Mọi người đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều

Đức Chúa Trời yêu cầu con người đối xử với Ngài như Đức Chúa Trời, bởi vì nhân loại đã bị làm cho bại hoại nặng nề và người ta không đối xử với Ngài như Đức Chúa Trời mà như một con người. Con người luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời, chuyện này có vấn đề gì? Con người luôn có quan niệm về Đức Chúa Trời, chuyện này có vấn đề gì? Trong bản tính của con người có những gì? Ta đã phát hiện ra rằng, bất kể gặp chuyện gì, bất kể xử lý chuyện gì, người ta cũng luôn bảo vệ lợi ích cá nhân và lo lắng cho xác thịt của chính mình, họ luôn tìm những lý do và cái cớ tiện cho mình. Họ không tìm kiếm, cũng không tiếp nhận lẽ thật chút nào, mọi việc họ làm là để bảo vệ cho xác thịt của họ và mưu tính cho tiền đồ của họ. Hết thảy mọi người đều nài xin ân điển từ Đức Chúa Trời, muốn đạt được bất kỳ chuyện có lợi nào có thể có được. Tại sao mọi người có quá nhiều đòi hỏi với Đức Chúa Trời vậy? Điều này chứng tỏ rằng người ta tham lam tự bản tính, và trước Đức Chúa Trời, họ không hề có chút lý trí nào. Trong mọi việc họ làm, dù là cầu nguyện, thông công hay rao giảng, thì sự mưu cầu, suy nghĩ và nguyện vọng của họ đều là đòi hỏi Đức Chúa Trời và cố nài xin nhiều điều từ Ngài, người ta làm mọi việc này chỉ vì hy vọng đạt được điều gì đó từ Đức Chúa Trời. Có người nói rằng “đây là bản tính của con người”, đúng là vậy! Hơn thế nữa, việc người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều và có quá nhiều ham muốn ngông cuồng chứng tỏ rằng người ta thật sự thiếu lương tâm và lý trí. Ai cũng đòi hỏi và nài xin nhiều điều cho bản thân mình, hoặc cố cãi lý và viện cớ cho bản thân mình, họ làm tất cả mọi việc này vì bản thân mình. Trong nhiều chuyện, có thể thấy rằng việc người ta làm hoàn toàn không có chút lý trí nào, và đây là bằng chứng hoàn hảo cho thấy lô-gic của Sa-tan “Người không vì mình, trời tru đất diệt” đã trở thành bản tính của con người. Việc người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều cho thấy vấn đề gì? Nó cho thấy rằng con người đã bị Sa-tan làm cho bại hoại đến một mức độ nhất định, và rằng trong đức tin của họ vào Đức Chúa Trời, họ không hề đối xử với Ngài như Đức Chúa Trời. Có người nói rằng: “Nếu chúng tôi không đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, vậy tại sao chúng tôi vẫn tin Ngài? Nếu chúng tôi không đối xử với Ngài như Đức Chúa Trời, liệu chúng tôi có thể tiếp tục theo Ngài cho đến bây giờ không? Liệu chúng tôi có thể chịu đựng bao nhiêu đau khổ này không?”. Nhìn bên ngoài, ngươi tin Đức Chúa Trời và ngươi có thể đi theo Ngài, nhưng trong thái độ của ngươi đối với Ngài, và trong quan điểm của ngươi về nhiều chuyện, ngươi không hề đối xử với Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Hóa. Nếu ngươi đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, nếu ngươi đối xử với Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Hóa, thì ngươi phải đứng ở vị trí của một loài thọ tạo, và như thế thì ngươi không thể nào đòi hỏi thêm gì nơi Đức Chúa Trời, cũng không có những ham muốn ngông cuồng. Thay vào đó, trong lòng ngươi sẽ có thể thật sự quy phục, và ngươi sẽ hoàn toàn có thể tin Đức Chúa Trời theo các yêu cầu của Ngài, vâng phục mọi công tác của Ngài.

Khi sự nhập thể bắt đầu được làm chứng thì người ta ai cũng oán trách rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, trước khi Ngài trở nên xác thịt, Ngài đâu có khai sáng cho chúng con để chúng có thể chuẩn bị tâm lý. Nếu đã có chuẩn bị tâm lý thì hẳn chúng con đã tiếp nhận Ngài hay vì phản nghịch và chống đối. Không phải Ngài toàn năng sao? Chúng con phản nghịch và chống đối Ngài bởi vì chúng con bị Sa-tan làm cho bại hoại và không thể kìm nổi việc đó thôi. Ngài không thể làm gì để ngăn chúng con chống đối sao, Ngài không thể cho chúng con một con đường dễ dàng hơn sao?”. Chẳng phải người ta đã suy nghĩ như thế sao? Nhiều người còn ra điều kiện, nói rằng: “Chúng con đâu thể làm gì với sự phản nghịch và chống đối của mình. Sự nhập thể của Đức Chúa Trời quá sức không tương hợp với quan niệm của chúng con. Nếu sự nhập thể của Đức Chúa Trời cao lớn hơn, có diện mạo xuất chúng hơn, có tri thức phong phú hơn và nói năng hùng hồn hơn, hoặc Ngài có thể thoắt ẩn thoắt hiện tùy ý, làm nhiều dấu kỳ và phép lạ, hoặc nếu Đức Chúa Trời nhập thể xuất hiện và làm công tác giống với tưởng tượng của con người hơn, thì chúng con đâu có chống đối Đức Chúa Trời”. Lúc đó, nhiều người đã đưa ra những đòi hỏi này, nhưng Đức Chúa Trời không hành động theo quan niệm hay tưởng tượng của con người. Ngược lại, Ngài phản kích và hành động hoàn toàn trái ngược với quan niệm của con người. Chuyện này chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ rằng quan niệm và đòi hỏi của con người là phiền hà một cách vô lý. Một số người đã trở thành lãnh đạo hội thánh mà lại không làm bất kỳ công tác thực tế nào, chỉ tất bật lo việc bên ngoài. Khi Ta xử lý và tỉa sửa những người này, mới nói vài lời khiển trách thì họ đã buồn trong lòng, khóc lóc cay đắng và trở nên tiêu cực. Họ tự nhủ: “Chẳng phải Đức Chúa Trời nhân từ và yêu thương sao? Mình đang chịu khổ nhiều như vậy, tại sao Ngài không nói vài lời tử tế để an ủi mình chứ? Tại sao Ngài không ban dù chỉ một lời chúc phúc cho mình?”. Người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời theo cách này, và họ đầy những lý do biện hộ cho chính mình. Một số người cảm thấy mình có vốn liếng vì họ đã rao truyền phúc âm thành công cho nhiều người, nên khi làm việc gì sai và bị xử lý thì họ tranh cãi rằng: “Tôi đã rao truyền phúc âm thành công cho quá nhiều người mà không được tưởng thưởng gì, giờ tôi lại bị xử lý và tỉa sửa như thế này. Tôi đã chịu khổ quá nhiều, mà cuối cùng tôi vẫn bị xử lý. Tại sao Đức Chúa Trời không quan tâm đến cảm xúc của tôi?”. Những người suy nghĩ như thế này liệu có lẽ thật trong lòng hay không? Đây là những đòi hỏi hợp lý hay sao? Nếu Ta an ủi ai đó sau khi xử lý họ, thì họ sẽ nghĩ: “Đức Chúa Trời quá tốt lành, tôi chưa hề nghĩ Ngài sẽ an ủi tôi”. Nhưng rồi, khi Ta xử lý người khác nữa, và người đó cực kỳ buồn lòng mà Ta lại không an ủi họ, thì người đó sẽ nghĩ: “Tại sao Đức Chúa Trời an ủi người khác sau khi xử lý họ, mà lại không an ủi mình? Đức Chúa Trời không công bằng với mình”, và thế là lòng họ sẽ có những quan niệm. Người ta nuôi dưỡng nhiều đòi hỏi, tưởng tượng và ham muốn vô lý trong lòng mình, đến thời điểm nhất định, với bối cảnh thích hợp, chúng sẽ bộc phát ra. Bởi vì không một suy nghĩ, ý niệm hay đòi hỏi nào bộc lộ nơi con người là tương hợp với Đức Chúa Trời, và bản tính con người đầy những thứ của Sa-tan: Mọi việc con người làm đều là vì bản thân, ích kỷ và tham lam, có quá nhiều ham muốn ngông cuồng, quá ô uế và bị bại hoại sâu sắc.

Con người luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời, bất kể trong hoàn cảnh nào. Vấn đề với chuyện này là gì? Một số người khi vui hưởng sự an nhàn thì cầu nguyện với Đức Chúa Trời rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, xin bảo vệ con, xin cho con sống trong tình trạng này mãi”. Khi không hạnh phúc hoặc khi xuống tinh thần, người ta cũng đòi hỏi: “Lạy Đức Chúa Trời, tại sao Ngài không ân đãi con? Tại sao Ngài không khai sáng cho con? Tại sao mọi chuyện quá tốt đẹp với những người khác, còn với con thì lại quá tệ hại?”. Khi gặp nghịch cảnh, người ta lớn tiếng đòi hỏi Đức Chúa Trời thay đổi hoàn cảnh cho họ, khi mọi chuyện tốt đẹp, người ta lại càng đòi hỏi quá đáng hơn. Khi người ta đạt được gì đó rồi thì họ càng thèm muốn hơn nữa, và khi không đạt được thì họ khẩn thiết muốn đạt được nó. Người ta muốn đạt được điều gì? Họ muốn đạt được những điều họ thích, những gì mà lợi ích xác thịt của họ yêu cầu. Do đó, không một đòi hỏi nào của con người là chính đáng hay xứng đáng. Khi Ta ban quần áo hay vật dụng cho một số gia đình nghèo, có người lại không vui khi thấy chuyện đó. Họ nghĩ: “Tại sao Đức Chúa Trời luôn chăm sóc cho họ mà không chăm sóc cho tôi? Đức Chúa Trời không công bằng!”. Những người khác vào lúc đó thì không buồn lòng, họ nghĩ rằng: “Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà mình có thể bước đi con đường tin Ngài, và đi theo con đường đó đến tận bây giờ. Mình không được mưu cầu những thứ vật chất đó”. Nhưng sau đó, khi ngẫm lại chuyện ấy, họ lại thấy buồn lòng. Khi họ cảm thấy mình không thể vượt qua được cảm giác này, thì họ cầu nguyện liên tục và tạm thời không nghĩ đi nghĩ lại chuyện đó nữa, nhưng chúng vẫn còn ở trong lòng họ – cho dù họ cân nhắc về chúng ra sao, lòng họ vẫn không ổn, và họ tự nhủ rằng: “Sự công chính của Đức Chúa Trời ở đâu chứ? Tại sao mình không thấy? Mọi chuyện ngoại sự này, Đức Chúa Trời không thể xử lý được chuyện nào một cách công bằng và hợp lý, vậy thì sự công chính của Ngài biểu lộ ở đâu cơ chứ?” Rồi họ đổi ý và và nghĩ rằng, “Sự công chính không giống như sự công bằng hay hợp lý, không nên đánh đồng chúng với nhau”, nhưng họ vẫn buồn lòng và không thể buông bỏ chuyện này. Người ta quá bận tâm về chút lợi ích vật chất, nếu họ có thể bận tâm được như thế về lẽ thật thì tốt biết mấy. Dù vậy, luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời trong lòng vốn là một phần bản tính của họ, và những người không yêu lẽ thật thì đều yêu lợi ích vật chất. Nói tóm lại, mọi đòi hỏi và mưu tính của con người – đòi hỏi Đức Chúa Trời chuyện này chuyện nọ, bày mưu chỗ này tính kế chỗ kia – là không tương hợp với lẽ thật và xung khắc với những yêu cầu và ý muốn của Đức Chúa Trời. Đối với tất cả mọi chuyện này, Đức Chúa Trời chẳng yêu thích gì, Ngài ghê tởm và khinh ghét chúng. Những điều người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời, mọi điều họ mưu cầu, những con đường họ đi, tất cả đều không liên quan gì đến lẽ thật. Có người nghĩ: “Mình đã làm việc cho hội thánh rất nhiều năm rồi, nếu mình bị bệnh, Đức Chúa Trời phải chữa lành và chúc phúc cho mình”. Đặc biệt, những người đã tin Đức Chúa Trời trong thời gian dài lại càng đòi hỏi Ngài nhiều hơn; những người chỉ mới tin Ngài một thời gian ngắn thì cảm thấy mình bất xứng, nhưng sau một thời gian, họ sẽ bắt đầu cảm thấy mình có đủ tư cách. Con người là thế, đây là bản tính con người và không có ai ngoại lệ cả. Một số người nói rằng: “Tôi chưa hề có đòi hỏi quá đáng gì với Đức Chúa Trời, bởi vì tôi là loài thọ tạo, và tôi không xứng đáng yêu cầu Ngài bất kỳ điều gì”. Đừng vội nói như thế, thời gian sẽ phơi bày tất cả. Bản tính và ý định của người ta cuối cùng đến một ngày sẽ bị phơi bày và bộc phát. Người ta không đòi hỏi Đức Chúa Trời bởi vì họ không nghĩ đó là điều cần thiết, vì chưa đến lúc, hoặc là họ vốn đã đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều rồi nhưng lại không nhận ra đó là đòi hỏi. Nói tóm lại, con người có dạng bản tính này, nên họ không thể nào không bộc lộ nó ra. Khi gặp hoàn cảnh hoặc cơ hội thích hợp, nó sẽ tự nhiên bộc lộ ra. Tại sao hôm nay Ta lại thông công về chuyện này? Là để người ta hiểu ra trong bản tính của mình có gì. Đừng nghĩ rằng tin Đức Chúa Trời vài năm, làm công tác cho hội thánh vài ngày, nghĩa là ngươi đã dâng mình, đã tận hiến hoặc chịu khổ nhiều vì Ngài và xứng đáng đạt được đôi điều như sự hưởng thụ vật chất, bồi bổ cơ thể hoặc được người khác tôn kính và đề cao hơn, hoặc được Đức Chúa Trời chuyện trò ân cần, được Ngài quan tâm hơn, thường xuyên hỏi han ngươi ăn mặc có được tốt không, thân thể thế nào, vân vân. Khi người ta đã dâng mình cho Đức Chúa Trời được một thời gian dài, thì những điều này vô thức nảy sinh trong họ, và họ bắt đầu nghĩ rằng mình xứng đáng được đòi hỏi bất kỳ điều gì từ Ngài. Khi họ chỉ mới dâng mình cho Đức Chúa Trời một thời gian ngắn mà thôi thì họ nghĩ mình không có tư cách và họ không dám đòi hỏi Đức Chúa Trời. Nhưng qua thời gian, họ sẽ nghĩ mình có vốn liếng rồi và những đòi hỏi sẽ bắt đầu tuôn ra nơi họ, những phương diện này trong bản tính của họ sẽ bị phơi bày. Người ta không như vậy hay sao? Tại sao người ta không suy ngẫm xem đòi hỏi Đức Chúa Trời như thế này có đúng đắn không? Ngươi có xứng đáng với những thứ này không? Đức Chúa Trời có hứa ban chúng cho ngươi không? Nếu thứ gì không thuộc về ngươi mà ngươi cứ ngoan cố đòi cho bằng được thì như thế là không tương hợp với lẽ thật và hoàn toàn phát sinh từ bản tính Sa-tan của ngươi. Từ đầu, thiên sứ trưởng đã hành xử như thế nào? Nó được ban cho một địa vị quá cao, được ban quá nhiều điều, đến nỗi nó nghĩ rằng nó xứng đáng với bất kỳ điều gì nó ham muốn và bất kỳ điều gì nó đạt được, cuối cùng đến mức nó nói rằng: “Ta muốn được ngang hàng với Đức Chúa Trời!” Đấy chính là lý do vì sao những người tin Đức Chúa Trời lại có quá nhiều đòi hỏi, quá nhiều ham muốn. Nếu họ không xem xét lòng mình, không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề thì đến một ngày họ sẽ nói, “Đức Chúa Trời, bước xuống đi. Bản thân tôi cũng tương tự Đức Chúa Trời rồi”, hoặc nói rằng: “Đức Chúa Trời, Ngài mặc gì thì tôi mặc nấy, Ngài ăn gì thì tôi ăn nấy”. Những người đã đến mức này rồi thì họ vốn đã đối xử với Đức Chúa Trời như một con người. Dù ngoài môi miệng, người ta thừa nhận Đức Chúa Trời nhập thể là chính Đức Chúa Trời, nhưng đó chỉ là những lời nói ngoài mặt. Trong thực tế, lòng họ không hề có chút quy phục hay kính sợ nào đối với Đức Chúa Trời. Có người còn muốn làm Đức Chúa Trời, nếu tham vọng và ham muốn của họ đạt đến mức độ này thì sẽ gây rắc rối. Khả năng cao đại họa sẽ rơi xuống đầu họ, kể cả họ đã bị hội thánh khai trừ rồi thì vẫn sẽ bị Đức Chúa Trời trừng phạt.

Những người tin Đức Chúa Trời thì phải đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, và chỉ khi làm như thế họ mới thật sự tin Đức Chúa Trời. Họ không được chỉ thừa nhận địa vị của Đức Chúa Trời, mà phải thật sự nhận thức và kính sợ thực chất và tâm tính của Đức Chúa Trời, phải hoàn toàn vâng phục. Có vài cách để thực hành chuyện này: Thứ nhất, khi tương tác với Đức Chúa Trời thì phải giữ sự ngoan đạo và thái độ trung thực trong lòng, không có bất kỳ quan niệm hay tưởng tượng gì và phải có tấm lòng vâng phục. Thứ hai, đưa mọi ý định ẩn sau mọi lời ngươi nói, mọi câu ngươi hỏi và mọi việc ngươi làm đến trước Đức Chúa Trời để xem xét chúng và cầu nguyện. Chỉ khi biết cách thực hành tương hợp với các nguyên tắc của lẽ thật và có cơ sở là lời Đức Chúa Trời thì ngươi mới có thể bước vào thực tế của lẽ thật. Nếu ngươi không tìm kiếm lẽ thật, ngươi sẽ không thể bước vào thực tế của lẽ thật, nhưng người sẽ ngày càng tích tụ thêm nhiều quan niệm, và như thế là rắc rối rồi. Khi ngươi xem Đức Chúa Trời như một con người thì Đức Chúa Trời mà ngươi tin là một Đức Chúa Trời mơ hồ trên trời, ngươi sẽ hoàn toàn chối bỏ sự nhập thể và sẽ không còn công nhận Đức Chúa Trời thực tế trong lòng ngươi. Lúc này, ngươi sẽ trở thành kẻ địch lại Đấng Christ và rơi vào tăm tối. Ngươi càng có nhiều lý do biện hộ thì ngươi càng đòi hỏi Đức Chúa Trời nhiều, càng có nhiều quan niệm về Ngài và như thế sẽ khiến ngươi càng gặp nguy hiểm. Ngươi càng đòi hỏi Đức Chúa Trời thì nó càng chứng tỏ rằng đơn giản là ngươi không đối xử với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời. Nếu ngươi luôn nuôi dưỡng những đòi hỏi với Đức Chúa Trời trong lòng mình thì qua thời gian ngươi sẽ dễ xem chính mình là Đức Chúa Trời và khi làm công tác trong hội thánh, ngươi sẽ làm chứng cho bản thân mình, thậm chí nói rằng: “Đức Chúa Trời chẳng tự làm chứng cho Ngài đấy sao? Tại sao tôi lại không được tự làm chứng cho mình?” Bởi vì không hiểu công tác của Đức Chúa Trời, ngươi sẽ có quan niệm về Ngài, sẽ không có lòng kính sợ Ngài. Giọng điệu của ngươi sẽ thay đổi, tâm tính của ngươi sẽ trở nên kiêu ngạo và cuối cùng, ngươi sẽ dần bắt đầu tôn cao và làm chứng cho bản thân mình. Đây là tiến trình sa đọa của con người, và nó hoàn toàn xảy đến với họ vì họ không mưu cầu lẽ thật. Tất cả những ai bước đi con đường của kẻ địch lại Đấng Christ đều tôn cao và làm chứng cho bản thân mình, quảng bá và phô trương bản thân mọi nơi mọi lúc, chẳng hề quan tâm đến Đức Chúa Trời. Các ngươi đã trải nghiệm những điều mà Ta đang nói đến chưa? Nhiều người ngoan cố làm chứng cho bản thân, nói về việc họ đã chịu khổ thế này thế kia, đã công tác ra sao, Đức Chúa Trời xem trọng họ thế nào, giao phó cho họ công tác này công tác nọ, họ là người thế nào, và khi nói về những chuyện này, họ cố ý dùng những giọng điệu nhất định, những cung cách nhất định, cho đến khi cuối cùng có lẽ một số người bắt đầu tin rằng họ là Đức Chúa Trời. Với những kẻ đến mức độ đó, Đức Thánh Linh đã rời bỏ họ từ lâu rồi, mặc dù tạm thời họ chưa bị thanh trừ hoặc khai trừ, vẫn còn được ở lại để phục vụ, nhưng vận mệnh của họ đã được ấn định và họ chỉ đang chờ sự trừng phạt dành cho mình mà thôi. Chuyện này đã xảy ra ở vài nơi rồi. Một tín hữu mới nhìn thấy có một người chị em nói năng và diện mạo có vẻ cao quý, rồi tưởng lầm đó là Đức Chúa Trời. Đến lúc ra về, tín hữu mới này ôm lấy ngang hông người chị em đó mà kêu lên: “Lạy Đức Chúa Trời! Xin đừng đi! Lạy Đức Chúa Trời! Con sẽ nhớ Ngài lắm”. Người chị em đó biết rõ mình không phải là Đức Chúa Trời, nhưng lại không phủ nhận hay đính chính chuyện này. Vậy đó có phải là người có lý trí không? (Thưa, không). Người đó không có chút lý trí nào, và chắc chắn không tốt đẹp gì! Có một số người hồ đồ và ngu muội, đối xử với một con người kiểu đó như Đức Chúa Trời, đây đúng là chuyện kinh khủng! Và khóc lóc, ôm chặt ngang hông người chị em đó thì đơn giản là quá ngu muội và vô phương cứu vãn! Nếu ngươi có thể đối xử với một con người bại hoại thuộc về Sa-tan như là Đức Chúa Trời, vậy thì ngươi tin Đức Chúa Trời kiểu gì cơ chứ? Đấy không phải là tin vào Sa-tan sao? Người ta phải hồ đồ đến mức nào thì mới đối xử với một con người như là Đức Chúa Trời như thế? Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời mà lại không thể tiếp nhận hoặc mưu cầu lẽ thật, thì khả năng cao là ngươi sẽ bị những người khác lừa phỉnh, và ngươi sẽ dễ làm những điều ngu xuẩn và lầm lạc. Những người vô tri và ngu muội thật sự đang gặp nguy cơ lớn, họ có thể làm đủ mọi việc ngu xuẩn.

Người ta luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời, yêu cầu Ngài làm việc này việc kia theo quan niệm của chính họ. Ngươi yêu cầu Đức Chúa Trời cứu rỗi ngươi, thương hại ngươi, yêu thương ngươi, ban ân điển cho ngươi – tất cả những chuyện này đều theo ý niệm của ngươi. Khi làm như thế là ngươi đang dùng ý niệm và phương thức riêng của mình để đòi hỏi Đức Chúa Trời và bắt Đức Chúa Trời vâng phục ngươi. Vấn đề với chuyện này là gì? Đây mà là tin Đức Chúa Trời sao? Ngươi chỉ đơn thuần tin vào chính ngươi mà thôi. Trong lòng ngươi không có Đức Chúa Trời, nói gì đến lẽ thật. Có người vì lòng tử tế mà tặng Ta một đôi giày, nhưng Ta mang không vừa nên muốn trả lại. Nhưng rồi Ta nghĩ, nếu trả lại thì có lẽ người đó sẽ hiểu lầm, nên ta đem đôi giày cho một người chị em khác mang. Khi biết chuyện, người tặng giày không chấp nhận nổi, nói rằng: “Ngài có biết con đã bỏ bao nhiêu công sức và tiền bạc, đã đi xa đến tận đâu để mua đôi giày đó không? Ngài đem cho người khác quá dễ dàng, chẳng lẽ Ngài nghĩ con kiếm số tiền mua đôi giày đó dễ dàng lắm sao? Nếu Ngài không muốn mang, thì trả lại cho con, sao Ngài có thể đem cho người khác?”. Ta mới bảo rằng: “Ta không lệnh cho ngươi mua giày cho Ta. Ngươi đã mua và đem tặng Ta, nhưng Ta mang không vừa nên ta cho người khác mang. Vậy là có vấn đề à? Nếu Ta trả lại cho ngươi, thì ngươi không tiêu cực và yếu đuối, không hiểu lầm Ta sao? Ta không thể sắp xếp hợp lý được sao?”. Người ta đối xử với Ta như thế có thích đáng không? Có vẻ như kể cả khi dâng tặng Đức Chúa Trời thứ gì đó, người ta vẫn có ý đồ và đòi hỏi. Đây mà là người hiểu lẽ thật sao? Khi ngươi dâng tặng gì đó cho Đức Chúa Trời, nó không còn là của ngươi nữa, nó là của Ngài. Đức Chúa Trời có thể làm gì với nó tùy ý Ngài, Ngài xử lý nó thế nào là việc của Ngài. Người ta phải có một chút lý trí, phải học cách quy phục, đừng có lúc nào cũng xen vào công chuyện của Đức Chúa Trời. Liên tục cãi lý với Đức Chúa Trời mà là có lý trí sao? Khi người ta mua đồ cho Ta, có vẻ họ đầy lòng trìu mến và yêu thương dành cho Đức Chúa Trời, nhưng sau đó họ đòi hỏi rằng Ta phải thích chúng, và nếu Ta không thích thì họ oán trách. Hơn nữa, Ta không dùng chúng thì họ thấy không được, họ quy định cả chuyện Ta có thể tặng lại món đó cho ai, không cho Ta làm chuyện này chuyện kia. Người ta dò xét và suy ngẫm về Đức Chúa Trời suốt ngày dài như thế, họ nghĩ rằng: “Tại sao Đức Chúa Trời không thỏa mãn ham muốn của con người?”. Người ta hoàn toàn thiếu lý trí và quá sức vô lý! Ta phát hiện rằng người ta ai cũng nói: “Tôi phải yêu kính Đức Chúa Trời thật nhiều, phải đền đáp tình yêu của Ngài”, nhưng trong lòng họ không hề biết yêu kính Đức Chúa Trời nghĩa là gì. Lòng người ta đầy những tâm tính bại hoại, vậy làm sao có thể có tình yêu được chứ? Nếu người ta quá hại hoại đến nỗi không còn có lý trí của một con người bình thường, thì chẳng phải nói về việc yêu kính và vâng phục Đức Chúa Trời chỉ là những lời rỗng tuếch hay sao? Trong người ta chỉ có những quan niệm và tưởng tượng, sự oán hận, những ham muốn ngông cuồng và những đòi hỏi vô lý. Đơn giản là trong họ không có sự yêu kính và vâng phục. Với con người, tình yêu chỉ là một mục tiêu để mưu cầu, một yêu cầu từ Đức Chúa Trời mà thôi. Bao nhiêu người có thể đạt được điều đó? Bao nhiêu ngươi có chứng ngôn trải nghiệm thật sự?

Giờ các ngươi đều sẵn lòng mưu cầu lẽ thật và nỗ lực để thay đổi những tâm tính của mình, vậy khi ngươi đòi hỏi Đức Chúa Trời thì ngươi phản tỉnh bản thân thế nào? Những đòi hỏi của ngươi có tương hợp với lẽ thật không? Ngươi phải có thái độ nào đối với Đức Chúa Trời? Ngươi đã từng suy ngẫm những câu hỏi này chưa? Một số người sau khi lãnh đạo vài hội thánh thì trở nên kiêu ngạo, nghĩ rằng nhà Đức Chúa Trời không thể thiếu họ và họ xứng đáng được đãi ngộ đặc biệt. Người ta có bản tính Sa-tan, và địa vị càng cao thì họ càng đòi hỏi Đức Chúa Trời nhiều hơn, người ta càng hiểu giáo lý thì những đòi hỏi của họ càng lẩn khuất và xảo trá. Có lẽ họ không nói thẳng ra, nhưng họ che đậy chúng trong lòng mình. Người khác không dễ phát hiện ra chúng, nhưng ai biết khi nào những oán trách và chống đối trong lòng người ta sẽ bộc phát? Như thế thì càng thêm rắc rối, và sẽ rất dễ xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời. Tại sao các lãnh đạo tôn giáo và các danh nhân địch lại Đấng Christ thì càng gặp nguy hiểm cao hơn? Địa vị càng cao thì tham vọng càng lớn, càng hiểu giáo lý thì tâm tính càng trở nên kiêu ngạo. Do đó, tin Đức Chúa Trời mà lại mưu cầu địa vị thay vì mưu cầu lẽ thật thì thật nguy hiểm. Đức Chúa Trời đã bày tỏ quá nhiều lẽ thật, và đã phơi bày và đào thải khỏi nhà Ngài tất cả những ai không yêu mến lẽ thật, nói gì đến những người trong giới tôn giáo. Các ngươi có thấy được sự cần thiết trong việc Đức Chúa Trời phán xét và hành phạt người ta không? Khi người ta thật sự hiểu lẽ thật và có lối vào sự sống, thì họ sẽ thấy được chân tướng sự bại hoại của mình, cảm thấy rằng không mưu cầu lẽ thật thì thật nguy hiểm cho họ. Hiện tại, người ta không hiểu chút gì về bản tính của mình, thậm chí nếu họ có được chút hiểu biết nông cạn thì đó cũng chỉ là giáo lý và họ chưa đạt được lẽ thật. Do đó, họ không nghĩ mình đang gặp nguy hiểm, họ cũng không biết sợ hãi hay lo lắng về bản thân mình. Một số tín hữu mới dám nói và làm bất kỳ việc gì, nhưng những ai đã trải qua sự phán xét và hình phạt thì khác. Lòng họ có phần nào sự kính sợ Đức Chúa Trời, thậm chí nếu có nuôi dưỡng một vài quan niệm, họ cũng không dám nói ra và họ biết phải nhanh chóng cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã xúc phạm Ngài…”. Một vài tín hữu mới cả gan phun ra những lời phạm thượng mà không suy nghĩ, nói rằng: “Đức Chúa Trời chịu khổ ư? Chịu khổ gì chứ? Ăn sung mặc sướng, được mọi người ở mọi nơi tiếp đãi, đấy đâu phải là đau khổ! Nhưng tôi không quan tâm mấy chuyện đó. Tôi tin vào Thần của Đức Chúa Trời, đâu có tin vào một con người”. Họ dám chối bỏ sự nhập thể. Những người này càn rỡ đến vậy đấy. Họ chẳng hề kính sợ Đức Chúa Trời chút nào, họ chẳng sợ gì cả, chuyện gì cũng dám nói, và hết thảy họ đều nuôi dưỡng quỷ tính và thú tính. Nếu Bề trên có ấn tượng tốt hay đánh giá tốt về ai đó, thì có người nói rằng: “Đây là người được ưu ái và được lòng người trong hội thánh, người được ưu ái trong nhà Đức Chúa Trời”. Dạng người này có hiểu lẽ thật không? Một chút cũng không. Cách họ nhìn nhận mọi sự đã phơi bày trọn vẹn rằng mọi sự trong lòng họ vẫn thuộc về thế gian. Nó hoàn toàn là quan điểm và tinh thần thế tục. Liệu việc tin Đức Chúa Trời và đọc lời Ngài có ảnh hưởng gì trên những người này không? Họ không hề tiếp nhận lẽ thật chút nào, cách họ nhìn nhận mọi sự vẫn hệt như của người ngoại đạo. Họ thật sự là người không tin.

Luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời là một phần bản tính của con người và các ngươi phải chiếu theo lời Đức Chúa Trời mà phân tích bản tính này. Các ngươi phải phân tích nó như thế nào? Bước đầu tiên là hiểu rõ về những đòi hỏi vô lý nào, những ham muốn ngông cuồng nào mà con người có với Đức Chúa Trời, và ngươi phải phân tích toàn bộ chúng từng cái một: Tại sao con người đưa ra đòi hỏi đó? Xuất phát điểm của họ là gì? Mục đích của họ là gì? Càng tỉ mỉ phân tích chúng như thế thì ngươi càng hiểu thêm về bản tính của mình và hiểu biết của ngươi sẽ càng chi tiết hơn. Nếu ngươi không phân tích nó một cách chi tiết mà chỉ biết rằng con người không nên đòi hỏi Đức Chúa Trời, chỉ hiểu rằng đòi hỏi Đức Chúa Trời là việc không có lý trí, nếu các ngươi chỉ đến mức đó mà thôi thì cuối cùng các ngươi sẽ không có tiến bộ gì và sẽ không thay đổi. Có người nói rằng: “Chúng con đòi hỏi Đức Chúa Trời quá nhiều vì chúng con quá ích kỷ. Chúng con phải làm gì đây?”. Đương nhiên, người ta phải hiểu lẽ thật và biết thực chất của sự ích kỷ. Khi ngươi thật sự hiểu được thực chất sự ích kỷ của con người thì ngươi sẽ biết mình thiếu những gì, nếu người ta không thể hiểu được chuyện này thì mới đáng sợ. Thông qua phân tích mà nhận ra những đòi hỏi vô lý và ngông cuồng rõ ràng là việc dễ dàng, và biết hận mình là việc khả thi. Đôi khi ngươi có thể nghĩ rằng những đòi hỏi của mình là hợp tình hợp lý, và bởi vì ngươi cho chúng là hợp lý, nghĩ rằng chuyện phải như thế mới được, đồng thời ngươi thấy người khác cũng có những đòi hỏi tương tự, cho nên có vẻ như những đòi hỏi của mình không có gì quá đáng mà chỉ là điều chính đáng và tự nhiên. Điều này cho thấy ngươi vẫn không có lẽ thật, chính vì thế mà ngươi không thể hiểu rõ chúng. Ta cho một ví dụ: Giả dụ có một người theo Đức Chúa Trời đã nhiều năm, chịu nhiều đau khổ qua biết bao gian nan và thăng trầm. Kẻ đó luôn có vẻ hành xử tốt, xét về nhân tính, sự chịu khổ và dâng mình cho Đức Chúa Trời cũng ổn. Kẻ đó còn có lương tâm, sẵn lòng đền đáp tình yêu của Đức Chúa Trời và thường biết cách cẩn trọng khi thực hiện công tác của mình. Sau đó, Ta phát hiện ra rằng kẻ đó nói năng rõ ràng và mạch lạc, nhưng lại không vâng phục chút nào, nên Ta cách chức và ra lệnh sau này không được dùng đến kẻ đó nữa. Kẻ đó đã công tác cho hội thánh một vài năm, đã chịu khổ nhiều, thế mà cuối cùng vẫn bị cách chức. Hơn thế nữa, Ta đã không giải quyết một vài khó khăn thực tế của kẻ đó. Vậy người ta nghĩ gì về tình huống như thế này? Trước hết, nhiều người sẽ biện hộ cho kẻ đó mà nói rằng: “Làm như vậy là không ổn. Trong những hoàn cảnh này, Đức Chúa Trời nên tỏ lòng thương xót và gia ân thật nhiều cho anh ấy, bởi vì anh ấy yêu kính Đức Chúa Trời và dâng mình vì Đức Chúa Trời. Nếu một người đã tin Đức Chúa Trời lâu năm như anh ấy mà vẫn có thể bị đào thải, thì những người mới tin như chúng con còn có hy vọng gì chứ?”. Trong chuyện này, con người lại đòi hỏi rồi, họ luôn hy vọng Đức Chúa Trời sẽ chúc phúc cho kẻ đó, giữ kẻ đó lại, đồng thời nghĩ rằng: “Anh ấy đã đối tốt với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không nên phụ lòng anh ấy”. Quá nhiều đòi hỏi của người ta đối với Đức Chúa Trời phát sinh từ những quan niệm và tưởng tượng của con người. Người ta quy định Đức Chúa Trời phải ban gì cho con người, phải đối xử với họ như thế nào chiếu theo các tiêu chuẩn lương tâm về hợp lý và công bằng của con người, nhưng như thế làm sao có thể tương hợp với lẽ thật được? Tại sao Ta nói rằng những đòi hỏi của con người đều vô lý? Bởi vì chúng là những tiêu chuẩn mà con người đòi hỏi nhau. Con người có lẽ thật không? Họ có thể nhìn thấu thực chất con người không? Một số người đòi hỏi Đức Chúa Trời phải đối xử với người ta chiếu theo tiêu chuẩn của lương tâm, lấy tiêu chuẩn cho con người mà áp dụng lên Đức Chúa Trời. Như thế là không tương hợp với lẽ thật, là vô lý. Người ta có thể chịu đựng những việc nhỏ, nhưng khi kết cục của họ được quyết định chung cuộc thì có lẽ họ không thể chịu đựng nổi. Những đòi hỏi của họ sẽ bộc phát, những lời oán trách và lên án sẽ tuôn ra từ miệng họ không chút kiềm chế, và họ sẽ bắt đầu lộ chân tướng. Lúc đó, họ sẽ biết bản tính của chính mình. Người ta luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời chiếu theo các quan niệm của con người và ý muốn của riêng họ, và họ đưa ra nhiều đòi hỏi kiểu đó. Các ngươi có lẽ không thường để ý, và nghĩ rằng thỉnh thoảng cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cái này cái kia thì không tính là đòi hỏi, nhưng thật ra, khi phân tích cẩn thận sẽ thấy rằng nhiều đòi hỏi của con người là vô lý, thiếu lý trí và thậm chí là lố bịch. Trước đây, ngươi không nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề này, nhưng về sau ngươi sẽ dần dà biết về nó, rồi ngươi sẽ có hiểu biết thật sự về bản tính của mình. Dần dà, sự trải nghiệm sẽ cho ngươi sự hiểu biết và sự phân định về bản tính của mình, và khi kết hợp chúng với việc thông công về lẽ thật thì ngươi sẽ bắt đầu biết rõ về nó, rồi ngươi sẽ bước vào lẽ thật của phương diện này. Khi ngươi thật sự hiểu rõ bản tính và thực chất của con người thì tâm tính của ngươi sẽ thay đổi, rồi ngươi sẽ có lẽ thật.

Không có gì khó giải quyết hơn những đòi hỏi liên tục của con người đối với Đức Chúa Trời. Ngay khi hành động của Đức Chúa Trời không tương hợp với suy nghĩ của ngươi và nếu Ngài không hành động theo đúng suy nghĩ của ngươi thì rất có thể ngươi sẽ chống đối – như thế là đủ để chứng tỏ về bản tính, ngươi chống đối Đức Chúa Trời. Chỉ có thể nhận ra được vấn đề này bằng cách thường xuyên phản tỉnh và đạt được hiểu biết về lẽ thật, và để triệt để giải quyết nó thì có cách mưu cầu lẽ thật. Khi không hiểu lẽ thật thì người ta đòi hỏi Đức Chúa Trời rất nhiều, còn khi thực sự hiểu lẽ thật thì họ chẳng đòi hỏi gì cả; họ chỉ cảm thấy mình chưa đủ thỏa mãn Đức Chúa Trời, chưa đủ vâng lời Đức Chúa Trời. Việc con người luôn đòi hỏi ở Đức Chúa Trời phản ánh bản tính bại hoại của họ. Nếu ngươi không thể biết mình và thật sự ăn năn về chuyện này, thì ngươi sẽ gặp nhiều ẩn họa và những mối nguy hiểm trên con đường tin Đức Chúa Trời. Ngươi có thể vượt qua những điều bình thường, nhưng khi gặp chuyện đại sự chẳng hạn như liên quan đến vận mệnh, tiền đồ và đích đến của ngươi thì có lẽ ngươi không vượt qua nổi. Vào lúc đó, nếu vẫn không có lẽ thật, ngươi có thể sẽ rơi trở lại vào con đường cũ của mình và như thế sẽ trở thành một trong số những kẻ bị hủy hoại. Nhiều người đã luôn đi theo và tin như thế; họ đã hành xử tốt trong thời gian đi theo Đức Chúa Trời, nhưng điều này không quyết định những gì sẽ diễn ra trong tương lai: Đây là vì ngươi chưa bao giờ hay biết về điểm yếu chí tử của mình, hay những điều bị phơi bày nơi bản tính của ngươi có thể chống đối Đức Chúa Trời, và trước khi chúng dẫn ngươi rơi vào thảm họa, ngươi vẫn không biết gì. Bởi vì vấn đề bản tính chống đối Đức Chúa Trời của ngươi vẫn chưa được giải quyết, nó sẽ đẩy ngươi vào thảm họa, và rất có thể, khi hành trình của ngươi kết thúc và công tác của Đức Chúa Trời hoàn thành, ngươi sẽ làm điều chống đối Đức Chúa Trời nhất và phạm thượng Ngài nhất, vì thế mà ngươi sẽ bị lên án và đào thải. Vào giây phút cuối, thời điểm nguy hiểm nhất, Phi-e-rơ đã cố tẩu thoát. Lúc đó, ông không hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời và ông cố lên kế hoạch bảo toàn sinh mạng và làm công tác của hội thánh. Sau đó, Jêsus hiện ra với ông và nói: “Ngươi để Ta chịu đóng đinh lên thập tự giá lần nữa sao?”. Rồi Phi-e-rơ hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời và nhanh chóng vâng phục. Giả dụ vào thời điểm đó, ông có những đòi hỏi của riêng mình và nói: “Con không muốn chết lúc này, con sợ đau đớn. Không phải Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng con sao? Tại sao Ngài lại bảo con đi chịu đóng đinh? Có thể tha cho con chuyện bị đóng đinh không?”. Nếu ông có những đòi hỏi như thế thì con đường mà ông đã đi sẽ chỉ là uổng công vô ích. Nhưng Phi-e-rơ luôn là người vâng phục Đức Chúa Trời và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, cuối cùng, ông hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời và hoàn toàn quy phục. Nếu Phi-e-rơ không tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời mà cứ hành động theo suy nghĩ của riêng mình, hẳn ông đã đi sai đường rồi. Người ta thiếu khả năng hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời một cách trực tiếp, nhưng nếu họ không vâng phục sau khi hiểu được lẽ thật, thì chính là họ đang phản bội Đức Chúa Trời. Nói như thế nghĩa là, việc người ta luôn đòi hỏi Đức Chúa Trời có liên quan đến bản tính của họ: Họ càng đòi hỏi thì càng phản nghịch và chống đối, càng có nhiều quan niệm. Người ta càng đòi hỏi Đức Chúa Trời thì họ càng dễ phản nghịch, chống đối và thậm chí đối kháng với Đức Chúa Trời. Có lẽ đến một ngày họ có thể phản bội và rời bỏ Đức Chúa Trời. Nếu muốn giải quyết chuyện này thì ngươi phải hiểu được một vài phương diện của lẽ thật, đồng thời có một số kinh nghiệm thực tế để hiểu nó cho tường tận và giải quyết nó cho triệt để.

Khi đo lường xem liệu mọi người có thể vâng phục Đức Chúa Trời hay không, điều quan là liệu họ có ham muốn ngông cuồng và động cơ thầm kín với Đức Chúa Trời hay không. Nếu mọi người luôn đòi hỏi cao từ Đức Chúa Trời, thì điều đó chứng tỏ rằng họ không vâng lời Ngài. Bất kể chuyện gì xảy ra với ngươi, nếu ngươi không thể đón nhận nó từ Đức Chúa Trời, không tìm kiếm lẽ thật, luôn nói lý lẽ biện hộ cho bản thân và luôn cảm thấy rằng chỉ có ngươi là đúng, và nếu như ngươi thậm chí có khả năng nghi ngờ chuyện Đức Chúa Trời là lẽ thật và sự công chính, thì ngươi sẽ gặp rắc rối. Những người như vậy là những người kiêu ngạo và dấy loạn nhất với Đức Chúa Trời. Những người luôn đòi hỏi cao từ Đức Chúa Trời không bao giờ có thể thực sự vâng lời Ngài. Nếu ngươi đòi hỏi cao từ Đức Chúa Trời, thì điều này chứng tỏ rằng ngươi đang cố thương lượng với Đức Chúa Trời, rằng ngươi đang chọn ý riêng của mình và hành động theo nó. Trong trường hợp này, ngươi đang phản bội Đức Chúa Trời, và không vâng phục. Đưa ra yêu cầu đối với Đức Chúa Trời tự nó là không có lý trí rồi; nếu ngươi thực sự tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ không dám đưa ra yêu cầu đối với Ngài, ngươi cũng cảm thấy không đủ tư cách để đưa ra yêu cầu đối với Ngài, cho dù ngươi nghĩ chúng có hợp lý hay không. Nếu ngươi có đức tin thật sự nơi Đức Chúa Trời và tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời, thì ngươi sẽ chỉ thờ phụng và vâng lời Ngài, ngoài ra không còn cách nào khác. Con người ngày nay không chỉ tự đưa ra lựa chọn cho mình, mà thậm chí còn đòi hỏi Đức Chúa Trời phải hành động theo ý chí của riêng họ. Họ không những chọn không vâng lời Đức Chúa Trời mà thậm chí còn đòi Đức Chúa Trời phải vâng lời họ. Đây chẳng phải là không có lý trí hay sao? Do đó, nếu con người không có đức tin thật sự, không có niềm tin đáng kể, họ không bao giờ có thể được Đức Chúa Trời khen ngợi. Khi con người có thể đưa ra ít đòi hỏi hơn đối với Đức Chúa Trời, thì họ có đức tin và sự vâng phục đích thực, và ý thức lý trí của họ cũng sẽ trở nên tương đối bình thường. Thường thì con người càng thiên về lý luận và càng có nhiều lời biện minh thì càng khó xử lý họ. Họ không chỉ có nhiều đòi hỏi mà còn được đằng chân lân đằng đầu. Khi thỏa mãn ở một phương diện này thì họ lại đòi hỏi ở phương diện khác, họ phải thỏa mãn trong mọi phương diện, nếu không, họ bắt đầu than oán, xem như mình hết hy vọng và hành động khinh suất. Sau đó họ cảm thấy mắc nợ và hối hận, họ khóc than cay đắng và muốn chết. Như thế có ích lợi gì? Chẳng phải là họ phiền phức một cách ngoan cố và không thể nói lý lẽ hay sao? Hàng loạt các vấn đề này phải được giải quyết từ gốc rễ. Nếu ngươi có tâm tính bại hoại mà không giải quyết, và nếu ngươi cứ chờ cho tới lúc gặp rắc rối hoặc gây ra thảm họa mới giải quyết thì làm sao ngươi có thể bù đắp cho tổn thất này? Đây chẳng phải là mất ngựa mới lo làm chuồng hay sao? Vì vậy, để giải quyết triệt để vấn đề tâm tính bại hoại của mình, ngươi phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết khi nó mới phát sinh. Ngươi phải giải quyết tâm tính bại hoại trong trạng thái chớm nở, từ đó đảm bảo ngươi sẽ không phạm sai lầm và tránh được các rắc rối trong tương lai. Nếu một tâm tính bại hoại bén rễ và trở thành suy nghĩ hay quan điểm của một người, nó sẽ có thể điều khiển người đó hành ác. Do đó, việc phản tỉnh và biết mình chủ yếu là để phát hiện ra những tâm tính bại hoại và nhanh chóng tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng. Ngươi phải biết những gì thuộc bản tính của mình, những gì ngươi thích, những gì ngươi mưu cầu, và những gì ngươi muốn đạt được. Ngươi phải phân tích những điều này theo lời Đức Chúa Trời để xem chúng có phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời không và chúng sai lầm ở mặt nào. Một khi ngươi đã hiểu được những điều này, ngươi phải giải quyết vấn đề lý trí bất thường, tức là, vấn đề về sự phiền phức ngoan cố và không thể nói lý lẽ. Đây không chỉ là vấn đề của tâm tính bại hoại mà còn liên quan đến việc ngươi thiếu lý trí. Đặc biệt là khi liên quan đến lợi ích của bản thân, những người bị lấn át bởi lợi ích thì không có lý trí bình thường. Đây là vấn đề về tâm lý, và cũng là điểm yếu chí tử của con người. Một số người cảm thấy mình có tố chất và ân tứ nhất định, và họ luôn muốn làm lãnh đạo và được nổi bật, nên họ cầu xin Đức Chúa Trời sử dụng họ. Nếu Đức Chúa Trời không sử dụng họ, họ nói: “Sao Đức Chúa Trời lại không ưu ái mình? Lạy Đức Chúa Trời, nếu Ngài dùng con làm điều gì quan trọng, con xin hứa sẽ dâng mình cho Ngài”. Đây có phải là kiểu ý định đúng đắn không? Việc dâng mình cho Đức Chúa Trời là điều tốt, nhưng có những động cơ đằng sau sự sẵn lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời của họ. Điều họ thực sự yêu thích là địa vị, và đây là điều mà họ tập trung vào. Khi con người thực sự vâng phục, họ có thể hết lòng đi theo Đức Chúa Trời bất kể Đức Chúa Trời có sử dụng họ hay không, và họ có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời bất kể họ có địa vị hay không, chỉ khi đó họ mới mới được coi là có lý trí và vâng phục Đức Chúa Trời. Thật tốt khi con người sẵn lòng dâng mình cho Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời sẵn sàng sử dụng những người như vậy, nhưng nếu họ không được trang bị lẽ thật, Đức Chúa Trời không có cách nào để sử dụng họ. Nếu con người sẵn lòng dốc sức vì lẽ thật và hợp tác thì phải có một giai đoạn chuẩn bị. Chỉ sau khi con người hiểu được lẽ thật và có thể thực sự vâng lời Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời mới có thể chính thức sử dụng họ. Giai đoạn rèn luyện này là không thể thiếu. Các lãnh đạo và người làm công ngày nay đều đang ở trong giai đoạn rèn luyện này. Sau khi họ có kinh nghiệm sống và có thể xử lý công chuyện theo nguyên tắc, họ sẽ thích hợp để được Đức Chúa Trời sử dụng.

Những thứ trong bản tính của con người không giống như một số hành vi, việc thực hành hay suy nghĩ và ý niệm bên ngoài vốn có thể xử lý là được, những thứ trong bản tính con người phải được khai quật từng chút một. Hơn nữa, người ta không dễ dàng xác định được chúng, thậm chí có xác định được cũng không dễ thay đổi chúng, việc này cần có một hiểu biết thâm sâu tương xứng. Tại sao chúng ta luôn luôn phân tích bản tính của con người? Các ngươi không hiểu như thế nghĩa là gì sao? Những biểu lộ của các tâm tính bại hoại nơi con người phát xuất từ đâu? Chúng đều phát xuất từ bản tính của họ, đều bị bản tính của họ chi phối. Mỗi một tâm tính bại hoại của con người, mỗi một suy nghĩ và ý niệm, mỗi một ý định đều liên quan đến bản tính của con người. Do đó, khi trực tiếp khai quật bản tính của con người thì những tâm tính bại hoại của họ có thể dễ dàng được giải quyết. Dù không dễ để thay đổi bản tính của con người, nhưng nếu họ có thể phân định và nhìn thấu những tâm tính bại hoại mà mình bộc lộ, có thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, thì họ sẽ có thể dần dần thay đổi tâm tính của mình. Một khi người ta đã đạt được sự thay đổi trong tâm tính sống thì trong họ sẽ ngày càng ít đi những thứ chống đối Đức Chúa Trời. Mục đích của việc phân tích bản tính của con người là để thay đổi tâm tính của họ. Các ngươi chưa nắm bắt được mục tiêu này và nghĩ rằng chỉ cần phân tích và hiểu bản tính của mình là các ngươi có thể vâng phục Đức Chúa Trời và khôi phục lý trí. Tất cả những gì các ngươi làm chỉ là mù quáng áp dụng quy tắc! Tại sao Ta không đơn thuần phơi bày sự kiêu ngạo và tự cho mình là đúng của người ta? Tại sao Ta còn phải phân tích bản tính bại hoại của họ? Nếu Ta chỉ phơi bày sự kiêu ngạo và tự cho mình là đúng của người ta thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Nhưng nếu ta phân tích bản tính của họ, thì sẽ bao hàm nhiều phương diện rất rộng và bao hàm mọi tâm tính bại hoại. Nó vượt xa phạm vi hạn hẹp của sự tự cho mình là đúng, tự đại và kiêu ngạo. Bản tính bao hàm nhiều hơn thế. Vậy nên, thật tốt nếu người ta có thể nhận ra mình đang bộc lộ bao nhiêu tâm tính bại hoại trong mọi đòi hỏi khác nhau của họ với Đức Chúa Trời, nghĩa là trong mọi ham muốn ngông cuồng của họ đấy. Một khi người ta hiểu ra bản tính và thực chất của mình, thì họ có thể khinh ghét và chối bỏ bản thân mình; như thế họ sẽ dễ giải quyết những tâm tính bại hoại của mình và sẽ có một con đường. Nếu không, các ngươi sẽ không bao giờ khai quật được căn nguyên vấn đề, và sẽ chỉ nói rằng chuyện này chính là tự cho mình là đúng, cuồng vọng, kiêu ngạo, hoặc là không có chút lòng trung thành nào. Chỉ nói về những chuyện hời hợt như thế có thể giải quyết vấn đề của các ngươi không? Vậy có cần bàn luận về bản tính của con người không? Ban đầu, bản tính của Ađam và Eva là gì? Trong họ không có sự chống đối chủ ý nào, càng không có sự phản nghịch công khai. Họ không biết chống đối Đức Chúa Trời là gì, càng không biết vâng phục Ngài là gì. Sa-tan gieo rắc những gì, họ đều tiếp nhận vào lòng. Hiện tại, Sa-tan đã làm bại hoại nhân loại đến mức con người có thể phản nghịch và chống đối Đức Chúa Trời trong mọi sự, có thể nghĩ ra đủ mọi cách để chống đối Ngài. Rõ ràng bản tính của con người cũng giống như bản tính của Sa-tan. Tại sao Ta nói bản tính của con người giống bản tính của Sa-tan? Sa-tan là kẻ chống đối Đức Chúa Trời, và bởi vì con người có bản tính Sa-tan, nên họ thuộc về Sa-tan. Dù có lẽ con người không chủ ý làm những việc chống đối Đức Chúa Trời, nhưng vì bản tính Sa-tan của mình mà mọi suy nghĩ của con người đều chống đối Đức Chúa Trời. Kể cả khi con người không làm gì cả, họ vẫn chống đối Đức Chúa Trời, bởi vì thực chất nội tại của con người đã thay đổi thành một thứ chống đối Đức Chúa Trời. Do đó, con người hiện tại khác với con người lúc mới được tạo dựng. Trước đây, trong con người không có sự chống đối hay phản bội, họ đầy sự sống và không bị bản tính Sa-tan nào chi phối. Nếu không có sự chi phối hoặc quấy nhiễu của bản tính Sa-tan trong con người, thì bất kể họ làm gì cũng không bị xem là chống đối Đức Chúa Trời.

Bản tính là gì? Bản tính là thực chất của con người. Tâm tính là những thứ bộc lộ ra từ bản tính người ta, và một sự thay đổi tâm tính nghĩa là tâm tính bại hoại của người ta đã được làm cho tinh sạch và được thay thế bằng lẽ thật. Từ đó, cái được bộc lộ ra vì vậy mà không phải là tâm tính bại hoại mà là một biểu hiện của nhân tính bình thường. Sau khi Sa-tan làm bại hoại con người thì con người trở thành hiện thân của Sa-tan, trở thành một thứ của Sa-tan chống đối Đức Chúa Trời và hoàn toàn có khả năng phản bội Ngài. Tại sao Đức Chúa Trời yêu cầu người ta thay đổi tâm tính? Bởi vì Đức Chúa Trời muốn hoàn thiện và thu phục con người, cuối cùng biến con người thành những người có nhiều thực tế phụ thêm của việc biết Đức Chúa Trời và những thực tế của mọi phương diện của lẽ thật. Những người như thế này hoàn toàn tương hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Trước đây, con người có những tâm tính bại hoại và mỗi khi làm bất kỳ điều gì cũng sẽ phạm sai lầm hoặc thể hiện sự chống đối, nhưng giờ con người hiểu được một vài lẽ thật và có thể làm nhiều việc tương hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là con người không phản bội Đức Chúa Trời. Người ta vẫn có thể làm như thế. Một phần trong những gì tuôn ra từ bản tính của con người là có thể thay đổi được, và phần có thể thay đổi là phần mà con người có thể thực hành tương hợp với lẽ thật. Nhưng giờ ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành không có nghĩa là bản tính của ngươi đã thay đổi. Cũng giống như cách con người từng luôn có quan niệm về Đức Chúa Trời và có đòi hỏi với Ngài, giờ trong nhiều phương diện, họ không như thế nữa, nhưng có lẽ họ vẫn có quan niệm hoặc đòi hỏi về một vài chuyện, và vẫn có thể phản bội Đức Chúa Trời. Có lẽ ngươi nói: “Tôi có thể quy phục bất kỳ điều gì Đức Chúa Trời làm, vâng phục trong nhiều chuyện mà không oán trách hay đòi hỏi”, nhưng ngươi vẫn có thể phản bội Đức Chúa Trời trong một vài chuyện. Dù ngươi không cố ý chống đối Đức Chúa Trời, nhưng khi không hiểu ý muốn của Ngài, ngươi vẫn có thể chống đối ý Ngài. Vậy phần có thể thay đổi nghĩa là gì? Chỉ có nghĩa là khi ngươi hiểu được ý muốn của Đức Chúa Trời thì ngươi có thể vâng phục, và khi ngươi hiểu lẽ thật thì ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành. Nếu ngươi không hiểu lẽ thật hay ý muốn của Đức Chúa Trời trong một số chuyện, vậy thì vẫn có khả năng ngươi có thể bộc lộ sự bại hoại. Nếu ngươi hiểu lẽ thật, nhưng không đưa lẽ thật vào thực hành vì ngươi vẫn bị một vài chuyện nhất định kìm hãm, vậy thì đó chính là phản bội, là một thứ trong bản tính của ngươi. Dĩ nhiên, không có giới hạn về chuyện tâm tính của ngươi có thể thay đổi bao nhiêu. Ngươi càng đạt được nhiều lẽ thật, đồng nghĩa với càng hiểu biết về Đức Chúa Trời, thì ngươi càng bớt chống đối và phản bội Ngài. Việc mưu cầu thay đổi tâm tính chủ yếu đạt được bằng cách mưu cầu lẽ thật, việc hiểu được bản tính và thực chất của mình chủ yếu đạt được bằng cách hiểu lẽ thật. Khi người ta thật sự đạt được lẽ thật thì mọi vấn đề của họ sẽ được giải quyết.

Mùa Đông năm 1999

Trước: Ngươi có biết tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại không?

Tiếp theo: Thực chất của Đấng Christ là tình yêu

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger