Chức trách của lãnh đạo và người làm công (22)

Lần trước, chúng ta đã thông công về trách nhiệm thứ mười ba của lãnh đạo và người làm công: “Bảo vệ dân được Đức Chúa Trời chọn khỏi bị những kẻ địch lại Đấng Christ gây nhiễu loạn, mê hoặc, khống chế và tàn hại, đồng thời giúp họ có thể phân định những kẻ địch lại Đấng Christ và vứt bỏ chúng trong lòng”. Bây giờ, hãy cùng xem lại: Chúng ta đã thông công những mục nào liên quan đến nội dung cụ thể của trách nhiệm thứ mười ba của lãnh đạo và người làm công? (Thưa, chúng ta đã thông công năm mục: vạch trần, tỉa sửa, mổ xẻ, hạn chế, và giám sát.) Năm mục này là những công tác cụ thể liên quan đến trách nhiệm này của lãnh đạo và người làm công; đây là những công tác mà lãnh đạo và người làm công cần thực hiện nhằm vào kẻ địch lại Đấng Christ. Vậy, lãnh đạo giả có những biểu hiện nào nhằm vào những công tác này? Lần trước, chúng ta cũng đã thông công một số chi tiết phải không? (Thưa, phải.) Biểu hiện của lãnh đạo giả như sau: Thứ nhất là họ sợ làm mất lòng mọi người và không dám thanh trừ hoặc khai trừ kẻ địch lại Đấng Christ. Thứ hai là họ không thể phân định kẻ địch lại Đấng Christ. Thứ ba là họ đóng vai trò như ô dù che chắn cho kẻ địch lại Đấng Christ. Thứ tư là họ vô trách nhiệm với người được Đức Chúa Trời chọn. Biểu hiện của sự vô trách nhiệm là gì? Chính là khi kẻ địch lại Đấng Christ làm nhiễu loạn và mê hoặc, thì lãnh đạo giả không thể đóng vai trò bảo vệ anh chị em, không thể vạch trần việc ác của kẻ địch lại Đấng Christ, không thể vạch trần quỷ kế của Sa-tan, không thể thông công lẽ thật để giúp anh chị em phân định kẻ địch lại Đấng Christ – họ không thực hiện công tác như vậy. Bên cạnh đó, đối với những người có vóc giạc nhỏ bé, không có sự phân định mà bị kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc, thì họ không những không thực hiện bất kỳ công tác nào để xoay chuyển mà còn nói ra những lời vô nhân tính như “đáng đời ngươi”. Đây là biểu hiện cụ thể của sự vô trách nhiệm, chứng tỏ lãnh đạo giả không có gánh nặng đối với công tác của hội thánh. Mấy phương diện biểu hiện này là một số hành vi và cách làm cụ thể của lãnh đạo giả khi kẻ địch lại Đấng Christ mê hoặc và làm nhiễu loạn người được Đức Chúa Trời chọn. Thái độ cụ thể của họ đối với công tác này là vô trách nhiệm và không trung thành. Họ đưa ra nhiều cái cớ và dùng nhiều cách thức khác nhau để bật đèn xanh cho kẻ địch lại Đấng Christ, đóng vai trò như ô dù che chắn cho kẻ địch lại Đấng Christ, trong khi không bảo vệ công tác của hội thánh cũng như quyền lợi mà người được Đức Chúa Trời chọn nên có. Nếu lãnh đạo giả có thể kịp thời giải quyết các vấn đề như kẻ địch lại Đấng Christ quấy nhiễu, mê hoặc, khống chế, và tàn hại người được Đức Chúa Trời chọn, sau đó hạn chế, cách ly, và thanh trừ hoặc khai trừ kẻ địch lại Đấng Christ, thì người được Đức Chúa Trời chọn sẽ nhận được sự bảo vệ lớn nhất. Tuy nhiên, với tư cách là lãnh đạo, họ không có khả năng đảm nhiệm công tác này. Từ một góc độ nào đó, có thể nói rằng họ đang bảo vệ kẻ địch lại Đấng Christ một cách trá hình, lót đường và khiến kẻ địch lại Đấng Christ có thể tiếp tục mê hoặc, khống chế, và tàn hại người được Đức Chúa Trời chọn, cũng như làm nhiễu loạn đời sống hội thánh bình thường và việc thực hiên bổn phận của người được Đức Chúa Trời chọn. Đây là những biểu hiện khác nhau của lãnh đạo giả.

Mục 14. Kịp thời phân định, thanh trừ và khai trừ các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 1)

Sau khi thông công xong về trách nhiệm thứ mười ba của lãnh đạo và người làm công, hôm nay chúng ta sẽ thông công về trách nhiệm thứ mười bốn. Nội dung của trách nhiệm thứ mười bốn có một số điểm tương đồng với trách nhiệm thứ mười ba. Trong trách nhiệm thứ mười bốn, công tác cụ thể mà lãnh đạo và người làm công cần thực hiện không chỉ liên quan đến kẻ địch lại Đấng Christ mà còn liên quan đến các loại kẻ ác, phạm vi sẽ rộng hơn trách nhiệm thứ mười ba. Trước khi thông công về trách nhiệm thứ mười bốn, trước tiên hãy đọc nội dung của nó. (Thưa, trách nhiệm thứ mười bốn của lãnh đạo và người làm công: Kịp thời phân định, thanh trừ và khai trừ các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ.) Mặc dù câu này không dài, nhưng khi nói đến công tác cụ thể mà lãnh đạo và người làm công cần làm thì nó lại không đơn giản như vẻ bề ngoài. Câu này rốt cuộc đề cập đến trách nhiệm nào của lãnh đạo và người làm công? Đối tượng mà lãnh đạo và người làm công cần nhắm đến trong công tác này là ai? (Thưa, là các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ.) Công tác cụ thể cần thực hiện là gì? (Thưa, là kịp thời phân định họ. Sau khi phân định thì thanh trừ hoặc khai trừ họ.) Kịp thời phân định, không được trì hoãn; một khi phát hiện đầu mối thì phải đưa ra phán đoán và xác định tính chất một cách chính xác, sau đó xử lý bằng cách thanh trừ họ. Thực ra, công tác cụ thể mà lãnh đạo và người làm công cần thực hiện gồm hai việc: phân định con người và giải quyết vấn đề. Nếu xét trên mặt chữ thì đơn giản là thế: Trước tiên là phân định, sau đó là kịp thời đưa ra các phương án và biện pháp, đối tượng nhắm vào chính là các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ mà nhà Đức Chúa Trời yêu cầu thanh trừ hoặc khai trừ. Xét từ điểm này, có vẻ như rất dễ dàng để lãnh đạo và người làm công làm tốt công tác này và thực hiện hết trách nhiệm này, độ khó không cao bởi vì trước đó nhà Đức Chúa Trời đã thông công sâu rộng về các chi tiết của công tác phân định cũng như thanh trừ các loại người, và đã nói nhiều về chuyện này rồi. Xét từ bề ngoài, công tác liên quan đến trách nhiệm thứ mười bốn có vẻ giống với nội dung cụ thể của trách nhiệm thứ mười hai và mười ba đã được thông công trước đó, nhưng trong trách nhiệm thứ mười bốn, đối tượng được nhắm đến của công tác do lãnh đạo và người làm công thực hiện không chỉ là kẻ địch lại Đấng Christ mà còn là các loại kẻ ác. Phạm vi nhắm vào các loại kẻ ác tương đối rộng, cần thông công một cách cụ thể và có hệ thống. Vì không phải là về biểu hiện của một loại kẻ ác mà là các loại kẻ ác, nên khi thông công về trách nhiệm thứ mười bốn của lãnh đạo và người làm công, chúng ta sẽ chú trọng thông công xem những đối tượng nào được nhắm đến khi lãnh đạo và người làm công thực hiện công tác này. Đây là một phương diện. Ngoài ra, tiếp theo đó chúng ta sẽ thông công cụ thể về cách đối đãi với những người này – hạn chế, cách ly, thanh trừ hay khai trừ họ.

Hội thánh là gì

Trước khi thông công chi tiết về công tác này, chúng ta hãy thông công về một chủ đề phụ. Chủ đề phụ này có thể ai cũng biết hoặc là chủ đề mà các ngươi không có khái niệm cụ thể nào. Chủ đề này là gì? Đó là “Hội thánh là gì?”. Chủ đề này thế nào? Một số người có thể nói: “Ngài đang thông công về trách nhiệm của lãnh đạo và người làm công, thì thông công cụ thể về mục đó là được rồi. Tại sao lại thông công về hội thánh là gì? Có liên quan gì đến chủ đề này không?”. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như không liên quan, và thậm chí một số người có thể nói: “Chủ đề này hoàn toàn không liên quan. Tại sao lại mang ra để thông công?”. Bất kể các ngươi nghĩ như thế nào, hãy buông bỏ những cách nghĩ này sang một bên và trước tiên hãy nghiền ngẫm xem hội thánh là gì. Đợi đến khi thông công rõ ràng về định nghĩa của thuật ngữ và danh xưng “hội thánh” này, thì các ngươi sẽ biết tại sao chúng ta phải thông công về chủ đề này.

I. Một số hiểu biết về hội thánh

Thông công về việc hội thánh là gì tức là đưa ra sự trình bày rõ ràng và chính xác về danh xưng “hội thánh” và phổ biến định nghĩa chính xác và cụ thể về tên gọi “hội thánh”. Trước tiên, các ngươi có thể thảo luận về cách các ngươi nhận biết và lĩnh hội về danh xưng “hội thánh” này. Hội thánh là gì? Chúng ta hãy bắt đầu nói từ lý thuyết, sau đó tiếp tục nói đến định nghĩa cụ thể và tương đối thực tế hơn. (Thưa, con hiểu rằng nơi mà anh chị em chân thành tin Đức Chúa Trời và mưu cầu lẽ thật tụ họp để cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời thì được gọi là hội thánh.) Định nghĩa này đề cập đến việc hội thánh là một địa điểm như thế nào; về cơ bản, đó là thứ vật chất, hữu hình. Đây là một định nghĩa trên lý thuyết. Định nghĩa này có được xem là chính xác không? Có bất kỳ điểm nào không chính xác không? Về mặt lý thuyết, định nghĩa này có thể chấp nhận được. Ai có thể bổ sung không? (Thưa, con sẽ bổ sung một chút. Vì sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời cũng như việc Ngài bày tỏ lẽ thật, nên có một nhóm người đi theo Ngài; tập thể mà họ tạo thành được gọi là hội thánh.) Định nghĩa này nói về việc hội thánh là một tập thể như thế nào. Đây cũng là định nghĩa trên lý thuyết, trên văn bản về hội thánh. (Thưa, con sẽ bổ sung rằng nhóm người này có công tác của Đức Thánh Linh, và khi họ cùng nhau đọc lời Đức Chúa Trời thì họ được Đức Thánh Linh khai sáng, cũng như họ có thể thực hành lẽ thật và trưởng thành trong sự sống. Hội thánh là nơi tụ họp của một nhóm người như vậy.) Phần bổ sung này vào định nghĩa của hội thánh nói về việc hội thánh là loại tụ họp nào – tiền tố của việc tụ họp này là ăn uống lời Đức Chúa Trời, có sự công tác của Đức Thánh Linh, và tiến bộ trong sự sống. Về cơ bản, đây cũng là định nghĩa trên lý thuyết, trên văn bản về hội thánh. Còn bổ sung nào nữa không? (Thưa, đó là nhóm người lấy lời Đức Chúa Trời làm nguyên tắc thực hành, do lẽ thật và Đấng Christ nắm quyền. Nhóm người này có thể trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, tiếp nhận lẽ thật, trưởng thành trong sự sống, và có thể được cứu rỗi. Một nhóm như vậy được gọi là hội thánh.) “Nhóm” này giống như “tập thể” vừa được đề cập. Còn bổ sung nào nữa không? Nếu không có bổ sung nào khác, các ngươi có thể diễn đạt lại bốn cách hiểu được đề cập ở trên; tức là, rốt cuộc thì các ngươi định nghĩa về hội thánh là gì kể từ khi các ngươi bắt đầu tin Đức Chúa Trời cho đến bây giờ. Việc định nghĩa về mặt lý thuyết hẳn là dễ dàng, phải không? Ví dụ, một tập thể những người chân thành đi theo và thờ phượng Đức Chúa Trời có thể được gọi là một hội thánh; hoặc một nhóm người có thể tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, mưu cầu sự thuận phục Đức Chúa Trời, và thờ phượng Đức Chúa Trời thì có thể được gọi là một hội thánh; hoặc một nhóm người có công tác của Đức Thánh Linh, có Đức Thánh Linh dẫn dắt, và sự hiện diện của Đức Chúa Trời, cũng như có thể thờ phượng Đức Chúa Trời, thì có thể được gọi là một hội thánh. Chẳng phải đây là những định nghĩa trên lý thuyết về hội thánh sao? (Thưa, phải.) Tất cả các ngươi đều hiểu và biết nội dung của những định ngữ ở trong định nghĩa về hội thánh, phải không? (Thưa, phải.) Vậy thì hãy lặp lại lần nữa. (Thưa, hội thánh có nghĩa là tập thể những người chân thành tin Đức Chúa Trời và đi theo Đấng Christ. Một hội thánh chân chính có công tác của Đức Thánh Linh và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, do Đấng Christ và lẽ thật nắm quyền, là nơi những người đi theo Đức Chúa Trời ăn uống lời Ngài, trải nghiệm công tác của Ngài, và có lối vào sự sống. Đây mới là hội thánh chân chính. Hội thánh khác với tổ chức tôn giáo. Hội thánh không tham gia vào các nghi lễ tôn giáo hoặc các hình thức thờ phượng Đức Chúa Trời bên ngoài.) Về cơ bản, đây là định nghĩa ở phương diện lý thuyết về hội thánh. Ví dụ, định nghĩa hội thánh như một nơi mà mọi người được Đức Chúa Trời gọi tụ họp, hoặc một tập thể những người chân thành tin, đi theo, thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời, hoặc tập hợp những người được Đức Chúa Trời gọi, v.v. Những danh xưng này chính là một số nhận thức hoặc định nghĩa cơ bản về hội thánh của nhiều nhóm người khác nhau tin Đức Chúa Trời. Chúng ta tạm thời không nói về việc các tôn giáo và giáo phái khác nhau rốt cuộc định nghĩa hội thánh là gì – nhóm người đi theo Đức Chúa Trời như chúng ta định nghĩa về hội thánh là gì? Không gì hơn ngoài một nhóm người chân thành tin Đức Chúa Trời, có công tác của Đức Thánh Linh, có sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, có thể ăn uống lời Đức Chúa Trời, mưu cầu lẽ thật, mưu cầu sự thuận phục Đức Chúa Trời và thờ phượng Đức Chúa Trời. Sau này cho dù hội thánh được định nghĩa là một địa điểm, một tập thể, một tập hợp, một nhóm, một cộng đồng hay bất kỳ điều gì khác – bất kể thuật ngữ nào – thì tóm lại các định ngữ phía sau về cơ bản là những định ngữ này. Xét từ những nhận biết cơ bản này của con người về hội thánh, từ những định ngữ phía sau mà các ngươi dùng để định nghĩa danh xưng “hội thánh”, thì khi mọi người đi theo Đức Chúa Trời và hiểu được một số lẽ thật, thì họ nhận biết được rằng hội thánh không còn là một cộng đồng hay nhóm người bình thường nữa. Thay vào đó, hội thánh có quan hệ với việc có đức tin chân thành nơi Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời, có công tác của Đức Thánh Linh, cũng như có thể thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời hoặc liên quan đến lối vào sự sống, sự thay đổi tâm tính, làm chứng cho Đức Chúa Trời, v.v.. Như thế xem ra, sau khi Đức Chúa Trời bắt đầu công tác của Ngài, danh xưng “hội thánh” trong lòng hầu hết mọi người đã được nhận biết và tiếp nhận sâu sắc hơn, cụ thể hơn, và ăn khớp hơn với hội thánh trong lòng Đức Chúa Trời. Hội thánh không còn đơn giản là một ngôi nhà, một cộng đồng xã hội, một đơn vị, một tổ chức, v.v. mà liên quan đến đức tin nơi Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời, lẽ thật, và việc thờ phượng Đức Chúa Trời.

II. Giá trị tồn tại của hội thánh và công tác của hội thánh

Đối với khái niệm và định nghĩa cụ thể về hội thánh, chúng ta sẽ không vội đưa ra kết luận ngay bây giờ. Sau khi các ngươi có một khái niệm cơ bản về danh xưng “hội thánh” hoặc định nghĩa về hội thánh, các ngươi có hiểu rõ về những thứ như giá trị tồn tại của hội thánh, công tác mà hội thánh tạo ra, và vai trò của hội thánh giữa mọi người không? Nội dung của những phương diện này có phải cũng liên quan đến định nghĩa về hội thánh không? Nói một cách đơn giản, những gì hội thánh làm chính là giá trị tồn tại của hội thánh. Lấy ví dụ là một ngôi nhà, ngôi nhà được dùng để làm gì? Giá trị và ý nghĩa của ngôi nhà đối với những người ở và sử dụng nó là gì? Ít nhất, nó có thể che mưa che gió, đây là một trong những giá trị của nó; một giá trị khác là khi ngươi kiệt sức, mệt mỏi và không có nơi nào để đi, thì nhà là nơi ngươi có thể nghỉ ngơi và an cư lạc nghiệp. Ngôi nhà này bên ngoài được gọi là nhà, nhưng tác dụng của nó đối với ngươi là gì? Nó là nơi che mưa che gió, nghỉ ngơi, để ngươi thư giãn, có thể hưởng thụ sự tự do, v.v.; những tác dụng này là giá trị của ngôi nhà này đối với ngươi. Vậy thì hãy nói lại xem vai trò của hội thánh là gì? Giá trị và ý nghĩa của sự hình thành và tồn tại của hội thánh là gì? Nói một cách đơn giản, hội thánh làm gì và có thể đóng vai trò gì? Các ngươi có hiểu rõ về điều này không? Một hội thánh làm những công tác cụ thể nào hoặc làm công tác có tính chất gì, và phạm vi công tác của hội thánh bao gồm những gì thì mới được gọi là một hội thánh, thì mới là công tác mà một hội thánh chân chính nên làm? Đây là một số nội dung cụ thể cần được thông công về định nghĩa của hội thánh. Trước tiên, hãy nói xem một hội thánh rốt cuộc làm những công tác gì? (Thưa, chủ yếu là truyền bá lời Đức Chúa Trời, làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời, cũng như rao truyền phúc âm, để nhiều người hơn nữa có thể đến trước Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài.) Đây có phải là một công tác cụ thể không? (Thưa, phải.) Đây là ý nghĩa của sự tồn tại của hội thánh và là một trong những công tác cụ thể mà hội thánh cần làm, nhưng không phải là tất cả. Truyền bá lời Đức Chúa Trời và làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời là một công tác cụ thể. Ai đảm nhiệm công tác này? Chính là đội phúc âm hiện tại. Hội thánh còn làm những công tác nào khác? (Thưa, tổ chức cho anh chị em nhóm họp cùng nhau để ăn uống lời Đức Chúa Trời và thông công lời Đức Chúa Trời, giúp họ có thể liên tục hiểu lẽ thật và đạt đến thực hiện bổn phận của mình một cách bình thường.) Công tác cụ thể này chính là dẫn dắt mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật, và có thể thực hiện bổn phận của mình một cách bình thường. Truyền bá lời Đức Chúa Trời là công tác chủ yếu và quan trọng trong hội thánh. Dẫn dắt mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật, và có thể thực hiện bổn phận của mình một cách bình thường là công tác thực chất trong hội thánh; đây là công tác đối nội. Hai công tác này, một là đối ngoại và một là đối nội, đều do sự tồn tại của hội thánh tạo ra. Cũng có thể nói chúng là hai công tác quan trọng mà hội thánh phải làm. Còn gì nữa không? (Thưa, một công tác khác là dẫn dắt con người trải nghiệm sự phán xét của Đức Chúa Trời để họ được làm tinh sạch và đạt được sự thay đổi trong tâm tính.) Đây là một công tác cụ thể được làm trong nội bộ của hội thánh. Tất cả những công tác mà các ngươi nói đến về cơ bản đều mang tính đại diện. Trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như trải nghiệm nhiều hoàn cảnh khác nhau, trải nghiệm sự phán xét, hình phạt, sự tỉa sửa, v.v. cuối cùng đạt được sự thay đổi trong tâm tính và đạt đến được cứu rỗi, là một công tác cụ thể. Đây là tác dụng có được và hiệu quả đạt được ở con người của sự hình thành và tồn tại của hội thánh. Công tác truyền bá lời Đức Chúa Trời và làm chứng cho Đức Chúa Trời này không chỉ do đội phúc âm làm, mà còn được làm thông qua nhiều bài viết chứng ngôn trải nghiệm, thánh ca khác nhau, nhiều video và phim ảnh khác nhau, v.v.. Đây cũng là những nội dung và hạng mục cụ thể có trong công tác truyền bá lời Đức Chúa Trời. Tiếp theo chính là phương diện đời sống hội thánh: ăn uống lời Đức Chúa Trời để đạt đến hiểu lẽ thật, có thể thuận phục và nhận biết Đức Chúa Trời, cũng như trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời và nhiều hoàn cảnh khác nhau do Đức Chúa Trời bài trí trong quá trình thực hiện bổn phận để đạt được sự thay đổi trong tâm tính và đạt đến được cứu rỗi. Đây là một số công tác được tạo ra trên cơ sở hội thánh tồn tại sau khi được hình thành. Ngoài những công tác chủ chốt này ra, có công tác ngoài lề nào không? Công tác ngoài lề là gì? Chúng đề cập đến những công tác không quan trọng hoặc mang tính sự vụ, nhưng cũng có một số lợi ích đối với những người được Đức Chúa Trời chọn đang mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận của mình; công tác này có thể có tác dụng tích cực đến sự tiến bộ sự sống của con người và sự chuyển biến quan điểm nhìn nhận sự việc của con người. Trong những trường hợp đặc biệt, một số công tác mang tính sự vụ liên quan đến sự sống còn về xác thịt của con người do công tác của hội thánh sinh ra có được tính là công tác phải có trong phạm vi hội thánh không? Ví dụ, việc trồng trọt, chăn nuôi, v.v. cung cấp một số thực phẩm cần thiết cho những người thực hiện bổn phận có được tính là công tác mang tính thực chất của hội thánh không? (Thưa, không.) Việc phân phối máy tính, thiết bị, v.v. cho những người thực hiện bổn phận của mình có được tính là công tác mang tính thực chất của hội thánh không? (Thưa, không.) Vậy, công tác mang tính thực chất của hội thánh đề cập đến điều gì? Điều này liên quan đến định nghĩa về hội thánh. Định nghĩa về hội thánh mà các ngươi đưa ra trước đó rất hay; Ta khá hài lòng với những định nghĩa này bởi vì những định ngữ phía sau trong định nghĩa của các ngươi đều liên quan đến những lẽ thật cao hơn như lối vào sự sống của con người, đức tin chân thật của họ nơi Đức Chúa Trời, việc đi theo Đức Chúa Trời, nhận biết Đức Chúa Trời, thậm chí sự thay đổi trong tâm tính, sự thuận phục Đức Chúa Trời và việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Xét từ điểm này, sự tồn tại của hội thánh hoàn toàn không phải vì những điều liên quan đến đời sống và lợi ích xác thịt của con người, chẳng hạn như sự no ấm, sự khoẻ mạnh hoặc tiền đồ của họ. Hội thánh không được hình thành vì sự sống còn về xác thịt của con người hoặc để giúp họ hưởng thụ đời sống xác thịt tốt hơn. Có một số người nói: “Điều đó không đúng. Đời sống và sự sống còn xác thịt của chúng con cũng được đề cập trong lời Đức Chúa Trời, lời Đức Chúa Trời bảo chúng con học một số nghệ thuật hiện đại và hiểu biết một ít kiến thức về các loại thường thức bảo vệ sức khoẻ. Chẳng phải những điều này liên quan đến sự sống còn của chúng con sao?”. Những điều này có phải là công tác mang tính thực chất của hội thánh không? (Thưa, không phải.) Nếu hội thánh đã do những người tin Đức Chúa Trời tạo thành, và cuộc sống con người chắc chắn liên quan đến những chuyện như ăn mặc ở đi lại, chi tiêu hằng ngày, thì hội thánh sẽ tiện thể giúp mọi người giải quyết. Khi những chuyện này được giải quyết, con người liền cho rằng: “Hội thánh cũng phụ trách mọi chi tiêu hằng ngày của chúng tôi. Đây là công tác thường vụ và mang tính thực chất của hội thánh”. Đây chẳng phải là một sự hiểu lầm sao? (Thưa, phải.) Vì sao lại có thể hiểu lầm chứ? (Thưa, họ không hiểu rõ công tác mang tính thực chất của hội thánh là gì.) Tại sao đến giờ họ vẫn chưa hiểu rõ? Có phải sự lĩnh hội của họ có vấn đề không? (Thưa, phải.) Tại sao sự lĩnh hội của họ lại có vấn đề? Đây là vấn đề về tố chất, suy cho cùng chính là do tố chất kém.

Về công tác mang tính thực chất của hội thánh, có ba mục vừa được đề cập: Một là làm chứng và truyền bá lời Đức Chúa Trời; hai là dẫn dắt mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời, bước vào thực tế của lời Đức Chúa Trời, giúp mọi người hiểu lẽ thật, thực hành lời Đức Chúa Trời, và thực hiện bổn phận của mình tốt hơn. Còn một mục nữa là dẫn dắt mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, trải nghiệm sự tể trị của Đức Chúa Trời, và thoát khỏi tâm tính bại hoại của họ để đạt được sự thay đổi trong tâm tính trên cơ sở hiểu lời Đức Chúa Trời. Tất cả những mục này đều hướng tới mục tiêu con người có thể được cứu rỗi. Ba mục này được tổng kết khá tốt; đó là những công tác mà hội thánh cần làm và là giá trị cũng như ý nghĩa của sự tồn tại của hội thánh đối với nhân loại, đối với các thành viên hội thánh và đối với những người được Đức Chúa Trời chọn. Nhưng những điều này vẫn chưa đủ toàn diện. Ngoài mấy công tác mang tính thực chất này, hãy nghĩ lại xem con người còn nhận được những lợi ích mang tính thực chất nào khác ngoài việc trải nghiệm công tác mà hội thánh làm này. (Thưa, con người học được cách phân định nhiều người, sự việc và sự vật khác nhau.) Phân định nhiều người, sự việc và sự vật khác nhau thì có phần gần gũi hơn chút, và liên quan đến công tác mang tính thực chất của hội thánh. Nói đến công tác mang tính thực chất là đang nói đến công tác mang tính đại diện. Những gì chúng ta vừa thông công là một số thu hoạch tích cực mà con người đạt được hoặc một số công tác do hội thánh làm mà con người đã tham gia và trải nghiệm. Ngoài mấy công tác mang tính thực chất này, sự tồn tại của hội thánh còn có một giá trị khác, đó là giúp con người nhận biết về nhân loại, thế giới và quyền thế hắc ám. Đây có phải là công tác mang tính thực chất khác mà hội thánh làm ngoài ba công tác mà các ngươi đã thông công không? Đây có phải là công tác cụ thể không? (Thưa, phải.) So với ba công tác đầu tiên, đây được coi là một công tác ngoài lề. Tại sao lại là công tác ngoài lề? Bởi vì đây là một phương diện kết quả mà con người đạt được sau khi trải nghiệm ba công tác đầu tiên, là kết quả mà con người đạt được trong khi trải nghiệm công tác của nhà Đức Chúa Trời, trong quá trình ăn uống lời Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật, nhận biết tâm tính bại hoại của chính mình, và nhận biết Đức Chúa Trời. Kết quả này chính là con người nhận biết nhân loại tà ác này, thế giới hắc ám này, và quyền thế hắc ám. Kết quả này hiện đã đạt được phần nào chưa? (Thưa, đã đạt được phần nào.) Đây chẳng phải là giá trị tồn tại của hội thánh sao? Chẳng phải là chức năng và tác dụng mà sự tồn tại của hội thánh nên có đối với những người đi theo Đức Chúa Trời sao? (Thưa, phải.) Một mặt, nó có tác dụng này về mặt khách quan; mặt khác, hội thánh cũng đang tích cực và chủ động làm công tác này. Vậy, những hạng mục nào là liên quan đến nội dung cụ thể của công tác này? Ví dụ, những bộ phim về người được Đức Chúa Trời chọn bị bắt giữ và chịu cực hình – một mặt, đây là lời chứng mà những người đi theo Đức Chúa Trời đưa ra khi họ trải nghiệm sự bức hại tàn bạo của Sa-tan; mặt khác, những bộ phim này vạch trần cách mà nhân loại tà ác này, thế giới hắc ám này, và quyền thế hắc ám chống đối và lên án Đức Chúa Trời và lẽ thật, cũng như các cách khác nhau mà chúng bức hại tàn bạo những người đi theo Đức Chúa Trời. Trong khi vạch trần những điều này, các bộ phim cũng giúp con người nhận biết về nhân loại, thế giới và quyền thế hắc ám từ góc độ này. Có một số người nói: “Ngài có ý gì khi nói ‘nhận biết về nhân loại và thế giới’?”. Tất cả các ngươi cho rằng điều đó có nghĩa là gì? (Thưa, là nhận biết sự hắc ám và tà ác của nhân loại và thế giới, cũng như nhận biết thực chất của toàn nhân loại là thù địch với Đức Chúa Trời.) Đúng vậy. Chính là nhận biết sự tà ác và hắc ám của nhân loại, nhận biết bộ mặt xấu xa và diện mạo thực sự của toàn nhân loại là thù địch với Đức Chúa Trời. Những video về cực hình hoặc lời chứng trải nghiệm cá nhân là các ví dụ cụ thể về cách hội thánh làm công tác này. Ngoài ra còn vạch trần văn hóa truyền thống, quan điểm đạo đức của con người, một số tư tưởng của dân tộc hoặc chủng tộc nào đó, cũng như các học thuyết truyền thống của Đạo giáo và Nho giáo ở Trung Quốc, một số cách nói của lẽ thật giả, cũng như một số gia quy và gia giáo ràng buộc con người và trói buộc tư tưởng của con người – mục đích của việc vạch trần những điều này là gì? Công tác này thuộc phạm trù nào? Chẳng phải nội dung Ta đã mổ xẻ khi kể câu chuyện “Nằm gai nếm mật” này trước đó là một phần của việc nhận biết thế giới, nhân loại, và quyền thế hắc ám sao? (Thưa, phải.) Đây là một ví dụ về nội dung cụ thể của công tác này. Cho nên, công tác này cũng là một công tác cụ thể mà hội thánh cần làm. Tóm lại, công tác của một hội thánh, một mặt là dùng lẽ thật để tích cực hướng dẫn mọi người bước vào thực tế lẽ thật, giúp họ đạt được sự thuận phục Đức Chúa Trời; mặt khác là dựa vào việc vạch trần thế giới hắc ám của Sa-tan, vạch trần các hành vi thù địch khác nhau của Sa-tan đối với lẽ thật và Đức Chúa Trời, và vạch trần các trào lưu tà ác trong xã hội loài người, các tư tưởng và quan niệm khác nhau của nhân loại bại hoại, cũng như các tà thuyết, lời lẽ sai trái, v.v. để khiến cho con người có thể nhận biết chân tướng và thực chất của thời đại tà ác này. Đây chẳng phải là công tác mang tính thực chất của hội thánh sao? (Thưa, phải.) Trên thực tế các ngươi đã thu hoạch không ít từ công tác của hội thánh cũng như có được lợi ích thực tế. Khi nói đến những người trong hội thánh, dù họ có hứng thú với lẽ thật hay không, sau khi đi theo Đức Chúa Trời trong ba đến năm năm, qua các buổi nhóm họp để thông công về lẽ thật, cầu nguyện-đọc lời Đức Chúa Trời cũng như trải nghiệm sự bức ép và phỉ báng của người ngoại đạo, bị kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ làm nhiễu loạn, cũng như trải nghiệm đủ loại người, sự việc và sự vật khác, thì họ sẽ bất tri bất giác có một vài sự phân định và nhận biết về thế giới hắc ám này, về nhân loại tà ác, các nhà cầm quyền, và về quyền thế hắc ám của toàn thế giới. Đây chính là thu hoạch. Những thu hoạch này của con người có được như thế nào? Có phải do sự tồn tại của hội thánh mang lại không? Có phải do công tác mà hội thánh thực hiện mang lại không? (Thưa, phải.) Một mặt, con người có một số nhận biết về lời Đức Chúa Trời, công tác và tâm tính của Ngài; mặt khác, họ cũng đạt được một số hiểu biết tương ứng và sự phân định về thế giới, nhân loại và quyền thế hắc ám. Kết quả và tác dụng tích cực của hai thu hoạch này xuất hiện ở con người là những gì họ cần có được để đạt đến được cứu rỗi.

Công tác của hội thánh có thể được tóm tắt lại là truyền bá và làm chứng cho lời Đức Chúa Trời và công tác của Ngài, cũng như dẫn dắt mọi người ăn uống lời Ngài khiến cho họ hiểu lẽ thật, có thể thực hành lời Ngài và thực hiện bổn phận của mình tốt hơn. Ngoài ra, trên cơ sở hiểu lẽ thật, họ trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, thoát khỏi tâm tính bại hoại của mình và đạt được sự thay đổi trong tâm tính. Ngoài ba mục này ra, công tác của hội thánh còn bao gồm việc giúp mọi người nhận biết nhân loại tà ác, thế giới hắc ám và quyền thế hắc ám. Mặc dù các hạng mục công tác của hội thánh không nhiều, nhưng nội dung cụ thể thì rất nhiều. Nội dung được đề cập đến đều liên quan đến lời Đức Chúa Trời, lẽ thật, việc thoát khỏi tâm tính bại hoại của con người, và việc thuận phục Đức Chúa Trời; tất nhiên là liên quan nhiều hơn nữa đến việc được cứu rỗi. Đây là chức năng của hội thánh và giá trị tồn tại của hội thánh. Mọi mục trong công tác của hội thánh đều liên quan mật thiết đến lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn bởi vì công tác của hội thánh liên quan đến cách con người đối đãi với lời Đức Chúa Trời, thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời, liên quan đến việc được cứu rỗi của họ, cũng như quan điểm và thái độ của họ đối với thế giới, nhân loại, và quyền thế hắc ám. Tóm lại, sự tồn tại của hội thánh có liên quan mật thiết đến mọi người, và công tác mà hội thánh tham gia, cùng với giá trị và ý nghĩa về sự tồn tại của hội thánh có mối quan hệ không thể tách rời khỏi bất cứ ai tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Sau khi thông công xong về công tác cụ thể mà hội thánh cần làm, chúng ta hãy nói về một số định nghĩa và cách nhìn không thỏa đáng của con người về danh xưng “hội thánh” và ý nghĩa sự tồn tại của hội thánh. Trước hết, mọi người cho rằng hội thánh là nơi tương đối ấm cúng, một nơi tràn đầy ánh nắng ấm áp, một nơi tương đối thân thiện, không có tranh đấu, chiến tranh, giết chóc hoặc tanh mùi máu – một nơi lý tưởng, đầy hạnh phúc, mà trong tâm hồn con người hướng tới. Ở đây không có sự đố kỵ hay tranh chấp, không hục hặc với nhau, không có trào lưu tà ác, hay bất kỳ hiện tượng nào khác có ở thế giới trần tục. Nơi đây được xem là bến đỗ lý tưởng để tâm hồn con người có thể neo đậu. Dù con người có tưởng tượng tốt đẹp thế nào về danh xưng “hội thánh” thì nhìn chung họ vẫn có một sự ký thác tâm hồn nhất định với hội thánh. Sự ký thác tâm hồn này có tác dụng thiết thực hơn đối với con người: Khi con người gặp khó khăn, họ có thể đến hội thánh để giãi bày và hội thánh có thể giúp họ giảm bớt lo lắng và giải quyết khó khăn. Ví dụ, nếu họ gặp khó khăn trong công việc hoặc trong cuộc sống, con cái không nghe lời, chồng hoặc vợ họ ngoại tình, mẹ chồng nàng dâu bất hòa, có tranh chấp với đồng nghiệp hoặc hàng xóm, con cái của họ bị ức hiếp, đất đai của họ bị cường hào ác bá chiếm đoạt, v.v. – khi những chuyện này xảy ra, con người hy vọng rằng một ai đó trong hội thánh có thể ra mặt giúp họ, giúp họ giải quyết và xử lý một cách công bằng những chuyện này. Trong suy nghĩ của mọi người, hội thánh là một nơi như vậy. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong suy nghĩ của mọi người, hội thánh là nơi lánh nạn, là thiên đường lý tưởng, nơi để giảm bớt lo lắng và giải quyết khó khăn, trừ bạo để dân được yên ổn, và biểu dương chính nghĩa. Nếu cuộc sống của họ gặp khó khăn, hội thánh nên cứu trợ cho họ; nếu họ không có rau để ăn, không có gạo để nấu, hội thánh nên cấp phát; nếu họ không có quần áo, hội thánh nên mua cho; nếu họ bị ốm, hội thánh nên trả tiền điều trị. Khi ai đó gặp khó khăn trong công tác, anh chị em trong hội thánh nên đưa tay ra giúp đỡ, giúp họ đi cửa sau, tận dụng mối quan hệ hoặc chỉ cho họ đi đúng đường. Khi một người có con cái sắp thi đại học, họ tìm đến hội thánh để tìm thêm người cầu nguyện cho chúng, cố gắng để con họ có thể thuận lợi thi đỗ vào đại học. Bất kể gặp phải khó khăn gì, chỉ cần họ đến hội thánh thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết và xử lý một cách công bằng. Ngay cả khi một người bị kẻ ác ức hiếp, thì hội thánh – với số lượng người đông đảo và thế lực to lớn của mình – cũng có thể xử lý một cách công bằng những chuyện này. Với sự khích lệ và ủng hộ của nhiều người, họ sẽ không còn nhút nhát hoặc sợ hãi khi bị cường hào ác bá ức hiếp nữa. Ngay cả khi bị ức hiếp, tẩy chay, và gặp khó khăn ở khắp nơi trong xã hội mà không có lối thoát cho cuộc sống, họ vẫn có thể đến hội thánh để tìm kiếm sự giúp đỡ và một số kiến nghị hay, cũng như tìm được công tác phù hợp. Tất cả những điều này, và hơn thế nữa, là vai trò mà hội thánh nên có, công tác mà hội thánh nên làm trong suy nghĩ của mọi người. Xét từ tư tưởng và quan niệm của mọi người, hoặc từ nhu cầu của họ với hội thánh, chắc chắn là họ coi hội thánh như một cơ quan phúc lợi, tổ chức từ thiện, đơn vị mai mối hoặc môi giới việc làm, hoặc Hội Chữ Thập Đỏ. Một số người thậm chí còn cho rằng dù họ có năng lực đến đâu hay địa vị của họ trong xã hội và giữa nhân loại như thế nào, thì họ đều cần phải dựa vào cái cây đại thụ này để tiện hóng mát. Khi gặp khó khăn trong xã hội hoặc đối mặt với cường quyền, họ cần một thế lực mạnh mẽ để nâng đỡ mình, lên tiếng thay cho mình, làm chủ cho mình cũng như tranh đấu cho quyền lợi của mình. Trong mắt họ, hội thánh có thể có tác dụng này và đạt được mục đích mà họ hy vọng đạt được, nên hội thánh trở thành lựa chọn duy nhất của họ. Rõ ràng, họ coi hội thánh như một công đoàn hoặc hiệp hội trong xã hội, chẳng hạn như công đoàn giáo viên, công đoàn giao thông, hiệp hội nông dân, hiệp hội phụ nữ, hiệp hội người cao tuổi, v.v. – những loại đoàn thể và tổ chức xã hội này. Bất kể định nghĩa của mọi người về hội thánh rốt cuộc là gì, xét từ công tác mà hội thánh làm và định nghĩa chính xác của hội thánh thì thái độ và yêu cầu của mọi người đối với hội thánh là sai, không có cơ sở, và mọi người không nên có những thái độ và yêu cầu như vậy. Hội thánh không phải là nơi “cướp của người giàu chia cho người nghèo”, trừ bạo để dân được yên ổn, hoặc biểu dương chính nghĩa, càng không phải là nơi tế thế cứu nhân hoặc giúp mọi người giảm bớt lo lắng và giải quyết khó khăn. Hội thánh không phải là tổ chức từ thiện, không phải là cơ quan phúc lợi, và không phải là nhóm tôn giáo. Sự thành lập và xuất hiện của hội thánh không đóng vai trò như một đoàn thể hoặc tổ chức xã hội. Ngoài một số công tác mang tính thực chất mà hội thánh phải đảm nhận, đó là làm chứng và truyền bá lời Đức Chúa Trời, dẫn dắt mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời, trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, và thoát khỏi tâm tính bại hoại để đạt đến được cứu rỗi, thì hội thánh không có nghĩa vụ cung cấp bất kỳ chức năng hoặc sự trợ giúp nào cho xã hội hoặc bất kỳ nhóm dân tộc nào. Ngoài ra, hội thánh không phải là nơi tranh đấu cho quyền lợi của con người và không có nghĩa vụ bảo đảm đời sống xác thịt, địa vị xã hội, chức danh công tác, tiền lương, phúc lợi xã hội, v.v. của con người. Trong quan niệm của con người, họ cho rằng chức năng của hội thánh là trừ bạo để dân được yên ổn, biểu dương chính nghĩa, giúp mọi người giảm bớt lo lắng và giải quyết khó khăn, tế thế cứu nhân, và tranh đấu cho quyền lợi của con người – về cơ bản là những chức năng này. Do đó, mọi người cho rằng hội thánh sẽ giúp đỡ họ bất cứ lúc nào cũng như có thể giải quyết và xử lý một cách công bằng mọi khó khăn. Rõ ràng, mọi người coi hội thánh như một cơ quan, tổ chức hoặc đoàn thể xã hội. Nhưng liệu hội thánh có phải là cơ quan như vậy không? (Thưa, không phải.) Nếu mọi người cho rằng một hội thánh tồn tại với chức năng và vai trò là để trừ bạo cho dân được yên ổn, biểu dương chính nghĩa, giúp mọi người giảm bớt lo lắng và giải quyết khó khăn, tế thế cứu nhân, và tranh đấu cho quyền lợi của con người, v.v. thì hội thánh này không thể được gọi là hội thánh bởi vì nó không có liên quan gì đến lời Đức Chúa Trời, công tác của Đức Thánh Linh, hay công tác cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời. Một đoàn thể hoặc tổ chức như vậy chỉ nên được gọi là đoàn thể hoặc tổ chức, không liên quan gì đến hội thánh, hay công tác của hội thánh. Nếu một tổ chức, dưới danh nghĩa tin Đức Chúa Trời, tham gia các hoạt động như tham dự các buổi lễ, thờ phượng Đức Chúa Trời, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, hát thánh ca, và ca ngợi Đức Chúa Trời, hoặc thậm chí nếu tổ chức đó có các buổi tụ họp và thờ phượng chính quy, cũng như cái gọi là buổi học Kinh Thánh, buổi cầu nguyện, buổi họp đồng sự hoặc buổi giao lưu v.v., bất kể có thành viên và cấu trúc ra sao, thì đều không liên quan gì đến hội thánh chân chính. Vậy, rốt cuộc thì hội thánh chân chính là gì? Được hình thành như thế nào? Một hội thánh chân chính được hình thành bởi sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, công tác của Ngài, và việc Ngài bày tỏ lẽ thật để cứu rỗi nhân loại. Hội thánh được hình thành khi con người nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời, hướng về Đức Chúa Trời, và thuận phục công tác của Đức Chúa Trời. Đây mới là hội thánh chân chính. Hội thánh không phải do con người tổ chức và thành lập mà do đích thân Đức Chúa Trời thiết lập, dẫn dắt và chăn dắt. Do đó, Đức Chúa Trời đã uỷ thác cho hội thánh của Ngài. Sứ mệnh của hội thánh là truyền bá lời Đức Chúa Trời và làm chứng cho công tác của Đức Chúa Trời, giúp mọi người nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời, quay về trước mặt Đức Chúa Trời, tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời để đạt được sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cũng như làm chứng cho Đức Chúa Trời. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Đây chính là giá trị và ý nghĩa của sự tồn tại của hội thánh.

III. Định nghĩa về hội thánh

Sau khi thông công về chủ đề hội thánh là gì, giờ đây các ngươi đã nhận biết được phần nào về sự hình thành của hội thánh, công tác mà hội thánh thực hiện và kết quả mà hội thánh đạt được. Các ngươi cũng hiểu được một vài giá trị và ý nghĩa của sự tồn tại của hội thánh. Vậy, giờ chúng ta có thể đưa ra định nghĩa chính xác về việc hội thánh rốt cuộc là gì chưa? Trước hết, hội thánh không phải là nơi cung cấp cho con người sự thoải mái về tâm hồn, không phải là nơi để con người được ăn no mặc ấm hay lánh nạn. Hội thánh không phải là nơi bảo đảm quyền lợi xác thịt của con người hay giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho họ, cũng không phải là nơi lấp đầy khoảng trống tâm hồn của con người và khiến tinh thần họ được gửi gắm. Nếu hội thánh không phải nơi như trong quan niệm và tưởng tượng của con người, vậy định nghĩa cụ thể về một hội thánh rốt cuộc là gì? Hội thánh rốt cuộc là gì? Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Jêsus có một câu nói cơ bản nhất về danh xưng hội thánh. Nguyên văn mà Ngài đã phán là như thế nào? (Thưa, là “Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20).) Những lời này có nghĩa là bất kể có bao nhiêu người nhóm họp, miễn là họ có công tác của Đức Thánh Linh và có thể cảm giác được sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở đó thì nơi đó là một hội thánh – không sai chút nào. Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đã xuất hiện để công tác và bày tỏ lẽ thật. Khi con người tụ họp lại với nhau để ăn uống, cầu nguyện-đọc và thông công lời Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời hiện diện ở đó, và Đức Thánh Linh khai sáng họ, chứng tỏ Đức Chúa Trời công nhận đây là một hội thánh. Nếu con người nhóm họp nhưng không ăn uống lời Đức Chúa Trời, chỉ nói suông về đạo lý thuộc linh và họ không thể chạm được vào công tác của Đức Thánh Linh, thì đó không phải là một hội thánh, bởi vì Đức Chúa Trời không công nhận và do đó Đức Thánh Linh cũng không công tác. Các buổi tụ họp có sự hiện diện của Đức Chúa Trời đều được Ngài chúc phúc và hướng dẫn, và khi con người tụ họp với nhau như vậy, dù họ ăn uống lời Đức Chúa Trời, thông công lẽ thật hay dùng lẽ thật để giải quyết vấn đề, thì tất cả đều liên quan đến các yêu cầu và sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, và do đó đều được Ngài chúc phúc. Cho nên, miễn là có sự hướng dẫn, dẫn dắt và hiện diện của Đức Chúa Trời, thì một sự tụ họp như vậy có thể được gọi là một hội thánh. Đây là định nghĩa đơn giản nhất, cơ bản nhất về hội thánh, cũng là định nghĩa về hội thánh trong Thời đại Ân điển. Định nghĩa cơ bản nhất này được đưa ra trong bối cảnh công tác của Đức Chúa Trời vào thời điểm đó, nên định nghĩa này chính xác và có căn cứ. Nhưng trong giai đoạn công tác phán xét ở thời kỳ sau rốt, bởi vì Đức Chúa Trời đã phán nhiều lời hơn, và làm công tác lớn lao hơn, nên định nghĩa về hội thánh phải đi sâu hơn định nghĩa cơ bản có từ Thời đại Ân điển thì mới thích hợp. Công tác của Đức Chúa Trời đã tiến triển hơn. Hội thánh không chỉ đơn giản là nơi có công tác của Đức Thánh Linh và sự hiện diện của Đức Chúa Trời như vậy nữa, mà là có Đức Chúa Trời đích thân công tác, đích thân dẫn dắt và chăn dắt; người được Đức Chúa Trời chọn có thể ăn uống lời phán hiện tại của Ngài, cũng như có thể đi theo và làm chứng cho Đấng Christ. Do đó, định nghĩa về hội thánh trong thời kỳ sau rốt cao hơn một bậc so với định nghĩa về hội thánh trong Thời đại Ân điển; về cơ bản thì định nghĩa này có những câu nói sâu sắc hơn, chính xác hơn, và cụ thể hơn định nghĩa trước đây, và tất nhiên là những câu nói này không thể tách rời khỏi lẽ thật và lời Đức Chúa Trời. Vậy cách chính xác và phù hợp nhất để định nghĩa hội thánh là gì? Trước hết, định nghĩa cơ bản phải là một nhóm người chân thành đi theo Đức Chúa Trời. Cụ thể mà nói thì hội thánh là một nhóm người chân thành đi theo Đức Chúa Trời, có lời Ngài nắm quyền, mưu cầu lẽ thật, thực hành và trải nghiệm lời Ngài, cũng như có thể thuận phục và thờ phượng Ngài, tuân theo ý chỉ của Ngài, và đạt được sự cứu rỗi của Ngài. Điểm mấu chốt của định nghĩa này là “một nhóm người”. Hội thánh không phải là một địa điểm, hay một tập thể, một đoàn thể, càng không phải chỉ là cuộc tụ họp của những người có tín ngưỡng. “Nhóm người” này có thể bao gồm khoảng một chục người, hoặc ba mươi đến năm mươi người, hoặc tất nhiên là có thể nhiều hơn nữa. Họ có thể cùng nhau nhóm họp, hoặc phân tán thành những nhóm nhỏ hơn để nhóm họp; linh hoạt và đa dạng. Tóm lại, khi những người đi theo Đức Chúa Trời này tôn cao, làm chứng và thờ phượng Ngài, cũng như tuân theo ý chỉ của Ngài, thì họ chính là một hội thánh. Bất kể có bao nhiêu người tụ họp lại với nhau, họ vẫn là một hội thánh. Ví dụ, 50 người được gọi là hội thánh nhỏ, và 100 người được gọi là hội thánh lớn – quy mô của hội thánh được phân chia theo số lượng thành viên. Có hội thánh quy mô lớn, vừa, và nhỏ, số lượng người trong một hội thánh là không cố định. Bây giờ, hãy xem lại định nghĩa về hội thánh: một nhóm người chân thành đi theo Đức Chúa Trời, có lời Ngài nắm quyền, mưu cầu lẽ thật, thực hành và trải nghiệm lời Ngài, cũng như có thể thuận phục và thờ phượng Ngài, tuân theo ý chỉ của Ngài, và đạt được sự cứu rỗi của Ngài. Tại sao lại định nghĩa hội thánh như vậy? Bởi vì Đức Chúa Trời muốn làm công tác trong các hội thánh, và Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi nhóm người này. Chỉ nhóm người này mới có thể được gọi là hội thánh. Và chỉ khi một nhóm người như vậy tụ họp lại với nhau thì họ mới có thể ăn uống lời Đức Chúa Trời một cách bình thường và thực hành chúng, hoặc thực sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời, thuận phục Ngài và thờ phượng Ngài. Trên nhóm người này có lời Đức Chúa Trời nắm quyền và dẫn dắt, cho nên qua nhóm người như vậy mà định nghĩa về hội thánh được sinh ra. Bởi vì những người trong tôn giáo không tiếp nhận lẽ thật, không tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời không cứu rỗi họ, nên họ không phải là hội thánh mà là một đoàn thể tôn giáo. Đây là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hội thánh và tôn giáo. Chỉ trong hội thánh mới có lời Đức Chúa Trời nắm quyền, và chỉ trong hội thánh do Đấng Christ đích thân chăn dắt mới có lời Đức Chúa Trời nắm quyền. Có lời Đức Chúa Trời nắm quyền có nghĩa là gì? Có cần đề cập rằng có công tác của Đức Thánh Linh, hoặc sự dẫn dắt, khai sáng và soi sáng của Đức Thánh Linh ở đây không? (Thưa, không cần.) Các ngươi nói xem, điều nào thực tế hơn: có lời Đức Chúa Trời nắm quyền hay có công tác của Đức Thánh Linh? (Thưa, có lời Đức Chúa Trời nắm quyền thực tế hơn.) Có lời Đức Chúa Trời nắm quyền thực tế hơn và cụ thể hơn. Công tác của Đức Thánh Linh chỉ là khai sáng và soi sáng một chút cho con người để họ hiểu được lẽ thật và dẫn dắt họ tìm được nguyên tắc thực hành trong lời Đức Chúa Trời. Kết quả đạt được là để lời Đức Chúa Trời nắm quyền. Nếu Đức Thánh Linh không công tác, liệu con người có thể thực hiện tốt bổn phận của mình khi họ hiểu lời Đức Chúa Trời và nắm vững được các nguyên tắc không? (Thưa, có thể.) Bây giờ, lời Đức Chúa Trời đã được phán rất nhiều; người thường nghe giảng đạo thì đều có thể hiểu lời Đức Chúa Trời. Ngay cả khi không có công tác của Đức Thánh Linh, họ cũng biết cần làm gì. Những người yêu thích lẽ thật có thể thực hành lời Đức Chúa Trời và thuận phục công tác của Đức Chúa Trời miễn là họ hiểu lẽ thật. Những người không yêu thích lẽ thật thì ngay cả khi nghe lời Đức Chúa Trời, họ cũng không hiểu, và cho dù họ hiểu một chút thì cũng không sẵn lòng thực hành, vậy thì chỉ có thể bị đào thải. Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời trực tiếp bày tỏ lẽ thật và đích thân dẫn dắt và chăn dắt con người. Công tác của Đức Thánh Linh chỉ là công tác mang tính phụ trợ. Giống như khi một đứa trẻ mới tập đi; đôi khi một người lớn sẽ giúp đỡ. Đến lúc đứa trẻ đi vững và có thể chạy rồi thì sẽ không cần ai giúp đỡ nữa. Cho nên, công tác của Đức Thánh Linh không phải là công tác mang tính tuyệt đối hay mang tính mấu chốt. Khi con người có lời Đức Chúa Trời nắm quyền thì nghĩa là họ hiểu lời Đức Chúa Trời, hiểu lẽ thật, biết lời Đức Chúa Trời có ý nghĩa gì, biết những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời yêu cầu ở con người, cũng như có thể hiểu và áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn này. Đây chính là lời Đức Chúa Trời nắm quyền trong lòng người. Đức Chúa Trời đã phán về những điều này đủ dễ hiểu và rõ ràng rồi nên không cần đề cập đến công tác của Đức Thánh Linh ở đây nữa. Trong thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời đã bày tỏ nhiều lẽ thật và đã phán từng lẽ thật một cách rõ ràng và dễ hiểu với con người, nên công tác của Đức Thánh Linh trở nên không quan trọng như thế nữa và chỉ mang tính phụ trợ. Chỉ khi con người không hiểu lẽ thật hoặc khi Đức Chúa Trời chưa phán nhiều lời một cách rõ ràng và thấu đáo như vậy thì Đức Thánh Linh mới làm một số công tác mang tính phụ trợ, mang tính gợi ý, mang đến cho con người một vài sự sáng đơn giản và làm một số công tác mang tính đốc thúc, giúp họ có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn cũng như đi con đường đúng đắn trong cuộc sống và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Bây giờ là thời đại của lời Đức Chúa Trời, khi mà Đức Chúa Trời đích thân phán lời để dẫn dắt nhân loại và lời Đức Chúa Trời chỉ đạo mọi thứ. Công tác của Đức Thánh Linh chỉ có tác dụng phụ trợ. Khi con người hiểu lẽ thật, có thể thực hành lời Đức Chúa Trời, sống theo lời Đức Chúa Trời, thì tâm ý của Đức Chúa Trời mới được thỏa mãn.

Chúng ta hãy xem xét cụm từ đầu tiên trong định nghĩa cơ bản về hội thánh: “Chân thành đi theo Đức Chúa Trời”. Sự “chân thành” này có một ý nghĩa cụ thể, nó không đề cập đến những người chỉ sống qua ngày, những người chỉ góp cho đủ số trên danh nghĩa, những người ăn bánh cho no, những người dựa vào ân điển để được cứu rỗi, hoặc những người có bất kỳ ý định và mục đích nào. Vậy, “chân thành” có nghĩa là gì? Giải thích cơ bản nhất và đơn giản nhất là: Miễn là một người nghe về Đức Chúa Trời, lẽ thật hoặc Đấng Tạo Hoá, thì họ liền cảm thấy khao khát trong lòng, cam tâm từ bỏ, cam tâm dâng hiến, cam tâm chịu khổ, và bằng lòng đến trước Đức Chúa Trời để tiếp nhận lời kêu gọi của Ngài, cũng như vứt bỏ mọi thứ để đi theo Ngài. Chỉ cần họ có một tấm lòng chân thành là đủ rồi. Có một số người nói: “Tại sao Ngài không nói rằng đó là một nhóm người đầy đức tin đi theo Đức Chúa Trời?”. Con người không thể đạt đến mức độ đó. Trong số những người đang thực hiện bổn phận hiện tại, một số người đã tin trong khoảng mười năm, và một số người đã tin trong hai mươi hoặc ba mươi năm; có sự chân thành này về cơ bản là đủ rồi. Việc định nghĩa là có đầy đức tin thì không chính xác. Định nghĩa về một hội thánh mà chúng ta nói đến dựa trên một tình huống cơ bản và cụ thể, không cần tỉa tót câu chữ hay không cần phải đặt ra định nghĩa hoặc tiêu chuẩn quá cao, như thế không thực tế. Có một số người nói: “Nói là ‘chân thành’ và ‘đầy đức tin’ thì chưa đủ. Chúng ta nên gọi là một nhóm người công chính kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác – thế thì hay biết bao!”. Nếu chúng ta đặt ra tiêu chuẩn cao như vậy, thì không cần nói đến cụm từ “mưu cầu lẽ thật, thực hành và trải nghiệm lời Ngài” đằng sau nữa. Mấu chốt là tất cả các thành viên của hội thánh đều là đối tượng mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Nhóm người này đầy những tâm tính bại hoại của Sa-tan, đầy những quan niệm và tưởng tượng về Đức Chúa Trời. Nói một cách thực tế hơn, họ tràn đầy sự phản nghịch, không thuận phục, không hiểu lẽ thật, và không có chút nhận biết nào về Đức Chúa Trời – đây là tình huống thực tế nhất. Cho nên, trong mắt Đức Chúa Trời, nhóm người là thành viên hội thánh này đang trong tình huống và trạng thái thực tế như vậy. Đức Chúa Trời lựa chọn con người dựa trên điều kiện cơ bản như vậy: liệu họ có thể chân thành đi theo Đức Chúa Trời hay không, có thật sự dâng mình và vứt bỏ hay không. Có một số người nói: “Làm sao người chân thành vẫn có dục vọng xa xỉ được? Làm sao người chân thành vẫn muốn được phúc được?”. Những điều này sẽ dần dần thay đổi trong quá trình mọi người trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời. Ngay bây giờ, chúng ta đang định nghĩa khái niệm cơ bản về hội thánh. Khái niệm cơ bản này là yêu cầu và tiêu chuẩn tối thiểu để Đức Chúa Trời chọn con người. Những tiêu chuẩn này không hề sáo rỗng hay khoa trương, mà đặc biệt phù hợp với tình huống thực tế của các ngươi. Nói cách khác, khi Đức Chúa Trời chọn các ngươi và quyết định cứu rỗi bất kỳ ai trong số các ngươi, thì đây là những gì mà Ngài sẽ xem xét. Nếu đáp ứng những yêu cầu này, ngươi sẽ được Đức Chúa Trời đưa vào nhà Đức Chúa Trời và trở thành thành viên của hội thánh. Đây chính là tình huống thực tế. Cho nên, cụm từ đầu tiên trong định nghĩa về hội thánh là “chân thành đi theo Đức Chúa Trời”, cụm từ này tương đối chính xác. Nhóm người này chưa thể nói là kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác, chưa thể nói là có khả năng tách rời khỏi quyền thế hắc ám, và chưa thể nói là hoàn toàn chống lại thế giới và con rồng lớn sắc đỏ. Họ chưa đạt được tất cả những điều này. Tại sao? Bởi vì định nghĩa này còn nói đến chuyện có thể mưu cầu việc thực hành lời Đức Chúa Trời. Trong quá trình mưu cầu, bởi vì con người có tấm lòng yêu thích và khao khát lẽ thật, nên họ có thể trải nghiệm và thực hành lời Đức Chúa Trời, và cuối cùng có thể thờ phượng Đức Chúa Trời. Thờ phượng Đức Chúa Trời bao gồm thuận phục Ngài, nghe lời Ngài, tiếp nhận sự sắp đặt của Ngài, cũng như tiếp nhận sự tể trị và an bài của Ngài. Cuối cùng, nhóm người này có thể đạt đến được cứu rỗi. Đây là tình trạng thực tế của các thành viên hội thánh trong mắt Đức Chúa Trời. Đây chẳng phải là điều kiện cơ bản nhất sao? (Thưa, phải.) Một số người nói: “Ngài cũng đâu có nói đến việc thoát khỏi tâm tính bại hoại của Sa-tan và có thể được làm tinh sạch. Định nghĩa này về hội thánh không bao gồm những điều này”. Chúng có được bao gồm trong định nghĩa này không? (Thưa, có.) Trong câu nào? Mưu cầu để thực hành lời Đức Chúa Trời. Nếu ngươi có thể mưu cầu để thực hành lời Đức Chúa Trời, thì chẳng phải tâm tính bại hoại của ngươi sẽ dần dần được giải quyết sao? Chẳng phải ngươi sẽ có thể thoát khỏi tâm tính bại hoại của Sa-tan và đạt được sự thay đổi về tâm tính sao? (Thưa, phải.) Trong thời gian đạt được sự thay đổi trong tâm tính, ngươi dần dần hiểu được lời Đức Chúa Trời và giải quyết tâm tính bại hoại của mình. Khi ngươi giải quyết một chút tâm tính bại hoại của mình, đức tin và sự thuận phục của ngươi vào Đức Chúa Trời có tăng lên một chút không? Có mối liên hệ nào giữa những điều này không? (Thưa, có.) Càng thờ phượng Đức Chúa Trời, ngươi sẽ càng thuận phục Ngài. Khi sự thuận phục của ngươi đối với Đức Chúa Trời càng ngày càng lớn, thì chẳng phải ngươi đang tiến gần đến việc được cứu rỗi sao? (Thưa, phải.) Vậy, nhóm người này là loại người nào? Họ là những người có thể đạt đến được cứu rỗi. Đây là tình huống thực tế của các thành viên hội thánh. Có một số người nói: “Định nghĩa này về hội thánh không nói đến công tác mà hội thánh tham gia”. Có câu nào ở đây liên quan đến công tác mang tính thực chất mà hội thánh tham gia không? (Thưa, là mưu cầu việc đạt đến được cứu rỗi.) Câu này có liên quan chặt chẽ. Công tác mà hội thánh làm, dù là truyền bá lời Đức Chúa Trời hay dẫn dắt con người ăn uống lời Ngài, giúp con người nhận biết chính mình và thoát khỏi tâm tính bại hoại của Sa-tan, thì mục đích cuối cùng đều là giúp con người đạt đến được cứu rỗi. Vậy, bây giờ các ngươi có thể tiếp nhận khái niệm cơ bản nhất và đơn giản nhất này về hội thánh không? (Thưa, có thể.) Định nghĩa này không khoa trương hay sáo rỗng, không có bất kỳ từ ngữ hay cách nói cao cấp nào, nhưng bao gồm những yêu cầu cơ bản nhất cho sự hình thành hoặc định nghĩa của một hội thánh.

Sau khi Ta giải thích cho các ngươi nguồn gốc định nghĩa của khái niệm hội thánh, thì các ngươi có hiểu không? (Thưa, có.) Nếu Ta không giải thích như thế, các ngươi sẽ cảm thấy công tác mang tính thực chất của hội thánh và định nghĩa về hội thánh rất sâu xa. Khi hiểu được định nghĩa về hội thánh, ngươi sẽ cảm thấy rằng cách hiểu của ngươi về hội thánh hạn hẹp đến vậy. Định nghĩa về hội thánh đã được nói rõ ràng – chính là thực tế như vậy. Cái gì càng thực tế thì con người thường càng cảm thấy hời hợt. Thực ra, nếu các ngươi nhìn kỹ, mỗi cụm từ trong định nghĩa này đều liên quan và có mối quan hệ chặt chẽ với các tình huống thực tế và cụ thể, không hời hợt chút nào. Cụm từ đầu tiên trong định nghĩa về hội thánh là “chân thành đi theo Đức Chúa Trời”. Sự “chân thành” này chính là điều Đức Chúa Trời muốn. Có bao nhiêu người có được sự chân thành như vậy? Con người có dễ dàng có được sự chân thành này không? Không dễ đâu. Vậy thì hiện tại ngươi đã đạt đến “có lời Ngài nắm quyền” chưa? Ngươi cảm thấy cụm từ này rất hời hợt và rất dễ đạt đến. Nếu Đức Chúa Trời phán: “Hãy đứng dậy, đi theo Ta và thực hiện bổn phận của ngươi”, và mọi người nghe theo, thì đây có gọi là có lời Đức Chúa Trời nắm quyền không? Điều này chỉ có nghĩa là mọi người bằng lòng tin Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời, nhưng họ chưa đạt đến mức độ lời Đức Chúa Trời nắm quyền – vẫn còn xa lắm! Vậy ngươi cần có những gì để đạt đến mức độ lời Đức Chúa Trời nắm quyền? Tối thiểu thì ngươi phải hiểu lời Đức Chúa Trời; ngươi cần biết những yêu cầu trong lời Đức Chúa Trời đề cập đến điều gì, lời Đức Chúa Trời yêu cầu những nguyên tắc gì, cách áp dụng lời Đức Chúa Trời khi đối mặt với nhiều con người, sự vật và sự việc khác nhau, cũng như cách biến lời Đức Chúa Trời thành việc thực hành của ngươi để Đức Chúa Trời hài lòng. Điều này không dễ dàng. Cần phải có một thời gian dài ăn uống, cầu nguyện-đọc, trải nghiệm, thể nghiệm, và nhận biết lời Đức Chúa Trời, cũng như nhận biết tâm ý và tâm tính của Ngài thì mới có thể dần dần có được một chút ý nghĩa của việc được lời Đức Chúa Trời nắm quyền. Do đó, cụm từ “có lời Ngài nắm quyền” nhìn bề ngoài thì có vẻ đơn giản, như thể hầu hết mọi người đều có lời Đức Chúa Trời nắm quyền, nhưng thực tế không phải vậy. Xét từ tình huống thực tế của con người, cụm từ này chỉ là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người, mà họ căn bản chưa thể đạt đến. Cụm từ tiếp theo, “mưu cầu để thực hành lời Ngài”, đây là yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người. Ngươi chưa đạt đến việc thực hành lời Đức Chúa Trời, mà chỉ đang mưu cầu, tập luyện để thực hành lời Đức Chúa Trời. Ngươi nên mưu cầu như thế nào? Khi có chuyện xảy ra, hãy thực hành theo yêu cầu của Đức Chúa Trời. Đừng nói dối; hãy làm người trung thực. Ngươi có thể làm được không? Việc này không dễ để làm được. Khi bị tỉa sửa, ngươi phải có thể thuận phục, phản tỉnh và nhận biết bản thân, cũng như thực hành theo lẽ thật. Ngươi có thể đạt được điều này không? Nếu ngươi cảm thấy tốn sức hoặc ý riêng của ngươi quá mạnh, và luôn muốn bộc phát sự bốc đồng, thì ngươi phải mưu cầu để làm mọi chuyện theo nguyên tắc, và không bộc lộ sự bốc đồng hoặc tuỳ tiện làm bậy; lời Đức Chúa Trời phán làm thế nào thì làm thế ấy, tiếp nhận sự tỉa sửa, nhận biết vi phạm của mình, cũng như nhận biết mình sai ở đâu. Đây gọi là mưu cầu để thực hành lời Đức Chúa Trời. Có phải việc một người bắt đầu thực hành lời Đức Chúa Trời nghĩa là họ đã thay đổi không? Không đơn giản như vậy. Nếu ngươi được bầu làm lãnh đạo hoặc người làm công, liệu ngươi có thể đạt đến không tuỳ tiện làm bậy không? Điều đó không dễ dàng, phải dựa vào việc ngươi hiểu lẽ thật, có thể thực hành lời Đức Chúa Trời và trải nghiệm trong một khoảng thời gian thì mới có thể đạt đến. Nếu ngươi nói mình muốn thực hành lời Đức Chúa Trời nhưng chỉ bằng lòng ngoài miệng mà không có động lực trong lòng, thì cũng không được. Khi trong lòng ngươi bằng lòng và muốn thực hành lẽ thật, thì lúc đó ngươi có thể đưa lẽ thật vào thực hành. Khi trong lòng ngươi không bằng lòng thực hành lẽ thật, ngay cả khi ngươi thề hoặc có những người khác hỗ trợ, thì cũng vô ích. Ngươi phải có ý chí, nghĩa là phải có trái tim muốn Đức Chúa Trời mãnh liệt. Ngươi cần biết được cách Đức Chúa Trời định nghĩa chuyện này và những gì Ngài yêu cầu về chuyện này, tìm ra và tổng hợp tất cả lời Đức Chúa Trời về phương diện này, rồi cầu nguyện-đọc và nhận biết chúng. Hãy viết chúng vào sổ tay hoặc đặt ở nơi ngươi có thể dễ dàng nhìn thấy. Trong giờ nghỉ giải lao, ngươi hãy xem chúng, đọc chúng, và theo thời gian, ngươi sẽ ghi nhớ những lời này của Đức Chúa Trời và giữ chúng trong lòng. Mỗi ngày, ngươi hãy nghiền ngẫm về ý nghĩa thực sự của lời Đức Chúa Trời, nghiền ngẫm xem rốt cuộc cách nói và cách làm nào được coi là thực hành lời Đức Chúa Trời. Đây gọi là mưu cầu để thực hành lời Đức Chúa Trời. Có dễ dàng đạt đến không? Không dễ dàng; đây không phải chuyện có thể đạt được trong một sớm một chiều hay một lần dồn sức. Có một số người nói “Con uống máu ăn thề”, vô ích thôi. Ngươi nói “Con sẽ nhịn ăn và cầu nguyện mà không ăn không uống”, vô ích thôi. Ngươi nói: “Con sẽ thức khuya và chịu khổ”, cũng vô ích thôi. Ngươi phải mưu cầu lẽ thật; ngươi phải có những biểu hiện của việc mưu cầu lẽ thật, và phải có con đường mưu cầu lẽ thật; ngươi phải có con đường và cách thức đúng. Bất kể ngươi có con đường hay cách thức thế nào, ngươi cũng không thể rời xa lời Đức Chúa Trời; ngươi phải bỏ công sức vào lời Đức Chúa Trời, đối chiếu mọi thứ với lời Đức Chúa Trời, dùng lời Đức Chúa Trời để giải quyết mọi vấn đề, đặt lời Đức Chúa Trời lên hàng đầu. Đây gọi là mưu cầu lẽ thật. Ví dụ, về phương diện giao lưu với người khác, ngươi cần xem lời Đức Chúa Trời phán như thế nào và tìm ra lời Đức Chúa Trời liên quan đến việc giao lưu với người khác. Về phương diện phối hợp hài hoà, ngươi cũng tìm ra lời Đức Chúa Trời về phương diện này. Về phương diện thực hiện bổn phận một cách trung thành, hãy tìm ra lời Đức Chúa Trời về việc thực hiện bổn phận đạt tiêu chuẩn và ghi nhớ những lời Đức Chúa Trời kinh điển trong lòng. Về việc lãnh đạo giả là gì, lãnh đạo giả có những biểu hiện nào, liệu họ có lương tâm và lý trí hay không, và Đức Chúa Trời xác định tính chất lãnh đạo giả như thế nào, hãy tìm ra những lời mấu chốt này và viết vào sổ tay, đặt ở nơi ngươi có thể dễ dàng nhìn thấy, và cầu nguyện-đọc mỗi khi ngươi có thời gian. Đối với mọi chuyện liên quan đến lối vào sự sống và sự thay đổi trong tâm tính, ngươi hãy thực hành và bỏ công sức như thế. Đây gọi là mưu cầu lẽ thật. Nếu công sức của ngươi chưa bỏ ra đến mức độ này, thì không được gọi là mưu cầu lẽ thật mà là làm cho có lệ, cưỡi ngựa xem hoa, và sống qua ngày.

Chúng ta hãy cùng xem xét cụm từ “thờ phượng Đức Chúa Trời”. Thờ phượng Đức Chúa Trời là có sự sợ hãi, kính sợ, tôn trọng chân thành, và có sự đối đãi thẳng thắn thành khẩn chân thành, đối đãi với Đức Chúa Trời như Đức Chúa Trời, trong lòng có vị trí của Đức Chúa Trời, đối đãi một cách lý tính với hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời sắp đặt và sự uỷ thác của Ngài, cũng như đối đãi một cách nghiêm túc và có trách nhiệm với mọi lời Đức Chúa Trời phán, v.v.. Tất cả những biểu hiện này được gọi là thờ phượng. Dù là những lời Đức Chúa Trời phán trực tiếp với ngươi hay tất cả những lời Ngài đã từng bày tỏ, chỉ cần ngươi biết và nhớ chúng, cũng như ngươi hiểu và xác định chúng trong lòng, thì ngươi nên xem chúng như chuẩn tắc cho cách làm người, cách sống, v.v. – đây là biểu hiện của việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi gặp chuyện, bất kể chuyện đó có phù hợp với sở thích, ý muốn, hay quan niệm của ngươi hay không, thì ngươi vẫn nên có thể tĩnh tâm và nghĩ xem: “Chuyện này có phải do Đức Chúa Trời làm không? Có phải bắt nguồn từ Đức Chúa Trời không? Tại sao Đức Chúa Trời phải làm như vậy? Đức Chúa Trời làm như vậy là muốn tinh luyện điều gì ở mình, Ngài muốn biến đổi điều gì ở mình? Tâm ý của Đức Chúa Trời rốt cuộc là gì? Mình nên thuận phục sự an bài của Đức Chúa Trời như thế nào? Mình nên đạt đến thoả mãn tâm ý của Đức Chúa Trời như thế nào? Mình nên thực hiện trách nhiệm của bản thân với tư cách là con người như thế nào?”. Tất cả những biểu hiện này, cùng với những biểu hiện khác, đều là biểu hiện của việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Ngay cả khi ngươi không hiểu nhiều lẽ thật hơn, nhưng là một người bình thường, một người tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, một người chân thành đi theo Đức Chúa Trời, đây là thái độ tối thiểu mà ngươi nên có đối với Đức Chúa Trời. Mọi chuyện liên quan đến Đức Chúa Trời, mọi chuyện liên quan đến lời Ngài, mọi chuyện liên quan đến sự uỷ thác của Ngài đối với ngươi, liên quan đến bổn phận và trách nhiệm của ngươi, thì ngươi đều phải đối đãi một cách cẩn thận và thận trọng, không được lơ là, không được qua loa, không được ngạo mạn – đây được gọi là thờ phượng Đức Chúa Trời. Đối đãi với mọi chuyện liên quan đến Đức Chúa Trời bằng trái tim thận trọng, cẩn thận, kính sợ Đức Chúa Trời và sợ hãi Đức Chúa Trời – đây được gọi là thờ phượng Đức Chúa Trời. Có dễ để đạt được điều này không? Không dễ dàng gì. Nếu không có trải nghiệm chân thực, thì ngay cả việc hiểu năm từ “thờ phượng Đức Chúa Trời” cũng khó chứ đừng nói đến việc thực hành thờ phượng Đức Chúa Trời. Cụm từ cuối cùng trong định nghĩa về hội thánh là “đạt đến được cứu rỗi”. Chúng ta nên nhận biết cụm từ này như thế nào? Con đường để đạt đến được cứu rỗi rất dài, và thậm chí còn cần nhiều hơn thế ở đây. Trước tiên, con đường ngươi đi phải đúng; ngươi phải có khả năng tiếp nhận mọi lẽ thật trong lời Đức Chúa Trời, cũng như là người mưu cầu để thực hành lời Đức Chúa Trời và thuận phục Đức Chúa Trời. Trong cuộc sống của ngươi phải có lời Đức Chúa Trời nắm quyền. Ngươi không những thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời mà còn có thể yêu thích lẽ thật và hành động theo lẽ thật, phải thực sự kính sợ và thuận phục Đức Chúa Trời, thường cầu nguyện với Đức Chúa Trời trong lòng và dần dần chuyển sang thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi đó, ngươi là người yêu thích lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời; ngươi chính là đối tượng mà Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi. Người chân thành tin Đức Chúa Trời nhất định phải là người đúng đắn. Là người đúng đắn thì có lợi ích gì? Lợi ích là việc đạt đến được cứu rỗi sẽ không quá khó khăn đối với ngươi nữa; ngươi sẽ có hy vọng. Đây là tất cả mối thông công về nội dung cụ thể của định nghĩa về một hội thánh.

IV. Quan niệm và cách nhìn của con người về hội thánh

Vừa rồi, chúng ta đã thông công về hội thánh là gì, công tác mang tính thực chất mà hội thánh thực hiện bao gồm những gì, cũng như tưởng tượng và yêu cầu trong quan niệm của con người với hội thánh bao gồm những gì. Cuối cùng, chúng ta đã đưa ra định nghĩa cho khái niệm hội thánh. Sau khi định nghĩa được đưa ra, giờ đây chắc hẳn ngươi đã có một nhận biết chính xác về danh xưng “hội thánh”, và chắc hẳn cũng đã có nhận biết cơ bản về việc công tác mà hội thánh nên làm, vai trò của hội thánh trong việc giúp con người đạt được lẽ thật và đạt đến được cứu rỗi, cũng như tầm quan trọng của hội thánh đối với tất cả những người đi theo Đức Chúa Trời rốt cuộc là gì. Chúng ta cũng đã thực hiện một vài sự mổ xẻ và vạch trần đơn giản mang tính tiêu biểu về những gì con người cho là giá trị tồn tại của một hội thánh và công tác mà hội thánh nên làm trong quan niệm của họ. Có điều gì trong sự nhận biết và cách nói của con người về hội thánh trong quan niệm của họ mà các ngươi không nhìn thấu hoặc không nhận biết được không? Một số người cho rằng hội thánh nên thực hiện một số công tác trong xã hội hoặc có vai trò nào đó trong xã hội, chẳng hạn như biểu dương chính nghĩa. Trong quan niệm của con người, hội thánh đại diện cho hình ảnh tích cực, vậy tại sao lại không thể biểu dương chính nghĩa? Việc biểu dương chính nghĩa ở đây có liên quan gì đến công tác của hội thánh và yêu cầu của Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) “Biểu dương chính nghĩa” mà nhân loại nói đến rốt cuộc có ý nghĩa gì? (Thưa, “biểu dương chính nghĩa” mà nhân loại nói đến không phải là chính nghĩa thật sự, mà chỉ là thứ bảo vệ lợi ích của xác thịt của con người và không phù hợp với lẽ thật.) Chính nghĩa này có liên quan gì đến lẽ thật không? (Thưa, không.) Đây chính là những gì nhân loại gọi là chính nghĩa. Ví dụ, xử lý ổn thỏa một số thế lực ác, chỉnh đốn một số án oan và chuyện con người bị oan ức và bị xúc phạm, hoặc trừng phạt thích đáng kẻ ác, khôi phục và bảo vệ quyền lợi của các nhóm yếu thế, v.v. – đây là những gì nhân loại gọi là biểu dương chính nghĩa. Mục đích chính của việc biểu dương chính nghĩa là gì? Có liên quan gì đến việc con người mưu cầu lẽ thật không? Có liên quan gì đến việc con người được cứu rỗi không? (Thưa, không.) Đây chỉ là một cách nói nảy sinh từ nền tảng đạo đức và luân lý của con người, hoàn toàn không liên quan gì đến lẽ thật. Có thể nói rằng điều này không đạt đến mức độ của lẽ thật không? (Thưa, có thể.) Chúng ta có thể nói như vậy sao? (Thưa, không thể; hai điều này không liên quan đến nhau.) Đúng vậy, chúng hoàn toàn không liên quan đến nhau; chúng là hai chuyện khác nhau. Nhân loại biểu dương loại chính nghĩa nào? Đó là loại chính nghĩa mà sau khi một dân thường có địa vị xã hội thấp hơn bị kẻ xấu ức hiếp hoặc tước đoạt mọi quyền lợi, thì kẻ xấu phải chịu trừng phạt thích đáng, và dân thường và dân đen không còn bị ức hiếp nữa. Đó là việc khôi phục và bảo vệ lợi ích xác thịt của con người, đạt được sự bình đẳng tương đối giữa con người với con người, xóa bỏ khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, cũng như đảm bảo rằng những kẻ ác không thể thực hiện thành công việc ác, và nỗi oan khuất của người bị oan được bù đắp. Đây là thứ nhân loại gọi là biểu dương chính nghĩa, và hoàn toàn không liên quan gì đến lẽ thật. Làm sao các ngươi vẫn có thể nói rằng điều này không đạt đến mức độ của lẽ thật? Nó có liên quan đến lẽ thật không? Không liên quan. Các ngươi nói xem, những dân thường và dân đen chịu oan khuất là người tốt sao? (Thưa, cũng chưa chắc.) Có phải là chính nghĩa không nếu để họ không chịu oan nữa? Làm như vậy có phù hợp với lẽ thật không? Liệu những người này có thể được cứu rỗi không? Đây rõ ràng là hai chuyện khác nhau – làm sao có thể gộp chung lại để nói được? Ở đây còn chẳng thể nói đến chuyện đạt đến mức độ của lẽ thật, chúng hoàn toàn không giống nhau. Nếu các ngươi có chút tranh luận về vấn đề này, thì có lẽ hầu hết các ngươi chưa thể nhìn thấu và có phần không thể buông bỏ được chuyện biểu dương chính nghĩa, cho rằng: “Làm sao điều này có thể sai được? Làm sao đây lại không phải là công tác mà hội thánh nên thực hiện được?”. Thực ra, điều này không liên quan gì đến công tác của hội thánh. Cũng có người cho rằng hội thánh phải là nơi trừng phạt cái ác và đề cao cái thiện, nên đóng vai trò này, trừng phạt việc ác và thế lực đen tối, tà ác, trong khi đề cao việc thiện và việc tốt. Có phải vậy không? Liệu trừng phạt cái ác và đề cao cái thiện thì có đạt đến mức độ của lẽ thật không? Khi đề cập đến chuyện đâu là ác, đâu là thiện, thì con người không thể phân biệt rõ ràng. Trừng phạt cái ác và đề cao cái thiện mà nhân loại nói đến có nghĩa là gì? Liệu điều này có liên quan gì đến việc phạt ác, thưởng thiện và phân chia mọi người theo loại mà Đức Chúa Trời phán không? (Thưa, không.) Không liên quan. Tiêu chuẩn của con người khi định nghĩa cái ác và cái thiện là gì? Nếu nói theo định nghĩa của người Trung Quốc về cái ác và cái thiện, thì cái ác là gì và cái thiện là gì? Cơ sở cho định nghĩa của họ về cái ác và cái thiện là gì? Đó là văn hoá Phật giáo. Phật giáo nói đến các khái niệm như tế thế cứu nhân, không sát sinh, v.v. – những điều này được coi là thiện, trong khi ăn thịt gà, cá, thịt bò hoặc thịt cừu bị coi là ác và những người làm như vậy đều nên là đối tượng bị trừng phạt. Con người không được ăn thịt, không được sát sinh. Giết chóc bị coi là ác, và người giết chóc nên nhận tội và sám hối trước Phật Tổ. Đây là định nghĩa của Phật giáo về cái ác; nó có giống những gì Đức Chúa Trời phán về cái ác không? (Thưa, không.) Chúng là hai chuyện khác nhau, nên định nghĩa về cái ác hoàn toàn không liên quan gì đến lẽ thật chứ đừng nói tới đạt đến mức độ của lẽ thật. Vậy, cái thiện mà Phật giáo nói đến có nghĩa là gì? Nó thậm chí còn vô lý, hời hợt và đạo đức giả hơn. Phật tử cho rằng không sát sinh là thiện và phóng sinh là thiện. Bất kể kẻ ác giết bao nhiêu người, phạm bao nhiêu tội, nếu họ buông dao đồ tể thì sẽ lập tức thành Phật – điều này được coi là thiện. Họ cũng có câu nói: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tháp phù đồ”, có nghĩa là mù quáng cứu người vô điều kiện và không có nguyên tắc – thậm chí cứu ma quỷ, kẻ ác, côn đồ, lưu manh, cứu bất cứ ai – đều được coi là thiện. Đây là loại thiện gì vậy? Những người như vậy là người hồ đồ, không có sự phân định, lập trường hay nguyên tắc nào. Ai cũng cứu, ai cũng tha thứ, cái thiện này có hợp lý không? Việc đó thậm chí không xứng đáng để dùng từ “cái thiện” này; bởi vì việc đó là do Sa-tan và ma quỷ ngụy trang mà ra. Họ không giết động vật nhưng không biết đã nuốt chửng bao nhiêu linh hồn rồi. Cái mà họ gọi là thiện thực ra chỉ là nguỵ trang. Vậy, trong quan niệm của con người cho rằng hội thánh nên đóng vai trò trừng phạt cái ác và đề cao cái thiện thì có đúng đắn không? (Thưa, không.) Bất kể bối cảnh văn hóa của bất kỳ chủng tộc hay tôn giáo nào, việc trừng phạt cái ác và đề cao cái thiện đều không liên quan gì đến công tác của hội thánh hay lời chứng mà hội thánh đưa ra. Đừng cho rằng những từ này là chính nghĩa và có nghĩa tích cực thì phải liên quan đến công tác của hội thánh hoặc hội thánh nên đóng vai trò này trong xã hội. Đây là quan niệm và tưởng tượng của con người. Ngoài những từ “biểu dương chính nghĩa” và “trừng phạt cái ác và đề cao cái thiện”, những từ khác được cho là tốt trong quan niệm của con người như “đấu tranh cho quyền lợi của con người” và “giảm bớt lo lắng và giải quyết khó khăn” cũng không liên quan gì đến công tác của hội thánh hay lời chứng mà hội thánh đưa ra. Tất cả các ngươi đều nên hiểu được điều này. Định nghĩa về hội thánh, công tác mà hội thánh nên làm, cũng như giá trị và ý nghĩa của sự tồn tại của hội thánh về cơ bản đã được thông công rõ ràng.

Tiêu chuẩn và căn cứ để phân định các loại kẻ ác

Chúng ta hãy quay lại trách nhiệm thứ mười bốn của lãnh đạo và người làm công: kịp thời phân định, thanh trừ và khai trừ các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ. Hãy xem liệu công tác mà lãnh đạo và người làm công phải làm này có liên quan gì đến từng nội dung về hội thánh mà Ta vừa thông công hay không. Tại sao chúng ta cần thông công những nội dung cụ thể này? Mối quan hệ giữa những nội dung cụ thể này và công tác mà lãnh đạo và người làm công phải làm này là gì? (Thưa, những kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ này không phải là thành viên của hội thánh và cần bị thanh lọc ra ngoài. Hơn nữa, sự tồn tại của họ sẽ cản trở và làm nhiễu loạn công tác của hội thánh.) Vậy là có mối liên hệ rồi; mối thông công này không phải là vô ích. Sau khi hiểu được từng nội dung cụ thể về danh xưng hoặc định nghĩa của hội thánh, chúng ta hãy xem cách lãnh đạo và người làm công nên đối đãi với thành viên hội thánh, cách họ đối đãi với các loại người cần bị thanh trừ và khai trừ khỏi hội thánh, cách họ có thể thực hiện tốt công tác này, và cách họ thực hiện hết trách nhiệm của mình cũng như duy trì thật tốt công tác của hội thánh. Trước tiên, lãnh đạo và người làm công phải hiểu định nghĩa về một hội thánh là gì, rốt cuộc tại sao một hội thánh cần tồn tại và hội thánh nên làm những công tác gì. Sau khi hiểu được những điều này, họ nên xem xem những thành viên hiện tại nào của hội thánh không đóng vai trò tích cực đối với giá trị tồn tại của hội thánh hoặc công tác mà hội thánh làm, hoặc ai trong số họ có thể gây ra sự gián đoạn, nhiễu loạn và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác mang tính thực chất của hội thánh, hoặc thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của hội thánh và làm ô danh Đức Chúa Trời. Chẳng phải công tác mà lãnh đạo và người làm công nên làm là phân định rõ ràng và kịp thời thanh trừ hoặc khai trừ những người này sao? (Thưa, phải.) Vậy, muốn làm tốt công tác này thì cần những gì? Muốn thanh trừ hoặc khai trừ mọi loại kẻ ác và làm tinh sạch hội thánh, để giá trị tồn tại của hội thánh có thể được thể hiện ra ngoài và để hội thánh thực hiện vai trò mình nên thực hiện, đồng thời để công tác của hội thánh tiến triển thuận lợi, thì trước tiên, lãnh đạo và người làm công phải phân định rốt cuộc những người nào trong hội thánh là kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ. Đây là một số thông tin hoặc tình hình thực tế mà lãnh đạo và người làm công cần nắm chắc trước tiên khi thực hiện công tác này. Điều đầu tiên mà lãnh đạo và người làm công phải đối mặt trong công tác này là phân định các loại người khác nhau. Mục đích của việc phân định các loại người khác nhau là gì? Là để phân biệt họ theo loại của họ và bảo vệ thật tốt những người là thành viên thực sự của hội thánh. Tuy nhiên, chỉ bảo vệ tốt những người này là chưa đủ để làm tốt công tác trong trách nhiệm thứ mười bốn. Vậy, điều quan trọng nhất để làm tốt công tác này là gì? Là thanh trừ hoặc khai trừ tất cả những loại người không tin và kẻ ác không thuộc về hội thánh. Bất kể những người này được xác định tính chất là kẻ ác hay kẻ địch lại Đấng Christ, nếu họ đáp ứng các điều kiện để bị thanh trừ hoặc khai trừ, thì công tác này sẽ nảy sinh và cũng là lúc lãnh đạo và người làm công phải thực hiện hết trách nhiệm của mình. Trước tiên, chúng ta hãy thông công cách phân định những loại người khác nhau.

I. Căn cứ vào mục đích tin Đức Chúa Trời

Chúng ta nên phân định những loại người khác nhau như thế nào? Tiêu chí đầu tiên là phân định theo mục đích tin vào Đức Chúa Trời của họ. Tiêu chí thứ hai là phân định theo nhân tính của họ. Tiêu chí thứ ba là phân định theo thái độ đối với bổn phận của họ. Nếu dùng tiêu đề đơn giản, ngắn gọn để nói thì sẽ là: thứ nhất là mục đích tin vào Đức Chúa Trời, thứ hai là nhân tính của họ, và thứ ba là thái độ đối với bổn phận của họ. Hiện tại đưa ra ba tiêu đề này, các ngươi có những nhận biết gì về từng tiêu đề? Trước đây, chúng ta chưa thảo luận nhiều về mục đích của con người khi tin Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nói nhiều hơn về hai phương diện là nhân tính và thái độ của con người đối với bổn phận của họ, vì vậy các ngươi đã quen thuộc hơn với những điều này. Thực ra, các ngươi cũng không xa lạ gì với mục đích của con người khi tin Đức Chúa Trời bởi vì chính các ngươi cũng có mục đích khi tin Đức Chúa Trời. Một số người tin Đức Chúa Trời bởi vì họ không muốn xuống địa ngục, một số muốn lên thiên đường, một số không muốn chết, một số muốn tránh tai họa, một số muốn làm người tốt, một số không muốn bị ức hiếp, v.v.. Chủ đề này hẳn không xa lạ với các ngươi; chỉ là những nội dung Ta sẽ nói có thể hơi xa lạ với các ngươi – trong lòng các ngươi có thể cảm thấy không chắc chắn về chúng, không biết Ta sẽ nói gì về chúng hoặc Ta sẽ bắt đầu từ đâu. Vậy, hãy nói ngắn gọn về chủ đề này. Các ngươi nói xem, những người có các ý định và mục đích nào khi tin Đức Chúa Trời thì nên bị thanh trừ hoặc loại trừ? (Thưa, những người chỉ theo đuổi danh vọng và địa vị, chỉ muốn nắm quyền và sẽ dùng mọi thủ đoạn làm nhiễu loạn hội thánh vì địa vị của họ.) Đây là một loại người. Còn nữa không? (Thưa, những người không tin chỉ mưu cầu được phúc và kiếm bánh ăn cho no bụng.) Người không tin là một loại khác. Còn nữa không? Trong lòng các ngươi có thể đang nghĩ đến biểu hiện của một số người, nhưng không thể phân định rõ ràng liệu những người này chỉ đang bộc lộ tâm tính bại hoại hay họ thực sự là những người có mục đích không trong sáng khi tin Đức Chúa Trời và cần phải được thanh trừ hoặc khai trừ. Các ngươi không hiểu được và cảm thấy hơi mơ hồ, nên không thể nói rõ ràng được. Các mặt liên quan đến mục đích của con người khi tin Đức Chúa Trời này khá rộng. Mọi người tin Đức Chúa Trời đều có một số ý định và mục đích, nhưng những loại người có mục đích không trong sáng khi tin Đức Chúa Trời mà chúng ta đang nói đến ở đây thì không đáp ứng điều kiện để được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Họ không thể đạt đến được cứu rỗi và thậm chí ngay cả một người đem sức lực phục vụ cơ bản nhất, họ cũng không thể đạt đến. Bất kể những người này có mục đích gì khi tin Đức Chúa Trời, thì tóm lại là họ có mục đích khi tin Đức Chúa Trời, và khi có cơ hội họ sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu của mình, còn nếu không có cơ hội thì họ sẽ hành ác và làm nhiễu loạn. Như thế sẽ mang lại một số hậu quả không thể tưởng tượng được cho công tác của hội thánh hoặc cho lối vào sự sống của những người được Đức Chúa Trời chọn, và những người này phải là đối tượng để thanh trừ hoặc khai trừ. Tạm thời chúng ta không nói về nhân tính của những người này hoặc thái độ của họ với bổn phận là gì, chỉ nói về mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời thì tuyệt đối không phải là vì tiếp nhận lẽ thật và đạt đến được cứu rỗi, càng không phải là vì thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời. Như thế, đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời đương nhiên sẽ không đạt được kết quả là được cứu rỗi. Thay vì để những người này ở lại trong hội thánh và liên tục làm nhiễu loạn những người được Đức Chúa Trời chọn – các anh chị em chân chính – thì tốt hơn là nên phân định và xác định tính chất họ một cách chính xác càng sớm càng tốt, rồi kịp thời thanh trừ họ khỏi hội thánh. Họ không nên được đối đãi như thành viên hội thánh hoặc anh chị em. Vậy, những loại người này là ai? Vừa rồi, các ngươi đã nói chung chung về một số điều mang tính khái niệm. Ta sẽ đưa ra một số ví dụ thực tế, và các ngươi sẽ hiểu sau khi nghe xong.

A. Thỏa mãn dục vọng làm quan

Trước hết, chúng ta hãy nói về loại người đầu tiên cần bị khai trừ hoặc thanh trừ khỏi hội thánh. Có một số người luôn muốn làm quan trong xã hội, làm rạng rỡ tổ tông, nhưng con đường làm quan của họ lại không mấy thuận lợi. Tuy nhiên, dục vọng làm quan của họ không hề suy giảm chút nào. Có điều địa vị xã hội của gia đình họ không cao nên họ cảm thấy cuộc đời thật vô vọng và thấy thế giới này quá bất công, đến nguyện vọng nhỏ nhoi như vậy mà cũng không đạt được. Họ cảm thấy họ cũng có chút tri thức và tài cán, thế nhưng không ai coi trọng họ. Họ chẳng tìm được chỗ dựa vững chắc nên hi vọng làm quan có vẻ rất mong manh với họ. Trong tình huống cùng đường bí lối này, họ tìm thấy hội thánh. Họ cảm thấy nếu họ có thể làm lãnh đạo trong hội thánh thì cũng là làm quan, và dục vọng của họ có thể được thỏa mãn. Vì vậy, họ đến nhà Đức Chúa Trời và muốn đạt được điều gì đó lớn lao. Họ cảm thấy mình có tài cán và bản lĩnh, vừa vặn phát huy được trong nhà Đức Chúa Trời. Vậy thì họ có thể hiện thực hóa hi vọng làm quan và ở trên người khác, ý nguyện cũ cả đời này của họ có thể được thỏa mãn. Họ coi việc tin Đức Chúa Trời thành “Ăn mận trả đào”, “Vàng thật sớm muộn cũng phát sáng” và “Chim khôn chọn cây mà đậu”. Chính trong bối cảnh như vậy, họ đã chọn đi con đường tin Đức Chúa Trời này. Xét từ thực chất của loại người này, họ không tin vào sự tồn tại của lẽ thật trên thế giới trần tục, càng không tin rằng có Đấng Cứu Thế. Tóm lại, họ không tin vào Đức Chúa Trời thật duy nhất, càng không tin vào sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa. Cho dù đó là điều được viết trong Kinh thánh hay được truyền giảng trong giới tôn giáo — rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra thế giới và nhân loại, rằng Đức Chúa Trời tể trị và dẫn dắt nhân loại — thì với họ, một loạt những cách nói này cũng chỉ là một dạng ghi chép lịch sử chưa ai khảo chứng và không ai có thể xác minh. Tất cả chỉ là những truyền thuyết, những câu chuyện, là một loại văn hóa tôn giáo. Đây là cách hiểu cơ bản nhất của họ về tín ngưỡng. Họ tin Đức Chúa Trời với cách hiểu này và cho rằng mình đang đi con đường đúng đắn, đang bỏ gian tà theo chính nghĩa, rằng họ là “chim khôn” chọn cành mà đậu. Tất nhiên, họ vẫn chưa buông bỏ lựa chọn và tâm nguyện làm quan cũng như ở trên người khác. Họ cho rằng biển người mênh mông, thế giới rộng lớn như thế không có chỗ cho họ nương thân. Chỉ có nhà Đức Chúa Trời mới có thể mang lại cho họ niềm hi vọng. Chỉ khi sống trong hội thánh, họ mới có cơ hội phát huy tài cán và thực hiện nguyện vọng ở trên người khác của mình. Đó là bởi vì, theo quan điểm của họ về tình thế hiện tại, thế giới bên ngoài ngày càng tà ác và đen tối, chỉ có hội thánh là chốn tịnh độ trong thế giới này. Hội thánh là nơi duy nhất trong thế giới có thể mang lại nơi gửi gắm tinh thần cho con người và chỉ có hội thánh mới là nơi ngày càng thịnh vượng hơn. Họ mang theo nguyện vọng và mục đích như thế khi tin Đức Chúa Trời. Sau khi tin Đức Chúa Trời, họ không hiểu gì về việc tin Đức Chúa Trời, việc mưu cầu lẽ thật hay những việc liên quan đến lẽ thật, tâm tính của Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời. Họ không mưu cầu hay để ý đến những việc này. Trong lòng họ không hề buông bỏ dục vọng với địa vị và con đường làm quan. Thay vào đó, họ vẫn cứ ôm lấy những quan niệm và quan điểm như vậy mà quanh quẩn ở hội thánh. Họ coi hội thánh như một tổ chức xã hội, một đoàn thể tôn giáo, đồng thời coi công tác của Đức Chúa Trời và lời Đức Chúa Trời là ảo tưởng do những người có tín ngưỡng tạo ra do mê tín. Vì vậy, bất cứ khi nào nói đến việc mưu cầu lẽ thật, bất cứ khi nào nói đến lời Đức Chúa Trời và công tác của Đức Chúa Trời, họ đều cảm thấy phản cảm và chống đối trong lòng. Nếu có người nói rằng một việc nào đó là do Đức Chúa Trời làm, là sự tể trị của Đức Chúa Trời hoặc sự sắp đặt của Ngài, họ đều thấy phản cảm. Nhưng bất kể họ thấy phản cảm thế nào và họ có thừa nhận hay tiếp nhận lẽ thật hay không, thì họ cũng chưa bao giờ vơi bớt hay buông bỏ dục vọng để có được một địa vị trong hội thánh để thỏa mãn sự ham mê quyền chức. Nếu họ đã có dã tâm và dục vọng như vậy thì đương nhiên họ cũng bộc lộ nhiều biểu hiện khác nhau. Ví dụ, họ kích động mọi người rằng: “Đừng có việc gì cũng dựa vào lời đức chúa trời hay liên hệ mọi thứ với đức chúa trời và lời đức chúa trời. Thật ra, nhiều cách nghĩ và cách nói của con người cũng đúng. Mọi người nên có quan điểm và lập trường riêng”. Họ lan truyền những luận điệu này nhằm mê hoặc mọi người. Đồng thời, họ cũng cực lực thể hiện tài năng, ân tứ cũng như các thủ đoạn và mánh khóe khác nhau mà họ có thể sử dụng trên đời, cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người, khơi gợi sự quan tâm và xem trọng của họ. Họ cực lực thể hiện bản thân vì mục đích gì? Là để khiến mọi người xem trọng và ngưỡng mộ họ, để có thể có được địa vị giữa mọi người, có được địa vị thì đã thỏa mãn được nguyện vọng mưu cầu con đường làm quan và làm rạng rỡ tổ tông của họ. Họ cảm thấy thỏa mãn khi có người tôn trọng, tâng bốc, đi theo, ủng hộ, kính yêu, ngưỡng vọng, và thậm chí là nịnh hót họ. Hơn nữa, họ còn không ngại rắc rối mà mưu cầu và hưởng thụ những thứ này. Mặc dù nhà Đức Chúa Trời luôn vạch trần những kẻ địch lại Đấng Christ, vạch trần kẻ ác và vạch trần mọi loại tâm tính bại hoại của con người nhưng trong lòng họ lại coi nhẹ những điều này và cảm thấy đặc biệt phản cảm. Họ cứ một mực mưu cầu địa vị cũng như việc được mọi người xem trọng và ngưỡng vọng để thỏa mãn nguyện vọng mà họ không đạt được trong thế giới và xã hội. Vậy họ có mục đích gì khi tin Đức Chúa Trời? Mục đích của họ không phải là được gấp trăm lần ở đời này và được sự sống đời đời ở đời sau, càng không phải là tiếp nhận lẽ thật và được cứu rỗi. Mục đích họ tin Đức Chúa Trời không phải là làm một loài thọ tạo mà là làm quan, làm ông chủ, và hưởng thụ lợi ích của địa vị. Trong hội thánh chắc chắn là có loại người này. Đây là những kẻ hành ác lẻn vào hội thánh. Hội thánh tuyệt đối không cho phép loại người này trà trộn vào dân được Đức Chúa Trời chọn nên đây là đối tượng cần bị thanh trừ. Mục đích họ tin Đức Chúa Trời có dễ phân định không? (Thưa, có.) Xét từ ý định và mục đích của loại người này khi tin Đức Chúa Trời, kết hợp với những biểu hiện khác nhau của họ trong hội thánh, họ thuộc loại người nào? (Thưa, họ là những người không tin.) Đúng vậy, họ là những người không tin. Ngoài việc là người không tin, họ còn muốn mưu cầu địa vị và tiền đồ trong nhà Đức Chúa Trời để thỏa mãn ham mê quyền chức. Mục đích họ tin Đức Chúa Trời là để làm quan. Vậy tại sao cần thanh lọc loại người này ra ngoài? Có người nói: “Nếu những người không tin đem sức lực phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời và họ có thể giúp đỡ phần nào trong vai trò giáo hữu, thì giữ họ lại cũng đâu có gì đáng ngại chứ?”. Câu này có đúng đắn không? (Thưa, câu này không đúng đắn.) Tại sao không đúng đắn? (Thưa, họ muốn làm quan thì chắc chắn sẽ có một số cách làm gây ra sự nhiễu loạn cho người khác, không có lợi ích gì cho công tác của nhà Đức Chúa Trời và ảnh hưởng đến việc các anh chị em mưu cầu lẽ thật.) Dù ngươi xét từ phương diện nào, những người không tin cũng chống đối lẽ thật và phủ nhận Đức Chúa Trời, nên nhà Đức Chúa Trời không thể giữ họ lại. Họ sẽ không đóng vai trò tích cực nào. Bất kể họ có mưu cầu việc làm quan hay không, chỉ những lời bàn luận, biểu hiện và cách thức của những người không tin như họ cũng có thể gây ra ảnh hưởng làm nhiễu loạn và không có tác dụng tích cực. Sau khi trải qua một số hoàn cảnh nhất định, có anh chị em nói rằng: “Đây là sự tể trị của Đức Chúa Trời và chúng ta phải vâng phục”. Liệu những người không tin có thể vâng phục không? Chỉ cần họ không đứng lên gây nhiễu loạn và phản đối thì đã là không tệ rồi. Thậm chí, họ còn tự nhủ trong lòng rằng: “Đừng nói rằng mọi thứ đều là sự tể trị của đức chúa trời. Con người cần có chút chủ kiến riêng và tính độc lập. Đừng quy mọi chuyện cho sự tể trị của đức chúa trời!”. Họ không chỉ cản trở người khác mà còn nói ra những lời lẽ sai trái, lập lờ nước đôi, giống thật mà lại là giả để mê hoặc mọi người. Đây chẳng phải là không biết xấu hổ sao? Họ có bản lĩnh giở âm mưu và thủ đoạn giữa những người ngoại đạo, nhưng họ giở âm mưu thủ đoạn ở nhà Đức Chúa Trời thì họ nhầm chỗ rồi! Có người mở phòng khám mọi người rất thích đến đó khám bệnh và nói rằng tiêm ở đó không đau. Tại sao tiêm ở đó lại không đau? Vì mũi kim đã được nhúng thuốc gây tê nên chắc chắn là không đau. Đây có phải là mưu kế hay không? (Thưa không, đây là một bước đi tai hại.) Thế mà họ vẫn xem đây là một mưu kế hay và đi khoe khoang. Họ cho rằng đây là bản lĩnh, kỹ năng của họ và còn nói rằng: “Anh chỉ biết nói về việc vâng phục đức chúa trời, về sự sắp đặt của đức chúa trời và sự tể trị của ngài. Anh có các kỹ năng mà tôi có không?”. Đây chẳng phải là không biết xấu hổ sao? (Thưa, phải.) Thủ đoạn tai hại như thế mà còn khoe khoang! Loại người lẻn vào hội thánh mà lại mang theo mục đích của những người không tin chính là đối tượng cần phải thanh trừ khỏi hội thánh. Vì sao ư? Vì trong lòng loại người này chống đối và chán ghét lẽ thật. Bất kể họ có mục đích thế nào khi tin Đức Chúa Trời, bất kể có thể nói ra được hay không, thì dựa trên thực chất không tin của họ, thì hội thánh vẫn cần thanh trừ hoặc khai trừ họ. Loại người không tin này lẻn vào hội thánh với một mục đích: họ muốn phát huy tài năng, thực hiện hoài bão và thỏa mãn nguyện vọng của mình trong hội thánh. Họ muốn lợi dụng vùng bảo địa là hội thánh để đạt được mục đích nắm quyền, khoe khoang bản thân cũng như mê hoặc và khống chế mọi người. Xét theo mục đích họ tin Đức Chúa Trời, họ đủ khả năng làm gián đoạn và gây nhiễu loạn cho dân được Đức Chúa Trời chọn và công tác của hội thánh. Do đó, loại người này phải bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi nhà Đức Chúa Trời. Các lãnh đạo và người làm công phải nhìn thấu thực chất không tin của loại người này. Bất kể ngươi căn cứ vào biểu hiện của họ hay những cách nói trước sau như một của họ về đức tin nơi Đức Chúa Trời, thì một khi ngươi hiểu rõ tình hình và phân định được rõ ràng rằng họ là những người không tin, ngươi nên từ chối họ quả quyết và không được do dự. Cho dù sử dụng phương thức hay sự khôn ngoan nào, hãy nghĩ đủ mọi cách thanh lọc họ. Đây là công tác mà các lãnh đạo và người làm công nên làm, nên đảm đương. Đây là một trong những loại người cần bị thanh trừ hoặc khai trừ.

B. Tìm kiếm bạn khác giới

Vậy biểu hiện của loại người thứ hai cần bị thanh trừ hoặc khai trừ là gì? Có một số người chưa bao giờ tiếp xúc với chuyện tin Đức Chúa Trời mà chỉ có chút hảo cảm với chuyện này. Họ không muốn biết người ta nên mưu cầu hay đạt được điều gì khi tin Đức Chúa Trời. Họ nghe nói rằng những người tin vào Đức Chúa Trời khá yên phận và thật thà, nên họ muốn tìm được một người bạn khác giới trong hội thánh, sau đó kết hôn và sống cuộc sống an ổn. Đây là ý định và mục đích của họ, nên họ đến hội thánh để tìm ý trung nhân. Loại người không tin này hoàn toàn không có hứng thú với việc tin Đức Chúa Trời. Họ không hề quan tâm đến Đấng Tạo Hóa, lẽ thật, việc được cứu rỗi, việc nhận biết Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận, v.v.. Ngay cả khi họ có thể hiểu được sau khi nghe lời Đức Chúa Trời và nghe giảng đạo, họ cũng không muốn để tâm. Họ chỉ muốn tìm ý trung nhân và dĩ nhiên là họ cũng hi vọng được tiếp xúc với nhiều người hơn và phạm vi tiếp xúc cũng rộng hơn. Họ tin Đức Chúa Trời với mục đích tìm ý trung nhân. Có một số người nói: “Làm sao Ngài biết họ có mục đích này? Họ không nói hay đề cập đến mục đích này với Ngài!”. Họ có biểu hiện. Ngươi thấy đấy, khi thực hiện bổn phận hoặc tiếp xúc với người khác, họ luôn tìm kiếm bạn khác giới. Nhìn trúng ai thì họ sẽ luôn tìm người đó để thông công và tiếp cận người đó. Họ sẽ luôn hỏi thăm mọi tin tức và tìm hiểu về người đó. Những hành động và biểu hiện bất thường này hẳn là phải dẫn tới sự chú ý từ các lãnh đạo và người làm công. Các lãnh đạo và người làm công nên quan sát xem ý định và mục đích họ muốn đạt được là gì, xem ai đã rao giảng phúc âm cho họ, tại sao họ lại đặc biệt tìm đến và tiếp xúc với bạn khác giới, tại sao họ luôn có chuyện để nói với bạn khác giới, và tại sao họ lại đặc biệt có hảo cảm với bạn khác giới, nhất là họ đặc biệt tò mò và quan tâm đặc biệt với người họ xem là tốt. Loại người này có hảo cảm với những ai tin Đức Chúa Trời. Ngay cả khi họ không hứng thú lắm với việc nhóm họp, nghe giảng đạo, thông công về lời Đức Chúa Trời, hát thánh ca, thông công về trải nghiệm cá nhân, v.v., họ cũng thường không nói lời nào gây nhiễu loạn và làm gián đoạn. Họ chỉ một lòng một dạ muốn tìm bạn khác giới để sống cuộc sống thật tốt. Nếu tìm được bạn đời, thì họ có thể tin Đức Chúa Trời với bạn đời của họ. Ngay cả khi bản thân họ không mưu cầu, họ cũng có thể ủng hộ đối phương tin Đức Chúa Trời. Một số người có nhân tính tương đối tốt, hay giúp đỡ người khác và luôn nỗ lực hết mình để trở thành người thân thiện, hữu hảo. Ví dụ, họ có thể bao dung với người khác, nghĩ đủ mọi cách giúp những người gặp khó khăn giải quyết vấn đề hoặc đưa ra một vài lời khuyên, v.v.. Họ tương đối thân thiện với mọi người và không có bất kỳ ác ý gì, nhưng mục đích và mục tiêu tin Đức Chúa Trời của họ lại không mấy vẻ vang. Họ không theo đuổi lẽ thật và không tiếp nhận lẽ thật bất kể người thông công cho họ về lẽ thật là ai. Sau khi đi theo Đức Chúa Trời nửa năm hoặc một, hai năm, họ vẫn không có gì thay đổi. Mặc dù bên ngoài có vẻ như họ không nói lời không tin nào cũng như không làm gián đoạn hoặc gây nhiễu loạn, nhưng họ cũng không nảy sinh chút hứng thú nào với việc tin Đức Chúa Trời. Loại người này ở trong hội thánh liệu có thích hợp không? (Thưa, không thích hợp.) Liệu hội thánh có nên thanh lọc loại người này không? (Thưa, hội thánh cũng nên thanh lọc loại người này.) Lý do là gì? (Thưa, vì họ không có hứng thú với lẽ thật và không phải đối tượng được cứu rỗi. Nếu họ ở lại hội thánh nhưng luôn muốn tìm kiếm bạn đời thì sẽ gây nhiễu loạn cho người khác và làm cho người khác sa vào cám dỗ. Họ sẽ không đóng vai trò tích cực nào cả.) Chuyện là như vậy đấy. Ví dụ, có người đặc biệt thích ăn thịt. Khi ăn thịt, họ sẽ quên mất công tác của mình. Nếu không có thịt để ăn thì họ còn có thể làm được một số chuyện nghiêm chỉnh. Nhưng đến khi họ có thể ăn được thịt rồi thì công tác của họ sẽ bị chậm trễ. Vậy với họ thì thịt là gì? (Thưa, là cám dỗ.) Đúng vậy, đó chính là cám dỗ. Thế thì chúng ta có thể coi loại người luôn muốn tìm kiếm bạn đời là ngọn nguồn của sự cám dỗ không? (Thưa, có.) Họ chính là ngọn nguồn của sự cám dỗ. Đối với loại người này, chúng ta cần nói rõ với họ: “Anh không có sự chân thành với việc tin Đức Chúa Trời hay thực hiện bổn phận. Anh chưa bao giờ có thể hòa nhập vào hội thánh và chưa bao giờ được coi là người thực sự tin. Qua hai năm tiếp xúc, chúng tôi cũng đã nhìn ra mục đích của anh: Anh chỉ muốn tìm bạn đời trong hội thánh. Đây chẳng phải là làm hại người tốt hay sao? Hội thánh không có ai phù hợp với anh đâu. Trong số những người ngoại đạo, có rất nhiều người hợp với anh. Anh hãy đi và tìm bạn đời trong số đó”. Ngụ ý chính là nói với họ rằng: “Chúng tôi đã nhìn ra, anh không phải là một trong những dân được Đức Chúa Trời chọn. Anh không phải là người của nhà Đức Chúa Trời và chúng tôi không thể gọi anh là anh chị em của mình”. Đối với những người như vậy, chúng ta nên thanh trừ họ khỏi hội thánh theo nguyên tắc của nhà Đức Chúa Trời. Như thế sẽ giúp chúng ta thanh lọc loại người mù quáng tìm kiếm bạn đời và dụ dỗ người khác ra ngoài. Chẳng phải loại người này rất dễ phân định sao? (Thưa, phải.) Loại người này cũng là những người không tin. Họ có chút hảo cảm với hội thánh, tín ngưỡng tôn giáo và những người tin Đức Chúa Trời. Họ chỉ muốn lợi dụng cơ hội tin Đức Chúa Trời để tìm bạn đời trong số những người tin vào Đức Chúa Trời để có thể sống cùng và làm trâu làm ngựa cho họ. Các ngươi nói xem điều này có khả thi không? Liệu chúng ta có nên thỏa mãn họ không? Liệu hội thánh có nên sắp xếp những chuyện này không? (Thưa, không.) Hội thánh không có nghĩa vụ thỏa mãn sở thích cá nhân của họ. Cho dù họ cho rằng những người tin vào Đức Chúa Trời tốt như thế nào, rằng họ có thể sống cuộc sống thật tốt với những người tin vào Đức Chúa Trời, hay những người tin vào Đức Chúa Trời có thể đi con đường đúng đắn thì cũng vô ích. Họ cho là thế nào cũng vô ích. Loại người không tin này cũng tồn tại ở hầu hết các hội thánh. Còn về cách xử lý họ thì cứ dùng cách mà chúng ta vừa thông công, hoặc các ngươi có thể dùng biện pháp tốt hơn nếu có, chỉ cần các ngươi xử lý và giải quyết theo nguyên tắc là được. Những người không tin này được xếp vào hàng ngũ của các loại kẻ ác, như thế có quá đáng không? (Thưa, không.) Đây chính là cách mà chúng ta đối xử với những người không tin.

C. Tránh tai họa

Còn những loại người nào khác cần bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi hội thánh? (Thưa, còn một loại người nữa tin Đức Chúa Trời chỉ là để tránh tai họa.) Tin Đức Chúa Trời chỉ để tránh tai họa cũng là một mục đích. Chẳng phải hầu hết những người tin Đức Chúa Trời đều có một chút sự hỗn tạp này hay sao? (Thưa, phải.) Vậy làm sao để phân biệt được loại người nào là đối tượng cần bị thanh trừ hoặc khai trừ, loại người nào chỉ đang bộc lộ sự bại hoại bình thường và không phải là đối tượng cần thanh trừ hoặc khai trừ? Đối với hầu hết mọi người, đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời đều trộn lẫn với mục đích tránh tai họa. Đây là sự thật. Trong số những người tin Đức Chúa Trời để tránh tai họa, các ngươi phải phân định được loại người không tin phù hợp để thanh trừ hoặc khai trừ. Ví dụ, khi thấy tai họa đang bắt đầu trở nên tệ hơn, những người này sẽ tăng cường nhóm họp và khẩn trương lấy lại những cuốn sách về lời Đức Chúa Trời mà trước đây họ đã trả về cho hội thánh. Họ nói rằng lần này, họ muốn tin Đức Chúa Trời cho tốt. Kết quả, khi tai họa qua đi hoặc lắng xuống, họ lại tiếp tục kinh doanh và làm giàu, chặn mọi phương thức liên lạc khiến các anh chị em không thể tìm được hay liên lạc được với họ để nhóm họp. Khi tai họa ập đến, họ chủ động tìm các anh chị em. Nhưng đến lúc tai họa qua đi, các anh chị em rất vất vả để tìm được họ và rất ít người có thể liên lạc với họ. Biểu hiện này chẳng phải rất rõ ràng hay sao? (Thưa, phải.) Khi không có tai họa thì họ nói: “Con người cần có một cuộc sống bình thường. Cần sống thì vẫn phải sống. Ngày nào tôi cũng phải ở nhà nấu cơm và con cái đi học không ai đưa đón cũng không được nên đôi lúc tôi không thể đến nhóm họp. Ngoài ra, sống cũng cần đến tiền. Chúng ta phải chi trả mọi chi phí sinh hoạt và không kiếm tiền thì không được. Trên thế giới này, không ai có thể sống mà không có tiền. Tin đức chúa trời thì cũng phải thực tế!”. Họ nói năng rõ ràng đâu ra đấy và lý do cũng vô cùng đầy đủ. Họ toàn tâm toàn ý tập trung kiếm tiền và sống qua ngày, chỉ thỉnh thoảng mới nhóm họp một lần và hiếm khi đọc lời Đức Chúa Trời. Họ đối với việc tin Đức Chúa Trời không nóng không lạnh, giống như nước ấm vậy. Khi tai họa ập đến, họ nói: “Ôi, tôi không thể sống thiếu đức chúa trời. Không có đức chúa trời là không được! Tôi phải cầu nguyện với đức chúa trời và kêu cầu ngài mỗi ngày! Không phải là vì tránh tai họa, chủ yếu là trong lòng tôi không thể sống thiếu ngài. Sống cuộc sống thật tốt mà không có đức chúa trời trong lòng thì tôi vẫn cảm thấy trống rỗng!”. Họ không nói được một lời nào có nhận biết về Đức Chúa Trời. Tất cả những gì họ nói chỉ là những lời biện giải cho hành động và hành vi của họ. Họ không biết nhà Đức Chúa Trời đã phân phát bao nhiêu cuốn sách cho mọi người. Họ không biết các bài giảng đã được giảng đến đâu rồi. Họ không biết hiện tại những lẽ thật nào đang được thông công trong đời sống hội thánh. Sáu tháng hoặc một năm họ mới tham gia nhóm họp một lần. Đến nhóm họp thì họ nói: “Những người ngoại đạo quá tệ hại. Xã hội thật không công bằng. Thế giới này thật tà ác. Nỗ lực kiếm tiền khó biết bao! Trọng trách mà Đức Chúa Trời trao cho con người thật nhẹ nhàng…”. Họ cứ nói những lời thừa thãi vô ích, không liên quan gì đến các chủ đề và nội dung thông công của buổi nhóm họp. Họ cầu nguyện vài lời trống rỗng và nói mấy lời hời hợt về việc tin Đức Chúa Trời rồi tự cho mình là người tin vào Đức Chúa Trời và cảm thấy bình an, thanh thản. Đây là tin Đức Chúa Trời sao? Họ là loại người gì vậy? Khi ngươi hỏi họ: “Tại sao anh không thường xuyên nhóm họp?”. Họ sẽ trả lời: “Điều kiện của tôi không cho phép. Đây là hoàn cảnh mà đức chúa trời đã bài trí cho tôi nên tôi phải vâng phục”. Những lời này nghe mới hay làm sao! Họ còn nói: “Nhìn xem, đức chúa trời đã bài trí hoàn cảnh này cho tôi. Miệng ăn cả nhà còn đang chờ tôi nên tôi phải kiếm tiền để sống qua ngày thật tốt! Hiện tại, kiếm tiền là nhiệm vụ mà đức chúa trời giao cho tôi”. Họ hoàn toàn không đề cập đến việc thực hiện bổn phận cũng như những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với tư cách là một loài thọ tạo, càng không đề cập đến cách thực hành lời Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng họ mới đến nhóm họp, dâng hiến vài đồng nhân dân tệ liền cảm thấy mình đã có cống hiến cho nhà Đức Chúa Trời. Cũng có người khi con bị bệnh thì cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Nhưng vài ngày sau, khi con họ khỏi bệnh, họ nhanh chóng đến hội thánh và dâng hiến chút tiền, sau đó lại không thấy bóng dáng đâu nữa. Mỗi lần tiếp xúc với các anh chị em, họ không bao giờ thông công về lẽ thật hay đọc lời Đức Chúa Trời. Khi không có tai họa hay tai nạn, họ không bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Những lời họ nói hằng ngày luôn là về chuyện nhà chuyện cửa, chuyện đúng sai phải trái, cuộc sống xác thịt, các hiện tượng khác nhau trong xã hội và đủ loại chuyện mà họ mắt thấy tai nghe. Họ hiếm khi thông công về lời Đức Chúa Trời và không bao giờ nói ra được một lời trong lòng nào liên quan đến việc tin Đức Chúa Trời. Họ giữ chỗ trong hội thánh chỉ để cầu được Đức Chúa Trời chăm sóc và bảo vệ. Đây chính là cách họ tin vào Đức Chúa Trời. Họ chỉ cầu bình an và phúc lành chứ không hề mưu cầu lẽ thật. Họ không có chút hứng thú nào đối với lẽ thật. Họ chỉ muốn có được lợi ích, ân điển và sự chúc phúc nhờ vào việc tin Đức Chúa Trời. Họ không cầu đời sau ra sao bởi đây là thứ họ không thể nhìn thấy và hoàn toàn không tin. Họ chỉ muốn có thể được hưởng ân điển của Đức Chúa Trời ở đời này và tránh được mọi tai họa. Vì Đức Chúa Trời và hội thánh là chỗ lánh nạn của họ nên bất cứ khi nào họ đến nhóm họp, thì đó chắc chắn là lúc họ gặp khó khăn hoặc tai họa. Loại người này có chân thành tin Đức Chúa Trời không? (Thưa, không.) Vậy họ là loại người gì? (Thưa, họ là phần tử lợi dụng và người không tin.) Đây là những người không tin muốn lợi dụng hội thánh để tránh tai họa. Liệu chúng ta có nên cho phép loại người này ở lại hội thánh không? (Thưa, không.) Khi họ đến các buổi nhóm họp, họ gây nhiễu loạn và khiến những người khác lòng dạ rối bời. Hầu hết mọi người đều là người dễ mắc cỡ và sẽ ngại ngăn cản họ. Vì vậy, mọi người cứ để họ ăn nói lung tung ở đó và quấy nhiễu mọi người ăn uống lời Đức Chúa Trời. Các lãnh đạo và người làm công nên làm gì vào lúc này? Chẳng phải họ nên đảm nhận trách nhiệm hạn chế những người này, bảo vệ lợi ích của số đông và duy trì đời sống hội thánh bình thường sao? (Thưa, phải.) Ngươi có thể lấy lại những cuốn sách về lời Đức Chúa Trời của họ và khuyên họ rời hội thánh. Có nhiều cách để khuyên người khác rời khỏi hội thánh. Các ngươi hãy tự nghĩ biện pháp, cố gắng khiến họ không thể liên lạc với các anh chị em nữa là được. Giả sử có người nói: “Người này thật tốt. Họ chỉ nói về vài chuyện nhà chuyện cửa trong hội thánh chứ không gây nhiễu loạn cho công tác của hội thánh hay làm ảnh hưởng đến việc thực hiện bổn phận của chúng ta. Chúng ta nên bao dung! Khi tin Đức Chúa Trời, chẳng phải là chúng ta nên bao dung và nhẫn nại với mọi loại người hay sao? Đức Chúa Trời muốn mọi người đều được cứu rỗi và không muốn bất kỳ ai phải chịu sự hư mất!”. Vậy ngươi cần xem xem họ có phải là đối tượng được cứu rỗi hay không. Nếu họ không phải thì chẳng phải là chúng ta nên phân định và thanh trừ họ hay sao? (Thưa, phải.) Có người nói: “Tôi là người dễ mắc cỡ. Tôi không tiện khuyên họ rời khỏi hội thánh”. Vấn đề này rất dễ giải quyết. Chỉ cần ngươi không liên lạc với họ thì sẽ không bị họ quấy rầy hay kìm kẹp. Ngay cả khi chạm mặt họ, ngươi cũng không cần để ý đến họ. Ngươi không cần nói với họ về chuyện tin Đức Chúa Trời, cứ đối xử với họ như người ngoại đạo là được rồi. Có một số người nói: “Chúng ta không thể giúp họ bằng lòng yêu thương và thông công cho họ về lẽ thật mà chúng ta hiểu được sao?”. Với những người không tin như vậy, nếu ngươi thực sự có lòng yêu thương thì có thể thử xem sao. Nếu ngươi thực sự có thể thay đổi họ thì chúng ta sẽ không cần thanh trừ hoặc khai trừ họ. Có người lại nói: “Tôi sẽ không lãng phí công sức của mình. Giúp đỡ họ thì có ích gì đâu, giống như tắm cho heo vậy, dù anh có tắm cho nó sạch thế nào thì nó vẫn lăn vào bùn thôi. Loài này là vậy đấy, không thay đổi được đâu!”. Nếu ngươi hiểu được điều này thì ngươi đúng rồi đấy. Ngươi có còn thông công về lẽ thật cho loại người không tin này để giúp đỡ họ nữa không? Các ngươi có còn làm công việc vô nghĩa này nữa không? (Thưa, không.) Lúc này, các ngươi mới phát hiện ra mình thật ngu muội và không nhìn thấu con người. Những người không tin không thể thay đổi được. Loại người này cũng biết rằng những người tin Đức Chúa Trời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, cũng như không ức hiếp hay hãm hại, lừa gạt người khác. Họ có một ít hảo cảm với những người tin Đức Chúa Trời, nên ra chiêu bài “tin rằng có Đức Chúa Trời” và “tin Đức Chúa Trời là tốt” rồi lẻn vào hội thánh, khiến mọi người coi họ như anh chị em. Có một số người thực sự bị mắc lừa, thực sự coi họ là anh chị em và thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ họ. Kết quả là sau một thời gian dài, họ mới phát hiện ra rằng: “Người này chỉ đến hội thánh khi họ gặp tai họa hoặc khó khăn và nói một vài lời thừa thãi, vô tích sự. Khi bình an vô sự và sống cuộc sống thuận lợi rồi, sống tốt rồi, thì họ không để ý đến bất cứ ai. Sớm biết họ là đồ đê tiện như vậy, chúng tôi đã không giúp đỡ họ hay bỏ ra những công sức đó!”. Lúc này hối hận có ích gì không? Hối hận thì cũng đã muộn, ngươi phải nói bao nhiêu lời vô ích rồi! Tóm lại, chúng ta cần phân định, xử lý và thanh trừ loại người không tin này khỏi hội thánh càng sớm càng tốt. Đừng coi họ là anh chị em, họ không phải là anh chị em. Chỉ những người được Đức Chúa Trời chọn mới là anh chị em. Chỉ những người có thể được cứu rỗi và mưu cầu việc thờ phượng Đức Chúa Trời mới là anh chị em. Những người dựa vào nhà Đức Chúa Trời, muốn tránh tai họa và tham hưởng ân điển của Đức Chúa Trời mà không tiếp nhận lẽ thật đều là những người không tin. Họ không phải anh chị em và càng không phải dân được Đức Chúa Trời chọn. Ngươi có hiểu không? Đối với loại người không tin này, phải đối xử theo nguyên tắc, nên giải quyết thế nào thì giải quyết thế đó. Đây là trách nhiệm của các lãnh đạo và người làm công, đồng thời cũng là một phương diện nguyên tắc mà mỗi một người trong số dân được Đức Chúa Trời chọn cần hiểu rõ.

Ngày 23 tháng 10 năm 2021

Trước: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (21)

Tiếp theo: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (23)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 6) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 7) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger