Chương 21
Trong mắt Đức Chúa Trời, con người giống như muông thú trong thế giới loài vật. Họ đánh nhau, chém giết nhau, và có những tương tác lạ thường với nhau. Trong mắt Đức Chúa Trời, họ cũng giống như loài khỉ, mưu hại lẫn nhau bất chấp tuổi tác hay giới tính. Theo đó, hết thảy những gì toàn nhân loại làm và biểu lộ chưa bao giờ hợp tâm ý của Đức Chúa Trời. Lúc Đức Chúa Trời che mặt chính là lúc mọi người trên khắp thế gian bị thử thách. Hết thảy mọi người đều rên rỉ trong đau đớn, hết thảy bọn họ sống dưới sự đe dọa của tai ương, và không một ai trong bọn họ từng thoát khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Thật ra, mục tiêu chủ yếu của Đức Chúa Trời trong việc trở nên xác thịt là để phán xét con người và kết án họ trong xác thịt của Ngài. Trong tâm trí của Đức Chúa Trời, việc ai sẽ được cứu rỗi hoặc bị hủy diệt, tùy theo bản chất của họ, từ lâu đã được định đoạt, và điều này dần dần sẽ được tỏ rõ trong giai đoạn cuối. Khi ngày và tháng trôi qua, con người thay đổi và hình dạng nguyên thủy của họ bị phơi bày. Nó trở nên rõ ràng liệu có một con gà hay một con vịt trong quả trứng khi trứng nứt ra. Khi quả trứng vỡ chính là lúc những thảm họa trên đất sẽ chấm dứt. Từ điều này có thể thấy rằng, để biết liệu có “con gà” hay “con vịt” ở bên trong, thì “quả trứng” phải bị vỡ ra. Đây là kế hoạch trong lòng Đức Chúa Trời, và nó phải được hoàn thành.
“Tội nghiệp thay, nhân loại đáng thương! Tại sao con người yêu mến Ta, nhưng không thể làm theo những ý định của Thần của Ta?” Vì tình trạng này của con người, họ phải chịu bị tỉa sửa để thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời. Và vì sự ghê tởm của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, Ngài đã nhiều lần tuyên bố: “Ôi những kẻ nổi loạn của cả nhân loại! Chúng phải bị nghiền nát dưới chân Ta; chúng phải tan biến trong hình phạt của Ta, và vào ngày mà sự nghiệp vĩ đại của Ta hoàn thành, chúng phải bị vứt bỏ khỏi nhân loại, hầu để cả nhân loại biết bộ mặt xấu xa của chúng”. Đức Chúa Trời đang phán cho hết thảy nhân loại trong xác thịt, và Ngài cũng đang phán với Sa-tan trong cõi thuộc linh, cõi bên trên toàn vũ trụ. Đây là tâm ý của Đức Chúa Trời, và đây là điều phải đạt được theo kế hoạch 6.000 năm của Đức Chúa Trời.
Thật ra, Đức Chúa Trời đặc biệt bình thường, và có vài điều chỉ có thể hoàn thành được nếu Ngài đích thân thực hiện và nhìn chúng bằng chính mắt Ngài. Không giống với con người tưởng tượng rằng Đức Chúa Trời nằm đó trong khi hết thảy mọi thứ diễn ra như Ngài mong muốn; đây là hậu quả của sự quấy nhiễu của Sa-tan trong con người khiến mọi người không rõ về khuôn mặt thật của Đức Chúa Trời. Do đó, suốt trong thời đại cuối, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt để công khai tỏ lộ sự thực tế của Ngài cho con người, không che giấu điều gì. Vài mô tả về tâm tính của Đức Chúa Trời thuần túy là sự cường điệu, chẳng hạn như khi người ta nói rằng Đức Chúa Trời có thể hủy diệt thế gian chỉ bằng một lời hoặc một ý nghĩ nhỏ nhất. Vì vậy, hầu hết mọi người nói những điều như: Tại sao Đức Chúa Trời toàn năng nhưng không thể nuốt chửng Sa-tan chỉ trong một miếng? Những lời này lố bịch và cho thấy con người vẫn không biết đến Đức Chúa Trời. Để Đức Chúa Trời hủy diệt những kẻ thù của Ngài cần một quá trình, nhưng cũng đúng khi nói rằng Đức Chúa Trời là toàn thắng: Đức Chúa Trời cuối cùng sẽ đánh bại những kẻ thù của Ngài. Giống như khi một quốc gia hùng mạnh đánh bại một nước yếu, nó phải tự giành lấy chiến thắng, từng bước một, đôi khi dùng vũ lực, đôi khi dùng chiến thuật. Có một quá trình, nhưng không thể nói rằng vì quốc gia hùng mạnh có những vũ khí hạt nhân thế hệ mới và nước yếu thua kém hơn rất nhiều, nên nước yếu sẽ đầu hàng không cần một trận đánh. Đó là một lý lẽ ngớ ngẩn. Công bằng mà nói quốc gia hùng mạnh chắc thắng và nước yếu ắt thua, nhưng quốc gia hùng mạnh chỉ có thể được nói là có thế lực lớn hơn khi nó đích thân xâm chiếm nước yếu. Do đó, Đức Chúa Trời đã luôn phán rằng con người không biết đến Ngài. Vì vậy, có phải những lời trên đại diện cho một mặt của lý do tại sao con người không biết đến Đức Chúa Trời không? Có phải đây là những quan niệm của con người không? Tại sao Đức Chúa Trời chỉ yêu cầu con người biết đến sự thực tế của Ngài, và do đó đích thân trở nên xác thịt? Như vậy, hầu hết mọi người sùng đạo thờ phượng Thiên đàng, nhưng “Thiên đàng chưa bao giờ bị ảnh hưởng dù chỉ một chút bởi các hành động của con người, và nếu cách Ta đối xử với con người dựa trên mọi hành động của họ, thì toàn bộ nhân loại sẽ sống giữa hình phạt của Ta”.
Đức Chúa Trời nhìn thấu bản chất của con người. Trong những lời phán của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời dường như quá “đau khổ” bởi con người đến nỗi Ngài không còn hứng thú gì với việc chú ý đến con người, hay còn chút hi vọng nhỏ nhoi gì nơi con người; dường như con người vượt ra khỏi sự cứu rỗi. “Ta đã thấy nhiều người với nước mắt chảy dài trên má, và Ta đã thấy nhiều người dâng lòng mình để đổi lấy sự dư dật của Ta. Bất chấp ‘sự ngoan đạo’ như thế, nhưng Ta không bao giờ thoải mái trao mọi thứ của mình cho con người do những ham muốn đột ngột của họ, vì con người chưa bao giờ vui vẻ sẵn lòng cống hiến hết mình trước Ta”. Khi Đức Chúa Trời vạch trần bản tính của con người, con người tự thấy xấu hổ, nhưng đây chỉ là kiến thức hời hợt, và họ không có khả năng thật sự biết được bản tính của mình trong những lời Đức Chúa Trời; do vậy, hầu hết mọi người không hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, họ không thể tìm thấy con đường cho sự sống của mình trong những lời Đức Chúa Trời, và do vậy họ càng trì độn hơn, Đức Chúa Trời càng nhạo báng họ gay gắt hơn. Do đó, họ vô thức bước vào vai trò gớm ghiếc – và kết quả là, họ bắt đầu biết đến bản thân khi họ bị đâm bởi “thanh kiếm mềm”. Những lời Đức Chúa Trời xuất hiện để tán thưởng những việc làm của con người, và để khích lệ những việc làm của con người – thế mà con người luôn cảm thấy rằng Đức Chúa Trời đang nhạo báng họ. Và vì thế khi họ đọc những lời Đức Chúa Trời, thỉnh thoảng cơ mặt họ giật như thể họ đang bị co giật. Đây là sự ô uế trong lương tâm họ, và chính vì điều này mà họ co giật một cách không chủ tâm. Nỗi đau của họ là kiểu họ muốn cười cũng không được mà muốn khóc cũng không xong, vì cung cách nực cười của con người được bật trên điều khiển từ xa “VCR”, nhưng họ không thể tắt nó đi, mà chỉ có thể chịu đựng. Dù “tập trung vào những lời Đức Chúa Trời” được rao giảng trong tất cả những buổi họp mặt đồng nghiệp, nhưng ai không biết bản tính của con cháu của con rồng lớn sắc đỏ? Khi mặt đối mặt, họ thuận phục như những con cừu, nhưng khi quay lưng đi, họ man rợ như lũ sói, điều này có thể thấy trong những lời Đức Chúa Trời rằng “nhiều người thực sự yêu mến Ta khi Ta chu cấp lời Ta, nhưng không trân trọng lời Ta trong tâm hồn của họ, mà thay vào đó tùy tiện dùng chúng như của công và ném trở lại nơi chúng bắt nguồn bất cứ khi nào họ cảm thấy thích”. Tại sao Đức Chúa Trời luôn vạch trần con người? Điều này cho thấy rằng bản tính cũ của con người là bất di bất dịch. Như núi Thái Sơn, nó đứng hiên ngang trong lòng hàng trăm triệu người, nhưng sẽ đến ngày khi mà Ngu Công[a] dời núi đó; đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Trong những lời phán của Ngài, không có một lúc nào mà Đức Chúa Trời không đưa ra yêu cầu cho con người, cảnh báo con người, hay chỉ ra bản tính của con người, điều được phơi bày trong cuộc sống của họ: “Khi con người xa cách Ta và khi họ thử thách Ta, Ta giấu mình với họ giữa những đám mây. Kết quả là họ không thể tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của Ta, và chỉ sống nhờ vào bàn tay của kẻ ác, làm tất cả những gì chúng yêu cầu”. Trong thực tế, con người hiếm khi có cơ hội được sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, vì họ có quá ít khao khát tìm kiếm; do vậy, mặc dù hầu hết mọi người yêu mến Đức Chúa Trời, nhưng họ sống dưới tay của kẻ ác, và hết thảy những điều họ làm đều do kẻ ác chỉ đạo. Nếu con người thực sự sống dưới sự sáng của Đức Chúa Trời, tìm kiếm Đức Chúa Trời trong từng giây phút của mọi ngày, thì sẽ không cần Đức Chúa Trời phải phán như thế này, đúng không? Khi con người đặt tài liệu sang một bên, ngay lập tức họ đặt Đức Chúa Trời sang một bên cùng với sách vở, và như vậy họ chỉ quan tâm đến việc riêng của mình, sau đó thì Đức Chúa Trời biến mất khỏi lòng họ. Thế nhưng khi họ nhặt sách lên lại, đột nhiên họ nhận ra rằng họ đã bỏ quên Đức Chúa Trời đâu đó trong tâm trí mình. Kiểu như vậy là đời sống “không có ký ức” của con người. Đức Chúa Trời càng phán nhiều, những lời Ngài càng cao hơn. Khi những lời này đạt đến đỉnh điểm, hết thảy mọi công tác chấm dứt, và theo đó, Đức Chúa Trời ngưng những lời phán của Ngài. Nguyên tắc Đức Chúa Trời làm việc là chấm dứt công tác của Ngài khi nó đạt tới cao trào; Ngài không tiếp tục làm việc một khi nó đã đạt tới đỉnh điểm, mà dừng lại đột ngột. Ngài không bao giờ thực hiện công tác không cần thiết.
Chú thích:
a. Ngu Công, còn được gọi là “Lão Ngu”, là một nhân vật huyền thoại trong văn học dân gian Trung Quốc. Câu chuyện Ngu Công dời núi tiêu biểu cho sự kiên trì khi đối mặt với một nhiệm vụ tưởng chừng bất khả thi.