18. Hậu quả của tham hưởng an nhàn
Tôi sản xuất video trong hội thánh. Trong quá trình làm việc, tôi thấy rằng việc sản xuất ở những dự án khó hơn đòi hỏi chi phí rất lớn, với các hiệu ứng trong mỗi khung hình phải được thử nghiệm và chỉnh sửa nhiều lần, và thường xuyên gặp thất bại. Nhưng ở các dự án tương đối đơn giản thì đòi hỏi ít sức lực hơn, và tỉ lệ thành công cao hơn. Tôi nghĩ rằng: “Những dự án khó có yêu cầu kỹ thuật cao, mình phải đầu tư thời gian suy nghĩ, tìm tài liệu để phân tích và nghiên cứu, và chu kỳ chế tác lại khá dài. Những dự án đơn giản hơn thì không vất vả lắm, mình chỉ cần nắm vài phương pháp và kĩ năng đơn giản, và chu kỳ chế tác cũng ngắn hơn, như vậy có nghĩa là mình có thể hoàn thành chúng nhanh chóng hơn. Có vẻ như sản xuất các dự án đơn giản hơn sẽ giúp mình tránh được rất nhiều vấn đề”. Thế là, trong bổn phận của mình, tôi kiểm tra trước xem dự án nào khó, dự án nào dễ rồi mới quyết định nhận cái nào. Có lần tôi chọn một dự án dễ để làm, rồi đẩy mấy dự án phức tạp sang cho các anh chị em. Khi thấy các anh chị em đồng ý không chút do dự, trong lòng tôi thấy có chút áy náy: Chẳng phải tôi đang chùn bước trước khó khăn, và không sẵn lòng đón nhận việc khó sao? Nhưng rồi tôi nghĩ: “Mấy dự án khó làm mất quá nhiều thời gian và công sức của mình, chúng tốn quá nhiều trí lực, như vậy rất mệt mỏi, nên tốt nhất cứ chọn mấy dự án dễ mà làm”. Một lần nọ, sau khi làm xong một dự án, tôi thấy có chỗ cần cải thiện, nhưng tôi chẳng muốn bỏ công chỉnh sửa cái gì nữa cả. Tôi thấy các anh chị em đã không nhìn ra vấn đề gì khi họ kiểm tra, nên tôi chẳng sửa thêm gì, cứ thế mà bỏ qua. Thỉnh thoảng, tôi gặp phải khó khăn khi sản xuất video, tôi chỉ suy nghĩ một chút rồi mang ngay đi hỏi các anh chị em. Tôi thấy làm thế không những giải quyết vấn đề rất nhanh và còn giúp tôi đỡ mệt, nên đó là cách dễ dàng để làm xong việc. Nhưng khi làm vậy, tôi có chút cảm giác tự trách mình, bởi vì các vấn đề này thực ra rất đơn giản, và chỉ cần bỏ chút công sức là tôi đã giải quyết được rồi. Nhờ đến các anh chị em sẽ làm bê trễ bổn phận của họ, nhưng tôi đã không tự phản tỉnh. Vậy nên cách thực hiện bổn phận láu cá này đã trở nên bình thường với tôi.
Ngoài làm video, tôi còn phải dẫn dắt các anh chị em nghiên cứu và nâng cao kĩ năng chuyên môn của mọi người, vậy nên tôi phải làm nhiều hơn bình thường. Không những phải nắm vững kĩ năng chuyên môn, tôi còn phải tìm tài tiệu và soạn bài dựa trên những gì các anh chị em cần và những gì họ còn thiếu sót. Cảm giác đây là một nhiệm vụ rất khó khăn và mệt mỏi. Thế là tôi nghĩ cách làm sao để tiết kiệm thời gian và tránh khỏi bị mệt mỏi. Tôi quyết định gửi cho các anh chị em giáo trình hướng dẫn để họ có thể tự nghiên cứu. Làm như thế thì tôi không cần tốn thời gian và công sức để chuẩn bị lớp hướng dẫn. Tôi thấy không còn cách nào có thể hay hơn cách này cả. Sau một thời gian, các anh chị em nói giáo trình không giải quyết được vấn đề của họ. Lúc đó, tôi cảm thấy hơi có lỗi, nên không còn cách nào khác, đành tìm tài liệu để dạy mọi người theo cách dễ hiểu, và tôi nghĩ tổ chức dạy cho mọi người là đủ rồi. Không lâu sau, trưởng nhóm của chúng tôi bảo video chúng tôi làm gần đây có những vấn đề, khiến tiến độ công việc bị chậm trễ. Nghe nói thế, tôi không hề kiểm điểm hay cố gắng nhận thức bản thân, lại còn cảm thấy bổn phận này không chỉ yêu cầu phải chịu đau khổ và trả giá, mà cần phải có trách nhiệm khi có chuyện xảy ra, làm thì nhiều mà kết quả chẳng được bao nhiêu, nên tôi càng không muốn nhận bổn phận này.
Một hôm, lãnh đạo đến gặp tôi vạch trần tôi vì đã làm việc tắc trách và xảo quyệt trong bổn phận, nói rằng nếu mọi việc không thay đổi, tôi sẽ bị sa thải. Nghe lãnh đạo nói thế, dù tôi đã thừa nhận mình tắc trách trong bổn phận, nhưng tôi không ăn năn chút nào. Khi nghĩ tới những khó khăn và vấn đề sẽ gặp phải trong các buổi học sau này, tôi không còn muốn chịu trách nhiệm tổ chức dạy cho mọi người nữa, vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho tôi. Hôm sau, tôi tới gặp lãnh đạo và nói: “Chị có thể cho người khác tổ chức các buổi học cho nhóm chúng ta không? Tôi không giỏi việc này lắm”. Chị ấy tỉa sửa tôi khi nghe tôi nói thế: “Chị quả thực không thể làm tốt bổn phận này sao? Chị đã thực sự cố gắng chưa? Chị luôn né việc khó, chỉ toàn làm việc qua loa và cố bày trò xảo quyệt, chị có nhân tính xấu. Qua những hành vi đó, chị thực sự không phải người thích hợp cho việc này. Tạm thời, chị hãy tĩnh nguyện và tự phản tỉnh đi, rồi chờ đợi sự an bài tiếp theo của hội thánh”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi bỗng thấy trong lòng hụt hẫng. Tôi thấy các anh chị em khác đang bận rộn thực hiện bổn phận, còn tôi thì bị cách chức và bị tước mất bổn phận. Tôi buồn không tả nổi. Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ thật sự bị tước bổn phận. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Đức Chúa Trời tể trị vạn vật. Việc mình sa thải là sự hiện diện của tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Mình cần phải vâng phục và kiểm điểm để biết về bản thân”. Những ngày sau đó, cảnh lãnh đạo sa thải tôi cứ hiện ra trong đầu tôi như một thước phim. Nhớ tới những gì lãnh đạo nói, tôi cảm thấy rất khổ sở, nhất là khi lãnh đạo nói tôi có nhân tính xấu. Tôi không biết làm cách nào để kiểm điểm hay tự biết mình, bèn cầu nguyện Đức Chúa Trời trong đau đớn để xin Ngài dẫn dắt tôi tự biết mình.
Sau đó, tôi đọc được một số lời Đức Chúa Trời: “Xử lý mọi thứ một cách quá khiếm nhã và vô trách nhiệm là một điều trong tâm tính bại hoại: đó là tính đáng khinh bỉ mà người ta thường nói đến. Trong mọi việc họ làm, họ đều làm đến mức ‘đại khái’ và ‘gần như vậy’; đó là một thái độ ‘có thể’, ‘có lẽ’ và ‘chín phần mười’; họ làm mọi việc một cách chiếu lệ, hài lòng với việc làm ở mức tối thiểu, và hài lòng với việc làm qua quýt hết mức có thể; họ thấy không có lý gì phải xem xét mọi việc một cách nghiêm túc hoặc phấn đấu để được chuẩn xác, và họ càng thấy không lý gì phải tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là điều gì đó trong một tâm tính bại hoại sao? Đó có phải là biểu hiện của một nhân tính bình thường không? Không phải. Gọi nó là kiêu ngạo cũng đúng, và gọi nó là phóng đãng cũng hoàn toàn phù hợp – nhưng để lột tả nó một cách trọn vẹn, thì cụm từ thích hợp duy nhất sẽ là ‘tính đáng khinh bỉ’. Hầu hết mọi người đều có tính đáng khinh bỉ bên trong họ, chỉ là ở các mức độ khác nhau. Trong mọi chuyện, họ muốn làm qua loa chiếu lệ, và luôn luôn có hơi hám của sự giả dối trong mọi việc họ làm. Họ lừa dối người khác khi họ có thể, làm cẩu thả khi họ có thể, tiết kiệm thời gian khi họ có thể. Họ thầm nghĩ: ‘Miễn là mình có thể tránh bị vạch trần, không gây rắc rối gì, và mình không bị yêu cầu giải trình, thì mình có thể làm qua loa việc này. Hoàn thành tốt một công việc là điều phiền toái hơn là điều đáng làm’. Những người như thế không học điều gì đến nơi đến chốn, và họ không chuyên tâm hay chịu khổ và trả giá trong việc học tập của mình. Họ chỉ muốn biết đại khái một chủ đề rồi tự cho mình là thành thạo về chủ đề đó, tin rằng họ đã học được những gì cần biết, và sau đó dựa vào điều này để làm cho qua chuyện. Đây chẳng phải là một thái độ của mọi người đối với mọi con người, sự việc và sự vật sao? Nó có phải là một thái độ tốt không? Không phải. Nói đơn giản, đó là ‘làm cho qua chuyện’. Tính đáng khinh bỉ như thế tồn tại trong hết thảy loài người bại hoại. Những người có tính đáng khinh bỉ trong nhân tính của họ áp dụng quan điểm và thái độ ‘làm qua loa’ cho bất cứ việc gì họ làm. Những người như vậy có thể thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn không? Không. Họ có thể làm việc với nguyên tắc không? Càng khó có khả năng hơn nữa” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Làm sao để phân biệt con người cao quý hay thấp hèn? Hãy xem thái độ và cách làm của một người đối với bổn phận, xem khi xảy chuyện họ đối đãi như thế nào, biểu hiện ra sao. Người có nhân cách và tôn nghiêm thì làm việc cẩn thận, nghiêm túc, chăm chỉ, chịu trả giá. Người không có nhân cách và tôn nghiêm thì làm việc qua loa, chiếu lệ, luôn muốn lừa gạt, luôn muốn ứng phó cho xong việc, bất luận học kỹ thuật gì cũng không chăm chỉ, học không được. Cho dù có học bao lâu thì họ vẫn hoàn toàn không biết gì, đây chính là người nhân cách thấp hèn” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 2), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời xuyên thấu tâm can tôi, nhất là những lời sau: “Họ lừa dối người khác khi họ có thể, làm cẩu thả khi họ có thể”, “không có nhân cách và tôn nghiêm”, và “nhân cách thấp hèn”. Từng lời một vạch trần nhân tính và thái độ của tôi đối với bổn phận của mình. Tôi nhận ra đây chính là cách mà tôi đã thực hiện bổn phận. Tôi làm việc qua loa tắc trách, và chỉ làm vừa đủ mức đạt tiêu chuẩn. Tôi luôn tìm cách để tránh phải chịu khổ, để làm mọi việc theo cách dễ dàng hơn, và không hề chịu nghĩ cách để làm tròn bổn phận. Vì chút an nhàn xác thịt và để tránh phải chịu khổ, mà tôi luôn chọn thực hiện các dự án đơn giản hơn, dễ dàng hơn. Sau khi làm xong thì tôi không muốn sửa chữa gì thêm, cứ qua loa cho qua chuyện. Khi nhóm của tôi cần phải học thêm những kĩ năng chuyên môn, tôi thấy quá mệt để tổ chức hướng dẫn các anh chị em học. Vậy nên, vì chút an nhàn xác thịt, tôi đã giở trò xảo quyệt để bắt các anh chị em phải tự xem tài liệu hướng dẫn, nên kĩ năng của họ không tiến bộ nổi, khiến bổn phận của họ kém hiệu quả, và làm chậm tiến độ công tác. Trong bổn phận, việc gì tôi cũng giở trò giả dối, không hề nghĩ đến công tác của hội thánh. Tôi thật không có chút nhân tính nào! Tôi thực sự ích kỷ, hèn hạ và có nhân cách thấp kém. Khi kiểm điểm những điều này, tôi cảm thấy hết sức hối hận và tội lỗi. Sau đó, tôi đọc được trong lời Đức Chúa Trời rằng: “Bề ngoài, một số người dường như không có bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng suốt thời gian họ thực hiện bổn phận. Họ không làm việc gì rành rành là việc ác; họ không gây ra nhiễu loạn và gián đoạn, hoặc bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Trong khi thực hiện bổn phận của mình, họ không có bất kỳ sai sót hay vấn đề nghiêm trọng nào về nguyên tắc, ấy thế mà, bất tri bất giác, trong vài năm ngắn ngủi, họ bị phơi bày là kẻ không hề chấp nhận lẽ thật và là một người không tin. Tại sao lại như vậy? Những người khác không thể nhìn ra vấn đề, nhưng Đức Chúa Trời dò xét kỹ nội tâm sâu thẳm của những người này, và Ngài nhìn ra vấn đề. Họ luôn qua loa chiếu lệ và không ăn năn khi thực hiện bổn phận của mình. Khi thời gian trôi qua, họ tự nhiên bị phơi bày. Vẫn không ăn năn nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mặc dù thực hiện bổn phận xuyên suốt nhưng họ đã luôn có thái độ sai lạc với việc đó, thái độ qua loa chiếu lệ, thái độ thiếu nghiêm túc, và họ không bao giờ chu đáo, càng không hết lòng trong bổn phận. Họ có thể bỏ ra một chút nỗ lực, nhưng họ chỉ đang làm chiếu lệ. Họ không cống hiến hết mình cho bổn phận, và những vi phạm của họ không có hồi kết. Trong mắt Đức Chúa Trời, họ chưa bao giờ ăn năn; họ luôn qua loa chiếu lệ, và chưa bao giờ có bất kỳ sự thay đổi nào nơi họ – nghĩa là, họ không buông bỏ cái ác và ăn năn với Ngài. Đức Chúa Trời không thấy ở họ thái độ ăn năn, và Ngài không thấy một sự hoán cải trong thái độ của họ. Họ cố chấp khi đối xử với bổn phận của mình và sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời với một thái độ và phương pháp như vậy. Xuyên suốt, không có gì thay đổi trong tâm tính ngoan cố, cương ngạnh này, và hơn thế nữa, họ chưa bao giờ cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời, chưa bao giờ cảm thấy rằng sự qua loa chiếu lệ của họ là một sự vi phạm, là hành ác. Trong lòng họ, không cảm thấy mắc nợ, không cảm thấy tội lỗi, không cảm thấy tự trách, càng không tự lên án mình. Và khi thời gian trôi qua đã lâu, Đức Chúa Trời thấy dạng người này là vô phương cứu chữa. Bất kể Đức Chúa Trời nói gì, và cho dù họ nghe bao nhiêu bài giảng hay họ hiểu được bao nhiêu lẽ thật, lòng họ cũng không bị cảm thúc và thái độ của họ không thay đổi hay xoay chuyển. Đức Chúa Trời thấy điều này và phán: ‘Không có hy vọng gì cho người này. Không điều gì Ta phán chạm đến lòng họ, và không điều gì Ta phán xoay chuyển được họ. Không có cách nào thay đổi họ. Người này không thích hợp để thực hiện bổn phận của họ, và họ không thích hợp để đem sức lực phục vụ trong nhà Ta’. Tại sao Đức Chúa Trời phán điều này? Đó là bởi vì khi họ thực hiện bổn phận và làm việc, họ luôn qua loa chiếu lệ. Dù họ có bị tỉa sửa bao nhiêu đi nữa, và cho dù có nhẫn nại và khoan dung với họ đến đâu thì cũng không có tác dụng và không thể khiến họ thực sự ăn năn hay thay đổi. Nó không thể khiến họ làm tốt bổn phận của mình, nó không thể cho phép họ dấn thân vào con đường mưu cầu lẽ thật. Vì vậy, người này là vô phương cứu chữa. Khi Đức Chúa Trời xác định một người là vô phương cứu chữa, liệu Ngài sẽ vẫn giữ chặt người này không? Ngài sẽ không. Đức Chúa Trời sẽ để họ đi” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Việc ngươi nhìn nhận thế nào về sự ủy thác của Đức Chúa Trời là cực kỳ quan trọng, và đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu ngươi không thể hoàn thành những gì Đức Chúa Trời đã giao phó cho con người, thì ngươi không phù hợp để sống trong sự hiện diện của Ngài và ngươi phải bị trừng phạt. Đó là điều thiên kinh địa nghĩa rằng con người phải hoàn thành bất kỳ sự ủy thác nào Đức Chúa Trời giao phó cho họ. Đây là trách nhiệm cao nhất của con người, và cũng quan trọng như chính sự sống của họ. Nếu ngươi không coi trọng sự ủy thác của Đức Chúa Trời, thì ngươi đang phản bội Ngài theo cách trầm trọng nhất. Trong chuyện này, ngươi còn thảm thương hơn cả Giu-đa, và phải bị nguyền rủa” (Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Tôi đọc đi đọc lại lời Đức Chúa Trời, nhận ra rằng trước kia, dù cho bề ngoài tôi có vẻ vẫn thực hiện bổn phận, nhưng trong lòng tôi đang phản bội Đức Chúa Trời. Tôi tránh né các bổn phận khó, chỉ nghĩ đến lợi ích xác thịt, không sẵn lòng chịu khổ và trả giá, và tôi luôn làm việc tắc trách bằng đủ mưu mô xảo quyệt. Kể cả khi có thể làm công việc của mình tốt hơn, tôi cũng không làm, vì tôi cảm thấy dù làm không tốt lắm thì ít nhất cũng xong việc, và như thế là đủ rồi. Tôi không bao giờ để tâm nghiêm túc đến vấn đề tắc trách của mình, và không bao giờ kiểm điểm mình. Lãnh đạo vạch trần và cảnh cáo tôi, nhưng tôi không hề có chút ăn năn, mà vẫn còn nghĩ đến lợi ích xác thịt. Cứ nghĩ rằng bổn phận của mình cần phải làm việc vất vả và trả giá, là tôi lại không muốn bổn phận đó nữa. Tại sao tôi lại vô cảm và cố chấp như vậy chứ? Đức Chúa Trời đã cho tôi hết cơ hội này đến cơ hội khác để ăn năn và thay đổi, đó là lòng thương xót của Đức Chúa Trời dành cho tôi, còn tôi chỉ nghĩ đến lợi ích xác thịt, không tìm kiếm lẽ thật hay kiểm điểm bản thân, mà cứ tiếp tục cố chấp chống đối Đức Chúa Trời. Tôi thật quá phản nghịch! Bổn phận của con người là sự ủy thác và trách nhiệm mà Đức Chúa Trời giao phó, và họ phải làm hết sức để thực hiện nó. Nhưng tôi đã né tránh các bổn phận khó, tắc trách để lừa gạt Đức Chúa Trời, và thậm chí còn sống sượng đòi một bổn phận dễ hơn. Vậy chẳng phải là chống đối và phản bội Đức Chúa Trời sao? Tâm tính công chính của Đức Chúa Trời không dung thứ cho sự xúc phạm, và Đức Chúa Trời ghê tởm những gì tôi đã làm. Việc tôi bị sa thải cho thấy sự công chính của Đức Chúa Trời. Nhận ra việc này, tôi cảm thấy có chút hoảng sợ. Tôi cũng ân hận vì đã làm những việc khiến Đức Chúa Trời đau lòng. Tôi không thể cứ tắc trách thế này mãi. Tôi phải ăn năn và thay đổi.
Sau đó, tôi đã truyền bá Phúc Âm với các anh chị em. Vì tôi chưa nắm vững các nguyên tắc và không giỏi nói chuyện với mọi người, nên cảm thấy bổn phận rất khó khăn, và thế là tôi lại không muốn làm việc vất vả hay trả giá. Nhưng nghĩ đến thái độ cẩu thả trước đó của mình với bổn phận, tôi nhận ra việc tôi có thể rao giảng Phúc Âm bây giờ đã là lòng thương xót lớn lao mà Đức Chúa Trời dành cho tôi. Tôi không nên trốn tránh khi gặp phải vấn đề như trước đây. Nhận ra điều đó, tôi cảm thấy tích cực hơn nhiều trong việc cố gắng tiến bộ. Tôi đã tự kiểm điểm bản thân: tại sao tôi lại muốn chùn bước và thoái thoát ngay khi gặp vấn đề trong bổn phận? Tôi đã đọc được điều này trong lời Đức Chúa Trời: “Hôm nay ngươi không tin những lời Ta phán, và ngươi không chú ý đến chúng; khi tới ngày công tác này lan truyền đi, và ngươi nhìn ra toàn bộ sự việc, ngươi sẽ hối tiếc, và khi đó ngươi sẽ chết lặng. Có phước lành nhưng ngươi không biết hưởng, có lẽ thật nhưng ngươi không kiếm tìm. Chẳng phải ngươi coi rẻ bản thân sao? Hôm nay, mặc dù bước tiếp theo trong công tác của Đức Chúa Trời vẫn chưa bắt đầu, nhưng chẳng có thêm những yêu cầu dành cho ngươi và những gì ngươi phải sống thể hiện ra. Có quá nhiều công tác và quá nhiều lẽ thật; chúng không đáng để ngươi biết ư? Hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời không thể đánh thức tâm hồn ngươi ư? Hình phạt và phán xét của Đức Chúa Trời không thể khiến ngươi ghét bản thân ư? Ngươi có hài lòng sống dưới ảnh hưởng của Sa-tan, với sự bình yên, vui vẻ, và một chút an nhàn xác thịt không? Chẳng phải ngươi là hạng người đê tiện nhất trong tất cả sao? Chẳng có ai ngu ngốc hơn những người đã nhìn thấy sự cứu rỗi nhưng không theo đuổi để có được điều đó; đây là những người đã chìm đắm trong xác thịt và thích thú với Sa-tan. Ngươi mong rằng đức tin vào Đức Chúa Trời sẽ không hề có khó khăn gì, không hề có hoạn nạn gì, không hề có thống khổ gì. Ngươi luôn tìm kiếm những thứ vô giá trị và ngươi không coi trọng sự sống, thay vào đó đặt những suy nghĩ ngông cuồng của mình lên trước lẽ thật. Ngươi thật vô giá trị! Ngươi sống như một con lợn – có gì khác giữa ngươi với lợn và chó chứ? Chẳng phải những kẻ yêu xác thịt thay vì kiếm tìm lẽ thật đều là súc vật? Chẳng phải những người chết không có linh hồn đều là những thây ma biết đi? … Ta ban cho ngươi sự sống con người đích thực, nhưng ngươi không mưu cầu. Ngươi không khác gì chó hay lợn sao? Con lợn không tìm kiếm cuộc sống con người, chúng không tìm kiếm việc được làm cho tinh sạch, và chúng không hiểu cuộc đời là gì. Mỗi ngày, chúng chỉ đơn giản ăn no ngủ say. Ta đã cho ngươi con đường nhưng ngươi vẫn chưa đạt được: Ngươi trắng tay. Ngươi có muốn tiếp tục cuộc sống này, cuộc sống của một con lợn không? Những người như vậy sống có ý nghĩa gì? Cuộc sống của ngươi thật đáng khinh và hèn mọn, ngươi sống trong dơ bẩn và phóng túng, và ngươi không theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào; chẳng phải cuộc sống của ngươi hèn mọn nhất trong muôn loài? Các ngươi có mặt mũi nào mà nhìn Đức Chúa Trời? Nếu các ngươi tiếp tục sống như vậy, chẳng phải các ngươi sẽ không thu nhận được điều gì sao? Ngươi đã được trao con đường thật nhưng cuối cùng ngươi có thể đạt được điều đó hay không còn tùy vào sự theo đuổi của riêng ngươi” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từng câu hỏi của Đức Chúa Trời xuyên thấu vào tim tôi, như thể Đức Chúa Trời đang trực tiếp triệu gọi tôi, và tôi cảm thấy mình nợ Ngài quá nhiều. Đức Chúa Trời nhập thể đã bày tỏ nhiều lẽ thật để chăm tưới và cung ứng cho chúng ta, để chúng ta có thể đạt được lẽ thật, loại bỏ tâm tính bại hoại, và có cơ hội được cứu rỗi. Đây là phước lành vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Người khôn ngoan thực sự sẽ trân trọng cơ hội mà công tác của Đức Chúa Trời mang đến, và tranh thủ thời gian để mưu cầu lẽ thật, thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính sống trong quá trình thực hiện bổn phận, cuối cùng họ sẽ hiểu ra lẽ thật và được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Còn người mù quáng và ngu muội thì ham mê sự tham hưởng xác thịt, họ chỉ làm cho xong, và họ không nỗ lực để mưu cầu lẽ thật. Họ chỉ làm chiếu lệ và không nỗ lực trong bổn phận, bất kể họ có tin bao lâu cũng không bao giờ hiểu được lẽ thật, không bao giờ đạt được sự thay đổi trong tâm tính sống, và cuối cùng bị Đức Chúa Trời đào thải. Tôi nghĩ về cư xử của mình. Chẳng phải tôi chính là loại người ngu muội này sao? Những triết lý Sa-tan như “sống như cái máy”, “lười cũng có cái tốt của lười” là những nguyên tắc tôi bám theo đó mà sống. Mỗi ngày trôi qua tôi đều sống mặc định như cũ, làm việc cho qua ngày, và tìm kiếm sự an nhàn xác thịt. Tôi đã tin vào Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng không mưu cầu lẽ thật và không phản tỉnh xem mình đã đạt được sự thay đổi trong tâm tính chưa, hoặc bổn phận của mình có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không. Sự tham hưởng xác thịt của tôi quan trọng hơn việc đạt được lẽ thật, nên tôi cứ liên tục né tránh các bổn phận khó, tắc trách và giờ trò dối trá, và không chịu trả giá trong bất cứ việc gì tôi làm. Điều này khiến bổn phận của tôi không đạt kết quả, và nó cũng làm chậm trễ và ảnh hưởng đến công tác của hội thánh. Cho dù như thế, tôi vẫn không cảm thấy hối hận hay tội lỗi. Tôi quả là vô cảm. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra rằng việc sống theo những quy luật sai lầm này của Sa-tan, chỉ theo đuổi sự an nhàn xác thịt, không phấn đấu để tiến bộ, ngày càng trở nên bại hoại, lương tâm tôi trở nên vô cảm hơn bao giờ hết, không có một mục tiêu gì trong cuộc sống, thì chẳng phải tôi đang phí hoài cuộc sống của tôi sao? Tôi chỉ biết tự trách mình vì đã đánh mất bổn phận. Tôi đã quá lười nhác, nhân cách của tôi quá hèn mọn, không xứng đáng với sự tin tưởng của mọi người, khiến cho các anh chị em chán ghét và Đức Chúa Trời ghê tởm. Trước kia, tôi thấy những bổn phận có yêu cầu cao và nhiều việc phải làm đồng nghĩa với việc phải chịu khổ. Nhưng thực ra tôi đâu phải vì bổn phận mà tôi chịu khổ chút nào. Rõ ràng, bản tính của tôi quá lười nhác và ích kỷ, và tôi quá quan tâm đến xác thịt. Dù tôi phải nỗ lực và trả giá trong bổn phận, nhưng đây toàn là những việc mà tôi chịu đựng được, vì Đức Chúa Trời không hề giao gánh quá sức cho ta. Và Đức Chúa Trời dùng những khó khăn này để chỉ ra tâm tính bại hoại và khuyết điểm của tôi, để tôi có thể tự nhận thức, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, và thay đổi tâm tính sống của mình. Đồng thời, Đức Chúa Trời mong tôi biết tôn kính Ngài và dựa cậy nơi Ngài khi gặp phải những khó khăn, và có đức tin chân thành. Trước kia, tôi quá ngu muội, mù quáng và không hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đã đánh mất nhiều cơ hội để đạt được lẽ thật và được Đức Chúa Trời hoàn thiện, tôi đã phí hoài quãng thời gian tuyệt vời này. Dù tôi đã có sự an nhàn xác thịt, không phải chịu đau khổ hay trả giá nhiều, nhưng tôi không có được thực tế lẽ thật, tâm tính bại hoại của tôi không được hóa giải, tôi chẳng tích lũy được việc tốt nào trong bổn phận, làm chậm trễ công tác của hội thánh, và Đức Chúa Trời ghê tởm tôi. Nếu tôi tiếp tục sống theo cách mê muội như thế, rốt cuộc, tôi sẽ hoàn toàn đánh mất sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy ăn năn vô cùng, ghê tởm bản thân mình, và tôi không muốn sống theo cách đó nữa.
Một hôm, trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời: “Sự theo đuổi của ngày hôm nay hoàn toàn là để đặt nền tảng cho công tác trong tương lai, hầu cho ngươi có thể được Đức Chúa Trời sử dụng và có thể làm chứng cho Ngài. Nếu ngươi lấy điều này làm mục tiêu theo đuổi của mình, ngươi sẽ có thể có được sự hiện diện của Đức Thánh Linh. Ngươi càng đặt mục tiêu theo đuổi của mình cao bao nhiêu, ngươi sẽ càng có thể được hoàn thiện nhiều bấy nhiêu. Ngươi càng theo đuổi lẽ thật bao nhiêu, Đức Thánh Linh sẽ càng hoạt động nhiều bấy nhiêu. Năng lượng ngươi đặt vào việc theo đuổi của mình càng lớn bao nhiêu, ngươi sẽ càng đạt được nhiều bấy nhiêu. Đức Thánh Linh hoàn thiện con người theo trạng thái bên trong của họ. Một số người nói rằng họ không muốn được Đức Chúa Trời sử dụng hoặc được Ngài làm cho hoàn thiện, và rằng họ chỉ muốn xác thịt của mình vẫn an toàn và không phải chịu bất kỳ tai họa nào. Một số người không muốn bước vào vương quốc nhưng lại sẵn sàng rơi xuống vực sâu không đáy. Trong trường hợp đó, Đức Chúa Trời cũng sẽ chấp thuận điều ước đó của ngươi. Bất kỳ điều gì ngươi theo đuổi, Đức Chúa Trời sẽ khiến nó xảy đến. Vậy thì ngươi đang theo đuổi điều gì hiện nay? Có phải để được hoàn thiện không? Có phải những hành động và hành vi hiện tại của ngươi là để được Đức Chúa Trời hoàn thiện và được Ngài thu phục không? Ngươi phải liên tục tự lượng bản thân mình theo cách này trong đời sống hàng ngày. Nếu ngươi hoàn toàn chuyên tâm vào việc theo đuổi một mục tiêu duy nhất, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ hoàn thiện ngươi. Đây là con đường của Đức Thánh Linh. Con đường mà Đức Thánh Linh hướng dẫn con người đạt được nhờ sự theo đuổi của họ. Ngươi càng khao khát được Đức Chúa Trời hoàn thiện và thu phục bao nhiêu, Đức Thánh Linh sẽ càng hoạt động bên trong ngươi nhiều bấy nhiêu. Ngươi càng không tìm kiếm, ngươi càng tiêu cực và thoái lui bao nhiêu, thì ngươi càng tước mất những cơ hội hoạt động của Đức Thánh Linh bấy nhiêu; theo thời gian, Đức Thánh Linh sẽ bỏ rơi ngươi. Ngươi có mong muốn được Đức Chúa Trời hoàn thiện không? Ngươi có mong muốn được Đức Chúa Trời thu phục không? Ngươi có mong muốn được Đức Chúa Trời sử dụng không? Các ngươi nên theo đuổi mọi việc làm để được Đức Chúa Trời hoàn thiện, thu phục và sử dụng, hầu cho vũ trụ và vạn vật đều thấy được những hành động của Đức Chúa Trời biểu hiện trong các ngươi. Các ngươi là chủ nhân giữa muôn vật, và giữa mọi thứ hiện có, các ngươi sẽ để Đức Chúa Trời tận hưởng chứng ngôn và vinh hiển qua các ngươi – đây là bằng chứng cho thấy rằng các ngươi là những người được phước nhất trong mọi thế hệ!” (Những người đã có tâm tính thay đổi là những người đã bước vào hiện thực của lời Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Các ngươi phải chịu đựng gian khổ vì lẽ thật, các ngươi phải dâng hiến bản thân cho lẽ thật, các ngươi phải nhịn nhục vì lẽ thật, và để có thêm càng nhiều lẽ thật, các ngươi càng phải chịu khổ nhiều hơn. Đây chính là những gì các ngươi nên làm. Các ngươi đừng vứt bỏ lẽ thật chỉ để có cuộc sống gia đình bình yên, và các ngươi không được mất đi tôn nghiêm và nhân cách đời này của mình vì sự hưởng thụ chốc lát. Các ngươi nên theo đuổi tất cả những gì đẹp đẽ và tốt lành, và nên theo đuổi con đường sống có ý nghĩa hơn. Nếu các ngươi sống một cuộc đời tầm thường như vậy và không theo đuổi bất cứ mục tiêu nào, chẳng phải các ngươi đang lãng phí cuộc đời mình sao? Các ngươi có được gì từ việc sống như vậy? Các ngươi nên từ bỏ tất cả những sự hưởng thụ xác thịt để có được một lẽ thật, và đừng nên vứt bỏ tất cả lẽ thật chỉ vì một chút hưởng thụ. Những người như vậy không có sự liêm chính hay nhân phẩm; chẳng có ý nghĩa gì cho sự tồn tại của họ!” (Các kinh nghiệm của Phi-e-rơ: Hiểu biết của ông về hình phạt và sự phán xét, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời tôi hiểu rằng để đạt được lẽ thật trong bổn phận, chúng ta cần phản bội xác thịt và thực hành lẽ thật, và cuối cùng chúng ta sẽ có thể loại bỏ những tâm tính bại hoại của mình và được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Đây là cách sống ý nghĩa và đáng quý nhất. Từ bỏ lẽ thật vì chút an nhàn xác thịt nhất thời nghĩa là sống không có nhân cách, không có phẩm giá, và cũng là đánh mất công tác của Đức Thánh Linh, cuối cùng bị Đức Chúa Trời từ bỏ và đào thải, và đánh mất cơ hội được cứu rỗi của mình. Tôi cũng biết được rằng để giải quyết vấn đề ham muốn sự an nhàn xác thịt, chúng ta phải có lòng mưu cầu lẽ thật, thường xuyên kiểm điểm bản thân khi có chuyện xảy ra, nỗ lực hết sức mình để thực hiện bổn phận, và khi gặp phải khó khăn thì có thể gạt bỏ xác thịt, từ bỏ bản thân, và bảo vệ công tác của hội thánh. Đây là cách để nhận được sự hướng dẫn và công tác của Đức Thánh Linh. Nhận ra những điều này, lòng tôi cảm thấy sáng tỏ, tôi thề sẽ phản bội xác thịt và nỗ lực hết sức mình trong bổn phận. Sau đó, tôi suy nghĩ thật kĩ cách để rao giảng Phúc Âm thật tốt. Nếu nguyên tắc nào tôi không hiểu rõ, tôi sẽ tìm kiếm với các anh chị em, và tôi dành thời gian nghiên cứu cùng mọi người. Về sau, khi việc khảo sát con đường thật đó tăng lên về số lượng, tôi có nhiều việc hơn để làm. Vậy mà tôi không cảm thấy đấy là vấn đề nữa. Thay vào đó tôi cảm thấy chúng là những việc mà tôi phải làm và là trách nhiệm của tôi. Dù bận rộn mỗi ngày nhưng tôi cảm thấy rất sung sức.
Thật bất ngờ, một hôm lãnh đạo đến gặp tôi và bảo tôi quay trở lại tiếp tục sản xuất video. Nghe tin đó tôi rất phấn khích. Tôi không biết nói gì hơn ngoài cảm tạ Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại trước kia mình đã bận tâm đến xác thịt, xem nhẹ bổn phận và tắc trách như thế nào, và cảm thấy cực kỳ mắc nợ Đức Chúa Trời. Tôi không thể bù đắp cho những sai lầm trước kia, nên chỉ có thể siêng năng và trả giá trong các bổn phận về sau, và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời khi thực hiện bổn phận. Về sau, khi gặp phải khó khăn trong bổn phận, tôi chủ tâm cầu nguyện Đức Chúa Trời và nghĩ cách để giải quyết chúng. Có một lần, một trong những dự án của tôi đạt kết quả không được tốt lắm, trưởng nhóm và người giám sát không biết làm cách nào để sửa cả. Tôi cũng bế tắc và không biết bắt đầu sửa từ đâu. Tôi nghĩ: “Nếu mình cứ tiếp tục sửa, sẽ mất rất nhiều thời gian để làm, lại không biết có làm đúng không nữa, nên cứ để người khác làm thì hay hơn”. Tôi nhận ra những suy nghĩ đó là mình lại đang thấy khó mà tránh, bèn vội vàng cầu nguyện Đức Chúa Trời. Tôi nhớ lại lời Đức Chúa Trời rằng: “Chính là khi đối mặt với bổn phận, chuyện đã giao phó cho ngươi thì ngươi đừng suy nghĩ đến việc tránh né khó khăn, đừng thấy việc khó làm thì đặt sang một bên và không quan tâm. Ngươi phải đối mặt trực diện với nó. Ngươi phải luôn ghi nhớ rằng Đức Chúa Trời ở cùng con người, khi con người có chuyện gì khó khăn, họ chỉ cần cầu nguyện và tìm kiếm nơi Đức Chúa Trời, với Đức Chúa Trời thì không có chuyện gì là khó khăn cả. Ngươi phải có đức tin này” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã cho tôi con đường thực hành. Bất kể gặp phải vấn đề hay khó khăn thế nào, chúng ta nên dựa cậy nơi Đức Chúa Trời để tìm cách giải quyết. Chúng ta không nên thấy khó mà tránh hay chùn bước trong bổn phận vì chút đau khổ xác thịt. Như thế là phản bội Đức Chúa Trời và không trung thành với bổn phận của mình. Nhận ra điều này, tôi tự hứa rằng lần này tôi sẽ dựa cậy nơi Đức Chúa Trời, và cố gắng sửa cho bằng được. Thế là tôi bình tâm và cố gắng chỉnh sửa, và thật ngạc nhiên khi thấy rằng vấn đề được giải quyết nhanh chóng. Sau khi xem lại, mọi người cảm thấy ổn và không có ý kiến gì. Sau khi thực hành như vậy, trong lòng tôi thấy yên bình và thoải mái. Tôi cảm thấy rằng chỉ bằng cách trả giá trong bổn phận thì một người mới có được phẩm giá con người. Tạ ơn Đức Chúa Trời!