77. Tình yêu mù quáng là một điều khủng khiếp
Năm 1998, tôi và ba người chị em đều tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Chúng tôi thường cùng nhau thông công lời Đức Chúa Trời, hát thánh ca và ngợi khen Đức Chúa Trời, và cũng khuyến khích nhau sốt sắng tìm kiếm lẽ thật và tìm kiếm sự cứu rỗi. Sau đó, tất cả chúng tôi đều bắt đầu thực hiện các bổn phận trong hội thánh, và bất cứ khi nào tình cờ gặp nhau, chúng tôi đều trò chuyện về tình hình hiện tại của mình và những gì chúng tôi đã học được trong bổn phận. Nhưng em gái út của tôi là Hiếu Chi, hễ không phàn nàn về những khó khăn trong lúc thực hiện bổn phận thì lại chủ yếu sẽ nói về những vấn đề liên quan đến người khác. Có một lần, Hiếu Chi nói đã gặp phải rất nhiều vấn đề khi bắt đầu làm trưởng nhóm chăm tưới, nhưng lãnh đạo hội thánh đã không giúp đỡ gì cho em ấy. Em ấy cũng phàn nàn rằng các anh chị em không nắm bắt được các nguyên tắc trong bổn phận của họ, rằng lãnh đạo không thông công và giải quyết vấn đề này, và rằng lãnh đạo không có khả năng làm công việc thực tế. Tuy nhiên, tôi có quen với lãnh đạo hội thánh của em ấy và thấy anh ấy thực sự có thể làm công việc thực tế. Thấy em gái mình không cố gắng học hỏi từ kinh nghiệm mà chỉ bắt lỗi lãnh đạo, tôi nghĩ rằng em ấy chỉ là thiếu kinh nghiệm và chưa biết mình, vì vậy tôi thường giúp đỡ và thông công lời Đức Chúa Trời với em ấy. Tôi nói em ấy nên ngừng tập trung vào người khác, mà hãy bắt đầu tập trung vào lối vào sự sống của chính mình và cố gắng học hỏi từ bất kỳ khó khăn nào mình gặp phải. Thời gian trôi qua, chúng tôi không gặp nhau nhiều vì cả hai đều khá bận rộn.
Một ngày tháng 8 năm 2018, tôi tình cờ nhìn thấy một lá thư của lãnh đạo đã gửi cho chị Hương Ngọc Huân, yêu cầu chị cung cấp thêm chi tiết về hồ sơ của một kẻ hành ác sắp bị khai trừ. Bất ngờ thay, kẻ hành ác ấy lại là em gái út của tôi, Hiếu Chi. Lúc đó, tôi không thể tin vào mắt mình. Tôi chưa bao giờ mảy may hình dung rằng em gái mình sẽ bị khai trừ. Tôi xem kỹ hơn những gì Ngọc Huân viết và thấy rằng trong thời gian Hiếu Chi phụ trách công tác chăm tưới, em ấy thường lợi dụng vị trí của mình để la mắng và coi thường người khác. Khi một người chị em nêu ra những thiếu sót của Hiếu Chi, em ấy đã không tiếp thu sự phê bình và thậm chí còn chế giễu, công kích người chị em đó. Cuối cùng, người chị em ấy cảm thấy quá bị kìm kẹp và đau buồn đến mức không muốn thực hiện bổn phận nữa. Các anh chị em khác cũng cảm thấy bị Hiếu Chi hạn chế ở những mức độ khác nhau và bản thân họ cũng cảm thấy chán nản. Khi thấy thông tin này, tôi không thể tin rằng Hiếu Chi có thể phạm những điều ác như vậy và tôi thậm chí còn nảy sinh những ý nghĩ nhất định về Ngọc Huân, nghĩ rằng: “Chị có kiểu thành kiến gì đó với em gái tôi phải không? Em ấy có thể không có lối vào sự sống tốt, nhưng em ấy không phải là kẻ hành ác. Có lẽ nào chị đang phóng đại vụ việc không vậy?”. Càng nghĩ về việc đó, tôi càng thấy khó chịu. Đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được. Tôi nghĩ về việc em gái mình đã rời bỏ gia đình và sự nghiệp như thế nào, và đã đi lại vất vả ra sao trong suốt bao năm để rao truyền phúc âm và thực hiện bổn phận. Tôi nhớ có lần một kẻ hành ác đã tố giác em ấy khi em ấy đang rao truyền phúc âm, và em ấy buộc phải trốn một đêm trong một ngôi nhà xập xệ để tránh bị bắt. Trong những năm rao truyền phúc âm, em ấy đã bị những người trong tôn giáo đánh đập và mắng mỏ, phải ngủ trong đống cỏ khô và chuồng lợn, và thường xuyên nhịn đói. Em ấy có thể không có nhiều điều để thể hiện trong nhiều năm là tín hữu, nhưng em ấy đã nỗ lực rất nhiều. Làm sao bây giờ em ấy lại có thể bị khai trừ như một kẻ hành ác chứ? Tuy nhiên, sau đó tôi ngẫm lại rằng hội thánh hành động phù hợp với nguyên tắc, và việc khai trừ luôn dựa trên mẫu hành vi lặp đi lặp lại của một người và thực chất bản tính của họ. Hội thánh không bao giờ buộc tội sai cho người ta. Có phải Hiếu Chi thực ra là một kẻ hành ác không? Chính ý nghĩ đó đã làm tôi đau buồn. Nếu em ấy thực sự bị khai trừ, em ấy sẽ không được cứu rỗi và tất cả những gian khổ mà em ấy đã chịu đựng sẽ trở nên vô ích. Tôi cảm thấy khó chịu mỗi khi nghĩ về việc này trong những ngày sau đó, như thể có một tảng đá đè nặng lên ngực vậy.
Chỉ vài ngày sau, tôi nhận được một lá thư từ một người chị em khác, Hiếu Việt, nói rằng em gái út của chúng tôi bệnh nặng và cần được phẫu thuật. Khi đọc thư, tôi nghĩ: “Nếu Hiếu Chi có thể sử dụng cơn bệnh này để tự kiểm điểm bản thân và ăn năn với Đức Chúa Trời thì có lẽ em ấy có thể tránh được việc bị khai trừ?”. Tôi ngay lập tức viết thư cho Hiếu Chi, dùng lời Đức Chúa Trời để nói với em ấy về tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Tôi nói rằng em ấy cần dùng bệnh tình của mình như một cơ hội để tự kiểm điểm và ăn năn, hơn là tìm kiếm những nguyên nhân bên ngoài. Nhưng vấn đề với Hiếu Chi không đơn giản như tôi nghĩ. Hai tháng sau, khi tôi về thăm nhà, Hiếu Việt kể cho tôi nghe về hành vi của em gái chúng tôi. Tâm tính của Hiếu Chi đặc biệt kiêu ngạo; sau khi tiếp quản công tác chăm tưới, em ấy đã khăng khăng rằng mọi thứ phải được thực hiện theo cách của mình. Khi một người chị em làm cùng em ấy không đồng ý về công việc và không đồng tình với quan điểm của em ấy, em ấy đã trở nên oán giận và quay sang công kích, bài xích người chị em đó. Em ấy thậm chí còn cố gắng khiến những người khác chống lại người chị em ấy, gieo rắc thành kiến với chị ấy giữa những người khác và khiến họ chỉ trích chị ấy. Sau đó, khi người chị em ấy gặp khó khăn, Hiếu Chi không những không giúp đỡ mà còn gây chia rẽ giữa chị ấy và những người khác, nói rằng chị ấy không thể thực hiện bổn phận của mình và ngăn những người khác giúp đỡ chị ấy. Điều này khiến chị ấy càng trở nên chán nản hơn, cho đến khi chị ấy không thể thực hiện bổn phận của mình nữa và bị sa thải. Khi một người chị em khác nói cảm thấy bị Hiếu Chi hạn chế, Hiếu Chi đã vô cùng phẫn nộ và tận dụng mọi cơ hội để trả đũa và công kích chị ấy. Em ấy cũng chỉ trích và chê bai chị ấy trước mặt các anh chị em khác. Khi chị ấy vì thế mà trở nên đau khổ và tiêu cực, Hiếu Chi đã nhân cơ hội để nói với lãnh đạo và những người khác rằng chị ấy đã đánh mất công tác của Đức Thánh Linh và không đủ khả năng cần thiết để thực hiện bổn phận của mình, và nói rằng muốn sa thải chị ấy. Các anh chị em bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự công kích và trừng phạt liên tục của Hiếu Chi, cũng như cách em ấy bài xích và miệt thị họ, và kết quả là họ không đạt được tiến bộ trong công việc. Công tác chăm tưới của hội thánh bị gián đoạn nghiêm trọng. Lãnh đạo của em ấy đã chỉ ra những vấn đề của em ấy và cố gắng giúp đỡ em ấy vài lần, nhưng ngoài việc không tiếp nhận những lời phê bình của anh ấy, em ấy còn liên tục cãi lại. Cho đến tận khi em ấy bị sa thải, em ấy cũng không tỏ ra biết mình và vẫn ngang ngạnh. Em ấy thậm chí còn bắt lỗi lãnh đạo và chỉ trích sau lưng anh ấy. Khi Hiếu Việt cố gắng chỉ ra vấn đề của em ấy, em ấy đã kêu ca rằng Hiếu Việt không hiểu em ấy và không lên tiếng nói hộ em ấy. Em ấy thậm chí còn tuyên bố: “Người ta không thể nói năng trung thực trong hội thánh. Em bị sa thải chỉ vì nói thẳng ra những gì em nghĩ”. Tôi đã sốc khi nghe vậy. Tôi không nhận ra rằng em gái út của mình quá bận tâm đến địa vị, có bản tính xấu xa như vậy và có khả năng công kích, trừng phạt những người không đồng tình với mình. Đây không phải là sự bại hoại thông thường, mà là một vấn đề trong chính bản tính của em ấy! Sau đó, khi tôi gặp em ấy, tôi khẩn trương thông công và khuyên em ấy nên phản tỉnh về những việc làm xấu xa của mình. Tôi nói nếu không ăn năn, em ấy sẽ bị khai trừ và sẽ mất cơ hội được cứu rỗi. Không ngờ, thay vì tiếp thu lời khuyên của tôi, em ấy lại phẫn nộ đáp trả: “Chị không biết chuyện gì đang xảy ra đâu và em cũng không muốn nói gì thêm về chuyện đó nữa. Nếu em nói gì nữa, tất cả mọi người sẽ chỉ nói là em đang cố cãi chày cãi cối”. Tôi đã sốc khi thấy em ấy bất mãn như vậy. Tôi đã không biết em ấy bướng bỉnh như vậy và hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật. Có phải em ấy vô phương cứu chuộc không? Nghĩ vậy, tinh thần tôi chùng xuống. Tôi nhớ khi chúng tôi gặp nhau, em ấy luôn chỉ trích người khác, đưa ra xét đoán và không bao giờ tự kiểm điểm bản thân. Em ấy cũng luôn bắt lỗi lãnh đạo. Tôi nghĩ đến lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Những kẻ tuôn ra những lời độc hại, hiểm ác trong hội thánh, những kẻ loan tin đồn, xúi giục bất hòa, và lập bè kết phái giữa các anh chị em – lẽ ra họ phải bị trục xuất khỏi hội thánh. Tuy nhiên vì hiện nay là một thời đại khác trong công tác của Đức Chúa Trời, nên những kẻ này bị giới hạn, bởi họ dứt khoát bị đào thải. Hết thảy những kẻ đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đều có tâm tính bại hoại. Một số chỉ đơn thuần có những tâm tính bại hoại, trong khi những kẻ còn lại thì khác: Không những họ có những tâm tính Sa-tan bại hoại, mà bản tính của họ cũng cực kỳ hiểm độc. Không chỉ lời nói và hành động của họ tỏ lộ những tâm tính Sa-tan bại hoại của mình; hơn nữa, những kẻ này là ma quỷ và Sa-tan đích thực. Hành vi của họ gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời, nó quấy rầy lối vào sự sống của anh chị em, và nó làm hại đời sống bình thường của hội thánh. Sớm muộn gì thì những con sói đội lốt cừu này cũng phải bị thanh trừ; cần phải tỏ một thái độ không thương xót, một thái độ cự tuyệt đối với những tên tay sai này của Sa-tan. Chỉ điều này mới là đứng về phía Đức Chúa Trời, và những ai không làm được như vậy thì đang lăn lóc trong vũng bùn cùng với Sa-tan” (Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi biết được rằng hành vi của em gái út mình không chỉ là sự bộc lộ tâm tính bại hoại nhất thời, mà đúng hơn là sự phản ánh bản tính cực kỳ xấu xa của em ấy. Em ấy trừng phạt, quấy rối và trả thù người khác, đồng thời sẽ loại trừ và công kích bất kỳ ai bất đồng với em ấy hoặc động chạm đến lợi ích của em ấy. Em ấy bóp méo sự thật để xét đoán và lên án người khác cho đến khi họ bị sa sút đến trạng thái tiêu cực. Những người khác đã vài lần xử lý và hỗ trợ em ấy về hành vi của mình, nhưng em ấy không bao giờ thừa nhận mình có lỗi và luôn cãi lại. Em ấy không hề hối hận hay tự kiểm điểm, thậm chí còn khinh miệt và công kích lãnh đạo. Chị Hiếu Việt và tôi đã thông công, hỗ trợ em ấy nhiều lần, nhưng em ấy không tiếp thu những gì chúng tôi nói và trở nên oán giận, chống đối chúng tôi, nghĩ chúng tôi đang làm khó em ấy. Sau khi bị sa thải, em ấy đã không kiểm điểm bản thân, lại còn bóp méo sự thật, nói rằng người ta không thể nói năng trung thực trong hội thánh và em ấy bị sa thải chỉ vì đã nói ra suy nghĩ của mình. Chẳng phải đó là đảo ngược sự thật và lừa dối người khác sao? Chẳng phải em ấy đang phủ nhận sự công chính của Đức Chúa Trời, và phủ nhận rằng lẽ thật ngự trị trong nhà Đức Chúa Trời sao? Trước đây tôi luôn nghĩ rằng em ấy chưa có lối vào sự sống, và rằng những hành vi tà ác của em ấy chỉ đơn giản là phơi bày sự bại hoại thoáng qua, vì vậy tôi đã tiếp tục giúp đỡ và hỗ trợ em ấy. Nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng đây không phải là vấn đề lối vào sự sống ít ỏi hay phơi bày sự bại hoại thoáng qua. Em ấy khinh miệt và căm ghét lẽ thật, và thực chất của em ấy là thực chất của một kẻ hành ác.
Trước đây, tôi nghĩ rằng vì em gái út của mình đã hy sinh, dâng mình, chịu đựng rất nhiều khi thực hiện bổn phận và làm việc chăm chỉ, mặc dù không đạt được điều gì đáng kể, nên Đức Chúa Trời sẽ ghi nhận ngay cả khi em ấy có không tìm kiếm lẽ thật. Tuy nhiên, sau đó, thông qua việc đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng quan niệm này là hết sức vô lý. Lời Đức Chúa Trời phán: “Ta quyết định đích đến của từng người không dựa trên cơ sở tuổi tác, thâm niên, bao nhiêu gian khổ, và đặc biệt là không phải mức độ họ mời gọi lòng trắc ẩn, mà tùy vào việc họ có sở hữu lẽ thật hay không. Không có lựa chọn nào khác ngoài điều này. Các ngươi phải nhận ra rằng tất cả những kẻ không tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời đều sẽ bị trừng phạt. Đây là một sự thật bất biến. Vì vậy, tất cả những kẻ bị trừng phạt đều bị trừng phạt như thế vì sự công chính của Đức Chúa Trời và là báo ứng cho vô số sự hành ác của họ” (Hãy chuẩn bị đầy đủ những việc lành cho đích đến của mình, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời đã dạy tôi rằng Đức Chúa Trời không quyết định đích đến của mỗi người dựa vào thâm niên, hay mức độ họ đã chịu khổ, hay hy sinh và dâng mình, mà đúng hơn là dựa trên việc họ có đạt được sự biến cải tâm tính và đạt được lẽ thật hay không. Tất cả những ai tiếp nhận lẽ thật, thực hành lẽ thật và cuối cùng đạt được sự biến cải tâm tính đều có thể đạt được sự cứu rỗi. Đối với những kẻ hành ác, người ngoại đạo và những kẻ địch lại Đấng Christ ghê tởm và khinh ghét lẽ thật, thì cho dù họ có chịu khổ đến đâu, cuối cùng họ cũng sẽ bị đào thải và không đạt được sự cứu rỗi vì đã phạm đủ mọi việc ác và không đạt được chút biến cải nào. Tôi nghĩ đến việc em gái út của tôi đã đi theo đức tin nhiều năm, ấy thế mà, mặc dù bề ngoài hy sinh, dâng mình và chịu khổ vì bổn phận nhưng em ấy không hề tìm kiếm lẽ thật, không hề biết mình và không hề cảm thấy hối hận hay ăn năn về việc đã gây ra quá nhiều sự gián đoạn đối với công tác của hội thánh. Việc mọi chuyện đã đến nước này, đến mức bị khai trừ, là điều mà em ấy chỉ có thể tự trách mình. Đó là sự công chính của Đức Chúa Trời. Tôi đã luôn tin rằng khả năng hy sinh, dâng mình và chịu khổ trong bổn phận của em ấy có nghĩa em ấy là một tín hữu thật sự, nhưng chỉ đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng em ấy làm tất cả vì danh tiếng và địa vị, hơn là tìm kiếm lẽ thật và đạt được sự biến cải tâm tính. Cho dù em ấy đã giữ đức tin hay chịu khổ bao lâu đi chăng nữa, em ấy cũng chưa hề tiếp nhận lẽ thật, chưa thực sự ăn năn và biến cải, và cuối cùng chắc chắn sẽ bị đào thải. Tôi nghĩ về việc bề ngoài Phao-lô đã hy sinh, dâng mình và làm việc chăm chỉ trong bổn phận của mình như thế nào, đã đi khắp nửa châu Âu để rao truyền phúc âm, và về việc bởi vì ông đã không quan tâm đến sự biến cải tâm tính và không tìm cách thực hiện bổn phận của mình với tư cách là loài thọ tạo – thay vào đó là dâng mình để theo đuổi mão triều thiên và các phước lành của thiên quốc – ông vẫn có khả năng nói thế này: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8). Phao-lô đòi hỏi mão triều thiên từ Đức Chúa Trời mà không biết xấu hổ, và không có sự chân thành hay quy phục Đức Chúa Trời trong những hy sinh mà ông đã thực hiện – tất cả chỉ là sự đổi chác, được thúc đẩy bởi tham vọng và ham muốn. Ông đã bước đi con đường chống đối Đức Chúa Trời, cuối cùng đã xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và rơi vào sự trừng phạt đời đời. Tôi nhận ra rằng đức tin sẽ không ích gì nếu người ta không tìm kiếm và tiếp nhận lẽ thật mà thay vào đó lại tập trung vào sự hy sinh, chịu khổ bên ngoài. Điều này thậm chí có thể kết thúc bằng sự trừng phạt, bởi vì người ta có thể phạm phải mọi loại việc ác theo cách này.
Sau đó, tôi tìm thấy một đoạn lời Đức Chúa Trời đã cho tôi một con đường thực hành. Lời Đức Chúa Trời phán: “Sa-tan là ai, các quỷ là ai, và các kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai nếu chẳng phải là những kẻ chống đối không tin vào Đức Chúa Trời? Chẳng phải họ là những kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là những kẻ tuyên bố có đức tin, nhưng lại là người thiếu lẽ thật sao? Chẳng phải họ là những người đơn thuần chỉ tìm cách có được các phước lành trong khi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời sao? Ngày hôm nay ngươi vẫn còn đàn đúm với những con quỷ đó, dùng lương tâm và tình yêu mà đối đãi chúng, nhưng trong trường hợp này, chẳng phải ngươi đang dành những ý định tốt cho Sa-tan sao? Chẳng phải ngươi đang liên minh với những con quỷ sao? Nếu con người đến ngày nay mà vẫn không thể phân biệt được giữa thiện và ác, và tiếp tục yêu thương, nhân từ một cách mù quáng mà không hề có ý tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời, không hề xem ý của Đức Chúa Trời như ý của chính mình, thì kết cục của họ sẽ càng khốn khổ hơn. Bất kỳ ai không tin Đức Chúa Trời trong xác thịt đều là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể trao lương tâm và tình yêu cho kẻ thù, thì chẳng phải ngươi thiếu ý thức chính nghĩa sao? Nếu ngươi hòa hợp với những ai Ta khinh ghét và với những điều Ta không đồng ý, và vẫn còn dành tình yêu hay cảm xúc cá nhân cho chúng, thì chẳng phải là ngươi phản nghịch sao? Chẳng phải ngươi đang cố tình chống đối Đức Chúa Trời sao? Người như thế có sở hữu lẽ thật không? Nếu con người dùng lương tâm đối đãi với kẻ thù, dùng tình yêu đối đãi với ma quỷ, và dùng lòng thương xót đối đãi với Sa-tan, thì chẳng phải họ đang cố tình làm gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời sao?” (Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi sau khi đọc lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bảo chúng ta yêu những gì Ngài yêu và ghét những gì Ngài ghét. Những người không tiếp nhận và thậm chí khinh miệt lẽ thật là những kẻ hành ác; họ cùng giuộc với quỷ Sa-tan và phải là đối tượng để chúng ta ghê tởm. Em gái út của tôi đã làm đủ mọi việc ác, không hối cải và bị vạch trần là một kẻ hành ác, vậy mà tôi đã không phân định được bản chất thật của em ấy theo lời Đức Chúa Trời và liên tục tuyên bố rằng em ấy bị đối xử bất công vì em ấy đã phải chịu đựng rất nhiều trong bổn phận, đã có nhiều hy sinh và đã làm việc chăm chỉ mặc dù chẳng có gì nhiều để thể hiện ra. Chẳng phải tôi chỉ tử tế với Sa-tan và đứng về phía nó để chống đối Đức Chúa Trời sao? Tôi đã là một tín hữu nhiều năm, đã ăn uống nhiều lời Đức Chúa Trời, nhưng tôi không thể suy xét con người và hoàn cảnh theo lời Ngài. Thay vào đó, tôi để cảm xúc chi phối lời nói của mình, không thể phân biệt thiện ác và không nắm bắt nguyên tắc chút nào. Tôi thật u mê và bối rối, và Đức Chúa Trời khinh miệt và ghét cay ghét đắng tôi. Nhận ra điều đó, tôi đã có thể buông bỏ phần nào sự bám chấp tình cảm của mình với em gái út và nhìn nhận việc em ấy bị khai trừ bằng thái độ đúng đắn.
Một ngày nọ, ba tháng sau, khi tình cờ nghe được người chị em cộng sự với tôi nói rằng tất cả những thông tin cần thiết cho việc khai trừ em gái út của tôi đã đâu vào đấy, tôi cảm thấy một nỗi buồn day dứt. Tôi nghĩ: “Bây giờ mọi hy vọng cứu rỗi con bé đã không còn”. Càng nghĩ, tôi càng thấy tiếc cho em gái út của mình. Tôi thậm chí còn hy vọng rằng có thể thông tin thu thập được về việc khai trừ sẽ không đủ và em ấy có thể tiếp tục dâng sự phục vụ trong hội thánh. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng mình đã có thái độ sai lầm. Tôi biết rõ rằng em gái út của mình về thực chất là một kẻ hành ác và sẽ không phải là người nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng tôi vẫn đồng cảm và thương hại cho em ấy, hy vọng giữ được em ấy trong hội thánh. Chẳng phải tôi đang thông cảm với ma quỷ và đứng lên chống đối Đức Chúa Trời sao? Vì vậy, tôi vội vàng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi vượt qua những ràng buộc của sự bám chấp tình cảm. Sau khi cầu nguyện, tôi nghĩ đến những đoạn lời Đức Chúa Trời sau: “Nhân loại đều sống trong tình cảm – và do đó Đức Chúa Trời không tránh một người nào trong họ, và phơi bày những bí mật ẩn trong lòng toàn thể nhân loại. Tại sao con người lại khó tách khỏi tình cảm như vậy? Có phải làm như thế là vượt quá các tiêu chuẩn của lương tâm không? Lương tâm có thể hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời không? Tình cảm có thể giúp con người vượt qua nghịch cảnh không? Trong mắt Đức Chúa Trời – tình cảm là kẻ thù của Ngài – chẳng phải điều này đã được tuyên bố rõ trong lời Đức Chúa Trời sao?” (Diễn giải những mầu nhiệm của “lời Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ” – Chương 28, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). “Ta không cho con người cơ hội được bày tỏ tình cảm của họ, bởi Ta không có cảm xúc xác thịt, và đã trở nên khinh ghét những tình cảm của con người đến tột độ. Chính bởi vì những tình cảm giữa con người mà Ta đã bị gạt sang một bên, và do đó Ta đã trở thành ‘người khác’ trong mắt họ; chính bởi những tình cảm giữa con người mà Ta đã bị quên lãng; chính bởi những tình cảm của con người mà họ nắm bắt được cơ hội để nhặt lấy ‘lương tâm’ mình; chính vì những tình cảm của con người mà họ luôn mệt mỏi với hình phạt của Ta; chính bởi những tình cảm của con người mà họ gọi Ta là bất công và bất chính, và nói rằng Ta không quan tâm đến cảm giác của con người khi Ta xử lý mọi việc. Ta cũng có người thân trên đất chứ?” (Những lời của Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ – Chương 28, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Thông qua sự vạch trần của lời Đức Chúa Trời, tôi biết được rằng cảm xúc của chúng ta là trở ngại lớn nhất đối với việc thực hành lẽ thật. Chúng ta không có khả năng suy xét con người và hoàn cảnh theo lẽ thật và nguyên tắc khi chúng ta sống theo cảm xúc của mình. Khi biết em gái út sắp bị khai trừ khỏi hội thánh, tôi đã thông cảm và thương hại cho em ấy, thậm chí còn hy vọng trường hợp của em ấy không đủ điều kiện để bị khai trừ và em ấy có thể ở lại trong hội thánh. Tất cả là do sự bám chấp tình cảm quá mức của tôi với em ấy. Bởi vì tôi đã sống theo những chất độc của Sa-tan như “Ngươi đâu phải cây cỏ, sao có thể vô tình?” và “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, tôi đã trở nên không còn khả năng phân biệt thiện ác và biết điều gì nên yêu, điều gì nên khinh miệt. Khi Ngọc Huân gửi thông tin về em gái út của tôi, tôi đã bảo vệ em gái mình khỏi điều mà tôi cho là bất công mà không hiểu rõ những sự thật của tình hình. Tôi đã nghĩ rằng Ngọc Huân cường điệu hóa vụ việc trong báo cáo của chị ấy, và tôi phàn nàn về việc chị ấy không giúp đỡ em gái tôi. Trên thực tế, các anh chị em đã thông công với em ấy và giúp đỡ em ấy một số lần, nhưng em ấy đã không chấp nhận sự giúp đỡ của họ và tiếp tục chỉ trích họ sau lưng. Tôi thực sự đang bóp méo tình hình và nói thay cho Sa-tan. Mặc dù em gái tôi đã phạm rất nhiều điều ác nhưng tôi vẫn không ghét em ấy và thậm chí còn mong muốn em ấy được ở lại trong hội thánh; tôi đã để cho cảm xúc đánh bại mình. Mỗi ngày mà một kẻ hành ác như em ấy được phép ở lại trong hội thánh thì sẽ là thêm một ngày cái ác được thực hiện, lại càng gây thêm nhiều tổn hại cho các anh chị em và công tác của hội thánh. Chẳng phải tôi đang dung túng cho việc hành ác của Hiếu Chi bằng cách muốn giữ em ấy ở lại trong hội thánh và để em ấy tiếp tục phá vỡ công tác của hội thánh sao? Tôi đã dự phần vào việc làm sai trái của một kẻ hành ác! Đó là lúc mà cuối cùng tôi cũng hiểu được ý nghĩa của câu trong lời Đức Chúa Trời: “Trong mắt Đức Chúa Trời – tình cảm là kẻ thù của Ngài”. Tôi nhận ra rằng nếu chúng ta không tìm kiếm lẽ thật và để cảm xúc điều khiển cách chúng ta hành xử khi đối mặt với các vấn đề, thì chúng ta có khả năng hành ác và chống đối Đức Chúa Trời bất cứ lúc nào.
Sau đó, tôi thấy một đoạn lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. Nếu cha mẹ ngươi không tin Đức Chúa Trời, nếu họ biết hoàn toàn rõ rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời là con đường đúng đắn và tin Đức Chúa Trời thì được cứu rỗi nhưng mà họ vẫn không tiếp nhận, thì chắc chắn rằng họ là những người chán ghét lẽ thật, thù hận lẽ thật, chống đối Đức Chúa Trời, và thù hận Đức Chúa Trời – và Đức Chúa Trời đương nhiên ghê tởm và hận họ. Ngươi có thể ghê tởm những bậc cha mẹ như vậy không? Họ chống đối Đức Chúa Trời, và chửi rủa Đức Chúa Trời – trong trường hợp đó, họ chắc chắn là ma quỷ và Sa-tan. Ngươi có thể khinh ghét và rủa sả họ chứ? Đây đều là những câu hỏi thực tế. Nếu cha mẹ ngươi ngăn cản ngươi tin Đức Chúa Trời, ngươi phải đối xử với họ như thế nào? Như Đức Chúa Trời yêu cầu, ngươi nên yêu những gì Đức Chúa Trời yêu và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: ‘Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?’ ‘Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy’. Những lời này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn rõ ràng hơn: ‘Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét’. Những lời này đi thẳng vào vấn đề, nhưng mọi người thường không thể lĩnh hội một cách thấu đáo ý nghĩa thực sự của chúng” (Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi cảm nhận được sự công chính của Ngài. Đức Chúa Trời đối xử với mọi người theo nguyên tắc và yêu cầu chúng ta cũng làm như vậy. Những ai tìm kiếm lẽ thật, chân thành tin Đức Chúa Trời và trung thành thực hiện bổn phận của mình, thì sẽ được chúng ta yêu mến, cũng như những kẻ luôn phá vỡ hội thánh, trừng phạt và công kích các anh chị em đồng thời căm ghét lẽ thật và căm ghét Đức Chúa Trời, thì phải bị chúng ta cự tuyệt và khinh miệt. Ngay cả khi họ là người thân của chính chúng ta, chúng ta cũng phải nhìn nhận họ dựa vào lời Đức Chúa Trời, yêu những gì Đức Chúa Trời yêu và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét. Nhưng tôi đã không có lẽ thật. Tôi đã nhìn mọi thứ từ góc độ cảm xúc của mình. Tôi đã không có nguyên tắc và sự phân định, thể hiện tình yêu thương và sự cảm thông đối với một con quỷ hành ác đã bị vạch trần rõ ràng. Đây là tình yêu mù quáng! Khi nhận ra điều này, tôi ngợi khen sự công chính của Đức Chúa Trời và tự mình thấy rằng lẽ thật và sự công chính ngự trị trong nhà Đức Chúa Trời hầu cho không kẻ ác nào có được chỗ đứng trong đó. Giờ đây, với sự trợ giúp của lời Đức Chúa Trời, tôi đã có thể giải phóng bản thân khỏi những xiềng xích của cảm xúc và có được chút hiểu biết về bản thân mình. Tạ ơn Đức Chúa Trời!