Tha thứ Bảy mươi lần bảy và tình yêu của Chúa

28/09/2020

Tha thứ Bảy mươi lần bảy

Ma-thi-ơ 18:21-22 Phi-e-rơ bèn đến gần Ðức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.

Tình yêu của Chúa

Ma-thi-ơ 22:37-39 Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Ðức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.

Trong hai đoạn này, một đoạn nói về sự tha thứ và đoạn còn lại nói về tình yêu. Hai chủ đề này thực sự nêu bật công tác mà Đức Chúa Jêsus muốn thực hiện trong Thời đại Ân điển.

Khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài đã mang theo mình một giai đoạn trong công tác của Ngài, đó là những nhiệm vụ công tác cụ thể và là tâm tính mà Ngài muốn bày tỏ trong thời đại này. Trong thời kỳ đó, mọi thứ mà Con người thực hiện đều xoay quanh công tác mà Đức Chúa Trời muốn thực hiện trong thời đại này. Ngài sẽ thực hiện không hơn và không kém. Mỗi một điều Ngài phán dạy và mỗi loại công tác mà Ngài thực hiện đều liên quan đến thời đại này. Bất kể Ngài bày tỏ nó theo cách của con người bằng ngôn ngữ của con người hay qua ngôn ngữ thần thánh, và bất kể Ngài làm điều đó theo cách thức hay góc nhìn nào, thì mục tiêu của Ngài là giúp mọi người hiểu những gì Ngài muốn làm, tâm ý của Ngài là gì, và những yêu cầu của Ngài đối với con người là gì. Ngài có thể sử dụng nhiều phương tiện và góc nhìn khác nhau để giúp mọi người hiểu và biết tâm ý của Ngài, và để hiểu công tác cứu rỗi nhân loại của Ngài. Vì vậy, trong Thời đại Ân điển, chúng ta thấy hầu hết thời gian Đức Chúa Jêsus sử dụng ngôn ngữ con người để bày tỏ những gì Ngài muốn trao đổi với loài người. Hơn nữa, chúng ta nhìn thấy Ngài từ góc độ một người dẫn lối bình thường nói chuyện với mọi người, đáp ứng nhu cầu của họ, và giúp họ những gì họ yêu cầu. Cách làm việc này không thấy được trong Thời đại Luật pháp, trước Thời đại Ân điển. Ngài trở nên thân thiết hơn và nhân từ hơn với nhân loại, cũng như có khả năng hơn trong việc đạt được kết quả thực tế về cả mặt hình thức lẫn cách thức. Phép ẩn dụ về việc tha thứ cho con người bảy mươi lần bảy thực sự làm rõ điểm này. Mục đích đạt được qua con số trong phép ẩn dụ này là để cho phép mọi người hiểu được dụng ý của Đức Chúa Jêsus tại thời điểm mà Ngài nói điều này. Mục đích của Ngài là mọi người nên tha thứ cho những người khác – không chỉ một hoặc hai lần, và thậm chí không phải bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy. Loại ý định nào chứa trong khái niệm “bảy mươi lần bảy”? Đó là để mọi người coi sự tha thứ là trách nhiệm của chính họ, một điều họ phải học hỏi, một “đạo” họ phải giữ. Mặc dù đây chỉ là một phép ẩn dụ, nhưng nó lại được dùng để nêu bật lên một điểm quan trọng. Nó giúp mọi người nhận thức sâu sắc những gì Ngài muốn nói và tìm ra những cách thức thực hành, các nguyên tắc và tiêu chuẩn thực hành đúng đắn. Phép ẩn dụ này đã giúp mọi người hiểu rõ ràng và cho họ một khái niệm đúng đắn – rằng họ nên học lấy sự tha thứ và tha thứ vô điều kiện không kể số lần, nhưng bằng thái độ khoan dung và thấu hiểu cho người khác. Khi Đức Chúa Jêsus nói điều này, lòng Ngài đã nghĩ gì? Ngài có đang thực sự nghĩ về con số “bảy mươi lần bảy” không? Không, Ngài không nghĩ thế. Có số lần Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho con người không? Có nhiều người rất quan tâm đến “số lần” được đề cập ở đây, và thực sự muốn hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của con số này. Họ muốn hiểu tại sao con số này lại được nói ra từ miệng Đức Chúa Jêsus; họ tin rằng con số này có một hàm ý sâu sắc hơn. Nhưng thật ra, đây chỉ là một phép tu từ của con người mà Đức Chúa Trời sử dụng. Bất kỳ hàm ý hay ý nghĩa nào cũng phải được hiểu gắn liền với các yêu cầu của Đức Chúa Jêsus đối với nhân loại. Khi Đức Chúa Trời chưa trở nên xác thịt, mọi người không hiểu nhiều những gì Ngài phán, bởi vì lời Ngài đến từ toàn bộ thần tính. Góc độ và bối cảnh của những gì Ngài nói là vô hình và ngoài tầm với của nhân loại; nó được bày tỏ từ một cõi tâm linh mà mọi người không thể thấy được. Đối với những người sống trong xác thịt, họ không thể sang được cõi tâm linh. Nhưng sau khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài đã phán dạy nhân loại từ góc nhìn của loài người, và Ngài đã bước ra và vượt ra khỏi phạm vi của cõi tâm linh. Ngài có thể bày tỏ tâm tính thần thánh, tâm ý và thái độ của mình thông qua những điều con người có thể tưởng tượng được, những điều họ nhìn thấy và gặp phải trong đời sống của mình, và sử dụng các phương pháp mà con người có thể chấp nhận, bằng ngôn ngữ họ có thể hiểu được và với kiến thức họ có thể nắm bắt, để cho phép nhân loại hiểu và biết Đức Chúa Trời, lĩnh hội ý của Ngài và các tiêu chuẩn Ngài đòi hỏi trong phạm vi khả năng của họ và ở mức độ mà họ có thể. Đây là phương pháp và nguyên tắc làm việc của Đức Chúa Trời trong nhân tính. Dù các cách thức và nguyên tắc làm việc của Đức Chúa Trời trong xác thịt hầu hết đều đạt được bằng hoặc thông qua nhân tính, nhưng nó thực sự đã đạt được những kết quả mà vốn dĩ không thể đạt được bằng cách làm việc trực tiếp trong thần tính. Công tác của Đức Chúa Trời trong nhân tính cụ thể, xác thực và có mục tiêu hơn, các phương pháp linh hoạt hơn nhiều, và về hình thức, nó đã vượt trội hơn công tác được thực hiện trong Thời đại Luật pháp.

Tiếp theo, chúng ta hãy nói về việc yêu mến Chúa và yêu kẻ lân cận như chính mình. Liệu đây có phải là một điều được bày tỏ trực tiếp trong thần tính không? Không, rõ ràng là không! Đây là tất cả những điều mà Con người phán dạy khi Ngài mang nhân tính; chỉ có con người mới nói những điều như “Hãy yêu kẻ lân cận như chính mình”, và “Hãy yêu người khác như thể yêu cuộc sống của chính mình”. Chỉ có con người mới nói năng theo cách này. Đức Chúa Trời không bao giờ nói theo cách này. Chí ít là không có loại ngôn ngữ như vậy trong thần tính của Đức Chúa Trời vì Ngài không cần kiểu giáo lý này, “Hãy yêu kẻ lân cận như chính mình”, để điều chỉnh tình yêu của Ngài đối với nhân loại, vì tình yêu của Đức Chúa Trời với nhân loại là một sự tỏ lộ tự nhiên về việc Ngài có gì và là gì. Có khi nào các ngươi nghe thấy Đức Chúa Trời nói bất kỳ điều gì như: “Ta yêu nhân loại như ta yêu Chính mình”? Các ngươi chưa từng nghe thấy, bởi vì tình yêu vốn nằm trong thực chất của Đức Chúa Trời và trong Ngài có gì và là gì. Tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, và thái độ của Ngài cũng như cách Ngài đối đãi mọi người là một sự bày tỏ và tỏ lộ tự nhiên về tâm tính của Ngài. Ngài không cần phải cố tình làm điều này theo một cách nhất định nào đó, hoặc cố tình làm theo một cách thức nhất định hoặc một quy tắc đạo đức nào đó hòng để yêu kẻ lân cận như chính Ngài – vì Ngài vốn đã sở hữu loại thực chất này rồi. Ngươi thấy được gì ở đây? Khi Đức Chúa Trời công tác trong nhân tính, nhiều cách, nhiều lời và lẽ thật của Ngài được bày tỏ theo cách của con người. Nhưng đồng thời, tâm tính của Đức Chúa Trời, việc Ngài có gì và là gì, và tâm ý của Đức Chúa Trời cũng được bày tỏ để mọi người biết được và hiểu được. Những gì họ biết đến và hiểu ra chính xác là thực chất của Ngài và Ngài có gì và là gì, là những thứ đại diện cho thân phận và địa vị vốn có của chính Đức Chúa Trời. Điều đó có nghĩa là, Con người trong xác thịt đã bày tỏ tâm tính và thực chất vốn có của chính Đức Chúa Trời đến mức độ rộng lớn nhất có thể và chính xác nhất có thể. Nhân tính của Con người không những không là trở ngại hay rào cản cho sự trao đổi và tương tác giữa con người với Đức Chúa Trời ở trên thiên đàng, mà thay vào đó còn thực sự là kênh duy nhất và là cầu nối duy nhất để loài người kết nối với Đấng tạo hóa. Bây giờ, tại thời điểm này, chẳng lẽ các ngươi không cảm thấy rằng thực chất và cách thức công tác của Đức Chúa Jêsus trong Thời đại Ân điển có nhiều điểm tương đồng với công tác trong giai đoạn hiện tại? Giai đoạn công tác hiện tại này cũng sử dụng nhiều ngôn ngữ của con người để bày tỏ tâm tính của Đức Chúa Trời, và nhiều ngôn ngữ và cách thức từ đời sống hằng ngày của nhân loại cũng như tri thức loài người để bày tỏ tâm ý của chính Đức Chúa Trời. Một khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, bất kể Ngài đang phán dạy từ quan điểm của loài người hay quan điểm thần thánh, thì rất nhiều điều trong ngôn ngữ và cách bày tỏ của ngài là dựa trên ngôn ngữ và cách thức của con người. Nghĩa là, khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, đây là cơ may tốt nhất để ngươi thấy được sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời, và biết được mọi khía cạnh thực tế của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, khi Ngài lớn lên, Ngài dần hiểu ra, học hỏi, và nắm bắt một số kiến thức, lẽ thường, ngôn ngữ và cách bày tỏ của loài người trong nhân tính. Đức Chúa Trời nhập thể sở hữu những điều này, những điều đến từ con người mà Ngài đã tạo ra. Chúng trở thành những công cụ để Đức Chúa Trời trong xác thịt bày tỏ tâm tính và thần tính của mình, và để khi Ngài công tác giữa nhân loại, từ quan điểm của con người và sử dụng ngôn ngữ của con người, Ngài có thể làm điều phù hợp, chân thực và chính xác hơn. Điều này khiến công tác của Ngài dễ tiếp cận hơn và dễ hiểu hơn đối với mọi người, do đó đạt được kết quả mà Đức Chúa Trời mong muốn. Chẳng phải sẽ thiết thực hơn khi Đức Chúa Trời công tác trong xác thịt theo cách này sao? Đây chẳng phải là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sao? Khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, khi xác thịt của Đức Chúa Trời có thể đảm nhận công việc mà Ngài muốn thực hiện, đó là khi Ngài bày tỏ tâm tính và công tác của mình trong thực tế, và đó cũng là lúc Ngài có thể chính thức bắt đầu chức vụ của mình với tư cách Con người. Điều này có nghĩa là không còn “khoảng cách thế hệ” giữa Đức Chúa Trời và con người, rằng Đức Chúa Trời sẽ sớm chấm dứt công việc trao đổi thông qua các sứ giả, và chính Đức Chúa Trời có thể tự mình bày tỏ mọi lời và công tác mà Ngài muốn trong xác thịt. Điều đó cũng có nghĩa rằng con người mà Đức Chúa Trời cứu rỗi được gần hơn với Đức Chúa Trời, rằng công tác quản lý của Ngài đã bước vào một lĩnh vực mới, và rằng tất cả nhân loại sắp phải đối mặt với một kỷ nguyên mới.

Những người đã đọc Kinh Thánh đều biết rằng nhiều sự kiện đã xảy ra khi Đức Chúa Jêsus ra đời. Sự kiện lớn nhất trong số đó là việc Ngài bị quỷ vương săn đuổi, đó là một sự kiện cực kỳ nghiêm trọng tới mức mọi trẻ em từ hai tuổi trở xuống trong thành đều bị tàn sát. Rõ ràng là Đức Chúa Trời đã mạo hiểm lớn khi trở nên xác thịt giữa con người; và cũng hiển nhiên là Ngài phải trả một cái giá rất cao để hoàn thành công tác quản lý cứu rỗi nhân loại. Cũng dễ thấy những kỳ vọng mà Đức Chúa Trời đặt vào công tác của Ngài giữa nhân loại, trong xác thịt. Khi xác thịt của Đức Chúa Trời có thể đảm nhận công tác giữa nhân loại, Ngài đã cảm thấy thế nào? Con người phải có thể hiểu được đôi chút về điều đó, không đúng sao? Chí ít thì Đức Chúa Trời hạnh phúc vì Ngài đã có thể bắt đầu thực hiện công tác mới của mình giữa nhân loại. Khi Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem và chính thức bắt đầu công tác để hoàn thành chức vụ của mình, lòng Đức Chúa Trời tràn ngập niềm vui vì sau bao nhiêu năm chờ đợi và chuẩn bị, cuối cùng Ngài đã có thể mặc lấy xác thịt của một người bình thường và bắt đầu công tác mới của mình dưới hình dạng một con người bằng xương bằng thịt, người mà mọi người có thể nhìn thấy và chạm vào. Ngài cuối cùng đã có thể phán dạy trực tiếp và chân tình với mọi người thông qua thân phận của một con người. Đức Chúa Trời cuối cùng đã có thể đối mặt với loài người bằng cách thức của con người và ngôn ngữ của con người; khi sử dụng ngôn ngữ của con người Ngài đã có thể chu cấp cho loài người, khai sáng cho họ và giúp đỡ họ; Ngài có thể ăn cùng bàn và sống trong cùng một không gian với họ. Ngài cũng đã có thể nhìn nhận con người, nhìn nhận sự vật và mọi thứ theo cách con người nhìn nhận chúng và thậm chí qua đôi mắt của chính họ. Đối với Đức Chúa Trời, đây đã là chiến thắng đầu tiên trong công tác của Ngài trong xác thịt. Cũng có thể nói rằng đó là sự hoàn tất một công việc lớn lao, đây tất nhiên là điều hạnh phúc nhất đối với Đức Chúa Trời. Từ lúc đó, lần đầu tiên Đức Chúa Trời cảm thấy thoải mái khi công tác giữa loài người. Tất cả những sự kiện xảy ra đều thật thiết thực và thật tự nhiên, và sự thoải mái mà Đức Chúa Trời cảm thấy là rất thật. Đối với nhân loại, mỗi khi một giai đoạn mới trong công tác của Đức Chúa Trời được hoàn tất và mỗi lần Đức Chúa Trời cảm thấy hài lòng, đó là khi loài người có thể đến gần hơn với Đức Chúa Trời và với sự cứu rỗi. Đối với Đức Chúa Trời, đây cũng là lúc công tác mới của Ngài có thể được thực hiện, kế hoạch quản lý của Ngài có thể tiến lên, và hơn nữa, đây là những lúc ý định của Ngài sắp hoàn thành trọn vẹn. Đối với nhân loại, sự xuất hiện của một cơ hội như vậy thật may mắn và rất tốt; đối với tất cả những ai đang chờ đợi sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thì đây là một tin quan trọng và hân hoan. Khi Đức Chúa Trời thực hiện một giai đoạn công tác mới, thì Ngài có một khởi đầu mới, và khi công tác mới và khởi đầu mới này được triển khai và thực hiện giữa loài người, đó là khi kết quả của giai đoạn công tác này đã được xác định và hoàn thành và Đức Chúa Trời đã nhìn thấy tác động và thành quả cuối cùng rồi. Đây cũng là khi những hiệu ứng này khiến Đức Chúa Trời hài lòng, và tất nhiên, đó là khi lòng Ngài hạnh phúc. Đức Chúa Trời cảm thấy yên tâm vì trong mắt Ngài, Ngài đã nhìn thấy và xác định được những người Ngài đang tìm kiếm rồi, và đã thu phục được nhóm người này, nhóm người có thể làm cho công việc của Ngài thành công và mang lại cho Ngài sự hài lòng. Do đó, Ngài gác lại những lo lắng của mình và Ngài cảm thấy hạnh phúc. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời bắt đầu công tác mới giữa mọi người bằng chính xác thịt của mình, và bắt đầu thực hiện công tác mà Ngài phải làm mà không gặp trở ngại, và khi Ngài cảm thấy rằng tất cả những điều này đã được hoàn thành, thì đối với Ngài, Ngài đã nhìn thấy kết cục. Vì điều này, Ngài thỏa mãn, và lòng ngài hạnh phúc. Niềm vui của Đức Chúa Trời được bày tỏ như thế nào? Các ngươi có thể tưởng tượng được câu trả lời có thể là gì không? Đức Chúa Trời có được khóc không? Đức Chúa Trời có thể khóc không? Đức Chúa Trời có thể vỗ tay không? Đức Chúa Trời có thể nhảy múa không? Đức Chúa Trời có thể hát không? Nếu có, Ngài sẽ hát gì? Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời có thể hát một bài hát hay, cảm động, một bài hát có thể bày tỏ niềm vui và hạnh phúc trong lòng Ngài. Ngài có thể hát nó cho nhân loại, cho chính mình và cho vạn vật. Hạnh phúc của Đức Chúa Trời có thể được bày tỏ bằng bất cứ cách nào – tất cả những điều này là bình thường vì Đức Chúa Trời cũng có niềm vui và nỗi buồn, và những cảm xúc khác nhau của Ngài có thể được bày tỏ theo nhiều cách khác nhau. Đây là quyền của Ngài, và không có gì có thể bình thường và đúng đắn hơn thế. Mọi người không nên nghĩ gì khác về điều đó. Các ngươi không nên dùng “thần chú vòng kim cô”(a) với Đức Chúa Trời, nói với Ngài rằng Ngài không nên làm điều này điều nọ, Ngài không nên hành động theo cách này cách nọ, và vì vậy mà làm hạn chế hạnh phúc của Đức Chúa Trời hay bất kỳ cảm xúc nào Ngài có thể có. Trong lòng mọi người, Đức Chúa Trời không thể nào biết hạnh phúc, rơi nước mắt, khóc hay bày tỏ bất kỳ cảm xúc nào. Qua những gì chúng ta đã trao đổi trong suốt hai buổi thông công này, ta tin rằng các ngươi sẽ không còn nhìn nhận Đức Chúa Trời theo cách này nữa, mà sẽ để Đức Chúa Trời có chút tự do và giải phóng. Đây là một điều rất tốt. Trong tương lai nếu các ngươi có thể thực sự cảm nhận nỗi buồn của Đức Chúa Trời khi nghe rằng Ngài buồn, và các ngươi có thể thực sự cảm nhận hạnh phúc của Đức Chúa Trời khi nghe rằng Ngài hạnh phúc, thì ít ra các ngươi sẽ có thể biết rõ và hiểu rõ điều gì làm cho Đức Chúa Trời vui và điều gì làm cho Ngài buồn. Khi ngươi biết buồn vì nỗi buồn của Đức Chúa Trời, biết vui vì hạnh phúc của Đức Chúa Trời, là khi Ngài đã chiếm trọn lòng ngươi và sẽ không còn bất kỳ rào cản nào giữa ngươi và Ngài. Ngươi sẽ không còn cố gắng kìm hãm Đức Chúa Trời trong những tưởng tượng, quan niệm và kiến thức của con người. Lúc đó, Đức Chúa Trời sẽ hiển hiện sống động trong lòng ngươi. Ngài sẽ là Đức Chúa Trời của đời ngươi và là Đấng Chủ Tể của mọi thứ thuộc về ngươi. Các ngươi có loại nguyện vọng này không? Ngươi có tự tin mình có thể đạt được điều này không?

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời III, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Chú thích:

a. “Thần chú vòng kim cô” là câu thần chú được sử dụng bởi Đường Tam Tạng trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Trung Quốc. Đường Tăng đã dùng câu thần chú này để khống chế Tôn Ngộ Không bằng cách siết chặt chiếc vòng kim cô trên đầu của Tôn Ngộ Không, gây nhức đầu dữ dội, và do đó khống chế được Tôn Ngộ Không. Nó đã trở thành phép ẩn dụ để miêu tả điều gì đó ràng buộc một người.

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

Dụ ngôn Con chiên lạc

Ma-thi-ơ 18:12-14 Các ngươi tưởng thế nào? Nếu người nào có một trăm con chiên, một con bị lạc mất đi, thì há chẳng để chín mươi chín con...

Jêsus làm phép lạ

1. Jêsus cho năm ngàn người ăn Giăng 6:8-13 Một môn đồ, là Anh-rê, em của Si-môn Phi-e-rơ, thưa rằng: Ðây có một đứa con trai, có năm cái...

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger