9. Không thể đạt được lẽ thật trong tôn giáo
Khi còn nhỏ, tôi đã theo ba mẹ tin vào Chúa và sốt sắng theo đuổi đức tin. Tôi chủ động tham gia mọi hoạt động của hội thánh, bất kể đó là gì. Tôi đã đóng góp một phần mười thu nhập của mình như là tiền thập phân, và luôn tham gia thừa tác vụ ở hội thánh. Vì thế, tôi đã trở thành chấp sự hội thánh, và ở tuổi 30, tôi đã trở thành trưởng lão của hội thánh. Nhưng sau nhiều năm theo đạo, vẫn có điều gì đó luôn khiến tôi bận lòng. Tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Jêsus: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ tuân theo ý chỉ của Cha Ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? Nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? Và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, Ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi Ta!” (Ma-thi-ơ 7:21-23). Điều này khiến tôi bối rối. Chẳng phải chúng ta là những người rao giảng và làm việc nhân danh Chúa, và là người kêu cầu “Lạy Chúa, Lạy Chúa” sao? Vậy tại sao Chúa lại nói Ngài không biết những người như thế, và nói rằng những người như thế là những kẻ hành ác? Chẳng phải tâm ý của Ngài là để chúng ta lao động cho Ngài theo cách này sao? Vậy thì tâm ý của Chúa là gì? Tôi chưa từng tìm thấy câu trả lời.
Một ngày tháng Ba năm 2020, một người chị em đã mời tôi nghe một bài giảng trực tuyến. Tôi nghĩ: “Chúng ta không thể đến nhà thờ trong lúc đại dịch, nên nghe được là rất tốt”. Tôi vui vẻ đồng ý. Trong buổi nhóm họp trực tuyến đó, chị Maureen đã thông công về ý nghĩa của các trinh nữ khôn ngoan và trinh nữ khờ dại, Đấng Christ là gì, thiên quốc ở trên trời hay dưới đất, vân vân. Tôi nghĩ chị ấy đã nói rất hay về những điều này. Đó là tất cả những vấn đề mà tôi không thể thông công rõ ràng trong các bài giảng của mình, nên mối thông công của chị ấy rất thu hút tôi. Chị ấy cũng nói: “Chúng ta, những người tin Chúa, đều luôn hy vọng được bước vào thiên quốc, nhưng loại người nào mới có thể bước vào đấy?”. Rồi chị ấy đọc những câu Kinh Thánh này: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ tuân theo ý chỉ của Cha Ta ở trên trời mà thôi. Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhơn danh Chúa mà nói tiên tri sao? Nhơn danh Chúa mà trừ quỉ sao? Và lại nhơn danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? Khi ấy, Ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi Ta!” (Ma-thi-ơ 7:21-23). Chị ấy nói: “Chúa phán không phải mọi tín hữu đều có thể bước vào thiên quốc. Chỉ những người tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời mới có thể bước vào. Vậy, tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời nghĩa là gì? Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần họ làm nhiều thừa tác vụ hơn, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và làm nhiều việc tốt hơn, thì tức là họ đang tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, và khi Chúa tái lâm, họ sẽ được cất lê thiên quốc. Quan điểm này có đúng không? Nó có phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời không? Những người Pha-ri-si theo đạo Do Thái đã đi khắp biển cả và đất liền để rao truyền phúc âm, và đã làm nhiều việc tốt, nhưng khi Đức Chúa Jêsus đến và bày tỏ nhiều lẽ thật, họ đã không nhận ra Ngài là Chúa. Họ điên cuồng chống đối và lên án Ngài, thậm chí còn đóng đinh Ngài lên thập giá, và cuối cùng trở thành những kẻ hành ác. Từ chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng việc tuân theo ý chỉ của Cha trên trời không chỉ là rao giảng phúc âm, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và làm việc tốt, như chúng ta tưởng tượng. Đó chỉ là một khía cạnh mà một Cơ Đốc nhân nên làm. Vậy, chính xác thì tuân theo ý chỉ của Cha trên trời có nghĩa là gì? Kinh Thánh nói: ‘Các ngươi phải nên thánh, vì ta là thánh’ (Lê-vi 11:45). ‘Nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Ðức Chúa Trời’ (Hê-bơ-rơ 12:14). Từ hai câu này, ta có thể thấy yêu cầu của Đức Chúa Trời dành cho con người là đạt được sự thánh khiết và thoát khỏi tội lỗi. Điều này nghĩa là có thể vâng phục Đức Chúa Trời, lắng nghe lời Ngài, không còn phạm tội, chống đối hay phản bội Ngài nữa, và có thể vâng phục và chấp nhận công tác của Ngài ngay cả khi công tác ấy không phù hợp với quan niệm của con người. Chỉ kiểu người này mới tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, và sẽ được ở trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Mặc dù chúng ta tin Chúa, từ bỏ và dâng mình cho Ngài, nhưng chúng ta thường nói dối và phạm tội, giữa các đồng sự thường có sự ganh ghét và xung đột. Khi gặp tai ương, bệnh tật, chúng ta vẫn phàn nàn, phán xét và thậm chí phản bội Đức Chúa Trời. Đó có thực sự là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời không?”. Sau khi nghe chị ấy thông công, tôi chợt nhận ra: việc tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời không phải là bề ngoài chúng ta bận rộn như thế nào, mà phụ thuộc vào việc chúng ta có lắng nghe lời Ngài, vâng phục Ngài, thôi phạm tội và chống đối Ngài hay không. Nhưng chúng ta vẫn thường phạm tội, sống trong tình trạng ban ngày thì phạm tội còn ban đêm thì thú tội. Chúng ta chưa thoát khỏi tội lỗi và không thể thực hành lời Đức Chúa Trời, và khi xảy ra chuyện không vừa ý là chúng ta oán giận và phàn nàn về Chúa. Chúng ta hoàn toàn không tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Sau đó, Maureen đều chia sẻ một vài lời với tôi trong mỗi buổi nhóm họp. Tôi nghĩ những lời này rất hay, mới mẻ và nghe rất sáng sủa. Dần dần, tôi bắt đầu thích nhóm họp như thế này, và luôn mong đến buổi nhóm họp kế tiếp. Đây là lúc tôi phát hiện ra các bài giảng mình từng rao giảng, cũng như nhiều bài giảng của các mục sư, chỉ là những câu chữ và đạo lý mà chúng ta dùng để khích lệ mọi người. Thành thật mà nói, chúng ta chẳng hiểu gì về Đức Chúa Trời và lẽ thật cả. Nhưng khi gặp gỡ các anh chị em trên mạng và lắng nghe mối thông công của họ, tôi đã rất vui thích và cảm thấy được cung dưỡng, cũng như cảm thấy tự do và thoải mái. Nếu không biết gì hay không hiểu về Kinh Thánh, tôi có thể đặt câu hỏi và tôi luôn tìm được câu trả lời ở đó. Tôi chưa từng thu hoạch được nhiều như vậy khi đi lễ ở nhà thờ.
Trong một cuộc nhóm họp nọ, chị Maureen đã gửi cho tôi một đoạn lời để đọc. “Ta đã từng được biết đến là Đức Giê-hô-va. Ta cũng đã được gọi là Đấng Mê-si, và mọi người đã từng gọi Ta là Jêsus Đấng Cứu thế với tình yêu thương và sự quý trọng. Tuy nhiên, ngày nay Ta không còn là Đức Giê-hô-va hay Jêsus mà mọi người đã biết trong quá khứ nữa; Ta là Đức Chúa Trời, Đấng đã trở lại trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt thời đại. Ta chính là Đức Chúa Trời trỗi dậy từ địa cực, đầy đủ toàn bộ tâm tính của Ta, và đầy thẩm quyền, danh dự và vinh hiển. Mọi người chưa từng tiếp xúc với Ta, chưa từng biết đến Ta, và vẫn luôn không biết gì về tâm tính của Ta. Từ lúc sáng thế cho đến ngày nay, không một ai từng nhìn thấy Ta. Đây là Đức Chúa Trời, Đấng hiện ra cho con người trong thời kỳ sau rốt nhưng lại ẩn giấu giữa con người. Ngài cư ngụ giữa con người, chân thực và thực tế, như mặt trời thiêu đốt và ngọn lửa cháy rực, đầy dẫy quyền năng và tràn đầy thẩm quyền. Sẽ không có một người hay một vật gì không bị phán xét bởi những lời của Ta, và sẽ không có một người hay một vật gì không được làm cho thanh sạch thông qua sự thiêu đốt của ngọn lửa. Cuối cùng, mọi quốc gia sẽ được phước nhờ những lời của Ta, và cũng bị đập tan thành từng mảnh vì những lời của Ta. Theo cách này, tất cả mọi người trong thời kỳ sau rốt sẽ thấy rằng Ta là Đấng Cứu Thế tái lâm, và rằng ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng chinh phục toàn thể nhân loại. Và tất cả sẽ thấy rằng Ta đã từng là của lễ chuộc tội cho con người, nhưng trong thời kỳ sau rốt Ta còn trở thành ngọn lửa mặt trời thiêu đốt mọi thứ, cũng như là Mặt Trời công chính phơi bày muôn vật. Đây là công tác của Ta trong thời kỳ sau rốt. Ta đã lấy danh này và sở hữu tâm tính này hầu cho tất cả mọi người có thể thấy rằng Ta là một Đức Chúa Trời công chính, mặt trời thiêu đốt, ngọn lửa cháy rực, và hầu cho tất cả có thể thờ phượng Ta, Đức Chúa Trời có một và thật, và hầu cho họ có thể nhìn thấy dung nhan thật của Ta: Ta không chỉ là Đức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên, và Ta không chỉ là Đấng Cứu Chuộc; mà Ta là Đức Chúa Trời của mọi loài thọ tạo trên khắp các từng trời, đất và biển” (Đấng Cứu Thế đã trở lại trên một “đám mây trắng”, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sau khi đọc đoạn này, chị Maureen hỏi tôi: “Chị nghĩ ai đã nói điều này?”. Tôi nhanh chóng thầm đọc lại lần nữa. Tôi cảm thấy những lời này có thẩm quyền và quyền năng. Và từ câu “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng chinh phục toàn thể nhân loại”, tôi cảm nhận được sự oai nghi của Đức Chúa Trời. Tôi chắc chắn Đức Chúa Trời đã phán những lời này, vì không con người nào có thể nói những lời như thế. Không người nổi tiếng, vĩ nhân hay lãnh đạo tôn giáo nào có thể nói những lời như thế. Tôi nói với chị Maureen: “Rõ ràng đó là Đức Chúa Trời, vì chỉ có chính Đức Chúa Trời mới biết Đức Chúa Trời sẽ làm gì, và không con người nào dám nói: ‘Ta đã từng được biết đến là Đức Giê-hô-va. Ta cũng đã được gọi là Đấng Mê-si, và mọi người đã từng gọi Ta là Jêsus Đấng Cứu thế với tình yêu thương và sự quý trọng’”. Sau khi nghe câu trả lời của tôi, chị ấy phấn khích nói: “Amen! Đây là tiếng của Đức Chúa Trời! Những ai có thể nhận ra tiếng Đức Chúa Trời đều là những trinh nữ khôn ngoan và được phước”. Tôi chưa từng đọc những lời này trong Kinh Thánh nên tôi tò mò những lời này từ đâu ra. Lúc này, chị ấy đã bảo tôi Đức Chúa Jêsus đã tái lâm thành Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã mở cuộn sách và phá bỏ bảy ấn, những lời này là từ cuộn sách và chúng là lẽ thật được Đức Chúa Trời bày tỏ trong thời kỳ sau rốt. Tôi đã rất phấn khích khi nghe thấy vậy và nghĩ: “Cuộn sách đã được mở sao? Vậy thì mình cần nhanh chóng đọc lời Đức Chúa Trời!”. Chị ấy tiếp tục thông công: “Đức Chúa Jêsus đã tái lâm trong thời kỳ sau rốt. Ngài xuất hiện và công tác dưới danh ‘Đức Chúa Trời Toàn Năng’. Ngài đã bày tỏ nhiều lẽ thật, và thực hiện công tác phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời, đó là công tác làm tinh sạch và cứu rỗi triệt để con người. Chỉ khi chấp nhận sự phán xét và hình phạt trong lời Đức Chúa Trời thì chúng ta mới có thể gạt bỏ tội lỗi, sự bại hoại và được tinh sạch. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể được cứu rỗi và bước vào thiên quốc. Danh mới của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, ứng nghiệm những lời tiên tri trong Khải Huyền: ‘Ðấng Hiện Có, Ðã Có, và Còn Ðến, là Ðấng Toàn năng, phán rằng: Ta là An-pha và Ô-mê-ga’ (Khải Huyền 1:8). ‘A-lê-lu-gia! Vì Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta, là Ðấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị’ (Khải Huyền 19:6). Đức Giê-hô-va, Jêsus, và Đức Chúa Trời Toàn Năng đều là các danh của Đức Chúa Trời. Mặc dù Đức Chúa Trời có các danh khác nhau trong mỗi thời đại, nhưng Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất và là Thần duy nhất”. Chỉ sau khi nghe chị ấy thông công, tôi mới nhận ra danh mới của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt đã được tiên tri từ lâu trong Khải Huyền, nhưng tôi lại không nhận ra. Tôi chỉ biết xưa giờ Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng. Tôi chưa từng nghĩ “Đức Chúa Trời Toàn Năng” là danh Đức Chúa Trời sử dụng khi Ngài tái lâm trong thời kỳ sau rốt. Tôi đã rất vui và phấn khích. Hóa ra Đức Chúa Trời đã tái lâm và Ngài là Đức Chúa Trời Toàn Năng! Chị ấy cũng bảo tôi rằng: “Đức Chúa Trời Toàn Năng đã xuất hiện và bắt đầu công tác vào năm 1991, cách đây 30 năm. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã bày tỏ hàng triệu lời lẽ thật, tất cả đều được đăng công khai trên mạng. Bây giờ, lời Ngài đã lan truyền từ Đông sang Tây, đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày càng có nhiều người nghe được tiếng Đức Chúa Trời và tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Điều này hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus: ‘Vì như chớp phát ra từ phương đông, nháng đến phương tây, thì sự Con người đến sẽ cũng thể ấy’ (Ma-thi-ơ 24:27)”. Tôi đã rất ngạc nhiên. Hóa ra Tia Chớp Phương Đông là sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời. Cách đây mấy năm, tôi đọc báo thấy Tia Chớp Phương Đông đã làm chứng cho sự tái lâm của Chúa. Nhưng lúc đó, hầu hết các mục sư và trưởng lão đều lên án điều đó, và không để các tín hữu lắng nghe bài giảng của Tia Chớp Phương Đông, vì vậy tôi tưởng đây không phải là con đường thật. Tôi đã không tìm kiếm và tìm hiểu việc này, và chắc chắn là đã không đọc lời Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tôi chưa từng tưởng tượng Đức Chúa Trời Toàn Năng là Đức Chúa Jêsus tái lâm, đã xuất hiện và công tác được 30 năm. Tôi đã hơi lo lắng và cảm thấy mình bị tụt lại quá xa, nên tôi muốn đọc thêm lời Đức Chúa Trời. Qua việc nhóm họp và thông công về lời Đức Chúa Trời với Maureen, sau một thời gian, tôi đã bắt đầu hiểu thêm về lý do Đức Chúa Trời đã đến nhập thể để công tác trong thời kỳ sau rốt. Tôi cũng biết được cách Đức Chúa Trời dùng lời Ngài để thực hiện công tác phán xét, cách chúng ta phải trải nghiệm sự phán xét này để được làm tinh sạch và bước vào thiên quốc, vân vân. Đức Chúa Trời Toàn Năng đã vạch rõ mọi lẽ nhiệm mầu này, và đã bày tỏ rất nhiều lẽ thật, ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jêsus: “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13). Tôi càng cảm thấy chắc hơn rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng là sự đến lần thứ hai của Đức Chúa Jêsus. Sau đó, người chị em ấy đã gửi cho tôi một cuốn sách lời Đức Chúa Trời. Ngày nào tôi cũng đọc lời Đức Chúa Trời, và tìm được sự cung dưỡng tâm linh.
Sau đó, gần như cuộc nhóm họp nào tôi cũng dự. Nhưng thời gian nhóm họp thường bị trùng giờ với những buổi lễ tôi vẫn dự ở nhà thờ. Tôi nghĩ: “Mình có nên rời bỏ nhà thờ không nhỉ?”. Nhưng tôi đã là một trưởng lão được 18 năm. Mỗi nhiệm kỳ là bốn năm, và tôi vẫn còn hơn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ. Các anh chị em sẽ nghĩ gì về tôi nếu tôi rời bỏ hội thánh vào giữa nhiệm kỳ chứ? Họ có nghĩ tôi tùy tiện bỏ đi và không có lòng trung thành với Chúa không? Nhưng rồi tôi nghĩ: Chúa đã tái lâm, vậy mình có nên ở lại trong tôn giáo không? Tôi đã biết rất rõ những gì các mục sư nói trên bục giảng không thể cung cấp cho các tín hữu nữa. Họ đã thảo luận nhiều về các dấu chỉ và phép diệu kỳ của Đức Chúa Jêsus, và thường nói về việc noi gương Chúa, thương người như thể thương thân, kiên nhẫn, bao dung, vân vân. Trong nhiều thập kỷ qua, các mục sư đã rao giảng những câu chữ và đạo lý cũ nát và cổ hủ này, và tôi cũng không thể cung cấp cho các anh chị em. Tôi biết rất rõ rằng thế giới tôn giáo đã trở nên hoang tàn một thời gian. Khi đang chiêm nghiệm điều này, tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, con muốn rời bỏ nhà thờ, nhưng con vẫn băn khoăn. Con lo rằng các anh chị em sẽ bàn tán về mình. Đức Chúa Trời ơi, con nên làm gì đây? Xin Ngài dẫn dắt con”. Trong khi cầu nguyện, tôi nhớ Kinh Thánh có nói: “Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lời của Ðức Giê-hô-va” (A-mốt 8:11). “Ta cũng đã không xuống mưa cho các ngươi trong ba tháng trước mùa gặt; ta đã mưa trên thành nầy và không mưa trên thành khác. Ruộng nầy đã được mưa, còn ruộng kia không được nhuận tưới thì khô héo” (A-mốt 4:7). Tôi nhớ nạn đói bảy năm của Y-sơ-ra-ên, lúc đó không có lương thực, và các anh em của Giô-sép cũng đều đến Ai Cập để xin ông thức ăn. Bây giờ toàn bộ thế giới tôn giáo đều đang chịu nạn đói và thiếu công tác của Đức Thánh Linh. Nhưng trong Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng tôi đã ăn uống những lời hiện tại của Đức Chúa Trời, những gì tôi đạt được là sự sáng thực sự và sự dẫn dắt rõ ràng của Đức Thánh Linh. Nếu không mau chóng theo kịp, tôi sẽ bị công tác của Đức Thánh Linh đào thải. Giờ tôi đã tìm được hội thánh có công tác của Đức Thánh Linh, đã nghe được tiếng Đức Chúa Trời và đã nghênh tiếp Chúa, vì vậy tôi không nên tiếp tục ở trong tôn giáo hoang tàn nữa. Sau đó, nếu không được sắp xếp công việc là tôi không đến nhà thờ. Nhưng vì là một trưởng lão, nên thỉnh thoảng tôi vẫn đến đó để thờ phượng.
Một ngày sau đó nửa năm, tôi đã xem một vở kịch trên mạng tên là Một lựa chọn khôn ngoan. Câu chuyện đã làm tôi vô cùng xúc động. Nhân vật chính, anh Lý Minh Trí, là một cán bộ chính quyền xã. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt, anh đã hiểu được một số lẽ thật. Anh đã ngẫm lại những năm phục vụ cho ĐCSTQ và đã đi theo chúng hành ác như thế nào. Anh nhận ra mình đã đi con đường diệt vong và hiểu rõ được rằng chỉ có đi theo Đấng Christ và dâng mình cho Đức Chúa Trời thì mới có thể đạt được lẽ thật và sự sống. Anh đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nói rằng mình quyết tâm bỏ việc và dâng mình cho Đức Chúa Trời. Vợ anh đã cực lực phản đối khi biết chuyện, và gia đình anh đã cố buộc anh phải thôi tin vào Đức Chúa Trời. Anh đã không nhân nhượng khi bị vây hãm như vậy, anh đã tranh cãi với họ, và cuối cùng kiên quyết bỏ việc và chọn đi theo Đức Chúa Trời. Rồi tôi thầm nghĩ. Nếu ở lại trong tôn giáo và không toàn tâm toàn ý đi theo Đức Chúa Trời, tôi sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật, và sẽ bị Đức Chúa Trời đào thải. Hơn nữa, nhờ đi nhóm họp và thông công về lời Đức Chúa Trời trong quãng thời gian này mà tôi ngày càng thấy rõ sự thật về sự chống đối Đức Chúa Trời của thế giới tôn giáo. Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời đang dẫn dắt tôi và đã đến lúc tôi phải rời khỏi tôn giáo.
Vài năm trước, công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt đã lan truyền đến Đài Loan. Lúc đó, những lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã được đăng trên báo, nhưng giới tôn giáo Đài Loan đã cùng nhau tuyên bố tẩy chay Tia Chớp Phương Đông, một bản tuyên bố mà nhiều mục sư cùng ký kết. Những mục sư này từ lâu đã biết Chúa đã tái lâm, nhưng họ không tìm kiếm hay tìm hiểu, họ cũng không báo tin Chúa đã tái lâm cho những người khác. Thậm chí, họ còn cùng nhau chống đối Đức Chúa Trời và ngăn chặn sự truyền bá phúc âm vương quốc của Đức Chúa Trời ở Đài Loan. Điều này nhắc tôi nhớ đến các thầy tế lễ cả, thầy thông giáo, và những người Pha-ri-si cách đây hai ngàn năm. Họ biết rõ rằng lời phán và công tác của Đức Chúa Jêsus có thẩm quyền và quyền năng, nhưng họ không chịu thừa nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Mê-si vì họ lo rằng tất cả các tín hữu sẽ đi theo Ngài, và họ sẽ mất địa vị cũng như thu nhập. Do đó, họ đã bịa đặt tin đồn để phán xét và lên án Đức Chúa Jêsus. Điều này cũng đúng y như trong thế giới tôn giáo ngày nay. Các mục sư sợ nếu tất cả mọi người đều tin vào Đức Chúa Trời Toàn Năng và không đi nhà thờ nữa, thì sẽ không ai dâng của lễ và họ sẽ không có lương, nên để duy trì địa vị và thu nhập, họ đã cùng nhau lên án và chống đối công tác của Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt. Chuyện này nhắc tôi nhớ đến những điều Đức Chúa Jêsus đã phán khi Ngài rủa sả những người Pha-ri-si: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta; các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở. … Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi” (Ma-thi-ơ 23:13-15). Các mục sư trong thế giới tôn giáo biết rõ Chúa đã tái lâm và bày tỏ nhiều lẽ thật, nhưng họ không tìm kiếm hay tìm hiểu, đồng thời mê hoặc, ngăn cấm người khác tìm hiểu công tác mới của Đức Chúa Trời, và ngăn cản các tín hữu nghênh tiếp Chúa. Các lãnh đạo tôn giáo này thật đáng ghét! Họ không phải là những người đi theo Chúa chân chính, họ là những người Pha-ri-si thời hiện đại.
Trong một buổi nhóm họp nọ, tôi đã đọc được những lời này của Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Có những người đọc Kinh Thánh trong những nhà thờ lớn và nghêu ngao nó suốt cả ngày, nhưng không ai trong số họ hiểu được mục đích công tác của Đức Chúa Trời. Không ai trong số họ có thể biết Đức Chúa Trời; càng không ai trong số họ có thể phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Họ đều là những người vô giá trị, hèn hạ, tất cả đều đứng trên cao để dạy bảo Đức Chúa Trời. Họ cố ý chống đối Đức Chúa Trời ngay cả khi họ mang cờ xí của Ngài. Trong khi họ tuyên xưng đức tin ở nơi Đức Chúa Trời, họ vẫn ăn thịt và uống huyết của con người. Tất cả những kẻ như thế là những ác quỷ nuốt linh hồn của con người, những ác quỷ cầm đầu cố tình quấy rầy những ai đang cố gắng bước trên con đường đúng, và là những chướng ngại vật cản trở những ai tìm kiếm Đức Chúa Trời. Họ có thể ra vẻ có ‘thể phách tráng kiện’, nhưng làm sao những người đi theo họ biết rằng họ không ai khác hơn là những kẻ địch lại Đấng Christ, là những người dẫn dắt con người chống lại Đức Chúa Trời? Làm sao những người đi theo họ biết rằng họ là những con quỷ sống chuyên môn nuốt chửng linh hồn của con người?” (Tất cả những ai không biết Đức Chúa Trời đều là những người chống đối Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Khi ngẫm lại lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra các mục sư trong thế giới tôn giáo được nhận lương từ của lễ mà các anh chị em dâng lên Đức Chúa Trời, nhưng họ lại ngăn mọi người hướng về Ngài, và do đó làm hỏng mất cơ hội nghênh tiếp Chúa cũng như bước vào thiên quốc của mọi người. Chẳng phải họ là những ma quỷ nuốt chửng linh hồn con người sao? Tôi cũng nghĩ về việc các nhà thờ đã đình chỉ tất cả các buổi lễ do dịch bệnh. Trong một cuộc họp nọ, các mục sư đã thảo luận việc bán nông sản của các anh chị em ra ngoài văn phòng ủy ban của chúng tôi như là cách để giúp họ tăng thu nhập để họ có thể tiếp tục đóng tiền thập phân. Tôi đã rất tức giận khi nghe thấy vậy, và cực lực phản đối. Tôi nói: “Là mục sư, các ngài nên quan tâm đến sự sống của mọi người. Tại sao lại chỉ nghĩ đến tiền không vậy?”. Tổng thư ký đã nói với tôi: “Khi hội thánh đình chỉ các buổi lễ, việc dâng hiến của các anh chị em giảm đi, việc này làm giảm đáng kể thu nhập của hội thánh”. Tôi nhận ra các mục sư chỉ quan tâm đến lương lậu và thu nhập của họ, chứ không quan tâm đến việc chăm tưới cho các anh chị em và củng cố đức tin của họ. Các mục sư là những người Pha-ri-si giả hình mà Đức Chúa Jêsus đã nhắc đến. Họ thèm muốn của lễ mà các anh chị em dâng lên Đức Chúa Trời và không quan tâm đến sự sống của mọi người. Họ cũng ngăn cản mọi người nghênh tiếp Chúa, cố giữ chặt các tín hữu. Tôi đã thấy rõ hơn bộ mặt thật của các mục sư. Những mục sư tôn giáo này chính là những kẻ địch lại Đấng Christ phủ nhận và chống đối Đức Chúa Trời. Sau nhiều năm tin Chúa, cuối cùng tôi cũng phân định được họ. Cuối cùng tôi đã thức tỉnh. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì lòng thương xót của Ngài, và vì đã cho tôi cơ hội để nghe được tiếng Ngài, tiếp nhận công tác của Ngài trong thời kỳ sau rốt. Nếu không thì tôi vẫn sẽ đi theo các mục sư hành ác và chống đối Đức Chúa Trời, đồng thời đánh mất cơ hội được cứu rỗi.
Sau đó, tôi đã xem một video đọc diễn cảm lời của Đức Chúa Trời Toàn Năng. “Hiện tại, ngươi có thực sự hiểu niềm tin vào tôn giáo và đức tin nơi Đức Chúa Trời là gì không? Có sự khác biệt giữa niềm tin vào tôn giáo và đức tin nơi Đức Chúa Trời không? Sự khác biệt nằm ở đâu? Ngươi đã tìm hiểu triệt để những câu hỏi này chưa? Các tín hữu trong tôn giáo thường là dạng người như thế nào? Trọng tâm của họ là gì? Niềm tin vào tôn giáo có thể được định nghĩa như thế nào? Tin vào tôn giáo là thừa nhận rằng có một Đức Chúa Trời, người tin vào tôn giáo thì thực hiện những sự thay đổi nhất định trong hành vi của mình: họ không đánh đập chửi bới người khác, họ không làm điều xấu gây hại cho người khác, và họ không phạm những tội ác khác nhau hay vi phạm pháp luật. Vào mỗi Chủ Nhật, họ đi nhà thờ. Đấy là những người tin vào tôn giáo. Như thế có nghĩa là việc cư xử tốt và thường xuyên tham gia nhóm họp là bằng chứng cho thấy ai đó tin vào tôn giáo. Khi ai đó tin vào tôn giáo, họ thừa nhận rằng có một Đức Chúa Trời, và họ nghĩ rằng tin Đức Chúa Trời là trở thành một người tốt; chỉ cần họ không phạm tội hay làm điều xấu, họ sẽ có thể lên thiên đàng sau khi chết và sẽ có một kết cục tốt đẹp. Người ta có đức tin, thì tinh thần có nơi để ký thác. Như vậy, niềm tin vào tôn giáo cũng có thể được định nghĩa như sau: tin vào tôn giáo là thừa nhận trong lòng mình rằng có một Đức Chúa Trời, tin rằng sau khi chết, mình có thể lên thiên đàng, có một điểm tựa tinh thần trong lòng, cũng như thay đổi một chút trong hành vi – trở nên người tốt. Chỉ vậy thôi. Về việc liệu Đức Chúa Trời mà họ tin có tồn tại hay không, Ngài có thể bày tỏ lẽ thật hay không, Ngài yêu cầu họ những gì – thì họ không biết. Họ suy luận và tưởng tượng tất cả những điều này dựa trên các lời dạy của Kinh Thánh. Đây là niềm tin vào tôn giáo. Niềm tin vào tôn giáo chủ yếu là sự mưu cầu những thay đổi hành vi và nơi ký thác cho tinh thần. Nhưng con đường mà những người này bước đi – con đường mưu cầu phước lành – thì không thay đổi. Không có sự thay đổi nào trong quan điểm, quan niệm và sự tưởng tượng sai lầm của họ về đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nền tảng sự tồn tại của họ, các mục tiêu và phương hướng sống mà họ mưu cầu trong đời, đều dựa trên những ý tưởng và quan điểm về văn hóa truyền thống, và không hề thay đổi. Đó là tình trạng của tất cả những người tin vào tôn giáo. Vậy đức tin nơi Đức Chúa Trời là gì? Định nghĩa của Đức Chúa Trời về đức tin nơi Đức Chúa Trời là gì? (Tin vào quyền tối thượng của Đức Chúa Trời.) Đó là tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và quyền tối thượng của Ngài – đây là những điều cơ bản nhất. Tin Đức Chúa Trời là lắng nghe lời Đức Chúa Trời, tồn tại, sống, thực hiện bổn phận của mình và tham gia vào mọi hoạt động của nhân tính bình thường như lời Đức Chúa Trời yêu cầu. Hàm ý ở đây là, tin Đức Chúa Trời là theo Đức Chúa Trời, làm điều Đức Chúa Trời yêu cầu, sống như Đức Chúa Trời yêu cầu; tin Đức Chúa Trời là đi theo con đường của Đức Chúa Trời. Những mục tiêu và phương hướng sống của những người tin Đức Chúa Trời không hoàn toàn khác với mục tiêu và phương hướng sống của những người tin theo tôn giáo sao? Tin Đức Chúa Trời bao gồm những gì? Bao gồm việc người ta có thể lắng nghe lời Đức Chúa Trời hay không, có thể tiếp nhận lẽ thật, thoát khỏi những tâm tính bại hoại, từ bỏ mọi sự để theo Đức Chúa Trời và trung thành trong bổn phận hay không. Những điều này có liên quan trực tiếp đến việc họ có được cứu rỗi hay không. Giờ các ngươi đã biết định nghĩa về đức tin vào Đức Chúa Trời, vậy thì đức tin vào Đức Chúa Trời phải được thực hành như thế nào? Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì nơi những người tin Ngài? (Thưa, yêu cầu họ phải là người trung thực, mưu cầu lẽ thật, mưu cầu biến đổi tâm tính và mưu cầu hiểu biết Đức Chúa Trời.) Đức Chúa Trời có những yêu cầu gì đối với hành vi bên ngoài của người ta? (Thưa, Ngài yêu cầu người ta phải sốt sắng, không phóng đãng và phải sống thể hiện ra nhân tính bình thường.) Người ta phải có thể thống thánh đồ căn bản và sống thể hiện ra nhân tính bình thường. Vậy để có nhân tính bình thường, người ta phải có những gì? Điều này liên quan đến nhiều lẽ thật mà người ta phải thực hành khi tin Đức Chúa Trời. Chỉ khi có được mọi thực tế lẽ thật này, thì người ta mới có nhân tính bình thường. Nếu người ta không thực hành lẽ thật, thì có phải là tin Đức Chúa Trời không? Không thực hành lẽ thật sẽ gây ra những hậu quả gì? Những người tin Đức Chúa Trời phải làm như thế nào để đạt được sự cứu rỗi, để thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời? Tất cả những điều này đều liên quan đến việc thực hành lời Đức Chúa Trời và thực hành nhiều lẽ thật. Vì vậy, người ta phải tin Đức Chúa Trời chiếu theo lời và yêu cầu của Ngài, họ phải thực hành theo các yêu cầu của Ngài, chỉ có như thế mới là thực sự tin Đức Chúa Trời. Như thế là đi đến tận căn nguyên vấn đề. Thực hành lẽ thật, theo lời Đức Chúa Trời, và sống phù hợp với lời Đức Chúa Trời: Đây là cách đúng đắn cho cuộc đời của con người; đức tin nơi Đức Chúa Trời liên quan đến con đường nhân sinh của con người. Đức tin nơi Đức Chúa Trời liên quan đến rất nhiều lẽ thật, và những người đi theo Đức Chúa Trời phải hiểu những lẽ thật này. Làm sao họ có thể đi theo Đức Chúa Trời nếu không hiểu và tiếp nhận lẽ thật? Những người tin vào tôn giáo chỉ thừa nhận rằng có một Đức Chúa Trời, và họ tin tưởng rằng có một Đức Chúa Trời – nhưng họ không hiểu những lẽ thật này, cũng như không chấp nhận chúng, vì vậy những người tin vào tôn giáo không phải là những người đi theo Đức Chúa Trời. Để tin vào tôn giáo, chỉ cần cư xử tốt ở bề ngoài, kiềm chế bản thân, tuân thủ các quy định và có nơi ký thác cho tinh thần là được rồi. Nếu một người có hành vi tốt, có trụ cột cho tinh thần và có nơi ký thác cho tinh thần, thì đường đời của họ có thay đổi không? (Thưa, không.) Một số người nói rằng niềm tin vào tôn giáo và đức tin vào Đức Chúa Trời cũng như nhau thôi. Vậy những người này có đi theo Đức Chúa Trời không? Họ có tin Đức Chúa Trời chiếu theo những yêu cầu của Ngài không? Họ đã tiếp nhận lẽ thật chưa? Nếu người ta không làm bất kỳ điều gì như thế, vậy thì họ không phải là người tin Đức Chúa Trời, không phải là người theo Đức Chúa Trời. Biểu hiện rõ ràng nhất của người tin vào tôn giáo là họ không tiếp nhận công tác hiện tại của Đức Chúa Trời và lẽ thật mà Ngài bày tỏ. Đây là dấu chỉ xác định những người tin vào tôn giáo, họ hoàn toàn không phải là người tin Đức Chúa Trời” (Người ta không thể được cứu rỗi bởi tin vào tôn giáo hay tham gia vào nghi thức tôn giáo, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời quá đúng! Tôi nhớ hồi mình còn trong nhà thờ, nếu không có công tác của Đức Thánh Linh, và sự chăm tưới và cung cấp những lời hiện tại của Đức Chúa Trời, thì có thể tôi chỉ tuân theo các quy tắc, nghi thức tôn giáo, và làm một số việc tốt bề ngoài. Khi thấy một anh chị em nào đó tiêu cực, tôi sẽ hỗ trợ họ và thường đặt tay lên người họ và cầu nguyện, chủ động tham gia vào thừa tác vụ, nghĩ rằng việc này phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Chỉ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời tôi mới biết mình đang tin vào tôn giáo, chứ không tin vào Đức Chúa Trời. Đây chỉ là những việc tốt bề ngoài, tôi đang không thực hành lời Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài, và nó sẽ không thay đổi được tâm tính của tôi. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đổi sự chăm chỉ của mình để lấy một đích đến tốt đẹp và sự cứu rỗi, nhưng đây chỉ là mơ tưởng của tôi, và điều này không phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Tôi cũng nhớ rằng mình thường bảo các anh chị em mưu cầu và làm việc chăm chỉ vì Chúa, rằng khi vào thiên quốc, chúng ta sẽ quản lý năm hay mười thành phố. Giờ sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi cảm thấy lời giảng của mình thật vô lý và không thực tế. Không ai trong chúng ta đã trải nghiệm sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt, những tâm tính bại hoại của chúng ta chưa được làm tinh sạch, và chúng ta hoàn toàn không xứng đáng được bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Khi vào thiên quốc, chúng ta sẽ quản lý năm hay mười thành phố đơn thuần là tưởng tượng và quan niệm của tôi. Đối với những người tin nơi Đức Chúa Trời, bề ngoài làm việc tốt thôi là chưa đủ. Mấu chốt chính là trải nghiệm công tác và lời Đức Chúa Trời, đạt được sự thay đổi trong tâm tính, vâng phục và thờ phượng Ngài. Việc này phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Tôi thấy mình đã hoang mang trong đức tin nơi Chúa, và đây không phải là điều Đức Chúa Trời khen ngợi. Nếu tiếp tục tin vào Đức Chúa Trời và nhóm họp trong tôn giáo, tôi sẽ không bao giờ đạt được lẽ thật. Nhưng rồi tôi nghĩ, chức vụ của tôi là trưởng lão, nên tôi vẫn phải đến nhà thờ. Nếu bỏ nhà thờ thì chắc chắn tôi sẽ bị gạt bỏ và khinh miệt, người khác sẽ không tôn trọng tôi và nghĩ tôi không trung thành với Chúa. Khi nghĩ như vậy, tôi đã do dự. Tôi cũng nghĩ đến việc nói với họ mình đã nghênh tiếp Chúa và tiếp nhận Đức Chúa Trời Toàn Năng, nhưng tôi biết lúc nói ra điều đó, tôi sẽ bị mục sư và các đồng sự khác bách hại và ngăn cản. Tôi đã tranh đấu nội tâm. Tôi biết sớm muộn gì mình cũng sẽ rời bỏ tôn giáo, nhưng tôi không biết làm sao để nói lời từ chức với họ. Tôi thường cầu nguyện và tìm kiếm với Đức Chúa Trời về chuyện này.
Một hôm, tôi đã đọc được một đoạn lời khác của Đức Chúa Trời Toàn Năng: “Đức Chúa Trời tìm kiếm những người mong mỏi Ngài xuất hiện. Ngài tìm kiếm những người có thể nghe lời của Ngài, những người đã không quên sự ủy nhiệm của Ngài và dâng thân tâm của họ cho Ngài. Ngài tìm kiếm những người thuận phục như đứa trẻ sơ sinh trước mặt Ngài và không chống đối Ngài. Nếu ngươi dâng mình cho Đức Chúa Trời, không bị cản trở bởi bất kỳ thế lực nào, thì Đức Chúa Trời sẽ nhìn ngươi với sự ưu ái và sẽ ban phước lành cho ngươi. Nếu ngươi ở địa vị cao, có tiếng tăm, sở hữu kiến thức phong phú, làm chủ nhiều của cải và được nhiều người ủng hộ, nhưng những điều này không ngăn cản ngươi đến trước mặt Đức Chúa Trời chấp nhận sự kêu gọi của Ngài cùng sự ủy nhiệm của Ngài và làm những gì Đức Chúa Trời yêu cầu ở ngươi, thì mọi thứ ngươi làm sẽ là chính nghĩa ý nghĩa nhất trên đất và là sự nghiệp chính nghĩa nhất của nhân loại. Nếu ngươi từ chối lời kêu gọi của Đức Chúa Trời vì địa vị và những mục tiêu riêng của mình, thì mọi thứ ngươi làm đều sẽ bị Đức Chúa Trời rủa sả và thậm chí căm ghét” (Phụ lục 2: Đức Chúa Trời tể trị số phận của cả nhân loại, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng tôi do dự nhiều lần về việc rời bỏ nhà thờ là vì tôi không thể buông bỏ chức vụ trưởng lão của mình. Nhờ địa vị của tôi mà các anh chị em đã nể trọng và tôn trọng tôi. Họ đối xử với tôi khác với người khác và luôn nghĩ đến tôi khi có điều gì tôi có thể được lợi. Tôi lo rằng mình sẽ mất tất cả những điều này khi rời bỏ nhà thờ. Tôi đã khao khát địa vị và thèm muốn lợi ích của địa vị. Đây không phải là con đường đúng đắn và nó khiến Đức Chúa Trời không hài lòng. Tôi biết rõ rằng mình phải tự giải thoát khỏi gông cùm của địa vị. Nếu không thay đổi mọi chuyện, tôi sẽ đi con đường chống đối Đức Chúa Trời. Đây không phải là kết quả tôi muốn. Tôi không thể khao khát việc các anh chị em nể trọng tôi nữa. Việc họ có đánh giá cao tôi hay không không quan trọng. Điều quan trọng là liệu tôi có thể đạt được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời hay không. Tôi phải trung thành với Đức Chúa Trời, chứ không phải địa vị. Biết được điều này, tôi càng quyết tâm rời bỏ nhà thờ hơn.
Một Chủ Nhật nọ, tôi đến nhà thờ như thường lệ, và sau buổi lễ, tôi đã bảo mọi người rằng mình sẽ không làm trưởng lão nữa. Mọi người đều ngạc nhiên khi nghe thấy vậy, và họ đều cố thuyết phục tôi ở lại. Sau đó, một số mục sư đã gọi cho tôi, nói rằng làm trưởng lão là một giao ước với Đức Chúa Trời và không thể phá vỡ. Tôi nghĩ: “Chúa đã tái lâm, bày tỏ nhiều lẽ thật và đã làm công tác mới. Mình có cần phải giữ giao ước này và không nghênh tiếp Chúa không?”. Tôi nhớ cái cách mà các thầy tế lễ cả, thầy thông giáo và những người Pha-ri-si đã phục vụ Đức Chúa Trời trong đền thờ quanh năm, nhưng khi Đức Chúa Jêsus đến công tác, họ đã lên án và chống đối Chúa, và đóng đinh Ngài lên thập giá. Đây có phải là trung thành với Đức Chúa Trời không? Họ hoàn toàn không trung thành với Đức Chúa Trời. Trên thực tế, họ đã chống đối Ngài. Ngày nay, Đức Chúa Jêsus đã tái lâm và bày tỏ những lời mới. Nếu tôi cứ giữ cái gọi là giao ước này và ở lại trong nhà thờ, không theo kịp lời phán và công tác hiện tại của Đức Chúa Trời, thì tôi đâu có trung thành với Đức Chúa Trời! Tôi nhớ Đức Chúa Jêsus từng phán: “Chiên ta nghe tiếng Ta, Ta quen nó, và nó theo Ta” (Giăng 10:27). Chiên của Đức Chúa Trời nên lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời và đi theo Ngài mà không hề do dự. Vì vậy, dù các mục sư có cố thuyết phục thế nào tôi cũng không dao động. Tôi vô cùng cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã dẫn dắt tôi ra khỏi tôn giáo, cho tôi ăn uống những lời hiện tại của Ngài, ban cho tôi công tác của Đức Thánh Linh, điều đã cho phép tôi trải nghiệm sự nhẹ nhõm mà mình chưa từng có. Khi từ bỏ địa vị trưởng lão, tôi không còn nói những câu chữ và đạo lý sáo rỗng khô khan trên bục giảng nữa, mà tập trung trang bị lời Đức Chúa Trời Toàn Năng cho mình, và ngày nào tôi cũng thấy rất thỏa nguyện và lòng tràn đầy niềm vui.
Không lâu sau, có tin đồn tôi đã rời khỏi nhà thờ. Hai tháng sau, một người chị em đã đăng một video của Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng trong một nhóm tôn giáo lên mạng, vì vậy các mục sư đã bắt đầu phong tỏa hội thánh. Họ thậm chí còn tung tin rằng vì có người đã bỏ hội thánh, nên hội thánh phải đề phòng Tia Chớp Phương Đông. Tôi rất buồn khi nghe tin này, và buồn cho các mục sư. Tôi chắc chắn hơn bao giờ hết rằng hầu hết các mục sư trong thế giới tôn giáo đều không thích lẽ thật. Bản tính họ chán ghét và thù hận lẽ thật. Họ nghĩ họ biết Kinh Thánh và Đức Chúa Trời, nhưng thực ra họ là kẻ mù dẫn kẻ mù xuống hố. Vẫn còn rất nhiều chiên của Đức Chúa Trời đang lang thang bên ngoài và chưa nghênh tiếp sự tái lâm của Chúa. Tôi phải rao giảng phúc âm của vương quốc cho họ, hoàn thành trách nhiệm của mình và đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời, thế là tôi bắt đầu rao giảng phúc âm của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt. Tôi nhận thấy một số người thực sự tin vào Đức Chúa Trời đang lần lượt trở về với Ngài, điều này khiến tôi rất hạnh phúc và phấn khởi. Tôi cũng cảm nhận được mỗi ngày đều trọn vẹn và ý nghĩa. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã dẫn dắt tôi ra khỏi tôn giáo và cho tôi đi theo bước chân của Ngài. Tôi thực sự cảm thấy mình có phước vì việc này.