Cách mưu cầu lẽ thật (8)

Lần trước, chúng ta đã thông công về mục chính đầu tiên trong cách mưu cầu lẽ thật, đó là buông bỏ. Về buông bỏ, chúng ta đã thông công về khía cạnh thực hành đầu tiên, đó là buông bỏ những cảm xúc tiêu cực khác nhau. Mục đích của chúng ta khi thông công và mổ xẻ những cảm xúc tiêu cực khác nhau của con người chủ yếu là để giải quyết những tư tưởng, quan điểm sai lầm, lệch lạc ẩn tàng dưới những cảm xúc tiêu cực đó. Phải vậy không? (Thưa, phải.) Nghĩa là bằng cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực trong lòng người, chúng ta hướng tới giải quyết những tư tưởng, quan điểm tiêu cực về những con người, sự việc và sự vật khác nhau nằm sâu trong nội tâm của con người. Tất nhiên, cũng có nghĩa là thông qua vạch trần và mổ xẻ những cảm xúc tiêu cực khác nhau mà đem lại cho con người những tư tưởng, quan điểm và sự hiểu biết đúng đắn, từ đó đạt đến giải quyết được những cảm xúc tiêu cực này. Điều này là để mọi người khi gặp phải bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống thường nhật hay trên con đường nhân sinh thì sẽ không bị những tư tưởng, quan điểm sai lầm, lệch lạc quấy nhiễu, trói buộc, mà thay vào đó đối diện với mỗi ngày, với những con người, sự việc và sự vật xảy đến với họ trong mỗi ngày bằng những tư tưởng, quan điểm tích cực, đúng đắn và phù hợp với lẽ thật. Từ đó, khi gặp phải những con người, sự việc và sự vật trong đời thực, họ sẽ không dùng sự nóng nảy mà đối đãi, thay vào đó sống trong phạm vi lương tâm và lý trí bình thường của con người, có thể đối diện, xử lý mọi chuyện mình gặp phải hoặc trải nghiệm trong cuộc sống hoặc trên con đường nhân sinh một cách có lý tính, bằng những phương thức chuẩn xác và đúng đắn mà Đức Chúa Trời chỉ dạy. Làm như vậy một mặt là để cho con người sống dưới sự dẫn dắt và ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm đúng đắn. Mặt khác là để họ xử lý đúng đắn mọi chuyện dưới sự dẫn dắt và ảnh hưởng của những tư tưởng, quan điểm tích cực này. Tất nhiên, mục đích cuối cùng không phải là để có thể xử lý đúng đắn mọi chuyện, mà là để đạt đến những gì người tin Đức Chúa Trời nên đạt đến. Đó là có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, vâng phục Đức Chúa Trời, vâng phục sự an bài và sắp đặt của Ngài, vâng phục mọi hoàn cảnh Ngài sắp đặt, và tất nhiên là vâng phục vận mệnh của mình mà Ngài tể trị, cũng như sống theo lý tính giữa mọi con người, sự việc và sự vật, trong mọi hoàn cảnh. Tóm lại, dù chúng ta đang thông công và mổ xẻ về những cảm xúc tiêu cực hay những tư tưởng, quan điểm tiêu cực của con người, thì tất cả đều liên quan đến con đường mà loài thọ tạo nên đi, con đường nhân sinh mà Đức Chúa Trời yêu cầu một người bình thường nên đi, và tất nhiên cũng liên quan đến những nguyên tắc mà con người thọ tạo nên có về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và cách hành động. Việc buông bỏ những cảm xúc tiêu cực khác nhau, nhìn bề ngoài có vẻ là giải quyết những cảm xúc tiêu cực của mọi người và giải quyết những tư tưởng, quan điểm tiêu cực, sai lầm ẩn dưới những cảm xúc tiêu cực đó. Nhưng trên thực tế, cũng có thể nói rằng về thực chất, đây là hướng dẫn, cung ứng và giúp đỡ cho con người, hoặc là dạy cho con người cách làm người và cách trở thành một con người chân chính, bình thường, một con người có lý tính, làm theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, được Ngài yêu mến và chấp thuận khi đối mặt với những hoàn cảnh, con người, sự việc và sự vật khác nhau. Nó cũng giống như những khía cạnh khác của các nguyên tắc lẽ thật, ở chỗ tất cả đều liên quan đến cách làm người. Nhìn bề ngoài, chủ đề buông bỏ những cảm xúc tiêu cực khác nhau có vẻ liên quan đến một cảm xúc căn bản tầm thường hoặc một tình trạng mà mọi người đang sống. Nhưng trên thực tế, những cảm xúc này và những tình trạng đơn giản này liên quan đến con đường con người đi và những nguyên tắc làm người của họ. Trong mắt con người, dường như chúng không quan trọng và không đáng đề cập. Tuy nhiên, bởi vì chúng liên quan đến những quan điểm mà mọi người bám giữ và những góc độ, lập trường của họ khi gặp những con người, sự việc và sự vật khác nhau, nên chắc chắn chúng liên quan đến cách làm người của người ta. Cụ thể hơn là chúng liên quan đến cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và cách hành động. Bởi vì chúng liên quan đến cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và cách hành động, nên người ta cần phải luôn kiểm điểm và phản tỉnh về những cảm xúc tiêu cực và những tư tưởng, quan điểm tiêu cực này trong cuộc sống thường ngày của mình. Tất nhiên, trong quá trình phản tỉnh, mỗi khi nhận ra mình có cảm xúc tiêu cực hoặc tư tưởng, quan điểm tiêu cực, sai lầm, người ta cũng cần phải có thể điều chỉnh bản thân kịp thời, có thể kịp thời thay thế những cảm xúc tiêu cực và những tư tưởng, quan điểm sai lầm này bằng những tư tưởng, quan điểm tích cực, đúng đắn, phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Từ đó, họ có thể nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động với căn cứ là lời Đức Chúa Trời và lấy lẽ thật làm tiêu chí. Đó cũng là cách để thay đổi nhân tính người ta cho tương hợp với Đức Chúa Trời, cũng như để đạt được sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Những điều chúng ta đã thông công vừa rồi về cơ bản là những nội dung chính của khía cạnh đầu tiên là “buông bỏ” trong cách mưu cầu lẽ thật. Tất nhiên, trong nhiều cảm xúc khác nhau của con người cũng có những thứ tiêu cực nho nhỏ, cụ thể nhất định, hoặc một số cảm xúc tiêu cực đặc biệt, không hề tiêu biểu nhưng cũng liên quan đến một số tư tưởng, quan điểm tiêu cực, sai lầm. Những cảm xúc tiêu cực hoặc tư tưởng, quan điểm sai lầm này có thể nói là chỉ có tác động rất nhỏ đến người ta, nên chúng ta sẽ không thông công riêng chi tiết hơn về chúng.

Tất cả những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta đã thông công trước đây về cơ bản có thể đại diện cho những vấn đề tồn tại trong cuộc sống thực hoặc con đường nhân sinh của mọi người. Những cảm xúc tiêu cực này liên quan đến những quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và hành động. Những tư tưởng, quan điểm tiêu cực khác nhau này về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và hành động lại liên quan đến những phương hướng và nguyên tắc lớn, cũng như việc mưu cầu lẽ thật của con người. Vì vậy, đây là những thứ con người nên buông bỏ và giải quyết trong tư tưởng, quan điểm của họ. Một số vấn đề đặc biệt còn lại không mang tính tiêu biểu hoặc là mang tính cá nhân hóa hơn – như ăn, mặc, đời sống cá nhân, v.v. – không liên quan đến các nguyên tắc chính về cách nhìn nhận con người, sự việc, cách hành xử và hành động, cũng có thể nói là không liên quan đến việc phân biệt giữa những điều tích cực và tiêu cực. Do đó, chúng không nằm trong phạm vi chủ đề chúng ta đang thông công. Chẳng hạn như khi có người nói rằng: “Tôi thích những thứ màu đen”, thì đó là quyền tự do của ngươi, là thị hiếu và sở thích cá nhân của ngươi. Nó có liên quan đến bất kỳ nguyên tắc nào không? (Thưa, không.) Nó không liên quan đến cách nhìn nhận con người và sự việc, càng không liên quan đến cách hành xử và hành động. Chẳng hạn như có người đeo kính cận nói rằng: “Tôi thích gọng kính viền vàng”. Người khác lại nói: “Viền vàng quá lỗi thời rồi. Tôi thích kính không viền”. Chuyện này có liên quan đến các nguyên tắc về cách nhìn nhận con người, sự việc, cách hành xử và hành động không? (Thưa, không.) Nó không liên quan đến các nguyên tắc về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và hành động. Lại có người nói: “Tôi có cảm xúc tiêu cực về những công việc nội trợ và dọn dẹp trong nhà. Tôi luôn cảm thấy chúng phiền phức và khiến cuộc sống thật mệt mỏi, đến cả ăn cũng thấy phiền nữa. Nấu nướng hết hơn một tiếng đồng hồ, ăn xong lại phải rửa chén bát, xoong nồi, dọn dẹp nhà bếp, mấy việc này cũng làm tôi rất khó chịu”. Lại có người nói: “Cuộc sống thật phiền phức. Mỗi mùa lại phải đổi quần áo. Mùa hè mặc đồ mỏng đến đâu vẫn nóng, mùa đông mặc đồ dày đến đâu vẫn lạnh. Thân xác này thật là một nỗi phiền phức!”. Khi tóc bẩn, họ không muốn gội đầu. Nhưng không gội thì ngứa đầu, trông nhếch nhác, lôi thôi. Không gội thì không được, nhưng khi gội thì họ bực tức, nghĩ bụng: “Không có tóc chẳng phải tốt sao? Lúc nào cũng phải cắt tóc, gội đầu, thật bực bội!”. Đây có phải là những cảm xúc tiêu cực không? (Thưa, phải.) Những cảm xúc tiêu cực này có nên giải quyết không? Chúng có thuộc những cảm xúc tiêu cực khác nhau nên buông bỏ không? (Thưa, không.) Tại sao không? (Thưa, vì đó chỉ là một số thói quen và vấn đề liên quan đến cuộc sống thể xác của con người.) Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, có thể tự xử lý những việc vặt thường ngày này, như giặt giũ, dọn dẹp, vệ sinh. Đàn ông thì tệ hơn chút, thường thấy việc nấu nướng, giặt giũ và làm việc nhà thật phiền phức. Nói đến giặt giũ là họ như đánh vật. Có nên giặt không? Họ cảm thấy không muốn giặt. Có nên không giặt không? Quần áo sẽ quá bẩn, và họ lo mình sẽ bị chê cười, thế là họ chỉ giũ qua qua. Đàn ông và phụ nữ có những cách xử lý và tâm thái hơi khác nhau đối với những việc vặt thường ngày này. Phụ nữ thường tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn, chú ý đến việc vệ sinh và hình thức, trong khi đàn ông có thể tương đối đại khái khi xử lý những việc này. Nhưng cái đó cũng không có gì sai. Chỉ là quá lôi thôi thì không tốt, nhất là khi ngươi đang sống với người khác, ngươi sẽ bộc lộ quá nhiều khuyết điểm và như thế sẽ khiến người khác không ưa. Những khuyết điểm này là những khiếm khuyết trong nhân tính, và cái gì nên khắc phục thì ngươi phải khắc phục, cái gì nên giải quyết thì cũng phải giải quyết. Hãy chịu khó hơn một chút, sắp xếp đồ đạc trong không gian sinh hoạt của ngươi, gấp quần áo, chăn gối gọn gàng, và dọn dẹp, sắp xếp môi trường làm việc của ngươi hai ngày hoặc vài ngày một lần để không làm phiền người khác, như vậy là được rồi. Đơn giản như vậy thôi, có gì mà phải cảm thấy khó khăn, đúng không? (Thưa, đúng.) Về tần suất ngươi nên tắm rửa hoặc thay quần áo thì chỉ cần điều đó không làm ảnh hưởng đến tâm trạng người khác là được, tiêu chuẩn là vậy thôi. Nếu không tắm gội hoặc thay quần áo trong một thời gian dài, ngươi sẽ bắt đầu bốc mùi và không ai muốn gần ngươi, như thế không được. Ngươi nên tắm rửa và làm sao cho mình trông coi được, ít nhất cũng để không làm ảnh hưởng đến tâm trạng người khác. Đừng để họ phải che mũi hoặc che miệng khi nói chuyện với ngươi và cảm thấy ngại ngươi. Nếu người khác đối xử với ngươi như vậy, và ngươi không bận tâm, không quan tâm, thì ngươi có thể tiếp tục sống theo cách đó. Không ai đặt ra đòi hỏi quá mức nào với ngươi, chỉ cần ngươi có thể tiếp nhận là được rồi. Nhưng nếu ngươi cảm thấy xấu hổ thì hãy cố gắng hết sức xử lý môi trường sinh hoạt và việc vệ sinh cá nhân của mình, không để người khác phải phiền là được. Nghĩa là không tạo bất kỳ gánh nặng hoặc áp lực quá mức nào cho cuộc sống của mình, đồng thời để ý đến cảm nhận của người khác. Đừng gây áp lực hoặc áp đặt ảnh hưởng của ngươi lên người khác. Đây là yêu cầu tối thiểu đối với lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường. Nếu thậm chí ngươi còn không có những điều tối thiểu đó, thì làm sao ngươi có thể làm người cho được? Vì thế, về những điều mà người có nhân tính bình thường nên đạt được này, không cần phải nói nhiều, không cần nhà Đức Chúa Trời phải giao cho ngươi sự sắp xếp và mệnh lệnh cụ thể. Ngươi nên có khả năng tự xử lý tốt chúng. Những việc cá nhân mà Ta đề cập ở trên không liên quan đến các nguyên tắc hoặc tiêu chí về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và cách hành động. Do đó, ngươi có thể dựa vào lương tâm và lý trí cơ bản nhất của nhân tính để xử lý chúng. Người có lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường đều có mức độ trí tuệ này. Không cần phải chuyện bé xé ra to, càng không nên coi những việc nhỏ nhặt này là những vấn đề cần phải hiểu hoặc giải quyết thông qua mưu cầu lẽ thật, bởi vì đó là những việc mà bất kỳ ai có nhân tính bình thường đều có thể làm được. Thậm chí một con cún con cũng hiểu thế nào là thể diện, nếu con người mà không hiểu thì không đủ tiêu chuẩn làm người, có phải không? (Thưa, phải.) Ta có nuôi một con chó. Con chó này rất dễ thương, mắt to, miệng rộng và mũi xinh. Có lần nó đánh nhau với chính con chó con của mình vì tranh ăn và bị con chó con cắn vào mũi. Sau chuyện đó, giữa mũi nó có một vết thương nhỏ, làm hỏng ngoại hình của nó. Ta đã nhanh chóng đắp thuốc cho vết thương và nói: “Làm sao bây giờ? Một con chó dễ thương như thế này mà bị sẹo thì trông buồn lắm!”. Ta bảo nó: “Từ giờ trở đi, đừng đi theo chúng ta ra ngoài. Nếu người ta nhìn thấy vết sẹo trên mặt ngươi, họ sẽ nghĩ trông ngươi thật xấu xí”. Nghe Ta nói thế, nó liền sủa một tiếng ra hiệu đồng ý, ngơ ngác nhìn một lúc, mắt tròn xoe. Ta tiếp tục nói: “Ngươi bị thương rồi. Ngươi có vết thương lớn như vậy trên mũi, người ta nhìn thấy có thể cười ngươi. Ngươi cần nghỉ ngơi cho lành lại đã. Không được đi theo chúng ta ra ngoài cho đến khi hoàn toàn bình phục”. Nghe Ta nói xong, nó không kêu gì nữa và cũng không đòi ra ngoài. Ta nghĩ ngay cả con chó cũng hiểu chuyện. Sau một thời gian, vết thương của nó đóng vảy, đã hồi phục khá nhiều, nên Ta đưa nó ra ngoài. Một người chị em nhìn thấy con chó nhỏ và hỏi: “Này, mũi mày bị sao vậy?”. Nghe xong, nó quay đầu chạy không ngoái lại, chạy một mạch đến chỗ xe ô tô, không chịu quay lại. Lúc người chị em mới trò chuyện với nó thì nó rất ngoan, cho nước liền uống, không bỏ chạy. Nhưng ngay khi người chị em hỏi: “Mũi mày bị sao vậy?”, nó liền quay đầu chạy không ngoái lại. Khi chúng ta trở về nhà, Ta hỏi nó: “Mũi ngươi bị thương, tại sao ngươi lại bỏ chạy khi người chị em hỏi thăm về nó? Ngươi xấu hổ à?”. Nó nhìn Ta với vẻ xấu hổ, cứ cúi đầu và cảm thấy quá ngượng, không thể nhìn Ta. Nó rúc vào lòng Ta, để Ta vuốt ve và ôm nó. Ta bảo nó: “Ngươi không được đánh nhau với chó con nữa nhé. Nếu bị thương và lại bị sẹo, ngươi có thể trông khó coi. Mọi người sẽ cười ngươi. Lúc đó ngươi biết giấu mặt vào đâu?”. Thấy chưa, ngay cả một con chó nhỏ năm tuổi còn biết cảm thấy xấu hổ là thế nào. Bởi vì mặt nó bị thương, nó biết trốn mọi người, sợ người ta thấy sẽ cười nó. Nếu một con chó nhỏ có mức độ trí tuệ này, ngươi nói xem, con người có không? (Thưa, có.) Con người phải có, nghĩa là đó phải là cái họ nên có trong phạm vi lý trí của mình. Thể diện là gì? Để gây dựng cho người ta, không để người ta ghét bỏ, ác cảm là gì? Trong lòng ngươi phải có tiêu chuẩn này. Đó là chuyện đơn giản nhất trong cuộc sống thường ngày, và với lương tâm, lý trí của nhân tính bình thường, ngươi có thể xử lý chuẩn xác mọi chuyện mà không cần phải được thông công về những lẽ thật như giải quyết tâm tính bại hoại hay các cảm xúc tiêu cực của con người. Tất nhiên, nếu sống trong nhà riêng của mình, ngươi có thể bừa bộn một chút, tiêu chuẩn không nghiêm ngặt như thế. Nhưng nếu sống cùng các anh chị em, ngươi phải đảm bảo giữ vững được phương diện nhân tính bình thường này. Dù chúng ta không có bất kỳ yêu cầu cụ thể hay tiêu chuẩn nghiêm ngặt nào đối với việc đó, nhưng là một con người bình thường, ngươi phải có ý thức về những chuyện này. Đó là những điều mà người có nhân tính bình thường phải làm được, phải có được. Chúng không liên quan đến những tư tưởng, quan điểm, góc nhìn hoặc lập trường về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và hành động, càng không liên quan đến con đường nhân sinh lớn hơn, hay phương hướng và mục tiêu. Do đó, tốt nhất ngươi nên giải quyết những chuyện này theo yêu cầu của lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, cố gắng không để vì những chuyện này mà bị người khác đàm tiếu hoặc cảm thấy ác cảm là được rồi. Về phần những thói quen sinh hoạt, sở thích cá nhân, sự khác biệt về tính cách, hoặc sự lựa chọn trong những việc không liên quan đến nguyên tắc, thì những điều này không liên quan đến tư tưởng, quan điểm, ngươi được tự do lựa chọn và giữ phong cách riêng của mình, nhà Đức Chúa Trời không can thiệp. Đức Chúa Trời đã cho con người ý chí tự do và lương tâm, lý trí cơ bản, cho phép mỗi người được lựa chọn những hứng thú, sở thích và thói quen sinh hoạt, hoặc lối sống phù hợp với tính cách của mình. Không ai có quyền quản chặt, ràng buộc hoặc chỉ trích ngươi. Về những vấn đề không liên quan đến nguyên tắc lẽ thật hoặc yêu cầu trong lời Đức Chúa Trời, cụ thể là những vấn đề không liên quan đến cách nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động, thì mọi người có quyền tự do lựa chọn lối sống riêng của mình mà không cần bất kỳ ai can thiệp. Nếu lãnh đạo, trưởng nhóm hoặc người phụ trách chỉ trích hoặc can thiệp về những chuyện cá nhân của ngươi, thì ngươi có quyền từ chối. Tóm lại, những chuyện thuộc về nhân tính bình thường này không liên quan gì đến yêu cầu trong lời Đức Chúa Trời hoặc nguyên tắc lẽ thật. Chỉ cần ngươi cảm thấy thoải mái, phù hợp, và không ảnh hưởng hoặc quấy nhiễu người khác là được. Chẳng hạn như nếu ngươi thích mặc đẹp và sạch sẽ, chỉ cần ngươi không ảnh hưởng đến người khác, thì đó không phải là vấn đề. Nhưng nếu đã khuya rồi và đến mười một giờ, người khác cần đi ngủ, mà ngươi vẫn đang giặt giũ hoặc dọn dẹp, thì không được. Nếu ngươi ở nhà riêng và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác, ngươi có thể thức suốt đêm đến bốn, năm giờ sáng nếu muốn, đó là quyền tự do của ngươi. Tuy nhiên, giờ ngươi đang sống cùng các anh chị em, ngươi làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và giờ giấc hàng ngày của họ. Như vậy là không tốt. Làm như vậy là ngươi đang không vận dụng đúng quyền lợi và sự tự do của mình, mà thay vào đó ngươi đang tùy ý, như thế gọi là không có nhân tính. Vì sự tự do của bản thân và để thỏa mãn những sở thích, ý muốn của xác thịt mình, ngươi đã quấy nhiễu đời sống của người khác, thậm chí đánh đổi cả thời gian nghỉ ngơi của họ. Làm như vậy là không phù hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, cần phải thay đổi. Chuyện này liên quan đến nguyên tắc làm người, không phải là có gì sai trong lối sống cá nhân hoặc thói quen sạch sẽ của ngươi, mà là có vấn đề trong nguyên tắc làm người của ngươi. Ngươi không quan tâm đến cảm nhận, tâm trạng hoặc lợi ích của người khác. Ngươi bảo vệ và bảo toàn lợi ích của bản thân trên cơ sở đánh đổi lợi ích của người khác. Cách hành xử này không phải là phương thức hay nguyên tắc làm người mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Do đó, bất kỳ sở thích, hứng thú, lối sống, thói quen sinh hoạt, sự tự do, quyền lợi, v.v. nào của nhân tính bình thường cũng phải luôn nằm trong phạm vi lương tâm và lý trí của người ta để được coi là nhân tính bình thường. Nếu chúng vượt quá phạm vi của lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, thì đó không phải là nhân tính bình thường, phải không? (Thưa, phải.) Trong phạm vi của lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, ngươi hành xử như một con người bình thường. Nếu ngươi vượt quá ranh giới của lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, mà vẫn nhấn mạnh quyền tự do của mình, thì ngươi đang không hành động như một người bình thường; ngươi không phải là người. Đây là điều cần phải thay đổi, cần phải hiểu rõ. Cần phải hiểu rõ điều gì? Cần phải hiểu rõ là những chuyện cá nhân này phải được xử lý trong phạm vi của lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, và đó là nguyên tắc làm người. Hết thảy những thói quen, nhu cầu, cách sống, v.v. của cá nhân ngươi đều là tự do của ngươi, chỉ cần chúng không vượt quá phạm vi của lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường là được. Không có yêu cầu cụ thể nào về những chuyện này.

Trong phần đầu tiên của cách mưu cầu lẽ thật là “sự buông bỏ”, ở khía cạnh buông bỏ những cảm xúc tiêu cực khác nhau, như tự ti, thù hận, phẫn nộ, chán nản, sầu khổ, âu lo, lo lắng và ức chế, v.v., về cơ bản, đó là những vấn đề chính mang tính chất định hướng lớn và liên quan đến các nguyên tắc mà chúng ta cần thông công. Đối với những vấn đề nhỏ, ngoài lề, không liên quan đến nguyên tắc hoặc định hướng, thì lúc nãy chúng ta đã thông công rõ về chúng rồi. Về những vấn đề cá nhân mà ngươi cảm thấy không tình nguyện, không cam tâm, không như ý, v.v., thì chỉ cần chúng không liên quan đến những tư tưởng, quan điểm thực sự và không liên quan đến những nguyên tắc về cách nhìn nhận con người và sự việc hoặc cách hành xử và hành động, thì đó là việc cá nhân của riêng ngươi. Ngươi cần phải điều chỉnh và giải quyết chúng trong phạm vi lương tâm, lý trí của mình. Chẳng hạn như ngươi đói và cảm thấy không thích nấu nướng, nhưng để bụng đói thì không đủ sức làm việc, nhưng khi nấu nướng, ngươi lại cáu kỉnh. Ngươi có thể nghĩ: “Đây có phải là một cảm xúc tiêu cực không?”. Đây không phải là một cảm xúc tiêu cực, mà là sự lười biếng thể xác và ghét nấu nướng của ngươi. Đó là chuyện của xác thịt bại hoại ngươi. Nếu điều kiện kinh tế cho phép, ngươi có thể thuê người giúp nấu nướng. Nếu không có điều kiện tài chính, ngươi buộc phải tự mình giải quyết. Người khác không có nghĩa vụ phải giải quyết những vấn đề sinh hoạt này cho ngươi, đó là chuyện của riêng ngươi. Con người sống thì có những chuyện phiền toái là ăn, mặc, tắm, giặt, chúng vốn gắn liền với cuộc sống sinh tồn của con người. Con người khác với chó mèo. Khi nuôi một con mèo con hoặc chó con, ngươi phải chịu trách nhiệm về đồ ăn, thức uống của nó. Khi nó đói, ngươi cần cho nó ăn. Nhưng với con người thì không thế, con người phải tự mình lo liệu và gánh vác những nhu cầu trong khía cạnh này của cuộc sống. Đó không phải là gánh nặng; học cách xử lý phù hợp những việc này là điều mà người có nhân tính bình thường đều có thể làm được. Chỉ là một số người có thể cảm thấy họ chưa từng làm những việc này, đặc biệt là một số nam giới được cha mẹ hoặc người nhà giúp dọn dẹp, hoặc được nuông chiều đến nỗi họ không bao giờ học cách nấu nướng, giặt giũ hoặc lo liệu mọi việc trong cuộc sống của chính mình. Đây là kết quả của môi trường gia đình. Tuy nhiên, một khi rời khỏi cha mẹ và bắt đầu sống độc lập, chuyện gì họ cũng tự làm được, bao gồm cả giặt giũ và dọn giường. Kỳ thực, đây là những điều mà nhân tính bình thường có thể đạt đến, đối với bất kỳ người trưởng thành nào, đều không phải là việc khó, càng không có gì là quá cao siêu. Chúng đều là vấn đề dễ giải quyết. Nếu ngươi có tiêu chuẩn cao hơn một chút đối với chất lượng cuộc sống của mình, thì ngươi có thể làm tốt hơn một chút. Nếu ngươi có kỳ vọng thấp hơn hoặc ít khắt khe hơn đối với chất lượng cuộc sống của mình, thì ngươi có thể xuềnh xoàng một chút. Đây đều là những chuyện không liên quan đến nguyên tắc.

Về chủ đề chính đầu tiên trong cách mưu cầu lẽ thật – buông bỏ những cảm xúc tiêu cực khác nhau – chúng ta sẽ kết thúc mối thông công ở đây, cơ bản là xong rồi. Tiếp theo, trong quá trình mưu cầu lẽ thật, ngoài buông bỏ những cảm xúc tiêu cực, người ta cũng nên buông bỏ những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn cá nhân. Đây là mục chính thứ hai của buông bỏ khi thực hành cách mưu cầu lẽ thật mà chúng ta sẽ thông công ngày hôm nay. Buông bỏ sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người – điều này các ngươi nghe có hiểu không? (Thưa, chúng con hiểu.) Vừa rồi, Ta đề cập đến những đối tượng của việc thực hành “buông bỏ” cụ thể này, và các ngươi cũng đã ghi chú lại. Bây giờ, hãy cùng xem xét chủ đề: khi nói đến buông bỏ sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, các ngươi có thể nghĩ đến những điều gì? (Thưa, con có thể nghĩ đến những lý tưởng của con người mà Đức Chúa Trời đã thông công trước đây, chẳng hạn như những người có sở trường đặc biệt. Có người có khả năng diễn xuất, mong cầu trở thành minh tinh hoặc siêu sao. Lại có những người có khả năng viết lách và một chút tài văn chương, nên họ muốn được thực hiện bổn phận văn tự trong nhà Đức Chúa Trời và trở thành tác giả. Đó là một số lý tưởng nảy sinh trong con người.) Nói tiếp đi, còn gì nữa không? (Thưa, con người mưu cầu nên người xuất chúng, mưu cầu tiền đồ và hy vọng cho bản thân mình, đồng thời mong muốn nhận được phước lành.) Nghĩ thêm một chút, còn gì nữa không? Điểm cần phải nhấn mạnh ở đây phải là gì? Đó là về những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà mọi người nên buông bỏ. Bên cạnh những dục vọng xa xỉ và hy vọng đối với tiền đồ và vận mệnh của mình, thì trong đời thực của con người, trong những hoàn cảnh thiết yếu của cuộc sinh tồn của con người, còn có điều gì khác liên quan đến những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà mọi người nên buông bỏ? Nghĩa là một số chuyện lớn trong đời có thể ảnh hưởng đến việc ngươi tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật là gì? (Thưa, khi người ta đến tuổi kết hôn, họ có thể phải chịu sự kìm kẹp của hôn nhân. Ngoài ra, khi sự nghiệp của người ta xung đột với đức tin vào Đức Chúa Trời, họ có thể chọn mưu cầu sự nghiệp riêng của mình. Đây là hai khía cạnh cũng cần phải buông bỏ.) Nói đúng lắm. Ngươi tin Đức Chúa Trời mấy năm qua đã có được thu hoạch, có được thể nghiệm rồi. Hai khía cạnh lớn này, ngươi đều nói đúng. Một là hôn nhân, một là sự nghiệp, cả hai đều là vấn đề liên quan đến đại sự cả đời trên con đường nhân sinh của con người. Hôn nhân là một đại sự đối với tất cả mọi người, sự nghiệp của người ta cũng vậy, là một đại sự mà không một ai có thể tránh xa và thoát khỏi. Ngoài hai đại sự này, còn gì nữa không? (Thưa, ngoài ra còn có khía cạnh đối đãi với gia đình, cha mẹ và con cái. Khi những chuyện này xung đột với việc tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật, thì người ta khó mà buông bỏ.) Khi tạo dàn ý, các ngươi không nên sử dụng những câu dài như vậy. Trước đó, chúng ta đã đề cập đến hôn nhân và sự nghiệp. Vậy thì nên gọi chủ đề này là gì? (Thưa, là gia đình.) Đúng vậy, gia đình cũng là một mục lớn. Nó có liên quan đến mỗi một người không? (Thưa, có.) Nó liên quan đến mỗi người, và đủ cụ thể, tiêu biểu. Hôn nhân, gia đình và sự nghiệp đều là những chủ đề lớn, đều liên quan đến đề tài chính là sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Có tổng cộng bốn mục chính liên quan đến việc buông bỏ sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Các ngươi đã xác định đúng được ba chủ đề, rất tốt. Có vẻ như cần phải thông công chi tiết về chủ đề này, nó là chủ đề đã có sẵn trong đầu các ngươi và liên quan khá mật thiết đến đời sống hoặc vóc giạc và trải nghiệm của các ngươi. Còn có một chủ đề nữa mà thực ra khá đơn giản. Đó là gì? Đó là hứng thú và sở thích của con người. Chẳng phải chủ đề này đơn giản sao? (Thưa, phải.) Tại sao Ta lại nói là hứng thú và sở thích của con người? Hãy nhìn sâu hơn vào chủ đề để thấy liệu hứng thú và sở thích có liên quan đến sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người mà chúng ta cần thông công không. (Thưa, có.) Hôn nhân có liên quan không? (Thưa, có.) Gia đình có liên quan không? (Thưa, có.) Sự nghiệp có liên quan không? Cũng liên quan. Bốn mục trong nội dung này đều liên quan đến sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Nghĩa là, mỗi khía cạnh đều liên quan đến những tưởng tượng và yêu cầu cụ thể về nó trong thâm tâm con người và những điều người ta mong muốn đạt được về mặt xác thịt và tình cảm của mình. Mỗi mục đều có những thứ cụ thể và những sự mưu cầu cụ thể, cũng như liên quan đến nỗ lực người ta bỏ ra và cái giá họ trả vì chúng. Mỗi mục đều liên quan và ảnh hưởng đến tư tưởng, quan điểm của người ta trong suốt cuộc đời, đồng thời có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu mưu cầu đúng đắn của họ. Tất nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến phương thức và phương pháp người ta nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Nếu Ta nói chung chung, các ngươi có thể thấy không rõ ràng và không thể lý giải. Vì vậy, hãy cùng thông công về từng mục một, xem xét từng mục một, và các ngươi có thể dần dần có được sự hiểu biết rõ ràng về các vấn đề. Một khi chúng trở nên rõ ràng, con người có thể tìm kiếm trong đó những nguyên tắc họ nên thực hành và tuân thủ.

Đầu tiên, hãy cùng xem xét về hứng thú và sở thích. Tất nhiên, hứng thú và sở thích không liên quan đến những việc người ta nhất thời cao hứng muốn làm gì đó, hoặc nhất thời thích thú gì đó, muốn học hỏi gì đó – chúng không liên quan đến những thứ nhất thời. Ở đây, hứng thú và sở thích đề cập đến sự khao khát và mưu cầu thực sự nằm trong thế giới tinh thần và sâu thẳm tâm hồn họ. Thậm chí họ sẽ hành động và lên kế hoạch cho những điều này, hơn thế nữa, còn có những nỗ lực và phấn đấu cụ thể để thỏa mãn hoặc phát triển thêm những hứng thú và sở thích này, hoặc để làm những công việc phù hợp với hứng thú và sở thích của bản thân. Trong bối cảnh này, hứng thú và sở thích ngụ ý rằng người ta đã đặt ra những mục tiêu và lý tưởng, thậm chí đã trả giá, dốc sinh lực hoặc có những hành động cụ thể. Chẳng hạn như vì hứng thú và sở thích của mình, mà họ đã đi học những tri thức liên quan, dành phần lớn cuộc sống thường ngày cho việc học những kiến thức này, và thu được kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự thể nghiệm thực tế về chúng. Ví dụ: một số người có hứng thú và sở thích cụ thể là hội họa, mà hội họa này không chỉ đơn giản là vẽ chân dung hoặc phong cảnh, nó không phải chỉ là hứng thú và sở thích đơn giản như vậy. Họ học nhiều kỹ thuật hội họa khác nhau, như phác họa, vẽ tranh sơn thủy, vẽ chân dung, thậm chí có những người còn học vẽ tranh sơn dầu, thủy mặc. Lý do họ học như vậy không chỉ xuất phát từ hứng thú và sở thích, mà là từ hứng thú và sở thích hội họa, họ đã nảy sinh và thiết lập những lý tưởng, cũng như những mong muốn trong họ. Thậm chí họ còn mong muốn dành trọn sinh lực cả đời để học hội họa, trở thành họa sĩ giỏi và theo nghiệp vẽ. Để theo nghiệp vẽ này đòi hỏi sự dày công chuẩn bị và hoạch định, chẳng hạn như tham gia các trường chuyên ngành để được đào tạo, huấn luyện sâu hơn, học các tri thức hội họa khác nhau, đi vẽ cảnh thật, tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia và danh sư, tham gia các cuộc thi, v.v.. Tất cả những hoạt động này đều xoay quanh những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ. Tất nhiên, hết thảy những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn này đều dựa trên những hứng thú và sở thích của họ. Chính vì có những hứng thú và sở thích này, họ mới có những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của cuộc đời mình. Có người rất đam mê nghiên cứu lịch sử, lịch sử cổ đại và hiện đại, lịch sử trong và ngoài nước, họ đều hứng thú. Khi niềm hứng thú mạnh mẽ hơn, họ bắt đầu thấy mình như một nhân tài trong lĩnh vực này và cảm thấy mình phải mưu cầu một sự nghiệp liên quan đến nó. Thế là họ không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ học vấn của mình. Tất nhiên, trong quá trình này, những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ liên tục được thành hình và định hình. Cuối cùng, họ mong cầu trở thành sử gia. Trước khi trở thành sử gia, phần lớn thời gian và sinh lực của họ xoay quanh hứng thú và sở thích này. Lại có những người đặc biệt hứng thú với kinh tế học, thích làm việc với con số và học hỏi những thứ liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Họ hy vọng một ngày nào đó mình sẽ trở thành một nhân vật nổi bật hoặc thành đạt trong ngành tài chính. Tóm lại, cũng là dựa trên hứng thú và sở thích của mình, mà họ nảy sinh sự mưu cầu cũng như nảy sinh những lý tưởng, mong muốn liên quan đến hứng thú và sở thích đó. Đồng thời, họ cũng đầu tư thời gian, hành động, trả giá và dốc sinh lực để học hỏi, nghiên cứu và nâng cao trình độ học vấn của mình, cũng như có được tri thức toàn diện liên quan đến hứng thú và sở thích của mình. Lại có những người đam mê văn nghệ, chẳng hạn như biểu diễn nghệ thuật, vũ đạo, ca hát hoặc làm đạo diễn. Sau khi hình thành những hứng thú và sở thích như vậy, dưới sự thúc đẩy của những hứng thú và sở thích ấy, những lý tưởng, mong muốn của họ dần dần thành hình và định hình. Khi những lý tưởng và mong muốn của họ dần dần trở thành mục tiêu cuộc đời, họ cũng sẽ dốc sức, lao lực và hành động để mưu cầu những mục tiêu cuộc đời mình. Lại có người thích làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Họ học hỏi những tri thức khác nhau liên quan đến giáo dục, chẳng hạn như tâm lý học và các kiến thức liên quan khác, để mưu cầu một sự nghiệp liên quan đến hứng thú và sở thích của mình. Có người thích thiết kế, kỹ thuật xây dựng, công nghệ, điện tử hoặc nghiên cứu về côn trùng, vi sinh vật, và tập tính sinh hoạt, quy luật sinh tồn, nguồn gốc, v.v. của các loài động vật khác nhau. Lại có người thích công việc truyền thông và mong cầu được tuyển vào các vị trí trong ngành truyền thông như người chủ trì chương trình, người dẫn chương trình, phóng viên, v.v.. Dưới sự thúc đẩy của những hứng thú và sở thích khác nhau, người ta không ngừng học hỏi và đào sâu, dần dần am hiểu. Những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ ngày càng sâu sắc hơn, đồng thời cũng không ngừng thành hình trong lòng họ. Tất nhiên, trong quá trình những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình dần dần thành hình, người ta cũng nỗ lực, dấn bước hướng tới những lý tưởng, mong muốn của mình. Mỗi hành động cụ thể họ thực hiện đều là sự đầu tư sinh lực, thời gian và tuổi trẻ, thậm chí cả tình cảm và tâm tư, sức lực của họ cho những điều ấy.

Bất kể hứng thú và sở thích của người ta thuộc lĩnh vực hoặc ngành nghề nào, bất kể chúng liên quan đến phạm trù nào, thì một khi chúng đã nhen nhóm một sự mưu cầu và xác lập những lý tưởng, mong muốn tương ứng nơi họ, thì mục tiêu và phương hướng cuộc đời của họ cũng sẽ được ấn định. Khi lý tưởng và mong muốn của người ta trở thành mục tiêu cuộc đời, thì con đường tương lai của họ trên thế giới này về cơ bản đã được xác định. Tại sao Ta nói nó đã được xác định? Vấn đề đang được nói đến ở đây là gì? Đó là một khi đã xác định được những lý tưởng, mong muốn xuất phát từ hứng thú và sở thích của mình, ngươi cũng phải nỗ lực và phấn đấu theo hướng đó, thậm chí đến mức phải có một tinh thần và tâm thái kiên định, chết cũng không nao núng, sẵn sàng dốc sinh lực, thời gian và trả giá của cả cuộc đời vì nó. Cuộc đời, vận mệnh, tiền đồ và thậm chí cả đích đến cuối cùng của ngươi sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng, thậm chí bị trói buộc, bởi những mục tiêu cuộc đời mà ngươi đã xác lập. Điểm chính Ta muốn nhấn mạnh ở đây là gì? Một khi người ta đã xác lập những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình dựa trên một hứng thú hoặc sở thích cụ thể, họ tuyệt đối không còn rảnh rỗi, ăn không ngồi rồi nữa. Vì những hứng thú và sở thích cụ thể sẽ nảy sinh những hành động cụ thể. Đồng thời, dưới sự dẫn dắt của những hành động cụ thể này, ngươi sẽ xác lập những lý tưởng và mong muốn của mình. Từ đó trở đi, lòng ngươi sẽ không dao động, và chân ngươi sẽ không đứng yên. Cả đời này, ngươi nhất định sống vì lý tưởng và mong muốn của mình. Ngươi sẽ không bao giờ chỉ đơn giản bằng lòng với việc học được chút kiến thức là xong. Bởi vì ngươi có sở trường ấy và sở hữu tiềm năng, thiên phú ấy, nên chắc chắn ngươi sẽ tìm kiếm một vị trí phù hợp với mình, hoặc sẽ không ngừng dốc sức để lên như diều gặp gió và trở nên một người phi phàm trên thế giới, trong thiên hạ, tuyệt không hối tiếc. Ngươi sẽ mưu cầu lý tưởng, mong muốn của mình với một niềm tin chiến thắng vững chắc, thậm chí sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, đối mặt với bất kỳ khó khăn, nguy hiểm và khổ đau nào để đạt được chúng. Tại sao người ta lại có thể làm được như vậy? Tại sao sau khi hình thành những lý tưởng, mong muốn dựa trên hứng thú và sở thích của mình, người ta lại có thể có những biểu hiện như vậy? (Thưa, họ làm như vậy để thực hiện lý tưởng của mình, để mưu cầu những thứ cao hơn và để nên người xuất chúng. Vì thế, khi gặp bất kỳ khó khăn nào, họ cũng không lùi bước, mà không ngừng mưu cầu những lý tưởng và mong muốn của mình.) Trong con người, có một bản năng. Nếu không bao giờ biết sở trường của mình là gì, hứng thú và sở thích của mình là gì, thì người ta cảm thấy mình không có cảm giác tồn tại, không thể hiện thực hóa giá trị của bản thân và có cảm giác mình không có giá trị. Họ không thể thể hiện được giá trị của mình. Tuy nhiên, một khi người ta phát hiện ra hứng thú và sở thích của mình, họ sẽ biến chúng thành một cầu nối hoặc bàn đạp để hiện thực hóa giá trị của bản thân. Họ sẵn lòng trả giá lớn để mưu cầu đạt được lý tưởng của mình, để sống một cuộc đời có giá trị hơn, để trở thành người hữu dụng, để giữa mọi người họ có thể bộc lộ tài năng, được chú ý, được ngưỡng mộ và công nhận, cũng như trở thành một người phi phàm. Như thế, họ có thể sống một cuộc đời mãn nguyện, có một sự nghiệp thành công trên đời này, và thực hiện được những lý tưởng, mong muốn của mình, từ đó sống một cuộc đời giá trị. Nhìn quanh những đám đông huyên náo ồn ào, không mấy người giống như chính họ, có tài năng bẩm sinh, đã xác lập lý tưởng, mong muốn cao đẹp, cuối cùng đã thực hiện được những lý tưởng, mong muốn đó thông qua nỗ lực không ngừng nghỉ. Họ đã xây dựng một sự nghiệp làm những gì mình yêu thích, có được danh, lợi, uy thế mình muốn đạt được, thể hiện được giá trị của mình và hiện thực hóa được giá trị của bản thân. Đây là sự mưu cầu của con người. Dưới sự thúc đẩy của những hứng thú và sở thích riêng của mình, mỗi người đều có những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn riêng. Tất nhiên, sau khi xác định những sự mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của chính mình, chưa chắc họ có thể thực hiện được những lý tưởng, mong muốn này. Tuy nhiên, một khi người ta đã xác lập lý tưởng và mong muốn của mình, một khi họ đã có những sự mưu cầu này, chắc chắn họ sẽ không cho phép bản thân cứ mãi là người thường. Tục ngữ có câu ai cũng thích khoe tài, họ muốn người khác nghĩ họ không tầm thường. Không ai muốn là người thường cả, không ai nói rằng: “Cả đời này tôi cứ như vậy. Chăn trâu cũng được, làm nông dân cũng được, làm thợ xây bình thường hoặc công nhân vệ sinh cũng được. Thậm chí tôi có thể làm người chuyển phát nhanh hoặc giao đồ ăn”. Không ai có loại lý tưởng đó cả. Giả sử ngươi nói: “Làm một người chuyển phát nhanh hạnh phúc có phải là một loại lý tưởng không?”. Mọi người sẽ trả lời: “Không, đó hoàn toàn không phải là lý tưởng! Trở thành chủ của một công ty chuyển phát nhanh, một ông trùm nổi tiếng thế giới, đó mới là lý tưởng, là mong muốn!”. Không ai cam tâm nguyện ý làm một người bình thường cả. Một khi người ta có dù chỉ một chút hơi hướng của một hứng thú hoặc sở thích, chỉ cần có một phần vạn khả năng trở thành danh nhân trong xã hội hoặc có chút thành tựu, họ cũng sẽ không bỏ cuộc. Họ sẽ dốc mười hai phần khí lực và trả bất kỳ giá nào cho nó, phải vậy không? (Thưa, phải.) Người ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

Tính chất của những lý tưởng, mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích của người ta là gì? Ở đây chúng ta không vạch trần hứng thú và sở thích của người ta, vậy rốt cuộc chúng ta đang vạch trần và mổ xẻ điều gì? Có phải đó chính là những mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích nào đó của người ta không? (Thưa, phải.) Có phải chúng ta đang vạch trần đủ loại hành vi mà người ta làm và những con đường mà người ta đi do mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ không? Có phải chúng ta đang vạch trần thực chất này không? (Thưa, phải.) Vậy những con đường người ta đi vì mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ là gì? Những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của bất kỳ ai dẫn họ đi trên dạng con đường nào? Họ đạt được dạng mục tiêu nào? Trong khi người ta thực hiện những mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình, ngoài việc bỏ sinh lực và thời gian, cũng như chịu đựng thêm đau khổ cùng đủ kiểu lao lực thể chất, mệt nhọc, áp lực và những cái khổ tương tự khác, thì điều quan trọng nhất là họ đi trên con đường nào? Nghĩa là trong khi người ta mưu cầu thực hiện lý tưởng và mong muốn của bản thân, họ phải đi con đường nào để đạt được việc thực hiện những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình? Trước hết, để thực hiện những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của bản thân trên đời này, bước đầu tiên là họ phải học những gì? (Thưa, đủ loại tri thức.) Đúng vậy, họ phải học và trang bị cho mình đủ loại tri thức. Tri thức của họ càng phong phú, toàn diện và uyên thâm, họ sẽ càng tiến gần hơn tới những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình. Tri thức của họ càng toàn diện, phong phú và uyên thâm, họ càng dễ được công nhận là người có kinh nghiệm, và địa vị của họ trong xã hội sẽ càng cao hơn. Đồng thời, tri thức của họ càng phong phú, uyên thâm và toàn diện, thì đồng nghĩa họ sẽ cần bỏ ra nhiều thời gian và sinh lực hơn, đó là nói từ góc độ sinh lực thể xác. Hơn nữa, sau khi có được nền tảng tri thức, người ta sẽ tiến một bước gần hơn tới việc thực hiện những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình. Có đủ tri thức chỉ là bước đầu tiên, là nền tảng căn bản nhất. Sau bước này, người ta sẽ cần phải thâm nhập xã hội, thâm nhập vào giữa mọi người, thâm nhập vào bể thuốc nhuộm mênh mông, hoặc có thể nói là cối xay thịt của ngành có liên quan đến lý tưởng và mong muốn của họ, ganh đua, tranh đấu và cạnh tranh với các thế lực tứ phía, tham gia vào các loại tranh tài, thi đua và hội thảo khác nhau. Đồng thời với việc dốc nhiều sinh lực, người ta cũng cần phải thích nghi với những trường hợp và hoàn cảnh khác nhau để đạt được việc thực hiện những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình. Cùng lúc đó, trong bể thuốc nhuộm mênh mông này, người ta cũng phải dựa vào tri thức của mình, và càng phải dựa vào những gì họ học được giữa mọi người, cũng như những đường lối sinh tồn, triết lý sinh tồn và phép tắc sinh tồn họ đã có, để thích nghi với những người này, với cơ chế xã hội cũng như luật chơi. Thông qua quá trình này, người ta sẽ dần tiến gần hơn tới mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình. Sau khi họ sống sót qua bao cam go, bao trắc trở, thì kết quả cuối cùng là gì? Thắng làm vua, thua làm giặc. Cuối cùng, với kết quả này, họ đạt được mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của cuộc đời mình, thực hiện được mục tiêu của cuộc đời, và có được chỗ đứng vững chắc trong ngành. Lúc đó, thường thì người ta đã đến tuổi trung niên hoặc tuổi già, thậm chí ở giai đoạn cuối đời, mắt mờ, đầu hói, lãng tai, răng rụng. Ở tuổi đó, dù thực hiện được lý tưởng và mong muốn của mình, nhưng người ta cũng đã làm nhiều việc xấu, dốc cả cuộc đời mình vào đó. Cả cuộc đời này, để thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình, họ đã nói nhiều điều trái lòng mình, làm nhiều việc trái đạo đức, trái lương tâm và đi quá giới hạn, thậm chí có nhiều hành động mất hết đạo đức, táng tận lương tâm. Họ đã không ít lần lừa dối người khác và cũng không ít lần bị lừa dối, họ đã đánh bại người khác và cũng bị đánh bại. Họ đủ may mắn để sống sót và có chỗ đứng, cuộc đời họ dường như hoàn mỹ, như thể họ đã hiện thực hóa được giá trị của bản thân và không sống một đời uổng phí. Cả cuộc đời họ phấn đấu vì lý tưởng, mong muốn của mình, và dường như họ đã sống một cuộc đời giá trị, ý nghĩa. Nhưng họ không hề nhìn thấu được con đường làm người mà mình đã đi, họ không có bất kỳ phương châm nào cho cuộc đời mình, và chỉ vì thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình mà cả đời họ phấn đấu, lại còn chiến đấu với nhân loại, với xã hội, thậm chí với chính mình. Họ đã đánh mất lương tri, đánh mất ranh giới và nguyên tắc làm người. Mặc dù lý tưởng và mong muốn của họ đã được thực hiện, và sau bao trắc trở, những mục tiêu cuộc đời họ đặt ra trong từng giai đoạn đã đạt được như ý nguyện, nhưng trong lòng họ không cảm thấy yên ổn hoặc mãn nguyện. Nói trắng ra, những mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà họ đã xác lập vì hứng thú và sở thích của bản thân, cuối cùng đưa họ đến con đường mưu cầu danh lợi. Mặc dù sau khi đạt được những mục tiêu tối hậu của mình, họ có thể cảm thấy rằng họ đã hiện thực hóa được giá trị của bản thân, có cảm giác tồn tại, và đạt được cũng như có được cả danh lẫn lợi, nhưng về tương lai, đích đến của mình, cũng như giá trị tồn tại của con người mà người ta nên thực sự hiểu được, thì họ lại hoàn toàn không biết. Càng về già, họ ngày càng cảm thấy mọi thứ mình từng mưu cầu thật vô cùng mơ hồ và rỗng tuếch. Sự rỗng tuếch và mơ hồ ấy làm dậy lên trong lòng họ những đợt sóng trống rỗng và sợ hãi. Chỉ khi đến tuổi già, họ mới nhận ra rằng những lý tưởng và mong muốn mình mưu cầu chỉ để phục vụ cho mục đích thỏa mãn lòng tham hư vinh và mang lại danh lợi nhất thời, những thứ chỉ là sự an ủi tạm thời. Sự an ủi ấy nhanh chóng biến thành một dạng bất an và sợ hãi. Bởi vì càng về già, người ta càng dễ suy ngẫm về tương lai, điều gì sẽ xảy đến với họ, thậm chí nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra với họ sau khi chết, và khi hết thảy những câu hỏi này vẫn không có đáp án, khi người ta không có bất kỳ tư tưởng hay quan điểm đúng đắn nào về những điều này, họ sẽ bắt đầu cảm thấy sợ hãi và bất an. Sự bất an và sợ hãi này đeo đẳng cho đến lúc họ nhắm mắt xuôi tay, đến tận lúc chết. Niềm vui từ danh lợi nhanh chóng tan biến khỏi lòng người, thậm chí người ta càng ra sức nắm bắt và bám giữ nó, nó càng dễ tan biến, và cảm giác vui mừng này dễ dàng chuyển thành nỗi bất an, sợ hãi. Cho nên, bất kể lý tưởng, mong muốn nào nảy sinh từ những hứng thú và sở thích khác nhau của người ta, cuối cùng chúng cũng dẫn đến con đường mưu cầu danh lợi, và khi mục tiêu cuối cùng đạt được, những gì người ta đạt được cũng chỉ là danh lợi. Danh lợi ấy chỉ mang lại niềm an ủi tạm thời và sự thỏa mãn tạm thời cho lòng tham hư vinh của xác thịt. Khi không hiểu lẽ thật, con người cảm thấy rằng những mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình là thực tế, khiến họ cảm thấy vững vàng, rằng họ càng có thể tìm được chỗ đứng trên đời hơn, càng kiểm soát được phương hướng cuộc đời mình, nắm chắc cuộc đời mình, và quản lý vận mệnh của mình. Tuy nhiên, khi lý tưởng và mong muốn của mình được thực hiện rồi, người ta mới tỉnh ngộ. Nguyên nhân của sự tỉnh ngộ này là gì? Đó là sự nhận ra rằng thứ mà họ đã tiêu tốn sinh lực cả đời lại chính là thứ rỗng tuếch, tay không nắm bắt được, lòng không cảm nhận được. Họ càng cố nắm bắt và bám giữ, nó càng vuột mất, càng cảm thấy mất mát và trống rỗng, và tất nhiên cũng càng sợ hãi, càng hối tiếc. Bởi vì có hứng thú và sở thích, nên người ta hình thành lý tưởng và mong muốn, và những lý tưởng, mong muốn này tạo ra một ảo tưởng khiến người ta tin rằng bản thân có khả năng kiểm soát cuộc đời mình, kiểm soát con đường của cuộc đời, kiểm soát phương thức cũng như mục tiêu sinh tồn của mình. Căn nguyên của ảo tưởng này là vì người ta không mưu cầu lẽ thật, không yêu thích lẽ thật, và đương nhiên có thể nói là do người ta không hiểu lẽ thật. Khi không hiểu lẽ thật, theo bản năng, người ta thường mưu cầu những thứ có thể khiến xác thịt hoặc tinh thần họ cảm thấy thỏa mãn. Bất kể những thứ này có thể xa vời với họ đến đâu, chỉ cần họ cảm thấy mình có thể với tới, có thể nắm giữ, thì họ sẵn sàng trả giá, thậm chí dốc hết sinh lực và thời gian cả đời. Bởi vì không hiểu lẽ thật, nên người ta dễ lầm tưởng những hứng thú và sở thích của mình là nền tảng hoặc một loại tư cách, một loại vốn liếng để mưu cầu mục tiêu của cuộc đời, và vì thế họ sẵn sàng trả bất kỳ giá nào. Ngươi không nhận ra rằng một khi ngươi trả cái giá này, một khi ngươi dấn thân vào con đường này, chắc chắn ngươi sẽ đi trên con đường bị kiểm soát bởi Sa-tan và những trào lưu cũng như luật chơi của thế gian. Đồng thời, chắc chắn ngươi sẽ vô thức đắm chìm trong bể thuốc nhuộm của xã hội, trong cối xay thịt của xã hội. Bất kể nó nhuộm ngươi thành màu gì, bất kể nó xay ngươi thành cái gì, bất kể nó khiến nhân tính ngươi trở nên méo mó đến đâu, ngươi cũng tự an ủi mình rằng: “Để thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình, vì tương lai tươi sáng của mình, mình phải nhẫn nại!”. Ngươi cũng không ngừng tự nhủ: “Mình phải thích nghi với xã hội này, bất kể bị nhuộm thành màu gì, mình cũng phải tiếp nhận và thích nghi với nó”. Trong khi thích nghi với đủ loại hoàn cảnh khác nhau này, ngươi cũng đang thích nghi với những màu sắc khác nhau mình bị nhuộm và không ngừng chấp nhận những phiên bản khác nhau của chính mình với những phong cách khác nhau và nhân cách khác nhau. Như thế, tự lúc nào không hay, người ta ngày càng tê liệt, ngày càng vô liêm sỉ, lương tâm, lý trí của họ ngày càng mất khả năng nắm thế chủ đạo hoặc kiểm soát tư tưởng, dục vọng và sự lựa chọn của họ. Cuối cùng, trong khi mưu cầu những lý tưởng, mong muốn của mình, đại đa số mọi người đều thực hiện được chúng ở những mức độ khác nhau. Tất nhiên, một số ít người, dù có mưu cầu như thế nào, dù có nỗ lực và chịu gian khổ bao nhiêu, vẫn không thể thực hiện được lý tưởng và mong muốn của mình. Bất kể kết quả cuối cùng, loài người thu hoạch được điều gì? Người thành công thì thu được danh lợi, kẻ chưa thành công thì có thể bỏ lỡ danh lợi ấy, nhưng cái họ nhận được cũng giống như người thành công – đó là đủ loại tổn thương và những tư tưởng tiêu cực bị tiêm nhiễm bởi Sa-tan, bởi nhân loại tà ác này, cũng như bởi cơ chế của cả xã hội và các thế lực tà ác của xã hội. Nếu không, tại sao người ta lại thường dùng những cụm từ như: “gừng càng già càng cay”, “cáo già gian ác”, “đa mưu túc trí”, “dày dạn gió sương”, v.v.? Đó là bởi khi mưu cầu lý tưởng và mong muốn của mình, ngươi cũng “học được” rất nhiều thứ trong bể thuốc nhuộm mênh mông này và cối xay thịt này của xã hội. Ngươi “học được” những thứ không tồn tại trong bản năng của xác thịt mình – từ “học được” ở đây phải được để trong ngoặc kép. “Học được” đề cập đến điều gì? Nó có nghĩa là xã hội, Sa-tan và nhân loại tà ác đã truyền cho ngươi đủ loại tư tưởng đi ngược lại lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường, khiến ngươi sống ngày càng không có lương tâm và lý trí, ngày càng vô liêm sỉ, và ngày càng khinh miệt những người bình thường cũng như những người đi theo con đường đúng đắn. Đồng thời, kết quả xấu nhất là gì? Ngươi không chỉ ngày càng xem thường những người có nhân tính bình thường, có lương tâm và lý trí, mà đồng thời ngươi còn ngưỡng mộ và bội phục những hành động hèn hạ của những kẻ bán rẻ lương tâm và đạo đức của mình, ngưỡng mộ với những lợi ích vật chất hoặc kinh tế phong phú mà chúng có được từ những hành động hèn hạ và hành vi xấu xa của mình. Đó chẳng phải là hậu quả sao? (Thưa, phải.) Một hậu quả đáng sợ hơn nữa là khi người ta mưu cầu thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình, thì vẻ mặt họ ngày càng dữ tợn và đáng sợ, lương tâm và lý trí của họ mất dần, và quan điểm đạo đức, quan điểm sinh tồn cũng như hành vi của họ ngày càng tà ác, xấu xa, hèn hạ và bẩn thỉu.

Từ khi người ta hình thành hứng thú và sở thích cho đến khi thực hiện được lý tưởng và mong muốn của mình, thì trong quá trình này, con đường họ đi cùng những hoạt động họ tham gia – nghĩa là toàn bộ tình trạng sống hiện tại của họ – là một tình trạng sống mà có thể nói là nằm trong sự kìm kẹp của xã hội và các trào lưu tà ác. Trên thực tế, đó cũng là quá trình mà trong đó người ta cam tâm tình nguyện tiếp nhận sự thao túng, chà đạp và lợi dụng của Sa-tan trong khi mưu cầu việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình. Tất nhiên, đó cũng là quá trình mà trong đó Sa-tan làm con người bại hoại sâu hơn và cụ thể hơn trong mọi chuyện. Trong mọi tình huống ngươi gặp phải. Sa-tan đều không ngừng tiêm nhiễm vào ngươi tư tưởng rằng để đạt được mục tiêu của mình, ngươi phải không từ thủ đoạn nào, phải từ bỏ những điều tích cực, những điều mà nhân tính bình thường phải giữ vững, chẳng hạn như tôn nghiêm của con người, nhân cách, ranh giới đạo đức, lương tâm và các tiêu chí làm người, v.v.. Nó khiến ngươi dần từ bỏ những điều ấy, đồng thời cũng thách thức lương tâm, lý trí và ranh giới đạo đức của ngươi, cũng như một chút liêm sỉ còn sót lại trong ngươi. Sau khi thách thức xong, nó sẽ khiến ngươi không ngừng thỏa hiệp giữa sự mê hoặc, dẫn dụ, kiểm soát và chà đạp của các trào lưu tà ác. Trong quá trình không ngừng thỏa hiệp, ngươi chọn áp dụng những tư tưởng, quan điểm do Sa-tan tiêm nhiễm về cách nhìn nhận con người và sự việc, cách hành xử và hành động, và ngươi chủ động thực hành những tư tưởng, quan điểm cũng như những phương thức, phương pháp hành xử và hành động do Sa-tan tiêm nhiễm. Ngươi không tình nguyện, không muốn mà vẫn cứ làm tất cả những việc này, nhưng đồng thời, để thực hiện được lý tưởng và mong muốn của mình, ngươi cũng cam tâm tình nguyện và chủ động làm tất cả những việc ấy với một thái độ rất thuận tình. Tóm lại, trong quá trình này, người ta luôn bị động, nhưng nhìn từ góc độ khác, họ cũng chủ động thuận theo sự kiểm soát và làm bại hoại của Sa-tan. Trong khi mưu cầu việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình, con người luôn sống trong bể thuốc nhuộm mênh mông là những trào lưu tà ác của xã hội, sống trong sự kìm kẹp của những trào lưu tà ác này. Tương tự như thế, họ sống trong một tâm tư phức tạp và mâu thuẫn, vừa sẵn lòng vừa không sẵn lòng, sống trong một hoàn cảnh hiện thực vừa phức tạp vừa mâu thuẫn. Trong quá trình này, khi người ta tiến gần hơn tới lý tưởng, mong muốn và mục tiêu cuộc đời mà họ hằng mưu cầu, họ ngày càng không có hình tượng con người, lương tâm họ ngày càng tê liệt, và lý trí họ ngày càng mất đi. Tuy nhiên, trong thâm sâu nội tâm, người ta vẫn tin rằng họ có lý tưởng và mong muốn, thậm chí có một số người còn nói rằng lý tưởng và mong muốn của họ là tín ngưỡng của họ, rằng trong lòng có tín ngưỡng nghĩa là có niềm tin, và người ta sống thì nên có niềm tin. Họ tin rằng bởi vì họ có niềm tin nên họ là con người bình thường, vì thế họ nên tiếp tục mưu cầu theo phương thức sinh tồn và phép tắc sinh tồn trước đây, và rằng chỉ cần làm như thế có kết quả tốt và đưa họ tới gần hơn những lý tưởng và mục tiêu cuộc đời của mình, thì bất kỳ giá nào họ trả vì nó đều xứng đáng, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với mất tất cả. Cho nên, trong tâm thái mâu thuẫn vừa sẵn sàng, vừa không sẵn sàng này, người ta sẽ tiếp tục tiếp nhận sự kiểm soát của Sa-tan, tiếp tục tiếp nhận tư tưởng, sự sắp đặt và lừa phỉnh của Sa-tan. Thậm chí người ta biết rất rõ rằng họ đã bị xã hội và các trào lưu tà ác làm bại hoại, nhưng trong tình huống như vậy, họ vẫn sẽ tiếp tục mưu cầu không ngừng nghỉ để thực hiện lý tưởng và đạt được mục tiêu cuộc đời của mình. Thậm chí có khi họ còn thấy mình may mắn vì có thể không từ thủ đoạn nào, không bao giờ bỏ cuộc và có thể kiên gan cho đến bây giờ. Nhìn vào những biểu hiện của người ta trong quá trình mưu cầu lý tưởng và mong muốn của mình, cũng như những con đường họ đi và đủ kiểu biến đổi của họ, thì con đường mưu cầu thực hiện lý tưởng và mong muốn của người ta là dạng con đường gì? (Thưa, đó là con đường hướng đến sự diệt vong.) Đó là con đường một đi không trở lại, là con đường mà càng đi, người ta sẽ càng rời xa Đức Chúa Trời. Cũng có thể nói rằng đó là con đường diệt vong. Mục tiêu cuộc đời được người ta thiết lập từ những lý tưởng và mong muốn của mình, Sa-tan đang chờ người ta ở đó. Và dọc con đường dẫn tới những mục tiêu cuộc đời ấy, cái song hành và đi theo họ không phải là lẽ thật, không phải là lời Đức Chúa Trời. Vậy thì đó là gì? (Thưa, đó là Sa-tan cùng những trào lưu tà ác và đủ loại triết lý xử thế của nó.) Thứ song hành với họ là Sa-tan, sự kiểm soát, làm bại hoại, lừa phỉnh và dụ dỗ hết lần này đến lần khác của nó. Đây là con đường một đi không trở lại, con đường diệt vong, có phải không? (Thưa, phải.) Bởi vì trong khi người ta mưu cầu lý tưởng và mong muốn của mình, cái họ thực sự mưu cầu không phải là lấy việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình làm mục tiêu, mà là lấy việc mưu cầu những điều ấy làm động lực và cơ sở để đạt được danh và lợi. Đó là thực chất và chân tướng của chuyện này. Con đường này chỉ khiến người ta ngày càng khao khát danh lợi, ngày càng khao khát những trào lưu tà ác của thế gian. Con đường này chỉ khiến người ta ngày càng chìm sâu, chỉ khiến người ta ngày càng sa đọa, ngày càng đánh mất lý tính và lương tâm, rời xa những điều tích cực. Đồng thời, nó khiến người ta ngày càng rời xa cách sống và những mục tiêu sinh tồn thực tế hơn mà người có nhân tính bình thường nên có. Nó chỉ có thể khiến cho những tâm tính bại hoại của người ta ngày càng thâm căn cố đế, chỉ có thể khiến họ ngày càng rời xa sự tể trị và sắp đặt của Đức Chúa Trời. Tất nhiên, nó cũng khiến người ta ngày càng khó phân định giữa điều tích cực và điều tiêu cực. Đây là sự thật. Vậy chúng ta có thể giải quyết những vấn đề này như thế nào? Sau khi đã hiểu thực chất của mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, chúng ta nên thông công về điều gì? Chúng ta nên thông công về cách buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, phải không? (Thưa, phải.)

Vừa rồi chúng ta đang thông công rằng mưu cầu việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của chính mình là con đường một đi không trở lại, là con đường dẫn đến sự diệt vong – vậy người ta có nên từ bỏ lối sống như vậy không? (Thưa, có.) Họ nên buông bỏ và thay đổi phương thức sinh tồn đó, nó không phải là phương thức sinh tồn đúng đắn, cũng không phải là con đường nhân sinh đúng đắn. Vì nó không đúng đắn, người ta nên buông bỏ nó, thay đổi phương thức sinh tồn đó, và dùng phương thức đúng mà sinh tồn và sinh hoạt. Tất nhiên, họ cũng nên dùng phương thức đúng đắn mà đối đãi với hứng thú và sở thích của con người, cũng như đối đãi với những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Tài cán và ân tứ, cùng những hứng thú và sở thích này của người ta cho phép họ tạo lập những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn, đồng thời cũng cho phép họ nảy sinh những mục tiêu để theo đuổi. Những mục tiêu này không đúng đắn và sẽ dẫn người ta đến con đường một đi không trở lại, khiến họ ngày càng xa rời Đức Chúa Trời, và cuối cùng đưa họ đến chỗ diệt vong. Vì chúng không đúng đắn, vậy lối hành động đúng đắn là gì? Đầu tiên, hãy cùng xem xét liệu việc người ta có hứng thú và sở thích có phải là điều đúng đắn không, nghĩa là liệu hứng thú và sở thích của họ có thể được liệt vào phạm trù những điều tiêu cực không? (Thưa, không thể.) Hứng thú và sở thích của người ta tự nó vốn không sai, và tất nhiên càng không thể nói đó là những điều tiêu cực. Không nên lên án hoặc phê phán chúng. Việc người ta có hứng thú, sở thích và sở trường trong những lĩnh vực nhất định là một phần của nhân tính bình thường mà ai cũng có. Có những người thích khiêu vũ, có những người thích ca hát, hội họa, biểu diễn, cơ khí, kinh tế xây dựng, y học, nông nghiệp, hàng hải hoặc một số môn thể thao nào đó. Có những người thích nghiên cứu địa lý, địa chất hoặc hàng không. Và tất nhiên, lại có những người có thể thích nghiên cứu những môn ít người biết đến. Bất kể hứng thú và sở thích của người ta là gì, đó đều là một phần của nhân tính, cũng là một phần cuộc sống của nhân tính bình thường. Không nên chê bai chúng là những điều tiêu cực, cũng không nên phê phán, càng không nên ngăn cấm. Nghĩa là phàm hứng thú và sở thích nào ngươi có thể có đều là chính đáng. Vì phàm hứng thú hoặc sở thích nào cũng đều chính đáng và nên được phép tồn tại, vậy thì nên đối đãi như thế nào với những lý tưởng và mong muốn liên quan đến chúng? Chẳng hạn như có những người thích âm nhạc. Họ nói rằng: “Tôi muốn trở thành nhạc sĩ hoặc nhạc trưởng”, rồi bất chấp tất cả để đi học và trau dồi về âm nhạc, đặt mục tiêu và phương hướng cuộc đời là phải có được vị trí nhạc sĩ. Như vậy có đúng hay không? (Thưa, không đúng.) Nếu ngươi không tin Đức Chúa Trời, nếu ngươi ở trong thế tục và dành cả đời để thực hiện những lý tưởng và mong muốn được tạo lập bởi hứng thú và sở thích của bản thân, thì chúng ta không có gì để nói. Nhưng là một người tin Đức Chúa Trời, nếu ngươi có những hứng thú và sở thích như vậy và muốn dành cả đời, trả giá một đời để thực hiện những lý tưởng và mong muốn được tạo lập bởi hứng thú và sở thích của bản thân, thì con đường này là tốt hay xấu? Nó có đáng được khuyến khích không? (Thưa, nó không đáng được khuyến khích.) Chưa nói vội về việc nó có đáng được khuyến khích hay không, chuyện gì cũng phải được giải quyết nghiêm túc, vậy làm thế nào để xác định liệu việc này là đúng hay sai? Ngươi cần xem xét liệu những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mình đã tạo lập có liên quan gì đến những lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời, cũng như sự cứu rỗi và mong đợi của Ngài dành cho ngươi hay không, có liên quan gì đến tâm ý cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, đến sứ mạng và bổn phận của ngươi hay không, liệu chúng có giúp ngươi hoàn thành sứ mạng và làm tốt bổn phận của mình hiệu quả hơn hay không, hoặc liệu chúng có giúp ngươi có thêm cơ hội được cứu rỗi và thỏa mãn được tâm ý của Đức Chúa Trời hay không. Là một con người thông thường, việc mưu cầu lý tưởng và mong muốn của mình là quyền của ngươi, nhưng khi ngươi thực hiện lý tưởng, mong muốn của bản thân và mưu cầu con đường này, liệu chúng có dẫn ngươi đến con đường đạt được sự cứu rỗi không? Liệu chúng có thể dẫn ngươi đi lên con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác không? Liệu cuối cùng chúng có dẫn ngươi đến kết quả là tuyệt đối quy phục và thờ phượng Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Đó là điều chắc chắn. Vì câu trả lời là không, nên xét từ góc độ của một người tin Đức Chúa Trời mà nói, những lý tưởng và mong muốn được tạo lập bởi hứng thú và sở thích của ngươi, thậm chí bởi sở trường và ân tứ của ngươi, là tích cực hay tiêu cực? Ngươi nên có hay không nên có chúng? (Thưa, chúng tiêu cực; không nên có chúng.) Ngươi không nên có chúng. Vậy tính chất lý tưởng và mong muốn của người ta biến thành cái gì? Chúng biến thành những điều tích cực hay tiêu cực? Chúng biến thành một quyền lợi ngươi nên có hay là thứ ngươi không nên có? (Thưa, chúng biến thành thứ tiêu cực, không nên có.) Chúng biến thành thứ mà ngươi không nên có. Một số người nói: “Vậy nếu con không nên có chúng, thì hẳn ý là Ngài đang tước đoạt quyền lợi của con!”. Không phải là Ta đang tước đoạt quyền lợi của ngươi; Ta đang nói về việc con người nên đi theo kiểu con đường nào và cách mưu cầu lẽ thật. Ta không tước đoạt quyền lợi của ngươi; quyền tự do lựa chọn là của ngươi, ngươi được phép lựa chọn. Nhưng về chuyện tính chất của việc này là gì và nên xác định tính chất của nó như thế nào, thì chúng ta có căn cứ, chứ không nói bừa. Nếu căn cứ trên lời Đức Chúa trời và đứng từ góc độ lẽ thật mà nói, thì lý tưởng và mong muốn của người ta không phải là những điều tích cực. Tất nhiên, nói chính xác hơn, là một người tin Đức Chúa Trời mà ngươi mong muốn mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi, mong muốn mưu cầu lẽ thật và đạt đến kính sợ Đức Chúa Trời, lánh khỏi điều ác và quy phục Đức Chúa Trời, thì ngươi không nên có những lý tưởng và mong muốn giống người đời. Nói cách khác, nếu muốn mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi, ngươi phải buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của riêng mình. Nói khác đi, nếu muốn mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi, thì ngươi không nên mưu cầu những lý tưởng và mong muốn của riêng mình, càng không nên thông qua việc mưu cầu những lý tưởng, mong muốn này để đạt mục đích thu hoạch danh lợi. Có thể nói như vậy được không? (Thưa, được.) Bây giờ, tất cả đã rõ ràng. Là người tin Đức Chúa Trời, vì ngươi sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và mong muốn đạt được sự cứu rỗi, cho nên ngươi phải buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình, ngươi phải từ bỏ con đường này, nghĩa là con đường mưu cầu danh lợi, và buông bỏ những lý tưởng, mong muốn này. Ngươi không nên chọn mục tiêu cuộc đời là thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình, mà thay vào đó, mục tiêu phải là mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi.

Một số người hỏi: “Vì con không thể thực hiện những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình, và con đã buông bỏ tất cả chúng, vậy con nên làm gì với những hứng thú và sở thích của mình?”. Đó là việc của ngươi. Mặc dù ngươi có thể có những hứng thú và sở thích, chỉ cần chúng không làm nhiễu loạn việc mưu cầu bình thường của ngươi, không ảnh hưởng việc thực hiện bổn phận và hoàn thành sứ mạng của ngươi, không liên quan đến những mục tiêu cuộc đời của ngươi hoặc con đường ngươi đang đi, thì ngươi có thể giữ những hứng thú và sở thích đó. Tất nhiên, cũng có thể hiểu như thế này: vì những hứng thú và sở thích đó là một phần của nhân tính ngươi, nên cũng có thể nói rằng chúng là do Đức Chúa Trời ban cho ngươi. Tất cả mọi khía cạnh, như tướng mạo, gia đình, xuất thân và hoàn cảnh sống của người ta đều đã được Đức Chúa Trời tiền định. Do đó, chúng ta không thể phủ nhận rằng những hứng thú và sở thích ngươi có cũng là do Đức Chúa Trời ban cho. Không thể phủ nhận sự thật này, chắc chắn là vậy. Chẳng hạn như có người giỏi ngôn ngữ, có người giỏi hội họa, âm nhạc, phân biệt âm thanh, phân biệt màu sắc, v.v.. Bất kể đó là sở trường hay là hứng thú và sở thích của ngươi, thì có thể nói rằng đó đều là một phần của nhân tính. Tại sao Đức Chúa Trời lại ban cho con người một số hứng thú và sở thích nhất định? Đó là để làm cho cuộc sống nhân tính của ngươi phong phú và nhiều màu sắc hơn một chút, để cuộc sống của ngươi có thể được đi kèm với những yếu tố giải trí và thư giãn nhất định mà không ảnh hưởng đến việc ngươi đi con đường nhân sinh đúng đắn, giúp cuộc sống của ngươi bớt khô khan, nhàm chán và đơn điệu. Chẳng hạn như khi đến giờ hát thánh ca trong buổi nhóm họp, ai có khả năng chơi nhạc cụ thì có thể đệm đàn bằng piano hoặc ghi-ta. Nếu không ai biết đệm nhạc, mọi người sẽ không có niềm vui thích này. Nếu có người đệm nhạc, sẽ nghe hay hơn nhiều so với hát chay, và mọi người sẽ vui thích. Đồng thời, nó giúp mở mang tầm mắt, làm phong phú thêm trải nghiệm, cuộc sống có thêm nhiều điều, mọi người cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn, và tâm trạng họ trở nên vui vẻ hơn. Điều đó hữu ích cho cả nhân tính bình thường của họ lẫn con đường họ đi trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Chẳng hạn như nếu ngươi thích hội họa, khi cuộc sống đối với các anh chị em trở nên đơn điệu, ngươi có thể vẽ tranh hài, chế lại một số biểu cảm và sắc mặt tiêu cực của một số người, cũng như những phát ngôn tiêu cực, vẽ thành những bức tranh biếm họa dí dỏm, hài hước, sau đó tổng hợp thành một cuốn sách nho nhỏ và chia sẻ với mọi người, bao gồm cả những người tiêu cực đó. Khi xem sách họ nói: “Ôi trời, vẽ tôi đấy à?”, họ sẽ cười khúc khích, cảm thấy vui vẻ, và không còn tiêu cực nữa. Như thế chẳng tốt sao? Việc này không tốn quá nhiều công sức, nhưng lại giúp mọi người thoát ra khỏi sự tiêu cực của mình khá dễ dàng. Trong thời gian rảnh rỗi, có thể vẽ tranh, chơi nhạc cụ, thảo luận về nghệ thuật, hoặc tìm hiểu về diễn xuất và diễn nhiều kiểu nhân vật khác nhau, bao gồm những kiểu người tiêu cực khác nhau, những kiểu người kiêu ngạo khác nhau, và những biểu hiện khác nhau của kẻ địch lại Đấng Christ chuyên quyền độc đoán, v.v. những việc này có thể giúp mọi người nâng cao khả năng phân định và mở mang kiến thức. Đó chẳng phải là chuyện tốt sao? Những hứng thú và sở thích này sao lại không hữu dụng được? Chúng có ích cho mọi người. Tuy nhiên, nếu ngươi nảy sinh những lý tưởng và mong muốn từ hứng thú và sở thích của mình, và chúng có tác dụng đẩy ngươi vào con đường một đi không trở lại, thì chúng không tốt cho ngươi. Nhưng nếu ngươi vận dụng những hứng thú và sở thích của mình vào cuộc sống theo cách làm cho nhân tính của mình có thêm kiến thức, giúp cuộc sống của mình thêm phong phú và nhiều màu sắc, cũng như giúp bản thân mình dí dỏm hơn, vui vẻ hơn, sống chất lượng, tự do và giải phóng hơn, thì những hứng thú và sở thích của ngươi sẽ có tác dụng tích cực, giúp ích cho mọi người và mang tính xây dựng cho ngươi, mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận và hoàn thành sứ mạng của ngươi. Tất nhiên, ở mức độ nào đó, chúng sẽ trợ giúp ngươi thực hiện bổn phận. Khi tâm trạng ngươi không tốt hoặc lúc ngươi chán nản, thì hát một bài hát, chơi một nhạc cụ hoặc chơi một bài nhạc có tiết tấu, sôi nổi, có thể giúp cải thiện tâm trạng ngươi, cho phép ngươi đến trước Đức Chúa Trời mà cầu nguyện. Ngươi sẽ không còn tiêu cực, không còn oán trách hoặc muốn từ bỏ nữa. Đồng thời, ngươi sẽ nhận ra những điểm yếu và khiếm khuyết của mình, nhận ra rằng mình quá mong manh và không thể chịu được sự tôi luyện hay đả kích. Chơi nhạc cụ sẽ giúp ngươi cải thiện tâm trạng; đó gọi là biết cách sống. Chẳng phải những hứng thú và sở thích này có tác dụng tích cực sao? (Thưa, phải.) Hứng thú và sở thích có thể được xem như công cụ mà khi sử dụng đúng cách có thể giúp thay đổi tâm trạng ngươi, cho ngươi sống một cuộc sống bình thường hơn và có lý tính hơn. Trong chừng mực nào đó, chúng có thể đẩy nhanh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho ngươi bước vào thực tế lẽ thật và cung cấp công cụ phụ trợ giúp ngươi thực hiện bổn phận. Tất nhiên, một số người có nhân tính xấu và ác; họ luôn đầy dã tâm và có tâm tính của kẻ địch lại Đấng Christ, hoặc họ chính là kẻ địch lại Đấng Christ. Những người này mà có hứng thú và sở thích thì rắc rối, vì họ có thể sử dụng chúng làm vốn liếng và tự cho mình siêu phàm, từ đó chắc chắn nuôi dưỡng thêm sự hung hăng, phách lối của họ khi hành ác. Do đó, bản thân hứng thú và sở thích vốn không phải là những điều xấu hoặc tiêu cực. Người tốt, người bình thường sử dụng chúng cho những điều tích cực, còn kẻ xấu xa, kẻ ác và kẻ tiêu cực sử dụng chúng để làm những việc xấu, việc ác. Vì thế, hứng thú và sở thích có thể khiến ngươi tốt hơn, cũng có thể khiến ngươi xấu hơn, chẳng phải sao? (Thưa, phải.) Hãy cùng trở lại chủ đề cách buông bỏ mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Sau khi hiểu thực chất của hứng thú và sở thích, con người không nên nhìn nhận hứng thú và sở thích của ai đó qua lăng kính màu nữa, càng không nên bài xích những người có bất kỳ hứng thú hoặc sở thích nào. Hứng thú và sở thích là một phần của nhân tính bình thường, và mọi người nên đối đãi chúng một cách đúng đắn. Trừ khi hứng thú và sở thích của ngươi bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người hoặc gây khó chịu cho người khác, hoặc nếu ngươi vì giữ hứng thú và sở thích mà làm ảnh hưởng hoặc quấy nhiễu người khác, thì như vậy là không nên. Trừ cái đó ra thì hứng thú và sở thích của ngươi là chính đáng, và hy vọng mọi người có thể đối đãi chúng một cách đúng đắn, sử dụng và phát huy chúng hợp lý. Tất nhiên, cách tốt nhất và đúng đắn nhất để sử dụng và phát huy chúng là làm sao để hứng thú và sở thích của ngươi được phát huy tốt nhất và tối đa nhất trong công việc ngươi làm và bổn phận ngươi thực hiện, không để nó bị lãng phí. Có những người nói: “Những hứng thú và sở thích của con có thể có tác dụng to lớn trong việc giúp con thực hiện bổn phận, nhưng con cảm thấy tri thức của mình trong lĩnh vực này hiện vẫn còn thiếu và chưa đủ phong phú. Con muốn trau dồi thêm và học hỏi sâu hơn, hệ thống hơn về những tri thức liên quan đến lĩnh vực này, sau đó mới vận dụng vào bổn phận của mình. Làm như vậy có được không?”. Được, ngươi có thể làm như vậy. Nhà Đức Chúa Trời nhiều lần khuyến khích các ngươi không ngừng học hỏi. Tri thức là công cụ, và nếu nó không chứa đựng bất kỳ điều gì xói mòn hoặc xâm thực tư tưởng ngươi, thì ngươi có thể học tập và đào sâu hiểu biết về nó. Ngươi có thể sử dụng nó như một công cụ tốt và tích cực và để thực hiện bổn phận của mình, cho phép nó có hiệu lực và phát huy tác dụng. Như thế chẳng tốt sao? Như thế chẳng phải là một cách làm thích hợp sao? (Thưa, phải.) Tất nhiên, cách thực hành này cũng là một cách đúng đắn để đối đãi với hứng thú và sở thích của ngươi, cũng như là một cách đúng đắn để buông bỏ mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Ngươi đang sử dụng và phát huy hứng thú và sở thích của mình một cách đúng đắn, chứ không phải dùng chúng để đạt mục tiêu cá nhân hay để đạt mưu cầu việc thỏa mãn những dã tâm và dục vọng cá nhân. Vì thế, đó là việc chính đáng, là một cách thực hành chuẩn xác, và tất nhiên cũng là một cách thực hành đúng đắn, tích cực. Hơn nữa, nó còn phục vụ con đường cụ thể về cách buông bỏ mưu cầu, lý tưởng và mong muốn.

Chúng ta đã làm rõ vấn đề cách đối đãi đúng đắn với hứng thú và sở thích; vậy buông bỏ thực sự đề cập đến điều gì? Không phải chúng ta đang phê phán hoặc lên án hứng thú và sở thích, mà đang mổ xẻ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà người ta tạo lập dựa trên nền tảng và vốn liếng là hứng thú và sở thích. Do đó, chính những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn này mới là thứ phải được buông bỏ thực sự. Chúng ta vừa mới thông công về việc để cho hứng thú và sở thích của ngươi phát huy tác dụng tích cực và đem lại kết quả tích cực – đây là một phương thức thực hành tích cực để buông bỏ mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Mặt khác, con người không nên bởi vì có những hứng thú và sở thích mà mưu cầu lý tưởng và mong muốn của bản thân – đây là một hình thức buông bỏ thực tế hơn. Nói cách khác, một mặt là vận dụng tốt những hứng thú và sở thích của ngươi, mặt khác là ngươi không nên mưu cầu những lý tưởng và mong muốn được tạo lập từ hứng thú và sở thích của bản thân, nghĩa là đừng mưu cầu những mục tiêu cuộc đời phát xuất từ hứng thú và sở thích của ngươi. Vậy ngươi có thể xác định mình đang phát huy bình thường những hứng thú và sở thích, chứ không phải đang mưu cầu lý tưởng và mong muốn bằng cách nào không? Nếu ngươi có hứng thú hoặc sở thích, và ngươi vận dụng chúng một cách đúng đắn vào công việc của mình, vào việc thực hiện bổn phận và vào cuộc sống thường ngày của chính mình, nếu mưu cầu của ngươi không phải là để phô trương bản thân, để đề cao bản thân, càng không phải là để được nổi tiếng hơn, hoặc có được sự trọng vọng, khen ngợi hoặc ngưỡng mộ của người khác, và tất nhiên càng không phải để khiến mọi người vì hứng thú và sở thích của ngươi mà cho ngươi một địa vị trong lòng họ, từ đó đưa ngươi lên và đi theo ngươi, nếu làm được như vậy thì ngươi đã vận dụng hứng thú và sở thích của mình một cách tích cực, thỏa đáng, thích hợp và có lý tính, cũng phù hợp với nhân tính bình thường, hợp với ý của Đức Chúa Trời, và ngươi đang sử dụng chúng theo các nguyên tắc lẽ thật. Nhưng nếu trong khi phát huy và áp dụng hứng thú và sở thích của mình, ngươi lại ép buộc người khác khâm phục và tiếp nhận ngươi với mục đích đặc biệt mạnh mẽ là để phô trương bản thân, nếu ngươi không từ thủ đoạn nào và vô liêm sỉ ép buộc người khác phải lắng nghe và tiếp nhận ngươi, hòng thỏa mãn lòng tham hư vinh ngươi có được từ việc phô trương hứng thú và sở thích của mình, bất kể người khác cảm thấy thế nào, cuối cùng sử dụng hứng thú và sở thích của mình làm vốn liếng để kiểm soát người khác, có địa vị trong lòng họ và thiết lập uy thế giữa mọi người, và nếu cuối cùng ngươi đạt được danh lợi nhờ hứng thú và sở thích của bản thân, thì đó không phải là sử dụng chính đáng hứng thú và sở thích, cũng không phải là phát huy bình thường hứng thú và sở thích của ngươi. Cách làm như vậy phải bị lên án, cũng nên bị người ta phân định và vứt bỏ, và tất nhiên cũng là điều người ta nên buông bỏ. Khi ngươi lợi dụng cơ hội thực hiện bổn phận hoặc khi ngươi lấy cái cớ làm lãnh đạo, người phụ trách hoặc người có tài năng đặc biệt, để phô trương cho người khác thấy ngươi có những sở trường và kỹ năng nào đó, cho họ thấy những hứng thú và sở thích của ngươi cao hơn của họ, thì cách làm này không thích hợp. Nó liên quan đến việc lợi dụng hứng thú và sở thích của ngươi làm cái cớ để thiết lập uy thế giữa mọi người và thỏa mãn những dã tâm, dục vọng của bản thân. Nói một cách chính xác, quá trình hoặc lối hành động này chính là lợi dụng hứng thú và sở thích của ngươi cũng như sự sùng bái của mọi người đối với chúng để thực hiện những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của ngươi. Điều này ngươi nên buông bỏ. Có những người nói: “Sau khi nghe xong phần này, con vẫn không biết cách buông bỏ”. Thực ra, việc buông bỏ có dễ dàng không? Khi ngươi có những hứng thú và sở thích đặc thù nhất định, nếu ngươi không làm gì cả, thì những hứng thú và sở thích đó vẫn nằm trong nhân tính ngươi và không liên quan gì đến việc ngươi đi con đường nào. Tuy nhiên, một khi ngươi luôn phô trương hứng thú và sở thích của mình hòng có được danh vọng giữa mọi người hoặc được nổi tiếng hơn, được nhiều người biết đến hơn và thu hút thêm sự chú ý, thì quá trình này và lối hành động này không đơn giản chỉ là cách làm. Khi tất cả những hành động và biểu hiện này kết hợp lại, chúng hình thành con đường người ta đi. Vậy con đường này là gì? Đó là ở trong nhà Đức Chúa Trời mà nỗ lực mưu cầu việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của mình, mưu cầu được người khác đề cao, và đạt được sự thỏa mãn dã tâm, dục vọng của chính mình. Một khi ngươi bắt đầu kiểu mưu cầu này, con đường ngươi đi biến thành con đường một đi không trở lại, con đường dẫn đến sự diệt vong. Chẳng phải ngươi nên mau chóng quay đầu, thay đổi những cách làm này và buông bỏ những cách làm, dã tâm và dục vọng này sao? Một số người có thể nói: “Con vẫn không biết cách buông bỏ”. Vậy thì đừng làm. “Đừng làm” nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi nên giữ kín những hứng thú và sở thích của mình và cố gắng tối đa để không phô trương chúng. Một số người có thể hỏi: “Nhưng nếu việc thực hiện bổn phận đòi hỏi, thì con có nên bộc lộ chúng không?”. Khi ngươi nên bộc lộ, phải bộc lộ chúng, thì ngươi cứ bộc lộ – đó là thời điểm thích hợp để làm điều đó. Tuy nhiên, nếu ngươi đang đi trên con đường mưu cầu lý tưởng và mong muốn của mình, thì đừng bộc lộ chúng. Khi cảm thấy một sự thôi thúc muốn bộc lộ chúng, ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời, lập quyết tâm, kiềm chế những dục vọng này, đồng thời phải tiếp nhận sự dò xét và sửa dạy của Đức Chúa Trời, kiểm soát lòng mình và kìm hãm những dã tâm, dục vọng của mình từ trong trứng nước, làm cho chúng tan biến, tuyệt đối không để chúng trở thành hiện thực – như vậy có tốt không? (Thưa, có.) Có dễ làm không? Không dễ làm, phải không? Ai có chút tài năng mà lại không muốn khoe khoang chứ? Thậm chí chưa nói đến những người có kỹ năng đặc biệt nào đó. Một số người có thể nấu ăn, làm món, và đi đâu cũng muốn khoe khoang điều đó, thậm chí tự phong mình là “Tây Thi đậu hũ” hay “Nữ hoàng mì sợi”. Những sở trường nhỏ này có đáng để phô trương không? Nếu họ có ân tứ đặc biệt, thì họ còn kiêu ngạo đến mức nào? Cuối cùng, họ chắc chắn sẽ đi trên con đường một đi không trở lại. Tất nhiên, trừ những người do hứng thú và sở thích của mình mà đi con đường sai lầm, hoặc con đường một đi không trở lại, thì đại đa số mọi người thường có những suy nghĩ xáo động do hứng thú và sở thích của mình trong quá trình tin Đức Chúa Trời. Trong khi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của mình, trong lòng họ luôn trăn trở về những lý tưởng và mong muốn mình đã tạo lập, hoặc họ có thể liên tục nhắc nhở bản thân về những lý tưởng, mong muốn chưa được thực hiện, luôn tự nhắc nhở trong lòng rằng mình vẫn còn có những lý tưởng và mong muốn này chưa được thực hiện. Mặc dù họ chưa bao giờ trả bất kỳ cái giá cụ thể nào hay vận dụng bất kỳ một lối thực hành cụ thể nào hướng tới chúng, nhưng những lý tưởng và mong muốn này đã thâm căn cố đế trong lòng họ, và họ chưa bao giờ buông bỏ chúng.

Vừa rồi, chúng ta đã thông công và mổ xẻ rằng mưu cầu việc thực hiện lý tưởng và mong muốn, cũng như đi theo con đường của thế giới này là con đường một đi không trở lại, con đường dẫn đến sự diệt vong. Việc đó và việc mưu cầu lẽ thật như hai đường thẳng song song, không bao giờ có điểm giao nhau, và tất nhiên cũng sẽ không bao giờ giao nhau. Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời và muốn mưu cầu lẽ thật cũng như đạt được sự cứu rỗi, thì ngươi phải buông bỏ triệt để bất kỳ lý tưởng, mong muốn nào trước kia mình giữ trong lòng. Đừng giữ lại, cũng đừng nâng niu chúng; mà nên loại bỏ chúng. Mưu cầu việc thực hiện lý tưởng, mong muốn của ngươi và mưu cầu lẽ thật giống như con đường nước lửa tương khắc. Nếu ngươi có lý tưởng, mong muốn và muốn thực hiện chúng thì ngươi sẽ không thể mưu cầu lẽ thật. Nếu thông qua việc hiểu lẽ thật, thông qua nhiều năm trải nghiệm, mà ngươi muốn hạ quyết tâm mưu cầu lẽ thật một cách vững vàng, thì ngươi phải từ bỏ những lý tưởng và mong muốn trước kia của mình, triệt để loại bỏ chúng khỏi ý thức hoặc sâu thẳm tâm hồn ngươi. Nếu ngươi mong muốn mưu cầu lẽ thật, thì những lý tưởng, mong muốn của ngươi sẽ không bao giờ thực hiện được. Thay vào đó, chúng sẽ quấy nhiễu việc mưu cầu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật của ngươi, đồng thời kéo ngươi lui và khiến con đường mưu cầu lẽ thật của ngươi trở nên gian nan, khó đi. Vì ngươi biết mình sẽ không thể thực hiện được lý tưởng và mong muốn của mình, nên tốt hơn là dứt khoát đoạn tuyệt với chúng, buông bỏ chúng triệt để, không nghĩ thêm về chúng và không có bất kỳ ảo tưởng nào về chúng. Nếu ngươi nói rằng: “Con vẫn không hứng thú lắm với con đường mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Con vẫn không biết liệu mình có thể mưu cầu lẽ thật hay không, liệu mình có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không. Con vẫn chưa rõ về con đường đạt được sự cứu rỗi này. Trái lại, đối với việc mưu cầu những lý tưởng và mong muốn trần tục, con có lộ trình rất cụ thể, có kế hoạch và chiến lược rất cụ thể”. Nếu thế thì ngươi có thể buông bỏ việc mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận để đi thực hiện lý tưởng và mong muốn của ngươi. Đương nhiên, nếu ngươi không chắc liệu mình nên mưu cầu lý tưởng và mong muốn của bản thân, hay mưu cầu lẽ thật, thì Ta khuyên ngươi nên giữ bình tĩnh một thời gian. Có lẽ hãy ở lại nhà Đức Chúa Trời thêm một hoặc hai năm nữa: ngươi càng ăn uống lời Đức Chúa Trời, càng trải nghiệm thêm hoàn cảnh, thì góc nhìn và phương thức của ngươi trong cách nhìn nhận sự việc sẽ càng trưởng thành, tâm trạng và tình trạng của ngươi sẽ cải thiện, đó chắc chắn sẽ là một chuyện tốt to lớn đối với ngươi. Biết đâu sau vài năm, ngươi hiểu ra một số lẽ thật, có thể nhìn thấu thế giới này, nhân loại này, từ đó có thể triệt để buông bỏ lý tưởng, mong muốn của mình, cũng như vui lòng cả đời này đi theo Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự sắp đặt của Ngài. Dù có chịu khổ đến thế nào trong nhà Đức Chúa Trời, ngươi đều có thể kiên trì làm tốt bổn phận và hoàn thành sứ mạng của mình. Và điều quan trọng nhất là ngươi sẽ hạ quyết tâm sắt đá và quyết định từ bỏ những lý tưởng, mong muốn trước kia của mình, có thể mưu cầu lẽ thật một cách vững vàng, không chần chừ do dự nữa. Tuy nhiên, nếu bây giờ ngươi không thể chắc chắn và muốn để sau một, hai năm nữa mới đánh giá lại về việc liệu mình có thể mưu cầu lẽ thật hay không, thì nhà Đức Chúa Trời cũng không ép buộc ngươi hay bảo rằng: “Anh thật là chần chừ do dự, chẳng kiên vững gì cả”. Sau một, hai năm, khi ngươi đọc thêm lời Đức Chúa Trời, nghe giảng đạo nhiều hơn, hiểu được chút lẽ thật, và nhân tính ngươi trưởng thành, thì góc độ nhìn nhận sự việc, nhân sinh quan và thế giới quan của ngươi đều sẽ thay đổi. Khi đó, sự lựa chọn của ngươi sẽ phần nào chính xác hơn bây giờ, hoặc nói như người ngoại đạo là khi đó ngươi sẽ biết bản thân mình cần gì, phải đi con đường nào và phải trở thành kiểu người gì. Một mặt là vậy. Nếu như ngươi thực sự không có chút hứng thú nào với việc tin Đức Chúa Trời và chỉ làm vậy do cha mẹ hoặc đồng nghiệp rao truyền Phúc Âm cho ngươi, và ngươi vì để giữ thể diện hoặc vì lịch sự mà tiếp nhận; ngươi miễn cưỡng tham gia nhóm họp và thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời. Dù nghĩ rằng các anh chị em hội thánh không tệ, ít nhất là họ không ức hiếp mọi người, và nhà Đức Chúa Trời là một nơi có lý lẽ, nơi lẽ thật ngự trị và nơi mọi người không phải chịu sự áp chế hay ức hiếp của người khác, ngươi cảm thấy nhà Đức Chúa Trời tốt hơn thế giới của người ngoại đạo; nhưng ngươi không buông bỏ, cũng chưa bao giờ thay đổi những lý tưởng và mong muốn của mình, mà trái lại những lý tưởng, mong muốn trước kia ngươi nắm giữ đó ngày càng mãnh liệt và rõ ràng hơn trong sâu thẳm nội tâm, tư tưởng và linh hồn ngươi. Và khi chúng trở nên rõ ràng hơn, ngươi thấy rằng khi nói đến việc tin Đức Chúa Trời, lẽ thật đang được thông công, cũng như những lời nói, việc làm, lối sống hàng ngày, v.v. trong đức tin vào Đức Chúa Trời ngày càng nhàm chán và khô khan; ngươi cảm thấy không thoải mái, càng không mưu cầu lẽ thật, ngươi không có hứng thú nào với việc mưu cầu lẽ thật, và trong lòng không có thiện cảm nào đối với việc đi theo con đường nhân sinh đúng đắn, cách làm người đúng đắn và những gì là điều tích cực. Nếu ngươi là người như vậy, thì Ta bảo ngươi, hãy nhanh chóng đi mưu cầu những lý tưởng và mong muốn của mình đi! Sẽ có nơi dành cho ngươi trong thế gian này, một nơi giữa những trào lưu tà ác phức tạp và hỗn loạn. Chắc chắn ngươi sẽ thực hiện được những lý tưởng và mong muốn của mình đúng như mình hy vọng và sẽ đạt được những điều mình muốn đạt. Nhà Đức Chúa Trời không phù hợp để ngươi ở lại, đó không phải là nơi lý tưởng cho ngươi, và chắc chắn, con đường mưu cầu lẽ thật không phải là con đường ngươi muốn đi, càng không phải là điều ngươi cần. Ngay bây giờ hãy tranh thủ, trong khi những lý tưởng và mong muốn của ngươi đang ngày một thành hình, và trong khi ngươi vẫn còn trẻ, vẫn còn sinh lực hoặc vốn liếng để phấn đấu trong thế gian, thì hãy nhanh chóng rời khỏi nhà Đức Chúa Trời, đi thực hiện những lý tưởng và mong muốn của mình. Nhà Đức Chúa Trời không cản ngươi. Đừng để đến ngày ngươi mất hy vọng đạt được phước lành và không có gì để nói về chứng ngôn trải nghiệm của mình, cũng không làm tốt bổn phận nào, mở mắt ra đã năm mươi, sáu mươi, bảy mươi hay tám mươi tuổi mới tỉnh ngộ, muốn mưu cầu lẽ thật, lúc đó đã quá muộn. Nếu không muốn ở lại nhà Đức Chúa Trời thì ngươi sẽ tự hủy hoại mình. Những người như ngươi thì không cần phải trái lòng mà buông bỏ mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình. Bởi vì khi Ta nói đến việc buông bỏ mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, thì điều kiện tiên quyết là ngươi phải là người mưu cầu lẽ thật hoặc mặc dù lúc này chưa bắt đầu mưu cầu lẽ thật, nhưng ngươi đã lập quyết tâm trở thành một người như vậy, và bất kể có đạt được sự cứu rỗi hay không, bất kể sống chết, ngươi cũng không rời khỏi nhà Đức Chúa Trời. Ta đang phán với những người như vậy. Tất nhiên, Ta nên bổ sung thêm một lời thanh minh: vì ngày hôm nay Ta đang thông công về chủ đề “buông bỏ mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người”, đó là với điều kiện tiên quyết rằng người ta sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Nó chỉ nhắm đến những người sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Trừ họ ra, những người không liên quan đến con đường, phương hướng, ý nguyện hoặc quyết tâm mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi, thì không cần nghe chủ đề ngày hôm nay. Đây là lời thanh minh Ta bổ sung thêm; thanh minh như vậy có cần thiết không? (Thưa, có.) Chúng ta cho mọi người tự do, không ép buộc bất kỳ ai. Bất kỳ nguyên tắc lẽ thật, bất kỳ lời dạy, sự cung dưỡng, hỗ trợ hoặc giúp đỡ nào được cung cấp cho mọi người đều dựa trên lý tính và điều kiện rằng họ sẵn lòng. Nếu không sẵn lòng lắng nghe, ngươi có thể bịt tai lại và không nghe, cũng không tiếp nhận, hoặc ngươi cũng có thể rời đi, thế nào cũng được. Nhà Đức Chúa Trời không ép buộc bất kỳ ai phải tiếp nhận mối thông công về lẽ thật. Đức Chúa Trời ban cho con người quyền tự do và không ép buộc bất kỳ ai. Các ngươi nói xem, như vậy có tốt hay không? (Thưa, có.) Có cần phải ép buộc họ không? (Thưa, không.) Không cần phải ép buộc. Lẽ thật mang lại cho con người sự sống, sự sống đời đời. Nếu ngươi sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật, và ngươi tiếp nhận, thuận phục lẽ thật, thì ngươi sẽ đạt được lẽ thật. Nếu ngươi không tiếp nhận, mà cự tuyệt, phản kháng, thì ngươi sẽ không đạt được lẽ thật. Dù có thể đạt được lẽ thật hay không, ngươi đều tự gánh lấy hậu quả. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.)

Lý do chúng ta thông công về sự cần thiết của việc buông bỏ một số thứ nhất định trong khi mưu cầu lẽ thật là bởi vì việc mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi giống như khi người ta tham gia cuộc chạy ma-ra-tông. Các thí sinh tham gia chạy ma-ra-tông không cần có thể lực hoặc kỹ năng vượt trội, mà phải có sức chịu đựng và nghị lực nhất định, phải có niềm tin, cũng như quyết tâm kiên trì. Đương nhiên, trong quá trình tham gia chạy ma-ra-tông, ngoài những yếu tố trong thế giới tinh thần này, người ta cũng cần phải dần dần buông bỏ một số gánh nặng, để đạt đến đích nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, hoặc phù hợp hơn với mong muốn của mình. Là một môn thể thao, chạy ma-ra-tông không quan tâm đến thứ hạng về đích của thí sinh, mà quan tâm đến biểu hiện trong suốt quá trình tham gia nghị lực, sức chịu đựng và mọi thứ họ trải qua trong quá trình đó. Chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Tin Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật và cuối cùng đạt được sự cứu rỗi, cũng giống như cuộc chạy ma-ra-tông; nó đòi hỏi một quá trình rất dài, và trong quá trình này, nó cũng đòi hỏi việc buông bỏ nhiều thứ không liên quan đến mưu cầu lẽ thật. Những thứ này không chỉ đơn giản là không liên quan đến lẽ thật, mà quan trọng hơn là chúng có thể cản trở việc mưu cầu lẽ thật của ngươi. Vì thế, trong quá trình buông bỏ và giải quyết những thứ này, người ta có thể không tránh khỏi phải chịu đựng chút thống khổ, nên từ bỏ một số thứ, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Việc mưu cầu lẽ thật đòi hỏi người ta phải buông bỏ nhiều thứ bởi những thứ này đi con đường khác với mưu cầu lẽ thật và đi ngược lại những mục tiêu và phương hướng cuộc đời đúng đắn mà Đức Chúa Trời chỉ dẫn cho con người. Bất kỳ điều gì đi ngược lại lẽ thật và có thể cản trở người ta mưu cầu lẽ thật cũng như bước đi con đường nhân sinh đúng đắn đều là thứ tiêu cực, đều là để mưu cầu danh lợi hoặc đạt được những thu hoạch như vật chất, tiền tài dư dật hơn. Con đường mưu cầu thực hiện lý tưởng và mong muốn của bản thân là dựa trên bản lĩnh, tri thức của người ta, những tư tưởng, quan điểm sai lầm, cùng đủ loại triết lý xử thế, các phương thức, thủ đoạn và quỷ kế của họ. Con người càng mưu cầu việc thực hiện lý tưởng và mong muốn của bản thân, thì càng xa rời lẽ thật, xa rời lời Đức Chúa Trời, và xa rời con đường đúng đắn trong đời mà Đức Chúa Trời đã chỉ cho họ. Cái gọi là lý tưởng và mong muốn trong lòng người ta thực ra là những thứ rỗng tuếch, chúng không thể dạy ngươi cách làm người, cũng không thể dạy ngươi cách thờ phượng và nhận biết Đức Chúa Trời, hay cách thuận phục Đức Chúa Trời, thuận phục ý Trời, thuận phục Đấng tể trị, v.v. cùng những điều tích cực tương tự khác. Khi mưu cầu lý tưởng và mong muốn của mình, ngươi sẽ không đạt được bất kỳ điều gì trong những điều tích cực, giá trị, phù hợp với lẽ thật như vậy. Bất kỳ con đường cuộc đời nào dẫn đến mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của người ta đều cùng chung một mục tiêu cuối cùng, cùng chung thực chất và tính chất – hết thảy đều đi ngược lại lẽ thật. Tuy nhiên, con đường mưu cầu lẽ thật thì khác. Nó sẽ chỉ dẫn đúng đắn cho con đường nhân sinh của ngươi – đó là nói hơi rộng. Cụ thể hơn, nó sẽ phơi bày những tư tưởng, quan điểm sai lầm, lệch lạc về cách ngươi đối đãi với các loại con người, sự việc và sự vật. Đồng thời, nó sẽ nói cho ngươi biết, chỉ dẫn ngươi, cung cấp và dạy bảo cho ngươi những tư tưởng, quan điểm đúng đắn và chuẩn xác. Tất nhiên, nó cũng sẽ cho ngươi biết những kiểu tư tưởng, quan điểm nào cần có khi nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động. Con đường mưu cầu lẽ thật này cho ngươi biết cách làm người, cách sống trong ranh giới của nhân tính bình thường và hành xử theo các nguyên tắc lẽ thật. Ít nhất ngươi sẽ không bị chìm xuống dưới mức tiêu chuẩn của lương tâm và lý trí, ngươi sẽ sống giống con người và đúng với tư cách một con người. Ngoài ra, con đường này còn cho ngươi biết cụ thể hơn về những tư tưởng, quan điểm, góc độ và lập trường ngươi nên có khi nhìn nhận mọi sự và làm mọi việc. Những tư tưởng, quan điểm, góc độ và lập trường đúng đắn này đồng thời là những tiêu chí và nguyên tắc đúng đắn về cách hành xử và hành động mà con người nên giữ. Khi người ta đạt đến hoặc bước vào thực tế nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí, thì người đó được cứu rỗi. Một khi người ta được cứu rỗi và đạt được lẽ thật, quan điểm của họ về mọi sự sẽ hoàn toàn thay đổi, hoàn toàn phù hợp với lời Đức Chúa Trời và tương hợp với Đức Chúa Trời. Khi đạt đến giai đoạn này, người ta sẽ không còn phản nghịch Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẽ không còn hành phạt hay phán xét họ, cũng không còn khinh ghét họ nữa. Đó là bởi người đó không còn là cừu địch của Đức Chúa Trời, không còn đối lập với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã thực sự và danh chính ngôn thuận trở thành Đấng Tạo Hóa của các loài thọ tạo của Ngài. Con người đã trở lại dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời vui hưởng sự thờ phượng, thuận phục và kính sợ mà con người phải dành cho Ngài. Mọi thứ sẽ tự nhiên đâu vào đó. Vạn vật Đức Chúa Trời tạo dựng đều là vì nhân loại, và đổi lại, nhân loại quản lý vạn vật dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Vạn vật đều nằm dưới sự quản lý của nhân loại, mọi thứ đều theo những quy luật và phép tắc do Đức Chúa Trời định ra, phát triển và tiếp diễn theo trật tự. Nhân loại vui hưởng vạn vật do Đức Chúa Trời tạo dựng, và vạn vật tồn tại theo trật tự dưới sự quản lý của nhân loại. Vạn vật vì nhân loại và nhân loại vì vạn vật. Tất cả đều vô cùng hài hòa và trật tự, tất cả đều đến từ sự tể trị của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi nhân loại của Ngài. Đó thực sự là một điều vô cùng tốt đẹp. Đó là một trong những ý nghĩa tối hậu của việc buông bỏ mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn. Ngươi thấy đấy, mặc dù ngươi buông bỏ những lý tưởng và mong muốn nhất thời của mình, nhưng cuối cùng điều ngươi đạt được là lẽ thật, là sự sống, là điều quý giá nhất. So với những lý tưởng, mong muốn vô giá trị mà ngươi buông bỏ, ai biết được chúng giá trị hơn gấp mấy ngàn lần, thậm chí mấy vạn lần, quả thực không thể so sánh được, chẳng phải vậy sao? (Thưa, phải.) Tất nhiên, có một điều phải làm rõ, đó là con người nên hiểu rằng việc mưu cầu lý tưởng và mong muốn sẽ không bao giờ dạy cho ngươi cách làm người. Từ ngày ngươi sinh ra, cha mẹ đã bảo ngươi rằng: “Con phải biết nói dối, phải biết tự bảo vệ mình, đừng để người khác ức hiếp. Khi bị người khác ức hiếp, con phải cứng cỏi, không được yếu đuối, không được để người khác nghĩ mình là người dễ ức hiếp. Ngoài ra, con cũng phải tích lũy kiến thức và tăng cường sức mạnh cho mình, như thế mới có thể đứng vững trong xã hội. Con phải mưu cầu danh lợi, phụ nữ thì phải độc lập, nam giới thì phải chống đỡ một mảnh trời”. Từ bé, cha mẹ ngươi đã giáo dục ngươi như vậy, như thể họ đang dạy ngươi cách làm người, nhưng thực ra họ đang cố gắng, dùng đủ mọi cách, thậm chí dường như liều mạng mình để đẩy ngươi vào thế giới này, vào trào lưu tà ác này, để ngươi không biết cái gì là tích cực, cái gì là tiêu cực, không biết phân biệt chính nghĩa và tà ác, không biết phân định giữa điều tích cực và điều tiêu cực. Đồng thời, cha mẹ ngươi còn dạy ngươi rằng: “Làm người thì nên không từ thủ đoạn, đừng quá khách khí với người khác. Khoan dung với người khác là tàn nhẫn với mình”. Từ khi ngươi bắt đầu hiểu chuyện, họ đã dạy ngươi như thế, sau đó ở trường học cũng như trong xã hội, ai cũng dạy ngươi những điều như thế. Họ dạy ngươi như thế, không phải để ngươi làm người, mà là để ngươi làm quỷ, để ngươi nói dối, hành ác và bị diệt vong. Chỉ sau khi tin Đức Chúa Trời, ngươi mới biết rằng làm người thì nên làm người trung thực, nói thật lòng, nói sự thật. Ngươi lấy hết can đảm và cuối cùng cũng có thể nói ra sự thật, ngươi bám vào lương tâm và những ranh giới đạo đức của mình để một lần nói ra sự thật, nhưng ngươi lại bị xã hội ghét bỏ, gia đình oán trách, thậm chí bị bạn bè chế nhạo, và cuối cùng chuyện gì xảy ra? Ngươi bị giáng một đòn mạnh, không thể chịu nổi, và ngươi không biết nên làm người như thế nào nữa. Ngươi cảm thấy làm người quá khó, làm quỷ dễ hơn. Chỉ khi làm quỷ và đi theo trào lưu tà ác của xã hội này, thì sẽ không ai nói gì cả. Cả nhân loại này, không có ai dạy ngươi cách làm người. Sau khi tin Đức Chúa Trời, ngươi được nghe rằng mọi lời Đức Chúa Trời phán và mọi việc Đức Chúa Trời làm đều là để chỉ dạy ngươi cách làm người, cách thực hành lẽ thật, để ngươi có thể trở thành một con người chân chính. Chỉ trong lời Đức Chúa Trời, ngươi mới có thể tìm được đáp án chính xác cho câu hỏi thế nào là cuộc đời chân chính của con người. Vì thế, cách nhìn nhận con người và sự việc, cũng như cách hành xử và hành động phải hoàn toàn dựa trên lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Đây gọi là làm người. Khi ngươi hiểu cơ sở của việc hành xử theo lời Đức Chúa Trời, và lĩnh hội cũng như bước vào các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi sẽ biết cách làm người, và ngươi sẽ trở thành một con người chân chính. Đây là nền tảng để làm người và chỉ cuộc sống của một con người như vậy mới đáng giá, chỉ họ mới đáng được sống và không nên chết. Ngược lại, những kẻ làm quỷ, những kẻ đi như xác không hồn đội lốt người, những kẻ đó không đáng được sống. Tại sao? Bởi vì vạn vật Đức Chúa Trời tạo dựng đều được chuẩn bị cho nhân loại, cho những loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, chứ không phải cho loài ma quỷ. Vậy tại sao những kẻ đó vẫn có thể sống đến bây giờ? Chẳng phải chúng đang hưởng nhờ lợi ích của những người Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi sao? Nếu không phải vì bước công tác cứu rỗi này của Đức Chúa Trời, sử dụng ma quỷ và Sa-tan cho công tác phục vụ, để dân được Đức Chúa Trời chọn phân định những điều tiêu cực, và nhìn thấu thực chất của ma quỷ, thì Đức Chúa Trời đã hủy diệt chúng từ lâu, bởi vì những kẻ đó không xứng đáng được tận hưởng vạn vật Đức Chúa Trời tạo dựng, chúng phí phạm và phá hoại vạn vật Đức Chúa Trời tạo ra. Theo ngươi, khi chứng kiến điều này, Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy thế nào? Tâm trạng Ngài có vui vẻ không? (Thưa, không.) Do đó, Đức Chúa Trời khẩn thiết muốn cứu rỗi một nhóm người có nhân tính bình thường, là những con người chân chính, và chỉ dạy họ cách làm người. Khi những người này đạt được sự cứu rỗi, có thể đủ tư cách được sống sót và không bị hủy diệt, thì công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành. Nghĩa là bất kể phép tắc sinh tồn, nhân sinh quan của những người này, con đường họ đi, điều họ mưu cầu, và thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời, đối với lẽ thật và những điều tích cực, cho dù có chính xác hay không, thì ít nhất là không đi ngược lại lẽ thật, càng không đi xa đến mức xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, khi những người này sẽ không bị diệt vong bởi họ có thể cơ bản thuận phục Đức Chúa Trời, thì công tác vĩ đại của Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành. Công tác vĩ đại này hoàn thành nghĩa là gì? Nghĩa là những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi có thể sinh tồn đời đời, có thể sống đời đời. Nói theo ngôn ngữ con người, điều đó có nghĩa là nhân loại này sẽ có người kế thừa, tổ tiên của nhân loại này do Đức Chúa Trời tạo dựng sẽ có người kế thừa, và sẽ có những con người có khả năng quản lý vạn vật. Khi đó, Đức Chúa Trời sẽ cảm thấy yên lòng, sau đó Ngài sẽ nghỉ ngơi, và sẽ không cần phải bận tâm gì nữa. Vạn vật đã có quy luật và phép tắc riêng của nó do Đức Chúa Trời định sẵn từ sớm, và Đức Chúa Trời không cần phải có một ý niệm, tâm tư hay dự án nào về chúng nữa. Vạn vật tồn tại trong những quy luật và phép tắc tương ứng của chúng, con người chỉ việc giữ gìn và quản lý chúng là đủ. Với một nhân loại như thế, theo ngươi, Đức Chúa Trời có còn phải lo lắng nữa không? Ngài có còn phải bận tâm nữa không? Đức Chúa Trời sẽ nghỉ ngơi, và khi Ngài nghỉ ngơi, thì thời điểm công tác vĩ đại của Ngài hoàn thành đã đến. Tất nhiên, đó cũng sẽ là lúc để con người ăn mừng – nghĩa là cuối cùng họ sẽ đạt được sự cứu rỗi trên nền tảng con đường mưu cầu lẽ thật, không còn phản nghịch Đức Chúa Trời nữa, mà sẽ hợp ý Ngài. Con người sẽ được Đức Chúa Trời thu phục, và sẽ không còn phải nếm trải cái chết – khi đó họ đã nhận được sự cứu rỗi. Chẳng phải đó là điều đáng ăn mừng sao? (Thưa, phải.) Vì sẽ có những lợi ích to lớn như thế, và ngươi biết rằng ý định của Đức Chúa Trời là như thế, thì chẳng phải việc con người buông bỏ những lý tưởng và mong muốn nhỏ nhoi mà trước kia họ nắm giữ là đáng giá sao? (Thưa, phải.) Đó là điều phù hợp bất kể ngươi đánh giá theo cách nào. Vì đó là điều phù hợp, chẳng phải ngươi nên buông bỏ sao? (Thưa, phải.) Về lý thuyết, ai cũng biết mình nên buông bỏ, nhưng cụ thể thực hiện như thế nào? Thực ra, nó rất đơn giản, nghĩa là ngươi không còn có bất kỳ hành động nào, bỏ ra bất kỳ công sức nào, hay trả bất kỳ giá nào cho những lý tưởng và mong muốn của mình nữa. Ngươi không còn để cho chúng choán tâm trí hoặc có bất kỳ sự hy sinh nào vì chúng nữa. Thay vào đó, ngươi trở lại với Đức Chúa Trời, buông bỏ những mong muốn và lý tưởng cá nhân của mình, ngừng ám ảnh về chúng, và thậm chí khi ngủ cũng không còn mơ thấy chúng nữa. Từng chút một, trong lòng ngươi chuyển phương hướng và khuynh hướng sang con đường mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Ngày qua ngày, mọi việc ngươi làm, tâm tư, sinh lực và cái giá ngươi trả, tất cả đều được thực hiện vì mục đích mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi – đây là cách ngươi dần buông bỏ.

Về mối thông công ngày hôm nay về chủ đề “buông bỏ mục tiêu mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người”, Ta đã thông công rõ ràng chưa? Các ngươi đã biết cách buông bỏ chưa? Một số người có thể nói: “Ôi, con đã thực hiện buông bỏ từ trước khi Ngài đưa ra chủ đề này rồi”. Nhưng điều đó chưa hẳn đã đúng. Trên thực tế, chỉ thông qua quá trình mưu cầu lẽ thật, người ta mới dần dần nhìn thấu được trào lưu tà ác của thế gian, cũng như dần dần nhìn thấu và buông bỏ con đường mưu cầu danh lợi của người ngoại đạo. Nếu ngươi chưa từng mưu cầu lẽ thật, mà chỉ nghĩ đến việc buông bỏ trong lòng mình, thì đó không phải là thực sự buông bỏ. Việc ngươi chuẩn bị buông bỏ và thực sự buông bỏ là hai chuyện khác nhau – vẫn có một sự khác biệt. Do đó, điều quan trọng nhất là bắt đầu mưu cầu lẽ thật, và bất kỳ lúc nào, đây cũng là điều bất biến – đó là điều quan trọng nhất. Một khi ngươi bắt đầu mưu cầu lẽ thật, việc buông bỏ lý tưởng và mong muốn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu ngươi không tiếp nhận lẽ thật nhưng lại nói rằng: “Con thực sự muốn buông bỏ những lý tưởng và mong muốn này. Con không muốn bị nhuộm trong bể thuốc nhuộm mênh mông hoặc bị nghiền trong cối xay thịt”, và nếu ngươi vẫn muốn sống sót, thì Ta bảo ngươi rằng điều đó không thể được. Không thể nào, không có món hời như vậy đâu! Nếu ngươi không muốn mưu cầu lẽ thật mà vẫn muốn buông bỏ lý tưởng và mong muốn, thì không thể được. Người bình thường ai cũng có lý tưởng và mong muốn, nhất là những người có một chút ân tứ hoặc sở trường. Ở đâu ra một người vui vẻ với sự hiu quạnh và sẵn lòng sống một đời tầm thường chứ? Không có người như thế đâu. Ai cũng muốn xuất chúng, thành đạt, có chút hào quang và làm cho cuộc sống của mình thoải mái hơn. Nếu ngươi muốn buông bỏ những lý tưởng và mong muốn cá nhân, đạt được sự cứu rỗi và sống trọn một cuộc đời ý nghĩa, thì ngươi phải tiếp nhận lẽ thật, mưu cầu lẽ thật và thuận phục công tác của Đức Chúa Trời – như thế, ngươi mới có hy vọng. Lắng nghe lời Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời là con đường duy nhất. Do đó, dù vạn vật biến hóa, vẫn có một điều luôn bất biến – đó là mưu cầu lẽ thật. Đây là chủ đề quan trọng nhất, chẳng phải sao? (Thưa, phải.) Được rồi, chúng ta kết thúc mối thông công hôm nay về chủ đề này tại đây. Tạm biệt!

Ngày 17 tháng 12 năm 2022

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (7)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (9)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger