Con đường giải quyết tâm tính bại hoại
Bất kể đang làm gì, ngươi cũng phải học cách tìm kiếm và vâng phục lẽ thật; bất kể là ai cho ngươi lời khuyên, nếu nó phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật, thì ngay cả khi nó đến từ một đứa bé thì ngươi cũng phải tiếp nhận và tuân theo. Cho dù một người có vấn đề gì đi nữa, nếu lời nói và lời khuyên của họ phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật thì ngươi nên tiếp nhận và tuân theo. Kết quả của việc hành động như vậy sẽ tốt, và phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Điều quan trọng là nhìn xem động cơ của ngươi, những nguyên tắc và phương pháp xử lý mọi việc của ngươi là gì. Nếu các nguyên tắc và phương pháp xử lý mọi việc của ngươi xuất phát từ ý muốn của con người, từ những suy nghĩ và quan niệm của con người, hay từ những triết lý của Sa-tan, thì những nguyên tắc và phương pháp đó là không thực tế và chúng nhất định là không hiệu quả. Đó là bởi vì nguồn gốc của các nguyên tắc và phương pháp của ngươi là không chính xác và không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Nếu quan điểm của ngươi dựa trên các nguyên tắc lẽ thật và ngươi xử lý mọi việc theo các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi nhất định sẽ xử lý chúng một cách đúng đắn. Ngay cả khi tại thời điểm đó có người không chấp nhận cách ngươi xử lý mọi việc, hoặc họ có quan niệm, hay chống đối nó, thì sau một thời gian, nó sẽ được xác nhận. Hiệu quả của những điều phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật ngày càng tích cực hơn, trong khi đó những điều không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật, ngay cả nếu chúng có phù hợp với quan niệm của mọi người vào thời điểm đó, sẽ dẫn đến những hậu quả ngày càng tiêu cực. Tất cả mọi người sẽ xác nhận điều này. Không việc gì ngươi làm phải chịu sự kìm kẹp của con người và ngươi không được tự mình đưa ra quyết định; trước tiên ngươi nên cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, sau đó nên thăm dò và thông công về vấn đề với mọi người. Mục đích của việc thông công là gì? Đó là để ngươi có thể làm mọi việc chính xác theo tâm ý của Đức Chúa Trời và hành động phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Nói như thế là phần nào cao vời, và người ta sẽ không đạt được tiêu chuẩn này. Nói một cách cụ thể hơn, nó là để ngươi có thể hành động chính xác theo các nguyên tắc lẽ thật. Như thế thì rõ ràng hơn. Khi người ta đạt được tiêu chuẩn này, là họ đang thực hành lẽ thật và tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, họ có thực tế lẽ thật và không bị bất kỳ ai phản đối.
Khi ngươi gặp chuyện, thay vì tranh cãi, trước hết ngươi phải gạt bỏ những quan niệm, tưởng tượng và phán định của mình, đây là lý tính mà một con người phải có. Nếu có chuyện gì Ta không hiểu, không thuộc chuyên môn của Ta, thì Ta phải tham khảo ý kiến người nào quen thuộc với chủ đề này. Sau khi tham khảo ý kiến của họ, Ta sẽ có khái niệm cơ bản về vấn đề này. Tuy nhiên, Ta phải tìm cách tự mình xử lý vấn đề, Ta không được chỉ toàn nghe người khác, cũng không được hoàn toàn dựa trên những tưởng tượng của mình mà tiếp cận vấn đề. Ta phải tìm kiếm cách hành động sao cho có lợi cho công tác của hội thánh và phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Đây chẳng phải là cách xử lý mọi chuyện một cách có lý tính hay sao? Đây không phải là lý trí mà một con người bình thường phải có hay sao? Tìm kiếm và xin lời khuyên theo cách này là việc làm đúng đắn. Giả dụ như ngươi am hiểu về một lĩnh vực nhất định, và Ta tham khảo ý kiến của ngươi về lĩnh vực đó, nhưng sau đó, ngươi lại đòi Ta phải làm theo những gì ngươi bảo, thực hiện kế hoạch hành động mà ngươi đề ra, vậy đó là loại tâm tính gì? Là tâm tính kiêu ngạo. Vậy thì cách hành động có lý trí phải như thế nào? Ngươi phải nói rằng: “Tôi có một chút hiểu biết về lĩnh vực này, nhưng nó không liên quan đến lẽ thật. Anh có thể xem đây là gợi ý để cân nhắc, nhưng về cách hành động cụ thể thì anh nên tìm kiếm thêm về tâm ý của Đức Chúa Trời”. Nếu Ta xin lời khuyên từ ngươi và ngươi thật sự nghĩ mình am hiểu vấn đề đó, xem mình là kẻ phi thường, vậy thì đó chính là tâm tính kiêu ngạo. Bản tính kiêu ngạo có thể khiến ngươi có dạng phản ứng và biểu hiện này, khi có người tìm ngươi xin lời khuyên, ngươi ngay lập tức đánh mất lý tính, ngươi đánh mất lý trí của một con người bình thường và không thể đưa ra những phán đoán đúng đắn. Khi ai đó bộc lộ tâm tính bại hoại, thì lý trí của họ không bình thường. Do đó, bất luận gặp phải chuyện gì, kể cả nếu có người xin ngươi lời khuyên, ngươi cũng không được xấc xược và ngươi phải có lý trí bình thường. Mà cách hành động bình thường là gì? Đến lúc này, ngươi phải suy xét rằng: “Mặc dù mình hiểu vấn đề này, nhưng mình không được xấc xược. Mình phải tiếp cận vấn đề này với lý trí của nhân tính bình thường”. Khi quay về trước Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có lý trí của nhân tính bình thường. Mặc dù nhiều lúc ngươi sẽ bộc lộ cảm giác tự mãn nhất định, nhưng trong lòng ngươi sẽ có sự kiềm chế, những sự bộc lộ tâm tính bại hoại của ngươi sẽ bớt đi phân nửa, và ngươi sẽ ít ảnh hưởng tiêu cực lên người khác hơn. Tuy nhiên, nếu ngươi hành động theo tâm tính kiêu ngạo của mình, luôn tin rằng mình đúng và do đó bắt ép người khác nghe theo mình, thì nó cho thấy ngươi vô cùng thiếu lý trí. Nếu con đường mà ngươi chỉ ra cho người khác là đúng đắn thì mọi chuyện ổn cả, nhưng nếu nó sai thì sẽ gây hại cho họ. Nếu ai đó tìm ngươi xin lời khuyên về một vấn đề cá nhân và ngươi chỉ cho họ đi sai đường, thì ngươi chỉ gây hại cho một người mà thôi. Tuy nhiên, nếu họ hỏi ý ngươi về một vấn đề hệ trọng có liên quan đến công tác của hội thánh và ngươi hướng họ đi sai đường, thì ngươi sẽ gây hại cho công tác của hội thánh và lợi ích của nhà Đức Chúa Trời sẽ bị tổn hại. Nếu tính chất vấn đề đó nghiêm trọng và nó xúc phạm đến tâm tính Đức Chúa Trời thì hậu quả sẽ không thể nào tưởng tượng nổi.
Bất kể trong hoàn cảnh nào, ngay khi những suy nghĩ và ý niệm bại hoại bắt đầu nảy sinh trong người ta, và tâm tính bại hoại của họ bộc lộ ra, thì đó không phải là chuyện nhỏ. Nếu họ không tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình thì sẽ không có cách nào để sự bại hoại của họ được làm cho tinh sạch. Tuy nhiên, nếu họ có thể tìm kiếm lẽ thật và dùng lời Đức Chúa Trời để phân định căn nguyên việc bộc lộ sự bại hoại của mình một cách hợp lý, thì họ sẽ dễ dàng giải quyết được vấn đề về tâm tính bại hoại. Càng trở vào trong tâm linh của mình để chờ đợi và tìm kiếm thì ngươi càng dễ tìm thấy những lời Đức Chúa Trời có liên quan để phân định thực chất vấn đề. Theo cách này, việc ngươi bộc lộ sự bại hoại sẽ ngày càng ít đi, ngươi sẽ có thể thuận phục Đức Chúa Trời, sẽ không còn nói năng hay hành động dựa trên quan niệm và tưởng tượng, đồng thời nhân tính của ngươi sẽ ngày càng bình thường hơn. Nhân tính bình thường là gì? Là nói năng và hành động phù hợp với các tiêu chuẩn của nhân tính bình thường, phù hợp với lương tâm và lý trí, phù hợp các nguyên tắc lẽ thật và các tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu – đấy chính là biểu hiện của nhân tính bình thường. Do đó, bất kể gặp phải chuyện gì, trước hết, ngươi phải bình tĩnh, lắng lòng trước Đức Chúa Trời và cầu nguyện với Ngài, tìm kiếm cách hành động tương hợp với tâm ý của Ngài trong chuyện đó. Những người có nhân tính bình thường thì có lý tính này, họ có thể kiềm chế bản thân và có thể đạt được điều này, vấn đề là ngươi có sẵn lòng thực hành theo cách này hay không. Nếu ngươi luôn cố khoe khoang, phô trương về bản thân, cố đứng trên cao và biến mình thành thần tượng trong lòng những người khác, thì ngươi đã lạc xa Đức Chúa Trời rồi. Ngươi sẽ không thể quay về trước Ngài, và trong lòng ngươi đã đối địch với Ngài rồi. Ngươi luôn muốn hành động theo ý riêng của mình, và sau khi đạt được gì đó, ngươi cảm thấy như mình đã làm được đại sự, đã làm nên sự nghiệp lớn, rằng ngươi có năng lực, chứ không phải chỉ là một người bình thường, và ngươi tìm cách để trở thành siêu nhân, vĩ nhân. Hành động như thế này rất phiền phức và không phải là bước đi trên con đường đúng. Những người không mưu cầu lẽ thật thì giống như thế, họ không có dù chỉ một chút nhân tính bình thường và lại đầy quỷ tính. Những ai thật sự tin Đức Chúa Trời thì có thể tiếp nhận lẽ thật, sẵn lòng đấu tranh vì lẽ thật và vui thích sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Việc này đòi hỏi sự dốc sức vào lẽ thật, thường xuyên đọc lời Đức Chúa Trời, đọc đều đặn thường xuyên hơn nữa, để cho lời Ngài đi sâu vào lòng ngươi và ngươi đạt được sự hiểu biết về lẽ thật. Lòng ngươi phải luôn luôn thanh tĩnh, và khi gặp chuyện, ngươi không được hấp tấp, định kiến, ngoan cố, cực đoan, giả tạo hay giả vờ, như thế ngươi mới có thể hành động một cách có lý trí. Đây là biểu hiện thích đáng của nhân tính bình thường.
Thời nay, hầu hết mọi người không thể có lý tính. Có ai khen họ vài câu là họ vui lên và bắt đầu tin rằng mình không phải là người bình thường. Họ đang bộc lộ dạng tâm tính nào đây? Đây không phải là tâm tính kiêu ngạo sao? Nếu lúc bị người khác tỉa sửa một chút mà ngươi cảm thấy khó chịu, muốn nói phải trái với họ, bắt bẻ lời họ nói, vậy ngươi đang bộc lộ tâm tính gì? Đây cũng là sự bộc lộ của tâm tính kiêu ngạo. Giả dụ như, khi mọi chuyện ngươi làm đều thuận buồm xuôi gió một thời gian và mọi người khen ngợi ngươi, nói rằng ngươi đã thể hiện tốt và nhìn ngươi với ánh mắt ngưỡng mộ, thì ngươi bắt đầu tin rằng việc gì mình cũng làm được và mình ưu việt hơn những người khác. Ngươi cảm thấy hài lòng, và khi đi trên đường, ngươi cảm thấy như mình đang ngồi trên kiệu. Thế mà khi gặp phải trở ngại trong những việc mình làm, tâm trạng ngươi lại xấu đi và ngươi không thể nào hăng hái nổi khi nói chuyện với người khác. Những người như thế là quá ư ngang ngạnh và chưa trưởng thành, họ thiếu nhân tính bình thường. Những người có nhân tính bình thường thì có biểu hiện như thế nào? Khi gặp trở ngại hoặc bị tỉa sửa, họ không trở nên tiêu cực, không để chuyện đó ảnh hưởng đến bổn phận. Kể cả khi phải chịu khổ ghê gớm trong tiến trình làm bổn phận hoặc khi đạt được những thành quả lớn, họ cũng không nghĩ mình đáng được khen ngợi hay mong đợi nhận phần thưởng gì, họ cũng không đòi người khác phải kính trọng họ. Họ không có những cảm giác như thế. Họ có thể xử lý những vấn đề này một cách đúng đắn và họ có lý trí của con người bình thường. Có nhân tính bình thường chính là như vậy. Khi người ta sống theo những tâm tính bại hoại của mình, đôi khi họ trở nên kiêu ngạo và tự đại, đắc ý mà quên cả thân mình, rồi khi gặp thất bại và trở ngại, họ sẽ rơi vào tuyệt vọng, lý trí của họ trở nên bất bình thường. Chỉ khi hiểu lẽ thật, loại bỏ tâm tính bại hoại và trưởng thành trong sự sống, thì nhân tính của người ta mới có thể trưởng thành. Hiểu lẽ thật và xử lý mọi chuyện theo nguyên tắc là những điều kiện thiết yếu mà người ta phải làm được để nhân tính của họ trưởng thành. Nếu người ta không hiểu lẽ thật, không xử lý mọi chuyện theo nguyên tắc, thì họ dễ lúc nóng lúc lạnh, dao động giữa hai thái cực. Khi được người ta khen thì họ sẽ kiêu ngạo, nhưng nếu bị người ta tỉa sửa thì họ sẽ trở nên tiêu cực. Đây là biểu hiện của nhân tính chưa trưởng thành. Đây không phải là tình trạng của các ngươi sao? Các ngươi luôn lúc nóng lúc lạnh, không có chút ổn định nào, không bao giờ duy trì được một tình trạng bình thường. Khi ngươi đang có tâm trạng tốt và thấy vui vẻ, thì ngươi đầy nhiệt huyết, thậm chí còn sẵn sàng dâng cả mạng sống mình cho Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi gặp phải trở ngại, thất bại, hoặc khi bị tỉa sửa, thì ngươi lại trở nên tiêu cực ngay lập tức. Ngươi buông mình vào thất vọng, cảm thấy mình hoàn toàn tiêu tùng rồi, không còn chút hy vọng đạt được sự cứu rỗi nào, cảm thấy lương tâm, lý trí và phán đoán của mình hoàn toàn vô dụng. Khi người ta không có lẽ thật thì sẽ như vậy đấy, họ chỉ có thể sống theo những tâm tính Sa-tan, dù không muốn nhưng vẫn cứ sống trong tội lỗi. Người ta không thể tự cứu rỗi bản thân mình bằng cách dựa vào tri thức và trí tuệ của chính mình, khi không có lẽ thật thì người ta không có sự sống, và nó cũng như thể họ không có linh hồn vậy. Do đó, đạt được lẽ thật là điều tối quan trọng. Giờ đây, khi các ngươi bị buộc phải đối diện với sự cám dỗ của Sa-tan, phải trải nghiệm trở ngại và thất bại, phải gặp nghịch cảnh, vậy có bài học gì cho các ngươi nghiệm ra đây? Tâm ý của Đức Chúa Trời là gì? Ngài muốn ngươi hiểu điều gì? Ngài muốn các ngươi hiểu lẽ thật và đạt được sự sống, từ đó cơ bản giải quyết được mọi vấn đề của các ngươi. Hiện giờ, các ngươi hiểu lẽ thật còn quá nông cạn và vóc giạc của các ngươi còn quá nhỏ bé. Kết quả là, các ngươi liên tục ở trong tình trạng bất bình thường và tâm tính của các ngươi bất ổn. Khi ở trong tình trạng tốt, các ngươi có thể tiến lên và tiến tới một bước, nhưng khi ở trong tình trạng xấu, các ngươi lại lùi hai bước và trở nên tiêu cực suốt mấy ngày. Đây là tình trạng chủ đạo của các ngươi, chính vì thế mà các ngươi tiến bộ chậm chạp. Thường xuyên yếu đuối và tiêu cực là chướng ngại lớn nhất đối với lối vào sự sống, và phải giải quyết được vấn đề này thì người ta mới có tiến bộ trong sự sống. Có người đạt được vài kết quả trong bổn phận là trở nên hài lòng với bản thân, khi được khen ngợi thì họ trở nên kiêu ngạo và xem thường người khác. Họ là những kẻ thiếu lý trí nhất và họ không có chút thực tế lẽ thật nào. Có người vừa thành tựu được chút công tác là đã bắt đầu hưởng thụ lợi ích của địa vị. Bất kể làm gì họ cũng muốn được khen ngợi, và nếu không được người khác khen ngợi thì họ chẳng có sức lực nào để thực hiện bổn phận. Họ liên tục bị những điều này kìm kẹp, và họ chỉ cảm thấy hài lòng khi được trở nên xuất chúng và được khen ngợi tưng bừng. Nếu làm không tốt việc gì đó, hoặc khi gặp phải thất bại và vấp ngã, thì họ cảm thấy mình quá bại hoại và vô phương cứu chuộc. Họ luôn sống giữa những thái cực này. Nếu như khi thực hiện bất kỳ bổn phận nào hoặc gặp phải bất kỳ chuyện gì mà các ngươi luôn có thể rút ra bài học, tìm kiếm lẽ thật để tìm ra các nguyên tắc thực hành và đưa lẽ thật vào thực hành, vậy thì các ngươi đã trưởng thành và không còn cần được người khác hướng dẫn và dẫn dắt. Nếu nhờ ăn uống lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật, trải nghiệm một vài chuyện và hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt cho ngươi, mà ngươi có thể thấy bàn tay Đức Chúa Trời đang dẫn dắt ngươi, thấy được điều mà Đức Chúa Trời muốn ngươi nghiệm ra, lĩnh vực nào mà Ngài muốn ngươi có được sự phân định và tri thức thực nghiệm nào Ngài muốn ngươi đạt được thông qua những chuyện và hoàn cảnh này, cũng như ngươi có thể thu hoạch được điều gì đó thông qua những trải nghiệm này, nếu ngươi làm được như thế thì ngươi đã trưởng thành. Nếu ngươi luôn cần có sự nâng đỡ và hỗ trợ từ người khác thì mới tiến lên được, nếu ngươi bị tê liệt, đình trệ hoặc dao động giữa các thái cực, dễ vấp ngã và không thể vực dậy ngay nếu không có người thúc giục, hướng dẫn hoặc nâng đỡ, thì tất cả những điều đó chính là biểu hiện của việc có một vóc giạc chưa trưởng thành. Những ai có vóc giạc chưa trưởng thành thì không thể tự mình ăn uống lời Đức Chúa Trời, không thể hiểu được lẽ thật bằng cách nghe giảng hoặc thông công. Họ chỉ tập trung tuân thủ quy định và tin rằng chỉ cần có thể tuân giữ quy định là họ đang làm tốt rồi. Họ luôn cần người dẫn đường, chỉ dẫn họ trong mọi việc, dạy bảo và cầm tay dẫn dắt họ thì họ mới đi theo được, còn không có sự hỗ trợ và nâng đỡ từ người khác thì họ trở nên tê liệt, tiêu cực và yếu đuối. Họ hoàn toàn vô giá trị, không chóng thì chầy, họ sẽ chết, họ là phế vật và không thể đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Có người hỏi rằng: “Liệu có cách nào để giải quyết vấn đề vóc giạc bé nhỏ của con không?”. Có cách để giải quyết nó chứ. Bất kể gặp phải chuyện gì, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ, hoặc là về một bổn phận mà ngươi đang thực hiện, thì ngươi phải nhớ một điều này: đừng dựa vào tình cảm xác thịt, quan niệm và tưởng tượng, hay là sự nóng nảy của mình, thay vào đó hãy gấp rút tìm kiếm lẽ thật và tìm ra những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Chỉ khi hiểu tâm ý của Đức Chúa Trời, ngươi mới tìm được một con đường tiến lên.
Hành động dựa trên tình cảm bản thân thì có biểu hiện như thế nào? Biểu hiện phổ biến nhất là người ta luôn biện hộ và bênh vực cho người nào tử tế với họ hoặc thân thiết với họ. Chẳng hạn như, giả dụ bạn ngươi bị phơi bày là làm việc xấu và ngươi biện hộ cho người đó rằng: “Anh ấy sẽ không làm việc như thế đâu, anh ấy là người tốt mà! Nhất định là có người gài anh ấy thôi”. Phát ngôn này công tâm sao? (Thưa, không.) Đây chính là nói năng và hành động dựa trên tình cảm. Một ví dụ khác, giả dụ ngươi có chút xung đột với ai đó và ngươi không thích họ, rồi khi họ nói điều gì đó đúng đắn và phù hợp với nguyên tắc thì ngươi lại không muốn nghe, vậy đây là biểu hiện gì? (Thưa, là không tiếp nhận lẽ thật.) Tại sao ngươi không thể tiếp nhận lẽ thật? Trong lòng ngươi biết rằng lời họ nói là đúng, nhưng vì ngươi có thành kiến với họ nên ngươi không muốn nghe họ bất chấp ngươi biết là họ nói đúng. Đây là vấn đề gì? (Thưa, là bị tình cảm chi phối.) Tình cảm đè nặng chuyện này. Có người dễ dàng bị những ý thích cá nhân và cảm xúc chi phối. Nếu không hòa thuận với ai đó, thì bất kể người đó nói đúng, nói hay đến thế nào, họ cũng không chịu nghe. Nếu họ hòa thuận với ai đó, thì lại sẵn sàng lắng nghe bất kỳ điều gì người đó nói, bất chấp lời đó đúng hay sai, bất chấp lời đó có tương hợp với lẽ thật hay không. Đây chẳng phải là dễ bị ý thích cá nhân và cảm xúc chi phối sao? Với tâm tính như thế, liệu người ta có thể nói năng và hành động một cách có lý tính được không? Liệu họ có thể tiếp nhận lẽ thật và thuận phục lẽ thật không? (Thưa, không.) Bởi vì họ bị tình cảm kìm kẹp, dễ bị dao động bởi cảm xúc, nên nó ảnh hưởng đến việc họ tuân thủ các nguyên tắc lẽ thật trong hành động. Nó cũng ảnh hưởng đến việc họ tiếp nhận và thuận phục lẽ thật. Vậy điều gì ảnh hưởng đến khả năng thực hành lẽ thật và thuận phục lẽ thật của họ? Họ bị kìm kẹp bởi điều gì? Bởi cảm xúc và tình cảm của họ. Chính những thứ này kìm kẹp và ràng buộc họ. Nếu ngươi đặt các mối quan hệ và lợi ích cá nhân lên trên lẽ thật, thì tình cảm là chướng ngại ngăn cản ngươi tiếp nhận lẽ thật. Do đó, ngươi không được nói năng hay hành động dựa trên tình cảm. Bất kể mối quan hệ của ngươi với người khác là tốt hay xấu, bất kể họ nói năng ân cần hay nghiêm khắc, chỉ cần lời họ nói tương hợp với lẽ thật thì ngươi phải lắng nghe và tiếp nhận. Đây mới là thái độ tiếp nhận lẽ thật. Nếu ngươi nói, “Mối thông công của anh ấy tương hợp với lẽ thật, anh ấy cũng có trải nghiệm, nhưng anh ấy quá kiêu ngạo và xấc xược, nhìn chẳng thuận mắt, dễ chịu chút nào. Cho nên, dù anh ấy có đúng, tôi cũng không tiếp nhận”, vậy đây là dạng tâm tính gì? Nói một cách cụ thể, đây là tình cảm. Khi ngươi đối xử với con người và sự việc chiếu theo những ý thích cá nhân và cảm xúc, thì nó là tình cảm, và toàn bộ chuyện này thuộc về phạm trù tình cảm. Mọi chuyện liên quan đến tình cảm thì thuộc về những tâm tính bại hoại. Con người bại hoại hết thảy đều có tình cảm và họ đều bị tình cảm kìm kẹp ở những mức độ khác nhau. Nếu người ta không thể tiếp nhận lẽ thật, thì họ sẽ khó lòng giải quyết được vấn đề tình cảm. Một số người bênh vực cho các lãnh đạo giả, bảo vệ những kẻ địch lại Đấng Christ và lên tiếng biện hộ cho những kẻ hành ác. Trong mọi trường hợp này đều có sự góp phần của tình cảm. Dĩ nhiên, trong một số trường hợp, những người này chỉ hành động như thế vì bản tính quá ác của mình. Những vấn đề này cần được thông công thường xuyên để các ngươi hiểu rõ về chúng. Có lẽ có người nói, “Con chỉ có chút tình cảm đối với gia đình và bạn bè, còn với mọi người khác thì không”. Tuyên bố này không đúng đâu. Nếu người khác có chút ân huệ dù là nhỏ bé với ngươi, thì ngươi sẽ nảy sinh tình cảm dành cho họ. Có nhiều mức độ thân thiết và sâu đậm khác nhau, nhưng tất cả chúng đều là tình cảm. Nếu người ta không giải quyết những tình cảm này, thì họ sẽ khó lòng thực hành lẽ thật và đạt được sự thuận phục Đức Chúa Trời.
Giờ chúng ta hãy bàn về các quan niệm và tưởng tượng. Một số quan niệm và tưởng tượng phát xuất từ sự dạy dỗ trong gia đình, một số thì từ sự hun đúc của xã hội, và một số thì từ sự giáo dục ở trường. Biểu hiện của việc đối xử với người khác và xử lý công chuyện theo quan niệm và tưởng tượng là gì? Để Ta cho ngươi một ví dụ. Giả dụ có một người, sau nhiều năm tin Đức Chúa Trời, đã có thể từ bỏ mọi sự và nhiệt tâm thực hiện bổn phận, rồi sau đó được bầu chọn làm lãnh đạo. Sau khi đạt được địa vị mới này, người đó càng thêm dốc sức vào việc thực hiện bổn phận, thường xuyên tổ chức hội họp để thông công với mọi người về lẽ thật. Khi các anh chị em gặp vấn đề, người đó nhanh chóng giải quyết chúng, và ai nấy đều có ấn tượng tốt về người đó. Tuy nhiên, sau một thời gian làm lãnh đạo, người đó bắt đầu làm việc để duy trì địa vị và quyền lực của mình, khoe khoang và phô trương mọi nơi mọi lúc. Nghiêm trọng nhất là người đó đề bạt và bồi dưỡng những kẻ ác làm lãnh đạo và chấp sự. Đáng giận nhất là, người đó đàn áp và bài xích các anh chị em mưu cầu lẽ thật. Cuối cùng, vì đã làm nhiều việc ác và gây nhiễu loạn công tác của hội thánh mà người đó bị xác định là kẻ địch lại Đấng Christ và bị khai trừ. Khi nghe tin, có người buột miệng nói: “Không thể nào! Chúng tôi từng rất hòa thuận. Chúng tôi đã cùng nhau rao truyền phúc âm cho khá nhiều người rất thành công. Sao anh ấy trở thành kẻ địch lại Đấng Christ được chứ?”. Họ hình thành những quan niệm nhất định về cách nhà Đức Chúa Trời xử lý tình huống, tin rằng nhà Đức Chúa Trời đã đối xử bất công với một người tốt. Nói Ta nghe, tại sao họ lại bảo vệ cho kẻ địch lại Đấng Christ này và oán trách rằng người đó bị đối xử bất công? Bởi vì họ thân quen với người đó, họ từng cùng nhau rao truyền phúc âm. Họ không hề hình dung được rằng sau khi làm lãnh đạo, người đó lại lộ ra chân tướng, phạm đủ loại việc ác và trở thành kẻ địch lại Đấng Christ. Họ không tiếp nhận nổi chuyện mà họ không hình dung nổi. Vậy, nói Ta nghe, chẳng phải họ nhìn nhận người này dựa trên quan niệm và tưởng tượng của họ hay sao? Dựa trên ấn tượng mơ hồ từ quá khứ mà họ kết luận rằng người đó không thể nào trở thành kẻ địch lại Đấng Christ. Quan điểm như thế có đúng không? Tại sao họ nghĩ theo cách đó và đưa ra kết luận như thế? Tại sao họ đưa ra những nhận định vô trách nhiệm và kết luận bất cẩn như vậy trong khi không hiểu được thực tế của tình huống này? Đây là một dạng tâm tính. Người ta tiếp cận và xử lý con người, sự việc, sự vật theo tưởng tượng của họ, vậy đây là dạng tâm tính gì? Nó một phần là kiêu ngạo, một phần là cương ngạnh. Điều ngươi bộc lộ trong cuộc sống thường nhật, dù là suy nghĩ và niềm tin, dù là hành động của ngươi hay nguyên tắc ngươi tuân thủ khi đối xử với người khác, tất cả đều bắt nguồn từ những tâm tính bại hoại của ngươi và ngươi phải lấy lẽ thật mà đối chiếu với chúng. Nếu ngươi được yêu cầu đối chiếu như thế, mà ngươi lại thấy mơ hồ, thì không ổn, nó nghĩa là ngươi không hiểu chút gì về lẽ thật. Vậy lẽ thật có tác động gì? (Thưa, lẽ thật có thể giải quyết những tâm tính bại hoại của người ta.) Lẽ thật giải quyết chúng theo cách nào? Ngươi phải lấy lẽ thật mà đối chiếu với thực tế trong mọi suy nghĩ, niềm tin, lời nói và việc làm thường nhật của mình, khi thấy chúng tương khớp với nhau thì ngươi sẽ có thể xác định vấn đề của mình nằm ở đâu. Nếu ngươi không thể xác định các vấn đề của mình hoặc không tiếp nhận lời Đức Chúa Trời và lẽ thật, đưa ra những nhận định vô trách nhiệm dựa trên quan niệm và tưởng tượng của mình, vậy ngươi đang có dạng vấn đề gì? Đây là vấn đề kiêu ngạo và không có lý tính, và nó liên quan đến tâm tính bại hoại của ngươi. Không biết sự thực thì ngươi chỉ nói năng bất cẩn dựa trên tưởng tượng của mình, thậm chí còn nghĩ rằng, “Các người không hiểu anh ấy, tôi mới hiểu anh ấy, tôi mới hiểu chuyện”. Thực ra, ý ngươi muốn nói là ngươi có thể nhìn thấu và nhìn chuẩn hơn bất kỳ ai khác. Đây không phải là kiêu ngạo sao? Đây không phải là tự cho mình là đúng sao? Dạng tâm tính này ẩn sâu trong ngươi, nên ngươi luôn nói năng và hành động dựa trên những quan niệm và tưởng tượng của mình. Chẳng hạn như, giả dụ hội thánh muốn thực hiện một dự án và bảo ngươi ước tính chi phí, thế là ngươi buột miệng nói ngay dù không thực sự nắm rõ tình hình, “Việc đó tốn ít nhất là 100.000!”. Nghe thấy thế, ai cũng sốc, nghĩ rằng việc đó không thể tốn kém đến vậy và ngươi chỉ phóng đại mà thôi. Tâm tính nói năng bất cẩn và nhận định vô trách nhiệm của ngươi có thể khiến công tác của hội thánh phải chịu hậu quả gì? Trong thực tế, việc này không tốn kém gì mấy, nhưng ngươi lại bảo sẽ phải tốn 100.000, như thế không phải là nói năng vô trách nhiệm sao? Như thế không phải là gây tổn hại cho hội thánh sao? Như thế có phải là cách nói năng và xử lý công chuyện đáng tin cậy không? Không, làm thế quá sức không đáng tin cậy. Nhà Đức Chúa Trời tuyệt đối không được dùng người như thế trong công tác. Tình huống này có bài học gì để nghiệm ra không? Người ta phải học cách trở nên trung thực và nói lời thành thật, đây là mấu chốt để làm tròn bổn phận của mình. Nếu người ta không trung thực và đưa ra những nhận định vô trách nhiệm, thì họ không thích hợp để làm bổn phận và không xứng đáng để thực hiện bổn phận trong nhà Đức Chúa Trời. Do đó, để làm tròn bổn phận của mình, người ta phải học cách làm người trung thực, có trách nhiệm với mọi lời mình nói, kiềm chế những lời nói vô trách nhiệm, thiếu suy nghĩ và dựa trên tưởng tượng của riêng mình. Người ta phải chính xác trong cách nói và lời nói phải phù hợp với sự thực. Đây là một khía cạnh trong thực tế của việc làm người trung thực.
Tất cả các ngươi đã nhận ra mình có tâm tính kiêu ngạo chưa? (Thưa, có, đôi khi con phóng đại và nói những điều thiếu lý trí. Con cảm thấy mình rất kiêu ngạo và đây là một khía cạnh trong thực chất bản tính của con.) Khi đã nhận ra mình có tâm tính kiêu ngạo, ngươi phải giải quyết nó thế nào? Ngươi nhận ra và thừa nhận tâm tính kiêu ngạo của mình không có nghĩa là ngươi sẽ có thể giải quyết nó. Để giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình, trước hết, ngươi phải tiếp nhận lẽ thật, tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của lời Đức Chúa Trời, bắt đầu hiểu ra nhiều cách mà tâm tính kiêu ngạo của ngươi bộc lộ vốn đã được lời Đức Chúa Trời phơi bày, hiểu được chất độc Sa-tan nào gây ra chúng, và xác định những lời của quỷ nào đã mê hoặc ngươi và gây phát sinh tâm tính kiêu ngạo của ngươi. Đây là những điều mà ngươi phải hiểu ra. Khi giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình, ngươi phải đi từng bước một, giải quyết mọi chuyện khi chúng bị bộc lộ, như thế tâm tính kiêu ngạo của ngươi sẽ dần được giải quyết. Tình trạng phổ biến nhất nơi những người sống trong tâm tính kiêu ngạo chính là khuynh hướng nói năng dựa trên tưởng tượng và nói phóng đại – khi giải quyết tình trạng nói phóng đại này trước thì tâm tính kiêu ngạo của họ có thể giảm bớt đi phần nào. Giờ làm sao để giải quyết vấn đề nói phóng đại dựa trên tưởng tượng của bản thân? Trước hết, phải phân định thật rõ nói phóng đại dựa trên tưởng tượng của bản thân là gì. Đầu tiên, phải xác định xem: “Các tưởng tượng nảy sinh như thế nào? Tại sao người ta liên tục có những tưởng tượng? Những tưởng tượng của họ căn cứ trên điều gì? Những tưởng tượng này có đại diện cho thực tế không? Những tưởng tượng này có tương hợp với lẽ thật không?”. Rồi người ta phải phân định rõ vấn đề nói phóng đại, phải phân định lý do gì và từ vị trí nào mà người ta nói những lời phóng đại đó, mục đích mà họ muốn đạt được là gì. Khi đã trả lời được những câu hỏi đó và dựa theo lẽ thật mà giải quyết được vấn đề, thì tình trạng nói phóng đại dựa trên tưởng tượng của bản thân có thể được giải quyết phần nào. Cứ nghĩ xem, giả dụ có một lãnh đạo bảo ngươi tìm hiểu chuyện gì đó, nhưng vì ngươi bận việc khác mà quên mất không làm. Rồi khi lãnh đạo hỏi về chuyện đó, ngươi vì sợ mình sẽ bị tỉa sửa mà bịa ra chuyện gì đó. Việc này bộc lộ tâm tính gì đây? Trong tình huống này, có hai dạng tình trạng đang hoạt động: Một là nói năng bất cẩn dựa trên tưởng tượng của bản thân, hai là bịa chuyện vì ngươi không thể đưa ra câu trả lời và sợ bị tỉa sửa. Nếu không nói năng bất cẩn thì ngươi nói dối, nếu không kiêu ngạo và tự đại thì ngươi lại giả dối, tất cả những điều này đều đem lại rắc rối và phải được xem xét. Trong lúc nói năng và hành động, ngay khi nhận ra mình sắp bộc lộ tâm tính bại hoại thì ngươi phải kiềm chế bản thân và thầm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Vậy ngươi phải hành động như thế nào để tương hợp với các nguyên tắc lẽ thật? Điều này liên quan đến việc thực hành của con người. (Thưa, là nói năng trung thực và chỉ nói những gì mình biết.) Đúng vậy. Nếu ngươi không biết câu trả lời, thì phải nói, “Tôi không hiểu về chuyện này, tôi chưa tìm hiểu về nó”. Cứ cho là ngươi nghĩ bụng, “Lỡ như lãnh đạo hỏi mình tại sao chưa tìm hiểu vấn đề này rồi tỉa sửa mình, vậy thì mình phải làm gì đây?”. Nói Ta nghe, các ngươi phải thực hành như thế nào trong tình huống này? (Thưa, nếu chưa tìm hiểu vấn đề đó thì chúng con phải nói thật như thế. Chúng con không được vì sợ bị tỉa sửa mà nói dối.) Đúng vậy. Nếu như chỉ vì sợ bị tỉa sửa mà các ngươi muốn nói dối, lừa gạt người khác, hoặc nói ngược lại với sự thực, vậy thì các ngươi phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời, phản tỉnh bản thân và thực hành làm người trung thực. Làm như thế, vấn đề nói năng dựa trên tưởng tượng của bản thân ngươi sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, chỉ giải quyết vấn đề nói năng dựa trên tưởng tượng của bản thân thôi thì không đủ, ngươi phải có được sự nhận thức bản thân sâu sắc hơn nữa. Ngươi không chỉ phải nhận ra những tâm tính bại hoại của mình, mà còn phải nhận thức được bản tính Sa-tan của mình và căn nguyên sự kiêu ngạo của mình. Nếu làm được như thế thì ngươi sẽ đi được hơn nửa đường trong việc giải quyết tâm tính kiêu ngạo của mình. Ít nhất, ngươi sẽ không trở nên kiêu ngạo, và sẽ khiêm nhường hơn trong cách ngươi hành động. Nếu ngươi có thể tiến thêm bước nữa và giải quyết vấn đề nói dối, lừa gạt người khác của mình, nếu ngươi có thể nói đúng theo lẽ thật và sự thực, làm người trung thực và nghĩ gì nói nấy, thì ngươi sẽ phần nào sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Ít nhất, ngươi sẽ nói năng và hành động một cách có lý tính hơn. Điều này chứng tỏ rằng chỉ cần người ta mưu cầu lẽ thật, thuận phục công tác của Đức Chúa Trời, cầu nguyện và cậy dựa vào Ngài, thì họ sẽ hoàn toàn có thể loại bỏ những tâm tính bại hoại của bản thân. Những người có tâm tính kiêu ngạo thì thường nói phóng đại, luôn nghĩ mình hay hơn những người khác, tin rằng mình cao cả và oai nghi, không xem người khác ra gì, đồng thời họ muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Nếu họ còn có thể không chừa bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình, thường xuyên nói dối và lừa gạt người khác, vậy thì họ không chỉ kiêu ngạo và tự đại mà còn có tâm tính giả dối. Việc giải quyết tâm tính kiêu ngạo và tự đại chủ yếu phụ thuộc vào việc bắt đầu hiểu thực chất bản tính của mình, thấy được mình đã trở nên kiêu ngạo và tự đại vì mình đã bị làm cho bại hoại hoàn toàn và sống như ma quỷ và Sa-tan. Khi thấy rõ chuyện này, ngươi sẽ cảm thấy rằng người ta càng kiêu ngạo thì càng giống Sa-tan. Một cách khác là, bằng cách trải nghiệm những thất bại và trở ngại, ngươi sẽ ngày càng hành xử tốt hơn. Giải quyết tâm tính kiêu ngạo và giải quyết tâm tính giả dối, cái nào dễ hơn? Trong thực tế, cả hai cái đều không dễ giải quyết, nhưng khi so sánh với tâm tính giả dối, thì tâm tính kiêu ngạo dễ giải quyết hơn đôi chút. Giải quyết tâm tính giả dối sẽ khó hơn nhiều. Điều này là bởi những người giả dối thì đầy các động cơ và ý định tà ác mà lương tâm và lý trí của họ không thể nào kìm hãm nổi. Đây là vấn đề về thực chất bản tính của họ. Tuy vậy, bất kể có khó khăn đến thế nào, nếu người ta muốn giải quyết tâm tính giả dối của mình, thì họ phải bắt đầu bằng cách thực hành làm người trung thực. Xét cho cùng, cách đơn giản nhất để thực hành làm người trung thực chính là chuyện có thế nào thì đơn thuần nói thế ấy, nói lời trung thực và nói đúng sự thực. Như Đức Chúa Jêsus đã phán, “Song ngươi phải nói rằng: phải, phải; không, không” (Ma-thi-ơ 5:37). Làm người trung thực thì cần phải thực hành theo nguyên tắc này, sau khi rèn luyện như thế vài năm, chắc chắn ngươi sẽ thấy có kết quả. Hiện giờ các ngươi thực hành làm người trung thực như thế nào? (Thưa, con không pha tạp trong lời nói, không lừa người khác.) “Không pha tạp” nghĩa là gì? Nghĩa là lời ngươi nói không chứa đựng bất kỳ sự gian dối và mục đích hay động cơ cá nhân nào. Nếu ngươi nuôi dưỡng chiêu trò lừa lọc hoặc các động cơ và mục đích cá nhân trong lòng mình, thì những lời nói dối sẽ tự nhiên bộc lộ ra từ ngươi. Nếu ngươi không có chiêu trò lừa lọc, không có mục đích hoặc động cơ cá nhân trong lòng, vậy thì lời ngươi nói sẽ không bị pha tạp và không có sự gian dối, như thế, ngươi sẽ nói năng: “Phải, phải; không, không”. Điều quan trọng nhất là phải làm tinh sạch lòng mình trước tiên. Khi lòng người ta đã được làm tinh sạch rồi, thì sự kiêu ngạo và sự giả dối của họ sẽ được giải quyết. Để làm người trung thực thì phải giải quyết những sự pha tạp này. Sau khi làm được thế, sẽ dễ dàng trở nên một người trung thực. Vậy làm người trung thực có phức tạp không? Không phức tạp. Bất chấp tình trạng nội tâm của ngươi thế nào hay ngươi có những tâm tính bại hoại gì, ngươi cũng phải thực hành lẽ thật của việc làm người trung thực. Trước hết ngươi phải giải quyết vấn đề nói dối, đây là điều quan trọng nhất. Trước hết, khi nói năng, ngươi phải thực hành nói ra những gì mình nghĩ, nói lời chân thật, chuyện thế nào nói thế ấy và kiềm chế triệt để việc nói dối, ngươi không được nói những lời bị pha tạp, và ngươi phải đảm bảo rằng mọi điều ngươi nói từ sáng đến tối đều chân thật và trung thực. Khi làm như thế là ngươi đang thực hành lẽ thật và thực hành làm người trung thực. Nếu ngươi thấy từ miệng ngươi bộc lộ ra những lời nói dối hoặc những lời pha tạp, thì phải nhanh chóng phản tỉnh bản thân, mổ xẻ và đạt được nhận thức về những lý do tại sao ngươi nói dối và điều gì khiến ngươi nói dối. Rồi ngươi dựa trên lời Đức Chúa Trời mà mổ xẻ vấn đề căn nguyên và thực chất này. Khi đã hiểu rõ căn nguyên lời nói dối của mình, ngươi sẽ có thể chống lại tâm tính Sa-tan này trong lời nói và hành động của mình. Ngươi sẽ không còn viện đến những lời nói dối khi gặp phải những tình huống tương tự, và ngươi sẽ có thể nói năng đúng với sự thực, không còn nói lời giả dối nữa. Theo cách này, tâm linh của ngươi sẽ được tự do và giải phóng, và ngươi sẽ có thể sống trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể sống theo lời Đức Chúa Trời thì ngươi đang sống trong sự sáng. Tuy nhiên, nếu ngươi liên tục giả dối, âm mưu và thủ đoạn, luôn lẩn tránh như kẻ trộm trong góc tối, thực hiện công chuyện của mình một cách lén lút, vậy thì ngươi sẽ không dám sống trước mặt Đức Chúa Trời. Bởi vì ngươi có những động cơ bí mật, luôn muốn lừa người khác để đạt được mục đích của mình, nuôi dưỡng trong lòng quá nhiều điều đáng hổ thẹn và không thể nói ra, luôn cố gắng giấu giếm và che đậy chúng, bao bọc và ngụy trang cho chúng, nhưng ngươi đâu thể nào giấu những chuyện này mãi được. Không chóng thì chầy, chúng sẽ bị phơi bày ra ánh sáng. Người có những động cơ thầm kín thì không thể sống trong sự sáng. Nếu họ không thực hành phản tỉnh, mổ xẻ bản thân và phơi bày bản thân, thì họ sẽ không thể thoát khỏi sự khống chế và kìm kẹp của những tâm tính bại hoại trong mình. Họ sẽ vẫn bị kẹt trong một đời sống tội lỗi, không thể nào giải thoát mình được. Xét cho cùng, trong bất kỳ tình huống nào, ngươi cũng không được nói dối. Nếu ngươi biết rằng nói dối là sai và không tương hợp với lẽ thật, nhưng ngươi vẫn kiên quyết nói dối và lừa dối người khác, thậm chí còn bịa chuyện để che đậy sự thực và thực tế của tình hình nhằm lừa dối mọi người, vậy thì ngươi đang chủ tâm làm việc sai trái. Người như thế thì không thể đạt được sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời ban lẽ thật cho con người, nhưng mỗi người có thể tiếp nhận và thực hành lẽ thật hay không thì đó hoàn toàn là việc của riêng họ. Những ai có thể tiếp nhận lẽ thật thì có thể đạt được sự cứu rỗi, còn những ai không thể tiếp nhận lẽ thật và không thực hành lẽ thật thì không thể đạt được sự cứu rỗi. Nhiều người ý thức được rằng họ sống trong những tâm tính bại hoại và nhận ra rằng những ai sống theo các tâm tính Sa-tan thì người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ, và không thể sống thể hiện ra được hình tượng giống con người. Họ sẵn lòng thực hành lẽ thật, nhưng lại không thể làm thế, họ đơn giản là cảm thấy bất lực. Trong trường hợp như thế, người ta chỉ có thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời và cậy dựa vào Ngài. Nếu người ta hoàn toàn không hợp tác thì Đức Chúa Trời sẽ không công tác trong họ. Những ai thật sự yêu lẽ thật thì chắc chắn sẽ khinh ghét tâm tính giả dối của mình, khinh ghét mọi loại ý định cá nhân cũng như những lời nói dối và chiêu trò của mình. Họ thà chịu thiệt vì nói năng trung thực còn hơn là viện đến cách nói dối. Họ thà chọn nói đúng sự thật bất chấp việc đó có khiến họ bị phán xét và lên án, còn hơn là kéo lê một sự tồn tại ô nhục vì nói dối. Những ai có thể khinh ghét các tâm tính Sa-tan như thế này thì tự nhiên có thể chống lại xác thịt, thực hành lẽ thật và thành công trong việc trở thành người trung thực.
Trải nghiệm làm người trung thực của các ngươi bây giờ như thế nào? Đã đạt được một vài kết quả chưa? (Thưa, đôi khi con thực hành trung thực, nhưng đôi khi con quên mất.) Ngươi có thể quên thực hành lẽ thật sao? Nếu ngươi có thể quên chuyện đó, vậy thì nó thể hiện vấn đề gì? Các ngươi có yêu lẽ thật hay không? Nếu không yêu lẽ thật thì các ngươi khó lòng bước vào thực tế lẽ thật. Các ngươi phải nghiêm túc thực hành lẽ thật và thực hành làm người trung thực. Các ngươi phải liên tục suy ngẫm cách để làm người trung thực và suy ngẫm xem mình phải có lý trí gì. Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải trung thực, và họ phải mưu cầu sự trung thực như thể là chuyện quan trọng bậc nhất. Họ phải thấy rõ và hiểu và những lẽ thật nào họ cần có, những thực tế nào họ cần bước vào để có thể làm người trung thực và sống thể hiện ra hình tượng giống như Phi-e-rơ, và họ phải tìm ra một con đường thực hành. Chỉ khi đó họ mới có hy vọng trở thành người trung thực và người mà Đức Chúa Trời yêu mến. Nếu ngươi khinh ghét người trung thực, người nói năng thẳng thắn, nhất là những người có thể tiếp nhận và mưu cầu lẽ thật, nếu ngươi luôn khinh thị những người đó thì ngươi không phải là nhân vật chính diện và ngươi thuộc vào hạng những kẻ ác. Nếu ngươi xem thường những ai trung thành thực hiện bổn phận, những ai sẵn lòng trả giá để thực hành lẽ thật, vậy thì ngươi đã trở thành nhân vật phản diện và chắc chắn ngươi không phải là nhân vật chính diện. Việc liệu người ta có thể đạt được sự cứu rỗi hay không có liên quan đến việc người ta có phải là nhân vật chính diện hay không. Để quyết định liệu người ta có phải là nhân vật chính diện hay không, thì yếu tố mấu chốt hệ tại ở khát vọng và những ưu tiên trong lòng họ. Ngươi phải phân biệt được những điều tích cực và tiêu cực, có thể vạch rõ ranh giới, có lập trường đúng đắn, đứng về phía Đức Chúa Trời và lẽ thật. Nếu ngươi làm được như thế, tâm thái của ngươi sẽ hoàn toàn bình thường và ngươi sẽ là một người có lương tâm và lý trí. Nếu ngươi luôn xem thường những ai mưu cầu lẽ thật, sẵn sàng trả giá và thành tâm dâng mình cho Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi đang đứng về phe Sa-tan và là một nhân vật phản diện. Có người khinh thị và xem thường những người trung thực. Họ luôn rất xem trọng những người ăn nói hùng hồn, giỏi thao túng và giỏi dùng hoa ngôn xảo ngữ mà lừa phỉnh người khác, cũng như những người đứng trên đài cao giảng những bài giảng cao vời. Nếu ngươi là như thế thì ngươi sẽ không thể làm người trung thực. Thay vào đó, ngươi sẽ bắt chước những người Pha-ri-si và không thể nào bước đi trên con đường đúng đắn của việc mưu cầu lẽ thật. Ngươi sẽ thuộc vào hạng những người Pha-ri-si giả hình. Người ta mưu cầu những gì họ yêu thích và ham muốn. Ham muốn hiện thời trong lòng các ngươi là gì? Ta e rằng kể cả các ngươi cũng không rõ về điều mình ham muốn. Các ngươi không phân biệt rõ những gì mình yêu và những gì mình ghét, các ngươi không biết mình đứng về phe Sa-tan trong những chuyện gì. Đôi khi, lời nói của các ngươi có thể tương hợp với lẽ thật, nhưng ngay khi hành động thì ngươi liền lạc xa khỏi lẽ thật. Điều này cho thấy rằng không có lẽ thật thì ngươi không thể đứng vững và liên tục dao động, lúc ngả sang trái, lúc ngả sang phải. Vừa nghe giảng xong thì có vẻ như ngươi hiểu được lẽ thật, sẵn lòng bước đi con đường đúng đắn. Nhưng sau một thời gian, bóng tối có chỗ trong lòng ngươi và ngươi lại chệch đường. Những người như thế có thể chọn con đường đúng đắn không? Kể cả có thể chọn con đường đúng đắn đi nữa, họ cũng không thể bước vào, vì họ ở trong tình trạng bất bình thường. Họ không hiểu bất kỳ lẽ thật nào và là những kẻ hồ đồ suốt ngày ngẩn ngơ. Có lẽ họ nói là mình thích người tốt, nhưng mỗi khi gặp phải chuyện gì là họ lại xem thường những người tốt đó. Có lẽ họ nói rằng mình thích sống trung thực, nhưng khi gặp chuyện là họ lại hành xử một cách giả dối. Họ đi theo bất kỳ ai dẫn dắt họ, bất luận người đó tốt lành hay xấu xa – liệu Đức Chúa Trời có thể hoàn thiện những người như thế không? Chắc chắn là không, vì họ quá thiếu những yêu cầu thiết yếu. Đối với người tốt, người trung thực, người chuyên cần thực hiện bổn phận, người mưu cầu lẽ thật, sẵn sàng chịu khổ và trả giá vì lẽ thật, hễ ai xem thường họ thì không phải là người tốt. Những người này không có chút lương tâm và lý trí nào, và họ không thể nào đạt được sự cứu rỗi. Những ai có tấm lòng thiện lương và yêu lẽ thật như là những điều chính diện, thích tiếp xúc với những người chính diện, thì sẽ được nhiều lợi ích. Mặt khác, những ai không yêu những điều chính diện hoặc những người chính diện, thì dù có tin Đức Chúa Trời cũng sẽ không đạt được lẽ thật. Điều này là bởi lòng họ không yêu lẽ thật và họ sẽ không mưu cầu lẽ thật. Dù có muốn, họ cũng sẽ không thể nào đạt được lẽ thật.
Ta vừa mới thông công về hai phương diện: một là tình cảm, hai là tưởng tượng và quan niệm. Còn một phương diện nữa là sự nóng nảy, cũng là một biểu hiện của tâm tính bại hoại của con người. Toàn bộ nhân loại bại hoại đều có sự nóng nảy. Những biểu hiện của sự nóng nảy là gì? Trong sự nóng nảy có những yếu tố tình cảm và cảm xúc không? Có yếu tố kiêu ngạo và tự cho mình là đúng không? Sự nóng nảy bao gồm mọi yếu tố này, đây là phương diện về tâm tính. Về câu “Mắt đền mắt, răng đền răng”, đây có phải là ví dụ về sự nóng nảy không? “Người bất nhân thì ta bất nghĩa” và “Gậy ông đập lưng ông” có phải là ví dụ về sự nóng nảy không? (Thưa, phải.) Các ngươi còn nghĩ ra được ví dụ nào nữa? (Thưa, “Người không phạm ta thì ta không phạm người. Người mà phạm ta chắc chắn ta phải phạm người”.) Đây đều là những ví dụ về sự nóng nảy. Không phải chỉ khi con người căm phẫn thì mới có sự nóng nảy, nó cũng thường xuyên xuất hiện kể cả khi không có sự căm phẫn. Ví dụ như, con người sống theo các tâm tính Sa-tan, thấy ai nói chuyện không lọt tai hoặc làm việc gì không theo ý muốn của mình là họ sẽ muốn giáo huấn người ta, lại còn muốn trả thù những ai hành động bất lợi cho họ. Đây không phải là sự nóng nảy sao? (Thưa, phải.) Các ngươi còn nghĩ ra được ví dụ nào về sự nóng nảy nữa không? (Thưa, là nói năng hoặc giáo huấn người khác từ địa vị của mình.) Khi người ta dùng lợi thế có được do địa vị để làm điều mình ưa thích, hoặc giáo huấn người khác để xả giận, thì đó cũng là sự nóng nảy. Kỳ thực, người ta thường xuyên bộc lộ sự nóng nảy. Hầu hết lời nói và hành vi không phù hợp với lẽ thật của người ta nảy sinh do sự ích kỷ, dục vọng, oán giận, thù hận và phẫn nộ của họ, những điều này đều bắt nguồn từ sự nóng nảy. Việc bộc lộ sự nóng nảy không chỉ đến từ thù hận, phẫn nộ hay báo thù, những thứ liên quan đến nó vốn rất rộng, nhưng hôm nay chúng ta sẽ không đi vào chi tiết chuyện này. Nhân loại bại hoại đều có sự nóng nảy và sự nóng nảy này phát xuất từ tâm tính Sa-tan của họ, sự nóng nảy không phù hợp với lý trí của nhân tính bình thường, càng không phù hợp với lẽ thật, do đó hành động theo tâm tính bại hoại của bản thân chính là sự nóng nảy. Lấy oán báo oán có phải là sự nóng nảy không? (Thưa, phải.) Còn lấy đức báo oán thì sao? Cũng là sự nóng nảy. Còn nổi giận đùng đùng thì sao? Cũng là sự nóng nảy. Sự nóng nảy là chỉ phản ứng một cách thiếu lý tính với các vấn đề ngươi gặp phải, nghĩ rằng: “Bất kể là chuyện gì, tôi sẽ trút oán giận trong lòng ra ngay. Bất chấp hậu quả thế nào, bất chấp nguyên tắc là gì, bất chấp cơn thịnh nộ của tôi nhắm đến ai, tôi cần phải xả giận trước đã”, đây chính là sự nóng nảy. Suy cho cùng thì sự nóng nảy là gì? Nó là tâm tính bại hoại, là tâm tính Sa-tan, và là hoàn toàn thiếu lý tính. Sự nóng nảy là một dạng dã tính, thực chất của nó là sự bộc phát thú tính, và nó không hề có chút lý trí của nhân tính bình thường nào. Biểu hiện của sự thiếu lý tính bao gồm việc mất đi sự sáng suốt và tự chủ, không thể kiểm soát và kiềm chế bản thân. Đây chính là sự nóng nảy.
Để biến đổi tâm tính, điều căn bản nhất chính là ngươi có thể nhận biết tâm tính bại hoại của mình chủ yếu có những loại biểu hiện nào dựa theo lời Đức Chúa Trời, ý thức được điều ngươi đang nghĩ và tình trạng của ngươi khi bộc lộ những tâm tính bại hoại này. Trong nhiều trường hợp, mỗi tình trạng nảy sinh trong con người là do một loại tâm tính bại hoại, trong những trường hợp khác, một loại tâm tính bại hoại có thể gây nên nhiều tình trạng khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Các ngươi phải có thể phân định các trường hợp này. Sau khi phân định, nếu ngươi chỉ có thể nhận biết được một chút thì không được, ngươi còn phải biết mổ xẻ và biết nguồn gốc căn bệnh của mình nằm ở đâu, các tâm tính bại hoại của mình bộc lộ trong bối cảnh nào và đây là vấn đề thuộc phương diện nào. Sau khi nhận biết rõ mọi chuyện này, ngươi sẽ biết cách thích hợp để thực hành. Hiểu được cách thực hành rồi thì có thể đạt đến việc thực hành không? (Thưa, không.) Tại sao lại thế? Bởi vì ngươi có những tâm tính bại hoại. Nếu tâm tính bại hoại ngăn cản con người thực hành lẽ thật thì họ phải tìm kiếm lẽ thật, tiếp nhận sự tỉa sửa, sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời, giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Nếu làm được những việc này thì họ sẽ dễ dàng thực hành lẽ thật. Thực hành được lẽ thật thì chứng tỏ rằng con người đã có biến đổi rồi sao? Không thể chứng tỏ được. Con người đã giải quyết được tâm tính bại hoại trong một vấn đề không có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện lần nữa. Nó sẽ tiếp tục xuất hiện, gây nhiễu loạn và cản trở việc thực hành lẽ thật của họ, và trong tình huống này, họ vẫn phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết tâm tính bại hoại. Con người có thể giải quyết một tâm tính bại hoại trong một vấn đề, nhưng sau một thời gian, nói không chừng trong một chuyện nào đó, một tâm tính bại hoại khác lại nảy sinh và cản trở họ thực hành lẽ thật. Vấn đề ở đây là gì? Nó cho thấy rằng tâm tính bại hoại đã thâm căn cố đế trong con người, họ vẫn phải tìm kiếm lẽ thật và tìm kiếm lời giải cho các vấn đề của mình trong lời Đức Chúa Trời. Nhiều lần giải quyết tâm tính bại hoại như vậy thì mới có thể khiến chúng ít dần đi. Không có tâm tính bại hoại nào có thể giải quyết trong một lần duy nhất, nó đâu có vận hành như vậy, trước hết ngươi phải hiểu được lẽ thật và học cách phân định. Ngươi phải tự vấn rằng: “Tôi đang ở trong tình trạng không đúng đắn, chuyện này nảy sinh như thế nào? Tại sao dạng tình trạng này lại nảy sinh trong lòng tôi? Lời Đức Chúa Trời vạch rõ tình trạng này như thế nào? Tâm tính bại hoại nào gây nên tình trạng này?”. Ngươi phải phản tỉnh về những câu hỏi này để có được nhận thức và phân định chúng cho rõ ràng. Một khi đã nhận thức được những tâm tính bại hoại của mình, ngươi sẽ có thể chống lại chúng. Như thế, những thứ cản trở ngươi thực hành lẽ thật sẽ dần bị giải quyết và ngươi sẽ dễ đưa lẽ thật vào thực hành hơn. Bước đi trên con đường mưu cầu lẽ thật nghĩa là liên tục giải quyết những tâm tính bại hoại của mình theo cách này. Con đường thực hành lẽ thật sẽ dần rộng mở, và những chướng ngại sẽ ít đi, ngươi sẽ có thể thực hành mọi phương diện khác nhau của lẽ thật, và ngươi sẽ ngày càng bộc lộ ít tâm tính bại hoại hơn. Tuy nhiên, như thế không đồng nghĩa với việc ngươi đã loại bỏ tâm tính bại hoại một cách hoàn toàn và triệt để. Có thể ngươi vẫn sẽ bộc lộ một chút tâm tính bại hoại trong những hoàn cảnh đặc biệt, nhưng chúng không còn có thể cản trở ngươi thực hành lẽ thật nữa. Đây là sự chuyển biến theo chiều hướng tốt. Con đường lối vào sự sống thì dài, nghĩa là việc mưu cầu lẽ thật là việc lâu dài. Trong đời thực, chúng ta đều có thể thấy rằng tâm tính bại hoại của một phương diện này có thể dẫn đến rất nhiều tình trạng khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Bất kể nhìn bên ngoài, những tình trạng này là đúng hay sai, là chính diện hay phản diện và tiêu cực, chúng đều có thể khống chế con người một thời gian, ảnh hưởng đến cách họ nói năng và hành động, ảnh hưởng đến quan điểm họ nhìn nhận mọi sự và đối xử với mọi người. Vậy những tình trạng này nảy sinh như thế nào? Kỳ thực, chúng đều nảy sinh do bản tính Sa-tan và tâm tính bại hoại của con người. Nhìn bề ngoài thì những tình trạng này ảnh hưởng tới con người, nhưng thực chất là chúng đang kiểm soát họ. Do đó, con người đều sống theo bản tính Sa-tan và những tâm tính bại hoại bên trong mình, dẫn đến việc họ đi ngược lại lẽ thật và chống đối Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không dùng lẽ thật để giải quyết những tâm tính bại hoại của mình và xoay chuyển những tình trạng không đúng đắn của mình thì ngươi sẽ không thể được giải thoát khỏi sự kìm kẹp và trói buộc của tâm tính Sa-tan trong mình. Giả dụ như ngươi là lãnh đạo và trong hội thánh có người phù hợp với một bổn phận nào đó, nhưng vì ngươi xem thường người đó nên không muốn dùng người đó. Ngươi biết đối xử với người khác như thế là không công bằng, vậy ngươi phải giải quyết vấn đề này như thế nào? Ngươi phải suy ngẫm rằng: “Tại sao mình hành động như thế này? Tại sao mình đối xử bất công với anh ấy? Thứ gì đang chi phối mình?”. Có chi tiết trong việc này không? Việc ngươi không muốn đối xử công bằng với người này, thì có vấn đề gì? Nó là do thành kiến, sự yêu thích và sự chê ghét của ngươi. Con người có tâm tính kiêu ngạo, nên những thứ này có thể nảy sinh trong họ. Vậy nên chính là do tâm tính kiêu ngạo gây ra, không sai chút nào. Tâm tính kiêu ngạo của ngươi đã khiến những tình trạng này nảy sinh trong ngươi, bao gồm xem thường người đó trong lòng ngươi, không muốn nói tốt về người đó, không đánh giá người đó một cách công bằng và chính trực, không muốn chọn người đó làm bổn phận kể cả khi người đó phù hợp với nó, đây đều là hậu quả do tâm tính kiêu ngạo của ngươi gây ra. Con người có tâm tính kiêu ngạo, lòng họ tối lại, mắt cũng lệch, nhìn nhận vấn đề cũng lệch lạc. Những vấn đề này phải được giải quyết bằng cách tự phản tỉnh và biết mình. Nếu ngươi thấy rõ và nắm rõ những tình trạng bại hoại và tâm tính bại hoại của mình, có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng và đối xử với mọi người theo các nguyên tắc lẽ thật, thì ngươi sẽ có thể xoay chuyển những thành kiến và góc nhìn sai lầm của mình đối với mọi người và ngươi có thể đối xử công bằng với mọi người. Vậy ngươi xoay chuyển chúng bằng cách nào? Ngươi phải đến trước Đức Chúa Trời để cầu nguyện và tìm kiếm lẽ thật, nhìn thấu thực chất của những vấn đề này và hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời. Ngươi phải có tấm lòng muốn phối hợp và chống lại bản thân. Ngươi phải tự nhủ rằng: “Từ nay về sau, mình sẽ không hành động như thế này nữa. Có lẽ anh ấy hơi thiếu tố chất, nhưng nên đối xử với anh ấy như thế nào thì mình phải đối xử như thế ấy. Nếu anh ấy phù hợp thực hiện bổn phận này thì mình phải phân công nó cho anh ấy. Nếu mình có quan hệ tốt với người khác nhưng người đó lại không phù hợp với bổn phận này, thì mình sẽ không dùng người đó. Thay vào đó, mình sẽ dùng anh ấy”. Tình trạng này đã được xoay chuyển chưa? Đây chẳng phải là một dạng thực hành sao? Đây là một dạng thực hành. Giờ làm sao để ngươi có thể thực hành theo cách này? Nếu ngươi đã không phối hợp, không chống lại ý muốn chủ quan của bản thân, liệu ngươi có thể đạt được kết quả này không? Chắc chắn là không. Do đó, điều mấu chốt chính là sự phối hợp của con người. Ngươi phải thật sự phối hợp, nghĩa là phải nỗ lực đạt được lẽ thật, nỗ lực đạt được những yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không chọn hành động theo cách này, nếu ngươi không nỗ lực đạt được lẽ thật, thì ngươi không phối hợp rồi. Sự phối hợp đích thực chính là hoàn toàn thuận phục lẽ thật. Chỉ khi có thái độ và quyết tâm thuận phục lẽ thật thì ngươi mới có thể chống lại những ý định, sự yêu thích và lý lẽ của cá nhân mình. Như thế, tình trạng không đúng đắn của ngươi sẽ có thể được xoay chuyển. Đối xử công bằng với mọi người nghĩa là ngươi có thể tiếp nhận và thuận phục khi có người khác nói đúng và phù hợp với lẽ thật, bất chấp bối cảnh của người đó như thế nào. Nếu ngươi luôn có thành kiến với người ta, xem thường người ta, không muốn nói chuyện nhiều với họ kể cả khi đã sử dụng họ, vẫn xem thường họ trong lòng mình, và tình trạng của ngươi chưa hoàn toàn được xoay chuyển, thì những điều này cho thấy căn nguyên tâm tính bại hoại của ngươi vẫn còn ở trong ngươi. Một tình trạng nhỏ thôi cũng có thể khiến ngươi đau khổ rất nhiều, đây có phải là vấn đề về tâm tính của ngươi không? Đây là vấn đề về thực chất bản tính của con người. Ngươi phải xoay chuyển tình trạng không đúng đắn này. Ngươi không được quy định người này chỉ bởi ngươi thấy họ có những khuyết điểm, chắc chắn họ cũng có những ưu điểm và sở trường, ngươi phải thông công với họ nhiều hơn nữa, cố gắng hiểu họ hơn nữa. Khi ngươi thấy những điểm mạnh của họ và phát hiện ra rằng họ thực sự phù hợp để thực hiện phương diện bổn phận này, thì ngươi có thể dần dà nhận biết được sự đê tiện và đáng hổ thẹn của mình, nhận ra rằng chỉ định họ làm bổn phận này và đối xử với họ theo cách này mới là công bằng chính trực và phù hợp với lẽ thật. Rồi ngươi sẽ thấy thanh thản hơn. Khi nhắc đến người này, ngươi sẽ thấy lương tâm được bình an, thấy ngươi đã không phụ lòng Đức Chúa Trời và ngươi đã thực hành lẽ thật. Theo thời gian, góc nhìn của ngươi về người này sẽ thay đổi. Làm sao đạt được mọi điều này? Chính Đức Chúa Trời thực hiện việc này, lẽ thật hoạt động trong ngươi từng chút một, việc này đã biến đổi và xoay chuyển tình trạng của ngươi. Tuy nhiên, đây chỉ là sự khởi đầu. Nếu gặp lại chuyện tương tự, ngươi chưa hẳn sẽ có thể sử dụng các phương pháp tương tự để đối đãi giống như cách ngươi đã đối đãi với người trước đó. Ngươi có thể trải nghiệm những tình trạng khác, hoàn cảnh khác, hoặc con người, sự việc và sự vật khác, thử xem ngươi yêu lẽ thật đến đâu cũng như ngươi quyết tâm chống lại những tâm tính bại hoại của mình và ý muốn của mình đến đâu. Đây là sự thử luyện của Đức Chúa Trời. Khi nào trong tất cả những ứng xử của ngươi với người khác, bất kể họ có thể là ai, và bất kể mối quan hệ của ngươi tốt hay xấu, họ có thân thiết với ngươi hay không, họ có bợ đỡ ngươi hay không, và bất kể tố chất của họ thế nào – ngươi đều có thể đối xử với họ một cách công bằng và đúng đắn, thì trạng thái của ngươi sẽ thay đổi hoàn toàn. Khi cách ngươi đối xử với người khác không còn dựa vào những tưởng tượng, tình cảm hay sự nóng nảy của mình, thì ngươi sẽ có được khía cạnh này của lẽ thật. Nhưng ngươi vẫn chưa được như thế đâu. Mọi tâm tính bại hoại khác nhau trong ngươi vẫn đang kiểm soát hành vi của ngươi, kiểm soát tư tưởng và tâm tư của ngươi. Những thứ này trong ngươi đã trở thành bản tính, khống chế ngươi, và lẽ thật chưa trở thành sự sống của ngươi. Ngươi đơn thuần chỉ có vài hành vi tốt, nhưng ẩn sau hành vi tốt này, mọi tình trạng và tâm tư khác nhau mà ngươi bộc lộ và nuôi dưỡng trong lòng đều nảy sinh từ những tâm tính bại hoại của ngươi và chúng không phù hợp với lẽ thật. Khi nào những tình trạng và tâm tư này của ngươi đều trở nên lý tính, phù hợp với các nguyên tắc và lẽ thật, thì những tâm tính bại hoại của ngươi sẽ không còn có thể kiểm soát tâm tư hay hành vi của ngươi nữa, khi đó tâm tính của ngươi sẽ thật sự thay đổi. Ngươi sẽ không còn cần chống lại tâm tính bại hoại của mình, không cần kiềm chế bản thân nữa. Ngươi sẽ có thể trực tiếp hành động phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật. Ngươi sẽ tin rằng đây là điều mà ngươi phải làm và nghĩ rằng thực hành lẽ thật không hề vất vả chút nào. Như vậy, lẽ thật sẽ trở thành sự sống của ngươi. Các ngươi đều chưa được như thế, vẫn cần tiếp tục việc mưu cầu của mình thêm một thời gian. Chỉ hiểu được chút ít đạo lý và có chút nhiệt tâm thì chẳng được ích gì, vóc giạc của các ngươi vẫn còn quá nhỏ bé. Các ngươi phải có thể trải nghiệm lời Đức Chúa Trời, thực hành lẽ thật, nói về chứng ngôn trải nghiệm và những nhận thức thật sự của mình, như thế thì các ngươi sẽ có thực tế. Đây mới là vóc giạc thật sự. Hiện tại, hầu hết mọi người đều không thể làm chứng, trải nghiệm của họ vẫn còn quá nông cạn, họ phải đọc thêm lời Đức Chúa Trời, nghe thêm bài giảng và học thêm các bài thánh ca. Sau khi trải nghiệm nhiều chuyện, họ sẽ có được hiểu biết đích thực về lời Đức Chúa Trời, sẽ cảm nhận rằng lời Đức Chúa Trời thật quá đỗi thực tế nên có thể thành sự sống của con người, hoàn toàn có thể khiến họ sống thể hiện ra hình tượng giống con người và có thể được dùng để đối phó đủ mọi cách cám dỗ của Sa-tan. Đây mới là có vóc giạc và thật sự trở thành dân của Đức Chúa Trời. Nhiều người không thể thông công về lẽ thật, không thể nói về chứng ngôn trải nghiệm của mình. Điều này là bởi lẽ thật chưa trở thành sự sống của họ, do đó, họ sống rất mệt mỏi và đáng thương hại, họ thể hiện vô vàn trạng thái xấu xí và cuộc sống của họ thật bi thảm. Tâm tính bại hoại gây ra điều gì cho con người? Chúng đem lại đau khổ, thù hận, oán giận, tiêu cực, kiêu ngạo, tự cho mình là đúng, dối trá, lừa gạt, giả dối và ta đây. Đôi khi chúng khiến người ta tự sa ngã, nói năng với lý luận sai lầm, và đối kháng. Lại có lúc chúng khiến người ta nghĩ rằng mình thật đáng thương hại, không nơi nương tựa, rồi thể hiện một hình tượng đáng thương. Con người tin Đức Chúa Trời nhiều năm trời mà vẫn không hiểu được lẽ thật, họ cứ nói năng hồ đồ, nói rằng họ không nơi nương tựa. Đức Chúa Trời là lẽ thật, Ngài là nơi nương tựa cho con người, nhưng người ta không cậy dựa vào Ngài, họ rời xa Ngài, đi theo Sa-tan và sống theo những triết lý của Sa-tan. Những người như thế này không phải là quá hồ đồ hay sao? Những người không mưu cầu lẽ thật thì đều như thế này. Những người hiểu lẽ thật thì ngày càng gần gũi với Đức Chúa Trời, nếu ngươi không hiểu và không đạt được chút lẽ thật nào, thì ngươi sẽ cách xa Đức Chúa Trời vô cùng, và thậm chí còn không có được mối quan hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi hiểu lẽ thật và có thể thực hành lẽ thật, và lẽ thật đã trở thành sự sống trong ngươi, thì Đức Chúa Trời ở trong lòng ngươi. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật và không đạt được lẽ thật, cũng không thể thực hành lẽ thật, thì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của ngươi và Ngài không ngự trong lòng ngươi. Nếu lẽ thật không phải là Chúa của ngươi và không chỉ đạo mọi sự nơi ngươi, thì cũng đồng nghĩa với việc Đức Chúa Trời không chỉ đạo mọi sự nơi ngươi. Nó nghĩa là ngươi đã không giao mình cho Đức Chúa Trời, và ngươi vẫn là người ra quyết định. Khi ngươi ra quyết định, ai mới thật sự là người ra quyết định? Chính là những tâm tính bại hoại của ngươi, chứ không phải lẽ thật đang nắm quyền. Khi nào ngươi không còn phải động não cân nhắc lời nói, hành động, hành xử, cách xử lý mọi chuyện, việc thực hiện bổn phận, cách đối xử với mọi người của ngươi, thậm chí là cuộc sống thường nhật của ngươi, thứ ngươi ăn, cách ngươi mặc, khi nào ngươi có thể xử lý mọi chuyện của mình theo lời Đức Chúa Trời và các nguyên tắc lẽ thật, thì khi đó ngươi sẽ sống thể hiện ra hình tượng giống con người và đạt được lẽ thật.
Hiện giờ, thực hành lẽ thật là đại sự hàng đầu và bất kỳ ai không thực hành lẽ thật thì chính là người vô tri và ngu muội. Những ai không thực hành lẽ thật thì không thể trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, họ nghĩ chỉ cần tin Đức Chúa Trời thì sẽ có thể đạt được phước lành chứ không cần thực hành lẽ thật và trả giá. Trong giới tôn giáo, có nhiều người như thế. Trong nhà Đức Chúa Trời, hầu hết mọi người biết Đức Chúa Trời thực hiện công tác của Ngài và cứu rỗi nhân loại như thế nào, biết tâm ý và yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Trong nhà Đức Chúa Trời, ngày càng ít người không thực hành lẽ thật. Hiện tại, các ngươi đều hiểu được về mặt đạo lý rằng chỉ có mưu cầu và thực hành lẽ thật thì mới có thể đạt được sự biến đổi tâm tính và sự cứu rỗi, nhưng các ngươi vẫn còn hơi mơ hồ về con đường thực hành lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật. Kết quả là lối vào sự sống của các ngươi tiến hành chậm chạp. Thực hành lẽ thật là điều mấu chốt để bước vào thực tế lẽ thật – không thể thực hành lẽ thật là một vấn đề lớn. Tất cả các ngươi vẫn còn rao giảng câu chữ và đạo lý chứ? (Thưa, còn.) Vậy thì sau khi làm như thế, các ngươi có thể đưa những câu chữ và đạo lý này vào thực hành được không? Nếu các ngươi không thể đưa chúng vào thực hành thì chứng tỏ các ngươi vẫn không hiểu lẽ thật, chỉ hiểu đạo lý, và các ngươi vẫn chưa có thực tế lẽ thật. Một số người biết rằng họ phải trung thực, nhưng lại không thể thoát khỏi sự kìm kẹp của dối trá và lừa gạt. Một số người tuyên bố mình sẵn lòng thuận phục Đức Chúa Trời, nhưng khi bị tỉa sửa, họ lại không thể thuận phục. Có những người khác nói về đạo lý nghe có vẻ đúng đắn lắm, tạo ấn tượng rằng họ có thực tế, nhưng họ lại không thật sự biết mình. Lại có những người tin rằng họ rất có chất thuộc linh bởi vì họ có thể nói về lý thuyết thuộc linh, nhưng họ lại không thể thật sự biết mình, lại còn thiếu sự thuận phục dù là trong bổn phận hay khi xử lý công chuyện. Đâu là căn nguyên của mọi vấn đề này? Chính là vì họ không thể tiếp nhận lẽ thật. Người tin Đức Chúa Trời mà không tiếp nhận lẽ thật, thì họ có thật sự tin Đức Chúa Trời không? Nếu không thể tiếp nhận lẽ thật, họ sẽ không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của mình. Chỉ có những ai tiếp nhận lẽ thật mới có thể thực hành lẽ thật, và chỉ có những ai tiếp nhận lẽ thật mới có thể biết mình. Bất kể người ta có thể trích đọc bao nhiêu câu chữ và đạo lý, điều mấu chốt là có thể thực hành, đấy mới là điều quan trọng nhất. Những lẽ thật mà người ta đưa vào thực hành mới là thực tế, nếu người ta không thể thực hành lẽ thật, vậy thì họ không có thực tế. Có người có thể rao giảng rất rõ ràng về câu chữ và đạo lý, nhưng lại thật sự không sáng tỏ về nhiều lẽ thật, họ không thể phân định và nhìn thấu một số chuyện, những lẽ thật mà họ có thể thực hành cũng rất hạn chế. Kết quả là những người đó thấy rất khó để viết chứng ngôn trải nghiệm, họ chỉ có thể viết ra vài câu chữ và đạo lý, mà không có cách diễn đạt thường nhật hay trải nghiệm thực tế. Hiện giờ các ngươi đã có con đường về cách giải quyết vấn đề trích dẫn câu chữ và đạo lý này chưa? Để giải quyết vấn đề trích dẫn câu chữ và đạo lý, ngươi phải thực hành lẽ thật, càng thực hành lẽ thật thì ngươi càng dốc sức vào lẽ thật và việc thực hành của mình, như thế ngươi sẽ có được những lời về việc trải nghiệm và thực hành. Càng có thêm những lời về việc trải nghiệm và thực hành, ngươi sẽ càng bớt trích dẫn câu chữ và đạo lý. Thực tế từ đâu mà ra? Trong quá trình thực hành lẽ thật, con người có một số trải nghiệm và thể nghiệm, họ bộc lộ những tâm tính bại hoại, sản sinh ra đủ mọi loại tình trạng, rồi họ tìm kiếm lẽ thật, mổ xẻ những tình trạng bại hoại khác nhau của mình, tìm được các nguyên tắc và con đường thực hành. Họ bắt đầu hiểu và thực hành lẽ thật. Đây chính là trải nghiệm sự sống đích thực. Nếu ngươi không mưu cầu lẽ thật và không mong muốn thực hành lẽ thật, thì ngươi sẽ không trải qua quá trình này, và không có quá trình này thì ngươi sẽ không đạt được lối vào sự sống. Nếu trải nghiệm nhiều trong quá trình này, ngươi sẽ đạt được hiểu biết rõ ràng về lẽ thật, sẽ có thể phân định rõ ràng các tâm tính bại hoại, và con đường ngươi phải đi để thực hành lẽ thật sẽ ngày càng rõ ràng. Nếu ngươi không có quá trình thực hành và trải nghiệm này, chỉ mới có hiểu biết và lĩnh hội về mặt nghĩa đen và đạo lý của lời Đức Chúa Trời, thì mọi điều ngươi rao giảng sẽ toàn là đạo lý, vì có sự khác biệt giữa hiểu biết theo nghĩa đen của ngươi và trải nghiệm trực tiếp của ngươi. Đạo lý nảy sinh như thế nào? Khi một người không thực hành lời Đức Chúa Trời, không có trải nghiệm sự sống, mà chỉ hiểu, phân tích và diễn giải nghĩa đen của lời Đức Chúa Trời, rồi mới tiến hành thuyết giảng chúng, thì đạo lý này nảy sinh. Đạo lý có thể trở thành thực tế được không? Nếu không thực hành hay trải nghiệm lẽ thật, ngươi sẽ không bao giờ hiểu lẽ thật. Chỉ diễn giải lẽ thật theo nghĩa đen thì sẽ mãi mãi là đạo lý. Tuy nhiên, nếu thực hành lẽ thật, ngươi sẽ cảm nhận và thể nghiệm được rằng ngươi đang loại bỏ một vài sự bại hoại của mình, bước một bước đến với sự cứu rỗi và gần hơn với các yêu cầu của Đức Chúa Trời. Nhận thức, tâm tư, ý nghĩ, cảm giác, v.v. sản sinh theo đó sẽ thực tế. Thực tế từ đâu mà ra? Thực tế có được thông qua trải nghiệm thực hành lẽ thật, không có thực hành thì sẽ không bao giờ có được thực tế. Có lẽ có người nói: “Tôi không thực hành lẽ thật, nhưng tôi vẫn có thể giảng những bài giảng thực tế”. Những gì ngươi giảng lúc này nghe có vẻ đúng và khá thực tế đối với người khác, nhưng sau đó chúng vẫn sẽ không có con đường thực hành. Điều này chứng tỏ rằng mọi thứ ngươi hiểu vẫn là đạo lý. Nếu ngươi không đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành, và không có trải nghiệm hay nhận thức thực tế về lẽ thật, thì khi người khác nảy sinh một tình trạng mà ngươi không ngờ tới, ngươi sẽ không biết cách giải quyết. Khi một người hiếm khi thực hành lẽ thật, họ sẽ không bao giờ thực sự hiểu lẽ thật. Chỉ có tăng cường thực hành lẽ thật, họ mới có thể thực sự hiểu lẽ thật, và chỉ khi đó họ mới có thể nắm được các nguyên tắc thực hành lẽ thật. Nếu ngươi không có sự trải nghiệm lẽ thật, thì tự nhiên ngươi sẽ chỉ có thể thuyết giảng đạo lý. Ngươi sẽ bảo người khác tuân thủ quy định giống như ngươi. Không có trải nghiệm sự sống thực tế, ngươi sẽ không bao giờ có thể thuyết giảng thực tế lẽ thật. Thực hành lẽ thật không giống như học hành. Học hành là luôn luôn cặm cụi với câu chữ; chỉ có đơn thuần ghi chép, học thuộc, phân tích và nghiên cứu. Thực hành lẽ thật thì hoàn toàn ngược lại; người ta phải dựa vào trải nghiệm thực tế để đạt được kết quả là hiểu lẽ thật và xử lý các vấn đề theo nguyên tắc. Bất kỳ ai sẵn lòng thực hành lẽ thật ngay khi hiểu lẽ thật thì sẽ có thể thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình, họ càng thực hành nhiều lẽ thật thì sẽ loại bỏ được càng nhiều tâm tính bại hoại. Những ai hiểu lẽ thật mà không thực hành lẽ thật thì sẽ không bao giờ thoát khỏi những tâm tính bại hoại của mình. Do đó, tìm kiếm, hiểu và thực hành lẽ thật chính là con đường để giải quyết tâm tính bại hoại.
Ngày 11 tháng 12 năm 2017