86. Không để tình cảm làm lu mờ tâm trí
Tháng 6 năm 2015, tôi đến một hội thánh để làm chấp sự phúc âm. Khi đó, Lý Kiệt phụ trách chăm tưới người mới, và vì nhu cầu của bổn phận, chúng tôi làm việc cùng nhau khá thường xuyên. Ngoài việc trạc tuổi nhau, chúng tôi cũng có cách sống giống nhau và tính cách giống nhau. Quan trọng nhất là cả hai người chồng đều phản đối đức tin của chúng tôi vì cuộc đàn áp tín hữu của Trung Cộng. Vì có những trải nghiệm giống nhau và có chung nhiều tiếng nói nên chúng tôi đặc biệt hợp nhau. Khi đó, tôi mới đến hội thánh, chưa quen với các anh chị em, lại còn gặp nhiều thử thách khi thực hiện bổn phận, Lý Kiệt đã rất nhiệt tình thông công và giúp đỡ tôi, tôi thì thường xuyên giúp chị giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Dần dà, chúng tôi chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín với nhau và thật sự tâm đầu ý hợp.
Sau đó, tôi được bầu làm lãnh đạo hội thánh và chúng tôi không còn liên lạc thường xuyên như trước. Vài tháng sau, khá nhiều anh chị em phản ánh với tôi về Lý Kiệt. Họ nói chị ta rất kiêu ngạo và tự đại, khi người khác gặp vấn đề, chị ta không những không kiên nhẫn giúp đỡ họ mà còn la mắng và coi thường họ. Vì chuyện này mà mọi người thấy bị chị ta gò ép. Người phụ trách đã chỉ ra vấn đề này với chị ta nhưng chị không tiếp thu và đáp trả một cách thô lỗ. Chị ta phá rối đến mức các cuộc nhóm họp không thể tiến triển được. Khi được các anh chị em thông công, chị ta vẫn không phục và đổ lỗi cho người khác. Mối thông công của chị ta về lẽ thật không được rõ ràng, khiếnnhững người mới không nắm bắt được, đôi khi chị ta còn nói năng tiêu cực. Trong hai tháng đó, chị ta không làm tốt việc chăm tưới người mới. Khi nghe biết tình hình này, tôi nhận ra Lý Kiệt đã không còn phù hợp với công tác chăm tưới. Các đồng sự của tôi đề xuất cách chức chị ta, nói rằng nếu chị ta còn giữ chức vụ đó thì công tác của hội thánh sẽ bị đình trệ. Nghe thấy thế tôi rất buồn vì Lý Kiệt đã giúp đỡ tôi rất nhiều và chúng tôi là bạn bè rất thân thiết. Tôi nghĩ nếu mình đồng ý cách chức Lý Kiệt thì chị ta sẽ nghĩ gì về tôi? Liệu chị có nói tôi vô tình vô nghĩa không? Hơn nữa, chị ta rất coi trọng thể diện và sẽ rất đau khổ nếu bị sa thải. Nghĩ về toàn bộ việc này, tôi không nỡ sa thải chị ta. Thế là tôi viện cớ rằng gần đây Lý Kiệt không làm tròn bổn phận nhưng đó không hoàn toàn là lỗi của chị. Những người mới mà chị chăm tưới có nhiều quan niệm tôn giáo và chậm tiếp thu, nên kết quả kém của chị ta cũng có thể bỏ qua được. Hơn nữa, chị ta làm việc chăm chỉ, ngày nào cũng làm từ sáng đến tối. Hiện giờ, nếu cách chức Lý Kiệt thì sẽ khó tìm được người thay thế, nên tốt hơn hết là giờ cứ giữ chị ta lại. Các đồng sự do dự khi nghe tôi nói vậy, nhưng sau đó mọi người miễn cưỡng đồng ý để chị ta tạm thời tiếp tục làm bổn phận, đồng thời tìm người thay thế càng sớm càng tốt. Tôi thấy nhẹ lòng, nhưng đâu đó vẫn thấy lấn cấn, nghĩ rằng dù giờ chị chưa bị cách chức, nhưng khi tìm được người thay thế phù hợp thì tôi vẫn phải cách chức chị. Có lẽ nếu tôi giúp đỡ chị thêm thì hiệu suất của chị sẽ cải thiện và chị ta sẽ không phải bị cách chức. Thế là, tối hôm đó, sau buổi nhóm họp tối, tôi đến thẳng nhà Lý Kiệt, nói chuyện với chị ta về những lý do tại sao chị làm việc kém hiệu quả và đề cập đến một số vấn đề trong bổn phận của chị. Nhưng chị ta không tự nhận thức được bản thân và liên tục cãi lại. Tôi rất khó chịu khi thấy Lý Kiệt cư xử như thế. Sau đó, tôi còn thông công với chị ta nhiều lần để giúp cải thiện kết quả trong bổn phận nhưng mọi chuyện vẫn không có cải thiện gì, điều này khiến tôi rất lo lắng. Sau một thời gian, lãnh đạo cấp trên liên hệ tôi mấy lần để kiểm tra vấn đề cách chức Lý Kiệt. Tôi chỉ nói dối chị ấy rằng chưa tìm được người thay thế phù hợp. Sau đó, dù đã được mọi người khuyên can, Lý Kiệt vẫn cứ tiếp xúc với một người chị em đang có khả năng bị cảnh sát theo dõi, vì chuyện này, tôi không còn cách nào khác ngoài đình chỉ chị ta thực hiện bổn phận.
Sau đó hội thánh giao cho tôi phụ trách công tác phúc âm, và tôi nghĩ ngay đến Lý Kiệt. Chị ta đang ở nhà, đau khổ và không có bổn phận gì để làm. Chị ta rất thích rao giảng phúc âm, nên có vẻ như đây là một cơ hội tuyệt vời. Tôi nêu ý tưởng này trong một cuộc họp với các đồng sự. Tôi nói: “Lý Kiệt từng rao giảng phúc âm trong một thời gian dài; đó là sở trường của chị ấy. Chị ấy biết mình đã phạm sai lầm và hối hận rất nhiều. Hãy cho chị ấy cơ hội rao giảng phúc âm”. Sau khi nghe tôi nói vậy, một vài đồng sự đồng tình. Thật bất ngờ, không lâu sau, các anh chị em bảo tôi rằng Lý Kiệt có thành kiến với chị chấp sự phúc âm và trong các buổi nhóm họp, chị ta rêu rao rằng trước đây người chấp sự đó đã ngầm phá hoại chị ta. Chị ta cứ nói mãi về chuyện đó. Việc này khiến các anh chị em có thành kiến và tẩy chay người chấp sự phúc âm. Lý Kiệt cũng mâu thuẫn và tranh chấp với chị chấp sự khi thực hiện công việc, và một số chị em đứng về phe của Lý Kiệt. Điều này nghĩa là người chấp sự phúc âm không thể thực hiện được việc của chị ấy, làm gián đoạn nghiêm trọng công tác phúc âm. Tôi sững người khi nghe chuyện đó. Từ lâu, chị chấp sự đã xin lỗi Lý Kiệt về chuyện xảy ra trong quá khứ. Hơn nữa, tôi đã thông công với Lý Kiệt, bảo chị ta tự biết mình và rút kinh nghiệm thay vì gay gắt chuyện đó. Tôi thật không ngờ rằng chị ta vẫn còn nuôi mối ác cảm đó. Hành vi của chị ta đã thực sự rất gây rối trong hội thánh. Nếu chị ta không ăn năn và mọi chuyện cứ tiếp diễn như này, chị ta cần phải bị cách ly và tự kiểm điểm. Càng nghĩ tôi càng lo lắng cho chị ta. Sau đó, tôi đã thông rất nhiều lần với chị ta. Trước mặt tôi, chị ta nói những điều đúng đắn, nhưng trong các buổi nhóm họp, lại tiếp tục hành xử như trước kia. Một số chấp sự khác cũng thông công và giúp đỡ chị ta, nhưng chị ta căn bản là không tự nhận thức được bản thân và không sẵn lòng thay đổi.
Không lâu sau, lãnh đạo cấp trên biết về hành vi của Lý Kiệt. Chị ấy nói Lý Kiệt làm gián đoạn công tác của hội thánh, không ăn năn sau khi đã được thông công nhiều lần, và là một người có ảnh hưởng xấu. Theo nguyên tắc, chị ta phải bị đình chỉ bổn phận, và sau đó nếu vẫn không ăn năn thì phải thanh trừ khỏi hội thánh. Lòng tôi chùng xuống khi nghe thấy vậy. Tôi nghĩ về việc Lý Kiệt đã bỏ nhà, bỏ việc và chịu rất nhiều đau khổ. Sẽ thật đáng tiếc nếu chị ta bị thanh trừ. Trước đây, khi tôi gặp vấn đề, Lý Kiệt đã giúp đỡ tôi rất nhiều, và tôi là người mà chị ta thân thiết nhất trong hội thánh. Tôi cảm thấy nếu giờ tôi không đứng lên và lên tiếng cho chị ta thì thật là vô tình vô nghĩa. Nếu thực sự chị ta bị hội thánh thanh trừ thì sao tôi có thể đối mặt với chị ta chứ? Chắc chắn chị ta sẽ oán giận tôi, và sẽ rất đau lòng. Nghĩ thế nên tôi nói với các đồng sự rằng: “Lý Kiệt đúng là có một số vấn đề, nhưng chị ấy lúc nào cũng thực hiện bổn phận trong hội thánh, và rao giảng phúc âm có hiệu quả, nên có lẽ việc xử lý chị ấy theo cách này hơi quá nghiêm khắc. Nên chăng chúng ta cho chị ấy một cơ hội khác và giúp đỡ chị ấy nhiều hơn, có thể chị ấy sẽ hiểu ra và thay đổi?”. Lúc đó, một người đồng sự đã rất nghiêm túc nói với tôi rằng: “Chị à, chị đang hành xử không có nguyên tắc và đang bị cảm xúc chi phối. Trước đây, Lý Kiệt khá hiệu quả trong việc rao giảng phúc âm, đã làm việc chăm chỉ và chịu nhiều đau khổ, nhưng chị ấy không tiếp nhận lẽ thật. Chị ấy căm ghét lẽ thật, và không đóng vai trò tích cực trong hội thánh. Chị ấy đang làm gây nhiễu loạn nghiêm trọng công tác của hội thánh. Chị không thể cứ dựa theo cảm xúc của mình mà bao che mãi cho chị ấy được. Chị nhìn lại mình đi, chẳng phải như vậy sao?”. Nghe chị ấy nói vậy, tôi nhận ra mình thực sự đã không làm theo nguyên tắc với Lý Kiệt, nhưng tôi vẫn không nỡ lòng nào, vẫn muốn cho chị ta một cơ hội nữa. Trên đường về nhà, tôi đột nhiên cảm thấy chóng mặt, như thể cả thế giới đang quay cuồng, và tôi sợ không dám mở mắt, thậm chí bước đi cũng không nổi. Tôi nhận ra có lẽ đây là Đức Chúa Trời đang sửa dạy mình. Tôi thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Ngay sau đó, những lời Đức Chúa Trời hiện rõ ràng trong tâm trí tôi. Đức Chúa Trời phán: “Khi con người xúc phạm Đức Chúa Trời, có thể không phải vì một sự việc hay một điều họ nói, mà thay vào đó là vì thái độ họ giữ và tình trạng của họ. Đây là một điều rất đáng sợ” (Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất VII, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Nghĩ đến những lời này của Đức Chúa Trời khiến lòng tôi sợ hãi. Tôi biết có thể mình đã xúc phạm Đức Chúa Trời theo một cách nào đó. Tôi bắt đầu phản tỉnh và nhận ra rằng mình đã luôn ngoan cố bênh vực cho Lý Kiệt. Tôi biết chị ta không đóng vai trò tốt đẹp trong hội thánh nhưng vẫn dung túng cho chị ta gây nhiễu loạn và phá hoại. Khi lãnh đạo cấp trên và các đồng sự đề nghị đình chỉ bổn phận của chị ta, tôi đã nhiều lần lên tiếng bênh vực chị ta, không làm gì bảo vệ công tác của hội thánh. Tôi thực sự đáng bị sửa dạy. Nghĩ vậy nên tôi vội cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thưa rằng tôi sẵn lòng phản tỉnh bản thân trong vấn đề này. Sau khi cầu nguyện xong, tôi gần như không đứng vững được, loạng choạng đi về nhà.
Về đến nhà, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Một số người đặc biệt nặng tình cảm. Mỗi ngày, ở tất cả những gì họ nói, và ở tất cả những cách họ cư xử với người khác, họ đều sống theo cảm xúc. Họ cảm thấy mến người này người nọ, và họ luôn dành thời gian của mình vào các mối quan hệ thế gian. Trong mọi thứ họ gặp phải, họ sống trong phạm trù cảm xúc. … Ngươi có thể nói rằng cảm xúc là khuyết điểm chết người của người này. Họ bị cảm xúc của họ chi phối trong mọi sự, họ không có khả năng thực hành lẽ thật hoặc hành động phù hợp với nguyên tắc, và họ thường xuyên có xu hướng phản nghịch Đức Chúa Trời. Cảm xúc là điểm yếu lớn nhất của họ, là khuyết điểm chết người của họ, và cảm xúc của họ hoàn toàn có thể khiến họ bị hủy hoại và hủy diệt. Những người quá tình cảm không có khả năng đưa lẽ thật vào thực hành hay vâng phục Đức Chúa Trời. Họ bận tâm đến xác thịt và họ ngu ngốc, u mê. Bản tính của loại người đó thiên về tình cảm, và họ sống theo cảm xúc của mình” (Làm thế nào để biết bản tính con người, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Khi đọc đoạn này, tôi thực sự rất xúc động và nước mắt tuôn rơi không kiềm được. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra mình thực sự đã bị cảm xúc dẫn dắt trong vấn đề này. Khi liên quan đến sự vụ của Lý Kiệt, tôi đã lên tiếng theo cảm xúc của mình, luôn quan tâm đến cảm xúc của chị ta và đứng về phía chị ta. Vì Lý Kiệt từng giúp đỡ tôi và chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp, nên tôi không thể giải quyết các vấn đề một cách công bằng và tuân thủ chính đáng theo các nguyên tắc. Thật ra, tôi biết rằng chị ta không làm tròn bổn phận, gây nhiễu loạn, rằng để chị ta tiếp tục làm là lợi bất cập hại và lẽ ra phải cách chức chị ta ngay lập tức. Nhưng vì mối quan hệ tốt đẹp của chúng tôi, tôi đã lên tiếng theo cảm xúc của mình, tìm đủ mọi lý do và bao biện để thuyết phục các đồng sự của mình không cách chức chị ta. Thậm chí tôi còn muốn giúp chị ta cải thiện hiệu quả công việc để chị ta có thể giữ được bổn phận của mình. Nếu không vì mối quan hệ tốt đẹp của chúng tôi, tôi đã không làm mọi cách có thể để lên tiếng bênh chị ta. Nếu là anh chị em khác thì tôi hẳn đã giải quyết vấn đề theo nguyên tắc. Cuối cùng tôi đã nhận ra cảm xúc là nhược điểm chí mạng của mình, rằng mình đang làm theo cảm xúc trong lời nói và hành động, lúc nào cũng bao che cho Lý Kiệt mà không màng đến các nguyên tắc của lẽ thật. Về bản chất, tôi đã không quan tâm đến công tác hay lợi ích của hội thánh. Tôi thật ích kỷ và đáng khinh!
Tôi đọc thêm được một vài đoạn lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rõ hơn về việc hành động theo cảm xúc. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những vấn đề gì liên quan đến tình cảm? Thứ nhất là cách ngươi đánh giá gia đình mình, cách ngươi phản ứng với những việc họ làm. ‘Những việc họ làm’ bao gồm khi họ làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, khi họ phán xét sau lưng người khác, khi họ làm những việc của những kẻ chẳng tin, v.v. Ngươi có thể công bằng đối những việc gia đình mình làm này không? Nếu ngươi được yêu cầu viết đánh giá gia đình mình, ngươi có làm như vậy một cách khách quan và công bằng, gạt những tình cảm riêng của ngươi sang một bên không? Điều này liên quan đến cách ngươi nên đối mặt với các thành viên trong gia đình. Và ngươi có tình cảm đối với người mà ngươi có quan hệ tốt hay những người trước đây đã giúp đỡ ngươi không? Ngươi có khách quan, công bằng và chính xác về các hành động và hành vi của họ không? Ngươi có báo cáo hoặc vạch trần họ ngay lập tức nếu ngươi phát hiện ra họ đang làm nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh không? Hơn nữa, ngươi có tình cảm với những người thân thiết với ngươi, hoặc những người có sở thích tương tự không? Sự đánh giá, định nghĩa và phản ứng của ngươi đối với những hành động và hành vi của họ có công bằng và khách quan không? Và ngươi sẽ phản ứng thế nào nếu nguyên tắc quy định rằng hội thánh thực hiện các biện pháp chống lại người mà ngươi có mối liên hệ tình cảm, và những biện pháp này mâu thuẫn với những quan niệm riêng của ngươi? Ngươi có vâng phục không? Liệu ngươi có bí mật tiếp tục liên lạc với họ, liệu ngươi vẫn bị họ dụ dỗ, thậm chí ngươi có bị họ xúi giục bào chữa cho họ, biện minh và bảo vệ họ không? Ngươi có nhận lỗi thay và trợ giúp những người tử tế với ngươi, không quan tâm đến các nguyên tắc lẽ thật và không để ý đến những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không? Tất cả những điều này liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến cảm xúc, phải không? Một số người nói: ‘Những cảm xúc mà Ngài nói đến – không phải chúng chỉ liên quan đến người thân và các thành viên trong gia đình sao? Không phải điều này chỉ bao gồm cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình sao?’. Không; nó bao gồm rất nhiều người khác nhau. Chưa nói đến các thành viên trong gia đình, có một số người thậm chí không có khả năng vô tư đối với những người bạn tốt và bạn thân của họ. Mọi thứ nói ra từ miệng họ đều là thiên vị. Ví dụ, khi ai đó cẩu thả và có xu hướng đồi bại, họ mô tả người đó là người thích vui vẻ, vô tư lự, là hoa nở muộn. Và có cảm xúc trong những lời này không? Khi kẻ cẩu thả không có mối liên hệ nào với họ, lời nói của họ sẽ bớt vô tư lự hơn: ‘Họ rõ ràng là một kẻ địch lại Đấng Christ, họ đồi bại, tà ác, mọi thứ họ làm đều nhiễu sự và xâm phạm’. Khi được hỏi về bằng chứng, họ trả lời: ‘Vẫn chưa có bằng chứng nào – nhưng anh có thể nói thẳng rằng họ là một quả trứng thối. Lời Đức Chúa Trời nói rằng đây là bản tính của họ’. Họ định nghĩa người đó một cách không do dự. Đây là sống theo cảm xúc, phải không? Và những người sống theo cảm xúc là gì? Những người như vậy có vô tư không? Họ có ngay thẳng không? (Không.) Những người sống theo những sự ưa thích và sở thích của xác thịt thì sống theo cảm xúc” (Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công (2), Lời, Quyển 5 – Trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công). “Ta không cho con người cơ hội được bày tỏ tình cảm của họ, bởi Ta không có cảm xúc xác thịt, và đã trở nên khinh ghét những tình cảm của con người đến tột độ. Chính bởi vì những tình cảm giữa con người mà Ta đã bị gạt sang một bên, và do đó Ta đã trở thành ‘người khác’ trong mắt họ; chính bởi những tình cảm giữa con người mà Ta đã bị quên lãng; chính bởi những tình cảm của con người mà họ nắm bắt được cơ hội để nhặt lấy ‘lương tâm’ mình; chính vì những tình cảm của con người mà họ luôn mệt mỏi với hình phạt của Ta; chính bởi những tình cảm của con người mà họ gọi Ta là bất công và bất chính, và nói rằng Ta không quan tâm đến cảm giác của con người khi Ta xử lý mọi việc. Ta cũng có người thân trên đất chứ? Có ai từng, giống như Ta, đã làm việc đêm ngày, chẳng đoái hoài ăn ngủ, vì toàn bộ kế hoạch quản lý của Ta? Làm sao con người có thể so sánh được với Đức Chúa Trời? Làm sao con người có thể tương hợp với Đức Chúa Trời?” (Những lời của Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ – Chương 28, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc hành xử theo tình cảm, và tôi thấy rằng Đức Chúa Trời ghét tình cảm của con người. Hành xử theo tình cảm có thể khiến chúng ta vi phạm các nguyên tắc của lẽ thật, hành ác và chống đối Đức Chúa Trời. Là lãnh đạo hội thánh, tôi đã không thực hành lẽ thật, không đối xử với mọi người một cách công bằng và theo nguyên tắc. Thay vào đó, tôi đang bảo vệ một mối quan hệ cá nhân theo tình cảm, không cách chức người đáng bị cách chức, dùng công tác của hội thánh để đền đáp ân tình, hy sinh lợi ích của hội thánh để bảo vệ hình ảnh của bản thân. Điều này gây hại cho đời sống của các anh chị em và không mang lại điều gì ngoài sự phá hoại và quấy nhiễu công tác của hội thánh. Tôi đang ăn cháo đá bát – tôi là một kẻ phản phúc. Chẳng phải đó là một việc sỉ nhục và chống đối Đức Chúa Trời sao? Tôi vô cùng hối hận khi nhận ra điều này, vội cầu nguyện với Đức Chúa Trời và ăn năn. Sau đó, trong một buổi nhóm họp, tôi đã mở lòng và thông công về cách mình đã hành xử theo tình cảm về vấn đề của Lý Kiệt. Ngoài ra, dựa trên hành vi của chị ta, tôi đã đình chỉ bổn phận và yêu cầu chị ta phản tỉnh bản thân.
Khoảng sáu tháng sau, Lý Kiệt không hề phản tỉnh và nhận thức được hành vi xấu xa mình, vẫn cứ khăng khăng rằng mình bị oan ức và trách các lãnh đạo cùng chấp sự đã không công bằng. Sau lưng họ, chị ta buộc tội họ cố tình trừng trị chị. Một người chị em cộng sự của tôi đã thông công về lẽ thật và phân tích hành vi Lý Kiệt, nhưng chị ta vẫn ngang ngạnh và viện đủ mọi lý do. Thậm chí Lý Kiệt còn không thèm nói chuyện với chị kia, trực tiếp quay lưng chống đối chị ấy. Lý Kiệt đang reo giắc sự tiêu cực cho những người khác, kể về việc chị ta đã chịu khổ biết bao nhiêu mà không được hưởng phước trong khi những người không xứng đáng lại được ban phước. Một số người tiếp xúc với chị ta đã bị lừa gạt, đứng về phía chị ta và bất bình thay cho chị ta. Chứng kiến mọi chuyện này khiến tôi nghĩ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Những kẻ tuôn ra những lời độc hại, hiểm ác trong hội thánh, những kẻ loan tin đồn, xúi giục bất hòa, và lập bè kết phái giữa các anh chị em – lẽ ra họ phải bị trục xuất khỏi hội thánh. Tuy nhiên vì hiện nay là một thời đại khác trong công tác của Đức Chúa Trời, nên những kẻ này bị giới hạn, bởi họ dứt khoát bị đào thải. Hết thảy những kẻ đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đều có tâm tính bại hoại. Một số chỉ đơn thuần có những tâm tính bại hoại, trong khi những kẻ còn lại thì khác: Không những họ có những tâm tính Sa-tan bại hoại, mà bản tính của họ cũng cực kỳ hiểm độc. Không chỉ lời nói và hành động của họ tỏ lộ những tâm tính Sa-tan bại hoại của mình; hơn nữa, những kẻ này là ma quỷ và Sa-tan đích thực. Hành vi của họ gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời, nó quấy rầy lối vào sự sống của anh chị em, và nó làm hại đời sống bình thường của hội thánh. Sớm muộn gì thì những con sói đội lốt cừu này cũng phải bị thanh trừ; cần phải tỏ một thái độ không thương xót, một thái độ cự tuyệt đối với những tên tay sai này của Sa-tan. Chỉ điều này mới là đứng về phía Đức Chúa Trời, và những ai không làm được như vậy thì đang lăn lóc trong vũng bùn cùng với Sa-tan” (Lời cảnh báo cho những ai không thực hành lẽ thật, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc những lời Đức Chúa Trời tôi đã có sự phân định rõ hơn về Lý Kiệt. Chị ta hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật, thường gieo rắc sự tiêu cực trong hội thánh, gây nhiễu loạn đời sống hội thánh và không đóng vai trò tích cực. Chị ta là một người có ảnh hưởng xấu và tạo ra bầu không khí khó chịu trong hội thánh. Sau khi bị tỉa sửa, xử lý và đình chỉ bổn phận, chị ta vẫn ngang ngạnh, cố bới lỗi của các lãnh đạo và người làm công, phán xét và đả kích họ. Kiểu người căm ghét lẽ thật, thù hận, hung hăng, độc ác đó không bao giờ có thể được cứu rỗi, ngay cả khi họ có tiếp tục ở lại trong hội thánh. Họ sẽ chỉ hành ác và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, giống như con cáo trong vườn nho, ăn trộm nho và giẫm nát vườn nho. Chỉ bằng cách thanh lọc những kẻ ác thì công tác của hội thánh mới có thể tiến hành mà không bị phá rối, và đời sống hội thánh của các anh chị em mới diễn ra bình thường. Đức Chúa Trời là Đấng công chính và thánh khiết. Tất cả những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi đều có nhân tính tốt và yêu lẽ thật; Đức Chúa Trời không cứu rỗi kẻ ác. Bản tính của kẻ ác là họ chán ghét lẽ thật và căm ghét lẽ thật, và cho dù họ có bao nhiêu cơ hội đi nữa, họ cũng sẽ không thực sự ăn năn. Mặc dù những người yêu lẽ thật có thể biểu lộ những tâm tính bại hoại, gây ra một số nhiễu loạn và có những lời xét đoán, nhưng sau đó họ có thể kiểm điểm bản thân, ăn năn và thay đổi. Hội thánh đã cho Lý Kiệt rất nhiều cơ hội, nhưng chị ta không bao giờ ăn năn. Trên thực tế, chị ta còn tăng cường công kích các lãnh đạo và chấp sự, gây thêm nhiễu loạn cho đời sống hội thánh. Bản tính chị ta là một kẻ hành ác. Dựa trên nguyên tắc của hội thánh, chị ta phải bị thanh trừ. Là lãnh đạo hội thánh, tôi biết mình phải thông công với các anh chị em để vạch trần việc hành ác của Lý Kiệt và ký giấy khai trừ chị ta. Tuy nhiên, khi nghĩ về chuyện này, tôi vẫn cảm thấy miễn cưỡng. Tôi lo nếu thực sự chị ta bị khai trừ khỏi hội thánh thì sẽ là dấu chấm hết với chị ta. Ngay khi có những suy nghĩ này, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời và xin Ngài dẫn dắt tôi vượt qua những ràng buộc của cảm xúc.
Trong khi tìm kiếm, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Sa-tan là ai, các quỷ là ai, và các kẻ thù của Đức Chúa Trời là ai nếu chẳng phải là những kẻ chống đối không tin vào Đức Chúa Trời? Chẳng phải họ là những kẻ phản nghịch Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải họ là những kẻ tuyên bố có đức tin, nhưng lại là người thiếu lẽ thật sao? Chẳng phải họ là những người đơn thuần chỉ tìm cách có được các phước lành trong khi không thể làm chứng về Đức Chúa Trời sao? Ngày hôm nay ngươi vẫn còn đàn đúm với những con quỷ đó, dùng lương tâm và tình yêu mà đối đãi chúng, nhưng trong trường hợp này, chẳng phải ngươi đang dành những ý định tốt cho Sa-tan sao? Chẳng phải ngươi đang liên minh với những con quỷ sao? Nếu con người đến ngày nay mà vẫn không thể phân biệt được giữa thiện và ác, và tiếp tục yêu thương, nhân từ một cách mù quáng mà không hề có ý tìm kiếm ý của Đức Chúa Trời, không hề xem ý của Đức Chúa Trời như ý của chính mình, thì kết cục của họ sẽ càng khốn khổ hơn. Bất kỳ ai không tin Đức Chúa Trời trong xác thịt đều là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể trao lương tâm và tình yêu cho kẻ thù, thì chẳng phải ngươi thiếu ý thức chính nghĩa sao? Nếu ngươi hòa hợp với những ai Ta khinh ghét và với những điều Ta không đồng ý, và vẫn còn dành tình yêu hay cảm xúc cá nhân cho chúng, thì chẳng phải là ngươi phản nghịch sao? Chẳng phải ngươi đang cố tình chống đối Đức Chúa Trời sao? Người như thế có sở hữu lẽ thật không? Nếu con người dùng lương tâm đối đãi với kẻ thù, dùng tình yêu đối đãi với ma quỷ, và dùng lòng thương xót đối đãi với Sa-tan, thì chẳng phải họ đang cố tình làm gián đoạn công tác của Đức Chúa Trời sao?” (Đức Chúa Trời và con người sẽ cùng bước vào sự nghỉ ngơi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Tôi thấy rất tội lỗi khi đọc lời Đức Chúa Trời. Tôi biết rõ Lý Kiệt là kẻ gây rối, gây nhiễu loạn công tác của hội thánh và sẽ không bao giờ ăn năn, tôi biết bản tính chị ta là một kẻ hành ác, chán ghét và thù hận lẽ thật, nhưng tôi vẫn bao che và bảo vệ chị, luôn muốn giữ chị ở lại trong hội thánh. Điều này có nghĩa là tôi đang dung túng cho một kẻ ác gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, đứng về phía của Sa-tan và trở thành kẻ thù của Đức Chúa Trời. Tôi đang sống theo triết lý của Sa-tan “Người đâu phải cây cỏ, sao có thể vô tình?” Tôi luôn nghĩ làm người thì phải trọng tình trọng nghĩa và đó là cách duy nhất để làm người tốt, có nhân tính. Tôi nghĩ nếu không làm được như thế thì là vô tình vô nghĩa và tôi sẽ bị người khác chối bỏ. Nhưng điều đó thật lố bịch! Những triết lý trần tục như vậy có vẻ đúng, và chúng phù hợp với quan niệm của con người, nhưng lại đối nghích với lẽ thật và các nguyên tắc. Đối xử bằng tình nghĩa và tình cảm với tất cả mọi người là hồ đồ, lầm lạc và hoàn toàn vô nguyên tắc. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta đối xử với người khác bằng nguyên tắc của lẽ thật, yêu thương các anh chị em và có lương tâm với Đức Chúa Trời. Còn đối với những kẻ hành ác, kẻ chẳng tin, ma quỷ và Sa-tan, thfi phải cự tuyệt chúng. Nếu dùng tình nghĩa với những loại người đó, thì chẳng phải là hồ đồ và ngu muội sao? Yêu thương loại người đó là thiếu sự phân định, hồ đồ và vô nguyên tắc. Nó không chỉ khiến chúng ta lạc lối mà còn có thể khiến chúng ta đi theo một kẻ hành ác và gây hại cho công tác của hội thánh. Chúng ta không được hồ đồ trong tình nghĩa. Chúng ta phải phân định được về việc nên yêu thương ai và phải cự tuyệt ai. Chúng ta phải có nguyên tắc trong tình nghĩa. Tôi thấy mình đang sống theo những triết lý của Sa-tan, và như thế thật hồ đồ và không còn chút tôn nghiêm nào. Tôi biết rõ Lý Kiệt không tiếp nhận lẽ thật, biết chị ta là kẻ hành ác căm ghét lẽ thật, gây nhiễu loạn công tác của hội thánh và chị ta phải bị loại bỏ. Nhưng tôi lại bị tình cảm chi phối, hết lần này đến lần khác bao che cho chị ta. Tôi đã đau khổ và mệt mỏi, không hề được an yên, nhưng điều quan trọng nhất là tôi đã không thực hành lẽ thật mà mình biết rõ. Tôi đã phớt lờ lương tâm, hành động trái nguyên tắc và dung túng cho một kẻ hành ác gây nhiễu loạn công tác của hội thánh. Tôi đã chống lại và phản bội Đức Chúa Trời! Tôi vui hưởng ân điển và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời nhưng lại phản bội Ngài, bảo vệ Sa-tan và bao che cho một kẻ hành ác. Tôi thực sự vô lương tâm và vô nhân tính! Cuối cùng tôi đã thấy rõ rằng bị cảm xúc chi phối là quay lưng lại với Đức Chúa Trời và lẽ thật. Rồi tôi nghĩ về việc bao nhiêu năm qua, Đức Chúa Trời đã làm rất nhiều công tác trong tôi và đã phải trả một cái giá đắt như vậy. Tôi đã không đền đáp Ngài được điều gì mà còn đứng về phía của Sa-tan chống lại Ngài. Nghĩ như thế, tôi vô cùng ân hận và thấy có lỗi.
Sau đó, trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Lời Đức Chúa Trời yêu cầu người ta đối xử với người khác theo nguyên tắc nào? Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét: Đây là nguyên tắc cần được tuân thủ. Đức Chúa Trời yêu những ai theo đuổi lẽ thật và có thể tuân theo ý chỉ của Ngài, đây cũng là những người mà chúng ta nên yêu. Những người không thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, những người thù hận Đức Chúa Trời và phản nghịch Đức Chúa Trời – những người này bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và chúng ta cũng nên ghê tởm họ. Đây là điều mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người. … Trong Thời đại Ân điển, Đức Chúa Jêsus đã nói: ‘Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?’ ‘Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy’. Những lời này đã tồn tại từ Thời đại Ân điển, và bây giờ lời Đức Chúa Trời thậm chí còn rõ ràng hơn: ‘Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét’. Những lời này đi thẳng vào vấn đề, nhưng mọi người thường không thể lĩnh hội một cách thấu đáo ý nghĩa thực sự của chúng” (Nhận thức được quan điểm sai lầm của mình thì mới có thể thật sự thay đổi, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi hiểu rõ nguyên tắc thực hành ‘Yêu những gì Đức Chúa Trời yêu, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghét’. Chỉ những người thực sự tin nơi Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật và tận tâm trong bổn phận mới là các anh chị em, và họ là những người chúng ta nên đối đãi bằng tình yêu thương. Còn những ai hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật và liên tục gây nhiễu loạn công tác của hội thánh, thì có bản tính căm ghét lẽ thật và căm ghét Đức Chúa Trời, và họ đều là những kẻ ác, những kẻ chẳng tin, ma quỷ và Sa-tan. Họ phải bị ghét bỏ và cự tuyệt. Chỉ có đối xử với mọi người theo cách này mới là có nguyên tắc và phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau đó, trong những buổi nhóm họp, tôi đã thông công với các anh chị em về thế nào là kẻ ác và cách để phân định kẻ ác, và tôi đã phơi bày tất cả những hành vi xấu xa của Lý Kiệt. Tôi cũng đã thông công về các nguyên tắc liên quan đến việc thanh trừ và khai trừ ai đó khỏi hội thánh, và khi các anh chị em đã hiểu được lẽ thật, họ cũng vạch trần sự hành ác của Lý Kiệt. Cuối cùng chị ta đã bị thanh trừ khỏi hội thánh.
Nếu không nhờ những điều Đức Chúa Trời đã vạch trần cùng sự phán xét và mặc khải của lời Ngài, tôi đã tiếp tục sống theo triết lý của Sa-tan, dành lòng yêu thương mù quáng cho người khác, không thể phân biệt thiện ác hay đúng sai, và đứng về phía Sa-tan, chống đối Đức Chúa Trời mà không hề hay biết. Chính lời Đức Chúa Trời đã giúp tôi thấy rõ mối nguy hiểm và hệ quả của việc hành động dựa theo tình cảm cá nhân, và giúp tôi tránh bị cảm xúc chi phối cũng như đối xử với mọi người theo nguyên tắc của lẽ thật. Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời từ tận đáy lòng mình vì tình yêu thương và sự cứu rỗi của Ngài.