Cách xác định thực chất bản tính của Phao-lô
“Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi”, chương lời Đức Chúa Trời này, các ngươi thông công cũng lâu rồi, vậy chương này nói đến vấn đề gì, liên quan đến lẽ thật gì? (Thưa, liên quan đến con đường mà người tin Đức Chúa Trời đi.) Chủ đề chủ yếu được nói đến là xoay quanh con đường mà Phi-e-rơ và Phao-lô đã đi, phải không? Thông công thời gian dài như vậy, chắc chắn các ngươi đã có một chút thu hoạch, hẳn là có được khá nhiều điều. Các ngươi phải tổng kết ra những tinh hoa của các bài giảng đạo mà các ngươi đã nghe trong khoảng thời gian này, sau đó xác định ra mạch ý chính, rồi trải nghiệm dựa trên lối suy nghĩ này, dựa trên những điều quan trọng, những mạch ý quan trọng mà các ngươi đã tổng kết ra. Điều này hỗ trợ cho các ngươi trong chuyện làm thế nào để trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, làm thế nào để làm tốt bổn phận và làm thế nào để làm chứng thật tốt trong đời sống hiện thực. Hy vọng sau khi các ngươi tổng kết xong, lối vào sự sống và vóc giạc thuộc linh của các ngươi đều có một sự tiến bộ lớn. Vậy để tổng kết thực tế lẽ thật cần phải hiểu trong chương này, thì tổng kết từ những gì Phao-lô đã trải nghiệm trước, hay là tổng kết từ những gì Phi-e-rơ đã trải nghiệm trước? (Thưa, Phao-lô.) Tại sao? (Thưa, đối chiếu với nguyên nhân thất bại của Phao-lô và phản tỉnh bản thân thì có thể biết con đường mình đi rốt cuộc có phải là con đường của Phao-lô hay không, sau đó lại xem Phi-e-rơ đi con đường như thế nào, vậy thì có thể có phương hướng và mục tiêu mưu cầu.) Trên thực tế cũng nên như vậy. Từ mỗi một chuyện mà Phao-lô đã trải qua, hoặc từ con đường mà Phao-lô đã đi, chúng ta rút ra bài học và tổng kết kinh nghiệm, từ đó hiểu được con đường mà Phao-lô đã đi là con đường gì, tại sao Đức Chúa Trời yêu cầu người tin Đức Chúa Trời đi con đường đúng đắn, và con đường đúng đắn là con đường gì. Nếu có thể đi con đường mưu cầu lẽ thật thì ngươi có thể tránh được việc đi chệch đường trong hoàn cảnh hiện thực và khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời lúc thực hiện bổn phận, tránh được việc làm gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời hoặc lầm đường lạc lối, không tới mức cuối cùng chịu kết cục và số phận bị trừng phạt như Phao-lô.
Bây giờ, chúng ta hãy kết hợp những trải nghiệm của Phao-lô để tổng kết xem có bao nhiêu đặc điểm trong con đường ông đi, cách ông tin Đức Chúa Trời, mục tiêu và phương hướng ông mưu cầu. Trước hết hãy nhìn vào phẩm chất nhân tính và tâm tính của cá nhân Phao-lô từ mấy phương diện này. Nhìn qua cuộc đời của Phao-lô và những câu chuyện đã xảy ra với ông, thì tâm tính của ông chỉ là một vài thứ như: kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, giả dối, thù hận lẽ thật, tà ác và hung ác. Bất kể bây giờ người ta có thể nhìn thấy hay có thể tổng kết ra được tâm tính của Phao-lô chủ yếu có mấy điều, nếu như chỉ nói về những tâm tính này của Phao-lô thì có phải ngươi sẽ cảm thấy nó rất sáo rỗng không? Khi ngươi nói đến những tâm tính này thì có liên quan gì đến sự mưu cầu, phương hướng cuộc đời của ông và con đường tin Đức Chúa Trời mà ông đi hay không? Khi ngươi nói ông kiêu ngạo, ngươi có sự thật nào để dựa vào không? Ngươi thông qua chuyện gì mà thấy được ông kiêu ngạo? Thông qua chuyện gì mà thấy ông giả dối? Thông qua chuyện gì mà thấy ông thù hận lẽ thật? Nếu không nói đến sự mưu cầu, phương hướng cuộc đời của ông, con đường tin Đức Chúa Trời ông đi mà chỉ tổng kết thực chất của những tâm tính này của ông thì rất sáo rỗng, không có tác dụng tích cực hay có lợi cho con người hiện tại. Chỉ có thể nói từ quan điểm mưu cầu và con đường mà ông đi thì thích hợp hơn. Làm thế nào để nhận biết thực chất của con người không phải là chuyện đơn giản. Không phải khi con người không làm gì cả hoặc làm những việc không quan trọng là ngươi có thể phát hiện được thực chất bản tính của họ. Thay vào đó, phải xét từ những bộc lộ bình thường của họ cùng với ý định, xuất phát điểm làm việc của họ, tức là xét từ sự mưu cầu, dục vọng và con đường mà họ đi. Còn có một phương diện quan trọng hơn, đó là xem họ đối đãi thế nào khi gặp phải hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt, khi Ngài đích thân làm một chuyện gì đó với họ, khi Ngài thử luyện, tinh luyện hoặc là tỉa sửa họ, hoặc khi Ngài đích thân soi sáng, dẫn dắt họ. Đức Chúa Trời chủ yếu xem xét mấy phương diện này của con người. Các phương diện này đều liên quan đến điều gì? Liên quan đến nguyên tắc làm việc, sinh hoạt, làm người và xử thế của một người, còn liên quan đến phương hướng và mục tiêu mà họ mưu cầu, con đường mà họ đi, họ sống như thế nào, sống dựa vào cái gì, cơ sở sinh tồn của họ là gì, chính là liên quan đến những điều này. Cho nên, nếu như tránh né những thứ này và chỉ nói về thực chất bản tính của họ thì dù có nói nhiều hơn nữa, toàn diện hơn nữa cũng rất sáo rỗng. Nếu muốn nhìn nhận thực chất của Phao-lô từ mọi phương diện, để con người ngày nay nhận được sự giúp đỡ hoặc là lấy đó làm gương, thì trước hết phải tổng kết con đường mà ông đã đi, mục tiêu mưu cầu, cơ sở sinh tồn và thái độ của ông đối với Đức Chúa Trời, mổ xẻ mọi phương diện tâm tính của ông từ mấy phương diện này thì có phải là có căn cứ rồi hay không? Thông công, tổng kết như vậy, một mặt là có thể nhìn nhận thấu đáo hơn về con người Phao-lô, mặt khác, chủ yếu là khiến con người ngày nay khi đối mặt với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, đối mặt với sự tể trị của Ngài thì biết nên đối đãi như thế nào, nên mưu cầu lẽ thật như thế nào để có thể tránh đi theo con đường của Phao-lô, có thể tránh được kết cục bị trừng phạt như Phao-lô, hiệu quả như vậy là tốt nhất.
Từ tất cả những biểu hiện của Phao-lô, hẳn là có thể nhìn ra thực chất bản tính của ông, hoàn toàn có thể khái quát được phương hướng, mục tiêu, ngọn nguồn, động cơ mà bản thân ông mưu cầu là sai lầm, là phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, là điều làm Ngài không vui, cũng là điều làm Ngài ghê tởm. Biểu hiện chính đầu tiên của Phao-lô là gì? (Thưa, ông dùng lao lực và làm việc để đổi lấy mão triều thiên.) Các ngươi thấy được ông có biểu hiện và tình trạng này thông qua cái gì? (Thưa, thông qua những lời ông nói.) Chính là thông qua những lời lẽ chí lý của ông. Thông thường, lời lẽ chí lý là điều tích cực, có sự giúp đỡ và ích lợi cho những người có tâm chí, có nguyện vọng, có chí hướng, có thể có tác dụng khích lệ và thúc đẩy, nhưng lời lẽ chí lý của Phao-lô thì có tác dụng gì? Lời lẽ chí lý của Phao-lô cũng có không ít, câu nào khá nổi tiếng nhỉ? (Thưa, là câu “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8).) Câu này thể hiện phương diện nào trong thực chất bản tính của Phao-lô? Dùng lẽ thật thì nên xác định tính chất của nó như thế nào? (Thưa, là kiêu ngạo và tự nên công chính, lại còn giao dịch với Ðức Chúa Trời.) Là bản tính kiêu ngạo chi phối ông nói ra câu nói này, không có mão triều thiên thì không bôn ba, không có mão triều thiên thì không làm việc, không có mão triều thiên thì thậm chí có thể không tin Ðức Chúa Trời. Những biểu hiện, tình trạng mà Phao-lô bộc lộ ra, con người ngày nay nghe giảng đạo nhiều như vậy thì hẳn cũng biết là chuyện gì, nhưng các ngươi có thể xác định tính chất hay không? Cái gọi là tổng kết chính là phải xác định tính chất, nếu xác định ra được tính chất thì chính là nhận thức đích thực. Ngươi có thể xác định tính chất một cách chính xác thì mới có thể chứng tỏ ngươi nhìn thấu chuyện này, nếu ngươi xác định tính chất không được, nếu chỉ biết học lời xác định tính chất của người khác, thì chứng tỏ ngươi không có nhận thức đích thực. Phao-lô lúc đó có thể nói ra lời như vậy là xuất phát từ tâm thái gì, tình trạng gì? Là ý định nào thúc đẩy ông nói như vậy? Từ đó thấy được thực chất loại mưu cầu này của ông là gì? (Thưa, là để được phúc.) Bởi vì có ý định được phúc chi phối, ông mới bôn ba và dâng mình như vậy, mới trả giá lớn như vậy, đây là thực chất bản tính của con người ông, là thứ sâu thẳm nhất trong nội tâm ông. Vừa rồi các ngươi mổ xẻ nói đây là thực hiện giao dịch, vậy điều này nói lên thái độ gì của Phao-lô? Điều cần tổng kết bây giờ là thái độ chân thật nhất của Phao-lô đối với mão triều thiên, việc được phúc lành và đức tin là gì, chứ không phải tổng kết xem Phao-lô có giao dịch với Đức Chúa Trời hay không, có thật sự tin Đức Chúa Trời hay không. Các ngươi nói lần nữa xem. (Thưa, không yêu thích lẽ thật và khinh mạn.) Đây không phải là thái độ, đây đều là những thứ trong tâm tính, điều chúng ta đang nói bây giờ là thái độ của ông. (Thưa, là tham lam.) Nó cũng giống với việc có ý định được phúc và có dục vọng, là thứ trong thực chất bản tính. Thái độ là gì? Ví dụ, Ta nói rằng con người lúc nào cũng ăn đồ cay thì không tốt cho dạ dày, người ta trả lời: “Con biết ăn đồ cay không tốt, nhưng con thích ăn đồ cay! Nếu không ăn đồ cay thì con có thể ăn gì chứ?”. Ta nói: “Vì sức khỏe của ngươi, chỉ cần ngươi không ăn đồ cay, mỗi bữa cơm Ta sẽ cho ngươi năm đồng để mua thứ khác mà ăn”. Họ nghe xong rất vui mừng và nói: “Được rồi, vậy con sẽ không ăn đồ cay nữa”. Giao dịch đã thành, họ cũng giữ lời. Vì sao họ có thể kiểm soát bản thân không ăn cay? Thực ra là vì tiền. Nếu như không cho họ tiền, họ sẽ không giữ được, vẫn cứ ăn cay như thường. Họ không ăn cay là vì được lợi, là vì tiền, đây chính là thái độ của họ, đây chính là thứ ẩn giấu nơi sâu thẳm nội tâm con người. Họ không ăn cay có phải để thực hành lẽ thật hay không? Có phải vì nghe lời hay không? Có phải là để làm vui lòng Đức Chúa Trời hay không? (Thưa, không phải.) Đều không phải. Họ không ăn cay không phải vì thực hành lẽ thật, cũng không phải vì sức khỏe mà kiềm chế bản thân, mà chỉ là loại thái độ qua loa chiếu lệ, giao dịch, lấy lòng. Thế nhưng, một khi họ không đạt được mục đích của mình, không có được tiền, họ nên ăn như thế nào thì cứ ăn như thế đó, thậm chí còn tệ hại hơn. Ví dụ này có thể không thỏa đáng lắm, nhưng lấy ví dụ này để đối chiếu với Phao-lô thì nó tương tự Phao-lô ở phương diện nào? (Thưa, tương tự với việc Phao-lô để được phúc mà giao dịch với Đức Chúa Trời.) Phao-lô xem tất cả những chuyện như đánh trận tốt lành, bôn ba, làm việc, dâng mình, thậm chí chăm tưới cho hội thánh đều là quân cờ và con đường để đổi lấy mão triều thiên công bình, cho nên bất luận ông chịu khổ, dâng mình hay bôn ba, bất luận chịu khổ bao nhiêu, mục tiêu duy nhất trong lòng ông chính là có được mão triều thiên công bình. Ông xem việc mưu cầu có được mão triều thiên công bình và mưu cầu được phúc là mục tiêu chính đáng của việc tin Đức Chúa Trời, và con đường cho việc này là chịu khổ, dâng mình, làm việc và bôn ba. Mọi hành vi tốt đẹp bề ngoài của ông đều là làm cho người ta xem, ông dùng hành vi tốt bề ngoài để đổi lấy phúc phần sau cùng. Đó là tội trạng đầu tiên của Phao-lô.
Xét từ mọi điều Phao-lô nói, làm và bộc lộ, cũng như mục đích, ý định và thái độ của ông khi bôn ba và làm việc, bên trong chúng có gì phù hợp với lẽ thật không? (Thưa, không có.) Trong ông không có gì phù hợp với lẽ thật, không có gì là làm theo những điều Đức Chúa Jêsus đã dạy bảo, vậy ông có nghĩ lại hay không? (Thưa, không nghĩ lại.) Ông không bao giờ nghĩ lại, cũng không tìm kiếm, vậy ông dựa vào cái gì mà cảm thấy những gì ông nghĩ là đúng? (Thưa, dựa vào quan niệm và tưởng tượng.) Trong chuyện này có một vấn đề là làm sao mà ông có thể xem tưởng tượng của mình là mục tiêu mưu cầu cả đời? Chẳng lẽ ông chưa bao giờ nghĩ rằng: “Mình nghĩ như vậy có đúng không? Người khác đều không nghĩ như vậy, chỉ có mình nghĩ như vậy, đó có phải là có vấn đề hay không?”. Ông không những không hoài nghi, mà còn đem những lời trong lòng viết thành thư tín gửi cho các hội thánh, khiến mọi người đều truyền nhau đọc. Đây là tính chất gì? Trong chuyện này có một vấn đề, những gì ông nghĩ rốt cuộc là có phù hợp với lẽ thật hay không, tại sao ông không bao giờ nghi ngờ, cũng không tìm kiếm lẽ thật, hơn nữa cũng không dùng lời Đức Chúa Jêsus phán mà đối chiếu, thay vào đó, ông xem những thứ mình tưởng tượng và những thứ mà trong quan niệm ông cho là đúng thành mục tiêu mưu cầu của mình, đây là vấn đề gì? Ông xem những thứ mình tưởng tượng, những thứ mình cho là đúng thành lẽ thật, thành mục tiêu mưu cầu, đây có phải là quá kiêu ngạo và tự nên công chính hay không? Vậy trong lòng ông còn có chỗ cho Đức Chúa Trời không? Ông còn có thể xem lời Đức Chúa Trời là lẽ thật mà đối đãi không? Nếu ông không thể xem lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, thì thái độ của ông đối với Đức Chúa Trời là gì? Có phải chính ông cũng muốn làm Đức Chúa Trời hay không? Bằng không, ông sẽ không xem những chuyện tưởng tượng trong tư tưởng và quan niệm của mình là mục tiêu mà mình nên mưu cầu, cũng sẽ không xem những chuyện mà bản thân quan niệm và tưởng tượng là lẽ thật để mưu cầu. Ông cho rằng những gì bản thân ông nghĩ là lẽ thật, là phù hợp với lẽ thật, là hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, hơn nữa còn đem những gì ông cho là đúng rao giảng và tiêm nhiễm cho các anh chị em trong hội thánh, khiến mọi người tuân thủ những lời vô lý mà ông nói, dùng những lời vô lý của ông để thay thế những lời của Đức Chúa Jêsus và làm chứng rằng ông sống là Đấng Christ. Đây có phải là tội trạng thứ hai của Phao-lô không? Vấn đề này của Phao-lô quá nghiêm trọng!
Trải qua mọi thời đại đều có rất nhiều người giống như Phao-lô, vậy tại sao lại lấy Phao-lô ra làm nhân vật điển hình? Bởi vì ông đã được ghi chép trong Kinh Thánh, những luận điệu sai lầm và tà thuyết mà ông nói, cũng như chính bản thân ông có ảnh hưởng quá lớn đối với tất cả mọi người của Cơ Đốc giáo, có thể nói là lực sát thương quá lớn, người bị ông mê hoặc, đầu độc quá nhiều, không chỉ đầu độc hết thế hệ này đến thế hệ khác, mà còn đầu độc con người quá sâu sắc. Sâu sắc tới mức độ nào? (Thưa, mọi Cơ đốc nhân đều xem ông là kiểu mẫu, noi theo ông, xem lời của ông như lời Đức Chúa Trời mà thực hành.) Nếu ngươi thông công về lời của Đấng Christ, thông công lời Đức Chúa Trời thì không ai xem trọng, nhưng nếu ngươi thông công chuyện Phao-lô nói gì thì người ta lập tức vểnh tai lên nghe, chuyện này là sao? (Thưa, là xem ông như Ðấng Christ.) Là xem Phao-lô như Ðấng Christ, Phao-lô đã thay thế vị trí Ðức Chúa Jêsus Christ trong lòng con người. Đây có phải là tội ác tày trời hay không? (Thưa, phải.) Phao-lô là kẻ địch lại Đấng Christ lớn nhất mọi thời đại! Ý định trong lời ông nói quá rõ ràng, sự thâm hiểm, mục đích của ông đều bại lộ rõ ràng, thực chất của ông quá thâm hiểm, quá ác độc, tính chất quá nghiêm trọng! Cho nên không thể không lấy ra mổ xẻ, không mổ xẻ thì con người sẽ luôn bị ông mê hoặc. Thế nhưng, muốn mổ xẻ thì phải làm cho bài học tiêu cực này là ông có tác dụng tốt hơn đối với con người ngày nay. Vừa rồi chúng ta đã tổng kết hai tội trạng của Phao-lô, tội trạng thứ nhất là gì? (Thưa, Phao-lô coi làm việc và bôn ba thành thẻ đánh bạc để đổi lấy mão triều thiên, xem việc được phúc, có được mão triều thiên là mục tiêu mưu cầu chính đáng.) Đúng vậy, xem những thứ này là mục tiêu mưu cầu chính đáng, đây là vấn đề lớn nhất của Phao-lô. Vốn dĩ là một cuộc giao dịch mang bản tính phản nghịch và tà ác, thế mà Phao-lô lại xem nó là mục tiêu mưu cầu chính đáng, đây là vấn đề nghiêm trọng nhất. Tội trạng thứ hai là gì? (Thưa, Phao-lô xem những thứ ông cho là đúng trong quan niệm và tưởng tượng của mình là lẽ thật, không bao giờ nghĩ lại, không bao giờ tìm kiếm, lại còn mê hoặc con người, khiến tất cả anh chị em đều tuân thủ lời mình, giữ chặt những luận điệu sai lầm của mình, khiến tất cả mọi người đối đãi với ông như Đấng Christ.) Tội trạng này rất nghiêm trọng. Trước tiên hãy nhớ kỹ từng tội trạng này, sau khi tổng kết xong thì nên đối chiếu với bản thân. Chúng ta nói về một đề tài nào đó thì trước tiên phải nói về phương diện lẽ thật đó, rồi đối chiếu với bản thân. Đối với mỗi một người mà nói, mổ xẻ những biểu hiện này của Phao-lô, một mặt là để khuyên can, mặt khác chính là cho người ta biết nên lựa chọn con đường đúng đắn, sau đó tìm ra con đường thực hành chính xác, tránh đi theo con đường của Phao-lô lần nữa. Chuyện này sẽ hoàn toàn đạt được hiệu quả.
Phao-lô còn có một tội trạng nghiêm trọng khác, đó là ông làm việc hoàn toàn dựa vào tố chất của trí óc, dựa vào tri thức văn hóa, dựa vào lý luận và tri thức thần học của ông, đây là điều liên quan đến thực chất bản tính của ông. Các ngươi cũng phải tổng kết một chút, xem thử thái độ của ông đối với những thứ này là gì, điều này cũng rất then chốt, rất quan trọng, là điều con người cần hiểu. Các ngươi hãy ngẫm nghĩ xem, điều này liên quan đến những biểu hiện nào của Phao-lô. Từ những biểu hiện này của ông thì thấy được thực chất bản tính của ông là gì, thấy rõ ràng trong sâu thẳm nội tâm ông rốt cuộc chú trọng điều gì, mục đích của ông là gì. Mục đích và ý định của ông chính là căn nguyên của con đường sai lầm mà ông đi, đây là điều nên nhận biết rõ ràng nhất. Ân tứ của Phao-lô có những thứ gì? (Thưa, ông nắm vững rất nhiều tri thức về Kinh Thánh trong Thời đại Luật pháp.) Thời đó chỉ có Kinh Thánh Cựu Ước, và Phao-lô đã thông thuộc kinh thư, tri thức Kinh Thánh rất uyên thâm, giống như các giáo sư thần học, mục sư, người giảng đạo, linh mục ngày nay, nhưng có lẽ tri thức thần học của ông còn phong phú hơn những người này, đó là những gì ông học được lúc lớn lên. Phao-lô có năng khiếu bẩm sinh gì? (Thưa, có thiên tư.) Phao-lô thiên tư thông minh, giỏi ăn nói, tài hùng biện tốt, nói chuyện không bị luống cuống. Hiện tại trọng điểm mà chúng ta cần nói là thiên tư, ân tứ, sự thông minh, tài trí của ông, và cả tri thức ông học được lúc lớn lên. Tài hùng biện tốt của ông đại diện cho cái gì? Ông có biểu lộ gì, biểu hiện gì? Ông thích nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nói những đạo lý thuộc linh, những lý luận, tri thức cao thâm, còn có những chương mục câu nói nổi tiếng mà mọi người thường nhắc tới. Tính chất của những thứ mà Phao-lô nói được khái quát trong từ gì? (Thưa, là sáo rỗng.) Những lời nói sáo rỗng có đem lại sự xây dựng cho con người không? Con người lúc vừa nghe xong thì cảm giác đầy hào khí, nhưng một lát sau lại tiêu tan đi hết. Ngươi thấy đấy, những gì Phao-lô nói chính là một thứ hư vô mờ mịt, tức là ngươi luôn không xác định được giới hạn. Trong những lý luận mà ông nói, ngươi không tìm được một con đường thực hành, không tìm được một phương hướng thực hành, không tìm được một thứ chính xác có thể cho phép ngươi vận dụng trong cuộc sống hiện thực, dù là lý luận hay luận cứ đều không có. Cho nên, những lý luận tôn giáo, đạo lý thuộc linh mà ông giảng đều là sáo rỗng, không thực tế. Mục đích của Phao-lô khi giảng những điều này là gì? Có người nói: “Ông luôn giảng những điều này, mục đích là muốn lung lạc nhiều người hơn, khiến người ta xem trọng ông, sùng bái ông, thay thế vị trí của Đức Chúa Jêsus, sau đó đạt được nhiều người, đạt được nhiều người chẳng phải sẽ được phúc hay sao?”. Đây có phải đề tài mà chúng ta muốn nói không? (Thưa, không phải.) Một người không trải qua tỉa sửa, không trải qua sự phán xét và hình phạt, không trải qua sự thử luyện và tinh luyện, lại có ân tứ như vậy, có thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ, thì có thể thể hiện rõ bản thân như vậy, Phao-lô có biểu hiện và hành vi như vậy là hoàn toàn bình thường, chúng ta không truy cứu chuyện này. Vậy chúng ta truy cứu chuyện gì? Là thực chất về vấn đề này của ông, là căn nguyên và động cơ ông làm chuyện này, là điều gì đã thúc đẩy ông có thể làm như vậy. Tất cả những gì ông giảng, từ góc độ hiện tại bất kể là đạo lý, luận điệu, tri thức thần học, ân tứ bẩm sinh của ông hay là những gì bản thân ông lý giải được, thì nhìn chung, vấn đề lớn nhất của Phao-lô là ông xem tất cả những thứ xuất phát từ ý nghĩ của con người là lẽ thật, cho nên ông mới dám dùng những lý luận thần học này để lung lạc, dạy bảo người khác một cách ngang nhiên thẳng thắn, không chút che giấu, đây là thực chất của vấn đề. Vấn đề này có nghiêm trọng hay không? (Thưa, nghiêm trọng.) Ông xem điều gì là lẽ thật? Một là ân tứ bẩm sinh của ông, còn có cả tri thức và lý luận thần học mà ông học được lúc lớn lên. Lý luận thần học là học được từ thầy giáo, đọc được từ kinh thánh, còn có chính bản thân ông hiểu và tưởng tượng mà ra. Ông xem những quan niệm tưởng tượng được hiểu dựa vào ý nghĩ của con người này là lẽ thật, đây còn chưa phải là vấn đề nghiêm trọng nhất, còn có vấn đề nghiêm trọng hơn thế nữa. Ông xem những thứ này là lẽ thật, nhưng lúc đó ông cho rằng những thứ này là lẽ thật sao? Ông có khái niệm về lẽ thật không? (Thưa, không có.) Vậy ông xem những thứ này là gì? (Thưa, xem là sự sống.) Ông xem tất cả những thứ này là sự sống, ông cho rằng có thể giảng đạo nhiều bao nhiêu, cao bao nhiêu thì sự sống sẽ lớn bấy nhiêu. Ông xem những thứ này là sự sống, chuyện này có nghiêm trọng hay không? (Thưa, nghiêm trọng.) Chuyện này ảnh hưởng đến cái gì? (Thưa, ảnh hưởng tới con đường mà người tin Đức Chúa Trời đi.) Một mặt là như vậy. Còn gì nữa? (Thưa, ông cảm thấy có những thứ này là có thể được cứu rỗi và vào thiên quốc.) Vẫn là có liên quan đến chuyện được phúc, ông cho rằng sự sống lớn bao nhiêu thì nắm chắc việc được vào thiên quốc, lên thiên đàng bấy nhiêu. Cách nói khác của “lên thiên đàng” là gì? (Thưa, cùng làm vua cai trị với Đức Chúa Trời.) Mục đích ông vào thiên quốc là để làm vua cai trị với Đức Chúa Trời, nhưng đó chưa phải là mục đích cuối cùng của ông. Cuối cùng ông còn có một mục đích nữa, và nó có trong lời ông, câu đó là gì? (“Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi” (Phi-líp 1:21).) Ông có ý gì khi nói rằng với ông, sống chính là Đấng Christ, và chết là điều ích lợi? Chết rồi còn có thể thành Đức Chúa Trời sao? Dã tâm này lớn biết bao! Vấn đề này quá nghiêm trọng! Vậy chúng ta mổ xẻ Phao-lô có sai không? Không sai chút nào. Phao-lô tuyệt đối không nên xem ân tứ của mình và tri thức học được lúc lớn lên là sự sống, đây là tội trạng thứ ba của ông. Cả ba tội trạng này của Phao-lô bất kể nhìn từ tội trạng nào đi chăng nữa cũng đều có thể thấy thực chất bản tính của con người ông. Và trong mỗi tội trạng, đặc trưng của thực chất bản tính con người ông đều lộ ra hoàn toàn, không hề che giấu chút nào, đều có thể đại diện cho thực chất bản tính của ông.
Chúng ta tiếp tục xem xét mấy vấn đề quan trọng nhất, nghiêm trọng nhất, có tính đại diện nhất ở Phao-lô. Những từ ngữ quen thuộc mà Phao-lô thường dùng trong các thư tín mình viết là gì? Các ngươi hãy tra xem nguyên văn Kinh Thánh nói thế nào, chúng ta hãy phân tích và mổ xẻ một chút để xem thứ tồn tại trong lòng Phao-lô rốt cuộc là gì, tại sao Đức Chúa Trời đối đãi với ông bằng sự ghê tởm và căm ghét. Một nhân vật nổi tiếng như Phao-lô, một người có cống hiến to lớn cho công tác của hội thánh lúc ban đầu như vậy, tại sao cuối cùng lại chịu kết cục bị trừng phạt? Trong lòng Đức Chúa Trời đánh giá người như ông ra sao, nhìn nhận ông như thế nào? Tại sao Ngài lại có những đánh giá, kết luận này đối với ông? Cuối cùng Ngài xác định tính chất của ông và cho ông kết cục như vậy là căn cứ vào điều gì? Liệt kê những điều này ra sẽ khiến cho con người có thể thấy được sự thật rằng ông chống đối Đức Chúa Trời, chứ không phải là ông bị định tội vô cớ. Khi con người không hiểu lẽ thật thì dễ nhìn bề ngoài để định nghĩa người khác nhất. Dựa vào bề ngoài để định nghĩa là gì? Một mặt, đó là văn hóa truyền thống, sự giáo dục xã hội, mặt khác là sự giáo dục của gia đình, còn có ý niệm và khái niệm về thị phi, đúng sai, trắng đen, mặt khác nữa chính là sự giáo dục của trường học, đây là toàn bộ hệ thống giáo dục của Sa-tan. Hậu quả của việc Sa-tan tiêm nhiễm những thứ này cho con người chính là khiến con người dựa theo quan niệm yêu thích của mình mà xác định tính chất cái này tốt, cái kia không tốt, cái này đúng, cái kia không đúng. Tất cả những căn cứ để con người xác định tính chất này là gì? Thực ra chính là căn cứ vào lý luận và triết lý của Sa-tan, những căn cứ này của con người tuyệt đối không phải đến từ Đức Chúa Trời, không phải đến từ lẽ thật. Cho nên, bất kể nhân loại bại hoại xác định tính chất một con người hoặc một sự vật, sự việc như thế nào thì đều là sai lầm, đều không liên quan đến lẽ thật, đều không hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, đều không liên quan đến Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời căn cứ vào tâm tính của Ngài, căn cứ vào thực chất của Ngài mà kết luận về một con người hay một sự vật, sự việc. Vậy thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời là gì? Là lẽ thật. Lẽ thật là sự bày tỏ, là thực tế của mọi điều tích cực. Đức Chúa Trời kết luận về toàn thể vạn vật, về những con người, sự vật, sự việc mà con người có thể tiếp xúc đều căn cứ vào lẽ thật. Đức Chúa Trời kết luận về một người căn cứ vào thực chất bản tính của họ, xuất phát điểm của việc mà họ làm, con đường họ đi, và cả thái độ của họ đối với những điều tích cực, thái độ của họ đối với lẽ thật, Đức Chúa Trời đều căn cứ vào những điều này để kết luận. Đức Chúa Trời kết luận kết quả của mọi sự căn cứ vào lẽ thật, còn Sa-tan thì căn cứ vào điều gì để xác định tính chất mọi sự và mọi vật? (Thưa, căn cứ vào logic của Sa-tan.) Căn cứ vào triết lý và logic của Sa-tan, là thứ vừa vặn trái ngược với lẽ thật. Toàn bộ nhân loại bị Sa-tan làm bại hoại, con người không có lẽ thật, con người đại diện cho Sa-tan, là hóa thân của Sa-tan, căn cứ để con người xác định tính chất của mọi sự là triết lý và logic của Sa-tan. Vậy khi con người xác định tính chất mọi sự thì kết quả là gì? Kết quả hoàn toàn mâu thuẫn và trái ngược với lẽ thật. Các ngươi có tìm ra được những từ ngữ quen thuộc mà Phao-lô thường dùng trong thư tín không? Đọc thử xem. (Thưa, đó là “Phao-lô, theo ý Ðức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ của Ðức Chúa Jêsus Christ” (1 Cô-rinh-tô 1:1).) Ngươi xem, Phao-lô xếp hạng Đức Chúa Trời và Đấng Christ như vậy đấy. “Phao-lô, theo ý Ðức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ của Ðức Chúa Jêsus Christ”, vậy Phao-lô ở vị trí thứ mấy? (Thưa, vị trí thứ ba.) Trong lòng ông, ai là người ở vị trí thứ nhất? (Thưa, Đức Chúa Trời.) Thế còn thứ hai? (Thưa, là Ðức Chúa Jêsus.) Là Ðức Chúa Jêsus Christ. Còn vị trí thứ ba? (Thưa, là chính ông, Phao-lô.) Là chính bản thân ông, chính ông. “Phao-lô, theo ý Ðức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ của Ðức Chúa Jêsus Christ”, đây là một câu mà Phao-lô thường dùng đến, câu này bao hàm rất nhiều thông tin. Trước hết, chúng ta biết rằng Phao-lô là sứ đồ của Ðức Chúa Jêsus Christ, vậy đối với Phao-lô, Đức Chúa Jêsus Christ là ai? Là một Con người thấp kém hơn Đức Chúa Trời trên trời. Bất luận ông gọi Ðức Chúa Jêsus Christ là thầy hay là Chúa, thì đối với ông, Ðấng Christ trên đất này không phải là Ðức Chúa Trời, mà là một con người có thể dạy bảo con người một chút, có thể khiến con người đi theo. Phao-lô là sứ đồ của một người như vậy, vậy tác dụng của sứ đồ này là gì? Là rao truyền phúc âm, đi đến các hội thánh, giảng đạo, viết thư. Ông cho rằng ông làm những chuyện này thay cho Đức Chúa Jêsus Christ, và ý trong lòng ông chính là: “Những nơi Ngài không thể đến, tôi sẽ đi giúp Ngài, và những nơi Ngài không muốn đi, tôi sẽ thay Ngài đi xem sao”, đây là khái niệm về sứ đồ trong lòng Phao-lô. Thứ bậc trong lòng Phao-lô chính là, ông là người bình thường, Đức Chúa Jêsus cũng là người bình thường, ông và Đức Chúa Jêsus Christ đều là loài người có địa vị ngang nhau, không có sự khác biệt thực chất nào về địa vị, cũng không có sự khác biệt nào về thân phận, càng không có sự khác biệt về chức vụ. Chỉ có tên, tuổi, hoàn cảnh và bối cảnh gia đình là không giống nhau, ân tứ, tri thức bên ngoài có chênh lệch, còn những thứ khác thì trong lòng Phao-lô, Đức Chúa Jêsus Christ cũng giống như ông, đều có thể gọi là Con người, hiện tại ông chỉ đứng sau Đức Chúa Jêsus Christ bởi vì ông làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, sử dụng quyền lực của Đức Chúa Jêsus Christ, tiếp nhận sự sai phái của Ngài mà đi đến hội thánh, làm công tác của hội thánh. Đây chính là những gì mà Phao-lô cho là địa vị và thân phận của sứ đồ, sự lĩnh hội của ông là vậy. Ngoài ra, trước phần “Phao-lô làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ” có hai chữ – “được gọi”, từ hai chữ này có thể thấy được một tâm thái của Phao-lô, tại sao ông lại dùng bảy chữ “được gọi” và “theo ý Đức Chúa Trời”? Ông cho rằng việc ông trở thành sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ không phải là do Ngài kêu gọi ông, trong lòng ông cho rằng: “Đức Chúa Jêsus Christ không có quyền ra lệnh cho tôi làm gì, tôi không phụng lệnh của Ngài, tôi sẽ không làm bất cứ điều gì cho Ngài, tôi chỉ phụng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời trên trời, tôi giống như Đức Chúa Jêsus Christ”. Ở đây chỉ ra một tín hiệu khác, đó là Phao-lô cho rằng Đức Chúa Jêsus Christ cũng là Con người giống như ông, bảy chữ “được gọi” và “theo ý Đức Chúa Trời” đã lộ rõ sự phủ định và nghi ngờ trong sâu thẳm nội tâm ông về thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ ra ngoài. Ông nói rằng ông làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ là bởi vì ông phụng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời nói cho ông biết, ông là do Đức Chúa Trời tiền định và thiết lập, ông được Đức Chúa Trời kêu gọi, phụng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, trong lòng ông, mối quan hệ của ông với Đức Chúa Jêsus Christ là như vậy. Đây vẫn chưa phải là chỗ nghiêm trọng nhất của vấn đề, vậy chỗ nghiêm trọng nhất là gì? Đó là ông cho rằng việc ông trở thành sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ là phụng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, chứ không phải phụng theo ý chỉ của Đức Chúa Jêsus Christ, không phải Đức Chúa Jêsus kêu gọi, mà là Đức Chúa Trời trên trời khiến ông làm như vậy, không có bất kỳ ai có quyền lực, có tư cách khiến ông trở thành sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, chỉ có Đức Chúa Trời trên trời mới có tư cách và quyền lực đó, ông trực tiếp được Đức Chúa Trời trên trời dẫn dắt. Trong chuyện này có dấu hiệu gì? Trong sâu thẳm nội tâm Phao-lô, Đức Chúa Trời trên trời là số một, còn ông là số hai, vậy ông đặt Đức Chúa Jêsus ở đâu? (Thưa, ở vị trí ngang hàng với ông.) Đây chính là vấn đề. Ông gọi Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, nhưng ông không nhận biết thực chất của Đấng Christ là Đức Chúa Trời, không biết mối quan hệ giữa Đấng Christ với Đức Chúa Trời. Ông không biết mối quan hệ này thì vấn đề rất nghiêm trọng rồi. Vấn đề này nghiêm trọng ở chỗ nào? (Thưa, ông không công nhận Ðức Chúa Jêsus là Ðức Chúa Trời nhập thể, ông bác bỏ Ðức Chúa Jêsus.) Phải, điều này rất nghiêm trọng. Ông bác bỏ Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời nhập thể, là xác thịt mà Đức Chúa Trời từ trời giáng thế, là xác thịt mà Đức Chúa Trời đã hóa thân mà thành, vậy ngụ ý có phải là bác bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời trên đất không? (Thưa, phải.) Ngay cả sự tồn tại của Đức Chúa Trời trên đất ông cũng bác bỏ, vậy lời Đức Chúa Jêsus nói ông có thể thừa nhận không? (Thưa, không thể.) Ông không thừa nhận, vậy có thể tiếp nhận không? (Thưa, không thể.) Lời của Đức Chúa Jêsus, ông không tiếp nhận, sự dạy bảo của Đức Chúa Jêsus, ông cũng không tiếp nhận, thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ, ông cũng không tiếp nhận, vậy ông có thể tiếp nhận công tác mà Đức Chúa Jêsus Christ làm không? (Thưa, không thể.) Ông không tiếp nhận công tác mà Đức Chúa Jêsus Christ làm, không tiếp nhận sự thật rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, đây còn chưa phải là chỗ nghiêm trọng nhất của vấn đề. Chỗ nghiêm trọng nhất nằm ở đâu? Hai ngàn năm trước, Đức Chúa Jêsus đã đến mặt đất để thực hiện một giai đoạn công tác lớn nhất – là công tác cứu chuộc trong Thời đại Ân điển, khi sự nhập thể trở thành hình tượng của thân xác tội lỗi bị đóng đinh trên thập tự giá, làm của lễ chuộc tội cho toàn thể nhân loại. Công tác này có lớn lao không? (Thưa, lớn lao.) Đây là công tác cứu chuộc toàn nhân loại, do chính Đức Chúa Trời thực hiện, thế mà Phao-lô vẫn khăng khăng bác bỏ. Ông bác bỏ công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus là việc do chính Đức Chúa Trời thực hiện, nghĩa là ông bác bỏ sự thật rằng công tác cứu chuộc đã được Đức Chúa Trời làm cho trọn vẹn, vấn đề này có nghiêm trọng không? Quá nghiêm trọng! Về sự thật rằng Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá, ông chẳng những không tìm kiếm nhận thức, mà còn không thừa nhận, không thừa nhận tức là bác bỏ. Ông không thừa nhận Đức Chúa Trời bị đóng đinh vào thập tự giá và cứu chuộc toàn nhân loại, cũng không thừa nhận Đức Chúa Trời làm của lễ chuộc tội cho nhân loại, ngụ ý là không thừa nhận rằng sau khi Đức Chúa Trời làm công tác thì toàn bộ nhân loại đã được cứu chuộc, tội lỗi đã được ân xá, đồng thời ông cũng cho rằng tội của mình chưa được ân xá. Sự thật Đức Chúa Jêsus cứu chuộc nhân loại này, ông cũng không công nhận, ông gạt bỏ toàn bộ, đây mới là chỗ nghiêm trọng nhất. Vừa rồi chúng ta đã đề cập đến việc Phao-lô là kẻ địch lại Đấng Christ lớn nhất trong hai ngàn năm qua, sự thật này đã được tỏ lộ. Nếu không có những sự thật này được ghi lại trong Kinh Thánh thì khi Đức Chúa Trời nói rằng ông chống lại Đức Chúa Trời và là kẻ địch lại Đấng Christ, liệu con người có tin không? Tuyệt đối sẽ không tin, may mắn là Kinh Thánh có ghi lại những thư tín này của Phao-lô, có chứng cứ thật của những bức thư tín này, bằng không những lời Ta nói sẽ không có bằng chứng, có thể các ngươi cũng không phục. Bây giờ lấy những lời này của Phao-lô ra xem, Đức Chúa Jêsus đã nói nhiều lời như vậy, thì Phao-lô coi đó là gì? Ông cho rằng những lời Đức Chúa Jêsus nói thậm chí không bằng một câu đạo lý tôn giáo của ông, cho nên sau khi Đức Chúa Jêsus ra đi, Phao-lô mặc dù truyền đạo, làm việc, giảng đạo, chăn dắt hội thánh, nhưng ông chưa bao giờ truyền giảng lời của Đức Chúa Jêsus, lại càng không thực hành, trải nghiệm lời của Đức Chúa Jêsus, tất cả những gì ông truyền giảng đều là những lời mà ông lĩnh hội từ Kinh Thánh Cựu Ước, đều thuộc về những lời cổ lỗ sĩ, những lời sáo rỗng. Trong hai ngàn năm này, mọi người tin Chúa đều căn cứ vào Kinh Thánh, tiếp nhận những lý luận sáo rỗng của Phao-lô và kết quả là đã bị ông che mắt trong hai ngàn năm. Bây giờ nếu ngươi bước vào một tôn giáo và nói Phao-lô sai, họ sẽ phản đối, không phục, bởi vì họ đều sùng bái Phao-lô, Phao-lô là thần tượng của họ, là tổ sư của họ, họ là con hiền cháu thảo của Phao-lô. Họ bị mê hoặc đến mức nào? Họ đã đứng cùng chiến tuyến với Phao-lô, mà đối kháng với Đức Chúa Trời, họ có quan điểm, thực chất bản tính và phương pháp mưu cầu giống như Phao-lô, họ đã bị Phao-lô đồng hóa triệt để. Đây là tội trạng lớn thứ tư của Phao-lô. Phao-lô bác bỏ thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ, bác bỏ công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Ân điển sau Thời đại Luật pháp, đây là điều nghiêm trọng nhất, hơn nữa ông còn xếp mình ngang hàng với Đức Chúa Jêsus Christ, và điều này cũng rất nghiêm trọng. Phao-lô sống vào thời đó, ông gặp được Đức Chúa Jêsus Christ, nhưng ông không xem Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời, mà lại đối đãi với Ngài như một người bình thường, nghĩa là đối đãi như một thành viên trong nhân loại, như một người có thực chất bản tính giống nhân loại bại hoại, ông căn bản không xem Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, càng không xem Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, chuyện này rất nghiêm trọng. Tại sao Phao-lô lại có thể làm như vậy? (Thưa, ông không nhận biết được rằng Đức Chúa Trời nhập thể có thực chất của Đức Chúa Trời, vì vậy ông không đối đãi với Đức Chúa Jêsus Christ như Đức Chúa Trời.) (Thưa, ông không xem lời của Đức Chúa Jêsus là lẽ thật, không nhìn thấy Đức Chúa Jêsus Christ là hoá thân của lẽ thật.) (Thưa, trên danh nghĩa ông tin Đức Chúa Jêsus, nhưng thực ra đấng mà ông tin là Đức Chúa Trời mơ hồ trên trời.) (Thưa, ông không tìm kiếm lẽ thật, nên không thể phát hiện ra rằng Đấng Christ là lẽ thật, là sự sống.) Các ngươi cứ nói tiếp đi. (Thưa, Phao-lô nói rằng ông sống là Đấng Christ, và ông muốn trở thành Đức Chúa Trời, thay thế Đức Chúa Jêsus.) Những gì các ngươi nói đều phù hợp với sự thật. Những biểu hiện này, những tội trạng này của Phao-lô mỗi cái mỗi nghiêm trọng hơn.
Chúng ta hãy phân tích câu nói của Phao-lô: “Mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta”. Lời này khí thế không nhỏ, hãy xem cách dùng từ của lời này – mão triều thiên của sự công bình, bình thường dùng “mão triều thiên” là không tệ rồi, nhưng ai dám dùng định ngữ “công bình” này để định nghĩa mão triều thiên chứ? Chỉ có Phao-lô là dám dùng từ này. Sao ông lại dùng từ này? Từ này có xuất xứ, có sự chú trọng, ông nói chuyện luôn có hàm ý rất sâu xa! Có hàm ý gì? (Thưa, dùng lời này uy hiếp Đức Chúa Trời.) Một mặt là uy hiếp, và chắc chắn có ý định giao dịch, mang theo tính chất đặt điều kiện với Đức Chúa Trời. Còn nữa, ông luôn truyền giảng về mão triều thiên công bình, việc này có mục đích gì hay không? (Thưa, ông muốn làm con người lầm lạc, khiến họ cảm thấy nếu ông không có được mão triều thiên thì Đức Chúa Trời không công bình.) Việc này mang một chút tính chất xúi giục, mê hoặc, liên quan đến dã tâm và dục vọng của con người Phao-lô. Để cuối cùng có thể thực hiện được, thỏa mãn được dục vọng có mão triều thiên công bình của mình, mà ông dùng một loại thủ đoạn, đó là truyền giảng khắp nơi. Mục đích của ông khi truyền giảng những lời này, một mặt là để xúi giục, mê hoặc con người, nghĩa là tiêm nhiễm cho người nghe một loại tư tưởng: “Dâng mình, bôn ba như ta, mưu cầu theo cách này như ta thì có thể đạt được mão triều thiên công bình”. Như vậy khiến cho con người sau khi nghe xong thì danh chính ngôn thuận cảm thấy rằng người giống như ông có được mão triều thiên thì đó mới là sự công bình của Đức Chúa Trời, cảm thấy con người đều phải dâng mình và bôn ba giống như ông, không được nghe theo Đức Chúa Jêsus, ông chính là gương mẫu, là Chúa, là phương hướng và mục tiêu đi đường của con người, làm theo những gì ông làm thì có thể có được mão triều thiên, có kết cục và đích đến giống như ông. Một mặt là xúi giục, mê hoặc con người, mặt khác, ông còn có một mục đích độc ác nhất. Từ sâu thẳm nội tâm ông mà nói: “Ngộ nhỡ ta không đạt được mão triều thiên này, là do chính ta tưởng tượng, là do ta mơ tưởng, thì tất cả những người tin Đấng Christ, bao gồm cả ta, đều tin lầm rồi, Đức Chúa Trời trên đất căn bản không tồn tại, ta cũng bác bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời trên trời đi, xem Ngài có thể làm gì ta!”. Ngụ ý là: “Nếu tôi không có được mão triều thiên này thì chẳng những các anh chị em sẽ bác bỏ Ngài mà tất cả những người tôi đã từng xúi giục, những người đã biết lời này của tôi, Ngài đều không thu phục được, tôi cũng khiến họ không đạt được Ngài, đồng thời tôi cũng bác bỏ sự tồn tại của Đức Chúa Trời trên trời. Ngài không công bình. Phao-lô tôi mà không có được mão triều thiên thì người khác cũng không nên có được!”. Đó chính là sự độc ác của Phao-lô. Đây có phải là hành vi của kẻ địch lại Đấng Christ không? Đây là hành vi của ác ma địch lại Đấng Christ: xúi giục, mê hoặc, kích động, lại còn công khai kêu gào và đối đầu với Đức Chúa Trời. Sâu thẳm nội tâm Phao-lô cho rằng: “Nếu ta không có mão triều thiên thì chính là Đức Chúa Trời không công bình; nếu ta có mão triều thiên, thì mão triều thiên đó mới là mão triều thiên của sự công bình, sự công bình của Đức Chúa Trời mới là sự công bình đích thực”. “Mão triều thiên của sự công bình” của ông đã nảy sinh như thế. Đây là đang làm gì vậy? Ông công khai xúi giục, mê hoặc người đi theo Đức Chúa Trời, đồng thời mượn phương thức này để công khai kêu gào, đối đầu với Đức Chúa Trời, loại hành vi này phương ngôn gọi là tạo phản. Đây là tính chất gì? Những lời ông nói nhìn bề ngoài thì nho nhã, không có bất kỳ vấn đề gì, đều rất chính đáng – có ai tin Đức Chúa Trời mà không phải để có được mão triều thiên công bình, được phúc? Cho dù là người không có tố chất gì tin Đức Chúa Trời thì ít nhất cũng là để được vào thiên đàng, cho dù làm quét rác, canh cổng cũng được. Người tin Đức Chúa Trời có ý định và mục đích này cũng có thể nói là chính đáng và có thể hiểu được. Nhưng mục đích của Phao-lô không phải chỉ vì những điều đó, trong chuyện này ông đã dành ra rất nhiều nỗ lực, đã tốn rất nhiều năng lượng và tinh lực. Những lời Phao-lô nói đã phơi bày ra một vài mặt tối tăm và bản tính độc ác không muốn người khác biết trong sâu thẳm nội tâm ông. Ban đầu, danh tiếng của Phao-lô lớn như vậy, nhiều người như vậy sùng bái ông, ông truyền giảng những lý luận, luận điệu cao siêu này khắp nơi, truyền giảng quan niệm và tưởng tượng của ông, những thứ ông học được từ tri thức, suy luận ra từ đầu óc khắp nơi. Ông đi khắp nơi truyền giảng những thứ này, và nó ảnh hưởng đến con người lúc bấy giờ bao nhiêu thì mang đến sự độc hại cho sâu thẳm nội tâm họ bấy nhiêu! Còn nữa, ảnh hưởng đối với người đời sau có thể lĩnh hội được những điều này từ trong thư tín của ông bao nhiêu, những người đọc qua những lời này của ông bao lâu thì cũng không loại bỏ được những thứ này, bị đầu độc quá sâu sắc! Sâu sắc tới mức độ nào? Có một hiện tượng xuất hiện, đó là “Hiệu ứng Phao-lô”. “Hiệu ứng Phao-lô” là gì? Trong tôn giáo có một hiện tượng như thế này, con người chịu ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm, luận điệu và tâm tính bại hoại mà Phao-lô bộc lộ. Đặc biệt là có những người trong gia đình nhiều thế hệ đều tin Đức Chúa Trời, là Cơ Đốc nhân truyền đời, họ nói: “Gia đình chúng tôi tin Chúa từ đời này sang đời khác, cũng không theo trào lưu thế giới. Chúng tôi thoát khỏi thế tục, bỏ cả gia đình và sự nghiệp để dâng mình cho Đức Chúa Trời. Tất cả những gì chúng tôi làm đều giống với Phao-lô đã làm, những người như chúng tôi nếu không có được mão triều thiên, không vào được thiên đàng, thì tới khi Đức Chúa Trời đến, chúng tôi sẽ thưa kiện với Ngài”. Có loại luận điệu này không? (Thưa, có.) Hơn nữa tình thế của phong trào này còn không nhỏ. Phong trào này từ đâu tới? (Thưa, là do Phao-lô truyền giảng.) Đó là hậu quả tai ác từ khối u ác tính mà Phao-lô đã gieo xuống. Nếu Phao-lô không xúi giục như vậy, không nói suốt rằng: “Mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta”, “Đối với tôi, sống là Đấng Christ” và con người ngày nay không có bối cảnh của thời đại đó, thì căn bản họ không hiểu những chuyện đó, ngay cả việc có ý nghĩ đó cũng không dám. Chuyện này hoàn toàn là do Phao-lô kích động, xúi giục. Nếu như đến một ngày không có được phúc phần, họ sẽ dám cả gan công khai khiêu chiến với Đức Chúa Jêsus, còn muốn lên tầng trời thứ ba để thưa kiện với Chúa, đây có phải là giới tôn giáo muốn tạo phản với Đức Chúa Jêsus không? Có thể thấy, giới tôn giáo bị Phao-lô ảnh hưởng quá nghiêm trọng! Nói đến đây, chúng ta có thể kết luận về tội trạng thứ năm của Phao-lô hay chưa? Tổng kết lại nguồn gốc của câu “mão triều thiên công bình” mà Phao-lô nói, ẩn ý trong đây nằm ở hai chữ “công bình”, tại sao ông lại đề cập đến “công bình”? Ở trên đất, là để xúi giục, mê hoặc những người được Đức Chúa Trời chọn có chung ý nghĩ với ông. Ở trên trời, ở chỗ Đức Chúa Trời, ông muốn dùng hai chữ này để uy hiếp Ngài, kêu gào với Ngài, mục đích của ông là vậy. Tuy rằng ông không nói ra miệng, nhưng mục đích và tình thế mà ông kêu gào với Đức Chúa Trời đã được biểu lộ trọn vẹn và công khai trong hai từ này, đây đều là sự thật. Dựa trên những sự thật này thì nếu chỉ dùng kiêu ngạo, tự nên công chính, giả dối, không yêu thích lẽ thật, liệu có thể khái quát được thực chất bản tính của Phao-lô không? (Thưa, không thể.) Không khái quát ra được. Bây giờ đem những sự thật này ra để mổ xẻ, phân tích, xác định tính chất, thì sẽ thấy rõ ràng và thấu đáo hơn thực chất bản tính của Phao-lô, đây chính là hiệu quả đạt được của việc phân tích thực chất căn cứ vào sự thật. Phao-lô kêu gào với Đức Chúa Trời không phải là vì có chút ít cảm xúc, có chút ít tâm tính phản nghịch hoặc không thể vâng phục ngấm ngầm, đây không còn là vấn đề bộc lộ tâm tính bại hoại thông thường nữa, mà đã tăng lên mức độ dùng đủ loại phương thức để xúi giục, mê hoặc con người một cách công khai trên văn bản và ở những nơi công cộng, khiến tất cả mọi người đều đứng lên phẫn nộ, cùng nhau đối đầu, kêu gào với Đức Chúa Trời. Ông chẳng những tự mình kêu gào với Đức Chúa Trời, mà còn xúi giục tất cả mọi người đến cùng kêu gào với Ngài, đây đâu chỉ là kiêu ngạo, đây là ác ma! Điều này còn nghiêm trọng hơn điều trước. Càng nói càng thấy nghiêm trọng là tốt hay không tốt? (Thưa, tốt.) Tốt ở chỗ nào? (Thưa, càng có sự phân định với Phao-lô.) Khi có sự phân định, ngươi có thể khai quật triệt để các loại biểu hiện, các sự bộc lộ bại hoại và diện mạo thật của Phao-lô để xem cho rõ ràng. Điều này đã đạt được mục đích chưa? (Thưa, chưa được.) Chúng ta lấy mỗi biểu hiện của Phao-lô mà chúng ta đã tổng kết ra và nội dung, chủ đề, thực chất trọng tâm của chúng mà đối chiếu với tất cả những con người xung quanh, bao gồm cả chính ngươi, nhìn thấu việc con đường mình đi và thực chất của mình so với Phao-lô rốt cuộc có bao nhiêu khác biệt, thì ngươi đã hoàn toàn đạt hiệu quả rồi, cũng đã đạt được mục đích mà chúng ta mổ xẻ Phao-lô rồi. Có người nói rằng: “Tôi không có biểu hiện của sự mưu cầu mão triều thiên công bình của Phao-lô”. Ngươi không có biểu hiện và thực chất nghiêm trọng như vậy, nhưng ngươi cũng có một phần thực chất này của ông, ông có biểu hiện như vậy thì ngươi cũng có tình trạng như thế, nếu biểu hiện này của ông là 10 phần hoặc 12 phần thì ngươi có mấy phần? (Thưa, cũng có bảy, tám phần.) Phao-lô lúc nào cũng bộc lộ những thứ này và bị chúng lấp đầy, còn ngươi, tuy không phải lúc nào cũng bộc lộ, nhưng cũng là thường xuyên bộc lộ. Có lẽ ngươi đã làm những chuyện như vậy, đã sống trong tình trạng như vậy trong một nửa thời gian cuộc đời mình, nhất là khi Đức Chúa Trời thử luyện ngươi, khi công tác của Ngài không phù hợp với quan niệm của ngươi, khi Ngài tỉa sửa ngươi, khi hoàn cảnh mà Ngài sắp xếp cho ngươi không thể như ý của ngươi, thì có thể ngươi sẽ nảy sinh tình trạng như vậy, ngươi sẽ kêu gào, đối kháng với Đức Chúa Trời. Khi đó, việc chúng ta phân tích biểu hiện xúi giục, mê hoặc này của Phao-lô có thể có tác dụng đối với ngươi. Tại sao nó lại có thể có tác dụng? Vì bây giờ trong lòng ngươi đã nhận thức được tính chất của những biểu hiện này của Phao-lô nghiêm trọng đến chừng nào, nó không phải là một sự bộc lộ tâm tính bại hoại đơn giản, mà là thực chất bản tính của ác ma đối đầu với Đức Chúa Trời. Khi ngươi nảy sinh tình trạng như vậy, ngươi sẽ biết vấn đề này nghiêm trọng chừng nào, ngươi nên quay đầu lại, nên hối cải, nên vứt bỏ loại tình trạng sai lầm này, bước ra khỏi nó, tìm kiếm lẽ thật, tìm kiếm con đường thuận phục Đức Chúa Trời. Đó mới là con đường mà con người chân chính nên đi, mới là quy tắc mà loài thọ tạo nên tuân theo. Mối thông công như vậy là hữu ích cho con người.
Phao-lô còn có một lời lẽ chí lý nữa, đó là gì? (Thưa, là câu: “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi” (Phi-líp 1:21).) Ông không thừa nhận thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ, không thừa nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời nhập thể sống trên đất, không thừa nhận sự thật rằng Đức Chúa Jêsus Christ là hóa thân của Đức Chúa Trời, ngược lại còn xem mình là Đấng Christ, điều này có đáng ghê tởm không? (Thưa, đáng ghê tởm.) Chuyện này đáng ghê tởm, thực chất của vấn đề này cũng rất nghiêm trọng. Trong lòng Phao-lô, Đấng Christ rốt cuộc là ai? Thân phận của Đấng Christ rốt cuộc là ai? Tại sao ông lại thích làm Đấng Christ như vậy? Nếu trong lòng ông, Đấng Christ là một con người có tâm tính bại hoại bình thường, hoặc là một con người rất nhỏ bé, là một nhân vật rất tầm thường, không có năng lực gì, không có thân phận cao quý gì, cũng không có tài năng, bản lĩnh gì hơn người, trong tình huống như vậy, ông có mong muốn làm Đấng Christ không? (Thưa, không mong muốn.) Chắc chắn là không. Ông cảm thấy mình có học vấn, nên không cam tâm làm người bình thường, chỉ muốn làm siêu nhân, vĩ nhân, nên người xuất chúng, sao ông có thể mong muốn làm một Đấng Christ mà người khác xem là tầm thường được chứ? Vậy Đấng Christ trong lòng ông rốt cuộc có địa vị gì, có vai trò gì? Có thân phận, địa vị như thế nào, thể hiện ra thẩm quyền năng lực và khí thế như thế nào mới có thể là Đấng Christ? Ở đây đã vạch trần tưởng tượng, nhận thức trong lòng Phao-lô về Đấng Christ, và cũng là cách mà Phao-lô định nghĩa Đấng Christ trong lòng, nên ông mới có dã tâm và dục vọng muốn làm Đấng Christ. Có một lý do chắc chắn về việc Phao-lô muốn làm Đấng Christ, và điều này đã được bộc lộ ra một phần trong thư tín của Phao-lô. Chúng ta chỉ phân tích vài chuyện mà thôi. Trong thời gian Đức Chúa Jêsus công tác, Ngài đã làm một vài việc đại diện cho thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ, đó là một vài biểu tượng và khái niệm về thân phận của Đấng Christ mà trong mắt Phao-lô thấy được. Đó là những chuyện gì? (Thưa, hiển lộ dấu kỳ và phép lạ.) Đúng vậy, chính là chữa bệnh và trừ quỷ cho con người, hiển lộ những dấu kỳ phép lạ và những năng lực phi thường. Ngay cả khi Phao-lô thừa nhận Đức Chúa Jêsus là Ðấng Christ, thì cũng chỉ bởi những dấu kỳ và phép lạ mà Ðức Chúa Jêsus đã hiển lộ, vậy nên khi Phao-lô truyền giảng phúc âm của Ðức Chúa Jêsus, ông không bao giờ truyền giảng những lời và đạo mà Ðức Chúa Jêsus đã phán. Trong mắt người không tin như Phao-lô, Đấng Christ có thể phán nhiều lời, giảng nhiều đạo như thế, có thể làm nhiều công tác như thế, có thể có nhiều người đi theo như thế, điều này mang lại một loại vinh dự về thân phận, về địa vị cho Đức Chúa Jêsus, vô cùng vinh quang và cao cả, khiến cho địa vị của Đức Chúa Jêsus tỏ ra vô cùng cao quý và vĩ đại giữa mọi người, cái Phao-lô thấy được là điều này. Từ những biểu hiện, bộc lộ trong việc làm công tác cũng như thực chất thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ, thứ Phao-lô nhìn thấy không phải là thực chất của Đức Chúa Trời, không phải là lẽ thật, con đường và sự sống của Đức Chúa Trời, không phải là chỗ đáng yêu mến và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, vậy thứ ông nhìn thấy là gì? Lấy lời của người hiện đại mà nói, thứ ông nhìn thấy là phong thái của một người nổi tiếng, ông trông mong được làm người hâm mộ của Đức Chúa Jêsus. Khi Đức Chúa Jêsus nói chuyện và làm việc, có nhiều người lắng nghe như thế, đó là sự vinh hiển biết bao! Đó là điều mà trong lòng Phao-lô đã trông mong từ lâu, ông ước ao thời khắc này đến, và ông trông ngóng một ngày nào đó cũng có thể giảng đạo thao thao bất tuyệt như Đức Chúa Jêsus, hơn nữa còn được rất nhiều người nhìn chăm chú bằng ánh mắt ngưỡng mộ và khao khát, mong muốn đi theo. Loại khí thế này khiến ông tin phục. Thực ra, ông không tin phục thật sự, mà chỉ là ước ao thân phận và phong thái được người khác ngưỡng vọng, được người khác chú ý, sùng bái, xem trọng, thứ ông ao ước chính là điều này. Vậy làm thế nào để có thể đạt đến điều này? Ông cho rằng điều này không phải đạt được nhờ thực chất và thân phận của Đức Chúa Jêsus Christ, mà là nhờ danh xưng của Đức Chúa Jêsus Christ. Vì vậy, Phao-lô vô cùng mong mỏi mình có thể trở thành một nhân vật, một vai có danh xưng Đấng Christ như thế. Muốn trở thành một vai như vậy, có phải ông cũng bỏ ra rất nhiều công sức hay không? (Thưa, phải.) Ông bỏ ra những công sức gì? Ông giảng đạo khắp nơi, thậm chí cũng làm rất nhiều phép lạ, cuối cùng ông xác định tính chất cho mình bằng một câu để thỏa mãn dã tâm và dục vọng trong lòng, vậy ông đã xác định tính chất của mình như thế nào? (Thưa, đó là “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ, còn chết là ích lợi”.) Sống là Đấng Christ, đó là điều ông chủ yếu muốn đạt đến, ông chủ yếu muốn làm Đấng Christ. Phao-lô muốn làm Đấng Christ, điều đó có liên quan gì đến sự mưu cầu cá nhân và con đường mà ông đi hay không? (Thưa, ông tôn sùng quyền thế, mưu cầu được người ta xem trọng.) Đây là lý luận, phải nói chút sự thật. Phao-lô muốn làm Đấng Christ là có biểu hiện thực tế, không phải chỉ dựa vào một câu nói của ông mà có thể xác định tính chất cho ông. Từ tác phong, cách thức và nguyên tắc làm việc của ông thì có thể thấy được tất cả những gì ông làm đều xoay quanh mục đích muốn làm Đấng Christ, đó là căn nguyên và thực chất của chuyện Phao-lô nói nhiều lời và làm nhiều việc như vậy. Phao-lô muốn làm Đấng Christ, và điều đó có ảnh hưởng đến sự mưu cầu của ông, đến con đường cuộc đời của ông, và ảnh hưởng đến đức tin của ông. Những biểu hiện của sự ảnh hưởng này là gì? (Thưa, Phao-lô thể hiện rõ bản thân và làm chứng cho mình ở khắp nơi trong việc công tác và giảng đạo của ông.) Đây là một biểu hiện, Phao-lô thể hiện rõ bản thân khắp mọi nơi. Ông tỏ rõ cho người khác biết ông đã chịu những nỗi khổ nào, làm việc như thế nào, có ý định gì, khiến người ta nghe xong cảm thấy ông quá giống Đấng Christ, thật sự muốn gọi ông là Đấng Christ, mục đích của ông chính là như vậy. Nếu thật sự có người gọi ông là Đấng Christ, liệu ông sẽ bác bỏ chứ? Sẽ từ chối chứ? (Thưa, sẽ không.) Tuyệt đối sẽ không, trong lòng ông chắc chắn vui như nở hoa. Đây là một trong những phương diện biểu hiện ảnh hưởng đến sự mưu cầu của ông. Còn gì nữa? (Thưa, viết thư tín.) Đúng vậy, viết chút thư tín lưu truyền muôn đời. Trong thư tín của Phao-lô, và cả trong công tác, trong quá trình chăn dắt hội thánh, ông chưa bao giờ đề cập đến danh của Đức Chúa Jêsus Christ, chưa bao giờ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ, cũng chưa bao giờ tôn cao danh Đức Chúa Jêsus Christ, ông thường làm việc và nói chuyện như vậy sẽ mang lại kết quả tiêu cực gì? Sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến những người đi theo Đức Chúa Jêsus? Khiến họ bác bỏ Đức Chúa Jêsus Christ và ông đến để thay thế. Ông nóng lòng mong muốn người ta nói rằng: “Ðức Chúa Jêsus Christ là ai? Sao tôi lại không biết? Chúng tôi chỉ tin Đấng Phao-lô Christ”, như vậy ông mới vui mừng, đó là mục đích của ông, cũng là một trong những mục tiêu mưu cầu của ông. Một bên là phương thức công tác, nói bốc nói phét, ba hoa khoác lác, khiến con người từ đó thấy được ông công tác có năng lực, có sức thuyết phục như thế nào, có ích cho con người như thế nào, có một loại khí thế, như là sự tái hiện của Đức Chúa Jêsus Christ trước đây. Ngoài ra, ông chưa bao giờ tôn cao Ðức Chúa Jêsus Christ, càng không tôn cao danh Ðức Chúa Jêsus, cũng không làm chứng cho những lời Ðức Chúa Jêsus Christ đã phán, cho công tác Ngài đã làm và những lợi ích nào Ngài mang đến cho con người. Ông có bao giờ nói về việc con người nên hối cải không? Càng không có. Công tác Đức Chúa Jêsus Christ đã làm, lời Ngài đã phán và các lẽ thật mà Ngài đã dạy bảo cho con người, Phao-lô không bao giờ rao giảng, và luôn phủ nhận trong lòng. Ông không những phủ nhận những lời Đức Chúa Jêsus Christ phán, những lẽ thật Ngài dạy bảo cho con người, ngược lại còn xem những gì mình nói, những việc mình làm và những điều mình dạy bảo cho con người là lẽ thật để thay thế lời Đức Chúa Jêsus phán, khiến mọi người xem những lời ông nói là lẽ thật để thực hành và tuân thủ. Những biểu hiện và bộc lộ này của Phao-lô bị cái gì xúi giục? (Thưa, muốn làm Đấng Christ.) Bị ý định, dã tâm và dục vọng muốn làm Đấng Christ xúi giục. Điều này gắn liền với sự thực hành và mưu cầu của ông. Đó là tội trạng thứ sáu của Phao-lô. Tội trạng này có nghiêm trọng không? (Thưa, nghiêm trọng.) Thực ra, tội trạng nào cũng rất nghiêm trọng, đều là bệnh nan y.
Bây giờ chúng ta sẽ thông công về tội trạng thứ bảy của Phao-lô, tội này còn nghiêm trọng hơn. Trước khi được Chúa kêu gọi, Phao-lô là người Do Thái giáo, Do Thái giáo thì tin Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Những người tin Giê-hô-va Đức Chúa Trời có khái niệm gì về Đức Chúa Trời? Đó là những chuyện mà tổ tiên họ trải nghiệm khi Giê-hô-va Đức Chúa Trời dẫn dắt tổ tiên họ đi từ Ai Cập đến xứ Ca-na-an xinh đẹp, Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã hiện ra với Môi-sê như thế nào, giáng mười tai họa cho Ai Cập như thế nào, còn dùng cột mây, cột lửa dẫn dắt họ, ban hành luật pháp… Tất cả những chuyện này đối với người Do Thái giáo lúc bấy giờ mà nói là tưởng tượng, quan niệm, truyền thuyết hay là sự thật? Đối với dân được Đức Chúa Trời chọn, bộ phận những người thực sự đi theo Ngài lúc bấy giờ mà nói, họ tin tưởng và thừa nhận Đức Chúa Trời trên trời có tồn tại, có thật, họ cho rằng: “Sự thật Đức Chúa Trời tạo ra nhân loại là có thật, bất kể niên đại của sự thật này có xa thế nào thì nó đều thực sự có tồn tại. Chúng ta không những phải tin, mà còn phải khẳng định, còn phải truyền bá sự thật này, đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng ta”. Nhưng đối với một bộ phận người không tin khác mà nói, họ sẽ cho rằng những chuyện này có khả năng là một loại truyền thuyết, không có ai xác minh, cũng không có bất kỳ ai đi truy xét những chuyện này rốt cuộc là thật hay giả, tức là họ bán tín bán nghi. Khi họ cần Đức Chúa Trời, họ hy vọng Đức Chúa Trời là thật, để Ngài có thể thực hiện sự mưu cầu, khẩn cầu, khát vọng của họ. Khi họ khẩn cầu với Ngài để hy vọng có được một cái gì đó, thì họ hy vọng vị Đức Chúa Trời này tồn tại. Họ chỉ là xem Đức Chúa Trời như một trụ cột tinh thần, không nhìn thấy sự thật Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, cũng không tiếp nhận lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ, đây không phải thực sự tin Đức Chúa Trời, mà đây đã là người không tin rồi. Loại người thấp kém nhất thì có biểu hiện gì? Chỉ ở trong nhà thờ phụng sự Đức Chúa Trời, cũng hiến tế, cũng tuân thủ các loại nghi thức, thậm chí cũng tin các loại truyền thuyết, nhưng trong lòng họ lại không có Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời trong quan niệm và tưởng tượng của họ mơ hồ và sáo rỗng. Loại người này thờ phượng cái gì? Là thuyết duy vật, họ chỉ tin vào những thứ nhìn thấy được, còn đối với những thứ trong truyền thuyết, những thứ mơ hồ, hoặc là tất cả những thứ của cõi thuộc linh tay sờ không tới, mắt nhìn không thấy, tai nghe không được thì trong mắt họ đều không tồn tại. Có vài người nói: “Những thứ không nhìn thấy giống như sự tồn tại của vi sinh vật, vậy họ có tin hay không?”. Họ tuyệt đối tin tưởng. Đối với những thứ của khoa học, điện tử, vi sinh vật, hóa học, họ tin tuyệt đối, những người không tin tin vào những điều này hơn bất cứ điều gì khác, đây là những người theo thuyết duy vật thực sự. Mục đích chúng ta nói những điều này là để phân tích ba loại người: những người thực sự tin, những người bán tín bán nghi, và những người theo thuyết duy vật căn bản không tin có Đức Chúa Trời. Có vài người nói: “Rốt cuộc có Đức Chúa Trời hay không? Đức Chúa Trời ở đâu? Đức Chúa Trời rốt cuộc như thế nào? Nghe nói Đức Chúa Trời ở tầng trời thứ ba. Tầng trời thứ ba kia rốt cuộc cao chừng nào, xa chừng nào, rộng chừng nào? Còn nói có thiên đàng, trong thiên đàng trải gạch vàng ngói xanh, còn có tường vàng, thử hỏi có nơi nào tốt như vậy chứ? Đó là chuyện không hề có! Nghe nói Đức Chúa Trời từng ban bố luật pháp cho dân được Ngài chọn vào Thời đại Luật pháp, và các phiến đá luật pháp vẫn còn, đó có lẽ đều là truyền thuyết, được giai cấp thống trị dùng để thống trị dân chúng dưới quyền”. Đức tin của bộ phận người này đối với Đức Chúa Trời là thật hay giả? (Thưa, là giả.) Họ không tin Đức Chúa Trời thực sự tồn tại, cũng không tin Đức Chúa Trời tạo ra con người, không tin việc Đức Chúa Trời dẫn dắt nhân loại đến hiện tại là sự thật. Vậy tại sao họ vẫn có thể phụng sự trong nhà thờ? (Thưa, họ xem việc phụng sự Đức Chúa Trời là công việc, là cần câu cơm của họ.) Đúng vậy, xem đó là công việc, cần câu cơm của họ. Vậy Phao-lô là loại người nào? (Thưa, là loại người thứ ba.) Điều này có liên quan đến thực chất bản tính của Phao-lô. Phao-lô thích ba hoa khoác lác, thích những thứ sáo rỗng, những thứ tưởng tượng, mơ hồ, thích những thứ sâu hiểm khó dò, những thứ không có giới hạn, ông thích xoáy vào những chuyện vụn vặt, cố chấp, lệch lạc, người như vậy không phải là con người, Phao-lô chính là loại người này. Xét từ tâm tính và thực chất bản tính của Phao-lô cả sở thích, nguyện vọng, sự mưu cầu và chí hướng của ông, mặc dù ông phụng sự trong nhà thờ, mặc dù ông đã làm học trò của một bậc danh sư, nhưng những tri thức ông học được chỉ là một loại công cụ ông dùng để thỏa mãn dục vọng, dã tâm, lòng tham hư vinh của mình, hoặc là để cho mình có cần câu cơm, có thân phận, có địa vị trong xã hội. Xét từ thực chất bản tính và sự mưu cầu cá nhân của ông, đức tin của ông đối với Đức Giê-hô-va có mấy phần? Đức tin của ông không phải là một lời thề, mà là một câu nói suông, ông chính là một người không tin, theo chủ nghĩa vô thần, là một người theo thuyết duy vật. Có vài người nói rằng: “Nếu như Phao-lô là người không tin, vậy tại sao ông lại trở thành sứ đồ của Ðức Chúa Jêsus Christ và rao truyền phúc âm vào Thời đại Ân điển?”. Các ngươi nói thử xem, tại sao ông có thể đi theo con đường này, ông bị cái gì xúi giục? Chuyện gì là bước ngoặt khiến ông đảm đương vai trò như vậy, khiến cho kẻ không tin như ông cũng có thể đi con đường như vậy, cũng có thể có chuyển biến? Sự chuyển biến này nghĩa là gì? Khi Phao-lô bị đánh gục trên đường đến Đa-mách, đây là sự chuyển biến trong cuộc đời ông. Sự chuyển biến của ông có hai loại. Một là từ không tin ông chuyển sang tin rằng Ðức Chúa Trời thực sự tồn tại, vì Ðức Chúa Jêsus mà ông bức hại ban đầu đã xuất hiện với ông trên đường đến Đa-mách. Ông nói: “Lạy Chúa, Chúa là ai?”. Thực ra, sâu thẳm nội tâm ông không tin có vị Chúa này, cũng không tin có vị Đức Chúa Trời này, nhưng ông không kiềm chế được mà kêu lên: “Lạy Chúa, Chúa là ai?”. Và Ðức Chúa Jêsus đã nói gì? (Thưa, Ngài nói: “Ta là Jêsus mà ngươi bắt bớ” (Công Vụ Các Sứ đồ 9:5).) Ðức Chúa Jêsus đã nói câu này, khoảnh khắc đó Phao-lô chứng thực một sự thật, đó là: có một vị Chúa mà ông chưa bao giờ thấy, không tưởng tượng nổi, và lợi hại hơn ông tưởng tượng, đã hiện thân. Làm sao chứng thực Ngài lợi hại hơn ông tưởng tượng? Chính là trong tình huống ông không ngờ tới, Jêsus mà ông cho rằng tuyệt đối không phải Đức Chúa Trời đã tới trước mặt ông. Quyền năng của Ðức Chúa Jêsus lớn đến mức nào? Nó đã được chứng thực khi mắt Phao-lô bị chọc mù bởi gặp phải ánh sáng lớn. Vậy ông có thể chứng thực Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Tại sao lại không thể? (Thưa, vì ông vốn không tin có Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, bởi vì ông căn bản không tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Bây giờ trong lòng các ngươi có đức tin, có cơ sở, nếu như khi Đức Chúa Trời xuất hiện trước ngươi, cho dù chỉ là tiếng Đức Chúa Trời hoặc bóng lưng của Ngài xuất hiện, Ngài nói chuyện với ngươi, gọi tên ngươi, ngươi sẽ chứng thực một sự thật: Đây là Đức Chúa Trời mà mình tin, mình nhìn thấy rồi, nghe thấy rồi, Đức Chúa Trời đã đến với mình. Ngươi sẽ chứng thực được, vì trong lòng ngươi có đức tin, ngươi trông chờ khoảnh khắc này, và không còn sợ gì nữa. Nhưng đó có phải là những gì Phao-lô nghĩ trong lòng không? (Thưa, không phải.) Trong lòng ông chưa bao giờ có đức tin, ý nghĩ đầu tiên trong lòng ông là gì? (Thưa, là sợ hãi.) Ông sợ, bởi vì vị này có thể đánh gục ông, có thể lấy mạng của ông! Điều này càng khiến ông sợ hãi, khiếp sợ hơn cả cái địa ngục mà ông không nhìn thấy, ông sợ vỡ mật rồi. Trong lòng ông không có bất kỳ đức tin nào đối với Đức Chúa Trời, có thể nói, ông không có bất kỳ khái niệm nào đối với Đức Chúa Trời. Cho nên, lúc đầu Đức Chúa Jêsus thực hiện công tác, bất kể là dấu kỳ và phép lạ hay là giảng đạo, bất kể có bao nhiêu người đi theo, có bao nhiêu khí thế, có bao nhiêu cảnh tượng thì trong lòng Phao-lô, Đức Chúa Jêsus đơn giản chỉ là một người bình thường, ông xem thường Đức Chúa Jêsus, không để mắt đến Ngài. Hôm nay, Con người bình thường mà ông xem thường lại đứng ở trước mặt của ông, không còn là một xác thịt của con người bình thường, không phải chỉ có giọng nói, mà đó là một cột sáng! Đối với ông mà nói, đó là một khoảnh khắc mà mấy đời người cũng khó quên được, ánh sáng đó quá chói loá! Đức Chúa Trời đã đánh gục Phao-lô như thế nào? Khi Đức Chúa Trời gặp Phao-lô, ông lập tức bị mù và nhanh chóng ngã nhào xuống, chuyện gì đã xảy ra? Là ông tự nguyện, chủ động, hay là đã chuẩn bị sẵn? (Thưa, không phải, căn bản là ông không chịu nổi.) Con người là thể xác phàm tục, căn bản là không chịu nổi. Nếu Đức Chúa Trời thực sự gặp ngươi, Ngài không còn là xác thịt bình thường mà ngươi nhìn thấy lúc ấy của Đức Chúa Jêsus nữa – ôn hoà như vậy, khiêm nhường như vậy và bình thường như vậy, bằng xương bằng thịt, bị ngươi xem thường và không để tâm. Khi Đức Chúa Trời thực sự gặp ngươi, dù Ngài không đánh gục ngươi thì ngươi cũng chịu không nổi! Sâu thẳm nội tâm Phao-lô, cảm giác đầu tiên của ông là: “Đấng đã đến với mình chính là Đức Chúa Jêsus mà mình đã bức hại và xem thường lúc ban đầu, ánh sáng lớn này thật lợi hại!”. Đức Chúa Trời có bảo ông phủ phục không? Ngài có nói: “Ngươi nên phủ phục” không? (Thưa, không có.) Vậy sao ông lại ngã nhào xuống như thế? (Thưa, vì sợ hãi.) Không phải. Nhân loại là do Đức Chúa Trời tạo ra, nhân loại quá nhỏ bé, khi ánh sáng của Đức Chúa Trời thật sự đến với xác thịt phàm tục của con người, thì loài người sẽ không thể nào kìm nổi phải ngã nhào xuống, Đức Chúa Trời quá cao lớn, dũng khí và bản năng của con người căn bản là không chịu đựng nổi. Phao-lô không thừa nhận Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, là Chúa, sao ông có thể chủ động phủ phục? Khi ông ngã nhào xuống thì bản lĩnh gì cũng không còn, hoàn toàn ngã quỵ, thói kiêu kỳ, sự kiêu ngạo, hung hăng, tự cho mình là đúng và tự cao lúc trước của ông, trong nháy mắt đều tan biến. Chưa nói đến thân thể thực sự của Đức Chúa Trời xuất hiện và gặp ông, chỉ cần ánh sáng của Đức Chúa Trời chiếu vào Phao-lô, để ông nhìn thấy, chỉ hậu quả này thôi đã ảnh hưởng lớn như vậy đến ông rồi. Đây là sự chuyển ngoặt của Phao-lô. Sự chuyển ngoặt này nếu không có bối cảnh đặc biệt thuộc về trường hợp đặc biệt, thì đối với một người bình thường, một người có nhân tính, có lương tri, mưu cầu những điều tích cực và lẽ thật mà nói, đây là chuyện tốt, bởi vì con người đã nhìn thấy Đức Chúa Trời, và chuyện này có ảnh hưởng đối với sự mưu cầu trong cuộc đời con người. Theo Kinh Thánh ghi lại thì trong suốt các thời đại tới nay, rất ít người được nghe chính miệng Đức Chúa Trời phán dạy, Gióp sau khi bị thử luyện đã nghe thấy Ngài nói với ông trong cơn gió lốc. Cả đời Gióp mưu cầu và thuận phục sự an bài của Đức Chúa Trời, nhận thức sự tể trị của Ngài, nhưng trước 70 tuổi, ông chưa bao giờ nhìn thấy Đức Chúa Trời, chỉ lĩnh hội được sự tể trị của Ngài, nhưng ông đã có được đức tin như vậy. Khi chính tai nghe Ngài nói chuyện với mình, có phải đức tin của Gióp có sự chuyển ngoặt lớn hay không? (Thưa, phải.) Sự chuyển ngoặt đó là một sự thăng hoa, nghĩa là đức tin của ông càng tăng lên từ đó, ông càng có thể khẳng định rằng tất cả những gì vị Đức Chúa Trời mà ông tin và thuận phục đang làm trên con người đều là đúng, là tốt, con người nên thuận phục Đức Chúa Trời. Đó không phải là sự chuyển ngoặt nhỏ như từ đức tin có nghi hoặc dần dần chuyển sang đức tin thực sự và không nghi hoặc mà người bình thường trải nghiệm, mà là sự thăng hoa, đạt đến cảnh giới cao nhất. Vậy đối với Phao-lô mà nói, sự chuyển ngoặt của việc Đức Chúa Trời xuất hiện theo cách giáng đòn trên ông như vậy đem lại cho ông nên là gì? Chắc chắn không phải là sự thăng hoa, bởi vì lúc trước ông không có đức tin vào Đức Chúa Trời, nên chẳng thể nào nói đến sự thăng hoa được. Vậy điều này ảnh hưởng đến ông như thế nào? Việc này lại liên quan đến sự mưu cầu của Phao-lô, các ngươi nói thử xem. (Thưa, để giữ mạng sống của mình, Phao-lô muốn chuộc tội của mình bằng cách đem sức lực phục vụ và rao truyền phúc âm.) Chính xác là như vậy. Ông cũng sợ chết, ông rất xảo quyệt. Khi ông biết rằng hóa ra Jêsus mà ông bức hại thực sự là Đức Chúa Trời, ông đã sợ hãi và nghĩ rằng: “Phải làm sao đây? Chỉ có thể nghe theo lệnh của Chúa thôi, nếu không thì sẽ phải chết!”. Từ đó trở đi, ông đã tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, bắt đầu đem sức lực phục vụ và rao truyền phúc âm để chuộc tội cho mình, ông cho rằng: “Nếu rao truyền phúc âm thực sự thành công, làm Đức Chúa Jêsus hài lòng, nói không chừng mình còn có thể có được mão triều thiên và phần thưởng!”. Sâu thẳm nội tâm ông tính toán như vậy, ông cảm thấy cuối cùng đã tìm thấy cơ hội tốt hơn để có được phúc phần. Phao-lô vì giữ mạng sống mà tiếp nhận sự ủy thác của Chúa hòng chuộc tội cho chính mình, đây là mục đích và ý định mà ông tin Chúa và tiếp nhận Chúa. Từ khi gặp Đức Chúa Jêsus trên đường đến Đa-mách và bị đánh gục, sự chuyển ngoặt này khiến cho sự mưu cầu, cuộc đời tin Đức Chúa Trời của ông có một khởi đầu mới, khởi đầu mới này là tích cực hay tiêu cực? (Thưa, là tiêu cực.) Ông không nhận thức được sự công chính của Đức Chúa Trời, mà chỉ vì sợ sự oai phong của Đức Chúa Trời và sợ bị đánh gục nên ông dùng phương thức giao dịch xảo quyệt hơn, không thể tả nổi và bỉ ổi để tiếp nhận sự uỷ thác của Đức Chúa Jêsus, điều này càng đáng ghê tởm hơn nữa. Nhưng trọng tâm của buổi thông công hôm nay không phải là điều này, từ những sự chuyển ngoặt và các loại biểu hiện của ông sau khi ông bị ánh sáng lớn chiếu vào, chúng ta có thể thấy rõ Phao-lô đi theo con đường nào, thực chất bản tính của ông là một người như thế nào, chuyện này đã hoàn toàn sáng tỏ.
Từ sau khi Phao-lô bị đánh gục, ông tin rằng Ðức Chúa Jêsus Christ tồn tại và là Ðức Chúa Trời, Ðức Chúa Trời mà ông tin bỗng chốc từ Đức Chúa Trời ở trên trời chuyển thành Ðức Chúa Jêsus Christ, rồi chuyển thành Ðức Chúa Trời trên đất. Từ đó trở đi, ông đành phải tiếp nhận sự ủy thác của Ðức Chúa Jêsus, một lòng một dạ đem sức lực phục vụ Ðức Chúa Trời nhập thể – Ðức Chúa Jêsus. Đương nhiên, mục đích ông đem sức lực phục vụ, một mặt là để miễn tội nghiệt của ông, mặt khác vẫn là để thỏa mãn dục vọng được phúc của ông, để đạt được đích đến mà ông mong muốn. Vậy “Đức Chúa Trời” trong mấy chữ “theo ý chỉ của Đức Chúa Trời” mà Phao-lô nói rốt cuộc là Đức Giê-hô-va hay Jêsus? Trong lòng ông bắt đầu mơ hồ, thầm nghĩ: “Người mà mình tin là Đức Giê-hô-va, cớ sao lại bị Jêsus đánh gục? Jêsus đánh gục mình, cớ sao Ðức Giê-hô-va không ngăn cản? Trong hai vị, rốt cuộc ai là Ðức Chúa Trời?”. Trong lòng ông cũng không biết rõ chuyện này. Bất kể nói thế nào, ông tuyệt đối sẽ không xem Ðức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời của mình, cho dù ngoài miệng ông thừa nhận nhưng trong lòng vẫn nghi hoặc. Sau một thời gian dài, ông dần dần chuyển sang niềm tin rằng “Giê-hô-va mới là Đức Chúa Trời”, cho nên trong tất cả các thư tín sau này của Phao-lô viết, từ “Đức Chúa Trời” trong “theo ý chỉ của Đức Chúa Trời” có lẽ chủ yếu vẫn là nói đến Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Bởi vì từ đầu đến cuối ông không nói rõ Ðức Chúa Jêsus chính là Đức Giê-hô-va, ông luôn xem Ðức Chúa Jêsus là Con trai của Đức Chúa Trời, luôn nói là Con trai, không nói câu “Con và Cha vốn là một”. Điều này chứng minh Phao-lô từ đầu đến cuối không nhận biết Ðức Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời thật duy nhất, chỉ nghi nghi hoặc hoặc, bán tín bán nghi. Xét từ quan điểm của ông đối với Đức Chúa Trời và cách thức mưu cầu của ông, Phao-lô không phải là một người mưu cầu lẽ thật. Từ đầu đến cuối ông đều không nhận biết lẽ mầu nhiệm của sự nhập thể, không nhận biết Ðức Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời thật duy nhất. Không khó để nhận ra Phao-lô là một người tôn sùng quyền thế, giảo hoạt và gian trá. Xét từ hiện tượng Phao-lô tôn sùng tà ác, tôn sùng thế lực, tôn sùng địa vị, thì tín ngưỡng của Phao-lô là gì? Ông có tín ngưỡng thực sự hay không? (Thưa, không có.) Ông không có tín ngưỡng thực sự, vậy Đức Chúa Trời được định nghĩa trong lòng ông rốt cuộc có tồn tại hay không? (Thưa, không tồn tại.) Vậy tại sao ông vẫn bôn ba, dâng mình và làm việc cho Ðức Chúa Jêsus Christ? (Thưa, vì ông bị ý định được phúc chi phối.) (Thưa, vì trong lòng ông sợ bị trừng phạt.) Chúng ta lại quy kết về chuyện này rồi. Chính là bởi vì ông sợ bị trừng phạt, hơn nữa trên người lại bị cắm một cái gai không thể gỡ ra được nên ông phải luôn bôn ba, làm việc như vậy, nếu không bôn ba, làm việc thì cái gai kia sẽ rất đau, ông không chịu đựng nổi. Xét từ những biểu hiện này của ông, từ lời ông nói, từ phản ứng của ông đối với cảnh tượng này trên đường đến Đa-mách, và cả sự ảnh hưởng của việc bị đánh gục trên đường đến Đa-mách đối với giai đoạn sau này của ông, thì trong lòng ông không có bất kỳ tín ngưỡng nào. Về cơ bản có thể xác định ông là một người không tin, người theo chủ nghĩa vô thần, quan điểm của ông chính là: “Ai lợi hại thì mình tin người đó. Ai lợi hại, có thể hàng phục mình thì mình sẽ chạy việc, bán mạng cho người đó. Ai có thể cho mình đích đến, mão triều thiên, khiến dục vọng được phúc của mình có thể được thỏa mãn thì mình sẽ đi theo người đó, sẽ đi theo đến cùng”. Đức Chúa Trời trong lòng ông là ai? Ai cũng có thể làm Đức Chúa Trời của ông, chỉ cần người đó lợi hại hơn ông, có thể hàng phục ông. Đó có phải là thực chất bản tính của Phao-lô không? (Thưa, phải.) Cho nên, cuối cùng, người mà ông tin rằng có thể đánh gục ông trên đường đến Đa-mách là ai? (Thưa, là Ðức Chúa Jêsus Christ.) “Ðức Chúa Jêsus Christ” là cái tên mà ông dùng, thực ra đấng mà ông tin là Đức Chúa Trời trong lòng mình. Đức Chúa Trời của ông ở đâu? Nếu ngươi hỏi ông: “Đức Chúa Trời của ông ở đâu? Ở trên trời sao? Ở giữa vạn vật sao? Hay là Đấng đang tể trị nhân loại?” thì ông sẽ trả lời: “Không phải, Đức Chúa Trời của tôi ở trên đường đến Ða-mách”, đó mới là Đức Chúa Trời của ông. Từ bách hại Ðức Chúa Jêsus trước đây, Phao-lô có thể chuyển sang làm việc, dâng mình, thậm chí hy sinh tính mạng cho Ðức Chúa Jêsus Christ, có thể có sự chuyển ngoặt lớn như vậy, có phải tín ngưỡng của ông đã thay đổi rồi không? Lương tâm của ông đã tỉnh thức rồi sao? (Thưa, không.) Chuyện gì đã gây ra điều đó? Rốt cuộc là điều gì đã xảy ra sự thay đổi? Là trụ cột tinh thần của ông đã thay đổi. Trước đây, trụ cột tinh thần của ông ở trên trời, là một thứ rất sáo rỗng, rất mơ hồ, nếu đổi trụ cột đó thành Đức Jêsus Christ thì ông cảm thấy Ngài quá nhỏ bé, là người bình thường, không thể làm trụ cột tinh thần của ông, còn những nhân vật tôn giáo khác đương nhiên ông lại càng không để mắt đến. Ông muốn tìm một vị có thể khiến ông tin cậy được, có thể hàng phục ông, còn có thể khiến ông được phúc, ông cảm thấy vị mà ông đụng phải trên đường đến Đa-mách là vĩ đại nhất, nên ông tin tưởng vị đó. Trong khi tín ngưỡng của ông xảy ra sự thay đổi, trụ cột tinh thần của ông cũng xảy ra sự thay đổi, nhìn từ điểm này, có phải Phao-lô thật sự tin Đức Chúa Trời không? (Thưa, không phải.) Vậy ở đây chúng ta hãy tổng kết một câu, sự mưu cầu và con đường mà Phao-lô đi bị ảnh hưởng bởi cái gì? (Thưa, bị ảnh hưởng bởi trụ cột tinh thần của ông.) Vậy nên xác định tính chất tội trạng thứ bảy của Phao-lô như thế nào? Tín ngưỡng của Phao-lô hoàn toàn là một loại trụ cột tinh thần, sáo rỗng, mơ hồ, ông hoàn toàn là người không tin, người theo chủ nghĩa vô thần. Tại sao những người theo chủ nghĩa vô thần, những người không tin như vậy lại không ra khỏi giới tôn giáo? Một mặt, trong tưởng tượng mơ hồ của ông có một vấn đề về điểm đến. Mặt khác, chính là vấn đề về việc kiếp này ông có thể có kế sinh nhai. Danh lợi, địa vị, kế sinh nhai là sự mưu cầu đời này của ông, đích đến của kiếp sau là sự ký thác tinh thần của ông, đây chính là tất cả căn nguyên và trụ cột của mọi sự mưu cầu, bộc lộ của ông cũng như con đường ông đi. Từ góc độ này có thể thấy Phao-lô là thứ gì? (Thưa, là kẻ không tin, ông tin vào một Đức Chúa Trời mơ hồ.) (Thưa, là người theo chủ nghĩa vô thần.) Nói một cách chính xác thì ông là một người theo chủ nghĩa vô thần, một người không tin, một phần tử đầu cơ trà trộn vào trong Cơ đốc giáo. Nếu ngươi chỉ nói rằng ông là người Pha-ri-si thì không phải là nói giảm nói tránh quá rồi sao? Nếu ngươi đọc thư tín mà Phao-lô viết, ngoài mặt bảo rằng “theo ý Đức Chúa Trời”, ngươi còn tưởng rằng Phao-lô xem Đức Chúa Trời trên trời là cao nhất, chẳng qua vì quan niệm của con người hoặc là vì vô tri không nhận thức được về Đức Chúa Trời, nên mới chia Đức Chúa Trời thành ba cấp bậc là Cha, Con và Đức Thánh Linh, đó là sự ngu muội của con người, là vấn đề không nghiêm trọng bởi vì giới tôn giáo đều cho là như vậy, nhưng bây giờ thông qua phân tích thì có phải là như vậy không? (Thưa, không phải.) Ngay cả sự tồn tại của Đức Chúa Trời, Phao-lô cũng không thừa nhận thì đó là một kẻ theo chủ nghĩa vô thần, người không tin, nên được xếp chung với những người theo chủ nghĩa vô thần và người ngoại đạo.
Bảy tội trạng của Phao-lô đã được tổng kết xong rồi, các ngươi hãy nói tóm tắt lại xem. (Thưa, tội trạng thứ nhất, Phao-lô xem việc mưu cầu được mão triều thiên công bình, mưu cầu được phúc là mục tiêu mưu cầu chính đáng. Tội trạng thứ hai, Phao-lô xem những thứ mình cho là đúng trong quan niệm và tưởng tượng của mình là lẽ thật, rao truyền khắp nơi, mê hoặc con người. Tội trạng thứ ba, Phao-lô xem ân tứ, tri thức là sự sống. Tội trạng thứ tư, Phao-lô phủ nhận thân phận và thực chất của Ðức Chúa Jêsus Christ, phủ nhận công tác cứu chuộc của Ðức Chúa Jêsus. Tội trạng thứ năm, Phao-lô truyền giảng: “Mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta”, ông công khai xúi giục, mê hoặc con người uy hiếp Đức Chúa Trời, kêu gào, đối đầu với Ngài. Tội trạng thứ sáu, Phao-lô cho rằng ông sống chính là Đấng Christ, phủ nhận lẽ thật mà Ðức Chúa Jêsus đã bày tỏ, dùng lời của ông thay thế lời Ðức Chúa Jêsus, khiến con người tuân thủ và thực hành. Tội trạng thứ bảy, Phao-lô xem việc tin Đức Chúa Trời như một trụ cột tinh thần, hoàn toàn là người theo chủ nghĩa vô thần, là một người không tin.) Chúng ta phân tích chi tiết như vậy về những điều này của Phao-lô, có thể khiến tất cả những người tôn sùng Phao-lô đều tỉnh ngộ, đây là chuyện có ý nghĩa. Những tâm tính, thực chất hay cách mưu cầu cá nhân mà Phao-lô thể hiện và bộc lộ ra, các ngươi cho rằng có điều gì có thể đối chiếu rõ ràng trên các ngươi? (Thưa, những thứ này con đều có.) Tội trạng thứ nhất là xem việc mưu cầu được mão triều thiên công bình và được phúc thành mục tiêu mưu cầu chính đáng, tại sao lại nói đây là sai lầm, là điều con người nên nghĩ lại, nên xoay chuyển? Phao-lô mưu cầu được mão triều thiên công bình, mưu cầu được phúc, mưu cầu vào thiên quốc, cũng chính là xem việc mưu cầu những lợi ích này là mưu cầu chính đáng, vậy trong cuộc sống hiện thực, các ngươi có những biểu hiện, bộc lộ nào giống như tình trạng này? (Thưa, đôi khi con mưu cầu làm công tác lớn, mưu cầu có cống hiến cho nhà Đức Chúa Trời, cảm thấy mưu cầu những thứ này thì đến cuối cùng sẽ được Đức Chúa Trời hoàn thiện, nghĩa là xem công tác mà mình làm, bổn phận mà mình thực hiện như một cuốn sổ công lao.) Một mặt là như vậy. Xem bổn phận mà mình thực hiện là cuốn sổ công lao thì giống như mưu cầu được mão triều thiên công chính, là cùng một loại, cùng một tình trạng. Vì điều này mà làm việc, vì điều này mà chịu khổ, mọi ngọn nguồn, động lực chịu khổ của ngươi đều là do thứ này sai khiến, nếu không có những thứ này sai khiến thì ngươi sẽ không có sức lực, sẽ hoàn toàn kiệt quệ. Còn ai nói gì nữa không? (Thưa, đem sự dâng mình và vứt bỏ đã qua, những nỗi khổ từng chịu đựng, việc bị bắt và bỏ tù, cùng những điều tương tự biến thành vốn liếng của mình, thành căn cứ và lý do để được phúc.) Đây chỉ là một cách nói, vậy tình trạng ở trong đây là gì? Gặp phải chuyện gì có thể khiến ngươi nảy sinh tình trạng như vậy? Ngươi sẽ không vô duyên vô cớ nghĩ như vậy, trong lòng ngươi không thể luôn nghĩ như vậy khi đang ăn, đang ngủ hoặc làm việc, ngươi phải biết trong những bối cảnh nào, trong tình huống nào thì ngươi nảy sinh tình trạng như vậy. Các ngươi nói đi. (Thưa, thực hiện bổn phận có chút hiệu quả thì tưởng rằng mình đã vì Ðức Chúa Trời mà bôn ba, dâng mình, càng vất vả công lao càng lớn. Giống như Phao-lô, con cảm thấy mình vì Ðức Chúa Trời mà đánh trận tốt lành, vì Ðức Chúa Trời mà lập công lao thì dã tâm và dục vọng của con xuất hiện.) Thực ra, dã tâm và dục vọng của ngươi không phải là ban đầu không có, mà là đã sớm chôn giấu trong lòng, bây giờ mới bộc lộ, tỏ lộ ra, lúc này ngươi sẽ không khiêm tốn nữa, nói chuyện cũng không dè dặt nữa, mà sẽ hung hăng càn quấy. Quan điểm sai lầm của Phao-lô chính là xuất phát điểm của tất cả mọi việc ông làm, quan điểm sai lầm trong đức tin của ông vào Ðức Chúa Trời quyết định việc xuất phát điểm làm việc của ông không đúng, chính ông không phát hiện ra còn tưởng rằng đó là chính đáng, cho nên ông đã mưu cầu dựa theo phương hướng không đúng đắn này, dẫn đến kết quả sự mưu cầu của ông từ đầu đến cuối là hoàn toàn ngược lại, không có kết quả tốt, không đạt được lẽ thật. Con người ngày nay cũng vậy, nếu quan điểm và phương hướng mà ngươi mưu cầu từ đầu đến cuối đều không đúng, nhưng ngươi vẫn xem nó là một loại phương thức mưu cầu đúng đắn, vậy thì cuối cùng thứ ngươi có được là gì? Nó có thể làm ngươi thất vọng hoặc có thể làm cho bản tính của ngươi bành trướng. Ví dụ, Ðức Chúa Trời cho ngươi một chút phúc lành đặc biệt, khiến ngươi độc hưởng một vài thứ, ngươi liền cảm thấy: “Xem này, Ðức Chúa Trời vẫn ân đãi tôi, chứng minh tất cả những gì tôi làm đã được Ngài công nhận, Ngài chấp thuận, sự trả giá và tâm huyết của tôi không phải là vô ích, Đức Chúa Trời không bạc đãi con người”. Ngươi lĩnh hội về chuyện Ðức Chúa Trời không bạc đãi con người, về phúc lành và sự chấp thuận của Ngài như vậy, thì bản thân sự lĩnh hội này vốn đã là sai lầm, lệch lạc. Hiện tại mấu chốt chính là làm sao có thể đem ý định, quan điểm và sự mưu cầu sai lầm, lệch lạc này biến thành quan điểm và tư tưởng đúng đắn, thuần túy. Chỉ có hành sự theo quan điểm và tư tưởng đúng đắn mới là thực hành lẽ thật, mới có thể khiến ngươi đạt được lẽ thật, đây là điều then chốt.
Bây giờ, thông qua việc thường xuyên nghe giảng đạo, con người bắt đầu phản tỉnh chính mình và căn cứ vào lời Ðức Chúa Trời để đối chiếu với bản thân. Họ đã bắt đầu có chút nhận thức đối với những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện bổn phận của mình, đã ý thức được về tình trạng không bình thường cũng như dục vọng xa xỉ và việc sự bại hoại bộc lộ bên trong mình, chứ không phải một chút tri giác cũng không có. Vấn đề duy nhất chính là, khi ý thức được tình trạng của mình không đúng hoặc mình có bộc lộ sự bại hoại, thì con người không có khả năng khắc chế, cũng không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, có lúc sống theo triết lý Sa-tan, không đắc tội với ai, còn cảm thấy mình không tệ, nhưng lại không có một chút thay đổi chân thực nào, cứ như vậy hồ đồ mà sống uổng phí thời gian, kết quả dù tin Ðức Chúa Trời tám năm, mười năm nhưng lại không nói ra được lời chứng trải nghiệm chân thực nào, bản thân cũng cảm thấy hổ thẹn. Vấn đề quan trọng cần giải quyết bây giờ là làm thế nào để xoay chuyển phương hướng mưu cầu sai lầm của ngươi, ngươi biết rõ con đường mưu cầu lẽ thật đúng đắn, còn cố tình muốn mưu cầu danh lợi và địa vị, vấn đề này nên xoay chuyển như thế nào mới có thể khiến ngươi đi lên con đường mưu cầu lẽ thật? Đây là vấn đề thực tế mà người tin Đức Chúa Trời phải giải quyết. Các ngươi phải thường xuyên thông công cách các ngươi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, nhìn xem ai có lời chứng trải nghiệm về việc mưu cầu lẽ thật, ai có lời chứng trải nghiệm hay thì đều nên tiếp nhận, noi theo để ngươi được lợi từ nó, để thoát khỏi sự kìm kẹp của tâm tính bại hoại. Có thể đi theo con đường mưu cầu lẽ thật không phải là chuyện đơn giản, nhất định phải nhận thức bản thân, không chỉ phải nhận thức vi phạm của mình mà quan trọng nhất là nhận thức tâm tính bại hoại của chính mình, nhận thức sở thích, mưu cầu của mình sai ở chỗ nào, có thể dẫn đến hậu quả gì, đây mới là chuyện quan trọng nhất. Đa số mọi người đều đang mưu cầu danh lợi địa vị, điều mà mỗi ngày trong lòng họ nghĩ tới là làm sao có thể trở thành lãnh đạo, làm sao có thể đạt đến mức khiến người ta xem trọng, làm sao có thể xuất đầu lộ diện, làm sao có thể sống nở mày nở mặt, những thứ này nếu như con người không thể phản tỉnh, không thấy rõ thực chất của cách sống như vậy, thì sẽ đi tiếp một cách hồ đồ, không biết qua bao nhiêu năm vấp phải trắc trở, vấp ngã mới tỉnh ngộ được, đây có phải là trì hoãn chuyện lớn như sự tiến bộ của sự sống hay không? Thấy rõ tâm tính bại hoại và con đường đã chọn của mình thì mới có thể đi trên con đường mưu cầu lẽ thật. Muốn đạt đến hiệu quả này thì việc nhận thức bản thân có phải rất quan trọng hay không? Có người không có chút nhận thức nào với bản thân, còn chuyện của người khác thì lại hiểu tận chân tơ kẽ tóc, phân định vô cùng rõ ràng, lúc họ phân định người khác, cớ sao không đối chiếu với chính mình? Nếu ngươi cứ nói người khác kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, gian trá, không thuận phục lẽ thật, mà không thấy mình cũng là người như vậy, thì phiền phức rồi. Trong mắt luôn không nhìn thấy vấn đề của mình, dù cho nghe giảng đạo về lẽ thật bao nhiêu đi nữa, nghe xong cũng hiểu, nhưng lại không đối chiếu với chính mình, cũng không muốn kiểm điểm tình trạng của mình, không thể nghiêm túc đối đãi và giải quyết vấn đề của mình, vậy thì ngươi sẽ không có lối vào sự sống. Mãi vẫn không bước vào được thực tế lẽ thật, thì cảm giác trong lòng con người có phải là hư không hay không? Con người không cảm nhận được Đức Chúa Trời đã làm những công tác nào trên mình, như thể họ không có tri giác, luôn là một trạng thái mông lung, không có phương hướng và mục tiêu mưu cầu đúng đắn, chỉ có thể mưu cầu dựa vào sở thích của mình, đi con đường của mình, giống như Phao-lô, chỉ chú trọng mưu cầu được ban thưởng, được mão triều thiên, nhưng không hề tiếp nhận lẽ thật, không thực hành lẽ thật. Nếu trong lòng ngươi luôn ở trong trạng thái mơ hồ, không có con đường mưu cầu đúng đắn, vậy ngươi nghe giảng đạo mấy năm cũng sẽ không đạt được kết quả gì, con đường thật từ trước đến nay không bén rễ trong lòng ngươi. Mặc dù ngươi có thể nói rất nhiều đạo lý, nhưng không hề giải quyết được tình trạng tiêu cực và tâm tính bại hoại của ngươi, hoặc là khi ngươi gặp phải bất kỳ khó khăn gì, đạo lý mà ngươi hiểu không giúp ngươi bước qua cái hố này, không khiến ngươi vượt qua cửa ải khó khăn này một cách thuận lợi, không khiến ngươi xoay chuyển, chỉnh đốn tình trạng của mình, không khiến ngươi sống có lương tâm tri giác, được tự do giải phóng, không bị bất cứ thứ gì kìm kẹp. Nếu ngươi chưa từng có tình trạng như vậy, thì chứng tỏ ngươi căn bản không có lối vào thực tế lẽ thật. Ngươi muốn bước vào thực tế lẽ thật, muốn hiểu lời Đức Chúa Trời, muốn đạt đến có đức tin chân thực vào Đức Chúa Trời, có nhận thức về Đức Chúa Trời và thừa nhận rằng Đức Chúa Trời thực sự tồn tại, thì ngươi phải đối chiếu lời Đức Chúa Trời với tình trạng của bản thân, sau đó tìm con đường thực hành bước vào từ trong lời Đức Chúa Trời. Có người đọc lời Đức Chúa Trời cũng muốn đối chiếu với bản thân, nhưng đối chiếu thế nào cũng không được. Ví dụ, Đức Chúa Trời vạch rõ tâm tính con người quá kiêu ngạo, nhưng họ lại cảm thấy: “Tôi rất khiêm tốn, rất khiêm nhường, đâu có kiêu ngạo”. Sự kiêu ngạo mà Đức Chúa Trời nói đến là gì? Là một loại tâm tính, chứ không phải là biểu hiện tính cách tùy tiện của ngươi, không phải ngươi nói chuyện lớn tiếng hoặc đặc biệt hung hăng càn quấy, mà là chỉ ra những thứ trong tâm tính của ngươi, nghĩa là một loại tâm tính mà đối với bất kỳ chuyện gì ngươi cũng không phục, cũng có thể xem thường, miệt thị, dửng dưng. Ngươi kiêu ngạo tự phụ, tự cho là đúng, luôn cảm thấy mình tốt, lời của ai cũng nghe không lọt tai, cho dù nghe thấy lời của lẽ thật cũng chẳng hề để ý, không xem lẽ thật ra gì, bộc lộ tâm tính bại hoại cũng không cảm thấy đó là vấn đề, còn thấy không ai bằng mình, luôn cảm thấy mình mạnh hơn hết thảy, yêu cầu người khác nghe theo mình, đây chính là người kiêu ngạo và tự nên công chính. Loại người này chính là người không có lối vào sự sống, không có thực tế lẽ thật.
Nên làm thế nào để đánh giá một người có thực tế lẽ thật hay không? Tất nhiên, chúng ta phải dựa trên lời Đức Chúa Trời để đánh giá cho chính xác. Trước hết, hãy xem ngươi có thật sự nhận thức được bản thân không, có thật sự nhận thức được tâm tính bại hoại của mình không. Ví dụ như, tâm tính của ngươi có kiêu ngạo hay không, làm việc có bộc lộ tâm tính kiêu ngạo không, nếu ngươi không biết những chuyện này thì chính là người không nhận thức được bản thân. Không nhìn thấu được tình trạng của mình, không hề nhận thức được sự bại hoại bộc lộ, nói năng và hành động vẫn không biết căn cứ vào lẽ thật, gặp phải chuyện gì cũng không biết phân định, nhìn nhận chuyện gì cũng mù quáng theo quy định, cũng không biết đúng sai, đây chính là người không hề hiểu lẽ thật. Nếu hiểu lẽ thật, ngươi có thể nhận thức được bản thân, có thể biết bản thân có tâm tính kiêu ngạo, có thể phân định tình trạng chân thực của bản thân, có sự thay đổi và hối cải chân thực và nên biết thực hành lẽ thật thế nào. Nhưng nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật, không nhận thức được mặt thực tế lẽ thật của lời Đức Chúa Trời, ngươi không phản tỉnh, đối chiếu về mặt thực chất bại hoại của con người mà Đức Chúa Trời đã vạch rõ, vậy thì ngươi mãi mãi là một kẻ hồ đồ. Chỉ có lẽ thật mới có thể khiến ngươi có sự phân định, có thể khiến ngươi phân rõ đúng sai đen trắng. Chỉ có lẽ thật mới có thể khiến ngươi trở nên thông minh, có lý tính, có sự khôn ngoan, có thể khiến ngươi phân biệt rõ ràng cái gì là điều tích cực, cái gì là điều tiêu cực. Không phân biệt rõ ràng những điều này thì ngươi sẽ mãi mãi là một người hồ đồ, tình trạng của ngươi lúc nào cũng vô tri vô giác, mơ mơ hồ hồ, người như vậy không có cách nào hiểu được lẽ thật, tin bao nhiêu năm cũng không có cách nào bước vào thực tế lẽ thật, nếu như đem sức lực phục vụ không đạt tiêu chuẩn thì chỉ có thể bị đào thải. Ví dụ, một người rất có danh vọng làm một việc, đa số mọi người đều thấy đó là việc tốt, nhưng nếu để cho người hiểu lẽ thật nhìn nhận việc này, họ sẽ có sự phân định, họ nhận định trong chuyện này ẩn giấu sự đáng ghê tởm, là đạo đức giả, là lừa gạt, che đậy, chỉ có kẻ ác, ma vương mới có thể làm ra loại chuyện này. Họ căn cứ vào điều gì mà nói như vậy? Căn cứ vào lẽ thật mà xác định tính chất cho “chuyện tốt” này. Bất kể người khác nói gì, ngươi dùng lẽ thật để đánh giá mới có thể nhìn thấu thực chất, tốt là tốt, xấu là xấu, căn cứ vào lời Đức Chúa Trời để đánh giá là hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu ngươi không hiểu lẽ thật thì vẫn có thể nảy sinh quan niệm, ngươi sẽ nói rằng: “Người ta làm việc tốt sao vẫn bị vạch trần, bị định tội? Đây không phải là đối xử công bằng với mọi người!”. Ngươi sẽ đánh giá như vậy, cơ sở để ngươi đánh giá chuyện này không phải là lẽ thật, mà là tưởng tượng trong đầu của con người. Ngươi luôn dựa vào quan niệm và tưởng tượng của con người để nhìn nhận sự việc thì mãi mãi sẽ không thấy rõ thực chất của vấn đề, chỉ có thể bị hiện tượng bề ngoài mê hoặc. Ngươi không có lẽ thật, bất luận nhìn nhận chuyện gì thì vĩnh viễn đều là trạng thái hỗn độn, mơ hồ, mờ mịt, không rõ ràng, ngươi vẫn cảm thấy ngươi có tầm nhìn, có tư tưởng, vậy thì ngươi không tự biết lấy mình rồi. Ví dụ như, Đức Chúa Trời nói người đó là kẻ ác nên bị trừng phạt, ngươi lại nói họ là người tốt và đã từng làm việc tốt, vậy lời ngươi nói không phải hoàn toàn tương phản, mâu thuẫn với lời Đức Chúa Trời sao? Đây chính là do con người không hiểu lẽ thật, không có sự phân định mà ra. Có một vài người tin Đức Chúa Trời nhiều năm cũng không hiểu lẽ thật, không nghiêm túc với bất kỳ chuyện gì, không nhìn thấu rất nhiều chuyện, còn dễ bị lãnh đạo giả, kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc. Bất kể là chuyện gì xảy đến, chỉ cần có kẻ ác quấy nhiễu thì đầu óc họ lại quay cuồng, bất tri bất giác mà đi theo và nói theo kẻ ác, đợi đến khi kẻ ác bị vạch trần, tỏ lộ thì họ mới tỉnh ngộ được, người như vậy thường sống trong trạng thái hỗn độn, thực chất chính là một người hồ đồ. Người như vậy một chút tố chất cũng không có, chẳng những không hiểu lẽ thật mà còn có thể bị mê hoặc bất cứ lúc nào, họ không có cách nào bước vào thực tế lẽ thật. Ở mỗi hội thánh đều có một bộ phận người như vậy, lãnh đạo giả làm công tác thì họ đi theo lãnh đạo giả, có kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc thì họ đi theo kẻ địch lại Đấng Christ, tóm lại, ai làm lãnh đạo thì họ đi theo người đó, họ thuộc loại người lấy gà theo gà, lấy chó theo chó, người tốt lãnh đạo thì họ đi theo người tốt, người xấu lãnh đạo thì họ đi theo người xấu, họ không có chủ kiến và lập trường của mình. Cho nên, đừng hy vọng người như vậy có thể hiểu được lẽ thật bước vào thực tế, họ có thể đem sức lực phục vụ một chút là không tệ rồi. Đức Thánh Linh công tác trên những người yêu thích lẽ thật, những ai yêu thích lẽ thật đều là người có tố chất, ít nhất có thể nghe hiểu lời Đức Chúa Trời, có thể nghe hiểu các mối thông công và giảng đạo của nhà Đức Chúa Trời, bất kể giới tôn giáo phát tán, loan truyền bao nhiêu tà thuyết và luận điệu sai lầm, bất kể thế lực tà ác địch lại Đấng Christ có phỉ báng, lên án, bách hại như thế nào, họ đều có thể xác định chắc chắn rằng lời Đức Chúa Trời phán là lẽ thật, tin rằng mối thông công, giảng đạo và lời chứng trải nghiệm của nhà Đức Chúa Trời là phù hợp với lẽ thật, là lời chứng chân thực, đây chính là có năng lực lĩnh hội. Nếu như có thể nhận thức được lời Đức Chúa Trời nói đều là lẽ thật, đều là thực tế sự sống mà con người nên có, nếu ngươi có nhận thức này, chứng tỏ ngươi đã hiểu được một ít lẽ thật. Nếu có thể tiếp nhận những lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ hoàn toàn là những điều tích cực, đều là thực tế lẽ thật, đã tin chắc, thừa nhận 100%, thì đó là người có nhận thức về công tác của Đức Chúa Trời. Có nhận thức về lẽ thật cũng không phải là chuyện đơn giản, người có Đức Thánh Linh khai sáng mới có thể đạt đến. Những người thật sự hiểu lẽ thật thì đã thừa nhận trong sâu thẳm nội tâm rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời làm đều là những điều tích cực, đều là lẽ thật, và tất cả những điều này quá quý báu đối với nhân loại. Người thật sự hiểu lẽ thật thì đều có thể nhìn thấu những thứ ở thế giới ngoại đạo đều là những thứ tiêu cực và đi ngược với lẽ thật, cho dù có nói lý luận hay hơn đi chăng nữa cũng là mê hoặc, hãm hại con người. Mọi việc Ðức Chúa Trời làm đều là những điều tích cực, đều là lẽ thật, và là sự cứu rỗi đối với con người. Tất cả những gì ma quỷ Sa-tan làm đều là những điều tiêu cực, đều là sai lầm, hoang đường, đều là mê hoặc, hãm hại con người, hoàn toàn trái ngược với những gì Đức Chúa Trời làm. Nếu có thể hoàn toàn nhìn rõ phương diện này, thì sẽ có sự phân định, nếu như còn có thể mưu cầu lẽ thật, tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, có thể nhận thức bản thân và đối chiếu với bản thân trong lời Đức Chúa Trời, đạt đến nhìn thấy chân tướng bại hoại của mình, có thể giải quyết tâm tính bại hoại mà ngươi bộc lộ trong các loại hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời bày biện cho ngươi, cuối cùng đạt đến việc không những có thể nhận thức bản thân, mà còn có thể phân định người khác, phân định ai thật lòng tin Đức Chúa Trời, ai là người không tin, ai là lãnh đạo giả, ai là kẻ địch lại Đấng Christ, ai mê hoặc con người, nếu ngươi có thể đánh giá một cách chính xác để phân định ra những thứ này, thì ngươi đã hiểu lẽ thật và có một vài thực tế. Ví dụ người thân hoặc cha mẹ của ngươi tin Đức Chúa Trời, vì làm điều ác, gây nhiễu loạn hoặc vì không hề tiếp nhận lẽ thật mà hiện giờ đã bị thanh trừ. Nhưng đối với họ, ngươi không biết phân định, không biết tại sao họ lại bị thanh trừ, trong lòng ngươi vô cùng đau khổ, và luôn oán trách rằng nhà Đức Chúa Trời không có lòng yêu thương, không công bằng với con người. Vậy thì ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, rồi căn cứ vào lời Đức Chúa Trời để đánh giá xem những người thân này rốt cuộc là loại người gì. Nếu ngươi thực sự hiểu lẽ thật thì sẽ có thể định vị họ một cách chính xác, và sẽ thấy rằng mọi điều Đức Chúa Trời làm đều đúng, và Ngài là Đức Chúa Trời công chính. Như vậy thì các ngươi sẽ không còn lời oán thán nào nữa, sẽ có thể quy phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, và sẽ không cảm thấy bất bình thay cho người thân và cha mẹ của mình nữa. Đây không phải là muốn chia rẽ quan hệ máu mủ giữa các ngươi, mà chỉ là xác định họ thuộc về loại người gì, để ngươi có phân định đối với họ và biết lý do tại sao họ bị đào thải. Nếu ngươi thật sự thấy rõ được chuyện này trong lòng mình, quan điểm của ngươi là đúng đắn và phù hợp với lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể đứng cùng một phía với Đức Chúa Trời, quan điểm nhìn nhận sự việc của ngươi sẽ hoàn toàn tương hợp với lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật, không thể căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà nhìn nhận con người, vẫn đứng trên quan hệ và góc độ xác thịt để nhìn nhận con người, thì ngươi vĩnh viễn không thể thoát khỏi mối quan hệ xác thịt này, và sẽ vẫn đối xử với họ như người thân của mình, thậm chí còn thân thiết hơn cả các anh chị em trong hội thánh. Vậy thì giữa lời Đức Chúa Trời và quan điểm, góc nhìn của ngươi trong việc đối xử với người thân sẽ nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là sự đối lập. Trong trường hợp như vậy, ngươi sẽ không thể đứng về phía Đức Chúa Trời, và còn nảy sinh quan niệm, hiểu lầm đối với Ngài. Vậy nên, con người muốn đạt được sự tương hợp với Đức Chúa Trời thì trước hết phải phù hợp với lời Đức Chúa Trời về quan điểm nhìn nhận sự việc, có thể căn cứ lời Ngài để nhìn nhận con người và sự việc, có thể tiếp nhận được rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và có thể buông bỏ quan niệm truyền thống của con người. Bất kể đối mặt với ai hay việc gì, ngươi đều có thể giữ góc nhìn và quan điểm của mình thống nhất với Đức Chúa Trời, và đều có thể đạt đến phù hợp với lẽ thật. Như vậy, quan điểm và cách ngươi đối xử với con người sẽ không còn đối địch với Đức Chúa Trời, và ngươi còn có thể đạt đến sự thuận phục và tương hợp với Ngài. Người như vậy sẽ không còn khả năng chống đối Đức Chúa Trời nữa, họ chính là người mà Ngài muốn thu phục.
Căn cứ vào lời Đức Chúa Trời để phản tỉnh bản thân, đối chiếu với các tình trạng của mình, đây là bước đầu tiên để con người bước vào thực tế lẽ thật. Nếu muốn bước vào sâu hơn thì phải mổ xẻ, nhận thức sâu hơn về tâm tính bại hoại của mình. Sau khi nhận thức được thì làm sao? Nên tìm đường để thực hành bước vào, nghiền ngẫm làm thế nào để thực hành lẽ thật và thoát khỏi tâm tính bại hoại, đây là con đường đúng đắn. Có người sau khi nhận thức được bản thân thì tiêu cực, vừa khóc vừa la nói mình bị đào thải rồi, là người đem sức lực phục vụ, là vật làm nền, ngay cả bổn phận họ cũng không muốn thực hiện nữa, đây là loại người gì? Là loại người ngớ ngẩn, là chơi xấu. Vậy giải quyết thế nào là tốt nhất? Ít nhất không được khóc, không được làm loạn, càng không được từ bỏ, cũng không được oán trách Đức Chúa Trời. Điều nên làm nhất là tìm kiếm lẽ thật, làm rõ tâm ý của Đức Chúa Trời rốt cuộc là gì, nên làm gì là có lý trí nhất, nên lựa chọn con đường nào, đây mới là điều quan trọng nhất. Con người lúc nào cũng bị ý định được phúc chi phối thì dễ mất đi lý trí nhất, người không có lý trí là người đáng thương nhất. Người lựa chọn thuận phục Đức Chúa Trời trong mọi việc, chỉ cầu mong Đức Chúa Trời hài lòng mới là người có lý trí, có lương tâm nhất. Rốt cuộc phải đối đãi và lựa chọn như thế nào khi gặp phải chuyện bị Đức Chúa Trời tỏ lộ? Nhất định phải tìm kiếm lẽ thật, tuyệt đối không được làm người hồ đồ. Ngươi trải nghiệm sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, nhìn thấy chân tướng bại hoại của chính mình, đó là chuyện tốt, vậy tại sao ngươi vẫn tiêu cực? Đức Chúa Trời tỏ lộ ngươi là để ngươi nhận thức bản thân, cũng là để cứu rỗi ngươi. Thật ra, ngươi bộc lộ tâm tính bại hoại là xuất phát từ bản tính của ngươi, chứ không phải Đức Chúa Trời muốn tỏ lộ ngươi, nếu Ngài không tỏ lộ ngươi há chẳng phải ngươi vẫn bộc lộ như thường hay sao? Khi ngươi không tin Ðức Chúa Trời và Ngài cũng không tỏ lộ ngươi, thì cái ngươi sống thể hiện ra chẳng lẽ không phải là tâm tính bại hoại của Sa-tan sao? Ngươi chính là người sống dựa vào tâm tính của Sa-tan. Đối với những chuyện này ngươi đừng kinh ngạc, đừng có bộc lộ một chút bại hoại thì sợ hãi, cho rằng mình tiêu tùng rồi, Đức Chúa Trời không cần mình nữa và tất cả những gì trước kia mình làm đều đổ sông đổ biển. Đừng kinh ngạc, người mà Ðức Chúa Trời cứu rỗi là nhân loại bại hoại, không phải người máy. Nhân loại bại hoại là gì? Là những kẻ có sự bộc lộ tâm tính bại hoại của Sa-tan, kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, không tiếp nhận lẽ thật, có thể chống đối, phản nghịch, đối địch với Ðức Chúa Trời, có thể đi theo con đường của Phao-lô. Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại như vậy. Nếu ngươi muốn tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, muốn đạt đến được cứu rỗi, thì ngươi phải đối mặt với tâm tính bại hoại tồn tại trong lòng mình, đối mặt với tâm tính bại hoại mà ngươi bộc lộ hàng ngày, và ngươi phải tìm kiếm lẽ thật, phản tỉnh bản thân, đối chiếu với lời Đức Chúa Trời, thực hành phân định, mổ xẻ và chiến đấu với tâm tính bại hoại mà ngươi bộc lộ hằng ngày. Có người chiến đấu vài lần và thất bại, thế là họ nói: “Sao mình luôn bộc lộ sự kiêu ngạo vậy nhỉ? Người khác sao lại không bộc lộ như vậy chứ?”. Thật ra ai cũng bộc lộ hết, chỉ là lúc người khác bộc lộ thì ngươi không biết, chỉ có bản thân họ biết, cũng có thể lúc họ bộc lộ thì bản thân họ cũng không biết, nhưng Đức Chúa Trời biết. Còn có một vấn đề mà con người phải nhớ, đó là Đức Chúa Trời giải quyết tâm tính bại hoại của con người, chứ không phải giải quyết cách làm của con người, điều Đức Chúa Trời ghét không phải là ý định nhất thời của ngươi khi làm một việc gì đó, hoặc là một cách làm, hoặc là việc thỉnh thoảng lười biếng và không trả giá, Đức Chúa Trời không ghét những điều này, điều Ngài ghét là tâm tính bại hoại của ngươi. Khi nào ngươi cảm thấy mình bộc lộ tâm tính bại hoại mà Đức Chúa Trời vẫn chưa sửa dạy ngươi, thì chính ngươi nên ý thức được chuyện đó. Ngươi không nên phỏng đoán liệu có phải Ngài căm ghét ngươi, đào thải ngươi rồi hay không, ngươi nên ý thức được vấn đề của mình, sau đó tìm kiếm xem nên hối cải, nên thực hành lẽ thật thế nào để có thể có sự thay đổi, đây là biểu hiện của lý trí bình thường. Trước hết, ngươi nên ý thức được rằng: “Lời nói này không có lý trí, bộc lộ sự kiêu ngạo, chuyện này bản thân mình không làm được mà còn nói khoác, đây không phải là ba hoa sao? Ba hoa, nói khoác, đây là tâm tính kiêu ngạo”. Ngươi nói mấy câu nói khoác kia thì Đức Chúa Trời sẽ không định tội, Ngài không định tội thì ngươi sẽ bỏ qua chuyện đó sao? Không thể bỏ qua, ngươi phải mổ xẻ: “Con người mình sao có thể khoác lác, ba hoa như vậy? Chuyện không làm được, hoặc là chuyện chính mình cho tới bây giờ cũng không biết có thể làm được hay không, thì sao lại nói khoác lên trước như vậy? Sao mình lại có tật xấu này?”. Đây không phải là tật xấu, tật xấu là một loại thói quen xấu bên ngoài, nói khoác là một loại bộc lộ tâm tính kiêu ngạo, là tâm tính Sa-tan chi phối ngươi sống trong tình trạng như vậy, ngươi hoàn toàn bị tâm tính chi phối. Nếu như ngươi có thể khắc chế, không bộc lộ tâm tính kiêu ngạo, vậy có thể đại diện cho việc tâm tính kiêu ngạo đã không còn sao? Nó được giải quyết rồi sao? Tuyệt đối không đơn giản như vậy. Không phải ngươi thay đổi một cách làm, bề ngoài thì quy củ, thật thà, không hung hăng càn quấy, có một phong thái rất nho nhã thì sẽ không còn kiêu ngạo, đó là ngụy trang, là sinh thêm bệnh mới trong sự kiêu ngạo, kết quả càng phiền phức hơn. Muốn giải quyết sự kiêu ngạo, giải quyết các loại tâm tính bại hoại, thì phải tìm kiếm lẽ thật trong việc thực hiện bổn phận để giải quyết, đây mới là con đường đúng đắn. Ví dụ, lãnh đạo sắp xếp cho ngươi thực hiện một bổn phận, ngươi nghe xong thì nói một cách dửng dưng: “Trước đây tôi đã từng thực hiện bổn phận về phương diện này rồi, làm những việc này dễ như trở bàn tay!”. Ngay sau đó, ngươi liền ý thức được bản thân mình bộc lộ sự kiêu ngạo, thấy ý nghĩ này không đúng, thế là ngươi nhanh chóng cầu nguyện và xoay chuyển: “Lạy Đức Chúa Trời, con lại bộc lộ sự kiêu ngạo rồi, xin Ngài tỉa sửa con, con nguyện ý làm tốt bổn phận”, đây là điều con người nên làm đầu tiên. Vậy nên đối đãi với bổn phận như thế nào? Ngươi thầm nghĩ: “Mình làm việc này là làm cho Đức Chúa Trời, làm ở trước Ngài, phải cư xử cẩn thận, không thể xảy ra sai sót, nếu để xảy ra sai sót thì rất mất mặt!”. Rồi ngươi lại ngẫm nghĩ một chút: “Không đúng, sao lại sợ mất mặt?”. Tình trạng này lại không đúng rồi, lại bắt đầu đi chệch đường rồi. Vậy làm thế nào để sửa đổi? Đi theo phương hướng nào là đúng? Điều này lại liên quan đến việc thực hành lẽ thật để giải quyết vấn đề. Ngươi phải nghĩ rằng: “Không sợ mất mặt, quan trọng là đừng gây tổn hại cho công tác của hội thánh”. Tình trạng ngươi đã xoay chuyển, nhưng ngươi lại nghĩ: “Nếu gây tổn hại cho công tác của hội thánh, lỡ bị tỉa sửa thì sao? Mặt mũi của mình biết để ở đâu?”. Tình trạng này lại không đúng rồi. Chuyện này nên giải quyết như thế nào? Trong lòng ngươi phải nghĩ: “Mình luôn không coi bổn phận ra gì, hời hợt lề mề, mà còn kiêu ngạo như vậy, thì nên bị tỉa sửa. Mình phải cầu nguyện Đức Chúa Trời, để Ngài ra tay, con người mình đúng là khó xử lý, nhưng Đức Chúa Trời là toàn năng, đối với Ngài không có chuyện gì là không thể, mình phải cậy dựa Đức Chúa Trời”. Như thế là đúng rồi, thực hành như vậy không sai đâu. Đức Chúa Trời cho ngươi một loại tài cán, cho ngươi học được một chút tri thức, ngươi học được cũng chưa chắc đã có thể làm tốt bổn phận, đây có phải là sự thật hay không? (Thưa, phải.) Kết luận này được đưa ra như thế nào? (Thưa, dựa vào trải nghiệm.) Trải nghiệm về phương diện này khiến ngươi có một bài học, cũng khiến ngươi có được một kinh nghiệm, đó là thứ Đức Chúa Trời ban cho con người, không phải là thứ mà con người vốn đã có, cũng không phải vốn liếng của con người, thứ Ngài cho thì Ngài có thể lấy đi bất cứ lúc nào. Khi Đức Chúa Trời muốn tỏ lộ ngươi, những thứ ngươi có giỏi đến mấy thì tới lúc đó cũng sẽ quên, không dùng được nữa, ngươi chẳng là gì cả. Nếu lúc đó ngươi cầu nguyện rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con chẳng là gì cả, những thứ con biết được đều là Ngài ban cho con, xin ban cho con sức mạnh. Xin ban phúc lành và dẫn dắt con, để công tác của Ngài không bị tổn hại”. Cầu nguyện như vậy có đúng không? (Thưa, không đúng.) Lúc này nên xoay chuyển như thế nào? Ngươi nói: “Lạy Đức Chúa Trời, con nguyện thuận phục sự sắp xếp của Ngài, con không thể tự cho mình là đúng, mặc dù con biết một chút, hiểu một chút về phương diện nghiệp vụ này, nhưng cũng không chắc chắn có thể làm tốt, bởi vì có tâm tính bại hoại quấy nhiễu, con dễ qua loa chiếu lệ, làm việc cẩu thả, không coi trọng bổn phận, bản thân con cũng không khống chế được, con không kiểm soát được chính mình, cầu xin Đức Chúa Trời che chở con, dẫn dắt con, con sẵn lòng thuận phục Ngài, cố gắng làm tốt, đem vinh hiển quy về Đức Chúa Trời”. Nếu ngươi làm tròn bổn phận của mình, đem công lao quy về Đức Chúa Trời tám phần, bản thân lấy hai phần thì điều này có thích hợp hay không? (Thưa, không thích hợp.) Phân chia như vậy là không có lý trí, nếu Ngài không ra tay, ngươi có thể làm tròn bổn phận hay không? Tuyệt đối không thể, bởi vì ngươi không những không có lẽ thật, mà còn có tâm tính bại hoại. Trong lòng con người bất kể tồn tại tình trạng bại hoại gì cũng phải phản tỉnh bản thân, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, tâm tính bại hoại được làm tinh sạch thì tình trạng của con người sẽ bình thường.
Đôi khi trong lòng con người sinh ra một tư tưởng, ý niệm sai lầm, trong lòng sẽ bị quấy nhiễu, sẽ luẩn quẩn trong tình trạng này, một hai ngày không thoát ra được, lúc này nên làm thế nào? Phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, trước hết phải làm rõ tư tưởng, ý niệm sai lầm này nảy sinh như thế nào, sao nó lại quấn lấy ngươi, khiến ngươi tiêu cực, chùng xuống, bộc lộ các loại phản nghịch, dáng vẻ xấu xí. Tiếp đó, ngươi phải ý thức được chuyện này là do sự xúi giục của tâm tính bại hoại, nó khiến cho Đức Chúa Trời ghê tởm. Lúc này, ngươi phải yên lặng trước mặt Đức Chúa Trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài sửa dạy con, để con học được bài học nên học. Con không sợ bị tỏ lộ, cũng không sợ mất mặt, mất thể diện, con chỉ sợ làm việc vi phạm sắc lệnh quản trị của Ngài khiến Ngài không vui”. Con đường này là đúng đắn, nhưng ngươi có vóc giạc này sao? (Thưa, không có.) Không có vóc giạc này thì không thể cầu nguyện về phương diện này sao? Nếu đã là con đường đúng đắn thì nên cầu nguyện về phương diện này. Hiện tại vóc giạc của con người nhỏ bé, phải thường xuyên đến trước mặt Đức Chúa Trời và cậy dựa Ngài, để Ngài che chở, sửa dạy nhiều hơn, đợi đến lúc vóc giạc trưởng thành, bản thân có thể gánh vác nhiều việc hơn thì Đức Chúa Trời sẽ không cần phải nhọc lòng như vậy nữa, cũng không cần luôn che chở ngươi, sửa dạy ngươi, thử luyện hoặc là chăm sóc ngươi nữa. Đây chính là chuyện của tấm lòng, Đức Chúa Trời nhìn vào tấm lòng con người, Ngài mặc kệ bên ngoài ngươi thật thà, nghe lời đến đâu, điều Ngài muốn thấy là thái độ của ngươi. Cũng có thể cả một ngày ngươi không nói câu nào, nhưng thái độ trong lòng ngươi là gì? Là “Bổn phận này giao cho tôi rồi thì tôi sẽ có trách nhiệm làm tốt nó, nhưng tôi đây phóng đãng đã quen, làm chuyện gì cũng thuận theo tính khí của mình, tôi biết tật xấu này của mình, nhưng tôi không quản được. Tôi muốn Đức Chúa Trời bày biện hoàn cảnh cho tôi, gạt những con người, sự việc, sự vật xung quanh có thể quấy nhiễu tôi, ảnh hưởng tôi thực hiện bổn phận và thực hành lẽ thật sang một bên, để tôi không sa vào cám dỗ, có thể tiếp nhận sự thử luyện của Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự sửa dạy của Ngài”. Ngươi phải có lòng cam nguyện thuận phục. Trong lòng ngươi nghĩ như vậy, Đức Chúa Trời có thể không nhìn thấy sao? Ngài có thể mặc kệ sao? Ngài đã ra tay rồi. Đôi khi ngươi cầu nguyện như vậy một, hai lần thì Đức Chúa Trời không quan tâm, khi Đức Chúa Trời thử nghiệm công trình của một người, sự thành tâm của một người, thì Ngài sẽ không lên tiếng, nhưng Ngài không lên tiếng không có nghĩa ngươi làm như vậy là sai, tuyệt đối đừng thử thách Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn thử thách Ngài và nói: “Con làm như vậy có đúng không? Ngài có nhìn thấy không?” thì thật rắc rối, tình trạng này là không đúng. Ngươi chỉ cần làm thôi, bất luận Đức Chúa Trời sửa dạy, dẫn dắt, thử luyện, hay là chỉ dẫn ngươi, ngươi cũng đừng quan tâm, ngươi chỉ cần dốc công sức vào mọi lẽ thật mà ngươi hiểu được, làm theo tâm ý của Đức Chúa Trời là được, về phần kết quả như thế nào, rất nhiều lúc không cần ngươi chịu trách nhiệm. Vậy ngươi phải chịu trách nhiệm về điều gì? Đó là làm được bổn phận mà mình nên làm, dành ra thời gian đáng dành, trả cái giá đáng trả, như thế là được rồi, hễ là chuyện liên quan đến lẽ thật thì nhất định phải kiểm điểm, nhất định phải dốc công sức để hiểu, quan trọng là đi đúng con đường mà con người nên đi là được, đây chính là điều con người nên làm. Còn việc vóc giạc của ngươi ở mức độ nào, nên trải qua những sự thử luyện, sự sửa dạy và hoàn cảnh nào, Đức Chúa Trời tể trị như thế nào, những điều này không cần ngươi quan tâm, Đức Chúa Trời sẽ ra tay. Ngươi nói: “Vóc giạc con nhỏ bé, Ngài có thể nào đừng thử luyện con không, con sợ lắm!”. Đức Chúa Trời sẽ làm như vậy sao? (Thưa, sẽ không.) Ngươi căn bản không cần phải lo lắng về điều đó. Ngươi nói: “Vóc giạc con to lớn như vậy, con tràn đầy đức tin, sao Ngài không ban cho con một chút sự thử luyện? Ngài ban cho con một chút sự thử luyện của Gióp, và tước đoạt đi tất cả những gì thuộc về con đi!”. Đức Chúa Trời sẽ không làm như vậy đâu, ngươi không biết vóc giạc của mình, nhưng Đức Chúa Trời thì biết, Ngài đã quá rõ ràng, và có thể nhìn thấy lòng của mỗi một người. Vậy con người có thể nhìn thấy lòng của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Con người không thể nhìn thấy lòng của Đức Chúa Trời, vậy con người thông qua cái gì để hiểu rõ Ngài, để phối hợp với Ngài? (Thưa, lời Đức Chúa Trời.) Là thông qua việc hiểu lời Đức Chúa Trời, làm tròn bổn phận của con người, giữ vững cương vị của con người. Bổn phận của con người là gì? Đó là việc con người nên làm, việc con người có thể làm được, đó là nhiệm vụ Đức Chúa Trời giao cho ngươi. Các nhiệm vụ được giao cho ngươi bao gồm những gì? Là nghiệp vụ ngươi quen thuộc, những gì hội thánh giao cho ngươi, những gì ngươi nên làm và những gì trong khả năng của ngươi có thể làm được, một mặt là như vậy. Mặt khác là chuyện liên quan đến lối vào sự sống, ngươi phải có thể thực hành ra lẽ thật, phải có thể thuận phục Đức Chúa Trời, ngươi chỉ cần thực hành bước vào lẽ thật, mặc kệ người ta đánh giá ngươi như thế nào hoặc Đức Chúa Trời nhìn nhận ngươi ra sao, ngươi không cần quan tâm những điều này, quan tâm những điều này là việc không cần thiết, đó không phải là chuyện ngươi nên quan tâm. Phúc, họa, tuổi thọ của con người, bất cứ việc gì con người trải nghiệm trong đời, vận thế, sự sống của con người không ai có thể cầu được, không ai có thể thay đổi, chuyện này ngươi phải nhìn thấu, đây chính là sự tể trị của Đức Chúa Trời. Đối với chuyện này trong lòng con người nhất định phải có nhận thức và lý giải rõ ràng, ngươi đừng nghĩ đến việc lo nghĩ chuyện gì thay Đức Chúa Trời, ngươi đừng nghĩ đến việc quyết định những chuyện Ngài muốn làm, ngươi chỉ cần nắm được việc mình nên làm, con đường mình nên bước vào, nên đi là được, còn về đích đến sau này của ngươi là gì thì ngươi có quản được không? (Thưa, không quản được.) Vậy làm thế nào ngươi có thể giải quyết vấn đề này? Một mặt, làm tốt những gì ngươi nên làm mỗi ngày, làm hết bổn phận mà con người nên làm, đây là sự uỷ thác của Đức Chúa Trời đối với mỗi người. Ngươi đến thế giới này, Đức Chúa Trời dẫn dắt ngươi đến hiện tại, dù là cho ngươi các loại ân tứ hay là bồi dưỡng ngươi cho ngươi một loại tài cán hoặc tài năng, thì Đức Chúa Trời đều có sự uỷ thác ở trên ngươi. Sự uỷ thác mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi rất rõ ràng, không cần Ngài trực tiếp nói với ngươi. Ví dụ như, ngươi biết tiếng Anh, thì Ngài chắc chắn có yêu cầu đối với ngươi về phương diện này, đây chính là bổn phận của ngươi, không cần Đức Chúa Trời trên trời trực tiếp nói với ngươi rằng: “Ngươi thực hiện bổn phận về phương diện phiên dịch đi, nếu ngươi không thực hiện thì Ta sẽ trừng phạt ngươi”, không cần nói như vậy, chính ngươi cũng hiểu rõ, bởi vì Đức Chúa Trời ban cho ngươi một lý trí, tư duy, tâm tư bình thường, còn có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ này, như vậy là đủ rồi. Những gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi là những gì Ngài bảo ngươi phải làm, và trong lòng ngươi rất rõ ràng về điều đó. Trong quá trình thực hiện bổn phận của mình, trong quá trình tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời, ngươi phải tiếp nhận tất cả những gì Ngài đã làm cho ngươi, bao gồm sự chỉ dẫn, chăm tưới, cung ứng tích cực cho ngươi, ví dụ như thường xuyên ăn uống lời Đức Chúa Trời, nghe giảng đạo, sống đời sống hội thánh, thông công lẽ thật, phối hợp hài hòa để thực hiện bổn phận. Mặt khác, chính là lối vào sự sống của cá nhân ngươi, đây là điều quan trọng nhất. Có người luôn muốn biết mình có sự sống hay không, có thành quả hay không, phương diện này phản tỉnh một chút cũng tốt, nhưng đừng chú trọng vào chúng. Giống như hoa màu hàng năm đều trồng, nhưng người trồng hoa màu không có một ai nói năm nay phải thu hoạch bao nhiêu, không đạt được thành quả này sẽ không sống nổi, không có ai ngu muội như vậy cả, đều là đến mùa thì gieo giống, sau đó tưới nước, bón phân, trông coi một cách bình thường thì đến mùa bảo đảm có thu hoạch. Ngươi phải giữ đức tin này, đó là đức tin chân thực đối với Đức Chúa Trời. Ngươi đừng lúc nào cũng tính toán chi li với Ngài, còn nói rằng: “Trong khoảng thời gian này con đã trả giá rồi, vậy Đức Chúa Trời có ban thưởng cho con hay không?”. Ngươi lúc nào cũng yêu cầu phần thưởng thì không được, nó giống như người làm công đến cuối tháng là bắt đầu đòi lương vậy, lúc nào cũng đòi lương thì không được, đức tin của con người quá nhỏ bé, không có đức tin chân thực đối với Đức Chúa Trời. Ngươi chỉ cần nhìn nhận chính xác con đường đi theo Đức Chúa Trời là con đường có thể được cứu rỗi, là cuộc đời chân chính, là con đường đúng đắn mà con người nên đi, là cuộc sống mà loài thọ tạo nên có, ngươi chỉ cần mưu cầu lẽ thật, mưu cầu bước vào thực tế, nghe lời Đức Chúa Trời, đi và làm theo phương hướng Đức Chúa Trời, thì sẽ không sai. Đừng bao giờ hỏi Đức Chúa Trời rằng, “Lạy Đức Chúa Trời, con đi theo Ngài đến cuối đường thì còn bao xa? Khi nào con có thể đạt đến được cứu rỗi? Khi nào con có thể đạt được phần thưởng và mão triều thiên? Khi nào thì ngày của Đức Chúa Trời sẽ đến?”. Những tình trạng này con người đều có. Đều có thì là đúng sao? (Thưa, không đúng.) Có vài người nói: “Tội ai cũng phạm thì luật pháp không xét”. Đây là lời nói sai trái, không có căn cứ, không phù hợp với lẽ thật. Mọi người đều có những tình trạng này chứng tỏ mọi người đều có tâm tính bại hoại, vậy thì đều phải giải quyết vấn đề này, đều phải qua cửa ải này. Ngươi thế nào cũng phải kiểm điểm bản thân trong lòng, đừng chú trọng xem người khác như thế nào, trong khi kiểm điểm bản thân, nếu thấy có tâm tính bại hoại thì phải xoay chuyển. Đầu óc con người rất linh hoạt, luôn luôn có tư tưởng sinh động, lúc thì nghiêng bên trái lúc thì ngả bên phải, luôn không chuyên tâm, có con đường đúng đắn mà không đi, cứ phải đi theo người khác, cứ phải theo trào lưu tà ác của thế giới mà đi chệch đường, đây chính là thực chất bản tính của con người, muốn khống chế cũng không khống chế được. Không khống chế được thì ngươi không cần khống chế nữa, những ý định và quan điểm không đúng, xuất hiện cái nào thì ngươi giải quyết cái đó, như vậy thì sự bại hoại sẽ bộc lộ càng ngày càng ít. Vậy giải quyết thế nào? Chính là bằng cách cầu nguyện, không ngừng nhận thức, xoay chuyển. Có những lúc xoay chuyển thế nào cũng không được, nó cứ xuất hiện mãi, vậy thì mặc kệ nó, ngươi nên làm gì thì làm đó, đây là biện pháp đơn giản nhất. Vậy con người nên làm gì đây? Họ nên làm tốt bổn phận, giữ vững bổn phận của mình, sự uỷ thác mà Đức Chúa Trời giao cho thì không được thoái thác, phải hoàn thành cho thật tốt. Ngoài ra, về phương diện lối vào sự sống cá nhân, trong quá trình thực hiện bổn phận, ngươi phải cố gắng hết sức để hướng tới lẽ thật, có thể bước vào đến mức độ nào thì cố gắng đến mức độ đó, cuối cùng có thể đạt đến đạt tiêu chuẩn hay không là do Đức Chúa Trời quyết định, cảm giác và quy định của con người đều không có tác dụng. Con người cũng không quyết định được số phận của mình, bản thân con người không có cách nào phán xét hành vi của mình như thế nào, kết cục cuối cùng của mình là gì, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể phán xét. Ngươi phải tin Đức Chúa Trời là công chính. Dùng lời của người ngoại đạo mà nói chính là ngươi phải dám làm dám chịu, dám đối mặt với sự thật, có thể gánh vác trách nhiệm, người có lương tâm lý trí thì nên làm tốt bổn phận và gánh vác trách nhiệm.
Con người có thể thường xuyên kiểm điểm bản thân, điều này rất quan trọng, tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời cũng rất quan trọng, ngoài ra, khi họ kiểm điểm và thấy được tình trạng, quan điểm không đúng của mình thì có thể tìm kiếm lẽ thật để xoay chuyển, bước ra khỏi nó, điều này cũng rất quan trọng. Như vậy, chẳng biết tự bao giờ, tình trạng không đúng trong ngươi sẽ càng ngày càng ít, ngươi càng ngày càng có sự phân định đối với nó, sau khi xoay chuyển thì thành phần tích cực trong ngươi càng ngày càng nhiều, độ thuần khiết trong việc thực hiện bổn phận của ngươi càng ngày càng cao. Tuy rằng bên ngoài thì cách nói chuyện và tính cách của ngươi vẫn như vậy, nhưng tâm tính sự sống lại xảy ra sự thay đổi. Làm sao nhìn ra được điều này? Đó là khi làm việc và thực hiện bổn phận, ngươi có thể dựa theo nguyên tắc lẽ thật, biết chịu trách nhiệm, thấy người khác làm việc qua loa chiếu lệ thì ngươi tức giận, đối với những thứ tiêu cực, phản diện, không chính đáng, những ảnh hưởng xấu xa từ sự bộc lộ của tâm tính bại hoại và cả những hiện tượng tà ác thì ngươi thấy ngứa mắt, càng nhìn càng ác cảm, càng ngày càng có phân định. Thấy có một vài người tin Đức Chúa Trời được thời gian rất dài, câu chữ và đạo lý thì nói rất rõ ràng, nhưng không làm việc thiết thực, không có nguyên tắc, ngươi sẽ thấy tức giận, ghê tởm. Nhất là nhìn thấy lãnh đạo và người làm công không làm công tác thực tế, luôn giảng câu chữ và đạo lý, tin Đức Chúa Trời mấy năm mà không có sự thay đổi, thì ngươi sẽ có sự phân định, còn có thể vạch trần họ, tố giác họ, nảy sinh tinh thần chính nghĩa. Ngươi không chỉ căm ghét chính mình, mà còn căm ghét những sự việc tà ác, bất chính xảy ra, điều này chứng tỏ bên trong ngươi đã xảy ra sự thay đổi. Ngươi có thể đứng ở góc độ của lẽ thật, đứng về phía Đức Chúa Trời, đứng ở góc độ của điều tích cực mà nhìn nhận và đối đãi với vấn đề, đối đãi với con người, sự vật, sự việc xung quanh, đây chính là có sự thay đổi, vậy ngươi còn cần Đức Chúa Trời đánh giá ngươi không? Không cần, tự ngươi có thể cảm giác được. Ví dụ, trước đây nhìn thấy ai đó qua loa chiếu lệ, ngươi cảm thấy: “Bình thường thôi, mình cũng như vậy, nếu họ không qua loa chiếu lệ thì lại lộ ra mình qua loa chiếu lệ”. Ai cũng qua loa chiếu lệ, do đó ngươi cảm thấy mình không tệ. Bây giờ ngươi không còn nghĩ như vậy, ngươi nghĩ: “Không được qua loa chiếu lệ nữa, công tác nhà Đức Chúa Trời quan trọng, tôi qua loa chiếu lệ đã đủ phản nghịch rồi, các anh chị em sao lại còn qua loa chiếu lệ giống tôi?”. Ngươi sẽ cảm thấy mình trước kia thật chẳng hiểu chuyện, nhìn nhận sự việc như vậy thì quá hèn hạ, đáng xấu hổ, không có cách nào ăn nói với Đức Chúa Trời, không vượt qua được cửa ải lương tâm này. Ngươi có thể có loại suy nghĩ, cảm nhận này thì chứng tỏ rằng lẽ thật, lời Đức Chúa Trời đã bén rễ trong ngươi, quan điểm nhìn nhận sự việc, tiêu chuẩn đánh giá sự vật, sự việc của ngươi đã xảy ra sự thay đổi. So với con người trước đây sống trong tâm tính bại hoại, giờ ngươi đã là loại người hoàn toàn khác, đã có sự thay đổi chân thực. Hiện tại các ngươi có chút thay đổi nào không? (Thưa, có một chút.) Bây giờ đã có chút thay đổi, nên thỉnh thoảng thấy ai qua loa chiếu lệ, không chịu thực hành lẽ thật, luôn tham hưởng an nhàn xác thịt, các ngươi cũng cảm thấy không tốt lắm. Nhưng nếu để ngươi giúp đỡ họ, hỗ trợ họ thì ngươi vẫn bị triết lý Sa-tan kìm kẹp, phát hiện vấn đề cũng không dám nói, sợ đắc tội với người khác, còn cảm thấy rằng: “Người ta đâu có chọn mình làm nhóm trưởng, mình không cần phải lo chuyện bao đồng”. Gặp phải chuyện bất chính hay sự vật, sự việc tiêu cực, ngươi không thể đứng về phía lẽ thật mà nói năng, hành động hay chịu trách nhiệm, ngươi chỉ mắt nhắm mắt mở, cảm thấy làm người như vậy là tốt lắm rồi, tránh xa chuyện thị phi, cho rằng: “Ngộ nhỡ xảy ra chút chuyện gì cũng không liên quan đến mình, mình tránh được một kiếp nạn”. Nếu còn có quan điểm như vậy, liệu ngươi có thể thực hành được lẽ thật không? Có thể có lối vào sự sống không? Trong lòng ngươi tồn tại quan điểm như vậy đồng nghĩa với việc ngươi là người không tin, không có cách nào tiếp nhận lẽ thật. Cho nên, loại quan điểm này không giải quyết thì không được. Nếu muốn có lối vào sự sống, một mặt, bản thân ngươi phải có năng lực giám sát mình. Mặt khác, chủ yếu phải tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời, một khi phát hiện trong tâm linh có sự cắn rứt, thì nên phản tỉnh bản thân, làm rõ xem sự cắn rứt này đến từ đâu. Nếu có thể cảm nhận được là Đức Chúa Trời đang dò xét, đồng thời cũng tin rằng Ngài đang dò xét, thì ngươi nên tiếp nhận sự dò xét của Ngài, luôn cảm thấy ân hận, mắc nợ Đức Chúa Trời, trong lòng bất an vì bản thân có tình trạng như vậy thì ngươi mới có thể có động lực thực hành lẽ thật và bước vào lẽ thật. Bước vào thực tế lẽ thật thì có một vài tiêu chuẩn, có biểu hiện thực tế, hiện tại các ngươi đã bước vào ở mức độ nào rồi? (Thưa, khi gặp phải hoàn cảnh thì có thể nhìn thấy rất nhiều thiếu sót ở mình, nhưng thời gian luẩn quẩn ở trong tình trạng này lại khá dài, không biết đứng ở góc độ lẽ thật để mổ xẻ, nhận thức xem ở bản thân rốt cuộc có những vấn đề nào, không có sự phân định rõ ràng đối với bản thân, nhìn không thấu chính mình, nhiều khi cũng nhìn không thấu tình trạng của người khác.) Nếu không nhìn thấu chính mình thì không thể nhìn thấu người khác, lời này là đúng. Người khác tồn tại vấn đề gì, ngươi cũng cảm thấy không liên quan đến ngươi, thực ra các tình trạng đều tương thông và giống nhau, ngươi nhìn không thấu tình trạng của mình thì sẽ không giải quyết được vấn đề của mình, càng không giải quyết được vấn đề của người khác. Khi ngươi giải quyết được vấn đề của mình rồi thì ngươi sẽ nhìn thấy rất rõ ràng vấn đề của người khác, lập tức có thể giải quyết cho họ. Muốn có lối vào sự sống, cần phải giữ vững hai điều này: một mặt là làm tốt bổn phận của mình, mặt khác, trong quá trình thực hiện bổn phận phải thường xuyên kiểm điểm bản thân, tìm kiếm lẽ thật để xoay chuyển các loại quan điểm, tư tưởng, các loại lập trường, ý định và tình trạng không đúng đắn của mình, thoát ra khỏi các loại tình trạng sai lầm. Nếu ngươi có thể có sức mạnh bước ra khỏi nó thì ngươi sẽ thắng được Sa-tan, thoát khỏi tâm tính bại hoại, như thế đã là xoay chuyển được rồi, là bước ra khỏi tình trạng tiêu cực và phản diện, không bị những tình trạng này kìm kẹp, khống chế rồi, bản thân chuyện này là một sự tiến bộ. Các ngươi phải giải quyết vấn đề này trước. Các ngươi có những tình trạng tiêu cực và phản diện nào? Có người cho rằng: “Tôi là như vậy đấy, tâm tính kiêu ngạo làm thế nào cũng không giải quyết được, dù sao Đức Chúa Trời cũng biết, phỏng chừng Đức Chúa Trời đã xác định tính chất rồi. Tôi cố gắng bao nhiêu lần vẫn vậy, tôi chính là loại này”. Ngươi luôn nhìn nhận bản thân mình không tốt, nhưng đây là một loại tình trạng tiêu cực, có chút tư tưởng bất cần, vấn đề này ngươi vẫn chưa tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, vậy tại sao ngươi lại cảm thấy mình không thể? Con người thường sống trong tình trạng như vậy, nhất thời bộc lộ sự bại hoại thì đã cho rằng mình bị xác định tính chất, mình chính là loại người này, đây là tình trạng tiêu cực, nên xoay chuyển, nên bước ra khỏi tình trạng tiêu cực này. Các ngươi còn có những tình trạng phản diện và tiêu cực nào nữa? (Thưa, thường sống trong tình trạng làm việc dựa vào ân tứ và tố chất, thiếu lối vào sự sống, tình trạng của phương diện này rất nghiêm trọng.) Con người khi làm việc dựa vào ân tứ và tố chất thì luôn dễ ganh đua với người khác: “Việc này anh có thể làm được chẳng lẽ tôi thì không? Tôi phải nỗ lực, dốc công sức, cố gắng làm chuyện này tốt hơn anh!”. Quỷ tính lại trỗi dậy rồi. Làm sao bây giờ? Khi làm việc mà trong ngươi có động cơ, ngọn nguồn này, thì ngươi đừng quan tâm nó, đó là sự bộc lộ nhất thời hoặc là ý nghĩ vô tri nhất thời, ngươi không dựa vào nó để làm việc là được. Lúc làm việc phải làm tới nơi tới chốn, nên làm như thế nào thì làm như thế đó, nếu có khó khăn thì chủ động nhìn xem người ta làm như thế nào, họ làm tốt thì ngươi hãy trao đổi, học tập họ, như vậy sẽ xoay chuyển được tình trạng không đúng này. Ngươi nghĩ như vậy, bên trong ngươi bộc lộ sự bại hoại, nhưng ngươi lại không làm như vậy, thì tâm tính bại hoại này sẽ không thực hiện được. Nếu ngươi nghĩ như vậy, cũng làm như vậy, khi làm còn làm trầm trọng thêm, vậy thì phiền phức rồi, đây là chuyện xấu, Đức Chúa Trời căm ghét tâm tính bại hoại của con người nhất đấy.
Đức Chúa Trời đối đãi với tâm tính bại hoại của con người không phải để ngươi bao bọc, che đậy, ngụy trang, mà là khiến ngươi bộc lộ, tỏ lộ ngươi, khiến ngươi nhận thức. Ngươi nhận thức được là xong chuyện sao? Không phải. Sau khi nhận thức được, ngươi biết rằng làm việc dựa vào tâm tính bại hoại là sai, đường này là đường cụt, ngươi phải đến trước mặt Đức Chúa Trời, cầu nguyện với Ngài, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, Ngài sẽ khai sáng ngươi, khiến ngươi có con đường thực hành đúng đắn. Trong lời Đức Chúa Trời có nói đến việc phải làm như thế nào, nhưng con người có tâm tính bại hoại, đôi khi không muốn làm theo lời Đức Chúa Trời, chỉ muốn làm theo ý mình, vậy Đức Chúa Trời sẽ làm gì? Ngài ban cho ngươi sự tự do và cho phép ngươi làm điều đó trước tiên. Ngươi làm và vấp phải trắc trở, cảm giác đã nhầm lẫn rồi, thế là ngươi quay đầu lại đi đến trước mặt Đức Chúa Trời mà tìm kiếm xem nên làm thế nào. Ngài phán rằng: “Trong lòng ngươi biết yêu cầu của Ta, cớ sao ngươi lại không nghe lời?”. Ngươi nói: “Vậy, xin Ngài sửa dạy con!”. Ðức Chúa Trời sửa dạy ngươi, thì ngươi lại cảm thấy đau khổ, trong lòng bèn nghĩ: “Ðức Chúa Trời không yêu thương mình, Ngài sao lại đối xử với mình tàn nhẫn như vậy? Ðức Chúa Trời chẳng có tình người”. Đức Chúa Trời phán rằng: “Thôi được rồi, Ta không làm như vậy nữa, ngươi cứ làm theo dự định của ngươi đi”. Thế là ngươi lại quay về đường cũ. Làm một vài chuyện, lại vấp phải trắc trở, và ngươi suy nghĩ: “Làm như vậy không thích hợp rồi, mình phải quay đầu lại, phải nhận tội, mình mắc nợ Đức Chúa Trời”. Ngươi lại đến trước mặt Ngài cầu nguyện, tìm kiếm, nhận thức được Đức Chúa Trời nói đúng, vậy là làm theo lời Đức Chúa Trời nói. Trong lúc làm, ngươi lại cảm thấy: “Làm như thế này có vẻ không giữ được thể diện, hay là chú ý đến thể diện trước đi”. Như thế là vừa phiền toái, vừa làm chưa đạt yêu cầu. Cứ lặp đi lặp lại, giằng co nhiều lần như vậy, nếu như con người biết phản tỉnh bản thân, thì lúc nào cũng có thể phát hiện sự sai lệch của mình, phản tỉnh và nhận thức tâm tính bại hoại của mình, tìm kiếm lẽ thật lần nữa để giải quyết, trong lúc trải nghiệm như vậy, thì vóc giạc cũng đang không ngừng tiến bộ. Người có tâm, người sẵn lòng thực hành lẽ thật, yêu thích những điều tích cực thì thất bại, trở ngại của họ sẽ càng ngày càng ít, thành phần thuận phục Đức Chúa Trời sẽ càng ngày càng nhiều, thành phần yêu thích lẽ thật cũng càng ngày càng nhiều. Cho nên, trong quá trình ngươi trải nghiệm, thực hành lẽ thật, dù có thất bại, có phản nghịch thì Đức Chúa Trời vẫn chấp thuận, Ngài không nhìn vào những chuyện này. Đức Chúa Trời sẽ không vì ngươi nhất thời không nghe lời mà không bao giờ cần ngươi nữa, đẩy ngươi xuống địa ngục, tuyên án tử hình cho ngươi, Đức Chúa Trời không làm như vậy. Trong thời gian Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, tại sao lại nói rằng Đức Chúa Trời là tình yêu thương cực kỳ lớn lao? Tình yêu thương của Ngài biểu hiện ở đây, biểu hiện ở sự khoan dung, nhẫn nại của Ngài đối với con người, tức là Ngài luôn khoan dung với ngươi, nhưng không phải nuông chiều ngươi. Khoan dung tức là Ngài biết vóc giạc của con người, biết bản năng của con người, biết con người trong những hoàn cảnh nào thì có sự bộc lộ ra sao, vóc giạc con người có thể đạt đến mức độ nào, Đức Chúa Trời cho phép ngươi bộc lộ, cho ngươi một phạm vi, khi ngươi quay đầu thật lòng hối cải, Ngài sẽ thu nhận, hơn nữa Đức Chúa Trời cũng chấp nhận sự thành tâm hối cải này của ngươi. Vì vậy, khi ngươi quay đầu lại và hỏi Ngài rằng ngươi làm như thế có đúng hay không, Ngài sẽ tiếp tục nói cho ngươi biết, cho ngươi câu trả lời, và Đức Chúa Trời sẽ không ngại phiền hà mà nói cho ngươi biết ngươi làm như vậy là đúng, khiến ngươi đạt được sự chứng thực. Nhưng khi ngươi nuốt lời, nói rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con không muốn làm như vậy, làm như vậy con không được lợi, con không vui, trong lòng không thoải mái, con cảm thấy vẫn phải làm theo ý con, làm như vậy con mới có chút thể diện, mới vẻ vang khắp nơi, chuyện gì cũng được hài lòng, con phải thỏa mãn dục vọng cá nhân trước đã”. Đức Chúa Trời phán: “Ngươi có thể làm chưa đạt yêu cầu, nhưng làm chưa đạt yêu cầu thì cuối cùng người chịu thiệt chính là ngươi, không phải Đức Chúa Trời”. Trong thời gian Đức Chúa Trời cứu rỗi ngươi, có lúc Ngài cho phép ngươi tùy hứng như vậy, đấy là sự bao dung của Ngài, cũng là lòng thương xót của Ngài đối với ngươi. Thế nhưng, con người không thể nhìn thấy lòng thương xót của Đức Chúa Trời thì liền buông thả, coi sự nhẫn nại và khoan dung của Đức Chúa Trời là một loại vô năng, hoặc là một loại lý do để con người có thể phản nghịch Đức Chúa Trời, không nghe lời Ngài, đây là sự phản nghịch, là sự tà ác của con người, con người phải thấy rõ chuyện này. Sự bao dung và nhẫn nại của Đức Chúa Trời đối với ngươi kéo dài vô thời hạn, nếu ngươi có thể lĩnh hội được sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời thì tốt. Không phải Đức Chúa Trời không thể dùng phương thức cực đoan cứu rỗi ngươi, mà ngươi phải hiểu rằng Ngài làm việc có nguyên tắc, Ngài làm việc có nhiều loại phương thức, nhưng Ngài không áp dụng phương thức cực đoan. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời khiến ngươi trải nghiệm đủ loại gian khổ, trải nghiệm đủ loại trắc trở, hoạn nạn, còn phải trải qua rất nhiều thất bại, cản trở, cuối cùng trong quá trình trải nghiệm những chuyện này Ngài khiến cho ngươi phát hiện ra rằng lời Ngài nói đều đúng, đều là lẽ thật, đồng thời cũng khiến ngươi phát hiện được những điều ngươi cho là, những quan niệm, tưởng tượng, tri thức, triết lý, triết học của chính mình, và cả những thứ học được ở đời, những điều cha mẹ dạy dỗ đều là sai lầm, những thứ này không thể dẫn dắt ngươi đi trên con đường nhân sinh đúng đắn, không thể dẫn dắt ngươi hiểu được lẽ thật và đến trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu ngươi vẫn sống bằng những điều này, thì ngươi đang đi trên con đường thất bại, tức là con đường chống đối và phản bội Đức Chúa Trời, cuối cùng Ngài sẽ cho ngươi thấy rõ chuyện này. Quá trình này đối với ngươi mà nói, là điều nhất định phải trải nghiệm, chỉ có trải nghiệm như vậy mới có thể đạt được hiệu quả, nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, đây cũng là chuyện làm cho Ngài đau lòng. Bởi vì con người có sự phản nghịch, có tâm tính bại hoại, phải chịu một vài đau khổ, phải trải nghiệm những trắc trở này, nếu không chịu những đau khổ này thì không thể được làm cho tinh sạch. Nếu một người thực sự có lòng yêu mến lẽ thật, thực sự sẵn lòng tiếp nhận mọi phương thức cứu rỗi của Đức Chúa Trời, sẵn sàng trả cái giá đó, thì không cần phải chịu nhiều đau khổ như vậy. Thực ra Đức Chúa Trời cũng không sẵn lòng để cho con người chịu nhiều đau khổ như vậy, không sẵn lòng để con người trải qua nhiều vấp ngã, trắc trở như vậy, nhưng con người quá phản nghịch, không sẵn lòng nghe lời và thuận phục, không đi lên được con đường đúng đắn hay đường tắt, chỉ biết đi theo con đường của mình, chỉ biết phản nghịch, chống đối Đức Chúa Trời. Con người chính là thứ bại hoại, chỉ khi Đức Chúa Trời giao con người cho Sa-tan, đặt con người vào trong các loại hoàn cảnh, không ngừng tôi luyện họ, khiến họ từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, nhận thức được thực chất của đủ thứ tà ác, sau đó con người quay đầu lại lần nữa mới phát hiện lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, mới thừa nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, Đức Chúa Trời mới là thực tế của mọi điều tích cực, mới là một Đấng thật sự yêu thương, bận lòng về con người và có thể cứu rỗi con người. Đức Chúa Trời không muốn con người chịu nhiều đau khổ như vậy, nhưng con người quá phản nghịch, họ sẵn lòng đi đường vòng, sẵn lòng chịu những đau khổ này, không còn cách nào khác, Đức Chúa Trời chỉ đành đưa con người vào trong các loại hoàn cảnh để không ngừng tôi luyện họ. Vậy cuối cùng con người phải tôi luyện tới mức độ nào? Tôi luyện đến mức ngươi nói rằng: “Các loại hoàn cảnh tôi đều đã trải qua rồi, giờ tôi mới thấy rõ rằng ngoại trừ Đức Chúa Trời ra, không có bất kỳ con người, sự vật, sự việc nào có thể khiến tôi hiểu được lẽ thật, có thể khiến tôi hưởng thụ được lẽ thật, có thể khiến tôi bước vào thực tế lẽ thật. Chỉ khi ngoan ngoãn thực hành theo lời Đức Chúa Trời, ngoan ngoãn giữ vững cương vị của con người, giữ vững địa vị và bổn phận của loài thọ tạo, ngoan ngoãn tiếp nhận sự tể trị, an bài của Đức Chúa Trời, không còn bất kỳ lời oán trách nào, không còn dục vọng xa xỉ nào đối với Đức Chúa Trời, có thể ở trước mặt Đấng Tạo Hóa thuận phục một cách thực sự, mới là người thực sự thuận phục Đức Chúa Trời”. Đạt đến mức độ này thì con người sẽ thực sự phủ phục trước mặt Đức Chúa Trời, Ngài sẽ không cần bày biện bất kỳ hoàn cảnh nào để bắt ngươi trải nghiệm nữa. Vậy các ngươi sẵn lòng đi con đường nào? Ý nguyện chủ quan của con người đều là không sẵn lòng chịu khổ, không sẵn lòng trải nghiệm trắc trở, thất bại, gian truân khốn khó, mưa gió bão bùng, nhưng không còn cách nào khác, vì con người có bản tính Sa-tan, họ quá phản nghịch, tư tưởng và quan điểm của họ quá phức tạp, mỗi ngày trong lòng ngươi đều mâu thuẫn, tranh đấu, quay cuồng, ngươi hiểu được ít lẽ thật, lối vào sự sống lại nông cạn, không có năng lực thắng được những quan niệm, tưởng tượng của xác thịt và tâm tính bại hoại, ngươi chỉ có thể áp dụng phương thức quen thuộc của con người, liên tục trải nghiệm thất bại, thăng trầm, chịu đựng đủ mọi khó khăn rèn luyện trong đó, quay cuồng trong chốn bùn lầy. Cuối cùng quay cuồng đến một ngày, ngươi nói: “Tôi mệt rồi, tôi chán ghét rồi, tôi không sẵn lòng sống như vậy nữa, không sẵn lòng trải nghiệm những thất bại đó nữa, tôi muốn đi tới trước mặt Đấng Tạo Hóa một cách ngoan ngoãn, Ngài nói như thế nào thì tôi nghe như thế đó, làm theo lời Ngài, đây mới là con đường nhân sinh đúng đắn”. Chỉ đến ngày ngươi hoàn toàn nhận thua, chịu phục, ngươi mới có thể đi đến trước mặt Đức Chúa Trời. Từ trong chuyện này, có phải ngươi đã nhận thức được một chút về tâm tính của Đức Chúa Trời hay không? Thái độ của Ngài đối với con người là gì? Đức Chúa Trời làm gì cũng đều hy vọng điều tốt cho con người, bất kể Ngài sắp đặt hoàn cảnh gì, bắt ngươi làm gì thì Ngài đều hy vọng nhìn thấy kết quả tốt nhất. Ví dụ, ngươi trải nghiệm một chuyện, gặp phải thất bại và trắc trở, Đức Chúa Trời không mong muốn nhìn thấy ngươi thất bại thì nản lòng, cho rằng mình tiêu tùng rồi, bị Sa-tan bắt đi thì cam tâm đọa lạc, từ đó về sau không gượng dậy nổi, tinh thần sa sút, Đức Chúa Trời không mong muốn nhìn thấy kết quả này. Vậy điều Ngài mong muốn nhìn thấy là gì? Mặc dù ngươi thất bại trong chuyện này, nhưng ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật để phản tỉnh bản thân, tìm ra nguyên nhân thất bại, tiếp nhận bài học từ thất bại này, ghi nhớ thật lâu, biết làm như vậy là không đúng, thực hiện theo lời Đức Chúa Trời mới là đúng, nhận thức được rằng: “Con người mình không tốt, mình có tâm tính bại hoại của Sa-tan, có sự phản nghịch, mình còn xa lắm mới nên người công chính mà Đức Chúa Trời nói đến, mình không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời”. Ngươi thấy rõ sự thật này, nhận thức được chân tướng của chuyện này. Thông qua thất bại lần này ngươi đã hiểu chuyện, đã trưởng thành, đây là điều Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy. Trưởng thành có nghĩa là gì? Có nghĩa là Đức Chúa Trời có thể đạt được ngươi, ngươi có thể được cứu rỗi, có thể bước vào thực tế lẽ thật, ngươi đi trên con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, Ngài mong muốn nhìn thấy con người đi trên con đường đúng đắn. Đức Chúa Trời lao tâm khổ tứ làm việc, đây đều là tình yêu thương giấu kín, nhưng con người thường không thể lĩnh hội được. Họ bụng dạ hẹp hòi, luôn nhỏ nhen, tạm thời không hưởng thụ được ân điển và phúc lành của Đức Chúa Trời thì oán trách, tiêu cực, giận dỗi Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời không tính toán với họ, Ngài sẽ coi ngươi là đứa trẻ không hiểu chuyện, không nghiêm túc với ngươi. Ngài sẽ bày biện hoàn cảnh cho con người khiến họ biết làm thế nào để đạt được ân điển, phúc lành, còn muốn khiến con người hiểu được ân điển đối với họ mà nói có nghĩa là gì, họ có thể rút ra được điều gì từ trong chuyện này. Ví dụ, ngươi thích ăn một thứ gì đó, Đức Chúa Trời nói rằng ăn nhiều thứ đó không tốt cho sức khoẻ, ngươi không nghe, nhất định muốn ăn, Đức Chúa Trời cho ngươi tự do lựa chọn, kết quả là ngươi ăn xong thì bị bệnh. Ngươi trải nghiệm rồi thì sẽ phát hiện, vẫn là lời Đức Chúa Trời nói đúng, mọi lời Ngài nói đều chân thực, ngươi phải thực hành theo lời Ngài, đó mới là con đường đúng đắn. Những trắc trở, thất bại và đau khổ mà con người trải qua đã trở thành điều gì? Một mặt, ngươi lĩnh hội được sự lao tâm khổ tứ của Đức Chúa Trời. Mặt khác, chúng khiến ngươi tin tưởng và xác nhận rằng lời Ðức Chúa Trời là đúng đắn, thực tế, đức tin của ngươi vào Ðức Chúa Trời càng tăng lên. Mặt khác nữa, thông qua trải nghiệm thất bại này, ngươi nhận thức được tính chân thực và chính xác của lời Đức Chúa Trời, thấy rằng lời Ngài là lẽ thật, hiểu được nguyên tắc thực hành lẽ thật. Cho nên, đối với con người mà nói, trải nghiệm thất bại là chuyện tốt, nhưng đồng thời cũng là chuyện đau khổ, nó là một loại tôi luyện đối với con người. Nhưng nếu cuối cùng loại tôi luyện này khiến ngươi có thể quay về trước mặt Đức Chúa Trời, có thể hiểu được lời Ngài, tự đáy lòng tiếp nhận lời Đức Chúa Trời như lẽ thật và đạt đến có nhận thức về Đức Chúa Trời, vậy việc ngươi trải nghiệm những tôi luyện, trắc trở và thất bại này không hề uổng phí, đó là kết quả mà Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy. Nhưng có một vài người nói: “Nếu Đức Chúa Trời đã khoan dung với con người như vậy, thế thì tôi sẽ phóng đãng, tùy tiện mà làm, thích sống như thế nào thì sống như thế đó”. Như vậy có được hay không? (Thưa, không được.) Những gì loài thọ tạo nên làm là thực hành theo con đường đúng đắn mà Đức Chúa Trời chỉ ra, không nghiêng không lệch. Nếu như không thể hoàn toàn đạt đến hợp tâm ý Đức Chúa Trời, vậy chỉ cần không đi ngược với lẽ thật, có thể tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời là được, đây là tiêu chuẩn thấp nhất. Nếu ngươi đi chệch khỏi lẽ thật, không cầu nguyện cũng không tìm kiếm, thì ngươi đang cách quá xa Đức Chúa Trời và đang rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Ngươi cách quá xa Đức Chúa Trời, không còn thực hiện bổn phận của mình trong hội thánh, đã rời khỏi nơi Đức Chúa Trời làm công tác cứu rỗi con người, Đức Thánh Linh không làm việc nữa, vậy thì ngươi không có cơ hội nữa, chưa nói đến việc được cứu rỗi, tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với ngươi mà nói chỉ còn là một lời nói suông.
Tin Đức Chúa Trời thì trước hết phải hiểu rõ Ngài, hiểu được tâm ý của Ngài, thái độ của Ngài đối với con người là gì. Thông qua những điều này ngươi sẽ biết được rốt cuộc lẽ thật mà Đức Chúa Trời muốn ngươi hiểu và bước vào là gì, hiểu được con đường ngươi nên đi là gì. Sau khi hiểu được thì ngươi phải cố gắng hết sức phối hợp với những gì Ngài muốn làm, muốn đạt được trên ngươi. Nếu như ngươi quả thực không phối hợp được, đã sức cùng lực kiệt, vậy thì cũng không còn cách nào, Đức Chúa Trời không ép con người. Thế nhưng hiện tại con người chưa hề dùng hết sức lực của mình. Đối với việc thực hành lẽ thật, ngươi không dùng hết sức lực, đối với việc có được phúc lành và được mão triều thiên của sự công chính thì ngươi lại dùng hết sức lực, như vậy là đã lệch khỏi con đường đúng đắn rồi. Ngươi phải dùng sức lực để thực hành lẽ thật, phối hợp với sứ mạng và bổn phận mà Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, toàn tâm trả giá, dâng mình cho việc này, như thế là hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không để ý đến những người thực hiện bổn phận nhưng không chuyên tâm vào việc chính đáng, nhưng Ngài không để ý không có nghĩa là Ngài làm việc không có nguyên tắc. Đức Chúa Trời không để ý chứng tỏ Ngài có sự khoan dung, bao dung, nhẫn nại. Ngài biết con người sống một đời này phải trải nghiệm những chuyện gì, loài thọ tạo này có thể làm được những gì, không làm được những gì, loại người nào ở độ tuổi nào có thể làm được và làm không được những gì. Đức Chúa Trời hiểu rõ những chuyện này nhất, hiểu rõ hơn con người rất nhiều. Thế nhưng, ngươi không thể bởi vì Ngài hiểu rõ mà nói rằng: “Vậy Đức Chúa Trời cứ tùy tiện mà làm, còn tôi không cần phải suy nghĩ gì nữa, cả ngày chỉ ngồi chờ bánh từ trên trời rơi xuống là xong việc, có Đức Chúa Trời làm là được rồi”. Con người phải cố hết sức mà phối hợp trong trách nhiệm của mình, trong những gì mình nên làm và nên bước vào, trong những việc bản năng con người có thể làm được. Cố hết sức mà phối hợp là gì? Nghĩa là ngươi phải tiêu tốn thời gian, sức lực, chịu khổ và trả giá trong việc thực hiện bổn phận. Có lúc ngươi phải chịu chút tổn thất về thể diện, hư vinh và lợi ích của mình, cũng phải hoàn toàn buông bỏ sự mong chờ về đích đến và dục vọng được phúc của mình. Những thứ nên buông bỏ thì ngươi phải buông bỏ. Ví dụ, khi Đức Chúa Trời phán: “Đừng ham mê hưởng thụ xác thịt, chuyện đó không có lợi cho sự tiến bộ sự sống của ngươi”, ngươi lại không thuận phục được, sau khi trải nghiệm một vài thất bại, ngươi liền cảm thấy: “Đức Chúa Trời nói đúng, tại sao mình không thể thực hành được, không thể chống lại xác thịt được? Mình không thể thay đổi được sao? Có phải Đức Chúa Trời cũng nhìn nhận mình như vậy, có phải Ngài sẽ không cứu rỗi mình hay không? Vậy thì mình sẽ bất cần, làm một kẻ đem sức lực phục vụ, đem sức lực phục vụ đến cùng là xong chuyện”. Như vậy có được không? (Thưa, không được.) Con người thường rơi vào tình trạng như vậy, hoặc là chỉ mưu cầu được phúc, được mão triều thiên, hoặc là sau khi trải qua vài lần thất bại và cảm thấy mình không ổn thì cho rằng Đức Chúa Trời đã quy định về mình rồi, như thế là sai lầm. Nếu ngươi có thể xoay chuyển kịp thời, hồi tâm chuyển ý, buông bỏ những việc ác mà ngươi đã làm, quay về trước Đức Chúa Trời để hối cải và nhận tội với Ngài, thừa nhận những gì ngươi đã làm và con đường ngươi đi là sai, thừa nhận những thất bại của ngươi, sau đó thực hành theo con đường mà Đức Chúa Trời đã chỉ cho ngươi, bất kể ngươi có bao nhiêu sự ô tạp thì cũng đừng từ bỏ việc mưu cầu lẽ thật, thì đó mới là đúng. Trong quá trình trải nghiệm sự thay đổi tâm tính để đạt đến được cứu rỗi, con người phải đối mặt với đủ loại khó khăn. Ví dụ như khó khăn không thể thuận phục hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt, còn có các loại tư tưởng, quan điểm, tưởng tượng, tâm tính bại hoại của bản thân, và cả tri thức, ân tứ hoặc là các loại khó khăn, tật xấu của bản thân, ngươi phải chiến đấu với các loại khó khăn đó. Đợi đến khi ngươi giải quyết xong mọi khó khăn, mọi tình trạng rồi, cuộc chiến trong tâm linh đã kết thúc rồi, ngươi sẽ có thực tế lẽ thật, không còn bị trói buộc nữa, ngươi sẽ được tự do và giải phóng. Trong quá trình này, có một vấn đề mà con người thường phải đối mặt, chính là khi không phát hiện ra vấn đề của mình thì cảm thấy mình tốt hơn tất cả mọi người, dù ai không thể được phúc thì mình cũng có thể được phúc, giống như Phao-lô vậy. Đợi đến khi phát hiện ra khó khăn của mình thì họ lại cảm thấy mình chẳng là gì cả, mình tiêu tùng rồi, luôn là hai thái cực thế này. Ngươi phải giải quyết cả hai thái cực này và phải đạt đến sự cân bằng mới được. Khi ngươi đối mặt với khó khăn, cho dù ngươi đã ý thức được vấn đề này chính là thứ bệnh chết người, rất khó giải quyết, nhưng ngươi cũng có thể đối mặt một cách đúng đắn, đến trước Đức Chúa Trời cầu xin Ngài giúp ngươi giải quyết, thông qua việc tìm kiếm lẽ thật, tích tiểu thành đại, gặm nhấm nó từng chút một, xoay chuyển tình trạng. Ngươi phải hối cải với Đức Chúa Trời, ngươi hối cải rồi thì chứng tỏ rằng ngươi có lòng tiếp nhận lẽ thật, có thái độ thuận phục, có hy vọng đạt được lẽ thật. Nếu như giữa chừng lại xuất hiện khó khăn gì thì cũng đừng sợ, hãy nhanh chóng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cậy dựa Ngài. Đức Chúa Trời đang âm thầm nhìn ngươi, chờ đợi ngươi. Chỉ cần ngươi không rời khỏi nơi chốn, dòng chảy và phạm vi công tác quản lý của Đức Chúa Trời thì ngươi sẽ có hy vọng, tuyệt đối không được từ bỏ. Nếu như là sự bộc lộ tâm tính bại hoại bình thường, thì chỉ cần ngươi có thể nhận biết, có thể tiếp nhận lẽ thật, có thể thực hành lẽ thật, thì đến một ngày nào đó những vấn đề này đều có thể được giải quyết, ngươi phải có đức tin này. Đức Chúa Trời là lẽ thật, ngươi còn sợ không giải quyết được chút vấn đề kia của mình sao? Những thứ này đều có thể được giải quyết, vậy ngươi còn tiêu cực cái gì? Đức Chúa Trời không từ bỏ ngươi, tại sao ngươi lại muốn từ bỏ chính mình? Ngươi không nên từ bỏ, không nên tiêu cực, mà nên đối mặt với nó một cách đúng đắn. Ngươi phải biết quy luật bình thường của lối vào sự sống, có thể coi sự bộc lộ và biểu hiện của tâm tính bại hoại, cũng như những lúc tiêu cực yếu đuối, mơ hồ là chuyện bình thường. Quá trình thay đổi tâm tính dài đằng đẵng và lặp đi lặp lại, thấy rõ được điểm này thì ngươi sẽ có thể đối mặt một cách đúng đắn. Có khi sự bộc lộ tâm tính bại hoại của ngươi sẽ rất nghiêm trọng, khiến người ta nhìn thấy đều ghê tởm, chính ngươi cũng sẽ căm ghét mình. Hoặc là có khi vì quá phóng đãng mà ngươi sẽ bị sửa dạy, nếu vậy thì cũng đừng sợ, chừng nào Đức Chúa Trời còn sửa dạy ngươi, chừng nào Ngài vẫn chăm sóc và bảo vệ ngươi, vẫn hoạt động trong ngươi và luôn ở cùng ngươi, thì điều này chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời không từ bỏ ngươi. Ngay cả khi có những lúc ngươi cảm thấy Đức Chúa Trời đã rời bỏ ngươi, và rằng ngươi đã chìm trong bóng tối, đừng sợ hãi: chừng nào ngươi vẫn còn sống và không ở trong địa ngục, thì ngươi vẫn có một cơ hội. Tuy nhiên, nếu ngươi giống như Phao-lô, ngoan cố đi con đường địch lại Đấng Christ, và cuối cùng chứng thực rằng sống là Đấng Christ, thì tất cả kết thúc đối với ngươi. Nếu có thể tỉnh ngộ thì ngươi vẫn còn cơ hội. Ngươi có cơ hội gì? Đó là ngươi có thể đến trước Đức Chúa Trời, và vẫn có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tìm kiếm, thưa rằng: “Đức Chúa Trời hỡi! Xin khai sáng cho con hiểu được khía cạnh này của con đường thực hành, và khía cạnh này của lẽ thật”. Chừng nào ngươi còn là một trong những người đi theo Đức Chúa Trời, thì ngươi có hy vọng được cứu rỗi, và sẽ có thể đi được đến cùng. Những lời này có đủ rõ ràng không? Ngươi vẫn có khả năng tiêu cực không? (Thưa, không tiêu cực.) Khi mọi người hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, con đường của họ là một con đường rộng lớn. Nếu họ không hiểu tâm ý của Ngài, thì nó hẹp, có bóng tối trong lòng họ, và họ không có con đường để bước đi. Những người không hiểu lẽ thật thì như sau: họ là những người đầu óc hẹp hòi, họ luôn bới lông tìm vết, và họ luôn than oán và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Kết quả là họ càng đi xa thì con đường của họ càng biến mất. Trên thực tế, người ta không hiểu Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời đối xử với con người như họ tưởng tượng, thì loài người đã bị hủy diệt từ lâu rồi.
Bảy tội trạng này của Phao-lô là sự bộc lộ điển hình của nhân loại bại hoại, chỉ có điều Phao-lô là nghiêm trọng nhất, thực chất bản tính của ông đã được xác định tính chất, ông chính là người như vậy, nhưng những thứ của tâm tính bại hoại này là điểm chung của nhân loại bại hoại, có trên mỗi người, ở những mức độ khác nhau. Những tình trạng này đều xuất phát từ tâm tính bại hoại, mặc dù ngươi không phải là loại người như Phao-lô, nhưng ngươi có những tâm tính bại hoại này, chỉ là ngươi không biểu hiện nghiêm trọng như Phao-lô mà thôi. Hiện tại, trong mắt Đức Chúa Trời, tình trạng của hầu hết các ngươi đều thuộc về sự bộc lộ của tâm tính bại hoại, nhưng chuyện của Phao-lô không chỉ là bộc lộ tâm tính bại hoại, mà ông đi theo con đường chống đối Đức Chúa Trời, có chết cũng không hối cải. Ông là người bị kết án, bị định tội, ông là người có bản tính ma quỷ, nếu có bản tính ma quỷ thù hận lẽ thật thì ông vô phương cứu chữa rồi. Các ngươi sau đó hãy đem những nội dung này thông công lần nữa và đối chiếu với bản thân, mục đích chính là nhận thức tính nghiêm trọng của những sai lầm mà Phao-lô đã phạm phải, sau đó khai quật ra những tình trạng bại hoại tương tự như Phao-lô, rồi lần lượt giải quyết nó. Mục đích của việc giải quyết những tâm tính bại hoại này là để con người có thể sống ngày càng có hình tượng giống con người, ngày càng tương hợp với Đức Chúa Trời. Chỉ khi giải quyết được những tâm tính bại hoại này, con người mới có thể thực sự đến trước mặt Đức Chúa Trời và tương hợp với Ngài, mới có thể trở thành một loài thọ tạo chân chính khiến Đức Chúa Trời thấy hài lòng. Các ngươi có biết đối chiếu không? (Thưa, phương diện này còn tương đối hạn chế.) Điều mà các ngươi thiếu nhất chính là lẽ thật, lẽ thật mới là điều các ngươi nên bước vào. Hiện tại bên trong các ngươi có không ít thứ, nhưng những thứ bại hoại, tiêu cực chiếm phần nhiều, các ngươi có một số tri thức sai lầm, lòng dạ lại quá hẹp hòi, các ngươi luôn có tư tưởng giao dịch, đổi chác. Những thứ tiêu cực trong các ngươi quá nhiều, làm không tốt cũng tiêu cực, gặp khó khăn cũng tiêu cực, thấy Đức Chúa Trời làm việc không hợp ý mình thì nảy sinh cảm xúc tiêu cực, chống đối, đối đầu; làm việc có chút thành quả thì đắc ý đến quên mất bản thân, kiêu ngạo đến nỗi không biết trời cao đất dày, cảm thấy mình cao hơn ai hết, muốn đổi chác mão triều thiên, phần thưởng với Đức Chúa Trời, dám công khai phóng túng. Tóm lại, những tình trạng này đều giống với tình trạng của Phao-lô, đều là chuyện mà Đức Chúa Trời ghê tởm.
Chúng ta hãy tổng kết, xác định tính chất bảy tội trạng của Phao-lô. Đến cuối cùng, ông lại trở thành đối tượng bị trừng phạt, vậy kết cục mà Đức Chúa Trời quy định cho ông có phải chỉ dựa vào một trong những tội trạng đó mà quyết định không? (Thưa, không phải.) Tổng hợp những điều này lại thì ông nên có kết cục, kết quả như vậy. Sự thật ở ngay trước mắt, không thể phủ nhận. Nếu trong các ngươi có người đi theo con đường của Phao-lô từ đầu đến cuối, có cả bảy biểu hiện của Phao-lô, vẫn không thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, vậy kết cục cuối cùng sẽ như thế nào? (Thưa, sẽ giống Phao-lô.) Là trở thành ác ma chống lại Đấng Christ như Phao-lô, nên bị trừng phạt. Khi bị trừng phạt, ngươi đừng trách Đức Chúa Trời không công chính, khi đó ngươi nên ca ngợi sự công chính của Ngài, ngươi nên nói: “Đức Chúa Trời công chính! Ngài đã từng vạch rõ bảy tội trạng của Phao-lô, lời Đức Chúa Trời đã nói rõ ràng, là do con không bước vào!”. Bây giờ không giống với hai ngàn năm trước, Đức Chúa Trời đã nói cho con người biết một cách rõ ràng, minh bạch mỗi một lẽ thật, dùng văn bản rõ ràng nói cho ngươi biết, cho ngươi nghe, cho ngươi hiểu, cho ngươi nhìn thấy rằng trong cuộc sống hiện thực thì Đức Chúa Trời cũng làm như vậy, cũng hoàn thành như vậy. Nhưng ngươi lại không thể bước vào lẽ thật, không thể căn cứ lời Đức Chúa Trời mà giải quyết tâm tính bại hoại của mình, vậy thì đừng trách Ngài trừng phạt ngươi theo tâm tính công chính của Ngài. Đức Chúa Trời phán trong sách Khải Huyền rằng: “Ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm” (Khải Huyền 22:12). Đức Chúa Trời báo ứng mỗi người tùy theo những việc họ làm, đó là tâm tính công chính của Ngài. Tin Đức Chúa Trời thì nên căn cứ vào lời Đức Chúa Trời, căn cứ vào bảy tội trạng của Phao-lô mà Ngài đã vạch rõ để phản tỉnh và nhận thức bản thân, đạt đến sự hối cải chân thực, đây mới là điều Đức Chúa Trời khen ngợi.
Ngày 14 tháng 6 năm 2018