41. Tôi không còn lo lắng hay băn khoăn vì bệnh tật nữa
Năm 2010, trong một lần kiểm tra sức khỏe, tôi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B mạn tính với ba loại kháng nguyên đều dương. Lúc ấy, tôi rất sợ hãi, chỉ lo một ngày nào đó bệnh tình của mình nặng thêm và sẽ phát triển thành ung thư gan. Ngày thường chỉ cần nghe có ai đó qua đời vì ung thư gan là trong lòng tôi thất kinh. Nhưng nhà tôi thì nghèo và không có tiền để chữa trị, tôi cảm thấy số mình thật khổ, và đã định sống được ngày nào thì hay ngày đó. Năm 2020, tôi đã may mắn tiếp nhận công tác trong thời kỳ sau rốt của Đức Chúa Trời. Tôi được biết có một chị em bị ung thư cổ tử cung, sau khi chị ấy tin Đức Chúa Trời và tích cực thực hiện bổn phận, thì bệnh đã khỏi từ lúc nào không hay. Tôi cảm thấy bệnh của mình cũng có hy vọng, và nghĩ thầm: “Tin Đức Chúa Trời thật là tốt, chỉ cần sau này mình nghiêm túc thực hiện bổn phận và nhiệt tình dâng mình, thì Đức Chúa Trời chắc chắn cũng sẽ chữa khỏi bệnh của mình”. Sau đó tôi tích cực thực hiện bổn phận, trở thành một người giảng đạo. Mặc dù công tác trong hội thánh có hơi bận, đôi lúc tôi cũng cảm thấy mệt mỏi, thân thể khó chịu, nhưng vừa nghĩ đến việc chỉ cần mình nghiêm túc thực hiện bổn phận thì Đức Chúa Trời sẽ chữa khỏi bệnh của mình, thì trong lòng tôi được chút an ủi, và tôi vẫn tràn đầy năng lượng để thực hiện bổn phận.
Vào tháng 2 năm 2023, tôi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ phát hiện chỉ số DNA virus viêm gan B của tôi rất cao, và virus đang sao chép với tốc độ nhanh chóng. Tôi đã lập tức được chuyển đến khoa bệnh truyền nhiễm chuyên về gan, và bác sĩ cũng nghiêm túc nói: “Bây giờ chị phải uống thuốc để kiểm soát, nếu không kiểm soát thì rất có thể nó sẽ phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan”. Kết quả này giống như sét đánh ngang tai, trong lòng tôi vô cùng lo lắng và sợ hãi: “Nếu thật sự phát triển thành xơ gan, ung thư gan rồi chết thì phải làm sao đây?”. Những ngày đó, cả ngày tôi đều sống trong cảm xúc tiêu cực của sầu khổ, ưu lo và lo lắng. Tôi nghĩ thầm: “Từ sau khi tin Đức Chúa Trời, mình vẫn luôn thực hiện bổn phận, ngay cả khi bị người nhà bức bách, mình cũng không buông bỏ bổn phận. Nhưng tại sao bệnh của mình đã không tốt lên mà ngược lại còn nặng thêm chứ? Giờ thì công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, nếu chết vào lúc này, thì chẳng phải mình sẽ mất hết hy vọng được cứu rỗi sao? Chẳng phải việc mình chịu khổ và dâng mình hai năm qua đều sẽ uổng phí sao?”. Nghĩ đến những điều này, tôi thấy đau lòng và khó chịu. Tôi lại nhớ đến trước đây, bác sĩ bảo tôi phải chú ý nghỉ ngơi nhiều và không được để mình mệt nhọc quá sức. Tôi đã nghĩ, “Nếu Đức Chúa Trời không chữa bệnh cho mình, thì mình chỉ có thể tự chăm sóc thân thể nhiều hơn thôi. Sau này, không được để mình quá cực nhọc khi thực hiện bổn phận nữa, lỡ như bệnh tình thật sự chuyển biến xấu, và trở thành ung thư gan, không chữa được, vậy thì mình thật sự sẽ chết”. Lúc đó công tác phúc âm của hội thánh mà tôi phụ trách gặp một số khó khăn, nhưng tôi không muốn bận tâm nên đã không kịp thời giải quyết những vấn đề này, kết quả là làm cho công tác phúc âm bị đình trệ. Khi nhóm họp, tâm trí tôi luôn lơ đễnh, trong đầu tôi luôn nghĩ đến bệnh tình của mình. Suốt buổi nhóm họp, tôi cố gắng thông công càng ít càng tốt, lo lắng rằng nói nhiều sẽ khiến mình kiệt sức. Tôi cũng không có tâm trí để xử lý thư từ công tác hàng ngày, và thực hiện bổn phận một cách uể oải. Công tác cần theo sát mà tôi cũng không theo sát, buổi tối cho dù có việc gấp hay không thì tôi cũng đều đi ngủ sớm, vì sợ làm bản thân mình kiệt sức. Thậm chí tôi không muốn làm người giảng đạo nữa, và muốn đổi sang một bổn phận nhẹ nhàng hơn. Dần dần, lòng tôi càng ngày càng xa rời Đức Chúa Trời. Tôi không muốn đọc lời Đức Chúa Trời, cũng không muốn cầu nguyện nữa, và mỗi ngày đều lo lắng về bệnh của mình.
Sau đó lãnh đạo đã thông công với tôi, muốn tôi phụ trách thêm công tác của hai hội thánh nữa. Tôi biết mình nên tiếp nhận, nhưng vừa nghĩ đến việc số hội thánh mà mình phụ trách tăng lên, vậy thì mình sẽ phải lao tâm nhiều hơn. Lỡ như vì lao lực quá độ mà bệnh tình chuyển biến xấu thì phải làm sao? Tôi lại nhớ đến một người họ hàng xa được chẩn đoán ung thư gan và điều trị chưa được bao lâu thì đã qua đời. Nghĩ đến những chuyện này, nên tôi đã từ chối. Sau đó lãnh đạo đã thông công với tôi về tình trạng của tôi, và còn đọc cho tôi hai đoạn lời Đức Chúa Trời: “Rồi cũng có những người sức khỏe kém, thể chất yếu, thiếu sức lực, thường xuyên đau ốm bệnh tật dù nặng hay nhẹ, thậm chí không thể làm được những việc cơ bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, không thể sinh hoạt và đi lại như người bình thường. Những người như vậy thường cảm thấy khó chịu và không khỏe khi thực hiện bổn phận của mình; có người thể chất yếu ớt, có người thực sự có bệnh, và tất nhiên cũng có người đã biết bị bệnh này bệnh kia và tiềm ẩn bệnh này bệnh nọ. Vì gặp những khó khăn thực tế về thể chất nên những người như vậy thường chìm trong những cảm xúc tiêu cực và cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng. Họ đang cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng về điều gì? Họ lo lắng rằng nếu cứ tiếp tục thực hiện bổn phận của mình như thế này, dâng mình và chạy ngược xuôi vì Đức Chúa Trời như thế này, mà luôn cảm thấy mệt mỏi như vậy, thì liệu sức khỏe của họ có ngày càng giảm sút không? Khi đến tuổi 40 hay 50, liệu họ có phải nằm liệt giường không? Những lo lắng này có đứng vững không? Có ai có biện pháp cụ thể cho vấn đề này không? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho chuyện này? Ai sẽ có trách nhiệm đây? Những người có sức khỏe kém, thể chất yếu, sẽ cảm thấy sầu khổ, âu lo và lo lắng về những điều như vậy” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Mặc dù sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình của con người và không thể tránh khỏi trong cuộc đời, nhưng có những người có thể chất đặc biệt hoặc mang bệnh đặc biệt, dù có thực hiện bổn phận hay không, thì họ vẫn rơi vào sầu khổ, âu lo và lo lắng về những khó khăn và bệnh tật thể xác; họ lo lắng về bệnh tật của mình, lo lắng về nhiều bất tiện mà bệnh tật có thể gây ra cho họ trong cuộc sống, liệu bệnh của họ có trở nên nghiêm trọng hay không, nếu nghiêm trọng thì hậu quả sẽ ra sao và liệu họ có chết vì bệnh đó hay không. Trong những hoàn cảnh đặc biệt và bối cảnh nhất định, loạt câu hỏi này khiến họ sa vào sầu khổ, âu lo và lo lắng và không thể tự giải thoát được; một số người thậm chí còn sống trong tình trạng sầu khổ, âu lo và lo lắng vì căn bệnh nghiêm trọng mà họ đã biết mình mắc phải hoặc một căn bệnh tiềm ẩn mà họ không thể làm gì để tránh được, và họ bị ảnh hưởng, tác động và kiểm soát bởi những cảm xúc tiêu cực này” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi nhận ra rằng thời gian qua mình đã luôn sống trong những cảm xúc tiêu cực của sầu khổ, ưu lo và lo lắng vì bệnh tật. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nói virus viêm gan B của tôi sao chép với tốc độ rất nhanh, cần phải uống thuốc để kiểm soát, nếu không nó sẽ phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan, tôi đã bắt đầu lo lắng về bệnh tình của mình. Tôi sợ lao lực quá độ sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm, phát triển thành xơ gan, ung thư gan và tôi sẽ chết. Vậy thì tôi không còn cơ hội được cứu rỗi nữa. Nghĩ đến những điều này khiến tôi rất chán nản. Tâm trí tôi chỉ toàn nghĩ đến việc làm sao chăm sóc thân thể cho tốt, không để bệnh tình của mình nặng thêm. Tôi hoàn toàn không còn mang chút gánh nặng nào trong việc thực hiện bổn phận nữa. Công tác phúc âm của một hội thánh nọ gặp khó khăn, mà tôi cũng không kịp thời giải quyết, dẫn đến công tác phúc âm bị đình trệ. Có vài buổi tối tôi vẫn chưa buồn ngủ lắm, trong tay thì có một số thư từ cần xử lý gấp, nhưng vừa thấy giờ đó cũng đã muộn rồi, là tôi vội đi ngủ, cũng không kịp thời trả lời thư từ. Thậm chí tôi còn muốn đổi sang một bổn phận nhẹ nhàng hơn, như vậy thì sẽ không cần quá lao tâm hay mệt nhọc, bệnh tình cũng sẽ không nặng thêm. Tôi suốt ngày bị cảm xúc tiêu cực quấn lấy, và căn bản không hề nhập tâm vào bổn phận. Thậm chí khi được giao bổn phận, tôi cũng có thể từ chối. Tôi thấy mình cứ sầu khổ vì bệnh tật suốt cả ngày, ngay cả trách nhiệm nên làm mà tôi cũng không thể làm được, và không có chút lòng trung thành nào khi thực hiện bổn phận. Đức Chúa Trời đã cất nhắc tôi, cho tôi được luyện tập làm người giảng đạo, cho tôi cơ hội thực hiện bổn phận và đạt được lẽ thật. Đây là ân điển của Đức Chúa Trời. Nhưng tôi lại suốt ngày sống trong cảm xúc tiêu cực của sầu khổ, ưu lo và lo lắng. Tôi qua loa chiếu lệ và uể oải khi tiếp cận bổn phận, công tác của hội thánh xuất hiện đủ loại khó khăn và vấn đề nhưng tôi cũng không kịp thời giải quyết, gây ra tổn thất cho công tác. Tôi có chút tinh thần trách nhiệm, hay chút lương tâm, lý trí nào đâu chứ? Tôi thật không xứng đáng được Đức Chúa Trời cứu rỗi! Nghĩ đến những điều này khiến trong lòng tôi hối hận và tự trách. Tôi cảm nhận sâu sắc được rằng sống trong cảm xúc tiêu cực rất ức chế và đau khổ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của tôi, mà còn khiến tôi mất đi ý chí mưu cầu lẽ thật và đạt được sự cứu rỗi. Nghĩ đến đây, trong lòng tôi cảm thấy sợ hãi, đồng thời cũng có chút lo âu. Tôi không thể cứ sống trong sự lộn xộn và rối rắm như vậy được. Tôi phải buông bỏ những cảm xúc tiêu cực của sầu khổ và ưu lo, mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận thật nghiêm túc, không để lại bất kỳ sự tiếc nuối nào.
Sau đó, tôi nhớ đến một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể chữa lành cho họ. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để Ta có thể dùng quyền năng của Ta mà đuổi những linh hồn ô uế ra khỏi thân xác họ, và rất nhiều người tin vào Ta đơn thuần để nhận sự bình an và niềm vui từ Ta. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ để đòi hỏi nhiều của cải vật chất hơn từ Ta. Rất nhiều người tin Ta chỉ để được trải qua cuộc đời này trong sự bình an và để được bình an vô sự trong đời sau. Rất nhiều người tin vào Ta để tránh sự đau khổ của địa ngục và để nhận lãnh những phúc lành của thiên đàng. Rất nhiều người tin vào Ta chỉ vì sự an nhàn tạm thời chứ không tìm kiếm để có được bất cứ điều gì ở đời sau. Khi Ta ban cơn giận dữ cho con người và tước đi mọi niềm vui, bình an mà họ vốn có, con người trở nên hoài nghi. Khi Ta ban cho con người sự đau khổ của địa ngục và lấy lại những phúc lành của thiên đàng, con người thẹn quá mà hóa giận. Khi con người nhờ Ta chữa lành cho họ, Ta đã chẳng đoái hoài và cảm thấy ghê tởm họ; họ liền rời khỏi Ta mà tìm kiếm con đường của y học và phép thuật xấu xa để thay vào đó. Khi Ta lấy đi tất cả những gì con người đã đòi hỏi từ Ta, tất cả họ đều biến mất không chút dấu vết. Do vậy, Ta nói rằng con người có đức tin ở Ta bởi vì ân điển của Ta quá nhiều, và bởi vì có quá nhiều lợi ích để đạt được” (Ngươi biết gì về đức tin? Lời, Quyển 1 – Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời). Sự vạch rõ trong lời Đức Chúa Trời khiến tôi cảm thấy đau lòng và khó chịu, giống như Đức Chúa Trời đang mặt đối mặt mà phán xét tôi. Tôi tin Đức Chúa Trời chính là để đòi hỏi ân điển và phúc lành từ Ngài, là đang giao dịch với Ngài, xem Ngài chỉ là đối tượng để tôi đòi hỏi. Nghĩ lại khi tôi mới tin Đức Chúa Trời, nhìn thấy một vài anh chị em sau khi tin Đức Chúa Trời thì bệnh khó chữa cũng đều được chữa khỏi, nên tôi đã hy vọng sau khi tin Đức Chúa Trời thì mình cũng sẽ được chữa bệnh. Tôi mang theo ý định muốn được ban phúc như vậy mà vứt bỏ và dâng mình, rất tích cực thực hiện bổn phận, cũng có thể chịu khổ và trả giá. Khi kiểm tra sức khỏe lần này, thấy bệnh của mình chẳng những không chuyển biến tốt mà ngược lại còn nặng thêm, thậm chí còn có nguy cơ tử vong, tôi đã không thể thuận phục nổi, bắt đầu oán trách Đức Chúa Trời và hiểu lầm Ngài. Thậm chí tôi còn hối hận vì đã vứt bỏ và dâng mình vì Đức Chúa Trời, ngay cả bổn phận mà tôi cũng không muốn thực hiện nữa. Mục đích mà tôi tin Đức Chúa Trời không phải để làm tốt bổn phận của loài thọ tạo, để chăm chỉ mưu cầu lẽ thật hay để sống thể hiện ra nhân tính bình thường, mà là để đòi hỏi phúc lành từ nơi Đức Chúa Trời. Việc tôi chịu khổ và trả giá khi thực hiện bổn phận cũng là để Đức Chúa Trời chữa bệnh cho tôi. Tôi nào có đang thực hiện bổn phận chứ? Đây là đang giao dịch với Đức Chúa Trời, là đang lợi dụng Ngài và lừa dối Ngài! Tôi bảo vệ lợi ích của cá nhân mình mọi lúc mọi nơi. Bản tính của tôi thật quá ích kỷ, chẳng có chút lương tâm và lý trí nào cả! Tôi nghĩ đến việc Phao-lô đã làm rất nhiều việc, vứt bỏ và dâng mình, chịu khổ và trả giá, đi khắp đất liền và biển cả để rao truyền phúc âm và thu phục được rất nhiều người. Nhưng ông cực nhọc làm việc không phải để thực hiện bổn phận hay là quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, mà là để đạt được phúc lành của thiên quốc, và là đang giao dịch với Đức Chúa Trời. Cuối cùng, ông chẳng những không đạt được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời, mà ngược lại còn bị Ngài định tội. Quan điểm của tôi trong việc mưu cầu tin theo Đức Chúa Trời cũng giống như Phao-lô, cũng là để được phúc lành và lợi ích. Nếu tôi không kịp thời sửa đổi, kết cục của tôi cũng sẽ giống như Phao-lô – bị Đức Chúa Trời định tội và trừng phạt. Nếu không nhờ Đức Chúa Trời tỏ lộ, thì tôi sẽ không phản tỉnh và nhận biết bản thân, mà vẫn sẽ tiếp tục đi xuôi theo con đường sai lầm này, vậy thì cuối cùng, tôi chỉ có thể mất đi cơ hội được cứu rỗi mà thôi. Nhận ra được những điều này, tôi rất hối hận. Tôi đã hiểu rằng việc tôi gặp phải bệnh tật là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho tôi. Vì vậy, tôi đã cầu nguyện với Ngài để hối cải: “Thưa Đức Chúa Trời, cho dù bệnh của con có được chữa khỏi hay không, thì con cũng sẵn lòng buông bỏ những ý định không đúng đắn của mình, và thực hiện bổn phận để làm Ngài hài lòng”. Sau đó, tôi đã nói với lãnh đạo rằng tôi sẵn lòng phụ trách thêm công tác của hai hội thánh nữa.
Sau đó, tôi đã thực hiện bổn phận một cách bình thường. Nhưng khi khối lượng công việc tăng lên, mỗi ngày có rất nhiều việc cần xử lý, tôi lại bắt đầu lo lắng: “Thực hiện bổn phận như thế này liệu có làm thân thể mình kiệt sức không? Nếu mình lao tâm và mệt nhọc kéo dài, thì liệu bệnh tình có nặng thêm và phát triển thành xơ gan hay ung thư gan không?”. Tôi nhận ra mình lại đang sống trong cảm xúc tiêu cực của sầu khổ, ưu lo và lo lắng. Nên tôi đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cầu xin Ngài dẫn dắt để tôi không sống trong bệnh tật nữa, và ban thêm cho tôi đức tin. Sau đó, tôi đã đọc được lời Đức Chúa Trời: “Dù bị bệnh hay đau khổ, chỉ còn một hơi thở, chỉ cần vẫn còn sống, chỉ cần vẫn có thể nói năng và đi lại, thì ngươi có đủ sức lực để thực hiện bổn phận của mình, và ngươi nên thực hiện bổn phận của mình một cách vững vàng và thực tế. Ngươi không được từ bỏ bổn phận của một loài thọ tạo hay trách nhiệm mà Đấng Tạo Hóa giao cho ngươi. Chỉ cần ngươi chưa chết thì ngươi phải hoàn thành và làm tròn bổn phận của mình. Có người nói: ‘Những điều Ngài phán không được quan tâm đến ý muốn của con người cho lắm. Con bị bệnh mà, rất khổ sở!’. Khi khó khăn, ngươi có thể nghỉ ngơi, dưỡng bệnh và điều trị. Nếu vẫn muốn thực hiện bổn phận của mình, ngươi có thể giảm bớt khối lượng công việc và thực hiện một số bổn phận phù hợp, không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của ngươi. Điều này sẽ chứng tỏ rằng lòng ngươi không từ bỏ bổn phận của mình, không lạc xa khỏi Đức Chúa Trời, không chối bỏ danh Đức Chúa Trời, và không từ bỏ mong muốn trở thành một loài thọ tạo thích đáng. Có người nói: ‘Tôi đã làm mọi việc đó, vậy Đức Chúa Trời có lấy đi căn bệnh này của tôi không?’ Ngài sẽ làm vậy chứ? (Thưa, không nhất định là vậy.) Dù Đức Chúa Trời có lấy đi căn bệnh đó của ngươi hay không, dù Đức Chúa Trời có chữa lành cho ngươi hay không, thì những gì ngươi làm là điều mà một loài thọ tạo phải làm. Cho dù thể chất ngươi có đủ khả năng để thực hiện bổn phận hay không, dù ngươi có thể đảm nhận bất kỳ công tác nào hay không, dù sức khỏe của ngươi có cho phép ngươi thực hiện bổn phận của mình hay không, thì lòng của ngươi cũng không được lạc xa khỏi Đức Chúa Trời, không được từ bỏ bổn phận của mình. Như thế, ngươi sẽ hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của mình – đây là lòng trung thành mà ngươi nên giữ vững. Ngươi không thể làm việc bằng tay, hay không thể nói chuyện, hay không còn nhìn thấy, hay không thể cử động cơ thể nữa, thì ngươi cũng không được nghĩ rằng Đức Chúa Trời phải chữa lành cho ngươi, và nếu Ngài không chữa lành cho ngươi thì trong thâm tâm ngươi muốn chối bỏ Ngài, từ bỏ bổn phận của mình và bỏ lại Đức Chúa Trời. Tính chất của hành động như vậy là gì? (Thưa, là phản bội Đức Chúa Trời.) Đó là sự phản bội!” (Cách mưu cầu lẽ thật (3), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã tìm được con đường thực hành. Bổn phận là sự ủy thác của Đức Chúa Trời cho con người, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ mà loài thọ tạo cần phải thực hiện. Cho dù gặp phải bệnh tật gì, hay thân thể có đau đớn và khó chịu đến đâu, họ cũng không được từ bỏ bổn phận mà loài thọ tạo nên thực hiện. Đức Chúa Trời không yêu cầu cao đối với con người. Ngài chỉ yêu cầu con người phải tận tâm tận lực làm tốt bổn phận trong giới hạn thể chất mà họ có thể chịu đựng được, và như vậy là Ngài đã hài lòng rồi. Nếu thân thể có bệnh tật thì họ có thể nghỉ ngơi thích hợp, và uống thuốc trị liệu. Họ cũng có thể tập thể dục thường xuyên hơn, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận.
Sau đó, từ trong lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu cách để nhìn nhận cái chết. Đức Chúa Trời phán: “Con người trong đời này đều phải đối mặt với cái chết, nghĩa là khi con người đi đến cuối đường thì đều phải đối mặt với cái chết, nhưng cái chết có nhiều tính chất, một trong số đó là vào thời gian Đức Chúa Trời tiền định sẵn, ngươi đã hoàn thành sứ mạng của mình, thì Đức Chúa Trời sẽ đặt dấu chấm hết cho sự sống xác thịt của ngươi, sự sống xác thịt của ngươi sẽ kết thúc, nhưng điều này không có nghĩa là sự sống này của ngươi sẽ kết thúc. Xác thịt của một con người không còn thì sự sống cũng không còn, có phải như vậy hay không? (Thưa, không phải.) Sự sống này về sau tồn tại dưới hình thức nào phụ thuộc vào việc khi còn sống ngươi đối đãi với công tác Đức Chúa Trời làm và lời Đức Chúa Trời nói như thế nào, điều này rất quan trọng. Việc sau này ngươi tồn tại dưới hình thức nào, có tồn tại hay không đều được quyết định bởi thái độ của ngươi đối với Đức Chúa Trời, đối với lẽ thật khi ngươi còn sống. … Ngoài ra còn có một điều nữa, chuyện chết đi hẳn là giống với những chuyện khác về tính chất, đều không do con người lựa chọn, lại càng không thay đổi vì ý chí của con người. Cái chết và bất kỳ chuyện lớn nào khác trong cuộc đời đều giống nhau cả, đều nằm dưới sự tiền định và tể trị của Đấng Tạo Hóa. Nếu có người đòi chết, chưa chắc họ đã chết, nếu có người đòi sống, chưa chắc họ sẽ sống, mọi sự đều nằm dưới sự tể trị và tiền định của Đức Chúa Trời, mọi sự đều được thay đổi và được quyết định bởi quyền hành và tâm tính công chính của Đức Chúa Trời, bởi sự an bài và tể trị của Ngài. Cho nên, ngươi bị bệnh nặng, một căn bệnh nặng có thể dẫn đến cái chết, nhưng chưa chắc sẽ chết, vậy cái chết này do ai quyết định? (Thưa, do Đức Chúa Trời.) Là do Đức Chúa Trời quyết định. Nếu đã do Đức Chúa Trời quyết định, con người không quyết định được chuyện này, thì họ còn sầu cái gì, lo lắng cái gì? Chuyện này cũng giống như việc cha mẹ ngươi là ai, ngươi sinh ra vào thời gian nào, sinh ra ở đâu vậy, không phải do ngươi lựa chọn. Lựa chọn sáng suốt nhất trong những chuyện này chính là thuận theo tự nhiên, thuận phục, không được lựa chọn, cũng không được vì thế mà dốc ra bất kỳ tâm tư, sinh lực nào, không được vì nó mà sầu khổ, mà âu lo, lo lắng. Nếu đã không thể lựa chọn, sao con người còn phải tiêu phí nhiều sinh lực, tâm tư vì nó như vậy, đây là ngu muội, không sáng suốt. … Bởi vì ngươi có thể chết hay không vẫn là một ẩn số, Đức Chúa Trời có để cho ngươi chết hay không cũng là một ẩn số, đều là chuyện không biết được. Nói cụ thể hơn, thì chuyện chết lúc nào, chết ở đâu, chết vào giờ nào, khi chết thân thể của ngươi cảm thấy thế nào, thì đều không biết được. Chuyện mình không biết được mà ngươi còn nhọc lòng suy nghĩ, nghiền ngẫm như vậy, còn âu lo, lo lắng vì nó, thì ngươi có phải ngu xuẩn hay không? Nếu đã là ngu xuẩn, thì con người không nên hao tổn tâm huyết về nó” (Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). “Bất kể đối đãi với chuyện gì, đều nên có thái độ tích cực và chính diện, đối đãi với cái chết thì càng phải có thái độ tích cực và chính diện. Thái độ tích cực và chính diện này không có nghĩa là hùa theo và chờ đợi cái chết, cũng không phải là tích cực và chủ động mưu cầu cái chết. Nếu không phải là mưu cầu cái chết, không phải là hùa theo, cũng không phải là chờ đợi cái chết, vậy thì là gì? (Thưa, là thuận phục.) Thuận phục là một dạng thái độ đối với chuyện chết, buông bỏ chuyện này và không nghĩ đến nó nữa là biện pháp tốt nhất” (Cách mưu cầu lẽ thật (4), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Sau khi đọc lời Đức Chúa Trời, tôi đã hiểu được rằng sinh tử của mỗi người đều nằm trong tay Đức Chúa Trời. Việc chúng ta chết khi nào và chết như thế nào trong cuộc đời này, Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch và an bài tốt từ trước rồi, và việc này không liên quan gì đến chuyện chúng ta có bị bệnh hay không. Ngay cả khi tôi không mắc bệnh, thì đến thời điểm mà Đức Chúa Trời đã định trước để tôi chết, tôi cũng chẳng thể trốn thoát được. Ngay cả khi tôi mắc bệnh rất nghiêm trọng, nếu sứ mạng của tôi chưa hoàn thành, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không dễ dàng cất đi sinh mệnh của tôi. Sinh tử của con người đều nằm trong tay của Đức Chúa Trời, chứ không phải con người chỉ cần chăm sóc là có thể quyết định được. Nhưng tôi đã không nhìn thấu được chuyện sống chết, mà đã sống trong cảm xúc tiêu cực của sầu khổ, ưu lo và lo lắng. Tôi đã luôn lo lắng rằng bệnh tình sẽ chuyển biến xấu, phát triển thành ung thư gan và mình sẽ chết, nên tôi luôn không tung hết sức khi thực hiện bổn phận, việc mà tôi có thể làm thì tôi cũng không làm, tôi dành hết thời gian và sinh lực cho việc chăm sóc sức khỏe của mình. Tôi thật sự đã quá ngu muội và vô tri! Giờ đây tôi mới nhận ra rằng, ngay cả khi tôi chăm sóc sức khỏe thật tốt, nhưng nếu không làm tốt bổn phận, thì tôi sẽ không đạt được sự khen ngợi của Đức Chúa Trời, và mỗi ngày tôi sống cũng sẽ trống rỗng, không có chút giá trị hay ý nghĩa nào cả. Cuối cùng, khi tai họa giáng xuống thì tôi vẫn phải chết. Nghĩ lại quãng thời gian trước, khi tôi biết bệnh tình của mình trở nặng, tôi đã không muốn đọc lời Đức Chúa Trời, cũng chẳng có lời nào để cầu nguyện, mỗi ngày đều đi ngủ sớm. Bề ngoài thì thể xác tôi trông có vẻ an nhàn, sức khỏe cũng được chăm sóc tốt, nhưng tôi không cảm nhận được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, mỗi ngày sống đều vô nghĩa. Tâm hồn tôi cảm thấy rất trống rỗng và đau khổ. Hiện tại, mặc dù việc thực hiện bổn phận có khổ một chút, mệt một chút, nhưng sự thanh thản và bình an trong tâm hồn thì không có thứ gì có thể thay thế được. Tôi thật sự cảm nhận được rằng, chỉ khi người ta nghiêm túc mưu cầu lẽ thật và làm tốt bổn phận, thì sống mới có giá trị, có ý nghĩa, và mới có thể thấy bình an và thanh thản. Một tháng sau, tôi đến bệnh viện tái khám, bác sĩ nói rằng bệnh tình của tôi đã thuyên giảm, trở thành một trường hợp nhẹ của viêm gan B, và rằng tôi chỉ cần uống một số thuốc kháng virus là được. Nghe xong thì tôi quả thực không thể tin nổi, tôi thấy được rằng mọi sự đều nằm trong tay của Đức Chúa Trời, trong lòng tôi rất đội ơn Đức Chúa Trời.
Trải qua lần bệnh tật này, tôi đã thấy rõ ý định đê tiện của mình trong việc mưu cầu được phúc lành khi tin Đức Chúa Trời, và cảm nhận được sự nguy hại mà cảm xúc tiêu cực gây ra. Tôi cũng cảm nhận được rằng, Đức Chúa Trời cho phép bệnh tật xảy đến là để làm tinh sạch những dục vọng xa xỉ và những yêu cầu vô lý của tôi đối với Ngài, giúp tôi thấy rõ sự thật xấu xí rằng bản thân mình bị Sa-tan làm bại hoại, để tôi có thể nghiêm túc mưu cầu lẽ thật, thoát khỏi tâm tính bại hoại và đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đây là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời! Tôi đội ơn Đức Chúa Trời từ tận đáy lòng mình!