Cách mưu cầu lẽ thật (9)

Lần nhóm họp trước, chúng ta đã thông công về mục thứ hai cần buông bỏ trong nội dung “cách mưu cầu lẽ thật” – cụ thể là buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Về chủ đề này, chúng ta đã liệt kê tổng cộng bốn điều: thứ nhất là hứng thú và sở thích, thứ hai là hôn nhân, thứ ba là gia đình, và thứ tư là sự nghiệp. Lần trước, chúng ta đã thông công về hứng thú và sở thích. Một trong những cách buông bỏ mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người chính là buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ các hứng thú và sở thích. Nghe Ta thông công rồi, thì mọi người đã có thái độ và cách nhìn nhận đúng đắn về hứng thú và sở thích chưa? (Thưa, rồi.) Mục đích chúng ta thông công là để buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích, nhưng để buông bỏ những thứ này, trước hết ngươi phải hiểu được hứng thú và sở thích là gì, rồi hiểu được con người nên đối xử với chúng như thế nào và làm thế nào để buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ chúng. Chúng ta thông công từ mặt tích cực hay mặt tiêu cực, cũng không thành vấn đề. Nói tóm lại, mục đích là để sau khi giúp người ta hiểu được hứng thú và sở thích là gì, họ có thể đối xử với chúng và vận dụng chúng một cách đúng đắn, cho chúng có một không gian hay giá trị tồn tại thích đáng, đồng thời khiến người ta có thể buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn không đúng đắn, không thích đáng, không nên có, và có thể ảnh hưởng đến đức tin vào Đức Chúa Trời và việc thực hiện bổn phận. Có thể nói rằng những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sinh tồn và quan điểm sinh tồn của ngươi, dĩ nhiên là chúng còn có ảnh hưởng lớn hơn nữa đối với con đường mà ngươi đi, bổn phận và sứ mạng của ngươi trong cuộc đời này. Vậy nên, nhìn từ góc độ tiêu cực, những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà hứng thú và sở thích đem lại cho con người không phải là những mục tiêu và phương hướng để họ mưu cầu, càng không phải là nhân sinh quan và giá trị quan mà họ nên thiết lập trong cuộc đời này. Khi thông công về hứng thú và sở thích là gì, Ta cho mọi người biết cách nhận thức và đối xử đúng đắn với chúng, rồi cho họ nhìn từ góc độ sự ảnh hưởng của hứng thú và sở thích, để biết liệu những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ có đúng đắn hay không. Như thế nghĩa là, Ta dùng cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực khiến người ta thấy rõ nên làm thế nào để đối xử đúng đắn với hứng thú và sở thích. Một mặt, nếu ai đó có nhận thức đúng đắn và hiểu chính xác về hứng thú và sở thích, có thể đối xử đúng đắn với chúng, thì họ cũng thật sự buông bỏ những lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích. Một khi có tiếp nhận đúng đắn về hứng thú và sở thích, thì phương pháp và cách thức ngươi đối xử với chúng cũng sẽ đúng đắn và tương đối phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu của Đức Chúa Trời với con người. Điều này có thể khiến ngươi buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích theo một cách tích cực. Mặt khác, mối thông công này cũng cho ngươi thấy rõ những ảnh hưởng bất lợi khác nhau mà những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích đem lại, hoặc là ảnh hưởng tiêu cực và đối lập mà chúng gây ra, từ đó cho phép ngươi chủ động buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn không thích đáng này. Sau khi chúng ta đã thông công về những chuyện này, liệu có ai đó nói rằng: “Những dạng người khác nhau trên đời này đều có những hứng thú và sở thích khác nhau, những hứng thú và sở thích cá nhân của họ nảy sinh những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn khác nhau. Giả sử theo cách nói hiện tại của chúng ta, người ta không mưu cầu những lý tưởng và mong muốn của họ, vậy thì thế giới này có còn phát triển không? Những lĩnh vực liên quan đến sự sinh tồn và cuộc sống của nhân loại như khoa học kỹ thuật, văn hóa và giáo dục của nhân loại, vẫn phát triển được chứ? Liệu nhân loại vẫn tận hưởng được lối sống hiện tại chứ? Liệu thế giới có phát triển được như hiện tại không? Liệu thế giới có như xã hội nguyên thủy không? Liệu chúng ta có lối sống hiện đại của thời nay không?” Đây là vấn đề sao? Có thể là vì dù chúng ta thông công về chủ đề nào đi chăng nữa, các ngươi đều tiếp nhận nó từ góc độ “lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, mình phải tiếp nhận và quy phục”, nên hầu như lúc nào các ngươi cũng chẳng có ý kiến bất đồng để phản bác những lời Ta thông công với các ngươi. Nhưng như thế đâu có nghĩa là không có một ai, hay không có một bên thứ ba nào, nêu lên những hoài nghi như thế này, phải không nào? Nếu thật sự có người nêu lên một câu hỏi như thế, thì các ngươi sẽ trả lời như thế nào? (Con cảm thấy quan điểm được bày tỏ trong câu hỏi này là sai, bởi vì hứng thú và sở thích của con người đâu có chi phối sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cũng không chi phối sự tiến bộ của các thời đại. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ của các thời đại đều nằm dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Không thể nói rằng con người có hứng thú hay sở thích thì có thể thúc đẩy sự phát triển của thế giới, có thể thay đổi thế giới.) Ngươi đang nói từ góc độ vĩ mô. Có cách hiểu khác nào về chuyện này không? Nó tùy thuộc vào việc ngươi có thật sự hiểu lẽ thật hay không. Các ngươi có nghĩ rằng sau khi nghe xong những lời thông công này, những người ngoại đạo có nêu lên câu hỏi như thế không? (Thưa, có lẽ có.) Vậy nếu họ nêu lên câu hỏi như thế, ngươi có thể trả lời như thế nào để phù hợp với sự thật khách quan, phù hợp với lẽ thật? Nếu ngươi không thể trả lời được, thì họ sẽ nói rằng ngươi đã bị mê hoặc rồi. Việc ngươi không thể trả lời được, ít nhất đã chứng tỏ một điều là ngươi không hiểu khía cạnh này của lẽ thật. Vậy có phải các ngươi không trả lời được hay không? (Thưa, phải.) Vậy thì chúng ta hãy nói về chuyện này đi.

Có người nói: “Nếu nhân loại không mưu cầu những lý tưởng này, liệu thế giới có phát triển như hiện tại không?” Câu trả lời là “có”. Không phải đơn giản như vậy, sao? (Thưa, phải.) Giải thích thẳng thắn nhất, đơn giản nhất cho câu trả lời “có” này là gì? Là dù nhân loại có mưu cầu những lý tưởng này hay không cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến thế giới cả, bởi vì sự phát triển của thế giới cho đến hiện tại đâu phải được thúc đẩy và dẫn dắt bởi những lý tưởng của nhân loại, mà chính Đấng Tạo Hóa đã dẫn dắt nhân loại đến hiện tại, đến ngày hôm nay. Không có những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình thì nhân loại vẫn đi đến ngày nay như vậy thôi, nhưng không có sự dẫn dắt và tể trị của Đấng Tạo Hóa thì nhân loại sẽ không được như vậy. Giải thích như thế có thích hợp không? (Thưa, có.) Thích hợp ở chỗ nào? Nó có trả lời được câu hỏi đó không? Nó có giải thích thực chất của câu hỏi đó không? Nó không giải thích, đây chỉ là trên lý thuyết, có thể nói nó dùng cách nói khải tượng để trả lời câu hỏi này. Nhưng có một lời giải thích mang tính thực chất hơn, cụ thể hơn chưa được nói ra. Lời giải thích cụ thể này là gì? Trước hết, chúng ta hãy nói một cách đơn giản thôi. Trong toàn thể nhân loại, mỗi một dạng người đều có sứ mạng riêng của mình. Sứ mạng của những người tin Đức Chúa Trời là làm chứng cho sự tể trị của Đấng Tạo Hóa, làm chứng cho việc làm của Ngài, hoàn thành những gì Ngài giao phó cho họ, làm tròn bổn phận và cuối cùng là được cứu rỗi. Đây là sứ mạng của họ. Nói một cách cụ thể hơn, thì sứ mạng của họ là rao truyền lời và công tác của Đức Chúa Trời, rồi bằng cách tiếp nhận sự lãnh đạo của Ngài và trải nghiệm công tác của Ngài, họ loại bỏ tâm tính bại hoại của mình và được cứu rỗi. Dạng người này được Đức Chúa Trời chọn. Họ là dạng người hợp tác với công tác mà Đức Chúa Trời thực hiện trong công tác quản lý của Ngài. Sứ mạng của dạng người này là làm tròn bổn phận và hoàn thành những gì Đức Chúa Trời giao phó cho họ. Có thể nói rằng những người như thế là một nhóm người đặc thù giữa toàn thể nhân loại. Nhóm người đặc thù này mang một sứ mạng đặc thù trong công tác quản lý của Đức Chúa Trời, trong kế hoạch quản lý sáu ngàn năm của Ngài, họ có một bổn phận và trách nhiệm đặc thù. Vậy nên khi Ta nói hãy từ bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích của con người, là Ta đang yêu cầu những người này – và như thế nghĩa là yêu cầu tất cả các ngươi – hãy buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn cá nhân, bởi vì sứ mạng, bổn phận và trách nhiệm của các ngươi là ở trong nhà Đức Chúa Trời và trong hội thánh, chứ không phải trong thế giới này. Như thế nghĩa là, tất cả các ngươi chẳng liên quan gì đến sự phát triển và tiến lên của thế giới này hay bất kỳ trào lưu nào của nó. Cũng có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã không ban cho các ngươi bất kỳ sứ mạng nào liên quan đến sự phát triển và tiến lên của thế giới này. Đây là điều Ngài tiền định. Sứ mạng mà Đức Chúa Trời ban cho những người Ngài tuyển chọn, những người Ngài muốn cứu rỗi là gì? Là làm tròn bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời và được cứu rỗi. Một trong những điều mà Ngài yêu cầu người ta phải làm để được cứu rỗi chính là mưu cầu lẽ thật, và một trong những cách mưu cầu lẽ thật mà Ngài yêu cầu người ta phải có chính là buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Vậy nên những lời và yêu cầu này không nhắm đến toàn thể nhân loại, mà nhắm đến các ngươi, đến mỗi một người dân được chọn do Đức Chúa Trời tuyển chọn, và đến mỗi một người muốn được cứu rỗi – và dĩ nhiên là nhắm đến mỗi một người có thể thực hiện bổn phận của mình trong công tác quản lý để cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Vai trò của các ngươi trong công tác kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời là gì? Các ngươi là đối tượng cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vậy thì việc “cứu rỗi” những đối tượng mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi này bao gồm những gì? Bao gồm việc ngươi phải tiếp nhận lời Đức Chúa Trời, hình phạt và sự phán xét của Ngài, sự tiền định của Ngài, sự tể trị và an bài của Ngài, quy phục mọi lời của Ngài, có thể tuân theo con đường của Ngài, cuối cùng là thờ phượng Ngài và lánh khỏi điều ác; khi làm như thế, các ngươi sẽ được cứu rỗi và bước vào thời đại tiếp theo. Đây là vai trò của các ngươi giữa nhân loại, và là sứ mạng đặc thù mà Đức Chúa Trời đã ban cho các ngươi giữa muôn người. Dĩ nhiên, nói từ góc độ của các ngươi, đây là một dạng trách nhiệm và bổn phận đặc biệt mà các ngươi có giữa muôn người. Đây là nói về vấn đề này từ góc độ của tất cả những người được chọn do Đức Chúa Trời tuyển chọn. Thứ hai, giữa toàn thể nhân loại, Đức Chúa Trời đã cho nhóm người đặc thù này một sứ mạng đặc thù. Ngài không cần họ có bất kỳ nghĩa vụ hay trách nhiệm gì đối với sự phát triển, tiến lên hay bất kỳ sự việc gì liên quan đến thế giới này. Ngoài nhóm người đặc thù này ra, Đức Chúa Trời đã ban những sứ mạng khác nhau trên đủ mọi loại người còn lại mà Ngài không tuyển chọn, bất kể thực chất bản tính của họ thế nào. Trong nhiều thời kỳ khác nhau của nhân loại, nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau và giữa nhiều chủng tộc khác nhau, những sứ mạng khác nhau của họ khiến họ đóng đủ các loại vai trò, đầy rẫy trong mọi ngành mọi nghề. Bởi vì những vai trò khác nhau mà Đức Chúa Trời tiền định cho họ, mỗi một người có những hứng thú và sở thích riêng. Dưới tiền đề của những hứng thú và sở thích này, đủ mọi dạng mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh nơi họ. Bởi vì họ có đủ mọi dạng mưu cầu, lý tưởng và mong muốn, trong những thời kỳ khác nhau và hoàn cảnh xã hội khác nhau, thế giới sản sinh đủ mọi sự vật mới và ngành nghề mới – ví dụ như, khoa học kỹ thuật, y khoa, thương nghiệp, kinh tế và giáo dục, hay những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may và thủ công nghiệp, cũng như ngành hàng không và hàng hải, vân vân. Do đó, những nhân vật dẫn đầu, những cá nhân kiệt xuất và những người có niềm yêu thích đặc thù nổi lên trong mọi lĩnh vực như là kết quả của những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn khác nhau của họ, những người này có sứ mạng của riêng mình ở những thời kỳ khác nhau và dưới những hoàn cảnh xã hội khác nhau. Đồng thời, trong hoàn cảnh xã hội cụ thể của họ, họ cũng không ngừng hoàn thành sứ mạng của mình. Như thế, trong những thời kỳ khác nhau và các hoàn cảnh xã hội khác nhau của nhân loại, xã hội không ngừng phát triển và tiến lên như là kết quả của việc hiện thực hóa những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của các cá nhân đặc thù này. Và dĩ nhiên, nó không ngừng đem lại cho nhân loại những chất lượng khác nhau của đời sống vật chất. Ví dụ như, vài trăm năm trước, không có điện, nên người ta dùng đèn dầu. Trong bối cảnh đặc thù này, một con người đặc thù xuất hiện và phát minh ra điện, rồi nhân loại bắt đầu dùng điện để chiếu sáng. Một ví dụ khác, trong một hoàn cảnh xã hội đặc thù, một con người đặc thù khác xuất hiện. Người này thấy rằng viết trên thẻ tre thì quá phiền phức, nên ông mong đến ngày người ta có thể viết trên một bề mặt mỏng và phẳng, như thế vừa tiện vừa dễ đọc. Rồi ông bắt đầu nghiên cứu những kỹ thuật sản xuất giấy, và nhờ không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm, cuối cùng ông đã phát minh ra giấy. Còn có sự phát minh ra động cơ hơi nước. Trong một thời kỳ đặc thù, một con người đặc thù xuất hiện, nghĩ rằng nghề thủ công của con người quá tốn sức lao động, quá phí phạm sức lực con người, hiệu suất lại quá thấp. Nếu có một loại máy móc hay một phương pháp khác có thể thay thế sức lao động của con người, thì người ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và có thể làm những việc khác. Do đó, dưới sự nghiên cứu và tìm tòi của ông, động cơ hơi nước đã được phát minh, rồi đủ mọi loại máy móc cơ khí khác nối tiếp nhau được phát minh dựa trên nguyên lý của động cơ hơi nước. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Do đó, vào những thời kỳ khác nhau, sự hiện thực hóa và xác minh không ngừng của những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của một con người hay một nhóm người dần dần và không ngừng làm cho cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ phát triển và tiến lên, làm cho chất lượng sống và điều kiện sống của toàn thể nhân loại không ngừng được cải thiện. Những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may và thủ công nghiệp giờ đang phát triển ngày càng tốt hơn, tinh xảo hơn, tinh vi hơn, và nhân loại cũng ngày càng được hưởng thụ chúng tốt hơn. Những ngành công nghiệp nặng chẳng hạn như các loại phương tiện giao thông, từ xe hơi, tàu hỏa, cho đến tàu thủy và máy bay, đã tạo sự thoải mái rất lớn cho cuộc sống của con người, giúp người ta đi lại dễ dàng và thuận tiện. Đây là quá trình chân thực và biểu hiện cụ thể của sự phát triển của nhân loại. Nói tóm lại, dù là công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ, bất kể là ở khía cạnh nào, mọi sự được khởi xướng và sản sinh bởi những hứng thú và sở thích của con người đặc thù hay một nhóm người đặc thù. Bởi vì những hứng thú và sở thích đặc thù của mình, nên họ có những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của riêng mình. Đồng thời, vì những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn đặc thù của họ, nên trong những thời kỳ khác nhau của nhân loại và trong những hoàn cảnh xã hội sinh tồn của nhân loại, giữa con người với nhau, mọi ngành nghề đều, sản sinh những thứ càng tiến bộ hơn về mọi mặt, càng tiện nghi hơn, càng có ích hơn trong việc nâng cao chất lượng sống của toàn thể nhân loại. Điều này mang đến sự thuận tiện cho nhân loại và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Chúng ta sẽ không nói về những chuyện này. Thay vào đó, chúng ta chỉ nhìn vào nguồn gốc của những cá nhân đặc thù này. Những cá nhân đặc thù ở những thời kỳ khác nhau từ đâu mà có? Không phải họ được Đức Chúa Trời tiền định hay sao? (Thưa, phải.) Đây là điều chắc chắn, không có gì để nghi ngờ, và không ai chối bỏ được. Nếu họ được Đức Chúa Trời tiền định, thì sứ mạng của họ cũng liên quan đến sự tiền định của Đức Chúa Trời. “Liên quan đến sự tiền định của Đức Chúa Trời” nghĩa là gì? Nghĩa là Đức Chúa Trời đã ban những sứ mạng đặc thù cho những cá nhân đặc thù này, khiến họ xuất hiện ở những thời kỳ cụ thể, làm việc mà họ muốn ở những thời kỳ cụ thể, rồi thúc đẩy nhân loại vào những thời kỳ khác nhau bằng những thứ đặc thù mà những cá nhân này làm. Bởi vì những cá nhân đặc thù này, thế giới không ngừng trải qua những biến hóa và đổi mới tinh tế. Đây là cách nhân loại phát triển.

Điểm khác biệt giữa những người có các hứng thú và sở thích đặc thù này với những người được chọn do Đức Chúa Trời tuyển chọn là gì? Điểm khác biệt là dù Đức Chúa Trời đã tiền định một sứ mạng đặc thù cho những người này, họ không phải là đối tượng mà Ngài tiền định muốn cứu rỗi, nên yêu cầu của Ngài đối với họ chỉ là họ phải làm một việc đặc thù nào đó trong thời kỳ đặc thù, thời gian đặc thù của họ. Họ hoàn thành sứ mạng của mình, rồi vào thời điểm đặc thù, họ ra đi. Khi họ sống trên thế gian, Đức Chúa Trời không thực hiện bất cứ công tác cứu rỗi nào trên người họ. Họ chỉ có một sứ mạng là vì sự phát triển và sự tiến lên của xã hội và nhân loại này, hoặc là để thay đổi điều kiện sống của nhân loại ở những thời kỳ khác nhau. Họ tuyệt đối chẳng liên quan gì đến công tác cứu rỗi nhân loại trong kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, cho nên dù họ hoàn thành dạng sứ mạng nào, có cống hiến lớn lao thế nào cho nhân loại, hay có ảnh hưởng sâu sắc thế nào với nhân loại, thì họ đều không liên quan gì đến công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời. Họ thuộc về thế giới, thuộc về những trào lưu của thế giới, sự phát triển của thế giới và mọi lĩnh vực, ngành nghề của thế giới, họ chẳng hề liên quan gì đến công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, nên họ chẳng liên quan gì đến mỗi một lời Ngài phán, mỗi một lời Ngài chu cấp cho nhân loại, lẽ thật và sự sống mà Ngài bày tỏ hay những yêu cầu khác nhau của Ngài đối với nhân loại. Nói như thế nghĩa là gì? Nghĩa là những lời phán của Đức Chúa Trời đến toàn thể nhân loại, toàn thể vũ trụ, mọi yêu cầu và nguyên tắc cụ thể mà Ngài phán, không phải nhắm đến tất cả mọi người, dĩ nhiên càng không nhắm đến một bộ phận những nhân vật đặc thù có vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội loài người. Những lời của Đức Chúa Trời – là lẽ thật, đường đi và sự sống – chỉ nhắm đến những người được chọn do Đức Chúa Trời tuyển chọn. Vấn đề này rất dễ giải thích: Lời Đức Chúa Trời nhắm đến bất kỳ ai Ngài tuyển chọn, bất kỳ ai Ngài muốn cứu rỗi, bất kỳ ai Ngài muốn khiến họ được cứu rỗi. Nếu Đức Chúa Trời không tuyển chọn ai đó, nếu Đức Chúa Trời không có kế hoạch cứu rỗi họ, thì những lời sự sống này không được phán với họ – họ không có phần, cũng không liên quan. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Những cá nhân đặc thù này có những hứng thú và sở thích đặc thù, nên họ có những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn khác biệt và cao hơn so với người thường. Bởi vì họ có những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn đặc thù, và vì họ có những hứng thú và sở thích đặc thù hoặc khác biệt, nên họ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, và dĩ nhiên, vào những thời kỳ khác nhau, họ hoàn thành những sứ mạng quan trọng của họ. Bất kể cuối cùng họ có hoàn toàn sứ mạng của mình đạt tiêu chuẩn hay không, thì chỉ có họ liên quan đến những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ những hứng thú và sở thích của họ. Bởi vì những người này có những sứ mạng đặc thù, nên họ phải hiện thực hóa những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình vào những thời kỳ cụ thể và dưới những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Đây là sứ mạng mà Đức Chúa Trời ban cho họ, sứ mạng mà Ngài thêm vào cho họ, đây là trách nhiệm của họ và họ phải hành động theo cách như vậy. Bất kể xác thịt, nội tâm hay thế giới tinh thần của họ có chịu đựng bao nhiêu áp lực hay trả giá bao nhiêu, để mưu cầu việc hiện thực hóa những lý tưởng và mong muốn của mình, thì họ đều sẽ – hoặc là phải – hoàn thành sứ mạng mình phải hoàn thành, bởi vì đây là điều mà Đức Chúa Trời tiền định. Không một ai có thể thoát khỏi sự tiền định của Đức Chúa Trời, cũng không một ai có thể thoát khỏi sự tể trị và an bài của Ngài. Vậy nên, họ tuyệt đối chẳng có liên quan đến những gì chúng ta đang nói về việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người. Tuyệt đối chẳng có liên quan nghĩa là sao? Nghĩa là những lời về việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người không nhắm đến họ. Bất kể là vào thời kỳ nào, trong hoàn cảnh xã hội nào và nhân loại phát triển đến mức độ nào, những lời này của Đức Chúa Trời chẳng có liên quan gì đến họ. Những lời này không nhắm đến họ, nên những lời này không phải là yêu cầu dành cho họ. Họ phải hoàn toàn sứ mạng mà họ nên có theo sự tiền định, sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Họ phải làm những gì họ nên làm vào những thời kỳ khác nhau và trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau của nhân loại tà ác và bại hoại, thực hiện nghĩa vụ họ nên thực hiện và hoàn thành sứ mạng mà họ nên hoàn thành. Vậy họ đang đóng vai trò kẻ phục vụ hay là vật làm nền? Nói thế nào cũng được. Tóm lại, họ không phải là đối tượng được Đức Chúa Trời tuyển chọn, cũng không phải là đối tượng mà Ngài muốn cứu rỗi, vậy thôi. Cho nên, bất kể những người tin Đức Chúa Trời buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn như thế nào, cũng sẽ không làm trì hoãn sự phát triển của thế giới hay của nhân loại, và dĩ nhiên cũng không làm trì hoãn sự phát triển của nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau trong những thời kỳ và hoàn cảnh xã hội khác nhau của thế giới. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Lý do là gì? Là sự phát triển của nhân loại và các ngành nghề của xã hội chẳng liên quan gì đến những người tin Đức Chúa Trời, hay là đến những người được Đức Chúa Trời chọn, vậy nên ngươi không cần lo lắng rằng: “Nếu con làm như lời Ngài phán và buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn, vậy thì xã hội và nhân loại này có còn phát triển hay không?” Tại sao ngươi lại lo lắng? Ngươi không cần lo lắng làm gì. Đức Chúa Trời có những kế hoạch và sự an bài, ngươi hiểu rồi chứ? (Thưa, hiểu rồi.) Sự lo lắng của ngươi là không cần thiết, và ngươi lo lắng vì ngươi không nhìn thấu được chuyện này và không hiểu lẽ thật.

Một người tin Đức Chúa Trời phải có những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nào? Ngươi phải làm tròn bổn phận của mình, thực hiện bổn phận của mình đến mức đạt tiêu chuẩn, hoàn thành những gì Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi, mưu cầu và thực hành lẽ thật trong quá trình thực hiện bổn phận, đạt được lối vào thực tế lẽ thật, nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động căn cứ theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Đây là những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà ngươi phải có. Những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn trần tục nảy sinh từ hứng thú và sở thích là những thứ mà ngươi nên buông bỏ. Tại sao ngươi cần phải buông bỏ chúng? Ngươi khác với những người ở ngoài hội thánh, Đức Chúa Trời đã tuyển chọn ngươi, ngươi đã chọn mưu cầu lẽ thật và đã hạ quyết tâm đi theo con đường mưu cầu lẽ thật, vậy nên những mục tiêu và phương hướng cuộc đời của ngươi phải có thay đổi, và ngươi phải hoàn toàn, triệt để buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích. Tại sao ngươi cần phải buông bỏ chúng? Bởi vì nó không phải là con đường ngươi nên đi. Nó là con đường của những người ngoại đạo, những người không tin Đức Chúa Trời. Nếu ngươi mưu cầu đi theo con đường đó, thì ngươi không phải đối tượng Đức Chúa Trời tuyển chọn. Nếu ngươi mưu cầu những lý tưởng và mong muốn người ngoại đạo mưu cầu, thì ngươi không thể mưu cầu lẽ thật, không thể đạt được sự cứu rỗi. Nói cụ thể hơn, nếu ngươi không thể buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình, hơn nữa còn muốn hiện thực hóa chúng, thì ngươi không thể quy phục công tác của Đức Chúa Trời hay là kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, và ngươi không bao giờ có thể được cứu rỗi. Nói như thế nghĩa là gì? Không thể buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình, hơn nữa còn muốn hiện thực hóa chúng, thì cũng tương đương với từ bỏ việc mưu cầu lẽ thật, từ bỏ việc được cứu rỗi, không muốn quy phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Không phải như vậy sao? (Thưa, phải.) Vậy nên cuối cùng, chuyện này như Ta đã phán: Nếu như muốn mưu cầu lẽ thật, trước hết ngươi phải buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hứng thú và sở thích. Ngươi phải buông bỏ chúng, bởi vì việc mưu cầu những lý tưởng và mong muốn trần tục chẳng liên quan gì đến những người mưu cầu lẽ thật và việc được cứu rỗi, nó không phải là con đường mà ngươi nên đi, cũng không phải là mục tiêu và phương hướng mà ngươi nên thiết lập và có trong đời. Nếu trong lòng ngươi vẫn thường lên kế hoạch và tính toán về chuyện đó, vắt óc suy nghĩ và cân nhắc về nó, vậy thì ngươi nên buông bỏ nó càng sớm càng tốt. Ngươi không thể bắt cá hai tay, vừa muốn mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi, vừa muốn mưu cầu thế gian và hiện thực hóa những lý tưởng, mong muốn của mình. Như thế, ngươi sẽ không chỉ không đạt được hay hiện thực hóa được cả hai, mà hơn nữa, và quan trọng nhất là, nó sẽ ảnh hưởng đến việc được cứu rỗi của ngươi. Cuối cùng, ngươi sẽ bỏ lỡ công tác cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời, vuột mất cơ hội tốt nhất để đạt được sự cứu rỗi nhân loại của Đức Chúa Trời và mất đi cơ hội được cứu rỗi. Cuối cùng, ngươi sẽ rơi vào thảm họa, đấm ngực, dậm chân, hối hận cũng đã muộn, đây sẽ là số phận đáng buồn của ngươi. Nếu ngươi thông minh và đã hạ quyết tâm mưu cầu lẽ thật, thì ngươi phải buông bỏ những lý tưởng và mong muốn ngươi từng có hay vẫn đang mưu cầu. Những kẻ ngu xuẩn, ngu ngốc, không sáng suốt và hồ đồ – những kẻ này muốn mưu cầu lẽ thật và được cứu rỗi, nhưng họ không muốn buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn trần tục của mình. Họ muốn có cả hai. Họ nghĩ rằng làm như vậy là có lợi thế, là thông minh, trong khi thật ra đây là hành động ngu ngốc nhất, cách làm ngu ngốc nhất. Người thông minh sẽ từ bỏ triệt để những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn trần tục của mình, lựa chọn mưu cầu lẽ thật và việc được cứu rỗi. Bất kể thế giới phát triển đến mức độ nào, bất kể tình trạng hiện tại hay sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau như thế nào, chúng cũng chẳng liên quan gì đến ngươi cả. Cứ để những ai thuộc về thế giới, những ma vương càn quấy, làm chuyện họ nên làm. Còn việc chúng ta phải làm, một là hoàn thành bổn phận mình nên thực hiện, và hai là hưởng thụ thành quả lao động của họ. Thật tuyệt vời biết bao! Ví dụ như, máy tính và phần mềm họ phát minh rất hữu ích cho việc thực hành bổn phận và làm công việc của ngươi. Ngươi dùng nó, để nó phục vụ mình, để nó hỗ trợ ngươi làm tròn bổn phận, hỗ trợ ngươi hoàn thành công việc của mình tốt hơn, khiến người thực hiện bổn phận với hiệu suất cao hơn, hiệu quả tốt hơn, đồng thời lại tiết kiệm thời gian hơn. Thật tuyệt vời biết bao! Ngươi không cần phải vắt óc nghiên cứu: “Phần mềm này được phát minh như thế nào? Nó đến từ ai? Mình nên dốc sức như thế nào vào phần mềm này, vào lĩnh vực kỹ thuật này?” Vắt óc như thế là vô ích. Tâm tư và sinh lực của ngươi không phải để dành cho việc đó. Ngươi không cần phải cống hiến sức lực hay tế bào não bộ cho chuyện này. Cứ để những người trần tục nên làm những việc này cống hiến, sau khi họ cống hiến rồi thì chúng ta lấy mà dùng. Thật tuyệt vời biết bao! Mọi thứ đều có sẵn. Đức Chúa Trời an bài trước mọi sự, nên ngươi không cần mưu cầu nó, và ngươi không cần phải lo lắng hay dốc sức về những chuyện này. Trong những chuyện này, ngươi không cần phải gánh vác gì, cũng không cần lo lắng hay bận tâm về bất kỳ chuyện gì. Ngươi chỉ cần làm tròn bổn phận, mưu cầu lẽ thật, đạt được hiểu biết về lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật. Đây không phải là con đường nhân sinh đúng đắn nhất sao? (Thưa, phải.)

Giờ các ngươi đã hiểu vấn đề mưu cầu lý tưởng và mong muốn chưa? Có người nói: “Nếu con người không mưu cầu lý tưởng thì liệu thế giới có sự phát triển tiến lên không?” Ta nói là có. Các ngươi có hiểu đáp án này không? Có biết không? (Thưa, có.) Vậy các ngươi có nhìn thấu thực chất của vấn đề mà chúng ta đang nói không? Sự thật có phải vậy không? (Thưa, phải.) Tóm lại như thế này – sự phát triển, tiến bộ và sự tình của thế giới – hãy để lũ ma quỷ thuộc về thế giới, hoặc thứ gọi là “con người” thuộc về thế giới xử lý đi. Nó chẳng liên quan đến những người tin Đức Chúa Trời cả. Vậy thì sứ mạng và trách nhiệm của những người tin Đức Chúa Trời là gì? (Thưa, đó là làm tròn bổn phận, mưu cầu lẽ thật, và đạt được sự cứu rỗi.) Đúng thế. Rất cụ thể và thực tế. Việc này có đơn giản không? (Thưa, có.) Những người tin Đức Chúa Trời chỉ cần mưu cầu lẽ thật và đi theo con đường của Ngài, cuối cùng đạt được sự cứu rỗi. Đây là sứ mạng của ngươi, đồng thời là kỳ vọng và mong muốn lớn nhất của Đức Chúa Trời đối với các ngươi. Những chuyện còn lại, Đức Chúa Trời sẽ an bài, nên ngươi không cần phải băn khoăn hay lo lắng làm gì. Đến lúc đó ngươi chỉ cần hưởng thụ những gì ngươi nên hưởng thụ, ăn những gì ngươi nên ăn, và dùng những gì ngươi nên dùng. Mọi thứ sẽ vượt xa sự tưởng tượng và dự liệu của ngươi, sẽ rất đỗi phong phú. Đức Chúa Trời sẽ không để ngươi thiếu thốn hay bần cùng. Trong Kinh Thánh có một câu nói rằng gánh nặng của Chúa rất nhẹ nhàng. Câu gốc nói như thế nào? (“Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng” (Ma-thi-ơ 11:30).) Nghĩa của câu đó có phải thế không? (Thưa, phải.) Yêu cầu ngươi buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn cá nhân không phải để biến ngươi thành kẻ tầm thường, không phải để làm ngươi trở nên lười nhác, không có sự mưu cầu, cũng không phải để biến ngươi thành một cái xác biết đi, một kẻ vô hồn; mà đúng hơn là để thay đổi phương hướng và mục tiêu mưu cầu chưa đúng đắn của ngươi. Ngươi phải buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn mà người không nên có, và thiết lập những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn đúng đắn. Như thế ngươi mới có thể bước trên con đường nhân sinh đúng đắn. Vậy vấn đề này đã được giải quyết chưa? Nếu con người không mưu cầu lý tưởng thì thế giới có tiếp tục phát triển không? Đáp án là “có”. Tại sao thế? (Thưa, vì Đức Chúa Trời đã tiền định một sứ mạng cho những người thuộc về thế giới; họ sẽ thực hiện công tác này.) Đúng thế, là vì Đức Chúa Trời có sự tiền định và an bài của Ngài, nên ngươi không cần phải băn khoăn. Thế giới muốn phát triển cũng không cần người tin Đức Chúa Trời phải đảm nhận sứ mạng này, hay thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ này. Đức Chúa Trời đã an bài mọi sự. Ngươi không cần phải nhọc lòng về chuyện Đức Chúa Trời an bài ai. Ngươi chỉ cần mưu cầu lẽ thật, đi theo con đường của Đức Chúa Trời và đạt được sự cứu rỗi là đủ. Ngươi có cần nhọc lòng về những chuyện khác không? (Thưa, không.) Không cần. Vậy nên buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người chính là con đường ngươi nên thực hành. Ngươi không cần phải lo lắng chuyện thế giới hay nhân loại sẽ ra sao sau khi ngươi buông bỏ những lý tưởng và mong muốn của mình. Đó không phải chuyện ngươi cần cần lo lắng. Nó không liên quan đến ngươi. Đức Chúa Trời đã an bài mọi sự. Đơn giản thế thôi. Ngươi có hiểu không? (Thưa, đã hiểu.) Ta thông công như thế đã giải quyết tận căn nguyên vấn đề chưa? (Thưa, rồi.) Nếu có người lại hỏi các ngươi, các ngươi sẽ nhìn nhận và giải thích vấn đề này như thế nào? Nếu có người không tin Đức Chúa Trời hỏi: “Các anh luôn nói về việc không mưu cầu lý tưởng, buông bỏ lý tưởng và mong muốn. Nếu ai cũng thực hành theo lời các anh thì liệu thế giới có còn tồn tại không? Nhân loại có tiếp tục phát triển không?” thì ngươi trả lời thế này: “Mỗi người một chí, không thể cưỡng cầu.” Đây là châm ngôn phổ biến trên thế giới. Ngươi nên nói rằng: “Đức Chúa Trời yêu cầu con người buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của họ; đó là lẽ thật. Nếu anh sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật thì anh có thể buông bỏ những điều này. Nếu anh không sẵn lòng tiếp nhận thì anh có thể chọn không buông bỏ chúng. Đức Chúa Trời không ép buộc ai cả. Anh buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn là điều anh tự nguyện, cũng là quyền của anh. Không buông bỏ chúng cũng là tự nguyện và là quyền của anh. Mỗi người có sứ mạng của mình. Trong toàn nhân loại, mỗi cá nhân đều có sứ mạng riêng, mỗi cá nhân đều cần đóng một vai trò riêng. Sự lựa chọn của con người khác nhau vì vậy con đường họ đi cũng khác nhau. Anh chọn mưu cầu thế giới, thực hiện những lý tưởng và mong muốn trong thế giới, thể hiện những giá trị của anh, còn tôi thì chọn buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình để đi theo Đức Chúa Trời, lắng nghe lời Ngài, đi theo con đường của Ngài, và thỏa mãn Ngài. Cuối cùng, tôi sẽ có thể đạt được sự cứu rỗi. Anh không mưu cầu con đường này thì đó cũng là tự do của anh. Chẳng ai ép buộc anh cả.” Trả lời như thế này thì sao? (Thưa, rất hay.) Nếu ngươi có thể tiếp nhận câu “buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người,” thì những lời này nhắm đến ngươi. Còn nếu ngươi không tiếp nhận nó, thì chẳng có dấu hiệu nào cho thấy bạn phải lắng nghe và tiếp nhận những lời này. Ngươi có thể chọn không lắng nghe; ngươi có thể chọn để mất công tác quản lý của Đức Chúa Trời cho sự cứu rỗi nhân loại, và từ bỏ cơ hội được cứu rỗi. Đây là quyền của ngươi. Ngươi cũng có thể không buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình rồi bước ra thế giới ngoài kia và thực hiện chúng một cách yên tâm và mạnh dạn. Sẽ chẳng ai ép buộc ngươi hay khiển trách ngươi. Đây là quyền của ngươi. Sự lựa chọn của ngươi cũng là sứ mạng của ngươi, và sứ mạng của ngươi chính là vai trò mà Đức Chúa Trời tiền định ngươi thực hiện giữa nhân loại. Thế thôi. Đây là chân tướng của sự thật. Ngươi chọn cái gì thì ngươi sẽ đi con đường như thế, và con đường ngươi sẽ đi thế nào thì vai trò của ngươi giữa nhân loại sẽ như vậy. Đơn giản thế thôi. Đây là chân tướng của sự thật. Vậy nên, vẫn là những lời trước đó: “Mỗi người một chí, không thể cưỡng cầu.” Nhưng chí hướng đó đến từ đâu? Căn nguyên của nó đã được Đức Chúa Trời tiền định. Nếu ngươi chọn không tiếp nhận lẽ thật và làm tròn bổn phận, thì như vậy nghĩa là Đức Chúa Trời không tuyển chọn ngươi, và ngươi không có cơ hội được cứu rỗi. Nói thẳng ra, ngươi không có diễm phúc này; Đức Chúa Trời không tiền định nó cho ngươi. Nếu ngươi không có hứng thú với việc tin Đức Chúa Trời hay mưu cầu lẽ thật – nếu ngươi không mưu cầu khía cạnh đó – thì ngươi không có diễm phúc này. Những ai được tiền định bước vào nhà Đức Chúa Trời thì sẵn lòng thực hiện bổn phận ở đó. Đức Chúa Trời phán gì họ cũng nghe theo; nếu Ngài muốn họ buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn, họ sẽ làm. Nếu họ không thể buông bỏ chúng thì họ vắt óc nghĩ cách để buông bỏ. Người như vậy sẵn lòng mưu cầu việc được cứu rỗi. Đây là nhu cầu và yêu cầu sâu thẳm linh hồn họ mà Đức Chúa Trời đã tiền định, vậy nên họ có diễm phúc này là sự may mắn của họ. Vai trò mà Đức Chúa Trời đã tiền định cho ngươi thì ngươi phải thực hiện. Căn nguyên là vậy. Người không có diễm phúc thì mưu cầu thế giới, còn người có diễm phúc thì mưu cầu lẽ thật – sự thật không phải thế sao? (Thưa, phải.) Nếu có người hỏi lại một lần nữa, các ngươi có trả lời được không? (Thưa, có.) Câu trả lời đơn giản nhất là gì? (Mỗi người một chí, không thể cưỡng cầu.) Mỗi người một chí, không thể cưỡng cầu. Yêu cầu ngươi buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn là để cho ngươi con đường thực hành. Ngươi có thể chọn buông bỏ chúng, và cũng có thể chọn không buông bỏ chúng. Mỗi người một chí, không thể cưỡng cầu. Nếu ngươi tiếp nhận thì những lời này nhắm đến ngươi. Nếu ngươi không tiếp nhận, thì những lời này không nhắm đến ngươi, và việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn chẳng liên quan gì đến ngươi cả; ngươi được tự do. Vấn đề này đã được giải quyết chưa? (Thưa, rồi.) Nếu giải quyết được rồi thì không ai nhắc đi nhắc lại vấn đề này nữa, được chứ? (Thưa, được.)

Nói đến việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người, chúng ta còn một vấn đề nữa. Có người nói: “Bây giờ Ngài nói về việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người – có phải bởi vì thời gian gần kề, ngày tận thế đã đến và những thảm họa cũng đến, và bởi vì ngày của Đức Chúa Trời đã đến, nên Ngài mới yêu cầu con người buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn phải không?” Có đúng thế không? (Thưa, không.) Đáp án sẽ là phủ định: Không! Bây giờ hãy nói về lý do cụ thể. Vì đáp án là không, nên chắc chắn có một số vấn đề chi tiết ở đây cần được thông công và cần được hiểu. Chúng ta nói thế này đi, hai ngàn, hoặc thậm chí vài trăm năm trước, thì toàn bộ hoàn cảnh xã hội rất khác với ngày nay; hiện trạng của toàn nhân loại cũng khác với ngày nay. Hoàn cảnh sống của họ rất có quy luật. Thế giới không tà ác như hiện tại, xã hội con người không hỗn loạn như hiện tại, và không có bất cứ tai họa nào cả. Vậy lúc đó con người có cần buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình không? (Thưa, có.) Tại sao? Hãy nói lý do, và hiểu biết cụ thể của các ngươi đi. (Thưa, sau khi nhân loại bị Sa-tan làm cho bại hoại, bên trong con người có tâm tính bại hoại của Sa-tan nên khi họ mưu cầu những lý tưởng và mong muốn của mình, thật ra là vì mưu cầu danh lợi và địa vị. Vì mưu cầu danh và lợi, con người tranh đấu và chém giết lẫn nhau, tranh đấu đến mức một mất một còn, nên kết quả là họ càng bị Sa-tan làm cho bại hoại nặng nề hơn bao giờ hết, càng ngày càng không ra dáng con người, ngày càng rời xa Đức Chúa Trời. Vì thế người ta có thể thấy rằng con đường mưu cầu lý tưởng và mong muốn là sai lầm. Vậy nên, không phải vì ngày của Đức Chúa Trời đang đến gần mà Ngài mới yêu cầu con người buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn; nói đúng hơn là ngay từ đầu con người không nên mưu cầu những điều đó, mà nên mưu cầu một cách đúng đắn theo lời Đức Chúa Trời.) Các ngươi có nghĩ buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người là một nguyên tắc thực hành không? (Thưa, có.) Buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của con người có phải là lẽ thật không? Nó có phải là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người không? (Thưa, phải.) Nó là lẽ thật, là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Vậy nó có phải con đường mà con người nên đi theo không? (Thưa, phải.) Vì nó là lẽ thật, là yêu cầu cụ thể của Đức Chúa Trời đối với con người, và là con đường mà con người nên đi theo, vậy nó có khác nhau theo thời gian và bối cảnh không? (Thưa, không.) Tại sao không? Vì lẽ thật, yêu cầu của Đức Chúa Trời và con đường của Đức Chúa Trời không thay đổi theo sự thay đổi của thời gian, địa điểm hay hoàn cảnh. Bất kể vào lúc nào, ở địa điểm nào và không gian nào, lẽ thật luôn là lẽ thật, và tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu đối với con người không hề thay đổi, tiêu chuẩn mà Ngài yêu cầu những ai đi theo Ngài cũng vậy. Vậy nên bất kể thời gian, địa điểm hay bối cảnh, con đường của Đức Chúa Trời mà những ai theo Ngài phải đi không hề thay đổi. Vậy nên, yêu cầu con người buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn ở thời đại ngày nay không phải là yêu cầu được đặt ra cho con người chỉ vì thời gian gần kề, hay vì ngày tận thế đã đến; không phải vì ngày tháng chẳng còn nhiều và tai họa lại rất lớn, cũng không phải vì sợ con người sẽ rơi vào tai họa mà lại có những yêu cầu cấp thiết đối với con người, yêu cầu họ thực hiện những biện pháp hành động cực đoan hay cấp tiến để đạt được việc bước vào thực tế lẽ thật nhanh nhất. Lý do không phải như vậy. Vậy thì lý do là gì? Bất kể ở thời điểm nào, dù là mấy trăm năm hay mấy ngàn năm trước – ngay cả hiện tại – những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người ở phương diện này không thay đổi. Chỉ là mấy ngàn năm trước, thậm chí ở bất cứ thời điểm nào trước ngày hôm nay, Đức Chúa Trời đều không công khai ban bố chi tiết những lời này với nhân loại, nhưng những yêu cầu của Ngài đối với con người từ đầu đến cuối không hề thay đổi. Bắt đầu từ thời điểm nhân loại lưu giữ những bản ghi chép lần đầu tiên, yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với họ chưa bao giờ là phải nỗ lực mưu cầu thế giới, hay thực hiện những lý tưởng và mong muốn của riêng họ trong thế giới. Yêu cầu duy nhất của Ngài đối với con người chính là lắng nghe lời Ngài, đi theo con đường của Ngài, đừng thông đồng làm bậy với thế giới, cũng đừng mưu cầu thế giới. Những chuyện của thế giới thì để con người của thế giới xử lý và hoàn thành. Chúng chẳng liên quan tới những người tin và đi theo Đức Chúa Trời. Việc duy nhất mà những người tin Đức Chúa Trời cần làm là đi theo con đường của Đức Chúa Trời và đi theo Ngài. Đi theo con đường của Đức Chúa Trời là việc mà những người tin và đi theo Đức Chúa Trời không thể thoái thác. Chuyện này không phân biệt thời gian, địa điểm hay bối cảnh. Kể cả sau này, khi nhân loại được cứu rỗi và bước vào thời đại kế tiếp, yêu cầu này vẫn sẽ không thay đổi. Nghe lời Đức Chúa Trời và đi theo con đường của Ngài là thái độ và cách thực hành cụ thể mà một người đi theo Đức Chúa Trời nên có. Chỉ có cách nghe lời Đức Chúa Trời và đi theo con đường của Ngài thì con người mới đạt được sự kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Vậy nên việc Đức Chúa Trời yêu cầu con người buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn không nảy sinh vì thời gian, hay vì những hoàn cảnh, bối cảnh đặc thù; mà nói đúng hơn là chỉ cần con người còn tồn tại, thì dù Đức Chúa Trời không phán rõ ràng với họ, Ngài vẫn luôn dùng tiêu chuẩn và nguyên tắc này để yêu cầu họ. Bất kể bao nhiêu người có thể đạt đến, bao nhiêu người có thể thực hành lời Ngài, hay họ có thể hiểu được bao nhiêu lời Ngài, thì yêu cầu này từ Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi. Hãy xem trong Kinh Thánh, ở đó có những ghi chép về những người đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã chọn ở những thời điểm đặc thù, như Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác, Gióp, vân vân. Những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với họ, con đường họ đi, những mục tiêu và phương hướng trong cuộc đời họ, cũng như những mục tiêu mưu cầu và những cách làm cụ thể của họ đối với cuộc sống và sinh tồn, đều có thể thể hiện ra những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Vậy những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là gì? Trong đó bao gồm việc con người phải buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn của mình, đúng không? (Thưa, đúng.) Dù là trong tâm hồn hay hình thức, họ phải tránh xa nhân loại huyên náo, phức tạp và tà ác, đồng thời tránh xa những trào lưu huyên náo, phức tạp và tà ác của họ. Trước đây có một từ không phù hợp cho lắm – “thánh hóa”. Kỳ thực ý nghĩa của từ này là yêu cầu ngươi buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn, ngăn chặn ngươi trở thành một người ngoại đạo, ngăn chặn ngươi làm những việc mà những người ngoại đạo hay làm, ngăn chặn ngươi mưu cầu những gì mà người ngoại đạo mưu cầu, muốn ngươi mưu cầu những thứ mà người tin Đức Chúa Trời phải mưu cầu. Ý nghĩa của nó là như thế. Vậy thì khi có người nói: “Có phải vì thời gian gần kề, những ngày tận thế đã đến và tai họa đã giáng xuống, mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn không?” Ngươi nên trả lời thế nào? Nên trả lời rằng mỗi một yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người đều là lẽ thật, và là con đường mà con người nên đi theo. Chúng không thay đổi theo sự thay đổi của thời gian, địa điểm hay hoàn cảnh, vị trí địa lý hay bối cảnh xã hội. Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, là lẽ thật bất biến từ thời xa xưa, và muôn đời không thay đổi – mỗi yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người và mỗi nguyên tắc thực hành cụ thể mà Ngài đặt ra cho họ đã có từ sau khi Ngài tạo ra nhân loại, khi họ chưa có ghi chép về thời gian. Chúng tồn tại cùng Đức Chúa Trời. Nghĩa là, từ thời khắc có con người, nhân loại đã có thể lĩnh hội những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với họ. Dù những yêu cầu này đề cập đến lĩnh vực nào đi nữa thì chúng đều tồn tại vĩnh viễn, và không thay đổi. Nói chung, những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người là lắng nghe lời Ngài và đi theo con đường của Ngài. Ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Những yêu cầu của Đức Chúa Trời hoàn toàn không liên quan tới sự phát triển của thế giới, bối cảnh xã hội của nhân loại, thời gian hoặc địa điểm, hay hoàn cảnh địa lý và không gian mà con người sinh sống. Sau khi nghe xong lời Đức Chúa Trời, việc con người tuân thủ và thực hành chúng là đúng đắn. Đức Chúa Trời không có yêu cầu nào khác đối với con người. Con người nghe hiểu và nghe rõ lời Ngài, thực hành và tuân thủ chúng là được; họ sẽ đạt được tiêu chuẩn của một loài thọ tạo hợp cách trong mắt Ngài. Ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Vậy nên, bất kể thời gian, hoàn cảnh, bối cảnh xã hội, hay vị trí địa lý, việc ngươi cần làm là lắng nghe lời Đức Chúa Trời, hiểu những gì Ngài phán và những yêu cầu của Ngài đối với ngươi, sau đó việc tiếp theo ngươi nên làm là nghe theo, quy phục và thực hành. Đừng bận tâm đến những chuyện như “Tai họa ở thế giới bên ngoài giờ có lớn không? Thế giới có hỗn loạn không? Giờ mình ra thế giới bên ngoài thì có nguy hiểm gì không? Mình có thể mắc phải bệnh dịch không? Mình có chết không? Mình có bị rơi vào tai họa không? Ngoài kia có nhiều cám dỗ không?” Ngươi suy nghĩ mấy chuyện đó cũng vô ích, chúng chẳng liên quan gì đến ngươi. Ngươi chỉ cần bận tâm đến việc mưu cầu lẽ thật và đi theo con đường của Đức Chúa Trời, chứ đừng bận tâm đến hoàn cảnh của thế giới bên ngoài như thế nào. Bởi vì dù hoàn cảnh của thế giới bên ngoài như thế nào đi nữa, ngươi cũng chỉ là một loài thọ tạo, và Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Mối quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa và loài thọ tạo sẽ không thay đổi, thân phận của ngươi sẽ không thay đổi, và thực chất của Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi. Ngươi sẽ luôn là người phải đi theo con đường của Đức Chúa Trời, là người phải nghe lời Ngài và quy phục Ngài. Đức Chúa Trời sẽ luôn là Đấng tể trị ngươi, an bài vận mệnh của ngươi, và dẫn dắt ngươi sinh tồn. Mối quan hệ của ngươi với Ngài sẽ không thay đổi, thân phận của Ngài là bất biến và thân phận của ngươi cũng bất biến. Vì tất cả những điều trên, bất kể trong thời gian nào, thì trách nhiệm, nghĩa vụ và chức trách cao nhất của ngươi là lắng nghe lời Đức Chúa Trời, quy phục và thực hành chúng. Điều này không bao giờ sai, và là nguyên tắc cao nhất. Vậy vấn đề này đã được giải quyết chưa? (Thưa, rồi.) Nó đã được giải quyết. Ta nói như thế có rõ ràng không? Ta nói có chính xác hơn các ngươi không? (Thưa, có.) Chính xác ở đâu? (Thưa chúng con chỉ đang nói một cách khái quát, còn Đức Chúa Trời đã mổ xẻ vấn đề này rất thấu đáo, và còn thông công rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, là con đường mà con người phải tuân thủ, và con người nên nghe lời Đức Chúa Trời và đi theo con đường của Ngài. Đức Chúa Trời đã phán điều này rất rõ ràng.) Điều ta đang nói là một khía cạnh lẽ thật. Cụm từ “một khía cạnh lẽ thật” là một lý luận, vậy có gì ủng hộ cho lý luận này? Đó là những sự thật và nội dung cụ thể đã được nói đến trước đó. Những sự thật này đều có chứng cứ; không có một điều nào trong số chúng là bịa đặt hay tưởng tượng. Chúng đều là sự thật, hoặc là thực chất và chân tướng của hiện tượng bên ngoài của sự thật. Nếu ngươi có thể lĩnh hội và hiểu được chúng, thì chứng tỏ ngươi hiểu lẽ thật. Lý do các ngươi không thể nói ra là vì các ngươi chưa hiểu khía cạnh lẽ thật này, các ngươi cũng chưa hiểu thực chất và chân tướng đằng sau những hiện tượng này, nên các ngươi chỉ nói về những cảm nhận và hiểu biết của mình khác xa so với lẽ thật. Không phải như vậy sao? (Thưa, phải.) Như vậy vấn đề này đã được giải quyết, không cần nói thêm nữa. Về chủ đề buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ những hứng thú và sở thích, có cần thiết phải thêm vấn đề này vào như một điểm bổ sung không? (Thưa, có.) Đúng là cần thiết. Mỗi khía cạnh vấn đề đều liên quan đến một vài lẽ thật, cũng tức là nó liên quan đến thực tế và chân tướng của sự thật, đồng thời phía sau chân tướng và thực chất đó luôn là sự an bài, kế hoạch, ý niệm và ý nguyện của Đức Chúa Trời. Còn gì nữa không? Đó là một số cách làm cụ thể, cũng như căn cứ, mục tiêu và bối cảnh trong những hành động của Ngài. Chân tướng chính là như vậy.

Sau khi thông công xong chủ đề buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ những hứng thú và sở thích, chúng ta nên thông công chủ đề tiếp theo. Chủ đề tiếp theo là gì? Đó là con người nên buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hôn nhân. Rõ ràng chủ đề này đề cập đến mọi phương diện của vấn đề liên quan đến hôn nhân. Chủ đề này hơi rộng hơn một chút so với chủ đề hứng thú và sở thích nhỉ? Nhưng đừng sợ độ rộng của nó. Chúng ta sẽ công phá từng điểm một, từ từ hiểu và thấu triệt chủ đề này thông qua sự thông công. Cách mà chúng ta sẽ thông công về chủ đề này chính là mổ xẻ vấn đề của hôn nhân từ những góc độ và khía cạnh của thực chất vấn đề ở đây, cả tích cực và tiêu cực; những hiểu biết khác nhau của con người về hôn nhân, cả đúng và sai; những sai lầm họ phạm phải trong hôn nhân, cũng như những tư tưởng và quan điểm sai lầm khác nhau khiến vấn đề nảy sinh, cuối cùng giúp con người có thể buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hôn nhân. Cách thực hành tốt nhất và dễ dàng nhất để đạt được sự “buông bỏ” chính là: Trước hết, ngươi phải thấy rõ thực chất của vấn đề, nhìn thấu chúng, bất kể chúng là tích cực hay tiêu cực. Sau đó ngươi phải có khả năng xử lý những vấn đề này một cách chính xác và lý tính. Đây chính là mặt tích cực. Về mặt tiêu cực, ngươi phải có thể hiểu và nhìn thấu những tư tưởng, quan điểm và thái độ sai lầm mà vấn đề mang lại, hay những ảnh hưởng tiêu cực và có hại khác nhau mà chúng sản sinh trong nhân tính, rồi từ những khía cạnh này ngươi có thể buông bỏ. Nói cách khác, ngươi phải có thể hiểu và nhìn thấu được những vấn đề này, mà không bị ngăn cản hay trói buộc bởi những tư tưởng sai lầm sản sinh từ những vấn đề này, không để chúng chi phối cuộc sống của ngươi và khiến cuộc đời của ngươi phải đi một số con đường vòng, hay dẫn dắt người đưa ra những lựa chọn sai lầm. Nói tóm lại, dù chúng ta thông công về mặt tích cực hay tiêu cực, thì mục đích cuối cùng là để cho con người có thể đối xử vấn đề của hôn nhân một cách lý tính, không dùng những tư tưởng và quan điểm sai lầm để hiểu và nhìn nhận nó, cũng không được có thái độ không đúng đối với nó. Đây là cách hiểu chính xác về việc thực hành “buông bỏ.” Được rồi, hãy thông công tiếp về những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn nảy sinh từ hôn nhân. Trước hết, hãy xem định nghĩa về hôn nhân, khái niệm hôn nhân là gì. Đa số các ngươi chưa bước vào hôn nhân, đúng không? Ta thấy đa số các ngươi là người trưởng thành. Người trưởng thành nghĩa là gì? Nghĩa là ngươi đã đạt đến hoặc vượt quá độ tuổi kết hôn. Dù đang ở trong hay quá độ tuổi đó, mỗi người đều có những quan điểm, định nghĩa và khái niệm tương đối tiểu tư sản về hôn nhân, dù đúng hay sai. Vậy trước hết hãy nghiên cứu thảo luận xem hôn nhân thực ra là gì. Đầu tiên, các ngươi nói xem: Hôn nhân rốt cuộc là gì? Nếu muốn bàn về người đủ tư cách để nói hôn nhân là gì thì nên bắt đầu từ người đã kết hôn trước. Những người đã kết hôn nói xong, chúng ta có thể chuyển sang những người chưa kết hôn. Các ngươi có thể nói lên cách nhìn nhận của mình về hôn nhân, và chúng ta sẽ lắng nghe cách hiểu và định nghĩa của các ngươi về hôn nhân. Có gì cứ nói nấy, dù là lời dễ nghe hay khó nghe – những than phiền hay những kỳ vọng ở hôn nhân, đều được cả. (Thưa, trước khi kết hôn, ai cũng có những kỳ vọng. Có người kết hôn để có thể sống một cuộc sống sung túc, có người thì mưu cầu một cuộc hôn nhân mỹ mãn, tìm kiếm một bạch mã hoàng tử, ảo tưởng sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc. Cũng có người muốn lợi dụng hôn nhân để đạt được những mục đích cá nhân.) Vậy theo quan điểm của ngươi, hôn nhân rốt cuộc là gì? Là giao dịch à? Là trò chơi à? Hay là cái gì? Trong những tình huống ngươi đề cập đó, có một số là vì sống cuộc sống tốt, đó là một kiểu giao dịch. Còn gì nữa? (Thưa, con cảm thấy đối với con, hôn nhân là thứ con hướng tới và khát khao.) Còn ai muốn nói nữa không? Người đã kết hôn biết những gì về hôn nhân? Nhất là những người đã kết hôn được mười hoặc hai mươi năm – các ngươi có cảm nhận thế nào về hôn nhân? Các ngươi không thường xuyên có đầy những cảm nghĩ về hôn nhân sao? Một mặt, ngươi thể nghiệm hôn nhân của mình, mặt khác, ngươi cũng đứng ngoài quan sát những cuộc hôn nhân của những người khác; đồng thời ngươi cũng đã thưởng thức những cuộc hôn nhân của những người mà ngươi thấy trong sách báo, văn học và phim ảnh. Vậy từ những khía cạnh đó, ngươi nghĩ hôn nhân là gì? Ngươi sẽ định nghĩa nó thế nào? Ngươi hiểu thế nào về nó? Ngươi định nghĩa hôn nhân như thế nào? Những người đã kết hôn, những người đã kết hôn vài năm – nhất là những người đã nuôi nấng con cái – cảm nhận của các ngươi về hôn nhân là gì? Nói đi. (Thưa, con có thể bổ sung một chút. Con đã xem nhiều chương trình truyền hình từ khi còn nhỏ. Trong lòng con luôn hướng tới một cuộc sống hôn nhân mỹ mãn, nhưng sau khi kết hôn, con phát hiện nó không như con tưởng tượng. Sau khi kết hôn, điều đầu tiên con phải làm là nỗ lực làm việc vì cuộc sống của gia đình này, thực sự rất vất vả. Chuyện nữa là, vì tính cách của con và chồng không hợp nhau, đồng thời những thứ mà chúng con hướng tới và mưu cầu cũng khác nhau – nhất là sự khác nhau giữa con đường mà chúng con mưu cầu – chúng con có rất nhiều khác biệt trong cuộc sống, thậm chí còn cãi nhau. Cuộc sống rất khổ sở. Lúc này, con cảm thấy kiểu cuộc sống hôn nhân mà con từng hướng tới khi còn nhỏ thật ra không thực tế chút nào, mà chỉ là một mong muốn tốt đẹp mà thôi nhưng cuộc sống thực tế không phải như thế. Đây là những tiếp nhận của con về hôn nhân.) Vậy nên cách hiểu về hôn nhân của ngươi là nó cay đắng, phải thế không? (Thưa, phải.) Vậy là tất cả những gì ngươi có thể nhớ đến, tất cả những gì tồn tại trong ký ức của người đều là đau khổ, mệt mỏi, cay đắng và không thể chịu nổi khi nhìn lại; ngươi cảm thấy thất vọng, rồi sau đó không còn kỳ vọng gì tốt hơn nữa về hôn nhân. Ngươi nghĩ rằng hôn nhân không như ý nguyện của ngươi, không tốt đẹp, cũng không lãng mạn. Ngươi hiểu hôn nhân như một bi kịch – có phải ý ngươi đại khái là vậy không? (Thưa, phải.) Trong cuộc hôn nhân của ngươi, dù là trong những việc ngươi có thể đạt được hay không sẵn lòng đạt được, ngươi vẫn sống đặc biệt mệt mỏi và khổ sở về mọi mặt, phải thế không? (Thưa, phải.) Hôn nhân là cay đắng, đó là một kiểu cảm giác, một cảm giác mà con người có thể nhận thức được hoặc cảm nhận được. Hiện tại trên thế giới, có rất nhiều câu nói về hôn nhân và gia đình bất kể dưới hình thức nào. Có rất nhiều trong phim ảnh và sách báo, trong xã hội thì có những chuyên gia về hôn nhân và những chuyên gia về giới, họ sẽ phân tích và mổ xẻ đủ mọi kiểu hôn nhân, cũng xử lý và giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong đủ mọi kiểu hôn nhân đó, để hòa giải chúng. Cuối cùng, trong xã hội đã phổ biến một vài câu nói về hôn nhân. Các ngươi tán đồng hay đồng cảm với câu nói phổ biến nào về hôn nhân trong xã hội? (Thưa Đức Chúa Trời, người trong xã hội thường nói rằng kết hôn như bước xuống mồ. Con cảm thấy sau khi kết hôn, lập gia đình và có con, con người có những trách nhiệm, họ phải làm việc không ngừng nghỉ để nuôi gia đình sống qua ngày, thêm vào đó là sự bất hòa khi hai người sống chung, và đủ mọi kiểu vấn đề và khó khăn đều nảy sinh.) Câu đó cụ thể là gì? “Hôn nhân là nấm mồ.” Có một số câu nói nào phổ biến và nổi tiếng ở Trung Quốc không? Câu “Hôn nhân là nấm mồ” không phổ biến lắm nhỉ? (Thưa, đúng.) Còn gì nữa? “Hôn nhân như tòa thành bị vây hãm – người ngoài thành thì muốn vào, người trong thành thì muốn ra.” Còn gì nữa? “Hôn nhân không tình yêu là vô đạo đức.” Họ nghĩ rằng hôn nhân là biểu tượng của tình yêu, và hôn nhân không tình yêu là vô đạo đức. Họ dùng tình yêu lãng mạn để đánh giá tiêu chuẩn đạo đức. Đó có phải những định nghĩa và khái niệm về hôn nhân của những người đã kết hôn không? (Thưa, phải.) Nói tóm lại, những ai đã kết hôn đều đầy đau khổ. Dùng một câu để mô tả thì chính là: “Hôn nhân là nấm mồ.” Có đơn giản thế không? Những người đã kết hôn nói xong rồi, giờ chúng ta nghe xem những người chưa kết hôn hoặc độc thân nói thế nào. Ai muốn nói ra cách hiểu của mình về hôn nhân không? Kể cả có hơi ấu trĩ, hay những ảo tưởng không phù hợp với thực tế, đều được cả. (Thưa Đức Chúa Trời, con cảm thấy hôn nhân là hai người kết đôi cùng nhau chung sống qua ngày, là cuộc sống gạo, củi, dầu, muối, tương, dấm, trà.) Ngươi đã từng kết hôn chưa? Ngươi có trải nghiệm cá nhân nào không? (Thưa, không.) Gạo, củi, dầu, muối, tương, dấm, trà, kết đôi cùng nhau chung sống qua ngày, ngươi thực sự nghĩ thế à? Nó thực tế không? (Thưa, trong lý tưởng của con, hôn nhân không như thế, nhưng đó là những điều con thấy trong cuộc hôn nhân của bố mẹ con.) Cuộc hôn nhân của bố mẹ ngươi như vậy, nhưng cuộc hôn nhân lý tưởng của ngươi thì không. Cách hiểu và sự mưu cầu của ngươi khi nói đến hôn nhân là gì? (Thưa, khi còn nhỏ, con chỉ hiểu là phải tìm một người con ngưỡng mộ trong lòng rồi sống một cách hạnh phúc và lãng mạn với người đó.) Ngươi muốn sống với anh ta, nắm tay nhau cùng già đi, phải thế không? (Thưa, phải.) Đây là cách hiểu cụ thể của ngươi về hôn nhân, chỉ liên quan đến ngươi, chứ không phải do ngươi nhìn từ người khác. Những gì ngươi thấy trong cuộc hôn nhân của người khác chỉ là diện mạo bên ngoài, và vì ngươi chưa từng thể nghiệm nó, nên ngươi không biết đó là chân tướng sự thật hay chỉ là vẻ ngoài của sự thật; thứ mà ngươi nghĩ là thật sẽ chỉ vĩnh viễn ở trong tư tưởng và quan điểm của ngươi thôi. Một phương diện trong hiểu biết của giới trẻ về hôn nhân là sống một cách lãng mạn bên người mình yêu, nắm tay nhau cùng già đi, và sống cả đời cùng nhau. Các ngươi còn có cách hiểu nào khác về hôn nhân không? (Thưa, không có.)

Có người nói: “Hôn nhân chính là tìm được một người yêu thương mình, không quan trọng họ lãng mạn hay không, và ngươi cũng không cần phải yêu họ quá nhiều. Ít nhất họ yêu, trong lòng họ có ngươi, có chung những mưu cầu, lý tưởng, tính cách, hứng thú và sở thích với ngươi, để hai người có thể tâm đầu ý hợp và sống cùng nhau.” Người khác lại nói: “Tìm một người yêu mình và mình cũng yêu người đó để chung sống. Như thế mới hạnh phúc.” Lại có những người khác hiểu về hôn nhân như thế này: “Nhất định phải tìm được người có thực lực kinh tế để không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc suốt phần đời còn lại, và nhờ đó cuộc sống vật chất sẽ đầy đủ sung túc, không phải chịu cảnh nghèo khó. Bất kể tuổi tác hay ngoại hình, bất kể tính cách hay gu thưởng thức của họ, chỉ cần họ có tiền là được. Chỉ cần họ có thể cho mình tiền tiêu và có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình là được rồi. Sống với kiểu người này sẽ mang lại hạnh phúc, xác thịt sẽ sống thoải mái. Đây chính là hôn nhân.” Đây là một số yêu cầu và định nghĩa mà con người dành cho hôn nhân. Đa số mọi người hiểu hôn nhân là tìm được người yêu trong mộng, ý trung nhân, một bạch mã hoàng tử, sống cùng họ và có thể tâm đầu ý hợp. Ví dụ, có người tưởng tượng bạch mã hoàng tử của họ là một minh tinh hay người nổi tiếng, người có tiền, danh tiếng và giàu có. Họ nghĩ rằng sống với người như thế mới là một cuộc hôn nhân có thể diện và tốt đẹp, một cuộc hôn nhân hoàn hảo, và chỉ cuộc sống như thế mới hạnh phúc. Có người tưởng tượng nửa kia của mình là người có địa vị. Có người tưởng tượng nửa kia của mình là người xinh đẹp. Có người tưởng tượng nửa kia của mình là người mà gia đình có bối cảnh, có thế lực và giàu có, một người khá giả. Có người tưởng tượng nửa kia của mình là một người có tham vọng và thực lực trong sự nghiệp. Có người tưởng tượng nửa kia của mình là một tài năng hiếm có. Có người tưởng tượng nửa kia của mình là người có những đặc điểm tính cách nào đó. Tất cả những điều này và hơn thế nữa, là những yêu cầu của người ta đối với hôn nhân, đương nhiên, chúng chỉ là những tưởng tượng, quan niệm và quan điểm của họ về hôn nhân thôi. Nói tóm lại, những người đã từng kết hôn nói rằng hôn nhân là nấm mồ, rằng bước vào hôn nhân là bước xuống mồ, hay bước vào thảm họa; những người chưa kết hôn thì tưởng tượng hôn nhân đặc biệt tốt đẹp và lãng mạn, đồng thời họ đầy khao khát và kỳ vọng. Nhưng dù là người đã kết hôn hay là chưa, không ai có thể nói thực sự rõ ràng về hiểu biết hay lĩnh hội của mình về hôn nhân, hay định nghĩa và khái niệm thật sự của hôn nhân là gì, đúng không? (Thưa, đúng.) Những người đã đích thân trải nghiệm hôn nhân nói: “Hôn nhân là nấm mồ, đầy đau khổ.” Người chưa kết hôn nói: “Cách hiểu của anh về hôn nhân không chính xác. Anh nói hôn nhân không tốt là vì anh quá ích kỷ. Anh không cho đi nhiều trong cuộc hôn nhân của anh. Vì anh có nhiều vấn đề và tật xấu, nên cuộc hôn nhân của ngươi trở thành một mớ hỗn độn. Chính tay anh đã phá hủy và làm hỏng cuộc hôn nhân của mình.” Cũng có những người đã kết hôn nói với những người độc thân chưa bước vào hôn nhân rằng: “Cô là đứa trẻ dốt nát, cô biết cái gì chứ? Cô có biết kết hôn là thế nào không? Kết hôn không phải là chuyện của một người, cũng không phải chuyện của hai người – mà là chuyện của hai gia đình, hay thậm chí hai gia tộc. Có rất nhiều vấn đề trong đó không hề đơn giản, không hề đơn thuần. Ngay cả trong thế giới của hai người, nơi chỉ có chuyện của hai cá nhân cũng không hề đơn giản. Dù cách hiểu hay ảo tưởng của cô về hôn nhân tốt đẹp thế nào đi nữa thì theo thời gian cũng sẽ bị những thứ vụn vặt như gạo, củi, dầu, muối, tương, dấm, trà mài mòn cho đến khi màu sắc và hương vị của nó phai nhạt. Cô chưa kết hôn thì biết gì chứ? Cô chưa từng kết hôn, chưa từng trải qua một cuộc hôn nhân, vậy thì cô chưa đủ tư cách để đánh giá hay nói này nói nọ về hôn nhân. Cách hiểu của cô về hôn nhân chỉ là sự tưởng tượng, chỉ đến từ một phía – căn bản không phù hợp với thực tế!” Dù ai nói thì cũng có một lý do khách quan cả, nhưng nếu nói xong xuôi rồi, thì xét cho cùng, hôn nhân là gì? Nên đứng từ góc độ nào nhìn nhận hôn nhân mới là chính xác nhất, khách quan nhất và phù hợp với lẽ thật nhất? Người ta nên nhìn nhận nó thế nào? Dù là người đã trải qua hôn nhân hay người chưa trải qua hôn nhân, thì một mặt, cách hiểu của họ về hôn nhân chứa đầy sự tưởng tượng của riêng họ, mặt khác, nhân loại bại hoại tràn đầy một số thứ dễ xúc động đối với vai trò của họ trong hôn nhân. Vì nhân loại bại hoại không hiểu những nguyên tắc mà họ phải tuân thủ trong những hoàn cảnh khác nhau, và không hiểu vai trò của họ trong hôn nhân hay nghĩa vụ và trách nhiệm mà họ nên thực hiện, cho nên có một số câu nói của họ về hôn nhân không tránh khỏi có một chút dễ xúc động, bị trộn lẫn với sự tư lợi và tâm huyết của cá nhân, vân vân. Đương nhiên bất kể một người đã kết hôn hay chưa, nếu họ không nhìn hôn nhân từ góc độ của lẽ thật, và nếu họ không có sự đón nhận và hiểu biết thuần khiết về nó từ Đức Chúa Trời, thì ngoại trừ mọi sự lĩnh hội thực tế về hôn nhân, cách hiểu của họ về hôn nhân đang bị ảnh hưởng bởi xã hội và nhân loại tà ác ở mức độ rất lớn. Nó còn bị ảnh hưởng bởi nếp sống, trào lưu và dư luận của xã hội cũng như những câu nói đầy sai lầm, cố chấp – và có thể nói cụ thể là vô nhân đạo – về hôn nhân của những người thuộc mọi trình độ và tầng lớp xã hội. Vì những lời người khác nói, mà một mặt người ta sẽ vô thức bị ảnh hưởng và chi phối bởi những tư tưởng và quan điểm này, mặt khác họ sẽ vô thức tiếp nhận những thái độ và cách nhìn nhận hôn nhân này, cũng như những cách xử lý đối với hôn nhân và thái độ đối với cuộc sống của những người đang sống trong hôn nhân. Ban đầu người ta chưa có cách hiểu tích cực về hôn nhân, cũng không có nhận thức và tri thức tích cực, chính xác về nó. Hơn nữa, cả xã hội và nhân loại tà ác tiêm nhiễm những tư tưởng, quan điểm tiêu cực và sai lầm về hôn nhân vào trong họ. Vì vậy, những tư tưởng và quan điểm về hôn nhân của con người trở nên lệch lạc và thậm chí tà ác. Chỉ cần ngươi sống và tồn tại trong xã hội này, có mắt để nhìn, có tai để nghe, và có suy nghĩ để suy xét vấn đề, thì ngươi sẽ tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm sai lầm này ở các mức độ khác nhau, dẫn đến cách hiểu và nhận thức không đúng đắn và cố chấp về hôn nhân. Ví dụ, một trăm năm trước, con người không hiểu ái tình là gì, và cách hiểu của họ về hôn nhân rất đơn giản. Đếnến tuổi kết hôn, có người làm mai giới thiệu, có cha mẹ lo liệu, rồi sau đó sẽ tổ chức hôn lễ với một người khác giới, bước vào hôn nhân, rồi hai người sẽ sống với nhau qua từng ngày. Cứ như vậy họ sẽ bầu bạn với nhau suốt đời này, cùng nhau đi hết con đường. Hôn nhân đơn giản như thế đấy. Đó là chuyện giữa hai cá nhân – hai người từ hai gia đình khác nhau sống cùng nhau, bầu bạn với nhau, chăm sóc nhau, sống trọn đời cùng nhau. Đơn giản thế thôi. Nhưng đến một thời kỳ, người ta bắt đầu đề xuất cái họ gọi là ái tình, và ái tình được bổ sung vào nội dung của hôn nhân, cho đến tận ngày nay. Hai chữ “ái tình” hay ý nghĩa và tư tưởng của nó không còn là thứ mà sâu trong tâm hồn người ta cảm thấy ngại ngùng hay khó khăn khi nói về nó nữa. Trái lại, nó tồn tại một cách rất tự nhiên trong tư tưởng của con người, và mọi người bàn luận một cách tự nhiên, đến mức những người chưa thành niên cũng bàn luận về cái gọi là ái tình. Vậy nên những kiểu tư tưởng, quan điểm và câu nói này vô hình trung tạo thành một loại ảnh hưởng lên mọi người, từ đàn ông đến phụ nữ, từ già đến trẻ. Loại ảnh hưởng này khiến cho cách hiểu của mọi người về hôn nhân trở nên rất tự phụ – nói một cách chính xác hơn là cố chấp. Mọi người bắt đầu đùa giỡn với ái tình. “Ái” nghĩa là gì? Ái là một loại tình cảm. Còn “tình” nghĩa là gì? Nghĩa là tình dục. Hôn nhân không còn đơn giản là hai người cùng nhau kết đôi sống qua ngày nữa; trái lại, nó trở thành một thứ đồ chơi cho tình cảm và tình dục. Có đúng thế không? (Thưa, đúng.) Nhân loại hiểu hôn nhân thành sự kết hợp của tình dục và tình cảm, vậy những cuộc hôn nhân của họ có tốt đẹp không? Đàn ông và phụ nữ không sống qua ngày cho thật tốt, họ cũng không làm tròn trách nhiệm của mình, đều không sống qua ngày một cách thực tế. Họ thường nói về ái, về tình, về tình cảm hay tình dục. Các ngươi có nghĩ họ có thể sống êm đềm và ổn định không? (Thưa, không.) Có người nào có thể vượt qua được những cám dỗ và thăm dò này không? Không ai có thể vượt qua được những cám dỗ và dò xét này. Trong xã hội, giữa người với người tràn đầy tình dục và tình cảm. Đây là thứ họ gọi là ái tình, và đây là cách hiểu của những người đương thời về hôn nhân; đây là sự đánh giá cao nhất, gu thưởng thức cao nhất họ đối với hôn nhân. Vậy nên, tình trạng hôn nhân của những người đương thời đã thay đổi hoàn toàn, rối tinh rối mù và vô cùng lộn xộn. Hôn nhân không còn đơn giản là chuyện của một nam và một nữ; trái lại nó trở thành chuyện của tất cả mọi người, cả nam lẫn nữ, chơi đùa với tình cảm và tình dục – hoàn toàn sa đọa. Dưới sự dụ dỗ của những trào lưu tà ác, hoặc dưới sự tiêm nhiễm của những tư tưởng tà ác, mà cách hiểu và cách nhìn của con người về hôn nhân trở nên méo mó, biến thái và tà ác. Thêm vào đó, những phim ảnh và chương trình TV của xã hội, cũng như văn học và các tác phẩm nghệ thuật, liên tục đưa ra những giải thích và cách nói tà ác và vô đạo đức hơn về hôn nhân. Các đạo diễn, biên kịch và diễn viên đều diễn dịch về hôn nhân như là mớ rối tinh rối mù. Tình trạng này chỉ toàn sự tà ác và tình dục, khiến cho những cuộc hôn nhân hợp pháp bị rơi vào hỗn loạn. Vậy nên, kể từ khi có ái tình, việc ly hôn ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội loài người, ngày càng nhiều vụ ngoại tình, ngày càng nhiều đứa trẻ buộc phải chịu sự tổn thương do cha mẹ ly hôn, buộc phải sống với những bà mẹ hoặc ông bố đơn thân, cứ thế trải qua thời kỳ thơ ấu và thanh thiếu niên của mình, hoặc lớn lên trong tình trạng hôn nhân không hợp pháp của cha mẹ. Lý do cho toàn bộ những bi kịch hôn nhân khác nhau, những cuộc hôn nhân sai trái và bất thường này chính là quan điểm về hôn nhân mà xã hội khởi xướng đều cố chấp, tà ác và vô đạo đức, thậm chí đánh mất luân lý đạo đức. Vì nhân loại không có cách hiểu chính xác về những điều tích cực hay chính đáng, nên người ta sẽ vô thức tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm mà xã hội khởi xướng, bất kể chúng bất thường thế nào. Những thứ này như một bệnh dịch, lan ra khắp cơ thể, ăn mòn tâm tư và ý niệm của ngươi, ăn mòn những phần đúng đắn trong nhân tính của ngươi. Lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường của ngươi sẽ mau chóng trở nên lu mờ, không rõ nét hoặc yếu ớt; sau đó những tư tưởng và quan điểm lệch lạc, tà ác và đánh mất luân lý đạo đức đến từ Sa-tan này chiếm thế thượng phong và vai trò chủ đạo trong sâu thẳm tư tưởng và tâm hồn của ngươi, cả trong thế giới tinh thần của ngươi nữa. Sau khi những điều này chiếm thế thượng phong và vai trò chủ đạo, cách nhìn của ngươi về các vấn đề như hôn nhân mau chóng trở nên méo mó và lệch lạc, đánh mất luân lý, đánh mất đạo đức, thậm chí trở nên tà ác, nhưng bản thân ngươi không hề hay biết, và ngươi nghĩ nó là chính đáng: “Ai cũng nghĩ như vậy, sao con lại không nên chứ? Ai cũng nghĩ như vậy là chính đáng, nên con nghĩ như vậy thì có gì sai? Nếu không ai ngần ngại nói về ái tình, thì con cũng nên như thế. Lần đầu con có hơi rụt rè, có hơi ngại ngùng, và con không biết mở miệng thế nào. Sau khi nói về nó một vài lần thì con đã ổn hơn. Nghe nhiều hơn và nói nhiều hơn về nó đã biến nó thành của con.” Đúng thế, ngươi đang nói và đang nghe, và chuyện này trở thành của ngươi, nhưng cách hiểu chân chính và nguyên thủy nhất về hôn nhân không thể đứng vững trong sâu thẳm tư tưởng của ngươi, nên ngươi đánh mất lương tâm và lý trí mà người bình thường nên có. Lý do ngươi đánh mất là gì? Là vì ngươi đã tiếp nhận quan điểm hôn nhân gọi là “ái tình”. Quan điểm hôn nhân gọi là “ái tình” này đã chiếm đoạt cách hiểu nguyên thủy nhất và ý thức trách nhiệm trong nhân tính bình thường của ngươi đối với hôn nhân. Ngươi mau chóng dốc sức thực hành cách hiểu về ái tình của riêng ngươi. Ngươi liên tục tìm kiếm người tâm đầu ý hợp với mình, người yêu thương ngươi hay người mà ngươi yêu thương, đồng thời ngươi mưu cầu ái tình bằng mọi cách, không nề hà phiền phức và thậm chí còn bất cần liêm sỉ, đến mức dâng hiến sinh lực cả đời vì ái tình – như vậy thì ngươi xong đời rồi. Trong quá trình mưu cầu ái tình, giả dụ một người phụ nữ tìm được người mình ngưỡng mộ trong lòng, và cô ấy cho rằng: “Chúng ta yêu nhau như vậy thì hãy kết hôn thôi.” Sau khi kết hôn, cô ấy sống với người đó một thời gian, phát hiện anh ta có một số tật xấu, và cô ấy lại cho rằng: “Anh ta không thích mình lắm, mình cũng không thích anh ta lắm. Hai chúng ta không hợp nhau, nên ái tình của chúng ta là một sai lầm. Được rồi, ly hôn thôi.” Sau khi ly hôn, cô ấy đem theo một đứa con khoảng hai đến ba tuổi và chuẩn bị tìm một người khác, trong lòng nghĩ rằng: “Vì cuộc hôn nhân trước của mình không có tình yêu nên mình cần chắc chắn rằng cuộc hôn nhân tiếp theo phải có ái tình đích thực. Lần này phải chắc chắn, nên mình cần dành thời gian quan sát cẩn thận.” Sau một thời gian, cô ấy gặp một người khác, “À, đây là người yêu trong mộng của mình, người mà mình tưởng tượng mình sẽ thích. Anh ấy thích mình và mình cũng thích anh ấy. Anh ấy không thể rời xa mình và mình cũng không thể rời xa anh ấy; chúng mình như hai thỏi nam châm hút lấy nhau, lúc nào cũng muốn ở bên nhau. Chúng mình yêu nhau, vậy thì kết hôn thôi.” Thế là cô ấy lại kết hôn một lần nữa. Kết hôn xong cô ấy có thêm một đứa con nữa, và sau hai hoặc ba năm, cô ấy nghĩ: “Người này có rất nhiều tật xấu; anh ta vừa lười biếng vừa tham ăn, thích khoe khoang khoác lác, lại còn thích buôn chuyện. Anh ta không làm tròn trách nhiệm, không đưa tiền kiếm được cho gia đình, lại còn rượu chè cờ bạc suốt ngày. Đây không phải là người mình muốn yêu. Người mình yêu không phải như thế này. Ly hôn thôi!” Cô ấy lại ly hôn và đem theo hai đứa con. Sau khi ly hôn, cô ấy bắt đầu suy nghĩ: Ái tình là gì? Cô ấy không trả lời được. Có người có tới tận hai hay ba cuộc hôn nhân thất bại, và cuối cùng họ nói gì? “Con không tin vào ái tình, con tin vào nhân tính.” Ngươi thấy đấy, họ đi tới đi lui cũng không biết mình nên tin vào điều gì. Họ không biết hôn nhân là gì; họ tiếp nhận những tư tưởng và quan điểm sai lầm, rồi dùng những tư tưởng và quan điểm này như tiêu chí của mình. Họ dốc sức thực hành những tư tưởng và quan điểm này, đồng thời họ cũng liên tục hủy hoại cuộc hôn nhân, hủy hoại bản thân, và hủy hoại người khác; họ làm tổn thương thế hệ tiếp theo và chính họ ở nhiều mức độ khác nhau về cả thể xác và tâm hồn. Những điều này đều là một phần lý do vì sao con người cảm thấy đau khổ và bơ vơ về hôn nhân, vì sao họ không có bất cứ cảm tình nào với hôn nhân. Ta vừa thông công về những cách nhìn và định nghĩa khác nhau của con người về hôn nhân, cũng như hiện trạng hôn nhân của loài người do những quan điểm sai lầm của con người hiện đại đối với hôn nhân; nói tóm lại, hiện trạng hôn nhân của con người hiện đại tốt hay xấu? (Thưa, xấu.) Nó không có triển vọng, không lạc quan, và càng ngày càng lộn xộn. Từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc, hôn nhân của con người ở trong tình trạng rối tinh rối mù và hỗn loạn. Con người của thế hệ hiện tại – những người dưới độ tuổi bốn mươi hoặc năm mươi – đều chứng kiến sự bất hạnh trong những cuộc hôn nhân của những thế hệ trước và thế hệ sau, cũng như những cách nhìn của các thế hệ này về hôn nhân, và những trải nghiệm hôn nhân thất bại của họ. Đương nhiên, nhiều người dưới độ tuổi bốn mươi là nạn nhân của đủ mọi kiểu hôn nhân bất hạnh; có một số người là mẹ đơn thân, số khác là cha đơn thân, dĩ nhiên số lượng cha đơn thân tương đối ít hơn một chút. Có người lớn lên với mẹ đẻ và cha dượng, có người lớn lên với cha đẻ và mẹ kế, người khác thì lớn lên với anh chị em khác mẹ hoặc cha. Những người khác thì có cha mẹ ly hôn rồi tái hôn, và những người cha người mẹ đó không cần họ nữa, nên họ trở thành trẻ mồ côi, trở thành người trưởng thành sau vài năm lăn lộn trong xã hội; rồi họ trở thành cha dượng hoặc mẹ kế, hoặc họ trở thành một người mẹ hoặc bố đơn thân. Đây là hiện trạng của hôn nhân hiện đại. Nhân loại quản lý hôn nhân tới mức độ này có phải là kết quả của việc bị Sa-tan làm cho bại hoại không? (Thưa, phải.) Hình thức cần có của sự sinh tồn và sinh sôi cơ bản nhất của nhân loại đã bị phá nát khủng khiếp và biến thành một đống hỗn độn. Ngươi nghĩ nhân loại sống thế nào? Chứng kiến cuộc sống của mỗi gia đình thật phiền lòng, thực sự trông quá thê thảm. Đừng nói thêm về chuyện này nữa; càng nói càng cảm thấy phiền lòng, đúng không?

Vì đang nói về chủ đề hôn nhân, chúng ta nên xem xem định nghĩa và khái niệm đúng đắn, chuẩn xác về hôn nhân rốt cuộc là gì. Vì chúng ta đang nói về định nghĩa và khái niệm đúng đắn, chuẩn xác về hôn nhân, nên chúng ta phải tìm đáp án trong lời Đức Chúa Trời, để đưa ra một định nghĩa và khái niệm đúng đắn cho hôn nhân dựa vào những lời Đức Chúa Trời đã phán và làm liên quan đến chuyện này, để khôi phục chân tướng của hôn nhân, và khôi phục ý định ban đầu đằng sau sự nảy sinh và tồn tại của hôn nhân. Nếu muốn thấy rõ định nghĩa và khái niệm của hôn nhân, trước hết phải bắt đầu bằng cách nhìn vào tổ tiên của nhân loại. Vì sao phải bắt đầu bằng cách nhìn vào tổ tiên của nhân loại? Nhân loại có thể tồn tại tới ngày nay là nhờ hôn nhân của tổ tiên; căn nguyên của việc ngày nay có rất nhiều người như vậy chính là vì hôn nhân giữa những người được Đức Chúa Trời tạo ra thuở sơ khai. Vậy nên nếu muốn hiểu định nghĩa và khái niệm chính xác về hôn nhân của nhân loại thì phải bắt đầu bằng việc nhìn vào hôn nhân của tổ tiên nhân loại. Hôn nhân của tổ tiên nhân loại bắt đầu từ khi nào? Nó bắt đầu từ khi Đức Chúa Trời tạo ra con người. Chuyện này được ghi chép rất sớm, cùng thời với Sáng Thế Ký, nên chúng ta phải mở Kinh Thánh ra xem những đoạn văn này nói gì. Có phải đa số mọi người có hứng thú với chủ đề này không? Những người đã kết hôn có thể nghĩ rằng chẳng có gì để nói cả, rằng chủ đề này cũ rích, nhưng những thanh niên độc thân đặc biệt hứng thú với chủ đề này, vì họ nghĩ rằng hôn nhân rất thần bí, và có nhiều điều họ chưa biết về nó. Vậy hãy bắt đầu nói từ căn nguyên trước. Một người đọc cho ta Sáng Thế Ký 2:18. (“Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.”) Tiếp theo, Sáng Thế Ký 2:21-24. (“Giê-hô-va Ðức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sường, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dùng xương sường đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam. A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt.”) Tiếp theo, Sáng Thế Ký 3:16-19. (“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Ðất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”) Chúng ta sẽ dừng ở đó. Có năm câu trong chương hai và bốn câu trong chương ba, chín câu Kinh Thánh cả thảy. Chín câu trong Sáng Thế Ký giải thích một điều, đó là cách hôn nhân của tổ liên nhân loại xảy ra. Có phải thế không? (Thưa, phải.) Giờ các ngươi đã hiểu chưa? Các ngươi đã hiểu hơn chút nào và đã ghi nhớ được chút nào ý nghĩa đại khái chưa? Chuyện chính được nói đến ở đây là gì? (Thưa, cách hôn nhân của tổ tiên nhân loại xảy ra.) Vậy thì rốt cuộc nó xảy ra thế nào? (Thưa, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho con người.) Đúng thế, tình hình thực tế là như vậy. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho con người. Đức Chúa Trời đã tạo ra A-đam, rồi tạo ra một người bạn đời cho ông, một người phối ngẫu để giúp đỡ và bầu bạn cùng ông, sống với ông. Đây chính là căn nguyên hôn nhân của tổ tiên nhân loại, và là lai lịch hôn nhân của con người. Có phải thế không? (Thưa, phải.) Chúng ta đều biết lai lịch hôn nhân của con người: đó là do Đức Chúa Trời tiền định. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị một người bạn đời cho tổ tiên của nhân loại, cũng có thể gọi là một người phối ngẫu, người giúp đỡ và bầu bạn cùng ông suốt đời. Đây là căn nguyên và lai lịch hôn nhân của con người. Vậy thì nhìn vào căn nguyên và lai lịch hôn nhân của con người, chúng ta nên hiểu hôn nhân thế nào cho đúng? Có thể nói hôn nhân là thần thánh không? (Thưa, có thể.) Nó thần thánh à? Nó có liên quan gì đến thần thánh không? Không hề. Ngươi không thể nói nó thần thánh được. Hôn nhân được Đức Chúa Trời an bài và tiền định. Nguồn gốc và căn nguyên của nó là do sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã tạo ra con người đầu tiên, con người này cần một người bạn giúp đỡ và bầu bạn với ông, sống cùng ông, vậy nên Đức Chúa Trời đã tạo ra một người bạn đời cho ông, rồi hôn nhân của con người ra đời. Tất cả chỉ có thế. Đơn giản thế thôi. Đây là cách hiểu sơ đẳng về hôn nhân mà ngươi nên có. Hôn nhân đến từ Đức Chúa Trời, do Ngài an bài và tiền định. Ít nhất ngươi có thể nói rằng nó không phải là một chuyện tiêu cực, trái lại, nó là một chuyện tích cực. Cũng có thể nói một cách chính xác rằng hôn nhân là chính đáng, rằng nó là một mắt xích chính đáng trong quá trình đời người và trong quá trình sinh tồn của nhân loại. Nó không tà ác, cũng không phải là công cụ hay hình thức làm bại hoại nhân loại; nó chính đáng và tích cực vì nó được Đức Chúa Trời tạo ra và tiền định, và đương nhiên Ngài an bài nó. Hôn nhân của con người bắt nguồn từ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, và nó là thứ Ngài đích thân an bài và tiền định, vậy nên nhìn từ góc độ này, cách nhìn duy nhất mà một người nên có về hôn nhân là nó đến từ Đức Chúa Trời, rằng nó là một chuyện chính đáng và tích cực, nó không tiêu cực, tà ác, ích kỷ hay tăm tối. Nó không đến từ con người, cũng không đến từ Sa-tan, càng không phải đến từ sự phát triển tự nhiên của giới tự nhiên; trái lại, chính tay Đức Chúa Trời đã sáng tạo, an bài và tiền định nó. Đây là chuyện tuyệt đối không thể nghi ngờ. Đây là định nghĩa và khái niệm nguyên thủy và chuẩn xác nhất về hôn nhân.

Giờ ngươi đã hiểu khái niệm và định nghĩa chuẩn xác về hôn nhân mà con người nên có, hãy cùng xem ý nghĩa đằng sau sự tiền định và an bài hôn nhân của Đức Chúa Trời là gì? Chuyện này được nhắc đến trong những câu Kinh Thánh chúng ta vừa đọc, chính là, tại sao nhân loại có hôn nhân, ý niệm của Đức Chúa Trời là gì, tình huống và bối cảnh lúc đó là thế nào, và Đức Chúa Trời đã an bài cuộc hôn nhân này cho con người dưới bối cảnh như thế nào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán thế này: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó.” Câu này nói lên hai điều. Thứ nhất, Đức Chúa Trời đã thấy rằng người nam này ở một mình quá cô đơn, không có ai làm bạn, không có ai để trò chuyện, không có một người bầu bạn để chia sẻ niềm vui và tâm tư; cuộc sống khô khan, vô vị và nhạt nhẽo, nên Ngài nảy ra một ý: Một người thì hơi cô đơn, nên ta phải làm nên một người bạn đời cho nó. Người bạn đời này sẽ là phối ngẫu của nó, người sẽ bầu bạn với nó mọi nơi và giúp đỡ nó làm mọi việc; sẽ vừa là bạn đời vừa là người phối ngẫu. Mục đích của một người bạn đời là bầu bạn với ông trong cuộc sống, bầu bạn cùng ông trên con đường nhân sinh. Dù là mười, hai mươi, một trăm hay hai trăm năm, người bạn đời này sẽ ở bên ông, cùng ông đi khắp mọi nơi, trò chuyện với ông, chia sẻ niềm vui, nỗi khổ, và mọi tâm tình cùng ông, đồng thời bầu bạn cùng ông để ông không còn cô đơn hay cô quạnh. Những ý niệm và suy nghĩ nảy sinh trong lòng Đức Chúa Trời này chính là bối cảnh sinh ra lai lịch hôn nhân của con người. Dưới những bối cảnh này, Đức Chúa Trời đã làm một việc nữa. Hãy xem đoạn Kinh Thánh: “Giê-hô-va Ðức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sường, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dùng xương sường đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam.” Đức Chúa Trời đã lấy một xương sườn từ người nam rồi lấy đất sét và dùng xương sườn để làm nên một người khác. Người này được làm nên từ xương sườn của người nam, từ xương sườn của người nam mà thành. Nói một cách thông tục thì người này – bạn đời của A-đam được tạo ra từ thịt và xương lấy từ người ông, nên liệu có thể nói rằng bà vừa là bạn đời của ông cũng vừa là một bộ phận cơ thể của ông không? (Thưa, có thể.) Nói theo cách hiện đại, bà phân thân từ ông. Sau khi bà được tạo ra, A-đam đã gọi bà là gì? “Người nữ.” A-đam là người nam, bà là người nữ; rõ ràng đây là hai người thuộc hai giới tính khác nhau. Đầu tiên Đức Chúa Trời làm nên một người có đặc trưng sinh lý của nam, rồi Ngài lấy xương sườn từ người nam và tạo ra một người có đặc trưng sinh lý của nữ. Hai người này hợp lại làm một và sống cùng nhau, tạo nên một cuộc hôn nhân, vậy là sinh ra hôn nhân. Vậy nên, bất kể một người được cặp cha mẹ nào nuôi nấng, cuối cùng, họ đều phải bước vào hôn nhân và kết hợp với nửa kia của mình dưới sự tiền định và an bài của Đức Chúa Trời, và đi hết hành trình của cuộc đời. Đây là sự tiền định của Đức Chúa Trời. Một mặt, xem xét một cách khách quan thì con người cần bạn đời; mặt khác, xem xét một cách chủ quan, vì hôn nhân do Đức Chúa Trời tiền định, chồng và vợ nên là một, không thể bị chia cắt. Đây là sự thật, cả chủ quan và khách quan. Vậy nên mỗi người cần rời gia đình nơi họ sinh ra, bước vào hôn nhân, và lập một gia đình với nửa kia của mình. Đây là điều tất yếu. Tại sao ư? Vì Đức Chúa Trời đã tiền định nó, và đây là việc Ngài đã an bài từ thuở ban đầu của nhân loại. Việc này nói cho con người điều gì? Bất kể ngươi tưởng tượng nửa kia của mình là ai, bất kể họ có phải là người mà ngươi cần và mong mỏi một cách chủ quan hay không, và bất kể điều kiện mọi mặt của họ thế nào, người mà ngươi sẽ kết hôn, người mà ngươi sẽ cùng lập gia đình và dành cả đời ở bên, chắc chắn là người đã được Đức Chúa Trời an bài và tiền định cho ngươi. Có phải thế không? (Thưa, phải.) Vậy lý do là gì? (Thưa, sự tiền định của Đức Chúa Trời.) Lý do là sự tiền định của Đức Chúa Trời. Nhìn từ chuyện tiền kiếp, hay từ góc nhìn của Đức Chúa Trời, hai vợ chồng bước vào hôn nhân thực ra là một, vậy nên Đức Chúa Trời an bài cho hai ngươi kết hôn và dành cả đời cho nhau. Nói thẳng ra, bản chất nó là như vậy. Bất kể người mà ngươi kết hôn có phải là ngươi yêu trong mộng của ngươi hay không, có phải bạch mã hoàng tử của ngươi hay không, có phải là ý trung nhân mà ngươi mong đợi hay không, ngươi có yêu họ hay họ có yêu ngươi hay không, dù các ngươi kết hôn một cách tự nhiên nhờ duyên số hay sự trùng hợp hoặc dưới một vài hoàn cảnh khác, thì hôn nhân của các ngươi đã được Đức Chúa Trời tiền định. Các ngươi là bạn đời mà Đức Chúa Trời đã tiền định cho nhau, là những người mà Đức Chúa Trời đã tiền định để bầu bạn cùng nhau, là những người Ngài đã tiền định để dành cả đời này bên nhau và nắm tay đi tới cuối cùng. Có phải vậy không? (Thưa, phải.) Các ngươi có nghĩ cách hiểu này quá tự phụ hay sai lầm không? (Thưa, không tự phụ.) Không hề tự phụ cũng không sai lầm. Có người nói: “Những gì Ngài nói cũng có thể không đúng. Nếu những cuộc hôn nhân này thực sự được Đức Chúa Trời tiền định thì tại sao vẫn có những vụ ly hôn?” Đó là vì nhân tính của những người này có vấn đề, đó lại là một chuyện khác. Chuyện này đề cập đến chủ đề mưu cầu lẽ thật mà chúng ta sẽ thông công sau. Bây giờ, nói về định nghĩa, cách hiểu, và khái niệm chuẩn xác về hôn nhân thì sự thật đúng là như vậy. Có người nói: “Ngài nói rằng chồng và vợ là một, vậy thì hôn nhân có phải cũng như những người ngoại đạo nói, ‘Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng,’ và ‘Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên vợ chồng’, không?” Các ngươi nói xem hôn nhân mà hiện tại chúng ta nói tới có liên quan gì đến những châm ngôn này không? (Thưa, không.) Chúng không hề liên quan. Hôn nhân không phải nhờ tu dưỡng mà có – nó được Đức Chúa Trời tiền định. Khi Đức Chúa Trời tiền định hai người nên vợ nên chồng, trở thành bạn đời của nhau, họ không cần phải tu dưỡng bản thân. Vậy họ tu dưỡng điều gì? Đức hạnh? Nhân tính? Họ không cần tu dưỡng làm gì. Đó là cách nói của Phật giáo chứ không phải lẽ thật, và chẳng hề liên quan đến lẽ thật. Hôn nhân của con người được Đức Chúa Trời an bài và tiền định. Dù là theo hình thức hay theo nghĩa đen, theo định nghĩa hay khái niệm, hôn nhân đều nên được hiểu theo cách này. Qua những lời văn được ghi chép trong Kinh Thánh, qua mối thông công này, ngươi đã có được một định nghĩa và khái niệm chuẩn xác, phù hợp với lẽ thật chưa? (Thưa, rồi.) Khái niệm, định nghĩa này không hề sai lầm; nó thậm chí không phải quan điểm được nhìn qua những lăng kính sắc màu, càng không phải được hiểu và định nghĩa bởi cảm xúc của con người. Trái lại, nó có căn cứ; là căn cứ theo những lời phán và hành động của Đức Chúa Trời, và dựa vào sự an bài và tiền định của Ngài. Nói đến đây rồi, các ngươi đã nắm được cách hiểu và định nghĩa cơ bản về hôn nhân chưa? (Thưa, rồi.) Nếu hiểu rồi thì các ngươi sẽ không còn ôm những ảo tưởng phi khách quan về hôn nhân nữa, hoặc các ngươi sẽ bớt oán trách về hôn nhân, đúng không? Có thể có người nói rằng: “Hôn nhân được Đức Chúa Trời tiền định – chẳng có gì phải bàn cãi nữa – nhưng hôn nhân lại tan vỡ. Chuyện này là thế nào?” Có nhiều lý do cho chuyện này. Nhân loại bại hoại có những tâm tính bại hoại, họ không thể nhìn thấu thực chất của vấn đề, họ mưu cầu sự thỏa mãn tình dục và những sở thích của mình, đến mức tôn sùng sự tà ác, nên hôn nhân của họ tan vỡ. Đây là một chủ đề riêng mà chúng ta sẽ không nói thêm ở đây.

Hãy nói về chuyện giúp đỡ và bầu bạn với nhau trong hôn nhân. Đức Chúa Trời phán: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”. Những ai đã bước vào hôn nhân đều biết rằng hôn nhân đem lại nhiều lợi ích mà rất nhiều người không tưởng tượng nổi cho một gia đình và cho cuộc sống của người ta. Ban đầu, khi sống một mình, người ta rất cô đơn và cô quạnh, không có ai để tâm sự, nói chuyện hay bầu bạn, cuộc sống đặc biệt khô khan và bơ vơ. Khi kết hôn rồi, người ta không còn phải chịu đựng sự cô đơn và cô quạnh này nữa. Họ có người để tâm sự. Thi thoảng, họ thổ lộ hết những buồn khổ với bạn đời, thi thoảng họ chia sẻ cảm xúc và niềm vui, thậm chí là phát tiết những giận dữ của mình. Thi thoảng, họ thổ lộ hết nỗi lòng với nhau, và cuộc sống có vẻ hạnh phúc tốt lành hơn. Họ là bạn tâm giao của nhau, và họ tin tưởng nhau, nên ngoài chuyện không còn cô đơn, họ còn có thêm rất nhiều niềm vui, tận hưởng niềm hạnh phúc khi có bạn đời cùng chung sống. Trong cuộc sống thực tế, trong quá trình sống, ngoài nhiều cảm xúc, tâm tình và cảm nhận khác nhau, cũng như nhiều suy nghĩ khác nhau cần được giãi bày, người ta còn phải đối diện với nhiều vấn đề thiết thực, như củi gạo dầu muối, ăn, mặc, ở và đi lại. Ví dụ như, hai người muốn sống với nhau và họ cần xây một nhà kho nhỏ. Người đàn ông phải làm thợ nề, đặt gạch xây tường, còn người nữ có thể giúp anh một tay, đưa gạch cho anh, trộn vữa, hoặc lau mồ hôi và lấy nước uống cho anh. Hai người cùng nhau nói chuyện, cười đùa, người nam lại có người hỗ trợ, như thế là tốt đẹp. Trời còn chưa tối, họ đã xong việc rồi. Cũng như trong vở hý kịch Trung Quốc hồi xưa “Thiên tiên phối” mô tả: “Chàng xách nước, thiếp tưới cây”. Còn gì nữa? (Thưa, “Chàng cày ruộng, thiếp dệt vải”.) Đúng rồi. Một người dệt vải, một người cày ruộng, một người lo liệu việc trong nhà, một người lo liệu việc bên ngoài. Sống như thế này thật tốt. Người ta có thể gọi đây là phối hợp hài hòa, chung sống hòa thuận. Như thế này thì trong cuộc sống, điểm mạnh của người nam được phát huy, và những điểm mà người đó còn thiếu hoặc không giỏi thì được người nữ bù đắp, những điểm yếu của người nữ được người nam khoan dung giúp đỡ và hỗ trợ cho, còn những điểm mạnh của người nữ thì được phát huy, đem lại lợi ích cho người nam trong gia đình. Vợ chồng mỗi người thực hiện một bổn phận của mình, học hỏi từ những điểm mạnh của nhau và bù đắp cho những điểm yếu của nhau, cùng nhau duy trì sự hòa thuận trong nhà, duy trì cuộc sống và sinh tồn của cả gia đình. Dĩ nhiên, quan trọng hơn cả chuyện bầu bạn chính là họ có thể hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống, sống từng ngày trôi qua tốt đẹp, dù là nghèo khó hay giàu sang. Nói tóm lại, như Đức Chúa Trời đã phán, con người ở một mình thì không tốt, nên Ngài thay mặt nhân loại an bài chuyện hôn nhân, người nam sẽ chặt củi, thu dọn sân nhà, còn người nữ thì nấu ăn, giặt giũ, may vá và phục vụ cả nhà. Mỗi người làm tốt việc của mình, làm những gì họ cần làm trong cuộc sống, và mỗi ngày của họ trôi qua tốt đẹp. Kể từ điểm độc nhất này, cuộc sống của con người dần dần phát triển ra bên ngoài, tiếp tục sinh sôi nảy nở mãi cho đến ngày nay. Vậy nên hôn nhân là chuyện không thể thiếu với toàn thể nhân loại, không thể thiếu đối với sự phát triển của nhân loại và với cá nhân từng người. Ý nghĩa thật sự của hôn nhân không phải chỉ là cho sự sinh sôi của nhân loại, mà quan trọng hơn nữa, là để Đức Chúa Trời an bài cho mỗi người nam, mỗi người nữ một bạn đời sẽ bầu bạn với họ qua mỗi thời kỳ trong cuộc đời, dù là gian nan và thống khổ, hay là thuận lợi, vui vẻ và hạnh phúc đều có một người có thể đối xử chân thành với họ, một lòng một ý với họ, chia sẻ những u buồn, đau khổ hay vui sướng, hạnh phúc. Đây là ý nghĩa đằng sau việc Đức Chúa Trời an bài hôn nhân cho con người, và nó là nhu cầu chủ quan của mỗi một cá nhân con người. Khi Đức Chúa Trời tạo ra nhân loại, Ngài không muốn họ cô đơn, nên Ngài an bài hôn nhân cho họ. Trong hôn nhân, đàn ông và phụ nữ, mỗi người đảm nhận những vai trò khác nhau, và quan trọng nhất là họ có thể bầu bạn và hỗ trợ nhau, sống mỗi ngày thật tốt đẹp, đi con đường nhân sinh tốt đẹp. Một mặt, họ có thể bầu bạn với nhau, mặt khác, họ có thể hỗ trợ nhau, đây chính là ý nghĩa của hôn nhân và là điều thiết yếu cho sự tồn tại của hôn nhân. Dĩ nhiên, nó còn là sự hiểu biết và thái độ mà con người nên có đối với hôn nhân, và nó là trách nhiệm, nghĩa vụ họ nên thực hiện được đối với hôn nhân.

Hãy quay lại xem sách Sáng Thế 3:16. Đức Chúa Trời phán với người nữ: “Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”. Đây là sự giao phó mà Đức Chúa Trời ban cho người nữ, dĩ nhiên cũng là huấn lệnh, trong đó Ngài tiền định vai trò phải thực hiện và những trách nhiệm phải gánh vác của người nữ trong hôn nhân. Người nữ phải sinh con, một mặt là một sự trừng phạt nghiêm khắc đối với sai lầm người nữ đã phạm phải trước đó, mặt khác, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà người nữ phải đảm nhận trong hôn nhân. Người nữ sẽ thụ thai và sinh con, hơn nữa cô ấy phải sinh con trong khổ sở. Do đó, sau khi kết hôn, người nữ không được từ chối có con vì sợ đau đớn. Làm như vậy là sai lầm. Sinh con là trách nhiệm mà ngươi phải đảm nhận. Do đó, nếu ngươi muốn có người bầu bạn, giúp đỡ ngươi trong cuộc sống, thì ngươi phải cân nhắc trách nhiệm và nghĩa vụ trên hết mà ngươi phải đảm nhận khi bước vào hôn nhân. Nếu có người nữ nào nói: “Tôi không muốn sinh con”, thì người nam sẽ nói: “Cô không muốn sinh con, thì tôi không muốn cô”. Nếu ngươi không muốn chịu khổ khi sinh con, thì ngươi không nên kết hôn. Ngươi không nên bước vào hôn nhân, ngươi không xứng đáng với chuyện đó. Khi bước vào hôn nhân, điều đầu tiên mà ngươi nên làm với tư cách người nữ chính là có con, và hơn nữa là chịu khổ nhiều hơn. Nếu ngươi không thể làm thế, thì ngươi không nên bước vào hôn nhân. Dù không thể nói rằng ngươi không xứng đáng làm phụ nữ, nhưng ít nhất ngươi đã không thực hiện được nghĩa vụ của một người nữ. Có thai và sinh con là yêu cầu trên hết của người nữ. Yêu cầu thứ hai là “Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”. Làm nửa kia của người nam – một người nữ khi cưới một người nam thì chứng tỏ rằng ngươi là nửa kia của người nam đó, nói theo kiểu giáo điều hơn một chút thì ngươi là một phần của người nam đó, nên lòng ngươi phải hướng về chồng mình, nghĩa là trong lòng ngươi có chồng mình. Chỉ khi trong lòng ngươi có chồng mình thì ngươi mới có thể chăm sóc tốt cho anh ta và bằng lòng bầu bạn cùng anh ta, thậm chí khi chồng ngươi lâm bệnh, gặp khó khăn hay khó khăn, khi chồng ngươi gặp thất bại, vấp ngã hay khổ sở giữa thế nhân hoặc trong cuộc sống riêng, thì ngươi có thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ người nữ của mình, quan tâm, quý trọng, chăm sóc, khuyên giải, an ủi và khích lệ chồng mình theo những cách của nữ giới. Đây là sự bầu bạn đích thực và tốt đẹp hơn. Như thế hôn nhân của ngươi mới hạnh phúc, chỉ khi đó ngươi mới có thể thực hiện trách nhiệm người nữ của mình. Dĩ nhiên, trách nhiệm này không phải do cha mẹ giao phó cho ngươi, mà là Đức Chúa Trời giao phó cho ngươi. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ mà người nữ phải thực hiện. Là người nữ, ngươi phải như thế. Đây là cách mà ngươi nên đối xử và quan tâm chồng mình, đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngươi. Nếu không thể làm được như vậy thì không phải là người nữ tốt, và dĩ nhiên cũng không phải là người nữ hợp cách, bởi vì ngươi đã không làm được ngay cả yêu cầu tối thiểu của Đức Chúa Trời đối với người nữ. “Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng”. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, rồi.) Là nửa kia của người nam, khi mọi chuyện thuận lợi, khi chồng ngươi có tiền có thế, dễ bảo và chăm sóc tốt cho ngươi, làm ngươi hạnh phúc và thỏa mãn trong mọi sự thì ngươi có thể tôn sùng và chăm sóc chồng ngươi. Nhưng khi chồng ngươi gặp khó khăn, bệnh tật, lận đận, thất bại, hay là nản lòng, thất vọng, khi chuyện không được như ý, thì ngươi lại không thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ mà người nữ nên làm, không thể chân thành an ủi, khuyên giải, khích lệ hay nâng đỡ chồng ngươi. Nếu thế thì ngươi không phải là người nữ tốt, bởi vì ngươi đã không thực hiện được trách nhiệm của một người nữ, và ngươi không phải là bạn đời tốt cho người nam. Vậy có thể nói rằng người nữ như thế là người nữ xấu xa không? “Xấu xa” không liên quan đến chuyện này, nhưng ít nhất, ngươi không có lương tâm và lý trí mà Đức Chúa Trời yêu cầu, lương tâm và lý trí mà nhân tính bình thường nên có – ngươi là một người nữ không có nhân tính. Có phải như thế không? (Thưa, phải.) Chúng ta đã nói xong về những yêu cầu đối với người nữ. Đức Chúa Trời đã nói rõ trách nhiệm của người nữ đối với chồng mình là: “Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng”. Từ “dục vọng” này không phải là nói về ái hay tình, mà nghĩa là trong lòng ngươi có người nam đó. Người đó phải thiết thân với ngươi, ngươi phải coi người đó như người thân, người yêu, như nửa kia của ngươi. Đó là đối tượng mà ngươi phải yêu quý, bầu bạn và chăm sóc, đối tượng mà ngươi phải chăm sóc lẫn nhau cho đến hết đời. Ngươi phải yêu quý và che chở người đó bằng cả trái tim. Đây là trách nhiệm của ngươi, đây là cái được gọi là “dục vọng” đó. Dĩ nhiên, khi Đức Chúa Trời phán: “Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng”, thì cụm từ “dục vọng phải” này là một lời giáo huấn ban cho con người. Là người nữ có nhân tính, một người nữ hợp cách, dục vọng của ngươi phải hướng về chồng mình. Hơn nữa, Đức Chúa Trời đâu có bảo ngươi hãy có dục vọng với cả chồng ngươi và những người đàn ông khác. Đức Chúa Trời đâu có nói như vậy, phải không? (Thưa, phải.) Đức Chúa Trời yêu cầu người nữ phải chung thủy với chồng mình, và chồng là người duy nhất trong lòng mình, đối tượng duy nhất cho dục vọng của mình. Đức Chúa Trời đâu muốn người nữ thay đổi thất thường, lúng liếng đưa tình, dan díu bên ngoài, hoặc thèm khát người nào khác ngoài chồng mình. Đúng ra, Ngài muốn người nữ khao khát người chồng mà mình đã cưới và dành cả đời với người đó. Người này phải là đối tượng cho dục vọng thật sự của ngươi, là người mà ngươi phải dành tâm huyết cả đời để chăm sóc, trân quý, quan tâm, bầu bạn, giúp đỡ và hỗ trợ. Các ngươi đã hiểu chưa? (Thưa, đã hiểu.) Đây không phải là chuyện tốt hay sao? (Thưa, là chuyện tốt.) Hiện tại, dạng chuyện tốt này có ở nơi chim chóc, có ở nơi những loài thú vật khác, nhưng nó hầu như không tồn tại nơi con người, từ đây, ngươi có thể thấy Sa-tan đã làm bại hoại con người đến mức nào! Chúng ta đã thông công rõ về những nghĩa vụ căn bản mà một người nữ nên thực hiện trong hôn nhân, cũng như những nguyên tắc mà người nữ nên đối xử với chồng mình. Ngoài ra, còn có một chuyện nữa, là hôn nhân do Đức Chúa Trời tiền định và an bài là chế độ một vợ một chồng. Chúng ta tìm căn cứ cho điều này từ đâu trong Kinh Thánh? Đức Chúa Trời lấy một xương sườn từ người nam để tạo ra người nữ, Ngài không lấy hai xương sườn từ người nam mà tạo ra nhiều người nữ. Ngài chỉ tạo ra một người nữ. Như thế có thể nói rằng Đức Chúa Trời chỉ tạo ra một người nữ cho một người nam mà Ngài tạo ra. Điều này nghĩa là người nam chỉ có một bạn đời. Người nam chỉ có một nửa kia và người nữ cũng chỉ có một nửa kia, hơn nữa, đồng thời Đức Chúa Trời đã cảnh báo người nữ: “Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng”. Ai là chồng ngươi? Là người mà ngươi cùng bước vào hôn nhân, không còn ai khác nữa. Không phải là người tình bí mật của ngươi, cũng không phải là thần tượng mà ngươi khao khát hay là bạch mã hoàng tử trong mộng của ngươi. Mà là chồng ngươi, và ngươi chỉ có một người chồng. Đây là hôn nhân mà Đức Chúa Trời đã tiền định – một vợ một chồng. Chuyện này có được thể hiện trong lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, có.) Đức Chúa Trời phán: “Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó”. Đức Chúa Trời không nói là Ngài đã tạo ra một vài hay nhiều phối ngẫu giúp đỡ cho người nam, không cần thiết như vậy. Một là đủ. Đức Chúa Trời cũng không nói rằng người nữ nên cưới nhiều chồng, hay người nam nên cưới nhiều vợ. Đức Chúa Trời không tạo ra vài người phối ngẫu cho người nam, cũng không lấy xương sườn từ vài người nam khác nhau để tạo nên vài người nữ, nên bạn đời của một người nam chỉ có thể là người nữ được tạo nên từ xương sườn người nam đó. Đây không phải là sự thật hay sao? (Thưa, phải.) Trong sự phát triển về sau của nhân loại, đa thê và đa phu đã xuất hiện. Những cuộc hôn nhân như thế là bất thường và hoàn toàn không phải là hôn nhân, mà là gian dâm. Chỉ có ngoại lệ cho vài trường hợp đặc biệt, như khi người nam chết đi và người nữ của anh ta tái giá. Đây là chuyện mà Đức Chúa Trời đã tiền định và an bài, là chuyện được phép làm. Nói tóm lại, hôn nhân luôn luôn là một vợ một chồng. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Cứ nhìn thế giới tự nhiên đi. Loài chim nhạn sống “một vợ một chồng”. Nếu con người giết một trong hai con, thì con còn lại sẽ không bao giờ “tái giá”, nó sẽ trở thành một con nhạn đơn độc. Người ta nói rằng khi đàn nhạn bay giữa không trung, con đầu đàn thường là con nhạn đơn độc. Cuộc sống của con nhạn đơn độc khổ hơn. Nó phải làm những việc mà những con nhạn khác trong đàn không muốn làm. Khi những con nhạn khác ăn uống, ngủ nghỉ, thì nó phải chịu trách nhiệm bảo vệ cho sự an toàn của cả đàn. Nó không được ăn, không được ngủ, mà phải canh chừng an toàn xung quanh để bảo vệ cả đàn. Nó không được làm nhiều việc. Nó chỉ có thể cô quạnh, không thể yêu thêm con nào khác, không thể kiếm bạn đời khác cho đến hết đời. Chim nhạn luôn tuân giữ quy luật mà Đức Chúa Trời tiền định cho chúng, không bao giờ thay đổi, thậm chí cho đến hiện tại, vậy mà con người lại đảo lộn hết. Tại sao con người lại đảo lộn đến vậy? Bởi vì con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, vì họ sống trong sự tà ác và dâm loạn, nên họ không thể tuần thủ chế độ một vợ một chồng, không thể tuần thủ vai trò của mình trong hôn nhân hay những trách nhiệm và nghĩa vụ mình nên thực hiện. Có đúng thế không? (Thưa, đúng.)

Giờ hãy đọc tiếp. Đức Chúa Trời phán: “Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”. “Cai trị” nghĩa là gì? Là dùng gậy gộc mà cai trị, coi người nữ như nô lệ, có phải nghĩa là vậy không? (Thưa, không.) Vậy nó nghĩa là gì? (Thưa, là chăm sóc và có trách nhiệm với người nữ ấy.) Ý “có trách nhiệm” này là gần đúng rồi. Sự cai trị này liên quan đến chuyện người nữ dụ dỗ người nam phạm tội. Bởi vì người nữ vi phạm lời của Đức Chúa Trời và bị con rắn dụ dỗ trước, rồi dẫn dắt người nam bị dụ dỗ cùng mình, phản bội Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời có chút giận người nữ, do đó yêu cầu người nữ sau này không được đi đầu, làm việc gì cũng phải thương lượng với người nam, tốt nhất là để người nam quyết định. Vậy thì người nữ có được trao cơ hội để quyết định không? Có thể được. Người nữ có thể thương lượng với người nam, và cũng có thể đưa ra quyết định, nhưng tốt nhất là người nữ đừng tự đưa ra quyết định, người nữ nên thương lượng một chút với chồng mình, với người nam của mình. Trong những việc hệ trọng, tốt nhất là người nữ nên hỏi ý người nam của mình. Là người nữ, ngươi không chỉ cần phải bầu bạn với chồng, mà còn phải giúp chồng lo liệu những chuyện trong nhà. Quan trọng hơn nữa, vai trò của người chồng trong gia đình và hôn nhân hẳn là người chủ gia đình, nên làm việc gì ngươi cũng phải thương lượng với chồng mình. Bởi vì sự khác biệt về giới tính, người nữ không có ưu thế hơn người nam trong tư tưởng, sự nhẫn nại, cách nhìn nhận sự việc hay bất kỳ chuyện đối ngoại nào, ngược lại, người nam có ưu thế hơn người nữ. Vậy nên, dựa trên sự khác biệt về giới tính, Đức Chúa Trời đã cho người nam quyền lực đặc thù, là trong gia đình thì người nam làm chủ, người nữ làm phó. Người nữ cần hỗ trợ chồng mình, hoặc là bầu bạn với chồng mình quản lý những công việc lớn nhỏ. Nhưng khi Đức Chúa Trời phán “chồng sẽ cai trị ngươi”, Ngài không có ý rằng người nam cao hơn người nữ về địa vị, hay người nam nên nắm thế chủ đạo trong toàn xã hội. Không phải như thế. Những lời Đức Chúa Trời nói này chỉ nhắm vào hôn nhân, chỉ nhắm vào gia đình và những chuyện vụn vặt giữa người nam và người nữ trong gia đình. Khi nói về những chuyện vụn vặt trong gia đình, Đức Chúa Trời không yêu cầu người nam kiểm soát hay ép buộc người nữ trong mọi chuyện, đúng hơn, người nam cần phải chủ động gánh vác những gánh nặng và trách nhiệm của gia đình, đồng thời cần trông nom người nữ, vốn là người tương đối yếu đuối, cũng như đưa ra hướng dẫn đúng đắn cho người nữ. Từ điểm này có thể thấy, người nam được giao những trách nhiệm đặc thù. Ví dụ như, khi gặp những chuyện lớn cần phân đúng sai, người nam phải chủ động đứng ra đảm nhận trách nhiệm, không được đẩy người nữ vào nước sôi lửa bỏng, cũng không được để người nữ chịu sự sỉ nhục, bắt nạt và chà đạp của xã hội. Người nam phải chủ động đứng ra đảm nhận trách nhiệm này. Lời của Đức Chúa Trời phán rằng “chồng sẽ cai trị ngươi”, nhưng không phải vì thế mà người nam có thể cầm gậy gộc quát tháo người nữ, kiểm soát người nữ hoặc coi người nữ thành nô lệ mà đối xử tùy ý. Dưới những tiền đề và khuôn khổ của hôn nhân, nam và nữ đều bình đẳng trước Đức Chúa Trời, chỉ là người nam là chồng và Đức Chúa Trời đã ban cho người nam quyền lợi và trách nhiệm này. Đây chỉ là một dạng trách nhiệm, chứ không phải là quyền thế đặc thù, không phải là lý do để ngươi không đối xử với người nữ như con người. Cả hai ngươi đều bình đẳng. Nam và nữ đều do Đức Chúa Trời tạo ra, chỉ là có một yêu cầu đặc thù cho người nam, một mặt là phải gánh vác gánh nặng và trách nhiệm của gia đình, mặt khác là khi có sự kiện trọng đại xảy ra, người nam phải đứng ra, gánh vác những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải làm với vai trò người nam, người chồng – là bảo vệ người nữ, dốc hết sức để người nữ của mình không phải làm những việc mà một người nữ không nên làm, hoặc nói theo cách thông tục, là để người nữ không phải chịu tội, không phải chịu những đau khổ mà một người nữ không nên chịu. Ví dụ như, để thăng quan tiến chức, sống tốt và giàu có, để mưu cầu danh lợi và địa vị, để khiến người khác đánh giá cao về mình, mà một số người nam để vợ làm tình nhân hay vợ lẽ cho cấp trên, kiếm chác bằng thân xác vợ mình. Khi đã bán vợ mình, đã đạt được mục tiêu của mình rồi, họ không còn trân trọng người nữ, không muốn người nữ nữa. Đây là hạng đàn ông gì? Có hạng đàn ông như thế không? (Thưa, có.) Hạng đàn ông này không phải là ma quỷ sao? (Thưa, phải.) Khi nói “cai trị người nữ”, trên thực tế chính là ngươi phải thực hiện trách nhiệm của mình và bảo vệ người nữ của mình. Lý do là vì từ góc nhìn sinh lý học giới tính, trong nhiều quan điểm, tư tưởng, trình độ và tri thức khác nhau đối với sự việc, sự vật, người nam có ưu thế hơn người nữ, đây là sự thật không ai có thể chối cãi. Vậy nên, khi Đức Chúa Trời trao người nữ cho người nam, nói rằng “chồng sẽ cai trị ngươi”, thì trách nhiệm mà người nam phải thực hiện là gánh vác những gánh nặng của gia đình, hoặc khi phát sinh sự kiện trọng đại thì bảo vệ và che chở vợ mình thật tốt, có thể thông cảm và hiểu cho vợ mình, không được đẩy vợ mình vào cám dỗ, mà phải gánh vác trách nhiệm mà người chồng và người nam phải gánh vác. Như thế, trong gia đình và trong khuôn khổ của hôn nhân, ngươi sẽ thực hiện được những trách nhiệm và nghĩa vụ mà ngươi nên thực hiện, và ngươi sẽ khiến người phụ nữ của mình cảm thấy ngươi xứng đáng để cô ấy phó thác, cảm thấy ngươi là người mà cô ấy sẽ chung sống cả đời, cảm thấy ngươi xứng đáng để tin cậy và bờ vai của ngươi có thể dựa vào. Khi người phụ nữ của ngươi dựa vào ngươi, cần người chồng là ngươi đưa ra quyết định xử lý những sự kiện trọng đại, ngươi lại trùm chăn lên đầu ngủ say, uống rượu, bài bạc hay lang thang trên đường. Như thế là không thể chấp nhận được, là hèn nhát. Ngươi không phải là đàn ông tốt, ngươi đã không thực hiện được những trách nhiệm mình nên thực hiện. Nếu ngươi là người luôn cần vợ mình đứng ra trong mọi việc lớn, nếu ngươi đẩy cô ấy, một người có vai trò mỏng manh hơn người nam, vào biển lửa, và chốn đầu sóng ngọn gió, đẩy cô ấy vào vòng xoáy của những chuyện phức tạp khác nhau, thì đó không phải là việc người nam nên làm, cũng không phải biểu hiện nên có của người chồng tốt. Trách nhiệm của ngươi không đơn thuần là khiến vợ ngươi khao khát ngươi, bầu bạn với ngươi, hỗ trợ ngươi có cuộc sống tốt, như vậy chưa đủ, ngươi còn có những trách nhiệm phải đảm đương. Người vợ đã thực hiện những trách nhiệm đối với ngươi, còn ngươi đã thực hiện được trách nhiệm với vợ mình chưa? Ngươi cho cô ấy ăn ngon mặc đẹp, thoải mái trong lòng là chưa đủ, điều quan trọng hơn nữa là trong những chuyện đại sự và những tranh chấp đúng sai, ngươi có thể giúp cô ấy xử lý mọi chuyện một cách chính xác, đúng đắn và thích đáng, không để cô ấy phải lo lắng, cho cô ấy đạt được lợi ích thực tế từ ngươi và thấy ngươi thực hiện được những trách nhiệm mà người chồng nên thực hiện. Đây chính là khởi nguồn hạnh phúc của người nữ trong hôn nhân. Không phải như thế sao? (Thưa, phải.) Bất kể miệng lưỡi ngọt ngào thế nào, biết dỗ dành cô ấy thế nào, hay bình thường biết bầu bạn với cô ấy thế nào, thì trong những việc trọng đại, nếu vợ ngươi không thể dựa vào ngươi, không thể tin tưởng ngươi, thì ngươi đã không gánh vác những trách nhiệm mình nên gánh vác, mà lại để một người nữ mỏng manh phải xuất đầu lộ diện mà chịu sỉ nhục, chịu đau khổ, vậy thì người nữ này sẽ không thể thấy hạnh phúc hay vui vẻ, và không thấy có hy vọng gì nơi ngươi. Vậy nên, bất kỳ người nữ nào kết hôn với một người nam như vậy đều sẽ thấy bất hạnh trong hôn nhân, thấy những ngày tháng sau này và cuộc đời mình không có hy vọng, không có ánh sáng, bởi vì cô đã cưới một người đàn ông không đáng tin cậy, không thực hiện trách nhiệm của mình, một kẻ hèn nhát, bất lực và nhát gan, cô ấy sẽ không thấy hạnh phúc. Vậy nên, người nam cần gánh vác trách nhiệm của mình. Một mặt, đây là yêu cầu của nhân tính, mặt khác, quan trọng hơn là họ phải tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ mà Đức Chúa Trời giao cho mọi người nam trong hôn nhân. Vậy nên, đối với người nữ, nếu ngươi muốn kết hôn và tìm nửa kia của mình, thì chí ít, ngươi phải nhìn xem người đàn ông này có đáng tin cậy hay không trước đã. Diện mạo, chiều cao, bằng cấp, giàu có hay không và kiếm nhiều tiền hay không đều chỉ là thứ yếu. Điều quan trọng là xem liệu người này có nhân tính và tinh thần trách nhiệm không, xem bờ vai của họ có đủ dày, đủ rộng không, xem thử khi ngươi dựa vào họ thì họ sẽ ngã ra hay là có thể cho ngươi dựa vào, và ngươi cần xem liệu họ có đáng tin cậy hay không. Nói chính xác, là xem thử người đó có thực hiện được trách nhiệm của người chồng mà Đức Chúa Trời giao phó hay không, có phải là dạng người đó hay không. Chưa nói đến chuyện đi theo con đường của Đức Chúa Trời, chí ít, trong mắt Đức Chúa Trời, người đó phải là người có nhân tính. Khi hai người sống chung, bất kể giàu hay nghèo, bất kể chất lượng cuộc sống thế nào, trong nhà có gì, tính khí có hợp nhau không, nhưng tối thiểu, người đàn ông mà ngươi cưới cần phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với ngươi, có tinh thần trách nhiệm với ngươi, và trong lòng có ngươi. Bất kể người đó có thích ngươi, có yêu thương ngươi không, chí ít, trong lòng người đó phải có ngươi, người đó phải thực hiện được những trách nhiệm và nghĩa vụ mình nên thực hiện trong khuôn khổ hôn nhân. Vậy thì cuộc sống của ngươi sẽ vui vẻ, ngày tháng của ngươi sẽ mỹ mãn, và con đường tương lai của ngươi sẽ không mờ mịt. Nếu ngươi nữ cưới phải một người đàn ông lúc nào cũng không đáng tin cậy, hễ có chuyện gì là chạy đi trốn, rồi khi tình hình êm đẹp thì cứ khoe khoang, khoác lác như thể mình giỏi giang lắm, như thể là bậc nam tử hán đại trượng phu, nhưng một khi có chuyện thì nhũn ra như miếng đậu hũ, ngươi nghĩ người nữ đó có phiền lòng không? (Thưa, có.) Cô ấy có hạnh phúc không? (Thưa, không.) Một người nữ tốt, tử tế sẽ nghĩ: “Mình luôn chăm sóc anh ấy, yêu quý anh ấy, sẵn lòng chịu đựng bất kỳ đau khổ nào, sẵn lòng thực hiện trách nhiệm của một người làm vợ, nhưng mình không thấy tương lai ở người đàn ông này” Hôn nhân như thế có đau khổ không? Nỗi đau người nữ cảm nhận được này không liên quan đến người nam, đến nửa kia của cô ấy sao? (Thưa, có liên quan.) Đây có phải là trách nhiệm của người nam không? (Thưa, phải.) Người nam phải kiểm điểm bản thân, không được lúc nào cũng phàn nàn vợ mình nhiều chuyện, thích càm ràn, thích so đo. Cả hai bên đều phải kiểm điểm xem mình có thực hiện được những trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân không, nghe lời Đức Chúa Trời phán rồi có làm theo không. Nếu thấy bản thân đang không thực hiện được những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thì họ phải nhanh chóng xoay chuyển tình hình, và chỉnh đốn bản thân, và khắc phục tình thế, vẫn chưa quá muộn. Đây có phải là cách làm người đúng đắn không? (Thưa, phải.)

Giờ hãy đọc tiếp. Sau đây là một huấn lệnh nữa của Đức Chúa Trời dành cho A-đam, tổ tiên đầu tiên của nhân loại. Đức Chúa Trời phán: “Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây Ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Ðất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi”. (Sáng Thế 3:17-19). Đoạn văn này chủ yếu là huấn lệnh của Đức Chúa Trời dành cho người nam. Bất kể trong bối cảnh nào, nếu Đức Chúa Trời đã ban huấn lệnh cho người nam, thì huấn lệnh của Ngài là nghĩa vụ họ phải thực hiện và chuyện họ phải làm trong khuôn khổ hôn nhân và trong gia đình. Việc Đức Chúa Trời yêu cầu người nam làm sau khi kết hôn là phải duy trì nguồn sống của gia đình, nghĩa là họ phải làm việc chăm chỉ cả đời để duy trì cuộc sống của gia đình. Người nam cần phải duy trì cuộc sống của gia đình, nên họ phải ra ngoài lao động, nói theo cách nói hiện đại, là họ cần kiếm một công việc và làm việc để kiếm tiền, hoặc họ cần phải trồng trọt và thu hoạch để duy trì sinh kế cho gia đình. Người nam cần phải làm việc vất vả và lao động để nuôi gia đình, để duy trì sinh kế. Đây là huấn lệnh của Đức Chúa Trời cho những người chồng, người nam, đây là trách nhiệm của họ. Vậy nên, trong khuôn khổ gia đình, người nam không thể nhấn mạnh rằng: “Ôi, sức khỏe tôi yếu rồi!” “Ôi, trong xã hội ngày nay tìm việc khó quá, áp lực quá!” “Tôi được bố mẹ nuông chiều từ bé, nên tôi không làm được việc gì!” Nếu ngươi không thể làm được bất kỳ việc gì, thì ngươi kết hôn làm gì? Nếu ngươi không thể nuôi gia đình, và không có khả năng làm việc vất vả để gánh vác cuộc sống của cả gia đình, thì tại sao ngươi còn kết hôn? Nói như vậy là vô trách nhiệm. Một mặt, Đức Chúa Trời yêu cầu người nam phải lao động chăm chỉ, mặt khác, Ngài yêu cầu họ lao động để kiếm của ăn từ mặt đất. Dĩ nhiên, ngày nay, Ngài không đòi ngươi cứ phải kiếm của ăn từ mặt đất, nhưng làm việc vất vả là điều tất yếu. Chính vì thế mà thân thể người nam to lớn và mạnh mẽ, còn thân thể người nữ thì tương đối yếu đuối một chút, nam và nữ khác nhau. Đức Chúa Trời tạo nên những thể hình khác nhau cho nam và nữ. Theo tự nhiên, người nam phải lao động và làm việc để duy trì sinh kế cho gia đình, để nuôi gia đình, đấy là vai trò của người nam, là chủ lực của gia đình. Ngược lại, Đức Chúa Trời không lệnh truyền người nữ như vậy. Vậy nên, người nữ có thể ngồi mát ăn bát vàng, không làm mà có ăn sao? Như thế cũng không đúng. Dù Đức Chúa Trời không lệnh truyền cho người nữ phải duy trì nguồn sống của gia đình, nhưng người nữ không thể cứ ngồi không được. Đừng nghĩ vì Đức Chúa Trời không lệnh truyền cho người nữ mà họ có thể bàng quan với chuyện này. Không phải như thế. Người nữ cũng cần phải thực hiện được trách nhiệm của mình, phải hỗ trợ chồng trong việc duy trì sinh kế của gia đình. Người nữ không chỉ cần làm bạn đời, mà đồng thời còn cần giúp chồng mình hoàn thành những trách nhiệm và sứ mạng anh ấy cần làm tròn trong gia đình. Người nữ không được bàng quan đứng nhìn và châm chọc chồng mình, cũng không được không làm mà có ăn. Cả hai cần phải hợp tác với nhau. Như thế, những nghĩa vụ và trách nhiệm mà người nam và người nữ nên thực hiện đều sẽ được thực hiện và được làm tốt.

Giờ hãy đọc tiếp. Đức Chúa Trời phán: “Ðất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng”. Ngươi thấy đấy, ngoài làm việc vất vả, Đức Chúa Trời còn giao cho người nam những gánh nặng khác nữa, ngươi làm việc vất vả thôi là chưa đủ, đồng ruộng còn mọc lên cỏ dại cho ngươi nhổ. Như thế nghĩa là, nếu ngươi là nông dân, thì ngoài trồng trọt, người còn phải làm thêm việc khác. Ngươi còn phải nhổ cỏ dại, và không được nhàn rỗi, mà phải làm việc đủ vất vả để duy trì sinh kế của gia đình mình, đúng như Đức Chúa Trời đã phán: “Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn”. Câu này nghĩa là gì? Nghĩa là ngoài làm việc vất vả, người nam còn có thêm gánh nặng. Cho đến khi nào? “Cho đến ngày nào ngươi trở về đất”. Nghĩa là cho đến khi ngươi trút hơi thở cuối cùng, khi ngươi kết thúc hành trình trần thế, lúc đó ngươi sẽ không còn phải hành động như thế này nữa, trách nhiệm của ngươi được thực hiện xong rồi. Đây là huấn lệnh và mệnh lệnh mà Đức Chúa Trời ban cho người nam, cũng là trách nhiệm và gánh nặng Ngài ban cho người nam. Dù ngươi có sẵn lòng hay không, thì đây là điều mà Đức Chúa Trời đã tiền định, và ngươi không thể thoát khỏi chuyện này. Vậy nên, trong mọi xã hội hoặc trong toàn nhân loại, dù là nhìn từ góc độ khách quan hay chủ quan, người nam sinh tồn trên thế giới phải áp lực hơn người nữ một chút, đây là chuyện không thể tránh khỏi do sự tiền định và sắp đặt của Đức Chúa Trời. Trong chuyện này, người nam cần phải tiếp nhận từ Đức Chúa Trời và gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ mà mình nên thực hiện, nhất là những người trong khuôn khổ hôn nhân, có gia đình và người phối ngẫu, thì không được lấy lý do cuộc sống quá khó khăn, khổ sở hay mệt mỏi mà trốn tránh hay chối bỏ việc thực hiện trách nhiệm của mình. Nếu ngươi nói: “Tôi không muốn thực hiện trách nhiệm này, tôi không muốn làm việc vất vả”, vậy thì ngươi có thể chọn thoát ra khỏi hôn nhân hoặc từ chối kết hôn. Vậy nên, trước khi kết hôn, trước hết, ngươi phải nghĩ cho kỹ, cho thông và cho rõ những trách nhiệm mà Đức Chúa Trời yêu cầu một người nam trong hôn nhân phải đảm nhận là gì, ngươi có thể thực hiện được chúng hay không, có thể làm tốt hay không, có thể thực hiện tốt vai trò của mình, thực hiện những huấn lệnh của Đức Chúa Trời đối với ngươi hay không, cũng như liệu ngươi có thể gánh vác những gánh nặng của gia đình mà Đức Chúa Trời giao cho ngươi hay không. Nếu ngươi cảm thấy không tự tin có thể làm tốt mọi chuyện này, hoặc không sẵn lòng để làm tốt – nếu ngươi không muốn làm – nếu ngươi từ chối trách nhiệm và nghĩa vụ này, từ chối gánh vác gánh nặng trong gia đình và trong khuôn khổ hôn nhân, thì ngươi không nên kết hôn. Với cả nam và nữ, hôn nhân đều có nghĩa là trách nhiệm và gánh nặng, đây không phải là trò đùa. Theo cách hiểu của Ta, dù hôn nhân không thần thánh, nhưng ít nhất nó nghiêm túc, và người ta phải có thái độ nghiêm chỉnh đối với hôn nhân. Hôn nhân không phải là chơi đùa với tình dục của xác thịt, cũng không phải là để thỏa mãn những nhu cầu tình cảm nhất thời, càng không phải để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của con người. Hôn nhân là trách nhiệm và nghĩa vụ, dĩ nhiên, càng là một sự khẳng định và nghiệm chứng cho việc người nam hay nữ này có năng lực và niềm tin để gánh vác những trách nhiệm của hôn nhân không. Nếu ngươi không biết liệu mình có đủ năng lực để gánh vác những trách nhiệm và nghĩa vụ của hôn nhân hay không, nếu ngươi chưa biết về chuyện này, hoặc nếu ngươi không muốn kết hôn – hay thậm chí chán ghét kết hôn – nếu ngươi không muốn gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ của cuộc sống gia đình bất kể là chuyện nhỏ hay chuyện lớn, và ngươi muốn sống một mình – như kiểu “Đức Chúa Trời phán rằng ở một mình không tốt, nhưng mình nghĩ ở một mình khá được đấy” – thì ngươi có thể từ chối kết hôn, hoặc thậm chí là rút khỏi hôn nhân của mình. Chuyện này mỗi người mỗi khác, và mỗi người có thể tự do lựa chọn. Nhưng bất kể ngươi nói gì, nếu ngươi nhìn vào những gì viết trong Kinh Thánh về những câu nói và sự tiền định của Đức Chúa Trời đối với cuộc hôn nhân đầu tiên của nhân loại, ngươi sẽ thấy rằng hôn nhân không phải là trò chơi, không phải là trò đùa, dĩ nhiên càng không phải là “nấm mồ” như người ta mô tả. Hôn nhân do Đức Chúa Trời an bài và tiền định. Bắt đầu từ khi có nhân loại, Đức Chúa Trời đã tiền định và an bài hôn nhân. Vậy thì những câu nói của thế gian như “Hôn nhân là nấm mồ”, “Hôn nhân như tòa thành bị vây hãm”, “Hôn nhân là bi kịch”, “Hôn nhân là thảm họa”, vân vân, có đứng vững được không? (Thưa, không.) Chúng không đứng vững được. Đây chỉ là cách hiểu của con người bại hoại đối với hôn nhân sau khi họ đã bóp méo, làm bại hoại và bêu xấu nó. Sau khi bóp méo, làm bại hoại và bêu xấu hôn nhân chính đáng, họ lại khoa tay múa chân, nói ra những luận điệu hoang đường vớ va vớ vẩn, truyền bá lời dối trá, kết quả là những người tin Đức Chúa Trời cũng bị mê hoặc, cũng có những cách nhìn nhận bất thường và không đúng đắn về hôn nhân. Các ngươi cũng đã bị mê hoặc và làm cho bại hoại phải không? (Thưa, phải.) Vậy thì qua mối thông công của chúng ta, sau khi các ngươi có hiểu biết đúng đắn và chính xác về hôn nhân rồi, lúc có người hỏi: “Anh biết hôn nhân là gì không?” thì ngươi có còn nói “Hôn nhân là nấm mồ” nữa không? (Thưa, không.) Câu đó có đúng không? (Thưa, không.) Ngươi có nên nói như vậy không? (Thưa, không.) Tại sao lại không nên? Nếu hôn nhân đã được Đức Chúa Trời an bài và tiền định, thì con người phải có sự đối xử đúng đắn với hôn nhân. Nếu người ta muốn tùy tiện làm bậy và buông thả tình dục, lăng loàn dâm loạn và gây ra ác quả, rồi nói rằng hôn nhân là nấm mồ, thì Ta chỉ có thể nói rằng họ tự đào mồ chôn mình, tự chuốc lấy phiền phức, nên họ không được oán trách gì cả. Chuyện này chẳng liên can gì đến Đức Chúa Trời. Không phải như thế sao? Nói hôn nhân là nấm mồ chính là một dạng bóp méo, buộc tội của Sa-tan đối với hôn nhân và chuyện tích cực. Điều gì càng tích cực thì Sa-tan và nhân loại bại hoại càng bóp méo nó thành điều tà ác. Làm như thế không là phường tà ác sao? Nếu có người sống trong tội lỗi, dâm loạn và tình tay ba, tại sao người ta không nói vậy đi? Nếu có người gian dâm, tại sao người ta không nói vậy đi? Hôn nhân chính đáng không phải là gian dâm, không phải là dâm loạn, không phải là thỏa mãn tình dục của xác thịt, cũng không phải là trò đùa, càng không phải là nấm mồ. Hôn nhân chính đáng là điều tích cực. Đức Chúa Trời đã tiền định và an bài hôn nhân của con người, Ngài đã giao phó và lệnh truyền cho họ về hôn nhân, dĩ nhiên, Ngài còn ban cho cả hai bên trong hôn nhân những trách nhiệm và nghĩa vụ bằng huấn lệnh của Ngài và bằng những lời Ngài nói về những gì tạo thành hôn nhân. Hôn nhân chỉ có thể là sự tạo thành giữa một người nam và một người nữ. Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời tạo ra người nam, lại tạo thêm một người nam nữa, rồi cho họ kết hôn sao? Không, không có hôn nhân đồng giới giữa hai người nam và hai người nữ. Chỉ có hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân bao gồm một người nam và một người nữ, họ không chỉ là bạn đời, mà còn là người giúp đỡ, bầu bạn với nhau, chăm sóc cho nhau và cùng nhau thực hiện trách nhiệm của mình, sống tốt và bầu bạn với nhau đi con đường nhân sinh một cách tốt đẹp, bầu bạn với nhau trải qua mọi thời kỳ gian nan, mọi thời kỳ khác nhau và đặc biệt, dĩ nhiên là cũng trải qua những thời kỳ bình thường nữa. Đây là trách nhiệm mà cả hai bên trong hôn nhân phải gánh vác, và đó cũng là điều mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ. Sự giao phó của Đức Chúa Trời là gì? Là những nguyên tắc mà người ta phải tuân thủ và thực hành. Vậy nên, với mỗi người bước vào hôn nhân mà nói, hôn nhân là điều có ý nghĩa. Nó có tác dụng hỗ trợ cho sự từng trải và kiến thức của ngươi, cũng như cho sự phát triển, trưởng thành và hoàn thiện nhân tính của ngươi. Ngược lại, nếu ngươi chưa kết hôn, cứ sống với cha mẹ, hoặc sống một mình cả đời, hoặc ngươi có một cuộc hôn nhân bất thường, vô đạo đức và không được Đức Chúa Trời tiền định, thì cái mà ngươi trải nghiệm không phải là sự từng trải, trải nghiệm, thể nghiệm, cũng không phải là sự phát triển, trưởng thành và hoàn thiện nhân tính mà ngươi nên đạt được từ một cuộc hôn nhân chính đáng. Trong hôn nhân, hai người ngoài việc thể nghiệm sự bầu bạn và hỗ trợ lẫn nhau ra, dĩ nhiên họ còn thể nghiệm những bất đồng, tranh chấp và mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống. Đồng thời, họ cùng nhau thể nghiệm nỗi đau khi sinh con, thể nghiệm việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, chăm lo cho cha mẹ, nhìn thế hệ kế tiếp lớn lên, kết hôn và có con như họ, lặp lại quá trình cuộc đời của họ. Như thế, trải nghiệm, kiến thức hay sự tiếp xúc trong cuộc sống của người ta sẽ phong phú nhiều màu sắc, không phải sao? (Thưa, phải.) Nếu ngươi đã có trải nghiệm sống như thế trước khi tin Đức Chúa Trời, trước khi tiếp nhận công tác, lời, sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, ngoài ra, nếu sau khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời mà ngươi có thể thờ phượng và đi theo Ngài, thì cuộc sống của ngươi sẽ phong phú hơn hầu hết mọi người, trải nghiệm và thể nghiệm của ngươi sẽ lớn lao hơn một chút. Dĩ nhiên, mọi điều Ta nói dựa trên tiền đề là, trong khuôn khổ hôn nhân do Đức Chúa Trời tiền định, ngươi phải dốc sức thực thi những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, những trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người nam lẫn người nữ, của cả vợ và chồng. Đây là việc phải làm. Nếu ngươi không thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thì hôn nhân của ngươi sẽ là mớ bòng bong, sẽ thất bại và cuối cùng cuộc hôn nhân của ngươi sẽ đổ vỡ. Ngươi sẽ trải qua cuộc hôn nhân thất bại và đổ vỡ, cũng như trải qua những rắc rối, vướng mắc, đau đớn và bất an mà cuộc hôn nhân đó sẽ đem lại cho ngươi. Nếu hai bên cùng nhau bước vào hôn nhân mà không thể tự làm gương trước và dốc sức thực thi những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thì họ sẽ phát sinh tranh chấp và mâu thuẫn. Thời gian trôi qua, tranh chấp ngày càng nhiều hơn, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc, cuộc hôn nhân của họ sẽ xuất hiện những vết nứt, và khi vết nứt tồn lại lâu ngày không thể lành lại, thì cuộc hôn nhân như thế chắc chắn sẽ tan vỡ, tiến tới sự diệt vong – cuộc hôn nhân như thế chắc chắn thất bại. Vậy từ góc nhìn của ngươi, hôn nhân mà Đức Chúa Trời tiền định không hợp ý ngươi và ngươi nghĩ nó chẳng ra làm sao. Tại sao ngươi nghĩ như vậy? Bởi vì trong khuôn khổ hôn nhân, ngươi chẳng làm gì căn cứ theo yêu cầu và huấn lệnh của Đức Chúa Trời cả, ngươi ích kỷ mưu cầu sự thỏa mãn những yêu cầu, sở thích, ý muốn và tưởng tượng của ngươi. Ngươi không kiềm chế hay thay đổi bản thân vì bạn đời của mình, cũng không chịu đựng bất kỳ đau khổ nào, ngươi chỉ cường điệu những cái cớ của mình, cường điệu lợi ích và sở thích của mình, chẳng bao giờ nghĩ về nửa kia của mình. Cuối cùng sẽ thế nào? Hôn nhân của ngươi sẽ tan vỡ. Nguồn cơn tan vỡ này chính là do những tâm tính bại hoại của con người. Con người quá ích kỷ, ngay cả vợ chồng đáng ra phải nên một cũng không thể chung sống hòa hợp, không thể cảm thông, hiểu, an ủi và bao dung cho nhau, cũng không thể thay đổi và buông bỏ nhiều thứ vì nhau. Ngươi có thể thấy nhân loại đã bị làm bại hoại đến thế nào. Hôn nhân không thể ràng buộc hành vi của con người, cũng không thể khiến con người từ bỏ những ham muốn cá nhân, cho nên không có quy tắc đạo đức hay phong tục tốt đẹp nào đến từ xã hội có thể khiến con người trở nên tốt đẹp hơn, hoặc duy trì lương tâm và lý trí cho họ. Vậy nên, về chuyện hôn nhân, người ta phải hiểu biết hôn nhân từ cách Đức Chúa Trời bắt đầu tiền định hôn nhân cho con người. Dĩ nhiên, cũng nên tiếp nhận từ Đức Chúa Trời. Tiếp nhận từ Đức Chúa Trời tất cả những điều này đều là thuần túy, và khi người ta có thể tiếp nhận từ Đức Chúa Trời rồi, thì góc độ và quan điểm của họ về hôn nhân sẽ được đúng đắn. Góc độ và quan điểm của họ về hôn nhân cần phải đúng đắn, mục đích không phải chỉ vì nó khiến họ biết khái niệm và định nghĩa đúng đắn về hôn nhân, mà nó còn cho phép người ta có phương pháp thực hành đúng đắn, chính xác, thích hợp và hợp lý khi đối diện với hôn nhân, từ đó họ sẽ không bị Sa-tan hoặc những tư tưởng khác nhau trong các trào lưu tà ác của thế giới đánh lừa về cách đối xử với hôn nhân. Khi căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà chọn hôn nhân, thì những người nữ các ngươi cần phải thấy rõ liệu nửa kia của mình có phải là loại người có thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một người nam theo lời Đức Chúa Trời hay không, có đáng để ngươi giao phó cả đời hay không. Còn những người nam các ngươi thì cần phải thấy rõ liệu người nữ này có phải là loại người có thể vì cuộc sống gia đình và vì chồng mà gạt đi lợi ích của mình và thay đổi những khuyết điểm và tật xấu của mình hay không. Các ngươi phải cân nhắc những điều này và hơn thế nữa. Đừng dựa vào tưởng tượng, hứng thú hay sở thích nhất thời, càng không được dựa vào những tư tưởng sai lầm về tình yêu và tình cảm lãng mạn mà Sa-tan tiêm nhiễm vào ngươi để chọn lựa hôn nhân một cách mù quáng. Với mối thông công này, tất cả đã rõ về những tư tưởng, quan điểm, góc độ và lập trường mà người ta phải có đối với hôn nhân, cũng như đã rõ về việc thực hành mà họ nên chọn, những nguyên tắc mà họ nên tuân thủ đối với hôn nhân chưa? (Thưa, rồi.)

Hôm nay, chúng ta chưa thông công về việc buông bỏ những mưu cầu, lý tưởng và mong muốn trong hôn nhân, chúng ta chỉ mới nói rõ về định nghĩa và khái niệm của hôn nhân. Ta đã nói rõ về chủ đề này chưa? (Thưa, rồi.) Ta đã nói rõ rồi. Các ngươi còn có oán trách gì về hôn nhân không? (Thưa, không.) Vậy ngươi còn oán hận người đã từng có một cuộc hôn nhân với ngươi, người ngươi đã rời bỏ không? (Thưa, không.) Những cách hiểu và cách nhìn bất thường, cố chấp của các ngươi về hôn nhân, hay thậm chí những ảo tưởng ấu trĩ không phù hợp với sự thật của các ngươi, chúng vẫn còn tồn tại chứ? (Thưa, không còn tồn tại.) Giờ ngươi phải thực tế hơn. Nhưng hôn nhân không phải là cuộc sống gạo, củi, dầu, muối, tương, dấm, trà đơn giản. Nó liên quan đến cuộc sống của những người có nhân tính bình thường, liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của con người, và hơn nữa, còn có thêm những quy tắc và nguyên tắc thực tế mà Đức Chúa Trời đã cảnh cáo con người, đã yêu cầu và lệnh truyền cho con người. Đây là những trách nhiệm và nghĩa vụ mà người ta phải hoàn thành, là những trách nhiệm và nghĩa vụ mà người ta nên gánh vác. Đây là định nghĩa thực tế của hôn nhân và ý nghĩa tồn tại thực tế của hôn nhân, cũng là điều mà những người có nhân tính bình thường nên có. Được rồi, hôm nay chúng ta kết thúc ở đây. Tạm biệt!

Ngày 7 tháng 1 năm 2023

Trước: Cách mưu cầu lẽ thật (8)

Tiếp theo: Cách mưu cầu lẽ thật (10)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger