Cách mưu cầu lẽ thật (20)

Những chủ đề đa dạng mà chúng ta đang thông công có liên quan đến những nội dung thực tế trong cuộc sống thường nhật. Sau khi nghe xong những nội dung này, các ngươi không cảm thấy được rằng lẽ thật không sáo rỗng, không phải là một khẩu hiệu, một loại lý thuyết, càng không phải là một dạng tri thức sao? Lẽ thật liên quan đến điều gì? (Thưa, liên quan đến đời sống hiện thực của chúng con.) Lẽ thật liên quan đến đời sống hiện thực và đến nhiều sự kiện khác nhau xảy ra trong đời sống hiện thực. Nó liên quan đến mọi phương diện trong đời sống của con người, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau mà người ta gặp phải trong cuộc sống thường nhật, càng liên quan đến các mục tiêu mà người ta mưu cầu cũng như những con đường mà họ đi. Không có lẽ thật nào trong số này là sáo rỗng, càng không có lẽ thật nào có thể bỏ qua, chúng đều là điều thiết yếu mà con người cần phải có. Trong cuộc sống thường nhật, khi liên quan đến những vấn đề thực tế nhất định, nếu ngươi có thể tiếp cận, giải quyết và xử lý những chuyện này dựa trên các nguyên tắc lẽ thật mà chúng ta thông công, thì ngươi đang bước vào thực tế lẽ thật rồi. Nếu như trong cuộc sống thường nhật, ngươi cứ bám vào những suy nghĩ và quan điểm vốn có của mình về những vấn đề liên quan đến lẽ thật và không chịu thay đổi, nếu ngươi tiếp cận những vấn đề này từ góc độ nhân tính của mình, và nếu các nguyên tắc cũng như căn cứ để ngươi nhìn nhận những chuyện này chẳng liên quan gì đến lẽ thật, thì rõ ràng ngươi không phải là người đang bước vào thực tế lẽ thật, cũng không phải là người mưu cầu lẽ thật. Bất kể chúng ta đang thông công về phương diện lẽ thật nào, thì những chủ đề liên quan đều là về việc chỉnh đốn và xoay chuyển những suy nghĩ và quan điểm cũng như những quan niệm và tưởng tượng sai lầm mà người ta có trong nhiều chuyện khác nhau, để rồi họ có thể có những suy nghĩ và quan điểm đúng đắn về nhiều chuyện khác nhau mà họ gặp phải trong cuộc sống thường nhật và họ có thể nhìn nhận những chuyện xảy ra trong đời sống hiện thực từ những góc độ và lập trường đúng đắn, rồi dùng lẽ thật làm tiêu chí để giải quyết và xử lý chúng. Nghe các bài giảng không phải là để trang bị giáo lý và tri thức, cũng không phải là để mở rộng phạm vi hiểu biết hay nâng cao kiến thức, mà là để hiểu lẽ thật. Mục đích của việc hiểu lẽ thật không phải là để làm phong phú tư tưởng hoặc tinh thần của con người, hay là để làm phong phú nhân tính của con người, mà là để cho con người có thể không tách rời khỏi đời sống hiện thực trong khi đi trên con đường tin Đức Chúa Trời, và để mỗi khi họ gặp phải nhiều chuyện khác nhau trong đời sống hiện thực, thì họ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động với căn cứ là lời Đức Chúa Trời và lấy lẽ thật làm tiêu chí. Nếu ngươi đã nghe các bài giảng nhiều năm và có tiến bộ trong lĩnh vực giáo lý và tri thức, nếu ngươi cảm thấy mình được phong phú thêm về thế giới tinh thần, và cảnh giới tư tưởng trở nên cao hơn, thế nhưng khi gặp phải nhiều chuyện trong cuộc sống thường nhật, ngươi vẫn không thể nhìn nhận những chuyện này từ góc độ đúng đắn, cũng không thể kiên vững trong việc thực hành, nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật, vậy thì rõ ràng ngươi không phải là người mưu cầu lẽ thật, cũng không phải là người đang bước vào thực tế lẽ thật. Quan trọng hơn nữa, ngươi vẫn chưa đạt đến mức độ quy phục lẽ thật, quy phục Đức Chúa Trời hay kính sợ Ngài. Đương nhiên, có thể xác nhận rất rõ ràng rằng ngươi chưa bước vào con đường được cứu rỗi. Không phải như vậy sao? (Thưa, phải.)

Dựa trên vóc giạc thực tế và tình cảnh của các ngươi hiện giờ, các ngươi cảm thấy mình đã bước vào phương diện nào của thực tế lẽ thật rồi? Ở phương diện nào, ngươi có hy vọng được cứu rỗi? Ở phương diện nào, ngươi chưa bước vào thực tế lẽ thật, và còn kém xa so với tiêu chuẩn để được cứu rỗi? Ngươi có đánh giá được chuyện này không? (Trong các tình huống mà những kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, gây hại cho lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, con thiếu tinh thần chính nghĩa và lòng trung thành thật sự với Đức Chúa Trời. Con không thể đứng ra bảo vệ lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, con không có lời chứng trong những chuyện quan trọng này. Về mặt này, rõ ràng con kém xa so với tiêu chuẩn để được cứu rỗi.) Đây là vấn đề thực tế. Mọi người hãy cùng thảo luận thêm về nó. Ngoài việc nhận ra vóc giạc của các ngươi liên quan đến chuyện phân định và cự tuyệt những kẻ địch lại Đấng Christ, ở những phương diện khác, những chuyện nào ngươi gặp phải trong cuộc sống thường nhật khiến ngươi cảm thấy mình chưa bước vào thực tế, không thể thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật, và dù có hiểu giáo lý nhưng vẫn không hiểu rõ được lẽ thật, thiếu một con đường rõ ràng và không biết làm sao để phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, hay làm sao để tuân giữ các nguyên tắc? (Sau khi thực hiện bổn phận quá nhiều năm, con nghĩ mình đã có thể từ bỏ gia đình, sự nghiệp và buông bỏ tình cảm dành cho cha mẹ và người thân đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, con gặp phải những tình huống thực tế nhất định khiến con nhận ra rằng trong con vẫn còn những thứ tình cảm đó, và con muốn ở bên cha mẹ, chăm sóc và báo hiếu cho họ. Nếu không làm được như thế thì con thấy mình mắc nợ cha mẹ. Nhờ nghe những mối thông công gần đây của Đức Chúa Trời về việc cha mẹ không phải là chủ nợ của mình, con mới nhận ra rằng mình đã không hiểu được phương diện này của lẽ thật, nhận ra rằng con chưa quy phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời.) Còn ai muốn nói nữa không? Các ngươi có gặp khó khăn trong cuộc sống thường nhật không? Hay là các ngươi sống trong chân không và không bao giờ gặp phải bất kỳ vấn đề gì? Các ngươi có gặp phải khó khăn khi thực hiện bổn phận không? Các ngươi có bao giờ làm việc đối phó và chiếu lệ không? (Thưa, có.) Các ngươi có bao giờ tham hưởng an nhàn xác thịt không? Các ngươi có làm việc vì danh dự và địa vị không? Các ngươi có thường xuyên lo lắng, bực tức hay sốt ruột về tiền đồ và đường lùi của mình không? (Thưa, có.) Vậy khi gặp phải những tình huống này, các ngươi xử lý chúng thế nào? Các ngươi có thể dùng lẽ thật để giải quyết chúng không? Khi được đề bạt thì chừa đường lui cho mình, khi bị cách chức thì lo lắng về tiền đồ và đích đến của mình, hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời, lên mặt dạy đời, các ngươi có những vấn đề này không? (Thưa, có.) Khi gặp phải những chuyện này, ngươi xử lý và giải quyết chúng như thế nào? Ngươi chiều theo những dục vọng ích kỷ, hay là ngươi có thể giữ vững các nguyên tắc lẽ thật, phản bội xác thịt và phản bội tâm tính bại hoại để thực hành lẽ thật? (Thưa Đức Chúa Trời, mỗi khi gặp những tình huống này, con hiểu theo kiểu giáo lý rằng con không nên hành động theo những sở thích của xác thịt hay tâm tính bại hoại của mình. Đôi khi lương tâm con cắn rứt, cảm thấy tự trách, và con có thể có vài thay đổi trong hành vi. Nhưng đó không phải là vì quan điểm của con về những chuyện này đã thay đổi, hay là con có thể thực hành lẽ thật. Đôi khi, nếu những dục vọng ích kỷ của con tương đối mạnh và con cảm thấy rằng khó khăn này quá lớn, thì dù có một cơn sinh lực bộc phát, con vẫn không thực hành được. Lúc đó, con sẽ làm theo tâm tính bại hoại của mình, và thậm chí cả hành vi tốt bề ngoài cũng không còn.) Đây là tình huống gì? Cuối cùng, ngươi có thực hành lẽ thật và đứng vững trong chứng ngôn, hay là ngươi thất bại? (Thưa, con thất bại.) Sau đó, ngươi có phản tỉnh và cảm thấy hối hận không? Khi gặp lại tình huống tương tự lần nữa, ngươi có thể cải thiện không? (Thưa, sau khi thất bại, con cảm thấy có chút bất an về mặt lương tâm, và khi ăn uống lời Đức Chúa Trời, con có thể đối chiếu với bản thân, nhưng lần sau gặp lại những tình huống đó, tâm tính bại hoại cũ vẫn cứ bộc lộ. Về phương diện này, con tiến bộ khá ít.) Chẳng phải hầu hết mọi người đều thấy mình ở trong tình trạng này sao? Các ngươi nhìn nhận chuyện này như thế nào? Mỗi khi gặp những chuyện tương tự, trong cách con người xử lý chúng, ngoài việc hành vi có cải thiện do tác dụng của lương tâm, hoặc hành vi của họ có lúc tương đối cao thượng và có lúc tương đối đê tiện tùy theo bối cảnh và trạng thái của họ lúc đó, cũng như dựa theo những tâm trạng khác nhau của họ, ngoài những điều này ra thì việc thực hành của họ chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Chuyện này có vấn đề gì? Nó có đại diện cho vóc giạc của người ta không? Đây là dạng vóc giạc gì? Nó là vóc giạc nhỏ bé, hay là sự yếu đuối, là khiếm khuyết trong nhân tính của họ, hay là biểu hiện của việc không thực hành lẽ thật? Nó là gì? (Thưa, là vóc giạc nhỏ bé.) Khi vóc giạc của người ta nhỏ bé, thì họ không thể thực hành lẽ thật, và vì không thể thực hành lẽ thật nên vóc giạc của họ nhỏ bé. Nó nhỏ bé đến mức độ nào? Nó có nghĩa là ngươi chưa đạt được lẽ thật trong chuyện này. Ngươi chưa đạt được lẽ thật nghĩa là gì? Nghĩa là lời Đức Chúa Trời chưa trở thành sự sống của ngươi, đối với ngươi, lời Đức Chúa Trời vẫn còn là một dạng văn bản, một điều giáo lý, một kiểu lý lẽ. Lời Đức Chúa Trời chưa khắc sâu vào ngươi hoặc chưa trở thành sự sống của ngươi. Do đó, những cái gọi là lẽ thật mà ngươi hiểu chỉ đơn thuần là một dạng giáo lý hay khẩu hiệu mà thôi. Tại sao Ta nói như thế? Bởi vì ngươi không thể biến giáo lý này thành thực tế của ngươi. Khi gặp phải những chuyện trong cuộc sống thường nhật, ngươi không xử lý chúng theo lẽ thật, ngươi vẫn xử lý chúng theo tâm tính bại hoại của Sa-tan và dưới sự ảnh hưởng của lương tâm. Cho nên rõ ràng, ít nhất, trong chuyện này, ngươi không có lẽ thật và chưa đạt được sự sống. Không đạt được sự sống nghĩa là không có sự sống, không có sự sống nghĩa là trong chuyện này, ngươi hoàn toàn chưa được cứu rỗi và ngươi vẫn đang sống dưới quyền lực của Sa-tan. Bất kể những gì được thực hành dưới sự ảnh hưởng của lương tâm là một hành vi tốt hay một dạng biểu hiện, thì nó cũng không đại diện cho sự sống, nó chỉ đơn thuần là một sự biểu hiện của nhân tính bình thường. Nếu như biểu hiện này có góp phần từ sự ảnh hưởng của lương tâm, thì cùng lắm nó cũng chỉ là một dạng hành vi tốt mà thôi. Nếu yếu tố chủ đạo không phải là lương tâm mà là tâm tính bại hoại của người ta, thì hành vi này không thể được xem là hành vi tốt, mà là tâm tính bại hoại bộc lộ ra. Vậy, trong những chuyện nào, các ngươi đã biến lẽ thật thành thực tế và đạt được sự sống? Trong những chuyện nào, các ngươi chưa đạt được lẽ thật, chưa biến lẽ thật thành sự sống của mình và chưa biến lẽ thật thành thực tế của mình? Nói cách khác, trong những chuyện nào, các ngươi sống thể hiện ra lời Đức Chúa Trời và xem lời Đức Chúa Trời là tiêu chí của mình, và trong những chuyện nào, các ngươi vẫn chưa làm thế? Hãy tính xem có bao nhiêu chuyện. Nếu ngươi đã tính hết rồi, mà đáng buồn là chẳng có chuyện nào ngươi hành động hay sống thể hiện ra dựa trên lời Đức Chúa Trời, nhưng lại hành động theo sự nóng nảy của mình, theo những quan niệm của mình, những sở thích, dục vọng của xác thịt, hay là theo tâm tính bại hoại của mình, vậy thì kết quả cuối cùng sẽ thế nào? Kết quả sẽ tệ, không phải sao? (Thưa, phải.) Đến hôm nay, các ngươi đã nghe các bài giảng nhiều năm trời, đã từ bỏ gia đình và sự nghiệp, đã chịu khổ và trả giá nhiều năm trời. Nếu kết quả là như thế, thì đáng vui và ăn mừng hay là đáng buồn và lo? (Thưa, đáng buồn và lo.) Một người không biến lẽ thật thành thực tế, không biến lời Đức Chúa Trời thành sự sống của mình, thì đây là dạng người gì? Không phải là một người sống dưới sự kiểm soát hoàn toàn của tâm tính bại hoại của Sa-tan, không thể nhìn thấy hy vọng được cứu rỗi hay sao? (Thưa, phải.) Thông thường trong những lúc đọc lời Đức Chúa Trời và kiểm điểm bản thân, các ngươi đã bao giờ nghĩ về những câu hỏi này chưa? Hầu hết mọi người không làm như vậy, phải không nào? Hầu hết mọi người chỉ nghĩ: “Mình bắt đầu tin Đức Chúa Trời từ năm lên 17 tuổi, giờ mình đã 47 tuổi. Mình tin Đức Chúa Trời quá nhiều năm rồi, đã mấy lần bị truy bắt, nhưng Đức Chúa Trời đã giữ cho mình được an toàn và giúp mình thoát nạn. Mình đã sống trong hang động, ở trong lều tranh, đã đi mải miết nhiều ngày nhiều đêm mà không ăn gì, đã thức trắng quá nhiều giờ. Mình đã chịu quá nhiều đau khổ, đã bôn ba quá nhiều dặm đường, tất cả là để thực hiện bổn phận, làm công tác và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Hy vọng được cứu rỗi của mình rất lớn, mình đã bắt đầu bước trên con đường của sự cứu rỗi. Mình thật may mắn! Xin chân thành cảm tạ Đức Chúa Trời. Đây là ân điển của Ngài! Trong mắt thế gian, mình là kẻ vô giá trị, chẳng ai đề cao mình, và mình cũng chưa hề xem bản thân là người đặc biệt, nhưng nhờ sự cất nhắc của Đức Chúa Trời, nhờ Ngài nâng kẻ khốn cùng như mình khỏi đống phân, mà mình đã đặt chân vào con đường của sự cứu rỗi, cho mình có được vinh dự thực hiện bổn phận trong nhà Ngài. Ngài đã cất nhắc mình và Ngài yêu thương mình! Giờ mình hiểu được quá nhiều lẽ thật, đã công tác quá nhiều năm. Chắc chắn sau này mình sẽ được nhận phần thưởng. Ai có thế lấy đi của mình được chứ?” Nếu khi kiểm điểm bản thân, ngươi chỉ có thể nghĩ đến những chuyện này, thì chẳng phải là phiền phức rồi sao? (Thưa, phải.) Nói xem, các ngươi đã tin Đức Chúa Trời quá nhiều năm, đã chịu khổ quá nhiều, đã bôn ba quá xa và làm quá nhiều công tác. Tại sao một số người sau khi tin nhiều như vậy mà bị chuyển sang Nhóm B? Tại sao nhiều lãnh đạo chấp sự bây giờ phải hoàn lại của lễ và mang gánh nợ? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Chẳng phải họ được cứu rỗi rồi sao? Chẳng phải họ đã có lẽ thật, đã đạt được sự sống rồi sao? Có người xem mình là trụ cột, là viên đá góc trong nhà Đức Chúa Trời, là nhân tài hiếm có ở đây. Giờ chuyện như thế nào? Nếu nhiều năm chịu khổ và trả giá đem lại kết quả là họ lãnh nhận sự sống và có thực tế lẽ thật, là họ quy phục lời Đức Chúa Trời, thực sự kính sợ Đức Chúa Trời và trung thành thực hiện bổn phận, thì họ có bị cách chức hoặc chuyển sang Nhóm B hay không? Họ có mang gánh nợ nần hoặc bị gán cho một lỗi lầm nghiêm trọng không? Những vấn đề này liệu có xảy ra không? Đây là chuyện rất đáng hổ thẹn, không phải sao? (Thưa, phải.) Các ngươi đã bao giờ nghĩ xem vấn đề là gì chưa? Việc người ta có thể chịu bao nhiêu đau khổ hay là trả giá bao nhiêu vì đức tin vào Đức Chúa Trời không phải là dấu chỉ của sự cứu rỗi hay của việc bước vào thực tế lẽ thật, cũng không phải là dấu chỉ cho thấy họ có sự sống. Vậy, điều gì là dấu chỉ cho thấy có sự sống và thực tế lẽ thật? Nói một cách chung chung là việc người ta có thể thực hành lẽ thật và xử lý mọi chuyện theo nguyên tắc hay không, nói một cách cụ thể là khi nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động liệu người ta có các nguyên tắc lẽ thật hay không, liệu người ta có thể hành động theo các nguyên tắc lẽ thật hay không. Nếu như trong khi thực hiện bổn phận mà ngươi có thể thắng được cái tôi của mình, chịu khổ và trả giá trong mọi việc ngươi làm, nhưng không may là ngươi không thể đạt được điểm chính yếu nhất, chính là ngươi không thể giữ vững các nguyên tắc lẽ thật; nếu như ngươi làm gì cũng đều quan tâm đến lợi ích của bản thân, luôn tìm một lối thoát cho mình, luôn muốn gìn giữ bản thân; và nếu ngươi không bao giờ giữ vững các nguyên tắc lẽ thật, nếu đối với ngươi, lời Đức Chúa Trời chỉ là giáo lý thuần túy, thì chớ nói đến chuyện liệu ngươi có giá trị hay không, liệu đời sống của ngươi có đáng giá hay không mà làm gì; xét về điểm căn bản nhất, ngươi không có sự sống. Một người không có sự sống là người đáng thương hại nhất. Tin Đức Chúa Trời mà chưa bước vào thực tế lẽ thật, không đạt được sự sống, thì là dạng người đáng thương nhất và là điều đáng buồn nhất. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Ta không yêu cầu các ngươi có thể thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật trong mọi sự, nhưng tối thiểu, khi thực hiện các bổn phận trọng yếu và trong những chuyện quan trọng trong cuộc sống thường nhật có liên quan đến nguyên tắc, ngươi phải có thể hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Tối thiểu, ngươi phải đạt được tiêu chuẩn này thì mới thấy mình có hy vọng được cứu rỗi. Nhưng hiện thời, đến cả yêu cầu căn bản nhất mà các ngươi còn chưa với tới, chưa đạt đến, thì đây là điều rất đáng buồn và rất đáng bận tâm.

Trong ba năm đầu tiên tin Đức Chúa Trời, người ta hạnh phúc và vui vẻ. Hằng ngày, họ nghĩ đến chuyện nhận lãnh phước lành và có đích đến tuyệt vời. Họ tin rằng những hành vi tốt bề ngoài như là chịu khổ vì Đức Chúa Trời, bôn ba thêm và giúp đỡ thêm cho người khác, làm thêm việc lành, dâng hiến thêm tiền, là những việc mà người tin Đức Chúa Trời nên làm. Sau khi đã tin Đức Chúa Trời được ba đến năm năm, dù có hiểu một vài giáo lý, nhưng người ta vẫn tin Đức Chúa Trời theo quan niệm và tưởng tượng của mình. Họ sống theo các hành vi tốt, theo lương tâm của mình và theo nhân tính tốt, chứ không phải là sống theo các nguyên tắc lẽ thật, cũng không biến lời Đức Chúa Trời thành sự sống của họ hay là tiêu chí để họ nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Những người này đang đi theo con đường nào? Đây không phải là con đường Phao-lô đã đi sao? (Thưa, phải.) Các ngươi hiện không thấy mình ở trong tình trạng này sao? Nếu các ngươi thấy mình hầu như luôn ở trong tình trạng này, vậy thì nghe bao nhiêu bài giảng đó cũng có tác dụng không? Bất kể là nghe dạng bài giảng nào, ngươi cũng không nghe để hiểu lẽ thật hay để căn cứ các nguyên tắc lẽ thật mà nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động trong cuộc sống thường nhật, thay vào đó, ngươi lắng nghe để làm phong phú thế giới tinh thần và trải nghiệm con người của mình. Nếu thế, thì không cần các ngươi nghe bài giảng làm gì, không phải sao? Có người nói: “Không nghe các bài giảng thì không được. Nếu không nghe các bài giảng thì con thiếu nhiệt tâm trong đức tin vào Đức Chúa Trời, thiếu nhiệt tâm và động lực trong việc thực hiện bổn phận. Thi thoảng nghe các bài giảng thì con có chút nhiệt tâm trong đức tin, con cảm thấy mình viên mãn và phong phú hơn một chút, rồi khi gặp bất kỳ khó khăn hay sự tiêu cực nào trong bổn phận, thì con có chút động lực và không trở nên tiêu cực suốt hầu hết thời gian”. Nghe các bài giảng là để đạt được kết quả này sao? Hầu hết những người đã nghe các bài giảng trong nhiều năm thì không rời hội thánh, bất kể họ có bị xử lý, sửa dạy hay sửa phạt thế nào. Việc đạt được kết quả này có mối quan hệ nhất định đến việc nghe các bài giảng, nhưng điều ta muốn thấy không đơn thuần là ngọn lửa leo lắt dần trong lòng các ngươi được thổi bùng lên sau khi nghe mỗi bài giảng. Ta không chỉ muốn như thế. Chỉ có nhiệt tâm thì vô dụng. Không được dùng nhiệt tâm để hành ác hay là vi phạm các nguyên tắc lẽ thật. Nhiệt tâm là để khiến ngươi mưu cầu lẽ thật với mục tiêu và phương hướng rõ ràng hơn – ngươi phải nỗ lực hướng đến các nguyên tắc lẽ thật và thực hành chúng. Vậy thì nghe các bài giảng có thể đạt được kết quả này không? Nghe xong mỗi bài giảng, giống như trong lòng ngươi có ngọn lửa, giống như ngươi được sạc đầy điện hoặc được bơm đầy khí vậy. Ngươi cảm thấy mình lại tràn đầy nhiệt tâm, ngươi biết tiếp theo mình nên ra sức về phương diện nào, không bao giờ chểnh mảng hay tiêu cực và hiếm khi yếu đuối. Tuy nhiên, những biểu hiện này không phải là điều kiện để đạt được sự cứu rỗi. Để đạt được sự cứu rỗi thì có một vài điều kiện: Thứ nhất, ngươi phải sẵn lòng đọc lời Đức Chúa Trời và nghe các bài giảng; thứ hai và cũng là điều kiện quan trọng nhất, bất kể ngươi gặp chuyện lớn hay nhỏ trong cuộc sống thường nhật, nhất là những chuyện liên quan đến việc thực hiện bổn phận và liên quan đến công tác lớn của nhà Đức Chúa Trời, thì ngươi phải có thể tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật chứ đừng hành động dựa trên chủ trương riêng của mình, đừng muốn gì làm nấy, đừng tùy tiện và khinh suất. Ta không ngại phải nhận bao rắc rối để thông công về lẽ thật và giải thích các nguyên tắc của nhiều chuyện khác nhau với các ngươi như thế này, mục đích không phải là để khiến các ngươi làm chuyện bất khả thi hay ép các ngươi quá sức mình, cũng không phải đơn thuần để khiến các ngươi có nhiệt tâm. Đúng hơn, mục đích của Ta là để khiến các ngươi hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời một cách chính xác hơn, hiểu các nguyên tắc và cơ sở để làm nhiều việc khác nhau, hiểu người ta phải hành động như thế nào để thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, khi gặp chuyện thì không hành động dựa trên những tâm tính bại hoại, những suy nghĩ, quan điểm và tri thức của mình, mà lấy các nguyên tắc lẽ thật thay thế cho những thứ này. Đây là một trong những phương thức chính Đức Chúa Trời dùng để cứu rỗi con người. Mục đích là để ngươi có thể lấy lời Đức Chúa Trời làm cơ sở và nguyên tắc trong mọi chuyện ngươi gặp phải, và để lời Ngài ngự trị trong mọi chuyện. Nói cách khác, mục đích là để ngươi có thể xử lý và giải quyết mọi chuyện dựa trên lời Đức Chúa Trời thay vì dựa trên trí tuệ và sở thích của con người hoặc tiếp cận chúng theo những thị hiếu, tham vọng và dục vọng của con người. Qua cách rao giảng và thông công này về lẽ thật, lời Đức Chúa Trời và lẽ thật được khắc sâu vào con người, khiến họ có được lẽ thật như là sự sống thực tế của mình. Đây chính là dấu chỉ của sự cứu rỗi. Bất kể gặp chuyện gì, ngươi cũng phải dốc thêm sức vào các nguyên tắc lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Đây mới là dạng người mưu cầu lẽ thật và là dạng người khôn ngoan. Những ai luôn dốc sức vào các hành vi bề ngoài, những hình thức, giáo lý và khẩu hiệu, thì là những người ngu xuẩn. Họ không phải là người mưu cầu sự cứu rỗi. Trước đây các ngươi chưa hề hoặc hiếm khi cân nhắc những chuyện này, nên khi gặp những chuyện liên quan đến việc thực hành các nguyên tắc lẽ thật, tâm trí các ngươi về cơ bản là trống rỗng. Các ngươi không nghĩ chuyện này quan trọng, nên mỗi khi gặp các tình huống liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật, nhất là khi gặp một số chuyện lớn, khi gặp phải những kẻ địch lại Đấng Christ hoặc kẻ ác gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, thì các ngươi luôn rất bị động. Các ngươi không biết xử lý những chuyện này như thế nào, và các ngươi tiếp cận chúng dựa trên những động cơ ích kỷ và tình cảm của mình. Các ngươi không thể đứng lên bảo vệ công tác của hội thánh, và cuối cùng, các ngươi luôn thất bại, khép lại sự việc một cách qua loa đại khái. Nếu chuyện này không bị truy cứu, ngươi sẽ có thể lấp liếm cho qua chuyện. Nếu có truy cứu trách nhiệm, thì ngươi có thể sẽ bị cách chức hoặc bị điều chuyển sang làm một bổn phận khác, hoặc tệ hơn nữa, ngươi có thể sẽ bị giáng xuống Nhóm B, hoặc thậm chí trở thành đối tượng bị thanh trừ. Đây là những kết quả các ngươi muốn thấy sao? (Thưa, không.) Nếu đến một ngày, các ngươi thật sự bị cách chức hoặc bị đình chỉ thực hiện bổn phận, hoặc tệ hơn nữa, bị điều đến một hội thánh bình thường hoặc Nhóm B, liệu các ngươi có phản tỉnh bản thân không? “Mình đã tin Đức Chúa Trời để đến bước đường ngày hôm nay sao? Mình đã từ bỏ công việc, tiền đồ, gia đình, đã từ bỏ quá nhiều chỉ để bị đưa vào Nhóm B hoặc bị thanh trừ sao? Mình đã tin Đức Chúa Trời để chống đối Ngài sao? Chắc chắn mục đích của mình khi tin Đức Chúa Trời không nên là như vậy? Vậy thì mình tin Đức Chúa Trời vì điều gì? Mình không nên suy ngẫm chuyện này sao? Tạm thời chưa nói đến chuyện tin Đức Chúa Trời để làm thỏa mãn ý muốn của Ngài, tối thiểu mình phải đạt được sự sống và bước vào thực tế lẽ thật. Tối thiểu, mình phải có thể cảm nhận được rằng phương diện nào của lời Đức Chúa Trời và lẽ thật đã trở thành sự sống của mình. Mình phải có thể dựa vào lẽ thật để sống, để chiến thắng Sa-tan và những tâm tính bại hoại của mình, mình phải có thể phản bội xác thịt và buông bỏ những quan niệm của mình. Khi gặp chuyện, mình tuyệt đối phải giữ vững các nguyên tắc lẽ thật. Mình không được hành động theo các tâm tính bại hoại, mà phải có thể hành động theo lời Đức Chúa Trời một cách thuận lợi và tự nhiên, không có khó khăn hay trở ngại nào. Mình phải cảm nhận sâu sắc rằng lời Đức Chúa Trời và lẽ thật đã được khắc sâu vào mình, trở thành sự sống của mình và trở thành một phần nhân tính của mình. Đây là điều đáng vui thích, là điều đáng ăn mừng”. Các ngươi có thường cảm thấy như thế không? Khi kiểm kê những đau khổ đã chịu và những cái giá đã trả trong đức tin vào Đức Chúa Trời suốt nhiều năm, các ngươi sẽ cảm thấy tuyệt vời trong lòng, cảm thấy rằng mình có hy vọng được cứu rỗi và thấy mình đã nếm trải vị ngọt của việc hiểu lẽ thật và dâng mình cho Đức Chúa Trời. Các ngươi có cảm thấy hoặc trải nghiệm những điều như thế không? Nếu chưa, các ngươi nên làm gì? (Thưa, bắt đầu mưu cầu lẽ thật một cách nghiêm túc từ bây giờ.) Bắt đầu mưu cầu lẽ thật một cách nghiêm túc từ bây giờ, nhưng phải mưu cầu lẽ thật như thế nào? Ngươi cần phản tỉnh về những chuyện mà mình thường phản nghịch với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã hết lần này đến lần khác sắp đặt cho ngươi những hoàn cảnh để dạy cho ngươi một bài học, để thay đổi ngươi thông qua những chuyện này, để đưa lời Ngài vào trong ngươi, để khiến ngươi bước vào một phương diện của thực tế lẽ thật, để ngăn ngươi sống theo tâm tính bại hoại của Sa-tan trong những chuyện này, và thay vào đó, sống theo lời Đức Chúa Trời, để lời Ngài được khắc sâu vào trong ngươi và trở thành sự sống của ngươi. Nhưng ngươi thường xuyên phản nghịch Đức Chúa Trời trong những chuyện này, không quy phục Đức Chúa Trời, cũng không tiếp nhận lẽ thật, không xem lời Ngài là nguyên tắc mà ngươi phải tuân thủ, không sống thể hiện ra lời Ngài. Điều này khiến Đức Chúa Trời đau lòng, và hết lần này đến lần khác, ngươi đánh mất cơ hội được cứu rỗi của mình. Vậy ngươi phải xoay chuyển bản thân như thế nào? Bắt đầu từ hôm nay, trong những chuyện mà ngươi có thể nhận ra thông qua phản tỉnh và cảm nhận rõ ràng, ngươi phải vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, tiếp nhận lời Ngài như là thực tế lẽ thật, tiếp nhận lời Ngài như là sự sống, và thay đổi cách sống của ngươi. Khi gặp những chuyện như thế này, ngươi phải phản bội xác thịt và những sở thích của mình, phải hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là con đường thực hành sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi đơn thuần chỉ định mưu cầu một cách hăng hái trong tương lai mà lại thiếu một con đường thực hành cụ thể thì cũng bằng thừa. Nếu ngươi có con đường thực hành cụ thể này và sẵn lòng phản bội xác thịt, làm lại từ đầu, vậy thì vẫn còn hy vọng cho ngươi. Nếu ngươi không sẵn lòng thực hành theo cách này, mà cứ bám vào những con đường cũ, những ý nghĩ cũ và sống theo những tâm tính bại hoại của mình, vậy thì chúng ta không còn gì để nói nữa. Nếu ngươi hài lòng với việc chỉ làm một kẻ phục vụ, vậy thì còn gì để nói nữa đây? Chuyện được cứu rỗi chẳng liên quan gì đến ngươi, và ngươi chẳng có hứng thú với nó, vậy thì chẳng còn gì để bàn nữa. Nếu ngươi thật sự sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi, vậy thì bước đầu tiên là bắt đầu với việc thoát khỏi những tâm tính bại hoại của ngươi, khỏi những suy nghĩ, quan niệm và hành động sai lầm khác nhau của ngươi. Ngươi phải tiếp nhận hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi trong cuộc sống thường nhật, tiếp nhận sự dò xét, kiểm tra, hành phạt và phán xét của Ngài, nỗ lực dần dần thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật khi gặp chuyện và dần dần biến lời Đức Chúa Trời thành các nguyên tắc và tiêu chí cho cách hành xử và hành động trong cuộc sống thường nhật, thành sự sống của ngươi. Đây mới là những gì phải được biểu hiện nơi một người mưu cầu lẽ thật, nơi một người mưu cầu sự cứu rỗi. Nghe thì có vẻ dễ, các bước thì đơn giản và không có giải thích dài dòng nào, nhưng đưa nó vào thực hành thì không dễ. Lý do là bởi trong con người có quá nhiều thứ bại hoại: là sự nhỏ nhen, ý đồ, ích kỷ và hèn hạ, những tâm tính bại hoại và đủ loại chiêu trò của con người. Ngoài ra, một số người có tri thức, đã học được vài triết lý sống và những âm mưu thủ đoạn trong xã hội, có những thiếu sót và khuyết điểm về mặt nhân tính. Chẳng hạn như, có người tham ăn và lười biếng, có người thì miệng lưỡi giảo hoạt, có người có bản tính đê tiện nghiêm trọng, có người thì phù phiếm, hoặc là lỗ mãng và bốc đồng trong hành động, cùng nhiều khuyết điểm khác. Có nhiều thiếu sót và vấn đề về nhân tính mà người ta cần phải khắc phục. Tuy nhiên, nếu ngươi muốn đạt được sự cứu rỗi, muốn thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, đạt được lẽ thật và sự sống, thì ngươi phải đọc thêm lời Đức Chúa Trời, đạt đến việc hiểu lẽ thật, có thể thực hành và quy phục lời Ngài, bắt đầu từ việc thực hành lẽ thật và giữ vững các nguyên tắc lẽ thật. Đây chỉ là vài câu đơn giản, thế mà người ta chẳng biết cách thực hành hay trải nghiệm chúng. Bất kể tố chất hay học vấn, bất kể tuổi đời hay thâm niên trong đức tin, bất kể thế nào đi nữa, nếu ngươi đi trên con đường đúng đắn của việc thực hành lẽ thật, có những mục tiêu và phương hướng đúng đắn, nếu những gì ngươi mưu cầu và dốc sức đều là để thực hành lẽ thật, thì cuối cùng những gì ngươi thu hoạch được chắc chắn là thực tế lẽ thật và lời Đức Chúa Trời trở thành sự sống của ngươi. Trước hết, hãy xác định mục tiêu, rồi dần dần thực hành theo con đường này, đến cuối cùng, chắc chắn ngươi sẽ có thu hoạch. Các ngươi có tin như vậy không? (Thưa, có.)

Ở giai đoạn này, chúng ta đang thông công về việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Trong buổi nhóm họp trước, chúng ta đã thông công về việc buông bỏ những gánh nặng nhất định đến từ gia đình. Về chủ đề những gánh nặng đến từ gia đình, trước hết, chúng ta đã thông công về những kỳ vọng của các bậc cha mẹ, sau đó là về những kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái mình. Tất cả những điều này đều là những thứ mà con người nên buông bỏ trong quá trình mưu cầu lẽ thật, không phải vậy sao? (Thưa, phải.) Về chuyện buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, chúng ta đã liệt kê ra cả thảy bốn mục. Thứ nhất là những hứng thú và sở thích, thứ hai là hôn nhân, thứ ba là gia đình, chúng ta đã thông công về ba mục này rồi. Còn mục cuối cùng là gì? (Thưa, là sự nghiệp.) Mục thứ tư là sự nghiệp, chúng ta nên thông công về điều này. Các ngươi có ai đã từng suy ngẫm về chủ đề này chưa? Nếu đã từng suy ngẫm rồi, thì các ngươi có thể nói về nó trước. (Trước đây con cảm thấy sự nghiệp của một người có thành công hay không chính là thể hiện của việc anh ta làm người có thành công hay không. Nếu ai đó thiếu sự cống hiến trong sự nghiệp, hoặc khiến sự nghiệp nát bét, thì nó cho thấy họ đã thất bại với tư cách con người.) Giờ, về vấn đề buông bỏ sự nghiệp, nên buông bỏ thứ gì? (Thưa, người ta phải buông bỏ những dã tâm và dục vọng với sự nghiệp của bản thân.) Đấy là một cách nhìn. Nhắc đến “sự nghiệp” trong chủ đề buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, các ngươi có thể nghĩ ra điều gì để buông bỏ không? Chẳng phải trong quá trình mưu cầu lẽ thật, các ngươi nên giải quyết những phiền toái khác nhau do sự nghiệp gây ra hay sao? (Thưa, trước đây, khi ở trong thế gian, con từng tin rằng mình cần phải thành công trong sự nghiệp, phải có thể có chút tiếng tăm. Kết quả là, con liều mạng mưu cầu sự nghiệp, muốn nên người xuất chúng. Kể cả sau khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, con vẫn muốn mình nổi bật trong nhà Đức Chúa Trời, khiến người khác ngưỡng mộ con. Vấn đề này trở thành chướng ngại nghiêm trọng đối với lối vào sự sống của con.) Theo cách hiểu của các ngươi, sự nghiệp căn bản là một sự mưu cầu cá nhân, và cũng liên quan đến con đường mà người ta đi. Vậy nên, khi thông công về “sự nghiệp” trong chủ đề buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, tạm thời Ta không nhắc đến bất kỳ nội dung nào liên quan đến những sự mưu cầu của con người. Chúng ta sẽ chủ yếu nói đến nghĩa đen của “sự nghiệp”. “Sự nghiệp” nói đến điều gì? Nó là công việc hay việc lao động mà người ta làm để chu cấp cho gia đình mình khi sống trên đời. Chủ đề này là nội dung trong phạm trù “sự nghiệp” về sự buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người mà chúng ta muốn thông công. Nó là phạm vi và những nguyên tắc cho việc thực hiện một công việc để chu cấp cho gia đình của người ta, cho việc chọn một nghề nghiệp trong xã hội trong khi tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật. Đương nhiên, điều này sẽ ít nhiều liên quan đến phần nội dung về sự mưu cầu của con người và những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với công việc mà một người tin Ngài thực hiện. Cũng có thể nói rằng nó liên quan đến những tư tưởng và quan điểm mà người tin Đức Chúa Trời nên có đối với những công việc và sự nghiệp khác nhau trên thế giới. Những chủ đề liên quan đến sự nghiệp thì rất rộng, chúng ta sẽ phân loại chúng, như thế sẽ giúp mọi người hiểu được những tiêu chuẩn và yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với những sự nghiệp mà người tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật theo đuổi, cũng như những tư tưởng và quan điểm mà Đức Chúa Trời yêu cầu những ai tin Ngài và mưu cầu lẽ thật khi làm hoặc tiếp cận các nghề nghiệp là gì. Điều này sẽ giúp mọi người có thể buông bỏ những sự mưu cầu và mong muốn liên quan đến sự nghiệp tồn tại trong những quan niệm và nguyện vọng của họ. Đồng thời, nó cũng sẽ uốn nắn những quan điểm sai lầm của người ta về nghề nghiệp họ làm hay là sự nghiệp mà họ mưu cầu trên thế giới. Chúng ta sẽ phân chia nội dung mà người ta nên buông bỏ trong chủ đề sự nghiệp thành bốn mục chính: Mục thứ nhất của vấn đề mà người ta cần hiểu là đừng làm từ thiện, mục thứ hai là hài lòng với việc cái ăn cái mặc mục thứ ba là tránh xa những thế lực khác nhau trong xã hội, mục thứ tư là tránh xa chính trị. Chúng ta sẽ thông công về những vấn đề liên quan đến việc buông bỏ sự nghiệp dựa trên nội dung của bốn mục này. Các ngươi nghĩ xem, nội dung của bốn mục này có liên quan gì đến những điều mà các ngươi đã thông công không? (Thưa, không.) Các ngươi đã thông công về những gì? (Thưa, về những sự mưu cầu cá nhân.) Những gì các ngươi đã thông công không liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật, nó chỉ liên quan đến một chút sự mưu cầu cá nhân nhỏ bé mà thôi. Bốn mục mà chúng ta sắp thông công thì liên quan đến các nguyên tắc khác nhau trong chủ đề sự nghiệp. Nếu người ta hiểu những nguyên tắc này, thì họ sẽ dễ dàng buông bỏ những thứ họ nên buông bỏ liên quan đến phương diện sự nghiệp trong quá trình mưu cầu lẽ thật. Hiểu được những phương diện này của lẽ thật, thì họ sẽ dễ buông bỏ những thứ này. Tuy nhiên, nếu ngươi không hiểu những lẽ thật này, thì ngươi sẽ rất khó buông bỏ chúng. Hãy thông công về bốn nguyên tắc buông bỏ đối với phương diện sự nghiệp, thông công từng cái một.

Thứ nhất, đừng làm từ thiện. Đừng làm từ thiện nghĩa là gì? Nghĩa đen của những từ này thì dễ hiểu. Các ngươi đều ít nhiều có khái niệm về chuyện từ thiện, không phải sao? Chẳng hạn như, các cô nhi viện, trạm cứu trợ, các tổ chức từ thiện này kia trong xã hội, đây đều là những tổ chức và danh xưng liên quan đến việc từ thiện. Vậy, liên quan đến sự nghiệp của con người, yêu cầu đầu tiên của Đức Chúa Trời là đừng làm từ thiện. Nói như thế nghĩa là gì? Nghĩa là người ta không được làm những việc từ thiện hoặc tham gia vào bất kỳ ngành nghề nào liên quan đến từ thiện. Nói vậy không dễ hiểu sao? Là một người tin Đức Chúa Trời, sống trong thân xác, có gia đình và cuộc sống của mình, cần tiền để chu cấp cho bản thân và gia đình mình, thì ngươi cần phải có một công việc. Bất kể ngươi làm công việc gì, yêu cầu đầu tiên của Đức Chúa Trời đối với con người là đừng làm từ thiện. Ngươi không được làm từ thiện vì ngươi tin Đức Chúa Trời, hoặc vì sinh kế thể xác của chính ngươi. Từ thiện không phải là công việc mà ngươi nên làm. Nó không phải là công việc Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, càng không phải là bổn phận Ngài giao phó cho ngươi. Những thứ như từ thiện không liên quan đến những người tin Đức Chúa Trời hay những người mưu cầu lẽ thật. Ngược lại, có thể nói rằng nếu ngươi làm từ thiện, Đức Chúa Trời sẽ không ghi nhớ đâu. Kể cả nếu ngươi có làm tốt, làm thỏa đáng, và đạt được sự công nhận của xã hội, thậm chí là sự công nhận của các anh chị em, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không công nhận hay ghi nhớ đâu. Đức Chúa Trời sẽ không vì ngươi từng làm từ thiện, vì ngươi từng là một nhà hảo tâm vĩ đại, đã cứu trợ nhiều người, làm vô số việc thiện, đem lại lợi ích cho nhiều người, thậm chí là cứu nhiều sinh mạng, mà ghi nhớ ngươi, cuối cùng ban phước cho ngươi, đặc cách cho ngươi đạt được sự cứu rỗi, hay là cho ngươi đích đến tốt đẹp đâu. Như thế nghĩa là, làm từ thiện không phải là điều kiện tất yếu cho việc được cứu rỗi. Vậy thì những chuyện từ thiện bao gồm những gì? Trong thực tế, dù ít hay nhiều, tất cả mọi người đều có một hoặc hai thứ trong suy nghĩ chắc chắn có thể xem là một dạng của sự nghiệp từ thiện. Chẳng hạn như nhận nuôi chó hoang. Bởi vì một số quốc gia không quản lý thú cưng nghiêm ngặt, hoặc vì điều kiện kinh tế nghèo nàn, nên ngươi thường xuyên thấy chó hoang trên đường phố hoặc ở những khu vực nhất định. “Chó hoang” nghĩa là gì? Nghĩa là có ai đó không nuôi nổi, hoặc không muốn nuôi chó của mình, nên họ vứt bỏ chúng, hoặc có thể là chúng bị lạc vì lý do gì đó và giờ lang thang trên đường phố. Có lẽ ngươi nghĩ: “Mình tin Đức Chúa Trời, mình nên nhận nuôi những con vật này, bởi vì làm việc thiện là ý muốn của Đức Chúa Trời, là việc sẽ vinh danh Đức Chúa Trời và là trách nhiệm mà người tin Đức Chúa Trời nên đảm nhận. Nó là nghĩa vụ không thể trốn tránh.” Vậy nên, khi thấy chó hay mèo hoang, ngươi đưa chúng về nhà, nhận nuôi chúng, thắt lưng buộc bụng để mua đồ ăn cho chúng. Có người thậm chí còn dốc cả tiền lương và chi phí sinh hoạt của mình vào việc này, cuối cùng họ nhận nuôi thêm chó mèo ngày càng nhiều, và cần phải thuê một căn nhà. Khi làm như thế, chi phí sinh hoạt của họ ngày càng thiếu, đồng lương của họ không đủ trang trải nữa, nên họ không còn cách nào khác ngoài đi mượn tiền. Nhưng dù tình hình có khó khăn đến thế nào đi nữa, họ vẫn cảm thấy đây là nghĩa vụ mà họ không thể trốn tránh, một trách nhiệm mà họ không thể chối từ, thấy rằng họ nên xem đó là việc thiện và làm theo như vậy. Họ nghĩ mình đang thực hành lẽ thật và giữ vững các nguyên tắc. Họ tốn nhiều tiền bạc, thời gian và sinh lực của mình để nhận nuôi chó mèo hoang để làm từ thiện, trong lòng họ cảm thấy rất bình an và có thành tựu, cảm thấy bản thân mình rất tốt, thậm chí có người còn nghĩ rằng: “Đây là vinh danh Đức Chúa Trời, mình đang nhận nuôi những sinh vật mà Đức Chúa Trời tạo ra, đây là một việc làm công đức vô lượng, và chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ ghi nhớ”. Những suy nghĩ này có đúng đắn không? (Thưa, không đúng đắn.) Đức Chúa Trời đâu có giao phó việc này cho ngươi. Nó không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm của ngươi. Nếu ngươi gặp chó mèo hoang và thấy thích chúng, thì nhận nuôi một hai con cũng không sao. Tuy nhiên, nếu ngươi xem việc nhận nuôi thú hoang như một việc từ thiện, tin rằng từ thiện là việc mà người tin Đức Chúa Trời phải làm, thì ngươi lầm to rồi. Đây là nhận thức và sự tiếp nhận lệch lạc.

Cùng có những người tin vào năng lực sinh tồn của mình, dùng chút tiền dư ra ít ỏi của mình để cứu trợ người nghèo quanh mình. Họ đem áo quần, đồ ăn, nhu yếu phẩm và thậm chí cả tiền cho những người nghèo, xem đó là một dạng nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Thậm chí họ còn đưa vài người nghèo về nhà mình, rao truyền phúc âm cho họ và cho họ tiền để tiêu dùng. Những người nghèo này đồng ý tin Đức Chúa Trời, rồi được họ cung cấp thức ăn và chỗ ở, và họ nghĩ rằng mình đang thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân. Còn có những người để ý thấy trong xã hội có một vài cô nhi nào đó chưa được nhận nuôi. Họ có dư ra chút tiền chi tiêu, nên họ cứu trợ những cô nhi này, lập nhà tình thương và cô nhi viện, nhận nuôi những cô nhi này. Nhận nuôi rồi, họ cho chúng ăn, ở, và học hành, thậm chí nuôi chúng trưởng thành. Họ không chỉ tiếp tục làm như thế, mà còn truyền việc này lại cho thế hệ tiếp theo. Họ tin rằng đây là một việc làm công đức vô lượng, một việc phải được ban phước, một hành động đáng được Đức Chúa Trời ghi nhớ. Thậm chí trong thời gian đi rao truyền phúc âm, có người khi gặp những đối tượng phúc âm tiềm năng có tín ngưỡng ở các khu vực nghèo khổ thì cảm thấy buộc phải giúp đỡ và bố thí cho họ. Nhưng rao truyền phúc âm là rao truyền phúc âm, không phải là làm từ thiện hay cứu trợ. Mục đích của việc rao truyền phúc âm là đưa những ai có thể hiểu lời Đức Chúa Trời và tiếp nhận lẽ thật, những con chiên của Đức Chúa Trời, về nhà Ngài, đến trước Ngài, cho họ một cơ hội được cứu rỗi. Chứ không phải là cứu trợ người nghèo khổ để họ có cái ăn, cái mặc, để họ có thể có cuộc sống của một người bình thường và không bị chết đói. Từ bất kỳ góc độ và phương diện nào, bất kể là cứu trợ thú cưng hay động vật, hỗ trợ người bần cùng hay những người không lo nổi những nhu cầu căn bản của mình, thì chuyện làm từ thiện đều không phải là một phần bổn phận, trách nhiệm hay nghĩa vụ mà Đức Chúa Trời yêu cầu một con người phải thực hiện. Nó không liên quan đến những người tin Đức Chúa Trời và thực hành lẽ thật. Nếu người ta có lòng hảo tâm và sẵn lòng làm việc này, hoặc thi thoảng gặp một vài người đặc biệt cần giúp đỡ, thì nếu có khả năng, họ có thể làm thế. Tuy nhiên, ngươi không được xem đây là việc mà Đức Chúa Trời giao phó cho mình. Nếu có năng lực và điều kiện, thì thỉnh thoảng ngươi có thể giúp đỡ, nhưng điều này chỉ đại diện cho cá nhân ngươi, chứ không phải cho nhà Đức Chúa Trời, càng không phải đại diện cho các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên, làm việc này không có nghĩa là ngươi đã thỏa mãn ý muốn của Đức Chúa Trời, càng không có nghĩa là ngươi đang thực hành lẽ thật. Nó chỉ đơn thuần đại diện cho hành vi cá nhân của ngươi mà thôi. Nếu thi thoảng ngươi làm việc này, Đức Chúa Trời sẽ không lên án ngươi, nhưng Ngài cũng sẽ không ghi nhớ, vậy thôi. Nếu ngươi biến nó thành một sự nghiệp, mở nhà dưỡng lão, nhà tình thương, cô nhi viện, trại cứu trợ động vật, hoặc thậm chí là trong những thời điểm có thiên tai, ngươi đứng ra gây quỹ từ các anh chị em trong hội thánh hoặc trong cộng đồng để quyên góp cho những khu vực chịu tác động của thiên tai, thì ngươi nghĩ mình đang làm tốt đến chừng nào chứ? Thậm chí có người thấy một số địa phương nào đó xảy ra động đất, lũ lụt, các thiên tai khác hoặc là họa do con người gây ra, thì tìm đến hội thánh để xin các anh chị em quyên góp. Tệ hơn nữa, có người còn dùng của lễ để cứu trợ cho những nơi và những người chịu thảm họa. Họ tin rằng đây là nghĩa vụ của mỗi người tin Đức Chúa Trời, là nghĩa vụ mà hội thánh, một tổ chức cộng đồng xã hội, phải thực hiện. Họ xem đây là một sự nghiệp chính nghĩa, họ không chỉ yêu cầu các chị em đóng góp mà còn thúc giục hội thánh phân bổ của lễ để cứu trợ cho những khu vực chịu thảm họa. Các ngươi nghĩ sao về chuyện này? (Thưa, không tốt.) Chỉ không tốt thôi sao? Hãy thảo luận về tính chất của chuyện này. (Thưa, của lễ là dành cho việc rao truyền phúc âm, mở rộng công tác phúc âm. Chúng không phải dùng đểcứu nạn hay cứu tế người nghèo.) (Thưa, việc cứu nạn này không liên quan đến lẽ thật, làm thế không có nghĩa là thực hành lẽ thật, càng không phải là lời chứng cho sự biến đổi trong tâm tính.) Có người tin rằng vì tất cả mọi người cùng sống trên một hành tinh, nên những cư dân của Địa cầu là một đại gia đình, và khi có một nhóm gặp rắc rối thì những nhóm khác phải hợp sức để chi viện. Họ nghĩ mình phải dốc sức để những người ở vùng gặp thảm họa cảm nhận hơi ấm của nhân gian, cũng như cảm nhận được hơi ấm và sự viện trợ từ hội thánh. Họ xem đây là việc làm công đức vô lượng, là hành động tôn vinh Đức Chúa Trời, và là cơ hội tuyệt vời để làm chứng cho Đức Chúa Trời. Có người khi bị ngươi yêu cầu phải giữ vững các nguyên tắc trong lúc thực hiện bổn phận, cũng như thực hành theo lời Đức Chúa Trời và sự sắp xếp công tác, thì họ cảm thấy mất nhiệt huyết và thiếu động lực. Họ không suy ngẫm những chuyện này trong lòng. Nhưng nói đến việc đem của lễ đi cứu trợ những người ở các quốc gia nghèo khổ và lạc hậu, mua cho họ thiết bị để thực hiện bổn phận, và giúp họ có một cuộc sống đủ ăn đủ mặc, thì họ đặc biệt nhiệt tình và háo hức bắt tay vào việc, cứ muốn làm thêm. Tại sao họ lại quá nhiệt tình như vậy? Bởi vì họ mong muốn trở thành nhà hảo tâm vĩ đại. Hễ nhắc đến các nhà hảo tâm vĩ đại, là họ bắt đầu cảm thấy cực kỳ cao thượng. Họ cảm thấy đặc biệt vinh hạnh khi được cống hiến sức lực của mình vì cuộc sống của những người nghèo và phát huy ánh sáng cũng như hơi ấm của riêng họ. Họ cảm thấy phấn khích tột độ về chuyện này, và vì thế có những người đặc biệt sẵn lòng tham gia vào những hoạt động này. Nhưng mục đích ẩn sau sự vô cùng sẵn lòng làm những việc này là gì? Thật sự là để tôn vinh Đức Chúa Trời sao? Đức Chúa Trời cần dạng tôn vinh này sao? Đức Chúa Trời cần dạng làm chứng này sao? Nếu ngươi không quyên tiền hay cứu trợ, Đức Chúa Trời có thể bị ô danh sao? Đức Chúa Trời sẽ đánh mất vinh quang của Ngài sao? Khi ngươi làm việc này, Đức Chúa Trời có thể được vinh hiển sao? Ngài sẽ hài lòng sao? Có phải như vậy không? (Thưa, không phải.) Vậy thì chuyện là thế nào? Tại sao những người này lại sẵn lòng làm việc này? Có phải ý định của họ là để thỏa mãn lòng ham hư vinh của mình không? (Thưa, phải.) Là để được những người hưởng lợi thể hiện sự tán thành, để được tán dương vì sự hào phóng, hào hiệp và giàu có của mình. Có người luôn có tinh thần anh hùng. Họ muốn làm đấng cứu thế. Tại sao ngươi không tự cứu mình đi? Ngươi biết mình là dạng gì không? Nếu ngươi có khả năng cứu người khác, tại sao không thể tự cứu mình? Nếu ngươi hào phóng đến vậy, sao không bán mình và đem tiền đó đi cứu trợ những người đó? Sao lại dùng của lễ? Nếu ngươi có năng lực này, thì ngươi đừng ăn đừng uống nữa, hoặc chỉ ăn một bữa mỗi ngày, và dùng tiền ngươi tiết kiệm mà giúp những người đó, cho họ ăn no mặc ấm đi. Tại sao ngươi lại lạm dụng của lễ của Đức Chúa Trời? Đây chẳng phải là ngươi hào phóng bằng cách để nhà Đức Chúa Trời chịu thiệt sao? (Thưa, phải.) Hào phóng bằng cách để nhà Đức Chúa Trời chịu thiệt, kiếm lấy danh xưng “nhà hảo tâm vĩ đại” từ người khác, thỏa mãn lòng ham hư vinh muốn được người khác cần đến, làm như thế không phải là vô liêm sỉ sao? (Thưa, phải.) Vì đây là chuyện vô liêm sỉ, vậy có nên làm hay là không? (Thưa, không nên làm.) Tính chất của việc mở rộng phúc âm của nhà Đức Chúa Trời không phải là làm từ thiện, mà là để tìm những con chiên có thể hiểu lời Đức Chúa Trời, đưa những người này về trước Đức Chúa Trời, tiếp nhận hình phạt và sự phán xét, cũng như sự cứu rỗi của Ngài. Nó là việc phối hợp với kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời cho việc cứu rỗi nhân loại, chứ không phải là làm từ thiện, cũng không phải là thấy bất kỳ nơi nào nghèo khổ thì đến cứu trợ và rao truyền phúc âm. Làm như thế là làm từ thiện đột lốt rao truyền phúc âm, với mục đích là bảo đảm những người này ăn no mặc ấm, dùng công nghệ hiện đại và vui hưởng cuộc sống hiện đại – liệu những hành động như thế có cứu rỗi người ta được không? Những hành động như thế không thể đạt được mục đích rao truyền phúc âm và cứu rỗi con người. Rao truyền phúc âm không phải là làm từ thiện, rao truyền phúc âm là để đạt được nhân tâm, đưa người ta đến trước Đức Chúa Trời, để họ có thể tiếp nhận lẽ thật và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chứ không phải là để cứu trợ. Vì nhu cầu của công tác trong hội thánh, một vài cá nhân đã từ bỏ công việc và gia đình để tập trung toàn thời gian vào việc thực hiện bổn phận, và nhà Đức Chúa Trời chu cấp chi phí sinh hoạt cho họ. Nhưng đây không phải là cứu trợ, cũng không phải là làm từ thiện. Khi rao truyền phúc âm và lập các hội thánh, nhà Đức Chúa Trời không mở ra các nhà tình thương hay nhà cứu trợ. Cũng không dùng những lợi ích này hay tiền bạc để mua chuộc người ta hoặc cho người ta vào nhà Đức Chúa Trời để ngốn ngấu đồ ăn thức uống. Nhà Đức Chúa Trời không nuôi dưỡng ký sinh trùng hay ăn mày, không chứa chấp những kẻ lang thang hay cô nhi, cũng không cứu trợ cho những ai không có gì để ăn. Nếu ai đó không đủ tiền để ăn, đó là bởi họ lười biếng hoặc thiếu năng lực. Đó là lỗi của họ, chẳng liên quan gì đến việc chúng ta rao truyền phúc âm. Chúng ta rao truyền phúc âm để thu phục con người, để thu phục những ai có thể hiểu lời Đức Chúa Trời và tiếp nhận lẽ thật, chứ không phảithấy ai nghèo, ai đáng thương, ai bị áp bức hay ai tứ cố vô thân thì thu nhận người đó hoặc giúp đỡ đó. Có những nguyên tắc và tiêu chuẩn đối với việc rao truyền phúc âm, cũng có những yêu cầu và tiêu chuẩn đối với các đối tượng phúc âm tiềm năng. Và rao truyền phúc âm không phải là để tìm kiếm ăn mày. Do đó, nếu ngươi xem việc rao truyền phúc âm là một việc làm từ thiện thì ngươi lầm rồi. Hoặc nếu ngươi tin rằng khi đang thực hiện bổn phận rao truyền phúc âm này và tham gia vào công tác này là ngươi đang làm từ thiện, thì ngươi càng sai hơn nữa. Phương hướng cũng như xuất phát điểm này tự nó đã sai rồi. Nếu có người có quan điểm này, hoặc áp dụng phương hướng này vào hành động của mình, thì họ phải nhanh chóng chỉnh đốn và xoay chuyển quan điểm của mình đi. Đức Chúa Trời không bao giờ thương hại những kẻ nghèo khổ hoặc kẻ bị áp bức dưới đáy xã hội. Đức Chúa Trời có lòng thương xót dành cho ai? Ít nhất, đó phải là người tin Đức Chúa Trời, người có thể tiếp nhận lẽ thật lẽ thật. Nếu ngươi không đi theo Đức Chúa Trời, mà chống đối và báng bổ Ngài, liệu Đức Chúa Trời có thương xót ngươi không? Không thể nào. Do đó, người ta không được lầm tưởng rằng: “Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thương xót con người. Ngài thương những ai bị áp bức, những ai không được yêu chuộng, những ai bị hạ thấp, những ai bị gạt ra ngoài rìa và những ai tứ cố vô thân trong xã hội. Đức Chúa Trời thương xót tất cả họ, và Ngài cho họ vào nhà Ngài.” Nghĩ như thế là sai rồi! Đây là quan niệm và tưởng tượng của ngươi. Đức Chúa Trời chưa bao giờ nói hay làm như vậy. Đây chỉ là suy nghĩ hão huyền của ngươi, ý nghĩ của ngươi về lòng tốt của con người, một thứ không liên quan đến lẽ thật. Hãy nhìn những người mà Đức Chúa Trời chọn và đưa vào nhà Ngài đi. Bất kể họ thuộc tầng lớp xã hội nào, Đức Chúa Trời có thấy thương hại hay thương xót ai vì họ không có gì để ăn, và đưa họ vào nhà Ngài không? Không có một ai như vậy cả. Ngược lại, những người được Đức Chúa Trời chọn, dù họ thuộc tầng lớp xã hội nào, thậm chí là nông dân, cũng không có ai là người không có cái gì để ăn, và không có ai là ăn mày cả. Điều này cho thấy phước lành của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời đã chọn ngươi, và ngươi nằm trong số những người mà Ngài chọn, thì Ngài sẽ không để ngươi khốn cùng đến nỗi không có gì để ăn, hoặc đến mức phải đi xin ăn. Thay vào đó, Đức Chúa Trời sẽ chu cấp cho ngươi của ăn của mặc dư dật. Có một số người tin Đức Chúa Trời mà luôn mang những quan niệm sai lầm. Họ nghĩ gì nào? “Đa số người tin Đức Chúa Trời đến từ những tầng lớp xã hội thấp kém nhất, thậm chí có người là ăn mày.” Có phải như vậy không? (Thưa, không phải.) Thậm chí có những người loan truyền tin đồn rằng Ta từng là ăn mày. Ta đã bảo, “Được thôi, vậy Ta từng mặc bao tải hay cầm gậy đánh chó chưa? Nếu ngươi nói Ta từng là ăn mày, sao Ta không biết vậy?” Đang nói về Ta đấy, thế mà Ta còn chẳng biết, chuyện này đúng là hoàn toàn vô lý! Khi Đức Chúa Trời phán: “Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu”, câu đó nghĩa là gì? Có phải Đức Chúa Trời phán rằng Ngài trở thành ăn mày không? Có phải Ngài bảo rằng mình không có nơi nương tựa và không có gì để ăn không? (Thưa, không phải.) Ngài đâu có nói vậy. Vậy thì câu đó có nghĩa gì? Nghĩa là thế giới và nhân loại đã ruồng rẫy Đức Chúa Trời, thể hiện rằng Đức Chúa Trời không có chốn dung thân, Ngài đến để cứu rỗi nhân loại nhưng họ đã không tiếp nhận Ngài. Chẳng ai sẵn lòng tiếp đãi Đức Chúa Trời. Lời này chỉ ra mặt xấu xa của nhân loại bại hoại và phản ánh nỗi đau khổ mà Đức Chúa Trời nhập thể đã chịu đựng trong nhân thế. Khi Đức Chúa Trời nói như vậy, có người nghĩ: “Đức Chúa Trời thích ăn mày, mà chúng ta còn tốt hơn ăn mày nhiều, vậy thì trong mắt Đức Chúa Trời, vị thế của chúng ta càng cao hơn rồi.” Thế là họ sẵn lòng cứu trợ ăn mày. Đây hoàn toàn là sự hiểu lầm của con người, là những tư tưởng và quan điểm sai lầm của con người. Nó tuyệt đối chẳng liên quan gì đến thực chất, tâm tính hay lòng thương xót và yêu thương của Đức Chúa Trời.

Có người nói: “Ngài nói về việc buông bỏ ‘sự nghiệp’ trong chủ đề buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, Ngài bảo mọi người đừng làm từ thiện. Nhưng tại sao Ngài luôn nhấn mạnh việc đối xử tốt và không làm hại động vật? Chuyện này nghĩa là sao? Thậm chí trong nhà Đức Chúa Trời có nuôi chó mèo, và người ta không được phép làm hại chúng.” Nói Ta nghe, giữa chuyện này và việc làm từ thiện có gì khác nhau không? Chúng là một sao? (Thưa, không.) Vậy chuyện là thế nào? (Không làm hại các loài động vật là một biểu hiện của nhân tính bình thường.) Đây là một biểu hiện của nhân tính bình thường. Vậy thì cách thực hành và biểu hiện mà nhân tính bình thường nên có là gì? (Bởi vì người ta đã chọn nuôi nó, thì họ phải thực hiện được trách nhiệm của mình.) Thực hiện được trách nhiệm của mình, còn điều gì cụ thể hơn không? (Thưa, họ phải chăm sóc chúng.) Đây là một hành động cụ thể. Phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Chuyện này có liên quan đến lẽ thật. Để Ta giải thích, các ngươi hãy nghe và xem thử nó có liên quan đến lẽ thật không. Chăm sóc cho các sinh vật mà Đức Chúa Trời đã tạo ra chính là một biểu hiện của nhân tính bình thường. Cụ thể hơn, nó nghĩa là thực hiện được trách nhiệm của mình đối với chúng và chăm sóc tốt cho chúng. Ngươi đã chọn nuôi chúng thì ngươi phải thực hiện được bổn phận của mình. Thú cưng là để con người nuôi và chăm sóc. Chúng không như thú hoang vốn không cần ngươi chăm sóc. Sự tôn trọng và chăm sóc lớn nhất ngươi có thể làm cho thú hoang là tránh việc cố ý phá hoại môi trường sống của chúng, đừng săn hoặc giết chúng. Còn về gia cầm, gia súc hay thú cưng mà con người nuôi trong nhà, vì ngươi đã chọn nuôi chúng thì ngươi phải thực hiện được trách nhiệm của mình. Nghĩa là, căn cứ vào điều kiện của ngươi, cứ đồng hành với chúng một chút nếu ngươi có thời gian, còn nếu ngươi bận rộn, chỉ cần đảm bảo chúng được ấm no. Về căn bản, ngươi nên yêu quý chúng. Yêu quý chúng nghĩa là gì? Tôn trọng sự sống mà Đức Chúa Trời đã tạo ra và trân trọng mọi sinh vật mà Ngài tạo ra. Trân trọng chúng, chăm sóc chúng, đây không phải là làm từ thiện, mà là đối xử với chúng một cách đúng đắn. Đây có phải là nguyên tắc không? (Thưa, phải.) Đây không phải là làm từ thiện. Từ thiện đề cập tới những gì? Đâu phải là vềviệc thực hiện trách nhiệm hay là yêu quý sự sống. Mà đó là về việc vượt quá phạm vi năng lực và sinh lực của ngươi, biến nó thành một sự nghiệp. Chuyện này chẳng liên quan gì đến việc nuôi thú cưng cả. Nếu ai đó không thể có được chút tình thương hay trách nhiệm căn bản đối với thú cưng mà họ nuôi, thì họ là dạng người gì? Họ có nhân tính không? (Thưa, họ không có nhân tính.) Ít nhất, người này thiếu nhân tính. Trên thực tế, chó mèo không hề có yêu cầu quá cao với con người. Bất kể ngươi yêu thương chúng sâu sắc hay hời hợt, bất kể ngươi thích chúng hay không, tối thiểu, ngươi phải có trách nhiệm trong việc chăm sóc chúng, phải cho chúng ăn đúng giờ, và tránh ngược đãi chúng, như thế là đủ. Tùy vào điều kiện kinh tế của ngươi, ngươi có thể cho chúng ăn gì hay hoàn cảnh sống thế nào, thì ngươi nên cho chúng cái đó. Thế thôi. Điều kiện sống của chúng không đòi hỏi gì nhiều. Ngươi chỉ cần không ngược đãi chúng thôi. Nếu người ta không thể có được chút tình thương này, thì có thể thấy họ thiếu nhân tính đến thế nào. Ngược đãi nghĩa là gì? Đánh đập, mắng chửi chúng vô cớ, khi chúng cần ăn thì không cho chúng ăn, khi chúng cần đi dạo thì không dắt chúng đi dạo, khi chúng bị bệnh thì không chăm sóc cho chúng. Nếu ngươi không vui hoặc tâm trạng không tốt, ngươi trút giận lên chúng bằng cách đánh đập hoặc mắng chửi chúng. Ngươi đối xử với chúng theo một cách chẳng phải con người. Như vậy là ngược đãi. Nếu ngươi tránh việc ngược đãi chúng và có thể đơn giản thực hiện được trách nhiệm của mình, thì như thế là đủ. Nếu ngươi còn không có chút tình thương để thực hiện trách nhiệm của mình, vậy thì ngươi không nên nuôi thú cưng. Ngươi nên thả nó đi, tìm người nào thích nó và để người đó chăm sóc cho nó, cho nó một cơ hội sống. Có người nuôi chó mà còn chẳng thể kiềm chế nổi việc ngược đãi chúng. Họ nuôi chó với mục đích duy nhất là để trút giận, dùng những con chó này như một lối thoát khi tâm trạng họ không tốt, hoặc khi xuống tinh thần và họ cần xả hơi. Họ không dám đánh đập hay mắng chửi người khác, họ sợ hậu quả và những trách nhiệm mà họ sẽ phải gánh chịu. Tình cờ họ có nuôi thú cưng ở nhà, một con chó, thế là họ trút giận lên con chó, bởi vì xét cho cùng, nó đâu có hiểu và cũng không dám chống cự. Những người như thế là những người thiếu nhân tính. Lại có những người nuôi chó mèo mà không thể thực hiện trách nhiệm của mình. Nếu ngươi không thích nó, thì đừng nuôi nó. Nhưng nếu ngươi đã chọn nuôi nó thì ngươi phải thực hiện trách nhiệm của mình. Nó có nhu cầu sống và nhu cầu tình cảm của riêng nó. Khi khát nó cần nước, khi đói nó cần đồ ăn. Nó còn cần được ở gần con người và được con người vỗ về. Nếu tâm trạng ngươi không tốt và ngươi nói: “Tao chẳng có thời gian để chú ý đến mày đâu, đi đi!” thì đó không phải là cách đối xử tốt với thú cưng. Làm như thế có lương tâm hay lý trí không? (Thưa, không.) Có người hỏi: “Lần cuối cùng anh tắm cho chó mèo của anh là từ khi nào thế? Chúng bẩn quá!” “Hừm, tắm cho chúng hả? Tôi còn chẳng biết ai sẽ tắm cho mình đây. Đã bao lâu rồi tôi chưa tắm mà cũng có ai quan tâm đâu!” Câu nói này có nhân đạo không, nó có phản ánh bất kỳ sự nhạy cảm của loài ngườinào không? (Thưa, không.) Bất kể tâm trạng họ có tốt hay không, khi chó hay mèo đến cọ lên người họ, thể hiện tình cảm với họ, là họ đá nó đi, nói rằng: “Biến đi, đồ thối tha! Mày như thằng đòi nợ, hễ mày xuất hiện là có rắc rối. Mày chỉ muốn có cái để ăn, để uống. Tao không có tâm trạng để chơi với mày!” Nếu ngươi còn không có chút tình thương để thực hiện trách nhiệm của mình, vậy thì ngươi không nên nuôi thú cưng. Ngươi nên thả nó ngay đi. Con chó hay con mèo đó đang khổ sở vì ngươi đấy! Ngươi quá ích kỷ và không xứng đáng nuôi thú cưng. Mỗi khi ngươi nuôi chó hay mèo, thì cái nó ăn, cái nó uống đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của ngươi. Ngươi phải hiểu được nguyên tắc này. Tại sao ngươi lại so đo với thú vật? Ngươi nói: “Chẳng có ai tắm cho tôi cả, ai sẽ tắm cho tôi chứ?” Ai sẽ tắm cho ngươi hả? Ngươi là con người. Ngươi phải tự tắm cho mình. Ngươi có thể chăm sóc bản thân, nhưng chó mèo thì cần ngươi chăm sóc bởi vì ngươi đang nuôi chúng, và vì ngươi đang nuôi chúng nên ngươi có nghĩa vụ chăm sóc cho chúng. Nếu ngươi thậm chí không gánh vác nổi nghĩa vụ này, thì ngươi không xứng đáng nuôi chúng. Cần gì phải so đo với chúng chứ? Ngươi còn nói: “Tao chăm sóc cho mày, nhưng ai chăm sóc cho tao đây? Khi mày xuống tinh thần, mày tìm đến tao để được an ủi. Khi tao xuống tinh thần, ai an ủi tao đây?” Ngươi không phải là con người sao? Con người phải tự điều tiết, tự điều chỉnh. Chó mèo thì đơn giản hơn nhiều. Chúng không thể tự điều tiết, nên chúng cần con người vỗ về chúng. Đây là sự khác biệt giữa cách ngươi đối xử với động vật và việc làm từ thiện. Nguyên tắc đối xử với động vật là gì? Yêu quý sự sống, tôn trọng sự sống và đừng ngược đãi chúng. Khi đối xử với vạn vật Đức Chúa Trời tạo nên, hãy tuân theo những quy luật tự nhiên của chúng, đối xử với những sinh vật khác nhau mà Đức Chúa Trời đã tạo nên một cách đúng đắn theo những quy luật mà Ngài đã lập ra, giữ mối quan hệ đúng đắn với mọi loài sinh vật và đừng phá hủy hay phá hoại môi trường sống của chúng. Đây là những nguyên tắc cho việc tôn trọng và yêu quý sự sống. Tuy nhiên, những nguyên tắc cho việc tôn trọng và yêu quý sự sống không phải là việc làm từ thiện. Đây là một nguyên tắc trong những quy luật chung mà Đức Chúa Trời lập ra và mọi loài thọ tạo phải tuân thủ. Nhưng tuân theo nguyên tắc này không đồng nghĩa với việc làm từ thiện.

Nhưng lại có vài người hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời không cho chúng con làm từ thiện ở phương diện sự nghiệp? Nếu Ngài không cho chúng con làm từ thiện, vậy thì cần làm gì cho những người hoặc cho những sinh linh cần sự cứu trợ trong xã hội? Ai sẽ cứu trợ họ đây?” Ai cứu trợ họ thì có liên quan gì đến ngươi không? (Thưa, không liên quan gì đến chúng con.) Ngươi không phải là một bộ phận của nhân loại sao? Nó có liên quan gì tới ngươi không? (Thưa, không, đó không phải sứ mạng của con người.) Đúng thế, nó chẳng phải sứ mạng của ngươi, cũng không phải là những gì Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi. Sứ mạng của ngươi là gì? Thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, lắng nghe lời Đức Chúa Trời, quy phục lời Đức Chúa Trời, tiếp nhận lẽ thật để đạt được sự cứu rỗi, làm những gì Đức Chúa Trời bảo ngươi phải làm, và tránh xa những gì Đức Chúa Trời bảo ngươi không được làm. Ai sẽ lo liệu những chuyện liên quan đến từ thiện? Ai sẽ lo liệu những chuyện đó không phải là chuyện ngươi quan tâm. Bất luận thế nào, ngươi không cần phải lo liệu hay lo lắng gì về chúng. Dù là chính phủ hay các tổ chức cộng đồng khác nhau xử lý các vấn đề từ thiện, thì đây cũng chẳng phải chủ đề mà chúng ta nên quan tâm. Nói tóm lại, những ai tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật thì nên coi việc đi theo con đường của Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài như là tiêu chí, mục tiêu và phương hướng thực hành của mình. Đây là điều người ta nên hiểu, và là lẽ thật vĩnh viễn sẽ không bao giờ thay đổi. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng làm việc gì đó để cứu trợ người khác thì không phải là sự nghiệp; mà chỉ là hành động không thường xuyên, và Đức Chúa Trời sẽ không lên án ngươi. Lại có vài người hỏi: “Đức Chúa Trời không ghi nhớ những chuyện như thế ư?” Đức Chúa Trời không ghi nhớ chúng đâu. Nếu ngươi đã từng cho một người ăn xin một trăm nhân dân tệ hay cho tiền người không có lộ phí về nhà, hoặc cứu trợ một người vô gia cư; nếu thỉnh thoảng ngươi làm một việc như thế, hay thậm chí chỉ một vài lần trong đời ngươi thì trong mắt Đức Chúa Trời, Ngài có ghi nhớ những việc đó không? Không đâu, Đức Chúa Trời không ghi nhớ chúng. Vậy thì Đức Chúa Trời đánh giá những việc làm này như thế nào? Ngài không ghi nhớ cũng không lên án chúng. Ngài không đánh giá chúng. Tại sao ư? Chúng chẳng hề liên quan gì đến việc mưu cầu lẽ thật. Chúng là những hành động cá nhân, chẳng hề liên quan gì đến việc đi theo con đường của Đức Chúa Trời hay thực hiện ý muốn của Ngài. Nếu cá nhân ngươi sẵn lòng làm những việc đó, nếu ngươi làm một việc tốt chỉ vì lòng tốt nhất thời bộc phát hay lương tâm nhất thời thôi thúc, hoặc nếu ngươi làm một việc tốt trong một khoảnh khắc nhiệt tình hay bốc đồng, thì dù sau này ngươi có hối hận hay không, có được đền đáp hay không, cũng chẳng liên quan gì đến việc đi theo con đường của Đức Chúa Trời hay thực hiện ý muốn của Ngài. Đức Chúa Trời không ghi nhớ cũng không lên án ngươi vì việc đó. Đức Chúa Trời không ghi nhớ nghĩa là gì? Nghĩa là trong quá trình cứu rỗi ngươi, Đức Chúa Trời sẽ không miễn cho ngươi khỏi hình phạt và sự phán xét của Ngài vì ngươi từng làm việc này, Ngài cũng sẽ không đặc cách cho ngươi, để ngươi được cứu rỗi chỉ vì ngươi đã làm những việc tốt hoặc việc thiện. Đức Chúa Trời không lên án ngươi vì việc đó nghĩa là gì? Nghĩa là những việc tốt ngươi làm chẳng liên quan gì đến lẽ thật, chúng chỉ đại diện cho hành vi tốt của ngươi, chúng không trái với những sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời, chúng cũng không xâm phạm đến lợi ích của bất cứ ai. Đương nhiên, chúng cũng không làm ô danh Đức Chúa Trời, chứ đừng nói đến chuyện vinh danh Ngài. Chúng không vi phạm những yêu cầu của Đức Chúa Trời, cũng không dính dáng đến việc làm trái ý Đức Chúa Trời, càng không dính dáng tới chuyện phản nghịch Đức Chúa Trời. Thế nên, Đức Chúa Trời sẽ không lên án ngươi vì chúng, mà chúng chỉ đơn thuần đại diện cho một dạng hành vi tốt của cá nhân. Dù những việc tốt như thế có thể được thế giới tán dương và xã hội công nhận nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, chúng chẳng liên quan gì đến lẽ thật. Đức Chúa Trời không ghi nhớ chúng, Ngài cũng không lên án ai vì chúng, nghĩa là trước Đức Chúa Trời, những việc làm này không đáng kể. Thế nhưng có một khả năng, đó là nếu ngươi cứu giúp ai đó, hỗ trợ họ về mặt tiền bạc hoặc giúp đỡ về mặt vật chất, hoặc thậm chí giúp đỡ họ về mặt tình cảm, mà ngươi làm khiến kẻ ác được như ý, để họ phạm nhiều tội ác hơn, tạo thành mối đe dọa cho xã hội và nhân loại, gây ra những tổn thất nhất định, thì đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Đối với một việc từ thiện bình thường, quan điểm của Đức Chúa Trời là Ngài không ghi nhớ hay lên án nó. Nhưng chuyện Ngài không ghi nhớ cũng không lên án nó không có nghĩa rằng Đức Chúa Trời ủng hộ hay khuyến khích ngươi làm từ thiện. Bất kể thế nào, vẫn mong ngươi sẽ không bỏ sinh lực, thời gian và tiền bạc vào những chuyện hoàn toàn không liên quan đến việc được cứu rỗi hay thực hành lẽ thật và thực hiện bổn phận của ngươi, vì ngươi còn nhiều việc quan trọng hơn phải làm. Thời gian, sinh lực và sự sống của ngươi không phải để dành cho việc từ thiện, và chúng không phải thứ mà ngươi dùng để phô trương sức hút nhân cách của cá nhân thông qua sự nghiệp từ thiện. Nhất là với những ai mở công xưởng, quản lý trường học, hay điều hành một xí nghiệp với mục đích chu cấp những nhu cầu cơ bản cho nhiều người bần cùng hơn hoặc giúp nhiều người bần cùng hơn nhận ra lý tưởng của mình, họ làm những việc này để cứu trợ người nghèo. Nếu ngươi chọn cứu trợ người nghèo thông qua những phương thức này thì rõ ràng nó sẽ tiêu tốn một lượng đáng kể thời gian và sinh lực của ngươi. Rốt cuộc ngươi sẽ phải sử dụng và tiêu hao một khối lượng lớn thời gian và sinh lực trong đời ngươi vì nguyên do này, do đó ngươi sẽ có rất ít thời gian để mưu cầu lẽ thật; thậm chí ngươi có thể không có thời gian để mưu cầu lẽ thật, càng không có cơ hội để thực hiện bổn phận riêng của mình. Thay vào đó, ngươi sẽ lãng phí sinh lực của mình vào con người, sự việc và sự vật không liên quan đến lẽ thật hay công tác của hội thánh. Đây là hành vi ngu xuẩn. Hành vi ngu xuẩn này chung quy lại là của một số người luôn muốn thay đổi vận mệnh con người và thế giới bằng hảo tâm và chút năng lực hữu hạn của họ. Họ muốn thay đổi vận mệnh con người bằng nỗ lực và ý tốt của mình. Đây là một nỗ lực ngu xuẩn. Mà đã là nỗ lực ngu xuẩn thì đừng nên làm. Đương nhiên, tiền đề để không làm việc đó chính là ngươi phải là người mưu cầu lẽ thật, là ngươi muốn mưu cầu lẽ thật và việc được cứu rỗi. Nếu ngươi nói, “Con không hứng thú với việc được cứu rỗi và việc mưu cầu lẽ thật chẳng quan trọng đến thế với con” thì ngươi cứ làm theo ý mình. Đối với chuyện từ thiện, nếu đó là lý tưởng và sự mưu cầu của ngươi, nếu ngươi tin rằng đó là cách mà giá trị của ngươi được thể hiện, rằng từ thiện là thứ duy nhất thể hiện giá trị nhân sinh của ngươi thì được thôi, cứ làm đi. Ngươi có thể dùng bất cứ kỹ năng hay năng lực nào mà ngươi có, chẳng ai hạn chế ngươi cả. Tiền đề mà chúng ta đang thông công ở đây để không dính dáng tới chuyện từ thiện chính là thế này: vì ngươi muốn mưu cầu lẽ thật và việc được cứu rỗi, ngươi nên từ bỏ lý tưởng và nguyện vọng làm từ thiện. Đừng mưu cầu nó như là lý tưởng và nguyện vọng của đời mình. Cá nhân không làm việc này, và nhà Đức Chúa Trời cũng sẽ không làm việc này. Đương nhiên, có một tình huống ở trong nhà Đức Chúa Trời, đó là quan tâm đến đời sống gia đình của một số anh chị em nghèo khó. Chuyện này đi kèm với một tiền đề. Ta nghĩ tất cả các ngươi đều biết tiền đề này: Nó không phải là từ thiện mà là sự an bài công tác trong nội bộ nhà Đức Chúa Trời về phương diện đời sống của các anh chị em. Nó không liên quan đến việc làm từ thiện. Trong nhà Đức Chúa Trời, ngoài chuyện không làm từ thiện, còn không được dính dáng đến các hoạt động từ thiện ngoài xã hội; ví dụ như nhà Đức Chúa Trời không xây trường học, không mở công xưởng hay điều hành xí nghiệp. Nếu bất cứ ai mở công xưởng, xây trường học, điều hành xí nghiệp hay tham gia vào bất cứ hoạt động buôn bán nào dưới danh nghĩa đảm bảo nguồn lực kinh tế cho sự vận hành bình thường của công tác hội thánh, thì toàn bộ những việc này đều trái với những sắc lệnh quản trị của nhà Đức Chúa Trời và phải bị ngăn chặn. Vậy thì nguồn lực kinh tế để vận hành công tác của nhà Đức Chúa Trời là gì? Các ngươi có biết không? Nó đến từ những khoản quyên cúng của các anh chị em, từ của lễ để duy trì sự vận hành công tác bình thường. Nói vậy là ngụ ý gì? Tiền mà các anh chị em quyên cúng, các khoản quyên cúng của họ cho Đức Chúa Trời là của lễ, và của lễ dùng để làm gì? Để bảo vệ sự vận hành bình thường công tác của hội thánh. Đương nhiên có nhiều khoản chi phí liên quan đến sự vận hành bình thường này. Và những khoản chi phí này phải được quản lý theo nguyên tắc và không được vi phạm những nguyên tắc này. Vì thế khi công tác của hội thánh liên quan đến những vấn đề kinh tế, một số lãnh đạo công nhân phung phí của lễ và gây ra những tổn thất đáng kể cho những của lễ đó thì nhà Đức Chúa Trời sẽtrừng phạt nghiêm khắc chuyện này. Tại sao lại trừng phạt nghiêm khắc? Tại sao bất cứ ai phung phí của lễ đều không thể thoát khỏi sự trừng phát nghiêm khắc? (Thưa, vì của lễ của Đức Chúa Trời là do các anh chị em dâng cho Đức Chúa Trời, và chỉ Đức Chúa Trời mới được hưởng. Mặt khác, những của lễ này là để duy trì sự vận hành bình thường của công tác của nhà Đức Chúa Trời. Việc lãnh đạo công nhân phung phí của lễ sẽ trực tiếp khiến cho công tác của nhà Đức Chúa Trời bị ảnh hưởng và chịu tổn thất. Việc này làm gián đoạn và làm nhiễu loạn công tác của nhà Đức Chúa Trời nên nhà Đức Chúa Trời phải trừng phạt nghiêm khắc.) Ngươi nói xem, nhà Đức Chúa Trời có nên trừng phạt nghiêm khắc không? (Thưa, có.) Tại sao phải làm vậy? Tại sao phải trừng phạt nghiêm khắc? (Thưa, vì phung phí của lễ là hành vi của những kẻ địch lại Đấng Christ. Thái độ của người ta đối với của lễ phản ánh thái độ của họ với Đức Chúa Trời. Nếu người này phung phí của lễ, chứng tỏ họ hoàn toàn không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời.) Những gì các ngươi vừa nói cũng là một phương diện. Hôm nay, hãy thông công một chút về lý do tại sao những ai phung phí của lễ cần phải bị trừng phạt nghiêm khắc.

Tại sao những người phung phí của lễ nên bị trừng phạt nghiêm khắc? Trước tiên, hãy nói về việc của lễ đến từ đâu. Của lễ là do các anh chị em dâng. Theo quy định trong Kinh Thánh, người ta sẽ dâng một phần mười thu nhập của mình, dù ngày nay đương nhiên nhiều người dâng nhiều hơn một phần mười, và một số người giàu có dâng hơn một phần mười. Ngoài ra, đối với các anh chị em nghèo khó cũng dâng một phần mười thì họ lấy tiền đâu ra? Không thiếu người tiết kiệm tiền bằng cách sống tằn tiện. Chẳng hạn như ở vùng quê và vùng nông thôn, có một số người dâng một phần mười thu nhập từ việc bán ngũ cốc, bán trứng gà, và một số thì từ việc bán dê và gà. Nhiều người sống tằn tiện để dâng một phần mười hoặc nhiều hơn – tiền này từ đó mà ra. Đa số mọi người đều biết khó khăn lắm mới kiếm được số tiền này. Vậy tại sao các anh chị em lại quyên cúng? Có phải nhà Đức Chúa Trời yêu cầu không? Có phải nếu không dâng thì không thể được cứu rỗi không? Có phải để tuân theo quy định của Kinh Thánh không? Hay là để hỗ trợ cho công tác của nhà Đức Chúa Trời, nghĩ rằng công tác của nhà Đức Chúa Trời rất quan trọng và thiếu tiền thì không làm được, nên họ dâng nhiều hơn? Đó có phải lý do duy nhất của họ không? (Thưa, không phải.) Vậy thì tại sao các anh chị em lại quyên cúng? Có thể nào do họ quá khờ khạo không? Hay họ thừa tiền? Họ có quyên cúng tiền thừa hay tiền mà họ chưa tiêu được không? Những khoản quyên cúng này được dâng cho ai? (Thưa, dâng cho Đức Chúa Trời.) Tại sao người ta lại quyên cúng? Quên những lý do khác đi, lý do căn bản nhất mà nhiều người quyên cúng là vì họ thừa nhận công tác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán và công tác để chu cấp miễn phí sự sống và lẽ thật cho con người và để dẫn dắt họ. Vì vậy con người nên dâng một phần mười những gì họ kiếm được. Đây chính là của lễ. Từ cổ chí kim, Đức Chúa Trời đã ban cho con người thức ăn, nước uống, nhu yếu phẩm sinh hoạt, và Ngài đã chuẩn bị mọi thứ cho họ. Khi được hưởng thụ toàn bộ những thứ này, con người nên dâng lại lên bàn thờ một phần mười những gì Đức Chúa Trời ban cho họ, tượng trưng cho một phần mà con người báo đáp Đức Chúa Trời, và để Đức Chúa Trời được hưởng thụ thu hoạch của họ. Đây là một chút tình cảm mà con người, với tư cách là loài thọ tạo nên có và dâng lên. Ngoài phương diện này còn một phương diện khác. Có người nói, “Công tác của Đức Chúa Trời vĩ đại quá, mình con không làm được gì nhiều, nên con sẽ dâng của lễ, dâng phần của con.” Họ bày tỏ sự ủng hộ công tác của nhà Đức Chúa Trời theo cách này và đóng vai trò quân tiếp viện. Bất kể nguồn gốc của khoản quyên góp này là gì, có bao nhiêu, thì trong số họ không thiếu người có tiền tiết kiệm nhờ sống tằn tiện. Nói tóm lại, nếu không có Đức Chúa Trời và công tác của Ngài mà chỉ có hội thánh cùng những tổ chức và đoàn thể con người này, thì những khoản quyên cúng của con người cũng chẳng có giá trị hay ý nghĩa gì, bởi vì không có công tác của Đức Chúa Trời và lời của Ngài thì chúng cũng chẳng có tác dụng gì cả. Nhưng nhờ Đức Chúa Trời phán và công tác, nhờ sự tiến triển trong công tác của Đức Chúa Trời để cứu rỗi nhân loại thì những khoản quyên cúng và của lễ này mới trở nên đặc biệt quan trọng. Lý do chúng đặc biệt quan trọng là vì khoản quyên cúng này được dùng cho công tác của hội thánh, và nó không nên bị biển thủ, chiếm đoạt, tham ô, hay thậm chí phung phí bởi những người có ý định sai trái. Có phải thế không? (Thưa, phải.) Vì nó rất quan trọng cho nên từng đồng, từng cắc phải được sử dụng ở những lĩnh vực mấu chốt; không được phung phí hay chi tiêu vô trách nhiệm. Bởi vậy, với những ai phung phí, tham ô, chiếm đoạt hay biển thủ những khoản quyên cúng và của lễ, chúng ta phải đặc biệt xử lý họ và trừng phạt họ một cách nghiêm khắc. Vì những khoản quyên cúng và của lễ này rất quan trọng với công tác của Đức Chúa Trời, và xem xét mục đích đằng sau việc các anh chị em dâng tiền và những của lễ này, thì những khoản quyên cúng này phải được phân bổ cho những lĩnh vực quan trọng nhất. Từng đồng, từng cắc phải được sử dụng theo nguyên tắc và đạt được hiệu quả; không được phung phí và đương nhiên không được để những kẻ ác chiếm đoạt. Đây là một phương diện. Thêm vào đó, cho dù khoản quyên cúng lớn hay nhỏ thì nó cũng đến từ sự quyên cúng của các anh chị em. Nguồn gốc của khoản tiền này không phải từ việc hội thánh tiến hành các hoạt động kinh doanh, mở xí nghiệp hay điều hành các công xưởng để kiếm lời từ xã hội. Nó không đến từ lợi nhuận nhờ sản xuất sản phẩm nào đó, nó không đến từ lợi nhuận hay thu nhập của hội thánh, mà từ những khoản quyên cúng của mọi người. Nói một cách đơn giản, một khoản quyên cúng là thứ được các anh chị em dâng cho Đức Chúa Trời; tiền dâng cho Đức Chúa Trời phải thuộc về Đức Chúa Trời. Tiền của Đức Chúa Trời dùng để làm gì? Có người nói: “Tiền và của lễ của Đức Chúa Trời là để Đức Chúa Trời hưởng dụng.” Tất cả đều dành cho sự hưởng dụng của Đức Chúa Trời ư? Đức Chúa Trời hưởng được bao nhiêu? Rất có hạn, đúng không? Trong suốt thời gian Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, cơm ăn, áo mặc, chỗ ở và những nhu cầu của Ngài, cũng như ba bữa một ngày của Ngài đều bình thường, những gì Ngài được hưởng rất hữu hạn. Đương nhiên chuyện đó khá bình thường. Công dụng chính của những khoản quyên cúng và của lễ từ các anh chị em là để duy trì sự vận hành bình thường của công tác hội thánh, chứ không phải để thỏa mãn dục vọng tiêu dùng của một số người nào đó. Của lễ không phải để người ta tiêu dùng, cũng không phải để người ta sử dụng. Không phải cứ ai quản lý tài là có quyền ưu tiên sử dụng số tiền này, hoặc không phải cứ là lãnh đạo thì có đặc quyền phân bổ các quỹ. Bất kể cá nhân nào sử dụng các khoản quyên cúng thì đều phải sử dụng chúng theo nguyên tắc do nhà Đức Chúa Trời đặt ra. Đó là nguyên tắc. Vậy tính chất của việc ai đó vi phạm nguyên tắc này là gì? Có phải họ đã vi phạm các sắc lệnh quản trị không? (Thưa, phải.) Tại sao nói rằng họ đã vi phạm các sắc lệnh quản trị? Của lễ của mọi người dâng cho Đức Chúa Trời là để dành cho Đức Chúa Trời hưởng dụng. Vậy Đức Chúa Trời dùng chúng như thế nào? Đức Chúa Trời dùng chúng cho công tác của hội thánh, để bảo vệ sự vận hành bình thường của công tác hội thánh. Đây là nguyên tắc mà Đức Chúa Trời sử dụng của lễ. Tuy nhiên, những kẻ địch lại Đấng Christ và kẻ ác không dùng của lễ theo cách này. Chúng phung phí, lãng phí hoặc bố thí một cách tùy tiện, vi phạm trắng trợn nguyên tắc sử dụng của lễ. Đây chẳng phải là đang vi phạm các sắc lệnh quản trị sao? Đức Chúa Trời có cho ngươi dùng chúng theo cách này không? Ngài có cho ngươi quyền sử dụng chúng theo cách này không? Ngài có bảo ngươi dùng chúng theo cách này không? Không, đúng không? Vậy thì tại sao ngươi lại dùng chúng một cách phung phí và lãng phí như vậy? Như vậy là vi phạm nguyên tắc! Đây không phải là một nguyên tắc bình thường đâu, nó liên quan đến các sắc lệnh quản trị. Bởi vì những của lễ này không phải kiếm được từ việc buôn bán hay các hoạt động kinh doanh mà là những khoản quyên cúng do các anh chị em dâng lên Đức Chúa Trời, bởi vậy việc sử dụng mọi khoản tiền cần được kiểm soát chặt chẽ và quản lý nghiêm ngặt. Không cho phép sự phung phí hay lãng phí nào hết. Lãng phí hay phung phí bất cứ khoản tiền nào không chỉ dẫn đến tổn thất đáng kể cho công tác của nhà Đức Chúa Trời mà còn gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho nhà Đức Chúa Trời. Phung phí của lễ không chỉ đơn giản là sự phung phí đối với của lễ, mà nó còn cho thấy sự thiếu trách nhiệm với lòng yêu mến mà các anh chị em bày tỏ khi quyên cúng. Vì vậy những ai phung phí của lễ phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Với những người mắc tội nhẹ thì khiển trách, đồng thời yêu cầu họ bồi thường. Đối với những người mắc tội nặng hơn thì ngoài việc bồi thường còn cần phải thanh trừ hoặc khai trừ họ. Còn một lý do chính nữa cho việc cần phải trừng phạt nghiêm khắc những người phung phí của lễ. Hội thánh hoàn toàn khác với bất kỳ đoàn thể xã hội nào. Hội thánh bị cô lập giữa bất cứ quốc gia hay môi trường xã hội nào, bị thế giới và nhân loại bỏ rơi. Hội thánh không những không nhận được sự ủng hộ hay bảo vệ từ bất cứ quốc gia nào, mà đồng thời còn không nhận được sự cứu trợ hay phúc lợi nào từ nhà nước. Cùng lắm thì, ở các quốc gia phương Tây, sau khi đăng ký và thành lập hội thánh, các khoản quyên cúng cho hội thánh sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, hoặc vật chất được quyên góp có thể dùng để được nhận một vài khoản khấu trừ thuế. Ngoài ra hội thánh không nhận được bất cứ phúc lợi hay sự cứu trợ nào từ bất kỳ quốc gia hay dưới bất kỳ chế độ xã hội nào. Nếu giáo đoàn của hội thánh dần bị thu nhỏ và không thể hoạt động được nữa, quốc gia sẽ không giúp đỡ. Thay vào đó quốc gia sẽ để cho hội thánh tự lụi tàn vì hội thánh không tạo ra được thu nhập và không thể đóng bất kỳ loại thuế nào cho quốc gia. Vì vậy hội thánh tồn tại hay không cũng không quan trọng với quốc gia. Hội thánh luôn phải ở trong trạng thái sinh tồn như thế dưới bất cứ chế độ xã hội nào. Ngươi nói xem, như vậy có dễ dàng không? (Thưa, không dễ dàng.) Đúng vậy, thực sự không dễ dàng. Hội thánh bị xã hội và nhân loại cự tuyệt, không có được bất cứsự công nhận và đồng tình của chế độ xã hội, càng đừng nghĩ đến sự ủng hộ. Hội thánh tồn tại dưới những điều kiện sinh tồn này. Nếu có người vẫn có thể phung phí của lễ, vẫn có thể vô tâm, tiêu tiền như nước, không có chút trách nhiệm nào, thổi bay 100.000 tệ trong chốc lát, tiêu 1.000.000 tệ như thể đó chỉ là một con số mà không hề chớp mắt, không hề cảm thấy tự trách mình thì ngươi nói xem người như thế có nhân tính không? Những kẻ như thế có xứng đáng bị rủa sả không? (Thưa, có.) Tổng hợp lại những tình hình được liệt kê ở trên, với những người phung phí của lễ, lãng phí chúng hay thậm chí nuôi những ý định xấu xa với của lễ, muốn biển thủ chúng, hoặc không dám biển thủ mà thay vào đó lãng phí chúng, đều nên bị trừng phạt nghiêm khắc và không nên có sự khoan dung nào cả. Các ngươi nói xem, đây có phải biện pháp đúng đắn không? (Thưa, có.) Vậy thì nếu sau này các ngươi được cho cơ hội có quyền sử dụng của lễ, các ngươi sẽ cư xử như thế nào? Nếu các ngươi không kiềm chế được bản thân, nếu các ngươi phung phí của lễ, đến khi hội thánh nghiêm khắc trừng phạt các ngươi thì các ngươi có oán trách hay oán hận gì không? (Thưa, không.) Không oán hận thì tốt. Đó là điều các ngươi đáng phải nhận mà.

Đối với những người phung phí của lễ, các ngươi có hận họ không? Có căm phẫn họ không? Có giám sát hay ngăn cản được họ không? Việc này đưa mọi thứ lên một tầm cao mới – đã đến lúc kiểm tra ngươi rồi. Nếu bên cạnh ngươi có người phung phí của lễ, cứ nhất định đòi chi 20.000 tệ vào một cái máy mà đáng lẽ có thể mua với giá 2.000 tệ – họ chỉ muốn mua cái máy tốt nhất, chất lượng cao nhất, hiện đại và hợp thời nhất, họ muốn chi tiền vào cái máy đắt đỏ nhất chỉ vì tiền đó là của nhà Đức Chúa Trời chứ không phải xuất ra từ túi riêng của họ – ngươi ngăn cản được họ không? Nếu không ngăn cản được, ngươi có thể cảnh cáo họ không? Ngươi có thể phản ánh họ với cấp trên không? Nếu ngươi phụ trách quản lý của lễ, ngươi có từ chối ký duyệt trong tình huống này được không? Nếu không làm được bất cứ điều nào trong số những điều này thì các ngươi cũng sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Các ngươi cũng đang lãng phí của lễ, làm đồng bọn với kẻ ác đó, là tòng phạm của họ, và cả hai ngươi đều sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Một người phung phí và vô trách nhiệm với của lễ sẽ có thái độ như thế nào với Đức Chúa Trời? Trong lòng họ có Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Theo Ta, thái độ của những người như vậy đối với Đức Chúa Trời giống hệt thái độ của Sa-tan. Có người nói: “Phàm chuyện gì liên quan đến Đức Chúa Trời, đến danh Đức Chúa Trời, của lễ hay chứng ngôn của Ngài, đều không liên quan đến con. Vậy thì mấy người phung phí của lễ đó đâu liên quan gì đến con?” Họ là loại gì vậy? Có một số lãnh đạo và người phụ trách, bất kể hội thánh đề xuất mua cái gì cũng ký duyệt vô tội vạ. Họ chẳng bao giờ hỏi đến chuyện giảm giá, chẳng hề kiểm tra kỹ càng cũng không kiểm định; mọi đề xuất mua hàng, dù là hàng đắt hay rẻ, thực tế hay không thực tế, thiết yếu hay không thiết yếu, cái nào họ cũng ký phê duyệt. Thế theo ngươi phê duyệt là gì? Có phải chỉ là một chữ ký thôi không? Theo Ta thấy, đó là thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời. Thái độ của ngươi đối với của lễ của Đức Chúa Trời cũng chính là thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời. Mỗi nét bút, mỗi lần ngươi viết tên mình, chính là chứng cứ cho tội báng bổ và khinh mạn Đức Chúa Trời của ngươi. Tại sao những người có thể báng bổ và khinh mạn Đức Chúa Trời như vậy lại không bị trừng phạt nghiêm khắc chứ? Họ phải bị trừng phạt nghiêm khắc! Đức Chúa Trời cung cấp cho ngươi lẽ thật, sự sống và mọi thứ ngươi có, vậy mà ngươi đối xử với Ngài và những thứ thuộc về Ngài bằng thái độ này, ngươi là loại gì vậy? Mỗi chữ ký trên hóa đơn chính là chứng cứ cho tội báng bổ Đức Chúa Trời và dùng thái độ khinh mạn mà đối xử với đối với Đức Chúa Trời của ngươi; đây là chứng cứ xác thực nhất. Bất kể mua loại vật tư nào, số lượng bao nhiêu, ngươi không thèm kiểm tra đơn xin phê duyệt mà chỉ vơ bút ký ngay. Ngươi dám tùy tiện ký đơn mua hàng trị giá 100.000 hoặc 200.000 tệ. Một ngày nào đó ngươi sẽ phải trả giá cho chữ ký của mình, bất kỳ ai ký đều phải chịu trách nhiệm! Vì ngươi có hành vi như vậy, vì ngươi ký bừa bãi mà không thèm xem xét đề xuất và tùy ý phung phí của lễ nên ngươi sẽ phải chịu trách nhiệm và trả giá cho hành động của mình. Nếu ngươi không sợ gặp hậu quả thì cứ thoải mái ký tên đi. Chữ ký của ngươi đại diện cho thái độ của ngươi với Đức Chúa Trời. Nếu ngay cả Đức Chúa Trời mà ngươi cũng dám cư xử như vậy, đối xử với Ngài như vậy một cách công khai và trắng trợn, thì ngươi còn mong Đức Chúa Trời đối xử với ngươi như thế nào? Đức Chúa Trời đã quá khoan dung với ngươi rồi, Ngài đã cho ngươi hơi thở, cho ngươi sống đến tận bây giờ. Thay vì tiếp tục đối xử với Đức Chúa Trời theo cùng một cách thức và thái độ như cũ, việc ngươi nên làm là nhận tội và ăn năn với Đức Chúa Trời, đồng thời thay đổi thái độ. Đừng tiếp tục mù quáng đối kháng với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tiếp tục đối xử với Đức Chúa Trời theo cách thức và thái độ như cũ thì ngươi tự biết hậu quả sẽ là gì rồi đấy. Nếu ngươi không nhận được sự ân xá của Đức Chúa Trời thì đức tin của ngươi sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy thì ngươi tin để làm gì nữa? Ngươi tin Đức Chúa Trời nhưng lại phung phí sự tín nhiệm của Ngài với ngươi và sự phó thác của Ngài cho ngươi. Nói xem, ngươi là loại gì vậy? Trong nhà Đức Chúa Trời có một số người làm lãnh đạo hoặc người phụ trách. Họ đã thực hiện bổn phận nhiều năm, và có thể nói Ta đã tiếp xúc với họ nhiều năm. Cuối cùng, ta rút ra một kết luận: Những người này còn không bằng con chó. Hành vi của họ không những khiến người ta đau lòng mà còn khiến người ta chán ghét. Ta thích nuôi chó và tiếp xúc với chúng. Những con chó ta nuôi bao năm hóa ra lại khá tốt. Nói chung những con chó mà ta thích không bao giờ cố ý chống đối con người. Nếu ngươi tốt với một con chó, nó sẽ báo đáp gấp mười lần. Chỉ cần ngươi thật lòng đối tốt với nó, thì dù ngươi để một tờ báo hay một đôi giày ngoài sân, nó sẽ nằm bên cạnh và canh chừng chúng cho ngươi. Có lúc ngươi vứt thứ ngươi không cần đi, con chó sẽ nghĩ ngươi làm mất nó và canh chừng nó giùm ngươi mà không dám rời nửa bước. Sau một thời gian, ta tổng kết lại những gì mình đã học và nói rằng: “Những người này, còn không bằng con chó!” Chó giữ nhà – chúng dùng năng lực và kỹ năng của chúng để giữ nhà cho ngươi bằng cả tính mạng. Con người tới tấm lòng còn không có, nói gì đến chuyện canh chừng thứ gì bằng cả tính mạng. Họ thậm chí không dám nói một câu để bảo vệ công tác của hội thánh. Thua cả một con chó giữ nhà! Đây là sự khác biệt mà ta nghiệm ra được giữa người và chó. Những người phung phí của lễ này còn thua cả một con chó giữ nhà. Ngươi nói xem, những người phung phí của lễ này có nên bị trừng phạt nghiêm khắc không? (Thưa, có.) Đức Chúa Trời tín nhiệm con người, giao phó cho họ công tác và bổn phận, chính là Đức Chúa Trời đang đề cao họ và coi trọng họ, chứ không phải họ xứng đáng được thực hiện công tác đó, hay họ có tố chất tốt, có nhân tính hoặc có thể đảm nhiệm được công việc. Thế nhưng con người lại không ghi nhận ân điển được ban cho mà luôn nghĩ mình có khả năng thực hiện công tác của hội thánh, rằng họ giành được nó là nhờ làm việc chăm chỉ và dâng mình. Mọi thứ họ có là được Đức Chúa Trời ban cho. Họ kiếm được cái gì chứ? Không phải họ đang ngủ quên trên chiến thắng sao? Đức Chúa Trời đề cao con người để họ thực hiện bổn phận, nhưng họ không biết coi trọng, không biết phải trái, phụ sự tín nhiệm và sự đề cao của Đức Chúa Trời. Họ phung phí sự tín nhiệm và đề cao của Đức Chúa Trời. Ta xin lỗi nhưng với những trường hợp như thế, họ phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Đức Chúa Trời cho con người cơ hội, nhưng người ta không biết phải trái, họ không biết trân trọng cơ hội Đức Chúa Trời ban cho. Ngài cho họ mặt mũi nhưng họ không cần. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời dễ bị bắt nạt, rằng Ngài sẽ khoan dung, Ngài sẽ không thấy, không biết những gì đang xảy ra. Thế nên họ cả gan phung phí của lễ không chút đắn đo, phụ sự tín nhiệm của Đức Chúa Trời, chút nhân cách và lương tâm căn bản nhất cũng không có. Vậy họ còn tin làm gì nữa? Họ chẳng nên tin làm gì mà nên đi thờ Sa-tan thì hơn. Đức Chúa Trời không cần họ thờ phượng. Họ không xứng đáng!

Chúng ta thông công về chủ đề đầu tiên của việc buông bỏ sự nghiệp – đừng làm từ thiện như vậy đã tương đối đủ rồi phải không? Các ngươi đã hiểu những nguyên tắc lẽ thật được chứa đựng trong chủ đề này chưa? Có những nguyên tắc nào ở đây? (Thưa, các nguyên tắc đó là làm từ thiện không phải sứ mạng Đức Chúa Trời giao phó cho con người. Nó chẳng liên quan gì đến việc thực hành lẽ thật hay mưu cầu việc được cứu rỗi. Làm một vài việc tốt chỉ đơn thuần phản ánh hành vi cá nhân của người ta.) Làm từ thiện chẳng liên quan gì đến việc mưu cầu lẽ thật. Đừng tưởng rằng khi làm từ thiện là ngươi đang thực hành lẽ thật hay đã đạt được sự cứu rỗi. Như thế là sai hoàn toàn. Thực hành lẽ thật không bao gồm việc làm từ thiện mà cũng chẳng bao gồm việc tham gia sự nghiệp từ thiện. Mục đích của việc tin Đức Chúa Trời là để đạt được sự cứu rỗi. Tin Đức Chúa Trời không phải để tích đức hành thiện, hay là vui thích khi làm việc thiện, cũng không phải để làm từ thiện. Tin Đức Chúa Trời chẳng có quan hệ gì với việc làm từ thiện; tin Đức Chúa Trời là mưu cầu lẽ thật và tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì vậy những người cho rằng tin Đức Chúa Trời chủ yếu là làm từ thiện hoặc tham gia sự nghiệp từ thiện, hay nghĩ rằng làm từ thiện đồng nghĩa với tin Đức Chúa Trời và làm thỏa mãn Ngài, thì họ đều sai lầm nghiêm trọng. Dù ngươi có tham gia làm từ thiện hay làm những việc liên quan đến từ thiện đi nữa thì những việc này cũng chỉ đại diện cho cá nhân ngươi. Dù là hành vi ngẫu hứng hay là ngươi xem nó như sự nghiệp, thì những điều này chỉ đơn thuần phản ánh hành vi tốt của riêng ngươi. Hành vi này có thể có mối quan hệ tới tôn giáo, hành vi xã hội hay quy tắc đạo đức, nhưng tuyệt đối không liên quan đến việc tin Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật, không liên quan đến việc đi theo con đường của Đức Chúa Trời và cũng không liên quan đến những yêu cầu của Ngài. Nhưng một lần nữa, tại sao người ta không nên làm từ thiện? Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời thương xót con người, Ngài có lòng thương xót và từ ái. Đức Chúa Trời thương tiếc nhân loại, vậy tại sao Ngài không ghi nhớ những việc làm từ thiện của con người? Tại sao làm từ thiện không được Đức Chúa Trời ghi nhớ? Đây chẳng phải vấn đề sao? Có phải việc yêu cầu con người không làm từ thiện là biểu hiện Đức Chúa Trời không yêu thương nhân loại? Điều này có mâu thuẫn với việc Đức Chúa Trời thương tiếc nhân loại không? (Thưa, không mâu thuẫn.) Tại sao lại không mâu thuẫn? (Thưa, vì lòng thương xót và từ ái của Đức Chúa Trời có nguyên tắc, có đối tượng cụ thể. Ngài ban lòng thương xót và từ ái cho những ai tiếp nhận lẽ thật, thực hành lẽ thật và thật lòng ăn năn. Còn đối với những kẻ chẳng tin không thể tiếp nhận lẽ thật, thì họ không phải đối tượng cứu rỗi của Đức Chúa Trời.) Lòng thương xót và từ ái của Đức Chúa Trời có nguyên tắc, có đối tượng cụ thể. Nói tiếp đi, còn gì nữa? Có mối quan hệ nào giữa sự nghiệp từ thiện và tin Đức Chúa Trời không? (Thưa, không có mối quan hệ nào.) Vậy việc làm từ thiện có mâu thuẫn với việc tin Đức Chúa Trời không? Khi tham gia vào bất cứ hình thức sự nghiệp từ thiện nào, người ta không cần đầu tư thời gian, sinh lực và kể cả tiền bạc hay sao? Khi tham gia sự nghiệp từ thiện, ngươi không thể chỉ nói miệng mà không suy nghĩ hay cân nhắc về sự nghiệp đó. Nếu ngươi thực sự coi đó là một dạng sự nghiệp thì ngươi chắc chắn cần đầu tư thời gian, sinh lực và thậm chí một số tiền đáng kể. Khi đã đầu tư thời gian, sinh lực và tiền bạc, chẳng phải ngươi sẽ bị sự nghiệp từ thiện mà ngươi đang làm ràng buộc và kiểm soát sao? Liệu ngươi có còn sinh lực để mưu cầu lẽ thật không? Ngươi có còn sinh lực để thực hiện bổn phận không? (Thưa, không.) Khi mưu cầu bất cứ sự nghiệp nào trong đời, bất kể ngươi tham gia vào sự nghiệp nào, nếu làm nó toàn thời gian thì chắc chắn ngươi sẽ phải đầu tư và hy sinh sinh lực cả đời và cả sự sống của ngươi, nó sẽ khiến người phải trả giá bằng gia đình, tình cảm, hưởng thụ xác thịt và thời gian. Tương tự, nếu ngươi thực sự coi từ thiện là sự nghiệp và dựa vào đó mà thực hiện, thì toàn bộ thời gian và sinh lực của ngươi sẽ bị cuốn vào đó. Sinh lực của con người thì có hạn. Nếu ngươi bị việc làm từ thiện khống chế, và muốn quan tâm đến cả việc làm từ thiện lẫn việc tin Đức Chúa Trời một cách bình đẳng và cân bằng, hơn nữa lại muốn làm tốt cả hai thì không phải là việc dễ dàng. Nếu ngươi muốn đồng thời quan tâm đến hai việc này nhưng lại không làm được, thì ngươi buộc phải chọn lựa. Nếu phải chọn lựa, ngươi sẽ lựa chọn thế nào? Chẳng phải ngươi nên lựa chọn chuyện nào có ý nghĩa và có giá trị nhất để thực hiện sao? Thế nếu cả việc tin Đức Chúa Trời và làm từ thiện đồng thời xuất hiện trong cuộc sống của ngươi thì ngươi nên lựa chọn thế nào? (Thưa, con nên chọn tin Đức Chúa Trời.) Có phải đại đa số mọi người đều chọn tin Đức Chúa Trời không? Thấy các ngươi đều lựa chọn như thế, thì Đức Chúa Trời không cho các ngươi làm từ thiện là rất bình thường đúng không? (Thưa, đúng.) Làm từ thiện cứu giúp được nhiều sinh linh và khiến nhiều người được hài lòng, nhưng cuối cùng ngươi thu hoạch được gì? Chỉ thỏa mãn lòng ham hư vinh của ngươi thôi. Đây là sự thu hoạch thực sự sao, là điều ngươi nên thu hoạch sao? Lý tưởng của ngươi sẽ được thực hiện, giá trị của ngươi sẽ được thể hiện, thế thôi – nhưng đây có phải con đường ngươi nên đi trong đời không? (Thưa, không phải.) Vậy cuối cùng ngươi sẽ đạt được gì? (Thưa, không gì cả.) Ngươi sẽ chẳng đạt được gì cả. Lòng ham hư vinh của ngươi tạm thời được thỏa mãn, ngươi sẽ được người khác tán dương một chút, được xã hội tưởng thưởng huân chương và vinh dự, nhưng chỉ có thế thôi, còn toàn bộ sinh lực và thời gian sống của ngươi sẽ cạn kiệt. Vậy ngươi sẽ đạt được gì? Vinh dự, danh tiếng tốt, và những lời ca tụng, chúng đều là những điều hư ảo. Thế nhưng những lẽ thật mà con người phải hiểu và con đường nhân sinh mà họ nên đi trong cuộc đời thì không thể hiểu hay đạt được chỉ bằng cách làm từ thiện. Tin Đức Chúa Trời lại khác. Nếu ngươi chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, thì sự đầu tư thời gian và sinh lực của ngươi sẽ mang lại kết quả tốt và tích cực. Con người nên sống thế nào, nên thờ phượng Đức Chúa Trời thế nào, nhìn nhận những sự việc khác nhau thế nào, quan điểm và góc độ nên có khi hành động là gì, làm người thế nào cho đúng mực nhất, làm người thế nào để được Đấng Tạo Hóa ghi nhớ, làm người thế nào để đi trên con đường đúng đắn, nếu ngươi biết và hiểu những điều con người cần hiểu nhất, thì như vậy mới là con đường đúng đắn và mới là sự thu hoạch chân chính. Trong sự sống của mình, ngươi sẽ thu hoạch được nhiều điều mà những người ngoại đạo không học được, những điều mà người có nhân tính nên có. Những điều này đến từ Đức Chúa Trời, từ lẽ thật, và chúng sẽ trở thành sự sống của ngươi. Từ đây, ngươi sẽ thay đổi thành một người coi lẽ thật là sự sống; cuộc sống của ngươi sẽ không còn trống rỗng, ngươi làm người sẽ không còn mù mịt hay lưỡng lự nữa. Đây chẳng phải là những thu hoạch cao hơn và giá trị hơn sao? Chúng chẳng giá trị hơn việc làm từ thiện để thỏa mãn lòng ham hư vinh trong thoáng chốc sao? (Thưa, phải.) Những thu hoạch liên quan đến lẽ thật và con đường mà con người nên đi này sẽ cho ngươi sự sống mới. Chẳng có gì trong thế giới con người có thể sánh bằng sự sống mới này, và không gì có thể thay thế nó. Đương nhiên sự sống mới này là vô giá và vĩnh viễn. Nó là điều mà ngươi đạt được sau khi ngươi dâng hiến thời gian, sinh lực, và thanh xuân, sau khi ngươi trả một cái giá nhất định và có những sự hy sinh nhất định. Thu hoạch này có xứng đáng không? Chắc chắn nó là điều xứng đáng nhất. Nhưng ngươi sẽ thu hoạch được gì khi làm từ thiện? Ngươi sẽ chẳng thu hoạch được gì cả. Một chút vinh dự và huân chương đó không phải là thu hoạch. Sự công nhận và khẳng định của người khác, những lời người khác nói rằng ngươi là người tốt hay là nhà hảo tâm vĩ đại, có được coi là thu hoạch không? (Thưa, không.) Chúng đều là tạm thời, và sẽ sớm phai nhạt theo thời gian. Khi ngươi không còn nắm được những điều này, khi ngươi không còn cảm nhận được chúng nữa, ngươi sẽ hối hận mà nói rằng: “Cả đời này, mình đã làm gì? Mình nhận nuôi mấy con mèo con chó, nhận nuôi một vài cô nhi, giúp đỡ một vài người nghèo sống tốt, ăn ngon mặc đẹp, nhưng còn mình thì sao? Đời này, mình sống vì cái gì? Phải chăng mình chỉ sống vì họ? Đó có phải sứ mạng của mình không? Đó có phải trách nhiệm mà Trời cao phó thác cho mình không? Đó có phải nghĩa vụ mà Trời cao giao phó cho mình không? Chắc chắn là không. Vậy thì trong đời này người ta sống vì điều gì? Con người đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Những vấn đề cơ bản nhất này mình còn chưa hiểu.” Vậy nên, khi đến giai đoạn này, ngươi sẽ cảm thấy những vinh dự đó không phải là thu hoạch mà chúng chỉ là những thứ ngoài thân. Điều này là vì người không dính dáng đến từ thiện và người làm từ thiện mải miết đến tận ngày đó, đã nhận những lời ca tụng và vinh dự, sự sống bên trong của cả hai vẫn không hề thay đổi. Những điều ngươi chưa hiểu vẫn sẽ là ẩn số với ngươi, ngươi sẽ vẫn mù mịt và khó hiểu. Và lúc đó, không những ngươi sẽ mù mịt và rối rắm hơn, mà còn cảm thấy bất an hơn. Khi đã đến giai đoạn đó thì hối hận cũng đã quá muộn. Một đời của ngươi đã trôi qua, những năm tháng tốt nhất của ngươi cũng trôi qua, và ngươi đã chọn sai con đường. Vì vậy, trước khi ngươi quyết định tham gia sự nghiệp từ thiện, hay khi ngươi vừa bắt đầu làm công việc trong sự nghiệp từ thiện, nếu như ngươi muốn mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi thì ngươi nên buông bỏ những suy nghĩ như thế. Đương nhiên ngươi cũng nên từ bỏ mọi hoạt động liên quan đến sự nghiệp này và dốc toàn thân toàn tâm đi vào con đường tin Đức Chúa Trời và mưu cầu việc được cứu rỗi. Cuối cùng, kể cả những gì ngươi đạt được, thu hoạch được không nhiều và hữu hình như ngươi tưởng tượng ban đầu, thì ít nhất đi đến cuối cùng ngươi sẽ không hối hận. Cho dù ngươi chỉ thu hoạch được chút ít, cũng vẫn sẽ nhiều hơn những gì mà những người dành cả đời trong tôn giáo tin vào Chúa đạt được. Đó là sự thật. Vì vậy, khi lựa chọn một sự nghiệp, một mặt, con người cần phải từ bỏ những suy nghĩ và dự tính làm từ thiện, mặt khác, họ nên uốn nắn những quan niệm liên quan đến tư tưởng của mình. Họ không cần phải ngưỡng mộ những người tham gia sự nghiệp từ thiện trong xã hội hoặc nghĩ rằng những người đó thật vị tha, vĩ đại, cao thượng và vô tư, rồi nói rằng: “Xem họ cư xử thật cao thượng và vô tư khi cứu trợ người khác kìa. Tại sao chúng con lại không vô tư được như thế? Tại sao chúng con không làm được điều đó?” Một mặt, ngươi không cần ngưỡng mộ họ. Mặt khác, ngươi không cần phải tự trách mình. Nếu Đức Chúa Trời không chọn họ thì họ tự có sứ mạng và mưu cầu của riêng mình. Bất kể họ mưu cầu điều gì, dù là danh lợi hay việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của họ, ngươi cũng không cần phải bận tâm tới điều đó. Điều ngươi nên bận tâm là xem mình phải mưu cầu những gì và nên đi con đường nào. Vấn đề thực tế nhất chính là, khi Đức Chúa Trời đã chọn ngươi, và ngươi đã vào nhà Đức Chúa Trời, là một thành viên của hội thánh, hơn nữa ngươi đang ở trong hàng ngũ những người thực hiện bổn phận, thì ngươi nên suy ngẫm cách để dấn thân vào con đường được cứu rỗi trong khi thực hiện bổn phận, cách để thực hành lẽ thật, bước vào thực tế lẽ thật, và đạt tới mức mà lời Đức Chúa Trời được thực hiện ở trong ngươi và trở thành sự sống của ngươi thông qua những mưu cầu của ngươi và những cái giá mà ngươi phải trả. Trong tương lai không quá xa, khi ngươi nhìn lại tình trạng của mình lúc mới tin Đức Chúa Trời, ngươi sẽ phát hiện sự sống bên trong của ngươi đã thay đổi. Ngươi sẽ không còn là người mà sự sống dựa vào những tâm tính bại hoại. Ngươi không còn là một người kiêu ngạo, vô tri, hung hăng và ngu muội, tự cho rằng mình là số một trên đời như ngươi đã từng. Thay vào đó, lời Đức Chúa Trời sẽ trở thành sự sống mới của ngươi. Ngươi sẽ biết cách đi theo con đường của Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ biết cách làm như thế nào với mọi chuyện ngươi gặp phải trong cuộc sống cho phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời và nguyên tắc lẽ thật. Ngươi sẽ sống một cách thiết thực như thế mỗi ngày, đồng thời ngươi sẽ có một mục tiêu và phương hướng chính xác trong mọi việc ngươi làm. Ngươi sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Tất cả những điều này sẽ sáng như gương trong lòng ngươi. Cuộc sống thường nhật của ngươi sẽ không còn mù mịt, mệt mỏi và chán nản. Thay vào đó, nó sẽ tràn đầy ánh sáng, có mục tiêu và phương hướng. Đồng thời, ngươi sẽ cảm thấy trong lòng mình có động lực. Ngươi sẽ cảm thấy mình đã thay đổi, đã có sự sống mới, và đã trở thành một người biến lời Đức Chúa Trời thành sự sống của mình. Như vậy có tốt không? (Thưa, tốt.) Tới đây chúng ta kết thúc thông công về việc đừng làm từ thiện, nguyên tắc đầu tiên trong chủ đề buông bỏ sự nghiệp.

Nguyên tắc thứ hai của chủ đề buông bỏ sự nghiệp là gì? Hài lòng với việc có ăn có mặc. Để sinh tồn trong xã hội, người ta tham gia vào đủ loại công việc hay lao động để duy trì sinh kế, để có nguồn cung và bảo đảm cho ba bữa mỗi ngày cũng như chi phí sinh hoạt. Cho nên, dù là thuộc tầng lớp thấp hay thuộc tầng lớp cao hơn một chút, người ta đều phải duy trì sinh kế bằng nhiều công việc khác nhau. Vì mục đích của họ là duy trì sinh kế, nên nó khá là đơn giản: có chỗ để ở, ăn ba bữa một ngày, thỉnh thoảng muốn ăn thịt thì có tiền mua thịt, hằng ngày đi làm đều đặn, có thu nhập, áo quần đủ che thân, cơm ăn đủ no bụng – như vậy là được rồi. Đây là những nhu cầu sống cơ bản của con người. Khi đạt được những nhu cầu cơ bản này rồi, chẳng phải chuyện ấm no là tương đối dễ dàng hay sao? Nó có nằm trong phạm vi năng lực của họ hay sao? (Thưa, có.) Vậy nếu tính chất của sự nghiệp con người tham gia vào chỉ là vì chuyện ấm no, vì sinh kế, thì bất kể ngươi tham gia vào sự nghiệp nào, chỉ cần hợp pháp, thì về cơ bản sẽ phù hợp với tiêu chuẩn của nhân tính. Vậy tại sao Ta lại nói nó phù hợp với tiêu chuẩn của nhân tính? Bởi vì xuất phát điểm, dự tính ban đầu và mục đích đằng sau việc ngươi làm nghề nghiệp này chẳng liên quan gì đến bất kỳ sự tình hay suy nghĩ nào khác ngoài duy trì sinh kế, nó đơn thuần là để ăn đủ no, mặc đủ ấm, có thể nuôi gia đình mình. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Đây là những nhu cầu cơ bản. Một khi đạt được những nhu cầu cơ bản này, người ta có thể hưởng thụ chất lượng cuộc sống cơ bản. Khi họ có thể đạt được chất lượng cuộc sống cơ bản rồi, họ có thể duy trì sự tồn tại bình thường. Có thể duy trì sự tồn tại bình thường là chưa đủ sao? Nó không phải là điều mà người ta nên đạt được trong phạm vi nhân tính sao? (Thưa, phải.) Ngươi chịu trách nhiệm và gánh vác cho cuộc sống của mình, đây là biểu hiện phải có của nhân tính bình thường. Ngươi đạt được điều này là đủ và thích đáng rồi. Tuy nhiên, nếu ngươi không thấy đủ, thì trong khi người bình thường ăn thịt một hai lần mỗi tuần, ngươi nhất quyết phải ăn thịt mỗi ngày, lại còn để thừa. Chẳng hạn như, mỗi ngày ngươi chỉ cần hai lạng thịt để duy trì cơ thể khỏe mạnh, thế mà ngươi lại ăn nửa cân hay một cân thịt mỗi ngày, kết quả là bị bệnh do thừa dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh như gan nhiễm mỡ, huyết áp cao và cholesterol cao là gì? (Thưa, là do ăn quá nhiều thịt.) Vấn đề của việc ăn quá nhiều thịt là gì? Chẳng phải là do thiếu kiểm soát chế độ ăn uống sao? Chẳng phải do thói tham ăn sao? (Thưa, phải.) Thói tham ăn từ đâu mà có? Chẳng phải do con người thèm ăn quá độ sao? Sự thèm ăn quá độ và thói tham ăn có phù hợp với những nhu cầu của nhân tính bình thường không? (Thưa, không phù hợp.) Chúng vượt quá những nhu cầu của nhân tính bình thường. Nếu ngươi lúc nào cũng muốn vượt quá những nhu cầu của nhân tính bình thường, thì nghĩa là ngươi sẽ phải làm việc nhiều hơn, kiếm nhiều tiền hơn và làm việc gấp mấy lần người bình thường. Dù là làm thêm giờ, hay nhận nhiều công việc khác nhau, ngươi sẽ cần kiếm thêm thu nhập để có tiền ăn thịt ba bữa mỗi ngày, ăn bất kỳ lúc nào ngươi muốn. Chẳng phải như thế là vượt quá phạm vi của nhân tính bình thường sao? Vượt quá phạm vi của nhân tính bình thường có tốt không? (Thưa, không tốt.) Tại sao lại không tốt? (Thưa, một mặt, thân thể người ta sẽ dễ sinh bệnh, mặt khác, để thỏa mãn những dục vọng và sự thèm ăn, người ta phải dốc thêm thời gian, sinh lực và đánh đổi cho công việc. Điều này chiếm dụng thời gian và sinh lực mà họ có thể dùng để mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận, ảnh hưởng đến cách họ bước đi con đường tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật.) Có ăn có mặc, không bị đói, không bị lạnh, có được sự no ấm của nhân tính bình thường, thì con người nên thấy hài lòng rồi. Ngươi nên kiếm đủ tiền để đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể. Như vậy là đủ, đó là cuộc sống mà những người có nhân tính bình thường nên có. Nếu ngươi luôn thèm thuồng những hưởng thụ xác thịt, thỏa mãn sự thèm ăn của xác thịt mà không nghĩ đến sức khỏe của thể xác mình, không cân nhắc đến việc đi con đường đúng đắn, luôn muốn ăn ngon, hưởng thụ nhiều, có môi trường sống và chất lượng sống tốt, ăn sơn hào hải vị, mặc áo quần hàng hiệu, đeo trang sức vàng bạc, ở biệt thự, đi xe sang – nếu ngươi luôn muốn mưu cầu những điều này, vậy thì ngươi nên làm nghề nghiệp nào? Nếu ngươi chỉ nhận một công việc bình thường, đáp ứng nhu cầu cơ bản và giải quyết vấn đề no ấm, thì nó có thể thỏa mãn được những dục vọng này không? (Thưa, không thể.) Chắc chắn là không thể. Chẳng hạn như, nếu ngươi muốn làm ăn, và một sạp hàng nho nhỏ có thể chu cấp cho cả nhà ngươi đủ no ấm, thì có thể ngươi nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì hơn nhiều người. Ngươi có thể thỉnh thoảng ăn thịt, cả nhà ngươi có thể ăn mặc tươm tất. Ngươi có thể dùng thời gian còn lại để tin Đức Chúa Trời, tham dự nhóm họp, thực hiện bổn phận, và ngươi vẫn còn sinh lực để mưu cầu lẽ thật. Như thế là được rồi. Bởi vì trên cơ sở cuộc sống của ngươi được đảm bảo, ngươi vừa có thể làm nghề nghiệp này vừa có thể có thời gian và sinh lực để mưu cầu đức tin vào Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật. Làm như thế là phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu ngươi không bao giờ thấy hài lòng, luôn suy nghĩ: “Việc làm ăn này có triển vọng. Chỉ một sạp hàng mà mình có thể kiếm chừng này tiền mỗi tháng, có thể cho gia đình mình được ấm no. Nếu có hai sạp, thì mình có thể tăng gấp đôi thu nhập. Gia đình mình sẽ không chỉ được ấm no, mà còn có thể tiết kiệm được chút tiền. Cả nhà bình thường muốn ăn gì là có thể ăn, còn có thể đi du lịch và mua vài món đồ xa xỉ. Cả nhà có thể ăn uống và tận hưởng những thứ mà hầu hết mọi người không thể. Như thế thì quá tốt rồi. Mình mở thêm một sạp nữa thôi!” Sau khi mở thêm một sạp, ngươi giàu có hơn, nếm trải được lợi ích, ngươi nghĩ bụng: “Có vẻ thị trường này khá lớn. Mình có thể mở thêm một sạp hàng nữa, mở rộng việc làm ăn, nhập về nhiều món hàng khác nhau để mở rộng hơn nữa. Mình chẳng những có thể có tiền tiết kiệm, mà còn có thể mua xe, đổi nhà. Cả nhà mình có thể đi du lịch trong nước và quốc tế!” Càng nghĩ về chuyện này, ngươi càng thấy nó hấp dẫn. Lúc này, ngươi đã quyết tâm mở thêm sạp hàng khác. Việc làm ăn ngày càng mở rộng, ngươi ngày càng kiếm được nhiều tiền, sự hưởng thụ của ngươi cũng tăng lên, nhưng ngươi ngày càng ít đi tham dự nhóm họp, từ đi một tuần một lần xuống còn nửa tháng hay hàng tháng một lần, và cuối cùng nửa năm mới đi một lần. Ngươi nghĩ bụng: “Việc làm ăn của mình đã phát triển, mình đã kiếm được nhiều tiền, mình hỗ trợ công tác của nhà Đức Chúa Trời và quyên cúng nhiều mà.” Ngươi lái xe mui trần, vợ con ngươi đeo trang sức vàng và kim cương, mặc đồ hiệu từ đầu đến chân, và ngươi còn du lịch nước ngoài. Ngươi nghĩ: “Có tiền thật sự tuyệt vời! Nếu đã biết kiếm tiền dễ thế này, sao mình không kiếm tiền sớm hơn nhỉ? Có tiền thật quá tuyệt! Cuộc sống của người giàu đều quá thoải mái, quá tuyệt vời rồi! Khi ăn đồ ăn ngon, hương vị của nó thật không gì sánh nổi. Khi mặc đồ hiệu, mình cảm thấy hãnh diện, đi đâu cũng nhận được ánh mắt ngưỡng mộ và ghen tị từ người khác. Mình được người khác tôn trọng và coi trọng, trong lòng mình cảm thấy khác biệt hẳn, lưng cũng thẳng lên ngay lập tức.” Xác thịt đã được thỏa mãn, lòng ham hư vinh của ngươi cũng được thỏa mãn. Nhưng bụi trên sách lời Đức Chúa Trời cứ ngày một dày lên, đã lâu rồi ngươi chưa đọc nó, những lời cầu nguyện của ngươi với Đức Chúa Trời đã ngắn hơn. Chỗ nhóm họp đã được dời sang địa điểm khác, và ngươi không chắc hiện tại nhóm họp đang ở đâu. Thậm chí ngươi cũng không còn thỉnh thoảng đến hội thánh báo trình diện nữa. Nói xem, như thế là gần lại hay xa dần việc được cứu rỗi? (Thưa, xa dần.) Chất lượng sống càng ngày càng tốt hơn, xác thịt được nuôi dưỡng càng ngày càng béo tốt, thì con người càng ngày càng chú trọng hơn. Trước đây, suốt tám hay mười năm, ngươi chẳng đi khám định kỳ một lần, thế mà giờ khi đã giàu có, cứ nửa năm, ngươi khám định kỳ một lần để xem có bị huyết áp cao, đường huyết cao hay cholesterol cao không. Ngươi bảo: “Người ta phải chăm sóc cho cơ thể mình. Như câu nói ‘Có cái gì chứ đừng có bệnh. Thiếu cái gì chứ đừng thiếu tiền’”. Không phải tư tưởng và quan điểm của ngươi đã thay đổi rồi sao? Giờ đã giàu có và không còn là dân thường nữa, ngươi cảm thấy mình có giá trị, thấy thân phận ngươi cao quý, và ngươi trân quý xác thịt của mình hơn nữa. Thái độ của ngươi đối với cuộc sống cũng thay đổi. Trước đây ngươi không thèm đi khám định kỳ, nghĩ rằng: “Dân nghèo như mình đâu cần lo về chuyện đó. Tại sao phải đi khám định kỳ chứ? Có mắc bệnh nặng, mình cũng đâu có tiền chữa trị. Mình cứ chịu đựng thôi, không chịu nổi thì chắc thân xác già cỗi này cứ chết thôi. Có gì quan trọng đâu.” Nhưng giờ lại khác. Ngươi nói: “Con người sống thì không nên để mình có bệnh. Nếu bị bệnh, ai sẽ tiêu tiền mình kiếm ra đây? Mình sẽ không thể hưởng thụ cuộc sống nữa. Cuộc đời ngắn ngủi lắm!” Khác hẳn, phải không nào? Thái độ của ngươi với tiền bạc, với cuộc sống và xác thịt, với sự hưởng thụ, đều đã thay đổi. Tương tự như vậy, thái độ của ngươi đối với việc tin Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật, và được cứu rỗi, cũng đã ngày càng lạnh nhạt.

Một khi người ta bước đi trên con đường không thấy hài lòng với việc có ăn có mặc, thì họ sẽ mưu cầu chất lượng sống cao hơn, mưu cầu sự hưởng thụ tốt hơn. Đây là tín hiệu nguy hiểm, đây là đang rơi vào cám dỗ, và sẽ gây rắc rối, đây là điềm gở. Một khi người ta hưởng thụ và nếm trải sự giàu sang, họ sẽ bắt đầu lo lắng đến một ngày hết tiền và phải gặp cảnh khốn khó. Vì vậy họ đặc biệt trân quý những ngày tháng có tiền lúc này, trân quý địa vị và giá trị con người của người giàu có. Ngươi thường nghe người ngoại đạo nói rằng: “Từ đắng cay sang ngọt bùi thì dễ, từ ngọt bùi sang đắng cay lại khó”. Câu này nghĩa là nếu ngươi không có gì, thì có yêu cầu ngươi buông bỏ cũng chẳng sao cả, ngươi có thể buông bỏ ngay lập tức, bởi vì ngươi đâu có thứ gì đáng giá để lưu luyến. Những thứ tiền tài và vật chất này không trở thành chướng ngại vật với ngươi, và ngươi dễ dàng buông bỏ chúng. Nhưng một khi ngươi có được những thứ này rồi, thì buông bỏ chúng là việc rất vất vả, khó hơn cả lên trời. Nếu ngươi là một kẻ khố rách áo ôm, thì đến lúc cần rời khỏi nhà và thực hiện bổn phận, ngươi có thể đi ngay. Nhưng nếu ngươi là đại gia giàu có, những gì ngươi phải suy nghĩ nhiều hơn rồi, và người nói: “Ôi trời, nhà tôi đáng giá hai triệu tệ, xe tôi đáng giá năm trăm ngàn tệ. Rồi còn có bất động sản, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, tín quỹ, khoản đầu tư, nhiều thứ khác, tất cộng lại trị giá mười triệu tệ. Nếu phải lên đường, làm sao tôi đem tất cả chúng theo được?” Không dễ để ngươi buông bỏ những tài sản vật chất này. Ngươi nghĩ: “Nếu mình từ bỏ những thứ này, rời khỏi ngôi nhà này và gia đình hiện tại, liệu nơi mình sẽ ở có điều kiện tương tự không? Mình có thể chịu nổi cảnh sống trong nhà vách đất hay nhà tranh không? Mình có chịu nổi mùi hôi của chuồng bò không? Hiện giờ, ngày nào mình cũng tắm nước nóng. Đến một nơi mà cả năm không thể tắm nước nóng được một lần, liệu mình có chịu nổi không?” Ngươi suy nghĩ ngày càng nhiều, và không thể chịu nổi. Lúc có tiền, ngươi lôi ra một xấp tiền để mua sắm, muốn mua gì thì mua nấy không hề do dự, ngươi đặc biệt phung phí và không bao giờ phải đắn đo chuyện tiền bạc. Nhưng nếu phải từ bỏ tất cả những thứ này, thì sau này lúc mua đồ kinh tế lại không dư dả, không đào ra tiền mua thì phải làm sao. Nếu muốn ăn một bát mì nóng, ngươi sẽ phải tính toán xem quán nào rẻ nhất và tính xem số tiền ngươi có đủ cho ngươi ăn mấy bữa. Ngươi sẽ phải thắt chặt chi tiêu, sống cuộc sống của một người nghèo. Ngươi có chịu nổi cảnh đó không? Trước đây, nếu có bộ áo quần giặt hai lần và bị mất dáng, mặc nó ra ngoài sẽ khiến ngươi thấy mất mặt, thì ngươi sẽ vứt nó đi mà mua bộ mới. Giờ ngươi giặt đi giặt lại cái áo thun để mặc, thậm chí cổ áo bị sờn, ngươi cũng không nỡ vứt đi. Ngươi khâu lại và mặc tiếp. Ngươi có chịu nổi cảnh đó không? Hễ đi đâu, người ta cũng thấy ngươi là một kẻ khố rách áo ôm, không muốn tiếp xúc với ngươi. Khi ngươi đi mua sắm và hỏi giá, chẳng ai thèm để ý đến ngươi. Ngươi có chịu nổi cảnh đó không? Trong lòng không dễ chịu, phải không nào? Nhưng nếu ngươi không có tiền tài vật chất này, thì ngươi sẽ không cần buông bỏ chúng, sẽ không cần phải đối diện với thách thức này. Ngươi sẽ dễ dàng từ bỏ mọi thứ và mưu cầu lẽ thật hơn. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã nói với con người từ rất sớm rằng nên hài lòng với việc có ăn có mặc. Bất kể ngươi làm nghề nghiệp gì, đừng xem nó là sự nghiệp, cũng đừng xem nó là bàn đạp hay phương tiện để mình thăng quan tiến chức, phát tài và sống thoải mái. Bất kể ngươi làm công việc hay nghề nghiệp nào, ngươi hãy chỉ xem nó như phương tiện để duy trì sinh kế là được rồi. Nếu nó có thể duy trì sinh kế cho ngươi, thì ngươi nên biết dừng lại đúng lúc và đừng mưu cầu sự giàu sang nữa. Nếu kiếm hai ngàn tệ mỗi tháng là đủ để cho ngươi ăn ba bữa mỗi ngày và có ăn có mặc, thì ngươi nên dừng lại ở đó và đừng cố mở rộng phạm vi công việc của mình nữa. Nếu có những nhu cầu đặc biệt, thì ngươi có thể tạm thời làm thêm giờ hoặc làm một công việc bán thời gian nào đó để duy trì sinh kế, như thế cũng được. Yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là thế này: Bất kể ngươi làm nghề nghiệp gì, dù liên quan đến tri thức, nghiệp vụ kỹ thuật hay nó đòi hỏi lao động chân tay, chỉ cần nó hợp pháp và hợp lý, chỉ cần nó nằm trong phạm vi năng lực của ngươi và có thể duy trì sinh kế của ngươi, thì thế là đủ. Đừng biến nghề nghiệp mình đang làm thành bàn đạp để ngươi hiện thực hóa những lý tưởng và dục vọng của mình nhằm thỏa mãn cuộc sống xác thịt của ngươi, để rồi khiến mình rơi vào cám dỗ, nguy hiểm, hoặc tự đưa mình vào con đường không lối về. Nếu kiếm hai ngàn tệ mỗi tháng là đủ để duy trì cuộc sống của ngươi hoặc gia đình ngươi, thì ngươi nên giữ công việc đó và dùng thời gian còn lại để thực hành đức tin vào Đức Chúa Trời, tham dự nhóm họp, thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật. Đây là sứ mạng của ngươi, là giá trị và ý nghĩa cuộc sống của một người tin Đức Chúa Trời. Và ngươi làm bất kỳ nghề nghiệp nào cũng chỉ để duy trì cuộc sống xác thịt của nhân tính bình thường mà thôi. Đức Chúa Trời sẽ không đòi hỏi ngươi phải thăng quan tiến chức, nên người xuất chúng, hay có danh tiếng trong ngành. Nếu nghề nghiệp của ngươi liên quan đến nghiên cứu khoa học, thì nó sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sinh lực của ngươi, nhưng nguyên tắc thực hành vẫn không thay đổi – hài lòng với việc có ăn có mặc. Nếu nghề nghiệp của ngươi cho ngươi cơ hội thăng tiến và thu nhập đáng kể dựa trên năng lực của mình, và mức thu nhập đáng kể này vượt quá phạm vi hài lòng với việc ăn có mặc, vậy ngươi nên lựa chọn làm gì? (Thưa, từ chối.) Nguyên tắc mà ngươi phải tuân theo chính là điều mà Đức Chúa Trời đã khuyên bảo – hài lòng với việc có ăn có mặc. Bất kể ngươi làm nghề nghiệp gì, nếu nó vượt quá phạm vi hài lòng với việc có ăn có mặc, thì chắc chắn ngươi phải dốc thêm sinh lực, thời gian và sự đánh đổi vượt quá phạm vi hài lòng với việc có ăn có mặc để kiếm được thu nhập tăng thêm đó. Chẳng hạn như, có lẽ hiện giờ ngươi là nhân viên quèn, thu nhập vừa đủ để có ăn có mặc, nhưng vì ngươi đã thể hiện tốt trong công việc, nên cấp trên muốn thăng chức cho ngươi làm giám đốc hoặc làm quản lý cấp cao gì đó, với mức lương gấp mấy lần hiện tại. Thu nhập này khi không mà có sao? Khi thu nhập tăng lên, thì sức lao động ngươi phải đầu tư cũng tăng lên tương ứng. Việc đầu tư sức lao động không cần đến sinh lực và thời gian sao? Cũng có thể nói rằng số tiền ngươi kiếm được là nhờ ngươi đánh đổi một phần lớn sinh lực và thời gian của mình mới có được. Để kiếm thêm tiền, ngươi phải đầu tư nhiều thời gian và sinh lực hơn. Khi ngươi kiếm thêm tiền, thì một phần lớn thời gian và sinh lực của ngươi bị chiếm dụng, đồng thời thời gian mà ngươi dành cho việc tin Đức Chúa Trời, tham dự nhóm họp, thực hiện bổn phận và mưu cầu lẽ thật sẽ ít đi tương ứng. Đây là sự thật hiển nhiên. Khi sinh lực và thời gian của ngươi được dành cho việc tích lũy của cải, thì ngươi bỏ lỡ những thu hoạch của đức tin vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không ân đãi ngươi, nhà Ngài cũng sẽ không bù cho ngươi chỉ vì được thăng chức và dành một phần lớn thời gian, sức lực cho nó, khiến ngươi không còn thời gian để thực hiện bổn phận hay tham dự nhóm họp trong nhà Đức Chúa Trời. Đây có phải chuyện xảy ra không? (Thưa, không phải.) Nhà Đức Chúa Trời sẽ không dạy bù cho ngươi hoặc biệt đãi ngươi, Đức Chúa Trời cũng sẽ không ân đãi ngươi vì thế. Nói tóm lại, nếu muốn có thu hoạch cho đức tin của ngươi vào Đức Chúa Trời, nếu muốn đạt được lẽ thật, thì chuyện này tùy thuộc vào nỗ lực để đảm bảo thời gian và sinh lực của ngươi. Đây là vấn đề lựa chọn. Đức Chúa Trời không cấm ngươi duy trì cuộc sống bình thường. Thu nhập của ngươi đủ để ấm no, đủ để duy trì cho sự sống còn của thể xác và các hoạt động của sự sống, đủ để hỗ trợ cho ngươi tiếp tục tồn tại. Nhưng ngươi không thấy hài lòng, luôn muốn kiếm thêm. Rồi số tiền này chiếm mất sinh lực và thời gian của ngươi. Sinh lực và thời gian của ngươi bị chiếm mất cho thứ gì? Cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của xác thịt. Trong khi ngươi cải thiện chất lượng cuộc sống của xác thịt, những điều ngươi đạt được từ việc tin Đức Chúa Trời bị ít đi và thời gian thực hiện bổn phận của ngươi cũng không còn, bị chiếm mất. Điều gì chiếm mất nó? Chính là sự mưu cầu cuộc sống xác thịt tốt và sự hưởng thụ xác thịt. Làm vậy có đáng không? (Thưa, không.) Nếu giỏi cân nhắc thiệt hơn, ngươi sẽ biết là nó không đáng. Ngươi đạt được sự hưởng thụ xác thịt, ăn ngon hơn và ham muốn ăn uống được thỏa mãn, mặc đẹp hơn, phong cách và thoải mái hơn. Ngươi có thêm vài món đồ được thiết kế riêng, vài món đồ xa xỉ, nhưng công việc của ngươi mệt mỏi, khó khăn hơn, chiếm hết thời gian và sinh lực của ngươi. Ngươi tin Đức Chúa Trời, mà chẳng có thời gian để tham gia các nhóm họp hoặc nghe các bài giảng, càng không có thời gian để suy ngẫm lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Có nhiều lẽ thật mà ngươi vẫn không hiểu, không thể nhận thức, nhưng ngươi không có thời gian và sinh lực để suy ngẫm và tìm kiếm. Cuộc sống xác thịt của ngươi cải thiện, nhưng sự sống tinh thần của ngươi lại không phát triển, nhiều mặt bị sa sút. Đây là được hay mất? (Thưa, là mất.) Đây là mất mát quá lớn! Ngươi bắt buộc phải cân nhắc thiệt hơn! Nếu là người thông minh thật sự yêu lẽ thật thì ngươi phải cân nhắc thiệt hơn và xem điều gì đáng giá và ý nghĩa nhất để ngươi đạt được. Nếu được thăng tiến và có cơ hội kiếm thêm tiền, khiến xác thịt trải qua cuộc sống tốt hơn, trải qua những ngày tháng tốt hơn, ngươi nên chọn gì? Nếu ngươi sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và có quyết tâm mưu cầu lẽ thật, thì ngươi nên bỏ qua những cơ hội như thế. Ví dụ như, có người ở công ty ngươi bảo rằng: “Anh đã làm công việc này mười năm rồi. Hầu hết mọi người vào công ty ba đến năm năm là được tăng lương và thăng chức. Thế mà đãi ngộ của anh vẫn như cũ. Tại sao anh không thể hiện cho tốt? Tại sao anh không cải thiện thành tích làm việc? Nhìn cô kia đi, cô ấy làm ở đây ba năm mà giờ đã đi xe mui trần và đổi sang nhà rộng hơn. Cô ấy đổi căn hộ một phòng khách một phòng ngủ sang căn hộ hai phòng khách ba phòng ngủ. Hồi mới đến đây, cô ấy chỉ là một sinh viên nghèo. Giờ cô ấy là phú bà, từ đầu đến chân toàn là hàng hiệu, vào khách sạn sang trọng, sống ở biệt thự, lái xe sang.” Khi thấy cô ấy sung túc đến thế nào, liệu ngươi có ngứa ngáy trong lòng không? Ngươi không thấy khó chịu sao? Ngươi có thể chịu được những cám dỗ như vậy không? Ngươi vẫn sẽ giữ vững ý định ban đầu của mình chứ? Ngươi sẽ giữ vững nguyên tắc chứ? Nếu ngươi thật sự yêu lẽ thật, sẵn lòng mưu cầu lẽ thật, và tin rằng có được thu hoạch trong lẽ thật mới là điều quan trọng nhất và giá trị nhất đời người, tin rằng ngươi đã chọn điều quan trọng nhất và giá trị nhất trong đời, như thế thì ngươi sẽ không hối tiếc và không bị dao động bởi những thứ như thăng chức. Ngươi sẽ kiên vững, nói rằng: “Hài lòng với việc có ăn có mặc, dù mình làm nghề nghiệp gì, cũng là để ấm no, để xác thịt mình tiếp tục sống, chứ không phải vì sự hưởng thụ xác thịt, càng không phải để thăng quan tiến chức. Mình không mưu cầu chuyện thăng chức, hay lương bổng cao, mình sẽ tận dụng cuộc đời có hạn này để mưu cầu lẽ thật.” Nếu có quyết tâm này, ngươi sẽ không dao động, trong lòng ngươi không thấy ngứa ngáy, khi thấy những người khác được thăng chức, tăng lương, đeo nữ trang vàng bạc, mặc áo quần hàng hiệu, hưởng thụ chất lượng cuộc sống tốt hơn mình, nở mày nở mặt hơn mình, ngươi sẽ không cảm thấy ngưỡng mộ. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Tuy nhiên, nếu không yêu lẽ thật và không mưu cầu lẽ thật, thì ngươi sẽ không thể kiềm chế bản thân, và ngươi sẽ không kiên trì được quá lâu. Trong những trường hợp như thế và trong hoàn cảnh như thế, nếu người ta không có lẽ thật như sự sống, không có quyết tâm và không có cái nhìn thấu suốt thật sự, thì họ sẽ thường xuyên dao động, thường xuyên yếu đuối. Sau khi kiên trì một thời gian, họ sẽ thấy tiêu cực, nghĩ rằng: “Khi nào những ngày này mới đến hồi kết? Nếu ngày của Đức Chúa Trời không đến, mình sẽ làm người hầu trong công ty đến bao giờ? Người khác kiếm nhiều tiền hơn mình. Tại sao mình chỉ có thể duy trì no ấm cơ bản? Đức Chúa Trời đâu có bảo mình kiếm thêm tiền.” Ai ngăn ngươi kiếm thêm tiền chứ? Nếu ngươi có năng lực, ngươi có thể kiếm thêm tiền. Nếu ngươi chọn kiếm thêm tiền, cuộc sống giàu có, cuộc sống hưởng thụ xa hoa, không sao cả, đâu có ai cản ngươi. Nhưng ngươi cần phải chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Cuối cùng, nếu ngươi không đạt được lẽ thật, nếu lời Đức Chúa Trời không trở thành sự sống trong ngươi, thì người hối hận chỉ có ngươi thôi. Ngươi cần phải chịu trách nhiệm về hành động và lựa chọn của mình. Không ai có thể trả giá hay chịu trách nhiệm thay cho ngươi. Vì ngươi chọn tin Đức Chúa Trời, đi con đường được cứu rỗi và mưu cầu lẽ thật, nên ngươi đừng hối hận. Vì ngươi đã chọn như thế, nên đừng xem nó như là quy tắc hay điều răn để tuân thủ, mà phải hiểu được rằng sự kiên trì và lựa chọn của ngươi có ý nghĩa và giá trị. Cuối cùng, điều ngươi đạt được là lẽ thật và sự sống, chứ không chỉ là một loại quy tắc. Nếu sự kiên trì và lựa chọn của ngươi khiến ngươi cảm thấy đặc biệt khó xử, khó chịu, hoặc không thể đối mặt với những người quanh ngươi, thì đừng tiếp tục kiên trì nữa. Tại sao phải làm khó mình? Dù lòng ngươi nghĩ gì, dù ngươi muốn gì, mưu cầu điều gì, chẳng ai ngăn cản ngươi cả. Bây giờ, chúng ta thông công như thế chỉ là để cho ngươi một nguyên tắc mà thôi. Trên thế giới, mọi ngành nghề mà người ta làm đều gắn liền với danh, lợi và sự hưởng thụ xác thịt. Người ta kiếm thêm tiền không phải để đạt được một con số nhất định, mà là để cải thiện sự hưởng thụ vật chất của họ bằng cách kiếm thêm tiền, và còn để trở thành người giàu có được mọi người biết đến. Như thế, họ sẽ có danh lợi và địa vị, tất cả những thứ vượt quá phạm vi có ăn có mặc. Vì sự hưởng thụ xác thịt, người ta chấp nhận trả bất kỳ giá nào, mà hết thảy chúng đều không có ý nghĩa, tất cả đều là hư không, là mộng ảo. Cuối cùng, họ chẳng đạt được gì cả. Hiện tại, có lẽ các ngươi ăn bánh bao và thấy ngon, nhưng sau đó ngẫm nghĩ kỹ, ngươi thấy mình chẳng đạt được gì. Nếu ngày nào cũng ăn bánh bao, có lẽ ngươi sẽ thấy ngán, không ăn nữa và đổi sang ăn thứ khác, như bánh ngô, cơm hay bánh áp chảo. Ngươi điều chỉnh bản thân như vậy thì thể xác ngươi sẽ khỏe mạnh hơn. Nếu ngươi ăn cá thịt mỗi ngày, thì ngược lại thể xác ngươi sẽ không khỏe mạnh, phải không?

Hài lòng với việc có ăn có mặc, con đường có đúng đắn hay không? (Thưa, đúng đắn.) Tại sao đúng đắn? Giá trị của việc con người sống một đời có phải chỉ vì chuyện ăn mặc không? (Thưa, không.) Nếu giá trị của việc sống một đời không chỉ là vì chuyện có ăn có mặc hay sự hưởng thụ xác thịt, thì nghề nghiệp mà người đó làm chỉ nên đạt đến mức độ hài lòng với việc có ăn có mặc thôi; chứ không nên vượt quá phạm vi này. Mục đích của việc có ăn có mặc là gì? Để đảm bảo thể xác có thể sinh tồn một cách bình thường. Mục đích của sự sinh tồn là gì? Không phải để hưởng thụ xác thịt, không phải để hưởng thụ quá trình sống, càng không phải để hưởng thụ tất cả những thứ mà con người trải nghiệm trong đời. Những điều này đều không quan trọng. Vậy thì điều gì là quan trọng nhất? Việc giá trị nhất mà một người nên làm là gì? (Thưa, họ nên đi con đường tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, rồi thực hiện bổn phận của họ.) Dù ngươi là loại người nào thì cũng chỉ là một loài thọ tạo. Loài thọ tạo thì nên làm việc mình phải làm, như thế mới có giá trị. Vậy thì việc có giá trị mà loài thọ tạo nên làm là gì? Mỗi loài thọ tạo có một sứ mạng được Đấng Tạo Hóa giao phó, sứ mạng mà họ phải hoàn thành. Đức Chúa Trời đã quy định vận mệnh một đời của mỗi người. Dù vận mệnh một đời của họ là gì thì đó đều là việc họ nên làm. Nếu ngươi làm tốt thì khi ngươi đứng trước Đức Chúa Trời để báo cáo công việc đã làm, Đức Chúa Trời sẽ cho ngươi một đáp án khiến ngươi vừa ý. Ngài sẽ phán rằng ngươi đã sống một cuộc sống có giá trị và có thu hoạch, rằng ngươi đã biến lời Đức Chúa Trời thành sự sống của ngươi, và ngươi là một loài thọ tạo hợp cách. Tuy nhiên, nếu cuộc đời của ngươi chỉ là để sống, phấn đấu, và trả giá vì ăn mặc hưởng lạc, thì cuối cùng khi ngươi đứng trước Đức Chúa Trời, Ngài sẽ hỏi: “Đời này ngươi đã thực hiện được bao nhiêu nhiệm vụ và sứ mạng mà ta giao phó?” Ngươi tính toán thử và phát hiện ra sinh lực và thời gian cả đời ngươi đều dành cho chuyện ăn mặc và vui chơi. Có vẻ ngươi tin Đức Chúa Trời mà chẳng làm gì nhiều, chưa thực hiện bổn phận, chưa kiên trì đến cùng, và chưa thực hiện được sự tận tâm của mình. Đối với chuyện mưu cầu lẽ thật, dù có chút sẵn lòng mưu cầu, nhưng ngươi cũng chưa trả cái giá nào, và chưa thu hoạch được gì. Về phần kiểm nghiệm cuối cùng, lời của Đức Chúa Trời chưa trở thành sự sống của ngươi, và ngươi vẫn là lão Sa-tan như cũ. Cách nhìn nhận sự việc và cách hành động của ngươi đều dựa vào quan niệm, tưởng tượng của con người, và tâm tính bại hoại của Sa-tan. Ngươi vẫn hoàn toàn đối nghịch với Đức Chúa Trời, và không có chỗ nào nhất trí với Ngài. Trong trường hợp đó, người như ngươi sẽ bị loại bỏ và Đức Chúa Trời sẽ không muốn ngươi nữa. Từ đây trở đi, ngươi sẽ không còn là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Đó quả là một điều đáng tiếc! Vì vậy, bất kể ngươi làm nghề nghiệp gì, miễn là hợp pháp, thì nó đã được Đức Chúa Trời an bài và tiền định. Nhưng như thế không có nghĩa Đức Chúa Trời ủng hộ hay khích lệ ngươi kiếm nhiều tiền hoặc thăng quan tiến chức trong sự nghiệp của mình. Đức Chúa Trời không tán thành ngươi làm như vậy, và Ngài cũng không bao giờ yêu cầu ngươi làm như vậy. Hơn nữa Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ dùng nghề nghiệp ngươi dấn thân vào để đẩy ngươi ra thế giới, giao ngươi cho Sa-tan hay để cho ngươi tùy ý mưu cầu danh lợi. Thay vào đó, thông qua nghề nghiệp ngươi dấn thân vào, Đức Chúa Trời để cho ngươi giải quyết nhu cầu no ấm – thế thôi. Thêm vào đó, trong lời Đức Chúa Trời phán, Ngài đã nói cho ngươi biết bổn phận của ngươi là gì, sứ mạng của ngươi là gì, ngươi nên mưu cầu những gì và sống thể hiện ra điều gì. Đây là những giá trị mà ngươi nên sống thể hiện ra và là con đường mà ngươi nên đi suốt cuộc đời. Khi Đức Chúa Trời phán xong và ngươi đã hiểu lời Ngài, thì ngươi nên làm gì? Nếu làm việc ba ngày một tuần là đủ để đáp ứng nhu cầu no ấm của ngươi nhưng mấy ngày còn lại ngươi vẫn muốn tăng ca, thì ngươi không thể thực hiện bổn phận. Khi bổn phận yêu cầu sự hợp tác của ngươi thì ngươi lại nói: “Tôi đang làm việc, tôi đang ở cơ quan,” và khi có người cố gắng liên hệ với ngươi thì ngươi luôn bảo là không có thời gian. Vậy khi nào ngươi mới có thời gian? Chỉ sau 8 giờ tối, khi ngươi bơ phờ, mệt mỏi và kiệt sức, thì ngươi có muốn cũng chẳng còn sức. Ngươi làm việc sáu ngày một tuần, và cứ hễ ai đó gọi điện liên hệ với ngươi là ngươi nói không có thời gian. Chỉ vào Chủ Nhật ngươi mới có thời gian, nhưng ngươi còn phải dành thời gian bên gia đình và con cái, làm việc nhà, nạp lại năng lượng và thư giãn một lúc. Có người thậm chí còn đi du lịch, dành thời gian cho những hoạt động nhàn rỗi, đi tiêu tiền và mua sắm linh tinh. Có người còn phải kết thân với đồng nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt với lãnh đạo và cấp trên. Đây là kiểu đức tin gì vậy? Đây hoàn toàn là một kẻ chẳng tin; ngươi mang danh tin Đức Chúa Trời để làm gì? Đừng nói ngươi tin Đức Chúa Trời; ngươi chẳng có mối quan hệ nào với những người tin Đức Chúa Trời cả. Ngươi không thuộc về hội thánh; cùng lắm thì ngươi chỉ là một giáo hữu. Nhà Đức Chúa Trời cần người xử lý những sự vụ bên ngoài, và có thể ngươi đồng ý giúp đỡ, nhưng chỉ là do ngươi không thể từ chối. Ngươi có thể đảm nhận được chức vụ đó không hay khi nào đảm nhận cũng chẳng thể biết được. Và khi ngươi đảm nhận chức vụ rồi, cũng chẳng lấy gì đảm bảo ngươi sẽ dành toàn thời gian, toàn tâm, toàn lực cho nó, những điều này đều là ẩn số. Ai mà biết lỡ như ngươi quá bận rộn với công việc, hoặc đi công tác và biến mất không thấy tăm hơi nửa tháng hay một tháng thì sao – đâu ai liên hệ được với ngươi. Đây không còn là đức tin đích thực mà chỉ đơn thuần là hình thức. Đối với những người như thế này thì nên tịch thu sách lời Đức Chúa Trời và thanh trừ họ rồi nói với họ rằng: “Nếu ngươi không thể buông bỏ công việc, không có thời gian nhóm họp, và không thể thực hiện bổn phận, nhà Đức Chúa Trời sẽ không ép ngươi. Hãy cáo biệt từ đây. Chỉ khi ngươi có thể hài lòng với việc có ăn có mặc, từ bỏ những yêu cầu cho một cuộc sống chất lượng cao, và có thể sắp xếp thêm thời gian để thực hiện bổn phận thì chúng ta sẽ chính thức tiếp nhận ngươi và coi ngươi như một người của hội thánh. Nếu ngươi không làm được như vậy mà chỉ báo cáo, giúp đỡ, và xây dựng mối quan hệ hời hợt với các anh chị em trong thời gian rảnh, thì đó không được coi là thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, và chắc chắn không đủ tiêu chuẩn để gọi là chính thức tin Đức Chúa Trời.” Chúng ta gọi những người này là gì? (Thưa, là giáo hữu.) Giáo hữu, bằng hữu tốt của hội thánh. “Hễ ai không nghịch cùng ta là thuộc về ta” (Mác-cô 9:40). Vì vậy loại người này được coi là giáo hữu. Gọi ai đó là giáo hữu ngụ ý rằng họ vẫn đang trong giai đoạn quan sát, họ vẫn chưa chính thức là người tin Đức Chúa Trời, họ chưa được tính là thành viên của hội thánh, cũng chưa được coi là người thực hiện bổn phận; cùng lắm thì họ vẫn phải được quan sát, vì vẫn chưa rõ họ có thể thực hiện bổn phận hay không. Tuy nhiên có một số người, hoàn cảnh hay điều kiện gia đình không cho phép, phải làm việc mấy ngày một tuần để giải quyết sinh kế và nuôi nấng con cái. Chúng ta sẽ không cưỡng cầu họ. Nếu họ có thể thực hiện bổn phận trong thời gian rảnh rỗi, thì có thể coi họ là thành viên của nhà Đức Chúa Trời, chính thức tin Đức Chúa Trời, vì họ đã đạt được điều kiện cơ bản là hài lòng với việc có ăn có mặc. Họ có những khó khăn khách quan, và nếu ngươi ngăn cản họ làm việc thì cả gia đình họ sẽ không có ai nuôi, họ sẽ phải nhịn đói. Nếu ngươi không cho họ làm việc, ai sẽ nuôi gia đình họ? Ngươi có nuôi họ không? Vì vậy, các lãnh đạo hội thánh, những người phụ trách và bất cứ ai có quan hệ với họ, không có tư cách để yêu cầu họ nghỉ việc và không lo lắng về gia đình. Không nên làm như vậy. Như thế là làm khó người khác; phải cho họ con đường sống. Người ta đâu sống trong chân không, họ đâu phải những cái máy. Họ cần tồn tại, duy trì sinh kế. Như đã giảng trước đây, nếu ngươi có con cái, có gia đình, thì với tư cách là trụ cột hay là thành viên của gia đình, ngươi nên có trách nhiệm nuôi gia đình mình. Nguyên tắc để hoàn thành trách nhiệm này là đạt được no ấm, đó là nguyên tắc. Một số người vốn có điều kiện như vậy và họ chẳng thể làm gì được với chuyện đó. Sau khi thực hiện trách nhiệm với gia đình, họ điều chỉnh thời gian của mình để thực hiện bổn phận. Nhà Đức Chúa Trời cho phép và chấp nhận chuyện này; không thể làm khó người khác. Đây có phải nguyên tắc không? (Thưa, phải.) Không ai có tư cách yêu cầu những người mới vừa tin Đức Chúa Trời và chưa có căn cơ phải nghỉ việc, buông bỏ gia đình, ly hôn, bỏ bê con cái, hay từ mặt cha mẹ. Những điều này là không cần thiết. Lời Đức Chúa Trời chỉ yêu cầu người ta phải tuân thủ nguyên tắc lẽ thật, và những nguyên tắc này bao hàm nhiều tình huống và điều kiện khác nhau. Dựa trên những tình huống và điều kiện khác nhau này, phải đưa ra được những yêu cầu và đánh giá theo những nguyên tắc lẽ thật; chỉ có như vậy mới chuẩn xác. Vì vậy trong vấn đề sự nghiệp, quan trọng là hài lòng với việc có ăn có mặc. Nếu ngươi chưa rõ điểm này thì có thể ngươi sẽ đánh mất bổn phận và hủy hoại cơ hội được cứu rỗi của ngươi.

Thời kỳ sau rốt là thời kỳ đặc biệt. Một mặt, công tác sự vụ của hội thánh rất bận rộn và phức tạp; mặt khác, đối mặt với thời điểm mà Phúc Âm của vương quốc Đức Chúa Trời đang được mở rộng, cần thêm nhiều người để cống hiến thời gian và sinh lực, đóng góp những nỗ lực và thực hiện bổn phận của họ để đáp ứng những nhu cầu của các hạng mục công tác khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời. Vì vậy, bất kể ngươi làm nghề nghiệp gì, nếu nằm ngoài chuyện đạt được nhu cầu sống cơ bản, ngươi có thể cống hiến thời gian và sinh lực để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời, hợp tác trong các hạng mục công tác khác nhau, thì trong mắt Đức Chúa Trời, việc này không chỉ là đáng ao ước mà còn đặc biệt quý giá. Nó xứng đáng được Đức Chúa Trời ghi nhớ, và dĩ nhiên cũng xứng đáng để con người trả giá và dâng mình nhiều như vậy. Đó là vì dù ngươi chỉ hi sinh sự hưởng thụ xác thịt, nhưng thứ ngươi nhận được lại là sự sống vô giá của lời Đức Chúa Trời, một sự sống đời đời, một bảo vật vô giá mà không thể đổi bằng bất cứ thứ gì trên thế giới, bằng tiền hay bất kỳ thứ gì khác. Và bảo vật vô giá này là thứ mà ngươi đạt được thông qua việc đầu tư thời gian và sinh lực, thông qua những nỗ lực và mưu cầu của ngươi: Đây là đặc ân và là may mắn, đúng không? Lời Đức Chúa Trời và lẽ thật trở thành sự sống của con người: Đây là bảo vật vô giá mà con người đánh đổi mọi thứ mình có. Vậy nên, trên cơ sở nghề nghiệp của ngươi cho phép ngươi có ăn có mặc, nếu ngươi còn có thể trả giá, đồng thời đầu tư thời gian và sinh lực vào việc mưu cầu lẽ thật – nếu ngươi chọn con đường này – thì đây là một việc tốt đáng mừng. Ngươi không nên cảm thấy chán nản hay mờ mịt về nó; ngươi nên chắc chắn rằng mình đã lựa chọn đúng. Có thể ngươi sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng chức, tăng lương và một thu nhập cao hơn, bỏ lỡ cơ hội sống hưởng thụ xác thịt hay hưởng thụ giàu sang, nhưng bù lại ngươi đã nắm lấy cơ hội được cứu rỗi. Việc ngươi đã bỏ qua hoặc buông bỏ được những điều đó có nghĩa rằng sự lựa chọn của ngươi đã đem đến cho việc được cứu rỗi của ngươi hy vọng và sức sống. Ngươi chưa đánh mất gì cả. Ngược lại, nếu sau khi có ăn có mặc, ngươi sử dụng thêm thời gian và sinh lực để kiếm thêm nhiều tiền, đạt được những sự hưởng thụ vật chất, và xác thịt của ngươi được thỏa mãn, thì ngươi đã hủy hoại hy vọng được cứu rỗi của chính mình, thế thì đây rõ ràng không phải điều tốt cho ngươi. Ngươi nên tức giận và lo lắng về chuyện này; ngươi nên điều chỉnh công việc hoặc thái độ của ngươi về cuộc sống và những yêu cầu liên quan đến chất lượng cuộc sống xác thịt; ngươi nên từ bỏ những dục vọng, tính toán, kế hoạch cho cuộc sống xác thịt mà không phù hợp với thực tế. Ngươi nên cầu nguyện Đức Chúa Trời, đến trước Ngài và quyết tâm thực hiện bổn phận, dồn toàn bộ tâm trí và thể xác vào những công tác khác nhau trong nhà Đức Chúa Trời, nỗ lực để trong tương lai, vào ngày công tác của Đức Chúa Trời kết thúc, khi Đức Chúa Trời kiểm tra công trình của mỗi người, và kiểm tra vóc giạc của mọi hạng người, ngươi sẽ là một phần trong số họ. Khi công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời hoàn thành, khi Phúc Âm của vương quốc Đức Chúa Trời đã được mở rộng khắp vũ trụ, khi cảnh tượng vui mừng này xuất hiện, thì ở đó có sự vất vả, sự đầu tư và trả giá của ngươi. Khi Đức Chúa Trời nhận lấy vinh quang, khi công tác của Ngài được mở rộng khắp vũ trụ, khi mọi người đang ăn mừng công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời hoàn thành, lúc giây phút vui sướng ấy xuất hiện, ngươi sẽ là người có liên quan đến sự vui sướng ấy. Ngươi sẽ là một người cùng chia sẻ sự vui sướng ấy, chứ không phải người sẽ khóc lóc và nghiến răng, sẽ đấm ngực và đấm lưng trong khi những người khác đang hoan hô và nhảy cẫng lên vì vui sướng, không phải là người phải nhận sự trừng phạt nghiêm khắc, người sẽ bị Đức Chúa Trời khinh ghét và đào thải hoàn toàn. Đương nhiên càng tốt hơn nữa nếu khi công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời hoàn thành mà ngươi có lời Đức Chúa Trời làm sự sống. Ngươi sẽ là người được cứu rỗi, không còn phản nghịch Đức Chúa Trời, không còn vi phạm nguyên tắc, mà là người nhất trí với Đức Chúa Trời. Đồng thời, ngươi sẽ vui mừng vì những thứ ban đầu ngươi đã từ bỏ: lương cao, những hưởng thụ xác thịt, đãi ngộ vật chất tốt đẹp, một môi trường sống ưu việt, sự coi trọng, đề bạt và thăng tiến mà lãnh đạo đem đến cho ngươi. Ngươi sẽ không hối hận những chuyện như không từ bỏ cơ hội được đề bạt, không mưu cầu cơ hội để được tăng lương và làm giàu, hay cơ hội để theo đuổi phong cách sống sang trọng. Nói tóm lại, những yêu cầu và tiêu chuẩn cho nghề nghiệp của con người, cũng là nguyên tắc thực hành mà họ nên tuân thủ, đều tóm gọn trong câu nói này: “Hài lòng với việc có ăn có mặc.” Mưu cầu lẽ thật để đạt được sự sống là những gì con người nên giữ vững. Họ không nên từ bỏ lẽ thật và con đường đúng đắn chỉ để thỏa mãn những dục vọng và sự hưởng thụ xác thịt. Đây chính là nguyên tắc thứ hai mà con người nên tuân thủ về phương diện sự nghiệp.

Hôm nay chúng ta đã thông công hai nguyên tắc về chủ đề buông bỏ sự nghiệp. Ngươi đã hiểu hai nguyên tắc này chưa? (Thưa, đã hiểu.) Nguyên tắc thì đã rõ, bước tiếp theo là dựa vào những nguyên tắc này để đánh giá xem bản thân nên thực hành thế nào. Cuối cùng, những ai giữ vững những nguyên tắc này là những người đi theo con đường của Đức Chúa Trời, còn những ai không giữ vững những nguyên tắc này là những người đang xa rời con đường của Đức Chúa Trời. Đơn giản thế thôi. Nếu ngươi có thể giữ vững những nguyên tắc này, ngươi sẽ đạt được lẽ thật; nếu ngươi không giữ vững những nguyên tắc này, ngươi sẽ mất lẽ thật. Đạt được lẽ thật thì sẽ có hy vọng được cứu rỗi; không đạt được lẽ thật sẽ dẫn đến mất hy vọng được cứu rỗi – chỉ thế thôi. Được rồi, mối thông công hôm nay kết thúc ở đây. Tạm biệt!

Ngày 10 tháng 6 năm 2023

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (19)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (21)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger