1. Lối vào sự sống không phân biệt lớn hay nhỏ
Tháng 2 năm 2024, tôi thực hiện bổn phận văn tự trong hội thánh. Dần dần, tôi nắm được một số nguyên tắc và không gặp nhiều khó khăn trong công tác. Tôi thấy ngày nào cũng khá tẻ nhạt và có phần nhàm chán. Nhớ lại lúc mới bắt đầu làm công tác văn tự, tôi thường có những sai lệch khi thực hiện bổn phận. Mặc dù lúc đó trong lòng rất khổ sở nhưng tôi đã thu hoạch được một số điều nhờ tìm kiếm lẽ thật. Tôi đã nghĩ: “Gần đây, công tác có chút kết quả, ít có sai lệch và vấn đề hơn, mình cũng hiếm khi bị tỉa sửa, cũng không có điều gì đặc biệt cảm động hay đau lòng. Mình nên đến đâu để phản tỉnh và rút ra bài học đây? Nếu không có lối vào sự sống, việc thực hiện bổn phận chẳng phải chỉ là đóng góp và đem sức lực phục vụ thôi sao? Cuối cùng mình có thể đạt được gì từ đây?”. Trong lòng tôi không khỏi có chút lo lắng.
Một ngày nọ, tôi xem một vài video lời chứng trải nghiệm. Phần lớn các video này là do lãnh đạo và người làm công viết, những trải nghiệm của họ vô cùng đa dạng. Tôi cảm thấy ghen tị trong lòng, nghĩ rằng: “Làm lãnh đạo vẫn tốt hơn, được tiếp xúc với nhiều người hơn, đối mặt với nhiều tình huống hơn, mỗi ngày đều có bài học để rút ra, nên hy vọng đạt được lẽ thật và được cứu rỗi cũng lớn hơn”. Tôi lại nghĩ đến trước đây khi làm người phụ trách trong hội thánh, tôi tiếp xúc với nhiều người hơn, có một số tiến bộ trong việc phân định con người và đối đãi với họ theo nguyên tắc. Không giống như bây giờ, khi làm bổn phận văn tự, mỗi ngày tôi chỉ tiếp xúc với vài người xung quanh, cũng không phải đối diện với vấn đề lớn nào cả. Tôi thấy có quá ít cơ hội để rút ra bài học và đạt được lẽ thật. Tôi đã tin Đức Chúa Trời hơn mười năm rồi, nếu đến cuối cùng vẫn không đạt được lẽ thật, chẳng phải tôi sẽ bị tỏ lộ và đào thải sao? Tôi thấy chán nản khôn tả, thậm chí còn nghĩ đến việc thay đổi bổn phận hoặc môi trường để có thêm trải nghiệm, dù chỉ là rao truyền phúc âm hay chăm tưới người tin mới. Nhưng tôi biết những suy nghĩ này không thực tế. Hội thánh đã bồi dưỡng tôi làm công tác văn tự trong một thời gian dài, nếu không có tình huống đặc biệt thì cũng không dễ đẩy sang bổn phận khác. Khoảng thời gian đó, tôi thấy chán nản và không còn động lực thực hiện bổn phận.
Trong một buổi nhóm họp, tôi đã mở lời về tình trạng của mình với một người chị em mà mình cùng phối hợp. Chị ấy đã thông công với tôi rằng: “Lối vào sự sống không phân biệt lớn hay nhỏ, không nhất thiết phải trải qua những chuyện đau lòng hay bị tỉa sửa thì mới có thể phản tỉnh và rút ra bài học. Điều quan trọng là nắm bắt được những tỏ lộ trong suy nghĩ hằng ngày, chú trọng rút ra bài học từ tất cả những việc em gặp phải”. Tình cờ tôi xem được video lời chứng trải nghiệm có tựa đề “Những Điều Nhỏ Nhặt Trong Cuộc Sống Cũng Là Cơ Hội Học Hỏi”. Tình trạng của nhân vật chính rất giống với tôi. Xem xong, tôi nhận ra lối vào sự sống của mình trì trệ không phải do bổn phận đơn điệu, mà là do quan điểm nhìn nhận sự việc của tôi có vấn đề. Trong lúc tìm kiếm, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Dù ngươi thực hiện bổn phận nào thì bổn phận đó cũng liên quan đến lối vào sự sống. Cho dù bổn phận của ngươi đều đặn hay thất thường, buồn tẻ hay sôi động, ngươi cũng phải luôn có được lối vào sự sống. Một số người thực hiện những bổn phận khá đơn điệu; ngày nào họ cũng làm cùng một việc. Tuy nhiên, khi thực hiện các bổn phận đó, những người này tỏ lộ những trạng thái không hoàn toàn đồng nhất như thế. Đôi lúc, khi tâm trạng tốt, người ta sẽ siêng năng hơn một chút và làm tốt hơn một chút. Khi khác thì do một số ảnh hưởng nào đó, những tâm tính Sa-tan bại hoại của họ kích động bên trong họ, khiến họ có những quan điểm không đúng đắn, khiến họ ở trong trạng thái xấu và tâm trạng xấu; điều này khiến họ thực hiện bổn phận theo cách chiếu lệ. Trạng thái bên trong của con người liên tục thay đổi; chúng có thể thay đổi mọi lúc mọi nơi. Cho dù trạng thái của ngươi thay đổi như thế nào thì hành động dựa trên tâm trạng cũng luôn là cách hành động sai. Giả sử như ngươi làm tốt hơn một chút khi tâm trạng tốt và làm tệ hơn một chút khi tâm trạng xấu – đây có phải là cách làm việc có nguyên tắc không? Liệu làm như vậy, ngươi có thực hiện bổn phận theo tiêu chuẩn có thể chấp nhận được không? Bất kể tâm trạng của con người như thế nào, họ cũng phải biết cầu nguyện trước Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật; chỉ như thế thì họ mới có thể tránh bị tâm trạng của mình chi phối và kìm kẹp. Khi thực hiện bổn phận, ngươi nên luôn tự xem xét liệu mình có đang làm việc theo nguyên tắc hay không, liệu ngươi có thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay không, có đang thực hiện theo cách qua loa chiếu lệ hay không, có cố trốn tránh trách nhiệm không, và liệu có bất kỳ vấn đề nào với thái độ và cách ngươi suy nghĩ không. Một khi ngươi đã tự phản tỉnh và những điều này trở nên rõ ràng đối với ngươi, ngươi sẽ dễ làm tròn bổn phận hơn” (Lối vào sự sống bắt đầu bằng việc thực hiện bổn phận, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra trong nhà Đức Chúa Trời, dù làm bất cứ bổn phận nào, chỉ cần người đó theo đuổi lẽ thật thì cũng có thể đạt được tiến bộ trong sự sống. Phản tỉnh bản thân, tôi nghĩ rằng việc thực hiện công tác văn tự, ít tiếp xúc và trải nghiệm sẽ làm chậm lối vào sự sống, nên đã sống trong cảm xúc chống đối, không muốn thực hiện bổn phận này. Giờ đây tôi mới nhận ra quan điểm này lệch lạc thế nào. Nếu không mưu cầu lẽ thật thì dù có làm bổn phận nào cũng không thể có lối vào sự sống và cuối cùng sẽ chẳng đạt được gì. Tôi nghĩ đến Tiểu Miêu, một kẻ địch lại Đấng Christ mà tôi biết. Chị ta trước đây luôn làm lãnh đạo, nhưng không đi con đường đúng đắn hay mưu cầu lẽ thật, chỉ luôn chạy theo danh tiếng và địa vị. Cuối cùng, chị ấy đã gây nhiễu loạn và gián đoạn công tác của hội thánh, nhất quyết không chịu ăn năn, rồi đã bị tỏ lộ và đào thải. Ngược lại, một số anh chị em thực hiện những bổn phận tưởng chừng không quan trọng, ít tiếp xúc với người khác, nhưng khi có chuyện xảy ra, họ tập trung tìm kiếm lẽ thật, tự phản tỉnh và có được một số nhận thức trải nghiệm. Tôi nhận ra một người có lối vào sự sống và có đạt được lẽ thật hay không không phụ thuộc vào bổn phận người đó thực hiện, mà nằm ở việc họ có mưu cầu và thực hành lẽ thật không. Tuy công tác văn tự bề ngoài có chút đơn điệu và không đòi hỏi tiếp xúc với nhiều người, nhưng vẫn có thể rút ra bài học từ những việc thường gặp. Chẳng hạn, khi khối lượng công việc tăng lên và có thêm bài giảng cần đánh giá lựa chọn, tôi lại trở nên cẩu thả và qua loa, không xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết, dẫn đến sai sót, kết quả là phải làm lại và làm chậm tiến độ. Khi đánh giá để lựa chọn bài giảng, tôi cũng bộc lộ tâm tính ngạo mạn, cho rằng mình làm bổn phận đã lâu, có nhiều trải nghiệm trong công tác, nên chỉ dựa vào chủ ý của mình mà không tìm kiếm nguyên tắc. Kết quả là tôi đã loại bỏ một số bài giảng đạt yêu cầu. Hơn nữa, khi công việc có chút kết quả, tôi lại sống trong trạng thái tự mãn, ngủ quên trên chiến thắng, chỉ làm hời hợt cho xong. Trong đời sống, có đôi lần người chị em làm cùng vô tình nói gì đó đụng chạm đến thể diện là tôi lại trở nên rất nhạy cảm, thậm chí còn nghi ngờ chị ấy xem thường mình, cuối cùng cứ mãi bận tâm với sĩ diện và địa vị của bản thân. Tôi nhận ra trong công tác và đời sống hằng ngày, ta gặp đủ loại chuyện lớn nhỏ. Chỉ cần cẩn thận chú ý đến những chuyện đó, tìm kiếm và suy ngẫm, tôi có thể rút ra bài học từ mọi thứ. Tôi nhận ra mình không có lối vào sự sống không phải do bổn phận mình làm, mà là do tôi không mưu cầu lẽ thật và chỉ chú trọng làm việc cho xong. Ngày nào tôi cũng bận rộn nhưng chẳng rút ra được bài học nào.
Sau đó, tôi đọc được những lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu ngươi thật sự sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và sự cứu rỗi, vậy thì bước đầu tiên là bắt đầu với việc thoát khỏi những tâm tính bại hoại của ngươi, khỏi những suy nghĩ, quan niệm và hành động sai lầm khác nhau của ngươi. Ngươi phải tiếp nhận hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi trong cuộc sống thường nhật, tiếp nhận sự dò xét, kiểm tra, hành phạt và phán xét của Ngài, nỗ lực dần dần thực hành theo các nguyên tắc lẽ thật khi gặp chuyện và dần dần biến lời Đức Chúa Trời thành các nguyên tắc và tiêu chí cho cách hành xử và hành động trong cuộc sống thường nhật, thành sự sống của ngươi. Đây mới là những gì phải được biểu hiện nơi một người mưu cầu lẽ thật, nơi một người mưu cầu sự cứu rỗi. Nghe thì có vẻ dễ, các bước thì đơn giản và không có giải thích dài dòng nào, nhưng đưa nó vào thực hành thì không dễ. Lý do là bởi trong con người có quá nhiều thứ bại hoại: là sự nhỏ nhen, ý đồ, ích kỷ và hèn hạ, những tâm tính bại hoại và đủ loại chiêu trò của con người. Ngoài ra, một số người có tri thức, đã học được vài triết lý xử thế và những âm mưu thủ đoạn trong xã hội, cùng với những thiếu sót và khuyết điểm về mặt nhân tính. Chẳng hạn như, có người tham ăn và lười biếng, có người thì nói năng ngọt xớt, có người có tính đáng khinh bỉ nghiêm trọng, có người thì phù phiếm, hoặc là lỗ mãng và bốc đồng trong hành động, cùng nhiều khuyết điểm khác. Có nhiều thiếu sót và vấn đề về nhân tính mà người ta cần phải khắc phục. Tuy nhiên, nếu ngươi muốn đạt được sự cứu rỗi, muốn thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, đạt được lẽ thật và sự sống, thì ngươi phải đọc thêm lời Đức Chúa Trời, đạt đến việc hiểu lẽ thật, có thể thực hành và quy phục lời Ngài, bắt đầu từ việc thực hành lẽ thật và giữ vững các nguyên tắc lẽ thật. Đây chỉ là vài câu đơn giản, thế mà người ta chẳng biết cách thực hành hay trải nghiệm chúng. Bất kể tố chất hay học vấn, bất kể tuổi đời hay thâm niên trong đức tin, bất kể thế nào đi nữa, nếu ngươi đi trên con đường đúng đắn của việc thực hành lẽ thật, có những mục tiêu và phương hướng đúng đắn, nếu những gì ngươi mưu cầu và dốc sức đều là để thực hành lẽ thật, thì cuối cùng những gì ngươi thu hoạch được chắc chắn là thực tế lẽ thật và lời Đức Chúa Trời trở thành sự sống của ngươi. Trước hết, hãy xác định mục tiêu, rồi dần dần thực hành theo con đường này, đến cuối cùng, chắc chắn ngươi sẽ có thu hoạch. Các ngươi có tin như vậy không? (Thưa, có.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (20), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng chìa khóa để đạt được sự cứu rỗi nằm ở việc liệu người đó có mưu cầu lẽ thật và tâm tính sự sống có thay đổi hay không. Đây là điều cốt yếu. Chẳng hạn, tôi luôn than phiền về việc không có lối vào sự sống, lo mình sẽ không được cứu rỗi, bị động và tiêu cực trong bổn phận, thậm chí còn cân nhắc đổi sang bổn phận khác. Chuyện mà tôi đã đối mặt chính là cơ hội tốt để tôi tìm kiếm lẽ thật và tự phản tỉnh. Nhưng thay vì tìm kiếm và tiến nhập, tôi lại liên tục đặt mục tiêu quá cao, muốn trải nghiệm những chuyện quan trọng. Đây đâu phải là biểu hiện của việc mưu cầu lẽ thật! Cứ tiếp tục thế này thì làm sao tôi có thể đạt được lẽ thật và được cứu rỗi đây? Tôi chỉ muốn trải nghiệm những chuyện quan trọng và xem nhẹ những chuyện nhỏ nhặt hằng ngày. Có lúc, khi tôi bộc lộ những tình trạng không đúng hoặc nảy sinh những suy nghĩ, ý niệm sai lệch, chỉ cần chúng không ảnh hưởng đến bổn phận của mình, tôi lại nghĩ đó không phải vấn đề lớn, giải quyết hay không cũng được. Vì thế có nhiều bài học mà lẽ ra tôi có thể học được đã bị lãng phí vô ích và đó cũng là một sai lệch trong lối vào sự sống của tôi. Thực ra, chỉ cần ta có mục đích và chăm chỉ khi mưu cầu lẽ thật thì đều có thể rút ra bài học từ bất kỳ tình huống nào. Chẳng hạn, đôi lúc sau khi ăn uống lời Đức Chúa Trời, ta có thêm chút hiểu biết về tình trạng và vấn đề của mình, tìm ra con đường thực hành, từ đó có thêm một vài thu hoạch. Có khi, dù chưa trải nghiệm những gì anh chị em xung quanh đã trải qua, thì ta vẫn có thể thu được lợi ích và rút ra bài học nhờ cẩn thận lắng nghe họ thông công. Ngoài ra, khi thực hiện bổn phận, nếu ta có thể chú ý xem xét những suy nghĩ và quan điểm của mình, biết tự phản tỉnh và thực hành theo lời Đức Chúa Trời, thì sự sống cũng có thể phát triển. Nhận ra điều này, tôi thấy mình đã quá thờ ơ và để vuột mất nhiều cơ hội đạt được lẽ thật, vậy mà còn đổ lỗi vì bổn phận đơn điệu mà tôi không có lối vào sự sống. Tôi chẳng khác nào đứng trước mâm cỗ đầy mà vẫn để bụng đói, thật là ngu ngốc!
Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời vô cùng hữu ích với tình trạng của mình, đồng thời cũng biết được cách thực hành và tiến nhập. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Những điều liên quan đến việc tuân theo đường lối của Đức Chúa Trời không được phân chia thành điều lớn hay nhỏ, tất cả đều là việc quan trọng – các ngươi có thể lĩnh hội được điều đó không? (Thưa, chúng con có thể lĩnh hội được.) Về những vấn đề diễn ra hàng ngày, có một vài vấn đề mà con người xem là rất lớn, và những chuyện khác được xem là những vấn đề vặt vãnh. Con người thường xem những vấn đề lớn này là rất quan trọng, và họ cho rằng chúng được Đức Chúa Trời đưa đến. Tuy nhiên, khi những vấn đề lớn này diễn ra, do vóc giạc non nớt của con người và vì tố chất kém của họ, con người thường không với tới tâm ý của Đức Chúa Trời, không thể nhận được bất kỳ sự mặc khải nào, và không thể có được bất kỳ nhận thức thực tế nào có giá trị. Đối với các vấn đề nhỏ, những điều này chỉ đơn giản là bị con người làm ngơ và để dần dần trôi qua. Như thế, con người đã mất nhiều cơ hội để được kiểm nghiệm và kiểm tra trước Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn luôn bỏ qua những con người, sự vật, sự việc, và những hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi thì điều đó có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mỗi ngày, và thậm chí mỗi phút giây, ngươi đang liên tục chối bỏ việc Đức Chúa Trời hoàn thiện ngươi, cũng như sự dẫn dắt của Ngài. Bất cứ khi nào Đức Chúa Trời sắp đặt một hoàn cảnh cho ngươi, Ngài cũng đang âm thầm quan sát, dò xét tấm lòng, những suy nghĩ và ý tưởng của ngươi, xem ngươi nghĩ thế nào và làm thế nào. Nếu ngươi là một người bất cẩn – một người chưa bao giờ nghiêm túc về đường lối của Đức Chúa Trời, lời Ngài hoặc lẽ thật – thì ngươi sẽ không lưu tâm hay chú ý đến những gì Đức Chúa Trời muốn hoàn thành hoặc những gì Ngài yêu cầu ngươi trong hoàn cảnh mà Ngài sắp đặt cho ngươi. Ngươi cũng sẽ không biết những con người, sự việc và sự vật mà ngươi gặp có liên quan thế nào đến lẽ thật hoặc tâm ý của Đức Chúa Trời. Sau khi ngươi đối mặt với những tình cảnh lặp đi lặp lại và những thử luyện lặp đi lặp lại như thế này, mà Đức Chúa Trời không nhìn thấy bất kỳ kết quả nào trong ngươi, thì Ngài sẽ hành động như thế nào? Sau khi đã liên tục đối mặt với những thử luyện, ngươi chưa tôn Đức Chúa Trời là vĩ đại, cũng chưa nghiêm túc với những tình cảnh Đức Chúa Trời đã sắp đặt cho ngươi, chưa xem chúng là những sự thử luyện và kiểm tra từ Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ngươi đã lần lượt từ chối những cơ hội mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi, để chúng trôi qua hết lần này đến lần khác. Đây chẳng phải là sự phản nghịch tột bực mà con người biểu lộ ra sao? (Thưa, đúng vậy.)” (Cách nhận biết tâm tính của Đức Chúa Trời và các kết quả mà công tác của Ngài sẽ đạt được, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Lời Đức Chúa Trời đã chỉ ra con đường thực hành cho lối vào sự sống. Việc tuân theo con đường của Đức Chúa Trời không phân biệt chuyện lớn hay nhỏ. Dù gặp phải chuyện lớn hay nhỏ, thì cũng đều liên quan đến các nguyên tắc lẽ thật khác nhau, đòi hỏi người ta phải tìm kiếm lẽ thật để tiến nhập. Tôi nghĩ đến Phi-e-rơ, người đã đi con đường mưu cầu lẽ thật bằng cách tập trung vào việc tự phản tỉnh và tìm kiếm tâm ý của Đức Chúa Trời trong mọi chuyện. Ông đã thực hành nghiêm chỉnh và tiến nhập theo lời Ngài, cuối cùng đã đạt được lẽ thật và được Đức Chúa Trời hoàn thiện. Ngược lại, tôi đã lơ là công tác chính đáng và đặt mục tiêu quá cao, chỉ muốn rút ra bài học từ những chuyện quan trọng và xem nhẹ những vấn đề mà tôi cho là tầm thường. Kết quả là tôi đã bỏ lỡ biết bao cơ hội đạt được lẽ thật. Ngẫm lại bản thân, tôi hầu như chẳng bao giờ để ý đến những vấn đề nhỏ nhặt, vậy thì có thể rút ra bài học gì từ những việc lớn chứ? Từ nay trở đi, tôi cần học cách đi theo con đường của Phi-e-rơ. Dù gặp chuyện lớn hay nhỏ, tôi đều nên tập trung xem xét những suy nghĩ và ý niệm phía sau hành động của mình, xem có động cơ nào sai trái không, có bộc lộ tâm tính bại hoại nào không. Tôi cần tập trung hơn vào việc tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những chuyện này. Ngoài ra, dù công tác có chút kết quả thì tôi cũng không thể thỏa mãn với tình hình hiện tại, mà cần phản tỉnh thêm, tổng kết những sai lệch và lỗ hổng trong công tác, cũng như những vấn đề mà tôi chưa nhận ra và cố gắng làm tốt công tác hơn. Nhận ra điều này, tôi không còn chống đối công tác văn tự nữa. Khi thực hiện bổn phận, tôi cũng bắt đầu chú trọng đến lối vào của mình, không buông xuôi mọi chuyện và tránh trở thành “người cẩu thả”. Sau khi thực hành theo cách này, tôi đã đạt được một số kết quả.
Chỉ vài ngày sau, người phụ trách giao cho chúng tôi một số bài giảng để đánh giá lựa chọn. Chúng tôi nhanh chóng hoàn thành việc đánh giá và lựa chọn, nhưng anh chị em lại đưa ra những đề xuất khác với kết quả đánh giá của chúng tôi. Sau đó, tôi nhận ra đánh giá của chúng tôi quả thực chưa chính xác, nên đã nghĩ rằng từ lần sau khắc phục là được, nhưng rồi tôi nhận ra cách tiếp cận này chưa thỏa đáng. Bất cứ sai lệch nào trong bổn phận cũng cần được xem xét nghiêm túc. Tôi cần suy ngẫm xem sai lệch nằm ở đâu và tại sao lại có có chuyện đó; đó là do tâm tính bại hoại hay do thiếu chuyên môn. Nếu chỉ suy xét vấn đề qua loa mà không tập trung phản tỉnh vấn đề của mình thì tôi có thể rút ra bài học gì đây? Sau đó, tôi đọc được đoạn lời này của Đức Chúa Trời: “Nếu muốn đạt được lẽ thật thì ngươi phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu với những người, sự kiện và sự vật xung quanh ngươi, học cách rút ra bài học và tìm kiếm lẽ thật. Chỉ bằng cách tìm kiếm lẽ thật và tâm ý của Đức Chúa Trời nơi con người, sự kiện và sự vật xung quanh ngươi thì ngươi mới có thể đạt được lẽ thật” (Để đạt được lẽ thật, ta phải học hỏi từ con người, sự việc và sự vật xung quanh, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Rồi tôi suy ngẫm, nếu chúng tôi cẩn thận hơn khi đánh giá thì đã có thể tránh được những vấn đề mà anh chị em đã chỉ ra, nhưng tại sao lại có những sai lệch như vậy? Phản tỉnh chuyện này, tôi nhận ra tâm thái của tôi khi đánh giá bài giảng còn thiếu sót. Tôi thấy chất lượng bài giảng mà các anh chị em này viết trước đây còn thiếu sót, nên xuất phát từ tâm tính ngạo mạn mà tôi đã khinh thường họ, không xem xét cẩn thận các bài giảng này, từ đó dẫn đến những sai lệch. Tôi thấy nếu không giải quyết tâm tính bại hoại của mình thì sẽ không thể làm tốt bổn phận.
Sau trải nghiệm này, tôi thực sự nhận ra rằng để mưu cầu lối vào sự sống thì trước hết phải có tấm lòng khao khát sự công chính, bắt đầu từ những chuyện lớn nhỏ xảy ra hằng ngày. Trong từng tình huống, ta phải quan sát xem mình bộc lộ tâm tính bại hoại nào, chủ động tìm kiếm, phản tỉnh về những suy nghĩ và ý niệm trong mình, sau đó thực hành và tiến nhập theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật. Cứ tích lũy từng chút một và chú trọng rút ra bài học trong mọi chuyện thì trải nghiệm sự sống sẽ ngày càng phong phú và ta cũng tiến gần hơn tới mục tiêu được cứu rỗi. Tạ ơn Đức Chúa Trời!