32. Giữ Vững Bổn Phận Trong Cơn Hoạn Nạn

Bởi Lưu Hâm, Trung Quốc

Ngày 23 tháng 7 năm 2023, sau khi tôi vừa chăm tưới cho người mới xong và trở về nhà, thì lãnh đạo cấp trên là chị Lý Tình vội vã đến tìm tôi, chị ấy nói với tôi: “Nhiều người mới ở Hội Thánh Bình Minh đã bị cảnh sát bắt, ngay cả các lãnh đạo và chấp sự hội thánh cũng không thoát khỏi. Hai hội thánh gần đó cũng có nhiều anh chị em bị bắt. Hiện tại, những người mới rất cần được chăm tưới và nâng đỡ, nếu không, họ sẽ khó đứng vững trong hoàn cảnh ác liệt này. Vì trước đây chị từng chăm tưới họ, nên chúng tôi muốn chị đến nâng đỡ những người mới này”. Nghe lãnh đạo nói vậy, tôi nhận ra công tác này rất quan trọng, nhưng lại nghĩ: “Mình mới từ Hội Thánh Bình Minh trở về hai ngày trước, ngày hôm sau đã có nhiều anh chị em bị bắt như vậy, hơn nữa họ đều biết mình, nếu lúc này đi chăm tưới những người mới thì nguy hiểm quá! Camera giám sát có ở khắp nơi. Nếu bị ai đó bán đứng, rồi cảnh sát dùng hình ảnh giám sát để bắt mình thì sao? Trước đây mình đã từng bị bắt hai lần rồi, nếu lại bị bắt, cảnh sát gần như chắc chắn sẽ tra tấn mình đến chết. Nếu bị đánh chết thì mình hoàn toàn mất đi cơ hội được cứu rỗi”. Tôi thấy có chút sợ hãi, nên đã nghĩ đến việc nhờ một người từng làm việc chăm tưới nhưng đã bị cách chức đến hỗ trợ những người mới này trước đã. Nhưng người chị em này lại thiếu ý thức mang gánh nặng trong bổn phận và không giải quyết vấn đề thực tế, để chị ấy đi tôi lại không yên tâm. Trong lúc băn khoăn và do dự, tôi nghĩ đến một điều: “Chẳng phải cảnh sát cũng nằm trong tay Đức Chúa Trời sao? Việc mình có bị bắt hay không đâu phải do cảnh sát quyết định. Còn chưa đến hội thánh mà mình đã bị dọa sợ, thì còn làm chứng thế nào được nữa?”. Tôi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời bảo vệ và ban cho tôi đức tin, sức mạnh, sau đó liền đi chăm tưới những người mới.

Nhưng một thời gian sau, tôi biết được có thêm mấy người mới bị bắt, cảnh sát còn dùng hình chụp tôi và hai người chị em khác từ camera giám sát để yêu cầu người mới nhận diện. Tôi càng trở nên lo sợ, nghĩ rằng: “Mấy năm trước đã bị bắt, cảnh sát Đội An ninh Quốc gia đều biết mình. Nếu bị bắt nữa, họ nhất định sẽ không tha cho mình”. Nghĩ đến việc có những anh chị em đã bị cảnh sát đánh chết dã man, bản thân tôi trước đây cũng từng bị cảnh sát tra tấn suýt chết, tôi tự hỏi: “Nếu mình bị bắt và thực sự bị đánh đến chết, thì chẳng phải những năm tháng tin Đức Chúa Trời của mình sẽ kết thúc sao?”. Càng nghĩ tôi càng lo, đêm đến không ngủ được. Tôi chỉ muốn lãnh đạo tìm người khác đi chăm tưới người mới. Thế nhưng, phần lớn lãnh đạo, người làm công và người chăm tưới trong hội thánh đều đã bị cảnh sát bắt, nên tạm thời không có người nào khác thích hợp. Sau đó, dù tiếp tục đi chăm tưới người mới, nhưng tôi lại sống trong sợ hãi và lo lắng, trong các buổi nhóm họp cũng chỉ làm qua loa, mỗi lần đọc một chút lời Đức Chúa Trời, tôi liền muốn rời đi càng sớm càng tốt, sợ rằng càng nhóm họp lâu thì càng nguy hiểm. Lúc đó, một vài người mới lo sợ bị bắt, trạng thái của họ không được tốt, tôi cũng chỉ nói chuyện ngắn gọn rồi vội vàng kết thúc buổi nhóm họp. Về sau, nghĩ đến việc vấn đề của người mới chưa được giải quyết, tôi liền thấy tội lỗi, sợ rằng người mới sẽ trở nên tiêu cực, yếu đuối hoặc bị những lời đồn vô căn cứ từ Trung Cộng mê hoặc và rút lui. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ đến việc dù cảnh sát đã có đoạn băng ghi hình và ảnh chụp giám sát về tôi, nhưng tôi chưa thấy có đối tượng khả nghi nào theo dõi mình, chỉ cần chú ý an toàn và cải trang thì tôi vẫn có thể tham gia nhóm họp được. Nếu vào lúc then chốt này, tôi chỉ nghĩ đến an nguy của bản thân, không quan tâm đến việc người mới có đứng vững được không, vậy thì tôi còn có nhân tính sao? Tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Trong mọi sự xảy ra trong vũ trụ, chẳng có sự gì mà Ta không có phán quyết cuối cùng. Có sự gì mà không nằm trong tay Ta?(Những lời của Đức Chúa Trời với toàn vũ trụ – Chương 1, Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đúng vậy, Đức Chúa Trời là toàn năng, dù cho con rồng lớn sắc đỏ có tà ác và hung hăng đến đâu cũng không thể vượt qua sự tể trị của Ngài. Không có sự cho phép của Đức Chúa Trời, thì cảnh sát cũng không bắt được tôi. Lời Đức Chúa Trời đã ban cho tôi đức tin và sức mạnh, để tôi tiếp tục chăm tưới người mới.

Sau đó, vì nhu cầu công tác, tôi đến Hội Thánh Tân Sinh để phụ trách công tác chăm tưới. Thế nhưng không ngờ tôi vừa đến Hội Thánh Tân Sinh chưa được bao lâu thì các lãnh đạo hội thánh đã bị cảnh sát bắt. Thấy cảnh sát cũng bắt đầu ra tay bắt bớ người ở hội thánh này, lòng tôi tràn ngập sợ hãi và lo lắng, không muốn đi chăm tưới người mới nữa. Nhưng những người mới trong hội thánh này chỉ vừa mới bắt đầu nhóm họp bình thường, lãnh đạo hội thánh lại bị bắt rồi, tôi không thể trơ mắt nhìn người mới không được chăm tưới và sự sống của họ bị tổn hại được. Lòng tôi hỗn độn, vậy nên tôi quỳ xuống cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng! Có nhiều người mới cần được chăm tưới và nâng đỡ, nhưng con sợ bị bắt và không có dũng khí để đi. Xin Ngài ban cho con đức tin và lòng dũng cảm”. Sau khi cầu nguyện, tôi xem một video lời chứng trải nghiệm khiến tôi vô cùng xúc động. Dù người chị em trong video đó cảm thấy yếu đuối và tiêu cực khi đối mặt với cả sự bức hại của cảnh sát lẫn đại dịch hoành hành, nhưng chị ấy vẫn có thể cậy dựa vào Đức Chúa Trời để lo liệu ổn thỏa công tác xử lý hậu quả, chuyển sách lời Đức Chúa Trời đến nơi an toàn. Thấy người chị em ấy có thể giữ vững bổn phận trong cảnh bức hại và hoạn nạn như vậy, tôi cảm thấy rất hổ thẹn, đặc biệt là lời Đức Chúa Trời xuất hiện trong video ấy đã khích lệ tôi rất nhiều. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Điều Ta mong muốn là sự trung thành và thuận phục của ngươi lúc này, tình yêu và lời chứng của ngươi lúc này. Ngay cả khi vào khoảnh khắc này ngươi không biết lời chứng hay tình yêu là gì, ngươi vẫn nên mang cho Ta hết cả những gì ngươi có, và giao cho Ta những báu vật duy nhất mà ngươi có: sự trung thành và thuận phục của ngươi. Ngươi nên biết rằng lời chứng cho việc Ta đánh bại Sa-tan nằm trong lòng trung thành và sự thuận phục của con người, và lời chứng cho sự chinh phục con người hoàn toàn của Ta cũng vậy. Bổn phận của đức tin của ngươi nơi Ta là làm chứng cho Ta, trung thành với Ta chứ không ai khác, và thuận phục cho đến cùng. Trước khi Ta bắt đầu bước tiếp theo của công tác của Ta, ngươi sẽ làm chứng cho Ta như thế nào? Ngươi sẽ trung thành và thuận phục Ta như thế nào? Ngươi dành toàn bộ lòng trung thành của ngươi cho phận sự của ngươi, hay ngươi sẽ đơn thuần từ bỏ? Ngươi thà thuận phục mọi sự sắp đặt của Ta (ngay cả khi đó là cái chết hay sự hủy diệt), hay tháo chạy giữa chừng để tránh hình phạt của Ta? Ta hành phạt ngươi để ngươi sẽ làm chứng cho Ta, trung thành và thuận phục Ta. Hơn nữa, hình phạt trong hiện tại là để mở ra bước tiếp theo của công tác của Ta và cho phép công tác được diễn tiến mà không bị trở ngại. Do vậy, Ta khuyên ngươi hãy khôn ngoan và đừng coi sự sống của ngươi hay ý nghĩa sự tồn tại của ngươi là hạt cát vô giá trị. Ngươi có thể biết chính xác công tác sắp tới của Ta sẽ là gì không? Ngươi có biết Ta sẽ làm thế nào vào những ngày sắp tới, và công tác của Ta sẽ mở ra như thế nào không? Ngươi nên biết ý nghĩa của trải nghiệm của ngươi về công tác của Ta, và hơn nữa, ý nghĩa của đức tin của ngươi nơi Ta. … Do vậy, Ta vẫn phải nói với ngươi: Ngươi phải dâng sự sống của mình cho công tác của Ta, và hơn nữa, ngươi phải cống hiến bản thân cho vinh quang của Ta. Ta đã mong mỏi ngươi làm chứng cho Ta từ lâu, và Ta thậm chí đã mong mỏi ngươi loan báo phúc âm của Ta còn lâu hơn thế nữa. Ngươi phải hiểu được những điều trong lòng Ta(Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Đọc xong lời Đức Chúa Trời, tôi vô cùng xúc động, đặc biệt khi Ngài phán rằng: “Ngươi thà thuận phục mọi sự sắp đặt của Ta (ngay cả khi đó là cái chết hay sự hủy diệt), hay tháo chạy giữa chừng để tránh hình phạt của Ta?”. Tôi cảm thấy mình cực kỳ vô lương tâm, thật sự ích kỷ và đê tiện! Khi hội thánh bị Trung Cộng bắt bớ và bách hại điên cuồng, tôi biết rõ những người mới này còn thiếu lẽ thật về khải tượng, khi đối diện với hoàn cảnh ác liệt này và những lời đồn bịa đặt của Trung Cộng, họ sẽ dễ dàng trở nên tiêu cực, yếu đuối hoặc bị mê hoặc, thậm chí từ bỏ đức tin. Tôi phải gánh vác công tác chăm tưới người mới, để họ hiểu được lẽ thật và đứng vững. Thế nhưng vì sợ bị bắt, nên tôi đã muốn đùn đẩy công tác chăm tưới người mới và bỏ chạy vào lúc then chốt này. Nhất là sau khi biết được cảnh sát có ảnh của tôi thì tôi lại càng sợ. Tôi lo mình bị cảnh sát bắt và đánh đến chết, rồi sau này chẳng có kết cục và đích đến tốt đẹp. Thế nên dù biết rõ những người mới ấy không có ai nâng đỡ, tôi vẫn không muốn đi chăm tưới họ. Dù sau đó tôi có đi, nhưng cũng chỉ làm qua loa chiếu lệ, cho xong quá trình, mong nhanh chóng kết thúc nhóm họp rồi rời đi. Nghĩ lại biểu hiện của mình, tôi nhận ra mình chẳng có chút đức tin hay sự thuận phục thực sự nào với Đức Chúa Trời, chỉ nghĩ đến sự an toàn của bản thân. Chỉ cần thấy có chút nguy hiểm, là tôi muốn vứt bỏ bổn phận và bỏ chạy giữa chừng. Vậy thì tôi có chút gì là tin Đức Chúa Trời không? Lòng trung thành và sự thuận phục của tôi ở đâu? Lời chứng của tôi ở đâu? Đây là biểu hiện của sự phản bội Đức Chúa Trời. Tôi thấy sầu khổ và tội lỗi, căm ghét chính mình vì quá ích kỷ và đê tiện, và vì chẳng có chút trung thành nào cả! Đồng thời tôi cũng hiểu ra rằng, khi đối mặt với sự bắt bớ và bách hại, tôi phải cậy dựa vào Đức Chúa Trời để đứng vững làm chứng, dâng lòng mình lên, thuận phục sự tể trị và sắp đặt của Ngài, dù điều đó có nghĩa là hy sinh mạng sống, tôi cũng phải làm tốt bổn phận. Nhận ra điều này, tôi cảm thấy một luồng sức mạnh trong lòng, không còn sợ bị bắt nữa. Tôi liền nhanh chóng đến gặp những người mới, thông công lời Đức Chúa Trời với họ, giúp họ hiểu được sự toàn năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời, từ đó có được đức tin để trải nghiệm hoàn cảnh này.

Sau đó tôi nghĩ: “Tại sao khi nghe thấy có anh chị em bị bắt lại luôn khiến mình sợ hãi và muốn bảo vệ bản thân? Căn nguyên của vấn đề này là gì?”. Tôi liền tìm lời Đức Chúa Trời liên quan đến việc này để đọc. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ở Trung Quốc đại lục, mọi người tin Đức Chúa Trời đều sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, mọi người đi theo Đức Chúa Trời mỗi ngày đều đối mặt với nguy cơ bị con rồng lớn sắc đỏ bắt bớ, kết án và bách hại tàn khốc. Trong chuyện này, kẻ địch lại Đấng Christ cũng không ngoại lệ. Mặc dù trong nhà Đức Chúa Trời, họ bị xác định tính chất là kẻ địch lại Đấng Christ, nhưng con rồng lớn sắc đỏ liên thủ với giới tôn giáo vẫn luôn ra sức trấn áp, bách hại hội thánh của Đức Chúa Trời và dân được Ngài chọn, đương nhiên kẻ địch lại Đấng Christ cũng ở trong hoàn cảnh chung như vậy. Gặp phải chuyện bị bắt bớ, họ cũng không trốn thoát được. Vì vậy, họ cũng phải thường xuyên đối mặt với vấn đề an toàn của bản thân. Điều này liên quan đến vấn đề kẻ địch lại Đấng Christ đối đãi với an toàn của bản thân như thế nào. Về tiểu mục thứ nhất này, chúng ta chủ yếu thông công về thái độ của kẻ địch lại Đấng Christ đối với sự an toàn của chính mình là gì. Vậy thái độ của họ là gì? (Thưa, họ cố hết sức bảo vệ sự an toàn của bản thân.) Kẻ địch lại Đấng Christ cố gắng hết sức để bảo vệ sự an toàn của chính mình, ý nghĩ của họ là, ‘Tôi phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, dù ai bị bắt thì tôi cũng không thể bị bắt’. … Nếu nơi nào an toàn, kẻ địch lại Đấng Christ sẽ chọn nơi đó để làm việc, bề ngoài trông họ cũng rất tích cực, chủ động, biểu hiện của họ cũng rất có ‘ý thức trách nhiệm’ và ‘lòng trung thành’. Nếu công tác nào đó kèm theo rủi ro và dễ xảy ra chuyện, dễ bị con rồng lớn sắc đỏ phát hiện, thì họ viện cớ và từ chối, tìm cơ hội chuồn mất. Ngay khi thấy có nguy hiểm, hoặc ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm, là họ nghĩ đủ mọi cách để thoát thân, bỏ ngang bổn phận, không quan tâm gì đến các anh chị em. Họ chỉ quan tâm đến việc bản thân thoát khỏi nguy hiểm. Trong lòng họ có lẽ đã chuẩn bị sẵn sàng. Ngay khi nguy hiểm xuất hiện, họ bỏ công tác đang làm ngay lập tức, không quan tâm công tác của hội thánh diễn ra như thế nào, lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị tổn hại ra sao, cũng không quan tâm đến sự an nguy của anh chị em. Điều quan trọng đối với họ là chạy thoát nạn đã. Họ thậm chí còn có ‘bảo bối lận lưng’, một kế hoạch để bảo vệ bản thân tốt nhất: ngay khi gặp nguy hiểm hoặc bị bắt, họ khai ra hết những gì mình biết, tẩy trắng lý lịch và rũ bỏ mọi trách nhiệm để bảo đảm sự an toàn cho bản thân. Trong lòng họ có sẵn kế hoạch này. Những người này không sẵn lòng bị bách hại vì tin Đức Chúa Trời; họ sợ bị bắt, bị tra tấn và bị kết án. Thực tế là trong lòng họ đã thỏa hiệp với Sa-tan từ lâu rồi. Họ vô cùng khiếp sợ thế lực của chính quyền Sa-tan, càng sợ bản thân gặp phải những thứ như tra tấn và bức cung. Do đó, với những kẻ địch lại Đấng Christ, nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió, không có bất kỳ mối đe dọa hay vấn đề gì đối với sự an nguy của họ, và không thể có nguy cơ nào, thì họ có thể dâng hiến sự nhiệt tâm và ‘lòng trung thành’, thậm chí dâng hiến cả tài sản của mình. Nhưng nếu tình hình xấu và họ có thể bị bắt bất cứ lúc nào vì tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, còn có thể bị khai trừ khỏi ngạch công chức hoặc bị những người thân ruồng bỏ vì tin Đức Chúa Trời, thì họ sẽ đặc biệt cẩn thận, không rao giảng phúc âm và làm chứng cho Đức Chúa Trời, cũng không thực hiện bổn phận. Khi có chút dấu hiệu rắc rối, họ trở thành những con rùa rụt cổ; khi có chút dấu hiệu rắc rối, họ muốn ngay lập tức trả lại hội thánh những cuốn sách lời Đức Chúa Trời và bất cứ thứ gì liên quan đến đức tin nơi Đức Chúa Trời, để giữ cho bản thân được bình an vô sự. Dạng người này không nguy hiểm sao? Nếu bị bắt, chẳng phải họ sẽ có thể trở thành Giu-đa sao? Những kẻ địch lại Đấng Christ nguy hiểm đến vậy đấy, họ có thể trở thành Giu-đa bất cứ lúc nào; luôn có khả năng họ phản bội Đức Chúa Trời. Đồng thời, họ còn ích kỷ và đê tiện đến cực độ. Điều này được quyết định bởi thực chất bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ(Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ. Mục 9 (Phần 2)). Đức Chúa Trời vạch rõ bản tính của kẻ địch lại Đấng Christ là vô cùng ích kỷ và đê tiện. Nếu ở những nơi làm bổn phận mà an toàn, không có nguy hiểm, thì những kẻ địch lại Đấng Christ vô cùng tích cực, bề ngoài trông rất có trách nhiệm. Nhưng hễ hoàn cảnh trở nên ác liệt, họ lại chỉ lo bảo vệ bản thân, không hề quan tâm đến công tác của hội thánh hay sự an nguy của anh chị em. Đây chính là những gì mà tôi biểu hiện. Khi hội thánh chưa phải đối mặt với các cuộc bắt bớ, tôi rất nhiệt tình và chủ động, khi công việc bận rộn, tôi thậm chí không ăn uống gì cũng phải đi chăm tưới người mới. Nhưng khi hội thánh đối diện với các cuộc bắt bớ trên diện rộng, các lãnh đạo và người chăm tưới đều bị bắt, cần tôi đi chăm tưới người mới, thì tôi lại rút lui và chùn bước, sợ mình sẽ bị cảnh sát bắt rồi tra tấn đến chết, cuối cùng không có kết cục hay đích đến tốt đẹp gì. Vậy nên tôi không muốn đi chăm tưới người mới, thậm chí tôi biết rõ người chăm tưới đã từng bị cách chức trước đây là người vô trách nhiệm, vậy mà tôi vẫn muốn đẩy người mới sang cho chị ấy, còn mình thì trốn chạy vào lúc then chốt này. Tôi coi trọng sự an toàn của bản thân hơn hết thảy, không hề quan tâm đến việc công tác hội thánh có bị tổn hại hay người mới có đứng vững được không. Tôi thấy mình thật sự thiếu nhân tính và lương tâm, bộc lộ tâm tính giống hệt kẻ địch lại Đấng Christ – quá ích kỷ và đê tiện! Nếu không ăn năn và cứ vứt bỏ bổn phận, hành động như kẻ đào ngũ vào những thời khắc quan trọng, thì cuối cùng tôi cũng sẽ bị loại bỏ.

Sau đó, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời, khiến tôi hiểu được phần nào về vấn đề sợ chết, và biết được cách tiếp cận với nó. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Các môn đồ đó của Đức Chúa Jêsus đã chết như thế nào? Trong số các môn đồ, có những người bị ném đá, bị kéo lê phía sau một con ngựa, bị đóng đinh lộn ngược xuống, bị ngũ mã phanh thây – mọi kiểu chết chóc đã xảy đến với họ. Lý do cho cái chết của họ là gì? Họ đã bị xử tử đúng luật vì tội lỗi của họ phải không? Không. Họ loan truyền phúc âm của Chúa, nhưng người đời không tiếp nhận, ngược lại còn lên án, đánh chửi, còn đẩy họ vào chỗ chết – đó là cách mà họ tử vì đạo. Chúng ta không nhắc đến kết cục cuối cùng của những người tử vì đạo đó, hay việc Đức Chúa Trời quy định hành vi của họ như thế nào, mà hãy nói xem khi họ đi đến cuối cùng, thì cách họ kết thúc sự sống có hợp với quan niệm của con người không? (Thưa, không.) Từ góc độ quan niệm của con người, nếu họ trả cái giá đắt như thế để rao truyền công tác của Đức Chúa Trời, thế mà họ lại bị Sa-tan giết chết. Điều này không phù hợp với các quan niệm của con người, nhưng chính xác là chuyện xảy ra với họ – Đây là chuyện Đức Chúa Trời cho phép xảy ra. … Thật ra, đây là cách thể xác của họ đã chết và qua đời; đây là cách thức họ rời khỏi thế giới loài người, nhưng điều đó không có nghĩa kết cục của họ là như vậy. Bất kể những cách thức họ chết và ra đi như thế nào đi nữa, hay nó đã xảy ra làm sao, thì cũng không phải là cách Đức Chúa Trời quy định kết cục cuối cùng cho những sinh mệnh, cho những loài thọ tạo đó. Đây là một điều ngươi phải thấy rõ. Trái lại, họ đã sử dụng một cách chính xác những cách thức đó để lên án thế gian này và làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời. Những loài thọ tạo này đã sử dụng mạng sống quý giá nhất của họ – họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của sự sống để làm chứng cho những việc làm của Đức Chúa Trời, để làm chứng cho quyền năng vĩ đại của Đức Chúa Trời và tuyên bố cho Sa-tan và thế gian rằng những việc làm của Đức Chúa Trời là đúng, rằng Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, rằng Ngài là Chúa và là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời. Thậm chí đến giây phút cuối cùng của sự sống họ, họ không bao giờ chối bỏ danh của Đức Chúa Jêsus. Đây chẳng phải là một hình thức tuyên án thế gian này hay sao? Họ đã dùng mạng sống của mình để tuyên bố với thế gian, để xác nhận với loài người rằng Đức Chúa Jêsus là Chúa, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, rằng Ngài là xác thịt nhập thể của Đức Chúa Trời, rằng công tác cứu chuộc toàn nhân loại mà Ngài làm khiến cho nhân loại này được tiếp tục sống sót – sự thật này đời đời không bao giờ thay đổi. Những người đã tử vì đạo vì rao truyền phúc âm của Đức Chúa Jêsus, họ đã thực hiện bổn phận của mình đến mức độ nào? Đã đến mức tối đa chưa? Mức tối đa được biểu lộ như thế nào? (Họ đã dâng mạng sống của mình.) Đúng vậy, họ đã trả giá bằng mạng sống của mình. Gia đình, của cải và những thứ vật chất của cuộc đời này đều là những thứ bên ngoài; điều duy nhất liên quan đến bản thân là sự sống. Đối với mỗi người sống, thì sự sống là thứ đáng trân trọng nhất, là thứ quý giá nhất và, thật tình cờ, những người này đã có thể dâng tài sản quý giá nhất của họ – sự sống – như một sự xác nhận và lời chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời đối với nhân loại. Cho đến ngày họ chết, họ không chối bỏ danh của Đức Chúa Trời, họ cũng không chối bỏ công tác của Đức Chúa Trời, và họ đã sử dụng khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình để làm chứng cho sự hiện hữu của sự thật này – chẳng phải đây là dạng chứng ngôn cao cả nhất sao? Đây là cách thực hiện bổn phận tốt nhất; đây là ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm của một người. Khi Sa-tan đe dọa và uy hiếp họ, và cuối cùng, ngay cả khi nó khiến họ phải trả giá bằng mạng sống của mình, thì họ vẫn không từ bỏ trách nhiệm của mình. Đây là ý nghĩa của việc thực hiện bổn phận đến mức tối đa(Rao truyền phúc âm là bổn phận không thể thoái thác của tất cả những người tin Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi vô cùng cảm động. Tôi thấy rằng qua các thời đại, những thánh đồ loan truyền phúc âm của Đức Chúa Trời đều bị những kẻ cầm quyền bách hại. Có người bị ngựa kéo lê đến chết, có người bị đá ném chết, còn có người thì bị đóng đinh ngược trên thập tự giá. Thế nhưng, khi mạng sống bị đe dọa, họ không bị các thế lực hắc ám kìm kẹp, mà giữ vững bổn phận cho đến chết, không chối bỏ danh của Đức Chúa Trời hay phản bội Ngài, dùng chính sinh mệnh mình để làm chứng tuyệt đẹp và vang dội cho Đức Chúa Trời. Cái chết của họ có giá trị và ý nghĩa. Tuy trong mắt người đời, thân xác họ đã chết, nhưng họ là vì sự công chính mà bị bức hại, Đức Chúa Trời ghi nhớ và khen ngợi họ. Tôi nghĩ đến việc mình đã có thể đón nhận công tác của Đức Chúa Trời trong thời kỳ sau rốt và làm bổn phận của một loài thọ tạo, đó là ân đãi của Đức Chúa Trời. Là một loài thọ tạo, tôi phải báo đáp tình yêu của Ngài và làm tốt bổn phận của mình. Nếu Đức Chúa Trời cho phép cảnh sát bắt tôi, thì đó cũng là cơ hội để tôi làm chứng cho Ngài. Dù tôi thực sự bị cảnh sát bách hại đến chết, thì cũng có sự cho phép của Đức Chúa Trời. Tôi phải đứng vững làm chứng cho Ngài, bởi mạng sống của tôi là do Đức Chúa Trời ban cho, dù sống hay chết, tôi nên để cho Ngài sắp đặt, thuận phục sự tể trị và an bài của Ngài. Ngược lại, nếu tôi quý trọng mạng sống và bảo vệ bản thân, vào những thời khắc then chốt lại không làm bổn phận, không nâng đỡ và chăm tưới người mới, thì tôi sẽ để lại vi phạm trước mặt Đức Chúa Trời, lúc ấy có hối hận cũng đã muộn. Tuy thân xác tôi có thể chưa chết, nhưng trong mắt Đức Chúa Trời, tôi đã là kẻ mất đi lời chứng và phản bội Ngài, tôi sẽ sống như một cái xác không hồn. Hiểu được những điều này, lòng tôi không còn bị nỗi sợ chết kìm kẹp nữa.

Một đêm nọ, tôi đọc thêm được một đoạn lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Sa-tan chưa bao giờ dám vượt quá thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và hơn nữa, luôn luôn cẩn thận lắng nghe và vâng phục những mệnh lệnh và sự căn dặn cụ thể của Đức Chúa Trời, không bao giờ dám chống lại chúng, và tất nhiên, không dám tùy tiện thay đổi bất kỳ mệnh lệnh nào của Đức Chúa Trời. Đó là những giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho Sa-tan, và vì thế Sa-tan chưa bao giờ dám vượt quá những giới hạn này. Đây chẳng phải là quyền năng trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời sao? Đây chẳng phải là một lời chứng cho thẩm quyền của Đức Chúa Trời sao? Sa-tan nắm rõ hơn nhân loại nhiều trong cách hành xử với Đức Chúa Trời và cách nhìn nhận Đức Chúa Trời, và vì thế trong cõi thuộc linh, Sa-tan nhìn thấy địa vị và thẩm quyền của Đức Chúa Trời rất rõ ràng, và có một sự lĩnh hội sâu sắc về quyền năng trong thẩm quyền của Đức Chúa Trời và các nguyên tắc phía sau sự thực thi thẩm quyền của Ngài. Nó hoàn toàn không dám xem thường chúng, cũng không dám vi phạm chúng chút nào, hoặc làm bất kỳ điều gì vượt quá thẩm quyền của Đức Chúa Trời, và nó không dám thách thức cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời chút nào. Về bản tính, dù nó tà ác và kiêu ngạo, nhưng Sa-tan chưa bao giờ dám vượt quá những ranh giới và giới hạn mà Đức Chúa Trời đã đặt ra cho nó. Trong hàng triệu năm, nó đã nghiêm túc tuân thủ những ranh giới này, tuân theo mọi sự căn dặn và mệnh cho do Đức Chúa Trời ban cho nó, và chưa bao giờ dám vượt quá giới hạn. Dù nó độc ác, nhưng Sa-tan khôn hơn con người bại hoại rất nhiều; nó biết thân phận của Đấng Tạo Hóa và biết những ranh giới của bản thân. Từ những hành động ‘vâng phục’ của Sa-tan có thể thấy rằng thẩm quyền và quyền năng của Đức Chúa Trời là những sắc lệnh thiên thượng không thể bị vượt quá bởi Sa-tan, và rằng chính vì tính độc nhất và thẩm quyền của Đức Chúa Trời mà muôn vật thay đổi và sinh sôi một cách có trật tự, rằng loài người có thể sống và sinh sôi trong tiến trình do Đức Chúa Trời thiết lập, không người nào hay vật gì có khả năng làm đảo lộn trật tự này, và không người nào hay vật gì có khả năng thay đổi luật lệ này – bởi tất cả chúng đều đến từ bàn tay của Đấng Tạo Hóa, từ tiền định và thẩm quyền của Đấng Tạo Hóa(Chính Đức Chúa Trời, Đấng độc nhất I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi thấy được thẩm quyền và quyền năng to lớn của Ngài. Vạn sự vạn vật đều nằm trong tay Ngài, dù con rồng lớn sắc đỏ có hung hăng đến đâu, nếu không được Đức Chúa Trời cho phép, nó cũng không dám tùy tiện bắt bớ ta, bởi nó không thể vượt qua giới hạn và phạm vi mà Ngài đã định. Đây là thẩm quyền độc nhất vô nhị của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ đến việc Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập, phía trước là Biển Đỏ, phía sau là quân lính của Pha-ra-ôn. Trong tưởng tượng của con người, dân Y-sơ-ra-ên dường như chẳng thể chạy thoát. Nhưng khi họ lâm vào bước đường cùng, Đức Chúa Trời đã rẽ Biển Đỏ, biến biển thành đất khô, và dân Y-sơ-ra-ên đã vượt biển an toàn, còn toàn bộ quân lính Ai Cập thì bị nước nhấn chìm. Tôi thấy được thẩm quyền và quyền năng to lớn của Đức Chúa Trời, cũng thấy được chính Đức Chúa Trời đã mở đường thoát nạn cho dân Y-sơ-ra-ên, không việc gì là khó khăn với Ngài. Khi đối mặt với hoạn nạn và bức hại, Đức Chúa Trời cũng dùng con rồng lớn sắc đỏ làm vật phục vụ để hoàn thiện đức tin của tôi. Dù hoàn cảnh nguy hiểm đến đâu, tôi phải cậy dựa vào Ngài và làm tốt bổn phận của mình.

Hai tháng sau, do bị một kẻ Giu-đa bán đứng mà tình hình càng trở nên khốc liệt, gần một trăm người đã bị bắt. Qua lời kể của những người được thả sau khi bị bắt, tôi biết được cảnh sát đã nhiều lần hỏi về nơi ở của tôi. Nghĩ đến việc mình hiện là người được chọn làm lãnh đạo hội thánh, nếu thực sự bị bắt, chắc chắn cảnh sát sẽ tra tấn tôi. Tôi tự hỏi nếu mình không chịu nổi và bị đánh đến chết, thì chẳng phải những năm tháng tin Đức Chúa Trời sẽ chấm dứt sao? Nghĩ đến đây, tôi nhận ra mình vẫn đang bám víu lấy mạng sống của mình. Vì thế tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời, xin Ngài gìn giữ lòng tôi. Tôi nhớ đến bộ phim “Chuyện của tôi, chuyện của chúng ta” và vội mở lên xem. Tôi thấy các anh em vì truyền lời Đức Chúa Trời mà bị cảnh sát tra tấn, nhưng họ đã chọn cái chết thay vì cúi đầu trước Sa-tan. Đặc biệt đến phút cuối, họ thà chết chứ không ký vào “Tam Thư” và phản bội Đức Chúa Trời, họ đã làm chứng mạnh mẽ và vang dội. Tôi được khích lệ vô cùng, và quyết tâm nếu có ngày thật sự bị cảnh sát bắt đi, thì tôi cũng sẽ giống như anh chị em trong bộ phim, không chịu thỏa hiệp với Sa-tan dù điều ấy đồng nghĩa với cái chết, làm chứng tốt đẹp để an ủi tấm lòng của Đức Chúa Trời. Sau đó, tôi đã thực tế thông công lẽ thật với người mới, giúp họ nhìn thấu mưu kế của Sa-tan. Dần dần, một số người mới đã có thể tham gia nhóm họp bình thường.

Việc trải nghiệm những cuộc bắt bớ và bách hại của con rồng lớn sắc đỏ đã tỏ lộ vóc giạc thật sự, cùng với tâm tính Sa-tan ích kỷ và đê tiện, qua đó giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân, và nhận ra rằng những cuộc bắt bớ và bách hại đều có sự cho phép của Đức Chúa Trời, Ngài dùng những điều ấy để hoàn thiện đức tin và tình yêu của ta. Tôi biết rằng sau này mình sẽ trải qua sự bức hại và hoạn nạn lớn hơn nữa, nhưng tôi tin mọi sự đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Dù chuyện gì xảy ra, tôi cũng sẽ làm tốt bổn phận của một loài thọ tạo và làm chứng cho Ngài.

Trước: 31. Suy ngẫm về việc giả vờ

Tiếp theo: 38. Sự lựa chọn của tôi

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger