Ý nghĩa việc nếm trải sự đau khổ trong thế gian của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời nhập thể chịu khổ thay cho con người để đổi lấy đích đến tốt đẹp cho con người trong tương lai. Bước công tác mà Jêsus đã thực hiện là chịu đóng đinh vào cây thập tự như hình tượng giống xác thịt tội lỗi, làm của lễ chuộc tội, để cứu chuộc toàn thể nhân loại, đặt nền tảng cho lối vào đích đến tốt đẹp của con người. Ngài đã bị đóng đinh vào cây thập tự, mang lấy tội lỗi của con người và cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi. Nói cách khác, Ngài là bằng chứng về việc con người đã được tha tội và có thể đến trước Đức Chúa Trời, Ngài là át chủ bài trong trận chiến với Sa-tan. Giờ đây khi đã đến thời kỳ sau rốt, Đức Chúa Trời mong muốn kết thúc công tác của Ngài, kết thúc kỷ nguyên này và dẫn đưa những người còn lại vào một đích đến tốt đẹp. Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt một lần nữa và đồng thời trong khi chinh phục, phán xét và làm tinh sạch con người, Ngài cũng chịu khổ thay cho con người, dùng điều này như bằng chứng và như một thực tế cho việc con người được miễn trừ khỏi mọi đau đớn; nghĩa là, Đức Chúa Trời mang chứng ngôn của chính Ngài và Ngài sử dụng bằng chứng này, chứng ngôn này để đánh bại Sa-tan, để khiến ma quỷ phải hổ thẹn, và sử dụng những điều này để đổi lấy đích đến tốt đẹp cho con người.

Một số người nói: “Thân xác nhập thể đang công tác vẫn là Đức Chúa Trời đang công tác. Đó không phải là thân thể xác thịt đang công tác mà là Thần của Đức Chúa Trời điều khiển Ngài từ bên trong”. Nói như vậy có đúng không? Không. Như trước đây đã từng nói, Đức Chúa Trời nhập thể nhằm thực hiện một bước trong công tác chinh phục được thực hiện trong nhân tính bình thường; những gì ngươi thấy là nhân tính bình thường, nhưng đây thực ra là chính Đức Chúa Trời đang công tác; khi thân thể xác thịt này công tác thì thực ra, chính Đức Chúa Trời đang công tác. Khi được nghe giải thích và thông công như vậy, người ta thường tin rằng thân thể xác thịt này chỉ là một công cụ, một lớp vỏ bên ngoài, rằng Ngài chỉ hành động khi Thần của Đức Chúa Trời phán và kiểm soát Ngài từ bên trong, và rằng Ngài sẽ không hành động nếu không có sự kiểm soát này; thân thể xác thịt này phán bất cứ điều gì Ngài được Thần hướng dẫn, và Ngài sẽ không phán gì khi không được hướng dẫn. Có phải là như vậy không? Không. Khi Thần hiện thân trong xác thịt thì Thần và xác thịt trở nên một. Xác thịt làm việc là Thần làm việc, Thần làm việc là xác thịt làm việc – chỉ đây mới có thể được gọi là sự nhập thể. Ngày nay, một trong những lời giải thích thuyết phục nhất là: khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt trong thời kỳ sau rốt thì một mặt, Ngài đến để thực hiện công tác chinh phục và kết thúc thời đại này; mặt khác, thân thể xác thịt đến để trải nghiệm nỗi đau của con người là chính Đức Chúa Trời đến để trải nghiệm nỗi đau của con người; xác thịt của Đức Chúa Trời và chính Đức Chúa Trời là một. Thân thể xác thịt không phải là công cụ như mọi người nghĩ, cũng không phải đơn thuần là một lớp vỏ – cũng không phải là một dạng thực thể vật chất có thể kiểm soát, như mọi người vẫn tưởng. Xác thịt này là hiện thân của chính Đức Chúa Trời. Sự hiểu biết trước đây của con người quá là hời hợt. Nếu thông công theo các quan niệm của con người thì có khả năng con người sẽ tách biệt xác thịt và Thần: xác thịt là xác thịt và Thần là Thần. Đây là một cách hiểu sai lệch. Vì lý do này, con người cũng sẽ dễ có những quan niệm.

Điều mà con người cũng phải hiểu ngày nay là: Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt để trải nghiệm nỗi đau của con người, nhưng nỗi đau và bệnh tật mà sự nhập thể chịu đựng không phải là điều mà Ngài phải chịu. Một số người tin rằng vì Ngài là một con người bình thường và có xác thịt bình thường, vì Ngài không phải là một Đấng siêu nhiên nào đó mà là một người bình thường, nên Ngài không thể tránh khỏi nỗi đau này. Họ nghĩ rằng Ngài phải chịu những cơn đau đầu và nỗi gian khổ của con người, rằng Ngài phải thấy nóng khi người ta cảm thấy nóng, rằng Ngài phải chịu lạnh cùng với mọi người khác khi thời tiết không được ấm áp. Nếu đây là cách ngươi nghĩ thì ngươi sẽ thấy thân thể xác thịt thông thường và bình thường này cũng y hệt như bất kỳ người nào, không có gì khác biệt. Nhưng thực tế, thân xác này chịu khổ là có ý nghĩa. Người ta phải gánh chịu những bệnh tật bình thường của con người hay những nỗi gian khổ khác vì đây là những nỗi gian khổ mà nhân loại bại hoại phải gánh chịu – đây là một quy luật bình thường. Nhưng Đức Chúa Trời nhập thể phải chịu đựng những sự gian khổ này để làm gì? Có phải Jêsus buộc phải bị đóng đinh trên cây thập tự không? Jêsus là sự nhập thể, Ngài vô tội, và theo luật pháp thời đó cũng như những gì Ngài đã làm vào thời đó, lẽ ra Ngài đã không bị đóng đinh vào cây thập tự – vậy tại sao Ngài lại bị đưa lên cây thập tự? Đó là để cứu chuộc toàn thể nhân loại. Tất cả những gian khổ mà sự nhập thể hiện tại phải chịu, tất cả sự bức hại đã xảy đến với Ngài – có phải tất cả những điều này xảy ra ngẫu nhiên, hay chúng được Đức Chúa Trời chủ ý sắp đặt? Chúng không được chủ ý sắp đặt, cũng không xảy ra ngẫu nhiên; thay vào đó, chúng đã diễn ra phù hợp với quy luật thông thường. Tại sao Ta phán như vậy? Bởi vì Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài vào giữa con người, cho Ngài quyền tự do hành động theo cách này, và trong thời gian thực hiện công tác này, Ngài đã chịu đựng sự đau đớn y như con người. Nếu Đức Chúa Trời đã chủ ý sắp đặt sự đau đớn thì Ngài sẽ chỉ chịu đau đớn vài ngày, còn đa phần thì Ngài sẽ không chịu thống khổ. Do vậy, sự thống khổ mà Đức Chúa Trời trải nghiệm giữa con người khi Ngài làm công tác không phải là sự thống khổ được sắp đặt có chủ ý, nhưng cũng không phải là Ngài chịu chút gian khổ một cách vô tình; thay vào đó, Ngài đến để trải nghiệm sự đau khổ tồn tại giữa con người, Ngài đã đặt chính Ngài vào giữa con người, chịu khổ như con người và bị đối xử y như con người, không hề có ngoại lệ nào. Cũng giống như chuyện các ngươi bị bức hại, chẳng phải Đấng Christ cũng bị bức hại sao? Các ngươi bị săn đuổi; chẳng phải Đấng Christ cũng bị săn đuổi sao? Con người bị bệnh tật hành hạ; Đấng Christ có chịu khổ ít hơn chút nào không? Ngài không được miễn trừ. Chẳng phải điều này thật dễ hiểu sao? Cũng có những người tin rằng Đức Chúa Trời phải chịu khổ sau khi đến làm công tác ở đất nước của con rồng lớn sắc đỏ – và chẳng phải cách nghĩ này cũng sai sao? Đối với Đức Chúa Trời, không phải là Ngài có nên chịu đau khổ hay không. Đức Chúa Trời đích thân trả giá bằng sự đau khổ giữa con người hầu cho con người không còn đau khổ nữa, và sau đó Ngài dẫn dắt con người vào đích đến tốt đẹp, khiến Sa-tan bị khuất phục hoàn toàn. Đối với Đức Chúa Trời, Ngài cần phải chịu những đau đớn này. Nếu Ngài không muốn chịu đựng nỗi đau như vậy trong bước công tác này mà đơn thuần muốn thấu hiểu nỗi đau của con người, không gì hơn thế, thì Ngài dùng một vài sứ đồ hay những người được Đức Thánh Linh sử dụng thay cho Ngài, để sau đó, những người này báo cáo với Đức Chúa Trời về những nỗi đau mà họ phải chịu; hoặc nếu Ngài sử dụng một vài cá nhân đặc biệt để làm chứng và khiến họ phải chịu đựng những điều đau đớn nhất giữa con người, thì nếu họ có thể chịu đựng nỗi đau này và mang chứng ngôn này, bản thân Sa-tan cũng sẽ khuất phục hoàn toàn, và nhờ những việc họ đã làm mà con người sẽ không phải chịu khổ trong tương lai. Đức Chúa Trời có thể làm như vậy không? Ngài có thể, nhưng chỉ có chính Đức Chúa Trời mới làm công tác của chính Ngài. Cho dù chứng ngôn của con người có cao đến đâu thì nó cũng không làm kinh động Sa-tan, là kẻ sẽ nói: “Vì Ngài đã trở nên xác thịt, sao lại không đích thân trải nghiệm nỗi đau của con người?”. Nói thế nghĩa là, nếu Đức Chúa Trời không hoạt động như vậy thì lời chứng ấy sẽ không mạnh mẽ cho lắm. Công tác của riêng Đức Chúa Trời phải được thực hiện bởi chính Đức Chúa Trời, vì chỉ khi đó công tác ấy mới thực tế. Và từ bước công tác này do Đức Chúa Trời thực hiện, con người cũng có thể thấy rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm đều có ý nghĩa, rằng mọi nỗi đau mà sự nhập thể phải gánh chịu đều có ý nghĩa, rằng Ngài không làm bất cứ điều gì một cách ngẫu nhiên và Ngài cũng không làm công việc vô ích. Sự nhập thể đến để làm công tác và trải nghiệm nỗi đau của con người – đây không phải là việc tùy ý mà là việc cần thiết nhất: là việc cần thiết nhất cho nhân loại và đích đến tương lai của nhân loại, là việc được thực hiện và dành để cứu rỗi con người, thu phục con người và đưa con người vào đích đến tốt đẹp.

Những lẽ thật liên quan đến sự nhập thể nên được thảo luận từ vài góc độ:

1. Sự cần thiết của xác thịt thông thường và bình thường.

2. Khía cạnh thực tế của công tác của xác thịt thông thường và bình thường này.

3. Ý nghĩa – cũng có thể nói là sự cần thiết – của việc Đức Chúa Trời đến giữa con người để trải nghiệm nỗi đau của con người.

Tại sao Đức Chúa Trời phải đích thân trải nghiệm nỗi đau của con người? Ngài không làm điều này có được không? Ở đây cũng còn một khía cạnh ý nghĩa khác. Công tác của xác thịt thông thường và bình thường này có thể chinh phục và hoàn thiện con người, nhưng thực chất của con người và quy luật về sự tồn tại của con người có nghĩa là họ sẽ vẫn sống trong sự trống rỗng, đau đớn, thống khổ, thở dài, và rằng họ sẽ vẫn không thể thoát khỏi bệnh tật. Ví dụ như tình yêu của ngươi dành cho Đức Chúa Trời đã đạt đến một mức độ nhất định, ngươi có chút trải nghiệm về việc hiểu Đức Chúa Trời, tâm tính bại hoại của ngươi đã được giải quyết và Đức Chúa Trời phán rằng ngươi đã được làm cho hoàn thiện, rằng ngươi là người yêu kính Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời cứu rỗi con người đến mức độ này và rồi rời đi – nếu công tác nhập thể kết thúc như thế – thì bệnh tật, sự trống rỗng, những buồn phiền và phiền muộn xác thịt của con người vẫn sẽ tồn tại, có nghĩa là công tác cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời sẽ không hoàn thành. Một người có thể đã được làm cho hoàn thiện, có thể nhận biết, yêu kính và thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng liệu họ có thể giải quyết được bệnh tật và phiền muộn của mình không? Việc người ta có lẽ thật không thể giải quyết được những điều này. Chưa ai từng nói rằng giờ đây khi họ đã có lẽ thật thì những đau bệnh của xác thịt không còn làm họ khó ở hay khiến họ khổ sở nữa – không ai có thể chữa được loại đau đớn đó. Ngươi chỉ có thể nói: “Bây giờ tôi cảm thấy sống thật ý nghĩa nhưng khi bị bệnh thì tôi vẫn đau đớn”. Có phải như vậy không? Và cảm giác này có thật không? Như vậy, nếu sự nhập thể chỉ làm công tác chinh phục và hoàn thiện con người, nếu sự nhập thể chỉ làm cho con người hoàn thiện và không giải quyết nỗi đau mà xác thịt họ phải gánh chịu, thì mọi nỗi đau mà con người trên đất phải đối mặt, những bệnh tật của con người, những niềm vui và nỗi buồn của con người, cùng những lo toan cá nhân của con người – những điều này đều không thể được giải quyết, và cho dù ngươi có để cho con người sống một ngàn, một vạn năm trên đất, thì những rắc rối và vấn đề sinh, lão, bệnh, tử cũng sẽ không được giải quyết. Đức Chúa Trời đã đến để trải nghiệm nỗi đau này của con người; khi đã trải nghiệm, Ngài giải quyết từ gốc rễ và sau đó, con người không phải phiền muộn với những vấn đề về sinh, lão, bệnh, tử. Jêsus đã trải nghiệm sự chết. Sự nhập thể này chỉ trải nghiệm nỗi đau đớn của cuộc sống và bệnh tật (không cần trải nghiệm tuổi già, và trong tương lai, con người sẽ không già đi). Một khi Ngài đã trải nghiệm toàn bộ nỗi đau này thì nỗi đau của con người cuối cùng sẽ bị tiêu trừ. Sau khi Đức Chúa Trời chịu mọi đau đớn thay cho con người, Ngài sẽ có bằng chứng hùng hồn để cuối cùng đổi lấy đích đến tốt đẹp cho nhân loại, loại bỏ sinh, lão, bệnh, tử cho con người. Chẳng phải điều này có ý nghĩa sao? Và vì vậy, dù là cuộc sống, bệnh tật, khó khăn hay thống khổ, thì sự nhập thể cũng trải nghiệm nỗi đau của con người, và bất kể nỗi đau đó thuộc khía cạnh nào thì sự nhập thể cũng chịu như vậy thay cho con người, như một biểu tượng và một dấu hiệu tiên tri. Ngài đã trải qua toàn bộ nỗi đau này, Ngài đã đích thân gánh chịu để nhân loại không cần phải chịu đựng nữa. Ý nghĩa chính là ở đây. Một khi con người đã được làm cho hoàn thiện thì họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời, yêu kính Đức Chúa Trời, và họ có thể hành động phù hợp tâm ý của Đức Chúa Trời, hành động phù hợp với lời Đức Chúa Trời và hành động phù hợp với những yêu cầu của Đức Chúa Trời, sau đó thì những phiền muộn và nỗi đau của họ được giải quyết. Đây là ý nghĩa của việc Đức Chúa Trời chịu khổ thay cho con người, và điều này cho phép con người không chỉ thờ phượng Đức Chúa Trời trên đất mà còn thoát khỏi sự dày vò, gánh nặng của những phiền não này, thoát khỏi vấn đề sinh, lão, bệnh, tử, thoát khỏi vòng luân hồi của cuộc sống. Khi chịu đựng và cảm nhận nỗi đau này trong sự nhập thể hiện tại, Đức Chúa Trời gánh chịu những điều này thay cho con người, và một khi Ngài đã gánh chịu cho thì những người còn ở lại không cần phải chịu nỗi đau này – đó là dấu hiệu tiên tri. Một số người ngớ ngẩn hỏi: “Vậy một mình Đức Chúa Trời làm điều này thay cho con người sao?”. Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và chịu khổ thay cho con người là đủ – còn ai cần làm nữa chứ? Đây là vì Đức Chúa Trời có thể tự mình làm mọi thứ và có thể thay cho bất cứ điều gì. Ngài có thể đại diện cho tất cả và Ngài có thể biểu trưng cho tất cả – tất cả những gì đẹp đẽ, tốt lành và tích cực. Hơn nữa, giờ đây khi Ngài đã trải nghiệm nỗi đau của con người theo cách thực tế, Ngài thậm chí càng đủ tư cách hơn để sử dụng chứng ngôn và bằng chứng hùng hồn hơn nữa nhằm loại bỏ mọi đau đớn trong tương lai của con người.

Được thực hiện như vậy, công tác của hai bước nhập thể đã hoàn thành và trở nên một đường thẳng rõ ràng: từ bước nhập thể thứ nhất đến bước nhập thể này, công tác của hai bước này đã giải quyết mọi đau khổ trong sự tồn tại của con người và nỗi khổ cá nhân của riêng mỗi người. Tại sao đích thân Đức Chúa Trời phải làm điều này trong xác thịt? Trước hết, con người phải hiểu được nỗi đau sinh, lão, bệnh, tử xuyên suốt cuộc đời họ là từ đâu đến và tại sao con người phải chịu đựng những điều này. Chẳng phải chúng đã tồn tại khi con người mới được tạo ra sao? Những sự đau đớn này đã đến từ đâu? Những sự đau đớn này xảy đến sau khi con người bị Sa-tan cám dỗ và làm bại hoại, rồi sa đọa. Nỗi đau, phiền muộn, và sự trống rỗng của con người, cùng đủ mọi thê thảm trong thế giới của con người – tất cả chúng đều xuất hiện sau khi Sa-tan làm cho họ bại hoại. Sau khi con người bị Sa-tan làm cho bại hoại, Sa-tan bắt đầu hành hạ họ, và vì vậy, họ ngày càng sa ngã, bệnh tật của họ ngày càng trầm trọng hơn, nỗi đau của họ ngày càng dữ dội hơn, và họ ngày càng có cảm giác rằng thế gian thật trống rỗng và khốn khổ, rằng thật không thể nào sống nổi trên thế gian này, và rằng họ ngày càng trở nên vô vọng khi sống trên thế gian này. Vì vậy, nỗi đau này của con người hoàn toàn do Sa-tan gây ra, và nó đến sau khi Sa-tan làm bại hoại con người và họ trở nên sa đọa. Để giải cứu con người khỏi tay Sa-tan và cho họ một đích đến tốt đẹp, Đức Chúa Trời phải đích thân trải nghiệm nỗi đau này. Ngay cả khi người ta không mang tội lỗi thì họ vẫn có những điều đau đớn, Sa-tan vẫn kiểm soát họ, vẫn có thể thao túng họ, khiến họ phải chịu đựng sự đau đớn và dày vò tột cùng. Và vì vậy, khi sự nhập thể đích thân trải nghiệm những nỗi đau này và đưa con người thoát khỏi nanh vuốt của Sa-tan, khiến họ không phải chịu thêm bất kỳ nỗi đau nào nữa, thì chẳng phải điều này có ý nghĩa sâu sắc sao? Khi Jêsus đến để làm công tác cứu chuộc thì bề ngoài, có vẻ như Ngài không tuân theo luật pháp và quy định, nhưng thực tế là điều này đã tuân thủ luật pháp, đã kết thúc Thời đại Luật pháp và mở ra Thời đại Ân điển, đem lòng thương xót, nhân từ đến với con người, và sau đó, khi Jêsus bị đóng đinh trên cây thập tự, việc này đã hóa giải mọi tội lỗi của con người. Jêsus đã dùng chính huyết báu của Ngài để cho con người được trở lại trước tòa Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng Ngài đã dùng bằng chứng và việc Ngài bị đóng đinh trên cây thập tự để cứu chuộc con người. Mặc dù tội lỗi của con người đã được Đức Chúa Trời tha thứ nhưng con người đã bị Sa-tan làm bại hoại quá sâu sắc, bản tính tội lỗi của họ vẫn còn, họ tiếp tục phạm tội và chống đối Đức Chúa Trời. Đây là một sự thật không thể phủ nhận, và vì vậy, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt lần thứ hai để thực hiện công tác làm tinh sạch bản tính tội lỗi của con người, nghĩa là, Ngài phán xét và hành phạt con người để làm tinh sạch tâm tính bại hoại của họ. Lần đầu tiên Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài đã bị đóng đinh trên cây thập tự vì tội lỗi của nhân loại, Ngài đã cứu chuộc nhân loại và con người đã trở lại trước Đức Chúa Trời. Lần thứ hai Đức Chúa Trời trở nên xác thịt, Ngài đã đến để chinh phục con người, để cứu rỗi con người bằng cách chinh phục họ. Mặc dù nhiều người đã tiếp nhận công tác của Đức Chúa Trời và thường ăn uống lời Đức Chúa Trời, nhưng họ vẫn không biết gì về Đức Chúa Trời. Họ không biết Ngài ở đâu, họ sẽ không nhận ra Ngài ngay cả khi Ngài ở ngay trước mắt họ, họ cũng dễ có những quan niệm và hiểu lầm về Đức Chúa Trời, và đôi khi, cách họ nhìn nhận mọi sự lại thù nghịch với Đức Chúa Trời. Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ không hiểu lẽ thật và thiếu hiểu biết thực sự về Đức Chúa Trời. Khi con người có sự hiểu biết về Đức Chúa Trời thì họ vui lòng chịu khổ và sống vì Đức Chúa Trời, nhưng Sa-tan vẫn điều khiển những điểm yếu bên trong họ, Sa-tan vẫn có thể làm khổ họ, các tà linh vẫn có thể hoạt động và gây ra sự nhiễu loạn trong họ, đi vào trong họ, khiến họ loạn trí, lo lắng không yên và hoàn toàn bị nhiễu loạn. Trong suy nghĩ và ý thức của con người, có những thứ dễ bị Sa-tan kiểm soát và thao túng. Do đó, có đôi lúc ngươi bị bệnh hoặc thấy phiền muộn, có khi ngươi cảm thấy thế giới thật sầu não hoặc thấy sống chẳng để làm gì, và thậm chí có những lúc ngươi có thể tìm đến cái chết và muốn tự kết liễu đời mình. Nói thế nghĩa là, những nỗi đau này do Sa-tan nắm giữ và chúng là điểm yếu chết người của con người. Thứ gì đó đã bị Sa-tan làm bại hoại và chà đạp thì vẫn có thể được Sa-tan sử dụng; đây là đằng chuôi mà Sa-tan nắm. Do đó, Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt một lần nữa trong thời kỳ sau rốt để thực hiện công tác phán xét, đồng thời thực hiện công tác chinh phục. Ngài chịu đau khổ thay cho con người, trả cái giá là sự khổ sở xác thịt, và trả cái giá này để nhắm tới, để giải quyết nỗi đau cũng như điểm yếu chết người ở con người. Một khi Ngài đã giải thoát con người thông qua việc trả giá bằng cách chịu khổ giữa con người thì Sa-tan sẽ không còn có thể kiểm soát được con người nữa, con người sẽ hoàn toàn trở về với Đức Chúa Trời và chỉ khi đó, họ mới hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời! Tại sao ngươi có thể sống vì Đức Chúa Trời và thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng ngươi không nhất thiết hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời? Các tà linh vẫn có thể lợi dụng điểm yếu của ngươi, chúng vẫn có thể bỡn cợt với ngươi, vẫn có thể sử dụng ngươi, bởi vì con người quá ngu ngốc. Có những người không thể phân biệt giữa việc được Đức Thánh Linh cảm thúc và việc bị tà linh quấy rầy. Họ thậm chí không thể nhận ra sự khác biệt giữa công tác của Đức Thánh Linh và công việc của các tà linh. Chẳng phải đây là một điểm yếu chết người sao? Khi các tà linh hoạt động, không kẽ hở nào mà chúng không lợi dụng. Chúng có thể nói bên trong ngươi hay nói vào tai ngươi, hoặc chúng có thể làm nhiễu loạn tâm trí ngươi và phá vỡ suy nghĩ của ngươi, làm ngươi tê dại trước sự cảm thúc của Đức Thánh Linh, ngăn không cho ngươi cảm nhận sự tác động ấy, và sau đó, tà linh sẽ bắt đầu can nhiễu đến ngươi, khiến tư tưởng của ngươi hỗn loạn và khiến ngươi mất lý trí, thậm chí khiến hồn phách của ngươi lìa khỏi xác. Đây là công việc mà các tà linh làm trong con người, và nếu con người không biết phân định thì sẽ gặp nguy hiểm vô cùng. Hôm nay, Đức Chúa Trời đã gánh chịu nỗi đau này cho con người, và một khi con người có được đích đến tốt đẹp thì họ sẽ không chỉ sống cho Đức Chúa Trời mà cũng sẽ không còn thuộc về Sa-tan nữa, và Sa-tan không còn con át chủ bài nữa; tư tưởng, tinh thần, linh hồn và thể xác của con người đều sẽ thuộc về Đức Chúa Trời. Ngày nay, lòng ngươi tuy có thể hướng về Đức Chúa Trời nhưng có những lúc ngươi không khỏi bị Sa-tan sử dụng, và vì vậy, khi người ta đạt được lẽ thật, họ có khả năng hoàn toàn thuận phục và thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng lại không thể hoàn toàn thoát khỏi sự phá vỡ của Sa-tan, càng không thể không có bất kỳ phiền não nào, vì thể xác và linh hồn của con người đã bị Sa-tan giày xéo. Linh hồn con người là một nơi ô uế, là nơi Sa-tan trú ngụ, là nơi Sa-tan lợi dụng. Sa-tan vẫn có khả năng gây nhiễu loạn và kiểm soát, không để cho tâm trí của ngươi được minh mẫn, ngăn cản ngươi phân định được lẽ thật. Vì vậy, việc Đức Chúa Trời trở nên xác thịt để trải nghiệm nỗi đau của con người và chịu khổ thay cho con người không phải là điều tùy thích mà là điều hết sức cần thiết!

Các ngươi phải hiểu rằng Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt hai lần để hoàn thành công tác cứu rỗi nhân loại. Nếu chỉ có sự nhập thể đầu tiên thì sẽ không thể cứu rỗi nhân loại hoàn toàn, vì sự nhập thể đầu tiên thực hiện công tác cứu chuộc và chủ yếu xuất hiện để giải quyết vấn đề tha thứ tội lỗi của con người cũng như làm cho con người xứng đáng đến trước Đức Chúa Trời. Sự nhập thể thứ hai đang thực hiện công tác phán xét để làm tinh sạch sự bại hoại của con người và chỉnh đốn tâm tính bại hoại của con người, nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề con người hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời. Ngoài ra, sự nhập thể thứ hai cũng phải có trải nghiệm về nỗi đau của con người để cứu chuộc hoàn toàn phần đã bị Sa-tan làm cho bại hoại của con người – giải quyết triệt để từ gốc rễ vấn đề về sự đau khổ và dày vò của con người. Đó là các bước công tác của hai lần nhập thể – không thể thiếu bước nào trong số này. Vì vậy, ngươi không được xem nhẹ nỗi đau mà sự nhập thể phải chịu. Đôi khi Ngài khóc, đôi khi Ngài đau đớn và khó chịu, đôi khi Ngài có vẻ yếu đuối và kiệt sức vì đau buồn. Ngươi không được xem nhẹ bất kỳ điều gì trên đây, càng không được có quan niệm. Nếu ngươi có quan niệm về điều này thì ngươi cực kỳ ngu ngốc và phản nghịch. Ngoài ra, ngươi cũng không nên tin rằng đây là điều mà xác thịt bình thường phải chịu – tin như thế này thì thậm chí còn sai hơn, và nếu ngươi nói như vậy thì ngươi đang báng bổ Đức Chúa Trời. Con người phải hiểu rằng nỗi đau mà hai lần nhập thể phải chịu là cần thiết. Đó không phải là điều tối cần thiết cho chính Đức Chúa Trời mà là cho nhân loại. Sự bại hoại của nhân loại dữ dội đến mức không thể không làm điều này. Nó phải được thực hiện để nhân loại bại hoại được cứu rỗi hoàn toàn. Cách Đức Chúa Trời làm công tác là để người ta tận mắt chứng kiến. Mọi việc Ngài làm đều công khai, không giấu giếm ai. Ngài không âm thầm chịu đựng chỉ một mình Ngài, sợ người ta nhìn thấy và có quan niệm. Ngài không ẩn mình đi với bất kỳ ai, bất kể họ đã tin Đức Chúa Trời lâu năm hay chỉ mới tin, bất kể họ già hay trẻ, bất kể họ có thể hiểu được lẽ thật hay không. Bởi vì đây là bằng chứng và bất kỳ ai cũng có thể chứng minh rằng sự nhập thể của Đức Chúa Trời đã chịu nỗi đau quá lớn, rằng Ngài đã thực sự gánh chịu nỗi đau của nhân loại. Sự thật không phải là Ngài chỉ trải qua vài ngày đau đớn ở một nơi không ai biết đến và hầu như lúc nào Ngài cũng hưởng lạc – không phải như vậy. Công tác và sự khốn khổ của Đấng Christ không bị giấu đi với bất kỳ ai; Ngài không sợ rằng ngươi sẽ yếu đuối, ngươi sẽ có quan niệm hoặc ngươi sẽ ngừng tin. Và việc điều này không bị giấu đi với bất kỳ ai cho thấy gì? Cho thấy rằng nó có ý nghĩa tột bực! Sự nhập thể không bao giờ nhàn rỗi. Ngươi thấy có những lúc Ngài không phán hay không lên tiếng, nhưng Ngài vẫn làm việc, Ngài vẫn chịu khổ trong lòng! Con người có nhận ra điều này không? Ngay cả khi con người nhìn thấy như vậy, họ cũng không hiểu. Một số người biết rằng ngày nay, Đức Chúa Trời là xác thịt thông thường và bình thường, nhưng ngươi có biết xác thịt thông thường và bình thường này làm công tác gì ngày nay không? Ngươi không biết. Mắt ngươi chỉ nhìn thấy bên ngoài, ngươi không thể nhìn thấy thực chất bên trong. Vì vậy, bất kể sự nhập thể đã chính thức hoạt động bao nhiêu năm đi nữa thì Đức Chúa Trời cũng thực sự chưa bao giờ có một giây phút nghỉ ngơi; mặc dù có những lúc Ngài không phán hay không lên tiếng và không hoạt động trên quy mô lớn, nhưng công tác của Ngài thì vẫn không ngừng và Ngài vẫn đang chịu khổ thay cho con người. Một số người xem xét việc Đức Chúa Trời có phán lời hay không để cố liệu chừng xem Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt hay chưa và liệu Ngài có phải là Đấng Christ hay không: nếu Ngài không phán trong hai hoặc ba năm thì Ngài không phải là Đức Chúa Trời, và thế là họ vội vàng bỏ đi và ngừng tin Đức Chúa Trời. Những người như vậy có thái độ “chờ xem sao” đối với đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời và không có hiểu biết về Đức Chúa Trời. Ngày nay, có thể có những người đang “chờ xem sao”, và những người mà, khi thấy rằng Đức Chúa Trời đã không phán trong một khoảng thời gian, thì nghĩ thầm: “Thần của Đức Chúa Trời đã rời đi và lên trời rồi sao?”. Nghĩ như thế có phải là sai không? Đừng vội vàng phán xét. Nếu ngươi có quan niệm hoặc nghi ngờ, hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời, tìm kiếm lẽ thật, đọc lời Đức Chúa Trời nhiều hơn và tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết. Đừng mù quáng xác định vấn đề “có thể thế này hay có lẽ thế kia” – những từ “có thể” và “có lẽ” này của ngươi là ngụy biện, và chúng là những quan niệm của ma quỷ và Sa-tan! Công tác của Đức Chúa Trời không dừng lại trong một khoảnh khắc nào. Ngài không nghỉ ngơi. Ngài luôn công tác và luôn phục vụ nhân loại!

Ngươi phải hiểu thực chất của Đấng Christ theo mọi khía cạnh. Ngươi làm thế nào để có thể biết thực chất của Đấng Christ? Điều cốt yếu là ngươi phải biết toàn bộ công tác được thực hiện bởi thân thể xác thịt này. Nếu ngươi chỉ tin rằng Thần hành động như vậy còn xác thịt thì không, rằng xác thịt đơn thuần bị Thần kiểm soát, thì điều này là sai! Tại sao nói rằng sự đau khổ, việc bị đóng đinh, chinh phục toàn thể nhân loại và trải nghiệm sự đau khổ của con người là công tác do Đấng Christ thực hiện? Tại vì Đức Chúa Trời đã trở thành con người và làm việc giữa con người. Thần và xác thịt làm việc đồng thời; điều này không phải như người ta tưởng tượng, rằng xác thịt không phán và Thần buộc Ngài phải phán – không phải như vậy. Thay vào đó, các Ngài ấy rất tự do: Thần và xác thịt làm cùng một điều; khi xác thịt thấy một việc sắp xong thì Thần cũng thấy theo cách như vậy. Các Ngài ấy làm việc cùng lúc. Vì vậy, cũng là sai khi nói rằng thể xác đóng vai trò chủ đạo. “Thể xác đóng vai trò chủ đạo” có nghĩa là gì? Điều này có bối cảnh: khi Đức Chúa Trời trở thành con người thì mọi thứ con người nhìn thấy đều là việc làm của thể xác, và thể xác đó đóng vai trò chủ đạo trong thời gian nhập thể. Trong mọi trường hợp, Thần và xác thịt đều làm việc đồng thời. Sẽ không bao giờ có chuyện Thần bắt buộc xác thịt phải phán nhưng xác thịt không muốn, hoặc xác thịt muốn phán nhưng Thần không cho phép phán. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu con người tin như vậy thì họ đã sai – và họ thật nực cười. Thần và xác thịt là một. Thần hiện thân trong xác thịt, vậy thì làm sao có thể có chuyện Thần muốn phán mà xác thịt lại không phán, hay xác thịt muốn phán mà Thần không cho phép phán? Không thể có chuyện đó. Sự nhập thể của Đức Chúa Trời là sự hiện thân của Thần trong xác thịt. Khi xác thịt làm việc thì Ngài có thể phán mọi lúc mọi nơi, và điều này hoàn toàn khác với khi Đức Thánh Linh hoạt động trong một người. Chỉ có Đức Thánh Linh hiện thân trong xác thịt mới là sự nhập thể, và không hề có chuyện Đức Thánh Linh rời đi. Khi Đức Thánh Linh hoạt động trong con người thì điều này có liên quan đến sự lựa chọn và bối cảnh. Nếu người ta không mưu cầu lẽ thật, nếu họ đi con đường của riêng họ, thì Đức Thánh Linh sẽ rời bỏ họ, và họ sẽ cảm nhận được như thế. Trong sự hiểu biết của con người luôn có sự lệch lạc. Họ nghĩ rằng khi công tác của Đức Chúa Trời đã đạt đến giai đoạn này thì Ngài không còn lời nào nữa, và rằng ngay cả khi Ngài muốn phán thì Ngài cũng không thể. Có phải như vậy không? Đức Chúa Trời có thể phán bất cứ lúc nào, chưa bao giờ có bất kỳ sự gián đoạn nào giữa Thần và thể xác. Bất kể công tác hay khía cạnh nào của lẽ thật đang được bày tỏ, bất kể ngươi nhìn từ khía cạnh nào, thì đây cũng là hiện thân của Thần trong xác thịt, Đức Chúa Trời đã trở nên con người, có nghĩa là mọi đau đớn mà xác thịt ấy phải chịu thì cũng là Thần đích thân tự trải nghiệm nỗi đau của con người. Tuyệt đối không được đề cập tách biệt thể xác và Thần. Lẽ thật về sự nhập thể là thâm sâu nhất trong tất cả và đòi hỏi con người phải có mười hay hai mươi năm trải nghiệm, hoặc thậm chí cả đời, thì mới có thể thực sự biết được.

Mùa xuân, năm 1997

Trước: Khía cạnh thứ hai trong ý nghĩa của sự nhập thể

Tiếp theo: Khi tin Đức Chúa Trời, điều quan trọng nhất là đạt được lẽ thật

Hồi chuông thời sau hết báo động đã vang lên, đại thảm họa đã ập xuống, bạn có muốn cùng gia đình nghênh đón được Thiên Chúa, và có cơ hội nhận được sự che chở của Thiên Chúa không?

Sự xuất hiện và công tác của Đức Chúa Trời Về việc biết Đức Chúa Trời Những cuộc trò chuyện bởi Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Vạch rõ kẻ địch lại Đấng Christ The Responsibilities of Leaders and Workers Về việc mưu cầu lẽ thật I Về việc mưu cầu lẽ thật Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời Những lời trọng yếu từ Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Christ của thời kỳ sau rốt Lời Đức Chúa Trời hằng ngày Các thực tế lẽ thật mà người tin Đức Chúa Trời phải bước vào Theo Chiên Con và hát những bài ca mới Những chỉ dẫn cho việc truyền bá Phúc Âm của vương quốc Chiên của Đức Chúa Trời nghe tiếng của Đức Chúa Trời Lắng nghe tiếng Đức Chúa Trời thấy được sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Những câu hỏi và câu trả lời thiết yếu về Phúc Âm của Vương quốc Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 1) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 2) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 3) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 4) Chứng ngôn trải nghiệm trước tòa phán xét của Đấng Christ (Tập 5) Tôi đã quay về với Đức Chúa Trời Toàn Năng như thế nào

Cài đặt

  • Văn bản
  • Chủ đề

Màu Đồng nhất

Chủ đề

Phông

Kích cỡ Phông

Khoảng cách Dòng

Khoảng cách Dòng

Chiều rộng Trang

Mục lục

Tìm kiếm

  • Tìm kiếm văn bản này
  • Tìm kiếm cuốn sách này

Liên hệ với chúng tôi qua Messenger