây để phục vụ hay đem sức lực phục vụ cho người nào đó!”. Có rất nhiều người đang thực hiện bổn phận trong hội thánh. Nếu ngươi bảo họ làm chút chuyện gì đó cho hội thánh, cho nhà Đức Chúa Trời hoặc các anh chị em, họ tràn đầy vui mừng mà tiếp nhận, họ cho rằng chuyện này là có căn cứ. Căn cứ nào vậy? “Tôi đón nhận từ đức chúa trời; đây là bổn phận và trách nhiệm của tôi”. Nhưng khi Đức Chúa Trời nhập thể bảo họ làm một chuyện gì đó, căn cứ lý luận “đón nhận từ Đức Chúa Trời” của họ biến mất, trong lòng họ trở nên rất không bằng lòng, không vui và không nguyện ý làm việc đó. Họ cảm thấy: “Nếu là làm việc cho hội thánh thì còn được, vì tôi là nhân viên công tác của hội thánh; nếu là làm việc cho các anh chị em thì cũng được, vì họ đều thuộc về nhà đức chúa trời, thuộc về đức chúa trời; nếu là làm việc cho nhà đức chúa trời, vì cái danh xưng ‘nhà đức chúa trời’ thiêng liêng, vĩ đại và cao quý như thế, nên làm việc cho nhà đức chúa trời là danh chính ngôn thuận, là vẻ vang, có tiếng lại có phần. Nhưng làm việc cho một người bình thường như ngài thì được coi là gì? Là thực hiện bổn phận sao? Danh bất chính, ngôn bất thuận, đây không phải là thực hiện bổn phận, cũng không phải là công tác, tôi nên đối đãi với chuyện này như thế nào đây?”. Họ gặp khó khăn và không biết phải cư xử như thế nào. Họ ngẫm nghĩ: “Đây không phải là công tác, cũng không phải là thực hiện bổn phận và càng không mang lại lợi ích gì cho các anh chị em. Nếu ngài bảo tôi làm thì tốt thôi, tôi sẽ chỉ làm một cách đơn giản, nhưng trong lòng tôi sẽ không thấy vui hay thoải mái. Chuyện này là danh bất chính, ngôn bất thuận! Ai sẽ nhớ hay biết những gì tôi làm cho ngài? Có thể được ai ưu ái không? Có thể được thưởng không? Có được xem là thực hiện bổn phận không? Có cần làm theo nguyên tắc lẽ thật không?”. Trong lòng họ không nguyện ý, cảm thấy chuyện này phiền toái và không cần thiết, giống như tiếp nhận một nhiệm vụ mà họ không nên tiếp nhận vậy. Họ cảm thấy khó xử và xử lý rất miễn cưỡng, đồng thời trong lòng vẫn luôn muốn được lợi ích nào đó, thậm chí ngoài miệng họ còn nói: “Tôi không nguyện ý làm việc này”, biểu hiện rất không tình nguyện. Ta nói rằng nếu ngươi không nguyện ý làm việc đó thì không cần phải làm. Ta không miễn cưỡng ai làm việc cho Ta. Nếu ngươi nguyện ý thì làm; nếu không thì Ta sẽ tìm người khác. Ai nguyện ý làm thì Ta tìm người đó. Chuyện này chẳng phải là đơn giản sao? Nhà Đức Chúa Trời có nhiều người đi theo như vậy, rất dễ tìm được và có thể tìm được một người vừa lòng đẹp ý và nguyện ý làm việc, không cần cứ phải tìm ngươi, chuyện này quá dễ dàng! Tìm một người nào đó trong nhà Đức Chúa Trời có nhân tính đáng tin cậy, thật thà và có năng lực làm việc, chuyện này có dễ hay không? (Thưa, dễ.) Mặc dù Ta chưa từng giao du riêng tư đặc biệt thân thiết hay có quan hệ đặc biệt tốt với ai, cũng như không có bất kỳ mối quan hệ cá nhân hay cảm tình đặc biệt nồng hậu nào, nhưng trong ba mươi năm này, tất cả mọi người trong Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng đều ăn uống và lắng nghe tất cả lời phán của Ta. Bất kể từ thực chất hay trong sâu thẳm nội tâm, ngoài mặt hay là ngoài miệng, những người này đều tin và đi theo Ta. Mặc dù Ta chưa trực tiếp ban cho bất kỳ ai lợi ích hay lời hứa đặc biệt nào, cũng chưa trực tiếp khen ngợi hay đề bạt ai, nhưng tất cả những ai đã đi theo Ta từ khi bắt đầu đến giờ đều đã ăn uống rất nhiều lời Đức Chúa Trời. Bất kể là hiểu một số lẽ thật hay là hiểu một số đạo lý làm người từ trong những lời Ta đã phán, chẳng phải là họ đã nhận được không ít sao? (Thưa, phải.) Xét từ điểm này, chẳng phải là Ta không nợ các ngươi bất cứ điều gì sao? Ta không nên phán lời này, nhưng hôm nay, ở đây Ta cần phải nói. Chẳng phải chính các ngươi mới là người nợ Ta sao? (Thưa, phải.) Nếu cá nhân Ta bảo bất kỳ ai trong số các ngươi làm chút chuyện gì đó thì các ngươi không nên không nguyện ý, phải không? (Thưa, chúng con nguyện ý.) Bất kể nhìn từ góc độ nào, khi Ta bảo các ngươi làm việc thì có cần phải dỗ dành hay xu nịnh các ngươi, có cần phải nói lời êm tai hay hứa hẹn với các ngươi không? (Thưa, không cần.) Nhưng có người lại không nguyện ý và nói: “Tại sao làm việc cho ngài lại không thú vị như thế chứ? Chẳng những không kiếm được lợi ích gì mà còn rất mệt mỏi và thật phiền phức!”. Các ngươi nghe xong lời này thì có tâm trạng gì? (Thưa, tức giận.) Nếu là một người dân bình thường không có ai trên thế giới này để mắt đến, được một vị quan lớn đến nhà thăm hỏi và giao phó họ làm chút việc, nói không chừng họ còn có thể tìm cách tâng bốc người này, không biết họ thấy vui mừng và vinh hạnh như thế nào, cả đời sẽ không quên được chút chuyện này. Nếu mọi người có thể đối đãi với những người có địa vị như vậy, tại sao họ không thể như vậy với Đấng Christ? Tại sao họ làm không được? Tại sao vậy? (Thưa, bởi vì thiên tính của con người là đối địch với Đức Chúa Trời.) Đúng vậy; chuyện này chỉ có thể minh chứng cho điều này thôi. Con người có thể tương hợp với một Sa-tan có địa vị, nhưng đối với Đấng Christ thì họ xem thường, chống đối, không tiếp nhận, phủ nhận và vứt bỏ Ngài từ trong lòng. Nếu bảo họ phủ phục quỳ lạy một con quỷ, thì họ sẽ cam tâm tình nguyện mà quỳ, còn đối với con người bình thường như Đấng Christ, Đấng mà họ đã nhận được rất nhiều từ Ngài, thì họ lại cảm thấy không cam lòng đứng ngang hàng với Ngài để nói chuyện hay chung sống cùng. Họ là thứ gì vậy? Họ thuộc về ma quỷ chứ không phải con người. Sau đó, Ta lại tìm người khác để làm việc, người này cũng được. Người truyền lời nói: “Người làm việc lần này thực sự rất vui, họ rất nguyện ý làm việc cho Đức Chúa Trời”. Ta nói: “Nếu họ nguyện ý thì tốt thôi, nhưng làm chút chuyện nhỏ đó thì có là gì đâu, đây là chuyện đương nhiên mà, không cần phải truyền lời đến đây để đích thân tuyên bố đâu”. Các ngươi nói xem, lời nhắn này thế nào? Nghe xong thì các ngươi có cảm nhận thế nào? Có thấy lòng nguội lạnh không? (Thưa, có.) Tại sao thấy lòng nguội lạnh? (Thưa, đây là chuyện con người nên làm, nhưng họ vẫn muốn lấy lòng Đức Chúa Trời, như thể làm việc cho Đức Chúa Trời là đã nể mặt Ngài lắm rồi vậy.) Vậy, người nói ra lời này là loại người gì? Nhân cách thế nào? (Thưa, họ có nhân cách thấp kém và không có lương tâm.) Họ chính là không có nhân tính.

Có vài người vừa nói đến ân điển và phước lành của Đức Chúa Trời, nói đến việc Đức Chúa Trời cung ứng cho con người, thì lòng họ vô cùng cảm động và không ngừng tạ ơn Đức Chúa Trời: “Đức chúa trời rất yêu thương con người!”. Họ đang vô cùng kích động! Mỗi khi nhắc đến những chủ đề này, những người này đều rơm rớm nước mắt, họ dậy sóng trong lòng và hạ quyết tâm, nhất định phải dâng mình cho Đức Chúa Trời thật tốt. Nhưng khi thật sự bảo họ làm chút chuyện gì đó cho Đức Chúa Trời nhập thể, Đấng thấy được và rờ được này, thì họ cảm thấy vô cùng nhục nhã và không cam tâm tình nguyện. Chuyện gì đang xảy ra vậy? (Thưa, họ tin Đức Chúa Trời mơ hồ chứ không tin Đức Chúa Trời nhập thể. Họ xem Đức Chúa Trời mơ hồ trên trời là cao quý, nhưng lại xem Đức Chúa Trời nhập thể là tầm thường.) Ta nghe nói rằng có người rất nguyện ý đánh giày, giặt tất và thậm chí là giặt quần áo cho các anh chị em, nhưng khi được bảo làm chút chuyện cho Đấng Christ thì họ lại không nguyện ý. Những người bên cạnh đều thấy không vừa mắt nên nói: “Người này bị sao vậy? Họ thà làm việc cho các anh chị em chứ không nguyện ý làm việc cho Đấng Christ. Đây là loại người gì vậy?”. Có vài người, khi Ta dặn dò họ làm một chuyện gì đó, bảo họ làm việc dựa theo các nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời và các quy định của hội thánh, họ nghe xong thì lại không coi ra gì. Họ nói: “Ngài đang nói cái gì vậy? Tôi phải hỏi các anh chị em một chút, phải suy xét cho họ để đa số các anh chị em đều được lợi”. Chẳng hạn như, Ta bảo một vài người phụ trách trồng cây ăn quả và bảo họ đi chợ xem loại cây ăn quả nào phù hợp để trồng ở vùng này. Một mặt, chúng phải thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, mặt khác, chúng ta nên nhìn xem những loại hoa quả nào được người dân địa phương cho là có giá trị dinh dưỡng cao và chọn trồng loại đó với số lượng vừa phải. Sau khi Ta phán xong, những người nghe Ta nên làm như thế nào? (Thưa, họ nên khẩn trương thực hiện.) Thực hiện như thế nào? (Thưa, tra cứu tài liệu liên quan, hỏi những người hiểu biết, hỏi thăm một số chi tiết rồi thực hiện.) Thực hiện như thế chính là thực hiện theo lời Ta phán, một là dựa theo khí hậu địa phương, ngoài ra cũng nhìn xem loại hoa quả nào có giá trị dinh dưỡng. Các ngươi nói xem, Ta suy xét có chu toàn hay không, có thực tế hay không? Nhưng những người nghe xong lời phán của Ta đã thực hiện như thế nào? Họ bảo toàn thể các anh chị em trong hội thánh địa phương phát biểu ý kiến, hỏi mọi người thích ăn hoa quả gì, thống kê một lượt những loại hoa quả mà mọi người thích ăn rồi gieo trồng theo số lượng và tỉ lệ đó. Họ thực hiện như vậy đấy. Họ trưng cầu ý kiến của các anh chị em, coi tập thể này, danh xưng này là tối cao trong lòng mình. Phục vụ cho các anh chị em là tôn chỉ và mục tiêu thực hiện bổn phận của họ. Họ cho rằng phục vụ các anh chị em là phục vụ nhà Đức Chúa Trời và phục vụ nhà Đức Chúa Trời là phục vụ các anh chị em. Nếu các anh chị em vui vẻ và hài lòng thì Đức Chúa Trời cũng vui vẻ và hài lòng. Các anh chị em là những người đại diện toàn quyền của Đức Chúa Trời, là biểu tượng của lẽ thật và là người phát ngôn của Đức Chúa Trời. Các anh chị em có tiếng nói quyết định, là trụ cột vững chắc trong nhà Đức Chúa Trời. Cho nên, bất kể làm chuyện gì thì cũng không thể tách rời khỏi danh xưng và tập thể các anh chị em này. Đối với bất kỳ ai làm việc hoặc thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em là đối tượng phục vụ duy nhất của họ. Họ thực hiện như vậy đấy; còn Ta phán thì không tính. Cho dù Ta có phán cặn kẽ đến đâu thì đối với họ, chúng cũng chỉ là những đạo lý và khẩu hiệu rỗng tuếch. Họ cho rằng việc cho các anh chị em phát biểu đầy đủ ý kiến, cho họ đầy đủ quyền phát biểu và quyết định cũng như thực hành dân chủ trong nhà Đức Chúa Trời là lẽ thật cao nhất. Dù Ta có phán thế nào thì họ vẫn nhìn nhận rằng: “Ngài chỉ nói suông và làm qua loa cho xong chuyện mà thôi, còn lại là việc của các anh chị em, chẳng liên quan đến ngài nữa, ngài có thể đứng sang một bên rồi! Chúng con ăn gì uống gì không liên quan đến ngài; ngài chỉ bỏ tiền ra là xong chuyện rồi. Việc chúng con có thức ăn và đồ uống là lẽ thật tối thượng. Phục vụ nhà đức chúa trời, phục vụ các anh chị em, làm các anh chị em vui vẻ, để họ được hưởng đầy đủ nhân quyền và tự do, đây là lẽ thật tối thượng”. Đây là loại người gì? Đây chẳng phải là chuyện mà kẻ địch lại Đấng Christ sẽ làm sao? Biểu hiện thứ nhất của việc kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét lẽ thật chính là lên án và phủ nhận lẽ thật; sau đó, họ tìm ra một loạt lý luận và khẩu hiệu khác mà họ cho là khả thi và có thể trụ vững để thực hiện, công khai làm trái lẽ thật, công khai lên án và vứt bỏ Đấng Christ. Chính từ chút chuyện nhỏ này mà họ bị tỏ lộ. Họ có phải là những người tiếp nhận lẽ thật không? (Thưa, không phải.)

Ta thường nghe được có vài người nói: “Ôi, nhìn các anh chị em tức giận thế nào kìa”; hoặc “Ôi, nhìn các anh chị em vui vẻ thế nào kìa”; hoặc: “Ôi, hãy nhìn xem, các anh chị em bị đả kích thế nào kìa, họ đang thực sự khó chịu đấy”. Tại sao địa vị của các anh chị em trong lòng họ lại cao như vậy? Tại sao người này lại yêu thương các anh chị em đến vậy? Có thể yêu thương nhiều người như vậy thì lòng dạ của họ phải rộng lớn đến mức nào? Vậy được rồi, Ta nói câu nào thì ngươi hãy chiếu theo đó mà làm, ngươi có thể dung nạp được nhiều người như vậy, thì thêm một người như Ta cũng không thành vấn đề phải không, hẳn là ngươi có thể dung nạp được Ta đúng không? Hoàn toàn ngược lại, họ không thể dung nạp được những lời Ta phán, cũng không thể dung nạp một người như Ta. Họ có thể dung nạp tất cả các anh chị em và mọi người trong hội thánh, nhưng không thể dung nạp Đấng Christ. Họ là thứ gì vậy? Có phải là con người không? Người như vậy có xứng đáng làm người đi theo của Đấng Christ không? (Thưa, không xứng.) Vậy thì chúng ta nên xác định tính chất của họ như thế nào? (Thưa, họ là ma quỷ, là kẻ địch lại Đấng Christ.) Có phải là họ đang hiểu sai về chuyện bầu cử dân chủ trong nhà Đức Chúa Trời không? Nhà Đức Chúa Trời làm chuyện gì cũng để các anh chị em tham dự, phát biểu ý kiến, bầu chọn, cách chức các lãnh đạo và để các anh chị em quyết định – có phải họ nghĩ rằng các anh chị em là tối cao trong nhà Đức Chúa Trời không? Đây chẳng phải là hiểu sai về bầu cử dân chủ trong nhà Đức Chúa Trời rồi sao? Nguyên tắc bầu cử dân chủ là gì? Để các anh chị em bầu cử dân chủ có nghĩa là để họ có tiếng nói quyết định hay sao? Có nghĩa là để tâm tính bại hoại của con người có tiếng nói quyết định hay sao? Có nghĩa là để ma quỷ và Sa-tan nắm quyền hay sao? Không phải, nó có nghĩa là để lẽ thật mà các anh chị em hiểu trong lòng nắm quyền, chứ không phải để chính các anh chị em, những con người tự nhiên và bại hoại này nắm quyền, cũng không phải để huyết khí nắm quyền, không để quan niệm của con người nắm quyền, không để sự phản nghịch và chống đối của con người nắm quyền, và không để tâm tính tà ác của con người nắm quyền – mà là để lẽ thật nắm quyền. Có vài người nói: “Tại sao có những cuộc bầu cử trong hội thánh vẫn có thể bầu ra kẻ địch lại Đấng Christ, hoặc tại sao các lãnh đạo và đồng sự trong hội thánh vẫn có thể đưa ra những quyết sách sai lầm?”. Đó là vì vóc giạc của con người quá nhỏ; họ không hiểu lẽ thật và không thể phân định con người. Nhưng nguyên tắc bầu cử của hội thánh được quy định dựa theo các nguyên tắc lẽ thật, và có lẽ thật. Vậy, kẻ địch lại Đấng Christ này – những kẻ không có hiểu biết thuộc linh – họ đã ngộ nhận điều gì? Họ nghĩ rằng trong nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em được tôn là vĩ đại, được đề cao, danh xưng và tập thể các anh chị em này được coi là tôn quý trong mắt Đức Chúa Trời. Nhưng trên thực tế thì các anh chị em có tôn quý không? Họ có lẽ thật không? Đa số các anh chị em đều không có thực tế lẽ thật, làm việc cũng không có nguyên tắc gì và còn có thể làm xáo trộn các hạng mục công tác trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu không có Bề trên can thiệp, sửa chữa và giải quyết kịp thời các vấn đề, thì liệu các anh chị em này có thể làm tốt bổn phận không? Chẳng những họ không thể làm tốt bổn phận mà còn có thể làm rất nhiều chuyện gây nhiễu loạn và gián đoạn. Những người này có lẽ thật không? Họ có xứng đáng được tôn là vĩ đại không? Họ không xứng đáng. Vậy thì tại sao kẻ địch lại Đấng Christ vẫn có thể làm như vậy? Đây là thiên tính của họ. Họ chỉ tìm một cái cớ để phủ nhận lẽ thật và lên án Đấng Christ – chẳng phải đây là thiên tính sao? Họ có bản tính của Sa-tan và không kìm được bản thân!

Trọng tâm của buổi thông công hôm nay là về cách kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng. Mỗi một hạng mục mà chúng ta thông công đều liên quan đến tâm trạng của kẻ địch lại Đấng Christ. Nhìn bề ngoài thì là như vậy, nhưng trên thực tế, tâm trạng này do đâu mà đến? Là do tâm tính bại hoại và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ quyết định. Do có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ nên kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh đủ loại tư tưởng, và dưới sự chi phối của đủ loại tư tưởng này, họ nảy sinh đủ loại quan niệm, quan điểm, góc độ và lập trường, từ đó nảy sinh đủ loại tâm trạng. Sau khi nảy sinh đủ loại tâm trạng này, kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận Đức Chúa Trời trên trời và Đức Chúa Trời trên mặt đất – Đấng Christ, bằng đủ loại phương thức, phương pháp và thái độ. Xét từ những phương thức, phương pháp và thái độ này, đủ chứng tỏ rằng thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ là chán ghét và thù hằn lẽ thật, là phủ nhận và lên án Đấng Christ. Mỗi khi gặp phải chuyện liên quan đến lẽ thật, đến thực chất và thân phận của Đức Chúa Trời nhập thể, họ đều rất tự giác đứng về phía đối lập với Đức Chúa Trời, giữ vai trò như kẻ thù của Ngài. Khi không có chuyện gì xảy ra, miệng họ gào thét danh của Đức Chúa Trời, thậm chí còn thường xuyên xưng hô “Thưa đức chúa trời, đức chúa trời của con”. Họ nói chuyện gì cũng phải bắt đầu bằng một danh xưng: “Thưa đức chúa trời, ngài nhìn xem”, “Thưa đức chúa trời, ngài có biết không”, “Thưa đức chúa trời, ngài hãy nghe con nói”, “Thưa đức chúa trời, con có một điều cần tìm kiếm”, “Thưa đức chúa trời, chuyện là như vầy”, v.v.. Trong khi xưng “Thưa đức chúa trời”, trong lòng họ đầy quan niệm, sự căm thù và cũng đầy sự khinh bỉ đối với Đấng Christ. Khi hội thánh, nhà Đức Chúa Trời và Đấng Christ gặp phải đủ loại hoàn cảnh và tình cảnh, thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với Đấng Christ và Đức Chúa Trời liên tục biến đổi, phát sinh những sự biến đổi khác nhau. Khi Đấng Christ đưa ra yêu cầu đối với họ với vẻ mặt ôn hòa, thái độ của họ có vẻ rất dịu dàng và ngoan ngoãn; khi Đấng Christ nghiêm khắc với họ và tỉa sửa họ, thái độ của họ đối với Đấng Christ là ác cảm, căm ghét, khinh bỉ, thậm chí là lánh xa và vứt bỏ Ngài. Khi Đấng Christ nói rõ là ban cho lời hứa, để họ có thể có được phần thưởng và phước lành, thì họ thầm vui mừng trong lòng, thậm chí còn nịnh nọt, xu nịnh, tâng bốc Ngài, không tiếc hy sinh tôn nghiêm và nhân cách của mình để đổi lấy những lợi ích này. Nhưng bất kể họ có thái độ như thế nào, thì họ cũng không bao giờ có sự tiếp nhận và đức tin chân thực với Đấng Christ, càng không bao giờ có sự thuận phục chân thực đối với Ngài. Thái độ của họ đối với Đấng Christ mãi mãi là thái độ lánh xa, lên án, xem chừng và vứt bỏ Ngài từ sâu thẳm nội tâm. Cho dù họ ở đâu, tâm trạng thế nào thì thực chất của họ là bất biến. Mặc dù thỉnh thoảng họ có nảy sinh một số thay đổi hoặc hồi chuyển bất ngờ thì cũng chỉ là tạm thời. Nguyên nhân cuối cùng là do thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ là đối địch với Đấng Christ, cho nên họ sẽ không bao giờ thật lòng tiếp nhận người bình thường này là Chúa của họ, là Đức Chúa Trời của họ.

Về cơ bản, mấy phương diện về cách kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng đã được thông công xong rồi. Cuối cùng vẫn còn một vấn đề, chính là những gì vừa nãy Ta đã hỏi các ngươi, giá trị của việc vạch trần những chuyện này là gì và lẽ thật mà mọi người nên hiểu là gì? Giá trị của việc vạch trần những chuyện này có thể được nói đơn giản từ hai phương diện. Phương diện thứ nhất, vạch trần thực chất bên trong thái độ chân thực của con người đối với Đức Chúa Trời rốt cuộc là gì, để từ đó con người có thể nhận biết mọi biểu hiện bại hoại của nhân loại, điều này có lợi cho việc nhận biết bản thân và nhận biết tâm tính bại hoại của mọi người. Phương diện thứ hai là để mọi người biết rốt cuộc nên có thái độ gì khi đối xử với Đức Chúa Trời. Ngươi cho rằng mình đối xử với Đức Chúa Trời như vậy là đã xem Ngài như Đức Chúa Trời rồi, nhưng trên thực tế, trong đây còn có rất nhiều uế tạp và nhiều thứ thuộc về Sa-tan – đây là những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, những thứ mà Đức Chúa Trời không thừa nhận, cũng không tiếp nhận. Đây là uế tạp cần phải được làm cho tinh sạch. Ở đây tồn tại cả giá trị tích cực và tiêu cực: Ít nhất, xét từ phương diện tiêu cực, nó cho ngươi biết rằng những thứ này là tiêu cực và thuộc về biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ. Còn tích cực thì là cho ngươi biết rằng Đức Chúa Trời không yêu thích những thứ này, Ngài không tiếp nhận cách tiếp cận như vậy của ngươi. Ngụ ý chính là, dù con người cho rằng cách đối xử của họ với Đức Chúa Trời có đúng, có tốt, có phù hợp với lô-gích hay phù hợp với tình người đến đâu, thì Đức Chúa Trời cũng không thừa nhận. Nếu Đức Chúa Trời không thừa nhận thì ngươi nên làm gì? Nếu ngươi nói: “Tôi sẽ làm như vậy, tôi cho rằng làm như vậy là tốt và tôi sẽ kiên trì; bất kể ngài có thừa nhận hay không, tôi chính trực như vậy đấy”, thì có được không? (Thưa, không được.) Nếu là tiếp cận chuyện gì khác thì chúng ta sẽ không bàn đến việc thái độ này có đúng hay không; nhưng đây là đối xử với Đức Chúa Trời, ngươi làm như vậy là rất nguy hiểm, ngươi nên quay đầu đi. Con người nên có thái độ gì đối với những chuyện mà Đức Chúa Trời không thể tiếp nhận? Thái độ duy nhất mà con người nên có chính là tiếp nhận hết thảy mọi sự đến từ Đức Chúa Trời; dù cho trong mắt họ, chuyện đó là tốt hay xấu, là lời phán dễ nghe hay chối tai, khó nghe, thì họ cũng nên tiếp nhận và thuận phục vô điều kiện, xem đó là lẽ thật để thay đổi và làm tinh sạch bản thân. Giá trị của việc vạch trần những chuyện này là gì? Chẳng phải đã được nói hết cả từ phương diện tiêu cực lẫn tích cực, cả mặt tốt và mặt trái rồi sao? Vậy thì lẽ thật mà mọi người nên hiểu là gì? (Thưa, Đức Chúa Trời là lẽ thật, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Dù Ngài trở nên xác thịt hay xuất hiện và phán lời dưới bất kỳ phương thức nào, thì những lời Ngài phán đều là lẽ thật, chúng ta nên thuận phục và tiếp nhận vô điều kiện.) Có phải mọi người nên nói amen với lời nói này không? (Amen.) Ta cũng nói amen với lời này; tiếp nhận và thuận phục vô điều kiện, đây là lẽ thật. Bất kể Đức Chúa Trời xuất hiện và sống giữa con người dưới hình thức hay phương thức nào, bất kể Đức Chúa Trời tồn tại dưới hình thức nào, thì Đức Chúa Trời mãi mãi là Đức Chúa Trời. Đây là lẽ thật và là lẽ thật mà mọi người nên hiểu nhất. Tiếp theo, thái độ mà một loài thọ tạo nên có đối với Đức Chúa Trời là thái độ thuận phục vô điều kiện. Ngoài ra, còn có một điểm mà mọi người không hiểu: Tại sao con người lại đi theo Đức Chúa Trời? Là để giải sầu sao? Để cho trí óc được phong phú và giải quyết sự trống rỗng của tinh thần sao? Là để giải quyết vận mệnh về sau của họ sao? Là để được thanh lọc sao? Hay là để vào học đại học lẽ thật sao? Mọi người đi theo Đức Chúa Trời là để giải quyết chuyện gì? Chuyện này thì mọi người cần biết. (Thưa, để giải quyết tâm tính bại hoại của mình.) Đúng vậy. Mọi người đi theo Đức Chúa Trời để giải quyết tâm tính bại hoại. Con người có thể tự mình giải quyết tâm tính bại hoại không? Người có danh tiếng, có tri thức, có văn hóa liệu có thể giải quyết được không? Có ai giữa nhân loại có thể đi ra giải quyết vấn đề này không? (Thưa, không ai có thể giải quyết được.) Hôm nay Đức Chúa Trời đến chính là để giải quyết vấn đề này; chỉ có Đức Chúa Trời nhập thể, chỉ có chính Đức Chúa Trời mới có thể giải quyết vấn đề này. Tại sao Đấng Christ nhập thể trông bề ngoài giống như con người nhưng lại có thể giải quyết vấn đề này? Con người có ngôn ngữ, có tư duy, có suy nghĩ, vậy tại sao họ không giải quyết được vấn đề này? Sự khác biệt nằm ở đâu? (Thưa, Đức Chúa Trời là lẽ thật, đường đi và sự sống; con người không có lẽ thật.) Đức Chúa Trời là lẽ thật, đường đi và sự sống. Chỉ khi tiếp nhận sự thật này và tiếp nhận toàn bộ xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể thì tâm tính bại hoại của con người mới có thể được giải quyết. Ngụ ý là mọi người đến trước Đức Chúa Trời để giải quyết tâm tính bại hoại của mình, cũng có nghĩa là đến trước Đức Chúa Trời để nhận được lẽ thật. Có được lẽ thật thì tâm tính bại hoại của con người mới có thể được giải quyết. Không có được lẽ thật thì ngươi giải quyết thế nào? Đạo lý có thể giải quyết được tâm tính bại hoại không? Tri thức có thể giải quyết được tâm tính bại hoại không? Quan niệm và tưởng tượng có thể giải quyết được tâm tính bại hoại không? Không giải quyết được. Chỉ có Đức Chúa Trời nhập thể thực tế mới có thể giúp ngươi giải quyết. Cho nên, ngươi sùng bái bất kỳ danh nhân, vĩ nhân hay cao nhân nào thì cũng vô ích; họ đều không thể giải quyết những khó khăn thực tế của ngươi, cũng không cứu được ngươi. Mặt khác, ngươi học bất kỳ môn học, nghiệp vụ hoặc tri thức nào cũng đều không thể giải quyết được những khó khăn hoặc vấn đề thực tế của ngươi. Nếu ngươi nói: “Tôi chỉ xem thường con người bình thường này thôi”, vậy thì quan điểm của ngươi cần phải thay đổi. Sự thật chính là như vậy; Đức Chúa Trời sẽ làm như vậy. Nếu muốn tiếp nhận Đức Chúa Trời là sự sống của mình, thì ngươi nên tiếp nhận mỗi một câu mà Đức Chúa Trời phán và mỗi một việc mà Ngài làm. Nếu thừa nhận Đức Chúa Trời là lẽ thật, vậy thì ngươi nên tin và thừa nhận Đức Chúa Trời, bất kể Ngài tồn tại hay xuất hiện dưới phương thức và hình thức nào, Ngài đều là lẽ thật. Đây là sự thật không hơn không kém và là sự thật tuyệt đối. Sau khi thừa nhận sự thật này, ngươi nên đối xử với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, đối xử với con người bình thường này với thái độ như thế nào? Ở đây có lẽ thật cần được tìm kiếm.

Vạch trần những biểu hiện về cách kẻ địch lại Đấng Christ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng, lẽ thật đằng sau mà mọi người nên hiểu là gì? Các ngươi hãy tổng kết ra mấy điều để chúng được rõ ràng và ngươi cũng hiểu rõ về lẽ thật này. (Thưa, chúng con tổng kết được bốn điều: Điều thứ nhất, Đức Chúa Trời mãi mãi là Đức Chúa Trời, và đây là lẽ thật. Điều thứ hai, thái độ mà loài thọ tạo nên có đối với Đức Chúa Trời là thuận phục vô điều kiện. Điều thứ ba, Đức Chúa Trời là lẽ thật, đường đi và sự sống, chỉ khi tiếp nhận sự thật này và tiếp nhận toàn bộ xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể thì tâm tính bại hoại của con người mới có thể được giải quyết. Điều thứ tư, nếu con người thừa nhận Đức Chúa Trời là lẽ thật, thì họ nên tin và thừa nhận Đức Chúa Trời, bất kể Ngài tồn tại hay xuất hiện dưới phương thức và hình thức nào, Ngài đều là lẽ thật, đây là sự thật không hơn không kém.) Bốn điều này có then chốt không? (Thưa, then chốt.) Thực ra, về mặt đạo lý, mọi người đều biết mỗi một điều này, nhưng khi gặp chuyện mọi người đều không rõ những nguyên tắc lẽ thật nào có liên quan đến cách đối xử với Đấng Christ. Họ không biết thực hành như thế nào và những lẽ thật mà họ hiểu trước đây đều biến thành những đạo lý không thể vận dụng được. Chuyện này đủ để chứng minh rằng, cho dù mọi người có hiểu bao nhiêu đạo lý thì cũng vô ích; không hiểu lẽ thật thì sẽ không giải quyết được vấn đề.

Ngày 20 tháng 6 năm 2020

Trước: Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 2)

Tiếp theo: Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 4)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger