Bổn phận là gì và cách một người nên nhìn nhận nó
Lời Đức Chúa Trời có liên quan:
Là những thành viên của nhân loại và là những Cơ Đốc nhân mộ đạo, trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả chúng ta chính là phải dâng thân tâm mình để hoàn thành sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, vì toàn bộ hữu thể của chúng ta đều đến từ Đức Chúa Trời và tồn tại nhờ quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Nếu thân tâm chúng ta không vì sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời và không vì sự nghiệp công chính của nhân loại, thì linh hồn của chúng ta sẽ không xứng đáng với những người đã tuẫn đạo vì sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và càng không xứng đáng với Đức Chúa Trời, Đấng đã cung cấp cho chúng ta mọi thứ.
– Phụ lục 2: Đức Chúa Trời tể trị số phận của cả nhân loại, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; đây là điều tối thiểu mà một người theo Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thật hơn. Những kẻ chỉ đơn thuần làm bổn phận của mình một cách qua loa lấy lệ và không tìm kiếm lẽ thật cuối cùng sẽ bị loại bỏ, vì những kẻ như thế không thực hiện bổn phận của họ trong khi thực hành lẽ thật, và không thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Những kẻ như thế là những kẻ vẫn không thay đổi và sẽ bị rủa sả. Không chỉ những biểu hiện của họ không thanh sạch, mà mọi thứ họ biểu hiện ra đều xấu xa.
– Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Bổn phận là gì? Bổn phận không do ngươi quản lý – không phải là sự nghiệp của riêng ngươi hoặc công việc của bản thân ngươi; thay vào đó, nó là công tác của Đức Chúa Trời. Công tác của Đức Chúa Trời đòi hỏi sự hợp tác của ngươi, điều này tạo ra bổn phận của ngươi. Phần công tác của Đức Chúa Trời mà con người phải hợp tác chính là bổn phận của họ. Bổn phận này là một phần trong công tác của Đức Chúa Trời – nó không phải là sự nghiệp của ngươi, không phải là công việc trong gia đình cũng như công việc cá nhân của ngươi trong cuộc sống. Cho dù bổn phận của ngươi là xử lý các vấn đề bên ngoài hay bên trong, thì nó cũng là công việc của nhà Đức Chúa Trời, nó cấu thành một phần trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, và nó là sự ủy thác mà Đức Chúa Trời đã trao cho ngươi. Nó không phải là công việc của cá nhân ngươi.
Trích từ “Chỉ bằng cách tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật con người mới có thể làm tròn bổn phận của mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Bổn phận ra đời như thế nào? Nói một cách khái quát, nó ra đời như là kết quả từ công tác quản lý của Đức Chúa Trời trong việc mang lại sự cứu rỗi cho loài người; nói một cách cụ thể, khi công tác quản lý của Đức Chúa Trời mở ra giữa loài người, nhiều nhiệm vụ khác nhau phát sinh cần được thực hiện, đòi hỏi con người phải hợp tác và hoàn thành. Điều này đã làm phát sinh trách nhiệm và sứ mạng để con người làm tròn, và những trách nhiệm và sứ mạng này là bổn phận mà Đức Chúa Trời ban cho loài người. Do đó, trong nhà Đức Chúa Trời, những nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi sự hợp tác của mọi người là những bổn phận mà họ nên thực hiện. Vậy thì, có sự khác biệt nào giữa các bổn phận về mặt tốt hơn và tệ hơn, cao cả và thấp hèn, hay lớn và nhỏ không? Những sự khác biệt như thế không tồn tại; miễn là việc gì đó phải liên quan đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời, là một yêu cầu về việc thực hiện công tác đó của Ngài, hoặc là một yêu cầu về công tác của nhà Ngài, thì đó là bổn phận của một người. Đây là định nghĩa và nguồn gốc của bổn phận. Nếu không có công tác quản lý của Đức Chúa Trời, liệu mọi người trên đất – bất kể họ sống như thế nào – có được bổn phận không? (Không có.) Giờ thì ngươi đã thấy rõ ràng rằng có một mối liên hệ trực tiếp giữa bổn phận của loài thọ tạo và công tác quản lý của Đức Chúa Trời trong việc cứu rỗi nhân loại. Có thể nói rằng nếu Đức Chúa Trời không cứu rỗi nhân loại, cũng như không có công tác quản lý mà Ngài đã đưa vào thực hiện trên đất, giữa con người, thì mọi người sẽ không có bất kỳ bổn phận nào để nói đến. Nhìn từ khía cạnh này, bổn phận là quan trọng đối với mỗi người đi theo Đức Chúa Trời, không phải vậy sao? Nói rộng ra, ngươi đang tham gia công tác trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời; cụ thể hơn, ngươi đang hợp tác với nhiều loại công tác khác nhau của Đức Chúa Trời, những công tác cần thiết vào những thời điểm khác nhau và giữa những nhóm người khác nhau. Bất kể bổn phận của ngươi là gì, thì đó cũng là một sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi. Đôi khi ngươi có thể được yêu cầu trông nom hoặc bảo vệ một đối tượng quan trọng. Đây có thể là một chuyện tương đối nhỏ nhặt mà chỉ có thể nói là trách nhiệm của ngươi, nhưng đó là một nhiệm vụ mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi; ngươi đã nhận nhiệm vụ đó từ Ngài. Nói rộng ra hơn, Đức Chúa Trời giao cho ngươi một sự ủy thác, đó có thể là truyền bá Phúc Âm hay dẫn dắt một hội thánh, hay đó có thể là công tác thậm chí còn nguy hiểm hơn và quan trọng hơn. Dù là gì đi nữa, miễn là việc đó liên quan đến công tác của Đức Chúa Trời và công tác của nhà Ngài, thì mọi người nên chấp nhận nó như một bổn phận từ Đức Chúa Trời. Nói rộng hơn nữa, bổn phận là một sứ mạng của một người, một sự ủy thác được Đức Chúa Trời giao phó; cụ thể hơn, đó là trách nhiệm của ngươi, nghĩa vụ của ngươi. Vì đó là sứ mạng của ngươi, một sự ủy thác được Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi và là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của ngươi, nên nó không liên quan gì đến những việc cá nhân của ngươi.
Trích từ “Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Vật thọ tạo của Đức Chúa Trời nên thực hiện bổn phận của mình; ngươi sống dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, ngươi chấp nhận tất cả những gì Đức Chúa Trời chu cấp, mọi thứ đến từ Đức Chúa Trời và vì vậy ngươi nên hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình – đây là bổn phận của ngươi. Từ đó có thể thấy rằng đối với nhân loại việc thực hiện bổn phận của một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời là công chính, đẹp đẽ và cao quý hơn bất cứ điều gì khác được thực hiện khi còn sống trong thế giới loài người; không có gì trong nhân loại có ý nghĩa hơn hoặc xứng đáng hơn và không có gì mang lại ý nghĩa và giá trị lớn lao hơn cho cuộc sống của một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời hơn là việc thực hiện bổn phận của một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đối với một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời, có thể thực hiện bổn phận của vật thọ tạo của Đức Chúa Trời, có thể làm hài lòng Đấng Tạo Hóa là điều tuyệt vời nhất giữa nhân loại và là điều nên được ngợi khen giữa nhân loại. Bất cứ điều gì được Đấng Tạo Hóa giao phó cho các vật thọ tạo của Đức Chúa Trời thì họ cũng nên chấp nhận vô điều kiện; đối với nhân loại, đây là được phước và vinh dự, cũng như đối với toàn nhân loại, những người thực hiện bổn phận của một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời, thì không gì tuyệt vời hơn hoặc đáng nhớ hơn – đó là điều tích cực. Và về cách Đấng Tạo Hóa đối đãi với những người thực hiện bổn phận của một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời và những gì Ngài hứa với họ, thì đây là vấn đề của Đấng Tạo Hóa, chứ không phải việc của loài người thọ tạo. Nói trắng ra, điều này là tùy thuộc vào Đức Chúa Trời; ngươi sẽ nhận được bất cứ điều gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi và nếu Ngài không ban cho ngươi điều gì, thì ngươi miễn bàn về điều đó. Khi một vật thọ tạo của Đức Chúa Trời chấp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và hợp tác với Đấng Tạo Hóa để thực hiện bổn phận của mình cũng như làm những gì họ có thể làm, thì đây không phải là một cuộc giao dịch hay trao đổi; vật thọ tạo của Đức Chúa Trời không được tìm cách dùng bất kỳ thái độ nào hay điều gì để đổi lấy các phước lành hoặc lời hứa từ Đức Chúa Trời. Khi Đấng Tạo Hóa giao phó công tác này cho các ngươi, thì điều đúng đắn và hợp lý là các ngươi chấp nhận bổn phận và sự ủy thác này với tư cách là những vật thọ tạo của Đức Chúa Trời; không can dự gì đến việc giao dịch. Về phía Đấng Tạo Hóa, Ngài sẵn sàng giao phó sự ủy thác này cho mỗi người các ngươi; và về phía loài người thọ tạo, mọi người nên vui vẻ chấp nhận bổn phận này, coi đó là nghĩa vụ của đời mình, là giá trị mà họ nên sống bày tỏ ra trong cuộc đời này. Không có giao dịch nào ở đây, đây không phải là một cuộc trao đổi ngang bằng, càng không liên quan gì đến bất kỳ phần thưởng hoặc bất kỳ kiểu diễn giải nào. Đây không phải là một cuộc trao đổi, càng không phải là sự đổi chác cho cái giá mà mọi người phải trả hoặc sức lao động mà họ đóng góp khi thực hiện bổn phận của mình. Đức Chúa Trời chưa bao giờ phán điều đó và con người không nên hiểu điều đó theo cách này.
Trích từ “Họ thực hiện bổn phận của mình chỉ để làm bản thân khác biệt và cung cấp cho lợi ích, tham vọng của riêng họ; họ không bao giờ xét đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời và thậm chí bán rẻ những lợi ích ấy để đổi lấy vinh quang cá nhân (VII)” trong Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ
Việc ngươi nghĩ thế nào về sự ủy thác của Đức Chúa Trời là một vấn đề rất nghiêm trọng! Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho mình, thì ngươi không phù hợp để sống trong sự hiện diện của Ngài và phải bị trừng phạt. Trời định và đất thừa nhận rằng con người phải hoàn thành bất kỳ sự ủy thác nào Đức Chúa Trời giao phó cho họ; đây là trách nhiệm cao nhất của họ, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi không coi trọng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang phản bội Ngài theo cách trầm trọng nhất; trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa. Mọi người phải có được sự hiểu biết thấu đáo về cách nhìn nhận những gì Đức Chúa Trời giao phó cho họ và, ít nhất, phải thông tỏ rằng những sự ủy thác mà Ngài giao phó cho nhân loại là sự tôn cao và ưu ái đặc biệt từ Đức Chúa Trời; chúng là những điều vinh hiển nhất. Mọi thứ khác có thể từ bỏ; ngay cả khi con người phải hy sinh mạng sống của chính mình, thì họ vẫn phải hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời.
Trích từ “Làm thế nào để biết bản tính con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Điều phản ánh mối ràng buộc liên kết ngươi và Đức Chúa Trời một cách trực tiếp và dễ nhận thấy nhất chính là cách ngươi xử lý những chuyện Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi và những nhiệm vụ Ngài phân cho ngươi, và thái độ mà ngươi có. Điều có thể quan sát trực tiếp nhất chính là vấn đề này. Khi ngươi đã nắm bắt được điểm quan trọng này và hoàn thành sự ủy nhiệm mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời sẽ bình thường. Nếu, khi Đức Chúa Trời giao phó một nhiệm vụ cho ngươi hay bảo ngươi thực hiện một bổn phận nhất định, thái độ của ngươi là xuề xòa và thờ ơ, và ngươi không xem nó là điều ưu tiên thì chẳng phải điều này đối lập với việc dâng hết lòng hết sức mình sao? Như vậy, thái độ của ngươi khi thực hiện bổn phận của mình có tầm quan trọng rất lớn, cũng như phương pháp và con đường mà ngươi chọn lựa. Kết quả của việc thực hiện bổn phận của ngươi một cách qua loa, hấp tấp và xem nhẹ nó là gì? Đó là việc thực hiện bổn phận một cách kém cỏi, mặc dù ngươi có khả năng thực hiện tốt điều đó – việc thực hiện của ngươi sẽ không đạt tiêu chuẩn, và Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng với thái độ của ngươi đối với bổn phận của mình. Nếu ban đầu ngươi tìm kiếm và hợp tác bình thường; nếu ngươi dành hết tâm trí của mình vào đó; nếu ngươi đặt tâm huyết của mình vào việc thực hiện nó, và dốc hết sức của mình vào đó, và dành một khoảng thời gian lao động, sự nỗ lực và suy nghĩ của ngươi cho việc đó, hoặc dành một chút thời gian để tham khảo tài liệu và dành toàn bộ thân trí của mình cho việc đó; nếu ngươi có khả năng hợp tác như vậy, thì Đức Chúa Trời sẽ ở phía trước, dẫn dắt ngươi. Ngươi không cần phải gắng sức nhiều; khi ngươi làm mọi thứ có thể để hợp tác, thì Đức Chúa Trời cũng đã sắp xếp mọi thứ cho ngươi. Nếu ngươi xảo trá và gian dối, và khi làm việc giữa chừng, ngươi thay lòng đổi dạ và đi chệch hướng, thì Đức Chúa Trời sẽ không quan tâm đến ngươi; ngươi đã mất đi cơ hội này, và Đức Chúa Trời sẽ phán rằng: “Ngươi không đủ tốt; ngươi thật vô dụng. Hãy đứng sang một bên. Ngươi thích lười biếng, phải không? Ngươi thích giả dối và mưu chước, không phải vậy sao? Ngươi thích nghỉ ngơi sao? Vậy thì, hãy nghỉ ngơi đi”. Đức Chúa Trời sẽ ban ân điển và cơ hội này cho người tiếp theo. Các ngươi nói gì: Đây là một sự tổn thất hay một thắng lợi? Nó là một tổn thất vô cùng to lớn!
Trích từ “Cách giải quyết vấn đề bất cẩn và làm chiếu lệ khi thực hiện bổn phận” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Một số người coi việc thực hiện bổn phận của họ là vốn liếng, một số coi việc thực hiện bổn phận của họ là nhiệm vụ cá nhân của riêng họ và một số coi việc thực hiện bổn phận của họ là công việc, sự nghiệp, hoặc các vấn đề riêng tư của riêng họ, hoặc coi bổn phận như một trò tiêu khiển, sự giải trí, hoặc sở thích để giết thời gian. Nói tóm lại, bất kể ngươi có thái độ nào đối với bổn phận của mình, nếu ngươi không nhận được nó từ Đức Chúa Trời và nếu ngươi không thể coi nó là một nhiệm vụ mà một loài thọ tạo trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời nên làm hoặc nên hợp tác, thì những gì ngươi đang làm không phải là thực hiện bổn phận của ngươi. Tại sao Ta nêu ra những chủ đề này? Ta đang cố gắng giải quyết những vấn đề gì qua việc thông công về chúng? Ta đang cố gắng điều chỉnh thái độ không đúng của mọi người đối với bổn phận của họ. Một khi họ đã hiểu những lẽ thật này, thái độ của họ đối với bổn phận của mình sẽ dần dần phù hợp với lẽ thật và tuân theo các nguyên tắc của lẽ thật, cũng như tuân theo các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Ít nhất, quan điểm và thái độ của ngươi về bổn phận của ngươi phải phù hợp với lẽ thật và các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Bổn phận là nhiệm vụ được Đức Chúa Trời giao phó; chúng là những sứ mạng để mọi người hoàn thành. Tuy nhiên, một bổn phận chắc chắn không phải là việc do cá nhân chính ngươi quản lý, hay nó cũng không phải là đối trọng để ngươi nổi bật giữa đám đông. Một số người sử dụng bổn phận của mình như là cơ hội để thực hiện việc quản lý riêng của họ và kết bè kết phái; một số để thỏa mãn tham muốn của họ; một số để lấp đầy khoảng trống mà họ cảm thấy bên trong mình; và một số để thỏa mãn tâm lý tin vào may mắn của họ, nghĩ rằng miễn là họ thực hiện bổn phận, thì họ sẽ có một phần trong nhà Đức Chúa Trời và trong đích đến tuyệt vời mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho con người. Những thái độ như vậy về bổn phận là không đúng; chúng làm Đức Chúa Trời căm ghét và phải được giải quyết khẩn cấp.
Trích từ “Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Thái độ đúng đối với bổn phận của ngươi, thể hiện rằng ngươi có lẽ thật là gì? Thứ nhất, ngươi không thể dò xét nó được sắp đặt bởi ai, nó được chỉ định bởi cấp lãnh đạo nào – ngươi nên chấp nhận nó từ Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Dù bổn phận của ngươi là gì, đừng phân biệt cao thấp. Giả sử ngươi nói: “Tuy nhiệm vụ này là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời và công tác của nhà Đức Chúa Trời, nhưng nếu tôi làm điều đó, mọi người có thể coi thường tôi. Những người khác làm công việc mà khiến họ nổi bật. Làm sao nhiệm vụ này tôi được giao, không giúp tôi nổi bật mà khiến tôi phải ráng sức âm thầm ở đằng sau, lại có thể gọi là bổn phận được? Đây là một bổn phận tôi không thể chấp nhận; đây không phải là bổn phận của tôi. Bổn phận của tôi phải là một bổn phận khiến tôi nổi bật trước người khác và giúp tôi thành danh – và ngay cả khi tôi không thành danh hoặc nổi bật, tôi vẫn phải được hưởng lợi từ điều đó và cảm thấy thoải mái về thể xác”. Đây có phải là một thái độ chấp nhận được không? Kén chọn là không chấp nhận những gì đến từ Đức Chúa Trời; đó là lựa chọn theo sở thích của riêng ngươi. Điều này không phải là chấp nhận bổn phận của ngươi; đó là một sự từ chối bổn phận của ngươi. Ngay khi cố lựa chọn ngươi không còn khả năng chấp nhận chân thật. Sự kén chọn như vậy được pha trộn với sở thích và tham muốn cá nhân của ngươi; khi ngươi tính đến lợi ích của riêng mình, danh tiếng của ngươi, v.v., thái độ của ngươi đối với bổn phận của ngươi là không quy phục. Đây là thái độ đối với bổn phận: Trước tiên, ngươi không được phân tích nó, cũng không được nghĩ về việc ai đã giao nó cho ngươi; thay vào đó, ngươi phải chấp nhận nó từ Đức Chúa Trời, như là bổn phận của ngươi và là điều ngươi phải làm. Thứ hai, đừng phân biệt cao thấp, và đừng quan tâm gì đến bản chất của nó – liệu nó được thực hiện trước mặt mọi người hay khuất mắthọ, liệu nó có giúp ngươi nổi bật hay không. Đừng xem xét những điều này. Đây là hai đặc điểm của thái độ mà mọi người nên tiếp cận với bổn phận của mình.
Trích từ “Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Thái độ cơ bản nhất người ta nên có đối với bổn phận là gì? Nếu ngươi nói rằng: “Vì nhà Đức Chúa Trời đã giao bổn phận này cho tôi, nên nó thuộc về tôi và tôi có thể thực hiện nó theo bất kỳ cách nào tôi muốn”, thì liệu đây có phải là một thái độ có thể chấp nhận được hay không? Tuyệt đối là không. Nếu ngươi có những suy nghĩ như thế, chúng sẽ gây rắc rối và điều đó có nghĩa là ngươi đã bắt đầu đi sai đường. Ngươi không được suy nghĩ theo cách này. Vậy, suy nghĩ như thế nào mới đúng? Trước tiên, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật và các nguyên tắc. Hãy tìm kiếm những điều này: nên thực hiện bổn phận này như thế nào, Đức Chúa Trời yêu cầu những gì, những nguyên tắc trong các yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là gì, ngươi nên làm gì, những phần nào trong công tác ngươi nên hoàn thành và ngươi nên hành động như thế nào để hoàn toàn tận hiến và có trách nhiệm trong khi thực hiện bổn phận này. Vậy thì, nên tận hiến cho ai? Cho Đức Chúa Trời – ngươi nên tận hiến cho Ngài, có trách nhiệm với người khác, còn đối với bản thân ngươi, ngươi nên tuân thủ nguyên tắc và duy trì bổn phận của mình. Tuân thủ nguyên tắc có nghĩa là gì? Tuân thủ nguyên tắc là hành động theo lời Đức Chúa Trời và lẽ thật. Vậy thì, duy trì bổn phận có nghĩa là gì? Ví dụ như, giả sử một bổn phận đã giao cho ngươi được một hoặc hai năm, nhưng cho đến nay không ai kiểm tra ngươi. Ngươi nên làm gì? Nếu không ai kiểm tra ngươi, có phải điều đó có nghĩa là bổn phận đã không còn nữa phải không? Đừng quan tâm đến việc có ai kiểm tra ngươi hoặc nhìn xem ngươi đang làm gì hay không; bổn phận này đã được giao phó cho ngươi, và mặc dù đó không phải là việc của cá nhân ngươi, nhưng nó được giao cho ngươi và đó là trách nhiệm của ngươi. Ngươi nên xem xét đến việc nên thực hiện công tác này như thế nào và làm thế nào có thể làm tốt công tác đó, và đó là cách mà ngươi nên làm. Nếu ngươi luôn chờ đợi để người khác kiểm tra ngươi, để họ giám sát ngươi và thúc giục ngươi, thì đây có phải là thái độ mà ngươi nên có trong bổn phận của mình không? Đây là loại thái độ gì? Đây là một thái độ thụ động; đó không phải là thái độ mà ngươi nên có đối với bổn phận của mình.
Trích từ “Thực hiện đầy đủ bổn phận là gì?” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt
Mỗi người các ngươi phải thực hiện bổn phận của mình tốt nhất có thể với một tấm lòng cởi mở và trung thực, và sẵn sàng trả bất cứ giá nào nếu cần thiết. Như các ngươi đã nói, khi ngày ấy đến, Đức Chúa Trời sẽ không xao lãng đối với bất kỳ ai đã chịu đau khổ hay đã trả giá vì Ngài. Kiểu niềm tin này đáng để nắm giữ, và đúng là các ngươi đừng bao giờ quên nó. Chỉ bằng cách này Ta mới có thể an tâm về các ngươi. Nếu không, các ngươi sẽ mãi mãi là những người mà Ta chẳng thể an tâm, và các ngươi sẽ mãi là những đối tượng khiến Ta ghê tởm. Nếu tất cả các ngươi có thể làm theo lương tâm của mình và dâng hiến tất cả cho Ta, không từ nan nỗ lực gì cho công tác của Ta, và tận hiến sức lực của cả một đời cho công tác Phúc Âm của Ta, thì chẳng lẽ lòng Ta không nhảy lên vui sướng vì các ngươi sao? Theo cách này, Ta sẽ có thể hoàn toàn an tâm về các ngươi, không phải sao?
– Về đích đến, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Hôm nay, điều các ngươi cần phải đạt được không phải là những yêu cầu bổ sung, mà là bổn phận của con người, và là việc tất cả mọi người phải làm. Nếu các ngươi ngay cả bổn phận mình cũng không thể làm được, hoặc làm cho tốt, thì chẳng phải các ngươi đang tự rước họa vào thân sao? Chẳng phải các ngươi đang chuốc lấy cái chết sao? Làm sao các ngươi vẫn mong có tương lai và triển vọng được? Công tác của Đức Chúa Trời là vì nhân loại, và sự hợp tác của con người là vì sự quản lý của Đức Chúa Trời. Sau khi Đức Chúa Trời đã làm những việc Ngài cần làm, thì con người được yêu cầu không tiếc công thực hành, và phải hợp tác với Đức Chúa Trời. Trong công tác của Đức Chúa Trời, con người không nên tiếc công sức, nên thể hiện lòng trung thành của mình, và không nên đắm chìm trong vô số quan niệm, hoặc ngồi thụ động và chờ đợi cái chết. Đức Chúa Trời có thể hy sinh bản thân Ngài cho nhân loại, vậy thì tại sao con người không thể thể hiện lòng trung thành của mình với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời một lòng một dạ với con người, vậy thì tại sao con người không thể thể hiện một chút hợp tác? Đức Chúa Trời làm việc vì nhân loại, vậy thì tại sao con người không thể thực hiện một vài bổn phận của mình vì sự quản lý của Đức Chúa Trời? Công việc của Đức Chúa Trời đã đi xa đến mức này, vậy mà các ngươi vẫn chỉ nhìn mà không hành động, các ngươi nghe nhưng không lay động. Chẳng phải những người như thế là những đối tượng của sự diệt vong sao? Đức Chúa Trời đã dành hết mọi thứ của Ngài cho con người, vậy thì tại sao, hôm nay, con người không có khả năng thực hiện bổn phận mình một cách sốt sắng? Với Đức Chúa Trời, công tác của Ngài là ưu tiên số một, và công tác quản lý của Ngài là quan trọng tột bậc. Với con người, đưa những lời của Đức Chúa Trời vào thực hành và thực hiện những yêu cầu của Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu của họ. Tất cả các ngươi nên hiểu được điều này.
– Công tác của Đức Chúa Trời và sự thực hành của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Trong thực tế, việc thực hiện bổn phận của con người là thành quả của tất cả những gì vốn có trong con người, tức là, điều khả thi đối với con người. Chỉ sau đó thì bổn phận của họ mới được thực hiện. Những thiếu sót của con người trong quá trình phục vụ của họ giảm dần đi thông qua việc trải nghiệm không ngừng và quá trình trải qua sự phán xét của họ; chúng không cản trở hay ảnh hưởng đến bổn phận của con người. Những người thôi không hầu việc hoặc lùi bước và rút lui vì sợ rằng có thể có những hạn chế khi hầu việc là những kẻ hèn nhát nhất trong tất cả. Nếu mọi người không thể thể hiện điều họ cần thể hiện trong khi phục vụ hay đạt được những gì vốn khả thi đối với họ, thay vì làm những chuyện ngớ ngẩn và làm qua loa chiếu lệ, thì họ đã đánh mất chức năng mà một loài thọ tạo nên có. Kiểu người này gọi là “những kẻ tầm thường”; họ là thứ rác rưởi vô dụng. Làm sao những kẻ như thế có thể xứng đáng được gọi là một loài thọ tạo? Chẳng phải họ là những hữu thể bại hoại, tỏa sáng bên ngoài nhưng lại thối rữa bên trong sao? Nếu một người tự xưng là Đức Chúa Trời nhưng lại không thể bày tỏ hữu thể của thần tính, làm công tác của chính Đức Chúa Trời, hay đại diện cho Đức Chúa Trời, thì chắc chắn họ không phải là Đức Chúa Trời, vì họ không có bản chất của Đức Chúa Trời, và những gì Đức Chúa Trời vốn có thể đạt được không tồn tại trong họ. Nếu con người đánh mất những gì họ vốn có thể đạt được, thì họ không thể được xem là con người nữa, và họ không xứng đáng đứng ở vị trí của một loài thọ tạo hay đến trước Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài. Hơn nữa, họ không xứng đáng nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời hoặc được Đức Chúa Trời trông nom, bảo vệ, và làm cho hoàn thiện. Nhiều người đã đánh mất lòng tin của Đức Chúa Trời lại tiếp tục đánh mất ân điển của Đức Chúa Trời. Họ không chỉ không khinh miệt những việc làm sai trật của mình, mà họ còn trơ trẽn truyền bá tư tưởng rằng con đường của Đức Chúa Trời không đúng, và những kẻ phản nghịch đó thậm chí còn phủ nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Làm sao loại người có sự phản nghịch như thế có thể được quyền vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời? Những người không thực hiện bổn phận của mình thật phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời, và nợ Ngài rất nhiều, ấy vậy mà họ quay lại và đả kích rằng Đức Chúa Trời sai trật. Làm sao loại người như thế xứng đáng được làm cho hoàn thiện? Chẳng phải đây là điềm báo của việc bị loại bỏ và bị trừng phạt sao? Những người không làm bổn phận mình trước Đức Chúa Trời là đã phạm một tội tàn ác nhất, mà ngay cả tử hình cũng là một hình phạt chưa đủ, vậy mà con người còn dám trơ tráo tranh cãi với Đức Chúa Trời và cạnh tranh với Ngài. Hoàn thiện loại người như thế thì có tác dụng gì? Nếu con người không hoàn thành bổn phận của mình, họ nên cảm thấy tội lỗi và mắc nợ; họ nên khinh miệt sự yếu đuối và vô dụng của mình, sự phản nghịch và bại hoại của mình, và hơn nữa, nên dâng cuộc đời mình cho Đức Chúa Trời. Chỉ khi đó họ mới là những loài thọ tạo thực sự yêu mến Đức Chúa Trời, và chỉ những người như thế mới xứng đáng vui hưởng các phước lành và lời hứa của Đức Chúa Trời, và được Ngài làm cho hoàn thiện. Còn phần đông các ngươi thì sao? Các ngươi đối xử với Đức Chúa Trời sống giữa các ngươi như thế nào? Các ngươi đã thực hiện bổn phận mình trước Ngài ra sao? Các ngươi đã làm tất cả những điều các ngươi được kêu gọi, thậm chí với cái giá là sự sống của chính mình chưa? Các ngươi đã hy sinh những gì? Chẳng phải các ngươi đã nhận được nhiều từ Ta sao? Các ngươi có thể nhận thức được không? Các ngươi trung thành với Ta đến đâu? Các ngươi đã hầu việc Ta ra sao? Tất cả những gì Ta đã ban cho các ngươi và đã làm cho các ngươi thì sao? Các ngươi có đo lường tất cả những điều đó chưa? Tất cả các ngươi đã đánh giá và so sánh điều này với chút lương tâm các ngươi có trong mình chưa? Lời nói và hành động của các ngươi có thể xứng đáng với ai? Có thể nào một sự hy sinh nhỏ nhoi như thế của các ngươi lại xứng đáng với tất cả những gì Ta đã ban cho các ngươi không? Ta không có sự lựa chọn nào khác và Ta đã hết lòng vì các ngươi, nhưng các ngươi chất chứa những ý định tà ác và nửa vời với Ta. Đó là phạm vi bổn phận của các ngươi, chức năng duy nhất của các ngươi. Chẳng phải vậy sao? Chẳng lẽ các ngươi không biết rằng các ngươi đã hoàn toàn không thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo? Làm sao các ngươi có thể được xem là một loài thọ tạo?
– Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời
Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?