Hiểu lẽ thật thì mới là người có hiểu biết thuộc linh
Trước tiên, chúng ta hãy thông công về những biểu hiện của người không có hiểu biết thuộc linh. Biểu hiện nổi bật nhất của người không có hiểu biết thuộc linh là gì? Chính là cho dù họ đã tin Đức Chúa Trời được bao nhiêu năm, hay họ có vẻ mưu cầu lẽ thật như thế nào, thì sự sống của họ vẫn chưa bao giờ tiến bộ và họ không có con đường thực hành nào để bước vào sự sống. Người không có hiểu biết thuộc linh thì bất kể bộc lộ tâm tính bại hoại như thế nào cũng không biết phản tỉnh và nhận biết bản thân. Thậm chí họ còn không biết tâm tính bại hoại là gì. Cho dù có bộc lộ và thể hiện ra tâm tính kiêu ngạo như thế nào thì họ cũng không có tri giác gì. Cho dù có nói dối và giở trò giả dối như thế nào thì họ cũng không hề có cảm giác gì. Cho dù có phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời như thế nào thì họ cũng không biết đó là sai lầm. Họ giống như người ngoại đạo, hành động tùy ý, làm xằng làm bậy, tự cho mình là đúng, và không tiếp nhận sự chỉ trích hay khuyến khích từ bất kỳ ai. Mặc dù thường nghe giảng đạo và nhóm họp, nhưng họ căn bản không biết thuận phục là gì, phản nghịch và đối kháng là gì, cự tuyệt sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời là gì. Họ không biết cái tốt trong ý của con người là gì, thế nào là thực hành theo lẽ thật, thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Họ không biết những sự khác biệt chi tiết này. Họ không biết bản thân có trung thành và làm hết bổn phận hay không, có qua loa chiếu lệ hay không, bản thân đã bộc lộ những tâm tính bại hoại nào, ý định của mình là gì hay con đường mình đi có đúng đắn hay không. Họ không biết liệu quan điểm thực hành của mình có đúng hay không, Đức Chúa Trời yêu thích và ghê tởm những loại hành vi nào của con người. Họ không biết gì về những chuyện này. Người không có hiểu biết thuộc linh thì không hiểu những chuyện thuộc linh sự sống. Họ chỉ tuân thủ việc đọc lời Đức Chúa Trời và có một đời sống thuộc linh bình thường. Khi thực hiện bổn phận, họ không lười biếng, không gây rắc rối, cũng không cố ý làm những việc gây nhiễu loạn và gián đoạn, yêu cầu làm gì thì làm đó, và tuân thủ một vài quy định đơn giản. Còn về phương diện chi tiết, liên quan đến các trạng thái của lối vào sự sống, hay các phương diện quan điểm và thái độ khác nhau thì họ hoàn toàn bỏ mặc. Khi ngươi thông công về lẽ thật liên quan đến việc giải quyết các quan niệm, họ cho rằng bản thân không có quan niệm, rằng tất cả quan niệm của họ đều đã được giải quyết và những gì ngươi đang thông công không liên quan gì đến họ. Họ không biết quan niệm mà ngươi nói là chỉ về điều gì, hoặc thực tế lẽ thật bên trong đó là gì. Khi ngươi nói về việc nhận biết bản thân, họ nói: “Con người không phải phản nghịch và kiêu ngạo hay sao? Không phản nghịch vẫn chưa đủ sao? Khi gặp chuyện, nếu không khoe khoang bản thân, nếu khiêm tốn một chút và không phách lối, như vậy vẫn chưa đủ hay sao?”. Khi ngươi nói về sự thuận phục, họ nói: “Thuận phục hay không thì có gì quan trọng? Không làm ác là được rồi, sao lại lắm chuyện thế?”. Khi ngươi nói về việc chống lại xác thịt, kỷ luật thân thể, thoát khỏi sự bại hoại và thực hành lẽ thật, thì họ nói: “Không cần thiết phải chống lại xác thịt hay thực hành lẽ thật, chỉ cần làm người tốt là được rồi”. Tư tưởng của họ đơn giản như vậy đấy. Người như vậy cuối cùng có thể đạt được lẽ thật không? (Thưa, không đạt được.) Thái độ của họ đối với lẽ thật là gì? (Thưa, họ không thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nên họ cũng không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, và cho rằng họ không có tâm tính bại hoại mà lời Đức Chúa Trời vạch rõ.) Đúng vậy, họ cho rằng: “Tôi không có nhiều tâm tính bại hoại của con người mà Đức Chúa Trời vạch rõ, dù cho có thì cũng rất nhẹ, chỉ là tư tưởng nhất thời và chẳng có gì to tát. Không phải chỉ yêu cầu con người thuận phục thôi sao? Tôi sẽ nghe theo bất cứ điều gì anh nói và sẽ làm bất cứ chuyện gì anh yêu cầu. Đây không phải là thuận phục sao?”. Có đơn giản như vậy không? Một số người có tâm tư đơn giản như vậy; khi nhìn thấy ai đó tiêu cực, họ nói: “Hãy yêu kính Đức Chúa Trời đi chứ, tại sao lại khóc, tại sao lại tiêu cực?”. Đây chính là người không có hiểu biết thuộc linh. Không có hiểu biết thuộc linh có nghĩa là gì? Chính là, cho dù Đức Chúa Trời phán gì hay giảng về phương diện lẽ thật nào, thì họ vẫn xem đó là lý luận. Họ không hiểu thực chất của những vấn đề này, cũng không hiểu Đức Chúa Trời thông công phương diện lẽ thật này nhằm giải quyết vấn đề gì. Họ không hiểu phương diện lẽ thật này có liên quan gì đến lối vào sự sống của con người và con đường họ đang đi, có liên quan gì đến tâm tính bại hoại mà con người bộc lộ, hoặc có liên quan gì đến việc sống thể hiện ra hình tượng giống con người và đạt đến được cứu rỗi. Họ không hiểu gì về những chuyện này. Họ không rõ và nghe không hiểu những lời và lẽ thật mà Đức Chúa Trời phán này có liên quan gì đến sự bộc lộ và biểu hiện bại hoại của con người, cũng như sự thực hành và bước vào của họ. Tất cả những gì họ nghe được là “thuận phục, trung thành” và “không qua loa chiếu lệ, không gây nhiễu loạn và gián đoạn”. Cuối cùng, họ còn tổng kết lại trong một câu nói, “Tôi không ghi nhớ được gì khác, dù sao thì tôi vẫn biết rằng mình sẽ làm bất cứ chuyện gì Đức Chúa Trời yêu cầu. Tôi cam lòng đem sức lực phục vụ. Còn gì khác để nói không?”. Họ không biết rằng ngoài việc đem sức lực phục vụ ra, bên trong con người vẫn còn rất nhiều thứ bại hoại cần được giải quyết, chẳng hạn như dã tâm, dục vọng, sở thích, quan niệm, tưởng tượng, còn có quan điểm sai lầm của con người và triết lý xử thế của Sa-tan. Lời Đức Chúa Trời yêu cầu con người đạt đến giải quyết được tất cả những thứ này và thay thế chúng bằng lẽ thật. Mục đích của Đức Chúa Trời khi bày tỏ những lẽ thật này là khiến cho ngươi hiểu lẽ thật và tiếp nhận lẽ thật vào lòng, sau đó dùng lẽ thật này để giải quyết vấn đề và khó khăn của mình trong đời sống hiện thực, để ngươi biến những lẽ thật này thành thực tế của mình, để chúng được sống thể hiện ra và bộc lộ ra nơi ngươi. Khi đó, thứ mà ngươi sẽ bộc lộ không còn là sự kiêu ngạo, dã tâm, dục vọng, quan niệm, tưởng tượng, tri thức, triết lý hay những thứ bại hoại khác, mà là thực tế của lẽ thật. Những người không có hiểu biết thuộc linh sẽ không hiểu những chuyện này. Sau nhiều năm nghe giảng đạo, họ nghĩ: “Tại sao mỗi lần nghe giảng đạo đều gần giống nhau? Rất nhiều năm đều giảng về việc nhận biết bản thân – đó không phải là nhận biết nhược điểm trí mạng và sự bại hoại của bản thân sao?”. Những người khác nói rằng giảng đạo hiện nay sâu sắc và chi tiết hơn so với trước đây, nhưng họ vẫn không nghe ra được. Đây chính là biểu hiện của người không có hiểu biết thuộc linh. Có người có đầy đủ tố chất nhưng không mưu cầu lẽ thật, nên họ sẽ không bao giờ đạt đến có hiểu biết thuộc linh. Có người có tố chất quá kém để hiểu được lẽ thật, nên càng nghe về chi tiết của từng lẽ thật, họ càng hồ đồ và không bao giờ có được con đường thực hành đúng đắn. Cho dù những người có tố chất quá kém này tin trong bao nhiêu năm, thì họ cũng chỉ có thể tuân thủ quy định hoặc ra một chút sức, người có một chút lương tâm và lý trí thì còn có thể có một chút trung thành khi thực hiện bổn phận. Họ không qua loa chiếu lệ, chỉ có thể bảo đảm rằng mình không phạm tội quá rõ ràng và cũng chuẩn bị một số việc tốt lành. Với một số việc, họ có thể thuận phục một cách đơn giản, được bảo làm gì thì làm nấy, việc gì bảo không được làm thì họ có thể buông bỏ, họ có thể tiếp thu một ít sự sửa dạy và ít nhất là có thể làm việc dựa theo tiêu chuẩn lương tâm. Họ không trực tiếp xúc phạm Đức Chúa Trời, cũng không làm những việc chống đối Đức Chúa Trời một cách rõ ràng, nhưng họ không thể đạt đến thuận phục một cách sâu sắc hơn. Họ càng không thể với tới được sự thử luyện và làm chứng như của Gióp. Họ không lý giải được những lời Gióp nói và việc làm chứng của ông. Họ không biết câu “Đức Chúa Trời đã ban cho, và Đức Chúa Trời lại lấy đi” rốt cuộc có ý nghĩa gì, và họ càng không nhìn thấu được rằng những chuyện xảy đến với Gióp là do Đức Chúa Trời tước đoạt. Nếu phải đối mặt với sự thử luyện như vậy, chắc chắn họ sẽ nói phải trái với Đức Chúa Trời, và lớn tiếng oán trách. Người như vậy hoàn toàn không hiểu lẽ thật. Người thực sự hiểu lẽ thật có thể thấy rõ được trạng thái bại hoại của con người mà Đức Chúa Trời vạch rõ. Họ có thể thấy rõ được ít nhiều những gì Đức Chúa Trời đã làm, có thể lĩnh hội một cách đúng đắn khi gặp bất kỳ chuyện gì, và cũng không nói, quy định hay định nghĩa một cách bừa bãi những chuyện họ không hiểu. Người thực sự hiểu lẽ thật thì có thể phân định được sự khác biệt giữa lẽ thật và sự sai lầm, và có thể phân định trạng thái của một người có bình thường hay không. Sau đó, họ có thể hiểu biết về sự bộc lộ bại hoại của chính mình trong thực tế và trong đời sống hiện thực, và có thể tiếp nhận lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của bản thân. Họ có thể hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh mà Ngài đã sắp xếp, họ có thể vận dụng lẽ thật và dựa theo lời Đức Chúa Trời mà giải quyết vấn đề hiện thực. Đây là hiệu quả mà người có hiểu biết thuộc linh có thể đạt được.
Mức độ bước vào sự sống của một người liên quan đến điều gì? Nó liên quan đến mức độ hiểu lẽ thật của người đó. Mức độ hiểu lẽ thật của con người có nghĩa là gì? Hiểu lẽ thật là gì? Chính là biết những lời Đức Chúa Trời phán là phương diện thực tế nào, biết phải giải quyết vấn đề gì của con người, biết chúng đang nhằm vào phương diện nào trong tâm tính bại hoại của con người, biết nguyên tắc của phương diện lẽ thật này là gì, mối quan hệ giữa lẽ thật này và những lẽ thật khác là gì, và biết những tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với phương diện lẽ thật này là gì. Hiểu rõ tất cả những điều này chính là đã hiểu lẽ thật. Chẳng hạn như phương diện lẽ thật của sự thuận phục, trước tiên ngươi phải hiểu sự thuận phục là gì, làm thế nào mới là thực sự thuận phục, và tiêu chuẩn thuận phục mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người là gì. Đây chính là thực tế của sự thuận phục, và là lẽ thật của sự thuận phục. Không chỉ là hiểu khái niệm, định nghĩa và lý thuyết về sự thuận phục, mà còn là hiểu các nguyên tắc thực hành sự thuận phục, biết phải vận dụng chúng như thế nào; khi vận dụng thì biết làm như thế nào thì sẽ phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, và như thế nào thì sẽ đi ngược lại nguyên tắc lẽ thật; có thể phân định được giữa sự thực hành đúng đắn và cách làm sai lầm. Như vậy mới có thể chứng tỏ rằng ngươi thực sự hiểu lẽ thật. Nếu có thể vận dụng phương diện lẽ thật này lên chính mình, thì ngươi sẽ có thể sống thể hiện ra và thực hiện những lẽ thật này, khi đó ngươi cũng sẽ dùng những lẽ thật này để đánh giá người khác. Nếu đạt đến những kết quả này, thì ngươi còn có được thực tế của việc bước vào phương diện lẽ thật này, và khi đó ngươi chính là người có hiểu biết thuộc linh. Con người có hiểu biết thuộc linh hay không, không nằm ở chỗ họ lĩnh hội lẽ thật nhanh hay chậm, mà là ở chỗ họ có nghe hiểu lời Đức Chúa Trời hay không. Nếu ngươi có vẻ như đã hiểu khi vừa nghe xong lời Đức Chúa Trời, nhưng lúc gặp chuyện thì lại không hiểu, thì đây chính là không có hiểu biết thuộc linh. Nếu như khi đó ngươi cảm thấy rằng mình đã hiểu, mặc dù không phải là hiểu hoàn toàn, rồi thông qua một thời gian trải nghiệm, đến khi gặp chuyện, mà ngươi có thể nhìn thấu và hiểu được phương diện lẽ thật này, thì đây chính là có hiểu biết thuộc linh. Sự hiểu biết này không nằm ở chỗ ngươi hiểu được bao nhiêu mặt chữ hay đạo lý – nó có liên quan đến tố chất của con người, cũng như sự mưu cầu và con đường họ đi. Kẻ địch lại Đấng Christ bề ngoài có vẻ có đầu óc và ân tứ, họ có thể biết ăn nói, nhưng đối với những chuyện thuộc linh sự sống thì lại dốt đặc cán mai. Vừa nghe giảng đạo xong, họ đã có thể học được một số từ gốc, còn có thể nắm bắt được những điểm chính, và mọi người đều cho rằng họ đã nghe hiểu. Nhưng những thứ mà họ giảng lại không ăn khớp với chuyện mà họ gặp phải, họ không thể kết hợp chúng được, cũng không biết vận dụng những điều mình giảng. Thực ra, khi nghe họ thông công, có vẻ như họ đã hiểu phương diện này của lẽ thật và nắm bắt được các nguyên tắc, họ chắc hẳn biết nên xử lý như thế nào. Nhưng khi gặp chuyện, họ lại không thực hành lẽ thật mà lại đưa ra một câu nói mang tính lý luận khác. Đây là tự mâu thuẫn, chứng tỏ rằng họ không hiểu lẽ thật, và những điều họ giảng đều chỉ là đạo lý và lý luận. Ngươi nghe họ giảng đạo lý, nghe như họ hiểu rất rõ, nhưng thực ra họ không có hiểu biết thuộc linh. Họ không hiểu lẽ thật, cũng không mưu cầu lẽ thật. Chẳng hạn như, khi họ ở trong hoàn cảnh khó khăn và trở nên tiêu cực, ngươi thông công lẽ thật với họ, họ sẽ nói: “Đừng thông công với tôi, cái gì tôi cũng biết cả rồi”. Thực ra là họ không biết. Nếu thực sự biết thì họ đã không đến mức tiêu cực và vô lý như vậy. Khi nghe họ giảng những lý lẽ vô lý và sai lầm này, thì ngươi sẽ biết rằng họ không hiểu gì về lẽ thật và không có hiểu biết thuộc linh. Một khi gặp chuyện gì đó không phù hợp với quan niệm của mình, họ sẽ oán trách và hiểu lầm Đức Chúa Trời, thậm chí còn có thể lan truyền quan niệm của mình. Thông qua những gì họ giảng và lan truyền, và nhìn vào những gì trong lòng họ, ngươi sẽ biết rằng họ không hiểu lẽ thật một chút nào. Hiện tại, việc phân định xem con người có hiểu biết thuộc linh hay không đã tiết lộ rằng đa số mọi người đều không hiểu lẽ thật. Bình thường, họ có thể giảng rất hay những câu chữ và đạo lý. Hơn nữa, những người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm và thích rao giảng câu chữ và đạo lý, sẽ càng cảm thấy mình có nhiều vốn liếng hơn. Kết quả họ bị tỏ lộ rằng căn bản họ không có hiểu biết thuộc linh và chỉ là những người vô dụng. Họ chẳng có chút hữu ích nào cho nhà Đức Chúa Trời. Người như vậy làm sao có thể đạt đến được cứu rỗi?
Cụ thể thì không có hiểu biết thuộc linh có nghĩa là gì? Nói một cách ngắn gọn, không có hiểu biết thuộc linh thực ra chính là không hiểu những chuyện thuộc linh sự sống, xem không hiểu những chuyện ở cõi thuộc linh, và đương nhiên sẽ không có cách nào hiểu được lẽ thật. Khi nhìn những người không có hiểu biết thuộc linh này nói chuyện hay bày tỏ quan điểm, ngươi sẽ phát hiện rằng họ đều không hiểu lẽ thật. Một số người biết ăn nói và có vẻ tin Đức Chúa Trời với sự hăng hái và đức tin rất lớn, vậy tại sao họ lại không có hiểu biết thuộc linh? Ngươi có thể thấy rằng họ luôn rất hăng hái thực hiện bổn phận. Họ luôn vô cùng nhiệt tình, rất ít khi tiêu cực, cũng có thể chịu khổ và trả giá. Nhưng họ không hiểu lẽ thật và làm chuyện gì cũng không có nguyên tắc. Đây chính là người không có hiểu biết thuộc linh. Người có hiểu biết thuộc linh sẽ làm việc có nguyên tắc. Bất kể là nhờ lương tâm hay lẽ thật mà chính họ hiểu được, khi gặp chuyện thì họ đều biết cách để xử lý theo nguyên tắc, chứ không làm việc một cách mù quáng hay tuân thủ các quy định. Đây là đặc trưng rõ ràng của người có hiểu biết thuộc linh. Nhưng người không có hiểu biết thuộc linh thì sẽ làm việc không có nguyên tắc lẽ thật. Phần lớn thời gian họ chỉ áp dụng các quy định một cách mù quáng. Có khi họ dựa vào kinh nghiệm để làm việc, có khi dựa vào ân tứ, còn dựa vào cả lương tâm, lòng nhiệt tình hoặc lòng tốt bẩm sinh của mình mà làm việc. Con người có hiểu biết thuộc linh ở phương diện nào thì sẽ thông minh và khôn ngoan ở phương diện đó. Họ sẽ biết tìm kiếm lẽ thật, và biết ai nói phù hợp với nguyên tắc. Đây chính là người có hiểu biết thuộc linh nhất. Nếu hiểu lẽ thật và sau đó có thể thực hành được lẽ thật, thì họ có hy vọng đạt đến được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Tại sao nói rằng dù một số người tin Đức Chúa Trời nhiều năm, nhưng họ vẫn chỉ đang đem sức lực phục vụ? Chính là vì họ không hiểu lẽ thật. Có hai lý do chủ yếu cho việc không hiểu lẽ thật. Một mặt là họ không có hiểu biết thuộc linh, khiến họ không có cách nào hiểu lẽ thật. Mặt khác là do họ chán ghét và không yêu thích lẽ thật, nên họ không thể hiểu lẽ thật. Có nhiều người tin Đức Chúa Trời dựa vào lòng nhiệt tình, lòng tốt hoặc kinh nghiệm của mình mà làm việc. Họ xem những thứ này là lẽ thật và kiên trì tuân thủ, họ làm không ít việc tốt và còn có thể kiên trì làm như vậy cả đời. Nhưng làm việc theo cách này có thể đạt đến hiểu lẽ thật hay không? Tuyệt đối không thể. Dù họ có làm việc tốt cả đời thì cũng không thể hiểu lẽ thật. Vậy một người không hiểu lẽ thật nhưng có thể làm rất nhiều việc tốt thì chắc chắn là người tốt, phải không? Cái này cũng không chắc, bởi vì hậu quả rõ ràng nhất của việc không hiểu lẽ thật là con người có thể hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Họ có thể đi theo Sa-tan và tà linh để xét đoán, định tội Đức Chúa Trời và chống đối công tác của Ngài. Đây là bởi vì người không hiểu lẽ thật là người dễ dàng bị Sa-tan mê hoặc và lợi dụng nhất. Mặc dù một số người không hiểu lẽ thật có thể làm không ít việc tốt, nhưng họ cũng có thể hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Vì vậy, người làm việc tốt cả đời vẫn chưa chắc là một người tốt chân chính, và chưa chắc là đang thực hành lẽ thật. Ngươi phải nhìn được tính chất của những việc tốt này, xem chúng có phù hợp với lẽ thật và thuộc về thực tế lẽ thật hay không. Nếu ngươi không thể nhìn thấu vấn đề mang tính thực chất này, và vẫn làm việc dựa trên lòng nhiệt tình, lòng tốt và kinh nghiệm, thì đây có phải là tuân theo con đường của Đức Chúa Trời hay không? Tuyệt đối không phải, đây hoàn toàn là dựa trên tiêu chuẩn lương tâm và lòng tốt của con người, dựa theo quan niệm và tưởng tượng của con người mà làm việc. Người như vậy đều là người không có hiểu biết thuộc linh và không hiểu lẽ thật. Người không nhìn thấu được những vấn đề này cũng là người không có hiểu biết thuộc linh.
Các ngươi có thể quan sát xem, liệu có nhiều người trong hội thánh có hiểu biết thuộc linh và có thể hiểu lẽ thật không? (Thưa, trước đây con cho rằng người không có hiểu biết thuộc linh chính là những người có sự lĩnh hội ngớ ngẩn hoặc là người tê liệt và ngu ngốc, còn đa số những người thực hiện bổn phận thì đều có hiểu biết thuộc linh. Bây giờ, sau khi nghe Đức Chúa Trời thông công, con mới biết được rằng người nào có thể hiểu lẽ thật thì mới thật sự có hiểu biết thuộc linh. Người như vậy chỉ chiếm số ít, còn người không có hiểu biết thuộc linh thì chiếm đa số.) Hiện nay, người có hiểu biết thuộc linh và hiểu lẽ thật là thiểu số, còn người không có hiểu biết thuộc linh và không hiểu lẽ thật là đa số. Chẳng hạn như, con người nên lĩnh hội và nhận biết phương diện của lẽ thật về sự thuận phục như thế nào? Đa số mọi người vẫn cho rằng thuận phục chính là nghe lời, không phản kháng hay bộc lộ sự phản nghịch khi gặp chuyện; đây chính là thuận phục. Tại sao Đức Chúa Trời lại khiến con người thuận phục Ngài, ý nghĩa và nguyên tắc của sự thuận phục là gì, con người nên thuận phục như thế nào và khi thực hành thuận phục thì bên trong họ có những sự bại hoại nào cần phải giải quyết. Con người không hiểu tất cả những chuyện chi tiết này, họ vẫn chỉ tuân thủ quy định và cho rằng: “Thuận phục chính là bảo đi nấu cơm thì đừng đi quét dọn, bảo đi quét dọn thì đừng đi lau kính, bảo làm gì thì làm cái đó, chỉ đơn giản như vậy thôi. Không cần quan tâm trong lòng mình nghĩ gì, vì Đức Chúa Trời không nhìn vào những điều này”. Thực ra, Đức Chúa Trời khiến con người giải quyết sự phản nghịch và bại hoại của họ trong lúc thuận phục Ngài, là để họ có thể đạt đến thuận phục thực sự. Đây là lẽ thật về sự thuận phục. Cuối cùng thì con người hiểu và nhận biết đến mức độ nào? Chính là bất kể Đức Chúa Trời yêu cầu con người làm gì, thì đều là chuyện họ nên làm. Trong đó đều có tâm ý của Đức Chúa Trời, và con người nên thuận phục vô điều kiện. Nếu con người có thể nhận biết đến mức độ này, thì họ đã hiểu được lẽ thật về sự thuận phục, có thể thực hành thuận phục Đức Chúa Trời và làm Ngài hài lòng. Thế nhưng, đa số mọi người không biết thuận phục Đức Chúa Trời là gì, mà chỉ biết tuân thủ quy định. Cứ như vậy thì họ không có cách nào đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời, bởi vì họ không hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, và không hiểu lẽ thật về sự thuận phục là gì. Đây chính là người không có hiểu biết thuộc linh. Người không có hiểu biết thuộc linh thì không có cách nào hiểu được lẽ thật về sự thuận phục, cho nên khi thực hành thì cũng vất vả, tìm không ra con đường và nguyên tắc thực hành. Không có hiểu biết thuộc linh chính là không thông suốt về thuộc linh. Bất kể được thông công về lẽ thật như thế nào thì họ cũng nghe không hiểu. Họ không biết rằng thực hành lẽ thật về sự thuận phục là quá trình của lối vào sự sống. Lối vào sự sống chính là khi con người mổ xẻ và nhận biết được những ý định, quan niệm, sở thích và lựa chọn mà họ bộc lộ ra trong quá trình tiếp nhận và thực hành lẽ thật, để họ có thể nhận biết trạng thái phản nghịch của bản thân, nhận biết bản thân là kẻ phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, và căn bản không đạt đến tương hợp với Ngài. Khi con người nhận biết đến mức độ này thì họ sẽ dễ dàng thực hành lẽ thật. Đây chỉ là bước khởi đầu của việc thực hành phương diện lẽ thật về sự thuận phục này. Bắt đầu từ khi ngươi phản tỉnh và nhận biết tâm tính bại hoại của bản thân, cho đến khi ngươi giải quyết được tâm tính bại hoại, sự phản nghịch và dục vọng ngông cuồng của ngươi đối với Đức Chúa Trời, hay những sở thích, tính toán và dã tâm của mình, trong suốt quá trình này, ngươi sẽ không ngừng phát hiện sự bại hoại của bản thân, nhận biết những thứ mà bản thân không tương hợp với Đức Chúa Trời và thực chất bản tính của mình. Ngươi cũng có thể nhận biết rằng không dễ để con người có thể thuận phục Đức Chúa Trời, biết rằng rất dễ để hiểu đạo lý về thuận phục Đức Chúa Trời hay để nói rằng ngươi sẽ thuận phục Ngài, nhưng để thực hành ra được thì không dễ như vậy. Mục đích của Đức Chúa Trời khi yêu cầu con người thuận phục là gì? Chỉ là để tỏ lộ con người sao? Lẽ thật trong việc Đức Chúa Trời yêu cầu con người thuận phục là gì? Quá trình con người thuận phục Đức Chúa Trời chính là quá trình Đức Chúa Trời làm tinh sạch con người. Nghĩa là, Đức Chúa Trời dùng lẽ thật về sự thuận phục để làm tinh sạch và ràng buộc con người, dẫn đường cho họ đến trước Ngài và nhận biết bản thân, nhận biết sự phản nghịch, tâm tính bại hoại và bản tính chống đối Đức Chúa Trời của chính họ. Đây chính là nhận biết được thực chất của chính họ. Kết quả cuối cùng đạt được là gì? Con người có thể nhận biết được sự bại hoại sâu sắc của mình thật xấu xí, biết mình là thứ gì, biết mình nên làm gì và nên đứng ở vị trí nào với tư cách là loài thọ tạo. Họ thực sự thuận phục Đức Chúa Trời và không còn yêu cầu vô lý nữa. Đây chính là đã đạt được kết quả và đã bước vào thực tế của lẽ thật. Đây không phải là chi tiết của việc nhận biết bản thân sao? Đây không phải là những vấn đề chi tiết trong việc thuận phục Đức Chúa Trời sao? Con người có nghĩ đến những chi tiết này khi nghe phương diện lẽ thật về sự thuận phục không? Con người không nghĩ đến những chi tiết này. Họ có thể đạt đến thực sự thuận phục Đức Chúa Trời hay không, nếu không biết đầy đủ những chi tiết này? Nếu không thể đạt đến thuận phục Đức Chúa Trời thì liệu họ có thể làm tốt bổn phận của loài thọ tạo không? Chuyện này là không thể. Nhận biết những chi tiết này về chính mình là vô cùng quan trọng; đây là bài học cơ bản nhất để đạt đến được cứu rỗi. Khi con người thuận phục đến cùng thì sẽ không nghiên cứu những gì Đức Chúa Trời phán, không có quan điểm cá nhân và không nói “Tôi cho rằng”, “Tôi nghĩ là”, “Tôi tính toán như thế này” hoặc “Tôi nên như thế kia”. Ngươi không có những tính toán, dục vọng và dã tâm bắt đầu bằng chữ “Tôi” này. Ngươi có thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời phán không sót chữ nào rồi thực hành theo lời Ngài. Đây gọi là tuân theo sự dặn dò của Đức Chúa Trời và tuân theo con đường của Đức Chúa Trời. Như vậy, quá trình Đức Chúa Trời làm tinh sạch ngươi đã kết thúc. Sự bại hoại của ngươi đã được làm tinh sạch, và thân phận loài thọ tạo chân chính của ngươi đã được khôi phục. Đây chính là tìm được vị trí của mình và đứng vững ở đó. Nếu không có những tính toán, quyết định và dục vọng bắt đầu bằng chữ “Tôi” này quấy nhiễu, thì ngươi sẽ dễ dàng thực hành thuận phục. Một số người nói rằng: “Đức Chúa Trời luôn yêu cầu con người thuận phục, nhưng như thế thì không hợp lý! Tôi không được nói phải trái hay sao? Lời oán trách của tôi chẳng phải cũng có đạo lý, cũng hợp lý hay sao?”. Đây có phải là thuận phục không? Người như vậy có hiểu lẽ thật về sự thuận phục không? Họ không hiểu lẽ thật về sự thuận phục, không biết ý nghĩa của thuận phục là gì, không biết nghĩa vụ và trách nhiệm của mình là gì, cũng không biết bổn phận của mình là gì hay mình nên đứng ở vị trí nào. Có lúc, những lời của Đức Chúa Trời vạch trần con người khá nghiêm khắc, họ nghe thấy sẽ đau lòng và khó chịu. Họ thấy đau khổ trong lòng, thậm chí cả tôn nghiêm và nhân cách đều bị thương tổn. Họ cảm thấy rằng: “Đức Chúa Trời không có tình yêu, sự cảm thông, sự nhân nhượng hay lòng thương xót, cũng không tha thứ hay khoan dung đối với con người. Ngài quá hà khắc rồi!”. Con người đều coi trọng tôn nghiêm và nhân cách của bản thân, và họ sẽ rất khó tiếp nhận nếu tôn nghiêm và nhân cách này bị thương tổn. Kết quả là, dù có muốn thì họ cũng không thể nào thuận phục được. Họ nghĩ trong lòng: “Đức Chúa Trời yêu cầu quá cao ở con người rồi, đây chẳng phải là đang bỡn cợt và giày vò tôi hay sao?”. Nói như vậy là không đúng. Yêu cầu con người thuận phục của Đức Chúa Trời không hề cố ép bất kỳ ai phải thuận phục Ngài, lại càng không ép buộc bất kỳ ai phải thuận phục Ngài. Yêu cầu của Đức Chúa Trời là có điều kiện, chỉ gửi đến những người có lương tâm và lý trí, có thể tiếp nhận và hiểu lẽ thật. Nếu không hiểu lẽ thật và không có đủ lương tâm và lý trí thì ngươi sẽ không thể đáp ứng được những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Thực ra, tất cả lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ đều là dành cho những ai yêu thích lẽ thật và có thể tiếp nhận lẽ thật. Đức Chúa Trời cũng không có bất cứ yêu cầu gì đối với những người không yêu thích và không tiếp nhận lẽ thật. Ngươi có thấy người nào không thực hành lẽ thật mà bị sửa dạy hoặc trừng phạt ngay lập tức không? Một người cũng không có. Tâm ý của Đức Chúa Trời là chỉ mong rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp nhận, hiểu và vươn tới lẽ thật. Đây là tâm ý của Đức Chúa Trời. Nếu một người nhìn thấy lời Đức Chúa Trời mà cảm thấy rằng Ngài đang yêu cầu họ phải làm được việc đó, thì họ đã lĩnh hội sai lầm. Cho nên, đọc lời của Đức Chúa Trời thì phải hiểu tâm ý của Ngài, phải hiểu đối tượng trong lời của Ngài và phải hiểu ý của Ngài. Đừng tùy ý bình luận về lời của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi cứ luôn nói lý lẽ của bản thân và không thuận phục, thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn nhận ngươi thế nào? Đức Chúa Trời sẽ phán rằng ngươi chưa được làm tinh sạch, ngươi không phải là người thuận phục Đức Chúa Trời, và chưa sống thể hiện ra thực tế của sự thuận phục Đức Chúa Trời. Khi đó, sự thuận phục mà ngươi nói đến cũng chỉ là đạo lý và mãi mãi là một loại lý luận. Con người thường có quan niệm trong lòng khi gặp những con người, sự việc, sự vật và hoàn cảnh khác nhau mà Đức Chúa Trời đã sắp xếp. Họ có thể sẽ nói phải trái với Đức Chúa Trời và phản kháng Ngài. Người như vậy sẽ không có thực tế lẽ thật về sự thuận phục, và ở những người này, sự thuận phục chỉ là đạo lý và là lời nói suông. Vậy trong bối cảnh nào thì những người như thế này mới có thể có chút thuận phục? Họ cần phải có một hoàn cảnh thích hợp, lại còn phải phù hợp với quan niệm của họ; họ cũng phải có tâm trạng tốt, chỉ khi đó, họ mới có thể thực hành lẽ thật về sự thuận phục. Như vậy có tính là họ có thực tế của sự thuận phục Đức Chúa Trời hay không? Như vậy thì không được tính, vì sự thuận phục của họ còn quá hữu hạn. Phải phù hợp với quan niệm của họ và thỏa mãn điều kiện của họ thì họ mới có thể thuận phục, những bối cảnh giống vậy thì cực kì ít. Vậy biểu hiện của sự thuận phục thật sự là gì? Chỉ cần họ thừa nhận rằng đó là lẽ thật, thì họ sẽ không viện lý do hay ra điều kiện gì nữa, và đều có thể thuận phục theo, bất kể nó có phù hợp với thị hiếu hay quan niệm của con người hay không. Ngay cả khi bảo họ chết thì họ cũng không viện lý do, vẫn có thể thuận phục theo. Đây gọi là thuận phục cho đến chết. Đây là sự thuận phục của Phi-e-rơ. Có bao nhiêu người có thể thuận phục như vậy? Gần như không có ai. Người tin Đức Chúa Trời phải hiểu được lẽ thật là gì. Lẽ thật, bất kể ở đâu hay ở thời đại nào, đều là con đường mà con người nên tuân thủ, bất kể là ai cũng nên tuân thủ. Cho dù con người có khả năng hoặc sẵn lòng tuân theo hay không, thì lẽ thật vẫn phải là con đường mà toàn nhân loại nên tuân theo – bất kể là nhân loại bại hoại hay là nhân loại chưa bị Sa-tan làm bại hoại, bất kể là nhân loại hiện tại hay là nhân loại sau này. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì lẽ thật là chính đạo, là thực tế của mọi điều tích cực mà mọi loài thọ tạo đều nên tuân theo. Khi lẽ thật mâu thuẫn với tư tưởng, quan điểm hoặc tâm tính của ngươi, thì ngươi nên làm gì? Ngươi nên lựa chọn thuận phục. Đây chính là lẽ thật về sự thuận phục. Lẽ thật về sự thuận phục là gì? Và mặt thực tế lẽ thật về sự thuận phục Đức Chúa Trời này là gì? Bất kể ngươi có sẵn lòng thực hành hay không, bất kể ngươi cho rằng nó đúng hay sai, bất kể quan điểm của ngươi là gì, và bất kể ngươi thấy như thế nào về những lời và yêu cầu của Đức Chúa Trời, thì ngươi đều phải tiếp nhận, thuận phục và thực hành chúng. Đây chính là sự thuận phục, cũng là lẽ thật về sự thuận phục. Con người không thực hành được lẽ thật, là bởi vì họ có tâm tính bại hoại. Không thể nói rằng nếu ai đó không thực hành được lẽ thật thì lẽ thật không phải là lẽ thật, hoặc lẽ thật đã biến thành một lời nói suông. Quan điểm này là sai lầm và ngớ ngẩn. Một số người nói rằng: “Nếu một người không thực hành được thì đó vẫn có thể là lẽ thật, nhưng nếu tất cả mọi người đều không thực hành được thì chẳng phải đó không phải là lẽ thật sao?”. Lời nói này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Đây là suy luận lô-gíc. Trên thực tế, thực chất của lẽ thật là bất biến. Cho dù ngươi có không thực hành được, thì lẽ thật vẫn là con đường mà con người nên tuân theo và là con đường đúng đắn. Cho dù một người đã cố gắng đến đâu cũng không thể thực hành được lẽ thật, thì không thể nói rằng lẽ thật không đúng đắn. Cho dù có một vạn người không thực hành được thì lẽ thật vẫn là đúng đắn. Cho dù không một ai thực hành được thì lẽ thật vẫn là đúng đắn. Lẽ thật vĩnh viễn bất biến. Chỉ có lẽ thật mới có thể giúp nhân loại sinh sống bình thường, giúp họ sống trước Đức Chúa Trời, được Ngài khen ngợi và chúc phúc. Đây chính là lẽ thật, cũng là kết quả có thể đạt đến khi tiếp nhận lẽ thật. Lẽ thật đến từ đâu? Lẽ thật đến từ Đức Chúa Trời và được Ngài bày tỏ. Lời của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật. Lẽ thật chính là lời Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời chính là lẽ thật. Nếu con người thừa nhận lẽ thật và sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật, mà muốn đạt đến thuận phục thì phải giải quyết được vấn đề nào? Họ phải giải quyết tất cả những tâm tính bại hoại của mình, cũng như những lựa chọn, tính toán và kế hoạch cá nhân, v.v.. Sau khi nhận biết được những thứ này thì lập tức có thể buông bỏ chúng không? (Thưa, không thể.) Trong quá trình tìm kiếm hoặc thực hành lẽ thật về sự thuận phục, thông qua việc cầu nguyện để Đức Chúa Trời sắp xếp hoàn cảnh và cho xuất hiện những con người, sự việc, sự vật, để Ngài sửa phạt, sửa dạy, hành phạt, phán xét, thử luyện và tinh luyện, mà con người từng bước giải quyết được chúng và đạt đến được làm tinh sạch – chỉ khi được làm tinh sạch thì họ mới có thể đạt đến thuận phục tuyệt đối. Nếu ngươi có sự thuận phục trong quá trình giải quyết những vấn đề này, thì chúng có thể được giải quyết. Nếu ngươi không thuận phục thì những vấn đề này sẽ không bao giờ được giải quyết. Cuối cùng, chỉ khi tất cả những vấn đề này được giải quyết và ngươi đã được làm tinh sạch, thì ngươi mới là người thuận phục Đức Chúa Trời. Tại sao lại nói như vậy? Các ngươi có hiểu mối quan hệ ở đây không? Khi ngươi đã thuận phục, phương diện lẽ thật này mới có thể được nhào nặn vào bên trong ngươi và biến thành thực tế của ngươi. Khi ngươi sống thể hiện ra phương diện thực tế này thì những vấn đề trong phương diện này của ngươi sẽ được giải quyết. Chuyện chính là như vậy.
Rốt cuộc thì làm thế nào để đánh giá một cách chính xác liệu một người có hiểu biết thuộc linh hay không? Nếu chỉ nhìn vào việc họ có thể hiểu được nghĩa đen của lời Đức Chúa Trời hay không, thì có đủ hay chưa? (Thưa, chưa đủ.) Rốt cuộc thì có hiểu biết thuộc linh là gì? Đó chính là khi con người có thể hiểu lời Đức Chúa Trời. Khi nghe giảng đạo hoặc thông công thì họ đều có thể nghe hiểu và ngầm hiểu; bất kể chúng có được giảng rõ ràng hay không thì chỉ cần nghe một chút là họ đã hiểu. Ngay cả khi có những bài giảng và thông công không được giải thích cho thấu đáo, có chỗ chưa thông, thì họ vẫn có thể hiểu ra, ý thức và biết được ý nghĩa của chúng. Người như vậy chính là người có hiểu biết thuộc linh. Hễ là đọc không hiểu lời Đức Chúa Trời, hoặc nghe không hiểu các bài giảng và thông công, luôn luôn hiểu lầm và cảm thấy có sự mâu thuẫn trong những lời này, thì chính là không có hiểu biết thuộc linh. Người không có hiểu biết thuộc linh thì cho dù ngươi thông công lẽ thật rõ ràng cho họ, họ cũng không thể hiểu hoàn toàn. Họ chỉ có thể hiểu đạo lý và tuân thủ các quy định, như vậy đã là tốt lắm rồi. Cho nên, người không có hiểu biết thuộc linh thì không dễ hiểu được lẽ thật. Nhưng nếu một người có hiểu biết thuộc linh mà không mưu cầu hoặc không hiểu lẽ thật, thì họ chẳng khác gì một người không có hiểu biết thuộc linh. Cho nên, điều quan trọng nhất là phải hiểu lẽ thật. Dù con người có hiểu biết thuộc linh hay không thì đều nên vươn tới lẽ thật. Càng hiểu rõ lẽ thật thì càng có ích cho họ. Chẳng những có thể nhìn thấu mọi chuyện mà họ còn có thể lựa chọn được con đường đúng đắn. Do đó, nếu muốn mưu cầu lẽ thật, một mặt thì con người phải khao khát lời Đức Chúa Trời, dốc công sức và học cách nghiền ngẫm lời của Ngài, cầu nguyện-đọc và thông công lời Ngài, tìm kiếm trong lời Ngài. Điều quan trọng nhất là gì? Chính là họ phải thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời. Chỉ khi đã thực hành và trải nghiệm thì lời Đức Chúa Trời mới biến thành thực tế của ngươi, thì ngươi mới có thể thực sự hiểu những gì mà lời của Ngài đang nói đến, và hiểu lẽ thật bên trong đó rốt cuộc là gì. Khi đã hiểu lẽ thật thì tự nhiên ngươi sẽ có hiểu biết thuộc linh. Nhưng đạt đến có hiểu biết thuộc linh không phải là mục đích, mục đích là gì? Mục đích là thực hành lẽ thật và hiểu lẽ thật. Khi thực hành, nếu một người có con đường, biết cách đi như thế nào, và sau khi thực hành mà họ có thể hiểu được lẽ thật bên trong đó, cũng như biết được các mối quan hệ và nguyên tắc thực hành trong đó, thì đây chính là người có hiểu biết thuộc linh và đạt được hiệu quả của việc hiểu lẽ thật. Việc một người có hiểu biết thuộc linh hay không, có liên quan đến việc họ có thể hiểu và đạt được lẽ thật hay không. Cho nên, đối với người tin Đức Chúa Trời, việc không có hiểu biết thuộc linh là một vấn đề lớn, nó liên quan đến việc họ có thể hiểu được lẽ thật hay không. Chẳng hạn như, Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải thuận phục, nhưng rốt cuộc thì phải thuận phục điều gì? Đối tượng để thuận phục là gì? (Thưa, thuận phục lẽ thật và lời Đức Chúa Trời.) Thuận phục lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Nói một cách cụ thể hơn, chính là thuận phục những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, thuận phục những hoàn cảnh, con người, sự việc và sự vật trong hiện thực mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người, và thuận phục những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người trong các hạng mục bổn phận của họ. Chúng ta hãy phân tích thêm nữa: Thực tế của sự thuận phục còn có những gì nữa? (Thưa, thuận phục sự sắp xếp công tác của Bề trên.) Đây là một phần trong đó. Còn gì nữa? (Thưa, thuận phục trong mỗi một hạng mục bổn phận mà nhà Đức Chúa Trời sắp xếp cho chúng con thực hiện.) Bổn phận là chuyện rất quan trọng đối với người tin Đức Chúa Trời; việc một người có thể làm tốt bổn phận hay không có liên quan đến việc họ có thực tế lẽ thật hay không. Còn có một phương diện nữa, đó là tiêu chuẩn làm người mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Phương diện này rất quan trọng. Cách làm người bao gồm những gì? Nó bao gồm cách một người đối xử với các anh chị em, cách họ đối xử với tiền tài, tiền đồ, hôn nhân, tình cảm, và sự hưởng thụ xác thịt. Tìm kiếm lẽ thật trong những sự việc đủ mọi phương diện khác nhau này, làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, làm việc, thực hành và sống thể hiện ra theo các nguyên tắc của lẽ thật – đây đều là thuận phục, đều là thực tế của sự thuận phục. Chẳng hạn như, một số người cho rằng cách đối xử với các anh chị em thì không liên quan gì đến lẽ thật về sự thuận phục. Quan điểm này có đúng không? Nó liên quan đến cách làm người của họ. Thấy anh chị em nào không vừa mắt thì ngươi luôn khi dễ họ, luôn nói chuyện gay gắt với họ, đây có phải là nguyên tắc làm người hay không? (Thưa, không phải.) Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải đối đãi với người khác như thế nào? (Thưa, đối đãi công bằng với mọi người.) Công bằng có nghĩa là gì? Chính là đối đãi với mọi người dựa theo các nguyên tắc lẽ thật, chứ không phải dựa theo diện mạo bên ngoài, thân phận, địa vị, mức độ trí thức của họ, cũng không dựa theo sở thích và tình cảm của chính mình mà đối đãi với họ. Vậy thì tại sao đối đãi với mọi người dựa theo nguyên tắc lẽ thật mới là công bằng? Có rất nhiều người sẽ không lý giải được, chuyện này cần con người hiểu lẽ thật. Sự công bằng theo cách lý giải của người ngoại đạo có phải là sự công bằng thực sự không? Tuyệt đối không phải. Chỉ ở Đức Chúa Trời mới có sự công chính và công bằng. Chỉ có bên trong những yêu cầu mà Đấng Tạo Hóa đặt ra cho loài thọ tạo mới có sự công bằng và mới tỏ lộ được sự công chính của Đức Chúa Trời. Cho nên, dựa theo nguyên tắc lẽ thật để đối đãi với người khác thì mới là công bằng. Nên yêu cầu gì và đối đãi như thế nào với những người trong hội thánh? Nếu họ có thể thực hiện được bổn phận nào thì sắp xếp cho họ bổn phận đó. Nếu họ đã không thể thực hiện bổn phận mà còn gây nhiễu loạn, nên thanh trừ thì cứ thanh trừ, ngay cả khi họ có mối quan hệ tốt với ngươi. Đây chính là công bằng, là những gì nằm trong nguyên tắc đối đãi công bằng với người khác. Điều này liên quan đến các nguyên tắc làm người. Một mặt, lẽ thật về sự thuận phục liên quan đến việc thực hiện bổn phận của một người, việc họ thuận phục và cư xử như thế nào khi gặp phải tai họa hay ốm đau, và việc họ có đứng vững làm chứng hay không. Mặt khác chính là phương diện làm người của họ. Quan trọng nhất là họ phải mưu cầu làm người trung thực và phải có lương tâm, lý trí. Họ cũng phải sống, ăn, mặc, ở và đi lại như một người bình thường. Về mặt chất lượng cuộc sống của con người, Đức Chúa Trời có yêu cầu gì? (Thưa, hài lòng với việc có ăn có mặc.) Đây là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người trong Thời đại Ân điển. Đức Chúa Trời có yêu cầu gì đối với con người ở thời đại hiện nay? Đức Chúa Trời có yêu cầu trong các phương diện về thức ăn, quần áo, chỗ ở, phương tiện đi lại, lời nói, cử chỉ và cách ăn mặc của con người. Ngài không yêu cầu ngươi phải làm người thanh tâm quả dục, nhưng cũng không để ngươi tham hưởng sự an nhàn xác thịt. Sự lười biếng, tham hưởng an nhàn xác thịt và ham hưởng thụ này không phải là yêu cầu của Đức Chúa Trời. Tiêu chuẩn yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì? Ngài yêu cầu phải tận tâm vì bổn phận, làm hết phận sự và trách nhiệm, chịu khổ, trả giá, chăm chỉ công tác và không lười biếng. Đức Chúa Trời cũng có tiêu chuẩn cho những yêu cầu của Ngài về thái độ của ngươi đối với tiền tài, với thế giới, với những xu hướng tà ác và thái độ mà ngươi đối đãi với những người không tin. Bên trong tất cả những yêu cầu này đều có lẽ thật. Mỗi một hạng mục lớn này đều chứa đựng những lẽ thật mà mọi người nên thực hành và thuận phục. Một số người tham hưởng sự an nhàn, yêu thích lối sống phóng túng, ưa thỏa mãn những ham muốn xác thịt của mình và chạy theo trào lưu. Thấy mọi người trong xã hội thích chơi cái gì thì họ cũng muốn chơi cái đó, và lòng họ luôn hướng về thế giới bên ngoài. Như vậy thì có thể làm tốt bổn phận không? (Thưa, không thể.) Có một số người, khi nhìn thấy những người ngoại đạo ăn mặc thật xinh đẹp, họ cảm thấy rằng bản thân tin Đức Chúa Trời nhưng lại ăn mặc quá bình thường, họ luôn lo lắng bị người khác xem thường và trong lòng bắt đầu quay cuồng. Khi nhìn thấy những cặp vợ chồng son khác sống trong thế giới hai người của họ, thì cũng có người cảm thấy bản thân chỉ có một mình cô đơn, lạnh lẽo. Họ luôn đau khổ vì chuyện này, và không tìm kiếm lẽ thật, cũng không đến trước Đức Chúa Trời. Như vậy thì có thể làm tốt bổn phận không? (Thưa, không thể.) Mặc dù những chuyện này không đáng để mắt tới, và nhìn có vẻ không liên quan lắm đến những lẽ thật hiển nhiên, nhưng chúng có liên quan đến những lẽ thật căn bản nhất về những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Nếu không thể vượt qua và giải quyết được những vấn đề này, và nếu chúng luôn gây nhiễu loạn bên trong ngươi, ảnh hưởng đến việc ngươi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, thì ngươi sẽ rất khó để đi trên con đường đúng đắn trong việc tin Đức Chúa Trời.
Mọi phương diện của lẽ thật, căn bản nhất hay là sâu sắc hơn một chút, tất cả đều là lẽ thật. Lẽ thật không phân biệt nông sâu. Sự khác biệt nằm ở chỗ con người nên thực hành những lẽ thật nào trong hoàn cảnh nào. Một số lẽ thật liên quan đến bổn phận của con người; một số liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ, chẳng hạn như thói quen và quy luật sinh hoạt, sở thích cá nhân hàng ngày của họ; một số liên quan đến hoàn cảnh, con người, sự việc, sự vật mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người. Bất kể là phương diện vấn đề nào, là liên quan đến cuộc sống hàng ngày hay liên quan đến bổn phận, và dù vấn đề đó lớn hay nhỏ, nếu ngươi đều có thể đối đãi chúng một cách nghiêm túc, đều có thể tìm kiếm lẽ thật, làm việc và thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật, thì đây chính là mưu cầu lẽ thật. Một số người đã nghe giảng đạo vài năm, mà lại không chú trọng vào việc thực hành lẽ thật, chỉ chú trọng vào việc nghe những bài giảng mà họ chưa từng nghe qua. Họ luôn muốn nghe một chút ngôn ngữ và những điều huyền bí của tầng trời thứ ba, và luôn giảng những bài giảng cao siêu cho người khác. Khi thấy người khác nghe không hiểu thì họ còn rất đắc ý. Như thế là quá thiếu lý trí. Giảng về những thứ trống rỗng đó thì có ích lợi gì? Nếu những gì được giảng không liên quan đến bổn phận của con người, đến những trạng thái và tâm tính bại hoại bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày của con người; nếu chúng tách rời khỏi cuộc sống của con người, tách rời khỏi lối vào sự sống của họ, tách rời khỏi bổn phận của họ; nếu chúng không liên quan đến những trạng thái được bộc lộ và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của họ; thì tất cả những gì ngươi giảng chỉ đều là đạo lý, là lời nói suông, và không phải là lẽ thật. Có rất nhiều người sau khi nghe rất nhiều bài giảng thì cho rằng họ đã hiểu lẽ thật. Họ còn tổng kết ra một ít đạo lý và quy định, thường hay giảng đạo và thông công cho mọi người; nhưng khi gặp phải vấn đề hay khó khăn thì họ lại không biết xử lý. Vậy tại sao đạo lý mà họ hiểu lại không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề thực tế nào? Điều này chứng tỏ rằng họ vẫn chưa hiểu lẽ thật. Một số người đã giảng câu chữ và đạo lý trong nhiều năm, nhưng khi bảo họ thông công về lẽ thật và giải quyết vấn đề, thì họ không làm được; bảo họ viết lời chứng trải nghiệm, họ cũng không viết được. Khi người khác gặp chuyện và tìm kiếm sự trợ giúp từ họ, họ cũng không giúp được. Đây là loại người gì vậy? Người như vậy không hiểu lẽ thật, cũng không có hiểu biết thuộc linh. Thật đáng thương! Nói năng đao to búa lớn, hô hào khẩu hiệu, chú trọng tri thức, đạo lý và thần học, chú trọng trang bị cho mình những gì người khác không có, học những gì người khác chưa từng nghe qua, chú trọng dùng đầu óc để ghi nhớ mọi thứ và muốn giành được sự sùng bái và hâm mộ của người khác – liệu như vậy có thể đạt đến có hiểu biết thuộc linh không? (Thưa, không thể đạt đến.) Không thể đạt đến có hiểu biết thuộc linh thì có thể hiểu được lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Cho nên, việc có hiểu biết thuộc linh có liên quan đến việc hiểu lẽ thật. Cho dù một người đã tin Đức Chúa Trời được bao nhiêu năm, việc họ có hiểu lẽ thật hay không sẽ tiết lộ rõ ràng nhất việc họ có hiểu biết thuộc linh hay không. Người có hiểu biết thuộc linh có thể dễ dàng hiểu lời Đức Chúa Trời, và có thể dễ dàng hiểu lẽ thật khi nghe giảng đạo. Người có thể hiểu lẽ thật chính là người có hiểu biết thuộc linh. Người có hiểu biết thuộc linh chỉ cần mưu cầu lẽ thật thì sẽ dễ dàng bước vào thực tế lẽ thật.
Ngày 5 tháng 10 năm 2020