Thông công về bài thánh ca “Vì yêu”
(Thông công cùng nhóm thánh ca)
Trong những bài thánh ca về đời sống hội thánh mà Ta nghe các ngươi hát thì vẫn còn quá ít những bài hát về trải nghiệm thực tế. Đa phần sự trải nghiệm trong các bài thánh ca còn quá nông cạn, khi hát không mang lại nhiều tính xây dựng đối với con người. Có những bài thánh ca chỉ toàn là lý luận sáo rỗng, không có chút thực tế nào. Ví dụ như “Vì yêu”, “Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta sâu sắc nhất”, “Tình yêu vĩnh cửu”, mấy bài thánh ca này quá sáo rỗng, đều là lý luận và những lời nói suông, không có chút gì là thực tế. Các ngươi xem thử lời của những bài hát này thế nào? Đều là nói đại cho có, đều là những lời thuộc về quan niệm và tưởng tượng, không có lời nào là về trải nghiệm thực tế cả. Viết một bài thánh ca về trải nghiệm cũng không xong mà còn muốn viết thánh ca ca ngợi Đức Chúa Trời, như vậy chẳng phải là không biết tự lượng sức sao? Làm chứng cho việc Đức Chúa Trời có gì và là gì, cũng như làm chứng cho thực chất của Ngài, đây là chuyện mà người bình thường có thể làm được sao? Bao nhiêu người có thể làm được chuyện đó? Không có chút nhận thức nào về Đức Chúa Trời mà chỉ toàn viết những lời thuộc về quan niệm và tưởng tượng, như vậy có phù hợp với thực chất của Đức Chúa Trời không? Như vậy có phù hợp với sự thật về công tác của Ngài không? Toàn nói những lời thuộc về quan niệm và tưởng tượng thì có phải là ca ngợi Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi không có nhận thức nào về Đức Chúa Trời thì những bài thánh ca ca ngợi Đức Chúa Trời mà ngươi viết ra cũng sẽ không thực tế. Ngươi nên viết một chút về những trải nghiệm thật sự, nhận thức thật sự và những hiểu biết của chính bản thân mình, hãy nói những lời khiêm tốn mà chân thực, đừng nói những lời khoác lác và khoa trương. Những lời mà ngươi viết, nào là về kế hoạch quản lý, tâm tính công chính, tình yêu, sự tôn quý, vĩ đại, cao cả hay độc nhất vô nhị của Đức Chúa Trời, ngươi có thể nhìn thấu những điều này không? Ngươi có biết về những điều này không? Nếu không biết thì đừng cố mà viết, như vậy là viết đại, là phô trương và thể hiện bản thân, khiến cho người ta bối rối khi hát, hoặc là khiến cho họ cùng ngươi phô trương bản thân. Hát xong những lời sáo rỗng này thì cũng chẳng có tính xây dựng gì cho con người cả. Việc này dẫn đến hậu quả gì? Có phải là đang chơi đùa với người ta, làm lỡ mất thời gian của người ta không? Chẳng phải là lừa gạt và lừa bịp Đức Chúa Trời sao? Ngươi không cảm thấy nhục nhã ư?
Các ngươi nhìn xem, lời bài hát “Vì yêu” nói gì? “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại, vẫn luôn chăm sóc và trông nom nhân loại”, câu này có chỗ nào đúng không? Có chỗ nào phù hợp với lẽ thật không? Vì yêu, Đức Chúa Trời đã tạo ra A-đam và Ê-va, có phải là như vậy không? (Thưa, không phải.) Vậy thì tại sao Ngài tạo ra họ? (Thưa, đó là do kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời.) Đức Chúa Trời muốn thông qua nhân loại mà mình tạo ra để triển khai một kế hoạch quản lý, cũng chính là triển khai kế hoạch quản lý sáu nghìn năm. Bất luận quá trình của kế hoạch quản lý sáu nghìn năm này như thế nào, cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ thu phục được một nhóm người như thế này: có thể thuận phục Ngài, làm chứng cho Ngài, có thể trở thành những thọ tạo chân chính, và trở thành chủ nhân chân chính của vạn vật. Đức Chúa Trời có kế hoạch quản lý này trước, sau đó mới sinh ra việc sáng tạo thế giới và nhân loại, việc này có liên quan đến tình yêu không? Đây là một tâm tư và ý niệm của Đức Chúa Trời, là một phần kế hoạch của Ngài. Cũng giống như con người có kế hoạch, có dự tính vậy. Chẳng hạn, có người dự tính mười năm sau sẽ trở thành quản lý, kiếm được 100 nghìn tệ, hay dự tính mười năm sau sẽ có học vấn thế nào, có cuộc sống gia đình ra sao. Việc này có liên quan gì đến tình yêu không? Không có liên quan. Đây là một kế hoạch mang tính giai đoạn và trình tự trong cuộc sống thường nhật của con người, họ có một bản kế hoạch, một mục tiêu, một lý tưởng. Còn Đức Chúa Trời thì sao? Đồng thời với việc tể trị vạn vật của cả vũ trụ này, Ngài cũng có một kế hoạch ở trái đất. Khởi đầu của kế hoạch này chính là việc Đức Chúa Trời sáng tạo ra vạn vật, các loại sinh vật, sau đó lại sáng tạo ra hai con người. Sự thật không phải vậy sao? Kế hoạch này có liên quan gì đến tình yêu không? Không có chút liên quan nào cả. Vậy thì các ngươi thấy câu “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại, vẫn luôn chăm sóc và trông nom nhân loại” có đúng không? Đức Chúa Trời còn chưa tạo ra nhân loại, lấy đâu ra tình yêu? Tình yêu này chẳng phải là trống rỗng sao? Ngươi định nghĩa rằng việc Đức Chúa Trời tạo ra nhân loại là một hành động thể hiện tình yêu của Ngài, như vậy có phải là bôi nhọ Ngài không? Có phải là báng bổ Ngài không? Như vậy có phải là quá chủ quan không? Sự chủ quan này có tính chất gì? Chẳng phải là thiếu lý trí sao? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời đã vạch rõ lẽ mầu nhiệm của kế hoạch quản lý sáu nghìn năm và của ba bước công tác, thế là ngươi cảm thấy mình đã hiểu được đôi chút và có hiểu biết lơ mơ về Ngài. Đây chẳng qua chỉ là hiểu biết về nghĩa đen, vậy mà ngươi dám định nghĩa như vậy, nói rằng Đức Chúa Trời làm một việc, triển khai một công tác hay là có một kế hoạch nào đó chính là vì tình yêu, như vậy có phải là quá ngu xuẩn, quá thiếu lý trí không? Vậy thì câu “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại” có chỗ nào đúng không? (Thưa không, nó không phù hợp với lẽ thật.) Chưa nói đến việc nó có phù hợp với lẽ thật không, trước hết chúng ta hãy xem nó có phù hợp với tình hình thực tế hay không. Các ngươi nói xem câu hát này có thực tế không? (Thưa, không thực tế.) Đây có phải là ảo tưởng không? Việc Đức Chúa Trời tạo ra nhân loại không có chút liên quan gì đến tình yêu, vậy nên câu hát “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại” là không có căn cứ, thuần túy chỉ là tưởng tượng của con người, là ăn nói vớ vẩn. Ngươi quy định Đức Chúa Trời một cách mù quáng, như thế là báng bổ, không tôn trọng Ngài, là dùng cách nhìn, tưởng tượng và quan niệm của con người để đánh giá Ngài. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, không có lý trí, không biết nhục nhã. Vì vậy, “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại” là câu hát rất hồ đồ.
Chúng ta xem tiếp nào. “Đức Chúa Trời đã tạo ra nhân loại, vẫn luôn chăm sóc và trông nom nhân loại”, người viết bài hát này nói rằng đây cũng là vì tình yêu. Nếu đã là sai khi bảo rằng Đức Chúa Trời vì tình yêu mà tạo ra nhân loại, vậy thì có đúng không khi nói Ngài vẫn luôn chăm sóc và trông nom nhân loại vì tình yêu? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? “Vẫn luôn chăm sóc và trông nom nhân loại”, đây là loại hành vi như thế nào? Thực chất của loại hành vi này là gì? Có phải là trách nhiệm không? (Thưa, phải.) Một nhân loại vừa mới được tạo ra, chưa hiểu gì cả, cũng không biết nói chuyện và phân định, lại còn bị dụ dỗ bởi con rắn, thì Đức Chúa Trời có yêu họ được không? Tình yêu đó được cho đi thế nào, bộc lộ thế nào, biểu hiện thế nào, bày tỏ thế nào, những chi tiết này có trong lời hát không? Tất cả đều không có. Đây chính là trách nhiệm, tình cảm thật sự ở đây chính là trách nhiệm của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời đã tạo ra con người, thì Ngài chắc chắn sẽ trông nom, chăm sóc và bảo vệ, dẫn dắt. Đây là trách nhiệm của Đức Chúa Trời, không phải là vì yêu. Nếu ngươi quy định rằng đây là vì tình yêu của Đức Chúa Trời, vậy thì sự hiểu lầm của ngươi đối với Ngài quá lớn, nhận thức như vậy là không chính xác. Hai con người vừa mới được tạo ra thì hiểu được gì chứ? Ngoài một hơi thở mà Đức Chúa Trời ban cho thì họ không hiểu gì cả, không biết gì cả. Nhất là họ căn bản không biết gì về Đức Chúa Trời, không biết Ngài là ai, không biết Ngài là như thế nào, cũng không biết nghe theo lời Ngài và thuận phục Ngài ra sao. Thậm chí họ không biết việc xa rời Ngài và trốn tránh Ngài cũng là vấn đề. Đối với nhân loại phủ nhận Đức Chúa Trời và chống đối Ngài như vậy, Đức Chúa Trời làm sao yêu họ được? Ngài có yêu họ nổi không? Xét về thực chất, Đức Chúa Trời chăm sóc và trông nom nhân loại, việc này chỉ có thể cho thấy một phần trách nhiệm của Ngài. Vì trong lòng Đức Chúa Trời có kế hoạch, có mong muốn, nên Ngài phải trông nom và bảo vệ nhân loại mà mình tạo ra. Ngươi rập khuôn nói rằng sự bảo vệ và chăm sóc của Đức Chúa Trời là vì yêu, vậy trong tình yêu này phải có bao nhiêu nội dung? Con người thật sự xứng đáng được Đức Chúa Trời yêu sao? Ít nhất thì trong lòng con người phải có sự yêu kính và lòng tin thật sự đối với Đức Chúa Trời thì Ngài mới có thể yêu họ. Nếu con người không yêu Đức Chúa Trời mà ngược lại còn chống đối và phản bội Ngài, thậm chí đóng đinh Ngài lên thập tự giá, vậy con người có xứng đáng được Đức Chúa Trời yêu không? Dựa vào điều gì mà Ngài yêu con người? Dù trong tình huống nào, con người cũng bảo rằng Đức Chúa Trời yêu mình, đó là tưởng tượng và mong muốn một phía của con người.
Tiếp theo là câu “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã ban hành luật pháp và các điều răn, dẫn dắt con người sống trên đất. Vì yêu, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và dành cả sự sống của mình để cứu chuộc toàn nhân loại”. Hai câu này bao quát rất toàn diện, từ khi sáng thế đến Thời đại Luật pháp, rồi đến Thời đại Ân điển khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và thực hiện công tác cứu chuộc, hai câu hát này đã khái quát được hai bước công tác của Ngài, chỉ tiếc rằng lại dùng hai chữ “vì yêu” ở phía trước để định nghĩa và làm phương hướng xác định tính chất của nó, đây là sai lầm. Sau khi Đức Chúa Trời tạo ra con người, bất luận là ban hành luật pháp để dẫn dắt con người hay cứu chuộc nhân loại, đây đều là vì kế hoạch quản lý và mong muốn của Ngài, là sự thật mà Ngài muốn làm cho trọn vẹn, không phải chỉ vì yêu. Sẽ có người bảo: “Nói vậy thì không có tình yêu trong những công tác này của Đức Chúa Trời sao?”. Như vậy có đúng không? (Thưa, không đúng.) Đức Chúa Trời có thực chất của tình yêu, nhưng nếu ngươi nói thực chất của việc Ngài thực hiện ba bước công tác này là vì yêu thì thật vô cùng sai lầm. Đây là bôi nhọ, là báng bổ Ngài. Vậy Đức Chúa Trời thực hiện ba bước công tác này chủ yếu là vì đâu? Đó là vì kế hoạch quản lý, vì mong muốn của Đức Chúa Trời, vì sự thật mà Ngài sắp sửa làm cho trọn vẹn, căn nguyên chính là những điều này chứ không phải chỉ là vì yêu. Đương nhiên, trong giai đoạn thực hiện ba bước công tác này, trong thực chất tâm tính mà Đức Chúa Trời bộc lộ ra có tình yêu. Biểu hiện cụ thể của “tình yêu” là gì? Có phải bao dung và nhẫn nại không? Có phải thương xót không? Có phải ban cho con người ân điển và phước lành không? Có phải khai sáng và dẫn dắt con người không? Có phải phán xét và hành phạt con người không? Tất cả đều đúng. Những điều như tỉa sửa, phán xét và hành phạt, vạch trần và mổ xẻ, thử luyện và tinh luyện, v.v. đều là tình yêu, tình yêu này quá toàn diện. Nhưng, nếu quy định rằng ba bước công tác của Đức Chúa Trời là vì yêu, chỉ nhấn mạnh vào tình yêu, như vậy là quá phiến diện, là quy định Đức Chúa Trời. Sau khi nghe câu hát này, con người sẽ cảm thấy rằng, “Đức Chúa Trời chính là tình yêu, ngoài tình yêu ra thì không có gì khác”, như vậy con người có nảy sinh hiểu lầm đối với Ngài không? (Thưa, có.) Vậy nên, bài hát này chẳng những không thật sự đưa con người đến trước Đức Chúa Trời, mà ngược lại còn khiến họ có hiểu lầm đối với Ngài. Nếu cứ luôn hát “Vì yêu, vì yêu” thì con người sẽ nảy sinh tình trạng gì? Họ sẽ nảy sinh cảm giác gì? Loại cảm giác này của con người rốt cuộc là nhận thức hay là hiểu lầm Đức Chúa Trời? Nếu không nhìn thấu được chuyện này mà cứ nói và hát như vậy, thì đó là ảo tưởng và càng vô lý hơn. Nếu con người rơi vào trạng thái ảo tưởng, không có lý trí và không biết tự trọng, như vậy thì phiền phức rồi. Người như vậy có thể thốt ra lời ca ngợi thật lòng đối với Đức Chúa Trời không? Họ không thể. Bài hát này không phải là lời ca ngợi thật sự về Đức Chúa Trời mà chỉ đang khiến cho con người lầm đường lạc lối thôi.
Tiếp đến hãy xem đoạn điệp khúc. Điệp khúc lại còn buồn nôn hơn, còn “ca ngợi” đến cao trào hơn nữa. “Lạy Đức Chúa Trời! Những gì bộc lộ từ công tác và lời phán của Ngài đều là tình yêu”, lời này có chính xác không? (Thưa, không chính xác.) Không chính xác ở chỗ nào? (Thưa, như vậy là quy định những lời phán và công tác của Đức Chúa Trời.) Quy định ra sao? (Thưa, rằng đó là vì yêu.) Những gì Đức Chúa Trời bộc lộ từ những lời phán của Ngài đều là tâm tính của Ngài: công chính, thánh khiết. Tình yêu chẳng qua chỉ là một phương diện cảm xúc, một loại tình cảm, nó hoàn toàn không phải là thực chất thật sự. Có đúng không nếu xác định rằng tình yêu là thực chất của Đức Chúa Trời? Như vậy là coi Đức Chúa Trời như thế nào? Là coi Ngài như nhà từ thiện, cho rằng Ngài dễ bị ức hiếp, rằng Ngài hèn nhát. Thực chất của Đức Chúa Trời rốt cuộc là gì? (Thưa, công chính, thánh khiết, thương xót, yêu thương, thịnh nộ, bao gồm như vậy thì sẽ toàn diện hơn một chút.) Công chính, thánh khiết, thương xót, yêu thương, còn cả oai nghi, thịnh nộ, đây đều là sở hữu và hữu thể của Đức Chúa Trời, đại diện cho thực chất của Ngài. Xác định một phương diện thực chất nào đó của Đức Chúa Trời một cách phiến diện – đây là cách lý giải phiến diện của con người ở Thời đại Ân điển, vì trải nghiệm của họ đối với công tác của Đức Chúa Trời rất ít và phiến diện, những thứ họ biết được cũng ít và phiến diện, vì vậy hiểu biết của họ đối với thực chất của Ngài chỉ được xác định dựa trên công tác của Ngài ở Thời đại Ân điển, và căn cứ dùng để xác định này cũng phiến diện nốt. Con người dùng một phần trong công tác của Đức Chúa Trời để xác định thực chất của Ngài, như vậy là quá phiến diện, không phù hợp với sự thật và cách biệt quá xa so với thực chất của Ngài.
Hãy xem tiếp câu thứ hai. “Lạy Đức Chúa Trời! Tình yêu của Ngài không chỉ là lòng yêu mến và thương xót, mà hơn thế còn là hình phạt và sự phán xét”, đây vẫn là lý luận. Tuy câu này là đúng, nhưng đây là đạo lý, đặt nó ở đây thì không có tác dụng gì cả. Ai mà chẳng biết câu này? Đức Chúa Trời đã làm nhiều công tác như vậy, đa số mọi người cũng có được trải nghiệm và cũng biết rồi, lời hát này thật thừa thãi, sáo rỗng, không mang tính xây dựng cho con người là bao. Hãy cùng xem tiếp: “Lạy Đức Chúa Trời! Sự phán xét và hình phạt của Ngài là tình yêu chân thực nhất, là sự cứu rỗi lớn lao nhất”. “Sự cứu rỗi lớn lao nhất” là có ý gì? Ý nói sự phán xét và hình phạt không phải là sự cứu rỗi bình thường, mà là sự cứu rỗi lớn lao nhất. Vậy nếu Đức Chúa Trời không làm công tác phán xét và hành phạt, thì việc Đức Chúa Trời cứu chuộc nhân loại có phải là sự cứu rỗi lớn lao nhất không? Việc Đức Chúa Trời ban hành luật pháp có phải sự cứu rỗi lớn lao nhất không? Ngươi đã phân cấp cho ba bước công tác của Đức Chúa Trời, cứ như việc ban hành luật pháp là sự cứu rỗi cấp độ một, việc bị đóng đinh lên thập tự giá là sự cứu rỗi cấp độ hai, còn sự phán xét và hình phạt là sự cứu rỗi lớn lao nhất vậy, đây có phải là nói xằng nói bậy không? Nói như vậy có thích hợp không? Có chính xác không? Ngươi nói với người trong tôn giáo những lời sáo rỗng như vậy, họ không thấy có gì sai, đó là vì họ không biết. Ngươi có nói lời gì thì họ cũng chưa từng nghe qua và đều không biết. Họ còn thấy những lời đó tươi mới, mới mẻ, nghe cũng hay. Nhưng nếu ngươi nói những lời này với người hiểu lẽ thật, họ nghe là biết những lời này đều là sáo rỗng, chỉ là những đạo lý mang tính tổng kết, không có nhận thức mang tính thực chất và trải nghiệm của con người. Tiếp theo, lời bài hát còn nói “Chúng con phải làm chứng cho tình yêu thánh khiết và công chính của Ngài”. Ở đây lại xác định tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu thánh khiết và công chính. Người viết bài thánh ca không nói rằng thực chất của Đức Chúa Trời là thánh khiết và công chính, mà nói rằng tình yêu của Ngài là thánh khiết và công chính, họ đề xướng cho việc Đức Chúa Trời yêu con người, ý của họ là: Đức Chúa Trời đừng bày tỏ sự phán xét và hình phạt nữa, cũng đừng bày tỏ sự thịnh nộ hay oai nghi nữa, Ngài chỉ bày tỏ tình yêu thì mới là đúng, tình yêu này vừa thánh khiết vừa công chính. Tiếp theo họ lại nói: “Ngài xứng đáng được ca ngợi đời đời”. Họ ca ngợi Đức Chúa Trời vì điều gì? Vì Đức Chúa Trời yêu con người nên họ mới ca ngợi Ngài. Vấn đề trong những lời hát này có lớn không? (Thưa, lớn.) Tại sao lại nói vấn đề trong đó là lớn? (Thưa, vì họ nhìn nhận sự việc dựa trên quan niệm và tưởng tượng của con người, không có nhận thức về Đức Chúa Trời, và còn cố quy định Ngài.) Đây chính là quy định Đức Chúa Trời. Họ vốn dĩ không hiểu lẽ thật, không có nhận thức thật sự về Đức Chúa Trời, vậy mà còn tiến hành tổng kết. Những lời mà ngươi tổng kết ra không phù hợp với lời Đức Chúa Trời, cách quá xa so với lẽ thật, còn khiến con người lầm đường lạc lối, như vậy là phán xét Đức Chúa Trời. Ngươi nói xem, con người hát xong đoạn đầu của bài hát này thì đạt được cái gì? (Thưa, họ sẽ có quan niệm đối với Đức Chúa Trời.) Có quan niệm gì? (Thưa, họ cho rằng Đức Chúa Trời chính là tình yêu, rằng Ngài chỉ có tình yêu và không có gì khác cả.) Việc con người có cảm giác như vậy thì có gì không tốt? Việc con người sống trong vòng tay yêu thương của Đức Chúa Trời, tình yêu của Ngài bao quanh con người và đi cùng với họ thì có gì không tốt? Việc con người hưởng thụ đầy đủ tình yêu và sự che chở đến từ Đức Chúa Trời thì có gì không tốt? (Thưa, biết Đức Chúa Trời như vậy là quá phiến diện, vì trong tâm tính của Đức Chúa Trời không chỉ có tình yêu.) Chỉ phiến diện thôi sao? Nói một cách chính xác thì con người chỉ biết được tình yêu của Đức Chúa Trời, như thế là quá trống rỗng, đây là một loại cảm giác trống rỗng và phiến diện về mặt lý luận và tình cảm. Ngẫm nghĩ xem, nếu con người cho rằng và biết rằng Đức Chúa Trời là tình yêu, chỉ cần như vậy là đủ, vậy thì khi trải nghiệm sự phán xét và hình phạt của Ngài, họ có dễ đạt được sự thuận phục thật sự không? (Thưa, họ sẽ không dễ đạt được.) Nếu đã có tình yêu của Đức Chúa Trời làm cơ sở, tại sao họ lại không dễ thuận phục? Làm chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời như vậy thì liệu có thể cảm hóa để họ tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Ngài không? (Thưa, không thể.) Vậy các ngươi nói xem, tình hình thực tế, khó khăn thực tế liên quan đến vấn đề này là gì? (Thưa, con người luôn cảm thấy rằng Đức Chúa Trời là tình yêu, thế là họ muốn hưởng thụ ân điển của Ngài mỗi ngày. Khi Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt khiến xác thịt của con người chịu đau khổ, họ liền cho rằng Đức Chúa Trời không yêu mình, nên rất khó tiếp nhận và thuận phục sự phán xét và hình phạt của Ngài.) Nói tiếp đi, còn gì nữa không? (Thưa, con người cho rằng Đức Chúa Trời là tình yêu, vậy thì khi họ phản nghịch và phản bội Ngài, họ sẽ có thể quy định rằng Đức Chúa Trời vẫn yêu họ, Ngài sẽ thương xót và tha thứ cho họ, thế là họ sẽ không biết ăn năn.) Nếu con người luôn sống trong kiểu tình trạng mà họ ảo tưởng rằng Đức Chúa Trời đặc biệt yêu họ và ưu đãi họ, vậy thì họ có thể tiếp nhận sự thật là con người có tâm tính bại hoại không? Họ có thể tiếp nhận các loại tình trạng và các thể loại bại hoại của con người được phơi bày trong lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, họ không thể.) Rất khó để họ chuyển từ tình trạng này sang tình trạng thuận phục, họ sẽ rất khó tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, và họ chỉ dừng lại ở Thời đại Ân điển. Họ cho rằng từ đầu đến cuối, Đức Chúa Trời là của lễ chuộc tội của họ, của lễ chuộc tội này đối với họ chính là một thứ tình yêu, một thứ tình yêu lấy không hết, dùng không cạn. Nếu họ lĩnh hội tình yêu của Đức Chúa Trời như vậy thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Như những người trong tôn giáo, họ sẽ không quan tâm mình đang phạm tội gì, chỉ cần đến tối cầu nguyện và xưng tội là xong. Họ nghĩ Đức Chúa Trời sẽ không ngừng miễn xá, không ngừng ban cho họ sự thương xót và tình yêu thương, ân điển. Người như vậy sẽ rất khó thừa nhận rằng con người có tâm tính bại hoại, rất khó tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, cũng rất khó thuận phục công tác của Đức Chúa Trời và đạt được sự cứu rỗi của Ngài. Nếu con người cứ ở trong trạng thái như vậy thì sẽ có hậu quả gì? Khi Đức Chúa Trời tái lâm thực hiện công tác mới, liệu họ có chống đối hay chối bỏ Ngài không? (Thưa, có.) Vậy họ có thể nghênh tiếp sự tái lâm của Ngài không? Tại sao người trong tôn giáo không thể tiếp nhận công tác trong thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời? Chẳng phải đều do họ có nhận thức sai lầm đối với Đức Chúa Trời sao? Hậu quả này quá đáng sợ! Nếu con người không biết Đức Chúa Trời thì rất khó để thuận phục Ngài, sự thật này cho thấy điều gì? Nó cho thấy rằng con người có tâm tính bại hoại, con người bẩm sinh là chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời, không tương hợp với Ngài, rằng con người có thể đi ngược lại ý của Đức Chúa Trời và đi ngược lại với lẽ thật trong mọi việc. Bản tính và thiên tính của con người là không yêu thích lẽ thật, con người bẩm sinh là chống đối và phản nghịch Đức Chúa Trời, họ chính là người như vậy. Đức Chúa Trời có thể yêu họ được không? (Thưa, Ngài không thể.) Bất luận Đức Chúa Trời có yêu ngươi hay không, bất luận ngươi có xứng để được Đức Chúa Trời yêu hay không, nếu là người như vậy thì Đức Chúa Trời sẽ không thể yêu nổi. Đây chẳng phải là sự thật sao?
Từ khi Đức Chúa Trời bắt đầu công tác phán xét và vạch rõ thực chất bại hoại của nhân loại đến nay, Ngài liên tục bày tỏ lẽ thật, đã phán rất nhiều lời để cứu rỗi nhân loại và cũng phán rất nhiều lời nghiêm khắc để phán xét. Các ngươi có thể nhìn ra thái độ thật sự của Đức Chúa Trời đối với con người là gì không? Rốt cuộc Ngài yêu hay ghét nhân loại? Có người nói: “Từ chuyện Đức Chúa Trời dùng da để làm trang phục cho A-đam và Ê-va, tôi đã phát hiện và biết được Ngài yêu con người. Thái độ của Đức Chúa Trời đối với con người chính là yêu, Ngài không ghét con người”. Cách lĩnh hội này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng chỗ nào? Họ xem tất cả mọi trách nhiệm, nghĩa vụ và chức trách mà Đức Chúa Trời thực hiện đối với con người đều là vì Ngài yêu con người. Vì con người đáng yêu, xứng đáng với tình yêu và đáng được Đức Chúa Trời yêu nên Ngài mới làm như vậy. Đây có phải là một cách lĩnh hội sai lầm không? (Thưa, phải.) Tất cả những gì Đức Chúa Trời làm đều là vì trách nhiệm, chức trách, cũng là vì thực chất của Ngài. Khởi đầu là vì kế hoạch của Đức Chúa Trời, tiếp theo đó là vì chức trách của Ngài. Đương nhiên, trong khi thực hiện chức trách này, Đức Chúa Trời đã bộc lộ tâm tính và thực chất của Ngài. Vậy thực chất tâm tính của Đức Chúa Trời là gì? Chính là sự công chính, thánh khiết, oai nghi, không thể xúc phạm. Đức Chúa Trời có tâm tính và thực chất như thế mà lại phải đối diện với nhân loại bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc, vậy thái độ và tâm tư chính xác nhất của Ngài đối với con người nên là như thế nào? Là yêu đến mức không dứt ra được hay sao? (Thưa, phần nhiều là trách nhiệm.) Trách nhiệm chính là công tác của Ngài. Đối với con người, Đức Chúa Trời không hề yêu đến mức không dứt ra được hay trân quý muôn phần, cũng không phải là yêu không chịu được hay yêu như yêu vật báu của Ngài. Thái độ thật sự của Đức Chúa Trời với loài người như vậy chính là chán ghét cùng cực. Vậy nên, tại sao Ta nói rằng bài hát này buồn nôn cực kỳ? Bởi vì con người quá ảo tưởng. Vì Đức Chúa Trời có tình yêu, con người bèn cho rằng tất cả những gì Ngài làm là vì con người đáng yêu và xứng đáng với tình yêu nên Đức Chúa Trời mới làm như vậy. Ngươi sai rồi, ngươi quá ảo tưởng rồi! Mọi thứ Đức Chúa Trời làm là vì kế hoạch và trách nhiệm của Ngài. Thực chất tâm tính mà Đức Chúa Trời bộc lộ trong mọi thứ Ngài làm là sự công chính và thánh khiết. Bất luận Đức Chúa Trời bộc lộ điều gì, trong thực chất của Ngài đương nhiên có tình yêu, và những gì Đức Chúa Trời làm cho con người cũng bởi vì trong thực chất của Ngài có tình yêu. Nhưng tuyệt đối không phải Đức Chúa Trời có mong muốn chủ quan là yêu con người, Ngài không yêu nhân loại bại hoại và Ngài căm ghét nhân loại bại hoại. Tại sao Đức Chúa Trời lại thực hiện công tác phán xét vào thời kỳ sau rốt? Tại sao Đức Chúa Trời lại có thái độ như vậy khi vạch rõ nhân loại bại hoại? Điều này được quyết định bởi thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời, càng chứng tỏ được một vấn đề thực tế: nhân loại sống dưới quyền thế của Sa-tan và đều đi theo Sa-tan, sùng bái Sa-tan. Họ không thật sự thuận phục Đức Chúa Trời hay thờ phượng Ngài, họ đều là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có thể yêu kẻ thù của mình không? (Thưa, Ngài không thể.) Đức Chúa Trời bộc lộ tình yêu, Ngài có thực chất của tình yêu, nhưng Ngài không làm tất cả những điều này vì tình yêu. Nếu ngươi cho rằng Đức Chúa Trời làm những điều này vì tình yêu thì Ta cho ngươi biết, đó là sai lầm nghiêm trọng và là cách nghĩ không biết nhục nhã. Ngươi nghĩ như vậy chính là bôi nhọ Đức Chúa Trời. Ngươi đừng nghĩ quá tốt về mình, đừng ảo tưởng nữa! Có một số người nói: “Đức Chúa Trời không làm tất cả những điều này vì tình yêu, nói như vậy thì trong thực chất của Đức Chúa Trời không có tình yêu sao?”. Lời này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở chỗ nào? (Thưa, trong tâm tính của Đức Chúa Trời có tình yêu thương và lòng thương xót.) Đức Chúa Trời có tình yêu, nhưng Ngài không yêu một cách bừa bãi. Đức Chúa Trời công chính và thánh khiết, Ngài không thể yêu một nhân loại bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc. Thực tế thì Đức Chúa Trời ghê tởm và căm ghét nhân loại như thế. Vài người sẽ hỏi: “Nếu Đức Chúa Trời đã ghê tởm và căm ghét nhân loại thì tại sao còn thực hiện nhiều công tác như vậy trên nhân loại này?”. Đức Chúa Trời có kế hoạch quản lý, Ngài sẵn lòng chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm này, nên Ngài sẽ thực hiện những công tác này. Đây là quyền của Đức Chúa Trời, con người không thể can thiệp. Đức Chúa Trời có năng lực này, Ngài cũng có thẩm quyền để có thể làm trọn vẹn kế hoạch quản lý này, người hưởng lợi cuối cùng chính là nhân loại, là các ngươi. Con người được lợi lớn như vậy, đạt được phước lớn như vậy là tốt lắm rồi, đừng đòi hỏi Đức Chúa Trời rằng: “Nếu Ngài đã có tình yêu thì Ngài phải yêu chúng con”. Dựa vào đâu mà Ngài phải yêu ngươi? Vì Ngài đã lựa chọn ngươi sao? Đâu phải như vậy, đúng không? Vì ngươi đáng yêu sao? Ngươi đáng yêu chỗ nào? Vì ngươi phản bội Đức Chúa Trời sao? Vì ngươi phản nghịch Đức Chúa Trời sao? Vì ngươi đầy rẫy tâm tính bại hoại của Sa-tan sao? Vì ngươi đối đầu với Đức Chúa Trời sao? Vì ngươi chống đối Đức Chúa Trời trong mọi sự sao? Với tất cả những điều này, Đức Chúa Trời còn có thể yêu ngươi sao? Đức Chúa Trời có thể yêu người chống đối Ngài sao? Đức Chúa Trời có thể yêu ma quỷ và Sa-tan sao? Nếu ngươi nói rằng Đức Chúa Trời có thể yêu người chống đối Ngài, cũng có nghĩa là có thể yêu cả ma quỷ và Sa-tan, như thế có phải là báng bổ Đức Chúa Trời không? Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có thể yêu ma quỷ và Sa-tan không? Đức Chúa Trời có thể yêu kẻ thù của Ngài không? Ngài có thể yêu một cách bừa bãi như nhân loại bại hoại không? Tuyệt đối không thể. Tình yêu của Đức Chúa Trời là có nguyên tắc. Vậy nên, tình yêu như trong tưởng tượng của con người không tồn tại, đó thuần túy chỉ là cách nghĩ từ mong muốn một phía và sự ảo tưởng của con người, thuộc về quan niệm của con người, không phù hợp chút nào với sự thật. Vậy nên Ta bắt buộc phải làm sáng tỏ ở đây. Tại sao Đức Chúa Trời không yêu ngươi? (Thưa, vì con người đầy tâm tính bại hoại, không xứng đáng được Đức Chúa Trời yêu.) “Không xứng đáng được Đức Chúa Trời yêu” là nói chuyện theo kiểu quan trên rồi. Đức Chúa Trời tạo ra ngươi thì nhất định phải yêu ngươi sao? Làm gì có chuyện như vậy chứ? Đức Chúa Trời còn tạo ra vạn vật, tạo ra cả vũ trụ nữa kia, vậy Ngài bắt buộc phải yêu từng thứ một sao? Đức Chúa Trời có thể chọn yêu ngươi, cũng có thể chọn không yêu ngươi, đó là quyền của Đức Chúa Trời, đây chính là sự thật. Còn một sự thật nữa, nếu ngươi muốn Đức Chúa Trời yêu mình, muốn đạt được tình yêu của Ngài, vậy thì ngươi phải làm một chút chuyện gì đó để xứng đáng được Ngài yêu chứ. Ngươi có làm chuyện gì để xứng đáng được Đức Chúa Trời yêu không? Ngươi có biểu hiện, nhân tính hay tâm tính nào khiến Đức Chúa Trời yêu thích không? (Thưa, chúng con không có.) Có thể những năm đầu tin Đức Chúa Trời thì ngươi sẽ không có, nhưng sau này một số người sẽ có biểu hiện như thế. Ví dụ như ngày càng ít qua loa chiếu lệ trong bổn phận và công tác, có thể tìm kiếm nguyên tắc, học cách nghe lời, thuận phục, không tùy ý làm càng nữa; khi gặp chuyện không dựa theo tưởng tượng và quan niệm của mình, có thể cầu nguyện và tìm kiếm Đức Chúa Trời, phối hợp với anh chị em và tìm kiếm mối thông công thường xuyên hơn, thái độ cũng khiêm tốn hơn một chút, nghiêm túc và cẩn thận hơn một chút; tuy rằng chưa đạt đến mức trung thành đối với công tác do nhà Đức Chúa Trời giao cho và những ủy thác của Đức Chúa Trời, nhưng đã có chút lòng thành, có chút ý muốn thật lòng tin Đức Chúa Trời; có thể chú trọng mưu cầu lẽ thật, chú trọng những chuyện thuộc phương diện biến đổi tâm tính, cũng có thể chủ động nhận biết sự bại hoại của mình, biết mình kiêu ngạo và giả dối, cũng có thể thường xuyên cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, xin Ngài sắp đặt hoàn cảnh, tiếp nhận sự sửa dạy của Ngài, có thêm vài điều tích cực. Những biểu hiện này là quý báu trong mắt Đức Chúa Trời. Nhưng đối với việc Đức Chúa Trời có yêu ngươi hay không, con người vẫn không nên gò ép chứ, đúng không? (Thưa, con người không nên như vậy.) Nếu con người có những biểu hiện mưu cầu tích cực như vậy, có những tiến bộ và biến đổi này, thì nhìn từ góc độ của con người, họ đã có chút đáng yêu, có chút biểu hiện thuận phục rồi. Nhưng có những biểu hiện này thì chỉ mới là nhìn thấy hy vọng trong các ngươi mà thôi. Hy vọng này là thông qua công tác và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, con người sẽ muốn phối hợp một cách chủ động và tích cực. Đồng thời, những biểu hiện và sự bộc lộ này sẽ làm chứng cho Đức Chúa Trời trước Sa-tan. Từ góc nhìn này, hay nói cách khác là Ta đứng từ góc độ của con người để nhìn nhận thì con người đã có chút đáng yêu rồi. Nhưng đứng từ góc độ Thần của Đức Chúa Trời để nhìn nhận thì rốt cuộc Ngài có yêu các ngươi không? Rốt cuộc các ngươi có chút đáng yêu nào không? Nếu để Ta nói thì Ta sẽ bảo là các ngươi còn lâu mới đáng yêu. Vì dựa vào tố chất, tài cán và hoàn cảnh sinh sống của con người thì những gì họ có thể làm được đáng lẽ phải tốt hơn một chút. Những gì mà hiện giờ các ngươi trải nghiệm được, đạt được, biết được, và những thay đổi mà các ngươi có được, thật ra nếu dốc hết toàn lực mưu cầu thì sẽ có thể đạt được trong năm năm, nhưng các ngươi lại tốn mất mười năm ròng rã mới có kết quả như hiện nay, có phải là tốn quá nhiều thời gian rồi không? Tư tưởng của các ngươi có chút tê dại, phản ứng chậm chạp, động tác rề rà. Trong rất nhiều chuyện, phải thông qua sự tỉa sửa, sửa dạy và giám sát kịp thời của Bề trên thì các ngươi mới có thể đạt được. Chút thành tích này không dễ có được, con người cũng đã trả một vài cái giá nhất định. Xét từ kết quả thu hoạch được này, cũng có chút an ủi khi nhìn vào những biểu hiện mà con người sống thể hiện ra. Nhưng họ vẫn còn lâu mới đạt được tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời phán là đáng yêu. Các ngươi có cảm thấy bây giờ mình đã đáng yêu hơn ngày xưa một chút rồi không? (Thưa, không có.) Vẫn chưa đâu. Bản thân ngươi bộc lộ những điều gì, cứ kiểm điểm nhẹ một chút là sẽ phát hiện ngay: “Ái chà, sự bất khiết trong mình vẫn còn nhiều quá, hễ ngẫm nghĩ trong lòng là lại nảy sinh những trò láu cá, lại qua loa chiếu lệ. Qua loa chiếu lệ xong lại nảy sinh vấn đề, lại ngẫm nghĩ trong lòng và lại nghĩ ra những trò láu cá, lại đùn đẩy trách nhiệm, lại trở thành người dễ dãi”. Ngươi nhìn xem, chỉ cần kiểm điểm ngẫu nhiên trong một ngày như vậy thôi mà ngươi đã bộc lộ không ít sự bại hoại rồi, vậy thì ngươi có chỗ nào đáng yêu? Ngươi còn đòi hỏi Đức Chúa Trời phải yêu ngươi, cả chính ngươi còn không xem trọng bản thân, chính ngươi còn cảm thấy mình không có gì tốt, không có chỗ nào đáng được khen ngợi, không có chỗ nào đáng được con người yêu. Đến con người còn không yêu nổi ngươi, thì Đức Chúa Trời có thể yêu ngươi được không? (Thưa, không thể.) Chúng ta đã nói đủ rõ ràng về những sự thật này rồi, bài hát này có nên bị xóa bỏ không? Phải xóa bỏ thôi. Bài hát này toàn nói những lời trong quan niệm và tưởng tượng, toàn là những lời trong tôn giáo, các ngươi hát cho người khác nghe thì có tính xây dựng cho người ta không? Bản thân ngươi hát và nghe có cảm thấy hưởng thụ không? Hát bài hát này chẳng những không thể hiểu lẽ thật mà còn khiến con người lầm đường lạc lối, chẳng những không thể giải quyết quan niệm mà còn làm nó sâu sắc hơn, kiên cố hơn. Như vậy không phải là hại người sao? Các ngươi hát bài hát này không những sẽ khó hiểu lẽ thật hơn mà còn dễ khiến cho các ngươi sống trong quan niệm và tưởng tượng đối với Đức Chúa Trời. Bài hát như thế này căn bản là không có tính xây dựng đối với con người. Vậy nên, Ta vừa nghe các ngươi hát bài này là đã tức giận trong lòng, uổng công các ngươi đã nghe giảng đạo bao nhiêu năm và đọc bao nhiêu lời Đức Chúa Trời. Đến bây giờ các ngươi vẫn không có nhận thức thật sự về tâm tính của Đức Chúa Trời, Ta thật muốn tát các ngươi vài cái. Là ai đã viết ra những lời đầy quan niệm và tưởng tượng như vậy? Các ngươi còn say sưa hát, các ngươi có chút phân định nào không? Các ngươi khiến ta thất vọng quá rồi. Các ngươi tin Đức Chúa Trời đến giờ mà vẫn không có được thực tế lẽ thật, đến cả những lời thuộc về quan niệm, tưởng tượng, những lời ngớ ngẩn mà các ngươi cũng không phân định được, lại còn hát theo chúng. Thật là một tín hữu hồ đồ! Ngươi bảo Ta phải nói như thế nào cho phải đây!
Hãy xem tiếp đoạn thứ hai của bài thánh ca “Vì yêu”. “Vì yêu, Đức Chúa Trời đã trở lại trong xác thịt vào thời kỳ sau rốt, tại đất nước của con rồng lớn sắc đỏ”, tình yêu của Đức Chúa Trời phải lớn đến nhường nào? Ngươi đã khiến Đức Chúa Trời vì yêu mà chịu nhục, vì yêu và cứu rỗi con người mà nhập thể, đến đất nước của con rồng lớn sắc đỏ, nơi Ngài đối mặt với mọi sự sỉ nhục. Cách nghĩ này có đúng không? Đức Chúa Trời làm tất cả những chuyện này chỉ vì yêu sao? Ngươi chỉ đang nghĩ đến chuyện tốt mà thôi. Đức Chúa Trời làm vậy là vì kế hoạch quản lý của Ngài. Có một thực chất bên trong tâm tính của Đức Chúa Trời, đó là “Đức Chúa Trời đã phán thì sẽ giữ lời, lời đã giữ thì sẽ được hoàn thành, đã hoàn thành thì sẽ tồn tại mãi”, đây là sự bộc lộ thẩm quyền của Đức Chúa Trời chứ đâu phải là vì yêu? Các ngươi nói xem, những con người bại hoại này có đáng để Đức Chúa Trời phải chịu sự sỉ nhục lớn như vậy khi đến đất nước của con rồng lớn sắc đỏ không? (Thưa, không đáng.) Không đáng, con người còn không bằng con kiến hay giòi bọ, họ không xứng. Có phải ý của ngươi là để cho Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, tiếp tục chịu đựng sự sỉ nhục và bách hại của Sa-tan, tiếp tục ban tặng tình yêu của Ngài cho nhân loại bại hoại này? Cách nghĩ này thật hoang đường. Trên thực tế, đây là kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Cho dù Đức Chúa Trời trở lại xác thịt và đến đất nước của con rồng lớn sắc đỏ hay là làm bất kỳ công tác nào, thì đó đều là các bước trong công tác của Ngài, công tác đến bước nào thì Đức Chúa Trời phải làm thế ấy. Vậy Đức Chúa Trời thực hiện công tác này rốt cuộc là vì điều gì? Vì kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, và đối tượng mà Ngài muốn cứu rỗi trong kế hoạch quản lý của mình chính là nhân loại bại hoại. Bất kể nhìn từ góc độ nào, cho dù nhân loại bại hoại là người nước nào hay thuộc chủng tộc nào, họ cũng chỉ là đối tượng trong công tác, là vật làm nền trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Vật làm nền có xứng để Đức Chúa Trời ban tặng toàn bộ tình yêu của Ngài hay không? Nó không xứng, nói như vậy là sai lầm, không nên nhận định như vậy. Bởi vì Đức Chúa Trời có kế hoạch quản lý và bởi sự thật là Ngài sẽ hoàn thành công tác quản lý của Ngài, là một con người, ngươi có tư cách nhận lấy sự thật này, đây chính là một phước lành rất lớn. Nhưng ngươi vẫn không biết xấu hổ mà nói rằng: “Đức Chúa Trời làm tất cả mọi chuyện đều là vì yêu chúng ta”. Điều này là hoàn toàn sai, dẫn dắt như vậy là sai lầm, thuần túy là ăn nói vớ vẩn.
Hãy xem câu tiếp theo. “Vì yêu, Đức Chúa Trời chịu đựng sự ghét bỏ, phỉ báng, chịu bách hại và khổ sở khôn cùng”, nói vậy có đúng không? Đức Chúa Trời chịu đựng sự cự tuyệt, phỉ báng, chịu bách hại và hoạn nạn khôn cùng. Bất kể Đức Chúa Trời phải chịu đựng điều gì, thì ý niệm, mong muốn và mục tiêu trong lòng Ngài đều là để hoàn thành kế hoạch quản lý của Ngài. Đức Chúa Trời có mục tiêu lớn hơn, nhưng Ngài làm tất cả mọi chuyện không phải là để dành tặng cho nhân loại, cũng không phải để ban tặng tình yêu hay mọi thứ của Ngài cho một nhân loại vốn dĩ bại hoại, đối nghịch Ngài và xem Ngài là kẻ thù – không phải là vì lí do này. Có người nói: “Nếu Đức Chúa Trời không phải vì yêu con người mà thực hiện công tác này, Ngài chịu đựng sự cự tuyệt, phỉ báng và hoạn nạn hóa ra là vì kế hoạch quản lý của Ngài, vậy thì Đức Chúa Trời không xứng đáng với lòng yêu kính của con người”. Nói vậy có đúng không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở chỗ nào? Các ngươi nói xem. (Thưa, Đức Chúa Trời thực hiện những công tác này là vì kế hoạch quản lý của Ngài, nhưng thực ra trong quá trình này, con người cũng hưởng được nhiều lợi ích, hiểu được một ít lẽ thật và đạt được chút biến đổi.) Chỉ như vậy thôi sao? Các ngươi nói xem, việc Đức Chúa Trời vì kế hoạch quản lý của Ngài mà chịu đựng sự cự tuyệt và phỉ báng, nhận hết mọi bách hại và hoạn nạn, sự thật này, chuyện này là điều tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là điều tích cực.) Đức Chúa Trời vì kế hoạch quản lý của Ngài mà nhận hết mọi sự cự tuyệt, phỉ báng và sỉ nhục; đây là điều tích cực. Các ngươi có biết vì sao lại nói rằng đây là điều tích cực không? Nội dung trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời là gì? (Thưa, đó là đánh bại Sa-tan và dẫn dắt con người thoát khỏi sự trói buộc của Sa-tan.) Dùng thứ gì để đánh bại Sa-tan? Nội dung cụ thể là gì? Hạng mục công tác cụ thể là gì? Đó là cứu rỗi nhân loại. Như vậy là đâu có mơ hồ, đúng không? Đánh bại Sa-tan là một phương diện; nội dung cụ thể trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, cũng là hạng mục cụ thể trong công tác của Ngài, chính là cứu rỗi nhân loại. Theo ngôn ngữ của con người mà nói thì cứu rỗi nhân loại là sự nghiệp chính nghĩa hay phi nghĩa? (Thưa, là sự nghiệp chính nghĩa.) Đây là sự nghiệp chính nghĩa. Đức Chúa Trời vì cứu rỗi nhân loại mà chịu đựng sự cự tuyệt và phỉ báng, nhận hết mọi đau khổ và sỉ nhục, chuyện này có sai hay không? (Thưa, không sai.) Đây chẳng phải là điều tích cực sao? Đây là ích kỷ sao? (Thưa, không phải là ích kỷ.) Vậy thì tại sao các ngươi không giải thích được rõ ràng? Một chuyện rõ ràng và hiển nhiên như vậy mà các ngươi nói không rõ ràng, lại còn giải thích và xác định một cách mù quáng, vậy chẳng phải là quá ngu muội và vô tri sao? Công tác trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời là một hạng mục lớn, và chi tiết bên trong hạng mục cụ thể này chính là cứu rỗi nhân loại. Một số người nói: “Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại là để hoàn thành mong muốn và kế hoạch của Ngài, Đức Chúa Trời làm tất cả mọi chuyện là vì chính Ngài chứ không phải vì nhân loại. Đây chẳng phải là ích kỷ sao?”. Đây có phải là ích kỷ không? (Thưa, không phải.) Vì sao không phải là ích kỷ? Đức Chúa Trời làm chuyện này là tích cực và có ý nghĩa. Việc Ngài làm có giá trị và ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự sống còn, đích đến, kết cục và trạng thái sinh tồn của toàn thể nhân loại trong thời đại tiếp theo. Xét theo những điểm này, thì Đức Chúa Trời vì hoàn thành kế hoạch quản lý của Ngài mà chịu đựng và trả giá như vậy là có ích kỷ hay không? (Thưa, không.) Kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời là để cứu rỗi nhân loại, tâm ý của Ngài là thiện, mỹ và là tình yêu chân thật, cho nên không thể nói việc Đức Chúa Trời thỏa mãn tâm ý của Ngài là ích kỷ. Xét từ chuyện mà Đức Chúa Trời làm và lên kế hoạch thì sẽ có thể nhìn ra thực chất của Ngài và thấy được rằng tấm lòng của Ngài là thiện mỹ. Mặc dù nhân loại này đã đọa lạc, mặc dù họ đã đi theo Sa-tan và có đầy tâm tính bại hoại của Sa-tan, đầy sự phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, đầy sự báng bổ và thù hằn, nhưng Đức Chúa Trời vẫn không nề hà, không bỏ cuộc mà vẫn cứu rỗi nhân loại. Tất cả những điều này bắt nguồn từ đâu? Chúng bắt nguồn từ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời và từ mong muốn của Ngài. Đây là ích kỷ sao? Nhân loại là người hưởng lợi lớn nhất và cũng là người hưởng lợi cuối cùng từ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Các ngươi là những người duy nhất tiếp nhận và thừa hưởng những lời hứa, sự ban phước và đích đến tốt lành mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại. Vậy thì, các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có ích kỷ hay không? (Thưa, không ích kỷ.) Đức Chúa Trời không ích kỷ. Nhưng Đức Chúa Trời có làm tất cả mọi chuyện chỉ vì yêu không? (Thưa, không.) Ý nghĩa, giá trị và lẽ thật bên trong mà con người cần phải hiểu là quá sâu sắc, đâu phải chỉ vì một chút tình yêu như vậy? Tình yêu chẳng qua là một phần nhỏ trong việc biểu đạt tình cảm, là một phần được bộc lộ trong cảm xúc và tình cảm, chứ không phải toàn bộ. Nhưng trong công tác triển khai kế hoạch quản lý của Đức Chúa trời, trong quá trình Ngài cứu rỗi nhân loại, những gì thực sự bộc lộ ra chính là toàn bộ tâm tính của Đức Chúa Trời. Vậy thì tâm tính của Ngài không chỉ là tình yêu, cũng không chỉ là lòng yêu mến và thương xót, mà còn bao gồm rất nhiều phương diện như sự công chính, oai nghi, sự thịnh nộ, rủa sả, v.v.. Đương nhiên, nói một cách cụ thể thì trong thời gian Đức Chúa Trời thực hiện ba bước công tác, tâm tính và thực chất của Ngài từng bước được bộc lộ và hiện ra cho con người thấy, nhưng con người không nhận ra được mà còn nói rằng: “Đức Chúa Trời làm tất cả mọi chuyện là vì Ngài yêu chúng ta”. Quan niệm đó của con người về tình yêu, vì sao lại nghe thật khó chịu và buồn nôn như vậy? Công tác của Đức Chúa Trời có ý nghĩa đến thế, có ảnh hưởng lớn đến đích đến và kết cục của nhân loại, lại bị quy định thành một loại tình cảm nhỏ bé là tình yêu, vậy chẳng phải là bôi nhọ tâm ý của Đức Chúa Trời, bôi nhọ sự lao tâm khổ tứ cứu rỗi nhân loại của Ngài sao?
Câu tiếp theo, “Vì yêu, Đức Chúa Trời ẩn mình và khiêm nhường, sống cùng nhân loại bại hoại”, người viết thánh ca bảo rằng đây cũng là vì yêu. Đức Chúa Trời làm vậy là vì cần thiết cho công tác của Ngài, chứ đâu phải là vì yêu? Đức Chúa Trời vì yêu con người mà sống cùng với họ, vì yêu con người mà ẩn mình và khiêm nhường, nói như vậy cũng được sao? Nhân loại phải có sức quyến rũ và đáng yêu đến mức nào thì mới có thể khiến Đức Chúa Trời vội vã và cam tâm tình nguyện sống cùng họ, lại còn trở nên xác thịt, ẩn mình và khiêm nhường? Đây có phải là sự thật không? (Thưa, không phải.) Sự thật là gì? (Thưa, Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, ẩn mình và khiêm nhường, đến thế gian để bày tỏ lẽ thật và cứu rỗi con người, là vì kế hoạch quản lý của Ngài.) Về mặt lý luận, đó là vì kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời. Từ góc nhìn của con người, có vẻ như Đức Chúa Trời rất vui vẻ ẩn mình và khiêm nhường sống cùng nhân loại bại hoại, Ngài sống rất thoải mái và vui vẻ mỗi ngày, cũng rất hài lòng khi nhìn thấy mọi cử chỉ, biểu hiện và bộc lộ của nhân loại. Có chuyện như vậy hay không? (Thưa, không có.) Trên thực tế là gì? (Thưa, Đức Chúa Trời làm như vậy là vì cần thiết cho công tác của Ngài.) Bởi vì cần thiết cho công tác, đây là lý luận. Trên thực tế, Đức Chúa Trời sống cùng nhân loại thì có vui vẻ hay không? Có hạnh phúc không? Có hưởng thụ không? (Thưa, không có.) Vậy thì cảm nhận của Đức Chúa Trời phải là gì? Ví dụ như, các ngươi tin Đức Chúa Trời và cảm thấy bản thân rất ngay thẳng, nhưng nếu cho các ngươi sống chung với những thanh niên lêu lổng, du côn, lưu manh hay xã hội đen, mỗi ngày đều ăn, nói và làm nhiều chuyện giống họ, vậy thì các ngươi sẽ cảm thấy thế nào? (Thưa, chán ghét và thấy phản cảm.) Nếu để các ngươi ở cùng những tên tội phạm cưỡng dâm hay giết người thì các ngươi sẽ cảm thấy thế nào? (Thưa, ghê tởm.) Các ngươi còn biết ghê tởm, vậy thử nói xem Đức Chúa Trời sống cùng với nhân loại bại hoại thì có thể hạnh phúc hay không? Có vui vẻ không? (Thưa, không.) Không hạnh phúc hay vui vẻ, vậy thì tình yêu ở đâu ra? Nếu một chút vui vẻ, hạnh phúc, hưởng thụ cũng không có mà Ngài còn có thể yêu con người như yêu chính Ngài, yêu con người đến mức không dứt ra được, vậy chẳng phải là mâu thuẫn sao? Như vậy có phải là hơi giả tạo không? Sự thật rốt cuộc là gì? Khi Đức Chúa Trời sống cùng nhân loại bại hoại, ngoài chuyện không hạnh phúc, hưởng thụ hay vui vẻ ra, thì cảm nhận thực sự của Ngài là gì? (Thưa, đau khổ.) Đau khổ, đây là một loại cảm giác rõ ràng. Còn gì nữa? (Thưa, chán ghét.) Chán ghét, đây lại là một loại cảm giác nữa. Còn gì nữa không? (Thưa, sự căm ghét đối với tâm tính bại hoại của con người.) Sự căm ghét, ác cảm và ghê tởm. Còn có một loại cảm giác chân thực nhất nữa: khi sống cùng nhân loại bại hoại, nhất là những lúc chung sống, nói chuyện, cùng làm việc và giao du, thì đều cảm thấy một sự sỉ nhục cực độ. Ở trong trạng thái và tình trạng dai dẳng này, ngươi nói xem liệu một người bình thường còn có thể có tình yêu hay không? (Thưa, không thể.) Họ không thể có tình yêu. Trong trường hợp không có tình yêu thì họ sẽ làm gì? (Thưa, họ sẽ lánh xa.) Lánh xa, đây là một kiểu mong muốn, một loại trạng thái tâm lý, nhưng để đối mặt với sự thật thì cần phải làm gì? Có nên tìm cách thay đổi những người này không? (Thưa, có.) Đối với loài người như vậy thì phải thực hành việc cung ứng, giáo dục, chỉ trích, vạch rõ, tỉa sửa, đôi khi sửa dạy họ một chút, v.v.. Việc này là cần thiết và không thể không làm. Nhưng làm như vậy liệu có thể đạt đến hiệu quả nhanh chóng không? (Thưa, không thể.) Vậy thì phải làm sao? (Thưa, họ cần được tỉa sửa, phán xét và hành phạt trong một thời gian dài.) Công tác tỉa sửa, phán xét và hành phạt trong một thời gian dài như vậy có dễ dàng không? Đức Chúa Trời phải chịu đựng những gì? (Thưa, sự sỉ nhục và đau khổ.) Đức Chúa Trời đúng là đã rất nhẫn nại để thực hiện công tác. Sự nhẫn nại này mang đến điều gì? Chính là mang đến đau khổ. Cho nên, khi Đức Chúa Trời sống cùng nhân loại bại hoại, trong lòng Ngài không vui vẻ, cũng không có cảm giác hạnh phúc. Nếu không vui vẻ, không hạnh phúc thì trong lòng Ngài có yêu nổi con người hay không? Ngài yêu không nổi. Vậy thì Ngài thực hiện công tác như thế nào? Dựa vào cái gì để làm? Chính là làm hết trách nhiệm của Ngài. Đây chính là chức vụ khi nhập thể của Đức Chúa Trời, chính là tính chất này. Làm hết trách nhiệm chính là làm hết khả năng của mình, làm hết những gì mình đã thấy và biết, những gì nên nói và nên làm. Đây gọi là làm hết trách nhiệm. Vì sao có thể làm hết trách nhiệm như vậy? Bởi vì thân phận và thực chất của Đức Chúa Trời, bởi vì Đức Chúa Trời nhập thể có sự ủy thác và trách nhiệm này, đương nhiên là Đức Chúa Trời gánh trọng trách này đối với nhân loại. Cho nên, dù là sống cùng với loại người nào hay những con người bại hoại nào, trạng thái của Ngài cũng là như vậy. Ngươi có biết là trạng thái gì hay không? Không hạnh phúc, không vui vẻ, phải chịu đựng sự sỉ nhục, đồng thời Ngài còn phải không nề hà và hết lần này đến lần khác chịu đựng đủ loại bại hoại và phản nghịch của con người. Cùng lúc với việc chịu đựng những thứ đó, Ngài còn phải phán những gì cần phán và làm những gì cần làm một cách không nề hà. Ngài phải giải thích rõ ràng những chuyện con người không hiểu, và với những người cố ý vi phạm, Ngài phải cho họ một chút sửa dạy, một chút phán xét và hình phạt. Đức Chúa Trời làm tất cả những việc này đều có liên quan đến kế hoạch quản lý và các bước công tác của Ngài. Đương nhiên là càng có liên quan đến hạng mục công tác cụ thể của Đức Chúa Trời là cứu rỗi nhân loại. Nói tóm lại là có liên quan đến trách nhiệm của chính Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm tất cả những điều này chính là làm hết trách nhiệm của Ngài. Tất nhiên, những gì Ngài bộc lộ trong khi làm hết trách nhiệm chính là thực chất của Ngài và cũng là tâm tính của Ngài. Vậy thì thực chất của Đức Chúa Trời nhập thể, cũng chính là thực chất của con người bình thường này, là gì? Nhất là ở bước công tác trong thời kỳ sau rốt, Ngài không biểu hiện bất cứ dấu kỳ phép lạ nào, cũng không biểu hiện bất cứ năng lực kỳ lạ nào, tất cả những gì Ngài có thể làm là cho con người biết về những lẽ thật mà họ nên có và nên hiểu. Ngài vạch rõ những tâm tính bại hoại mà chính con người không biết đến, để họ có thể biết và nhận thức được chúng, để họ đạt đến việc nhận biết thực chất và chân tướng về sự bại hoại của nhân loại, giúp con người có thể thực sự hối cải và dẫn họ bước vào con đường đúng đắn. Khi con người có thể thực sự hối cải, hiểu ra và thực hành lẽ thật, họ sẽ bước vào thực tế lẽ thật và có hy vọng được cứu rỗi. Công tác và trách nhiệm của Đức Chúa Trời nhập thể như vậy sẽ được hoàn thành. Khi con người đã đi vào con đường đúng đắn, họ sẽ chờ để tiếp nhận sự thử luyện và tinh luyện của Đức Chúa Trời, khi đó công tác của Đức Chúa Trời nhập thể sẽ kết thúc, Ngài đã làm hết trách nhiệm và hoàn thành công tác của Ngài. Khi công tác của Đức Chúa Trời nhập thể đã hoàn thành và các ngươi đã được dẫn vào con đường đúng đắn, điều này có nghĩa là chức vụ của Đức Chúa Trời đã hoàn thành, Ngài không còn bất kỳ nghĩa vụ nào đối với các ngươi nữa. Không có bất kỳ nghĩa vụ nào nghĩa là sao? Nghĩa là Ngài không còn phải ở bên cạnh những người này và chịu đựng những thứ như sự bại hoại, quan niệm, sự phản nghịch, chống đối, ghét bỏ, v.v. của họ nữa.
Cho dù là xét trên toàn bộ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời hay trên một hạng mục công tác cụ thể nào đó mà Đức Chúa Trời nhập thể thực hiện, thì có hạng mục nào được làm chỉ vì yêu không? Không có. Thần của Đức Chúa Trời quan sát nhân loại từ trên trời như thế nào thì Đức Chúa Trời nhập thể trên đất cũng gần như dùng cùng một góc độ này để quan sát nhân loại. Tại sao lại nói là “gần như”? Trên đất, khi Đức Chúa Trời nhập thể quan sát nhân loại thì có thể tương đối quan tâm hơn một chút đến sự yếu đuối của con người, vì Ngài có mối quan hệ về mặt nhân tính, vì Ngài sống với nhân loại thọ tạo trong cùng một không gian, cộng thêm mối quan hệ mang thuộc tính bề ngoài do Ngài cũng là con người như nhân loại bại hoại. Do đó, Đức Chúa Trời nhập thể có thể sống với con người một cách hòa hợp hơn chút so với Đức Chúa Trời trên trời. Xét về điểm này, nếu Đức Chúa Trời không trở nên xác thịt, thì liệu những con người như các ngươi có ngồi đây ngay bây giờ không? Sẽ không thể. Tất cả là vì những yêu cầu trong công tác của Đức Chúa Trời nên Ngài mới phải trả giá đắt như vậy để thực hiện công tác, hơn nữa, Ngài còn tự mình đến làm. Nếu Đức Chúa Trời phán với con người từ trên trời, một mặt là do cách biệt không gian, con người sẽ không tiện để nghe lời Ngài. Mặt khác, độ dài và số lượng những lời phán của Đức Chúa Trời ở thời kỳ sau rốt là rất lớn, nếu Ngài phán như vậy từ trên trời thì sẽ không thích hợp, dù xét từ phương diện hay góc độ nào. Cho nên, sự lựa chọn duy nhất và tốt nhất, cũng là có lợi nhất cho nhân loại, cho kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời và cho công tác cứu rỗi nhân loại, chính là Đức Chúa Trời trở nên xác thịt. Đức Chúa Trời trở nên xác thịt là lựa chọn duy nhất và cũng là cách duy nhất để công tác. Chỉ Đức Chúa Trời nhập thể mới có thể thực hiện và gánh vác những công tác này, và mới có thể đạt đến những kết quả này. Ngươi hãy nhìn những lời Đức Chúa Trời đã phán trong thời kỳ sau rốt đi, xét về số lượng thì sao Ngài có thể phán nhiều lời như vậy nếu không dùng cách trở nên xác thịt? Nếu Đức Chúa Trời dùng sấm sét để phán từ trên trời, vậy thì bao nhiêu người sẽ bị đánh chết mỗi lần Ngài phán xét và định tội kẻ ác? Sẽ không có mấy người còn sống sót. Nếu Đức Chúa Trời phán từ trong gió lốc hoặc từ trong những ngọn lửa, vậy phải xảy ra bao nhiêu cơn lốc và hỏa hoạn thì Ngài mới có thể phán xong những lời này? Như vậy thì toàn thể nhân loại sẽ chịu quấy nhiễu. Mà trong ngần ấy năm, việc Đức Chúa Trời nhập thể và phán lời có ảnh hưởng gì đến cuộc sống bình thường của nhân loại không? Không ảnh hưởng chút nào cả. Hơn nữa, cả thế giới cũng không để ý và không hề bị ảnh hưởng. Như vậy là đã hoàn toàn đạt được mục đích nhập thể công tác của Đức Chúa Trời, nếu Ngài không nhập thể thì thực sự không có cách nào làm được công tác này. Công tác của Đức Chúa Trời nhập thể vốn có tính bí mật. Đức Chúa Trời không muốn cả thế giới và toàn thể nhân loại biết về chuyện này, nói cách khác là Ngài không muốn để cho những dân ngoại vốn không được Ngài chọn đó biết đến. Ngài chỉ có thể bày tỏ những lời này trong trạng thái ẩn mình, cho nên dùng cách trở nên xác thịt là có ý nghĩa nhất, cũng là cách khôn ngoan nhất. Chỉ khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt thì mới có thể ẩn mình. Đức Chúa Trời nhập thể sống trong cùng một không gian với nhân loại, dùng ngôn ngữ của nhân loại, dùng phương pháp và hình thức mà nhân loại có thể tiếp nhận để cung ứng lẽ thật cho họ. Đây là sự khôn ngoan và toàn năng của Đức Chúa Trời. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể làm được, nhân loại không làm được như vậy. Những điều này đều liên quan đến kế hoạch quản lý vĩ đại của Đức Chúa Trời. Nếu con người đem kế hoạch quản lý vĩ đại như vậy của Đức Chúa Trời, mô tả một cách phiến diện thành chỉ vì yêu, thì như vậy là đơn giản hóa quá mức, trái ngược với sự thật và thực sự không thể biện minh được. Tóm lại, lần này Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, bất kể nội dung công tác là gì, thì hình thức này đã gây ra một sự chấn động và ảnh hưởng không nhỏ trên toàn thế giới và giữa toàn thể nhân loại, qua đó cho thấy đây là một sự kiện to lớn. Sự thật và hình thức của việc Đức Chúa Trời trở nên xác thịt tự nó đã là một chuyện gây tranh luận trên toàn thế giới và toàn bộ giới tôn giáo. Đây là một sự kiện mà nhân loại căm thù, định tội và cự tuyệt, cũng là sự kiện mà nhân loại khó hiểu thấu và khó tưởng tượng được nhất. Việc Đức Chúa Trời có thể công tác như vậy cho thấy sự khôn ngoan, quyền năng, sự toàn năng và thẩm quyền của Ngài; căn bản không phải chỉ vì một chút tình yêu nhỏ nhặt như vậy, cũng không phải vì chút chuyện hay lý do nhỏ nhặt như hạt vừng nào đó. Nói cách khác, một chuyện lớn có thể làm chấn động toàn bộ giới tôn giáo, toàn bộ giới chính trị, toàn thể nhân loại và thậm chí là toàn bộ vũ trụ, chuyện lớn đó không nảy sinh từ tình yêu mà nảy sinh do kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại, và do mong muốn của Ngài. Đây là khải tượng vĩ đại nhất về bước thứ ba trong công tác của Đức Chúa Trời, là khải tượng vĩ đại nhất mà con người nên hiểu, biết và lĩnh hội. Nếu ngươi chỉ quy định cho khải tượng này rằng: “Đây là vì tình yêu của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời yêu chúng ta. Hãy nhìn xem, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt và bị đóng đinh vì yêu chúng ta một lần, lần này Ngài lại trở nên xác thịt và đến yêu chúng ta lần nữa”, đây chẳng phải là sai lầm nghiêm trọng sao? Một khải tượng vĩ đại như vậy về công tác của Đức Chúa Trời, mà ngươi lại quy định rằng đó là vì yêu, thì thật quá ư nông cạn. Ngươi không biết Đức Chúa Trời thì thôi, mau che miệng lại, đừng nói hoặc phát biểu quan điểm bừa bãi. Trước đây Ta đã nói với các ngươi, hễ có liên quan đến tâm tính, thực chất của Đức Chúa Trời và khải tượng về công tác của Ngài, thì con người không nên tùy ý luận đoán, đưa ra kết luận hoặc quy định. Không hiểu thì nói không hiểu. Nếu hiểu được một ít thì hãy nhanh chóng nói rằng: “Tôi chỉ hiểu được chút đó thôi, không dám quy định bừa bãi, không biết có đúng hay không”. Phải thêm chú thích, chú giải này phía sau, đừng nói bừa bãi. Nếu nói bừa bãi, thì ở phạm vi nhỏ, ngươi có thể gây ảnh hưởng sai trái đến người khác, khiến họ hiểu sai và lầm đường lạc lối. Ở phạm vi lớn hơn, ngươi có thể xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời. kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời và công tác cứu rỗi nhân loại vĩ đại như vậy, mà ngươi lại nhận định là bởi vì yêu và được thực hiện vì yêu, đây chẳng phải là ăn nói vớ vẩn sao? Người nói ra lời này có nên bị vả miệng không? (Thưa, có.) Tại sao nên bị vả miệng? Bởi vì đây là ăn nói lung tung, cắt câu lấy nghĩa. Đây chẳng phải là do tâm tính kiêu ngạo gây ra sao? Chẳng phải ngươi mới tin Đức Chúa Trời được vài ngày thôi sao? Ngươi đã gặp qua Đức Chúa Trời hay chưa? Ngươi hiểu tâm tính của Ngài không? Đến cả lẽ thật về khải tượng trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời mà ngươi cũng không giải thích được một cách rõ ràng và thấu đáo, vậy mà còn dám quy định thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là to gan lớn mật sao? Ngươi dám dùng từ “tình yêu” để quy định một chuyện lớn như vậy, điều này xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời. Xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời có phải là một vi phạm lớn hay không? Đó là vi phạm lớn. Có người nói: “Tôi cũng đâu có biết, đâu có hiểu”. Đúng rồi. Chính vì ngươi không hiểu, không biết, vì vô tri và ngu muội, nên ngươi mới không nên nói bừa bãi. Một con người bình thường như ngươi có thể đưa ra phán xét hay kết luận tùy tiện về những chuyện của Đức Chúa Trời hay không? Toàn thể nhân loại kết hợp lại với nhau cũng chẳng thể giải thích được chuyện của Đức Chúa Trời một cách rõ ràng, vậy mà một mình ngươi lại muốn quy định tâm tính, công tác và thực chất của Đức Chúa Trời chỉ bằng đôi ba câu. Đây chẳng phải là xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Vậy thì có một vấn đề nghiêm trọng với bài thánh ca này. Nó không chỉ chứa đầy những lời hồ đồ, trống rỗng, ngông cuồng, mà quan trọng nhất là còn có thể khiến con người lầm đường lạc lối, mê hoặc và khiến họ mắc bẫy trong những quan niệm của mình. Bài thánh ca này gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy, thì có thể được giữ lại hay không? Tuyệt đối không thể, nó phải bị xóa bỏ.
Xem tiếp nào: “Vì yêu, Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật để mang đến con đường sự sống đời đời”, lời quy định này nghe có buồn nôn không? (Thưa, có.) Đọc tiếp: “Vì yêu, Đức Chúa Trời phán xét và vạch rõ bản tính Sa-tan của nhân loại bằng những lời phán”. Các ngươi nói xem, khi Đức Chúa Trời bày tỏ những lời nghiêm khắc để vạch rõ tâm tính bại hoại của con người, rốt cuộc là vì Đức Chúa Trời yêu con người, hay là vì Ngài chán ghét và hận con người? (Thưa, bởi vì Đức Chúa Trời chán ghét và hận con người.) Đức Chúa Trời chán ghét con người, vậy đây là tâm tính gì của Ngài? (Thưa, sự công chính, thánh khiết.) Đúng vậy, đây không phải là vì yêu. Con người quy định như vậy không phải là đã định vị và lý giải sai lầm sao? Có nhận thức thực tế nào về lẽ thật trong những lời này hay không? Đây là nhận thức lệch lạc và phiến diện, một cách giải thích sai lầm, nhận định trong câu này không đúng. Chúng ta xem tiếp nào, “Vì yêu, Đức Chúa Trời thử luyện, tinh luyện và tỉa sửa để làm tinh sạch sự bại hoại của chúng con”. Đây có phải là cùng một vấn đề như câu ở trên không? (Thưa, phải.) Vấn đề là như nhau. Chúng ta xem tiếp nào, “Lạy Đức Chúa Trời! Những gì bộc lộ từ công tác và lời phán của Ngài đều là tình yêu”. Đây chẳng phải là lại quy định nữa sao? Đức Chúa Trời bày tỏ những gì? Sự thánh khiết, đáng yêu và tâm tính công chính của Ngài. Đức Chúa Trời có sự thịnh nộ, oai nghi, cũng có lòng thương xót và yêu mến, vậy sao có thể nói tất cả đều là vì yêu? Sự quy định này thật quá buồn nôn và võ đoán! Đây chẳng phải là do kiêu ngạo gây ra sao? Những gì người viết thánh ca giải thích và tổng kết không có chút liên quan nào đến thực chất tâm tính được bộc lộ qua những lời nói và lời phán của Đức Chúa Trời. Họ còn nói rằng “Tất cả đều là tình yêu”, điều này chẳng những không liên quan mà còn lệch lạc và sai lầm, nhận định như vậy là hoàn toàn sai. Tình yêu là một loại tình cảm, cũng có thể là một loại hành động và hành vi, nhưng nó không phải là thực chất chủ yếu của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không yêu con người một cách bừa bãi. Chẳng lẽ tình yêu của Đức Chúa Trời tràn lan đến nỗi không còn chỗ chứa, đến mức Ngài yêu cả Sa-tan, nhân loại bại hoại và kẻ thù của Ngài? Là vậy sao? Tình yêu của Đức Chúa Trời đâu phải là không có nguyên tắc; tình yêu của Ngài có nguyên tắc. Đức Chúa Trời yêu thích những điều tích cực, căm ghét những điều tiêu cực và tà ác. Các ngươi nói xem, Đức Chúa Trời có yêu những người thật lòng tin Ngài không? Ngài có yêu những người thực hiện bổn phận của mình một cách trung thành không? Ngài có yêu những người thuận phục Ngài không? Đức Chúa Trời có yêu những người thông qua việc tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Ngài, mà có sự hối cải thực sự, thuận phục thực sự và trong lòng thực sự yêu kính Đức Chúa Trời không? Nếu con người hiểu lẽ thật và căm ghét tâm tính bại hoại của bản thân, thì “sự căm ghét” của họ chính là điều tích cực, vậy Đức Chúa Trời có yêu họ không? (Thưa, Ngài yêu họ.) Ai có thể tiếp nhận lẽ thật thì chính là người tích cực, và ai có thể thuận phục Đức Chúa Trời còn tích cực hơn nữa. Đức Chúa Trời yêu thích những người tích cực, Ngài căm ghét ma quỷ và Sa-tan. Những ai mà Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt đều là kẻ ác, những ai được Đức Chúa Trời yêu thích đều là người trung thực, là người mưu cầu lẽ thật. Cho nên, tình yêu của Đức Chúa Trời là có nguyên tắc chứ không phải không có nguyên tắc. Đối với một số người, Đức Chúa Trời chỉ có lòng thương xót, điều này không có nghĩa là Ngài yêu họ. Những chuyện này phải được hiểu rõ ràng, không thể quy định tình yêu của Đức Chúa Trời một cách mù quáng. Nói bừa bãi về tình yêu của Đức Chúa Trời và quy định nó một cách mù quáng thì chắc chắn là đang luận đoán và báng bổ Đức Chúa Trời.
Chúng ta xem tiếp nào: “Lạy Đức Chúa Trời! Tình yêu của Ngài không chỉ là lòng yêu mến và thương xót, mà hơn thế còn là hình phạt và sự phán xét”, nói như vậy có đúng không? (Thưa, về mặt lý luận thì đúng, nhưng không thực tế.) Về mặt lý luận thì không có vấn đề gì, nhưng liên kết điều này với tình yêu của Đức Chúa Trời là rất miễn cưỡng. Lời này không nên coi là sai, nhưng cũng không nên coi là đúng, nó là lời thừa, không cần ngươi phải nói. Câu tiếp theo: “Lạy Đức Chúa Trời! Sự phán xét và hình phạt của Ngài là tình yêu chân thực nhất, là sự cứu rỗi lớn lao nhất”, các ngươi nói xem, lời này thì sao? (Thưa, lời này không đúng, nó coi sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi lớn lao nhất, nhưng thực ra, sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời không chỉ có sự phán xét và hình phạt.) Đức Chúa Trời nhập thể bị đóng đinh vào thập tự giá, vì toàn thể nhân loại mà chuộc tội và gánh tội, đây chẳng phải là tình yêu chân thực nhất, là sự cứu rỗi lớn lao nhất sao? (Thưa, đúng vậy.) Vậy thì, so với sự phán xét và hình phạt, cái nào là “nhất”? Thực ra, nếu phân tích một cách chặt chẽ thì lời này không chuẩn xác, không xác đáng và quy định quá cứng nhắc, không nên nói những lời như vậy. Không nên bảo rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều là tình yêu. Nếu nói mọi việc Đức Chúa Trời làm đều có tác dụng tích cực lên con người, đều là sự cứu rỗi và lòng thương xót con người, thì như vậy là đúng, bởi vì tất cả đều là vì nhân loại. Còn nếu nói sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời là “nhất” và đặt chúng ở cấp cao nhất, thì vậy là không đúng. Cái gì “nhất” phải là cái duy nhất, không thể so sánh. Sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời không thể nói là “nhất” nếu so sánh với những công tác khác của Ngài. Trước đây có người đã viết một bài thánh ca, trong đó có một câu như thế này, “Con yêu kính tâm tính công chính của Đức Chúa Trời hơn cả lòng yêu mến và thương xót của Ngài”. Những lời này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Tại sao lại không đúng? (Thưa, vì họ phân chia cấp bậc giữa sự công chính, thánh khiết, lòng yêu mến và thương xót của Đức Chúa Trời.) Thực ra, lời này là đúng, đây là trải nghiệm chân thực của con người sau khi trải qua sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời. Bối cảnh của trải nghiệm chân thực này là gì? Bên trong có một câu chuyện, chính là: khi con người hưởng thụ lòng yêu mến và thương xót của Đức Chúa Trời thì họ chỉ có thể đạt được ân điển, chứ không bao giờ nhận biết được tâm tính bại hoại của mình và không bao giờ thoát khỏi chúng. Chỉ khi con người trải nghiệm hình phạt và sự phán xét của Đức Chúa Trời, chịu rất nhiều đau khổ của sự thử luyện và tinh luyện thì mới có thể thoát khỏi những tâm tính bại hoại này. Cho nên, con người đã nảy sinh nhận thức này trên cơ sở và trong bối cảnh như vậy; nhận thức này là chuẩn xác, phù hợp với sự thật, chứ không phải một thứ lô-gích dựa trên lý luận. Bài thánh ca này có tính xây dựng đối với các ngươi nhưng các ngươi lại nhìn không ra, thật sự là thiếu phân định. Sự thiếu phân định này chứng thực điều gì? Nguyên nhân của sự thiếu phân định là gì? Đó là do các ngươi không hiểu lẽ thật. Trong bài thánh ca “Vì yêu” này toàn là những lời hồ đồ và không thực tế, Ta không thích nó và Ta tuyệt đối sẽ không hát dù chỉ một câu. Còn các ngươi lại hát rất hăng hái, rất trôi chảy, vóc giạc của các ngươi thật quá nhỏ bé! Các ngươi không thể nhìn thấu được bất cứ điều gì, cũng không hiểu những lẽ thật mà con người nên bước vào, vậy mà còn muốn bình luận về thực chất của Đức Chúa Trời và kế hoạch quản lý của Ngài. Đây chẳng phải là không có lý trí sao? Người không có lý trí mà còn dám nói bừa bãi, đây chính là không lo làm việc chính đáng, không thiết thực một chút nào.
Xem tiếp nào. “Chúng con phải làm chứng cho tình yêu thánh khiết và công chính của Ngài, Ngài xứng đáng được ca ngợi đời đời”. Đức Chúa Trời xứng đáng được ca ngợi đời đời, điều này đương nhiên đúng, nhưng con người chỉ biết Đức Chúa Trời như vậy thì có thể xem là ca ngợi Ngài không? Nếu Đức Chúa Trời không yêu thương con người, nếu Ngài chán ghét và căm ghét họ đến cực điểm mà con người vẫn có thể yêu kính và ca ngợi Ngài, thì người này còn có chút vóc giạc và chút nhận thức thực sự về Ngài. Trong câu “Chúng con phải làm chứng cho tình yêu thánh khiết và công chính của Ngài, Ngài xứng đáng được ca ngợi đời đời”, tính từ nằm phía trước “tình yêu của Đức Chúa Trời” là gì? “Thánh khiết” và “công chính”. Ngươi xem, người viết bài thánh ca này nghĩ tình yêu của Đức Chúa Trời to lớn biết bao, họ dùng thực chất của Đức Chúa Trời để định nghĩa tình yêu của Ngài, nói rằng tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu công chính và thánh khiết. Điều này còn cần ngươi phải nói sao? Con người không sẵn lòng hưởng thụ thứ tình yêu thông thường, cũng không hưởng thụ một tình yêu mang tính thương xót hay trân trọng con người, họ chỉ muốn hưởng thụ tình yêu thánh khiết và công chính, như vậy thì họ mới ca ngợi Đức Chúa Trời và nói rằng Ngài xứng đáng được ca ngợi đời đời. Lời này có đúng không? Cho dù từ sự thật hay từ suy luận lô-gích, lời này sai hoàn toàn, nói xằng nói xiên, là một mớ từ ngữ hỗn độn mà một người mắc bệnh thần kinh thốt ra nhằm mê hoặc con người. Ngươi cho rằng đây là thế gian ư? Ở thế gian, có đủ loại tà linh và lũ quỷ bẩn thỉu, đủ loại nhân vật, đủ loại tiểu nhân đê tiện, chỉ cần có chút kỹ năng, biết ăn nói và da mặt đủ dày thì chúng đều dám trèo lên vũ đài để biểu diễn. Nhưng trong nhà Đức Chúa Trời thì lẽ thật nắm quyền, phải đuổi những tên tiểu quỷ này khỏi vũ đài và thanh lọc chúng ra khỏi hội thánh. Các tà thuyết và luận điệu sai trái của chúng đều phải được mổ xẻ, để mọi người có thể công khai phân định và nhận định chúng. Bây giờ nhìn lại, tình yêu của Đức Chúa Trời là gì? Nếu nói đó là sự công chính và thánh khiết thì có đúng không? (Thưa, không đúng, tình yêu của Đức Chúa Trời không chỉ có những điều này.) Vậy tình yêu của Đức Chúa Trời là gì? (Thưa, còn có sự phán xét và hình phạt, sự oai nghi và thịnh nộ, những điều này đều là tình yêu của Đức Chúa Trời.) Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu của Đức Chúa Trời, và thực chất của Đức Chúa Trời là thực chất của Đức Chúa Trời. Tình yêu của Đức Chúa Trời nằm trong tâm tư và ý niệm của Đức Chúa Trời, trong tình cảm, trong thực chất và trong việc làm của Ngài. Ngươi có thể giải thích được điều đó một cách rõ ràng không? Thế mà ngươi lại nói tình yêu của Đức Chúa Trời là sự công chính và thánh khiết, dám quy định như vậy, ngươi cũng quá to gan rồi đấy! Ngươi quy định như vậy để ca ngợi Đức Chúa Trời, Ngài có tiếp nhận không? (Thưa, Ngài không tiếp nhận.) Tại sao lại không tiếp nhận? (Thưa, bởi vì đây là sự báng bổ đối với Ngài.) Đức Chúa Trời thấy buồn nôn, ngươi như vậy là ăn nói vớ vẩn, nói xằng nói xiên! Ngươi có ca ngợi mù quáng cũng vô ích, Đức Chúa Trời không thích như vậy. Nhu cầu được nhân loại ca ngợi của Đức Chúa Trời không lớn đến thế. Ngài không có dục vọng đó, đâu phải Ngài cần sự ca ngợi của con người mới có thể sống thoải mái hay mới có sự tự tin. Đức Chúa Trời có cần không? (Thưa, Ngài không cần.) Đức Chúa Trời thực hiện công tác là để cứu rỗi nhân loại, ban cho nhân loại một đích đến tốt đẹp, Ngài vì sự sinh tồn của nhân loại ở thời đại tiếp theo mà làm một số công tác, nhưng mục đích không phải là để đạt được sự ca ngợi của con người. Việc nhân loại ca ngợi Đức Chúa Trời chẳng qua là một trong những kết quả đạt được từ công tác của Ngài, nhưng nếu con người hiểu lầm Đức Chúa Trời và ca ngợi Ngài một cách mù quáng, thì Ngài sẽ không cho phép và không tiếp nhận đâu. Vậy mà con người còn ảo tưởng, cảm thấy sự ca ngợi của họ là quan trọng biết bao đối với Đức Chúa Trời, như vậy chẳng phải là lý giải sai lầm sao? Vì nhân loại có chút ca ngợi và làm chứng như thế cho Đức Chúa Trời, nên họ nghĩ rằng Ngài sẽ rất cảm động, nhưng thực ra Ngài không hề cảm động chút nào. Đây chẳng phải là điều Đức Chúa Trời xứng đáng có sao? Đây là chuyện hết sức bình thường.
Chúng ta xem tiếp nào: “Vì yêu, Đức Chúa Trời điều động sự phục vụ của con người, sự việc, sự vật, giúp chúng con đạt được lẽ thật và sự sống”, lời này có đúng không? (Thưa, không đúng.) Không đúng chỗ nào? Có phải là do hai chữ “Vì yêu” ở đầu câu không? Tất cả đều là vì hai chữ này, hai chữ này rất có thể khiến con người lạc lối, mê hoặc họ, khiến tâm tư họ hỗn loạn và không phân biệt được thị phi đúng sai. Sau này, đừng nên lạm dụng hai chữ “vì yêu” nữa. Đoạn lời phía sau hai chữ này, “Đức Chúa Trời điều động sự phục vụ của con người, sự việc, sự vật, giúp chúng con đạt được lẽ thật và sự sống”, câu này là đúng. Trong công tác của Đức Chúa Trời có nội dung như vậy, nhưng nếu nhận định rằng đây là tình yêu của Đức Chúa Trời thì quá sai lầm. Đây là quyền năng, thẩm quyền và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời chứ không phải là vì tình yêu. Nói chính xác hơn thì không chỉ là vì tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có quyền năng điều động tất cả con người, sự việc, sự vật phục vụ cho nhân loại mà Ngài muốn cứu rỗi. Đức Chúa Trời điều động vạn sự vạn vật để phục vụ cho nhân loại mà Ngài muốn cứu rỗi và phục vụ cho công tác quản lý của Ngài. Người được hưởng lợi cuối cùng chính là nhân loại – họ đạt được lẽ thật và sự sống. Nếu ngươi nói rằng đó chỉ là vì yêu, thì sự khôn ngoan, thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời không còn tồn tại nữa sao? Nói đó chỉ vì yêu là không đúng, cho nên phương hướng và định vị của những lời này cũng đều sai. Bảo chúng đều sai nghĩa là sao? Nghĩa là chúng không phù hợp với lẽ thật, được nói một cách lệch lạc, không phải là thực tế lẽ thật, cũng không phải là khía cạnh thực tế lẽ thật mà con người trải nghiệm.
Chúng ta xem câu tiếp theo. “Vì yêu, sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời giúp chúng con thoát khỏi quyền thế của Sa-tan và đạt được sự cứu rỗi”, có vấn đề gì với câu này không? Vẫn là không thích hợp khi dùng hai chữ “vì yêu” làm tiền đề. “Sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời giúp chúng con thoát khỏi quyền thế của Sa-tan và đạt được sự cứu rỗi”, bản thân câu này không có vấn đề, vì đây là kết quả đạt được từ công tác của Đức Chúa Trời, nhưng tại sao luôn phải thêm hai chữ “vì yêu” vào phía trước chứ? Các ngươi đã rút ra được bài học gì từ chuyện này? Hễ có liên quan đến chuyện bình luận, định nghĩa hoặc quy định thực chất tâm tính của Đức Chúa Trời, thì ngươi phải đặc biệt cẩn thận và phải dùng thái độ khiêm tốn, thận trọng để tiếp cận. Nếu ngươi vẫn ăn nói vớ vẩn mà không kiêng nể gì, và thốt ra toàn những lời nói xằng nói xiên, trống rỗng, khoác lác và ngông cuồng, thì ngươi sẽ xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời, khiến Ngài ghê tởm và căm ghét. Nếu nói có phần không thỏa đáng, thì nhận thức của con người so với thực chất của Đức Chúa Trời chỉ có thể gọi là giọt nước trong đại dương hay hạt cát trên bãi biển. Chênh lệch lớn đến như vậy, mà nếu con người còn dám tùy ý quy định hay đưa ra kết luận, tùy tiện coi quan niệm của mình là lẽ thật và diễn đạt thành lời, thì sẽ xảy ra chuyện lớn thôi. Chuyện lớn gì? (Thưa, báng bổ Đức Chúa Trời.) Báng bổ Đức Chúa Trời, chuyện này rất rắc rối và có tính chất nghiêm trọng. Nếu không muốn báng bổ Đức Chúa Trời theo ý muốn chủ quan, thì ngươi nên tuân giữ những gì Ta vừa nói, tức là phải cẩn thận và trông chừng miệng lưỡi của mình. Trông chừng miệng lưỡi nghĩa là gì? (Thưa, là đừng tùy tiện bình luận về Đức Chúa Trời và quy định Ngài.) Đúng vậy. Đối với những chuyện liên quan đến khải tượng, “liên quan đến khải tượng” chỉ là một cách nói chung chung, nói cụ thể hơn thì chính là chuyện liên quan đến kế hoạch quản lý, công tác và thực chất tâm tính của Đức Chúa Trời. Đối với những chuyện liên quan đến phương diện khải tượng này thì ngươi hãy thận trọng từ lời nói đến việc làm, đừng quy định và đưa ra kết luận bừa bãi. Có người nói: “Thì đó là cách nghĩ của tôi thôi”, nhưng ngươi nghĩ như vậy thì có chuẩn xác không? Đừng quá kiêu ngạo và tự cho mình là đúng. Nếu những gì ngươi tin là không chuẩn xác, mà ngươi còn nói bừa và quy định một cách mù quáng, thì đó chính là luận đoán, là định tội, là báng bổ, và ngươi sẽ gánh không nổi hậu quả mình gây ra. Một số người có thể nghe không lọt tai những lời này, và sẽ nói: “Tôi cứ cho là như vậy đấy, nếu Ngài không cho phép tôi nói, vậy là đang bắt tôi giả vờ”. Sao lại là bắt ngươi giả vờ? Ta khuyên ngươi nên cẩn thận một chút, chuyện gì chưa xem xét rõ ràng hoặc chưa tìm kiếm xác minh thì đừng nói bừa bãi. Đây là có lợi cho ngươi, là bảo vệ ngươi. Nếu những gì ngươi tin là sai lầm, và ngươi nói chúng ra, thì sau đó sẽ có hậu quả gì ngươi biết không? Ngươi sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhìn xem, những kẻ địch lại Đấng Christ đều đã làm vô số điều ác, hậu quả cuối cùng của họ là gì? Họ phải chịu trách nhiệm, hội thánh sẽ xử lý họ. Cho nên, nếu ngươi có cách nghĩ hay nhận thức gì thì tốt nhất là nên xác minh chúng trước rồi mới nói ra. Ngươi cần có đủ căn cứ sự thật và hỗ trợ từ lý luận thì mới có thể viết thành một bài văn, hoặc một văn bản, hoặc soạn thành một bài thánh ca. Nếu ngươi không có đủ căn cứ sự thật và hỗ trợ từ lý luận, thì những sự thật mà ngươi muốn quy định hoặc những gì ngươi cho là “lẽ thật” đều rất không thực tế, chúng chỉ là lý luận trống rỗng và là những lời nói mê hoặc con người. Cũng có thể nói rằng ngươi chính là người cả gan làm loạn và đang nói những lời ngông cuồng.
Từ khi bắt đầu công tác cho tới nay, Đức Chúa Trời đã bày tỏ nhiều lẽ thật đến vậy, có rất nhiều lời liên quan đến các loại trạng thái và tâm tính bại hoại của con người, cũng như các loại nhu cầu của họ. Ta nói vậy là có ý gì? Nghĩa là, con người có thể viết rất nhiều bài thánh ca với đề tài liên quan đến trải nghiệm và nhận thức của họ về lời Đức Chúa Trời, cũng như nhận thức của họ về những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ngươi có trải nghiệm về phương diện nào thì có thể viết về phương diện đó, nếu không có trải nghiệm thì đừng viết bừa bãi. Nếu ngươi có trải nghiệm nhưng không giỏi viết thánh ca thì có thể tìm người hiểu về thánh ca để được hướng dẫn một chút trước khi viết. Những người không hiểu thánh ca thì tuyệt đối đừng nên viết bừa chỉ để đủ số lượng. Người viết thánh ca bắt buộc phải có trải nghiệm, phải nắm vững nguyên tắc, nói lời thật lòng và nói những lời thực tế, như vậy thì bài thánh ca được viết ra mới có thể mang tính xây dựng cho con người. Có một số bài thánh ca nói về những điều hoàn toàn không thực tế, đều là câu chữ và đạo lý, chẳng mang tính xây dựng gì cho con người. Tốt hơn hết là đừng viết loại thánh ca như vậy. Có những người viết thánh ca và nhờ người khác sửa giúp, nhưng người sửa thánh ca đó cũng chẳng có trải nghiệm gì, chỉ giả vờ có trải nghiệm và tài năng văn chương. Đây không phải là gạt người sao? Bản thân họ đều không có trải nghiệm mà cứ muốn sửa bài cho người khác, đây chính là không tự mình biết mình. Cho nên, những người không có trải nghiệm hoặc nhận thức thực sự thì tuyệt đối đừng viết thánh ca. Một mặt là họ viết xong cũng chẳng có tính xây dựng cho ai, và mặt khác còn làm mất thể diện của chính mình.
Hát thánh ca một mặt là để ca ngợi Đức Chúa Trời, mặt khác là để tĩnh nguyện và phản tỉnh, có ích cho chính người hát. Một bài thánh ca có giá trị hay không, mấu chốt nằm ở chỗ lời bài hát có mang lại lợi ích và mang tính xây dựng cho con người hay không. Nếu là một bài thánh ca trải nghiệm tốt thì trong đó sẽ có nhiều lời mang tính xây dựng và hữu ích cho con người. Lời hữu ích có nghĩa là gì? Chính là lời mà ngươi có thể nhớ tới mỗi khi gặp chuyện gì đó trong lúc trải nghiệm. Lời này có thể chỉ cho ngươi phương hướng và con đường thực hành. Chúng có thể cho ngươi sự trợ giúp, gợi ý và hướng dẫn nhất định, hoặc cho ngươi chút ánh sáng, để từ những lời đến từ trải nghiệm thực tế này, ngươi có thể tìm kiếm vị trí mà mình nên đứng, thái độ, lập trường, đức tin mà ngươi nên có, và con đường mà ngươi nên thực hành. Hoặc từ những lời này, ngươi có thể nhận biết một phương diện lệch lạc nào đó của bản thân, một phương diện nào đó trong trạng thái bại hoại, sự bộc lộ bại hoại, hoặc những tâm tư và ý niệm của mình. Những điều này đều giúp ích cho con người. Tại sao chúng lại giúp ích cho con người? Bởi vì chúng phù hợp với lẽ thật, là những trải nghiệm và lĩnh hội của con người. Nếu lời bài hát thật sự chứa những điều thực tế có thể hữu ích cho trải nghiệm sự sống của ngươi, có tác dụng hỗ trợ, dẫn đường, khai sáng hoặc cảnh báo ngươi về việc giải quyết tâm tính bại hoại của mình, vậy thì những lời này có giá trị và thực dụng. Một số ca từ trông có vẻ khiêm tốn, nhưng thật ra chúng rất thực dụng. Một số lời bài hát có thể không được diễn đạt đẹp đẽ, có thể không giống thơ hay văn xuôi, có thể là tiếng bản địa hoặc là lời tâm sự, nhưng nếu những lời đó thể hiện nhận thức về phương diện lẽ thật, truyền đạt trải nghiệm thực sự về lẽ thật, thì chúng có tính xây dựng cho các ngươi, cũng như thực dụng và có giá trị. Khó khăn lớn nhất của các ngươi hiện nay là không biết cách phân định, không nhận ra được đâu là những lời trống rỗng hay những câu chữ và đạo lý. Hát thế nào cũng được, ngươi cũng sẽ chẳng nghiền ngẫm ca từ xem chúng có thực tế hay không, có ánh sáng của lẽ thật hay không, có tính xây dựng cho con người hay không, có ích gì cho các ngươi hay không – ngươi không xem xét những điều này. Sau khi hát xong, ngươi còn cảm thấy rất hay và đẹp, nhưng lại không biết bài thánh ca này có tác dụng gì cho mình. Đây chẳng phải là người không có sự phân định sao?
Có một bài thánh ca tên là “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời”, trong đó mỗi một câu đều là nhận thức có được từ trải nghiệm thực tế, rất có tính xây dựng đối với con người, các ngươi có nghe qua chưa? Ca từ càng hay và càng có tính xây dựng đối với sự sống, thì các ngươi lại càng không sẵn lòng tiếp nhận. Các ngươi không xem cũng không quan tâm, những thứ hay như vậy mà lại không trân trọng. Các ngươi không biết giữ lấy vật báu, cho dù có vật báu trong tay rồi cũng không giữ được, thật sự là những kẻ bần cùng đáng thương! Khi nhóm họp, Ta đã nhiều lần giới thiệu bài hát này. Việc thường xuyên hát những bài thánh ca như thế này có tác dụng thúc đẩy sự bước vào, xúc tiến sự phát triển đức tin nơi Đức Chúa Trời và thôi thúc các ngươi đạt được sự thuận phục thật sự đối với Ngài. Chúng đều là những tác dụng không thể ước lượng được hết. Đây là bài thánh ca có giá trị nên Ta mới giới thiệu, vậy mà các ngươi lại không hát. Đến bây giờ các ngươi vẫn không biết đâu là thực tế và đâu là câu chữ đạo lý. Các ngươi phải hát những bài thánh ca như vậy nhiều hơn và lĩnh hội từ chúng. Chúng ta hãy cùng phân tích bài hát này.
Câu đầu tiên trong bài này là “Khi đã chọn yêu kính Đức Chúa Trời, tôi sẽ để Ngài lấy đi bất cứ gì Ngài muốn”. Lấy đi cái gì? Địa vị, gia đình, thể diện, thậm chí là tôn nghiêm của con người. Nội dung trong sự tinh luyện mà Gióp gặp phải là gì? Đức Chúa Trời đã làm gì? (Thưa, Ngài đã lấy đi gia sản và con cái của Gióp.) Ngài đã lấy đi tất cả mọi thứ của Gióp, chớp mắt một cái là ông không còn gì cả, còn lở loét khắp người. Đây gọi là sự lấy đi. Nói một cách cụ thể thì là lấy đi, còn xét tổng quan thì là Đức Chúa Trời muốn thử luyện ông. Đây là một sự thử luyện, và một hạng mục công tác cụ thể trong sự thử luyện này chính là lấy đi. Chúng ta xem tiếp nào. “Mặc dù cảm thấy hơi buồn, nhưng tôi không có một lời phàn nàn nào”, đây có phải một loại thái độ của con người không? (Thưa, phải.) “Cảm thấy hơi buồn”. Các ngươi nói xem, khi Đức Chúa Trời lấy đi của con người, họ có khó chịu không? (Thưa, có.) Con người cảm thấy khó chịu, thống khổ, đau lòng, bất lực, suy sụp, họ muốn khóc, muốn làm ầm ĩ lên và cũng muốn phản kháng. Có rất nhiều chi tiết trong sự đau buồn này, vậy lời này có thực tế không? (Thưa, thực tế.) “Nhưng tôi không có một lời phàn nàn nào”, con người thật sự không phàn nàn câu nào sao? Không thể nào, nhưng con người cần nỗ lực để tiến lên như thế, họ cần trải nghiệm và có loại thái độ như vậy. Lời này có sự dẫn dắt tích cực nào đối với con người không? (Thưa, có.) “Nhưng tôi không có một lời phàn nàn nào”, không hề phàn nàn là việc mà con người nên làm, họ không nên phàn nàn. Nếu có phàn nàn, con người cũng nên biết mình và không nên oán trách Đức Chúa Trời, họ nên thuận phục Ngài. Đây là thái độ thuận phục của con người đối với Đức Chúa Trời. Con người không được thốt ra những lời phàn nàn, nếu họ làm vậy thì chính là phản kháng công tác và sự thử luyện của Đức Chúa Trời, chứ không phải là thuận phục thực sự. Câu tiếp theo, “Với tâm tính bại hoại, con người đáng bị phán xét và hành phạt”, đây có phải sự thật không? (Thưa, phải.) Sự thật là con người có tâm tính bại hoại, nhưng nếu không nhận biết được sự thật đó thì họ có nói ra được lời này không? Nếu con người không nhận biết được thì họ sẽ không thừa nhận, nếu không thừa nhận thì sẽ không nói ra lời như vậy, thế nên câu nói này đến từ thể nghiệm thật sự của con người. “Đáng bị phán xét và hành phạt”, lời hát này nhìn có vẻ rất đơn giản, nhưng ngụ ý của nó là gì? Chính là con người có tâm tính bại hoại, họ phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, họ đáng phải chịu phán xét và hành phạt, chịu bao nhiêu đau khổ cũng đáng, mọi việc Đức Chúa Trời làm đều đúng. Lời này có thực tế không? (Thưa, thực tế.) Đây hoàn toàn là sự thừa nhận chủ quan của con người rằng mình có tâm tính bại hoại, đồng thời cam tâm tình nguyện tiếp nhận sự phán xét và hình phạt, thừa nhận rằng sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời là để cứu rỗi con người, rằng Đức Chúa Trời nên làm như vậy. Đây là một loại thái độ thuận phục đối với cách thức công tác của Đức Chúa Trời trong việc phán xét và hành phạt. Con người nên có loại thái độ này không? (Thưa, họ nên có.) Con người nên có thái độ như vậy. Vậy việc hát lời này có mang tính xây dựng đối với con người không? (Thưa, có.) Có tính xây dựng như thế nào? Nếu không hát những ca từ này, ngươi sẽ không biết sự thật này, không biết mình nên duy trì quan điểm như thế nào, nên thuận phục ra sao. Ngươi cũng sẽ không biết mình nên dùng thái độ nào để thuận phục và tiếp nhận sự phán xét, hình phạt của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu hát bài thánh ca này và nghiền ngẫm ca từ của nó, ngươi sẽ cảm thấy lời hát quá hay, quá đúng, và ngươi sẽ có thể nói “A-men” với nó, thừa nhận lời này xuất phát từ trải nghiệm. Lời này nghe có cao sang, quyền quý hay đẳng cấp không? (Thưa, không.) Nhưng nó lại có thể mang đến cho ngươi sự hướng dẫn tích cực, cho ngươi con đường tích cực và chính diện. Nếu ngươi phát hiện bản thân có tâm tính bại hoại, thì khi Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt ngươi, lời này sẽ giúp ngươi có quan điểm chuẩn xác và có con đường thực hành. Trước tiên, ngươi phải nhận biết được rằng con người có tâm tính bại hoại thì nên tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, không có gì phải bàn cãi, đừng nói lý lẽ với Ngài làm gì. Bất luận ngươi có biết được tâm ý của Đức Chúa Trời hay không, cứ thuận phục Ngài trước đã, ai bảo ngươi có tâm tính bại hoại chứ? Ai bảo ngươi chống đối Ngài? Ngươi như vậy thì đáng chịu phán xét và hành phạt rồi. Sự thuận phục này đến từ đâu? Đây có phải con đường thực tế không? Đây chính là con đường thực hành. Hát những lời này xong, ngươi cảm thấy thế nào? Có phải rất thực tế không? Tuy những lời này không kinh thiên động địa, cũng chẳng cao sang, quyền quý hay đẳng cấp, mà chỉ là những lời bình thường, nhưng chúng lại nói lên tình hình thực tế, đồng thời mang lại cho người hát một con đường thực hành. Tuy ngôn từ không đẹp đẽ lắm, nhưng chúng thực dụng.
Chúng ta xem câu tiếp theo. “Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật; tôi không được hiểu sai ý Ngài”. Lời này có đúng không? (Thưa, đúng.) Đúng ở chỗ nào? Có người bảo: “‘Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật’, còn cần phải nói à? Đây chẳng phải là đạo lý sao?”. Ở đây, câu này dùng để làm nền cho câu tiếp theo, “không được hiểu sai ý Ngài”. Sao lại nói như vậy? Câu này nảy sinh từ tâm trạng và trạng thái như thế nào? (Thưa, nếu con người thật sự tin rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật thì họ sẽ không hiểu lầm Ngài.) Nếu ngươi đã nhận định rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật thì không nên hiểu sai ý Ngài. Nếu hiểu sai thì phải làm sao? Phải mau chóng từ bỏ ý nghĩ của mình và tìm kiếm lẽ thật. Về mặt đạo lý, ngươi biết rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, vậy mà vẫn có thể hiểu sai ý Ngài, cái sai nằm ở đâu? (Thưa, nằm ở việc không tiếp nhận lẽ thật.) Đúng vậy, cho nên con người nên thuận phục, đừng hiểu sai ý của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đã nhận định lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và hiểu được hết lý luận này, thế thì tại sao khi gặp chuyện trong thực tế, ngươi vẫn có thể hiểu sai tấm lòng của Ngài? Điều này chứng tỏ ngươi không thật sự tiếp nhận sự thật rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật. Vậy câu hát này có phải đã nhắc nhở ngươi không? Nó nhắc nhở ngươi điều gì? (Thưa, nó nhắc nhở chúng con phải tin rằng lời Đức Chúa Trời chính là lẽ thật, chúng con phải nhận định sự thật này.) Ngươi phải tin rằng lời Đức Chúa Trời là đúng, là lẽ thật. Nếu ngươi đã nhận định lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, vậy thì khi gặp chuyện, đừng xem ý của mình là lẽ thật và mục tiêu nữa. Ngươi phải xem ý của Đức Chúa Trời là gì. Ngoài ra, Đức Chúa Trời muốn thử luyện ngươi, đây có phải lẽ thật không? (Thưa, phải.) Nếu ngươi nhận định đây là lẽ thật thì còn có thể hiểu sai ý Ngài không? Nếu trong lòng ngươi vẫn còn ngẫm nghĩ rằng: “Có phải Đức Chúa Trời muốn định tội mình không? Có phải định tội thì sau đó sẽ trừng phạt mình không? Có phải Ngài không ưa mình và muốn hủy diệt mình không?”. Những lời này có phải đều là hiểu lầm không? (Thưa, phải.) Đây đều là hiểu lầm. Vậy thông qua câu hát “Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật; tôi không được hiểu sai ý Ngài”, có phải các ngươi đã ngộ ra được gì đó rồi không? Có phải ngươi nên thoát ra khỏi sự hiểu lầm, tiếp nhận sự thử luyện, phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời đối với ngươi không? (Thưa, phải.) Cơ sở của việc tiếp nhận là gì? Đó là ngươi phải nhận định rằng lời Đức Chúa Trời không sai, rằng lời Ngài là lẽ thật. Con người có tâm tính bại hoại, là con người sai, con người không được dùng ý mình để suy đoán ý của Đức Chúa Trời, Ngài không sai. Nếu đã nhận định rằng Đức Chúa Trời không sai thì con người phải nên tiếp nhận mọi thứ Ngài làm.
Xem tiếp nào. “Khi phản tỉnh bản thân, tôi thường thấy có quá nhiều sự bất khiết”, sự bất khiết này được nhận biết thế nào thông qua phản tỉnh? (Thưa, khi con người bộc lộ những sự bại hoại.) Nó được nhận biết trong lúc con người bộc lộ bại hoại, đây là một khía cạnh trong đó. Khi Đức Chúa Trời thử luyện con người, khi Ngài sắp đặt hoàn cảnh không hợp với ý muốn của con người thì họ sẽ thường tự hỏi: “Có phải Đức Chúa Trời hết yêu mình rồi không? Chẳng phải Đức Chúa Trời là công chính sao? Ngài làm thế này thì đâu có công chính, đâu có phù hợp với lẽ thật, cũng đâu có thông cảm cho những khó khăn của con người”. Con người luôn đấu trí với Đức Chúa Trời, nảy sinh đủ loại tâm tính bại hoại, đủ loại tâm tư, ý niệm, cách nghĩ, quan điểm và những nghi kỵ đối với Đức Chúa Trời, như vậy có phải là bất khiết không? (Thưa, phải.) Đương nhiên, điều này cũng chỉ ra sự bại hoại của con người. Câu tiếp theo, “Nếu không phấn đấu, e rằng tôi sẽ khó được hoàn thiện”, lời này chính là lối suy nghĩ của con người, họ nhận biết được nó thông qua việc phản tỉnh. Nếu không phản tỉnh về sự bất khiết của bản thân thì ngươi sẽ luôn hiểu lầm Đức Chúa Trời. Ngươi sẽ chỉ thừa nhận ngoài miệng rằng Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng khi gặp chuyện thì lại cố làm theo ý mình, phản nghịch Đức Chúa Trời, còn oán trách, hiểu lầm Ngài, không tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Ngài. Nếu không từ bỏ những thứ này thì rất khó để ngươi được hoàn thiện, hay nói cách khác là không thể nào đạt đến mức được hoàn thiện. Hết hy vọng rồi, vì ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật. Ngươi xem trong lời bài hát này có khía cạnh thực tế không? (Thưa, có.) Mỗi một câu hát của bài thánh ca này đều là ngôn ngữ và miêu tả về những tình hình thực tế nảy sinh khi con người trải nghiệm các hoàn cảnh thực tế.
Hãy xem câu tiếp theo. “Mặc dù ngày nay rất nhiều gian khổ, nhưng thật vinh dự khi được vui hưởng tình yêu thương của Đức Chúa Trời”. Ở đây, việc chịu khổ và tình yêu của Đức Chúa Trời đã được kết nối với nhau, việc chịu khổ và sự vinh hạnh đã được kết nối với nhau, đây có phải là từ thể nghiệm thực tế mà ra không? Có phải bản thân thực tế đã làm như vậy, lĩnh hội như vậy nên mới nảy sinh thái độ và đức tin chân thực như vậy hay không? Những lời này không phải đến từ chân không, chúng đều là những lời nảy sinh từ một tâm trạng, hoàn cảnh hay một sự kiện nào đó. Ngươi nhìn xem thái độ ở đây là gì? Tuy đã chịu nhiều đau khổ, những đau khổ này khiến con người mất đi nhân cách, tôn nghiêm, địa vị và lợi ích, v.v.. Những điều này đều khiến con người chịu đau khổ rất nhiều, nhưng con người vẫn có thể đi đến ngày hôm nay, nảy sinh đức tin và nhận thức thật sự đối với Đức Chúa Trời. Họ cảm thấy việc chịu đựng những thứ đó chính là hưởng thụ tình yêu của Đức Chúa Trời, là sự ân đãi đặc biệt của Ngài, chứ không phải Đức Chúa Trời làm khó dễ họ. Họ cho đây là vinh hạnh, tin rằng Đức Chúa Trời đã yêu mình nên mới công tác như vậy, lấy đi mọi thứ của mình, thử luyện, phán xét và hành phạt mình như thế. Đây là một kiểu thái độ tích cực và chân thực mà con người nên có, nó nảy sinh trong những hoàn cảnh và bối cảnh chân thực. “Mặc dù ngày nay rất nhiều gian khổ, nhưng thật vinh dự khi được vui hưởng tình yêu thương của Đức Chúa Trời”, dạng người nào có thể nói ra được lời này? Người viết bài thánh ca “Vì yêu” không nói ra được lời này, mà chỉ toàn nói những lời hồ đồ, trống rỗng, phách lối, khẩu hiệu. Người đó có thể nói những lời như “Mặc dù ngày nay rất nhiều gian khổ, nhưng thật vinh dự khi được vui hưởng tình yêu thương của Đức Chúa Trời” không? Người đó có thể nói ra những lời này từ tận tâm can mình không? Không thể, những lời họ nói đều trống rỗng, khoác lác, toàn là những điều con người muốn nghe. Cuối cùng họ gom lại ghép bừa thành một bài hát, còn cảm thấy mình có bản lĩnh và rất thông minh. Theo Ta thấy thì những lời đó không có một chữ nào đáng tiền, toàn là những lời hồ đồ, phải bỏ hết. Sau này không cho phép ai hát loại thánh ca như vậy nữa. Nếu muốn hát thì các ngươi phải hát loại thánh ca như bài “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời”, trong đó toàn là lời nói thật, lời thật lòng. Những lời này có tính xây dựng đối với con người.
Câu cuối của đoạn đầu tiên là “Qua gian khổ, tôi học được cách thuận phục”, nghĩa là đau khổ giúp con người học được cách thuận phục, sau đó hát tiếp “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời”, câu này đã nêu lại chủ đề của bài hát. Đây là nhận thức và sự lĩnh hội đạt được cuối cùng sau khi đã trải nghiệm tất cả mọi thứ kể trên: tấm lòng của Đức Chúa Trời là muốn cứu rỗi con người. Con người nên hiểu rằng tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với con người là tốt nhất, tất cả mọi việc Ngài làm đều có ích cho con người, việc Ngài làm không phải là gây rắc rối cho con người hay làm khó dễ họ, mà là để làm tinh sạch con người. Vì vậy mà tác giả bài thánh ca đã nói ra một câu như thế này từ tận đáy lòng: Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đây là ngôn ngữ mang nhân tính của nhân loại, nếu không có trải nghiệm và sự từng trải nhất định, không có trải nghiệm và lĩnh hội nhất định đối với công tác và cách thức mà Đức Chúa Trời dùng để cứu rỗi con người cùng những chi tiết cụ thể trong đó, thì liệu con người có thể nói ra những lời như “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời” không? Tuyệt đối không thể. Các ngươi xem tiếp đi, trong câu “Qua gian khổ, tôi học được cách thuận phục” có khía cạnh thực tế không? Có phải là những thứ con người đạt được và thu hoạch được sau khi bước vào thực tế lẽ thật không? (Thưa, đúng vậy.) Vậy đau khổ là gì? Ăn không no, mặc không ấm, đau khổ khi trải nghiệm việc ngồi tù, có phải những thứ này không? Ở đây không nói về những đau khổ về xác thịt ấy, mà nói về một trận chiến mà con người trải nghiệm trong tâm linh của mình đối với lẽ thật, đối với công tác của Đức Chúa Trời, đối với sự cứu rỗi và lao tâm khổ tứ của Ngài. Sau khi thể nghiệm, con người sẽ cảm thấy mình đã chịu rất nhiều đau khổ trong lòng vì sự trông mong của mình, cuối cùng hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời và biết rằng mình nên thuận phục Ngài. Họ cũng học được cách thuận phục Đức Chúa Trời, lĩnh hội sâu sắc những việc Ngài làm, như vậy thì mới nói được những lời như “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời”. Hầu hết mọi người không thể nói được lời như vậy. Ta thích bài thánh ca này, Ta thích loại thánh ca này. Nếu thường xuyên hát bài thánh ca này thì nó chắc chắn sẽ giúp ích cho các ngươi. Mỗi một câu hát trong đó đều có tác dụng kiềm chế những tâm tính bại hoại mà các ngươi bộc lộ trong cuộc sống hằng ngày, dẫn dắt và bổ trợ cho trải nghiệm thực tế cũng như sự bước vào thực tế lẽ thật của các ngươi. Nếu các ngươi đọc những ca từ này thật nhiều những khi rảnh rỗi thì tốt biết bao! Có câu nào trong bài thánh ca này không được nói ra trong một tình trạng hoặc bối cảnh nào đó không? Có câu nào không liên quan đến việc bước vào một phương diện lẽ thật nào đó không? Câu nào cũng có liên quan, không có câu nào là lời trống rỗng cả. Ngươi xem mấy câu cuối đi, “Mặc dù tôi chọn yêu kính Đức Chúa Trời, nhưng tình yêu của tôi bị pha trộn với những ý niệm của riêng mình”. “Chọn yêu kính Đức Chúa Trời”, đây là một lời to tát, mang tính chung chung và lý luận. Thật ra nó có nghĩa là tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của mình, dâng cả đời mình cho Đức Chúa Trời, những điều này được khái quát thành “yêu Đức Chúa Trời” trong bài thánh ca này. Con người thấy mình còn bị pha trộn với những ý niệm của bản thân, nếu không biết mình và không có chút lĩnh hội nào về lẽ thật, thì ai có thể nói ra được lời như vậy? Chắc chắn là các ngươi không nói ra được, vì các ngươi không có trải nghiệm như thế. Hãy xem tiếp, “Tôi phải phấn đấu đạt được tinh thần như Phi-e-rơ”, mục tiêu của tác giả bài thánh ca là Phi-e-rơ. Các ngươi cũng đặt ra một hình mẫu và mục tiêu, cũng muốn làm Phi-e-rơ, vậy con đường của các ngươi là gì? Ngươi cũng muốn phấn đấu, nhưng ngươi vẫn nói ra được những lời như “vẫn bị pha trộn với những ý niệm của riêng mình” hay sao? Cái gì là bị pha trộn với những ý niệm của riêng mình mà ngươi còn không biết, làm sao ngươi đạt được tinh thần của Phi-e-rơ? Lời này đã có khía cạnh thực tế trong đó rồi. Chúng ta xem tiếp thì sẽ thấy còn hay hơn nữa. “Dù Đức Chúa Trời đón nhận tình yêu của tôi như thế nào, ước muốn duy nhất của tôi vẫn là làm đẹp lòng Ngài”, đây là yêu cầu của con người đối với bản thân sau khi trải nghiệm đau khổ và thử luyện, là thái độ đối với việc thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời, là thái độ thuận phục và mưu cầu lẽ thật. Nói cách khác thì có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời chính là đạt được mục tiêu, cho dù là làm được đến mức độ nào. Trong lời này có khía cạnh thực tế, có phải sau khi đọc lời này thì ngươi được khích lệ và có động lực hơn không? (Thưa, phải.) Sau khi con người đọc ca từ này, họ sẽ có được một mục tiêu, một động lực, một phương hướng. Có lúc con người cảm thấy mình làm như thế nào cũng không tốt, và họ rơi vào tiêu cực. Nhưng một khi đọc được lời này, thấy được yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là không cao, họ sẽ cảm thấy: “Mình đạt đến việc thỏa mãn Đức Chúa Trời là được rồi, mình không yêu cầu gì khác cả, chỉ mong từ bỏ những mong muốn, sở thích xác thịt và thỏa mãn Ngài là được”. Cuối cùng, bài thánh ca được kết lại bằng câu “Mặc dù ngày nay rất nhiều gian khổ, nhưng thật vinh dự khi được vui hưởng tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Qua gian khổ, tôi học được cách thuận phục, không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời”, như vậy là rất thực tế.
Tóm lại, bài thánh ca “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời” đã nói lên một sự lĩnh hội chân thực. Sau khi trải nghiệm công tác, hình phạt, sự phán xét, thử luyện của Đức Chúa Trời, con người đã học được cách thuận phục, hiểu được tâm ý của Ngài, và biết rằng không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời. Đây chính là chỗ đáng yêu của Đức Chúa Trời, là điều mà con người lĩnh hội và cũng là điều họ nên biết. Nếu các ngươi có thể phổ nhạc cho những lời ca mang tính lĩnh hội và nhận thức thực tế này, rồi thường xuyên hát chúng, vậy thì sẽ có tính xây dựng rất lớn đối với ngươi. Một mặt, việc con người hát những bài thánh ca về lời Đức Chúa Trời sẽ khiến họ hiểu lẽ thật, bước vào thực tế lẽ thật nhanh chóng hơn. Mặt khác, hát những bài thánh ca trải nghiệm được viết bởi những người sở hữu thực tế, thì các ngươi sẽ đẩy nhanh quá trình bước vào trải nghiệm và nhận thức của mình. Đây đều là những lĩnh hội và nhận thức mà con người viết ra sau khi trải nghiệm, trong đó còn có con đường và phương hướng bước vào mà con người nên có, các ngươi chỉ cần ngồi mát ăn bát vàng mà thôi. Việc này có ích lợi quá lớn đối với các ngươi. Tại sao các ngươi lại không phổ nhạc cho những bài thánh ca có trải nghiệm? Tại sao cứ luôn phổ nhạc cho những bài thánh ca trống rỗng, không thực tế và quá tầm thường kia? Các ngươi chẳng biết phân định gì cả, không biết đâu là thánh ca tốt, thật làm người khác thất vọng! Những bài thánh ca trải nghiệm có tính xây dựng quá lớn đối với con người, nếu thường xuyên hát thì những lời thực tế này sẽ khắc sâu vào lòng người, giúp ích rất nhiều cho việc bước vào sự sống và biến đổi tâm tính của họ. Nếu các ngươi cứ mãi dừng lại ở Thời đại Ân điển – ca ngợi ân điển, tình yêu, sự ban phước, lòng thương xót và yêu mến của Đức Chúa Trời, vậy thì đến khi nào các ngươi mới có thể bước vào thực tế lẽ thật? Vóc giạc và trạng thái của các ngươi vẫn nhỏ bé đến mức đáng thương như vậy, các ngươi vẫn dừng lại trong một giai đoạn nông cạn. Nếu không có những bài thánh ca tốt dẫn dắt, và nếu chỉ dựa vào bản thân các ngươi thì việc bước vào thực tế lẽ thật sẽ rất tốn sức. Các ngươi hãy xem bài thánh ca “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời” đi, cứ cầu nguyện-đọc lời bài thánh ca này khi rảnh rỗi, trong đó có những điều bổ trợ cho ngươi, giúp ngươi bước vào con đường thực tế lẽ thật, có thể mang lại cho ngươi phương hướng chính xác, để ngươi có được quan điểm chính xác. Quan điểm chính xác là những gì? “Với tâm tính bại hoại, con người đáng bị phán xét và hành phạt”, đây có phải quan điểm chính xác và thuần túy mà con người nên có không? Ngoài ra, “Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật; tôi không được hiểu sai ý Ngài”, lời này có đúng không? (Thưa, đúng.) Đúng vậy, ngươi phải tiếp nhận, thể nghiệm và trải nghiệm lời này. Như vậy thì khi gặp chuyện ngươi sẽ có đường đi, lời này sẽ có thể trở thành phương hướng để ngươi ứng xử và hành động. Còn nữa, “Nếu không phấn đấu, e rằng tôi sẽ khó được hoàn thiện”, đây cũng là một quan điểm chính xác. Rồi còn “Qua gian khổ, tôi học được cách thuận phục, không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời”, đây có phải quan điểm mà con người nên có không? (Thưa, phải.) Các ngươi xem kỹ đi, mỗi một câu trong bài thánh ca này đều không phải là lời trống rỗng, không phải câu chữ và đạo lý, mà đều là những nhận thức và lĩnh hội nảy sinh từ trải nghiệm thật sự. So với bài thánh ca “Vì yêu” khi nãy, các ngươi thấy bài nào thực dụng hơn? Bài nào thực dụng thì giữ lại bài đó, bài nào trống rỗng thì phải đào thải, loại bỏ, không nên đề xướng chúng. Có người nói, “Tôi đã hát mấy bài thánh ca này thành thục và nhập tâm rồi, không thể tách rời khỏi chúng nữa”, không tách rời được thì ngươi cứ tiếp tục hát. Để Ta xem ngươi hát 20 năm nữa thì có thể đạt được gì, có thể bước vào thực tế lẽ thật hay không. Ngươi thử hát bài “Không tấm lòng nào tốt hơn tấm lòng của Đức Chúa Trời” xem, hát một hai lần là nó đã chiếm được trái tim ngươi rồi, hát một hai tháng thì tình trạng của ngươi sẽ có thể được xoay chuyển, ngươi sẽ có thể thật sự tiếp nhận những lời này từ sâu thẳm trái tim mình, tình trạng bên trong ngươi sẽ khác đi và có thể được xoay chuyển. Ngươi có hát những bài thánh ca mang lý luận trống rỗng và mấy lời thừa thãi kia cả đời thì cũng vô ích, cũng giống như những bài thánh ca trống rỗng, nông cạn mà người của Thời đại Ân điển hát vậy, có hát cả đời cũng không đạt được lẽ thật, chỉ lãng phí công sức mà thôi.
Ngày 12 tháng 1 năm 2022