52. Từ bỏ thói độc đoán

Bởi Kylie, Pháp

Năm 2020, tôi được phân công chăm tưới các tín hữu mới. Ban đầu, tôi một mình phụ trách hai hội thánh. Về sau, vì lý do gì đó, lãnh đạo chỉ định chị Lillian đồng lãnh đạo một trong số các hội thánh đó cùng tôi. Khi thấy sự phân công này, tôi có hơi buồn, nghĩ rằng: “Mình từng một mình phụ trách hai hội thánh, giờ chỉ có một hội thánh, vậy mà họ lại thêm cộng sự cho mình. Có cần thiết phải vậy không? Nếu có thành tựu gì, thì chắc chắn sẽ được tính là do cả hai người đạt được, và như vậy mình sẽ không được nổi bật và chẳng ai ngưỡng mộ mình. Nếu mình một mình quán xuyến, các anh chị em sẽ thấy được mình có năng lực vì đã một mình đảm đương nhiều việc như vậy. Họ chắc chắn sẽ xem mình có năng lực trong công tác đó và là trụ cột không thể thay thế của bổn phận đó. Như thế thật đáng ngưỡng mộ. Hơn nữa, nếu như có cộng sự, mình sẽ không được có tiếng nói quyết định, vậy chẳng phải mình chỉ có một nửa quyền lực thôi sao? Mình phải hỏi ý kiến cộng sự về mọi việc, và như thế sẽ trông rất kém cỏi”. Suy nghĩ như vậy khiến tôi rất miễn cưỡng với sự sắp xếp đó và tự hỏi liệu lãnh đạo có sai lầm không, hay là chị ấy coi thường tôi. Tôi biết mọi hội thánh khác đều có hai người phụ trách, nhưng tôi cảm thấy mình đặc biệt có năng lực, nên tôi đáng lẽ phải được đối xử khác với những người khác. Thời gian đầu, về căn bản là tôi thật sự đã phớt lờ chị Lillian, còn không nói cho chị ấy biết về nhiều việc mình làm.

Có lần có hai nhóm không đủ số lượng thành viên, nên phải gộp lại với nhau. Tôi cho rằng việc đơn giản như thế thì tôi có thể một mình xử lý được. Trước đây, tôi đã một mình lo liệu những việc đó rồi, nên giờ không cần phải bàn bạc với chị Lillian làm gì, tôi cứ thế gộp hai nhóm đó lại. Khi chị Lillian hỏi về chuyện đó, tôi tự tin bảo với chị ấy là có tôi lo rồi. Một lần khác, lãnh đạo muốn bọn tôi tìm xem người mới nào có thể bồi dưỡng được để chia sẻ Phúc Âm, nên tôi đã trực tiếp lập ra một nhóm những ứng viên tốt. Khi họ đang học những nguyên tắc chia sẻ Phúc Âm, tôi để ý thấy một người có vẻ bận làm việc riêng. Không thèm hỏi ý kiến ai, tôi cứ thể đuổi anh ấy ra khỏi nhóm đó và không để anh ấy tham gia rao giảng Phúc Âm. Khi người anh em phụ trách công tác Phúc Âm phát hiện ra, anh ấy đã xử lý tôi, nói rằng tôi chuyên quyền và độc đoán, tự quyết định mà không bàn bạc với cộng sự. Lúc đó tôi chỉ nói là anh ấy nói đúng, nhưng trong lòng tôi không hề tin rằng sự bại hoại của mình nghiêm trọng tới mức đó.

Sau khi những việc như thế xảy ra nhiều lần, một hôm nọ, chị Lillian tìm gặp tôi và nói: “Chị em mình là cộng sự mà. Kể cả khi chị có thể tự làm nhiều việc, chị cũng nên trao đổi với em để em cũng biết công tác của chúng ta tiến triển thế nào. Hễ có chuyện gì trong công tác, chị Reese luôn cố gắng để bàn bạc mọi việc với cộng sự của mình. Chuyện gì họ cũng trao đổi với nhau”. Tôi nghĩ: “Nếu tôi nói cho chị, rồi chị cũng làm theo lời khuyên của tôi, mình có thực sự cần phải làm cái việc hình thức đó không? Chị Reese luôn hỏi người ta vì chị ấy không biết phải làm như thế nào. Sao tôi phải hỏi khi tôi có thể tự xoay sở tốt? Có thêm cộng sự chỉ tổ rắc rối, chuyện gì cũng phải bàn với chị. Cứ như tôi là cấp dưới báo cáo cho cấp trên vậy, khiến tôi trông thật kém cỏi”. Về sau, chị ấy còn nhắc chuyện này với tôi thêm mấy lần nữa, nhưng tôi vẫn cứ chứng nào tật nấy không thay đổi. Đôi lúc chị ấy hỏi tôi về những việc cụ thể trong bổn phận, nhưng tôi chẳng thèm đếm xỉa chị ấy, nghĩ rằng chị ấy hỏi về những việc mà tôi với chị đã vừa bàn bạc rồi. Trong khi bàn bạc công tác, đôi khi tôi cứ nghe thấy chị Lillian thở dài hoài, và tự hỏi có phải chị ấy cảm thấy bị tôi kìm hãm không. Tôi cảm thấy phần nào hối hận. Nhưng rồi tôi nghĩ mình đã làm gì chị ấy đâu, nên tôi cũng không để tâm đến mấy. Một hôm nọ, chị ấy hỏi xem một mình tôi có thể quản lý hội thánh này không? Lúc đó, tôi không hiểu tại sao chị ấy lại hỏi một câu như thế và thắc mắc có phải chị ấy sắp bị chuyển đi không. Tôi nghĩ thế thì hay quá, tôi sẽ khỏi phải phải báo cáo mọi việc với chị ấy, và có thể một mình đảm trách hết. Nghĩ vậy nên tôi chỉ trả lời đơn giản rằng: “Tôi làm được”. Nghe vậy, chị Lillian không nói lời nào. Sau này tôi mới biết chị ấy thực sự cảm thấy bị tôi kìm hãm, như thể chị ấy không thể làm gì cả, và chị ấy thậm chí còn muốn từ chức. Lúc đó, tôi thừa nhận rằng tôi đã không có thái độ tốt với chị ấy, nhưng tôi chẳng kiểm điểm bản thân.

Lãnh đạo cho chị Lillian dồn một số nỗ lực vào một dự án khác nên tôi phụ trách nhiều công tác hội thánh hơn. Tôi mừng thầm, nghĩ rằng bây giờ tôi có thể phô trương năng lực và có toàn quyền quyết định. Nhưng mọi chuyện hóa ra không như thế. Bổn phận của tôi rõ ràng trở nên khó khăn hơn nhiều, và khi các anh chị em gặp vấn đề trong bổn phận, tôi không hiểu được thực chất của nó, nên không thể giải quyết tận gốc. Sau một thời gian, ngày càng nhiều người mới không đến hội họp thường xuyên, lãnh đạo đã bảo tôi rằng công tác của tôi kém hiệu quả nhất. Chị Lillian cũng đã nhiều lần chỉ ra vấn đề của tôi, nói rằng tôi là kiểu người tự quyết, không hề thảo luận với người khác, và tôi đã không tìm kiếm lẽ thật trong mọi việc. Lúc đó tôi đã rất ngoan cố, không chịu tiếp thu hay kiểm điểm bản thân. Sau đó tình trạng của tôi ngày càng tệ hơn, đầu óc tôi lúc nào cũng rối bời. Một hôm, lãnh đạo nói muốn nói chuyện với tôi, và bố trí gặp tôi đồng thời với một chị khác. Tôi nghe nói cách cư xử của chị đó rất kém, nên tôi suy luận rằng điều đó có nghĩa là lãnh đạo tin rằng tôi cũng giống như chị kia. Nghĩ thế khiến tôi thấy hơi lo sợ. Vấn đề của tôi thật sự nghiêm trọng thế sao? Tôi sẽ bị sa thải sao? Lúc trước, khi tôi quản lý hai hội thánh, mọi việc đều êm xuôi trôi chảy, giờ thì tôi chỉ phụ trách một hội thánh, thực hiện công tác mà tôi đã quen thuộc, đã từng làm, tại sao tôi lại làm không tốt? Chắc hẳn tôi có gì đó không ổn rồi. Tôi đã đến cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi để kiểm điểm và hiểu vấn đề của mình.

Rồi một hôm, tôi đọc được đoạn này trong lời của Đức Chúa Trời: “Khi hai người phụ trách một việc gì đó, và một trong số họ có bản chất của kẻ địch lại Đấng Christ, thì điều gì được thể hiện ở người này? Cho dù đó là gì, họ và chỉ mình họ là người khởi sự, người đặt câu hỏi, người sắp xếp mọi thứ, và người đưa ra giải pháp. Và hầu hết thời gian, họ hoàn toàn không để cộng sự của họ biết rõ điều gì cả. Cộng sự của họ là gì trong mắt họ? Không phải là người thay quyền họ, mà đơn thuần là người hiện diện cho có. Trong mắt kẻ địch lại Đấng Christ, các cộng sự đơn thuần không tồn tại. Bất cứ khi nào có vấn đề thì kẻ địch lại Đấng Christ đều nghĩ về vấn đề đó, và một khi đã quyết định hướng hành động, họ thông báo cho mọi người khác rằng đây là cách thực hiện sự việc, và không ai được phép đặt câu hỏi. Bản chất của sự hợp tác của họ với những người khác là gì? Về cơ bản, đó là để có tiếng nói quyết định sau cùng, không bao giờ thảo luận vấn đề với bất kỳ ai khác, đơn phương phụ trách công việc, và biến cộng sự của họ thành bù nhìn. Họ luôn hành động một mình và không bao giờ hợp tác với bất kỳ ai. Họ không bao giờ thảo luận hoặc trao đổi về công việc của mình với bất kỳ ai khác, họ thường đưa ra quyết định một mình và xử lý các vấn đề một mình, và trong nhiều việc, những người khác chỉ phát hiện ra mọi thứ đã được hoàn thành hay xử lý như thế nào sau khi chuyện đã xong. Những người khác nói với họ: ‘Tất cả các vấn đề phải được thảo luận với chúng tôi. Anh đã xử lý người đó khi nào? Anh đã xử lý anh ta như thế nào? Làm thế nào mà chúng tôi lại không biết về việc đó?’. Họ không đưa ra lời giải thích cũng như không chú ý gì; đối với họ, các cộng sự của họ không hề có công dụng gì, và chỉ là vật trang trí hay bù nhìn. Khi điều gì đó xảy ra, họ sẽ suy nghĩ kỹ, tự quyết định, muốn làm thế nào thì làm thế đó. Bất kể có bao nhiêu người xung quanh họ thì những người này cũng như thể không có ở đó. Đối với kẻ địch lại Đấng Christ, họ cũng có thể là hư không. Vì vậy, họ có mặt thực tế nào khi cộng tác với những người khác không? Không hề, họ chỉ đang làm lấy lệ và đang đóng kịch. Những người khác nói với họ: ‘Tại sao anh không thông công với mọi người khác khi anh gặp vấn đề?’. Họ trả lời: ‘Họ thì biết gì? Tôi là trưởng nhóm, quyết định là do tôi’. Những người khác nói: ‘Và tại sao anh không thông công với cộng sự của mình?’. Họ trả lời: ‘Tôi đã nói với anh ấy, anh ấy không có ý kiến gì’. Họ dùng việc người khác không có chủ kiến hoặc không thể tự suy nghĩ như những cái cớ để che giấu thực tế rằng chính họ đang hành động tùy tiện. Và sau đó cũng không kiểm điểm nội tâm gì, dạng người này càng không c tiếp nhận lẽ thật là bất khả thi. Đây là một vấn đề với bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Lời Đức Chúa Trời mô tả chính xác tình trạng của tôi. Từng câu chữ đều cảm thấy như Đức Chúa Trời đang trực tiếp phơi bày tôi. Cuối cùng tôi đã thấy ra mình luôn muốn có tiếng nói quyết định trong mọi việc, coi chị Lillian như thể không tồn tại, không tham vấn với chị ấy, viện cớ là tôi có thể làm được, tôi độc đoán và đi theo con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ. Nghĩ lại mới thấy, bao lâu nay, tôi đã thực hiện bổn phận theo cách như thế. Khi hợp nhất hai nhóm đó với nhau, tôi đã làm mà không bàn bạc với chị Lillian, thậm chí cũng không hề thông báo gì cho chị ấy. Khi thấy một người mới lo làm việc riêng, tôi đã không bàn bạc với chị Lillian về cách xử lý tốt nhất, mà cứ thế đuổi anh ấy ra khỏi nhóm và tước bổn phận của anh ấy. Khi chị Lillian hỏi về tiến độ của một số dự án và tình hình của tín hữu mới, tôi không kiên nhẫn trả lời mà lại bực bội, nghĩ nó giống như báo cáo với cấp trên, như thể tôi là cấp dưới của chị ấy, nên tôi đã làm ngơ với chị ấy. Tôi luôn muốn có tiếng nói quyết định, tôi muốn có thẩm quyền. Tôi đã chuyên quyền và độc đoán trong bổn phận, không muốn cộng tác với ai, và tôi đã kìm hãm chị Lillian. Như thế mà là thực hiện bổn phận sao? Đó là quấy phá công tác của hội thánh và hành xử như tay sai của Sa-tan!

Sau đó, tôi đã đọc được một đoạn khác trong lời của Đức Chúa Trời: “Mặc dù các lãnh đạo và chấp sự có các cộng sự, và mọi người thực hiện bất kỳ bổn phận nào cũng đều có một cộng sự, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ tin rằng họ có tố chất tốt và giỏi hơn những người bình thường, vì vậy những người bình thường không xứng đáng là cộng sự của họ, và tất cả đều thua kém họ. Đây là lý do tại sao những kẻ địch lại Đấng Christ thích là người ra quyết định và không thích thảo luận mọi sự với bất kỳ ai khác. Họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ khiến họ trông bất tài và kém cỏi. Đây là loại quan điểm gì? Đây là loại tâm tính gì vậy? Đây có phải là một tâm tính kiêu ngạo? Họ nghĩ rằng hợp tác và thảo luận các sự việc với những người khác, hỏi han và tìm kiếm nơi những người khác, là không có phẩm cách và làm mất giá trị, là sự sỉ nhục lòng tự tôn của họ. Và vì vậy, để bảo vệ lòng tự tôn của mình, họ không cho phép có sự minh bạch trong bất cứ điều gì họ làm, cũng như không nói cho người khác biết về điều đó, càng không thảo luận với người khác. Họ nghĩ rằng thảo luận với người khác là thể hiện bản thân mình kém cỏi; rằng luôn xin ý kiến của người khác có nghĩa là họ ngu ngốc và không có khả năng tự mình suy nghĩ; rằng làm việc với những người khác để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề nào đó là điều làm cho họ có vẻ vô dụng. Chẳng phải đây là tâm lý kiêu ngạo và ngớ ngẩn của họ sao? Chẳng phải đây là tâm tính bại hoại của họ sao? Sự kiêu ngạo và tự nên công chính trong họ quá rõ ràng; họ đã mất toàn bộ lý trí bình thường của con người, và đầu óc họ không ổn lắm. Họ luôn nghĩ mình có khả năng, có thể tự mình hoàn thành công việc, và không cần phối hợp với người khác. Vì họ có những tâm tính bại hoại như vậy nên họ không thể đạt được sự hợp tác hài hòa. Họ tin rằng làm việc với người khác là làm giảm bớt và phân tán quyền lực của họ, rằng khi chia sẻ công việc với người khác, quyền lực của chính họ bị giảm đi và họ không thể tự mình quyết định mọi thứ, nghĩa là họ thiếu thực lực và điều này là một tổn thất to lớn đối với họ. Và vì vậy, bất kể điều gì xảy ra với họ, nếu họ tin rằng họ hiểu và biết cách thích hợp để xử lý, họ sẽ không thảo luận với bất kỳ ai khác, và họ sẽ ra quyết sách. Họ sẽ thà mắc sai lầm còn hơn là để người khác biết, họ sẽ thà làm sai còn hơn là chia sẻ quyền lực với người khác, và họ thà bị sa thải còn hơn là để người khác can thiệp vào công việc của họ. Đây là một kẻ địch lại Đấng Christ. Họ thà làm tổn hại đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, thà đánh cược lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, còn hơn chia sẻ quyền lực của mình với bất kỳ ai khác. Họ nghĩ rằng khi đang thực hiện một mảng công việc nào đó hoặc đang xử lý vấn đề nào đó, thì đó không phải là đang thực hiện bổn phận, mà là cơ hội để thể hiện bản thân và nổi bật hơn người khác, là cơ hội để thực thi quyền lực của mình. Vì vậy, dù ngoài miệng họ nói sẽ phối hợp hài hòa với người khác và khi gặp chuyện thì sẽ thương lượng cùng nhau, nhưng thực ra trong sâu thẳm nội tâm, họ không muốn từ bỏ quyền lực và địa vị này. Họ nghĩ rằng miễn sao họ hiểu một số học thuyết và có khả năng tự làm thì họ không cần phối hợp với bất cứ ai khác; họ nghĩ nên một mình thực hiện và hoàn thành công việc và rằng chỉ điều này mới khiến họ có năng lực. Quan điểm này có đúng không? Họ không biết rằng nếu họ vi phạm các nguyên tắc, thì họ không làm bổn phận của mình, vì vậy họ không thể hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời, và chỉ đơn thuần đem sức lực phục vụ. Thay vì tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật khi thực hiện bổn phận, họ thực thi quyền lực theo suy nghĩ và ý định của mình, khoe khoang, và phô trương bản thân. Bất kể cộng sự của họ là ai hay họ làm việc gì, họ cũng không bao giờ muốn thảo luận về mọi sự, họ luôn muốn tự mình hành động, và họ luôn muốn có tiếng nói quyết định sau cùng. Rõ ràng là họ đang đùa bỡn với quyền lực và sử dụng quyền lực để làm mọi việc. Những kẻ địch lại Đấng Christ đều yêu thích quyền lực, và khi có địa vị, họ muốn có nhiều quyền lực hơn. Chỉ cần có quyền lực trong tay, những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ có thể dùng địa vị để khoe khoang và phô trương bản thân, khiến mọi người xem trọng mình, đạt được mục đích nên người xuất chúng. Vì vậy, những kẻ địch lại Đấng Christ bám trụ lấy quyền lực và địa vị, và sẽ mãi mãi không bao giờ từ bỏ nó(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Khi đọc đoạn này, tôi đã kiểm điểm lại lý do tại sao mình quá độc đoán và không sẵn lòng cộng tác với người khác, lý do là vì tôi lo nếu có nhiều người tham gia vào công tác của hội thánh, thì quyền lực của tôi sẽ bị phân chia và tôi sẽ không còn là người duy nhất đảm trách, đưa ra quyết định, hoặc được người khác ngưỡng mộ. Vì trước đây từng phụ trách công tác của hội thánh, tôi tưởng mình đã có kinh nghiệm, giỏi giang, và đủ năng lực. Tôi lợi dụng chuyện này và trở nên kiêu ngạo, nghĩ mình là người đặc biệt và phải trỗi vượt hơn người khác. Chị Lillian muốn tôi thảo luận với chị ấy trước khi làm việc gì đó, nhưng tôi lại thấy làm thế sẽ khiến tôi trông kém cỏi, nên tôi cứ một mình làm mọi việc. Thỉnh thoảng tôi đã tự hỏi có nên thảo luận với chị ấy không, nhưng để phô trương và được người khác ngưỡng mộ, tôi lại viện cớ, nghĩ rằng chị ấy sẽ chẳng có ý kiến nào để chia sẻ và dù có thảo luận thì thế nào chị ấy cũng sẽ đồng ý với tôi thôi. Tôi đã dùng nó làm cớ để không cộng tác với chị Lillian. Hội thánh đã sắp xếp cho tôi và chị Lillian thực hiện công tác của hội thánh cùng nhau. Chị ấy có quyền tham gia vào mọi dự án, biết về các chi tiết và tiến độ của dự án, nhưng tôi lại gạt chị ấy sang một bên để tự mình làm hết, tước đi quyền được biết và lên tiếng của chị ấy, biến chị ấy thành bù nhìn. Tôi nắm hết mọi công tác trong tay mà không cho chị ấy tham gia việc gì. Chẳng phải bản chất việc tôi làm giống hệt như một kẻ địch lại Đấng Christ lập đế chế riêng sao? Tôi nghĩ tới sự độc tài của con rồng lớn sắc đỏ, và sự kiểm soát tuyệt đối của nó, mọi người phải nghe theo nó không được thắc mắc gì. Về phần tôi, tôi đã muốn đảm trách trong mọi việc mình làm, chuyên quyền và không sẵn lòng bàn bạc với ai. Tôi độc đoán trong hội thánh và đã nắm quyền quyết định. Tôi có khác gì con rồng lớn sắc đỏ cơ chứ? Càng nghĩ về những chuyện đó, tôi càng nhận ra vấn đề từ chối hợp tác với người khác của mình nghiêm trọng thế nào, và tôi thấy khá sợ hãi. Đấng Christ và lẽ thật ngự trị trong hội thánh. Bất kể chuyện gì xảy ra, chúng ta phải tìm kiếm lẽ thật và làm việc theo nguyên tắc. Nhưng tôi đã luôn muốn có tiếng nói quyết định trong hội thánh mà tôi phụ trách. Chẳng phải tôi chỉ muốn làm vua một cõi sao? Tôi đã không nghĩ cách để thực hành lẽ thật và bảo vệ lợi ích của hội thánh, mà chỉ nghĩ xem ham muốn cá nhân có được thỏa mãn hay không. Rốt cuộc công tác của hội thánh đã trở nên rối ren cũng bởi tôi và tôi chỉ là kẻ quấy phá và cản trở mà thôi. Chính nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà tôi mới có thể thực hiện bổn phận đó. Ý muốn của Đức Chúa Trời là tôi thực sự mưu cầu lẽ thật, cộng tác tốt với các anh chị em và chăm tưới các tín hữu mới cho tốt đẹp để họ mau chóng đặt chân lên con đường thật. Nhưng tôi lại coi đó như cơ hội để phô trương, thể hiện quyền hành, và khiến người khác phải coi trọng mình. Tôi luôn hống hách, khoe khoang năng lực. Việc này không chỉ cản trở công tác của hội thánh, mà còn làm hại các anh chị em và khiến sự sống của tôi bị tổn hại.

Tôi đã xem được một đoạn phim đọc lời của Đức Chúa Trời khiến quan điểm sai lầm của tôi thay đổi hoàn toàn. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Hợp tác hài hòa liên quan đến nhiều điều. Chí ít, một trong nhiều điều này là phải để cho người khác nói và đưa ra những đề xuất khác nhau. Nếu ngươi thực sự có lý, cho dù ngươi làm công việc gì, trước tiên ngươi phải học cách tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, và ngươi cũng nên chủ động tìm kiếm ý kiến của người khác. Miễn là ngươi xem xét mọi đề xuất một cách nghiêm túc, và sau đó đồng tâm hợp ý giải quyết vấn đề, thì về cơ bản ngươi sẽ đạt được sự hợp tác hài hòa. Bằng cách này, ngươi sẽ gặp ít khó khăn hơn nhiều trong bổn phận của mình. Bất kể vấn đề gì xảy ra, ngươi cũng sẽ dễ dàng giải quyết và xử lý chúng. Đây là hiệu quả của sự hợp tác hài hòa. Đôi khi có những tranh cãi về những chuyện vặt vãnh, nhưng miễn sao những điều này không ảnh hưởng đến công việc thì chúng sẽ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, về những vấn đề chính và những vấn đề lớn liên quan đến công tác của hội thánh, ngươi phải đạt được sự đồng thuận và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Là một lãnh đạo hay chấp sự, nếu ngươi luôn nghĩ mình hơn người khác, xem việc làm bổn phận của mình như một chức quan để hưởng thụ, luôn tham hưởng lợi ích của địa vị, luôn lập ra những kế hoạch của riêng mình, luôn quan tâm và vui thích danh lợi và địa vị của riêng mình, luôn hoạt động theo ý mình, và luôn tìm cách đạt được địa vị cao hơn, quản lý và kiểm soát nhiều người hơn, và mở rộng phạm vi quyền lực của mình, thì đây là điều rắc rối. Rất nguy hiểm khi coi một bổn phận quan trọng như một cơ hội để tận hưởng vị trí của ngươi như thể ngươi là một quan chức chính phủ. Nếu ngươi luôn hành động như vậy, không muốn phối hợp với người khác, không muốn bớt đi quyền lực của mình và chia sẻ nó với bất kỳ ai khác, không muốn bất kỳ ai khác chiếm thế thượng phong, chiếm mất sự nổi trội của ngươi, nếu ngươi chỉ muốn tận hưởng quyền lực riêng mình, thì ngươi là một kẻ địch lại Đấng Christ. Nhưng nếu ngươi thường xuyên tìm kiếm lẽ thật, thực hành chống lại xác thịt, chống lại những ý định và ý nghĩ của riêng mình, và có thể chủ động phối hợp với những người khác, mở lòng để tham vấn và tìm kiếm với những người khác, chú ý lắng nghe ý kiến và đề xuất của người khác, tiếp nhận lời khuyên đúng đắn và phù hợp với lẽ thật, bất kể nó đến từ ai, thì ngươi đang thực hành theo cách khôn ngoan và đúng đắn, và ngươi có thể tránh đi sai đường, đó là sự bảo vệ cho ngươi. Ngươi phải buông bỏ các chức danh lãnh đạo, buông bỏ bầu không khí bẩn thỉu của địa vị, coi mình như một người bình thường, đứng ngang hàng với những người khác, và có thái độ có trách nhiệm với bổn phận của mình. Nếu ngươi luôn coi bổn phận của mình như một chức quan và địa vị, hay như một loại vòng nguyệt quế, và tưởng tượng rằng những người khác ở đó để làm việc và phục vụ cho vị trí của ngươi, thì điều này thật rắc rối, và Đức Chúa Trời sẽ ghê tởm và buồn nôn đối với ngươi. Nếu ngươi tin rằng ngươi bình đẳng với những người khác, ngươi chỉ có thêm một chút sự ủy thác và trách nhiệm từ Đức Chúa Trời, nếu ngươi có thể học cách đặt mình ngang hàng với họ, và thậm chí có thể hạ mình hỏi người khác nghĩ gì, và nếu ngươi có thể sốt sắng, chăm chú, và chú ý lắng nghe những gì họ nói, thì ngươi sẽ phối hợp hài hòa với những người khác. Sự hợp tác hài hòa này sẽ đạt được hiệu quả gì? Hiệu quả rất lớn. Ngươi sẽ đạt được những thứ ngươi chưa từng có trước đây, đó là sự sáng của lẽ thật và những thực tế của sự sống; ngươi sẽ khám phá ra đức hạnh của người khác và học hỏi từ những điểm mạnh của họ. Còn một điều khác nữa: ngươi cho rằng người khác là ngu ngốc, thiếu hiểu biết, khờ khạo, kém cỏi hơn ngươi, nhưng khi ngươi lắng nghe ý kiến của họ, hoặc khi người khác cởi mở với ngươi, ngươi sẽ vô tình phát hiện ra rằng không ai là quá tầm thường như ngươi nghĩ, rằng mọi người đều có thể đưa ra những suy nghĩ và ý tưởng khác nhau, và rằng mọi người đều có giá trị của mình. Nếu ngươi học cách phối hợp hài hòa, thì ngoài việc đơn thuần giúp ngươi học hỏi từ những điểm mạnh của người khác, nó còn có thể phơi bày sự kiêu ngạo và tự nên công chính của ngươi, và ngăn ngươi tưởng rằng mình thông minh. Khi ngươi không còn xem mình thông minh hơn và giỏi hơn bất kỳ ai khác, ngươi sẽ thôi không còn sống trong trạng thái tự yêu mình, tự ngưỡng mộ mình. Và điều đó sẽ bảo vệ ngươi, chẳng phải sao? Đó là bài học mà ngươi nên học và là lợi ích ngươi nên đạt được khi phối hợp với những người khác(Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Khi xem đoạn phim này, tôi nhận ra lý do tôi không muốn hợp tác với chị Lillian và sợ phân chia quyền lực là vì tôi không coi bổn phận Đức Chúa Trời giao là trách nhiệm của mình. Thay vào đó, tôi xem nó như chức vụ chính thức, như thể đó là địa vị và vinh quang của tôi. Tôi không chịu hợp tác với người khác và luôn tỏ ra mình cao vượt hơn người, muốn mình thật nổi bật. Đó là con đường sai trật. Thật sự là, quãng thời gian đó đã phơi bày ra rằng hiểu biết về lẽ thật và cách tiếp cận vấn đề của tôi quá nông cạn. Tôi cũng chẳng xem xét công việc một cách toàn diện, và hầu như không thực hiện công tác thực tế gì. Giúp đỡ các anh chị em về vấn đề của họ trong lối vào sự sống là một việc khó khăn, và có rất nhiều công tác tôi không thể tự mình làm được. Tôi cần có người khác để làm việc cùng, bàn bạc và phản hồi với tôi, để chị học hỏi điểm mạnh của họ hầu bổ sung cho điểm yếu của mình. Tôi nghĩ về Đức Chúa Trời nhập thể đang bày tỏ rất nhiều lẽ thật để cứu rỗi nhân loại, nhưng Ngài không hề thể hiện chút kiêu ngạo nào. Ngài lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhiều việc và không bao giờ phô trương. Ngài luôn âm thầm bày tỏ lẽ thật để chăm tưới và bồi dưỡng nhân loại. Thực chất của Đức Chúa Trời quá đỗi tốt đẹp và đáng mến. Nhưng tôi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại, đầy tâm tính Sa-tan, và không hiểu lẽ thật. Có nhiều việc tôi không hiểu được. Thế mà tôi vẫn vô cùng cao ngạo, nghĩ rằng mình đặc biệt, nghĩ tôi có thể tự mình gánh vác nhiều công tác mà không cần cộng sự, không cần tham vấn ý kiến ai cả. Tôi quá sức kiêu ngạo và vô lý rồi. Thực ra, bàn bạc mọi việc và thông công nhiều hơn trong bổn phận là việc làm hợp lý và khôn ngoan, chứ không phải là biểu hiện thiếu năng lực. Làm như thế chính là học hỏi từ người khác những điều mà chúng ta không thấy hay hiểu được, tránh đi vào con đường sai trái vì tính tự cao. Chỉ như thế mới làm tròn bổn phận và được Đức Chúa Trời bảo vệ. Giờ tôi đã hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời. Bàn bạc công việc, hợp tác và bổ sung cho những điểm yếu của nhau là cách duy nhất để làm tròn bổn phận và thỏa lòng Đức Chúa Trời.

Sau đó, tôi còn đọc được một đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời, điều này giúp tôi tìm được con đường để đi theo. Lời Đức Chúa Trời phán: “Khi đang hợp tác với người khác để thực hiện bổn phận, các ngươi có thể cởi mở với những ý kiến bất đồng không? Các ngươi có thể để cho người khác lên tiếng không? (Thưa, có một chút. Trước đây, rất nhiều lần con không muốn lắng nghe các góp ý của anh chị em và cứ nhất quyết làm mọi việc theo ý mình. Chỉ sau này, khi sự thật tỏ lộ là con đã sai thì con mới thấy rằng hầu hết các góp ý của họ đều đúng, rằng kết quả mà mọi người thảo luận thực sự thích hợp, rằng quan điểm riêng của mình là sai và còn thiếu sót. Sau khi trải nghiệm điều này, con đã lĩnh hội được rằng sự phối hợp hài hòa rất quan trọng.) Và chúng ta có thể thấy được gì từ điều này? Sau khi trải nghiệm điều này, ngươi có thu được chút lợi ích và hiểu ra được lẽ thật không? Các ngươi nghĩ rằng có ai là hoàn hảo không? Cho dù mọi người có mạnh đến đâu, hoặc có khả năng và tài năng đến đâu, thì họ vẫn không hoàn hảo. Mọi người phải nhận ra điều này, đó là sự thật. Đó cũng là thái độ mà mọi người phải có đối với điểm mạnh và ưu điểm hoặc khuyết điểm của họ; đây là lý tính mà mọi người nên có. Với lý tính như thế, ngươi có thể đối xử phù hợp với các điểm mạnh và khuyết điểm của bản thân cũng như của người khác, và điều này sẽ khiến ngươi có thể làm việc với mọi người một cách hòa hợp. Nếu ngươi đã hiểu được khía cạnh này của lẽ thật và có thể bước vào phương diện này của thực tế lẽ thật, thì ngươi có thể sống hòa hợp với anh chị em mình, học hỏi những điểm mạnh của nhau để bù đắp điểm yếu của bản thân. Theo cách này, dù thực hiện bổn phận gì hay làm việc gì, thì ngươi cũng sẽ luôn luôn làm tốt hơn và được Đức Chúa Trời chúc phúc(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Đúng vậy. Dù giỏi giang và có năng lực đến thế nào, bạn cũng không phải là người toàn diện. Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, và chúng nên được tiếp cận một cách đúng đắn. Chúng ta phải học cách lắng nghe ý kiến của người khác và bổ sung cho nhau. Chỉ khi có được ý thức tốt như thế, chúng ta mới có thể hợp tác tốt với người khác. Trước kia, tôi chỉ toàn tâm lo việc chăm tưới những tín hữu mới, còn chị Lillian đảm đương công tác Phúc Âm. Nếu tôi phụ trách hết toàn bộ công tác đó, không đời nào tôi có thể xoay sở hay hoàn thành tốt. Tầm nhìn của tôi về nhiều việc trong bổn phận lại rất hạn chế. Tôi là người hấp tấp. Mỗi khi lãnh đạo hỏi về công tác của tôi, chị ấy cũng đều chỉ ra rất nhiều sai lầm và nhiều việc không được làm đúng. Tôi nhận ra mình thật sự không thể làm tròn bổn phận nếu không có cộng sự. Trước đây tôi chưa hiểu chuyện đó, cũng không hiểu bản thân mình. Tôi quá đỗi kiêu ngạo, luôn muốn tự đảm trách và không thể hợp tác với người khác. Việc này khiến công tác của hội thánh bị đình trệ. Nhận ra chuyện này, tôi cảm thấy hết sức tội lỗi, nên đã thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa với Ngài rằng tôi không muốn sống trong sự bại hoại nữa, và đã sẵn sàng hợp tác tốt với chị Lillian trong bổn phận.

Sau đó, khi hợp tác chung, tôi thấy chị Lillian có rất nhiều điểm mạnh. Chị ấy chu đáo hơn tôi và tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật khi có vấn đề nảy sinh. Chị ấy tỉ mỉ trong thông công về lẽ thật. Tôi mới làm lãnh đạo chưa lâu, nên chỉ biết mơ hồ về cách quản lý công tác của hội thánh. Về chi tiết cách thực hiện công tác và cách thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề, tôi vẫn còn mơ hồ lắm. Tôi không sánh được với chị ấy về những điểm đó. Chị ấy cũng tình cảm hơn tôi. Khi giúp giải quyết vấn đề của các tín hữu mới, chị ấy thông công nhiều lần với họ. Khi tôi nghĩ chị ấy đã làm rất tốt, thì chị ấy nói cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi nghĩ về việc mình đã không hợp tác với chị ấy, mà lại còn coi chị ấy là người thừa. Có lúc chị ấy cũng tiêu cực, nhưng mau chóng hóa giải tình trạng của mình và tiếp tục tích cực thực hiện bổn phận. Dù tôi cứ làm ngơ chị ấy, thế mà chị ấy vẫn hỏi đi hỏi lại. Chị ấy rất tình cảm và kiên nhẫn, và thật sự có trách nhiệm với bổn phận của mình. Đó đều là những phẩm chất mà tôi còn thiếu. Tôi cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhận ra điều đó. Tôi đã thấy tâm tính bại hoại của mình làm hại chị Lillian và công tác của hội thánh đến thế nào. Nếu tôi sẵn lòng hợp tác với chị ấy ngay từ đầu, bàn bạc mọi việc với chị ấy, mọi chuyện đâu có thành ra như thế. Lòng đầy hối hận, tôi đến trước Đức Chúa Trời mà cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã thấy sự bại hoại và thói xấu của mình, giờ con đã hiểu ý muốn của Ngài. Từ giờ, con sẽ hợp tác với chị Lillian và sống thể hiện ra hình tượng giống con người”.

Sau đó, khi cộng tác với chị Lillian trong công việc, tôi bảo đảm phải hỏi chị ấy những câu như: “Thế này chị thấy ổn không? Chị có ý kiến nào khác không?”. Một lần khi bọn tôi đang bàn bạc công tác, chị ấy hỏi tôi về tiến độ chăm tưới những tín hữu mới. Tôi nghĩ bụng: “Chúng ta vừa mới nói mấy hôm trước, sao giờ lại nói nữa? Nếu có bất cứ vấn đề gì nảy sinh, tôi có thể xử lý được”. Tôi lại muốn phớt lờ chị ấy. Rồi tôi nhận ra vấn đề cũ của mình đang manh nha trở lại, rằng tôi lại muốn một mình đảm trách. Tôi liền cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dẫn dắt để tôi không hành xử theo bản tính bại hoại của mình. Cầu nguyện xong, tôi nghĩ về những thất bại của mình bao lâu nay, tôi đã độc đoán và chuyên quyền như thế nào, luôn muốn làm mọi việc theo ý mình và phô trương. Đó hoàn toàn là biểu hiện của Sa-tan. Tôi phải quên bản thân mình đi, thực hành lời Đức Chúa Trời, và hợp tác với chị ấy. Vậy là, tôi đã chân thành chia sẻ mọi thứ mình biết về công tác với chị ấy, và khi tôi nói xong, chị Lillian cũng chia sẻ ý kiến của mình. Tôi đã học được một số điều từ thông công của chị ấy và cảm thấy thực hiện bổn phận như thế thật tuyệt.

Sau đó, khi gặp phải vấn đề trong bổn phận, tôi đã tìm chị ấy để thảo luận, cùng nhau tìm kiếm lẽ thật và thông công về vấn đề này. Làm như thế được một thời gian, tình trạng của tôi đã cải thiện và hiệu quả bổn phận của tôi tăng lên. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời. Và tôi đã thấy chỉ bằng cách buông bỏ cái tôi trong bổn phận, hợp tác tốt với người khác và bù đắp những khiếm khuyết của nhau thì tôi mới có thể nhận được sự soi dẫn của Đức Chúa Trời!

Trước: 51. Tôi đã nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa!

Tiếp theo: 53. Con đường rao truyền phúc âm đầy chông gai

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger