64. Có phải toàn bộ Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn?
Năm 1998, anh Dương, anh họ tôi, đã đến rao giảng Phúc Âm của Đức Chúa Jêsus với tôi. Anh ấy đã mang cho tôi một bản sao Kinh Thánh, và bảo tôi rằng toàn bộ Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn, rằng mọi thứ trong đó đều là lời Đức Chúa Trời, và trong đó có con đường đến vương quốc của Đức Chúa Trời và sự sống đời đời. Nghe thấy có thể có sự sống đời đời lập tức khơi gợi trí tò mò của tôi, sau đó, khi có thời gian là tôi đọc Kinh Thánh. Tôi sớm biết được rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại và đã tin nhận Ngài. Vì tôi say mê tìm kiếm Đức Chúa Trời, nên sau đó tôi đã trở thành một đồng sự và bắt đầu truyền đạo, rao giảng cho hội thánh. Tôi tin chắc rằng Kinh Thánh là nền tảng và kim chỉ nam cho đức tin của tôi.
Vài năm sau, hội thánh trở nên tàn tạ và ngày càng khó cảm nhận được công tác của Đức Thánh Linh. Hầu hết các tín hữu đều thụ động và yếu đuối, đức tin của họ nguội lạnh, thậm chí nhiều người còn quay lại thế tục. Đối mặt với toàn bộ chuyện này khiến tôi lo lắng và bất lực, lòng tôi trở nên yếu đuối. Liệu Chúa có bỏ rơi chúng ta không? Nhưng mỗi khi nghĩ đến câu này của Chúa: “Song ai bền lòng cho đến cuối cùng, thì sẽ được rỗi” (Ma-thi-ơ 10:22), lòng tôi trở nên kiên định hơn. Tôi tin Chúa sẽ không ngược đãi những ai theo Ngài bằng tấm lòng chân thành, và tiếp tục dâng mình cho Chúa. Tôi thường thầm cầu nguyện và xin Chúa củng cố đức tin của chúng tôi. Lúc đó, có một hội thánh tên là Tia Chớp Phương Đông xuất hiện. Họ làm chứng rằng Chúa đã tái lâm, Ngài đang bày tỏ lẽ thật và thực hiện công tác phán xét trong thời kỳ sau rốt. Nhiều anh chị em tin Chúa đã cải đạo sang Tia Chớp Phương Đông, và điều này khiến tôi đau buồn. Điều tôi thấy đặc biệt khó chấp nhận là khi nghe rằng những người từ Tia Chớp Phương Đông nói Kinh Thánh chứa cả lời của Đức Chúa Trời lẫn con người. Kinh Thánh tuyên bố rõ rằng “Cả Kinh Thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn” (2 Ti-mô-thê 3:16). Mọi thứ trong Kinh Thánh đều là lời Đức Chúa Trời, các mục sư và trưởng lão lúc nào cũng nói vậy. Nên chẳng phải những gì Tia Chớp Phương Đông nói trái với Kinh Thánh và phản bội Chúa sao? Vì chuyện này mà tôi cực lực phản đối Tia Chớp Phương Đông. Từ đó trở đi, hầu hết các cuộc họp của chúng tôi đều thảo luận về cách để đề phòng và chống đối Tia Chớp Phương Đông, và cách bảo vệ hội thánh khỏi bị mất đàn chiên. Để ngăn người của Tia Chớp Phương Đông cướp chiên của chúng tôi, tôi đã nói với các anh chị em rằng: “Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn, và toàn bộ lời của Đức Chúa Trời đều nằm trong đó. Nếu tin vào Đức Chúa Trời, chúng ta không thể tách khỏi Kinh Thánh. Làm thế sẽ là dị giáo”. Làm như vậy, tôi hy vọng có thể ngăn được họ tìm hiểu về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, nhưng họ vẫn cứ tin nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng.
Một lần nọ, sau khi đi họp nhóm ở hội thánh về, tôi thấy vợ đang nhào bột, ngồi cạnh vợ tôi là một người phụ nữ khoảng độ sáu mươi, bà ấy cầm trên tay một quyển sách và thông công với vợ tôi. Tôi lập tức đoán bà ấy tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, nên mặt tôi hằm hằm. Tôi nói: “Bà phủ nhận và đã từ bỏ Kinh Thánh, vậy mà vẫn tuyên bố rằng mình tin vào Đức Chúa Trời ư? Bà đi về đi!”. Người chị đó đã kiên nhẫn nói với tôi: “Người anh em, đừng tức giận. Đừng vội mù quáng kết luận. Chúng ta cũng đều từng đọc Kinh Thánh và nghe câu: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn’ (2 Ti-mô-thê 3:16), nghĩa là mọi lời trong Kinh Thánh đều là lời của Đức Chúa Trời. Chỉ sau này chúng ta mới nhận ra sự giải thích này không chính xác”. Tôi khinh khỉnh nói: “Chị có bằng chứng gì không?”. Chị ấy nói: “Chẳng hạn, Phúc Âm Lu-ca nói: ‘Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhơn, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta’ (Lu-ca 1:1-2). Chẳng phải điều này nghĩa là Phúc Âm Lu-ca là do Lu-ca viết từ trải nghiệm của ông và sự tìm hiểu của ông sao? Lu-ca chỉ viết về một số sự việc ông đã thấy và nghe được lúc đó. Đây là sách do con người viết, vậy sao chúng ta có thể nói đó đều là lời Đức Chúa Trời được? Những điều được Đức Chúa Trời soi dẫn không cần được trải nghiệm bởi con người hay cần được pha trộn với ý tưởng của con người. Hai điều này rõ ràng là khác nhau”. Tôi có hơi sốc khi nghe chị ấy nói thế này: Thực sự là có sự khác biệt giữa những lời được Đức Chúa Trời soi dẫn và những lời con người viết dựa trên những gì họ thấy và nghe. Tôi thấy chị ấy chẳng nói sai gì cả. Tôi hít một hơi và cẩn thận liếc nhìn chị ấy, thầm nghĩ: “Chị ấy đã già và trông không có vẻ là có học thức lắm, nhưng lại thông hiểu như thế. Thật không thể tin được!”. Nhất thời tôi không thể nghĩ ra điều gì để đáp trả chị ấy, và mặt tôi đỏ bừng. Tôi lo mình sẽ bị lừa gạt nếu cứ nghe những gì chị ấy nói, nên tôi hắng giọng, nói: “Đủ rồi, chúng ta có niềm tin khác nhau. Chị đừng đến đây nữa”. Vừa nói, tôi vừa đẩy chị ấy ra khỏi cửa. Chị ấy đã nhiều lần khuyên tôi đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, để xác định xem liệu có phải Chúa đã tái lâm hay không, nhưng tôi đã đóng cửa lòng mình với chị ấy. Tôi đã không muốn nghe. Đôi mắt ngấn lệ, chị ấy tha thiết nói: “Người anh em, anh hãy suy nghĩ kỹ về chuyện này đi!”. Nghe thấy sự chân thành trong lời nói của chị ấy, thấy vẻ chân thật trong mắt chị ấy và dáng người yếu ớt của chị trong gió đông, tôi cảm thấy nhói lòng, và không biết cảm giác này là gì. Nhưng tôi lại nhớ rằng toàn bộ lời trong Kinh Thánh là từ Đức Chúa Trời, và bất cứ gì khác đều không phải là đức tin nơi Đức Chúa Trời. Những gì họ rao giảng vượt ngoài Kinh Thánh, nhưng họ lại đến hội thánh của chúng tôi để cướp chiên. Tôi không thể nghe những gì họ rao giảng, và phải có lập trường vững vàng. Sau đó, tôi vẫn thấy thanh thản với suy nghĩ và hành động của mình, và cố hết sức “bảo vệ” đàn chiên. Mặc dù vậy, hễ cứ thấy ai từ Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng là tôi lại cảm thấy lo. Mối thông công của họ rất hợp lý và khó mà bác bỏ được. Chúng tôi không thể làm gì khác ngoài việc đưa ra cách tiếp cận cứng rắn, và thực hiện chính sách không nghe họ nói, không đọc sách của họ hay tương tác với họ.
Tự lúc nào, đã đến chớm thu năm 2004. Anh Dương, anh họ tôi, đã gọi bảo tôi rằng cần gặp tôi có chuyện gấp. Tôi vội chạy đến chỗ anh, và anh ấy đã giới thiệu anh Vương Xuyên Dương với tôi. Anh ấy nói Xuyên Dương là một người thuyết giáo, và bảo chúng tôi đối thoại về hiểu biết của về Chúa. Tôi đã rất vui, sau khi chào hỏi nhau, anh họ tôi đưa cho tôi một cuốn Kinh Thánh và lấy ra hai cuốn sách có bìa dày. Tôi nhìn thấy bìa sách ghi: “Lời xuất hiện trong xác thịt”. Những cuốn sách này là từ Tia Chớp Phương Đông! Tôi đứng phắt dậy, nói: “Anh Dương, anh đã tiếp nhận Tia Chớp Phương Đông rồi sao?”. Anh ấy cười nói: “Đúng vậy. Hôm nay anh bảo em đến đây là vì muốn thông công với em. Anh hy vọng em sẽ tìm hiểu về công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt”. Lúc ấy, tôi nhớ ra các mục sư và trưởng lão luôn nói rằng toàn bộ Kinh Thánh là do Đức Chúa Trời soi dẫn, và mọi lời của Đức Chúa Trời đều nằm trong đó. Các bài giảng của Tia Chớp Phương Đông vượt ra ngoài Kinh Thánh, chúng khác với các bài giảng của Chúa. Trong mọi trường hợp, chúng ta không nên nghe họ. Biện pháp đối phó tốt nhất là né tránh họ. Vì vậy tôi đã viện cớ rằng ở nhà có việc cần giải quyết. Anh họ tôi bình tĩnh nói: “Sao hễ cứ thấy ai đó tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng là em lại bỏ chạy vậy? Nếu em biết lẽ thật, tại sao lại sợ bị lừa gạt? Đằng nào cũng ở đây rồi, sao em không bình tâm lại và tìm kiếm một chút?”. Tôi không thể làm gì khác ngoài việc quay lại chỗ ngồi, nhưng đầu óc tôi vẫn rối bời: Hôm nay mình nên xử lý tình huống này sao đây? Tôi đã thầm cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa! Con phó thác tình huống này cho Ngài. Xin hãy bảo vệ và dẫn dắt con”. Sau đó, anh họ tôi cầm cuốn “Lời xuất hiện trong xác thịt” lên và đọc một đoạn lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Ta khuyên các ngươi nên bước đi trên con đường tin vào Đức Chúa Trời một cách cẩn trọng. Đừng vội kết luận; và hơn thế nữa, đừng quá tùy tiện và khinh suất trong đức tin của các ngươi vào Đức Chúa Trời. Các ngươi cần biết rằng, ít nhất, những người tin vào Đức Chúa Trời cần có lòng khiêm nhường và kính sợ Ngài. Những người đã nghe về lẽ thật mà vẫn hếch mũi kiêu ngạo là những kẻ dại dột và thiếu hiểu biết. Những người đã nghe về lẽ thật mà vẫn bất cẩn kết luận hay định tội nó là những kẻ đầy lòng kiêu ngạo. Không ai tin vào Jêsus lại có tư cách rủa sả hay định tội những người khác. Tất cả các ngươi đều cần phải trở thành người có lý trí và người chấp nhận lẽ thật. Có lẽ, khi đã nghe về con đường của lẽ thật và đã đọc về lời của sự sống, ngươi tin rằng chỉ có một trong số 10.000 lời này là nhất quán với những niềm tin của ngươi và Kinh Thánh, vậy thì ngươi nên tiếp tục tìm kiếm nơi lời một phần vạn đó đi. Ta vẫn khuyên ngươi nên khiêm nhường, không nên quá tự tin, và không nên tâng bốc bản thân mình quá cao. Với chút ít lòng kính sợ Đức Chúa Trời như vậy, ngươi sẽ có được sự sáng vĩ đại hơn. Nếu ngươi cẩn thận xem xét và liên tục suy ngẫm những lời này, ngươi sẽ hiểu chúng có phải là lẽ thật hay không, và chúng có phải là sự sống hay không” (Khi ngươi thấy được thân thể thuộc linh của Jêsus, Đức Chúa Trời đã làm mới lại trời đất, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi ngồi đó ra vẻ thản nhiên, nhưng thực tế những lời trong cuốn sách đó đã khiến tôi rất ấn tượng. Tất cả những yêu cầu này đều phù hợp với lời của Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa phán: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy” (Ma-thi-ơ 5:3). Những ai tin vào Đức Chúa Trời đều nên có thái độ khiêm nhường và tìm kiếm. Tôi đã mù quáng lên án và phán xét Tia Chớp Phương Đông mà không tìm kiếm hay tìm hiểu. Tôi đã thực sự ngạo mạn và tự nên công chính. Tôi cảm thấy tội lỗi và thầm nghĩ: “Những lời này có gì đó rất đặc biệt, tương tự như lời dạy của Chúa. Liệu chúng có thực sự là lời phán của Chúa đã tái lâm không?”. Tôi cũng nghĩ lại tất cả những lần mình gặp gỡ người của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng: Họ đều đàng hoàng, ngay thẳng, và kiên nhẫn, truyền bá Phúc Âm bằng tình yêu thương, và họ giải thích các câu hỏi rất có cơ sở và cực kỳ thuyết phục. Nếu không có công tác của Đức Thánh Linh, làm sao họ có thể tự mình đạt được khả năng này chứ? Điều đó chứng tỏ con đường của Đức Chúa Trời Toàn Năng rất là đặc biệt. Nếu Đức Chúa Trời Toàn Năng thực sự là Đức Chúa Jêsus tái lâm, mà tôi lại không tìm kiếm hay tìm hiểu, thì chẳng phải tôi đang bỏ lỡ cơ hội nghênh đón sự đến của Chúa và cuối cùng sẽ bị Ngài loại bỏ sao? Tôi nghĩ: “Mình không nên cố chấp nữa. Tại sao hôm nay mình lại không thử tìm kiếm xem liệu Chúa đã thực sự đến hay chưa? Sau đó thì mình sẽ hiểu rõ thôi”. Suy nghĩ một hồi rồi tôi quả quyết: “Những lời anh đọc thực sự rất hay và rất đặc biệt. Nhưng em không hiểu. Kinh Thánh là giáo luật của Cơ đốc giáo. Hơn hai ngàn năm qua, giới tôn giáo đã luôn tin rằng toàn bộ Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn, và rằng mọi thứ được ghi chép trong Kinh Thánh đều là lời của Đức Chúa Trời, và do đó Kinh Thánh đại diện cho Chúa. Bao năm làm Cơ đốc nhân, em đã chấp nhận điều này là đúng, nhưng giờ anh lại nói Kinh Thánh chứa cả lời của Đức Chúa Trời lẫn con người. Chẳng phải điều này là trái với Kinh Thánh sao? Điều này là phủ nhận Chúa, quay lưng lại với Ngài và là sự báng bổ ghê tởm!”. Xuyên Dương kiên nhẫn nói: “Nói toàn bộ Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn có phù hợp với thực tế không? Chúng ta có lời nào của Chúa để làm bằng chứng không?”. Câu hỏi này khiến tôi không biết phải nói gì. Đúng vậy. Những lời này là do Phao-lô nói, chứ không phải Đức Chúa Jêsus. Sau đó Xuyên Dương nói: “Đức Chúa Jêsus chưa từng nói toàn bộ Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn, và Đức Thánh Linh cũng không làm chứng điều này. Những gì Phao-lô nói chỉ đại diện cho hiểu biết của ông về Kinh Thánh, chứ hoàn toàn không đại diện cho Đức Chúa Trời”. Tôi choáng váng. Những gì anh ấy nói đều có lý – sao tôi chưa bao giờ nhận ra điều này nhỉ? Sau đó, Xuyên Dương hỏi: “Phao-lô nói: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn’ (2 Ti-mô-thê 3:16). Khi ông nói ‘Kinh Thánh’, thực ra là ông đang ám chỉ toàn bộ Kinh Thánh, hay chỉ là một phần của nó?”. Tôi thầm nghĩ: “Tất nhiên ý ông là toàn bộ Kinh Thánh rồi”. Xuyên Dương nói tiếp: “Thực ra, Phao-lô đã viết 2 Ti-mô-thê vào thời điểm hơn 60 năm sau khi Chúa đến, và lúc đó, Tân Ước còn chưa được biên soạn, chỉ có Cựu Ước. Hơn 90 năm sau khi Chúa đến, Giăng đã viết về các khải tượng mà ông nhìn thấy trên đảo Bát-mô, những lời này sau đó đã trở thành Sách Khải huyền. Hơn 300 năm sau khi Chúa đến, trong một cuộc họp ở Nicaea, các lãnh đạo tôn giáo từ các quốc gia khác nhau đã chọn bốn cuốn sách Phúc Âm và một số thư tín từ một lượng lớn thư của các môn đồ, và cùng với Sách Khải huyền của Giăng, chúng đã được biên soạn thành Tân Ước. Sau đó, họ kết hợp Cựu Ước và Tân Ước thành một cuốn sách, đó là toàn bộ Tân Ước và Cựu Ước mà chúng ta đọc ngày nay. Tân Ước được biên soạn vào 300 năm sau công nguyên, và Phao-lô đã viết 2 Ti-mô-thê 60 năm sau công nguyên, tức là hơn 200 năm sau khi Tân Ước được biên soạn. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng khi Phao-lô nói: ‘Cả Kinh Thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn’, thì Kinh Thánh mà ông đề cập đến không bao gồm Tân Ước”. Sau khi nghe thấy vậy, tôi không khỏi gật đầu nói: “Nếu Kinh Thánh mà Phao-lô đã nói đến không bao gồm Tân Ước, vậy thì hẳn là ông ấy ám chỉ Cựu Ước”. Xuyên Dương nói: “Đúng vậy, nhưng kể cả Cựu Ước cũng không hoàn toàn là do Đức Chúa Trời soi dẫn. Chúng ta sẽ rõ khi đọc những lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng”.
Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi phải biết Kinh Thánh gồm bao nhiêu phần; Cựu Ước gồm có Sáng thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký…, và còn có các sách tiên tri mà các tiên tri đã viết. Cuối cùng, Cựu Ước kết thúc với sách Ma-la-chi. … Các sách tiên tri này hoàn toàn khác các sách khác của Kinh Thánh; chúng là những lời được nói hoặc viết ra bởi những người đã được ban cho Thần tiên tri – bởi những người đã nhận được các khải tượng hoặc tiếng phán từ Đức Giê-hô-va. Ngoại trừ các sách tiên tri, mọi thứ khác trong Cựu Ước đều được hợp thành từ những bản ghi chép do con người viết ra sau khi Đức Giê-hô-va đã hoàn thành công tác của Ngài. Các sách này không thể thay thế cho sự tiên báo được nói bởi các vị tiên tri do Đức Giê-hô-va dấy lên, giống như Sáng thế ký và Xuất Ê-díp-tô ký không thể so sánh với sách Ê-sai và sách Đa-ni-ên. Những lời tiên tri đã được nói ra trước khi công tác được thực hiện; trong khi đó, các sách khác được viết ra sau khi công tác đã được hoàn thành, đó là điều con người có khả năng làm” (Xét về Kinh Thánh (1), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Không phải mọi thứ trong Kinh Thánh đều là bản ghi chép về những lời do Đức Chúa Trời đích thân phán dạy. Kinh Thánh chỉ đơn giản ghi lại hai giai đoạn trước trong công tác của Đức Chúa Trời, trong đó một phần là bản ghi chép về những lời tiên báo của các tiên tri, còn một phần là những kinh nghiệm và kiến thức được viết bởi những người được Đức Chúa Trời sử dụng qua các thời đại. Những kinh nghiệm của con người thì nhiễm những quan điểm và kiến thức của con người, và đây là điều không thể tránh khỏi. Trong nhiều sách của Kinh Thánh có chứa những quan niệm của con người, những thành kiến của con người, và những lĩnh hội lệch lạc của con người. Tất nhiên, hầu hết những lời đó đều là kết quả của sự khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh, và chúng là những hiểu biết chính xác – nhưng vẫn không thể nói rằng chúng là những sự bày tỏ hoàn toàn chính xác về lẽ thật. Quan điểm của họ về một số điều không gì khác hơn là kiến thức rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, hoặc sự khai sáng của Đức Thánh Linh. Lời tiên báo của các tiên tri đã được Đức Chúa Trời đích thân chỉ dẫn: Những lời tiên tri tương tự như của Ê-sai, Đa-ni-ên, E-xơ-ra, Giê-rê-mi và Ê-xê-chi-ên xuất phát từ sự chỉ dẫn trực tiếp của Đức Thánh Linh; những người này là những nhà tiên kiến, họ đã nhận được Thần tiên tri, và tất cả họ đều là các tiên tri của Cựu Ước. Trong Thời đại Luật pháp, những người này, nhận được sự soi dẫn của Đức Giê-hô-va, đã nói nhiều lời tiên tri được Đức Giê-hô-va trực tiếp chỉ dẫn” (Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau đó, Xuyên Dương thông công: “Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng rất rõ ràng. Những lời tiên tri của các nhà tiên tri đều là do đích thân Đức Thánh Linh chỉ dẫn, và được các nhà tiên tri truyền lại. Đó là những lời của Đức Chúa Trời, và truyền đạt chính xác ý của Đức Chúa Trời. Những lời được Đức Chúa Trời soi dẫn luôn được biểu thị rõ trong Kinh Thánh; chẳng hạn, ở đầu sách Ê-sai ghi: ‘Ê-sai, con trai A-mốt, có sự hiện thấy’ (I-sai-a 1:1). Ở đầu sách Giê-rê-mi ghi: ‘Có lời Ðức Giê-hô-va phán cùng người’ (Giê-rê-mi-a 1:2). Mọi người chỉ cần chú ý là biết chắc những lời nào là được Đức Chúa Trời soi dẫn. Ngoài các sách tiên tri, những phần còn lại của Kinh Thánh là những lời tường thuật được con người viết sau khi trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Hầu hết những lời này là hồi ký, và những trải nghiệm cùng những lời này đều là của con người, nên không thể nói chúng là lời Đức Chúa Trời được. Vì vậy, khó tránh việc chúng bị pha tạp ý của con người. Như trong 2 Sa-mu-ên 24:1 có nói: ‘Cơn thạnh nộ của Ðức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên. Ngài giục lòng Ða-vít nghịch cùng chúng mà rằng: Hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và dân Giu-đa’. Tuy nhiên, 1 Sử biên niên 21:1 lại nói: ‘Sa-tan dấy lên muốn làm hại cho Y-sơ-ra-ên, bèn giục Ða-vít lấy số Y-sơ-ra-ên’. Cả hai câu này được ghi lại khi Đa-vít đếm dân Y-sơ-ra-ên. Một nơi thì nói Giê-hô-va Đức Chúa Trời bảo Đa-vít đi đếm số dân Y-sơ-ra-ên, chỗ khác thì nói chính Sa-tan đã sai khiến Đa-vít. Nếu là do Đức Chúa Trời soi dẫn, vậy thì sao lại có một sự khác biệt lớn như vậy? Nếu toàn bộ Cựu Ước là do Đức Chúa Trời soi dẫn, thì Đức Chúa Trời có phạm sai lầm khi soi dẫn một câu truyện có cùng sự kiện như vậy không?”. Sau khi nghe Xuyên Dương nói, đầu óc tôi mở mang ra nhiều, và suy nghĩ phòng thủ cố chấp của tôi bắt đầu sụp đổ. Tôi nói: “Nếu Cựu Ước không hoàn toàn là do Đức Chúa Trời soi dẫn, vậy thì chúng ta cũng không thể nói toàn bộ Tân Ước đều là lời của Đức Chúa Trời được, vì đó đều là những ghi chép của các sứ đồ”. Xuyên Dương vui vẻ nói: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, anh hiểu đúng rồi đó. Thực ra, trong Tân Ước, chỉ có lời Đức Chúa Jêsus và lời tiên tri trong Khải huyền là lời Đức Chúa Trời. Những phần còn lại là lời của các môn đồ, những người Pha-ri-si, người bình thường, các binh sĩ, và ác quỷ. Chẳng phải là vô lý khi nói mọi thứ trong Kinh Thánh đều là lời của Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải như vậy là báng bổ sao?”.
Sau đó, Xuyên Dương đã đọc cho tôi một đoạn lời nữa của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Ngày nay, mọi người tin Kinh Thánh là Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là Kinh Thánh. Vì vậy, họ cũng tin rằng mọi lời trong Kinh Thánh là những lời duy nhất Đức Chúa Trời phán, và tất cả chúng đều do Đức Chúa Trời phán. Những người tin vào Đức Chúa Trời thậm chí còn nghĩ rằng mặc dù tất cả sáu mươi sáu sách của Cựu Ước và Tân Ước đều do con người viết ra, nhưng tất cả đều được Đức Chúa Trời soi dẫn, và là bản ghi chép về những lời phán của Đức Thánh Linh. Đây là sự lĩnh hội lệch lạc của con người, và nó không hoàn toàn phù hợp với sự thật. Thực ra, ngoài các sách tiên tri, đa phần Cựu Ước là bản ghi chép lịch sử. Một số thư tín trong Tân Ước đến từ những trải nghiệm của con người, và một số đến từ sự khai sáng của Đức Thánh Linh; chẳng hạn, các thư tín của Phao-lô phát xuất từ công tác của một con người, tất cả chúng đều là kết quả của sự khai sáng của Đức Thánh Linh, và chúng đã được viết cho các hội thánh và là những lời khuyên bảo, khích lệ cho các anh chị em trong các hội thánh. Chúng không phải là những lời do Đức Thánh Linh phán – Phao-lô không thể phán nhân danh Đức Thánh Linh, và ông cũng không phải là một tiên tri, lại càng không nhìn thấy những khải tượng mà Giăng đã trông thấy. Các thư tín của ông được viết cho các hội thánh Ê-phê-sô, Cô-rinh-tô, Ga-la-ti, và các hội thánh khác. … Nếu mọi người xem các thư tín hoặc những lời giống của Phao-lô là những lời phán của Đức Thánh Linh và tôn thờ chúng như Đức Chúa Trời, thì chỉ có thể nói rằng họ quá thiếu phân định. Nói gay gắt hơn, đây chẳng phải đơn giản là báng bổ sao? Làm sao một con người lại có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được? Và làm sao mọi người có thể cúi lạy trước những bản ghi chép về các thư tín của con người và những lời con người nói như thể chúng là sách thánh, hay sách Trời được? Những lời của Đức Chúa Trời có thể được thốt ra tùy tiện bởi một con người hay sao? Làm sao một con người có thể phán nhân danh Đức Chúa Trời được?” (Xét về Kinh Thánh (3), Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Càng nghe tôi càng hiểu. Tôi than thở: “Trước kia, em đã không hiểu bối cảnh mà Phao-lô đã nói những lời này. Em tưởng toàn bộ Kinh Thánh đều là do Đức Chúa Trời soi dẫn, và những lời trong đó đều là của Đức Chúa Trời, rằng tin vào Kinh Thánh là tin vào Đức Chúa Trời. Đây là cách hiểu quá ngớ ngẩn! Em cứ nhất quyết xem những lời của con người trong Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời, và dùng chúng làm cơ sở cho đức tin của mình. Chẳng phải như vậy là rời khỏi con đường của Chúa sao?”.
Rồi Xuyên Dương lại thông công: “Kinh Thánh chỉ là bằng chứng cho công tác của Đức Chúa Trời. Đó là một cuốn sách lịch sử và là một bản ghi chép về công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển. Làm sao có thể đặt nó ngang hàng với Đức Chúa Trời được? Vì vậy Đức Chúa Jêsus đã khiển trách những người Pha-ri-si rằng: ‘Các ngươi dò xem Kinh Thánh, vì tưởng bởi đó được sự sống đời đời: ấy là Kinh Thánh làm chứng về ta vậy. Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!’ (Giăng 5:39-40). Kinh Thánh chỉ là một bằng chứng về Đức Chúa Trời, nó không nắm giữ sự sống đời đời. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho con người sự sống đời đời!”. Tôi nhớ anh họ của tôi cũng thông công rằng nhờ đọc Kinh Thánh, chúng ta hiểu được công tác của Đức Chúa Trời trong Thời đại Luật pháp và Thời đại Ân điển, chúng ta biết vạn vật trong vũ trụ đều là do Đức Chúa Trời tạo dựng, cách Đức Chúa Trời ban hành luật để dẫn dắt nhân loại, cách chúng ta nên sống trên đất và thờ phượng Đức Chúa Trời. Chúng ta biết tội lỗi là gì, và loại người mà Đức Chúa Trời ban phước hay rủa sả. Chúng ta cũng biết mình nên thú tội và ăn năn với Chúa như thế nào, biết cách để khiêm nhường, kiên nhẫn, tha thứ, vác thập tự giá và đi theo Chúa. Chúng ta thấy được lòng thương xót và tình yêu vô hạn của Đức Chúa Jêsus dành cho chúng ta, hiểu được rằng chỉ có tin vào Đức Chúa Jêsus và đến trước Ngài thì chúng ta mới có thể tận hưởng ân điển và lẽ thật dồi dào của Đức Chúa Trời. Nhưng đối với những lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ trong thời kỳ sau rốt, cách Ngài sẽ phán xét và làm tinh sạch sự bại hoại của con người và giải quyết tận gốc tội lỗi của chúng ta, thì chúng ta lại chẳng biết gì vì những lẽ thật này không được ghi lại trong Kinh Thánh. Trên nền tảng công tác cứu chuộc của Đức Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời Toàn Năng của thời kỳ sau rốt đã thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời, bày tỏ mọi lẽ thật về việc làm tinh sạch con người, và phơi bày tâm tính cũng như bản tính Sa-tan của nhân loại bại hoại, để tâm tính chúng ta được tinh sạch và để chúng ta trở thành những người yêu kính và vâng lời Đức Chúa Trời, cho chúng ta nhận ra tâm tính Đức Chúa Trời là thánh khiết và công chính, không cho phép bị xúc phạm. Những lời này là con đường sự sống đời đời thực sự và chúng hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus: “Ta còn có nhiều chuyện nói với các ngươi nữa; nhưng bây giờ những điều đó cao quá sức các ngươi. Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:12-13). Cuốn sách “Lời xuất hiện trong xác thịt” này là lời được tiên tri trong Khải huyền mà Đức Thánh Linh phán dạy tất cả các hội thánh. Nó là cuốn kỳ thư được Chiên con mở ra. Thông qua việc đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng, những người thực sự tin vào Đức Chúa Trời từ giới tôn giáo đã nhận ra tiếng Đức Chúa Trời, hướng về phía Đức Chúa Trời Toàn Năng, và đã đi theo bước chân Chiên con.
Sau khi người anh họ của tôi nói vậy, Xuyên Dương đã đọc thêm một đoạn lời Đức Chúa Trời Toàn Năng nữa. “Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mang đến sự sống, và mang đến con đường lẽ thật vĩnh viễn và trường cửu. Lẽ thật này là con đường mà thông qua đó con người đạt được sự sống, và đây là con đường duy nhất mà qua đó con người mới biết đến Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời khen ngợi. Nếu ngươi không kiếm tìm con đường sự sống được Đấng Christ của thời kỳ sau rốt cung cấp, thì ngươi sẽ không bao giờ có được sự khen ngợi của Jêsus, và sẽ không bao giờ đủ tư cách để bước vào cánh cổng của thiên quốc, bởi ngươi vừa là con rối, vừa là tù nhân của lịch sử. Những ai bị chi phối bởi quy định, bởi câu chữ, và bị trói buộc bởi lịch sử sẽ không bao giờ có thể có được sự sống, cũng như không thể đạt được con đường sự sống đời đời. Đó là bởi vì tất cả những gì họ có được chỉ là nước đục mà họ đã bám vào hàng ngàn năm nay, thay vì nước sự sống tuôn chảy từ ngôi. Những ai không được cung cấp nước sự sống thì sẽ vẫn mãi là những xác chết, là những món đồ chơi của Sa-tan, và là con cái của địa ngục. Vậy thì làm sao họ có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời? Nếu ngươi chỉ cố bám víu vào quá khứ, đứng im và để mặc mọi thứ như thế, và không thử thay đổi hiện trạng cũng như loại bỏ lịch sử, thì chẳng phải ngươi sẽ luôn luôn đối nghịch Đức Chúa Trời sao? Các bước trong công tác của Đức Chúa Trời lớn lao và vĩ đại, như sóng trào và sấm dội – mà ngươi thì ngồi thụ động chờ đợi sự hủy diệt, bám lấy sự dại dột của mình và chẳng làm gì cả. Bằng cách này, làm sao ngươi có thể được xem là một người đang theo bước chân của Chiên Con? Làm sao ngươi có thể biện hộ rằng Đức Chúa Trời mà ngươi đang bám víu vào là một Đức Chúa Trời luôn mới mẻ và không bao giờ cũ? Và làm sao những câu chữ trong những trang sách ố vàng của ngươi có thể đưa ngươi sang một thời đại mới? Làm sao chúng có thể dẫn dắt ngươi tìm kiếm các bước trong công tác của Đức Chúa Trời? Và làm sao chúng có thể dẫn ngươi lên được thiên đàng? Thứ ngươi đang giữ trong tay là những câu chữ có thể đem lại chút an ủi tạm bợ, chứ không phải là lẽ thật có thể ban sự sống. Những câu chữ Thánh kinh mà ngươi đọc chỉ có thể làm phong phú cho miệng lưỡi của ngươi và không phải là những lời triết lý có thể giúp ngươi biết được nhân sinh, càng không phải là những con đường có thể dẫn dắt ngươi đến sự hoàn thiện. Sự khác biệt này không cho ngươi lý do để phản tỉnh sao? Nó không khiến ngươi nhận ra được những mầu nhiệm ẩn chứa trong đó sao? Ngươi có khả năng tự mình lên thiên đàng để gặp Đức Chúa Trời không? Không có sự hiện đến của Đức Chúa Trời, ngươi có thể tự mình vào thiên đàng để tận hưởng niềm vui gia đình với Đức Chúa Trời không? Giờ ngươi vẫn đang mơ hay sao? Vậy thì ta đề nghị ngươi hãy thôi mơ mộng, và hãy nhìn xem ai đang làm việc lúc này – nhìn để thấy ai đang thực hiện công tác cứu rỗi con người trong thời kỳ sau rốt. Nếu không làm thế, ngươi sẽ không bao giờ có được lẽ thật, và sẽ không bao giờ có được sự sống” (Chỉ Đấng Christ của thời kỳ sau rốt mới có thể ban cho con người con đường sự sống vĩnh cửu, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi nghe những lời này, tôi đã rất bàng hoàng. Công tác của Đức Chúa Trời luôn tiến triển và lời Đức Chúa Trời là vô hạn. Lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài không thể bị giới hạn bởi Kinh Thánh. Nếu cứ bám vào những quan điểm tôn giáo của mình, thì cuối cùng chính tôi sẽ là người chịu thiệt. Tôi nghĩ việc mình đã tích lũy được biết bao kiến thức Kinh Thánh trong những năm làm Cơ đốc nhân, nhưng hầu như lại chẳng hiểu gì về lẽ thật hay về Đức Chúa Trời. Trái lại, tôi ngày càng trở nên ngạo mạn. Chúa đã tái lâm, nhưng tôi không những không tìm hiểu, mà thậm chí còn dùng những lời trong Kinh Thánh để chống đối và phán xét sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi giống hệt những người Pha-ri-si chống đối Đức Chúa Jêsus. Tôi thực sự mù quáng và đã không biết Đức Chúa Trời! Tôi không những bám vào các quan niệm của mình, mà thậm chí còn ngăn cản người khác tìm hiểu. Chẳng phải điều này gây ra sự phá vỡ sao? Nếu người khác không thể nghênh tiếp Chúa hay đi theo công tác mới của Ngài, họ sẽ mất cơ hội bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Tôi đã kéo người khác xuống địa ngục và chống đối Đức Chúa Trời! Tôi đã phạm phải một điều ác như vậy, nhưng Đức Chúa Trời vẫn cho tôi thấy lòng thương xót và cho tôi nghe tiếng Ngài. Đây thật sự là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời! Sau đó, chúng tôi đã tiếp tục thông công về Kinh Thánh. Chúng tôi cũng bàn về lý do tại sao hội thánh trong Thời đại Ân điển lại trở nên hoang tàn, cách Đức Chúa Trời cứu rỗi nhân loại qua ba giai đoạn công tác, vân vân.
Khoảng thời gian sau đó, tôi đã đọc rất nhiều lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Càng đọc, tôi càng tin rằng đây là tiếng Đức Chúa Trời, rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đức Chúa Jêsus tái lâm, và Ngài là Đấng Christ của thời kỳ sau rốt. Thật vậy, con đường bước vào vương thiên quốc không có trong Kinh Thánh – chỉ có Đức Chúa Trời Toàn Năng mới có thể ban cho con người con đường dẫn đến sự sống vĩnh cửu. Tôi vui vẻ tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Sau đó, vợ tôi cũng tiếp nhận công tác của Ngài. Chúng tôi cùng nhau rao truyền Phúc Âm và đưa một số thành viên trung thành của hội thánh chúng tôi vào nhà Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời!