15. Tình Yêu Của Đức Chúa Trời Giữa Lúc Bệnh Tật
Hai mươi năm trước, tôi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng, toàn thân đau đớn. Tôi đã đi khám ở nhiều bệnh viện lớn nhưng không có cách điều trị nào hiệu quả. Cuối cùng, tôi đành phải nhờ vào thuốc nội tiết tố để kiểm soát các triệu chứng. Nếu không có thuốc, khớp của tôi sẽ cứng và đau nhức vô cùng. Tôi chỉ có thể nằm trên giường cả ngày, giống như người thực vật, không thể cử động được. Tôi cần người giúp đỡ trong mọi việc: ăn uống, mặc đồ, xoay người và đi vệ sinh. Tôi hoàn toàn là một phế nhân. Tôi nghĩ: “Phải sống trong đau đớn thế này thì thà chết còn hơn”. Do sử dụng thuốc nội tiết tố một thời gian dài, nên hệ miễn dịch của tôi rất yếu, tôi thường xuyên bị ho, cảm, còn mắc cả viêm màng phổi. Tim tôi cũng gặp vấn đề, toàn thân có hơn chục căn bệnh khác nhau, còn gương mặt thì giống như người đã chết. Trong những ngày hè nóng nực, chồng tôi mở máy lạnh trong nhà, còn tôi mặc áo bông ngồi phơi nắng bên ngoài. Thậm chí, tôi phải dùng chăn điện khi ngủ, nếu không tôi sẽ lạnh đến mức không ngủ được. Sau đó, tôi nghe nói nhiều người quen mắc căn bệnh tương tự đã lần lượt qua đời nên cảm thấy rất sợ hãi. Trước căn bệnh khó chữa này, tôi cũng bó tay bất lực, chỉ có thể sống qua ngày trong sợ hãi và âu lo.
Năm 2010, tôi may mắn được tiếp nhận công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời Toàn Năng. Qua lời Đức Chúa Trời, tôi biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng trời đất vạn vật, là Đấng tể trị vận mệnh của toàn nhân loại, mọi điều con người hưởng thụ đều do Đức Chúa Trời ban cho, và con người cần phải thờ phượng Ngài. Mỗi ngày, tôi đều ăn uống lời Đức Chúa Trời, cầu nguyện với Ngài, và nhóm họp cùng các anh chị em. Dần dần, các cơn ho và cảm của tôi thuyên giảm lúc nào không hay. Sau ba tháng, cơn đau ở các khớp chân đã giảm bớt, tôi ngừng sử dụng các loại thuốc, bao gồm cả thuốc nội tiết tố, các khớp của tôi ngày càng linh hoạt hơn, da dẻ cũng hồng hào hơn. Tất cả những người quen biết tôi đều nói trông tôi giống như một người khác vậy. Từ tận đáy lòng, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quả thật là toàn năng và kỳ diệu! Đây vốn là căn bệnh vô phương cứu chữa, dù uống thuốc cũng vẫn phải chịu đau đớn rất nhiều, nhưng giờ đây, bệnh tình của tôi đã ngày càng thuyên giảm, thậm chí không cần dùng thuốc! Tôi phải tin Đức Chúa Trời cho tốt, rao giảng phúc âm và chuẩn bị việc lành hơn, có lẽ Đức Chúa Trời sẽ thấy sự dâng mình của tôi và chữa khỏi hoàn toàn bệnh tật cho tôi. Sau đó, mặc kệ cơn đau ở chân, tôi vẫn rao giảng phúc âm cho người thân, bạn bè, bạn học và đồng nghiệp. Dù mưa gió, nắng nóng hay giá rét, dù họ ở gần hay xa, chỉ cần họ phù hợp với nguyên tắc tiếp nhận phúc âm và sẵn sàng lắng nghe lời Đức Chúa Trời, tôi đều đến để làm chứng về công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Có người sống ở tầng 7, tầng 8, tôi phải leo cầu thang, nhưng dù vậy, tôi vẫn thường xuyên đến chăm tưới và hỗ trợ họ. Có người có nhân tính tốt, sẵn lòng tìm kiếm và tìm hiểu con đường thật, nhưng lại vướng bận nhiều chuyện gia đình, nên tôi đã nhiều lần đến thông công cho đến khi họ tiếp nhận được công tác thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Vào thời điểm đó, tôi rao giảng phúc âm cho rất nhiều người. Dần dần, tôi trở nên nổi tiếng trong việc rao giảng phúc âm và bị kẻ ác tố cáo, vì vậy, lãnh đạo đã sắp xếp cho tôi làm bổn phận tiếp đãi. Tôi đã chủ động yêu cầu được làm thêm những bổn phận khác, nghĩ rằng khi làm nhiều việc lành hơn, tôi sẽ được Đức Chúa Trời bảo vệ và chăm sóc, sẽ có nhiều hy vọng được cứu rỗi hơn.
Tháng 5 năm 2019, tôi bắt đầu cảm thấy toàn thân yếu đi, các khớp bắt đầu đau trở lại. Cơn đau ở các khớp chân đặc biệt trở nên nghiêm trọng, khiến tôi không còn cách nào khác là phải dùng nạng và cố nghiến răng nhích từng bước một. Cơn đau làm tôi đổ mồ hôi liên tục. Tôi không thể ngồi xuống sau khi đứng dậy, còn khi đã ngồi rồi thì không thể đứng lên được. Cả khi nằm, tôi cũng bị đau khắp người. Huyết áp của tôi vượt quá 200mmHg, đường huyết cũng tăng cao, dù uống thuốc cũng không kiểm soát được. Tôi vô cùng hoảng sợ. Tôi lo bệnh viêm khớp của mình đã quay trở lại. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra thì đúng là các triệu chứng đó do bệnh viêm khớp gây ra thật. Tim tôi như ngừng đập, tôi nghĩ: “Người ta thường nói: ‘Khi bệnh tái phát, sẽ nặng hơn lúc ban đầu’. Có phải lần này mình sẽ bị liệt hoàn toàn không? Dù có sống được, nhưng nếu phải nằm liệt giường thì mình cũng sẽ hoàn toàn vô dụng. Mình sẽ làm bổn phận cách nào đây? Trong suốt những năm tin kính Đức Chúa Trời, mình đã dâng mình rất nhiều! Hãy nhìn cách mình rao giảng phúc âm mà xem. Dù đau đớn, mình vẫn cố gắng phối hợp và rao giảng phúc âm cho rất nhiều người. Sau khi bị kẻ ác tố cáo vì rao truyền phúc âm, mình được phân công làm nhiệm vụ tiếp đãi, và cũng đã cống hiến hết sức cho bổn phận này. Làm sao bệnh tình của mình lại tái phát được?”. Tôi nghĩ đến việc nhiều người quen mắc bệnh giống tôi đã qua đời, có lẽ tôi sẽ là người tiếp theo. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy chán nản. Trong lúc tĩnh nguyện, tôi không thể tập trung khi đọc lời Đức Chúa Trời, cũng không muốn cầu nguyện. Tôi đã trải qua những ngày sống trong mụ mị, giống như bị rơi vào một chiếc tủ đông lớn, trong lòng hoàn toàn băng giá. Tôi chỉ muốn nghỉ ngơi nhiều hơn để phục hồi sức khỏe, giảm bớt cơn đau trong cơ thể. Sau đó, tôi nghe tin một người hàng xóm bị bệnh giống tôi đã qua đời, điều này càng làm tôi sợ hãi hơn, tôi nghĩ: “Có lẽ một ngày nào đó mình cũng sẽ chết như người hàng xóm ấy. Nếu giờ mình chết, chẳng phải tất cả sự chịu khổ và hy sinh trong bổn phận của mình những năm qua sẽ trở nên vô ích sao? Mình không những không được cứu rỗi, mà còn mất đi mọi cơ hội đem sức lực phục vụ và sống sót”. Chỉ nghĩ đến bệnh tình của mình cũng đủ khiến tôi mất ăn mất ngủ. Tôi sống trong trạng thái đau buồn, ưu tư và lo lắng, thực sự bị dày vò trong lòng. Tôi đã cầu nguyện Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, sức khỏe của con ngày càng xấu đi, lúc nào cũng sống trong trạng thái cảm xúc bất an. Con biết điều này là sai, nhưng không biết phải làm sao để giải quyết, dù con biết rằng nỗi đau này là do Ngài cho phép, nhưng con vẫn không thể thuận phục. Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt con thuận phục trong tình cảnh này, và rút ra được bài học”.
Tôi đã đọc được hai đoạn lời Đức Chúa Trời: “Khi con người không thể nhìn thấu, hiểu, tiếp nhận hoặc quy phục những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt và quyền tối thượng của Ngài, và khi con người đối mặt với nhiều khó khăn khác nhau trong cuộc sống hằng ngày, hoặc khi những khó khăn này vượt quá những gì người bình thường có thể chịu đựng được, thì trong tiềm thức họ cảm thấy đủ mọi loại lo lắng và âu lo, thậm chí là sầu khổ. Họ không biết ngày mai sẽ ra sao, ngày kia hay vài năm nữa mọi việc sẽ thế nào, tương lai của họ ra sao, và vì vậy họ cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng về đủ mọi chuyện. Bối cảnh mà con người cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng về đủ mọi chuyện là gì? Đó là họ không tin vào quyền tối thượng của Đức Chúa Trời – tức là họ không thể tin và nhìn thấu quyền tối thượng của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi có tận mắt nhìn thấy, họ cũng sẽ không hiểu hoặc không tin. Họ không tin rằng Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng đối với số phận của họ, họ không tin rằng mạng sống của họ nằm trong tay Đức Chúa Trời, và vì vậy trong lòng họ nảy sinh sự nghi ngờ đối với quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời, rồi nảy sinh sự oán trách, và họ không thể quy phục” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Rồi cũng có những người sức khỏe kém, thể chất yếu, thiếu sức lực, thường xuyên đau ốm bệnh tật dù nặng hay nhẹ, thậm chí không thể làm được những việc cơ bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, không thể sinh hoạt và đi lại như người bình thường. Những người như vậy thường cảm thấy khó chịu và không khỏe khi thực hiện bổn phận của mình; có người thể chất yếu ớt, có người thực sự có bệnh, và tất nhiên cũng có người đã biết bị bệnh này bệnh kia và tiềm ẩn bệnh này bệnh nọ. Vì gặp những khó khăn thực tế về thể chất nên những người như vậy thường chìm trong những cảm xúc tiêu cực và cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng. … Những người mắc bệnh thường nghĩ: ‘Ôi, mình quyết tâm làm tròn bổn phận của mình, nhưng lại mắc phải căn bệnh này. Mình cầu xin Đức Chúa Trời giữ cho mình không bị tổn hại và với sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, mình không cần phải sợ hãi. Nhưng nếu mình kiệt sức khi thực hiện bổn phận, liệu bệnh tình của mình có trở nặng không? Mình sẽ phải làm gì nếu bệnh tình thực sự trở nặng? Nếu phải nhập viện để phẫu thuật, thì mình không có tiền để chi trả, còn nếu không vay tiền để chữa trị thì bệnh tình có nặng hơn không? Và nếu nó trở nên thực sự nghiêm trọng, thì liệu mình có chết không? Chết như vậy có thể được coi là một cái chết bình thường không? Nếu mình thực sự chết, thì liệu Đức Chúa Trời có ghi nhớ những bổn phận mình đã thực hiện không? Liệu mình có được coi là đã làm việc lành không? Liệu mình có đạt được sự cứu rỗi không?’. Cũng có một số người biết mình bị bệnh, tức là họ biết mình thực sự mắc bệnh này bệnh nọ, chẳng hạn như bệnh dạ dày, đau thắt lưng và đau chân, viêm khớp, thấp khớp, cũng như các bệnh về da, bệnh phụ khoa, bệnh gan, cao huyết áp, bệnh tim, v.v. Họ nghĩ: ‘Nếu mình tiếp tục thực hiện bổn phận, liệu nhà Đức Chúa Trời có chi trả phí điều trị bệnh cho mình không? Nếu bệnh tình của mình trở nặng và ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận, liệu Đức Chúa Trời có chữa cho mình không? Những người khác tin Đức Chúa Trời thì được lành bệnh, vậy mình cũng sẽ được lành bệnh chứ? Liệu Đức Chúa Trời có chữa khỏi bệnh cho mình như cách Ngài ân đãi người khác không? Nếu mình trung thành thực hiện bổn phận của mình, Đức Chúa Trời có lẽ sẽ chữa lành cho mình, nhưng nếu mình mong Đức Chúa Trời chữa lành cho mình mà Ngài lại không làm thế, thì mình sẽ phải làm sao?’. Hễ nghĩ đến những điều này, trong lòng họ đều dấy lên một cảm giác lo lắng sâu sắc. Mặc dù họ không bao giờ ngừng thực hiện bổn phận của mình và luôn làm những gì phải làm, nhưng họ vẫn không ngừng nghĩ về bệnh tật, sức khỏe, tương lai cũng như về chuyện sống chết của mình. Cuối cùng, họ đi đến một kết luận mơ tưởng hão huyền: ‘Đức Chúa Trời sẽ chữa lành cho mình, Ngài sẽ giữ cho mình được an toàn. Ngài sẽ không bỏ rơi mình, sẽ không bàng quan đứng nhìn nếu thấy mình bị bệnh’. Những suy nghĩ như vậy không có cơ sở nào cả, thậm chí có thể nói chúng là một dạng quan niệm. Con người sẽ không bao giờ có thể giải quyết được những khó khăn thực tế của mình bằng những quan niệm và tưởng tượng như thế, và trong thâm tâm, họ mơ hồ cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng cho sức khỏe, bệnh tật của mình; họ không biết ai sẽ chịu trách nhiệm cho những việc này, hoặc liệu có ai sẽ chịu trách nhiệm về chúng hay không” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Đức Chúa Trời đã phơi bày chính xác tình trạng của tôi. Nhìn lại, chỉ trong chưa đầy ba tháng kể từ khi tin Đức Chúa Trời, căn bệnh viêm khớp nặng của tôi gần như đã được chữa lành. Vì vậy, tôi đã tích cực rao giảng phúc âm, thực hiện bổn phận và muốn chuẩn bị nhiều việc lành hơn. Tôi nghĩ có lẽ Đức Chúa Trời sẽ thấy những hy sinh của tôi và chữa lành hẳn bệnh cho tôi. Khi tình trạng bệnh của tôi tái phát và ngày càng trầm trọng, đến mức tôi gần như mất khả năng tự chăm sóc bản thân, việc cầu nguyện Đức Chúa Trời cũng không làm giảm bớt tình trạng này, vì thế, tôi bắt đầu nghi ngờ sự tể trị của Đức Chúa Trời. Tôi lo mình sẽ bị liệt, không thể tự chăm sóc bản thân, và không thể chịu đựng được nỗi đau về thể xác. Nếu tôi lại dùng thuốc nội tiết tố và những căn bệnh khác lại tái phát, thì ngay cả nếu không chết vì viêm khớp, tôi cũng sẽ chết vì bệnh khác. Nếu tôi chết, tôi sẽ không có cơ hội được cứu rỗi, thậm chí còn không có cơ hội đem sức lực phục vụ và sống sót nữa. Điều này khiến tôi cảm thấy yếu đuối và đau khổ, cảm thấy tất cả những năm tháng thực hiện bổn phận, chịu khổ và hy sinh của tôi đều trở nên vô ích. Khi đối diện với bệnh tật, thay vì đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời, thì tôi lại hiểu lầm và oán trách Ngài. Thái độ đối với bổn phận của tôi cũng rất thờ ơ. Tôi lo thực hiện nhiều bổn phận hơn sẽ khiến cơ thể tôi kiệt quệ hơn, tình trạng bệnh của tôi sẽ xấu đi, và tôi sẽ chết nhanh hơn. Vì thế, tôi không muốn thực hiện bổn phận và sống trong trạng thái sầu khổ, lo âu, chờ đợi cái chết. Qua lời Đức Chúa Trời, cuối cùng tôi đã hiểu bệnh tình của tôi tái phát là do Đức Chúa Trời cho phép, nhưng tôi lại không nhận ra sự tể trị của Đức Chúa Trời, còn hiểu lầm và oán trách Ngài. Trong lòng tôi đầy sự oán trách, tất cả những gì tôi tỏ lộ chỉ là sự phản nghịch và chống đối. Tình trạng của tôi thật sự nguy hiểm! Nhận ra điều này, tôi cảm thấy sợ hãi, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt tôi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những cảm xúc tiêu cực.
Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, và quan điểm của tôi đã xoay chuyển phần nào. Đức Chúa Trời phán: “Khi Đức Chúa Trời an bài cho ai đó mắc bệnh, dù là bệnh nặng hay nhẹ, thì mục đích của Ngài khi làm vậy không phải là để khiến ngươi lĩnh hội ngóc ngách ngọn nguồn của bệnh tật, tổn hại mà bệnh tật gây ra cho ngươi, những khó khăn và bất tiện mà bệnh tật gây ra cho ngươi, cùng vô số những cảm xúc mà bệnh tật mang đến cho ngươi – mục đích của Ngài không phải là để ngươi lĩnh hội về bệnh tật thông qua việc bị bệnh, mà đúng hơn, mục đích của Ngài là để ngươi rút ra được những bài học từ bệnh tật, học cách cảm nhận tâm ý Đức Chúa Trời, biết những tâm tính bại hoại mà mình bộc lộ cũng như những thái độ sai lầm của ngươi đối với Đức Chúa Trời khi bị bệnh, học cách thuận phục quyền tối thượng và sự an bài của Đức Chúa Trời, để ngươi có thể đạt được sự thuận phục thực sự đối với Đức Chúa Trời cũng như có thể đứng vững trong chứng ngôn của mình – đây mới chính là điều then chốt. Thông qua bệnh tật, Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi và làm cho ngươi tinh sạch. Ngài muốn làm tinh sạch điều gì nơi ngươi? Ngài muốn làm tinh sạch mọi ham muốn và yêu cầu ngông cuồng của ngươi đối với Đức Chúa Trời, thậm chí là làm tinh sạch cả những tính toán, phán đoán và kế hoạch khác nhau mà ngươi làm bằng mọi giá để sống và tồn tại. Đức Chúa Trời không yêu cầu ngươi lập kế hoạch, Ngài không yêu cầu ngươi phán đoán, và Ngài không cho phép ngươi có bất kỳ mong muốn ngông cuồng nào đối với Ngài; Ngài chỉ yêu cầu ngươi thuận phục Ngài, và trong quá trình ngươi thực hành và trải nghiệm sự thuận phục, ngươi phải nhận biết thái độ của mình đối với bệnh tật, biết thái độ của mình đối với những tình trạng thân thể mà Ngài ban cho ngươi, cũng như những mong muốn cá nhân của ngươi. Khi nhận ra được những điều này, ngươi mới có thể lĩnh hội được việc Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh bệnh tật cho ngươi hay Ngài ban cho ngươi những tình trạng thân thể này mới có lợi cho ngươi làm sao; và ngươi mới lĩnh hội được sự hỗ trợ rất lớn của chúng trong việc thay đổi tâm tính của ngươi, việc ngươi đạt được sự cứu rỗi cũng như lối vào sự sống của ngươi. Chính vì thế, khi bệnh tật ập đến, ngươi không được lúc nào cũng tự hỏi làm sao để có thể thoát khỏi, trốn tránh hay cự tuyệt nó” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng đằng sau những căn bệnh mà tôi phải đối mặt đều có ý của Đức Chúa Trời, là để tôi rút ra được bài học, phản tỉnh và nhận ra quan điểm sai lầm cũng như tâm tính bại hoại của mình, cả những ham muốn thái quá trong đức tin nơi Đức Chúa Trời. Tôi đã phản tỉnh về những năm tháng thực hiện bổn phận và dâng mình chỉ để Đức Chúa Trời chữa lành bệnh tật cho mình. Khi cơn đau thuyên giảm, tôi cảm tạ và ca ngợi Đức Chúa Trời, sẵn sàng thực hiện thêm bổn phận và chuẩn bị nhiều việc lành hơn. Nhưng khi cơn đau tái phát và trầm trọng hơn, tôi lại hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời, nghĩ rằng việc Ngài chữa lành bệnh cho tôi là điều đương nhiên vì tôi đã thực hiện bổn phận. Cho nên, khi bệnh tình tái phát, ý định và dục vọng của tôi không được thỏa mãn, tôi không còn thiết làm bổn phận nữa. Ngay cả khi miễn cưỡng thực hiện, tôi cũng không muốn nỗ lực hay trả giá. Vậy thì tôi có chút lương tâm hay lý trí nào không? Khi bệnh tật xảy đến với tôi, tâm ý của Đức Chúa Trời là để làm tinh sạch những tạp niệm trong đức tin của tôi, và thay đổi các quan điểm sai lầm của tôi về sự mưu cầu, để tôi có thể thuận phục Đức Chúa Trời và đi trên con đường mưu cầu lẽ thật. Thế nhưng tôi lại không mưu cầu lẽ thật, khi đối mặt với bệnh tật, thay vì tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời thì tôi lại luôn chống đối và cự tuyệt, muốn Đức Chúa Trời nhanh chóng loại bỏ đau đớn cho mình. Khi điều đó không xảy ra, tôi chìm trong trạng thái sầu khổ, ưu tư và lo lắng, tôi đã chống đối Đức Chúa Trời, đánh mất cơ hội để đạt được lẽ thật. Nếu cứ tiếp tục như vậy mà không thay đổi, thì sự sống của tôi sẽ không phát triển, tâm tính bại hoại cũng sẽ không thay đổi, và niềm hy vọng được cứu rỗi sẽ càng trở nên xa vời hơn đối với tôi. Càng hiểu ra, tôi càng cảm thấy rằng việc tin Đức Chúa Trời không phải là đưa ra yêu cầu với Ngài. Tôi thấy mình thật quá thiếu lý trí. Tôi vội vàng cầu nguyện với Đức Chúa Trời, “Lạy Đức Chúa Trời, con không mưa cầu lẽ thật, không hiểu công tác của Ngài, cũng không thuận phục sự sắp đặt và an bài của Ngài. Con thật quá phản nghịch! Lạy Đức Chúa Trời, xin Ngài dẫn dắt con để con hiểu được mình”.
Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Trước khi quyết định thực hiện bổn phận, trong sâu thẳm nội tâm những kẻ địch lại Đấng Christ tràn đầy kỳ vọng về tiền đồ, được phúc, đích đến tốt đẹp và thậm chí cả mão triều thiên, và họ vô cùng tự tin sẽ đạt được những điều này. Họ đến nhà Đức Chúa Trời để thực hiện bổn phận với những ý định và hoài bão như thế. Vậy thì trong việc thực hiện bổn phận của họ có lòng thành, đức tin và sự trung thành chân thực mà Đức Chúa Trời yêu cầu không? Lúc này chưa thể thấy rõ sự trung thành và đức tin chân thực hay lòng thành của họ, bởi vì trước khi làm bổn phận, ai cũng mang tư duy hoàn toàn là giao dịch; ai cũng ra quyết định thực hiện bổn phận do sự thôi thúc của lợi ích, đồng thời dựa trên tiền đề là dã tâm, dục vọng tràn trề của mình. Kẻ địch lại Đấng Christ thực hiện bổn phận với ý định gì? Đó là để giao dịch, để đổi chác. Có thể nói rằng những điều kiện họ đặt ra để thực hiện bổn phận là: ‘Nếu tôi thực hiện bổn phận, thì tôi phải có được phúc lành và đích đến tốt đẹp. Tôi phải có được hết thảy những phúc phần và lợi ích mà đức chúa trời phán là đã chuẩn bị sẵn cho nhân loại. Nếu không thể có được những điều đó, thì tôi không thực hiện bổn phận này’. Họ đến nhà Đức Chúa Trời để thực hiện bổn phận với những ý định, dã tâm và dục vọng như thế. Dường như họ cũng có chút lòng thành, và đương nhiên, đối với những người mới tin Đức Chúa Trời và mới bắt đầu thực hiện bổn phận, thì đó cũng có thể gọi là nhiệt huyết. Nhưng trong đó không hề có đức tin hay sự trung thành chân thực; mà chỉ có một phần nhiệt huyết đó. Đó không thể gọi là lòng thành được. Xét thái độ này của kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc thực hiện bổn phận, thì nó hoàn toàn mang tính chất giao dịch và chứa đầy dục vọng về lợi ích, như được phúc, vào thiên quốc, được mão triều thiên và phần thưởng. Do đó, nhìn bề ngoài thì khi chưa bị khai trừ, rất nhiều kẻ địch lại Đấng Christ đều làm bổn phận, thậm chí còn vứt bỏ và chịu khổ nhiều hơn người bình thường. Những gì họ dành trọn, cái giá mà họ trả, con đường mà họ bôn ba, đều không khác gì của Phao-lô, đây là điều mà ai cũng có thể thấy được. Luận về hành vi, về ý chí chịu khổ và trả giá, thì không nên để họ chẳng đạt được gì. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đâu nhìn nhận một con người dựa vào hành vi bề ngoài của họ, mà Ngài dựa vào thực chất và tâm tính của họ, những gì họ bộc lộ, thực chất và bản tính của mỗi một việc mà họ làm. Khi con người nhìn nhận và đối đãi với con người, họ chỉ dựa vào hành vi bề ngoài, mức độ chịu khổ và trả giá mà quy định người ta, làm như vậy là sai lầm nghiêm trọng” (Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). Tôi thấy rằng Đức Chúa Trời vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ, rằng họ thực hiện bổn phận chỉ để nhận được phúc lành và mão triều thiên, rằng những sự từ bỏ và dâng mình của họ đều nhằm giao dịch với Đức Chúa Trời để đổi lấy phúc lành được vào thiên quốc, và rằng việc thực hiện bổn phận như vậy là không trung thành hay thật lòng chút nào. Nếu không nhận được phúc lành, họ sẽ lớn tiếng oán trách, thậm chí cãi lại Đức Chúa Trời và cố tính sổ với Ngài. Tôi đối chiếu với hành vi của mình và nhận thấy hành vi đó không khác gì của một kẻ địch lại Đấng Christ. Ban đầu, khi thấy bệnh viêm khớp mãn tính của mình được chữa lành sau khi tin Đức Chúa Trời, lòng tôi tràn ngập lòng biết ơn đối với Ngài. Với suy nghĩ rằng Đức Chúa Trời đã chữa lành cho tôi, giúp tôi có được một đích đến tốt đẹp, tôi đã tích cực rao giảng phúc âm và thực hiện bổn phận của mình. Bất kể mưa gió, nắng nóng hay giá lạnh, tôi làm việc không mệt mỏi để chuẩn bị việc lành bằng cách rao giảng phúc âm, dù bị họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp chế nhạo và vu khống, tôi cũng không lùi bước. Nhưng khi bệnh tình tái phát, rồi thấy những người mắc căn bệnh tương tự cũng qua đời, tôi đã oán trách Đức Chúa Trời không bảo vệ mình, thậm chí còn không muốn thực hiện bổn phận nữa vì sợ lo nghĩ thêm có thể làm tình trạng của tôi trầm trọng hơn và khiến tôi chết sớm. Khi sự thật được tỏ lộ, tôi nhận ra đức tin nơi Đức Chúa Trời và việc thực hiện bổn phận của mình thực ra chỉ là để giao dịch với Ngài, tôi nhận ra những hy sinh của mình đều nhằm để Đức Chúa Trời chữa lành và giúp tôi đạt được một kết cục cũng như đích đến tốt đẹp. Khi ham muốn nhận được phúc lành của tôi tan vỡ, tôi không muốn thực hiện thêm chút bổn phận nào, sợ lợi ích về thể xác bị tổn thất. Tôi không hề trung thành hay thật lòng với Đức Chúa Trời. Tôi nói rằng mình sẽ làm tốt bổn phận và đáp lại tình yêu của Đức Chúa Trời, nhưng sự thật là tôi đang lừa dối Ngài, cố dùng bổn phận của mình như một quân bài để thương lượng cho những phúc lành sau này. Tôi thật ích kỷ, đê tiện và giả dối! Tôi đã tuân theo quy luật của Sa-tan: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, mọi việc tôi làm đều vì bản thân mình, không có lợi thì không làm. Sau khi tin Đức Chúa Trời, mọi việc tôi làm vẫn là vì phúc lành và lợi ích. Tôi thật tham lam và ích kỷ, nếu không thể đạt được lợi ích, tôi sẽ tính sổ với Đức Chúa Trời một phen. Tôi không hề có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, thật sự không có chút nhân tính nào!
Lúc đó, tôi nhớ lại một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Ngươi phải biết Ta mong muốn loại người nào; những kẻ bất khiết không được phép bước vào vương quốc, những kẻ bất khiết không được phép làm ô uế vùng đất thánh. Mặc dù ngươi có thể đã làm rất nhiều việc và đã làm việc trong nhiều năm, nhưng cuối cùng nếu ngươi vẫn còn ô uế cùng cực, mà ngươi lại muốn bước vào vương quốc của Ta, thì đó là chuyện luật Trời không thể dung tha! Từ khi sáng thế cho đến nay, Ta chưa bao giờ cho những kẻ nịnh hót Ta dễ dàng vào vương quốc của Ta. Đây là luật Trời, và không ai có thể phá vỡ nó!” (Thành công hay thất bại phụ thuộc vào con đường mà con người đi, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng chỉ những ai đạt được lẽ thật và có sự biến đổi trong tâm tính mới có thể vào vương quốc Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời yêu thích những người trung thực. Người trung thực yêu mến lẽ thật, thực hiện bổn phận của mình mà không giao dịch hay đòi hỏi. Họ có thể nghiêm túc làm bổn phận của một loài thọ tạo, đó chính là những người mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Tuy nhiên, những ai tin Đức Chúa Trời nhưng không mưu cầu lẽ thật, chỉ muốn giao dịch với Ngài để nhận phúc lành, thường oán trách và chống đối Ngài khi ham muốn của họ không được đáp ứng, thì dù bận rộn hay chịu khổ bao nhiêu, vẫn sẽ bị Đức Chúa Trời loại bỏ. Đều này sẽ được thực chất công chính và thánh khiết của Đức Chúa Trời quyết định. Khi thực hiện bổn phận và tin Đức Chúa Trời, tôi cố giao dịch với Ngài, xem Ngài như một chậu châu báu, một bác sĩ chữa lành bệnh tật của tôi. Khi ham muốn của tôi không được thỏa mãn, thì tôi kêu gào và đối đầu với Đức Chúa Trời. Tôi thật sự quá vô liêm sỉ! Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, còn tôi là một loài thọ tạo. Thực hiện bổn phận là trách nhiệm và nghĩa vụ của tôi. Việc tôi đưa ra những yêu cầu vô lý như vậy với Đức Chúa Trời và có những ý định sai trái trong bổn phận của mình, chẳng phải đã khiến Đức Chúa Trời ghét bỏ và ghê tởm tôi hay sao? Tôi nghĩ đến Phao-lô. Ngay từ đầu, ông đã làm việc và dâng mình chỉ để giành được mão triều thiên công chính. Ông đi gần hết châu Âu để rao giảng phúc âm, chịu đựng nhiều đau khổ và làm rất nhiều việc. Nhưng tất cả những điều ông làm không phải để đáp lại tình yêu của Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo, mà là để nhận phúc lành và phần thưởng cho riêng mình, để cuối cùng ông có thể nói những lời sau đây: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” (2 Ti-mô-thê 4:7-8). Sự hy sinh và dâng mình của Phao-lô không có sự chân thành hay thuận phục. Ông làm tất cả chỉ để giao dịch với Đức Chúa Trời, lừa dối và lợi dụng Ngài. Cuối cùng, ông đã xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời và bị đày xuống địa ngục. Trong đức tin của mình, tôi luôn muốn Đức Chúa Trời chữa lành bệnh tật để thỏa mãn những ham muốn ích kỷ của mình, và giống như Phao-lô, tôi luôn mong nhận được phúc lành từ Đức Chúa Trời. Nếu không kịp sửa đổi, thì kết cục cuối cùng của tôi sẽ là sự trừng phạt giống như của Phao-lô. Thực hiện bổn phận với những mục đích đê tiện như vậy mà vẫn muốn được Đức Chúa Trời khen ngợi, tôi đã ảo tưởng đến mức nào rồi? Nhận ra điều này, tôi cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ và tội lỗi. Tôi nghĩ đến việc Đức Chúa Trời đã hai lần nhập thể đến trần gian, chịu mọi gian khổ của con người để cứu rỗi những kẻ bại hoại như chúng ta, phán biết bao lời và đích thân dẫn dắt, chăm tưới chúng ta một cách âm thầm mà không bao giờ đòi hỏi hay yêu cầu chúng ta bất cứ điều gì. Tôi đã được hưởng biết bao lẽ thật do Đức Chúa Trời ban cho, thực hiện bổn phận chính là điều mà một loài thọ tạo như tôi nên làm, thế mà tôi lại muốn giao dịch với Đức Chúa Trời và đưa ra yêu cầu với Ngài. Tôi thật sự quá tà ác! Tôi nghĩ về việc khi tôi đứng bên bờ vực của cái chết, Đức Chúa Trời đã cho tôi cơ hội nghe tiếng Ngài và trở về nhà Ngài, được ăn uống lời Ngài và hưởng sự cung ứng sự sống, về việc Ngài đã chữa lành bệnh tật và cho tôi sống đến ngày hôm nay. Tất cả đều là sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Chúa Trời. Mọi việc Đức Chúa Trời làm cho tôi chính là tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài. Được thực hiện chút bổn phận là ân điển của Đức Chúa Trời và là điều tôi nên làm. Nhưng thay vì biết ơn, tôi lại dùng những điều này làm vốn liếng để đòi hỏi Đức Chúa Trời, và không ngừng đưa ra những yêu cầu với Ngài. Tôi thật sự thiếu lương tâm và nhân tính, tôi đã nợ Đức Chúa Trời quá nhiều! Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy hối hận. Trong lòng tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nguyện rằng từ nay trở đi, tôi sẽ không sống để tìm kiếm phúc lành nữa, rằng tôi sẽ mưu cầu lẽ thật, thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, cũng như thực hiện bổn phận cho tốt.
Sau đó, tôi đã đọc thêm nhiều lời Đức Chúa Trời, hiểu được cách tiếp cận với bệnh tật và cái chết một cách đúng đắn. Đức Chúa Trời phán: “Việc con người có thể mắc bệnh hay không, mắc bệnh nặng gì, ở mỗi một độ tuổi tình trạng sức khỏe như thế nào, đều không thay đổi theo ý chí của con người, đều có sự tiền định của Đức Chúa Trời. … Cho nên sức khỏe vào thời gian nào, ở độ tuổi nào có đau ốm như thế nào, có tình trạng như thế nào, những chuyện này đều có sự an bài của Đức Chúa Trời, bản thân con người không có cách nào quyết định, cũng giống như chuyện con người không thể quyết định thời điểm mà mình sinh ra. Cho nên, ngươi sầu khổ, âu lo, lo lắng vì những chuyện mình không quyết định được, thì có phải là ngu xuẩn hay không? (Thưa, phải.) Việc con người có thể giải quyết được thì bắt tay vào giải quyết, việc nào không làm được thì chờ đợi Đức Chúa Trời, con người nên âm thầm thuận phục, cầu xin Đức Chúa Trời che chở, đây là tâm thái họ nên có. Nếu thật sự có ốm đau, thật sự cận kề cái chết, thì con người cũng nên thuận phục, đừng nói những lời oán giận, đừng phản nghịch Đức Chúa Trời, đừng nói ra những lời báng bổ Ngài, công kích Ngài, mà phải giữ vững cương vị của loài thọ tạo, trải nghiệm, lĩnh hội tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, mà không lựa chọn. Đây phải là một trải nghiệm đặc biệt làm phong phú cuộc đời ngươi, chưa chắc đây không phải là một chuyện tốt, phải không? Cho nên, đối với chuyện ốm đau này, đầu tiên nên giải quyết tư tưởng và quan điểm sai lầm của người ta liên quan đến nguồn gốc bệnh tật, thì người ta sẽ không có loại lo lắng này nữa. Ngoài ra, đối với những điều chưa biết hoặc những điều đã biết, con người đều không có quyền kiểm soát, cũng không có năng lực để kiểm soát, bởi vì mọi sự đều nằm dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời. Thái độ và nguyên tắc thực hành mà con người nên có chính là chờ đợi và thuận phục. Từ nhận thức cho đến thực hành, đều nên căn cứ theo nguyên tắc lẽ thật mà làm, đây chính là mưu cầu lẽ thật” (Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Nếu có người đòi chết, chưa chắc họ đã chết, nếu có người đòi sống, chưa chắc họ sẽ sống, mọi sự đều nằm dưới sự tể trị và tiền định của Đức Chúa Trời, mọi sự đều được thay đổi và được quyết định bởi quyền hành và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, bởi sự an bài và tể trị của Ngài. Cho nên, ngươi bị bệnh nặng, một căn bệnh nặng có thể dẫn đến cái chết, nhưng chưa chắc sẽ chết, vậy cái chết này do ai quyết định? (Thưa, do Đức Chúa Trời.) Là do Đức Chúa Trời quyết định. Nếu đã do Đức Chúa Trời quyết định, con người không quyết định được chuyện này, thì họ còn sầu cái gì, lo lắng cái gì? Chuyện này cũng giống như việc cha mẹ ngươi là ai, ngươi sinh ra vào thời gian nào, sinh ra ở đâu vậy, không phải do ngươi lựa chọn. Lựa chọn sáng suốt nhất trong những chuyện này chính là thuận theo tự nhiên, thuận phục, không được lựa chọn, cũng không được vì thế mà dốc ra bất kỳ tâm tư, sinh lực nào, không được vì nó mà sầu khổ, mà âu lo, lo lắng. Nếu đã không thể lựa chọn, sao con người còn phải tiêu phí nhiều sinh lực, tâm tư vì nó như vậy, đây là ngu muội, không sáng suốt” (Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng thời điểm và loại bệnh tật mà một người gặp phải đều nằm trong sự tể trị và sắp đặt trước của Đức Chúa Trời chứ không phụ thuộc vào sự lựa chọn của họ. Mọi người nên buông bỏ những cảm xúc tiêu cực như sầu khổ, ưu tư và lo lắng, thản nhiên đối diện với những điều này, thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, tìm kiếm tâm ý của Ngài để rút ra được bài học. Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, lòng tôi bỗng nhiên được khai sáng, Việc tôi mắc bệnh khi nào, mức độ nghiêm trọng của bệnh ra sao và bao giờ tôi chết, tất cả đều nằm trong sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Không phải cứ sợ chết là tôi có thể tránh được cái chết, cũng không phải muốn chết là có thể chết được. Tôi có bệnh nặng, bị liệt hoặc qua đời thì đều do Đức Chúa Trời cho phép, tôi không có quyền oán trách hay đòi hỏi điều gì từ Ngài. Tôi nghĩ đến việc khi Gióp chống chọi với bệnh tật và tai họa, thay vì oán trách Đức Chúa Trời hay đánh mất đức tin, ông lại ca ngợi sự công chính của Ngài từ tận đáy lòng, ông nói: “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!” (Gióp 1:21). Sau khi được hưởng sự chăm tưới và cung ứng rất nhiều lời Đức Chúa Trời, tôi không nên đưa ra bất kỳ yêu cầu nào với Ngài khi đối diện với bệnh tật. Dù Đức Chúa Trời có cất đi bệnh tật của tôi hay để nó ở lại với tôi mãi mãi, tất cả đều nằm trong ý muốn tốt lành của Ngài, tôi không nên oán trách hay đòi hỏi. Cho dù một ngày nào đó tôi bị liệt hay đối diện với cái chết, tôi vẫn sẽ thuận phục sự an bài của Đấng Tạo Hóa. Điều tôi cần làm bây giờ là đối diện với bệnh tật và cái chết một cách đúng đắn, buông bỏ sầu khổ, ưu tư và lo lắng, giao phó mọi sự cho Đức Chúa Trời. Tôi lại phản tỉnh về việc trong suốt năm hai mươi qua, những người mắc căn bệnh như tôi, bất kể tuổi tác hay thời điểm phát bệnh sớm hay muộn, rất nhiều người trong số họ đã qua đời. Nếu không có sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, tôi đã không còn sống đến ngày hôm nay. Việc tôi còn sống và được hưởng sự chăm tưới của biết bao lời Đức Chúa Trời đã là ân điển của Ngài. Hiểu được những điều này, tôi không còn sợ hãi về việc mình sẽ chết khi nào, tôi nguyện thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Sau đó, mỗi ngày tôi đều tập trung ăn uống lời Đức Chúa Trời, suy ngẫm lời Ngài và viết bài chia sẻ trải nghiệm. Bất kể bệnh tình nghiêm trọng đến đâu, tôi vẫn cầu nguyện, ăn uống lời Đức Chúa Trời, tham gia nhóm họp và làm bổn phận của mình như bình thường. Đôi khi bệnh tái phát nặng, tôi đã cầu nguyện và đến gần Đức Chúa Trời, xin Ngài giữ cho lòng tôi luôn thuận phục. Đồng thời, tôi không ngừng phản tỉnh và nhận ra những ý định uế tạp trong lòng mình, rồi nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Bằng cách thực hành như vậy, mối quan hệ của tôi với Đức Chúa Trời trở nên gần gũi hơn, và tôi cảm nhận rằng căn bệnh này là một sự bảo vệ lớn lao dành cho tôi. Sau đó, chẳng biết từ lúc nào, cơn đau khắp cơ thể tôi đã dịu đi, huyết áp và đường huyết của tôi cũng trở lại bình thường. Tôi biết đây là lòng thương xót và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời dành cho tôi, và trong lòng tôi cảm tạ, ca ngợi Ngài!
Sau đó, tôi đã đọc thêm nhiều lời Đức Chúa Trời: “Ngươi nói xem, trong số hàng tỷ người trên toàn thế giới này, có ai có phúc phận được nghe nhiều lời Đức Chúa Trời như vậy, hiểu nhiều lẽ thật về cuộc đời như vậy, hiểu nhiều lẽ mầu nhiệm như vậy không? Ai có thể đích thân tiếp nhận sự dẫn dắt và chu cấp của Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự chăm sóc và bảo vệ của Ngài? Có ai có phúc phận này? Không có mấy người. Cho nên, những người như các ngươi hôm nay có thể sống trong nhà Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự cứu rỗi và sự chu cấp của Đức Chúa Trời, nghĩa là hiện tại dù các ngươi có chết cũng đáng giá, các ngươi được hưởng quá nhiều phúc phận rồi, có phải không? (Thưa, phải.) Xét từ điểm này, con người không nên bị chuyện chết hù dọa và kìm kẹp. Mặc dù không hưởng thụ được vinh hoa phú quý gì của thế gian, nhưng ngươi lại được Đấng Tạo Hoá rủ lòng thương xót, được nghe nhiều lời Đức Chúa Trời như vậy, đây có phải là hạnh phúc hay không? (Thưa, phải.) Cuộc đời này của ngươi dù sống được bao nhiêu năm cũng đáng giá, không có gì hối tiếc, bởi vì ngươi đã từng liên tục thực hiện bổn phận của mình trong công tác của Đức Chúa Trời, đã hiểu lẽ thật, hiểu lẽ mầu nhiệm của cuộc đời, hiểu con đường và mục tiêu nên mưu cầu trong đời, ngươi đã đạt được quá nhiều rồi! Ngươi đã sống thật đáng giá!” (Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã xúc động đến rơi lệ. Tôi đã may mắn được nghe tiếng Đức Chúa Trời trong thời kỳ cuối cùng của kế hoạch quản lý của Ngài, sống dưới sự chăm sóc và bảo vệ của Ngài, được hưởng sự cung ứng và chăm tưới từ biết bao lời Ngài, hiểu được nhiều mầu nhiệm của lẽ thật, và được hưởng những phúc lành mà con người thuộc mọi thời đại chưa từng trải qua. Bây giờ tôi chết cũng đáng. Nhưng vì tôi còn sống, nên tôi phải trân trọng từng ngày còn lại và siêng năng thực hiện bổn phận của mình. Cơn đau của tôi đang giảm dần từng ngày, sưng tấy ở các khớp chân cũng giảm đáng kể, khớp mắt cá chân bên phải của tôi gần như đã trở lại bình thường, và cơn đau khắp cơ thể cũng đã giảm bớt. Các anh chị em nói rằng sắc mặt tôi đã tươi tắn hơn, tôi trông khỏe mạnh và như thể tôi đã trờ thành một con người khác. Tôi thật sự vui mừng, trong lòng không ngừng cảm tạ Đức Chúa Trời vì tình yêu và sự cứu rỗi của Ngài!
Chính qua tình cảnh bệnh tật mà cuối cùng tôi mới nhận ra quan điểm của mình về việc tin Đức Chúa Trời là sai lầm, tôi đã không làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của một loài thọ tạo, mà lại chỉ tìm kiếm phúc lành và dùng bổn phận của mình để giao dịch với Đức Chúa Trời, từ đó đánh mất lương tâm và lý trí của một người bình thường. Hôm nay, tôi đã có chút hiểu biết về tâm tính bại hoại của mình và có những thay đổi trong quan điểm sai lầm về việc mưu cầu. Đây là kết quả của lời Đức Chúa Trời, và hơn nữa, đó là tình yêu của Ngài. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi của Ngài!