37. Kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác là gì

Lời Đức Chúa Trời Toàn Năng trong thời kỳ sau rốt

Một hữu thể thọ tạo đích thực phải biết Đấng Tạo Hóa là ai, việc tạo dựng con người để làm gì, thực hiện những trách nhiệm của một hữu thể thọ tạo như thế nào, và thờ phượng Chúa của mọi sự tạo dựng như thế nào, phải hiểu, nắm bắt, nhận biết và quan tâm đến tâm ý, tiếng lòng, và yêu cầu của Đấng Tạo Hóa, và phải tuân theo đường lối của Đấng Tạo Hóa – kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.

Kính sợ Đức Chúa Trời là gì? Và người ta có thể lánh khỏi điều ác như thế nào?

“Kính sợ Đức Chúa Trời” không có nghĩa là khiếp đảm và ghê sợ khôn tả, cũng không phải là lẩn tránh, cũng không phải là giữ khoảng cách, cũng không phải là sùng bái hay mê tín. Thay vào đó, đó là sự ngưỡng mộ, kính mến, tin cậy, hiểu biết, quan tâm, thuận phục, hiến dâng, yêu thương, cũng như thờ phượng, đền đáp và quy phục không điều kiện và không ca thán. Không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người sẽ không có sự ngưỡng mộ đích thực, sự tin cậy đích thực, sự hiểu biết đích thực, sự quan tâm hay thuận phục đích thực, mà chỉ khiếp sợ và bất an, chỉ hoài nghi, hiểu lầm, thoái thác, và lẩn tránh; không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người sẽ không có sự hiến dâng và đền đáp đích thực; không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người sẽ không có sự thờ phượng và quy phục đích thực, chỉ sùng bái và mê tín mù quáng; không có kiến thức đích thực về Đức Chúa Trời, con người không thể tuân theo đường lối của Đức Chúa Trời, hay kính sợ Đức Chúa Trời, hay lánh khỏi điều ác. Trái lại, mọi hoạt động và hành vi mà con người thực hiện sẽ đầy sự phản nghịch và bất chấp, đầy những quy tội vu khống và những phán xét ác ý về Ngài, và đầy những việc hành ác trái với lẽ thật và ý nghĩa thật của lời Đức Chúa Trời.

Một khi con người có sự tin cậy đích thực ở Đức Chúa Trời, họ sẽ thật sự theo Ngài và nương tựa vào Ngài; chỉ với sự tin cậy và nương tựa thật sự vào Đức Chúa Trời mà con người mới có thể có sự hiểu biết và lĩnh hội đích thực; đi cùng với sự hiểu thấu thật sự về Đức Chúa Trời là sự quan tâm thật sự dành cho Ngài; chỉ với sự quan tâm thật sự dành cho Đức Chúa Trời mà con người mới có được sự thuận phục đích thực; chỉ với sự thuận phục đích thực với Đức Chúa Trời mà con người mới có được sự hiến dâng đích thực; chỉ có sự hiến dâng đích thực với Đức Chúa Trời mà con người mới có được sự đền đáp vô điều kiện và không ca thán; chỉ với sự tin cậy và nương tựa đích thực, sự hiểu biết và quan tâm đích thực, sự thuận phục đích thực, sự hiến dâng và đền đáp đích thực mà con người mới thật sự hiểu được tâm tính và thực chất Đức Chúa Trời, và biết thân phận của Đấng Tạo Hóa; chỉ khi thật sự biết được về Đấng Tạo Hóa, con người mới có thể đánh thức sự thờ phượng và quy phục đích thực bên trong mình; chỉ khi họ có sự thờ phượng và quy phục thật sự với Đấng Tạo Hóa, con người mới có thể thật sự dẹp bỏ những cách thức tà ác của mình, nghĩa là lánh khỏi điều ác.

– Lời tựa, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Hiện tại, con người đều muốn làm người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Vậy chính xác thì con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác là gì? Có thể nói, con đường đó đòi hỏi phải tìm cách thuận phục Đức Chúa Trời, và thuận phục Ngài hoàn toàn, tuyệt đối. Con đường đó đòi hỏi phải thực sự e sợ và kính sợ Đức Chúa Trời, không có bất kỳ yếu tố giả dối, chống đối hoặc phản nghịch nào. Đó là có tấm lòng hoàn toàn thanh sạch, và tuyệt đối trung thành, thuận phục Đức Chúa Trời. Sự trung thành và thuận phục này phải tuyệt đối, không được tương đối; nó không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm, hay tuổi tác của một người. Đây là con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Trong quá trình mưu cầu như vậy, ngươi sẽ dần dần đi đến biết Đức Chúa Trời và trải nghiệm những việc làm của Ngài; ngươi sẽ cảm nhận được sự chăm sóc và bảo vệ của Ngài, ý thức được tính thực tế trong sự hiện hữu của Ngài, và cảm nhận được quyền tối thượng của Ngài. Cuối cùng ngươi sẽ thực sự cảm nhận được rằng Đức Chúa Trời ở trong vạn vật và ở bên cạnh ngươi; ngươi sẽ có được sự lĩnh hội này. Nếu không tìm kiếm con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, thì ngươi sẽ không bao giờ có được nhận thức về những điều này.

– Con người được hưởng lợi nhiều nhất từ kế hoạch quản lý của Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Gióp trọn vẹn, ông kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, ông sở hữu sự giàu có và địa vị đáng kính trọng. Để một người bình thường sống trong một môi trường như thế và dưới những điều kiện như thế, chế độ ăn uống, chất lượng sống, và nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống cá nhân của Gióp sẽ là tâm điểm chú ý của hầu hết mọi người; do đó chúng ta phải tiếp tục đọc Kinh Thánh: “Các con trai người hay đi dự tiệc, đãi thay phiên nhau trong nhà của mỗi người; và sai mời ba chị em gái mình ăn uống chung với mình. Xảy khi các ngày yến tiệc xong rồi, Gióp sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch, thức dậy sớm, dâng của lễ thiêu tùy số nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ chối Ðức Chúa Trời chăng. Gióp hằng làm như vậy” (Gióp 1:4-5). … Khi Kinh Thánh miêu tả việc tiệc tùng của các con trai và con gái Gióp thì không đề cập đến Gióp, mà chỉ nói rằng các con trai và con gái ông thường ăn uống cùng nhau. Nói cách khác, ông đã không tổ chức yến tiệc, ông cũng không tham gia cùng các con trai và con gái mình ăn uống phung phí. Mặc dù giàu có và sở hữu nhiều của cải, tôi tớ, cuộc sống của Gióp không phải là một cuộc sống xa hoa. Ông không bị cuốn vào môi trường sống thượng đẳng của mình, và ông đã không vì sự giàu có của mình mà say sưa với những thú vui xác thịt hay quên dâng của lễ thiêu, và nó càng không khiến ông dần xa lánh Đức Chúa Trời trong lòng mình. Như vậy, rõ ràng là Gióp có kỷ luật trong lối sống của mình, không tham lam hay đam mê khoái lạc do kết quả của những phúc lành Đức Chúa Trời ban cho ông, và ông đã không chỉ chăm chăm vào chất lượng sống. Thay vào đó, ông khiêm nhường và nhũn nhặn, ông không có thói quen phô trương, ông cẩn trọng và cẩn thận trước Đức Chúa Trời. Ông thường nghĩ về những ân điển và phúc lành của Đức Chúa Trời, và không ngừng có lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Trong đời sống hàng ngày, Gióp thường dậy sớm để dâng của lễ thiêu cho các con trai và con gái mình. Nói cách khác, không chỉ bản thân Gióp kính sợ Đức Chúa Trời, mà ông cũng hy vọng rằng tương tự, các con ông cũng sẽ kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Sự giàu có vật chất của Gióp không có chỗ trong lòng ông, nó cũng không thay thế vị trí của Đức Chúa Trời; dù là vì lợi ích của riêng ông hay của các con ông, những hành động hàng ngày của Gióp đều liên quan đến việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Sự kính sợ của ông đối với Giê-hô-va Đức Chúa Trời không chỉ dừng lại ở môi miệng ông, mà còn là điều ông đưa vào hành động và được phản ánh ở mỗi một phần trong đời sống hàng ngày của ông. Cách cư xử thực tế này của Gióp cho chúng ta thấy thực chất ông trung thực, sở hữu một bản chất yêu công lý và những điều tích cực. Việc Gióp thường xuyên đi dọn các con cái mình cho thanh sạch nghĩa là ông đã không cho phép hay chấp thuận hành vi của các con mình; thay vào đó, trong thâm tâm, ông chán ghét hành vi của chúng, và lên án chúng. Ông đã kết luận rằng hành vi của các con trai và con gái ông không làm vui lòng Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và do đó ông thường gọi chúng đến trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời và xưng tội. Những hành động của Gióp cho chúng ta thấy một mặt khác trong nhân tính của ông, đó là ông không bao giờ đi cùng những kẻ thường phạm tội và xúc phạm Đức Chúa Trời, mà thay vào đó lánh khỏi và tránh họ đi. Mặc dù những người này là các con trai và con gái ông, ông cũng không từ bỏ những nguyên tắc đạo đức của riêng mình bởi vì chúng là ruột thịt của ông, ông cũng không chiều theo tội lỗi của chúng bởi tình cảm của riêng ông. Thay vào đó, ông thúc giục chúng xưng tội và được sự khoan thứ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, và ông đã cảnh báo chúng không được từ bỏ Đức Chúa Trời vì việc hưởng thụ tham lam của bản thân chúng. Những nguyên tắc về cách Gióp đối đãi với những người khác không thể tách khỏi những nguyên tắc về việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác của ông. Ông yêu những gì Đức Chúa Trời chấp nhận, và ghét những gì Đức Chúa Trời ghê tởm; ông yêu những người kính sợ Đức Chúa Trời trong lòng họ, và ghét những ai phạm điều ác hay phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Sự yêu và ghét ấy được minh chứng trong đời sống hàng ngày của ông, và là chính sự ngay thẳng của Gióp mà mắt Đức Chúa Trời đã thấy. Đương nhiên, đây cũng là biểu hiện và sự sống bày tỏ ra nhân tính thật của Gióp trong mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống hàng ngày của ông, điều mà chúng ta phải học hỏi.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Sau khi Đức Chúa Trời nói với Sa-tan: “Nầy, các vật người có đều phó trong tay người; nhưng chớ tra tay vào mình nó”, Sa-tan đã rời đi và không lâu sau đó Gióp phải chịu những vụ tấn công bất chợt và ác liệt: Đầu tiên, bò và lừa của ông bị cướp đoạt và một số tôi tớ của ông bị giết; tiếp theo, chiên của ông và thêm một số tôi tớ nữa bị lửa thiêu; sau đó, lạc đà của ông bị lấy đi và thậm chí càng thêm nhiều tôi tớ bị sát hại; cuối cùng, mạng các con trai và con gái ông cũng bị lấy mất. Chuỗi tấn công này là sự hành hạ mà Gióp phải chịu trong lần cám dỗ đầu. Như Đức Chúa Trời đã lệnh, trong những cuộc tấn công này, Sa-tan chỉ nhắm đến của cải và các con của Gióp, và không làm hại đến bản thân Gióp. Dẫu vậy, Gióp trong thoáng chốc từ một người giàu có sở hữu rất nhiều của cải đã bị biến thành một người chẳng có gì cả. Không ai có thể chịu được cú đánh bất ngờ kinh hoàng này hay phản ứng đúng cách với nó, ấy thế mà Gióp đã chứng tỏ phương diện phi thường của ông. Kinh Thánh kể câu chuyện sau: “Gióp bèn chổi dậy, xé áo mình, và cạo đầu, đoạn xấp mình xuống đất mà thờ lạy”. Đây là phản ứng đầu tiên của Gióp sau khi nghe rằng ông đã mất các con và tất cả của cải. Hơn hết, ông đã không tỏ ra bất ngờ, hay hoảng lên, càng không thể hiện sự giận dữ hay căm ghét. Như vậy, các ngươi thấy rằng trong lòng ông, ông đã nhận ra những thảm họa này không phải là một tai nạn, hay phát xuất từ tay con người, chúng càng không đến từ sự báo ứng hay trừng phạt. Thay vào đó, những thử luyện của Đức Giê-hô-va đã đến trên ông; chính Đức Giê-hô-va là Đấng muốn lấy đi của cải và các con ông. Gióp đã rất điềm tĩnh và minh mẫn khi ấy. Nhân tính trọn vẹn và ngay thẳng của ông đã cho phép ông đưa ra những sự phán đoán và quyết định chính xác một cách hợp lý và tự nhiên về những thảm họa đã xảy đến trên ông, và kết quả là, ông đã hành xử với sự điềm tĩnh lạ thường: “Gióp bèn chổi dậy, xé áo mình, và cạo đầu, đoạn xấp mình xuống đất mà thờ lạy”. “Xé áo mình” có nghĩa là ông không mặc gì, và không sở hữu gì; “cạo đầu” nghĩa là ông đã quay lại trước Đức Chúa Trời như một đứa trẻ sơ sinh; “xấp mình xuống đất mà thờ lạy” nghĩa là ông đã đến thế gian này trần truồng, và vẫn không có bất cứ thứ gì hôm nay, ông trở về với Đức Chúa Trời như một đứa bé sơ sinh. Thái độ của Gióp đối với tất cả những gì xảy đến với ông là điều không loài thọ tạo nào của Đức Chúa Trời có thể đạt được. Đức tin của ông nơi Đức Giê-hô-va đã vượt khỏi lĩnh vực của niềm tin; đây là sự kính sợ Đức Chúa Trời, sự thuận phục Đức Chúa Trời của ông; ông không chỉ có thể tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã ban cho ông, mà còn vì đã lấy đi từ ông. Hơn nữa, ông có thể chủ động chấp nhận trả lại cho Đức Chúa Trời tất cả những gì ông sở hữu, bao gồm cả sự sống của ông.

Sự kính sợ và thuận phục Đức Chúa Trời của Gióp là một tấm gương cho nhân loại, và sự trọn vẹn, ngay thẳng của ông là đỉnh cao của nhân tính mà con người phải sở hữu. Mặc dù không nhìn thấy Đức Chúa Trời, ông đã nhận ra rằng Đức Chúa Trời thật sự hiện hữu, và bởi sự nhận biết này mà ông kính sợ Đức Chúa Trời, và bởi sự kính sợ Đức Chúa Trời, ông có thể thuận phục Đức Chúa Trời. Ông đã cho Đức Chúa Trời toàn quyền lấy bất cứ thứ gì ông có, ấy thế mà ông vẫn không than oán, và sấp mình trước Đức Chúa Trời mà nói với Ngài rằng, vào chính khoảnh khắc này, ngay cả khi Đức Chúa Trời lấy đi xác thịt ông, ông cũng sẽ vui vẻ để cho Ngài làm như thế mà không than oán. Toàn bộ ứng xử này là bởi nhân tính trọn vẹn và ngay thẳng của ông. Nói thế nghĩa là, như một kết quả của sự vô tội, trung thực và tử tế của ông, Gióp không lung lay trong sự nhận biết và trải nghiệm của ông về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Trên nền tảng này, ông đã đặt ra những yêu cầu cho chính mình và tiêu chuẩn hóa suy nghĩ, hành vi, ứng xử và những nguyên tắc hành động của mình trước Đức Chúa Trời theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời với ông và những việc làm của Đức Chúa Trời mà ông đã thấy giữa muôn vật. Theo thời gian, những trải nghiệm của ông đã tạo nên bên trong ông một sự kính sợ thật và thực tế với Đức Chúa Trời và khiến ông lánh khỏi điều ác. Đây là nguồn gốc sự chính trực mà Gióp giữ vững. Gióp sở hữu một nhân tính thật thà, vô tội, và tử tế, và ông đã có trải nghiệm thật về việc kính sợ Đức Chúa Trời, thuận phục Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác, cũng như sự hiểu biết rằng “Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi”. Chỉ bởi những điều này mà ông có thể kiên vững với chứng ngôn của mình giữa những sự tấn công gian ác như thế từ Sa-tan, và chỉ bởi chúng mà ông có thể không làm Đức Chúa Trời thất vọng và đưa ra câu trả lời thỏa đáng với Đức Chúa Trời khi những thử luyện của Đức Chúa Trời đến trên ông.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Gióp đã phải chịu những sự tàn phá của Sa-tan, nhưng ông vẫn không từ bỏ danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Vợ ông là người đầu tiên bỏ cuộc, đóng vai trò của Sa-tan dưới hình thức mà mắt người có thể thấy được, và tấn công Gióp. Văn bản gốc miêu tả thế này: “Vợ Gióp nói với người rằng: Ủa? Ông hãy còn bền đỗ trong sự hoàn toàn mình sao? Hãy phỉ báng Ðức Chúa Trời, và chết đi” (Gióp 2:9). Đây là những lời do Sa-tan giả dạng con người mà nói. Chúng là một sự tấn công, và cáo buộc, cũng như lôi kéo, cám dỗ, và vu cáo. Khi đã thất bại trong việc tấn công vào xác thịt của Gióp, Sa-tan sau đó trực tiếp tấn công sự chính trực của Gióp, muốn dùng điều này để khiến Gióp từ bỏ sự chính trực của mình, chối bỏ Đức Chúa Trời, và không còn tiếp tục sống nữa. Vì vậy, Sa-tan cũng muốn dùng những lời như thế để dụ dỗ Gióp: Nếu Gióp từ bỏ danh Giê-hô-va, thì ông không cần chịu sự hành hạ ấy nữa; ông có thể giải thoát chính mình khỏi sự hành hạ của xác thịt. Đối mặt với lời khuyên của vợ, Gióp đã quở trách bà bằng cách nói: “Ngươi nói như một người đờn bà ngu muội. Ủa sao! Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?” (Gióp 2:10). Gióp từ lâu đã biết những lời này, nhưng vào lúc này sự thật về sự hiểu biết của Gióp đối với chúng mới được chứng minh.

Khi vợ ông khuyên ông rủa sả Đức Chúa Trời rồi chết, ý bà là: “Đức Chúa Trời của ông đối xử với ông như thế, sao không rủa sả Ngài? Ông vẫn còn sống để làm gì? Đức Chúa Trời của ông quá bất công với ông, ấy thế mà ông vẫn nói ‘đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va’. Làm sao Ngài ấy có thể giáng thảm họa trên ông khi ông ngợi khen danh Ngài ấy chứ? Hãy nhanh từ bỏ danh Đức Chúa Trời, và đừng theo Ngài ấy nữa. Khi đó, những rắc rối của ông sẽ chấm dứt”. Vào khoảnh khắc này, chứng ngôn mà Đức Chúa Trời mong muốn thấy nơi Gióp được phát ra. Không người bình thường nào có thể mang chứng ngôn như vậy, chúng ta cũng không đọc thấy điều này trong bất kỳ câu chuyện nào của Kinh Thánh – nhưng Đức Chúa Trời đã thấy điều đó từ lâu trước khi Gióp nói ra những lời này. Đức Chúa Trời đơn thuần muốn dùng cơ hội này để cho Gióp chứng minh với tất cả rằng Đức Chúa Trời là đúng. Đối mặt với lời khuyên của vợ, Gióp không chỉ không từ bỏ sự chính trực của mình hay chối bỏ Đức Chúa Trời, mà ông cũng nói với vợ: “Sự phước mà tay Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta, chúng ta lãnh lấy, còn sự tai họa mà tay Ngài giáng trên chúng ta, lại chẳng lãnh lấy sao?”. Những lời này rất có trọng lượng phải không? Ở đây, chỉ có một thực tế có khả năng chứng minh trọng lượng của những lời này. Trọng lượng của những lời này là ở chỗ chúng được chấp thuận bởi Đức Chúa Trời trong lòng Ngài, chúng là những gì Đức Chúa Trời mong muốn, chúng là những gì Đức Chúa Trời muốn nghe, và chúng là kết quả mà Đức Chúa Trời khao khát nhìn thấy; những lời này cũng là cốt lõi chứng ngôn của Gióp. Ở đây, sự trọn vẹn, ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác của Gióp được chứng minh. Sự đáng quý của Gióp nằm ở cách mà, khi ông bị cám dỗ, và thậm chí khi cả người ông đầy ung độc, khi ông chịu sự hành hạ tột cùng, khi vợ ông và người thân khuyên bảo ông, ông vẫn thốt ra những lời đó. Nói cách khác, trong lòng ông, ông tin rằng, bất kể là cám dỗ gì, hay những sự thống khổ, hành hạ có đau đớn thế nào, kể cả khi cái chết có đến với ông, ông cũng sẽ không chối bỏ Đức Chúa Trời hay bác bỏ con đường kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác. Như vậy, các ngươi thấy rằng Đức Chúa Trời giữ vị trí quan trọng nhất trong lòng ông, và rằng chỉ có Đức Chúa Trời ở trong lòng ông. Chính vì điều này mà chúng ta đọc được những lời miêu tả về ông trong Kinh Thánh: Trong mọi việc đó, Gióp không phạm tội bởi môi miệng mình. Ông không chỉ không phạm tội bởi môi miệng mình, mà trong lòng ông, ông cũng không than oán về Đức Chúa Trời. Ông đã không nói những lời đau lòng về Đức Chúa Trời, cũng không phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Không chỉ môi miệng ông ngợi khen danh Đức Chúa Trời, mà trong lòng ông cũng ngợi khen danh Đức Chúa Trời; tâm khẩu như một. Đây là Gióp thật mà Đức Chúa Trời nhìn thấy, và đây là lý do khiến Đức Chúa Trời trân quý Gióp.

– Công tác của Đức Chúa Trời, tâm tính của Đức Chúa Trời, và chính Đức Chúa Trời II, Lời, Quyển 2 – Về việc biết Đức Chúa Trời

Vậy Gióp làm sao có thể làm được việc kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác? Trong lòng ông đã nghĩ gì? Ông làm sao để có thể không làm những điều ác đó? Đó là vì ông có một tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là trong lòng ông sợ Đức Chúa Trời, tôn kính Đức Chúa Trời là vĩ đại, trong lòng có địa vị dành cho Đức Chúa Trời. Không phải ông sợ Đức Chúa Trời trông thấy, cũng không phải là sợ Đức Chúa Trời tức giận, mà là vì ông tôn kính Đức Chúa Trời là vĩ đại, sẵn lòng thỏa mãn Đức Chúa Trời, tuân thủ lời của Đức Chúa Trời, nên có thể kính sợ Ngài và lánh khỏi điều ác. “Kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác” – lời này ngày nay ai cũng có thể nói, nhưng mọi người không biết Gióp đã làm được việc đó như thế nào. Thực ra, Gióp xem “kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác” là đại sự cơ bản nhất trong việc tin Đức Chúa Trời, nên ông có thể tuân thủ câu này như là đang tuân thủ các điều răn, ông nghe lời Đức Chúa Trời vì trong lòng tôn kính Ngài là vĩ đại. Những điều mà Đức Chúa Trời nói, trong mắt những người xem thường chúng thì chỉ là một câu nói bình thường, nhưng trong lòng Gióp, đó là câu nói tối cao, là câu nói lớn nhất, quan trọng nhất. Cho dù là một câu nói mà con người xem thường, chỉ cần là lời của Đức Chúa Trời thì con người nên tuân theo, dù có bị chế giễu, phỉ báng cũng phải tuân theo, dù có lâm vào hoạn nạn hay chịu bách hại cũng phải tuân theo đến cùng, không được bỏ cuộc, đây chính là kính sợ Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là mọi lời mà Đức Chúa Trời yêu cầu thì ngươi đều phải tuân theo, những việc mà Đức Chúa Trời quy định không được phép làm, những việc mà Ngài ghét, ngươi không biết thì đã đành, nhưng một khi đã biết thì nhất định không được làm, dù có bị gia đình từ mặt, bị người ngoại đạo cười chê, thậm chí là bị những người xung quanh mỉa mai chế giễu, thì ngươi vẫn có thể tuân thủ. Vì sao lại phải tuân thủ lời của Đức Chúa Trời? Xuất phát điểm của ngươi, nguyên tắc của ngươi là gì? Chính là: “Tôi phải tuân thủ lời của Đức Chúa Trời, thực hành theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Việc mà Đức Chúa Trời thích thì tôi kiên quyết phải làm, còn việc mà Đức Chúa Trời ghét thì tôi kiên quyết phải từ bỏ. Ý muốn của Đức Chúa Trời tôi không biết thì đã đành, nhưng nếu đã biết, đã hiểu thì tôi nhất định phải nghe theo và vâng phục, không ai có thể ngăn cản. Dù cho đến ngày tận cùng của thế giới cũng không thay đổi”. Đây chính là kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác.

– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Trong cuộc sống thường nhật, trong những chuyện nào, các ngươi có lòng kính sợ Đức Chúa Trời? Và trong những chuyện nào, ngươi không như vậy? Ngươi có thể ghét ai đó khi họ xúc phạm ngươi hoặc động chạm đến lợi ích của ngươi không? Và khi ngươi ghét ai đó, ngươi có thể trừng phạt họ và trả thù không? (Thưa, có.) Vậy thì ngươi khá đáng sợ! Nếu ngươi không có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, có thể làm việc ác, vậy thì tâm tính hung ác của ngươi quá nghiêm trọng rồi! Yêu và ghét là những điều mà nhân tính bình thường nên có, nhưng ngươi phải phân biệt rõ ràng giữa những gì ngươi yêu và những gì ngươi ghét. Trong lòng ngươi, ngươi nên yêu Đức Chúa Trời, yêu lẽ thật, yêu những điều tích cực và yêu các anh chị em mình, nhưng trái lại, ngươi nên ghét quỷ Sa-tan, ghét những điều tiêu cực, ghét những kẻ địch lại Đấng Christ và ghét những kẻ ác. Nếu ngươi có thể đàn áp và báo thù anh chị em của mình vì sự căm ghét thì rất đáng sợ, và đây là tâm tính của một kẻ ác. Một số người chỉ có những suy nghĩ và ý tưởng căm ghét – những ác niệm, nhưng họ sẽ không bao giờ làm bất cứ việc ác nào. Họ không phải là kẻ ác, vì khi gặp chuyện, họ có thể tìm kiếm lẽ thật và để tâm đến các nguyên tắc về cách hành xử và xử lý mọi chuyện. Khi tương tác với người khác, họ không ép người khác; nếu họ hòa hợp với ai thì sẽ tiếp tục tương tác với họ; nếu họ không hòa hợp với ai thì sẽ thôi tương tác. Nó không hề ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận hay lối vào sự sống của họ. Đức Chúa Trời ở trong lòng họ và họ kính sợ Ngài. Họ không sẵn lòng xúc phạm đến Đức Chúa Trời và họ sợ làm như thế. Mặc dù những người này có thể ấp ủ những tư tưởng và ý niệm không đúng nhưng họ có thể phản bội hoặc buông bỏ chúng. Họ kiềm chế trong các hành động của mình, không thốt ra một lời nào vượt quá giới hạn hay xúc phạm Đức Chúa Trời. Người nói và hành động theo cách này là người có các nguyên tắc và là người thực hành lẽ thật. Ngươi có thể không tương hợp tính cách với ai đó, và ngươi có thể không thích họ, nhưng khi ngươi làm việc cùng với họ, ngươi vẫn giải quyết việc công và không trút những cơn bực bội của mình vào bổn phận hoặc vào lợi ích của nhà Đức Chúa Trời; ngươi có thể xử lý công chuyện theo nguyên tắc. Đây là biểu hiện của điều gì? Đây là biểu hiện của việc có lòng kính sợ cơ bản đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có nhiều hơn như thế một chút, khi ngươi thấy rằng người khác có khiếm khuyết hay điểm yếu, thì ngay cả khi họ đã xúc phạm ngươi hay có thành kiến với ngươi, ngươi vẫn đối xử với họ một cách đúng đắn và yêu thương giúp đỡ họ. Điều này có nghĩa là có tình yêu trong ngươi, rằng ngươi là một người sở hữu nhân tính, rằng ngươi là một người tốt bụng và có thể thực hành lẽ thật, rằng ngươi là một người trung thực sở hữu những thực tế lẽ thật, và rằng ngươi là một người có lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi tuy vẫn có vóc giạc nhỏ bé nhưng có ý chí, và sẵn lòng phấn đấu cho lẽ thật, nỗ lực làm việc theo nguyên tắc, và ngươi có thể xử sự và đối đãi với người khác một cách có nguyên tắc, thì điều này cũng được coi là có chút kính sợ đối với Đức Chúa Trời; đây là điều cơ bản nhất.

– Năm điều kiện cần đáp ứng để tiến vào đúng hướng của đức tin nơi Đức Chúa Trời, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Một khi lẽ thật đã trở thành sự sống trong ngươi, khi ngươi quan sát thấy một người nào đó phạm thượng đối với Đức Chúa Trời, không kính sợ Đức Chúa Trời, qua loa chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận của họ, hoặc người nào đó làm gián đoạn và nhiễu loạn công tác của hội thánh, ngươi sẽ phản ứng theo các nguyên tắc của lẽ thật, sẽ có thể xác định và phơi bày họ khi cần thiết. Nếu lẽ thật chưa trở thành sự sống của ngươi, và ngươi vẫn sống trong tâm tính Sa-tan của mình, thì khi ngươi phát hiện ra những kẻ ác và ma quỷ, những kẻ gây gián đoạn và nhiễu loạn đến công tác của hội thánh, thì ngươi sẽ giả mù giả điếc; ngươi sẽ tảng lờ chúng mà không bị lương tâm trách móc. Thậm chí ngươi sẽ nghĩ rằng bất cứ ai đang gây nhiễu loạn đến công tác của hội thánh thì chẳng liên quan gì đến ngươi. Cho dù công tác của hội thánh và những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời có bị ảnh hưởng đến đâu, ngươi cũng không quan tâm, can thiệp hoặc cảm thấy tội lỗi – điều này khiến ngươi trở thành một người không có lương tâm hoặc lý trí, một người không tin, một kẻ đem sức lực phục vụ. Ngươi ăn của Đức Chúa Trời, uống của Đức Chúa Trời và tận hưởng tất cả những gì đến từ Đức Chúa Trời, ấy thế mà lại cảm thấy rằng bất kỳ sự tổn hại nào đến lợi ích của nhà Đức Chúa Trời đều không liên quan đến ngươi – điều này khiến ngươi trở thành kẻ phản bội ăn cháo đá bát. Nếu ngươi không bảo vệ những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời thì ngươi thậm chí có phải là con người không? Đây là một con quỷ đã len lỏi vào hội thánh. Ngươi giả vờ tin Đức Chúa Trời, giả vờ là người được chọn, và ngươi muốn ăn bám trong nhà Đức Chúa Trời. Ngươi là người cũng không ra người, quỷ cũng không ra quỷ, và rõ ràng là một trong những người không tin. Nếu ngươi là người thực sự tin Đức Chúa Trời, thì dù ngươi chưa đạt được lẽ thật và sự sống, chí ít ngươi cũng sẽ nói và hành động từ phía Đức Chúa Trời; chí ít, ngươi cũng sẽ không thừ ra đó khi thấy những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời bị xâm hại. Khi ngươi giục lòng nhắm mắt làm ngơ, ngươi sẽ cảm thấy tội lỗi, không thoải mái, và sẽ tự nhủ: “Mình không thể ngồi đây và không làm gì, mình phải đứng lên và nói gì đó, mình phải gánh lấy trách nhiệm, mình phải tỏ lộ hành vi xấu xa này, mình phải ngăn chặn nó, để những lợi ích của nhà Đức Chúa Trời không bị tổn hại, và đời sống hội thánh không bị nhiễu loạn”. Nếu lẽ thật đã trở thành sự sống của ngươi, thì ngươi sẽ không chỉ có dũng khí, quyết tâm này, và sẽ không chỉ có khả năng hiểu vấn đề hoàn toàn, mà ngươi còn thực hiện trách nhiệm mình nên gánh vác vì công tác của Đức Chúa Trời và vì lợi ích của nhà Ngài, và bổn phận của ngươi bởi đó sẽ được thực hiện. Nếu ngươi có thể xem bổn phận như trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, và là sự ủy nhiệm của Đức Chúa Trời, và ngươi cảm thấy rằng điều này là cần thiết để đối mặt với Đức Chúa Trời và lương tâm của mình, thì như vậy chẳng phải khi đó ngươi đang sống bày tỏ ra nhân cách và phẩm giá của nhân tính bình thường sao? Hành động và hành vi của ngươi sẽ là “kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác”, điều mà Ngài phán dạy. Ngươi sẽ thể hiện bản chất của những lời này và sống bày tỏ ra thực tế của chúng.

– Phần 3, Lời, Quyển 3 – Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt

Thánh ca liên quan

Những ai tôn kính Đức Chúa Trời tán dương Đức Chúa Trời trong mọi sự

Chứng ngôn của Gióp đã đánh bại Sa-tan

Con đường cần thiết để kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác

Trước: 32. Cách tiếp nhận sự dò xét của Đức Chúa Trời

Tiếp theo: 38. Mối quan hệ giữa kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác với việc được cứu rỗi

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger