31. Thói phô trương là vô liêm sỉ

Bởi Vạn Tâm Bình, Trung Quốc

Một năm trước, tôi chuyển đến một hội thánh khác. Lúc đầu, tôi không thật sự hòa nhập vì tôi đã là lãnh đạo trong hội thánh trước, và các anh chị em vốn rất nể trọng tôi. Hễ cứ gặp vấn đề là họ lại tìm tôi để giải quyết. Nhưng tại hội thánh này, các anh chị em không quen biết tôi. Tôi cảm thấy mình như một người vô dụng. Tôi rất thất vọng. Tôi nghĩ: “Kết quả rao giảng Phúc Âm của mình từng rất tốt, nên lần này, nếu có thể dùng khả năng của mình cho việc rao giảng Phúc Âm để cho mọi người thấy mình có tố chất và thực hiện bổn phận hiệu quả hơn người khác, khi đó mình sẽ có thể nổi trội”. Suốt thời gian đó, tôi rất tích cực rao giảng Phúc Âm, và chẳng bao lâu sau, tôi đã cải đạo hơn chục người. Tôi vui mừng khôn xiết. Khi thấy các anh chị em, tôi không khỏi thể hiện kinh nghiệm rao giảng Phúc Âm của mình. Họ nói với tôi bằng giọng ghen tỵ: “Chị rao giảng Phúc Âm dễ dàng quá, mà chúng tôi lại không làm được. Khi gặp các đối tượng Phúc Âm có quan niệm tôn giáo và không chịu lắng nghe, chúng tôi không biết phải thông công gì với họ cả”. Sự thật là tôi cũng thường gặp phải tình huống này. Có những lúc tôi rao giảng không thành công, nhưng tôi hiếm khi nói về những vấn đề và thất bại này, cũng tuyệt nhiên không nhắc đến, vì tôi sợ lỡ mọi người biết, họ sẽ không xem tôi là người có khả năng hay nể trọng tôi. Tôi thầm nghĩ: “Mình phải nói về những trải nghiệm rao giảng Phúc Âm thành công để mọi người có thể thấy mình làm bổn phận tốt như thế nào”. Vì vậy tôi đã bảo với họ: “Rao giảng Phúc Âm không khó. Khi gặp các đối tượng Phúc Âm, đây là cách tôi thông công với họ…”. Nghe vậy, các anh chị em vô cùng ngưỡng mộ tôi. Sau đó, khi ai đó có bạn bè hay người thân muốn tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, mọi người sẽ nói: “Để Tâm Bình đi rao giảng cho họ. Ta cần chị Tâm Bình”. Tôi đã rất hạnh phúc khi nhận thấy ai cũng nghĩ như vậy. Không lâu sau, một lãnh đạo sắp xếp tôi đảm nhận công tác chăm tưới của một số hội thánh. Điều này khiến tôi thậm chí còn tự hào hơn, nghĩ mình đã có một sân khấu lớn hơn để thể hiện tài năng. Khi các anh chị em gặp khó khăn trong việc chia sẻ Phúc Âm hay chăm tưới người mới và phải rút lui, hay không sẵn lòng chịu khổ và trả giá, tôi động viên và nói chuyện với họ về khổ sở tôi chịu khi rao giảng Phúc Âm. Tôi nói: “Trước đây, khi tôi rao giảng Phúc Âm, đôi khi vào mùa đông, trời xuống hơn âm mười độ C, gió lạnh thấu xương, nhưng tôi cũng vẫn tiếp tục rao giảng. Gặp trời mưa lớn, nước cuồn cuộn dưới cầu, giày tôi thì ướt sũng, tôi đã vắt nước trong giày ra, nhét vào túi và tiếp tục đi rao giảng. Có lần, nhiệt độ hơn âm mười độ C, tôi đã đi tìm gặp một người mới theo đạo để nhóm họp với chị ấy, và chờ ngoài trời hơn một tiếng đồng hồ thì chị ấy mới đến…”. Khi các anh chị em nghe tôi nói vậy, họ đã nhìn tôi tán thưởng và khâm phục vì tôi có thể chịu khổ, và tôi đã rất hạnh phúc về điều đó.

Sau đó, tôi được giao đảm nhận nhiều hội thánh hơn. Tôi nghĩ: “Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, mình lại được đề bạt. Chẳng phải là các anh chị em sẽ càng nể trọng mình hơn sao?”. Khoảng thời gian đó, tôi thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời và cố gắng trang bị các khía cạnh lẽ thật liên quan đến việc chăm tưới người mới. Dần dà, tôi đã tìm được một con đường tiến lên trong bổn phận của mình. Các anh chị em đều cảm thấy việc lắng nghe mối thông công của tôi giúp ích cho họ. Cái tôi của tôi lại trỗi dậy mà tôi không hay biết, và tôi lại bắt đầu phô trương trong các buổi nhóm họp. Khi các anh chị em hỏi tôi cách thông công và giải quyết các quan niệm tôn giáo của những người mới theo đạo, tôi nghĩ: “Mình sẽ nói rõ với họ về chuyện này để mọi người có thể thấy mình hiểu lẽ thật và có thể giải quyết các vấn đề”. Sau đó, tôi nói chi tiết với họ về những suy nghĩ và trải nghiệm của mình, rồi dần dần, mọi người đã nhìn tôi bằng con mắt khác. Họ chăm chú lắng nghe bất cứ điều gì tôi nói. Dù tôi đi đâu, các anh chị em cũng nể trọng tôi, và thậm chí những anh chị em tôi không quen cũng xin được nghe tôi thông công. Sau đó, tôi đưa ra những vấn đề chung gặp phải trong việc rao giảng Phúc Âm và công tác chăm tưới, viết ra 17 quy tắc, mang đến các buổi nhóm họp và thông công với các anh chị em. Có một chị có chồng là cán bộ thôn và ngăn cản chị ấy tin vào Đức Chúa Trời. Anh ấy đã hỏi rất nhiều câu sắc bén và cố tình làm khó chúng tôi, còn yêu cầu đích danh tôi thông công. Khi đó, tôi đã rất bất an, nhưng nhờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tôi đã bác bỏ được từng câu hỏi của anh, và cuối cùng, anh không còn gì để nói nữa. Sau đó, tôi lấy những câu hỏi mà chồng của chị này đưa ra và đưa chúng vào những câu hỏi thường gặp của tôi về việc chia sẻ Phúc Âm. Mỗi lần nhóm họp, tôi lại đưa chúng ra và nói một cách sinh động, để các anh chị em biết tôi có năng lực và khôn ngoan cũng như có thể giải quyết vấn đề. Nhiều lần sau các buổi nhóm họp, một số anh chị em đã nói: “Chị Tâm Bình này, chị có thể ở lại đây với chúng tôi thêm một ngày và thông công thêm cho chúng tôi được không?”. Thấy mọi người ngưỡng mộ mình như thế, tôi rất đỗi vui mừng. Để các anh chị em biết tôi là người quan trọng, có thể chịu khổ và trả giá trong bổn phận, tôi thậm chí còn giả vờ nói bâng quơ: “Tôi đang đảm trách nhiều hội thánh, và đã có một cuộc hẹn tại một hội thánh khác. Nhiều anh chị em đang chờ tôi. Tôi bận đến nỗi không có thời gian để nghỉ ngơi nữa…”. Khi nói chuyện với các anh chị em, tôi cũng sẽ cố tình nói: “Mỗi lần tôi đi nhóm họp là mất cả ngày. Tôi từng bị gãy xương hông và thực sự khổng thể ngồi như thế này được”. Một chị khi nghe thấy vậy đã khâm phục nói: “Chị thực sự đang rất chăm chỉ, nên chị phải chú ý đến sức khỏe của mình đó!”. Vì tôi thường phô trương giữa các anh chị em như vậy, họ cảm thấy tôi rất có khả năng chịu khổ và mang gánh nặng trong việc thực hiện bổn phận.

Trong suốt thời gian đó, tôi bận nhóm họp và thông công, nhưng đôi khi lòng tôi trống rỗng và tôi không biết phải thông công gì. Nhưng khi thấy ánh mắt mong đợi của các anh chị em, tôi nghĩ: “Bây giờ, các anh chị em cảm thấy mình thông công rõ ràng về lẽ thật, và mọi người đều nể trọng mình. Nếu nói với họ mình không biết phải thông công thế nào, thì chẳng phải hình ảnh đẹp mà mình đã xây dựng trong lòng họ sẽ tiêu tan sao?”. Vì thế tôi giả vờ bình tĩnh và yêu cầu họ thông công trước. Tôi nghĩ bụng: “Trước hết, mình sẽ nghe mọi người nói gì đã, sau đó mình sẽ tóm tắt những điều họ nói và chia sẻ hiểu biết riêng của mình, điều đó sẽ trông như thể mình đã hiểu lẽ thật một cách toàn diện và sâu sắc hơn”. Bằng cách này, các anh chị em cảm thấy tôi là người thông công thấu đáo. Tôi cũng cố tình nói: “Vì tôi có bổn phận này, nên cách Đức Chúa Trời đã khai sáng cho tôi cũng khác”. Tôi nói điều này để tự tôn bản thân cũng như để thể hiện. Khi tôi nói như vậy, các anh chị em càng nể trọng tôi hơn và càng phụ thuộc vào tôi hơn. Trong suốt thời gian đó, dù có gặp vấn đề gì trong việc rao giảng Phúc Âm hay chăm tưới người mới, các anh chị em cũng không cầu nguyện hay tìm kiếm nữa, mà lại hy vọng tôi có thể thông công với họ và giải quyết các vấn đề của họ. Lúc đó, tôi cũng nghĩ người ngưỡng mộ và người được ngưỡng mộ đều khốn khổ, và cảm thấy có chút bất an, nhưng rồi tôi nghĩ: “Mối thông công của mình toàn là về hiểu biết của mình về lời Đức Chúa Trời và chỉ ra một số con đường thực hành cho các anh chị em. Tất cả đều là để công tác của bọn mình có thể đạt kết quả tốt. Việc đó chẳng có gì là sai cả”. Vì thế, những lo lắng và bất an đó chỉ thoáng qua trong tâm trí tôi, và tôi không để tâm đến chúng. Nhưng đúng lúc tôi đang tràn đầy đam mê và nhiệt huyết thực hiện bổn phận, thì bệnh vảy nến nhiều năm qua không bùng phát của tôi đột nhiên tái phát. Trên chân, tay, thậm chí là trên cả mặt tôi, có những mảng vảy lớn. Nó rất ngứa ngáy, và khiến tôi cực kỳ khó chịu đến nỗi ảnh hưởng đến các buổi nhóm họp của tôi. Lần này thậm chí bệnh còn nặng hơn trước. Tôi đã dùng nhiều loại thuốc, nhưng không ăn thua. Tôi nhận ra tình trạng này không phải là một tai nạn, và đó hẳn là bài học để rút kinh nghiệm. Nhưng lúc đó, tôi đã không nhận ra vấn đề của mình là gì.

Sau đó, tôi đến gặp một vài anh chị em rao giảng Phúc Âm để thông công và giải quyết vấn đề của họ. Tôi nghĩ: “Mình phải thông công thật tốt để cho họ thấy khả năng làm việc của mình”. Tôi giống như một người điều hành công ty trình bày báo cáo trong một cuộc họp. Tôi đã thông công với họ về cách nắm bắt các điểm chính của việc thông công khi rao giảng Phúc Âm, và cách giải quyết các vấn đề thường gặp trong việc rao giảng Phúc Âm. Các anh chị em đã chăm chú lắng nghe. Một số thậm chí còn liên tục viết ra giấy vì sợ bỏ sót điều gì đó, và người chị em tiếp đãi chúng tôi cũng ngồi cạnh cửa, lắng nghe cẩn thận, và liên tục đưa nước cho tôi uống. Tôi rất sung sướng khi thấy mọi người coi trọng mối thông công của mình. Nhưng đồng thời, tôi cũng thấy không thoải mái lắm, “Toàn bộ chuyện này chỉ là hiểu biết của cá nhân mình, và sai lầm là điều không thể trách khỏi, thế thì việc mọi người ghi chép những gì mình nói có thích hợp không?”. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Có lẽ các anh chị em chỉ muốn ghi lại một vài con đường thực hành tốt, giúp ích trong việc thực hiện bổn phận của họ. Thế thì đâu có gì sai”. Khi nghĩ như vậy, tôi quyết định để mọi người ghi chép. Tại buổi nhóm họp ngày hôm sau, một chị đến và nói: “Hôm qua tôi đã không ghi lại mối thông công của chị Tâm Bình, nên hôm nay tôi sẽ nghe lại”. Khi kết thúc buổi nhóm họp, tôi nghe hai chị kia nói chuyện với nhau. Một người nói: “Chị có ghi lại không?”. Chị kia phàn nàn: “Tại sao chị không ghi lại?”. Khi nghe thấy vậy, tôi cảm thấy sợ hãi: “Nếu mọi người xem lời mình quá quan trọng như thế, thì chẳng phải mình đang mang họ đến trước mình sao?”. Càng nghĩ, tôi càng thấy sợ, nên tôi đã về nhà cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài khai sáng để tôi có thể biết mình.

Tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Ngài: “Tâng bốc và làm chứng cho chính mình, khoe khoang bản thân, cố khiến người khác đề cao và sùng bái mình – loài người bại hoại hoàn toàn có thể làm những việc đó. Đây là cách con người phản ứng theo bản năng khi họ bị thao túng bởi bản tính Sa-tan của mình, và điều này rất phổ biến trong toàn nhân loại bại hoại. Bình thường, người ta đề cao và làm chứng cho mình như thế nào? Người ta đạt đến mục đích khiến mọi người xem trọng và sùng bái mình như thế nào? Họ làm chứng về việc mình đã có bao nhiêu công, chịu bao nhiêu khổ, dành trọn bao nhiêu, trả giá bao nhiêu. Họ dùng cách nói về vốn liếng để đề cao bản thân, khiến địa vị của bản thân trong lòng người khác ngày một cao hơn, vững hơn, ổn định hơn, từ đó khiến càng nhiều người tán thưởng, xem trọng, ngưỡng mộ họ, thậm chí là sùng bái, ngưỡng vọng và đi theo họ. Vì mục đích này mà bề ngoài người ta làm nhiều việc làm chứng cho Đức Chúa Trời, nhưng về thực chất, đó là đề cao và làm chứng cho mình. Làm như thế thì có lý trí không? Làm như thế là ra khỏi phạm vi của lý trí rồi, không còn liêm sỉ nữa. Cụ thể là không biết xấu hổ mà làm chứng rằng bản thân mình đã vì Đức Chúa Trời mà làm bao nhiêu việc, chịu bao nhiêu khổ, thậm chí khoe khoang mình có ân tứ gì, tài cán gì, kỹ năng đặc biệt gì, có kinh nghiệm gì, cao chiêu xử thế và thủ đoạn lừa người gì, v.v.. Thủ đoạn để đề cao và làm chứng cho mình là khoe khoang bản thân, hạ thấp người khác, còn có ngụy trang và che đậy bản thân, không để người khác thấy ra được nhược điểm, khuyết điểm và thiếu sót của mình, mà thay vào đó khiến người khác thấy mặt mãi mãi đẹp đẽ sáng ngời của mình. Thậm chí khi tiêu cực, họ cũng không dám nói cho người khác biết hay mở lòng thông công, khi làm sai thì cố hết sức mà lấp liếm, che đậy. Khi gây tổn hại cho công tác của hội thánh trong quá trình làm bổn phận thì họ không hề nhắc tới, còn khi có được chút cống hiến, có được chút thành tích thì liền đi khoe khoang, chỉ hận là không thể khiến hết thảy mọi người trên đời biết mình nhiều tài cán thế nào, tố chất cao làm sao, khác với người thường thế nào, cao hơn người thường thế nào. Đây không phải là một cách đề cao và làm chứng cho mình sao?(Mục 4. Họ đề cao và làm chứng cho bản thân, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Tất cả những ai bước đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ đều tôn cao và làm chứng cho bản thân mình, tuyên dương và phô trương bản thân mọi nơi mọi lúc, chẳng hề quan tâm đến Đức Chúa Trời. Các ngươi đã trải nghiệm những điều mà Ta đang nói đến chưa? Nhiều người ngoan cố làm chứng cho bản thân, nói về việc họ đã chịu khổ thế này thế kia, đã công tác ra sao, Đức Chúa Trời xem trọng họ thế nào, Ngài giao phó cho họ công tác này công tác nọ, họ là người thế nào, và khi nói về những chuyện này, họ cố ý dùng những giọng điệu nhất định, những cung cách nhất định, cho đến khi cuối cùng có lẽ một số người bắt đầu tin rằng họ là Đức Chúa Trời. Với những kẻ đến mức độ đó, Đức Thánh Linh đã rời bỏ họ từ lâu rồi, mặc dù tạm thời họ chưa bị thanh trừ hoặc khai trừ, vẫn còn được ở lại để phục vụ, nhưng vận mệnh của họ đã được ấn định và họ chỉ đang chờ sự trừng phạt dành cho mình mà thôi(Mọi người đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần chính xác tình trạng của tôi. Tôi thường đề cao bản thân và phô trương như vậy. Lúc đầu khi mới đến hội thánh này, tôi cảm thấy mình là kẻ vô danh tiểu tốt, như là người có cũng như không vậy, nên tôi nghĩ việc rao giảng Phúc Âm là cơ hội để các anh chị em nể trọng và ca ngợi mình. Để cho mọi người thấy khả năng làm việc của tôi và khiến họ nhìn tôi bằng ánh mắt khác, Tôi đã không nói về những trải nghiệm thất bại của mình. Thay vào đó, tôi lại nói nhiều về cách mình rao giảng Phúc Âm, hay đã cải đạo cho bao nhiêu người, và làm thế nào để giải quyết các vấn đề khó, để cho mọi người ảo tưởng và nghĩ tôi hiểu được lẽ thật và có thể giải quyết vấn đề của họ. Khi được đề bạt, tôi muốn có thêm nhiều người nể trọng mình và có chỗ trong lòng họ, nên luôn nói với các anh chị em mình bận như thế nào và phải chịu đựng những gì. Nhưng tôi lại không nói với họ về điểm yếu và sự bại hoại của mình để khiến họ nghĩ tôi đã thực sự mưu cầu lẽ thật, trả giá, và mang gánh nặng trong bổn phận. Chẳng phải như vậy là lừa gạt các anh chị em sao? Con rồng lớn sắc đỏ liên tục rêu rao về hình ảnh “vĩ đại, vinh quang và chính trực” của nó để người ta ngưỡng mộ, đi theo nó, nhưng nó đã bí mật làm mọi cách để che đậy những việc làm tà ác của mình hòng lừa gạt mọi người trên thế giới. Việc tôi đang làm và con rồng lớn sắc đỏ có khác gì nhau đâu? Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân tứ và tài năng rao giảng Phúc Âm, để tôi có thể làm phần việc của mình trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận của Phúc Âm và đưa thêm nhiều người đến trước Đức Chúa Trời để họ có thể được Ngài cứu rỗi. Nhưng tôi lại dùng những ân tứ và tài năng này làm vốn để phô trương và thể hiện bản thân ở khắp nơi, tận hưởng sự tôn trọng và tôn sùng của các anh chị em dành cho tôi. Tôi thật quá vô liêm sỉ! Vì tôi thường xuyên đề cao bản thân và phô trương nên họ đều ngưỡng mộ tôi và không cầu nguyện với Đức Chúa Trời cũng như không tìm kiếm lẽ thật khi gặp rắc rối, mà lại tìm tôi để thông công và xoay quanh tôi. Tôi đang chống đối Đức Chúa Trời! Khi nghĩ về chuyện này, tôi đã rất sợ. Tôi đã quỳ xuống trước Đức Chúa Trời, và khóc lóc cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã đề cao bản thân và phô trương để khiến người khác tôn sùng mình. Con đã đi trên con đường chống đối Ngài. Con muốn được ăn năn”.

Sau đó, tôi đã tự kiểm điểm. Tại sao, khi tôi biết rõ rằng sự sáng trong mối thông công của tôi chính là sự khai sáng của Đức Thánh Linh, mà tôi vẫn vô tình phô trương và thể hiện bản thân chứ? Tôi đã đọc được trong lời Đức Chúa Trời: “Một số người đặc biệt tôn sùng Phao-lô. Họ thích ra ngoài, diễn thuyết và làm việc, họ thích tham dự các buổi tụ họp và rao giảng, và họ thích được mọi người lắng nghe họ, tôn thờ họ, và xoay quanh họ. Họ thích có một vị trí trong lòng người khác, và họ đánh giá cao việc người khác coi trọng hình ảnh mà họ thể hiện. Hãy cùng phân tích bản tính của họ từ những hành vi này. Bản tính của họ là gì? Nếu họ thực sự cư xử như vậy, thì cũng đủ cho thấy họ kiêu ngạo và tự phụ. Họ không thờ phụng Đức Chúa Trời chút nào; họ mưu cầu địa vị cao hơn và mong muốn có quyền lực trên người khác, chiếm hữu họ, và có một vị trí trong lòng họ. Đây là hình ảnh điển hình của Sa-tan. Các khía cạnh nổi bật trong bản tính của họ là sự kiêu ngạo và tự phụ, không sẵn lòng thờ phụng Đức Chúa Trời, và tham muốn được người khác tôn thờ. Những hành vi như vậy có thể cho ngươi một cái nhìn rất rõ ràng về bản tính của họ(Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Một khi con người đã có bản tính và thực chất kiêu ngạo thì họ có thể thường xuyên phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, không nghe lời Ngài, có quan niệm về Ngài, làm ra những việc phản bội Ngài, còn có thể làm ra những việc tôn họ lên và làm chứng cho chính họ. Ngươi nói ngươi không kiêu ngạo, nhưng giả sử ngươi được ban cho một hội thánh và được phép lãnh đạo hội thánh đó; giả sử Ta đã không tỉa sửa ngươi và không ai trong nhà Đức Chúa Trời chỉ trích hay trợ giúp ngươi: sau khi lãnh đạo hội thánh đó một thời gian, ngươi sẽ đưa mọi người đến dưới chân ngươi và bắt họ đầu phục trước ngươi, thậm chí đến mức coi trọng và ngưỡng vọng vào ngươi. Tại sao ngươi lại làm như thế? Điều này sẽ được quyết định bởi bản tính của ngươi; đây chính là sự tỏ lộ tự nhiên. Ngươi không cần phải học điều này từ những người khác, họ cũng không cần phải dạy cho ngươi. Ngươi không cần những người khác ra lệnh hay ép buộc ngươi làm điều này mà cục diện này sẽ tự nhiên được hình thành. Mọi điều ngươi làm đều là để mọi người tán dương ngươi, khen ngợi ngươi, tôn thờ ngươi, quy phục ngươi và nghe lời ngươi trong mọi sự. Nếu cho phép ngươi làm một lãnh đạo thì ắt sẽ dẫn đến cục diện này và điều này không thể thay đổi được. Cục diện này hình thành như thế nào? Nó được quyết định bởi bản tính kiêu ngạo của con người. Biểu hiện của sự kiêu ngạo là phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Khi con người ta kiêu ngạo, tự đại và tự nên công chính thì họ sẽ có thể thiết lập một vương quốc độc lập của riêng mình và làm việc theo bất cứ cách nào họ muốn. Họ cũng đưa những người khác vào tầm thâu tóm của mình và lôi kéo những người đó vào vòng tay mình. Khi con người ta có khả năng làm những việc kiêu ngạo như thế thì chứng tỏ rằng thực chất bản tính kiêu ngạo của họ chính là Sa-tan, chính là thiên sứ trưởng. Khi sự kiêu ngạo và tự đại của họ đạt đến một mức độ nhất định thì họ không còn chỗ dành cho Đức Chúa Trời trong lòng, và gạt Đức Chúa Trời sang một bên. Sau đó, họ muốn mình trở thành Đức Chúa Trời, bắt mọi người nghe theo họ và như thế là họ trở thành thiên sứ trưởng. Nếu ngươi có bản tính Sa-tan kiêu ngạo như thế thì trong lòng ngươi sẽ không còn địa vị cho Đức Chúa Trời nữa. Ngay cả khi ngươi tin Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không còn công nhận ngươi, sẽ xem ngươi là kẻ ác và sẽ đào thải ngươi(Bản tính kiêu ngạo nằm ở gốc rễ sự chống đối Đức Chúa Trời của con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra bản tính của mình rất kiêu ngạo và tự phụ. Giống như Phao-lô, tôi thích được tôn sùng và ngưỡng mộ. Lúc đầu, tôi chỉ muốn thực hiện tốt bổn phận, nhưng tôi đã bị bản tính tự phụ và kiêu ngạo của mình kiểm soát, vì vậy, tôi vô tình phô trương và thể hiện mình. Mặc dù tôi biết lời nói của mình đều có mục đích và ý định cá nhân, nhưng tôi chưa từng kiểm soát được ham muốn và tham vọng của bản thân. Tôi luôn muốn được ngưỡng mộ và tán dương. Khi còn nhỏ, tôi được gia đình quan tâm nuông chiều, lớn lên, tôi kinh doanh và trở thành một nữ doanh nhân nổi tiếng ở địa phương. Ở nhà hay ở công sở, tôi luôn là người ra quyết định cuối cùng. Hễ đi đâu, tôi cũng nghe được lời tán dương và khen ngợi của người khác, và tôi thích cảm giác là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, được mọi người tôn trọng. Sau khi tin vào Đức Chúa Trời, tôi chưa từng hài lòng với việc trở thành người bình thường và vô danh trong hội thánh. Tôi luôn tìm cơ hội để khiến người khác ngưỡng mộ và nể trọng mình. Bản tính của Phao-lô là cực kỳ ngạo mạn, và ông luôn muốn người khác tôn sùng, nể trọng mình, vì vậy ông khoe khoang mình đã làm nhiều việc như thế nào, đi đâu cũng phải chịu khổ đau ra sao. Ông chưa từng làm chứng cho Đấng Christ trong những lá thư của mình. Thay vào đó, ông lại tự để cao mình dưới danh nghĩa ủng hộ hội thánh, và sau đó, ông đã trơ trẽn làm chứng rằng mình đã sống như Đấng Christ. Điều này khiến các tín hữu tôn sùng ông, tôn cao ông, xem ông là tiêu chuẩn, và thậm chí còn coi lời ông là lời Đức Chúa Trời – mãi cho đến tận ngày nay, 2.000 năm sau, nhiều tín hữu trong tôn giáo vẫn bám vào lời của Phao-lô và do đó, không chấp nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Phao-lô đã đưa mọi người đến trước ông. Việc này đã xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, và ông đã bị Ngài trừng phạt. Tôi cũng đã kiêu ngạo và tự phụ, sống theo những ý tưởng và quan điểm của Sa-tan như: “Người vươn đến tầm cao, nước chảy về chốn thấp”, “Nên người xuất chúng”. Tôi luôn muốn vượt trên người khác, phô trương và thể hiện tài năng của mình. Điều này khiến các anh chị em hễ cứ có chuyện là chỉ nghe lời tôi, chấp nhận bất kỳ điều gì tôi nói, nghĩ cách bù đắp phần còn thiếu khi không ghi chú đầy đủ mối thông công của tôi, thậm chí còn ghi âm lời tôi nói; họ xem lời tôi còn quan trọng hơn lời Đức Chúa Trời. Ngay cả khi đó, tôi cũng không biết tự kiểm điểm, thay vào đó còn đắm chìm trong niềm vui được ngưỡng mộ. Tôi đã quá kiêu ngạo và vô liêm sỉ! Tôi đã không biết gì về thân phận của mình. Tôi không hiểu rằng mình là một loài thọ tạo, một con người bị Sa-tan làm cho bại hoại. Tôi tự đặt mình lên đài cao một cách vô liêm sỉ. Tôi muốn trong lòng người khác có chỗ cho tôi, lắng nghe và ủng hộ tôi. Và vì tôi cứ phô trương như thế, nên trong lòng các anh chị em đã có chỗ cho tôi. Càng ngưỡng mộ tôi, họ càng xa rời Đức Chúa Trời. Tôi nhớ đến sắc lệnh quản trị đầu tiên của Thời đại Vương quốc: “Con người không nên phóng đại, hay đề cao chính mình. Họ nên thờ phượng và tôn vinh Đức Chúa Trời(Mười sắc lệnh quản trị phải được vâng phục bởi dân sự được Đức Chúa Trời chọn trong Thời đại Vương quốc, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Con người được Đức Chúa Trời tạo dựng, nên chúng ta phải thờ phượng Ngài và xem Ngài là trên hết, nhưng tôi đã làm cho mọi người ngưỡng mộ mình và xem tôi là trên hết. Chẳng phải tôi đã vi phạm sắc lệnh quản trị này sao? Lúc đó, tôi cảm thấy rất sợ. Tôi nhận ra bản chất nghiêm trọng của việc phô trương để khiến người khác tôn thờ và nghĩ tốt về mình. Nếu cứ tiếp tục như thế, chắc chắn tôi sẽ xuống địa ngục và bị trừng phạt, giống như Phao-lô! Ngày hôm nay phải chịu đựng căn bệnh này là sự sửa dạy của Đức Chúa Trời. Thông qua bệnh tật, Ngài cảnh báo rằng tôi đã đi lạc đường. Đây là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho tôi!

Sau đó, tôi đã nhớ đến đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Mặc dù Đức Chúa Trời nói Ngài là Đấng Tạo Hóa và rằng con người là loài thọ tạo của Ngài, điều nghe có vẻ hơi khác biệt về tầng lớp, nhưng hiện thực là mọi điều Đức Chúa Trời đã làm cho nhân loại đều vượt xa bản chất của mối quan hệ này. Đức Chúa Trời yêu nhân loại, chăm sóc cho nhân loại, và thể hiện sự quan tâm đối với nhân loại, cũng như liên tục và không ngừng chu cấp cho nhân loại. Ngài không bao giờ cảm thấy trong lòng rằng đây là một công việc phụ hay điều gì đó đáng được thật nhiều công trạng. Ngài cũng không cảm thấy rằng cứu rỗi nhân loại, chu cấp cho họ, và ban cho họ mọi thứ, là làm nên sự đóng góp khổng lồ cho nhân loại. Ngài đơn thuần chu cấp cho nhân loại một cách âm thầm và lặng lẽ, theo cách của riêng Ngài và thông qua thực chất của riêng Ngài, thông qua việc Ngài có gì và là gì. Cho dù nhân loại nhận được bao nhiêu sự chu cấp và giúp đỡ từ Ngài, Đức Chúa Trời cũng không bao giờ nghĩ đến hay cố gắng ghi vào công trạng. Điều này được quyết định bởi thực chất của Đức Chúa Trời, và cũng chính là sự bày tỏ thật về tâm tính Đức Chúa Trời(Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, và để cứu rỗi con người khỏi xiềng xích của Sa-tan, Ngài đã trở nên nhập thể để công tác giữa con người, chịu đựng sự vu khống và lên án của con người. Ngài đã hy sinh mọi thứ vì nhân loại, nhưng chưa từng phô trương. Kể cả khi tương tác với con người, Ngài cũng chưa từng khoe thân phận mình là Đức Chúa Trời. Ngài chỉ lặng lẽ cung cấp cho chúng ta lẽ thật và sự sống. Tôi nhận ra thực chất của Đức Chúa Trời là đẹp đẽ và tốt lành, rằng Ngài khiêm nhường và ẩn mình, không hề kiêu ngạo hay tự phụ. Trong khi đó, tôi là một con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, kẻ chẳng có lẽ thật nào cả. Ấy thế mà tôi lại vô cùng kiêu ngạo. Khi đạt được điều nhỏ nhặt nhất trong bổn phận, tôi khoe khoang, đi đâu cũng phô trương, để có thể giành được sự ngưỡng mộ và đánh giá cao của mọi người. Trong mắt Đức Chúa Trời, tôi quá vô liêm sỉ, quá kinh tởm và đê hèn. Tôi đã đến trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Ngài: “Đức Chúa Trời ơi, con không muốn phô trương nữa. Con muốn được ăn năn. Xin Ngài hãy dẫn dắt con và chỉ cho con một con đường để giải quyết tâm tính bại hoại của mình”.

Tôi đã đọc được hai đoạn lời này của Ngài: “Làm thế nào để không đề cao và làm chứng cho chính mình? Cùng một sự việc, nếu ngươi thể hiện và làm chứng cho mình thì sẽ đem lại hậu quả là khiến một số người coi trọng và sùng bái ngươi. Nhưng nếu ngươi mở lòng bộc bạch để nhận biết bản thân, thì tính chất sẽ khác, tình hình thực tế có phải như vậy hay không? Mở lòng bộc bạch và nói về việc nhận biết bản thân, đây là điều mà nhân tính bình thường nên có, là điều tích cực. Nếu thực sự nhận biết được bản thân, nói một cách chuẩn xác và chân thực về tình trạng của mình, không sai chút nào, hoàn toàn là nhận thức căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà nói ra, mọi người nghe xong thì đều được gây dựng, được ích lợi, hơn nữa còn làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời, làm vinh hiển Ngài, đây chính là làm chứng cho Đức Chúa Trời. Nếu như mượn việc mở lòng bộc bạch mà nói rất nhiều về ưu điểm của mình, về việc bản thân chịu khổ và trả giá như thế nào, đứng vững làm chứng như thế nào, thì hậu quả sẽ là khiến người ta coi trọng và sùng bái ngươi, vậy thì đây chính là đang làm chứng cho chính mình. Ngươi cần phải biết phân định sự khác biệt giữa hai điều này. Ví dụ như, nói về chuyện khi gặp phải thử luyện, mình đã yếu đuối và tiêu cực như thế nào, sau đó đã cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật, cuối cùng hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, rồi có đức tin, đứng vững làm chứng, đây chính là tôn cao và làm chứng cho Đức Chúa Trời, tuyệt đối không phải thể hiện và làm chứng cho chính mình. Cho nên, rốt cuộc có phải thể hiện và làm chứng cho chính mình hay không, chủ yếu phải xem điều họ nói có phải là trải nghiệm thực sự hay không, có thể đạt đến hiệu quả làm chứng cho Đức Chúa Trời hay không, ngoài ra còn phải xem mục đích, ý định của việc nói về lời chứng trải nghiệm, như vậy thì sẽ dễ dàng phân định. Nếu ý định khi nói lời chứng là đúng đắn, thì cho dù có người coi trọng và sùng bái ngươi, chuyện đó cũng không thành vấn đề. Còn khi ý định không đúng, cho dù không có ai coi trọng và sùng bái ngươi, đó vẫn sẽ là vấn đề, nếu có người coi trọng và sùng bái, thì càng là vấn đề. Cho nên, để xác định có phải là đề cao và làm chứng cho bản thân hay không, thì không thể chỉ nhìn từ hậu quả để phân định, mà chủ yếu là nhìn vào ý định, căn cứ vào ý định để phân định thì mới chuẩn xác, nếu như chỉ căn cứ vào hậu quả để phân định thì dễ đổ oan cho người tốt. Có những người chia sẻ lời chứng vô cùng chân thực, được một vài người coi trọng và sùng bái, ngươi có thể nói rằng họ làm như vậy là đang làm chứng cho chính mình không? Không thể nói như vậy, không có vấn đề gì với người chia sẻ lời chứng. Lời chứng họ chia sẻ, bổn phận họ thực hiện là có ích lợi cho người khác, chỉ có người ngu muội, vô tri và lĩnh hội một cách lệch lạc mới sùng bái con người. Khi phân định người nào đó có phải là đề cao và làm chứng cho chính mình hay không, thì mấu chốt là phải xem ý định bên trong người chia sẻ lời chứng là gì. Nếu có ý định để cho mọi người nhìn thấy sự bộc lộ bại hoại của mình, nhìn thấy mình chuyển biến như thế nào, từ đó mà có được lợi ích, thì lời ngươi nói ra là thành khẩn, chân thực, phù hợp với sự thật. Ý định như vậy là đúng đắn, không phải là thể hiện và làm chứng cho chính mình. Nếu ý định là để cho mọi người nhìn thấy ngươi có trải nghiệm thực sự, thấy ngươi có biến đổi và có thực tế lẽ thật, rồi có thể coi trọng và sùng bái ngươi, vậy thì ý định này là sai trái, chính là đang thể hiện và làm chứng cho chính mình. Nếu lời chứng trải nghiệm ngươi chia sẻ là giả, là thêm mắm dặm muối, muốn che mắt người khác, không để người khác nhìn thấy tình trạng thực sự của ngươi, không để cho ý định, sự bại hoại hoặc sự yếu đuối, tiêu cực của ngươi bị bại lộ trước mặt người khác, thì những lời nói đó chính là đang lừa gạt, mê hoặc con người, là lời chứng giả mạo, là lừa gạt Đức Chúa Trời và làm ô danh Ngài, là điều mà Đức Chúa Trời thù ghét nhất. Những loại tình trạng này đều có khác biệt rõ ràng, đều là căn cứ vào ý định để phân định(Mục 4. Họ đề cao và làm chứng cho bản thân, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Khi làm chứng cho Đức Chúa Trời, các ngươi nên chủ yếu nói về cách Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt mọi người, những thử luyện nào Ngài sử dụng để tinh luyện mọi người và thay đổi tâm tính của họ. Các ngươi cũng nên nói về việc sự bại hoại đã được bộc lộ bao nhiêu trong trải nghiệm của các ngươi, các ngươi đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ, ngươi đã làm bao nhiêu điều chống đối Đức Chúa Trời và các ngươi cuối cùng đã được Đức Chúa Trời chinh phục như thế nào. Hãy nói về hiểu biết thực sự về công việc của Đức Chúa Trời mà các ngươi có được là bao nhiêu, và các ngươi nên làm chứng cho Đức Chúa Trời và đền đáp tình yêu của Ngài như thế nào. Các ngươi nên đưa thực chất vào loại ngôn ngữ này, trong khi diễn đạt nó một cách đơn giản. Đừng nói về những lý thuyết trống rỗng. Hãy nói thực tế hơn; nói từ tấm lòng. Đây là cách ngươi nên trải nghiệm. Đừng trang bị cho mình những lý thuyết trống rỗng có vẻ sâu sắc cố để phô trương; làm như vậy khiến ngươi trông rất kiêu ngạo và không có lý trí. Ngươi nên nói nhiều hơn về những điều có thật từ trải nghiệm thực tế của ngươi và nói nhiều hơn từ trái tim; điều này có lợi nhất cho người khác, và phù hợp nhất để họ thấy(Chỉ có mưu cầu lẽ thật mới đạt được sự thay đổi trong tâm tính, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng nếu muốn thôi đề cao và làm chứng cho bản thân, tôi cần thường xuyên sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, có một tấm lòng ngoan đạo kính sợ Đức Chúa Trời, mở lòng trước mặt các anh chị em, có ý thức tiết lộ và mổ xẻ sự bại hoại của bản thân tôi, nói về những trải nghiệm thực tế của mình. Khi muốn đề cao và làm chứng cho bản thân mình, tôi sẽ phải từ bỏ bản thân và sửa lại ý định cho đúng. Tôi sẽ phải vạch trần, mổ xẻ sự bại hoại và dấy loạn của mình thường xuyên hơn, thông công hiểu biết của mình về Đức Chúa Trời sau khi trải nghiệm sự phán xét, hình phạt, thử luyện và tinh luyện của Ngài, cũng như về hiểu biết của tôi đối với tâm tính bại hoại và thực chất bại hoại của chính mình. Tôi nên nói chân thành hơn để các anh chị em có thể thấy được mặt thật của tôi. Khi đã có con đường thực hành, trong các buổi nhóm họp với các anh chị em, tôi đã bộc bạch toàn bộ sự bại hoại đã tỏ lộ ra của mình cũng như hiểu biết của mình về bản thân trong khoảng thời gian này, và bảo với họ rằng chút sự sáng trong mối thông công của tôi hoàn toàn là nhờ sự khai sáng của Đức Thánh Linh, chứ không phải vóc giạc thật của tôi. Không có sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, tôi chẳng làm được gì cả. Các anh chị em cũng nhận ra rằng mình đã sai khi tôn sùng và ngưỡng vọng tôi, và nói sau này họ sẽ không nể trọng ai nữa. Họ nói sẽ cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm nguyên tắc lẽ thật khi gặp rắc rối, để có được sự khai sáng của Đức Thánh Linh. Sau đó, khi tôi tham gia họp và gặp phải những vấn đề mà mình không hiểu, tôi có thể gạt đi cái tôi và cởi mở tìm cách thông công với các anh chị em. Mọi người thông công về những điều họ hiểu được, trong đó có những điều tôi chưa hiểu, điều này rất hữu ích cho tôi. Các anh chị em không còn tôn sùng tôi như trước nữa, và khi phát hiện tôi có vấn đề, họ có thể trực tiếp chỉ ra cho tôi. Khi lại có khao khát đề cao bản thân và phô trương, tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, chấp nhận sự giám sát của Ngài, đồng thời cởi mở với các anh chị em, để họ biết sự bại hoại và những thiếu sót của tôi, và chấp nhận sự giám sát của họ. Tôi cảm thấy an tâm và thoải mái khi thực hành theo cách này, và tôi cũng đã nếm được vị ngọt của việc thực hành lẽ thật. Khi nhận ra bản tính kiêu ngạo của mình và con đường sai lầm mình đã đi và khi tôi đã ăn năn với Đức Chúa Trời, bệnh vảy nến của tôi dần biến mất, và tôi cũng dần khỏi bệnh.

Sau khi trải nghiệm sự sửa dạy và sửa phạt của Đức Chúa Trời, tôi đã thấy được tâm tính công chính của Đức Chúa Trời quá sống động và rất thật, và thấy được tình yêu thương thật sự của Đức Chúa Trời. Mọi điều Đức Chúa Trời làm là để cứu tôi thoát khỏi sự trói buộc của tâm tính Sa-tan bại hoại của mình. Chính sự sửa dạy và sửa phạt của Đức Chúa Trời đã ngăn tôi hành ác và kéo tôi lại từ bờ vực nguy hiểm. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 30. Khi buông bỏ địa vị, tôi được giải phóng

Tiếp theo: 32. Sự lựa chọn của một linh mục Công giáo

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger