52. Bị cách chức: một lời cảnh tỉnh cần thiết

Bởi Cao Anh, Trung Quốc

Năm 2008, tôi tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Thông qua việc đọc lời Đức Chúa Trời, nhóm họp và thông công, tôi hiểu được rằng để được cứu rỗi và đạt được một đích đến tốt đẹp, chúng ta không chỉ phải mưu cầu lẽ thật mà còn phải thực hiện các bổn phận của một loài thọ tạo. Vì vậy, tôi đã thề với lòng rằng sẽ mưu cầu lẽ thật và làm tròn bổn phận của mình. Tôi nhận thấy một số anh chị em là lãnh đạo hội thánh hoặc trưởng nhóm thường thông công lời Đức Chúa Trời để giải quyết các vấn đề trong các buổi nhóm họp và luôn bận rộn với công tác của hội thánh. Tôi nghĩ chắc hẳn họ phải được Đức Chúa Trời khen ngợi và phải là những người mưu cầu lẽ thật nên mới được giao cho những bổn phận quan trọng như vậy, cho nên tôi vô cùng ngưỡng mộ họ. Ngược lại, tôi cảm thấy những người thực hiện các bổn phận bình thường không đòi hỏi phải thông công lẽ thật để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như tiếp đãi các anh chị em, hoặc lo công tác sự vụ chung, thì không được người khác ngưỡng mộ, và cũng có rất ít cơ hội được cứu rỗi sau này. Sau đó, khi tiếp đón một lãnh đạo hội thánh, tôi thấy chị thường thông công dựa trên lời Đức Chúa Trời để giải quyết các vấn đề của các anh chị em, nên tôi nghĩ chắc chắn chị ấy phải hiểu được không ít lẽ thật. Rồi khi thấy các lãnh đạo cấp cao thường nhóm họp với chị ấy để thông công về lời Đức Chúa Trời, tôi nghĩ chắc hẳn hội thánh đang bồi dưỡng chị và chị có hy vọng được cứu rỗi rất lớn. Lòng đầy ghen tị, tôi ngày càng khao khát được trở thành lãnh đạo và quyết chí sau này mình phải được đảm nhận một bổn phận quan trọng.

Sau đó, tôi trở thành trưởng nhóm chăm tưới, chịu trách nhiệm giám sát công việc của một số nhóm. Tôi rất hài lòng với điều này và tự nhủ: “Được lãnh đạo giao cho thực hiện một bổn phận quan trọng như vậy, điều này hẳn là mình đã có một số thực tế của lẽ thật và là một người mưu cầu lẽ thật. Có vẻ như mình có hy vọng được cứu rỗi rồi”. Nhận ra điều này, tôi không ngừng cảm tạ Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi bận rộn ngược xuôi mỗi ngày trong hội thánh, làm việc để đảm bảo những người mới tin đặt được nền móng vững chắc trên con đường thật càng sớm càng tốt. Nhưng vì các mối thông công của tôi thiếu sâu sắc nên công tác chăm tưới mãi vẫn không có kết quả tốt, và nhiều người mới tin vẫn không tham dự nhóm họp thường xuyên. Rồi khi thấy hầu hết những người mới tin mà một trưởng nhóm khác phụ trách đều tham gia nhóm họp thường xuyên và tích cực thực hiện bổn phận của mình, tôi càng thấy lo lắng hơn nữa. Tôi nghĩ bụng: “Khi lãnh đạo mà thấy mình không đạt được kết quả tốt trong bổn phận, liệu chị ấy có nghĩ mình không có thực tế của lẽ thật và không thể làm công tác thực tế không? Nếu bị cách chức, làm sao mình còn có thể thực hiện một bổn phận khác quan trọng như thế này chứ? Chẳng phải nếu lãnh đạo phân công lo công tác sự vụ chung không quan trọng nào đó thì coi như đời mình đã tàn sao? Các anh chị em không xem trọng mình không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu mình mất cơ hội có đích đến và kết tốt đẹp, thì đó là chuyện nghiêm trọng! Thế thì không được, mình phải tập hợp tất cả nhân sự chăm tưới lại và tìm cách giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt!”. Sau đó, tôi bắt đầu thông công cho từng nhóm chăm tưới, hướng dẫn họ hỗ trợ tất cả những người mới tin không tham dự nhóm họp và khiến họ tham gia đều đặn trong vòng hai tuần tới. Tuy nhiên, ngay từ đầu tôi đã không thông công cho chuẩn về cách giải quyết những vấn đề và khó khăn thực tế mà chúng tôi gặp phải trong công tác chăm tưới. Sau đó, tôi nghe nói rằng một trong số các chị em đã bật khóc, nói rằng mối thông công của tôi đã không cho chị ấy một con đường thực hành và chị cảm thấy bị tôi bó buộc. Khi chị ấy nói vậy, tôi không những không dành thời gian để phản tỉnh bản thân mà còn khăng khăng nghĩ rằng mình đúng. Sau ba tháng, các nhóm mà tôi phụ trách vẫn không đạt được kết quả tốt, và tôi lo lãnh đạo sẽ cách chức mình. Tôi nghĩ nếu bị cách chức là tôi coi như xong. Công tác của Đức Chúa Trời rõ ràng là sắp kết thúc, nếu tôi bị cách chức và đào thải, thì làm sao tôi có thể đạt được đích đến và kết cục tốt đẹp được chứ? Liệu tôi còn hy vọng được cứu rỗi không? Bao nhiêu năm tháng tin Đức Chúa Trời của tôi sẽ vô ích sao? Càng nghĩ, tôi càng hoảng sợ; không biết phải làm gì. Cuối cùng, vì tôi không phù hợp với công tác nên đã bị cách chức. Dựa trên nhu cầu hiện tại của hội thánh, lãnh đạo điều đỉnh bổn phận, chuyển tôi sang làm việc tiếp đãi các anh chị em.

Tôi vô cùng sửng sốt khi lãnh đạo điều chỉnh bổn phận của mình. “Tiếp đãi các anh chị em sao? Mình thực sự tệ đến thế sao? Có thể mình đã không làm tốt công tác chăm tưới, nhưng không thể tệ đến mức bị phân công lo việc tiếp đãi. Các anh chị em sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Khi nhớ lại việc một người chị em đã được bố trí lại làm người tiếp đãi trong bảy năm qua mà không được đề bạt lần nào nữa, tôi càng phản kháng hơn, nghĩ rằng mình sẽ không có cơ hội để nổi bật khi làm một bổn phận bình thường như vậy, và tôi sẽ không còn hy vọng được cứu rỗi. Tôi đã dâng mình, chịu khổ và hy sinh biết bao nhiêu trong những năm tháng tin Đức Chúa Trời, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cuối cùng mình sẽ làm người tiếp đãi. Tương lai tôi còn có thể mong chờ gì đây? Dù thế, sẽ là hoàn toàn thiếu lý trí nếu từ chối nhiệm vụ này, cho nên tôi buộc lòng tuân theo. Tuy nhiên, tôi trở nên hoàn toàn thụ động, khi phải tìm một căn hộ phù hợp để thuê, chân tôi nặng trĩu đến nỗi gần như chẳng nhấc lên nổi. Trong lúc đau khổ, tôi đã nhiều lần cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con biết rằng việc hội thánh bố trí con tiếp đãi các anh chị em là có sự cho phép của Ngài, nhưng dường như con không thể tuân phục được. Con vẫn không sẵn lòng thực hiện bổn phận này và trong lòng cảm thấy yếu đuối và tiêu cực. Lạy Đức Chúa Trời! Con biết mình đang ở trong tình trạng bấp bênh, xin Ngài cứu rỗi con! Con không muốn tiếp tục như này nữa”. Cầu nguyện xong, tôi đọc được một mấy đoạn lời Đức Chúa Trời: “Ngày nay, hầu hết mọi người đều ở trong kiểu tình trạng này: để có được phước lành, tôi phải dâng mình cho Đức Chúa Trời và trả giá cho Ngài. Để có được phước lành, tôi phải từ bỏ mọi thứ vì Đức Chúa Trời; tôi phải hoàn thành những gì Ngài đã giao phó cho tôi, và tôi phải làm tròn bổn phận của mình. Trạng thái này bị chi phối bởi ý định đạt được các phước lành, là một ví dụ về việc dành trọn bản thân cho Đức Chúa Trời hoàn toàn vì mục đích nhận được phần thưởng từ Ngài và giành được mão triều thiên. Những người như vậy không có lẽ thật trong lòng, và hiển nhiên là sự hiểu biết của họ chỉ gồm một vài câu chữ và đạo lý mà họ đi đâu cũng khoe khoang. Con đường của họ là con đường của Phao-lô. Đức tin của những người như thế là hành động lao nhọc không ngừng, và trong thâm tâm, họ cảm thấy rằng họ càng làm thì sẽ càng chứng tỏ lòng trung thành của họ với Đức Chúa Trời; rằng họ càng làm, thì chắc chắn Ngài sẽ càng hài lòng; và rằng họ càng làm, thì họ sẽ càng xứng đáng được trao mão triều thiên trước Đức Chúa Trời, và sẽ nhận được những phước lành lớn hơn. Họ nghĩ rằng nếu họ có thể chịu khổ, truyền đạo và chết vì Đấng Christ, nếu họ có thể hy sinh mạng sống của chính mình, và nếu họ có thể hoàn thành mọi bổn phận mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho họ, thì họ sẽ là những người đạt được phước lành lớn nhất, và họ chắc chắn sẽ được trao mão triều thiên(Làm thế nào để đi con đường của Phi-e-rơ, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được ban phúc còn lớn lao hơn cả các tầng trời, lớn lao hơn sự sống, quan trọng hơn cả sự mưu cầu lẽ thật, sự thay đổi tâm tính hay sự cứu rỗi cá nhân, và quan trọng hơn là làm tròn bổn phận của họ, và trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ nghĩ rằng việc trở thành một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tròn bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, không đáng lưu tâm, trong khi việc nhận được phúc lành là điều duy nhất trong cả cuộc đời họ mà họ không bao giờ có thể quên được. Trong bất cứ việc gì họ gặp phải, dù lớn hay nhỏ, họ đều liên hệ nó với việc được ban phúc lành, cực kỳ thận trọng và chú ý, và họ luôn chừa cho mình một lối thoát. Vì vậy, khi bổn phận của họ được điều chỉnh, nếu đó là một sự đề bạt, thì một kẻ địch lại Đấng Christ sẽ nghĩ rằng họ có hy vọng được ban phúc. Nếu đó là sự giáng chức, từ trưởng nhóm trở thành trợ lý trưởng nhóm, hoặc từ trợ lý trưởng nhóm thành một thành viên nhóm bình thường, thì họ dự đoán đây là một vấn đề lớn và họ nghĩ rằng hy vọng đạt được phúc lành của họ thật mong manh. Đó là loại quan điểm gì? Đó có phải là một quan điểm đúng đắn không? Tuyệt đối không. Quan điểm này rất ngớ ngẩn(Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Qua sự phơi bày trong lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng mình chỉ vì mục đích đạt được phước lành mà tôi mới sống và mưu cầu, mới dâng mình cho Đức Chúa Trời và không tiếc nỗ lực để hoàn thành bổn phận của mình. Đức tin của tôi không khác gì đức tin của một kẻ địch lại Đấng Christ. Tôi cứ nghĩ nếu làm lãnh đạo, trưởng nhóm thì có hy vọng được phước lành, nhưng nếu tôi bị điều chuyển từ một bổn phận quan trọng sang một bổn phận tầm thường nào đó, thì hy vọng nhận được phước lành của tôi sẽ rất mong manh. Nhớ lại khi mới bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời, tôi đã rất ghen tị với các lãnh đạo, nghĩ rằng họ đều đang thực hiện những bổn phận quan trọng, có tố chất tốt và mưu cầu lẽ thật. Tôi tin họ sẽ được Đức Chúa Trời cứu rỗi và làm cho hoàn thiện, chắc chắn sẽ nhận được những phúc lành lớn lao trong tương lai. Còn đối với những người thực hiện những bổn phận tầm thường, tôi nghĩ họ không có thực tế của lẽ thật và hầu như không có hy vọng được cứu rỗi cũng như nhận được phước lành. Bị chi phối bởi tư tưởng này nên tôi luôn tìm cách trở thành lãnh đạo, trưởng nhóm. Khi làm trưởng nhóm chăm tưới và tôi không đạt được kết quả trong bổn phận của mình, tôi đã không phản tỉnh bản thân mà thay vào đó lại lo lắng về việc bị cách chức. Để giữ vững vị trí của mình và đạt được thành công nhanh chóng, tôi thậm chí còn dùng quyền hạn của mình để chèn ép các anh chị em. Sau khi bị cách chức, và hội thánh sắp xếp cho tôi tiếp đãi các anh chị em, tôi cật lực phản đối quyết định này. Tôi trở nên tiêu cực và uể oải trong bổn phận, nghĩ rằng tương lai của mình sẽ rất ảm đạm sau khi đảm nhận vai trò như vậy. Mỗi tình huống này đều phơi bày rõ ràng nỗi ám ảnh của tôi về việc đạt được phước lành. Tôi nhận ra rằng mình chỉ tin vào Đức Chúa Trời, hy sinh và dâng mình để đạt được phước lành. Tôi đã không hề quy phục Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo. Tôi có mối quan hệ giao dịch thuần túy với Đức Chúa Trời trong bổn phận của mình và đang đi trên con đường của một kẻ địch lại Đấng Christ.

Sau đó, tôi tình cờ đọc được một vài lời Đức Chúa Trời: “Trong nhà Đức Chúa Trời thường xuyên nhắc đến việc tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận một cách đúng đắn. Bổn phận ra đời như thế nào? Nói một cách khái quát, nó ra đời như là kết quả từ công tác quản lý của Đức Chúa Trời trong việc mang lại sự cứu rỗi cho loài người; nói một cách cụ thể, khi công tác quản lý của Đức Chúa Trời mở ra giữa loài người, nhiều công tác xuất hiện, đòi hỏi con người phải hợp tác và hoàn thành. Điều này đã làm phát sinh trách nhiệm và sứ mạng để con người làm tròn, và những trách nhiệm và sứ mạng này là bổn phận mà Đức Chúa Trời ban cho loài người. Trong nhà Đức Chúa Trời, những nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi sự hợp tác của mọi người là những bổn phận mà họ nên thực hiện. Vậy thì, có sự khác biệt nào giữa các bổn phận về mặt tốt hơn và tệ hơn, cao cả và thấp hèn, hay lớn và nhỏ không? Những sự khác biệt như thế không tồn tại; miễn là việc gì đó phải liên quan đến công tác quản lý của Đức Chúa Trời, là một yêu cầu trong công tác của nhà Ngài, và do công tác rao truyền phúc âm của Đức Chúa Trời đòi hỏi, thì đó là bổn phận của một người. Đây là nguồn gốc và định nghĩa của bổn phận(Thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn là gì?, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Đối với một loài thọ tạo, việc có thể thực hiện bổn phận của loài thọ tạo, có thể làm hài lòng Đấng Tạo Hóa là điều tốt đẹp nhất giữa nhân loại và nên trở thành giai thoại được lưu truyền trong nhân loại. Bất cứ điều gì được Đấng Tạo Hóa giao phó cho các loài thọ tạo thì họ cũng nên tiếp nhận vô điều kiện; đối với nhân loại, đây là chuyện hạnh phúc và vinh hạnh, và đối với những người thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, thì không gì tốt đẹp hơn hoặc đáng nhớ hơn – đó là điều tích cực. Còn về cách Đấng Tạo Hóa đối đãi với những người thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo và những gì Ngài hứa với họ, thì đây là vấn đề của Đấng Tạo Hóa chứ không liên quan gì đến con người thọ tạo. Nói rõ ra và đơn giản hơn một chút thì Đức Chúa Trời có tiếng nói quyết định trong chuyện này, và con người không có quyền can thiệp. Ngươi sẽ nhận được bất cứ điều gì Đức Chúa Trời ban cho ngươi và nếu Ngài không ban cho ngươi điều gì, thì ngươi miễn bàn về điều đó. Khi một loài thọ tạo tiếp nhận sự ủy thác của Đức Chúa Trời và hợp tác với Đấng Tạo Hóa để thực hiện bổn phận của mình cũng như làm những gì họ có thể làm, thì đây không phải là một cuộc giao dịch hay trao đổi; con người không nên dùng cách biểu đạt thái độ hay dùng hành vi, cách làm nào để đổi lại bất kỳ phúc lành và lời hứa nào từ Đức Chúa Trời. Khi Đấng Tạo Hóa giao phó những công tác này cho một số người trong các ngươi, thì loài thọ tạo nên tiếp nhận những sự ủy thác đó, trong chuyện này có giao dịch gì không? (Thưa, không có.) Về phía Đấng Tạo Hóa, Ngài sẵn sàng giao phó cho mỗi người các ngươi bổn phận mà con người nên thực hiện; và về phía loài người thọ tạo, mọi người nên vui vẻ tiếp nhận bổn phận này, coi đó là nghĩa vụ của đời mình, là giá trị mà họ nên sống thể hiện ra trong cuộc đời này. Không có giao dịch nào ở đây, đây không phải là một cuộc trao đổi ngang bằng, càng không liên quan gì đến bất kỳ phần thưởng hoặc những câu nói tưởng tượng khác. Đây tuyệt đối không phải là một cuộc trao đổi, không phải là con người đem những cái giá họ trả và sức lao động họ cung cấp khi làm bổn phận mà đổi lấy cái gì đó. Đức Chúa Trời chưa bao giờ phán điều đó và con người không nên lĩnh hội điều đó theo cách này(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng bổn phận là những nhiệm vụ được Đức Chúa Trời giao phó cho con người. Hội thánh sắp xếp bổn phận cho mọi người dựa trên nhu cầu hiện tại của hội thánh cũng như tố chất và thế mạnh của mỗi người. Mỗi bổn phận đều quan trọng, vì mỗi bổn phận đều góp phần truyền bá và làm chứng cho công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Không có bổn phận nào quan trọng hơn bổn phận nào – mỗi bổn phận đều không thể thiếu đối với công tác của hội thánh. Vì vậy, tôi nên chấp nhận bổn phận của mình một cách vô điều kiện và thực hiện bổn phận đó bằng hết khả năng của mình. Đây là lương tâm và lý trí mà một loài thọ tạo nên có. Đức Chúa Trời đã ân đãi cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận để tôi mưu cầu lẽ thật trong khi thực hiện bổn phận, trải nghiệm lời và công tác của Ngài, nhận ra và hóa giải tâm tính bại hoại của mình, cuối cùng là tôn kính và quy phục Đức Chúa Trời mà không còn bị tâm tính Sa-tan của mình xiềng xích và tàn hại. Vậy mà tôi đã không hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời, xếp hạng các bổn phận cao thấp và coi bổn phận của mình là phương tiện để đạt được phước lành. Tôi đã cố lừa dối và lợi dụng Đức Chúa Trời, ảo tưởng về việc nhận được phước lành như là sự đền đáp cho việc thực hiện bổn phận của mình. Tôi đã ích kỷ và đáng khinh làm sao! Tôi thấy rõ rằng nếu tôi không sửa đổi quan điểm mưu cầu sai lầm và không giải quyết tâm tính bại hoại của mình, thì bất kể bổn phận của tôi có quan trọng đến đâu, hay tôi có dâng mình và hy sinh nhiều như thế nào, thì tôi cũng sẽ không bao giờ được Đức Chúa Trời khen ngợi và cuối cùng sẽ bị đào thải và bị trừng phạt. Sau khi nhận ra tất cả những điều này, tôi cảm thấy mình đang ở trong tình trạng vô cùng bấp bênh, sẵn sàng chấn chỉnh ý định và làm tròn bổn phận của mình.

Sau đó, tôi đọc được những đoạn lời Đức Chúa Trời này: “Không có mối tương quan giữa bổn phận của con người và việc liệu họ được ban phước hay bị rủa sả. Bổn phận là việc con người phải thực hiện; đó là thiên hướng của họ và không nên lệ thuộc vào sự tưởng thưởng, điều kiện hay lý do. Chỉ khi đó mới là thực hiện bổn phận của mình. Được ban phước là khi ai đó được làm cho hoàn thiện và vui hưởng các phước lành của Đức Chúa Trời sau khi trải qua sự phán xét. Bị rủa sả là khi tâm tính của ai đó không thay đổi sau khi họ đã trải qua hình phạt và sự phán xét, đó là khi họ không trải nghiệm việc được làm cho hoàn thiện, mà bị trừng phạt. Nhưng bất kể họ được ban phước hay bị rủa sả, những loài thọ tạo cũng phải thực hiện bổn phận của mình, làm những điều họ cần phải làm, và làm những điều họ có thể làm; thực hành được như vậy chính là điều tối thiểu mà người mưu cầu Đức Chúa Trời nên làm. Ngươi không nên thực hiện bổn phận của mình chỉ để được ban phước, và ngươi không nên từ chối hành động vì sợ bị rủa sả. Để Ta bảo các ngươi điều này: Việc thực hiện bổn phận của con người là những gì họ cần phải làm, và nếu họ không thể thực hiện bổn phận của mình, thì đây là sự phản nghịch của họ(Sự khác nhau giữa chức vụ của Đức Chúa Trời nhập thể và bổn phận của con người, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ta quyết định đích đến của từng người không dựa trên cơ sở tuổi tác, thâm niên, bao nhiêu gian khổ, và đặc biệt là không phải mức độ họ mời gọi lòng trắc ẩn, mà tùy vào việc họ có sở hữu lẽ thật hay không. Không có lựa chọn nào khác ngoài điều này. Các ngươi phải nhận ra rằng tất cả những kẻ không tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đều sẽ bị trừng phạt. Đây là một sự thật bất biến(Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời dạy rằng bổn phận mà ta thực hiện không liên quan đến việc liệu ta có nhận được phước lành hay gặp bất hạnh. Bổn phận là sự ủy thác từ Đức Chúa Trời, đó là trách nhiệm của con người. Việc một người phải thực hiện bổn phận của mình là chính đáng và phải đạo. Mấu chốt để được cứu rỗi là mưu cầu lẽ thật, đạt được lẽ thật và đạt được sự biến chuyển trong tâm tính. Nó không liên quan gì đến bổn phận mà người ta thực hiện. Thực hiện một bổn phận quan trọng và có địa vị cao không có nghĩa là có thực tế của lẽ thật. Nếu không mưu cầu lẽ thật, không thay đổi tâm tính của mình, và thậm chí còn đổi chác với Đức Chúa Trời để đạt được phước lành, lừa dối Ngài, lợi dụng Ngài và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, thì trước sau gì cũng sẽ bị vạch trần và bị đào thải, không bao giờ được được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Ngay cả khi được giao một bổn phận bề ngoài nhìn thì tầm thường, nhưng miễn là ta cố gắng hết sức, mưu cầu lẽ thật và đạt được sự biến chuyển trong tâm tính, thì sẽ được cứu rỗi. Tôi nghĩ về nhiều lãnh đạo giả đã bị vạch trần và cách chức, họ đã đảm nhận các bổn phận quan trọng, nhóm họp và thông công, dâng mình, chịu đựng đau khổ và được tất cả các anh chị em kính trọng. Nhưng họ không mưu cầu lẽ thật, mà chỉ cho cho mọi người những kiến thức giáo điều. Họ đã không hề thực hành hay trải nghiệm lời Đức Chúa Trời chút nào; họ chỉ dâng mình và hy sinh để đạt được phước lành, cũng như để bảo vệ địa vị và danh tiếng của chính họ. Dù đã tin Đức Chúa Trời trong nhiều năm, nhưng họ vẫn không biết mình, không thay đổi tâm tính, kết quả là họ đã đi sai đường và bị cách chức. Tôi nhận ra rằng thật vô lý và mâu thuẫn với lời Đức Chúa Trời khi tin rằng những ai chịu đau khổ, dâng mình, có địa vị cao và thực hiện các bổn phận quan trọng thì sẽ được cứu rỗi, được ban thưởng đích đến và kết cục tuyệt vời, còn những ai thực hiện các bổn phận thông thường, không quan trọng thì chỉ có hy vọng được cứu rỗi hoặc phước lành rất mỏng manh. Tôi nghĩ đến Phao-lô, người có địa vị cao trong hội thánh, người đã rao truyền Phúc Âm khắp nơi, chịu đựng nhiều đau khổ và được tất cả mọi người ngưỡng mộ và kính trọng, kể cả thế giới tôn giáo hiện đại cũng coi ông là hình mẫu để học hỏi. Thế nhưng Phao-lô chưa bao giờ mưu cầu lẽ thật, càng không cố thay đổi tâm tính của mình, và chỉ dâng mình để đạt được phước lành và mũ miện. Ông đã đi con đường chống đối Đức Chúa Trời và cuối cùng bị Ngài trừng phạt. Ngược lại, những việc mà Phi-e-rơ làm, nhìn bề ngoài không ấn tượng như của Phao-lô, nhưng ông đã mưu cầu lẽ thật và lòng yêu kính Đức Chúa Trời trong bổn phận của ông, chú trọng việc biết mình cũng như biết Đức Chúa Trời qua sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời dành cho ông. Cuối cùng, ông bị đóng đinh ngược lên thập tự giá vì Đức Chúa Trời, đạt được sự quy phục và yêu kính Đức Chúa Trời cho đến chết, qua đó ông được Ngài làm cho nên hoàn thiện. Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết và công chính, Ngài sẽ không đưa những kẻ đổi chác, lừa dối và chống đối Ngài vào vương quốc, càng không cho phép những kẻ cùng giuộc với Sa-tan, những kẻ có nhiều tâm tính bại hoại được ở lại. Chỉ những ai mưu cầu lẽ thật và sự biến chuyển trong tâm tính, cùng những ai cuối cùng đạt được lẽ thật, quy phục Đức Chúa Trời và làm theo ý muốn của Ngài thì mới có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Sau khi nhận ra điều này, tôi thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều và sẵn sàng quy phục Đức Chúa Trời cũng như cố gắng hết sức để tiếp đón các anh chị em. Tuy nhiên, ngay khi chuẩn bị bắt đầu tiếp đón, tôi nhận được tin nhắn từ lãnh đạo nói rằng chị ấy đã bố trí lại cho tôi đến một hội thánh khác để chăm tưới cho những người mới tin. Khi nhận được tin nhắn, tôi liền tạ ơn Đức Chúa Trời. Tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa với Ngài rằng tôi đã sẵn sàng khởi sự và mưu cầu lẽ thật, tập trung vào việc thay đổi tâm tính cũng như đơn sơ chân thành thực hiện bổn phận của mình.

Giờ đây, tôi đã phần nào nhận thức được ham muốn phước lành và mối quan hệ giao dịch đổi chác của tôi với Đức Chúa Trời. Tôi thấy mình mới ích kỷ và đáng khinh làm sao. Bây giờ tôi sẵn lòng quy phục và đơn sơ chân thành bắt tay vào làm bổn phận của mình với tư cách là một loài thọ tạo. Tất cả đều là nhờ sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời.

Trước: 51. Vĩnh biệt tranh giành danh lợi

Tiếp theo: 53. Lời Đức Chúa Trời đã loại bỏ sự đề phòng và hiểu lầm của tôi

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger