Cách mưu cầu lẽ thật (18)

Mấy ngày trước xảy ra chuyện nghiêm trọng đó là kẻ địch lại Đấng Christ đang quấy nhiễu công tác mở rộng phúc âm, có phải các ngươi đều đã biết rồi không? (Thưa, phải.) Sau khi xảy ra chuyện này, công tác phúc âm của nhà Đức Chúa Trời bắt đầu chỉnh đốn, có vài nhân sự cũng bắt đầu được điều chỉnh, thay đổi, có vài chuyện trong phương diện công tác cũng được sửa đổi, phải không? (Thưa, phải.) Nhà Ðức Chúa Trời xảy ra chuyện lớn như vậy, kẻ địch lại Đấng Christ xuất hiện bên cạnh các ngươi, vậy gặp phải chuyện lớn như thế này, các ngươi có rút ra được bài học gì hay không? Các ngươi có tìm kiếm lẽ thật không? Có thấy được thực chất của một vài vấn đề trong những chuyện lớn này không, có thể rút ra được một vài bài học kinh nghiệm không? Đa số con người khi gặp chuyện, có phải chỉ rút ra được chút bài học kinh nghiệm bên ngoài, chỉ hiểu rõ chút đạo lý, chứ không đào sâu thực chất bên trong, không học cách làm thế nào để nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động dựa trên lẽ thật? Có một số người cho dù gặp phải chuyện gì cũng chỉ dựa vào đầu óc và lòng dạ hẹp hòi của mình để suy ngẫm trong lòng một chút, tuyệt nhiên không với tới được chút nguyên tắc lẽ thật nào, cũng không với tới sự thông minh và khôn ngoan, chỉ là tổng kết một chút bài học kinh nghiệm, rồi đưa ra quyết định: “Sau này lại gặp phải loại chuyện này, thì mình phải cẩn thận, phải chú ý, lời nào không được nói, chuyện nào không được làm, loại người nào phải đề phòng, loại người nào phải thân cận”. Cái này có tính là học được bài học và có trải nghiệm hay không? (Thưa, không tính.) Vậy cho dù chuyện xảy ra là lớn hay nhỏ, thì con người nên trải nghiệm như thế nào, đối mặt với nó, đi sâu vào nó như thế nào mới có thể học được bài học, mới có thể hiểu được một ít lẽ thật khi gặp phải những hoàn cảnh này, để cho vóc giạc của mình có chút tiến bộ? Đa số mọi người không suy nghĩ về chuyện này, phải không? (Thưa, phải.) Vậy những người không suy nghĩ về chuyện này có phải là những người tìm kiếm lẽ thật hay không? Có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không? (Thưa, không phải.) Các ngươi có cho rằng bản thân mình là người mưu cầu lẽ thật hay không? Dựa vào những chuyện nào mà cho rằng bản thân không phải là người mưu cầu lẽ thật? Lại dựa vào chuyện gì mà thỉnh thoảng ngươi cảm thấy mình là người mưu cầu lẽ thật? Khi thực hiện bổn phận có thể chịu khổ một chút, trả giá một chút, làm việc thỉnh thoảng nghiêm túc một chút, hoặc là có thể dâng hiến chút tiền, hoặc là vì dâng mình cho Đức Chúa Trời mà có thể từ bỏ gia đình, rời bỏ công việc, từ bỏ việc học, từ bỏ hôn nhân, hoặc là không đi theo trào lưu thế giới, hoặc là thấy kẻ ác có thể né tránh, v.v.. Khi có thể làm được những điều này, có phải các ngươi cho rằng mình là người mưu cầu lẽ thật, là người có đức tin thật sự hay không? Có phải các ngươi cho là như vậy hay không? (Thưa, phải.) Các ngươi căn cứ vào cái gì mà cho là như vậy? Có phải căn cứ lời Đức Chúa Trời, căn cứ lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Đó chỉ là suy nghĩ viển vông, là các ngươi tự mình quy định. Thỉnh thoảng có thể tuân thủ chút quy tắc, chút quy củ, có chút biểu hiện nhân tính tốt, có thể nhẫn nại, bao dung, khiêm tốn ngoài mặt, khiêm nhường, không phô trương, không phách lối, có thể có một chút ý chí hoặc tâm thái chịu trách nhiệm trong công tác của nhà Đức Chúa Trời, được chừng đó mà đã cảm thấy mình có thể mưu cầu lẽ thật, cảm thấy mình thật sự là một người mưu cầu lẽ thật. Vậy những biểu hiện này rốt cuộc có tính là mưu cầu lẽ thật hay không? (Thưa, không tính.) Những cách làm bên ngoài hoặc những biểu hiện hành vi này, chính xác mà nói, thì không phải là mưu cầu lẽ thật. Vậy tại sao con người luôn cho rằng những biểu hiện này là đang mưu cầu lẽ thật? Tại sao luôn cho rằng mình là người mưu cầu lẽ thật? (Thưa, trong quan niệm của con người cảm thấy có một chút trả giá, dâng mình, thì coi như đây là biểu hiện của việc mưu cầu lẽ thật, cho nên khi thực hiện bổn phận của mình mà trả giá một chút, chịu khổ một chút, thì họ liền cảm thấy mình là người mưu cầu lẽ thật, nhưng trong chuyện này họ từ trước tới nay chưa từng tìm kiếm xem lời Đức Chúa Trời nói như thế nào, xem Đức Chúa Trời phán xét một người có mưu cầu lẽ thật hay không như thế nào, cho nên họ cứ sống trong quan niệm và tưởng tượng của mình, cảm thấy mình rất tốt.) Từ đầu đến cuối con người không buông bỏ quan niệm của mình, trong chuyện trọng đại như định nghĩa xem mình có mưu cầu lẽ thật hay không, họ từ đầu đến cuối đều dựa vào quan niệm và tưởng tượng của mình, dựa vào suy nghĩ viển vông của mình. Tại sao có thể làm như vậy? Có phải con người nghĩ như vậy, làm như vậy thì yên dạ yên lòng, cảm thấy không cần vì mưu cầu lẽ thật mà thật sự trả giá, nhưng cuối cùng vẫn có thể được lợi, được phúc không? Còn có một nguyên nhân nữa, chính là cái mà con người gọi là vứt bỏ, chịu khổ, trả giá, v.v., những hành động tốt này con người có thể đạt đến, có thể đạt tới, đúng không? (Thưa, đúng.) Rũ bỏ gia đình, công việc thì con người dễ dàng đạt được, còn thực sự mưu cầu lẽ thật, thực hành lẽ thật, hành động theo nguyên tắc lẽ thật, thì con người không dễ dàng đạt đến, không dễ dàng với tới. Cho dù có hiểu chút lẽ thật, ngươi cũng rất khó chống lại cách nghĩ, quan niệm hoặc là tâm tính bại hoại của mình, rất khó giữ vững nguyên tắc lẽ thật. Nếu ngươi là người mưu cầu lẽ thật, tại sao ngươi tin Đức Chúa Trời mấy năm nay mà gần như không có tiến bộ trong các hạng mục lẽ thật? Cho dù ngươi trả giá, vứt bỏ, từ bỏ cái gì, hiệu quả cuối cùng đạt được có phải là hiệu quả từ việc mưu cầu lẽ thật, thực hành lẽ thật đạt được hay không? Dù ngươi trả giá bao nhiêu, dù ngươi chịu khổ bao nhiêu, vứt bỏ bao nhiêu thứ thuộc về xác thịt, thì cuối cùng ngươi đã đạt được gì? Ngươi đã đạt được lẽ thật chưa? Ngươi thu hoạch được gì từ lẽ thật không? Lối vào sự sống của ngươi đã tiến bộ chưa? Tâm tính bại hoại của ngươi đã thay đổi chưa? Ngươi có thực sự vâng phục Đức Chúa Trời không? Chúng ta đừng nói về bài học và cách thực hành sâu sắc của việc vâng phục Đức Chúa Trời, mà hãy nói về một điểm đơn giản nhất, ngươi vứt bỏ tất cả, chịu khổ và trả giá nhiều năm như vậy, mà ngươi có thể bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời hay không? Đặc biệt là khi kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác làm điều ác, quấy nhiễu công tác của hội thánh, ngươi có nhắm mắt làm ngơ mà bảo vệ lợi ích của kẻ ác và bảo vệ bản thân, hay là đứng về phía Đức Chúa Trời để bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời? Ngươi có thực hành dựa theo nguyên tắc lẽ thật không? Nếu không, thì việc ngươi chịu khổ và trả giá cũng giống như Phao-lô chịu khổ và trả giá, chỉ để được phúc mà thôi, đều là phí công uổng sức, giống như việc Phao-lô nói rằng đã đánh xong trận tốt lành, đã xong sự chạy, cuối cùng chỉ còn chờ đợi phúc lành và phần thưởng, ngươi cũng không có gì khác biệt, ngươi đang đi con đường của Phao-lô, chứ không phải mưu cầu lẽ thật. Ngươi nghĩ việc mình từ bỏ, dâng mình, chịu khổ, trả giá chính là đang thực hành lẽ thật, vậy trong những năm qua ngươi đã hiểu được bao nhiêu lẽ thật? Có bao nhiêu thực tế lẽ thật? Ngươi bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời trong bao nhiêu chuyện? Ngươi đứng về phía lẽ thật, về phía Đức Chúa Trời trong bao nhiêu chuyện? Khi đang làm chuyện gì, ngươi có vì lòng kính sợ Đức Chúa Trời mà không làm điều ác, không làm theo ý mình không? Những thứ này con người đều nên hiểu rõ, nên tự kiểm điểm. Nếu như không tự kiểm điểm những điều này, thì thời gian tin Đức Chúa Trời càng dài, đặc biệt là thực hiện bổn phận trong thời gian càng dài, người ta lại càng cảm thấy mình có công lao, chắc chắn là được cứu rỗi, là người của Đức Chúa Trời, nếu như một ngày nào đó bị cách chức, bị vạch trần và đào thải, họ sẽ nói: “Tôi không có công lao thì cũng đã dốc sức, không dốc sức thì cũng đã nhọc sức, nể tình tôi chịu khổ, trả giá nhiều năm như vậy thì nhà Đức Chúa Trời không nên cách chức tôi, không nên đối đãi tôi như vậy, nhà Đức Chúa Trời không nên vắt chanh bỏ vỏ!”. Nếu ngươi thực sự là người mưu cầu lẽ thật, ngươi không nên nói như vậy. Nếu ngươi là người mưu cầu lẽ thật, vậy thì từng câu từng chữ trong sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, ngươi đã thực hiện một cách thực tế được bao nhiêu lần? Thực hiện được bao nhiêu? Ngươi đã theo dõi được bao nhiêu công tác? Đã kiểm tra bao nhiêu? Trong phạm vi trách nhiệm và việc thực hiện bổn phận của ngươi, trong phạm vi tố chất, năng lực lĩnh hội và mức độ hiểu biết lẽ thật của ngươi có thể đạt tới, rốt cuộc ngươi đã làm hết được bao nhiêu khả năng của mình? Đã làm tròn những bổn phận nào? Chuẩn bị được bao nhiêu việc lành? Đây chính là tiêu chuẩn kiểm tra xem một người có mưu cầu lẽ thật hay không. Nếu ngươi làm những chuyện này rối tinh rối mù và không có bất kỳ thành quả nào, thì chứng tỏ rằng trong những năm qua ngươi đã chịu khổ, trả giá vì hy vọng được phúc lành, rằng ngươi không phải đang thực hành lẽ thật, vâng phục Đức Chúa Trời, rằng tất cả những gì ngươi đang làm là vì bản thân, vì địa vị, để được phúc lành, chứ không phải tuân theo con đường của Đức Chúa Trời. Vậy rốt cuộc ngươi đã làm gì? Những người như vậy có phải cuối cùng đều có kết cục giống như Phao-lô không? (Thưa, phải.) Những người này đều đi theo con đường của Phao-lô, và dĩ nhiên kết cục của họ cũng giống như kết cục của Phao-lô. Ngươi đừng tưởng rằng ngươi tin Đức Chúa Trời, ngươi vứt bỏ công việc, vứt bỏ gia đình, có người thậm chí vứt bỏ con nhỏ, liền cảm thấy mình có công lao. Ngươi không có công lao gì cả, ngươi chính là một loài thọ tạo, ngươi làm tất cả là vì chính ngươi, đều là việc nên làm. Nếu như không phải để được phúc lành, ngươi có thể chịu khổ và trả giá không? Ngươi có thể vứt bỏ gia đình và sự nghiệp không? Đừng đánh đồng việc vứt bỏ gia đình và sự nghiệp, chịu khổ trả giá với việc mưu cầu lẽ thật và dâng mình cho Đức Chúa Trời, đó là tự lừa dối chính mình.

Những người không tiếp nhận lẽ thật, không tiếp nhận tỉa sửa chút nào, đều bị vạch trần, bị thanh trừ dần dần trong quá trình mỗi lần nhà Đức Chúa Trời tiến hành đại thanh lọc. Có một số người mà vấn đề không quá nghiêm trọng, sau khi bị vạch trần thì được giữ lại để quan sát, cho cơ hội hối cải; còn những người mà vấn đề quá nghiêm trọng, dạy mãi không thay đổi, làm đi làm lại cùng một việc, phạm đi phạm lại cùng một sai lầm, gây ra sự quấy nhiễu, gián đoạn, phá hoại đối với công tác hội thánh, thì cuối cùng bị thanh trừ, khai trừ căn cứ theo nguyên tắc, không còn cho cơ hội nữa. Có vài người nói: “Không cho cơ hội thì chẳng đáng thương cho họ sao?”. Cơ hội họ được cho còn ít sao? Họ tin Đức Chúa Trời mà đến đây không phải để nghe lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận hình phạt và sự phán xét của lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận việc được làm tinh sạch, cứu rỗi của Đức Chúa Trời, họ đến để làm việc riêng của mình. Từ sau khi đảm nhiệm công tác của hội thánh hay thực hiện các loại bổn phận, họ bắt đầu làm xằng làm bậy, gây nhiễu loạn, gián đoạn, phá hoại nghiêm trọng công tác của hội thánh, gây tổn thất nghiêm trọng cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời cho họ cơ hội một lần nữa, sau khi dần dần loại bỏ họ khỏi các nhóm thực hiện bổn phận thì sắp xếp họ đến nhóm phúc âm để thực hiện bổn phận, nhưng sau khi họ đến nhóm phúc âm cũng không thực hiện bổn phận cho tốt, còn làm xằng làm bậy, không hề có bất cứ sự ăn năn, sự thay đổi nào, cho dù nhà Đức Chúa Trời thông công lẽ thật như thế nào, sắp xếp công tác như thế nào, cho cơ hội, nhắc nhở, thậm chí tỉa sửa, đều chẳng ăn thua gì, bọn họ không phải quá tê dại, mà là quá cương ngạnh. Đương nhiên, sự cương ngạnh này chỉ là nói từ góc độ tâm tính bại hoại của con người, từ thực chất mà nói, những người này không phải là con người, mà là ma quỷ. Họ vào hội thánh ngoại trừ đảm nhiệm vai trò của Sa-tan thì bất kỳ chuyện gì có lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, có lợi cho công tác của hội thánh họ đều không làm, chỉ chuyên làm chuyện xấu xa, tức là chuyên đến quấy nhiễu, phá hoại công tác của hội thánh. Bọn họ đưa về được vài người khi rao truyền phúc âm liền cảm thấy mình có vốn liếng, có công lao, rồi bắt đầu ăn mày quá khứ, cảm thấy mình có thể làm vua cầm quyền ở nhà Đức Chúa Trời, có thể ra lệnh trong bất kỳ công việc nào, đưa ra quyết sách, ép buộc người ta thực hành, thực hiện. Cho dù Bề trên thông công lẽ thật như thế nào, sắp xếp công tác như thế nào, họ đều phớt lờ, ở trước mặt thì nói rất hay: “Công tác của nhà Đức Chúa Trời đã sắp xếp ổn thoả, đúng với nhu cầu của chúng ta, sửa chữa quá kịp thời, bằng không chúng ta cũng không biết mình sai lệch bao xa”, quay mặt đi thì liền thay đổi, bắt đầu rêu rao quan điểm của mình. Ngươi nói người như vậy có phải là con người hay không? (Thưa, không phải.) Không phải con người thì là cái gì? Bề ngoài khoác một tấm da người, thực chất lại không làm những việc của con người, họ chính là quỷ! Vai trò họ đảm nhận trong hội thánh chính là chuyên quấy nhiễu mọi công tác của nhà Đức Chúa Trời, làm công tác gì họ cũng quấy nhiễu, chưa bao giờ tìm kiếm lẽ thật và nguyên tắc, chưa bao giờ xem xét sự sắp xếp công tác, không làm theo sự sắp xếp công tác, có chút quyền lực thì diễu võ dương oai, khoa tay múa chân trước mặt dân được Đức Chúa Trời chọn, tất cả đều mang một bộ mặt quỷ, không có hình dạng con người, chưa bao giờ bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, chỉ bảo vệ lợi ích cá nhân của họ, bảo vệ địa vị cá nhân của họ. Cho dù họ làm lãnh đạo hội thánh ở cấp bậc nào, làm người phụ trách ở hạng mục công tác nào, công tác giao cho họ thì thành của họ, họ có tiếng nói quyết định, người khác đừng nghĩ đến chuyện hỏi han, đừng nghĩ đến chuyện giám sát, cũng đừng nghĩ đến chuyện theo dõi tiến độ, càng đừng nghĩ đến nhúng tay vào. Đây có phải đích thị là kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Người như vậy mà vẫn muốn được phúc! Ta tặng cho người như vậy tám chữ: không biết lý lẽ, vô phương cứu chữa! Người không mưu cầu lẽ thật nói không chừng sẽ vấp ngã ở cửa ải nào đó, không thể đi được dài lâu. Trước đây Ta luôn nói với các ngươi: “Nếu có thể đem sức lực phục vụ đến cùng thì làm một người đem sức lực phục vụ trung thành cũng không tệ”, có một vài người không thích lẽ thật, không mưu cầu lẽ thật, vậy phải làm sao đây? Vậy thì làm người đem sức lực phục vụ đi, ngươi có thể đem sức lực phục vụ thật tốt, đừng gây nhiễu loạn, đừng gây gián đoạn, đừng làm việc ác để rồi dẫn đến bị thanh trừ, ngươi có thể cam đoan không làm ác, liên tục đem sức lực phục vụ đến cuối cùng, thì ngươi vẫn có thể tồn tại, tuy rằng không thể có được phúc lành lớn lao, nhưng ít nhất ngươi đã từng phục vụ trong thời gian Đức Chúa Trời công tác, ngươi là người đem sức lực phục vụ trung thành, nên cuối cùng Đức Chúa Trời cũng không bạc đãi ngươi. Nhưng bây giờ xem ra có một vài người đem sức lực phục vụ thực sự không đem sức lực phục vụ được đến cùng, bởi vì cái gì? Vì những người này không có linh hồn con người. Bên trong họ rốt cuộc là linh hồn gì thì chúng ta không nghiên cứu, nhưng ít nhất nhìn biểu hiện của họ từ đầu đến cuối, thì thực chất của họ là ma quỷ, không phải người, họ không tiếp nhận lẽ thật chút nào, mưu cầu lẽ thật lại càng khỏi nói đến.

Mười năm trước, khi các lẽ thật chưa được thông công chi tiết, con người không hiểu cái gì gọi là mưu cầu lẽ thật, làm việc theo nguyên tắc lẽ thật, cho nên có một vài người làm việc theo ý mình, theo tưởng tượng, quan niệm hoặc là tuân thủ các quy định, chuyện này có thể được tha thứ, bởi vì khi ấy con người không hiểu. Nhưng hôm nay, mười năm sau, các phương diện lẽ thật tuy rằng vẫn chưa được giải thích đến cùng, nhưng những lẽ thật cơ bản liên quan đến mọi phương diện làm công tác và thực hiện bổn phận của con người, ít nhất trên nguyên tắc đã nói rõ ràng với con người rồi, người nào có tâm hồn, có linh hồn và yêu thích lẽ thật thì có thể mưu cầu lẽ thật, bất kể ở bổn phận nào, chỉ cần dựa vào lương tâm lý trí thì đều có thể thực hiện một phần nguyên tắc lẽ thật. Lẽ thật cao thâm con người không đạt tới, không với tới, có một số thực chất của vấn đề con người không nhìn thấu, những thực chất liên quan đến lẽ thật con người cũng không nhìn thấu, nhưng lẽ thật nào được quy định bằng văn bản rõ ràng, lẽ thật nào mà bản thân có thể đạt tới thì đều phải có thể đưa vào thực hành, ít nhất là phải có thể tuân thủ, làm cho chắc chắn và truyền đạt xuống sự sắp xếp công tác được quy định bằng văn bản rõ ràng của nhà Đức Chúa Trời. Nhưng, những kẻ là ác ma này, ngay cả điểm này cũng làm không được, đây chính là loại người không thể đem sức lực phục vụ đến cùng. Không thể đem sức lực phục vụ đến cùng, tức là giữa đường sẽ bị ném xuống tàu. Tại sao bị ném xuống tàu? Nếu yên lặng ở trên tàu, ngủ cũng được, ngồi yên cũng được, hay thậm chí tự mình giải trí cũng được, miễn là không quấy nhiễu mọi người, không quấy nhiễu phương hướng của cả đoàn tàu thì ai nhẫn tâm ném họ xuống tàu chứ? Không ai làm như vậy cả. Nếu ngươi thực sự có thể đem sức lực phục vụ, Đức Chúa Trời cũng sẽ không làm như vậy. Nhưng hiện tại ngươi đem sức lực thì lợi bất cập hại, các phương diện công tác của nhà Đức Chúa Trời đã phải chịu tổn thất quá lớn do sự quấy nhiễu của những người này, đã nhọc lòng với những người này quá nhiều rồi! Thông công lẽ thật như thế nào họ cũng không hiểu, sau đó vẫn làm chuyện xấu, ở chung với những người này thật sự là nói mãi không xong, giận mãi không hết, điểm mấu chốt chính là những người này làm việc ác quá nhiều, gây tổn thất quá lớn cho công tác mở rộng phúc âm của nhà Đức Chúa Trời! Chút bổn phận mà họ thực hiện hoàn toàn là gây gián đoạn, nhiễu loạn, tổn thất mà họ mang đến cho công tác của nhà Đức Chúa Trời là không thể bù đắp. Những người này chuyện xấu gì cũng làm, ở dưới muốn làm gì thì làm, phung phí của lễ vật, rao truyền phúc âm thì làm giả con số thống kê, lạm dụng người ta, chuyên môn dùng một số kẻ ác, kẻ ngu ngốc, kẻ làm xằng làm bậy, ai đưa ra đề xuất cũng không nghe, ai nêu ý kiến thì chèn ép, trừng trị người đó, lời Đức Chúa Trời, yêu cầu của Đức Chúa Trời và sự sắp xếp công tác trong phạm vi hắn quản lý đều không thực hiện được đầy đủ, bị gác lại, hắn thành ông trùm một phương, vua một cõi, thành một bá chủ. Ngươi nói người như vậy có thể giữ lại dùng hay không? (Thưa, không thể.) Bây giờ có người bị cách chức, sau khi bị cách chức, hắn nói cái gì mà “Vâng phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời”, hắn tỏ ra cao thượng, vâng phục và mưu cầu lẽ thật đến nhường nào, nghĩa là nhà Đức Chúa Trời làm như thế nào hắn cũng không có gì để nói, sẵn lòng vâng phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời. Ngươi nói mình sẵn lòng vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, vậy tại sao ngươi còn làm nhiều việc ác khiến cho hội thánh phải cách chức ngươi? Tại sao ngươi không có nhận thức về điều này? Tại sao không giải trình? Các loại phiền toái, tổn thất mà ngươi gây ra cho công tác của nhà Đức Chúa Trời trong thời gian làm việc, có phải ngươi cần mở lòng phơi bày chúng hay không? Ngươi ngậm miệng không nhắc đến thì coi như xong à? Còn nói vâng phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, tỏ ra rất cao thượng, rất vĩ đại, đây hoàn toàn là giả tạo, là lừa gạt! Ngươi hiện tại học được cách vâng phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, vậy công tác sắp xếp trước đây của nhà Đức Chúa Trời sao ngươi lại không vâng phục? Sao ngươi không thực hiện đầy đủ? Lúc đó ngươi làm gì? Rốt cuộc ngươi vâng phục ai? Tại sao không nói rõ việc này? Chủ của ngươi rốt cuộc là ai? Mỗi một hạng mục công tác nhà Đức Chúa Trời sắp xếp, ngươi đã thực hiện đầy đủ chưa? Có đạt được hiệu quả không? Có thể chịu được sự kiểm tra cẩn thận không? Những tổn thất của công tác của nhà Đức Chúa Trời do hành vi làm xằng làm bậy của ngươi gây ra, làm sao để bù đắp đây? Chuyện này có phải nên nói một chút hay không? Một câu vâng phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời là xong việc sao? Các ngươi nói xem, những người này có nhân tính hay không? (Thưa, không có.) Không có nhân tính, không có lý trí, không có lương tâm, mặt dày vô liêm sỉ! Làm bao nhiêu là chuyện ác, gây ra bao nhiêu là tổn thất cho nhà Đức Chúa Trời mà chẳng có cảm giác gì, làm bao nhiêu là chuyện gây gián đoạn và nhiễu loạn mà không hối hận, không thấy mắc nợ, cũng không có nhận thức gì. Nếu ngươi truy cứu, họ sẽ nói: “Cũng đâu phải một mình tôi làm như vậy”, lại còn nói lý lẽ nữa. Ý của ngươi là pháp bất trách chúng, bởi vì ai cũng làm việc ác, do vậy không nên truy cứu trách nhiệm của ngươi nữa. Như vậy là không đúng, ngươi làm việc ác thì phải nói rõ, ai cũng phải nói rõ việc ác mình làm. Ngươi nên vâng phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, đối đãi đúng đắn với vấn đề của mình, ngươi có thái độ này thì có thể cho ngươi cơ hội, giữ lại ngươi, nhưng ngươi không thể cứ làm việc ác suốt! Lương tâm của ngươi không có cảm giác, ngươi không cảm thấy mắc nợ gì với Đức Chúa Trời, cũng không có bất kỳ sự hối cải nào, trong chuyện này, về phần con người thì họ có thể cho ngươi một cơ hội, để ngươi tiếp tục thực hiện bổn phận, không truy cứu trách nhiệm của ngươi, nhưng ngươi biết về phần Đức Chúa Trời nhìn nhận như thế nào không? Con người không truy cứu, thì Đức Chúa Trời cũng không truy cứu sao? (Thưa, không phải.) Đức Chúa Trời đối đãi với bất kỳ người nào, bất kỳ chuyện gì đều có nguyên tắc, Đức Chúa Trời không ba phải với ngươi, Đức Chúa Trời không làm người dễ dãi như ngươi, Đức Chúa Trời có nguyên tắc, có tâm tính công chính của Ngài. Ngươi đã vi phạm nguyên tắc, vi phạm sắc lệnh quản trị của nhà Đức Chúa Trời, vậy thì hội thánh, nhà Đức Chúa Trời phải dựa theo nguyên tắc và quy định của sắc lệnh quản trị mà xử lý ngươi. Hậu quả của việc ngươi xúc phạm Đức Chúa Trời là gì, thực ra trong lòng ngươi cũng biết Đức Chúa Trời nhìn nhận ngươi như thế nào, đối xử với ngươi như thế nào. Nếu như ngươi thực sự coi Ngài là Đức Chúa Trời, ngươi nên đến trước mặt Ngài sám hối, nhận tội, hối cải, nếu như ngươi không có thái độ này, vậy ngươi chính là người không tin, là ma quỷ, là kẻ thù của Ngài, đáng bị rủa sả! Ngươi còn nghe giảng đạo gì nữa? Ngươi nên cút khỏi đây ngay, ngươi không xứng đáng được nghe giảng đạo! Lẽ thật là để giảng cho loài người bại hoại bình thường nghe, những người này mặc dù có tâm tính bại hoại, nhưng có ý chí và sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật, gặp phải bất kỳ chuyện gì cũng có thể phản tỉnh, làm sai có thể nhận tội, hối cải, có thể quay đầu, người như vậy còn có thể cứu vãn, lẽ thật là để giảng cho những người này nghe. Những người gặp phải chuyện gì cũng không có thái độ hối cải, thì không phải là loài người bại hoại bình thường, mà là một loại khác, thực chất của những người này là ma quỷ, không phải con người. Cùng là không mưu cầu lẽ thật, loài người bại hoại bình thường dựa vào lương tâm, dựa vào chút cảm giác xấu hổ của nhân tính bình thường và chút lý trí còn sót lại, trong tình huống thông thường thì họ không làm việc xấu, không cố ý gây gián đoạn và nhiễu loạn, loại người này trong tình huống bình thường có thể đem sức lực phục vụ đến cùng, đi theo đến cùng, và có thể sống sót. Nhưng có một loại người không có lương tâm, lý trí, không có chút liêm sỉ, cảm giác xấu hổ nào, làm bao nhiêu là việc ác cũng không có lòng hối hận, lại còn mặt dày vô liêm sỉ ẩn nấp trong nhà Đức Chúa Trời, còn muốn được phúc lành, không biết hối cải. Người ta nói: “Anh làm chuyện này là gây gián đoạn và nhiễu loạn”. Hắn bảo: “Vậy à? Vậy thì tôi làm sai rồi, lần sau sẽ thay đổi”. Người ta nói: “Vậy anh nhận thức tâm tính bại hoại đi”. Hắn bảo: “Nhận thức tâm tính bại hoại gì? Do tôi vô tri và ngu muội thôi, lần sau thay đổi là được”. Không có nhận thức sâu sắc, chỉ lừa gạt người ta bằng mồm mép. Thái độ như vậy có thể hối cải sao? Hắn ngay cả cảm giác xấu hổ cũng không có, hắn không phải là con người! Có vài người nói: “Không phải người, vậy có phải là súc sinh hay không?”, thì đúng là súc sinh, nhưng còn không bằng cả con chó. Ngươi xem, chó làm việc gì xấu, nghịch ngợm bướng bỉnh, ngươi nói nó một lần, sau khi bị nói xong, nó sẽ cảm thấy xấu hổ, đến trước mặt ngươi không ngừng lấy lòng ngươi, ý là “Đừng ghét tôi, lần sau tôi không dám nữa”, chờ đến khi gặp phải chuyện đó lần nữa, nó liền cố ý nhìn ngươi một cái, nói với ngươi: “Tôi không làm chuyện đó đâu, ông yên tâm”. Cho dù là nó sợ bị ăn đòn, hay là vì cố lấy được lòng chủ, bất kể nhìn từ phương diện nào, nếu biết chủ nhân không thích, không cho phép làm, nó sẽ không làm, nó có thể kiềm chế chính mình, nó có cảm giác xấu hổ. Động vật có cảm giác xấu hổ, nhưng con người lại không có, người như vậy có còn là người không? Ngay cả động vật cũng không bằng, không phải con người, không phải sinh vật, mà là ma quỷ chân chính, làm bao nhiêu là việc ác cũng chưa bao giờ phản tỉnh, chưa bao giờ nhận sai, càng không biết hối cải. Có những người làm một chút việc ác thì xấu hổ khi gặp anh chị em, trong lúc tuyển cử, nếu vẫn được các anh chị em bầu chọn, thì người đó nói: “Tôi từ bỏ, tôi không có tư cách đó, trước đây tôi đã làm một vài chuyện ngu muội, gây ra một số tổn thất cho công tác của hội thánh, tôi không xứng”. Người như vậy chính là người có cảm giác xấu hổ, có lương tâm, có lý trí. Nhưng những kẻ ác thì không có cảm giác xấu hổ, ngươi để cho hắn làm lãnh đạo lần nữa, hắn lập tức đứng thẳng dậy nói: “Xem này, thấy thế nào? Nhà Đức Chúa Trời không thiếu tôi được, tôi là thứ dữ, tôi có bản lĩnh!”. Ngươi nói xem người như vậy da mặt họ có dày không? Dày tới mức độ nào? Còn dày hơn tường thành Sơn Hải Quan Trung Quốc, đây chính là không biết xấu hổ! Cho dù họ làm bao nhiêu việc ác, vẫn có thể mặt dày mày dạn sống qua ngày trong hội thánh, ở chung với anh chị em chưa bao giờ khiêm tốn, nên sống như thế nào thì sống như thế đó, còn thường khoe khoang “thành tích vĩ đại” của mình, khoe khoang câu chuyện bản thân đã vứt bỏ, dâng mình, chịu khổ trả giá, đã từng “huy hoàng, vĩ đại”, một khi có cơ hội, sẽ lập tức đứng ra phô trương, khoe khoang bản thân, nói về vốn liếng, tư cách, nhưng chẳng hề nói mình đã làm bao nhiêu việc ác, phung phí bao nhiêu của lễ của Đức Chúa Trời, gây ra bao nhiêu tổn thất cho công tác nhà Đức Chúa Trời, ngay cả những lúc kín đáo cầu nguyện với Đức Chúa Trời cũng không nhận sai, chưa bao giờ rơi một giọt nước mắt vì sai lầm mà bản thân phạm phải, vì những tổn thất gây ra cho nhà Đức Chúa Trời, cứ cương ngạnh như vậy, không biết xấu hổ. Đây có phải là không thể nói lý lẽ, vô phương cứu chữa hay không? (Thưa, phải.) Đây chính là vô phương cứu chữa, chính là hết thuốc chữa. Ngươi cho hắn cơ hội thế nào cũng như đàn gảy tai trâu, như không trâu dắt chó đi cày, như để cho ma quỷ, Sa-tan thờ phượng Đức Chúa Trời vậy. Cho nên đối với loại người này, thái độ cuối cùng của nhà Đức Chúa Trời là vứt bỏ. Nếu ngươi sẵn lòng thực hiện bổn phận, thì cũng được, nhà Đức Chúa Trời sẽ cho ngươi chút cơ hội. Nếu ngươi không muốn thực hiện bổn phận, ngươi hãy nói, “Tôi ra ngoài làm công kiếm tiền sống qua ngày, tôi lo sự nghiệp của mình”, cứ thoải mái, cửa chính của nhà Đức Chúa Trời đang mở rồi, mau đi đi! Không muốn nhìn thấy bộ mặt này của họ nữa, thật đáng ghê tởm! Ngụy trang gì chứ? Chút chịu khổ, trả giá, từ bỏ và dâng mình này của ngươi, chỉ là tiền đề chuẩn bị để ngươi làm việc ác, ngươi ở lại nhà Đức Chúa Trời thì có thể phục vụ cho nhà Đức Chúa Trời cái gì? Ngươi có thể mang lại lợi ích gì cho công tác của nhà Đức Chúa Trời? Những chuyện ác, chuyện xấu mà một kẻ ác, một kẻ địch lại Đấng Christ đã làm trong nửa năm đã gây nên sự gián đoạn, nhiễu loạn biết bao cho công tác của hội thánh! Các ngươi nói xem, phải cần bao nhiêu anh chị em mới có thể làm công tác bù đắp lại? Sử dụng họ để phục vụ một chút có phải là lợi bất cập hại không? (Thưa, phải.) Chúng ta đừng nói đến việc bè lũ địch lại Đấng Christ cùng nhau làm chuyện xấu sẽ gây ra bao nhiêu tổn thất, mà hãy nói về việc khi kẻ địch lại Đấng Christ nói một câu lý lẽ hoang đường xằng bậy, tuyên bố một mệnh lệnh sai lầm, thì có thể gây ra bao nhiêu tổn hại cho công tác hội thánh đây? Ngươi nói xem cần bao nhiêu người, làm công tác bao lâu mới có thể bù đắp lại được? Ai chịu trách nhiệm về tổn thất này? Không có ai chịu trách nhiệm nổi! Tổn thất này có thể bù đắp lại được hay không? (Thưa, không thể.) Có những người nói rằng: “Chúng ta bổ sung thêm nhân lực, anh chị em chịu khổ nhiều hơn một chút thì có thể bù đắp lại được tổn thất đó”. Dù có thể bù đắp lại được một ít, nhưng nhà Đức Chúa Trời sẽ phải tốn bao nhiêu nhân lực, bao nhiêu vật lực đây? Đặc biệt là ai có thể bù đắp cho thời gian lãng phí và tổn thất về lối vào sự sống mà những người được Đức Chúa Trời chọn phải chịu đây? Không ai có thể bù đắp được. Vì vậy, những sai phạm mà kẻ địch lại Đấng Christ mắc phải là không thể tha thứ! Có những người nói: “Kẻ địch lại Đấng Christ đã nói: ‘Tổn thất bao nhiêu tiền, chúng tôi sẽ bồi thường’”. Tất nhiên ngươi phải bồi thường rồi! “Kẻ địch lại Đấng Christ nói: ‘Số người đã đánh mất, chúng tôi sẽ rao truyền để đưa về lại số khác’”. Đó là điều nên làm, ngươi làm việc ác thì ngươi nên bồi thường! Thế nhưng, thời gian mất đi, ai sẽ bù đắp? Ngươi có thể bù đắp được không? Không thể bù đắp được. Cho nên, sai lầm mà những người này phạm phải là tội lớn tày trời! Là không thể tha thứ. Các ngươi nói xem, có phải như vậy không? (Thưa, phải.)

Có những người thấy nhà Đức Chúa Trời xử lý kẻ địch lại Đấng Christ rất nặng, không cho chúng cơ hội mà thẳng tay đuổi đi, trong lòng họ có ý nghĩ: “Không phải nhà Đức Chúa Trời nói cho người ta cơ hội sao? Phạm chút sai lầm này thì không cần họ nữa sao? Thì không cho họ cơ hội nữa sao? Nên cho họ cơ hội chứ, nhà Đức Chúa Trời thật không có lòng yêu thương!”. Các ngươi nói xem, đã cho những người này bao nhiêu cơ hội rồi? Họ đã nghe bao nhiêu bài giảng đạo rồi? Cơ hội được cho vẫn còn ít sao? Khi làm công việc, ngươi không biết mình đang thực hiện bổn phận sao? Ngươi không biết mình đang rao truyền phúc âm, đang làm công tác của nhà Đức Chúa Trời sao? Ngươi không biết sao? Ngươi đang làm doanh nghiệp, mở công ty, mở nhà máy sao? Ngươi đang làm việc kinh doanh riêng của ngươi sao? Nhà Đức Chúa Trời cho những người này bao nhiêu cơ hội rồi? Người nào cũng được hưởng không ít cơ hội rồi. Những người từ các nhóm được điều chỉnh đến nhóm phúc âm, có ai ở trong nhóm phúc âm chỉ một hai ngày mà đã bị đẩy đi không? Không một ai cả, trừ phi việc ác họ làm quá rõ ràng thì mới đẩy đi. Cơ hội được cho cũng không ít, chỉ là con người không biết quý trọng, cũng không biết hối cải, khăng khăng làm theo ý mình, vẫn cứ đi theo con đường của Phao-lô, lời nói vô cùng dễ nghe, cũng nói rất rõ ràng, chỉ là không hành động như con người. Có cho những người như vậy cơ hội nữa không? (Thưa, không.) Lúc cho ngươi cơ hội tức là đã đối đãi với ngươi như con người, nhưng ngươi không phải con người, ngươi không làm việc con người làm, nên xin lỗi, cửa chính của nhà Đức Chúa Trời đang mở rồi, ngươi cứ tự nhiên, ra ngoài đi, nhà Đức Chúa Trời không cần ngươi nữa. Nhà Đức Chúa Trời có sự tự do khi dùng người, chủ quyền này nhà Đức Chúa Trời vẫn phải có. Không cần ngươi nữa liệu có được không? Ngươi muốn tin thì ra bên ngoài mà tin đi, dù sao nhà Đức Chúa Trời cũng không cần ngươi nữa, không dùng được, thật quá nhọc lòng! Tổn thất ngươi gây ra cho nhà Đức Chúa Trời quá lớn, không ai có thể thanh toán cho chuyện này, cũng không chi trả nổi! Không phải vận may của ngươi không tốt, không phải nhà Đức Chúa Trời không cho ngươi cơ hội, cũng không phải nhà Đức Chúa Trời không có lòng yêu thương mà đối xử với ngươi tàn nhẫn, lại càng không phải là vắt chanh bỏ vỏ, mà là ngươi quá đáng, chịu hết nổi, giải trình cũng không xong. Cho dù là hạng mục công tác nào, nhà Đức Chúa Trời đều nói rõ nguyên tắc công tác, Bề trên còn đích thân chỉ dẫn, đích thân kiểm soát, sửa chữa, cũng không phải chuyện nhóm họp một hai lần, nói một hai câu, lời đã nói không ít, cũng đã nhóm họp không ít, cũng đã tận tình khuyên bảo, cuối cùng những gì đạt được chỉ là một màn lừa dối, cuối cùng những gì ngươi đem lại cho công tác hội thánh là sự gián đoạn, nhiễu loạn, một mớ hỗn độn. Ngươi nói xem, còn ai muốn cho ngươi cơ hội nữa? Còn ai muốn giữ ngươi lại nữa? Chỉ cho phép ngươi làm xằng làm bậy mà không cho nhà Đức Chúa Trời xử lý ngươi theo nguyên tắc sao? Xử lý ngươi thì không phải là không có lòng yêu thương, mà là có nguyên tắc. Lòng yêu thương là dành cho người có thể được yêu thương, cho người ngu muội có thể tha thứ, chứ không phải cho kẻ ác, cho ma quỷ, cho người cố ý gây gián đoạn, nhiễu loạn, không phải cho kẻ địch lại Đấng Christ, kẻ địch lại Đấng Christ chỉ đáng bị nguyền rủa thôi! Tại sao chỉ đáng bị rủa sả? Kẻ địch lại Đấng Christ thì dù có làm bao nhiêu việc ác cũng không hối cải, không nhận tội và không quay đầu, tức là đọ sức với Đức Chúa Trời cho đến cùng. Hắn đến trước mặt Đức Chúa Trời và nói: “Tôi chết cũng phải chết đứng, tôi hiên ngang, tôi đến trước mặt Đức Chúa Trời cũng không quỳ xuống, không phủ phục, tôi không đầu hàng!”. Đây là thứ gì vậy! Cái chết đến trước mắt rồi còn nói: “Tôi muốn đối kháng đến cùng với nhà Đức Chúa Trời, tôi sẽ không nhận tội, tôi không sai!”. Được, ngươi không sai, vậy ngươi đi khỏi đây đi, nhà Đức Chúa Trời không cần ngươi nữa. Nhà Đức Chúa Trời không cần ngươi có được không? Quá được ấy chứ! Có những kẻ nói rằng: “Nhà Ðức Chúa Trời không dùng tôi, thì cũng không có ai để dùng đâu”. Ngươi xem có ai không, bất kỳ công tác nào của nhà Ðức Chúa Trời cũng dựa vào con người sao? Không có Đức Thánh Linh làm việc, không có sự giữ gìn của Đức Chúa Trời, ai có thể đi đến ngày hôm nay? Công tác nào có thể duy trì đến bây giờ? Ngươi cho rằng đây là ở trong thế giới trần tục sao? Bất kỳ một đoàn thể nào trên thế giới, nếu như không có một nhóm người có tài cán, có ân tứ bảo vệ thì không làm nên sự nghiệp, nhưng công tác của nhà Ðức Chúa Trời thì không phải như vậy, Đức Chúa Trời đang bảo vệ, lãnh đạo, dẫn dắt công tác của nhà Đức Chúa Trời, ngươi đừng tưởng rằng công tác của nhà Ðức Chúa Trời dựa vào người nào đó chống đỡ, không có chuyện đó, đây là quan điểm của người không tin. Nhà Ðức Chúa Trời rũ bỏ kẻ địch lại Đấng Christ, những kẻ ác và người không tin, các ngươi thấy có thích hợp hay không? (Thưa, thích hợp.) Tại sao? Bởi vì để những người này làm công tác thì sẽ gây ra tổn thất quá lớn, cho dù là về nhân lực hay tài chính, họ đều phung phí vô độ, không có bất cứ nguyên tắc gì, họ không nghe lời Ðức Chúa Trời, làm việc hoàn toàn dựa vào dã tâm và dục vọng của mình. Lời Đức Chúa Trời, sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, căn bản hắn không để mắt đến, nhưng khi kẻ địch lại Đấng Christ nói một câu, hắn sẽ xem trọng vô cùng và thực hành theo nó. Nghe nói có một kẻ ngốc ở Châu Âu, nhưng lại làm công tác ở Châu Á, nhà Đức Chúa Trời nói chuyển hắn về Châu Âu rao truyền phúc âm để đỡ phải chênh lệch múi giờ, nhưng hắn không đồng ý, nhà Đức Chúa Trời sắp xếp rồi mà hắn cũng không trở về, bởi vì kẻ địch lại Đấng Christ mà hắn tôn sùng lại ở Châu Á, hắn không muốn rời khỏi chủ của hắn. Người như vậy có phải là khốn kiếp không? (Thưa, phải.) Các ngươi nói xem, hắn có xứng đáng thực hiện bổn phận hay không? Người như vậy chúng ta có cần hay không? Nhà Đức Chúa Trời sắp xếp công tác hợp lý, ngươi ở Châu Âu, thì hãy quay về Châu Âu làm việc, đừng ở Châu Á nữa, người châu nào thì làm việc ở châu đó, khỏi phải bị chênh lệch múi giờ, như vậy thật tốt biết bao! Thế mà người ta không đồng ý. Nhà Đức Chúa Trời nói một câu không dễ sai khiến họ, điều động họ, phải do chủ của họ định đoạt. Chủ của hắn nói “Anh trở về đi”, hắn liền trở về; chủ của hắn nói “Anh không thể trở về, tôi không rời xa anh được”, hắn nói “Vậy thì tôi cũng không thể đi”. Hắn ta phục vụ cho ai vậy? (Thưa, phục vụ cho chủ của hắn.) Phục vụ cho chủ của hắn – là kẻ địch lại Đấng Christ. Vậy có phải hắn nên bị thanh lọc cùng chủ của hắn không? Có phải nên bảo hắn cút đi không? (Thưa, phải.) Tại sao lại tức giận như vậy với loại người này? Vì việc ác họ làm quá lớn, ai nghe thấy cũng tức giận. Những người này lừa gạt Đức Chúa Trời mà không chớp mắt, quá ác độc! Các ngươi nói xem, vì sao lại tức giận như vậy với loại người này? (Thưa, ngoài miệng hắn nói tin Đức Chúa Trời, nhưng trên thực tế hắn nghe lời của chủ hắn, hắn không phải là người thật sự đi theo Ngài, vâng phục Ngài.) Hắn một lòng một dạ đi theo ma quỷ, Sa-tan, hắn nói đi theo Đức Chúa Trời chỉ là vỏ bọc, dưới chiêu bài đi theo Đức Chúa Trời, dâng mình cho Ngài, hắn lại đi theo Sa-tan, trung thành với Sa-tan, cuối cùng còn muốn được ban thưởng, được phúc lành từ Đức Chúa Trời, đây có phải là mặt dày vô liêm sỉ hay không? Có phải là bất chấp lý lẽ, vô phương cứu chữa hay không? (Thưa, phải.) Các ngươi nói xem, người như vậy nhà Đức Chúa Trời có giữ lại hay không? (Thưa, không giữ.) Vậy xử lý thế nào cho thích hợp? (Thưa, thanh lọc cả hắn cùng chủ của hắn ra ngoài.) Hắn thích đi theo chủ của hắn, một lòng một dạ bán mạng cho chủ của hắn, hắn thực hiện bổn phận mà không bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, hắn thực hiện bổn phận mà không sống trước mặt Ngài, hắn trung thành với chủ của hắn trong băng đảng địch lại Đấng Christ, đây chính là thực chất của công tác hắn làm. Cho nên, cho dù làm cái gì hắn cũng không được ghi nhớ, người như vậy nên bị thanh lọc ra ngoài, ngay cả làm việc phục vụ thì hắn cũng không xứng! Các ngươi nói xem những người này bởi vì làm công tác này hoặc sau khi gặp phải kẻ ác mới biến thành như vậy sao? Là hoàn cảnh ảnh hưởng đến họ, hay là kẻ ác mê hoặc bọn họ? (Thưa, đều không phải.) Vậy thì là gì? (Thưa, thực chất bản tính của họ chính là loại người này.) Thực chất bản tính của họ cũng giống như tên chủ địch lại Đấng Christ, là cùng một loại người. Họ và chủ của họ có chung sở thích, có chung tư tưởng quan điểm, có chung phương thức và phương pháp làm việc, có chung ngôn ngữ, chung con đường mưu cầu, cuối cùng có chung nguyện vọng, động cơ và cách thực hành phản bội Đức Chúa Trời, gây nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời. Ngươi thấy đấy, đối với sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời, họ có chung thái độ, chính là dối trên gạt dưới, trên có chính sách, dưới có đối sách, đối với cấp trên thì tỏ vẻ nói gì nghe nấy, đối với cấp dưới thì làm xằng làm bậy. Họ có chung phương thức và phương pháp, bị Bề trên tỉa sửa liền nói rằng: “Tôi sai rồi, tôi không đúng, tôi không tốt, tôi phản nghịch, tôi là ma quỷ!”. Vừa ngoảnh mặt đi, vừa quay người đi, lại nói: “Chúng ta sẽ không thực hiện đầy đủ sự sắp xếp công tác của Bề trên!” rồi hắn lại làm cách khác. Khi rao truyền phúc âm thì toàn làm cho có, báo cáo con số ảo, lừa gạt nhà Đức Chúa Trời. Đây chính là cách làm của bè lũ địch lại Đấng Christ. Đối với sự sắp xếp công tác, họ luôn có đối sách, có cách làm của mình, mặt quỷ của họ lộ ra rồi chứ gì nữa? Đây mà là con người sao? Đây không phải là người, đây là quỷ! Chúng ta không kết giao với quỷ, mau bảo hắn ra ngoài, thật không muốn nhìn thấy mặt quỷ này nữa, bảo hắn cút ra ngoài! Sẵn lòng đem sức lực phục vụ thì đến nhóm B, không sẵn lòng đem sức lực phục vụ thì khai trừ hết! Làm vậy có đúng không? (Thưa, đúng.) Làm như vậy rất thích hợp! Họ có chung thực chất, cho nên họ nói chuyện cùng nhau, làm việc thì vô cùng thuận tiện, khi làm việc với nhau thì vô cùng hòa hợp, ăn ý, chủ hắn một khi mở miệng, cho dù nói lời ma quỷ gì, tuỳ tùng cũng lập tức hưởng ứng, hơn nữa trong lòng còn cảm thấy tự hào, hắn cảm thấy: “Anh nói đúng, cứ như vậy mà làm! Bề trên sắp xếp công tác quá chi li, chúng ta không thể làm như vậy được”. Bề trên sắp xếp công tác cho dù nói đúng trọng tâm thế nào, cụ thể bao nhiêu, hắn cũng không thực hiện đầy đủ, ma quỷ, Sa-tan nói sai lệch, hoang đường bao nhiêu hắn đều nghe, hắn phục vụ cho ai đây? Người như vậy có thể đem sức lực phục vụ đến cùng ở nhà Đức Chúa Trời sao? (Thưa, không thể.) Không thể đem sức lực phục vụ đến cùng. Đức Chúa Trời chịu đựng một người hay chịu đựng để ma quỷ làm việc thì đều có giới hạn, Ngài cho ngươi mức độ khoan dung lớn nhất, đến một mức độ nhất định, nên phơi bày thì phơi bày, nên đào thải thì đào thải, đến mức độ này, người ta đã đến cùng đường rồi. Họ không phải đơn giản là không mưu cầu lẽ thật, không yêu thích lẽ thật, mà thực chất bản tính của họ chính là đối địch với lẽ thật. Ngươi thấy đấy, hễ ngươi nói đến điều tích cực, sự tiếp nhận thuần tuý, hoặc nguyên tắc phù hợp với lẽ thật, thì họ đều không nghe. Ngươi nói càng thuần tuý trong lòng hắn càng khó chịu, một khi ngươi nói về nguyên tắc lẽ thật, hắn liền ngồi không yên, hắn nghĩ đủ mọi cách để mượn cớ cắt ngang chủ đề, chuyển hướng trọng tâm, hoặc dứt khoát cầm ly đi lấy nước uống. Ngươi vừa mới thông công lẽ thật, nói về chuyện biết mình, thì hắn có ác cảm, không muốn nghe, không phải đi vệ sinh thì là khát nước, đói bụng, nếu không thì buồn ngủ, hoặc là đi nghe điện thoại, đi làm việc gì đó, hắn luôn mượn cớ, ngồi không yên. Nếu ngươi làm theo phương thức của hắn, nói về những cách nói, cách làm chỉ gây gián đoạn, nhiễu loạn của hắn, thì hắn liền hăng hái mà nói thao thao bất tuyệt. Nếu ngươi không có tiếng nói chung với hắn, hắn sẽ ác cảm với ngươi, tránh né ngươi. Đây chính là ma quỷ điển hình! Có những người đến bây giờ vẫn không nhìn thấu dạng ma quỷ như vậy, còn cho rằng hắn chỉ là không mưu cầu lẽ thật thôi. Sao suy nghĩ của ngươi lại đơn giản như vậy? Sao ngươi cứ nói những lời ngu muội vậy? Hắn chỉ là không mưu cầu lẽ thật thôi sao? Không phải, hắn là ác ma, hắn chán ghét lẽ thật đến cực độ. Ngươi xem, khi nhóm họp hắn tỏ ra rất thành thật, đó chỉ là ngụy trang, trên thực tế những nội dung thông công trong lúc nhóm họp, lời của Đức Chúa Trời được đọc lên, hắn có nghe lọt tai không? Nghe lọt tai mấy câu? Tiếp nhận mấy câu? Có thể vâng phục mấy câu? Ngay cả đạo lý đơn giản, bình thường hay nói nhất, hắn cũng không nói ra được. Người như vậy cho dù làm việc bao lâu, đảm nhiệm chức phụ trách, lãnh đạo ở cấp độ nào, cũng không biết giảng đạo, không biết nói về trải nghiệm cá nhân. Nếu có người nói: “Anh nói chút nhận thức về phương diện nào đó đi, không cần anh có trải nghiệm, chỉ cần nói một chút xem đối với chuyện này anh có nhận thức, lĩnh hội gì”, thì miệng của hắn tựa như dán giấy niêm phong không mở ra được, ngay cả đạo lý cũng không nói được, nếu hắn miễn cưỡng gò ép nói một chút thì ngươi nghe cũng thấy kỳ quặc. Một vài anh chị em nói rằng: “Có một số lãnh đạo lúc giảng đạo sao lại giống như một giáo viên giảng bài cho trẻ em thế, tại sao chúng ta nghe mà cứ thấy kỳ quặc như vậy nhỉ?”. Đây gọi là không biết giảng đạo. Tại sao hắn không biết giảng đạo? Vì hắn không có thực tế lẽ thật. Tại sao hắn không có thực tế lẽ thật? Bởi vì hắn không tiếp nhận lẽ thật, trong lòng chán ghét lẽ thật, và chống đối bất kỳ nguyên tắc, bất kỳ cách nói gì về lẽ thật. Nếu như nói là hắn chống đối, thì cũng có thể từ bề ngoài ngươi sẽ không nhìn ra, vậy làm sao nhìn ra hắn đang chống đối đây? Cho dù nhà Đức Chúa Trời thông công lẽ thật như thế nào, trong lòng hắn đều phủ nhận, đều cự tuyệt, vô cùng có ác cảm. Cho dù người khác thông công thế nào về nhận thức lẽ thật, trong lòng hắn đều sẽ nói: “Anh cho là như vậy, nhưng tôi không thể cho là như vậy được”. Hắn đánh giá lẽ thật như thế nào? Chỉ cần hắn cho là tốt, là đúng, thì đó chính là lẽ thật; nếu hắn không thích, thì nói có đúng hơn nữa cũng không phải lẽ thật. Vì vậy, nhìn từ căn nguyên, sâu trong nội tâm hắn là chống đối, chán ghét, căm thù lẽ thật, lẽ thật không có bất kỳ chỗ đứng nào trong lòng hắn, hắn coi thường lẽ thật. Có những người có thể không nhìn thấu mà nói: “Chúng ta bình thường cũng không thấy người ta nói những lời bôi nhọ Đức Chúa Trời, báng bổ lẽ thật, đi ngược lại với nguyên tắc lẽ thật”. Có một sự thật ngươi có thể nhìn thấy, mỗi một nội dung cụ thể được quy định trong sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời đều là cần thiết, hoàn toàn là để bảo vệ lợi ích công tác của Đức Chúa Trời, bảo vệ sự tiến bộ sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn, bảo vệ trật tự bình thường trong cuộc sống của hội thánh, bảo vệ sự phát triển bình thường trong công tác phúc âm. Cho dù sắp xếp công tác trong thời gian nào, cho dù bố trí, sắp đặt, thay đổi cụ thể của bất kỳ công tác nào, đều là để bảo vệ sự phát triển bình thường của công tác nhà Đức Chúa Trời, càng có thể giúp anh chị em hiểu và bước vào nguyên tắc lẽ thật, có thể nói chính xác hơn là đưa anh chị em đến trước mặt Đức Chúa Trời, tiến vào thực tế lẽ thật, nắm tay, dẫn từng người bước đi, tận tay dạy dỗ, nâng đỡ, chu cấp ngươi. Đối với việc thực hiện đầy đủ sắp xếp công tác, cho dù là đã thông công cụ thể trong buổi nhóm họp, hay truyền đạt bằng miệng, thì đều là để cho những người được Đức Chúa Trời chọn được trải nghiệm công tác của Ngài, có lối vào sự sống thực sự, đều có lợi cho việc bước vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn, không có sự sắp xếp nào là bất lợi cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, bất lợi cho việc bước vào sự sống của những người được Ngài chọn, không có cái nào gây ra nhiễu loạn, phá hoại. Mà kẻ địch lại Đấng Christ chưa bao giờ để mắt đến những sắp xếp công tác này, cũng không thực hiện đầy đủ, mà coi thường những sắp xếp công tác này, hắn cho rằng những sắp xếp công tác này quá đơn giản, xem thường nó, nó không có khí thế làm việc của bọn hắn, không thể mang lại lợi ích lớn hơn về danh dự, địa vị, danh vọng cho bọn hắn trong công việc, cho nên bọn hắn chẳng hề lắng nghe, chẳng hề tiếp nhận, thực hiện lại càng không, thay vào đó, bọn hắn làm theo kiểu khác. Xét từ điểm này, các ngươi nói xem, loại người như những kẻ địch lại Đấng Christ chỉ đơn giản là không mưu cầu lẽ thật sao? Từ điểm này có thể thấy rõ ràng bọn họ căm thù lẽ thật. Nếu như nói là căm thù lẽ thật, thì con người có thể sẽ không nhìn thấu, vậy nhìn vào chuyện họ đối đãi với việc thực hiện sắp xếp công tác là có thể nhìn ra rồi. Rõ ràng là khi lãnh đạo giả, chấp sự giả đối đãi với việc sắp xếp công tác, cùng lắm là làm cho xong chuyện, nói một lần là coi như xong, còn việc theo dõi, giám sát, hay công tác cụ thể thì không làm cho đúng, đây là lãnh đạo giả. Lãnh đạo giả ít nhất còn có thể thực hiện đầy đủ, làm cho xong chuyện và có thể bảo vệ công tác, còn kẻ địch lại Đấng Christ ngay cả bảo vệ cũng không bảo vệ, hắn đơn giản là không tiếp nhận, không thực hiện, lại còn làm theo kiểu khác. Hắn đang nghĩ gì vậy? Suy nghĩ về địa vị, danh dự, uy danh của mình, nghĩ xem Bề trên có tán thưởng hắn hay không, có bao nhiêu anh chị em tán thành hắn, hắn có địa vị trong lòng bao nhiêu người, hắn cầm quyền trong lòng bao nhiêu người, kiểm soát bao nhiêu con người, nắm giữ bao nhiêu người trong tay, cái bọn họ quan tâm chính là những thứ này. Hắn chưa bao giờ nghĩ đến việc chăm tưới, chu cấp cho anh chị em để đặt nền móng trên con đường thật, càng không nghĩ đến lối vào sự sống của anh chị em như thế nào, anh chị em rao truyền phúc âm hay thực hiện các bổn phận như thế nào, có thể làm việc theo nguyên tắc hay không, hắn không bao giờ quan tâm đến việc làm thế nào mới có thể đưa anh chị em đến trước mặt Đức Chúa Trời, những chuyện này hắn không quan tâm. Có phải những sự thật này đều ở trước mắt, đều là những biểu hiện của kẻ địch lại Đấng Christ mà các ngươi thường có thể nhìn thấy không? Vậy những sự thật này có đủ để chứng minh những người này căm thù lẽ thật không? (Thưa, có.) Bất cứ lúc nào, điều mà kẻ địch lại Đấng Christ quan tâm chính là địa vị, danh dự, uy danh của hắn. Ngươi để hắn phụ trách đời sống hội thánh, để anh chị em sống một đời sống hội thánh nề nếp, trong quá trình sống đời sống hội thánh thì đạt đến việc đặt nền móng và hiểu lẽ thật, có đức tin chân thật vào Đức Chúa Trời, có thể đến trước mặt Đức Chúa Trời, có khả năng sống độc lập, có đức tin để thực hiện bổn phận, như vậy việc mở rộng phúc âm của nhà Đức Chúa Trời sẽ có lực lượng tiếp viện, có thể không ngừng cung cấp thêm nhân tài để rao truyền phúc âm, thực hiện được bổn phận trong việc mở rộng phúc âm, kẻ địch lại Đấng Christ có nghĩ như vậy không? Hắn tuyệt đối không nghĩ như vậy, hắn nói: “Đời sống hội thánh là gì? Mọi người đều một lòng sống đời sống hội thánh, đều đọc lời Đức Chúa Trời, nếu như đều hiểu lẽ thật, ai còn nghe mệnh lệnh của tôi đây? Ai quan tâm đến tôi đây? Ai còn chú ý đến tôi đây? Không thể để họ luôn chú trọng đến đời sống hội thánh, không thể để họ say mê đời sống hội thánh được. Nếu lúc nào cũng đọc lời Đức Chúa Trời thì mọi người đều sẽ đến trước mặt Đức Chúa Trời, và chẳng phải sẽ không có ai ở bên cạnh tôi sao?”. Đây có phải là thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ không? (Thưa, phải.) Hắn nghĩ rằng, nếu chú trọng chu cấp cho anh chị em trong việc đạt được lẽ thật và sự sống, thì sẽ không có lợi cho việc mưu cầu danh lợi, địa vị của hắn, trong lòng hắn nghĩ: “Nếu dành hết thời gian để làm việc cho anh chị em, thì mình còn có thời gian để mưu cầu danh lợi, địa vị không? Nếu anh chị em đều ca tụng danh Đức Chúa Trời, đều đi theo Đức Chúa Trời, thì không ai nghe mình cả, vậy thì mình mất mặt quá!”. Đây đều là bộ mặt của kẻ địch lại Đấng Christ, bọn họ không phải đơn giản là không mưu cầu lẽ thật, mà là chán ghét lẽ thật đến cực độ. Từ ý thức chủ quan của mình, hắn sẽ không nói: “Tôi hận lẽ thật, tôi hận Đức Chúa Trời, hận tất cả những sự sắp xếp công tác, câu nói, cách làm có lợi cho anh chị em”, hắn sẽ không nói như vậy, hắn sẽ dùng một số cách làm, một số biểu hiện để chống lại sự sắp xếp công tác của nhà Đức Chúa Trời. Vậy thì thực chất của những cách làm, biểu hiện này của hắn chính là làm theo kiểu khác, khiến mọi người đều nghe theo hắn, vâng phục hắn, cho nên dù nhà Đức Chúa Trời làm như thế nào hắn cũng không thèm đếm xỉa. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Chúng ta trước đây cũng thông công không ít về những biểu hiện này của kẻ địch lại Đấng Christ, các ngươi vóc giạc nhỏ bé, hiểu lẽ thật còn nông cạn, kẻ địch lại Đấng Christ làm quá nhiều việc ác trước mắt các ngươi mà các ngươi vẫn không biết phân định, vừa ngu muội vừa đáng thương, vừa tê dại vừa ngu ngốc, vừa bần cùng vừa mù quáng, đó là biểu hiện chân thật của các ngươi, là vóc giạc chân thật của các ngươi. Kẻ địch lại Đấng Christ gây ra bao nhiêu phiền phức, gây ra bao nhiêu tổn thất cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, thế mà còn có người nói nên dùng sự phục vụ của hắn, dùng hắn thì lợi bất cập hại mà cũng không biết cách chức hắn, không biết xử lý hắn, phải qua bao nhiêu năm mới có thể thay đổi vóc giạc và những ý nghĩ này của các ngươi đây? Có những người luôn khoác lác: “Tôi là người mưu cầu lẽ thật”, nhưng khi gặp phải kẻ địch lại Đấng Christ thì không phân định được, thậm chí còn có thể đi theo, biểu hiện mưu cầu lẽ thật của ngươi ở đâu? Nghe giảng đạo biết bao nhiêu rồi mà vẫn không biết phân định. Được rồi, chủ đề này nói đến đây thôi, tiếp theo hãy nói một chút về chủ đề chính của chúng ta đi.

Lần nhóm họp trước chúng ta đã thông công về phương diện nội dung liên quan đến kỳ vọng của cha mẹ trong “buông bỏ gánh nặng đến từ gia đình”, trong đó những nguyên tắc liên quan và chủ đề chính liên quan chúng ta đã thông công xong rồi, tiếp theo phương diện nội dung cần thông công là một phương diện nội dung khác của việc buông bỏ gánh nặng đến từ gia đình, chính là buông bỏ kỳ vọng đối với thế hệ sau. Lần này chúng ta sẽ đổi vai một chút. Nội dung liên quan đến phương diện đối đãi với kỳ vọng của cha mẹ, là những chuyện mà con người nên làm khi đứng ở góc độ của con cái. Đối mặt với các kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái, các cách làm đối với con cái, con cái nên đối đãi, xử lý như thế nào, nên thực hành những nguyên tắc nào, đây chính là đứng trên góc độ con cái mà đối đãi đúng đắn với các phương diện vấn đề khác nhau đến từ cha mẹ. Vậy chủ đề thông công hôm nay là “Buông bỏ kỳ vọng đối với thế hệ sau”, là đứng ở góc độ cha mẹ mà xử lý các phương diện vấn đề khác nhau liên quan đến con cái, ở đây có bài học nên học, có nguyên tắc nên tuân thủ. Với tư cách là con cái, ngươi nên đối mặt với kỳ vọng của cha mẹ như thế nào, dùng thái độ gì, trong trường hợp này, con đường mà ngươi nên tuân thủ và nguyên tắc thực hành của ngươi là gì, đây là những điều quan trọng nhất. Đương nhiên mỗi người đều có cơ hội làm cha mẹ, hoặc là đã làm cha mẹ rồi, điều này liên quan đến kỳ vọng và thái độ đối với thế hệ sau. Cho dù là làm cha mẹ hay là làm con cái, kỳ vọng đối với đối phương đều nên có nguyên tắc không giống nhau. Đối đãi với kỳ vọng của cha mẹ, là con cái thì có nguyên tắc nên tuân thủ, đương nhiên, là cha mẹ, đối đãi với kỳ vọng của con cái cũng có nguyên tắc lẽ thật nên tuân thủ. Vậy trước hết hãy nghĩ xem, các ngươi hiện nay có thể thấy được, có thể nghĩ ra trong việc cha mẹ đối đãi với con cái có những nguyên tắc nào nên tuân thủ? Nếu nói về nguyên tắc, đối với các ngươi mà nói có thể hơi xa, chủ đề hơi lớn, cũng hơi sâu sắc, vậy trước hết hãy nói về việc nếu ngươi là cha mẹ, ngươi có kỳ vọng gì đối với thế hệ sau của mình? (Thưa Đức Chúa Trời, nếu có một ngày con làm cha mẹ, đầu tiên sẽ hy vọng con cái khỏe mạnh, có thể trưởng thành một cách khoẻ mạnh, ngoài ra, còn hy vọng chúng có thể có lý tưởng của mình, có hoài bão trong việc thực hiện lý tưởng cuộc đời của mình, tức là có thể có tiền đồ. Chủ yếu là hai phương diện này.) Có hy vọng con cái làm quan lớn hoặc đại gia không? (Thưa, cũng sẽ hy vọng, hy vọng chúng nó ít nhất có thể trở nên xuất chúng, đứng trên thiên hạ, được người khác coi trọng.) Cơ thể khoẻ mạnh, sự nghiệp thành công, lên như diều gặp gió, một đời như ý, đây là những yêu cầu cơ bản nhất của cha mẹ đối với con cái. Còn có kỳ vọng nào khác đối với thế hệ sau hay không? Ai có con cái thì nói thử xem. (Thưa, con hy vọng con cái mình có thể khỏe mạnh, một đời thuận lợi, bình an, gia đình hòa thuận, kính già yêu trẻ.) Còn gì nữa không? (Thưa, nếu như con có một ngày làm cha mẹ, ngoại trừ những phương diện vừa nói đến, con cũng hy vọng con cái có thể nghe lời, hiểu chuyện, có thể hiếu thuận với cha mẹ, sau này cũng có thể trông cậy con cái phụng dưỡng lúc về già.) Đây là điều khá trọng điểm, hiếu thuận với cha mẹ là một kỳ vọng khá truyền thống đối với con cái trong quan niệm và tiềm thức con người, chuyện này tương đối mang tính đặc trưng.

Buông bỏ gánh nặng đến từ gia đình, trong đó có một mục rất quan trọng chính là buông bỏ kỳ vọng đối với thế hệ sau. Bất kỳ một cặp cha mẹ nào cũng gửi gắm kỳ vọng nhất định vào con cái của mình, kỳ vọng này dù lớn hay nhỏ, dù xa hay gần đều là một loại thái độ, cũng là một loại yêu cầu cụ thể đối với cách hành xử, hành động và cách sống hoặc là cách đối đãi với cha mẹ của con cái. Những yêu cầu cụ thể này đối với con cái mà nói là việc nên làm được, bởi vì từ quan niệm truyền thống mà nói, mệnh lệnh của cha mẹ thì không thể làm trái, nếu làm trái tức là không hiếu thuận, cho nên rất nhiều người phải mang gánh nặng rất lớn, rất nặng nề trong chuyện này. Vậy những kỳ vọng cụ thể của cha mẹ đối với thế hệ sau có hợp lý hay không, có nên có hay không, cái nào là hợp lý, cái nào là không hợp lý, cái nào là chính đáng, cái nào là ép buộc, là không chính đáng, những điều này có phải con người nên hiểu hay không? Bên cạnh đó, con người nên đối xử như thế nào, chọn lựa như thế nào, nên có thái độ và quan điểm như thế nào để nhìn nhận, đối đãi với kỳ vọng của cha mẹ, ở đây có nguyên tắc lẽ thật mà con người nên hiểu, nên tuân thủ. Khi những chuyện này chưa được giải quyết, người làm cha mẹ thường có những gánh nặng như vậy, họ cho rằng kỳ vọng đối với con cái, đối với thế hệ sau là trách nhiệm của cha mẹ, cũng là nghĩa vụ của cha mẹ, đương nhiên càng là thứ cha mẹ nên có, nếu như không có bất kỳ kỳ vọng nào đối với đời sau của mình, thì cũng giống như không làm hết trách nhiệm, không làm hết nghĩa vụ, cũng không làm được những việc cha mẹ nên làm đối với đời sau của mình, mình không phải là cha mẹ tốt, không phải cha mẹ có trách nhiệm. Cho nên, trong chuyện kỳ vọng đối với đời sau, người ta không muốn mà vẫn cứ nảy sinh đủ loại yêu cầu đối với con cái, trong các giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau, đối đãi với những đứa con khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau. Với tư cách là cha mẹ, nếu đã có cách nhìn như vậy, có một loại gánh nặng như vậy đối với con cái, thì cho dù là đúng hay sai, họ đều sẽ làm những gì cha mẹ nên làm tuân theo một loại quy định bất thành văn như vậy. Người ta coi những cách làm này là một loại nghĩa vụ, cũng coi nó là một loại trách nhiệm để mà yêu cầu con cái, đồng thời cũng áp đặt lên con cái, bắt con cái đạt được. Chuyện này chúng ta nên chia làm vài giai đoạn để thông công thì sẽ rõ ràng hơn một chút.

Cha mẹ đã đưa ra đủ loại yêu cầu đối với con cái khi chúng ở tuổi vị thành niên, đương nhiên trong đủ loại yêu cầu cũng gửi gắm đủ loại kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái. Trong khi cha mẹ gửi gắm đủ loại kỳ vọng vào con cái, thì bản thân họ cũng dùng hết sức mình mà trả mọi giá, nảy sinh đủ mọi cách làm để thực hiện kỳ vọng của mình nơi con cái. Cho nên, khi con cái ở tuổi vị thành niên, cha mẹ có đủ kiểu giáo dục và yêu cầu đối với con cái. Ví dụ, từ nhỏ đã nói với con cái: “Phải chăm chỉ học hành, học nhiều vào, học giỏi mới có thể đứng trên thiên hạ, mới không bị người ta coi thường”. Còn có những cha mẹ giáo dục con cái lớn lên phải hiếu thuận với cha mẹ, thậm chí khi con mới hai ba tuổi đã luôn hỏi con: “Lớn lên có nuôi cha không?”. Đứa trẻ liền nói: “Nuôi”. “Nuôi mẹ không?” “Nuôi”. “Con yêu cha hay yêu mẹ?” “Yêu cha”. “Không được, trước hết con phải nói yêu mẹ, rồi mới nói yêu cha”. Đứa trẻ liền học theo cha mẹ. Lời nói và hành động làm gương của cha mẹ có một ảnh hưởng sâu sắc đối với tâm hồn nhỏ bé của con cái, đương nhiên cũng đem cho chúng sự vỡ lòng nhất định, để cho chúng biết rằng trên đời này, cha mẹ là người yêu chúng nhất, thương chúng nhất, cũng là người chúng nên vâng theo và hiếu kính nhất; đương nhiên, cũng gieo vào tâm hồn non nớt của con cái một loại tư tưởng thế này: “Nếu cha mẹ là người thân thiết nhất trên thế giới này, vậy thì cha mẹ nói gì mình phải nghe nấy”; đồng thời, trong tâm hồn non nớt của con cái cũng sẽ nảy sinh một loại tư tưởng, rằng cha mẹ là người thân thiết nhất, tất cả những gì cha mẹ làm đều là để con cái sống tốt hơn, vì thế mà con cái nên tiếp nhận vô điều kiện, bất kể đó là phương thức gì, bất kể là nhân đạo hay vô nhân đạo, con người đều nên tiếp nhận. Ở cái tuổi mà con người chưa có khả năng phân biệt đúng sai, thì lời nói và hành động làm gương của cha mẹ cũng đã gieo vào lòng con người một loại tư tưởng như vậy. Dưới sự dẫn dắt của loại tư tưởng như vậy, cha mẹ có thể dùng chiêu bài hy vọng con cái tốt đẹp mà yêu cầu con cái làm đủ việc. Cho dù có một vài việc không hề phù hợp với nhân tính, không phù hợp với thiên bẩm, tố chất của con cái hay sở thích của bản thân con cái, nhưng trong tình cảnh không có bất kỳ quyền chủ động nào, không có bất kỳ năng lực tự chủ nào, thì đối với cái gọi là kỳ vọng và yêu cầu của cha mẹ, con cái không có bất kỳ lựa chọn nào, cũng không có bất kỳ khả năng phản kháng nào, chỉ có thể nói gì nghe nấy, buông trôi bỏ mặc, mặc cho cha mẹ sắp đặt, mặc cho cha mẹ dẫn dắt đến bất kỳ con đường nào. Cho nên, trong giai đoạn tuổi vị thành niên này, mọi việc cha mẹ làm, cho dù là xuất phát từ ý tốt hay là vô tình, đều sẽ mang đến cho cách hành xử, hành động của con cái một vài ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, tức là sẽ gieo cho con cái đủ loại tư tưởng quan điểm, thậm chí những tư tưởng quan điểm này ẩn sâu trong tiềm thức của con người, khiến cho sau khi trưởng thành, cách họ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động cũng như con đường họ đi đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những tư tưởng quan điểm trong tiềm thức này.

Trong giai đoạn con cái ở tuổi vị thành niên, hoàn cảnh sống hoặc di truyền, giáo dục mà cha mẹ cho con cái là điều mà chúng không thể phản kháng, bởi vì con cái là trẻ vị thành niên, còn chưa hiểu chuyện. Cái gọi là vị thành niên, tức là không thể suy nghĩ vấn đề một cách độc lập, không thể phán đoán đúng sai một cách độc lập, trong tình huống này, con người chỉ có thể mặc cho cha mẹ sắp đặt. Chính vì con người đang ở trong giai đoạn vị thành niên, tất cả đều do cha mẹ quyết định, cho nên với tư cách là cha mẹ mà nói, trong thời đại tà ác này, cha mẹ sẽ căn cứ vào trào lưu xã hội mà áp dụng phương thức giáo dục, tư tưởng quan điểm tương ứng để xúi giục con cái của mình. Ví dụ như, trong xã hội hiện nay cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cha mẹ chịu ảnh hưởng từ các trào lưu xã hội và luồng dư luận, thế là họ tiếp nhận loại tin tức cạnh tranh khốc liệt này và nhanh chóng truyền lại cho con cái mình. Thứ họ tiếp nhận là một loại hiện tượng, trào lưu cạnh tranh khốc liệt trong xã hội, nhưng thứ họ cảm nhận được lại là một loại áp lực, khi cảm nhận được áp lực, họ nhanh chóng nghĩ đến thế hệ tiếp theo của mình, họ nói: “Xã hội bây giờ cạnh tranh khốc liệt như vậy, thời của chúng ta không giống như bây giờ, nếu con cái vẫn học tập, làm việc, đối đãi với xã hội, đối đãi với đủ mọi loại người, sự việc như chúng ta đã làm trước đây, thì sẽ sớm bị xã hội này đào thải, vì vậy nhân lúc con cái còn nhỏ, phải bắt đầu từ nhỏ, không thể để con cái của mình thua ở vạch xuất phát”. Xã hội bây giờ cạnh tranh khốc liệt, con người gửi gắm hy vọng rất lớn vào con cái, cho nên họ nhanh chóng truyền lại loại áp lực tiếp nhận được từ xã hội này cho thế hệ sau của mình. Vậy thế hệ sau có cảm giác đối với những chuyện này không? Bởi vì là vị thành niên, cho nên không có bất kỳ cảm giác nào, không biết loại áp lực đến từ cha mẹ này rốt cuộc là đúng hay sai, không biết nên từ chối hay là tiếp nhận. Cha mẹ vừa thấy con như vậy thì quở trách: “Sao con lại ngốc vậy, xã hội bây giờ cạnh tranh khốc liệt như vậy, con lại không hiểu gì cả, hôm nay mau chóng tới nhà trẻ đi!”. Trẻ em mấy tuổi thì đi nhà trẻ? Có người, con cái mới ba bốn tuổi đã bắt đầu chọn nhà trẻ. Vì sao? Xã hội hiện nay lưu truyền một câu nói: Không thể để con thua ngay ở vạch xuất phát, giáo dục phải bắt đầu từ khi tuổi còn rất nhỏ. Ngươi thấy đấy, những đứa trẻ tuổi còn rất nhỏ mà đã phải khổ sở, ba bốn tuổi đã bắt đầu chọn nhà trẻ. Chọn nhà trẻ như thế nào đây? Ở nhà trẻ bình thường, giáo viên luôn dẫn con trẻ chơi trò diều hâu bắt gà con, nhà trẻ như vậy thì không thể chọn, phải chọn nhà trẻ quý tộc, giáo dục song ngữ. Học một ngôn ngữ còn không xong, tiếng mẹ đẻ còn nói chưa tốt, còn phải học ngôn ngữ thứ hai, đây có phải là làm khó con trẻ hay không? Nhưng cha mẹ nói gì? “Không thể để con mình thua ngay ở vạch xuất phát. Bây giờ có những đứa trẻ một tuổi, trong nhà đã có bảo mẫu bắt đầu dạy dỗ rồi, cha mẹ nói tiếng mẹ đẻ, bảo mẫu nói ngôn ngữ thứ hai, dạy con tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha. Con chúng ta đã bốn tuổi, tuổi cũng hơi lớn rồi, nếu còn không dạy dỗ thì muộn mất. Giáo dục trẻ em càng sớm càng tốt, tìm nhà trẻ dạy song ngữ, giáo viên phải là người tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ”. Người ta nói: “Trường như vậy quá đắt”. “Đắt cũng không sao, hiện tại chúng ta ở nhà to, có thể đổi sang nhà nhỏ, bán căn ba phòng ngủ một phòng khách đi, đổi thành căn hai phòng ngủ một phòng khách, số tiền dành dụm được sẽ để cho con học nhà trẻ quý tộc”. Chọn nhà trẻ tốt đã đành, thời gian rảnh rỗi còn phải mời giáo viên phụ đạo dạy cho con Olympic toán học Quốc tế. Đứa trẻ này trời sinh không thích học Olympic toán học, không thích cũng phải học, nếu Olympic toán học không được vậy thì lại học nhảy, nếu nhảy không được thì học hát, hát không được lại nhìn thấy đứa trẻ này khung xương khá đẹp, tay, chân đều dài, vậy liệu có thể làm người mẫu hay không? Thế là đưa con đến trường nghệ thuật học làm người mẫu. Cứ như vậy, đứa trẻ bốn năm tuổi đã bắt đầu ở trường nội trú, nhà ở từ ba phòng ngủ một phòng khách biến thành hai phòng ngủ một phòng khách, từ hai phòng ngủ một phòng khách biến thành một phòng ngủ một phòng khách, từ một phòng ngủ một phòng khách biến thành nhà đi thuê. Các khóa học phụ đạo ngoại khóa cho trẻ em ngày càng nhiều, phòng ở trong nhà ngày càng ít. Thậm chí có cha mẹ vì để cho con học ở một trường tốt mà chuyển cả gia đình vào Nam, ra Bắc, chuyển tới chuyển lui, cuối cùng cũng không biết chuyển đi đâu, con cái cũng không biết quê hương của mình rốt cuộc là ở nơi nào, loạn hết cả lên. Vì tương lai của con cái, để con cái có thể không thua ngay ở vạch xuất phát, cũng vì con cái về sau có thể thích nghi với xã hội cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt này, về sau có thể có công việc tốt, có thu nhập ổn định mà lúc con cái ở tuổi vị thành niên, cha mẹ phải trả đủ mọi loại giá. Có những cha mẹ có năng lực, làm ăn lớn, làm quan to, đầu tư cao, đầu tư lớn vào con cái mình; có cha mẹ không có năng lực như vậy, cũng muốn cho con cái vào trường quý tộc giống như người khác, học các chương trình ngoại khoá, học nhảy, học vẽ tranh, học các loại ngoại ngữ, các loại âm nhạc, khiến con cái phải chịu rất nhiều áp lực, khổ sở. Đứa trẻ nghĩ: “Khi nào thì con mới có thể chơi đùa một chút đây? Khi nào thì con mới có thể trưởng thành, được định đoạt như người lớn? Khi nào con mới có thể không đi học nữa giống như người lớn? Có thể xem TV một lúc, có thể để đầu óc thư giãn, có thể tự mình đi dạo ở đâu đó mà không bị cha mẹ dắt mũi dẫn đi nữa?”, nhưng cha mẹ thường nói: “Con không đi học, sau này phải xin ăn, nhìn bộ dạng không có tiền đồ của con kìa! Giờ chưa đến lúc vui chơi đâu, để sau đi! Con chơi trước, về sau sẽ không có tiền đồ; còn nếu chơi sau thì có thể chơi được nhiều, chơi vui, du lịch quanh thế giới. Con xem những người giàu có trên thế giới, khi còn bé, họ có chơi không? Họ dốc sức học hành”. Cha mẹ nói dối, chúng nhìn ra không? Chúng hiểu được không? Trên thế giới, có những người giàu có, những người cực kỳ giàu có mà chưa từng học đại học, đó là sự thật. Có lúc, cha mẹ nói dối con cái, trong giai đoạn con cái chưa thành niên, để có thể nắm giữ tương lai của con tốt hơn, kiểm soát con và khiến con có thể nghe lời, cha mẹ việc gì cũng nói dối được, đương nhiên bản thân cha mẹ, khổ nào cũng chịu, giá nào cũng trả, có thể nói là “Thương thay tấm lòng kẻ làm cha mẹ trong thiên hạ”.

Để thực hiện kỳ vọng đối với thế hệ sau, mà cha mẹ gửi gắm rất nhiều kỳ vọng vào con cái, cho nên họ không những giáo dục, chỉ dẫn, tác động đến con cái bằng lời nói, đồng thời cũng dùng hành động thực tế để uốn nắn con cái, để cho con cái nghe lời họ, làm việc và sống theo phương hướng họ đặt ra, theo quỹ đạo họ chỉ định, cho dù con cái có bằng lòng hay không, cuối cùng cha mẹ chỉ có một câu: “Nếu con không nghe lời ta, con sẽ hối hận! Nếu bây giờ con không nghe lời, không chăm chỉ học hành, đến một ngày con hối hận, thì đừng tới tìm ta, đừng nói ta không nói cho con biết!”. Có một lần, chúng ta đến một tòa nhà làm việc, thấy hai ba công nhân khuân vác đồ đạc một cách vất vả đi lên cầu thang, trước mặt có một người mẹ dẫn con đi xuống. Nếu một người bình thường thấy cảnh này, họ sẽ nói: “Có người chuyển đồ, mình tránh ra một chút”, người từ trên xuống phải nhanh chóng tránh ra một chút để đồ không đụng vào mình, cũng không cản trở việc của người ta. Nhưng khi người mẹ này nhìn thấy cảnh tượng này, liền nắm lấy cơ hội bắt đầu tiến hành giáo dục tình huống. Mấy câu nói đó, Ta đến bây giờ vẫn nhớ rõ ràng. Cô ta nói gì nào? Cô ta nói: “Con xem họ chuyển đồ nặng biết bao, mệt biết bao, đó là do khi còn bé không chăm chỉ học hành, bây giờ không tìm được công việc tốt, phải làm người chuyển đồ, cật lực làm, con thấy chưa?”. Đứa nhỏ trông có vẻ hiểu, cũng tin tưởng những gì mẹ nói là đúng, trong đôi mắt hiện lên một vẻ chân thành, vừa hoang mang, vừa sợ hãi, vừa tin tưởng, gật gật đầu, rồi lại nhìn mấy công nhân khuân vác đó. Người mẹ nhân cơ hội này tranh thủ giảng dạy, nói với con mình rằng: “Con thấy chưa? Nếu con không chăm chỉ học hành khi còn bé, thì lớn lên sẽ phải chuyển đồ, cật lực lao động như vậy mới có thể duy trì cuộc sống đấy”. Lời này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng ở chỗ nào? Nắm bắt mọi cơ hội để giảng dạy, ngươi nói xem tâm lý của trẻ con sau khi nghe xong lời này là gì? Trẻ con có phân biệt được câu nói này đúng hay sai không? (Thưa, không.) Vậy nó sẽ nghĩ gì? (Thưa, nếu không chăm chỉ học tập, sau này sẽ phải cật lực lao động như vậy.) Nó nghĩ: “Ôi, hễ ai cật lực lao động thì đều là người không chăm chỉ học hành, mình nhất định nghe lời mẹ, chăm chỉ học hành, mẹ nói đúng, người không học hành đều phải cật lực lao động”. Những tư tưởng mà đứa bé tiếp nhận được từ cha mẹ đã biến thành lẽ thật cả đời trong lòng nó. Ngươi nói xem, cha mẹ này có ngu muội hay không? (Thưa, ngu muội.) Ngu muội ở điểm nào? Ngươi dùng sự thật này ép con cái học hành, vậy con cái chắc chắn có thể thành tài sao? Có thể bảo đảm sau này không phải cật lực lao động, không phải đổ mồ hôi sao? Ngươi dùng chuyện này, cảnh tượng này để hù dọa con cái có tốt hay không? (Thưa, không tốt.) Nó sẽ trở thành một bóng đen trong cuộc đời của đứa trẻ, và đó không phải là chuyện tốt. Khi đứa trẻ này trưởng thành rồi, cho dù đã phân biệt được phần nào những câu nói của cha mẹ, nhưng lý lẽ mà cha mẹ nói ở trong lòng nó, ở trong tiềm thức của nó rất khó loại bỏ, điều này ở một mức độ nhất định sẽ mê hoặc, trói buộc tư tưởng của con người, định hướng quan điểm nhìn nhận sự việc của con người. Kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái trong giai đoạn vị thành niên, đại đa số là hy vọng chúng có thể học nhiều thứ hơn, có thể nỗ lực, chăm chỉ, không phụ kỳ vọng của cha mẹ trong thời gian vị thành niên này. Cho nên, cha mẹ sẽ không tiếc bất cứ giá nào, trong giai đoạn con cái ở tuổi vị thành niên, họ sẽ làm tất cả mọi việc vì chúng, hy sinh tuổi thanh xuân, tuổi tác, thời gian, hy sinh sức khỏe, cuộc sống bình thường của mình, thậm chí có cha mẹ vì để bồi dưỡng con cái mà trong thời gian con cái đi học cũng đi cùng con, từ bỏ công việc của mình, từ bỏ ước vọng một thời của mình, thậm chí từ bỏ tín ngưỡng của mình. Trong hội thánh, cũng không thiếu người vì đồng hành với con cái vị thành niên cho đến khi chúng trưởng thành nên người, vì tương lai chúng có sự nghiệp thành công, có công việc ổn định, có thể làm việc một cách thuận lợi, mà liên tục đồng hành bên cạnh chúng, bồi dưỡng chúng, không nhóm họp, cũng không thực hiện bổn phận, trong lòng mặc dù cũng có yêu cầu, cũng có một chút ý chí, mong muốn đối với tín ngưỡng của mình, nhưng bởi vì không buông bỏ được kỳ vọng đối với con cái, cho nên trong lúc con cái ở giai đoạn vị thành niên, những người này lựa chọn đồng hành với con cái, từ bỏ bổn phận loài thọ tạo của mình, cũng từ bỏ mưu cầu tín ngưỡng của mình, đây là chuyện bi thảm nhất. Có cha mẹ để đào tạo con cái trở thành diễn viên, họa sĩ, nhà văn, nhà khoa học, để con cái có thể thoả mãn kỳ vọng của họ, bản thân họ cũng phải trả giá rất nhiều, phải vứt bỏ công việc, từ bỏ sự nghiệp của mình, từ bỏ lý tưởng và sự hưởng thụ của bản thân để đồng hành với con cái. Thậm chí còn có cha mẹ vì con cái mà từ bỏ cuộc sống hôn nhân của mình, sau khi ly hôn thì một mình gánh vác trọng trách nuôi nấng con cái, bồi dưỡng con cái, đặt cược cả đời mình vào con cái, cống hiến cho tương lai của con cái, chỉ để kỳ vọng của mình đối với con cái có thể được thực hiện. Còn có cha mẹ vì muốn tương lai con cái có thể trở nên xuất chúng, có thể có chỗ đứng trong xã hội, mà trong giai đoạn con cái vị thành niên, đã làm rất nhiều việc mà con người không nên làm, trả rất nhiều cái giá vô nghĩa, hy sinh thời gian của mình, hy sinh sức khỏe xác thịt của mình, hy sinh cả sự mưu cầu của mình. Một mặt đối với cha mẹ mà nói, đây là những hy sinh vô nghĩa, mặt khác đối với con cái mà nói, trong giai đoạn chúng ở tuổi vị thành niên, những cách làm này của cha mẹ đã hình thành áp lực, gánh nặng rất lớn đối với chúng. Bởi vì cha mẹ đã trả giá quá nhiều, cho dù là về mặt tiền bạc, thời gian, hay sinh lực, thì họ đều đã trả giá quá nhiều, nhưng trong giai đoạn vị thành niên, trong tình huống không có khả năng phân biệt đúng sai, không có bất kỳ lựa chọn nào khác, con cái chỉ có thể làm theo ý cha mẹ, mặc dù sâu thẳm trong lòng chúng có một vài ý nghĩ, nhưng vẫn là nghe theo cha mẹ. Trong hoàn cảnh này, với tư cách là con cái mà nói, vô hình trung sẽ cảm thấy cha mẹ trả giá lớn như vậy để bồi dưỡng mình, cả đời này mình cũng không trả hết, không báo đáp hết, cho nên trong giai đoạn cha mẹ bồi dưỡng mình, đồng hành với mình, những gì mình có khả năng làm được, có khả năng báo đáp cha mẹ chính là làm cho họ vui vẻ, tạo ra thành tích để thỏa mãn họ, không làm cho họ thất vọng. Vậy với tư cách là cha mẹ mà nói, trong giai đoạn con cái vị thành niên, sau khi trả những cái giá này, tâm thái của cha mẹ sẽ càng ngày càng lớn hơn theo kỳ vọng đối với con cái, dần biến thành yêu cầu đối với con cái, tức là sau khi con cái tiếp nhận cái gọi là trả giá và dốc công sức này của cha mẹ, thì con cái nhất định phải thành công, nhất định phải dùng thành tích tốt để báo đáp cha mẹ. Cho nên, dù xét từ góc độ của cha mẹ hay con cái, trong một mối quan hệ dốc công sức và được dốc công sức như vậy, kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái càng ngày càng cao. Kỳ vọng càng ngày càng cao là cách nói dễ nghe, trên thực tế ở sâu thẳm trong lòng cha mẹ, họ đánh đổi càng nhiều, hy sinh càng nhiều, thì lại càng cảm thấy con cái nên dùng thành công để báo đáp họ, đồng thời càng ngày càng cảm thấy con cái nợ họ. Ngươi đánh đổi càng nhiều, hy vọng càng nhiều, kỳ vọng của ngươi lại càng cao, kỳ vọng của ngươi đối với việc con cái có thể trả ơn ngươi hay không cũng càng lớn. Kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái trong giai đoạn con cái vị thành niên phát xuất từ chuyện “con cái phải học nhiều thứ, không thể thua ngay ở vạch xuất phát” cho đến chuyện “lớn lên phải trở nên xuất chúng, có chỗ đứng trong xã hội”, sẽ dần dần biến thành yêu cầu đối với con cái, đó là: sau khi ngươi trưởng thành và có chỗ đứng trong xã hội, đừng quên cội nguồn, đừng quên cha mẹ, người đầu tiên ngươi phải báo đáp chính là cha mẹ, phải hiếu kính với cha mẹ, phải để cho họ có cuộc sống tốt đẹp, bởi vì cha mẹ là ân nhân của ngươi trên thế giới này, là người bồi dưỡng ngươi, hiện tại ngươi có chỗ đứng trong xã hội, tất cả những gì ngươi hưởng thụ, tất cả những gì ngươi có đều là nhờ cha mẹ dùng tâm huyết đổi lấy, cho nên ngươi nên dùng quãng đời còn lại của mình để báo đáp họ, để trả ơn họ, đối xử tốt với họ. Đây chính là diễn biến phát triển của những kỳ vọng của cha mẹ vào việc con cái phải có chỗ đứng trong xã hội và nên người xuất chúng từ khi chúng còn là trẻ vị thành niên, từ một kỳ vọng rất bình thường dần dần biến thành yêu cầu và đòi hỏi đối với con cái. Trong giai đoạn đứa trẻ ở tuổi vị thành niên, nếu không đạt được thành tích tốt, nếu phản kháng, không sẵn lòng học tập hoặc không muốn nghe lời cha mẹ, ngỗ nghịch với cha mẹ, cha mẹ sẽ nói: “Ta dễ dàng lắm sao? Ta vì ai? Ta không phải vì muốn tốt cho con sao? Tất cả những gì ta làm đều là vì con, con còn không cảm kích, con là đồ ngốc à?”. Họ dùng những lời này để ép buộc, áp đặt ngươi. Cách làm này có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Không đúng. Đây là điểm “cao thượng” của cha mẹ, cũng là điểm đê tiện của cha mẹ. Câu nói này không đúng ở chỗ nào? (Thưa, những kỳ vọng đối với con cái, sự bồi dưỡng dành cho con cái, đều là do cha mẹ đơn phương áp đặt, họ vì để con cái sau này có tiền đồ, làm nở mày nở mặt họ hoặc là sau này có thể hiếu thuận với họ mà gây ra một vài áp lực cho con cái, bắt con cái học cái này cái kia, thực ra tất cả những gì cha mẹ làm đều là vì bản thân họ.) Nếu chúng ta gạt bỏ khía cạnh ích kỷ, vì bản thân mình của cha mẹ sang một bên, chỉ nói tới việc cha mẹ trong giai đoạn con cái vị thành niên tiêm nhiễm cho con cái những tư tưởng này, còn truyền áp lực sang con cái, yêu cầu con cái học cái gì, lớn lên phải làm nghề nghiệp gì, đạt được thành tựu gì, vậy những cách làm này của cha mẹ mang tính chất gì? Trước tiên chúng ta không đánh giá những gì cha mẹ làm là vì cái gì, những cách làm này có thích hợp hay không, mà trước hết phải thông công, mổ xẻ xem cách làm của cha mẹ có tính chất gì, tìm kiếm con đường thực hành chuẩn xác hơn dựa vào việc mổ xẻ thực chất. Thông công và hiểu phương diện lẽ thật này từ góc độ nói trên mới là chuẩn xác.

Trước hết hãy xem những yêu cầu này, những cách làm này của cha mẹ đối với con cái rốt cuộc có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Vậy những cách làm này của cha mẹ đối với con cái, suy cho cùng, nguyên nhân chính đến từ đâu? Có phải đến từ kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái không? (Thưa, phải.) Trong ý thức chủ quan của cha mẹ, họ có đủ loại dự tính, kế hoạch và cả quy định về tương lai của con cái, cho nên họ nảy sinh kỳ vọng như vậy. Dưới sự sai khiến của loại kỳ vọng này, họ yêu cầu con cái học tập các loại kỹ năng, hoặc là học biểu diễn, học vũ đạo, học vẽ tranh, v.v. sau khi thành tài sẽ đứng trên thiên hạ chứ không làm người hầu kẻ hạ, làm quan lớn chứ không làm lính nhỏ, làm giám đốc, làm CEO, làm quản lý cấp cao, làm việc trong nhóm 500 công ty lớn nhất thế giới, v.v. những thứ này đều là suy nghĩ chủ quan của cha mẹ. Vậy trong giai đoạn vị thành niên, con cái có khái niệm gì về những kỳ vọng này của cha mẹ không? (Thưa, không có khái niệm gì.) Không có bất kỳ khái niệm nào, nó không hiểu. Trẻ con biết cái gì? Trẻ con biết phải đi học, biết chữ, chăm chỉ học tập, làm một đứa trẻ ngoan biết nghe lời, như vậy là ổn rồi. Mỗi ngày đến trường lên lớp một cách tuần tự, về nhà làm xong bài tập, trẻ conhiểu được chuyện này, còn lại chính là vui chơi, ăn uống, ảo tưởng, mơ mộng, v.v.. Trong giai đoạn vị thành niên, con cái không có bất kỳ khái niệm gì về những chuyện chúng chưa biết trên con đường nhân sinh, cũng không có bất kỳ dự tính gì, tất cả những dự tính, định nghĩa có liên quan sau khi con cái trưởng thành đều đến từ cha mẹ, cho nên, những kỳ vọng sai lầm của cha mẹ đối với con cái không liên quan đến con cái, con cái chỉ nên phân định thực chất của những kỳ vọng này rốt cuộc là cái gì từ trong kỳ vọng của cha mẹ thôi. Những kỳ vọng này của cha mẹ dựa trên cái gì? Đến từ đâu? Đến từ xã hội, đến từ thế giới. Kỳ vọng của cha mẹ lên con cái đều là để cho con cái có thể thích nghi với thế giới này, thích nghi với xã hội này, không bị thế giới, không bị xã hội đào thải, có thể có chỗ đứng trong xã hội, có công ăn việc làm ổn định, có gia đình ổn định, tương lai ổn định, cho nên cha mẹ mới có đủ loại kỳ vọng chủ quan đối với thế hệ sau của mình. Ví dụ, hiện nay làm kỹ sư máy tính tương đối thịnh hành, có người nói: “Con trai tôi sau này cũng phải làm kỹ sư máy tính. Làm nghề này có thể kiếm được nhiều tiền, cả ngày xách theo cái máy tính, làm dự án máy tính, cha mẹ cũng được nở mày nở mặt!”. Trong tình huống con cái không có bất kỳ khái niệm gì đối với bất kỳ sự vật sự việc nào, cha mẹ lại xác định tương lai của con cái, làm như thế có phải sai lầm hay không? (Thưa, phải.) Cha mẹ hoàn toàn dựa vào nhãn quan của một người trưởng thành, dựa vào cách nhìn, quan điểm, sở thích đối với thế sự mà gửi gắm kỳ vọng vào con cái, đây có phải là chủ quan hay không? (Thưa, phải.) Nói một cách dễ nghe là chủ quan, nhưng trên thực tế là gì? Cách giải thích khác về sự chủ quan này nên là gì? Có phải là ích kỷ hay không? Có phải là ép buộc hay không? (Thưa, phải.) Ngươi thích một công việc nào đó, một nghề nghiệp nào đó, ngươi thích có chỗ đứng trong xã hội, nở mày nở mặt, làm quan, có tiền, liền bắt con cái cũng làm như vậy, làm người như vậy, đi con đường như vậy, thế thì con cái sau này sống trong hoàn cảnh như vậy, lao vào công việc như vậy, chúng có thích hay không? Có thích hợp hay không? Số phận của chúng là gì? Sự an bài và tể trị của Đức Chúa Trời dành cho chúng là gì? Ngươi biết không? Có người nói: “Mặc kệ những thứ đó, chỉ cần người làm cha mẹ như tôi thích là được rồi, tôi thích thì tôi gửi gắm kỳ vọng như vậy vào nó”. Đây có phải là quá ích kỷ hay không? (Thưa, phải.) Quá ích kỷ! Nói một cách dễ nghe thì là quá chủ quan, tự định tự quyết, nhưng trên thực tế là gì? Quá ích kỷ! Họ không nghĩ đến tố chất, tài cán của con cái, cho dù Đức Chúa Trời an bài số phận, cuộc đời của mỗi người như thế nào, họ cũng không nghĩ đến, chỉ đơn phương áp đặt sở thích, tính toán và kế hoạch của mình lên con cái. Có vài người nói: “Nếu tôi không áp đặt, nó còn nhỏ tuổi sẽ không hiểu, đến khi nó hiểu cũng đã muộn”. Chuyện có phải như vậy hay không? (Thưa, không phải.) Nếu thật sự đã muộn, thì đó là số phận của nó, không phải trách nhiệm của cha mẹ. Ngươi hiểu rồi thì áp đặt lên con cái, con cái có vì ngươi đã hiểu mà cũng có thể hiểu từ sớm không? (Thưa, không.) Thời điểm con cái hiểu những chuyện như lựa chọn con đường nhân sinh như thế nào, lựa chọn nghề nghiệp như thế nào, cuộc đời con người sẽ như thế nào, v.v. không liên quan đến việc giáo dục của cha mẹ, chúng có con đường của mình, có nhịp độ của mình, cũng có quy luật của mình. Ngươi xem, khi con cái còn nhỏ, cho dù cha mẹ giáo dục như thế nào, hiểu biết của chúng đối với xã hội đều trống rỗng, khi chúng cảm nhận được sự cạnh tranh của xã hội, cảm nhận được sự phức tạp, u tối của xã hội, cảm nhận được các loại bất công của xã hội, đó là khi nhân tính của chúng trưởng thành, đó không phải do cha mẹ giáo dục từ nhỏ. Mặc dù từ nhỏ cha mẹ đã giáo dục rằng: “Khi giao thiệp với người khác thì phải giữ nghề”, chúng cũng chỉ coi đó là một loại đạo lý, khi chúng thật sự có thể làm theo lời này của cha mẹ, chính là lúc chúng thật sự hiểu được, còn lúc chúng chưa hiểu, cha mẹ giáo dục như thế nào cũng chỉ là một loại đạo lý. Cho nên, cha mẹ cảm thấy: “Thế giới này cạnh tranh ghê gớm, con người sống dưới áp lực quá lớn, nếu như không bắt đầu từ khi còn nhỏ, vậy con cái chúng ta về sau sẽ phải chịu tội, chịu khổ”, lời này có cơ sở không? (Thưa, không có cơ sở.) Ngươi để chúng chịu đựng áp lực này trước thời hạn vì để giúp chúng có thể bớt phải chịu đựng nỗi khổ này, từ lúc chưa hiểu chuyện đã bắt đầu chịu đựng áp lực, vậy chẳng phải ngươi làm hại con cái sao? Ngươi vì tốt cho chúng sao? Thà chúng không hiểu còn tốt hơn, nếu không hiểu thì chúng còn có thể thoải mái, vui vẻ, đơn thuần, sống đơn giản vài năm, nếu chúng hiểu từ sớm, thì ngươi nói xem là phúc hay là họa? (Thưa, đó là họa.) Đó chính là họa.

Con người ở độ tuổi nào nên làm chuyện gì, là phụ thuộc vào tuổi tác, phụ thuộc vào độ trưởng thành của người đó, chứ không phải phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ. Trong giai đoạn vị thành niên, con người chơi đùa, học chút tri thức, văn hóa đơn giản, học đủ mọi chuyện, học cách kết giao với bạn bè, học cách chung sống với người lớn, học cách đối xử với một số chuyện xung quanh mà mình không hiểu. Con người trong giai đoạn vị thành niên nên làm những việc mà vị thành niên làm, không nên chịu đựng bất kỳ áp lực, quy tắc trò chơi hoặc bất kỳ chuyện phức tạp nào mà người trưởng thành nên chịu đựng, những điều này đối với người vị thành niên mà nói đều là một loại tàn hại tinh thần, không phải may mắn gì. Những chuyện của người trưởng thành này, ngươi biết càng sớm thì tâm hồn nhỏ bé của ngươi sẽ bị đả kích càng nhiều, nó chẳng những sẽ không mang đến bất kỳ sự giúp đỡ gì cho cuộc đời hoặc cuộc sống sau khi trưởng thành của ngươi, ngược lại bởi vì biết hoặc gặp phải những chuyện này quá sớm, nó sẽ biến thành một loại gánh nặng, một bóng đen vô hình trong tâm hồn non nớt của ngươi, thậm chí cả đời cũng không đuổi đi được. Ngươi xem, khi con người còn rất nhỏ, nếu như nghe được một chuyện khủng khiếp, là chuyện khiến ngươi không chấp nhận được, là chuyện mà khi trưởng thành cũng không thể ngờ tới, không thể lý giải được, thì trong cuộc đời ngươi, cảnh tượng đó hoặc là chuyện đó, thậm chí con người, sự việc và cả lời nói liên quan trong đó đều sẽ đi theo ngươi, nó là một bóng ma, sẽ ảnh hưởng đến tính cách của ngươi, cũng sẽ ảnh hưởng đến cách đối nhân xử thế của ngươi. Ví dụ, trẻ con lúc sáu bảy tuổi đều có chút tinh nghịch, đi học vì thì thầm to nhỏ với bạn học mà bị giáo viên mắng một trận, giáo viên không mắng căn cứ vào sự việc, mà là tiến hành công kích cá nhân, mắng nó miệng nhọn quai khỉ, mày trộm mắt chuột, thậm chí mắng nó: “Nhìn bộ dạng không có tiền đồ của mày kìa, cả đời mày cũng không có tiền đồ gì đâu! Nếu không chăm chỉ học hành, mày sẽ chỉ là thứ hàng hết đát, sau này phải đi xin ăn! Vừa nhìn mày đã thấy giống kẻ trộm, mày có tố chất trở thành kẻ trộm đấy!”. Mấy câu nói này, đứa trẻ tuy rằng nghe không hiểu, không biết vì sao giáo viên lại nói như vậy, lời giáo viên nói rốt cuộc có phải sự thật hay không, nhưng những lời công kích cá nhân này sẽ hình thành một bàn tay quỷ dữ vô hình ở trong lòng nó, đâm thủng lòng tự tôn của nó, khiến nó bị tổn thương. Giáo viên nói rằng: “Mày miệng nhọn quai khỉ, mày trộm mắt chuột, đầu không to bằng nắm tay!”. Những lời công kích cá nhân này sẽ theo nó cả đời. Khi nó lựa chọn nghề nghiệp, khi nó đối mặt với cấp trên, đối mặt với đồng nghiệp, khi nó đối mặt với anh chị em, những lời giáo viên từng công kích cá nhân với nó sẽ thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng đến cảm xúc của nó, ảnh hưởng đến cuộc sống của nó. Đương nhiên, một số kỳ vọng không chính đáng của cha mẹ đối với ngươi, một số cảm xúc hoặc tin tức, câu nói, tư tưởng quan điểm truyền sang cho ngươi, v.v. cũng sẽ hình thành những bóng đen trong tâm hồn non nớt của ngươi. Tuy nhìn từ ý thức chủ quan của cha mẹ thì họ không hề có ác ý, nhưng bởi vì cha mẹ vô tri, bởi vì cha mẹ là loài người bại hoại, không có phương thức chính đáng và phù hợp với nguyên tắc để đối đãi với con cái, cho nên họ chỉ có thể tùy theo trào lưu thế giới mà đối đãi với ngươi, kết quả cuối cùng chính là truyền cho ngươi đủ loại tin tức tiêu cực, đủ loại cảm xúc tiêu cực. Trong tình huống ngươi không có bất kỳ khả năng phân định nào, những gì cha mẹ nói, các loại tư tưởng sai lầm mà cha mẹ tiêm nhiễm, đề xướng sẽ nắm thế chủ đạo, biến thành mục tiêu mưu cầu và phấn đấu cả đời này của ngươi. Mặc dù những kỳ vọng mà cha mẹ đưa ra đối với ngươi trong giai đoạn vị thành niên là một loại đả kích, huỷ hoại đối với tâm hồn non nớt của ngươi, nhưng ngươi vẫn sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, sống trong những cái giá mà cha mẹ phải trả cho ngươi, lĩnh hội nguyện vọng của họ, cũng tiếp nhận, biết ơn các loại ân huệ của họ. Sau khi tiếp nhận những cái giá phải trả, những hy sinh mà họ dành cho ngươi, sâu trong nội tâm ngươi thấy xấu hổ với cha mẹ, mắc nợ cha mẹ, cảm thấy sau khi trưởng thành nhất định phải báo đáp cha mẹ. Báo đáp cái gì? Báo đáp lại những kỳ vọng không hợp lý của họ đối với ngươi sao? Báo đáp sự huỷ hoại của họ với ngươi ở giai đoạn vị thành niên sao? Đây có phải là hơi đổi trắng thay đen hay không? Thực ra từ căn nguyên, thực chất mà nói, kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi chỉ là chủ quan, chỉ đến từ một phía, căn bản không phải là một thứ mà con người ở độ tuổi vị thành niên nên có, nên thực hiện, nên sống thể hiện ra, cũng không phải nhu cầu của một người ở độ tuổi vị thành niên. Cha mẹ vì đi theo trào lưu thế giới, vì thích nghi với thế giới này, vì để có thể bắt kịp bước tiến của thế giới này mà bắt ngươi cũng phải đi theo họ, chịu đựng những áp lực này cùng họ, tiếp nhận, đi theo những trào lưu tà ác này. Cho nên, dưới sự kỳ vọng tha thiết của cha mẹ, rất nhiều con cái đã cố gắng học các loại kỹ năng, các khóa học, các loại tri thức, từ lúc ban đầu là để thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ, đến khi bản thân chủ động theo đuổi các mục tiêu cần đạt được trong kỳ vọng của cha mẹ, tức là trong giai đoạn vị thành niên đã bị động tiếp nhận kỳ vọng của cha mẹ, sau khi dần trưởng thành thì chủ động tiếp nhận kỳ vọng trong ý thức chủ quan của cha mẹ, bằng lòng tiếp nhận loại áp lực này và tiếp nhận sự mê hoặc, khống chế, trói buộc đến từ xã hội, tóm lại chính là từ bị động dần dần chuyển sang chủ động. Như vậy, cha mẹ sẽ hài lòng, chính con cái cũng cảm thấy trong lòng bình an, không có lỗi gì với cha mẹ, cuối cùng làm cho cha mẹ được như ý nguyện, bản thân mình thì trưởng thành, không phải trưởng thành nên người một cách đơn giản, mà là thành tài trong mắt cha mẹ, không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ. Mặc dù con người sau khi trưởng thành đã thành công trong việc trở thành người thành tài trong mắt cha mẹ, bề ngoài xem ra cái giá mà cha mẹ phải trả đã được đền đáp, kỳ vọng của cha mẹ đặt lên ngươi không tan thành mây khói, nhưng sự thật là gì? Ngươi đã thành công trở thành con rối của cha mẹ, ngươi đã thành công trong việc nợ cha mẹ một món nợ lớn, đã thành công trong việc dùng nửa đời sau của mình để thực hiện kỳ vọng của cha mẹ đối với ngươi, để làm cho cha mẹ thấy, để cha mẹ không chịu thua kém, vẻ vang, thành công thỏa mãn cha mẹ, trở thành niềm tự hào của cha mẹ. Cha mẹ đi đâu cũng nói về ngươi: “Cô con gái của tôi là giám đốc của một công ty này”. “Con gái của tôi là nhà thiết kế của một thương hiệu nổi tiếng”. “Con gái của tôi ngoại ngữ cấp mấy, nói tiếng nước ngoài lưu loát, là phiên dịch viên tiếng này tiếng kia”. “Con gái của tôi là một kỹ sư máy tính”. Ngươi đã thành công trong việc trở thành niềm tự hào của cha mẹ ngươi, và đã thành công trong việc trở thành cái bóng của cha mẹ. Bởi vì ngươi sẽ dùng phương thức tương tự để giáo dục và bồi dưỡng thế hệ sau của mình. Bởi vì ngươi cho rằng cha mẹ ngươi đã thành công trong việc bồi dưỡng ngươi, ngươi sẽ sao chép phương thức giáo dục của cha mẹ để bồi dưỡng thế hệ sau, để thế hệ sau sẽ phải chịu đựng bi kịch giống như ngươi, chịu đựng cảnh ngộ bi thảm và sự huỷ hoại đến từ cha mẹ giống như ngươi.

Trong giai đoạn con cái còn ở độ tuổi vị thành niên, những gì cha mẹ làm để thực hiện kỳ vọng đối với con cái đều trái với lương tâm lý trí, cũng trái với quy luật tự nhiên, càng trái với sự tiền định và tể trị của Đức Chúa Trời. Tuy rằng trẻ vị thành niên không có năng lực phân biệt đúng sai, cũng không có năng lực suy nghĩ vấn đề độc lập, nhưng số phận của chúng vẫn do Đức Chúa Trời tể trị, không phải cha mẹ tể trị, cho nên, những cha mẹ ngu muội thì ngoài việc có kỳ vọng đối với con cái trong tư tưởng ý thức ra, còn có thể tiến hành nhiều hành động, hy sinh, trả giá hơn nữa trong những hành vi của mình, làm tất cả những chuyện mình muốn làm và sẵn lòng làm vì con cái, cho dù là tiền tài hay là thời gian, sinh lực, v.v.. Những việc này mặc dù là cha mẹ tự nguyện làm, nhưng lại là vô nhân đạo, cũng không phải trách nhiệm mà cha mẹ nên thực hiện, điều này đã vượt quá năng lực của cha mẹ và phạm vi trách nhiệm mà cha mẹ nên thực hiện. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì cha mẹ trong giai đoạn con cái ở độ tuổi vị thành niên đã bắt đầu cố gắng lên kế hoạch, kiểm soát tương lai của chúng, cũng cố gắng để quyết định tương lai của chúng, làm như thế có phải ngu xuẩn hay không? (Thưa, phải.) Ví dụ, Đức Chúa Trời tiền định một người sẽ là một công nhân bình thường, cả đời này người đó chỉ có thể kiếm chút tiền lương cơ bản mà duy trì cuộc sống ấm no, thế nhưng cha mẹ lại nhất quyết muốn người đó trở thành danh nhân, phú hào, quan lớn gì đó, trong giai đoạn người đó còn vị thành niên đã lên kế hoạch, sắp đặt xong cho tương lai của người đó, vì người đó mà trả đủ mọi giá, cố gắng kiểm soát cuộc đời và tương lai của người đó. Làm như vậy có phải là ngu xuẩn hay không? (Thưa, phải.) Con cái tuy rằng thành tích học tập rất tốt, lại đỗ đại học, sau khi trưởng thành còn học các loại kỹ năng, thành thạo một nghề, nhưng cuối cùng khi tìm việc làm, tìm việc thế nào cũng chỉ là một công nhân bình thường, nếu may mắn làm quản đốc cũng tốt rồi, cuối cùng những gì kiếm được vẫn chỉ là tiền lương cơ bản, làm thế nào cũng không kiếm được mức lương như quan lớn, phú hào mà cha mẹ yêu cầu. Cha mẹ luôn muốn người đó lên như diều gặp gió, kiếm nhiều tiền, làm quan lớn để cha mẹ được thơm lây theo một chút, vậy mà không ngờ rằng, người đó khi còn bé thành tích tốt như vậy, lại nghe lời như vậy, cha mẹ vì người đó mà trả giá nhiều như vậy, sau khi lớn lên còn học đại học, nhưng sao số phận cả đời này của người đó lại là làm công nhân chứ? Nếu có thể nghĩ đến chuyện này, thì lúc ấy sẽ không giày vò đến vậy. Nhưng cha mẹ có thể nào để yên hay không? (Thưa, không thể.) Cha mẹ vừa bán nhà, vừa bán đất, bán gia sản, thậm chí có cha mẹ còn bán thận để con cái có thể học trường đại học danh tiếng. Đứa con không đồng ý, mẹ liền nói: “Ai cũng có hai quả thận, bỏ đi một quả vẫn còn một quả, mẹ lớn tuổi rồi, có một quả thận là đủ rồi”. Đứa trẻ nghe xong cảm thấy thế nào? “Con không học trường đại học này nữa, con không thể để mẹ đi bán thận”. Cha mẹ nói: “Không học à? Con vậy là ngỗ nghịch, là bất hiếu! Cha mẹ bán thận vì cái gì? Không phải vì sau này con có thể xuất sắc hơn người sao?”. Con cái nghe xong thì cảm động: “Bán thì bán đi, con sẽ không phụ lòng cha mẹ đâu”. Cuối cùng thật sự đã bán rồi, mẹ dùng một quả thận để đổi lấy tương lai của người đó, nhưng cuối cùng người đó chỉ làm một công nhân, không trở nên xuất sắc. Vậy mẹ bán thận vì người đó để rồi đổi lấy một công nhân, điều này có thích hợp hay không? (Thưa, không thích hợp.) Cuối cùng người mẹ nhìn mà nói: “Mệnh của con chính là làm công nhân, sớm biết vậy ta đã không bán thận tạo điều kiện cho con học đại học, con chỉ việc làm công nhân không phải xong chuyện rồi sao? Lên đại học gì chứ!”. Muộn rồi! Ai bảo ngươi lúc ấy ngu muội như vậy? Ai bảo ngươi lúc ấy thích để con cái làm quan, kiếm nhiều tiền như vậy chứ? Ngươi là kẻ hám lợi đen lòng, đáng đời! Ngươi đã trả giá rất nhiều cho con cái mình, nhưng con cái của ngươi có nợ ngươi không? Con cái không nợ ngươi, đó là ngươi tự nguyện, đáng đời! Đừng nói bán một quả thận, cho dù ngươi bán hai quả thận, cũng là ngươi tự nguyện. Để tạo điều kiện cho con cái có thể vào đại học danh tiếng, có người bán giác mạc, có người bán máu, có người đập nồi bán sắt, bán gia sản, có đáng không? Làm như bán chút máu, bán nội tạng gì đó có thể quyết định tương lai của con người, thay đổi số phận của con người vậy. Có thể không? (Thưa, không thể.) Con người thật quá ngu xuẩn! Chỉ vì cái lợi trước mắt mà bị danh lợi làm cho choáng váng đầu óc. Ngươi luôn cảm thấy cả đời này của mình cứ như vậy, đem hy vọng gửi gắm vào thế hệ sau, nhưng liệu số phận của thế hệ sau có chắc chắn tốt đẹp hơn ngươi không? Có thể lên như diều gặp gió không? Có thể không giống ngươi không? Sao lại ngu muội như vậy? Ngươi cho rằng có kỳ vọng cao đối với con cái thì con cái chắc chắn có thể đứng trên thiên hạ, chắc chắn không phụ sự kỳ vọng của ngươi sao? Số phận con người không phải do cha mẹ quyết định, đó là do Đức Chúa Trời quyết định. Đương nhiên, làm cha mẹ, không ai hy vọng con cái làm ăn mày. Không hy vọng con cái làm ăn mày, cũng không cần bắt con cái phải lên như diều gặp gió, làm quan to quý nhân gì đó ở tầng lớp trên của xã hội. Làm người ở tầng lớp trên của xã hội thì có gì tốt? Lên như diều gặp gió thì có gì tốt? Đó đều là vũng bùn, không phải chuyện tốt gì. Làm danh nhân, làm vĩ nhân, làm siêu nhân, làm người có địa vị, có thân phận, đó là chuyện tốt sao? Làm một người bình thường là sống tự tại nhất. Cuộc sống nghèo một chút, khổ một chút, mệt một chút, ăn, mặc thiếu thốn một chút thì có gì không tốt chứ? Ít nhất có một điểm được bảo đảm, ngươi không sống trong trào lưu của tầng lớp trên trong xã hội, ít nhất ngươi ít phạm tội, ít làm chuyện chống đối Đức Chúa Trời. Làm người bình thường thì cám dỗ nhỏ, cám dỗ ít, cuộc sống của ngươi tuy rằng khổ một chút, nhưng ít nhất trong tâm hồn không mệt mỏi. Ngươi xem, làm công nhân thì đảm bảo ba bữa một ngày là được rồi, nhưng làm quan thì khác, luôn phải đấu đá, cũng không biết ngày nào đó chức quan này của mình sẽ khó giữ được, chưa hết, người ngươi đắc tội còn muốn tìm ngươi tính sổ, ngươi phải bị chỉnh, bị trị. Danh nhân, vĩ nhân, người có tiền đều sống quá mệt mỏi. Người có tiền luôn sợ sau này không có tiền như hiện tại, thì sẽ sống không nổi; danh nhân luôn sợ hào quang trên đầu mình không còn, luôn muốn giữ vững hào quang của mình, luôn sợ bị thời đại này, trào lưu này đào thải: Sống cũng thật mệt mỏi! Những người làm cha mẹ chẳng bao giờ nhìn thấu những điều này, luôn muốn đẩy con cái lên đầu sóng ngọn gió, đưa vào hang sói, vũng bùn. Có phải cha mẹ không có lòng tốt không? Nếu nói cha mẹ không có lòng tốt thì các ngươi không bằng lòng, vậy nói kỳ vọng của cha mẹ mang đến cho các ngươi rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực thì sao, các ngươi có sẵn lòng thừa nhận hay không? (Thưa, có.) Hại con người ta quá nặng nề, đúng không. Có người lại không sẵn lòng thừa nhận mà nói: “Cha mẹ là vì tốt cho tôi”. Ngươi nói cha mẹ là vì tốt cho ngươi, tốt ở chỗ nào? Cha mẹ vì tốt cho ngươi, vậy đã cho ngươi hiểu được bao nhiêu sự việc sự vật tích cực? Cha mẹ vì tốt cho ngươi, vậy đã uốn nắn bao nhiêu tư tưởng quan điểm sai lầm, bất lương của ngươi? (Thưa, không có.) Ngươi có thể nhìn thấu những thứ này hay không? Có thể cảm giác được kỳ vọng của cha mẹ không thực tế hay không?

Từ việc mổ xẻ thực chất kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái, kỳ vọng của cha mẹ là ích kỷ, là trái với nhân tính, ngoài ra, cũng không có liên quan gì với trách nhiệm của cha mẹ. Các loại kỳ vọng, yêu cầu mà cha mẹ áp đặt lên con cái không phải là đang thực hiện trách nhiệm. Vậy cái gọi là trách nhiệm là gì? Trách nhiệm tối thiểu mà cha mẹ nên làm là phải dạy ngươi biết ăn nói, dạy ngươi phải lương thiện, không làm người xấu, dẫn dắt ngươi theo hướng tích cực, đây là điều tối thiểu. Ngoài ra, dựa vào tuổi tác của ngươi, dựa vào khả năng tiếp thu, tố chất, và hứng thú mà hỗ trợ ngươi học tập bất kỳ tri thức, tài nghệ, vân vân, nào phù hợp với ngươi. Cha mẹ tốt hơn một chút, sẽ để con cái hiểu được con người là do Đức Chúa Trời tạo ra, trong vũ trụ này có sự tồn tại của Đức Chúa Trời, hướng dẫn nó cầu nguyện, đọc lời Đức Chúa Trời, kể một vài câu chuyện trong Kinh Thánh, hy vọng sau khi nó lớn lên có thể đi theo Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, chứ không phải theo đuổi trào lưu của thế giới, rơi vào đủ loại quan hệ con người, sự việc phức tạp, bị các trào lưu của thế giới này, xã hội này huỷ hoại. Trách nhiệm mà cha mẹ nên làm không liên quan đến kỳ vọng của cha mẹ. Trách nhiệm của cha mẹ chính là với vai trò là cha mẹ, trong giai đoạn con cái ở tuổi vị thành niên có thể cho con cái sự dẫn dắt tích cực, cho con cái sự giúp đỡ thích hợp, ngoài ra, trong cuộc sống xác thịt của con cái, đối với việc ăn, mặc, ở hoặc là khi nó bị bệnh đều có thể kịp thời chăm sóc. Đứa trẻ bị bệnh, nên chữa trị thì chữa trị, không được mặc kệ nó, cũng không được thấy nó bị bệnh mà còn nói với nó: “Tiếp tục đi học, tiếp tục đọc sách, bài tập không thể bỏ bê, bỏ bê nhiều thì không làm bù được”, nên nghỉ ngơi thì phải cho nó nghỉ ngơi, nó bị bệnh thì phải dưỡng bệnh. Đó là trách nhiệm của cha mẹ. Một mặt chăm sóc tốt cho sức khỏe xác thịt của nó, mặt khác cũng hướng dẫn, giáo dục, giúp đỡ sức khỏe tâm hồn của nó, đây là trách nhiệm mà cha mẹ nên làm, chứ không phải áp đặt cho con cái bất cứ kỳ vọng hoặc yêu cầu nào không phù hợp với thực tế. Một mặt là thứ tâm hồn cần, một mặt là thứ cuộc sống xác thịt cần, cha mẹ đều phải làm hết trách nhiệm. Mùa đông đừng để con bị lạnh, nói cho con biết một vài thường thức cuộc sống, trong tình huống nào sẽ bị cảm, ăn cơm phải ăn đồ ấm nóng, ăn đồ lạnh sẽ đau bụng, trời lạnh không nên tùy tiện cởi quần áo hoặc hóng gió ở nơi có gió lùa, để cho nó học được cách chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình. Mặt khác, trong tâm hồn nhỏ bé của đứa trẻ, khi nảy sinh một vài ý nghĩ ấu trĩ không chín chắn đối với tương lai của mình, hoặc là nảy sinh một vài tư tưởng cực đoan, một khi cha mẹ phát hiện, phải kịp thời đưa ra sự hướng dẫn đúng đắn, chứ không phải áp chế một cách cưỡng ép, phải để cho nó bày tỏ, để cho nó trút ra, như vậy vấn đề mới được thực sự giải quyết. Đó chính là thực hiện trách nhiệm. Thực hiện trách nhiệm một mặt là chăm sóc, mặt khác là khai thông, uốn nắn, đưa ra sự hướng dẫn đúng đắn về tư tưởng và quan điểm. Trách nhiệm cha mẹ phải thực hiện thực ra không liên quan gì đến kỳ vọng của cha mẹ đối với thế hệ sau. Ngươi có thể kỳ vọng sau này nó lớn lên thân thể khỏe mạnh, cũng có thể kỳ vọng sau này nó lớn lên có nhân tính, có lương tâm, có lý trí, hoặc có thể kỳ vọng nó hiếu thuận với ngươi, nhưng ngươi không nên kỳ vọng sau này nó lớn lên trở thành danh nhân này, vĩ nhân nọ, lại càng không nên thường xuyên nói với nó: “Con xem Tiểu Minh nhà hàng xóm nghe lời biết bao!”. Con của ngươi thì chính là con của ngươi, trách nhiệm ngươi nên làm không phải là nói cho nó biết Tiểu Minh nhà hàng xóm tốt như thế nào, bắt nó học tập Tiểu Minh nhà hàng xóm, đây không phải là chuyện cha mẹ nên làm. Người với người đều không giống nhau, tư tưởng quan điểm, hứng thú sở thích, tố chất, tính cách của con người, cả nhân tính và thực chất của con người là lương thiện hay hung ác, đều không giống nhau. Có người trời sinh thích nói chuyện, có người trời sinh ít nói, cả ngày không nói một câu cũng không cảm thấy ngột ngạt. Cho nên, nếu cha mẹ muốn thực hiện trách nhiệm, nên thử hiểu rõ tính cách, tính tình, hứng thú, tố chất và nhu cầu nhân tính của con cái mình, chứ không phải biến sự mưu cầu của người trưởng thành đối với thế giới, đối với danh lợi thành kỳ vọng dành cho con cái, áp đặt những thứ thuộc về danh lợi, thuộc về thế giới đến từ xã hội lên con cái của mình, nói một cách dễ nghe thì là kỳ vọng đối với con cái, thực ra đây không phải kỳ vọng đối với con cái, đây rõ ràng là muốn đẩy con cái vào hố lửa, đưa chúng vào vòng tay ma quỷ. Nếu ngươi thực sự là bậc cha mẹ đạt tiêu chuẩn, vậy ngươi nên làm hết trách nhiệm đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm hồn của con cái, chứ không phải áp đặt nguyện vọng của mình lên chúng trong giai đoạn chúng còn ở độ tuổi vị thành niên, để cho tâm hồn non nớt của chúng chịu đựng bất cứ thứ gì chúng không nên chịu đựng trong giai đoạn vị thành niên. Nếu ngươi thực sự yêu chúng, thực sự thương chúng, thực sự muốn thực hiện trách nhiệm với chúng thì ngươi nên chăm sóc tốt sức khoẻ của chúng và làm cho xác thịt của chúng khỏe mạnh. Đương nhiên, có đứa trẻ từ bé đã yếu ớt, không khỏe mạnh, cha mẹ nếu thật sự có điều kiện, có thể cho nó ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng một chút, hoặc là nhờ sự tư vấn của Đông Y, chuyên gia dinh dưỡng một chút, tức là chăm sóc chúng nhiều hơn một chút. Ngoài ra, mỗi độ tuổi ở giai đoạn vị thành niên của chúng từ lúc ấu thơ, nhi đồng đến thanh thiếu niên, có thể chú ý nhiều hơn đến sự thay đổi về tính cách, hứng thú và nhu cầu khám phá nhân tính của chúng, quan tâm chúng nhiều hơn. Đối với sự thay đổi, sai lầm trong tâm lý của chúng, và một vài chuyện chưa biết về nhu cầu nhân tính của chúng, hãy dùng những điều tâm đắc, kinh nghiệm, bài học của người từng trải để cho chúng một số sự hướng dẫn, giúp đỡ và chu cấp tích cực và có nhân tính, sau đó để cho chúng ở mỗi một độ tuổi có thể trưởng thành một cách thuận lợi, không đi đường vòng, không đi sai đường, không cực đoan, khi tâm hồn non nớt mơ màng của chúng bị đả kích, bị tổn thương, chúng có thể kịp thời được chữa lành, được cha mẹ quan tâm, yêu thương, chăm sóc và dẫn dắt. Đây chính là trách nhiệm mà cha mẹ phải thực hiện. Về việc chúng có kế hoạch gì đối với tương lai, muốn làm giáo viên, hay làm họa sĩ hoặc là làm quan, v.v., nếu là chính đáng thì có thể khích lệ chúng, cũng có thể dựa vào điều kiện, trình độ văn hóa, tố chất, nhân tính, điều kiện gia đình, v.v. của cha mẹ mà cho chúng sự trợ giúp và viện trợ nhất định, nhưng không nên vượt qua phạm vi khả năng của mình, vừa bán xe, bán nhà, vừa bán thận, bán máu, không cần thiết, đúng không? (Thưa, đúng.) Tức là làm hết khả năng của cha mẹ để cho chúng sự giúp đỡ nhất định. Nếu đứa trẻ nói: “Con muốn học đại học”, cha mẹ nói: “Con muốn học đại học, ta cũng ủng hộ, ta không phản đối, nhưng điều kiện của nhà chúng ta không tốt, bắt đầu từ bây giờ, mỗi ngày ta phải tích góp một số tiền mới đủ chu cấp học phí cho con học một năm đại học. Nếu như đến lúc đó tích góp đủ, con sẽ học đại học, nếu tích góp không đủ, con tự mình nghĩ cách đi”. Cha mẹ và con cái nên đạt được thỏa thuận như vậy, cùng nhau bàn bạc, đi tới đồng thuận, sau đó giải quyết vấn đề nhu cầu tương lai cho con cái. Đương nhiên, con cái có dự tính, kế hoạch gì đó cho tương lai, nếu cha mẹ không thể thỏa mãn, cũng không cần phải áy náy trong lòng: “Mình có lỗi với con, mình không có bản lĩnh, khiến con chịu khổ, con người ta lên đại học đều ăn ngon, mặc hàng hiệu, đi xe con, về nhà thì đi máy bay, con mình ngồi xe lửa còn phải ngồi ghế cứng, ngay cả vé giường nằm cũng mua không nổi, mình có lỗi với con!”. Ngươi không cần phải áy náy, với điều kiện của ngươi thì có bán thận cũng chu cấp không nổi, ngươi nên chấp nhận số phận đi. Đức Chúa Trời đã sắp đặt hoàn cảnh như vậy cho ngươi, ngươi không cần phải thấy có lỗi gì với con cái, như kiểu: “Mẹ có lỗi với con, về sau con không hiếu thuận, mẹ cũng không oán trách, cha mẹ không có tài cán gì, không cho con được hoàn cảnh sống tốt”, không cần phải nói như vậy. Làm cha mẹ chính là làm hết trách nhiệm, không thẹn với lương tâm, làm hết khả năng của mình, giúp con cái có thể khỏe mạnh về tâm hồn, xác thịt là được rồi. Cái gọi là khỏe mạnh chính là làm hết khả năng khiến nó có suy nghĩ tích cực, đối đãi với cuộc sống và cuộc đời bằng tư tưởng hoặc thái độ tích cực, hướng thượng, lạc quan, đừng hễ có chuyện gì khổ tâm thì liền la lối om sòm, treo cổ tự tử, gây phiền toái cho cha mẹ, mắng cha mẹ không có bản lĩnh, hèn nhát, không biết kiếm tiền: “Ông xem cha mẹ người ta kìa, vừa lái xe con, vừa ở biệt thự, vừa ngồi du thuyền sang trọng, lại đi du lịch Châu Âu, ông xem chúng ta, chúng ta thậm chí còn chưa từng rời khỏi quê nhà, ngay cả tàu cao tốc chúng ta cũng chưa từng ngồi qua!”. Nếu hắn la lối om sòm lăn qua lộn lại như vậy, ngươi đối đãi như thế nào? Ngươi nói: “Con nói đúng, cha mẹ chính là bất tài như vậy, con sinh ra trong gia đình như vậy, con phải chấp nhận số phận, có bản lĩnh thì sau này con tự mình kiếm tiền, đừng ngang ngược với cha mẹ, cũng đừng yêu cầu cha mẹ làm cái gì cho con. Trách nhiệm chúng ta có thể làm thì đã làm hết rồi, không nợ con gì cả. Sau này có một ngày, con trở thành cha mẹ, con cũng nên làm như vậy”. Đợi đến khi chính nó làm cha mẹ, nó sẽ biết cha mẹ kiếm tiền nuôi sống mình, nuôi sống cả gia đình, không dễ dàng như thế. Tóm lại, chính là để cho nó biết một vài đạo lý làm người. Nếu nó có thể tiếp nhận, ngươi cũng nên lấy việc ngươi tin Đức Chúa Trời và đi theo con đường mưu cầu lẽ thật để được cứu rỗi, cùng một vài quan điểm tư tưởng đúng đắn mà ngươi lĩnh hội được từ Đức Chúa Trời để thông công với chúng. Nếu như chúng sẵn lòng tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, cùng ngươi tin Đức Chúa Trời thì càng tốt, nếu như chúng không có nhu cầu như thế, ngươi chỉ làm hết trách nhiệm là được rồi, không nên càm ràm, động một chút là giảng một vài câu chữ và đạo lý trong đức tin vào Đức Chúa Trời để lên lớp chúng, không cần thiết. Mặc dù chúng không tin, nhưng chỉ cần chúng có thể ủng hộ ngươi, các ngươi cũng có thể trở thành bạn tốt, có chuyện gì cũng dễ nói, dễ thương lượng, không nên trở thành kẻ địch, cũng không nên có oán giận, dù sao các ngươi cũng có quan hệ huyết thống. Nếu chúng sẵn lòng thực hiện trách nhiệm, tận hiếu với ngươi, nghe lời cha mẹ, vậy thì ngươi và chúng duy trì mối quan hệ người thân, qua lại bình thường là được, không cần vì có cách lý giải khác nhau, quan điểm khác nhau về tín ngưỡng mà luôn nguyền rủa chúng, mắng chửi chúng, đấy là việc không cần thiết. Không cần phải nóng nảy, cũng không cần cảm thấy chúng không tin Đức Chúa Trời thì như là chuyện gì đó lớn lao, giống như mạng của ngươi sẽ không còn, hồn sẽ mất, không nghiêm trọng như vậy. Chúng không tin, tự nhiên sẽ có con đường chúng lựa chọn phải đi, ngươi cũng có con đường ngươi nên đi, có bổn phận ngươi nên thực hiện, không có liên quan gì với chúng. Chúng không tin, cũng không cần cưỡng cầu, có thể là chưa đến lúc, có thể là Đức Chúa Trời căn bản không lựa chọn chúng. Nếu Đức Chúa Trời căn bản không lựa chọn chúng, mà ngươi nhất quyết bắt chúng tin một cách cưỡng ép, thì ngươi là kẻ vô tri, phản nghịch. Đương nhiên, nếu chúng được Đức Chúa Trời chọn, nhưng thời điểm chưa tới mà hiện tại ngươi đã yêu cầu chúng tin thì cũng hơi sớm. Đức Chúa Trời muốn làm gì thì không ai có thể thoát khỏi sự tể trị của Ngài. Nếu Ðức Chúa Trời an bài cho nó tin, thì đó chỉ là chuyện một câu nói, một ý niệm của Ngài; nếu như Ðức Chúa Trời không an bài cho nó tin, nó sẽ không được cảm động, nếu nó không có sự cảm động này, ngươi nói bao nhiêu lời cũng vô ích. Nó không tin, ngươi cũng không mắc nợ nó; nếu nó tin, cũng không phải công lao của ngươi. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Cho dù ngươi và con cái có chung mục tiêu về tín ngưỡng hay không hoặc là có thể cùng chung chí hướng hay không, tóm lại ngươi làm hết trách nhiệm là được. Ngươi làm hết trách nhiệm thì cũng không phải là ân huệ đối với nó, nó không tin, ngươi cũng không mắc nợ nó, bởi vì trách nhiệm của ngươi đã làm hết, thế thôi, mối quan hệ vẫn duy trì không thay đổi, nên chung sống như thế nào thì chung sống như thế đó. Khi con cái ngươi gặp khó khăn, ngươi có thể giúp đỡ bao nhiêu thì giúp đỡ bấy nhiêu. Nếu như ngươi có điều kiện giúp đỡ về vật chất thì cứ giúp đỡ, nếu như ngươi có thể uốn nắn tư tưởng, quan điểm của chúng về mặt tinh thần hoặc tư tưởng, cho chúng sự chỉ dẫn, hỗ trợ nhất định, giúp chúng thoát được khỏi khốn cảnh, thì ngươi đã làm tốt rồi. Tóm lại, trong thời gian con cái ở độ tuổi vị thành niên, điều cha mẹ nên thực hiện chính là trách nhiệm của bậc cha mẹ, nên biết được con cái mình muốn làm gì, có hứng thú, chí hướng gì, nếu nó muốn giết người, phóng hỏa, phạm tội, thì ngươi phải nghiêm khắc dạy dỗ, thậm chí phải trách phạt, nhưng nếu nó là đứa con biết nghe lời, không khác gì những đứa con bình thường khác, quy củ học hành, có thể nghe lời cha mẹ, vậy thì cha mẹ chỉ cần thực hiện trách nhiệm của mình là được rồi. Ngoại trừ thực hiện trách nhiệm ra, bất kỳ cái gì gọi là kỳ vọng, yêu cầu, suy nghĩ cho sau này của con cái đều là thừa thãi. Tại sao lại nói là thừa thãi? Số phận của con người đều có sự tiền định của Ðức Chúa Trời, không phải cha mẹ quyết định được. Bất kỳ kỳ vọng nào của ngươi đối với nó, không thể nào đều được nó thực hiện trong tương lai, không thể nào đều quyết định được tương lai của nó, cuộc đời của nó. Cho dù kỳ vọng của ngươi đối với nó lớn lao bao nhiêu, vì thế mà hy sinh bao nhiêu, trả giá bao nhiêu, thì cũng là uổng phí, cũng không chi phối được tương lai, cuộc đời của nó. Cho nên, cha mẹ không nên làm chuyện ngu muội, trong giai đoạn con cái chưa thành niên thì không nên hy sinh vô nghĩa, đương nhiên cũng không cần căng thẳng như vậy, nuôi dưỡng con cái, một mặt là học tập, một mặt trải qua hoàn cảnh khác nhau mà nảy sinh đủ loại kinh nghiệm, dần dần có thể đạt tới việc để cho con cái được lợi từ bản thân mình, làm được những thứ này là được, về phần tương lai của con cái, con đường nhân sinh sau này, đều không có bất kỳ quan hệ gì với kỳ vọng của cha mẹ. Nói cách khác, kỳ vọng của cha mẹ không quyết định được tương lai của ngươi, không phải cha mẹ đặt kỳ vọng cao, kỳ vọng tốt vào ngươi là ngươi thật sự có thể thuận lợi, có thể tốt đẹp, cũng không phải cha mẹ không kỳ vọng vào ngươi thì ngươi sẽ làm ăn mày, giữa hai thứ này không có bất kỳ mối quan hệ tất yếu nào. Các ngươi nói xem, những chủ đề thông công của Ta có dễ hiểu không? Con người có dễ dàng làm được hay không? Có khó khăn gì không? Cha mẹ thực hiện trách nhiệm đối với con cái, nuôi dưỡng con cái nuôi dưỡng thật tốt, nuôi dưỡng nó trưởng thành là được, không cần nuôi dưỡng thành tài, điểm này có dễ dàng làm được hay không? (Thưa, dễ dàng làm được.) Đây là một chuyện nhẹ nhàng, ngươi không cần phải chịu trách nhiệm gì đối với tương lai, cuộc đời của nó, không cần lập ra bất kỳ kế hoạch gì cho nó, cũng không cần định trước nó trở thành người như thế nào, tương lai có cuộc sống như thế nào, giao du với loại người như thế nào, chất lượng cuộc sống tương lai trên thế giới này như thế nào, địa vị giữa mọi người như thế nào, ngươi không cần định trước những thứ này, cũng không cần kiểm soát những thứ này, chỉ cần làm hết trách nhiệm của cha mẹ, đơn giản vậy thôi. Đến tuổi đi học thì tìm cho nó một ngôi trường để theo học, cần đóng học phí thì ngươi đóng học phí, trường yêu cầu mua cái gì, thì ngươi lấy tiền mua cho nó, thực hiện những trách nhiệm này là được rồi. Một năm bốn mùa cần ăn cái gì, mặc cái gì, ngươi hãy chăm sóc tốt cho sức khoẻ của nó dựa vào điều kiện của mình, đừng để cho nó lưu lại mầm bệnh trong giai đoạn vị thành niên không biết chăm sóc sức khoẻ bản thân này. Kịp thời uốn nắn một vài tật xấu, thói quen xấu của nó, để cho nó nuôi dưỡng được thói quen sinh hoạt tốt, sau đó khuyên bảo nó, dẫn dắt nó về mặt tư tưởng, để cho nó không cực đoan. Nếu nó thích những thứ tà ác trên thế giới, ngươi lại thấy nó là một đứa trẻ ngoan, chẳng qua là chịu ảnh hưởng của trào lưu tà ác thế giới, thì ngươi hãy kịp thời uốn nắn, giúp nó sửa tật xấu, thói quen xấu. Cha mẹ chính là người thực hiện những trách nhiệm này, có những tác dụng này, chứ không phải đẩy con cái vào trào lưu xã hội, để nó chịu đựng các loại áp lực mà người trưởng thành phải chịu đựng càng sớm càng tốt ở giai đoạn vị thành niên, đây là điều không nên. Nhưng chuyện đơn giản như vậy, mà có một bộ phận người vẫn không làm được, bởi vì họ không buông bỏ được mưu cầu danh lợi đối với thế giới này, không buông bỏ được trào lưu tà ác của thế giới này, cũng sợ bị thế giới đào thải, cho nên trong giai đoạn con cái ở độ tuổi vị thành niên, họ để cho con cái sớm hoà nhập vào xã hội này, nhanh thích ứng với xã hội này về mặt tư tưởng. Nếu gặp phải cha mẹ như vậy, đứa trẻ kia coi như xui xẻo. Cha mẹ cho dù dùng phương thức như thế nào, lấy cớ yêu nó, thương nó, trả giá cho nó, thì đối với con cái nhà này mà nói, chưa hẳn là một chuyện tốt, thậm chí có thể nói là một loại tai hoạ. Bởi vì thứ đằng sau kỳ vọng của cha mẹ đem lại cho tâm hồn non nớt của con cái là sự huỷ hoại, hoặc có thể nói, kỳ vọng của cha mẹ thực ra cũng không phải thật sự để con cái có tâm hồn cùng cơ thể khỏe mạnh, mà chỉ là kỳ vọng con cái có thể có chỗ đứng ở xã hội, không bị xã hội đào thải, mục đích là để nó có cuộc sống tốt đẹp, hoặc là đứng trên thiên hạ, không làm ăn mày, không bị người khác phân biệt đối xử, ức hiếp, có thể hoà nhập vào trào lưu tà ác, hoà nhập vào trong đám người tà ác. Đây có phải là chuyện tốt hay không? (Thưa, không.) Cho nên, đối với các kỳ vọng như vậy của cha mẹ, các ngươi không cần phải để trong lòng. Nếu cha mẹ ngươi đã từng có kỳ vọng như vậy đối với ngươi, hoặc trả giá rất nhiều để thực hiện kỳ vọng của họ lên ngươi, ngươi cảm thấy mắc nợ cha mẹ, dự định dùng cả đời để báo đáp những cái giá mà cha mẹ đã trả cho ngươi, nếu ngươi có ý nghĩ và nguyện vọng như vậy, thì tới hôm nay ngươi nên buông bỏ rồi, ngươi không nợ họ, mà là họ huỷ hoại ngươi, tàn hại ngươi. Họ chẳng những không làm hết trách nhiệm của bậc cha mẹ, ngược lại còn hãm hại ngươi, mang đến cho tâm hồn non nớt của ngươi đủ loại tổn thương, để lại đủ loại hồi ức, ấn tượng không tốt, tóm lại, cha mẹ như vậy không phải là cha mẹ tốt gì. Trong cách giáo dục, ảnh hưởng và đủ loại câu nói đối với người trong giai đoạn người ở độ tuổi vị thành niên, nếu cha mẹ ngươi luôn một mực hy vọng ngươi học tập thật tốt, nên người xuất chúng, đừng lao động cật lực, sau này nhất định phải có tiền đồ, nhất định phải trở thành niềm tự hào của cha mẹ, nhất định phải dẫn đầu vì cha mẹ, giành lấy vinh quang, vậy thì cho tới hôm nay, ngươi nên cắt đứt với cái gọi là ân tình của họ, không cần để ở trong lòng nữa, đúng không? (Thưa, đúng.) Đây là kỳ vọng của cha mẹ đối với thế hệ sau trong giai đoạn chúng chưa thành niên.

Những kỳ vọng của cha mẹ khi con cái đến giai đoạn trưởng thành có tính chất giống như những kỳ vọng đối với con cái khi chúng ở giai đoạn vị thành niên. Mặc dù trong giai đoạn trưởng thành, con người đã có tư tưởng độc lập, con người sẽ chuyện trò, nói năng, bàn chuyện cùng cha mẹ với thân phận và góc độ của một người trưởng thành, nhưng cha mẹ vẫn đứng ở góc độ của cha mẹ, kỳ vọng đối với con cái vẫn như thế, kỳ vọng này từ kỳ vọng đối với trẻ vị thành niên biến thành kỳ vọng đối với người trưởng thành. Kỳ vọng đối với người trưởng thành mặc dù có khác biệt với kỳ vọng đối với trẻ vị thành niên, nhưng cha mẹ là một con người bình thường, là một con người bại hoại, là thành viên trong một xã hội, trong thế giới, họ vẫn có kỳ vọng giống nhau đối với con cái, kỳ vọng công việc của chúng thuận lợi, hôn nhân hạnh phúc, gia đình mỹ mãn, tiền lương, chức vị có thể thăng tiến, còn có thể được cấp trên khen ngợi, công việc vô cùng thuận lợi, không gặp phải khó khăn gì. Kỳ vọng như vậy có tác dụng gì không? (Thưa, không có.) Không có tác dụng, thừa thãi. Cha mẹ cho rằng ngươi là do họ nuôi lớn, là do họ chăm sóc mà lớn, họ chính là con giun trong bụng ngươi, cho nên cho dù ngươi trưởng thành, ngươi đang nghĩ gì, ngươi muốn gì, tính cách của ngươi là gì, họ cũng rõ như lòng bàn tay. Cho dù ngươi đã trưởng thành, độc lập, có thể tự kiếm tiền nuôi sống bản thân thì họ vẫn có thể kiểm soát ngươi, họ vẫn có quyền lên tiếng, có quyền tham dự, có quyền quyết định và quyền can thiệp, thậm chí có quyền chủ đạo với tất cả mọi chuyện của ngươi, tức là họ có thể định đoạt. Ví dụ như, trong chuyện hôn nhân, ngươi hẹn hò với một người bạn khác giới, cha mẹ vừa nhìn đã nói: “Không được, không xứng với bằng cấp của con, ngoại hình cũng chẳng ra gì, nhà vẫn ở nông thôn, sau khi kết hôn, họ hàng ở nông thôn kéo tới một đám, toilet cũng không biết dùng, làm cho chỗ nào cũng bẩn thỉu, ngày tháng này chắc chắn khó sống. Không được, ta không đồng ý!”. Đây có phải là can thiệp hay không? (Thưa, phải.) Can thiệp vậy có thừa thãi không, có đáng ghê tởm không? (Thưa, thừa thãi.) Con cái tìm đối tượng như thế nào còn phải thông qua cha mẹ đồng ý. Cho nên, hiện tại có một số con cái thậm chí còn không nói cho cha mẹ biết chuyện mình đã tìm được đối tượng để tránh sự can thiệp của cha mẹ. Cha mẹ hỏi: “Có người yêu chưa?”, con cái liền nói: “Không có, còn sớm mà, tuổi con còn trẻ, không cần gấp đâu ạ”. Thực ra người ta có người yêu đã hai ba năm rồi, chỉ là không cho cha mẹ biết. Tại sao không cho cha mẹ biết? Cha mẹ chuyện gì cũng muốn can thiệp, thích bắt bẻ, cho nên sẽ không cho họ biết. Khi chuẩn bị kết hôn sẽ trực tiếp dẫn về nhà: “Mẹ có đồng ý hay không? Ngày mai chúng con kết hôn rồi, cha mẹ thích đồng ý hay không, chuyện cũng được quyết định như vậy rồi, nếu không đồng ý đứa nhỏ cũng phải được sinh ra”. Cha mẹ can thiệp quá nhiều vào con cái, hôn nhân của con cái cũng phải can thiệp, đối tượng con cái tìm được chỉ cần không phải là người họ kỳ vọng, không hoà hợp với họ, không phải người họ thích, thì họ sẽ phải chia rẽ, nếu con cái không đồng ý, thì họ sẽ khóc lóc, làm ầm ĩ, rồi đòi thắt cổ, khiến con cái dở khóc dở cười, không có cách nào cả. Còn có con cái nói mình đã lớn tuổi, không muốn kết hôn, cha mẹ nói: “Vậy thì không được, ta hy vọng con trưởng thành nên người, kết hôn sinh con, ta nhìn con lớn lên, ta muốn thấy con kết hôn sinh con nữa, vậy thì ta đây chết cũng nhắm mắt. Nếu con không kết hôn, tâm nguyện này của ta sẽ không hoàn thành được, ta sẽ không thể chết, ta chết cũng không nhắm mắt. Con nhất định phải kết hôn, nhanh chóng tìm một người cho ta, cho dù tạm thời tìm một người để ta nhìn sơ qua thôi cũng được”. Đây có phải là can thiệp hay không? (Thưa, phải.) Con cái là người trưởng thành, trong việc lựa chọn đối tượng kết hôn, cha mẹ có thể đưa ra lời khuyên thích hợp, có thể gợi ý, có thể kiểm tra đối tượng kết hôn giúp con cái, nhưng không nên can thiệp, không nên giúp chúng quyết định. Có thích hay không, có hợp hay không, sở thích có hợp nhau hay không, về sau có hạnh phúc hay không, con cái tự có cảm giác, cha mẹ đâu nhất thiết phải biết, cho dù cha mẹ biết cũng chỉ cần đưa ra một lời khuyên, không thể ngang ngược cản trở, can thiệp một cách nghiêm trọng. Thậm chí có cha mẹ còn nói: “Con trai của tôi, con gái của tôi, nhất định phải tìm đối tượng môn đăng hộ đối với nhà tôi, nếu không môn đăng hộ đối mà còn có ý đồ gì với con trai, con gái nhà tôi, thì tôi không cho phép, tôi nhất định phải phá hỏng kế hoạch của chúng, nó muốn vào nhà tôi cũng không có cửa!”. Kỳ vọng này có thích hợp hay không? Có lý tính hay không? (Thưa, không lý tính.) Đây là chuyện lớn trong cuộc đời mà cha mẹ cũng muốn can thiệp, thì đó chính là không lý tính. Nhưng từ góc độ của cha mẹ, chuyện lớn trong cuộc đời của con cái thì càng phải can thiệp, ngươi tùy tiện tìm một người bạn khác giới nói chuyện một lúc, họ không can thiệp, nhưng nếu là chuyện lớn như hôn nhân thì họ phải can thiệp. Thậm chí có cha mẹ bỏ công sức theo dõi con cái, thấy trên điện thoại di động, trên máy tính của con có phương thức liên lạc, thông tin của những bạn bè khác giới đó, liền dùng cách can thiệp, theo dõi, làm cho con cái không còn cách nào khác, đánh cũng đánh không được, mắng cũng mắng không được, trốn không thoát cửa ải này. Vậy với tư cách là cha mẹ mà nói, làm như vậy có thích hợp hay không? (Thưa, không thích hợp.) Làm cho con cái phiền chán, cái này gọi là đáng ghét, phải không. Điều mà cha mẹ nên làm đối với con cái đã trưởng thành vẫn là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm cha mẹ, giúp đỡ chúng trên con đường cuộc đời tương lai, đưa ra cho chúng một số lời khuyên, gợi ý, nhắc nhở hợp lý, có giá trị, tránh để chúng bị lừa, bị đi sai đường hoặc gặp phải phiền toái không đáng có, thậm chí bị kiện tụng trong công việc và trong lúc tiếp xúc với các loại con người, sự vật, sự việc khác nhau. Cha mẹ nên đứng ở góc độ của một người từng trải đưa ra cho con cái một ít lời khuyên và tham khảo hữu ích, có giá trị, còn việc con cái có nghe hay không, đó là chuyện của nó. Điều cha mẹ nên làm chính là làm hết trách nhiệm của mình, con cái cả đời phải trải qua bao nhiêu khổ nạn, phải chịu bao nhiêu khổ, hưởng bao nhiêu phúc, đó không phải là điều cha mẹ có thể chi phối. Nếu như cả đời này nó nhất định phải gặp một vài khó khăn, điều ngươi nên dạy bảo cũng dạy rồi, nhưng khi gặp chuyện nó vẫn tùy hứng như vậy, thì nó nên chịu khổ, số phận của nó là phải chịu khổ, ngươi cũng không cần phải tự trách mình, đúng không? (Thưa, đúng.) Còn có một số cha mẹ, bởi vì hôn nhân của con cái không thuận lợi, tình cảm vợ chồng bất hòa, đòi ly hôn, sau khi ly hôn, vấn đề nuôi dưỡng con cái lại nảy sinh tranh chấp, cha mẹ hy vọng con cái công việc thuận lợi, hôn nhân hạnh phúc mỹ mãn, không xuất hiện rạn nứt, vấn đề gì, kết quả hoàn toàn không như mong đợi, cha mẹ bận lòng theo, vừa khóc, vừa tìm hàng xóm kể lể, vừa giúp con cái tìm luật sư kiện tụng tranh giành quyền nuôi dưỡng con cái. Thậm chí có cha mẹ thấy con gái mình bị ức hiếp, bất bình thay cho con, liền đến nhà trai làm ầm ĩ: “Tại sao lại để con gái tôi chịu ức hiếp như vậy? Tôi không thể nuốc trôi cục tức này!”. Thậm chí họ còn gọi cô bảy dì tám đến thay con gái trút giận, lại còn đánh nhau, kết quả họ gây ra sự ầm ĩ khủng khiếp. Nếu cả gia đình không tới làm ầm lên, hai vợ chồng đã từ từ hòa hoãn, bình tĩnh lại có thể sẽ không ly hôn, nhưng trận ầm ĩ này lại làm lớn chuyện, gương vỡ không thể hàn gắn lại, có vết nứt rồi, cuối cùng náo loạn đến mức hôn nhân của con cái cũng không thuận lợi, cha mẹ còn phải bận lòng theo. Ngươi nói xem, sao phải khổ vậy chứ? Tham gia vào những chuyện đó thì có ích lợi gì chứ? Bất kể trong hôn nhân hay công việc của con cái, cha mẹ đều cảm thấy trách nhiệm của mình rất lớn lao: “Ta phải tham gia vào, theo dõi chặt chẽ, quan sát chặt chẽ”, quan sát hôn nhân của con cái có hạnh phúc hay không, có vấn đề gì về mặt tình cảm hay không, con trai, con rể ở bên ngoài có ngoại tình hay không. Có cha mẹ ngang ngược can thiệp, chỉ trích bày mưu tính kế đối với đủ các phương diện cuộc sống của con cái để thỏa mãn một loại kỳ vọng của mình đối với hôn nhân hoặc các chuyện khác nhau của con cái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự bình thường trong cuộc sống và công việc của con cái. Cha mẹ như vậy có đáng ghét hay không? (Thưa, đáng ghét.) Thậm chí có cha mẹ còn tham dự vào phương thức sinh hoạt, thói quen sống của con cái, không có việc gì thì đến nhà con trai xem con dâu sống như thế nào, có phải lén lút mang đồ, mang tiền cho nhà mẹ đẻ hay không, hoặc là có quyến rũ người khác hay không, những cách làm này khiến con cái vô cùng ác cảm, chán ghét. Với tư cách là cha mẹ, tiếp tục làm như vậy có thể khiến con cái chán ghét, ác cảm, rất rõ ràng, những cách làm này là không có lý tính. Đương nhiên, đứng ở một góc độ khác mà nói, điều này cũng là vô đạo đức, không có nhân tính. Cho dù ngươi có bất kỳ kỳ vọng gì đối với con cái, thì sau khi chúng trưởng thành, vòng tròn cuộc sống, vòng tròn công việc và gia đình của chúng, cha mẹ đều không nên tham gia và xen vào, càng không nên can thiệp hoặc kiểm soát phạm vi cuộc sống của chúng. Thậm chí có cha mẹ rất mê tiền, hy vọng con cái: “Mau kiếm thêm tiền, việc làm ăn phải phát triển. Con xem con cái nhà người ta, việc làm ăn phát triển, cửa hàng nhỏ mở thành cửa hàng lớn, cửa hàng lớn lại mở chuỗi cửa hàng, cha mẹ hắn được ăn ngon uống ngon theo. Con phải kiếm nhiều tiền, kiếm nhiều tiền mở nhiều cửa hàng hơn, chúng ta mới dễ dàng được thơm lây”. Họ mặc kệ khó khăn của con cái, cũng mặc kệ ý nguyện của con cái, chỉ muốn thỏa mãn sở thích của mình, chỉ muốn thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình, muốn lợi dụng việc con cái kiếm nhiều tiền để đạt được mục đích thỏa mãn hưởng thụ xác thịt của mình, đây đều là việc mà người làm cha mẹ không nên làm. Làm như vậy là không có đạo đức, không có nhân tính, đây không phải là đang thực hiện trách nhiệm, không phải là thái độ nên có khi đối đãi với con cái trưởng thành ở góc độ làm cha mẹ, mà là cậy già lên mặt, lấy danh nghĩa cha mẹ chịu trách nhiệm với con cái mà can thiệp vào cuộc sống, công việc, hôn nhân, v.v. của con cái đã trưởng thành. Con cái đã trưởng thành, cho dù năng lực lớn hay nhỏ, tố chất thế nào, địa vị trong xã hội ra sao, thu nhập bao nhiêu, thì đều là số phận mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho chúng, là sự tể trị của Đức Chúa Trời, cuộc sống của chúng như thế nào, cha mẹ không nên can thiệp, trừ phi chúng không đi con đường đúng đắn, phạm pháp, cha mẹ mới nên nghiêm khắc dạy dỗ. Nhưng trong tình huống bình thường, trong tình huống người trưởng thành có tư duy bình thường, có cuộc sống độc lập, có khả năng sinh tồn, thì cha mẹ nên buông tay con cái, bởi vì nó đã trưởng thành. Nếu như nó vừa mới thành niên, tức là 21 hoặc 22 tuổi, vẫn chưa biết các loại tình huống phức tạp của xã hội này, vẫn chưa biết đối nhân xử thế như thế nào, chưa biết cách xã giao, khả năng sinh tồn còn kém một chút, thì cha mẹ nên dành cho con cái sự giúp đỡ thích đáng, để cho con cái dần dần chuyển sang có thể sống độc lập, cái này gọi là thực hiện trách nhiệm. Nhưng một khi con cái đã đi đúng hướng, trong tình huống chúng đã có khả năng sinh tồn độc lập, cha mẹ nên rút lui, không nên tiếp tục đối đãi với con cái như trẻ vị thành niên hoặc người thiểu năng trí tuệ nữa, không nên có những kỳ vọng không phù hợp với thực tế đối với con cái, hoặc là lấy danh nghĩa có những kỳ vọng đối với chúng để can thiệp vào cuộc sống riêng tư của chúng, can thiệp vào các loại thái độ, quan điểm và cách làm của chúng đối với công việc, gia đình, đối với hôn nhân hoặc là đối với con người, sự việc, đây đều không phải là đang thực hiện trách nhiệm.

Với tư cách là cha mẹ, trong tình huống con cái có khả năng sinh tồn độc lập, điều họ nên làm cũng chỉ là dành sự quan tâm và sự chăm sóc cần thiết cho con cái trong công việc, cuộc sống, gia đình, hoặc là trong tình huống khả năng của họ không đủ, không chăm sóc được, thì có thể cho con cái một vài sự giúp đỡ thích đáng. Ví dụ, con cái sinh con, công việc của hai vợ chồng đều rất bận rộn, đứa trẻ còn quá nhỏ, có khi không ai chăm, ngươi có thể giúp chúng chăm sóc con chúng, đây là trách nhiệm của cha mẹ, bởi vì dù sao cũng là máu mủ của mình, ngươi chăm an toàn hơn là người khác chăm. Nếu như con cái yên tâm cho ngươi chăm con chúng, vậy ngươi hãy đón đứa trẻ qua; nếu như con cái không yên tâm, không hy vọng ngươi chăm con chúng, hoặc là sợ sức khoẻ ngươi không tốt, thương ngươi, quan tâm ngươi, không cho ngươi chăm con chúng, thì ngươi cũng không cần cằn nhằn. Thậm chí có con cái dứt khoát không tin tưởng cha mẹ, cảm thấy cha mẹ không có khả năng đó, nghĩ cha mẹ chỉ biết chiều chuộng con cháu, không biết giáo dục, không chú trọng việc ăn uống, chúng không tin tưởng ngươi, không muốn cho ngươi chăm sóc, vậy càng tốt, ngươi lại được nhàn hạ. Cái này gọi là hai bên đều tình nguyện, không can thiệp vào chuyện của nhau, đồng thời có thể thông cảm cho nhau. Khi con cái cần giúp đỡ, cần quan tâm chăm sóc, có thể dành cho con cái sự quan tâm, chăm sóc, ủng hộ thích hợp và cần thiết về mặt tình cảm hoặc về các phương diện khác là được rồi. Ví dụ, cha mẹ có chút tiền dành dụm, hoặc là cha mẹ vốn có năng lực làm việc tốt, có thu nhập, nếu như con cái thiếu hụt về mặt kinh tế, mà cha mẹ có khả năng thì có thể giúp đỡ một chút, nếu như không có khả năng này, mà phải đập nồi bán sắt hoặc là vay nặng lãi để giúp đỡ con cái, thì không cần thiết, làm hết trách nhiệm trong phạm vi khả năng, trong khuôn khổ tình thân này là được rồi, không cần thiết đập nồi bán sắt, bán thận, bán máu hoặc là bán mạng vì con cái. Mạng của ngươi chỉ thuộc về chính ngươi, là Đức Chúa Trời ban cho ngươi, ngươi có sứ mệnh của mình, ngươi có sự sống cũng là vì sứ mệnh cả đời đó; nó có sự sống cũng là để đi hết con đường nhân sinh và hoàn thành sứ mệnh cả đời, không phải để hiếu kính với cha mẹ. Cho nên nói, với tư cách là cha mẹ, đối với con cái chưa thành niên hay con cái đã trưởng thành mà nói, sự sống của cha mẹ chỉ thuộc về chính họ, không thuộc về con cái. Đương nhiên, cha mẹ cũng không phải là bảo mẫu hay nô lệ miễn phí của con cái, cho dù cha mẹ đối với con cái có kỳ vọng như thế nào, cha mẹ cũng không cần thiết phải để con cái tùy tiện sai khiến mà không có sự đền bù, làm người giúp việc, làm người ở, làm nô lệ. Cho dù có tình cảm thế nào đối với con cái, thì cha mẹ cũng là người độc lập. Ngươi không nên chịu trách nhiệm với cuộc sống sau khi trưởng thành của nó như chuyện hiển nhiên chỉ vì nó là con của ngươi, không cần thiết. Nó đã trưởng thành, trách nhiệm nuôi dưỡng nó của ngươi đã làm xong, về việc sau này nó sống tốt hay không, giàu có hay nghèo khó, cuộc sống vui vẻ hay không vui vẻ, đó là chuyện của nó, không liên quan đến cha mẹ, cha mẹ không có bất kỳ nghĩa vụ gì để thay đổi tất cả những chuyện này. Nếu như nó sống không vui vẻ, cha mẹ cũng không có nghĩa vụ nói: “Con sống không vui vẻ, ta sẽ nghĩ đủ mọi cách, đập nồi bán sắt, hao hết sức lực cả đời của ta để khiến con vui vẻ”, không cần thiết, ngươi chỉ cần làm tròn trách nhiệm là được. Ngươi muốn giúp đỡ nó, có thể hỏi nó xem tại sao không vui vẻ, giúp nó khơi thông một chút về đạo lý, tư tưởng, nếu nó tiếp nhận, thì càng tốt, nếu nó không tiếp nhận, vậy thì cha mẹ làm hết trách nhiệm là được rồi, đến đây thôi. Nó bằng lòng chịu khổ, đó là chuyện của nó, ngươi không cần phải vì thế mà lo lắng, buồn bã, ăn không ngon, ngủ không yên, đây đều là việc thừa thãi. Vì sao? Bởi vì nó đã là người trưởng thành, nó nên học cách xử lý mỗi một chuyện xảy ra trong cuộc sống của mình, nếu cha mẹ quan tâm nó, đó là tình cảm, nếu cha mẹ không quan tâm nó, cũng không phải là cha mẹ nhẫn tâm, không phải là cha mẹ không làm hết trách nhiệm. Bởi vì nó là người trưởng thành, người trưởng thành nên đối mặt với những vấn đề của người trưởng thành, cũng nên xử lý những chuyện mà người trưởng thành nên chịu đựng, không nên chuyện gì cũng phụ thuộc vào cha mẹ. Đương nhiên, với tư cách là cha mẹ mà nói, sau khi con cái trưởng thành, bất kể công việc, sự nghiệp, gia đình, hôn nhân có thuận lợi hay không, thì cha mẹ cũng không nên đem những trách nhiệm này ôm hết lên người mình. Ngươi có thể quan tâm, có thể hỏi thăm, nhưng ngươi không cần phải ôm đồm nhiều việc, buộc con cái ở bên cạnh mình, đi đến đâu cũng mang theo đến đó, đi đến đâu cũng trông chừng, cũng lo lắng trong lòng: “Hôm nay nó ăn có ngon không, có vui không? Công việc có thuận lợi hay không? Lãnh đạo có khen ngợi hay không? Vợ (chồng) của nó có yêu nó không? Con cái của nó có nghe lời hay không, thành tích học tập của con cái nó có tốt hay không?”. Chuyện này có liên quan gì đến ngươi? Chuyện của nó do chính nó giải quyết, không cần ngươi quản. Tại sao lại nói liên quan gì đến ngươi? Tức là không liên quan đến ngươi, ngươi làm xong trách nhiệm đối với nó, nuôi dưỡng nó trưởng thành rồi thì ngươi nên rút lui. Rút lui rồi không có nghĩa là ngươi nhàn rỗi chẳng có việc gì làm, chuyện ngươi nên làm còn có rất nhiều, về sứ mệnh ngươi phải hoàn thành cả đời này, ngoại trừ nuôi dưỡng con cái trưởng thành ra, ngươi còn có sứ mệnh khác phải hoàn thành, ngoại trừ là cha mẹ của con cái ngươi ra, ngươi vẫn là loài thọ tạo, ngươi nên đến trước mặt Đức Chúa Trời, đến chỗ Ngài tiếp nhận bổn phận của ngươi. Bổn phận của ngươi là gì? Ngươi đã hoàn thành chưa? Ngươi đã cống hiến hết mình cho nó chưa? Ngươi đã đi trên con đường được cứu rỗi chưa? Đó là những gì ngươi nên nghĩ. Còn việc con cái sau khi trưởng thành muốn đi con đường nào, cuộc sống của chúng như thế nào, tình trạng thế nào, chúng có sung sướng không, có vui vẻ không, thì không có bất kỳ liên quan gì với cha mẹ. Cho dù là về hình thức hay tư tưởng, con cái đều đã độc lập rồi, ngươi cũng nên để nó độc lập, ngươi nên buông tay, không nên kiểm soát nó. Cho dù là về hình thức hay về quan hệ huyết thống, xác thịt, tình cảm thì trách nhiệm của ngươi đã hoàn thành, ngươi và nó đã không còn bất kỳ quan hệ gì nữa. Sứ mệnh của nó không có quan hệ gì với sứ mệnh của ngươi, con đường cuộc đời nó đi cũng không có bất kỳ quan hệ gì với kỳ vọng của ngươi, kỳ vọng của ngươi đối với nó, trách nhiệm đối với nó dừng ở đây, đương nhiên cũng không nên có bất kỳ kỳ vọng gì, nó chính là nó, ngươi chính là ngươi. Nếu nó không lập gia đình, về mặt số phận và sứ mệnh, nó và ngươi cũng là hai cá thể độc lập hoàn toàn không liên quan gì đến nhau; nếu nó bước vào hôn nhân và có gia đình, vậy gia đình nó và gia đình ngươi là hai gia đình hoàn toàn không có liên quan gì đến nhau. Nó có thói quen sinh hoạt, cách sống của nó, nó có nhu cầu về chất lượng cuộc sống của nó, ngươi có thói quen sinh hoạt của ngươi, có nhu cầu về chất lượng cuộc sống của ngươi; ngươi có con đường nhân sinh của ngươi, nó có con đường nhân sinh của nó; ngươi có sứ mệnh của ngươi và nó có sứ mệnh của nó. Đương nhiên, ngươi có đức tin của ngươi và nó cũng có đức tin của nó. Nếu như nó tin theo tiền tài, danh lợi, thì ngươi và nó hoàn toàn là hai loại người khác nhau; nếu nó có cùng đức tin với ngươi, mưu cầu lẽ thật và đi con đường được cứu rỗi, thì đương nhiên ngươi và nó cũng là hai cá thể hoàn toàn khác nhau, ngươi chính là ngươi, nó chính là nó, ngươi không nên can dự vào việc nó đi con đường nào, ngươi có thể nâng đỡ, giúp đỡ, chu cấp, có thể nhắc nhở, khuyến khích, nhưng ngươi không cần phải can thiệp, can dự vào. Con người phải đi con đường nào, phải sống thành người như thế nào, có mưu cầu nào, không phải ai cũng có thể quyết định. Ngươi xem, Ta ngồi đây tán gẫu với ngươi, nói đủ mọi chuyện, vậy điều này được xây dựng trên cơ sở nào? Chính là các ngươi sẵn lòng nghe. Các ngươi sẵn lòng nghe Ta lảm nhảm, vậy thì Ta sẽ nói, nếu như các ngươi không sẵn lòng nghe hoặc là tản đi, thì Ta sẽ không nói nữa. Ta muốn nói bao nhiêu lời đều là dựa vào cơ sở các ngươi có sẵn lòng nghe hay không, sẵn lòng dành thời gian, sinh lực nghe Ta nói hay không. Nếu ngươi nói: “Con nghe không hiểu, Ngài có thể nói chi tiết hơn được không?” thì Ta sẽ cố gắng hết sức mình để nói chi tiết hơn, để ngươi có thể hiểu và bước vào, để Ta giúp ngươi đi đúng hướng, để đưa ngươi đến trước mặt Đức Chúa Trời, đến trước mặt lẽ thật, để ngươi hiểu lẽ thật, để ngươi tuân theo con đường của Đức Chúa Trời, thế là nhiệm vụ của Ta đã hoàn thành. Nhưng, còn việc sau khi ngươi nghe xong có sẵn lòng thực hành hay không, ngươi đi con đường nào, ngươi lựa chọn cuộc đời như thế nào, ngươi mưu cầu cái gì thì không phải là chuyện của Ta. Nếu ngươi nói: “Con có vấn đề về phương diện lẽ thật này và con muốn tìm kiếm nó”, Ta sẽ kiên nhẫn giải đáp cho ngươi. Nếu ngươi chưa từng muốn tìm kiếm lẽ thật, Ta có tỉa sửa ngươi vì chuyện này không? Ta sẽ không tỉa sửa ngươi, cũng sẽ không cưỡng cầu ngươi, Ta cũng sẽ không mỉa mai, chế giễu ngươi, lại càng không có thái độ lạnh nhạt với ngươi, Ta nên làm như thế nào thì sẽ làm như thế đó. Nếu ngươi phạm sai lầm khi thực hiện bổn phận hoặc cố ý gây gián đoạn, gây nhiễu loạn, Ta có nguyên tắc của Ta, có phương thức xử lý của Ta để đối xử với ngươi. Nhưng nếu ngươi nói: “Con không sẵn lòng nghe Ngài nói những lời đó, con cũng không muốn tiếp nhận những quan điểm đó, con nên thực hiện bổn phận như thế nào thì sẽ thực hiện như thế đó”, trừ phi ngươi không vi phạm nguyên tắc, không vi phạm sắc lệnh quản trị, còn nếu ngươi vi phạm sắc lệnh quản trị thì Ta sẽ xử lý ngươi, nếu ngươi không vi phạm sắc lệnh quản trị, có thể sống đời sống hội thánh một cách quy củ, thì việc ngươi không mưu cầu lẽ thật, Ta sẽ không can thiệp. Cuộc sống cá nhân của ngươi, muốn ăn gì, muốn mặc gì, muốn chung sống với người nào, Ta sẽ không can thiệp, Ta cho ngươi tự do. Vì sao? Nguyên tắc, nội dung của tất cả những điều này đều được nói rõ ràng cho ngươi rồi, phần còn lại do ngươi tự do lựa chọn, ngươi là người thế nào thì ngươi lựa chọn con đường đi thế ấy, đây là chuyện rất rõ ràng. Nếu ngươi không phải là người yêu thích lẽ thật thì ai có thể cưỡng cầu ngươi chứ? Cuối cùng, con đường mà mỗi người đi, kết quả như thế nào, chính bản thân họ sẽ chịu trách nhiệm, Ta không cần chịu trách nhiệm. Ngươi mưu cầu lẽ thật là do ngươi tự nguyện, ngươi không mưu cầu lẽ thật cũng là do ngươi tự nguyện, không ai cản trở ngươi, ngươi mưu cầu lẽ thật cũng không ai khích lệ ngươi, cho ngươi ân điển, phước lành vật chất. Ta chỉ đang thực hiện trách nhiệm, làm hết trách nhiệm của Ta, lẽ thật mà các ngươi nên hiểu, cần bước vào Ta đều nói cho các ngươi biết rồi, còn việc sau lưng các ngươi sống như thế nào, từ trước tới nay Ta không hỏi thăm, Ta cũng không tọc mạch, đây chính là thái độ của Ta. Làm cha mẹ cũng nên đối xử với con cái như vậy. Người trưởng thành có khả năng phân biệt đúng sai, điều họ lựa chọn “đúng” hay “sai”, lựa chọn đen hay trắng, lựa chọn tích cực hay tiêu cực, đó là chuyện của bản thân họ, điều này dựa vào nhu cầu bên trong của con người. Thực chất của con người nếu như là ác, họ sẽ không lựa chọn sự vật, sự việc tích cực; bên trong con người nếu như có mưu cầu đối với điều thiện, có nhân tính, có cảm giác lương tâm, có ý thức liêm sỉ, thì sẽ lựa chọn sự vật, sự việc tích cực, cho dù có chậm một chút, thì sớm muộn gì cũng có một ngày sẽ đi con đường đúng đắn, đây đều là tất nhiên. Cho nên, cha mẹ đối với con cái cũng nên có thái độ như vậy, không can thiệp vào lựa chọn của con cái. Có một số bậc cha mẹ yêu cầu con cái thế này: “Con cái nên đi trên con đường đúng đắn, nên tin Đức Chúa Trời, nên từ bỏ thế giới, vứt bỏ công việc, bằng không, sau này chúng ta vào vương quốc mà con cái không được vào, thì cha mẹ, con cái sẽ ly tán. Sau này người một nhà đều vào vương quốc thì thật hạnh phúc biết bao! Đoàn tụ ở dưới mặt đất rồi, thì cũng phải đoàn tụ trên trời, ở trong vương quốc cũng không được xa nhau, đời đời phải ở bên nhau”. Rồi kết quả là con cái không tin Đức Chúa Trời mà mưu cầu thế giới, mưu cầu kiếm nhiều tiền, phát tài lớn, cái gì thịnh hành thì mặc cái đó, cái gì thịnh hành thì làm cái đó, nói cái đó, không thỏa lòng cha mẹ. Cha mẹ buồn rầu, vì chuyện này mà vừa nhịn ăn vừa cầu nguyện, một khi nhịn ăn là sẽ nhịn một tuần, mười ngày nửa tháng, vì chút chuyện này của con cái mà bỏ công sức, thường xuyên đói đến mức đầu óc choáng váng, thường xuyên khóc lóc đau khổ mà cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời. Thế nhưng, cho dù cầu nguyện như thế nào, bỏ công sức như thế nào, con cái cũng không động lòng, cũng không biết tỉnh ngộ. Con cái càng không tin, họ càng cảm thấy: “Ôi, mình mắc nợ con cái, có lỗi với con cái, không rao truyền phúc âm cho con cái, không để cho con cái cùng mình đi trên con đường được cứu rỗi. Đây là con đường được phước lành mà, con mình thật ngốc!”. Nó không phải ngốc, mà là nó không cần, cha mẹ miễn cưỡng con cái như vậy mới là ngốc, đúng không? Nếu nó cần, thì còn cần ngươi nói sao? Tự nó sẽ tin Đức Chúa Trời. Cha mẹ luôn cảm thấy: “Mình có lỗi với con cái, để cho nó lên đại học từ sớm, lên đại học rồi nó liền một đi không trở lại, cứ mãi mưu cầu thế giới, cứ về nhà là lại nói về công việc, kiếm tiền, ai thăng chức, mua xe, ai gả cho nhà giàu, ai vừa đi Châu Âu bồi dưỡng, du học, xem cuộc sống của người ta trôi qua như thế nào. Cứ về nhà là nói những chuyện này, mình cũng không muốn nghe, thế nhưng không muốn nghe cũng không có cách nào khác, nói thế nào để nó tin Đức Chúa Trời nó cũng không nghe”, kết quả là cha mẹ làm mình làm mẩy với con cái, vừa gặp nhau là sầm mặt lại, vừa nói chuyện là trở mặt. Có những đứa con cũng không có cách nào khác: “Chẳng biết cha mẹ mình bị làm sao? Không tin thì không tin thôi, tại sao luôn có thái độ này đối với mình chứ? Không phải người tin Đức Chúa Trời càng tin thì càng tốt đẹp sao? Người tin Đức Chúa Trời sao lại không còn tình thân nữa chứ?”. Trong lòng người làm cha mẹ lo lắng cho nó đến mức đổ máu, nhưng ngoài miệng vẫn nói thế này: “Nó không phải con của tôi, tôi với nó đoạn tuyệt quan hệ mẹ con, tôi không chấp nhận nó!”. Ngoài miệng thì nói như vậy, nhưng thực ra không phải như vậy. Cha mẹ như vậy có ngu xuẩn hay không? (Thưa, ngu xuẩn.) Luôn muốn khống chế, kiểm soát mọi thứ, luôn muốn kiểm soát tương lai, đức tin và con đường mà con cái họ đi, như thế thật quá ngu xuẩn! Như thế thật không thích hợp. Đặc biệt là có những đứa con mưu cầu thế giới, thăng chức làm giám đốc, tiền lương cũng cao, mua về cả đống nhân sâm, bông tai vàng, dây chuyền vàng cho cha mẹ, nhưng cha mẹ lại nói: “Ta không thèm, ta chỉ hy vọng các con khoẻ mạnh, có thể theo ta tin Đức Chúa Trời, tin Đức Chúa Trời thật tốt biết bao!”. Con cái liền nói: “Mẹ hết chuyện để nói rồi sao, con đã thăng chức rồi, mẹ cũng không chúc mừng cho con, cha mẹ người ta vừa nghe nói con cái được thăng chức, đã mở sâm banh ăn mừng, đến nhà hàng ăn tiệc lớn, mẹ thì ngược lại, nhìn thấy dây chuyền, khuyên tai con mua cho mà vẫn không vui, con có điểm nào có lỗi với mẹ? Chỉ bởi vì chúng con không tin Đức Chúa Trời mà cha mẹ buồn bực!”. Cha mẹ buồn bực như vậy có đúng không? Sự mưu cầu của con người không giống nhau, con đường đi cũng không giống nhau, con đường của con người là do tự họ lựa chọn, nên đối đãi một cách đúng đắn mới đúng. Trong lòng nó không thừa nhận có Đức Chúa Trời, ngươi cũng đừng ép buộc nó tin Ngài, dưa bị ép chín sẽ không ngọt, nó không muốn tin Ngài, nó không phải loại người đó, ngươi càng nhắc tới nó càng thấy ngươi phiền, ngươi cũng thấy nó phiền, cả hai đều thấy phiền. Điều quan trọng nhất không phải các ngươi đều thấy phiền, mà là Đức Chúa Trời căm ghét ngươi, Ngài nói ngươi là người quá nặng tình. Vì nó không tin Đức Chúa Trời mà ngươi có thể trả cái giá lớn như vậy, nên khi nó mưu cầu thế giới ngươi mới khổ sở như thế, vậy nếu có một ngày Đức Chúa Trời muốn đưa nó đi, ngươi sẽ như thế nào? Có oán trách Đức Chúa Trời không? Trong tâm trí của ngươi, con cái là tất cả, là tương lai, là hy vọng của ngươi, cũng là sự sống của ngươi, vậy ngươi còn là người tin Đức Chúa Trời không? Ngươi làm như vậy, có phải là để Ngài căm ghét hay không? Ngươi làm như thế thì quá thiếu khôn ngoan, không hợp nguyên tắc, Đức Chúa Trời không hài lòng. Nếu ngươi khôn ngoan thì đừng làm những chuyện như vậy. Nếu như con cái không tin, thì tùy chúng nó đi, đạo lý nên nói đã nói qua, lời nên nói đã nói đến, cứ để cho chúng tự lựa chọn. Giữa con cái và cha mẹ có mối quan hệ như thế nào, nên giữ gìn như thế nào thì giữ gìn như thế đó, chúng muốn hiếu thuận với ngươi, muốn thương yêu ngươi, bảo vệ ngươi, ngươi cũng không cần từ chối, chúng muốn dẫn ngươi đi du lịch Châu Âu, nếu như làm chậm trễ việc ngươi thực hiện bổn phận, ngươi không muốn đi thì không đi, nếu như ngươi muốn đi, có thời gian thì đi, mở mang kiến thức cũng không có gì là không tốt, đây không phải là thông đồng làm gì bậy bạ, Đức Chúa Trời sẽ không định tội. Chúng mua cho ngươi thứ gì đó tốt, đồ ăn ngon, đồ mặc đẹp, nếu ngươi cảm thấy phù hợp cho một thánh đồ mặc, sử dụng, mang, thì ngươi cứ hưởng dùng, coi đó là ân điển của Đức Chúa Trời. Nếu như ngươi coi thường những thứ này, không lấy những thứ này để hưởng thụ, cảm thấy những thứ này phiền toái, buồn nôn, không bằng lòng hưởng thụ những thứ này, ngươi cũng có thể từ chối: “Trở về thăm các con là ta vui mừng rồi, ta không cần lấy đồ gì cũng không cần tiêu tiền, ta không cầu những cái đó, chỉ cần các con bình an, vui vẻ là được”. Thật tốt biết bao! Ngoài miệng nói như vậy, trong lòng cũng nghĩ như vậy, thực sự không yêu cầu chúng cho ngươi hưởng thụ vật chất gì, cho ngươi được thơm lây gì, như vậy thì trong lòng chúng sẽ khâm phục ngươi, đúng không? Đối với những khó khăn trong công việc và cuộc sống của chúng, ngươi có thể giúp thì giúp, cố gắng hết sức, nếu giúp chúng mà ảnh hưởng đến việc ngươi thực hiện bổn phận, thì ngươi có thể từ chối, đó là quyền lợi của ngươi. Bởi vì ngươi đã không nợ chúng gì cả, ngươi không có bất kỳ trách nhiệm gì đối với chúng, chúng đã trưởng thành rồi, độc lập rồi, cuộc sống của bản thân chúng thì tự chúng lo liệu, ngươi không cần phải phục vụ chúng một cách vô điều kiện bất cứ lúc nào. Nếu chúng yêu cầu ngươi giúp đỡ mà ngươi không muốn, hoặc làm chậm trễ việc ngươi thực hiện bổn phận, ngươi có thể từ chối, đó là quyền lợi của ngươi. Tuy rằng ngươi có quan hệ huyết thống với chúng, ngươi là cha mẹ của chúng, nhưng đây chỉ là mối quan hệ về mặt hình thức, huyết thống và tình cảm, còn về mặt trách nhiệm, ngươi đã thoát khỏi mối quan hệ với chúng, cho nên làm cha mẹ, nếu sáng suốt, thì sau khi con cái trưởng thành, ngươi không nên có bất kỳ kỳ vọng nào đối với chúng, không nên có bất kỳ yêu cầu tiêu chuẩn nào, cũng không cần đứng ở góc độ hoặc địa vị của cha mẹ mà yêu cầu chúng phải như thế nào, yêu cầu chúng làm gì, vì chúng đã độc lập rồi. Chúng độc lập có nghĩa là trách nhiệm của ngươi đã làm xong, vậy trong tình huống có điều kiện, cho dù ngươi làm cái gì đối với chúng, quan tâm hay chăm sóc chúng, thì đó chỉ là tình cảm, là thừa thãi, hoặc chúng với tư cách là con cái yêu cầu ngươi làm gì, thì đó cũng là thừa thãi, không phải là điều ngươi nên làm, đây là điều ngươi nên hiểu. Những điều này có phải đã rõ ràng rồi hay không? (Thưa, rõ ràng rồi.)

Nếu có người nói: “Con lúc nào cũng không buông bỏ được con mình, thể trạng nó yếu đuối bẩm sinh, trời sinh yếu bóng vía, nhát gan, tố chất lại kém, ở trong xã hội luôn bị người khác ức hiếp, con không buông bỏ nó được”. Ngươi không buông bỏ được không có nghĩa là trách nhiệm của ngươi chưa làm xong, đây chỉ là tác dụng của tình cảm thôi. Ngươi nói: “Con luôn bận tâm về nó, lo lắng liệu nó có ăn cơm ngon hay không, dạ dày có dễ chịu không? Suốt một thời gian dài không ăn cơm đúng giờ, luôn ăn đồ ăn bên ngoài, có bị bệnh dạ dày hay không? Thân thể có bệnh tật gì không? Khi bị bệnh có ai chăm sóc không, có ai thương yêu nó không? Bạn đời nó có quan tâm đến nó, chăm sóc nó hay không?”. Ngươi có lo lắng cũng chỉ là xuất phát từ tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ huyết thống này, nhưng đó cũng không phải là trách nhiệm của ngươi. Trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao cho cha mẹ chỉ là trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái trong giai đoạn con cái chưa thành niên, sau khi con cái trưởng thành thì cha mẹ sẽ không có bất kỳ trách nhiệm nào nữa, đây là trách nhiệm cha mẹ nên thực hiện khi xét từ sự tiền định của Đức Chúa Trời. Các ngươi hiểu chưa? (Thưa, hiểu rồi.) Cho dù tình cảm của ngươi sâu nặng đến đâu hoặc là lúc ngươi bộc phát bản năng người mẹ một cách mạnh mẽ, thì đều không phải đang thực hiện trách nhiệm, chỉ là do tác dụng của tình cảm thôi. Tác dụng của tình cảm thì không phải xuất phát từ lý trí của nhân tính, không phải xuất phát từ nguyên tắc Đức Chúa Trời chỉ dạy cho con người, cũng không phải xuất phát từ sự vâng phục lẽ thật của con người, lại càng không phải xuất phát từ trách nhiệm của con người, mà là xuất phát từ tình cảm, đó gọi là tình cảm. Tức là chút tình mẫu tử, tình máu mủ trộn lẫn với nhau, bởi vì nó là con của ngươi, cho nên ngươi sẽ luôn bận lòng về nó, bận lòng nó ở bên ngoài có chịu khổ hay không, có bị người khác ức hiếp hay không? Công việc bên ngoài có thuận lợi hay không, có ăn cơm đúng giờ hay không? Thân thể có bị bệnh không, sau khi bị bệnh có thể trả nổi tiền thuốc men hay không? Ngươi thường nghĩ những điều này, và chúng không liên quan chút gì đến trách nhiệm của cha mẹ. Nếu ngươi không buông bỏ được những bận lòng này đối với con cái, vậy thì chỉ có thể nói ngươi đang sống trong tình cảm, ngươi không thể thoát khỏi tình cảm. Ngươi chỉ sống theo tình cảm, đối đãi với con cái dựa trên tình cảm, chứ không phải sống theo định nghĩa trách nhiệm của cha mẹ mà Đức Chúa Trời phán, ngươi không sống theo lời Đức Chúa Trời, ngươi chỉ dựa vào tình cảm của mình để cảm nhận, để nhìn nhận và xử lý tất cả những điều này, tức là ngươi không phải đang tuân theo con đường của Đức Chúa Trời, điều này quá rõ ràng rồi. Trách nhiệm mà Đức Chúa Trời phán cho ngươi đến lúc con cái trưởng thành thì kết thúc, phương pháp thực hành mà Đức Chúa Trời phán cho ngươi có phải nhẹ nhàng, đơn giản hay không? (Thưa, phải.) Thực hành theo lời Đức Chúa Trời thì sẽ không làm việc vô ích mà còn có thể cho con cái sự tự do nhất định, cho chúng cơ hội rèn luyện nhất định, không làm tăng thêm phiền hà và gánh nặng cho chúng, không khiến chúng ngột ngạt, để chúng làm một người trưởng thành, lấy con mắt của người trưởng thành, lấy cách xử sự độc lập, cách nhìn nhận sự việc độc lập, thế giới quan độc lập của người trưởng thành để đối mặt với thế giới này, đối mặt với cuộc đời của mình, đối mặt với các loại vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong sự sinh tồn của mình, đó là tự do của chúng, cũng là quyền lợi của chúng, càng là việc mà chúng nên làm với tư cách một người trưởng thành, không liên quan gì đến ngươi. Nếu như ngươi luôn muốn tham gia vào thì thật đáng ghê tởm, luôn muốn cố tình tham gia, can thiệp vào, thì sẽ gây ra sự quấy nhiễu, phá hoại, cuối cùng chẳng những trái với ý muốn, mà càng khiến cho con cái ác cảm với ngươi, bản thân ngươi thì sống rất mệt mỏi, cuối cùng ôm cả bụng oan ức, oán giận con cái không hiếu thuận, không nghe lời, không săn sóc cha mẹ, không biết cảm kích, vong ân bội nghĩa, là kẻ vô ơn. Còn có vài người vô lý, không có lý tính, còn khóc lóc, làm ầm ĩ rồi đòi thắt cổ, chiêu gì cũng dùng tới, cái này càng đáng ghê tởm hơn, đúng không? (Thưa, đúng.) Nếu con người khôn ngoan, hãy sống thoải mái, thuận theo tự nhiên, thực hiện trách nhiệm của cha mẹ là được rồi. Nếu như ngươi nói mình chăm sóc và quan tâm vì tình thân, thì sự quan tâm cần thiết là được, chứ không phải là sau khi con cái trưởng thành, cha mẹ làm xong trách nhiệm sẽ hoàn toàn đoạn tuyệt, hoàn toàn mặc kệ con cái, để cho nó tự đi ra ngoài xông pha, nó có bao nhiêu khó khăn cũng mặc kệ nó, khó khăn đến mức mất mạng nó cũng mặc kệ, lúc con cái cần, ngươi cũng không đưa tay ra, như thế cũng không đúng, như thế gọi là cực đoan. Khi con cái cần tâm sự với ngươi, ngươi nên làm đài phát thanh và nghe, sau khi nghe xong thì hỏi nó nghĩ như thế nào, dự tính như thế nào, cũng có thể đưa ra lời khuyên. Nếu nó có suy nghĩ, dự tính của riêng mình, không tiếp nhận lời khuyên của ngươi, ngươi hãy nói: “Được, nếu con đã quyết định rồi, sau này nảy sinh hậu quả gì, không ai có thể thay con gánh vác trách nhiệm, đây là cuộc đời của con, con đường nhân sinh của con, tự con đi, tự con hoàn thành, không ai có thể chịu trách nhiệm với cuộc đời của con. Nếu con đã quyết định rồi, ta đây sẽ ủng hộ con, cần tiền thì chỗ ta còn có chút tiền, cần ta bỏ công sức thì ta có thể giúp con trong phạm vi khả năng của ta, người làm cha mẹ như ta không có gì để nói nữa. Nhưng nếu như con nói không cần ta giúp, cũng không cần ta cho tiền, chỉ cần ta lắng nghe một chút, vậy thì ta càng bớt việc”. Ngươi nói xong rồi, con cái cũng nói xong rồi, nỗi khổ chất chứa đã trút hết, tủi hờn cũng đã trút hết, hãy lau nước mắt, để chúng làm những gì chúng nên làm đi, ngươi đã làm hết trách nhiệm với tư cách là cha mẹ đây chính là vì tình thân, đây gọi là tình cảm. Vì sao? Đối với con cái mà nói, cha mẹ vô hại, cha mẹ sẽ không hại nó, sẽ không tính toán với nó, sẽ không chế nhạo nó, lại càng không chê cười nó yếu đuối, bất tài, nó có thể không hề kiêng dè mà rơi nước mắt, phát tiết, oán trách trước mặt cha mẹ, giống như một đứa bé, làm nũng, giận dỗi, tùy hứng đều được. Thế nhưng, sau khi giận dỗi, phát tiết, tùy hứng xong, nên như thế nào thì phải như thế đó, chuyện trước mắt thì vẫn phải tự mình xử lý, không cần cha mẹ ra sức, cũng không cần cha mẹ giúp đỡ, vậy thì rất tốt, cha mẹ cũng được nhàn hạ, đúng không? Nếu nó đã nói như vậy, thì người làm cha mẹ nên tự mình hiểu lấy. Nó trưởng thành rồi, độc lập rồi, nó chỉ nói chuyện này với ngươi thôi, chứ không khiến ngươi giúp đỡ nó, nếu ngươi không có lý trí, sẽ cảm thấy: “Đây là chuyện lớn, con nói với mình đó chính là coi trọng mình, vậy liệu mình có phải tư vấn cho con không? Có phải giúp con đưa ra quyết định không?”. Cái này gọi là không biết tự lượng sức mình. Nó chỉ nói chuyện này với ngươi, thế mà ngươi lại thật sự coi mình là nhân vật lớn, như thế không thích hợp. Nó coi ngươi là cha mẹ, tôn trọng ngươi, tin tưởng ngươi mới nói với ngươi, thật ra nó đã sớm có chủ ý, thế mà ngươi lúc nào cũng muốn can thiệp vào, như vậy là không thích hợp. Nó tin tưởng ngươi, thì ngươi phải đáng tin tưởng, phải tôn trọng quyết định của nó, đừng tham gia vào, cũng đừng can thiệp vào. Nếu như nó sẵn lòng cho ngươi tham gia vào, ngươi có thể tham gia vào, nếu như ngươi tham gia vào và thấy: “Ôi, phiền toái lớn như vậy, ảnh hưởng đến việc mình thực hiện bổn phận, mình chẳng tham gia vào nữa, mình tin Đức Chúa Trời, không thể làm những chuyện này”, vậy ngươi hãy nhanh chóng thoát ra. Nếu như nó còn muốn để ngươi can thiệp, ngươi thầm nghĩ: “Ta sẽ không can thiệp, con tự xử lý đi, ta nghe con trút những chuyện khổ tâm này, trút những thứ rác rưởi này đã là tốt lắm rồi, trách nhiệm cha mẹ nên làm ta cũng đã làm hết, muốn ta can thiệp là chuyện không thể, đó là hố lửa, ta không nhảy vào, con sẵn lòng nhảy vào thì con tự mình nhảy đi”, như vậy có thích hợp hay không? Đó gọi là lập trường. Trong bất kỳ thời điểm nào cũng không được đánh mất nguyên tắc, lập trường, đây là những điều mà người làm cha mẹ nên làm được. Ngươi hiểu chưa? Có dễ dàng làm được hay không? (Thưa, dễ dàng.) Thật ra là dễ dàng, nhưng nếu ngươi luôn dựa vào tình cảm, luôn đắm chìm trong tình cảm, thì việc này sẽ rất khó khăn, ngươi cảm thấy lo lắng, buông cũng không buông được, gánh cũng gánh không nổi, lên không được xuống không xong, chữ nào có thể miêu tả chuyện này? Chữ “kẹt”. Muốn nghe lời Đức Chúa Trời và thực hành lẽ thật, nhưng tình cảm vẫn không buông bỏ được, thương con cái nhưng lại thấy không thích hợp, thấy làm trái với sự dạy bảo của Đức Chúa Trời, trái với lời Đức Chúa Trời, như thế thì thật phiền phức. Ngươi phải đưa ra lựa chọn, hoặc là ngươi buông bỏ kỳ vọng đối với thế hệ sau, mặc kệ chúng, chúng trưởng thành rồi, độc lập rồi, hãy để cho chúng tự do bay lượn, hoặc là ngươi cứ đi theo chúng, chọn một trong hai. Nếu như ngươi lựa chọn tuân theo con đường của Đức Chúa Trời, nghe lời của Đức Chúa Trời, buông bỏ những bận lòng và tình cảm đối với chúng, vậy thì ngươi đã làm tròn những gì cha mẹ nên làm, đứng vững trong lập trường của ngươi, giữ vững nguyên tắc của ngươi, không làm những chuyện khiến Đức Chúa Trời chán ghét, ghê tởm. Ngươi có thể làm được hay không? (Thưa, có thể.) Thật ra thì dễ dàng làm được, một khi buông bỏ chút tình cảm này là có thể làm được. Đơn giản nhất chính là không hỏi đến, nó thích thế nào thì là thế đó. Nếu nó muốn nói với ngươi những khó khăn của nó, ngươi hãy nghe một chút, biết chuyện như thế nào là được rồi. Nó nói xong, ngươi hãy nói: “Ta biết rồi, còn chuyện gì nữa không? Muốn ăn cơm thì ta nấu cơm cho con, nếu không muốn ăn thì về đi. Con cần tiền thì ta lấy cho con ít tiền, cần giúp đỡ gì, nếu ta làm được thì ta sẽ giúp con, còn nếu ta không làm được, con tự mình nghĩ cách nhé”. Nếu nó nằng nặc bắt ngươi phải giúp nó, ngươi hãy nói: “Ta đã làm hết trách nhiệm của mình, cha mẹ chỉ có chút bản lĩnh này thôi, con cũng thấy đấy, cha mẹ không có bản lĩnh như con. Con muốn lang bạt trên thế giới này, đó là chuyện của con, đừng để cha mẹ liên luỵ vào, cha mẹ tuổi đã cao, cái tuổi lang bạt của cha mẹ đã qua rồi. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con chính là nuôi nấng con trưởng thành, còn việc con đi con đường như thế nào, con muốn vật lộn như thế nào, đừng kéo cha mẹ theo, cha mẹ cũng không vật lộn cùng con đâu, sứ mạng của cha mẹ đối với con đã hoàn thành rồi. Cha mẹ có chuyện của cha mẹ, có cách sống của cha mẹ, còn có sứ mạng của cha mẹ, sứ mạng của cha mẹ không phải là thay con làm việc, sứ mạng của cha mẹ cũng không cần con đến giúp đỡ để hoàn thành, mà do chính cha mẹ hoàn thành, con cũng đừng yêu cầu cha mẹ tham gia vào cuộc sống của con, tham gia vào vào cuộc đời của con, chuyện đó không liên quan đến cha mẹ”. Nói rõ ràng là xong chuyện, nên lui tới thì lui tới, nên liên lạc thì liên lạc, nên ôn chuyện cũ thì ôn chuyện cũ, đơn giản biết bao! Làm thế thì có ích lợi gì? (Thưa, sẽ sống thoải mái hơn.) Ít nhất về mặt tình thân xác thịt, ngươi xử lý thích hợp, thoả đáng, tâm tư, thế giới tinh thần của ngươi được thoải mái, không có bất kỳ sự hy sinh vô nghĩa nào, cũng không trả bất cứ cái giá nào thừa thãi, vâng phục trong sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời, tất cả đều do Đức Chúa Trời làm. Thực hiện đủ trách nhiệm mà con người nên thực hiện, đừng làm việc mà con người không nên làm, không nhúng tay vào việc không nên làm, Đức Chúa Trời bảo sống như thế nào thì sống như thế đó, Đức Chúa Trời bảo sống như thế nào thì đó mới là con đường tốt nhất, có thể khiến con người sống thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ, bình an. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là, ngươi sống như vậy chẳng những có thể giữ lại nhiều thời gian hơn, nhiều sinh lực hơn để làm tròn bổn phận và trung thành với bổn phận, mặt khác, ngươi sẽ có thêm sinh lực, thời gian để bỏ công sức vào lẽ thật. Nhưng nếu sinh lực và thời gian của ngươi đều bị tình cảm, xác thịt, con cái, tình thân quấn lấy, chiếm giữ, thì ngươi sẽ không còn sinh lực dư thừa nào để mưu cầu lẽ thật nữa. Phải vậy không? (Thưa, phải.)

Con người gây dựng sự nghiệp trên thế giới, trong đầu chỉ toàn nghĩ đến những chuyện mưu cầu trào lưu thế giới, mưu cầu danh lợi, mưu cầu hưởng thụ xác thịt, ngụ ý là gì? Tức là toàn bộ sinh lực, thời gian, thanh xuân của ngươi bị những thứ này chiếm hữu, tiêu hao. Có ý nghĩa không? Cuối cùng ngươi sẽ đạt được cái gì? Có được danh lợi cũng là hư không. Nếu đổi cách sống thì sao? Nếu thời gian, sinh lực, tâm tư của ngươi tràn ngập lẽ thật, nguyên tắc, nếu ngươi chỉ nghĩ đến những điều tích cực như làm thế nào để làm tròn bổn phận, làm thế nào đến trước mặt Đức Chúa Trời, v.v., nếu sinh lực và thời gian của ngươi đều dành cho những sự vật, sự việc tích cực này mà trả giá, vậy thì những gì ngươi có được sẽ khác đi. Những gì ngươi có được là những lợi ích thiết thực nhất, ngươi sẽ biết cách sống, cách làm người, cách đối mặt với mỗi con người, sự việc, sự vật; ngươi biết làm thế nào để đối mặt với mỗi con người, sự việc, sự vật, và điều này phần lớn sẽ khiến ngươi tự nhiên vâng phục sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời; ngươi có thể rất tự nhiên vâng phục sự sắp đặt, an bài của Đức Chúa Trời, ngươi bất giác trở thành người được Đức Chúa Trời chấp nhận và yêu thích. Ngươi xem xem, đây có phải là chuyện tốt hay không? Cũng có thể ngươi vẫn chưa biết, nhưng trong quá trình sống, trong quá trình ngươi tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận nguyên tắc lẽ thật, ngươi sẽ bất giác sống theo lời Đức Chúa Trời, nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo lời Đức Chúa Trời, rồi ngươi sẽ bất giác vâng phục lời Đức Chúa Trời, vâng phục yêu cầu của Đức Chúa Trời, thỏa mãn yêu cầu của Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi đã bất giác trở thành người được Đức Chúa Trời chấp thuận, được Ngài tin cậy, yêu thích. Như thế có tốt không? (Thưa, tốt.) Cho nên, nếu ngươi bỏ ra sinh lực và thời gian, ngày tháng của ngươi để mưu cầu lẽ thật, để làm tròn bổn phận, thì thứ ngươi đạt được sau cùng chính là thứ có giá trị nhất. Trái lại, nếu lòng ngươi luôn sống vì tình cảm, xác thịt, con cái, công việc, danh lợi, luôn bị những chuyện này quấn lấy, vậy cuối cùng ngươi sẽ được cái gì? Được hư không mà thôi, cái gì cũng không có được, và sẽ ngày càng xa rời Đức Chúa Trời, cuối cùng bị Đức Chúa Trời chán ghét hoàn toàn, cả đời này của ngươi sẽ kết thúc, không có cơ hội được cứu rỗi. Cho nên, với tư cách là cha mẹ, dù có kỳ vọng thế nào đối với con cái, thì khi con cái đã trưởng thành, ngươi cũng nên buông bỏ những bận lòng và sự phụ thuộc hoặc vướng mắc về mặt tình cảm đối với con cái, không nên lấy thân phận, địa vị của cha mẹ để có bất kỳ kỳ vọng gì về tình cảm đối với con cái. Nếu ngươi có thể làm được như vậy thì quá tốt rồi! Ít nhất ở trước mặt Đức Chúa Trời, ngươi thân làm cha mẹ đã làm hết trách nhiệm của bậc cha mẹ, ngươi là người đủ tiêu chuẩn có được thân phận cha mẹ. Cho dù đứng ở góc độ nào của con người, thì việc con người nên làm và góc độ, lập trường mà con người nên đứng đều có nguyên tắc, và Đức Chúa Trời có tiêu chuẩn về chúng, đúng không? (Thưa, đúng.) Về kỳ vọng của cha mẹ đối với thế hệ sau, nguyên tắc mà cha mẹ nên thực hiện khi con cái đã trưởng thành, hãy nói đến đây thôi. Tạm biệt!

Ngày 21 tháng 5 năm 2023

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (17)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (19)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger