26. Khi bổn phận được điều chỉnh vì sao tôi không thể thuận phục
Tôi mới tin Đức Chúa Trời không lâu thì bắt đầu làm video trong hội thánh. Sau đó, tôi luôn làm bổn phận văn tự, và những người tôi tiếp xúc cũng đều là lãnh đạo cấp trên. Tôi tin rằng làm những bổn phận này sẽ giúp mình hiểu thêm nhiều lẽ thật, và hy vọng được cứu rỗi sau này cũng lớn hơn. Mỗi khi tiếp xúc với một số anh chị em làm công tác sự vụ, thấy họ mỗi ngày đều bận rộn với những việc bên ngoài, tôi cảm thấy họ chỉ có chút nhiệt tình, đa số đều không hiểu nguyên tắc lẽ thật, cũng chẳng có chút lối vào sự sống nào. Điều này càng khiến tôi tin chắc rằng những người làm lãnh đạo, người làm công và những người làm bổn phận văn tự có cơ hội được cứu rỗi lớn hơn, và tôi cũng rất may mắn vì mình có thể tiếp tục làm bổn phận văn tự.
Tháng 4 năm 2023, vì làm bổn phận văn tự không có hiệu quả nên tôi bị điều chuyển. Sau đó, tôi làm công tác thanh lọc trong hội thánh. Một hôm, một lãnh đạo viết thư nói: “Hiện tại chúng ta đang rất cần người am hiểu về kỹ thuật mạng. Anh có sở trường về phương diện này, nên chúng tôi dự định để anh làm bổn phận này”. Đọc xong thư, lòng tôi không sao yên được, mà tràn đầy sự chống đối: “Mấy người có biết sắp xếp không vậy hả? Tôi làm bổn phận văn tự bao nhiêu năm nay, cũng nắm được chút ít nguyên tắc về phân định người rồi. Sao không sắp xếp bổn phận cho tôi dựa theo sở trường của tôi chứ?”. Mấy hôm đó, cứ nghĩ đến chuyện sắp tới phải làm bổn phận liên quan đến kỹ thuật mạng là lòng tôi lại khó chịu. “Làm bổn phận này chẳng khác nào lao động chân tay, ngày nào cũng phải mò mẫm với đủ thứ phần mềm, ít được tiếp xúc với con người, sự vật và sự việc, thì lẽ thật đạt được cũng ít, dù có làm tốt đến mấy cũng chỉ là người đem sức lực phục vụ, cuối cùng vẫn bị đào thải mà thôi. Còn làm công tác lãnh đạo và bổn phận văn tự thì ngày nào cũng được tiếp xúc với lời Đức Chúa Trời, với nguyên tắc lẽ thật, càng thực hành nhiều thì càng hiểu nhiều nguyên tắc lẽ thật, sự sống tiến bộ nhanh, và do đó, hy vọng được cứu rỗi cũng lớn hơn”. Nhưng cuối cùng, vì lý tính, tôi vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận bổn phận này.
Ban đầu, anh Triệu Lỗi hướng dẫn kỹ thuật cho tôi. Trong quá trình học, tôi thấy có rất nhiều phần mềm hướng dẫn mà tôi không biết dùng, và những kiến thức cơ bản đã học trước đó gần như tôi cũng quên sạch rồi. Nhưng tôi cũng không muốn bỏ công sức ra tìm tòi nghiên cứu, chỉ nghĩ rằng: “Nếu mình chịu khó học, lỡ mà nắm bắt kỹ thuật nhanh quá, lãnh đạo thấy mình học cũng được, chẳng phải sẽ bắt mình làm bổn phận này lâu dài sao?”. Nghĩ vậy nên tôi không còn chuyên tâm học nữa, và những tài liệu hướng dẫn kỹ thuật rất hay mà anh Triệu Lỗi đưa cho, tôi cũng chẳng buồn xem. Học được vài hôm, chúng tôi phải dừng việc học lại vì nhà tiếp đãi có nguy cơ mất an toàn. Trong lòng tôi lại thấy khá may mắn, vì như vậy sẽ không phải làm bổn phận này nữa. Khi báo cáo tình hình học tập với lãnh đạo, tôi còn cố ý báo cáo thiếu đi một vài kỹ năng mình đã học được, hy vọng bằng cách đó, lãnh đạo thấy hiệu quả học tập của tôi không tốt, sẽ cho rằng tôi không có sở trường về mặt này, rồi sẽ sắp xếp cho tôi làm bổn phận khác. Không ngờ mấy hôm sau, lãnh đạo lại nói với tôi: “Anh em sửa chữa thiết bị điện tử sắp phải đi nơi khác làm bổn phận, chúng ta đang rất cần người thay thế công việc này. Vì anh học kỹ thuật mạng không thành công, vậy thì hãy học sửa máy tính đi, xem có học được không”. Nghe tin này, tôi chết lặng, nghĩ bụng: “Sao kết quả lại thế này chứ? Học sửa chữa còn tệ hơn học kỹ thuật mạng nữa! Thế này thì chẳng khác nào người ngoại đạo lao động chân tay! Mình có thể nhận được lẽ thật gì từ việc này chứ? Trước đây mình nghe nói có một anh em sửa thiết bị điện tử cho anh chị em mà làm suốt tám năm trời. Nếu mình mà học được kỹ năng này, liệu có phải cũng sẽ giống như anh em đó, sau này cứ mắc kẹt mãi với bổn phận này không?”. Lúc đó, lòng tôi hoàn toàn tuyệt vọng, nghĩ thầm: “Lẽ nào sau này mình chỉ có thể làm công tác sự vụ, mệnh của mình chỉ làm người đem sức lực phục vụ thôi sao? Công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc rồi, mình còn hy vọng được cứu rỗi nữa không?”. Càng nghĩ tôi càng thấy tủi thân. Mấy hôm đó đến cơm cũng chẳng buồn ăn, cả ngày chỉ thở ngắn than dài. Anh chị em thấy tình trạng của tôi liền thông công với tôi, khuyên tôi nên thuận phục hoàn cảnh này. Nhưng lòng tôi rất chống đối, nghĩ rằng: “Mọi người nói thì hay lắm, nhưng nếu tôi học bài học này rồi thuận phục, sau này sẽ chỉ có thể làm mãi bổn phận này thôi. Đến lúc đó, chẳng phải tôi sẽ trở thành người đem sức lực phục vụ sao? Vậy thì làm sao còn được cứu rỗi nữa?”. Sau đó, trong tâm trạng chán nản, tôi bắt đầu học kỹ thuật sửa chữa, nhưng trong lòng chẳng có chút nhiệt tình nào cả. Nghĩ đến bao nhiêu năm tin Chúa, mình đã nhiệt tình sôi nổi làm bổn phận như thế, mà cuối cùng lại chỉ trở thành một người đem sức lực phục vụ. Tôi thậm chí không dám nghĩ đến kết cục sau này của mình sẽ ra sao nữa. Mấy ngày sau đó, tôi vẫn không sao vực dậy được tinh thần để làm bổn phận. Tôi cảm thấy tình trạng làm bổn phận như vậy của mình là không đúng, lương tâm cũng có chút cắn rứt, nên đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Lạy Đức Chúa Trời, giờ đây con không thể thuận phục được, lòng con rất tiêu cực. Con cứ luôn cảm thấy nếu làm bổn phận này thì sẽ không có tiền đồ và đích đến tốt đẹp nữa. Lạy Đức Chúa Trời, con biết tình trạng của mình không đúng. Nguyện Ngài khai sáng và dẫn dắt để con hiểu được tâm ý Ngài, có thể thuận phục hoàn cảnh này và làm tốt bổn phận của mình”. Sau khi cầu nguyện, tôi nhớ đến một đoạn lời của Đức Chúa Trời: “Bắt đầu mưu cầu lẽ thật một cách nghiêm túc từ bây giờ, nhưng phải mưu cầu lẽ thật như thế nào? Ngươi cần phản tỉnh về những chuyện mà mình thường phản nghịch với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã hết lần này đến lần khác sắp đặt cho ngươi những hoàn cảnh để dạy cho ngươi một bài học, để thay đổi ngươi thông qua những chuyện này, để đưa lời Ngài vào trong ngươi, để khiến ngươi bước vào một phương diện của thực tế lẽ thật, để ngăn ngươi sống theo tâm tính bại hoại của Sa-tan trong những chuyện này, và thay vào đó, sống theo lời Đức Chúa Trời, để lời Ngài được khắc sâu vào trong ngươi và trở thành sự sống của ngươi. Nhưng ngươi thường xuyên phản nghịch Đức Chúa Trời trong những chuyện này, không quy phục Đức Chúa Trời, cũng không tiếp nhận lẽ thật, không xem lời Ngài là nguyên tắc mà ngươi phải tuân thủ, không sống thể hiện ra lời Ngài. Điều này khiến Đức Chúa Trời đau lòng, và hết lần này đến lần khác, ngươi đánh mất cơ hội được cứu rỗi của mình. Vậy ngươi phải xoay chuyển bản thân như thế nào? Bắt đầu từ hôm nay, trong những chuyện mà ngươi có thể nhận ra thông qua phản tỉnh và cảm nhận rõ ràng, ngươi phải vâng phục sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, tiếp nhận lời Ngài như là thực tế lẽ thật, tiếp nhận lời Ngài như là sự sống, và thay đổi cách sống của ngươi. Khi gặp những chuyện như thế này, ngươi phải phản bội xác thịt và những sở thích của mình, phải hành động theo các nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là con đường thực hành sao? (Thưa, phải.)” (Cách mưu cầu lẽ thật (20), Lời, Quyển 6 – Về việc mưu cầu lẽ thật). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng, trong suốt thời gian bổn phận của tôi liên tục bị điều chỉnh, tôi càng không muốn thuận phục thì những bổn phận được điều chỉnh lại càng không theo ý muốn của tôi. Thì ra đằng sau việc này là tâm ý của Đức Chúa Trời, ấy là để tôi có thể chủ động đến trước mặt Ngài mà phản tỉnh bản thân và tìm kiếm lẽ thật. Nhưng tôi lại hiểu lầm Đức Chúa Trời, lại coi cơ hội Ngài ban cho để hoàn thiện tôi, giúp tôi đạt được lẽ thật, là Ngài muốn phơi bày và đào thải tôi. Những suy nghĩ của tôi thật sự đã làm tổn thương tấm lòng Đức Chúa Trời! Trước hết, tôi cần phải thuận phục, phản tỉnh xem mình đã bộc lộ những sự bại hoại nào trong mấy lần bổn phận bị điều chỉnh này, và tập trung tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề.
Mấy hôm sau đó, tôi không ngừng tự phản tỉnh: “Tại sao mình lại không thể thuận phục khi bổn phận được điều chỉnh? Mình luôn cho rằng những người làm công tác lãnh đạo và bổn phận văn tự mới có thể được cứu rỗi, còn những người làm công tác sự vụ thì không thể. Quan điểm này của mình liệu có phù hợp với lẽ thật không?”. Trong lúc tìm kiếm, tôi đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời: “Nhiều người không biết rõ ý nghĩa của việc được cứu rỗi. Một số người tin rằng nếu họ đã tin Đức Chúa Trời một thời gian dài thì họ có nhiều khả năng được cứu rỗi. Một số người nghĩ rằng nếu họ hiểu nhiều học thuyết thuộc linh thì họ có nhiều khả năng được cứu rỗi, hoặc một số người nghĩ rằng các lãnh đạo và chấp sự chắc chắn sẽ được cứu rỗi. Những điều này đều là quan niệm và sự tưởng tượng của con người. Điều cốt yếu là người ta phải hiểu được sự cứu rỗi có nghĩa là gì. Được cứu rỗi trước hết có nghĩa là được giải thoát khỏi tội lỗi, được giải thoát khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, và thực sự hướng về Đức Chúa Trời và thuận phục Đức Chúa Trời. Ngươi phải sở hữu những gì để thoát khỏi tội lỗi và sự ảnh hưởng của Sa-tan? Lẽ thật. Nếu con người hy vọng đạt được lẽ thật, họ phải được trang bị nhiều lời Đức Chúa Trời, họ phải có thể trải nghiệm và thực hành chúng, để họ có thể hiểu được lẽ thật và bước vào thực tế. Chỉ khi đó họ mới có thể được cứu rỗi. Việc một người có thể được cứu rỗi hay không không liên quan đến việc họ đã tin Đức Chúa Trời bao lâu, họ có bao nhiêu kiến thức, liệu họ có sở hữu những ân tứ hay thế mạnh không, hay họ chịu khổ bao nhiêu. Điều duy nhất có quan hệ trực tiếp đến sự cứu rỗi là liệu một người có thể đạt được lẽ thật hay không. Vậy hôm nay, ngươi đã thực sự hiểu được bao nhiêu lẽ thật? Và bao nhiêu lời Đức Chúa Trời đã trở thành sự sống của ngươi? Trong tất cả các yêu cầu của Đức Chúa Trời, ngươi đã đạt được sự bước vào những yêu cầu nào? Trong những năm tin Đức Chúa Trời, ngươi đã bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời được bao nhiêu? Nếu ngươi không biết, hoặc nếu ngươi chưa đạt được sự bước vào thực tế của bất kỳ lời nào của Đức Chúa Trời, thì nói thẳng ra, ngươi không có hy vọng được cứu rỗi. Ngươi không thể được cứu rỗi. Dù ngươi có sở hữu trình độ hiểu biết cao, hoặc đã tin Đức Chúa Trời từ lâu, có ngoại hình đẹp, giỏi ăn nói, và đã từng là lãnh đạo hay chấp sự được vài năm thì cũng không quan trọng. Nếu ngươi không theo đuổi lẽ thật, không thực hành và trải nghiệm lời Đức Chúa Trời một cách đúng đắn, và ngươi thiếu chứng ngôn trải nghiệm thực sự, thì ngươi không có hy vọng được cứu rỗi” (Trân quý lời Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin nơi Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt). Suy ngẫm lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu ra rằng, bất kể làm bổn phận gì, chỉ cần người ta có tấm lòng thuận phục khi làm bổn phận, khi gặp chuyện thì biết chú trọng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại và những tư tưởng quan điểm sai lầm, có thể chống lại xác thịt mình để dựa vào nguyên tắc lẽ thật mà làm bổn phận, không còn phản nghịch hay chống đối Đức Chúa Trời nữa, thì người như vậy sẽ đạt được sự cứu rỗi. Việc một người có thể được cứu rỗi hay không chẳng liên quan gì đến việc người đó nói được bao nhiêu đạo lý hoặc làm bổn phận gì. Trước đây tôi từng cho rằng làm lãnh đạo và làm bổn phận văn tự nghĩa là mỗi ngày đều được tiếp xúc với lời Đức Chúa Trời, suy ngẫm cách giải quyết các loại tình trạng và vấn đề của anh chị em, mỗi ngày đều thông công những chủ đề liên quan đến lối vào sự sống, và bằng cách đó, tôi sẽ đạt được nhiều lẽ thật hơn, sự sống tăng trưởng nhanh hơn, và hy vọng được cứu rỗi sau này cũng lớn hơn. Tôi nghĩ rằng làm bổn phận sự vụ chỉ là lao động chân tay, chẳng mang lại chút lối vào sự sống nào, và làm như vậy thì cuối cùng cũng chỉ trở thành một người đem sức lực phục vụ mà thôi. Vì vậy, tôi đã sống trong tình trạng tiêu cực và chống đối, không muốn làm bổn phận này. Quan điểm như vậy của tôi là sai lầm và không phù hợp với lời Đức Chúa Trời. Nghĩ đến những kẻ địch lại Đấng Christ bị hội thánh khai trừ, tôi thấy đa số họ đều từng làm bổn phận lãnh đạo và người làm công, có thể nói rất nhiều câu chữ và đạo lý, rất giỏi thông công cho người khác, nhưng họ chưa bao giờ tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Ngay cả sau nhiều năm làm bổn phận lãnh đạo và người làm công, tâm tính sự sống của họ cũng không hề thay đổi. Trong số họ còn có những người không ngừng theo đuổi địa vị, bài xích những người bất đồng ý kiến, đàn áp anh chị em, gây nhiễu loạn và gián đoạn cho công tác của hội thánh, vì vậy đã bị khai trừ. Một số khác thì nói câu chữ và đạo lý để đề cao và thể hiện bản thân, mê hoặc người khác, kéo người ta đến trước mặt mình. Họ cố gắng tạo dựng vương quốc độc lập và đã bị khai trừ. Những người khác, sau khi bị bắt, vì lợi ích cá nhân đã không chịu nổi sự đe dọa và cám dỗ của cảnh sát, đã ký “Tam thư” và trở thành những kẻ Giu-đa. Vì điều này, họ đã bị khai trừ. Phản tỉnh về những năm tháng tôi làm bổn phận văn tự và mỗi ngày đều đọc lời Đức Chúa Trời, theo quan niệm của tôi, lẽ ra tôi phải đạt được một số lẽ thật và có được chút thực tế lẽ thật rồi. Thế nhưng, khi bị điều chỉnh bổn phận, và bị yêu cầu làm công việc sự vụ, tôi lại không thể tiếp nhận hay thuận phục, mà sống trong tình trạng tiêu cực và chống đối. Điều này cho thấy tôi chẳng có chút thực tế lẽ thật nào cả! Tôi thấy rằng quan điểm của mình cho rằng những người làm lãnh đạo và bổn phận văn tự có hy vọng được cứu rỗi lớn hơn là hoàn toàn không có cơ sở. Chỉ sau khi phản tỉnh đến đây tôi mới hiểu ra rằng, nếu người ta không mưu cầu lẽ thật, hoặc không chú trọng học bài học để giải quyết tâm tính bại hoại của mình trong quá trình làm bổn phận, thì dù làm bổn phận gì cũng chỉ đơn thuần là đem sức lực phục vụ mà thôi. Tôi nhận ra rằng người ta làm bổn phận gì không quan trọng, điều quan trọng là liệu họ có thể thường xuyên phản tỉnh bản thân trong quá trình làm bổn phận hay không, và liệu họ có thể chủ động mưu cầu lẽ thật và thực hành lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại của mình hay không. Chỉ khi cuối cùng đạt được lẽ thật thì người ta mới có thể đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Sau đó, tôi lại đọc được một đoạn lời Đức Chúa Trời khác: “Khi bổn phận bị điều chỉnh, nếu quyết định là của hội thánh thì con người nên tiếp nhận và thuận phục, họ phải tự phản tỉnh và nhận biết được thực chất của vấn đề cũng như thiếu sót của bản thân. Điều này rất có lợi cho con người và là điều con người nên thực hành. Với chuyện đơn giản như vậy, người bình thường có thể hiểu ra được và đối đãi đúng đắn, không có nhiều khó khăn đến thế, không có rào cản nào không thể vượt qua. Khi con người gặp phải việc bổn phận bị điều chỉnh, thì chí ít, người ta nên thuận phục, có một vài sự thu hoạch từ việc phản tỉnh về bản thân, và có được sự đánh giá chính xác về việc liệu mình thực hiện bổn phận có đạt tiêu chuẩn hay không. Nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ thì không như vậy. Biểu hiện của họ khác với những người bình thường, cho dù điều gì xảy đến với họ đi chăng nữa. Sự khác biệt này nằm ở đâu? Họ không thuận phục, họ không tích cực phối hợp, cũng không tìm kiếm chút lẽ thật nào. Thay vào đó, họ ác cảm và chống đối, phân tích và nghiên cứu từ trong nội tâm, vắt óc suy đoán: ‘Tại sao mình lại không được phép làm bổn phận này? Tại sao mình lại bị điều chỉnh sang làm bổn phận không quan trọng? Lẽ nào là muốn tỏ lộ mình và đào thải mình?’. Họ tiếp tục suy đi nghĩ lại về những gì đã xảy ra trong lòng mình, không ngừng phân tích và suy ngẫm về nó. Không gặp phải chuyện thì thôi chứ gặp phải chuyện rồi thì nội tâm họ dâng trào mãnh liệt như thể dời sông lấp bể và cũng suy xét nhiều vấn đề hơn. Nhìn từ bên ngoài, họ có vẻ như biết suy xét các vấn đề hơn những người khác, nhưng trên thực tế, loại người như những kẻ địch lại Đấng Christ tà ác hơn những người bình thường. Biểu hiện của sự tà ác này là gì? Họ suy xét mọi chuyện một cách cực đoan, phức tạp và bí mật. Những điều một người bình thường, một người có lương tâm và lý trí không thể nghĩ tới thì trong lòng kẻ địch lại Đấng Christ suy đi nghĩ lại như cơm bữa. Chỉ là một lần điều chỉnh bổn phận đơn giản thôi, người ta nên có thái độ thuận phục, nhà Đức Chúa Trời bảo họ làm cái gì thì họ làm cái đó, và họ có thể làm cái gì thì làm cái đó, và dù họ làm gì, cũng làm điều đó thật tốt trong khả năng của họ, dốc hết toàn tâm toàn lực. Những điều Đức Chúa Trời đã làm là không sai. Lẽ thật đơn giản như vậy thì người có chút lương tâm lý trí đều có thể thực hành được, nhưng những kẻ địch lại Đấng Christ lại không làm được. … Những kẻ địch lại Đấng Christ sẽ không bao giờ thuận phục sự sắp đặt của nhà Đức Chúa Trời, và họ luôn liên kết chặt chẽ bổn phận, danh lợi và địa vị với hy vọng được phúc lành và đích đến trong tương lai của họ, cứ như thể một khi danh dự và địa vị của họ bị mất đi thì họ sẽ không có hy vọng được phúc lành và phần thưởng, và điều này chẳng khác nào giết chết họ vậy. Họ cho rằng: ‘Mình phải cẩn thận, không thể sơ suất! Nhà đức chúa trời, các anh chị em, lãnh đạo và người làm công, thậm chí cả đức chúa trời đều không đáng để cậy dựa, đều không phải là đối tượng để mình cậy dựa. Người đáng để cậy dựa nhất, người đáng để tin cậy nhất chính là bản thân, mình không tính toán cho mình thì ai có thể lo cho mình đây? Ai có thể nghĩ cho tiền đồ của mình? Ai có thể nghĩ cho mình về sau có được phúc hay không? Cho nên mình phải vì mình mà dày công lên kế hoạch, dày công tính toán, không thể sơ suất, không thể có một chút cẩu thả nào, nếu không, chẳng may bị lợi dụng thì phải làm sao?’. Cho nên họ đề phòng lãnh đạo và người làm công của nhà Đức Chúa Trời, sợ sau khi người khác phân định và nhìn thấu được họ rồi sẽ cách chức họ, phá hỏng giấc mộng được phúc của họ. Họ cho rằng nhất định phải giữ được danh tiếng và địa vị, như vậy mới có hy vọng được phúc. Một kẻ địch lại Đấng Christ coi việc được phúc lành còn lớn hơn cả trời, lớn hơn cả mạng sống, quan trọng hơn cả việc mưu cầu lẽ thật, việc thay đổi tâm tính hay việc được cứu rỗi, quan trọng hơn việc làm tốt bổn phận của họ và làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn. Họ cho rằng việc làm một loài thọ tạo đạt tiêu chuẩn, làm tốt bổn phận của mình và được cứu rỗi đều là những điều nhỏ nhặt không đáng đề cập đến, không có gì cả, chỉ có được phúc lành là điều cả cuộc đời họ không bao giờ có thể quên được. Bất kể họ gặp phải việc gì, dù lớn hay nhỏ, họ đều liên hệ nó với việc được phúc lành, đều phải cẩn thận và dè dặt để lại lối thoát cho mình” (Mục 12. Họ muốn rút lui khi không có được địa vị và hết hy vọng được phúc, Lời, Quyển 4 – Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ). Đức Chúa Trời vạch rõ rằng những kẻ địch lại Đấng Christ hoàn toàn không có chút lý trí bình thường nào. Mục đích duy nhất của họ khi tin Đức Chúa Trời và làm bổn phận chỉ là để đạt được phúc lành. Bất kể hội thánh sắp xếp bổn phận gì, điều đầu tiên những kẻ địch lại Đấng Christ xem xét không phải là làm thế nào để thuận phục và tiếp nhận, hay làm thế nào để dốc hết sức mình trong bổn phận, mà là liệu bổn phận hiện tại có ảnh hưởng đến tiền đồ và kết cục của họ hay không. Họ tính toán một cách cẩn trọng, lo lắng rằng nếu bổn phận bị điều chỉnh thì ham muốn được ban phước của mình sẽ tan thành mây khói. Chỉ cần điều gì đó không có lợi cho việc được ban phúc sau này của mình, họ sẽ cảm thấy ác cảm, chống đối, nghi ngờ và cố gắng phân tích nó. Bản tính của họ thật vô cùng tà ác. Đối chiếu với sự vạch rõ trong lời Đức Chúa Trời, tôi thấy tâm tính mình bộc lộ ra cũng giống hệt như của một kẻ địch lại Đấng Christ. Lãnh đạo đã sắp xếp cho tôi học kỹ thuật mạng dựa theo nhu cầu công tác và sở trường của tôi. Điều này là để bảo vệ công tác của hội thánh. Người có nhân tính bình thường đều có thể quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời mà thuận phục và chấp nhận sự sắp xếp này. Nhưng tôi lại cho rằng bổn phận về kỹ thuật mạng chỉ thuộc công tác sự vụ, lẽ thật đạt được sẽ ít, cơ hội được cứu rỗi cũng nhỏ, nên tôi đã chống đối và trong lòng oán trách lãnh đạo. Ngay cả sau này khi miễn cưỡng đồng ý làm bổn phận đó, tôi vẫn không chuyên tâm học tập. Tôi thậm chí còn dùng thủ đoạn giả dối, báo cáo thiếu những kỹ năng mình đã học được cho lãnh đạo, hy vọng khiến lãnh đạo hiểu lầm rằng tôi không phù hợp với bổn phận này. Sau đó, lãnh đạo bảo tôi học kỹ thuật sửa chữa. Điều này cũng là để đảm bảo anh chị em có thể sử dụng thiết bị điện tử một cách bình thường cho việc tĩnh nguyện và làm bổn phận. Nhưng tôi lại cho rằng làm bổn phận sửa chữa không có lợi cho việc tôi mưu cầu hay đạt được lẽ thật, đó chỉ là công việc tay chân, nên tôi không muốn chấp nhận. Lãnh đạo điều chỉnh bổn phận cho tôi là thực hành theo nguyên tắc, và qua việc điều chỉnh bổn phận này cũng đã phơi bày những sự uế tạp trong đức tin của tôi và những quan điểm sai lầm của tôi đối với bổn phận, cho phép tôi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những tâm tính bại hoại này. Điều này có lợi cho lối vào sự sống của tôi, nhưng tôi lại oán trách và hiểu lầm, nghi ngờ rằng Đức Chúa Trời đang dùng những bổn phận sự vụ này để phơi bày và đào thải tôi. Tôi đã đầy rẫy sự nghi ngờ và đề phòng đối với Đức Chúa Trời. Tôi thật quá tà ác! Qua sự phơi bày của Đức Chúa Trời, tôi phản tỉnh lại những năm tháng từ bỏ và dâng mình của mình và thấy rằng tôi đã không làm những điều đó để quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời và làm tốt bổn phận của một loài thọ tạo, mà là muốn dùng việc làm bổn phận để đổi lấy một đích đến tốt đẹp từ Đức Chúa Trời. Sau khi bổn phận bị điều chỉnh, tôi nghĩ rằng hy vọng được ban phúc của mình đã tan vỡ, nên bắt đầu làm bổn phận một cách qua loa chiếu lệ. Tôi thấy mình thật sự không có chút nhân tính nào và quá ích kỷ, đê tiện!
Sau đó, tôi lại đọc được thêm lời của Đức Chúa Trời: “Khi Nô-ê làm như Đức Chúa Trời dặn dò, ông đã không biết những tâm ý của Đức Chúa Trời là gì. Ông đã không biết Đức Chúa Trời muốn làm cho trọn vẹn cái gì. Đức Chúa Trời chỉ ban cho ông một sự căn dặn và đã dặn dò ông phải làm điều gì đó, và không giải thích quá nhiều, Nô-ê đã cứ thế mà làm. Ông đã không cố gắng âm thầm tìm hiểu ý của Đức Chúa Trời, ông cũng không chống đối Đức Chúa Trời hay thể hiện sự không trung thực. Ông cứ thế mà làm theo với một tấm lòng đơn thuần và mộc mạc. Bất kể Đức Chúa Trời sai ông làm gì, ông cũng đã làm, và sự thuận phục, lắng nghe lời Đức Chúa Trời là niềm tin đặt nền tảng cho việc ông làm. Đó là cách ông đã đối đãi một cách ngay thẳng và đơn giản với điều Đức Chúa Trời giao phó. Thực chất của ông – thực chất của hành động của ông là thuận phục, không đoán mò, không chống đối, và hơn nữa, không suy nghĩ về những lợi ích cá nhân hay những điều thiệt hơn của riêng ông. Hơn nữa, khi Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ hủy diệt thế gian bằng một trận lụt, Nô-ê đã không hỏi khi nào hay hỏi các sự việc sẽ trở nên như thế nào, và ông hẳn đã không hỏi Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ hủy diệt thế gian như thế nào. Ông chỉ đơn thuần làm như Đức Chúa Trời dặn dò. Đức Chúa Trời muốn làm nó như thế nào và làm bằng cái gì đi nữa, ông cũng đã làm chính xác như Đức Chúa Trời dặn dò và cũng đã triển khai hành động ngay lập tức. Ông đã hành động theo những dặn dò của Đức Chúa Trời với một thái độ muốn thỏa mãn Đức Chúa Trời. Có phải ông làm như thế để giúp bản thân tránh thảm họa không? Không. Ông có hỏi Đức Chúa Trời còn bao lâu nữa thì thế gian sẽ bị hủy diệt không? Ông đã không hỏi. Ông có hỏi Đức Chúa Trời hay ông có biết sẽ mất bao lâu để đóng tàu không? Ông cũng đã không biết điều đó. Ông đơn thuần thuận phục, lắng nghe, và hành động theo đó” (Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời I, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời). Từ lời Đức Chúa Trời, tôi hiểu rằng thái độ của Nô-ê đối với bổn phận đã được Đức Chúa Trời khen ngợi, và đó cũng là điều tôi cần noi gương và bước vào. Khi Đức Chúa Trời chỉ thị cho Nô-ê đóng tàu, Nô-ê không hiểu tâm ý của Ngài, nhưng ông không chống đối sự ủy thác của Đức Chúa Trời, cũng không phỏng đoán ý muốn của Ngài. Ông chỉ đơn giản lắng nghe, vâng phục, và làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời bảo ông làm. Tôi cũng phải noi gương Nô-ê, làm bổn phận của mình hết khả năng, không cầu mong phước lành, chỉ cầu có được sự thuận phục thật sự đối với Đức Chúa Trời. Ngoài ra, tôi cũng phải chú trọng học bài học trong khi làm bổn phận. Bất kể làm bổn phận gì, tôi vẫn sẽ bộc lộ sự bại hoại, và trong những hoàn cảnh Đức Chúa Trời sắp đặt, tôi phải chú trọng nắm bắt những tâm tư, ý niệm của mình để phản tỉnh bản thân và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những điều này. Qua đó, tôi có thể thu hoạch được điều gì đó. Đức Chúa Trời công chính với mỗi người đi theo Ngài. Đức Chúa Trời chưa bao giờ nói rằng làm bổn phận lãnh đạo hay bổn phận văn tự thì đảm bảo được cứu rỗi, hoặc là làm bổn phận sự vụ thì không thể nhận được sự khen ngợi của Ngài. Bất kể làm loại bổn phận nào, điều cốt yếu là liệu người ta có thể tìm kiếm lẽ thật và học được bài học hay không. Giống như trong các video làm chứng trải nghiệm, một số anh chị em làm bổn phận tiếp đãi, trong khi những người khác thì lo việc sửa chữa thiết bị điện tử, vân vân. Tất cả những công việc này đều là công việc sự vụ, nhưng họ đã có thể tập trung tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình trong quá trình làm bổn phận, và nhờ đó, tâm tính sự sống của họ đã có thể thay đổi. Tôi đã không hiểu những nguyên tắc mà Đức Chúa Trời dùng để định đoạt kết cục và đích đến của con người, và tôi luôn muốn làm những bổn phận mà tôi tin rằng sẽ có lợi cho lối vào sự sống của mình. Nhưng tôi lại không tập trung vào việc phản tỉnh bản thân trong quá trình làm bổn phận hay mưu cầu sự thay đổi trong tâm tính sự sống của mình. Vì vậy, ngay cả khi tôi tiếp tục làm bổn phận văn tự, thì có ích gì chứ? Điều đó có nghĩa là tôi sẽ đạt được lẽ thật sao? Nó có biểu thị sự thay đổi trong tâm tính của tôi không? Nếu tôi không mưu cầu lẽ thật, cuối cùng tôi vẫn sẽ bị đào thải. Hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời, điều tiếp theo tôi cần tập trung là làm tốt bổn phận hiện tại của mình, còn việc cuối cùng tôi có nhận được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời hay không thì không phải là điều tôi nên xem xét.
Sau đó, tôi bắt đầu dồn hết tâm sức vào bổn phận của mình, và trong khi làm bổn phận, tôi tập trung phản tỉnh những suy nghĩ, ý niệm và tâm tính bại hoại của mình. Việc học sửa chữa đòi hỏi tôi phải xem các sơ đồ mạch điện và nắm bắt nguyên lý hoạt động của nhiều loại linh kiện khác nhau. Lúc mới bắt đầu, tôi cảm thấy choáng ngợp, nghĩ bụng: “Sửa mấy thứ này khó thật đấy. Với tố chất của mình thì có học nổi không đây?”. Đôi khi, trong lúc xem những thứ này, tôi lại chẳng muốn học nữa. Nhưng qua phản tỉnh, tôi nhận ra lý do mình hay lùi bước khi gặp khó khăn trong bổn phận chủ yếu là vì tôi không vững vàng trong khi làm bổn phận, lại tham hưởng xác thịt, thiếu chí tiến thủ, và không có chút lòng quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời nào. Vì vậy, tôi đã tìm những lời Đức Chúa Trời liên quan đến vấn đề này để ăn uống và tìm xem những bài lời chứng trải nghiệm của anh chị em. Từ đó, tôi đã tìm thấy con đường thực hành: Tôi không nên lùi bước khi gặp khó khăn trong bổn phận; tôi phải noi gương Nô-ê và có một tấm lòng quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời. Bất kể việc Nô-ê đóng tàu khó khăn đến đâu, và khối lượng công việc lớn đến mức nào, Nô-ê cũng không bị những khó khăn đó làm cho nao núng. Thay vào đó, ông đã quan tâm đến tâm ý của Đức Chúa Trời và dốc toàn lực để phối hợp, tích cực giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến việc đóng tàu, và cuối cùng ông đã hoàn thành sự ủy thác của Đức Chúa Trời. Độ khó của bổn phận tôi hiện tại không thể so sánh với của Nô-ê, hơn nữa tôi còn có tài liệu và kinh nghiệm được anh chị em chia sẻ để học sửa chữa. Chỉ cần tôi cậy dựa vào Đức Chúa Trời và hợp tác một cách vững vàng, những khó khăn này đều có thể vượt qua. Khi tôi tĩnh tâm lại và học từng chút một, dù học hơi chậm, tôi vẫn có thể học được, và mọi việc cũng không khó như tôi đã nghĩ. Sau một thời gian thực hành, tôi không chỉ học được một số kỹ thuật sửa chữa, mà sự sống của tôi cũng có chút tiến bộ, và tôi cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều rất trọn vẹn.
Qua việc bổn phận được điều chỉnh lần này, tôi đã có một số nhận thức và sự xoay chuyển đối với những quan điểm sai lầm của mình về bổn phận. Đồng thời, tôi cũng nhận ra rằng động cơ tin Đức Chúa Trời và làm bổn phận của mình là không đúng đắn, rằng tôi đã không làm bổn phận của một loài thọ tạo để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời, mà là để đạt được phúc lành. Điều này không phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Bây giờ, tôi chỉ nguyện thật sự thuận phục sự sắp đặt và an bài của Đức Chúa Trời, và làm tốt bổn phận hiện tại của mình. Tạ ơn Đức Chúa Trời!