91. Mưu cầu lẽ thật bất kể tuổi tác

Mấy năm nay tôi bị huyết áp cao, sức khỏe không được tốt, thường phải ở nhà nghỉ ngơi, chỉ thực hiện vài bổn phận phù hợp với khả năng của mình. Tháng 7 năm ngoái, người phụ trách chăm tưới biết trước đây tôi từng chăm tưới người mới, nên đã giao cho tôi bổn phận chăm tưới. Được thực hiện bổn phận này một lần nữa, tôi cảm thấy rất vui, và thầm quyết tâm thực hiện tốt bổn phận của mình. Khi thấy hai người phụ trách đều khoảng ba mươi tuổi, có tố chất tốt, nhanh chóng tiếp thu các nguyên tắc, ngoài ra còn có chị Tân Hân nhiệt huyết, trẻ tuổi và học hỏi rất nhanh, tôi càng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Năm nay tôi cũng đã sáu mươi tuổi rồi, mà vẫn có thể thực hiện bổn phận cùng với các anh chị em trẻ tuổi, tôi cảm thấy như thể mình cũng được trẻ lại. Tôi thường đạp xe tới các buổi hội họp dành cho người mới, vừa đạp vừa ngân nga những bài thánh ca, lòng đầy nhiệt huyết thực hiện bổn phận. Sau một khoảng thời gian, dù về mặt hiểu biết nguyên tắc hay về phương diện lối vào sự sống, tôi đều cảm thấy mình đạt được chút tiến bộ, trong lòng càng yêu thích bổn phận này hơn. Nhưng dù rất phấn khích, tôi vẫn có vài mối lo. Tôi bị huyết áp cao và sức khỏe không tốt, thường thấy kiệt sức sau một ngày thực hiện bổn phận, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi ngay lập tức. Nhóm họp xong, Tân Hân và những người khác có thể tiếp tục tổng kết những sai sót trong bổn phận và sắp xếp các công việc cho ngày hôm sau. Còn tôi, dù cũng muốn làm được nhiều việc như các đồng sự trẻ, nhưng ngay khi ăn tối xong thì liền cảm thấy buồn ngủ và bắt đầu ngủ gà ngủ gật, nên đành phải về giường sớm. Có thời điểm, ba ngày liên tiếp tôi không có giấc ngủ ngon, cơ thể không chịu đựng nổi, không thể thực hiện bổn phận một cách bình thường, phải nhờ Tân Hân chủ trì buổi hội họp thay mình. Sau sự việc đó, tôi rất chán nản, thậm chí không thể thực hiện được các bổn phận bình thường, còn phải cần người khác giúp đỡ. Có vẻ như tôi sẽ bị cách chức sớm thôi. Thậm chí, khi người phụ trách thông công các nguyên tắc chăm tưới và con đường thực hành tốt cho người mới, Tân Hân và những người khác có thể hiểu ngay, áp dụng vào các tình huống khác nhau và sử dụng chúng một cách thực tế trong bổn phận, còn tôi thì phải suy ngẫm khá lâu, đôi khi còn phải nhờ người phụ trách thông công thêm cho tôi hiểu. Suốt thời gian đó, trong lòng tôi luôn cảm thấy bất an, không có nổi một đêm yên giấc. Tôi lo mình tuổi đã cao, sức khỏe thì kém, cái gì cũng chậm tiếp thu, lại rất dễ quên, nếu một ngày nào đó tôi không thể thực hiện bổn phận nữa, thì liệu con đường đức tin của tôi có chấm dứt luôn không? Tôi có còn được cứu rỗi không? Trong lòng tôi luôn có cảm giác chán nản, không còn tập trung trong bổn phận, hiệu quả thực hiện bổn phận thua kém Tân Hân rất nhiều. Tôi không thích cảm giác làm một bà lão, tôi xem mình là kẻ già cả và vô dụng, luôn lo lắng rằng mình sẽ bị điều chỉnh bổn phận. Trong lòng tôi ghen tị với những người trẻ kia, nghĩ rằng sẽ tuyệt biết bao nếu tôi có thể quay về hai mươi năm trước và lại tràn trề sức trẻ như xưa, có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời đến cùng, vậy thì sẽ có hy vọng vào được vương quốc của Ngài. Nghĩ về những điều này, trong lòng tôi không khỏi cảm thấy buồn bã và lo lắng cho đích đến của mình.

Một hôm, lãnh đạo đến thăm nơi tôi đang ở, bảo tôi rằng: “Vì chị năm nay đã lớn tuổi và còn bị huyết áp cao, chúng tôi sẽ sắp xếp cho chị lo sự vụ chung, để không cần chạy tới chạy lui nữa”. Tôi khó lòng tiếp nhận điều này: Tôi đặc biệt yêu thích bổn phận chăm tưới và chưa từng nghĩ đến chuyện từ bỏ, nhưng giờ đột nhiên lại bị điều chỉnh. Mỗi năm trôi qua, tôi lại càng già đi, tương lai sẽ càng không thể thực hiện bổn phận chăm tưới. Tôi cảm thấy như vừa bị ai đó dội một gáo nước lạnh, bất thình lình dập tắt ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng tôi. Các anh chị em đọc lời Đức Chúa Trời và thông công tâm ý của Ngài với tôi, nhưng tôi không nghe lọt tai câu nào cả. Tôi ngồi đó, cảm thấy tê dại và hầu như không thể ngồi thẳng được. Đêm đó, tôi lăn qua lăn lại, trằn trọc mãi không ngủ được, nghĩ đến các anh chị em trẻ tuổi tràn đầy năng lượng và sức sống, nhanh chóng hiểu được lẽ thật và các nguyên tắc, họ xứng đáng được bồi dưỡng. Những người trẻ này có cả một tương lai phía trước. Còn những người già như tôi, muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời, nhưng sức khỏe không cho phép, không thể hiểu được nhiều lẽ thật, không đáng để được bồi dưỡng. Hơn nữa, tôi còn bị bệnh, cơ thể có thể quỵ ngã bất cứ lúc nào, Đức Chúa Trời chắc chắn cũng không có thiện cảm với bà già như tôi, khó nói trước được liệu đích đến của tôi có tốt đẹp hay không. Giá như tôi trẻ lại hai mươi tuổi để có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời thì hay biết mấy! Càng nghĩ về chuyện đó, tôi càng thấy muộn phiền và chán nản, cảm giác như có một tảng đá nặng đè lên ngực, cảm giác gần như không thở nổi. Tôi đau khổ vì bị điều chỉnh bổn phận, đến mức cả đêm không tài nào chợp mắt được.

Ngày hôm sau, tình cờ có buổi hội họp giữa những người chăm tưới, tôi nhìn thấy người phụ trách là Triệu Lương chạy ngang nơi tôi ở. Thấy anh ấy đi dự hội họp, tim tôi như bị dao đâm. Nếu không bị điều chỉnh bổn phận, thì tôi đã cùng anh ấy đi họp, giờ thì không còn cơ hội nữa rồi. Tại sao tôi lại phải già đi và bệnh hoạn thế này? Nghĩ đến những điều đó, tôi cảm thấy trong lòng trống rỗng và không biết phải bước tiếp thế nào. Tôi thẫn thờ ngồi trên ghế đẩu, nhìn trân trân lên bầu trời bên ngoài, cảm thấy con đường đức tin của mình thật mờ mịt, khó có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy đau khổ, hai hàng nước mắt bất chợt chảy dài trên mặt. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Bổn phận của con bị điều chỉnh, thật lòng con không thể tiếp nhận và thuận phục. Con biết như thế là phản nghịch Ngài, khiến Ngài ghê tởm. Lạy Đức Chúa Trời! Xin Ngài dẫn dắt để con biết mình và có thể thuận phục”. Sau đó, Triệu Lương thấy tình trạng của tôi ở nhà không ổn, bèn đọc cho tôi nghe một đoạn lời Đức Chúa Trời. “Khi bổn phận của ngươi được điều chỉnh, ngươi phải học cách thuận phục. Sau khi ngươi đã được đào tạo trong bổn phận mới một thời gian và thực hiện bổn phận có hiệu quả, ngươi sẽ thấy mình thực hiện bổn phận này hợp hơn, sẽ có thể nhận ra rằng chọn bổn phận dựa trên ý thích của mình là sai lầm. Như vậy, vấn đề này chẳng phải được giải quyết rồi sao? Quan trọng nhất là nhà Đức Chúa Trời sắp xếp ai thực hiện bổn phận nào không phải là dựa trên ý thích của người ta, mà dựa trên nhu cầu của công tác và liệu việc thực hiện bổn phận có thể đạt hiệu quả hay không. Theo các ngươi, nhà Đức Chúa Trời có nên sắp xếp bổn phận dựa trên ý thích cá nhân không? Có nên chọn người cho bổn phận dựa trên điều kiện là thỏa mãn ý thích cá nhân của họ không? (Thưa, không nên.) Cái nào phù hợp với các nguyên tắc dùng người của nhà Đức Chúa Trời? Cái nào phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật? Đó là chọn người dựa trên nhu cầu của công tác trong nhà Đức Chúa Trời và hiệu quả thực hiện bổn phận của người ta. Ngươi có một số sở thích và hứng thú, và ngươi có chút nguyện vọng thực hiện bổn phận, nhưng những nguyện vọng, hứng thú và sở thích của ngươi có nên vượt lên trên công tác của nhà Đức Chúa Trời không? Nếu ngươi cứ một mực khăng khăng, nói: ‘Tôi phải làm công tác này; nếu không cho tôi làm thì tôi không muốn sống nữa, tôi không muốn thực hiện bổn phận nữa. Nếu không cho tôi thực hiện công tác này, tôi sẽ chẳng có tâm tư để làm gì cả, cũng chẳng dốc hết sức cho nó được’, chẳng phải điều đó cho thấy có vấn đề trong thái độ của ngươi đối với việc thực hiện bổn phận sao? Chẳng phải như thế là không có chút lương tâm và lý trí nào sao? Để thỏa mãn nguyện vọng, hứng thú và sở thích cá nhân của mình, ngươi không ngần ngại làm ảnh hưởng và trì hoãn công tác của hội thánh. Như thế có hợp lẽ thật không? Con người nên đối đãi những việc không hợp lẽ thật như thế nào? Có những người nói: ‘Người ta phải hy sinh bản thân vì tập thể’. Điều đó có đúng không? Đó có phải là lẽ thật không? (Thưa, không.) Đó là kiểu câu nói gì? (Thưa, đó là luận điệu sai lầm của Sa-tan.) Đó là câu nói sai lầm, câu nói mê hoặc và giả trá. Nếu ngươi áp dụng câu nói ‘Người ta phải hy sinh bản thân vì tập thể’ vào bối cảnh thực hiện bổn phận, thì ngươi đang chống đối và báng bổ Đức Chúa Trời. Tại sao lại là báng bổ Đức Chúa Trời? Bởi vì ngươi đang áp đặt ý mình lên Đức Chúa Trời, và đó chính là báng bổ! Ngươi đang cố đánh đổi sự hy sinh cá nhân của mình lấy sự hoàn thiện và phúc lành của Đức Chúa Trời; ý định của ngươi là giao dịch với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cần ngươi phải hy sinh bất cứ thứ gì của mình; điều Đức Chúa Trời yêu cầu là con người phải thực hành lẽ thật và chống lại xác thịt. Nếu không thể thực hành lẽ thật, thì ngươi đang phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời. Ngươi thực hiện bổn phận không tốt bởi vì ý định của ngươi không đúng đắn, quan điểm nhìn nhận mọi sự của ngươi không đúng đắn, và lời nói của ngươi hoàn toàn trái với lẽ thật. Nhưng nhà Đức Chúa Trời không tước bỏ quyền thực hiện bổn phận của ngươi; chỉ là những bổn phận của ngươi được điều chỉnh bởi vì ngươi không phù hợp với bổn phận này, và ngươi được phân công lại cho một bổn phận phù hợp với mình. Chuyện này rất bình thường và dễ hiểu. Con người nên đối đãi với việc này một cách đúng đắn(Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng đạt được phước lành, Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ). Đọc xong lời Ngài, Triệu Lương thông công với tôi: “Khi điều chỉnh bổn phận của ai đó, nhà Ngài không tước đi cơ hội thực hiện bổn phận và được cứu rỗi của họ, mà chỉ sắp xếp công tác hợp lý dựa trên nhu cầu của hội thánh. Lần này chiếu theo tình trạng thể chất của chị, chị đã lớn tuổi và bị huyết áp cao, nếu tiếp tục thực hiện bổn phận bằng cách đạp xe đi dự hội họp khắp nơi, lỡ như có sự cố xảy ra, thì không chỉ bất lợi cho hội thánh mà còn có hại cho bản thân chị. Tốt nhất chị nên về hội thánh địa phương để thực hiện bổn phận, trước tiên hãy thuận phục, tiếp nhận từ Đức Chúa Trời và rút ra bài học đã”. Nghe Triệu Lương thông công xong, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Tôi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm nhưng vẫn không thuận phục chút nào. Mặc dù tôi thích thực hiện bổn phận chăm tưới và cũng nhiệt tình không kém những người trẻ tuổi, nhưng thực tế là tôi đã hơn sáu mươi tuổi rồi, trong người mang bệnh, tinh lực, trí nhớ và khả năng tiếp thu những điều mới đều không tốt bằng người trẻ. Nếu để tôi tiếp tục thực hiện bổn phận này thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chăm tưới người mới. Hiện tại, hội thánh dựa trên kết quả công tác và tình trạng sức khỏe của tôi mà sắp xếp cho tôi một bổn phận phù hợp hơn, tôi cần phải có lý trí, tiếp nhận và thuận phục. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nguyện ý thuận phục sự tể trị và an bài của Ngài, cố gắng hết sức để phối hợp trong bổn phận mới của mình. Sau đó, tôi bắt đầu tự hỏi, khi được điều chỉnh bổn phận, tại sao tôi lại không thể thuận phục? Tại sao tôi lại chán nản đến vậy? Trong lúc tìm kiếm, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời. “Trong số các anh chị em còn có những người lớn tuổi, những người tuổi từ 60 đến khoảng 80, 90 tuổi, cũng gặp một số khó khăn vì lớn tuổi. Dù tuổi đời cao nhưng suy nghĩ của họ chưa chắc là đúng đắn hay có lý tính, và những tư tưởng cũng như quan điểm của họ chưa chắc là phù hợp với lẽ thật. Những người lớn tuổi này cũng có những vấn đề và họ luôn lo lắng: ‘Sức khỏe của mình không còn tốt nữa và bổn phận có thể thực hiện được cũng có hạn. Nếu mình chỉ thực hiện bổn phận nhỏ này thì liệu Đức Chúa Trời có nhớ đến mình không? Thỉnh thoảng mình bị ốm đau và cần có người chăm sóc. Khi không có ai chăm sóc, mình không thể thực hiện bổn phận được, vậy mình biết làm gì đây? Mình đã già, không nhớ được lời Đức Chúa Trời khi đọc và rất khó để hiểu được lẽ thật. Khi thông công về lẽ thật, mình nói năng rối rắm và phi logic, chẳng có trải nghiệm nào đáng để chia sẻ cả. Mình già rồi, không còn đủ sinh lực, thị lực không tốt và cũng chẳng còn thể lực nữa. Mọi thứ đều khó khăn với mình. Mình không những không thể thực hiện bổn phận mà còn dễ quên và dễ làm sai. Đôi khi mình lơ mơ và gây phiền toái cho hội thánh cũng như cho các anh chị em. Mình muốn đạt được sự cứu rỗi và mưu cầu lẽ thật nhưng khó quá. Mình biết làm gì đây?’ Vừa nghĩ đến chuyện này, họ liền băn khoăn: ‘Tại sao đến tuổi này mình mới bắt đầu tin vào Đức Chúa Trời chứ? Tại sao mình không như những người ở độ tuổi 20, 30, hay thậm chí là những người ở độ tuổi 40, 50 chứ? Tại sao đến khi đã quá già, mình mới biết đến công tác của Đức Chúa Trời? Không phải số phận mình tồi tệ; ít nhất thì giờ mình cũng đã theo kịp được công tác của Đức Chúa Trời. Số phận mình thật tốt, và Đức Chúa Trời đã rất tốt với mình! Chỉ có một điều không được như ý lắm, đó là mình đã quá già rồi. Trí nhớ thì không tốt lắm, sức khỏe cũng không ổn gì, nhưng lòng mình thì kiên vững. Chỉ là cơ thể không nghe lời mình, và trong các buổi nhóm họp, cứ nghe được một lúc thì mình lại buồn ngủ. Đôi khi mình nhắm mắt để cầu nguyện rồi lại ngủ quên mất, tâm trí thì lan man khi đọc lời Đức Chúa Trời. Đọc được một lúc thì lại buồn ngủ và ngủ gật, không thấm được lời Ngài. Mình biết làm gì đây? Với những khó khăn thực tế như vậy, liệu mình còn có thể mưu cầu và hiểu được lẽ thật không? Nếu không thể mưu cầu và hiểu được lẽ thật, lại còn không thể thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật, thì chẳng phải tất cả đức tin của mình đều là vô ích sao? Chẳng phải mình sẽ không thể được cứu rỗi sao? Mình biết làm gì đây? Mình lo quá! Ở tuổi này mọi thứ không còn quan trọng nữa. Giờ mình đã tin vào Đức Chúa Trời, mình không còn lo lắng hay phải lo âu về bất cứ điều gì nữa, con cái đã lớn rồi và chúng không cần mình chăm sóc hay nuôi dạy nữa, mong muốn lớn nhất đời mình là mưu cầu lẽ thật, thực hiện bổn phận của một loài thọ tạo và cuối cùng đạt được sự cứu rỗi lúc sinh thời. Tuy nhiên, giờ nhìn vào tình hình thực tế của mình, mắt mờ lòa do tuổi tác, trí óc thì mơ mơ hồ hồ, sức khỏe kém, không thể làm tròn bổn phận của mình, đôi khi làm việc trong khả năng của mình thì còn gây ra phiền phức, có vẻ như việc đạt được sự cứu rỗi là không dễ dàng’. Họ nghĩ đi nghĩ lại những điều này và trở nên trăn trở: ‘Dường như mọi điều tốt đẹp đều chỉ xảy đến cho người trẻ tuổi, chứ không phải cho người già. Có vẻ như dù mọi chuyện có tốt đến đâu thì mình cũng không có phúc hưởng nữa rồi’. Càng nghĩ đến những điều này, họ càng buồn phiền và âu lo hơn. Họ không chỉ lo cho bản thân mình mà còn cảm thấy đau lòng. Nếu khóc thì họ cảm thấy thật không đáng để khóc, nhưng nếu không khóc thì nỗi đau đó, sự tổn thương đó lúc nào cũng đồng hành với họ. Vậy họ phải làm sao? Đặc biệt là có một số người lớn tuổi muốn dành hết thời gian dâng mình cho Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận của họ, nhưng sức khỏe lại yếu. Có người bị huyết áp cao, có người thì đường huyết cao, có người thì bị vấn đề đường tiêu hóa, thể lực không theo kịp nên họ buồn phiền. Nhìn thấy những người trẻ tuổi có thể ăn uống, chạy nhảy là họ thấy ngưỡng mộ. Càng thấy những người trẻ tuổi làm vậy là họ càng cảm thấy sầu khổ: ‘Mình muốn làm tròn bổn phận, mưu cầu và hiểu được lẽ thật, mình cũng muốn thực hành lẽ thật nữa, sao lại khó đến vậy? Mình thật quá già cả và vô dụng! Có lẽ nào Đức Chúa Trời không muốn người già cả sao? Người già thực sự vô dụng sao? Lẽ nào người già như mình không thể đạt được sự cứu rỗi sao?’ Họ buồn bã, nghĩ bao nhiêu đi nữa cũng không thấy vui lên được. Họ không muốn bỏ lỡ thời gian tuyệt vời như vậy và một cơ hội lớn như vậy, ấy thế nhưng họ lại không thể dâng mình cho Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận bằng hết thể xác và tâm hồn như người trẻ tuổi được. Những người lớn tuổi này đã rơi vào cảnh sầu khổ, âu lo và lo lắng sâu sắc vì tuổi tác của họ. Mỗi khi gặp khó khăn, thất bại, gian nan hay trở ngại, họ đều đổ lỗi cho tuổi tác, thậm chí còn căm ghét bản thân, chán ghét chính mình. Nhưng dù có làm gì thì cũng vô ích, không có giải pháp nào, không có con đường nào để đi. Chẳng lẽ họ thật sự không có con đường nào để đi sao? Có giải pháp gì không? (Thưa, người lớn tuổi nên thực hiện bổn phận hết sức theo khả năng của họ.) Người lớn tuổi thực hiện bổn phận hết sức theo khả năng của họ là điều khả thi, phải không? Có phải người lớn tuổi không thể mưu cầu lẽ thật vì tuổi già không? Lẽ nào họ không thể hiểu được lẽ thật sao?(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Lời Đức Chúa Trời nói lên tiếng lòng của những người cao tuổi. Người cao tuổi cũng muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời, nhưng cơ thể lại không đủ sức. Bất kể là về tinh lực, trí nhớ hay khả năng tiếp thu điều mới, họ đều không giỏi bằng người trẻ, nên chỉ có thể đảm nhận những bổn phận nằm trong khả năng của mình. Nhưng họ lại lo rằng mình làm được quá ít và sẽ không được Đức Chúa Trời nhớ đến. Và cũng bởi vì họ cao tuổi, mắt mờ tai kém, không thể hiểu được nhiều lẽ thật, nên họ chán nản, buồn bã và lo âu về tương lai, đích đến của mình. Đức Chúa Trời vạch rõ tình trạng hiện tại của tôi. Tôi thấy phần lớn những người được nhà Đức Chúa Trời bồi dưỡng đều rất trẻ trung, có tố chất, tràn đầy sức sống và nhanh chóng tiếp thu những điều mới. Nhìn lại bản thân, tôi lớn tuổi hơn họ nhiều, dù có lòng quyết tâm thực hiện bổn phận, nhưng tinh lực và trí nhớ của tôi không thể sánh bằng những người trẻ tuổi. Sau một ngày thực hiện bổn phận, người trẻ vẫn tràn đầy năng lượng, đến tối vẫn có thể tổng kết lại những vấn đề, sai sót trong công tác và rút ra con đường thực hành, trong khi tôi lại kiệt sức, phải đi ngủ sớm. Có lúc cơ thể không chịu nổi, tôi phải nhờ người khác chăm tưới người mới thay mình. Khi người phụ trách thông công các nguyên tắc và phương pháp hữu ích, những người trẻ có thể hiểu nhanh chóng và vận dụng vào bổn phận, còn tôi phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể hiểu được. So với các anh chị em trẻ tuổi, việc thực hiện bổn phận đối với tôi khó khăn hơn nhiều. Tôi không hài lòng với điều này, tự trách mình già cả và chẳng làm được gì nhiều trong bổn phận. Cả khi mưu cầu lẽ thật, tôi cũng chẳng hiểu được nhiều lắm, Đức Chúa Trời chắc hẳn cũng không hài lòng. Sống trong sự hiểu lầm Đức Chúa Trời, tôi không khỏi lo lắng, phiền muộn về đích đến tương lai của mình. Hiện tại, tôi nhận ra rằng người già và người trẻ có thể khác nhau nhiều về tinh lực lẫn trí nhớ, nhưng khi nói đến tâm tính bại hoại thì người già và người trẻ đều giống nhau. Người trẻ tuổi kiêu ngạo, người già cũng kiêu ngạo. Người trẻ tuổi ích kỷ, người già cũng ích kỷ. Khi không hài lòng với hoàn cảnh do Đức Chúa Trời sắp đặt, chúng ta đều bộc lộ tâm tính phản nghịch, không thể thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, luôn quan tâm đến lợi ích của bản thân, tự bảo vệ mình trước, bộc lộ tâm tính ích kỷ, đáng khinh và bại hoại. Cả người già lẫn người trẻ đều đã bị Sa-tan làm bại hoại sâu sắc, đều cần thường xuyên phản tỉnh về bản thân, tiếp nhận sự phán xét và hành phạt của lời Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình. Nhưng tôi lại nghĩ rằng tuổi tác và khối lượng công việc mới là tiêu chí để được Đức Chúa Trời khen ngợi, tưởng rằng Đức Chúa Trời không thích người già, nên tôi có rất ít cơ hội được cứu rỗi. Góc nhìn và quan niệm của tôi thật quá méo mó! Hiện tại, tôi biết mình nên thuận phục sự tể trị và an bài của Đức Chúa Trời, cố gắng hết sức để hoàn thành bổn phận. Khi thực hiện bổn phận, phải tập trung phản tỉnh và biết mình, mưu cầu sự thay đổi tâm tính, vậy mới hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nhận ra điều này, lòng tôi cảm thấy sáng tỏ hơn.

Một buổi sáng nọ, trong lúc tĩnh nguyện, tôi đọc được lời này của Đức Chúa Trời, lời Ngài tác động sâu sắc và giúp tôi hiểu thêm về tâm ý của Đức Chúa Trời. “Trong nhà Đức Chúa Trời và khi liên quan đến lẽ thật, người già có phải là nhóm người đặc biệt không? Không phải. Khi nói đến lẽ thật, không có sự phân biệt tuổi tác, cũng như khi nói đến tâm tính bại hoại, mức độ bại hoại của ngươi, việc ngươi có đủ tư cách để mưu cầu lẽ thật hay không, liệu ngươi có thể đạt được sự cứu rỗi hay không, hay khả năng ngươi được cứu rỗi là bao nhiêu, thì đều không có sự phân biệt tuổi tác. Chẳng phải thế sao? (Thưa, phải.) Chúng ta đã thông công về lẽ thật nhiều năm nay, nhưng chưa bao giờ thông công về các kiểu lẽ thật khác nhau tùy theo các nhóm tuổi khác nhau của con người. Chúng ta chưa bao giờ thông công về lẽ thật cũng như vạch trần tâm tính bại hoại riêng cho người trẻ tuổi hay người lớn tuổi, cũng chưa bao giờ nói rằng, vì tuổi già, lối suy nghĩ cứng nhắc và không có khả năng tiếp nhận những điều mới, nên tâm tính bại hoại của người lớn tuổi tự nhiên giảm bớt và thay đổi cả – chúng ta chưa bao giờ nói những điều này. Chúng ta chưa từng thông công về lẽ thật nào riêng theo tuổi tác của con người và loại người lớn tuổi ra. Người lớn tuổi không phải là nhóm người đặc biệt trong hội thánh, trong nhà Đức Chúa Trời hay trước mặt Đức Chúa Trời, họ cũng giống như bất kỳ nhóm tuổi nào. Họ không có gì đặc biệt cả, chỉ là sống lâu hơn người khác một chút, đến thế giới này sớm hơn người khác một vài năm, tóc bạc hơn người khác một chút và cơ thể già đi sớm hơn người khác một chút; ngoài những điều này ra thì không có sự khác biệt nào cả(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Từ lời Đức Chúa Trời tôi hiểu ra rằng, trong nhà Đức Chúa Trời, người già không phải là nhóm người cá biệt. Họ chỉ lớn tuổi hơn một chút, lão hóa hơn một chút, không tràn đầy năng lượng và sức sống như người trẻ, lại có thể mắc một số chứng bệnh, nhưng đứng trước lẽ thật thì không có sự phân biệt về tuổi tác. Khi phán lời trong thời kỳ sau rốt để thực hiện công tác phán xét, Đức Chúa Trời không phân biệt người già hay người trẻ. Bất kể một người tuổi tác lớn nhỏ ra sao, họ đều đã bị Sa-tan làm bại hoại trầm trọng và đều cần Đức Chúa Trời cứu rỗi. Việc một người có thể được cứu rỗi hay không không phụ thuộc vào việc họ già hay trẻ, cũng chẳng liên quan đến chuyện họ làm bổn phận gì, mà quan trọng là họ có đi theo con đường mưu cầu lẽ thật hay không, điều đó được quyết định bởi tâm tính công chính của Đức Chúa Trời. Trong thế giới trần tục, những lao động lớn tuổi thường không được xem trọng. Ai cũng nghĩ người già thường tiếp thu chậm và yếu đuối về mặt thể chất, khó mà tạo ra bất cứ giá trị nào, nên hầu hết các ông chủ đều không thích người già, mà chỉ ưa người trẻ. Tôi đã hạn định Đức Chúa Trời theo quan điểm của người ngoại đạo, nghĩ rằng vì các anh chị em trẻ tuổi có thể làm nhiều bổn phận và đóng góp nhiều hơn, nên họ có nhiều cơ hội được cứu rỗi hơn, còn những người già chỉ thực hiện các bổn phận tầm thường và đóng góp nhỏ thì sẽ không được Đức Chúa Trời ưu ái và có rất ít hy vọng được cứu rỗi bởi Đức Chúa Trời. Tôi đã không hiểu tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, phán xét Ngài dựa trên quan niệm và tưởng tượng của bản thân. Đây là sự báng bổ đối với Đức Chúa Trời! Tôi cũng dần hiểu rằng, nhà Ngài được tể trị bởi lẽ thật, rằng Đức Chúa Trời dùng lẽ thật để đánh giá hành động của mỗi người. Chẳng hạn một người chị mà tôi biết, chị ấy trẻ và rất thông minh, được giao bổn phận lãnh đạo, nhưng lại làm trái sự sắp xếp công việc, gây gián đoạn và nhiễu loạn công tác hội thánh, còn trả đũa và đàn áp những anh chị em dám đưa ra đề xuất. Cuối cùng chị ấy bị xem là kẻ ác và bị khai trừ. Còn một người chị em khác lớn tuổi hơn, ít học và tố chất cũng không cao, nhưng chị luôn kiên trì thực hiện bổn phận, thành tâm tin Đức Chúa Trời và trung thành với bổn phận của mình. Những anh chị em lớn tuổi này có thể không quá khỏe mạnh, trí nhớ cũng không tốt lắm, nhưng họ có thể nỗ lực hết sức trong bổn phận, trong lúc công tác biết chú trọng vào việc phản tỉnh và biết mình, đồng thời mưu cầu thay đổi tâm tính. Vậy thì họ cũng có thể được Đức Chúa Trời khen ngợi và có cơ hội được cứu rỗi. Ngoài ra, tôi cũng hiểu được rằng người ta phải già đi, đó là quy luật sinh tồn của con người vốn được Đức Chúa Trời tiền định, vì vậy tôi nên thuận phục và cố gắng làm tốt những bổn phận phù hợp với tuổi tác hiện tại của mình. Thực ra, miễn là tôi có thái độ đúng đắn, tập trung tìm kiếm lẽ thật trong bổn phận mới của mình, thì chẳng phải tôi vẫn sẽ đạt được sự khai sáng và hướng dẫn của Đức Chúa Trời sao? Chẳng phải tôi vẫn có thể nhận ra sự bại hoại và thiếu sót của mình sao? Chẳng phải tôi vẫn có thể mưu cầu lẽ thật sao? Đức Chúa Trời không tước đi quyền thực hiện bổn phận và đạt được sự cứu rỗi của tôi, càng không vì tuổi tác của tôi mà đối xử với tôi khác biệt. Nhưng tôi đã vô ơn với Ngài và thậm chí lầm tưởng rằng Ngài không thích người cao tuổi, chống lại sự an bài và sắp đặt của Đức Chúa Trời. Tôi thực sự không có chút lý trí nào! Nhận ra những điều này, tôi cảm thấy hối hận. Tôi không thể tiếp tục phản nghịch, hiểu lầm Đức Chúa Trời nữa, mà phải gạt bỏ những ưu tư và lo lắng của mình, phối hợp tốt trong bổn phận hiện tại để không làm trì hoãn công tác của hội thánh.

Sau đó, tôi bắt đầu tự hỏi, dù tôi biết bổn phận của con người không liên quan gì đến chuyện phúc hay họa, nhưng tại sao tôi vẫn lo lắng và phiền muộn về đích đến của mình khi bị điều chỉnh sang bổn phận mà mình không mong muốn? Chính xác thì vấn đề này đến từ đâu? Trong buổi hội họp, các anh chị em đọc tôi nghe hai đoạn lời Đức Chúa Trời, nhờ lời Ngài mà tôi đã xác định được gốc rễ của vấn đề. “Tất thảy những kẻ bại hoại đều sống cho chính mình. Người không vì mình, trời tru đất diệt – đây là khái quát về bản tính của con người. Mọi người tin vào Đức Chúa Trời vì những lợi ích của riêng họ; khi họ từ bỏ mọi sự và dâng mình cho Đức Chúa Trời, đó là để được ban phước lành, và khi họ trung thành với Ngài, đó là để được tưởng thưởng. Tóm lại, tất cả đều được thực hiện với mục đích được ban phước lành, được tưởng thưởng và được vào thiên quốc. Trong xã hội, con người làm việc vì lợi ích riêng của mình, còn trong nhà Đức Chúa Trời, họ thực hiện bổn phận để được ban phước lành. Con người từ bỏ mọi thứ và có thể chịu đựng nhiều đau khổ là để giành được phước lành: không có bằng chứng nào tốt hơn về bản tính Sa-tan của con người(Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). “Trước khi quyết định thực hiện bổn phận, những kẻ địch lại Đấng Christ tràn đầy kỳ vọng trong sâu thẳm nội tâm về tiền đồ, phúc lành, đích đến tốt đẹp và thậm chí cả mão triều thiên. Họ có đức tin lớn vô cùng. Họ đến nhà Đức Chúa Trời để thực hiện bổn phận với những ý định và hoài bão như thế. Vậy thì trong việc thực hiện bổn phận của họ có lòng thành, đức tin và sự trung thành chân thực mà Đức Chúa Trời yêu cầu không? Lúc này chưa thể thấy rõ sự trung thành và đức tin chân thực hay lòng thành của họ, bởi vì trước khi nhận bổn phận, họ mang tư duy hoàn toàn là giao dịch; họ ra quyết định thực hiện bổn phận do sự thôi thúc của lợi ích, đồng thời dựa trên tiền đề là dã tâm, dục vọng tràn trề của mình. Kẻ địch lại Đấng Christ thực hiện bổn phận với ý định gì? Đó là để giao dịch, để đổi chác. Có thể nói rằng những điều kiện họ đặt ra để thực hiện bổn phận là: ‘Nếu tôi thực hiện bổn phận, thì tôi phải có được phúc lành và đích đến tốt đẹp. Tôi phải có được hết thảy những phúc phần và lợi ích mà Đức Chúa Trời phán là đã chuẩn bị sẵn cho nhân loại. Nếu không thể có được những điều đó, thì tôi không thực hiện bổn phận này’. Họ đến nhà Đức Chúa Trời để thực hiện bổn phận với những ý định, dã tâm và dục vọng như thế. Dường như họ cũng có chút lòng thành, và đương nhiên, đối với những người mới tin Đức Chúa Trời và mới bắt đầu thực hiện bổn phận, thì đó cũng có thể gọi là nhiệt huyết. Nhưng trong đó không hề có đức tin hay sự trung thành chân thực; mà chỉ có một phần nhiệt huyết đó. Đó không thể gọi là lòng thành được. Xét thái độ này của kẻ địch lại Đấng Christ đối với việc thực hiện bổn phận, thì nó hoàn toàn mang tính chất giao dịch và chứa đầy dục vọng về lợi ích, như được phúc lành, vào thiên quốc, được mão triều thiên và phần thưởng(Lời, Quyển 4 – Vạch trần kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 7)). Nhờ lời Đức Chúa Trời mặc khải, tôi thấy mình chẳng khác gì kẻ địch lại Đấng Christ, chỉ tin và thực hiện bổn phận để nhận được phước lành và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Trước khi tin Đức Chúa Trời, Tôi sống bằng chất độc Sa-tan như “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Đừng bao giờ làm gì không công”. Tôi nghĩ việc cân nhắc lợi ích của bản thân là điều tất nhiên và đúng đắn. Nếu điều gì đó có lợi cho tôi, thì dù có đau khổ và phải trả bao nhiêu, tôi vẫn sẽ làm. Sau khi tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời vào thời kỳ sau rốt, tôi nghe nói nếu dâng mình và thực hiện bổn phận thì sẽ có được sự sống đời đời và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Nhận ra phước lành lớn lao như vậy không thể mua được bằng tiền bạc hay vật chất, tôi đã từ bỏ gia đình, sự nghiệp để đi theo Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận. Khi nhà Đức Chúa Trời giao cho tôi bổn phận chăm tưới, tôi thầm cân nhắc trong lòng: Làm bổn phận chăm tưới thì sẽ đọc được nhiều lời Đức Chúa Trời và có nhiều cơ hội thông công lẽ thật, gia tăng khả năng đạt được lẽ thật và được cứu rỗi. Thế nên tôi có động lực để thực hiện tốt bổn phận, mong rằng mình sẽ được cứu rỗi và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Thái độ của tôi đối với bổn phận giống hệt như kẻ địch lại Đấng Christ, chỉ để đạt được phước lành và giao dịch với Đức Chúa Trời. Hẳn Ngài khinh ghét tôi lắm! Dù rất có động lực trong việc thực hiện bổn phận, nhưng sức khỏe của tôi lại kém và tuổi tác cũng đã cao, về tinh lực, thể lực lẫn trí nhớ đều không sánh bằng những người trẻ, thậm chí phải nhờ người khác giúp đỡ để hoàn thành bổn phận. Nếu tiếp tục thực hiện bổn phận chăm tưới, tôi sẽ chỉ làm trì hoãn công tác và ảnh hưởng đến kết quả chăm tưới. Nếu biết tự nhận thức về bản thân và có chút lý trí, thì tôi nên buông bỏ ham muốn phước lành và nhường bổn phận này cho những người trẻ, như vậy sẽ có lợi cho công tác của hội thánh. Vậy mà tôi chỉ nghĩ đến việc được ban phước lành, lợi dụng bổn phận Đức Chúa Trời giao để thỏa mãn mong muốn được ban phước. Khi cảm thấy không thể đạt được phước lành từ bổn phận mới, tôi liền không thuận phục, hiểu lầm và oán trách Đức Chúa Trời. Vậy mà là tin và thuận phục Đức Chúa Trời sao? Tôi đã bị đầu độc nặng nề bởi độc tố Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Bất kể có chuyện gì xảy ra, tôi đều cân nhắc xem liệu mình có được hưởng lợi hoặc ban phước hay không, luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lẽ thật, không hề quan tâm đến công tác của hội thánh, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình. Việc tôi được Đức Chúa Trời chọn, tận hưởng sự chăm tưới và cung ứng dồi dào lời Ngài trong những năm làm tín hữu, hiểu được một số lẽ thật, và có thể thực hiện bổn phận với tư cách một loài thọ tạo, tất cả đều là ân huệ lớn lao của Đức Chúa Trời. Vậy mà tôi lại không biết ơn Đức Chúa Trời hay nghĩ cách đền đáp tình yêu của Ngài. Hễ có điều gì đó trái với ý muốn của mình, tôi liền hiểu lầm và oán trách Ngài. Tôi thực sự không có chút lý trí nào! Cũng may là Đức Chúa Trời vạch trần tôi kịp thời, nếu không thì, tôi vẫn sẽ thực hiện bổn phận của mình với thái độ đổi chác, chẳng thể đạt được lẽ thật và sự cứu rỗi, mà còn bị Đức Chúa Trời khinh ghét, đào thải. Nhận ra những điều này, tôi cảm thấy ăn năn và tự trách, bèn cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời! Con đã theo Ngài bao năm nay, nhưng vẫn không hề thuận phục Ngài, lại còn hiểu sai tâm ý Ngài, lợi dụng bổn phận của loài thọ tạo như một con bài thương lượng để đổi lấy những phước lành, Ngài khinh ghét điều đó biết bao! Lạy Đức Chúa Trời! Con sẵn sàng sám hối với Ngài, xin Ngài dẫn dắt con sống phù hợp với lời Ngài”.

Trong lúc tĩnh nguyện, tôi tình cờ đọc được lời này của Ngài và có được con đường thực hành. “Khi còn sống, người lớn tuổi càng nên phấn đấu mưu cầu lẽ thật, mưu cầu lối vào sự sống, đồng thời hợp tác hài hòa với các anh chị em để thực hiện bổn phận của mình, chỉ có như thế họ mới có thể phát triển về vóc giạc. Người lớn tuổi tuyệt đối không được phép tự cho mình là thâm niên hơn những người khác và cậy già lên mặt. Người trẻ tuổi có thể bộc lộ mọi loại tâm tính bại hoại, ngươi cũng có thể như vậy; người trẻ tuổi có thể làm đủ mọi việc ngu muội, ngươi cũng có thể như vậy; người trẻ tuổi có những quan niệm, người lớn tuổi cũng vậy; người trẻ tuổi có thể phản nghịch, người lớn tuổi cũng có thể như vậy; người trẻ tuổi có thể bộc lộ tâm tính địch lại Đấng Christ, người lớn tuổi cũng có thể như vậy; người trẻ tuổi có những tham vọng và ham muốn, người lớn tuổi cũng vậy, không có chút khác biệt nào; người trẻ tuổi có thể gây nhiễu loạn, gián đoạn và bị thanh trừ khỏi hội thánh thì người già cũng vậy. Vì thế, ngoài việc có thể dùng hết khả năng của mình để làm tròn bổn phận, họ còn có thể làm rất nhiều điều. Trừ khi ngươi ngu ngốc, mất trí và không thể hiểu lẽ thật, và trừ khi ngươi không thể tự chăm sóc bản thân, thì còn rất nhiều việc ngươi nên làm. Cũng giống như những người trẻ tuổi, ngươi có thể mưu cầu lẽ thật, có thể tìm kiếm lẽ thật, và nên thường xuyên đến cầu nguyện trước Đức Chúa Trời, tìm kiếm các nguyên tắc lẽ thật, cố gắng nhìn nhận con người và sự việc, hành xử và hành động hoàn toàn theo lời Đức Chúa Trời, lấy lẽ thật làm tiêu chí. Đây là con đường ngươi nên đi theo, và ngươi không nên cảm thấy sầu khổ, âu lo hay lo lắng vì mình đã già cả, có nhiều bệnh tật, hay vì cơ thể đang lão hóa. Cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng không phải là điều nên làm – chúng là những biểu hiện của thiếu lý tính(Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật I). Từ lời Đức Chúa Trời tôi hiểu ra rằng, bất kể hội thánh giao cho tôi thực hiện bổn phận nào, thì tâm ý của Đức Chúa Trời đều là muốn tôi tìm kiếm lẽ thật thông qua bổn phận của mình, dùng lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại, thực hành xử lý các vấn đề theo nguyên tắc, và đặt chân lên con đường dẫn đến sự cứu rỗi. Hiện tại, ngoài việc cố gắng thực hiện bổn phận bằng tất cả sức lực, hễ có thời gian là tôi lại phản tỉnh về sự bại hoại mà mình đã bộc lộ, và viết các bài chứng ngôn trải nghiệm. Khi gặp gỡ anh chị em, chúng tôi sẽ thảo luận về quan niệm của những người mới, hiểu bao nhiêu thì tôi sẽ thông công bấy nhiêu. Thực hành theo cách này, tôi cảm thấy thật bình an và thoải mái. Bài học lớn nhất mà tôi rút ra từ trải nghiệm này là Đức Chúa Trời luôn đối xử công bằng với mọi người. Ngài đánh giá mọi sự bằng lẽ thật, chứ không nhìn vào tuổi tác hay những bổn phận mà chúng ta thực hiện. Ngài chỉ quan tâm liệu chúng ta có đi theo con đường mưu cầu lẽ thật hay không. Chỉ cần mưu cầu lẽ thật và đi theo con đường đúng đắn, ta sẽ có cơ hội được cứu rỗi, chứ Đức Chúa Trời không hề ghét bỏ người cao tuổi. Mỗi khi nghĩ về việc mình hiểu lầm Đức Chúa Trời, tôi đều cảm thấy mắc nợ Ngài quá nhiều, nước mắt cứ thế tuôn rơi. Nghĩ lại thì, ở tuổi này mà tôi vẫn có cơ hội nghênh tiếp Đấng Tạo Hóa, may mắn được nghe tiếng Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự phán xét và hành phạt của lời Ngài, và dâng mình cho Ngài trong bổn phận, đây thực sự là một phước lành lớn lao! Dù có đạt được phước lành hay không, dù kết cục của tôi như thế nào, tôi cũng sẽ siêng năng mưu cầu lẽ thật, dốc sức thực hiện bổn phận và báo đáp tình yêu của Đức Chúa Trời.

Trước: 85. Nên đối đãi như thế nào với những lời thật mất lòng

Tiếp theo: 96. Thoát khỏi lòng ghen tị

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger