Cách nhìn của những người Pha-ri-si về Jêsus và lời quở trách của Jêsus với những người Pha-ri-si

28/09/2020

Cách nhìn của những người Pha-ri-si về Jêsus

Mác 3:21-22 Những bạn hữu Ngài nghe vậy, bèn đến để cầm giữ Ngài; vì người ta nói Ngài đã mất trí khôn. Có các thầy thông giáo ở thành Giê-ru-sa-lem xuống, nói rằng: Người bị quỉ Bê-ên-xê-bun ám, và nhờ phép chúa quỉ mà trừ quỉ.

Lời quở trách của Jêsus với những người Pha-ri-si

Ma-thi-ơ 12:31-32 Ấy vậy, ta phán cùng các ngươi, các tội lỗi và lời phạm thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Ðức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu. Nếu ai nói phạm đến Con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Ðức Thánh Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha.

Ma-thi-ơ 23:13-15 Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta; các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở. Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi làm bộ đọc lời cầu nguyện cho dài mà nuốt nhà đờn bà góa; vì cớ đó, các ngươi sẽ bị đoán phạt nặng hơn. Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi.

Nội dung của hai đoạn trên là khác nhau. Trước hết chúng ta hãy xem đoạn đầu: Cách nhìn của những người Pha-ri-si về Jêsus.

Trong Kinh Thánh, sự đánh giá của những người Pha-ri-si về chính Jêsus và những điều Ngài đã làm là: “…người ta nói Ngài đã mất trí khôn. … Người bị quỉ Bê-ên-xê-bun ám, và nhờ phép chúa quỉ mà trừ quỉ” (Mác 3:21-22). Cách nhìn của các thầy thông giáo và những người Pha-ri-si về Đức Chúa Jêsus không phải là họ đơn thuần theo lời của những người khác, và cũng không phải là sự phỏng đoán vô căn cứ – nó là kết luận mà họ đã rút ra về Đức Chúa Jêsus từ những gì họ đã thấy và nghe về những hành động của Ngài. Mặc dù kết luận của họ có vẻ được đưa ra nhân danh công lý và có vẻ là có cơ sở đối với mọi người, nhưng sự ngạo mạn mà họ dùng để đánh giá Đức Chúa Jêsus là khó kiềm chế kể cả đối với họ. Năng lượng điên cuồng của sự căm ghét của họ với Đức Chúa Jêsus đã phơi bày những tham vọng ngông cuồng của họ và diện mạo xấu xa tà ác của họ, cũng như bản tính hiểm ác mà họ dùng để chống đối Đức Chúa Trời. Những điều mà họ nói trong sự đánh giá của mình về Đức Chúa Jêsus được thúc đẩy bởi những tham vọng ngông cuồng của họ, sự đố kỵ, và bản tính xấu xa, hiểm ác của sự thù nghịch của họ đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật. Họ đã không điều tra nguồn gốc những hành động của Đức Chúa Jêsus, họ cũng không điều tra thực chất của những điều Ngài đã nói hay làm. Thay vào đó, một cách mù quáng, trong một trạng thái kích động điên cuồng, và với ác tâm có tính toán, họ tấn công và nghi ngờ những gì Ngài đã làm. Họ đã đi xa đến mức sẵn lòng nghi ngờ Thần của Ngài, nghĩa là, Đức Thánh Linh là Thần của Đức Chúa Trời. Đây là ý của họ khi nói “Ngài đã mất trí khôn”, “Bê-ên-xê-bun”, và “nhờ phép chúa quỉ”. Nói vậy nghĩa là, họ nói rằng Thần của Đức Chúa Trời là Bê-ên-xê-bun và là chúa quỉ. Họ mô tả công việc của Thần của Đức Chúa Trời nhập thể, Đấng đã mặc lấy xác thịt cho chính Ngài, là điên rồ. Họ không chỉ báng bổ Thần của Đức Chúa Trời như là Bê-ên-xê-bun và chúa quỉ, mà còn lên án công tác của Đức Chúa Trời, lên án và báng bổ Đức Chúa Jêsus Christ. Thực chất của sự chống đối và báng bổ của họ với Đức Chúa Trời hoàn toàn giống với thực chất sự chống đối và báng bổ Đức Chúa Trời của Sa-tan và ma quỷ. Họ không chỉ đại diện cho những con người bại hoại, mà hơn thế nữa, họ còn là hiện thân của Sa-tan. Họ là một kênh cho Sa-tan giữa nhân loại, và họ là những kẻ đồng lõa và tay sai của Sa-tan. Thực chất sự báng bổ và sự gièm pha của họ về Đức Chúa Jêsus Christ chính là sự tranh giành địa vị với Đức Chúa Trời, trận đấu giữa họ với Đức Chúa Trời, và sự thử thách không ngừng của họ với Đức Chúa Trời. Thực chất sự chống đối của họ với Đức Chúa Trời và thái độ thù nghịch của họ đối với Ngài, cũng như những lời nói và ý nghĩ của họ, đã trực tiếp phạm thượng và chọc giận Thần của Đức Chúa Trời. Do đó, Đức Chúa Trời đã quyết định một sự phán xét hợp lý dựa trên những gì họ nói và làm, và Đức Chúa Trời đã xác định những việc làm của họ là tội báng bổ chống lại Đức Thánh Linh. Tội này là không thể tha thứ cả trong đời này lẫn đời sau, như được xác minh trong đoạn Kinh Thánh sau: “Lời phạm thượng đến Ðức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu”, và “nếu ai nói phạm đến Ðức Thánh Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”. Hôm nay, chúng ta hãy nói về ý nghĩa thật của những lời này từ Đức Chúa Trời: “thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”. Nghĩa là, chúng ta hãy làm sáng tỏ cách Đức Chúa Trời làm thành toàn những lời: “thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”.

Mọi điều chúng ta đã nói đến đều có liên quan tới tâm tính của Đức Chúa Trời và thái độ của Ngài đối với con người, sự kiện và sự việc. Hiển nhiên, hai đoạn trên không phải là ngoại lệ. Các ngươi có để ý thấy bất cứ điều gì trong hai đoạn Kinh Thánh này không? Một số người nói rằng họ nhìn thấy sự giận dữ của Đức Chúa Trời trong chúng. Một số người nói rằng họ nhìn thấy trong tâm tính Đức Chúa Trời một phương diện không khoan thứ cho sự xúc phạm của con người, và rằng nếu con người làm điều gì đó phạm thượng Đức Chúa Trời, thì họ sẽ không được nhận sự tha thứ của Ngài. Bất kể thực tế rằng con người thấy và cảm nhận được sự giận dữ và tính không dung thứ của Đức Chúa Trời đối với sự xúc phạm của nhân loại trong hai đoạn này, họ vẫn không thật sự hiểu thái độ của Ngài. Ẩn trong hai đoạn này là những sự ám chỉ ngầm về thái độ thật của Đức Chúa Trời và phương pháp của Ngài đối với những người phạm thượng và chọc giận Ngài. Thái độ và phương pháp của Ngài tỏ rõ ý nghĩa thật của đoạn sau: “Nếu ai nói phạm đến Ðức Thánh Linh, thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”. Khi con người phạm thượng đến Đức Chúa Trời và khi họ chọc giận Ngài, Ngài ban ra một lời phán quyết, và lời phán quyết này là kết quả được ban ra bởi Ngài. Nó được miêu tả theo cách này trong Kinh Thánh: “Ấy vậy, ta phán cùng các ngươi, các tội lỗi và lời phạm thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Ðức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu” (Ma-thi-ơ 12:31), và “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình!” (Ma-thi-ơ 23:13). Tuy nhiên, trong Kinh Thánh có ghi hậu quả cho các thầy thông giáo và người Pha-ri-si, cũng như cho những người nói Đức Chúa Jêsus điên rồ sau khi Ngài nói những điều này là gì không? Có ghi chép rằng họ chịu bất kỳ sự trừng phạt nào không? Không – có thể nói chắc chắn như vậy. Nói “không” ở đây không phải là nói rằng không có sự ghi chép như thế, mà trên sự thật, chỉ là không có hậu quả mà mắt người có thể nhìn thấy. Việc nói rằng “nó không được ghi chép” làm sáng tỏ vấn đề về thái độ và những nguyên tắc của Đức Chúa Trời khi xử lý những việc nhất định. Đức Chúa Trời không giả mù hay giả điếc với những người phạm thượng hay chống đối Ngài, hay thậm chí những người phỉ báng Ngài – những người cố ý tấn công, phỉ báng, và nguyền rủa Ngài – mà đúng hơn, Ngài có một thái độ rõ ràng với họ. Ngài khinh ghét những người này, và Ngài kết án họ trong lòng Ngài. Ngài thậm chí công khai tuyên bố hậu quả của họ sẽ là gì, để con người biết rằng Ngài có một thái độ rõ ràng đối với những kẻ phạm thượng đến Ngài, và để họ biết Ngài sẽ định đoạt kết cục của họ như thế nào. Tuy nhiên, sau khi Đức Chúa Trời phán những điều này, con người hiếm khi có thể thấy sự thật về cách Đức Chúa Trời xử lý những người này, và họ không thể hiểu những nguyên tắc đằng sau kết quả và lời phán quyết mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho họ. Nói thế nghĩa là, con người không thể thấy phương pháp và những biện pháp cụ thể mà Đức Chúa Trời có để xử lý họ. Điều này có liên quan đến những nguyên tắc làm việc của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dùng sự xảy đến của sự thật để xử lý hành vi tà ác của một số người. Đó là, Ngài không thông báo về tội lỗi của họ và không quyết định kết quả của họ, mà thay vào đó trực tiếp dùng các sự kiện xảy đến để ban ra sự trừng phạt và sự báo ứng công bằng của họ. Khi những sự thật này xảy ra, chính xác thịt của con người chịu sự trừng phạt, nghĩa là hình phạt là điều có thể được nhìn thấy bằng mắt người. Khi xử lý hành vi tà ác của một số người, Đức Chúa Trời chỉ rủa sả họ bằng lời và cơn giận của Ngài cũng đến trên họ, nhưng sự trừng phạt mà họ nhận được có thể là điều con người không thể thấy. Tuy nhiên, dạng kết quả này thậm chí có thể nghiêm trọng hơn kết quả mà con người có thể thấy, như là bị trừng phạt hay bị giết chết. Đây là vì dưới những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã quyết định không cứu rỗi loại người này, không còn tỏ lòng thương xót hay khoan thứ với họ và không cho họ cơ hội nữa, thì thái độ mà Ngài có đối với họ là thái độ gạt họ sang một bên. Ý nghĩa của “gạt sang một bên” ở đây là gì? Ý nghĩa cơ bản của từ này là gạt thứ gì đó sang một bên, làm lơ nó và không còn chú ý đến nó nữa. Nhưng ở đây, khi Đức Chúa Trời gạt ai đó sang một bên, có hai sự giải thích khác nhau về ý nghĩa của nó: Sự giải thích đầu tiên là Ngài đã giao sự sống và mọi điều về người đó cho Sa-tan xử lý, và Đức Chúa Trời sẽ không còn phụ trách và sẽ không còn quản lý người đó nữa. Dù người đó điên rồ hay ngu ngốc, hay dù họ đã chết hoặc còn sống, hay họ có xuống địa ngục vì sự trừng phạt của họ hay không, không điều nào trong số này có liên quan gì đến Đức Chúa Trời. Điều đó sẽ có nghĩa là một loài thọ tạo như thế sẽ không có mối liên hệ với Đấng Tạo Hóa. Sự giải thích thứ hai là Đức Chúa Trời đã quyết định rằng chính Ngài muốn làm điều gì đó với người này, bằng chính tay Ngài. Có thể rằng Ngài sẽ sử dụng sự phục vụ của người này, hoặc Ngài sẽ dùng họ như một vật làm nền. Có thể rằng Ngài sẽ có một cách xử lý đặc biệt với loại người này, một cách đối xử đặc biệt với họ, như với Phao-lô chẳng hạn. Đây là nguyên tắc và thái độ trong lòng Đức Chúa Trời mà bởi đó Ngài đã quyết định xử lý loại người này. Như vậy khi con người chống đối Đức Chúa Trời và phỉ báng, báng bổ Ngài, nếu họ chọc tức tâm tính Ngài, hoặc nếu họ đẩy Đức Chúa Trời đi quá giới hạn khoan dung của Ngài, thì hậu quả là điều không dám nghĩ đến. Hậu quả nghiêm trọng nhất là Đức Chúa Trời giao mạng sống và mọi điều về họ cho Sa-tan một lần cho mãi mãi. Họ sẽ vĩnh viễn không được tha thứ. Điều này nghĩa là người này đã trở thành thức ăn trong miệng Sa-tan, một món đồ chơi trong tay hắn, và từ đó trở đi, Đức Chúa Trời không còn liên quan gì đến họ nữa. Các ngươi có thể tượng tưởng sự khổ sở đã như thế nào khi Sa-tan cám dỗ Gióp không? Ngay cả trong điều kiện rằng Sa-tan không được phép làm hại tới mạng sống của Gióp, Gióp vẫn chịu khổ sở vô cùng. Và chẳng phải càng khó tưởng tượng ra sự tàn phá mà Sa-tan sẽ gây ra cho người đã hoàn toàn bị giao cho Sa-tan, người đã hoàn toàn trong tầm tay Sa-tan, người đã hoàn toàn mất đi sự chăm sóc và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, người không còn ở dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa, người đã bị tước quyền thờ phượng Ngài và quyền được là một loài thọ tạo dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, và người mà có mối quan hệ với Chúa của sự tạo dựng đã hoàn toàn bị cắt đứt? Sự ngược đãi của Sa-tan với Gióp là điều có thể thấy bằng mắt người, nhưng nếu Đức Chúa Trời giao mạng sống của một người cho Sa-tan, những hậu quả sẽ vượt khỏi tầm tưởng tượng của con người. Ví dụ, một số người có thể bị đầu thai làm bò, hay làm lừa, trong khi một số có thể bị ám và sở hữu bởi những quỷ dữ ô uế, và v.v. Đó là những kết quả của một số người bị Đức Chúa Trời giao cho Sa-tan. Từ bề ngoài, có vẻ như những người giễu cợt, phỉ báng, lên án, và phạm thượng tới Đức Chúa Jêsus đã không phải chịu bất kỳ hậu quả nào. Tuy nhiên, sự thật là Đức Chúa Trời có một phương pháp xử lý mọi thứ. Ngài có thể không dùng ngôn ngữ rõ ràng để nói với mọi người về kết quả của cách Ngài xử lý mọi loại người. Đôi khi Ngài không nói trực tiếp, mà thay vào đó hành động trực tiếp. Việc Ngài không nói về điều đó không có nghĩa là không có kết quả – thực ra, trong trường hợp như thế thì có thể hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa. Từ bề ngoài, có thể dường như có một số người mà với họ Đức Chúa Trời không nói thẳng về thái độ của Ngài, nhưng trên thực tế, Đức Chúa Trời đã không muốn chú ý gì đến họ trong thời gian dài. Ngài không muốn thấy họ nữa. Bởi những điều họ đã làm và hành vi của họ, bởi thực chất bản tính của họ, Đức Chúa Trời chỉ muốn họ biến khỏi mắt Ngài, muốn giao ngay họ cho Sa-tan, giao linh hồn, tâm hồn và thể xác họ cho Sa-tan và cho phép Sa-tan làm bất cứ điều gì hắn muốn với họ. Mức độ mà Đức Chúa Trời ghét họ, mức độ mà Ngài ghê tởm họ là rõ ràng. Nếu một người chọc giận Đức Chúa Trời đến mức Đức Chúa Trời thậm chí không muốn thấy họ nữa và sẵn lòng từ bỏ họ hoàn toàn, đến mức Ngài thậm chí không muốn đích thân xử lý họ nữa – nếu đến mức Ngài sẽ giao họ cho Sa-tan để hắn làm gì tùy ý, để cho phép Sa-tan kiểm soát, tiêu hủy, và đối xử với họ theo bất cứ cách nào hắn thích – vậy thì người này đã chấm hết hoàn toàn. Quyền làm con người của họ đã bị thu hồi mãi mãi, và quyền làm một loài thọ tạo trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời đã chấm dứt. Chẳng phải đây là dạng trừng phạt nghiêm trọng nhất sao?

Toàn bộ những gì nói trên là sự giải thích trọn vẹn về những từ: “thì dầu đời nầy hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha”, và nó cũng đóng vai trò chú thích đơn giản về những đoạn này từ Kinh Thánh. Ta tin bây giờ các ngươi đều đã có sự hiểu biết về việc này.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger