Sự khác biệt giữa thực hiện bổn phận và dâng sự phục vụ

05/11/2021

Lời Đức Chúa Trời có liên quan:

Trong thực tế, việc thực hiện bổn phận của con người là thành quả của tất cả những gì vốn có trong con người, tức là, điều khả thi đối với con người. Chỉ sau đó thì bổn phận của họ mới được thực hiện. Những thiếu sót của con người trong quá trình phục vụ của họ giảm dần đi thông qua việc trải nghiệm không ngừng và quá trình trải qua sự phán xét của họ; chúng không cản trở hay ảnh hưởng đến bổn phận của con người. Những người thôi không hầu việc hoặc lùi bước và rút lui vì sợ rằng có thể có những hạn chế khi hầu việc là những kẻ hèn nhát nhất trong tất cả. Nếu mọi người không thể thể hiện điều họ cần thể hiện trong khi phục vụ hay đạt được những gì vốn khả thi đối với họ, thay vì làm những chuyện ngớ ngẩn và làm qua loa chiếu lệ, thì họ đã đánh mất chức năng mà một loài thọ tạo nên có. Kiểu người này gọi là “những kẻ tầm thường”; họ là thứ rác rưởi vô dụng. Làm sao những kẻ như thế có thể xứng đáng được gọi là một loài thọ tạo? Chẳng phải họ là những hữu thể bại hoại, tỏa sáng bên ngoài nhưng lại thối rữa bên trong sao?

– Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Điểm khác biệt giữa dâng sự phục vụ và thực hiện bổn phận của một người là gì? Dâng sự phục vụ nghĩa là ngươi làm bất kỳ điều gì ngươi muốn, ít ra là thế, với điều kiện là những gì ngươi làm không xúc phạm đến tâm tính của Đức Chúa Trời. Miễn là không ai dò xét hành động của ngươi, và miễn là những gì ngươi làm có thể cho qua, thì thế là đủ tốt rồi. Ngươi không quan tâm đến việc thay đổi tâm tính, đến việc làm mọi việc theo các nguyên tắc lẽ thật, đến việc thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, và thậm chí chẳng màng đến việc làm thế nào để đầu phục sự sắp đặt và sắp xếp của Đức Chúa Trời, hoặc đến việc làm thế nào để làm tròn bổn phận của mình và tường trình về điều đó cho Đức Chúa Trời. Ngươi không bận tâm đến bất kỳ điều gì trong số này, và đây là điều được gọi là phục vụ. Phục vụ là về việc nỗ lực bằng hết thảy những gì ngươi có và làm việc từ sáng đến tối như thể ngươi là một nô lệ. Nếu ngươi hỏi một người như thế rằng: “Tất cả những năm tháng làm việc cay đắng, vất vả mà bạn đã đắm mình vào, hết thảy là vì cái gì?” thì họ sẽ trả lời: “À, để tôi có thể nhận được phước lành”. Nếu ngươi hỏi họ rằng liệu tâm tính của họ có thay đổi sau tất cả những năm tháng họ tin vào Đức Chúa Trời hay chưa, liệu họ có trở nên chắc chắn về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời hay chưa, liệu họ có mức độ hiểu biết thực sự hay kinh nghiệm nào đó về sự sắp đặt và sắp xếp của Đấng Tạo Hóa hay không, thì câu trả lời cho hết thảy những điều này sẽ chắc chắn là “Không”, và họ sẽ không thể nói về bất kỳ điều gì về những điều này. Khi không có sự cải thiện hoặc tiến triển trong bất kỳ chỉ số nào liên quan đến những thay đổi trong tâm tính, một người như vậy chỉ liên tục dâng sự phục vụ mà thôi. Giả sử một người phục vụ trong nhiều năm và lúc nào chẳng hay, họ bắt đầu hiểu rằng họ có tâm tính bại hoại, rằng họ thường phản nghịch lại Đức Chúa Trời, rằng họ thường thốt ra những lời phàn nàn, rằng họ thường không thể vâng phục Đức Chúa Trời, rằng họ bị bại hoại sâu sắc, rằng cho dù Đức Chúa Trời có bảo họ phải đầu phục Ngài như thế nào thì họ cũng không thể làm như vậy. Họ cố gắng kiềm chế bản thân nhưng điều này không hiệu quả, và cả việc nguyền rủa bản thân hay thề thốt cũng chẳng hiệu quả. Cuối cùng, họ phát hiện ra rằng: “Con người thực sự có sở hữu một tâm tính bại hoại, và đó là lý do tại sao họ có thể phản nghịch lại Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào có điều gì xảy ra, mọi người luôn có những tham muốn của riêng họ, và họ luôn nghiên cứu về sự sắp đặt và sắp xếp của Đức Chúa Trời. Mặc dù họ sẵn lòng cố gắng, nhưng khi điều gì đó ám chỉ tâm tính của họ và những tham vọng và ham muốn, ý định và mong muốn ngông cuồng của họ, thì họ không thể từ bỏ hoặc buông bỏ chúng. Họ luôn luôn muốn làm mọi thứ theo cách thỏa mãn bản thân. Đây là tôi, và tôi thực sự là một kẻ khó quản! Biết làm sao được?”. Nếu họ đã bắt đầu suy ngẫm về những điều này, thì họ đã có chút hiểu biết nào đó về những cách thức của con người. Nếu vào một thời điểm nào đó những người tham gia phục vụ có thể đảm nhận công việc thực sự, có thể tập trung tâm trí của họ vào những thay đổi về tâm tính, hiểu được rằng thực ra họ cũng có tâm tính bại hoại, rằng họ cũng kiêu ngạo và không thể đầu phục Đức Chúa Trời, và rằng không thể tiếp tục theo cách này; khi đến lúc họ có thể nghĩ về những điều này, thì khi ấy họ cũng đã bắt đầu vực dậy và có hy vọng rằng tâm tính của họ có thể thay đổi và họ có thể có được sự cứu rỗi. Giả sử rằng ai đó không bao giờ nghĩ về những điều này, và hết thảy những gì họ biết là biết cách lao lực, nghĩ rằng hoàn thành công việc trong tay họ là tất cả những gì cần phải làm để hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và một khi họ đã nỗ lực hết mình là họ cũng đã thực hiện tốt bổn phận của mình, không bao giờ nghĩ đến yêu cầu của Đức Chúa Trời là gì, đến lẽ thật là gì, hoặc đến việc liệu họ có thể được tính là người vâng phục Đức Chúa Trời hay không – họ không bao giờ suy ngẫm về những điều này. Liệu một người tiếp cận bổn phận của mình theo cách như vậy có thể có được sự cứu rỗi không? Câu trả lời là không. Họ chưa dấn thân vào con đường có được sự cứu rỗi hoặc đi đúng hướng trong việc tin vào Đức Chúa Trời, họ cũng chưa thiết lập mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời, ấy thế mà họ vẫn nỗ lực và tham gia phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời. Loại người này phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời chăm sóc và bảo vệ họ, nhưng Ngài không định cứu rỗi họ, Ngài cũng không xử lý họ và tỉa sửa họ, cũng không phán xét và hành phạt họ, và cũng không buộc họ phải chịu thử thách hay tinh luyện; Ngài chỉ cho phép họ có được một số phước lành nào đó trong cuộc đời này, và không có gì hơn thế. Nếu đến một lúc khi những người này biết suy ngẫm về những điều này và hiểu những bài giảng mà họ nghe được, thì họ sẽ nhận ra rằng: “Vậy là, tin vào Đức Chúa Trời là về hết thảy những điều này. Vậy thì, tôi phải tìm cách để có được sự cứu rỗi. Nếu tôi không làm thế, mà thay vào đó lại bằng lòng với việc phục vụ, thì việc đó chẳng liên quan gì đến việc tin vào Đức Chúa Trời”. Sau đó, họ suy ngẫm: “Tôi có những khía cạnh nào của một tâm tính bại hoại? Điều này, tâm tính bại hoại này chính xác là gì? Cho dù là gì, trước tiên tôi phải đầu phục Đức Chúa Trời!”. Những điều này liên quan đến lẽ thật và đến những thay đổi về tâm tính, và có hy vọng cho họ.

Trích từ “Chỉ bằng cách tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật con người mới có thể làm tròn bổn phận của mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Bất kể ngươi thực hiện bổn phận gì, ngươi cũng phải luôn luôn tìm cách nắm bắt ý muốn của Đức Chúa Trời và hiểu những yêu cầu của Ngài đối với bổn phận của ngươi là gì; chỉ sau đó ngươi mới có thể xử lý vấn đề một cách có nguyên tắc. Khi thực hiện bổn phận của mình, ngươi tuyệt đối không thể làm theo sở thích cá nhân, chỉ làm bất kỳ điều gì ngươi muốn làm, bất kỳ điều gì ngươi sẽ vui vẻ và thoải mái khi làm, hoặc bất kỳ điều gì sẽ khiến ngươi ưa nhìn. Nếu ngươi cố áp đặt sở thích cá nhân của mình lên Đức Chúa Trời hoặc thực hành chúng như thể chúng là lẽ thật, tuân theo chúng như thể chúng là những nguyên tắc lẽ thật, thì đó không phải là thực hiện bổn phận và thực hiện bổn phận của ngươi theo cách này sẽ không được Đức Chúa Trời nhớ đến. Một số người không hiểu lẽ thật và họ không biết làm tròn bổn phận của mình có nghĩa là gì. Họ cảm thấy rằng vì họ đã đặt hết lòng và nỗ lực của mình vào đó, phản bội xác thịt và chịu khổ, nên việc thực hiện bổn phận của họ phải đạt tiêu chuẩn – nhưng tại sao sau đó Đức Chúa Trời luôn luôn không hài lòng? Những người này đã sai ở chỗ nào? Sai lầm của họ là không tìm ra các yêu cầu của Đức Chúa Trời, và thay vào đó hành động theo tư tưởng của riêng họ; họ xem những mong muốn, sở thích và động cơ ích kỷ của mình là lẽ thật, và họ xem chúng như thể chúng là những gì Đức Chúa Trời yêu, như thể chúng là những tiêu chuẩn và yêu cầu của Ngài. Họ thấy những gì họ đã tin là đúng, tốt và đẹp là lẽ thật; điều này sai. Thực ra, mặc dù đôi khi mọi người có thể nghĩ rằng điều gì đó là đúng và nó phù hợp với lẽ thật, nhưng điều đó không nhất thiết nghĩa là nó phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Con người càng nghĩ điều gì đó đúng, họ càng phải thận trọng và họ càng nên tìm kiếm lẽ thật để xem liệu những gì họ đang nghĩ có đáp ứng các yêu cầu của Đức Chúa Trời hay không. Nếu điều đó tình cờ đi ngược với các yêu cầu của Ngài và ngược với lời Ngài, thì ngươi đã sai khi nghĩ rằng nó đúng, nó chỉ là suy nghĩ của con người, và nó sẽ không nhất thiết phù hợp với lẽ thật cho dù ngươi có nghĩ nó đúng đến đâu đi nữa. Việc xác định đúng sai của ngươi phải dựa hoàn toàn vào lời Đức Chúa Trời, và cho dù ngươi nghĩ điều gì đó đúng đến mức nào thì ngươi cũng phải loại bỏ nó, trừ khi điều đó có nền tảng trong lời Đức Chúa Trời. Bổn phận là gì? Đó là một sự ủy thác được Đức Chúa Trời phó thác cho mọi người. Vậy thì ngươi nên thực hiện bổn phận mình như thế nào? Bằng cách hành động theo các yêu cầu và tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, và bằng cách hành xử dựa trên các nguyên tắc lẽ thật thay vì dựa trên mong muốn chủ quan của con người. Theo cách này, việc thực hiện bổn phận của ngươi sẽ đạt tiêu chuẩn.

Trích từ “Chỉ bằng cách tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật con người mới có thể làm tròn bổn phận của mình” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Dù một người có loại tài năng, ân tứ hay kỹ năng nào đi chăng nữa, nếu họ chỉ đơn giản hành động và nỗ lực thực hiện bổn phận của mình, và bất kể họ làm gì, nếu họ chỉ dựa vào những tưởng tượng hay quan niệm của mình, hoặc chỉ dựa vào bản năng của chính mình khi nỗ lực, không bao giờ tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, trong lòng họ không có bất kỳ khái niệm hay nhu cầu nào như: “Mình phải đưa lẽ thật vào thực hành. Mình đang thực hiện bổn phận của mình”; và động lực duy nhất của họ là làm tốt công việc của mình và hoàn thành nhiệm vụ của mình, vậy thì chẳng phải họ là người sống hoàn toàn bằng ân tứ, tài năng, khả năng và kỹ năng của mình sao? Có nhiều người như thế không? Trong đức tin, họ chỉ nghĩ đến việc nỗ lực, bán sức lao động của chính mình và bán các kỹ năng của chính mình. Đặc biệt khi nhà Đức Chúa Trời giao cho mọi người công việc chung để làm, thì hầu hết sẽ có quan điểm như vậy khi làm công việc đó. Tất cả những gì họ làm là nỗ lực. Đôi khi điều đó có nghĩa là dùng miệng để nói một chút, đôi khi có nghĩa là dùng đôi tay và sức mạnh thể chất của họ, và đôi khi có nghĩa là dùng đôi chân của họ để chạy đôn chạy đáo. Tại sao lại nói rằng dựa vào những thứ đó để sống là dùng sức lực của mình, thay vì đưa lẽ thật vào thực hành? Khi ai đó đã chấp nhận một nhiệm vụ do nhà Đức Chúa Trời giao cho, thì họ chỉ nghĩ đến việc làm sao hoàn thành nó càng sớm càng tốt, để họ có thể báo cáo với lãnh đạo của mình và được lãnh đạo khen ngợi. Họ có thể vạch ra kế hoạch từng bước một và họ có thể tỏ ra khá nghiêm túc, nhưng họ chỉ tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ để người khác có thể nhìn thấy, hay khi đang thi hành nhiệm vụ đó, họ tự đặt ra tiêu chuẩn riêng để đánh giá hiệu suất của mình, dựa trên cách họ có thể hành động để có thể đạt được hạnh phúc và mãn nguyện, cũng như đạt được mức độ hoàn thiện mà họ phấn đấu. Bất kể họ đặt ra tiêu chuẩn nào cho bản thân, nếu chúng không liên quan đến lẽ thật, và họ không tìm kiếm lẽ thật, hay không hiểu và xác nhận những gì Đức Chúa Trời yêu cầu ở họ trước khi hành động, thay vào đó lại hành động một cách mù quáng, hoang mang, thì những gì họ đang làm chỉ là sự nỗ lực mà thôi. Họ đang hành động theo ý muốn của riêng mình, dựa vào trí óc của chính mình hay ân tứ của mình, hoặc dựa trên thế mạnh khả năng hay kỹ năng của riêng mình. Hậu quả của việc hành động theo cách này là gì? Nhiệm vụ có thể đã được hoàn thành, có lẽ không ai bắt lỗi, và ngươi có thể cảm thấy rất hài lòng – nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó, thứ nhất, ngươi đã không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời, và thứ hai, ngươi đã không hành động hết lòng, hết trí khôn và hết sức mình – ngươi đã không đặt hết lòng mình vào nhiệm vụ đó. Nếu ngươi tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, thì ngươi hẳn đã hoàn thành chín phần mười nhiệm vụ, và ngươi cũng đã có thể bước vào thực tế lẽ thật và hiểu chính xác rằng những gì ngươi đang làm là phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu ngươi hành động một cách cẩu thả và bừa bãi, thì mặc dù nhiệm vụ đã được hoàn thành, nhưng trong lòng ngươi sẽ không biết nó đã được hoàn thành tốt đến đâu. Ngươi sẽ không có tiêu chuẩn, và ngươi sẽ không biết liệu nó có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời hay với lẽ thật không. Do đó, để mô tả bất kỳ việc thực hiện bổn phận nào trong tình trạng như thế, thì chỉ cần hai từ “nỗ lực” là đủ.

Mọi người tin vào Đức Chúa Trời thì nên hiểu ý muốn của Ngài. Chỉ những ai làm tròn bổn phận của mình mới có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, và chỉ bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ Ngài giao phó thì việc thực hiện bổn phận của một người mới có thể đạt yêu cầu. Có những tiêu chuẩn cho việc hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã phán: “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Ðức Chúa Trời ngươi”. Kính mến Đức Chúa Trời là một khía cạnh trong những gì Ngài yêu cầu ở con người. Thật ra, chỉ cần Đức Chúa Trời đã giao cho con người một sự ủy thác, cũng như chỉ cần họ tin vào Ngài và thực hiện bổn phận của mình, thì đây là những tiêu chuẩn Ngài yêu cầu ở họ: rằng họ phải hành động hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức mình. Nếu ngươi hiện diện nhưng thiếu vắng tấm lòng ngươi – nếu trí nhớ và suy nghĩ của ngươi hiện diện nhưng thiếu vắng tấm lòng ngươi – và nếu ngươi hoàn thành mọi việc bằng khả năng của chính mình, thì ngươi có đang thực hiện sự ủy thác của Đức Chúa Trời không? Vậy thì, phải đáp ứng tiêu chuẩn nào để thực hiện sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cũng như thực hiện bổn phận của mình một cách trung thành và tốt đẹp? Đó là hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức thực hiện bổn phận của mình. Nếu ngươi cố gắng làm tròn bổn phận của mình mà không có một tấm lòng yêu kính Đức Chúa Trời, thì sẽ vô ích. Nếu tình yêu của ngươi dành cho Đức Chúa Trời ngày càng mạnh mẽ và chân thật hơn, thì tự nhiên ngươi sẽ có thể hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức thực hiện bổn phận của mình.

Trích từ “Chính xác thì mọi người đã và đang dựa vào điều gì để sống” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Hầu hết mọi người đều thực hiện bổn phận của mình trong tâm trạng này: “Nếu có người dẫn dắt, thì tôi sẽ làm theo. Tôi sẽ theo họ đến bất cứ nơi nào họ dẫn dắt tôi, và làm bất cứ điều gì họ yêu cầu tôi”. Việc gánh vác trách nhiệm hay quan tâm hoặc chú ý thêm, mặt khác, lại là những điều họ không thể thực hiện và là những cái giá họ không sẵn lòng trả. Họ có phần trong nỗ lực về thể chất, nhưng họ không chia sẻ trách nhiệm. Đây không phải là thực sự thực hiện bổn phận. Ngươi phải học dốc lòng vào bổn phận của mình; nếu có tấm lòng, thì phải có khả năng sử dụng nó. Ai mà không bao giờ dùng tấm lòng của mình, thì chứng tỏ họ vô tâm, và một người vô tâm không thể đạt được lẽ thật! Tại sao họ không thể đạt được lẽ thật? Họ không biết làm thế nào để đến trước Đức Chúa Trời; họ không biết làm thế nào để dốc lòng mình vào việc lĩnh hội sự khai sáng và chỉ dẫn của Đức Chúa Trời, hay làm thế nào để dốc lòng mình vào việc suy ngẫm, hoặc vào tìm kiếm lẽ thật, hoặc vào việc tìm kiếm, hiểu biết và thể hiện sự quan tâm đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Các ngươi có những trạng thái này không, khi mà các ngươi có thể tĩnh lặng trước Đức Chúa Trời thường xuyên, và khi mà bất kể điều gì xảy ra và bất kể bổn phận của các ngươi là gì, các ngươi đều có thể đến trước Đức Chúa Trời thường xuyên, và dùng tấm lòng của mình để suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, cũng như dốc lòng tìm kiếm lẽ thật và suy ngẫm xem bổn phận của các ngươi nên được thực hiện như thế nào? Có nhiều những lần như vậy không? Việc dốc lòng vào bổn phận của mình và có thể chịu trách nhiệm đòi hỏi các ngươi phải chịu đựng và phải trả một cái giá – chỉ nói về điều đó thôi thì chưa đủ. Nếu các ngươi không dốc lòng vào bổn phận của mình, thay vào đó luôn muốn ráng sức chân tay, thì bổn phận của các ngươi chắc chắn sẽ không được thực hiện tốt. Các ngươi sẽ chỉ đơn giản làm lấy lệ không hơn, và các ngươi sẽ không biết mình đã thực hiện bổn phận tốt đến đâu. Nếu ngươi dốc lòng mình vào đó, ngươi sẽ dần đi đến hiểu lẽ thật; nếu ngươi không dốc lòng mình vào đó, thì ngươi sẽ không hiểu lẽ thật. Khi ngươi dốc lòng mình vào việc thực hiện bổn phận và theo đuổi lẽ thật, thì ngươi sẽ dần dần trở nên có thể hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, phát hiện ra sự bại hoại cũng như những thiếu sót của chính mình, và làm chủ tất cả các trạng thái khác nhau của mình. Nếu ngươi không sử dụng lòng mình để xem xét bản thân, và chỉ tập trung vào những nỗ lực bên ngoài, thì ngươi sẽ không thể khám phá ra các trạng thái khác nhau nảy sinh trong lòng mình và tất thảy các phản ứng mà ngươi có đối với các môi trường bên ngoài khác nhau; nếu ngươi không sử dụng lòng mình để xem xét bản thân, thì ngươi sẽ khó giải quyết các vấn đề trong lòng mình. Do đó, ngươi phải dùng tấm lòng và sự trung thực của mình để ca ngợi và thờ phụng Đức Chúa Trời. Để sử dụng tấm lòng và sự trung thực của mình thờ phụng Đức Chúa Trời, ngươi phải có một tấm lòng tĩnh lặng và chân thành; trong tận sâu thẳm đáy lòng mình, ngươi phải biết tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời và lẽ thật, và ngươi phải suy ngẫm cách thực hiện tốt bổn phận của mình, suy ngẫm những phần nào trong bổn phận của mình mà ngươi chưa hiểu và cách thực hiện bổn phận của mình tốt hơn. Chỉ có nghĩ về những điều này thường xuyên trong lòng, thì ngươi mới có thể đạt được lẽ thật. Nếu những điều này không phải là những gì ngươi thường suy ngẫm trong lòng, và thay vào đó, lòng ngươi chất chứa những thứ của tâm trí hoặc những thứ bên ngoài, bị xâm chiếm bởi những thứ không liên quan gì đến việc sử dụng tấm lòng và sự trung thực của ngươi để thờ phụng Đức Chúa Trời – không có bất cứ điều gì liên quan đến việc đó – thì ngươi có thể đạt được lẽ thật không? Ngươi có mối quan hệ nào với Đức Chúa Trời không?

Trích từ “Chỉ có trung thực mới sống thể hiện ra được hình tượng giống con người thật sự” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Thái độ của các ngươi đối với bổn phận của mình là: tôi sẽ xem liệu tôi có thể làm được gì, tôi có thể trốn tránh điều gì; các ngươi lề mề, không quan tâm đến việc mình làm chậm trễ bao lâu. Nhưng nếu các ngươi xem trọng mọi việc, thì các ngươi sẽ hoàn thành chúng rất nhanh chóng. Có một số điều các ngươi không biết phải làm thế nào, vì vậy Ta cho các ngươi những sự chỉ dẫn chính xác. Các ngươi không cần phải suy nghĩ, chỉ cần lắng nghe và tiến hành với nó – nhưng thậm chí điều đó cũng quá khả năng của các ngươi. Lòng trung thành của các ngươi ở đâu? Không thể nhìn thấy nó đâu cả! Các ngươi chỉ được cái tài nói mà không muốn làm. Ngay cả khi lòng các ngươi hiểu, các ngươi cũng không làm gì cả. Đây là một người không yêu lẽ thật! Nếu các ngươi có thể nhìn thấy nó tận mắt và cảm nhận nó trong lòng nhưng vẫn không làm gì, vậy thì tại sao còn có tấm lòng làm chi? Chút lương tâm của ngươi không điều khiển hành động của ngươi, nó không định hướng suy nghĩ của ngươi – vậy thì nó có ích gì? Nó không có giá trị gì; nó chỉ là vật trang trí. Đức tin của con người thật là thảm hại! Nó thảm hại về điều gì? Ngay cả khi họ hiểu được lẽ thật, họ cũng không đưa nó vào thực hành. Ngay cả khi họ thấy vấn đề, nhưng họ vẫn không cố gắng và chịu trách nhiệm về nó; họ biết rằng đó là trách nhiệm của mình, nhưng họ không hết lòng vì nó. Nếu ngươi không đảm nhận những trách nhiệm trong khả năng của mình, thì giá trị của những trách nhiệm ít ỏi mà ngươi đảm nhận đó là gì? Chúng có ảnh hưởng gì? Ngươi chỉ đang cố gắng cho có lệ, nói những điều ngươi muốn nói. Ngươi không hết lòng vì việc đó, chứ đừng nói đến tất cả sức lực của ngươi. Điều này không phải là thực hiện bổn phận của ngươi theo một tiêu chuẩn chấp nhận được, không có lòng trung thành nào cả; ngươi chỉ đang sống bằng việc lao động cực nhọc, sống qua ngày với tư cách là một người đi theo Đức Chúa Trời. Đức tin như thế này có bất kỳ ý nghĩa gì không? Đức tin như thế là quá ít ỏi – nó có giá trị gì? Khi ngươi thực hiện bổn phận của mình, ngươi phải trả giá. Ngươi phải xem trọng điều đó. Xem trọng điều đó có nghĩa là gì? Xem trọng điều đó không có nghĩa là bỏ ra một chút nỗ lực hoặc chịu đựng một chút dày vò thể xác. Điều then chốt là có Đức Chúa Trời trong lòng ngươi và một gánh nặng. Trong lòng mình, ngươi phải cân nhắc tầm quan trọng của bổn phận mình, và sau đó mang gánh nặng và trách nhiệm này trong tất cả những gì ngươi làm và hết lòng vì điều đó. Ngươi phải làm cho mình xứng đáng với sứ mạng mà Đức Chúa Trời đã giao cho ngươi, cũng như tất cả mọi thứ mà Đức Chúa Trời đã làm cho ngươi, và hy vọng của Ngài dành cho ngươi. Chỉ làm như vậy mới là nghiêm túc. Chẳng ích gì khi ngươi làm qua loa đại khái; ngươi có thể lừa được mọi người, nhưng ngươi không thể lừa được Đức Chúa Trời. Nếu không có cái giá thực sự và không có lòng trung thành khi ngươi thực hiện bổn phận của mình, thì điều đó không đạt tiêu chuẩn. Nếu ngươi không đặt đức tin của mình vào Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình một cách nghiêm túc; nếu ngươi luôn làm qua loa đại khái và hành động chiếu lệ, thì giống như người ngoại đạo làm việc cho ông chủ của họ; nếu ngươi chỉ cố gắng cho có lệ, loay hoay mỗi ngày, gặp vấn đề thì bỏ qua, lười chảy thây, và cẩu thả gạt bỏ tất cả mọi thứ không có lợi cho mình, thì chẳng phải điều này có vấn đề sao? Làm sao một người như thế này có thể là thành viên của gia đình Đức Chúa Trời? Những người như thế là người ngoài; họ không thuộc về nhà Đức Chúa Trời. Trong lòng ngươi, ngươi biết rõ về việc ngươi có trung thành, có nghiêm túc khi ngươi thực hiện bổn phận của mình hay không, và Đức Chúa Trời cũng ghi chép lại. Vì vậy, các ngươi đã bao giờ xem trọng việc thực hiện bổn phận của mình chưa? Ngươi đã bao giờ xem xét nó một cách nghiêm túc chưa? Ngươi đã coi nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngươi chưa? Ngươi đã có nó chưa? Ngươi đã bao giờ lên tiếng khi ngươi phát hiện ra một vấn đề trong khi thực hiện bổn phận của mình chưa? Nếu ngươi chưa bao giờ lên tiếng khi phát hiện ra một vấn đề, thậm chí còn không nghĩ đến nó, nếu ngươi không muốn lo nghĩ đến những việc như thế, và nghĩ rằng càng ít rắc rối thì càng tốt – nếu đó là nguyên tắc ngươi áp dụng đối với chúng, thì ngươi không thực hiện bổn phận của mình; ngươi đang sống bằng cách lao động khó nhọc, ngươi đang phục vụ. Những kẻ phục vụ không thuộc về nhà Đức Chúa Trời. Họ là những người làm công; sau khi làm xong công việc của mình, họ nhận tiền công rồi rời đi, mỗi người đi theo con đường riêng của mình và trở nên người xa lạ với kẻ khác. Đó là mối quan hệ của họ với nhà Đức Chúa Trời. Các thành viên trong nhà Đức Chúa Trời thì khác: Họ nỗ lực trong mọi thứ, họ chịu trách nhiệm, mắt họ nhìn thấy những gì cần làm trong nhà Đức Chúa Trời và họ ghi nhớ những nhiệm vụ đó, họ nhớ mọi thứ họ nghĩ và thấy, họ mang trọng trách, họ có ý thức trách nhiệm – đây là những thành viên trong nhà Đức Chúa Trời. Các ngươi đã đạt đến mức độ này chưa? (Chưa.) Vậy thì các ngươi vẫn còn một chặng đường dài để đi, vì vậy các ngươi phải tiếp tục theo đuổi! Nếu ngươi không coi mình là thành viên trong nhà Đức Chúa Trời – nếu ngươi tự coi mình là người ngoài nhà của Ngài – thì Đức Chúa Trời nhìn vào ngươi như thế nào? Đức Chúa Trời không xem ngươi như là người ngoài; chính ngươi là người đặt mình ngoài cửa nhà Ngài. Vì vậy, khách quan mà nói, ngươi không ở trong nhà của Ngài. Liệu điều này có liên quan gì đến những điều Đức Chúa Trời phán hoặc định đoạt không? Chính ngươi là người đã đặt kết cục và vị trí của mình bên ngoài nhà Đức Chúa Trời – thì còn đổ lỗi cho ai nữa?

Trích từ “Làm tròn bổn phận ít nhất cũng cần có lương tâm” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Bề ngoài, một số người dường như không có bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Họ không gây những sự phá vỡ hay nhiễu loạn, hoặc làm những gì kẻ ác làm, và họ không bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Trong khi thực hiện bổn phận của mình, họ không có bất kỳ sai sót hay vấn đề nào về nguyên tắc, ấy thế mà, họ bị phơi bày mà không hay biết. Tại sao lại như vậy? Con người không thể nhìn thấy một vấn đề, nhưng Đức Chúa Trời khảo xét kỹ nội tâm sâu thẳm của họ, và Ngài nhìn thấy vấn đề. Khi thời gian trôi qua và họ vẫn không ăn năn, họ phải bị phơi bày. Vẫn không ăn năn nghĩa là gì? Nó có nghĩa là họ luôn hành động với thái độ sai lạc, thái độ bất cẩn và chiếu lệ, thái độ thiếu nghiêm túc, và họ không bao giờ chu đáo, càng không tận tâm. Họ có thể bỏ ra một chút nỗ lực, nhưng họ chỉ đang làm chiếu lệ. Họ không cống hiến hết mình, và những vi phạm của họ không có hồi kết. Đức Chúa Trời, từ sự cao trọng của Ngài, chưa bao giờ thấy họ ăn năn hay thấy họ thay đổi thái độ bất cẩn và chiếu lệ của họ – nghĩa là, họ không buông bỏ cái ác và ăn năn với Ngài. Đức Chúa Trời không thấy ở họ một thái độ ăn năn, và Ngài không thấy một sự hoán cải trong thái độ của họ. Họ cố chấp trong việc nhìn nhận bổn phận của mình và sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời với một thái độ và phương pháp như vậy. Xuyên suốt, không có gì thay đổi trong tâm tính ngoan cố, không khoan nhượng này, và hơn thế nữa, họ chưa bao giờ cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, chưa bao giờ cảm thấy rằng sự bất cẩn và chiếu lệ của họ là một sự vi phạm, là hành ác. Trong lòng họ, không có sự mắc nợ, không có tội lỗi, không có sự tự trách, càng không có sự tự lên án. Và khi thời gian trôi qua đã lâu, Đức Chúa Trời thấy rằng người này là vô phương cứu chữa. Bất kể Đức Chúa Trời nói gì, và cho dù họ nghe bao nhiêu bài giảng hay họ hiểu được bao nhiêu lẽ thật, lòng họ cũng không bị cảm thúc và thái độ của họ không thay đổi hay xoay chuyển. Đức Chúa Trời phán: “Không có hy vọng gì cho người này. Không điều gì Ta phán chạm đến lòng họ, và không điều gì Ta phán xoay chuyển được họ. Không có cách nào thay đổi họ. Người này không thích hợp để thực hiện bổn phận của họ, và họ không thích hợp để dâng sự phục vụ trong nhà Ta”. Và tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì khi họ thực hiện bổn phận và làm việc, cho dù có nhẫn nại và kiên nhẫn với họ đến đâu thì cũng không có tác dụng và không thể khiến họ thay đổi. Nó không thể khiến họ làm tốt hơn, nó không thể cho phép họ dấn thân vào con đường thật sự theo đuổi lẽ thật. Người này là vô phương cứu chữa. Khi Đức Chúa Trời xác định một người là vô phương cứu chữa, liệu Ngài sẽ vẫn giữ chặt người này không? Ngài sẽ không. Đức Chúa Trời sẽ để họ đi. Một số người luôn khẩn cầu: “Lạy Đức Chúa Trời, hãy dễ dàng với con, đừng làm con đau khổ, đừng sửa dạy con. Hãy cho con chút tự do! Hãy để con làm việc cẩu thả và chiếu lệ một chút! Hãy để con phóng túng một chút!”. Họ không muốn bị gò bó. Đức Chúa Trời phán: “Vì ngươi không muốn bước đi con đường đúng nên Ta sẽ buông bỏ ngươi. Ta sẽ cho ngươi toàn quyền tự do. Hãy đi và làm những gì ngươi muốn. Ta sẽ không cứu rỗi ngươi, vì ngươi vô phương cứu chữa”. Những người vô phương cứu chữa thì có bất kỳ ý thức gì về lương tâm không? Họ có bất kỳ ý thức gì về sự mắc nợ không? Họ có bất kỳ ý thức gì về sự buộc tội không? Họ có thể ý thức được sự khiển trách, sửa dạy, trừng phạt và phán xét của Đức Chúa Trời không? Họ không thể cảm nhận được. Họ không hay biết về những điều này; những điều này mờ nhạt trong lòng họ, hoặc thậm chí không hiện diện. Khi một người đã đến giai đoạn này, không còn Đức Chúa Trời ở trong lòng, thì họ có thể vẫn đạt được sự cứu rỗi không? Khó mà nói được. Khi đức tin của một người đã đến mức như vậy thì họ đang gặp rắc rối. Các ngươi có biết nên theo đuổi như thế nào, nên thực hành như thế nào, nên chọn con đường nào để tránh hậu quả này và đảm bảo rằng trạng thái như vậy sẽ không nảy sinh không? Điều quan trọng nhất là trước hết hãy chọn con đường đúng, sau đó tập trung làm tròn bổn phận mà mình nên thực hiện trong hiện tại. Đây là điều quan trọng nhất. Điều phản ánh mối ràng buộc liên kết ngươi và Đức Chúa Trời một cách trực tiếp và dễ nhận thấy nhất chính là cách ngươi xử lý những chuyện Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi và những nhiệm vụ Ngài phân cho ngươi, và thái độ mà ngươi có. Điều có thể quan sát trực tiếp nhất chính là vấn đề này. Khi ngươi đã nắm bắt được điểm quan trọng này và hoàn thành sự ủy nhiệm mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, mối quan hệ của ngươi với Đức Chúa Trời sẽ bình thường. Nếu, khi Đức Chúa Trời giao phó một nhiệm vụ cho ngươi hay bảo ngươi thực hiện một bổn phận nhất định, thái độ của ngươi là xuề xòa và thờ ơ, và ngươi không xem nó là điều ưu tiên thì chẳng phải điều này đối lập với việc dâng hết lòng hết sức mình sao? Như vậy, thái độ của ngươi khi thực hiện bổn phận của mình có tầm quan trọng rất lớn, cũng như phương pháp và con đường mà ngươi chọn lựa. Kết quả của việc thực hiện bổn phận của ngươi một cách qua loa, hấp tấp và xem nhẹ nó là gì? Đó là việc thực hiện bổn phận một cách kém cỏi, mặc dù ngươi có khả năng thực hiện tốt điều đó – việc thực hiện của ngươi sẽ không đạt tiêu chuẩn, và Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng với thái độ của ngươi đối với bổn phận của mình. Nếu ban đầu ngươi tìm kiếm và hợp tác bình thường; nếu ngươi dành hết tâm trí của mình vào đó; nếu ngươi đặt tâm huyết của mình vào việc thực hiện nó, và dốc hết sức của mình vào đó, và dành một khoảng thời gian lao động, sự nỗ lực và suy nghĩ của ngươi cho việc đó, hoặc dành một chút thời gian để tham khảo tài liệu và dành toàn bộ thân trí của mình cho việc đó; nếu ngươi có khả năng hợp tác như vậy, thì Đức Chúa Trời sẽ ở phía trước, dẫn dắt ngươi. Ngươi không cần phải gắng sức nhiều; khi ngươi làm mọi thứ có thể để hợp tác, thì Đức Chúa Trời cũng đã sắp xếp mọi thứ cho ngươi. Nếu ngươi xảo trá và gian dối, và khi làm việc giữa chừng, ngươi thay lòng đổi dạ và đi chệch hướng, thì Đức Chúa Trời sẽ không quan tâm đến ngươi; ngươi đã mất đi cơ hội này, và Đức Chúa Trời sẽ phán rằng: “Ngươi không đủ tốt; ngươi thật vô dụng. Hãy đứng sang một bên. Ngươi thích lười biếng, phải không? Ngươi thích giả dối và mưu chước, không phải vậy sao? Ngươi thích nghỉ ngơi sao? Vậy thì, hãy nghỉ ngơi đi”. Đức Chúa Trời sẽ ban ân điển và cơ hội này cho người tiếp theo. Các ngươi nói gì: Đây là một sự tổn thất hay một thắng lợi? Nó là một tổn thất vô cùng to lớn!

Trích từ “Cách giải quyết vấn đề bất cẩn và làm chiếu lệ khi thực hiện bổn phận” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Đối với một số người, dù cho họ có thể gặp phải vấn đề gì khi thực hiện bổn phận, thì họ cũng không tìm kiếm lẽ thật và họ luôn luôn hành động theo suy nghĩ, quan niệm, trí tưởng tượng và mong muốn của bản thân. Họ thường xuyên thỏa mãn những mong muốn ích kỷ của bản thân và tâm tính bại hoại của họ luôn luôn kiểm soát hành động của họ. Mặc dù họ có thể hoàn thành những bổn phận mà họ đã được giao, nhưng họ không có được bất kỳ lẽ thật nào. Vậy thì, những người như thế đang dựa vào điều gì khi thực hiện bổn phận của họ? Họ đang không dựa vào lẽ thật cũng như vào Đức Chúa Trời. Một chút lẽ thật mà họ hiểu được đó đã không nắm được quyền tối thượng trong lòng họ; họ đang dựa vào những ân tứ và khả năng của bản thân, vào bất kỳ sự hiểu biết nào họ có được, và vào tài năng của họ, cũng như vào nghị lực hay thiện ý của họ để hoàn thành những bổn phận này. Đây có phải là thực hiện tốt bổn phận của họ không? Đây có phải là thực hiện bổn phận của họ một cách thỏa đáng không? Mặc dù đôi khi ngươi có thể dựa vào tính cách tự nhiên, trí tưởng tượng, quan niệm, sự hiểu biết và kiến thức để thực hiện bổn phận của mình, nhưng không có vấn đề về nguyên tắc nảy sinh trong một số điều ngươi làm. Nhìn bề ngoài, có vẻ như ngươi chưa đi sai đường, nhưng có một điều không thể bỏ qua: Trong quá trình thực hiện bổn phận của mình, nếu các quan niệm, trí tưởng tượng và mong muốn cá nhân của ngươi không bao giờ thay đổi và không bao giờ được thay thế bằng lẽ thật, và nếu hành động và việc làm của ngươi không bao giờ được thực hiện theo các nguyên tắc lẽ thật, thì kết quả cuối cùng sẽ như thế nào? Ngươi sẽ trở thành một kẻ phục vụ. Đây chính xác là những gì đã được viết trong Kinh Thánh: “Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Ma-thi-ơ 7:22-23). Tại sao Đức Chúa Trời gọi những kẻ nỗ lực và dâng sự phục vụ này là: “kẻ làm gian ác”? Có một điểm chúng ta có thể chắc chắn, và đó là dù cho những người này thực hiện bổn phận hay công tác gì, thì động cơ, động lực, ý định và suy nghĩ của họ hoàn toàn xuất phát từ những mong muốn ích kỷ, hoàn toàn dựa trên tư tưởng và lợi ích cá nhân của riêng họ, cũng như sự quan tâm và kế hoạch của họ hoàn toàn xoay quanh danh tiếng, địa vị, hư danh và những triển vọng tương lai của họ. Trong thâm tâm, họ không có lẽ thật, họ cũng không hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Vậy thì bây giờ, điều chính yếu cho các ngươi tìm kiếm là gì? (Chúng tôi nên tìm kiếm lẽ thật, và thực hiện bổn phận của mình theo những ý muốn và yêu cầu của Đức Chúa Trời.) Điều các ngươi nên làm khi thực hiện bổn phận của mình theo yêu cầu của Đức Chúa Trời cụ thể là gì? Đối với các ý định và tư tưởng của ngươi khi làm việc gì đó, ngươi phải học cách phân biệt liệu chúng có phù hợp với lẽ thật hay không, cũng như liệu ý định và tư tưởng của ngươi có hướng đến việc thực hiện những mong muốn ích kỷ của ngươi hay lợi ích của nhà Đức Chúa Trời. Nếu ý định và tư tưởng của ngươi phù hợp với lẽ thật, thì ngươi có thể thực hiện bổn phận đúng với suy nghĩ của ngươi; tuy nhiên, nếu chúng không phù hợp với lẽ thật, thì ngươi phải nhanh chóng quay lại và từ bỏ con đường đó. Con đường đó không đúng, và ngươi không thể thực hành theo cách đó; nếu ngươi tiếp tục đi trên con đường đó, thì cuối cùng ngươi sẽ phạm tội ác.

Trích từ “Cách trải nghiệm lời Đức Chúa Trời trong bổn phận của con người” trong Ghi chép về những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Phi-e-rơ đã được làm cho hoàn thiện thông qua việc trải nghiệm sự xử lý và tinh luyện. Ông đã nói rằng: “Tôi phải làm thỏa lòng mong muốn của Đức Chúa Trời mọi lúc. Trong mọi việc tôi làm, tôi chỉ cố gắng làm thỏa lòng mong muốn của Đức Chúa Trời, và dù tôi bị hành phạt hay bị phán xét, tôi vẫn vui lòng làm vậy”. Phi-e-rơ đã dâng tất cả cho Đức Chúa Trời, và công việc, lời nói cùng toàn bộ đời sống của ông hết thảy đều vì yêu mến Đức Chúa Trời. Ông là người tìm kiếm sự thánh khiết, và càng trải nghiệm, tình yêu của ông dành cho Đức Chúa Trời sâu thẳm trong lòng càng lớn. Trong khi đó, Phao-lô đã chỉ làm công việc bề ngoài, và mặc dù ông cũng đã làm việc chăm chỉ, nhưng sự lao nhọc của ông là để làm công việc của mình một cách đúng đắn và vì thế đạt được phần thưởng. Nếu ông biết mình sẽ không nhận được phần thưởng, thì ông đã từ bỏ công việc của mình. Điều Phi-e-rơ quan tâm là tình yêu đích thực trong lòng mình, và những gì thiết thực, có thể đạt được. Ông không quan tâm đến việc mình có nhận được phần thưởng hay không, mà là việc tâm tính của mình có thể được thay đổi hay không. Phao-lô quan tâm đến việc ngày càng làm việc chăm chỉ hơn, ông quan tâm đến công việc bên ngoài và sự cống hiến, và đến những giáo lý mà người bình thường không trải nghiệm được. Ông không quan tâm gì đến những thay đổi sâu bên trong mình và tình yêu đích thực dành cho Đức Chúa Trời. Những trải nghiệm của Phi-e-rơ là để đạt được một tình yêu đích thực và một sự hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời. Những trải nghiệm của ông là để đạt được một mối quan hệ gần gũi hơn với Đức Chúa Trời, và để sống một cách thực tế. Công việc của Phao-lô được thực hiện là do những gì Jêsus đã giao phó cho ông, và để có được những điều ông ao ước, nhưng những điều này không liên quan đến sự hiểu biết của ông về bản thân và về Đức Chúa Trời. Công việc của ông chỉ là để thoát khỏi hình phạt và sự phán xét. Điều Phi-e-rơ tìm kiếm là tình yêu thuần khiết, và điều Phao-lô tìm kiếm là mão triều thiên của sự công bình. Phi-e-rơ đã trải nghiệm nhiều năm công tác của Đức Thánh Linh, và đã có hiểu biết thực tế về Đấng Christ, cũng như sự hiểu biết sâu sắc về bản thân. Và vì vậy, tình yêu của ông dành cho Đức Chúa Trời là thuần khiết. Nhiều năm tinh luyện đã nâng cao hiểu biết của ông về Jêsus và sự sống, và tình yêu của ông là một tình yêu vô điều kiện, đó là một tình yêu tự phát, và ông đã không đòi hỏi điều gì đáp lại, cũng không hy vọng có được bất kỳ lợi ích nào. Phao-lô đã làm việc trong nhiều năm, nhưng ông không có nhiều hiểu biết về Đấng Christ, và sự hiểu biết của ông về bản thân cũng ít ỏi đến đáng thương. Ông không hề có tình yêu dành cho Đấng Christ, và công việc của ông cùng đường đua mà ông chạy là để có được vòng nguyệt quế sau cùng. Điều ông đã tìm kiếm là mão triều thiên đẹp nhất, chứ không phải tình yêu thuần khiết nhất. Ông đã không chủ động tìm kiếm, mà thụ động; không phải ông đang thực hiện bổn phận của mình, mà là bị buộc phải theo đuổi sau khi bị công tác của Đức Thánh Linh bắt giữ. Và vì vậy, sự theo đuổi của ông không chứng minh rằng ông là một loài thọ tạo đủ tư cách của Đức Chúa Trời; chính Phi-e-rơ là một loài thọ tạo đủ tư cách của Đức Chúa Trời, ông đã thực hiện bổn phận của mình. Con người nghĩ rằng tất cả những ai đóng góp cho Đức Chúa Trời đều sẽ nhận được phần thưởng, và rằng sự đóng góp càng lớn, thì càng đương nhiên là họ sẽ nhận được ơn huệ của Đức Chúa Trời. Bản chất quan điểm của con người mang tính thương vụ, và họ không chủ động cố gắng thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời, con người càng tìm kiếm một tình yêu đích thực dành cho Đức Chúa Trời và sự vâng lời Đức Chúa Trời hoàn toàn, cũng có nghĩa là họ càng tìm cách thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, thì họ càng có thể đạt được sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Quan điểm của Đức Chúa Trời là đòi hỏi con người khôi phục lại bổn phận và địa vị ban đầu của họ. Con người là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và vì vậy, con người không nên vượt quá giới hạn của bản thân bằng cách đưa ra bất kỳ đòi hỏi nào với Đức Chúa Trời, và không nên làm điều gì khác hơn là thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đích đến của Phao-lô và Phi-e-rơ đã được đo lường tùy theo việc họ có thể thực hiện bổn phận của mình như loài thọ tạo của Đức Chúa Trời hay không, chứ không phải theo quy mô đóng góp của họ; đích đến của họ đã được xác định dựa theo những gì họ tìm kiếm ngay từ đầu, chứ không phải theo lượng công việc họ đã làm, hoặc theo đánh giá của những người khác về họ. Và vì vậy, cố gắng tích cực thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời là con đường dẫn đến thành công; tìm kiếm con đường của tình yêu đích thực dành cho Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn nhất; tìm kiếm những thay đổi trong tâm tính cũ của mình, và tìm kiếm tình yêu thuần khiết dành cho Đức Chúa Trời, là con đường dẫn đến thành công. Một con đường dẫn đến thành công như thế là con đường khôi phục bổn phận ban đầu cũng như diện mạo ban đầu của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đó là con đường khôi phục, và cũng là mục tiêu của mọi công tác của Đức Chúa Trời từ đầu đến cuối. Nếu việc theo đuổi của con người bị ô tạp bởi những đòi hỏi ngông cuồng cá nhân và những thèm muốn phi lý, thì hiệu quả đạt được sẽ không phải là những thay đổi trong tâm tính của con người. Điều này mâu thuẫn với công tác khôi phục. Đó chắc chắn không phải là công tác được thực hiện bởi Đức Thánh Linh, và vì vậy, chứng tỏ rằng loại theo đuổi này không được Đức Chúa Trời chấp thuận. Một sự theo đuổi không được Đức Chúa Trời chấp thuận thì có nghĩa lý gì?

– Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Tất cả những gì Phi-e-rơ đã tìm kiếm là hợp lòng Đức Chúa Trời. Ông cố gắng thực hiện mong muốn của Đức Chúa Trời, và bất kể đau khổ, nghịch cảnh, ông vẫn sẵn lòng thực hiện mong muốn của Đức Chúa Trời. Không có sự theo đuổi nào lớn hơn thế bởi một người tin vào Đức Chúa Trời. Những gì Phao-lô tìm kiếm đã bị ô tạp bởi chính xác thịt của ông, bởi những quan niệm riêng của ông, và bởi những kế hoạch và ý đồ riêng của ông. Ông hoàn toàn không phải là một loài thọ tạo đủ tư cách của Đức Chúa Trời, không phải là người cố gắng thực hiện mong muốn của Đức Chúa Trời. Phi-e-rơ đã cố gắng quy phục những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và mặc dù công việc ông đã làm không to tát, nhưng động lực đằng sau sự theo đuổi của ông và con đường ông đã đi là đúng đắn; mặc dù ông không thể thu phục được nhiều người, nhưng ông đã có thể theo đuổi con đường của lẽ thật. Bởi vậy, có thể nói rằng ông là loài thọ tạo đủ tư cách của Đức Chúa Trời. Ngày nay, ngay cả khi ngươi không phải là một cộng sự, ngươi vẫn có thể thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và cố gắng quy phục mọi sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Ngươi phải có thể vâng theo bất kỳ điều gì Đức Chúa Trời phán, và trải nghiệm đủ kiểu hoạn nạn và tinh luyện, và mặc dù ngươi yếu đuối, nhưng trong lòng, ngươi vẫn phải có thể yêu mến Đức Chúa Trời. Những ai chịu trách nhiệm cho sự sống của chính mình sẵn lòng thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, và quan điểm về việc theo đuổi của những người như thế là đúng đắn. Đây là những người Đức Chúa Trời cần. Nếu ngươi đã làm nhiều việc, và những người khác đã có được những lời giáo huấn của ngươi, nhưng bản thân ngươi lại không thay đổi, và không mang bất kỳ chứng ngôn nào, hay có bất kỳ kinh nghiệm thực sự nào, đến nỗi cuối đời ngươi, vẫn không có điều gì ngươi đã làm mang chứng ngôn, thì ngươi có phải là người đã thay đổi không? Ngươi có phải là người theo đuổi lẽ thật không? Vào lúc đó, Đức Thánh Linh đã sử dụng ngươi, nhưng khi Ngài sử dụng ngươi, Ngài đã sử dụng phần có thể dùng để làm việc được của ngươi, và Ngài không sử dụng phần không thể dùng được của ngươi. Nếu ngươi cố gắng thay đổi, thì ngươi sẽ dần dần được làm cho hoàn thiện trong quá trình được sử dụng. Tuy nhiên, Đức Thánh Linh không chịu trách nhiệm cho việc cuối cùng ngươi có được thu phục hay không, mà điều này phụ thuộc vào cách thức theo đuổi của ngươi. Nếu không có những thay đổi trong tâm tính cá nhân của ngươi, thì đó là do quan điểm của ngươi về việc theo đuổi là sai lầm. Nếu ngươi không được ban thưởng, thì đó là vấn đề riêng của ngươi, và vì bản thân ngươi đã không đưa lẽ thật vào thực hành và không thể thực hiện mong muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, không có gì quan trọng hơn những kinh nghiệm của cá nhân ngươi, và không có gì trọng yếu hơn sự bước vào của cá nhân ngươi! Một số người cuối cùng sẽ nói rằng: “Con đã làm rất nhiều việc cho Ngài, và mặc dù có thể chưa có những thành tích lẫy lừng nào, nhưng con đã rất siêng năng trong những nỗ lực của mình. Chẳng lẽ Ngài không thể cho con vào thiên đàng để ăn trái sự sống được sao?” Ngươi phải biết Ta mong muốn loại người nào; những kẻ bất khiết không được phép bước vào vương quốc, những kẻ bất khiết không được phép làm ô uế vùng đất thánh. Mặc dù ngươi có thể đã làm rất nhiều việc và đã làm việc trong nhiều năm, nhưng cuối cùng nếu ngươi vẫn còn ô uế một cách tệ hại – thì luật Trời sẽ không thể dung thứ nếu ngươi muốn bước vào vương quốc của Ta! Từ khi sáng thế cho đến nay, Ta chưa bao giờ cho những kẻ nịnh hót Ta dễ dàng vào vương quốc của Ta. Đây là luật Trời, và không ai có thể phá vỡ nó! Ngươi phải tìm kiếm sự sống. Ngày nay, những người sẽ được làm cho hoàn thiện giống như Phi-e-rơ: Họ là những người tìm kiếm sự thay đổi trong tâm tính của bản thân mình, sẵn sàng làm chứng cho Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình như một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Chỉ những người như vậy mới được làm cho hoàn thiện. Nếu ngươi chỉ chăm chăm vào phần thưởng, mà không cố gắng thay đổi tâm tính sống của chính mình, thì tất cả mọi nỗ lực của ngươi sẽ vô ích – và đây là một lẽ thật bất di bất dịch!

– Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger