Chỉ khi giải quyết tâm tính bại hoại của mình thì mới có thể chuyển biến thật sự
Hiện tại, các ngươi đều đang thực hiện bổn phận khá hăng hái, và các ngươi có thể chịu được chút gian khổ, vậy về chuyện lối vào sự sống, các ngươi đã có con đường tiến tới chưa? Các ngươi đã đạt được sự khai sáng mới hay sự sáng mới chưa? Lối vào sự sống là đại sự đối với những ai tin Đức Chúa Trời, việc thực hiện bổn phận cũng vậy, nhưng để có thể làm tròn bổn phận, đạt tiêu chuẩn chấp nhận được, trung thành thực hiện bổn phận, đâu là con đường để đạt được những điều này? (Thưa, là mưu cầu lẽ thật.) Đúng vậy, các ngươi phải mưu cầu lẽ thật. Con đường để mưu cầu lẽ thật là gì? Các ngươi phải đọc thêm lời Đức Chúa Trời, chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Các ngươi phải đưa lời Đức Chúa Trời vào thực hành và trải nghiệm lời Ngài thường xuyên hơn nữa để đạt được lẽ thật, chỉ khi đó các ngươi mới có thể hiểu được lẽ thật. Vậy để hiểu được lẽ thật, các ngươi có phải dốc sức cho lời Đức Chúa Trời không? Có người nói rằng: “Mấy năm qua, tôi đã tin Đức Chúa Trời, đã đọc không ít lời của Ngài và thật sự hiểu được đôi chút lẽ thật, nhưng khi có chuyện đặc biệt xảy đến, tôi không thể tìm được con đường và không biết cách để thực hành lẽ thật, sao mà tôi không thể vận dụng những điều mình hiểu và nói vậy? Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng mọi điều tôi biết chỉ là câu chữ giáo lý và tôi chẳng biết cách thực hành lẽ thật khi gặp chuyện. Tôi thật quá nghèo nàn và đáng thương”. Có những người thường nói thao thao bất tuyệt khi thông công, thậm chí còn có thể nhớ rõ lời Đức Chúa Trời mà trích dẫn, nên họ nghĩ là mình hiểu lẽ thật, có hiểu biết thuộc linh, có phần nào thực tế lẽ thật, nhưng đến một ngày gặp phải chuyện không như ý thì họ sẽ bắt đầu có quan niệm về Đức Chúa Trời. Nhiều lúc, họ còn oán trách Ngài. Những tâm tính bại hoại của họ sẽ bộc lộ, và cho dù có cầu nguyện thế nào đi nữa, họ cũng không thể giải quyết những vấn đề của mình. Khi người khác thông công về lẽ thật với họ, họ sẽ nói: “Tôi hiểu giáo lý này hơn anh. Về chuyện hiểu lẽ thật, tôi hiểu hơn anh; về chuyện giảng giáo lý, tôi biết cách giảng hơn anh; về chuyện nghe giảng, tôi đã nghe nhiều hơn anh; về chuyện dốc sức, tôi dốc sức nhiều hơn anh; về chuyện tin Đức Chúa Trời, tôi đã tin lâu hơn anh. Anh không cần nói nữa, tôi hiểu hết rồi”. Họ nghĩ mình hiểu hết mọi chuyện, nhưng khi tham vọng và dục vọng của họ trỗi dậy, khi họ bị những tâm tính bại hoại kiểm soát thì họ không biết phải làm gì. Các giáo lý thuộc linh họ thường phun ra chẳng thể nào giải quyết những khó khăn của họ. Vóc giạc của họ thật sự là lớn hay nhỏ? Họ nghĩ mình hiểu lẽ thật, vậy tại sao họ không thể giải quyết những khó khăn hiện tại của mình? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Các ngươi có thường gặp phải những dạng rắc rối này không? Đây là khó khăn chung mà người tin Đức Chúa Trời thường gặp trong vấn đề lối vào sự sống, và nó là khó khăn lớn nhất của con người. Khi chưa gặp chuyện, có lẽ ngươi nghĩ rằng mình đã tin Đức Chúa Trời lâu rồi, rằng ngươi có vóc giạc và căn cơ nhất định, rằng khi người khác gặp chuyện, ngươi có thể nhìn thấu được đôi chút sự tình. Ngươi còn có thể chịu khổ khá nhiều khi thực hiện bổn phận, có thể trả giá nhiều và có thể khắc phục nhiều khó khăn của mình, chẳng hạn như bệnh tật, khuyết điểm và thiếu sót của mình, nhưng vấn đề khó khăn nhất cần phải giải quyết chính là những tâm tính bại hoại thường bộc lộ nơi người ta. “Tâm tính bại hoại” là từ mà mọi người quen thuộc, nhưng không phải ai cũng thấy rõ một cách chính xác tâm tính bại hoại là gì, những bộc lộ nào cấu thành tâm tính bại hoại, suy nghĩ và hành động nào là sản phẩm của tâm tính bại hoại. Nếu người ta không hiểu, không nhận thức được tâm tính bại hoại là gì, hành động nào là sự bộc lộ tâm tính bại hoại, vậy thì có người nào nghĩ rằng kể cả khi sống theo tâm tính bại hoại, chỉ cần không phạm tội là họ đang thực hành lẽ thật rồi không? Các ngươi có tình trạng đó không? (Thưa, có.) Nếu ngươi hoàn toàn không hiểu hay nhận thức được tâm tính bại hoại là gì, vậy thì ngươi có thể biết mình không? Ngươi có thể hiểu được bản tính bại hoại của mình không? Chắc chắn là không. Nếu ngươi không biết tâm tính bại hoại là gì, vậy ngươi có thể biết cách hành động để đưa lẽ thật vào thực hành, có thể biết hành động nào là đúng, hành động nào là sai hay không? Chắc chắn là không. Vậy nên, những người không biết mình thì sẽ không có lối vào sự sống.
Con đường lối vào sự sống liên quan đến nhiều tình trạng. Các ngươi có lẽ đều biết từ “tình trạng” này, nhưng nó nói đến điều gì? Các ngươi hiểu điều này như thế nào? (Thưa, tình trạng là quan điểm và suy nghĩ tuôn ra từ người ta khi gặp chuyện, nó có thể ảnh hưởng và chi phối lời nói, hành vi và lựa chọn của họ. Tất cả những điều này là một tình trạng.) Gần đúng rồi đấy. Còn ai muốn nói gì nữa không? (Thưa, tình trạng nghĩa là một người sống trong một tình trạng tiêu cực và rất bất thường bởi vì họ bị chi phối bởi một dạng tâm tính bại hoại nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc trong một vấn đề nhất định, ví dụ như khi họ bị tỉa sửa gay gắt, hoặc khi họ gặp một số rắc rối nào đó.) (Thưa, thời gian gần đây, khi có được một số kết quả trong bổn phận, con đã ở trong tình trạng có thể nói là tự mãn, hài lòng với bản thân. Con nghĩ mình đã có chuyển biến rồi, đã có thực tế lẽ thật, và chắc chắn con sẽ được Đức Chúa Trời khen ngợi, nhưng mà thật ra, chiếu theo yêu cầu của Đức Chúa Trời, con vẫn còn thiếu sót nhiều lắm. Chỉ đến giờ con mới hiểu ra rằng đây là một dạng tình trạng kiêu ngạo, tự đại.) Những tình trạng mà các ngươi nói đến đều là tiêu cực, vậy có tình trạng đúng đắn và tích cực không? (Thưa, có. Ví dụ như, khi con muốn dốc hết sức mình để làm Đức Chúa Trời hài lòng, con có thể chống lại xác thịt và thực hành lẽ thật. Đấy là tình trạng tích cực.) Đến giờ, các ngươi chỉ mô tả một vài tình trạng mà không thực sự định nghĩa tình trạng là gì. Vậy giờ chúng ta hãy dựa trên những gì mà các ngươi đã nói để tổng kết xem thật sự thì tình trạng là gì. “Tình trạng” thật sự nói đến điều gì? Nó là một dạng quan điểm của con người hoặc là trạng thái của người đó khi gặp chuyện, cũng như là những suy nghĩ, cảm xúc và lập trường mà trạng thái này đem lại. Ví dụ như, khi ngươi bị tỉa sửa lúc làm bổn phận, ngươi sẽ cảm thấy không vui, sẽ ở trong tình trạng tiêu cực. Lúc này, quan điểm và thái độ bộc lộ nơi ngươi, cũng như lập trường của ngươi là gì, chúng là một số chi tiết liên quan đến tình trạng của ngươi. Chuyện này không liên quan đến những điều các ngươi thường trải nghiệm sao? (Thưa, có.) Chuyện này liên quan đến đời sống của mọi người, nó là điều mà ai ai cũng thấy quen thuộc – một điều mà họ có thể cảm nhận, trải nghiệm và tiếp xúc – trong cuộc sống thường nhật của mỗi người. Vậy các ngươi nghĩ sao? Khi ở trong tình trạng tiêu cực, điều gì bộc lộ nơi người ta? (Thưa, là sự hiểu lầm, lẩn tránh, tự quy định bản thân, hoàn toàn bỏ cuộc sau khi gặp bất kỳ trở ngại nào, nếu nghiêm trọng, có khi người ta còn trốn tránh hết mọi bổn phận.) Khi chuyện nghiêm trọng và họ muốn trốn tránh bổn phận, thì đây là thái độ hay lập trường? Hay là một thứ gì khác? (Thưa, đây là một dạng trạng thái và cảm xúc.) Nó thiên về tình trạng và cảm xúc hơn. Lúc này, thái độ người ta khi làm bổn phận như thế nào? (Thưa, họ tiêu cực và chểnh mảng, không có động lực, chỉ làm việc qua loa chiếu lệ.) Chuyện này liên quan đến tình hình thực sự. Nói rằng “họ không có động lực” chỉ là một cụm từ vô nghĩa, ngươi phải nói ra tình hình thực sự. Khi người ta thực hiện bổn phận mà không có động lực, trong lòng họ đang nghĩ gì? Lúc này, họ đang bộc lộ tâm tính bại hoại nào? (Thưa, họ qua loa chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận, làm việc nửa vời.) Đây không phải là tâm tính mà là xác định tính chất của ngươi sau khi ngươi hành động, nó là một loại hành động. Nhưng các ngươi không cần khai quật sâu hơn về điều khiến các ngươi cứ làm việc qua loa chiếu lệ sao? Khi khai quật đủ sâu, các ngươi sẽ khám phá ra tâm tính bại hoại của mình. Làm việc qua loa chiếu lệ là sự bộc lộ của một tâm tính bại hoại. Cách ngươi nghĩ trong lòng có thể dẫn đến việc làm việc qua loa chiếu lệ trong bổn phận, và có thể khiến ngươi bớt hăng hái hơn trước đây. Suy nghĩ đó của ngươi là một tâm tính bại hoại, và thứ dẫn đến suy nghĩ đó là bản tính của ngươi. Có người khi bị tỉa sửa trong lúc làm bổn phận thì nói rằng: “Với năng lực có hạn, tôi thật sự có thể làm được bao nhiêu chứ? Tôi không hiểu được nhiều, nên nếu muốn làm tròn việc này, chẳng phải tôi nên vừa làm vừa học hỏi sao? Như vậy có dễ dàng cho tôi không? Đức Chúa Trời chẳng hiểu con người, làm thế này có khác gì bắt người ta làm việc quá sức họ không? Cứ để người nào thông hiểu hơn tôi làm việc này đi. Tôi chỉ có thể làm thế này thôi, không thể nào làm hơn được”. Người ta thường nói và nghĩ những điều như vậy, phải không? (Thưa, phải.) Ai cũng có thể thừa nhận như thế. Không ai hoàn hảo, không ai là thiên thần cả, con người đâu có sống giữa chân không. Ai cũng có những suy nghĩ này và sự bộc lộ bại hoại. Ai cũng có thể có những thứ này bộc lộ ra và có thể thường xuyên sống trong những tình trạng này, và đó không phải là do ý muốn tự thân của họ, họ không kìm được lối suy nghĩ này. Trước khi gặp chuyện, người ta có tình trạng khá bình thường, nhưng khi gặp chuyện thì lại khác, một tình trạng tiêu cực bộc lộ nơi họ rất dễ dàng, không có cản trở hay chướng ngại gì cả, không cần sự thúc giục và xúi bẩy từ người khác, chỉ cần họ gặp phải chuyện gì không hợp ý, thì những tâm tính bại hoại của họ sẽ bộc lộ ở mọi nơi mọi lúc. Tại sao những tâm tính bại hoại này có thể bộc lộ mọi nơi mọi lúc? Điều này chứng tỏ rằng người ta có dạng tâm tính bại hoại và bản tính bại hoại này trong mình. Những tâm tính bại hoại của người ta không phải do người khác áp đặt lên họ hay tiêm nhiễm cho họ, càng không phải là do họ được người khác dạy bảo hay xúi giục, mà đúng hơn là chính họ đã có sẵn chúng rồi. Nếu người ta không giải quyết những tâm tính bại hoại này, thì họ không thể nào sống trong tình trạng đúng đắn, tích cực được. Tại sao những tâm tính bại hoại này thường bộc lộ ra? Thật ra, các ngươi đều đã ý thức được rằng những tình trạng này là sai trái và bất thường, cần phải được thay đổi, nhưng cho đến giờ, các ngươi vẫn chưa loại bỏ được những tâm tính bại hoại này, chưa từ bỏ những suy nghĩ và quan điểm sai trái này, tình trạng của các ngươi chưa có biến chuyển gì rõ rệt. Sau mười hay hai mươi năm, các ngươi vẫn chẳng thay đổi chút nào, và khi bộc lộ tâm tính bại hoại thì các ngươi vẫn ở trong tình trạng như trước, không có chút suy giảm đáng kể nào, vậy đây là vấn đề gì? Chuyện này chứng tỏ điều gì? Sau chừng ấy năm, đa số các ngươi vẫn không có sự phát triển gì, các ngươi chỉ hiểu được một số câu chữ và giáo lý, nhưng không thể đưa lẽ thật vào thực hành, không thể đưa ra chứng ngôn trải nghiệm, điều này là bởi suốt bao năm qua, các ngươi đã không mưu cầu lẽ thật và tâm tính bại hoại của các ngươi vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng trải nghiệm sự sống của các ngươi quá nông cạn, không có chiều sâu, có thể khẳng định rằng vóc giạc hiện thời của các ngươi quá bé nhỏ, và các ngươi không có bất kỳ thực tế lẽ thật nào. Các ngươi có thể tiếp nhận điều Ta vừa phán không? Những ai có một ít trải nghiệm thực tế có lẽ có thể hiểu được lời Ta, nhưng những ai không hiểu lẽ thật và chưa biết lối vào sự sống là gì thì có lẽ không hiểu được ý nghĩa của những lời này. Tại sao Ta vừa hỏi các ngươi xem tình trạng là gì? Nếu các ngươi không hiểu tình trạng là gì, thì các ngươi sẽ không hiểu chút gì về điều Ta đang nói, các ngươi sẽ chỉ đơn thuần nghe vào tai này ra tai kia, xem như chúng là đúng đắn. Nếu các ngươi có quan điểm này, nó chứng tỏ các ngươi chẳng có trải nghiệm gì, và các ngươi không hiểu lời Đức Chúa Trời. Nếu người ta muốn bước vào thực tế lẽ thật, muốn có lối vào sự sống thực sự, họ phải hiểu được một số tình trạng, phải hiểu và nắm rõ những vấn đề của bản thân mình, phải biết mình đang ở trong dạng tình trạng nào trong đời thực, liệu tình trạng đó đúng hay sai, dạng tâm tính bại hoại nào bộc lộ nơi người ta khi họ ở trong tình trạng sai, và thực chất của tâm tính bại hoại này là gì – mọi điều này, họ phải hiểu được. Nếu các ngươi không hiểu, không nắm vững những điều này, vậy thì một mặt, các ngươi không biết phải bắt đầu từ đâu để biết về tâm tính bại hoại của mình, để cho các ngươi thay đổi, mặt khác, các ngươi không biết bắt đầu từ đâu để ăn uống lời Đức Chúa Trời hoặc bước vào lẽ thật. Các ngươi có thường gặp phải tình huống sau đây không? Sau khi nghe Ta phán về điều gì đó, các ngươi chỉ biết về chuyện đó nhưng không biết nó nói đến tình trạng nào, và các ngươi không thể đối chiếu nó với bản thân mình? (Thưa, chúng con có như vậy.) Điều này cho thấy trải nghiệm của các ngươi chưa đạt đến mức đó. Nếu điều Ta phán có liên quan đến các ngươi, quan hệ chặt chẽ với đời sống của các ngươi – ví dụ như nói về những điều mà người ta tiếp xúc hằng ngày trong khi làm bổn phận, hoặc những tâm tính bại hoại bộc lộ nơi người ta khi làm bổn phận, hoặc những điều liên quan đến các ý định, tâm tính kiêu ngạo, kiểu làm việc qua loa chiếu lệ hay là thái độ của người ta trong khi làm bổn phận – khi đã nghe những điều này rồi, có lẽ các ngươi có thể đối chiếu nó với bản thân mình. Nếu Ta nói sâu sắc hơn về nó, có những điều mà các ngươi có lẽ không thể đối chiếu với bản thân mình. Chuyện này thỉnh thoảng có xảy ra không? (Thưa, có.) Về những điều mà các ngươi không thể đối chiếu với bản thân mình, các ngươi có lắng nghe chúng như nghe giáo lý, chỉ đơn thuần vào tai này ra tai kia không? Vậy thì các ngươi nên hiểu những điều mà các ngươi có thể đối chiếu với bản thân mình như thế nào? (Thưa, chúng con phản tỉnh và biết mình, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết sự bại hoại của mình.) Đây là cách trải nghiệm đúng đắn.
Khi nói rằng phản tỉnh về tâm tính bại hoại của bản thân mình và biết được nó là điều rất quan trọng, thì đây chỉ là câu nói chung chung. Các ngươi phải thật sự phản tỉnh và biết mình như thế nào? Ở đây có một con đường: khi gặp chuyện, ngươi phải nhìn vào quan điểm và thái độ của mình, nhìn vào những suy nghĩ của mình, và xem ngươi nhìn nhận, đối xử và xử lý vấn đề này theo dạng lập trường nào. Qua những bước này, ngươi có thể phản tỉnh và biết tâm tính bại hoại của bản thân mình. Mục đích của dạng phản tỉnh và biết mình này là gì? Là để hiểu hơn về tình trạng bại hoại của mình, rồi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết các vấn đề của mình và đạt được sự thay đổi tâm tính. Vậy các ngươi hiện tại đang ở trong giai đoạn nào? Các ngươi biết mình nhiều đến đâu, sâu sắc đến đâu? Các ngươi hiểu được đến đâu về tình trạng của mình trong những thời điểm khác nhau hoặc khi gặp những chuyện khác nhau? Các ngươi đã dốc sức và nỗ lực, đã tìm tòi về chuyện này chưa? Các ngươi đã có bất kỳ lối vào nào chưa? (Thưa, khi những thứ rõ ràng, những sự kiện lớn xảy ra với con, thì con nhận thức được một số bộc lộ của mình trong khi lại dễ dàng bỏ qua những vấn đề nhỏ hơn. Đôi khi, con không ý thức được mình đang ở trong tình trạng sai trái.) Khi ngươi không ý thức được thì ngươi đang ở trong dạng trạng thái nào? Trong tình huống nào thì ngươi không ý thức được? (Thưa, khi làm bổn phận như thể làm cho có, không dốc sức vì lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, cho nên nếu các tâm tính bại hoại có bộc lộ, con cũng không biết.) Xem bổn phận như là làm việc, như một loại công việc, một nhiệm vụ hay trách nhiệm, làm một cách đờ đẫn, không có liên quan gì đến lối vào sự sống, đây là một tình trạng rất phổ biến, đây là xem bổn phận đơn thuần như một việc để xử lý hơn là một con đường hay phương thức để đạt lối vào sự sống. Nó chỉ như kiểu đi làm việc mà thôi, một số người xem công việc của họ là sự nghiệp, hợp nhất nó vào sự sống của họ, tích hợp nó vào trong các hứng thú và sở thích của mình, cũng như là lý tưởng và mục đích cuộc sống của mình. Trong khi đó, một số người xem việc đi làm là một dạng trách nhiệm, họ không đi làm thì không được. Họ phải trình diện đúng giờ hằng ngày để có thể kiếm tiền nuôi sống gia đình, nhưng họ không có mục đích hay lý tưởng sống nào. Hiện giờ, chẳng phải đa số các ngươi đang ở trong tình trạng này sao? Bổn phận của các ngươi không liên quan đến lời Đức Chúa Trời hay lẽ thật. Kể cả khi nhận ra lỗi lầm của mình, các ngươi cũng chẳng có sự biến đổi thật sự nào, chỉ khi lòng các ngươi thấy có chút áy náy, các ngươi mới nghĩ lại về những vấn đề của lối vào sự sống. Còn hầu hết thời gian, các ngươi thường muốn gì làm nấy. Khi vui vẻ hay lúc có tâm trạng tốt thì ngươi đỡ hơn một chút, nhưng đến một ngày có chuyện trái với ý ngươi, hoặc ngươi gặp phải ác mộng khiến tâm trạng xấu đi, thì nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của ngươi suốt nhiều ngày, cũng như ảnh hưởng đến kết quả của ngươi trong bổn phận. Tuy vậy, trong lòng mình, ngươi chẳng ý thức được gì về chuyện này, ngươi hồ đồ mụ mị, và suốt mười ngày đó, thậm chí là hai tuần đó, ngươi cứ trì hoãn, qua loa chiếu lệ cho có. Khi người ta sống trong tình trạng đó, lối vào sự sống không bị đình trệ sao? Nếu lối vào sự sống bị đình trệ, liệu hành động của người ta và bổn phận họ làm có thể khiến Đức Chúa Trời hài lòng không? (Thưa, không.) Tại sao lại không? Hành động và bổn phận của họ trong chuyện này chẳng liên quan gì đến lẽ thật, và không phải làm chứng cho Đức Chúa Trời, cho nên họ làm bổn phận theo kiểu này không thể khiến Đức Chúa Trời hài lòng. Có thể suốt một thời gian, ngươi không phạm sai lầm gì trong bổn phận, nên ngươi nghĩ rằng thực hiện bổn phận theo cách này là hoàn toàn hợp lý, miễn là ngươi luôn bận rộn với bổn phận, không bỏ bê công tác, không bận tâm suy ngẫm chuyện khác, thì ngươi cảm thấy thực hiện bổn phận như thế là ổn rồi. Dạng thái độ này không phải là ví dụ cho kiểu làm qua loa chiếu lệ hay sao? Nếu ngươi hài lòng với những hành động đơn thuần, không liên quan gì đến các nguyên tắc lẽ thật, vậy thì ngươi có thể đạt được kết quả trong bổn phận không? Khi công tác của Đức Chúa Trời hoàn tất, ngươi sẽ giải trình với Đức Chúa Trời như thế nào đây? Nếu như lúc làm bổn phận mà ngươi không có trách nhiệm, không tìm kiếm lẽ thật và xử lý vấn đề theo nguyên tắc, vậy thì làm bổn phận kiểu này có đạt tiêu chuẩn chấp nhận được không? Làm như vậy có được Đức Chúa Trời chấp thuận không? Nếu ngươi đột nhiên bị thử luyện, tỉa sửa, rồi nhận ra rằng sự phán xét và hình phạt đó giáng xuống ngươi là bởi ngươi đã xúc phạm tâm tính Đức Chúa Trời, khiến ngươi bừng tỉnh khỏi cơn mê và cuối cùng phải xốc lại tinh thần phấn chấn được vài ngày, đây có phải là tình trạng bình thường cho lối vào sự sống không? (Thưa, không.) Có chút ít thay đổi nơi ngươi sau khi ngươi bị tỉa sửa, nó giống như nỗi đau sau khi bị đánh bằng roi da vậy. Ngươi có được chút hiểu biết về bản thân. Nhìn bên ngoài, có vẻ như các ngươi đã phát triển thêm một chút và đã hiểu được đôi điều về chuyện bị tỉa sửa, phán xét và hành phạt. Nhưng nói một cách chủ quan, nếu người ta không hiểu được, không nắm rõ chút nào về những tâm tính bại hoại và những tình trạng bại hoại của mình, và nếu họ chưa hề khai quật một cách tỉ mỉ, chưa hề giải quyết những vấn đề này, liệu họ có thể đạt được tình trạng bình thường cho lối vào sự sống không? Họ có thể bước vào thực tế lẽ thật không? Ta không nghĩ họ sẽ dễ dàng đạt được chuyện đó. Có người nói rằng: “Con có thể nắm bắt được các nguyên tắc trong chuyện thực hiện bổn phận, đây không phải là hiểu lẽ thật và bước vào thực tế lẽ thật sao?”. Các quy định và những hành động bề ngoài thì dễ tuân giữ, nhưng chúng không tương đương với việc thực hành lẽ thật hay việc xử lý vấn đề theo các nguyên tắc. Ví dụ như, cứ cho là ngày nào ngươi cũng phải thức dậy lúc năm giờ sáng và đi ngủ lúc mười giờ tối, ngươi có thể tuân thủ nguyên tắc này trong cuộc sống hằng ngày được không? (Thưa, không.) Kế hoạch dậy lúc năm giờ sáng ngủ lúc mười giờ tối là tốt, nó phù hợp với quy luật tự nhiên của con người và tốt cho thân thể họ, nhưng tại sao người ta lại khó mà chấp nhận nó? Có một vấn đề ở đây. Không phải là người ta không biết lý lẽ này hoặc không biết thường thức này, họ biết rõ cả đấy, vậy tại sao họ không thể chấp nhận nó? Tại sao người ta không sẵn lòng tuân thủ thời gian biểu này, không sẵn lòng sống theo phương thức và lệ thường này? Chuyện này liên quan đến lợi ích xác thịt của người ta. Không muốn dậy sớm đồng nghĩa với muốn ngủ thêm, muốn chiều theo các sở thích xác thịt và cảm giác xác thịt của mình, không phải vậy sao? Dậy sớm thì mâu thuẫn với sự an nhàn xác thịt, nên họ không sẵn lòng làm thế, và nó khiến họ không vui. Vậy người ta có thể chấp nhận sự thật rằng “dậy sớm tốt cho cơ thể” không? Không thể. Người ta không thể từ bỏ dù chỉ một chút lợi ích của mình, tuy vậy họ vẫn phải bắt thân thể phải thuận phục, cầu nguyện và làm công tác tư tưởng cho bản thân. Họ vẫn phải chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh của mình. Họ chỉ có thể dậy sớm khi thấy người khác cũng dậy sớm và họ cảm thấy xấu hổ vì tham ngủ. Họ cảm thấy mình buộc phải dậy sớm mỗi ngày, và họ cực kỳ không vui vì chuyện này. Điều gì dẫn đến những suy nghĩ và tình trạng này? Người ta tham hưởng sự an nhàn thể xác, họ muốn được làm mọi việc theo ý mình, họ nuôi dưỡng những suy nghĩ lười biếng, phóng túng. Một mặt, họ không quan tâm đến quy luật bình thường của thân thể mình, mặt khác, họ không quan tâm đến bổn phận họ đang làm, họ chỉ tập trung trước hết cho việc thỏa mãn những lợi ích xác thịt của mình. Điều quan trọng hơn hết là, trong tâm tính bại hoại của con người có một điều là họ luôn muốn nuông chiều xác thịt và không muốn bị ràng buộc. Nếu bị tỉa sửa, họ cố nói lý lẽ, luôn biện hộ cho bản thân, đây là một việc khá là vô lý. Dậy sớm là một chuyện nhỏ không liên quan đến được mất của con người, chỉ cần có thể khắc chế được ham muốn ngủ thêm thì ngươi có thể làm được, nhưng lại rất khó để người ta từ bỏ được lợi ích xác thịt nhỏ nhặt của việc nghỉ ngơi thêm một chút. Khi ham muốn ngủ thêm của ngươi ảnh hưởng đến công tác của ngươi, thì ngươi ý thức được rằng nó không phù hợp với các nguyên tắc lẽ thật, thế mà ngươi không chỉ không phản tỉnh, lại còn oán trách trong lòng, ngươi không vui, luôn nghĩ rằng: “Sao mà mình không bao giờ được nuông chiều bản thân một chút, không được muốn gì làm nấy một lát chứ?”. Một số người thường có những suy nghĩ như vậy. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này? Ngươi phải cầu nguyện, phải có thể khắc phục các khó khăn thể xác, nỗ lực để trưởng thành, không tham hưởng an nhàn, có thể chịu khổ, trung thành với bổn phận, không được muốn gì làm nấy, và học cách kiềm chế bản thân. Kiềm chế bản thân có dễ không? (Thưa, không.) Tại sao? (Thưa, bởi vì người ta không sẵn lòng bị kiềm chế, họ không thích bị quản lý và họ muốn nuông chiều bản thân.) Những người không thể hiểu được việc tự kiềm chế, không thể kiềm chế bản thân, kém kiềm chế và luôn hành động bừa bãi, ảo tưởng, thì cho dù đang ở lứa tuổi nào đi nữa, họ là những người có nhân tính chưa trưởng thành. Khi chuyện nhỏ này liên quan đến lợi ích của người ta thì tâm tính bại hoại của họ bộc lộ ra. Khi gặp chuyện này, họ cần phải tìm kiếm lẽ thật để giải quyết, cần bắt đầu biết mình và hiểu lẽ thật để giải quyết vấn đề về sự bại hoại của họ. Khi người ta đã được làm cho tinh sạch khỏi những tâm tính bại hoại của mình, thì họ sẽ bước vào thực tế lẽ thật lúc nào không hay, sự sống của họ phát triển và trưởng thành, tâm tính sự sống của họ thay đổi.
Ta vừa chỉ ra một ví dụ đơn giản về cách một chuyện nhỏ như lệ thường hằng ngày có thể phơi bày những tâm tính bại hoại của người ta và những suy nghĩ thật sự của họ, tất cả những điều này giờ đã bị khai quật rồi. Khi khai quật những tâm tính bại hoại này, có phải ngươi đã khám phá ra rằng thật sự ngươi đã bị Sa-tan làm cho bại hoại nặng nề? Mặc dù đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm, đã hiểu một số giáo lý, nhưng ngươi vẫn chưa loại bỏ được tâm tính bại hoại của mình. Bất kể làm bổn phận gì, ngươi không thể làm sao cho đạt tiêu chuẩn chấp nhận được, bất kể xử lý vấn đề gì, ngươi đều không thể làm theo nguyên tắc, ngươi chưa phải là một người thật sự thuận phục Đức Chúa Trời. Vậy chiếu theo những tình trạng hiện thời của con người, họ đã thật sự được Đức Chúa Trời cứu rỗi chưa? Chưa, bởi vì họ chưa loại bỏ triệt để những tâm tính bại hoại của mình, việc thực hành lẽ thật của họ vẫn còn quá hạn chế, và họ còn lâu mới thật sự thuận phục Đức Chúa Trời, có người thậm chí còn có thể đi theo Sa-tan, hoặc theo con người. Những sự thật này là đủ để chứng minh rằng vóc giạc của người ta chưa thật sự đạt đến mức độ được cứu rỗi. Tất cả mọi người phải phân loại mình dựa theo tình trạng thực sự của mình và quyết định xem mình là loại người nào. Khi phản tỉnh về những tâm tính bại hoại của mình, một số người bắt đầu hiểu biết về những tình trạng nội tâm khác nhau của bản thân, cũng như những suy nghĩ, quan điểm và thái độ nảy sinh khi những chuyện khác nhau xảy đến với họ. Một số người thấy được rằng mình kiêu ngạo và tự đại, thích phô trương, thích ngồi ở đài cao và đặt mình trên những người khác. Một số người thấy được rằng mình lươn lẹo và giả dối, dùng mọi thủ đoạn đê hèn và là người ác độc. Những người khác thì thấy mình đặt lợi ích lên trên hết, yêu thích việc lợi dụng người khác, rằng mình ích kỷ và đáng khinh. Một số khác thì phản tỉnh một thời gian và nhận ra mình là kẻ giả hình. Số khác nữa thì nghĩ rằng mình có tài năng, có tố chất, và nắm vững lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng sau khi phản tỉnh một thời gian, họ nhận ra rằng mình vô tích sự, họ bất tài, và tệ hơn nữa là họ ngu xuẩn và vô nguyên tắc trong hành động. Một số thì phản tỉnh trong một thời gian và nhận ra mình nhỏ nhen, hay bới móc, không chấp nhận người khác nói gì động chạm đến lợi ích của mình, và không hề biết nhường nhịn. Đạt được hiểu biết từ sự phản tỉnh này có ích lợi gì cho lối vào sự sống của ngươi không? (Thưa, có.) Có lợi ích như thế nào? (Thưa, nó giúp chúng con có tấm lòng tìm kiếm lẽ thật. Nếu chúng con không hiểu ra những vấn đề đó thì chúng con sẽ không biết rằng mình thường xuyên bộc lộ tâm tính bại hoại, càng không thể tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề của mình.) (Thưa, nếu chúng con không biết về những điều này, thì chúng con sẽ không biết mình đang ở trong tình trạng đáng thương. Sau khi biết về chúng rồi, chúng con sẽ muốn tìm kiếm lẽ thật để giải quyết những vấn đề của mình. Chúng con sẽ sẵn lòng rũ bỏ những kìm kẹp của tâm tính bại hoại của mình, và sẽ muốn tìm kiếm lẽ thật để xử sự theo lời Đức Chúa Trời.) Cứ nghĩ về một người nghĩ rằng mình rất vĩ đại, rất có tinh thần chính nghĩa, rất độ lượng, tài năng, bao dung, tử tế, trung thực, đặc biệt trung thành vì người khác, và tâm tính bại hoại của họ cũng có những khiếm khuyết nhỏ như những người bình thường chẳng hạn như kiêu ngạo, tự nên công chính, thù hận và ghen tỵ, nhưng họ lại nghĩ rằng ngoài những khuyết điểm nhỏ đó ra thì họ hoàn hảo, đồng thời họ đáng kính, cao thượng và đầy yêu thương hơn những người khác. Nếu ai đó luôn ở trong tình trạng như vậy, các ngươi nghĩ họ có thể đến trước Đức Chúa Trời và thật lòng ăn năn không? (Thưa, không.) Trong hoàn cảnh nào thì người ta có thể thật sự đến trước Đức Chúa Trời để biết mình, thật sự phủ phục trước Ngài và thưa rằng: “Lạy Đức Chúa Trời, con đã bị Sa-tan làm cho bại hoại nặng nề. Con không sẵn lòng từ bỏ bất kỳ thứ gì liên quan đến lợi ích của mình. Con ích kỷ và đáng khinh, vô tích sự. Con sẵn sàng thật lòng ăn năn và sống thể hiện ra hình tượng giống con người đích thực, con nguyện mong Đức Chúa Trời cứu rỗi con”? Khi người ta có ý chí thật lòng ăn năn, thế là tốt, họ sẽ dễ bước vào con đường đúng trong việc tin Đức Chúa Trời và đạt được sự cứu rỗi.
Giả dụ như ai đó vẽ một bức tranh, họ nghĩ là nó hoàn hảo và họ thấy hài lòng, cho đến một ngày, có người nói rằng tranh của họ có nhiều khuyết điểm. Khi người đó còn chưa đi sâu vào chi tiết, họ đã cảm thấy đây là một sự công kích đối với mình rồi. Họ cảm thấy buồn bực, lập tức phản bác rằng: “Anh nói tôi vẽ không đẹp hả? Anh vẽ xấu hơn tôi, và tác phẩm của anh nhiều vấn đề hơn của tôi! Chẳng ai thèm xem tranh của anh cả!”. Tại sao họ lại có thể nói những lời đó? Có thể nói những lời như vậy là họ đang ở trong tình trạng nào? Tại sao một chuyện nhỏ như vậy lại có thể khiến họ quá đỗi giận dữ và thịnh nộ, rơi vào tâm lý công kích và trả đũa? Điều gì dẫn đến chuyện này? (Thưa, họ nghĩ tranh của họ hoàn hảo, và khi có người khác bảo rằng nó có khuyết điểm thì đó là xúc phạm họ.) Nghĩa là ngươi không được làm tổn hại hình tượng hoàn hảo của họ. Nếu họ nghĩ cái gì đó là tốt, thì tốt hơn hết đừng chỉ ra bất kỳ khiếm khuyết của nó hay hoài nghi nó. Ngươi phải nói rằng: “Tranh của anh đẹp quá. Có thể gọi là tuyệt phẩm đấy. Tôi không nghĩ những bậc thầy vĩ đại có gì giỏi hơn anh. Nếu anh công bố tác phẩm này, chắc chắn nó sẽ gây chấn động trong ngành và lưu truyền qua nhiều thế hệ!”. Như thế thì họ sẽ hài lòng. Cùng một người mà có cả sự hài lòng lẫn thịnh nộ, vậy làm sao mà họ có hai sự bộc lộ khác nhau này? Đâu là tâm tính bại hoại của họ. (Thưa, là cả hai.) Trong hai tâm tính bại hoại này, cái nào nghiêm trọng hơn? (Thưa, là cái thứ hai.) Cái thứ hai bộc lộ sự giả hình, vô tri và ngu xuẩn của họ. Khi có người chê ngươi vẽ xấu, tại sao ngươi quá buồn bực, đến mức nảy sinh tâm lý thù hận, công kích và trả đũa? Tại sao ngươi quá hài lòng khi có người nói những lời êm tai với ngươi? Tại sao ngươi lại quá thỏa mãn đến vậy? Chẳng phải người như thế là hoàn toàn không có liêm sỉ sao? Họ chẳng hề biết hổ thẹn, họ vừa ngu xuẩn vừa đáng thương. Dù những lời này không dễ nghe, nhưng nó lại đúng. Sự vô tri, ngu xuẩn và bộ mặt xấu xí của người ta từ đâu mà có? Chúng phát xuất từ những tâm tính bại hoại của con người. Nếu ai đó có thái độ như vậy khi gặp chuyện, thì những thứ bộc lộ từ nơi họ không phải là lý trí và lương tâm mà một người có nhân tính bình thường nên có, cũng không phải là điều mà người có nhân tính bình thường nên sống thể hiện ra. Vậy phải xử lý những vấn đề này như thế nào? Có người nói rằng: “Tôi có cách. Khi có người khen tôi giỏi thì tôi im lặng, khi có người chê tôi dở, tôi cũng im lặng. Tôi ứng xử với mọi chuyện theo cách hờ hững. Làm thế này chẳng liên quan đến chuyện đúng sai, cũng không phải là bộc lộ tâm tính bại hoại. Vậy có tuyệt không nào?”. Quan điểm này thế nào? Nó có nghĩa là những người đó không có tâm tính bại hoại hay sao? Bất kể người ta có giỏi giả vờ đến đâu đi chăng nữa, thì họ chỉ có thể làm vậy trong một thời gian, chứ làm vậy cả đời thì không dễ. Bất kể ngươi có giỏi giả vờ đến đâu đi chăng nữa, dù ngươi che đậy mọi chuyện kín kẽ thế nào, ngươi cũng không thể giấu diếm hay che đậy tâm tính bại hoại của mình. Về những chuyện trong lòng mình, ngươi có thể lừa dối người khác, nhưng ngươi không thể lừa dối Đức Chúa Trời hay bản thân mình. Bất kể nó có bộc lộ ra hay không, xét cho cùng, điều người ta nghĩ và nảy sinh trong đầu họ, dù có mãnh liệt hay không, có rõ ràng hay không, thì đều đại diện cho tâm tính bại hoại của họ. Vậy thì chẳng phải những tâm tính bại hoại này sẽ tự nhiên bộc lộ ra ở bất kỳ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào hay sao? Có người nghĩ rằng có lẽ đôi khi họ bất cẩn mà lỡ miệng, phơi bày những suy nghĩ nội tâm của họ, rồi họ thấy hối hận. Họ nghĩ bụng: “Lần sau, mình sẽ không nói gì hết, nói nhiều thì mắc lỗi nhiều. Nếu mình không nói gì, thì tâm tính bại hoại của mình sẽ không bộc lộ ra, phải chứ?”. Tuy nhiên, cuối cùng, khi họ hành động, tâm tính bại hoại của họ lại bộc lộ lần nữa, và một lần nữa họ phơi bày ý định của mình, một chuyện có thể xảy ra bất kỳ ở đâu, khi nào, và không thể nào đề phòng được. Vậy nên, nếu tâm tính bại hoại của ngươi không được giải quyết, thì việc tâm tính bại hoại bộc lộ ra thường xuyên sẽ là chuyện bình thường. Có một cách duy nhất để giải quyết nó, là ngươi phải tìm kiếm lẽ thật và dốc sức, cho đến khi ngươi thực sự hiểu được lẽ thật và có thể nhìn thấu thực chất tâm tính bại hoại của mình, khi đó ngươi sẽ có thể hận Sa-tan và xác thịt mình, và như thế ngươi sẽ dễ đưa lẽ thật vào thực hành. Khi ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành, thì điều bộc lộ ra nơi ngươi sẽ không phải là tâm tính bại hoại, mà là sự bộc lộ của lương tâm, lý trí và nhân tính bình thường. Vậy nên, chỉ khi tìm kiếm lẽ thật, ngươi mới có thể giải quyết vấn đề tâm tính bại hoại, chứ còn dựa vào sự kiềm chế, ràng buộc và kiểm soát bản thân thì không phải là phương pháp hay và hoàn toàn không thể giải quyết tâm tính bại hoại.
Vậy ngươi giải quyết tâm tính bại hoại như thế nào? Trước hết, ngươi phải nhận ra và phân tích căn nguyên của những tâm tính bại hoại này, rồi tìm ra phương pháp thực hành tương ứng. Lấy ví dụ Ta vừa nói đi. Người này nghĩ rằng tranh mình hoàn hảo, nhưng cuối cùng, có người am hiểu hội họa nói rằng nó có nhiều khuyết điểm, cho nên họ không vui, cảm thấy sự tự tôn của mình bị tổn thương. Khi sự tự tôn của ngươi bị tổn thương, và khi tâm tính bại hoại của ngươi bộc lộ, ngươi có thể làm gì? Những người khác nói lên ý kiến và quan điểm của họ, vậy nếu ngươi không chấp nhận được chúng thì ngươi có thể làm gì? Có những người không thể xử lý chuyện này cho đúng đắn. Khi gặp chuyện, trước hết họ phân tích rằng: “Họ nói vậy là có ý gì? Họ đang nhắm vào mình sao? Vì hôm qua mình đã có biểu cảm không tốt với họ, nên hôm nay họ muốn trả đũa mình? Nếu họ nhắm vào mình thì mình không được nhắm mắt cho qua, mắt đền mắt răng đền răng mà. Họ bất nhân thì mình bất nghĩa. Mình phải trả đũa mới được!”. Đây là dạng bộc lộ gì? Nó vẫn là sự bộc lộ của tâm tính bại hoại. Trong thực tế, dạng bộc lộ tâm tính bại hoại này cho thấy chiều hướng và ý định trả đũa. Về thực chất, hành động này có tính chất gì? Đây không phải là ác độc sao? Trong hành động đó có bản tính ác độc. Nếu không có bản tính ác độc, người ta có trả đũa không? Họ hẳn sẽ không nghĩ đến chuyện đó. Chỉ khi nghĩ đến chuyện trả đũa thì những lời này mới tuôn ra từ miệng họ: “Anh nói tôi vẽ không đẹp hả? Anh vẽ xấu hơn tôi, và tác phẩm của anh nhiều vấn đề hơn của tôi! Chẳng ai thèm xem tranh của anh cả!”. Những lời này có tính chất gì đây? Nó là một dạng công kích. Ngươi nghĩ sao về hành động như vậy? Công kích và trả đũa là tích cực hay tiêu cực? Mang nghĩa tốt hay nghĩa xấu? Rõ ràng chúng là tiêu cực và mang nghĩa xấu. Tấn công và trả đũa là một loại hành động và sự bộc lộ đến từ bản tính hiểm độc của Sa-tan. Đó cũng là một dạng tâm tính bại hoại. Mọi người nghĩ như thế này: “Người bất nhân thì ta bất nghĩa! Nếu người không đối xử với tôi bằng nhân phẩm, tại sao tôi lại phải đối xử với người bằng nhân phẩm?”. Kiểu suy nghĩ này là gì vậy? Đó không phải là một cách suy nghĩ mang tính trả đũa hay sao? Theo nhìn nhận của một người bình thường, chẳng phải đây là một quan điểm hợp lệ sao? Chẳng phải nó có căn cứ sao? “Người không phạm ta thì ta không phạm người. Người mà phạm ta chắc chắn ta phải phạm người”, và “Gậy ông đập lưng ông” – những người ngoại đạo thường nói những điều như vậy; trong số họ, đây đều là những điều hợp lý và hoàn toàn phù hợp với quan niệm của con người. Tuy nhiên, những người tin Đức Chúa Trời và theo đuổi lẽ thật nên nhìn nhận những lời này như thế nào? Những suy nghĩ và quan điểm này có đúng không? (Thưa, không.) Tại sao chúng không đúng? Chúng nên được phân định như thế nào? Những điều này bắt nguồn từ đâu? (Thưa, từ Sa-tan.) Chúng bắt nguồn từ Sa-tan, điều này không có gì phải nghi ngờ. Chúng đến từ tâm tính nào của Sa-tan? Chúng đến từ bản tính hiểm độc của Sa-tan; chúng chứa đựng sự độc ác, và chúng chứa đựng bộ mặt thật của Sa-tan trong tất cả sự hiểm độc và tà ác của nó. Chúng chứa đựng loại thực chất bản tính này. Tính chất của các quan điểm, suy nghĩ, bộc lộ, lời nói và thậm chí hành động chứa đựng loại thực chất bản tính đó là gì? Chắc chắn, đó là tâm tính bại hoại của con người, là tâm tính của Sa-tan. Những thứ này của Sa-tan có phù hợp với lời Đức Chúa Trời không? Chúng có phù hợp với lẽ thật không? Chúng có cơ sở nào trong lời Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Chúng có phải là những hành động mà người theo Đức Chúa Trời nên làm, và những suy nghĩ và quan điểm mà họ nên sở hữu không? Những suy nghĩ và hành động này có tương hợp với lẽ thật hay không? (Thưa, không.) Đã biết những thứ này không tương hợp với lẽ thật, vậy chúng có tương hợp với lương tâm và lý trí của nhân tính bình thường hay không? (Thưa, không.) Giờ các ngươi có thể thấy rõ những chuyện này không tương hợp với lẽ thật hay nhân tính bình thường. Trước đây các ngươi có nghĩ những hành động và suy nghĩ này là thích đáng, chấp nhận được và đứng vững được không? (Thưa, có.) Những suy nghĩ và lý luận của Sa-tan chiếm vị trí chủ đạo trong lòng người, dẫn dắt suy nghĩ, quan điểm, cách hành xử, hành động và các tình trạng khác nhau của họ, vậy người ta có thể hiểu được lẽ thật hay không? Tuyệt đối là không. Ngược lại, người ta thực hành và tuân giữ những điều họ nghĩ là đúng như thể chúng là lẽ thật, không phải vậy sao? Nếu những điều này là lẽ thật, vậy tại sao tuân giữ chúng không giải quyết được những vấn đề thực tế của ngươi? Tại sao tuân giữ chúng không đem lại sự thay đổi thực sự nơi ngươi kể cả ngươi đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm? Tại sao ngươi không thể dùng lời Đức Chúa Trời để phân định những triết lý phát xuất từ Sa-tan này? Ngươi vẫn bám chặt vào những triết lý Sa-tan như thể chúng là lẽ thật sao? Nếu ngươi thật sự có sự phân định, vậy chẳng phải ngươi tìm ra căn nguyên vấn đề rồi sao? Bởi vì điều mà ngươi đang bám vào không bao giờ là lẽ thật, đúng hơn đó là những lý luận sai lầm và triết lý của Sa-tan, vấn đề nằm ở đó. Các ngươi đều phải đi theo con đường này để kiểm điểm và xem xét bản thân mình, xem có điều gì trong các ngươi mà các ngươi nghĩ là đứng vững được, điều gì tương hợp với thường thức và đạo lý đối nhân xử thế, điều gì mà các ngươi có thể đưa ra công khai – là những suy nghĩ, quan điểm, hành động và căn cứ không đúng đắn mà ngươi đã xem như là lẽ thật trong lòng mình, điều mà ngươi không nghĩ là tâm tính bại hoại. Cứ đào sâu những thứ này đi, còn nhiều hơn nữa đấy. Nếu các ngươi cứ đào sâu những thứ bại hoại và tiêu cực này, phân tích chúng cho đến khi các ngươi có sự phân định, và có thể từ bỏ chúng, thì những tâm tính bại hoại của các ngươi sẽ dễ dàng được giải quyết và các ngươi sẽ có thể được nên tinh sạch.
Chúng ta hãy quay lại nói về ví dụ lúc nãy. Khi người họa sĩ nghe người khác đánh giá về tác phẩm của mình, cả tiêu cực và dễ nghe, vậy con người nên đối đãi như thế nào cho đúng đắn, hành vi và sự bộc lộ nào có cả nhân tính và lý tính? Ta vừa nói rằng những suy nghĩ đó trong người ta, dù họ nghĩ là chúng đúng hay sai, thì chúng đều phát xuất từ Sa-tan, từ những tâm tính bại hoại của họ, chúng không đúng đắn, không phải là lẽ thật. Bất kể ngươi nghĩ mình đúng đắn đến đâu, bất kể ngươi nghĩ người khác tán thành suy nghĩ của mình đến đâu chúng vẫn không đến từ lẽ thật, chúng không phải là sự bộc lộ hay là sống thể hiện ra thực tế lẽ thật, và chúng không phù hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời. Vậy các ngươi nên đối xử với vấn đề này một cách có lý tính và nhân tính như thế nào? Trước hết, không được có những cảm giác lâng lâng trước những lời khen của người khác, đây là một dạng tình trạng. Hơn nữa, đừng chống đối hay ghét bỏ những lời chê của người khác, càng không được ác độc hay trả đũa. Dù họ khen hay chê ngươi, nói tốt hay nói xấu về ngươi, ngươi phải có thái độ đúng đắn trong lòng. Vậy đây là dạng thái độ gì? Trước hết, ngươi phải giữ bình tĩnh, rồi nói với họ rằng: “Hội họa chỉ là sở thích nghiệp dư của tôi thôi. Tôi biết trình độ của mình. Dù anh nói gì, tôi cũng có thể đối xử với anh một cách đúng đắn. Đừng bàn về hội họa nữa, tôi không hứng thú đâu. Cái tôi hứng thú là liệu anh có thể cho tôi biết tôi đã bộc lộ những tâm tính bại hoại ở đâu mà tôi chưa nhận ra, chưa ý thức được. Chúng ta cùng thông công và tìm hiểu về những vấn đề này đi. Hãy cùng nhau trải nghiệm sự phát triển trong lối vào sự sống, và có một lối vào sâu sắc hơn, được như thế thì tuyệt quá! Chứ còn bàn mấy chuyện bên ngoài thì được ích gì? Nó đâu thể giúp người ta làm tròn bổn phận. Dù anh nói tranh của tôi đẹp hay xấu, tôi cũng không quan tâm. Nếu anh khen tranh tôi đẹp, có khi anh có động cơ thầm kín thì sao? Có khi anh muốn lợi dụng tôi làm gì đó cho anh thì sao? Nếu anh muốn tôi giúp việc gì đó, tôi sẽ giúp hết sức có thể, không lấy tiền công, nếu không giúp được, tôi sẽ đưa ra vài đề xuất cho anh. Không cần phải giao tiếp kiểu này với tôi làm gì. Làm vậy là giả hình, khiến tôi thấy ghê tởm và buồn nôn! Nếu anh nói tranh tôi xấu, anh có đang cố thử thách tôi, khiến tôi rơi vào bẫy không? Anh muốn tôi bộc lộ sự nóng nảy, rồi ăn miếng trả miếng mà công kích anh? Tôi sẽ không làm thế, tôi đâu có ngu. Tôi sẽ không để mình bị Sa-tan lừa đâu”. Các ngươi nghĩ sao về thái độ này? (Thưa, như vậy là tốt.) Hành động này được gọi là gì? Là phản công lại Sa-tan. Có những người không mưu cầu lẽ thật lại vô công rồi nghề, nói đủ thứ lời lẽ vô dụng: “À, sự nghiệp trước đây của anh thành công quá, đủ khiến người ta phải ghen tị!”. “À! Xem chị đẹp chưa kìa! Khuôn mặt chị thật là phúc hậu”. Họ nhìn xem ai có quyền, ai có sắc, ai có giá trị lợi dụng, rồi liên tục bám sát người đó, tâng bốc người đó, khen họ và nịnh hót họ. Họ dùng đủ mọi loại phương thức bỉ ổi và vô liêm sỉ để thỏa mãn những ý đồ và dục vọng không dám nói ra của mình. Làm như thế không đáng buồn nôn sao? (Thưa, có.) Vậy nếu gặp phải loại người này, thì ngươi đối xử với họ như thế nào? Mắt đền mắt, răng đền răng là đúng đắn hay sao? (Thưa, không.) Nếu ngươi không có thời gian, cứ nói vài lời gay gắt để phản kích và khiến họ hổ thẹn. Ngươi có thể nói rằng: “Sao mà anh chán thế? Anh không có chuyện gì để làm hay sao? Đàm tiếu về mấy chuyện này thì được ích lợi gì?”. Nếu ngươi nghĩ rằng những lời tâng bốc của họ quá phù phiếm và đáng buồn nôn, ngươi không thích nghe và ngươi không rảnh để nói chi tiết, vậy thì cứ trả lời vài câu là xong chuyện. Nếu ngươi có thời gian, thì hãy thông công với họ. Nói về chuyện thông công ở đây, thì đừng dùng tâm tính bại hoại, đừng nóng nảy hay dựa theo bản tính tự nhiên, đừng công kích hay trả đũa, đừng hận thù, đừng làm việc gì mà con người khinh ghét, những gì bộc lộ nơi ngươi phải tương hợp với nhân tính bình thường, với lương tâm và lý trí, phải có thực tế lẽ thật, phải có thể giúp đỡ người khác, mang tính xây dựng và có ích cho người khác. Tất cả những điều này là những sự bộc lộ tích cực. Vậy một số sự bộc lộ tiêu cực là gì? Hãy tổng hợp xem. (Thưa, là trả đũa, công kích, mắt đền mắt răng đền răng.) Trả đũa, công kích, mắt đền mắt răng đền răng, và những tư tưởng truyền thống người ta thường cho là đúng như là: “Gậy ông đập lưng ông” và “Tôi muốn làm chính nhân quân tử, không muốn làm kẻ tiểu nhân đáng khinh hay ngụy quân tử”. Những điều người ta nghĩ là đúng đắn này có tương hợp với lẽ thật không? (Thưa, không.) Đây là những điều đáng để khai quật. Những điều đơn giản, rõ ràng và dễ thấy ngay thì dễ phân định hơn. Còn về những điều mà đa số không thể thấy được, những điều mà nhiều người nghĩ là đúng và tốt đẹp, thì người ta không phân định được, nên họ dễ dàng tuân giữ và xem chúng như thể lẽ thật. Khi tuân giữ chúng, người ta nghĩ rằng điều mà họ sống thể hiện ra là thực tế lẽ thật và nhân tính bình thường, họ nghĩ mình thật hoàn hảo, thiện lương, thật quá quang minh chính đại, quang minh lỗi lạc. Đem những điều thuộc huyết khí, bản tính tự nhiên, những điều thuộc về xác thịt, luân thường và đạo đức sống thể hiện ra như thể chúng là thực tế của lẽ thật, và thay thế chúng cho lẽ thật, thì đây chính là sai lầm mà đa số người phạm phải, thậm chí những người đã tin Đức Chúa Trời nhiều năm cũng không thể phân định được, hầu hết mọi người tin Đức Chúa Trời phải trải qua giai đoạn này, và chỉ những ai mưu cầu lẽ thật mới có thể thoát khỏi ý niệm sai lầm này. Vậy nên người ta phải nhận ra và thăm dò sâu vào những điều phát xuất từ sự nóng nảy và bản tính tự nhiên này. Nếu ngươi có thể nhìn thấu và giải quyết những điều này, thì một số điều bình thường bộc lộ nơi ngươi sẽ tương hợp với thực tế lẽ thật. Có thể đạt được việc thực hành lẽ thật bằng nhân tính bình thường, thực hành lẽ thật là tiêu chuẩn duy nhất chứng tỏ ai đó có lương tâm và lý trí. Bất kể họ thực hành bao nhiêu lẽ thật, tất cả đều tích cực, đều tuyệt đối không phải là tâm tính bại hoại, càng không phải là hành động nóng nảy. Nếu ai đó từng làm tổn thương ngươi, và ngươi đối xử lại với họ bằng thủ đoạn mà họ đã dùng để đối xử với ngươi, như vậy thì có tương hợp với các nguyên tắc lẽ thật không? Nếu vì họ làm tổn thương ngươi, tổn thương rất sâu sắc, cho nên ngươi cố dùng mọi cách có thể để trả đũa và trừng trị họ, đối với những người ngoại đạo, như thế là hợp tình hợp lý, không có gì để chê trách, nhưng đây là dạng hành động gì? Đây là sự nóng nảy. Họ làm tổn thương ngươi, hành động này là sự bộc lộ của bản tính Sa-tan bại hoại, nhưng nếu ngươi trả đũa họ, vậy thì hành động của ngươi chẳng phải cũng giống họ hay sao? Tâm lý, xuất phát điểm và nguồn cơn đằng sau hành động trả đũa của ngươi cũng như họ, chẳng có gì khác biệt. Vậy nên, tính chất hành động của ngươi chắc chắn là nóng nảy, dựa theo bản tính tự nhiên và thuộc về Sa-tan. Thấy đây là nóng nảy và thuộc về Sa-tan, chẳng phải ngươi nên thay đổi hành động này sao? Liệu nguồn cơn, ý định và động cơ đứng sau hành động của ngươi có nên thay đổi không? (Thưa, có.) Ngươi phải thay đổi chúng như thế nào? Nếu như chỉ gặp phải một chuyện nhỏ, dù nó khiến ngươi không thoải mái, nhưng nếu nó không ảnh hưởng đến lợi ích của ngươi, không làm tổn thương ngươi nặng nề, không khiến ngươi hận nó, không khiến ngươi liều cả tính mạng để trả đũa, vậy thì ngươi có thể gạt bỏ thù hận, không dùng đến sự nóng nảy, thay vào đó ngươi có thể dựa vào lý tính và nhân tính để xử lý chuyện này một cách bình tĩnh và đúng đắn. Ngươi có thể nói thẳng và chân thành giải thích vấn đề này với người đó và hóa giải mối thù hận của mình. Nhưng nếu mối thù hận này quá sâu sắc, đến nỗi ngươi muốn trả đũa và cảm thấy thù hận cay đắng trong lòng, vậy thì ngươi vẫn có thể nhẫn nại được không? Khi ngươi có thể không dựa vào sự nóng nảy mà bình thản nói: “Mình phải có lý tính. Mình phải sống theo lương tâm và lý trí, sống theo các nguyên tắc lẽ thật. Mình không thể lấy ác báo ác, mà phải đứng vững trong lời chứng và hạ nhục Sa-tan”, đây chẳng phải là một tình trạng khác biệt sao? (Thưa, phải.) Trước đây, các ngươi có những dạng tình trạng nào? Nếu ai đó trộm thứ gì đó của ngươi, ăn món gì đó của ngươi, thì không đến nỗi khiến ngươi ôm thâm thù huyết hận, nên ngươi nghĩ không cần thiết phải tranh cãi với họ đến mức đỏ mặt tía tai vì chuyện này, làm vậy không xứng tầm với ngươi, không đáng để ngươi làm vậy. Trong tình huống này, ngươi có thể xử lý vấn đề một cách có lý tính. Có thể xử lý vấn đề một cách có lý tính tương đương với thực hành lẽ thật sao? Tương đương với có thực tế lẽ thật trong chuyện này sao? Tuyệt đối là không. Có lý tính và thực hành lẽ thật là hai chuyện khác biệt nhau. Nếu gặp phải chuyện khiến ngươi cực kỳ căm phẫn, nhưng ngươi có thể xử lý nó một cách có lý tính và điềm tĩnh, không bộc lộ sự nóng nảy hay bại hoại – đây là điều không thể làm được nếu không hiểu các nguyên tắc lẽ thật và cậy dựa vào sự khôn ngoan mà xử lý. Trong trường hợp như vậy, nếu ngươi không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không tìm kiếm lẽ thật, thì sự nóng nảy dễ trỗi dậy nơi ngươi, thậm chí là cả bạo lực. Nếu ngươi không tìm kiếm lẽ thật mà chỉ áp dụng các phương thức của con người, xử lý vấn đề theo ý mình, vậy thì ngươi không thể giải quyết nó bằng cách giảng chút đạo lý hoặc ngồi xuống thổ lộ tâm tình của mình. Không đơn giản như thế.
Hiện giờ, những gì chúng ta thông công đều liên quan đến vấn đề về những tâm tính bại hoại và những bản tính bại hoại của con người. Một số người bẩm sinh đã có tính khí đơn sơ, thẳng thắn, khi những người khác gây tổn hại đến lợi ích hoặc nói lời khó nghe với mình thì họ chỉ cười và cho qua. Một số người thì nhỏ nhen, không thể bỏ qua, mang hận chuyện đó cả đời. Trong hai loại người này, loại nào có tâm tính bại hoại? Thật ra, cả hai đều có, chỉ là tính cách tự nhiên của họ khác nhau mà thôi. Tính cách không thể ảnh hưởng lên tâm tính bại hoại của người ta, cũng như tính cách không thể quyết định mức độ tâm tính bại hoại của họ. Sự giáo dưỡng, học vấn, và bối cảnh gia đình của người ta không quyết định mức độ tâm tính bại hoại của họ. Vậy nó có liên quan đến những điều mà người ta học không? Có người nói rằng: “Tôi đã học văn chương, đã đọc nhiều sách, tôi có tính cách tốt và đã được tu dưỡng, nên năng lực kiềm chế của tôi tốt hơn người khác, tôi hiểu nhân tình thế thái hơn người khác, đầu óc tôi rộng rãi hơn người khác. Khi gặp chuyện, tôi có cách để giải quyết, nên tâm tính bại hoại của tôi có lẽ không thâm sâu lắm”. Có người nói rằng: “Tôi đã học âm nhạc, nên tôi là nhân tài đặc biệt. Âm nhạc hun đúc và thanh tẩy tâm hồn con người. Khi mỗi nốt nhạc chạm đến tâm hồn người ta, thì nó thanh tẩy và biến đổi tâm hồn họ. Nghe nhiều loại nhạc khác nhau đưa người ta vào những trạng thái tâm trí khác nhau, khơi lên nhiều tâm trạng khác nhau. Khi đang có tâm trạng tiêu cực thì tôi nghe nhạc để giải quyết nó, nên tâm tính bại hoại của tôi dần yếu đi khi tôi nghe nhạc. Năng lực âm nhạc của tôi tiến bộ thì bản tính bại hoại của tôi cũng dần được giải quyết”. Còn người biết ca hát thì nói rằng: “Những bài hát êm tai có thể đem lại hạnh phúc cho tâm hồn con người. Càng hát, giọng tôi càng thánh thót, kỹ thuật hát càng tiến bộ, và tôi càng trở nên chuyên nghiệp, chuyện này cải thiện tình trạng cho tôi. Và khi tình trạng của tôi cứ tốt lên, chẳng phải tâm tính bại hoại của tôi sẽ càng yếu dần đi sao?”. Các ngươi có nghĩ chuyện là như thế không? (Thưa, không.) Do đó, nhiều người có những quan niệm sai lầm trong hiểu biết và nhận thức về những tâm tính bại hoại, khi có chút học vấn là họ nghĩ tâm tính bại hoại của mình đã giảm bớt. Một số người cao tuổi còn nghĩ rằng: “Thời còn trẻ, tôi đã chịu đựng nhiều, cuộc sống hết sức giản tiện, tôi tập trung tiết kiệm, tránh lãng phí. Dù làm công việc gì, tôi cũng trong sạch liêm khiết, lời nói thì lịch sự nhã nhặn. Tôi nói chuyện thẳng thắng và là người thật thà. Cho nên tôi không có nhiều tâm tính bại hoại. Một số người trẻ bị hoàn cảnh xã hội tác động. Họ dùng ma túy, chạy theo những trào lưu tà ác. Họ bị hoàn cảnh xã hội tiêm nhiễm nặng nề và bị làm cho bại hoại ghê gớm!”. Những hiểu biết và nhận thức sai lầm này về những tâm tính bại hoại khiến người ta có những cảm giác và thiên kiến khác nhau về thực chất bại hoại và bản tính Sa-tan của mình. Những cảm giác và thiên kiến này khiến đa số mọi người cảm thấy dù họ có tâm tính bại hoại, dù họ kiêu ngạo, tự nên công chính và phản nghịch, nhưng đa số hành vi của họ vẫn tốt đẹp. Nói cụ thể là, khi người ta có thể tuân giữ phép tắc, có đời sống thuộc linh đều đặn, bình thường, có thể nói ra một số giáo lý thuộc linh, thì họ càng tin chắc hơn nữa rằng họ có những thành quả trong con đường tin Đức Chúa Trời và tâm tính bại hoại của họ phần lớn đã được giải quyết. Còn có những người khi ở trong tình trạng không quá tệ, khi có thành quả trong bổn phận, hoặc khi đạt được thành tựu gì đó, thì nghĩ rằng họ có hiểu biết thuộc linh rồi, rằng họ là những con người thánh khiết đã được làm cho hoàn thiện và tinh sạch, rằng họ không còn tâm tính bại hoại nữa. Những suy nghĩ này của người ta chẳng phải là những nhận thức sai lầm phát sinh từ bối cảnh rằng họ không thật sự hiểu những tâm tính bại hoại và tâm tính Sa-tan của mình sao? (Thưa, phải.) Những hiểu lầm này chẳng phải là chướng ngại to lớn nhất ngăn con người giải quyết những tâm tính bại hoại và khó khăn của mình sao? Đây là chướng ngại to lớn nhất, là thứ khiến người ta khó xử lý nhất.
Các ngươi có hiểu những gì Ta đã thông công hôm nay không? Các ngươi có nắm bắt được những điểm chính không? Nếu những tâm tính bại hoại của người ta không được giải quyết, thì họ không thể bước vào thực tế lẽ thật. Nếu họ không biết mình có những tâm tính bại hoại nào, không biết thực chất bản tính Sa-tan của chính mình là gì, vậy thì họ có thể thật sự thừa nhận mình là con người bại hoại sao? (Thưa, không thể.) Nếu người ta không thể thật sự thừa nhận rằng họ thuộc về Sa-tan, rằng họ là thành viên trong nhân loại bại hoại, liệu họ có thể thật lòng ăn năn không? (Thưa, không thể.) Nếu họ không thể thật lòng ăn năn, vậy có phải họ thường nghĩ rằng mình không đến nỗi quá tệ, rằng mình có tôn nghiêm, có địa vị cao, có thân phận và có sự tôn quý không? Lẽ nào họ không thường có những suy nghĩ và tình trạng này sao? (Thưa, phải.) Vậy tại sao những tình trạng này xuất hiện? Tất cả gói gọn trong một câu: nếu những tâm tính bại hoại của người ta không được giải quyết, thì lòng họ luôn nhiễu loạn, và họ khó lòng có được một tình trạng bình thường. Nói như thế nghĩa là, nếu không giải quyết được một khía cạnh nào đó trong tâm tính bại hoại của ngươi, thì rất khó để ngươi thoát khỏi sự ảnh hưởng của tình trạng tiêu cực, rất khó để ngươi bước ra khỏi tình trạng tiêu cực đó, thậm chí đến mức ngươi nghĩ rằng tình trạng này của mình là đúng đắn, chính xác và tương hợp với lẽ thật. Ngươi sẽ bám vào nó, giữ chặt nó, và tự nhiên bị mắc kẹt trong nó, nên rất khó để ngươi thoát ra. Rồi đến một ngày, khi đã hiểu ra lẽ thật, ngươi đột nhiên nhận ra rằng dạng tình trạng này dẫn dắt ngươi hiểu lầm và chống đối Đức Chúa Trời, dẫn dắt ngươi chống lại và phán xét Đức Chúa Trời, thậm chí dẫn dắt ngươi hoài nghi không biết lời Đức Chúa Trời có phải là lẽ thật không, hoài nghi công tác của Đức Chúa Trời, hoài nghi chuyện Đức Chúa là thực tế và căn nguyên của mọi điều tích cực. Ngươi sẽ thấy tình trạng của ngươi đang rất nguy hiểm. Hậu quả nghiêm trọng này là do ngươi đã không thật sự hiểu biết về những triết lý, tư tưởng và lý luận của Sa-tan. Chỉ đến lúc này ngươi mới có thể nhìn thấy Sa-tan ác độc và thâm hiểm đến mức nào, thấy Sa-tan có thể mê hoặc và làm bại hoại con người, có thể khiến họ đi theo con đường chống đối và phản bội Đức Chúa Trời như thế nào. Nếu những tâm tính bại hoại không được giải quyết, thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nếu ngươi có thể có được hiểu biết này, nhận thức này, thì đó hoàn toàn là kết quả từ việc ngươi hiểu lẽ thật và được lời Đức Chúa Trời soi sáng và khai sáng cho. Những người không hiểu lẽ thật thì không thể nhìn thấu cách Sa-tan làm bại hoại con người, cách nó mê hoặc và khiến con người chống đối Đức Chúa Trời, hậu quả của chuyện này cực kỳ nguy hiểm. Khi người ta trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời mà không biết cách phản tỉnh, phân định những thứ tiêu cực, phân định những triết lý của Sa-tan, thì họ chẳng có cách nào để thoát khỏi sự mê hoặc và làm cho bại hoại của Sa-tan. Tại sao Đức Chúa Trời yêu cầu con người phải đọc thêm lời Ngài? Là để người ta hiểu lẽ thật, trở nên biết mình, thấy rõ điều gì khơi dậy những tình trạng bại hoại, thấy được những tư tưởng, quan điểm, cách nói năng và hành xử, cách xử lý mọi sự của mình, vốn từ đâu mà có. Những lúc ngươi ý thức được rằng những quan điểm mà ngươi giữ chẳng tương hợp với lẽ thật, rằng chúng mâu thuẫn với mọi sự Đức Chúa Trời đã phán, rằng chúng không phải là thứ mà Ngài muốn; những lúc Đức Chúa Trời có yêu cầu dành cho ngươi, khi lời Ngài phán với ngươi mà tình trạng cũng như tâm thái này của ngươi không để cho ngươi thuận phục Đức Chúa Trời và thuận phục hoàn cảnh mà Ngài an bài, cũng như không làm cho ngươi sống tự do và giải phóng trước Đức Chúa Trời và làm thỏa lòng Ngài – tất cả những điều này chứng tỏ rằng tình trạng mà ngươi bám giữ là sai trái. Các ngươi đã từng gặp phải dạng tình huống này chưa: ngươi sống theo những điều mà ngươi nghĩ là tích cực, là hữu ích nhất cho ngươi, nhưng không ngờ, khi gặp chuyện, những điều mà ngươi nghĩ là đúng đắn nhất thường lại không có tác động tích cực gì, ngược lại còn khiến ngươi nghi ngờ Đức Chúa Trời, khiến ngươi cùng đường, khiến ngươi hiểu lầm Đức Chúa Trời và nảy sinh sự chống đối với Ngài – ngươi đã từng có những lúc như thế này chưa? (Thưa, có.) Dĩ nhiên, ngươi chắc chắn sẽ không bám vào những thứ mà ngươi nghĩ là sai trái, ngươi chỉ bám vào và giữ chặt những điều mà ngươi nghĩ là đúng, ngươi luôn sống trong tình trạng như thế. Đến một ngày ngươi hiểu ra lẽ thật, chỉ khi đó ngươi mới nhận ra rằng thứ mà ngươi bám vào không phải là điều tích cực, chúng hoàn toàn sai lầm, chúng là những thứ mà người ta nghĩ là tốt đẹp, nhưng chúng không phải là lẽ thật. Các ngươi có thường nhận ra rằng những thứ mình bám chặt là sai hay không? Nếu hầu như lúc nào, các ngươi cũng ý thức được chúng là sai, nhưng lại không phản tỉnh, trong lòng cảm thấy chống đối, không thể tiếp nhận lẽ thật, không thể đối diện nó một cách đúng đắn, lại còn có thể biện hộ cho bản thân, nếu như tình trạng sai lầm này không được xoay chuyển thì sẽ rất nguy hiểm. Luôn bám vào những thứ như thế sẽ khiến ngươi rất dễ té nhào, dễ vấp ngã và thất bại, hơn nữa, ngươi sẽ không thể bước vào thực tế lẽ thật. Khi người ta luôn nói lý lẽ của mình, thì đấy là dấy loạn, nghĩa là họ không có lý trí. Kể cả khi họ không nói ra điều gì, nhưng nếu họ nuôi giữ nó trong lòng, vậy thì căn nguyên vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Vậy những lúc nào ngươi có thể không chống đối Đức Chúa Trời? Ngươi phải xoay chuyển tình trạng của mình và giải quyết căn nguyên vấn đề của mình trong chuyện này; ngươi phải thấy rõ chính xác quan điểm mà ngươi giữ sai lầm ở đâu, ngươi phải tìm hiểu nó, và tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó. Chỉ khi đó ngươi mới sống trong tình trạng đúng đắn. Khi ngươi sống trong tình trạng đúng đắn, ngươi sẽ không hiểu lầm về Đức Chúa Trời, và ngươi sẽ không chống đối Ngài, các quan niệm càng không nảy sinh trong ngươi. Lúc này, sự phản nghịch của ngươi về chuyện này sẽ được giải quyết. Khi nó đã được giải quyết rồi, và ngươi biết cách hành động sao cho tương hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời, chẳng phải mọi hành động của ngươi lúc này sẽ tương hợp với Đức Chúa Trời sao? Nếu ngươi tương hợp với Đức Chúa Trời về chuyện này, chẳng phải mọi hành động của ngươi sẽ tương hợp với tâm ý của Ngài sao? Những hành động và việc thực hành của ngươi khi đã tương hợp với tâm ý của Đức Chúa Trời thì lại chẳng tương hợp với lẽ thật sao? Khi ngươi đứng vững trong chuyện này, thì ngươi đang sống trong tình trạng đúng đắn. Khi ngươi sống trong tình trạng đúng đắn, thì những gì bộc lộ nơi ngươi và những gì ngươi sống thể hiện ra không còn là tâm tính bại hoại, ngươi có thể sống trọn nhân tính bình thường, ngươi sẽ dễ đưa lẽ thật vào thực hành, và ngươi sẽ thật sự thuận phục. Hiện giờ, trải nghiệm của đa số các ngươi chưa đạt đến mức độ này, nên có lẽ các ngươi không hiểu rõ lời Đức Chúa Trời lắm, và nhận thức của các ngươi về chúng không rõ ràng. Ngươi có thể tiếp nhận chúng về mặt lý thuyết, có vẻ như ngươi hiểu đấy, nhưng cũng có vẻ là ngươi không hiểu. Phần mà ngươi hiểu chỉ là giáo lý, phần ngươi không hiểu là phần về tình trạng và thực tế. Khi trải nghiệm của ngươi trở nên sâu sắc hơn, ngươi sẽ bắt đầu hiểu được những lời này, và ngươi sẽ biết cách đưa chúng vào thực hành. Hiện giờ, bất kể trải nghiệm của ngươi sâu sắc đến đâu, thì những khó khăn ngươi gặp trong nhiều chuyện khác nhau xảy đến với ngươi chắc chắn là không ít, vậy làm sao ngươi có thể giải quyết những khó khăn này? Trước hết, ngươi phải phản tỉnh về những tình trạng bại hoại mà ngươi phải tìm hiểu: có những khía cạnh khác nhau nào? Có ai muốn mô tả những khía cạnh này không? (Thưa, nó bao gồm năm khía cạnh: tư tưởng, quan điểm, trạng thái, cảm xúc và lập trường.) Khi ngươi hiểu giáo lý rồi, vậy ngươi nên thực hành và trải nghiệm thế nào khi gặp chuyện? (Thưa, khi gặp chuyện, chúng con nên xem xét xem những thái độ và suy nghĩ mà chúng con bộc lộ ra thuộc về tâm tính và bản tính nào, hiểu được những tâm thái, suy nghĩ và quan điểm này, rồi từ đó bắt đầu giải quyết chúng.) Đúng rồi. Nếu ngươi hoàn toàn nhận thức rõ về những tình trạng, thái độ, suy nghĩ và quan điểm thật của bản thân, vậy thì vấn đề này đã được giải quyết một nửa rồi, sau đó tìm kiếm lẽ thật và đưa lẽ thật vào thực hành thì khó khăn sẽ tan biến.
Trong số các ngươi có nhiều người trẻ, cũng có nhiều người chưa lập gia đình. Các ngươi đều đã rời bỏ gia đình để làm bổn phận trong vài năm, vậy các ngươi có nhớ nhà không? Có nhớ cha mẹ không? Các ngươi có thường sống trong tình trạng nhớ cha mẹ không? Chúng ta hãy nghe về tình trạng nhớ cha mẹ đi, đây là trải nghiệm thật. (Thưa, khi con vừa ra nước ngoài, con vô cùng nhớ mẹ và chị gái con, con luôn cậy dựa vào họ, nên khi chỉ còn một mình, con không lúc nào nguôi nhớ họ. Nhưng khi đã trải nghiệm nhiều điều ở hải ngoại rồi, con cảm thấy Đấng mà con không thể rời xa chính là Đức Chúa Trời, mỗi khi gặp bất kỳ chuyện gì, con đều cầu nguyện với Ngài và con không còn nhớ ai nữa.) Có hai tình trạng khác nhau. Tình trạng đầu tiên là gì? Luôn nhớ nhà, nhớ mẹ và chị gái. Những đặc điểm của tình trạng này là gì? Là khi có chuyện xảy ra, ngươi không biết cách để làm việc này việc kia, nên ngươi cảm thấy bất lực, không thể sống thiếu người thân bên cạnh và ngươi chẳng có ai để cậy dựa. Ban sáng khi ngươi mở mắt, ngươi bắt đầu nhớ họ, ban đêm trước khi đi ngủ, ngươi nhớ đến họ, ngươi bị kẹt trong tình trạng nhớ người thân. Vậy tại sao ngươi lại nhớ họ đến thế? Là vì hoàn cảnh của ngươi đã thay đổi và ngươi đã xa cách họ. Ngươi lo lắng về họ, hơn nữa, ngươi đã quen với việc cậy dựa vào họ, sống phụ thuộc vào họ để sinh tồn. Ngươi đã gắn chặt với họ như hình với bóng trong nhiều chuyện trong cuộc sống, nên ngươi nhớ họ rất nhiều, đây là dạng tình trạng của ngươi. Vậy khi ngươi không nhớ họ là ngươi đang ở trong dạng tình trạng gì? (Thưa, con cảm thấy như rời gia đình và thực hiện bổn phận chính là tình yêu và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, từ đó cho con học cách cậy dựa vào Ngài. Tâm tính bại hoại của con đã thay đổi phần nào, và tâm hồn con cảm thấy được an ủi, hơn nữa, khi nhận ra quyền tối thượng của Đức Chúa Trời, con biết rằng vận mệnh của tất cả mọi người đều nằm trong tay Ngài. Họ có sứ mạng của họ, con có sứ mạng của con, nên con không còn nhớ họ nữa.) Vậy vấn đề đã được giải quyết? (Thưa, con cảm thấy như vậy.) Các ngươi nghĩ sao, vấn đề đã được giải quyết chưa? (Thưa, nó đã được giải quyết tạm thời.) Nó đã được giải quyết tạm thời. Nếu đến một ngày ngươi gặp một người chị em có diện mạo, giọng nói, cách đối xử với ngươi đặc biệt giống với mẹ ngươi, hay giống với chị ngươi, thì ngươi sẽ cảm thấy thế nào? (Thưa, con sẽ lại nhớ về họ.) Ngươi lại một lần nữa rơi vào tình trạng nghĩ về họ, vậy vấn đề sẽ không được giải quyết rồi. Vậy ngươi làm sao để giải quyết được căn nguyên vấn đề này? Khi các ngươi nhớ người thân, các ngươi nhớ điều gì? Thường khi nhớ ai đó, nhớ một người thân, nhớ nhà, chắc chắn các ngươi không nhớ những chuyện khiến các ngươi buồn, các ngươi nhớ những chuyện khiến mình vui, những chuyện khiến các ngươi cảm thấy hạnh phúc và tốt đẹp mà các ngươi đã được hưởng, chẳng hạn như mẹ thường chăm lo cho ngươi, dỗ dành ngươi, trân quý ngươi, hoặc những thứ tốt mà cha thường mua cho ngươi. Ngươi nhớ mọi điều tốt đẹp đó, nên ngươi không thể thôi nhớ những người thân. Càng nghĩ về những người thân, ngươi càng không thể từ bỏ họ, và ngươi không thể kìm nổi bản thân mình. Có người nói rằng: “Suốt bao nhiêu năm trời, tôi chưa hề rời xa mẹ tôi. Mẹ đi đâu, tôi đi theo đó, tôi là bảo vật trong mắt mẹ. Giờ tôi đã đi xa lâu đến vậy, làm sao tôi không nhớ mẹ cho được?”. Nhớ mẹ là chuyện tự nhiên, xác thịt con người là thế. Con người bại hoại sống theo tình cảm của mình. Họ nghĩ: “Chỉ có sống như thế này mới có hình tượng của con người. Nếu mình thậm chí không nhớ những người thân, không nghĩ về họ, không tìm sự nương nhờ nơi họ, thì mình có còn là con người không? Mình chẳng phải cũng như con vật sao?”. Có phải người ta nghĩ như vậy không? Nếu họ không có tình yêu hay tình thân, không nghĩ về người khác, thì người khác sẽ nghĩ họ không có nhân tính, nghĩ họ không được sống như thế. Quan điểm này có đúng không? (Thưa, không.) Thật ra, việc ngươi có nhớ cha mẹ hay không đâu phải là chuyện lớn. Ngươi nhớ họ cũng không sai, không nhớ họ cũng không sai. Một số người có tính cách độc lập, một số thì gắn chặt với cha mẹ, nhưng các ngươi đều đã có thể rời xa gia đình và cha mẹ để thực hiện bổn phận. Trước hết, các ngươi nguyện ý làm bổn phận, có ý chí làm bổn phận, có ý chí dâng mình và từ bỏ mọi sự vì Đức Chúa Trời, nhưng những khó khăn của các ngươi không thể được giải quyết trong một nỗ lực duy nhất, các ngươi cũng không thể giải quyết những tâm tính bại hoại trong một nỗ lực làm việc tốt và hành xử tốt duy nhất. Các ngươi hiểu được đạo lý này chứ? Vậy các ngươi làm thế nào để giải quyết căn nguyên chuyện nhớ cha mẹ? Có người đã rời gia đình và sống độc lập trong hai ba năm, họ đã trưởng thành và không nhớ cha mẹ nhiều. Vấn đề này như thế là đã được giải quyết sao? Không. Nếu ngươi hỏi họ ai là người thân thiết với họ nhất, họ sẽ trả lời đúng như sách vở: “Tôi thân thiết nhất với Đức Chúa Trời, với tôi, Đức Chúa Trời là thân yêu nhất!”. Nhưng trong lòng họ nghĩ: “Đức Chúa Trời không ở cạnh tôi, Ngài cũng không thể chăm sóc tôi. Tôi vẫn thân thiết với mẹ tôi nhất. Tôi là cốt nhục của bà, bà cưng chiều tôi nhất, và bà thấu hiểu tôi nhất. Khi mọi chuyện khó khăn và cay đắng nhất, mẹ luôn ở bên để an ủi, giúp đỡ và chăm sóc cho tôi. Giờ tôi đã rời nhà rồi, chẳng có ai như mẹ để chăm sóc cho tôi khi tôi ốm. Anh nói Đức Chúa Trời tốt lành, nhưng tôi không thấy được mặt Ngài, vậy Ngài ở đâu chứ? Như thế chẳng thực tế gì cả”. Họ nghĩ cậy dựa vào Đức Chúa Trời là không thực tế, và lời họ bảo Đức Chúa Trời là thân thiết nhất với họ chỉ là lời miễn cưỡng, có chút giả tạo. Thật ra, sâu thẳm trong lòng, họ nghĩ rằng mẹ mới thân thiết với họ nhất. Nhưng tại sao lại thế? “Tôi tin Đức Chúa Trời vì mẹ tôi đã rao truyền phúc âm cho tôi, không có mẹ thì tôi đâu được như bây giờ”. Có phải họ nghĩ như vậy không? (Thưa, phải.) Các ngươi nghĩ những người như thế liệu có hiểu lẽ thật không? (Thưa, không.) Mẹ ngươi chỉ sinh ra ngươi và chăm sóc ngươi trong hai mươi mấy năm. Bà có thể cho ngươi lẽ thật không? Bà có thể cho ngươi sự sống không? Bà có thể cứu ngươi khỏi sự ảnh hưởng của Sa-tan không? Bà có thể làm tinh sạch tâm tính bại hoại của ngươi không? Bà không thể làm bất kỳ việc nào trong đó. Do vậy, sự ân cần và yêu thương của cha mẹ cực kỳ có hạn thôi. Còn Đức Chúa Trời có thể làm gì cho ngươi? Đức Chúa Trời có thể ban cho con người lẽ thật, có thể cứu họ khỏi ảnh hưởng của Sa-tan, khỏi sự chết, và có thể ban cho họ sự sống đời đời, tình yêu này không vĩ đại sao? Tình yêu này cao như trời sâu như đất. Tình yêu này vô cùng vĩ đại, gấp trăm, không, gấp ngàn lần tình yêu của cha mẹ. Nếu người ta thật sự biết tình yêu của Đức Chúa Trời vĩ đại như thế nào, liệu họ còn tình cảm mạnh với cha mẹ nữa không? Liệu vào dịp Năm Mới và các dịp lễ, họ có còn nghĩ về cha mẹ suốt ngày nữa không? Nếu họ hiểu được lẽ thật, họ sẽ nghĩ nhiều hơn về tình yêu của Đức Chúa Trời. Nếu người ta tin Đức Chúa Trời nhiều năm mà vẫn nghĩ rằng tình yêu của cha mẹ vĩ đại hơn tình yêu của Đức Chúa Trời, vậy thì người đó mù rồi, họ chẳng hề có đức tin nơi Đức Chúa Trời. Nếu người ta tin Đức Chúa Trời mà không mưu cầu lẽ thật, liệu họ có thể giải quyết tâm tính bại hoại của mình không? Liệu họ có đạt được sự cứu rỗi không? Không thể. Nếu tâm tính bại hoại của ngươi chưa được giải quyết và đời sống thuộc linh của ngươi không phát triển đến một vóc giạc nhất định, vậy thì ngươi có thể hô hào khẩu hiệu, nhưng sẽ không thể thực hiện chúng, bởi vì ngươi không có vóc giạc. Ngươi có sức chừng nào thì có thể làm những việc lớn lao chừng ấy. Ngươi có vóc giạc thế nào thì có thể chịu đựng các thử luyện lớn lao thế ấy. Ngươi hiểu được bao nhiêu thực tế lẽ thật thì ngươi có thể bước vào bấy nhiêu thực tế lẽ thật, đấy là mức độ thực tế lẽ thật mà ngươi có thể sống thể hiện ra. Tương ứng như vậy, nó cũng xác định bao nhiêu tâm tính bại hoại mà ngươi bộc lộ và bao nhiêu khó khăn ngươi có thể giải quyết.
Một ngày nào đó, khi ngươi hiểu được một ít lẽ thật, ngươi sẽ không còn nghĩ rằng mẹ ngươi là người tốt nhất, hay cha mẹ ngươi là những người tốt nhất nữa. Ngươi sẽ nhận ra rằng họ cũng là những thành viên của nhân loại bại hoại, và rằng những tâm tính bại hoại của họ cũng đều như nhau. Tất cả những gì làm cho họ khác biệt chính là mối quan hệ huyết thống thể xác với ngươi. Nếu họ không tin Đức Chúa Trời, thì họ cũng y như những người ngoại đạo mà thôi. Ngươi sẽ không còn nhìn họ dưới góc độ của một thành viên gia đình, hoặc từ góc độ mối quan hệ xác thịt của ngươi, mà là từ phương diện của lẽ thật. Các khía cạnh chính mà ngươi nên xem xét là gì? Ngươi nên xem xét quan điểm của họ về đức tin nơi Đức Chúa Trời, quan điểm của họ về thế giới, quan điểm của họ về việc xử lý vấn đề, và quan trọng nhất, là thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đánh giá những khía cạnh này một cách chính xác, ngươi sẽ có thể thấy rõ họ là người tốt hay xấu. Đến một ngày nào đó, ngươi có thể thấy rõ rằng họ là những người có tâm tính bại hoại giống như ngươi. Và thậm chí rõ ràng hơn nữa là họ không phải những người tốt bụng có tình yêu thực sự dành cho ngươi giống như ngươi hình dung, cũng như hoàn toàn không thể dẫn dắt ngươi đến lẽ thật hoặc đi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời. Ngươi có thể thấy rõ rằng những gì họ đã làm cho ngươi không mang lại lợi ích gì to lớn cho ngươi, và không có giá trị gì cho ngươi trong việc đi đúng con đường trong cuộc đời. Có lẽ ngươi cũng nhận thấy rằng nhiều sự thực hành và quan điểm của họ là trái với lẽ thật, rằng họ thuộc về xác thịt, và điều này khiến ngươi khinh miệt họ, cảm thấy ghê tởm và kinh tởm họ. Nếu ngươi bắt đầu nhìn ra những điều này, thì ngươi sẽ có thể đối xử với cha mẹ ngươi một cách đúng đắn trong lòng, và ngươi sẽ không còn nhớ nhung, lo lắng cho họ, hay không thể sống xa họ. Họ đã hoàn thành sứ mạng làm cha mẹ, nên ngươi sẽ không còn coi họ là những người thân thiết nhất với ngươi hay thần tượng hóa họ nữa. Thay vào đó, ngươi sẽ đối đãi với họ như những người bình thường, và khi đó, ngươi sẽ hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của cảm xúc, thực sự thoát ra khỏi những cảm xúc và tình cảm gia đình của mình. Khi đã làm được thế rồi, ngươi sẽ nhận ra những thứ đó không đáng để trân quý. Lúc này, ngươi sẽ thấy rằng người thân, gia đình và các mối quan hệ xác thịt là các chướng ngại vật ngăn cản ngươi hiểu lẽ thật và thoát khỏi tình cảm. Bởi vì ngươi có những mối quan hệ gia đình với họ – mối quan hệ xác thịt mà khiến ngươi tê dại, khiến ngươi lạc lối và tin rằng họ là người đối xử tốt nhất với ngươi, thân cận nhất với ngươi, chăm sóc cho ngươi tốt hơn bất kỳ ai và yêu thương ngươi nhất – chính tất cả những chuyện này khiến ngươi không thể phân định rõ ràng họ là người tốt hay người xấu. Một khi ngươi thật sự thoát ra khỏi những tình cảm này, mặc dù lúc này hay lúc khác ngươi vẫn nghĩ về họ, nhưng liệu ngươi vẫn còn nhớ họ da diết, chìm đắm trong cảm giác đó và bận tâm về họ như bây giờ không? Ngươi sẽ không như thế. Ngươi sẽ không nói: “Mẹ là người mà tôi không thể sống thiếu được, mẹ là người yêu thương, chăm sóc và quan tâm tôi nhất”. Khi ngươi có mức độ nhận thức này, liệu ngươi còn rơi nước mắt khi nhớ đến họ không? Không. Vấn đề này sẽ được giải quyết. Vậy với những vấn đề gây khó khăn cho ngươi, nếu ngươi không đạt được lẽ thật trong khía cạnh đó và nếu ngươi không bước vào thực tế lẽ thật của khía cạnh đó, thì ngươi sẽ bị mắc kẹt trong những khó khăn hay tình trạng như thế và sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi chúng. Nếu ngươi xem những dạng khó khăn và vấn đề này như là những vấn đề then chốt trong lối vào sự sống, rồi tìm kiếm lẽ thật để giải quyết chúng, vậy thì ngươi sẽ có thể bước vào khía cạnh này của thực tế lẽ thật, bất tri bất giác, ngươi sẽ rút ra được bài học từ những khó khăn và vấn đề này. Khi các vấn đề được giải quyết rồi, ngươi sẽ cảm thấy mình không thân thiết với cha mẹ và người thân đến thế, ngươi sẽ thấy rõ ràng hơn thực chất bản tính của họ, và ngươi sẽ thấy họ thật sự là dạng người nào. Khi thấy rõ về những người thân của mình, ngươi sẽ nói: “Mẹ tôi không hề tiếp nhận lẽ thật chút nào, bà chán ghét và căm ghét lẽ thật. Về thực chất, bà là ác nhân, là ma quỷ. Cha tôi thích chiều lòng người, đứng về phía mẹ tôi. Ông không tiếp nhận cũng không thực hành lẽ thật chút nào, ông không phải là người mưu cầu lẽ thật. Dựa trên hành vi của cha mẹ tôi, hai người họ là người không tin, họ đều là ma quỷ. Tôi phải triệt để chống lại họ, vạch ranh giới rõ ràng với họ”. Làm như thế, ngươi sẽ đứng về phía lẽ thật, và sẽ có thể từ bỏ họ. Khi ngươi có thể phân định họ là ai, là dạng người nào, ngươi vẫn còn tình cảm với họ được hay sao? Ngươi vẫn yêu mến họ được sao? Ngươi vẫn có mối quan hệ xác thịt với họ sao? Ngươi sẽ không làm như thế. Ngươi vẫn cần kiểm soát tình cảm của mình sao? (Thưa, không.) Vậy ngươi thật sự dựa vào điều gì để giải quyết những khó khăn này? Ngươi dựa vào sự hiểu biết lẽ thật, dựa vào Đức Chúa Trời và ngưỡng vọng Đức Chúa Trời. Nếu ngươi đã hiểu rõ những chuyện này trong lòng, vậy ngươi còn cần kiềm chế bản thân không? Ngươi còn cảm thấy tủi thân không? Ngươi còn cần chịu nỗi đau đến vậy không? Ngươi còn cần người khác thông công với ngươi và làm công tác tư tưởng cho ngươi không? Ngươi không cần, bởi vì ngươi đã tự mình xử lý xong mọi chuyện rồi, một việc quá dễ dàng. Nói ngược trở lại, ngươi làm cách nào để giải quyết được vấn đề này để không nghĩ đến hay là nhớ nhung họ? (Thưa, tìm kiếm lẽ thật để giải quyết nó.) Những lời đao to búa lớn này có vẻ rất chính đáng, nhưng hãy nói thực tế hơn một chút đi. (Thưa, áp dụng lời Đức Chúa Trời để nhìn thấu thực chất của họ, nghĩa là, phân định họ dựa trên thực chất của họ. Rồi sẽ có thể gạt bỏ tình cảm và mối quan hệ xác thịt của mình.) Đúng vậy. Ngươi phải lấy lời Đức Chúa Trời làm căn cứ để phân định thực chất bản tính của mọi người. Không có sự vạch rõ của lời Đức Chúa Trời, không ai có thể nhìn thấu thực chất bản tính của người khác. Chỉ khi căn cứ trên lời Đức Chúa Trời và lẽ thật thì người ta mới có thể nhìn thấu thực chất bản tính của mọi người, chỉ khi đó họ mới có thể giải quyết tận căn nguyên vấn đề tình cảm con người. Trước hết hãy bắt đầu bằng cách bỏ lại tình thân và các mối quan hệ xác thịt, bất kỳ ai mà ngươi có tình cảm mạnh mẽ dành cho họ, thì đấy là người mà ngươi phải mổ xẻ và phân định trước hết. Ngươi nghĩ sao về cách giải quyết này? (Thưa, tốt.) Có người nói rằng: “Phân định và mổ xẻ những người mà tôi có tình cảm mạnh nhất thì nhẫn tâm quá!”. Bảo ngươi phân định họ đâu phải là để ngươi đoạn tuyệt với họ, đâu phải là để ngươi dứt bỏ mối quan hệ cha mẹ – con cái với họ, đâu phải bảo ngươi hoàn toàn từ bỏ họ, không bao giờ liên hệ nữa. Ngươi phải hoàn thành trách nhiệm đối với những người thân của mình, nhưng ngươi không được để họ kìm kẹp hay trói buộc ngươi, bởi vì ngươi là người đi theo Đức Chúa Trời, nên ngươi phải có nguyên tắc này. Nếu ngươi vẫn còn bị kìm kẹp hoặc trói buộc bởi họ, thì ngươi không thể làm tròn bổn phận, cũng như không thể bảo đảm mình có thể theo Đức Chúa Trời đến tận cùng. Nếu ngươi không phải là người đi theo Đức Chúa Trời, không phải là người yêu mến lẽ thật, vậy thì chẳng ai đòi hỏi ngươi chuyện này cả. Có người nói rằng: “Tôi hiện không hiểu lẽ thật, tôi không biết cách để phân định người khác”. Nếu ngươi không có vóc giạc này, vậy thì tạm gác lại chuyện phân định đã. Khi vóc giạc của ngươi đủ lớn, và ngươi có thể vượt qua những thử luyện như thế, tự chủ động thực hành đường lối này, thì vẫn chưa quá muộn để ngươi thực hành khía cạnh này của lẽ thật đâu.
Nhiều người khổ sở về mặt tình cảm một cách không cần thiết, thật sự đây là đau khổ vô dụng và không cần thiết. Tại sao Ta lại nói thế? Người ta luôn bị tình cảm kìm kẹp, nên họ không thể thực hành lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời, hơn nữa, bị tình cảm kìm kẹp hoàn toàn không có lợi cho việc làm bổn phận hay đi theo Đức Chúa Trời, hơn nữa nó còn là trở ngại lớn cho lối vào sự sống. Vậy nên, khổ sở vì bị tình cảm kìm kẹp thật vô nghĩa, và Đức Chúa Trời sẽ không ghi nhớ chuyện này. Vậy làm sao để ngươi thoát khỏi sự khổ sở vô nghĩa này? Ngươi cần hiểu lẽ thật, cần nhìn thấu và hiểu được thực chất của những mối quan hệ xác thịt này, vậy thì sẽ dễ hơn cho ngươi trong việc thoát khỏi sự kìm kẹp của tình cảm xác thịt. Có người tin Đức Chúa Trời mà bị cha mẹ là người không tin ngược đãi thậm tệ, không bị ép tìm bạn đời thì cũng bị ép tìm một công việc. Họ làm gì cũng được, nhưng không được phép tin Đức Chúa Trời. Một số cha mẹ còn buông lời báng bổ Đức Chúa Trời, nên những người này thấy được chân tướng ma quỷ của cha mẹ mình. Chỉ khi đó lòng họ mới kêu lên: “Cha mẹ mình thật sự là ma quỷ, mình không thể đối xử với họ như người thân được!”. Từ đó, họ thoát khỏi sự kìm kẹp và xiềng xích của tình cảm. Sa-tan muốn dùng tình thân để kìm kẹp và trói buộc con người. Nếu không hiểu lẽ thật, người ta dễ bị lừa phỉnh. Người ta khá thường xuyên vì cha mẹ và những người thân mà buồn lòng, khóc lóc, chịu gian khổ và hy sinh. Đây là sự ngu muội vô tri, cam nguyện chịu khổ, tự làm tự chịu. Chịu đựng những thứ này thì chẳng có giá trị gì, một nỗ lực vô ích mà Đức Chúa Trời sẽ không hề ghi nhớ, và người ta có thể nói rằng họ sống trong cảnh khổ thân. Khi ngươi thật sự hiểu lẽ thật và thấy rõ thực chất của họ, ngươi sẽ được giải thoát, ngươi sẽ cảm thấy đau khổ trước đây của mình thật là vô tri và ngu muội. Ngươi sẽ không trách cứ ai khác, ngươi sẽ trách mình vì sự mù quáng, ngu xuẩn và không hiểu lẽ thật, không thấy rõ những chuyện này. Vấn đề tình cảm có dễ giải quyết không? Các ngươi đã giải quyết nó chưa? (Thưa, chưa. Chúng con chưa thực hành hay bước vào con đường thực hành mà Đức Chúa Trời đã chỉ ra, chúng con chỉ có căn cứ để đối chiếu khi chuyện như thế này xảy ra.) Khi nói về tất cả mọi chuyện này, dù là nói về các vấn đề thực tế, hoặc về những điều mà các ngươi hiểu như là con đường để đi, Ta đang bảo các ngươi như thế này: khi gặp dạng chuyện như thế này, cách xử lý tốt nhất là cầu nguyện với Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật, rồi ngươi sẽ có cách để giải quyết nó. Khi ngươi đã nhìn thấu thực chất của tình cảm xác thịt, sẽ dễ để ngươi xử lý những chuyện này theo các nguyên tắc lẽ thật. Nếu ngươi luôn bị kìm kẹp bởi các mối quan hệ xác thịt với những người thân, vậy thì ngươi sẽ không có cách nào để thực hành lẽ thật, kể cả khi ngươi hiểu giáo lý và hô hào khẩu hiệu, ngươi sẽ vẫn không thể giải quyết các vấn đề thực sự của mình. Một số người đơn thuần là không biết cách tìm kiếm lẽ thật. Những người khác thì có thể tìm kiếm lẽ thật, nhưng khi người khác thông công rõ ràng cho họ, họ không tin tưởng hoàn toàn và không thể tiếp nhận trọn vẹn, họ chỉ lắng nghe như thể đó là giáo lý mà thôi. Vậy nên, vấn đề bị tình cảm kìm kẹp có thể không bao giờ được giải quyết, nếu nó không được giải quyết thì có thể ngươi sẽ không bao giờ thoát khỏi nó và ngươi sẽ tiếp tục bị kìm kẹp và trói buộc. Nếu ngươi tin Đức Chúa Trời mà không thể đi theo Ngài, không thể làm bổn phận mình nên làm, thì cuối cùng, ngươi sẽ không thể xứng đáng lãnh nhận lời hứa của Đức Chúa Trời, rồi đến một ngày, ngươi sẽ rơi vào thảm họa và bị trừng phạt, lúc đó có than khóc và nghiến răng cũng vô ích thôi, sẽ không một ai có thể cứu ngươi. Giờ các ngươi đã rõ về những hậu quả của việc không giải quyết các tâm tính bại hoại chưa?
Hôm nay chúng ta đã thông công điều gì? Chúng ta đã thông công về những tình trạng của con người, những tâm tính bại hoại, cũng như cách bước vào thực tế lẽ thật, cách xử lý đúng đắn những vấn đề mà ngươi gặp phải, dạng quan điểm nào ngươi nên giữ, và làm sao để biết, phân tích và giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Phải luôn học lấy bài học về lối vào sự sống, chưa bao giờ là quá muộn để học hay để bắt đầu học. Vậy khi nào thì quá muộn? Nếu ngươi chết rồi, thì lúc đó là đã quá muộn; nếu ngươi còn sống thì vẫn chưa muộn đâu. Hiện giờ, các ngươi đều còn sống, chưa chết, nhưng các ngươi thật sự hiểu rõ về ý nghĩa của sống và chết chưa? Trong tiếng Anh, người ta luôn nói, “I’m still alive” nghĩa là “Tôi vẫn còn sống”. Câu đó có ý nghĩa gì? Nghĩa là khi ngươi bị mất phương hướng lúc gặp chuyện, hoặc ngươi bị cuốn vào trào lưu của xã hội, hoặc ngươi cảm thấy mình bị sa đọa, rồi ngươi lấy kim châm vào mình và có thể cảm nhận được nó, khi đó ngươi sẽ cảm thấy mình vẫn còn sống, thấy lòng mình chưa chết. Nếu ngươi vẫn còn sống, vậy thì ngươi nên mưu cầu và sống thể hiện ra hình tượng giống con người. Trước đây ngươi đã bị tha hóa, ngươi chạy theo những thứ của thế gian, và ngươi sống theo trào lưu tà ác, giờ không phải lúc để ngươi xốc lại mình và đừng để bị tha hóa thêm nữa sao? Ngươi thấy đấy, người phương Tây đã không tìm thấy con đường thật, và họ cảm thấy vô vọng về nhân sinh và cuộc sống, nên lời lẽ của họ đầy cảm khái, có một kiểu chán nản và tuyệt vọng, có thể nói là có cảm xúc bất lực trong đó. Khi sống, họ thường cảm thấy mình không phải là con người, nhưng họ phải sống theo cách này, kể cả khi họ cảm thấy mình giống như ma quỷ, như động vật, súc sinh, họ vẫn phải tiếp tục sống theo cách này. Họ có thể làm được gì đây? Họ chẳng thể làm được gì cả. Nếu không chết, thì họ phải sống theo cách này, không còn con đường nào khác cho họ và họ sống thật đáng thương. Tất cả các ngươi hiện tại chẳng giống thế sao? Nếu đến một ngày các ngươi thấy cảm khái, nghĩ rằng: “À, mình vẫn còn sống, lòng mình vẫn chưa chết”, nếu người ta sống đến mức độ đó, thì họ sẽ trở thành gì đây? Họ đã ở trong nguy hiểm cùng cực rồi! Với người tin Đức Chúa Trời, chuyện này đã rất nguy hiểm rồi. Các ngươi tuyệt đối không được nói những lời như “Tôi vẫn còn sống, nhưng xác thịt của tôi là cái vỏ thôi, tôi là xác chết biết đi. Lòng tôi còn sống, và chỉ có vài khao khát và lý tưởng trong lòng tôi đang chống đỡ xác thịt tôi”. Đừng để đến mức đó! Nếu các ngươi đến mức đó, thì rất khó để cứu ngươi. Nhìn vào các ngươi bây giờ, tình hình của các ngươi không tệ. Nếu các ngươi đọc lời Đức Chúa Trời cho một người ngoại đạo, họ sẽ không đạt được nhận thức gì, vậy nếu Ta dùng những lời nghiêm khắc để tỉa sửa các ngươi, liệu các ngươi có ý thức được không? (Thưa, có.) Một số người các ngươi chỉ bắt đầu biết mình sau khi bị tỉa sửa, chỉ khi đó các ngươi mới cảm thấy ăn năn. Điều này nghĩa là các ngươi vẫn còn ý thức, và lòng các ngươi chưa chết hoàn toàn, chứng tỏ các ngươi vẫn còn tỉnh thức, vẫn còn sống! Nếu các ngươi có thể tiếp nhận lẽ thật và đưa lẽ thật vào thực hành, thì các ngươi có hy vọng được cứu rỗi. Nếu người nào đến mức độ đơn thuần không chịu tiếp nhận lẽ thật, thì họ đã chết hoàn toàn rồi, và họ vô phương cứu chữa. Trong hội thánh, có không ít người đơn thuần không chịu tiếp nhận lẽ thật. Mặc dù họ còn thở đấy, nhưng họ thật sự không còn linh hồn. Họ là những kẻ chết không còn linh hồn, những xác chết biết đi. Những người như thế thì đã bị tỏ lộ triệt để và bị đào thải.
Ngày 5 tháng 10 năm 2016