Sự thực hành (6)

Hôm nay, đừng bao giờ bận tâm đến việc đạt được ý thức mà Phi-e-rơ đã sở hữu – nhiều người thậm chí còn không thể đạt được ý thức mà Phao-lô đã sở hữu. Họ thậm chí không có sự tự biết mình của Phao-lô. Mặc dù Phao-lô bị Chúa đánh gục vì ông đã bắt bớ Đức Chúa Jêsus, nhưng sau đó ông đã quyết tâm làm việc và chịu khổ vì Chúa. Jêsus đã giáng trên ông một căn bệnh, và về sau, Phao-lô tiếp tục chịu đựng căn bệnh này khi ông bắt đầu làm việc. Tại sao ông đã nói rằng ông có một cái giằm trong thịt của ông? Cái giằm, thực ra, chính là căn bệnh – và đối với Phao-lô, nó là một điểm yếu chết người. Cho dù ông có làm bao nhiêu việc hoặc sự quyết tâm chịu khổ của ông có lớn đến cỡ nào, thì ông cũng không thể loại bỏ cái giằm đó. Tuy nhiên Phao-lô đã có tố chất tốt hơn nhiều so với con người các ngươi ngày nay, và ông cũng tự biết mình và có ý thức hơn các ngươi. Sau khi Phao-lô bị Jêsus đánh gục, ông đã thôi không bắt bớ các môn đồ của Jêsus, và bắt đầu rao giảng và chịu khổ vì Jêsus. Và điều gì đã thôi thúc ông chịu khổ? Phao-lô tin rằng, bởi vì ông đã thấy được ánh sáng lớn, nên ông phải làm chứng về Đức Chúa Jêsus, không được bắt bớ môn đồ của Jêsus, không được chống đối công tác của Đức Chúa Trời. Phao-lô là một trong những nhân vật cấp cao trong tôn giáo. Ông là người rất hiểu biết và có tài, ông khinh thường những người bình thường, và có một cá tính mạnh hơn hầu hết mọi người. Nhưng sau khi “ánh sáng lớn” soi sáng trên ông, ông đã có thể làm việc cho Đức Chúa Jêsus, ra quyết tâm chịu khổ vì Đức Chúa Trời và dâng chính mình cho Đức Chúa Trời, điều đó chứng tỏ rằng ông có ý thức. Vào thời điểm ông bắt bớ và bắt giữ các môn đồ của Jêsus, Jêsus đã xuất hiện ra với ông và phán: “Hỡi Phao-lô, sao ngươi bắt bớ Ta?” Thì Phao-lô lập tức té xuống đất và thưa rằng: “Lạy Chúa, Chúa là ai?” Có tiếng từ trên trời phán rằng: “Ta là Jêsus mà ngươi bắt bớ”. Ngay lập tức, Phao-lô bừng tỉnh, và chỉ khi đó ông mới biết rằng Jêsus là Đấng Christ, rằng Ngài là Đức Chúa Trời. “Tôi phải thuận phục. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ân điển này – Tôi đã bắt bớ Ngài như thế, vậy mà Ngài không đánh gục tôi, cũng không rủa sả tôi. Tôi phải chịu khổ vì Ngài”. Phao-lô nhận ra rằng ông đã bắt bớ Đức Chúa Jêsus Christ và giờ thì đang giết các môn đồ của Ngài, rằng Đức Chúa Trời đã không rủa sả ông, nhưng lại soi chiếu ánh sáng trên ông. Điều này đã thôi thúc ông, và ông nói rằng: “Mặc dù tôi đã không nhìn thấy mặt Ngài, nhưng tôi đã nghe thấy giọng nói của Ngài và thấy được ánh sáng lớn của Ngài. Chỉ bây giờ tôi mới thật sự thấy rằng Đức Chúa Trời thực sự yêu tôi, và rằng Đức Chúa Jêsus Christ thực sự là Đức Chúa Trời, là đấng thương xót con người và tha thứ tội lỗi của con người cho đến đời đời. Tôi thực sự thấy rằng tôi là một tội nhân”. Dù rằng sau đó Đức Chúa Trời đã sử dụng các ân tứ của Phao-lô để làm việc, nhưng hãy tạm thời quên chuyện này đi. Sự quyết tâm của ông khi đó, ý thức con người bình thường của ông, và sự tự biết mình của ông – các ngươi không có khả năng đạt được những điều này. Hôm nay, chẳng phải các ngươi đã nhận được nhiều sự sáng sao? Chẳng phải nhiều người đã thấy được rằng tâm tính của Đức Chúa Trời là tâm tính của sự oai nghi, sự thạnh nộ, sự phán xét, và hình phạt sao? Những lời rủa sả, những sự thử luyện và sự tinh luyện đã giáng trên con người rất nhiều lần – và họ đã học được điều gì? Ngươi đã có được gì từ việc bị sửa phạt và tỉa sửa? Những lời nặng nề, sự đánh đập, và phán xét đã giáng trên ngươi nhiều lần, vậy mà ngươi không chú ý gì đến chúng. Ngươi thậm chí còn không có chút ý thức mà Phao-lô có – chẳng phải ngươi vô cùng lạc hậu sao? Cũng có nhiều điều Phao-lô đã không nhìn thấy rõ ràng. Ông chỉ biết rằng ánh sáng đã soi chiếu trên ông, nhưng không biết rằng ông đã bị đánh gục; cá nhân ông đã tin rằng sau khi ánh sáng soi chiếu trên ông, thì ông phải dành trọn bản thân mình cho Đức Chúa Trời, chịu khổ vì Đức Chúa Trời, làm mọi thứ để dọn đường cho Đức Chúa Jêsus Christ, và để có thêm nhiều tội nhân được Đức Chúa Trời cứu chuộc. Đây là quyết tâm của ông, và là mục đích duy nhất trong việc làm của ông – nhưng khi ông làm việc, căn bệnh vẫn không rời khỏi ông, cho đến tận lúc chết. Phao-lô đã làm việc trong hơn hai mươi năm. Ông đã chịu khổ nhiều, và trải nghiệm rất nhiều sự bắt bớ và nhiều hoạn nạn, dầu vậy, tất nhiên, những điều này ít hơn nhiều so với những cuộc thử luyện của Phi-e-rơ. Nếu các ngươi thậm chí không sở hữu được ý thức của Phao-lô thì đáng thương thế nào đây? Trong trường hợp này, làm sao Đức Chúa Trời có thể bắt tay vào công tác còn vĩ đại hơn trong các ngươi?

Khi Phao-lô truyền bá Phúc Âm, ông đã chịu đau đớn tột cùng. Công việc ông làm, quyết tâm, đức tin, lòng trung thành, tình yêu, sự khoan dung, và sự hạ mình của ông khi đó, và nhiều điều khác mà ông đã sống bày tỏ ra bên ngoài, đều cao hơn con người các ngươi ngày nay. Trong các ngươi, nói một cách nghiêm túc hơn, không có ý thức bình thường nào; các ngươi thậm chí còn không có chút lương tâm hoặc nhân tính nào. Các ngươi thiếu quá nhiều! Vì vậy, trong phần lớn thời gian các ngươi sống thể hiện ra đều không thấy có ý thức bình thường, và không có dấu hiệu tự biết mình nào. Mặc dù Phao-lô phải chịu căn bệnh thể xác thời điểm đó, nhưng ông vẫn tiếp tục cầu nguyện và tìm kiếm: “Thực ra, đây là căn bệnh gì? Tôi đã làm tất cả những việc này cho Đức Chúa Trời, tại sao sự hoạn nạn này không lìa khỏi tôi? Có thể nào Đức Chúa Jêsus đang thử tôi không? Ngài đã đánh gục tôi chưa? Nếu Ngài đã đánh gục tôi, thì tôi hẳn đã chết rồi, và không có khả năng làm tất cả những việc này cho Ngài, mà cũng không thể nhận được nhiều sự sáng như thế. Ngài cũng đã nhận ra quyết tâm của tôi”. Phao-lô đã luôn tin rằng căn bệnh này là Đức Chúa Trời đang thử ông, rằng nó đang tôi rèn đức tin và ý chí của ông – đây là cách mà Phao-lô đã nhìn nhận về nó. Trong thực tế, căn bệnh của ông chính là một di chứng còn lại từ khi Đức Chúa Jêsus đánh gục ông. Nó đã đặt ông dưới áp lực cảm xúc, và chế ngự sự dấy loạn của ông. Nếu các ngươi thấy chính mình trong các tình cảnh của Phao-lô, các ngươi sẽ làm gì? Liệu sự quyết tâm và khả năng chịu đựng của ngươi có thể sánh với của Phao-lô không? Hôm nay, nếu căn bệnh nào đó giáng trên các ngươi, hoặc các ngươi trải qua một cuộc thử luyện lớn, và ngươi phải chịu khổ, ai biết các ngươi sẽ như thế nào. Nếu các ngươi bị nhốt trong một cái lồng chim và thường xuyên được chu cấp, thì các ngươi sẽ ổn. Nếu không các ngươi sẽ giống như những con sói, thiếu hết nhân tính. Vì thế khi ngươi chịu một chút ràng buộc hoặc khó khăn, thì điều đó tốt cho các ngươi; nếu các ngươi được ban cho một thời điểm thuận lợi thì các ngươi sẽ bị hư hoại, và vậy thì làm sao các ngươi có thể được bảo vệ? Hôm nay, vì các ngươi bị hành phạt, phán xét, và rủa sả nên các ngươi được bảo vệ. Vì các ngươi đã chịu khổ nhiều nên các ngươi được bảo vệ. Nếu không, các ngươi đã rơi vào tình trạng suy đồi từ lâu. Điều này không phải là cố tình làm cho mọi thứ trở nên khó khăn cho các ngươi – bản tính của con người khó mà thay đổi, và phải như thế thì tâm tính của họ mới thay đổi được. Hôm nay, các ngươi thậm chí cũng không sở hữu được lương tâm hay lý trí mà Phao-lô đã sở hữu, ngay cả sự tự biết mình của ông các ngươi cũng không có. Các ngươi luôn phải chịu áp lực, và các ngươi luôn phải chịu hành phạt và phán xét để thức tỉnh linh hồn mình. Hình phạt và phán xét là điều tốt nhất cho sự sống của các ngươi. Và khi cần thiết, cũng phải có hình phạt của những sự thật xảy đến trên các ngươi; chỉ khi đó các ngươi sẽ thuận phục hoàn toàn. Bản tính của các ngươi là nếu không có hình phạt và rủa sả, các ngươi sẽ không sẵn lòng cúi đầu, không sẵn lòng thuận phục. Không có sự thật trước mắt các ngươi, thì sẽ không có tác dụng gì. Nhân cách các ngươi quá thấp hèn và vô giá trị! Không có hình phạt và phán xét, các ngươi sẽ khó bị chinh phục, và sự không công chính và phản nghịch của các ngươi khó bị chế ngự. Bản tính cũ của các ngươi đã bám rễ quá sâu. Nếu các ngươi được đặt trên ngai, các ngươi sẽ không biết trời cao đất dày, càng không biết mình hướng về đâu. Các ngươi thậm chí còn không biết mình đã đến từ đâu, thế thì làm sao biết được Đấng Tạo Hóa? Không có hình phạt và rủa sả đúng thời điểm của ngày hôm nay, ngày cuối cùng của các ngươi hẳn đã đến từ lâu. Đó là chưa kể đến số phận của các ngươi – chẳng phải điều đó còn nguy cấp hơn sao? Không có hình phạt và phán xét kịp thời này, ai biết được các ngươi sẽ kiêu ngạo đến mức nào, hoặc ngươi sẽ trở nên suy đồi như thế nào. Hình phạt và phán xét này đã đưa các ngươi tới ngày hôm nay, và chúng đã duy trì sự tồn tại của các ngươi. Nếu các ngươi vẫn được “giáo dục” theo phương pháp tương tự như của “cha” các ngươi, ai biết được các ngươi sẽ bước vào cõi nào! Các ngươi hoàn toàn không có khả năng kiểm soát và phản tỉnh bản thân. Đối với những người như các ngươi, nếu các ngươi chỉ đi theo và thuận phục mà không gây ra bất kỳ sự phá vỡ hay nhiễu loạn nào, thì các mục tiêu của Ta sẽ đạt được. Chẳng phải các ngươi nên làm tốt hơn trong việc chấp nhận hình phạt và phán xét của ngày hôm nay sao? Ngươi có những sự lựa chọn nào khác không? Khi Phao-lô nhìn thấy Đức Chúa Jêsus phán dạy và làm việc, ông vẫn không tin. Về sau, sau khi Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh lên thập tự giá và sau đó đã phục sinh, ông biết sự thật này, nhưng ông tiếp tục bắt bớ và chống đối. Điều này có nghĩa là cố tình phạm tội, và vì thế ông đã bị đánh gục. Từ lúc đầu, ông đã biết có một vị Vua ở giữa dân Do thái người được gọi là Jêsus, ông đã nghe đến điều này. Về sau, khi ông giảng trong đền thờ và rao giảng khắp các xứ, ông đã chống lại Jêsus, kiêu căng từ chối vâng theo bất kỳ con người nào. Những điều này đã trở nên một trở ngại lớn cho công tác lúc bấy giờ. Khi Jêsus đang làm việc, Phao-lô không trực tiếp bắt bớ và bắt giam mọi người, nhưng ông đã dùng những bài giảng và lời để đánh đổ công tác của Jêsus. Về sau, sau khi Đức Chúa Jêsus Christ đã bị đóng đinh lên thập tự giá, ông bắt đầu bắt giữ các môn đồ, hối hả từ nơi này đến nơi khác và làm mọi điều có thể để bắt bớ họ. Chỉ sau khi “ánh sáng” soi chiếu trên ông thì ông mới bừng tỉnh và đã cảm thấy vô cùng hối hận. Sau khi ông đã bị đánh gục, căn bệnh của ông không bao giờ lìa khỏi ông. Đôi khi, ông cảm thấy nỗi đau đớn trở nên tồi tệ hơn, và đã không thể ra khỏi giường. Ông nghĩ: “Chuyện gì đang xảy ra thế này? Liệu tôi đã thực sự bị đánh gục chưa?” Căn bệnh không bao giờ lìa khỏi ông, và chính vì căn bệnh này mà ông đã làm nhiều việc. Có thể nói rằng Jêsus đã đặt căn bệnh này trong Phao-lô bởi vì tính kiêu ngạo và ngoan cố của ông; nó là một sự trừng phạt đối với Phao-lô, tuy nhiên nó cũng được thực hiện để tận dụng những tài năng của Phao-lô trong công tác của Đức Chúa Trời, để công tác của Ngài có thể được mở rộng. Thực tế là, ý định của Đức Chúa Trời không phải là để cứu rỗi Phao-lô, mà để sử dụng ông. Tuy nhiên tâm tính của Phao-lô quá ngạo mạn và ngoan cố, và vì thế một cái “giằm” đã được đặt trong ông. Cuối cùng, vào thời điểm Phao-lô hoàn thành công việc của mình, thì căn bệnh không còn là một nỗi đau khổ lớn đối với ông, và khi công việc của ông kết thúc, ông đã có thể nói rằng: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin: Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta” – ông nói những lời này bởi vì ông không biết công tác của Đức Chúa Trời. Có nhiều người trong số các ngươi giống như Phao-lô, nhưng nếu các ngươi thực sự có quyết tâm đi đến cuối con đường, thì các ngươi sẽ không bị ngược đãi. Ở đây, chúng ta sẽ không thảo luận về những cách mà Phao-lô đã dấy nghịch và chống đối; hãy cùng nói về phần tích cực và đáng khen ngợi của ông: Ông có lương tâm, và sau một lần nhận được “ánh sáng”, ông đã có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời và chịu khổ vì Đức Chúa Trời. Đây là điểm mạnh của ông. Tuy nhiên, nếu có người tin rằng bởi vì ông có điểm mạnh nên ông là người được ban phước, nếu họ nghĩ rằng ông không cần thiết phải bị trừng phạt, thì đây là những lời nói của những người vô ý thức.

Trong khi cầu nguyện và đọc lời Đức Chúa Trời, nhiều người nói họ sẵn sàng thuận phục Đức Chúa Trời, nhưng sau đó khi còn lại một mình thì trở nên bê tha, và không nghĩ gì về điều đó nữa. Lời Đức Chúa Trời được phán đi phán lại, tỏ lộ hết lớp này đến lớp khác, và chỉ một khi lớp tận cùng của con người được phơi bày thì họ mới “tìm thấy sự bình an” và trở nên ít ngạo mạn và ngoan cố hơn, ít kiêu căng quá quắt hơn. Với tình trạng của các ngươi như ngày nay, các ngươi vẫn phải bị đánh và phơi bày không ngừng, và bị phán xét từng chi tiết một, để các ngươi không có cơ hội để nghỉ ngơi. Đối với các ngươi, tốt hơn là để hình phạt và phán xét nghiêm khắc không rời khỏi các ngươi, và để sự kết án và rủa sả không lìa xa các ngươi, cho các ngươi thấy rằng quyền hành của các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời không bao giờ rời khỏi các ngươi. Giống như trong Thời đại Luật pháp, khi A-rôn thấy rằng Đức Giê-hô-va đã không bao giờ rời xa ông (điều ông thấy được chính là sự hướng dẫn và bảo vệ thường xuyên của Đức Giê-hô-va; sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời mà các ngươi thấy ngày nay là sự trừng phạt, rủa sả, và phán xét), hôm nay quyền hành của các sắc lệnh quản trị của Đức Giê-hô-va cũng không lìa bỏ các ngươi. Tuy nhiên, có một điều các ngươi có thể thấy yên tâm hơn: Cho dù các ngươi có chống đối, dấy nghịch và phán xét thế nào đi nữa, thì sẽ không có bất kỳ sự tổn hại nào đến xác thịt của các ngươi. Nhưng nếu có những người đi quá xa trong việc chống đối và cản trở công việc, thì điều này không thể chấp nhận; có một giới hạn. Đừng phá vỡ hoặc làm nhiễu loạn đời sống của hội thánh, và đừng phá vỡ công tác của Đức Thánh Linh. Còn lại, ngươi có thể làm những gì ngươi muốn. Nếu ngươi nói ngươi không muốn theo đuổi sự sống và mong muốn trở lại với thế gian, thì hãy đi nhanh đi! Các ngươi có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn miễn là nó không cản trở công tác của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên còn một điều nữa ngươi phải biết: Cuối cùng, những tội nhân ngoan cố như thế sẽ bị đào thải. Hôm nay, ngươi có thể không bị quở trách, nhưng cuối cùng, chỉ một số người sẽ có thể làm chứng – và tất cả những người còn lại đều sẽ gặp nguy hiểm. Nếu ngươi không mong muốn ở trong dòng chảy này, thì tốt thôi. Con người của ngày hôm nay được đối xử một cách khoan dung; Ta không giới hạn ngươi, miễn là ngươi không sợ hình phạt của ngày mai. Nhưng nếu ngươi ở trong dòng chảy này, ngươi phải làm chứng, và ngươi phải bị hành phạt. Nếu ngươi muốn từ chối nó và trở lại với thế gian, thì được thôi – không ai ngăn cản ngươi cả! Nhưng nếu ngươi làm những việc phá hoại và làm nhiễu loạn công tác của Đức Chúa Trời, thì ngươi tuyệt đối không thể được tha thứ về điều đó! Đối với những gì mắt ngươi thấy và tai ngươi nghe về người nào bị hành phạt và gia đình nào bị rủa sả – thì có những giới hạn và ranh giới cho tất cả những điều này. Đức Thánh Linh không làm việc một cách khinh suất. Dựa trên những tội mà các ngươi đã phạm, nếu các ngươi bị đối xử và xét đến một các nghiêm túc theo sự bất chính của chính các ngươi, ai trong cách ngươi có thể sống sót? Tất cả các ngươi sẽ chịu tai ương, và không ai trong số các ngươi có một kết cục tốt đẹp cả. Tuy nhiên ngày nay, nhiều người được đối xử với sự khoan dung. Cho dù các ngươi phán xét, dấy nghịch, và chống đối, miễn là không phá vỡ, thì Ta sẽ đối diện các ngươi với một nụ cười. Nếu các ngươi thực sự theo đuổi sự sống, thì các ngươi phải chịu chút ít hình phạt, và phải chịu nỗi đau xa cách với những gì các ngươi yêu mến để bước lên bàn phẫu thuật; ngươi phải chịu đau đớn, cũng như Phi-e-rơ đã chấp nhận sự thử luyện và đau khổ. Hôm nay, ngươi đang ở trước ghế phán xét. Trong tương lai, ngươi phải lên “máy chém”, đó sẽ là lúc các ngươi “hy sinh” chính bản thân mình.

Trong giai đoạn cuối này của công tác trong những ngày sau rốt, có lẽ ngươi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ không hủy hoại xác thịt của ngươi, và có thể nói rằng ngươi có thể không phải chịu bất kỳ căn bệnh nào mặc dù ngươi chống đối và phán xét Ngài – nhưng khi những lời nghiêm khắc của Đức Chúa Trời đến trên ngươi, khi tất cả sự dấy nghịch, sự chống đối và vẻ mặt gớm ghiếc của ngươi đều được phơi bày, thì ngươi không thể ẩn nấp. Ngươi sẽ cảm thấy mình hoảng sợ và bối rối. Hôm nay, các ngươi phải có chút lương tâm. Đừng đóng vai của những kẻ ác, là những kẻ chống đối và dấy nghịch cùng Đức Chúa Trời. Ngươi nên chống lại tổ tiên trước đây của mình; đây là vóc giạc mà ngươi nên có, và đây là nhân tính mà ngươi phải sở hữu. Ngươi luôn không có khả năng gác những triển vọng tương lai của chính mình hoặc những thú vui của ngày hôm nay sang một bên. Đức Chúa Trời phán: “Chừng nào các ngươi còn làm tất cả những gì có thể để theo Ta và theo đuổi lẽ thật, chắc chắn Ta sẽ làm cho các ngươi hoàn thiện. Một khi các ngươi được trở nên hoàn thiện, các ngươi sẽ có một đích đến tốt đẹp – các ngươi sẽ được đưa vào vương quốc của Ta để tận hưởng những phước lành cùng Ta”. Một đích đến tốt đẹp đã được hứa với các ngươi, tuy nhiên những yêu cầu đối với các ngươi không bao giờ có thể giảm đi. Cũng có một điều kiện: Bất kể các ngươi sẽ được chinh phục hay được trở nên hoàn thiện hay không, hôm nay các ngươi phải chịu một vài hình phạt và đau khổ; các ngươi phải bị đánh và sửa dạy; các ngươi phải nghe lời của Ta, theo đường lối của Ta, và thực hiện tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời – đây là điều loài người các ngươi nên làm. Bất kể ngươi theo đuổi thế nào, thì ngươi phải nghe rõ đường lối này. Nếu ngươi thực sự có sự sáng suốt thật, thì ngươi có thể tiếp tục đi theo. Nếu ngươi tin rằng, ở đây không có triển vọng hay hy vọng gì, thì ngươi có thể bỏ đi. Những lời này đã được phán rõ ràng đến ngươi, nhưng nếu ngươi thực sự muốn đi, điều này chỉ cho thấy rằng ngươi không có chút lương tâm nào cả; hành động này của ngươi đủ để chứng minh rằng ngươi là một con quỷ. Mặc dù ngươi nói ngươi giao phó tất cả cho sự sắp đặt của Đức Chúa Trời, nhưng dựa trên xác thịt của ngươi và những gì ngươi sống bày tỏ ra, thì ngươi vẫn sống dưới quyền lực của Sa-tan. Mặc dù Sa-tan cũng ở trong sự kiểm soát của Đức Chúa Trời, nhưng bản thân ngươi vẫn thuộc về Sa-tan và chưa thực sự được Đức Chúa Trời cứu rỗi, bởi ngươi vẫn sống dưới sự ảnh hưởng của Sa-tan. Ngươi phải theo đuổi thế nào để được cứu rỗi? Sự lựa chọn là của ngươi – ngươi nên chọn con đường mình nên đi. Cuối cùng, nếu ngươi có thể nói: “Tôi không có gì tốt hơn, tôi báo đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời bằng lương tâm của mình, và phải có một chút nhân tính. Tôi không thể đạt được điều gì lớn lao hơn, tố chất của tôi cũng không cao; Tôi không hiểu về các khải tượng và ý nghĩa công tác của Đức Chúa Trời. Tôi đơn thuần chỉ báo đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời, tôi làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời yêu cầu, và tôi làm tất cả những gì có thể. Tôi thực hiện bổn phận mình một cách đúng đắn với tư cách là một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời”, thì Ta sẽ cảm thấy hài lòng. Đây là lời chứng mạnh mẽ nhất mà ngươi có thể có. Đây là tiêu chuẩn cao nhất được yêu cầu ở mộ tbộ phận dân chúng: thực hiện bổn phận một loài thọ tạo của Đức Chúa Trời. Chỉ cần làm hết mức ngươi có thể làm được; các yêu cầu đối với ngươi không quá cao. Miễn là ngươi làm tất cả những gì ngươi có thể, thì đây là lời chứng của ngươi.

Trước: Sự thật bên trong công tác chinh phục (4)

Tiếp theo: Sự thực hành (7)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger