50. Đằng sau chuyện không muốn làm lãnh đạo
Tháng 1 năm 2022, tôi được chọn làm lãnh đạo hội thánh, chủ yếu phụ trách công tác sản xuất video. Lúc đó tôi cảm thấy rất mâu thuẫn: Nếu thuận phục thì sợ tôi không hiểu nghiệp vụ, làm không tốt công tác, sẽ bị tỏ lộ và cách chức, còn nếu muốn từ chối thì trong lòng tôi lại thấy áy náy. Nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi hiểu tâm ý Ngài. Hôm đó, tôi tình cờ gặp một người anh em sau khi nghe về tình trạng của tôi anh ấy đã thông công với tôi như thế này: “Chị không muốn làm lãnh đạo chủ yếu là vì chị suy xét cho tiền đồ và số phận của mình. Chị lo mình không thể thực hiện được công tác thực tế và sẽ bị tỏ lộ và cách chức. Ngoài ra, chị còn có một quan điểm sai lầm khác nữa là chị cảm thấy trở thành lãnh đạo là rất nguy hiểm, dễ bị tỏ lộ và đào thải. Chị luôn đề phòng và hiểu lầm Đức Chúa Trời. Trên thực tế, nguyên nhân khiến nhiều người lãnh đạo bị tỏ lộ và đào thải không phải là vì họ làm lãnh đạo, mà vì họ không mưu cầu lẽ thật, không đi đường đúng đắn, luôn mưu cầu địa vị, làm xằng làm bậy, nên bị đào thải”. Mối thông công của người anh em này đã nói đúng tâm tư của tôi, giúp tôi có được chút nhận thức về tình trạng của mình. Sau đó, tôi tìm đọc và ăn uống lời của Đức Chúa Trời những lời có liên quan đến tình hình của mình.
Một hôm, tôi đọc được hai đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Chỉ là một lần điều chỉnh bổn phận đơn giản thôi, người ta nên có thái độ thuận phục, nhà Đức Chúa Trời bảo họ làm cái gì thì họ làm cái đó, và họ có thể làm cái gì thì làm cái đó, và dù họ làm gì, cũng làm điều đó thật tốt trong khả năng của họ, dốc hết toàn tâm toàn lực. Những điều Đức Chúa Trời đã làm là không sai. Lẽ thật đơn giản như vậy thì người có chút lương tâm lý trí đều có thể thực hành được, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ lại không làm được. Gặp phải sự điều chỉnh bổn phận, những kẻ địch lại Đấng Christ lập tức sẽ nói phải trái, ngụy biện, phản kháng, và không phục trong lòng. Điều gì đang ở trong lòng họ vậy? Sự hoài nghi và ngờ vực, sau đó họ thăm dò người khác bằng đủ mọi phương pháp. … Tại sao họ có thể làm cho một điều đơn giản trở nên phức tạp như vậy? Chỉ có một lý do duy nhất: những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ thuận phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, và họ luôn liên kết chặt chẽ bổn phận, danh lợi và địa vị với hy vọng được phúc lành và đích đến trong tương lai của họ, cứ như thể một khi danh dự và địa vị của họ bị mất đi thì họ sẽ không có hy vọng được phúc lành và phần thưởng, và điều này chẳng khác nào giết chết họ vậy. Họ cho rằng: ‘Mình phải cẩn thận, không thể sơ suất! Nhà Đức Chúa Trời, các anh chị em, lãnh đạo và chấp sự, thậm chí cả Đức Chúa Trời đều không đáng để cậy dựa, đều không phải là đối tượng để mình cậy dựa. Người đáng để cậy dựa nhất, người đáng để tin cậy nhất chính là bản thân, mình không tính toán cho mình thì ai có thể lo cho mình đây? Ai có thể nghĩ cho tiền đồ của mình? Ai có thể nghĩ cho mình về sau có được phúc hay không? Cho nên mình phải vì mình mà dày công lên kế hoạch, dày công tính toán, không thể sơ suất, không thể có một chút cẩu thả nào, nếu không, chẳng may bị lợi dụng thì phải làm sao?’. Cho nên họ đề phòng lãnh đạo và chấp sự của nhà Đức Chúa Trời, sợ sau khi người khác phân định và nhìn thấu được họ rồi sẽ cách chức họ, phá hỏng giấc mộng được phúc của họ. Họ cho rằng nhất định phải giữ được danh tiếng và địa vị, như vậy mới có hy vọng được phúc. Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được phúc lành còn lớn hơn cả trời, lớn hơn cả mạng sống, quan trọng hơn cả việc mưu cầu lẽ thật, việc thay đổi tâm tính hay việc được cứu rỗi, quan trọng hơn việc làm tốt bổn phận của họ và làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ cho rằng việc làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tốt bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, không có gì cả, chỉ có được phúc lành là điều cả cuộc đời họ không bao giờ có thể quên được. Bất kể họ gặp phải việc gì, dù lớn hay nhỏ, họ đều liên hệ nó với việc được phúc lành, đều phải cẩn thận và dè dặt để lại lối thoát cho mình” (Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). “Là một loài thọ tạo, khi đến trước Đấng Tạo Hóa thì phải thực hiện bổn phận của mình. Đây là một chuyện rất chính đáng, và là trách nhiệm mà con người nên thực hiện. Trên cơ sở loài thọ tạo thực hiện bổn phận của mình, Đấng Tạo Hóa đã làm công tác lớn hơn nữa giữa nhân loại. Ngài đã thực hiện một bước công tác nữa trên con người, đó là công tác gì? Ngài cung cấp lẽ thật cho nhân loại, cho phép họ đạt được lẽ thật từ Ngài khi họ thực hiện bổn phận của mình và qua đó loại bỏ tâm tính bại hoại của họ và được làm cho tinh sạch. Như thế, họ đạt đến việc thỏa mãn tâm ý của Đức Chúa Trời và đi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời, và cuối cùng, họ có thể kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, đạt được sự cứu rỗi hoàn toàn và không còn bị Sa-tan làm cho đau khổ. Đây là hiệu quả mà Đức Chúa Trời yêu cầu nhân loại cuối cùng phải đạt được thông qua việc thực hiện bổn phận của họ. … Một thứ đẹp đẽ và tuyệt vời như vậy lại bị những kẻ cùng một giuộc với kẻ địch lại Đấng Christ biến thành một cuộc giao dịch, trong đó chúng nài xin mão triều thiên và phần thưởng từ tay của Đức Chúa Trời. Một cuộc giao dịch như vậy biến một thứ đẹp đẽ và chính nghĩa nhất thành thứ xấu xí và tà ác nhất. Đây chẳng phải là những gì mà kẻ địch lại Đấng Christ làm sao? Xét từ phương diện này, kẻ địch lại Đấng Christ có phải là tà ác không? Họ thực sự tà ác vô cùng! Đây chỉ là biểu hiện của một khía cạnh tà ác của họ” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). Lời Đức Chúa Trời vạch rõ những kẻ địch lại đấng Christ tin Đức Chúa Trời chỉ để được phúc. Bất kể gặp chuyện gì, họ cũng liên hệ chúng đến việc được phúc và đích đến. Thậm chí khi đối mặt với điều đơn giản như việc điều chỉnh bổn phận, họ cũng không đơn thuần thuận phục, mà suy đi tính lại xem chuyện này ảnh hưởng thế nào đến tiền đồ tương lai của họ. Nếu có thể được phúc được lợi thì họ tiếp nhận, còn nếu nguy hại đến tiền đồ và số phận thì họ sẽ nghĩ cách thoái thác, họ sợ đi sai một bước thì sẽ bị tỏ lộ và đào thải, hết hy vọng được phúc. Bản chất của những kẻ địch lại đấng Chirst thật sự giả dối và tà ác! Tôi phản tỉnh về việc thái độ của tôi đối với việc điều chỉnh bổn phận rất giống với biểu hiện của những kẻ địch lại đấng Christ. Khi biết tin được chọn làm lãnh đạo hội thánh, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là tiền đồ, số phận, kết cục và đích đến của mình của sẽ như thế nào. Tôi phân tích bổn phận này để xét xem liệu chúng có lợi ích gì cho tôi không, và thậm chí chưa bắt đầu làm làm lãnh đạo, tôi đã nghĩ đến hết mọi hậu quả mà tôi có thể gánh chịu nếu không thực hiện tốt bổn phận. Trong lòng tôi đầy sự nghi ngờ, đề phòng Đức Chúa Trời không có chút thuận phục nào. Thậm chí còn nghĩ ra những lý do đường đường chính chính để né tránh – nói tố chất mình kém, làm lãnh đạo thì sẽ gây trì hoãn công tác. Bề ngoài nhìn vào có vẻ tôi không mưu cầu địa vị và rất có lý trí, nhưng thực ra ẩn sau đó là một mục đích không thể nói ra: Tôi sợ làm lãnh đạo thì phải gánh vác trách nhiệm, còn có nguy cơ bị tỏ lộ và đào thải nếu không làm tốt. Vậy nên, tôi muốn thoái thác bổn phận để bảo đảm cho tiền đồ tương lai của mình. Tâm ý của Đức Chúa Trời là cho chúng ta cơ hội để rèn luyện thực hiện bổn phận, giúp chúng ta có thể hiểu lẽ thật, bước vào thực tế, thoát khỏi tâm tính bại họai và đạt được sự cứu rỗi. Khi một cơ hội tuyệt vời như vậy được giao cho tôi, tôi không những không tạ ơn sự ân đãi của Đức Chúa Trời, mà còn hiểu lầm, đề phòng Đức Chúa Trời, thoái thác và từ chối bổn phận. Tôi thực sự ích kỷ và giả dối!
Về sau, tôi lại tìm thêm những lời của Đức Chúa Trời có liên quan đến quan điểm sai lầm của mình. Tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời: “Nói Ta biết, một khi con người bại hoại đạt được địa vị – bất kể họ là ai – thì sau đó họ có trở thành kẻ địch lại Đấng Christ không? Điều này có tuyệt đối không? (Thưa, nếu họ không mưu cầu lẽ thật thì sẽ trở thành kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng nếu họ có mưu cầu lẽ thật thì sẽ không như vậy.) Điều đó là hoàn toàn đúng: nếu người ta không mưu cầu lẽ thật, họ chắc chắn trở thành những kẻ địch lại Đấng Christ. Và có phải là tất cả những ai bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ đều làm như vậy vì địa vị? Không, chủ yếu là vì họ không có tình yêu với lẽ thật, bởi vì họ không phải là những người đúng đắn. Bất kể họ có địa vị hay không, những người không mưu cầu lẽ thật đều bước đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ. Cho dù họ đã nghe bao nhiêu bài giảng, thì những người như vậy cũng không tiếp nhận lẽ thật, họ không bước đi con đường đúng đắn, mà quyết tâm đi vào con đường quanh co. Điều này cũng tương tự như người ta ăn cơm vậy. Một số người không ăn thực phẩm có thể bồi bổ sức khoẻ, duy trì cuộc sống bình thường, mà cứ nhất quyết ăn những thứ có hại, cuối cùng tự đào hố chôn mình. Chẳng phải đây là lựa chọn của chính họ sao? Sau khi bị đào thải, một số lãnh đạo và người làm công đã truyền bá những quan niệm rằng: ‘Đừng làm lãnh đạo, và đừng để bản thân sa vào địa vị. Con người gặp nguy hiểm ngay giây phút họ có địa vị, và Đức Chúa Trời sẽ tỏ lộ họ! Một khi đã bị tỏ lộ, thì đến tư cách làm một tín hữu bình thường họ cũng chẳng có, và sẽ không nhận được phước lành’. Điều này nghĩa là gì? Nói nhẹ thì đây là một sự hiểu lầm về Đức Chúa Trời; nói nặng thì đây là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không đi theo con đường đúng đắn, không mưu cầu lẽ thật, không tuân theo con đường của Đức Chúa Trời, mà cứ nhất quyết đi con đường của những kẻ địch lại Đấng Christ, để rồi bước lên con đường của Phao-lô, cuối cùng rơi vào kết cục như Phao-lô, số phận như Phao-lô, vẫn oán trách Đức Chúa Trời, và phán xét Đức Chúa Trời là không công chính, thì chẳng phải ngươi là một kẻ địch lại Đấng Christ chính cống sao? Hành vi như thế thật đáng bị rủa sả!” (Làm thế nào để giải quyết những cám dỗ và ràng buộc của địa vị, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Có người nghĩ: ‘Bất cứ ai làm lãnh đạo cũng đều ngu muội, vô tri và đang tự chuốc lấy sự hủy diệt cho chính mình, bởi vì làm lãnh đạo thì chắc chắn người ta sẽ bộc lộ sự bại hoại cho Đức Chúa Trời thấy. Nếu họ không làm công việc này thì liệu có bộc lộ sự bại hoại nhiều như vậy không?’. Thật là một ý tưởng hoang đường! Nếu ngươi không làm lãnh đạo, ngươi sẽ không bộc lộ sự bại hoại sao? Không làm lãnh đạo, dù ngươi bộc lộ ít sự bại hoại hơn, thì có nghĩa là ngươi đã đạt được sự cứu rỗi sao? Theo lập luận này, phải chăng tất cả những người không giữ vai trò lãnh đạo đều là những người có thể sống sót và được cứu rỗi? Nói như vậy chẳng phải quá nực cười sao? Những người giữ vai trò lãnh đạo hướng dẫn dân được Đức Chúa Trời chọn ăn uống lời Đức Chúa Trời và trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Yêu cầu và tiêu chuẩn này cao, nên không thể tránh khỏi việc các lãnh đạo sẽ bộc lộ một số tình trạng bại hoại khi mới bắt đầu tập sự. Đây là chuyện bình thường và Đức Chúa Trời không định tội. Đức Chúa Trời không những không định tội mà Ngài còn khai sáng, soi sáng và hướng dẫn những người này, cũng như đặt thêm trọng trách lên họ. Miễn sao họ có thể thuận phục sự dẫn dắt và công tác của Đức Chúa Trời thì họ sẽ trưởng thành nhanh hơn trong sự sống so với người thường. Nếu họ là những người mưu cầu lẽ thật thì họ có thể bước vào con đường được Đức Chúa Trời làm cho hoàn thiện. Đây là chuyện được Đức Chúa Trời ban phúc lành nhất. Có người không thấy được điều này, và họ bóp méo sự thật. Theo sự hiểu biết của con người, dù người lãnh đạo có thay đổi đến đâu, Đức Chúa Trời cũng sẽ không quan tâm; Ngài sẽ chỉ xem các lãnh đạo và chấp sự bộc lộ sự bại hoại nhiều như thế nào, và chỉ dựa vào chuyện này mà định tội họ. Còn đối với những người không phải là lãnh đạo và chấp sự, vì họ ít bộc lộ bại hoại nên dù họ không thay đổi thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không định tội họ. Suy nghĩ như thế chẳng phải là hoang đường sao? Chẳng phải đó là báng bổ Đức Chúa Trời sao? Nếu trong lòng ngươi chống đối Đức Chúa Trời nghiêm trọng như vậy thì ngươi có thể được cứu rỗi không? Ngươi không thể được cứu rỗi. Đức Chúa Trời quyết định kết cục của con người chủ yếu dựa trên việc họ có lẽ thật và lời chứng thật hay không, và điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc họ có phải là người mưu cầu lẽ thật hay không. Nếu họ quả thật mưu cầu lẽ thật và có thể thực sự ăn năn sau khi bị phán xét và hành phạt vì mắc phải vi phạm, thì miễn sao họ không nói những lời hay làm những điều báng bổ Đức Chúa Trời, thì họ chắc chắn sẽ có khả năng đạt được sự cứu rỗi. Theo tưởng tượng của các ngươi, tất cả những tín hữu bình thường theo Đức Chúa Trời đến cùng đều có thể đạt được sự cứu rỗi, còn những người giữ vai trò lãnh đạo đều phải bị đào thải. Nếu được yêu cầu làm lãnh đạo, các ngươi sẽ nghĩ rằng nếu không làm thì không được, nhưng nếu ngươi làm lãnh đạo thì ngươi sẽ vô thức bộc lộ sự bại hoại, và đó giống như tự đưa mình lên đoạn đầu đài vậy. Chẳng phải tất cả những chuyện này là do các ngươi hiểu lầm Đức Chúa Trời sao? Nếu kết cục của con người được xác định dựa trên sự bại hoại mà họ bộc lộ thì không ai có thể được cứu rỗi. Nếu vậy, Đức Chúa Trời thực hiện công tác cứu rỗi để làm gì? Nếu đúng là như vậy thì sự công chính của Đức Chúa Trời nằm ở đâu? Con người sẽ không thể nhìn thấy tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Vì vậy, các ngươi đều đã hiểu sai tâm ý của Đức Chúa Trời, và điều này cho thấy rằng các ngươi không có nhận thức thực sự về Đức Chúa Trời” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời của Đức Chúa Trời tôi nhận thức được rằng những lãnh đạo giả và kẻ địch lại đấng Christ bị tỏ lộ và đào thải không phải do họ giữ chức vụ lãnh đạo mà bởi sau khi có địa vị, họ không hề mưu cầu lẽ thật, không hề đi theo con đường đúng đắn. Hơn nữa, họ còn gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, bị tỉa sửa thế nào cũng không hối cải, nên mới bị tỏ lộ và đào thải. Đức Chúa Trời sẽ không định tội con người dựa trên sự bại hoại nhất thời hoặc một sai lầm duy nhất; Ngài sẽ xem xét thực chất bản tính của họ và con đường họ đi. Ngay cả khi chúng ta đã nhiều lần bộc lộ tâm tính bại hoại của mình và phạm phải một số vi phạm nhất định, nhưng chỉ cần chúng ta tìm kiếm lẽ thật, thực sự hối cải, Đức Chúa Trời sẽ cho cơ hội khác. Đức Chúa Trời chỉ đào thải kẻ địch lại đấng Christ và kẻ ác, những kẻ chán ghét và thù hận lẽ thật, không biết hối cải dù đã phạm rất nhiều vi phạm. Tôi nghĩ về những lãnh đạo giả, những kẻ địch lại đấng Christ bị Đức Chúa Trời tỏ lộ và đào thải trước đây. Một số chỉ biết nói câu chữ và đạo lý, đưa ra mệnh lệnh mà không giải quyết được vấn đề thực tế, và tham hưởng lợi ích của địa vị Đến cuối cùng, họ bị xác định là lãnh đạo giả và bị cách chức. Một số khác thì trong quá trình công tác, chỉ mưu cầu địa vị và danh tiếng, tranh quyền đoạt lợi với người khác, tùy ý đàn áp và trừng trị người khác, đi ngược nghiêm trọng sự sắp xếp công tác, làm theo kiểu riêng, tạo vương quốc độc lập, kìm kẹp người khác trong tay mình, chết cũng không hối cải cuối cùng bị tỏ lộ là những con quỷ địch lại đấng Christ và bị khai trừ. Những kẻ như vậy mới bị tỏ lộ và đào thải. Nhận ra điều này, tôi đã hiểu ra rằng việc con người bị tỏ lộ và đào thải không nằm ở bổn phận họ thực hiện, mà nằm ở chỗ họ mưu cầu lẽ thật hay không, và thực chất nhân tính của họ là thiện hay là ác. Nếu không mưu cầu lẽ thật và có nhân tính xấu, thì dù không làm lãnh đạo, họ cũng không làm tốt bổn phận; nếu họ làm bổn phận mà luôn lười biếng, qua loa chiếu lệ, đem sức lực phục vụ còn không đạt tiêu chuẩn, thì đến cuối cùng họ vẫn sẽ bị đào thải. Tôi nhận ra rằng hội thánh xử lý và sắp xếp con người rất có nguyên tắc, tâm tính của Đức Chúa Trời là công chính, lẽ thật và sự công chính nắm quyền trong hội thánh. Thế nhưng tôi đã không nhận ra được sự thật này, và đã lầm tưởng rằng trở thành lãnh đạo sẽ có hại cho tôi. Quan điểm nhìn nhận mọi sự của tôi thật quá vô lý rồi!
Trong một lần tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; đây chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ. Chính qua quá trình thực hiện bổn phận của mình mà con người dần dần được thay đổi, và chính qua quá trình này mà con người chứng minh được lòng trung thành của họ. Như vậy, ngươi càng có thể thực hiện bổn phận của mình, thì ngươi sẽ càng nhận được nhiều lẽ thật, và sự bày tỏ của ngươi sẽ càng trở nên thực tế hơn. Những kẻ chỉ đơn thuần làm bổn phận của mình một cách qua loa chiếu lệ và không tìm kiếm lẽ thật cuối cùng sẽ bị đào thải, vì những kẻ như thế không thực hiện bổn phận của họ trong khi thực hành lẽ thật, và không thực hành lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận của mình. Những kẻ như thế là những kẻ vẫn không thay đổi và sẽ bị rủa sả. Không chỉ những biểu hiện của họ không thanh sạch, mà mọi thứ họ biểu hiện ra đều ác” (Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, trong lòng tôi càng thêm sáng tỏ. Thực hiện bổn phận không liên quan gì đến việc được phúc hay gánh họa. Với tư cách là loài thọ tạo, chúng ta phải làm tròn bổn phận của mình. Những ai không làm tròn bổn phận, thì không được gọi là loài thọ tạo. Giống như việc con cái hiếu thảo với bố mẹ là chuyện thiên kinh địa nghĩa, bất kể sau cùng họ có cho con cái kế thừa tài sản hay không, con cái đều phải làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Còn tôi thì có thái độ như thế nào đối với bổn phận của mình? Chỉ cần nghĩ đến làm lãnh đạo sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, nếu làm không tốt sẽ đe dọa đến tiền đồ vận mệnh của bản thân, tôi liền tìm lý do thoái thác và từ chối bổn phận. Tôi hoàn toàn không xem bổn phận là trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Thay vào đó, tôi xem nó như một vụ giao dịch và lựa chọn chúng dựa trên việc chúng sẽ đem lại phước lành hay tai họa đến cho tôi. Tôi không có một chút lý trí nào mà loài thọ tạo nên có đối với bổn phận của mình. Hơn thế nữa, tôi còn lầm tưởng rằng do tôi không rành nghiệp vụ, là dân nghiệp dư, nên sẽ không thể làm tốt công việc của mình. Nhưng, Đức Chúa Trời đã nói rõ rằng: “Trên thực tế, với tư cách là lãnh đạo, sau khi sắp xếp công việc xong, ngươi phải theo dõi tiến độ công việc. Ngay cả khi ngươi không thông thạo lĩnh vực công việc đó – ngay cả khi ngươi không có bất kỳ kiến thức nào về nó – ngươi vẫn có thể tìm được cách thực hiện công tác. Ngươi có thể tìm ai đó có kiến thức, là người hiểu công việc được nói đến, để kiểm tra mọi việc và góp ý. Từ những gợi ý của họ, ngươi có thể xác định những nguyên tắc thích hợp, và như thế ngươi sẽ có thể theo dõi công việc” (Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (4), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). Lời của Đức Chúa Trời đã trực tiếp bác bỏ quan niệm của tôi – Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu chúng ta phải thành thạo mọi nghiệp vụ thì mới có thể làm lãnh đạo. Kể cả khi chúng ta không có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực đó, chúng ta cũng có thể tìm các anh chị em có kỹ thuật chuyên môn để cộng tác với họ và từ đó tìm kiếm nguyên tắc. Như vậy vẫn có thể làm công tác, nếu thật sự không hiểu, chúng ta còn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các lãnh đạo cấp cao hơn. Tuy nhiên, nếu đã thực sự làm hết sức, hết lòng, nhưng do vóc giạc nhỏ, tố chất kém, và không đảm nhận nổi công việc này, thì tôi cũng có thể từ chức và nhận bổn phận khác. Sau khi hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, lòng tôi sáng tỏ hơn nhiều, mọi lo lắng, băn khoăn đều được gạt bỏ.
Sau đó, tôi lại đọc được lời của Đức Chúa Trời: “Khi Nô-ê làm như Đức Chúa Trời dặn dò, ông đã không biết những tâm ý của Đức Chúa Trời là gì. Ông đã không biết Đức Chúa Trời muốn làm cho trọn vẹn cái gì. Đức Chúa Trời chỉ ban cho ông một sự căn dặn và đã dặn dò ông phải làm điều gì đó, và không giải thích quá nhiều, Nô-ê đã cứ thế mà làm. Ông đã không cố gắng âm thầm tìm hiểu ý của Đức Chúa Trời, ông cũng không chống đối Đức Chúa Trời hay thể hiện sự không trung thực. Ông cứ thế mà làm theo với một tấm lòng đơn thuần và mộc mạc. Bất kể Đức Chúa Trời sai ông làm gì, ông cũng đã làm, và sự thuận phục, lắng nghe lời Đức Chúa Trời đã là nền tảng cho niềm tin của ông ở việc ông làm. Đó là cách ông đã đối đãi một cách ngay thẳng và đơn giản với điều Đức Chúa Trời giao phó. Thực chất của ông – thực chất của hành động của ông là thuận phục, không đoán mò, không chống đối, và hơn nữa, không suy nghĩ về những lợi ích cá nhân hay những điều thiệt hơn của riêng ông. Hơn nữa, khi Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ hủy diệt thế gian bằng một trận lụt, Nô-ê đã không hỏi khi nào hay hỏi các sự việc sẽ trở nên như thế nào, và ông hẳn đã không hỏi Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ hủy diệt thế gian như thế nào. Ông chỉ đơn thuần làm như Đức Chúa Trời dặn dò. Đức Chúa Trời muốn làm nó như thế nào và làm bằng cái gì đi nữa, ông cũng đã làm chính xác như Đức Chúa Trời dặn dò và cũng đã triển khai hành động ngay lập tức. Ông đã hành động theo những dặn dò của Đức Chúa Trời với một thái độ muốn thỏa mãn Đức Chúa Trời. Có phải ông làm như thế để giúp bản thân tránh thảm họa không? Không. Ông có hỏi Đức Chúa Trời còn bao lâu nữa thì thế gian sẽ bị hủy diệt không? Ông đã không hỏi. Ông có hỏi Đức Chúa Trời hay ông có biết sẽ mất bao lâu để đóng tàu không? Ông cũng đã không biết điều đó. Ông đơn thuần thuận phục, lắng nghe, và hành động theo đó” (Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). “Biểu hiện của một người trung thực là gì? Trước tiên, không có sự hoài nghi nào về lời Đức Chúa Trời. Đó là một trong những biểu hiện của người trung thực. Ngoài ra, biểu hiện quan trọng nhất là tìm kiếm và thực hành lẽ thật trong tất thảy mọi sự – đây là điều quan trọng nhất. Ngươi nói rằng ngươi trung thực, nhưng ngươi luôn gạt lời Đức Chúa Trời sang một bên và cứ làm bất cứ điều gì mình muốn. Đó có phải là biểu hiện của một người trung thực không? Ngươi nói: ‘Tuy tố chất của tôi kém cỏi, nhưng tôi có một tấm lòng trung thực’. Và ấy thế mà khi có bổn phận giao cho mình, ngươi ngại khổ và ngại chịu trách nhiệm nếu mình làm không tốt, nên ngươi viện cớ để trốn tránh bổn phận của mình hoặc đề nghị người khác làm. Đây có phải là biểu hiện của một người trung thực không? Rõ ràng là không. Vậy thì, một người trung thực nên hành xử như thế nào? Họ nên thuận phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, tận tâm với bổn phận mà họ phải thực hiện và nỗ lực đáp ứng tâm ý của Đức Chúa Trời. Điều này tự thể hiện ra theo nhiều cách: một là tiếp nhận bổn phận với lòng trung thực, không màng đến lợi lộc xác thịt, không nửa vời và không toan tính tư lợi. Đó là những biểu hiện của sự trung thực. Một cách khác là hết lòng hết sức làm tròn bổn phận của mình, làm việc một cách đúng đắn, để tâm và đặt tình yêu của mình vào bổn phận để đáp ứng Đức Chúa Trời. Đây là những biểu hiện mà một người trung thực nên có khi thực hiện bổn phận của mình” (Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Từ lời của Đức Chúa Trời tôi nhận ra, trước đây, Nô-ê chưa được nghe nhiều lời của Đức Chúa Trời và chưa từng đóng tàu, nhưng khi nhận được sự ủy thác của Đức Chúa Trời, Nô-ê không hề phân tích hay nghiên cứu, cũng không cố suy đoán ý của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ông chỉ nghe lời, thuận phục, và làm những gì Đức Chúa Trời nói với ông mà không quan tâm lợi ích của mình được mất thế nào. Sự đơn thuần và chân thành của Nô-ê, đã tác động sâu sắc đến tôi, khiến tôi cảm thẩy rất xấu hổ và hổ thẹn. Nghĩ đến việc anh chị em chọn tôi làm lãnh đạo của họ, nhưng khi đối mặt với bổn phận quan trọng này, mọi thứ tôi nghĩ đến toàn là lợi ích của bản thân tôi tôi thậm chí còn cân nhắc đến tất cả hậu quả có thể xảy đến với tôi nếu tôi nhận bổn phận này. Tôi thấy mình thật giả dối – nhân tính của tôi thực không thể so sánh với những nggười như Nô-ê. Làm sao tôi có thể thực hiện được bổn phận của mình với một thái độ như thế? Tôi nghĩ đến lời của Đức Chúa Trời: “Dạng người nào dám gánh vác trách nhiệm? Dạng người nào có can đảm mang trọng trách nặng nề? Người dẫn đầu và dũng cảm tiến tới vào thời điểm quan trọng nhất trong công tác của nhà Đức Chúa Trời, người không ngại gánh vác trách nhiệm nặng nề và chịu đựng gian khổ dữ dội khi họ nhìn ra được công việc quan trọng và chính yếu nhất. Đó là người trung thành với Đức Chúa Trời, một chiến binh giỏi của Đấng Christ” (Mục 8. Họ khiến người khác chỉ thuận phục họ, chứ không thuận phục lẽ thật hay Đức Chúa Trời (Phần 1), Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Suy ngẫm lời của Đức Chúa Trời, trong lòng tôi vô cùng cảm động – tôi nhận ra mình phải ngừng quan tâm đến tiền đồ tương lai của mình. Được chọn làm lãnh đạo, tôi nên quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, dám gánh vác trách nhiệm to lớn này noi gương Nô-ê trong việc thực hiện bổn phận của mình với một trái tim thuần khiết và chân thành. Ban đầu, tôi không biết bắt đầu thực hiện bổn phận của mình từ đâu, nên tôi thường cầu nguyện Đức Chúa Trời và người chị cộng sự của tôi cũng kiên trì hỗ trợ tôi và tôi cũng nhận được sự khích lệ từ các anh chị em khác. Đôi khi gặp phải khó khăn, tôi sẽ tìm các anh chị em những người đạt được hiệu quả trong công việc, họ đều sẵn lòng chia sẻ với tôi những nguyên tắc mà họ nắm được, cũng như một vài phương pháp thực hành hiệu quả họ từng áp dụng. Tôi cảm thấy vô cùng cảm động. Dần dần, tôi bắt đầu nắm bắt được những nguyên tắc và con đường thực hành nhất định và thực hiện bổn phận cũng hiệu quả hơn. Tôi thực sự cảm nhận được sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời, và cảm thấy vô cùng cảm ơn Ngài. Mặc dù hiện bản thân tôi vẫn còn nhiều thiếu xót, và tôi biết mình đang gánh vác một trách nhiệm lớn lao, nhưng tôi không còn muốn lùi bước nữa – tôi sẽ dựa vào Đức Chúa Trời mà dốc hết sức cải thiện.