Mục 2. Họ tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm với mình

Chúng ta đã thông công xong về việc lung lạc lòng người – biểu hiện thứ nhất của việc kẻ địch lại Đấng Christ khống chế con người. Bây giờ chúng ta thông công về biểu hiện thứ hai. Thủ đoạn thứ hai mà kẻ địch lại Đấng Christ dùng để khống chế con người là tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm. Thủ đoạn thứ nhất là mê hoặc con người và lung lạc lòng người. Nhìn bề ngoài thì thấy họ nói chuyện rất nhẹ nhàng, rất hợp với quan niệm của con người, và không gây bất kỳ thương tổn nào cho người khác. Họ khá là khéo léo và khó hiểu, không thể nhìn ra họ có biểu hiện nào là ác ý, ác độc, khát máu hay hiếu chiến. Họ toàn chọn dùng thủ đoạn rất xảo quyệt. Thủ đoạn thứ hai – tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm, thủ đoạn này tương đối rõ ràng. Nhìn ý nghĩa của từ “tấn công và loại trừ”, đây không phải là những từ tích cực, mà là từ có nghĩa xấu. Phương thức tấn công và loại trừ này rõ ràng là công khai, ai cũng có thể nhìn ra được. Giống như một người đàn bà chanh chua đang chửi đổng, vạch trần khuyết điểm của nhau, lời nói thẳng thắn và rõ ràng, ai nghe qua cũng hiểu. Lời nói có tính chất công kích, không phải âm thầm chịu đựng mà là chủ động tấn công. Sự công khai đàn áp người ta, loại trừ người ta, tấn công người ta, và vạch trần các vấn đề của người ta của những kẻ địch lại Đấng Christ đều có mục tiêu. Không còn nghi ngờ gì nữa, họ sử dụng những phương tiện như thế này để nhắm vào những người mưu cầu lẽ thật và có thể phân định họ. Khi đập tan những người đó, họ đạt được mục đích củng cố địa vị của mình. Tấn công và loại trừ người ta như thế này là mang tính chất ác độc. Có sự gây hấn trong ngôn ngữ và cách nói của họ: vạch trần, lên án, phỉ báng và vu khống xấu xa. Họ thậm chí bóp méo sự thật, nói về những điều tích cực như thể chúng là tiêu cực và tiêu cực như thể chúng là tích cực. Việc đảo lộn trắng đen và trộn lẫn đúng sai như thế này sẽ hoàn thành mục tiêu của những kẻ địch lại Đấng Christ là đánh gục người ta và hủy hoại thanh danh của họ. Tư duy nào làm nảy sinh sự tấn công và loại trừ này đối với những người bất đồng chính kiến? Phần lớn, nó xuất phát từ một tư duy đố kỵ. Trong một tâm tính hung ác, sự đố kỵ mang theo sự thù hận dữ dội; và như một kết quả của sự đố kỵ của họ, những kẻ địch lại Đấng Christ tấn công và loại trừ mọi người. Trong một tình huống như thế này, nếu những kẻ địch lại Đấng Christ bị vạch trần, bị tố cáo bị mất địa vị, và bị đả kích trong lòng; thì họ sẽ không phục và thấy bất mãn, như thế càng dễ nảy sinh tâm lý trả thù dữ dội. Trả thù là một loại tâm lý, và nó cũng là một loại tâm tính bại hoại. Khi những kẻ địch lại Đấng Christ thấy rằng những gì ai đó đã làm gây tổn hại cho họ, rằng những người khác có năng lực hơn họ, hoặc rằng những lời phát biểu và đề xuất của ai đó hay hơn hoặc cao hơn của họ, và mọi người đều đồng ý với những lời phát biểu và đề xuất của người đó, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cảm thấy địa vị của họ bị đe dọa, trong lòng nảy sinh sự đố kỵ và căm ghét, và họ tấn công, trả thù. Khi trả thù, những kẻ địch lại Đấng Christ thường giáng một đòn phủ đầu vào mục tiêu. Họ chủ động tấn công và hạ bệ người ta, cho đến khi bên kia quy phục. Chỉ khi đó họ mới cảm thấy hả dạ. Còn có những biểu hiện nào khác của việc tấn công và loại trừ người ta? (Hạ thấp người khác.) Hạ thấp người khác là một trong những cách biểu hiện; cho dù ngươi làm tốt đến đâu, những kẻ địch lại Đấng Christ vẫn sẽ hạ thấp ngươi hoặc lên án ngươi, cho đến khi ngươi tiêu cực, yếu đuối và không thể đứng vững. Khi đó, họ sẽ thấy vui, sẽ hoàn thành được mục tiêu của mình. Lên án có phải là một phần ý nghĩa của việc hạ thấp người khác không? (Phải.) Những kẻ địch lại Đấng Christ lên án người ta như thế nào? Họ làm cho chuyện bé xé ra to. Ví dụ, ngươi đã làm điều gì đó không thành vấn đề, nhưng họ lại muốn làm ầm ĩ lên để tấn công ngươi, nghĩ ra đủ mọi cách để bôi nhọ ngươi, và lên án ngươi bằng cách làm cho chuyện bé xé ra to, để những người khác nghe thấy sẽ nghĩ rằng những gì những kẻ địch lại Đấng Christ nói có lý và rằng ngươi đã làm điều gì đó sai trái. Với điều này, những kẻ địch lại Đấng Christ đã hoàn thành mục tiêu của họ. Đây là lên án, tấn công và loại trừ những người bất đồng chính kiến. Loại trừ có nghĩa là gì? Có nghĩa là trong lòng họ biết ngươi đúng, nhưng lòng họ đố kị với ngươi, hận ngươi, cố ý tấn công ngươi, nên họ nói rằng ngươi làm việc đó là sai. Sau đó, họ sẽ sử dụng những quan điểm và sự ngụy biện riêng của họ để tranh luận thắng ngươi, nói theo cách thuyết phục để mọi người nghe cảm thấy những gì họ nói là đúng và nói hay; khi ấy, tất cả những người đó sẽ tán thành họ và đứng về phía họ để phản đối ngươi. Những kẻ địch lại Đấng Christ lợi dụng điều này để tấn công ngươi, khiến ngươi trở nên tiêu cực và yếu đuối. Bằng cách này, họ đã đạt được mục tiêu tấn công và loại trừ những người bất đồng chính kiến. Việc loại trừ những người bất đồng chính kiến đôi khi có thể xảy ra dưới hình thức tranh luận mặt đối mặt, hoặc đôi khi thông qua việc xét đoán ai đó, gây xung đột, vu khống họ, và bịa đặt mọi chuyện sau lưng họ. Chẳng hạn như, khi kẻ địch lại Đấng Christ muốn loại trừ một người bất đồng quan điểm, đầu tiên họ nghe ngóng xem ai có quan hệ khá tốt với người bất đồng quan điểm này. Họ tìm đến gặp người này và nói: “Ái chà, lần trước hắn nói anh không có tố chất gì cả, năng lực lĩnh hội lại kém, còn không có hiểu biết thuộc linh, thực hiện bổn phận cũng không có nguyên tắc gì. Tôi tranh luận với hắn, vì tôi nghĩ anh vẫn là một người khá tốt”. Sau khi gây chia rẽ như vậy, mối quan hệ giữa hai người kia sẽ không tốt nữa. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ ở bên cạnh và không ngừng châm dầu vào lửa, cuối cùng mối quan hệ giữa hai người kia đã hoàn toàn tan vỡ. Kẻ địch lại Đấng Christ cứ như vậy gây chia rẽ mối quan hệ giữa mọi người với người bất đồng quan điểm, khiến mọi người đều xa lánh người đó, và đạt được mục đích cô lập người đó. Sau đó, họ lại tiếp tục tìm cơ hội để nắm thóp người bất đồng quan điểm, cho đến khi người bất đồng quan điểm bị đánh gục và tên tuổi của họ bị hủy hoại. Trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ xem đây là đánh gục một đối thủ cạnh tranh, để người này không trở thành mối uy hiếp đến địa vị của họ. Kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng tốt nhất là nên thu phục người bất đồng quan điểm, nếu không thu phục được thì sẽ nghĩ bằng mọi cách cô lập người đó, rồi gạt bỏ người đó. Nếu không thể gạt bỏ, kẻ địch lại Đấng Christ vẫn sẽ cô lập họ, cuối cùng sẽ bắt họ phục tùng và cầu xin tha thứ. Kẻ địch lại Đấng Christ lôi kéo và mượn một số thế lực để tấn công người mưu cầu lẽ thật hoặc là người có ý kiến không hợp với ý kiến của họ. Họ hủy hoại hội thánh và lập bang phái, cuối cùng làm cho hội thánh bị chia thành hai, ba phe – nghe theo họ chính là một phe, không nghe theo họ chính là một phe khác, và thêm một phe trung lập nữa. Dưới sự lãnh đạo “anh minh” của họ, người nghe lời họ ngày càng nhiều, người không nghe lời họ ngày càng ít. Người quy phục họ ngày càng nhiều, người bất đồng ý kiến với họ thì đã bị họ cô lập và không dám lên tiếng, nên người có thể phân định hoặc phản đối họ lại ngày càng ít đi. Cứ như vậy, kẻ địch lại Đấng Christ đã dần dần khống chế đa số mọi người trong hội thánh và đạt đến nắm quyền hành. Đây đúng là mục đích mà kẻ địch lại Đấng Christ muốn đạt đến. Kẻ địch lại Đấng Christ tuyệt đối không khoan nhượng khi đối đãi với người bất đồng ý kiến với họ. Họ nghĩ trong lòng rằng: “Cho dù anh bất đồng ý kiến với tôi nhưng vẫn phải phục tùng sự lãnh đạo của tôi, bởi vì bây giờ tôi là người định đoạt. Anh ở dưới tay tôi. Nếu anh là rồng thì phải cuộn mình, nếu là cọp thì phải nằm sấp; bất kể anh có kĩ năng gì, miễn là ngày nào còn tôi ở đây thì anh cũng đừng mong có quyền thế hoặc gây rối!”. Mục đích mà họ phải đạt đến chính là muốn một tay che trời, khống chế hội thánh và dân được Đức Chúa Trời chọn.

Mục tiêu chính của một kẻ địch lại Đấng Christ khi họ tấn công và loại trừ một người bất đồng quan điểm với mình là gì? Họ tìm cách tạo ra một tình huống trong hội thánh, nơi mà không có tiếng nói nào trái ngược với tiếng nói của riêng họ, trong đó quyền lực của họ, địa vị lãnh đạo của họ và lời nói của họ đều là tuyệt đối. Mọi người đều phải chú ý đến họ, và ngay cả khi mọi người có quan điểm khác thì cũng để nó ủ dột trong lòng chứ không được bày tỏ ra ngoài. Bất kỳ ai dám công khai không đồng ý với họ đều trở thành kẻ thù của kẻ địch lại Đấng Christ, và họ sẽ tìm mọi cách có thể để gây khó dễ cho người đó, nóng lòng dẹp người đó. Đây là một trong những cách kẻ địch lại Đấng Christ tấn công và loại trừ một người bất đồng chính kiến để củng cố địa vị và bảo vệ quyền lực của mình. Họ nghĩ: “Anh có ý kiến khác cũng được, nhưng anh không thể đi khắp nơi để tùy ý nói với họ, càng không được làm tổn hại quyền lực và địa vị của tôi. Nếu anh có điều gì muốn nói, anh có thể nói với tôi một cách riêng tư. Nếu anh nói điều đó trước mặt mọi người và khiến tôi mất mặt, thì anh tự chuốc lấy rắc rối, và tôi sẽ trừng trị anh đấy”. Đây là kiểu tâm tính gì? Những kẻ địch lại Đấng Christ không cho phép người khác nói năng tự do. Nếu họ có ý kiến khác – dù là về kẻ địch lại Đấng Christ hay bất kỳ thứ gì khác – họ không thể tùy tiện nói ra, mà phải cân nhắc đến thể diện của kẻ địch lại Đấng Christ. Nếu không, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ xem họ là kẻ thù, tấn công và loại trừ họ. Đây là loại bản tính gì? Đó là bản tính của một kẻ địch lại Đấng Christ. Và tại sao họ làm điều này? Họ không cho phép hội thánh có bất kỳ tiếng nói thay thế nào, họ không cho phép có bất kỳ người bất đồng chính kiến nào trong hội thánh, họ không cho phép những người được Đức Chúa Trời chọn công khai thông công về lẽ thật và phân định con người. Họ sợ nhất bị mọi người vạch trần, phân định; họ không ngừng cố gắng củng cố quyền lực của mình và vị thế họ có được trong lòng mọi người, điều mà họ cảm thấy không bao giờ được lay chuyển. Họ không bao giờ có thể chịu được bất cứ điều gì đe dọa hay ảnh hưởng đến niềm kiêu hãnh, danh tiếng hoặc địa vị và giá trị của họ với tư cách là lãnh đạo. Chẳng phải đây là biểu hiện của bản tính ác độc của những kẻ địch lại Đấng Christ sao? Không bằng lòng với quyền lực mà họ đã sở hữu, họ củng cố và bảo đảm nó và tìm kiếm sự thống trị vĩnh viễn. Họ không chỉ muốn kiểm soát hành vi của những người khác mà còn cả con tim của những người đó. Những cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn là để bảo vệ quyền lực và địa vị của họ, hoàn toàn là kết quả của sự ham muốn nắm giữ quyền lực của họ. Nếu kẻ địch lại Đấng Christ hành động quang minh chính đại và phù hợp với lẽ thật, thì tại sao họ lại sợ người khác lên tiếng, đưa ra kiến nghị bất đồng và vạch trần họ? Hay là do họ mang kế hoạch nham hiểm trong lòng, nên có tật giật mình. Kẻ địch lại Đấng Christ biết rằng họ hành ác quá nhiều, một khi bị người khác vạch trần, không những địa vị khó giữ mà còn có nguy cơ bị thanh trừ và khai trừ. Cho nên, họ cứ dốc hết toàn lực mà kìm kẹp người khác, hạn chế và cản trở người khác thông công về lẽ thật và đưa ra phân định. Nhất là người có tinh thần chính nghĩa và người dám vạch trần kẻ ác thì đều trở thành cây đinh trong mắt, cái gai trong thịt của họ. Họ cho rằng nếu những người có tinh thần chính nghĩa đều bị hạ gục và mất uy tín, thì sẽ không ai dám vạch trần họ nữa. Không còn có tiếng nói bất đồng nữa thì trong lòng họ mới có cảm giác an toàn. Cách làm này của kẻ địch lại Đấng Christ có tính nhất quán. Họ tuyệt đối không buông tay đối với quyền lực, vì củng cố quyền lực mà không khi nào lơi lỏng, và mỗi một câu họ nói ra, mỗi một việc họ làm đều là vì bảo vệ quyền lực và địa vị của chính mình. Điều này đặc biệt đúng khi có mặt một người bất đồng quan điểm, và kẻ địch lại Đấng Christ nghe rằng người bất đồng quan điểm ấy đã nói điều gì đó về họ, hay chỉ trích sau lưng họ. Trong trường hợp này, họ sẽ giải quyết vấn đề thật nhanh, ngay cả khi điều này có nghĩa là một đêm không ngủ và một ngày không ăn. Làm thế nào mà họ có thể nỗ lực như vậy? Đó là bởi vì họ cảm thấy rằng địa vị của mình đang lâm nguy, rằng nó đã bị thách thức. Họ cảm thấy nếu họ không hành động như vậy, quyền lực và địa vị của họ sẽ lâm nguy – một khi những việc ác và hành vi tai tiếng của họ bị vạch trần, họ sẽ không những không thể giữ được địa vị và quyền lực, mà còn bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi hội thánh. Đó là lý do tại sao họ cực kỳ nóng lòng tìm cách dẹp vấn đề và xua tan mọi hiểm họa tiềm ẩn đối với mình. Đây là cách duy nhất để họ giữ vững địa vị. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, địa vị là hơi thở cuộc sống. Chỉ cần nghe tin ai đó sẽ vạch trần hoặc tố cáo họ, họ sợ hãi đến mất tập trung, lo sợ mai này họ sẽ mất địa vị và không bao giờ được hưởng cảm giác đặc quyền địa vị đã mang lại cùng những lợi ích của địa vị nữa. Họ sợ sẽ không còn ai chiều theo hoặc đi theo họ nữa, không còn ai nịnh hót hay nghe lệnh họ nữa. Nhưng điều khó chịu nhất đối với họ không chỉ là bị mất địa vị và quyền lực, mà là thậm chí họ có thể bị thanh trừ hoặc khai trừ. Nếu điều đó xảy ra, tất cả những lợi thế và cảm giác đặc quyền mà địa vị và quyền lực đã mang lại cho họ sẽ lập tức tan biến, cả hy vọng được phúc và được ban thưởng khi tin Đức Chúa Trời cũng đều mất đi trong chớp mắt. Viễn cảnh này là điều họ khó chịu đựng nhất. Một khi mất đi những lợi ích và cảm giác ưu việt mà quyền lực và địa vị mang lại cho họ, những ngày tươi đẹp của họ sẽ kết thúc. Hơn nữa, bởi vì hành ác quá nhiều nên họ sẽ rơi vào tai họa, chờ đợi đối mặt với sự trừng phạt của Đức Chúa Trời.

Người bất đồng quan điểm là gì? Ai bị kẻ địch lại Đấng Christ coi là người bất đồng quan điểm? Ít nhất thì đó là những người không coi trọng kẻ địch lại Đấng Christ như một người lãnh đạo, nghĩa là không ngưỡng mộ hay tôn sùng họ, mà đối xử với họ như người bình thường. Đây là một kiểu người. Rồi có những người yêu lẽ thật, mưu cầu lẽ thật, mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính, và mưu cầu tình yêu dành cho Đức Chúa Trời; những người này chọn con đường khác với con đường của kẻ địch lại Đấng Christ, và trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, đây là người bất đồng quan điểm. Còn ai khác không? (Thưa, người luôn đưa ra đề nghị với những kẻ địch lại Đấng Christ và dám vạch trần họ.) Hễ ai dám đưa ra đề xuất với kẻ địch lại Đấng Christ hoặc vạch trần họ, hay có quan điểm khác với họ đều bị họ coi là người bất đồng quan điểm. Rồi còn một kiểu người khác: những người ngang ngửa với kẻ địch lại Đấng Christ về tố chất và năng lực, những người có khả năng ăn nói và hành động tương tự như họ, hoặc những người họ coi là hơn mình và có thể phân định được mình. Với một kẻ địch lại Đấng Christ, điều này không thể chấp nhận được, là mối đe dọa đến địa vị của họ. Những người như vậy là những người bất đồng quan điểm sâu sắc nhất với kẻ địch lại Đấng Christ. Kẻ địch lại Đấng Christ không dám lơ là hay khinh suất chút nào với những người như thế. Họ coi những người đó như cái đinh trong mắt, cái gai trong thịt, và luôn cảnh giác, đề phòng những người này, làm gì cũng tránh những người này. Nhất là khi một kẻ địch lại Đấng Christ thấy một người bất đồng quan điểm muốn phân định và vạch trần họ, thì một nỗi sợ hãi đặc biệt bao trùm lên họ; họ nóng lòng muốn loại trừ và công kích một người bất đồng quan điểm như vậy, đến mức sẽ không thỏa lòng cho đến khi thanh trừ được người bất đồng quan điểm đó ra khỏi hội thánh. Tâm tư và lòng dạ đầy những thứ này thì họ có khả năng làm được việc gì? Liệu họ có coi những anh chị em này như kẻ thù, nghĩ cách đánh gục và loại bỏ những người này không? Chắc chắn có. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ vắt hết óc để nghĩ biện pháp chế ngự người bất đồng quan điểm, và tìm mọi cách đánh gục họ, có phải không? Chế ngự chính là khiến người bất đồng quan điểm đều nghe lời họ, không dám nói gì, không dám có ý kiến bất đồng, lại càng không dám vạch trần họ. Đánh gục chính là vu cáo hãm hại người bất đồng quan điểm, định tội, bịa ra một số ấn tượng không có thật để bôi nhọ người đó, để người đó bị tỉa sửa và mất hết thanh danh. Có thể làm ra việc như thế, chẳng phải là việc ác lớn nhất sao? Chẳng phải là chuyện xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời sao? Kẻ địch lại Đấng Christ có nhiều thủ đoạn và phương thức để tấn công và loại trừ người bất đồng quan điểm. Không chỉ là đọ sức và bắt bẻ công khai, họ còn có một loại thủ đoạn lợi hại nhất chính là lôi kéo và thu nạp người bất đồng quan điểm, khiến những người này đều nghe lời họ. Nếu người bất đồng quan điểm không nghe lời họ, thì sẽ bị kẻ địch lại Đấng Christ đàn áp, trừng trị và làm mất uy tín, giống như thủ đoạn mà người ngoại đạo dùng để đối phó với đối thủ của mình. Kẻ địch lại Đấng Christ tà ác và tàn nhẫn như vậy đấy. Nhưng có lúc, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ dùng cách mềm mỏng để lôi kéo người khác. Chẳng hạn như, nếu có người bất đồng quan điểm không nhất trí với ý kiến của họ, họ sẽ nhìn xem người này thích gì và điểm yếu ở đâu, họ sẽ dùng đủ loại thủ đoạn đê tiện để chế ngự người này. Hoặc là họ sẽ giả vờ chịu thua và nhận sai trước mặt người bất đồng quan điểm, hoặc là tìm mọi cách để cho người này lợi ích và làm người này hài lòng, hoặc là cho người tri kỷ của người này đi thuyết phục giúp họ. Sau đó, kẻ địch lại Đấng Christ giả vờ thông công về lẽ thật cho người bất đồng quan điểm, họ nói rằng: “Hai chúng ta phối hợp làm công tác của hội thánh là thích hợp nhất rồi. Về sau, hội thánh này một nửa là của anh, một nửa là của tôi. Tuy rằng tôi là lãnh đạo, nhưng anh có ý kiến gì thì tôi đều nghe theo anh. Thực ra chính là tôi sẽ phối hợp với anh”. Nếu không hiểu lẽ thật thì người bất đồng quan điểm sẽ rất dễ dàng bị kẻ địch lại Đấng Christ thu nạp. Người hiểu lẽ thật sẽ nhìn thấu chuyện này và nói rằng: “Lão này quỷ kế đa đoan thật, không công khai công kích mà dùng chiêu như vậy, không dùng cương mà dùng nhu”. Đối với một kẻ địch lại Đấng Christ, người bất đồng quan điểm với họ là một mối đe dọa đối với địa vị và quyền lực của họ. Bất cứ ai đe dọa địa vị và quyền lực của họ, dù đó có thể là người nào, thì những kẻ địch lại Đấng Christ cũng sẽ bằng mọi giá “chiếu cố” những người đó. Nếu những người này thật sự không thể bị khuất phục hay bị thu phục vào lực lượng của họ, thì những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ hạ bệ và thanh trừ những người đó. Cuối cùng, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ đạt được mục đích là có quyền lực tuyệt đối. Đây là một trong những kỹ thuật mà những kẻ địch lại Đấng Christ thường sử dụng để duy trì địa vị và quyền lực của mình – họ tấn công và loại trừ những người bất đồng quan điểm với mình.

Kẻ địch lại Đấng Christ tấn công và loại trừ người bất đồng quan điểm – những cách làm, biểu hiện, động cơ làm việc và nguồn gốc của chuyện này đều xuất phát từ đâu? (Thưa, từ Sa-tan.) Nói cụ thể hơn, chúng phát xuất từ dã tâm và dục vọng của con người, phát xuất từ bản tính của Sa-tan. Vậy thì mục đích của họ là gì? Mục đích chính là nắm lấy quyền lực, khống chế lòng người rồi hưởng thụ lợi ích của địa vị. Đây chính là kẻ địch lại Đấng Christ chính hiệu. Nhìn từ hai hạng mục lung lạc lòng người và tấn công, loại trừ người bất đồng quan điểm này, kẻ địch lại Đấng Christ lý giải như thế nào về hai chữ “lãnh đạo” và về vai trò lãnh đạo này? Họ cho rằng lãnh đạo là người có quyền lực và địa vị, rằng có quyền lực thì có thể sai khiến, lôi kéo, mê hoặc, uy hiếp và khống chế người mà họ lãnh đạo. Họ lĩnh hội hai chữ “lãnh đạo” như vậy. Cho nên, khi làm lãnh đạo, họ áp dụng những thủ đoạn này vào công tác của mình, và đây chính là cách họ thực hiện bổn phận. Thực hiện bổn phận giống vậy thì rốt cuộc là họ đang làm gì? Có thể nói một cách chắc chắn rằng họ đang hành ác, và nói chính xác ra là họ muốn lập một vương quốc độc lập, tranh đoạt dân được chọn, tranh đoạt lòng người và địa vị với Đức Chúa Trời. Họ muốn thay thế địa vị của Đức Chúa Trời trong lòng con người, khiến con người sùng bái họ. Các ngươi có phải cũng thường hay có những ý định, động cơ, biểu hiện và cách làm như vậy không? Có phải cũng thường bộc lộ những tâm tính Sa-tan này không? (Thưa, phải.) Việc bộc lộ tâm tính Sa-tan có thể nghiêm trọng đến mức độ nào? Có đạt đến mức không thể khống chế được bản thân không? Khi làm vậy, các ngươi có thể có chút ý thức, kiềm chế và có thể chịu chút ràng buộc không? (Thưa, có thể.) Các ngươi nói xem, có ai không có một chút dục vọng nào với quyền lực không? Có ai không thích quyền lực không? Có ai không tham hưởng lợi ích của địa vị không? Không có một ai cả. Nguyên nhân là gì? Chính là vì con người đều đã bị Sa-tan làm bại hoại, và đều có bản tính Sa-tan. Mọi người đều có một điểm chung, đều thích địa vị, quyền lực và thích hưởng thụ lợi ích của địa vị. Đây là điểm chung của con người. Vậy thì tại sao có người bị coi là kẻ địch lại Đấng Christ, có người chỉ mới bộc lộ tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ hoặc đi theo con đường địch lại Đấng Christ? Hai nhóm người này có gì khác biệt? Trước tiên, hãy nói về sự khác biệt trong nhân tính của họ. Kẻ địch lại Đấng Christ có nhân tính không? Người đi theo con đường địch lại Đấng Christ so với kẻ địch lại Đấng Christ thì có khác biệt gì trong nhân tính? (Thưa, kẻ địch lại Đấng Christ không có lương tâm và lý trí, không có nhân tính. Còn người đi theo con đường địch lại Đấng Christ vẫn còn một chút lương tâm và lý trí. Họ vẫn có thể tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, và có biểu hiện hối cải thực sự.) Có biểu hiện hối cải hay không, đây là một điểm khác biệt. Kẻ địch lại Đấng Christ biết hối cải không? (Thưa, không biết.) Kẻ địch lại Đấng Christ không tiếp nhận lẽ thật một chút nào, có đi vào đường cùng thì họ cũng không hối cải và sẽ không bao giờ nhận biết bản thân. Người đi con đường địch lại Đấng Christ và kẻ địch lại Đấng Christ còn có một điểm khác biệt trong nhân tính, chính là sự khác biệt giữa một người tốt bình thường và một kẻ ác. Người tốt khi nói chuyện và làm việc thì có lương tâm và lý trí, kẻ ác thì không có lương tâm và lý trí. Khi kẻ ác làm chuyện xấu và bị vạch trần, họ sẽ không phục trong lòng, “Hừ, ai cũng biết thì có thể làm gì chứ? Tôi cứ làm như vậy đấy! Cho dù có ai vạch trần hay chỉ trích thì tôi cũng chẳng để ý. Ai có thể làm gì được tôi!”. Kẻ ác dù làm bao nhiêu chuyện xấu cũng không cảm thấy nhục nhã. Một người bình thường mà làm chuyện xấu, thì đều muốn ngụy trang và che đậy nó. Nếu có một ngày bị ai đó vạch trần, họ cảm thấy không còn mặt mũi gặp người khác và thậm chí còn không muốn sống nữa: “Trời ơi, sao tôi có thể làm ra loại chuyện như vậy? Tôi thực sự là không biết nhục nhã!”. Họ vô cùng hối hận, thậm chí còn rủa sả bản thân và nói rằng cả đời này sẽ không bao giờ làm loại chuyện như vậy nữa. Họ có loại biểu hiện này chứng tỏ rằng họ biết liêm sỉ, vậy thì vẫn còn chút nhân tính. Một người không biết liêm sỉ thì sẽ không có lương tâm và lý trí, và hễ là kẻ ác thì không biết liêm sỉ. Cho dù kẻ ác có làm chuyện xấu gì, họ vẫn không đỏ mặt, tim không đập nhanh, vẫn có thể biện hộ cho bản thân không chút kiêng dè, đem tiêu cực nói thành tích cực, đem chuyện xấu nói thành chuyện tốt. Người như vậy có liêm sỉ hay không? (Thưa, không có.) Nếu có thái độ như vậy, thì liệu sau này họ có thực sự hối cải không? Sẽ không, họ vẫn tiếp tục làm như cũ. Đây chính là không có liêm sỉ, không có liêm sỉ chính là không có lương tâm và lý trí. Người có lương tâm và lý trí làm chuyện xấu và bị vạch trần, thì sẽ cảm thấy không có mặt mũi gặp ai và không bao giờ làm chuyện như vậy nữa. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ cảm thấy đây là chuyện nhục nhã và không dám nhìn mặt người khác; bên trong nhân tính của họ biết liêm sỉ. Biết liêm sỉ, đây chẳng phải là tiêu chuẩn thấp nhất đối với nhân tính bình thường sao? (Thưa, phải.) Một người ngay cả liêm sỉ cũng không có thì còn có thể được gọi là con người hay không? Không thể. Người không có liêm sỉ có tư duy bình thường không? (Thưa, không có.) Họ còn không có tư duy bình thường, chứ đừng nói đến yêu thích điều tích cực. Đối với họ mà nói, lương tâm và lý trí này là tiêu chuẩn quá cao và họ không với tới được. Vậy thì, sự khác biệt căn bản nhất giữa kẻ địch lại Đấng Christ và người đi theo con đường địch lại Đấng Christ là gì? Người có thực chất của kẻ địch lại Đấng Christ mà bị người khác vạch trần vì tranh đoạt địa vị với Đức Chúa Trời, thì sẽ không cảm thấy chuyện này có gì sai. Sau đó, họ không những không rút ra bài học và quay về với Đức Chúa Trời, mà trái lại, một khi có cơ hội được chọn làm lãnh đạo và người làm công, họ còn tiếp tục tranh đoạt địa vị với Đức Chúa Trời, tiếp tục làm như cũ, chết cũng không hối cải. Người như vậy có lý tính hay không? (Thưa, không có.) Người không có lý tính thì có liêm sỉ hay không? (Thưa, không có.) Người như vậy không có lý tính và không có liêm sỉ. Người có nhân tính bình thường, có lương tâm và lý trí, khi nghe người khác nói rằng họ đang tranh đoạt địa vị với Đức Chúa Trời, thì sẽ cảm thấy: “Trời ơi, chuyện này quá nghiêm trọng rồi! Tôi là người đi theo Đức Chúa Trời, làm sao tôi có thể tranh đoạt địa vị với Ngài? Tranh đoạt địa vị với Ngài như vậy là quá vô sỉ! Tôi thật quá tê liệt, quá ngu xuẩn và quá thiếu lý trí mới có thể làm ra chuyện này! Làm sao tôi có thể làm ra chuyện này chứ?”. Họ cảm thấy xấu hổ và sỉ nhục vì chuyện mình đã làm, và khi gặp lại chuyện như vậy, cảm giác nhục nhã sẽ ràng buộc hành vi của họ. Mặc dù thực chất bản tính của con người đều là thực chất bản tính của Sa-tan, nhưng người có sẵn lý trí của nhân tính bình thường thì vẫn có liêm sỉ, và hành vi của họ có thể chịu sự ràng buộc. Khi con người dần dần hiểu lẽ thật một cách sâu sắc hơn, khi họ nhận biết, hiểu về Đức Chúa Trời và thuận phục lẽ thật ở mức độ ngày càng sâu sắc hơn, thì cảm giác nhục nhã này không còn là giới hạn thấp nhất nữa. Họ sẽ ngày càng được lẽ thật và lòng kính sợ Đức Chúa Trời ràng buộc, họ càng làm càng tốt và càng làm càng phù hợp với lẽ thật. Còn kẻ địch lại Đấng Christ thì có mưu cầu lẽ thật hay không? Chắc chắn là không. Họ không có lý trí của nhân tính bình thường, không biết mưu cầu lẽ thật là gì, trong lòng họ có sự chán ghét lẽ thật và không yêu thích lẽ thật một chút nào, vậy thì làm sao có thể mưu cầu lẽ thật? Mưu cầu lẽ thật là yêu cầu của nhân tính bình thường, chỉ người đói khát sự công chính mới có thể yêu thích lẽ thật và mưu cầu lẽ thật. Người không có nhân tính bình thường thì sẽ không mưu cầu lẽ thật.

Người đi theo con đường địch lại Đấng Christ có khác biệt với kẻ địch lại Đấng Christ đích thực. Một số người nhìn thấy bản thân mình có đầy tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ. Họ còn mưu cầu và vô cùng trân quý danh lợi, địa vị và không bao giờ buông bỏ chúng được. Họ nhận định rằng bản thân có bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ và không thể được cứu rỗi. Nếu ngươi không thực sự nhận biết bản thân, cũng không biết mình có phải là kẻ địch lại Đấng Christ hay là kẻ ác hay không, thì khi đó ngươi nên phản tỉnh xem bản thân rốt cuộc có liêm sỉ hoặc là cảm giác nhục nhã hay không. Nếu không có, thì ngươi đang gặp nguy hiểm, và có thể nói rằng ngươi có sẵn thực chất bản tính của kẻ ác hoặc là kẻ địch lại Đấng Christ. Cho dù hiện tại ngươi không phải là kẻ địch lại Đấng Christ, thì về sau cũng có thể trở thành kẻ địch lại Đấng Christ. Chuyện mà người không mưu cầu lẽ thật không sẵn lòng làm nhất chính là phản tỉnh và nhận biết bản thân. Họ nói: “Ai nói tôi là kẻ địch lại Đấng Christ thì tôi cũng chẳng để ý. Ai mà không yêu thích danh lợi và địa vị? Ai nói không yêu thích danh lợi và địa vị đều là giả dối. Ai có địa vị mà lại không hưởng thụ lợi ích của địa vị? Chỉ có kẻ ngốc. Có thể hưởng thụ lợi ích của địa vị, đây gọi là bản lĩnh!”. Người nói ra lời này là người như thế nào? Có phải là người chán ghét lẽ thật không? Người như vậy là người ngoan cố không thay đổi, họ có thể được cứu rỗi hay không? Họ tuyệt đối không thể được cứu rỗi, bởi vì Đức Chúa Trời không cứu rỗi kẻ ác. Người như vậy thuộc chủng loại của Sa-tan, thuộc loại súc sinh. Một số người không biết bản thân liệu có phải là đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi hay không. Khi đó, ngươi hãy quan sát khi Đức Chúa Trời vạch trần thực chất bản tính và tâm tính bại hoại của ngươi, bên trong ngươi có cảm giác hay không, có cảm thấy nhục nhã hay không, có cảm thấy những gì Đức Chúa Trời vạch trần là chính bản thân ngươi rồi cảm thấy nhục nhã và không còn mặt mũi hay không. Nếu ngươi có cảm giác liêm sỉ này, có cảm giác này thì đây là chuyện tốt. Thậm chí có một số người còn nói: “Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần tôi một cách triệt để. Tôi cảm thấy bản thân không có mặt mũi gặp người khác và không còn chỗ dung thân. Tôi cảm thấy bản thân đáng xuống địa ngục, tôi không xứng được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tôi thậm chí tiêu cực đến mức nghĩ rằng mình không đáng được sống. Tôi nên chết đi cho xong”. Có thể có loại cảm giác này là chuyện tốt hay xấu? Đây là chuyện tốt. Một số người không hiểu và nói: “Đây sao lại là chuyện tốt được?”. (Thưa, chuyện này chứng minh rằng người này có liêm sỉ.) Chuyện này không phải do liêm sỉ quyết định. Thứ nhất, có thể có loại cảm giác này thì ít nhất là ngươi nghe hiểu lời Đức Chúa Trời. Thứ hai, ngươi dựa trên cơ sở nào để nhận biết bản thân? (Thưa, tiếp nhận lời Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, ngươi có thể thừa nhận rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, chính là đã dựa theo lời Đức Chúa Trời để đánh giá bản thân có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi hay không, để đánh giá bản thân là loại người nào. Ngươi đã xem lời Đức Chúa Trời là tiêu chuẩn để đánh giá bản thân, chứng tỏ ngươi có đức tin thực sự nơi lời Đức Chúa Trời. Chỉ khi có đức tin thực sự nơi Đức Chúa Trời thì ngươi mới có thể coi lời Ngài là lẽ thật và là tiêu chuẩn để đánh giá bản thân. Người như vậy còn có cơ hội được cứu rỗi. Chuyện này không phải chỉ đơn giản là có liêm sỉ hay không.

Về việc kẻ địch lại Đấng Christ tấn công và loại trừ người bất đồng quan điểm, chúng ta đã nói về định nghĩa của “người bất đồng quan điểm”. Vậy người bất đồng quan điểm chủ yếu bao gồm những người nào? Chủ yếu là người có quan điểm nhìn nhận sự việc khác biệt và đi con đường khác biệt với kẻ địch lại Đấng Christ. Trong mắt những kẻ địch lại Đấng Christ, những người này đều trở thành người bất đồng quan điểm và đều là đối tượng tấn công của họ. Kẻ địch lại Đấng Christ cho rằng tấn công và loại trừ người bất đồng quan điểm là việc danh chính ngôn thuận, là bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời và bảo vệ đời sống hội thánh. Trên thực tế, đây là một loại thủ đoạn và cách làm để bảo vệ địa vị và quyền lực của chính họ, căn bản không phải để bảo vệ công tác của nhà Đức Chúa Trời, lại càng không phải để bảo vệ trật tự bình thường trong đời sống hội thánh cho dân được Đức Chúa Trời chọn. Trong số những người bất đồng quan điểm được nói ở đây, có những người mưu cầu lẽ thật. Chắc chắn là như vậy, bởi vì kẻ địch lại Đấng Christ phản đối con người mưu cầu lẽ thật, và cũng chỉ có người mưu cầu lẽ thật mới có thể phân định được kẻ địch lại Đấng Christ.

Ngày 22 tháng 1 năm 2019

Tiếp theo: Mục 3. Họ loại trừ và tấn công những ai mưu cầu lẽ thật

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger