Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị hoặc hết hy vọng được phúc

Hôm nay chúng ta thông công về mục thứ mười hai của các biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ: Họ muốn rút lui khi không có được địa vị hoặc hết hy vọng được phúc. Mục này cũng đề cập đến tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ và đây là một trong những biểu hiện cụ thể của họ. Nhìn từ bề ngoài, lý do những kẻ địch lại Đấng Christ này muốn rút lui là vì họ không có địa vị và hết hi vọng được phúc. Một khi mất đi hai thứ này, họ sẽ muốn rút lui. Ý nghĩa bề ngoài có vẻ dễ hiểu và dường như không phức tạp hay trừu tượng như thế, nhưng biểu hiện cụ thể ở đây là gì? Nói cách khác, khi kẻ địch lại Đấng Christ đối mặt với những chuyện gì liên quan đến địa vị hoặc hi vọng được phúc thì khiến họ muốn rút lui? Vấn đề này có đáng để chúng ta thông công cặn kẽ không? Nếu bảo các ngươi thông công, thì các ngươi sẽ thông công về các chi tiết và biểu hiện cụ thể của phương diện này như thế nào? Có một số người sẽ nói: “Trước đây chúng tôi đã thông công về vấn đề này nhiều lần rồi. Kẻ địch lại Đấng Christ thích địa vị và quyền thế, họ thích có danh vọng cao. Mục đích họ tin Đức Chúa Trời là để được phúc, được mão triều thiên và ban thưởng. Nếu những hi vọng này tan vỡ và mất đi, thì họ sẽ cảm thấy việc tin Đức Chúa Trời không có ý nghĩa gì và không muốn tin nữa”. Liệu mối thông công của các ngươi về chuyện này sẽ đơn giản chỉ là vài câu như vậy sao? (Thưa, đúng.) Nếu chỉ thông công đơn giản như vậy, mấy câu là thông công xong chủ đề này, thì phương diện biểu hiện liên quan đến kẻ địch lại Đấng Christ này không đáng được xếp vào một mục riêng, đồng thời cũng không liên quan đến thực chất bản tính nào. Tuy nhiên, vì mục này liên quan đến thực chất và tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, cũng như sự mưu cầu cá nhân và quan điểm sinh tồn của họ, vậy thì nên liên quan đến nội dung của nhiều phương diện. Vậy những nội dung cụ thể này là gì? Tức là, những chuyện gì mà kẻ địch lại Đấng Christ gặp phải có liên quan địa vị và hi vọng được phúc của họ? Quan điểm, cách nghĩ và thái độ của họ với những chuyện này là gì? Tất nhiên, sẽ có một số điểm đan xen giữa mối thông công của chúng ta về những nội dung này và mối thông công trước đây về quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ đối với những sự việc khác nhau, nhưng trọng điểm là khác nhau và cũng thông công từ góc độ khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ đặc biệt thông công về những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ khi họ mất đi địa vị và hi vọng được phúc. Những biểu hiện này có thể chứng minh rằng quan điểm mưu cầu của kẻ địch lại Đấng Christ là không đúng đắn, rằng đức tin của họ vào Đức Chúa Trời không chân thật, đồng thời có thể chứng thực rằng những người này có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ.

I. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ với việc bị tỉa sửa

Trước tiên, chúng ta cần nhìn vào việc kẻ địch lại Đấng Christ thể hiện như thế nào khi bị tỉa sửa, họ đối đãi với việc bị tỉa sửa như thế nào, thái độ, tư tưởng và quan điểm của họ đối với việc tỉa sửa còn cả việc họ có những lời nói, hành động cụ thể nào. Đây là những vấn đề đáng để chúng ta mổ xẻ và phân tích. Trước đây, chúng ta đã thông công khá nhiều về các chủ đề liên quan đến việc bị tỉa sửa. Đây là một chủ đề phổ biến mà tất cả các ngươi đều quen thuộc. Hầu hết mọi người sau khi trải qua vài lần bị tỉa sửa mới có một số chuyển biến. Họ có thể tìm kiếm lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc khi thực hiện bổn phận. Cũng chỉ khi đó, đức tin của họ mới có điểm khởi đầu mới và có một số bước ngoặt. Có thể nói rằng mỗi lần bị tỉa sửa nghiêm khắc đều khắc cốt ghi tâm và là kỷ niệm sâu sắc đối với mỗi người. Tất nhiên, mỗi lần bị tỉa sửa nghiêm khắc cũng đều là kỷ niệm sâu sắc với kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng điểm khác biệt nằm ở đâu? Thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ và những biểu hiện khác nhau của họ đối với việc bị tỉa sửa, cũng như những tư tưởng, quan điểm, tâm tư, ý niệm, v.v. nảy sinh ra khi bị tỉa sửa đều khác với những người bình thường. Khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, điều đầu tiên họ làm là chống đối và cự tuyệt tận sâu thẳm nội tâm. Họ đối đầu với nó. Tại sao lại như vậy? Điều này là do về thực chất bản tính, những kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét và thù hận lẽ thật, và họ không hề tiếp nhận lẽ thật. Đương nhiên, thực chất và tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ ngăn cản họ thừa nhận sai lầm của chính mình hoặc thừa nhận tâm tính bại hoại của chính họ. Dựa trên hai điều này, thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc bị tỉa sửa hoàn toàn là cự tuyệt và phản kháng. Họ chán ghét và chống đối từ sâu thẳm nội tâm, không hề có một chút tiếp nhận hay quy phục, càng không có bất kỳ sự phản tỉnh hoặc hối cải thực sự nào. Khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, bất kể là ai tỉa sửa họ, tỉa sửa vì chuyện gì, bất kể trách nhiệm họ phải gánh trong chuyện này lớn hay nhỏ, sai phạm rõ ràng như thế nào, họ đã phạm bao nhiêu việc ác, hoặc những việc ác của họ gây ra hậu quả thế nào cho công tác của hội thánh – kẻ địch lại Đấng Christ cũng không suy xét bất kỳ điều nào trong số này. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, ai tỉa sửa họ là đang gây khó dễ cho họ, hoặc vạch lá tìm sâu để trừng trị họ. Kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí còn nghĩ rằng họ đang bị ức hiếp và làm nhục, rằng họ không được đối xử như con người, và rằng họ đang bị coi thường và khinh bỉ. Sau khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, họ không bao giờ phản tỉnh về việc rốt cuộc họ đã làm sai điều gì, đã bộc lộ tâm tính bại hoại nào, họ có tìm kiếm các nguyên tắc mà họ nên tuân thủ hay không, hoặc liệu họ có làm việc theo các nguyên tắc lẽ thật hay đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc mà họ bị tỉa sửa hay không. Họ không kiểm điểm hoặc phản tỉnh về bất kỳ điều gì trong số này, cũng không suy xét những vấn đề này. Thay vào đó, họ dùng ý riêng và sự nóng nảy mà tiếp cận việc bị tỉa sửa. Mỗi khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, họ sẽ đầy tức giận, không phục và oán giận, và sẽ không nghe lời khuyên từ ai. Họ không chịu tiếp nhận sự tỉa sửa, và không thể quay lại trước Đức Chúa Trời để nhận thức và kiểm điểm bản thân, để giải quyết những hành động vi phạm nguyên tắc của họ, chẳng hạn như qua loa chiếu lệ hoặc làm xằng làm bậy trong bổn phận, v.v., họ cũng không dùng cơ hội này để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Thay vào đó, họ kiếm cớ để tự phân bua, biện bạch cho bản thân, thậm chí họ sẽ nói những lời gây bất hòa và kích động người khác. Nói tóm lại, khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, biểu hiện cụ thể của họ là không phục, bất mãn, chống đối và phản kháng, đồng thời trong lòng họ cũng sinh ra một vài lời oán thán: “Tôi đã trả cái giá cao như vậy và làm nhiều công tác như vậy. Cho dù có một số việc tôi không làm theo nguyên tắc hoặc không tìm kiếm lẽ thật, nhưng tôi đâu có vì bản thân mình đâu! Mặc dù tôi gây ra một số tổn hại cho công tác của hội thánh, nhưng tôi cũng không cố ý! Có ai mà không mắc sai lầm cơ chứ? Anh không thể cứ nắm thóp tôi và tỉa sửa tôi mãi không ngừng mà không thông cảm cho sự yếu đuối của tôi và không xem xét đến tâm tình hay thể diện của tôi. Nhà đức chúa trời không có lòng yêu thương con người, cũng không công chính! Hơn nữa, anh tỉa sửa tôi chỉ vì mắc phải lỗi nhỏ này, có phải là anh không vừa mắt tôi và muốn loại bỏ tôi phải không?”. Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, điều đầu tiên họ nghĩ đến không phải là phản tỉnh xem rốt cuộc mình đã làm sai chuyện gì hay tâm tính bại hoại mà mình đã bộc lộ là gì, mà lại nói phải trái, phân bua, biện bạch cho bản thân, đồng thời suy đoán. Vậy họ suy đoán điều gì? “Tôi đã trả cái giá cao như vậy khi thực hiện bổn phận trong nhà đức chúa trời, thế mà vẫn có thể bị tỉa sửa. Xem ra tôi không có nhiều hy vọng được phúc. Có phải đức chúa trời không muốn ban thưởng cho con người nên mới dùng cách như vậy để khiến con người tỏ lộ và loại bỏ họ? Nếu đã không có hy vọng được phúc thì tôi còn bán sức làm gì chứ? Tôi còn chịu khổ làm gì chứ? Nếu đã không có hy vọng được phúc, chi bằng tôi không tin còn hơn! Tin đức chúa trời chẳng phải là để được phúc hay sao? Nếu đã không có hy vọng được phúc thì tôi còn dâng mình làm gì chứ? Tôi không tin nữa chẳng phải là xong chuyện sao? Nếu tôi không tin thì anh còn có thể tỉa sửa tôi sao? Nếu tôi không tin, thì anh không thể tỉa sửa tôi”. Kẻ địch lại Đấng Christ không thể lĩnh hội việc bị tỉa sửa từ Đức Chúa Trời một chút nào. Họ không thể tiếp nhận và vâng phục bằng quan điểm và thái độ đúng đắn. Họ không thể tự phản tỉnh và nhận thức được tâm tính bại hoại của bản thân từ đó, khiến cho tâm tính bại hoại của học có thể được làm tinh sạch. Thay vào đó, họ lấy lòng tiểu nhân để suy đoán và nghiên cứu mục đích của việc họ bị tỉa sửa. Họ cẩn thận quan sát sự phát triển của tình thế, lắng nghe ngữ khí trò chuyện của mọi người, quan sát ánh mắt mọi người xung quanh nhìn họ, cách mọi người nói chuyện với họ, cũng như thái độ của mọi người với họ. Từ đó, họ nghiệm chứng xem họ có hy vọng được phúc không hay thực sự bị tỏ lộ và loại bỏ rồi. Chỉ một sự tỉa sửa đơn giản đã khiến trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ nảy sinh rối loạn lớn như vậy và nhiều suy nghĩ như vậy. Bất cứ khi nào bị tỉa sửa, thì trước tiên kẻ địch lại Đấng Christ đều thấy phản cảm. Họ cảm thấy phiền chán, cự tuyệt và chống cự trong lòng. Sau đó, họ sẽ nhìn mặt đoán ý và tiếp theo là suy đoán. Họ sử dụng bộ não, tư duy và sự khôn vặt của mình để quan sát sự phát triển của tình thế, quan sát ánh mắt của mọi người xung quanh về họ, và quan sát thái độ của lãnh đạo cấp trên đối với họ. Từ đó, họ phán đoán xem mình còn bao nhiêu hy vọng được phúc, liệu họ còn có một tia hy vọng được phúc nào không, và liệu họ có thực sự bị tỏ lộ và loại bỏ hay không. Khi cùng đường bí lối, kẻ địch lại Đấng Christ lại bắt đầu nghiên cứu lời Đức Chúa Trời, họ muốn tìm được một căn cứ chính xác, một tia hi vọng và nắm bắt được một cọng rơm cứu mạng trong lời Đức Chúa Trời. Sau khi họ bị tỉa sửa, nếu có ai đó an ủi, cưu mang và giúp đỡ họ bằng lòng yêu thương, thì những điều này khiến họ cảm thấy dường như họ vẫn được coi là một thành viên trong nhà Đức Chúa Trời, họ cho rằng họ vẫn còn hy vọng được phúc, rằng niềm hy vọng của họ vẫn còn rất lớn, và họ sẽ xóa bỏ mọi ý nghĩ rút lui. Nhưng một khi tình hình hoàn toàn trái ngược và khiến họ thấy hy vọng được phúc của mình đã rất mong manh và đã không còn nữa, thì phản ứng đầu tiên của họ sẽ là: “Nếu không được phúc thì tôi sẽ không tin đức chúa trời nữa. Ai thích tin đức chúa trời thì cứ tin, nhưng dù thế nào thì tôi cũng không tiếp nhận việc bị anh tỉa sửa và những lời anh nói khi tỉa sửa tôi đều sai. Tôi không muốn nghe, tôi không nguyện ý nghe và tôi sẽ không tiếp nhận việc bị tỉa sửa ngay cả khi anh nói rằng đó là điều có ích nhất cho một người!”. Khi họ thấy hy vọng được phúc của mình chẳng đi đến đâu, cảm thấy địa vị mà mình mưu cầu nhiều năm và ước mơ được vào thiên quốc sắp đổ sông đổ bể và mất đi, thì điều họ nghĩ đến không phải là thay đổi cách mưu cầu hay thay đổi mục tiêu mưu cầu, mà là muốn rời khỏi và rút lui. Họ không còn muốn tin Đức Chúa Trời và cảm thấy không còn hy vọng được phúc khi tin Đức Chúa Trời nữa. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, nếu những ảo tưởng và hy vọng về phần thưởng, phúc lành và mão triều thiên mà họ muốn đạt được khi mới bắt đầu tin Đức Chúa Trời không còn nữa, thì họ cũng không còn động lực để tin Đức Chúa Trời, dâng mình cho Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận. Khi những động lực này mất đi, họ sẽ không còn muốn ở lại hội thánh, không muốn tiếp tục sống tạm bợ thế này nữa. Họ muốn buông bỏ bổn phận và rời khỏi hội thánh. Đây là tất cả những gì kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ đến khi bị tỉa sửa và thực chất bản tính của họ đã hoàn toàn bộc lộ. Nhìn chung, bất kể là trong lời nói hay hành động, kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ có thể tiếp nhận lẽ thật. Không tiếp nhận lẽ thật thì rốt cuộc là tâm tính gì? Có phải là chán ghét lẽ thật không? Đó chính là tâm tính chán ghét lẽ thật. Thực ra tùy việc mà xét thì một sự tỉa sửa nho nhỏ rất dễ tiếp nhận. Thứ nhất, người tỉa sửa họ không có ác ý. Thứ hai, nhìn vào việc kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, chắc chắn là họ đã làm trái những sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật. Chắc chắn là trong công tác của họ đã xuất hiện sai phạm hoặc thiếu sót, gây gián đoạn và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh. Họ bị tỉa sửa vì sự uế tạp của ý người, vì tâm tính bại hoại của họ, vì họ không hiểu nguyên tắc lẽ thật, và vì họ làm xằng làm bậy. Đây là chuyện rất bình thường. Trên toàn thế giới, bất kỳ tổ chức lớn, đoàn thể hay công ty nào cũng có những quy tắc và chế độ. Bất cứ ai vi phạm những quy tắc và chế độ đó đều phải bị trừng phạt và quản chế. Đây là chuyện rất bình thường và chính đáng. Tuy nhiên, kẻ địch lại Đấng Christ lại coi sự quản chế phải tiếp nhận do hành vi làm trái quy tắc và chế độ là gây khó dễ cho họ, là có người đang trừng trị họ, là nắm thóp họ và gây phiền phức cho họ. Thái độ đó có phải là thái độ tiếp nhận lẽ thật không? Rõ ràng là không. Nếu không có thái độ tiếp nhận lẽ thật, liệu một người như vậy có thể không phạm sai lầm, gây gián đoạn và làm nhiễu loạn trong khi thực hiện bổn phận không? Chắc chắn là không thể. Loại người này có phù hợp để thực hiện bổn phận không? Nghiêm khắc mà nói là không. Loại người này rất khó có thể đảm nhận bất cứ công tác nào.

Thực hiện bổn phận là cơ hội mà Đức Chúa Trời ban cho dân được Đức Chúa Trời chọn để họ tập luyện. Nhưng con người lại không biết quý trọng cơ hội này. Thay vào đó, khi bị tỉa sửa, họ lại khóc lóc lăn lộn, chống cự và kêu gào. Họ không phục và bất bình. Họ làm như thể họ là những thánh nhân không bao giờ mắc sai lầm. Giữa nhân loại bại hoại, có ai mà không mắc sai lầm chứ? Mắc sai lầm là điều rất bình thường. Nhà Đức Chúa Trời chỉ tỉa sửa ngươi bằng lời nói chứ không truy cứu trách nhiệm hay định tội ngươi, lại càng không nguyền rủa ngươi. Thỉnh thoảng sự tỉa sửa này có hơi nghiêm khắc, lời lẽ hơi khó nghe hoặc chối tai và tổn thương trái tim ngươi. Những người đã gây tổn hại đến tài sản hoặc đồ dùng của nhà Đức Chúa Trời sẽ bị nhà Đức Chúa Trời sửa dạy bằng cách phạt tiền hoặc yêu cầu bồi thường. Cách đó có được tính là nghiêm khắc không? Hay có được coi là chính đáng không? Nhà Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi bồi thường gấp đôi và cũng không tống tiền ngươi. Ngươi chỉ cần bồi thường tương đương. Đây chẳng phải là chuyện rất chính đáng sao? Mức phạt này nhẹ hơn nhiều so với mức phạt ở một số quốc gia trên thế giới. Ở một số thành phố, hành vi khạc nhổ hoặc ném một mẩu giấy bừa bãi đều bị xử phạt rất nghiêm khắc. Liệu ngươi có thể phản kháng hay từ chối khi bị xử phạt không? Nếu từ chối trả tiền phạt, ngươi có thể sẽ phải ngồi tù và sẽ có những chế tài pháp lý thậm chí còn nghiêm khắc hơn. Đây là chế độ. Một số người không hiểu. Họ cho rằng nhà Đức Chúa Trời tỉa sửa con người như vậy là quá nghiêm khắc và rằng quản chế con người như vậy là quá hà khắc. Nếu ngươi tỉa sửa những người đó nghiêm khắc hơn một chút, làm tổn hại tự tôn và động chạm đến bản tính Sa-tan của họ, họ sẽ cảm thấy không thể chịu đựng được và không phù hợp với quan niệm của họ. Họ cho rằng nếu đã là nhà Đức Chúa Trời thì không nên bị đối đãi với con người như vậy, nếu đã là nhà Đức Chúa Trời phải luôn bao dung và nhẫn nại, cũng như cho phép con người làm xằng làm bậy và muốn làm gì thì làm. Họ cho rằng con người làm gì cũng được, Đức Chúa Trời đều nên ghi nhớ. Điều này có hợp lý không? (Thưa, không hợp lý.) Thực chất bản tính của con người là gì? Họ có phải là con người thực sự không? Nói một cách tao nhã thì họ là Sa-tan và ma quỷ. Còn nói một cách thô tục thì họ là súc sinh. Con người không hiểu quy củ. Họ rất lưu manh, vừa lười biếng vừa ham ăn biếng làm, lại muốn làm xằng làm bậy. Điều phiền phức nhất là nhiều người thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời luôn muốn mang những triết lý xử thế, phương thức phương pháp, và trào lưu tà ác thuộc về thế giới vào nhà Đức Chúa Trời. Họ thậm chí còn bỏ công sức nghiên cứu, học tập và mô phỏng những điều này. Kết quả là một số công tác của nhà Đức Chúa Trời đã trở nên tối tăm rối loạn, lộn xộn lung tung. Không ai có thể chịu đựng được việc này. Ngay cả một số anh chị em mới tin Đức Chúa Trời thấy thế cũng nói rằng những người này không sùng đạo, rằng những gì họ làm là trào lưu của thế giới chứ không hề giống những gì mà một Cơ Đốc nhân làm, người ta không chịu phục. Những người này chỉ trả giá một chút, có một chút nhiệt tình, một chút bốc đồng và lòng hảo tâm. Họ mang những thứ lộn xộn đã học được vào nhà Đức Chúa Trời và sử dụng trong khi thực hiện bổn phận và dùng trong công tác. Kết quả là họ đã gây gián đoạn và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh và bị tỉa sửa. Một số người không hiểu: “Chẳng phải Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ ghi nhớ những việc tốt lành của con người hay sao? Thế thì tại sao tôi thực hiện bổn phận của mình thì lại bị tỉa sửa? Tại sao tôi lại không hiểu được nhỉ? Lời này của Đức Chúa Trời được thực hiện ở đâu? Chẳng lẽ lời Đức Chúa Trời chỉ là một câu quan cách sao?”. Vậy tại sao ngươi không suy ngẫm xem những gì ngươi làm có phải là những việc tốt lành đáng được ghi nhớ không? Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì ở ngươi? Bổn phận ngươi đã thực hiện, công tác ngươi đã làm và những lối suy nghĩ cũng như kiến nghị ngươi cung cấp có phù hợp với thể thống của các thánh đồ không? Có phù hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi của nhà Đức Chúa Trời không? Ngươi đã suy xét đến lời chứng của Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Trời chưa? Ngươi đã suy xét đến thanh danh của nhà Đức Chúa Trời chưa? Ngươi đã suy xét đến thể thống của các thánh đồ chưa? Ngươi có thừa nhận rằng ngươi là một Cơ Đốc nhân không? Nếu ngươi chưa suy xét đến bất cứ điều gì trong số này, vậy rốt cuộc thì ngươi đã làm gì? Có đáng được ghi nhớ không? Ngươi đã làm rối loạn công tác của hội thánh và nhà Đức Chúa Trời chỉ tỉa sửa ngươi chứ không hủy bỏ tư cách thực hiện bổn phận của ngươi. Đây chính là tình yêu thương to lớn nhất, chân thật nhất. Thế mà trong lòng ngươi vẫn phát cáu. Ngươi có lý do gì để phát cáu? Ngươi quả thực là bất chấp lý lẽ!

Có một số người mới chỉ tin Đức Chúa Trời được hai ba năm, nhưng cử chỉ của họ, cách họ nói cười, quan điểm họ bộc lộ, và thậm chí là nét mặt, động tác khi họ nói chuyện với người khác thì như thể là người không tin và người ngoại đạo, khiến người khác không chịu nổi. Những người này cần được quản chế, tỉa sửa, đồng thời phải lập ra quy củ để họ biết thế nào là nhân tính bình thường, thế nào là thể thống của các thánh đồ và thế nào là một Cơ Đốc nhân, cũng như để họ học cách làm người và có dáng vẻ của con người. Có một số người đã tin vào Đức Chúa Trời tám năm, mười năm, thậm chí lâu hơn, nhưng nhìn vào tư tưởng, quan điểm, lời nói và hành động của họ, cũng như cách họ xử lý mọi việc và những tâm tư ý niệm mà họ nảy sinh ra khi có chuyện xảy ra với họ, thì họ hoàn toàn là người không tin và người ngoại đạo. Những người này đã nghe khá nhiều bài giảng đạo, có một số trải nghiệm và kiến thức, đã tiếp xúc khá nhiều với các anh chị em, và hẳn là đã có ngôn ngữ đời sống của riêng mình, thế mà phần lớn bọn họ không biết cách nói về lời chứng. Khi họ nói chuyện và biểu đạt quan điểm, ngôn ngữ của họ quá đơn giản. Họ không thể giải thích rõ ràng bất cứ điều gì. Họ thực sự bần cùng, đáng thương và mù quáng. Bộ dạng của họ trông có vẻ đáng thương. Khi một người như thế thực hiện bổn phận và đảm nhận một chút trách nhiệm, họ luôn bị tỉa sửa. Đây là điều tất yếu. Tại sao họ lại bị tỉa sửa? Đó là vì họ làm việc quá trái ngược với các nguyên tắc lẽ thật. Họ thậm chí còn không thể đạt đến lương tâm và lý trí của người bình thường. Họ nói chuyện và làm việc như người ngoại đạo, như thể một người ngoại đạo đã được thuê để đến thực hiện công tác cho nhà Đức Chúa Trời. Vậy chất lượng công việc mà những người này làm ra khi thực hiện bổn phận là như thế nào? Giá trị thực của công việc đó ra sao? Có yếu tố nào trong họ có sự vâng phục không? Chẳng phải họ có quá nhiều vấn đề và chỉ gây gián đoạn cũng như làm nhiễu loạn sao? (Thưa, phải.) Vậy thì chẳng phải những người này nên bị tỉa sửa sao? (Thưa, họ nên bị tỉa sửa.) Có người viết kịch bản về cuộc sống của một Cơ Đốc nhân, về việc nhân vật chính đã trải nghiệm sự bách hại và hoạn nạn như thế nào, trải nghiệm nhiều hoàn cảnh khác nhau như thế nào, và thể nghiệm, trải nghiệm lời Đức Chúa Trời như thế nào. Tuy nhiên, xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nhân vật chính rất hiếm khi cầu nguyện. Có lúc họ còn không biết cầu nguyện điều gì khi có chuyện xảy ra với họ. Trước đây, một số người viết lời cầu nguyện rập theo một khuôn khổ. Khi nhân vật chính gặp chuyện gì đó, họ sẽ cầu nguyện: “Thưa Đức Chúa Trời, hiện tại trong lòng con rất buồn! Con cảm thấy rất thống khổ, cực kỳ thống khổ! Xin Ngài hãy dẫn dắt và khai sáng cho con”. Họ chỉ viết những lời tầm thường như vậy. Nhưng khi đổi sang một chuyện khác, một hoàn cảnh khác, một tâm tình khác, nhân vật chính lại không biết cách cầu nguyện và trong lòng không có gì để nói. Điều này khiến Ta hoài nghi, nếu những người viết kịch bản này mô tả nhân vật chính là không cầu nguyện khi có chuyện xảy ra, vậy thì bản thân họ ngày thường có cầu nguyện không? Nếu họ không cầu nguyện khi có chuyện xảy ra, vậy thì họ dựa vào đâu trong cuộc sống hằng ngày và khi thực hiện bổn phận? Trong lòng họ đang nghĩ đến điều gì? Trong lòng họ có Đức Chúa Trời không? (Thưa, trong lòng họ không có Đức Chúa Trời. Họ dựa vào đầu óc và ân tứ của riêng mình trong những việc họ làm.) Như thế, sự tỉa sửa sẽ xuất hiện. Các ngươi nói xem Ta sẽ đánh giá chuyện này như thế nào? Những người này nên được tỉa sửa. Những người không tiến bộ và có đầu óc nhưng vô tâm này đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, thế mà họ vẫn không biết phải cầu nguyện điều gì khi có chuyện xảy ra. Họ không có gì để nói với Đức Chúa Trời và cũng không biết cách thổ lộ tâm tình với Ngài. Họ không nói lời trong lòng một cách chân tình với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Người thân cận nhất với ngươi, là Người đáng để ngươi tin cậy và dựa vào nhất, thế mà ngươi lại không có một câu nào để nói với Ngài. Vậy thì ngươi giữ những lời trong lòng lại để nói với ai? Bất kể đó là ai, nếu ngươi không có gì để nói với Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi là loại người gì? Không phải ngươi là người thiếu nhân tính nhất sao? Nếu trong kịch bản không có những nội dung như nhân tính của nhân vật chính, đời sống tin Đức Chúa Trời của họ và cách họ trải nghiệm, thể nghiệm lời Đức Chúa Trời, v.v., nếu kịch bản đó chỉ là một cái vỏ rỗng, vậy thì ngươi quay bộ phim đó để cho mọi người xem cái gì? Kịch bản ngươi viết có ích lợi gì? Ngươi đang làm chứng cho Đức Chúa Trời hay cho một ít tri thức và văn hóa của ngươi? Bằng chứng tốt nhất cho lời chứng về Đức Chúa Trời là cách một người cầu nguyện và tìm kiếm, cách những tâm tư, thái độ, quan điểm và cách nghĩ của họ về Đức Chúa Trời chuyển biến khi có chuyện xảy ra với họ hoặc khi họ gặp khó khăn. Đáng tiếc là một số người hoàn toàn không hiểu điều này. Họ vẫn không biết cách cầu nguyện dù đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm. Thảo nào nhiều năm như thế mà họ vẫn không tiến bộ. Nghiệp vụ của họ không được nâng cao và họ không có sự tiến bộ nào về lối vào sự sống. Chẳng phải những người như vậy nên bị tỉa sửa sao? Vậy nên có một nguyên nhân cho việc mọi người bị tỉa sửa. Nếu các ngươi không tiếp nhận việc tỉa sửa hoặc nếu các ngươi không được tỉa sửa, thì hậu quả và kết cục của các ngươi sẽ rất nguy hiểm. May mà có người tỉa sửa và sửa dạy các người lúc này. Kẻ địch lại Đấng Christ không thể tiếp nhận điều tốt đẹp và có lợi như vậy. Họ cho rằng một khi bị tỉa sửa là coi như xong, họ không còn hy vọng gì nữa, và họ có thể nhìn thấy kết cục của mình. Họ cho rằng một khi bị tỉa sửa chứng tỏ họ không còn được coi trọng, không còn là tâm phúc trong mắt Bề trên, và có khả năng sẽ bị đào thải. Lúc này, họ không còn tinh thần tin Đức Chúa Trời và bắt đầu lên kế hoạch đi ra ngoài thế giới, kiếm thật nhiều tiền, chạy theo những trào lưu của thế giới, ăn nhậu chơi bời. Tâm địa gian xảo của họ bắt đầu lộ ra ngoài. Điều này khiến họ gặp nguy hiểm, và bước tiếp theo của họ sẽ đưa họ vượt qua ngưỡng cửa, rời khỏi nhà Đức Chúa Trời.

Khi loại người như kẻ địch lại Đấng Christ có địa vị và quyền thế trong nhà Đức Chúa Trời, khi họ có thể lợi dụng và được lợi ở khắp nơi, khi mọi người xem trọng và tâng bốc họ, ngoài ra khi họ cảm thấy chuyện được phúc, được phần thưởng và đạt được đích đến tốt đẹp đều nắm chắc trong tay, thì bề ngoài họ có vẻ tràn đầy đức tin vào Đức Chúa Trời, vào lời Đức Chúa Trời, vào lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho con người, cũng như công tác và triển vọng của nhà Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, một khi họ bị tỉa sửa và dục vọng về phúc lành của họ bị động chạm đến, họ sẽ nảy sinh nghi kỵ và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Cái gọi là đức tin tràn đầy biến mất chỉ trong chớp mắt, không còn sót lại chút gì. Họ thậm chí không còn sức để đi lại hay nói chuyện, họ không còn tâm tư để thực hiện bổn phận, đồng thời mất hết sự nhiệt tình, lòng yêu thương hay đức tin. Chút lòng tốt mà họ từng có cũng không còn, và họ không thèm để ý đến bất cứ ai nói chuyện với họ. Họ ngay lập tức biến thành một con người hoàn toàn khác. Họ đã bị tỏ lộ phải không? Khi người như vậy ôm ấp hy vọng được phúc, bề ngoài họ có vẻ có sức mạnh vô tận và trung thành với Đức Chúa Trời. Họ có thể đi sớm về tối, chịu khổ và trả giá. Nhưng khi không còn hy vọng được phúc, họ sẽ như quả bóng cao su bị xì hơi. Họ muốn thay đổi kế hoạch, tìm con đường khác, và không muốn tin Đức Chúa Trời nữa. Họ trở nên nản lòng và thất vọng về Đức Chúa Trời, trong lòng họ tràn đầy oán giận. Đây có phải là biểu hiện của một người mưu cầu lẽ thật và yêu thích lẽ thật, một người có nhân tính và nhân cách không? (Thưa, không phải.) Họ đang gặp nguy hiểm. Khi các ngươi gặp phải người như vậy, nếu họ có thể phục vụ thì hãy nhẹ nhàng khi tỉa sửa họ và tìm lời êm tai để khen ngợi họ. Hãy tâng bốc và thổi phồng họ như một quả bóng cao su, họ sẽ nhảy càng ngày càng cao. Ngươi nói: “Anh thật có phúc, anh có đôi mắt sáng ngời, thoạt nhìn là thấy anh có sức mạnh vô tận và anh chắc chắn sẽ là một rường cột trong nhà Đức Chúa Trời. Sau này, vương quốc của Đức Chúa Trời không thể thiếu anh và nếu không có anh, công tác của nhà Đức Chúa Trời sẽ bị hao tổn. Nhưng anh vẫn có một khuyết điểm nhỏ. Anh chỉ cần nỗ lực một chút để khắc phục nó, sửa chữa nó là được rồi. Sau này mão triều thiên lớn nhất chính là của anh rồi”. Khi loại người này làm sai gì đó, ngươi có thể tỉa sửa họ trực tiếp. Ngươi nên tỉa sửa thế nào? Chỉ cần nói: “Anh thông minh như thế, sao có thể mắc sai lầm đơn giản như vậy được? Chuyện đó đáng lẽ không nên xảy ra. Anh là người có tố chất tốt nhất, trình độ văn hóa cao nhất và có danh vọng nhất trong số chúng ta. Sai lầm này đáng lẽ không nên xuất hiện ở chỗ anh. Thật mất mặt biết bao! Lần sau anh không thể đừng tái phạm nữa, nếu anh tái phạm thì Đức Chúa Trời thương tâm biết bao. Nếu anh tái phạm, thanh danh của anh sẽ không còn tốt nữa. Tôi không thể nói chuyện này ở trước mặt mọi người mà chỉ ngầm nói với anh một chút, để tránh cho các anh chị em không có suy nghĩ gì về anh. Chẳng phải tôi đang chú ý đến thể diện của anh và cân nhắc đến cảm nhận của anh sao? Anh thấy không, chẳng phải là nhà Đức Chúa Trời yêu thương anh hay sao?”. Rồi họ nói: “Đúng vậy”. Ngươi sẽ nói: “Vậy tiếp theo anh nên làm thế nào?”. Và họ trả lời: “Tiếp tục làm cho tốt!”. Ngươi nghĩ sao nếu đối đãi với họ như vậy? Loại người này chỉ muốn được phúc bằng cách đem sức lực phục vụ. Họ không bao giờ tìm kiếm lẽ thật khi nói chuyện hay làm việc và hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật. Họ không bao giờ suy nghĩ xem họ có nên nói những gì họ nói hoặc làm những điều họ làm không, không suy xét đến hậu quả của những việc họ làm, cũng không cầu nguyện, nghiền ngẫm, tìm kiếm hay thông công. Họ chỉ làm việc theo ý muốn và sở thích của mình mà thôi. Khi có ai đó nói chuyện hoặc làm việc gây tổn hại đến thể diện hoặc lợi ích của họ, vạch trần khuyết điểm hoặc vấn đề của họ, hoặc đưa ra cho họ một kiến nghị hợp lý, họ sẽ nổi cáu, ghi thù và muốn trả thù. Nghiêm trọng hơn, thì họ không muốn tin nữa, sau đó là tố giác hội thánh với con rồng lớn sắc đỏ. Chúng ta có một cách xử lý người như vậy, đó chính là không tỉa sửa mà chỉ dỗ dành họ.

Chúng ta vừa thông công về việc khi những kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, họ luôn liên hệ điều đó với hy vọng được phúc của họ. Thái độ và quan điểm này là không đúng đắn, và nó rất nguy hiểm. Khi có người chỉ ra những khuyết điểm hoặc vấn đề của kẻ địch lại Đấng Christ, họ liền cho rằng không còn hy vọng được phúc nữa; và khi họ bị tỉa sửa, hoặc bị sửa dạy, hoặc bị khiển trách, họ cũng cho rằng mình không còn hy vọng được phúc nữa. Chỉ cần gặp chuyện không như ý họ hoặc không phù hợp với quan niệm của họ, chỉ cần họ bị vạch trần và tỉa sửa, cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương, họ nghĩ ngay đến việc liệu họ có còn hy vọng được phúc hay không. Chẳng phải là họ quá nhạy cảm sao? Chẳng phải dục vọng được phúc của họ quá mãnh liệt sao? Nói cho Ta nghe, loại người này có phải rất đáng thương không? (Thưa, phải.) Họ quá đáng thương! Và họ đáng thương ở đâu? Liệu việc người ta có thể đạt được phúc lành hay không có liên quan đến việc họ bị tỉa sửa không? (Thưa, không.) Chúng chẳng liên quan đến nhau. Vậy, tại sao những kẻ địch lại Đấng Christ lại cảm thấy không còn hy vọng được phúc khi họ bị tỉa sửa? Chẳng phải điều này liên quan đến sự mưu cầu của họ sao? Họ mưu cầu điều gì? (Thưa, họ mưu cầu được phúc.) Họ không bao giờ buông bỏ dục vọng và ý định được phúc. Ngay từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ đã có ý định được phúc, và dù họ đã nghe không ít bài giảng đạo nhưng họ chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật. Họ chưa bao giờ từ bỏ dục vọng và ý định được phúc của mình. Họ chưa bao giờ sửa chữa hay thay đổi quan điểm của mình về đức tin nơi Đức Chúa Trời, và ý định của họ trong việc thực hiện bổn phận chưa được làm cho tinh sạch. Họ luôn ôm hy vọng và ý định được phúc để làm mọi chuyện, và cuối cùng, khi hy vọng được phúc của họ sắp bị tiêu tan, họ sẽ thẹn quá hóa giận và oán trách gay gắt, cuối cùng bộc lộ ra bộ dạng xấu xí của việc nghi ngờ Đức Chúa Trời và phủ nhận lẽ thật. Chẳng phải họ đang tự tìm đường chết sao? Đó là kết cục tất yếu của việc những kẻ địch lại Đấng Christ không hề tiếp nhận lẽ thật, cũng không tiếp nhận sự tỉa sửa. Trong trải nghiệm về công tác của Đức Chúa Trời, tất cả dân được Đức Chúa Trời chọn đều có thể nhận biết được rằng sự phán xét, hình phạt của Đức Chúa Trời và sự tỉa sửa của Ngài đều là tình yêu thương và sự chúc phúc của Ngài – ấy thế nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng đây chỉ là lý do thoái thác của con người, và không cho rằng đó là lẽ thật. Vì vậy, họ không coi sự tỉa sửa là bài học để học hỏi, cũng không tìm kiếm lẽ thật hay tự phản tỉnh bản thân. Trái lại, họ cho rằng sự tỉa sửa xuất phát từ ý của con người, rằng đó là cố ý trừng trị người khác, mang theo ý định của con người và tuyệt đối không đến từ Đức Chúa Trời. Họ lựa chọn chống đối và coi nhẹ việc này, và thậm chí còn nghiên cứu xem tại sao người ta lại đối xử với họ như vậy. Họ hoàn toàn không vâng phục. Họ liên hệ việc thực hiện bổn phận với việc được phúc, được phần thưởng ở khắp nơi, và họ coi việc được phúc là sự mưu cầu quan trọng nhất trong cuộc đời, cũng như là mục tiêu cuối cùng và cao nhất trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Họ khăng khăng ôm ý định được phúc không buông bỏ bất kể nhà Đức Chúa Trời có thông công về lẽ thật như thế nào đi nữa, cho rằng tin Đức Chúa Trời mà không vì được phúc thì là ngốc nghếch và ngu xuẩn, rằng đó là thua thiệt lớn. Họ cho rằng bất cứ ai buông bỏ ý định được phúc thì đều đã bị lừa gạt, rằng chỉ có kẻ ngốc mới buông bỏ hy vọng được phúc, và rằng việc tiếp nhận sự tỉa sửa là biểu hiện của sự ngu xuẩn và vô năng, một người khôn ngoan sẽ không làm như vậy. Đây là tư tưởng và lô-gic của một kẻ địch lại Đấng Christ. Vì vậy, khi một kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, trong lòng họ cực kỳ chống đối, và họ rất giỏi ngụy biện và giả vờ; họ không tiếp nhận lẽ thật chút nào, và cũng không vâng phục. Thay vào đó, họ tràn đầy sự bất tuân và phản kháng. Điều này dễ dàng dẫn đến việc chống đối Đức Chúa Trời, phán xét Đức Chúa Trời, và đối đầu với Đức Chúa Trời, và cuối cùng sẽ bị tỏ lộ và đào thải.

II. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ với việc bị điều chỉnh bổn phận

Kẻ địch lại Đấng Christ có thái độ đặc biệt cố chấp đối với việc được phúc. Họ bám chặt lấy ý định được phúc và khi bị tỉa sửa, họ mang lòng chống đối, cố gắng hết sức để chối cãi và phân trần. Từ điểm này chúng ta có thể xác định rằng kẻ địch lại Đấng Christ không hề tiếp nhận lẽ thật. Khi họ bị cách chức hoặc bổn phận của họ bị điều chỉnh, họ thấy rất nhạy cảm về việc được phúc. Tại sao họ lại thấy nhạy cảm? Chính là vì trong lòng họ đã bị dã tâm và dục vọng được phúc lấp đầy. Mọi chuyện họ làm đều là để được phúc, không phải vì mục đích nào khác. Nguyện vọng lớn nhất của họ trong đời là được phúc. Cho nên khi họ bị cách chức hoặc bổn phận của họ bị điều chỉnh, họ cho rằng hy vọng được phúc của mình đã không còn và tất nhiên họ sẽ không thuận phục, và không ngừng nói phải trái. Họ chỉ suy xét đến lợi ích của chính mình, chứ không suy xét đến công tác của nhà Đức Chúa Trời. Ví dụ, một số người cho rằng mình có sở trường về phương diện viết lách, vì vậy họ cố hết sức để đòi hỏi làm bổn phận này. Dĩ nhiên, nhà Đức Chúa Trời sẽ không để họ thất vọng, nhà Đức Chúa Trời quý trọng nhân tài, và bất cứ ân tứ hay kỹ năng nào người ta có, nhà Đức Chúa Trời cũng sẽ cho họ không gian phát huy, và vì vậy hội thánh sắp xếp cho họ thực hiện công tác viết lách. Nhưng sau một thời gian, họ bị phát hiện là không có sở trường ở phương diện này, và không làm tốt được bổn phận này, không có chút hiệu quả nào. Dựa vào năng lực và tố chất của họ thì căn bản không đảm nhận được công tác này. Vậy nên làm gì trong trường hợp này? Có thể dùng tạm và nói: “Anh có sự nhiệt tình, và mặc dù năng lực không cao, và tố chất ở mức trung bình, nhưng miễn là anh sẵn lòng và chịu bỏ công sức thì nhà Đức Chúa Trời sẽ dùng tạm anh, và để anh tiếp tục thực hiện bổn phận này. Anh không làm tốt cũng không sao. Nhà Đức Chúa Trời sẽ mắt nhắm mắt mở, và anh không cần phải bị thay thế” không? Đây có phải là nguyên tắc mà nhà Đức Chúa Trời xử lý vấn đề không? Rõ ràng là không. Gặp phải trường hợp này, thông thường họ sẽ được sắp xếp một bổn phận phù hợp dựa trên tố chất và thế mạnh của họ; đó là một mặt của sự việc. Nhưng chỉ dựa vào điều này thôi thì không đáng tin, bởi vì nhiều lúc, ngay cả bản thân người ta cũng không rõ mình thích hợp thực hiện bổn phận gì, và ngay cả khi họ cảm thấy mình giỏi thì cũng chưa chắc là chính xác, vì vậy vẫn phải dùng thử và luyện tập một khoảng thời gian, căn cứ vào việc có hiệu quả hay không để quyết định, đây mới là chính xác. Nếu luyện tập một khoảng thời gian luôn luôn không có hiệu quả và không có tiến bộ, xác định là không có giá trị bồi dưỡng, thì nên điều chỉnh bổn phận cũng như sắp xếp lại bổn phận phù hợp cho họ. Sắp xếp và điều chỉnh bổn phận của mọi người như thế là rất thỏa đáng, và cũng phù hợp với nguyên tắc. Nhưng có một số người không thể thuận phục sự an bài của nhà Đức Chúa Trời mà luôn đi theo sở thích xác thịt khi thực hiện bổn phận của mình. Ví dụ, có người nói: “Lý tưởng lớn nhất của tôi là trở thành văn nhân hoặc nhà báo, nhưng tôi đã không thành công do điều kiện gia đình và các nguyên nhân khác. Nhưng bây giờ, tôi có thể làm công tác viết lách trong nhà Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi đã cầu được ước thấy rồi!”. Tuy nhiên, họ lĩnh hội lẽ thật chưa tốt, không có nhiều hiểu biết thuộc linh, không thể gánh vác công tác viết lách, nên sau một thời gian thực hiện bổn phận thì họ đã được điều chỉnh để thực hiện bổn phận khác. Họ phàn nàn: “Tại sao không để tôi làm công tác tôi thích? Tôi không thích công tác nào khác!”. Vấn đề ở đây là gì? Nhà Đức Chúa Trời đã điều chỉnh bổn phận của họ theo nguyên tắc, vậy tại sao họ không thể chấp nhận? Đây chẳng phải nhân tính có vấn đề sao? Họ không thể tiếp nhận lẽ thật và không thuận phục Đức Chúa Trời – đây chính là không có lý trí. Họ luôn thực hiện bổn phận dựa vào sở thích cá nhân và luôn có lựa chọn của riêng mình. Đây chẳng phải là nhân tính bại hoại sao? Ngươi thích làm một chuyện nào đó thì có thể đảm bảo ngươi làm tốt chuyện đó không? Ngươi thích thực hiện một bổn phận nào đó thì có thể đạt đến thực hiện bổn phận đó đạt tiêu chuẩn không? Ngươi thích làm không có nghĩa là ngươi sẽ phù hợp để làm, và ngươi có thể không nhìn thấu được mình phù hợp làm gì nên ngươi cần có lý trí và học cách thuận phục. Vậy, khi bổn phận của ngươi bị điều chỉnh, ngươi nên thực hành sự thuận phục như thế nào? Một mặt, ngươi phải tin rằng nhà Đức Chúa Trời đã điều chỉnh bổn phận của ngươi theo nguyên tắc lẽ thật, và không dựa vào sở thích của ngươi hay thành kiến của bất kỳ lãnh đạo hoặc người làm công nào. Ngươi phải tin rằng việc điều chỉnh bổn phận của ngươi được xác định dựa vào ân tứ, sở trường, và các tình hình thực tế khác, không xuất phát từ ý của một người. Khi bổn phận của ngươi được điều chỉnh, ngươi phải học cách thuận phục. Sau khi ngươi đã được đào tạo trong bổn phận mới một thời gian và thực hiện bổn phận có hiệu quả, ngươi sẽ thấy mình phù hợp thực hiện bổn phận này hơn, sẽ có thể nhận ra rằng chọn bổn phận dựa trên sở thích của mình là sai lầm. Như vậy, vấn đề này chẳng phải được giải quyết rồi sao? Quan trọng nhất là nhà Đức Chúa Trời sắp xếp ai thực hiện bổn phận nào không phải là dựa trên sở thích của người ta, mà dựa trên nhu cầu của công tác và liệu việc thực hiện bổn phận có thể đạt hiệu quả hay không. Theo các ngươi, nhà Đức Chúa Trời có nên sắp xếp bổn phận dựa trên sở thích cá nhân không? Có nên dùng người trên tiền đề thỏa mãn sở thích cá nhân của họ không? (Thưa, không nên.) Cái nào phù hợp với các nguyên tắc dùng người của nhà Đức Chúa Trời? Cái nào phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật? Đó là dùng người dựa trên nhu cầu của công tác trong nhà Đức Chúa Trời và hiệu quả thực hiện bổn phận của người ta. Ngươi có một số sở thích và hứng thú, và ngươi có chút nguyện vọng thực hiện bổn phận như thế, nhưng những nguyện vọng, hứng thú và sở thích của ngươi có nên vượt lên trên công tác của nhà Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi cứ một mực khăng khăng, nói: “Tôi phải làm công tác này; nếu không cho tôi làm thì tôi không muốn sống nữa, tôi không muốn thực hiện bổn phận nữa. Nếu không cho tôi thực hiện công tác này, tôi sẽ chẳng có tâm tư để làm gì cả, cũng chẳng dùng hết sức để làm được”, đây chẳng phải là có vấn đề trong thái độ thực hiện bổn phận sao? Đây chẳng phải là không có chút lương tâm và lý trí lắm sao? Để thỏa mãn nguyện vọng, hứng thú và sở thích cá nhân của mình, ngươi không ngần ngại làm ảnh hưởng và làm chậm trễ công tác của hội thánh. Làm như thế có phù hợp với lẽ thật không? Con người nên đối đãi với những việc không phù hợp với lẽ thật như thế nào? Có những người nói: “Người ta nên hy sinh cái tôi vì lợi ích của tập thể”. Lời này có đúng không? Đó có phải là lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Đó là kiểu câu nói gì? (Thưa, đó là luận điệu sai lầm của Sa-tan.) Đó là câu nói sai lầm, câu nói mê hoặc người khác và câu nói ngụy trang. Nếu ngươi sử dụng câu nói “Người ta nên hy sinh cái tôi vì lợi ích của tập thể” vào việc thực hiện bổn phận, thì ngươi đang chống đối và báng bổ Đức Chúa Trời. Tại sao lại là báng bổ Đức Chúa Trời? Bởi vì ngươi đang áp đặt ý mình lên Đức Chúa Trời, và đó chính là báng bổ! Ngươi đang đánh đổi sự hy sinh cái tôi lấy sự hoàn thiện và phúc lành của Đức Chúa Trời; ý định của ngươi là giao dịch với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cần ngươi phải hy sinh bất cứ thứ gì của mình; Đức Chúa Trời yêu cầu con người thực hành lẽ thật và chống lại xác thịt. Nếu không thể thực hành lẽ thật, thì ngươi đang phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Ngươi thực hiện bổn phận không tốt bởi vì ý định của ngươi không đúng, quan điểm nhìn nhận mọi sự của ngươi không đúng, và những câu nói của ngươi hoàn toàn đi ngược lại lẽ thật. Nhưng nhà Đức Chúa Trời không tước bỏ quyền thực hiện bổn phận của ngươi; chỉ điều chỉnh bổn phận của ngươi bởi vì ngươi không phù hợp thực hiện bổn phận này, và ngươi được sắp xếp lại một bổn phận phù hợp với mình. Chuyện này rất bình thường và dễ hiểu. Con người nên đối đãi với việc này một cách đúng đắn. Cách đúng đắn để đối đãi với chuyện này là gì? Khi chuyện này xảy ra, trước tiên ngươi phải tiếp nhận sự đánh giá của nhà Đức Chúa Trời về ngươi. Mặc dù về mặt chủ quan, ngươi yêu thích nghiệp vụ này của mình, nhưng trên thực tế ngươi không đảm nhiệm được cũng không giỏi về nghiệp vụ này, nên ngươi không thể thực hiện công tác đó. Vậy thì bổn phận của ngươi cần được điều chỉnh. Ngươi nên thuận phục và tiếp nhận bổn phận mới. Trước tiên, ngươi cứ tập luyện một khoảng thời gian – nếu vẫn cảm thấy mình chưa giỏi, tố chất chưa đủ, thì ngươi nên nói với hội thánh: “Tôi chưa đảm nhiệm được việc thực hiện bổn phận này. Nếu tiếp tục như thế này thì công tác sẽ bị chậm trễ”. Làm như vậy có lý trí hơn nhiều! Ngươi tuyệt đối không được gắng gượng vì sẽ làm chậm trễ công tác. Nếu ngươi nói ra sớm một chút, hội thánh sẽ dựa vào tình hình của ngươi để sắp xếp bổn phận phù hợp cho ngươi. Nhà Đức Chúa Trời sẽ không miễn cưỡng mọi người thực hiện bổn phận. Trải nghiệm việc điều chỉnh bổn phận chẳng phải là một chuyện tốt đối với ngươi sao? Đầu tiên, việc này có thể cho phép ngươi đối đãi với sở thích và nguyện vọng của mình một cách có lý tính. Ngươi có thể đã từng có sở thích như vậy, thích văn học và viết lách, nhưng công tác viết lách cũng cần có hiểu biết thuộc linh. Ít nhất, ngươi phải hiểu thuật ngữ thuộc linh mới được. Nếu ngươi không hiểu chút gì về lẽ thật, chỉ có chút sở trường viết lách thôi thì cũng không được. Ngươi cần đạt được sự hiểu biết thuộc linh, hiểu thuật ngữ thuộc linh, có một ít ngôn ngữ về đời sống thuộc linh thông qua một khoảng thời gian trải nghiệm. Như thế, ngươi mới có thể thực hiện công tác viết lách trong nhà Đức Chúa Trời. Qua một khoảng thời gian trải nghiệm và thể nghiệm những điều này, ngươi phát hiện mình không có ngôn ngữ của trải nghiệm sự sống, thấy mình thiếu sót quá nhiều, biết vóc giạc thực sự của mình, cũng như để nhà Đức Chúa Trời và anh chị em nhìn rõ tố chất và vóc giạc của ngươi. Đây là chuyện tốt đối với ngươi. Ít nhất, chuyện này cho ngươi biết tố chất của ngươi cao hay thấp, và để ngươi có thể đối đãi đúng đắn với bản thân. Ngươi sẽ không còn tưởng tượng về tố chất và sở thích của mình nữa. Ngươi sẽ biết vóc giạc thực sự của mình, nhìn nhận một cách đúng đắn và rõ ràng hơn về việc mình phù hợp và không phù hợp làm gì, và ngươi sẽ kiên định và thực tế hơn khi thực hiện bổn phận của mình. Đây là một phương diện. Một phương diện khác, cũng là phương diện quan trọng nhất, chính là bất kể ngươi có thể nhận biết đến mức độ nào hoặc ngươi có nhận biết được những điều này hay không, thì khi đối mặt với sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, ít nhất ngươi phải có thái độ thuận phục trước, không nên kén chọn hay có những tính toán và lựa chọn cá nhân. Đây là lý trí mà ngươi nên có nhất. Nếu ngươi không thể phản tỉnh về việc có những thứ uế tạp nào trong khi thực hiện bổn phận của mình, thì cũng không sao. Chỉ cần ngươi thuận phục trong lòng và có thể tiếp nhận lẽ thật, đối đãi nghiêm túc với bổn phận và dùng hết lòng trung thành, và khi phát hiện vấn đề hoặc bộc lộ sự bại hoại, thì ngươi có thể tự phản tỉnh, nhận biết khuyết điểm và thiếu sót của chính mình, cũng như tìm kiếm lẽ thật để giải quyết. Như thế, sự sống và vóc giạc của ngươi sẽ dần trưởng thành khi ngươi thực hiện bổn phận mà người chẳng hay biết, và ngươi sẽ có thể đạt đến thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn. Chỉ cần ngươi chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời và không ngừng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề của bản thân trong quá trình trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ được Ngài chúc phúc và Ngài sẽ không đối xử tệ với ngươi.

Khi bổn phận bị điều chỉnh, nếu quyết định là của hội thánh thì con người nên tiếp nhận và thuận phục, họ phải tự phản tỉnh và nhận biết được thực chất của vấn đề cũng như thiếu sót của bản thân. Điều này rất có lợi cho con người và là điều con người nên thực hành. Với chuyện đơn giản như vậy, người bình thường có thể suy nghĩ rõ ràng và đối đãi đúng đắn, không có nhiều khó khăn đến thế, không có rào cản nào không thể vượt qua. Khi con người gặp phải việc bổn phận bị điều chỉnh, thì chí ít, người ta nên thuận phục, có một vài sự thu hoạch từ việc phản tỉnh về bản thân, và có được sự đánh giá chính xác về việc liệu mình thực hiện bổn phận có đạt tiêu chuẩn hay không. Nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ thì không phải. Biểu hiện của họ khác với những người bình thường, cho dù điều gì đến với họ đi chăng nữa. Sự khác biệt này nằm ở đâu? Họ không thuận phục, họ không tích cực phối hợp, cũng không tìm kiếm chút lẽ thật nào. Thay vào đó, họ ác cảm và chống đối, phân tích và nghiên cứu từ trong nội tâm, vắt óc suy đoán: “Tại sao mình lại không được phép làm bổn phận này? Tại sao mình lại bị điều chỉnh sang làm bổn phận không quan trọng? Lẽ nào là muốn tỏ lộ mình và đào thải mình?”. Họ tiếp tục suy đi nghĩ lại về những gì đã xảy ra trong lòng mình, không ngừng phân tích và suy ngẫm về nó. Không gặp phải chuyện thì thôi chứ gặp phải chuyện rồi thì nội tâm họ dâng trào mãnh liệt như thể dời sông lấp bể và cũng suy xét nhiều vấn đề hơn. Nhìn từ bên ngoài, họ có vẻ như biết suy xét các vấn đề hơn những người khác, nhưng trên thực tế, loại người như những kẻ địch lại Đấng Christ tà ác hơn những người bình thường. Biểu hiện của sự tà ác này là gì? Họ suy xét mọi chuyện một cách cực đoan, phức tạp và bí mật. Những điều một người bình thường, một người có lương tâm và lý trí không thể nghĩ tới thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ suy đi nghĩ lại như cơm bữa. Chỉ là một lần điều chỉnh bổn phận đơn giản thôi, người ta nên có thái độ thuận phục, nhà Đức Chúa Trời bảo họ làm cái gì thì họ làm cái đó, và họ có thể làm cái gì thì làm cái đó, và dù họ làm gì, cũng làm điều đó thật tốt trong khả năng của họ, dốc hết toàn tâm toàn lực. Những điều Đức Chúa Trời đã làm là không sai. Lẽ thật đơn giản như vậy thì người có chút lương tâm lý trí đều có thể thực hành được, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ lại không làm được. Gặp phải sự điều chỉnh bổn phận, những kẻ địch lại Đấng Christ lập tức sẽ nói phải trái, ngụy biện, phản kháng, và không phục trong lòng. Điều gì đang ở trong lòng họ vậy? Sự hoài nghi và ngờ vực, sau đó họ thăm dò người khác bằng đủ mọi phương pháp. Họ thăm dò bằng lời nói và hành động của mình, thậm chí đe dọa, dụ dỗ mọi người nói ra tình hình thực tế và nói thật mà không từ thủ đoạn nào. Họ muốn làm rõ xem: Rốt cuộc tại sao họ lại bị điều chỉnh? Tại sao họ không được phép thực hiện bổn phận này? Rốt cuộc là ai đã gây ảnh hưởng ở sau lưng? Ai đang làm hỏng việc của họ? Trong lòng họ liên tục hỏi tại sao, họ luôn muốn làm rõ chân tướng, để họ dễ dàng tìm được người để nói rõ lý lẽ hoặc tính sổ. Họ không biết đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh về bản thân, để xem xem bản thân rốt cuộc có vấn đề gì, họ không tìm kiếm lý do nơi họ, họ không thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phản tỉnh về bản thân và nói: “Cách mình thực hiện bổn phận có vấn đề gì không? Có phải mình qua loa chiếu lệ và không có chút nguyên tắc nào không? Rốt cuộc có một chút kết quả nào không?”. Họ chưa bao giờ tự hỏi mình những câu hỏi này, mà họ luôn chất vấn Đức Chúa Trời trong lòng: “Tại sao lại điều chỉnh bổn phận của tôi? Tại sao lại đối xử với tôi như vậy? Tại sao lại không hợp tình hợp lý như vậy? Tại sao lại bất công với tôi? Tại sao lại không suy nghĩ đến thể diện của tôi? Tại sao lại đả kích, bài xích tôi?”. Một chuỗi “tại sao” này tỏ lộ tâm tính bại hoại và nhân phẩm của những kẻ địch lại Đấng Christ một cách sâu sắc. Không ai ngờ được rằng với một chuyện nhỏ như điều chỉnh bổn phận, những kẻ địch lại Đấng Christ lại có thể làm to chuyện và làm ầm ĩ như vậy, tìm đủ mọi cách để tạo ra những làn sóng lớn như vậy. Tại sao họ có thể làm cho một điều đơn giản trở nên phức tạp như vậy? Chỉ có một lý do duy nhất: những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ thuận phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, và họ luôn liên kết chặt chẽ bổn phận, danh lợi và địa vị với hy vọng được phúc lành và đích đến trong tương lai của họ, cứ như thể một khi danh dự và địa vị của họ bị mất đi thì họ sẽ không có hy vọng được phúc lành và phần thưởng, và điều này chẳng khác nào giết chết họ vậy. Họ cho rằng: “Mình phải cẩn thận, không thể sơ suất! Nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em, lãnh đạo và chấp sự, thậm chí cả Đức Chúa Trời đều không đáng để cậy dựa, đều không phải là đối tượng để mình cậy dựa. Người đáng để cậy dựa nhất, người đáng để tin cậy nhất chính là bản thân, mình không tính toán cho mình thì ai có thể lo cho mình đây? Ai có thể nghĩ cho tiền đồ của mình? Ai có thể nghĩ cho mình về sau có được phúc hay không? Cho nên mình phải vì mình mà dày công lên kế hoạch, dày công tính toán, không thể sơ suất, không thể có một chút cẩu thả nào, nếu không, chẳng may bị lợi dụng thì phải làm sao?”. Cho nên họ đề phòng lãnh đạo và chấp sự của nhà Đức Chúa Trời, sợ sau khi người khác phân định và nhìn thấu được họ rồi sẽ cách chức họ, phá hỏng giấc mộng được phúc của họ. Họ cho rằng nhất định phải giữ được danh tiếng và địa vị, như vậy mới có hy vọng được phúc. Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được phúc lành còn lớn hơn cả trời, lớn hơn cả mạng sống, quan trọng hơn cả việc mưu cầu lẽ thật, việc thay đổi tâm tính hay việc được cứu rỗi, quan trọng hơn việc làm tốt bổn phận của họ và làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ cho rằng việc làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tốt bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, không có gì cả, chỉ có được phúc lành là điều cả cuộc đời họ không bao giờ có thể quên được. Bất kể họ gặp phải việc gì, dù lớn hay nhỏ, họ đều liên hệ nó với việc được phúc lành, đều phải cẩn thận và dè dặt để lại lối thoát cho mình. Vì vậy, khi bổn phận của họ được điều chỉnh, nếu đó là một sự đề bạt, thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ cho rằng họ có hy vọng được phúc lành. Nếu đó là sự giáng chức, từ tổ trưởng trở thành tổ phó, hoặc từ tổ phó thành một thành viên bình thường, thì họ linh cảm được rằng chuyện không hay sắp đến và hy vọng được phúc lành của họ thật mong manh. Loại quan điểm này thế nào? Đó có phải là quan điểm đúng đắn không? Tuyệt đối không phải. Quan điểm này quá vô lý. Việc một người nào đó có đạt được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời hay không không dựa trên việc họ thực hiện bổn phận gì, mà dựa trên việc họ có lẽ thật hay không, họ có thật sự thuận phục Đức Chúa Trời hay không, và họ có dốc hết lòng trung thành hay không. Đây là những điều quan trọng nhất. Trong thời kỳ Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, con người phải chịu nhiều đau khổ của sự thử luyện. Đặc biệt là trong việc thực hiện bổn phận của mình, họ càng phải trải qua nhiều thất bại và thăng trầm, nhưng cuối cùng, nếu họ hiểu lẽ thật và thực sự thuận phục Đức Chúa Trời thì họ mới là người được Đức Chúa Trời khen ngợi. Trong chuyện điều chỉnh bổn phận này, có thể thấy rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không hiểu lẽ thật và không có một chút năng lực lĩnh hội nào.

Trong số tất cả những người đang thực hiện bổn phận, sẽ luôn có một bộ phận người không làm tốt bất cứ chuyện gì. Họ không giỏi viết bài vì không hiểu lẽ thật, và họ thậm chí không dùng được tốt thuật ngữ thuộc linh và ngôn ngữ mà Cơ Đốc nhân thường dùng. Họ có thể có chút kỹ năng viết lách và có chút văn hoá nhưng có thế nào cũng không thể đảm nhiệm được công tác này. Nếu ngươi bảo họ hiệu đính tài liệu, sau một thời gian thấy họ cũng không giỏi thực hiện công tác đó. Tố chất của họ quá kém, và họ luôn thiếu sót, nên lại điều chỉnh tiếp. Sau đó, họ nói mình biết một chút về kỹ thuật máy tính, nhưng sau khi thực hiện bổn phận này một khoảng thời gian, họ cũng không giỏi. Thấy họ biết nấu ăn, ngươi bảo họ nấu ăn cho anh chị em. Kết quả là mọi người đều phản ánh rằng đồ ăn không mặn thì cũng nhạt, không nấu nhiều thì lại nấu ít. Thấy họ không phù hợp để nấu ăn, ngươi sắp xếp họ đi rao truyền phúc âm. Ngay khi nghe tin họ sẽ đến đội phúc âm, họ cảm thấy chán nản và nói: “Xong rồi. Mình sẽ bị đày vào lãnh cung rồi, và hoàn toàn không còn hy vọng được phúc nữa. Mình chỉ biết khóc mà thôi”. Sau đó, với cảm xúc tiêu cực và sa sút, họ suy sụp tinh thần và sa ngã, họ không thể yên tâm rao truyền phúc âm và làm chứng cho công tác mới của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ngày nào họ cũng nghĩ: “Khi nào mình có thể quay lại thực hiện bổn phận viết lách? Khi nào mình có thể lại nở mày nở mặt một lần nữa? Khi nào mình có thể nói chuyện lại với bề trên hoặc tham gia công tác quyết định sách lược của cấp trên? Khi nào có thể khiến mọi người biết mình vẫn là lãnh đạo?”. Họ chờ mong mấy năm rồi mà chưa được phục chức, cuối cùng họ suy nghĩ: “Tin Đức Chúa Trời cũng chẳng có ý nghĩa gì. Mình chẳng phải giống như những người có con đường làm quan gập ghềnh ngoài thế giới sao?”. Khi nghĩ đến con đường làm quan gập ghềnh của mình, họ càng mất hết ý chí, và lạnh thấu tim. Họ nói: “Tin Đức Chúa Trời nhiều năm như thế, tôi chưa một lần làm lãnh đạo. Khó khăn lắm mới làm trưởng nhóm thì tôi lại bị cách chức, bảo tôi thực hiện bổn phận khác tôi cũng không thực hiện tốt. Vận may của tôi không tốt, chuyện gì cũng không thể được như ý. Đây chẳng phải là con đường làm quan gập ghềnh sao? Tại sao nhà đức chúa trời không đề bạt tôi? Mắt thấy địa vị và danh vọng của tôi đã xuống dốc không phanh, không ai nhớ đến tôi nữa và bề trên cũng không nhắc đến tôi nữa. Những ngày vinh quang của tôi đã qua rồi. Tôi phải làm thế nào với sự thất bại này? Tôi yêu kính đức chúa trời như thế, yêu hội thánh và nhà đức chúa trời như thế, vậy tại sao tôi lại thất bại? Tin đức chúa trời chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi một lòng muốn thực hiện kế hoạch lớn của mình trong nhà đức chúa trời, phát huy sức lực còn lại và sở trường của mình, kết quả đức chúa trời không trọng dụng tôi, không nhìn thấy tôi. Thật chẳng có ý nghĩa gì cả”. Họ có ý gì khi không ngừng kêu gào rằng không có ý nghĩa gì cả? Nghĩa là việc thực hiện bổn phận của họ, việc mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính, việc lắng nghe lẽ thật và những bài giảng đạo, việc đọc lời Đức Chúa Trời, và việc tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật đều không có ý nghĩa gì cả. Vậy với họ, cái gì mới là có ý nghĩa? Việc làm quan, được phúc, thoả mãn dã tâm và dục vọng được phúc, thể hiện bản thân ở mọi nơi, được xem trọng, và có danh vọng mới có ý nghĩa. Với họ, những thứ còn lại đều không có ý nghĩa gì cả. Khi họ cảm thấy không có ý nghĩa gì cả, khi họ nản lòng thất vọng, thì đôi chân họ không tự chủ được mà muốn đi nơi khác. Họ muốn rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, muốn rút lui. Điều này có nghĩa là họ đang gặp nguy hiểm. Có một bộ phận người thực hiện bổn phận, đặc biệt là những người thực hiện bổn phận xoàng xĩnh, thường xuyên tiếp xúc với người ngoại đạo, thì một số thành viên trong nhóm này có một chân vào và một chân ra. Điều đó có nghĩa là gì? Nghĩa là những người này có thể rút lui bất kỳ lúc nào, và nếu phòng tuyến cuối cùng của họ sụp đổ thì chân còn lại của họ sẽ kiên quyết và dứt khoát bước ra ngoài, hoàn toàn đoạn tuyệt với nhà Đức Chúa Trời và hoàn toàn rời khỏi hội thánh. Những việc như bổn phận của họ bị điều chỉnh, bị chuyển đến đâu, thực hiện bổn phận gì, liệu bổn phận đó có thoả mãn ý muốn của họ không, liệu có thể khiến họ được người khác xem trọng không, vị trí và cấp bậc của họ thực hiện bổn phận sau khi điều chỉnh thế nào, đều được họ liên hệ với ý định và dục vọng được phúc của mình. Xét từ thái độ và quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ với việc điều chỉnh bổn phận của mình, vấn đề của họ nằm ở đâu? Vấn đề ở đây có lớn không? (Thưa, có.) Vấn đề đó là gì? (Thưa, họ liên hệ việc điều chỉnh bổn phận bình thường với địa vị của họ trong hội thánh và việc họ có thể được phúc hay không. Khi bổn phận của họ bị điều chỉnh, thay vì tiếp nhận và thuận phục sự sắp xếp của nhà Đức Chúa Trời, họ cho rằng mình sẽ mất địa vị và không thể đạt được phúc lành nữa, sau đó họ thấy việc tino Đức Chúa Trời chẳng có ý nghĩa gì cả, và muốn rời khỏi nhà Đức Chúa Trời.) Sai lầm lớn nhất của họ chính là không nên liên hệ việc điều chỉnh bổn phận của mình với việc được phúc. Đây là điều không nên làm nhất. Thực ra, không có mối quan hệ nào giữa hai điều này, nhưng vì kẻ địch lại Đấng Christ tràn đầy dục vọng được phúc trong lòng, nên bất kể họ thực hiện bổn phận gì thì họ cũng sẽ liên hệ với việc liệu họ có thể được phúc không. Như vậy thì họ không có cách nào thực hiện tốt bổn phận của mình được, cũng như chỉ có thể bị tỏ lộ và đào thải. Họ đang tự mang lại rắc rối cho chính mình và tự đi vào đường cùng.

Ngươi nên đối đãi như thế nào với việc thực hiện bổn phận của mình? Ngươi phải có thái độ nghiêm chỉnh, đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt bổn phận. Việc ngươi phù hợp thực hiện bổn phận nào là phải dựa vào sở trường của ngươi. Nếu đôi khi bổn phận mà hội thánh sắp xếp cho ngươi không phải là việc ngươi giỏi hoặc không phù hợp với ý của ngươi, ngươi có thể nói ra và giải quyết nó thông qua việc trao đổi. Nhưng nếu là bổn phận ngươi có thể thực hiện và là bổn phận ngươi nên thực hiện, và ngươi không muốn làm chỉ vì ngươi sợ chịu khổ, thì ngươi có vấn đề rồi. Nếu ngươi sẵn lòng vâng phục và có thể chống lại xác thịt của mình, thì ngươi tương đối có lý trí. Tuy nhiên, nếu ngươi luôn tính toán xem sự cao thấp của bổn phận, và ngươi cảm thấy thực hiện những bổn phận này sẽ khiến người khác coi thường ngươi, thì điều này chứng tỏ ngươi có tâm tính bại hoại. Tại sao ngươi lại cố chấp như vậy trong cách hiểu về bổn phận? Chẳng lẽ ngươi có thể thực hiện tốt bổn phận nếu đó là bổn phận ngươi lựa chọn dựa trên ý mình sao? Cũng chưa chắc. Quan trọng là giải quyết tâm tính bại hoại của ngươi, nếu không giải quyết tâm tính bại hoại, ngươi sẽ không thể thực hiện tốt bổn phận của mình, ngay cả khi đó là bổn phận mà ngươi thích. Có người thực hiện bổn phận của họ không có nguyên tắc, và việc thực hiện bổn phận của họ luôn dựa trên sở thích của riêng họ, kết quả là khi gặp phải khó khăn, họ luôn không giải quyết được, bất kể thực hiện bổn phận gì họ đều qua loa chiếu lệ, và cuối cùng họ bị đào thải. Liệu những người như thế này còn có thể được cứu rỗi không? Ngươi luôn phải chọn bổn phận phù hợp với mình, thực hiện tốt bổn phận, và có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình nữa. Chỉ khi đó ngươi mới có thể bước vào thực tế lẽ thật. Nếu ngươi luôn mưu cầu sự an nhàn xác thịt và việc nở mày nở mặt khi thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ không có cách nào thực hiện tốt bổn phận, bổn phận nào cũng không thực hiện tốt thì chỉ có thể bị đào thải thôi. Có người dù thực hiện bổn phận nào thì cũng không hài lòng, họ luôn coi bổn phận của mình là tạm thời, họ qua loa chiếu lệ và không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại mà mình bộc lộ. Kết quả là sau mấy năm thực hiện bổn phận, họ không có bất kỳ lối vào sự sống nào. Họ trở thành người đem sức lực phục vụ và bị đào thải. Chẳng phải họ tự chuốc lấy điều này sao? Những kẻ ác và những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện bổn phận. Trong lòng họ nghĩ thế nào khi bị điều chỉnh bổn phận? “Anh nghĩ tôi chỉ là một kẻ phục vụ, lúc dùng tôi thì để tôi phục vụ cho anh, lúc không dùng thì đá tôi đi sao? Tôi không phục vụ cho anh như thế đâu! Tôi muốn làm một lãnh đạo hoặc người làm công, thế mới là rạng rỡ tươi đẹp được. Nếu anh không để tôi làm lãnh đạo hoặc người làm công mà vẫn muốn tôi đóng góp thì không có cửa đâu!”. Đây là loại thái độ gì vậy? Có phải thuận phục không? Họ dựa vào cái gì để đối đãi với việc bị điều chỉnh bổn phận này? Dựa vào tinh lực, dựa vào ý người, và tâm tính bại hoại, đúng không? Và hậu quả của việc đối đãi với chuyện này như vậy là gì? Trước hết, họ sẽ có thể trung thành và chân thành khi thực hiện bổn phận tiếp theo của họ sao? Không, họ sẽ không thể. Họ sẽ có một thái độ tích cực sao? Trạng thái của họ sẽ như thế nào? (Thưa, sẽ chán nản.) Thực chất của sự chán nản là gì? Đó là chống cự. Và kết quả cuối cùng của sự chống cự và chán nản là gì? Liệu một người có cảm xúc chống cự và tiêu cực có thể thực hiện tốt bổn phận của họ không? (Thưa, không thể.) Nếu ai đó luôn có cảm xúc tiêu cực và chống cự, thì họ có thích hợp để thực hiện bổn phận không? Dù họ có thực hiện bổn phận gì đi nữa thì họ cũng không thể thực hiện tốt được. Đây là vòng tuần hoàn ác tính, và sẽ không kết quả tốt. Tại sao vậy? Họ không đi lên con đường tốt; họ không tìm kiếm lẽ thật, họ không thuận phục và họ không thể tiếp thu một cách đúng đắn về thái độ và cách thức của nhà Đức Chúa Trời khi đối đãi với họ. Đây chẳng phải là phiền phức rồi sao? Vốn là một sự điều chỉnh bổn phận bình thường, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ lại nói rằng đây là đang giày vò họ, không xem họ là con người, rằng nhà Đức Chúa Trời không có tình yêu thương, coi họ như máy móc mà sử dụng, khi dùng họ thì gọi họ đến, không dùng nữa thì đá họ đi. Chẳng phải đây là lập luận phi lý sao? Người nói những lời này thì có lương tâm hay lý trí không? Người như thế không có nhân tính! Họ bóp méo một chuyện rất thỏa đáng; họ xuyên tạc một cách làm rất thỏa đáng thành một điều tiêu cực – chẳng phải đây là sự tà ác của một kẻ địch lại Đấng Christ sao? Liệu một kẻ tà ác như vậy có thể tiếp thu được lẽ thật không? Tuyệt đối không thể. Đây là vấn đề của một kẻ địch lại Đấng Christ; gặp phải chuyện gì thì họ cũng nghĩ theo hướng không đúng đắn. Tại sao họ lại có thể nghĩ theo hướng không đúng đắn? Bởi vì thực chất bản tính của họ quá tà ác. Thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ chủ yếu là tà ác, kế đến là hung ác, và đây là hai đặc trưng chính của họ. Bản tính tà ác của những kẻ địch lại Đấng Christ khiến họ không thể tiếp thu một cách chính xác khi gặp bất cứ điều gì, và thay vào đó, họ bóp méo mọi thứ, họ đi đến cực đoan, để tâm vào chuyện vụn vặt, và họ không thể đối đãi một cách đúng đắn hoặc tìm kiếm lẽ thật. Tiếp theo, họ sẽ chủ động xuất kích và chống lại, trả thù, hoặc thậm chí lan truyền quan niệm và giải phóng sự tiêu cực, xúi giục và lôi kéo một số người để làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Họ sẽ còn lén lút lan truyền một số lời oán trách, xét đoán về cách nhà Đức Chúa Trời đối đãi với mọi người, về một số quy tắc quản trị của nhà Đức Chúa Trời, về cách lãnh đạo làm việc và định tội những lãnh đạo này. Đây là kiểu tâm tính gì vậy? Kiểu tâm tính hung ác. Kẻ địch lại Đấng Christ không những tự chống đối và phản kháng mà còn lôi kéo thêm nhiều người phản kháng cùng họ, đứng về phía họ và trợ uy cho họ. Đây là thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Dù chỉ một sự điều chỉnh bổn phận đơn giản xảy ra, họ cũng không thể đối đãi đúng đắn, không thể tiếp nhận và thuận phục một cách lý tính. Thay vào đó, họ muốn làm lớn chuyện và đưa ra nhiều lý do cho bản thân, có những lý do không nên được đưa ra và khiến người khác nghe mà cảm thấy chán ghét, phản cảm. Sau khi đưa ra một số luận điệu hoang đường và tà thuyết, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ nghĩ biện pháp để xoay chuyển cục diện và khiến mọi người tin tưởng họ. Nếu những biện pháp này không thể thực hiện được, liệu những kẻ địch lại Đấng Christ có thể quay lại không? Nếu con đường này không thuận lợi, liệu họ có thể tìm kiếm lẽ thật không? Liệu họ có thể có ý hối cải nào không? Tuyệt đối không thể. Họ sẽ nói: “Nếu anh không để tôi được phúc, thì tôi cũng sẽ không để các anh có được! Nếu tôi không được phúc, tôi sẽ không tin nữa!”. Trước đây, Ta đã phán loại người như kẻ địch lại Đấng Christ là loại người bất chấp lý lẽ; thực chất bản tính đằng sau sự bất chấp lý lẽ này đó là những người này cực kỳ tà ác và hung ác. Mục mà chúng ta hiện đang thông công là những biểu hiện và sự bộc lộ đầy đủ của thực chất bản tính này, và là bằng chứng chân thực nhất về thực chất bản tính này. Một vài người trong số họ phát cáu khi bổn phận của họ bị thay đổi dù chỉ một lần, một số người bị thay đổi nhiều lần, thay đổi tới thay đổi lui thì cũng không thể làm tốt chuyện gì, và cuối cùng muốn rút lui vì cảm thấy hy vọng được phúc không còn. Tóm lại, dù bổn phận của họ bị điều chỉnh như thế nào, chỉ cần có sự điều chỉnh thì những người này sẽ phân tích, phán đoán, và nghiên cứu những chuyện này trong lòng. Họ sẽ không yên tâm cho đến khi kết luận họ đạt được không liên quan đến việc được phúc. Một khi họ thấy những điều chỉnh có chút liên quan đến việc được phúc, hoặc ảnh hưởng đến hy vọng được phúc của họ, thì họ sẽ lập tức đứng lên phản kháng, bộc lộ ra thực chất bản tính của mình. Nếu họ phản kháng bất thành, bị vạch trần và vứt bỏ, họ sẽ chuẩn bị đường lui cho mình, và kiên quyết và dứt khoát rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, không còn tin là có Đức Chúa Trời nữa, không còn thừa nhận mình tin Đức Chúa Trời nữa. Cuộc sống của họ lập tức biến dạng, một chút dấu vết của việc tin Đức Chúa Trời cũng không còn. Họ ngay lập tức tiếp tục hút thuốc, uống rượu, mặc quấn áo lố lăng và trang điểm đậm, cũng như ăn mặc lộng lẫy. Trước đây vì tin Đức Chúa Trời mà họ không hưởng thụ được những điều này, nên họ vội vã bù đắp lại. Khi nghĩ đến việc rút lui, họ sẽ ngay lập tức nghĩ về bước tiếp theo, về cách họ ra sức làm việc ngoài thế giới để có thể vượt trội, để có thể có chỗ đứng, để có thể sống một cuộc sống tốt, cũng như lối thoát của họ ở đâu. Họ sẽ nhanh chóng tìm thấy lối thoát cho chính mình, xác định vị trí của mình trong trào lưu tà ác này và trong thế giới tà ác này, cũng như xác định họ sẽ làm gì, làm kinh doanh, dấn thân vào chính trị hay làm một số nghiệp vụ khác thì có thể giúp họ sống cuộc sống hơn những người khác, có thể khiến họ sống hạnh phúc và vui vẻ quãng đời còn lại, có thể khiến xác thịt của họ an nhàn hơn, để họ được hưởng thụ cuộc đời một cách trọn vẹn, hưởng thụ cuộc sống ăn uống và vui chơi.

Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị tỉa sửa, và khi bổn phận của họ bị điều chỉnh, điều họ nghĩ đến là việc được phúc có liên quan mật thiết đến họ. Khi hy vọng được phúc tan vỡ, họ sẽ muốn rút lui, rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, và muốn trở lại cuộc sống của người ngoại đạo. Xét từ chuyện này, thì thực chất bản tính của một người là rất quan trọng, vậy chẳng phải sự mưu cầu và lựa chọn của họ cũng rất quan trọng sao? Nghĩ sai thì hỏng hết: Một lựa chọn đúng có thể cho phép ngươi tiếp tục tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, trong khi một lựa chọn sai có thể ngay lập tức biến ngươi thành người ngoại đạo, thành người không có liên quan gì đến nhà Đức Chúa Trời, công tác của Đức Chúa Trời, hoặc bổn phận của ngươi. Nghĩ sai thì hỏng hết, mộtkhoảnh khắc hoặc một chuyện nhỏ bé cũng có thể thay đổi số phận của một người. Một lựa chọn vô ý, một ý niệm nhỏ bé vô ý hoặc một quan điểm đơn giản có thể thay đổi số phận của một người, cũng như có thể quyết định họ sẽ ở đâu vào giây tiếp theo. Khi con người chưa gặp phải bất kỳ chuyện gì, khi họ chưa phải đối mặt với bất kỳ lựa chọn nào, họ cảm thấy mình hiểu nhiều lẽ thật, có vóc giạc, và có thể đứng vững. Nhưng khi đối mặt với sự lựa chọn, với nguyên tắc trọng đại và những vấn đề trọng đại, thì việc ngươi rốt cuộc lựa chọn cái gì, thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời, cũng như quan điểm và thái độ của ngươi với mọi chuyện rốt cuộc là gì sẽ quyết định số phận của ngươi và việc ngươi ở lại hay ra đi. Những gì mà kẻ địch lại Đấng Christ thường lựa chọn, và những ý muốn chủ quan mà họ hy vọng trong sâu thẳm nội tâm, đều đi ngược lại với lẽ thật, không có sự thuận phục mà chỉ có sự chống cự, không có lẽ thật hay nhân tính mà chỉ có tâm tính bại hoại cũng như tà thuyết và luận điệu hoang đường của con người. Những thứ này thường khiến họ nảy sinh suy nghĩ như rời khỏi nhà Đức Chúa Trời và lao vào những trào lưu tà ác, và khiến họ bất cứ lúc nào cũng có thể nghĩ rằng: “Nếu mình không có hy vọng được phúc, thì sao không rời khỏi nhà đức chúa trời chứ? Nếu là như thế, thì mình sẽ không tin hay thực hiện bổn phận nữa. Nếu nhà đức chúa trời đối đãi với mình như vậy, thì mình sẽ không thừa nhận là có đức chúa trời nữa”. Những cách nghĩ đại nghịch bất đạo, luận điệu hoang đường và tà thuyết, cách nghĩ tà ác này thường tồn tại và lảng vảng trong nội tâm kẻ địch lại Đấng Christ. Cho nên, ngay cả khi họ không rút lui giữa chừng trong quá trình đi theo Đức Chúa Trời, họ cũng rất khó để đi theo đến cùng, và hầu hết đều sẽ bị thanh trừ và khai trừ khỏi hội thánh do họ làm nhiều việc ác, gây nhiễu loạn và làm gián đoạn. Ngay cả khi họ có thể miễn cưỡng duy trì đến cùng thì trên thực tế, xét từ thực chất bản tính của loại người như kẻ địch lại Đấng Christ, thì việc họ rút lui khỏi hội thánh là điều không thể tránh khỏi. Dù trong sâu thẳm nội tâm họ nghĩ: “Mình nhất định không thể rời khỏi nhà đức chúa trời. Dù có nghĩ như vậy thì mình cũng không rời đi. Có chết mình cũng phải chết ở nhà đức chúa trời. Mình sẽ ỷ lại vào nhà đức chúa trời; mình sẽ đi theo đức chúa trời đến cùng”. Bất kể ý muốn chủ quan ép buộc họ không rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, nhất định phải ở lại như thế nào, thì vẫn mệnh cuối cùng của họ vẫn sẽ là bị Đức Chúa Trời chán ghét mà vứt bỏ, và sẽ chủ động rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, bởi vì họ chán ghét lẽ thật và cực kỳ tà ác.

III. Cách tiếp cận của kẻ địch lại Đấng Christ với việc bị cách chức

Chúng ta vừa thông công về hai biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, một là khi họ đối mặt với việc bị tỉa sửa, một là khi họ đối mặt với việc bị điều chỉnh bổn phận. Trọng tâm mối thông công của chúng ta là về thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ khi gặp loại chuyện này, và quyết định mà họ đưa ra. Tất nhiên, bất kể quan điểm và thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ là như thế nào khi họ đối mặt với bị tỉa sửa hoặc đối mặt với việc bị điều chỉnh bổn phận, thì họ luôn liên hệ hai chuyện này với việc liệu họ có thể được phúc hay không. Nếu họ xác định rằng mình sẽ không được phúc và không có chút hy vọng nào, thì họ sẽ tự nhiên rút lui. Đối với người bình thường, người không có dã tâm hay dục vọng nào, thì việc bị tỉa sửa hoặc bị điều chỉnh bổn phận đều là chuyện nhỏ, sẽ không gây ra ảnh hưởng quá lớn đến họ. Một mặt họ không bị tước đoạt quyền lợi thực hiện bổn phận, cũng không bị tước đoạt hy vọng được cứu rỗi, cho nên người bình thường cho rằng không cần phải chuyện bé xé ra to, không cần vừa sợ hãi vừa đau lòng mà tính toánđường lui. Tuy nhiên, đối với kẻ địch lại Đấng Christ thì không phải vậy. Họ coi những chuyện này là rất nghiêm trọng, bởi vì họ liên kết những chuyện này với việc được phúc, và cuối cùng nảy sinh ra đủ loại cách nghĩ và hành vi phản nghịch, từ đó nảy sinh những suy nghĩ và dự định như rút lui, rời bỏ Đức Chúa Trời. Kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí còn có thể nảy sinh suy nghĩ rút lui khi gặp những chuyện không thể bình thường hơn nữa như vậy. Vậy, đối với người có địa vị và đảm nhận công tác quan trọng trong nhà Đức Chúa Trời, họ sẽ có thái độ gì khi bị cách chức? Cách họ xử lý và lựa chọn của họ là gì? Những chuyện này càng nói rõ được vấn đề. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị, quyền thế và danh vọng là những lợi ích mà họ coi trọng nhất, và là những thứ mà họ cho là có thể tương đương với sinh mệnh của chính mình. Đây là lý do tại sao, khi kẻ địch lại Đấng Christ bị cách chức, chức vụ “lãnh đạo” không còn, địa vị không còn, có nghĩa là họ đã mất quyền thế và danh vọng, họ không còn những đãi ngộ đặc biệt như được xem trọng, được ủng hộ, và được ngưỡng mộ giữa mọi người, thì đối với kẻ địch lại Đấng Christ, những người coi địa vị và quyền thế như sinh mạng của chính mình, chuyện này tuyệt đối không thể chấp nhận được. Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị cách chức, phản ứng đầu tiên của họ giống như bị sét đánh, như thể bầu trời sập xuống vậy, bầu trời của họ không còn nữa. Thứ có thể khiến họ gửi gắm đã không còn, cơ hội có thể khiến họ sống và hưởng thụ lợi ích của địa vị không còn nữa, động lực có thể điều khiển họ làm xằng làm bậy cũng không còn. Đây là điều họ không thể chấp nhận nhất. Điều đầu tiên họ nghĩ đến là: “Địa vị của mình đã mất, mọi người sẽ nhìn nhận mình như thế nào? Anh chị em ở quê nhà sẽ nhìn nhận mình như thế nào? Những người biết mình sẽ nhìn nhận mình như thế nào? Họ sẽ vẫn nịnh nọt mình chứ? Họ sẽ vẫn thân thiện như vậy với mình không? Họ vẫn sẽ ủng hộ mình khắp nơi chứ? Họ sẽ vẫn có thể đi theo mình chứ? Họ sẽ vẫn thay mình xử lý mọi thứ mình cần trong cuộc sống chứ? Khi mình nói chuyện với họ, họ sẽ vẫn có thể lịch sự và tươi cười chào đón mình chứ? Mình không còn địa vị thì ngày tháng sau này sẽ phải sống như thế nào đây? Con đường tiếp theo mình sẽ phải đi như thế nào? Làm sao mình có được chỗ đứng giữa những người khác? Không có địa vị, chẳng phải hy vọng được phúc cũng giảm đi sao? Mình sẽ có thể đạt được phúc lành lớn lao chứ? Mình sẽ có thể đạt được phần thưởng hoặc mão triều thiên lớn lao chứ?”. Khi họ nghĩ đến chuyện hy vọng được phúc của mình đã tan vỡ hoặc bị sụt giảm nghiêm trọng, đầu họ như muốn nổ tung, tim như bị búa nặng đập vào, đau như bị dao cắt. Khi sắp mất đi phúc lành bước vào thiên quốc mà họ ngày nhớ đêm mong kiên trì trông mong, thì đây dường như là tin xấu xảy ra bất ngờ với họ. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, không có địa vị tương đương với việc không có hy vọng được phúc, và họ trở thành cái xác không hồn, xác thịt của họ trở nên trống rỗng, không có linh hồn, không có thứ gì chủ đạo cho cuộc sống của họ. Họ không có sự trông mong và không có gì để phấn đấu. Khi kẻ địch lại Đấng Christ bị vạch trần và cách chức, điều đầu tiên họ nghĩ đến là họ đã không còn hy vọng được phúc nữa. Vậy, lúc đó họ có thể từ bỏ không? Họ có thể cam lòng thuận phục không? Họ có thể dùng cơ hội này để buông bỏ dục vọng được phúc, buông bỏ địa vị, cam lòng làm một người đi theo bình thường, cam lòng đem sức lực phục vụ cho Đức Chúa Trời và thực hiện tốt bổn phận của mình không? (Thưa, không thể.) Chuyện này có thể mang đến bước ngoặt cho họ không? Bước ngoặt này khiến họ phát triển theo hướng tốt và theo mặt tích cực, hay theo hướng xấu và theo mặt tiêu cực? Xét từ thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ, bị cách chức hoàn toàn không phải là khởi đầu của việc họ buông bỏ dục vọng được phúc, hay khởi đầu của việc họ yêu thích và mưu cầu lẽ thật. Thay vào đó, họ sẽ càng dốc sức để tranh giành cơ hội và hy vọng được phúc; họ sẽ nắm chặt mọi cơ hội có thể khiến họ đạt được phúc lành, có thể khiến họ trở lại ngày xưa, và có thể khiến họ lấy lại địa vị đã mất. Cho nên, đối mặt với việc bị cách chức, kẻ địch lại Đấng Christ ngoài buồn bã, thất vọng, và chống cự ra, thì còn phải tranh đấu ở mức độ lớn hơn để không bị cách chức, cũng như tranh đấu để khiến chuyện này có bước ngoặt, có sự thay đổi. Họ sẽ tranh đấu hết mình để bản thân họ vẫn còn hy vọng được phúc, để địa vị, danh vọng và quyền thế vẫn như trước đây. Họ đã tranh đấu như thế nào? Họ phân trần, biện bạch, đưa ra lý do, và nói về việc họ đã làm chuyện này như thế nào, vì cái gì mà họ sai sót, họ đã thức cả đêm để giúp đỡ người khác và thông công cho người khác như thế nào, nguyên nhân khiến họ không làm tròn bổn phận trong chuyện này là gì. Họ sẽ giải thích rõ ràng, nói rõ ràng một cách triệt để từng chuyện này để xoay chuyển cục diện và tránh được vận rủi bị cách chức.

Trong những bối cảnh và chuyện nào, kẻ địch lại Đấng Christ dễ dàng bộc lộ và tiết lộ bản tính Sa-tan của họ nhất? Chính là khi họ bị vạch trần và cách chức, cũng là khi họ mất địa vị. Biểu hiện chính của kẻ địch lại Đấng Christ là tận lực để phân trần và nguỵ biện. Bất kể ngươi thông công lẽ thật với họ như thế nào, thì trong lòng họ vẫn chống đối và tuừ chối không tiếp nhận. Khi đối mặt với việc những người được Đức Chúa Trời chọnvạch trần ra được sự thật về chuyện ác mà họ làm, họ không thừa nhận chút nào, rất sợ rằng mình sẽ bị thanh trừ hoặc khai trừ sau khi thừa nhận và tội danh được thành lập. Trong khi từ chối không thừa nhận, họ thậm chí còn đẩy những sai lầm và trách nhiệm của mình lên người khác. Sự thật này đủ để chứng minh rằng kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ tiếp nhận lẽ thật, không bao giờ thừa nhận sai lầm hay thực sự nhận biết chính mình, và điều này càng chứng thực rằng thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ là kiêu ngạo và tự cho mình là đúng, chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, không hề tiếp nhận lẽ thật, và thực sự không thể cứu vãn. Những người có chút nhân tính và lý trí có thể thừa nhận và tiếp nhận những sai lầm mình phạm phải, cúi đầu trước sự thật và cảm thấy hối hận về những việc ác mình đã làm; nhưng, kẻ địch lại Đấng Christ lại không làm được. Từ điểm này có thể thấy được kẻ địch lại Đấng Christ không hề có lương tâm hay lý trí, và hoàn toàn không có nhân tính. Trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng địa vị của họ cao hay thấp tương đương với việc những phúc lành của họ sẽ lớn hay nhỏ. Dù là trong nhà Đức Chúa Trời hay bất kỳ nhóm nào khác, thì địa vị và thứ hạng của mọi người đều được phân chia cao thấp, kết cục cuối cùng của con người cũng có phân chia cao thấp; vị trí của ai đó cao thế nào và họ nắm giữ bao nhiêu quyền lực trong nhà Đức Chúa Trời ở đời này tương đương với tầm cỡ của những phúc lành, phần thưởng và mão triều thiên mà họ nhận được ở đời sau – những thứ này có liên quan. Quan điểm như vậy có hợp lý không? Đức Chúa Trời chưa bao giờ phán điều này, cũng như Ngài chưa bao giờ hứa bất cứ điều gì như thế, nhưng đây là cách nghĩ sẽ nảy sinh bên trong một kẻ địch lại Đấng Christ. Chúng ta tạm thời không truy xét rốt cuộc là vì cái gì mà kẻ địch lại Đấng Christ lại nảy sinh những cách nghĩ này. Tuy nhiên, xét về thực chất bản tính thì họ sinh ra đã yêu thích địa vị, đồng thời họ còn hy vọng đời này mình có được địa vị hiển hách và danh vọng cao, nắm quyền lực trong tay và muốn tiếp tục hưởng thụ tất cả những điều này ở kiếp sau. Vậy, họ dựa vào cái gì để đạt được tất cả những điều này? Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, họ sẽ đạt được điều này bằng cách làm một vài chuyện mà họ có khả năng làm được cũng như những chuyện mà họ sẵn lòng và thích làm trong khi họ có địa vị, quyền thế và danh vọng ở đời này, sau đó đổi lấy phúc lành, mão triều thiên và phần thưởng sau này. Đây là triết lý xử thế của kẻ địch lại Đấng Christ, cũng là cách họ tin Đức Chúa Trời và quan điểm của họ về việc tin Đức Chúa Trời. Tư tưởng, quan điểm và cách họ tin Đức Chúa Trời chẳng hề liên quan đến lời Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài – chúng hoàn toàn không có mối liên hệ nào cả. Các ngươi nói xem, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ có phải thần kinh có chút không bình thường không? Có phải tà ác đến cực điểm rồi không? Bất kể lời Đức Chúa Trời nói gì, họ cũng không quan tâm, cũng không tiếp nhận, bản thân họ nghĩ thế nào, tin thế nào thì họ đều cho là đúng, hơn nữa còn vui sướng hưởng thụ và tán thưởng bản thân, họ không tìm kiếm lẽ thật, không tìm hiểu xem lời Đức Chúa Trời có nói như vậy hay không, có phải Đức Chúa Trời hứa như vậy hay không. Như một điều đương nhiên, kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng họ bẩm sinh đã thông minh hơn người, bẩm sinh đã có trí tuệ, năng lực và ân tứ cao; họ cảm thấy mình phải trở thành người nổi bật giữa mọi người, phải trở thành người lãnh đạo, phải được người khác ngưỡng vọng, phải có quyền lực trong tay, phải quản lý người khác, như thể tất cả những ai tin Đức Chúa Trời đều phải chịu sự quản chế của họ, và bất kỳ ai cũng phải là đối tượng để họ dẫn dắt. Đây là tất cả những điều họ muốn đạt được ở đời này. Ở kiếp sau, họ cũng muốn có được phúc phần mà những người khác không thể có được, họ coi đây là điều đương nhiên. Việc kẻ địch lại Đấng Christ có thể có tư tưởng và quan điểm như vậy chẳng phải là có chút vô liêm sỉ sao? Chẳng phải họ có chút bất chấp lý lẽ sao? Dựa vào đâu mà ngươi nghĩ như vậy? Dựa vào đâu mà ngươi muốn người khác xem trọng ngươi? Dựa vào đâu mà ngươi muốn quản chế người khác? Dựa vào đâu mà ngươi muốn có quyền lực và đứng ở vị trí cao giữa mọi người? Là do Đức Chúa Trời tiền định hay do ngươi có lẽ thật và nhân tính? Có một chút văn hoá và tri thức, một chút vóc dáng và ngoại hình, thì ngươi có đủ tư cách đứng ở địa vị của mình và lãnh đạo người khác sao? Thì ngươi đủ tư cách để ra lệnh sao? Thì ngươi đủ tư cách để khống chế người khác sao? Lời nào của Đức Chúa Trời phán rằng: “Ngươi có ngoại hình đẹp, có sở trường và ân tứ, thì ngươi nên dẫn dắt người khác và có địa vị lâu dài”? Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi quyền lực như thế sao? Ngài đã tiền định chuyện này sao? Không phải. Khi anh chị em chọn ngươi làm lãnh đạo hoặc người làm công, có phải họ đang trao cho ngươi địa vị không? Đây có phải là phúc phần mà ngươi xứng đáng có được trong đời này không? Một số người hiểu việc hưởng thụ những điều này thành có được gấp trăm lần trong đời này, và cho rằng chỉ cần có địa vị và quyền thế, cũng như có thể ra lệnh và quản chế biết bao nhiêu người, thì dù họ đi đến đâu cũng phải được tiền hô hậu ủng, có người phục vụ và vây quanh. Dựa vào đâu mà ngươi muốn hưởng thụ những điều này? Anh chị em chọn ngươi làm lãnh đạo là để ngươi thực hiện bổn phận này, không phải để ngươi mê hoặc mọi người, để người tiếp nhận sự xem trọng và ngưỡng vọng của anh chị em, càng không phải để ngươi kiểm soát quyền lực và hưởng thụ lợi ích của địa vị, mà là để ngươi có thể thực hiện bổn phận của mình theo sự sắp xếp công tác và nguyên tắc lẽ thật. Hơn nữa, Đức Chúa Trời không tiền định rằng người được anh chị em chọn làm lãnh đạo thì không thể bị cách chức. Ngươi tưởng rằng mình là người được Đức Thánh Linh dùng sao? Ngươi tưởng rằng không ai có thể cách chức ngươi sao? Cách chức ngươi thì sao? Nếu ngươi không bị khai trừ thì là vì ngươi được thương hại và được cho cơ hội hối cải, nhưng ngươi vẫn không cam lòng. Ngươi đang nói phải trái về điều gì vậy? Nếu ngươi muốn rút lui và không còn tin Đức Chúa Trời vì không còn hy vọng được phúc, thì hãy cứ rút lui! Ngươi tưởng rằng nhà Đức Chúa Trời không thể tồn tại nếu không có ngươi sao? Rằng không có ngươi thì trái đất sẽ ngừng quay sao? Rằng không có ngươi thì công tác của nhà Đức Chúa Trời không thể hoàn thành sao? Vậy thì ngươi đã nghĩ sai rồi! Trên thế giới này, thiếu bất cứ ai thì trái đất vẫn quay, mặt trời vẫn mọc – chỉ Đức Chúa Trời là không thể thiếu, chứ thiếu ai cũng được – công tác của hội thánh sẽ vẫn hoạt động như thường. Nếu có người cho rằng hội thánh không thể tách khỏi họ, nhà Đức Chúa Trời không thể thiếu họ, thì chẳng phải họ là kẻ địch lại Đấng Christ sao? Ngươi đã quen với việc hưởng thụ lợi ích của địa vị rồi, phải không? Ngươi đã quen với việc được người khác ngưỡng vọng, xem trọng và lấy lòng rồi, phải không? Ngươi có tư cách gì để hưởng thụ sự ngưỡng vọng của người khác? Ngươi có tư cách gì để được người khác tươi cười chào đón? Có phải ngươi cũng muốn tiếp nhận sự cúi lạy của mọi người không? Đây chẳng phải là vô liêm sỉ sao? Khi bị cách chức, một số người còn buồn bã và đau khổ hơn khi mất người thân. Họ đào bới mọi chuyện và nói phải trái với nhà Đức Chúa Trời, như thể không có họ thì không ai có thể dẫn dắt hội thánh, chỉ mình họ chèo chống công tác của hội thánh cho đến bây giờ – chuyện này là sai hoàn toàn. Việc những người được Đức Chúa Trời chọn không rời bỏ Ngài là kết quả đạt được của lời Đức Chúa Trời, và những người này nhóm họp cũng như sống đời sống của hội thánh bởi vì tin Đức Chúa Trời và có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời. Không phải do họ đã hiểu lẽ thật và chăm tưới cho những người được Đức Chúa Trời chọn khiến cho những người này có thể đứng vững và nhóm họp một cách bình thường. Các lãnh đạo hội thánh bị thay đổi hết đợt này đến đợt khác, nhiều lãnh đạo giả và người làm công giả đã bị cách chức, còn người được Đức Chúa Trời chọn vẫn nhóm họp và ăn uống lời Đức Chúa Trời như thường – chuyện này không liên quan gì đến những lãnh đạo giả và người làm công giả này. Ngươi nói những lý lẽ này thì có tác dụng gì? Chẳng phải tất cả đều là lý lẽ sai lầm và hồ đồ sao? Nếu ngươi thực sự có thực tế lẽ thật và đã giải quyết nhiều vấn đề về lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn, thì những người được Đức Chúa Trời chọn sẽ hiểu rõ trong lòng; nếu ngươi không có thực tế lẽ thật và không thể thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề, thì sự tiến triển bình thường của công tác của hội thánh sẽ không liên quan gì đến ngươi. Một khi bị cách chức, có rất nhiều lãnh đạo giả và người làm công giả không ngừng giải thích lý do, như thể họ đã có biết bao nhiêu cống hiến cho hội thánh, thực ra họ không thực hiện bất kỳ công tác thực tế nào, cũng không duy trì trật tự bình thường của đời sống hội thánh; không có họ, những người được Đức Chúa Trời chọn vẫn nhóm họp một cách bình thường và thực hiện bổn phận của họ như thường. Nếu ngươi không có thực tế lẽ thật và không thể thực hiện bất kỳ công tác thực tế nào thì ngươi nên bị cách chức kẻo lại tiếp tục ảnh hưởng và làm chậm trễ công tác của hội thánh cũng như lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn. Nhà Đức Chúa Trời sẽ không dùng lãnh đạo giả và người làm công giả như ngươi – có phải ngươi cho rằng nhà Đức Chúa Trời không có quyền lực để cách chức ngươi không? Ngươi đã làm cho công tác của mình trở nên rối tung rối mù, gây ra quá nhiều rắc rối và tổn thất quá lớn cho công tác của hội thánh, khiến Bề trên phải lo lắng quá nhiều, dùng ngươi quá phiền phức, và khiến mọi người quá kinh tởm, phản cảm và ghê tởm. Ngươi ngu muội vô tri và ngoan cố như thế, thậm chí không xứng đáng để tiếp nhận sự tỉa sửa, nên nhà Đức Chúa Trời muốn đá ngươi đi, trực tiếp đào thải ngươi cho xong chuyện. Vậy mà ngươi vẫn muốn khiến Bề trên cho ngươi cơ hội khác để tiếp tục làm lãnh đạo sao? Đừng có mơ! Đối với lãnh đạo giả và kẻ địch lại Đấng Christ không có lương tâm và lý trí, hành ác và làm nhiễu loạn, một khi đã bị đào thải thì mãi mãi sẽ bị đào thải. Nếu ngươi có thể thực hiện công tác thực tế, thì ngươi sẽ được dùng đến; nếu ngươi không thể thực hiện công tác thực tế mà còn hành ác và làm nhiễu loạn, thì ngươi sẽ bị trực tiếp đào thải – đây là nguyên tắc dùng người của nhà Đức Chúa Trời. Một số kẻ địch lại Đấng Christ không phục và nói: “Ngài cách chức con chỉ vì con không thực hiện công tác thực tế – tại sao ngài không cho con cơ hội hối cải?”. Đây chẳng phải là nói lý luận nguỵ biện sao? Ngươi bị cách chức vì đã làm nhiều việc ác, và chỉ bị cách chức sau nhiều lần tỉa sửa mà vẫn chếtkhông hối cải, vậy ngươi còn lý luận gì để nói nữa không? Ngươi theo đuổi danh lợi, địa vị, không thực hiện công tác thực tế, khiến công tác của hội thánh bị đình trệ, và có rất nhiều vấn đề tồn đọng mà ngươi không xử lý – Bề trên đã phải lo lắng vì ngươi đến mức nào? Trong khi Bề trên đang hỗ trợ và giúp đỡ ngươi thực hiện công tác, ngươi đã hoạt động bí mật, làm nhiều chuyện đi ngược lại nguyên tắc và đáng xấu hổ sau lưng Bề trên, tuỳ tiện chi tiêu của lễ của Đức Chúa Trời để mua những thứ ngươi không nên mua, gây ra biết bao nhiêu tổn hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời cũng như tai hoạ lớn biết bao cho công tác của hội thánh! Tại sao ngươi không nói chữ nào về những việc ác này? Khi nhà Đức Chúa Trời muốn cách chức ngươi, ngươi vẫn vô liêm sỉ mà nói: “Ngài có thể cho con cơ hội khác không?”. Nhà Đức Chúa Trời có nên chongươi cơ hội khác để có thể tiếp tục làm xằng làm bậy không? Người xin nhà Đức Chúa Trời cho ngươi cơ hội khác thì có phải là không biết xấu hổ không? Liệu ngươi có thể có được cơ hội khác khi ngươi không nhận biết bản tính của mình một chút nào, càng không có lòng hối cải không? Những người như vậy không có liêm sỉ, không biết xấu hổ, là kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ!

Một số lãnh đạo và người làm công không thể thực hiện được bất kỳ công tác thực tế nào. Sau một thời gian được Bề trên hướng dẫn và giúp đỡ, họ vẫn không thể thực hiện được công tác thực tế nào, thậm chí không thể thực hiện tốt công tác mang tính sự vụ, và điều này cho thấy tố chất của họ quá kém. Bề trên cũng phải hỏi thăm và kiểm tra định kỳ mọi phương diện của công tác và bảo anh chị em có vấn đề thì phản ánh kịp thời; Bề trên cũng cần kiểm soát, hướng dẫn, và thông công về các nguyên tắc liên quan đến mọi phương diện của công tác. Sau khi Bề trên thông công xong về các nguyên tắc, một số người vẫn không biết làm, và làm không tốt, thậm chí một số người còn có thể làm xằng làm bậy; dù thực hiện công tác nào, họ cũng không bao giờ tìm kiếm từ Bề trên, không bao giờ phản ánh bất kỳ vấn đề gì lên trên, mà chỉ hoạt động bí mật – đây là vấn đề gì? Bản tính của những người như vậy là gì? Họ có yêu thích lẽ thật không? Họ có xứng đáng được bồi dưỡng không? Họ còn xứng đáng để làm lãnh đạo và người làm công không? Thứ nhất, họ không tìm kiếm trước khi làm chuyện gì; thứ hai, họ không báo cáo trong thời gian làm việc; và thứ ba, họ không phản hồi sau khi làm việc. Với đức hạnh này mà vẫn không muốn bị cách chức, vẫn không chịu phục sau khi bị cách chức thì những người này chẳng phải là vô phương cứu chữa rồi sao? Các ngươi nói xem, chẳng phải hầu hết những người vô phương cứu chữa đều vô liêm sỉ và bất chấp lý lẽ sao? Họ làm chuyện gì cũng không tốt, lại còn lười biếng, tham hưởng an nhàn; khi làm bất cứ công tác nào, họ mở miệng ra lệnh, nói một chút là xong chuyện. Họ không bao giờ giám sát, kiểm tra, hay theo dõi công tác, họ cảm thấy ác cảm và mang thù bất cứ ai làm những chuyện này, cũng như muốn trừng trị người đó – chẳng phải họ là kẻ địch lại Đấng Christ tiêu chuẩn sao? Đây là đức hạnh của kẻ địch lại Đấng Christ; họ không biết mình là thứ gì, với đức hạnh này mà vẫn muốn được phúc, vẫn muốn tranh giành cao thấp với nhà Đức Chúa Trời và Bề trên, và vẫn muốn lý luận – đây chẳng phải là tự tìm cái chết sao? Khi những thứ rác rưởi này bị cách chức, họ rất không phục và bất bình. Họ thật sự không biết xấu hổ và không có chút lý trí nào! Khi thực hiện bổn phận của mình, họ làm xằng làm bậy, làm gián đoạn và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Khi bị cách chức, họ không những không thừa nhận sai lầm của mình mà còn đổ trách nhiệm lên người khác và tìm người khác gánh tội thay mình. Họ nói: “Người đó làm chuyện này, và tôi không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm cho chuyện kia. Mọi người đã cùng nhau bàn bạc và tôi không phải là người cầm đầu”. Họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào, như thể nếu chịu trách nhiệm thì họ sẽ bị định tội, đào thải, và hoàn toàn mất mọi hy vọng được phúc. Cho nên, họ thà chết chứ không thừa nhận sai lầm của mình, không chịu thừa nhận rằng họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp mà nhất quyết đổ trách nhiệm lên người khác. Nhìn vào tâm lý của họ, thì họ sẽ đối đầu với Đức Chúa Trời đến cùng! Họ có phải những người tiếp nhận lẽ thật không? Họ có phải những người tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời không? Nếu họ có thể đối đầu với nhà Đức Chúa Trời như thế, thì tâm tính của họ có vấn đề nghiêm trọng. Về cách họ tiếp cận sai lầm của bản thân, đầu tiên là họ không tìm kiếm lẽ thật, và thứ hai là họ không phản tỉnh chính mình; họ còn có thể thoái thác trách nhiệm, và khi nhà Đức Chúa Trời xác định tính chất và cách chức họ, thì họ lại đối đầu với nhà Đức Chúa Trời, lan truyền những lời phàn nàn và sự tiêu cực khắp nơi, mưu tính giành được sự cảm thông của những người được Đức Chúa Trời chọn. Họ tin Đức Chúa Trời nhưng lại đối đầu với Ngài – đây chẳng phải là tự tìm cái chết sao? Những người này thật sự bất chấp lý lẽ! Vậy, nếu họ bị cách chức và mất địa vị thì có thể thế nào? Họ đã không bị khai trừ, không bị tước đi quyền sống; họ có thể hối cải, bắt đầu lại từ đầu, và đứng dậy một lần nữa ở bất cứ nơi nào họ đã thất bại và vấp ngã. Kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí không thể chấp nhận chuyện đơn giản như vậy – kiểu người này thực sự không thể cứu vãn! Tất nhiên, khi một số kẻ địch lại Đấng Christ bị cách chức, bề ngoài họ vẫn có thể miễn cưỡng thuận phục, không tỏ ra quá chán nản hay chống cự, lẽ nào điều này có nghĩa là họ đang tiếp nhận lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời sao? Không hề. Kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, điểm khác nhau giữa họ và người thường chính là ở chỗ này. Sau khi bị cách chức, bề ngoài họ tuy rằng không nói gì, nhưng trong lòng họ lại luôn chống đối, không hề thừa nhận sai lầm của mình. Cho dù đã qua bao nhiêu thời gian, họ cũng không biết thực sự nhận biết bản thân, điểm này đã sớm được chứng thực. Kẻ địch lại Đấng Christ còn có một điểm, đó là vĩnh viễn sẽ không thay đổi, tức là bất luận làm việc ở chỗ nào họ đều muốn một mình một cõi, đều muốn làm cho người ta coi trọng, ngưỡng vọng. Cho dù không có chức vụ, quan hàm như lãnh đạo, nhóm trưởng một cách danh chính ngôn thuận, thì cũng phải đạt được thân phận và giá trị cao hơn một bậc giữa mọi người. Bất kể mình có thể làm công tác hay không, bất kể nhân tính và trải nghiệm sự sống của mình như thế nào, họ đều tìm mọi cách cật lực tìm kiếm cơ hội thể hiện bản thân, mua chuộc lòng người, lung lạc lòng người, dụ dỗ và mê hoặc người khác, khiến người khác coi trọng họ. Coi trọng cái gì ở họ? Tức là dù họ đã bị cách chức, nhưng méo mó có hơn không. Mặc dù bị thay thế, họ cũng là đại bàng, cũng bay cao hơn gà. Đây có phải là sự kiêu ngạo, tự cho mình là đúng và phải khác với người thường của kẻ địch lại Đấng Christ hay không? Họ không cam tâm không có địa vị, không cam tâm làm một tín đồ bình thường, không cam tâm làm một người bình thường, làm tốt bổn phận của mình cho đến nơi đến chốn, giữ chặt cương vị của mình, chỉ cần làm tốt công việc được giao của mình, làm với lòng trung thành, làm hết sức lực là được. Họ còn lâu mới hài lòng với những thứ này, họ không cam tâm làm người như vậy, cũng không cam tâm làm những việc như vậy, “Chí hướng lớn lao” của họ là gì? Là sự coi trọng, ngưỡng vọng của người khác và quyền lực trong tay. Cho nên mặc dù trên danh nghĩa không có chức vụ gì, nhưng kẻ địch lại Đấng Christ vẫn phải tranh thủ cho mình, nói chuyện, bày tỏ vì mình, gắng hết sức phô diễn bản thân ở giữa mọi người, chỉ sợ có người không nhìn thấy, không ai chú ý đến họ. Họ gắng hết sức nắm lấy mọi cơ hội đề cao danh tiếng của mình, đề cao danh vọng của mình, để cho càng nhiều người nhìn thấy ân tứ, sở trường của họ, nhìn thấy họ tài trí hơn người. Khi làm những điều này, kẻ địch lại Đấng Christ khoe khoang và ca ngợi mình bằng mọi giá, để người khác nghĩ rằng ngay cả khi họ không phải là lãnh đạo, không có địa vị, thì họ vẫn mạnh hơn người bình thường, như vậy mục đích của kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đạt được. Họ không cam tâm làm người bình thường, không cam tâm làm người thường, họ muốn có quyền thế có danh vọng, muốn làm người đứng trên thiên hạ. Có một số người nói: “Điều này thật khó tin. Có địa vị, danh vọng và quyền lực thì có ích gì?”. Đối với người có lý trí, thì những thứ như quyền lực và địa vị này chẳng có tác dụng gì, không phải là những thứ họ nên mưu cầu. Nhưng với kẻ địch lại Đấng Christ dã tâm bừng bừng thì những thứ như địa vị, quyền lực và danh vọng này quá quan trọng; không ai có thể thay đổi quan điểm, cách sống và mục tiêu sinh tồn của họ – đây là thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Cho nên, nếu ngươi thấy một người có thể tích cực thực hiện bổn phận của mình và bảo vệ địa vị của mình khi có địa vị, và vẫn muốn cố gắng hết sức để bảo vệ danh dự của mình khi mất địa vị, thì người như thế là vô phương cứu chữa, và họ là kẻ địch lại Đấng Christ chính hiệu.

Trước và sau khi kẻ địch lại Đức Chúa Trời bị cách chức, khi họ vẫn không đạt được địa vị, cũng như quyền lực và danh vọng mà họ mong muốn mặc dù đã thực hiện một loạt các nỗ lực, họ vẫn sẽkhông từ bỏ địa vị và dục vọng được phúc. Họ cũng sẽ không buông bỏ những điều này mà quay trở lại mưu cầu lẽ thật, hay thực hiện tốt bổn phận của mình một cách thật thà và thực tế. Họ sẽ không bao giờ thực sự hối cải về những chuyện sai trái mình đã làm, mà năm lần bảy lượt đánh giá rằng: “Liệu sau này mình còn có thể có hy vọng đạt được địa vị không? Không có địa vị, liệu mình có hy vọng nào để được phúc không? Liệu dục vọng được phúc của mình có thể được thoả mãn không? Đẳng cấp của mình trong nhà đức chúa trời, trong hội thánh rốt cuộc là thế nào? Mình là người thuộc tầng lớp nào?”. Khi họ nhận định rằng danh vọng của họ trong hội thánh không cao và họ không được hầu hết mọi người nhìn nhận tích cực, thậm chí nhiều người còn lấy ví dụ của họ làm tài liệu giảng dạy tiêu cực, họ cảm thấy rằng danh vọng của họ trong hội thánh đã hoàn toàn mất sạch, rằng họ không được đa số mọi người ủng hộ và không thể tiếp tục được đa số mọi người công nhận nữa, rằng hy vọng được phúc của họ gần như không còn. Khi nhìn thấy tất cả những điều này, khi nhận định đến mức độ này, cách nghĩ và thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ vẫn sẽ không phải là buông bỏ những ý định và dục vọng của bản thân và thực sự hối cải với Đức Chúa Trời, hay quyết một lòng đem sức lực phục vụ Đức Chúa Trời, và trung thành thực hiện bổn phận của mình. Họ không nghĩ đến những điều này – vậy họ nghĩ đến điều gì? “Nếu mình đã không toại nguyện và không có được địa vị trong nhà đức chúa trời, trong hội thánh, thì tại sao mình lại phải đặt hết trứng vào một giỏ? Thay đổi thì mới phát triển được, mình chuyển sang địa điểm khác thì có thể gặp cơ hội trong lúc nguy cấp rồi. Tại sao mình không rời khỏi nơi khiến mình đau lòng này? Tại sao không rời bỏ nơi mà mình không thể toại nguyện, nơi khó để mình đạt được nguyện vọng?”. Khi kẻ địch lại Đấng Christ nghĩ về những điều này, chẳng phải nghĩa là họ sắp rời khỏi hội thánh sao? Các ngươi hy vọng những người như vậy rời đi hay ở lại? Có cần giữ họ lại không? (Thưa, không nên giữ lại, có giữ cũng không giữ được.) Có giữ cũng không giữ được – đây là lời nói thật. Nguyên nhân là gì? Suy cho cùng, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ không yêu thích lẽ thật nên việc ở lại nhà Đức Chúa Trời sẽ chỉ khiến họ đau khổ. Cũng giống như việc yêu cầu một gái điếm, một người đàn bà phóng túng, giúp chồng dạy con, làm một người phụ nữ đàng hoàng, làm một người vợ tốt, một người mẹ hiền, thì họ có thể làm được không? (Thưa, không thể.) Đây là chuyện bản chất của một người. Cho nên, nếu ngươi thấy một kẻ địch lại Đấng Christ muốn rút lui, thì tuyệt đối đừng khuyên giải họ, trừ phi có tình huống nhất định, khi họ nói: “Mặc dù tôi là kẻ địch lại Đấng Christ nhưng tôi cam lòng đem sức lực phục vụ nhà đức chúa trời. Tôi sẽ khống chế bản thân để không hành ác và tôi sẽ phản bội Sa-tan”. Trong trường hợp này, có cần đuổi họ như đuổi ruồi không? (Thưa, không cần.) Trong trường hợp này thì cứ thuận theo tự nhiên, nhưng phải thêm một công đoạn: Cần thêm nhiều người giám sát và canh chừng kẻ địch lại Đấng Christ đó, ngay khi xuất hiện manh mối không tốt, chẳng hạn như phát hiện ra họ muốn hành ác, thì hãy nhanh chóng thanh lọc họ ra ngoài. Nếu họ không thể chịu được sự giám sát và canh chừng của người khác, cảm thấy bị sỉ nhục và không sẵn lòng đem sức lực phục vụ, thì ngươi đối đãi với người như thế ra sao? Ngươi nên tác thành cho họ và nói: “Anh là nhân tài, anh nên bước ra thế giới của người ngoại đạo và thực hiện kế hoạch lớn của mình. Anh không phải là vật trong ao, hội thánh không phù hợp với anh. Anh không thể thoả sức vùng vẫy ở đây; anh sẽ không phát huy được tài năng ở nơi này. Nếu anh trở lại thế giới, thì có thể sẽ thăng quan, phát tài, và làm đại gia. Có thể anh sẽ trở thành người nổi tiếng!”. Hãy nhanh chóng khuyến khích họ và để họ đi. Nếu họ mưu cầu tiền tài, địa vị và ham mê lợi ích của địa vị thì hãy để họ quay trở lại thế giới làm việc kiếm tiền, sau đó làm quan và tận hưởng cuộc sống xác thịt của mình. Có người có thể hỏi rằng đối xử với họ như vậy chẳng phải là không có lòng yêu thương sao. Thực ra, ngay cả khi ngươi không nói những lời này, thì kẻ địch lại Đấng Christ cũng sẽ nghĩ trong lòng như vậy: “Hừm, hôm nay được đề bạt, mai lại bị cách chức. Mình được trao cho địa vị nhưng lại bị canh chừng, giám sát và tỉa sửa – thật phiền phức! Địa vì này mình cũng chẳng thèm, nếu mình không tin đức chúa trời thì giờ mình đã giàu có, thăng quan tiến chức nhanh chóng trong xã hội từ lâu rồi, ít nhất thì mình cũng phải là một cán bộ cấp thành phố. Mình sinh ra là để làm quan chức. Mình làm gì cũng sẽ là người nổi bật ngoài thế giới, làm gì cũng có thể làm tốt, làm ở ngành nghề nào cũng có thể nổi tiếng, và mình là người năng nổ”. Ngay cả khi ngươi không nói như vậy thì họ cũng sẽ nói như vậy, và đó là lý do ngươi nên nhanh chóng thuận tình mà nói một vài lời dễ nghe với họ và khuyến khích họ nhanh chóng rời khỏi hội thánh – điều này sẽ có lợi cho tất cả mọi người. Kẻ địch lại Đấng Christ mưu cầu địa vị, quyền thế và danh vọng, họ không muốn làm người bình thường mà luôn muốn hơn hẳn người khác. Cuối cùng, họ thân bại danh liệt, và bị Đức Chúa Trời nguyền rủa. Vậy, các ngươi có cam lòng làm người bình thường không? (Thưa, có.) Thực ra làm người bình thường cũng có ý nghĩa. Không mưu cầu danh lợi mà hài lòng với cuộc sống thực tế, sống bình an, vui vẻ và cảm thấy an yên trong lòng – đây là con đường đúng đắn của cuộc đời. Nếu ai đó luôn muốn làm người xuất sắc và hơn hẳn người khác, thì chẳng khác nào họ đang tự đưa mình vào lò thiêu và tự đẩy mình vào máy xay thịt – họ đang tự chuốc lấy sự mất mặt. Tại sao họ có những cảm giác như vậy? Hơn hẳn người khác có phải là chuyện tốt không? (Thưa, không.) Không phải là chuyện tốt. Thế nhưng kẻ địch lại Đấng Christ khăng khăng chọn con đường này. Các ngươi tuyệt đối không được đi con đường này!

Khi một người bại hoại bình thường chưa có nền tảng trong đức tin vào Đức Chúa Trời, khi họ chưa nảy sinh đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời, thì đức tin hoặc vóc giạc của họ rất nhỏ bé. Khi một người như vậy gặp một chút thất bại, họ sẽ nghĩ mình không tốt, và nghĩ rằng Đức Chúa Trời không yêu thương họ, rằng Ngài chán ghét họ. Khi thấy mình ở đâu cũng vấp phải trắc trở, ở đâu cũng không được, không thể thỏa mãn Đức Chúa Trời, họ sẽ nản lòng, yếu đuối và tiêu cực, và đôi khi sẽ có ý nghĩ muốn rời bỏ hội thánh. Tuy nhiên, đây không phải là sự phản kháng. Đây là một loại suy nghĩ của một người khi họ chán nản và sa sút tinh thần, hoàn toàn khác với việc rút lui của kẻ địch lại Đấng Christ. Khi kẻ địch lại Đấng Christ muốn rút lui, họ thà chết chứ không hối cải, nhưng khi người bại hoại bình thường nản lòng và muốn rời bỏ hội thánh, nếu có người khác giúp đỡ và thông công với họ, và nếu họ chủ động phối hợp, cầu nguyện, tìm kiếm và đọc lời Đức Chúa Trời, thì lời Đức Chúa Trời có thể dần ảnh hưởng đến họ, thay đổi họ, thay đổi việc họ ở lại hay rời đi, cũng như thay đổi quyết định và tâm tư của họ. Đồng thời, lời Đức Chúa Trời cũng sẽ khiến họ từng chút một nảy sinh sự hối cải, nảy sinh thái độ tích cực, nảy sinh một loại ý chí có thể kiên trì bền bỉ, khiến họ dần dần trở nên vững vàng hơn. Đây là biểu hiện của quá trình bước vào sự sống ở một người bình thường. Ngược lại, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ chống cự đến cùng. Họ không hối cải, thà chết chứ không thừa nhận mình sai, thà chết cũng sẽ không nhận biết chính mình, không buông bỏ dục vọng được phúc. Họ không có chút lối vào sự sống nào. Cho nên, với một người như vậy, nếu họ không cam lòng đem sức lực phục vụ hoặc không làm tốt chuyện đó thì ngươi cứ khuyến khích họ rời khỏi hội thánh. Đây là quyết sách sáng suốt và là cách sáng suốt nhất để xử lý chuyện này. Ngay cả khi ngươi không khuyến khích họ làm vậy, thì liệu ngươi có thể giữ họ ở lại không? Ngươi có thể thay đổi cách thức mưu cầu hoặc quan điểm của họ không? Ngươi sẽ không bao giờ thay đổi được những điều này. Có một số người được nhà Đức Chúa Trời giữ lại, giúp đỡ và hỗ trợ, bởi vì sự tiêu cực, yếu đuối và tâm tính bại hoại mà họ bộc lộ là những thứ thường thấy ở người bại hoại bình thường, và nằm trong phạm vi bình thường. Qua mối thông công của lời Đức Chúa Trời, qua sự giúp đỡ và hỗ trợ của người khác, họ có thể dần trở nên vững vàng hơn, có vóc giạc, có đức tin vào Đức Chúa Trời và có lòng thành khi thực hiện bổn phận của mình. Chúng ta nên giữ lại và giúp đỡ người như vậy. Còn đối với người như kẻ địch lại Đấng Christ, không sẵn lòng đem sức lực phục vụ hoặc không làm tốt chuyện đó, thì hãy khuyến khích họ rời đi, bởi vì họ đã muốn rời đi từ lâu trước khi ngươi khuyến khích họ rời đi, hoặc họ đã có thể rời đi bất cứ lúc nào. Đây là những biểu hiện và cách nghĩ khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ khi họ bị cách chức và muốn rút lui.

IV. Biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ khi không được dùng và đề bạt

Có một loại người khác thuộc vào những người không mưu cầu lẽ thật. Bởi vì loại người này không mưu cầu lẽ thật nên họ không thực hiện những bổn phận quan trọng. Cho nên, họ hiếm khi trải nghiệm sự tỉa sửa trong nhà Đức Chúa Trời, chưa từng trải nghiệm việc bị cách chức, và tất nhiên, việc điều chỉnh sang bổn phận khác rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời mà họ vẫn không được dùng đến và đề bạt, họ bắt đầu thường xuyên đánh giá xem bản thân có bao nhiêu hy vọng được phúc. Đặc biệt là khi họ thấy lời Đức Chúa Trời phán rằng “Những ai không mưu cầu lẽ thật thì không thể đạt được sự cứu rỗi”, thì họ cảm giác được hy vọng được phúc của mình rất nhỏ, và họ liền nảy sinh suy nghĩ rút lui. Trong số những người không bao giờ mưu cầu lẽ thật, có một vài người có chút tri thức và một vài sở trường nào đó, và vì không được dùng đến và đề bạt nên trong lòng họ cảm thấy không cam tâm và có lời oán giận; họ muốn rút lui nhưng lại sợ sẽ mất cơ hội được phúc, còn nếu không rút lui thì họ sẽ vẫn không được dùng đến và đề bạt – họ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Các ngươi nhìn nhận thế nào về chuyện này? Mặc dù loại người này không mưu cầu lẽ thật, nhưng một vài người trong số họ tương đối ham học và có lòng cầu tiến; bất kể thực hiện bổn phận gì, họ luôn sẵn lòng học hỏi kiến thức nghiệp vụ có liên quan, luôn muốn được nhà Đức Chúa Trời đề bạt, cũng như mong đợi một ngày có thể trở nên vượt trội, từ đó đạt được địa vị và nhiều lợi ích khác nhau mà họ muốn. Bề ngoài, loại người này có vẻ trầm lặng, không có tiếng tăm gì, cần cù chăm chỉ khi ở giữa mọi người, nhưng nội tâm họ lại tràn đầy dã tâm và dục vọng. Phương châm của họ là gì? Cơ hội dành cho những người có sự chuẩn bị. Bề ngoài, họ không có tiếng tăm gì, không thể hiện bản thân, cũng không tranh không đoạt, nhưng trong lòng thì họ có “kế hoạch và chí hướng to lớn”. Cho nên, mỗi khi thấy ai đó được đề bạt và làm lãnh đạo hoặc người làm công trong hội thánh, trong lòng họ lại nhiều thêm một phần đau buồn và mất mát. Bất kể ai được đề bạt, bồi dưỡng hay trọng dụng thì cũng luôn là một sự đả kích với họ. Ngay cả ai được anh chị em xem trọng, khen ngợi và ủng hộ, thì nội tâm họ cũng cảm thấy đố kỵ và buồn bã, thậm chí có người còn thầm rơi nước mắt. Họ thường tự hỏi: “Khi nào thì mình mới được xem trọng và đề cử? Khi nào thì mình được bề trên biết đến? Khi nào thì lãnh đạo thấy được sở trường, ưu điểm, ân tứ và năng lực của mình? Khi nào thì mình được đề bạt và bồi dưỡng?”. Trong lòng họ cảm thấy buồn lo và tiêu cực nhưng không cam tâm tiếp tục như vậy, nên họ thầm động viên bản thân không được tiêu cực, phải có nghị lực để kiên trì, có ý chí kiên cường và tuyệt đối không thể bỏ cuộc. Họ thường cảnh cáo chính mình: “Mình là người có chí hướng và kế họahc to lớn. Mình không được cam lòng làm một người phổ thông, bình thường, cũng không được cam lòng sống tầm thường, vô vi cả đời. Đức tin của mình vào đức chúa trời phải vang dội và và tạo ra được thành tựu. Nếu mình cứ sống cuộc đời trầm lặng và tầm thường như thế thì thật hèn nhát và ấm ức biết bao! Mình không thể làm người như thế. Mình phải nỗ lực gấp đôi, tận dụng thật tốt mọi thời điểm, đọc và học thuộc lòng lời Đức Chúa Trời nhiều hơn nữa, học hỏi kiến thức và nghiên cứu nghiệp vụ này nhiều hơn. Mình phải làm được những gì người khác có thể làm, và mình phải có thể thông công những điều mà người khác có thể thông công ra được”. Sau một thời gian nỗ lực, đến thời điểm bầu cử của hội thánh, nhưng họ vẫn không được chọn. Mỗi lần hội thánh tìm kiếm người để bồi dưỡng, đề bạt và trọng dụng, thì họ vẫn không có phần như cũ; mỗi lần họ cảm thấy mình có cơ hội được đề bạt, thì cuối cùng lại thất vọng, và mỗi lần thất vọng đều mang đến cho họ sự chán nản và tiêu cực. Họ cho rằng dù có đức tin Đức Chúa Trời thì chuyện được phúc cũng rất xa vời nên họ nảy sinh suy nghĩ rút lui. Tuy nhiên, họ không cam lòng rút lui, vẫn muốn nỗ lực và phấn đấu một lần nữa. Họ càng nỗ lực và phấn đấu như vậy, thì càng mong đợi được ai đó tiến cử, được dùng đến và đề bạt. Trong lòng họ càng mong đợi như vậy thì kết quả họ đổi lấy được vẫn là sự thất vọng, lòng hư vinh và dục vọng được phúc của họ giày vò họ. Mỗi lần thất vọng đều sẽ khiến họ cảm thấy mình như đang bị thiêu đốt và tôi luyện trong lửa. Họ không thể có được những gì mình muốn, muốn rút lui cũng không được, muốn giữ cũng không được, và thứ còn lại trong họ chỉ là sự thất vọng, chán nản, và chờ đợi xa vời. Họ muốn rút lui nhưng sợ mất đi phúc phần lớn lao, càng cố nắm giữ phúc phần thì càng không thể nắm giữ được. Kết quả là họ rơi vào trạng thái không ngừng đấu tranh giữa mong đợi được phúc và sự giày vò của thất vọng, trong lòng họ rất đau khổ. Nhưng liệu họ có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời về chuyện này không? Không thể. Họ cho rằng: “Cầu nguyện thì có thể thế nào chứ? Anh chị em không khen ngợi mình và lãnh đạo không xem trọng mình, liệu đức chúa trời còn có thể đặc cách trọng dụng mình không?”. Họ biết rằng gửi gắm hy vọng vào người khác sẽ khiến mình thất vọng, tương tự, nếu gửi gắm hy vọng được phúc vào Đức Chúa Trời thì cũng không chắc chắn. Bởi vì họ đã thấy lời Đức Chúa Trời phán rằng “Những ai không mưu cầu lẽ thật thì không thể được cứu rỗi”, nên họ cảm thấy chán nản và thất vọng. Trong hội thánh, không ai để ý đến họ, và họ cũng không thấy được hy vọng nào. Khi nhìn lại khuôn mặt mình, họ vẫn không thấy chút hy vọng nào để được phúc, và họ thầm nghĩ: “Mình nên rút lui hay ở lại? Mình thực sự không có một chút hy vọng được phúc nào sao?”. Trong quá trình phân vân và suy nghĩ lặp đi lặp lại như thế, hết năm này qua năm khác, họ vẫn không thể được đề bạt hay trọng dụng. Họ muốn tranh giành địa vị nhưng cảm thấy không lý tính lắm, không chính đáng lắm, và họ cảm thấy xấu hổ, nhưng nếu không tranh giành địa vị thì khi nào họ mới có thể được đề bạt và trọng dụng? Họ nghĩ đến những người tin Đức Chúa Trời cùng họ, nhóm họp cùng họ và thực hiện bổn phận cùng họ. Nhiều người trong số đó đã được đề bạt và trọng dụng, trong khi dù họ có nỗ lực thế nào thì cũng không thể được trọng dụng, và họ cảm thấy bối rối cũng như không có con đường. Họ không bao giờ thông công hay cởi mở với bất kỳ ai về cách nghĩ, tình hình, tư tưởng và quan điểm, sai lầm và thiếu sót của mình – họ hoàn toàn khép kín. Bề ngoài, họ nói chuyện có vẻ khá hợp lý và làm việc dường như cũng có chút lý tính, nhưng dã tâm và dục vọng trong lòng họ lại rất mãnh liệt. Họ nỗ lực và phấn đấu, chịu khổ và trả giá để đạt được dã tâm và dục vọng của mình, và họ có thể đánh đổi mọi thứ vì hy vọng được phúc. Tuy nhiên, khi không thấy được kết quả mình mong muốn, họ trở nên đầy thù hằn và phẫn nộ với Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời, và thậm chí với mọi người trong hội thánh. Họ căm ghét mọi người vì đã không nhìn thấy được sự nỗ lực, sở trường và điểm tốt của họ, họ cũng căm ghét Đức Chúa Trời vì không ban cho họ cơ hội, không đề bạt hay trọng dụng họ. Trong lòng nảy sinh sự đố kỵ và thù hằn lớn như vậy, liệu họ có thể yêu thương anh chị em của mình không? Liệu họ có thể ca ngợi Đức Chúa Trời không? Liệu họ có thể buông bỏ dã tâm và dục vọng để tiếp nhận lẽ thật, thực hiện tốt bổn phận một cách yên ổn, và làm một người bình thường không? Họ có thể thiết lập được ý chí như vậy không? (Thưa, không.) Họ không những không có ý chí này, mà thậm chí còn không có lòng hối cải. Sau nhiều năm ẩn náu như vậy, sự thù hằn của họ với nhà Đức Chúa Trời, với anh chị em và thậm chí với Đức Chúa Trời càng ngày càng lớn. Lớn đến mức độ nào? Họ hy vọng rằng anh chị em sẽ không thể thực hiện bổn phận của mình cho tốt, rằng công tác của nhà Đức Chúa Trời sẽ bị tê liệt, kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời sẽ tan vỡ, và thậm chí họ còn hy vọng anh chị em sẽ bị con rồng lớn sắc đỏ bắt được. Họ căm ghét anh chị em, và căm ghét cả Đức Chúa Trời. Họ trách móc rằng Đức Chúa Trời không công chính, trách mắng rằng trên đời không có đấng cứu thế, và bộ dạng của quỷ của họ hoàn toàn lộ ra ngoài. Loại người này bình thường ẩn giấu rất sâu, bề ngoài ngụy trang rất giỏi, giả vờ khiêm tốn, hoà nhã, có lòng yêu thương, nhưng thực ra họ là sói đội lốt cừu. Họ không bao giờ để lộ ý định giết người ẩn náu trong nội tâm, không ai có thể nhìn thấu họ, và không ai biết họ thực sự như thế nào hoặc nội tâm họ đang nghĩ gì. Ai đã chung sống với họ một thời gian đều có thể nhìn ra rằng họ là những người có lòng đố kỵ mạnh, luôn phân cao thấp với người khác và thích xuất đầu lộ diện, rằng họ cực kỳ hiếu thắng và làm chuyện gì cũng vô cùng mong muốn giành vị trí đầu tiên. Nhìn bề ngoài thì là như vậy nhưng liệu sự thực thực sự là như vậy sao? Thực ra, dục vọng được phúc của loại người này còn lớn hơn; trong quá trình nỗ lực thầm lặng, dâng mình và trả giá, họ hy vọng mọi người có thể nhìn thấy những điểm tốt và năng lực công tác của họ và từ đó họ có thể được trọng dụng trong nhà Đức Chúa Trời. Kết quả của việc được trọng dụng là gì? Đó là họ có thể được mọi người xem trọng, và cuối cùng có thể thực hiện được kế hoạch và chí hướng to lớn của bản thân; họ có thể trở thành người nổi bật giữa những người khác, trở thành đối tượng mà ai cũng xem trọng, ngưỡng vọng, và bao nhiêu năm vất vả, trả giá và nỗ lực sẽ trở nên xứng đáng – đây chính là dã tâm và dục vọng sâu thẳm trong nội tâm của loại người này.

Loại người này không mưu cầu lẽ thật, nhưng họ vẫn luôn muốn được đề bạt và trọng dụng trong nhà Đức Chúa Trời. Trong lòng, họ cho rằng người càng có năng lực công tác thì càng được trọng dụng, đề bạt và xem trọng trong nhà Đức Chúa Trời, vậy thì xác suất được phúc, mão triều thiên, và phần thưởng càng lớn. Họ cho rằng nếu một người không có năng lực công tác, hoặc không có sở trường gì, thì sẽ không có tư cách được phúc. Họ cho rằng ân tứ, sở trường, kỹ năng, bản lĩnh, trình độ học vấn, năng lực công tác, thậm chí cả cái gọi là điểm mạnh và ưu điểm trong nhân tính của họ được người đời coi trọng như ý chí hiếu thắng và thái độ bền gan vững chí, chính là vốn liếng để họ được phúc và phần thưởng. Đây là tiêu chuẩn gì vậy? Có phải là tiêu chuẩn phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Nó không phải tiêu chuẩn phù hợp với lẽ thật. Vậy, đây chẳng phải là lô-gích của Sa-tan sao? Đây chẳng phải là lô-gích của thời đại tà ác, và của xu hướng thế giới tà ác sao? (Thưa, phải.) Xét từ lô-gích, cách làm, và tiêu chí mà những người này dùng để đánh giá sự vật, cũng như thái độ và cách thức đối đãi của họ với những chuyện này, có vẻ như họ chưa bao giờ nghe hoặc đọc lời Đức Chúa Trời, hoàn toàn không biết gì về lời Đức Chúa Trời. Nhưng trên thực tế, họ nghe, đọc và cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời mỗi ngày. Vậy tại sao quan điểm của họ vẫn không thay đổi? Một điều chắc chắn là – bất kể họ có nghe hay đọc lời Đức Chúa Trời thế nào, từ trong lòng họ cũng sẽ không bao giờ nhận định rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, và lời Đức Chúa Trời là tiêu chí để đánh giá mọi thứ; họ sẽ không nhận biết hoặc tiếp nhận sự thật này từ trong lòng mình. Cho nên, dù quan điểm của họ có sai lầm và hoang đường đến đâu thì họ sẽ cố chấp mà kiên trì với chúng mãi mãi, và cho dù lời Đức Chúa Trời có đúng đắn đến đâu thì họ cũng sẽ bài xích và lên án. Đây chính là bản tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Một khi họ không được trọng dụng, một khi dục vọng và dã tâm của họ không thể thực hiện được, thì cái đuôi cáo của họ bị lộ ra, bản tính hung ác của họ bị lộ ra, và họ muốn phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Thực ra, ngay cả trước khi phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, họ đã phủ nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Chính vì thực chất bản tính của họ là phủ nhận lẽ thật và phủ nhận lời Đức Chúa Trời là tiêu chí để đánh giá mọi thứ, nên họ mới có thể thù hằn Đức Chúa Trời như vậy, cũng như mới có thể nghĩ đến việc phủ nhận, phản bội, vứt bỏ Đức Chúa Trời và rời khỏi nhà Đức Chúa Trời sau khi trải qua tính toán, lập kế hoạch và nỗ lực một phe n mà vẫn không được trọng như cũ. Mặc dù họ không có vẻ gì là tranh quyền đoạt lợi với những người khác, đi theo con đường của riêng mình, hay công khai tạo ra vương quốc độc lập hoặc quản lý địa vị của riêng mình, những xét từ thực chất bản tính của họ thì họ hoàn toàn là kẻ địch lại Đấng Christ. Họ cho rằng dù mình mưu cầu thế nào cũng là đúng, và bất kể lời Đức Chúa Trời phán thế nào thì đối với họ mà nói đều không đáng nhắc đến hoặc không đáng nghe, và càng không đáng dùng. Những người này là thứ gì vậy? Lời Đức Chúa Trời không có tác dụng gì trên họ, không thể lay động họ, cũng không thể bước vào lòng họ hay lọt vào đôi mắt họ. Vậy, họ coi trọng thứ gì? Họ coi trọng ân tứ, tài cán, năng lực, kiến thức, và thủ đoạn của con người, cũng như dã tâm, kế hoạch và sự nghiệp lớn lao của con người. Họ coi trọng những thứ này. Những thứ này là gì? Đức Chúa Trời có coi trọng những thứ này không? Không. Những thứ này được nhân loại bại hoại tôn sùng và xem trọng, cũng là những thứ mà Sa-tan xem trọng và sùng bái. Chúng vừa hay đi ngược lại với đường lối của Đức Chúa Trời, lời Ngài và những gì Ngài yêu cầu với người được Ngài cứu rỗi. Nhưng loại người này chưa bao giờ cho rằng những thứ này thuộc về Sa-tan, là tà ác và đi ngược lại với lẽ thật. Thay vào đó, họ quý trọng tất cả những thứ này, giữ thật chặt, thật chắc những thứ này, coi chúng là trên hết, và dùng chúng thay vì mưu cầu và tiếp nhận lẽ thật. Đây chẳng phải là đại nghịch bất đạo sao? Và cuối cùng, kết cục duy nhất của việc đại nghịch bất đạo và bất chấp lý lẽ như thế là gì? Đó là những người này sẽ không thể cứu vãn, và không ai có thể thay đổi họ. Họ đã được định sẵn kết cục như vậy. Các ngươi nói xem, đây có phải là loại người giấu tài không? Nguyên tắc mà họ theo đuổi là vàng sớm hay muộn thì cũng sẽ toả sáng, rằng họ phải học cách giấu tài, chờ đợi thời cơ, trong thời gian đó, phải chuẩn bị và lên kế hoạch cho tương lai, cũng như cho nguyện vọng và ước mơ của mình. Xét từ các nguyên tắc họ theo đuổi, nguyên tắc sinh tồn, mục tiêu họ mưu cầu, và những gì họ ngưỡng mộ trong thực chất nội tâm của họ, những người này hoàn toàn là kẻ địch lại Đấng Christ. Có người nói: “Nhưng chẳng phải kẻ địch lại Đấng Christ tạo ra vương quốc độc lập của riêng mình, và tranh giành địa vị sao?”. Vậy thì những người này có khả năng tạo ra vương quốc độc lập sau khi nắm quyền không? Họ có khả năng trừng trị người khác không? (Thưa, có.) Sau khi nắm quyền, liệu những người này có thể làm việc theo nguyên tắc lẽ thật không? Liệu họ có khả năng mưu cầu lẽ thật không? Liệu họ có khả năng đưa con người đến trước Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Nếu những người này được trọng dụng thì sẽ ra sao? Họ sẽ đề bạt người có ân tứ, biết ăn nói, và có tri thức, bất kể những người này có thể thực hiện công tác hay không; họ sẽ đề bạt người giống như họ trong khi đàn áp những người đúng – người có hiểu biết thuộc linh, mưu cầu lẽ thật, và trung thực. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, chẳng phải thực chất kẻ địch lại Đấng Christ của những người này đã bộc lộ ra ngoài sao? Chẳng phải điều này đã rất rõ ràng sao? Có một số người không hiểu lắm những gì Ta phán lúc đầu rằng tất cả những người muốn rút lui khi không được trọng dụng và không có hy vọng được phúc thì đều là kẻ địch lại Đấng Christ. Bây giờ, ngươi có thấy được những người này là kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, có.)

Khi một số người bị cách chức lãnh đạo và nghe Bề trên nói rằng sẽ không bồi dưỡng và dùng họ nữa, thì cảm thấy vô cùng buồn bã, khóc lóc thảm thiết như thể mình đã bị đào thải – đây là vấn đề gì? Lẽ nào không được bồi dưỡng và dùng đến thì tức là bị đào thải sao? Có phải họ không thể được cứu rỗi nữa không? Lẽ nào danh lợi và địa vị thực sự quan trọng với họ như thế sao? Nếu họ là người mưu cầu lẽ thật, thì họ nên phản tỉnh khi mất đi danh lợi và địa vị, và cảm thấy thực sự hối hận; họ nên chọn con đường mưu cầu lẽ thật, bắt đầu cuộc sống mới, chứ không đến nỗi buồn bã hoặc khóc lóc như thế. Nếu trong lòng họ biết mình bị nhà Đức Chúa Trời cách chức bởi vì không thực hiện công tác thực tế và không mưu cầu lẽ thật, cũng như họ nghe thấy nhà Đức Chúa Trời nói sẽ không dùng đến và đề bạt họ, thì họ nên cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình mắc nợ Đức Chúa Trời, và có lỗi với Đức Chúa Trời; họ nên biết rằng mình không xứng đáng được Đức Chúa Trời dùng đến, đây còn được coi là có chút lý trí. Tuy nhiên, họ lại trở nên tiêu cực và khó chịu khi nghe thấy nhà Đức Chúa Trời nói sẽ không bồi dưỡng hoặc dùng đến họ, điều này chứng tỏ rằng họ mưu cầu danh lợi và địa vị, không phải là người mưu cầu lẽ thật. Ý muốn được phúc của họ mãnh liệt đến vậy, họ quý trọng địa vị đến vậy, lại còn không thực hiện công tác thực tế, thì họ nên bị cách chức, và họ nên phản tỉnh và nhận biết về tâm tính bại hoại của bản thân. Họ nên biết rằng con đường họ đang đi là sai lầm, rằng việc họ mưu cầu địa vị và danh lợi như thế là đang đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, rằng họ không những không được Đức Chúa Trời khen ngợi mà sẽ còn xúc phạm tâm tính của Ngài, và rằng nếu họ làm nhiều việc ác thì họ cũng sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Chẳng phải các ngươi cũng có vấn đề này sao? Nếu bây giờ Ta nói rằng các ngươi không có hiểu biết thuộc linh, thì các ngươi có buồn bã không? (Thưa, có.) Khi một số người nghe lãnh đạo bề trên nói rằng họ không có hiểu biết thuộc linh, họ cảm thấy rằng họ không có khả năng hiểu được lẽ thật, rằng Đức Chúa Trời chắc chắn không muốn họ nữa, rằng họ không có hy vọng được phúc; nhưng mặc dù buồn bã, họ vẫn có thể thực hiện bổn phận của mình một cách bình thường – những người như vậy vẫn có chút lý trí. Khi nghe thấy rằng mình không có hiểu biết thuộc linh, có người lại trở nên tiêu cực, và họ không còn muốn thực hiện bổn phận của mình nữa. Họ nghĩ: “Ngài nói tôi không có hiểu biết thuộc linh, như vậy chẳng phải tôi không có hy vọng được phúc sao? Sau này tôi sẽ không được phúc, vậy thì tôi còn tin cái gì chứ? Bảo tôi đem sức lực phục vụ thì không thể được. Ai ra sức cho ngài không công chứ? Tôi không ngu ngốc thế đâu!”. Những người như vậy có lương tâm và lý trí không? Họ hưởng thụ nhiều ân điển của Đức Chúa Trời như thế nhưng không biết báo đáp, và họ thâm chí không sẵn lòng đem sức lực phục vụ. Những người như vậy là tiêu tùng rồi. Họ thậm chí không thể đem sức lực phục vụ Đức Chúa Trời đến cùng và họ không có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời; họ là những người không tin. Nếu họ thành tâm với Đức Chúa Trời và có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời thì dù họ được đánh giá như thế nào thì cũng chỉ là để họ nhận biết bản thân chân thực và chính xác hơn – họ nên đối đãi với chuyện này một cách đúng đắn và không thể vì thế mà ảnh hưởng đến việc họ đi theo Đức Chúa Trời hoặc thực hiện bổn phận của mình. Ngay cả khi không đạt được phúc phần, họ vẫn nên sẵn lòng đem sức lực phục vụ Đức Chúa Trời đến cùng, tình nguyện không có lời trách móc và có thể để Đức Chúa Trời sắp đặt họ trong mọi chuyện – đây mới là người có lương tâm và lý trí. Việc con người được phúc hay chịu họa đều nằm trong tay Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời tể trị và an bài chuyện này. Đây không phải là điều con người đòi hỏi hay rèn luyện mà có mà phụ thuộc vào việc liệu họ có thể nghe lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận lẽ thật, và thực hiện tốt bổn phận của mình theo yêu cầu của Đức Chúa Trời hay không – Đức Chúa Trời sẽ báo ứng mỗi người tùy theo việc làm của họ. Nếu một người có chút thành tâm này và cống hiến hết sức lực để thực hiện bổn phận của mình thì là đủ rồi, và họ sẽ được Đức Chúa Trời khen ngợi và chúc phúc. Ngược lại, nếu một người không thực hiện bổn phận của mình đạt tiêu chuẩn và thậm chí còn có thể làm nhiều việc ác nhưng vẫn muốn nhận được phúc lành từ trong tay Đức Chúa Trời, thì chẳng phải họ làm như vậy là quá thiếu lý trí sao? Nếu ngươi cảm thấy mình làm việc chưa đủ tốt, rằng ngươi đã bỏ ra rất nhiều công sức nhưng vẫn không đạt đến làm việc có nguyên tắc, và ngươi cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, nhưng Ngài vẫn chúc phúc và ban cho ngươi ân điển thì chẳng phải Đức Chúa Trời đang ưu ái ngươi sao? Nếu Đức Chúa Trời sẵn lòng chúc phúc cho ngươi thì không ai có thể cướp đi. Ngươi cho rằng mình làm không tốt, nhưng Đức Chúa Trời đánh giá và phán rằng ngươi có lòng thành, đã cố gắng hết sức, và Ngài sẵn lòng ban cho người ân điển và chúc phúc cho ngươi. Mọi chuyện Đức Chúa Trời làm đều đúng, và ngươi phải ca ngợi sự công chính của Ngài. Bất kể Đức Chúa Trời làm thế nào, thì cũng đều đúng, và ngay cả khi ngươi có những quan niệm về chuyện Ngài làm, cảm thấy chuyện Ngài làm không cân nhắc đến ý của con người, không hợp với ý của ngươi, thì ngươi vẫn nên ca ngợi Ngài. Tại sao nên làm như vậy? Các ngươi không biết lý do phải không? Thực ra chuyện này rất dễ giải thích: Bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời còn ngươi là con người; Ngài là Đấng Tạo Hoá còn ngươi là loài thọ tạo. Ngươi không có tư cách yêu cầu Đức Chúa Trời làm như thế nào hay đối đãi với ngươi ra sao, nhưng Đức Chúa Trời có tư cách yêu cầu ngươi. Phúc lành, ân điển, phần thưởng, mão triều thiên – tất cả những thứ này được ban như thế nào và ban cho ai đều do Đức Chúa Trời quyết định. Tại sao Đức Chúa Trời có quyền quyết định? Những thứ này thuộc về Đức Chúa Trời, không phải là tài sản chung của con người và Đức Chúa Trời mà có thể phân phối đồng đều. Chúng thuộc về Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ban cho những người mà Ngài hứa ban cho. Nếu Ngài không hứa ban cho ngươi, ngươi vẫn nên thuận phục Ngài. Nếu ngươi không còn tin Đức Chúa Trời vì điều này, thì có thể giải quyết được vấn đề gì? Lẽ nào ngươi sẽ không còn là loài thọ tạo nữa sao? Ngươi có thể thoát khỏi sự tể trị của Đức Chúa Trời không? Đức Chúa Trời sẽ vẫn tể trị vạn vật, và sự thật này không bao giờ thay đổi. Thân phận, địa vị và thực chất của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ được coi là tương đương với thân phận, địa vị và thực chất của con người, và sẽ không bao giờ có bất kỳ sự thay đổi nào – Đức Chúa Trời sẽ luôn là Đức Chúa Trời và con người sẽ luôn là con người. Nếu một người có thể nhìn rõ chuyện này, thì họ nên làm thế nào? Họ nên thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời – đây là cách làm có lý tính nhất và ngoài ra, không có con đường nào khác để lựa chọn. Nếu ngươi không thuận phục thì ngươi đang phản nghịch, và nếu ngươi nói phải trái và phản kháng thì đó chính là đại nghịch bất đạo, và ngươi phải bị tiêu diệt. Ngươi có thể thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời là có lý trí; con người phải có thái độ này và đây mới là thái độ mà loài thọ tạo nên có. Ví dụ ngươi nuôi một con mèo hoặc con chó nhỏ, thì nó có tư cách yêu cầu ngươi mua các loại đồ ăn ngon hoặc đồ chơi thú vị cho nó không? Có con mèo hoặc con chó nào không có lý trí mà yêu cầu chủ nhân của mình như thế không? (Thưa, không.) Và có con chó nào không ở với chủ của mình sau khi thấy một con chó trong nhà người khác sống tốt hơn nó không? (Thưa, không.) Bản năng tự nhiên của chúng cho rằng: “Chủ nhân cung cấp cho mình thức ăn và chỗ ở, thì mình phải trông nhà cho chủ nhân. Dù chủ nhân không cho mình thức ăn hay cho mình thức ăn không ngon, thì mình vẫn phải trông nhà cho chủ nhân”. Con chó không có bất kỳ suy nghĩ không yên phận nào khác. Cho dù chủ nhân có đối tốt với nó hay không, thì nó vẫn vui sướng dạt dào khi chủ nhân trở về nhà, vẫy đuôi không ngừng, muốn vui vẻ thì có bấy nhiêu. Dù chủ nhân có thích nó hay không, có mua thức ăn ngon cho nó hay không, thì nó luôn đối đãi với chủ nhân như vậy, và vẫn trông nhà cho họ. Xét từ điểm này, chẳng phải con người còn không bằng con chó sao? (Thưa, phải.) Con người luôn yêu cầu Đức Chúa Trời, và luôn phản nghịch Ngài. Vấn đề này đến từ đâu? Đó là con người có tâm tính bại hoại, họ không thể giữ được cương vị của loài thọ tạo, họ mất đi bản năng của mình và trở thành Sa-tan; bản năng của việc biến thành Sa-tan là chống lại Đức Chúa Trời, vứt bỏ lẽ thật, hành ác, và không thuận phục Đức Chúa Trời. Vậy muốn khôi phục bản năng con người thì sao? Thì khiến cho con người có lương tâm và lý trí, làm những chuyện con người nên làm, thực hiện bổn phận họ nên thực hiện. Giống như con chó trông nhà, và con mèo bắt chuột – dù chủ nhân có đối đãi với chúng như thế nào, chúng cũng dùng hết sức lực, toàn tâm toàn ý mà làm, giữ cương vị của mình và phát huy bản năng của mình, và như vậy thì chủ nhân sẽ thích chúng. Nếu con người có thể đạt được điểm này, thì Đức Chúa Trời không cần phán tất cả những lời này hay giảng những lẽ thật này. Bởi vì con người bại hoại quá sâu sắc, không có lý trí và lương tâm, cũng như có nhân cách thấp kém; tâm tính bại hoại của họ luôn quấy phá, bộc lộ, ảnh hưởng đến tư tưởng và lựa chọn của họ, khiến họ phản nghịch Đức Chúa Trời và không thể thuận phục Ngài, khiến họ luôn có những ý muốn, cách nghĩ và sở thích chủ quan, và khiến lẽ thật không thể làm chủ trong họ, và không thể làm sự sống của họ. Đây là lý do Đức Chúa Trời phải phán xét, thử luyện và tinh luyện họ bằng lời Ngài để đạt được hiệu quả khiến họ có thể được cứu rỗi. Mặt khác, loại người như kẻ địch lại Đấng Christ luôn đảm nhiệm nhân vật phản diện giữa con người. Họ là ma quỷ và Sa-tan chính hiệu; họ không những không tiếp nhận lẽ thật, không thừa nhận mình có tâm tính bại hoại mà họ còn muốn cướp bóc, muốn được phúc, mão triều thiên và phần thưởng từ trong tay Đức Chúa Trời. Họ tranh đoạt đến mức độ nào? Đến mức không biết xấu hổ và bất chấp lý lẽ. Nếu sau khi họ làm nhiều việc ác, bị tỏ lộ và đào thải, họ sẽ ôm hận trong lòng, chửi mắng Đức Chúa Trời, lãnh đạo và người làm công, cũng như thù hận hội thánh và tất cả những người thành tâm tin Đức Chúa Trời. Điều này sẽ bộc lộ hoàn toàn bộ mặt xấu xa của tất cả những kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ.

Mục thứ 12 trong những biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ là: họ muốn rút lui khi không có được địa vị hoặc hết hy vọng được phúc. Chúng ta sẽ nói một cách đơn giản về ý nghĩa của việc rút lui. Nghĩa đen của rút lui được hiểu là rời khỏi nơi này và rút đến nơi khác – đây gọi là “rút lui”. Trong nhà Đức Chúa Trời luôn có một vài người không yêu thích lẽ thật, tự động rời khỏi hội thánh và anh chị em bởi vì họ chán ghét việc nhóm họp, và nghe bài giảng đạo, cũng như không cam lòng thực hiện bổn phận của mình – đây gọi là rút lui. Đây là rút lui theo nghĩa đen. Nhưng khi một người nào đó thực sự được định nghĩa là đã rút lui trong mắt Đức Chúa Trời, thì thực ra không chỉ là nói họ đã rời khỏi nhà Ngài, là không thấy họ nữa, và là họ bị gạch khỏi danh sách hội thánh. Trên thực tế, bất kể đức tin của người ta lớn hay nhỏ, và bất kể họ phủ nhận hay thừa nhận mình là người tin Đức Chúa Trời, nếu họ chưa bao giờ đọc lời Đức Chúa Trời, thì chứng tỏ trong lòng họ cũng không thừa nhận sự hiện diện Đức Chúa Trời, cũng như không thừa nhận lời Ngài là lẽ thật. Đối với Đức Chúa Trời, người đó đã rút lui và không còn được tính là một thành viên của nhà Ngài. Những người không đọc lời Đức Chúa Trời cũng là một loại người đã rút lui. Một loại khác là những người không bao giờ tham gia đời sống hội thánh, và không bao giờ tham gia các hoạt động liên quan đến đời sống hội thánh, chẳng hạn như khi anh chị em hát thánh ca, cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời, cũng như thông công trải nghiệm và nhận biết cá nhân với nhau. Trong mắt Đức Chúa Trời, những người này cũng đã rút lui rồi. Còn có một loại người khác nữa: những người từ chối thực hiện bổn phận. Dù nhà Đức Chúa Trời đưa ra yêu cầu thế nào với họ, bảo họ làm công việc thế nào, bảo họ thực hiện bổn phận gì, dù là chuyện lớn hay nhỏ, thậm chí có lúc chỉ bảo họmột việc đơn giản như chuyển lời, họ cũng không muốn làm. Họ, những người tự xưng là tín hữu của Đức Chúa Trời, thậm chí không thể làm được những chuyện mà tìm một người ngoại đạo giúp đỡ cũng có thể làm được; đây là từ chối tiếp nhận lẽ thật và từ chối thực hiện bổn phận. Anh chị em có khuyến khích thế nào thì họ cũng từ chối tiếp nhận; hội thánh sắp xếp cho họ thực hiện bổn phận gì, họ phớt lờ và nói một đống lý do để từ chối. Đây là loại người từ chối thực hiện bổn phận. Trong mắt Đức Chúa Trời, loại người này cũng đã rút lui rồi. Sự rút lui này không phải do nhà Đức Chúa Trời đã thanh trừ họ hay gạch họ khỏi danh sách; mà chính họ là những người không còn đức tin chân thật nữa – họ không thừa nhận mình là người tin Đức Chúa Trời. Bất cứ ai thuộc một trong ba loại này thì đều là người đã rút lui. Định nghĩa như thế có chính xác không? (Thưa, có.) Nếu ngươi không đọc lời Đức Chúa Trời, thì ngươi có được coi là người tin Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi không sống đời sống hội thánh, không giao thiệp, không tương tác với anh chị em, thì ngươi có được coi là người tin Đức Chúa Trời không? Càng không. Ngoài ra, ngươi từ chối thực hiện bổn phận của mình và thậm chí còn không thực hiện trách nhiệm mà một loài thọ tạo phải thực hiện, thì điều này còn nghiêm trọng hơn. Trong mắt Đức Chúa Trời, ba loại người này đều là những người đã rút lui. Không phải nhà Đức Chúa Trời khai trừ hay thanh trừ họ, mà họ chủ động rút lui và chủ động bỏ quyền. Biểu hiện của họ hoàn toàn tỏ lộ rằng họ không yêu thích hay tiếp nhận lẽ thật, và rằng họ là những người chỉ mưu toan ăn bánh no nê và chờ mong được phúc chính hiệu.

Ngày 17 tháng 10 năm 2020

Trước: Mục 11. Họ không tiếp nhận sự tỉa sửa, làm sai chuyện gì cũng không có thái độ hối cải, thay vào đó lại lan truyền quan niệm và công khai xét đoán Đức Chúa Trời

Tiếp theo: Mục 13. Họ không chỉ khống chế lòng người, mà còn khống chế tài chính của hội thánh

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger