16. Những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng là cơ hội học hỏi
Có một thời gian, tôi đã phải ẩn náu tại nhà tiếp đãi để làm bổn phận, tránh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc truy lùng. Một ngày nọ, người phụ trách sau khi đi họp về đã thông công một số nguyên tắc lẽ thật về cách phân định con người. Tôi không khỏi cảm thấy ghen tị trong lòng, nghĩ thầm: “Được ra ngoài làm bổn phận thì vẫn tốt hơn, có thể tham gia nhóm họp nhiều hơn, đạt được nhiều lẽ thật và bước vào lẽ thật nhanh hơn, chứ không như mình, cả ngày chỉ làm bổn phận văn tự mà không ra ngoài. Ngoài nhiệm vụ đang làm, mình chỉ tiếp xúc với vợ chồng gia đình tiếp đãi và con chó của họ. Vòng tròn xã hội của mình nhỏ đến mức hầu như chẳng gặp ai. Thậm chí mình còn không có cơ hội nào để bộc lộ sự bại hoại của bản thân. Vậy làm sao mình có thể nhận biết bản thân và đạt được nhiều lẽ thật hơn đây?”. Lúc đó, tôi nghĩ: “Đức Chúa Trời quy định kết cục của con người dựa trên việc họ có lẽ thật hay không. Nếu cuối cùng mình không đạt được lẽ thật và tâm tính không thay đổi, thì liệu mình có được cứu rỗi không?”. Nghĩ đến đây, tôi không còn muốn làm bổn phận văn tự nữa. Tôi muốn xin người phụ trách giao cho mình bổn phận được tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, tham gia nhóm họp nhiều hơn. Sau đó, tôi lại cảm thấy điều này không hợp lý. Bổn phận được phân công dựa trên sự đánh giá toàn diện về tố chất và sở trường của mỗi người. Nếu tôi chọn lựa bổn phận theo ý mình, chính là tôi đang không vâng phục. Tôi nhìn chằm chằm vào máy tính, nghĩ đi nghĩ lại mà không thể nào tĩnh tâm được.
Chiều hôm sau, khi thấy người phụ trách lại ra ngoài họp, tôi cảm thấy đặc biệt ghen tị, nghĩ rằng: “Làm người phụ trách thật tốt. Họ không chỉ thường xuyên được gặp gỡ lãnh đạo và hiểu biết nhiều lẽ thật, mà còn được thực hành giải quyết vấn đề bằng lẽ thật trong nhiều nhóm khác nhau. Mỗi ngày đều có thu hoạch, đời sống tiến bộ rất nhanh! Bổn phận của mình thì chỉ ở trong nhà, tuy an toàn, nhưng ít nhóm họp như vậy thì làm sao mình đạt được lẽ thật đây?”. Tôi không khỏi sinh lòng oán trách và không muốn tiếp tục làm bổn phận này nữa. Nhưng rồi tôi nhớ đến lời người phụ trách nói về sự khó khăn khi tìm nhân sự làm công tác văn tự. Nếu tôi nói mình không muốn làm bổn phận này nữa, chẳng phải như vậy sẽ gây rắc rối cho hội thánh sao? Vì vậy, tôi đành tiếp tục. Dù vẫn công tác, nhưng trong lòng tôi lại không có tinh thần gánh trọng trách. Trong hai ngày tiếp theo, máy tính của tôi liên tục bị lỗi, cộng thêm việc tôi thiếu sự tận tâm với bổn phận, khiến công tác bị trì hoãn. Người phụ trách đã nhắc nhở tôi đừng chỉ tìm nguyên nhân bên ngoài, mà hãy phản tỉnh về tình trạng của bản thân. Vậy nên, tôi đã chia sẻ với anh ấy về điều mình tỏ lộ gần đây. Anh ấy hỏi: “Chị đã tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tình trạng của mình chưa? Chị không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại mà mình đã tỏ lộ, cũng không chịu học bài học ngay trước mắt. Chị nghĩ rằng đổi bổn phận khác sẽ giúp chị học được những bài học đó sao?”. Lời của người phụ trách khiến tôi cứng họng. Anh ấy nói rất đúng. Tôi nên chú trọng học hỏi từ những việc trước mắt và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình.
Rồi tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Trong lời của Đức Chúa Trời đều là lẽ thật mà con người cần có, đều là những gì có lợi và giúp ích nhất cho nhân loại. Nó là thuốc bổ và dưỡng chất mà cơ thể các ngươi cần, là thứ giúp con người khôi phục lại nhân tính bình thường của mình, là lẽ thật mà con người phải được trang bị. Các ngươi càng thực hành lời của Đức Chúa Trời nhiều bao nhiêu, sự sống của các ngươi sẽ càng nhanh chóng đơm hoa bấy nhiêu, và lẽ thật sẽ càng trở nên rõ ràng bấy nhiêu. Khi các ngươi lớn lên trong vóc giạc, các ngươi sẽ thấy mọi điều của cõi thuộc linh một cách rõ ràng hơn, và các ngươi sẽ càng có nhiều sức mạnh hơn để chiến thắng Sa-tan. Phần nhiều lẽ thật mà các ngươi không hiểu sẽ được làm sáng tỏ khi các ngươi thực hành lời của Đức Chúa Trời. Hầu hết mọi người đều hài lòng khi chỉ đơn thuần hiểu được câu từ của lời Đức Chúa Trời và tập trung vào việc trang bị cho bản thân những đạo lý hơn là đào sâu trải nghiệm của họ trong thực hành, nhưng đó chẳng phải là cách của người Pha-ri-si sao? Làm như vậy thì họ có thể đạt được thực tế của cụm từ ‘lời của Đức Chúa Trời là sự sống’ được không? Sự sống của một người không thể phát triển chỉ đơn giản bằng việc đọc lời Đức Chúa Trời, mà chỉ khi lời Đức Chúa Trời được đưa vào thực hành. Nếu ngươi tin rằng việc hiểu lời Đức Chúa Trời là tất cả những gì cần thiết để có sự sống và vóc giạc, thì sự hiểu biết của ngươi bị sai lầm rồi. Sự hiểu biết thực sự về lời Đức Chúa Trời xảy ra khi ngươi thực hành lẽ thật, và ngươi phải hiểu rằng ‘chỉ bằng cách thực hành lẽ thật thì nó mới có thể được hiểu rõ’. Hôm nay, sau khi đọc lời của Đức Chúa Trời, ngươi chỉ có thể nói rằng ngươi biết lời Đức Chúa Trời, nhưng ngươi không thể nói rằng ngươi hiểu được nó. Một số người nói rằng cách duy nhất để thực hành lẽ thật là phải hiểu nó trước, nhưng điều này chỉ đúng một phần và chắc chắn không hoàn toàn chính xác. Trước khi ngươi có kiến thức về một lẽ thật, ngươi đã không trải nghiệm lẽ thật đó. Việc cảm thấy rằng ngươi hiểu điều gì đó mình nghe trong một bài giảng không phải là sự hiểu biết thực sự – đây chỉ là việc có được những chữ nghĩa của lẽ thật, và nó không giống như việc hiểu được ý nghĩa thực sự trong đó. Chỉ có được kiến thức hời hợt về lẽ thật không có nghĩa là ngươi thực sự hiểu được nó hoặc có kiến thức về nó; ý nghĩa thực sự của lẽ thật đến từ việc trải nghiệm nó. Vì thế, chỉ khi ngươi trải nghiệm lẽ thật thì ngươi mới có thể hiểu được nó, và chỉ khi đó thì ngươi mới có thể nắm bắt được những phần ẩn giấu của nó. Đào sâu trải nghiệm của mình là cách duy nhất để nắm bắt những ý nghĩa và hiểu được bản chất của lẽ thật” (Một khi hiểu được lẽ thật, ngươi nên đưa nó vào thực hành, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời giúp tôi hiểu rằng để thực sự hiểu được lẽ thật đòi hỏi phải thực hành và bước vào lẽ thật trong đời sống thực tế, chỉ những ai chú trọng vào thực hành mới có thể hiểu được thực chất của lẽ thật. Nếu chỉ đọc lời Đức Chúa Trời hoặc nghe thông công của người khác mà không chú trọng thực hành hay bước vào lẽ thật, thì chỉ có thể hiểu được đạo lý, chứ không thật sự hiểu được lẽ thật. Tôi nghĩ về hai người lãnh đạo mà tôi quen biết trước đây. Họ công tác từ sáng đến tối, tổ chức nhóm họp và thông công khắp nơi với anh chị em. Họ đọc rất nhiều lời Đức Chúa Trời và tham dự vô số những buổi nhóm họp với lãnh đạo cấp trên. Dù hiểu nhiều lời lẽ và đạo lý, nhưng họ không chú trọng kiểm điểm sự bại hoại mà mình bộc lộ hay thực hành lời Đức Chúa Trời. Một trong số họ còn luôn tự tôn cao và làm chứng cho bản thân, đưa anh chị em đến trước mình, và cuối cùng trở thành kẻ địch lại Đấng Christ. Người lãnh đạo còn lại thì bị ám ảnh bởi địa vị, bất kỳ ai không thuận phục hay góp ý với anh ấy đều bị anh ấy gây khó dễ. Rồi rốt cuộc, vì làm nhiều việc ác nên anh ấy đã bị khai trừ khỏi hội thánh. Nhưng có những anh chị em làm bổn phận không khiến họ được chú ý và ít tiếp xúc với người khác, nhưng họ chú trọng vào phản tỉnh bản thân và biết mình theo lời Đức Chúa Trời, nên đời sống của họ dần phát triển. Có người thậm chí còn viết bài chứng ngôn trải nghiệm. Tôi cũng nghĩ đến Phê-rô trong Thời đại Ân điển. Ông đã nghe nhiều bài giảng của Đức Chúa Jêsus, nhưng không chỉ thỏa mãn ở việc nghe. Ông thường suy ngẫm lời Chúa và chú trọng thực hành chúng trong đời sống hằng ngày. Qua việc thực hành lẽ thật, ông nhận được sự khai sáng và dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Nhờ trải nghiệm dần dần như vậy, lẽ thật đã trở thành sự sống của ông, và ông đạt được thực tế trong việc thuận phục Đức Chúa Trời, kính sợ và yêu kính Ngài. Cũng như vậy, đến nay tôi đã nghe nhiều lời Đức Chúa Trời, nhiều bài giảng cũng như sự thông công về lối vào sự sống, nhưng vì tôi không mưu cầu lẽ thật, cũng không chú trọng phản tỉnh khi vấn đề xảy ra, và hiếm khi tìm kiếm lẽ thật khi làm việc, nên thu hoạch của tôi rất ít ỏi. Từ đó, tôi nhận ra rằng nếu chỉ tập trung vào việc trang bị đạo lý cho bản thân, thì dù hiểu biết bao nhiêu cũng không có nghĩa là đã hiểu lẽ thật. Tôi nghĩ đến việc trước đây mình thường đọc về lẽ thật trong sự thuận phục Đức Chúa Trời, và hiểu được rằng trong mọi hoàn cảnh, mình luôn phải giữ vững bổn phận, thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời. Nhưng khi hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt không phù hợp với quan niệm của mình, tôi mới thấy rằng bản thân vẫn thiếu thực tế trong sự thuận phục. Nghĩ rằng bổn phận này không hợp với ý mình, nên tôi đã chống đối và không muốn thuận phục. Tôi nhận ra rằng dù được thông công bao nhiêu, thì cũng không có nghĩa tôi đã hiểu hay đạt được lẽ thật. Những gì tôi hiểu được chỉ là lời lẽ và đạo lý, nếu không chú trọng thực hành lẽ thật, thì tôi vẫn không thể thực sự đạt được lẽ thật, cũng không thể thay đổi tâm tính sự sống của mình.
Tôi tiếp tục tìm kiếm dựa trên tình trạng của mình và đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời rằng: “Sự biến đổi của một tâm tính bại hoại không xảy ra trong một sớm một chiều. Người ta phải liên tục phản tỉnh và biết mình trong mọi vấn đề. Họ phải kiểm xét hành động và hành vi của mình chiếu theo lời Đức Chúa Trời, cố gắng để biết mình và tìm ra con đường thực hành lẽ thật. Đây là cách để xử lý một tâm tính bại hoại. Cần phải phản tỉnh và khai quật những tâm tính bại hoại bộc lộ trong đời sống thường nhật, thực hành mổ xẻ và phân định dựa trên nhận thức về lẽ thật của mình, và dần dần đột phá sao cho có thể thực hành lẽ thật và hành động tương hợp với lẽ thật. Khi mưu cầu, thực hành và biết mình như thế, những bộc lộ bại hoại bắt đầu giảm đi, và có hy vọng rằng tâm tính của người ta cuối cùng sẽ được biến đổi. Con đường là như thế. Sự biến đổi tâm tính của người ta là vấn đề về sự trưởng thành trong sự sống. Người ta phải nắm vững và thực hành lẽ thật. Chỉ khi thực hành lẽ thật họ mới có thể giải quyết vấn đề của tâm tính bại hoại. Nếu tâm tính bại hoại tiếp tục bộc lộ không ngừng, thậm chí đến mức bộc lộ trong mọi lời nói và hành động, thì nghĩa là tâm tính của người đó chưa được biến đổi. Bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tâm tính bại hoại thì phải được mổ xẻ và khai quật một cách nghiêm túc. Người ta phải tìm kiếm lẽ thật để phơi bày và giải quyết căn nguyên gây ra tâm tính bại hoại. Chỉ có như thế mới giải quyết triệt để vấn đề của tâm tính bại hoại. Một khi ngươi đã tìm ra con đường này, thì có hy vọng về sự biến đổi trong tâm tính của ngươi. Đây không phải là những vấn đề rỗng tuếch, chúng có quan hệ đến đời thực. Mấu chốt là ở việc liệu người ta có thể toàn tâm, dốc sức hướng đến thực tế lẽ thật hay không, và có thể thực hành lẽ thật hay không. Chỉ cần có thể thực hành lẽ thật thì họ có thể dần bắt đầu thoát khỏi tâm tính bại hoại của mình. Rồi họ có thể hành xử theo những yêu cầu của Đức Chúa Trời và theo đúng vị trí của mình. Khi tìm được đúng vị trí của mình, giữ đúng vai trò của mình là một loài thọ tạo, và trở nên một người thật sự thờ phượng và thuận phục Đức Chúa Trời, thì họ sẽ được Đức Chúa Trời khen ngợi” (Nguyên tắc nên có trong hành xử, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã phán rất rõ rằng tâm tính bại hoại của con người được tỏ lộ mỗi ngày. Mọi sự việc, mọi lời nói đều có thể pha trộn tâm tính bại hoại cùng suy nghĩ và quan điểm sai lầm. Con người cần tìm kiếm lẽ thật để nhận biết và giải quyết những vấn đề này. Cuối cùng, một người có thể đạt được lẽ thật và thay đổi tâm tính hay không phụ thuộc vào việc họ có mưu cầu và thực hành lẽ thật hay không. Không phải cứ tiếp xúc với nhiều người thì sẽ tỏ lộ được nhiều sự bại hoại hơn, hay cứ ở nhà và ít tiếp xúc với người khác thì sẽ ít tỏ lộ sự bại hoại hơn. Đây là quan niệm và tưởng tượng của riêng tôi. Thực ra, ngay cả khi ai đó làm bổn phận ít tiếp xúc với người khác, chỉ cần họ gánh trọng trách đối với lối vào sự sống của mình, chú ý đến quan điểm và suy nghĩ của bản thân trong mọi chuyện, cẩn thận kiểm điểm chúng, và kịp thời tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những bại hoại được phát hiện, thì họ vẫn có thể đạt được lẽ thật và trải nghiệm sự thay đổi. Nghĩ về bản thân, dù bổn phận hiện tại của tôi ít tiếp xúc với người khác, nhưng tôi vẫn tỏ lộ nhiều sự bại hoại trong công tác. Có lúc công tác bận rộn và phải thức khuya, bởi có một vấn đề nhỏ về thị lực, nên tôi lo mắt mình phải làm việc quá sức, sợ rằng nếu hỏng mắt thì tôi sẽ không thể tiếp tục làm bổn phận và không được cứu rỗi, thế là tôi chểnh mảng và trì hoãn công tác. Có lúc, tôi làm bổn phận qua loa, không kiểm tra chi tiết công tác, dẫn đến phải làm lại và làm chậm tiến độ công tác. Tôi thấy bản tính lưu manh của mình quá nghiêm trọng. Tôi cũng nhớ lại trước đây, khi còn làm một bổn phận yêu cầu phải gặp gỡ mọi người và họp hành mỗi ngày, dù bản thân đã bộc lộ nhiều sự bại hoại, nhưng tôi lại viện cớ rằng mình bận rộn làm bổn phận để né tránh việc phản tỉnh, và rất ít khi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình. Tôi đã kinh qua nhiều trải nghiệm, cũng bộc lộ nhiều sự bại hoại, nhưng lại chẳng đạt được bao nhiêu lẽ thật. Giờ đây, khi làm bổn phận văn tự, tôi chỉ chú trọng hoàn thành công việc mỗi ngày, hiếm khi đến trước Đức Chúa Trời để phản tỉnh về sự bại hoại của mình. Ngoài lúc làm bổn phận ra, tâm trí tôi thường ở trong trạng thái trống rỗng, hoặc tôi sẽ nghĩ về việc hưởng thụ xác thịt, tình cảm gia đình, danh tiếng và địa vị, toàn là những điều không liên quan đến lẽ thật. Lối vào sự sống của tôi chẳng có chút tiến triển nào. Tôi nhận ra rằng việc đạt được lẽ thật không phụ thuộc vào bổn phận người ta làm, mà điều quan trọng là họ có chú trọng phản tỉnh, và có nghiêm túc nỗ lực để giải quyết sự bại hoại mà mình bộc lộ hay không. Nếu không tìm kiếm lẽ thật và phản tỉnh, thì dù có trở thành người phụ trách, họ cũng sẽ không đạt được lẽ thật và chẳng thể được cứu rỗi. Đối diện với những thực tế này, tôi thấy quan điểm của mình trước đây thật vô lý và sai lầm! Vì không hiểu lẽ thật, nên tôi đã nhìn nhận mọi thứ bằng quan điểm sai lầm, luôn muốn vứt bỏ bổn phận này, không chịu thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời. Tôi cũng làm bổn phận một cách hời hợt, nếu tôi tiếp tục như vậy thì sẽ chỉ khiến công tác bị trì hoãn và khiến Đức Chúa Trời ghét bỏ tôi mà thôi. Tôi nhận ra việc có suy nghĩ và quan điểm đúng đắn khi mưu cầu lẽ thật mới quan trọng biết bao. Hiểu được điều này, tôi không còn kén chọn bổn phận nữa, mà sẵn lòng nắm bắt cơ hội hiện tại để làm bổn phận của mình, chú ý đến suy nghĩ và quan điểm của bản thân khi có chuyện xảy ra, và tìm kiếm lẽ thật để kịp thời giải quyết chúng.
Trong lúc phản tỉnh, tôi nhận ra rằng việc tôi không thể thuận phục để làm bổn phận hiện tại của mình không chỉ do quan điểm sai lầm, mà còn xuất phát từ dục vọng muốn nhận phúc lành. Tôi đã nghĩ rằng nếu làm bổn phận này thì mình sẽ đạt được ít lẽ thật hơn, đồng nghĩa với việc hy vọng nhận phúc lành của mình sẽ ít đi, nên tôi đã không muốn làm bổn phận này. Tôi nhận ra ý định của bản thân khi tin Đức Chúa Trời và làm bổn phận thật là sai trái. Tôi đã đọc những lời này của Đức Chúa Trời: “Mọi người tin Đức Chúa Trời hòng để được ban phước, được tưởng thưởng, được đội mão triều thiên. Chẳng phải điều này tồn tại trong lòng mọi người sao? Thật sự là như vậy. Mặc dù mọi người không thường nói về nó, và thậm chí còn che đậy động cơ và ham muốn được phước, nhưng khao khát và động cơ sâu thẳm trong lòng người này luôn bất di bất dịch. Dù con người có hiểu được bao nhiêu lý thuyết thuộc linh, họ có nhận thức trải nghiệm gì, có thể thực hiện bổn phận gì, phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ, hay phải trả giá thế nào, họ cũng không bao giờ buông bỏ được động lực muốn có phước lành ẩn giấu sâu trong lòng, và luôn âm thầm lao nhọc phục vụ động lực đó. Chẳng phải đây là điều sâu kín nhất trong lòng người sao? Nếu không có động cơ nhận được phước lành này, các ngươi sẽ cảm thấy thế nào? Các ngươi sẽ thực hiện bổn phận của mình và đi theo Đức Chúa Trời với thái độ ra sao? Con người sẽ ra sao nếu động cơ được nhận phước lành ẩn sâu trong lòng họ bị dẹp bỏ? Có lẽ nhiều người sẽ trở nên tiêu cực, trong khi một số người sẽ trở nên mất động lực làm bổn phận. Họ sẽ mất hứng thú trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, như thể linh hồn của họ đã tan biến. Trông họ như thể bị mất hồn. Đó là lý do tại sao Ta phán động cơ được nhận phước lành là điều được ẩn giấu sâu kín trong lòng người” (Sáu dấu chỉ của sự phát triển trong sự sống, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Lời Đức Chúa Trời đã vạch trần tình trạng của tôi. Khi tin Đức Chúa Trời, tôi đã vứt bỏ mọi thứ, dâng mình và nỗ lực công tác, tất cả đều nhằm một mục đích duy nhất là nhận phúc lành. Khi không nhận được phúc lành, tôi liền mất động lực làm bổn phận, không còn nhiệt tình với bất cứ điều gì. Từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, tôi luôn nhiệt tình làm bổn phận, từ bỏ công việc và hôn nhân, sẵn sàng chịu khổ và trả giá vì bổn phận. Khi được phân công làm bổn phận văn tự, tôi đã cho rằng bổn phận này ít liên quan đến những buổi nhóm họp bên ngoài và ít có cơ hội đạt được lẽ thật hơn, như thế sẽ gây trở ngại đến sự cứu rỗi của tôi. Vì vậy, tôi muốn người phụ trách giao cho mình bổn phận khác, còn oán trách rằng bổn phận mình được phân công không phù hợp. Tôi đã bắt đầu làm bổn phận một cách qua loa, chểnh mảng và trì hoãn công tác. Tôi thấy những hy sinh và nỗ lực của mình trong bổn phận đều do ham muốn nhận phúc lành chi phối. Trong đức tin, tôi chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, xem bổn phận như một phương tiện để đạt được phúc lành. Nếu một bổn phận có khả năng giúp tôi nhận phúc lành, tôi sẽ làm rất hăng hái, còn nếu không, tôi lại trở nên tiêu cực và chống đối nó. Tôi đã không mưu cầu việc thuận phục và làm thoả mãn Đức Chúa Trời, cũng không làm bổn phận với lòng chân thành của một loài thọ tạo đối với Đức Chúa Trời. Nếu tiếp tục như vậy, tôi chỉ có thể bị Đức Chúa Trời ghê tởm, và cuối cùng bị Ngài loại bỏ. Tôi phải vâng phục sự sắp đặt của hội thánh, tận tâm và chăm chỉ làm bổn phận, tập trung phản tỉnh trong mọi sự để rút ra bài học, cũng như mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính.
Những ngày sau đó, tôi tập trung vào việc rút ra bài học từ những điều mình gặp phải. Người anh em trong nhà tiếp đãi rất nhiệt tình làm bổn phận nhưng lại không chú ý nhiều đến lối vào sự sống. Trước đây, tôi có ý tốt muốn giúp đỡ anh ấy, luôn cố gắng giúp anh ấy học cách biết mình qua những sự việc đã xảy ra, nhưng điều này lại khiến anh ấy cảm thấy chống đối và cự tuyệt. Tôi rất ấm ức vì điều này, băn khoăn rằng tại sao ý tốt của mình lại không được trân trọng. Qua phản tỉnh, tôi nhận ra rằng mình có tâm tính ngạo mạn và đang ép buộc người khác phải nghe theo mình. Ngoài ra, tôi cũng thiếu nguyên tắc trong việc giúp đỡ người khác. Rồi tôi đọc “Nguyên tắc giúp đỡ người khác bằng tình yêu thương” và hiểu rằng khi giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng không được làm họ vấp ngã mà phải mang lại lợi ích cho họ. Đồng thời tôi nên đối xử với người khác tùy theo vóc giạc của họ, kiên nhẫn và ân cần hướng dẫn họ, không ép buộc họ phải tiếp nhận quan điểm của mình. Hơn nữa, một thời gian trước, nhiều anh chị em đã ra ngoài thành phố để rao truyền phúc âm. Vì một số lý do, tôi không thể đi cùng nên tôi đã cảm thấy rất tiêu cực và chán nản, thậm chí còn oán trách tại sao Đức Chúa Trời lại để điều này xảy ra với mình. Sau đó, tôi tập trung tìm kiếm lẽ thật. Qua việc đọc lời Đức Chúa Trời và phản tỉnh về bản thân, tôi nhận ra quan điểm sai lầm và ý định tìm kiếm phúc lành của mình. Tôi đã nghĩ rằng nếu đi ra ngoại thành để làm bổn phận thì sẽ có nhiều cơ hội thực hành hơn, từ đó có nhiều hy vọng đạt được lẽ thật và sự cứu rỗi hơn. Khi không đạt được mục tiêu này, tôi đã trở nên tiêu cực và oán trách. Tôi nhận ra rằng với tư cách là một loài thọ tạo, tôi nên thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đấng Tạo Hóa, và rằng việc một người có thể đạt được lẽ thật hay không phụ thuộc vào việc họ có nỗ lực và trả giá vì lẽ thật hay không, chứ không phụ thuộc vào nơi họ làm bổn phận. Tôi nên giữ vững bổn phận của mình, mưu cầu lẽ thật, rút ra bài học trong hoàn cảnh hiện tại, và làm tốt bổn phận. Đây mới là điều tôi nên mưu cầu.
Phản tỉnh về những trải nghiệm trong thời gian qua, tôi hiểu rằng trong đức tin nơi Đức Chúa Trời, việc một người có thể đạt được lẽ thật hay không không phụ thuộc vào bổn phận mà họ làm, mà phụ thuộc vào việc họ có yêu mến và thực hành lẽ thật hay không. Nếu họ nghiêm túc với những chuyện thường ngày, chú trọng vào phản tỉnh sự bại hoại của bản thân và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, nỗ lực thay đổi tâm tính, thì mỗi ngày họ đều có thu hoạch. Giờ đây, tôi không còn thấy chống đối với bổn phận văn tự này nữa, mà đã có thể thuận phục. Tôi cũng nguyện trân trọng bổn phận này và nỗ lực mưu cầu lẽ thật.