Mục 13. Họ không chỉ khống chế lòng người, mà còn khống chế tài chính của hội thánh

I. Kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người

Hôm nay, chúng ta hãy thông công về mục mười ba trong số những biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ – họ không chỉ khống chế lòng người, mà còn khống chế tài chính của hội thánh. Xét từ nhiều biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ, mỗi mục trong số này liên quan đến tâm tính và thực chất chán ghét lẽ thật, hung ác và tà ác của họ. Mục mười ba cũng không ngoại lệ. “Họ không chỉ khống chế lòng người, mà còn khống chế tài chính của hội thánh” – xét từ biểu hiện này, ngươi có thể thấy rằng kẻ địch lại Đấng Christ không chỉ có dã tâm mà còn có lòng tham; trong lòng họ có rất nhiều nhu cầu. Những nhu cầu này có chính đáng không? (Thưa, không chính đáng.) Khống chế lòng người có phải là điều tích cực không? Rõ ràng, từ chữ “khống chế” này có thể nhìn ra đó không phải là điều tích cực. Không tích cực ở đâu? Tại sao việc khống chế lại là không đúng? Các ngươi có muốn khống chế lòng người không? (Thưa, không.) Dù không muốn nhưng đôi khi các ngươi sẽ vẫn vô tình làm như vậy. Đây gọi là “tâm tính”, là “thực chất”. Việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người không phải là nhu cầu chính đáng, cũng không phải là điều hợp tình hợp lý, mà là điều tiêu cực. “Khống chế lòng người” có nghĩa là gì? Khống chế lòng người không trừu tượng mà khá cụ thể, có cách làm, hành vi và ngôn ngữ cụ thể, cũng như tư tưởng, quan điểm, ý định và động cơ cụ thể. Vậy, việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người có những biểu hiện cụ thể nào, và có những định nghĩa cụ thể nào? (Thưa, là dùng những biểu hiện như chịu khổ bề ngoài và trả giá để đạt đến khiến người khác công nhận và xem trọng, cũng như để đạt được mục đích mê hoặc người khác.) Kẻ địch lại Đấng Christ dùng những hành vi và biểu hiện cụ thể để mua chuộc lòng người, sau đó đạt đến khiến trong lòng mọi người có chỗ cho họ và có thể xem trọng họ. Khi kẻ địch lại Đấng Christ đạt đến khiến người khác xem trọng, thì tính chất của kết quả này là mê hoặc mọi người. Nhưng nguyện vọng chủ quan trong nội tâm họ không phải là muốn dùng chuyện này để mê hoặc người khác mà là muốn được người khác xem trọng – đây mới là mục đích của họ. Còn gì nữa? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ dùng chút ít ân huệ để mê hoặc và lôi kéo người khác, khoe khoang kỹ năng và ân tứ của bản thân để đạt đến khiến người khác xem trọng, ngưỡng mộ, nghe theo sự sắp xếp của họ, cũng như đạt được mục đích lung lạc và khống chế mọi người.) Đây là một khía cạnh. (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ ngụy trang là người có hiểu biết thuộc linh. Khi bị tỉa sửa, họ không thể nhận biết được nhưng vẫn giả vờ là đã nhận biết được rồi và có thể thuận phục, khiến người khác cảm thấy họ đang rất mưu cầu lẽ thật và khá có hiểu biết thuộc linh. Họ ngụy trang bản thân thành người mưu cầu và hiểu lẽ thật, để đạt được kết quả khiến người khác xem trọng và ngưỡng vọng họ.) Đây là một khía cạnh khác. Kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn người khác thấy họ là người rất có hiểu biết thuộc linh, và rằng họ có thể mưu cầu và thuận phục lẽ thật. Thực ra, họ không có chút nhận biết nào nhưng vẫn phải ngụy trang ra dáng vẻ của một người có hiểu biết thuộc linh để khiến người khác xem trọng và ngưỡng vọng mình. Họ dùng cách thức này để khống chế lòng người. Còn nữa không? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ giảng câu chữ và đạo lý để thể hiện và tạo dựng bản thân, khiến người khác tưởng rằng họ hiểu lẽ thật và có vóc giạc, cũng như xem trọng, sùng bái, và nghe theo họ. Nhờ đó họ khống chế mọi người.) Đây là một biểu hiện cụ thể, nhưng nói rằng “họ giảng câu chữ và đạo lý” thì không chuẩn xác lắm. Kẻ địch lại Đấng Christ không biết rằng những gì họ nói là câu chữ và đạo lý; họ cho rằng đây là thực tế, là lý luận và bài giảng đạo cao siêu, và dùng những điều này để mê hoặc mọi người. Nếu biết những điều này là câu chữ và đạo lý, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không giảng chúng nữa. Còn gì nữa? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ ngang nhiên đi ngược lại nguyên tắc, lợi dụng quyền lực trong tay và các lý luận thuộc linh như đúng mà lại là sai để lừa gạt sự tín nhiệm của mọi người, và đạt được mục đích khống chế mọi người.) (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ cắt đứt mối liên hệ giữa những người được Đức Chúa Trời chọn với Bề trên. Họ không triển khai những sự sắp xếp công tác, một tay che trời, cũng như tạo ra vương quốc độc lập và khống chế mọi người.) Đây cũng là một biểu hiện cụ thể. Nói chuẩn xác hơn thì là dối trên lừa dưới, tìm cách mua chuộc lòng người, không để người khác biết tình hình thực tế, lừa gạt sự tín nhiệm của người khác, để đạt được mục đích khống chế lòng người. Mục đích của họ khi dối trên lừa dưới là không để Bề trên và anh chị em biết được tình hình thực tế của họ, đạt đến khiến Bề trên và anh chị em tin tưởng họ, và cuối cùng anh chị em sẽ chỉ sùng bái một mình họ – khi đó, họ sẽ đạt được mục đích khống chế lòng người. Còn nữa không? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ đặt ra một số quy định có vẻ đúng để mọi người tuân theo, và dùng những quy định này để thay thế lẽ thật, khiến mọi người cho rằng tuân thủ những quy định này có nghĩa là đưa lẽ thật vào thực hành. Kẻ địch lại Đấng Christ dùng điều này để khống chế lòng người và đưa mọi người đến trước họ.) Ở đây nên là kẻ địch lại Đấng Christ đặt ra một số khuôn sáo và quy định để thay thế nguyên tắc lẽ thật, giả mạo là họ có hiểu biết thuộc linh, hiểu lẽ thật để mọi người nghe theo, từ đó đạt được mục đích khống chế lòng người. Nếu khuôn sáo họ đặt ra có lợi cho đời sống hội thánh và cho mọi người thực hiện bổn phận của mình, và nếu họ không đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật cũng như không làm tổn hại đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thì điều này không có gì là sai. Khi đối đãi với những loại người khác nhau trong hội thánh, ngoài việc thông công về lẽ thật thì cần phải đặt ra một số quy chế về sắc lệnh quản trị để tiến hành quản chế. Nếu những quy chế về sắc lệnh quản trị này không đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật mà có lợi cho con người, thì chúng là những điều tích cực và đây không phải là khống chế lòng người. Nếu những khuôn sáo này được dùng để giả mạo nguyên tắc lẽ thật, thì có vấn đề rồi đấy. Vậy, kẻ địch lại Đấng Christ có thể đặt ra những khuôn sáo có lợi cho con người và phù hợp với nguyên tắc lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Vậy thì tóm lại, chúng ta nên nói điều này như thế nào cho thích hợp? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ đặt ra một số khuôn sáo không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, giả mạo là có hiểu biết thuộc linh và hiểu lẽ thật để khiến mọi người nghe theo họ, cũng như đạt được mục đích khống chế lòng người.) Điều đó tương đối chuẩn xác. Còn nữa không? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ thích nói khoác để thể hiện sự cao siêu và kiến giải của mình, để mọi người xem trọng họ. Ví dụ, trong một vấn đề, khi mọi người đã bàn bạc xong làm thế nào rồi, thì kẻ địch lại Đấng Christ lại nói ra một loạt lý luận để phủ nhận đề xuất của mọi người, khiến mọi người nghe theo họ, thực ra quan điểm của họ cũng không cao siêu hơn của người khác là bao. Dần dà, dù là chuyện gì đi chăng nữa, mọi người cũng không dám thông công lẽ thật hoặc tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật, đều phải để kẻ địch lại Đấng Christ ra quyết định cuối cùng, và cuối cùng thì kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đạt được mục đích khống chế mọi người.) Kẻ địch lại Đấng Christ luôn nói lời hoa mỹ suông, phủ nhận đề xuất của những người khác, thể hiện bản thân, khiến mọi người cho rằng họ rất cao siêu, và từ đó đạt được mục đích mê hoặc và kiểm soát mọi người. Trước đây, chúng ta đã thông công không ít về các biểu hiện của việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế và mê hoặc mọi người. Khi kẻ địch lại Đấng Christ làm chuyện này, họ có nhiều phương pháp, biểu hiện, và cách làm. Đôi khi họ dùng hành vi, đôi khi dùng lời nói, và đôi khi dùng một loại quan điểm để mê hoặc mọi người. Tóm lại, mọi chuyện kẻ địch lại Đấng Christ làm đều có mục đích; chứ không hề đơn thuần và cởi mở hay phù hợp với lẽ thật. Mọi chuyện họ làm đều nhằm mê hoặc mọi người và khiến mọi người xem trọng, sùng bái họ. Tất cả những gì kẻ địch lại Đấng Christ nói ra và làm ra bên ngoài đều là biểu hiện giả dối – đều là hành vi tốt và những điều mọi người cho là tốt – nhưng trên thực tế, nếu người ta truy xét thực chất của những điều này, thì những ý định và mục đích đằng sau những cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ đều đen tối, đi ngược lại với lẽ thật, và khiến Đức Chúa Trời ghê tởm.

Xét từ cách làm khống chế lòng người này kẻ địch lại Đấng Christ, thì nhân tính của họ là đê tiện và ích kỷ, tâm tính của họ là chán ghét lẽ thật, tà ác và hung ác. Kẻ địch lại Đấng Christ dùng mọi thủ đoạn đê tiện và mờ ám để đạt được mục đích của mình, mà không hề biết xấu hổ – đây là một đặc trưng của bản tính tà ác trong họ. Ngoài ra, họ luôn muốn khống chế, thao túng và kiểm soát mọi người, mà không quan tâm mọi người có bằng lòng hay không, không thông báo cho mọi người hoặc có được sự đồng ý của mọi người. Họ muốn tất cả những gì mọi người nghĩ và mong muốn trong lòng đều phải chịu sự thao túng của họ, muốn mọi người dành một vị trí trong lòng cho họ, có thể sùng bái họ, và ngưỡng vọng họ dù xảy ra chuyện gì. Họ muốn dùng lời nói và quan điểm của mình để hạn chế và ảnh hưởng đến mọi người, cũng như thao túng và khống chế mọi người theo ý muốn của mình. Đây là loại tâm tính gì? Chẳng phải là sự hung ác sao? Chuyện này giống như một con hổ cắn cổ người, dù ngươi có muốn thở gấp hay cựa quậy thì cũng không thể làm theo ý muốn của mình, thay vào đó, ngươi bị khống chế một cách chặt chẽ và gắt gaodưới cái miệng hung tợn của nó. Dù ngươi có muốn thoát ra cũng không thể thoát ra, và dù ngươi có cầu xin con hổ nhả ra thì cũng là không thể, không có chỗ cho sự thương lượng. Kẻ địch lại Đấng Christ có tâm tính như vậy. Giả sử, ngươi thương lượng với họ rằng: “Anh có thể không suy nghĩ đến chuyện khống chế mọi người không? Anh có thể thành thật làm người đi theo không? Anh có thể thành thật thực hiện tốt bổn phận cũng như giữ cương vị của mình không?”. Liệu họ có thể đồng ý không? Liệu ngươi có thể dùng hành vi tốt hoặc lẽ thật mà ngươi hiểu để khuyên can họ không? Có ai có thể thay đổi quan điểm của họ không? Xét từ tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ, không ai có thể thay đổi tư tưởng và quan điểm của họ, cũng không ai có thể thay đổi dục vọng khống chế lòng người của họ. Không ai thay đổi được họ, và không có cách nào để thương lượng với họ – đây gọi là “sự hung ác”. Dã tâm và dục vọng khống chế mọi người là biểu hiện của thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Ngươi dùng hành vi tốt để cảm hóa họ thì có hiệu quả không? Nếu ngươi dùng trải nghiệm thực tế của mình về việc tiếp nhận sự tỉa sửa, phán xét và hành phạt để giúp đỡ và hỗ trợ họ thì liệu họ có thể thay đổi không? Họ có thể dừng tay từ đấy không? (Thưa, họ không thể.) Các ngươi đã từng gặp người như thế chưa? (Thưa, con đã từng gặp rồi. Với người như thế, bất kể họ thực hiện bổn phận ở đâu, và dù họ trải nghiệm một vài thất bại và vấp ngã, hay thậm chí phải chịu sự sửa dạy của ốm đau, thì dục vọng theo đuổi địa vị của họ cũng không thể thay đổi. Đi đến đâu thì họ cũng đều muốn đạt được địa vị và quyền lực.) Nếu việc thay đổi địa điểm hoặc nhóm người cũng không thay đổi được họ, liệu đợi đến khi họ lớn tuổi hơn thì có thể thay đổi được chút nào không? Liệu họ có thể buông bỏ một chút sự mưu cầu với quyền lực và quyền thế, liệu dục vọng của họ của họ có phai nhạt đi chút nào không? (Thưa, không. Chuyện này không liên quan gì đến tuổi tác; tâm tính này của họ không thể thay đổi được.) Do tâm tính hung ác chi phối và khống chế ở bên trong nên kẻ địch lại Đấng Christ không thể thay đổi. Có vẻ như một số người đã tự mình nếm trải và chứng kiến tâm tính hung ác của kẻ địch lại Đấng Christ. Việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người là có thật, và có căn cứ thực tế – đây là chuyện rất nghiêm trọng. Loại người này không thể quên hoặc buông bỏ chuyện khống chế lòng người. Đây là thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Về mặt chủ quan, họ không thể buông bỏ; về mặt khách quan, không ai có thể thay đổi họ – họ là kẻ địch lại Đấng Christ chân chính. Các ngươi nói xem, có kẻ địch lại Đấng Christ nào, sau khi bị khai trừ và không còn ở cùng anh chị em nữa, mà lại mất đi dục vọng khống chế lòng người không? Họ sẽ thay đổi theo những thay đổi về môi trường và vị trí địa lý sao? (Thưa, sẽ không.) Họ sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của thời gian và không gian – điều này do thực chất bản tính của họ quyết định. Trên thực tế, kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người chính là muốn có được quyền lực giữa con người – quyền ngôn luận, quyền quyết định, cũng như có quyền lực để khống chế và sắp đặt lòng người – đây là quyền lực mà họ muốn đạt được. Để khống chế lòng người, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ dùng nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau để khiến mọi người xem trọng họ, để họ lừa gạt và mê hoặc mọi người, để cho mọi người những biểu hiện giả dối, thậm chí dùng một số thủ đoạn và cách thức để che đậy tâm tính bại hoại và phẩm chất nhân tính của mình, không để cho mọi người phân định hoặc nhìn thấu thực chất chán ghét lẽ thật và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ trong họ. Bề ngoài, họ giả mạo là người có hiểu biết thuộc linh và hoàn hảo, giả mạo là người không có thiếu sót, tật xấu, hay bất kỳ tâm tính bại hoại nào, từ đó họ đạt được mục đích khiến người khác xem trọng, ngưỡng vọng, ngưỡng mộ, sùng bái, và thậm chí là ỷ lại vào họ. Thực chất, việc đạt được những mục đích này là hậu quả của việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người. Trong mối thông công của chúng ta về tất cả tâm tính và biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ, thì phương diện kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người và tranh quyền đoạt lợi đã chiếm phần lớn cuộc thảo luận. Chúng ta đã thông công rất nhiều về chủ đề này nên hôm nay sẽ không tiếp tục thông công chủ đề này nữa.

II. Kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của Hội thánh

Trọng điểm mà chúng ta sẽ thông công hôm nay là kẻ địch lại Đấng Christ, ngoài việc khống chế lòng người, cũng như có dã tâm và dục vọng với quyền lực, còn có một biểu hiện chí mạng khác: họ cũng biểu hiện ra dục vọng rất lớn với tài chính của hội thánh, dục vọng này cũng có thể gọi là lòng tham. Không chỉ thích địa vị, kẻ địch lại Đấng Christ còn đặc biệt thích tài chính. Họ thể hiện hứng thú và sở thích với tài một cách đầy đủ và trọn vẹn; chúng ta định nghĩa đây là việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của hội thánh. Kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của hội thánh cũng giống như việc họ khống chế lòng người – cả hai đều không chính đáng và không hợp lý. Rõ ràng, đây không phải một chuyện vẻ vang gì. Có dã tâm và dục vọng khống chế lòng người là đã đủ ghê tởm và rất không vẻ vang rồi, thế mà kẻ địch lại Đấng Christ còn muốn khống chế tài chính của hội thánh – đây là một chuyện khác thậm chí còn khiến người ta cảm thấy khinh bỉ hơn xảy ra ở nơi họ. Vậy, những biểu hiện cụ thể của việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của hội thánh là gì? Liệu điều này có dễ phân định hơn so với việc họ khống chế lòng người không? Khi kẻ địch lại Đấng Christ khống chế lòng người, mọi người có thể phân định ra được một số cách làm và tâm tính của họ. Nhưng nếu những cách làm và tâm tính này rất bí mật và kỳ dị, có một số câu nói, thủ đoạn, hoặc quỷ kế của Sa-tan ở bên trong, kẻ địch lại Đấng Christ không bộc lộ ra bên ngoài mà chỉ nghĩ trong nội tâm, thì sẽ rất khó phân định. Tuy nhiên, việc khống chế tài chính của hội thánh phải có một số biểu hiện và cách làm cụ thể. Các ngươi có thấy những cách làm này dễ phân định không? Khi các ngươi mắt thấy tai nghe những chuyện này, liệu các ngươi có thể phân định ra được đây là những hành vi của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, có thể phân định được nếu những hành vi này rõ ràng. Ví dụ, kẻ địch lại Đấng Christ thăm dò về những chuyện như ai là người bảo quản của lễ.) Chuyện này dễ phân định vì tài chính là một chuyện nhạy cảm, và hầu hết mọi người đều không thăm dò, trừ khi họ là người có lòng tham và ý đồ với tài chính, khi đó họ sẽ quan tâm và thăm dò về những thông tin này. Vậy, chúng ta hãy thông công về những biểu hiện cụ thể mà kẻ địch lại Đấng Christ có khi khống chế tài chính của hội thánh.

Khi nói đến việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của hội thánh, trong đầu hầu hết mọi người sẽ liên tưởng đến một số ví dụ họ đã từng thấy như lừa gạt hoặc sử dụng tài sản của hội thánh, phải không? Hoặc có thể có người còn trẻ hoặc tin vào Đức Chúa Trời chưa lâu, không quá quan tâm và trong đầu cũng không có những chuyện này. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy thông công chi tiết để phổ cập một chút cho các ngươi một số vấn đề, quy tắc, cũng như những điều cấm kỵ liên quan đến tài chính của hội thánh. Có một số người nói: “Tôi không bao giờ muốn quan tâm hay thăm dò về tài chính của hội thánh. Tôi không có lòng tham như vậy. Chuyện này không liên quan gì đến tôi và là chủ đề tương đối nhạy cảm trong hội thánh, cho nên tôi biết hay không đều được”. Quan điểm này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao vậy? Cho dù các ngươi nghĩ thế nào, chủ đề chúng ta thông công hôm nay liên quan đến tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Xét từ việc phân tích và mổ xẻ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, chủ đề này đáng để mỗi người trong số các ngươi nghe hiểu và nghe cho rõ ràng. Chúng ta sẽ mượn chuyện này để mổ xẻ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, nên trước tiên chúng ta hãy thông công về cách kẻ địch lại Đấng Christ đối đãi với tài sản của hội thánh, trong lòng họ thì rốt cuộc tài sản của hội thánh có nghĩa là gì và thuộc về ai, cũng như trong lòng họ nhìn nhận và phân phối tài sản này như thế nào. Trước tiên, kẻ địch lại Đấng Christ định nghĩa thế nào về tiền bạc và những vật phẩm khác nhau mà anh chị em của hội thánh dâng của lễ? Xét từ phẩm chất nhân tính thì kẻ địch lại Đấng Christ có lòng tham và lòng tham của họ là rất lớn, cho nên họ sẽ không làm ngơ với những tài sản này, mà là rất quan tâm, chú ý quan sát và nghe ngóng xem tài sản của hội thánh có bao nhiêu, ai phụ trách bảo quản, cất giữ ở đâu, và có bao nhiêu người biết đến. Đối với thông tin cơ bản về tài chính của hội thánh, trước hết kẻ địch lại Đấng Christ cực kỳ quan tâm, dành sự chú ý đặc biệt, hỏi thăm xung quanh, cố gắng để có được những thông tin này. Nếu không có lòng tham và ý đồ, họ sẽ quan tâm đến những chuyện này sao? (Thưa, chắc chắn là sẽ không.) Khác với người có nhân tính bình thường, sự quan tâm của kẻ địch lại Đấng Christ có mục đích khác. Mục đích của họ không phải là bảo quản mà là muốn chiếm hữu, có thể tuỳ ý sử dụng những tài sản này. Cho nên, biểu hiện đầu tiên của việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của hội thánh là ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh.

A. Ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của Hội thánh

Một khi kẻ địch lại Đấng Christ có được địa vị, trong sâu thẳm nội tâm họ nảy sinh cách nghĩ sai lầm và không biết xấu hổ: Làm lãnh đạo thì không chỉ có quyền hiểu rõ tình hình mà còn có quyền kiểm soát tuyệt đối với tài chính của hội thánh. Mục đích của họ khi kiểm soát tài chính của hội thánh là gì? Chính là để có quyền ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh. Ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh có nghĩa là gì? Nghĩa là, chỉ cần họ là người phụ trách trong một hội thánh thì tiền tài vật chất mà anh chị em dưới quyền quản lý của họ dâng của lễ thì sẽ đều do họ quản lý, sử dụng và chiếm hữu. Cách nghĩ này đúng đắn hay sai lầm? Rõ ràng là sai lầm, nhưng kẻ địch lại Đấng Christ lại nghĩ như vậy. Điều đầu tiên họ làm sau khi nhậm chức là bỏ công sức và âm thầm lên kế hoạch liên quan đến tài chính. Trước tiên, họ sẽ thăm dò xem ai đang quản lý tài chính, có bao nhiêu người quản lý tài chính, trong sổ sách hiện có bao nhiêu tiền, và liệu người đang quản lý tài chính có phải là cánh tay đắc lực hoặc người thân tín của họ không. Nếu không, họ sẽ nhanh chóng tìm lý do để loại bỏ và thay thế những người này bằng người thân tín của mình. Họ chỉ thay thế người quản lý tài chính là xong chuyện rồi sao? Không đơn giản như vậy. Dã tâm của họ còn lâu mới dừng lại ở đó; họ hoàn toàn phải rõ ràng trong lòng các con số về tài sản của hội thánh. Ngoài việc kêu gọi mọi người dâng của lễ, kẻ địch lại Đấng Christ xử lý những tài sản này như thế nào? Họ lấy tiền từ hội thánh khi muốn mua đồ để mặc và đi khám bệnh, nếu thiếu quần áo thì họ sẽ chọn một vài bộ quần áo tốt từ những món mà anh chị em quyên tặng. Và sau khi chọn xong thì vẫn chưa tính là gì; họ phải thử từng chiếc quần áo, giữ lại những món tốt nhất cho mình, và chỉ để lại cho hội thánh những món chất lượng kém nhất mà họ không muốn lấy. Tóm lại, họ sẽ dùng tiền của hội thánh cho việc ăn uống chi tiêu của bản thân, thậm chí là hai hào chi phí đi lại, có kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí còn dùng tiền của hội thánh để mua hàng xa xỉ, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và nhiều vật dụng cá nhân khác nhau. Ngay khi kẻ địch lại Đấng Christ lên làm lãnh đạo, và trước khi bắt tay vào thực hiện công tác, họ rất chủ động trong việc hưởng thụ tài sản của hội thánh, và coi đây là mối ưu tiên. Sau khi kẻ địch lại Đấng Christ hưởng tài sản này, toàn bộ diện mạo tinh thần và chất lượng cuộc sống của họ đã thay đổi triệt để và hoàn toàn khác so với trước đây. Rảnh rỗi là họ lại làm tóc, mát-xa, chiều chuộng bản thân, chăm sóc sức khỏe, và tự nấu súp bổ dưỡng cho mình – thậm chí nhiều sản phẩm điện tử khác nhau mà họ sử dụng cũng được nâng cấp. Ngay sau khi nhậm chức, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ ghi lại những người giàu có trong hội thánh và những người có khả năng dâng của lễ. Sau đó, những người giàu có này sẽ mất rất nhiều tiền bạc, và những người thường xuyên dâng của lễ này sẽ trở thành báu vật sống trong hội thánh và trở thành người tâm phúc trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ bước vào hội thánh cũng giống như con cáo bước vào vườn nho – vườn nho sẽ gặp tai ương. Con cáo không chỉ ăn những quả nho ngon mà còn phá hoại cả khu vườn.

Trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ, tiền bạc và đồ vật mà anh chị em dâng lên đều được gọi chung là “của lễ”, và đều là tài sản “công” của hội thánh. Tài sản công này không có nghĩa là mọi người đều được sử dụng mà là của lễ được mọi người dâng lên, đến từ mọi người, nhưng quyền sử dụng thực tế thuộc về lãnh đạo. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, họ buộc lòng phải ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh, bởi vì họ là lãnh đạo, là người đứng đầu, và bất cứ thứ gì trong hội thánh này, nhất là những thứ tốt, đều thuộc về họ và phải được thu nhận dưới quyền thế của họ. Họ cho rằng: “Nói rằng tiền bạc và đồ vật mà anh chị em dâng của lễ là dành cho đức chúa trời thì chỉ là cách nói ngoài mặt. Đức chúa trời có thể sử dụng bao nhiêu chứ? Liệu đức chúa trời có thể từ trên trời xuống để chia sẻ những của lễ này với con người không? Vậy thì chẳng phải việc chi tiêu, phân phối và sử dụng những của lễ này như thế vẫn là do con người quyết định sao?”. Kẻ địch lại Đấng Christ có cách nghĩ không biết xấu hổ như thế về tài sản của hội thánh. Còn gì không biết xấu hổ hơn nữa không? Họ nói: “Đức chúa trời trên trời không thể hưởng thụ tiền bạc và đồ vật mà con người trên mặt đất dâng của lễ, vậy thì nên phân phối và sử dụng những tài sản đó như thế nào? Chẳng phải lãnh đạo hội thánh nên giúp tiêu thụ, sử dụng và hưởng thụ chúng sao? Như vậy cũng giống như đức chúa trời trên trời dùng thôi”. Cho nên, đương nhiên kẻ địch lại Đấng Christ coi của lễ mà anh chị em dâng lên là tài sản của riêng mình. Trong lòng họ rất rõ ai đã dâng thứ gì và dâng của lễ khi nào – họ phải được biết và thông qua những điều này. Họ không quan tâm đến bất cứ chuyện gì khác. Có một chuyện vô cùng quan trọng khác, ngoài việc nắm chắc quyền lực, chính là khống chế tài chính của hội thánh thật tốt. Như vậy thì việc họ làm lãnh đạo mới xứng đáng. Kẻ địch lại Đấng Christ nhìn nhận và đối đãi như thế với tài sản của hội thánh, thì ở đây có chỗ nào là phù hợp với lẽ thật hoặc yêu cầu của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không có.) Từ trước đến giờ, Đức Chúa Trời có từng phán ai sẽ được chiếm hữu hoặc sử dụng của lễ mà anh chị em dâng lên Ngài không? Đức Chúa Trời có từng phán rằng lãnh đạo, người làm công, sứ đồ và nhà tiên tri của hội thánh đều có quyền ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh không? Đức Chúa Trời có từng phán rằng ai làm lãnh đạo thì đều được sử dụng và chiếm hữu tài sản của hội thánh không? (Thưa, không.) Vậy, tại sao kẻ địch lại Đấng Christ có thể có lầm tưởng này? Nếu trong lời Đức Chúa Trời đã không có quy định bằng văn vản rõ ràng nào như thế về tài sản của hội thánh, tại sao kẻ địch lại Đấng Christ có thể có cách nhìn như vậy về tài sản của hội thánh? (Thưa, họ không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời.) Có đơn giản như vậy không? Ở đây, không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời chỉ là lời nói suông. Những lời này không liên quan đến tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Khi không làm lãnh đạo, thì kẻ địch lại Đấng Christ có lòng tham với tài sản của hội thánh không? (Thưa, có.) Vậy, liệu ngươi có thể nói rằng họ không còn lòng kính sợ Đức Chúa Trời sau khi làm lãnh đạo không? Chẳng lẽ trước khi làm lãnh đạo thì họ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời sao? Có thể nói như vậy không? (Thưa, không thể.) Cho nên, lời giải thích này không có cơ sở. Tại sao kẻ địch lại Đấng Christ có lòng tham với tài sản của hội thánh? (Thưa, họ có tâm tính tà ác.) (Thưa, bản tính của họ là tham lam.) (Thưa, bản tính của họ là không tìm kiếm gì khác ngoài lợi nhuận.) Không tìm kiếm gì khác ngoài lợi nhuận có phải là thực chất tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, không phải.) Đây chỉ là biểu hiện của phẩm chất nhân tính của họ. Vậy, chúng ta hãy mổ xẻ xem tâm tính bên trong của kẻ địch lại Đấng Christ là gì. (Thưa, là tà ác và hung ác.) Trước tiên là hung ác, sau đó là tà ác. Hung ác có nghĩa là gì? Nghĩa là họ sẽ cưỡng ép để bá chiếm những gì vốn không phải của họ hoặc không thuộc về họ, bất kể người khác có đồng ý hay không, bất kể người khác nhìn nhận thế nào: Đây là tâm tính hung ác. Thực chất bản tính bẩm sinh của kẻ địch lại Đấng Christ, những ma quỷ và Sa-tan này, là tranh giành mọi thứ với Đức Chúa Trời. Trong hội thánh, ngoài việc tranh giành người được Đức Chúa Trời chọn với Ngài, kẻ địch lại Đấng Christ còn tranh giành của lễ mà con người dâng lên Đức Chúa Trời. Nhìn từ bề ngoài, có vẻ như kẻ địch lại Đấng Christ có lòng tham, nhưng thực tế, đó là vì họ có tâm tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ muốn bá chiếm và thôn tính tiền bạc và đồ vật mà con người dâng lên Đức Chúa Trời – về thực chất thì đây chính là sự hung ác. Cũng giống như khi ngươi mua chiếc áo khoác bông mới, kiểu dáng đẹp mắt và chất lượng tốt, có người nhìn thấy liền nói: “Áo khoác bông này của anh tốt hơn của tôi. Chiếc áo cũ kỹ tôi đang mặc đã bị thủng lỗ và lỗi mốt. Sao áo của anh lại tốt thế?”. Nói xong, họ cưỡng ép lột chiếc áo khoác bông trên người ngươi ra, rồi đưa cho ngươi chiếc áo rách nát của họ. Ngươi không đồng ý đổi cũng không được – họ sẽ trừng trị ngươi, gây khó dễ cho ngươi, đánh ngươi, thậm chí có thể giết ngươi. Ngươi còn dám phản kháng không? Ngươi không dám phản kháng, và họ sẽ chiếm hữu đồ đạc của ngươi trong tình huống ngươi không bằng lòng. Vậy, tâm tính của người này là gì? Chính là tâm tính hung ác. Có sự khác biệt nào giữa tâm tính này và tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh không? (Thưa, không.) Xét từ quan điểm của kẻ địch lại Đấng Christ về tài sản, ngay khi họ nhậm chức và làm “quan”, sau khi nắm chắc tài sản của hội thánh, thì tài sản của hội thánh sẽ thuộc về họ. Bất kể ai dâng của lễ hoặc của lễ là gì, thì kẻ địch lại Đấng Christ đều bá chiếm. Bá chiếm có nghĩa là gì? Nghĩa là sau khi tài sản của hội thánh – nên được sử dụng và phân phối một cách đúng đắn theo quy định của hội thánh – bị kẻ địch lại Đấng Christ khống chế, thì chỉ họ mới có quyền sử dụng. Ngay cả khi công tác của hội thánh hoặc người làm công trong hội thánh cần thì kẻ địch lại Đấng Christ cũng không cho phép. Chỉ họ mới được phép sử dụng. Kẻ địch lại Đấng Christ có tiếng nói quyết định về cách sử dụng và phân phối tài sản của hội thánh; nếu họ muốn cho ngươi sử dụng thì ngươi có thể sử dụng, còn nếu không thì ngươi không thể sử dụng. Nếu số tiền dâng của lễ cho hội thánh không nhiều và đã tiêu xài hết sau khi kẻ địch lại Đấng Christ chiếm hữu, thì họ không quan tâm chuyện không còn tiền cho công tác của hội thánh. Họ không cân nhắc đến công tác hay chi phí bình thường của hội thánh mà chỉ muốn lấy những khoản tiền này để tiêu xài cho bản thân, coi chúng như tiền mình kiếm được. Cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ chẳng phải là đáng hổ thẹn sao? (Thưa, phải.) Tại một số hội thánh ở những vùng tương đối giàu có, kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng: “Nơi mình ở không tệ, mình có thể ăn xài phung phí và tùy ý, không cần tuân theo quy định và nguyên tắc của hội thánh. Mình muốn tiêu thế nào thì tiêu thế ấy. Kể từ khi lên làm lãnh đạo, cuối cùng mình cũng có thể hưởng thụ cuộc sống tiêu tiền không phải tính toán. Mình muốn tiêu tiền thì nói một tiếng là được, không cần lo lắng và càng không cần bàn bạc với bất cứ ai”. Về việc tiêu tiền bạc của hội thánh, kẻ địch lại Đấng Christ một tay che trời, làm xằng làm bậy, và tiêu tiền như nước. Ngoài việc không thực hiện bất kỳ công tác nào theo nguyên tắc của hội thánh hoặc sự sắp xếp công tác, kẻ địch lại Đấng Christ cũng đối đãi như vậy với tài sản của hội thánh, không có bất kỳ nguyên tắc nào. Chẳng lẽ họ không hiểu nguyên tắc? Không phải, trong lòng họ biết rõ các nguyên tắc phân phối và chi tiêu tài sản của hội thánh, nhưng không khống chế được lòng tham và dục vọng của mình. Khi là người bình thường, không có địa vị, họ rất khiêm nhường và sống giản dị, nhưng ngay khi lên làm lãnh đạo thì họ tự cho mình là quan trọng. Họ chú trọng cách ăn và cách mặc – họ không còn ăn những bữa ăn bình thường nữa, và học cách xem chất lượng và thương hiệu khi mặc quần áo. Mọi thứ đều phải cao cấp; họ cảm thấy như thế mới xứng với thân phận và địa vị của mình. Ngay khi kẻ địch lại Đấng Christ lên làm lãnh đạo, dường như tất cả anh chị em đều nợ họ, và phải dâng lễ vật cho họ, có lợi ích gì cũng phải ưu tiên cho họ, và anh chị em nên chi tiền cho họ. Kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng làm lãnh đạo nghĩa là họ có quyền lực ưu tiên chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh. Họ không chỉ nghĩ như vậy mà còn làm như vậy. Hơn nữa, họ còn làm rất quá đáng khiến người khác ghê tởm. Nhìn từ góc độ này, phẩm chất nhân tính của kẻ địch lại Đấng Christ như thế nào? Sau khi làm lãnh đạo, và không làm bất kỳ công tác nào, họ muốn chiếm hữu của lễ và ưu tiên sử dụng của lễ. Loại người nào có khả năng làm ra chuyện này? Chỉ có thổ phỉ, cường hào ác bá hoặc bọn côn đồ mới làm những chuyện này.

Có một lãnh đạo đã làm chuyện như sau. Hãy phân định chuyện họ làm này như thế nào và cùng mổ xẻ. Một ngày nọ, Ta nhận được gói thực phẩm chức năng thảo dược Trung Quốc. Ta thầm nghĩ: “Mình không bảo ai mua thứ này, vậy thứ này được gửi đến đến từ đâu? Ai đã mua nó? Sao mình lại không biết?”. Về sau, Ta hỏi thăm thì biết có một lãnh đạo đã tự mình quyết định mua mà không hỏi Bề trên. Họ nói Bề trên cần thứ này. Anh chị em bên dưới nghe vậy liền nói: “Bề trên muốn mua thì dễ xử lý thôi, hãy mua bằng tiền của hội thánh. Bề trên muốn mua thứ gì cũng được, nhất là dâng cho Đức Chúa Trời – chúng tôi không phản đối”. Vậy số tiền đã được tiêu là của ai? (Thưa, là của lễ của Đức Chúa Trời.) Tại sao họ lại hào phóng khi tiêu của lễ của Đức Chúa Trời như vậy? Chuyện này có được Bề trên cho phép không? Họ không trưng cầu sự đồng ý của Ta mà tự mình quyết định mua. Và khi mua, họ cũng không nghĩ: “Bề trên có thể dùng được không? Thứ mình đang mua có phù hợp không? Mình nên mua bao nhiêu? Bề trên có cho phép mình tiêu số tiền này không?”. Họ có từng hỏi những điều này không? (Thưa, không.) Đến hỏi họ cũng không hỏi mà đã trực tiếp mua rồi. Sự hào phóng này đến từ đâu? Đây là loại nghĩa khí gì vậy? Họ đã dùng tiền của Đức Chúa Trời để mua đồ cho Đức Chúa Trời, không hề thoái thác, lên núi đao xuống biển lửa cũng như vượt qua mọi khó khăn để mua được thứ đó về tay và làm hài lòng Đức Chúa Trời. Làm hài lòng Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Nghĩa là: “Con không thông qua ngài và cho ngài một bất ngờ. Ngài xem, con còn có bản lĩnh này nữa đấy! Ngài có biết con có thể làm chuyện này không? Ngài thấy sao? Ngài có bất ngờ không? Ngài có vui không? Ngài có cảm thấy thoải mái không?”. Ngươi đã tiêu tiền của ai? Có phải của ngươi không? Nếu ngươi tiêu tiền của Đức Chúa Trời, thì đã được Ngài đồng ý chưa? Ngươi tiêu tiền mà ngươi lấy cắp của Đức Chúa Trời mà còn nói rằng muốn tạo bất ngờ cho Ngài: Đây là loại lô-gích gì vậy? Ngươi đang hào phóng với tiền của ai vậy? (Thưa, là tiền của nhà Đức Chúa Trời.) Hào phóng với tiền của nhà Đức Chúa Trời chính là hào phóng với của lễ của Đức Chúa Trời. Chuyện này có ghê tởm không? (Thưa có.) Các ngươi vừa nghe liền thấy ghê tởm nhưng người trong cuộc không thấy ghê tởm mà còn thấy đắc ý. Sau khi món đồ được giao, họ suy nghĩ: “Sao không có hồi âm? Con đã làm chuyện tốt đến vậy cho ngài mà tại sao ngài không cảm ơn con? Ngài thấy món đồ này dùng thế nào? Ngài có hài lòng không? Ngài có muốn sau này con mua thêm cho ngài không? Ngài có đánh giá gì về con? Từ giờ, ngài sẽ trọng dụng con chứ? Con làm như thế ngài rốt cuộc có hài lòng không? Con dùng tiền của ngài để phục vụ cho ngài – ngài nghĩ sao về tấm lòng yêu kính này của con? Ngài có vui không? Vẫn phải nói một tiếng đi chứ, tại sao không có hồi âm gì?”. Ta có nên hồi âm cho họ không? (Thưa, không.) Tại sao không? Chuyện này đã qua khá lâu rồi nhưng Ta luôn thấy ghê tởm trong lòng – Ta thấy ghê tởm mỗi khi thấy những thứ họ mua. Các ngươi nói xem, thấy ghê tởm thì có hợp lý không? Chuyện này có đáng mổ xẻ không? (Thưa, đáng.) Đây là loại hành vi gì? Là lòng trung thành? Là tấm lòng yêu kính? Hay là lòng kính sợ Đức Chúa Trời? (Thưa, đều không phải.) Đây gọi là lấy lòng và bỡn cợt người khác, và có nghĩa là: “Con dùng tiền của ngài mua một ít thứ tốt để đáp lại ngài và để lại ấn tượng tốt với ngài cũng như khiến ngài có cái nhìn khác về con”. Lãnh đạo này muốn thuận theo ý Ta, nịnh hót Ta, tâng bốc Ta, nhưng kết quả là không tâng bốc được và khiến người khác nhìn thấu. Họ đã phạm sai lầm gì? Trước tiên, Ta không giao phó cho họ làm chuyện này, cũng không nhắn lời nào để bảo họ làm chuyện này. Thứ hai, nếu họ có lòng tốt muốn làm chuyện này, thì lẽ ra nên hỏi ý kiến trước và sau khi nhận được sự đồng ý thì mới có thể làm. Và, khi làm chuyện này, chẳng phải họ nên trưng cầu ý kiến những điều liên quan mà họ cần biết sao? Ví dụ như mua số lượng bao nhiêu, mua bao nhiêu tiền, mua hàng loại nào, tiêu số tiền này như thế nào – chẳng phải họ nên trưng cầu ý kiến về những điều này sao? Trưng cầu ý kiến về những điều này chính là làm việc theo nguyên tắc lẽ thật. Vậy, tính chất của việc họ không trưng cầu ý kiến về những điều này là gì? Nói nhẹ thì là tự cho mình là thông minh; còn nói nặng thì là tùy ý làm bậy, không tôn trọng Đức Chúa Trời, đây là làm xằng làm bậy! Ta chưa từng bảo họ mua thứ đó, vậy họ tỏ lòng tốt để làm gì? Chẳng phải họ đang tự làm mình mất mặt sao? Hơn nữa, vấn đề lớn nhất của họ là cách nhìn của kẻ địch lại Đấng Christ về tài sản mà chúng ta đang thông công và mổ xẻ hôm nay. Họ cho rằng, là lãnh đạo của hội thánh đó, họ có tư cách hưởng dụng của lễ mà người được Đức Chúa Trời chọn trong hội thánh dâng lên Đức Chúa Trời, họ có quyền sử dụng và chiếm hữu của lễ của Đức Chúa Trời, và rằng họ có tiếng nói quyết định với những thứ này. Trong hội thánh đó, họ làm vua nắm quyền và trở thành chúa địa phương. Họ nghĩ: “Tôi không cần thông báo hay hỏi ngài về những thứ tôi mua, tôi sẽ tự lo liệu cho ngài. Bất kể ngài có đồng ý hay không, miễn là tôi thấy làm như vậy là tốt, và tôi muốn làm như vậy, thì tôi sẽ làm”. Họ là loại người gì vậy? Chẳng phải là kẻ địch lại Đấng Christ sao? Kẻ địch lại Đấng Christ cũng không biết xấu hổ như vậy. Khi người này được trao địa vị và làm lãnh đạo, họ muốn làm vua, muốn bá chiếm tài sản của hội thánh. Họ cho rằng chỉ họ mới có tiếng nói quyết định với tài sản của hội thánh, cũng như có quyền chiếm hữu và sử dụng chúng. Thậm chí, họ cho rằng mình có tiếng nói quyết định với việc mua đồ cho Ta và thứ họ mua. Nhưng Ta có cần ngươi mua không? Ta dùng thứ gì và dùng như thế nào, thì có cần ngươi can thiệp không? Đây chẳng phải là không có lý trí sao? Chẳng phải là không biết xấu hổ sao? Ngươi đã quên mình là ai sao? Chẳng phải chuyện này giống như thiên sứ trưởng, sau khi được ban cho địa vị liền muốn ngang vai ngang vế với Đức Chúa Trời sao? Người làm chuyện này đã phạm bao nhiêu sai lầm? Thứ nhất, họ phân phối tài sản của hội thánh như thể là tài sản của chính mình; thứ hai, họ tự mình quyết định việc mua đồ cho Ta; thứ ba, sau khi tự quyết định, họ không thông báo cho Bề trên, không tìm kiếm cũng không báo cáo. Mỗi một sai lầm này đều khá nghiêm trọng. Kẻ địch lại Đấng Christ này có vẻ đang làm ăn không tệ ở đó. Ngay khi họ ra lệnh, những kẻ tôi tớ sẽ làm việc một cách quy củ và thậm chí không hỏi: “Có phải Đức Chúa Trời ra lệnh chi nhiều tiền như vậy để mua món đồ này không? Có thể dùng số tiền này như vậy không? Làm như vậy có phù hợp không? Rốt cuộc ai đã ra lệnh làm chuyện này?”. Lũ tôi tớ đó thậm chí còn không hỏi. Họ có chịu trách nhiệm gì không? Họ có chút lòng trung thành nào không? Không, họ không hề có lòng trung thành, và cần bị đào thải. Đây là tiền lệ về việc sử dụng của lễ một cách tuỳ ý và không có nguyên tắc. Tiêu của lễ của Đức Chúa Trời để mua đồ cho Đức Chúa Trời, mà không có sự đồng ý của Ta, họ đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.

Ta sẽ đưa ra một ví dụ khác, các ngươi nghe chuyện những người này làm để xem các ngươi có thấy bực mình không. Trong những buổi nhóm họp ở hội thánh, chiếc ghế Ta ngồi quá mềm nên khi Ta ngồi vào thì bị lún khá sâu. Chiếc bàn cũng quá cao nên Ta phải luôn giữ thẳng lưng, và ngồi trong thời gian dài thì mệt mỏi. Cho nên, Ta đã bảo họ mua chiếc ghế cao hơn một chút và không mềm như thế nữa. Chuyện này có dễ làm không? (Thưa, dễ.) Chuyện này thực ra rất đơn giản. Đầu tiên, họ cần đo chiều cao của chiếc ghế Ta đã ngồi lúc đó, rồi tìm chiếc ghế cao hơn khoảng 2 inch hoặc có thể cao hơn đôi chút, sau đó họ cần xem độ mềm của đệm ghế và tìm đệm ghế cứng hơn chút. Trước hết, họ có thể ra cửa hàng xem thử, và nếu không thấy sản phẩm phù hợp thì có thể tìm trên mạng. Chuyện này có dễ làm không? Có gây khó dễ gì không? Chi tiền mua đồ không tính là chuyện khó gì, hơn nữa nếu có vài người tư vấn thì không khó xử lý. Một thời gian sau, Ta lại đến nhóm họp, Ta hỏi họ đã đi mua ghế mới chưa. Họ nói: “Chúng con đã xem rồi nhưng không thấy chiếc ghế nào thực sự phù hợp, cũng không biết ngài muốn loại nào”. Nghe xong, Ta liền giật mình. Ta nghĩ: “Theo như mình biết, ở đây vật dụng sinh hoại hàng ngày bày bán la liệt, muốn hàng ở phân cấp nào cũng có, nên mua một chiếc ghế không đến nỗi khó như thế. Yêu cầu của mình cũng không cao”. Nhưng người phụ trách mua đồ nói: “Mua không dễ chút nào; mẫu ghế mà ngài muốn không có bán. Hay là ngài ngồi tạm đi”. Ta nghĩ: “Không mua được thì thôi, không mua được thì tiết kiệm được một khoản tiền, mình cứ ngồi tạm chiếc ghế này trước vậy”. Sau một thời gian, Ta đến một nơi khác, ở đó có một vài chiếc ghế rất tốt, ngồi rất thoải mái. Chúng là loại ghế kiểu cũ và có chất lượng cao. Cho nên, Ta đã chụp ảnh vào bảo họ tìm mua ghế có kiểu dáng này, bất kể màu sắc, và Ta bảo họ nếu ở cửa hàng không có thì tìm trên mạng. Ta còn chỉ định họ đến tìm ở những nơi bán vật dụng văn phòng. Sau đó, họ trả lời: “Chúng con đã tìm trên mạng, nhưng không thấy. Tất cả các nhà sản xuất đều nói đó là mẫu cũ và giờ họ không sản xuất kiểu dáng đó nữa nên không mua được”. Nghe xong, Ta giật mình lần nữa, và nghĩ: “Năng lực làm việc của những người này thật tệ, và họ thực sự không đáng tin cậy. Ta ủy thác cho họ làm chuyện nhỏ này nhưng hai lần họ đều nói không mua được và từ chối Ta”. Ta bảo họ tiếp tục tìm kiếm và xem liệu có trên các trang web khác không. Trong quá trình chờ đợi, Ta tìm thấy một chiếc ghế trong nhà kho của hội thánh. Chiếc ghế này có đệm mút hoa màu hồng, và vẫn chưa hoàn thiện. Ghế có tựa lưng thẳng tắp, tay vịn thẳng tắp, chân ghế thẳng tắp, và mặt ghế thẳng tắp. Mọi bộ phận đều thẳng, vuông thành sắc cạnh. Ta nói: “Có người tự làm chiếc ghế này à?”. Một người vội vàng tiến tới và đáp: “Chẳng phải ngài cần ghế sao? Chúng con đã làm một chiếc cho ngài và đang chuẩn bị để ngài dùng thử”. Họ rất tử tế, nên Ta nghĩ: “Được thôi, mình sẽ thử”. Ta vững vàng ngồi xuống ghế, và cảm thấy dữ dỗi khó chịu, như thể đang ngồi trên đá, vì lớp mút ở đệm cực kỳ cứng. Một người đứng bên cạnh Ta nói: “Không sao, có thể làm mềm hơn chút. Ghế này vẫn chưa được hoàn thiện. Chúng con vẫn có thể làm tốt hơn, rồi để ngài thử lại”. Thử lại cái gì nữa? Ngồi chiếc ghế đẩu nhỏ còn hơn chiếc ghế đó, ít nhất là không thấy khó chịu. Ta nói: “Chuyện này không được. Các ngươi hãy tiếp tục tìm nếu có thể. Nếu không tìm được thì thôi”. Ta đã bảo họ tiếp tục tìm. Có lẽ người làm ra chiếc ghế này không hiểu: “Chúng con đã lựa chọn chất liệu, kiểu dáng, kích thước, cũng như thiết kế riêng cho ngài một chiếc ghế bằng tấm lòng yêu kính to lớn như thế. Tại sao ngài không cảm kích? Ngài còn nói rằng cảm giác như đang ngồi trên đá, rằng ghế quá cứng. Sao ngài có thể cầu kỳ đến vậy? Chúng con làm cho ngài thì ngài chỉ cần ngồi là xong chuyện. Nhưng ngài vẫn muốn mua ghế. Chúng con đã nói với ngài nhiều lần rằng không có kiểu dáng ngài muốn, nhưng ngài vẫn nhất định bảo chúng con mua. Thế thì chẳng phải tốn tiền sao? Tiết kiệm một chút tiền có được không? Làm một chiếc ghế tiết kiệm hơn nhiều; những vật liệu này không tốn nhiều tiền. Thứ gì chúng ta có thể tự làm được thì cố gắng tự làm, đừng mua làm gì. Tại sao ngài không biết tiết kiệm gì cả?”. Các ngươi nói xem, Ta ngồi hay không ngồi chiếc ghế đó thì tốt hơn? (Thưa, không ngồi thì tốt hơn.) Khi thấy Ta không sử dụng, họ ném chiếc ghế đó sang một bên và cũng không ai trong số họ ngồi cả. Các ngươi nói xem, nếu Ta không ngồi, thì liệu Ta có làm tổn thương lòng họ không? (Thưa, không.) Ta chưa từng ngồi chiếc ghế đệm nào cứng đến vậy – thật là mở mang tầm mắt. “Tâm lòng yêu kính” của con người to lớn như vậy đấy. Một thời gian sau, không biết trời xui đất khiến thế nào, thực sự họ đã mua cho Ta một chiếc ghế, con người vẫn có “tấm lòng yêu kính”. Đây là lần đầu tiên Ta yêu cầu họ mua cho Ta thứ gì đó, còn là Ta đích thân nói với họ nữa, vậy mà chuyện này được xử lý một cách ghê tởm như thế. Việc Ta mua một chiếc ghế khó khăn và vất vả như thế. Ta phải thông qua họ, phải bàn bạc với họ, và còn phải nhìn sắc mặt họ. Nếu họ vui vẻ thì họ mua cho Ta, còn nếu không vui thì họ không mua, rồi Ta không có ghế để ngồi. “Ngài muốn ngồi ghế thoải mái, nhưng chúng tôi còn chưa ngồi, thì ngài cứ mơ đi. Ngài ngồi chiếc ghế mà thợ mộc làm là được rồi. Khi chúng tôi được ngồi chiếc ghế thoải mái thì ngài cũng có thể ngồi”. Con người có phải thứ như vậy không? Những người này là loại người gì vậy? Chẳng phải họ có nhân cách thấp kém sao? Ta chỉ bảo họ tiêu chút của lễ để mua đồ, tất cả những gì họ cần làm là di chuyện tay di chuyển mắt một chút, nhưng để họ làm việc thì lại khó khăn và phiền phức như thế. Nếu bảo họ tiêu tiền của chính mình thì sao? Lúc đầu, Ta không nói tiêu tiền của ai – có phải họ nghĩ Ta bảo họ tiêu tiền của bản thân nên đã sợ mà không mua không? Liệu đó có phải là một lý do không? Khi Ta bảo ngươi mua đồ, thì Ta có thể để ngươi tiêu tiền của bản thân không? Nếu hội thánh có tiền, thì hãy đi mua, còn nếu không thì thôi. Ta không thể để ngươi tiêu tiền của bản thân được. Vậy, tại sao lại tốn sức như vậy để họ làm chút chuyện này? Những người này không có nhân tính! Khi không làm việc hay chung sống thì bề ngoài có vẻ như họ có tấm lòng yêu kính và lý trí, nhưng sau khi làm việc việc thì tấm lòng yêu kính và lý trí này cũng không còn nữa. Những người này quả là hồ đồ! Làm sao Ta chung sống với được họ đây?

Có một ví dụ khác liên quan đến chủ đề của lễ. Có một nơi có căn bếp nhỏ, mọi dụng cụ nấu nướng và bát đũa đều dùng chung. Vào mùa đông, đôi khi mọi người ở đó không tránh khỏi bị cảm cúm. Ta đã bảo họ mua tủ tiệt trùng hoặc máy khử trùng bằng ô-zôn để tiệt trùng dụng cụ nấu nướng và bát đũa dùng chung. Như thế sẽ an toàn và vệ sinh. Đây có phải là yêu cầu cao không? (Thưa, không phải.) Ta ủy thác cho một người làm chuyện này. Không lâu sau, Ta nghe nói họ đã mua máy khử trùng bằng ô-zôn. Ta cảm thấy yên tâm và không kiểm tra lại sau đó. Nhưng đã có chuyện xảy ra. Chiếc máy người này mua về căn bản không phải là máy khử trùng bằng ô-zôn, mà là máy sấy. Đó là một vụ mua bán lừa đảo; hơn nữa, chất lượng máy cực kỳ kém và không thể đạt đến hiệu quả khử trùng. Người làm chuyện này có biết không? (Thưa, có lẽ là biết.) Nhưng có khả năng tên vô lại này cũng không biết. Tại sao ư? Người mà Ta ủy thác làm chuyện này không đích thân lo liệu mà tìm một người trung gian lo liệu, nên họ không biết rốt cuộc món đồ được mua về là gì, hoặc chất lượng có tốt hay không. Chuyện này được làm thế nào? Có được làm một cách tận tâm không? Người này có chút uy tín nào không? Có đáng tin cậy không? (Thưa, không đáng tin cậy.) Họ là loại người nào? Có phải là người có nhân cách hay nhân tính không? (Thưa, không phải.) Họ là một người hồ đồ, một kẻ vô lại chính hiệu. Chuyện này vẫn chưa kết thúc. Ngay sau đó, người phụ trách làm chuyện này suy nghĩ: “Dùng máy khử trùng bằng ô-zôn để tiệt trùng thì rất tốt. Nhà ăn của chúng con có rất nhiều người sử dụng, có lẽ chúng tôi cũng nên mua máy khử trùng bằng ô-zôn. Ngài mua thì chúng con cũng mua. Nhà bếp của ngài nhỏ thì mua cái nhỏ, nhà bếp của chúng con to thì mua cái to”. Sau khi người này nghĩ như vậy, thì mấy kẻ vô lại đã bàn bạc cùng nhau và quyết định chuyện này. Kết quả, sau khi họ mua máy khử trùng bằng ô-zôn về, anh chị em nói rằng ai cũng dùng bát đũa riêng, không dùng chung bộ đồ ăn nên không cần tiệt trùng, và việc tiệt trùng đó là thừa thãi. Cuối cùng, những chiếc máy này đã bị bỏ không, và hiện tại ở trong kho vẫn còn một vài chiếc chưa mở bao bì. Các ngươi nói xem họ làm chuyện này thế nào? Có lý tính không? Đây chẳng phải là ăn no rửng mỡ, không có việc gì làm nên tùy tiện tiêu tiền sao? Một vài người tưởng rằng đây là do Bề trên bảo mua, còn nói: “Không được phàn nàn! Chúng ta phải đón nhận từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu thương con người đến mức mua cho chúng ta cả những thứ chúng ta không dùng đến. Ngài không ngần ngại chi rất nhiều tiền cho chúng ta. Đức Chúa Trời đối đãi với chúng ta quá tốt!”. Nhưng giờ, những người này đã biết rằng những món đồ đó là kết quả từ hoạt động bí mật của bè lũ vô lại. Họ phung phí của lễ như vậy, mà không ai chịu trách nhiệm, không ai kiểm định, không ai kiểm định xem món đồ nào đó có phù hợp hay không, và cũng không ai phản ánh sau khi đã mua về. Tiền đề để họ mua thứ này là gì? Chính là việc Ta bảo họ mua tủ tiệt trùng cho nhà bếp nhỏ. Ta có bảo họ mua cho tất cả các nhà ăn không? Ta chưa từng ủy thác cho họ làm chuyện này. Vậy thì, việc họ mua cho tất cả các nhà ăn là có ý định gì? Chẳng phải họ coi của lễ là tài sản của bản thân, muốn phân phối thế nào thì phân phối thế ấy sao? Họ có quyền phân phối không? (Thưa, không có.) Trước khi mua những chiếc máy này, họ chưa từng hỏi Ta: “Chúng ta đã mua một chiếc cho nhà bếp nhỏ rồi, thì có mua cho nhà ăn lớn luôn không?”. Và sau khi mua, họ không báo cáo đã mua bao nhiêu chiếc máy khử trùng bằng ô-zôn, tổng cộng tiêu bao nhiêu tiền, cũng không báo cáo rằng anh chị em không sử dụng đến chúng. Cách họ làm chuyện này thật ghê tởm. Và khi bị tỉa sửa, thứ hồ đồ thế này vẫn không chịu phục. Người như thế nên được đối đãi thế nào? (Thưa, khai trừ khỏi hội thánh.) Căn cứ vào tính chất của chuyện này, khai trừ họ khỏi hội thánh cũng không có gì là quá đáng, bởi vì chuyện này liên quan đến của lễ, và khi liên quan đến của lễ nghĩa là xúc phạm các sắc lệnh quản trị. Đúng là làm xằng làm bậy! Họ cho rằng số tiền đó là của họ sao? Họ có quyền sử dụng và phung phí nó không? Khi Ta ủy thác cho họ mua đồ, họ gây khó dễ đủ kiểu, làm việc vô cùng tốn sức, hơn nữa Ta phải bàn bạc mọi thứ với họ. Với những chuyện Ta không ủy thác họ làm và những thứ Ta không ủy thác họ mua, thì họ mua không chớp mắt, không bao giờ lên kế hoạch hay trưng cầu ý kiến của đa số mọi người xem những thứ này có thiết thực không – họ chỉ phung phí tiền một cách tùy ý. Đợt trước, có một số tình huống đặc biệt nên một vài người được yêu cầu mua lương thực đủ dùng trong sáu tháng đến một năm vì sợ rằng sẽ không đủ lương thực để ăn. Chỉ dặn dò xuống một vài câu đơn giản như thế mà chưa đếb một tuần, họ báo cáo lên rằng đã mua xong chỉ trong ba ngày, bao gồm cả sản phẩm hữu cơ và sản phẩm đang trong quá trình được chứng nhận là hữu cơ. Họ làm chuyện này thế nào? Rất tốt phải không? Ta không cần nói thêm gì nữa, chuyện này đã được xử lý xong. Họ làm việc cho bản thân một cách rất vui vẻ, tỏ ra đặc biệt thành thạo, nhanh chóng, có đầu óc, và suy nghĩ rất chu đáo. Họ không chỉ mua lương thực mà còn cả những nhu yếu phẩm hằng ngày. Những nhu yếu phẩm này bao gồm mọi thứ họ cần, chỉ có thứ ngươi không nghĩ đến chứ không có thứ họ không chuyện họ không mua được, ngay cả những thứ như kẹo, hạt dưa, và các loại đồ ăn nhẹ khác đều được mua về. Ta nghĩ rằng những người này thực sự biết sống, biết tiêu tiền, và dám tiêu tiền. Họ có bản lĩnh, khả năng sinh tồn cực kỳ mạnh mẽ, mạnh hơn cả động vật hoang dã. Họ hành động thật nhanh, nhanh hơn những gì Ta tưởng tượng. Để sinh tồn, họ có thể dời non lấp biển – không có gì là không thể làm được. Từ sự việc này, Ta nhìn ra được những người này không phải không có đầu óc hay không có năng lực làm việc, mà chủ yếu phụ thuộc vào việc họ làm cho ai. Nếu làm việc cho chính mình, thì họ tỏ ra đặc biệt chủ động, thông minh, hành động nhanh chóng, và hiệu suất cao – không cần thúc giục họ và Ta cũng không cần lo lắng về họ. Nhưng khi thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, thì bảo họ làm việc gì cũng là quá khó, họ luôn không thể tìm được nguyên tắc và luôn xảy ra sai sót. Hóa ra có nguyên nhân cho chuyện này, có sự khác biệt rất lớn giữa việc họ làm việc cho chính mình và làm việc cho nhà Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta sẽ không nói về chuyện tâm tính và thực chất của những người này là gì. Hai thái độ hoàn toàn khác nhau của những người này khi làm việc đã tỏ lộ ra rằng nhân cách của họ quá thấp kém. Thấp kém đến mức nào? Để Ta định nghĩa cho các ngươi: những người này không phải là con người, mà đơn giản là một đám súc sinh! Định nghĩa này có thích hợp với họ không? (Thưa, có.) Lời này rất khó nghe và con người nghe thì thấy khó chịu, nhưng đây chính là cách mà những người này làm việc, và họ chính là loại người này. Những gì Ta nói đều dựa vào sự thật, không phải là lời bịa đặt vô căn cứ. Khi nhà Đức Chúa Trời sử dụng một số người, thấy rằng họ còn trẻ, tố chất kém một chút, không có nền tảng và vóc giạc, thì vẫn một mực giúp đỡ họ, thông công lẽ thật và nguyên tắc cho họ. Nhưng sau cùng, nhân cách thấp kém thì vẫn là nhân cách thấp kém, súc sinh thì vẫn là súc sinh, những người này sẽ không bao giờ thay đổi. Họ không những sẽ không đưa lẽ thật vào thực hành mà sẽ còn ngày một tệ hại hơn, được voi đòi tiên, không có chút xấu hổ nào mà nhân tính bình thường nên có. Khi mua đồ hoặc làm việc cho nhà Đức Chúa Trời, họ không bao giờ trưng ý kiến xem mua những thứ này sao cho rẻ, có thể tiết kiệm tiền mà vẫn thiết thực. Họ không bao giờ làm vậy. Họ chỉ tiêu tiền mù quáng, mua sắm tùy tiện, và chỉ mua những thứ phế phẩm. Nhưng đến lúc làm việc hoặc mua đồ cho cá nhân Ta, thì họ bắt đầu nghiêm túc, nghĩ đến việc tiết kiệm chi phí, nghĩ đến việc tiêu tiền ít đi và làm việc nhiều hơn. Họ cho rằng như vậy chính là giữ vững nguyên tắc và thực hành lẽ thật. Những người này có chút lý trí nào không? Tiền này rốt cuộc là của ai, và nên được chi tiêu cho ai – họ còn không hiểu rõ. Chẳng phải đây là chuyện mà kẻ vô lại làm hay sao? Xung quanh các ngươi có những người như vậy không? Tất cả những người không bao giờ bàn bạc với tài vụ hay với anh chị em mà họ phối hợp khi mua những thứ quý giá và đắt tiền cho hội thánh, những người chỉ tùy ý phung phí của lễ, những người biết rằng phải chi tiêu tiết kiệm và có tính toán khi tiêu tiền của mình, nhưng lại tùy ý phung phí khi tiêu của lễ của Đức Chúa Trời thì quá đáng ghét! Họ quá ghê tởm! Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Bất cứ khi nào nghĩ về những chuyện này, Ta đều cảm thấy ghê tởm. Những thứ súc sinh này còn không bằng chó giữ nhà. Họ có xứng đáng được sống trong nhà Đức Chúa Trời không?

Trước đây, có một lãnh đạo đã “bảo quản” tất cả những vật phẩm mà anh chị em ở các nơi dâng lên Đức Chúa Trời, bao gồm cả những đồ vật quý giá, quần áo bình thường, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, v.v.. Họ đeo chiếc túi hàng hiệu, đi đôi giày da, đeo nhẫn và vòng cổ, v.v. – bất cứ thứ gì có thể sử dụng, họ đều chiếm hữu và sử dụng, mà không được bất cứ ai đồng ý. Một ngày nọ, người anh em Bề trên hỏi họ tại sao tất cả vật phẩm anh chị em các nơi dâng lên cho Đức Chúa Trời không được giao nộp đến. Họ trả lời: “Anh chị em nói dâng những thứ này cho hội thánh, chứ không nói dâng lên đức chúa trời”. Họ còn cố ý nhấn mạnh rằng những thứ này được trao cho hội thánh, ngụ ý rằng họ là đại diện toàn quyền của hội thánh, cho nên Đức Chúa Trời cũng đừng trông mong những thứ này, rằng những thứ này không dành cho Đức Chúa Trời mà dành cho hội thánh sử dụng. Nói một cách cụ thể hơn là: “Những thứ này để tôi sử dụng chứ không phải được dâng lên để đức chúa trời sử dụng. Ngài đang hỏi gì vậy? Ngài có tư cách để hỏi sao?”. Nghe lời này, các ngươi có tức giận không? (Thưa, có.) Bất cứ ai nghe lời này cũng tức giận. Các ngươi nói xem, có ai cho rằng những thứ anh chị em dâng cho hội thánh sẽ được dâng cho lãnh đạo hội thánh không? Có ai nói rằng khi dâng thứ gì cho hội thánh nghĩa là họ đang dâng cho lãnh đạo nào đó không? Có ai có dự tính ban đầu như vậy không? (Thưa, không.) Trừ phi, khi dâng lên họ viết: “Vui lòng chuyển thứ này cho ai đó”, thì thứ đó mới thuộc về sở hữu cá nhân của lãnh đạo này. Ngoài ra, tất cả những thứ được dâng lên, dù là tiền bạc hay vật phẩm, đều được anh chị em dâng lên Đức Chúa Trời. Những thứ dâng lên Đức Chúa Trời được gọi chung là của lễ. Một khi được gọi là của lễ thì chúng dành cho Đức Chúa Trời sử dụng. Khi chúng dành cho Đức Chúa Trời sử dụng, Ngài sẽ sử dụng như thế nào? Ngài chi phối những thứ này như thế nào? (Thưa, Ngài ban cho hội thánh để sử dụng trong công tác của hội thánh.) Đúng vậy. Có những nguyên tắc và chi tiết cụ thể cho việc sử dụng chúng trong công tác của hội thánh, bao gồm chi phí sinh hoạt cho những người thực hiện bổn phận toàn thời gian trong hội thánh, và nhiều chi phí khác nhau trong công tác của hội thánh. Trong thời gian Đức Chúa Trời nhập thể, việc sử dụng này bao gồm cả hai mục: chi phí hằng ngày của Đấng Christ và mọi chi phí cho công tác của hội thánh. Bây giờ, trong hai mục này, có mục nào nói rằng của lễ có thể trở thành tiền lương, thù lao, chi phí, và tiền công cá nhân không? (Thưa, không có.) Của lễ không thuộc về bất kỳ người nào. Việc sử dụng và phân phối của lễ phải do nhà Đức Chúa Trời an bài, và chủ yếu dùng trong công tác của hội thánh. Ở đây không bao gồm việc bất kỳ ai là lãnh đạo hội thánh cũng sẽ có quyền chiếm hữu hoặc sử dụng của lễ. Vậy, rốt cuộc thì chúng được sử dụng như thế nào? Những của lễ này phải được phân phối theo nguyên tắc sử dụng tài sản của hội thánh. Nhìn từ điểm này, việc kẻ địch lại Đấng Christ luôn muốn ưu tiến chiếm hữu và sử dụng của lễ chẳng phải là đáng xấu hổ sao? Kẻ địch lại Đấng Christ luôn cho rằng tiền bạc và vật phẩm mà anh chị em dâng của lễ đều thuộc về người làm lãnh đạo. Cách nghĩ này chẳng phải là không biết xấu hổ sao? (Thưa, phải.) Họ quá không biết xấu hổ rồi! Kẻ địch lại Đấng Christ không chỉ có tâm tính tà ác và hung ác, mà nhân cách của họ còn đê hèn, hèn hạ, và không biết xấu hổ.

Bằng cách thông công về những chủ đề này và tán gẫu về những chuyện này, những lẽ thật mà con người nên hiểu và đưa vào thực hành sẽ được thông công rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không nhờ vào việc thông công những chuyện này, thì sự hiểu biết của con người về một số lẽ thật sẽ luôn dừng lại ở mức độ nghĩa đen và đạo lý, và sẽ vẫn tương đối trống rỗng. Nếu chúng ta kết hợp một số chuyện thực tế vào mối thông công về lẽ thật, con người sẽ dễ nhìn thấu mọi chuyện hơn, và sự hiểu biết của họ về lẽ thật sẽ cụ thể và thực tế hơn. Do đó, chúng ta thông công về những chuyện này không hề có ý định bôi nhọ hay gây khó dễ cho ai. Những chuyện này thực sự đã xảy ra, hơn nữa những chuyện này vừa hay lại có liên quan đến chủ đề mà chúng ta sẽ thông công. Vì vậy, một số người đã trở thành tài liệu giảng dạy sống, nhân vật và vai trò trong những ví dụ điển hình mà chúng ta sẽ thông công và mổ xẻ. Điều này rất bình thường. Vốn dĩ, lẽ thật có liên quan đến ngôn ngữ, tư tưởng, quan điểm, hành vi, và tâm tính được bộc lộ trong đời sống con người. Nếu chúng ta chỉ thông công và giải thích nghĩa đen của lẽ thật, tách lẽ thật khỏi cuộc sống hiện thực, thì khi nào con người mới có thể thật sự hiểu được lẽ thật? Như thế, sẽ khiến con người khó hiểu lẽ thật hơn nhiều, và con người sẽ rất khó bước vào thực tế lẽ thật. Chúng ta đưa ra một vài ví dụ điển hình để thông công và mổ xẻ thì sẽ càng có lợi cho việc con người hiểu lẽ thật, hiểu các nguyên tắc họ nên đưa vào thực hành, hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, và hiểu những cách mà con người nên tuân theo. Cho nên dù nói thế nào đi nữa, cách thức này vừa phù hợp, vừa có lợi cho con người. Nếu những chuyện này không liên quan đến lẽ thật, hoặc đến tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ mà chúng ta sẽ mổ xẻ, thì Ta cũng không sẵn lòng nói đến. Nhưng tâm tính và thực chất của những người đã làm những chuyện này lại có liên quan đến chủ đề chúng ta sẽ thông công, nên chúng ta vẫn phải thông công về họ trong tình huống cần thiết. Mục đích của mối thông công không phải là để đàn áp hay trừng trị con người, cũng không phải làm nhục họ trước đám đông; mà là mổ xẻ tâm tính và thực chất của con người, và quan trọng hơn là mổ xẻ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ trong con người. Bất cứ khi nào mối thông công của chúng ta liên quan đến những chủ đề này, nếu các ngươi chỉ nghĩ đến việc người nào đó làm chuyện gì đó, mà không nghĩ đến lẽ thật và tâm tính bại hoại của con người liên quan ở đây, thì có thể chứng tỏ rằng các ngươi đã hiểu lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Nếu các ngươi chỉ nhớ một chuyện, hoặc một người nào đó, và nảy sinh thành kiến, cách nhìn, và sự phân biệt đối xử với người đó, thì các ngươi có thể được coi là đạt đến hiểu lẽ thật không? Đây không phải là hiểu lẽ thật. Vậy, như thế nào thì mới được coi là đạt đến hiểu lẽ thật? Hầu như mỗi lần chúng ta thông công và mổ xẻ những biểu hiện khác nhau của thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ, Ta đều phải đưa ra một vài ví dụ làm ví dụ điển hình, và Ta thông công với các ngươi về việc những sai lầm trong những câu chuyện này ở đâu cũng như cách con người nên tuân thủ là gì. Nếu thông công như thế xong mà các ngươi vẫn không hiểu, thì nghĩa là sự lĩnh hội của các ngươi có vấn đề, nghĩa là tố chất của các ngươi quá kém và các ngươi không có hiểu biết thuộc linh. Vậy như thế nào thì các ngươi mới được coi là có năng lực lĩnh hội, có hiểu biết thuộc linh và đã hiểu được lẽ thật trong những ví dụ mà chúng ta thông công? Trước hết, các ngươi phải có khả năng đối chiếu bản thân với các ví dụ mà chúng ta thông công và nhận biết bản thân, xem xem các ngươi có tâm tính như thế không, và nếu các ngươi có địa vị và quyền lực thì liệu các ngươi có khả năng làm những chuyện này không, và liệu các ngươi có những tư tưởng và quan điểm này hay bộc lộ những tâm tính này không. Đây là một phương diện. Ngoài ra, trong các ví dụ mà chúng ta thông công, các ngươi phải tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật mà các ngươi nên hiểu và cần tuân thủ từ phương diện tích cực. Nghĩa là tìm được con đường mà các ngươi nên đưa vào thực hành, biết rằng trong những môi trường này thì mình nên đứng ở vị trí nào và nên thực hiện như thế nào cho đúng đắn và phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, thông qua việc mổ xẻ, các ngươi cũng phải có thể nhận thức được rằng mình có tâm tính giống như của kẻ địch lại Đấng Christ, đối chiếu và biết cách giải quyết nó. Như thế, các ngươi sẽ đạt đến hiểu lẽ thật, là người có hiểu biết thuộc linh, và có năng lực lĩnh hội lẽ thật. Nếu sau khi các ngươi nghe xong câu chuyện mà nhớ hết ngọn nguồn, nguyên nhân và hậu quả, và có thể kể lại, nhưng các ngươi không hiểu nguyên tắc lẽ thật mà con người nên thực hành và bước vào, và khi gặp chuyện, các ngươi cũng không biết nên vận dụng những lẽ thật này thế nào để nhìn thấu mọi người và mọi chuyện, cũng như nhận biết chính mình, thì có nghĩa là các ngươi không có năng lực lĩnh hội. Người không có năng lực lĩnh hội là người không có hiểu biết thuộc linh.

Ta sẽ đưa ra một ví dụ khác. Có một người vừa được chọn làm lãnh đạo. Trước khi họ thực sự hiểu và nắm chắc tình hình thực tế của các hạng mục công tác khác nhau, nghĩa là trước khi họ chính thức tập trung vào từng hạng mục công tác khác nhau, thì họ đã bắt đầu lén lút thăm dò: “Trong hội thánh của chúng ta, những ai phụ trách việc bảo quản của lễ dâng lên Đức Chúa Trời? Hãy báo cáo danh sách lên cho tôi. Ngoài ra, hãy cho tôi tất cả số tài khoản và mật khẩu, tôi muốn nắm chắc có bao nhiêu tiền trong đó”. Họ không có hứng thú với bất kỳ công tác nào. Chuyện duy nhất họ có hứng thú và ham mê là tên của những người bảo quản của lễ, cũng như số tài khoản và mật khẩu. Chẳng phải sắp xảy ra chuyện rồi sao? Họ muốn ra tay với của lễ phải không? Các ngươi sẽ làm gì nếu gặp tình huống này? Họ giờ đã trở thành lãnh đạo, vậy thì tài sản của hội thánh có nên được giao cho họ, và để họ có quyền biết cũng như khống chế tài sản của hội thánh không? (Thưa, không nên giao cho họ.) Tại sao không? Vậy chẳng phải là ngươi phạm thượng làm loạn sao? (Thưa, họ có những biểu hiện này thì chứng tỏ họ có vấn đề, và để bảo vệ của lễ của Đức Chúa Trời thì chúng ta không thể giao cho họ.) Đúng vậy, nếu họ có vấn đề thì các ngươi không thể giao cho họ. Câu trả lời của các ngươi chứng tỏ mối thông công trước đây của Ta không vô ích, và các ngươi đã nghe hiểu rồi. Tại sao không thể giao cho họ? Trách nhiệm và bổn phận của lãnh đạo không phải là dán mắt vào của lễ không ngừng, hay muốn nắm chắc mọi thông tin liên quan đến của lễ. Đây không phải là bổn phận hay trách nhiệm của lãnh đạo. Các hội thánh ở khắp nơi đều có người chuyên trách quản lý và bảo quản của lễ. Hơn nữa, hội thánh có quy định và nguyên tắc nghiêm ngặt về việc sử dụng của lễ. Không ai có quyền hạn ưu tiên sử dụng của lễ, càng không có quyền hạn ưu tiên chiếm hữu của lễ – không có ngoại lệ. Đó có phải là sự thật không? Có chính xác không? (Thưa, có.) Khi kẻ địch lại Đấng Christ muốn ưu tiên chiếm hữu và sử dụng của lễ, thì bản thân điều này đã là sai rồi. Họ cho rằng mình là lãnh đạo nên có thể tuỳ ý hưởng dụng của lễ: Đây là lẽ thật sao? Số tiền này là của Đức Chúa Trời – tại sao họ lại lạm dụng? Tại sao họ lại tuỳ ý hưởng dụng? Họ có đủ tư cách làm chuyện này không? Đức Chúa Trời có đồng ý cho họ dùng của lễ như thế không? Liệu người được Đức Chúa Trời chọn có thể thông qua không? Kẻ địch lại Đấng Christ bá chiếm và phung phí của lễ là do tâm tính hung ác của họ quyết định, là quan điểm nảy sinh ra từ lòng tham của họ, không phải do lời Đức Chúa Trời quy định. Họ luôn muốn khống chế và nắm chắc tất cả của lễ cũng như mọi thông tin về người phụ trách việc bảo quản, số tài khoản và mật khẩu. Chẳng phải đây là vấn đề nghiêm trọng sao? Có phải họ muốn biết sự thật gốc rễ về của lễ của Đức Chúa Trời, cũng như bảo quản thật tốt rồi phân phát chúng một cách hợp lý và vẹn toàn, mà không cho phép ai tuỳ ý chi tiêu bừa bãi không? Họ có tấm lòng này không? Từ hành động của họ, người ta có thể nhìn ra được chút ý tốt nào không? (Thưa, không thể.) Vậy, một người thực sự không có lòng tham với của lễ sẽ làm thế nào nếu họ được chọn làm lãnh đạo? (Thưa, trước tiên họ sẽ hỏi thăm về hiệu quả của các hạng mụ công tác khác nhau trong hội thánh, cách của lễ được bảo quản và liệu nơi bảo quản có an toàn không. Tuy nhiên, họ sẽ không thăm dò về số tài khoản, mật khẩu hoặc số tiền.) Đúng vậy, nhưng còn thiếu một điều. Sau khi người thực sự không có lòng tham với của lễ được chọn làm lãnh đạo, họ sẽ xem nơi bảo quản của lễ có an toàn không, cũng như nhân viên bảo quản được tuyển dụng có phù hợp và đáng tin cậy không, liệu những người này có khả năng tham lam chiếm giữ của lễ không, và có đang bảo quản của lễ theo nguyên tắc không. Họ sẽ xem những điều này trước tiên. Còn những thông tin nhạy cảm như số lượng của lễ và mật khẩu, thì những người không có lòng tham – là chính nhân quân tử – sẽ né tránh. Nhưng người có lòng tham thì sẽ không né tránh, mà dùng chiêu bài: “Tôi là lãnh đạo. Công tác nào mà chẳng phải được bàn giao? Những thứ khác đã được bàn giao, tại sao của lễ thì không?”. Họ lợi dụng quyền lực trong tay, muốn khống chế tài chính của hội thánh dưới chiêu bài này. Đó là một vấn đề. Họ sẽ không làm công tác hoặc thực hiện trách nhiệm của mình một cách chính đáng, cũng như không quản lý tài chính của hội thánh theo những thủ tục và nguyên tắc bình thường. Thay vào đó, họ sẽ có ý đồ riêng đối với tài chính của hội thánh. Bất cứ ai có tư duy của nhân tính bình thường đều có thể nhìn ra điều này. Ngay khi lãnh đạo này làm chuyện này, có người đã phản ánh và ngăn chặn họ. Sau đó, người này đã phản ánh với Ta và hỏi làm như vậy có đúng không, Ta trả lời là đúng. Đây gọi là bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, và không thể giao thông tin cho họ. Muốn kiểm soát tiền bạc của nhà Đức Chúa Trời mà chưa làm bất kỳ công tác nào – chẳng phải hơi giống con rồng lớn sắc đỏ sao? Khi con rồng lớn sắc đỏ bắt được anh chị em, chuyện đầu tiên nó làm không phải là đánh họ, vì sợ họ không thể nói rõ ràng sau khi bị đánh đến ngây dại – đầu tiên, nó sẽ hỏi tiền bạc của hội thánh để ở đâu, ai bảo quản, có bao nhiêu tiền. Sau đó nó mới hỏi ai lãnh đạo hội thánh. Mục đích của nó chỉ đơn giản là để lấy tiền. Xét về tính chất, những gì lãnh đạo này làm cũng giống như những gì con rồng lớn sắc đỏ làm. Họ không đoái hoài đến bất kỳ công tác nào, hay gánh vác bất kỳ chuyện gì, mà chỉ để tâm đến tài chính – như vậy chẳng phải là xấu xa sao? Hành động của kẻ xấu xa này đã quá rõ ràng! Địa vị chưa vững chắc mà họ đã muốn lấy tiền, chẳng phải là hơi vội vàng quá sao? Họ không ngờ rằng lại khiến những người khác phân định được ra, và họ đã nhanh chóng bị cách chức. Đối với loại người làm việc quá rõ ràng như thế này, các ngươi hãy nhớ một điều: Nhanh chóng phế truất họ. Không cần phân định bất cứ điều gì khác về loại người này, chẳng hạn như tâm tính, nhân tính, văn hoá, bối cảnh gia đình, thời gian tin vào Đức Chúa Trời, liệu họ có nền tảng hay không, trải nghiệm sự sống ra sao – các ngươi không cần phân định bất cứ điều nào trong số này, chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để xác định họ là kẻ địch lại Đấng Christ rồi. Các ngươi nên đoàn kết để bãi miễn và loại bỏ người này, không cần sự dẫn dắt của họ. Tại sao ư? Nếu ngươi để họ dẫn dắt, họ sẽ phung phí và chiếm đoạt tất cả số tiền mà hội thánh có, sau đó công tác của hội thánh sẽ bị tê liệt và không thể làm được. Nếu ngươi gặp loại người một lòng muốn lấy tiền, luôn nhìn chằm chằm vào tiền bạc không thôi và có lòng tham, và nếu mọi người hồ đồ chọn họ trước khi có manh mối, cảm thấy họ có chút ân tứ, có chút năng lực trong công tác, rằng họ có khả năng dẫn dắt mọi người bước vào thực tế lẽ thật, không ngờ rằng vừa mới làm lãnh đạo họ đã muốn nhét tiền vào túi mình, thì hãy nhanh chóng hạ bệ họ. Làm như vậy chắc chắn không sai, về sau lại chọn người khác. Không có lãnh đạo trong một ngày thì hội thánh cũng không thể tan rã. Người được Đức Chúa Trời chọn tin Đức Chúa Trời chứ không phải bất kỳ lãnh đạo nào. Các ngươi nói xem, có khi nào anh chị em nhìn nhầm không? Trước khi người này trở thành lãnh đạo, thì không nhìn ra họ có lòng tham. Khi chung sống với người khác, họ không lợi dụng, họ dùng tiền của mình khi mua đồ, thậm chí còn quyên góp. Kết quả, chuyện đầu tiên họ làm khi lên làm lãnh đạo là đòi lấy tư liệu về tài chính của hội thánh. Hầu hết mọi người không thể áp chế loại cám dỗ tà ác này – thật không thể tưởng tượng nổi! Làm sao họ có thể thay đổi chỉ sau một đêm? Không phải họ đã thay đổi chỉ sau một đêm, mà từ đầu họ đã là thứ này, chỉ là trước đây họ không ở môi trường để tỏ lộ, và giờ họ đã bị tỏ lộ nhờ môi trường này. Tại sao ngươi phải khách sáo khi người này đã bị tỏ lộ? Hãy đá họ đi, càng xa càng tốt! Các ngươi có dám làm như vậy không? (Thưa, có.) Nếu bất kỳ người nào có ý với tài sản của hội thánh, thì đừng chọn họ nếu các ngươi chưa hiểu thấu họ. Nếu các ngươi nhất thời hồ đồ chọn họ mà không hiểu thấu họ, và phát hiện rằng họ là thứ tham của và là một Giu-đa, thì các ngươi hãy nhanh chóng đá họ đi và thanh trừ họ. Đừng khách khí, cũng đừng lưỡng lự. Có người nói: “Mặc dù họ có lòng tham nhưng họ giỏi ở tất cả các phương diện khác. Họ có thể dẫn dắt mọi người hiểu lời Đức Chúa Trời và khiến mọi người thực hiện bổn phận của mình một cách bình thường”. Nhưng đó chỉ là nhất thời, và dần dàsẽ không còn như vậy. Chỉ vài ngày nữa, bộ dạng của quỷ của họ sẽ lộ ra. Tất cả những biểu hiện và tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ mà chúng ta đã thông công trước đây sẽ bộc lộ ra từng chút một. Lúc đó, liệu có phải là quá muộn để loại bỏ họ không? Công tác của hội thánh đã bị tổn hại rồi. Nếu ngươi không tin lời Ta, và còn lưỡng lự, thì đến khi hối hận cũng đừng khóc lóc. Trước tiên, hãy xem cách một người đối đãi với của lễ: Đây là chiêu đơn giản nhất, cũng là chiêu dứt khoát nhất để có thể nhìn thấu xem liệu một người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ hay không. Với những chủ đề đã thông công trước đây, chúng ta phải phân biệt tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thông qua một số biểu hiện, sự bộc lộ, quan điểm, cách nói, hành vi, cũng như thông qua tâm tính của họ để xem họ có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ không. Duy chỉ có điều này là chúng ta không cần làm như vậy: Dứt khoát, đơn giản cũng như bớt việc. Chỉ cần họ có biểu hiện này – luôn muốn ưu tiên chiếm hữu của lễ hoặc cưỡng ép để bá chiếm của lễ – thì ngươi có thể chắc chắn rằng họ là kẻ địch lại Đấng Christ một trăm phần trăm. Họ có thể được xác định tính chất là kẻ địch lại Đấng Christ, không thể làm lãnh đạo, phải bị anh chị em cách chức và vứt bỏ.

Chúng ta vừa thông công về những biểu hiện của việc kẻ địch lại Đấng Christ ưu tiên chiếm hữu và sử dụng của lễ, và dùng chúng giải thích và mổ xẻ những tâm tính và thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ khi khống chế tài chính của hội thánh. Đây là mục đầu tiên. Chiếm hữu và sử dụng – đây là những cách làm sơ bộ và cơ bản nhất của kẻ địch lại Đấng Christ đối với tài sản của hội thánh. Trong mục này, chúng ta không thông công cụ thể xem rốt cuộc kẻ địch lại Đấng Christ chiếm hữu và sử dụng tài sản của hội thánh như thế nào. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết cụ thể hơn trong mục tiếp theo, đó là kẻ địch lại Đấng Christ phung phí, biển thủ, cho vay mượn, lừa lấy và ăn cắp của lễ.

B. Phung phí, biển thủ, cho vay mượn, lừa lấy và ăn cắp của lễ

1. Phung phí của lễ

Những kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng có địa vị và quyền thế thì có quyền được ưu tiên chiếm hữu và sử dụng của lễ. Vậy thì, sau khi họ có được quyền lực đó, họ phân phối và sử dụng của lễ như thế nào? Liệu họ có phân phối và sử dụng theo quy định của hội thánh hay những nguyên tắc nhu cầu công tác của hội thánh không? Liệu họ có thể làm được không? (Thưa, họ không thể làm được.) Họ không làm được, vậy thì sẽ có rất nhiều chuyện liên quan ở đây. Sau khi kẻ địch lại Đấng Christ có được địa vị, họ sẽ không tránh được việc muốn làm một số chuyện liên quan đến công tác của hội thánh, và một phần công tác này liên quan đến việc chi tiêu và phân phối tài sản của hội thánh. Vậy thì nguyên tắc họ tiếp cận việc phân phối tài sản của hội thánh là gì? Có phải là tiết kiệm không? Có phải là tính toán chi li, có thể tiết kiệm được thì tiết kiệm không? Có phải là suy xét đến nhà Đức Chúa Trời trong mọi việc không? Không phải. Nếu có thể đạp xe đến một nơi, họ vẫn sẽ chi tiền đi xe buýt. Và khi thấy lúc nào cũng đi xe buýt hoặc xe thuê thì bất tiện và không dễ chịu, họ bắt đầu suy nghĩ đến việc dùng tiền của nhà Đức Chúa Trời để mua ô tô. Khi mua ô tô, họ chướng mắt những mẫu xe có mức giá thấp và tính năng bình thường. Họ đặc biệt lựa chọn chiếc xe hàng hiệu, có tính năng tốt, nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ nước ngoài và có giá hơn một triệu nhân dân tệ. Họ nghĩ: “Chuyện này có tính là gì đâu, đằng nào thì cũng là nhà đức chúa trời trả tiền. Tiền của nhà đức chúa trời cũng là tiền của mọi người. Việc mọi người hùn vốn mua một chiếc ô tô không tính là chuyện khó. Nhà đức chúa trời lớn biết bao, toàn bộ thế giới vũ trụ đều thuộc về đức chúa trời, vậy thì việc nhà đức chúa trời mua một chiếc ô tô có tính là gì đâu? Trong thế giới của Sa-tan, người ta toàn lái những chiếc xe trị giá vài triệu nhân dân tệ, nên hội thánh mua chiếc xe trị giá chỉ một triệu nhân dân tệ là khá tiết kiệm rồi. Hơn nữa, xe này đâu phải để mình mình sử dụng mà là xe cho cả hội thánh dùng chung”. Kẻ địch lại Đấng Christ vừa mở miệng là đã tiêu hơn một triệu nhân dân tệ mà mắt không chớp, tim không đập nhanh và không có chút cảm giác tội lỗi nào. Sau khi mua chiếc xe, họ bắt đầu hưởng thụ. Họ không còn đi bộ đến những nơi mà lẽ ra họ nên đi bộ đến, không còn đạp xe đến những nơi mà lẽ ra họ nên đạp xe đến và không còn thuê xe đến những nơi mà họ có thể lái xe thuê đến. Thay vào đó, họ nhất định phải sử dụng ô tô riêng. Họ thực sự phách lối như thể họ có khả năng thực hiện những công tác lớn lao. Những kẻ địch lại Đấng Christ tiêu tiền như nước, mọi thứ họ mua đều phải là hàng tốt, cao cấp và tiên tiến. Ví dụ, có những loại máy móc và thiết bị, mức giá chênh lệch giữa loại phổ thông và loại cao cấp lên tới hàng chục nghìn nhân dân tệ. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ muốn mua loại cao cấp. Không tiêu tiền của mình thì họ sẽ không cảm thấy tiếc. Nếu phải tự bỏ tiền túi, thì họ thậm chí còn không đủ khả năng mua hàng loại phổ thông hay loại kém. Nhưng khi ngươi nói rằng nhà Đức Chúa Trời sẽ bỏ tiền, thì họ lại muốn mua hàng cao cấp. Đây chẳng phải là súc sinh sao? Đây chẳng phải là bất chấp lý lẽ sao? Đây chẳng phải là phung phí của lễ sao? (Thưa, phải.) Những người phung phí của lễ đều có nhân tính thấp kém, họ thật ích kỷ và đê tiện! Một khi kẻ địch lại Đấng Christ có quyền sử dụng của lễ, họ sẽ muốn bá chiếm của lễ cho riêng mình, sử dụng của lễ mà hoàn toàn không theo nguyên tắc nào, và mỗi khi mua gì cũng phải mua hàng cao cấp. Khi mua kính mắt, họ muốn mua loại cao cấp, tức là loại có thể chống ánh sáng xanh và tia cực tím, đồng thời có tròng kính rõ nét nhất. Còn khi mua máy tính, thì họ muốn mua loại cao cấp và phải là mẫu tối tân. Bất kể bổn phận họ thực hiện có dùng đến hay không, thì ngay khi nói đến việc mua máy móc thiết bị gì, họ luôn muốn mua loại cao cấp. Đây chẳng phải là phung phí của lễ hay sao? Họ biết phải chi tiêu tiết kiệm nếu đó là tiền túi của họ, đồ họ mua thiết thực là được. Nhưng khi họ mua đồ cho nhà Đức Chúa Trời, thì họ không suy xét đến tính thiết thực và việc tiết kiệm tiền nữa. Họ chỉ nghĩ đến việc nó phải có danh tiếng, có thể thể hiện được giá trị con người họ, cái nào đắt thì họ mua. Đây chẳng phải là tự tìm đường chết sao? Tiêu xài của lễ như nước, đây chẳng phải là việc làm của kẻ địch lại Đấng Christ sao? (Thưa, phải.)

Có một anh chàng đến cửa hàng mua bàn chải đánh răng cùng một người anh em Bề trên. Anh ta mua cho người anh em kia chiếc bàn chải có giá hơn một tệ, nhưng lại mua cho mình bàn chải đánh răng nhập khẩu có giá hơn mười lăm tệ. Bây giờ, giữa người anh em Bề trên và người anh em bình thường này, các ngươi nói xem có sự khác biệt, chênh lệch nào về địa vị hay không? (Thưa, có.) Dựa vào lý lẽ mà nói – tạm thời đừng nói đến những thứ như địa vị, giá trị con người hay cách Đức Chúa Trời phân phối, mà hãy chỉ bàn luận về việc người anh em Bề trên đã làm công tác vất vả bao năm qua – chẳng phải là anh ấy nên được sử dụng loại cao cấp hay sao? Nhưng anh ấy lại không coi trọng việc này. Vậy nguyên tắc của anh ấy là gì? Đó là tiết kiệm bất cứ khi nào có thể: Loại đồ vật này chẳng phải thứ gì tối tân nên không đáng để sử dụng loại đắt như vậy, và cũng không cần thiết phải tốn thêm khoản tiền này, có thể sử dụng là được. Bây giờ, bàn luận về thân phận, giá trị con người và địa vị của hai người này, thì giữa họ có sự chênh lệch. Người đáng lẽ phải dùng đồ tốt thì mua thứ bình thường nhất, còn người đáng lẽ phải dùng đồ bình thường thì lại mua thứ tốt nhất. Vấn đề ở đây là gì? Ai là người có vấn đề trong hai người này? Người dùng đồ tốt chính là người có vấn đề. Anh ta không biết mình là ai và không biết xấu hổ. Anh ta sẽ mua thứ tốt nhất và đắt nhất miễn là nhà Đức Chúa Trời trả tiền. Người này có chút lý trí nào không? Đi mua đồ với người anh em Bề trên mà anh ta còn lựa chọn như vậy ngay trước mặt, thế nếu sau lưng anh ta mua một mình thì sao? Anh ta sẽ phung phí đến mức nào? Anh ta còn vượt xa hơn thế, và sự chênh lệch sẽ không chỉ là mười mấy tệ. Đồ bao nhiêu tiền anh ta cũng dám mua, bao nhiêu tiền anh ta cũng dám chi. Tiêu xài của lễ và tiền của nhà Đức Chúa Trời như thế này, chẳng phải là anh ta đang tự tìm đường chết sao? Có người cho rằng: “Mình đã thực hiện biết bao công tác cho nhà đức chúa trời, gánh vác biết bao nguy hiểm, chịu biết bao đau khổ, và bị bắt ngồi tù mấy lần. Mình nên được hưởng đãi ngộ đặc biệt”. “Nên” của ngươi có phải là lẽ thật không? Lời nào của Đức Chúa Trời quy định rằng phàm là những người từng ngồi tù, chịu đau khổ hoặc bôn ba vì Đức Chúa Trời nhiều năm thì nên được hưởng đãi ngộ đặc biệt, được ưu tiên sử dụng, bá chiếm của lễ, được tùy tiện phung phí của lễ, và rằng đây là một sắc lệnh quản trị? Đức Chúa Trời đã bao giờ phán câu nào như vậy chưa? (Thưa, Ngài chưa hề nói.) Vậy thì, lời Đức Chúa Trời phán thế nào về cách mà loại người này, cùng với các lãnh đạo, người làm công, và tất cả những người thực hiện bổn phận của mình trong nhà Đức Chúa Trời, nên sử dụng của lễ? Chi tiêu một cách bình thường, tiêu xài một cách bình thường. Không ai có đặc quyền sử dụng hay chiếm giữ của lễ. Đức Chúa Trời sẽ không biến của lễ của Ngài thành tài sản riêng của bất cứ ai. Đồng thời, Đức Chúa Trời không quy định rằng cho phép con người phung phí tiền bạc khi sử dụng và phân phối của lễ. Phung phí tiền bạc là cách làm của loại người nào? Là cách làm của người có loại tâm tính nào? Đó là những gì mà súc sinh, ác bá, côn đồ, lưu manh và những kẻ tiểu nhân đê tiện, không biết xấu hổ làm. Đó là chuyện những kẻ địch lại Đấng Christ làm. Bất cứ ai có một chút nhân tính và biết xấu hổ sẽ không làm như vậy. Có người lên làm lãnh đạo của hội thánh, thì cho rằng họ có quyền sử dụng của lễ và tài sản của hội thánh. Họ muốn mua, dám mua và muốn đòi lấy bất cứ thứ gì. Họ cảm thấy mọi thứ mà họ mua, mọi thứ mà họ hưởng dụng, đều là họ xứng đáng có được. Hơn nữa, họ không bao giờ đoái hoài đến giá cả. Thậm chí nếu ai đó mua cho họ một món đồ giá rẻ và phổ thông, họ còn tức giận và ghi thù với người đó. Đây chính là những kẻ địch lại Đấng Christ.

2. Biển thủ của lễ

Một biểu hiện khác cho thấy kẻ địch lại Đấng Christ kiểm soát tài chính của hội thánh chính là biển thủ. Từ “biển thủ” có lẽ khá dễ hiểu. Biển thủ có phải là lấy tài sản của hội thánh rồi giao cho các anh chị em hoặc phân phối cho công tác của hội thánh sao cho chúng được sử dụng vào mục đích chính đáng không? (Thưa, không phải.) Vậy thì “biển thủ” có nghĩa là gì? (Thưa, biển thủ có nghĩa là không chi tiêu một cách bình thường mà sử dụng một cách tùy ý hoặc vụng trộm.) Tuy cách nói “sử dụng một cách vụng trộm” cũng đúng, nhưng tính mục tiêu chưa mạnh. Nếu một người bí mật sử dụng tài sản của hội thánh cho chi phí sinh hoạt của những người đang thực hiện bổn phận toàn thời gian thì không có gì sai cả và đó không phải là biển thủ. Biển thủ là hành vi bị định tội và không phù hợp với nguyên tắc. Ví dụ, có những lãnh đạo hội thánh kiểm soát tiền của hội thánh. Khi con họ thiếu tiền đi học đại học và gia đình họ cũng không có nhiều tiền như vậy, họ sẽ đến trước mặt Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Hỡi đức chúa trời, trước tiên xin cho con thừa nhận sai lầm của mình và xin ngài tha thứ cho con. Nếu ngài muốn trừng phạt, xin hãy trừng phạt con thay vì con của con. Con biết việc này không đúng nhưng hiện tại con gặp phải khó khăn nên con nhất định phải làm như thế. Ân điển của ngài luôn luôn dồi dào, nên con chỉ mong ngài có thể tha thứ cho con lần này và chúc phúc cho con. Học phí học đại học cho con của con còn thiếu khoảng hai mươi nghìn đến ba mươi nghìn nhân dân tệ và dù con đã gom góp tiền và vay mượn khắp nơi nhưng vẫn chưa đủ. Liệu con có thể dùng tiền của ngài để trả học phí cho con của con không?”. Sau đó, khi cầu nguyện xong, họ cảm thấy khá bình an. Họ cho rằng Đức Chúa Trời đã đồng ý nên họ sử dụng số tiền đó cho mục đích riêng. Đây chẳng phải là biển thủ sao? Không dùng tiền vào nơi đáng lẽ phải sử dụng mà lại dùng vào mục đích khác, làm trái với nguyên tắc sử dụng của lễ trong nhà Đức Chúa Trời: đây được gọi là “biển thủ”. Khi người nhà đổ bệnh và cần tiền, hoặc họ đang thiếu tiền làm ăn, họ đều ấp ủ ý định với của lễ. Trong lòng họ cầu nguyện: “Hỡi đức chúa trời, xin hãy tha thứ cho con, con không cố ý đâu, gia đình con thực sự đang gặp khó khăn. Tình yêu thương của ngài bao la như biển trời và ngài không ghi nhớ vi phạm của mọi người. Sau khi con dùng hết số tiền này, con sẽ trả lại cho ngài gấp đôi khi công việc làm ăn của gia đình con kiếm ra tiền. Vậy nên xin ngài hãy cho phép con sử dụng số tiền này”. Đây là cách họ sử dụng của lễ dành cho Đức Chúa Trời. Bất kể là người thân hay bạn bè cần dùng tiền, chỉ cần những người lãnh đạo này có tiền trong tay là họ sẽ lấy ra cho người ta dùng, không làm việc theo nguyên tắc và cũng không được người khác đồng ý, lại càng không suy nghĩ đến việc đây là của lễ dành cho Đức Chúa Trời. Thay vào đó, họ tự mình làm chủ, chuyển tiền ra khỏi hội thánh và sử dụng cho các mục đích khác. Đây chẳng phải là biển thủ sao? (Thưa, phải.) Đây chính là biển thủ. Vậy nếu có một số người trả lại đầy đủ số tiền sau khi vụng trộm biển thủ của lễ thì tội này có còn tồn tại nữa không? Có phải là họ có thể được miễn tội không? Nếu họ có lý do, bối cảnh hoặc khó khăn vào thời điểm biển thủ, và họ bất đắc dĩ phải biển thủ tiền, thì liệu việc biển thủ này có thể được tha thứ và không bị định tội không? (Thưa, không thể.) Trong trường hợp đó, tội biển thủ của lễ này là tội rất lớn! Việc này có khác gì việc Giu-đa đã làm không? Chẳng phải những người biển thủ của lễ cũng thuộc cùng một loại người với Giu-đa sao? (Thưa, phải.) Khi con họ đi học đại học, khi có ai đó trong nhà đang làm ăn, khi một người già cần chữa bệnh, hoặc khi họ không có phân bón để trồng trọt, họ đều muốn tiêu tiền của hội thánh. Thậm chí, một số người còn hủy biên lai về của lễ mà các anh chị em dâng hiến, sau đó đút số tiền này vào túi riêng để chi tiêu tùy ý mà mặt không đỏ, tim không đập nhanh. Có người còn nhận tiền mà các anh chị em dâng hiến trong các buổi nhóm họp. Sau đó, ngay khi buổi nhóm họp kết thúc, họ lấy tiền đó đi mua đồ. Có một số anh chị em tận mắt chứng kiến những người này biển thủ của lễ mà vẫn để họ giữ tiền, không ai chịu trách nhiệm này và không ai đứng ra ngăn chặn. Các anh chị em này đều sợ đắc tội với những lãnh đạo này nên chỉ nhìn họ chi tiêu như vậy. Vậy thì ngươi rốt cuộc có dâng hiến số tiền này cho Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi quyên góp cho người khác, thì ngươi nên nói rõ ràng chuyện này, rằng ngươi không dâng hiến số tiền này cho Đức Chúa Trời, khi đó thì Ngài sẽ không ghi nhớ đến số tiền này. Khi đó, những việc như số tiền này thuộc về ai, ai chi tiêu và chi tiêu thế nào đều không liên quan gì đến nhà Đức Chúa Trời. Mặt khác, nếu số tiền này của ngươi được dâng hiến cho Đức Chúa Trời nhưng hội thánh chưa sử dụng đến mà đã có người chi tiêu như thế, phung phí như thế, và ngươi không quan tâm chút nào, không ngăn chặn cũng không phản ánh, vậy thì ngươi có vấn đề, ngươi cũng có phần trong tội lỗi của họ và khi họ bị định tội, ngươi cũng không thể thoát tội.

3. Cho vay mượn của lễ

Tất cả mọi thứ liên quan đến việc sử dụng tùy tiện của lễ, tiêu xài và chi tiêu của lễ không hợp lý, đều liên quan đến các sắc lệnh quản trị, và có tính chất vi phạm các sắc lệnh đó. Có người quản lý tài sản của hội thánh nói: “Tài sản của hội thánh chỉ để đó. Ngày nay, các ngân hàng có đủ loại chương trình đầu tư, chẳng hạn như trái phiếu và các quỹ, tất cả đều cho lãi suất khá tốt. Nếu chúng ta lấy tiền từ hội thánh đi đầu tư và kiếm được chút lãi, thì chẳng phải sẽ mang lại lợi ích cho nhà đức chúa trời sao?”. Sau đó, không thông qua bàn bạc, không thông qua sự đồng ý của bất kỳ ai ở hội thánh, họ tự ý cho vay tiền. Mục đích của việc làm đó là gì? Nói một cách dễ nghe thì là kiếm chút lãi cho nhà Đức Chúa Trời, suy nghĩ cho nhà Đức Chúa Trời; nhưng thực ra, những người này có ý đồ riêng. Họ muốn cho vay số tiền đó mà người không biết quỷ không hay, và rồi cuối cùng họ trả lại số tiền gốc cho nhà Đức Chúa Trời trong khi vẫn giữ tiền lãi cho bản thân mình. Chẳng phải đây đúng là nuôi ý đồ bất trung sao? Đây được gọi là cho vay mượn của lễ. Cho vay mượn có thể được xem là chi tiêu của lễ một cách bình thường không? (Không, không thể.) Có những người khác nói rằng: “Đức chúa trời yêu thương nhân loại, nhà đức chúa trời thì ấm áp. Đôi lúc, khi các anh chị em của chúng ta thiếu tiền, chúng ta không thể cho họ mượn của lễ của đức chúa trời được sao?”. Sau đó, một số người tự mình đưa ra quyết định, và một số kẻ địch lại Đấng Christ thậm chí còn kêu gọi và xúi giục các anh chị em, nói rằng: “Đức chúa trời yêu thương con người, đức chúa trời ban sự sống, ban mọi thứ cho con người, cho vay chút tiền thì có tính là gì đâu? Cho các anh chị em của chúng ta vay tiền để giải quyết việc khẩn cấp của họ, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của họ, đó chẳng phải là tâm ý của đức chúa trời sao? Nếu đức chúa trời yêu thương con người, thì làm sao con người lại có thể không yêu thương nhau? Cho họ vay chút tiền đi!”. Đại đa số những người ngu muội nghe điều này liền nói: “Được, cho mượn thì cho mượn. Dù gì đi nữa, số tiền này cũng thuộc về tất cả mọi người, coi như mọi người cùng giúp đỡ một người đi”. Cuối cùng, một đám nịnh bợ nói lời hoa mỹ suông cũng cho vay tiền. Vậy thì lời ngươi nói rằng “số tiền này đã được dâng lên Đức Chúa Trời” có được tính không? Nếu nó được tính, thì tiền đã thuộc về Đức Chúa Trời và giờ đã được thánh hoá, chỉ khi sử dụng nó theo các nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu mới được tính là phù hợp. Còn nếu những lời ngươi nói không được tính, nếu số tiền mà ngươi dâng hiến không được tính, thì sự dâng hiến của ngươi là gì? Có phải chỉ là một trò đùa không? Ngươi đang đùa bỡn Đức Chúa Trời và lừa dối Ngài sao? Sau khi đặt những thứ mà ngươi muốn dâng hiến lên bàn thờ, ngươi cảm thấy không cam lòng, đặt ở đó cũng không thấy Đức Chúa Trời sử dụng, và có vẻ như Ngài chẳng sử dụng chúng. Vậy nên khi cần dùng chúng, ngươi lấy và sử dụng chúng cho bản thân. Hoặc có thể, ngươi đã dâng quá nhiều của lễ và sau đó hối hận, ngươi lấy về một ít. Hoặc có thể ngươi đã không suy nghĩ rõ ràng khi dâng của lễ nên giờ đây khi đã nghĩ ra việc cần dùng nó, ngươi bèn lấy lại. Tính chất của việc này là gì? Tiền và những thứ này: một khi con người đã dâng chúng lên Đức Chúa Trời, thì cũng giống như việc dâng chúng lên bàn thờ, và những thứ đã dâng lên bàn thờ thì là gì? Là của lễ. Ngay cả khi đó chỉ là một hòn đá, hay một hạt cát, một cái bánh bao, hay một cốc nước, chỉ cần ngươi đặt nó lên bàn thờ, thì vật này thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc về con người, và không người nào được động vào nó nữa. Cho dù ngươi có lòng tham hay có nhu cầu chính đáng cũng không được; không người nào có quyền sử dụng nó. Có một số người nói: “Chẳng phải đức chúa trời yêu thương con người sao? Chia cho con người một chút thì sao? Ngay lúc này, ngài không khát và ngài không cần nước, nhưng con khát, cho con uống cũng không được sao?”. Vậy thì ngươi phải xem liệu Đức Chúa Trời có đồng ý hay không. Nếu Đức Chúa Trời đồng ý, thì chứng tỏ rằng Ngài đã ban cho ngươi quyền lợi này và rằng ngươi có quyền sử dụng nó; nhưng nếu Đức Chúa Trời không đồng ý, thì ngươi không có quyền sử dụng nó. Trong tình huống mà ngươi không có quyền, trong tình huống không được Đức Chúa Trời ban quyền sử dụng, thì việc ngươi sử dụng đồ thuộc về Đức Chúa Trời chính là phạm tội lớn, đó là điều Đức Chúa Trời ghê tởm nhất. Mọi người luôn nói rằng Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm từ con người, nhưng họ chưa bao giờ hiểu được tâm tính của Đức Chúa Trời rốt cuộc là như thế nào, hay họ làm những việc gì thì dễ xúc phạm tâm tính của Ngài nhất. Với của lễ của Đức Chúa Trời mà nói, rất nhiều người luôn nhớ đến chúng, muốn sử dụng hoặc phân phối chúng tùy ý, muốn sử dụng chúng, chiếm hữu chúng hay thậm chí phung phí chúng theo ý mình; vậy thì Ta nói cho ngươi biết, ngươi xong đời rồi, ngươi đáng chết! Đó là tâm tính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cho phép bất cứ ai động vào thứ thuộc về Ngài. Đó là tôn nghiêm của Ngài. Chỉ có một tình huống duy nhất mà con người được Đức Chúa Trời ban quyền và có thể sử dụng chúng, và đó là khi con người sử dụng chúng một cách bình thường theo các quy định và nguyên tắc sử dụng của hội thánh. Nằm trong phạm vi này thì Đức Chúa Trời đều cho phép, nhưng đi chệch khỏi phạm vi này thì tức là xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời và vi phạm các sắc lệnh quản trị. Nó nghiêm ngặt như thế, không thể thương lượng, và không có cách nào khác. Vì vậy, những ai có thể làm ra những việc như phung phí, biển thủ hoặc cho vay mượn của lễ thì đều bị xác định là những kẻ địch lại Đấng Christ trong mắt Đức Chúa Trời. Tại sao lại nghiêm trọng đến mức bị xác định là những kẻ địch lại Đấng Christ? Nếu một người tin Đức Chúa Trời dám tùy ý động vào, sử dụng, hay phung phí những vật thuộc về Đức Chúa Trời và đã được thánh hoá, thì đó là loại người gì? Người như thế là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Chỉ kẻ thù của Đức Chúa Trời mới có thái độ như vậy đối với những thứ thuộc về Ngài; không một con người bại hoại bình thường nào có thể làm như thế, thậm chí không một con vật nào có thể làm như thế, chỉ có kẻ thù của Đức Chúa Trời, Sa-tan, và con rồng lớn sắc đỏ, mới có thể làm như thế. Định nghĩa như thế có được tính là quá đáng không? Không, đây là sự thật, là chân tướng và không sai chút nào. Làm sao mà giống loài của Sa-tan có thể tùy tiện động vào những thứ thuộc về Đức Chúa Trời? Đây là tôn nghiêm Đức Chúa Trời!

4. Lừa lấy của lễ

Cũng có một bộ phận những người lấy đủ mọi loại cớ để đòi hỏi tiền và tài vật của nhà Đức Chúa Trời. Họ nói: “Hội thánh của chúng ta thiếu một chiếc ghế, vậy nên hãy mua cho chúng tôi một chiếc đi. Một số anh chị em trong hội thánh không có máy tính để thực hiện bổn phận, vậy nên hãy mua cho chúng tôi một chiếc máy Macbook. Chúng tôi thường xuyên liên hệ với mọi người trong quá trình công tác nên nếu không có điện thoại thì không được, hãy mua cho chúng tôi một chiếc iPhone. Nhưng nếu chỉ có một chiếc thì cũng không được, quá bất tiện, vì đôi khi chúng tôi phải liên hệ với nhiều người khác nhau. Một đường dây rất dễ bị theo dõi nên chúng ta phải có nhiều đường dây thì mới được”. Thế là một vài người trong số này mang theo bốn, năm chiếc điện thoại di động và hai, ba chiếc máy tính cùng lúc. Điệu bộ của họ trông rất ấn tượng, nhưng công tác lại làm chẳng ra sao. Vậy làm sao mà họ lấy được tất cả những thứ này? Là do lừa gạt mà lấy được. Trước đây, chúng ta từng nói về một người phụ nữ ngu ngốc là kẻ địch lại Đấng Christ tiêu chuẩn. Khi nhà Đức Chúa Trời sửa sang giáo đường, cô ta đã hợp tác với một gã đàn ông để lừa lấy tiền của hội thánh, khiến nhà Đức Chúa Trời chịu tổn thất lớn. Khi gã đàn ông này tiến hành sửa sang, gã trục lợi từ đó y như một chủ thầu ngoại đạo, mua thứ gì cũng là hàng cao cấp và chi thêm rất nhiều tiền. Khi một số người nhìn ra vấn đề, người phụ nữ ngu ngốc đó đã giúp gã che đậy, lấp liếm, và cùng nhau lừa tiền của nhà Đức Chúa Trời. Cuối cùng đã bị lộ tẩy và cả hai đều bị khai trừ. Họ đã tự tìm đường chết và hủy hoại sự sống của mình. Khóc lóc có tác dụng gì không? Sớm biết hôm nay thế này, thì ban đầu hà tất phải vậy? Tại sao người phụ nữ ngu ngốc đó không suy nghĩ thấu đáo khi lừa lấy của lễ? Việc nhà Đức Chúa Trời khai trừ cô ta và yêu cầu cô ta trả lại tiền có quá đáng không? (Thưa, không.) Đáng đời cô ta! Người như thế không đáng được thương xót. Không thể khách khí với người như vậy được. Còn có người chị cả mà chúng ta đã nói đến trước đó. Chị ta đã âm thầm lấy khá nhiều tiền của hội thánh và cho một người ngoại đạo vay. Sau đó, chị ta cũng đã bị xử lý. Một số người có thể vẫn có cách nghĩ trong lòng rằng: “Chẳng phải cô ấy chỉ mượn một ít tiền thôi sao? Chẳng phải trả lại là xong chuyện sao? Tại sao phải thanh trừ cô ấy ra ngoài? Một người khá tốt lại trở thành người không tin chỉ trong nháy mắt và phải ra ngoài làm việc để kiếm sống. Cô ấy đáng thương biết bao!”. Người này có đáng thương không? Tại sao ngươi không nói rằng cô ta đáng trách? Tại sao ngươi không nhìn vào những việc cô ta đã làm? Những việc cô ta đã làm đủ để khiến ngươi ghê tởm cả đời, thế mà ngươi còn thương xót cô ta. Những người thương xót cô ta là loại người gì? Họ đều là những người hồ đồ và những người tốt không có giới hạn.

5. Ăn cắp của lễ

Biểu hiện cuối cùng của việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế tài chính của hội thánh là ăn cắp của lễ. Khi dâng của lễ, một số người ngu muội tuân thủ nguyên tắc “không để tay trái biết việc tay phải làm”, rồi đưa số tiền mà họ dâng hiến vào tay kẻ mà họ thậm chí còn không biết có thể tin tưởng hay không. Họ nói: “Số tiền tôi dâng hiến lần này khá lớn nên đừng để ai khác biết, cũng đừng ghi vào sổ sách kế toán. Tôi làm việc này trước Đức Chúa Trời chứ không phải trước mặt những người khác. Chỉ cần Đức Chúa Trời biết là được. Nếu chúng ta cho các anh chị em biết, có lẽ họ sẽ sùng bái tôi. Để tránh việc sau khi các anh chị em biết được liền đề cao tôi, tôi sẽ làm việc này một cách bí mật”. Sau khi làm xong, trong lòng họ còn đắc ý: “Mình đã dâng hiến một cách có nguyên tắc, khiêm nhường, bình tĩnh, không ghi vào sổ sách kế toán và không để bất kỳ anh chị em nào biết”. Nhưng cách làm ngu muội này đã tạo kẽ hở cho những kẻ có lòng tham lợi dụng. Sau khi người này dâng hiến xong, kẻ địch lại Đấng Christ đã lập tức đem gửi vào ngân hàng làm của riêng. Thậm chí, kẻ địch lại Đấng Christ còn nói với người dâng hiến rằng: “Lần sau khi dâng hiến, anh vẫn phải làm như vậy. Anh làm vậy là đúng và hợp nguyên tắc. Mọi người phải khiêm nhường khi dâng hiến. Nhà đức chúa trời đã nói rằng không được kêu gọi mọi người dâng hiến, tức là nhà đức chúa trời yêu cầu mọi người khiêm nhường, dâng hiến rồi cũng không được nói, dâng hiến bao nhiêu cũng không thể nói, và dâng hiến cho ai lại càng không thể nói”. Liệu người dâng hiến này có thể nhìn thấu mọi người không? Tại sao họ lại hành động ngu muội như vậy? Không hề biết lòng người tà ác và hung ác biết bao, mà cứ tin tưởng người ta như thế. Kết cục là tiền của họ bị ăn cắp. Đây là trường hợp có người tạo kẽ hở cho kẻ địch lại Đấng Christ lợi dụng để ăn cắp tiền. Nhưng có trường hợp nào mà kẻ địch lại Đấng Christ vẫn có thể ăn cắp tiền dù không có kẽ hở để lợi dụng không? Có ai cố tình ghi sai số tiền hoặc ghi thiếu tiền khi ghi chép sổ sách kế toán, rồi ăn trộm từng chút tiền một nhân lúc mọi người không chú ý không? Có rất nhiều người như vậy. Họ tham tiền tài, có nhân cách thấp kém, độc ác, và có thể làm ra bất cứ điều gì miễn là có cơ hội. Có câu nói rằng: “Cơ hội chỉ đến với người có sự chuẩn bị”. Người không có lòng tham sẽ không chú ý đến chuyện này, còn người có lòng tham thì luôn để ý tới. Họ luôn suy nghĩ đến việc ngấm ngầm lên kế hoạch và tìm kẽ hở để có thể lợi dụng với tiền tài và có thể vụng trộm tiêu xài.

Có một người phụ nữ ngu ngốc. Một lần nọ trong lúc nói chuyện với cô ta, Ta nói đến chuyện hội thánh muốn in vài cuốn sách và hỏi xem cô ta có biết gì về việc in ấn không. Sau khi nói một đống lý thuyết, cô ta ngay lập tức nói tiếp: “Thông thường, các nhà in đều trích tiền hoa hồng khi in sách. Nếu chúng ta để người ngoại đạo lo liệu thì chắc chắn sẽ có không ít sự mờ ám ở đây, chắc chắn họ sẽ có thể vơ vét được không ít lợi nhuận từ đó”. Cô ta vừa nói vừa mở cờ trong bụng. Mắt cô ta sáng lên, lông mày nhướn lên, hai má đỏ bừng, cô ta rất cao hứng và phấn khích. Ta thầm nghĩ: “Nếu ngươi có thể lo liệu công việc in ấn này thì cứ lo liệu đi, và ngươi biết bao nhiêu thì cứ nói với Ta bấy nhiêu, tại sao ngươi lại phấn khích như vậy?”. Vừa suy nghĩ về chuyện này, Ta đã hiểu ra: Có những lợi ích trong chuyện này. Cô ta không hề quan tâm đến việc in ấn như thế nào, in những cuốn sách nào, chất lượng ra sao hay tìm nhà in như thế nào. Cô ta chỉ quan tâm đến tiền hoa hồng. Thậm chí còn chưa làm gì mà cô ta đã nói về chuyện lấy tiền hoa hồng. Ta nghĩ: “Chắc hẳn ngươi nghèo đến phát điên rồi. Nhà Đức Chúa Trời in sách mà ngươi cũng muốn tiền hoa hồng? Nhà Đức Chúa Trời không kiếm được một xu nào từ việc phát hành sách, tất cả đều miễn phí, thế mà ngươi vẫn còn muốn nhận tiền hoa hồng?”. Chẳng phải người phụ nữ này đang tự tìm cái chết hay sao? Nhà Đức Chúa Trời thậm chí còn chưa nói là cho phép cô ta lo liệu công việc này, Ta mới chỉ trưng cầu ý kiến của cô ta một chút, vậy mà cô ta đã nói đến chuyện nhận tiền hoa hồng. Nếu để cô ta lo liệu chuyện này thì cô ta sẽ không chỉ lấy tiền hoa hồng đâu, mà cô ta có thể ăn trộm hết toàn bộ số tiền. Ngươi đưa cô ta bao nhiêu thì cô ta sẽ lừa gạt và ăn cắp bấy nhiêu. Ta có nói quá không nhỉ? Người phụ nữ ngu ngốc này có phải là thứ gì tốt không? Nếu ngươi hỏi Ta, Ta sẽ nói rằng cô ta là tay thổ phỉ và lưu manh, tiền nào cũng dám kiếm. Tạm thời không nói đến việc nếu cô ta hỏi thì Đức Chúa Trời có đồng ý hay không, mà chỉ cần hỏi các anh chị em xem cô ta làm như thế có chu toàn hay không, họ có thể thông qua hay không và liệu dân được Đức Chúa Trời chọn có thể tha thứ cho cô ta không.

Cũng có những người mà thậm chí chỉ nhắc đến thôi cũng thấy ghê tởm. Khi họ làm việc cho nhà Đức Chúa Trời, họ hợp tác với những người ngoại đạo để nâng giá lên, khiến nhà Đức Chúa Trời phải trả mức giá cao và bị tổn thất. Nếu ngươi không mua hoặc không đồng ý, họ sẽ nổi giận ngay và nghĩ đủ mọi cách thuyết phục ngươi hoặc khuyên can ngươi, nghĩ đủ mọi cách vơ vét tiền từ hội thánh. Đến lúc tiền đã được đưa cho những người ngoại đạo, họ đã có được lợi ích và còn có cả thể diện, họ cao hứng như thể vừa trúng được giải thưởng lớn vậy. Đây được gọi là chỉ nghĩ cho người ngoài, phung phí của lễ và không bao giờ cố gắng vì lợi ích của Nhà Đức Chúa Trời, dù chỉ một chút. Tại sao những người phụ nữ ngu ngốc phụ trách in sách trước đây lại bị sa thải? Đó là vì họ đã khiến nhà Đức Chúa Trời phải chịu tổn thất và đã làm xằng làm bậy. Khi đàm phán nghiệp vụ với những người ngoại đạo, họ liên tục ép giá xuống mức thấp nhất có thể, đến mức thấp hơn cả giá thành và khiến người ngoại đạo chán ghét, không muốn làm với họ nữa. Cuối cùng, những người ngoại đạo miễn cưỡng đồng ý, nhưng lại gian lận về chất lượng. Ngươi nghĩ xem có ai sẽ làm một vụ làm ăn thua lỗ không? Con người trên thế giới này phải sinh tồn. Trong việc làm ăn, ngoài giá thành, họ còn phải kiếm đủ tiền trang trải phí sinh hoạt và phí nhân công. Những người phụ nữ này không để những người ngoại đạo kiếm được đồng nào, trả giá một cách bất hợp lý và liên tục ép giá. Họ cảm thấy họ đang tiết kiệm tiền cho nhà Đức Chúa Trời, cuối cùng thì thế nào? Người ta đã gian lận về chất lượng và việc đóng sách. Nếu không bù đắp cho khoản thâm hụt thì chẳng phải người ta sẽ chịu lỗ hay sao? Nếu người ta phải chịu lỗ thì liệu người ta có thể làm không? Liệu người ta có thể để những người phụ nữ kia được lợi không? Không, đó là điều không thể. Nếu người ta để những người phụ nữ kia được lợi, thì đây không phải là làm ăn, mà là làm từ thiện. Những người phụ nữ ngu ngốc kia không nhìn thấu được chuyện này nên đã làm việc cho nhà Đức Chúa Trời như vậy, làm cho rối tinh rối mù. Cuối cùng, họ vẫn đủ lí lẽ: “Tôi đang nghĩ cho nhà Đức Chúa Trời và tiết kiệm tiền cho nhà Đức Chúa Trời thôi. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy!”. Họ chỉ toàn nói hươu nói vượn! Họ có hiểu cái gì gọi là quy ước ngành nghề không? Họ có hiểu cái gì gọi là quy củ, là hợp lý không? Rồi cuối cùng ra sao? Một vài cuốn sách có chất lượng rất kém, chỉ lật vài lần là các trang đã long ra, cả cuốn sách rách nát đến nỗi không có cách nào đọc được và chỉ có thể in lại toàn bộ. Như vậy là tiết kiệm tiền hay tốn thêm tiền đây? (Thưa, là tốn thêm tiền.) Đây chính là việc thối nát mà những người phụ nữ ngu ngốc đó đã gây ra.

Kẻ địch lại Đấng Christ hoàn hoàn không có nguyên tắc và nhân tính trong việc tiếp cận của lễ, sự thật này thể hiện đầy đủ tâm tính tà ác và hung ác của họ. Xét từ cách họ tiếp cận của lễ và tất cả những thứ thuộc về Đức Chúa Trời, tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ thực sự đối địch với Đức Chúa Trời. Họ khinh thường của lễ thuộc về Đức Chúa Trời, đùa giỡn và tiếp cận tùy tiện, không có một chút tôn trọng nào và không hề có giới hạn. Nếu tiếp cận những thứ thuộc về Đức Chúa Trời mà đã như vậy, thì họ còn đối xử với Đức Chúa Trời hay lời Đức Chúa Trời thế nào nữa? Không cần nói cũng biết. Đây là thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ, thực chất này chủ yếu là tà ác và hung ác. Đây là kẻ địch lại Đấng Christ không hơn không kém. Hãy ghi nhớ điều này: Bất cứ ai có thể phung phí, biển thủ, cho vay mượn, lừa lấy hoặc ăn cắp của lễ thì không cần nhìn những biểu hiện khác nữa. Chỉ cần có một trong những biểu hiện này cũng đủ để bị xác định tính chất là kẻ địch lại Đấng Christ. Ngươi không cần thăm dò hay điều tra, càng không cần quan sát họ để xem họ rốt cuộc có phải loại người này hay không hoặc xem họ có thể làm ra loại chuyện này trong tương lai hay không. Chỉ cần họ có một biểu hiện trong số này thôi thì chắc chắn họ là kẻ địch lại Đấng Christ, là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Tất cả các ngươi hãy xem xem: Bất kể đó là người lãnh đạo mà các ngươi đã bầu chọn, người lãnh đạo mà các ngươi dự định sẽ bầu chọn, hay một trong số những người mà các ngươi cho là người tốt, người không tệ, chỉ cần có hành động như vậy hoặc có khuynh hướng như vậy thì họ nhất định là kẻ địch lại Đấng Christ.

Hôm nay các ngươi có học được bài học nào từ những vấn đề Ta đã thông công không? Các ngươi đã hiểu được lẽ thật nào chưa? Các ngươi không thể nói rõ ràng nên Ta sẽ nói cho các ngươi biết nên học bài học nào. Ngươi không được ngấm ngầm lên kế hoạch với những thứ mà mọi người hiến dâng cho Đức Chúa Trời. Bất kể những thứ này là gì, có giá trị hay không, có quý giá hay không và ngươi có sử dụng được hay không, ngươi cũng không được ngấm ngầm lên kế hoạch. Nếu ngươi có năng lực thì hãy ra ngoài kiếm tiền, kiếm bao nhiêu cũng không ai can thiệp. Nhưng ngươi tuyệt đối không được ngấm ngầm lên kế hoạch đối với của lễ của Đức Chúa Trời. Tính cảnh giác này là điều các ngươi phải có. Lý tính này là điều các ngươi phải có. Trên đây là một bài học. Còn một bài học nữa là các ngươi phải coi bất cứ ai phung phí, biển thủ, cho vay mượn, lừa lấy và ăn cắp của lễ là kẻ cùng một loại với Giu-đa. Những người có hành vi và cách làm như vậy đã xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi họ. Đừng ôm tâm lý may mắn. Nếu Ta đã nói như vậy thì Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành như vậy. Đây là quy định và không có chỗ để thương lượng. Một số người sẽ nói rằng: “Lúc tôi biển thủ có hoàn cảnh: Lúc đó tôi còn trẻ và vô tri nên mới tiêu số tiền đó bừa bãi, nhưng tôi không lừa gạt quá nhiều tiền của nhà đức chúa trời. Tôi chỉ ăn cắp 20 đến 30, hoặc 50 nhân dân tệ thôi”. Nhưng vấn đề không nằm ở số tiền, vấn đề là những việc ngươi làm nhắm vào Đức Chúa Trời. Ngươi động vào đồ của Đức Chúa Trời là không được. Đồ của Đức Chúa Trời không phải là tài sản công cộng, không thuộc về mọi người, không thuộc về hội thánh, không thuộc về nhà Đức Chúa Trời. Chúng thuộc về Đức Chúa Trời và ngươi không được lẫn lộn giữa các khái niệm này. Đức Chúa Trời không cho là như thế, và Ngài cũng không phán với ngươi rằng: “Đồ và của lễ của Ta đều thuộc về hội thánh và do hội thánh phân phối”. Ngài lại càng không phán rằng: “Mọi của lễ của Ta đều thuộc về hội thánh, thuộc về nhà Đức Chúa Trời và do các anh chị em quản lý. Ai muốn dùng thì chỉ cần báo cáo là được”. Đức Chúa Trời không phán như vậy và cũng không bao giờ phán như vậy. Vậy thì Đức Chúa Trời phán thế nào? Những gì mọi người đã dâng hiến cho Đức Chúa Trời đều thuộc về Đức Chúa Trời. Một khi được dâng lên bàn thờ, những thứ này sẽ thuộc về Đức Chúa Trời vĩnh viễn và không người nào có tư cách hay quyền hạn sử dụng cho bản thân. Ngấm ngầm lên kế hoạch với của lễ và thực hiện hành vi biển thủ, lừa lấy, ăn cắp, cho vay mượn và phung phí của lễ – tất cả những hành vi này đều bị định tội là xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và là hành vi của kẻ địch lại Đấng Christ. Những hành vi này cũng tương đương với tội báng bổ Đức Thánh Linh và Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ tha thứ cho ngươi. Đây là tôn nghiêm của Đức Chúa Trời và mọi người không được xem nhẹ chuyện này. Khi ngươi ăn cướp hoặc ăn cắp tài sản của người khác thì theo luật, ngươi có thể bị phán từ một đến hai năm tù, hoặc ba đến năm năm tù. Và sau khi ngươi bị phạt tù từ ba đến năm năm, tội này sẽ không còn nữa. Nhưng khi ngươi sử dụng đồ của Đức Chúa Trời, của lễ của Đức Chúa Trời, thì trong mắt Đức Chúa Trời tội này sẽ là vĩnh viễn và không thể tha thứ. Ta đã nói với ngươi những lời này và bất cứ ai phạm phải thì tự chịu hậu quả. Đến lúc đó, tốt hơn hết là ngươi đừng oán trách Ta không nói với ngươi. Ta đã nói rồi. Ta đã nói rõ với ngươi ở đây hôm nay, ván đã đóng thuyền và sau này nó sẽ được hoàn thành như vậy. Ngươi tin hay không thì tùy. Có những người nói rằng họ không sợ. Nếu không sợ thì cứ chờ xem. Đừng đợi đến khi bị trừng phạt, vì ngươi có khóc lóc, nghiến răng và đấm ngực thì cũng vô dụng.

Ngày 24 tháng 10 năm 2020

Trước: Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị hoặc hết hy vọng được phúc

Tiếp theo: Mục 14. Họ xem nhà Đức Chúa Trời như thiên hạ của mình

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger