19. Thấy được tôi là kẻ chán ghét lẽ thật

Bởi Allison, Hoa Kỳ

Một ngày nọ, tôi phát hiện ra một tân tín hữu vừa gia nhập hội thánh đã bỏ hai buổi hội họp, nên tôi hỏi trưởng nhóm tại sao lại như vậy, nhưng chị ấy không trả lời. Về sau, tôi thấy người mới đó đã bắt đầu đi hội họp trở lại, nên tôi không hỏi trưởng nhóm về lý do chuyện đó nữa. Tôi nghĩ: “Miễn người mới này tham gia hội họp đều đặn là được rồi. Hiện giờ mình quá bận rộn với bổn phận, xem xét chi tiết thì tốn thời gian và công sức lắm. Khi nào có thời gian, mình sẽ hỏi lại sau”. Kết quả là tôi quên bẵng đi chuyện này. Về sau, trong một cuộc hội họp khác, tôi để ý thấy người mới này bỏ về giữa chừng. Tôi hỏi trưởng nhóm lý do, nhưng chị ấy vẫn không trả lời tôi, và tôi cũng không hề tìm hiểu rốt ráo vấn đề. Tôi cũng chẳng tìm gặp người mới đó để hỏi xem chị ấy có đang gặp phải tình trạng hay khó khăn gì không. Sau một thời gian, tôi lại nhận thấy người mới này không đi hội họp nhiều lần liên tiếp. Đến lúc này, tôi bắt đầu thấy lo, liền liên lạc với người mới đó, nhưng chị ấy chẳng trả lời. Tôi lo người mới này sẽ rời bỏ hội thánh, nên đã vội vàng hỏi trưởng nhóm xem chị ấy có thể liên lạc với người mới này không. Nhưng trưởng nhóm bảo tôi rằng: “Người mới này chưa hề chấp nhận yêu cầu kết bạn của tôi, nên tôi chẳng thể liên lạc được”. Lúc này, tôi cảm thấy hơi hối hận. Nếu tôi tìm hiểu vấn đề này sớm hơn, có lẽ tôi đã nghĩ ra cách khắc phục, nhưng giờ quá muộn rồi. Tất cả là lỗi của tôi vì không theo sát chuyện này. Tôi đã đọc qua những đoạn chat với người mới này, với hy vọng biết thêm về tình hình của chị ấy. Tôi nhận ra sau khi nói vài lời chào hỏi, tôi chẳng hề nói thêm gì với chị ấy nữa. Tôi chẳng biết chút gì về chị ấy. Tôi nhận ra hy vọng đưa được người mới này quay lại quá mong manh. Lý do tất cả những chuyện này xảy ra là bởi tôi đã qua loa tắc trách. Nhưng lúc đó, tôi chẳng nghiêm túc phản tỉnh. Tôi chỉ nghĩ thoáng qua về nó, thừa nhận rằng mình hơi bất cẩn rồi thôi.

Chẳng bao lâu sau, người phụ trách hỏi tôi về người mới này và về lý do chị ấy rời bỏ hội thánh. Nghe vậy, tôi rất lo. Tôi nghĩ bụng: “Trời ạ, mình sắp bị vạch trần rồi. Một khi người phụ trách biết chuyện gì thực sự đã xảy ra, chắc chắn chị ấy sẽ nói tôi qua loa trong bổn phận và không đáng tin cậy. Nếu bị miễn nhiệm, tôi phải làm sao đây?”. Y như rằng, người phụ trách đã chỉ ra vấn đề của tôi sau khi tìm hiểu tình hình, nói rằng tôi chỉ làm qua loa và không quan tâm hay cố gắng tìm hiểu về tình trạng của người mới này. Nghe vậy, tôi liền cố gắng biện minh: “Người mới này không trả lời câu hỏi thăm của tôi, nên tôi đâu thể nói thêm được gì”. Người phụ trách tỉa sửa tôi, nói rằng: “Đâu phải là chị không thể nói thêm được, chị không quan tâm chút nào về người mới này thì có”. Tôi lo nếu thừa nhận mình đã qua loa thì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm, nên vội giải thích: “Trưởng nhóm chịu trách nhiệm chính về người mới này. Tôi cứ tưởng trưởng nhóm đã liên lạc với chị ấy, nên tôi mới không hỏi han về tình hình của chị ấy kịp thời. Tôi cũng đã hỏi trưởng nhóm, nhưng trưởng nhóm chẳng báo lại kịp thời cho tôi”. Tôi đưa cho người phụ trách xem những tin nhắn tôi đã gửi cho trưởng nhóm để chứng minh tôi thật sự đã quan tâm đến người mới đó. Tôi còn cho người phụ trách xem những tin nhắn tôi gửi cho người mới đó sau này để chứng minh sau khi tôi phát hiện ra chị ấy không đi hội họp thường xuyên, tôi đã cố gắng liên lạc với chị ấy kịp thời, nhưng chị ấy chẳng trả lời tôi. Tôi còn tìm lý do để nói rằng tôi không thể liên lạc với người mới đó qua điện thoại vì người truyền bá Phúc Âm không cho tôi số điện thoại chị ấy. Tôi đã đưa ra nhiều lý do khách quan, không ngừng đổ lỗi, hy vọng người phụ trách sẽ nghĩ chuyện này có nguyên cớ cả và không phải lỗi của tôi, hay ít nhất sẽ có những người khác cùng chịu trách nhiệm với tôi, và không phải tất cả là do tôi. Thấy tôi không thừa nhận vấn đề của mình và trốn tránh trách nhiệm, người phụ trách tỉa sửa tôi thế này: “Người mới này đã đến tham gia vài buổi hội họp, chứng tỏ rõ ràng là chị ấy khao khát lẽ thật, nhưng chị chẳng hỏi về tình trạng và khó khăn của chị ấy kịp thời, giờ chị lại trốn tránh trách nhiệm bằng cách bảo là mình không thể liên lạc với chị ấy vì không có số. Hơi vô lý đấy!”. Tôi nhận ra người phụ trách đã thấy rõ các vấn đề của tôi và tôi không thể nào trốn tránh trách nhiệm được. Tôi lo lắng và nghĩ: “Người phụ trách sẽ nghĩ gì về mình đây? Chị ấy có nói mình không làm được công tác thực tế nào không? Mình có bị miễn nhiệm không?”. Tôi rất lo lắng và không thể nào bình tâm được. Sau đó, tôi ngẫm lại mọi chuyện dẫn đến tình cảnh này và nhận ra tôi không phải là người trung thực trong chuyện này hoặc tiếp nhận sự tỉa sửa. Rõ ràng tôi chưa làm đúng bổn phận, đã qua loa tắc trách, thế mà tôi vẫn giở trò và viện cớ để biện minh cho mình. Tôi còn cố đổ lỗi cho người truyền bá Phúc Âm vì đã không cho tôi số điện thoại. Tôi không chịu thừa nhận sự thật là tôi đã qua loa trong bổn phận, cũng không phản tỉnh. Nghĩ về hành vi của của mình, tôi bứt rứt lắm. Dù tôi đã ăn uống lời Đức Chúa Trời mỗi ngày, nhưng khi gặp tình huống thực tế và khi bị tỉa sửa, tôi vẫn sống theo những tâm tính bại hoại của mình và không tiếp nhận lẽ thật. Tôi cảm thấy sự bại hoại của mình quá sâu rồi và xác định sẽ rất khó để thay đổi, nên tôi cảm thấy hơi tiêu cực.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Mưu cầu lẽ thật mang tính tự nguyện. Nếu ngươi yêu lẽ thật thì Đức Thánh Linh sẽ hoạt động nơi ngươi. Khi ngươi yêu lẽ thật; khi ngươi cầu nguyện và dựa cậy vào Đức Chúa Trời, tự kiểm điểm bản thân và cố biết mình dù có bất kể sự bách hại hay hoạn nạn nào xảy đến với ngươi; khi ngươi tích cực tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề ngươi phát hiện ra trong bản thân mình, ngươi sẽ có thể thực hiện bổn phận của mình một cách thỏa đáng. Theo cách này, ngươi sẽ có khả năng đứng vững trong chứng ngôn của mình. Khi con người yêu lẽ thật, tất cả những biểu hiện này đều sẽ tự nhiên đến với họ. Chúng diễn ra một cách tự nguyện, vui vẻ, không gượng ép, và không kèm theo bất kỳ điều kiện thêm nào. Nếu con người có thể theo Đức Chúa Trời theo cách này, thì cuối cùng họ sẽ đạt được lẽ thật và sự sống, họ sẽ bước vào thực tế lẽ thật, và sống thể hiện ra là hình tượng của một con người. … Dù lý do tin Đức Chúa Trời của ngươi là gì đi nữa, cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ định đoạt kết cục của ngươi dựa trên việc ngươi đã đạt được lẽ thật hay chưa. Nếu ngươi chưa đạt được lẽ thật, thì không có lời biện minh hay bào chữa nào mà ngươi đưa ra là thuyết phục cả. Cứ cố gắng lý luận tùy thích; rối lên tùy thích – Đức Chúa Trời có quan tâm không? Liệu Đức Chúa Trời có trò chuyện với ngươi không? Ngài có tranh luận và trao đổi với ngươi không? Ngài có tham khảo ý kiến của ngươi không? Câu trả lời là gì? Không. Ngài tuyệt đối sẽ không làm thế. Dù lý lẽ của ngươi có chính đáng thế nào cũng không đứng vững được. Ngươi không được hiểu sai ý định của Đức Chúa Trời, nghĩ rằng nếu ngươi có thể đưa ra đủ loại lý do và cái cớ thì ngươi không cần phải mưu cầu lẽ thật. Đức Chúa Trời muốn ngươi có thể tìm kiếm lẽ thật trong mọi hoàn cảnh và mọi vấn đề xảy đến với ngươi, cuối cùng đạt được lối vào thực tế lẽ thật và đạt được lẽ thật. Bất kể hoàn cảnh nào mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi, con người và sự kiện nào mà ngươi gặp phải, và ngươi thấy bản thân mình đang ở trong môi trường nào đi nữa, thì ngươi cũng phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật để đối mặt với những điều đó. Đây chính là những bài học mà ngươi nên học khi mưu cầu lẽ thật. Nếu ngươi luôn tìm cách viện cớ để lảng tránh, từ chối hoặc chống đối những hoàn cảnh này, thì Đức Chúa Trời sẽ từ bỏ ngươi. Có lý sự, hay cứng đầu cứng cổ hoặc khó chịu thì cũng là vô ích – nếu Đức Chúa Trời không bận tâm đến ngươi thì ngươi sẽ mất cơ hội được cứu rỗi(Mưu cầu lẽ thật là gì (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Trong lời Đức Chúa Trời, tôi thấy rằng để giải quyết một tâm tính bại hoại và bước vào thực tế lẽ thật không khó. Điểm mấu chốt là người ta chọn lựa thế nào và liệu họ có tìm kiếm và thực hành lẽ thật không. Dù hoàn cảnh có thế nào, dù có bị tỉa sửa, gặp thất bại hoặc trở ngại, người ta phải có thể phản tỉnh để biết bản thân mình và tích cực tìm kiếm lẽ thật. Khi đã hiểu được một chút thì hãy đưa vào thực hành và hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Làm như thế, bạn sẽ thấy mình trưởng thành và thay đổi. Tuy nhiên, khi bị tỉa sửa, nếu bạn cứ luôn trốn tránh, phủ nhận và viện cớ, thì bạn sẽ không chỉ không có được lẽ thật, mà còn bị Đức Chúa Trời khinh miệt và loại bỏ. Nhìn lại bản thân, khi bị tỉa sửa, tôi đã không tiếp nhận, không vâng phục, không trung thực thừa nhận, phản tỉnh về vấn đề của mình hay tích cực tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Thay vào đó, tôi hạn định bản thân, trở nên tiêu cực và chống đối điều đó. Chẳng phải tôi đang vô lý sao? Đây không phải thái độ tiếp nhận lẽ thật! Khi nhận ra điều này, tôi chẳng muốn sống trong trạng thái tiêu cực và hạn định bản thân nữa. Tôi muốn tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề của mình. Tôi bắt đầu phản tỉnh và tự vấn tại sao tôi thường nói chuyện rất dễ nghe, nhưng khi bị tỉa sửa, tôi lại không tiếp nhận và còn trở nên tiêu cực, phản kháng. Tôi đã tỏ lộ tâm tính gì đây?

Khi tìm kiếm, tôi đã đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời: “Một số người có thể thừa nhận rằng họ là ma quỷ, là Sa-tan, con cháu của con rồng lớn sắc đỏ, và họ nói rất hay về việc biết bản thân mình. Nhưng khi họ tỏ lộ tâm tính bại hoại, và ai đó vạch trần họ, xử lý họ, và tỉa sửa họ, thì họ sẽ cố hết sức để biện minh cho mình và không hề chấp nhận lẽ thật một chút nào. Vấn đề ở đây là gì? Trong việc này, những người này bị vạch trần hoàn toàn. Họ nói rất hay khi họ nói về việc biết bản thân mình, vậy tại sao khi đối mặt với việc bị tỉa sửa và bị xử lý, họ lại không thể chấp nhận lẽ thật? Có một vấn đề ở đây. Chẳng phải loại vấn đề này quá phổ biến sao? Có dễ nhận biết không? Có, thực tế là vậy. Có khá nhiều người thừa nhận họ là ma quỷ và là Sa-tan khi nói về sự tự biết mình, nhưng sau đó lại không ăn năn hay thay đổi. Vậy, sự tự biết mình mà họ nói là thật hay giả? Họ có hiểu biết chân thật về bản thân không, hay đó chỉ là một mưu mẹo nhằm lừa người khác? Câu trả lời đã quá rõ. Do đó, để biết liệu một người có hiểu biết chân thật về bản thân hay không, ngươi không nên chỉ nghe họ nói về điều đó – ngươi nên nhìn vào thái độ của họ về việc bị tỉa sửa và bị xử lý và liệu họ có thể chấp nhận lẽ thật hay không. Đó là điều quan trọng nhất. Bất cứ ai không chấp nhận việc bị xử lý và tỉa sửa đều có bản chất không chấp nhận lẽ thật, bản chất từ chối chấp nhận nó và tâm tính của họ chán ghét lẽ thật. Điều này là không còn nghi ngờ gì nữa. Một số người dù đã tỏ lộ bao nhiêu sự bại hoại cũng không cho phép người khác xử lý họ – không ai có thể tỉa sửa họ hoặc xử lý họ. Họ có thể nói về sự tự biết mình của chính họ tùy thích, nhưng nếu người khác vạch trần họ, chỉ trích họ hoặc xử lý họ, dù khách quan hay phù hợp với thực tế thế nào đi nữa thì họ cũng không chấp nhận điều đó. Bất kể kiểu bộc phát tâm tính bại hoại mà người khác vạch trần nơi họ là gì thì họ cũng cực kỳ chống đối và khăng khăng đưa ra những lời biện minh nghe có vẻ hợp lý cho bản thân mà không hề có chút thực sự quy phục. Nếu một người như vậy không mưu cầu lẽ thật thì sẽ gặp rắc rối(Mưu cầu lẽ thật là gì (1), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). “Biểu hiện chính của chán ghét lẽ thật không chỉ là sự ác cảm khi nghe lẽ thật, mà còn bao gồm không sẵn lòng thực hành lẽ thật, đến lúc thực hành lẽ thật thì rụt lại, như thể lẽ thật không liên quan gì đến mình. Có những người khi thông công trong các buổi nhóm họp có vẻ rất hoạt ngôn, thích lặp lại câu chữ giáo lý và nói những chuyện trên trời dưới đất để mê hoặc và làm lung lạc người khác. Lúc đó, họ có vẻ tràn đầy sinh lực và cảm xúc dâng trào, cứ thao thao bất tuyệt, nói mãi không ngừng. Trong khi đó, lại có những người suốt ngày từ sáng đến đêm bận rộn chuyện tin Đức Chúa Trời, họ đọc lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện, nghe thánh ca, ghi chép, như thể họ không thể xa Đức Chúa Trời giây phút nào. Từ sáng đến tối, họ bận rộn thực hiện bổn phận của mình. Những người này có thực sự yêu lẽ thật không? Có phải họ không có tâm tính chán ghét lẽ thật không? Khi nào có thể nhìn thấy tình trạng thực sự của họ? (Thưa, khi đến lúc thực hành lẽ thật thì họ bỏ chạy, và không sẵn lòng tiếp nhận việc bị tỉa sửa.) Liệu đó là do họ nghe không hiểu, hay là do họ không hiểu lẽ thật nên không sẵn lòng tiếp nhận lẽ thật? Câu trả lời là cả hai đều không phải. Họ bị bản tính của mình chi phối. Đây là vấn đề tâm tính. Trong lòng họ biết rất rõ rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật và là điều tích cực, biết việc thực hành lẽ thật có thể mang lại những thay đổi trong tâm tính của con người, giúp họ có khả năng đáp ứng ý muốn của Đức Chúa Trời – nhưng họ lại không tiếp nhận, cũng không đưa lời Ngài vào thực hành. Đây là chán ghét lẽ thật(Chỉ khi biết sáu loại tâm tính bại hoại mới thật sự tự biết mình, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy người ta có tâm tính chán ghét lẽ thật, trong trường hợp đó, họ biểu lộ sự từ chối tiếp nhận lẽ thật, từ chối tiếp nhận sự tỉa sửa và từ chối thực hành lẽ thật. Tôi đã phản tỉnh và nhận ra rằng mặc dù tôi ăn uống lời Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận hằng ngày, và khi hội họp, tôi có thể thừa nhận mình có những tâm tính bại hoại theo lời Đức Chúa Trời, thừa nhận tôi thuộc về Sa-tan, là con cháu của con rồng lớn sắc đỏ, đủ thứ. Bề ngoài, có vẻ tôi tiếp nhận lẽ thật, nhưng khi bị tỉa sửa vì qua loa tắc trách trong bổn phận, tôi lại cố gắng biện minh cho bản thân, đổ lỗi và không thừa nhận sự bại hoại của chính mình. Tôi nhận ra mình hoàn toàn chẳng phải là người tiếp nhận hay thực hành lẽ thật gì cả, rằng tôi đã phơi bày tâm tính sa-tan chán ghét lẽ thật trong mọi việc. Tôi biết rằng trong vai trò người chăm tưới, yêu cầu tối thiểu là phải có trách nhiệm và kiên nhẫn. Những tín hữu mới vẫn còn chưa bén rễ trên con đường thật và họ như trẻ sơ sinh và rất mong manh trong sự sống. Nếu họ không đến hội họp, ta phải tìm hiểu tình trạng của họ và tìm cách chăm tưới, nâng đỡ họ thật sớm. Tôi hiểu được những nguyên tắc này, nhưng đến lúc phải thực hành, chịu khổ và trả giá, tôi lại chẳng muốn làm. Tôi biết rõ lẽ thật nhưng không thực hành. Trừ vài lần chào hỏi người mới, tôi đã không chăm tưới hay hỗ trợ gì cả. Khi phát hiện ra chị ấy không tham gia hội họp đều đặn, tôi đã không lo lắng, không nghĩ cách để nhanh chóng liên lạc với chị ấy hay tìm hiểu những vấn đề và khó khăn của chị ấy. Tôi đã chểnh mảng và vô trách nhiệm, khiến chị ấy rời bỏ hội thánh. Kể cả sau đó, tôi cũng chẳng phản tỉnh. Khi người phụ trách chỉ ra vấn đề của tôi, tôi lại cố tìm đủ mọi cách để viện cớ cho sự qua loa của mình, hy vọng đổ được trách nhiệm cho trưởng nhóm và người truyền bá Phúc Âm. Đây làm sao là thái độ tiếp nhận và vâng phục lẽ thật được? Tôi chỉ toàn phơi bày tâm tính chán ghét lẽ thật!

Tôi tiếp tục tìm kiếm lẽ thật và đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác: “Bất kể là hoàn cảnh nào, khi bị tỉa sửa, thì con người nên có thái độ gì? Đầu tiên, ngươi phải tiếp nhận. Bất kể ai đang tỉa sửa ngươi, vì lý do gì, nói có dễ nghe hay không, giọng điệu và lời lẽ như thế nào, ngươi cũng nên tiếp nhận. Sau đó, ngươi nên nhận ra mình đã làm sai điều gì, ngươi đã bộc lộ tâm tính bại hoại nào, và liệu ngươi có hành động theo các nguyên tắc lẽ thật hay không. Trước hết và trên hết, đây là thái độ mà ngươi nên có. Những kẻ địch lại Đấng Christ có một thái độ như vậy không? Họ không có; từ đầu đến cuối, thái độ họ bộc lộ ra là thái độ chống đối và ác cảm. Với một thái độ như thế, họ có thể lắng tĩnh trước Đức Chúa Trời và khiêm tốn tiếp nhận việc bị tỉa sửa không? Không thể. Vậy thì họ sẽ làm gì? Trước hết, họ sẽ cực lực phân bua biện bạch, biện hộ và biện bạch cho những việc sai trái mà họ đã làm và tâm tính bại hoại mà họ đã tỏ lộ, với hy vọng giành được sự thông hiểu và tha thứ của mọi người, để họ không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào, cũng không cần tiếp nhận những lời tỉa sửa họ. Thái độ mà họ thể hiện khi đối mặt với việc bị tỉa sửa là gì? ‘Tôi không phạm tội. Tôi không làm gì sai cả. Tôi mà có làm sai thì cũng có lý do; tôi mà có làm sai thì cũng không phải do cố ý, tôi không nên chịu trách nhiệm về chuyện đó. Ai mà không sai phạm một vài lần chứ?’. Họ bám lấy những câu nói và câu chữ này, không tìm kiếm lẽ thật, cũng không thừa nhận sai lầm mà họ đã mắc phải hoặc tâm tính bại hoại mà họ đã bộc lộ, càng không thừa nhận ý định và mục đích của họ khi hành ác. … Cho dù những sự thật tỏ lộ tâm tính bại hoại của họ như thế nào, họ cũng không thừa nhận, không tiếp nhận, mà cứ tiếp tục phản kháng và chống đối. Bất kể người khác nói gì, họ cũng không tiếp nhận hay thừa nhận, mà trong lòng còn nghĩ: ‘Để xem ai nói hay hơn ai; để xem ai nói giỏi hơn’. Đây chính là dạng thái độ của những kẻ địch lại Đấng Christ khi bị tỉa sửa(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 8)). Từ những gì lời Đức Chúa Trời mặc khải, tôi thấy được rằng khi người bình thường bị tỉa sửa, họ có thể tiếp nhận điều đó từ Đức Chúa Trời và vâng phục, phản tỉnh bản thân, và thật lòng ăn năn, thay đổi. Kể cả khi ngay lúc đó, họ chưa thể tiếp nhận, thì về sau, qua việc tìm kiếm và phản tỉnh liên tục, họ có thể rút ra bài học từ sự tỉa sửa. Nhưng kẻ địch lại Đấng Christ lại chán ghét và ghê tởm lẽ thật từ trong bản tính. Khi bị tỉa sửa, họ không hề phản tỉnh. Họ chỉ thể hiện một thái độ chống đối, cự tuyệt và căm ghét. Phản tỉnh về hành vi của mình, rõ ràng tôi đã qua loa và không hỗ trợ người mới kịp thời, khiến chị ấy rời bỏ hội thánh. Đây đã là một sự vi phạm rồi. Bất kỳ ai có chút lương tâm và lý trí hẳn sẽ thấy khổ sở, tội lỗi, sẽ phản tỉnh về những vấn đề của mình và không nói gì thêm về chuyện này. Nhưng tôi chẳng những không thấy mắc nợ, mà còn không thừa nhận vấn đề của bản thân. Trước mắt tôi là sự thật rành rành, thế mà tôi vẫn cố chủ tâm trốn tránh trách nhiệm, lúc đầu nói rằng người mới đó không trả lời tôi, rồi trưởng nhóm vô trách nhiệm và cuối cùng là đổ lỗi cho người truyền bá Phúc Âm, hy vọng thoát khỏi mọi trách nhiệm và được người phụ trách hiểu cho. Đối diện với những gì Đức Chúa Trời đã phơi bày và sự tỉa sửa, tôi chẳng hề phản tỉnh chút gì. Thay vào đó, tôi lại kháng cự, chống đối và tìm nhiều cớ khác nhau để biện minh và bào chữa cho bản thân, vì tôi chẳng muốn chịu trách nhiệm. Làm sao tôi có bất kỳ nhân tính hay lý trí nào được? Tôi thấy những gì mình đã phơi bày chính là tâm tính ngoan cố và chán ghét lẽ thật. Tôi chẳng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi thấy được rằng dù đã tin Đức Chúa Trời bao nhiêu năm qua, tâm tính tôi vẫn chẳng thay đổi chút nào, và tôi thấy rất khổ sở.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi biết thêm về vấn đề không tiếp nhận sự tỉa sửa của mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Thái độ điển hình của những kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc bị tỉa sửa là kịch liệt từ chối tiếp nhận hay thừa nhận nó. Cho dù họ có làm bao nhiêu điều ác hay họ gây tổn hại bao nhiêu cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và lối vào sự sống của dân được Đức Chúa Trời chọn, họ cũng không hề cảm thấy chút hối hận nào hay mắc nợ bất cứ điều gì. Từ góc nhìn này, những kẻ địch lại Đấng Christ có nhân tính không? Tuyệt đối không. Họ gây ra đủ mọi thiệt hại cho dân được Đức Chúa Trời chọn và gây tổn hại cho công tác của hội thánh – dân được Đức Chúa Trời chọn có thể thấy điều này rõ như ban ngày, và họ có thể thấy những việc ác liên tiếp của những kẻ địch lại Đấng Christ. Ấy thế mà những kẻ địch lại Đấng Christ không chấp nhận hay thừa nhận sự thật này; họ ngoan cố không chịu thừa nhận mình có lỗi, hoặc thừa nhận rằng họ phải chịu trách nhiệm. Chẳng phải đây là một dấu hiệu cho thấy họ chán ghét lẽ thật sao? Đó là mức độ mà những kẻ địch lại Đấng Christ chán ghét lẽ thật. Cho dù họ phạm phải bao nhiêu việc xấu, họ cũng ngoan cố không chịu thừa nhận, và họ vẫn kiên quyết cho đến cùng. Điều này là đủ để chứng tỏ rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không bao giờ nghiêm túc với công tác của nhà Đức Chúa Trời hay tiếp nhận lẽ thật. Họ không tới để tin Đức Chúa Trời – họ là tay sai của Sa-tan, đến để quấy rầy và làm gián đoạn công việc của nhà Đức Chúa Trời. Trong lòng những kẻ địch lại Đấng Christ chỉ có thanh danh và địa vị. Họ tin rằng nếu họ thừa nhận lỗi của mình, thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm, địa vị và thanh danh của họ sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Kết quả là, họ chống đối với thái độ ‘có chết cũng chối’. Bất kể mọi người tỏ lộ hay mổ xẻ gì, họ cũng sẽ cố gắng hết sức để chối. Nói ngắn gọn, dù sự phủ nhận của họ là có cố ý hay không thì một mặt, những hành vi này tỏ lộ thực chất bản tính của những kẻ địch lại Đấng Christ là chán ghét và căm ghét lẽ thật. Mặt khác, điều này cho thấy những kẻ địch lại Đấng Christ quý trọng địa vị, thanh danh và lợi ích riêng của họ đến mức nào. Trong khi đó, thái độ của họ đối với công việc, và những lợi ích của hội thánh là gì? Đó là thái độ khinh thường và vô trách nhiệm. Họ hoàn toàn thiếu lương tâm và lý trí. Chẳng phải sự trốn tránh trách nhiệm của những kẻ địch lại Đấng Christ thể hiện những vấn đề này sao? Một mặt, việc trốn tránh trách nhiệm chứng tỏ thực chất bản tính chán ghét và căm ghét của họ đối với lẽ thật, trong khi mặt khác, nó cho thấy sự thiếu lương tâm, lý trí và nhân tính của họ. Cho dù lối vào sự sống của các anh chị em có bị tổn hại nhiều như thế nào vì việc gây nhiễu loạn và hành ác của họ, họ cũng không cảm thấy tự trách và không bao giờ có thể thấy khó chịu về điều này. Đây là thứ gì vậy? Ngay cả khi thừa nhận một phần lỗi lầm của mình, họ cũng được coi là có một chút lương tâm và lý trí, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ thì thậm chí không có chút nhân tính ấy. Vậy thì các ngươi nói xem họ là thứ gì? Những kẻ địch lại Đấng Christ về thực chất là ma quỷ. Cho dù họ làm tổn hại lợi ích của nhà Đức Chúa Trời nhiều như thế nào thì họ cũng không nhìn thấy. Họ không chút phiền muộn vì điều đó trong lòng, cũng không tự trách bản thân, càng không cảm thấy mắc nợ. Đây hoàn toàn không phải là điều nên thấy ở người bình thường. Họ là ma quỷ, và ma quỷ thì không có lương tâm hay lý trí gì(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 3)). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy được rằng những kẻ địch lại Đấng Christ không chấp nhận bị tỉa sửa vì bản tính của họ chán ghét, ghê tởm lẽ thật, và cũng vì họ đặc biệt coi trọng tư lợi. Một khi có chuyện gì động chạm và làm tổn hại danh tiếng hay địa vị của họ, thì họ làm đủ mọi cách có thể để biện minh và tìm lý do hòng đổ trách nhiệm. Kể cả khi hành động của họ gây hại cho lợi ích của hội thánh hay đời sống thuộc linh của các anh chị em, họ cũng chẳng thấy tự trách hay hối hận gì. Nếu bị phát hiện làm những việc này, họ ngoan cố không chịu thừa nhận vì sợ việc nhận trách nhiệm sẽ gây tổn hại danh tiếng và địa vị của mình. Tôi đã thấy rằng những kẻ địch lại Đấng Christ cực kỳ ích kỷ và đáng khinh, không có nhân tính và thực chất là ma quỷ. Khi thấy từ “ma quỷ”, tôi cảm thấy cực kỳ tồi tệ vì hành vi của tôi và những tâm tính tôi phơi bày giống hệt của kẻ địch lại Đấng Christ. Rõ ràng tôi đã phạm sai lầm và gây hại cho công tác của hội thánh, thế mà tôi vẫn không thừa nhận. Khi bị tỉa sửa, tôi biện minh và cố đổ trách nhiệm. Việc các tân tín hữu tiếp nhận Phúc Âm không phải là một quá trình suôn sẻ – việc này đòi hỏi nhiều người phải trả giá, cung cấp sự chăm tưới và chu cấp để đưa họ đến trước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đặc biệt chịu trách nhiệm về tất cả mọi người. Trong cả trăm con chiên, chỉ cần mất một con, Ngài sẽ bỏ lại 99 con khác để tìm con chiên lạc, và Ngài trân quý sự sống của từng người. Nhưng khi chịu trách nhiệm chăm tưới người mới, tôi đã làm rất chểnh mảng. Khi thấy người mới không tham gia hội họp, tôi chẳng lo lắng hay quan tâm gì. Đôi khi tôi chỉ hỏi han cho có lệ, qua loa và vô trách nhiệm trong việc theo dõi công tác của trưởng nhóm. Khi thấy chị ấy không trả lời tôi mấy lần, tôi không vội hỏi lý do, cũng không tìm hiểu xem chị ấy có vấn đề hay khó khăn gì không. Tôi đã đối xử với người mới bằng thái độ bất cẩn và vô trách nhiệm, chẳng xem trọng sự sống của chị ấy chút nào. Nhưng ngay cả khi như thế, tôi vẫn không cảm thấy hối hận hay có lỗi gì, và không cố gắng khắc phục vấn đề. Khi người phụ trách chỉ ra việc tôi qua loa và vô trách nhiệm, tôi đã cố hết sức tranh cãi và biện minh, tìm lý do để trốn tránh trách nhiệm vì tôi sợ nhận trách nhiệm nếu tôi thừa nhận những vấn đề của mình, sợ tôi sẽ khiến người phụ trách có ấn tượng xấu về mình và sợ bị miễn nhiệm. Từ đầu đến cuối, tôi chưa hề nghĩ đến công tác của hội thánh, cũng không hề quan tâm đến chuyện đời sống của người mới có bị tổn hại không. Tôi chỉ quan tâm liệu tư lợi của bản thân có bị thiệt hại không, liệu tôi có thể giữ được hình tượng và địa vị không. Tôi cực kỳ ích kỷ, đáng khinh, và tất cả những gì tôi bảo vệ chỉ là tư lợi. Tôi thật sự không có nhân tính và Đức Chúa Trời khinh ghét tôi. Vậy nên tôi đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện, thưa lên rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã qua loa trong bổn phận, gây ra hậu quả nặng nề và không thừa nhận. Cái con quan tâm không phải là lối vào sự sống của dân sự được Đức Chúa Trời chọn, mà là danh tiếng và địa vị của bản thân. Con thật sự không có nhân tính mà! Lạy Đức Chúa Trời, con nguyện ăn năn”.

Sau đó, tôi đọc thêm lời Đức Chúa Trời và tìm được một con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Đạt được lẽ thật không khó, bước vào thực tế lẽ thật cũng không khó, nhưng nếu con người luôn chán ghét lẽ thật, liệu họ có thể đạt được nó không? Họ không thể. Vì vậy ngươi phải luôn đến trước Đức Chúa Trời, xem xét những trạng thái nội tâm chán ghét lẽ thật của mình, xem ngươi có những biểu hiện gì của việc chán ghét lẽ thật, những cách làm việc nào là chán ghét lẽ thật, và ngươi có thái độ chán ghét lẽ thật trong những việc gì – ngươi phải thường xuyên kiểm điểm về những điều này(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Nếu ngươi muốn theo Đức Chúa Trời và làm tròn bổn phận của mình, trước hết ngươi không được bốc đồng khi gặp chuyện không theo ý mình. Trước hết hãy bình tĩnh và thinh lặng trước Đức Chúa Trời, và trong lòng mình, hãy cầu nguyện với Ngài và tìm kiếm nơi Ngài. Đừng cứng đầu; trước hết hãy thuận phục. Có tâm thái như vậy, ngươi mới có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Nếu ngươi có thể kiên trì sống trước Đức Chúa Trời, và bất cứ điều gì xảy đến với ngươi, ngươi đều có thể cầu nguyện với Ngài và tìm kiếm nơi Ngài, và đối mặt điều đó với tâm thái thuận phục, vậy thì không cần quan tâm ngươi bộc lộ tâm tính bại hoại nhiều thế nào hay trước đây có những vi phạm nào, chỉ cần tìm kiếm lẽ thật thì chúng đều có thể được giải quyết. Bất kể những sự thử luyện nào xảy đến với ngươi, ngươi cũng sẽ có thể đứng vững. Miễn là ngươi có tâm thái đúng đắn, có thể chấp nhận lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời theo những yêu cầu của Ngài, thì ngươi hoàn toàn có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành. Mặc dù đôi khi ngươi có thể hơi phản nghịch và chống đối, đôi khi đưa ra lý lẽ biện hộ và không thể thuận phục, nhưng nếu ngươi có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xoay chuyển tình trạng phản nghịch của mình, thì ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật. Sau đó, ngươi hãy phản tỉnh về lý do tại sao sự phản nghịch và chống đối lại nảy sinh trong ngươi. Hãy tìm ra lý do, sau đó tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó, và khía cạnh tâm tính bại hoại này của ngươi có thể được làm tinh sạch. Cứ trải nghiệm vài lần thất bại và vấp ngã tới lui như vậy, cho đến khi ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành, tâm tính bại hoại của ngươi sẽ dần bị loại bỏ. Khi đó, lẽ thật sẽ ngự trị bên trong ngươi và trở thành sự sống của ngươi, và sẽ không còn trở ngại nào nữa đối với việc ngươi thực hành lẽ thật. Ngươi sẽ có thể thực sự thuận phục Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ sống thể hiện ra thực tế lẽ thật(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng để giải quyết tâm tính chán ghét lẽ thật, tôi phải thường xuyên phản tỉnh bản thân, xem xét liệu những phát ngôn, việc thực hành, ý định, thái độ và quan điểm của tôi có thể hiện sự chán ghét lẽ thật không. Khi có chuyện xảy ra, dù có hợp ý tôi muốn hay không, tôi cũng phải bình tâm và không được chống đối. Nếu không thể tiếp nhận những gì người khác nói và thấy mình muốn tìm lý do để biện minh, thì tôi cần đến trước Đức Chúa Trời, cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật nhiều hơn, tìm xem lời Đức Chúa Trời phán gì và phản tỉnh dựa trên lời Ngài, hoặc là tìm cách thông công với các anh chị em hiểu lẽ thật. Như thế, tôi có thể dần tiếp nhận lẽ thật và bước vào những thực tế của lẽ thật, và chỉ khi đó tôi mới có thể dần dần loại bỏ được tâm tính bại hoại của mình. Khi hiểu được con đường thực hành rồi, tôi đã quyết tâm thay đổi.

Biết rằng không tìm hiểu tình hình của người mới này kịp thời đã là một sự vi phạm rồi, tôi nhanh chóng xoay chuyển tình thế. Tôi kiểm tra xem mình có chăm tưới không đúng cách bất kỳ người mới nào mà tôi phụ trách hay không. Khi chat với một người mới, tôi biết được chị không hiểu lắm lẽ thật về sự tái lâm của Chúa và ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời. Tôi đã hỏi lãnh đạo xem có nên để người truyền bá Phúc Âm thông công với chị ấy, nhưng lãnh đạo bảo tôi tự làm đi. Dù tôi biết việc nhanh chóng giải quyết vấn đề của người mới vốn là trách nhiệm của tôi, nhưng tôi vẫn rất chống đối. Tôi muốn phản bác lại và không muốn vâng phục. Tôi cảm thấy chuyện này xảy ra vì người truyền bá Phúc Âm đã không thông công rõ ràng, vậy tại sao tôi lại phải chịu trách nhiệm vấn đề này? Quá nhiều người mới thế tôi đâu có đủ thời gian, nên người truyền bá Phúc Âm thông công cho chị ấy mới phải. Rồi tôi nhận ra trạng thái của mình không đúng. Thực ra, những gì lãnh đạo của tôi nói là hợp lý. Gợi ý đó đúng đắn, vậy tại sao tôi không thể tiếp nhận? Tại sao tôi vẫn muốn phản bác lại đến thế? Tại sao tôi không thể vâng phục? Thế là tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt cho tôi quy phục, không màng đến lợi ích xác thịt và có trách nhiệm với sự sống của người mới. Tôi nhớ ra năng lực tiếp thu của mỗi người mỗi khác. Có người nghe mối thông công của người truyền bá Phúc Âm thì hiểu được lúc đó, nhưng sau đó nó lại không rõ ở một số khía cạnh. Điều này đòi hỏi người chăm tưới phải thông công và lấp chỗ trống. Đây chính là sự phối hợp nhịp nhàng. Là người chăm tưới, tôi phải giải quyết vấn đề khi nhận thấy. Tôi không được kén chọn, làm việc dễ hoặc đùn đẩy việc khó cho người khác, và tôi không được chỉ cố tránh rắc rối và tìm kiếm sự an nhàn. Tôi không được đòi hỏi điều kiện hoặc viện cớ trong bổn phận. Nếu tôi được phân công phụ trách một người mới, thì trách nhiệm của tôi là phải chăm tưới họ cho tốt, bảo đảm họ hiểu được lẽ thật và đặt nền tảng trên con đường thật. Đây là bổn phận của tôi. Đây mới là thật tâm thực hành lẽ thật và thay đổi thực sự. Nghĩ đến đây, lòng tôi thấy bừng sáng lên. Tôi vội vàng đi tìm người mới này và thông công với chị ấy về vấn đề của chị. Khi thực hành như thế, tôi không chỉ cảm thấy sự chống đối tan biến, mà còn rất vui. Tôi đã hiểu ra rằng thực hành lẽ thật không phải là hành động bên ngoài. Thay vào đó, nó có nghĩa là tiếp nhận lời Đức Chúa Trời từ tận đáy lòng, thực hành các nguyên tắc lẽ thật, dùng lời Đức Chúa Trời làm tiêu chuẩn cho cách ta nhìn nhận con người và sự việc, cách ta hành động và cư xử. Bằng cách này, những ý định và quan điểm sai lầm, cũng như những tâm tính bại hoại của chúng ta sẽ vô hình trung được thay thế bởi lẽ thật của lời Đức Chúa Trời.

Sau trải nghiệm đó, tôi đã hiểu biết được đôi chút về tâm tính Sa-tan của mình là ngoan cố và chán ghét lẽ thật. Tôi cũng thấy được tầm quan trọng của việc tìm kiếm lẽ thật và hành động có nguyên tắc trong mọi việc. Đây hoàn toàn là kết quả của việc đọc lời Đức Chúa Trời! Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 18. Hậu quả của tham hưởng an nhàn

Tiếp theo: 20. Tôi sẽ không bao giờ oán trách số mệnh của mình nữa

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger