Mục 10. Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời (Phần 2)
Hôm nay, chúng ta tiếp tục thông công về mục thứ mười trong các loại biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Lần trước, chúng ta đã thông công một phần cụ thể về phương diện xem thường lẽ thật này, trước tiên hãy nhìn lại một chút. Lần trước, các ngươi giải thích như thế nào về việc “xem thường”? (Thưa, chúng con đã giải thích đó là không xem lẽ thật ra gì, xem nhẹ, khinh thường, còn có khinh mạn và không thèm ngó ngàng đến lẽ thật.) Đối với từ này, các ngươi đã dùng những lời thực tế để giải thích rõ ràng thực chất của nó chưa? (Thưa, những gì chúng con giải thích chỉ là từ đồng nghĩa của xem thường, chỉ ở trên bề mặt và cũng không nói rõ được các chi tiết của việc xem thường lẽ thật, cũng như thái độ và biểu hiện của chúng con đối với lẽ thật. Chúng con không giải thích được mặt thực chất của việc này.) Các ngươi giải thích như thế thì thuộc về tính chất gì? Thuộc về phạm trù nào? (Thưa, câu chữ và đạo lý.) Còn gì nữa không? Có thuộc về kiến thức không? (Thưa, có.) Kiến thức này làm sao có được? Kiến thức này có được từ trường học, từ thầy cô, cũng như từ điển và sách vở. Vậy, sự khác biệt giữa lời giải thích của Ta và của các ngươi là gì? (Thưa, Đức Chúa Trời thông công về thái độ của mỗi người đối với lẽ thật, chính là từ sâu thẳm nội tâm, mọi người chống đối, có ác cảm, ghê tởm và không tiếp nhận lẽ thật, thậm chí họ còn tiến hành lên án, xét đoán một cách ác ý và phỉ báng lẽ thật. Đức Chúa Trời giải thích từ trong thực chất thái độ của con người đối với lẽ thật.) Ta giải thích thực chất của từ “xem thường” này từ góc độ của các hành vi, cách làm, thái độ và quan điểm mang đủ loại tính thực chất khác nhau. Rốt cuộc thì lời giải thích nào là lẽ thật? (Thưa, lời giải thích của Đức Chúa Trời là lẽ thật.) Vậy lời giải thích của các ngươi thiếu ở đâu? (Thưa, chúng con không hiểu lẽ thật, chỉ nhìn bề ngoài của sự việc mà giải thích nó theo nghĩa đen, dựa vào kiến thức và đạo lý mà nhìn nhận vấn đề.) Các ngươi giải thích từ này dựa trên kiến thức đã nắm được và dựa theo nghĩa đen mà các ngươi đã hiểu, nhưng các ngươi không hề biết cụm từ này có liên hệ gì đến thực chất bản tính và tâm tính bại hoại của con người. Đây chính là sự khác biệt giữa lẽ thật với kiến thức và đạo lý. Các ngươi có phải cũng thường dùng phương thức và góc độ này khi đọc lời Đức Chúa Trời và thông công về lẽ thật không? (Thưa, phải.) Như vậy cũng khó trách đa số mọi người dù có đọc và xem lời Đức Chúa Trời như thế nào đi chăng nữa, thì cũng không hiểu được lẽ thật bên trong rốt cuộc là gì. Cho nên, rất nhiều người đã tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm mà không hiểu thực tế lẽ thật và không bước vào thực tế lẽ thật được. Đây chính là lý do tại sao luôn có lời nói rằng: “Con người không hiểu lẽ thật và không có năng lực lĩnh hội lẽ thật”.
Chúng ta sẽ tiếp tục thông công về mục thứ mười trong những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Lần nhóm họp trước, chúng ta đã chia việc xem thường lẽ thật thành ba điều. Ba điều đó là gì? (Thưa, điều thứ nhất, xem thường thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời; thứ hai, xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể; thứ ba, xem thường lời Đức Chúa Trời.) Từ ba điều này, chúng ta hãy mổ xẻ chủ đề “kẻ địch lại Đấng Christ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời”. Lần trước, về cơ bản, chúng ta đã thông công gần xong về điều đầu tiên, nhưng không thông công quá chi tiết về sự thánh khiết và độc nhất của thực chất Đức Chúa Trời. Làm như vậy là để cho các ngươi có một chút không gian nghiền ngẫm, và để các ngươi thông công cụ thể hơn dựa trên hai nội dung về sự công chính và toàn năng của Đức Chúa Trời mà Ta đã thông công. Hôm nay, chúng ta sẽ thông công về điều thứ hai, cách mà kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, để mổ xẻ chủ đề về cách mà “kẻ địch lại Đấng Christ xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời”.
II. Xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể
Cách nhìn và quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ cũng như mối quan hệ của họ với Đức Chúa Trời nhập thể, tức là với Đấng Christ, cũng có một số biểu hiện cụ thể và một số bộc lộ mang tính thực chất cụ thể. Nếu chúng ta chỉ thông công về một số biểu hiện cụ thể của mọi người hoặc những cách làm cụ thể của một số người nào đó trên bề mặt, các ngươi nghe có thể thấy các đường nét không rõ ràng lắm. Chúng ta vẫn nên chia nó thành nhiều tiểu mục, để từ những tiểu mục này, chúng ta nhận biết kẻ địch lại Đấng Christ rốt cuộc là có thái độ thế nào đối với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, cũng như chứng thực và mổ xẻ cách mà kẻ địch lại Đấng Christ xem thường lẽ thật. Tiểu mục thứ nhất là nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình; tiểu mục thứ hai là nghiên cứu và phân tích với sự hiếu kỳ; tiểu mục thứ ba là cách họ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng; tiểu mục thứ tư là chỉ nghe những gì Đấng Christ phán, chứ không phục, cũng không thuận theo. Khi xem xét câu nói của từng tiểu mục này, cũng như các quan điểm và biểu hiện mà các ngươi có thể hiểu được từ nghĩa đen của chúng, thì mỗi một tiểu mục này có tích cực không? Có tiểu mục nào khẳng định hoặc tích cực hơn không? “Khẳng định” và “tích cực” này có nghĩa là gì? Ít nhất là có nhân tính và lý trí. Không cần phải lên đến mức độ có sự thuận phục hay có thái độ và lập trường mà một loài thọ tạo nên có. Chỉ dùng lý trí của nhân tính để đánh giá, thì tiểu mục nào có thể đạt đến điều đó không?
Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào tiểu mục thứ nhất: nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình. Ba cụm từ này có được tính là khen ngợi, tích cực hay khẳng định trong ngôn ngữ của nhân loại không? (Thưa, không tính.) Thông thường, ba cụm từ này miêu tả ngôn ngữ và hành vi của loại người nào? (Thưa, người giả dối, hán gian, tiểu nhân, kẻ nịnh hót.) Hán gian, tiểu nhân và kẻ phản bội là loại người gắn với sự giả dối, đê tiện và tà ác. Trong mắt những người khác, những chuyện mà loại người này làm đa số là những hành vi bỉ ổi, đê tiện, không chân thành với mọi người và tâm địa không lương thiện. Họ thường hay nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình, xu nịnh và tâng bốc những người quyền quý hoặc có địa vị. Trong mắt mọi người, loại người này bị xem thường và thường bị xem là nhân vật phản diện.
Hãy nhìn vào tiểu mục thứ hai: nghiên cứu và phân tích với sự hiếu kỳ. Những cụm từ này mang nghĩa tốt hay nghĩa xấu? (Thưa, nghĩa xấu.) Nghĩa xấu sao? Các ngươi giải thích thử xem tại sao lại xác định tính chất của chúng là mang nghĩa xấu? Nếu không có bối cảnh thì những cụm từ này là từ trung tính và chưa thể nói được là mang nghĩa tốt hay nghĩa xấu. Ví dụ, nghiên cứu một hạng mục nghiên cứu khoa học, phân tích thực chất của một vấn đề, rất hiếu kỳ đối với một số việc, v.v. – những biểu hiện này về cơ bản chưa thể nói được là tích cực hay tiêu cực, chúng tương đối trung tính. Tuy nhiên, ở đây có một bối cảnh: Đối tượng mà mọi người nghiên cứu và phân tích và cả hiếu kỳ không phải là chủ đề mà mọi người nên nghiên cứu, đó lại là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Vì vậy, rất rõ ràng là với bối cảnh được bổ sung này và dựa trên những việc mà loại người này đã làm, cũng như những biểu hiện và hành vi của họ, thì những cụm từ này biến thành từ mang nghĩa xấu ở đây. Loại người nào thường hay nghiên cứu và phân tích xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể? Là người mưu cầu lẽ thật hay người không mưu cầu lẽ thật? Là người thực sự tin Đấng Christ từ trong lòng, hay là người giữ thái độ hoài nghi đối với Đấng Christ? Rất rõ ràng, đó là người giữ thái độ hoài nghi. Họ không có đức tin chân thực vào Đấng Christ, ngoài việc nghiên cứu và phân tích ra, họ còn vô cùng hiếu kỳ trong lòng. Rốt cuộc thì họ hiếu kỳ về những gì? Một lát nữa, chúng ta sẽ thông công cụ thể về chi tiết của những biểu hiện và thực chất này.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem tiểu mục thứ ba: cách họ đối xử với Đấng Christ tùy theo tâm trạng. Ở đây không có từ ngữ cụ thể, không cần phân tích xem chúng mang nghĩa tốt hay nghĩa xấu. Vậy sự thật nào được chứng minh qua phương diện biểu hiện và cách làm cụ thể của loại người này? Người làm những loại chuyện này và có những biểu hiện này thì có tâm tính như thế nào? Đầu tiên, họ có công chính trong cách đối đãi với người khác không? (Thưa, không công chính.) Từ cụm từ nào mà nhìn ra được? (Thưa, “tùy theo tâm trạng”.) Nói cách khác, loại người này làm việc, đối đãi với người hoặc việc đều không có nguyên tắc, không có ranh giới và càng không có bất kỳ lương tâm hay lý trí nào, hoàn toàn là tùy theo tâm trạng. Nếu ai đó đối đãi với một người bình thường tùy theo tâm trạng, thì có lẽ vấn đề cũng không lớn và sẽ không xúc phạm các sắc lệnh quản trị hay tâm tính của Đức Chúa Trời. Chuyện này chỉ chứng minh rằng người này rất tùy hứng, không mưu cầu lẽ thật, hành động không theo nguyên tắc, chỉ tùy theo tâm trạng, dựa vào sở thích mà muốn làm gì thì làm, chỉ cân nhắc đến những dục vọng xác thịt cũng như cảm nhận của bản thân chứ không cân nhắc đến cảm nhận của người khác, và không có sự tôn trọng đối với người khác. Đây là lời giải thích từ cách họ đối đãi với một người bình thường, nhưng đối tượng bị họ đối đãi tùy theo tâm trạng được nói đến ở đây là ai? Đó không phải là một người bình thường, mà là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể – Đấng Christ. Nếu ngươi tiếp cận Đấng Christ tùy theo tâm trạng, thì vấn đề ở đây nghiêm trọng rồi đấy, nghiêm trọng đến mức độ nào thì bây giờ chúng ta chưa nói đến.
Bây giờ chúng ta hãy xem tiểu mục thứ tư: chỉ nghe những gì Đấng Christ phán, nhưng không phục, cũng không thuận theo. Không có từ ngữ cụ thể nào ở đây để xác định xem tính chất của điều này rốt cuộc là gì. Đây là một dạng biểu hiện, một trạng thái bình thường và thái độ cụ thể trong cách mọi người đối đãi với sự vật, nhưng bên trong điều này có liên quan đến tâm tính của con người. Tâm tính của loại người này là gì? Họ chỉ lắng nghe, chứ không phục cũng không thuận theo. Bề ngoài, họ vẫn có thể lắng nghe, nhưng những biểu hiện bên ngoài có giống với những gì họ nghĩ, hay thái độ thực sự trong lòng họ hay không? (Thưa, không.) Bề ngoài, họ rất thật thà và có vẻ như đang lắng nghe, nhưng trong lòng họ thì không phải như vậy. Trong lòng họ có cảm xúc và thái độ không phục, đồng thời cũng có cảm xúc và thái độ chống đối. Họ nghĩ thầm: “Trong lòng tôi không phục ngài, làm sao có thể để cho ngài nhìn ra được rằng tôi không phục? Tôi chỉ lắng nghe những lời ngài phán bằng tai, chứ tôi căn bản không hề để trong lòng hay thực hiện chúng. Tôi sẽ đối nghịch và đối đầu với ngài!”. Đây chính là không phục cũng không thuận theo. Nếu loại người này tiếp xúc và qua lại với những người bình thường, đối đãi với những gì người bình thường nói với trạng thái, quan điểm và thái độ như vậy, bất kể biểu hiện có được rõ ràng hay không, có thể bị người khác nhìn ra hay không, thì tâm tính của loại người này là gì? Họ có phải là một người tốt, có nhân tính và lý trí như mọi người nói hay không? Họ có được coi là những nhân vật chính diện hay không? Rất rõ ràng là không phải. Chỉ xét theo những cụm từ “chỉ nghe những gì Đấng Christ phán, không phục cũng không thuận theo”, thì loại người này thật ngạo mạn. Họ ngạo mạn đến mức nào? Họ ngạo mạn đến mức không có ranh giới, mất đi lý tính, trở nên điên cuồng tột độ, không phục ai và không xem ai ra gì. Thái độ của họ khi tiếp xúc với người khác là: “Tôi có thể nói chuyện và chung sống với anh, nhưng không có lời ai nói mà có thể đi vào lòng tôi, cũng không có lời ai nói mà trở thành nguyên tắc và hướng dẫn cho những việc tôi làm”. Trong lòng họ chỉ có ý nghĩ của riêng mình, chỉ nghe theo tiếng nói trong lòng mình. Họ không lắng nghe cũng như không tiếp nhận bất kỳ câu nói hay nguyên tắc đúng đắn, khẳng định và tích cực nào; ngược lại, họ chống đối chúng ở trong lòng. Trong đám người có phải có loại người như vậy không? Trong một đám người, loại người này được xác định là người có lý tính hay không có lý tính? Là nhân vật phản diện hay chính diện? (Thưa, nhân vật phản diện.) Vậy đa số mọi người trong nhóm thường nhìn nhận và đối đãi với họ như thế nào? Dùng phương thức thế nào để đối đãi với họ? Đa số mọi người có nguyện ý tiếp xúc và qua lại với người như thế không? (Thưa, không nguyện ý.) Trong hội thánh, đa số mọi người không thể hòa hợp được với người như thế, nguyên nhân là gì? Tại sao tất cả mọi người đều không thích và có ác cảm với người như thế? Có hai câu nói có thể giải thích được vấn đề này. Câu đầu tiên, loại người này không phối hợp với bất kỳ ai, họ muốn là người định đoạt cuối cùng và không lắng nghe ai; khiến họ nghe một câu nói của người khác cũng là điều vô cùng vất vả; khiến họ tham khảo một chút ý kiến, ý nghĩ của người khác, và lắng nghe những gì người khác nói là chuyện không thể. Câu thứ hai, họ không thể phối hợp với bất kỳ ai. Hai câu nói này chẳng phải là biểu hiện cụ thể nhất của loại người này sao? Chẳng phải là thực chất của họ hay sao? (Thưa, phải.) Đầu tiên, xét về tâm tính của họ, thì họ không lắng nghe bất kỳ ai và không phục bất kỳ ai. Họ muốn là người định đoạt cuối cùng, không muốn lắng nghe người khác và không phối hợp với người khác. Trong lòng họ không có người khác, không có lẽ thật hay các nguyên tắc của hội thánh. Đây là tâm tính địch lại Đấng Christ của loại người này. Mặt khác, họ không thể phối hợp hay hòa hợp với bất kỳ ai; cho dù trong lòng họ có miễn cưỡng nguyện ý, thì lúc phối hợp với người khác, thì họ vẫn không phối hợp được. Chuyện là như thế nào? Có phải có một loại trạng thái bên trong họ hay không? Họ coi thường và không lắng nghe người khác; cho dù những gì người khác nói có phù hợp với nguyên tắc đến đâu thì họ cũng không tiếp nhận. Lúc họ phải phối hợp với người khác, thì mọi người chỉ có thể nghe theo họ mà thôi. Đây có phải là sự phối hợp hài hòa không? Như vậy không phải là phối hợp, mà là chuyên quyền độc đoán và chỉ có một người được định đoạt. Đây là một loại tâm tính mà loại người này có khi qua lại với người khác, và phương thức họ tiếp cận Đấng Christ cũng tương tự như thế, chuyện này có đáng mổ xẻ không? Vấn đề ở đây nghiêm trọng và đáng được mổ xẻ! Tiếp theo, chúng ta hãy nói về những biểu hiện và cách làm cụ thể của kẻ địch lại Đấng Christ trong từng mục và nhận biết được thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ từ những biểu hiện và cách làm cụ thể này – xem thường lẽ thật, ngang nhiên vi phạm các nguyên tắc và phớt lờ những sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời. Hãy bắt đầu mổ xẻ từ mục đầu tiên.
A. Nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình
Nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình, xét trên mặt chữ thì mọi người hẳn là đều biết chúng có ý nghĩa gì; chúng ta cũng thường hay bắt gặp loại người này. Nói những lời lấy lòng, ninh bợ và có vẻ thuận tình, phần lớn thời gian họ áp dụng phương thức nói chuyện này là để đạt được thiện cảm, sự khen ngợi hoặc có được lợi ích gì đó. Đây là phương thức nói chuyện thường thấy nhất của những kẻ nịnh hót. Có thể nói rằng loài người bại hoại ít nhiều đều có loại biểu hiện này, đây là phương thức nói chuyện thuộc về triết lý Sa-tan. Vậy, phải chăng người ta có những biểu hiện và cách làm tương tự như vậy ở trước Đức Chúa Trời nhập thể, cũng là để có được một chút lợi ích nào đó sao? Tất nhiên là không đơn giản như vậy. Khi người ta lấy lòng và nịnh bợ xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, thì rốt cuộc quan điểm hay ý nghĩ nào trong lòng họ về Đấng Christ có thể sinh ra hành vi như vậy? Hành vi như vậy thông thường là những gì nảy sinh khi mọi người đối đãi với người khác. Nếu mọi người cũng có những cách làm này đối với Đức Chúa Trời nhập thể, thì vô hình trung đã nói lên một vấn đề: Họ coi Đức Chúa Trời nhập thể và Đấng Christ chỉ là một con người bình thường giữa loài người bại hoại. Nhìn từ bên ngoài, Đấng Christ có xương có thịt và mang hình tượng của một con người. Điều này cho mọi người một ảo giác, khiến họ cho rằng Đấng Christ chỉ là con người, rằng họ có thể trắng trợn tiếp cận Đấng Christ dựa trên lô-gích và tư duy mà họ dùng để đối đãi với mọi người. Dựa theo lô-gích và tư duy mà họ dùng để đối đãi với mọi người, thông thường khi đối đãi với ai đó có địa vị và danh tiếng, biện pháp tốt nhất để lưu lại ấn tượng tốt trước mặt người này, nhằm đạt được lợi ích một cách thuận lợi hoặc được đề bạt sau này, chính là phải làm cho lời nói được êm tai và khéo léo, khiến cho người nghe được xuôi tai, tâm trạng được tốt. Biểu cảm trên khuôn mặt phải dịu dàng, không được lộ vẻ mặt dữ tợn, và trong lời nói không nên có bất kỳ ngôn từ gay gắt, ác ý, khó nghe hay làm tổn thương tự tôn của người khác. Có những biểu hiện và lời nói như vậy thì mới có thể lưu lại ấn tượng tốt trước mặt người có địa vị và danh tiếng, mới có thể không bị họ kinh tởm. Dường như nói chuyện êm tai, xu nịnh và tâng bốc mới là thực sự tôn trọng đối với người khác. Tương tự như vậy, mọi người cho rằng nếu muốn tôn trọng Đấng Christ và không để mất hòa khí, thì mọi người phải cố hết sức mà thể hiện, trong lời nói của họ không được chứa bất kỳ ngôn ngữ hoặc nội dung nào gây tổn thương, và càng không được có bất kỳ nội dung xúc phạm nào. Mọi người cho rằng đây là phương thức tốt nhất để chung sống với Đấng Christ và đối thoại với Ngài. Họ xem xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể như một con người bình thường nhất với tâm tính bại hoại bình thường, họ cho rằng nếu không làm như vậy thì cũng không có phương thức nào tốt hơn để thể hiện hay tiếp cận Ngài. Do đó, khi kẻ địch lại Đấng Christ đến trước Đấng Christ, trong lòng họ không tồn tại sự kính sợ, tôn trọng hay thật tâm thật ý, mà là nghĩ mọi cách để dùng ngôn ngữ dễ nghe, khéo léo, êm tai, thậm chí là dùng một vài biểu hiện giả dối để công khai lấy lòng và nịnh bợ xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Họ cho rằng tất cả con người đều chịu được cách đối đãi này, xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể cũng là con người, là con người thì sẽ chịu được và thích cách đối đãi này. Do đó, khi tiếp cận Đấng Christ và xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận sự thật rằng Đấng Christ có thực chất của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ sử dụng một số thủ đoạn của con người, những triết lý xử thế của con người, và những mánh khóe đối đãi và bỡn cợt người khác mà con người thường dùng, để tiếp cận xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Đằng sau thực chất của những hành vi này có thể chứng minh sự thật rằng kẻ địch lại Đấng Christ xem thường xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể không? (Thưa, có thể.)
Kẻ địch lại Đấng Christ tiếp cận Đấng Christ bằng phương thức mà họ đối đãi với loài người bại hoại; khi nhìn thấy Đấng Christ thì họ sẽ chỉ một mực nói những lời lấy lòng và nịnh bợ, sau đó đoán ý qua lời nói và sắc mặt và muốn thuận theo sở thích của Ngài. Có người khi vừa nhìn thấy Đấng Christ thì nói rằng: “Con đã nhìn thấy ngài từ xa. Ngài thật nổi bật trong đám đông. Thấy những người khác trên đầu không có quầng sáng, chỉ có trên đầu ngài là đội quầng sáng thì con biết ngài đảm bảo không phải là người bình thường. Còn ai khác trong nhà đức chúa trời không phải là người bình thường ngoài đấng christ chứ? Ngay khi con thấy ngài, ngài đã là vậy, không giả dối chút nào. Xác thịt mà đức chúa trời nhập thể thực sự khác với những người khác”. Đây chẳng phải là ăn nói vớ vẩn sao? Ngoại hình của Ta bình thường và phổ thông. Nếu Ta không làm gì hay nói gì trong một nhóm người nào đó, thì trong vòng một hoặc hai năm có thể cũng chẳng có người nào nhìn ra Ta là ai. Trong bất kỳ nhóm người nào, Ta cũng chỉ là một thành viên bình thường; không ai có thể nhìn ra Ta có chỗ nào đặc biệt. Hiện tại, Ta đang công tác trong hội thánh, và vì lời chứng của Đức Chúa Trời nên các ngươi có thể lắng nghe khi Ta nói chuyện giữa các ngươi. Nhưng nếu không có lời chứng của Đức Chúa Trời thì có thể có bao nhiêu người lắng nghe hay hồi đáp Ta? Chỉ sợ rằng đây là một dấu chấm hỏi, là một ẩn số. Một số người nói rằng: “Con thấy ngài tựa như đức chúa trời, con cứ cảm thấy rằng ngài khác biệt với những người khác”. Ta khác biệt như thế nào vậy? Ta có ba đầu sáu tay chăng? Làm thế nào ngươi lại có thể nhìn ra sự khác biệt? Đức Chúa Trời đã từng phán: Ta cố ý không để con người nhìn ra được có một chút dấu vết nào của Đức Chúa Trời trên người Ta. Nếu Đức Chúa Trời còn không làm chuyện này thì làm thế nào ngươi lại có thể nhìn ra được vậy? Lời này của ngươi có phải có vấn đề không? Đây rõ ràng chính là cách ăn nói vớ vẩn của một vài kẻ tiểu nhân đê tiện nịnh hót, nói chuyện không có chút trọng lượng nào. Bề ngoài của Đức Chúa Trời nhập thể chính là một con người bình thường. Làm thế nào mà mắt thường của con người có thể nhìn ra thần tính của Đấng Christ chứ? Nếu Đấng Christ không công tác và phán lời thì không ai có thể nhận ra Ngài, cũng không ai có thể biết thân phận và thực chất của Ngài. Đây là sự thật. Vậy còn có người nói rằng: “Con vừa liếc mắt là đã nhìn ra ngài là xác thịt mà đức chúa trời nhập thể, vừa liếc mắt là đã nhìn ra rằng ngài không giống người thường” hoặc “Con vừa nhìn thấy thì đã biết ngài có thể làm việc lớn”. Những lời này là gì? Đây là ăn nói vớ vẩn! Khi Đức Chúa Trời chưa làm chứng, sao ngươi nhìn qua bao nhiêu lần cũng không nhìn ra chứ? Sau khi Đức Chúa Trời làm chứng, và Ta bắt đầu công tác, sao ngươi vừa liếc mắt là đã nhìn ra được? Đây rõ ràng là lời nói gạt người, ăn nói khùng điên.
Một số người muốn thể hiện bản thân khi gặp mặt hoặc tiếp xúc với Ta. Họ nghĩ thầm, rằng: “Vất vả lắm mới gặp được đức chúa trời nhập thể, đây chính là cơ hội tốt, ngàn năm có một. Mình phải thể hiện cho tốt, phải truyền giảng những thành quả tin đức chúa trời những năm qua của mình, cũng như một số thành tích tốt đẹp của mình sau khi tiếp nhận bước công tác này của ngài một phen, để cho ngài được biết”. Họ có ý gì khi cho Ta biết? Họ hy vọng có thể có cơ hội được đề bạt. Nếu là trong hội thánh, thì có lẽ cả đời này của họ cũng không có cơ hội xuất đầu lộ diện hoặc được đề bạt, sẽ không ai bầu cho họ. Cho rằng cơ hội này đã đến, nên họ ngẫm nghĩ cách nói chuyện khiến mọi người không thể nghe ra bất kỳ vấn đề nào, và không nhìn ra được cách họ thể hiện bản thân. Họ phải khéo léo một chút, có kỹ xảo một chút, giở chút âm mưu, quỷ kế và giở chút trò khôn vặt. Họ nói rằng: “Thưa đức chúa trời, chúng con tin ngài những năm qua cũng đã được không ít lợi ích! Cả gia đình chúng con ai nấy đều tin ngài và từ bỏ hết thảy để dâng mình cho ngài. Nhưng đây không phải là chuyện chính yếu nhất. Chuyện chính yếu nhất là ngài phán những lời quá hay và đã thực hiện rất nhiều công tác. Tất cả chúng con đều nguyện ý làm được bổn phận và dâng mình cho ngài”. Ta đáp rằng: “Điều đó cũng chẳng được lợi ích gì cả”. “Thưa, được chứ, đức chúa trời đã ban cho rất nhiều ân điển. Chúng con có được rất nhiều sự sáng, sự nhìn nhận và nhận thức mới trong lời đức chúa trời. Các anh chị em đều hăng hái và nguyện ý dâng mình cho đức chúa trời”. “Có ai yếu đuối và tiêu cực không? Có ai gây nhiễu loạn và gián đoạn không?” “Thưa không có, đời sống hội thánh của chúng con rất tốt. Các anh chị em đều mưu cầu yêu kính đức chúa trời và từ bỏ hết thảy để rao truyền phúc âm. Những lời đức chúa trời phán đều hay, chúng con đều được khích lệ, và không thể tin giống như trước đây, cầu xin ân điển và cầu xin bánh để được no nữa. Chúng con phải vứt bỏ hết thảy vì đức chúa trời, dâng hiến và dâng mình cho ngài”. “Vậy thì, trong mấy năm qua, các ngươi có nhận thức gì về lời Đức Chúa Trời không?” “Thưa, chúng con có nhận thức. Lời ngài phán quá hay, câu nào cũng đánh trúng vào chỗ hiểm yếu của chúng con, và vạch trần thực chất bản tính của chúng con! Chúng con đã nhận được vầng đại quang trong việc nhận biết bản thân và trong lời ngài. Thưa đức chúa trời, ngài là ân nhân cứu mạng của cả gia đình và toàn thể hội thánh chúng con. Nếu không có ngài, thì chúng con không biết đã chết ở đâu từ lâu rồi. Nếu không có ngài, thì chúng con cũng không biết phải bước tiếp như thế nào. Tất cả mọi người trong hội thánh chúng con đều mong mỏi được nhìn thấy ngài, mỗi ngày đều cầu nguyện được gặp ngài trong giấc mơ, trông mong được ở bên ngài mỗi ngày!”. Trong những lời này, có câu nào là lời thổ lộ tấm lòng mang tính thực chất hoặc là lời thật lòng không? (Thưa, không có.) Vậy những lời này là gì? Đây là những lời đạo đức giả, những lời nói suông và vô dụng. Khi Ta bảo họ nói về việc nhận biết bản thân, thì họ nói: “Từ sau khi tiếp nhận công tác của đức chúa trời, con cảm thấy mình chính là ma quỷ và Sa-tan, không có nhân tính”. “Không có nhân tính như thế nào?” “Con làm việc không có nguyên tắc”. “Làm những việc gì không có nguyên tắc?” “Con không thể phối hợp hài hòa với người khác, tiếp xúc và qua lại với người khác cũng không có nguyên tắc. Con chính là ma quỷ và Sa-tan, theo Sa-tan mà đến và bị Sa-tan làm cho bại hoại quá sâu sắc. Con chống đối, đối nghịch và đối đầu với đức chúa trời khắp nơi”. Những lời này bề ngoài nghe có vẻ không tệ. Khi Ta hỏi họ: “Cái người kia trong hội thánh của các ngươi bây giờ thế nào rồi?”. Họ nói: “Bây giờ khá ổn. Trước đây, làm lãnh đạo hội thánh rồi bị cách chức, nhưng sau đó đã hối cải rồi, các anh chị em lại bầu chọn người đó”. “Người đó có phải là người mưu cầu lẽ thật không?” “Nếu đức chúa trời phán rằng người đó là người mưu cầu lẽ thật, thì người đó chính là người mưu cầu lẽ thật; nếu đức chúa trời phán rằng người đó không phải, thì người đó chính là không phải”. “Người đó bề ngoài nhìn có vẻ rất nhiệt tình, nhưng tố chất có phải rất kém không?” “Kém ấy à? Vậy thì kém một chút, bằng không tại sao lần trước lại bị các anh chị em cách chức chứ?” “Vậy nếu tố chất kém, thì người đó có thể thực hiện được công tác cụ thể không? Có thể đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo hội thánh không?”. Họ hiểu ý nghĩa trong lời nói của Ta thành ai có tố chất kém thì không thể đảm nhiệm chức vụ, và nói rằng: “Vậy thì người đó không thể đảm nhiệm được. Các anh chị em bầu chọn người đó cũng giống như chọn được thằng chột giữa xứ mù; không có ai tốt hơn nên đành bầu chọn người đó. Các anh chị em đều nói rằng người đó có tố chất bình thường, nhưng vẫn có thể lãnh đạo chúng con. Nếu tố chất của người đó kém, con thấy lần sau các anh chị em có lẽ sẽ không bầu chọn người đó nữa. Thưa đức chúa trời, ngài có muốn con làm công tác của các anh chị em một chút không?” “Chuyện này phụ thuộc vào vóc giạc của các anh chị em trong hội thánh của ngươi. Họ thấy ai không tệ thì tuyển cử dựa trên nguyên tắc, trình tự này thì đúng rồi, chỉ có điều, có vài người ngu muội, không nhìn thấu được con người, cũng không nhìn thấu được sự việc, cũng có lúc chọn sai người”. Ta có ý gì khi nói lời này? Ta chỉ nói ra một tình hình thực tế, chứ không hề có ý muốn cách chức người này. Nhưng sau khi nghe xong chuyện này thì kẻ địch lại Đấng Christ lĩnh hội ra sao? Họ không nói ra miệng mà nghĩ thầm trong lòng: “Đây có phải là đức chúa trời tỏ ý muốn cách chức người này không? Vậy được, mình lại tiếp tục thăm dò xem ý của đức chúa trời rốt cuộc là gì. Nếu người này bị cách chức thì còn ai có thể làm lãnh đạo hội thánh, còn ai có thể thực hiện công tác này?”. Những kẻ địch lại Đấng Christ không có Đức Chúa Trời trong mắt, Ngài không có chỗ trong lòng chúng. Khi gặp Đấng Christ, chúng tiếp xúc với Ngài không khác gì với một người bình thường, nói chuyện thì luôn nhìn sắc mặt và phán đoán ý tứ, tùy cơ ứng biến, không có một lời nói về tình hình thực tế nào, không có một lời thật lòng nào, chỉ biết nói những lời sáo rỗng và đạo lý, còn định lừa dối và che giấu Đức Chúa Trời thực tế đang đứng trước mắt chúng. Chúng không có chút lòng kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời. Chúng không thể nói bất cứ lời trong lòng nào, không thể nói bất cứ lời thật nào với Đức Chúa Trời. Cách chúng nói chuyện giống như cách một con rắn trườn bò, quanh co và không ngay thẳng. Cách thức và phương hướng nói chuyện của chúng giống như dây leo, leo lên theo cái cột. Ví dụ như khi ngươi nói ai đó có tố chất tốt và có thể được đề bạt, chúng lập tức nói về việc người đó tốt như thế nào, có những biểu hiện nào, có những sự bộc lộ nào; và nếu ngươi nói ai đó không tốt, chúng nhanh chóng nói về việc người đó xấu xa và ác như thế nào, về việc họ gây nhiễu loạn và gián đoạn trong hội thánh ra sao. Khi ngươi hỏi về một số tình hình thực tế, chúng không có gì để nói; chúng ấp úng, đợi ngươi đưa ra kết luận, phán đoán ý tứ của ngươi, để chúng dễ dàng nói theo ý của ngươi. Ngoài việc nói những lời dễ nghe, lấy lòng và có vẻ thuận tình ra, thì ngươi không thể nghe được một lời thật lòng nào từ miệng chúng cả. Đây là cách chúng giao du với mọi người và cách chúng đối xử với Đức Chúa Trời – chúng giả dối như thế đấy. Đây là tâm tính của một kẻ địch lại Đấng Christ.
Một số người tiếp xúc với Ta mà không biết Ta thích nghe những lời nào hay những chuyện gì; nhưng ngay cả trong tình huống họ không biết, thì họ vẫn có biện pháp. Họ tìm một vài chủ đề để nói cho Ta nghe, và nghĩ rằng: “Những chủ đề này có thể khiến ngài có hứng thú, có thể là những gì trong lòng ngài muốn biết hoặc muốn nghe nhưng ngại hỏi, vậy thì mình sẽ chủ động nói cho ngài nghe”. Đến khi gặp mặt, họ liền nói: “Gần đây ở chỗ của chúng con có mưa bão, làm ngập hết cả thành phố. Trị an bây giờ không tốt, trộm cướp rất nhiều, ra ngoài đường còn có nguy cơ bị trộm hoặc cướp giật. Con nghe nói còn có nơi, nhiều trẻ em đã bị bắt cóc, làm lòng người bàng hoàng. Những người ngoại đạo đều nói rằng xã hội này đã quá hỗn loạn và bất bình thường rồi. Những người trong tôn giáo đến bây giờ vẫn cầm chặt Kinh Thánh và rao truyền phúc âm, nói rằng thời kỳ sau rốt đã đến, rằng đức chúa trời sắp giáng thế, và rằng đại họa sắp giáng xuống”. Còn có người vừa gặp Ta đã nói ngay rằng: “Vài ngày trước, có chỗ đã xuất hiện ba mặt trăng và nhiều người đã chụp được ảnh. Một vài nhà tiên tri dân gian nói rằng trên trời sắp xuất hiện khải tượng lớn, và rằng vị chúa thật đã xuất hiện”. Họ đặc biệt hứng thú và thu thập các tin tức tương tự như vậy về những hiện tượng hỗn loạn trong xã hội, những tai họa, cũng như một số sự việc và hiện tượng thiên văn khác thường đã xảy ra. Đến khi gặp Ta, họ biến những chuyện này thành nội dung trò chuyện để xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với Ta. Có người cho rằng: “Đức chúa trời nhập thể là một người bình thường. Sự khác biệt giữa ngài và những người khác nằm ở chỗ ngài làm công tác của đức chúa trời và đại diện cho đức chúa trời. Cho nên, trong khi đa số mọi người đều hy vọng thế giới hòa bình, con người có thể sống chung hòa thuận và an cư lạc nghiệp, thì chỉ có đấng christ nhập thể là không giống người bình thường. Ngài hy vọng thiên hạ đại loạn, những khải tượng xuất hiện và đại họa giáng xuống, công tác vĩ đại của đức chúa trời nhanh chóng được hoàn thành, và công tác quản lý của ngài nhanh chóng kết thúc, để những lời ngài đã phán được ứng nghiệm. Đây là những chủ đề mà ngài quan tâm và cảm thấy hứng thú. Cho nên, vừa gặp ngài liền nói ngay về những chuyện này thì ngài sẽ đặc biệt vui. Ngài mà vui thì có lẽ mình sẽ được đề bạt và có thể được ở bên cạnh ngài lâu hơn”. Có người như vậy không? Trước đây Ta từng gặp một cô gái trẻ có đặc điểm là nói ngọt, biết ăn nói, đầu óc linh hoạt, biết chính xác phải nói gì với ai, biết góp vui lấy lệ, vô cùng khôn khéo, và đặc biệt biết cách tiếp xúc với những người có quyền thế và địa vị. Khi tiếp xúc với Ta, vừa gặp mặt thì cô gái này liền nói: “Ở địa phương kia, xã hội đen tràn lan; ngay cả nội bộ cục cảnh sát cũng có thành viên của xã hội đen. Có một tên cầm đầu băng đảng đã làm nhiều chuyện xấu ở địa phương. Một ngày nọ, hắn chạm mặt một quan chức cấp cao ở trên đường, đây là một đại ma đầu. Xe của hắn đã vượt qua xe của đại ma đầu, đại ma đầu nói với vệ sĩ của mình: ‘Đó là xe của ai? Ta không muốn thấy hắn lần nữa!’. Và ngày hôm sau hắn đã bị thủ tiêu”. Trong xã hội có loại chuyện này không? (Thưa, có.) Có loại chuyện này, nhưng liệu biến chúng thành chủ đề chính để nói chuyện khi vừa gặp Ta, thì có ích lợi gì không? Đây không phải là chủ đề mà Ta quan tâm hoặc mong muốn nghe, nhưng cô gái này không biết và cho rằng Ta thích nghe những câu chuyện giật gân này. Các ngươi nói xem, những chuyện như tai họa, khải tượng, thiên tai nhân họa này có phải là những chủ đề mà Ta quan tâm và mong muốn nghe không? (Thưa, không phải.) Nghe những chuyện này để giết thời gian thì được, nhưng nếu cho rằng Ta rất thích nghe chúng, thì ngươi đã sai rồi. Ta không cảm thấy hứng thú với những chuyện này và cũng không thèm nghe chúng. Có người nói rằng: “Vậy nếu có người nói những chuyện này thì ngài có nghe không?”. Ta không phản đối việc nghe, nhưng không có nghĩa là Ta thích nghe, cũng không có nghĩa là Ta mong muốn thu thập những tin tức và câu chuyện này. Lời này có nghĩa là gì? Có nghĩa là trong sâu thẳm nội tâm, Ta không có chút hiếu kỳ hay hứng thú nào đối với những chuyện này. Thậm chí có người còn đang nghĩ: “Chẳng phải trong lòng ngài vô cùng hận con rồng lớn sắc đỏ sao? Nếu ngài hận con rồng lớn sắc đỏ, con sẽ kể cho ngài nghe chuyện con rồng lớn sắc đỏ bị trừng phạt: Các quan chức cấp cao bên trong con rồng lớn sắc đỏ tàn sát lẫn nhau. Có vài phe phái giết hại lẫn nhau, suýt nữa thì giết chết một tên ma đầu nào đó. Những tên ma đầu này đều trải qua vài vụ ám sát, thật nguy hiểm và đáng sợ! Ngài có vui khi nghe chuyện này không?”. Các ngươi có vui khi nghe được chuyện như vậy không? Nếu các ngươi thấy vui thì cứ vui đi, còn nếu không thích nghe thì đừng nghe, chuyện này không liên quan gì đến Ta. Tóm lại, đối với những chuyện như có dịch bệnh xảy ra ở nước nào đó, dịch bệnh do đâu mà đến, có bao nhiêu người đã chết, nước nào gặp tai họa lớn, chính quyền của nước nào đó ra sao, tầng lớp trên của nước nào đó đấu đá nội bộ tàn khốc đến mức nào, hoặc có những cuộc bạo động nào trong xã hội, nếu Ta có nghe thì cũng chỉ nghe một chút thôi, nhưng sẽ không vì không biết những chi tiết cụ thể của chuyện này mà tốn công sức đi điều tra tin tức, nghe thời sự, đọc báo hay lên mạng tra tìm những nội dung liên quan đến những chuyện này. Ta tuyệt đối sẽ không làm như vậy, chưa bao giờ làm chuyện như vậy và cũng không cảm thấy hứng thú đối với những chuyện này. Một số người nói rằng: “Tất cả những chuyện này đều nằm trong tay của Ngài và do Ngài làm, cho nên Ngài mới không cảm thấy hứng thú”. Lời này có đúng không? Về mặt đạo lý thì đúng, nhưng về thực chất thì không có chuyện như vậy. Đức Chúa Trời tể trị vận mệnh của nhân loại, tể trị mỗi một chủng tộc, mỗi một nhóm người và mỗi một thời đại. Thời đại nào cũng có một số tai họa và xảy ra những sự việc khác thường, chuyện này rất bình thường. Tất cả mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Cho dù là thời đại nào và có sự kiện lớn hay nhỏ nào phát sinh, đến lúc thời đại phải đổi dời, dù không có một cọng cỏ hay ngọn cây nào biến đổi thì thời đại đó cũng phải trôi qua. Đây là chuyện về sự tể trị của Đức Chúa Trời. Nếu một thời đại không cần phải kết thúc, thì cho dù hết thảy những hiện tượng thiên văn hay vạn vật trên mặt đất có bất cứ sự biến đổi lớn nào, thì thời đại này cũng không cần phải kết thúc. Tất cả những chuyện này đều là việc của Đức Chúa Trời, con người không xen vào được và cũng không giúp được gì. Điều mà con người nên làm nhất không phải là quan tâm đến những chuyện này hay đi thu thập chứng cứ và tin tức về những chuyện này để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mình. Về những việc mà Đức Chúa Trời làm, ngươi có thể nhận biết được bao nhiêu thì nhận biết bấy nhiêu, nếu không nhận biết được thì cũng đừng cưỡng cầu. Giữa nhân loại bại hoại, những chuyện này đều quá bình thường và phổ biến. Tất cả những chuyện này – thay đổi thời đại, thay đổi cấu trúc thế giới, thay đổi vận mệnh của một chủng tộc, thay đổi phương thức thống trị hay địa vị của một chính quyền, v.v. – đều nằm trong tay Đức Chúa Trời và do Ngài tể trị. Con người chỉ cần tin, tiếp nhận và thuận phục là đủ rồi. Đừng có tâm tư rằng có thể hiểu nhiều điều huyền bí hơn, đừng cho rằng càng hiểu nhiều điều huyền bí thì càng có vẻ thời thượng hơn, như thể tin Đức Chúa Trời thì người có vóc giạc và thuộc linh hơn. Có tâm tư như vậy thì quan điểm của ngươi khi tin Đức Chúa Trời là sai rồi. Những chuyện này đều không phải chuyện gì lớn cả. Chuyện lớn thật sự, chuyện mà con người nên quan tâm nhất chính là cốt lõi trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời – việc cứu rỗi nhân loại, khiến nhân loại có thể được cứu rỗi trong công tác thuộc kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Đây là chuyện lớn nhất và cốt lõi nhất. Nếu ngươi hiểu rõ được lẽ thật và khải tượng liên quan đến chuyện này, rồi tiếp nhận những gì Đức Chúa Trời công tác trên ngươi, tiếp nhận lẽ thật mà Ngài cung ứng cho ngươi, cũng như tiếp nhận mỗi một lần bị tỉa sửa, phán xét và hành phạt, nếu ngươi tiếp nhận tất cả những điều này, thì còn có giá trị hơn việc nghiên cứu các hiện tượng thiên văn, những điều huyền bí, thảm họa hay chính trị.
Một số người học được một chút về lịch sử, hiểu một chút về chính trị, một mặt thì họ thích khoe khoang; mặt khác thì họ cảm thấy: “Đức chúa trời nhập thể có thực chất và lẽ thật của đức chúa trời. Ngài hiểu rõ sự thật rằng đức chúa trời tể trị hết thảy vạn vật và hiểu các chi tiết bên trong. Vậy nếu tôi hiểu chính trị và lịch sử thì có phải tôi có thể lựa ý hùa theo yêu cầu của ngài không? Có phải tôi có thể lựa ý hùa theo lòng hiếu kỳ của ngài về tất cả những sự việc này không?”. Ta nói cho ngươi biết, ngươi sai rồi! Thứ Ta có ác cảm nhất, một là chính trị, hai là lịch sử. Nếu ngươi nói về lịch sử, kể những chuyện hài hước, có cốt truyện hoặc nói chút chuyện phiếm để giết thời gian thì cũng được. Nhưng nếu ngươi coi những lời này, những chuyện này là chuyện nghiêm chỉnh để nói với Ta, để xu nịnh và xây dựng mối quan hệ với Ta, vậy thì ngươi sai rồi. Ta căn bản không muốn nghe những chuyện này. Một số người lầm tưởng rằng: “Ngài thông công lẽ thật và cho mọi người nhóm họp, đây chỉ là bất đắc dĩ. Thật ra trong sâu thẳm nội tâm, điều ngài thích nhất chính là thiên hạ đại loạn. Ngài chỉ sợ là thiên hạ không loạn lạc thì có. Một khi xảy ra tai họa ở đâu đó, nói không chừng ngài lại trộm vui mừng đến thế nào, nói không chừng còn muốn đốt pháo để ăn mừng nữa kìa!”. Ta nói cho ngươi biết, không có chuyện như vậy. Ngay cả khi con rồng lớn sắc đỏ diệt vong và sụp đổ, Ta vẫn làm những gì nên làm. Có người nói rằng: “Chẳng lẽ con rồng lớn sắc đỏ sụp đổ mà Ngài không vui mừng sao? Khi con rồng lớn sắc đỏ bị diệt vong và trừng phạt, chẳng phải Ngài nên đốt pháo sao? Chẳng phải Ngài nên bày một bữa tiệc rượu lớn và ăn mừng cùng dân được Đức Chúa Trời chọn sao?”. Các ngươi nói xem, có nên làm như vậy không? Làm như vậy là đúng hay sai? Có phù hợp với lẽ thật không? Một số người nói rằng: “Con rồng lớn sắc đỏ bách hại dân được Đức Chúa Trời chọn như vậy, bịa đặt về Đức Chúa Trời, phỉ báng thanh danh của Ngài, báng bổ và xét đoán Ngài như vậy. Chẳng phải chúng ta nên ăn mừng một chút khi nó gặp báo ứng sao?”. Ta cho phép nếu các ngươi ăn mừng, bởi vì các ngươi có tâm trạng của mình. Nếu các ngươi vui mừng, thức suốt ba ngày ba đêm, mọi người cùng nhau đọc lời Đức Chúa Trời, hát thánh ca và nhảy múa để ca ngợi sự công chính của Đức Chúa Trời, vui mừng vì Đức Chúa Trời rốt cuộc đã tiêu diệt và giẫm kẻ thù của Ngài là con rồng lớn sắc đỏ dưới chân, dân được Đức Chúa Trời chọn không bao giờ bị nó bách hại hay dùng hình phạt tàn khốc hành hạ nữa, khỏi phải có nhà mà chẳng thể về nữa, rốt cuộc đã có thể trở về nhà và gặp lại người thân, tâm trạng của mọi người là có thể hiểu được. Nếu các ngươi muốn ăn mừng và thư giãn như thế, thì Ta đồng ý. Nhưng về phần Ta, Ta sẽ làm điều Ta phải làm, Ta không làm những chuyện này. Một số người nói: “Tại sao Ngài lại có thái độ này? Đây chẳng phải là làm mọi người cụt hứng sao? Tại sao Ngài lại không có chút tâm huyết nào thế? Đến lúc then chốt nhất mà Ngài lại không có mặt thì chúng con làm sao ăn mừng được?”. Chuyện ăn mừng này không tính là sai, nhưng có một việc chúng ta cần thông công rõ ràng: Giả sử con rồng lớn sắc đỏ bị trừng phạt, Đức Chúa Trời đã loại bỏ nó; tên ma vương từng đem sức lực phục vụ để hoàn thiện dân được Đức Chúa Trời chọn đã bị hủy diệt và diệt sạch, vậy còn vóc giạc của dân được Đức Chúa Trời chọn thì thế nào? Họ đã hiểu được bao nhiêu lẽ thật? Nếu tất cả các ngươi có thể thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn, là loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, mỗi người đều có vóc giạc của Gióp hay Phi-e-rơ, và đều là những người đã được cứu rỗi, thì đây thật sự là thời khắc đáng mừng và đáng để mở tiệc. Tuy nhiên, nếu có một ngày con rồng lớn sắc đỏ sụp đổ mà vóc giạc của các ngươi không đạt đến thực hiện bổn phận với lòng trung thành, không có lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời, không thể lánh xa điều ác, vóc giạc còn kém xa so với Gióp và Phi-e-rơ, các ngươi còn không thể thực sự thuận phục sự tể trị của Đức Chúa Trời chứ đừng nói đến là làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, vậy thì các ngươi còn vui mừng cái gì? Đây chẳng phải đang vui mừng vô cớ hay sao? Việc ăn mừng này không có ý nghĩa và giá trị. Một số người nói rằng: “Con rồng lớn sắc đỏ bách hại chúng con như vậy, chúng con hận nó thì được phải không? Chúng con nhận biết thực chất của nó thì cũng được, phải không? Nó đã bách hại chúng con như vậy, thì khi nó bị loại bỏ, tại sao chúng con lại không được vui mừng chứ?”. Có thể vui mừng và biểu đạt tâm trạng. Tuy nhiên, nếu ngươi cho rằng con rồng lớn sắc đỏ bị diệt vong thì kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời đã kết thúc và con người đã được cứu rỗi, lúc con rồng lớn sắc đỏ bị diệt vong là lúc Đức Chúa Trời hoàn thành kế hoạch quản lý, cũng là lúc ngươi được cứu rỗi và hoàn thiện, thì cách nhận thức này không phải là sai lầm sao? (Thưa, phải.) Vậy bây giờ các ngươi nhận biết được điều gì? Đối với việc kẻ thù của Đức Chúa Trời, là con rồng lớn sắc đỏ, muốn đi con đường nào và ra làm sao thì đó là việc của Đức Chúa Trời, chúng không liên quan gì đến việc ngươi mưu cầu sự biến đổi trong tâm tính hay mưu cầu sự cứu rỗi. Con rồng lớn sắc đỏ chỉ là vật phục vụ, vật làm nền, nó chịu sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Việc nó làm gì và Đức Chúa Trời dùng nó để đem sức lực phục vụ như thế nào là việc của Đức Chúa Trời, không liên quan gì đến con người. Cho nên, nếu ngươi quá quan tâm đến việc vận mệnh của nó thế nào, để nó làm lòng ngươi rối bời, thì chuyện này sẽ phiền phức và có vấn đề. Đức Chúa Trời tể trị vạn vật, bao gồm cả con rồng lớn sắc đỏ và tất cả mọi ma quỷ và Sa-tan, cho nên, bất kể ma quỷ và Sa-tan có làm những chuyện gì, thì cũng không liên quan chút nào đến lối vào sự sống hay sự biến đổi tâm tính của ngươi. Điều gì có liên quan đến ngươi? Ngươi cần nhận biết thực chất tà ác và hung ác của việc nó chống đối Đức Chúa Trời, nhận biết thực chất rằng nó đối địch với Ngài và là kẻ thù của Ngài. Còn việc Đức Chúa Trời giáng xuống nó những tai họa gì, Đức Chúa Trời sắp đặt vận mệnh của nó ra sao thì không liên quan gì đến ngươi, ngươi có biết thì cũng vô dụng. Tại sao lại vô dụng? Bởi vì ngươi có biết thì cũng không thể nhận biết được tại sao Đức Chúa Trời lại làm như vậy. Ngươi có nhìn thấy thì cũng không biết rốt cuộc vì sao Đức Chúa Trời phải làm như vậy, và không nhìn thấu được lẽ thật ở trong đó. Chủ đề này Ta chỉ nói đơn giản đến đây thôi.
Những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ như nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình tất nhiên cũng được bộc lộ ở những người bại hoại bình thường, nhưng sự khác biệt giữa kẻ địch lại Đấng Christ và những người bại hoại bình thường là gì? Trong biểu hiện về việc nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình của kẻ địch lại Đấng Christ không có sự tôn trọng hay lòng chân thành. Họ chỉ muốn bỡn cợt, thử thách và lợi dụng Đức Chúa Trời nhập thể, cho nên mới nảy sinh những cách làm này; họ có mục đích riêng của mình. Họ muốn mượn việc nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình để bỡn cợt người bình thường mà họ nhìn thấy trước mặt, để che giấu Đấng Christ, khiến Đấng Christ không thể nhìn thấu được họ là người thế nào, có loại tâm tính bại hoại nào, có nhân cách gì, có thực chất gì và thuộc loại người nào. Có phải là họ muốn che giấu và lừa dối không? (Thưa, phải.) Vậy trong nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình này có một lời thật lòng nào không? Không có câu nào. Ý định và mục đích của kẻ địch lại Đấng Christ là lừa dối, che giấu và bỡn cợt. Chẳng phải những cách làm này chính là thực chất xem thường lẽ thật của kẻ địch lại Đấng Christ sao? (Thưa, phải.) Họ cho rằng những người bình thường đều thích nghe những lời dễ nghe, thích người khác tâng bốc và thích người khác thấp kém trước mình, điều này mang lại cho họ cảm giác tồn tại và khiến địa vị của họ có vẻ tôn quý và cao quý hơn so với người bình thường. Ngược lại, nếu ai đó thể hiện đặc biệt thấp kém trước mặt Đấng Christ, không có nhân cách hay tôn nghiêm, nói chuyện hay lảng tránh, luôn muốn lừa dối, muốn che đậy sự thật, đối đãi với Đấng Christ bằng bộ mặt ngụy trang và giả dối, thì chẳng những Đấng Christ hoàn toàn không chịu thua ngươi, ngược lại, trong lòng Ngài còn chán ghét ngươi. Chán ghét đến mức độ nào? Đức Chúa Trời sẽ phán rằng người này quá kinh tởm, một câu nói thật cũng không có, chỉ ngẫm nghĩ làm sao để nịnh hót, chẳng phải là thứ gì tốt đẹp hay là một nhân vật chính diện gì – người như vậy không chắc chắn và không đáng tin cậy. Không chắc chắn và không đáng tin cậy; đây là định nghĩa cho những người như vậy. Nhìn bề ngoài thì chỉ là hai cụm từ, nhưng trên thực tế, người như vậy không yêu thích lẽ thật, không thể đạt được lẽ thật và rất khó được cứu rỗi. Ý nghĩa và giá trị của việc một người tin Đức Chúa Trời là gì nếu họ không thể đạt được lẽ thật và rất khó được cứu rỗi? Nếu không gây nhiễu loạn và gián đoạn thì họ chỉ có thể đóng vai trò là vật làm nền hoặc vật phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời, giống như con rồng lớn sắc đỏ. Việc đóng vai trò gì đó thì có nghĩa là gì? Việc này có nghĩa là tạm thời, có thể đi được đến đâu thì hay đến đó, giống như khi kéo một chiếc xe, chỉ cần là không làm lật xe thì cứ tiếp tục kéo. Tại sao lại bảo họ đóng một vai trò gì đó? Bởi vì loại người này không mưu cầu lẽ thật. Trong lòng họ xem thường, miệt thị lẽ thật, chế nhạo và bỡn cợt lẽ thật như thế, vậy thì kết cục cuối cùng của họ đảm bảo sẽ giống như Phao-lô, không thể đi đến cuối cùng. Cho nên, loại người này chỉ có thể đóng vai trò người đem sức lực phục vụ tạm thời trong nhà Đức Chúa Trời. Một mặt là khiến những người thực sự mưu cầu lẽ thật tăng thêm sự phân định và có được nhận thức. Mặt khác là khiến loại người này làm bất cứ việc gì trong nhà Đức Chúa Trời mà khả năng của họ cho phép, đem sức lực phục vụ được đến đâu thì tính đến đó, bởi vì loại người này không thể đi đến cuối con đường.
Một ngày nọ, khi Ta đi ra ngoài thì chạm mặt một người quen. Chưa kịp nói gì thì người này đã hỏi Ta trước: “Thưa, đã lâu lắm rồi chúng ta không gặp mặt, mỗi ngày con đều ở đây chờ ngài, nhớ ngài đến mức không chịu được, ở nhà cũng không xong. Nên con cứ lui tới đây và tìm ngài giữa đám người này!”. Trong lòng Ta nghĩ, người này chắc là thần kinh không tốt lắm, Ta đã hẹn với ngươi hay sao, tại sao lại đợi Ta ở đây mỗi ngày? Nếu đã gặp mặt nhau rồi, thì nói vào chủ đề chính chút đi. Ta hỏi người này: “Dạo này ngươi thế nào?”. Người này trả lời: “Thưa, ngài đừng nhắc tới nữa, từ lần trước gặp mặt ngài, trong lòng con cứ nghĩ đến ngài, cơm ăn không vô, ngủ cũng không được, chỉ trông mong có một ngày có thể gặp được ngài”. Ta nói: “Chúng ta hãy nói vào chủ đề chính đi. Dạo này trạng thái của ngươi thế nào?” “Thưa, rất tốt. Mọi chuyện vẫn ổn”. “Hội thánh của các ngươi đã tổ chức bầu cử chưa? Vẫn là người lãnh đạo đó à?” “Thưa không, đã bầu ra người kia rồi”. “Người mới này thế nào?” “Thưa, vẫn ổn”. “Vậy tại sao người lãnh đạo trước đây của hội thánh lại bị cách chức?” “Thưa, con không chắc; người đó cũng được”. “Ngươi nói cụ thể một chút, đừng chỉ nói ‘cũng được’ và ‘vẫn ổn’ thôi. Có phải là người đó không thể thực hiện công tác cụ thể không?” “Thưa, con thấy người đó cũng được”. “Vậy nhân tính của người lãnh đạo mới được bầu thì sao? Lĩnh hội lẽ thật ra sao? Có thể thực hiện công tác cụ thể không?” “Thưa, cũng được ạ”. Bất kể Ta hỏi điều gì, câu trả lời luôn là “cũng được”, Ta cũng không cách nào đối thoại được. Cho nên, Ta đã rời đi. Câu chuyện này như thế nào? Câu chuyện này nên có tựa đề gì? (Thưa, nên lấy tựa đề là “Cũng được”.) Câu chuyện này là “Cũng được”. Ta tiếp xúc với rất nhiều người nhưng rất ít người nói chuyện ở trong nhân tính lý trí, chứ đừng nói đến chuyện phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Mồm miệng của đa số mọi người đều đầy những lời nói dối, ngang ngược, sai lầm và vượt quá bổn phận; không có một lời nói thật nào. Ta không yêu cầu ngươi nói câu nào cũng phải phù hợp với lẽ thật và có thực tế lẽ thật, nhưng ít nhất, ngươi phải nói được lời mà một con người nói, lấy ra một chút lòng chân thành và chân tình. Không có những điều này liệu còn có thể đối thoại được không? Không thể được. Ngươi luôn nói những lời nói suông và nói dối; khi gặp chuyện thì những lời ngang ngược, sai lầm, mắng chửi, vượt quá bổn phận đều tuôn ra, những lời phân bua và biện bạch cũng tuôn ra nốt, ngươi đúng là không có cách nào hòa hợp hay trao đổi được phải không? (Thưa, phải.)
Rất nhiều người ăn uống lời Đức Chúa Trời, cho rằng những lời này chỉ liên quan đến Đức Chúa Trời trên trời, Thần của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời mà mắt người không thể thấy được và tay người không thể chạm được. Vì Đức Chúa Trời ở rất xa, nên lời Ngài mới đủ thâm sâu và mới có thể được gọi là lẽ thật. Còn con người bình thường trước mặt họ, một người mà họ có thể nhìn thấy và nghe được tiếng khi nói chuyện, thì không quá liên quan đến lẽ thật, đến Đức Chúa Trời hoặc đến thực chất của Ngài. Vì Ngài có thể khiến mọi người nhìn thấy Ngài, và Ngài quá gần gũi với mọi người. Ngài không có bất kỳ tác động đến tâm linh hay mắt thường của họ, không mang đến cho họ bất kỳ cảm giác hiếu kỳ thần bí và khó lường nào. Mọi người cảm thấy con người bình thường, có hình hài và có thể lên tiếng nói chuyện này quá dễ suy xét và dễ nhìn thấu. Thậm chí, họ còn nghĩ rằng mình có thể nhìn rõ và nhìn thấu Ngài chỉ trong nháy mắt. Cho nên, mọi người tiếp cận Đấng Christ một cách rất vô thức bằng cách mà họ đối đãi với một con người, hay với bất kỳ người nào có địa vị hoặc quyền thế. Chuyện này có phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Làm sao Đấng Christ có thể bị đánh đồng với nhân loại bại hoại có địa vị và quyền thế được? Khi mọi người xu nịnh và tâng bốc những con người bại hoại có địa vị và quyền thế, họ sẽ đạt được lợi ích và được tán thưởng. Con người bại hoại đều thích chuyện này, mong muốn được người khác xu nịnh, tâng bốc và nịnh hót, vì như vậy khiến họ trông như có thân phận cao quý, trông cao hơn người khác một bậc, càng có thể lộ rõ sự tồn tại của địa vị và quyền thế của chính họ. Còn Đấng Christ có thực chất của Đức Chúa Trời thì hoàn toàn ngược lại. Một người có địa vị và danh tiếng không phải vì họ có thực chất hay nhân phẩm cao quý; cho nên, họ phải thông qua việc sử dụng đủ loại thủ đoạn khiến người khác sùng bái, tâng bốc nhằm biểu lộ danh tiếng và địa vị của mình. Còn Đấng Christ, Đấng có thực chất của Đức Chúa Trời, vốn có thân phận, địa vị của Đức Chúa Trời và cao hơn thực chất, địa vị của bất kỳ một loài thọ tạo nào. Thân phận và thực chất của Ngài tồn tại một cách khách quan, không cần bất kỳ một loài thọ tạo nào ca tụng để chứng thực; Ngài càng không cần bất kỳ một loài thọ tạo nào xu nịnh hay tâng bốc để biểu lộ thân phận, thực chất cũng như địa vị cao quý của Ngài. Bởi vì sự thật Đấng Christ có thực chất của Đức Chúa Trời là cố hữu, chứ không phải do bất kỳ ai thêm vào cho Ngài, càng không phải là kiếm được sau bao nhiêu năm trải nghiệm giữa nhân loại. Tức là, nếu không có bất kỳ một loài thọ tạo nào thì thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời vẫn là như vậy; nếu không có bất kỳ loài thọ tạo nào thờ phượng hay đi theo Đức Chúa Trời thì thực chất của Đức Chúa Trời vẫn là như vậy – sự thật này sẽ không thay đổi. Kẻ địch lại Đấng Christ lầm tưởng rằng Đấng Christ muốn nói hay làm gì thì mọi người nhất định phải nói những lời êm tai, phải cổ vũ, phải xuôi theo và xu nịnh để chiều theo sở thích của Ngài chứ không được làm trái ý của Ngài, rằng làm như vậy thì trong lòng Đấng Christ có thể sẽ thấy được sự tồn tại của thân phận và địa vị của Ngài. Chuyện này là sai hoàn toàn! Bất kỳ ai có danh tiếng, quyền thế và địa vị trong nhân loại bại hoại kiếm được danh tiếng và quyền thế đó như thế nào? (Thưa, dựa vào việc xu nịnh và nịnh hót.) Đây là một mặt. Mặt khác, chủ yếu là dựa vào sự tranh thủ và nỗ lực của họ thậm chí là triển khai hoạt động giữa mọi người, cũng như thông qua một số thủ đoạn mà kiếm được và đoạt được. Đó chỉ là danh tiếng, địa vị hay thứ hạng cao giữa một nhóm người. Danh tiếng, thứ hạng và địa vị cao này khiến họ trở thành người nổi bật giữa đám đông, trở thành người lãnh đạo và người quyết sách có quyền quyết định sách lược. Nhưng người có địa vị, danh tiếng, ăn trên ngồi trước giữa mọi người này có thực chất là gì? Có sự khác biệt nào giữa họ và những người khác không? Thân phận và thực chất của họ giống hệt bất kỳ nhân loại bại hoại bình thường nào, tất cả đều là loài thọ tạo bình thường bị làm bại hoại dưới quyền thế của Sa-tan, có thể phản bội lẽ thật, phản bội những điều tích cực, có thể đổi trắng thay đen, đi ngược lại với chân tướng sự thật, có thể hành ác, có thể chống đối Đức Chúa Trời, có thể làm trái và chửi rủa Trời. Thân phận và thực chất thực sự của họ chính là một người bị Sa-tan làm bại hoại, một người có thể chống đối Đức Chúa Trời, cho nên danh tiếng và địa vị của họ chỉ là những danh hiệu rỗng tuếch. Những người đủ nham hiểm, hung tàn và ác độc, vì địa vị và danh tiếng mà có thể giết và làm hại người khác, thì sẽ đạt được địa vị cao. Những người biết triển khai vận động, có thủ đoạn và có thể bày âm mưu thì sẽ trở thành người lãnh đạo người khác. Những người này ác độc, hung tàn và tà ác hơn so với những con người bại hoại bình thường. Họ không muốn được đối đãi bằng phương thức gì khác ngoài được nghe những lời êm tai, được nịnh hót, xu nịnh và tâng bốc. Nếu nói thật với họ, thì ngươi sẽ có nguy cơ mất mạng. Kẻ địch lại Đấng Christ đem những quy tắc trò chơi và triết lý xử thế trong thế gian này vào nhà Đức Chúa Trời, áp dụng chúng trong việc chung sống với Đấng Christ. Họ cho rằng nếu Đấng Christ muốn đạt được chỗ đứng vững chắc thì chắc chắn Ngài cũng thích nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình. Như vậy vô hình trung, họ chỉ tiếp cận với xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể như là với một thành viên trong nhân loại bại hoại, đây chính là cách làm của kẻ địch lại Đấng Christ. Cho nên, tâm tính mà loại người như kẻ địch lại Đấng Christ biểu hiện ra trong chuyện chung sống với Đấng Christ chắc chắn chính là tà ác. Họ có tâm tính tà ác, thích suy đoán và suy xét tâm tư của người khác, thích đoán ý qua lời nói hay sắc mặt của người khác, thích dùng một số thủ đoạn, một số quy tắc trò chơi được người đời để tiếp cận Đấng Christ và đối đãi với chuyện chung sống với Ngài. Sai lầm nghiêm trọng nhất mà họ phạm phải là gì? Tại sao họ có thể làm như vậy? Căn nguyên của việc này nằm ở đâu? Đức Chúa Trời phán rằng Đức Chúa Trời nhập thể là một người bình thường. Khi nghe thấy điều này, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ liền vui mừng, họ nói: “Vậy được, tôi sẽ đối đãi với ngài như đối với một người bình thường, tôi có căn cứ rồi”. Khi Đức Chúa Trời phán rằng xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể có thực chất của Ngài, kẻ địch lại Đấng Christ nói: “Ngài có thực chất của đức chúa trời ư? Sao tôi lại nhìn không ra nó nhỉ? Nó ở đâu vậy? Nó được biểu hiện như thế nào? Ngài bộc lộ ra sao để có thể chứng tỏ mình có thực chất của đức chúa trời? Tôi chỉ biết xu nịnh và tâng bốc những người có địa vị. Xu nịnh và tâng bốc người khác không bao giờ là sai; bất kỳ lúc nào nó cũng có hiệu quả và luôn tốt hơn là nói lời thật lòng”. Đây chính là sự tà ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ không tin hay tiếp nhận lẽ thật, mà chỉ sống theo triết lý của Sa-tan như vậy đấy.
Có vài người nói rằng: “Mọi người đều thích những người có thể nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình; chỉ có Đức Chúa Trời là không thích loại người này. Vậy rốt cuộc thì Đức Chúa Trời thích loại người nào? Con người chung sống với Đức Chúa Trời như thế nào thì Ngài mới yêu thích?”. Các ngươi có biết không? (Thưa, Đức Chúa Trời thích những người trung thực, những người nói những lời trong lòng, những người mở lòng ra thông công với Ngài và không giở trò giả dối.) Còn gì nữa không? (Thưa, những người có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, có thể nghe và tiếp nhận lời Đức Chúa Trời.) (Thưa, những người có tấm lòng hướng về nhà Đức Chúa Trời và một lòng với Ngài.) Các ngươi đã nói đến mấy phương diện mà mọi người nên thực hành khi làm người trung thực. Làm một người trung thực là một yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Đó là một lẽ thật mà con người phải thực hành. Vậy thì, những nguyên tắc con người nên tuân thủ khi chung sống với Đức Chúa Trời là gì? Hãy đối xử chân thành: đây là nguyên tắc cần tuân thủ khi chung sống với Đức Chúa Trời. Đừng làm theo cách làm lấy lòng hay nịnh bợ của những người ngoại đạo; Đức Chúa Trời không cần sự lấy lòng và nịnh bợ của con người. Chỉ cần đối xử chân thành là đủ. Đối xử chân thành nghĩa là gì? Nên thực hành như thế nào? (Thưa, chỉ cần đơn thuần mở lòng với Đức Chúa Trời, không ngụy trang, giấu giếm, có thể tiếp xúc với Đức Chúa Trời bằng tấm lòng trung thực, bằng lòng dạ thẳng thắn vô tư, không có bất kỳ ý định lệch lạc hay thủ đoạn quỷ quyệt nào.) Đúng vậy. Muốn đối xử chân thành, trước hết trong lòng ngươi phải buông bỏ những nguyện vọng cá nhân. Thay vì tập trung vào cách Đức Chúa Trời đối đãi với ngươi, hãy mở rộng lòng mình với Đức Chúa Trời, trong lòng có cái gì thì nói cái đó. Đừng suy nghĩ hay suy xét xem những lời của ngươi sẽ có những hậu quả gì; hãy nói bất cứ điều gì ngươi nghĩ, đừng có ý định gì cả, và đừng nói chuyện chỉ để đạt được mục đích nào đó. Ngươi có quá nhiều toan tính cá nhân và sự hỗn tạp, ngươi luôn tính toán cách nói năng, luôn suy xét rằng: “Mình nên nói điều này, và không nên nói điều kia, mình phải chọn lọc để nói. Nói thế nào có lợi cho mình, có thể che đậy cho những thiếu sót của mình, có thể khiến đức chúa trời có ấn tượng tốt với mình thì mình nói như thế”. Đây chẳng phải là có ý định sao? Trước khi ngươi mở miệng, trong lòng ngươi toàn nghĩ đến những con đường không chính đáng, ngươi trau chuốt vài lần những điều ngươi muốn nói, để rồi khi lời nói ra khỏi miệng ngươi, chúng không còn đơn thuần nữa, không có một chút chân thực nào, chứa đựng những ý định của riêng ngươi và những quỷ kế của Sa-tan. Đây không phải là đối xử chân thành; đây là lòng dạ khó lường và có ý xấu. Hơn nữa, khi nói chuyện, ngươi luôn nhìn nét mặt và ánh mắt của người khác: nếu sắc mặt họ tốt, ngươi sẽ tiếp tục nói; nếu không, ngươi sẽ kìm lại và không nói gì; nếu ánh mắt của họ không tốt, và có vẻ như họ không thích nghe lời này, ngươi liền suy nghĩ rằng: “Vậy thì tôi sẽ nói điều gì đó khiến anh hứng thú, điều có thể khiến anh vui vẻ, khiến anh thích, và điều có thể khiến anh có thiện cảm với tôi”. Đây có phải là đối xử chân thành không? Không phải. Một số người không tố cáo khi thấy ai đó hành ác và gây nhiễu loạn trong hội thánh. Lòng họ nghĩ: “Nếu mình là người đầu tiên báo cáo điều này, mình sẽ làm mích lòng người ta, ngộ nhỡ báo cáo sai, mình sẽ phải bị tỉa sửa. Mình sẽ đợi những người khác báo cáo và mình sẽ báo cáo cùng họ. Ngay cả khi chúng mình báo cáo sai, thì đó cũng không phải là vấn đề lớn – suy cho cùng, không thể kết án một đám đông. Người ta có câu: ‘Chim ló đầu thì bị bắn’. Mình không thể làm con chim ló đầu; hẳn phải là một kẻ ngốc mới khăng khăng ra mặt”. Đây có phải là đối xử chân thành không? Chắc chắn là không phải. Người như vậy quá quỷ quyệt; nếu họ giữ chức người lãnh đạo hội thánh, người phụ trách, họ có thể mang đến tổn thất cho công tác của hội thánh không? Họ chắc chắn có thể. Người như vậy tuyệt đối không được sử dụng. Ngươi có thể phân định được loại người này không? Giả dụ như, có một lãnh đạo làm một vài chuyện xấu, làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, ấy thế mà không ai hiểu rõ tình hình thực tế của người này, Bề trên cũng không biết họ như thế nào – chỉ ngươi mới biết tình hình thực tế của họ. Liệu ngươi có thể báo cáo vấn đề đúng sự thật lên Bề trên trong những trường hợp này không? Đây là điều tỏ lộ con người nhất. Nếu ngươi giấu việc này đi và không nói gì với bất cứ ai, kể cả với Đức Chúa Trời, đợi đến ngày lãnh đạo đó hành ác nhiều rồi và làm hỏng công tác của hội thánh, mọi người đã vạch trần, xử lý họ rồi, ngươi mới đứng ra và nói: “Từ lâu tôi đã biết họ không phải là người tốt. Nhưng có một số người cho rằng họ là người tốt; nếu tôi nói ra thì sẽ không ai tin tôi. Vì vậy, tôi đã không lên tiếng. Đợi sau khi họ đã làm một số điều xấu và mọi người đã có sự phân định, tôi mới có thể nói ra tình hình thực tế của họ”, đó có phải là đối xử chân thành không? (Thưa, không phải.) Nếu mỗi khi vấn đề của ai đó bị vạch trần, hoặc một vấn đề được báo cáo, ngươi lại chạy theo đám đông và là người cuối cùng đứng ra vạch trần hoặc báo cáo, thì đó có phải là đối xử chân thành không? Không điều nào trong số này là đối xử chân thành cả. Nếu ngươi không vừa mắt ai đó, hoặc ai đó đã xúc phạm ngươi và ngươi biết rằng họ không phải là kẻ ác, nhưng vì nhỏ mọn, ngươi đâm ra căm ghét họ và muốn trả thù họ, muốn khiến họ xấu mặt, ngươi liền nghĩ cách và tìm cơ hội để nói một ít chuyện xấu về họ với Bề trên. Có thể ngươi chỉ kể chuyện, không lên án người đó, nhưng ý định của ngươi khi kể chuyện đã bị phơi bày ra ngoài: ngươi muốn mượn tay Bề trên hoặc khiến Đức Chúa Trời phán lời gì đó để xử lý họ. Bằng cách báo cáo các vấn đề với Bề trên, ngươi đạt được mục đích của mình. Ở đây rõ ràng là có sự ích kỷ và hỗn tạp của một người, đây càng không phải là đối xử chân thành. Nếu họ là kẻ ác làm nhiễu loạn công tác của hội thánh, ngươi báo cáo vấn đề với Bề trên để bảo vệ công tác đó, và hơn nữa những vấn đề ngươi báo cáo là hoàn toàn có thật, thì điều đó khác với việc xử lý sự việc bằng những triết lý của Sa-tan. Điều đó bắt nguồn từ tinh thần chính nghĩa và tinh thần trách nhiệm, là làm tròn lòng trung thành, đây mới là biểu hiện của việc đối xử chân thành.
Đức Chúa Trời không thích người nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình. Vậy Đức Chúa Trời thích loại người nào? Đức Chúa Trời thích con người chung sống và thông công với Ngài như thế nào? Đức Chúa Trời thích những người trung thực, tiếp cận Ngài với sự chân thành. Không cần ngươi tùy mặt gửi lời, không cần ngươi lựa gió bẻ măng, mà chỉ cần đối xử chân thành, có tấm lòng thành, trong lòng không che đậy, che giấu hay ngụy trang, bề ngoài ra sao thì trong lòng cũng như vậy. Nghĩa là, khi tiếp cận và chung sống với Đấng Christ, ngươi không cần phải bỏ bất cứ công sức nào, làm bất kỳ bài tập nào, hoặc phải chuẩn bị hay làm bất cứ điều gì trước, không cần phải như vậy. Đức Chúa Trời thích con người tiếp cận Ngài với sự chân thành, tức là nói chuyện và chung sống một cách mở lòng, bình thường và tự nhiên. Cho dù ngươi nói sai điều gì đó hoặc dùng từ không phù hợp thì cũng không phải là vấn đề. Ví dụ, Ta đến một nơi nào đó và người đầu bếp hỏi: “Ngài có kiêng ăn cái gì không? Ăn gì, không ăn gì? Cần tôi nấu món gì?”. Ta nói: “Đừng nấu quá mặn, cũng đừng nấu cay, đừng dùng quá nhiều dầu và đừng chiên rán. Món chính làm cơm hoặc mì đều được”. Mấy câu nói này có thâm sâu không? (Thưa, không.) Ai biết nấu ăn thì vừa nghe là đã hiểu, không cần phải suy đoán, ngẫm nghĩ, cũng không cần hướng dẫn hay giải thích cụ thể gì. Chỉ cần nấu theo kinh nghiệm là được, đây là một chuyện rất đơn giản. Nhưng ngay cả chuyện đơn giản nhất mà con người cũng không làm được, bởi vì họ có tâm tính bại hoại và tư lợi. Ta nói là đừng dùng quá nhiều dầu, kết quả là đến lúc nấu thì họ dùng một thìa dầu lớn xào một đĩa rau nhỏ, rau gần như là bị chiên chín và ăn rất ngấy. Ta nói đừng nấu quá mặn, thì họ chỉ cho tí xíu muối thôi, nên gần như là không có vị gì. Nhiều dầu mỡ như vậy, vị lại nhạt nhẽo, liệu người ta có còn muốn ăn không? Ngay cả chút chuyện này mà họ cũng làm không tốt, còn nói rằng: “Tâm ý của Đức chúa trời thật khó nắm bắt. Mọi lời đức chúa trời phán đều là lẽ thật; con người khó mà thực hành được!” “Khó thực hành” nghĩa là gì? Không phải là khó thực hành mà là ngươi không thực hành. Sự tư lợi của ngươi quá lớn; ngươi luôn có ý riêng, những sự hỗn tạp riêng, luôn muốn làm mọi việc theo ý và sở thích của mình. Ta nói: “Khi nấu ăn, đừng làm món cay. Nếu các ngươi thích ăn cay, thì hãy làm vài món không cay cho Ta”. Nhưng đến khi nấu ăn, họ vẫn cứ làm món cay và ăn thật ngon lành. Ta nói: “Ta đã bảo đừng làm món cay mà, tại sao ngươi lại làm vậy?” “Món này cần phải cay, không cay thì sẽ không thơm ngon và không có mùi vị gì đâu”. Đây là loại người gì? Lòng dạ họ có tốt không? Còn có người thích ăn thịt; Ta nói, “Nếu ngươi thích ăn thịt, hãy làm một món ăn nhiều thịt cho mình ăn. Còn xào cho Ta thì cho ít thịt thôi, hoặc là chỉ xào rau cho Ta thôi”. Họ đồng ý rất dễ dàng, nhưng khi nấu ăn thì lại không nghe lời sai bảo của Ta, cho thêm những miếng thịt to vào nồi, còn cho thêm cả ớt. Thịt đã mỡ rồi mà họ còn phải chiên lên, họ chỉ nấu những món họ thích ăn và hợp khẩu vị của họ. Nếu không để họ làm như vậy thì không được, họ còn nói: “Hầu hạ ngài cũng quá khó đi, món này ăn mới ngon làm sao! Những người khác đều ăn thì tại sao ngài lại không ăn? Con làm như vậy không phải là vì ngài sao? Ngài ăn nhiều một chút thì sẽ tốt cho sức khỏe và còn có sức lực. Nếu ngài khỏe mạnh thì chẳng phải sẽ có thể giảng đạo được nhiều hơn hay sao? Con một mặt là cân nhắc cho ngài, mặt khác là cân nhắc cho các anh chị em trong hội thánh”. Chẳng phải người này rất phiền phức sao? Họ có dục vọng quá lớn, có chủ trương và ý nghĩ riêng trong mọi việc. Chưa nói đến việc họ có lẽ thật hay không, ngay cả nhân tính tối thiểu họ cũng không có. Đây có phải là tiếp cận với sự chân thành không? (Thưa, không phải.) Lúc đầu, khi người này hỏi Ta, Ta cảm thấy họ hình như đối xử với mọi người cũng không tệ, nếu để họ nấu cơm thì có lẽ là được. Nhưng khi cơm được dọn ra thì Ta đã biết, họ nói chuyện rất êm tai, dường như là đối với Ta rất tốt, nhưng trên thực tế thì họ chỉ là kẻ ích kỷ và đê tiện.
Ta thường gặp được người như thế, trời sinh khôn ngoan và đầu óc linh hoạt. Khi tiếp xúc với Ta, ngay khi Ta vừa lấy thuốc ra uống, cô ta đã mang nước tới; khi Ta phải đi ra ngoài, cô ta lập tức mang túi xách đến, vừa thấy bên ngoài trời lạnh thì cô ta lại mang khăn quàng cổ và găng tay đến. Ta đang nghĩ rằng cô ta thật nhanh nhẹn, nhưng tại sao lại cảm thấy khó chịu nhỉ? Bất kể Ta ra ngoài hay về nhà, mặc quần áo, đi giày hay đội mũ, thì luôn có người nhanh tay hơn Ta. Các ngươi nói xem, trong lòng Ta có cảm giác gì? Ta nên vui mừng hay chán ghét? (Thưa, nên chán ghét.) Các ngươi có chán ghét kiểu hành vi này không? (Thưa, có chán ghét.) Nếu tất cả các ngươi đều chán ghét, thì các ngươi nói xem liệu Ta có chán ghét không? (Thưa, có chán ghét.) Có người làm xong chuyện này, trong lòng còn rất vui mừng và đắc ý, họ nói rằng: “Khi con đi làm, lãnh đạo của chúng con thích con, đi đến đâu mọi người cũng thích con vì con có trí óc linh hoạt”. Ngụ ý là họ biết nịnh hót, xu nịnh, tâng bốc; họ không đần độn, chậm chạp hay ngu ngốc; họ có tay chân linh hoạt và đầu óc nhạy bén, nên đi đến đâu họ cũng được yêu thích. Họ nói mọi người đều thích họ, nghĩa là Ta cũng nên thích họ. Ta có thích họ không? Ta hoàn toàn bị họ làm phiền! Nhìn thấy những người như vậy thì Ta sẽ tránh đi. Còn có một vài người, khi nhìn thấy những tên trùm trong giới xã hội đen, khi đại ma đầu bước lên xe thì những vệ sĩ, thuộc hạ của hắn nịnh hót, mở cửa xe và dùng tay che đầu cho hắn, thì họ cũng làm như vậy với Ta. Ta chưa kịp lên xe thì họ đã đưa tay ra mở cửa, mở xong còn lấy tay che đầu Ta, giống như một người ngoại đạo đối xử với thủ trưởng của mình. Ta có ác cảm đối với những người này. Những người này không mưu cầu lẽ thật một chút nào, có nhân tính ích kỷ, đê tiện, xấu xa, lại còn không có liêm sỉ. Khi chung sống với người khác, ngươi xu nịnh, tâng bốc và không ngừng nịnh hót người có địa vị và danh vọng, thì một vài người chính trực cũng sẽ có ác cảm và khinh bỉ người như vậy. Nếu làm chuyện này với Ta, thì Ta sẽ càng có ác cảm hơn. Ngươi đừng bao giờ làm như vậy với Ta; Ta không cần, Ta kinh tởm. Những gì Ta cần không phải là cách làm xu nịnh, tâng bốc hay nịnh hót này của ngươi. Ta cần ngươi đối xử với Ta chân thành, khi gặp nhau thì có thể nói chút chuyện tâm tình, nói về nhận thức, trải nghiệm và thiếu sót của các ngươi, nói một chút về sự bại hoại mà các ngươi bộc lộ trong quá trình thực hiện bổn phận và những chuyện mà ngươi cảm thấy chưa đạt đến trong trải nghiêm của mình. Ngươi có thể tìm kiếm, thông công về những chuyện này, và cũng có thể nghiên cứu thảo luận về chúng. Bất kể chúng ta thông công hay tán gẫu về chủ đề gì, thì ngươi cũng cần phải chân thành, có tấm lòng và thái độ như vậy. Ngươi đừng nghĩ đến chuyện mượn việc xu nịnh, nịnh hót, tâng bốc và nịnh nọt hòng đạt được hảo cảm – chuyện này là hoàn toàn vô ích. Ngược lại, ngươi làm như vậy chẳng những không thể đạt được lợi ích gì mà còn có thể khiến ngươi vô cùng xấu hổ và mất mặt.
Người không thể tiếp cận Đấng Christ chân thành là loại người gì? Nếu ngươi đối xử chân thành với người khác, ngươi sợ họ biết tình hình thực sự của ngươi mà làm hại ngươi, ngươi sợ họ gài bẫy, lừa gạt, lợi dụng hoặc là chế nhạo và xem thường ngươi. Vậy thì ngươi sợ điều gì khi đối xử chân thành với Đấng Christ? Nếu trong lòng ngươi sợ, thì đây chính là vấn đề. Nếu không thể đối xử chân thành với Ngài thì đây cũng là vấn đề của ngươi, là điểm mà ngươi nên mưu cầu lẽ thật và thay đổi. Nếu trong lòng ngươi có thể tin và thừa nhận rằng người đứng trước ngươi là Đức Chúa Trời mà ngươi tin và đi theo, thì tốt nhất là ngươi không nên dùng phương thức nói những lời lấy lòng, nịnh bợ và có vẻ thuận tình để chung sống với Ngài. Thay vào đó, hãy đối xử chân thành, nói lời thật lòng và nói tình hình thực tế, đừng nói những lời ngụy trang, lừa dối hay giấu giếm, đừng giở thủ đoạn hay bày âm mưu, đây là phương thức tốt nhất để chung sống với Đấng Christ. Các ngươi có thể làm được hay không? Đối xử chân thành và xu nịnh, tâng bốc, cái nào thì tích cực? (Thưa, đối xử chân thành.) Đối xử chân thành là điều tích cực, còn xu nịnh và tâng bốc là điều tiêu cực. Nếu mọi người không thể làm được điều tích cực như đối xử chân thành, thì chứng tỏ họ có vấn đề và có tâm tính bại hoại. Yêu cầu này của Ta có quá đáng không? Nếu các ngươi cho rằng đó là quá đáng, cảm thấy Ta không xứng có được đãi ngộ như vậy, không xứng để các ngươi phải chung sống với phương thức và thái độ chân thành như vậy, thì các ngươi còn có biện pháp hay phương thức nào tốt hơn không? (Thưa, không có.) Nếu không có thì hãy thực hành theo lời này đi. Mục này chỉ thông công đến đây thôi.
B. Nghiên cứu và phân tích với sự hiếu kỳ
Chúng ta tiếp tục thông công về mục thứ hai – nghiên cứu và phân tích với sự hiếu kỳ. Mục này có phải dễ hiểu không? Đối với những chuyện mà Đức Chúa Trời nhập thể làm, những lời mà Ngài phán, cũng như tính cách, tâm tính hay sở thích được bộc lộ ra trong mọi lời nói và hành động của Ngài, con người bình thường nên tiếp cận một cách đúng đắn. Người thực sự đi theo Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật coi những sự bộc lộ bề ngoài này của Đấng Christ là một mặt bình thường của xác thịt Ngài. Họ có thể lắng nghe và lĩnh hội những lời mà Đấng Christ phán bằng thái độ như với lẽ thật, từ trong đó mà hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, hiểu các nguyên tắc thực hành, và có được con đường thực hành, đạt đến bước vào thực tế lẽ thật. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ lại không như vậy. Khi nhìn Đấng Christ phán lời và làm việc, trong lòng họ không tiếp nhận hay thuận phục, mà là nghiên cứu: “Lời này từ đâu ra? Lời này được phán ra như thế nào? Câu này nối tiếp câu khác là đã nghĩ kỹ trong lòng hay là đức thánh linh chỉ thị? Những lời này là học được hay là chuẩn bị từ trước? Tại sao tôi lại không biết vậy? Có vài lời nghe có vẻ rất bình thường, chỉ là những lời thông tục. Có vẻ không giống đức chúa trời; đức chúa trời phán lời liệu có thể bình thường và phổ thông như vậy không? Tôi nghiên cứu nhưng không hiểu, vậy thì tôi sẽ quan sát xem ngài làm gì đằng sau. Ngài có đọc báo không? Ngài có đọc tác phẩm nổi tiếng nào không? Ngài có học ngữ pháp không? Bình thường thì ngài tiếp xúc với những ai?”. Họ không giữ thái độ thuận phục hay tiếp nhận lẽ thật, mà nghiễm nhiên nghiên cứu Đấng Christ với thái độ của một học giả nghiên cứu khoa học hoặc nghiên cứu tri thức. Họ nghiên cứu nội dung lời phán của Đấng Christ, cách Ngài phán lời, đối tượng mà Ngài phán lời, thái độ và mục đích của Ngài mỗi khi phán lời. Mỗi khi Đấng Christ phán lời hoặc làm việc, chỉ cần lọt vào tai họ, chỉ cần mắt họ có thể nhìn thấy, chỉ cần họ nghe nói và biết được, thì tất cả đều là đối tượng để họ nghiên cứu. Họ nghiên cứu từng câu từng chữ trong lời của Đấng Christ, mỗi một việc mà Ngài làm, mỗi một người mà Ngài xử lý, cách Ngài đối đãi với mọi người, lời nói, cử chỉ, ánh mắt và biểu cảm trên gương mặt của Ngài, thậm chí cả thói quen sinh hoạt, quy luật sinh hoạt, cũng như phương thức và thái độ đối nhân xử thế của Ngài, họ nghiên cứu tất cả những điều này. Thông qua nghiên cứu, kẻ địch lại Đấng Christ rút ra kết luận: Dù có nhìn thế nào đi nữa thì đấng christ vẫn có nhân tính bình thường, ngài rất bình thường và không có điểm gì đặc biệt, chỉ là có thể bày tỏ lẽ thật mà thôi. Chẳng lẽ đây chính là đức chúa trời nhập thể sao? Dù họ có nghiên cứu thế nào thì cũng không ra được một kết luận chuẩn xác, cũng không thể xác định liệu Đấng Christ có phải là đức chúa trời mà họ nhận định trong lòng hay không. Họ là những người nghiên cứu Đấng Christ, chứ không phải là những người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, vậy làm sao có thể đạt đến nhận biết Đức Chúa Trời được?
Kẻ địch lại Đấng Christ nghiên cứu trên người Đấng Christ, nghiên cứu đi nghiên cứu lại cũng không nhìn thấy được mặt vĩ đại của Đức Chúa Trời, không nhìn thấy được sự công chính, toàn năng và có thẩm quyền của Ngài. Dù họ có nghiên cứu thế nào thì cũng không ra được kết luận rằng Đấng Christ có thực chất của Đức Chúa Trời; họ không thể nhìn thấu, cũng không hiểu được điều này. Có người nói rằng: “Hễ là trong chuyện mà anh không thể nhìn thấu hoặc hiểu được, thì sẽ có lẽ thật đáng để tìm kiếm”. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ nói: “Tôi thấy không có lẽ thật nào đáng để tìm kiếm cả; ở đây có những điểm đáng nghi ngờ, đáng để mọi người đào sâu nghiên cứu”. Sau khi tiến hành nghiên cứu và phân tích, họ đưa ra kết luận: Đấng Christ này chỉ có thể nói được vài lời, ngoài việc này ra thì không có gì khác biệt so với người bình thường. Ngài không có ân tứ đặc thù hay khả năng đặc biệt, thậm chí cũng không có năng lực siêu nhiên để làm những dấu kỳ và phép lạ như Jêsus. Mọi lời Ngài phán đều là lời của phàm nhân. Vậy Ngài rốt cuộc có phải là Đấng Christ không? Kết quả này còn phải chờ được phân tích và nghiên cứu. Dù họ có nhìn thế nào đi nữa thì cũng không nhìn ra thực chất của Đức Chúa Trời bên trong Đấng Christ; dù họ có nghiên cứu thế nào đi nữa thì cũng không ra được kết luận rằng Đấng Christ có thân phận của Đức Chúa Trời. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, nếu là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể thì phải có năng lực siêu phàm, có những ân tứ đặc thù, có thể làm phép lạ, có thực chất cũng như bản lĩnh tỏ rõ và chấp hành thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Nhưng con người bình thường trước mặt họ không có tất cả những điều này, mà hơn nữa, Ngài phán lời cũng không thể xuất khẩu thành thơ; thậm chí khi miêu tả rất nhiều sự việc, Ngài còn dùng một số khẩu ngữ không phù hợp với quan niệm của con người, đến cả trình độ của một giáo sư đại học cũng chưa đạt tới. Cho dù kẻ địch lại Đấng Christ có nghiên cứu như thế nào về những lời phán, việc làm, cũng như thái độ và phương thức làm việc của Đấng Christ, thì họ cũng không thể nhìn ra rằng Đấng Christ – con người bình thường này – có thực chất của Đức Chúa Trời. Cho nên, trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ, điều khiến con người bình thường này đáng để họ đi theo nhất chính là người này có rất nhiều chuyện, lời phán và hiện tượng mà họ không thể nhìn thấu, những điều này đáng để họ nghiên cứu và phân tích, đây là động lực lớn nhất của họ khi đi theo người này. Nội dung và hạng mục nào đáng để họ nghiên cứu và phân tích? Đó là những lời về lối vào sự sống mà Đấng Christ đã phán; người bình thường thực sự không thể nói được như vậy, cũng không có những lời này, thực sự không có người thứ hai giữa nhân loại – thật không biết những lời này đến từ đâu. Kẻ địch lại Đấng Christ nghiên cứu đi nghiên cứu lại thế nào cũng không đưa ra được kết luận. Chẳng hạn như, khi Ta nói một người nào đó như thế nào, thực chất và tâm tính của họ là gì, người bình thường sẽ đối chiếu một cách chi tiết để chứng thực chuyện này. Kẻ địch lại Đấng Christ nghe xong những lời này lại không dùng thái độ tiếp nhận để đối chiếu và nhận biết vấn đề mà là đi phân tích. Họ phân tích điều gì? “Làm sao ngài biết chuyện của người này vậy? Làm sao ngài biết họ có tâm tính như vậy? Ngài dựa vào điều gì để xác định tính chất của họ? Ngài chưa tiếp xúc gì với họ thì làm sao hiểu rõ họ được? Chúng con đã tiếp xúc với họ trong thời gian dài như vậy, sao lại không nhìn thấu hay hiểu rõ họ chứ? Con cần phải quan sát chứ không thể nghe lời từ một phía của ngài. Lời ngài phán chưa chắc đã chuẩn xác và đã đúng”. Trong quá trình một vài người tiếp xúc với Ta, Ta có hướng dẫn họ thực hiện một số hạng mục công tác hoặc nghiệp vụ. Nếu phương thức và phương pháp mà Ta hướng dẫn phù hợp với kiến thức nghiệp vụ mà họ nắm giữ và làm họ hài lòng, thì họ có thể miễn cưỡng chấp hành. Nhưng nếu chúng làm họ không hài lòng, thì trong lòng họ sẽ chống đối và ngẫm nghĩ: “Tại sao ngài lại làm như vậy? Như vậy không phải trái ngược với nghiệp vụ này hay sao? Tại sao con phải lắng nghe ngài? Nếu những gì ngài phán là sai, thì con không thể nghe lời ngài, mà phải làm theo cách của mình. Nếu ngài đúng thì con phải hiểu tại sao ngài đúng và làm sao ngài lại biết được điều này. Ngài đã học được sao? Nếu không học thì làm sao ngài biết được? Nếu không học thì hẳn là ngài sẽ không hiểu; nếu ngài hiểu được thì là không bình thường. Ngài hiểu thế nào? Là ai đã nói cho ngài biết, hay là tự ngài lén học được?”. Họ phân tích và nghiên cứu trong lòng. Mỗi một câu Ta phán và mỗi một việc Ta xử lý đều phải được lọc ở chỗ kẻ địch lại Đấng Christ và trải qua sự xét duyệt của họ. Chỉ khi xét duyệt đạt tiêu chuẩn thì họ mới tiếp nhận chúng; nếu không đạt tiêu chuẩn thì họ sẽ phê phán, nảy sinh sự xét đoán và chống đối.
Xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể là bí ẩn lớn nhất đối với tất cả mọi người. Không ai có thể biết rốt cuộc là chuyện gì đang xảy ra, cũng như không ai có thể nhận biết thực chất của Đức Chúa Trời được hiện thực hoá trong xác thịt này như thế nào – Đức Chúa Trời đã trở thành một con người như thế nào, làm sao người này có thể nói ra những lời từ miệng của Đức Chúa Trời hay thực hiện công tác của Ngài, và rốt cuộc thì Thần của Đức Chúa Trời dẫn dắt và chi phối người này như thế nào. Trong hết thảy những công tác này, mọi người chưa hề nhìn thấy những khải tượng vĩ đại hay bất kỳ động tĩnh lớn gì từ xác thịt này – không có điều gì đặc thù, mọi sự đều bình thường. Đức Chúa Trời đã mang vinh quang ở Israel sang phương Đông mà không hề hay biết. Nhờ lời phán và công tác của người này, một thời đại mới đã bắt đầu như vậy, và thời đại cũ đã kết thúc như vậy, không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, những người thật lòng tin Đức Chúa Trời, những người đơn thuần và cởi mở, có nhân tính và lý trí, lại không nghiên cứu những chuyện này. Nếu không nghiên cứu thì họ làm gì? Chỉ chờ đợi một cách bị động sao? Không phải, họ thấy được rằng những lời này là lẽ thật, tin rằng ngọn nguồn của hết thảy những lời này là Đức Chúa Trời, thừa nhận sự thật rằng con người bình thường này là Đấng Christ, tiếp nhận người này là Chúa và Đức Chúa Trời của họ mà không cân nhắc điều gì khác nữa. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì không như vậy, chẳng những họ không thể nhìn thấy rằng toàn bộ những lời và công tác này đều đến từ Đức Chúa Trời, rằng ngọn nguồn của hết thảy những lời phán và công tác này là Đức Chúa Trời, cho nên họ không tiếp nhận con người bình thường này là Chúa và Đức Chúa Trời của họ. Ngược lại, họ nghiên cứu và chống đối ở trong lòng một cách ngày càng táo tợn hơn. Họ chống đối điều gì? “Dù ngài có phán bao nhiêu lời hay thực hiện công tác vĩ đại đến đâu, dù ngọn nguồn của ngài là ai, chỉ cần ngài là một người bình thường, chỉ cần phương thức phán lời của ngài không phù hợp với quan niệm của con, chỉ cần bề ngoài của ngài không đủ cao lớn để lọt vào mắt của con hoặc không khiến con coi trọng, thì con sẽ phải nghiên cứu và phân tích ngài. Ngài chính là đối tượng nghiên cứu của con; con không thể tiếp nhận ngài là chúa hay là đức chúa trời của con”. Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, kẻ địch lại Đấng Christ chẳng những không giải quyết được những quan niệm, sự phản nghịch và tâm tính bại hoại của mình, mà ngược lại, những quan niệm của họ càng ngày càng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn như, khi một người lãnh đạo hội thánh bị tỏ lộ là kẻ địch lại Đấng Christ, gây ra sự nhiễu loạn và phá hủy trong hội thánh đó, phản ứng đầu tiên của kẻ địch lại Đấng Christ khi một chuyện như vậy xảy ra là hỏi: “Đấng christ có biết chuyện này không? Ai là người an bài người lãnh đạo hội thánh này? Phản ứng của đấng christ đối với chuyện này là gì? Ngài xử lý nó như thế nào? Đấng christ có biết người này hay không? Trước đây đấng christ có từng nói rằng người này là kẻ địch lại đấng christ hay từng tiên đoán được chuyện này không? Bây giờ, một chuyện lớn như vậy đã xảy ra trong hội thánh này, liệu đấng christ có phải là người đầu tiên biết được không?”. Ta nói Ta không biết, Ta cũng vừa mới biết được thôi. “Vậy thì không đúng rồi – ngài là đức chúa trời và là đấng christ, tại sao ngài lại không biết? Ngài phải biết chứ”. Chính vì Ta là Đấng Christ và là một người bình thường nên Ta mới không cần phải biết. Hội thánh có những sắc lệnh quản trị và những nguyên tắc để xử lý con người của hội thánh. Kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện thì chỉ cần dựa theo nguyên tắc của hội thánh mà thanh trừ và khai trừ họ là được. Đây gọi là Đức Chúa Trời nắm quyền, là lẽ thật nắm quyền. Ta không cần phải biết mọi sự. Nếu hội thánh không thể xử lý dựa theo các sắc lệnh quản trị và nguyên tắc xử lý con người của hội thánh, thì Ta sẽ phải nhúng tay vào. Tuy nhiên, nếu các anh chị em hiểu nguyên tắc thanh trừ và khai trừ con người của nhà Đức Chúa Trời, thì Ta không cần phải quản nữa. Nơi nào có lẽ thật nắm quyền, thì Ta không cần phải quản nữa. Đây chẳng phải là chuyện rất bình thường sao? (Thưa, phải.) Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ lại có thể rêu rao và nảy sinh quan niệm về chuyện này, thậm chí vì những quan niệm này mà phủ nhận Đấng Christ và lên án sự thật rằng Đấng Christ có thực chất của Đức Chúa Trời. Đây chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Bởi vì một chuyện gì đó không phù hợp với quan niệm hay tưởng tượng của họ, hoặc nằm ngoài dự liệu của họ, họ có thể phủ nhận thực chất của Đấng Christ. Kết quả của việc họ nghiên cứu mọi phương diện của Đấng Christ chính là: Họ không thấy được thực chất của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ; cho nên, họ không thể định nghĩa rằng người này có thực chất và thân phận của Đức Chúa Trời. Việc này dẫn đến một tình trạng, không có chuyện gì xảy ra thì thôi, nhưng ngay khi xảy ra chuyện thì kẻ địch lại Đấng Christ là những người đầu tiên nhảy ra, phủ nhận thân phận của Đấng Christ và lên án Ngài. Vậy kẻ địch lại Đấng Christ nghiên cứu rốt cuộc là để làm gì? Họ nghiên cứu và phân tích không phải để hiểu lẽ thật một cách tốt hơn, mà là muốn tìm chứng cứ và nắm thóp để phủ nhận sự thật về việc Đức Chúa Trời nhập thể, phủ nhận sự thật rằng xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể là Đấng Christ và là Đức Chúa Trời. Đây chính là ý định và mục đích đằng sau việc kẻ địch lại Đấng Christ nghiên cứu và phân tích Đấng Christ.
Trong khi đi theo Đấng Christ với tư cách là người đi theo của Ngài, kẻ địch lại Đấng Christ vẫn mang theo thái độ nghiên cứu và phân tích, cuối cùng họ cũng không thể hiểu được lẽ thật, không thể xác định được sự thật rằng Đấng Christ là Chúa và là Đức Chúa Trời. Nhưng tại sao họ vẫn đi theo một cách miễn cưỡng và không cam tâm, vẫn nương náu trong nhà Đức Chúa Trời? Có một điểm mà chúng ta đã nói qua trước đây, họ ôm ý định được phúc và có dã tâm. Còn một điểm khác là kẻ địch lại Đấng Christ có lòng hiếu kỳ mà người bình thường không có. Lòng hiếu kỳ gì vậy? Chính là họ thích những chuyện quái lạ và khác thường. Kẻ địch lại Đấng Christ đặc biệt hiếu kỳ về hết thảy những chuyện quái lạ, khác thường và vượt ra ngoài quy luật tự nhiên trên thế giới. Đối với rất nhiều chuyện, họ đều có một loại dục vọng muốn tìm ra đến cùng. Rốt cuộc thì thực chất của việc tìm ra này là gì? Chính là họ quá kiêu ngạo, chuyện gì cũng muốn hiểu rõ, chuyện gì cũng muốn biết được ngọn nguồn sự thật, bằng không thì sẽ lộ ra là họ rất không có năng lực. Cho dù là chuyện gì thì họ cũng đều muốn là người đầu tiên biết, là người hiểu nhất và biết được ngọn nguồn sự thật nhất – họ muốn trở thành người “nhất” trong mọi mặt. Cho nên, họ cũng không bỏ quên hay bỏ lỡ chuyện về Đức Chúa Trời nhập thể. Họ nói rằng: “Chuyện nhập thể của đức chúa trời là bí ẩn lớn nhất trong thế giới loài người. Rốt cuộc thì bí ẩn lớn nhất và chuyện kỳ diệu nhất này là như thế nào? Nếu chuyện này vượt quá những dự liệu của con người bình thường và nếu xác thịt này không giống với con người bình thường, vậy thì không giống ở điểm nào? Tôi phải khám phá xem sao”. “Khám phá” có ý nghĩa gì? Có nghĩa là: “Tôi đã đi qua nhiều nước trên thế giới, du ngoạn qua nhiều ngọn núi nổi tiếng và di tích lịch sử, đã từng phỏng vấn nhiều danh nhân và cao nhân; họ đều chỉ là những người bình thường. Người duy nhất tôi chưa từng gặp và lĩnh giáo là đấng christ này. Thực chất của đấng christ này rốt cuộc là gì? Tôi phải khám phá xem sao”. Rốt cuộc thì họ muốn khám phá điều gì? “Tôi nghe nói rằng đức chúa trời có thể làm dấu kỳ và phép lạ. Nếu nói Jêsus là chúa và là đấng christ thì ngài đã làm được dấu kỳ và phép lạ nào để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mọi người vậy? Tôi nhớ có một chuyện, sau khi Jêsus rủa sả một cây vả không trái, nó đã héo khô. Liệu bây giờ đấng christ có thể làm được chuyện như vậy không? Tôi phải khám phá xem sao, nếu có cơ hội, tôi sẽ kiểm tra xem ngài có thể làm được chuyện như vậy hay không. Tôi nghe nói rằng đức chúa trời nhập thể có thẩm quyền của đức chúa trời, khiến người bị liệt có thể đi lại được, người mù có thể nhìn thấy được, người điếc có thể nghe thấy được và người bệnh có thể được chữa trị. Đây là chuyện thần kỳ và mới lạ; ở thế giới loài người, đây là những khả năng xuất sắc mà người bình thường không có. Đây là điều mà tôi phải tự mình nhìn xem”. Mặt khác, còn có một chuyện lớn nhất, khiến cho trong lòng họ nghĩ ngợi. Họ nói: “Trong thế giới loài người, chuyện kiếp trước, kiếp này, luân hồi chuyển kiếp rốt cuộc là thế nào? Người bình thường không thể giải thích rõ ràng được chuyện này. Nếu đức chúa trời đã trở nên xác thịt và cai quản mọi sự, vậy thì đấng christ có biết về chuyện này không? Khi có thời gian thì tôi phải hỏi ngài và hỏi thăm về chuyện này; xem thử tướng số của tôi có tốt không, kiếp trước tôi là gì, động vật hay con người. Nếu ngài biết những chuyện này thì cũng không tệ, ngài là siêu nhân chứ không phải người bình thường, và ngài có thể là đấng christ. Với lại, người ta nói trên trời có tòa và nơi ở của đức chúa trời, vậy vị đức chúa trời nhập thể này có biết nơi ở của đức chúa trời và thiên quốc ở đâu không? Người ta nói rằng thiên quốc được dát vàng, nguy nga rực rỡ; nếu đức chúa trời nhập thể có thể đưa chúng ta đi một vòng, thì chẳng phải cả đời này của chúng ta thật đáng giá, đức tin của chúng ta không hề vô ích sao? Hơn nữa, chúng ta không cần phải trồng trọt; đến khi đói, đấng christ có thể biến tảng đá thành thức ăn chỉ bằng một câu nói. Ngài có thể cho năm nghìn người ăn no chỉ với năm cái bánh và hai con cá; chẳng phải là chúng ta được lợi lớn sao? Còn nữa, khi đấng christ phán lời thì sao? Người ta nói ngài cung ứng nước sống, nhưng nước sống này ở đâu? Cung ứng như thế nào, nước lưu động như thế nào? Đây đều là những chuyện đáng để nghiên cứu, mỗi một mẩu chuyện đều rất mới lạ. Nếu tận mắt chứng kiến một trong những chuyện đó thì đời này tôi đã trở thành một người có tri thức chứ không phải người bình thường”. Chẳng phải là lòng hiếu kỳ đã làm hại họ hay sao? (Thưa, phải.)
Có vài người tin Đức Chúa Trời, tiếp nhận và đi theo Đấng Christ, không phải vì muốn đạt được lẽ thật mà vì có những ý nghĩ khác. Có một vài người ngay khi gặp Ta liền hỏi: “Bảy tai ương và bảy bát phán trong Sách Khải Huyền có ý nghĩa gì? Con ngựa trắng có ý nghĩa gì? Hiện tại thảm họa kéo dài ba năm rưỡi đã đến chưa?”. Ta nói: “Ngươi đang hỏi về điều gì vậy? Sách Khải Huyền là gì?”. Họ nói: “Ngay cả Sách Khải Huyền mà ngài cũng không biết sao? Người ta nói ngài là đức chúa trời, nhưng con thấy cũng chưa chắc!”. Có người khác hỏi: “Trong quá trình rao truyền phúc âm, chúng con gặp những người hỏi về những chuyện huyền bí, ngài thấy nên làm sao đây?”. Ta không đợi họ nói xong mà nói rằng: “Hễ ai luôn hỏi về những chuyện huyền bí thay vì tìm kiếm lẽ thật thì đều không phải là người tiếp nhận lẽ thật, về sau đều không thể được cứu rỗi. Những người luôn tìm kiếm những chuyện huyền bí đều không phải thứ gì tốt; đừng rao truyền phúc âm cho những người như vậy nữa”. Tại sao Ta lại nói vậy? Rốt cuộc là ai hỏi những câu hỏi này? Đó không phải ai khác mà là chính họ. Họ muốn hỏi những câu hỏi này và muốn biết đáp án của chúng, họ còn tưởng rằng Ta không biết là ai hỏi và rằng Ta không thể nhìn ra được! Sau khi Ta phán xong, họ nghe và nghĩ: “Đức chúa trời nói mình không phải thứ gì tốt, vậy thì mình không hỏi nữa”. Chiêu này của Ta thế nào? Chẳng phải là bịt miệng được họ rồi sao? Nếu Ta giải đáp cho họ, thì chẳng phải là trúng quỷ kế của họ rồi sao? Họ sẽ được nước làm tới mà không ngừng đặt câu hỏi. Ta có nghĩa vụ phải giải thích những chuyện này cho họ không? Ngươi biết những chuyện này để làm gì chứ? Cho dù biết thì Ta cũng không nói cho ngươi biết. Tại sao Ta phải nói cho ngươi biết? Ta là người giải thích thánh kinh hay sao? Ngươi đến đây để học thần học à? Ngươi đến để nghiên cứu Ta, thì Ta cứ mở lòng ra cho ngươi nghiên cứu ư? Chuyện này có thích hợp không? Ngươi đến để thử thách Ta, mà Ta còn cho phép ngươi thử thách Ta ư? Chuyện này có thích hợp không? Ngươi không phải đến để tiếp nhận lẽ thật, mà là đến để đặt câu hỏi với thái độ căm thù, hoài nghi và chất vấn. Ta không thể nào giải đáp cho ngươi được. Có người nói rằng: “Không phải là được hỏi thì phải trả lời sao?”. Còn tùy là chuyện gì nữa. Chuyện liên quan đến lẽ thật và công tác của hội thánh, thì Ta vẫn phải xem xét tình huống. Nếu trước đây Ta đã nói với ngươi rồi mà ngươi vẫn giả vờ không biết, giả vờ khiêm nhường để hỏi dò, thì Ta sẽ không trả lời ngươi. Ta chỉ tỉa sửa ngươi một trận, tỉa sửa ngươi một trận thì ngươi sẽ hiểu. Xem xét từ cách mà kẻ địch lại Đấng Christ nghiên cứu và phân tích Đấng Christ, từ lòng hiếu kỳ của họ về thực chất của Đấng Christ và Đức Chúa Trời, thì kẻ địch lại Đấng Christ rốt cuộc nghiên cứu điều gì? Họ đang nghiên cứu lẽ thật. Họ xem hết thảy mọi việc Đức Chúa Trời làm là đối tượng để nghiên cứu và phân tích, dùng chúng để giết thời gian. Họ đi theo Đức Chúa Trời như thể họ là những học giả đang học một nghiệp vụ hoặc một kiến thức nào đó, như thể một kẻ chẳng tin theo học thần học. Người như vậy có thể được Đức Chúa Trời khai sáng không? Họ có thể nhận được sự sáng không? Họ có thể hiểu được lẽ thật không? (Thưa, không thể.)
Trong hội thánh, có một số công tác trước đây chưa từng tiếp xúc qua, cũng như một số công tác liên quan đến chuyên môn. Khi Ta chỉ đạo những công tác này, có vài người lắng nghe một cách nghiêm túc và khiêm tốn, từ đó họ có thể nắm vững được những nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện những bổn phận này, nắm vững thực tế lẽ thật mà họ nên thực hành và bước vào. Còn vài người khác thì vắt hết óc nghiên cứu trong lòng; họ nghĩ, “Ngài chưa học qua những nghiệp vụ này. Ngoài ra, nhiều nghiệp vụ như vậy thì liệu ngài có thể học được không? Ai mà có thể biết và hiểu tất cả mọi thứ chứ? Ngài dựa vào gì mà chỉ đạo chúng con? Dựa vào cái gì mà chúng con phải nghe lời ngài? Mặc dù có lúc những gì ngài phán khi chỉ đạo chúng con thật sự có lý, nhưng ngài làm sao mà biết được? Nếu không học một điều gì đó thì con sẽ không biết về nó. Con phải ngẫm nghĩ một chút, cố gắng học nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, nghe nhiều hơn và cố gắng không để ngài chỉ đạo mà con sẽ tự biết. Thấy ngài có vẻ cũng vừa nhìn vừa học và hiểu từng chút một”. Họ chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không thấy rằng, một mặt, bất kể con người này phán lời gì hay làm việc gì thì đều có nguyên tắc – bất kể chỉ đạo hạng mục công tác nào thì cũng tuân thủ theo một nguyên tắc, và nguyên tắc này có liên quan đến yêu cầu thực tế của con người và kết quả cần đạt được của công tác thực tế. Mặt khác, cũng là phương diện quan trọng nhất, người này chưa học gì cả. Tri thức, văn hóa, kiến thức và sự từng trải của Ngài không nổi bật. Nhưng có một điều mọi người không nên quên: Cho dù kiến thức, tri thức, sự từng trải và kinh nghiệm của Ngài có phong phú hay đáng nhắc đến hay không, thì ngọn nguồn thực hiện công tác hiện tại không phải là xác thịt bên ngoài này, mà là thực chất của xác thịt này – là chính Đức Chúa Trời. Cho nên, nếu ngươi xem xét dựa trên bề ngoài của xác thịt này – chiều cao, tướng mạo, giọng điệu, ngữ khí và cách phán lời – thì ngươi sẽ không thể giải thích thông tỏ hoặc suy đoán thấu đáo được tại sao Ngài có thể đảm nhiệm và gánh vác được những công tác này, ngươi sẽ không có cách nào suy đoán thấu đáo được. Không có cách nào suy đoán thấu đáo có nghĩa là chuyện này không thể được giải quyết sao? Không, chuyện này có thể giải quyết được. Ngươi không cần phải suy đoán thấu đáo về nó; ngươi chỉ cần biết, ghi nhớ và thừa nhận một việc: Đấng Christ là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Nguyên tắc, lập trường và thái độ mà con người nên có với Đấng Christ không phải là nghiên cứu, phân tích, hoặc thỏa mãn lòng hiếu kỳ, mà là thừa nhận, tiếp nhận, nghe lời và thuận phục, như vậy là đủ rồi. Nếu ngươi nghiên cứu và phân tích, thì kết quả cuối cùng có phải là ngươi có thể nhìn thấy thực chất của Đức Chúa Trời hay không? Ngươi không thể nhìn thấy được. Đức Chúa Trời không cho phép bất kỳ ai phân tích hay nghiên cứu Ngài; ngươi càng nghiên cứu và phân tích thì Đức Chúa Trời lại càng ẩn giấu trước ngươi. Con người cảm nhận được gì khi Đức Chúa Trời ẩn giấu trước họ? Khái niệm về Đức Chúa Trời, về lẽ thật trong lòng ngươi và về con đường ngươi nên đi đều là mơ hồ. Giống như có một bức tường chắn trước mặt ngươi; ngươi không nhìn thấy phương hướng phía trước, tất cả đều mông lung. Đức Chúa Trời ở đâu? Đức Chúa Trời là ai? Rốt cuộc có Đức Chúa Trời hay không? Những câu hỏi này giống như một bức tường màu đen chắn trước mặt ngươi, tức là Đức Chúa Trời đang che mặt Ngài trước ngươi, khiến ngươi không thể nhìn thấy Ngài. Tất cả những khải tượng này cũng đều mơ hồ đối với ngươi, chúng biến mất và trong lòng ngươi liền tăm tối. Khi trong lòng ngươi tăm tối, phía trước ngươi có còn con đường nào không? Ngươi còn biết phải làm như thế nào không? Ngươi không còn biết nữa. Cho dù phương hướng và mục tiêu ban đầu của ngươi có rõ ràng đến đâu, khi ngươi nghiên cứu và phân tích Đức Chúa Trời, chúng đều sẽ trở nên mơ hồ và tăm tối. Khi con người rơi vào loại trạng thái và tình trạng như vậy, thì họ đang gặp nguy hiểm; những người chú trọng nghiên cứu Đức Chúa Trời đều có kết quả này. Kẻ địch lại Đấng Christ luôn ở trong trạng thái như vậy, phía trước là một vùng tối đen, không thể phân định rõ ràng được cái gì là điều tích cực, cái gì là lẽ thật. Bất kể Đức Chúa Trời có làm gì đi nữa, họ cũng không xác định được rằng đây chính là Đức Chúa Trời, là chính Ngài; dù nhìn thế nào thì họ cũng chỉ thấy Đức Chúa Trời nhập thể là một con người, bởi vì họ liên tục nghiên cứu và phân tích, cho nên Đức Chúa Trời cũng liên tục che đi đôi mắt của họ. Ngươi nhìn họ mở to hai mắt, mặc dù ánh mắt rất sáng và to nhưng họ vẫn bị mù. Khi Đức Chúa Trời che mặt trước mọi người, thì lòng họ dường như chai sạn và chìm trong một vùng tối đen. Họ chỉ nhìn thấy những hiện tượng bề ngoài, mà không thấy được con đường trong đó, xem mà không hiểu được lẽ thật trong đó – hơn thế nữa, họ không nhìn thấy được thực chất của Đức Chúa Trời hay tâm tính của Ngài.
Việc tiếp cận với sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời dựa vào phân tích và nghiên cứu sẽ không có kết quả. Đừng bao giờ rơi vào tình trạng phân tích và nghiên cứu; đây là con đường tiêu cực. Vậy con đường tích cực là gì? Đó là nếu ngươi đã nhận định rằng đây là công tác của Đức Chúa Trời, rằng con người bình thường này là xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể và có thực chất của Đức Chúa Trời, thì ngươi nên tiếp nhận và thuận phục vô điều kiện. Mọi người cảm thấy xác thịt này có rất nhiều điểm không vừa ý, không phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người; thì vấn đề nằm ở chỗ con người. Đức Chúa Trời vẫn làm như vậy, và điều cần thay đổi chính là quan niệm, tâm tính bại hoại và thái độ tiếp cận Đức Chúa Trời của con người, chứ không phải xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể. Mọi người cần tìm kiếm lẽ thật tại đây, tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, đứng đúng góc độ và vị trí của mình, chứ không phải thừa nhận Ngài là Đức Chúa Trời nhưng vẫn muốn nghiên cứu Ngài một phen, tiến hành phân tích và nghiên cứu về những gì Ngài làm và phán. Như thế sẽ nảy sinh một vấn đề lớn. Khi vị trí và góc độ để tiếp nhận lẽ thật của ngươi sai, kết quả mà ngươi nhìn nhận hết thảy mọi thứ cũng sẽ phát sinh biến đổi, việc này sẽ ảnh hưởng đến con đường và phương hướng mưu cầu của ngươi. Bất kể những gì Đức Chúa Trời làm hay phán có phù hợp với quan niệm của con người hay không, thì cũng chỉ là vấn đề tức thời. Sự cống hiến và giá trị của tất cả những gì Đức Chúa Trời làm cho nhân loại, cũng như giá trị mà những điều này mang lại cho sự sống của nhân loại đều là vĩnh viễn. Bất kỳ người nào, bất kỳ ngành học nào, bất kỳ câu nói hay luận điệu nào hoặc bất kỳ trào lưu nào cũng không thể thay đổi được, đây chính là giá trị của lẽ thật. Có thể lời phán và việc làm của con người bình thường này vẫn chưa thể thỏa mãn lòng hiếu kỳ hay lòng tham hư vinh của ngươi, cũng chưa thể hoàn toàn thuyết phục được ngươi hay khiến ngươi tâm phục khẩu phục; tuy nhiên, sự cống hiến của tất cả những lời Ngài phán hôm nay, tất cả công tác Ngài làm trong thời đại này hay trong thời kỳ này cho toàn thể nhân loại, cho cả thời đại và cho cả kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời thì vĩnh viễn không thể thay đổi – đây là sự thật. Cho nên, sẽ có một ngày ngươi phát hiện: “Hai mươi hay ba mươi năm trước, tôi đã nghiên cứu, hiểu sai, chống đối, thậm chí còn xét đoán và lên án một câu nói nào đó của con người bình thường này. Hai mươi, ba mươi năm sau, khi nhìn lại câu nói đó, trong lòng tôi đầy sự mắc nợ và tự trách”. Con người bại hoại là những kẻ hèn mọn và nhỏ bé trước mặt Đức Chúa Trời, họ mãi mãi là trẻ con, không đáng nhắc tới. Cho dù một người có làm bao nhiêu công tác, thì so với sự cống hiến cho toàn thể nhân loại của mỗi lời mà Đức Chúa Trời phán trong bất kỳ thời kỳ và bối cảnh nào cũng đều là một trời một vực! Cho nên, ngươi phải hiểu rằng Đức Chúa Trời không phải là đối tượng để nghiên cứu, phân tích, và nghi hoặc. Công tác mà Đức Chúa Trời làm và xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể không phải là để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của con người. Ngài làm hết thảy những công tác này không phải để giết thời gian hay lãng phí thời gian – Ngài muốn cứu rỗi nhân loại của cả một thời đại, cứu rỗi toàn thể nhân loại, và thành quả công tác mà Ngài muốn hoàn thành sẽ tồn tại mãi mãi. Kẻ địch lại Đấng Christ xem Đấng Christ như một người bình thường để nghiên cứu và phân tích, để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của họ. Đây là tính chất gì? Liệu nó có thể được hiểu hay tha thứ không? Họ là những tội nhân thiên cổ, đáng bị nguyền rủa và vĩnh viễn không thể tha thứ! Nếu ngươi nghiên cứu một người có nhân tính, hiểu lẽ thật và có thực tế lẽ thật thì đây cũng là rất kinh tởm rồi. Ngươi xem Đấng Christ như một người bình thường, trong lòng ngươi nghiên cứu Ngài, có lòng thù địch cũng như gièm pha đối với mọi việc Ngài làm, chỉ thỏa mãn lòng hiếu kỳ của ngươi với những lời Ngài phán – thậm chí có người khi vừa nhìn thấy Ta liền nói: “Ngài hãy thông công thêm vài lẽ thật đi, hãy thông công một chút về ngôn ngữ của tầng trời thứ ba và những điều chúng con chưa biết đi” – họ coi người này là gì? Ai đó để giải sầu cho họ hay sao? Đức Chúa Trời định xác định tính chất chuyện này như thế nào? Đây chẳng phải là báng bổ Đức Chúa Trời sao? Nếu nhắm vào người khác thì việc này gọi là chế giễu, giỡn cợt; nếu nhắm vào Đức Chúa Trời thì gọi là báng bổ.
Trong nội dung nghiên cứu, phân tích với sự hiếu kỳ này, thực chất bản tính mà kẻ địch lại Đấng Christ bộc lộ ra là sự tà ác và chán ghét lẽ thật. Họ không quan tâm đến bất kỳ điều tích cực nào; họ xem thường và dùng thái độ khinh miệt để đối đãi, ngay cả xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể họ cũng không bỏ qua. Chuyện gì cũng phải thỏa mãn lòng hiếu kỳ của họ, chuyện gì họ cũng phải nghiên cứu, họ muốn đưa ra kết luận, muốn tìm hiểu đến cùng, làm rõ xem chuyện gì đang xảy ra để tỏ vẻ mình là người có tri thức và có đầu óc biết bao. Đây chính là tâm tính bại hoại của con người. Đã quen với việc nghiên cứu mọi thứ, bây giờ họ chuyển sang nghiên cứu Đức Chúa Trời. Việc này mang lại điều gì cho họ? Sự hoàn thiện và sự cứu rỗi sao? Không phải, việc này chỉ mang đến cho họ sự hư mất và diệt vong mà thôi! Đây chính là cách xác định tính chất loại người như kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ đáng bị nguyền rủa. Khi tiếp cận xác thịt mà Đức Chúa Trời nhập thể, họ không bao giờ đứng ở địa vị của người đi theo hoặc loài thọ tạo để tiếp nhận và nhìn nhận Ngài; thay vào đó, họ nhìn nhận và tiếp cận Ngài từ góc độ và lập trường của một học giả, một kẻ biết tuốt, một kẻ đầy lòng hiếu kỳ, một kẻ ngạo mạn không có khả năng lĩnh hội lẽ thật và xem thường những điều tích cực. Rõ ràng là người như vậy không thể được cứu rỗi.
Ngày 6 tháng 6 năm 2020