Chức trách của lãnh đạo và người làm công (23)

Mục 14. Kịp thời phân định, thanh trừ và khai trừ các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ (Phần 2)

Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta đã thông công về trách nhiệm thứ 14 của lãnh đạo và người làm công: “Kịp thời phân định, thanh trừ và khai trừ các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ”. Một trong những nội dung mà chúng ta thông công chính là: hội thánh là gì? Sau khi thông công về định nghĩa hội thánh, các ngươi đã hiểu rõ mối quan hệ giữa phương diện nội dung này và trách nhiệm thứ 14 của lãnh đạo và người làm công chưa? (Thưa, sau khi Đức Chúa Trời thông công về định nghĩa hội thánh xong, chúng con đã hiểu tại sao hội thánh tồn tại, hội thánh cần đóng vai trò gì và hội thánh thực hiện công tác gì. Căn cứ vào những điều này, chúng con có thể phân định người nào gây nhiễu loạn và làm gián đoạn cũng như không có tác dụng tích cực trong hội thánh, sau đó thanh trừ hoặc khai trừ họ.) Sau khi hiểu được hội thánh là gì, các lãnh đạo và người làm công cần biết tại sao Đức Chúa Trời thành lập hội thánh, sự ra đời của hội thánh có tác dụng gì đối với mọi người, hội thánh nên thực hiện công tác gì, những loại người nào là thành viên tạo thành hội thánh và ai là anh chị em thực sự. Sau khi hiểu rõ và biết được những điều này, ngươi có khái niệm và định nghĩa cơ bản, cũng như cơ sở nguyên tắc cho công tác được nêu trong trách nhiệm thứ 14: “Kịp thời phân định, thanh trừ và khai trừ các loại kẻ ác và kẻ địch lại Đấng Christ”. Đây là điều ngươi cần hiểu rõ về phương diện lý thuyết và khải tượng. Sau khi hiểu được điều này, công tác đầu tiên mà các lãnh đạo và người làm công nên thực hiện là phân định tất cả các loại kẻ ác. Vậy tiêu chuẩn và nguyên tắc để phân định các loại kẻ ác là gì? Việc phân định tất cả các loại kẻ ác phải dựa trên định nghĩa về hội thánh, ý nghĩa và giá trị sự tồn tại của hội thánh, và công tác mà Đức Chúa Trời muốn thực hiện khi thành lập hội thánh. Lần trước, tiêu chuẩn và căn cứ phân định các loại kẻ ác khác nhau được chia thành ba nội dung chính. Ba nội dung này là gì? (Thưa, đó là mục đích tin Đức Chúa Trời, nhân tính và thái độ của mọi người đối với bổn phận.) Ba nội dung chính này đã đủ cụ thể và toàn diện chưa? Một số người nói: “Muốn phân định tất cả các loại người thì tại sao không căn cứ vào mức độ họ yêu thích lẽ thật cũng như mức độ họ vâng phục và kính sợ Đức Chúa Trời mà lại căn cứ vào mục đích họ tin Đức Chúa Trời, nhân tính của họ và thái độ của họ đối với bổn phận? Những tiêu chuẩn này chẳng phải quá thấp sao? Nói cách khác, xét từ ba nội dung cụ thể này, tại sao không có cuộc thảo luận sâu sắc hơn về thái độ của mọi người đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật? Tại sao không đề cập đến việc liệu mọi người có nguyện ý tiếp nhận sự tỉa sửa, phán xét và hành phạt hay không, liệu họ có tấm lòng vâng phục và kính sợ Đức Chúa Trời hay không, cũng như các phương diện nội dung khác sâu sắc hơn liên quan đến lẽ thật?”. Các ngươi đã bao giờ nghĩ đến vấn đề này chưa? Tạm thời chúng ta không thảo luận về vấn đề này. Trước tiên, hãy xem xét ba mục sau: mục đích tin Đức Chúa Trời, nhân tính và thái độ của mọi người đối với bổn phận. Xét theo đề mục, liệu ba mục này có nông cạn không? Nếu một người không đạt tiêu chuẩn của ba mụccơ bản nhất này, liệu chúng ta có thể gọi họ là anh chị em không? (Thưa, chúng ta không thể.) Liệu chúng ta có thể coi họ là thành viên của hội thánh không? (Thưa, chúng ta không thể.) Liệu họ có thể được Đức Chúa Trời công nhận là một phần tử của hội thánh không? (Thưa, không thể.) Tất cả đều không thể. Vì vậy, nếu một người không đạt yêu cầu hoặc không đạt tiêu chuẩn của một trong ba mục này, thì chúng ta phải tiến hành phân định người đó. Họ đều là thành viên trong hàng ngũ các loại kẻ ác khác nhau và là đối tượng cần bị thanh trừ hoặc khai trừ. Việc một người có phải là anh chị em, có được Đức Chúa Trời công nhận, hoặc là thành viên mà hội thánh nên thu nhận hay không ít nhất phụ thuộc vào việc họ có đạt tiêu chuẩn hay đáp ứng được ba mục này hay không. Nếu ngay cả ba tiêu chí này mà họ cũng không đạt đến, thì họ chắc chắn không phải là anh chị em. Đương nhiên, Đức Chúa Trời không công nhận họ và hội thánh cũng không nên thu nhận họ. Vậy hội thánh nên đối xử và xử lý họ như thế nào? (Thưa, hội thánh nên thanh trừ hoặc khai trừ họ.) Một khi đã bị phân định, thì họ chính là đối tượng bị thanh trừ hoặc khai trừ họ. Chuyện là như vậy đấy.

Tiêu chuẩn và căn cứ để phân định các loại kẻ ác

I. Căn cứ vào mục đích tin Đức Chúa Trời

D. Theo chủ nghĩa cơ hội

Trong buổi nhóm họp lần trước, chúng ta đã thông công và liệt kê ba mục đích tin vào Đức Chúa Trời. Nếu liệt kê thành các đề mục, thì mục đích thứ nhất là thỏa mãn nguyện vọng làm quan, thứ hai là tìm kiếm bạn khác giới và thứ ba là tránh tai họa. Chúng ta đã thông công xong về ba mục đích này. Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về mục đích thứ tư: Một số người tin Đức Chúa Trời chỉ để lợi dụng cơ hội, vậy nên đề mục của mục đích này sẽ là “theo chủ nghĩa cơ hội”. Một số người thấy rằng tất cả các tôn giáo và giáo phái trong giới tôn giáo đều hoang vắng và không có công tác của Đức Thánh Linh, rằng đức tin và lòng yêu kính của con người đã trở nên nguội lạnh, rằng bản thân mọi người ngày càng trở nên suy đồi và không thấy hi vọng được cứu rỗi, và rằng mọi người đã tin Chúa nhiều năm mà chẳng thu hoạch được gì. Thấy rằng giới tôn giáo đã hoàn toàn trở thành một vùng đất hoang vu, họ bèn tự tìm lối thoát. Họ ngẫm nghĩ: “Hội thánh nào hiện nay có đông người hơn, đang thịnh vượng và có triển vọng phát triển?”. Họ phát hiện ra rằng Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng, vốn bị giới tôn giáo chống đối và lên án, rất thịnh vượng, có công tác của Đức Thánh Linh và phát triển mạnh cả ở quốc nội và hải ngoại. Họ nghĩ: “Tôi nghe nói hội thánh này ngày càng có nhiều người, có đà phát triển tốt, có nhân lực, vật lực, tài lực hùng hậu và có triển vọng phát triển. Nếu tôi nắm bắt cơ hội tốt này để gia nhập hội thánh của họ, chẳng phải là tôi sẽ có thể thu được một số lợi ích sao? Chẳng phải là sau này tôi sẽ có tiền đồ hay sao?”. Với ý định và mục đích như vậy, cùng một chút lòng hiếu kỳ, họ trà trộn vào hội thánh. Sau khi những người này trà trộn vào hội thánh, họ không hề có hứng thú với lẽ thật, với việc tin Đức Chúa Trời hay sự thay đổi về tâm tính sự sống của họ. Mục đích họ gia nhập hội thánh chỉ là để tìm một chỗ dựa vững chắc hoặc một nơi để ở và có được tiền đồ như mong muốn. Thực ra, trong lòng họ không có hứng thú với việc tin Đức Chúa Trời, với lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ, hay với công tác cứu rỗi mà Đức Chúa Trời thực hiện. Họ cũng không muốn nghe hay tìm kiếm về những điều này. Đặc biệt, họ không hề có hứng thú với công tác của Đức Chúa Trời và công tác của Đức Thánh Linh. Những người này cũng giống như những kẻ cơ hội trong xã hội, bất kể dấn thân vào ngành nghề nào thì mục đích của họ cũng chỉ là vì tìm được cơ hội để đạt được danh lợi, địa vị, họ chỉ đầu tư và trả giá cho tiền đồ và vận mệnh của chính mình mà thôi. Một khi họ phát hiện ra lĩnh vực hoặc ngành nghề mà họ đã dấn thân vào hiện không có triển vọng rõ ràng nào, hoặc họ không thể phát huy sở trường hay lên như diều gặp gió trong ngành này, thì trong lòng họ thường tính toán xem có nhảy việc hoặc đổi nghề hay không. Bất kể làm gì, loại người này cũng chờ đợi cơ hội hành động. Họ có một ý định và mục đích khi gia nhập hội thánh. Khi hội thánh thịnh vượng, có thể đứng vững và có triển vọng phát triển trong xã hội hoặc bất cứ quốc gia nào, họ liền tích cực và nhiệt tình dấn thân vào công tác của hội thánh. Nhưng một khi hội thánh bị đàn áp và hạn chế hoặc không thể thỏa mãn dục vọng và yêu cầu cá nhân của họ, họ sẽ cân nhắc xem có nên rút khỏi hội thánh và tìm lối thoát khác cho mình hay không. Rõ ràng, mục đích thực sự của loại người này khi gia nhập hội thánh không phải là vì họ có hứng thú với lẽ thật. Họ gia nhập hội thánh không phải trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời và công tác mới về cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời. Ngay cả khi chọn một hội thánh, họ cũng chọn hội thánh nổi tiếng, có quy mô lớn và có nhiều thành viên, đặc biệt là hội thánh đã có danh tiếng nhất định ở cả quốc nội và hải ngoại. Đối với họ, chỉ có hội thánh như vậy mới có thể đáp ứng tiêu chuẩn của họ và hoàn toàn thích hợp với những mục tiêu mà họ khao khát hoặc theo đuổi. Nhưng dù thế nào đi nữa, họ cũng chưa từng thành tâm tin tưởng vào lẽ thật, chưa từng thành tâm thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời hay công tác của Đức Chúa Trời. Mặc dù bề ngoài thấy họ thỉnh thoảng cũng có thể làm điều chút chuyện cho hội thánh hoặc dấn thân vào một số công tác của hội thánh, nhưng sâu trong nội tâm, thái độ của họ đối với lẽ thật và đối với Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi. Vậy thái độ của họ là gì? Thái độ nhất quán của họ là chỉ tạm thời đi theo như thế, để xem họ rốt cuộc có thể đạt được điều gì trong hội thánh này, xem rốt cuộc có bao nhiêu lời Đức Chúa Trời phán có thể ứng nghiệm và ứng nghiệm ở mức độ nào, xem khi nào thì con người có thể nhận được những phúc lành mà Đức Chúa Trời đã hứa, và liệu có thể được thấy và được thực hiện trong thời gian ngắn hay không. Thái độ của họ luôn là như vậy. Họ đến nhà Đức Chúa Trời với lòng hiếu kỳ và mong muốn thử xem sao, cùng thái độ rằng nếu lời Đức Chúa Trời ứng nghiệm và được thực hiện, thì họ sẽ được phúc và không chịu thiệt. Ngay cả khi họ đến nhà Đức Chúa Trời với bề ngoài có vẻ như thân thiện với mọi người, phù hợp với các chuẩn mực, không gây nhiễu loạn hoặc làm gián đoạn và giở những trò tai quái, thì dựa trên thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật, chúng ta cũng có thể phân định rằng họ rõ ràng là những người không tin.

Làm sao chúng ta có thể phân định được loại người không tin này chỉ tin Đức Chúa Trời vì muốn lợi dụng cơ hội để được phúc chứ không hề muốn có được lẽ thật? Bất kể những người này có nghe bao nhiêu bài giảng đạo, bất kể lẽ thật được thông công với họ như thế nào, thì tư tưởng và quan điểm nhìn nhận con người và sự việc của họ cũng như nhân sinh quan và giá trị quan của họ chưa bao giờ thay đổi. Tại sao vậy? Đó là vì họ chưa bao giờ nghiêm túc suy ngẫm về lời Đức Chúa Trời và hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ hoặc những câu mà Đức Chúa Trời phán về các vấn đề khác nhau. Họ chỉ bám vào quan điểm của bản thân và triết lý của Sa-tan. Trong lòng họ vẫn nhận định rằng triết lý và lo-gic của Sa-tan là đúng và chính xác. Ví dụ: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”, “Làm quan không chê lễ vật” hoặc “Người tốt có cuộc sống bình yên”. Thậm chí còn có một số người nói: “Tin Đức Chúa Trời thì phải trở thành người tốt, tức là tuyệt đối không được sát sinh. Sát sinh là sai lầm và Đức Chúa Trời sẽ không tha thứ”. Đây là loại quan điểm gì? Đây là quan điểm của Phật giáo. Mặc dù quan điểm của Phật giáo có thể phù hợp với quan niệm và tưởng tượng của con người, nhưng lại không có chút lẽ thật nào cả. Đức tin nơi Đức Chúa Trời phải căn cứ vào lời Đức Chúa Trời, chỉ có lời Đức Chúa Trời mới là lẽ thật. Một số người tin Đức Chúa Trời nhưng vẫn tiếp nhận quan điểm phi lý của những người ngoại đạo và lý luận sai lầm của giới tôn giáo làm lẽ thật. Họ bám vào đó và coi đó như bảo bối. Đây có phải người tiếp nhận lẽ thật không? Họ không phân biệt được đâu là lời nói của con người và đâu là lời Đức Chúa Trời, hoặc ai là ma quỷ và Sa-tan và đấng nào là Đức Chúa Trời thật duy nhất, là Đấng Tạo Hóa. Họ không cầu nguyện với Đức Chúa Trời hay tìm kiếm lẽ thật, cũng không tiếp nhận bất cứ lẽ thật nào mà Đức Chúa Trời bày tỏ. Quan điểm và tư tưởng của họ về con người, về thế giới và về mọi chuyện khác không bao giờ thay đổi. Họ chỉ bám vào những quan điểm mà họ vốn có xuất phát từ văn hóa truyền thống. Dù những quan điểm này hoang đường đến mức nào, họ cũng không phát giác được và vẫn có thể khăng khăng giữ những quan niệm sai lầm này chứ không từ bỏ. Đây là một phương diện biểu hiện của người không tin. Còn phương diện biểu hiện nào nữa? Đó là sự nhiệt tình, cảm xúc và đức tin của họ thay đổi khi hội thánh mở rộng quy mô và không ngừng nâng cao địa vị trong xã hội. Ví dụ, khi công tác của hội thánh mở rộng ra hải ngoại và mở rộng quy mô, khi công tác phúc âm đã mở rộng hoàn toàn, họ thấy được tình hình này và ngay tức khắc trở nên hăng hái. Họ cảm thấy thế lực của hội thánh ngày càng lớn và không còn phải chịu sự trấn áp và bức hại của chính phủ nữa. Họ cảm thấy có hi vọng khi tin Đức Chúa Trời, rằng họ có thể nở mày nở mặt. Họ cảm thấy rằng mình đã đặt cược đúng khi tin Đức Chúa Trời, rằng sự đặt cược của họ cuối cùng cũng sắp được đền đáp. Họ cảm thấy hi vọng được phúc của họ ngày càng lớn và họ cuối cùng cũng có thể cảm thấy phấn chấn trong lòng. Nhớ lại những năm trước đây, trong lòng họ thường cảm thấy bức bối, thống khổ và khó chịu do thường xuyên phải chứng kiến con rồng lớn sắc đỏ bắt giữ và trấn áp các Cơ Đốc nhân. Tại sao họ lại cảm thấy khó chịu? Vì hoàn cảnh của hội thánh quá gian nan nên họ lo lắng không biết tin Đức Chúa Trời có phải là lựa chọn đúng đắn hay không. Hơn thế nữa, họ cảm thấy ưu sầu và phiền não về việc ở lại hay rời khỏi hội thánh. Trong những năm đó, bất kể hội thánh gặp phải hoàn cảnh tồi tệ nào, thì tâm tình của họ đều bị ảnh hưởng. Bất kể hội thánh làm công tác gì và danh vọng, địa vị của hội thánh trong xã hội biến động ra sao, thì tâm tình và cảm xúc của họ đều bị ảnh hưởng. Câu hỏi rốt cuộc là đi hay ở luôn quanh quẩn trong lòng họ. Loại người này là người không tin có phải không? Khi hội thánh bị chính phủ quốc gia định tội và trấn áp, hoặc khi những người tin Đức Chúa Trời bị cộng đồng tôn giáo bắt giữ hoặc xét đoán, định tội, phỉ báng và bài xích, họ cảm thấy cực kỳ xấu hổ và thậm chí là vô cùng nhục nhã về việc gia nhập hội thánh. Trong lòng họ dao động và họ hối hận vì đã tin Đức Chúa Trời và gia nhập hội thánh. Họ không bao giờ có dự định cùng tiến cùng lùi với hội thánh, hay cùng chịu đựng khổ nạn với Đấng Christ. Thay vào đó, khi hội thánh thịnh vượng thì họ có vẻ tràn đầy đức tin, nhưng khi hội thánh bị bức hại, bài xích, đàn áp và định tội, họ lại muốn trốn tránh, rời đi. Khi không thấy bất cứ hi vọng được phúc nào hoặc không thấy bất cứ hi vọng phát triển nào phúc âm của vương quốc, họ lại càng muốn rời đi. Khi không thấy lời Đức Chúa Trời ứng nghiệm, không biết đại họa sẽ giáng xuống lúc nào, kết thúc lúc nào hoặc khi nào vương quốc của Đấng Christ sẽ được thực hiện, trong lòng họ sẽ lưỡng lự không quyết và không có cách nào an tâm thực hiện bổn phận. Bất cứ khi nào chuyện này xảy ra, họ lại muốn lựa chọn rời khỏi Đức Chúa Trời, rời khỏi hội thánh và tìm một lối thoát. Loại người này là người không tin có phải không? Mọi hành động của họ đều là vì lợi ích xác thịt của bản thân. Những tư tưởng và quan điểm của họ sẽ không bao giờ thay đổi dần dần qua việc trải nghiệm công tác của Đức Chúa Trời, đọc lời Đức Chúa Trời, thông công về lẽ thật, và sống đời sống hội thánh. Khi có chuyện xảy đến với họ, họ không bao giờ tìm kiếm lẽ thật, hay tìm kiếm xem lời Đức Chúa Trời phán gì về chuyện đó, ý của Đức Chúa Trời là gì, Đức Chúa Trời dẫn dắt con người thế nào hay Đức Chúa Trời yêu cầu điều gì ở con người. Mục đích duy nhất của họ khi gia nhập hội thánh là chờ ngày hội thánh “nở mày nở mặt” để họ có thể vơ vét được những lợi ích mà họ muốn từ đó. Tất nhiên, họ gia nhập hội thánh cũng vì họ thấy lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, nhưng họ hoàn toàn không tiếp nhận lẽ thật và không tin rằng tất cả lời Đức Chúa Trời đều sẽ ứng nghiệm. Các ngươi nói xem loại người này có phải là người không tin không? (Thưa, phải.) Bất kể hội thánh hay thế giới bên ngoài xảy ra chuyện gì, họ cũng đánh giá xem lợi ích của họ sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào và những mục tiêu họ mưu cầu sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào. Cho dù có biến động nhỏ gì, họ cũng cực kỳ nhạy cảm và ngay lập tức nghĩ đến tiền đồ, lợi ích của bản thân và vấn đề ở lại hay rời khỏi hội thánh. Một số người thậm chí còn truy hỏi không ngừng: “Năm ngoái người ta nói rằng công tác của Đức Chúa Trời sắp kết thúc, tại sao đến giờ vẫn chưa kết thúc? Rốt cuộc thì năm nào công tác của Đức Chúa Trời mới kết thúc? Tôi không có tư cách được biết sao? Tôi đã nhẫn nại đủ lâu rồi, thời gian của tôi rất quý giá, thanh xuân của tôi cũng rất quý giá, đâu thể để tôi tiếp tục lãng phí thế này phải không?”. Họ đặc biệt nhạy cảm với việc lời Đức Chúa Trời có ứng nghiệm hay không, cũng như với hoàn cảnh, địa vị và thanh danh của hội thánh. Họ không để ý chuyện họ rốt cuộc có thể có được lẽ thật hay được cứu rỗi hay không, nhưng lại đặc biệt nhạy cảm với việc họ có thể sống sót hay không, cũng như có thể nhận được lợi ích và được phúc khi ở trong nhà Đức Chúa Trời hay không. Loại người này là kẻ cơ hội trong mong muốn được phúc. Ngay cả khi tin Đức Chúa Trời đến cuối cùng, họ vẫn không hiểu lẽ thật và không thể nói ra lời chứng trải nghiệm nào. Các ngươi đã từng gặp người như vậy chưa? Thực ra, hội thánh nào cũng có những người như vậy. Các ngươi phải chú ý phân định họ. Loại người này đều là người không tin. Họ là tai họa trong nhà Đức Chúa Trời. Họ sẽ gây ra trăm điều tai hại mà chẳng mang lại lợi ích gì cho hội thánh và phải bị thanh trừ ra khỏi hội thánh.

Chúng ta hãy cùng tổng kết đặc điểm của những kẻ cơ hội. Đặc điểm đầu tiên là họ không mấy nghiêm túc với việc Đức Chúa Trời có tồn tại hay không. Nếu ngươi hỏi họ liệu Đức Chúa Trời có tồn tại hay không, họ sẽ nói: “Hình như có tồn tại. Nhưng nếu ngài không tồn tại thì cũng chẳng sao. Tôi chỉ xem xem lời tiên đoán của đức chúa trời rốt cuộc có ứng nghiệm hay không và đại họa có thể giáng xuống hay không”. Trong tư tưởng và quan điểm của họ, họ có thái độ là Đức Chúa Trời tồn tại hay không đều được cả. Vậy thì chẳng phải việc họ tin Đức Chúa Trời và gia nhập hội thánh là trò đùa sao? (Thưa, phải.) Đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời chỉ là một tín ngưỡng đơn giản, giống như một trò chơi vậy, và không liên quan gì đến lẽ thật hoặc con đường nhân sinh của họ. Thật ra với họ mà nói, việc Đức Chúa Trời có tồn tại hay không không quan trọng, Ngài tồn tại cũng được mà không tồn tại cũng được. Có một số người phản bác họ và nói rằng Đức Chúa Trời không tồn tại, nhưng họ không hề khó chịu hay căm ghét người như thế. Nếu mọi người nói rằng Đức Chúa Trời tồn tại thì họ sẽ nói: “Tồn tại thì tồn tại thôi. Miễn là anh tin, thì ngài tồn tại. Còn nếu anh không tin, thì ngài không tồn tại”. Đây là quan điểm của họ. Loại người này có thực sự tin không? Họ là người không tin phải không? (Thưa, phải.) Việc Đức Chúa Trời có tồn tại hay không không quan trọng đối với họ, vậy thì họ có thành tâm tin Đức Chúa Trời không? Điều này là không thể nào. Đặc điểm đầu tiên của kẻ cơ hội là gì? (Thưa, đó là họ không mấy nghiêm túc với việc Đức Chúa Trời có tồn tại hay không.) Đây là đặc điểm đầu tiên.

Đặc điểm thứ hai của kẻ cơ hội là gì? Đó là họ không mấy nghiêm túc với việc phân biệt giữa điều tích cực và điều tiêu cực. Họ không phân định câu nói, con người, sự vật, sự việc nào là điều tích cực và câu nói, con người, sự vật, sự việc nào là điều tiêu cực, đồng thời không nghiêm túc với chuyện này. Đối với họ, chuyện tốt có thể nói thành xấu, còn chuyện xấu có thể nói thành tốt, đúng như câu nói của người ngoại đạo: “Một lời nói dối lặp đi lặp lại một ngàn lần sẽ trở thành lẽ thật”. Câu nói này hợp lý đối với họ. Nếu ngươi hỏi họ lẽ thật là gì, họ tuyệt đối sẽ không nói rằng lời Đức Chúa Trời là lẽ thật vì họ không thừa nhận điều này. Vậy họ sẽ nói gì? Quan điểm thật sự của họ là một lời nói dối lặp đi lặp lại một ngàn hoặc một vạn lần thì sẽ trở thành lẽ thật, tức là nếu có nhiều người nói điều gì thì họ sẽ cho rằng điều đó là đúng. Cũng giống như người ngoại đạo thường nói: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”. Họ không quan tâm cái gì đúng, cái gì sai, cái gì chính nghĩa, cái gì tà ác, và cho rằng ai có năng lực lớn thì người đó đúng, còn ai kém cỏi, bất tài thì đều là kẻ phản diện. Họ tuyệt đối sẽ không thừa nhận mọi điều Đức Chúa Trời phán và làm đều là điều tích cực. Họ cũng không thừa nhận những điều Đức Chúa Trời yêu cầu con người sống thể hiện ra là thực tế của những điều tích cực. Loại người này thậm chí sẽ còn nói những luận điệu hoang đường như: “Anh nói rằng đức chúa trời là lẽ thật và lời đức chúa trời là thực tế của tất cả những điều tích cực. Vậy thì có nghĩa là không có điều tích cực nào trên thế giới này sao? Trên thế giới này cũng không có điều tích cực và lẽ thật nào sao?”. Đây chẳng phải là lời vô vị sao? Đây chẳng phải là một luận điệu hoang đường sao? (Thưa, phải.) Loại người này không lấy lời Đức Chúa Trời làm chuẩn tắc cho lời nói hay việc làm của mình. Ví dụ, nếu họ nói ra một luận điệu hoang đường và ngươi phản bác họ, họ sẽ nói: “Anh cho rằng anh đúng, còn tôi cho rằng tôi đúng, vậy thì hai chúng ta đều không cần thuyết phục người kia. Ai cho rằng cái nào là tốt thì cái đó đúng”. Đây là loại quan điểm gì? Đây chẳng phải là ba phải hay sao? (Thưa, phải.) Đây là một quan điểm ngu xuẩn và nhơ nhớp. Những người này không nghiêm túc với việc phân biệt giữa điều tích cực và điều tiêu cực. Không nghiêm túc nghĩa là sao? Nghĩa là trong lòng họ không thể thừa nhận rằng tất cả những điều tích cực mà Đức Chúa Trời phán đều có liên quan đến lẽ thật, phù hợp với lẽ thật và đến từ Đức Chúa Trời, còn những điều tiêu cực mà Đức Chúa Trời phán thì đi ngược lại với lẽ thật và đến từ Sa-tan. Họ không tiếp nhận sự thật này và luôn muốn làm xáo trộn các khái niệm. Để tránh bị người khác phân định và bị định tội, họ không bao giờ nghiêm túc với việc phân biệt giữa điều tích cực và điều tiêu cực, không bao giờ bộc lộ quan điểm chân thật của mình, luôn nói những lời lập lờ nước đôi và không bao giờ cho mọi người biết họ thực sự nghĩ gì. Với mỗi người, họ sẽ nói một kiểu, hoàn toàn là gió chiều nào xoay chiều ấy. Bất kể là ở phương diện nào, loại người này cũng không có hứng thú với lẽ thật hay sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Đây là biểu hiện thứ hai của những kẻ cơ hội: Họ không mấy nghiêm túc với việc phân biệt giữa điều tích cực và điều tiêu cực.

Loại người cơ hội này còn có đặc điểm nào khác? Loại người này sẽ luôn căn cứ vào diễn biến của tình hình mà lựa chọn ở lại hay rời đi, họ đặc biệt biết cách tùy cơ ứng biến. Khi gia nhập hội thánh, họ đã chuẩn bị đầy đủ cho lối thoát và tiền đồ của mình, đã lên kế hoạch từng bước. Trong lòng họ đã có tính toán và có kế hoạch về việc làm thế nào nếu lời Đức Chúa Trời ứng nghiệm, cũng như việc làm thế nào nếu lời Đức Chúa Trời không ứng nghiệm sau bao nhiêu năm. Sau khi vào hội thánh, loại người này không bao giờ hết lòng tham gia vào công tác của hội thánh. Thay vào đó, họ lúc nào cũng quan sát tình hình phát triển của hội thánh, thái độ của hội thánh đối với họ, cách hội thánh đối xử với họ, v.v. để quyết định bước đi tiếp theo lựa chọn thế nào. Tư tưởng của những người này chẳng phải quá phức tạp sao? (Thưa, phải.) Tuy rằng đã gia nhập hội thánh, nhưng họ luôn giữ quan điểm tạm thời, giống như một lao động hợp đồng vậy. Họ luôn ở trạng thái: “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, trong lòng họ chỉ toàn những suy tính và tính toán. Lựa chọn tin Đức Chúa Trời và gia nhập hội thánh chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ, ép dạ cầu toàn, chứ không phải là nhu cầu tâm linh hay mong muốn đi theo Đức Chúa Trời hoặc đi con đường nhân sinh đúng đắn trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Họ không có đức tin này. Loại người này tin Đức Chúa Trời với thái độ xem chừng, trong lòng họ tính toán: “Nếu việc tin đức chúa trời giúp mình có được gấp trăm lần ở kiếp này, có được sự sống vĩnh cửu ở kiếp sau, còn có thể được cứu rỗi và vào thiên quốc, thì mình sẽ đi theo và tin tưởng. Còn nếu không có được những thứ này, mình sẽ rời khỏi hội thánh bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu và không tin nữa”. Họ tin Đức Chúa Trời hoàn toàn chỉ vì muốn lợi dụng cơ hội để được phúc. Nếu không được phúc, họ có thể từ bỏ bổn phận và tìm một lối thoát khác cho bản thân bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bởi vì lòng họ chưa bao giờ bén rễ sâu trong hội thánh, đồng thời họ cũng chưa từng thực sự chọn con đường tin Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời này.

Những kẻ cơ hội có ba đặc điểm chính sau: Họ không mấy nghiêm túc với việc Đức Chúa Trời có tồn tại hay không, họ không mấy nghiêm túc việc phân biệt giữa điều tích cực và điều tiêu cực, và họ có thể rời khỏi hội thánh bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu. Dù các anh chị em đối xử với họ tốt đến đâu, chỉ cần mọi chuyện không phù hợp với lợi ích hoặc không đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ là họ có thể rời khỏi hội thánh. Nhưng khi cùng đường bí lối, họ vẫn có thể lựa chọn quay về. Sau khi quay về, họ vẫn không mưu cầu lẽ thật và nói không chừng một lúc nào đó họ sẽ lại rời khỏi hội thánh. Họ là loại người gì vậy? Việc họ đi hay ở có vẻ tùy tiện thế đấy. Họ không thành tâm tin vào Đức Chúa Trời. Đây là đặc điểm của những kẻ cơ hội. Về thực chất, họ chính là những người không tin. Có người có thể kiên trì tin từ 3 đến 5 năm, có người có thể kiên trì tin từ 8 hoặc 10 năm, nhưng mục đích của họ chỉ là lợi dụng cơ hội để được phúc. Loại người này không hề đơn giản. Thậm chí, họ có thể chịu đựng đến bây giờ trong môi trường tồi tệ và bị bức hại ở Trung Quốc đại lục. Đây chẳng phải hơi giống việc “nằm gai nếm mật” sao? Có người không thể kiên trì thêm nữa sau 10 năm tin Đức Chúa Trời, thế là họ oán trách: “Đã mười năm rồi. Tôi đã lãng phí thanh xuân của mình trong hội thánh. Nếu mười năm này mà tôi dốc sức làm việc trong xã hội thì tôi đã có thể kiếm được bao nhiêu tiền rồi chứ? Nói không chừng tôi đã trở thành giám đốc, nói không chừng tôi đã có bao nhiêu tài sản rồi”. Họ không thể ngồi yên được nữa. Họ đã tin Đức Chúa Trời mười năm chỉ để thỏa mãn chút lòng hiếu kỳ và dục vọng được phúc của mình, nhưng họ chưa bao giờ mưu cầu lẽ thật. Kết quả là họ không có được gì cả. Trong lòng họ hối hận vì đã tin vào Đức Chúa Trời, và thậm chí còn tự mắng mình: “Mày đúng là đồ ngu, đồ đần độn! Con đường rộng mở thì mày không đi, lại cứ phải đi con đường gian nan này. Không ai ép mày cả, đây là lựa chọn của chính mày!”. Có người vẫn có thể rời đi ngay cả khi đã tin mười năm, họ nói đi là đi. Chỉ sau hai, ba năm sống trong xã hội, họ thấy rằng xã hội không thuận buồm xuôi gió hay dễ sống như họ tưởng tượng, và thế giới dân ngoại cũng không muôn màu muôn vẻ và được vừa ý như mọi người thấy, mà ở đâu đối với họ cũng không dễ sống. Sau khi suy xét, họ thấy hội thánh vẫn tốt hơn nên họ mặt dày quay lại. Khi quay lại, họ nói: “Tin đức chúa trời là tốt. Những người ngoại đạo thật xấu xa, luôn ức hiếp người khác. Trên đời có quá nhiều khổ cực. Những năm qua không đọc lời đức chúa trời, không sống đời sống hội thánh, tôi đã rơi vào bóng tối, ngày ngày khóc lóc nghiến răng, đến nỗi trở nên người không ra người, quỷ không ra quỷ. Tốt hơn là nên tin đức chúa trời!”. Họ tuyên bố rằng tốt hơn là nên tin Đức Chúa Trời, nhưng thật ra là vì họ nghe nói trên thế giới có quá nhiều tai họa và nhân loại sắp trải nghiệm đại nạn. Có tiền, có đất, có xe hay có nhà cũng vô tác dụng, chỉ những người có đức tin mới được cứu. Thế là họ quay lại tin Đức Chúa Trời một lần nữa. Đây chẳng phải là kẻ cơ hội sao? (Thưa, phải.) Những kẻ cơ hội có thể rời khỏi hội thánh bất cứ lúc nào. Nhưng nếu họ thấy có hi vọng được phúc khi quay lại hội thánh, họ cũng có thể quay lại bất cứ lúc nào. Sau khi quay lại, họ có thể nói vài lời ân hận và tỏ vẻ sẽ không bao giờ rời khỏi Đức Chúa Trời nữa. Nhưng sau khi thấy thế giới sóng yên biển lặng và họ vẫn có thể sống vài ngày tốt đẹp, thì bất cứ lúc nào họ vẫn có thể rời khỏi hội thánh bất cứ lúc nào. Họ coi nhà Đức Chúa Trời và hội thánh là gì vậy? Họ coi đây là một thị trường tự do, muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Hãy nói Ta nghe xem nếu người như thế bị thanh trừ hoặc tự mình rời đi, thì khi họ muốn quay lại, hội thánh có nên thu nhận họ hay không? (Thưa, không nên ạ.) Hội thánh không nên thu nhận họ. Thu nhận họ là một sai lầm và làm trái nguyên tắc. Loại người này không phù hợp với tiêu chuẩn của thành viên hội thánh. Họ có thể rời khỏi hội thánh bất cứ lúc nào và để được phúc, họ có thể lẻn vào hội thánh lần nữa bất cứ lúc nào. Nhưng họ chưa bao giờ tiếp nhận lẽ thật. Điều này chứng tỏ họ căn bản không phải là người tin thực sự. Những người như vậy vĩnh viễn là đối tượng cần bị thanh trừ và khai trừ. Hội thánh nên thanh trừ họ và phải nói với họ rằng: “Ngươi đừng hối hận. Một khi rời đi, ngươi không thể quay lại. Hội thánh không thể mở cửa cho ngươi lần thứ hai. Đây là nguyên tắc”. Có một số người nói: “Lúc đó họ ngu muội, nhưng giờ biểu hiện của họ rất tốt rồi. Họ ngoan ngoãn như một chú cừu nhỏ. Họ đáng thương giống như một người lang thang không có nhà để về. Bất cứ khi nào gặp các anh chị em, họ đều nói những lời ân hận và mắc nợ. Họ khóc vì ân hận đến nỗi mắt đỏ hoe. Trông họ rất đáng thương, thái độ nhận tội của họ cũng rất tốt. Hãy cho họ quay lại đi”. Trong những lời này, có lời nào phù hợp với nguyên tắc không? (Thưa, không có ạ.) Ngay cả khi đã tin Đức Chúa Trời ba năm hay thậm chí là mười năm, họ vẫn có thể rời khỏi hội thánh một cách dứt khoát và không chút do dự. Họ là loại người gì? Họ có phải là người tin thực sự không? (Thưa, họ không phải.) Lúc đầu khi chọn đi theo Đức Chúa Trời, họ có chút thành tâm nào không? Không hề. Chỉ cần có một chút thành tâm thôi thì họ cũng không thể hạ quyết tâm rời khỏi hội thánh. Người bình thường cùng lắm là sẽ có một chút ý niệm như thế khi yếu đuối, chán nản hoặc không thuận lợi, nhưng họ tuyệt đối sẽ không hạ quyết tâm rời khỏi hội thánh để tìm lối thoát khác khi đã tin Đức Chúa Trời ba, năm hay thậm chí là mười năm. Nếu họ có thể tùy ý rời khỏi hội thánh, thì điều đó chứng tỏ rằng lúc đầu khi tiếp nhận con đường thật và gia nhập hội thánh, họ không hề thành tâm. Họ có ý định và có mưu đồ khác – chỉ có thể giải thích như vậy thôi. Chúng ta phải phân định rõ ràng loại người này. Họ không phải là người tin thực sự. Họ tin Đức Chúa Trời và đi theo Đức Chúa Trời chỉ vì mục đích lợi dụng cơ hội để được phúc. Loại người này được xác định tính chất là kẻ cơ hội và một khi phân định được họ thì chúng ta phải thanh trừ họ khỏi hội thánh. Nếu họ không rời khỏi hội thánh mà vẫn tiếp tục đục nước béo cò trong hội thánh, thì đó là vì không ai có thể phân định được họ là loại người gì. Nhưng qua mối thông công hôm nay về các biểu hiện khác nhau của những kẻ cơ hội này, các lãnh đạo, người làm công và dân được Đức Chúa Trời chọn cần hiểu và phân định rõ về loại người này. Một khi phát hiện ra họ không bao giờ đọc lời Đức Chúa Trời hay cầu nguyện với Đức Chúa Trời, không có hứng thú với công tác của Đức Chúa Trời hay lẽ thật mà Đức Chúa Trời bày tỏ, không có hứng thú và không nghiêm túc với những điều tích cực, thì chúng ta phải phòng bị họ chặt chẽ. Chúng ta phải xem xét kỹ ý định và mục đích tin Đức Chúa Trời của họ, cũng như hiểu rõ thái độ của họ đối với hội thánh, đối với lẽ thật, và đối với Đức Chúa Trời. Nếu thấy rằng họ không có thái độ đúng đắn, đặc biệt lạnh nhạt đối với việc mưu cầu lẽ thật và thực hiện bổn phận, không hề có chút hứng thú nào, và luôn giữ thái độ hoài nghi đối với lời Đức Chúa Trời, thì chúng ta có thể xác nhận rằng loại người này là kẻ cơ hội và là người không tin, vậy thì chúng ta không nên coi họ là anh chị em. Họ không phải là một phần tử của hội thánh. Thay vào đó, chúng ta cần thanh trừ họ khỏi hội thánh. Họ đã tin ngần ấy năm mà vẫn không tiếp nhận lẽ thật, liệu tiếp tục thông công với họ về lẽ thật thì có ích gì không? Liệu tiếp tục chờ họ hối cải thì có thực tế không? Đừng tiếp tục thực hiện công tác với những người như vậy nữa, và đừng chờ họ hối cải. Nếu họ không cam tâm thực hiện bổn phận và vẫn muốn ỷ lại vào hội thánh chứ không đi, thì lãnh đạo hội thánh cần nghĩ biện pháp và dùng trí tuệ để cô lập họ. Làm như vậy có phù hợp không? (Thưa, có ạ.) Một khi được phân định là kẻ cơ hội, thì loại người này đã bị liệt vào hàng ngũ các loại kẻ ác và người không tin. Nếu đã là kẻ ác và người không tin thì họ phù hợp với các nguyên tắc và điều kiện để hội thánh thanh trừ hoặc khai trừ. Thanh trừ sớm chắc chắn tốt hơn thanh trừ muộn. Thanh trừ sớm thì tránh được nhiều phiền phức và họ cũng không phải cảm thấy ủy khuất nữa. Ngươi nên nói rõ với loại người này rằng: “Anh không cần lúc nào cũng tính toán trong lòng xem khi nào rời đi hay rời đi thế nào, không cần lúc nào cũng tính toán chuyện đi hay ở nữa. Đức Chúa Trời và nhà Đức Chúa Trời không miễn cưỡng mọi người. Nếu anh muốn đi, hội thánh sẽ không giữ anh lại. Nhưng có điều này tôi cần nói rõ với anh: Nếu anh khẳng định anh không phải là người của nhà Đức Chúa Trời và anh không cam tâm trở thành một thành viên của hội thánh thì hãy rời đi càng sớm càng tốt, đừng trì hoãn. Như thế tốt cho mọi người. Nếu anh tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời, có thể tiếp nhận lời Đức Chúa Trời là lẽ thật, và cam tâm bằng lòng gia nhập hội thánh, thì anh danh chính ngôn thuận là thành viên của hội thánh. Nhưng hiện tại thì anh không phải. Anh đến đây để lợi dụng cơ hội. Có thể chính anh cũng không biết điều này, nhưng căn cứ vào lời Đức Chúa Trời, lẽ thật và nguyên tắc của hội thánh về cách đối xử với các loại người, chúng tôi đã phân định được rằng anh là kẻ cơ hội. Anh lúc nào cũng tính toán tìm được thời điểm phù hợp để rời khỏi hội thánh. Chuyện này phiền phức quá. Anh không cần tìm thời điểm phù hợp nữa, bây giờ anh có thể rời đi ngay. Nếu anh luôn không chắc chắn về sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời, thì bây giờ hãy để tôi nói rõ cho anh biết: Anh không cần suy nghĩ hay nghiên cứu nữa, cũng không cần khó xử nữa. Anh có thể rời khỏi hội thánh ngay bây giờ, cửa chính của nhà Đức Chúa Trời đang rộng mở và nhà Đức Chúa Trời sẽ không giữ anh. Nhà Đức Chúa Trời không miễn cưỡng mọi người”. Làm như vậy liệu có phù hợp không? (Thưa, đây là cách làm phù hợp.) Hãy cho họ một “con đường sống”, đừng để họ bị dằn vặt ở đây mỗi ngày như con kiến bò trên chảo nóng, liên tục bị giày vò bởi cảm xúc, xác thịt, tiền đồ của mình và vấn đề đi hay ở. Dù họ có bị giày vò thế nào thì cũng không có kết quả. Trong lòng họ vẫn suy nghĩ về việc khi nào rời đi, rời đi thế nào, liệu họ có thể chịu thiệt và gặp họa nếu rời đi sớm hay không, và liệu họ có thể được phúc nếu ở lại lâu hơn hay không. Nếu lời Đức Chúa Trời ứng nghiệm sau khi họ rời đi thì làm sao? Nếu họ không rời đi mà lời Đức Chúa Trời vẫn không ứng nghiệm thì làm sao? Họ không cần thiết lúc nào cũng sầu muộn và lo lắng về những chuyện này. Nếu như đã không cam tâm bằng lòng tin Đức Chúa Trời, họ hãy rời đi càng sớm càng tốt, đừng ở đây để đục nước béo cò, dây máu ăn phần. Hãy nói Ta nghe xem khuyên nhủ và xử lý họ như vậy có tốt không? (Thưa, có ạ.) Liệu có quá đáng không khi liệt những kẻ cơ hội vào những kẻ ác khác nhau bị thanh trừ hoặc khai trừ? (Thưa, không quá đáng.) Có một số người nói: “Làm sao có thể coi loại người này là kẻ ác được?”. Trong số những người không tin liệu có mấy người là người tốt? Trong mắt Đức Chúa Trời, thực chất tâm tính của những người tin Đức Chúa Trời và thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời đã bị coi là ác, huống hồ là những người hoàn toàn không tin Đức Chúa Trời và không thừa nhận sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Vậy thì liệt họ vào những kẻ ác liệu có quá đáng không? (Thưa, không quá đáng.) Dù nói thế nào đi nữa, ít nhất họ vẫn được gọi là con người – là kẻ ác. Họ không bị liệt vào ác quỷ là đã không tệ rồi. Việc liệt họ vào những kẻ ác là hoàn toàn phù hợp và thích đáng chứ không hề quá đáng. Loại kẻ ác này cũng là một trong những loại người khác nhau mà nhà Đức Chúa Trời thanh trừ hoặc khai trừ. Đây là loại người không tin thứ tư. Mục đích họ tin Đức Chúa Trời là để lợi dụng cơ hội.

Đặc trưng chính của những kẻ cơ hội là gì? Thông qua việc tiếp xúc với loại người này và quan sát tâm tính, quan điểm, thái độ hoặc nhân tính mà họ bộc lộ ra, ngươi đã phát hiện ra những đặc trưng chính nào? Hãy tổng kết xem. (Thưa, những kẻ cơ hội ngay từ đầu đã không tin Đức Chúa Trời để mưu cầu lẽ thật. Họ nghe nói rằng Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng rất thịnh vượng nên họ tin Đức Chúa Trời chỉ vì muốn có được một ít lợi ích và phúc lành từ nhà Đức Chúa Trời, họ muốn đạt được lợi ích nên mới tin Đức Chúa Trời. Nếu sau một thời gian mà họ không đạt được những thứ này, họ sẽ muốn rút lui. Những người này không thành tâm tin Đức Chúa Trời và không hề có hứng thú với việc tin Đức Chúa Trời.) Vấn đề lớn nhất của những kẻ cơ hội là gì? Chủ yếu là họ không có hứng thú với lẽ thật mà họ có hứng thú nhất với việc được phúc, vì vậy nên họ cũng khó tiếp nhận lẽ thật nhất. Một số người nói: “Anh không thể thanh trừ hoặc khai trừ họ chỉ vì họ không có hứng thú với lẽ thật, phải không?”. Chuyện họ không có hứng thú với lẽ thật thể hiện chủ yếu ở việc họ không bao giờ đọc lời Đức Chúa Trời hay thông công về lẽ thật. Nếu họ nghe thấy ai đó thông công về lẽ thật và nói về việc nhận thức bản thân, hay tìm kiếm lẽ thật để giải quyết vấn đề, trong lòng họ sẽ cảm thấy đặc biệt chán ghét và hoàn toàn không có hứng thú, bắt đầu ngủ gà ngủ gật. Họ chán ghét vô cùng, thậm chí còn tán gẫu, nói về tai họa, và nói về việc Đức Chúa Trời tỏ lộ dấu kỳ phép lạ để quấy nhiễu người khác khi họ đang thông công về lẽ thật. Kết quả là một số người không mưu cầu lẽ thật cảm thấy phấn khích khi nghe thấy những chủ đề này và cùng họ bàn tán. Chẳng phải đây rõ ràng là gây nhiễu loạn cho đời sống hội thánh? Ngày thường họ hiếm khi đọc lời Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng họ đọc được một lần, thì nói không chừng cũng là vì họ gặp phải chuyện gì khó xử trong lòng. Họ không có hứng thú với các buổi nhóm họp, việc ăn uống lời Đức Chúa Trời, hay việc thông công về lời Đức Chúa Trời. Họ chỉ lo lắng: “Khi nào ngày của Đức Chúa Trời mới đến? Khi nào đại họa mới kết thúc? Khi nào chúng ta mới có thể hưởng thụ được phúc phần của thiên quốc?”. Trong lòng họ luôn thắc mắc về những chuyện này. Nếu không có ai nói về những chủ đề này, thì họ tự lên mạng tìm kiếm. Sau khi tìm kiếm xong, họ bắt đầu lan truyền những thứ này trong các buổi nhóm họp. Lòng họ bị lấp đầy bởi những thứ này. Chỉ cần họ nghe thấy người khác thông công về những chủ đề họ có hứng thú, thì họ có thể phụ họa và cùng thông công. Nhưng chỉ cần nghe thấy nội dung liên quan đến lẽ thật hay lời Đức Chúa Trời thì họ không muốn nghe. Họ bắt đầu ngủ gà ngủ gật. Một số người thậm chí còn bỏ đi, còn một số khác thì bắt đầu vò đầu bứt tai. Họ bộc lộ đủ mọi dáng vẻ xấu xí. Nếu ngươi nói: “Chúng ta hãy thông công về lời Đức Chúa Trời”, thì họ nói: “Tôi khát rồi. Tôi cần uống chút nước”. Nếu ngươi nói: “Chúng ta hãy thông công về việc nhận thức bản thân” hay “Chúng ta hãy thông công về chi tiết của việc thực hiện bổn phận. Hãy xem lời Đức Chúa Trời phán gì và nguyên tắc lẽ thật là gì”, thì họ nói: “Tôi còn có việc. Tôi đi trước nhé. Các anh cứ nói chuyện đi”. Họ viện đủ mọi cái cớ để từ chối và cự tuyệt việc thông công về lời Đức Chúa Trời cũng như lẽ thật. Điều này bộc lộ rõ ràng rằng họ không chỉ không yêu thích lẽ thật mà còn chán ghét và chống đối lẽ thật từ sâu trong nội tâm. Chỉ cần đề cập đến lời Đức Chúa Trời, đến lẽ thật, họ không công khai phản đối hay vặn lại, nhưng họ lại viện mọi cái cớ để cự tuyệt và trốn tránh. Những biểu hiện này không phải có thể cho thấy rõ rằng họ là kẻ cơ hội sao? Chẳng phải chúng đã chứng tỏ một cách rõ ràng rằng họ là người không tin, họ tin Đức Chúa Trời chỉ vì mục đích nào đó và để lợi dụng cơ hội sao? (Thưa, phải ạ.) Một số người nói: “Anh nói rằng họ là người không tin và không thành tâm đi theo Đức Chúa Trời, vậy tại sao họ lại có thể tin đến tận bây giờ và vẫn có thể ra sức cũng như chịu khổ vì công tác của hội thánh?”. Những biểu hiện chúng ta vừa đề cập chẳng phải là đủ để trả lời câu hỏi này hay sao? Những biểu hiện này đủ để chứng minh rằng sự phân định và xác định tính chất của chúng ta đối với họ là chính xác. Do đó, để nhận định liệu mục đích tin Đức Chúa Trời của một người có phải là để lợi dụng cơ hội hay không, ngươi phải nhận định và phân định căn cứ vào thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời, đối với công tác của Đức Chúa Trời, cũng như đối với những điều tích cực và điều tiêu cực. Đây là cách chính xác nhất. Không thể nhận định bằng hành vi và cách làm bên ngoài, chuyện này không chính xác và khách quan. Chỉ có cách nghĩ thực sự trong nội tâm và thái độ của họ đối với Đức Chúa Trời và lẽ thật mới chứng minh được vấn đề. Chỉ có những điều này mới là tiêu chuẩn chính xác nhất để xác định tính chất họ là loại người nào. Bây giờ, về cơ bản các ngươi thấy rõ thực chất của những người tin Đức Chúa Trời vì mục đích lợi dụng cơ hội chưa? Các ngươi đã bao giờ tiếp xúc với một vài người như vậy chưa? (Thưa, rồi ạ.) Những người như vậy tốt hơn là nên rời đi càng sớm càng tốt. Nếu họ cam tâm bằng lòng đem sức lực phục vụ, thì chúng ta có thể miễn cưỡng giữ họ lại. Nhưng nếu họ không thực hiện bổn phận và không thể đem sức lực phục vụ mà lại gây nhiễu loạn và gây ảnh hưởng xấu đến công tác của hội thánh và đời sống hội thánh, thì chúng ta để họ rời đi càng sớm càng tốt. Đây là nguyên tắc thanh trừ những người không tin. Nhà Đức Chúa Trời cần những người thành tâm tin Đức Chúa Trời và yêu thích lẽ thật, cần những người phục vụ trung thành. Nhà Đức Chúa Trời tuyệt đối không cần những người không tin hay những người xem chừngđến nhà Đức Chúa Trời cho đủ số. Hội thánh cũng không cần ai đến cho đủ số. Chúng ta sẽ kết thúc mối thông công về chủ đề này tại đây.

E. Sống dựa dẫm vào hội thánh

Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về mục đích thứ năm: tin Đức Chúa Trời để sống dựa dẫm vào hội thánh. Tất cả các ngươi không còn xa lạ với chủ đề sống dựa dẫm vào hội thánh này nữa phải không? (Thưa, phải.) Biểu hiện của những người sống dựa dẫm vào hội thánh là gì? Qua những biểu hiện nào mà chúng ta có thể xác định rằng mục đích của họ khi tin vào Đức Chúa Trời là không trong sáng, rằng họ không chân thành đi theo Đức Chúa Trời hoặc không phải để được cứu rỗi, và rằng họ không mưu cầu và tiếp nhận lẽ thật cũng như thực hành lời Đức Chúa Trời trên cơ sở tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và bằng lòng tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời để đạt được mục tiêu được cứu rỗi, mà thay vào đó là đến để sống dựa dẫm vào hội thánh? Sống dựa dẫm vào hội thánh có nghĩa là gì? Ý nghĩa bề ngoài rất rõ ràng. Chính là gia nhập một giáo phái thông qua đức tin tôn giáo để giải quyết vấn đề trong cuộc sống và vấn đề kiếm sống. Đây là định nghĩa vắn tắt ngắn gọn súc tích nhất về sống dựa dẫm vào hội thánh, cũng là định nghĩa rõ ràng nhất. Vậy, loại người sống dựa dẫm vào hội thánh này có các biểu hiện nào có thể khiến mọi người xác nhận rằng họ không phải là người tin thực sự mà chỉ đến để sống dựa dẫm vào hội thánh? Một số người thành thạo một nghề và có khả năng làm việc như một người bình thường, nhưng họ thấy rằng xã hội này bất công và làm việc kiếm miếng cơm trong xã hội không dễ dàng. Để làm việc kiếm tiền nuôi sống cả gia đình thì họ phải thức khuya dậy sớm, chịu đựng nhiều đau khổ, và bị ức hiếp – làm người phải khôn ngoan và linh hoạt, nhưng cũng phải đủ tàn nhẫn và xấu xa, phải có thủ đoạn và bản lĩnh – thì mới có thể có công việc ổn định và đứng vững trong xã hội. Nhìn vào những người đi làm công, bất kể họ làm trong ngành nghề nào, dù ở tầng lớp xã hội thượng lưu, trung lưu hay hạ lưu, thì kiếm sống cũng không phải là việc dễ dàng. Mặc dù dân văn phòng khoác lên mình vẻ ngoài giống con người, có diện mạo sang trọng, chức vụ cao, bằng cấp cao, lương bổng và đãi ngộ cao, ai cũng ghen tị với họ, nhưng mỗi cửa ải họ trải qua ở nơi làm việc đều là một trắc trở. Làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng không dễ dàng. Nếu là cày cấy, làm nông dân thì càng không dễ dàng. Trăm nghìn cay đắng cũng chỉ kiếm đủ ăn cho gia đình, họ không có tiền mua quần áo và vật dụng cần thiết khác, không có tiền để sửa nhà, và khi muốn tiêu tiền thì họ phải trông cậy vào việc bán rau hoặc nuôi gà nuôi heo để đổi lấy ít tiền – làm nông dân còn khổ hơn! Giống như người ngoại đạo thường nói: “Tiền khó kiếm – sinh ra thì dễ, nhưng sống thì khó”, điều này có nghĩa rằng việc kiếm sống quá khó khăn. Một số người không có cách nào để kiếm sống, họ thấy rằng người ngoại đạo rất tệ, và cho rằng những người có đức tin tôn giáo thì thật thà, rằng việc kiếm sống trong hội thánh có thể dễ dàng hơn, nên họ nhân cơ hội nhà Đức Chúa Trời rao truyền phúc âm để lẻn vào hội thánh. Và sau khi nghe nói rằng thức ăn sẽ được cung cấp cho những người thực hiện bổn phận, thì họ đã đến để thực hiện bổn phận. Một số người muốn thực hiện bổn phận thấy rằng: “Mình là lao động chính trong nhà. Chỉ cần có người có thể canh tác đất đai ở nhà, và cung cấp chi phí sinh hoạt cho gia đình là được rồi, vậy thì mình sẽ thực hiện bổn phận.” Mục đích chính của họ khi tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận là có thể giải quyết được vấn đề ấm no, ba bữa một ngày có thể ăn no, sau này không còn phải dựa vào việc làm công kiếm tiền để duy trì sinh hoạt nữa; miễn là họ có sự giúp đỡ của hội thánh và của anh chị em là được. Để đạt được mục đích này, họ làm mọi việc mà hội thánh sắp xếp cho họ. Cũng có một số người sau khi vào hội thánh thì bắt đầu học cách trở thành lãnh đạo và giảng đạo. Họ đọc lời Đức Chúa Trời rất nhiều, chép lại và ghi nhớ lời Đức Chúa Trời rất nhiều. Sau khi ghi nhớ thì họ học cách giảng đạo cho người khác và giúp mọi người giải quyết vấn đề. Họ tìm đủ mọi cách để giúp đỡ tất cả mọi người, và hy vọng rằng mọi người sẽ đưa tay giúp đỡ họ sau khi đã được họ giúp đỡ, cũng như hy vọng rằng mọi người sẽ có lòng cảm kích sau khi nghe những bài giảng đạo và lời Đức Chúa Trời mà họ rao giảng, từ đó có thể bố thí và giúp đỡ họ. Ví dụ, nếu họ không có tiền trả tiền nước và tiền điện ở nhà thì anh chị em có thể trả giúp họ; nếu họ không có tiền trả học phí cho con cái hoặc trả tiền thuốc men cho cha mẹ bị bệnh thì hội thánh hoặc anh chị em có thể cung cấp những chi phí này cho họ bởi vì họ đang thực hiện bổn phận. Như thế, họ cảm thấy yên tâm khi tin Đức Chúa Trời và cảm thấy rằng đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời là xứng đáng, rằng họ không lỗ vốn, và rằng họ đã đạt được mục đích của mình. Họ không ngừng cảm tạ Đức Chúa Trời trong lòng, rằng: “Tất cả đều là ân điển của Đức Chúa Trời, là Ngài ban ân điển. Xin tạ ơn Đức Chúa Trời!”. Để “đền đáp” tình yêu thương của Đức Chúa Trời, họ “thuận theo” sự sắp xếp của hội thánh, miễn là họ được cung cấp thức ăn và chi phí sinh hoạt thì làm công việc gì cũng được – mục đích của họ chỉ đơn giản là đổi lấy công việc ổn định. Một khi hội thánh không chú ý đến đời sống của họ và không giải quyết kịp thời những khó khăn của họ, thì họ sẽ cảm thấy không vui. Thái độ của họ đối với công tác của hội thánh và các bổn phận mà nhà Đức Chúa Trời giao cho họ thay đổi ngay lập tức. Họ nói: “Không được, tôi phải ra ngoài kiếm tiền. Trước đây, tôi không có cơ hội kiếm tiền vì đang làm công tác của hội thánh. Tôi thậm chí thường có nguy cơ bị con rồng lớn sắc đỏ bắt giữ khi xuất đầu lộ diện để làm công tác đó, tôi đi đến đâu thì mọi người cũng biết tôi. Bây giờ, tôi không tiện để làm việc kiếm tiền nữa. Tôi nên làm gì đây?”. Trong tình huống này, họ sẽ chủ động nêu lên những khó khăn và yêu cầu của mình với anh chị em, thậm chí chìa tay và đòi hỏi nhà Đức Chúa Trời. Một số người không có tiền để trang trải chi phí sinh hoạt hoặc chi phí dưỡng lão, nhưng lại không tự giải quyết những vấn đề này. Thay vào đó, họ muốn dựa vào việc đóng góp trong nhà Đức Chúa Trời để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Một số người còn thậm tệ hơn nữa – họ không chỉ yêu cầu nhà Đức Chúa Trời cung cấp cho họ chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi nấng con cái và phụng dưỡng cha mẹ, mà họ còn yêu cầu cung cấp chi phí y tế. Thậm chí, một số người còn đòi hỏi nhà Đức Chúa Trời cho tiền để trả nợ, càng lúc càng, họ lại còn thật sự không biết xấu hổ mà nói ra quá đáng,. Sau khi một số người tin Đức Chúa Trời và gia nhập hội thánh, số tiền mà nhà Đức Chúa Trời trả cho chi phí của họ, và số tiền họ chủ động đòi hỏi còn nhiều hơn số tiền họ kiếm được từ việc làm công. Trên cơ sở những điều kiện này được thỏa mãn, ở bề ngoài họ có vẻ rất trung thành, chuyên tâm tham gia vào công tác mà nhà Đức Chúa Trời giao cho họ. Nhưng một khi những phúc lợi này bị giảm bớt hoặc không còn, thì thái độ của họ thay đổi. Thái độ của họ đối với công tác mà hội thánh giao cho thay đổi tùy theo thái độ của anh chị em đối với họ và tùy theo số tiền mà nhà Đức Chúa Trời cứu tế cho họ. Một khi những ân điển mà họ hưởng thụ bị huỷ bỏ hoặc không còn, bóng dáng họ thực hiện bổn phận cũng biến mất. Từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, những người này đã tính toán xem làm thế nào để có một chỗ đứng trong nhà Đức Chúa Trời, và hưởng thụ một cách đương nhiên sự bố thí và giúp đỡ của anh chị em sau khi có được chỗ đứng ở đây, cũng như hưởng thụ việc Đức Chúa Trời giúp đỡ và cung cấp cho họ trong cuộc sống. Họ hoàn toàn không chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời, hoàn toàn không đến để dâng mình vô điều kiện mà họ gia nhập hội thánh chỉ với một mục đích là sống dựa dẫm vào hội thánh và đảm bảo cuộc sống. Một khi mục đích này không thể như mong muốn, họ sẽ nhanh chóng trở mặt, nhanh chóng bộc lộ ra bộ mặt của người không tin. Từ khi bắt đầu tin Đức Chúa Trời, họ không đến với lòng chân thành; họ không chân thành đi theo Đức Chúa Trời, không cam tâm tình nguyện vứt bỏ và dâng mình cho Đức Chúa Trời, mà không yêu cầu thù lao, và không đòi hỏi bất cứ điều gì. Thay vào đó, họ tin Đức Chúa Trời với những yêu cầu, ý định và mục đích riêng – với mục đích rằng phảikiên quyết sống dựa dẫm vào hội thánh cũng như dựa vào hội thánh và anh chị em để kiếm sống vì họ tin Đức Chúa Trời. Một khi mục đích như thế không thể được thực hiện hoặc không thể được như mong muốn, họ sẽ tìm lối thoát khác, chẳng hạn như đi làm công hoặc kinh doanh. Chẳng phải có những người như vậy sao? (Thưa, phải.) Trong hội thánh cũng có một số người như vậy. Lúc đầu, khi nhà Đức Chúa Trời và anh chị em bố thí cho họ một số thứ như quần áo, vật dụng hằng ngày hoặc tiền bạc, thì bề ngoài họ có vẻ rất ngượng ngùng, nhưng thực ra trong lòng họ vui vẻ đến vỡ òa. Ví dụ, nếu họ tiếp đãi một hoặc hai anh chị em hoặc vì họ thực hiện bổn phận toàn thời gian nên nhà Đức Chúa Trời hoặc anh chị em bố thí và tài trợ cho họ, thì họ sẽ rất vui và thoả mãn, nghĩ rằng tin Đức Chúa Trời là xứng đáng, có lời, và rằng họ không bị tổn thất gì. Theo thời gian trôi qua, trái tim họ ngày càng tham lam, đôi tay ngày càng vươn xa, và da mặt họ ngày càng dày hơn – bất kể được cho bao nhiêu, họ cũng không biết đủ. Lúc đầu, họ ngượng ngùng khi nhận lấy mọi thứ, nhưng theo thời gian họ lại cảm thấy có phần hiển nhiên, rồi bắt đầu chê là cho không đủ. Sau đó nữa, họ trực tiếp yêu cầu nhà Đức Chúa Trời nhất định phải cho họ bao nhiêu, nếu không thì họ sẽ không thể sống sót và không có cách nào thực hiện bổn phận của mình. Chẳng phải lòng tham của họ ngày càng lớn sao? (Thưa, phải.) Dù hưởng thụ nhiều ân điển như vậy, nhưng họ không những không nghĩ đến việc đền đáp mà còn đòi hỏi nhà Đức Chúa Trời một cách táo tợn hơn. Họ cho rằng nhà Đức Chúa Trời nợ họ, anh chị em nợ họ, và rằng việc họ được cung cấp sự bố thí và tài trợ là điều đương nhiên. Họ sẽ không bằng lòng nếu được cung cấp ít hoặc cung cấp muộn. Cho bao nhiêu tiền họ cũng nhận lấy, cho cái gì họ cũng tiếp nhận, và cảm thấy đó là điều đương nhiên. Khi họ thực hiện bổn phận của mình lâu hơn một chút nữa, thì họ càng cảm thấy có vốn liếng hơn và bắt đầu yêu cầu nhà Đức Chúa Trời trang bị cho họ điện thoại di động và máy tính cao cấp. Họ cũng yêu cầu nhà Đức Chúa Trời lắp đặt máy điều hoà không khí trong nhà của họ và trang bị lò vi sóng và máy rửa bát v.v. Họ thậm chí còn yêu cầu nhà Đức Chúa Trời mua nhà, trang bị xe cho họ, và có người còn yêu cầu có bảo mẫu. Yêu cầu của họ ngày càng cao, càng ngày càng tham lam, và đến cuối cùng họ được voi đòi tiên, cái gì cũng dám yêu cầu. Họ cho rằng: “Tôi đã dâng mình và đóng góp cho nhà đức chúa trời trong đức tin của mình nơi đức chúa trời. Tôi là một phần tử của nhà đức chúa trời. Các người dâng hiến nhiều của lễ cho nhà đức chúa trời như vậy, chia cho tôi một ít thì sợ cái gì? Hơn nữa, nếu chia cho tôi thì cũng không phải là vô ích; tôi cũng đóng góp ở nhà đức chúa trời và chịu rủi ro, tôi cũng chịu đau khổ và trả giá. Chẳng phải tôi đương nhiên được hưởng thụ những điều này sao? Cho nên, nhà đức chúa trời phải thỏa mãn yêu cầu của tôi vô điều kiện, phải cho tôi mọi thứ tôi cần, và không được keo kiệt.” Các ngươi nói xem, chẳng phải những điều này là biểu hiện của việc sống dựa dẫm vào hội thánh sao? Chẳng phải những người này là người không tin sao? (Thưa, phải.) Những hành vi này được xác định tính chất một cách chính xác là sống dựa dẫm vào hội thánh. Sống dựa dẫm vào hội thánh có nghĩa là gì? Nghĩa là tống tiền và tài sản từ nhà Đức Chúa Trời dưới danh nghĩa tin Đức Chúa Trời, cũng như đòi hỏi thù lao từ nhà Đức Chúa Trời dưới danh nghĩa đóng góp cho nhà Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận. Đây chính là sống dựa dẫm vào hội thánh. Loại người này có thể mưu cầu lẽ thật không? (Thưa, không thể.) Tại sao họ vứt bỏ mọi thứ, đóng góp và chịu khổ? Có phải là để thực hiện bổn phận của mình không? Họ có phải là đang thực hành lẽ thật không? (Thưa, không phải.) Họ đóng góp và chịu khổ hoàn toàn không phải vì thực hiện bổn phận, mà chỉ là để kiếm sống. Họ không cho phép bất kỳ ai chỉ trích mình, mà chỉ muốn danh chính ngôn thuận sống dựa dẫm vào hội thánh. Họ chính là những người sống dựa dẫm vào hội thánh.

Loại người sống dựa dẫm vào hội thánh tin Đức Chúa Trời không vì lý do nào khác ngoài kiếm sống và có công ăn việc làm. Xung quanh các ngươi có người nào sống dựa dẫm vào hội thánh không? Hãy nói về biểu hiện của họ. (Thưa, con từng tiếp xúc với một người. Lúc đầu, trông họ có chút đầu óc và nhiệt tình, nên hội thánh đã sắp xếp họ rao truyền phúc âm. Cuộc sống gia đình họ lúc đó đang gặp khó khăn nên hội thánh đã giúp đỡ họ một ít. Nhưng sau đó, chúng con phát hiện họ tiêu tiền không có nguyên tắc, họ tiêu tiền vào những thứ không nên tiêu, và không tiết kiệm khi có thể. Khi anh chị em thông công nguyên tắc lẽ thật với họ thì họ không vui và đặc biệt chống đối trong lòng. Vì họ đã lãng phí tiền của nhà Đức Chúa Trời nên hội thánh đã đưa ra điều chỉnh hợp lý theo sự sắp xếp và quy định của nhà Đức Chúa Trời, giảm trợ cấp cho họ. Do đó họ không còn hứng thú với việc thực hiện bổn phận như trước và ngày càng trở nên qua loa chiếu lệ. Sau đó, hội thánh không giúp đỡ họ nữa, và họ không còn để tâm vào việc thực hiện bổn phận. Cả ngày họ chỉ nghĩ về cách làm việc và kiếm tiền. Họ còn vay tiền của anh chị em, bảo rằng họ cần mua một chiếc xe hơi và đầu tư mở công ty, và nói rằng như thế thì việc rao truyền phúc âm sẽ thuận tiện hơn và đưa về được nhiều người hơn. Rõ ràng những lời họ nói đều là lừa dối và mê hoặc mọi người; họ đang dùng chiêu bài rao truyền phúc âm để lừa gạt tiền bạc của anh chị em.) Người này đã bị xử lý như thế nào? (Thưa, họ bị khai trừ trực tiếp.) Làm như vậy là đúng. Đây chính là sống dựa dẫm vào hội thánh. Khi người sống dựa dẫm vào hội thánh mới tin Đức Chúa Trời, họ có một chút sự nhiệt tình và sự dâng mình, và lúc này yêu cầu của họ không cao — chỉ cần cho họ cơm ăn là được. Nhưng theo thời gian, họ không còn biết đủ là vui nữa và yêu cầu ngày càng cao hơn, và nếu những yêu cầu của họ không được đáp ứng, thì họ bắt đầu dùng mánh lới và không sẵn lòng đem sức lực phục vụ nữa. Khi họ thực hiện chút bổn phận của mình thì phải có người xem chừng họ, nếu không thì họ chỉ qua loa chiếu lệ. Cuối cùng, khi hội thánh phát hiện rằng việc họ đem sức lực phục vụ là lợi bất cập hại thì họ bị đào thải. Có một số người nói: “Tại sao nhà Đức Chúa Trời không có tình yêu thương với họ?”. Nói về tình yêu thương thì cũng có nguyên tắc. Họ là những người không tin, không đọc lời Đức Chúa Trời, không tiếp nhận lẽ thật, luôn dùng mánh lới và qua loa chiếu lệ trong khi thực hiện bổn phận của mình, được thông công lẽ thật cũng không chịu nghe, không tiếp nhận bất kỳ loại tỉa sửa nào, và có thể nói rằng họ dạy mãi cũng không sửa. Do đó, chỉ có thể xử lý họ bằng cách thanh trừ và đào thải. Với tư cách là lãnh đạo và người làm công, một khi phát hiện người như thế thì nên kịp thời xử lý họ, và nếu anh chị em phát hiện người như thế thì nên kịp thời phản ánh và báo cáo với lãnh đạo và người làm công. Đây là trách nhiệm của mỗi một người được Đức Chúa Trời chọn. Một khi xác định rằng họ là người sống dựa dẫm vào hội thánh, rằng họ chỉ muốn kiếm sống, và rằng họ là người không tin, cũng như xác định rằng họ không làm việc nếu không được đưa tiền, không bằng lòng và trở mặt khi được đưa ít tiền, và chỉ có thể làm một chút công việc khi được đưa đủ tiền, vậy thì đừng khách sáo với họ – phải thanh trừ họ! Nói một cách chính xác thì những người này thậm chí không xứng đáng để đem sức lực phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu ngươi không đưa tiền cho họ thì họ sẽ không sẵn lòng đem sức lực phục vụ; nhưng chỉ cần ngươi đưa tiền cho họ, ngay cả khi biết mình chỉ đang đem sức lực phục vụ thì họ vẫn sẽ sẵn lòng. Những loại người không tin này có thể đem sức lực gì mà phục vụ chứ? Họ thậm chí không thể đem sức lực phục vụ cho tốt, đem sức lực phục vụ cũng không đạt tiêu chuẩn, vì vậy họ nên bị đào thải. Cho nên, sau khi phân định họ là loại người sống dựa dẫm vào hội thánh thì chuyện đầu tiên cần làm là xử lý họ và khai trừ họ khỏi hội thánh như những kẻ ác. Chuyện này không hề quá đáng, mà hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thanh trừ và khai trừ người của nhà Đức Chúa Trời. Có cần cho loại người này cơ hội hối cải không? Có cần giữ lại họ để quan sát một chút không? (Thưa, không cần.) Họ có khả năng hối cải không? (Thưa, không.) Đây chính là bản tính của họ; họ sẽ không bao giờ hối cải. Họ là giống loài Sa-tan. Trong giống loài Sa-tan, có một loại người có bản tính của ma vương hại đời, đi đến đâu cũng muốn ăn chùa uống chùa, đi đến đâu cũng không làm việc chính đáng, chỉ tìm cách hãm hại và lừa gạt mọi người. Họ thấy rằng những người tin Đức Chúa Trời có nhân tính và cho rằng những người này dễ hãm hại, dễ lừa gạt, nên họ đến nhà Đức Chúa Trời để sống dựa dẫm vào hội thánh. Nhưng họ không ngờ rằng nhà Đức Chúa Trời từ lâu đã phân định họ và đề phòng họ, cũng như có nguyên tắc để đối đãi với loại người này. Khi thấy việc sống dựa dẫm vào hội thánh bất thành, họ thẹn quá hoá giận, bộc lộ chân tướng. Đến khi đó, ngươi sẽ biết tại sao nhà Đức Chúa Trời không cho người như thế cơ hội hối cải – bởi vì họ không có nhân tính và không có khả năng thay đổi. Họ là ma vương hại đời mà người ngoại đạo nói đến. Cho nên, biện pháp xử lý của nhà Đức Chúa Trời đối với loại người này là trực tiếp thanh trừ hoặc khai trừ, và không bao giờ thu nhận họ vào hội thánh nữa. Xử lý họ như kẻ ác thì có thích hợp không? (Thưa, có.) Mối thông công của chúng ta về chủ đề này kết thúc ở đây.

F. Tìm nơi ẩn náu

Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về mục đích thứ sáu, loại người không tin thứ sáu cần bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi hội thánh: những người có mục đích tin Đức Chúa Trời là để tìm nơi ẩn náu. Có một số người nói: “Biểu hiện của việc tìm nơi ẩn náu là gì? Có ai tin Đức Chúa Trời để tìm nơi ẩn náu không? Có những người như vậy không?”. Các ngươi đã bao giờ nghe đến câu nói: “Hội thánh là nơi ẩn náu; con người tin Đức Chúa Trời để tìm nơi ẩn náu” chưa? Có nhiều người trong tôn giáo nói lời này. Từ thực chất của lời này mà nói, có sự khác biệt nào giữa lời này và mục đích mà chúng ta sắp mổ xẻ – “tin Đức Chúa Trời để tìm nơi ẩn náu” không? (Thưa, có.) Khác biệt ở đâu? Họ tìm nơi ẩn náu khỏi điều gì? (Thưa, những người chân thành tin Đức Chúa Trời cũng có một vài sự uế tạp trong quá trình mưu cầu lẽ thật; họ cũng hy vọng có thể tránh được thảm hoạ hoặc khó khăn và đạt được chút bình an. Tuy nhiên, loại người trong mục đích thứ sáu này tin Đức Chúa Trời đơn thuần là để tìm nơi ẩn náu, chứ không có chút đức tin chân thành nào nơi Đức Chúa Trời. Đây là sự khác biệt.) Sự khác biệt ở đây là có sự uế tạp trong mục đích của một người khi tin Đức Chúa Trời so với tin Đức Chúa Trời chỉ với mục đích là tìm nơi ẩn náu. Ngoài sự khác biệt này, còn có sự khác biệt về những điều mà họ muốn ẩn náu khỏi. Mục đích của một số người khi tin Đức Chúa Trời có sự uế tạp; họ tin Đức Chúa Trời để tránh thảm hoạ, thoát khỏi thảm hoạ, hoặc để có thể được Đức Chúa Trời bảo vệ và chăm nom, và sau đó họ có thể tránh được một số nguy hiểm và thảm họa về mặt khách quan. Đây là những thảm họa mà họ muốn tránh. Loại người mà chúng ta đang thông công trong mục đích thứ sáu này – những người có mục đích tin Đức Chúa Trời để tìm nơi ẩn náu – thì tìm nơi ẩn náu khỏi nhiều thứ hơn. Đối với họ, vấn đề thực tế nhất không chỉ là tránh được những tai họa lớn chưa giáng xuống. Vậy, vấn đề thực tế nhất đối với họ là gì? Chẳng hạn những chuyện như gặp phải kẻ thù mạnh trong xã hội, gặp phải các vụ kiện tụng, đắc tội với quan chức chính phủ hoặc người có thế lực, vi phạm pháp luật, đất nước của họ gặp chiến tranh hoặc nhiều thảm họa khác nhau, hoặc gặp phải một số người hay sự việc gây nguy hiểm đến tính mạng của họ hoặc sự an toàn của gia đình họ, v.v. Sau khi gặp phải những chuyện này, họ tìm đến hội thánh mà họ cho rằng đáng tin cậy và có thể giao phó để tìm nơi ẩn náu; đây chính là tìm nơi ẩn náu được nói đến trong mục đích thứ sáu. Khi họ gặp một số khó khăn trong cuộc sống gây nguy hiểm đến tính mạng, gia đình, công tác, sự nghiệp của mình, v.v., họ đến hội thánh để tìm nơi ẩn náu, tìm kiếm sự giúp đỡ của thế lực có nhân số đông đúc. Đây là tin Đức Chúa Trời với mục đích tìm nơi ẩn náu như đã đề cập trong mục đích thứ sáu. Chẳng phải điều này khác với những sự uế tạp của người có đức tin chân chính sao? (Thưa, phải.) Mục đích của loại người này khi tin Đức Chúa Trời là để tìm nơi ẩn náu, để tìm kiếm sự giúp đỡ từ hội thánh. Họ hy vọng rằng hội thánh có thể chìa tay ra giúp đỡ họ, và ngoài cứu trợ tài chính, họ còn yêu cầu hội thánh thực hiện việc bảo vệ, hỗ trợ và giúp đỡ họ. Một số người cũng muốn mượn thanh thế, địa vị và uy tín của hội thánh trong xã hội để chống lại các chính quyền tà ác hoặc thế lực tà ác đang đàn áp và bức hại những người tin Đức Chúa Trời, để sự sống hoặc cuộc sống của họ được bảo vệ. Đây là mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời. Có những người như vậy không? Họ cho rằng hội thánh là nơi ẩn náu tốt, có thể tách biệt khỏi chính trị và xã hội, và cho rằng khi họ cần được giúp đỡ thì hội thánh có thể chân thành và thân thiện chìa tay ra giúp đỡ bằng cách cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào, ra mặt vì họ, biện bạch cho họ, kiện tụng cho họ và đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đây là mục đích của những người này khi tin Đức Chúa Trời. Cho đến ngày nay, có loại người này trong hội thánh không? Các ngươi đã nghe nói về loại người này chưa? Chắc chắn có loại người này trong các hội thánh ở nước ngoài. Những người này tin Đức Chúa Trời và gia nhập hội thánh chỉ với mục đích tìm nơi ẩn náu. Họ không hiểu đức tin là gì, càng không có hứng thú với lẽ thật. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn và không thể tìm thấy bất kỳ sự giúp đỡ nào trong xã hội, họ sẽ nghĩ đến hội thánh, cho rằng hội thánh là nơi họ có thể ẩn náu an toàn, là con đường lui tốt nhất và là nơi an toàn nhất, nên họ chọn tin Đức Chúa Trời và bước vào hội thánh để đạt được mục đích tránh tai hoạ.

Các tai họa hiện nay ngày càng lớn, và con người không còn đường sống. Có một số người chọn tin Đức Chúa Trời hoàn toàn là để thoát khỏi thảm họa. Mặc dù họ tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu, nhưng không hề yêu thích lẽ thật. Nếu loại người này đến để tin Đức Chúa Trời, thì hội thánh có nên thu nhận họ không? Nhiều người không nhìn thấu vấn đề này và cho rằng bất cứ ai tin Đức Chúa Trời hiện hữu đều nên được hội thánh thu nhận. Chuyện này là sai hoàn toàn. Quyết định nhận người của hội thánh phải dựa trên việc liệu người đó có thể tiếp nhận lẽ thật hay không và liệu họ có phải là đối tượng Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi hay không, chứ không phải dựa trên việc họ có sẵn lòng tin Đức Chúa Trời hay không. Có rất nhiều ma quỷ muốn nhận được phúc và tìm lối thoát thông qua việc tin Đức Chúa Trời – lẽ nào hội thánh cũng phải thu nhận loại người này sao? Chuyện này không giống với việc truyền bá Phúc Âm trong Thời đại Ân điển, khi mà bất cứ ai cũng được thu nhận, chỉ cần tin là được; có những nguyên tắc và sự giới hạn của các sắc lệnh quản trị của Đức Chúa Trời với những người được hội thánh thu nhận trong Thời đại Vương quốc. Dù là ai, nếu người đó không yêu thích hoặc không tiếp nhận lẽ thật thì không thể được thu nhận. Tại sao loại người này không được thu nhận? Loại người này không thể được thu nhận chủ yếu bởi vì chúng ta không thể nhìn rõ lai lịch của họ hoặc họ rốt cuộc là loại người nào. Nếu hội thánh thu nhận một ma quỷ hoặc một kẻ ác tội ác tày trời, thì mọi người đều biết nó sẽ gây ra những hậu quả xấu nào cho hội thánh. Hơn nữa, khi tin Đức Chúa Trời, chúng ta nên hiểu tâm ý của Ngài, Ngài cứu rỗi loại người nào, đào thải loại người nào. Hội thánh do những loại người nào tạo thành? Hội thánh do những người tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, những người yêu thích lẽ thật, những người được Đức Chúa Trời chấp thuận tạo thành. Đức Chúa Trời không cứu rỗi những ai không chân thành tin Ngài và không tiếp nhận lẽ thật, vì việc không tiếp nhận lẽ thật là một vấn đề thuộc về bản tính của một người, người như thế thuộc về loại của Sa-tan và sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy, loại người này tuyệt đối không thể được thu nhận vào hội thánh. Nếu ai đó thu nhận một kẻ xấu hoặc ma quỷ vào hội thánh, thì người đó là phục dịch của Sa-tan. Họ đã cố tình đến để dỡ bỏ và hủy hoại công tác của hội thánh, và họ là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Thu nhận ma quỷ như thế hay kẻ thù của Đức Chúa Trời vào hội thánh là xúc phạm tâm tính của Đức Chúa Trời và vi phạm các sắc lệnh quản trị của Ngài. Nhà Đức Chúa Trời tuyệt đối sẽ không dung thứ cho điều này. Không cho phép thu nhận kẻ xấu và ma quỷ vào hội thánh. Đây là một trong những thái độ, yêu cầu rõ ràng của hội thánh về công tác truyền bá Phúc Âm. Hội thánh hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thu nhận những người chọn tin Đức Chúa Trời để thoát khỏi thảm họa, cũng như tuyệt đối không thể thu nhận những người không hề tiếp nhận lẽ thật, vì Đức Chúa Trời không cứu rỗi những người này. Bất kỳ ai không công nhận lời Đức Chúa Trời Toàn Năng là lẽ thật, bất kỳ ai chống đối lẽ thật và chán ghét lẽ thật đều là kẻ xấu và Đức Chúa Trời không cứu rỗi họ. Đối với những người thừa nhận Đức Chúa Trời trong lòng nhưng không yêu thích lẽ thật thì thuộc về kẻ chẳng tin, tìm cách ăn bánh cho no bụng, và hội thánh tuyệt đối không thu nhận. Huống hồ là những kẻ không đứng đắn trong xã hội, muốn đến hội thánh tìm nơi ẩn náuthì càng không nên được thu nhận. Đó là bởi hội thánh không phải tổ chức từ thiện, mà là nơi Đức Chúa Trời công tác cứu rỗi con người. Công tác của hội thánh không liên quan gì đến chính phủ của quốc gia. Các tổ chức xã hội khuyên nhủ mọi người làm việc thiện, bảo mọi người từ bỏ việc xấu đều làm việc cho quốc gia; họ không liên quan gì đến hội thánh. Nếu bất cứ ai dám lôi kéo một kẻ ác ngoại đạo, một ma quỷ, một kẻ chẳng tin vào hội thánh, thì người đó đã xúc phạm đến tâm tính Đức Chúa Trời và vi phạm các sắc lệnh quản trị của Ngài. Bất cứ ai lôi kéo kẻ ác hoặc ma quỷ vào hội thánh đều phải bị loại bỏ hoặc khai trừ. Đây là thái độ rõ ràng của hội thánh đối với công tác truyền bá Phúc Âm. Khi những kẻ xấu và ma quỷ này muốn đến nhà Đức Chúa Trời để ẩn náu khỏi, phải nói với họ rằng họ đã đến nhầm cửa rồi, đã chọn nhầm chỗ rồi. Hội thánh tuyệt đối sẽ không thu nhận họ. Đây là thái độ rõ ràng của hội thánh đối với những người ngoại đạo muốn tìm nơi ẩn náu. Lời này có phải đã được nói rõ ràng rồi không? (Thưa, phải.) Vậy, chúng ta nên xử lý họ như thế nào? Nói với họ thế nào thì hợp lý? Ngươi nói: “Quốc gia nào cũng có hội Chữ Thập Đỏ, còn có một vài cơ quan phúc lợi, nơi thu nhận và chùa Phật giáo, cũng như một số nhóm tình nguyện trong xã hội. Nếu anh gặp phải rắc rối và cảm thấy mình bị oan và cần khiếu nại, thì có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những tổ chức này. Ngoài ra, anh có thể xin tị nạn chính trị hoặc tị nạn từ chính phủ, và nếu điều kiện tài chính cho phép, anh cũng có thể thuê luật sư để giúp mình trong vụ kiện tụng. Nhưng đây là hội thánh, là nơi Đức Chúa Trời công tác, nơi Đức Chúa Trời cứu rỗi con người, không phải nơi anh tìm nơi ẩn náu. Cho nên việc anh bước vào hội thánh là không phù hợp, và việc anh ở lại đây là vô ích. Đức Chúa Trời sẽ không thu nhận những người như vậy, và hội thánh cũng không thu nhận và giúp đỡ người như vậy. Bất kể người ngoại đạo gặp khó khăn gì, họ cũng nên tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan như tổ chức từ thiện, tổ chức cứu trợ hoặc cục Dân Sự trong xã hội – những tổ chức này coi trọng việc phục vụ cho nhân dân, làm từ thiện và giúp đỡ người khác. Bất kể anh muốn khiếu nại gì hoặc có yêu cầu nào, anh cũng có thể nói với họ hoặc yêu cầu chính phủ. Đó là những nơi thích hợp nhất cho anh.” Hội thánh không thu nhận bất kỳ người không tin và người ngoại đạo nào. Nếu có người đặc biệt có “lòng yêu thương”, thì để cá nhân họ thu nhận những người này là xong chuyện; cứ để họ tự chăn dắt những người này, và nhà Đức Chúa Trời sẽ không can thiệp. Một số người sẽ hỏi: “Vậy tại sao hội thánh lại rao truyền phúc âm? Mục đích của việc rao truyền phúc âm là gì?”. Rao truyền phúc âm là sự uỷ thác của Đức Chúa Trời. Đối tượng của việc rao truyền phúc âm là những người tìm kiếm Đức Chúa Trời và con đường thật, những người khao khát sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, những người yêu thích lẽ thật và có thể tiếp nhận lẽ thật, cũng như những người chân thành tin Đức Chúa Trời. Phúc âm chỉ có thể được rao truyền cho loại người này, không phải cho những người không tìm kiếm Đức Chúa Trời, không đến để tiếp nhận lẽ thật mà là để tìm nơi ẩn náu. Một số người hồ đồ không nhìn thấu được chuyện này, gặp phải chút chuyện thì đầu óc quay cuồng – họ là những người hồ đồ và sẽ không bao giờ hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời.

G. Tìm chỗ dựa

Mục đích thứ bảy của con người khi tin Đức Chúa Trời là tìm chỗ dựa. Các ngươi đã từng thấy loại người này chưa? Đây là trường hợp khá đặc biệt, tuy không nhiều nhưng chắc chắn là có. Bởi vì hiện tại các hội thánh của Đức Chúa Trời không chỉ xuất hiện ở Trung Quốc mà còn ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và nhiều quốc gia khác ở Châu Phi, nên những phần tử cơ hội và người không tin này cũng sẽ xuất hiện theo. Bất kể xác suất những người này xuất hiện cao đến đâu, tóm lại, một khi họ xuất hiện thì các ngươi phải đối mặt với họ và phân định họ, đừng để những người không tin này có được địa vị cũng như tạo thành sự nhiễu loạn trong hội thánh. Nếu các ngươi cho rằng những vấn đề này không tồn tại vì chúng chưa xuất hiện hoặc các ngươi chưa từng tiếp xúc với chúng, thì cách nghĩ này thật ngu xuẩn. Một khi những vấn đề này nảy sinh, nếu ngươi không có sự phân định và không biết cách giải quyết, thì chúng sẽ mang đến những tai hoạ ngầm rất lớn cho hội thánh, cho nhà Đức Chúa Trời, cho anh chị em, và cho công tác của hội thánh. Cho nên, trước khi sự việc chưa xảy ra, ngươi cần biết mình phải đối mặt với những vấn đề gì và nên giải quyết những vấn đề này như thế nào. Đây là cách tốt nhất, và vô hình trung là sự giữ gìn đối với ngươi. Những người được đề cập trong mục đích thứ bảy cho việc tin Đức Chúa Trời – loại người tin Đức Chúa Trời để tìm chỗ dựa – không phải là số ít. Xã hội này đầy rẫy bất công, phân biệt đối xử, áp bức ở mọi nơi. Những người sống ở mọi tầng lớp xã hội đều tràn đầy căm ghét và coi thường đối với mọi hiện tượng bất công trong xã hội và cũng tràn đầy căm phẫn. Tuy nhiên, muốn thoát khỏi sự bất công của thế giới loài người cũng không dễ dàng gì, trừ khi ngươi bốc hơi khỏi nhân gian. Chừng nào còn sống trong thế giới này, chừng nào còn sống trong nhóm người này, thì dù ít hay nhiều, ở mức độ lớn hay nhỏ, con người vẫn sẽ bị ức hiếp, làm nhục, và thậm chí có thể bị một số thế lực lớn mạnh truy bắt và bách hại. Các loại hiện tượng bất công và sự đối xử bất công này đã gây ra gánh nặng rất lớn đối với tâm lý của con người, mang đến cho tâm lý của họ áp lực rất lớn và tất nhiên cũng mang đến rất nhiều sự bất tiện cho cuộc sống bình thường của họ. Như vậy, một số người không khỏi nảy sinh cách nghĩ: “Để một người có được chỗ đứng trong xã hội, họ phải có thế lực làm chỗ dựa ở đằng sau. Khi gặp khó khăn và cần giúp đỡ, hoặc khi bơ vơ không nơi nương tựa, thì họ có thể có một nhóm người ủng hộ và đưa ra quyết định thay cho họ, thay họ giải quyết những rắc rối phát sinh và vấn đề mà họ gặp phải, hoặc đảm bảo những điều thiết yếu cho cuộc sống của họ.” Cho nên, họ cố gắng hết sức để tìm kiếm. Tất nhiên, một số người trong số họ cuối cùng cũng tìm thấy hội thánh. Họ cho rằng mọi người trong hội thánh đều đồng lòng, cùng hướng đến một mục tiêu, mỗi người đều có đức tin, có ý định tốt, thân thiện với người khác, tránh xa các đấu tranh xã hội cũng như trào lưu tà ác của xã hội. Đối với những người tin Đức Chúa Trời, hội thánh chắc chắn là đại diện của chính nghĩa lớn lao trong xã hội này và trong thế giới; những người trong hội thánh cũng có hình ảnh tích cực, tốt đẹp và lương thiện trong suy nghĩ của mọi người. Một số người chọn tin vào Đức Chúa Trời vì họ ở dưới đáy xã hội, không có thế lực trong xã hội và hoàn toàn không có gia cảnh tốt. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc học hành, kết bạn, tìm việc làm hoặc làm nhiều chuyện khác nhau, vì vậy, họ cho rằng muốn sinh tồn và có chỗ đứng trong xã hội này thì phải có người giúp đỡ. Ví dụ, khi họ tìm việc làm, nếu dựa vào chính mình, tìm việc một cách mù quáng, thì có tìm tới tìm lui, tiêu gần hết tiền tiết kiệm cũng chưa thấy có thể tìm được việc làm phù hợp. Nhưng nếu họ được một số người đáng tin cậy có thể chân thành giúp đỡ họ tìm việc, thì những rắc rối sẽ ít hơn nhiều và thời gian phải tiêu tốn để tìm việc sẽ giảm đi nhiều. Do đó, họ cho rằng nếu có thể tìm được một chỗ dựa như vậy, thì họ xử lý chuyện gì trong xã hội – học hành, tìm việc, thậm chí là sống qua ngày và sinh tồn, v.v. – cũng có phương pháp và chỗ dựa, có một nhóm người nhiệt tình giúp đỡ họ phía sau. Vì vậy, khi tìm thấy hội thánh, họ cảm thấy mình đã tìm đúng nơi. Hội thánh trở thành một lựa chọn rất tốt để họ có chỗ đứng trong xã hội và đạt được cuộc sống bình an. Ví dụ, khi đi khám bệnh, mua sắm, mua bảo hiểm, mua nhà, giúp con cái chọn trường, hoặc thậm chí làm bất cứ chuyện gì khác, họ luôn có thể tìm thấy những người có lòng yêu thương trong hội thánh viện trợ và giúp đỡ họ giải quyết. Cứ như thế, cuộc sống của họ trở nên thuận tiện hơn nhiều, họ không còn cô đơn như vậy trong xã hội nữa, và những khó khăn khi xử lý mọi chuyện cũng không còn lớn như vậy nữa. Do đó, đối với họ, việc đến hội thánh để tin Đức Chúa Trời thực sự mang lại những lợi ích thực tế. Ngay cả khi đi khám bệnh, cũng có thể có anh chị em tìm người quen trong bệnh viện để giúp đỡ; khi mua đồ cũng có thể nhận được giá cả ưu đãi nhất, thậm chí khi mua nhà cũng có thể mua được giá nội bộ. Với sự giúp đỡ của anh chị em trong hội thánh, những vấn đề này đều đã được giải quyết. Họ cảm thấy: “Tin đức chúa trời thật quá tuyệt vời! Tìm việc làm, xử lý mọi chuyện và mua đồ đều thuận tiện! Có yêu cầu gì thì chỉ cần gọi một cuộc điện thoại hoặc gửi tin nhắn vào nhóm, và mọi người đều đồng lòng chìa tay ra giúp đỡ. Trong hội thánh có rất nhiều người tốt bụng, việc xử lý mọi chuyện thật quá tiện lợi! Không dễ gì tìm được chỗ dựa nên nói gì thì mình cũng không thể rời khỏi hội thánh. Nhưng các buổi nhóm họp tại nhà đức chúa trời luôn có việc đọc lời đức chúa trời và thông công lẽ thật, điều này khiến mình khó xử. Mình không bằng lòng ăn uống lời đức chúa trời, chỉ cần nghe thông công về lẽ thật, mình liền cảm thấy chán ghét trong lòng. Nhưng mình không nghe thì không được – mình không thể rời xa họ. Họ giúp mình như thế, nếu từ chối nghe, mình sẽ cảm thấy ngượng ngùng, và cũng sẽ khó xử khi nói mình không còn tin nữa, nên mình phải thuận tình và nói những lời tốt đẹp.” Thực ra lời trong lòng họ là không muốn tin nhưng chỉ có thể giấu trong lòng. Một số người nói: “Anh chỉ thấy họ luôn nhờ anh chị em xử lý mọi chuyện cho mình, và họ rất vui vẻ khi anh chị em giúp đỡ họ, thì liệu anh có thể phân định rằng mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời là để tìm chỗ dựa không?”. Ngoài những biểu hiện này, hãy xem bình thường liệu họ có đọc lời Đức Chúa Trời và thông công lẽ thật không, liệu họ có thể thực hiện bổn phận của mình và có một chút thay đổi chân thực nào không; thì ngươi sẽ biết liệu họ có chân thành tin vào Đức Chúa Trời không. Những người tìm chỗ dựa tin Đức Chúa Trời chỉ nhằm lợi dụng hội thánh và anh chị em để xử lý mọi chuyện cho họ, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cá nhân của họ. Nhưng họ không bao giờ đề cập đến việc thực hiện bổn phận của mình, cũng không bao giờ ăn uống hoặc thông công lời Đức Chúa Trời. Chỉ cần nghe nói đến cách thức nào đó để xử lý một chuyện nào đó, họ liền trở nên phấn khởi; họ bắt đầu thao thao bất tuyệt và thậm chí không ngắt lời nổi. Nhưng khi nói đến việc thực hiện bổn phận của mình hoặc làm người trung thực, không thể nói dối hoặc lừa gạt người khác, thì họ im lặng. Trong lòng họ không hứng thú với những điều này. Cho dù ngươi nói sôi nổi đến đâu, họ cũng không phản ứng, không tiếp chuyện, thậm chí luôn muốn ngắt lời ngươi, luôn muốn chuyển chủ đề, nói sang chuyện họ có hứng thú. Họ nghĩ đủ mọi cách để anh chị em xử lý mọi chuyện cho họ và đóng góp vì họ, không muốn cho anh chị em bất kỳ cơ hội nào để đề cập đến việc thực hiện bổn phận hoặc dâng mình cho Đức Chúa Trời. Một khi có người đề xuất muốn để họ thực hiện bổn phận và dâng mình cho Đức Chúa Trời, thì họ sẽ nhanh chóng tìm ra chuyện gì đó mà họ phải làm gấp để đổi lại; trong khi anh chị em xử lý chuyện này cho họ, họ miễn cưỡng đóng góp một chút cho nhà Đức Chúa Trời, miễn cưỡng thoả mãn chút ít yêu cầu mà anh chị em đưa ra với họ, và sau khi chuyện riêng của họ được xử lý xong thì họ sẽ lạnh nhạt với anh chị em. Để duy trì mối liên hệ với hội thánh, để không mất chỗ dựa là hội thánh và những người giúp đỡ là anh chị em, họ giữ mối liên hệ mật thiết với tất cả những người có ích cho họ, thường xuyên hỏi han ân cần, nói những lời thân mật và dối lòng để giữ gìn mối quan hệ. Họ nói về việc họ tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đến mức nào, Đức Chúa Trời đã chúc phúc cho họ nhiều đến mức nào, Đức Chúa Trời đã ban cho họ bao nhiêu ân điển, và họ thường nước mắt dàn dụa, cảm thấy mắc nợ Đức Chúa Trời và sẵn lòng đền đáp tình yêu thương của Đức Chúa Trời – nhờ đó để lừa gạt và đạt được sự giúp đỡ của anh chị em. Một khi ai đó không còn giá trị lợi dụng nữa, họ sẽ ngay lập tức chặn và xóa thông tin liên hệ. Họ sẽ cố gắng hết sức để nịnh bợ, lựa ý hùa theo và gần gũi với bất kỳ ai có lợi nhất, có giá trị lợi dụng nhất đối với họ. Với những người không có giá trị lợi dụng, không có thế lực hoặc địa vị trong xã hội giống như họ, đồng thời cũng ở dưới đáy xã hội và không có ai để dựa dẫm, thì họ thậm chí không thèm liếc nhìn một cái. Họ chỉ kết giao với những người có giá trị lợi dụng, có mối quan hệ trong xã hội, những người mà họ thấy có bản lĩnh. Họ chỉ có thể đóng góp và chịu khổ vì hội thánh khi họ cần điều gì đó từ hội thánh hoặc anh chị em. Thực ra, biểu hiện của loại người không tin này rất rõ ràng. Ở nhà, họ không bao giờ đọc lời Đức Chúa Trời, không bao giờ cầu nguyện với Đức Chúa Trời khi không có khó khăn, và họ rất miễn cưỡng khi tham gia vào đời sống hội thánh. Họ không yêu cầu được thực hiện bổn phận của mình, không chủ động tham gia công tác của hội thánh, đặc biệt là họ không bao giờ chủ động tham gia công tác nguy hiểm. Ngay cả khi đồng ý thì họ cũng tỏ ra rất thiếu kiên nhẫn, và chỉ khi mọi người gọi hoặc mời thì họ mới miễn cưỡng đóng góp một chút. Đây là những biểu hiện của người không tin. Họ không đọc lời Đức Chúa Trời, không thực hiện bổn phận – mặc dù họ miễn cưỡng tham gia đời sống hội thánh, thì cũng chỉ để không mất đi cộng đồng anh chị em trong hội thánh, những chỗ dựa to lớn của họ. Họ duy trì mối quan hệ với những người này chỉ để xử lý mọi chuyện thuận tiện hơn về sau. Một khi loại người này có chỗ đứng trong xã hội, có nơi sống yên phận, cũng như một khi họ trở thành một ai đó trên đời, có thế lực và triển vọng thăng quan tiến chức, thì họ sẽ nhanh chóng và không do dự rời khỏi hội thánh, cắt đứt mối quan hệ với anh chị em, và mất liên hệ. Nếu họ có mối quan hệ tốt với một đối tượng phúc âm, và ngươi muốn liên hệ với đối tượng phúc âm này để rao truyền phúc âm cho họ, thì ngươi sẽ không có cách nào liên hệ được. Họ không chỉ cắt đứt mối quan hệ với hội thánh mà còn cắt đứt tình bằng hữu với một số cá nhân nhất định. Chẳng phải người không tin đã lộ rõ chân tướng rồi sao? (Thưa, phải.) Vậy, hội thánh nên xử lý loại người này như thế nào? (Thưa, thanh trừ họ.) Chúng ta có cần cho họ cơ hội, thông cảm cho sự yếu đuối của họ và cái khó của họ trong cuộc sống, cũng như hỗ trợ và giúp đỡ họ nhiều hơn để họ đạt đến có thể tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, sau đó khiến họ có hứng thú với lẽ thật và có thể chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời không? Có cần làm công tác này không? (Thưa, không cần.) Tại sao không cần? (Thưa, bởi vì kiểu người này đến đây hoàn toàn không phải để tin Đức Chúa Trời.) Đúng vậy, họ đến đây không phải để tin Đức Chúa Trời; mục tiêu của họ rất rõ ràng – họ đến đây để tìm chỗ dựa. Cho nên, thông công lẽ thật với loại người này thì có thể đạt được kết quả nào không? (Thưa, không.) Họ sẽ không nghe lọt tai, không thèm, không cần, và không hứng thú.

Chúng ta nên miêu tả như thế nào về loại người tin Đức Chúa Trời chỉ để tìm chỗ dựa? Dùng từ “coi trọng lợi ích” có lẽ là tương thích hợp. Chỉ cần thấy người nào có ích, có lợi cho mình, thì người ta bảo họ làm gì cũng được, làm con làm cháu cũng được. Họ coi trọng lợi ích, chỉ cần có lợi cho họ là được. Nếu ngươi nói với họ rằng tin Đức Chúa Trời có thể được phúc và được lợi, họ chắc chắn sẽ tin Ngài và làm bất cứ điều gì ngươi bảo họ làm. Chỉ cần năng lực xử lý mọi chuyện trong xã hội của ngươi đáp ứng nhu cầu và có thể khiến họ được lợi, thì chắc chắn họ sẽ kết giao với ngươi. Tuy nhiên, việc họ kết giao với ngươi không có nghĩa là họ có thể thực sự tin vào Đức Chúa Trời, cũng không có nghĩa là họ có thể chân thành dâng mình cho Đức Chúa Trời như ngươi. Ngay cả khi họ có thể chung sống với ngươi và có sự kết giao đặc biệt tốt với ngươi thì cũng chưa chắc là họ có chung tiếng nói với ngươi, đi cùng con đường với ngươi hay có cùng sự mưu cầu với ngươi. Cho nên, ngươi không được bị loại người này mê hoặc. Loại người này khôn khéo, có thủ đoạn để kết giao với người khác. Mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời là tìm chỗ dựa, không phải để mưu cầu lẽ thật và đạt đến được cứu rỗi. Có thể thấy nhân cách của loại người này thấp kém và đen tối biết mấy! Họ có thể đến hội thánh để tìm những người mà họ có thể lợi dụng, mưu kiếm nhiều lợi ích khác nhau cho bản thân. Vậy thì chẳng phải loại người này có thể dùng mọi thủ đoạn và có thể làm được mọi chuyện không biết xấu hổ sao? (Thưa, phải.) Xét từ mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời là tìm chỗ dựa và tìm việc làm, thì loại người này chẳng phải người tốt gì, họ có nhân cách thấp kém, ích kỷ, đê tiện, bẩn thỉu và sống một cách đặc biệt đen tối. Cho nên, nguyên tắc của hội thánh để xử lý với họ cũng là sau khi phân định được họ thì thanh trừ hoặc khai trừ họ. Sau khi ngươi phân định rằng họ không phải là người tin vào Đức Chúa Trời chân chính, rằng họ đến hội thánh để tìm lối thoát và chiếm lợi, muốn lơi dụng anh chị em xử lý mọi chuyện cho họ và đem sức lực phục vụ cho họ, thì trong những trường hợp này, lãnh đạo và người làm công cũng như anh chị em nên xử lý kịp thời và chính xác. Hãy thanh trừ hoặc khai trừ họ càng sớm càng tốt mà không gây nguy hiểm đến sự an toàn của hội thánh hoặc của anh chị em, không nên cho phép họ tiếp tục ẩn nấp giữa anh chị em. Họ không phải là đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi. Khi những người như vậy ẩn nấp giữa các ngươi, họ luôn nhìn chằm chằm và dán mắt vào tất cả mọi người để xem ai có giá trị lợi dụng. Họ luôn tính toán xem có ai trong hội thánh mà họ có thể lợi dụng không – người nào có người thân làm việc trong bệnh viện, người nào biết chữa bệnh hoặc có bài thuốc bí truyền, người nào có thể mua đồ với giá bán buôn tại các cửa hàng, nhà anh em nào có đại lý bán xe hơi, người nào có thể mua nhà với giá nội bộ – họ đặc biệt điều tra những chuyện này. Những người này tính kế rất tỉ mỉ! Họ tính kế ngay cả những chuyện nhỏ, cũng muốn tính kế anh chị em và nghĩ cách chiếm lợi từ anh chị em. Họ nghiên cứu ba đời tổ tiên của từng người một, ai cũng sống trong sự tính kế của họ. Liệu trong lòng các ngươi có cảm thấy bình an khi chung sống với những người như vậy không? (Thưa, không.) Nếu không bình an thì làm thế nào? Ngươi nên cảnh giác với những người như vậy. Loại người này tin Đức Chúa Trời là có mưu đồ khác; họ không đến đây để mưu cầu lẽ thật hoặc mưu cầu được cứu rỗi, mà để tìm chỗ dựa, việc làm, cũng như lối thoát cuộc sống. Loại người này đặc biệt ích kỷ, đê tiện, và nham hiểm. Họ không thực hiện bất kỳ bổn phận nào hoặc dâng mình cho Đức Chúa Trời. Khi hội thánh có chuyện gì đó cần đến họ thì không tìm thấy người đâu, nhưng đến khi xong chuyện thì họ lại xuất hiện. Loại người này chỉ biết chiếm lợi, và giữ họ lại hội thánh thì không có tác dụng gì; phải dùng nhiều biện pháp khác nhau để thanh lọc họ càng sớm càng tốt. Có một số người nói: “Có cần phải nghĩ ra nhiều biện pháp khác nhau để xử lý một người không?”. Hội thánh có đủ loại người; nhiều người trong số đó tin Đức Chúa Trời chỉ để tìm chỗ dựa và lối thoát, để được phúc, hoặc để tránh thảm hoạ, chẳng qua là mức độ nghiêm trọng thì khác nhau. Một số người có biểu hiện này, trong khi những người khác có biểu hiện khác. Cho nên, những người khác nhau được đối đãi theo cách khác nhau; đây mới là phù hợp với lẽ thật. Đối với loại người không tin, đang tìm chỗ dựa, thì phải bị thanh lọc kịp thời. Đừng để họ ăn bám trong hội thánh. Họtìm ‘anh chị em để xử lý mọi chuyện cho họ. Thực ra, giúp họ xử lý chút chuyện thì dễ như trở bàn tay, vậy tại sao không nên giúp họ chuyện dễ như trở bàn tay này? Điểm đầu tiên, quan trọng là loại người này không phải là người tin vào Đức Chúa Trời chân chính, họ hoàn toàn là người không tin. Điểm thứ hai là loại người này không thể thay đổi từ không tin sang thành người tin vào Đức Chúa Trời chân chính. Họ không phải những người được Đức Chúa Trời tiền định và lựa chọn, không phải là đối tượng được Đức Chúa Trời cứu rỗi, mà là những kẻ tà ác đã lẻn vào hội thánh. Điểm thứ ba là loại người này chạy đôn chạy đáo trong hội thánh, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ từ anh chị em dù chuyện họ gặp phải lớn đến đâu, điều này vô hình trung đã quấy rối anh chị em, đồng thời tạo ra bầu không khí tồi tệ nghiêm trọng trong hội thánh, gây bất lợi cho mọi người. Cho nên, cách tốt nhất là thanh lọc càng sớm càng tốt loại ma quỷ tin Đức Chúa Trời chỉ để tìm chỗ dựa. Nếu như ngươi không phát hiện hoặc không thể nhìn thấu họ là loại người này, ngươi vẫn có thể giữ họ lại để quan sát. Một khi ngươi phân định và nhìn thấu họ là một trong những loại kẻ ác mà nhà Đức Chúa Trời muốn thanh trừ, thì đừng khách sáo hay do dự. Sau khi bàn bạc với mọi người và đạt được sự đồng thuận, ngươi có thể thanh trừ họ. Nếu lãnh đạo và người làm công trong hội thánh không để ý chuyện này, miễn là phần lớn anh chị em xác nhận rằng họ là loại người tin Đức Chúa Trời chỉ để tìm chỗ dựa và lối thoát, thì mọi người đều có quyền trực tiếp thanh trừ họ mà không cần thông qua lãnh đạo giả. Làm như vậy là đúng và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc lẽ thật. Đây là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các ngươi, và nhằm bảo vệ các ngươi. Tất nhiên, khi anh chị em là người tin Đức Chúa Trời chân chính gặp khó khăn, chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ cố gắng hết sức để giúp đỡ họ trong khả năng của mình, có thể giúp đỡ và hỗ trợ bằng tình yêu thương hoặc viện trợ về vật chất. Đây là tình yêu thương giữa anh chị em và của những người tin Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta không có trách nhiệm hoặc nghĩa vụ giúp đỡ những người không tin, vì họ không phải là anh chị em, và không xứng đáng có được ân điển này hoặc sự giúp đỡ như vậy. Đây là cách đối đãi với mọi người dựa trên nguyên tắc. Mối thông công của chúng ta về mục đích thứ bảy của việc tin Đức Chúa Trời kết thúc tại đây, và không cần phải đưa ra thêm ví dụ cụ thể về những loại người này nữa. Tóm lại, phàm là loại người tin Đức Chúa Trời với mục đích tìm chỗ dựa thì đều là đối tượng nên bị thanh trừ hoặc khai trừ khỏi hội thánh. Một khi phân định được có người như thế trong hội thánh, thì lãnh đạo và người làm công nên nhanh chóng thanh trừ họ. Phát hiện được người nào thì thanh trừ người đó, không được giữ lại. Nếu phần lớn anh chị em đã bị quấy rối đến mức bất lực, không thể chịu đựng được nữa, mà lãnh đạo và người làm công vẫn bênh vực họ, nói rằng “Họ đang gặp khó khăn; chúng ta nên giúp đỡ họ”, thì chúng ta nên nói với lãnh đạo này rằng: “Họ hoàn toàn không phải là người tin Đức Chúa Trời chân chính. Họ không để ý đến người thông công lời Đức Chúa Trời với họ, cũng như không thực hiện bổn phận khi được yêu cầu. Họ chưa bao giờ có ý dâng mình cho Đức Chúa Trời, mà chỉ muốn lợi dụng anh chị em xử lý mọi chuyện cho họ. Chúng ta không có trách nhiệm hay nghĩa vụ giúp đỡ những người không tin như vậy!”. Ngay cả khi lãnh đạo hội thánh không đồng ý, các ngươi có quyền kết hợp với nhau thành đa số để thanh trừ họ khỏi hội thánh. Nếu lúc này lãnh đạo hội thánh vẫn không đồng ý, hãy phản ánh lên trên, cách ly và để lãnh đạo này phản tỉnh. Các ngươi có thể tiếp nhận lại sự dẫn dắt sau khi họ đồng ý. Nếu họ vẫn không đồng ý, các ngươi có thể bãi miễn họ và bầu cử lại lãnh đạo mới. Đây là mục đích thứ bảy của việc tin Đức Chúa Trời: để tìm chỗ dựa.

H. Theo đuổi ý đồ chính trị

Tiếp theo, chúng ta sẽ thông công về mục đích thứ tám: tin Đức Chúa Trời với mục đích chính trị và ý đồ chính trị. Xác xuất loại nhân vật này xuất hiện không cao lắm, nhưng dù xác suất cao đến đâu, chỉ cần có khả năng những người này xuất hiện thì chúng ta nên liệt kê các ví dụ về họ, cũng như tiến hành vạch trần, thông công, và xác định tính chất họ, để mọi người có sự phân định đối với họ, sau đó có thể thanh trừ họ càng sớm càng tốt để tránh gây ra rắc rối và nguy hiểm cho hội thánh và anh chị em. Chuyện này là để bảo vệ hội thánh và anh chị em. Cho nên, loại người tin Đức Chúa Trời với ý đồ chính trị là loại người mà chúng ta nên tiến hành phân định và đề phòng, và họ cũng là một loại kẻ ác mà hội thánh nên thanh trừ càng sớm càng tốt. Biểu hiện của loại người có ý đồ chính trị là gì? Họ sẽ không nói trong lòng với ngươi. Họ sẽ không nói rõ rằng: “Tôi chỉ có hứng thú với chính trị, tôi thích tham gia chính trị, nên tôi tin Đức Chúa Trời với ý đồ chính trị và mục đích chính trị, chứ không phải vì lý do nào khác. Các anh phải xử lý tôi như thế nào thì xử lý như thế ấy”. Họ sẽ nói như vậy chứ? (Thưa, không.) Vậy, họ có những biểu hiện nào khiến ngươi có thể phân định được rằng họ có ý đồ chính trị? Nghĩa là, họ nói những lời nào, làm chuyện gì, có biểu cảm, ánh mắt và giọng điệu nào đủ để ngươi xác nhận rằng mục đích tin Đức Chúa Trời của họ không đơn thuần? Bất kể họ nói hay làm gì, họ đều giấu mọi thứ trong lòng, và không ai có thể hiểu thấu được. Họ có thân phận và bối cảnh đặc biệt; từ lời lẽ và cử chỉ của họ, có thể nhìn ra rằng họ mưu mô và có tâm cơ, nói chuyện và làm việc có thủ đoạn. Khi họ nói chuyện với người khác, người bình thường không thể nắm bắt được động cơ hoặc suy nghĩ thực sự của họ, và không biết tại sao họ nói những lời này. Mặc dù ở bề ngoài, những người này có vẻ không có sự thù địch hay xét đoán đối với việc tin Đức Chúa Trời hoặc việc thông công lẽ thật, thậm chí còn bộc lộ chút thiện cảm với những điều này, nhưng ngươi vẫn cảm thấy họ kỳ lạ, khác biệt so với anh chị em khác và có phần không thể hiểu thấu được. Với những người có phần không thể hiểu thấu được, thì ngươi thường làm gì? Ngươi chỉ phòng bị họ một cách đơn thuần thôi sao? Hay chủ động điều tra và tìm hiểu xem điều gì thực sự đang xảy ra với họ? (Thưa, chúng con nên quan sát họ.) Bất kể ai làm chuyện gì, mục đích và ý đồ của người đó thường không dễ bị bóc trần trong thời gian ngắn. Nhưng trong thời gian dài – trừ khi họ không làm gì cả – một khi họ làm chuyện gì thì chắc chắn sẽ bị bóc trần sơ hở. Quan sát và tìm kiếm manh mối từ những chi tiết nhỏ, ngươi có thể phát hiện một số thông tin và manh mối từ lời lẽ và cử chỉ của họ, từ ý đồ và phương hướng trong chuyện họ làm, cũng như từ cách diễn đạt và giọng điệu khi họ nói chuyện. Chuyện này phụ thuộc vào việc liệu trái tim ngươi có tinh tế không, cũng như ngươi có đầu óc và tố chất nhất định không. Một số kẻ ngu ngốc không thể ý thức được sự hiểm ác đáng sợ của xã hội loài người, bất kể gặp ai thì cũng luôn dùng một cách thức để kết giao. Kết quả là, khi gặp một chính trị gia đa mưu túc trí có ý đồ chính trị, họ dễ trở thành Giuđa và trở thành công cụ bán rẻ hội thánh, cũng như vô tình làm những chuyện ngu ngốc gây hại cho hội thánh.

Những người có ý đồ chính trị rốt cuộc có những biểu hiện gì? Những người này có bối cảnh xã hội nhất định; họ là những người quẩn quanh trong vòng tròn chính trị. Bất kể địa vị của họ trong vòng tròn chính trị là gì, là quan chức, đang làm việc vặt, hay đang chuẩn bị có chỗ đứng trong vòng tròn chính trị, tóm lại, loại người này có bối cảnh chính trị trong xã hội; đây là một tình huống phức tạp và đặc biệt. Bất kể loại người này có tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời hay không, xét từ sự mưu cầu họ, con đường họ đi và thực chất bản tính của họ, liệu họ có thể trở thành những người chân thành tin Đức Chúa Trời không? Liệu họ có thể thay đổi từ người không tin, từ chính trị gia đam mê chính trị thành người chân thành tin Đức Chúa Trời không? (Thưa, không thể.) Ngươi có chắc không? Hay là có khả năng nào không? (Thưa, chắc chắn là không thể.) Chắc chắn là không thể. Tin Đức Chúa Trời và chính trị là hai con đường khác nhau; hai con đường này phát triển theo hai hướng khác nhau, không có điểm chung và hoàn toàn không thể giao nhau. Đây là hai con đường hoàn toàn khác biệt. Cho nên, loại người có ý đồ chính trị hoặc yêu thích và đam mê chính trị, ngay cả khi họ tin Đức Chúa Trời mà không có bất kỳ mục đích chính trị rõ ràng nào, thì họ vẫn có những mục đích khác; và chắc chắn rằng mục đích của họ không phải là để đạt được lẽ thật hoặc được cứu rỗi. Ít nhất, có thể xác định rằng họ không chân thành tin Đức Chúa Trời. Họ chỉ thừa nhận truyền thuyết rằng có Đức Chúa Trời nhưng không thừa nhận sự hiện hữu của Đức Chúa Trời hoặc sự thật rằng Đức Chúa Trời tể trị mọi thứ. Cho nên, những người này sẽ không bao giờ thay đổi từ người không tin đam mê chính trị thành người tin thật sự, thật sự tin vào sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, có thể tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời, cũng như tiếp nhận sự phán xét và hình phạt của Đức Chúa Trời.

Với những người không tin mà có ý đồ chính trị, thì việc họ tin Đức Chúa Trời rốt cuộc có mục đích gì? Điều này liên quan đến sự mưu cầu của họ và nghề nghiệp họ tham gia. Ví dụ, một số người khi ở trong một hội nhóm chính trị thì luôn có những yêu cầu riêng, có mục tiêu và nguyện vọng chính trị lớn lao, v.v., bất kể chúng thế nào thì đều có liên quan đến chính trị. Chính trị” nghĩa là gì? Nói một cách đơn giản, nó liên quan đến chính quyền, quyền lực và sự thống trị. Cho nên, đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời với ý đồ chính trị tất nhiên có liên quan đến việc mưu cầu chính trị của họ. Vậy, ý đồ của họ là gì? Tại sao họ lại để mắt đến những người trong hội thánh? Họ muốn dựa vào tổ chức là hội thánh này, nhân số đông đảo như thế trong hội thánh, cũng như thế lực của những người đến từ mọi ngành nghề và tầng lớp xã hội trong hội thánh này, để đạt được mục đích của mình. Sau khi tìm hiểu rõ về giáo lý của hội thánh và cách vận hành của các hạng mục công tác trong hội thánh, cách dân được Đức Chúa Trời chọn sống đời sống hội thánhvà làm bổn phận, v.v., thì họ tìm cách tham gia vào hội thánh. Tiếp đó, họ ghi nhớ những thứ như thuật ngữ thuộc linh và nhiều cách nói khác nhau mà dân được Đức Chúa Trời chọn thườngdùng khi thông công, hy vọng rằng sẽ có một ngày họ có thể dùng những thứ này để kêu gọi mọi người nghe theo họ và chịu để họ sử dụng, qua đó đạt được mục đích chính trị của họ. Giống như những gì người ngoại đạo nói, sau một thời gian chuẩn bị, khi họ có thể giương cao ngọn cờ và khiến mọi người đứng dậy khởi nghĩa, thì có thể có thêm nhiều người hưởng ứng lời kêu gọi của họ và đi theo họ, để họ có được một nhóm người trong hội thánh trở thành thế lực của mình nhằm chống chọi với các đối thủ cạnh tranh. Những chuyện như vậy đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Ví dụ, cuộc khởi nghĩa Bạch Liên và cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thời nhà Thanh là những trường hợp mà người có ý đồ chính trị đã loại dụng tôn giáo để chống đối chính quyền. Giáo lý trong tôn giáo của họ đều chệch khỏi chân đạo, cũng như có nhiều điểm vô lý và hoang đường, hoàn toàn không phù hợp với lẽ thật. Những người có ý đồ chính trị này lợi dụng giáo lý như vậy để thống nhất, trói buộc, hun đúc và giáo hoá tư tưởng của mọi người. Cuối cùng, họ lợi dụng những người đã bị giáo hoá này để đạt được mục đích chính trị của mình. Ngay từ đầu, khi những người có ý đồ chính trị này đến để tin Đức Chúa Trời, họ đã để mắt đến cái tên của hội thánh. Một mặt, họ dễ dàng che giấu thân phận và ý đồ của mình dưới danh xưng của tổ chức là hội thánh này. Mặt khác, họ cho rằng miễn là họ truyền bá quan điểm chính trị của mình dưới danh nghĩa tin Đức Chúa Trời thì sẽ rất dễ giáo hoá những người trong hội thánh, cho rằng những người này dễ sùng bái và tin theo những danh nhân. Cho nên, những người có ý đồ chính trị này dễ coi người trong hội thánh là đối tượng có thể lợi dụng. Họ cho rằng hội thánh là nơi họ rất dễ che giấu thân phận, và các thành viên hội thánh là đối tượng rất dễ bị họ lợi dụng – nói một cách đơn giản, ý của họ là như vậy. Cho nên, mục đích của họ khi gia nhập hội thánh là hy vọng rằng sẽ có một ngày, sau khi đắc thế, họ có thể chống chọi với các đối thủ chính trị của mình và đạt được quyền lực – đây là ý đồ chính trị của họ. Họ muốn mượn danh nghĩa tin Đức Chúa Trời để mở rộng những người sùng bái và đi theo họ thành một phần trong phạm vi ảnh hưởng chính trị của họ. Một số người nói: “Họ có mục đích này, nhưng nếu họ không hành động gì thì cùng lắm chúng ta cũng chỉ có thể nhìn ra được họ là người không tin hoặc tín đồ giả. Vậy thì làm sao có thể nhìn ra họ có mục đích chính trị rõ ràng?”. Việc này không khó. Chỉ cần dành thời gian quan sát. Chỉ cần có ý đồ chính trị thì chắc chắn họ sẽ hành động. Nếu họ không muốn hành động, thì tại sao lại lẻn vào hội thánh? Trước mắt, họ chưa làm gì là vì chưa tìm được cơ hội. Một khi có cơ hội, họ sẽ nắm lấy. Ví dụ, nếu chính phủ ban hành một chính sách sai lầm hoặc đàn áp và bắt giữ những người được Đức Chúa Trời chọn, thì anh chị em cùng lắm chỉ thảo luận và phân định là xong chuyện. Dù thế nào đi nữa thì việc tin Đức Chúa Trời, thực hiện bổn phận của mình, và tuân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời vẫn là quan trọng. Anh chị em không thể tham nhỏ mất lớn, nên tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận như thế nào thì cứ như vậy mà làm. Tuy nhiên, người có ý đồ chính trị thì khác. Họ sẽ làm to chuyện, vạch trần không kiêng nể và tuyên truyền rộng rãi, cũng như chỉ muốn kích động mọi người đứng lên đối đầu với chính phủ để phục vụ cho việc đạt được ý đồ chính trị của họ, họ sẽ không bao giờ dừng lại cho đến khi đạt được mục đích. Vì tham gia chính trị, họ hoàn toàn buông bỏ chuyện tin Đức Chúa Trời và thực hiện bổn phận, không đếm xỉa đến những yêu cầu của Đức Chúa Trời đối với con người và tâm ý của Đức Chúa Trời. Họ điên cuồng đến mức độ này mà mọi người vẫn không thể phân định được họ sao? Những người như vậy đi theo Đức Chúa Trời hay đi theo chính trị? Một số người không có sự phân định thì rất dễ bị mê hoặc. Loại người tham gia chính trị này không biết lẽ thật là gì, càng không nhận thức được rằng công tác của Đức Chúa Trời là để làm tinh sạch tâm tính bại hoại của con người và cứu rỗi con người thoát khỏi quyền thế của Sa-tan. Họ cho rằng tham gia một chút hoạt động nhân quyền và chính trị nghĩa là có tinh thần chính nghĩa và thuận phục Đức Chúa Trời. Liệu việc một người tham gia hoạt động chính trị và nhân quyền có thể đại diện rằng họ có thực tế lẽ thật không? Có thể đại diện rằng họ thuận phục Đức Chúa Trời không? Cho dù ngươi làm hoạt động nhân quyền và chính trị tốt đến đâu, thì điều đó có thể đại diện cho việc tâm tính bại hoại của ngươi đã được làm tinh sạch không? Có thể đại diện cho việc dã tâm và dục vọng nắm quyền của ngươi đã được làm tinh sạch không? Rất nhiều người không thể nhìn thấu những chuyện này. Nghe nói, Tôn Trung Sơn cũng là một Cơ Đốc nhân. Khi gặp nạn, ông đã cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cứu rỗi mình. Ông đã dành cả đời tham gia cách mạng – ông có được Đức Chúa Trời khen ngợi không? Ông có phải là người thực hành lẽ thật và thuận phục Đức Chúa Trời không? Ông có lời chứng trải nghiệm nào về việc thực hành lời Đức Chúa Trời không? Những điều này ông đều không có. Sau khi được kêu gọi, Phao-lô liên tục rao truyền phúc âm và chịu nhiều đau khổ, nhưng vì ông không thực sự hối cải, cũng không có lối vào sự sống, lại còn tái phạm những tội lỗi cũ, cũng như tự tôn cao và làm chứng cho mình khắp nơi, nên ông đã trở thành kẻ địch lại Đấng Christ và bị trừng phạt. Dù thế nào đi nữa, tin Đức Chúa Trời mà không tiếp nhận lẽ thật, luôn mưu cầu danh dự và địa vị, cũng như luôn muốn làm siêu nhân hoặc vĩ nhân, thì rất nguy hiểm. Hễ ai có ý đồ chính trị thì đều là kẻ địch lại Đấng Christ. Để hiện thực nguyện vọng chính trị, loại người này sẽ không chịu để yên như vậy, họ luôn muốn tìm cơ hội để kích động và lôi kéo những người tin Đức Chúa Trời làm thế lực chính trị của họ. Nếu một ngày, họ thấy những người tin Đức Chúa Trời không dễ bị lợi dụng, chỉ yêu thích và mưu cầu lẽ thật, chỉ đi theo Đấng Christ chứ không đi theo con người, thì họ sẽ hoàn toàn từ bỏ những người tin Đức Chúa Trời này

Về cơ bản, trong lòng những người có ý đồ chính trị toàn nghĩ đến những ý nghĩ liên quan đến chính trị – quyền thế, sự thống trị, mưu mô, thủ đoạn chính trị, v.v. Họ không hiểu tin Đức Chúa Trời là gì, đức tin là gì, lẽ thật là gì, càng không hiểu thuận phục Đức Chúa Trời thế nào. Họ cũng không hiểu ý Trời là gì. Quy luật sinh tồn của họ là “Nhân định thắng thiên” và “Vận mệnh nằm trong tay ta”. Cho nên, việc ngươi muốn thay đổi họ là không thể và cách nghĩ này thật ngu xuẩn. Những người này thường truyền bá quan điểm chính trị giữa các anh chị em trong hội thánh, kích động mọi người tham gia các hoạt động chính trị và khiến mọi người tham gia chính trị. Rõ ràng rằng mục đích của họ khi tin Đức Chúa Trời là có ý đồ chính trị, mà những người khác có thể nhanh chóng và dễ dàng phân định được thực chất này. Họ hoàn toàn không hiểu gì về đức tin, về việc đi con đường đúng đắn, cũng như về việc thuận phục ý Trời – họ cho rằng tư tưởng và con đường của bất kỳ ai cũng có thể thay đổi bằng các mánh khoé chính trị, và đặc biệt là vận mệnh của một người có thể thay đổi bằng các thủ đoạn và cách thức của con người. Do đó, họ hoàn toàn không biết gì về những chuyện sâu sắc mà rõ ràng của các quy luật tự nhiên do Đức Chúa Trời tạo ra và sự tể trị của Đức Chúa Trời đối với vận mệnh nhân loại; họ là những người không có chuyên môn về những chuyện này và hoàn toàn không hiểu gì. Ta nói lời này là có ý gì? Nếu ngươi phát hiện bất kỳ ai mà mục đích tin Đức Chúa Trời là có ý đồ chính trị, thì ngươi tuyệt đối đừng thử thay đổi hoặc thuyết phục họ, và không cần thông công nhiều lẽ thật với họ như vậy. Ngoài việc đề phòng họ, ngươi nên báo cáo cho lãnh đạo hội thánh các cấp hoặc các anh chị em đáng tin cậy càng sớm càng tốt, sau đó nghĩ biện pháp khai trừ họ khỏi hội thánh. Ngươi không nên âm thầm và lặng lẽ đề phòng họ trong lòng mà để những người khác không hay biết gì. Vậy, ai có thể có chút phân định về những người thích nói về chính trị và có ý đồ chính trị? Là người lớn tuổi hay người trẻ tuổi? Là anh em hay chị em? (Thưa, là anh em lớn tuổi.) Đúng vậy; anh em lớn tuổi, tức là những người có kinh nghiệm xã hội, đã tiếp xúc với chính trị, hoặc đã chịu sự bách hại về chính trị – những người có hiểu biết về các phương diện này – có thể nhìn thấu một chút về những chuyện chính trị. Tất nhiên, những người này có thể phân định người tham gia chính trị, đặc biệt là phân định được một chút về dã tâm và dục vọng của họ, cũng như tư tưởng, quan điểm, lý tưởng và khát vọng của họ. Cho nên, những người này phân định họ tương đối nhanh hơn so với những người khác. Một khi có người phân định được rằng những người này có ý đồ chính trị và là người không tin thì nên tiến hành phòng bị và vạch trần loại người không tin này, đồng thời phải bảo vệ những người ngu muội và vô tri, không hiểu lẽ thật, để họ không bị mê hoặc và lợi dụng, cũng như không để họ tiết lộ một số thông tin nội bộ của hội thánh trong lúc vô tình. Cần phải thông báo cho lãnh đạo hội thánh và bàn bạc chuyện này với họ, cũng như thông báo cho nhiều người lớn tuổi hơn hoặc những người hiểu chút lẽ thật và có chút vóc giạc để tiến hành phòng bị loại người có ý đồ chính trị này, càng sớm càng tốt. Chúng ta phải giúp những người khác thấy rõ thực chất của những người này là người không tin, như thế mới có thể bảo vệ anh chị em ngu muội và vô tri khỏi bị họ lợi dụng. Nếu ngươi không thể nhìn thấu những chuyện này và không có sự phân định, thì khi một số kẻ cáo già nham hiểm trò chuyện tán gẫu với ngươi, ngươi sẽ cam tâm tình nguyện nói ra hết mọi chi tiết về hoàn cảnh thực sự của mình và mọi thứ ngươi biết khi họ còn chưa hỏi, và trở thành Giuđa trong lúc vô tình. Có người như vậy không? (Thưa, có.) Khi nói, ngươi không biết mục đích của đối phương là gì, và coi họ như anh chị em, không cẩn thận nói ra hết mọi điều trong lòng, sau khi nói xong cũng không biết hậu quả sẽ là gì. Khi thấy người khác phòng bị loại người này trong lòng, ngươi nói: “Anh thận trọng quá mức. Anh chị em thì có gì khó nói đâu?”. Ngươi không biết tại sao những người khác không nói gì – đây gọi là ngu ngốc.

Loại người có ý đồ chính trị tất nhiên cũng là những người không tin, vì họ không yêu thích lẽ thật và sẽ không tiếp nhận lẽ thật. Ngay cả khi tin Đức Chúa Trời, họ vẫn hoàn toàn thuộc về loại kẻ ác là kẻ địch lại Đấng Christ. Phòng bị loại người này thực ra là cách làm thụ động nhất. Cách làm chủ động nên là phát hiệnsớm, xử lý và khai trừ họ càng sớm càng tốt, để tránh gây ra bất kỳ rắc rối nào cho hội thánh và cho anh chị em. Vì những người này có thể ảnh hưởng đến người khác mọi lúc mọi nơi trong hội thánh, cũng như có thể phá hoại trật tự bình thường của hội thánh mọi lúc mọi nơi, nên không được tiếp tục bao dung hoặc nhẫn nại loại người không tin này nữa. Đừng cho họ có hội hối cải; đừng trở nên ngu muội. Khi phát hiện ra, chúng ta phải khai trừ họ càng sớm càng tốt để tránh hậu hoạ. Mục đích của việc làm như vậy là muốn tránh cho những người không mưu cầu lẽ thật khỏi bị mê hoặc và lợi dụng, trở thành con rối của Sa-tan và ác quỷ. Tất nhiên, điều nên làm nhất trước mắt là không để những người có ý đồ chính trị nắm rõ bất kỳ thông tin quan trọng nào về hội thánh. Ngươi càng sớm phân định và khai trừ họ thì anh chị em sẽ càng ít tiếp xúc với họ, cũng như sẽ càng ít bị họ mê hoặc và ảnh hưởng. Cho nên, xét về mặt thời gian thì xử lý và khai trừ loại người này sớm còn hơn muộn – càng sớm càng tốt. Chủ động còn hơn thụ động. Những người có ý đồ chính trị thì có ý định xấu; họ không thể có chút chân thành nào để làm bất cứ chuyện gì cho hội thánh và nhà Đức Chúa Trời. Nếu không thể mê hoặc hay lợi dụng anh chị em, họ sẽ hoàn toàn bị làm cho xấu hổ và chủ động rời khỏi hội thánh, thậm chí ra đi không lời từ biệt. Mối thông công về mục đích thứ tám khi tin Đức Chúa Trời: theo đuổi ý đồ chính trị kết thúc ở đây.

Ngày 30 tháng 10 năm 2021

Trước: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (22)

Tiếp theo: Chức trách của lãnh đạo và người làm công (25)

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ Chức trách của lãnh đạo và người làm công Về việc mưu cầu lẽ thật Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger