1. Sự quay đầu của một linh mục

Bởi Trương Kiện, Trung Quốc

Gia đình tôi đã theo Công giáo nhiều đời nay. Khi 20 tuổi, tôi quyết định trở thành tu sĩ và dâng đời mình phụng sự Chúa. Sau 7 năm đào tạo thần học có hệ thống ở trường dòng, tôi được thụ phong linh mục ở tuổi 27, và khi 30 tuổi, tôi được đề bạt làm tu viện trưởng. Khi đó, tôi vô cùng ngạo mạn. Tôi cảm thấy mình còn rất trẻ mà đã làm trưởng tu viện, và tất cả các linh mục và tu sĩ đều nói nghe các bài giảng của tôi có lợi cho họ, nên tôi nghĩ mình hiểu Kinh Thánh giỏi hơn người khác và mình có kiến thức về Chúa. Tôi nghĩ khi Chúa đến, nhất định tôi sẽ được Ngài khen ngợi và có thể bước vào thiên quốc.

Một buổi tối tháng 6 năm 2002, ông phó tế Vương vội đến gặp tôi báo tin có hai người Cơ Đốc nhân đến, và họ nói chuyện về đức tin rất sâu sắc. Khi nghe nói họ là Cơ Đốc nhân, tôi không hề coi trọng họ. Tôi nghĩ bụng: “Giáo hội Công giáo là giáo hội chính thống, và sở hữu toàn bộ lẽ thật về sự cứu rỗi của Đức Chúa Giêsu. Mình đã được đào tạo nhiều năm về thần học và đã nghiên cứu từng chương từng câu Kinh Thánh. Để mình đi thảo luận vấn đề đức tin với họ và thuyết phục họ cải đạo sang Công giáo”. Sau đó, phó tế Vương đưa tôi đi gặp hai người đó. Hai người bọn họ là anh Trình Thật và anh Hướng Quang. Khi biết họ chỉ mới tin Đức Chúa Trời được 6 hay 7 năm, tôi càng không coi trọng họ, nhưng vẫn kiên nhẫn nói chuyện với họ về lịch sử Công giáo để thuyết phục họ gia nhập Giáo hội Công giáo. Tôi khuyên nhủ họ rằng nếu họ muốn chắc chắn được bước vào thiên quốc thì nên gia nhập Giáo hội Công giáo. Nhưng hai người đó không những không muốn cải đạo mà anh Hướng Quang còn bảo: “Cả Công giáo lẫn Cơ Đốc giáo, hiện nay tình trạng hội thánh đều rất hoang tàn. Những người giảng đạo đọc và rao giảng kinh sách thiếu sự khai sáng, họ không thể đem đến những bài giảng mới mẻ hay sâu sắc. Nhiều người giảng đạo thậm chí bắt đầu theo đuổi những thứ trần tục và đã rời bỏ con đường phụng sự. Các tín hữu thậm chí càng cảm thấy tiêu cực và yếu đuối hơn; đức tin của họ nguội lạnh. Trong các buổi nhóm họp, họ thảo luận cuộc sống hàng ngày hay cách kiếm tiền, giới thiệu việc làm và mai mối cho nhau. Cũng có nhiều tín hữu theo đuổi xu hướng trần tục, và một số người thậm chí còn quay về thế tục. Tình trạng hiện tại của hội thánh có khác gì tình trạng của đền thờ những ngày sau cuối trong Thời đại Luật pháp? Cuối Thời đại Luật pháp, đền thờ rõ ràng là hoang tàn. Người ta đổi tiền và mua bán gia súc, cừu và bồ câu ở đó – đền thờ đã trở thành hang ổ trộm cướp. Điều này chứng tỏ rằng Chúa Thánh Thần không còn làm công tác trong đền thờ. Vậy lúc đó Chúa Thánh Thần làm công tác ở đâu? Khi đó, Đức Chúa Giêsu đã thực hiện công tác mới bên ngoài đền thờ nên công tác của Chúa Thánh Thần đã chuyển sang công tác của Đức Chúa Giêsu. Hơi giống như cách bếp lò có thể làm cho căn phòng ấm áp trong mùa đông, nhưng nếu cất bếp lò đi thì căn phòng sẽ dần lạnh lẽo. Tương tự như vậy, khi Chúa Thánh Thần làm công tác trong hội thánh, các anh chị em có đức tin và say mêmưu cầu , nhưng một khi đánh mất công tác của Chúa Thánh Thần, hội thánh dần trở nên hoang tàn. Hội thánh khắp nơi đều ở trong tình trạng giống như đền thờ những ngày sau cuối của Thời đại Luật pháp. Tất cả đều hoang tàn. Anh đã từng nghĩ xem liệu công tác của Chúa Thánh Thần có dịch chuyển hay không chưa? Giờ Chúa Thánh Thần đang công tác ở đâu?”. Nghe những lời này tôi rất sửng sốt. Tôi không ngờ họ liên hệ sự hoang tàn của đền thờ trong những ngày sau cuối của Thời đại Luật pháp với công tác của Đức Chúa Giêsu. Cách hiểu này khá khác lạ và mới mẻ đối với tôi. Trong hội thánh của chúng tôi chưa bao giờ từng hiểu theo cách đó. Tôi cũng đồng tình với cách họ đánh giá tình trạng của hội thánh. Ngoài những chuyện khác ra thì nhiều người trung tín đã thôi không tuân giữ những thông lệ như đọc kinh và giữ ngày Chúa Nhật. Họ cứ như những người ngoại đạo, mưu cầu tiền tài và vui thú trần tục, và ngày càng ít người trong nhà thờ. Đây là thực tế. Hội thánh thực sự đã hoang tàn. Vì lời lẽ của những người anh em đó phù hợp với thực tế và Kinh Thánh, và hiểu biết của họ có chút sâu sắc nên tôi mới nghĩ bụng: “Mình đã nghiên cứu Kinh Thánh nhiều năm mà chưa hiểu được điều này, thế mà chỉ mới tin được mấy năm mà họ có thể nói được điều ấy. Có vẻ như mình đã đánh giá thấp họ”. Thấy mình không thể thuyết phục được họ, tôi chỉ lặp lại vài lời của họ và viện cớ ra về.

Khi đó, tôi có nghĩ về việc liệu công tác của Chúa Thánh Thần có đang dịch chuyển không. Nhưng tôi cũng tin Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo hội Công giáo, nên nếu Chúa Thánh Thần không làm công tác ở đó thì Ngài còn có thể làm công tác ở đâu nữa? Tôi không thể hiểu được nên không nghĩ nhiều về chuyện đó. Sau đó, anh Trình Thật và Hướng Quang lại đến gặp tôi hai lần nữa. Họ nói: “Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt để bày tỏ những lời mới, thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch con người, cứu rỗi chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi, và đưa chúng ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời”. Lúc đó tôi cảm thấy rất chống đối, nghĩ bụng: “Các anh có thực sự hiểu Kinh Thánh không chứ? Đức Chúa Giêsu đã hoàn thành công tác cứu chuộc và trong thời kỳ sau rốt, Ngài sẽ ngự xuống trên mây trong Thần khí để định đoạt kết cục của con người. Sao Ngài lại có thể trở nên xác thịt và thực hiện công tác mới chứ?”. Rồi khi đó tôi nhớ ra cách đây không lâu tôi nghe nói một số người rao giảng về Tia Chớp Phương Đông. Những người này làm chứng rằng Chúa đã nhập thể tái lâm và đang thực hiện công tác mới và những bài giảng của họ rất sâu sắc. Có vẻ như có lẽ Trình Thật và Hướng Quang đã tin vào Tia Chớp Phương Đông. Nhưng tôi nghĩ Giáo hội Công giáo là giáo hội chính thống, và trước đây tôi chưa từng nghe về Tia Chớp Phương Đông cả. Do họ không thuộc về giáo hội chính thống, mọi điều họ rao giảng chắc chắn là sai. Tôi không thể tiếp tục nghe họ nói, nên tôi ngắt lời họ và hỏi: “Các anh tin Tia Chớp Phương Đông phải không? Các anh nói Chúa lại trở nên xác thịt và đang làm công tác mới. Không thể thế được. Tôi không tin đâu! Nếu các anh định rao giảng phúc âm này cho tôi thì thôi đừng phí sức!”. Trình Thật và Hướng Quang vẫn kiên nhẫn thông công với tôi, nhưng khi đó quan niệm của tôi quá nặng nề và tôi không hề nghe họ nói. Tôi tức giận nói với họ: “Những gì các anh rao giảng mâu thuẫn với đức tin của tôi và tôi không muốn nghe nữa!”. Khi họ thấy tôi có kiểu thái độ này thì họ thôi không nói nữa. Sau đó, họ còn nói chuyện với tôi hai lần nữa nhưng tôi rất chống đối. Dù họ có nói gì thì tôi cũng chỉ nghe tai này rồi ra tai kia mà thôi. Cuối cùng, họ để lại cho tôi cuốn sách “Lời xuất hiện trong xác thịt”, và khuyên tôi tìm hiểu. Thấy họ chân thành nên tôi ngại từ chối và giữ cuốn sách đó. Khi nhìn thấy cuốn sách “Lời xuất hiện trong xác thịt” dày cộp, tôi có chút tò mò và muốn biết chính xác sách đó viết gì. Thế là tôi nhìn qua phần mục lục sách và lật thử vài trang. Tôi thấy một số phần trong sách khác với bài giảng truyền thống, liên quan đến những điều như liệu Chúa Ba Ngôi có thực sự tồn tại không cũng như kết cục và đích đến trong tương lai của nhân loại, thế nên tôi đóng sách và không đọc lại nữa. Khi đó, tôi nghĩ với tư cách là tu viện trưởng, bổn phận của tôi là bảo vệ bầy chiên, và tôi cần phải báo cho các linh mục và tu sĩ để ngăn họ không bị mê hoặc. Thế nên trong một buổi tĩnh tâm dành cho người mới tu tập, tôi nói với các linh mục và tu sĩ rằng: “Chúng ta đang ở trong thời kỳ sau hết, và nhiều kitô giả hiện đang xuất hiện. Mấy hôm trước, tôi gặp hai người đến từ Tia Chớp Phương Đông. Họ nói Đức Chúa Giêsu đã quang lâm, rằng Ngài đã trở nên xác thịt và làm công tác mới. Sao có thể như thế được chứ?”. Tôi giơ cuốn sách “Lời xuất hiện trong xác thịt” và nói tiếp: “Nhìn này, đây là sách của họ. Tôi đã xem qua và những gì sách này dạy khác với đức tin truyền thống của chúng ta. Tôi dám chắc nó không đến từ Thiên Chúa! Mọi người phải đề phòng. Đừng đọc sách của họ, đừng gặp gỡ họ, và đừng nghe lời họ rao giảng. Mọi người phải bảo vệ các thành viên của hội thánh không để bị họ lừa dối!”. Sau khi nghe tôi nói như thế, các linh mục và tu sĩ đều đồng ý rằng đây là vấn đề quan trọng để cứu rỗi các linh hồn và rằng phải bảo vệ các thành viên hội thánh. Thấy mọi người đều rất vâng phục, tôi cảm thấy mình đã làm được một việc chính nghĩa và hoàn thành trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của một tu viện trưởng để bảo vệ bầy chiên của mình. Tôi đã không hề nhận ra là mình đang chống đối Đức Chúa Trời.

Mấy ngày sau sự việc đó, anh Hướng Quang đến gặp tôi và hỏi tôi đã đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng chưa. Tôi bảo anh ấy: “Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng khác lời giáo huấn truyền thống của giáo hội chúng tôi, nên tôi sẽ không tìm hiểu và không cho bất kỳ ai tìm hiểu đâu vì đây là vấn đề đức tin. Chúng tôi sẽ không bao giờ phản bội Chúa bằng cách nghe lời các anh rao giảng đâu!”. Anh Hướng Quang kiên nhẫn nói với tôi: “Cha vẫn chưa đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Chỉ vì mới thấy một điều trong đó khác với những lời giáo huấn truyền thống trong giáo hội của cha mà cha đã quyết định đấy không phải là tiếng và lời Đức Chúa Trời và không chịu tìm hiểu. Chẳng phải như vậy là quá hấp tấp sao? Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: ‘Ta khuyên các ngươi nên bước đi trên con đường tin vào Đức Chúa Trời một cách cẩn trọng. Đừng vội kết luận; và hơn thế nữa, đừng quá tùy tiện và khinh suất trong đức tin của các ngươi vào Đức Chúa Trời. Các ngươi cần biết rằng, ít nhất, những người tin vào Đức Chúa Trời cần có lòng khiêm nhường và kính sợ Ngài. Những người đã nghe về lẽ thật mà vẫn hếch mũi kiêu ngạo là những kẻ dại dột và thiếu hiểu biết. Những người đã nghe về lẽ thật mà vẫn bất cẩn kết luận hay định tội nó là những kẻ đầy lòng kiêu ngạo. Không ai tin vào Jêsus lại có tư cách rủa sả hay định tội những người khác. Tất cả các ngươi đều cần phải trở thành người có lý trí và người chấp nhận lẽ thật(Khi ngươi thấy được thân thể thuộc linh của Jêsus, Đức Chúa Trời đã làm mới lại trời đất, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Là người tin Chúa, chúng ta phải có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể mù quáng lên án lời và công tác của Đức Chúa Trời khi chúng không phù hợp với quan niệm hay tưởng tượng của mình. Nếu chúng ta không có thái độ khiêm nhường và tìm kiếm trước Đức Chúa Trời, nếu chúng ta luôn đánh giá công tác và lời mới của Đức Chúa Trời bằng đầu óc và tưởng tượng của chính mình, thì sẽ rất dễ phạm phải trọng tội là lên án và chống đối Đức Chúa Trời. Giống như khi Đức Chúa Giêsu đến làm công tác: vì những người Pha-ri-si thấy lời và công tác của Ngài vượt ngoài luật pháp nên họ tìm điều gì đó để chống lại Ngài, lên án Ngài và cuối cùng là xúi giục mọi người đóng đinh Ngài lên thập giá. Họ đã xúc phạm nghiêm trọng đến tâm tính của Đức Chúa Trời, và cuối cùng đã bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt. Đây là bài học phải trả bằng máu. Ngày nay, chúng ta phải cẩn trọng trong cách nhìn nhận vấn đề về sự tái lâm của Chúa vì nếu chúng ta lên án nhầm thì có thể sẽ báng bổ Đức Thánh Linh. Đức Chúa Jêsus đã phán từ lâu: ‘Các tội lỗi và lời phạm thượng của người ta đều sẽ được tha; song lời phạm thượng đến Ðức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha đâu(Mát-thêu 12:31). Sẽ rất khủng khiếp nếu phạm phải tội này! Từ khi Đức Chúa Trời Toàn Năng xuất hiện và làm công tác, nhiều lãnh đạo của các giáo phái khác nhau đã mù quáng lên án công tác của Ngài trong thời kỳ sau rốt. Một số thậm chí còn vu khống và báng bổ Đức Chúa Trời Toàn Năng. Nhiều người chống đối kịch liệt đã bị trừng phạt. Nếu không nhìn nhận vấn đề này một cách cẩn trọng, chúng ta dễ dàng bị tước mất đích đến của mình”. Khi đó, tôi nghĩ: “Tôi đang nghĩ cho các thành viên của hội thánh và bảo vệ họ khỏi bị mê hoặc. Sao đây mà là xúc phạm Chúa được chứ?”. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn, tôi cảm thấy anh ấy nói có đạo lý. Tôi thực sự không biết nhiều về Tia Chớp Phương Đông nhưng đã vội lên án, và còn giảng như thế cho các linh mục và tu sĩ. Nếu tôi lên án nhầm như anh ấy nói thì đây là xúc phạm Đức Chúa Trời. Hậu quả của chuyện đó thật không thể tưởng tượng nổi. Nghĩ như thế, tôi bèn nói với anh Hướng Quang: “Trước đây tôi chưa từng nghĩ đến chuyện ấy, nhưng sau này tôi sẽ xem xét cẩn trọng vấn đề này”. Sau đó, có một số việc xảy ra trong hội thánh chúng tôi khiến tôi phải suy ngẫm. Một lần nọ, tôi gặp giám mục và ông buồn bã nói với tôi: “Nhiều linh mục trong giáo phận này viện cớ không nộp của lễ và còn có một số linh mục buông tuồng phóng đãng, không chịu ăn năn. Một linh mục lớn tuổi đã tiết lộ riêng với tôi là ông ấy đã bí mật tuồn của lễ sang cho người khác để mở nhà máy…”. Khi nghe những chuyện này, tôi nghĩ: “Một linh mục mà buông tuồng phóng đãng hay phung phí, biển thủ của lễ là phạm trọng tội với Chúa. Chúa bảo rằng, ‘Nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy(Luca 13,3). Nếu các linh mục đều sống trong tội lỗi và không bao giờ ăn năn thì sao họ vào thiên quốc được?”. Trước đây, những kiểu vấn đề này chỉ nảy sinh ở một vài cá nhân linh mục. Tôi không bao giờ ngờ được giờ có quá nhiều linh mục đã rơi vào sa đọa. Vì những chuyện này, tôi không khỏi nghĩ đến sự hoang tàn của hội thánh mà anh Hướng Quang đã mô tả. Tôi nghĩ bụng: “Trước kia, khi Chúa Thánh Thần làm công tác trong hội thánh, Chúa Thánh Thần sẽ sửa dạy khi chúng ta làm điều gì sai. Nhưng giờ có quá nhiều linh mục đang phạm tội với Thiên Chúa – tại sao Chúa Thánh Thần không sửa dạy họ? Có lẽ nào Chúa Thánh Thần thực sự đã không còn làm công tác trong hội thánh nữa?”. Khi đó, tôi không thể hiểu được chuyện này.

Một thời gian sau, anh Hướng Quang và anh Phương Nghị đến gặp tôi. Lúc đó, tôi vẫn có chút chống đối. Tôi nghĩ: “Các anh làm chứng là Chúa đã nhập thể quang lâm làm công tác mới. Có căn cứ Kinh Thánh nào cho việc này không chứ? Tôi không nghĩ các anh có chứng cứ gì! Lần này, tôi sẽ hỏi các anh mấy câu hỏi trước. Nếu các anh không trả lời được thì coi như là xong”. Thế là tôi bèn hỏi: “Kinh Thánh nói trong thời kỳ sau hết, Chúa sẽ quang lâm trong linh thể, ngự xuống trên mây. Ấy thế mà các anh lại làm chứng là Ngài nhập thể quang lâm làm công tác mới. Căn cứ nào mà các anh nói thế?”. Anh Phương Nghị bình tĩnh đáp: “Đức Chúa Trời đã hoạch định và sắp đặt từ lâu việc Chúa sẽ trở nên xác thịt và tái lâm trong thời kỳ sau rốt. Trong chính lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus cũng có bằng chứng cho việc này. Hãy xem mấy câu này. Trong Lu-ca 17:24-25 có ghi: ‘Như tia chớp bừng lên dưới bầu trời, chiếu rạng từ phương trời này đến phương trời kia, thì Con người trong ngày của Ngài cũng như vậy. Nhưng trước hết, Ngài phải chịu nhiều đau khổ và bị thế hệ này loại bỏ’. Và rồi còn có ‘Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con người sẽ đến(Mát-thêu 24,44), cũng như ‘Quả thế, thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con người quang lâm cũng sẽ như vậy(Mát-thêu 24,37). Như cha thấy đấy, những câu này đều nhắc đến Con người. Vậy Con người ở đây ám chỉ điều gì? Chúng ta đều biết rằng Đức Chúa Jêsus là Con người và Đức Chúa Trời nhập thể. Chẳng còn gì phải nghi ngờ về việc đó cả. Con người ám chỉ Thần của Đức Chúa Trời khoác lên mình xác thịt để làm một con người bình thường – nghĩa là Đức Chúa Trời nhập thể. Vậy, việc Đức Chúa Jêsus tiên tri ‘ngày Con người quang lâm’ chứng tỏ rằng khi Ngài tái lâm thì sẽ là nhập thể. Hơn nữa, kinh sách cũng nói: ‘Ngài phải chịu nhiều đau khổ và bị thế hệ này loại bỏ’. Điều này nghĩa là gì? Điều này nghĩa là khi Đức Chúa Jêsus tái lâm, con người không biết và cũng không thừa nhận Ngài, toàn bộ thế hệ sẽ lên án và loại bỏ Ngài. Có thể nói rằng chỉ bằng cách trở nên xác thịt là Con người thì Đức Chúa Trời mới có thể phải chịu nhiều đau khổ và bị thế hệ này loại bỏ. Nếu Đức Chúa Jêsus tái lâm là linh thể thì trong hình tượng của Ngài là người Do Thái, đầy oai nghi và xuất hiện với tất cả mọi người trong vinh quang thì ai thấy Ngài mà không cúi đầu thờ phượng Ngài chứ? Thế thì làm sao Ngài chịu đau khổ lớn lao được? Làm sao Ngài bị thế hệ này loại bỏ được? Vậy nên khi Chúa tái lâm thì sẽ là Con người nhập thể. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa”.

Sau khi nghe anh Phương Nghị thông công, tôi không khỏi cảm thấy bàng hoàng. Tôi nghĩ bụng: “Anh ấy nói đúng. Nếu Đức Chúa Giêsu lại đến trong linh thể, ngự xuống trên mây trong đại hào quang thì mọi người sẽ quỳ phục ngay khi thấy Ngài. Ai dám loại bỏ Ngài chứ? Làm sao Ngài chịu đau khổ lớn lao được? Chỉ có xác thịt mới có thể chịu đau đớn. Chẳng phải điều này chứng tỏ là Chúa sẽ quang lâm nhập thể sao? Mối thông công của anh Phương Nghị hoàn toàn hợp lý và lô-gic! Không có nhà thần học hay nhân vật thuộc linh nào trong giới tôn giáo có thể lý giải lời tiên tri này của Đức Chúa Giêsu. Tất cả bọn họ đều nói rằng đó là lẽ bí nhiệm của Chúa, rằng con người không thể hoàn toàn hiểu thấu được. Mình đã nghiên cứu Kinh Thánh rất nhiều năm nhưng chưa bao giờ có thể hiểu được lời tiên tri này. Mình không biết tại sao Chúa phải chịu đau khổ lớn lao vì Ngài sẽ quang lâm trong linh thể. Mình chưa bao giờ nghĩ những người từ Tia Chớp Phương Đông lại có thể giải thích được lẽ bí nhiệm của lời tiên tri này. Việc này thực sự khiến người ta phải giật mình để ý! Có lẽ nào Chúa thực sự quang lâm nhập thể? Nhưng trong Kinh Thánh cũng còn nhiều những lời tiên tri khác đề cập đến việc Chúa ngự xuống trên mây”. Thế là tôi hỏi các anh em này: “Nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh nói rằng khi Chúa quang lâm, Ngài sẽ ngự xuống trên mây. Chẳng hạn như, Đức Chúa Giêsu đã phán: ‘Rồi trên trời sẽ xuất hiện dấu chỉ về Con Người, và mọi chi tộc trên mặt đất sẽ phải khóc than, họ sẽ thấy Con Người ngự trên mây trời mà đến với đầy uy quyền và dũng lực(Mát-thêu 24,30). Còn có lời tiên tri trong Sách Khải Huyền: ‘Kìa, Ngài ngự đến giữa mây trời, và mọi mắt thiên hạ sẽ thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Và mọi chi tộc trên mặt đất sẽ than khóc vì cớ Ngài(Khải Huyền 1,7). Nếu Ngài thực sự quang lâm nhập thể thì làm sao những lời tiên tri này ứng nghiệm được?

Anh Phương Nghị thông công: “Đức Chúa Jêsus đã tiên tri rằng Ngài sẽ ngự xuống trên mây trong thời kỳ sau rốt và công khai phán xét mọi quốc gia và dân tộc. Những lời tiên tri này chắc chắn sẽ được ứng nghiệm. Nhưng trước hết Ngài âm thầm trở nên xác thịt, rồi sau đó Ngài sẽ công khai xuất hiện với tất cả mọi người, cưỡi trên mây. Nói cách khác, Chúa sẽ tái lâm theo hai cách. Trước hết, Ngài trở nên xác thịt để bày tỏ lẽ thật, thực hiện công tác phán xét và làm tinh sạch con người, và lập nên một nhóm những người đắc thắng. Sau đó, đại họa bắt đầu trút xuống, và công tác bí mật của Đức Chúa Trời nhập thể sẽ hoàn tất. Sau những đại họa, Đức Chúa Trời sẽ công khai xuất hiện trong vinh quang với tất cả mọi người, và thưởng thiện phạt ác. Do đó, những ai đã chống đối và lên án Đức Chúa Trời mà không biết ăn năn hối cải trong thời kỳ Ngài nhập thể và công tác bí mật sẽ hoàn toàn mất cơ hội được cứu rỗi. Họ sẽ nghiến răng khóc lóc và rơi vào thảm họa. Điều này ứng nghiệm lời tiên tri trong Sách Khải Huyền: ‘Kìa, Ngài ngự đến giữa mây trời, và mọi mắt thiên hạ sẽ thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Và mọi chi tộc trên mặt đất sẽ than khóc vì cớ Ngài(Khải Huyền 1,7)”. Sau khi nghe anh Phương Nghị thông công, lòng tôi bỗng quang minh và sáng tỏ. Khi Chúa quang lâm, Ngài sẽ không những công khai ngự xuống trên mây mà trước hết Ngài sẽ trở nên xác thịt và bí mật ngự xuống. Đó là hai cách Chúa sẽ xuất hiện. Trước đây, tôi chỉ biết một cách – có vẻ như tôi chưa hiểu biết đầy đủ. Khi thấy Tia Chớp Phương Đông tiết lộ lẽ bí nhiệm của những lời tiên tri trong Kinh Thánh một cách hợp lý và lô-gic, tôi nghĩ điều này có lẽ đến từ Đức Chúa Trời và đáng để tìm hiểu. Sau đó, thái độ của tôi thay đổi hoàn toàn, và tôi sẵn lòng nghe họ thông công và đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng mà không hề phản kháng.

Sau một thời gian đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi cảm thấy chắc chắn Chúa sẽ quang lâm nhập thể nhưng tôi không biết làm thế nào để xác định Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đức Chúa Giêsu quang lâm. Tôi nghĩ Giáo hội Công giáo là giáo hội chính thống và sở hữu trọn vẹn lẽ thật về sự cứu rỗi của Đức Chúa Giêsu. Tôi nghĩ linh hồn của chúng ta chỉ có thể được cứu rỗi và bước vào thiên quốc thông qua Công giáo. Nếu như tôi tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng, lỡ như tin sai, chẳng phải tôi sẽ phản bội Chúa sao? Khi đó làm sao tôi có thể vào thiên quốc được? Tôi vẫn cảm thấy bất an vì không thể hiểu được vấn đề này. Lúc đó, tôi tình cờ nghe tin Linh mục Viên Vĩnh Tấn cũng đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau hết. Tôi thực sự muốn gặp cha vì cha cũng đã từng là người Công giáo và những giáo huấn và quan điểm của chúng tôi tương tự nhau. Tôi muốn xem cha lĩnh hội vấn đề này như thế nào. Vài ngày sau, chúng tôi gặp nhau và tôi kể cho cha nghe những quan ngại của mình.

Cha Viên Vĩnh Tấn đã thông công với tôi rằng: “Tôi từng cũng có những quan ngại giống như cha. Tôi lo việc tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng nghĩa là phản bội Đức Chúa Giêsu. Để giải quyết được vấn đề này, điều chính yếu là chúng ta phải phân định được liệu Đức Chúa Trời Toàn Năng và Đức Chúa Giêsu có phải cùng một Thần và liệu các Đấng có cùng là Đức Chúa Trời đang làm công tác không. Trong Thời đại Luật pháp, Đức Gia-vê thực hiện công tác, trong Thời đại Ân điển thì là Đức Chúa Giêsu. Dù danh của Đức Chúa Trời thay đổi và công tác Ngài làm cũng khác, nhưng liệu cha có thể nói Đức Chúa Giêsu và Đức Gia-vê không phải là cùng một Đức Chúa Trời không? Liệu cha có thể nói tin vào Đức Chúa Giêsu là phản bội Đức Gia-vê không? Chắc chắn là không rồi. Vậy nên, không thể xác định liệu các Đấng có phải cùng một Đức Chúa Trời hay không dựa trên danh. Điều quan trọng nhất là xem liệu Đức Chúa Trời Toàn Năng có thể bày tỏ lẽ thật và làm công tác cứu rỗi nhân loại hay không. Miễn là Đức Chúa Trời Toàn Năng có thể bày tỏ lẽ thật và tiếng của Đức Chúa Trời cũng như thực hiện công tác cứu rỗi nhân loại thì Ngài chính là Đức Chúa Trời, và Ngài cùng Đức Gia-vê và Đức Chúa Giêsu là cùng một Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều biết rằng trong Thời đại Luật pháp, Đức Gia-vê ban bố luật pháp và những điều răn để dẫn dắt đời sống của nhân loại, để mọi người có thể biết tội lỗi là gì, cách dâng của lễ chuộc tội và cách thờ phượng Đức Chúa Trời. Vào cuối Thời đại Luật pháp, con người ngày càng phạm tội nhiều hơn, và không có đủ của lễ để dâng chuộc mọi tội lỗi của họ. Mọi người đều có nguy cơ bị luật pháp lên án và chết, nên Đức Gia-vê đã tiên tri thông qua nhà tiên tri rằng: ‘Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-ên(Mát-thêu 1,23), ‘Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta, Người gánh vác quyền bính trên vai(Isaiah 9,6). Những lời này nói cho người Ítraen rằng Đấng Mê-si sẽ đến, và rằng Ngài sẽ là của lễ chuộc tội để cứu chuộc nhân loại. Như đã hứa, sau đó Đức Chúa Trời trở nên xác thịt thành Đức Chúa Giêsu và thực hiện công tác cứu chuộc nhân loại, xây dựng trên nền tảng công tác luật pháp. Đức Chúa Giêsu đã bày tỏ nhiều lẽ thật, ban cho con người con đường ăn năn và sau đó bị đóng đinh lên thập giá vì nhân loại để làm của lễ chuộc tội đời đời, từ đó hoàn thành công tác cứu chuộc toàn thể nhân loại. Sau đó, miễn là con người chấp nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu thế và ăn năn với Ngài thì Đức Chúa Trời sẽ tha tội cho họ và họ sẽ không chết vì phạm luật. Con người có đủ tư cách để đến trước Đức Chúa Trời cầu nguyện và nhận được ân điển và sự bình an của Ngài. Vậy nên, công tác của Đức Chúa Giêsu đã hoàn toàn ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu Ước. Nó giải phóng con người khỏi luật pháp, kết thúc Thời đại Luật pháp và đưa nhân loại vào Thời đại Ân điển. Thế là đủ để chứng tỏ Đức Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế và là Đấng Mê-si quang lâm. Đức Chúa Giêsu và Đức Gia-vê là cùng một Thần và một Đức Chúa Trời, như Đức Chúa Giêsu đã phán: ‘Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy(Gioan 14,11), ‘Tôi và Chúa Cha là một(Gioan 10,30). Sau khi Đức Chúa Giêsu hoàn thành công tác cứu chuộc, những người tin Chúa đã được tha tội nhưng bản tính tội lỗi của con người vẫn chưa được hóa giải. Người ta vẫn có thể thường xuyên phạm tội và chống đối Chúa, và họ không hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Chẳng hạn như: chúng ta vẫn thường xuyên nói dối và lừa gạt vì tư lợi. Chúng ta vẫn có thể đố kỵ, căm ghét người khác và tranh giành quyền lực. Khi bị bệnh tật hay tai ương, chúng ta vẫn oán trách Chúa, thậm chí là chối bỏ và phản bội Ngài. Trong Kinh Thánh có ghi: ‘Hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi(Gioan 8,34-35), ‘Ngươi phải nên thánh, vì Ta là thánh(1 Phêrô 1,16). Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, và cuối cùng Ngài muốn con người có thể hoàn toàn vâng phục lời Ngài và đạt được sự thánh khiết. Nhưng hiện giờ, chúng ta vẫn phạm tội, ô uế và bại hoại. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi và chúng ta không đủ tư cách bước vào thiên quốc. Vì vậy, Đức Chúa Giêsu đã tiên tri nhiều lần rằng Ngài sẽ quang lâm để bày tỏ lẽ thật và làm công tác phán xét trong thời kỳ sau hết, rằng Ngài sẽ cứu rỗi nhân loại hoàn toàn khỏi tội lỗi và quyền thế của Sa-tan cũng như đưa chúng ta vào thiên quốc. Đúng như Ngài đã tiên báo: ‘Ta còn nhiều lời để nói với anh em, nhưng hiện giờ anh em không đủ sức nghe nổi. Nhưng khi Thần Khí sự thật đến, Ngài sẽ dạy cho anh em mọi lẽ thật(Gioan 16,12-13), ‘Ai nghe những lời Tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính Tôi xét xử người ấy; vì Tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Kẻ ghét Ta và không chịu nhận lời Ta thì đã bị phán xét rồi, lời Ta nói sẽ phán xét kẻ đó trong ngày tận thế(Gioan 12,47-48). Và trong 1 Phê-rô 4:17 có câu: ‘Vì đến thời đến điểm, sự phán xét sẽ bắt đầu từ nhà Thiên Chúa’. Và như Ngài đã hứa, Đức Chúa Giêsu đã quang lâm nhập thể trong thời kỳ sau hết là Đức Chúa Trời Toàn Năng để bày tỏ toàn bộ lẽ thật cần thiết để làm tinh sạch và cứu rỗi nhân loại. Dựa trên nền tảng công tác cứu chuộc của Đức Chúa Giêsu, Đức Chúa Trời Toàn Năng đang làm công tác phán xét khởi từ nhà Thiên Chúa, giải quyết bản tính tội lỗi của con người và dẫn dắt nhân loại vào mọi lẽ thật, từ đó hoàn toàn ứng nghiệm những lời tiên tri của Đức Chúa Giêsu”.

Sau đó, cha Viên Vĩnh Tấn đọc một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng cho tôi nghe. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Mặc dù Jêsus đã làm nhiều công tác giữa con người, nhưng Ngài chỉ hoàn thành việc cứu chuộc toàn thể nhân loại và trở thành của lễ chuộc tội cho con người; Ngài vẫn chưa loại bỏ khỏi con người tất cả những tâm tính bại hoại của họ. Để hoàn toàn cứu rỗi con người khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, không chỉ cần Jêsus trở thành của lễ chuộc tội và gánh lấy những tội lỗi của con người, mà còn cần Đức Chúa Trời làm công tác vĩ đại hơn nữa để hoàn toàn loại bỏ tâm tính Sa-tan bại hoại khỏi con người. Và vì thế, khi con người đã được tha thứ tội lỗi, Đức Chúa Trời đã trở lại xác thịt để dẫn dắt con người vào thời đại mới, và bắt đầu công tác của hình phạt và sự phán xét. Công tác này đã đưa con người vào một cõi cao hơn. Tất cả những ai thuận phục dưới sự thống trị của Ngài sẽ được hưởng lẽ thật cao hơn và nhận lãnh những phước lành lớn hơn. Họ sẽ thực sự sống trong sự sáng, và họ sẽ đạt được lẽ thật, đường đi, và sự sống(Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Cha Viên Vĩnh Tấn thông công rằng: “Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Giêsu đã làm công tác cứu chuộc và xóa bỏ tội lỗi của con người, nhưng đó chỉ là một nửa công tác cứu rỗi. Chỉ có công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau hết mới hoàn toàn cứu rỗi được nhân loại. Chúng ta chỉ có thể được cứu rỗi và trở nên xứng đáng được bước vào thiên quốc nếu chấp nhận sự phán xét và hình phạt trong thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời, được làm tinh sạch khỏi sự bại hoại, thoát khỏi tội lỗi và không còn bị ma quỷ mê hoặc và điều khiển. Điều này nghĩa là công tác phán xét thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời Toàn Năng tiếp nối công tác cứu chuộc của Đức Chúa Giêsu, và rằng đây là công tác kết thúc thời đại. Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Giêsu quang lâm và các Đấng là cùng một Thần và cùng một Đức Chúa Trời”. Nghe mối thông công của cha Viên Vĩnh Tấn về ba giai đoạn công tác phù hợp với Kinh Thánh và thực tế, lòng tôi sáng tỏ. Thì ra Đức Chúa Giêsu đã quang lâm để thực hiện công tác phán xét trong thời kỳ sau hết, để hóa giải bản tính tội lỗi của chúng ta, và cứu rỗi chúng ta khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Hiện giờ quả nhiên chúng ta đang sống trong tội lỗi, và bất lực không tự giải thoát khỏi tội lỗi được. Chúng ta phạm tội rồi xưng tội rồi lại phạm tội. Chúng ta mãi bị mắc kẹt trong vòng xoáy bất tận này. Ngay cả các linh mục cũng không thể thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi chứ nói gì là những tín hữu bình thường. Đây đều là những thực tế không thể chối cãi. Trước đây, tôi không bao giờ có thể hiểu được lý do của việc này, nhưng giờ thì đã hiểu. Chúng ta thực sự cần Chúa quang lâm và làm công tác của Ngài để hoàn toàn làm tinh sạch và thay đổi con người. Có vẻ hoàn toàn hợp lý rằng công tác phán xét thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời Toàn Năng đến từ Đức Chúa Trời.

Sau đó, cha Viên Vĩnh Tấn đọc cho tôi nghe một đoạn khác trong lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Công tác của ngày nay đã thúc đẩy công tác của Thời đại Ân điển; nghĩa là, công tác trong toàn bộ kế hoạch quản lý sáu nghìn năm đã tiến lên phía trước. Mặc dù Thời đại Ân điển đã kết thúc, nhưng công tác của Đức Chúa Trời vẫn tiến triển. Tại sao Ta phán hết lần này đến lần khác rằng giai đoạn công tác này xây dựng dựa trên Thời đại Ân điển và Thời đại Luật pháp? Bởi vì công tác của ngày nay là một sự tiếp nối của công tác được thực hiện trong Thời đại Ân điển, và một sự tiến bộ so với công tác được thực hiện trong Thời đại Luật pháp. Ba giai đoạn được liên kết chặt chẽ với nhau, với mỗi mắt xích trong chuỗi liên kết được gắn chặt với mắt xích kế tiếp. Tại sao Ta cũng phán rằng giai đoạn công tác này xây dựng dựa trên giai đoạn được thực hiện bởi Jêsus? Giả sử rằng giai đoạn này không xây dựng dựa trên công tác được thực hiện bởi Jêsus, thì một sự đóng đinh khác sẽ phải diễn ra trong giai đoạn này, và công tác cứu chuộc của giai đoạn trước sẽ phải được thực hiện lại từ đầu. Điều này sẽ là vô nghĩa. Và do đó, không phải là công tác được kết thúc hoàn toàn, mà là thời đại đã tiến lên và mức độ của công tác đã được nâng lên cao hơn trước. Có thể nói rằng giai đoạn công tác này được xây dựng trên nền tảng của Thời đại Luật pháp và trên tảng đá công trình của Jêsus. Công tác của Đức Chúa Trời được xây dựng theo từng giai đoạn, và giai đoạn này không phải là một sự khởi đầu mới. Chỉ có sự kết hợp của ba giai đoạn công tác mới có thể được xem là kế hoạch quản lý sáu nghìn năm. Công tác của giai đoạn này được thực hiện trên nền tảng công tác của Thời đại Ân điển. Nếu hai giai đoạn công tác này không liên quan đến nhau, thì tại sao sự đóng đinh không bị lặp lại trong giai đoạn này? Tại sao Ta không mang tội lỗi của con người, mà thay vào đó lại đến để trực tiếp phán xét và hành phạt con người? Nếu công tác phán xét và hành phạt con người của Ta không theo sau việc bị đóng đinh, cùng sự đến của Ta bây giờ không được hình thành bởi Đức Thánh Linh, thì Ta sẽ không đủ tư cách để phán xét và hành phạt con người. Chính bởi vì Ta và Jêsus là một nên Ta đến trực tiếp để hành phạt và phán xét con người. Công tác ở giai đoạn này được xây dựng hoàn toàn dựa trên công tác ở giai đoạn trước. Đó là lý do tại sao chỉ có loại công tác này mới có thể đưa con người, từng bước một, vào sự cứu rỗi. Jêsus và Ta đến từ cùng một Thần. Mặc dù xác thịt của Chúng Ta không liên quan đến nhau, nhưng Thần của Chúng Ta là một; mặc dù nội dung của những gì Chúng Ta làm và công tác Chúng Ta đảm nhận không giống nhau, nhưng Chúng Ta giống nhau về bản chất; xác thịt của Chúng Ta mang hình dạng khác nhau, nhưng điều này là do sự thay đổi trong thời đại và các yêu cầu khác nhau trong công tác của Chúng Ta; chức vụ của Chúng Ta không giống nhau, vì vậy công tác Chúng Ta làm ra và những tâm tính mà Chúng Ta tỏ lộ ra cho con người cũng khác nhau. Đó là lý do tại sao những gì con người thấy và hiểu ngày nay không giống như trong quá khứ, là do sự thay đổi trong thời đại. Mặc dù Họ khác nhau về giới tính và hình dạng xác thịt của Họ, và Họ không được sinh ra trong cùng một gia đình, càng không sống trong cùng một khoảng thời gian, nhưng Thần của Họ vẫn là một. … Thần của Đức Giê-hô-va không phải là cha của Thần của Jêsus, và Thần của Jêsus không phải là con trai của Thần của Đức Giê-hô-va: Họ là cùng một Thần. Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời nhập thể ngày nay và Jêsus không có quan hệ về huyết thống, nhưng Họ là một, điều này là do Thần của Họ là một. Đức Chúa Trời có thể làm công tác của lòng thương xót và nhân từ, cũng như công tác của sự phán xét công chính và hành phạt con người, và việc giáng sự rủa sả xuống cho con người; và cuối cùng, Ngài có thể làm công việc hủy diệt thế gian và trừng phạt kẻ ác. Chẳng phải chính Ngài làm tất cả những điều này sao? Đây chẳng phải là sự toàn năng của Đức Chúa Trời sao?(Hai lần nhập thể hoàn tất ý nghĩa của sự nhập thể, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Cha Viên Vĩnh Tấn thông công: “Dù nội dung của ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời khác nhau và danh của Đức Chúa Trời không giống nhau trong mỗi thời đại, nhưng tất cả công tác này đều được thực hiện bởi cùng một Thần và một Đức Chúa Trời. Ba giai đoạn công tác liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi giai đoạn được xây dựng trên công tác của giai đoạn trước, giai đoạn sau thì cao siêu và sâu sắc hơn giai đoạn trước, và cuối cùng công tác này sẽ hoàn toàn cứu rỗi con người khỏi quyền thế của Sa-tan và đưa họ vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta đang không phản bội Chúa khi tiếp nhận công tác mới của Ngài, chúng ta đang theo kịp công tác của Ngài”. Lúc đó, lòng tôi lại càng sáng tỏ hơn. Giờ tôi đã hiểu ba giai đoạn công tác được liên kết chặt chẽ, giai đoạn sau cao siêu và sâu sắc hơn giai đoạn trước, và không giai đoạn công tác nào độc lập với những giai đoạn khác. Chúng là ba giai đoạn công tác được thực hiện bởi một Đức Chúa Trời. Đức Gia-vê, Đức Chúa Giêsu và Đức Chúa Trời Toàn Năng đều là một. Tôi đã luôn nghĩ Giáo hội Công giáo là giáo hội chính thống, rằng chỉ có Công giáo mới có thể cứu rỗi linh hồn và đưa họ vào thiên quốc, rằng việc rời bỏ Công giáo nghĩa là phản bội Chúa và mất cơ hội được cứu rỗi. Giờ tôi đã hiểu mình chỉ đang bám vào công tác cứu chuộc của Đức Chúa Giêsu. Nếu tôi tiếp nhận công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng thì tôi sẽ theo bước của Chiên con và không phản bội Chúa. Nhưng nếu tôi ở lại Công giáo và bám níu sự cứu rỗi của Đức Chúa Giêsu, tôi sẽ không nhận được sự cứu rỗi của Thiên Chúa trong thời kỳ sau hết, và tôi sẽ không thể bước vào thiên quốc. Sau khi nghĩ như vậy, về cơ bản tôi đã chắc chắn công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là công tác mới của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau hết. Sau đó, cha Viên Vĩnh Tấn đã thông công với tôi về những lẽ thật như ý nghĩa của danh Đức Chúa Trời, câu chuyện nội tình của Kinh Thánh, và cách Đức Chúa Trời định đoạt kết cục cũng như đích đến của nhân loại. Sau khi nghe xong thông công của cha Viên Vĩnh Tấn, tôi tràn đầy cảm xúc. Tôi đã tin Thiên Chúa rất nhiều năm nhưng trước đây chưa bao giờ nghe rao giảng hay như vậy. Tôi thực sự đã thu đạt được rất nhiều trong ngày hôm đó – tôi đã hiểu được nhiều hơn những gì tôi hiểu được trong tất thảy những năm tin nhận Chúa!

Cha Viên Vĩnh Tấn đọc cho tôi nghe rất nhiều lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi thấy Đức Chúa Trời Toàn Năng đã vạch rõ rất nhiều lẽ thật và lẽ nhiệm màu và tôi cảm nhận sâu sắc rằng lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là tiếng của Đức Chúa Trời. Hôm đó, sau khi về nhà, tôi đã đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Không khó để tìm hiểu một điều như vậy, nhưng nó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải biết một lẽ thật này: Đấng là Đức Chúa Trời nhập thể sẽ sở hữu thực chất của Đức Chúa Trời, và Đấng là Đức Chúa Trời nhập thể sẽ sở hữu sự bày tỏ của Đức Chúa Trời. Bởi vì Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài sẽ đưa ra công tác mà Ngài định làm, và bởi vì Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài sẽ bày tỏ Ngài là gì, và sẽ đem đến lẽ thật cho con người, ban sự sống cho con người, và chỉ lối cho con người. Xác thịt không có thực chất của Đức Chúa Trời thì dứt khoát không phải là Đức Chúa Trời nhập thể; điều này không có gì phải nghi ngờ. Nếu con người định tìm hiểu xem đó có phải là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời hay không, thì họ phải xác định điều này từ tâm tính Ngài bày tỏ và những lời Ngài phán ra. Nghĩa là, để xác định đó có phải xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời hay không, và đó có phải là con đường thật hay không, thì người ta phải phân biệt dựa trên thực chất của Ngài. Và vì thế, để xác định đó có phải là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời hay không, điều cốt yếu nằm ở thực chất của Ngài (công tác của Ngài, những lời phán của Ngài, tâm tính của Ngài và nhiều khía cạnh khác), chứ không phải là hình dáng bên ngoài. Nếu con người chỉ soi hình dáng bên ngoài của Ngài, và vì thế mà bỏ qua thực chất của Ngài, thì điều này chứng tỏ con người thật vô tri và ngu muội(Lời tựa, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ đoạn này tôi hiểu được rằng để xác định xem liệu Đức Chúa Trời Toàn Năng có phải là Đức Chúa Giêsu xuất hiện và làm công tác hay không, về cơ bản tôi cần phải xem xét những lời Ngài bày tỏ và công tác Ngài thực hiện. Nếu Ngài có thể bày tỏ lẽ thật cũng như làm công tác cứu rỗi và làm tinh sạch con người thì Ngài chắc chắn là Chúa xuất hiện và làm công tác. Đức Chúa Giêsu có lần từng phán: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy(Gioan 14,6). Vì vậy, ngoài thời điểm Đức Chúa Trời xuất hiện để phán dạy và làm công tác, không ai có thể bày tỏ được lẽ thật. Sau đó, mỗi ngày tôi đều dành thời gian để đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Hai tháng sau, tôi đã hiểu được nhiều hơn, như lẽ mầu nhiệm về sự nhập thể và danh Đức Chúa Trời, sự khác biệt giữa công tác của Đức Chúa Trời và công tác của con người, cách để phân định giữa Đức Kitô thật và các kitô giả hiệu, vân vân. Tôi thấy lời Đức Chúa Trời phong phú và sâu rộng, và thực sự đã mở rộng tầm mắt của tôi. Tôi tự nhủ: Ai có thể bày tỏ nhiều lẽ thật và làm sáng tỏ nhiều lẽ mầu nhiệm như vậy nếu không phải là Chúa quang lâm chứ? Chúa quả nhiên đã quang lâm và đang làm công tác mới là phán xét và làm tinh sạch nhân loại. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng công tác phán xét của Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là công tác mới của Chúa và Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Chúa quang lâm! Lúc đó, tôi thấy vui mừng khôn xiết, là Đức Chúa Giêsu, Đấng được mong chờ bấy lâu nay, đã thực sự quang lâm. Tôi thấy quá đỗi may mắn khi có thể tiếp nhận công tác thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ về những anh chị em đã rao giảng phúc âm cho tôi trong gần một năm, cũng như cách tôi đã liên tục chống đối và bác bỏ thế nào. Nếu không nhờ sự thương xót và cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cũng như các anh em rao giảng phúc âm cho tôi hết lần này đến lần khác, hẳn tôi đã không thể đến trước Đức Chúa Trời. Tôi cảm thấy vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời vì chuyện này. Nhưng rồi tôi nhớ lại mình đã không tìm kiếm hay tìm hiểu công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau hết ra sao, cách mình đã mù quáng phán xét và lên án việc đó, thậm chí còn phong tỏa hội thánh và ngăn các thành viên hội thánh tìm kiếm hay tìm hiểu. Khi nghĩ về việc này, tôi thấy rất có lỗi và căm ghét bản thân mình vì đã quá đui mù mà không nhận biết Đức Chúa Trời, căm ghét bản thân mình không có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời mà chống đối Ngài. Chẳng phải tôi hệt như những người Pharisêu chống đối Đức Chúa Giêsu sao? Tôi nghĩ vì mình đã nghiên cứu thần học rất nhiều năm rồi và luôn phụng sự Chúa nên tôi hẳn phải có chút hiểu biết về Ngài. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ “gặp” Chúa theo cách này. Lúc đó, tôi thấy rất bất an, nghĩ mình đã phạm trọng tội chống đối Chúa và tự hỏi Ngài sẽ đối xử với tôi như thế nào. Tôi quỳ xuống trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện để xưng tội: “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, con đã quá ngạo mạn. Con đã không nhận biết Ngài, con đã chống đối và phán xét công tác của Ngài, phong tỏa hội thánh và hạn chế các thành viên hội thánh tìm kiếm và tìm hiểu công tác của Ngài. Những điều con đã làm giống hệt như những người Pharisêu và con thực sự đáng bị Ngài trừng phạt. Con thực sự không đáng được Ngài cứu rỗi!”. Suốt những ngày đó, tôi đã sống trong tâm trạng ân hận và lo âu. Mỗi lần đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng vạch trần những người chống đối và lên án Ngài, tôi cảm thấy như Đức Chúa Trời đang phán về tôi. Tôi cảm thấy như mình đã bị kết án và rằng Đức Chúa Trời sẽ không cứu rỗi tôi.

Sau đó, tôi đã thổ lộ với các anh chị em về tình trạng của mình, và họ đọc cho tôi nghe một đoạn lời Đức Chúa Trời đã an ủi tôi rất nhiều. Đức Chúa Trời phán: “Mỗi người đã chấp nhận được chinh phục bằng lời Đức Chúa Trời sẽ có nhiều cơ hội để được cứu rỗi; sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đối với từng con người này sẽ tỏ lòng khoan dung tột bậc của Ngài. Nói cách khác, họ sẽ được tỏ lòng khoan dung tột bậc. Chừng nào mà con người từ bỏ con đường sai trật của mình, và chừng nào mà họ có thể ăn năn, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ cơ hội để có được sự cứu rỗi của Ngài. Khi những con người lần đầu tiên phản nghịch chống lại Đức Chúa Trời, Ngài không muốn giết chết họ; thay vào đó, Ngài làm mọi việc có thể để cứu họ. Nếu người nào đó không còn khả năng được cứu rỗi, thì Đức Chúa Trời sẽ gạt họ sang một bên. Lý do Đức Chúa Trời chậm trừng phạt một người nào đó là vì Ngài mong muốn cứu tất cả những ai có thể cứu được. Ngài phán xét, khai sáng, và hướng dẫn con người chỉ bằng lời, và không dùng roi để giết chết họ. Việc sử dụng lời để mang đến cho con người sự cứu rỗi chính là mục đích và ý nghĩa của giai đoạn công tác cuối cùng(Ngươi nên đặt các phước lành về địa vị sang một bên và hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời để mang sự cứu rỗi đến cho con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc xong lời Đức Chúa Trời, một người anh em nói: “Chúng ta đã bị Sa-tan làm bại hoại, tất cả đều có tâm tính bại hoại, và không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Khi thấy lời và công tác của Đức Chúa Trời không phù hợp với quan niệm của mình, chúng ta phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời, rất dễ phủ nhận và lên án Ngài. Nhưng một khi hiểu ra lẽ thật, nếu chúng ta cải tà quy chánh và thực lòng ăn năn với Đức Chúa Trời, Ngài vẫn cho chúng ta cơ hội được cứu rỗi. Nhưng những ai ngoan cố, không ăn năn và kiên quyết chống đối Đức Chúa Trời thì sẽ bị Ngài lên án và cuối cùng tất cả bọn họ đều sẽ bị trừng phạt”. Lúc đó tôi thấy rất xúc động. Tôi nghĩ: “Mình đã chống đối Đức Chúa Trời và phạm tội đại ác như vậy nhưng Đức Chúa Trời vẫn tỏ lòng thương xót mình và cứu rỗi mình. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời thật vĩ đại! Sau này, mình phải rao giảng phúc âm cho nhiều người và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời. Mình phải báo cho các thành viên trong hội thánh tin tuyệt vời về sự quang lâm của Chúa để họ cũng có thể nghe được tiếng Ngài và nghênh tiếp Ngài”. Thế là sau đó tôi bắt đầu rao truyền phúc âm cho các thành viên trong hội thánh.

Một lần nọ, tôi làm chứng cho một thành viên hội thánh về công tác mới của Đức Chúa Trời Toàn Năng và giám mục phát hiện ra chuyện đó nên ông gọi bảo tôi đến gặp ông. Khi đến nhà thờ, đầu tiên tôi gặp tu viện trưởng, tuổi đã ngoài tám mươi. Ông khẽ bảo tôi rằng giám mục rất phản đối đức tin của tôi nơi Tia Chớp Phương Đông. Tu viện trưởng cố thuyết phục tôi nhận lỗi với giám mục, ăn năn và xin ông ấy khoan dung với tôi. Nghe thấy thế, tôi rất buồn nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, con không biết phải đối mặt với chuyện này thế nào. Xin hãy bảo vệ con, ban cho con đức tin và quyết tâm. Dù tới đây có chuyện gì đi nữa, con xin Ngài dẫn dắt để con có thể đứng vững trên con đường thật”. Sau khi cầu nguyện, tôi thấy bình tâm hơn một chút. Khi gặp giám mục, ông ấy hỏi có phải tôi tin Tia Chớp Phương Đông không và tôi bảo có. Ông đã rất giận dữ và nói: “Tôi nghe cha tiếp xúc với những người từ Tia Chớp Phương Đông nhưng tôi không nghĩ gì cả. Tôi tưởng cha là linh mục và đã được đào tạo thần học chuyên sâu nên sẽ không bao giờ tiếp nhận Tia Chớp Phương Đông. Tôi không thể ngờ thực sự cha lại tiếp nhận như vậy!”. Tôi bảo ông rằng: “Tôi không tiếp nhận Tia Chớp Phương Đông một cách hoang mang. Tôi đã tìm hiểu hơn nửa năm và đã đọc nhiều lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Những lời ấy là lẽ thật, là những điều không con người nào có thể nói được, và Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Giêsu quang lâm…”. Vị giám mục không đợi tôi nói xong mà sốt ruột cắt lời: “Việc Tia Chớp Phương Đông có phải là Chúa quang lâm hay không là chuyện Giáo hoàng quyết định. Giáo hoàng không bao giờ sai trong những vấn đề về đức tin. Nếu Giáo hoàng công nhận nó thì chúng ta cũng sẽ công nhận. Nếu Giáo hoàng không công nhận và bảo Tia Chớp Phương Đông là dị giáo thì chúng ta không thể tin vào nó được!”. Sau khi nghe ông ấy nói, tôi nghĩ bụng: “Giáo hoàng cũng là một con người bại hoại. Nếu ông ấy không tìm kiếm, ông ấy có thể không nhận được sự khai sáng hay soi sáng của Chúa Thánh Thần hay nhận ra công tác mới của Chúa. Ông tin Chúa nhưng thay vì nghe lời Ngài thì ông lại mù quáng nghe theo lời của Giáo hoàng – một con người. Chẳng phải đấy là hoàn toàn là tin vào một con người sao? Tôi tiếp tục làm chứng cho công tác thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời Toàn Năng với vị giám mục nhưng ông ta không hề lắng nghe. Ông ta nói: “Nếu Giáo hoàng không nói Tia Chớp Phương Đông là công tác của Chúa quang lâm thì chúng ta không được tin. Đó có phải là con đường thật hay không là do Giáo hoàng quyết định!”.

Trước đây tôi cũng sùng bái Giáo hoàng. Tôi nghĩ Giáo hoàng đại diện cho Chúa và chúng ta phải lắng nghe ngài trong mọi sự. Nhưng về sau, tôi đọc được những lời Đức Chúa Trời Toàn Năng đã làm thay đổi quan điểm của tôi về chuyện này. Tôi nhớ một đoạn nói như sau: “Có vài tôn giáo chính trên thế giới, và mỗi tôn giáo có người đứng đầu, hay người lãnh đạo riêng, và những tín hữu trải khắp các quốc gia và các tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới; hầu hết mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có những tôn giáo khác nhau trong đó. Tuy nhiên, bất kể trên toàn thế giới có bao nhiêu tôn giáo, thì mọi người trong vũ trụ cuối cùng đều tồn tại dưới sự hướng dẫn của một Đức Chúa Trời, và sự tồn tại của họ không được hướng dẫn bởi những người đứng đầu hay các nhà lãnh đạo tôn giáo. Điều này có nghĩa là nhân loại không được hướng dẫn bởi một người đứng đầu hay một nhà lãnh đạo tôn giáo cụ thể; thay vào đó, toàn thể nhân loại được dẫn dắt bởi Đấng Tạo Hóa, Đấng đã tạo nên trời đất và vạn vật, và cũng tạo nên loài người – đây là một thực tế. Mặc dù thế giới có vài tôn giáo chính, bất kể chúng có lớn thế nào, thì tất cả chúng đều tồn tại dưới sự thống trị của Đấng Tạo Hóa, và không tôn giáo nào có thể vượt ngoài phạm vi của sự thống trị này. Sự phát triển của nhân loại, sự biến đổi của xã hội, sự phát triển của khoa học tự nhiên – từng thứ đều không thể tách khỏi những sự sắp đặt của Đấng Tạo Hóa, và công tác này không phải là thứ có thể được thực hiện bởi một người đứng đầu tôn giáo nhất định nào. Một người đứng đầu tôn giáo chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo của một tôn giáo cụ thể, và không thể đại diện cho Đức Chúa Trời, họ cũng không thể đại diện cho Đấng đã tạo nên trời đất và vạn vật. Một người đứng đầu tôn giáo có thể lãnh đạo tất cả những người trong toàn tôn giáo, nhưng họ không thể chỉ huy mọi loài thọ tạo bên dưới các tầng trời – đây là một thực tế được thừa nhận toàn cầu. Một người đứng đầu tôn giáo chỉ đơn thuần là một nhà lãnh đạo, và không thể đứng ngang hàng với Đức Chúa Trời (Đấng Tạo Hóa). Vạn vật đều nằm trong tay của Đấng Tạo Hóa, và cuối cùng, tất cả chúng đều sẽ trở về với bàn tay của Đấng Tạo Hóa. Nhân loại được Đức Chúa Trời tạo nên, và bất kể tôn giáo nào, mọi người sẽ trở về dưới sự thống trị của Đức Chúa Trời – điều này là không thể tránh khỏi. Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Chí cao giữa vạn vật, và người cai trị cao nhất giữa muôn loài thọ tạo cũng phải trở về dưới sự thống trị của Ngài. Cho dù địa vị của một con người có cao đến đâu, người đó cũng không thể đưa nhân loại đến một đích đến phù hợp, và không ai có thể phân chia vạn vật theo loại(Biết ba giai đoạn công tác của Đức Chúa Trời là con đường để biết Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời Toàn Năng tôi hiểu rằng Giáo hoàng chỉ là người lãnh đạo, một con người thọ tạo và không thể đại diện cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Ngài tạo dựng trời đất và vạn vật, cũng như là con người, và dẫn dắt nhân loại đến hiện tại. Đức Chúa Trời tể trị vận mệnh của nhân loại và chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể bày tỏ lẽ thật để cứu rỗi con người và dẫn dắt chúng ta đến đích đến tốt đẹp. Công tác này không thể được thực hiện bởi bất kỳ loài thọ tạo, hay bất kỳ lãnh đạo tôn giáo nào. Dù các giáo hoàng có địa vị cao quý nhưng họ cũng chỉ là những con người bại hoại. Họ không thể bày tỏ lẽ thật, huống gì là làm công tác cứu rỗi nhân loại, nên cho dù địa vị của họ có cao quý thế nào đi nữa thì họ cũng không thể đại diện cho Đức Chúa Trời. Nếu họ không tìm kiếm khi Đức Chúa Trời thực hiện công tác mới, thì họ sẽ không được Chúa Thánh Thần khai sáng hay soi sáng, và cuối cùng họ sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ và đào thải. Họ cũng giống như các thầy thượng tế và những người Pharisêu thời xa xưa – họ có địa vị cao trọng nhưng khi Đức Chúa Giêsu đến làm công tác, họ không hề tìm kiếm. Họ chống đối và lên án Đức Chúa Giêsu và bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt.

Sau đó, vị giám mục lệnh cho tôi không được tiếp xúc thêm với những người đến từ Tia Chớp Phương Đông. Tôi không đồng ý nên ông đã rất tức giận nói rằng: “Thế thì coi như bổn phận tu viện trưởng của cha bị đình chỉ. Hãy giao lại sổ sách thu chi của tu viện rồi xuống hầm mà phản tỉnh những việc cha đã làm”. Khi đó, tôi hơi bàng hoàng, tôi không ngờ họ sa thải tôi nhanh như thế. Tôi thấy hơi hụt hẫng. Tôi nghĩ về mấy năm mình làm tu viện trưởng, dù đi đâu, tôi cũng được các linh mục và tu sĩ vây quanh, lắng nghe lời tôi nói và làm bất cứ điều gì tôi bảo. Giờ giám mục tước chức vụ của tôi, tôi biết các linh mục và tu sĩ sẽ không còn tôn trọng tôi như thế nữa. Tôi cũng nghĩ mình đã nỗ lực bao nhiêu mới có được vị trí là linh mục và tu viện trưởng. Ngay khi quyết định đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi không thể tiếp tục làm tu viện trưởng và linh mục nữa. Dù đã chắc chắn về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau hết nhưng tôi vẫn không đủ can đảm để hoàn toàn đoạn tuyệt với Công giáo. Tôi nghĩ bụng: “Lựa chọn này không phải là chuyện nhỏ nhặt. Mình phải suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định”. Tôi xuống tầng hầm và gặp được linh mục Triệu, người đã bị đưa xuống đó để phản tỉnh về tội gian dâm. Tôi bảo là tôi bị xuống đó vì đã tiếp nhận công tác thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Anh ta rất ngạc nhiên và bảo mình đã phạm tội gian dâm chỉ trong phút yếu đuối, nên nếu anh ta xưng tội với Chúa thì vẫn có thể được cứu rỗi. Anh ta bảo vấn đề của tôi nghiêm trọng hơn, rằng đó là vấn đề về đức tin và rằng ngay khi đức tin đặt sai chỗ thì ta sẽ không thể được cứu rỗi và bước vào thiên quốc nữa. Lúc đó, tôi đã không bị ảnh hưởng bởi lời của anh ta.

Sau hai hay ba ngày, linh mục Vương và người làm kế toán xuống tầng hầm để xác minh sổ sách thu chi với tôi. Linh mục Vương nhìn tôi với vẻ khinh bỉ và khi hỏi về sổ sách thu chi, cảm giác như ông ta đang tra khảo tù nhân vậy. Thực sự rất khó chịu. Sau khi họ rời đi, tôi nằm mệt mỏi trên giường, cảm thấy khổ sở và oan ức. Tôi nghĩ đến lúc còn điều hành tu viện, mọi người đều luôn kính trọng tôi. Bất kể tôi được tiếp đãi ở đâu, các linh mục và tu sĩ đều vui vẻ đến chào hỏi và chủ nhà sẽ phục vụ hoa quả và nhiệt tình tiếp đãi tôi. Các linh mục và tu sĩ luôn trông chờ nghe tôi giảng, và khi thảo luận bất cứ việc gì, họ thường chờ tôi đưa ra quyết định. Tôi cũng thường bố trí công tác cho các linh mục và tu sĩ, và tất cả đều lắng nghe và vâng lời tôi. Nhưng giờ, sau khi tôi bị buộc phải từ chức, tất cả đều coi thường tôi. Các linh mục thôi không còn tôn trọng tôi, và khi tôi ở dưới hầm, mọi người đều phớt lờ tôi. Thật sự rất khác so với lúc tôi còn làm tu viện trưởng! Khi không có địa vị thực sự thay đổi mọi chuyện. Rồi tôi nghĩ đến việc nếu sau này đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi sẽ không bao giờ có thể lại tận hưởng cuộc sống tu viện trưởng, và địa vị cũng như sự đối xử mà tôi được nhận cũng sẽ biến mất. Việc đó khiến tôi thấy thất vọng. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự chính là Đức Chúa Giêsu quang lâm. Nếu mình không đi theo Đức Chúa Trời chỉ vì địa vị và sự vui hưởng, mình có thực sự còn là một người tin Đức Chúa Trời không? Liệu mình còn có thể được Đức Chúa Trời cứu rỗi không?”. Tôi không biết nên chọn con đường nào. Tôi thấy rất day dứt và đã quỳ xuống cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài khai sáng và dẫn dắt để tôi không còn bị những ràng buộc của địa vị và danh tiếng kiểm soát, và có thể đi theo dấu chân của Đức Chúa Trời. Sau khi cầu nguyện, tôi nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng mà các anh chị em đã đọc cho tôi nghe: “Đức Chúa Trời đã khiêm nhường đến mức Ngài làm công tác của Ngài trong những con người bẩn thỉu và bại hoại này, và hoàn thiện nhóm người này. Đức Chúa Trời không chỉ trở nên xác thịt để sống và ăn giữa con người, để chăn dắt con người, và để cung cấp những gì con người cần. Quan trọng hơn là Ngài làm công tác vĩ đại của Ngài là cứu rỗi và chinh phục những con người bại hoại đến không thể chịu được này. Ngài vào tận trung tâm của con rồng lớn sắc đỏ để cứu những người bại hoại nhất này, hầu cho tất cả mọi người có thể được thay đổi và làm mới. Sự gian khổ to lớn mà Đức Chúa Trời chịu đựng không chỉ là sự gian khổ mà Đức Chúa Trời nhập thể chịu đựng, mà chủ yếu là Thần của Đức Chúa Trời chịu đựng sự nhục mạ cực độ – Ngài khiêm nhường và ẩn giấu chính Ngài nhiều đến nỗi Ngài trở thành một người bình thường. Đức Chúa Trời đã nhập thể và mặc lấy hình hài xác thịt để mọi người thấy rằng Ngài có một đời sống con người bình thường và những nhu cầu con người bình thường. Điều này đủ để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã khiêm nhường đến cực độ. Thần của Đức Chúa Trời được nhận ra trong xác thịt. Thần của Ngài quá cao cả và vĩ đại, ấy thế mà Ngài lại mặc lấy hình hài của một con người bình thường, của một con người nhỏ nhoi, để làm công tác của Thần Ngài. Tố chất, sự thông sáng, ý thức, nhân tính, và sự sống của mỗi người trong các ngươi cho thấy các ngươi thật sự không đáng được nhận công tác dạng này của Đức Chúa Trời. Các ngươi thật sự không xứng đáng để Đức Chúa Trời chịu khổ sở như thế vì lợi ích của các ngươi. Đức Chúa Trời thật vĩ đại. Ngài quá cao trọng, còn con người quá thấp hèn, ấy thế mà Ngài vẫn hoạt động trên họ. Ngài không chỉ nhập thể để chu cấp cho con người, để phán với con người, mà Ngài thậm chí còn sống cùng với con người. Đức Chúa Trời quá khiêm nhường, quá đáng mến(Chỉ những ai tập trung vào thực hành mới có thể được hoàn thiện, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy. Không có quốc gia nào chống đối Đức Chúa Trời gay gắt hơn Trung Quốc. Đức Chúa Trời đến nhập thể ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ để phán và làm công tác, Ngài đã chịu sự bách hại và vu khống dưới bàn tay của Đảng Cộng sản cũng như sự lên án và chối bỏ của giới tôn giáo. Đức Chúa Trời vô cùng tối cao và vô cùng cao quý, ấy thế mà Ngài đã phải chịu sự sỉ nhục lớn lao để giáng thế và mọi điều Ngài làm là để cứu rỗi chúng ta. Đức Chúa Trời quả thật khiêm nhường và đáng mến! Nhưng tất cả những gì tôi muốn lại là tận hưởng lợi ích của địa vị, và tôi thích được người khác ủng hộ và ngưỡng mộ. Mặc dù tôi đã chắc chắn về công tác của Đức Chúa Trời, tôi vẫn không sẵn lòng buông bỏ địa vị của mình để đi theo Ngài. Chẳng phải tôi đang cố tình chống đối mặc dù biết con đường thật sao? Chẳng phải tôi thật sự vô lương tâm sao? Khi nhận ra điều này, tôi thấy hơi tội lỗi và hổ thẹn, và sẵn sàng buông bỏ địa vị.

Vài hôm sau, em họ tôi xuống tầng hầm để cố thuyết phục tôi và bảo tôi phản tỉnh. Em ấy nói nếu tôi không làm thế, giám mục sẽ khai trừ tôi khỏi hội thánh. Khi nghe thấy thế, tôi rất sốc. Tôi chưa bao giờ nghe có người bị khai trừ khỏi hội thánh của chúng tôi. Nếu tôi bị khai trừ, tất cả những thành viên hội thánh ở quanh tôi cũng như tất cả mọi người trong toàn bộ giáo phận sẽ cự tuyệt tôi. Mấy ngày sau khi em họ tôi đi, tôi không ngừng đấu tranh nội tâm. Kể từ lúc tôi bắt đầu tin Chúa, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể bị khai trừ, và tôi không nghĩ giám mục sẽ khai trừ tôi vì tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi nghĩ đi nghĩ lại những chuyện này suốt mấy hôm đó. Mỗi lần đọc những lời tiên tri trong Kinh Thánh về công tác thời kỳ sau hết của Đức Chúa Trời, tôi lại nhớ đến các anh chị em đã làm chứng cho tôi về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng và những đoạn lời Đức Chúa Trời mình đã đọc. Những cảnh tượng ấy cứ ẩn hiện trong đầu tôi như một cuốn phim. Đức Chúa Trời Toàn Năng chính là Đức Chúa Giêsu quang lâm, và tôi không thể từ bỏ việc đi theo Ngài. Nhưng khi nghĩ đến việc rời bỏ Giáo hội Công giáo hoặc việc bị khai trừ, tôi lại không thể nào quyết định được.

Sau đó, giám mục xuống tầng hầm hỏi xem tôi phản tỉnh thế nào rồi. Khi thấy tôi giữ vững đức tin nơi Đức Chúa Trời Toàn Năng, ông rất không vui và nói: “Đức tin của cha vào Tia Chớp Phương Đông không phải là chuyện nhỏ. Cha thực sự cần phải phản tỉnh. Nếu cha có thể thành thực biết mình, ăn năn và chối bỏ Tia Chớp Phương Đông, chúng tôi có thể quên đi lỗi lầm này của cha và cha vẫn có thể giữ chức tu viện trưởng”. Sau khi giám mục rời đi, linh mục Triệu lại cố thuyết phục tôi. Anh ta bảo: “Cha cần phải viết ra những kết luận rút ra được sau khi phản tỉnh. Nếu làm thế thì cha có thể tiếp tục làm tu viện trưởng. Nếu không thì giám mục không dễ mà tha cho cha đâu!”. Sau khi nghe thế, tôi nghĩ bụng: “Giám mục đã ra tối hậu thư cho mình, nên nếu mình không viết kết quả sau khi phản tỉnh thì sẽ thực sự mất chức tu viện trưởng, và phải đối mặt với việc khai trừ khỏi hội thánh”. Nghĩ đến chuyện đó, tôi thấy có chút đau buồn. Dù tôi biết mình nên chọn đi theo Đức Chúa Trời Toàn Năng, nhưng tôi vẫn có chút không sẵn lòng buông bỏ địa vị của mình. Trong đau đớn, tôi đến trước Đức Chúa Trời và tha thiết kêu cầu Ngài, thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, giờ con đang đối mặt với lựa chọn cuối cùng. Xin hãy giúp đỡ và dẫn dắt để con có thể chọn đúng”. Sau khi cầu nguyện xong, tôi nghĩ đến một số lời Đức Chúa Trời mà các anh chị em đã từng đọc cho tôi nghe. Lời Đức Chúa Trời phán: “Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ không bao giờ bắt đầu lại ở một nơi nào khác. Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành việc này: Ngài sẽ làm cho tất cả mọi người khắp vũ trụ đến trước Ngài và thờ phượng Đức Chúa Trời trên đất, công tác của Ngài ở những nơi khác sẽ dừng lại, và con người sẽ buộc phải tìm kiếm con đường thật. Điều đó sẽ giống như Giô-sép vậy: Mọi người đến với ông để xin thức ăn, sấp mình xuống trước ông, vì ông có thức ăn. Để tránh khỏi nạn đói, con người sẽ buộc phải tìm con đường thật. Toàn bộ cộng đồng tôn giáo sẽ phải chịu nạn đói nghiêm trọng, và chỉ có Đức Chúa Trời của ngày nay mới là nguồn nước sống, sở hữu nguồn nước vô tận cung cấp cho con người tận hưởng, và con người sẽ đến và nương tựa vào Ngài(Vương quốc Một Nghìn năm đã đến, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy. Giờ đây hội thánh ở khắp nơi đều hoang tàn và không có công tác của Chúa Thánh Thần. Trong các bài giảng của giám mục và linh mục không có sự soi sáng, họ chỉ có thể rao giảng lý thuyết thần học và đạo lý tôn giáo, cũng như tuân giữ nghiêm ngặt một số nghi lễ tôn giáo và quy tắc do con người đặt ra. Nhưng bám víu vào những điều này không đem lại sự chu cấp hay gây dựng gì cho sự sống con người; hàng ngày mọi người sống trong vòng luẩn quẩn phạm tội, xưng tội và lại phạm tội. Dù có cố gắng đến mấy, con người cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Ngay cả hàng giáo phẩm cũng không thể kiềm chế những tội lỗi lộ liễu như ăn cắp của lễ hay gian dâm, như Linh mục Triệu, người đã chìm sâu đến mức không hề thấy xấu hổ vì đã phạm phải một trọng tội như vậy. Công giáo ngày nay chẳng khác gì một ao nước tù! Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng thì khác. Khi chúng ta thông công về lời Đức Chúa Trời Toàn Năng ở mỗi buổi nhóm họp, điều đó giúp chúng ta hiểu được lẽ thật và nhận được sự cung dưỡng và gây dựng cho sự sống chúng ta. Nếu tôi không theo kịp công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng và không đạt được những lẽ thật mà Ngài đang bày tỏ trong thời kỳ sau hết, tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi tội lỗi. Mỗi ngày tôi sẽ bị mắc kẹt trong tội lỗi, không thể tự giải thoát bản thân mình. Vậy thì ở lại trong tôn giáo và hưởng sự ủng hộ của mọi người có ích gì chứ? Rồi tôi lại nghĩ đến một số lời Đức Chúa Trời: “Đấng Christ là cổng vào vương quốc của con người trong thời kỳ sau rốt, và không có ai có thể đi vòng sau Ngài. Không ai có thể được Đức Chúa Trời hoàn thiện mà không thông qua Đấng Christ. Ngươi tin vào Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi phải tiếp nhận những lời của Ngài và thuận phục con đường của Ngài. Ngươi không thể chỉ nghĩ tới việc nhận lãnh ân phước trong khi không thể tiếp nhận lẽ thật, và không có khả năng tiếp nhận sự cung cấp sự sống. Đấng Christ đến trong thời kỳ sau rốt để cho tất cả những ai thực sự tin ở Ngài có thể được cung cấp sự sống. Công tác của Ngài là để khép lại thời đại cũ và bước vào thời đại mới, và công tác của Ngài là con đường mà tất cả những ai sẽ bước vào thời đại mới phải đi qua. Nếu ngươi không thể thừa nhận Ngài, mà thay vào đó định tội, báng bổ, hay thậm chí bách hại Ngài, thì ngươi chắc chắn sẽ bị thiêu đốt đời đời, và sẽ không bao giờ bước vào được vương quốc của Đức Chúa Trời. Bởi Đấng Christ này, chính Ngài là sự bày tỏ của Đức Thánh Linh, sự tỏ hiện của Đức Chúa Trời, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã giao phó để làm công tác của Ngài trên trần thế. Và vì vậy, Ta nói rằng nếu ngươi không tiếp nhận tất cả những gì được thực hiện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, thì ngươi đang báng bổ Đức Thánh Linh. Quả báo mà những kẻ báng bổ Đức Thánh Linh phải chịu là điều hiển nhiên với tất cả mọi người. Ta cũng nói cho ngươi biết rằng nếu ngươi chống đối Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, nếu ngươi chối bỏ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt, thì sẽ không có ai khác chịu hậu quả thay ngươi cả. Hơn nữa, từ hôm nay trở đi, ngươi sẽ không còn cơ hội nào khác để có được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời; ngay cả khi ngươi cố chuộc lỗi, thì ngươi cũng sẽ không bao giờ thấy được dung nhan Đức Chúa Trời lần nữa. Bởi điều ngươi chống đối chẳng phải một con người, điều ngươi chối bỏ chẳng phải một con người nhỏ bé, mà là Đấng Christ. Ngươi có biết hậu quả của việc này sẽ là gì không? Ngươi sẽ không phải là gây ra một lỗi nhỏ, mà phạm một tội tày trời. Và vì vậy, Ta khuyên mọi người đừng cố giương nanh chống lại lẽ thật, hay đưa ra những lời chỉ trích bừa bãi, bởi chỉ có lẽ thật mới mang lại cho ngươi sự sống, và không gì ngoài lẽ thật có thể giúp ngươi được tái sinh và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Chúa Trời một lần nữa(Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đức Chúa Trời Toàn Năng đem đến cho chúng ta lẽ thật, con đường và sự sống. Chúng ta chỉ có thể được làm cho tinh sạch và cứu rỗi thông qua những lẽ thật này. Việc tôi có thể tiếp nhận lẽ thật do Đức Chúa Trời Toàn Năng bày tỏ và có cách để thay đổi tâm tính bại hoại của mình chính là nhờ ân điển và sự cất nhắc của Đức Chúa Trời. Nếu tôi chọn ở lại trong Công giáo, ham muốn địa vị và sự an hưởng, chối bỏ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau hết, tôi sẽ bị Đức Chúa Trời lên án đời đời và hoàn toàn mất cơ hội được cứu rỗi. Tôi sẽ như những thầy thượng tế và người Pharisêu. Họ có địa vị cao quý giữa những người Do Thái, được mọi người đánh giá tốt và ủng hộ. Khi Đức Chúa Giêsu đến, họ biết những bài giảng của Ngài có thẩm quyền và quyền năng, nhưng để bảo vệ địa vị và thu nhập, họ không chịu tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài, thậm chí còn đóng đinh Ngài lên thập giá. Cuối cùng, tất cả bọn họ đều bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt đời đời. Tôi không thể theo vết chân của họ! Tôi chỉ có thể đạt được sự cứu rỗi và được Đức Chúa Trời chấp thuận bằng cách theo kịp công tác mới của Đức Chúa Trời Toàn Năng, vui hưởng sự chăm tưới và cung dưỡng của lời Ngài, qua đó nhận biết bản thân mình, tìm ra căn nguyên tội lỗi của mình cũng như hiểu cách để được làm tinh sạch khỏi sự bại hoại – chẳng phải việc đó có giá trị và ý nghĩa hơn địa vị cao sao? Càng nghĩ lòng tôi càng thấy sáng tỏ. Tôi đã hoàn toàn thấy rõ được rằng ở lại trong tôn giáo chẳng đáng gì, và tôi không cần phải ở lại đó nữa. Thế là tôi đã từ chức linh mục và tu viện trưởng và kiên quyết bỏ đạo Công giáo.

Dù phải chịu chút gian khổ trong vài ngày ở dưới hầm, nhưng sự dẫn dắt và chỉ đạo của lời Đức Chúa Trời đã khiến tôi hiểu được rằng mình không nên theo đuổi địa vị và việc đó không được Đức Chúa Trời khen ngợi. Con đường phía trước đã rõ ràng. Trước kia, tôi nghĩ hiểu biết kiến thức Kinh Thánh và lý thuyết thần học nghĩa là tôi biết Đức Chúa Trời. Tôi không nhận ra rằng lý thuyết thần học mà tôi học đều là những quan niệm và trí tưởng tượng về Đức Chúa Trời, và hoàn toàn không phù hợp với lẽ thật. Chúng như những bức tường kiên cố xây xung quanh tôi, khiến tôi quy định về Đức Chúa Trời và chống đối công tác của Ngài ở mọi lúc và mọi nơi. Chúng cũng khiến tôi ngày càng trở nên ngạo mạn, tự cho là mình đúng và cố chấp. Tôi không có tấm lòng khiêm nhường, tìm kiếm hay kính sợ Đức Chúa Trời. Nếu không nhờ lòng thương xót của Đức Chúa Trời Toàn Năng, tôi sẽ không thể đạt được sự cứu rỗi của Ngài! Hơn nữa, khi tôi ham muốn địa vị và sự vui hưởng và không biết phải lựa chọn thế nào, Đức Chúa Trời đã nhiều lần khai sáng và dẫn dắt tôi bằng lời Ngài và khiến tôi từ bỏ địa vị và theo kịp công tác của Ngài. Nếu không có sự chăm sóc và nâng đỡ của Đức Chúa Trời, tôi không bao giờ có thể quay về với Ngài. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời thật thiết thực và thực tế!

Tiếp theo: 2. Đường vào vương quốc của Đức Chúa Trời không phải luôn suôn sẻ

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger