Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ

Nói chính xác, đi theo con đường của Phi-e-rơ trong đức tin của con người có nghĩa là đi con đường theo đuổi lẽ thật, cũng là con đường của việc thật sự dần biết bản thân mình và thay đổi tâm tính của mình. Chỉ bằng cách đi theo con đường của Phi-e-rơ, con người mới bước lên con đường được hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời. Cụ thể phải đi theo con đường của Phi-e-rơ như thế nào, có những cách thực hành nào, điều này cần phải được hiểu rõ. Trước tiên, con người phải gạt bỏ những ý định của chính mình, những sự theo đuổi không đúng đắn, thậm chí gia đình cũng như mọi sự của xác thịt bản thân. Dâng hiến hết lòng chính là phải hoàn toàn dâng hiến bản thân mình cho lời Đức Chúa Trời, tập trung ăn uống lời Đức Chúa Trời, tập trung tìm kiếm lẽ thật và ý của Đức Chúa Trời trong lời Ngài, và cố gắng nắm bắt tâm ý của Đức Chúa Trời trong mọi sự. Đây là phương pháp thực hành cơ bản và trọng yếu nhất. Đây là điều Phi-e-rơ đã làm sau khi gặp Jêsus, và chỉ có thực hành theo cách này mới có thể đạt được những kết quả tốt nhất. Dâng hiến hết lòng cho lời Đức Chúa Trời chủ yếu là tìm kiếm lẽ thật và những ý của Đức Chúa Trời trong lời Ngài, tập trung vào việc nắm bắt tâm ý của Đức Chúa Trời, hiểu và có được nhiều lẽ thật hơn từ lời Đức Chúa Trời. Khi đọc những lời của Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ đã không tập trung vào việc hiểu các học thuyết, càng không tập trung vào việc có được kiến thức thần học. Thay vào đó, ông tập trung vào việc thấu hiểu lẽ thật và nắm bắt tâm ý của Đức Chúa Trời, cũng như đạt được sự hiểu biết về tâm tính và sự đáng mến của Ngài. Đồng thời, Phi-e-rơ cũng đã nhận biết nhiều trạng thái bại hoại khác nhau cũng như thực chất bản tính và những thiếu sót thật sự của con người từ lời Đức Chúa Trời, bởi đó dễ dàng đáp ứng yêu cầu của Đức Chúa Trời để thỏa lòng Ngài. Phi-e-rơ đã có rất nhiều sự thực hành đúng tuân theo lời Đức Chúa Trời. Đây là điều phù hợp nhất tâm ý của Đức Chúa Trời, và là cách hay nhất mà một người có thể hợp tác trong khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Khi trải nghiệm hàng trăm lần thử luyện của Đức Chúa Trời, phàm là lời Đức Chúa Trời dùng để phán xét, vạch rõ con người, phàm là lời Đức Chúa Trời dùng để yêu cầu con người, Phi-e-rơ đều đối chiếu với chính mình, tự kiểm điểm một cách nghiêm ngặt và nắm bắt chính xác ý nghĩa lời của Đức Chúa Trời. Ông đã sốt sắng cố gắng suy ngẫm và ghi nhớ mọi lời mà Jêsus đã phán với ông, và ông đã đạt được những kết quả rất tốt. Bằng cách thực hành theo cách này, ông đã có thể đạt được sự hiểu biết về chính mình từ lời Đức Chúa Trời, và ông không chỉ bắt đầu hiểu được những trạng thái bại hoại và thiếu sót khác nhau của con người, mà ông còn hiểu được thực chất và bản tính của con người. Đây là ý nghĩa của việc thật sự hiểu bản thân. Từ lời Đức Chúa Trời, Phi-e-rơ không chỉ đã đạt được sự hiểu biết thật sự về bản thân ông, mà ông còn nhìn thấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời có gì và là gì, tâm ý của Đức Chúa Trời đối với công tác của Ngài, và những yêu cầu của Đức Chúa Trời với nhân loại. Từ những lời này, ông đã thật sự bắt đầu biết về Đức Chúa Trời. Ông đã bắt đầu biết được tâm tính của Đức Chúa Trời, và thực chất của Ngài; ông đã bắt đầu biết và hiểu Đức Chúa Trời có gì và là gì, cũng như sự đáng mến của Đức Chúa Trời và những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Mặc dù khi ấy Đức Chúa Trời đã không phán nhiều như Ngài làm ngày nay, những kết quả ở các phương diện này dẫu vậy đã đạt được ở Phi-e-rơ. Đây là điều hiếm có và quý giá. Phi-e-rơ đã trải qua hàng trăm sự thử luyện, nhưng ông đã không chịu khổ vô ích. Ông đã không chỉ hiểu được bản thân mình từ những lời và công tác của Đức Chúa Trời, mà ông còn bắt đầu biết được Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ông tập trung chú ý đặc biệt vào những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại chứa đựng trong lời Ngài. Trong bất kỳ phương diện nào mà con người nên thỏa lòng Đức Chúa Trời để phù hợp với tâm ý của Ngài thì Phi-e-rơ đều có thể bỏ ra nỗ lực to lớn ở những phương diện đó và đạt được đầy đủ sự rõ ràng. Đây là điều cực kỳ ích lợi cho lối vào sự sống của ông. Bất kể Đức Chúa Trời đã phán về điều gì, miễn sao những lời ấy có thể trở thành sự sống và là lẽ thật, Phi-e-rơ đều có thể khắc ghi chúng vào lòng để thường xuyên suy ngẫm và lĩnh hội chúng. Khi đã nghe những lời của Jêsus, ông đã có thể khắc ghi chúng vào lòng, điều cho thấy rằng ông đặc biệt tập trung vào lời Đức Chúa Trời, và cuối cùng ông đã thật sự đạt được kết quả. Nghĩa là, ông đã có thể tự do đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, thực hành chính xác lẽ thật và phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, hành động hoàn toàn theo ý của Đức Chúa Trời, từ bỏ những quan niệm và trí tưởng tượng cá nhân của chính mình. Theo cách này, Phi-e-rơ đã bước vào tính hiện thực của lời Đức Chúa Trời. Sự phục vụ của Phi-e-rơ phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời chủ yếu là vì ông đã làm điều này.

Nếu con người có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời trong khi thực hiện bổn phận của mình, đúng theo nguyên tắc trong lời nói và hành động của họ, và bước vào thực tế của mọi phương diện của lẽ thật, thì họ là người được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Có thể nói rằng công tác và lời Đức Chúa Trời đã hoàn toàn có hiệu quả đối với họ, rằng lời Đức Chúa Trời đã trở thành cuộc sống của họ, họ đã có được lẽ thật và rằng họ có thể sống theo lời Đức Chúa Trời. Sau việc này, bản chất xác thịt, cũng chính là nền tảng sinh tồn vốn có của họ bắt đầu lung lay sụp đổ. Chỉ sau khi mọi người có lời Đức Chúa Trời như sự sống của họ thì họ mới trở thành những người mới. Nếu lời Đức Chúa Trời trở thành cuộc sống của con người, nếu khải tượng về công tác của Đức Chúa Trời, những điều Ngài vạch rõ và yêu cầu của Ngài đối với loài người, và những tiêu chuẩn cho sự sống con người mà Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải đáp ứng trở thành cuộc sống của họ, nếu con người sống theo những lời và lẽ thật này, thì họ được hoàn thiện bởi lời Đức Chúa Trời. Những người như thế được tái sinh và đã trở thành những con người mới thông qua lời Đức Chúa Trời. Đây là con đường mà Phi-e-rơ đã mưu cầu lẽ thật. Đây là con đường được hoàn thiện. Phi-e-rơ đã được hoàn thiện bởi lời Đức Chúa Trời, ông đã có được sự sống từ lời Đức Chúa Trời, lẽ thật được Đức Chúa Trời bày tỏ đã trở thành cuộc sống của ông, và ông đã trở thành một người có được lẽ thật. Tất cả chúng ta đều biết rằng vào khoảng thời gian trước và sau khi Jêsus thăng thiên, Phi-e-rơ có nhiều quan niệm, sự phản nghịch, và yếu đuối. Tại sao những điều này lại hoàn toàn thay đổi sau đó? Điều này có quan hệ trực tiếp với việc ông mưu cầu lẽ thật. Trong việc mưu cầu sự sống, người ta phải tập trung vào việc thực hành lẽ thật. Chỉ hiểu đạo lý thôi thì không có ích gì, và có nói được bao nhiêu học thuyết cũng không có ích gì. Những thứ này không thể mang lại sự thay đổi trong tâm tính sống của người ta. Chỉ hiểu nghĩa đen của lời Đức Chúa Trời không đồng nghĩa với việc hiểu lẽ thật. Chính những điều về thực chất và nguyên tắc được thể hiện trong lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Mỗi câu trong lời phán của Ngài đều chứa đựng lẽ thật, mặc dù mọi người có thể không nhất thiết là hiểu nó. Ví dụ, khi Đức Chúa Trời phán: “Ngươi phải là người trung thực”, thì có lẽ thật trong câu nói này. Thậm chí những câu như: “Ngươi phải trở thành người đầu phục trước Đức Chúa Trời, yêu kính Đức Chúa Trời và thờ phụng Đức Chúa Trời. Ngươi phải thực hiện bổn phận với tư cách là một con người.” thì càng có nhiều lẽ thật hơn. Mỗi dòng trong lời Đức Chúa Trời dẫn giải chi tiết về một khía cạnh của lẽ thật, và mỗi lẽ thật này đều có liên quan mật thiết với những lẽ thật khác. Do đó, Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật trong mọi điều Ngài phán, và Đức Chúa Trời phán bao quát về từng lẽ thật. Mục đích của việc này là làm cho mọi người hiểu được thực chất của lẽ thật. Chỉ những người hiểu lời Đức Chúa Trời đến mức độ này mới có thể gọi là hiểu lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi chỉ hiểu và giải thích lời Đức Chúa Trời theo nghĩa đen của chúng và nói những câu chữ và đạo lý rỗng tuếch, thì hiểu biết của ngươi không phải là hiểu biết về lẽ thật. Ngươi chỉ đơn giản là đang khoe khoang, chỉ nói mà không hành động, chỉ bỡn cợt với đạo lý.

Cho đến khi mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và hiểu được lẽ thật, thì chính bản tính của Sa-tan chiếm hữu và thống trị họ từ bên trong. Cụ thể, bản tính đó bao gồm những gì? Ví dụ, tại sao ngươi ích kỷ? Tại sao ngươi bảo vệ vị trí của chính mình? Tại sao ngươi nặng tình cảm đến thế? Tại sao ngươi vui thích những điều bất chính đó? Tại sao ngươi thích những điều ác đó? Cơ sở để ngươi thích những điều như vậy là gì? Những điều này đến từ đâu? Tại sao ngươi vui đến vậy khi chấp nhận chúng? Đến bây giờ, các ngươi đều đã hiểu ra rằng lý do chính đằng sau tất cả những điều này là độc tố của Sa-tan ở trong con người. Vậy độc tố của Sa-tan là gì? Nó có thể được thể hiện ra như thế nào? Ví dụ, nếu ngươi hỏi: “Người ta nên sống thế nào? Người ta nên sống vì điều gì?” thì người ta sẽ trả lời: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Chỉ một câu nói này đã thể hiện chính gốc rễ của vấn đề. Triết lý và lô-gic của Sa-tan đã trở thành sự sống của con người. Bất kể người ta theo đuổi điều gì thì họ cũng làm như vậy vì bản thân họ – và do đó họ sống chỉ cho bản thân họ. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” – đây là triết lý xử thế của con người, và chúng cũng đại diện cho bản tính của con người. Những lời này đã trở thành bản tính của nhân loại bại hoại và chúng là chân dung thật của bản tính Sa-tan của nhân loại bại hoại. Bản tính Sa-tan này đã trở thành nền tảng tồn tại của nhân loại bại hoại. Trong vài ngàn năm qua, nhân loại bại hoại đã sống theo độc tố này của Sa-tan, mãi cho đến tận ngày nay. Mọi việc Sa-tan làm đều là vì dã tâm, dục vọng và mục đích của chính nó. Nó mong muốn vượt qua Đức Chúa Trời, thoát khỏi Đức Chúa Trời, và chiếm quyền kiểm soát muôn vật do Đức Chúa Trời tạo dựng. Ngày nay, con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại tới mức như vậy: Tất cả bọn họ đều có bản tính Sa-tan, tất cả đều cố chối bỏ và chống đối Đức Chúa Trời, và họ muốn tự kiểm soát số phận của mình và cố chống đối sự sắp đặt và dàn xếp của Đức Chúa Trời. Dã tâm và dục vọng của họ giống hệt của Sa-tan. Do đó, bản tính của con người là bản tính của Sa-tan. Trên thực tế, những phương châm và những câu cách ngôn của nhiều người thể hiện bản tính con người và phản ánh thực chất sự bại hoại của con người. Những thứ mà người ta chọn là sự ưu tiên của riêng họ, và tất cả đều đại diện cho những tâm tính và sự mưu cầu của con người. Trong mỗi lời một người nói, và mọi việc họ làm, dù ngụy trang đến đâu thì cũng không thể che đậy được bản tính của họ. Ví dụ, những người Pha-ri-si thường giảng đạo đặc biệt hay, nhưng khi họ nghe những bài giảng và lẽ thật do Jêsus bày tỏ, thay vì chấp nhận chúng thì họ lên án chúng. Điều này đã vạch trần bản tính và thực chất chán ghét và căm ghét lẽ thật của người Pha-ri-si. Một số người nói năng đặc biệt hay và giỏi ngụy trang, nhưng sau khi kết giao với họ một thời gian, những người khác nhận thấy rằng bản tính của họ vô cùng giả dối và không trung thực. Sau một thời gian dài kết giao với họ, những người khác phát hiện ra thực chất và bản tính của họ. Cuối cùng, những người khác sẽ đi đến kết luận như sau: Họ không bao giờ nói một lời thật nào, và là người giả dối. Câu nói này nói lên bản tính của những người như vậy và đó là minh họa và bằng chứng tốt nhất về bản tính và thực chất của họ. Triết lý xử thế của họ là không nói cho bất kỳ ai biết sự thật, và cũng không tin bất kỳ ai. Bản tính Sa-tan của con người chứa rất nhiều triết lý và chất độc Sa-tan. Đôi khi chính ngươi thậm chí cũng không biết chúng và không hiểu chúng, nhưng mọi giây phút trong cuộc sống của ngươi đều dựa trên những điều này. Hơn nữa, ngươi còn nghĩ rằng những điều này là khá chính xác, hợp lý và không sai trật chút nào. Điều này đủ để cho thấy rằng những triết lý của Sa-tan đã trở thành bản tính của con người, và họ đang hoàn toàn sống theo chúng, nghĩ rằng cách sống này là tốt, và không hề có bất kỳ ý thức ăn năn nào. Do đó, họ liên tục tỏ lộ bản tính Sa-tan của mình, và họ liên tục sống theo những triết lý của Sa-tan. Bản tính của Sa-tan là sự sống của nhân loại, và cũng là thực chất bản tính của nhân loại. Bản tính là gì có thể hoàn toàn dùng ngôn ngữ tóm lược biểu đạt ra. Trong bản tính của con người, có sự kiêu ngạo, tự phụ, và mong muốn được nổi bật. Nó cũng chứa đựng lòng tham lam vụ lợi, đặt lợi ích lên trên mọi thứ và không quan tâm đến sự sống. Bên trong cũng có sự giả dối, quanh co, và xu hướng lừa dối người khác mọi lúc mọi nơi, cũng như sự đồi bại và bẩn tưởi không thể chịu được. Đây đều là tóm lược của bản tính con người. Nếu ngươi có thể phân định được nhiều khía cạnh bị phơi bày trong bản tính của mình, thì ngươi đã đạt được sự hiểu biết về nó. Tuy nhiên, nếu ngươi không hiểu bất cứ gì về những điều được phơi bày trong bản tính của mình, thì ngươi không có bất kỳ sự hiểu biết nào về bản tính của chính mình. Phi-e-rơ tìm cách biết mình và kiểm điểm những gì đã được tỏ lộ nơi ông qua sự tinh luyện của lời Đức Chúa Trời và trong những sự thử luyện khác nhau mà Đức Chúa Trời đã dành cho ông. Khi Phi-e-rơ đã thực sự bắt đầu hiểu về bản thân, ông nhận ra chính xác con người bại hoại sâu sắc đến mức nào, họ vô giá trị và không xứng đáng để hầu việc Đức Chúa Trời đến mức nào, và họ không đáng được sống trước Đức Chúa Trời. Sau đó, Phi-e-rơ phủ phục trước Đức Chúa Trời. Khi đã trải nghiệm nhiều như vậy, Phi-e-rơ cuối cùng đã cảm thấy: “Biết Đức Chúa Trời là điều quý giá nhất! Nếu tôi chết trước khi biết Ngài, thì thật đáng tiếc. Biết Đức Chúa Trời là điều quan trọng nhất, ý nghĩa nhất trên đời. Nếu con người không biết Đức Chúa Trời, thì họ không đáng được sống, họ y như súc vật, và không có sự sống”. Vào thời điểm kinh nghiệm của Phi-e-rơ đạt đến mức này, thì ông đã trở nên biết về bản tính của chính mình và ông đã hiểu tương đối rõ về nó. Mặc dù không thể nói một cách rõ ràng như con người ngày nay, nhưng Phi-e-rơ thực sự đã đạt đến trạng thái này. Do đó, bước đi con đường theo đuổi lẽ thật và đạt được sự hoàn thiện bởi Đức Chúa Trời đòi hỏi phải biết về bản tính của chính mình từ trong những lời phán của Đức Chúa Trời, cũng như hiểu được các khía cạnh khác nhau trong bản tính của một người và mô tả chính xác bằng lời, nói rõ ràng và rành mạch. Đây mới là thực sự biết mình, và chỉ bằng cách này, ngươi mới đạt được kết quả mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Nếu sự hiểu biết của ngươi chưa đạt đến mức này, nhưng ngươi tự nhận mình biết về bản thân và nói rằng ngươi đã có được sự sống, thì chẳng phải ngươi chỉ đang khoác lác thôi sao? Ngươi không biết về bản thân mình, ngươi cũng không biết mình là gì trước Đức Chúa Trời, liệu ngươi có thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn làm người không, hay bao nhiêu yếu tố Sa-tan ngươi vẫn còn có bên trong mình. Ngươi vẫn chưa rõ mình thuộc về ai, và ngươi thậm chí không có chút hiểu biết nào về bản thân – vậy thì làm sao ngươi có thể có lý trí trước Đức Chúa Trời được? Khi Phi-e-rơ đang theo đuổi sự sống, ông tập trung vào việc hiểu bản thân và chuyển hóa tâm tính mình trong quá trình thử luyện, ông đã phấn đấu biết đến Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ông nghĩ: “Con người phải tìm kiếm hiểu biết về Đức Chúa Trời trong đời sống; biết Ngài là điều quan trọng nhất. Nếu tôi không biết Đức Chúa Trời, thì tôi không thể yên nghỉ khi chết. Một khi tôi biết Ngài, nếu sau đó Đức Chúa Trời khiến tôi phải chết, thì tôi sẽ cảm thấy thỏa lòng nhất. Tôi sẽ không phàn nàn một chút nào, và toàn bộ cuộc đời tôi đã mãn nguyện”. Phi-e-rơ không thể đạt được mức độ hiểu biết này hay đạt đến điểm này ngay sau khi ông bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời; mà phải trải qua nhiều sự thử luyện. Kinh nghiệm của ông phải đạt đến một mốc nhất định, và ông phải hoàn toàn hiểu về bản thân mình, trước khi ông có thể ý thức được giá trị của việc biết Đức Chúa Trời. Vì vậy, con đường Phi-e-rơ đã đi là con đường mưu cầu lẽ thật, và là con đường có được sự sống và được hoàn thiện. Thực hành cụ thể của ông chủ yếu nổi bật ở khía cạnh này.

Trong đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời, giờ đây ngươi đang bước đi trên con đường nào? Nếu ngươi không tìm kiếm sự sống, hiểu về bản thân mình và kiến thức về Đức Chúa Trời, như Phi-e-rơ, thì ngươi đang không đi trên con đường của Phi-e-rơ. Ngày nay, hầu hết mọi người đều ở trong kiểu tình trạng này: để có được phước lành, tôi phải dâng mình cho Đức Chúa Trời và trả giá cho Ngài. Để có được phước lành, tôi phải từ bỏ mọi thứ vì Đức Chúa Trời; tôi phải hoàn thành những gì Ngài đã giao phó cho tôi, và tôi phải làm tròn bổn phận của mình. Trạng thái này bị chi phối bởi ý định đạt được các phước lành, là một ví dụ về việc dành trọn bản thân cho Đức Chúa Trời hoàn toàn vì mục đích nhận được phần thưởng từ Ngài và giành được mão triều thiên. Những người như vậy không có lẽ thật trong lòng, và hiển nhiên là sự hiểu biết của họ chỉ gồm một vài câu chữ và đạo lý mà họ đi đâu cũng khoe khoang. Con đường của họ là con đường của Phao-lô. Đức tin của những người như thế là hành động lao nhọc không ngừng, và trong thâm tâm, họ cảm thấy rằng họ càng làm thì sẽ càng chứng tỏ lòng trung thành của họ với Đức Chúa Trời; rằng họ càng làm, thì chắc chắn Ngài sẽ càng hài lòng; và rằng họ càng làm, thì họ sẽ càng xứng đáng được trao mão triều thiên trước Đức Chúa Trời, và sẽ nhận được những phước lành lớn hơn. Họ nghĩ rằng nếu họ có thể chịu khổ, truyền đạo và chết vì Đấng Christ, nếu họ có thể hy sinh mạng sống của chính mình, và nếu họ có thể hoàn thành mọi bổn phận mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ, thì họ sẽ là những người đạt được phước lành lớn nhất, và họ chắc chắn sẽ được trao mão triều thiên. Đây chính xác là những gì Phao-lô đã tưởng tượng và những gì ông tìm kiếm. Đây chính xác là con đường mà ông đã đi, và chính dưới sự dẫn dắt của những suy nghĩ như thế mà ông đã làm việc để hầu việc Đức Chúa Trời. Những suy nghĩ và ý định đó chẳng phải bắt nguồn từ một bản tính Sa-tan sao? Cũng giống như con người trần tục, những người tin rằng khi ở trên đất, họ phải theo đuổi kiến thức, và rằng sau khi có được kiến thức thì họ mới có thể nổi bật giữa đám đông, trở thành các quan chức và có địa vị. Họ nghĩ rằng một khi họ có địa vị, họ có thể hiện thực hóa những tham vọng của mình và đưa việc kinh doanh cũng như công việc gia đình của họ lên một mức độ thịnh vượng nhất định. Chẳng phải hết thảy những người ngoại đạo đều đi trên con đường này sao? Những người bị bản tính Sa-tan này chi phối chỉ có thể giống như Phao-lô trong đức tin của họ. Họ nghĩ: “Tôi phải vứt bỏ mọi sự để dâng mình cho Đức Chúa Trời. Tôi phải trung thành trước Đức Chúa Trời, và cuối cùng, tôi sẽ nhận được những phần thưởng tuyệt vời nhất và mão triều thiên tuyệt vời nhất”. Đây cũng là thái độ mà con người trần tục theo đuổi những điều trần tục. Họ không khác chút nào, và họ có cùng bản tính. Khi người ta có loại bản tính Sa-tan này, ra đời, họ sẽ tìm cách đạt được kiến thức, học vấn, địa vị, và nổi bật giữa đám đông. Nếu họ tin Đức Chúa Trời, họ sẽ tìm cách có được mão triều thiên to lớn và những phước lành lớn lao. Nếu người ta không theo đuổi lẽ thật khi họ tin Đức Chúa Trời, thì họ chắc chắn đi con đường này. Đây là một thực tế không thể phủ nhận, đây là một quy luật tự nhiên. Con đường mà những người không theo đuổi lẽ thật đi là con đường hoàn toàn trái ngược với con đường của Phi-e-rơ. Hiện tại các ngươi đều đang đi trên con đường nào? Mặc dù ngươi có thể không dự tính đi con đường của Phao-lô, nhưng bản tính của ngươi đã điều khiển ngươi phải đi theo hướng này, và ngươi đang đi theo hướng đó dù bản thân không muốn. Mặc dù ngươi muốn đặt chân lên con đường của Phi-e-rơ, nhưng nếu ngươi không rõ cách làm, thì ngươi sẽ vô tình đi theo con đường của Phao-lô: Đây là thực tế tình hình. Chính xác thì ngày nay một người nên đi con đường của Phi-e-rơ như thế nào? Nếu ngươi không thể phân biệt giữa con đường của Phi-e-rơ và Phao-lô, hoặc nếu ngươi hoàn toàn không biết chúng, thì dù ngươi có tuyên bố mình đang đi trên con đường của Phi-e-rơ bao nhiêu đi nữa, thì những lời đó của ngươi cũng chỉ sáo rỗng. Trước tiên, ngươi cần có một ý tưởng rõ ràng về việc con đường của Phi-e-rơ là gì và con đường của Phao-lô là gì. Chỉ khi ngươi thực sự hiểu rằng con đường của Phi-e-rơ là con đường mưu cầu sự sống và là con đường duy nhất dẫn đến sự hoàn thiện, ngươi mới có thể bước đi trên con đường của Phi-e-rơ, mưu cầu như ông đã mưu cầu, và thực hành các nguyên tắc mà ông đã thực hành. Nếu ngươi không hiểu con đường của Phi-e-rơ, thì con đường ngươi đi hiển nhiên sẽ là con đường của Phao-lô, vì sẽ không có con đường nào khác cho ngươi; ngươi sẽ không có sự lựa chọn nào về điều này. Những người không hiểu lẽ thật và những người không thể mưu cầu lẽ thật sẽ thấy khó bước đi con đường của Phi-e-rơ, ngay cả khi họ có quyết tâm. Có thể nói rằng chính ân điển và sự nâng đỡ của Đức Chúa Trời giờ đây đã mặc khải cho các ngươi con đường dẫn đến sự cứu rỗi và sự hoàn thiện. Chính Ngài là Đấng dẫn dắt các ngươi vào con đường của Phi-e-rơ. Nếu không có sự dẫn dắt và khai sáng của Đức Chúa Trời, thì không ai có thể đi con đường của Phi-e-rơ, và lựa chọn duy nhất sẽ là đi vào con đường của Phao-lô, theo bước Phao-lô đến sự hủy diệt. Thời đó, Phao-lô không cảm thấy đi vào con đường đó là sai; ông hoàn toàn tin rằng điều đó là đúng. Ông đã không đạt được lẽ thật, và đặc biệt là không trải qua một sự thay đổi nào trong tâm tính. Ông đã tin tưởng quá nhiều vào bản thân, và cảm thấy không chút vấn đề khi tin theo cách đó. Ông tiếp tục đi về phía trước với đầy tự tin và chắc chắn. Cuối cùng, ông đã không bao giờ tỉnh ngộ. Ông vẫn nghĩ rằng đối với ông, ông sống là Đấng Christ. Vậy nên, Phao-lô tiếp tục đi con đường đó đến tận cùng, và cho đến khi cuối cùng ông bị trừng phạt, thì tất cả đã kết thúc đối với ông. Con đường của Phao-lô không liên quan đến việc đi đến biết về bản thân, càng không liên quan đến việc tìm kiếm một sự thay đổi trong tâm tính. Ông không bao giờ mổ xẻ bản tính của chính mình, cũng như không có được bất kỳ hiểu biết nào về việc ông là gì. Ông chỉ đơn giản biết rằng ông là thủ phạm chính bắt bớ Jêsus. Nhưng ông đã không hề hiểu chút nào về bản tính của chính mình, và sau khi hoàn thành công việc của mình, Phao-lô cảm thấy mình đang sống như Đấng Christ và nên được ban thưởng. Công việc mà Phao-lô làm chỉ đơn thuần là dâng sự phục vụ cho Đức Chúa Trời. Đối với cá nhân Phao-lô, mặc dù ông đã nhận được một số điều mặc khải từ Đức Thánh Linh, nhưng ông không hề đạt được lẽ thật hay sự sống nào cả. Ông do đó đã không được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Thay vào đó, ông bị Đức Chúa Trời trừng phạt. Tại sao nói rằng con đường của Phi-e-rơ là con đường dẫn đến sự hoàn thiện? Đó là vì, trong sự thực hành của Phi-e-rơ, ông đặc biệt chú trọng vào sự sống, vào việc theo đuổi hiểu biết về Đức Chúa Trời và vào việc biết về bản thân mình. Qua kinh nghiệm của ông về công tác của Đức Chúa Trời, ông đã đi đến biết về bản thân mình, có được một sự hiểu biết về tình trạng bại hoại của con người, biết được những kém cỏi của bản thân và khám phá ra điều quý giá nhất mà mọi người nên theo đuổi. Ông đã có thể thành tâm yêu kính Đức Chúa Trời, ông đã học cách báo đáp Đức Chúa Trời, ông đã có được lẽ thật nào đó, và ông đã sở hữu hiện thực mà Đức Chúa Trời yêu cầu. Từ tất cả những điều Phi-e-rơ đã nói trong những cuộc thử luyện của mình, có thể thấy rằng ông thực sự là người hiểu Đức Chúa Trời nhất. Bởi vì ông đã hiểu ra rất nhiều lẽ thật từ những lời của Đức Chúa Trời, nên con đường của ông trở nên ngày càng tươi sáng và ngày càng phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời. Nếu Phi-e-rơ không sở hữu lẽ thật này, thì con đường ông đi đã không thể đúng đắn như thế.

Bây giờ vẫn còn câu hỏi: Nếu ngươi biết con đường của Phi-e-rơ là gì, thì ngươi có thể bước đi theo con đường đó không? Đây là một câu hỏi thực tế. Ngươi phải có khả năng phân biệt rõ ràng loại người nào có thể đi theo con đường của Phi-e-rơ và loại người nào không thể. Những người đi trên con đường của Phi-e-rơ phải là loại người đúng đắn. Chỉ khi ngươi là loại người đúng đắn thì ngươi mới có thể được hoàn thiện. Khi người ta không phải là loại người đúng đắn thì họ không thể được hoàn thiện. Những người giống như Phao-lô không thể đi trên con đường của Phi-e-rơ. Mỗi loại người nhất định sẽ đi trên một loại con đường nhất định. Điều này hoàn toàn do bản tính của họ quyết định. Cho dù ngươi giải thích với Sa-tan rõ ràng như thế nào về con đường của Phi-e-rơ, thì nó cũng không thể bước đi con đường đó được. Ngay cả khi nó muốn, nó cũng không thể đi được. Bản tính của nó đã xác định rằng nó không thể đi con đường của Phi-e-rơ. Chỉ những ai yêu lẽ thật mới có thể đi con đường của Phi-e-rơ. “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, câu này nói rất đúng. Nếu không có yếu tố yêu lẽ thật trong bản tính của ngươi, thì ngươi không thể bước đi con đường của Phi-e-rơ. Nếu ngươi là người yêu lẽ thật, tuy rằng có tâm tính bại hoại nhưng vẫn có thể chấp nhận lẽ thật, có thể tiếp nhận công tác của Đức Thánh Linh và có thể hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, thì theo cách này, ngươi sẽ có thể chống lại xác thịt và thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Khi ngươi có những thay đổi trong tâm tính của mình sau khi trải qua một số sự thử luyện, điều này có nghĩa là ngươi đang dần bước lên con đường được hoàn thiện của Phi-e-rơ.

Mùa Đông, năm 1998

Trước: Ý nghĩa của lời cầu nguyện và việc thực hành

Tiếp theo: Những điều cần biết về việc biến đổi tâm tính

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger