84. Tôi không còn bảo vệ hình ảnh tốt đẹp của mình nữa

Bởi Diêu Dụng Tâm, Trung Quốc

Trước khi tôi chào đời, cha tôi đã qua đời vì bệnh tật, để lại mẹ tôi một mình nuôi năm đứa con, chật vật mưu sinh. Trong làng chẳng ai coi trọng mẹ con chúng tôi cả. Từ khi tôi có ký ức, mẹ đã luôn dạy chúng tôi: “Làm người phải có khí phách. Chúng ta dù nghèo, nhưng chí không nghèo”. “‘Chim đi để tiếng, người đi để danh’, các con sống một đời thì phải để lại tiếng thơm, nếu không có tiếng thơm thì sống còn có ý nghĩa gì chứ? Đi đến đâu, các con cũng phải để lại ấn tượng tốt với người ta, làm việc gì cũng đừng để người ta gièm pha, mà phải để người ta nhớ đến cái tốt của mình”. Dưới sự tận tình khuyên bảo lâu dài của mẹ, câu nói “Chim đi để tiếng, người đi để danh” đã ăn sâu vào lòng tôi, trở thành phương hướng để tôi hành xử và đối nhân xử thế. Làm việc gì tôi cũng rất quan tâm đến hình ảnh của mình trong mắt người khác. Tôi nhớ hồi còn là thiếu niên, tôi tình cờ nghe được chị dâu phàn nàn rằng mẹ và chị gái tôi không giúp chị trông con, tôi nghĩ mình không thể để chị ấy nói xấu mình sau lưng được, nên đã chủ động trông con cho chị, giặt quần áo và cho các cháu ăn. Về sau, chị dâu thường khen tôi trước mặt người khác, nói tôi là người tốt nhất trong gia đình. Người trong làng cũng tán thưởng tôi. Nghe những lời ấy khiến tôi rất vui. Sau khi kết hôn, mẹ chồng tôi bị liệt nằm một chỗ, sau một thời gian chăm sóc bà, cơ thể tôi kiệt quệ. Khi về nhà thăm mẹ, tôi liền than thở với bà. Mẹ khuyên tôi: “Con phải đối tốt với mẹ chồng, đừng để mang tiếng xấu”. Suy ngẫm những lời mẹ nói, tôi đồng tình với bà. Người ta sống một đời rốt cuộc cũng là để lại tiếng thơm, tránh đi điều tiếng xấu. Vốn dĩ tôi và hai chị em dâu thay phiên nhau chăm sóc mẹ chồng, nhưng để xây dựng danh tiếng tốt trong làng, tôi đã một mình chăm sóc mẹ chồng suốt mười năm, cho đến khi bà qua đời. Tôi được người trong làng khen ngợi và có được danh tiếng tốt như mong muốn.

Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn luôn ghi nhớ lời mẹ dạy. Tôi rất quan tâm đánh giá của anh chị em trong hội thánh về mình, sợ bản thân mắc phải lỗi gì cũng có thể khiến họ có ấn tượng xấu về mình. Lúc ấy, tôi rất sốt sắng mưu cầu đức tin, siêng năng đọc lời Đức Chúa Trời, và tích cực thông công khi nhóm họp. Chẳng bao lâu sau tôi bắt đầu làm bổn phận lãnh đạo hội thánh. Để giữ hình ảnh đẹp trong lòng anh chị em, tôi càng chú trọng hơn vào việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, để họ thấy tôi là người có thể thông công lẽ thật và xứng đáng với chức vụ lãnh đạo. Tôi cũng nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đồng công. Hễ họ nhờ tôi giúp việc gì, tôi đều cố gắng hết sức. Có đôi lần, vì việc riêng mà họ không đến các buổi họp nhóm, hoặc là họ đem những vấn đề chưa được giải quyết đến tìm tôi và nhờ tôi thông công thay vì tự giải quyết, những việc như vậy tôi đều nhận hết. Do khối lượng công tác tăng lên, nên ngày nào tôi cũng đi sớm về muộn. Thực ra tôi không muốn hằng ngày bận rộn như vậy. Hơn nữa, chồng tôi còn ngăn tôi làm bổn phận, thường xuyên mắng mỏ khi tôi về nhà. Dù cảm thấy rất khổ sở và mệt mỏi, nhưng để các đồng công đánh giá tốt về mình, tôi luôn hứa sẽ giúp họ dù có khó khăn đến đâu. Hễ anh chị em có chuyện gì ấm ức trong cuộc sống hay khó khăn trong bổn phận, họ đều tìm đến tôi, còn tôi sẽ an ủi họ và tìm lời chút Đức Chúa Trời để thông công với họ. Trong hội thánh, tôi nhận được sự khen ngợi từ tất cả anh chị em.

Có lần, khi nói chuyện với chị Trịnh Lộ về tình trạng của mình, chị ấy có đề cập đến chuyện một vài anh chị em nói tôi kiêu ngạo, giọng điệu nói chuyện thì gay gắt. Tôi sững sờ, cố đoán xem ai lại đánh giá tôi như thế. Ngẫm lại từng lần tiếp xúc với anh chị em, tôi nhớ gần đây mình có xử lý một lá thư tố cáo, chưa xác minh chi tiết mà tôi đã tùy tiện xác định tính chất dựa theo quan niệm và tưởng tượng của bản thân, còn ép người khác nghe theo. Tôi đúng là kiêu ngạo và tự đại. Nhưng khi biết được anh chị em đánh giá tôi như vậy thì phần nào cũng khó chấp nhận, tôi vô cùng chán nản, nghĩ rằng: “Mình luôn nghĩ hình ảnh của mình trong lòng anh chị em rất tốt, nhưng hóa ra lại tệ đến thế. Thật sự quá mất mặt rồi! Sau này làm sao mình đối diện được với họ đây?”. Tâm trạng tôi lập tức rơi xuống đáy vực, trong lòng vô cùng khó chịu, đầu óc toàn nghĩ về đánh giá tiêu cực của anh chị em. Đêm đó tôi trằn trọc mãi mà không ngủ được, còn thầm rơi nước mắt. Tôi thậm chí nghĩ đến việc từ bỏ bổn phận này. Tôi cảm thấy hoàn toàn suy sụp, như bị rút hết sức lực. Để lấy lại hình ảnh trong lòng anh chị em, khi tham gia nhóm họp lại, tôi đặc biệt chú ý đến giọng điệu và nét mặt của mình. Khi trò chuyện, tôi cố dùng giọng điệu nhẹ nhàng và mềm mỏng. Khi phát hiện vấn đề trong bổn phận của anh chị em, tôi không chỉ ra hay vạch trần thẳng thắn, mà lựa lời vỗ về để họ làm cho xong việc, hy vọng họ thấy được tôi dễ gần, chứ không phải kiêu ngạo và tự đại. Có lần, trong một buổi nhóm họp để triển khai công tác, một nhóm trưởng vì bận chuyện gia đình mà đến rất muộn, làm trì hoãn buổi nhóm họp. Một số anh chị em đã từng phản ánh chị ấy không có gánh nặng trong bổn phận, và thường xuyên đến trễ trong các buổi nhóm họp. Tôi muốn chỉ ra và tỉa sửa chị ấy, nhưng rồi lại nghĩ: “Nếu mình tỉa sửa chị ấy, thì liệu chị ấy có nói xấu mình với anh chị em khác không, nói mình gay gắt thế nào và tỉa sửa chị ấy ra sao? Nếu vậy, chẳng phải sẽ khiến nhiều anh chị em khác có ấn tượng không tốt về mình sao?”. Để giữ thể diện và địa vị, tôi kìm nén bản thân và nhẹ nhàng nói với người nhóm trưởng ấy: “Lần sau chị đừng đến muộn nữa, không thì sẽ làm trì hoãn công tác đấy”. Nói xong, tôi nhận ra rằng nếu mình tiếp tục không chỉ ra những vấn đề của chị ấy như này thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống hội thánh. Thế nhưng, tôi lại sợ chị ấy có ấn tượng không tốt về mình, nên tôi không chỉ thẳng. Sau buổi nhóm họp, tôi cảm thấy kiệt sức khi phải giả vờ như vậy. Người nhóm trưởng ấy sau đó vẫn không thay đổi, vẫn lề mề trong bổn phận, không có ý thức mang gánh nặng. Trong lòng tôi thấy ức chế và đau khổ, thậm chí đến mức nghĩ rằng mình không thể tiếp tục bổn phận này nữa vì quá mệt mỏi rồi.

Một hôm, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Gia đình hun đúc người ta không phải chỉ với một vài câu nói, mà với một loạt danh ngôn và lời hay ý đẹp. Ví dụ như, các bậc trưởng bối và cha mẹ ngươi có thường nhắc đến câu ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’ không? (Thưa, có.) Họ nói cho ngươi biết: ‘Người ta phải sống vì chữ “danh”. Cả đời này, người ta chẳng sống vì gì khác ngoài việc lưu lại danh thơm tiếng tốt và lưu lại ấn tượng tốt giữa mọi người. Hễ đi đâu, hãy hào phóng nói lời chào hỏi, lời tâng bốc, nói nhiều những lời tử tế hơn. Đừng đắc tội người ta, mà hãy làm thêm việc tốt, việc thiện’. Sự hun đúc đặc biệt này từ gia đình có tác động nhất định lên hành vi và nguyên tắc hành động của người ta, hệ quả tất yếu là họ rất xem trọng danh lợi. Nghĩa là họ xem trọng thanh danh, danh vọng, ấn tượng họ tạo ra trong lòng người khác và sự đánh giá của người khác về mọi việc họ làm, mọi quan điểm họ phát biểu. Khi xem trọng danh lợi, vô hình trung, ngươi xem nhẹ việc mình có thực hiện bổn phận hợp với lẽ thật và nguyên tắc hay không, có làm thỏa lòng Đức Chúa Trời hay không và có thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn hay không. Ngươi xem những thứ này là thứ yếu, là thứ hai, còn câu nói ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’ mà gia đình hun đúc cho ngươi lại trở nên cực kỳ quan trọng đối với ngươi. Nó khiến ngươi cực kỳ chú ý đến từng chi tiết của bản thân trong suy nghĩ người khác. Nhất là, có người đặc biệt chú trọng lời đánh giá của người khác sau lưng họ, đến mức nằm nhoài ra chân tường, ghé tai vào khe cửa mà nghe, thậm chí còn nhìn lén đánh giá người khác viết về mình. Hễ có ai nhắc đến tên họ là họ nghĩ: ‘Phải nhanh chóng nghe xem họ đang nói gì về mình, xem họ có đánh giá tốt về mình không. Ôi trời, họ nói mình lười biếng, thích ăn đồ ngon. Vậy thì mình phải thay đổi, sau này không được lười biếng nữa, phải chịu khó thôi’. Chăm chỉ được một thời gian, họ lại tự nhủ: ‘Mình đã nghe ngóng xem mọi người có nói mình lười biếng không, có vẻ gần đây chẳng có ai nói vậy cả’. Nhưng họ vẫn chưa yên tâm, nên thi thoảng họ lại vô tình hoặc cố ý nhắc đến chuyện này với mọi người: ‘Tôi có hơi lười biếng’. Thế là người khác bảo họ: ‘Chị đâu có lười biếng, chị chịu khó hơn hồi trước nhiều mà’. Nghe thấy vậy, lòng họ liền thấy bình an, vui mừng và dễ chịu. ‘Xem kìa, đánh giá của mọi người về mình đã thay đổi. Có vẻ ai cũng để ý thấy sự cải thiện trong hành vi của mình’. Mọi việc ngươi làm không phải để thực hành lẽ thật, cũng không phải để làm thỏa lòng Đức Chúa Trời, mà là vì thanh danh của ngươi. Vô hình trung, mọi việc ngươi làm đã biến thành thứ gì nào? Biến thành một hành vi tôn giáo. Thực chất của ngươi đã biến thành gì nào? Ngươi đã biến thành một người Pha-ri-si điển hình. Con đường của ngươi đã biến thành gì nào? Biến thành con đường của kẻ địch lại Đấng Christ. Đức Chúa Trời xác định tính chất như vậy đấy. Cho nên, thực chất mọi việc ngươi làm đã bị biến chất, không còn như trước nữa, ngươi không thực hành hay mưu cầu lẽ thật, mà ngươi đang mưu cầu danh lợi. Cuối cùng, trong mắt Đức Chúa Trời, việc thực hiện bổn phận của ngươi, chỉ có một từ thôi, không đạt tiêu chuẩn. Tại sao lại thế? Bởi vì ngươi chỉ trung thành với thanh danh của mình, chứ không phải trung thành với sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cũng không phải trung thành với bổn phận của một loài thọ tạo. Khi Đức Chúa Trời định nghĩa như thế, trong lòng ngươi có cảm thụ gì? Thấy niềm tin của ngươi vào Đức Chúa Trời bao nhiêu năm qua đã là vô ích sao? Vậy như thế nghĩa là bao lâu nay ngươi không hề mưu cầu lẽ thật sao?(Cách mưu cầu lẽ thật (12), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Qua lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng con người bị ảnh hưởng bởi câu nói “Chim đi để tiếng, người đi để danh”, đều đặc biệt coi trọng cách người khác đánh giá về mình, chú trọng đến địa vị và hình ảnh của bản thân trong lòng người khác, làm gì hay nói gì cũng luôn cố để lại ấn tượng tốt cho người khác và có được danh tiếng tốt. Tôi không khỏi suy ngẫm đến việc mình luôn mưu cầu một hình ảnh tốt đẹp trong lòng người khác, và nhận ra chính lối suy nghĩ và quan điểm này đã chi phối điều đó. Hồi còn nhỏ, tình cờ nghe được chị dâu nói xấu mẹ và chị gái, để chị ấy không nói xấu mình, tôi đã chủ động giặt quần áo và cho các cháu ăn. Sau khi kết hôn, để xây dựng danh tiếng tốt trong mắt mọi người, tôi đã tự nguyện chăm sóc mẹ chồng nằm liệt suốt mười năm. Dù mệt mỏi và không cam lòng, nhưng dù khổ, dù mệt đến đâu, tôi vẫn cứ chịu đựng. Sau khi tin Đức Chúa Trời, để anh chị em có ấn tượng tốt về mình, tôi đã nhiệt tình mưu cầu và tích cực làm bổn phận. Khi các đồng công vì việc riêng mà làm trì hoãn bổn phận, tôi đã không chỉ ra, mà ngược lại còn giúp họ hoàn thành. Nghe người khác khen ngợi, tôi vui mừng khôn xiết, làm bổn phận có động lực, sẵn lòng chịu mọi gian khổ. Còn khi nghe những đánh giá tiêu cực từ anh chị em, lòng tôi khó chịu đến mức không còn muốn làm bổn phận nữa. Tôi chỉ một lòng muốn lấy lại hình ảnh của mình trong lòng người khác. Khi gặp anh chị em, tôi nói năng cẩn trọng, cố gắng giữ giọng nói hòa nhã hết mức có thể, niềm nở chào hỏi, để họ thấy tôi là người dễ gần. Khi thấy người nhóm trưởng thường xuyên đi nhóm họp trễ và vô trách nhiệm, lẽ ra tôi nên chỉ ra và vạch trần vấn đề của chị ấy. Nhưng tôi lại sợ nếu tỉa sửa chị ấy thì sẽ để lại ấn tượng không tốt về tôi trong lòng người khác. Vậy nên tôi nhắm mắt làm ngơ, xem nhẹ việc đó và xử lý theo một cách nhẹ nhàng, hòa nhã để mọi người có ấn tượng tốt về mình. Là lãnh đạo hội thánh, thấy anh chị em làm bổn phận qua loa chiếu lệ và làm chậm trễ công tác, lẽ ra tôi phải thông công giúp đỡ, chỉ ra vấn đề và tỉa sửa họ, giúp họ nhận ra vấn đề của mình và kịp thời điều chỉnh. Thế nhưng, để mọi người có đánh giá tốt về mình và giữ gìn tiếng thơm, tôi đã không ngần ngại vi phạm yêu cầu của Đức Chúa Trời, cả nể và dung túng cho họ. Tôi không hề nghĩ đến công tác của hội thánh. Làm bổn phận như vậy thì sao có thể phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời được chứ? Ngẫm lại những việc mình đã làm, tôi thấy thật đáng ghê tởm!

Tôi tiếp tục đọc lời Đức Chúa Trời và hiểu sâu hơn nữa về biểu hiện của mình. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Ngươi đã không mưu cầu lẽ thật, ngươi chỉ đặc biệt chú trọng đến thanh danh, và căn nguyên của chuyện này chủ yếu đến từ sự hun đúc của gia đình đối với ngươi. Ngươi còn được hun đúc bởi câu nói phổ biến nào nữa? Câu ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’ đã thâm căn cố đế trong nội tâm ngươi và trở thành lời cách ngôn của ngươi. Từ khi còn nhỏ, ngươi đã bị câu nói này ảnh hưởng và hun đúc, sau khi trưởng thành, ngươi thường lặp đi lặp lại câu nói này để ảnh hưởng đến thế hệ kế tiếp trong gia đình và với những người quanh ngươi. Dĩ nhiên, nghiêm trọng hơn nữa, ngươi đã coi nó như phương thức và nguyên tắc hành động và xử sự, thậm chí còn xem nó là mục tiêu và phương hướng mưu cầu trong đời. Mục tiêu và phương hướng của ngươi sai lầm, nên kết quả cuối cùng chắc chắn là tiêu cực. Vì thực chất mọi việc ngươi làm chỉ là vì thanh danh của ngươi, chỉ để thực hành câu nói ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’. Ngươi đâu có mưu cầu lẽ thật, nhưng lại không biết vậy. Ngươi nghĩ câu nói này chẳng có gì sai, con người chẳng phải sống vì thanh danh sao? Người ta thường nói ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’, câu này nghe có vẻ tích cực và chính đáng, nên ngươi vô thức tiếp nhận sự hun đúc của nó và xem nó là điều tích cực. Khi xem câu nói này là điều tích cực, thì ngươi vô thức mưu cầu và thực hành nó. Đồng thời, ngươi vô thức và hồ đồ coi nó thành lẽ thật và nguyên tắc lẽ thật. Khi xem nó là nguyên tắc lẽ thật, ngươi không còn nghe lời Đức Chúa Trời và cũng không hiểu lời Đức Chúa Trời phán. Ngươi mù quáng thực hành lời cách ngôn ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’ và căn cứ vào nó mà hành động, rồi cuối cùng cái ngươi đạt được là một thanh danh tốt. Ngươi đã gặt hái được điều ngươi muốn, nhưng khi làm như thế, ngươi đã làm trái và buông bỏ lẽ thật, mất đi cơ hội được cứu rỗi. Nếu đã có kết quả như vậy, ngươi nên buông bỏ và chối bỏ quan niệm ‘Người chết để tên, chim đi để tiếng’ mà gia đình hun đúc cho ngươi. Nó không phải là thứ ngươi nên giữ, cũng không phải là câu nói hay tư tưởng mà ngươi nên dốc sinh lực thời gian cả đời để thực hành. Suy nghĩ và quan điểm mà ngươi được truyền thụ và hun đúc này là sai lầm, ngươi nên buông bỏ nó đi. Lý do ngươi nên buông bỏ nó không phải chỉ bởi nó không phải là lẽ thật, mà còn bởi nó sẽ dẫn dắt ngươi lạc lối và cuối cùng đi đến diệt vong, nên hậu quả rất nghiêm trọng. Với ngươi, nó không chỉ là một câu nói, mà là một khối ung thư, một phương thức và phương tiện làm bại hoại con người. Vì trong lời phán, trong những yêu cầu đối với con người, Đức Chúa Trời không bao giờ yêu cầu người ta mưu cầu thanh danh tốt, mưu cầu danh vọng tốt, lưu lại ấn tượng tốt với mọi người, khiến mọi người tán thành, khiến mọi người đưa ngón tay cái lên ra hiệu đồng tình, Ngài cũng không bao giờ cho phép người ta sống vì danh tiếng hoặc vì danh thơm tiếng tốt. Đức Chúa Trời chỉ muốn người ta làm tròn bổn phận, quy phục Ngài và vâng phục lẽ thật. Do đó, câu nói này đối với ngươi mà nói là một dạng hun đúc từ gia đình mà ngươi nên buông bỏ(Cách mưu cầu lẽ thật (12), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi thấy vô cùng xúc động. Câu “Chim đi để tiếng, người đi để danh” thật sự gây hại lớn cho con người. Ngẫm lại, từ nhỏ tôi đã tiếp thu những lời dạy dỗ từ mẹ, khiến tôi theo đuổi phương châm “Chim đi để tiếng, người đi để danh”. Để tạo được tiếng thơm trong lòng người khác, rõ ràng là việc mình không sẵn lòng làm hay không nên làm, nhưng tôi vẫn ép dạ cầu toàn mà làm chúng. Sau khi tin Đức Chúa Trời, tôi vẫn giữ vững câu nói ấy như một danh ngôn chí lý, luôn đặt hình ảnh của mình trong lòng người khác lên trên bổn phận. Khi người chị em chỉ ra tâm tính kiêu ngạo và giọng điệu gay gắt của tôi, chị ấy muốn giúp tôi phản tỉnh bản thân và thoát khỏi tâm tính bại hoại thông qua việc thực hành lẽ thật. Thế nhưng thay vì phản tỉnh bản thân, tôi lại che giấu và giả vờ, dùng vẻ bề ngoài giả tạo của mình để mê hoặc anh chị em. Khi thấy một số anh chị em làm bổn phận không có trách nhiệm, làm trì hoãn công tác hội thánh, tôi không chỉ ra hay giúp đỡ họ, mà cứ dỗ dành, tỏ ra mình có tình yêu thương và kiên nhẫn, để được anh chị em đánh giá cao. Thực ra, mọi việc tôi làm chỉ là sự kiềm chế và giả vờ bề ngoài, là biểu hiện của đạo đức giả. Tôi đang mê hoặc anh chị em, và quan trọng hơn nữa, là đang lừa gạt Đức Chúa Trời. Điều này khiến tôi nghĩ đến những người Pha-ri-si, bề ngoài thì tỏ ra mộ đạo, khiêm nhường và yêu thương. Họ cố ý đứng cầu nguyện nơi ngã tư đường, ngày ngày giảng thánh kinh ở hội đường, để thể hiện sự ngoan đạo và lòng trung thành với Đức Chúa Trời, hòng được mọi người ủng hộ. Thế nhưng, những việc họ làm không tuân theo lời Đức Chúa Trời, mà là dùng hành vi tốt đẹp bên ngoài để tô vẽ bản thân, lừa gạt và mê hoặc người khác. Tôi nhận ra biểu hiện của mình không khác gì những người Pha-ri-si đó. Nếu tôi không mưu cầu thay đổi tâm tính, làm bổn phận mà không thực hành lẽ thật, thì dù tôi giả vờ tốt đến đâu, hoặc được người khác xem trọng đến thế nào, kết cục cũng sẽ giống như người Pha-ri-si – bị Đức Chúa Trời rủa sả và trừng phạt. Đức Chúa Trời đã ân đãi tôi khi ban cho tôi cơ hội rèn luyện trong vai trò lãnh đạo, mục đích là để giúp tôi làm tốt bổn phận và duy trì công tác hội thánh. Khi thấy vấn đề trong bổn phận của anh chị em, tôi nên chỉ ra, thông công với họ để giải quyết những vấn đề ấy. Đó là trách nhiệm của tôi, cũng là yêu cầu của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, tôi lại chỉ một lòng mưu cầu danh lợi của bản thân, sống mà không có chút nhân cách hay tôn nghiêm. Tôi không muốn tiếp tục bị Sa-tan lừa gạt nữa, tôi phải làm tốt bổn phận của mình.

Sau đó, tôi đọc thêm một đoạn lời Đức Chúa Trời, cho tôi thấy được con đường thực hành. Đức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Dân được Đức Chúa Trời chọn ít nhất nên có lương tâm và lý trí, chiếu theo tiêu chuẩn và nguyên tắc mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người để qua lại, chung sống và hợp tác với người khác. Làm vậy là tốt nhất và có thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Vậy Đức Chúa Trời yêu cầu những nguyên tắc lẽ thật nào? Đó là khi người khác tiêu cực và yếu đuối thì có thể thông cảm cho họ, quan tâm đến sự đau khổ và khó khăn của họ, sau đó có thể hỏi thăm, giúp đỡ, hỗ trợ, đọc lời Đức Chúa Trời cho họ để giúp họ giải quyết vấn đề, làm cho họ hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, không yếu đuối nữa, và đưa họ đến trước mặt Đức Chúa Trời. Đây có phải là cách thực hành phù hợp với nguyên tắc không? Cách thực hành này phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, đương nhiên mối quan hệ như thế lại càng phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Đối với chuyện có những người cố ý gây gián đoạn và nhiễu loạn, hoặc là cố ý làm bổn phận qua loa chiếu lệ, nếu ngươi nhìn thấy thì cũng có thể nêu ra cho họ, tiến hành chỉ trích họ, giúp đỡ họ theo nguyên tắc, làm như thế là phù hợp với nguyên tắc. Nếu như ngươi nhắm mắt làm ngơ hoặc dung túng họ, bao che họ, thậm chí là nói những lời dễ nghe để phô trương và tán dương họ, thì cách qua lại và xử sự này, cũng như cách xử lý vấn đề này, hiển nhiên không phù hợp với nguyên tắc lẽ thật, cũng không có lời Đức Chúa Trời làm căn cứ. Cách qua lại và xử sự này hiển nhiên là không chính đáng, nếu như không căn cứ vào lời Đức Chúa Trời mà mổ xẻ và phân định thì thật sự khó mà nhìn ra được(Chức trách của lãnh đạo và người làm công (14), Lời, Quyển 5 – Chức trách của lãnh đạo và người làm công). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng Ngài yêu cầu con người chung sống với nhau dựa trên các nguyên tắc lẽ thật. Khi thấy anh chị em tiêu cực, yếu đuối hoặc có thiếu sót, ta nên thông công để giúp đỡ họ bằng tình yêu thương, để họ hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, phản tỉnh và nhận thức được vấn đề của bản thân, và có tiến bộ trong lối vào sự sống. Nếu ai đó có thái độ không đúng đắn với bổn phận, gây gián đoạn, nhiễu loạn hoặc làm chậm trễ công tác, thì ta cần vạch trần và tỉa sửa người đó theo nguyên tắc, không thể vì giữ thể diện và địa vị của bản thân mà nhắm mắt làm ngơ. Giống như người nhóm trưởng kia hay đến trễ trong các buổi nhóm họp, ảnh hưởng đến đời sống hội thánh, tôi phải tỉa sửa, vạch trần và mổ xẻ chị ấy. Ngoài ra, khi anh chị em chỉ ra vấn đề của tôi, tôi nên chấp nhận, nghiêm túc phản tỉnh tâm tính kiêu ngạo của mình, thực hành lẽ thật để thoát khỏi sự bại hoại, chứ không phải cứ giả vờ để giữ gìn hình ảnh tốt đẹp trong lòng người khác. Hiểu được những nguyên tắc thực hành này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và được giải thoát.

Sau đó, khi đến hội thánh khác để theo sát công tác phúc âm, tôi biết được chấp sự phúc âm làm bổn phận mà vô trách nhiệm, không có gánh nặng. Chị ấy thậm chí còn chống đối khi lãnh đạo giám sát và theo sát công tác. Trong trường hợp này, tôi nên chỉ ra vấn đề để giúp đỡ, vạch trần và tỉa sửa chị ấy. Thế nhưng, tôi lại nghĩ đây là lần đầu tiên tôi đến nhóm họp ở đó. Nếu vừa đến đã vạch trần vấn đề của người ta thì mọi người sẽ nghĩ tôi thế nào? Lần đầu gặp gỡ nếu không để lại ấn tượng tốt thì sau này tôi làm sao phối hợp được với họ? Khi nghĩ như vậy, tôi nhận ra mình lại đang lo lắng về danh tiếng và địa vị của bản thân. Tôi nhớ đến lời Đức Chúa Trời: “Trước tiên, ngươi nên nghĩ đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời, quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời, và xem xét công tác của hội thánh. Đặt những điều này lên hàng đầu; sau đó hẵng nghĩ đến chuyện địa vị của mình đã đứng vững hay chưa, người khác nhìn nhận mình thế nào(Chỉ có thể có được sự tự do và giải phóng bằng cách loại bỏ tâm tính bại hoại, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng dù trong hoàn cảnh nào, tôi cũng phải đặt lợi ích của hội thánh lên trên hết. Chấp sự phúc âm đó làm bổn phận mà không có trách nhiệm, khiến tiến độ công tác phúc âm bị chậm trễ. Hơn nữa, chị ấy còn không chịu chấp nhận sự giám sát. Nếu tôi không chỉ ra vấn đề của chị ấy, thì việc này sẽ làm trì hoãn công tác phúc âm và cũng chẳng có ích gì cho lối vào sự sống của chính chị ấy. Tôi không thể tiếp tục giữ gìn hình ảnh và địa vị của mình trong lòng người khác nữa. Dù người chị em kia có nghĩ thế nào về tôi, tôi cũng phải thực hành lẽ thật và bảo vệ lợi ích của hội thánh. Sau đó, tôi đã chỉ ra vấn đề trong bổn phận của chị ấy, thông công về ý nghĩa của việc lãnh đạo và người làm công giám sát và theo sát công tác, trách nhiệm của một chấp sự phúc âm, và làm bổn phận như thế nào là làm hết trách nhiệm. Sau khi thông công, người chị em ấy nhận ra rằng mình đã qua loa chiếu lệ khi làm bổn phận, chị ấy cũng cởi mở về tình trạng bản thân và bày tỏ ý nguyện thay đổi. Sau đó, chị ấy trở nên chủ động hơn trong bổn phận, và công tác phúc âm cũng bắt đầu có tiến triển.

Qua những trải nghiệm này, tôi nhận ra việc thực hành lẽ thật và làm bổn phận theo nguyên tắc là rất quan trọng. Nếu làm bổn phận mà luôn bảo vệ lợi ích cá nhân, giữ gìn thể diện và địa vị của mình, thì tôi không chỉ gây tổn hại đến công tác của hội thánh, mà còn làm hại đến anh chị em và chính bản thân mình. Chính lời của Đức Chúa Trời đã giúp tôi có được nhận thức và sự thay đổi này. Tạ ơn Đức Chúa Trời!

Trước: 83. Bài học rút ra từ việc phân định kẻ ác

Tiếp theo: 87. Sứ mạng của tôi là làm tốt bổn phận

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Nội dung liên quan

52. Vĩnh biệt người dễ dãi!

Bởi Lý Phi, Tây Ban NhaVề những người dua nịnh, tôi từng nghĩ họ thật tuyệt vời, trước khi tin vào Đức Chúa Trời. Họ có tâm tính hòa...

29. Sự ăn năn của một sĩ quan

Bởi Chân Tâm, Trung QuốcĐức Chúa Trời Toàn Năng phán: “Từ lúc sáng thế cho đến nay, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã làm trong công tác của...

53. Tháo gỡ những nút thắt

Bởi Thúy Bách, ÝĐức Chúa Trời phán: “Vì số phận của các ngươi, các ngươi nên tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa...

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger